Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: thực trạng và giải pháp

LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến PGS.TS Phạm Văn Vận người đã trực tiếp hướng dẫn, dành nhiều thời gian và kinh nghiệm quý báu của báu của mình cho em trong suốt quá trình làm chuyên đề. Cho em bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến khoa Kế Hoạch và Phát Triển, toàn thể các thầy cô trong khoa đã tận tình giúp đỡ em trong suốt 4 năm học tại trường. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của tập thể cán bộ phòng Văn Hóa – Xã Hội thuộc sở kế hoạch và đầu tư Bắc

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1732 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ninh trong suốt quá trình thực tập. Cuối cùng em vô cùng cảm ơn tới những người thân, bạn bè về sự giúp đỡ động viên, đóng những ý kiến quý báu trong suốt quá trình học tập. Hà Nội ngày 25 tháng 04 năm 2008 Tác giả Nghiêm Đình Thường LỜI MỞ ĐẦU Đại hội IX của đảng đã thông qua chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2001- 2010 được gọi là “chiến lược đẩy mạnh CNH-HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”. Để đạt được mục tiêu CNH-HĐH trước tiên đảng và nhà nước phải coi trọng phát triển công nghiệp. Công nghiệp được coi là ngành chủ đạo của nền kinh tế, điều này được thể hiện ở vai trò của nó trong việc:Cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế ,tác động vào sản xuất nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển, cung cấp hàng tiêu dùng cho đời sống nhân dân, góp phần giải quyết việc làm cho xã hội và là một hình mẫu về tổ chức sản xuất. Một trong các giải pháp nhằm phát triển công nghiệp là chúng ta phải quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu chế suất nhằm huy động và phát huy những thế mạnh của vùng vừa tạo đà thu hút vốn và khoa học kỹ thuật bên ngoài. Sau một thời gian thực tập tại sở kế hoạch và đầu tư Bắc Ninh em đã nhận thấy các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế và giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên mô hình khu công nghiệp vẫn còn một số mặt hạn chế nhất định.Do đó em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Thực trạng và giải pháp” để tìm ra những hạn chế bất cập và các giải pháp kèm theo, nhằm phát triển các khu công nghiệp, từ đó tạo đà phát triển kinh tế của tỉnh, góp phần vào công cuộc CNH-HĐH đất nước. + Đề tài nghiên cứu gồm 3 phần: - Phần một: Lý luận về phát triển khu công nghiệp. - Phần hai: Đánh giá thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh thời gian qua. - Phần ba: Những giải pháp nhằm phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh. CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KHU CÔNG NGHIỆP 1. Khái niệm KCN Từ những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, KCN đã được hình thành và phát triển ở các nước tư bản phát triển. Ban đầu các KCN được xem như một mô hình quy hoạch công nghiệp. Với quá trình phát triển, KCN đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực, do vậy sau đó KCN được xem như một công cụ để phát triển kinh tế. KCN xuất hiện ngày càng nhiều dưới những hình thức khác nhau và lợi ích thiết thực của việc phát triển KCN đã được nhiều nước trên thế giới thừa nhận. KháI niệm về KCN cũng được bàn cãi trong một thời gian dài, đên nay vẫn chưa đi đến thống nhất. Các KCN Việt Nam được ra đời vào những năm đầu thời kì đổi mới, được đánh dấu bằng sự khởi đầu của khu chế xuất Tân Thuận ( Tp Hồ Chí minh ) năm 1991. Thời gian gần đây, KCN đang được hình thành và phát triển mạnh mẽ ở nước ta. KháI niệm về KCN được Nhà Nước ta nêu rõ trong Quy chế khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu công nghệ cao (KCNC) ban hành kèm theo Nghị định 36-CP: KCN là “Khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lí xác định, không có dân cư sinh sống; do chính phủ hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập” 2. Phân loại KCN: Phân thành ba nhóm + Nhóm 1: Các khu công nghiệp mang tính truyền thống. Loại hình này mang một số đặc trưng như sau: KCN là một khu vực được quy hoach mang tính liên vùng, liên lãnh thổ, có phạm vi ảnh hưởng sang các vùng lân cận, xung quanh. Nó được công ty cơ sở hạ tần sử dụng vào mục đích kinh doanh, công ty này có trách nhiệm bảo đảm hạ tầng kĩ thuật và xã hội của toàn bộ khu trong suốt quá trình tồng tại và phát triển. Ngoài ra, trong KCN không có dân cư sinh sống, nhưng ngoài KCN phải có hệ thống dịch vụ phục vụ nguồn nhân lực làm việc ở KCN. KCN được quy hoạch riêng biệt để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước để thực hiện sản xuất và chế biến sản phẩm công nghiệp, cũng như hoạt động hỗ trợ, dịch vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp. Các doanh nghiệp trong KCN sản xuất ra những sản phẩm để cung cấp cho thị trường trong nước và cả thị trường xuất khẩu. + Nhóm 2: Khu chế xuất (KCX) KCX là “ KCN tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩi, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính Phủ hoặc Thủ tướng Chính Phủ quyết định thành lập” So với KCN truyền thống thi KCX có một số đặc điểm riêng. Đó là: KDX được quy hoạch phân tách khỏi phần nội địa xung quanh bằng tường rào kiên cố, để ra vào KCX cần thông qua sự kiểm soát của hải quan và cơ quan chức năng. Các doanh nghiệp trong KCX chỉ được bán tối đa 20% giá trị sản phẩm của mình vào thị trường nội địa. Chủ yếu sản xuất ra sản phẩm để phục vu thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong KCX cũng được hưởng những ưu đãi dặc biệt về các lại thuế như: miễn thế xuất khẩu, nhập khẩu, miễn thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, được hưởng thế thu nhập doanh nghiệp ở mức ưu đãI là 10% và không phải chịu thuế chuyển lợi nhuận về nước của chủ đầu tư. + Nhóm 3 : Các khu công nghệ cao (KCNC) KCNC là “ khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kĩ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vu cho phait triển công nghệ cao gồm nghiên cứu, triển khai Khoa học – công nghệ, đào tạo và các dịch vụ có liên quan, có ranh giới địa lý xác địnhm, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong KCNC có thẻ có doanh nghiệp chế xuất” KCNC cũng là một loại hình của KCN, tuy nhiên ngoài những đặc điểm chung của KCN truyền thống thì KCNC có những nét riêng biệt sau: Các doanh nghiệp trong KCNC hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực có hàm lượng công nghệ và chất xám cao như : nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ, đào tạo và thực hiện các dịch vụ có liên quan. Các doanh nghiệp trong KCNC đều đầu tư lớn cho nghiên cứu và phát triển, có năng suất lao động cao, được điều hành bởi các nhà khoa học và những công nhân có trình độ tay nghề cao. Công nghệ được sử dụng trong KCNC là những công nghệ mang tính tiên phong đi trước thời đại. Có thể thấy rằng, giữa ba khái niệm này có liên quan với nhau. Nếu như khái niệm về khu công nghiệp truyền thống mang tính chất đặc trưng, thì KCX và KCNC mang tính chất là những hình thái đặc thùcủa KCN : KCX là KCN mà theo đó hàng hóa sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu. KCNC là KCN gắn với các hoạt động kỹ thuật, công nghệ cao. KCN, KCX, KCNC là các loại hình khác nhau của khu công nghiệp tập trung. Trong đề tài này, tác giả tập trung nghiên cứu về khu công nghiệp truyền thống – là loại hình duy nhất phát triển trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay. 3. Tác động của phát triển KCN đến phát triển kinh tế. 3.1. Tác động tích cực. (1) Tác động tích cực đến quá trình công nghiệp hóa đất nước. Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh việc thực hiện công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) nhằm thực hiện mục tiêu trang bị cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Để đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH ở Việt Nam cần phải thực hiện một số tiền đề cần thiết : vốn tích lũy, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật, công nhân lành nghề và cán bộ quản lý kinh doanh ; phát triển kết cấu hạ tầng và nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò của Nhà nước. Phát triển KCN là một trong những giải pháp để tạo dựng các tiền đề nói trên, phát triển KCN là giải pháp tổng hợp, mang tính toàn diện giải quyết đồng thời các yêu cầu về vốn, lao động, khoa học – công nghệ, trình độ quản lý, là con đường tối ưu để tiến tới mục tiêu trang bị cơ sở kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. KCN huy động một lượng vốn lớn, từ nhiều nguồn để phát triển kinh tế “tính đến tháng 4 năm 2006, tổng số dự án trong các KCN thu hút vốn đầu tư trong nước là 2 400 dự án với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 116 000 tỷ đồng. Tổng số dự án có vốn đầu tư nước ngoài trong các KCN là 2 200 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 17,7 tỷ USD” KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, hiện đại từ nước ngoài là chủ yếu, tập trung những ngành nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH. Tóm lại thành công của mô hình KCN đã được khẳng định trên Thế giới và bước đầu đã thành công ở Việt Nam, như một đòn bẩy quan trọng để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. (2) Tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực và có lợi. Sự ra đời của các khu công nghiệp đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Xu hướng này là chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Bên cạnh đó, đối với cơ cấu theo thành phần sở hữu thì phát triển KCN làm tăng tỷ trọng thành phần ngoài quốc doanh, trong đó đầu tư nước ngoài là một nguồn đáng kể, điều này phù hợp với xu thế của nền kinh tế thị trường. (3) Tác động mạnh đến quá trình đô thị hóa. Thực tế đã chứng minh, khi phát triển các KCN làm cho tiến trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ. Cụ thể là : Cơ sở hạ tầng trong KCN và quanh KCN được đầu tư xây dựng và nâng cấp, từ đó hình thành lên các thị tứ, thị trấn, nhiều nơi phát triển những thành phố sầm uất, có đầy đủ hệ thống điện, nước, giao thông phát triển, công trình phúc lợi hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Các KCN phát triển kéo theo cơ cấu lao động biến đổi. Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp tăng lên, dẫn đến nâng cao tỷ lệ công nhân và dân cư thành thị. (4) Tác động mạnh đến quá trình hoàn thiện môi trường đầu tư bằng các chính sách phù hợp. Nhằm thu hút đầu tư vào phát triển các KCN, Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách nằm tăng cường sức hút cho các KCN. Ngoài ra, các KCN đã trở thành vườn ươm, là nơi thí điểm để đưa các cơ chế, chính sách tiến bộ vào thực tế như : cơ chế “một cửa tại chỗ”, cũng như nhiều chính sách khác về hoàn thiện thủ tục kiểm quan, phát triển hoạt động tài chính – ngân hàng có sự phối hợp quản lý của các KCN. (5) Kích thích phát triển các loại hình dịch vụ. Sự phát triển các KCN tạo điều kiện cho sự xuất hiện các loại hình dịch vụ : điện, nước, dịch vụ ngân hàng – tài chính, xử lý chất thải, dịch vụ kho bãi, các dịch vụ cung ứng đảm bảo đời sống cho công nhân trong KCN. Các loại dịch vụ này là điều kiện tất yếu khách quan để phát triển KCN. (6) Tác động thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Chính KCN Là nơi thử nghiệm đầu tiên chính sách thông thoáng với các nhà đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có môi trường thông thoáng thuận lợi để kinh doanh, từ đó tạo điều kiện cho việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt được tại các KCN Việt Nam đã chiếm khoảng 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, góp phần tạo uy tín thương mại của ?Việt Nam trên thị trường thế giới. Do có môi trường thông thoáng, các doanh nghiệp hoạt động trong KCN có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 3.2. Tác động tiêu cực. (1) ảnh hưởng đến chất lượng của tăng trưởng kinh tế Sự phát triển ồ ạt của các KCN, quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu tầm nhìn chiến lược đã gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng tăng trưởng kinh tế. Cụ thể như : gây nên sự phân hóa giữa trong và ngoài KCN về mọi mặt; gây sự cạnh tranh, đôi khi cạnh tranh không lành mạnh giữa các KCN, thiếu sự liên kết giữa các khu, các vùng, giữa các doanh nghiệp trong cùng một khu công nghiệp. Vấn đề khai thác và sử dụng các thế mạnh, tài nguyên của địa phương cho KCN đôi khi không hợp lý, làm xáo trộn tình hình phát triển kinh tế – xã hội. (2) ảnh hưởng đến vấn đề di dân, an ninh, trật tự xã hội ở nhiều vùng kinh tế. Thông thường các KCN sử dụng lao động ở ngoài vùng có KCN, do vậy tạo nên một luồng di dân lớn. Điều này cũng kéo theo các vấn đề xã hội đảm bảo cuộc sống của lao động như: nhà ở, điện, nước sinh hoạt, các vấn đề văn hóa, vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe và giáo dục cho công nhân KCN và cho gia đình họ. (3) ảnh hưởng tới ô nhiễm môi trường Về cơ bản, do sự tập trung quá nhiều các doanh nghiệp với các loại hình kinh doanh khác nhau mà khu công nghiệp chính là nguồn gốc ô nhiễm môi trường như : rác thải công nghiệp, ô nhiễm nguồn của các KCN ở Việt Nam. Do vậy đòi hỏi Nhà nước và các cấp, các ngành có những chính sách cũng như tổ chức tốt việc phòng chống ô nhiễm, nếu không nó sẽ gây ra những tác hại khôn lường đến đời sống, sức khỏe của người dân ở khu vực có KCN. 4. Sự cần thiết phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Bắc Ninh là một tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn lao động dồi dào và hệ thống cơ sở tương đối đảo bảo để phat triển công nghiệp. Bắc Ninh trong những năm gần đây là điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư vào các KCN. Tuy nhiên sự phát triển các KCN hiện nay trên địa bàn tỉnh còn nhiều điều bất cập: Một là: Quy hoạch phát triển các KCN còn thiếu đồng bộ, các KCN quy hoạch chủ yếu trên diện tích đất nông nghiệp loại I, gây lãng phí cho sản xuất nông nghiệp; quy hoạch các KCN quá gần đường giao thông gây khó khăn cho sử lí chất thải và cũng gây khó khăn cho giao thông vận tải… Hai là: Sự tập trung cao của lao động xung quanh các KCN cũng nẩy sinh không ít các vấn đề xã hội cần phải giải quyết: Tình trạng thiếu nhà ở, điều kiện sinh hoạt khó khăn, các tệ nạn xã hội nảy sinh, các nhu cầu về giải trí văn hóa v v… cho người lao động. Đấy là vấn đề cần phải giải quyết để phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Ba là: Hiện tượng ô nhiễm môi trường trong các KCN trong địa bàn tỉnh: Nước thải, khí thải, rác thải…vẫn chưa được giải quyết tốt nhằm phát triển bền vững và không làm ảnh hưởng các vùng xung quanh KCN. Phát triển các KCN tại Bắc Ninh là một việc vô cùng cần thiết để phát huy những tiềm năng và nguồn lực sẵn có của tỉnh. Nhưng đồng thời cũng cần phải nhìn lại thực trạng phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay. CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH THỜI GIAN QUA I. Tiền năng và nguồn lực phát triển khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 1.Vị trí địa lý. Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ sông Hồng, liền kề với thủ đô Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm: tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh. - Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang - Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội - Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương - Phía Tây giáp thủ đô Hà Nội Với vị trí như thế, xét tầm không gian lãnh thổ vĩ mô, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh: - Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và du khách giao lưu với các tỉnh trong cả nước. - Gần thủ đô Hà Nội được xem như là một thị trường rộng lớn hàng thứ hai trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử văn hoá... đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền đất nước. Hà Nội sẽ là thị trường tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ... Bắc Ninh cũng là địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng các thành phố vệ tinh, là mạng lưới gia công cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. - Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ có tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ du lịch. - Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu chính với Trung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng. 2. Tài nguyên thiên nhiên. 2..1. Tài nguyên đất: Bắc Ninh có diện tích tự nhiên chỉ chiếm 0,2% diện tích tự nhiên cả nước và là điạ phương có diện tích tự nhiên nhỏ nhất trong 61 tỉnh, thành phố. Theo kết quả tổng điều tra đất trong tổng diện tích đất tự nhiện của Bắc Ninh, đất nông nghiệp chiếm 64,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 0,8%; đất chuyên dùng chiếm 17,4%; đất ở chiếm 6,5%; còn lại 10,9% là đất có mặt nước, sông suối, đồi núi chưa sử dụng. Diện tích tự nhiên: 80393 ha. Trong đó Đất nông nghiệp: 48980 ha Đất nuôi trồng thủy sản: 2589 ha Đất lâm nghiệp: 623 ha Đất chuyên dùng: 14187 ha Đất ở: 5240 ha Đất chưa sử dụng: 8774 ha 2.2. Tài nguyên khoáng sản. Bắc Ninh nghèo về tài nguyên khoáng sản, chủ yếu chỉ có vật liệu xây dựng như: Đất sét làm gạch, ngói, gốm, với trữ lượng khoảng 4 triệu tấn ở Quế Võ và Tiên Du, đất sét làm gạch chịu lửa ở thị xã Bắc Ninh, đá cát kết với trữ lượng khoảng 1 triệu tấn ở Thị Cầu - Bắc Ninh, đá sa thạch ở Vũ Ninh - Bắc Ninh có trữ lượng khoảng 300.000 m³. Ngoài ra còn có than bùn ở Yên Phong với trữ lượng 60.000 - 200.000 tấn.   2.3. Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng của Bắc Ninh không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích đất rừng là 661,26 ha phân bố tập trung ở Quế Võ ( 317,9 ha ) và Tiên Du ( 254,95 ha ). Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m³, trong đó rừng phòng hộ 363 m³, rừng đặc dụng 2916 m³.   3. Đặc điểm khí hậu: Bắc Ninh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm là 23,3°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C ( tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C ( tháng 1 ). Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động trong khoảng 1400 - 1600mm nhưng phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chỉ chiếm 20% tổng lượng mưa trong năm. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1530 - 1776 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ nắng trong năm là tháng 7, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng 1. Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm gây mưa rào. Nhìn chung Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và không khác biệt nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận nên việc xác định các tiêu trí phát triển đô thị có liên quan đến khí hậu như hướng gió, thoát nước mưa, chống nóng, khắc phục độ ẩm... dễ thống nhất cho tất cả các loại đô thị trong vùng; việc xác định tiêu chuẩn qui phạm xây dựng đô thị có thể dựa vào qui định chung cho các đô thị vùng đồng bằng Bắc bộ 4. Về đặc điểm thuỷ văn: Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ lưới sông khá cao, trung bình 1,0 - 1,2 km/km², có 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu và sông Thái Bình… 5.Dân số và lao động: Dân số toàn tỉnh (năm 2001): 960.919 người. Trong đó: Nội thị: 76.660 người Ngoại thị: 884.259 người. Lao động xã hội (năm 2001): 536.787 người. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1997 là 10,2%; năm 2000 là 16,6%; năm 2001 là 14,1%. Cơ sở khám chữa bệnh: 147 cơ sở. Trong đó có 02 bệnh viện đạt tiêu chuẩn Quốc gia. 6.Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh: 6.1. Kinh tế: Bước vào năm 2007, tỉnh Bắc Ninh vừa tròn 10 năm tái lập, nhìn lại chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển, mặc dù còn nhiều khó khăn và thách thức, song tỉnh Bắc Ninh đã nỗ lực phấn đấu giành được những thành tựu quan trọng: Nhịp độ tăng trưởng kinh tế luôn giữ ở mức độ cao; bình quân mỗi năm tổng sản phẩm trong tỉnh tăng 13,5% trong đó khu vực nông nghiệp tăng 6%; khu vực công nghiệp xây dựng cơ bản tăng 22%; khu vực dịch vụ tăng 12,5 mỗi năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá: Tỷ trọng công nghiệp xây dựng cơ bản tăng nhanh từ 23,7% năm 1997 lên 47,8% năm 2006; Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 45% năm 1997 xuống còn 23,6% năm 2006. TT Chỉ tiêu Đv. tính năm 1997 năm 2006 So sánh (%) a b c 1 2 3 = 2 / 1 1 Tăng trưởng GDP bình quân 10 năm giai đoạn 1997 2006, trong đó: % 13.5 - Nông nghiệp. 5.67 - Công nghiệp. 21.64 - Dịch vụ. 13.3 2 Cơ cấu kinh tế. % 100 100 - Nông nghiệp. 44.7 23.6 52.8 - Công nghiệp. 24.5 47.79 195.1 - Dịch vụ. 30.8 28.61 92.9 3 Giá trị sản xuất. - Nông nghiệp. Tỷ đồng 1.218 2.238 183.7 - Công nghiệp. Tỷ đồng 569 8.504 1.5 Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Bắc Ninh Nhìn lại năm 1997, nền kinh tế của tỉnh lúc đó chủ yếu dựa vào sản xuât nông nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp nhất là công nghiệp hiện đại hầu như không đáng kể, nhưng đến nay sau 10 năm tái lập tỉnh Bắc Ninh đã có 4 khu công nghiệp tập trung, hơn 20 cụm công nghiệp vừa và nhỏ với hàng trăm nhà máy có công nghiệ hiện đại; bộ mặt đô thị và nông thôn đổi mới rõ rệt; đặc biệt là đô thị hoá phát triển với tốc độ khá nhanh. Tỉnh lỵ Bắc Ninh từ một thị xã nhỏ bé đã trở thành thành phố đô thị loại III.  Cơ sở hạ tầng được đầu tư cải tạo, nâng cấp khá đồng bộ bao gồm: điện, đường, trường, trạm và các cơ sở phúc lợi xã hội khác. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ở cả nông thôn và thành thị được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người một năm tăng từ 250 USD (1997) lên 630 USD (năm 2006); trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; đặc biệt thành tựu năm 2006 vừa qua đã ghi đậm dấu ấn về một chặng đường phát triển 10 năm của tỉnh, cùng cả nước vững bước trên con đường hội nhập và thực hiện tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá.   Trong một tương lai không xa, Bắc Ninh sẽ trở thành một tỉnh công nghiệp. Trong đó, có một khu công nghiệp chế biến lớn và hiện đại, một vùng nông sản hàng hoá chất lượng cao. Một trung tâm thương mại sầm uất; Một hệ thống giáo dục đào tạo từ mầm non đến cao đẳng, đại học tiên tiến; Một thành phố giàu đẹp, văn minh đậm đà bản sắc văn hoá quan họ sẽ toả sáng và vững bước trong thế kỷ 21. 6.2. Văn hoá - xã hội: Bắc Ninh là miền quê của chùa, tháp, lăng miếu, đền đài, quê hương của lễ hội và sinh hoạt văn hoá dân gian nổi tiếng. Nét nổi bật trong truyền thống văn hiến của người Kinh Bắc là truyền thống hiếu học và khoa bảng. Trong thời phong kiến, suốt hơn 800 năm khoa cử chữ Hán, Bắc Ninh là nơi sản sinh ra hơn 600 vị tiến sỹ. Trong đó có rất nhiều người đã thành các nhân vật lịch sử, danh nhân văn hoá như Lê Văn Thịnh, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Đăng Đạo, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Cao, ...Họ không chỉ là những nhà chính trị, quân sự, ngoại giao và còn là những nhà văn, nhà thơ tiêu biểu cho nền văn hiến Kinh Bắc. 7. Đánh giá tổng hợp những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến phát triển khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh: 7.1. Những thuận lợi Thứ nhất, không gian thuận lợi là yếu tố phát triển quan trọng và là một trong những tiềm lực to lớn cần được phát huy một cách triệt để nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và thúc đẩy quá trình đô thị hoá của tỉnh Bắc Ninh. Xét trên khía cạnh cấu trúc hệ thống đô thị và các điểm dân cư của tỉnh thì các đô thị Bắc Ninh sẽ dễ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hưởng của thủ đô Hà Nội và có vị trí tương tác nhất định với hệ thống đô thị chung toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Thứ hai, tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào, hiếu học,khéo tay, đây là đội ngũ đội đông đảo cung cấp nguồn lao động cho các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thứ ba, các cơ chế chính sách của tỉnh đã có sự thông thoáng, môi trường đầu tư được cải thiện đang từng bước thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 7.2 Khó khăn: Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá nhanh song chất lượng chưa cao. Cơ cấu ngành, cơ cấu lao động chuyển dịch tương đối chậm. Thứ hai, cơ sở hạ tầng tuy có phát triển so với trước song chưa đáp ứng đủ nhu cầu công nghiệp hóa. Thứ ba, các dự án đầu tư thiếu trọng tâm, một số không hiệu quả làm cho việc giải ngân chậm. Thứ tư, việc quy hoạch các KCN còn yếu và thiếu về tầm chiến lược, việc quản lý quy hoạch KCN chưa tốt. II. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh: 1. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh: 1.1. Sự hình thành KCN Tiên Sơn. Khu công nghiệp Tiên Sơn được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 18/12/1998 và chính thức được cho thuê đất kể từ 22/12/1999 với thời hạn thuê là 50 năm. Đây là một trong các mô hình khu công nghiệp đầu tiên trong cả nước được xây dựng đồng bộ về kinh tế và xã hội: khu công nghiệp gắn liền với khu đô thị, nhà ở và các dịch vụ hạ tầng xã hội. - Qui mô: + Tổng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng KCN : 760 tỷ (GĐ1 là 267,5 tỷ) + Tổng diện tích định hướng quy hoạch : 600 ha (GĐ1 là 134 ha) + Đất tự nhiên KCN : 439 ha + Đất khu chung cư và dịch vụ KCN : 28 ha + Đất công nghiệp cho thuê : 310 ha 1.1.1. Vị trí địa lý tự nhiên và giao thông. Khu công nghiệp Tiên Sơn lằm trên địa phận của 2 huyện Tiên Du và Từ Sơn có vị trí địa lý tự nhiên và hệ thống giao thông cực kỳ ưu thế và thuận tiện cho lưu thông. KCN nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, phía Nam giáp tuyến Quốc lộ 1 mới đi Lạng Sơn, phía Bắc giáp Quốc lộ 1 cũ, phía Đông giáp kênh Nam - Nội Duệ, phía Tây giáp đường tỉnh lộ 295. Từ KCN Tiên Sơn đi theo Quốc lộ 18A về phía Đông đến cảng biển Cái Lân, về phía Tây đến Sân bay quốc tế Nội Bài. - Cách trung tâm Thủ đô Hà Nội : 22 km - Cách Sân bay quốc tế Nội Bài : 30 km - Cách cảng biển nước sâu Cái Lân (TP Hạ Long) : 120 km - Cách cảng biển Hải Phòng : 120 km - Cách cửa khẩu Lạng Sơn : 120 km Khu công nghiệp Tiên Sơn nằm trong khu vực có cảnh quan đẹp, vị trí địa lý, vị trí phong thủy rất tốt. - Địa hình KCN bằng phẳng, điều kiện địa chất phù hợp cho việc xây dựng các nhà máy công nghiệp. - Gần các khu vực đông dân cư (Thị xã Bắc Ninh, Thị trấn Lim và Thị trấn Từ Sơn), các làng nghề truyền thống là đầu mối cung cấp nguồn nguyên liệu và nguồn nhân lực có tay nghề cao và chi phí thấp. 1.1.2.Cơ sở hạ tầng và dịchvụ KCN. Hệ thống giao thông nội bộ chiếm 15% tổng diện tích KCN, được xây dựng hoàn chỉnh và bố trí hợp lý trong khuôn viên của KCN, bao gồm các đường chính 2 làn xe rộng 37m và các đường nhánh rộng 28 m. - Dọc theo các đường có vỉa hè rộng 6 m, là nơi bố trí các hành lang kỹ thuật ngầm như điện, cấp thoát nước, thông tin. - KCN Tiên Sơn được nối với Quốc lộ 1 mới bằng một nút giao thông và cầu vượt. + Hệ thống cấp điện KCN Tiên Sơn được cấp điện từ lưới điện quốc gia qua trạm biến áp 110/22KV với công suất 2x40 MVA và hệ thống truyền tải điện dọc theo các lô đất để đảm bảo cấp điện đầy đủ và ổn định đến hàng rào cho mọi Nhà đầu tư trong Khu công nghiệp. Nhà đầu tư có thể lựa chọn sử dụng điện trung thế hoặc hạ thế tuỳ theo nhu cầu.  + Hệ thống thông tin liên lạc Bưu điện Bắc Ninh đã xây dựng chi nhánh tại trung tâm KCN Tiên Sơn có nhiệm vụ thiết lập mạng lưới viễn thông IDD hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng mọi yêu cầu về dịch vụ thông tin liên lạc trong và ngoài nước. Ngoài ra KCN còn thiết lập một hệ thống CNTT hiện đại phục vụ nhu cầu truyền thông đa dịch vụ như truyền dữ liệu, Internet, điện thoại IP, video hội nghị. + Hệ thống cấp thoát nước - Số liệu khảo sát trữ lượng nước ngầm khu vực KCN Tiên Sơn là 30.000m3/ngày. Trong giai đoạn 1, KCN đã xây dựng một Trạm xử lý nước ngầm 6.500m3/ngày, hệ thống bể nước điều hoà dung tích lớn và mạng lưới cấp nước nhằm đáp ứng mọi nhu cầu về nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho các doanh nghiệp trong KCN. Trong giai đoạn tiếp theo, KCN Tiên Sơn sẽ tiếp tục xây dựng thêm 1-2 Trạm xử lý nước ngầm với công suất tương đương. - Nước mưa trong KCN qua hệ thống thoát nước mưa xả ra các mương tiêu để thoát ra sông Đuống. - Nước thải công nghiệp được thu gom và xử lý tại Trạm xử lý nước thải chung của Khu công nghiệp bằng phương pháp vi sinh, sau đó được để lắng tại các hồ điều hoà để lắng đọng thêm bùn và tạp chất có hại. - Chất thải rắn từ các nhà máy xí nghiệp được thu gom, phân loại trước khi chuyển về bãi thải để xử lý. + Các tiện ích công cộng khác - Trung tâm kho vận: bao gồm khoảng 2 ha dành cho hệ thống kho có mái che và kho ngoài trời sẵn sàng đáp ứng nhu cầu lưu kho, bến bãi, hải quan và vận chuyển hàng hoá cho các doanh nghiệp. Ngân hàng: Ngân hàng Công thương Bắc Ninh và Ngân hàng NN&PTNT Bắc Ninh đặt tại KCN Tiên Sơn luôn sẵn sàng cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ ngân hàng và tín dụng. - Chiếu sáng: toàn bộ các tuyến đường nội bộ KCN đều được trang bị hệ thống đèn cao áp chiếu sáng bố trí dọc theo đường. - An ninh: Cụm an ninh KCN Tiên Sơn được thành lập 2001 bao gồm lực lượng CA tỉnh, huyện, xã liên quan và lực lượng bảo vệ của các doanh nghiệp đảm bảo công tác an ninh trật tự trong KCN. Ngoài ra, KCN còn bố trí các bốt gác và đội tuần tra an ninh hoạt động 24/24 giờ. - Công tác PCCC trong KCN được đặc biệt quan tâm với hệ thống trang thiết bị cứu hoả hiện đại, được bố trí theo chỉ dẫn của CA PCCC Bắc Ninh, bên cạnh đó mỗi nhà đầu tư tự trang bị hệ thống PCCC trong khu vực văn phòng và nhà xưởng của mình. Lực lượng cứu hoả được luyện tập thuần thục và có phương án phối hợp nhịp nhàng giữa các lực lượng. - Môi trường và cây xanh: Xung quanh KCN có trên 65.000m2 dành để trồng cây xanh tập trung, kết hợp với cây xanh phân bố dọc theo các tuyến đường giao thông tạo nên môi trường không khí trong lành. - Hạ tầng xã hội: Bên cạnh hạ tầng KCN, hạ tầng xã hội của KCN cũng được chú trọng phát triển đồng bộ, bao gồm đầy đủ các hạng mục: Nhà ở cho cán bộ, khu chung cư, khu dịch vụ, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, siêu thị, tổ hợp thể thao... giải quyết và đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của cán bộ công nhân làm việc cho các doanh nghiệp trong KCN. - Trạm y tế: kịp thời xử lý hoặc sơ cứu các trường hợp tai nạn, ốm đau. * Thời gian hoạt động. - Thời gian hoạt động của Khu công nghiệp là 50 năm * Chí sách ưu đãi khuyến khích đầu tư của nhà nước. + Các Nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi về thuế như mức t._.huế và thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân theo Luật Doanh nghiệp, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài. + Khuyến khích thông qua hỗ trợ kinh phí để tổ chức dạy nghề và đào tạo cán bộ kỹ thuật, nâng cao kiến thức và trình độ quản lý trong nước. + Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được vay vốn tại các ngân hàng hoạt động kinh doanh tại Việt nam + Các doanh nghiệp đầu tư trong nước sẽ được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi từ các quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước như Quỹ Hỗ trợ đầu tư, Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ và các Quỹ bảo lãnh tín dụng khác. + Hỗ trợ và tư vấn các thông tin về pháp luật, kinh tế và thị trường. * Tỷ lệ lấp đầy là 61.29% 1.2. Sự hình thành KCN Quế Võ. 1.2.1. Giới thiệu tổng quan. + Khu công nghiệp Quế Võ-mô hình KCN kết hợp với Quần thể Dân Cư & Đô Thị đầu tiên ở Việt Nam là dự án do Công ty Cổ Phần Phát Triển Đô Thị Kinh Bắc-Đơn vị chủ đầu tư là thành viên trong chuỗi các KCN thuộc tập đoàn SAIGONINVEST, tập đoàn chuyên nghiệp về xây dựng , quản lý và điều hành KCN, rất thành công với KCN Tân Tạo-Khu công nghiệp lớn nhất ở Thành Phố Hồ Chí Minh. Khu công nghiệp Quế Võ được thành lập theo quyết định số 1224 /QĐ/TTg của Thủ Tướng Chính Phủ ngày 19/12/2002. + KCN Quế Võ: nằm trong trung tâm tam giác kinh tế trọng điểm miền Bắc : Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. KCN Dân Cư và Dịch Vụ Quế Võ được xây dựng thành một quần thể kiến trúc thống nhất và hiện đại phù hợp với mục tiêu của tỉnh Bắc Ninh là trở thành thành phố công nghiệp từ nay đến năm 2010. Là một trong những khu công nghiệp lớn nhất và quan trọng hàng đầu của Tỉnh Bắc Ninh cũng như toàn Miền Bắc, thuộc quần thể kiến trúc hiện đại (được đặt tên là KINHBACCITY). Gồm KCN-Cảng Cạn-Khu Đô Thị-Du Lịch Sinh Thái, nằm tại trung tâm kinh tế của Tỉnh Bắc Ninh. + Quy mô của Khu Công Nghiệp Đất xây dựng nhà máy xí nghiệp công nghiệp 218,11 ha 65,95% Đất xây dựng trung tâm điều hành 7,56 ha 2,29% Đất xây dựng công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật 5,84 ha 1,77% Đất đường giao thông 56,2 ha 16,98% Đất cây xanh 32,33 ha 9,78% Đất mặt nước 8,74 ha 2,64% Đất công cộng 1,96 ha 0,59% Đất dự trữ phát triển 44,0 ha Nguồn: Ban quản lý các KCN Bắc Ninh Nằm trong trung tâm tam giác kinh tế trọng điểm miền Bắc : Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh. KCN Dân Cư và Dịch Vụ Quế Võ được xây dựng thành một quần thể kiến trúc thống nhất và hiện đại phù hợp với mục tiêu của tỉnh Bắc Ninh là trở thành thành phố công nghiệp từ nay đến năm 2010. Là một trong những khu công nghiệp lớn nhất và quan trọng hàng đầu của Tỉnh Bắc Ninh cũng như toàn Miền Bắc, thuộc quần thể kiến trúc hiện đại (được đặt tên là KINHBACCITY). Gồm KCN-Cảng Cạn-Khu Đô Thị-Du Lịch Sinh Thái, nằm tại trung tâm kinh tế của Tỉnh Bắc Ninh. 1.2.1.1. Vị trí và giao thông. - Cách trung tâm thủ đô Hà Nội 30 Km - Cách Sân Bay Nội Bài 30 km - Cách Cảng Cái Lân (TP Hạ Long) 110 km - Cách Cửa Khẩu Lạng Sơn (Việt Nam-Trung Quốc) 110 km - Cách cảng Hải Phòng 110 km - Nằm dọc đường Quốc Lộ 18A và sát cạnh Quốc Lộ 1B 110km 1.2.1.2. Cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại. Cơ sở hạ tầng đồng bộ và hiện đại với đầy đủ hệ thống nhà xưởng, văn phòng, kho tàng bến bãi, trường học, bệnh viện, bưu điện, và siêu thị đạt tiêu chuẩn: - Hệ thống đường nội bộ nối liền với quốc lộ 18A và cảng cạn ICD. - Nhà xưởng, văn phòng cho thuê đạt tiêu chuẩn. - Nhà máy cấp nước : 10.000 m3/ ngày - Nhà máy xử lý nước thải : 20.000 m3/ngày. - Trạm điện : 110KV/22KV-80MVA. - Hệ thống thông tin liên lạc với 1000 đường kết nối nội địa và Quốc tế - Khu Công Nghệ Cao. - Nhà xưởng, văn phòng tiêu chuẩn được xây sẵn để phục vụ nhu cầu thuê, thuê mua của các nhà đầu tư - Nhà máy xử lý nước thải với hệ thống dẫn nước theo tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo việc kiểm soát nước thải và chất thải công nghiệp Bên cạnh nguồn nước ngầm được cung cấp từ nhà máy công suất 10.000m3/ngày, KCN Quế Võ còn xây dựng hệ thống điều hoà mạng lưới cấp nước riêng cho KCN bằng các bể chứa nước dung tích lớn và có độ cao hợp lý nhằm đảm bảo cung cấp nước đầy đủ, ổn định cho các doanh nghiệp trong KCN. KCN cao được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của các công ty công nghệ cao trong nước và quốc tế về lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông cũng như sản xuất và xuất khẩu phần mềm. Hệ thống đường chính và đường phụ riêng biệt được quy hoạch đạt tiêu chuẩn quốc tế, xây dựng hoàn chỉnh với trọng tải lớn và nối liền trực tiếp với Quốc lộ 18A, Quốc lộ 1B và Cảng Cạn ICD. Cảng Cạn ICD với quy mô 20 ha sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hoá của các doanh nghiệp trong KCN Quễ Võ với các dịch vụ về thủ tục hải quan, vận chuyển, lưu kho bến bải nhanh chóng và tiết kiệm. 1.2.1.3. Hệ thống thông tin liên lạc: Bên cạnh mạng lưới bưu điện tỉnh Bắc Ninh, KCN Quế Võ thiết lập mạng lưới viễn thông hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng nhu cầu thông tin liên lạc trong và ngoài nước cho các nhà đầu tư. + Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: KCN Quế Võ xây dựng một hệ thống công nghệ thông tin hiện đại phục vụ nhu cầu truyền thông đa dịch vụ từ truyền dữ liệu, Internet, truyền hình cáp, Video hội nghị, điện thoại và Fax qua IP. + Tiện ích công cộng khác: - Bãi thu mua vật liệu phế thải - Trạm phòng cháy chữa cháy PCCC - Trạm Y tế - Trung Tâm Kho Vận - Trạm biến áp - Trạm xử lý phế thải công nghiệp sẽ triển khai nhằm cung cấp dịch vụ ngày càng hoàn thiện hơn cho các nhà đầu tư trong KCN - Sân Tennis, hồ bơi, nhà ăn công nhân, nhà hàng... * Thời gian hoạt động. Thời gian hoạt động: 50 năm 1.2.2.Chính sách ưu đãi đầu tư. - Các Nhà đầu tư được hưởng các ưu đãi về thuế như mức thuế và thời gian miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thuế VAT và thuế thu nhập cá nhân theo Luật Doanh nghiệp, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài. - Khuyến khích thông qua hỗ trợ kinh phí để tổ chức dạy nghề và đào tạo cán bộ kỹ thuật, nâng cao kiến thức và trình độ quản lý trong nước. - Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được vay vốn tại các ngân hàng hoạt động kinh doanh tại Việt nam - Các doanh nghiệp đầu tư trong nước sẽ được vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi từ các quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước như Quỹ Hỗ trợ đầu tư, Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ Hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ và các Quỹ bảo lãnh tín dụng khác. - Hỗ trợ và tư vấn các thông tin về pháp luật, kinh tế và thị trường. Ngoài các lĩnh vực trên, các nhà đầu tư đến Bắc Ninh có thể thương thảo với Ban quản lý các khu công nghiệp Bắc Ninh về các vấn đề khác để đầu tư được thuận lợi nhất. * Tỷ lệ lấp đầy 61,15% 1.3. Sự hình thành KCN Yên Phong. - Diện tích khu công nghiệp: 840,73ha trong đó diện tích khu công nghiệp là 640,73ha, khu đô thị: 200ha. - Tổng vốn đầu tư hạ tầng khu công nghiệp hơn 1.200 tỷ đồng. - Vị trí địa lý: Nằm sát đường Quốc lộ 18 (tuyến đường Sân bay Quốc tế Nội Bài-Thành phố Hạ Long Quảng Ninh). + Cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 30 Km. + Sân Bay Nội Bài khoảng 18 Km (theo QL 18). + Cảng Cái Lân (TP Hạ Long) khoảng 122 Km (theo QL 18). + Cửa Khẩu Lạng Sơn (Việt Nam-Trung Quốc) 120Km. + Cảng Hải Phòng khoảng 112Km. * Tỷ lệ lấp đầy - 1.4. Sự hình thành KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn - Diện tích: Giai đoạn I: 300ha, giai đoạn II là 300ha. - Vị trí địa lý: Nằm sát nút giao lập thể giữa đường cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn và điường tỉnh lộ 295. + Cách thủ đô Hà Nội khoảng 18km. + Cách Sân bay Quốc tế Nội Bài khoảng 37km. + Cảng biển nước sâu Cái Lân (TP Hạ Long) khoảng 122 km. + Cảng biển Hải Phòng khoảng 118 km. + Cửa khẩu Lạng Sơn khoảng 122 km.  Hạ tầng KCN được đầu tư xây dựng rất đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế. Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung KCN này vào quy hoạch phát triển các KCN cả nước đến năm 2010 (Công văn số 685/CP-CN ngày 19/5/2004). * Tỷ lệ lấp đầy 57% Tình hình lấp đầy, loại hình sản xuất và loại hình dân cư xung quanh các khu công nghiệp. STT Diện tích quy hoạch Đất xây dựng công nghiệp Mức độ lấp đầy (%) Các loại hình sản xuất công nghiệp Loại hình dân cư xung quanh KCN 1 KCN Tiên sơn 2 giai đoạn 600 349 61,29 Vật liệu XD, chế biến thực phẩm, cơ khí, điện, điện tử, may và các loại hình tương tự Nông thôn 2 KCN Quế Võ 2 giai đoạn 600 336 61,15 Vật liệu XD, chế biến thực phẩm, cơ khí, điện, điện tử, may và các loại hình tương tự Nông thôn 3 KCN Đại Đồng - Hoàng Sơn 300 283,98 57,0 Cơ khí, điện, điện tử, chế biến nông sản thực phẩm, dược, đồ gia dụng và các loại hình tương tự Nông thôn 4 Khu liền kề, khu phát triển KCN Quế Võ 141,56 107,44 100 Nhà xưởng cho thuê, cơ khí, bao bì, nông sản, dược, gỗ Nông thôn 5 KCN Tân Hồng - Hoàn Sơn 61,36 44,44 100 Nhà xưởng cho thuê, cơ khí, bao bì, nông sản, dược, gỗ Nông thôn 6 KCN Yên Phong 340,73 206,07 - Vật liệu XD, chế biến thực phẩm, cơ khí, điện, điện tử, may và các loại hình tương tự Nông thôn Tỷ lệ lấp đầy bình quân chung 54% Nguồn: Ban quản lý KCN Bắc Ninh. 2. Thực trạng hoạt động các khu công nghiệp ở Bắc Ninh hiện nay: Tính đến 31/12/2007, Bắc Ninh có 4 Khu công nghiệp tập trung ( Khu công nghiệp Tiên Sơn, Khu công nghiệp Quế Võ I, Khu công nghiệp Đại Đồng –Hoàn Sơn và Khu công nghiệp Yên Phong I)đi vào hoạt động với hơn 20.000 lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. Phần lớn trong số đó là công nhân tuổi đời còn trẻ, lứa tuổi từ 18-25 chiếm đa số. 2.1. Cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp: Từ cuối năm 2006 và đặc biệt năm 2007 tình hình đầu tư hạ tầng KCN vào Bắc Ninh rất khởi sắc. UBND tỉnh đã có văn bản giao các chủ đầu tư các KCN như: Tập đoàn ORIX (Nhật Bản) làm chủ đầu tư hạ tầng KCN Yên Phong 2; Tập đoàn Foxconn (Hon Hai) làm chủ đầu tư KCN Đại Kim; Tổng Công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD (Bộ Xây dựng) làm chủ đầu tư KCN Thuận Thành 1; Công ty Cổ phần đầu tư Trung Quý - Ninh Thuận và Công ty Khai Sơn chủ đầu tư  KCN Thuận Thành 3. Công ty TNHH liên doanh KCN Việt Nam - Singapore chủ đầu tư KCN VSIP Bắc Ninh. Đặc biệt đầu tháng 12/2007 sẽ diễn ra Lễ khởi công KCN VSIP Bắc Ninh với sự chứng kiến của Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam và Singapore. Ngoài ra còn có rất nhiều nhà đầu tư khác đăng ký đầu tư hạ tầng vào các KCN Bắc Ninh dự kiến phát triển. Nếu như trước năm 2007 đầu tư hạ tầng là các doanh nghiệp trong nước thì đến năm 2007 Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã hướng vào các nhà đầu tư nước ngoài là những tập đoàn lớn. Điều này mở ra cơ hội mới trong việc thu hút đầu tư các dự án thứ cấp vào các KCN Bắc Ninh. Năm 2007 Ban quản lý các KCN Bắc Ninh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 05 dự án đầu tư hạ tầng KCN với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.065 tỷ đồng và 80 triệu USD. Đó là: KCN Quế Võ 2 (490 tỷ đồng), KCN Quế Võ mở rộng (583 tỷ đồng), KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn (553 tỷ đồng), KCN Thuận Thành 3 (438 tỷ đồng), KCN, đô thị và dịch vụ  VSIP Bắc Ninh (80 triệu USD). Công tác quy hoạch các KCN Bắc Ninh luôn được điều chỉnh, bổ sung để đáp ứng với tình hình mới. Hiện nay Bắc Ninh đã quy hoạch 17 KCN, đô thị với tổng diện tích hơn 10.000 ha đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua. Như vậy với việc Việt Nam ra nhập WTO, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tăng nhanh, với vị trí địa lý thuận lợi và chiến lược phát triển đúng đắn cùng với sự ủng hộ của chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Ninh có thể coi là “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015. 2.2. Khả năng thu hút đầu tư trong các Khu công nghiệp: Với những giải pháp thu hút đầu tư đúng đắn trong 2 năm 2006 - 2007 các dự án đầu tư vào các Khu công nghiệp đã tăng vọt. Đến ngày 30/11/2007, Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 261 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư 1,36 tỷ USD (179 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư 10.148 tỷ đồng và 82 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký đầu tư 723,0 triệu USD). Triển khai Khu Công Nghiệp và Đô thị VSIP tại Bắc Ninh, với quy mô 700 ha. Đồng thời đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận đầu tư của 10 dự án với tổng số vốn đầu tư 185 triệu USD trên diện tích đất 95 ha tại Khu Công Nghiệp VSIP. Tỉnh Bắc Ninh được tái lập ngày 01/01/1997, đúng sau một thập kỷ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời và có hiệu lực. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp một phần quan trọng vào sự phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh nhà. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015 tỉnh Bắc Ninh cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp, Bắc Ninh chủ trương thu hút các nguồn vốn đầu tư trong đó nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn vốn quan trọng. Nhằm thu hút nhiều hơn nữa các nhà đầu tư vào tìm hiểu cơ hội, đầu tư tại tỉnh Bắc Ninh. Trong gần 10 năm qua đã đạt được một số kết quả nhất định như sau: Thời kỳ 1997 ÷ 2005, tỉnh Bắc Ninh đã thu hút được 45 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tổng vốn đầu tư đăng ký là  332.447.903 USD (bảng 1). Trong đó đầu tư vào các Khu công nghiệp tập trung có 34 dự án, với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 170.662.403 USD. Còn lại 11 dự án FDI ngoài Khu công nghiệp, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 161.785.500 USD. FDI chia theo năm từ 1997 – 2005 Năm 1997-2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số dự án 03 01 04 02 16 19 Tổng vốn ĐTĐK 142.498.000 3.000.000 16.352.000 6.778.000 39.609.500 125.210.403 Tổng số 45 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký:   332.447.903 USD Nguồn: Phòng Kinh tế đối ngoại - Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh, 2006. Trong các dự án FDI đầu tư trên địa bàn tỉnh thì các dự án lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất về số dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký. Trong số các nước và vùng lãnh thổ, châu Á đứng đầu chiếm 89,6% về số dự án và 93,6% tổng vốn đầu tư đăng ký (bảng 2): Dự án chia theo khu vực Tổng số dự án Tỷ lệ (%) số dự án Tổng vốn ĐTĐK Tỷ lệ % vốn đăng ký Châu Mỹ 03 6,7% 4.835.500 1,0% Châu Âu 02 4,3% 18.338.000 6,0% Châu Á 40 89,0% 309.274.403 93,0% Tổng số 45 100% 332.447.903 100% Nguồn: Phòng Kinh tế đối ngoại - Sở Kế hoạch và Đầu tư Bắc Ninh, 2006. Trong số 45 dự án FDI thu hút đầu tư trong giai đoạn này, có 10 doanh nghiệp liên doanh với tổng vốn đầu tư đăng ký 133.537.500 USD, chiếm 40,2% tổng vốn đầu tư đăng ký và 28,6% tổng số dự án. 35 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 186.369.778 USD, chiếm 59,8% tổng vốn đầu tư đăng ký và 71,4% tổng số dự án. Nhìn một cách tổng thể, thì vốn đầu tư nước ngoài chiếm chủ yếu cả về tỷ trọng và lượng vốn đầu tư; phần vốn góp từ phía Việt Nam chiếm một phần rất nhỏ trong tổng vốn đầu tư của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính đến cuối năm 2005, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã có 23 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh; bước đầu đã đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh Bắc Ninh. Cụ thể: Một số chỉ tiêu kết quả khu vực FDI tỉnh Bắc Ninh 1997 – 2005 ĐVT 2001 2002 2003 2004 2005 Tổng thu Ngân sách tỉnh Tỷ đồng 254.788 391.821 455.325 768.772 916.3 Trong đó: Khu vực ĐTNN Tr đồng 47.038 47.080 40.330 35.604 35.100 Tổng giá trị XK 1000 USD 38.757 38.895 47.519 64.105 90.0 Trong đó: Khu vực ĐTNN 1000 USD 81 230 3.002 10.998 32.6 Lao động khu vực ĐTNN Lao động 437 631 4.843 4.850 Nguồn: Cục thống kê Bắc Ninh 2.3. Thực trạng về lao động KCN : Với 04 KCN đang vận hành, Bắc Ninh đã thu hút được 227 GCNĐT, trong đó có 102 doanh nghiệp đã thực hiện sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tuyển dụng 14.646 lao động, trong đó: 7.174 lao động địa phương (chiếm 49%), lao động nữ 7.033 (chiếm 48%). Hiện nay, thu nhập bình quân của người công nhân trong các KCN khoảng 1,1 triệu đồng. Chi phí thực tế bao gồm: tiền thuê nhà 100.000đ, tiền điện nước 50.000đ, tiền BHYT;BHXH 70.000đ, tiền ăn 400.000đ còn lại là các khoản chi tiêu cá nhân và gia đình họ. Như vậy, các khoản chi phí mà người công nhân phải chi nhiều hơn mức thu nhập bình quân.  2.3.1. Về cơ cấu lao động: Phân tích cơ cấu lao động cho chúng ta thấy: - Theo ngành nghề: Lao động ngành điện tử là 4.760 chiếm 32,3% tổng số lao động; ngành chế biến nông sản thực phẩm, dệt may là 3.859 chiếm 26,3%; ngành điện, cơ khí là 1.253 chiếm 8,6%; ngành vật liệu xây dựng là 645 chiếm 4,4%; còn lại là các ngành nghề khác. Tỷ lệ lao động trong ngành điện tử là cao nhất, điều này cũng phù hợp với định hướng của tỉnh. Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất nước, đất chật, có hệ thống các làng nghề truyền thống năng động tạo nhiều việc làm. Do đó các KCN tập trung chủ yếu thu hút các dự án thâm dụng vốn và công nghệ nên cần tuyển dụng lao động công nghệ hơn là nhiều lao động phổ thông. - Theo độ tuổi: yêu cầu của phần lớn doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động chủ yếu trong độ tuổi từ 18¸ 25 chiếm khoảng 70%, độ tuổi 25¸ 30 chiếm khoảng 20%, còn lại lao động trên 30 tuổi là lao động quản lý, yêu cầu phải có kinh nghiệm và thâm niên công tác. - Theo trình độ: lao động phổ thông tốt nghiệp PTTH trở xuống chiếm khoảng 60%, lao động có tay nghề đào tạo chiếm 30% còn lại lao động quản lý có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Chất lượng nguồn lao động tại Bắc Ninh đã được nâng cao, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp đóng trên dịa bàn: Lao động có trình độ tốt nghiệp PTTH chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ lệ cao, còn mang nặng phong cách của lao động làng nghề, chưa đáp ứng được những yêu cầu của công nghệ quản lý, sản xuất hiện đại của các doanh nghiệp. Mặt khác, công tác đào tạo nghề chỉ tập trung đào tạo đại trà, chưa tập trung đào tạo lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao. Do vậy, số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung cấp kỹ thuật trở lên còn ít, thiếu lực lượng công nhân lành nghề về điện tử, khuôn mẫu, cơ khí, xây dựng. . . Mặt khác các chuyên ngành kinh tế, khoa học xã hội và lao động phổ thông thừa rất nhiều. 2.3.2. Công tác tuyển và sử dụng lao động địa phương và lao động ngoại tỉnh. - Trong tổng số 14.646 lao động tại các KCN, tỷ lệ lao động địa phương là 49%. Mặc dù lao động hàng năm tại các KCN Bắc Ninh tăng nhanh (do ngày càng có nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động) nhưng tỷ lệ lao động địa phương đang có xu hướng giảm dần từ 53% năm 2005 xuống 50% năm 2006 và 49% của 6 tháng đầu năm 2007, dự báo sự biến động giảm sẽ gia tăng theo tốc độ phát triển các KCN. * Lao động địa phương: - Lao động địa phương Bắc Ninh được các doanh nghiệp đánh giá là thông minh, khéo tay, cần cù, siêng năng, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Điển hình là công ty Canon trong ngành điện tử tổng số lao động là 2.383 thì số lao động địa phương chiếm đến 70%. - Điểm mạnh, yếu của lao động địa phương: + Điểm mạnh: Bắc Ninh là vùng đất có truyền thống văn hoá lâu đời, có nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng nên lao động rất khéo tay, thông minh và tiếp thu kỹ năng lao động mới nhanh; lao động địa phương có thể chấp nhận mức thu nhập thấp do gần nhà không phải chi phí cho các khoản tiền ăn, ở; doanh nghiệp ít phải lo việc bố trí nhà ở cho công nhân, tiết kiệm chi phí của doanh nghiệm. + Điểm yếu: tính kỷ luật của lao động chưa cao, hay tự ý bỏ việc vào các dịp lễ, tết; nguy cơ cao hơn so với lao động ngoại tỉnh về ý thức chấp hành kỷ luật lao động trong doanh nghiệp, nhiều vụ việc mất cắp, gây rối tại doanh nghiệp hầu hết do lao động địa phương gây ra. Tuyển dụng lao động tại địa phương về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp, tỷ lệ lao động địa phương cao hơn so với mức trung bình trong cả nước (49% so với 30% bình quân cả nước) nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu giải quyết công ăn việc làm cho các nhân dân địa phương có đất thu hồi làm KCN. Theo khảo sát trung bình thu hồi 01ha đất nông nghiệp chuyển sang đất công nghiệp sẽ có 13 lao động nông thôn bị mất việc; vậy theo tính toán trên, Bắc Ninh hiện tại với 04 KCN đang vận hành, tổng diện tích đất thu hồi 1513ha (tất cả diện tích đều thu hồi từ đất nông nghiệp) thì phải giải quyết công ăn việc làm cho 1.513 x 13 = 19.669 lao động địa phương. Thực tế tại các KCN mới chỉ tuyển dụng được 7.174 lao động địa phương, tức là 36,5% (7.174/19.669) nhu cầu thực tế của nhân dân tại địa phương. * Lao động ngoại tỉnh: chiếm tỷ lệ 51%, là lực lượng cần thiết bổ sung phần thiếu về lượng và chất, rất cần nghiên cứu thu hút với tỷ lệ lao động hợp lý để đảm bảo sự phát triển an toàn và bền vững KCN. Đánh giá ưu, nhược điểm của lao động ngoại tỉnh: - Ưu điểm của lao động ngoại tỉnh: tận dụng được lao động đã qua đào tạo của các trường ngoài tỉnh; bổ sung thâm hụt lao động địa phương; tăng tính cạnh tranh với lao động địa phương đảm bảo doanh nghiệp sản xuất ổn định; tăng dịch vụ cho nhân dân địa phương có đất thu hồi (cho thuê nhà ở, làm quán ăn bình dân, các dịch vụ vui chơi, giải trí). - Nhược điểm của lao động ngoại tỉnh: kéo theo yêu cầu phát triển hạ tầng xã hội đi theo như nhà ở, dịch vụ, bệnh viện, trường học; hệ quả về an ninh trật tự xã hội; yêu cầu về lương của lao động ngoại tỉnh cao hơn lao động địa phương do họ phải lo nhiều khoản chi phí trực tiếp hơn…. Phát triển KCN phải đi cùng thực hiện chính sách ưu tiên sử dụng lao động địa phuơng gắn với giải quyết việc làm khi thu hồi đất đáp ứng yêu cầu lao động tại chỗ, giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp và tiến kiệm chi phí đầu tư hạ tầng xã hội thì đồng thời cũng phải chú trọng tuyển dụng lao động địa phương khác để đảm bảo phát triển cân đối nhịp nhàng. Tóm lại quá trình chuyển đổi lao động cần công tác đào tạo theo các cấp độ khác nhau, muốn vậy hệ thống đào tạo phải được củng cố, chương trình phải cải tiến tích ứng với trình độ công nghệ. Người lao động rất muốn vậy, song học nghề gì? học ở đâu? Ai sử dụng? Là những câu hỏi phải được cơ quan nhà nước, các trường đào tạo nghiên cứu và trả lời để định hướng cho lao động. 2.4. Thực trạng về giá thuê đất. Giá thuê đất được coi là một trong các tiêu chí hàng đầu khi các doanh nghiệp lựa chọn đầu tư, nhất là các doanh nghiệp có nhu cầu mặt bằng lớn. Trên thực tế giá thuê đất của các địa phương có sự chênh lệch tương đối lớn. Nguồn: điều tra của VDF 2005 Từ bảng biểu ta thấy, giá thuê đất trong các KCN Bắc Ninh là tương đối thấp, chỉ có 0,5 USD/m2/năm, trong khi đó giá thuê đất của Hà Nội là 1,5USD/m2/năm, cao gấp 3 lần Bắc Ninh. 2.5. Thực trạng môi trường các Khu công nghiệp: Hiện tại có 4 Khu công nghiệp đã và đang hoàn thiện và đi vào sản xuất, có 03 KCN được lập và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm: Khu công nghiệp Tiên Sơn 02 giai đoạn; Khu công nghiệp Quế Võ; Khu công nghiệp Yên Phong. Các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp thực hiện nghiêm túc đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường dựa trên cơ sở Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt trước khi dự án đi vào xây dựng tính đến hết tháng 5 năm 2007 có 141 dự án thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, trong đó có 17 dự án đã xây dựng Trạm xử lý nước thải sản xuất, 62 doanh nghiệp thực hiện Quan trắc môi trường hàng năm. Bên cạnh những nỗ lực của Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh, Sở Tài nguyên và Môi trường, các Công ty đầu tư hạ tầng thì vấn đề bảo vệ môi trường vẫn chưa giải quyết triệt để, cụ thể là ô nhiễm nước thải công nghiệp vẫn diễn ra với nhiều lý do khác nhau. Một trong những lý do cơ bản là các Công ty hạ tầng chưa xây dựng Trạm xử lý nước thải tập trung. 2.4.1.Hệ thống xử lý nước thải tập trung: Đánh giá chung: + Hiện tại có 2 khu công nghiệp đã và đang hoàn thiện và đi vào sản xuất, có 04 Khu công nghiệp được lập và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm: Khu công nghiệp Tiên Sơn 02 giai đoạn; Khu công nghiệp Quế Võ, Khu công nghiệp Yên Phong. Các Công ty đầu tư phát triển hạ tần thực hiện nghiêm túc các quy định cả pháp luật về bảo vệ môi trường, đảm bảo tốt các hạng mục hệ thống hạ tầng như cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải, trồng cây xanh, dải cây xanh cách ly Khu công nghiệp với khu dân cư, thu gom phế thải rắn. + Các dự án đang hoạt động tùy theo ngành nghề sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp mới phải thực hiện xây dựng và lắp đặt các hạng mục xử lý chất thải ( nước thải, khí thải) cục bộ. + Các Khu công nghiệp tập trung đều thu nước mưa và nước thải thành 2 hệ thống thoát riêng biệt, nước mưa được thoát ra theo hệ thống mương tiêu thủy lợi còn nước thải được chảy về trạm xử lý nước thải tập trung và hồ điều hòa. - Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung: + Khu công nghiệp Tiên sơn chưa xây dựng Trạm xử lý nước thải, chỉ có 02 hồ điều hòa tạm vị trí bên cạnh Kênh tiêu 6 xã. Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đã lập dự án đầu tư xây dựng Trạm xử lý nước thải công suất ( giai đoạn I) 2.000 m3/ngày đêm với tổng số vốn đầu tư 16.406,88 triệu VNĐ, đã thiết kế bản vẽ thi công, dự kiến triển khai xây dựng trong quý II năm 2007. + Khu công nghiệp Quế Võ chưa có nhiều Doanh nghiệp hoạt động, nhưng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đã và đang xây dựng bể ngầm và thi công Trạm xử lý nước thải, công suất ( giai đoạn I) là 4.800 m3/ngày đêm. 2.4.2. Phương thức quản lý: stt Khu công nghiệp Số cán bộ chuyên trách Bộ phận phân tích Phương thức đầu tư 1 Tiên Sơn 8 2 Theo từng giai đoạn 2 Quế Võ 2 - Theo từng giai đoạn 3 Tân Hồng – Hoàn Sơn 1 - Hệ thống chung của Tiên Sơn 2.4.3. Tính chất nước thải: Các Khu công nghiệp chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, do vậy Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh đã phối hợp với Trạm quan trắc và phân tích mô trường – Sở Tài nguyên và Mô trường Bắc Ninh tiến hành đo đạc, lấy mẫu nước mặt tại các vị trí như : hồ điều hòa, kênh tiêu thủy lợi để phân tích chất lượng nước mặt của Khu công nghiệp - Khu công nghiệp Tiên Sơn: Toàn Khu công nghiệp thức hiện đo và lấy mẫu tại hiện trường 5 mẫu ngày 19.06.2006. ( trong hồ điều hòa, hệ thống kênh Duệ Nam trước và sau khi chảy qua Khu công nghiệp), kết quả phân tích cho thấy: + Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại 2 vị trí Cầu Nội Duệ và Kênh Duệ Nam (nơi tiếp nhận nước thải từ Khu công nghiệp Tiên Sơn ) cho thấy hàm lượng các chất hữu cơ cao hơn tiêu chuẩn cho phép TCVN 5942 – chất lượng nước mặt, hàm lượng COD cao hơn từ 2,03 đến 2.34 lần, BOD5 cao hơn 1,16 lần, các kim loại nặng thấp hơn tiêu chuẩn cho phép. + Kết quả nước thải tại cống thoát nước chung của Khu công nghiệp và 2 hồ điều hòa cho thấy hàm lượng COD vượt 1,04 lần, dầu mỡ khoáng vượt 2,0 lần, sulfua vượt 1,2 lần, coliorm vượt 2,6 lần (so với TCVN 5945 – 1995 cột B). - Chất lượng nước thải cục bộ của các doanh nghiệp: + Tình hình xử lý nước thải nội bộ đạt tiêu chuẩn 18/34 chiếm 53%. + Không đạt tiêu chuẩn môi trường theo TCVN 5945-1995 chất lượng nước loại B là 16/34 chiếm 47% (thành phần các chất gây ô nhiễm BOD, COD, dầu mỡ, SS, Coliform… vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,1 đến 3,08 lần). - Khu công nghiệp Quế Võ: chưa thực hiện quan trắc môi trường năm 2006. 2.4.4. Nguồn tiếp nhận nước thải: Là hệ thống tiêu, thoát nước mặt kết hợp với nước thải, cụ thể tại các Khu công nghiệp như sau: + Khu công nghiệp Tiên Sơn: Nước thải hiện chảy trực tiếp ra Kênh 6 xã, kênh Duệ Nam, đổ vào hệ thống Kênh Nam chia làm hai hướng một hướng chảy vào sông Tào Khê qua trạm bơn tân Tri vào sông Đuống, một phần chảy dọc Kênh Nam ra sông Tào Khê vào Sông Cỗu qua tram bơm Hiền Lương xã Phù Lương. Mức độ ô nhiễm tại kênh 6 xã và Kênh Duệ Nam không đảm bảo theo chất lượng nước mặt cho thủy lợi. + Khu công nghiệp Quế Võ: Nước thảI của Khu công nghiệp này thải ra Kênh Kim Đôi 9, chảy vào Kênh Nam ra sông Tào Khê vào sông Cầu qua trạm bơm Hiền xã Phù Lương. Kênh Kim Đôi 9 đảm bảo thải. + Khu công nghiệp Yên Phong: Nước thải được chảy vào Kênh 286 được bơm cưỡng ra sông Cầu qua trạm bơm Vạn An. + Khu công nghiệp Đại Đồng – Hoàn Sơn: Nước thải được chảy vào sông Tam Gianh ra ngòi Tào Khê bơm cưỡng bức ra Sông Đuống qua trạm bơm Tân Tri. Các Khu công nghiệp đang thực hiện: Khu công nghiệp Nam Sơn – Hạp Lĩnh ra sông Cầu; Khu công nghiệp Yên Phong II thoát nước ra Đầm Lâu và sông Cà Lồ; Khu công nghiệp thuận Thành thoát nước ra Kênh Bắc chảy vào sông Đuống; Khu công nghiệp Quế Võ II ra sông Cỗu qua trạm bơm Đức Long. III. Đánh giá sự phát triển của các KCN tỉnh Bắc Ninh: 1. Đánh giá tác động các KCN đến nền kinh tế của Bắc Ninh nói chung: 1.1 Những tác động tích cực: 1.1.1 Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Phát triển các KCN không những tạo ra động lực thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp mà còn kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất công nghiệp trong KCN và hình thành mạng lưới dịch vụ phục vụ cho nhu cầu người lao động. Qua đó việc phát triển các KCN sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng dần. 1.1.2. Tác động đến quá trình hoàn thiện cơ chế chính sách. Cơ chế quản lý “ một cửa tại chỗ ” về thủ tục hành chính đối với nhà đầu tư, các hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh được tiến hành áp dụng rộng rãi và phát huy tác dụng các chính sách thu hút đầu tư vào KCN của tỉnh ngày càng phát huy hiệu quả khi đã thu hút được hàng loạt các nhà đầu tư lớn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…điều đó chứng tỏ các cơ chế chính sách của tỉnh đã thông thoáng và tạo nhiều thuận lợi cho các nhà đầu tư. 1.1.3. Tác động phát triển hệ thống hạ tầng và thúc đẩy sự phát triển các loại hình dịch vụ. Các KCN ra đời và phát triển là điều kiện lý tưởng để phát triển các loại hình dịch vụ: Dịch vụ tài chính, dịch vụ xây dựng và cho thuê bất động sản…đặc biệt Bắc ninh sẽ đa dạng hóa các loại hình dịch vụ như bảo hiểm, y tế, ngân hang, vận tải ,bưu điện,phát triển thị trường chứng khoán. 1.2. Những tác động tiêu cực: 1.2.1 Phát triển các KCN dẫn đến hiện tượng di dân tự do. Khi các KCN trong địa bàn tỉnh phát triển sẽ thu hút một lượng lớn người lao động đến làm việc. Do vậy ngoài lực lượng lao động địa phương để đáp ứng nhu cầu đó, thì cần có một lượng lao động không nhỏ di cư từ các địa phương khác. Do chế độ làm việc theo ca, giao thô._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7310.doc
Tài liệu liên quan