-1-
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA MỘT NƯỚC
1.1. Khái niệm về khu công nghiệp, khu chế xuất ................................................... 3
1.2. Lịch sử hình thành KCN trên thế giới............................................................... 4
1.3. Quá trình hình thành
76 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1840 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Phát triển các khu công nghiệp Tp. Cần Thơ đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và phát triển KCN - KCX ở Việt Nam ........................... 6
1.4. Đặc điểm các loại hình khu công nghiệp .......................................................... 7
1.5. Vai trò của KCN - KCX đối với sự phát triển kinh tế xã hội ........................... 9
1.6. Tình hình hoạt động của các KCN, KCX Việt Nam thời gian qua................... 9
1.6.1. Về đầu tư nước ngoài. ............................................................................. 10
1.6.2. Về đầu tư trong nước. .............................................................................. 10
1.6.3. Về vấn đề đất trong KCN ........................................................................ 10
1.6.4. Về tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN ..... 11
1.6.5. Về thu hút lao động ................................................................................ 12
1.6.6. Về quản lý Nhà nước đối với KCN ......................................................... 12
1.7. Một số định hướng phát triển các KCN ở Việt Nam ........................................ 13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TP.CẦN THƠ
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KCN CẦN THƠ ....... 16
2.1.1. Sơ lược về tình hình kinh tế xã hội TP.Cần Thơ. .................................... 16
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển các KCN Cần Thơ: .............................. 17
2.1.2.1. Lịch sử hình thành ....................................................................... 17
2.1.2.2. Đặc điểm các KCN ở TP.Cần Thơ: ............................................. 19
2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC KCN CẦN THƠ THỜI GIAN QUA............. 21
2.2.1 Về vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng. ............................................................... 21
2.2.2 Kết quả thu hút đầu tư .............................................................................. 23
2.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.................................................... 25
2.2.3.1 Doanh thu và giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm.................. 25
-2-
2.2.3.2 Đóng góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài............... 27
2.2.3.3 Tình hình nộp ngân sách của các doanh nghiệp KCN Cần Thơ .. 28
2.2.3.4 Vấn đề thu hút và tạo việc làm cho người lao động ..................... 29
2.3 NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁC KCN TP.CẦN THƠ
THỜI GIAN QUA................................................................................................... 32
2.3.1 Mặt mạnh.................................................................................................. 33
2.3.2 Điểm yếu................................................................................................... 34
2.3.3 Cơ hội ....................................................................................................... 36
2.3.4 Đe doạ....................................................................................................... 37
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TP.CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2010
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TP.CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2010.........................................................................................38
3.1.1. Phương hướng phát triển ......................................................................... 38
3.1.2. Mục tiêu phát triển:.................................................................................. 38
3.1.2.1. Về kinh tế ..................................................................................... 38
3.1.2.2. Về xã hội ...................................................................................... 38
3.2 ĐỊNH HƯỚNG TỔNG QUÁT ĐỂ ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CÁC
KCN TP. CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2010 ................................................................... 39
3.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KCN TP.CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2010 ...............40
3.3.1 Về quy hoạch ............................................................................................ 40
3.3.2 Về đầu tư xây dựng Khu công nghiệp...................................................... 42
3.3.3 Về cải thiện môi trường đầu tư................................................................. 44
3.3.4 Về quản lý các KCN................................................................................. 52
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 56
! Đối với Chính phủ ......................................................................................... 56
! Đối với UBND Thành phố Cần Thơ ............................................................. 57
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
-3-
PHẦN MỞ ĐẦU
.....WX.....
1. Sự cần thiết của đề tài
hát triển khu công nghiệp, khu chế xuất có vai trò quan trọng trong
quá trình phát triển công nghiệp cả nước, góp phần thực hiện chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Văn kiện Đại hội Đảng lần IX đã chỉ
rõ: “Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả khu
công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm
công nghiệp lớn và khu kinh tế mở”. Chúng ta đều biết vai trò của khu công nghiệp
trong tiến trình công nghiệp hóa là rất quan trọng. Sự hình thành và phát triển khu
công nghiệp, khu chế xuất là một tất yếu khách quan nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội
phát triển. Khu công nghiệp Cần Thơ được thành lập từ năm 1995, đã có những
đóng góp đáng kể trong việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ nói
riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, với vị trí và vai trò trung tâm của vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt kể từ ngày 1/1/2004 thành phố Cần Thơ đã
chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, khu công nghiệp Cần Thơ
vẫn chưa làm được nhiệm vụ chính của mình, thể hiện qua tỷ lệ lấp đầy diện tích
các khu công nghiệp chưa cao, chưa thu hút được các dự án có vốn đầu tư lớn cũng
như tổng vốn thu hút được đến cuối năm 2004 chỉ đạt khoảng 348 triệu USD, bằng
một số dự án ở các khu công nghiệp Miền Đông.
P
Tôi rất mong muốn đưa ra những đề xuất nhằm góp phần nhỏ bé của mình
vào việc cải thiện tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp TP.Cần Thơ nên
tôi đã chọn: “Giải pháp phát triển các khu công nghiệp TP. Cần Thơ đến năm 2010”
làm tên luận văn nghiên cứu của mình, góp phần đưa TP. Cần Thơ sớm trở thành
trung tâm kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật của vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Luận văn đã phân tích thực trạng các khu công nghiệp của TP Cần Thơ, trên
cơ sở đó đề ra giải pháp cho tương lai. Xác định những mặt đạt được và chưa được
để từ đó có định hướng và giải pháp hợp lý, phát huy thế mạnh sẵn có, vận dụng
-4-
những cơ hội để khu công nghiệp Cần Thơ nói riêng và Thành phố Cần Thơ nói
chung ngày càng phát triển.
3. Nội dung nghiên cứu: được thể hiện qua các chương mục như sau:
Chương I: Tầm quan trọng của khu công nghiệp, khu chế xuất đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của một nước, là tiền đề lý luận để người đọc hiểu được thế
nào là Khu Công nghiệp, khu chế xuất; lịch sử hình thành và phát triển của các
khu công nghiêp trên thế giới và ở Việt Nam; vai trò của nó đối với sự phát triển
kinh tế xã hội của một quốc gia.
Chương II: Thực trạng hoạt động của các khu công nghiệp tại TP Cần Thơ, phân
tích đánh giá quá trình hoạt động của các khu công nghiệp TP Cần Thơ từ đó
thấy được những những mặt mạnh, mặt yếu, những cơ hội và đe dọa làm cơ sở
đề ra các giải pháp để phát triển các khu công nghiệp của Thành phố.
Chương III: Giải pháp phát triển các khu công nghiệp TP Cần Thơ đến năm
2010, trình bày các giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa các dự án cũng như vốn
đầu tư vào các khu công nghiệp TP.Cần Thơ trong thời gian tới
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn hình thành chủ yếu từ các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ sách, báo,
tạp chí, mạng internet, các số liệu, báo cáo của BQL khu công nghiệp TP Cần Thơ...
Từ những dữ liệu thu thập được tác giả đã tiến hành phân tích, tổng hợp,
đánh giá và rút ra những vấn đề cần nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Là các khu công nghiệp của TP Cần Thơ, đánh giá những thành tựu và tồn
tại, từ đó đưa ra những nguyên nhân và giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư,
góp phần phát triển các khu công nghiệp TP.Cần Thơ.
Luận văn không đề cập đến các khu tiểu thủ công nghiệp ở TP.Cần Thơ và
các doanh nghiệp nằm ngoài các khu công nghiệp TP.Cần Thơ.
Do những hạn chế nhất định, luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót. Mong
các thầy, cô, bạn đọc thông cảm và có những đóng góp để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
-5-
CHƯƠNG I:
TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP,
KHU CHẾ XUẤT ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI CỦA MỘT NƯỚC
.....WX.....
1.1. Khái niệm về khu công nghiệp, khu chế xuất
♦ Khu công nghiệp (KCN): là khu tập trung các doanh nghiệp khu công
nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất
công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ
quyết định thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất .
♦ Khu chế xuất (KCX): là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế
xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất
khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh
sống; do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
♦ Khu công nghệ cao (KCNC): là khu tập trung các doanh nghiệp công
nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao
gồm nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan, có
ranh giới địa lý xác định; do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong
KCNC có thể có doanh nghiệp chế xuất hoạt động.
♦ Doanh nghiệp khu công nghiệp (DN KCN): là doanh nghiệp được thành
lập và hoạt động trong khu công nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất và
doanh nghiệp dịch vụ, đủ mọi thành phần kinh tế.
♦ Doanh nghiệp chế xuất (DN CX): là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng
xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ chuyên cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động
xuất khẩu được thành lập và hoạt động trong KCN, KCX.
♦ Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng: là doanh nghiệp được thành lập có
chức năng kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN và được Thủ tướng Chính phủ quyết định
cho phép đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, KCX, KCNC.
♦ Ban quản lý các KCN cấp tỉnh: là cơ quan quản lý trực tiếp các KCN,
KCX, KCNC trong phạm vi địa lý hành chính một tỉnh, thành phố trực thuộc trung
-6-
ương hoặc Ban quản lý KCN trên địa bàn liên tỉnh hoặc Ban quản lý một KCN
(trường hợp cá biệt) do Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập.
Từ đó, tôi căn cứ vào thực tế hoạt động và sự hình thành các khu công
nghiệp, khu chế xuất đưa ra một khái niệm về khu công nghiệp, khu chế xuất như
sau: Khu công nghiệp là khu được quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để
phát triển một cách có hệ thống theo kế hoạch tổng thể của nhà nước, nhằm cung
cấp hạ tầng cơ sở cho các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp, thực
hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp và bảo đảm tiện ích cho cộng đồng, do
cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc giải tán khi cần thiết. Khái niệm
này khác với nhận định của các khái niệm trên là khu công nghiệp, khu chế xuất
phải gắn liền với khu dân cư, nhưng không phải các khu dân cư nằm trong phạm vi
khu công nghiệp, khu chế xuất mà là các khu dân cư vệ tinh, gồm có nhà ở, khu
công viên và khu dịch vụ công ích đính kèm.
1.2. Lịch sử hình thành KCN trên thế giới
Từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế, người ta đã phát triển loại hình KCN
để tập trung các nhà máy sản xuất công nghiệp vào trong một khu vực. KCN đầu
tiên trên thế giới được thành lập vào năm 1896 ở Trafford Park thành phố
Manchester (Anh) với tư cách là một doanh nghiệp tư nhân. Sau đó vào năm 1899
vùng công nghiệp Clearing ở thành phố Chicago, bang Illinois bắt đầu hoạt động và
được coi là khu công nghiệp đầu tiên của Mỹ. Tuy nhiên trong giai đoạn này, điều
kiện địa lý, môi trường và công nghiệp lợi thế giữa KCN tập trung và công nghiệp
riêng lẻ chưa có sự chênh lệch đáng kể trong lợi thế kinh tế các mặt nên số lượng
KCN tập trung chưa được các doanh nghiệp công nghiệp chú trọng cho đến những
năm 1950 - 1960. Do điều kiện công nghiệp phát triển mạnh nên ngoài điều kiện
môi trường sinh thái và các điều kiện xã hội đã có sự bùng nổ về phát triển các vùng
công nghiệp và KCN tập trung.
Đến năm 1959, ở Mỹ đã có 452 vùng công nghiệp và 1.000 khu công nghiệp
tập trung, cho đến năm 1970 đã tăng khoảng 1.400 KCN, cũng trong thời kỳ này ở
Anh có 55 KCN (1959), Pháp có 230 vùng công nghiệp và Canada có 21 vùng công
nghiệp (1965).
-7-
Đối với những nước đang phát triển đầu tiên đã sử dụng hệ thống KCN là
Pucto Rico. Trong những năm từ 1947 - 1963 Chính phủ Pucto Rico đã xây dựng
480 nhà máy để cho các doanh nghiêp thuê với cơ sở hạ tầng phù hợp nhằm thu hút
các công ty chế biến của Mỹ, hầu hết các nhà máy tập trung trong hơn 30 KCN.
KCN đầu tiên ở các nước châu Á được khai sinh ở Singapore vào năm 1951, đến
năm 1954 Malaysia cũng bắt đầu thành lập KCN cho đến giữa thập kỷ 90 đã có 139
KCN, Ấn Độ bắt đầu thành lập KCN từ 1955 đến năm 1979 đã có 705 khu công nghiệp.
Đặc biệt một số nước trong khu vực châu Á đã thành công rất lớn trong việc
sử dụng các hình thức KCN - KCX - KCNC để phát triển kinh tế của quốc gia điển
hình như khu công nghệ cao của Tân Trúc - Đài Loan được xây dựng năm 1980 với
diện tích xây dựng 650 ha trên tổng diện tích quy hoạch 2100 ha với tổng số vốn
đầu năm 1995 lên tới 7 tỷ USD, sau 15 năm hoạt động tổng doanh số hàng hóa và
dịch vụ của khu đạt 10,94 tỷ USD chiếm 3,6% GDP Đài Loan. Đài Loan cũng là
nước đầu tiên sử dụng thể chế KCX được sáng lập từ năm 1966, KCN Cao Hùng là
KCX đầu tiên của Đài Loan. Cho đến năm 1992, thế giới đã có tới 280 KCX được
xây dựng ở 40 nước trong đó có khoảng 60 khu đã hoạt động mang lại hiệu quả cao.
Về giải quyết việc làm: năm 1990 tổng số người làm việc trong các KCX từ
các nước đang phát triển đạt tới 530.000 người.
Về xuất khẩu: Tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chế biến của các nước
đang phát triển là 258 tỷ USD năm 1988 chiếm khoảng 80% xuất khẩu của khu chế
xuất là từ các nước Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan. Giá trị xuất khẩu được tính trên
người công nhân là hơn 30.000 USD ở Malaysia, 50.500 USD ở Đài Loan và
67.800 USD ở Hàn Quốc, 72.000 USD ở khu Baguio City Philippines.
Các KCX đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài phần lớn từ các ngành điện
tử như ở Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan.
Rõ ràng việc phát triển khu KCN - KCX - KCNC ở các nước đang phát triển
đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển ngành công nghiệp công
nghệ cao và tăng thu nhập kinh tế quốc dân. Qua việc phát triển của các KCN -
KCX - KCNC cao đã đẩy mạnh việc xuất khẩu của các quốc gia thu nhiều ngoại tệ,
tạo thêm nhiều công ăn việc làm, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước
ngoài, tiếp nhận được kỹ thuật, công nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến, đào
-8-
tạo đội ngũ công nhân lành nghề, nhanh chóng hòa nhập và tăng cường sức cạnh
tranh của sản phẩm công nghiệp trên thị trường khu vực và thế giới.
Các KCN hình thành sẽ thu hút các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy, xí
nghiệp sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ,... cùng vốn đầu tư trực tiếp, các nhà đầu
tư trang bị cho các KCN những công nghệ, dây chuyền sản xuất cũng như phương
pháp quản lý mới. Trực tiếp tác động đóng góp đẩy nhanh tiến trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và góp phần giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
1.3. Quá trình hình thành và phát triển KCN - KCX ở Việt Nam
Tiền thân phát triển các KCN-KCX-KCNC là khu kỹ nghệ Biên Hòa (nay là
KCN Biên Hòa I) được thành lập năm 1963 nơi này có vị trí địa lý thuận lợi cho phát
triển công nghiệp, đây cũng là KCN lớn nhất và phát triển nhất sau ngày miền Nam
giải phóng 1975. Song song đó, tại miền Bắc cũng đã bắt đầu xây dựng nhiều khu
liên hợp, cụm công nghiệp lớn nhằm phát triển công nghiệp tạo cơ sở phát triển các
KCN-KCX-KCNC sau này, điển hình là khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên.
Nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của việc hình thành xây
dựng, phát triển và quản lý KCN-KCX, ngày 18/10/1991 Chính phủ Việt Nam đã
ban hành quy chế KCX kèm theo Nghị định 322/HĐBT và năm 1994 Chính phủ
ban hành quy chế KCN kèm theo Nghị định 192/CP. Đánh dấu cho bước mở đầu
của việc phát triển KCN, KCX của nước ta cho đến ngày 24/4/1997 Chính phủ ban
hành Nghị định 36/CP thống nhất các quy chế KCN-KCX nhằm kiện toàn và đẩy
nhanh tốc độ đầu tư xây dựng và phát triển các KCN-KCX. Tạo một hành lang pháp
lý đặc biệt cho loại hình kinh tế còn khá mới mẻ lại có điểm xuất phát thấp, chúng
ta chưa có kinh nghiệm lại thiếu tiềm lực về nguồn vốn đầu tư các cơ sở vật chất hạ
tầng trong cũng như ngoài địa bàn KCN. Hơn nữa lại chịu sự cạnh tranh rất gay gắt
về thu hút đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Thái
Lan, Indonesia. Tuy nhiên với đường lối chính trị đúng, Đảng ta đã lãnh đạo công
cuộc đổi mới và thu được những thành công, đã khẳng định được vị trí của đất nước
trên trường quốc tế. Với các chính sách kinh tế mở, thông thoáng đã hấp dẫn được
các nhà đầu tư và các quốc gia trên thế giới.
Chúng ta là nước đi sau trong lĩnh vực xây dựng phát triển KCN nên có điều
kiện tiếp thu những kinh nghiệm của nhiều nước trên cơ sở đó phân tích những nguyên
-9-
nhân về thành công, thất bại để rút ra những phương thức, điều kiện để hoạch định
những bước đi thích hợp cho việc xây dựng và phát triển các KCN ở nước ta.
Từ khi có quy chế KCX đầu tiên từ năm 1991, đến năm 1992 KCX Tân
Thuận (TP. Hồ Chí Minh) đi vào hoạt động. Theo Vụ Quản lý KCN, KCX, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 6/2004, nước ta đã có 154 KCN, KCX được
duyệt quy hoạch phát triển: trong đó 151 KCN, KCX đã thành lập, với tổng diện
tích 25.400 ha (không kể khu kinh tế Dung Quất 14.000 ha là khu kinh tế tổng hợp
và KCNC Hòa Lạc, KCNC TP.HCM). Các KCN đã được thành lập ở Việt Nam
phần lớn được tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc có 23 khu, diện tích 3.345 ha, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 50
khu, diện tích 11.579 ha, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có 17 khu, diện tích
2.466 ha và khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng
Nam). Ngoài ra, các khu khác có 16 khu, diện tích 2.837ha. Hệ thống KCN ở nước
ta gồm nhiều loại hình, đa dạng về quy mô, tính chất và trình độ hiện đại. Trước hết
phải nói rằng sự ra đời của KCX Tân Thuận một hình thức tổ chức sản xuất công
nghiệp tập trung sản xuất theo lãnh thổ đầu tiên ở nước ta, đã tạo được một mô hình
tổ chức sản xuất mới có hiệu quả, một hình mẫu tiên tiến về cơ chế quản lý một cửa
tại chỗ về xu thế thời đại, từ đó có sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư và đạt tốc độ
nhanh thực hiện đầu tư, xứng đáng là đơn vị được quốc tế xếp hạng nhất các KCN ở
châu Á, với giá trị thành công của một KCX đi đầu trong công cuộc đổi mới, KCX
Tân Thuận đã tạo ra sức lan tỏa mạnh trong cả nước mở ra hướng phát triển mới,
tiền đề cho việc phát triển KCN, KCX, KCNC.
Đến nay, các KCN, KCX, KCNC đã và đang làm thay đổi cơ bản đời sống
kinh tế xã hội của những khu vực trước đây còn là những vùng hoang hóa nay trở
thành những vùng công nghiệp, vùng sản xuất hàng hóa phát triển, những trung tâm
văn hóa ngang tầm với các nước trong khu vực.
1.4. Đặc điểm các loại hình khu công nghiệp
Đối với nước ta có các loại hình KCN sau:
- Khu công nghiệp
- Khu chế xuất
- Khu công nghệ cao
-10-
- Khu kinh tế mở
Đặc điểm chung của các loại hình khu công nghiệp này là: Xuất phát từ khái
niệm KCN là khu tập trung các doanh nghiệp, do đó KCN có đặc điểm là tập trung
vốn và các nguồn lực khác để tạo nên cơ sở hạ tầng thật tốt thu hút các nhà doanh
nghiệp vào sản xuất, trong một phạm vi địa lý xác định trên một phạm vi lãnh thổ
nhất định, được Chính phủ áp dụng một cơ chế quản lý ưu đãi để động viên khuyến
khích các nhà đầu tư sản xuất trong KCN. Mục đích để tập trung các điều kiện
thuận lợi về mọi mặt (cơ sở hạ tầng, cơ chế quản lý,…) nhằm bảo vệ môi trường
sinh thái, nâng cao hiệu quả hoạt động công nghiệp và thương mại, đảm bảo an toàn
cho nhà đầu tư an tâm sản xuất.
Với đặc điểm và mục đích việc thành lập các KCN như trên, trong thời gian
qua từ năm 1991 đến nay đã thành lập các loại hình KCN có những đặc điểm mà có
thể khái quát thành các loại hình như sau:
- Các KCN được thành lập trên một phạm vi khuôn viên có sẵn một số doanh
nghiệp công nghiệp đang hoạt động. Nghĩa là KCN hình thành từ các cụm công
nghiệp có sẵn, do đó đòi hỏi các công ty phát triển cơ sở hạ tầng phải nhanh chóng
nâng cấp cơ sở hạ tầng và phải xây dựng các công trình xử lý chất thải công nghiệp,
trồng cây xanh để giảm thiểu ô nhiễm môi trường sinh thái.
- Các KCN hình thành do yêu cầu di dời các nhà máy, các xí nghiệp đang
hoạt động trong nội thành, nội thị, vùng đông dân cư sinh sống gây ảnh hưởng đến
hoạt động của đời sống xã hội, làm mất vẻ mỹ quan, ô nhiễm môi trường, hoặc do
yêu cầu di dời, giải tỏa để xây dựng các công trình xã hội khác. Mặt khác, một số
công ty, xí nghiệp do yêu cầu mở rộng sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ phải
chọn giải pháp di dời.
- KCN hiện đại có quy mô lớn được xây dựng mới, loại hình này có đặc
điểm được tập trung vốn ban đầu tương đối lớn nên tốc độ xây dựng nhanh, chất
lượng các công trình hạ tầng đạt tiêu chuẩn quốc tế, có các hệ thống hạ tầng đồng
bộ, hệ thống xử lý các chất thải tiên tiến, có một số khu có nhà máy điện riêng bảo
đảm tốt cho quá trình sản xuất của các doanh nghiệp KCN.
-11-
1.5. Vai trò của KCN - KCX đối với sự phát triển kinh tế xã hội
- Phát triển các KCN-KCX theo đúng chiến lược và quy hoạch tổng thể là sự
thực hiện tốt nhất quá trình phân công lại lao động xã hội trên phạm vi cả nước ở một
trình độ cao hơn, nhằm cơ cấu lại nền kinh tế quốc dân theo hướng tập trung khai
thác, tận dụng có hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài nước, những tiềm năng, lợi
thế hiện có, nâng cao sức cạnh tranh, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và phát triển chung của nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững.
- Phát triển các KCN-KCX theo đúng chiến lược, quy hoạch và hoạt động có
hiệu quả là nhân tố góp phần to lớn trong việc tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa
xuất khẩu và tiêu dùng có giá trị kinh tế cao, tăng thêm nhiều việc làm để thu hút
một số lượng không nhỏ những người lao động ở khắp mọi miền đất nước, nhất là
lao động ở nông thôn, góp phần tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, tăng thu nhập
quốc dân, ổn định kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, xóa hộ đói, giảm hộ
nghèo, ngày càng có nhiều hộ giàu và tiến tới tất cả cùng giàu.
- Phát triển các KCN-KCX theo đúng chiến lược và quy hoạch sẽ tạo ra địa
bàn thuận lợi cho quá trình tiếp thu những thành tựu tiến bộ khoa học và công nghệ,
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù
hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tạo ra thế và lực mới cho nền kinh tế phát
triển bền vững.
- Phát triển các KCN-KCX theo đúng chiến lược và quy hoạch cũng đồng
thời tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng mới, đồng bộ cả về kết cấu hạ tầng kinh tế -
kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành
phần kinh tế, mọi thành viên của cộng đồng, tiếp cận được với các nguồn lực, cho
phép thực hiện sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và
bảo vệ môi trường, trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì sự
phát triển bền vững.
1.6. Tình hình hoạt động của các KCN, KCX Việt Nam thời gian qua:
Sau hơn 12 năm xây dựng và phát triển, với những chính sách ưu đãi và cơ
sở hạ tầng quốc gia được cải thiện nâng cấp, các KCN ở Việt Nam đã thật sự hấp
dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp đầu tư vào KCN thuộc
đủ mọi thành phần kinh tế, bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp ngoài
-12-
quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đầu tư vào KCN bao gồm
các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng KCN, sản xuất công nghiệp như hóa chất,
dệt may, da giầy, điện tử, lắp ráp ô tô, xe máy... và dịch vụ sản xuất công nghiệp.
Ngoài các dự án đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN. Tính đến thánh 6
năm 2004 đã có 2.864 dự án đầu tư còn hiệu lực trong các KCN, trong đó có 1.442
dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 11.390 triệu USD và 1.422
dự án trong nước với tổng vốn đầu tư là 72.612 tỷ đồng.
1.6.1. Về đầu tư nước ngoài.
Tính đến 6 tháng đầu năm 2004, các nhà đầu tư nước ngoài từ hơn 40 nước,
vùng lãnh thổ đã đầu tư vào các KCN, với 1.442 dự án, với tổng vốn đầu tư là
11.390 triệu USD (không kể 19 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCN). So với vốn
đăng ký của tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy
phép trong cả nước, tỷ trọng vốn đăng ký của các dự án trong các KCN chiếm 29%.
Nếu chỉ tính riêng cho các ngành công nghiệp sản xuất và dịch vụ công nghiệp (trừ
dầu khí, du lịch, khách sạn, khu đô thị, khu vui chơi giải trí, bệnh viện, trường học,
tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, trồng rừng), tỷ trọng này chiếm trên 40%
1.6.2. Về đầu tư trong nước.
Tính đến tháng 6 năm 2004, trong các KCN có 1.422 dự án đầu tư trong
nước với tổng vốn theo dự toán là 72.612 tỷ đồng. Ngoài các doanh nghiệp được
thành lập và hoạt động trước khi KCN được hình thành, trong 3 năm gần đây, các
nhà đầu tư trong nước đã đầu tư nhiều vào KCN, điển hình là các địa phương như:
TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Định, Phú Yên...
1.6.3. Về vấn đề đất trong KCN
Tính đến tháng 6 năm 2004, các KCN đã cho thuê được 5.772 ha, bằng
41,8% tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê (13.809 ha trong 106 KCN đã
được thành lập) nếu không tính 38 KCN mới thành lập năm 2003, 6 tháng đầu năm
2004 và một số KCN đã thành lập từ năm 1997 nhưng chưa triển khai thì tỷ lệ lấp
đầy của các KCN trong cả nước đạt 59,8% diện tích đất công nghiệp.
-13-
Tình hình thuê đất tại các KCN đến tháng 6 năm 2004 được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.1: Tình hình thuê đất tại các KCN ở Việt Nam
TT Tỷ lệ đất cho thuê/diện tính đất
công nghiệp (%)
Số khu Tỷ lệ (%)
1 Đã cho thuê trên 80% 25 23.5
2 Đã cho thuê trên 50% đến 80% 25 23.5
3 Đã cho thuê trên 30% đến 50% 17 16.0
4 Đã cho thuê trên 10% đến 30% 14 13.5
5 Đã cho thuê trên 1% đến 10% 04 03.7
6 Chưa cho thuê được đất 21 19.8
(Nguồn: Vụ Quản lý KCN và KCX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Từ bảng trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Số KCN đã cho thuê từ trên 50% diện tích đất công nghiệp trở lên có 50
khu (chiếm 47,1% tổng số KCN), các KCN này đã đi vào hoạt động và đã phát huy
tốt hiệu quả của nó.
- Trong tổng số 21 khu chưa cho thuê đất chủ yếu là các khu mới có quyết
định thành lập (16 khu thành lập năm 2003 và 8 khu thành lập trong 6 tháng đầu
năm 2004)
1.6.4. Về tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN
Trong số các doanh nghiệp trong KCN đã được cấp giấy phép, có gần 1.541
doanh nghiệp (trong đó 814 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, 727 doanh
nghiệp trong nước) đã sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp còn lại đang trong
quá trình xây dựng hoặc chuẩn bị xây dựng nhà xưởng để đi vào sản xuất. Trong
thời gian qua, giá trị sản lượng hàng hóa cũng như giá trị xuất khẩu hàng hóa ở các
KCN tăng trưởng ở mức cao.
Doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của các KCN trong những năm gần đây
được thể hiện ở bảng 1.2:
-14-
Bảng 1.2: Giá trị SX và XK hàng hóa ở các KCN và khối đầu tư nước ngoài.
Khu Công nghiệp Đầu tư nước ngoài của cả nước
TT Năm Giá trị sản lượng
hàng hóa
Giá trị xuất khẩu
hàng hóa
Giá trị sản lượng
hàng hóa
Giá trị xuất
khẩu hàng hóa
1 1999 1.950 100 1.500 100 4.800 100 2.590 100
2 2000 3.555 182 2.170 145 6.500 135 3.320 128
3 2001 4.500 128 3.000 138 7.400 114 3.600 108
4 2002 5.000 111 3.200 107 9.000 121 4.500 125
5 2003 7.300 146 3.210 100.3 11.47 130.5 6.225 138
6 6 tháng
2004
4.535 149 1995 140 8.000 130 3.850 128.9
(Nguồn: Vụ Quản lý KCN và KCX, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
1.6.5. Về thu hút lao động
Đến tháng 6 năm 2004, các KCN đã tạo việc làm cho gần 60 vạn lao động
trực tiếp và khoảng hơn 1 triệu lao động gián tiếp. Số lao động này chủ yếu tập
trung tại một số tỉnh, thành phố như:
- Thành phố Hồ Chí Minh có hơn 13 vạn lao động trực tiếp tại các KCN
- Tỉnh Bình Dương: có gần 10 vạn lao động
- Tỉnh Đồng Nai: có gần 16 vạn lao động
- Thành phố Hà Nội: có gần 1,3 vạn lao động
- Thành phố Đà Nẵng: có trên 1,4 vạn lao động
- KCN Điện Nam - Điện Ngọc (Quảng Nam): gần 2 vạn lao động
- KCN Phú Tài (Bình Định): có gần 1,2 vạn lao động
- KCN Cần Thơ: có trên 1,5 vạn lao động
1.6.6. Về quản lý Nhà nước đối với KCN
Tính đến tháng 6 năm 2004, cả nước có 42 Ban quản lý KCN cấp tỉnh được
thành lập. Theo quy định hiện hành, các bộ, ngành ủy quyền cho Ban quản lý KCN
cấp tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
đã ủy quyền việc cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư
nước ngoài đến 40 triệu USD với những điều kiện nhất định; Bộ Thương mại đã ủy
quyền phê duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu và quản lý hoạt động thương mại; Bộ Lao
-15-
động và Thương binh xã hội ủy quyền việc cấp phép cho người lao động nước
ngoài... Bên cạnh đó cùng với việc cải thiện các thủ tục hà._.nh chính chung của cả
nước, các bộ, ngành và UBND cấp tỉnh cũng đã ban hành những chính sách đơn
giản hóa, giảm thiểu các thủ tục hành chính, chế độ công khai thủ tục để tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Đồng thời, các cơ quan quản lý chuyên ngành
như hải quan, ngân hàng, công an... cũng đã được thành lập tại các KCN.
Trên cơ sở cơ chế ủy quyền này đã hình thành và phát huy được cơ chế quản
lý “một cửa, tại chỗ”. Ban quản lý KCN cấp tỉnh đã được trao quyền quyết định
trong quản lý KCN, góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nước đối
với KCN, rút ngắn được thủ tục hành chính, giải tỏa tâm lý cho các nhà đầu tư trong
và ngoài nước về chính sách của nhà nước ta đối với việc đầu tư vào các KCN, góp
phần không nhỏ thúc đẩy phát triển các KCN, được các doanh nghiệp KCN thừa
nhận tính tích cực của công tác quản lý Nhà nước. Đây là cơ chế quản lý đúng và
phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển hiện nay.
Tóm lại, tình hình phát triển KCN hơn 12 năm qua đã đạt được những thành
tựu cơ bản. Đó là, các KCN đã thu hút được nhiều dự án đầu tư đặc biệt là đầu tư
nước ngoài, tạo nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế-xã hội của đất
nước. Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Phát huy vai trò hạt nhân, phát triển kinh tế
vùng, lãnh thổ, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa đất nước. Sử dụng có hiệu quả quỹ đất
công nghiệp, vốn đầu tư và tiết kiệm chi phí sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm và
tăng thu nhập cho người lao động.
1.7. Một số định hướng phát triển các KCN ở Việt Nam
Trong thời gian tới, song song với việc làm tốt công tác quy hoạch phát triển các
KCN, việc xây dựng và phát triển các KCN cần tiến hành theo các định hướng sau:
ª Một là, kết hợp giữa việc lấp đầy diện tích với việc nâng chất lượng dự án
đầu tư vào KCN.
Từng bước chọn lọc và khuyến khích thu hút các dự án có điều kiện phát huy
thế mạnh của từng địa phương cũng như các dự án có vốn lớn, công nghệ cao, nguy
cơ ô nhiễm môi trường thấp. Việc chọn lọc chắc chắn sẽ gây tác động mạnh mẽ đến
-16-
việc lấp đầy diện tích KCN hiện nay, tuy nhiên đó là định hướng tất yếu nhằm đảm
bảo, xây dựng, phát triển KCN theo hướng phát triển bền vững.
ª Hai là, kết hợp chặt chẽ việc phát triển KCN với việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và quá trình đô thị hóa, phát triển nông nghiệp, nông thôn, đồng bộ hóa việc
phát triển hạ tầng kỹ thuật - xã hội trong và ngoài hàng rào KCN ngay từ khâu xem
xét thành lập để thống nhất quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo tính khả
thi và nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN.
Việc kết hợp chặc chẽ giữa quy hoạch KCN với quy hoạch khu đô thị, khu
dân cư và các dịch vụ phục vụ sẽ là nhân tố bảo đảm phát triển bền vững, cho phép
chính quyền địa phương tăng thêm nguồn tài chính để có thể khai thác quỹ đất và
các lợi ích khác từ sự phát triển KCN. Khi xây dựng khu đô thị, khu dân cư, khu
dịch vụ... tùy theo đặc điểm của từng địa phương, không nhất thiết đi liền với từng
KCN mà có thể liên kết phục vụ nhiều KCN trên địa bàn, hoặc mở rộng ra ngoài
phạm vi huyện tỉnh trong một liên kết toàn khu vực.
ª Ba là, nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch và điều hành thực hiện quy
hoạch với quan điểm “triển khai thông thoáng nhưng đảm bảo chặt chẽ”. Đối với
các KCN gặp khó khăn trong việc triển khai , cần tập trung giải quyết các vướn mắc
để tiếp tục triển khai. Nếu KCN không triển khai được do chủ đầu tư xây dựng cơ
sở hạ tầng thiếu năng lực hoặc có những khó khăn khác thì kiến nghị với Thủ tướng
Chính phủ thay đổi chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN. Trường hợp những
KCN không có triển vọng phát triển, cần kiên quyết xem xét rút Giấy phép đầu tư
(Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hay Quyết định phê duyệt dự án (doanh
nghiệp trong nước) hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng.
ª Bốn là, hoàn thiện cơ chế và phương thức quản lý KCN theo hướng tăng
cường cơ chế “một cửa, tại chỗ” nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các
doanh nghiệp trong KCN. Xử lý quan hệ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước đối
với KCN ở Trung ương và địa phương nhằm tăng cường thống nhất quản lý KCN
theo quy hoạch, cơ chế, chính sách chung cho KCN. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống
các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của KCN.
-17-
ª Năm là, có biện pháp triệt để trong việc xử lý môi trường.
Trước hết phải nâng cao chất lượng quy hoạch KCN, thời gian tới tập trung
xây dựng các KCN chuyên ngành, tăng tỷ lệ diện tích cây xanh và các dịch vụ công.
Yêu cầu mọi doanh nghiệp trong KCN phải có hệ thống xử lý chất thải cục bộ đạt
tiêu chuẩn trước khi thải ra hệ thống chung. Từng KCN phải có nhà máy xử lý nước
thải tập trung và được đầu tư xây dựng song song với việc xây dựng kết cấu hạ tầng
KCN. Tạo sự liên kết giữa các địa phương trong vùng trong việc quy hoạch KCN và
vận động đầu tư để bảo đảm cho việc bảo vệ môi trường trong toàn khu vực, đặc
biệt là các KCN có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
ª Sáu là, tăng cường việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.
Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực phải đáp ứng được các yêu cầu như: cân
đối giữa lao động địa phương và lao động nhập cư; từng bước tăng hàm lượng chất
xám trong lao động, có kế hoạch về tái đào tạo nguồn nhân lực.
Chính quyền các cấp cần có hỗ trợ về kinh phí cho các doanh nghiệp trong
KCN trong việc đào tạo nguồn lao động làm việc trong KCN.
ª Bảy là, tập trung xây dựng đồng bộ hạ tầng ngoài hàng rào KCN, trước
mắt khẩn trương giải quyết vấn đề nhà ở cho công nhân, xây dựng đời sống văn hóa
cho công nhân làm việc tại các KCN.
Song song với việc hoàn thiện cơ sở kết cấu hạ tầng KCN, trong thời gian tới
cần phải chú trọng đến việc xây dựng khu đô thị, khu dân cư, các dịch vụ phục vụ
KCN. Đây là yêu cầu tất yếu và cần thiết đảm bảo phát triển KCN có chất lượng và
phát triển bền vững.
-18-
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ CẦN THƠ
.....WX.....
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KCN CẦN THƠ
2.1.1. Sơ lược về tình hình kinh tế xã hội TP.Cần Thơ.
Đồng Bằng Sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố có diện tích đất tự nhiên
gần 40.000 km2, dân số 17 triệu người; là vùng Châu Thổ phì nhiêu, màu mỡ do
chín nhánh sông Mekong bồi đắp tạo thành. Đây là vựa lúa lớn nhất nước, hàng
năm ĐBSCL sản xuất lương thực, thủy hải sản và trái cây chiếm trên 60% sản
lượng cả nước. Là nơi cung cấp chủ yếu lương thực cho xuất khẩu, nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến và là thị trường tiềm năng lớn tiêu thụ hàng công nghiệp.
Thành phố Cần Thơ thuộc ĐBSCL, theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội
khóa XI, kỳ họp thứ 4 thì tỉnh Cần Thơ được chia làm 2 là thành phố Cần Thơ trực
thuộc trung ương và tỉnh Hậu Giang kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2004.
Thành phố Cần Thơ có diện tích 139.000 ha nằm ở vị trí trung tâm Đồng
Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) về phía Tây sông Hậu nối với đường biển quốc tế
theo luồng Định An, cách biển 75km, có quốc lộ 1A thuận tiện giao thông bộ nối
liền với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL, mặt khác còn thuận lợi giao
thông thủy bộ đến Campuchia. Phía Đông Giáp tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long; phía
Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang; phía Bắc giáp tỉnh An
Giang và Đồng Tháp.
TP. Cần Thơ có dân số 1.121.141 người, trong đó dân cư thành thị là
559.040 người chiếm 49,86% và dân cư nông thôn là 562.101 chiếm 50,14%. Lao
động nông nghiệp chiếm 53,67% và lao động phi nông nghiệp chiếm 46,33%. Mật
độ dân số 807 người/km2. Về tổ chức các đơn vị hành chính gồm có 4 quận là Ninh
Kiều, Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn; và 4 huyện là Phong Điền, Cờ Đỏ, Vĩnh
Thạnh, Thốt Nốt (trung tâm TP. Cần Thơ là quận Ninh Kiều).
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Cần Thơ luôn duy trì ở mức cao gắn với việc
giải quyết các vấn đề xã hội có hiệu quả. Trong đó, tốc độ tăng GDP giai đoạn 1976 -
1985 là 4,99%; giai đoạn 1986 - 2000 là 9,42% và giai đoạn 2001 - 2003 là 11,67%.
-19-
Đặc biệt, sau một năm Cần Thơ trở thành TP trực thuộc Trung ương, tốc độ tăng
trưởng kinh tế đạt 14,93%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, phát huy được nhiều lợi thế của TP nói chung và từng ngành, từng địa
phương nói riêng. Về kinh tế, nếu như năm 1976, khu vực I chiếm 66,8%; khu vực II
chiếm 11,7% và khu vực 3 chiếm 22,13% thì đến năm 2003 khu vực I chiếm 29,40%;
khu vực II chiếm 34,69% và khu vực III chiếm 35,91%. Năm 2004, sau khi chia tách,
cơ cấu kinh tế của TP. Cần Thơ chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thương
mại, dịch vụ, công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp (khu vực I chiếm 21,23%, khu
vực II chiếm 35,05%; khu vực III chiếm 43,72%). Nếu như giá trị sản xuất công
nghiệp giai đoạn 1976 - 1985 tăng bình quân 9,12%/năm, giai đoạn 1986 - 2000 là
14,9%/năm, thì đến giai đoạn 2001 - 2003 tăng bình quân 19,4%/năm. Vốn đầu tư
toàn xã hội năm 2004 đạt 4.089 tỉ đồng (năm 1993 là 384 tỉ đồng).
Các lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng đạt được nhiều tiến bộ. Nếu như năm
1976 tỷ lệ hộ dân sử dụng điện là 10,59% thì đến năm 2003 là 90,26% và đến năm
2004 là 96,5%. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch tăng từ 69% năm 2000 lên 85%
năm 2004. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề tăng từ 6,62% (năm 2000) lên 14,85%
(năm 2004). Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh năm 1993 là 15,2% thì đến cuối năm 2004 chỉ
còn 2,52%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 166 USD/người (năm 1993) lên
647 USD/người (năm 2004).
TP.Cần Thơ nằm ở đầu mối giao thông huyết mạch của vùng, có hệ thống hạ
tầng kỹ thuật như giao thông thủy, bộ, sân bay, bến cảng, trường Đại học, các khu
công nghiệp tập trung, các dịch vụ bưu chính viễn thông, bảo hiểm ngân hàng, điện,
nước....Với vị trí tiềm năng nêu trên TP.Cần Thơ được xác định là trung tâm kinh
tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật, tài chính, thương mại và dịch vụ của ĐBSCL.
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển các KCN Cần Thơ:
2.1.2.1. Lịch sử hình thành
Trong những năm 1960 KCN ở Cần Thơ bắt đầu thành lập mang tên KCN
Tây Đô, hoạt động trong một thời gian khá dài từ năm 1960 đến năm 1975 trong
tình hình kinh tế, xã hội vô cùng phức tạp vì đất nước ta đang trong giai đoạn chiến
tranh, tuy nhiên KCN vẫn được thành lập và hoạt động.
-20-
TỪ 1998 ĐẾN NAY
KCN TRÀ NÓC 1(135HA)
KCN TRÀ NÓC 2 (165HA)
KCN HƯNG PHÚ I (350 HA)
KCN HƯNG PHÚ II (226 HA)
TỪ 1975 ĐẾN 1995
GIẢI TÁN KCN
TỪ 1995 ĐẾN 1998
1995: KCN TRÀ NÓC 1(135HA)
1998: KCN TRÀ NÓC 2 (165HA)
TỪ 1960 ĐẾN 1975
KCN TÂY ĐÔ
Sơ đồ 1.1: Các mốc thời gian
Sau khi đất nước được giải phóng, KCN Tây Đô không hoạt động nữa. Thời
gian này, KCN Tây Đô bị giải tán, không còn hoạt động sản xuất của một KCN mà
nơi đây được chuyển đổi thành khu sản xuất khác. Chấm dứt thời kì hoạt động của
KCN Tây Đô.
Kéo dài 20 năm, đến năm 1995 chính phủ đã có quyết định thành lập lại
KCN ở Cần Thơ với tên gọi KCN Trà Nóc 1, diện tích 135 hecta. Từ đây, Ban quản
lý KCN cũng được ra đời để điều hành hoạt động của KCN này, KCN Trà Nóc 1 đã
có những bước phát triển tích cực trong thời gian này, thu hút một lượng lớn đáng
kể các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào hoạt động. Bên cạnh đó, nước ta cũng
đã ban hành luật khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài và có chính sách ngoại
giao rất tốt đối với tất cả các nước trên thế giới đã tạo thuận lợi cho tình hình phát
triển của KCN.
-21-
Cùng với sự gia tăng của nguồn vốn đầu tư FDI, KCN Trà Nóc 1 cũng hoạt
động thịnh vượng hơn, nguồn vốn đầu tư vào KCN mạnh hơn. Do đó, đến năm
1998 Chính phủ lại có quyết định thành lập KCN Trà Nóc 2 với diện tích là 165
hecta. Đây cũng là một trong hai KCN hoạt động sôi nổi và có diện tích hầu như
được lắp đầy.
Từ năm 1998 đến nay, TP.Cần Thơ lại có thêm 2 KCN: KCN Hưng Phú 1,
KCN Hưng Phú 2.
2.1.2.2. Đặc điểm các KCN ở TP.Cần Thơ:
Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Cần Thơ giai đoạn 2000 –
2010, Chính phủ cho phép xây dựng tại Cần Thơ 2 KCN tập trung có tổng diện tích
876 hecta, bao gồm:
- KCN Trà Nóc : 300 hecta.
- KCN Hưng Phú: 576 hecta.
KCN Trà Nóc: có tổng diện tích là 300 hecta, nằm cạnh quốc lộ 91A đi
An Giang, Kiên Giang, cạnh bờ Sông Hậu đi Campuchia và ra biển Đông, cách sân
bay Trà Nóc 2 km, cách cảng Cần Thơ 3 km, cách Trung tâm TP.Cần Thơ 10 km về
phía Bắc, được cung cấp đầy đủ dịch vụ về Ngân hàng, Bưu chính viễn thông, Nhà
hàng, Khách sạn. Tp. Cần Thơ cũng là nơi cung cấp đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công
nhân lành nghề phục vụ cho sản xuất công nghiệp. KCN Trà Nóc được chia thành 2
khu vực:
KCN Trà Nóc I: Có diện tích 135 hecta, tọa lạc tại Phường Trà Nóc, Quận
Bình Thủy, Tp.Cần Thơ. Khởi công từ năm 1995, đến nay, hạ tầng kỹ thuật đã được
xây dựng hoàn chỉnh như : giao thông nội bộ, cấp điện, cấp thoát nước và bưu chính
viễn thông. Tính đến tháng 9 năm 2004 đã cho thuê 100% diện tích đất công nghiệp.
KCN Trà Nóc II: Có diện tích 165 hecta, tọa lạc tại xã Phước Thới, Quận Ô
Môn, liền kề với KCN Trà Nóc 1. Khởi công từ năm 2000, đến nay, cơ sở hạ tầng đang
được xây dựng, đã có các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến thuê đất để xây dựng nhà
máy. Diện tích đất công nghiệp đã cho thuê tính đến tháng 9 năm 2004 là trên 65%.
ªLợi thế về vị trí kinh tế: Nằm sát bờ sông Hậu, đường sông chính giao lưu
trong nước và quốc tế; ngược dòng phía Bắc đi Camphuchia, xuôi dòng qua cảng Cần Thơ
(cách 3km) đi ra biển Đông (cửa biển Định An)
-22-
Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp không gây ô nhiễm cho
nguồn nước, không khí và đất đai như: chế biến lương thực, thực phẩm; Các ngành
công nghiệp cơ khí, điện, điện tử, sản xuất phụ tùng máy móc, phương tiện vận tải;
Công nghiệp vật liệu xây dựng; Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng...
KCN Hưng Phú: có diện tích 576 hecta nằm bên bờ Sông Hậu, cách Trung
tâm Tp.Cần Thơ 9 km về phía Nam. Ngược dòng lên phía Bắc đi Campuchia, xuôi
dòng về phía Nam ra biển Đông. Dọc theo bờ Sông Hậu 9 km, thuộc địa bàn
phường Tân Phú và Phú Thứ, Quận Cái Răng, Tp.Cần Thơ. KCN Hưng Phú được
chia làm 02 khu vực
KCN Hưng Phú I: Có diện tích 350 ha, tọa lạc tại phường Tân Phú, quận Cái
Răng, đã được Chính phủ cho phép thành lập trong năm 2004. Hạ tầng kỹ thuật nội
Khu chưa xây dựng, nhưng đã thu hút được 5 dự án lớn có số vốn đăng ký 51 triệu
USD, trong đó, có 1 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 7 triệu USD.
Đã cho thuê khoảng 38% diện tích đất công nghiệp.
KCN Hưng Phú II: Có diện tích 226 hecta, tọa lạc tại phường Phú Thứ, quận
Cái Răng. Quy hoạch chi tiết đang trình duyệt, cũng chưa xây dựng hạ tầng kỹ thuật
nội Khu, nhưng đã thu hút được 3 dự án có số vốn đăng ký 21 triệu USD, trong đó,
có 1 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 4,8 triệu USD.
ªLợi thế về vị trí kinh tế:
Nằm gần trung tâm thành phố Cần Thơ và bên cạnh một khu đô thị mới với
các dịch vụ ngân hàng, bưu chính, viễn thông, nhà hàng, khách sạn, trường học,
bệnh viện... đã được quy hoạch phát triển.
Tại KCN Hưng Phú I, Cảng biển quốc tế Cái Cui đang được xây dựng với
quy mô lớn hơn cảng Cần Thơ, cho tàu có trọng tải trên 10.000 tấn cặp bến; có đủ
hệ thống kho tàng đáp ứng mức lưu chuyển hàng hóa 4 - 5 triệu tấn/năm. Quốc lộ
91C nối cầu Cần Thơ, Quốc lộ 1 và cầu Quang Trung, cảng Cái Cui đang được thi
công; các công trình điện nước, viễn thông cũng được UBND thành phố chỉ đạo
khẩn trương triển khai xây dựng từ năm 2002.
Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực
phẩm, thủy hải sản, nước giải khát từ trái cây, rau quả xuất khẩu; Công nghiệp dệt,
may, da; Công nghiệp hóa chất và các sản phẩm từ hóa chất; Công nghiệp hàng tiêu
-23-
dùng; Công nghiệp khai thác cảng, đóng mới và sửa chữa tàu biển; Công nghiệp cơ
khí chế tạo và lắp ráp nông cơ, phục vụ cho cơ giới hóa nông nghiệp; Các ngành
công nghiệp khác phù hợp với định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa của một
trung tâm ĐBSCL.
2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC KCN CẦN THƠ THỜI GIAN QUA
2.2.1 Về vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng.
Cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN là yếu tố rất quan trọng trong
việc hấp dẫn các nhà đầu tư. Cho đến nay việc đầu tư cơ sở hạ tầng trong hàng rào
các KCN Cần Thơ vẫn thực hiện theo hình thức “cuốn chiếu”, doanh nghiệp thuê
đến đâu giải tỏa đền bù đến đó. Kết quả đầu tư trong những năm qua như sau:
Bảng 2.1: Vốn đầu tư hạ tầng KCN ĐVT: tỷ đồng
2003/2002 2004/2003
Doanh nghiệp
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004 Ch.lệch % Ch.lệch %
- Công ty phát triển KCN 92.58 99.23 121.7 6.65 107.2 22.47 122.6
- C.ty Cấp thoát nước Cần Thơ 70.7 70.7 70.7 0 100.0 0 100.0
- Bưu điện 8.8 8.8 8.8 0 100.0 0 100.0
- Điện lực 22.23 22.23 23.72 0 100.0 1.49 106.7
Tổng cộng 194.31 200.96 224.92 6.65 103.4 23.96 111.9
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2004 của BQL các KCX & CN Cần Thơ)
0
50
100
150
200
250
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
(tỷ
đ
ồ
ng
)
Cty PT KCN
Cty CN CThơ
Bưu điện
Điện lực
Tổng vốn
Đồ thị 2.1: Vốn đầu tư hạ tầng KCN
Tính đến cuối năm 2004, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN
TP.Cần Thơ đạt khoảng 225 tỷ đồng. Trong đó Công ty phát triển KCN Cần Thơ có
-24-
số vốn đầu tư cao nhất (122 tỷ đồng). Ban Quản lý KCN và CX Cần Thơ thực hiện
đầu tư hạ tầng cơ sở theo hình thức “cuốn chiếu” doanh nghiệp thuê đến đâu giải
tỏa đền bù đến đó và dứt điểm theo thửa đất của từng hộ. Tổng vốn đầu tư hạ tầng
tăng dần qua các năm thể hiện sự quan tâm của Lãnh đạo KCN trong việc cố gắng
hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Năm 2003 tăng 3% so với năm 2002 (về tuyệt đối tăng
6,645 tỷ đồng). Năm 2004 tăng gần 12% (khoảng 12 tỷ đồng) so với năm 2003. Sự
gia tăng vốn đầu tư này chủ yếu do nguyên nhân sau:
Công ty Phát triển KCN Cần Thơ vừa thực hiện nhiệm vụ chỉnh trang tu bổ
hạ tầng KCN Trà Nóc I, vừa đẩy mạnh thi công các hạng mục công trình hạ tầng
KCN Trà Nóc II, KCN Hưng Phú I và KCN Hưng Phú II. Cụ thể: đối với KCN Trà
Nóc I, năm 2004 đã tiến hành xây dựng cầu cảng, với tổng trị giá 0,8 tỷ đồng, nâng
cấp hành lang quốc lộ 91A. Xây dựng xong trục lộ chính 1.400m tại KCN Trà Nóc
II. Giải tỏa được 200 hộ dân và tái định cư được 93 hộ, kết quả đất đã giải tỏa được
72,6 ha tại KCN Hưng Phú I, với tổng kinh phí bồi hoàn là 33 tỷ đồng. Đối với
KCN Hưng Phú II, đang tiếp tục hoàn chỉnh dự án và quy hoạch chi tiết theo định
hướng xây dựng thành phố Cần Thơ phát triển bền vững với KCN tập trung.
Tuy nhiên, tốc độ tăng vốn đầu tư hạ tầng như trên là rất chậm so với nhu
cầu phát triển KCN, ta thấy hầu như sự tăng trưởng của vốn đầu tư hạ tầng trong
các năm qua chủ yếu là do sự gia tăng vốn của công ty phát triển KCN. Các công ty
Cấp thoát nước, bưu điện, điện lực hầu như không gia tăng nguồn vốn kể từ năm
2002. Bởi vì từ năm 2002 ngành điện đã xây dựng và hoàn thành Trạm Biến áp
KCN Trà Nóc 110/22KV-25MVA, nâng cấp cải tạo đường dây trung thế, kéo các
đường dây dẫn cáp ngầm trong KCN Trà Nóc 1 & 2, với vốn đầu tư tổng cộng
khoảng 32 tỷ đồng; Ngành Bưu điện đã xây dựng mới trụ sở bưu điện KCN Trà
Nóc với vốn đầu tư 290.000 USD, Công ty cấp nước đã tiến hành nâng cấp tăng áp
lực cung cấp nước KCN. Và đến nay vẫn còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của
các doanh nghiệp trong KCN. Nhìn chung tốc độ đầu tư hạ tầng cơ sở theo hình
thức “cuốn chiếu” như trên là rất chậm không đáp ứng được nhu cầu của nhà đầu tư
vì không có “đất sạch” sẵn sàng giao cho nhà đầu tư. Hậu quả là trong năm 2004
các KCN Cần Thơ đã lỡ 15 dự án (có 5 dự án đầu tư nước ngoài), xin thuê khoảng
62 ha đất, vốn đăng ký đầu tư khoảng 30 triệu USD, vì thiếu vốn để thực hiện giải
-25-
tỏa đền bù và san lắp mặt bằng nên không thể giao đất cho nhà đầu tư, họ đã phải đi
qua các KCN khác.
2.2.2 Kết quả thu hút đầu tư
Với sự hoàn chỉnh về đầu tư cơ sở hạ tầng (năm 2002) nên trong năm 2003
các KCN Cần Thơ đã thu hút được 21 dự án mới với vốn đầu tư 80,46 triệu USD tăng
hơn so với năm 2002 và cao nhất trong ba năm qua. Tuy nhiên, nếu xét về tổng vốn
tiếp nhận (gồm vốn đầu tư của dự án mới và các dự án tăng vốn) thì năm 2004 đạt
cao nhất (82.02 triệu USD) tăng ít so với năm 2003 và tăng 97,56% so với năm 2002.
Bảng 2.2 : Kết quả thu hút đầu tư KCN Cần Thơ.
2003/2002 2004/2003
CHỈ TIÊU
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004 Ch.lệch % Ch.lệch %
- Dự án mới 10 21 18 11 210.00 -3 85.71
- Vốn đầu tư (tr.USD) 37.7 80.46 56.68 42.76 213.42 -23.78 70.44
- Tổng vốn tiếp nhận
(tr.USD) 41.52 82 82.03 40.48 197.50 0.03 100.04
- Số Dự án còn hiệu lực 76 95 111 19 125.00 16 116.84
+ Số diện tích đất thuê (ha) 116 165.45 282 49.45 142.63 116.55 170.44
+ Tổng vốn đăng ký
(tr.USD) 216.92 295.4 348.29 78.48 136.18 52.89 117.90
+ Tổng vốn thực hiện
(tr.USD) 123 132.3 153.82 9.3 107.56 21.52 116.27
+ % vốn thực hiện/đăng ký 56.70 44.79 44.16
- Số nước đầu tư vào KCN 9 9 9 0 100.00 0 100.00
+ Số dự án sản xuất
và dịch vụ 18 20 23 2 111.11 3 115.00
+ Vốn đầu tư (tr.USD) 85.23 86.3 95.45 1.07 101.26 9.15 110.60
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2004 của BQL các KCX & CN Cần Thơ)
Nhìn vào tổng thể ta thấy có phần khả quan trong việc thu hút đầu tư nhưng
nếu xét về số dự án và lượng vốn đầu tư mới thì trong năm 2004 đã bị chựng lại so
với năm 2003. Tổng vốn tiếp nhận tăng cao là do có 15 dự án xin tăng vốn mở rộng
sản xuất ( 25,341 tr.USD) vì tình hình sản xuất và thị trường đã dần ổn định.
-26-
Số dự án còn hiệu lực và tổng vốn đầu tư tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm
2002 có 76 dự án còn hiệu lực thì đến năm 2003 là 95 dự án và tính đến năm 2004 đã
có 111 dự án còn hiệu lực, thuê trên 282 ha đất, với tổng vốn đầu tư đăng ký là
348,29 triệu USD và đã thực hiện xin đầu tư đến nay là 153,82 triệu USD chiếm 44%
vốn đăng ký của tất cả các KCN. Điều này cho thấy sự nổ lực rất lớn của Ban Quản
lý KCN Cần Thơ trong việc tăng cường thu hút đầu tư, nâng cao tỷ lệ lấp đầy KCN.
Tuy nhiên, tỷ lệ (%) vốn thực hiện trên vốn đăng ký giảm dần qua các năm,
đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo KCN vì tỷ lệ này cho thấy tính
hiệu quả của việc triển khai dự án. Thực tế cho thấy, với vai trò và tiềm lực của
mình các KCN Cần Thơ chưa thể hiện được vai trò là trung tâm công nghiệp hóa
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, kết quả thu hút đầu tư còn thấp, các dự án thu hút
được chủ yếu là dự án vừa và nhỏ, chưa có dự án tầm cỡ có tính chất chi phối cho
thành phố và cho toàn vùng.
56.70
44.79 44.16
0
10
20
30
40
50
60
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
(%)
Đồ thị 2.2 : Tỷ lệ vốn thực hiện/vốn đăng ký
Kết quả thu hút đầu tư đã thấp mà tỷ lệ thực hiện vốn dự án lại giảm qua
từng năm. Thật vậy, năm 2002 vốn thực hiện đạt 56,70% so với tổng lượng vốn
đăng ký, năm 2003 đạt 44,79% và đến năm 2004 vốn thực hiện chỉ đạt 44,16%. Đây
là kết quả thu hút đầu tư chưa tốt. Có thể nhìn nhận tình hình trên là do một số
nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:
+ Về nguyên nhân chủ quan, các chính sách thu hút đầu tư của các KCN
TP.Cần Thơ chưa tạo được sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư; thủ tục cấp phép cho
những dự án mới còn rờm rà khó khăn và mất nhiều thời gian.
-27-
+ Về nguyên nhân khách quan, do nền đất yếu nên các dự án lớn rất khó triển
khai vì chi phí gia công xử lý nền móng cao (cao gấp nhiều lần so với khu vực Miền
Đông), vì vậy mà các dự án công nghiệp nặng thường không khả thi khi có quyết
định đầu tư vào các KCN Cần Thơ; năm 2002 dự án xây dựng nhà máy sản xuất
ván ép từ rơm rạ với vốn đầu tư trên 40 triệu USD của Bỉ vào KCN Trà Nóc I sau
thời gian thiết kế, thẩm đinh đã đưa ra chi phí đầu tư nền móng quá cao nên đã rút
lui. Năm 2004 dự án Công ty Cổ phần Ôtô Hyundai-vinamoto làm lễ khởi công
ngày 19/6/2004, do nền đất yếu phải thay đổi thiết kế, tìm phương án khác để khắc
phục xây dựng nền móng, nên việc triển khai chậm lại; cơ sở hạ tầng chung của
Thành phố Cần Thơ còn thấp kém và chưa đồng bộ; và lượng vốn FDI thu hút vào
các KCN trong tình hình chung hiện nay gặp nhiều khó khăn...
Về số các nước đầu tư vào KCN Cần Thơ hầu như không thay đổi trong các
năm qua, chỉ có 9 quốc gia có thể kể: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Thái
Lan, Cu Ba, Singapore, Malaysia, Pháp, Mỹ. Đến năm 2004, có 20 dự án sản xuất
và 3 chi nhánh dịch vụ với tổng vốn đầu tư 95,45 triệu USD, tăng không đáng kể so
với 2 năm trước. Các nước đầu tư vào KCN Cần Thơ chủ yếu là các nước Châu Á,
chưa thu hút được các dự án từ các nước tiên tiến có công nghệ nguồn cao.
2.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
2.2.3.1 Doanh thu và giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm
Doanh thu các doanh nghiệp KCN Cần Thơ không ngừng tăng lên qua các
năm. Cụ thể: năm 2003 đạt 389.82 triệu USD tăng 31,4% so với năm 2002, và năm
2004 đạt 521.536 triệu USD tăng 30,8% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình sản
xuất kinh doanh tăng chủ yếu là do có thêm một số doanh nghiệp đã hoàn thành
phần xây dựng nhà máy, đi vào hoạt động (năm 2003 có 7 đơn vị, năm 2004 có 5
đơn vị); cộng với các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trước đây đến nay đã dần
ổn định thị trường xuất khẩu cũng như thị trường nội địa và hoạt động có hiệu quả.
Có thể kể như: Nhà máy Bia Cần Thơ, Xí nghiệp may XK Meko, Công ty Cổ phần
Thủy Sản Mekong, Nhà máy Sữa Cần Thơ, Công ty TNHH Nam Hải...
-28-
Bảng 2.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp KCN
ĐVT: Triệu USD
2003/2002 2004/2003
CHỈ TIÊU
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004 Ch.lệch % Ch.lệch %
- Tổng doanh thu, trong đó: 303.54 398.82 521.54 95.29 131.39 122.72 130.8
+ Doanh thu các DN HT độc lập 131.31 174.82 236.79 43.52 133.14 61.97 135.4
+ Doanh thu DN dịch vụ
thương mại 91.229 138.92 164.97 47.69 152.28 26.05 118.8
- Giá trị sản xuất công nghiệp 212.31 259.89 356.57 47.58 122.41 96.68 137.2
+ %/toàn Thành phố 42.5 46.28 58.45
- Số doanh nghiệp hoạt động XK 17 17 17 0 100 0 100.0
- Giá trị sản phẩm hàng hóa XK 101.17 120.3 194.92 19.13 118.91 74.62 162.0
+ %/tổng giá trị XK toàn TP 36.6 33.88 68.72
+ Thủy hải sản xuất khẩu 71.6 78.545 108.92 6.945 109.7 30.37 138.7
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2004 của BQL các KCX & CN Cần Thơ)
Giá trị sản xuất công nghiệp cũng tăng qua các năm và đặc biệt trong năm
2004 có sự tăng trưởng khá cao, tăng 37,2% so với năm 2003 (tăng 96,68 triệu USD
về tuyệt đối) đạt 356,566 triệu USD, chiếm 58.45% giá trị sản xuất công nghiệp
toàn thành phố. Điều này đã thể hiện rõ vai trò của các KCN là mũi nhọn, động lực
thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thành phố.
212.306
259.89
356.566
0
100
200
300
400
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
(tr
iệ
u
U
S
D
)
Đồ thị 2.3: Giá trị sản xuất công nghiệp các DN KCN Cần Thơ
Trước tình hình chính trị thế giới có nhiều biến động, diễn biến nền kinh tế
tài chính hàng hóa bất ổn, tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN Cần Thơ
cũng gặp không ít khó khăn khi xuất khẩu hàng sang một số thị trường như Mỹ và
-29-
Châu Âu, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có hàng thủy sản xuất khẩu. Vụ kiện cá
da trơn ở Mỹ bắt đầu năm 2002, nồng độ Chlo-ram-phê-ni-col trong con tôm... Tuy
nhiên, các doanh nghiệp KCN đã nỗ lực lớn, nhạy bén tự điều chỉnh để vượt qua,
trụ vững và ngày càng phát triển bằng cách mở rộng thị trường sang các nước EU,
Nhật, Trung Quốc, Australia, Tây Ban Nha, Mexico, Hàn Quốc... Cũng giống như
giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm hàng hóa KCN tăng dần qua các năm
và có sự đột biến trong năm 2004. Cụ thể: năm 2003, giá trị hàng hóa xuất khẩu đạt
120,297 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ, nhưng đến năm 2004 đã đạt 194,921
USD, tăng 62,03 % so với năm 2003, chiếm 68% giá trị xuất khẩu toàn thành phố.
2.2.3.2 Đóng góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Bảng 2.4:Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
2003/2002 2004/2003
CHỈ TIÊU
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004 Ch.lệch % Ch.lệch %
- Số doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài
15 10 10 -5 66.67 0 100
+ Giá trị sản xuất công nghiệp
(triệu USD)
75 103.54 124.62 28.54 138.05 21.079 120.36
+ Xuất khẩu (triệu USD) 28.4 34.568 37.273 6.168 121.72 2.705 107.83
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động năm 2004 của BQL các KCX & CN Cần Thơ)
Nhìn vào bảng các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ta nhận thấy, hiệu
quả hoạt động của các doanh nghiệp này ngày một tăng cao, mặt dù số lượng doanh
nghiệp đã giảm đi 33,33%, chỉ còn 10 doanh nghiệp trong năm 2003 nhưng giá trị
sản lượng công nghiệp đạt 103,54 triệu, tăng 38,05%, trong đó xuất khẩu đạt 34,568
triệu USD, tăng 21,7% so với năm 2002. Điều này là do các doanh nghiệp xuất
khẩu đã tìm được hướng đi của mình trong việc đa dạng hóa thị trường, thâm nhập
thêm các thị trường mới. Năm 2004, số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại
các KCN Cần Thơ vẫn không thay đổi nhưng giá trị sản xuất công nghiệp tăng hơn
20% so với năm 2003 đạt giá trị 124,619 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 37,273
triệu USD, tăng 7,82% so với cùng kỳ năm trước.
-30-
15 10 10
0
20
40
60
80
100
120
140
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
(tr
iệ
u
U
S
D
) Số DN có vốn
ĐTNN
Giá trị SXCN
Đồ thị 2.4: Giá trị SXCN của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN
Giá trị sản lượng công nghiệp của các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài
không ngừng tăng lên qua các năm thể hiện sự ổn định dần về sản xuất, thị trường
cũng như tính hiệu quả khi hoạt động trong các KCN Cần Thơ, tuy nhiên số lượng
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài suy giảm từ 15 doanh nghiệp năm 2002
còn 10 doanh nghiệp trong năm 2004 cho thấy sự bất cập trong việc thu hút nguồn
vốn đầu tư nước ngoài của Lãnh đạo ban quản lý KCN.
2.2.3.3 Tình hình nộp ngân sách của các doanh nghiệp KCN Cần Thơ
Bảng 2.5: Tình hình nộp ngân sách ĐVT: tỷ đồng
2003/2002 2004/2003
CHỈ TIÊU
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004 Ch.lệch % Ch.lệch %
- Thuế VAT 147.5 171 267.61 23.5 115.93 96.61 156.5
- Thuế nhập khẩu 128._.c cùng phát triển.
3.3.4.3 Về tổ chức chỉ đạo đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN:
Hiện trạng đầu tư kinh doanh cơ sơ hạ tầng các KCN Cần Thơ là do Công ty
Phát triển KCN Cần Thơ (DNNN) làm chủ đầu tư chính thức theo Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ và UBND thành phố. Nhưng trong vài năm gần đây, Công ty
này không còn đủ điều kiện thực thi quyền tự chủ kinh doanh, vì đơn giá cho thuê
lại đất có xây dựng hạ tầng ở các KCN do Công ty làm chủ đầu tư, nhà nước địa
phương lại quyết định nhiều lần hạ thấp xuống để thu hút đầu tư, đến nay còn bằng
khoảng 1/3 giá thành, bù lại ngân sách chấp nhận hỗ trợ 30% vốn đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng, và cho đến 50 năm sau Công ty mới có thể thu hồi lại vốn. Xét cho
cùng, trên mọi phương diện pháp lý và kinh tế, thì cách làm nêu trên không khả thi,
còn mang nhiều dáng dấp hành chính bao cấp và có khả năng gây ra tình trạng cạnh
tranh không lành mạnh giữa các tỉnh, thành trong vùng bởi công bằng mà nói, thì
người thắng trong trường hợp này là người giàu ngân sách chớ không phải là người
giỏi phát huy, khai thác tiềm năng, và điều gì sẽ xãy ra khi đối chiếu với luật Ngân
sách và khi ngân sách địa phương không phải là vô hạn.
Trong điều kiện một địa phương có kết cấu hạ tầng kỹ thuật thấp kém, chưa
đồng bộ, nền đất yếu đòi hỏi chi phí xây dựng cơ bản cao, và sinh lợi thấp thì đương
nhiên giá đất phải thấp mới có thể cải thiện được môi trường đầu tư. Phải xem xét
thấu đáo để có giải pháp loại trừ các yếu tố này trước khi xác lập đơn giá cho thuê
đất có xây dựng hạ tầng theo phân tích đã được trình bày ở phần trước, trong đó có
-57-
yếu tố hỗ trợ của ngân sách, nhưng phải đảm bảo đồng thuận và hài hòa trên tinh
thần hợp tác cao giữa các tỉnh thành trong vùng.
Tình hình nêu trên đang đòi hỏi cấp bách phải có mô hình tổ chức phù hợp
để thực hiện đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN với cơ chế tài chính
sao cho vừa đáp ứng được yêu cầu ưu đãi khuyến khích đầu tư một cách linh hoạt,
kịp thời của Nhà nước địa phương (vì nhà nước mới có quyền và trách nhiệm đề ra
chính sách ưu đãi), vừa đảm bảo tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của các doanh
nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN (doanh nghiệp này cũng thuộc đối
tượng nhà nước ưu đãi khuyến khích đầu tư như các doanh nghiệp khác đầu tư vào
KCN), xin đề xuất một số giải pháp sau đây:
- Trước mắt, nên chuyển đổi công ty Phát triển KCN hiện là DNNN sang
đơn vị sự nghiệp có thu, tự bảo đảm chi phí, trực thuộc BQL các KCX & CN Cần
Thơ theo tinh thần Nghị định số 10/2002/NĐ.CP, ngày 16/1/2002 của Chính phủ và
Thông tư số 25/2002/TT.BTC, ngày 21/3/2002 của Bộ Tài chính. Công ty này vừa
là công cụ sự nghiệp của Thành phố thực hiện đầu tư xây dựng kinh doanh cơ sở hạ
tầng 100% bằng vốn ngân sách (hoặc Ngân sách vay) chỉ tại 1 hoặc 2 KCN (có thể
chọn KCN Trà Nóc 1 &2), đồng thời có thể vừa làm vai trò chủ đạo quản lý và ổn
định giá cho thuê đất ở tất cả các KCN trên địa bàn.
- Giao các KCN còn lại cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
thật sự có kinh nghiệm và năng lực vốn đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, với
điều kiện Nhà nước địa phương không can thiệp và quy định đơn giá cho thuê đất
của doanh nghiệp. BQL các KCX & CN Cần Thơ có trách nhiệm hướng dẫn và tiến
tới thỏa thuận đơn giá cho thuê lại đất do các doanh nghiệp này xác lập theo quy
định tại Nghị định 36/CP của Chính phủ trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ, bù đắp
được chi phí, có lãi hợp lý.
Ngoài phần ưu đãi theo quy định chung của Chính phủ đối với các loại
doanh nghiệp này, thì chính quyền thành phố có thể xem xét giải quyết ưu đãi thêm
theo thẩm quyền như đối với các nhà đầu tư khác để các doanh nghiệp này có điều
kiện hạ thấp đơn giá cho thuê đất có xây dựng hạ tầng tương đương với mức giá do
đơn vị sự nghiệp nêu trên thực hiện đầu tư kinh doanh bằng vốn ngân sách. Nếu có
-58-
sự đồng thuận cần tiếp tục hạ đơn giá thấp hơn nữa thì Ngân sách phải có hỗ trợ
tương ứng.
Với giải pháp trên, Thành phố có khả năng giảm bớt gánh nặng cho Ngân
sách, đồng thời có thể huy động thêm nhiều nguồn vốn khác đẩy mạnh đầu tư sử
dụng kết cấu hạ tầng KCN nhanh hơn, vừa góp phần cải thiện môi trường đầu tư,
vừa tạo thêm động lực cạnh tranh lành mạnh đa dạng trong đầu tư kinh doanh kết
cấu hạ tầng KCN, hơn là chỉ có một DNNN hoặc một đơn vị sự nghiệp “độc quyền”
đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực này.
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
! Đối với Chính phủ
Ngoài ngân sách hỗ trợ 30% cho các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ
thuật KCN, kiến nghị Nhà nước có chính sách về vốn vay đối với Công ty Phát triển
KCN Cần Thơ, có chính sách vay vốn dài hạn có ưu đãi hoặc ngân sách bảo lãnh
vay mới đảm bảo đủ vốn đầu tư và thu hồi vốn (bằng thu tiền cho thuê lại đất) trả
được nợ. Ngoài ra, đối với các chính sách ưu đãi khác như miễn tiền thuê đất, giảm
tiền thuê lại đất... theo từng dự án, thì phải được ngân sách bù đắp lại cho Công ty
phát triển hạ tầng KCN theo kế hoạch hằng năm để công ty khắc phục hậu quả mất
cân đối về tài chính.
Nhà nước nên xác định nhiệm vụ Công ty phát triển hạ tầng Khu công
nghiệp là đơn vị “sự nghiệp có thu” phục vụ lợi ích phát triển kinh tế địa phương, là
công cụ để thực hiện và thể nghiệm các chính sách chủ trương của Đảng và Nhà
nước về công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Do chưa có nhà máy xử lý nước thải chung cho toàn khu nên tình trạng ô
nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, gây bất bình trong cộng đồng dân cư. Đề
nghị Nhà nước cho vay tín dụng ưu đãi để BQL có thể thực hiện dự án về xử lý
nước thải chung trong các KCN góp phần giữ môi trường phát triển công nghiệp
bền vững.
Nhà nước cần hỗ trợ công tác xúc tiến đầu tư cho BQL KCN. Hiện tại xúc
tiến đầu tư sơ cấp (Nhà nước) chưa có chiều sâu, chỉ dừng lại ở các hình thức như
giới thiệu một số chính sách ưu đãi đầu tư, trang tin điện tử, danh mục các ngành
nghề, dự án kêu gọi đầu tư, tổ chức các cuộc tiếp xúc, hội thảo tìm hiểu thị trường.
-59-
Khi đến vận động đầu tư ở các nước lớn, số người hiểu về Việt Nam, về môi trường
đầu tư của Việt Nam là vô cùng ít ỏi. Tại sao nhiều người Nhật Bản đến Trung
Quốc đầu tư và du lịch. Vì trên chương trình truyền hình quốc gia Nhật Bản hàng
tuần đều đặn có các buổi giới thiệu về văn hoá Trung Quốc, môi trường đầu tư của
Trung Quốc, dạy tiếng Trung Quốc. Việc làm này phải ở tầm quốc gia có sự tham
gia của các đại sứ quán, các thương vụ của Việt Nam ở các nước.
Xúc tiến đầu tư thứ cấp của địa phương, của BQL rất hạn chế về nhiều mặt
đặc biệt là kinh phí và điều kiện hoạt động, mà cơ bản là nhờ vào hiệu quả của xúc
tiến đầu tư sơ cấp. Rõ ràng, càng nhiều nhà đầu tư, nhiều khách du lịch vào Việt
Nam do kết quả xúc tiến đầu tư sơ cấp thì có càng nhiều cơ hội cho việc xúc tiến
đầu tư của các địa phương.
! Đối với UBND Thành phố Cần Thơ
Kiến nghi UBND thành phố Cần Thơ cần chỉ đạo các đoàn cán bộ khi đi
nước ngoài phải có trách nhiệm tham gia vận động kêu gọi đầu tư. Phải xem công
tác vận động thu hút đầu tư là nhiệm vụ của các cấp, các ngành trong tình hình
nhiệm vụ hiện nay.
Kiến nghị UBND Thành phố đưa vào chương trình công tác năm 2005 của
Thành phố về chính sách nhà ở cho công nhân, chuyên gia; việc phát triển nhà trẻ,
trường mẫu giáo phục vụ công nhân các khu công nghiệp; việc đào tạo nghề để
cung cấp lao động cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
-60-
KẾT LUẬN
.....WX.....
hát triển các khu công nghiệp có vai trò rất lớn trong tiến trình công
nghiệp hoá hiện đại hoá của địa phương nói riêng và cả nước nói
chung. Thành phố Cần Thơ với xu thế sẽ trở thành thành phố loại I trực thuộc
Trung Ương, là trung tâm kinh tế văn hoá khoa học và công nghệ của vùng
ĐBSCL, xu thế ấy không thể tách rời với sự hình thành và phát triển các khu công
nghiệp tập trung. Nhận thức được tầm quan trọng đó, luận văn đã thực hiện một số
nội dung cơ bản sau:
P
ﷲ Giúp người đọc hiểu được các khái niệm liên quan đến KCN như: thế
nào là KCN, KCX, DN KCN...; lịch sử hình thành và phát triển các KCN trên
thế giới và ở Việt Nam, vai trò của KCN đối với sự phát triển kinh tế xã hội của
một quốc gia.
ﷲ Sự hình thành và phát triển các KCN TP.Cần Thơ, thực trạng hoạt động
của nó; chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu; những cơ hội và đe dọa của các KCN
TP.Cần Thơ.
ﷲ Đề ra giải pháp phát triển các KCN TP.Cần Thơ trên cơ sở của sự phân
tích các mặt mạnh, yếu, cơ hội, đe dọa của chúng đồng thời dựa trên quan điểm mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội TP. Cần Thơ đến năm 2010 và định hướng phát triển
khu công nghiệp TP.Cần Thơ.
Luận văn không đề cập đến các khu tiểu thủ công nghiệp ở thành phố Cần
Thơ và các doanh nghiệp nằm ngoài các KCN TP Cần Thơ, cũng như không xem
xét việc xin chủ trương Chính phủ mở rộng KCN cặp theo sông Hậu (KCN Thới An
và KCN Thới Long - Quận Ô Môn) của UBND Thành Phố và BQL KCN Cần Thơ
với diện tích dự kiến là 800ha. Việc này là có nên chăng trong khi KCN Hưng Phú
Cần Thơ hầu như chỉ mới bắt đầu? Đây là hạn chế của luận văn và cũng là hướng
nghiên cứu tiếp theo.
-61-
TÀI LIỆU THAM KHẢO
.....WX.....
1. Kim Chi (29/4/2005), “Dựa vào dân, khơi dậy sức dân, quyết tâm xây dựng TP.
Cần Thơ phát triển toàn diện, văn minh, hiện đại”, Báo Cần Thơ, tr.3.
2. Cao Dương (16/11/2004), “Bến Tre Săn tìm nhà đầu tư”, Báo Cần Thơ, tr.5.
3. Hải Đăng (17/11/2004), “Phát triển khu công nghiệp không thể mạnh ai nấy
làm”, Báo Tuổi Trẻ, tr.11.
4. Võ Văn Lũy (2004), Bài tham luận tại hội thảo Cơ hội đầu tư và hợp tác phát
triển kinh tế của thành phố Cần Thơ từ ngày 8-9/10/2004, Cần Thơ.
5. Xuân Toàn (24/11/2004), “Liên kết vùng trong xúc tiến đầu tư-tránh lãng
phí, tăng hiệu quả”, Báo Tuổi Trẻ, tr.11.
6. Thanh Tâm - Nhật Chánh (10/11/2004), “Làm gì để tăng sức hút đầu tư vào
TP.CầnThơ”, Báo Cần Thơ, tr.3
7. Bùi Minh Trí (2000), “Xây dựng giải pháp phát triển các Khu Công nghiệp
Bình Dương đến năm 2010” , Luận văn thạc sĩ Kinh tế Quản trị kinh
doanh, trường Đại học Kinh tế TP. HCM, TP.HCM
8. Ban Quản lý KCX & CN Cần Thơ (2004), Báo cáo tổng kết hoạt động các
KCX và CN Cần Thơ các năm 2002, 2003, 2004, Cần Thơ.
9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tạp chí Cộng Sản (2004), Kỷ yếu hội thảo Phát
triển KCN, KCX ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
10. Bộ Xây dựng (1996), Quy hoạch chi tiết khu công nghiệp và khu chế xuất
Cần Thơ, TP.HCM.
11. Cục Thống kê TP.Cần Thơ (2003), Niên giảm thống kê.
12. Cục Thống kê TP.Cần Thơ (2004), Tình hình Kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ.
13. Trung tâm xúc tiến đầu tư thành phố Cần Thơ (2004 - 2005), Thành phố Cần
Thơ tiềm năng và cơ hội.
14. Nghị định 322/HĐBT ngày 18/10/1999 của Hội đồng Bộ trưởng về ban hành
Qui chế Khu chế xuất.
-62-
15. Nghị định 192/CP ngày 18/12/1994 của Chính phủ về ban hành quy chế Khu
công nghiệp.
16. Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ về ban hành quy chế khu
công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao.
17. UBND tỉnh Cần Thơ (2000), Quy hoạch tổng thể Kinh tế - Xã hội tỉnh Cần
Thơ đến năm 2010.
18. Website:
- www.gso.gov.vn
- www.baocantho.com.vn
- www.tuoitre.com.vn
- www.canthoepiza.gov.vn
-63-
PHỤ LỤC
.....WX.....
PHỤ LỤC 1: SỐ KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP CÁC TỈNH ĐBSCL NĂM 2004
STT Tỉnh, thành phố Số khu, cụm công
nghiệp
Diện tích (ha)
1 TP Cần Thơ 6 1.007
2 Tỉnh Bến Tre 4 399
3 Tỉnh Vĩnh Long 3 550
4 Tỉnh Trà Vinh 1 121
5 Tỉnh Tiền Giang 8 537
6 Tỉnh Sóc Trăng 2 188
7 Tỉnh Cà Mau 2 1.568
8 Tỉnh Bạc Liêu 1 98
9 Tỉnh Kiên Giang 1 170
10 Tỉnh An Giang 4 264
11 Tỉnh Đồng Tháp 6 973
12 Tỉnh Hậu Giang 6 901
13 Tỉnh Long An 24 8.378
Tổng số 68 15.154
(Nguồn: Báo Cần Thơ ngày 14/2/2005)
- Suất đầu tư/một ha của các Khu công nghiệp ở ĐBSCL
Tên khu CN
Tỉnh,
Thành phố
Diện tích
(ha)
Tổng vốn đầu
tư (tỉ đồng)
Suất đầu tư
(tỉ đồng/ha)
KCN Trà Nóc I Cần Thơ 135 225 1,6
KCN Trà Nóc II Cần Thơ 165 275 1,6
KCN Hưng Phú I Cần Thơ 390 498 1,27
KCN Hưng Phú II Cần Thơ 226 748 3,3
-64-
KCN Mỹ Tho Tiền Giang 79 115 1,45
Cụm CN Trung An Tiền Giang 18 26 1,44
KCN Đức Hoà I Long An 300 450 1,5
KCN Đức Hoà II Long An 400 600 1,5
KCN Thuận Đạo Long An 14 170 1,5
KCN Sa Đéc Đồng Tháp 15 45 3
KCN An Bình Đồng Tháp 15 45 3
KCN Long Đức Trà Vinh 121 205 1,69
KCN Tắc Cậu Kiên Giang 92 185 2
KCN Mỹ Quý An Giang 19 34 1,78
KCN Hòa Phú Vĩnh Long 138 100 0,724
Tổng số 2.536 4.586
(Nguồn: Báo Cần Thơ ngày 14/2/2005)
PHỤ LỤC 2: ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ TẠI CÁC KCN TẬP TRUNG Ở CẦN THƠ
A/ CÁC ƯU ĐÃI VỀ THUẾ
1/ Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%; được miễn 02 năm kể từ khi
kinh doanh có lãi và được giảm 50% trong 3-5 năm tiếp theo tùy theo từng dự án.
- Mức thuế này được áp dụng trong 10 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt
động kinh doanh. Sau thời hạn áp dụng mức thuế ưu đãi như trên, nhà đầu tư nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 28%.
2/ Thuế xuất nhập khẩu
Doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá sau đây mà
trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất được nhưng chưa đáp ứng yêu cầu
chất lượng;
- Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền
công nghệ được nhập khẩu để tạo thành tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc mở
rộng quy mô đầu tư, đổi mới công nghệ;
-65-
- Phương tiện vận tải chuyên dùng để đưa đón công nhân;
- Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu;
- Doanh nghiệp chế xuất được miễn toàn bộ thuế xuất nhập khẩu (trừ trường
hợp Doanh nghiệp mua sản phẩm từ thị trường nội địa xuất khẩu ra nước ngoài mà
không qua chế biến, phải chịu thuế xuất khẩu);
- Doanh nghiệp có dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến
khích đầu tư sẽ được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất trong 05
năm kể từ khi bắt đầu sản xuất.
3/ Thuế GTGT và thuế tiêu thụ đặc biệt:
- Doanh nghiệp chế xuất: không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và thuế
tiêu thụ đặc biệt.
- Doanh nghiệp Khu công nghiệp: không phải nộp thuế GTGT đối với thiết
bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ,
vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, nhập khẩu để tạo tài sản
cố định.
B/ CÁC ƯU ĐÃI KHÁC
- Các thủ tục hành chánh liên quan được giải quyết nhanh chóng “một cửu,
tại chỗ” tại Ban quản lý các KCX và CN Cần Thơ.
- Doanh nghiệp được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền
với đất trong thời hạn thuê lại đất tại các tổ chức tín dụng Việt Nam, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và Ngân hàng liên doanh giữa Việt Nam
và nước ngoài phù hợp các điều kiện quy định tại Điều 92 Nghị định 24 ngày 31-7-
2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
PHỤ LỤC 3: GIÁ CHO THUÊ LẠI ĐẤT TRONG KHU CÔNG NGHIỆP TẬP
TRUNG TẠI CẦN THƠ
Theo Quyết định của UBND tỉnh Cần Thơ số 1930/QĐ-CT.UB ngày 3-6-
2002 thì giá cho thuê lại đất công nghiệp trong Khu công nghiệp Trà Nóc II và Khu
công nghiệp Hưng phú, như sau: Đất trong khu công đã được xây dựng hoàn chỉnh
hạ tầng kỹ thuật, được cho thuê theo các điều kiện sau đây:
-66-
3.1. Đơn giá cho thuê đất: 0,6 USD/m2/năm
3.2. Thời gian cho thuê đất tối đa: 50 năm
3.3. Cách thu tiền cho thuê đất:
- Trả một lần: Sau khi ký hợp đồng thuê đất, người thuê trả ngay trị giá tiền
thuê đất 10 năm đầu (6 USD/m2).
- Trả hàng năm: từ năm thứ 11 trở đi, người thuê trả tiền thuê đất hàng năm
(0,6 USD/m2//năm).
3.4. Phí sử dụng hạ tầng:
Sau khi ký hợp đồng thuê đất, hàng năm người thuê đất phải trả phí sử dụng
hạ tầng là 0,2 USD/m2/năm.
PHỤ LỤC 4:. CÁC DỰ ÁN GỌI VỐN ĐẦU TƯ VÀO TP CẦN THƠ NĂM 2004 – 2005
TÊN DỰ ÁN QUY MÔ
DỰ ÁN
ƯỚC
TÍNH
VĐT
(tr.USD)
ĐỐI TÁC VIỆT
NAM
I. CƠ SỞ HẠ TẦNG
KINH TẾ
141
1. Xây dựng cơ sở hạ
tầng KCN Hưng Phú
Diện tích 616 ha 100 Công ty Phát triển
KCN Cần Thơ
2. Đầu tư khai thác cản
quốc tế Cái Cui
Xây dựng cảng cho tàu
20.000 tấn cập bến và hệ
thống kho
21 Ban Quản lý dự án
đầu tư xây dựng TP
Cần Thơ
3. Xây dựng nhà máy
nước Hưng Phú
Công suất 60.000 m3/ngày
đêm
13 Công ty Cấp thoát
nước TP Cần Thơ
4. Xây dựng nhà máy
nước Trà Nóc
Công suất 40.000 m3/ngày
đêm
7 Công ty Cấp thoát
nước TP Cần Thơ
II. CÔNG NGHIỆP CHẾ
BIẾN
10
5. Nhà máy chế biến thức
ăn cho tôm cá
Công suất 10.000 tấn sản
phẩm/năm
5 Sở NN và PTNT
TP. Cần Thơ
-67-
6. Nhà máy chế biến
nước trái cây và nước
quả cô đặc
- Giai đoạn đầu sản xuất
nước khóm 4.000 tấn sản
phẩm/năm
- Giai đoạn tiếp theo sản
xuất thêm các loại như
cam, quít, bưởi, chanh, với
sản lượng 2.000 tấn sản
phẩm/năm
5 Sở NN và PTNT
TP. Cần Thơ
III. CÔNG NGHIỆP
HÀNG TIÊU DÙNG -
VẬT LIỆU XÂY DỰNG
- ĐIỆN TỬ
99
7. Nhà máy dệt may Công suất 5 triệu m vải
cao cấp/năm
20 Sở Công nghiệp
TP. Cần Thơ
8. Sản xuất phụ tùng và
lắp ráp xe gắn máy
Công suất 10.000 xe , và 7
tấn phụ tùng/năm
5 Sở Công nghiệp
TP. Cần Thơ
9. Nhà máy sản xuất
dụng cụ y tế chính xác
Công suất 10 triệu sản
phẩm/năm
15 Sở Công nghiệp
TP. Cần Thơ
10. Nhà máy sản xuất
nhựa kỹ thuật cao
Công suất 1 triệu sản
phẩm/năm
20 Sở Công nghiệp
TP. Cần Thơ
11. Nhà máy sản xuất
dụng cụ điện và dây cáp
điện
- Dây cáp điện 1.000
tấn/năm
- Điện gia dụng 6 triệu sản
phẩm/năm
10 Sở Công nghiệp
TP. Cần Thơ
12. Nhà máy sản xuất tủ,
bàn, ghế bằng vật liệu
mới
Công suất 60.000 m3 vật
liệu/năm
15 Sở Công nghiệp
TP. Cần Thơ
13. Nhà máy lắp ráp điện
tử và tin học
Công suất 10.000 sản
phẩm/năm
14 Sở Công nghiệp
TP. Cần Thơ
IV CƠ KHÍ HÓA CHẤT
14. Sản xuất máy nông Công suất từ 50 PH trở lên 5 Sở Công nghiệp
-68-
nghiệp TP. Cần Thơ
15. Nhà máy sản xuất
thuốc thú y
Công suất 25 triệu sản
phẩm/năm
5 Sở NN và PTNT
TP Cần Thơ
16. Nhà máy đóng tàu và
sửa chữa tàu thủy
- Đóng mới và sửa chữa
tàu sông đến 2.000 tấn
- Đóng mới và sửa chữa
tàu biển trọng tải từ 3.000
đến 5.000 tấn
20 Sở giao thông công
chánh TP Cần Thơ
V. THƯƠNG MẠI – DU
LỊCH
20
17. Khu du lịch sinh thái
Cồn Khương
Quy mô 100 ha 20 Sở Du lịch TP Cần
Thơ
TỔNG CỘNG 300
CƠ SỞ HẠ TẦNG KINH TẾ
* Dự án 1: XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KCN HƯNG PHÚ
1. Mục tiêu: Xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Hưng Phú là để đáp ứng cho các dự án đầu
tư vào KCN theo các ngành nghề phù hợp với quy hoạch phát triển của khu và cũng
nhàm thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hóa nền kinh tế TP. Cần Thơ và
ĐBSCL, thực hiện mô hình đo thị hoá khu vực phía nam thành phố Cần Thơ.
2. Địa điểm dự án: Dự án đặt tại khu vực phía Nam thành phố Cần Thơ, cặp theo bờ
sông Hậu
3. Quy mô dự án: Diện tích 616 ha.
4. Hình thức đầu tư: Liên doanh.
5. Tổng vốn đầu tư: 100 triệu USD.
6. Thông tin về đối tác Việt Nam:
- Công ty Phát triển KCN Cần Thơ
- Địa chỉ: 105 Trần Hưng Đạo, TP. Cần Thơ
- Điện thoại 071.831752
- Người liên hệ: Huỳnh Thế Đạt – Q.Giám đốc
-69-
* Dự án 2: XÂY DỰNG CẢNG QUỐC TẾ CÁI CUI
1. Mục tiêu: Phục vụ các tỉnh ĐBSCL về xuất khẩu gạo, nhập khẩu phân bón và vận
chuyển hàng hóa.
2. Địa điểm dự án: Cảng Cái Cui được xây dựng bên bờ sông Hậu, phía thượng lưu
giáp rạch Cái Cui, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ, cách trung tâm thành phố Cần Thơ
khoảng 9km về phía Đông Nam. Vị trí này nằm trong khu vực quy hoạch xây dựng
KCN Hưng Phú – giai đoạn I. Địa điểm xây dựng cảng nằm bên cạnh khu dân cư,
cách khu du lịch cồn Ấu khoảng 7km.
3. Quy mô dự án: Xây dựng cảng được quy hoạch như sau:
+ Xây dựng 3 bến cho tàu 10.000 – 20.000 tấn, trong đó 1 bến chuyên dùng
Container và 2 bến bách hóa tổng hợp, chiều dài 3 bến khoảng 600m.
+ Xây dựng bãi Container rộng 28.000m2
+ Xây dựng bãi hàng khác rộng 8.000m2 và kho chứa hàng rộng 3.600m2.
+ Phía hạ lưu rạch Cái Cui xây dựng cảng chuyên dùng dầu khí cho tàu
20.000 tấn, công suất khoảng 7.000 tấn/năm.
4. Hình thức đầu tư: Liên doanh.
5. Tổng vốn đầu tư: 21 triệu USD.
6. Thông tin về đối tác Việt Nam:
- Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây Dựng
- Địa chỉ: Số 2A Đường Hòa Bình, TP. Cần Thơ
- Điện thoại 071.836839
- Người liên hệ: Đào Hữu Trung – Q.Giám đốc
* Dự án 3: XÂY DỰNG NHÀ MÁY NƯỚC HƯNG PHÚ
1. Mục tiêu: Cung cấp nước cho KCN Hưng Phú và khu đô thị mới phía Nam
TP.Cần Thơ
2. Địa điểm dự án: Dự án được xây dựng tại Khu đô thị mới phía Nam TP.Cần Thơ
3. Quy mô dự án: Công suất cung cấp nước: 60.000 m3/ngày đêm.
- Giai đoạn 1: 10.000 m3/ngày đêm.
- Giai đoạn 2: 50.000 m3/ngày đêm.
-70-
4. Hình thức đầu tư: Liên doanh.
5. Tổng vốn đầu tư: 13 triệu USD.
6. Thông tin về đối tác Việt Nam:
- Công ty Cấp thoát nước TP. Cần Thơ
- Địa chỉ: Số 2A đường Nguyễn Trãi, TP. Cần Thơ
- Điện thoại 071.824909 Fax: 071.824092
- Người liên hệ: La Quốc Nghĩa – Giám đốc
* Dự án 4: XÂY DỰNG NHÀ MÁY NƯỚC TRÀ NÓC
1. Mục tiêu: Cung cấp nước cho KCN Trà Nóc và khu dân cư Trà Nóc, TP.Cần Thơ
2. Địa điểm dự án: Dự án được xây dựng tại Trà Nóc, TP.Cần Thơ
3. Quy mô dự án: Công suất cung cấp nước: 40.000 m3/ngày đêm.
- Giai đoạn 1: 10.000 m3/ngày đêm.
- Giai đoạn 2: 30.000 m3/ngày đêm.
4. Hình thức đầu tư: Liên doanh.
5. Tổng vốn đầu tư: 7 triệu USD.
6. Thông tin về đối tác Việt Nam:
- Công ty Cấp thoát nước TP. Cần Thơ
- Địa chỉ: Số 2A đường Nguyễn Trãi, TP. Cần Thơ
- Điện thoại 071.824909 Fax: 071.824092
- Người liên hệ: La Quốc Nghĩa – Giám đốc
* Dự án 5: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHO TÔM CÁ
1. Mục tiêu: chế biến thức ăn để phục vụ nuôi thuỷ sản cho TP.Cần Thơ và các
tỉnh ĐBSCL.
2. Địa điểm dự án: xây dựng nhà máy tại KCN Trà Nóc II hoặc KCN Hưng Phú
3. Quy mô dự án: Công suất 10.000 tấn thức ăn/năm.
4. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
5. Tổng vốn đầu tư: 5 triệu USD.
6. Thông tin về đối tác Việt Nam:
- Sở Nông Nghiệp và PTNT - TP. Cần Thơ
-71-
- Địa chỉ: Số 4 đường Ngô Hữu Hạnh, TP. Cần Thơ
- Điện thoại 071. 823491 Fax: 071.820800
- Người liên hệ: Nguyễn Thanh Sơn – Giám đốc
* Dự án 6: NHÀ MÁY CHẾ BIẾN NƯỚC QUẢ CÔ ĐẶC
1. Mục tiêu: Phát triển vùng nguyên liệu và chế biến trái cây xuất khẩu.
2. Địa điểm dự án: xây dựng nhà máy tại KCN Hưng Phú
3. Quy mô dự án:
- Giai đoạn đầu sản xuất nước khóm cô đặc với sản lượng 4.000 tấn sản
phẩm/năm.
- Giai đoạn tiếp theo sản xuất thêm nước quả cô đặc các loại như cam, quít,
bưởi, chanh với sản lượng 2.000 tấn sản phẩm/năm.
4. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
5. Tổng vốn đầu tư: 5 triệu USD.
6. Thông tin về đối tác Việt Nam:
- Sở Nông Nghiệp và PTNT - TP. Cần Thơ
- Địa chỉ: Số 4 đường Ngô Hữu Hạnh, TP. Cần Thơ
- Điện thoại 071. 823491 Fax: 071.820800
- Người liên hệ: Nguyễn Thanh Sơn – Giám đốc
* Dự án 7: NHÀ MÁY DỆT
1. Mục tiêu: Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thiết bị mới trong
ngành dệt nhằm đẩy mạnh năng lực cho các mặt hàng dệt may tại TP. Cần Thơ, đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và xuất khẩu.
2. Địa điểm dự án: xây dựng nhà máy tại KCN Trà Nóc II hoặc KCN Hưng Phú
3. Quy mô dự án: dự kiến sản xuất 5 triệu mét vải cao cấp/năm
4. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
5. Tổng vốn đầu tư: 20 triệu USD.
6. Thông tin về đối tác Việt Nam:
- Sở Công Nghiệp TP. Cần Thơ
- Địa chỉ: Số 2A đường Hòa Bình, TP. Cần Thơ
-72-
- Điện thoại 071.820702 Fax: 071.820702
- Người liên hệ: Võ Thanh Hùng – P.Giám đốc
* Dự án 8: SẢN XUẤT PHỤ TÙNG VÀ LẮP RÁP XE GẮN MÁY
1. Mục tiêu: Đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân Cần Thơ, các tỉnh ĐBSCL
và cả nước.
2. Địa điểm dự án: xây dựng nhà máy tại KCN Trà Nóc II.
3. Quy mô dự án: 10.000 xe gắn máy và 7 tấn phụ tùng/năm
4. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
5. Tổng vốn đầu tư: 5 triệu USD.
6. Thông tin về đối tác Việt Nam:
- Sở Công Nghiệp TP. Cần Thơ
- Địa chỉ: Số 2A đường Hòa Bình, TP. Cần Thơ
- Điện thoại 071.820702 Fax: 071.820702
- Người liên hệ: Võ Thanh Hùng – P.Giám đốc
* Dự án 9: NHÀ MÁY SẢN XUẤT DỤNG CỤ Y TẾ CHÍNH XÁC
1. Mục tiêu: Sản xuất, cung ứng dụng cụ y tế cho ngành y tế của TP. Cần Thơ và
các tỉnh ĐBSCL.
2. Địa điểm dự án: xây dựng nhà máy tại KCN Trà Nóc II.
3. Quy mô dự án:công suất 10 triệu sản phẩm /năm
4. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
5. Tổng vốn đầu tư: 15 triệu USD.
6. Thông tin về đối tác Việt Nam:
- Sở Công Nghiệp TP. Cần Thơ
- Địa chỉ: Số 2A đường Hòa Bình, TP. Cần Thơ
- Điện thoại 071.820702 Fax: 071.820702
- Người liên hệ: Võ Thanh Hùng – P.Giám đốc
* Dự án 10: NHÀ MÁY SẢN XUẤT NHỰA KỸ THUẬT CAO
1. Mục tiêu: Sản xuất sản phẩm nhựa để cung ứng cho ngành công nghiệp, hàng gia
dụng tại TP. Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL.
-73-
2. Địa điểm dự án: xây dựng nhà máy tại KCN Trà Nóc II hoặc KCN Hưng Phú
3. Quy mô dự án:công suất 1triệu sản phẩm /năm
4. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
5. Tổng vốn đầu tư: 20 triệu USD.
6. Thông tin về đối tác Việt Nam:
- Sở Công Nghiệp TP. Cần Thơ
- Địa chỉ: Số 2A đường Hòa Bình, TP. Cần Thơ
- Điện thoại 071.820702 Fax: 071.820702
- Người liên hệ: Võ Thanh Hùng – P.Giám đốc
* Dự án 11: NHÀ MÁY SẢN XUẤT DỤNG CỤ ĐIỆN VÀ DÂY CÁP ĐIỆN
1. Mục tiêu: Phục vụ nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao trong TP. Cần Thơ và các
tỉnh ĐBSCL.
2. Địa điểm dự án: xây dựng nhà máy tại KCN Hưng Phú.
3. Quy mô dự án:
- Dây cáp điện có vỏ bọc (đơn và đôi 16 – 30), cáp điện hạ thế: công suất là
1.000 tấn/năm.
- Các trang thiết bị điện gia dụng: 6 triệu sản phẩm/năm
4. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
5. Tổng vốn đầu tư: 10 triệu USD.
6. Thông tin về đối tác Việt Nam:
- Sở Công Nghiệp TP. Cần Thơ
- Địa chỉ: Số 2A đường Hòa Bình, TP. Cần Thơ
- Điện thoại 071.820702 Fax: 071.820702
- Người liên hệ: Võ Thanh Hùng – P.Giám đốc
* Dự án 12: NHÀ MÁY SẢN XUẤT TỦ - BÀN - GHẾ BẰNG VẬT LIỆU MỚI
1. Mục tiêu: Phục vụ nhu cầu đời sống ngày càng cao của người dân, thay thế dần
sản phẩm làm bằng gỗ.
2. Địa điểm dự án: xây dựng nhà máy tại KCN Hưng Phú.
3. Quy mô dự án: Công suất 60.000 m3/năm
-74-
4. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
5. Tổng vốn đầu tư: 15 triệu USD.
6. Thông tin về đối tác Việt Nam:
- Sở Công Nghiệp TP. Cần Thơ
- Địa chỉ: Số 2A đường Hòa Bình, TP. Cần Thơ
- Điện thoại 071.820702 Fax: 071.820702
- Người liên hệ: Võ Thanh Hùng – P.Giám đốc
* Dự án 13: NHÀ MÁY LẮP RÁP ĐIỆN TỬ VÀ TIN HỌC
1. Mục tiêu: Phát triển sản xuất thiết bị, lắp ráp điện tử, tin học thành ngành quan
trọng của TP. Cần Thơ với trình độ phát triển cao , phục vụ cho ĐBSCL.
2. Địa điểm dự án: xây dựng nhà máy tại KCN Trà Nóc II.
3. Quy mô dự án: Công suất 10.000 sản phẩm/năm
4. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
5. Tổng vốn đầu tư: 14 triệu USD.
6. Thông tin về đối tác Việt Nam:
- Sở Công Nghiệp TP. Cần Thơ
- Địa chỉ: Số 2A đường Hòa Bình, TP. Cần Thơ
- Điện thoại 071.820702 Fax: 071.820702
- Người liên hệ: Võ Thanh Hùng – P.Giám đốc
* Dự án 14: NHÀ MÁY SẢN XUẤT MÁY NÔNG NGHIỆP
1. Mục tiêu: sản xuất các loại máy móc phục vụ cho ngành nông nghiệp và phát
triển nông nghiệp tại TP. Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL.
2. Địa điểm dự án: xây dựng nhà máy tại KCN Hưng Phú.
3. Quy mô dự án: Công suất máy từ 50 HP trở lên
4. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
5. Tổng vốn đầu tư: 5 triệu USD.
6. Thông tin về đối tác Việt Nam:
- Sở Công Nghiệp TP. Cần Thơ
- Địa chỉ: Số 2A đường Hòa Bình, TP. Cần Thơ
-75-
- Điện thoại 071.820702 Fax: 071.820702
- Người liên hệ: Võ Thanh Hùng – P.Giám đốc
* Dự án 15: NHÀ MÁY SẢN XUẤT THUỐC THÚ Y
1. Mục tiêu: phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi gia sút, gia cầm và thuỷ sản của TP.Cần
Thơ và các tỉnh ĐBSCL.
2. Địa điểm dự án: xây dựng nhà máy tại KCN Trà Nóc 2.
3. Quy mô dự án: Công suất 25 triệu sản phẩm/năm
4. Hình thức đầu tư: Liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài
5. Tổng vốn đầu tư: 5 triệu USD.
6. Thông tin về đối tác Việt Nam:
- Sở Công Nghiệp TP. Cần Thơ
- Địa chỉ: Số 2A đường Hòa Bình, TP. Cần Thơ
- Điện thoại 071.820702 Fax: 071.820702
- Người liên hệ: Võ Thanh Hùng – P.Giám đốc
* Dự án 16: NHÀ MÁY ĐÓNG TÀU VÀ SỬA CHỮA TÀU THỦY
1. Mục tiêu: phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hàng hoá của ĐBSCL. Hàng năm
ĐBSCL có khối lượng hàng hoá cần vận chuyển trên 20 triệu tấn, trong đó 70% vận
chuyển bằng đường thủy. Hiện nay đang có 2 tuyến giao thông thủy đi từ TP.HCM đến
Cà Mau và từ TP.HCM đến Kiên Lương đang được nâng cấp mở rộng. Mặc khác, tại
TP.Cần Thơ đang triển khai xây dựng các KCN và cảng biển Cái Cui. Vì vậy nhu cầu
vận chuyển đường thủy sẽ gia tăng phù hợp cho việc phát triển dự án này.
2. Địa điểm dự án: nhà máy được xây dựng tại trung tâm quận Bình Thủy, TP.Cần
Thơ, trên bờ sông Hậu thuận tiện cho việc neo đậu, nâng hạ tàu để sửa chữa, hoặc
tại KCN Hưng Phú.
3. Quy mô dự án:
- Đóng mới và sửa chữa tàu sông đến 2.000 tấn
- Đóng mới và sửa chữa tàu biển có trọng tải từ 3.000 tấn đến 5.000 tấn
4. Hình thức đầu tư: Liên doanh.
5. Tổng vốn đầu tư: 20 triệu USD.
-76-
6. Thông tin về đối tác Việt Nam:
- Sở Giao thông Công chánh TP. Cần Thơ
- Địa chỉ: Số 1B đường Ngô Hữu Hạnh, TP. Cần Thơ
- Điện thoại 071.820757 Fax: 071.826250
- Người liên hệ: Lê Tấn Công – Giám đốc
* Dự án 17: KHU DU LỊCH SINH THÁI CỒN KHƯƠNG
1. Mục tiêu: Phát triển khu du kịch sinh thái tại TP.Cần Thơ để tạo nơi vui chơi giải
trí lành mạnh cho nhân dân TP.Cần Thơ và các tỉnh lân cận.
2. Địa điểm dự án: Tại cồn Khương, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
3. Quy mô dự án: 100ha.
4. Hình thức đầu tư: Liên doanh.
5. Tổng vốn đầu tư: 20 triệu USD.
6. Thông tin về đối tác Việt Nam:
- Sở Du lịch TP. Cần Thơ
- Địa chỉ: Số 31 – 33 đường Phan Đình Phùng, TP. Cần Thơ
- Điện thoại 071.820032 Fax: 071.813532
- Người liên hệ: Đinh Viết Khanh – Giám đốc
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LA1649.pdf