Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An

Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghệ An là một tỉnh nông nghiệp miền Trung không có nhiều những tài nguyên khoáng sản lớn như dầu mỏ hoặc các loại quặng kim loại cần thiết, Nghệ An cũng không phải là một trung tâm thương mại hay công nghiệp, nhưng điều kiện tự nhiên và lao động thuận lợi để phát triển các mặt hàng nông sản, hải sản, vật liệu xây dựng và các ngành như dệt may, giày da, tiểu thủ công nghiệp phục vụ xuất khẩu. Trong những năm vừa qua do những khó khăn về vốn đầu tư, công nghệ

doc228 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và những hạn chế về công tác thị trường, về trình độ kỹ thuật và quản lý chỉ đạo sản xuất kinh doanh nên sản xuất hàng hóa nói chung và SXHXK nói riêng kém phát triển, kim ngạch xuất khẩu bình quân trên đầu người hàng năm thấp hơn rất nhiều so với bình quân chung của cả nước Với quan điểm đổi mới của Đảng và từ khi có Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành vào tháng 12/1987, các hình thức đầu tư và LDVNN tại Nghệ An đã được quan tâm phát triển và có những đóng góp nhất định cho nền kinh tế và cho SXHXK, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và sản xuất được một khối lượng hàng hóa đáng kể, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu và tăng nhanh tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế nhất là sản xuất công nghiệp và xuất khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, quá trình phát triển các hình thức LDVNN ở Nghệ An vẫn còn rất nhiều vấn đề nổi cộm: Đó là tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn rất chậm, số lượng dự án ít nhưng phần lớn gặp khó khăn thua lỗ nhiều, thậm chí có những dự án phải ngừng sản xuất. Các hình thức LDVNN mới chỉ chú trọng đến vấn đề sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, tiêu thụ nội địa hoặc khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có như gỗ và các loại khoáng sản khác. Các dự án LDVNN đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và chế biến hàng nông sản, hải sản cho xuất khẩu hoặc để phát triển các ngành công nghiệp dệt may là những ngành mà Nghệ An có lợi thế và tiềm năng phát triển hầu như chưa có. Tình trạng này không phải chỉ riêng ở Nghệ An, mà cả ở những địa phương khác trong cả nước cũng tương tự, nhất là các địa phương thuộc vùng nông nghiệp khó khăn như khu vực khu bốn cũ, Tây Nguyên, các tỉnh miền núi vùng Tây Bắc, đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân của nó không những ở những điều kiện khó khăn khách quan mà còn do quá trình vận dụng, tổ chức thực hiện của các ngành, các địa phương, một phần khác là ở hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô, nhất là chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư vào các vùng kinh tế khó khăn và các lĩnh vực sản xuất và chế biến hàng nông sản xuất khẩu.. Vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu "Phát triển các hình thức liên doanh với nước ngoài trong sản xuất hàng xuất khẩu ở Nghệ An" nhằm đưa ra được những quan điểm giải pháp về quá trình tổ chức thực hiện và những kiến nghị về chính sách kinh tế vĩ mô để thúc đẩy phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK ở Nghệ An, đồng thời có thể vận dụng cho các địa phương có điều kiện tương tự. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hình thức LD đã có mầm mống từ giai đoạn đầu của phương thức sản xuất TBCN và hiện nay đã trở thành phổ biến trong đời sống kinh tế của các nước. Những mãi trong những thập niên gần đây nó mới được các nhà kinh tế học quan tâm nghiên cứu. Đó là các nghiên cứu của P.A.Samelson và W.D. Nordhaus trong cuốn "Kinh tế học" xuất bản lần đầu năm 1948 tại Mỹ, của Raymond Werlls trong lý thuyết "Chu kỳ sản phẩm", của Dominik Salvatore trong cuốn "Kinh tế học quốc tế" và của các nhà kinh tế khác xuất bản trong những năm gần đây như nghiên cứu của Xavier Ritchet, nhà kinh tế Pháp, trong cuốn "Kinh tế doanh nghiệp" xuất bản bằng tiếng Việt do trung tâm Pháp - Việt về đào tạo quản lý dịch năm 1997, của J.H. Adam trong cuốn "Từ điển tiếng Anh kinh doanh" (Longman Consise Dictionany of Business English - 1992), của Tổ chức hợp tác và phát triển của Liên hiệp quốc (OEDC) trong cuốn "Chính sách cạnh tranh và liên doanh" (Competition policy and Joint Venture) xuất bản năm 1986... Các nghiên cứu trên đã đưa ra khái niệm về LD, lý giải cơ sở, vai trò và những "bất lợi" về LD, song đều viết chung với các vấn đề kinh tế khác mà chưa có công trình nào chuyên nghiên cứu về LDVNN trong SXHXK. ở nước ta, vấn đề liên doanh được Đảng và Nhà nước quan tâm từ giữa những năm 80 và đã đưa vào Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tháng 12 năm 1987. Đã có những nghiên cứu về vấn đề này đăng trên một số tạp chí và sách chuyên khảo. Đó là cuốn "Thành lập và quản lý công ty, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài" do Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Phan chủ biên, "Những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện việc thành lập các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài trong công nghiệp Việt Nam", luận án phó tiến sĩ của nghiên cứu sinh Nguyễn Thường Lạng, "Liên doanh với nước ngoài và đầu tư tại Việt Nam" của Hà Thị Ngọc Oanh, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội - 1998... Các nghiên cứu và sách báo trên đã quan tâm đến vấn đề LDVNN trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế. Việc nghiên cứu vấn đề phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK vẫn hoàn toàn mới mẻ. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Mục đích của luận án: Trên cơ sở hệ thống và khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các hình thức LD, luận án đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy việc phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK ở tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. - Nhiệm vụ của luận án: + Phân tích và làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc phát triển các hình thức LDVNN, chỉ rõ xu hướng phát triển và vai trò của nó trong SXHXK. + Khái quát kinh nghiệm của một số nước trong khu vực để có thể nghiên cứu, vận dụng vào điều kiện của địa phương. + Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển các LDVNN trong SXHXK ở Nghệ An, tìm ra những mâu thuẫn, hạn chế và nguyên nhân của nó. + Xác định các quan điểm và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển các LDVNN trong SXHXK ở Nghệ An thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án: Nghiên cứu những nhân tố tác động đến quá trình hình thành và phát triển các hình thức LDVNN trong SXHXK như chính sách tạo lập môi trường đầu tư, quy trình thành lập, thẩm định và tổ chức thực hiện, những điều kiện thuận lợi và những khó khăn khách quan, nguyên nhân chủ quan, quan điểm và giải pháp khắc phục.. Phạm vi nghiên cứu về không gian và thời gian: Luận án nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi tỉnh Nghệ An từ khi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành (tháng 12/1987) đặc biệt là từ Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991) đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm phương pháp luận và các phương pháp có tính chất chuyên ngành như điều tra, thống kê, so sánh, khảo sát, khái quát, phân tích, tổng hợp và suy luận... 6. Đóng góp mới của luận án - Trên cơ sở khái quát những cơ sở lý luận và thực tiễn về hình thức LD, luận án đưa ra khái niệm mới có tính chất tổng hợp và phù hợp với xu thế hiện nay, đồng thời chọn lọc một số kinh nghiệm có thể vận dụng cho điều kiện Việt Nam hiện nay như kinh nghiệm đa dạng hóa các hình thức LD, kinh nghiệm phát triển các doanh nghiệp liên doanh SXHXK vừa và nhỏ ở Hàn Quốc và Malaixia, kinh nghiệm về lựa chọn cơ hội LD, đánh giá hoạt động của LD và cách thức giải quyết những mối bất đồng trong LD. - Qua việc khảo sát tiềm năng phát triển SXHXK và thực trạng thành lập, hoạt động của các dự án LDVNN, luận án đã phân tích những mâu thuẫn và hạn chế cần khắc phục, đặc biệt là mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển và cơ cấu đầu tư, mâu thuẫn giữa trình độ của công nghệ sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu hiện nay với thực trạng kém phát triển của các doanh nghiệp SXHXK ở Nghệ An, mâu thuẫn giữa yêu cầu về khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu với giá thành sản phẩm trong các LD hiện nay ở Nghệ An. - Cuối cùng luận án đưa ra được những quan điểm và giải pháp phát triển đáp ứng với yêu cầu thực tiễn ở Nghệ An và phù hợp với điều kiện sản xuất và chế biến hàng nông sản, hải sản xuất khẩu hiện nay ở trên phạm vi cả nước. Đó là các giải pháp tạo ra môi trường và động lực thúc đẩy đầu tư cho sản xuất hàng nông sản hải sản xuất khẩu trên cơ sở khai thác tối đa các tiềm năng và lợi thế so sánh của địa phương và của đất nước trong quá trình toàn cầu hóa thương mại hiện nay. Giải pháp phát triển các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu có hiệu quả của địa phương từ đó làm nảy sinh ra các nhu cầu mở rộng đầu tư và LD với nước ngoài... 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao gồm 184 trang, được chia thành 3 chương, 10 tiết. Chương 1 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về liên doanh với nước ngoài và vai trò của nó trong sản xuất hàng xuất khẩu 1.1. Nguồn gốc sự ra đời, khái niệm và đặc trưng về hình thức liên doanh 1.1.1. Nguồn gốc sự ra đời của hình thức LD Những mầm mống đầu tiên của LD có từ giai đoạn đầu của phương thức sản xuất TBCN. Trong quá trình phân tích sự vận động của phương thức sản xuất TBCN, C.Mác tuy không nêu ra phạm trù về LD, không luận giải trực tiếp về nó nhưng đã cung cấp phương pháp luận cơ bản về con đường, về tính tất yếu và vai trò của hình thức quan hệ này. C.Mác cho rằng, trong các phương thức sản xuất trước CNTB do sự phát triển còn thấp kém, nên các đơn vị kinh tế có thể tồn tại hàng thế kỷ mà không hề có sự thay đổi tính chất và phạm vi, không vượt ra khỏi giới hạn của xóm làng hay cái chợ lân cận dành cho thợ thủ công nông thôn và những tiểu chủ. Vì vậy, nhu cầu tập trung vốn giữa các chủ xưởng để mở rộng quy mô sản xuất chưa xuất hiện. Sự ra đời và phát triển của phương thức sản xuất TBCN làm cho sản xuất vượt ra khỏi giới hạn của làng xã, của chợ địa phương, của từng vùng rồi vượt ra ngoài biên giới quốc gia hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Sự phát triển đó là kết quả tất yếu của quá trình phát triển lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, được tác động trực tiếp bởi việc theo đuổi sản xuất giá trị thặng dư trong các xí nghiệp tư bản. C.Mác viết: Ngay trong buổi đầu của nền sản xuất TBCN, một số ngành sản xuất cũng đã đòi hỏi một số tối thiểu mà lúc bấy giờ từng cá nhân riêng rẽ chưa có được. Tình hình đó dẫn đến một mặt Nhà nước phải trợ cấp cho những tư nhân, mặt khác thành lập những hội nắm giữ độc quyền do luật pháp chưa thừa nhận để kinh doanh trong những ngành công nghiệp và thương mại nhất định" [46, tr. 450]. ở đây, C. Mác luận giải con đường hình thành công ty cổ phần. Nhưng thực tế có những công ty cổ phần lại là doanh nghiệp LD bởi vì con đường của công ty này chỉ bao gồm một số các chủ tư bản, các chủ này không chỉ góp vốn mà còn cùng nhau tổ chức hoạt động kinh doanh ở công ty. Phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư, C. Mác cho rằng đó là động lực mạnh mẽ trong quá trình hoạt động kinh doanh của tất cả các nhà tư bản. Do theo đuổi sản xuất ngày càng nhiều giá trị thặng dư, các nhà tư bản buộc phải mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao sức sản xuất của lao động. Trong các phương pháp để mở rộng quy mô sản xuất mà các nhà tư bản đã áp dụng là tích lũy tư bản. Nhưng đây là "phương pháp hết sức chậm chạp" không thể thỏa mãn khát vọng của các nhà tư bản. Hơn nữa các nhà tư bản lại phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt trên thị trường, cạnh tranh giữa các nhà tư bản với nhau. Bởi vậy quá trình tập trung tư bản đã diễn ra [46, tr. 884]. Tập trung tư bản là quá trình làm tăng quy mô của tư bản cá biệt bằng cách sát nhập các tư bản cá biệt nhỏ thành tư bản mới. So với tích lũy tư bản, thì đây là phương pháp tăng quy mô của xí nghiệp tư bản nhanh hơn nhiều, do đó mức độ bóc lột giá trị thặng dư cũng lớn hơn nhiều. Có hai con đường để tập trung tư bản: 1) Nhà tư bản lớn dùng sức mạnh kinh tế thôn tính và thu hút tư bản của các nhà tư bản nhỏ theo nguyên tắc "cá lớn nuốt cá bé"; 2) Các nhà tư bản " hợp tác" với nhau thông qua hợp nhất xí nghiệp của mình để thành lập xí nghiệp mới. Trong thực tế không phải khi nào tập trung tư bản cũng được thực hiện bằng con đường thứ nhất. Sự thành lập xí nghiệp mới bằng con đường thứ hai tất yếu sẽ là công ty cổ phần hay công ty LD. Và như vậy, cũng như sự ra đời của công ty cổ phần, sự ra đời của công ty LD là kết quả của một quá trình kinh tế khách quan do tác động bởi các quy luật kinh tế thị trường được thúc đẩy bởi việc theo đuổi sản xuất giá trị thặng dư mà nguyên nhân sâu xa là do sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một trình độ nhất định quy định. Theo C.Mác, quá trình tập trung tư bản dù bằng phương pháp nào cũng vẫn chỉ là những "thay đổi về lượng của các bộ phận gộp thành tư bản xã hội" [46, tr. 884]. Song tuy không làm biến đổi tổng lượng tư bản xã hội nhưng tập trung lại rất cần thiết đối với việc kinh doanh của các nhà tư bản. Nó "bổ sung cho công việc tích lũy, nó cho phép các nhà tư bản công nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh của mình" [46, tr. 884]. C.Mác còn lý giải: song song với quá trình tập trung tư bản, thì đồng thời hình thức hiệp tác của quá trình lao động với quy mô ngày càng lớn, việc áp dụng khoa học một cách có ý thức về mặt kỹ thuật, việc khai thác đất đai một cách có kế hoạch, việc biến tư liệu lao động thành những tư liệu lao động chỉ sử dụng được một cách tập thể, việc thu hút tất cả các dân tộc vào mạng lưới thị trường thế giới, và đi đôi với cái đó là tính chất quốc tế của chế độ TBCN cũng phát triển [46, tr.1059]. Điều này gợi ý phương pháp tiếp cận trong việc xác định cơ sở của sự hình thành các L D quốc tế hiện nay. V.I.Lênin đã vận dụng quan điểm của C.Mác vào phân tích giai đoạn độc quyền của CNTB. Trong phân tích giai đoạn độc quyền của CNTB, tuy không nói về LD, nhưng ta có thể tìm thấy tư tưởng về LD thông qua việc V.I.Lênin phân tích nguyên nhân hình thành và bản chất của CNTB độc quyền. Theo V.I.Lênin, một trong những nguyên nhân làm ra đời CNTB độc quyền là tác động bởi quá trình tập trung tư bản. Tổ chức độc quyền là liên minh giữa các xí nghiệp tư bản lớn nắm trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một hoặc một số loại hàng hóa, qua đó hạn chế cạnh tranh, định ra giá cả độc quyền để thu được lợi nhuận độc quyền cao. Trong các hình thức liên minh giữa các xí nghiệp tư bản tất yếu không loại trừ hình thức LD. Chẳng hạn, khi xem xét hình thức xanh-đi-ca, ta cũng có thể nói rằng đây là một kiểu LD mà các chủ doanh nghiệp chỉ tham gia một phần tư bản cùng quản lý và điều tiết lĩnh vực thương mại của các doanh nghiệp tham gia xanh-đi-ca. Hoạt động trong cơ chế cạnh tranh và do tác động bởi quy luật lợi nhuận độc quyền cao, nên quá trình tập trung tư bản càng được đẩy mạnh, làm cho quy mô của các xí nghiệp độc quyền càng lớn nhanh vượt ra khỏi dung lượng thị trường trong nước. Thêm vào đó là tác động của cuộc cách mạng công nghiệp làm xuất hiện các lĩnh vực kinh doanh mới. Do sự phân bố không đồng đều về các nguồn lực sản xuất giữa các quốc gia làm xuất hiện lợi thế so sánh. Đây là những cơ sở làm xuất hiện quan hệ kinh tế quốc tế của các tổ chức độc quyền, thúc đẩy xuất khẩu tư bản. Xuất khẩu tư bản là đưa tư bản ra nước ngoài nhằm chiếm đoạt giá trị thặng dư và các nguồn lợi khác ở nước nhập khẩu tư bản. So với đầu tư trong nước, việc xuất khẩu tư bản có thể thu được lợi ích nhiều hơn, chẳng hạn tỷ suất lợi nhuận cao hơn, tìm kiếm và khai thác được nguyên liệu với giá rẻ hơn, thị trường được mở rộng... Một trong các hình thức xuất khẩu tư bản là các nhà tư bản sử dụng các chi nhánh của mình hợp tác với các cơ sở sản xuất của nơi nhập khẩu tư bản để xây dựng doanh nghiệp chung, cùng sản xuất kinh doanh, cùng chia sẻ rủi ro và lợi nhuận. Đây chính là cơ sở ra đời của các LD quốc tế. Trong những thập niên gần đây, sự thành lập các LD với nước ngoài được phát triển mạnh mẽ, thu hút sự chú ý của các nhà kinh tế học tư sản. Cho đến nay đã có những giải thích về sự xuất hiện hiện tượng kinh tế này, phân tích bản chất của nó dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới đây là một số quan điểm giải thích về bản chất và một số quan niệm về các hình thức LD trong nền kinh tế thị trường. - Quan điểm giải thích LD theo nghĩa rộng: Tức là quan điểm gắn LD với kinh tế thị trường nói chung trong đó đối tác tham gia LD có thể cùng một quốc tịch hoặc có thể khác quốc tịch. Nó được thể hiện trong lý thuyết kinh tế của P.A.Samuelson (Mỹ) và Xavier Richet (Pháp). Xavier Richet cho rằng: LD là sự hợp tác liên quan đến các doanh nghiệp của cùng một quốc gia, hoặc cùng một hệ thống kinh tế cũng như các doanh nghiệp thuộc các quốc gia khác nhau [91, tr. 108]. Đây là loại LD được dựa trên sự hòa hợp và hợp tác. Sở dĩ có sự lựa chọn loại doanh nghiệp LD này là vì: + Nó có khả năng làm tăng nhanh quy mô sản xuất, tạo ra một khối lượng hàng hóa nhiều hơn; + Khi nhiều đơn vị hàng hóa được sản xuất, kinh tế sản xuất lớn được thực hiện, giá bán hàng hóa có thể hạ và bán thêm được nhiều hàng hóa hơn: + Với LD "theo chiều dọc" sẽ làm xuất hiện nhân tố mới: chuyên môn hóa và hoạt động kinh tế theo hai giai đoạn, tức là gắn sản xuất với lưu thông. + Doanh nghiệp lớn lên nhờ "liên kết ngang", qua đó có thể lợi dụng cơ hội có lợi để mua một số doanh nghiệp cạnh tranh với mình; + Sự phát triển của LD có thể trở thành một "Conglomerat" nhỏ bé, lớn lên bằng cách đưa thêm những hoạt động có liên quan vào kinh doanh của mình... - Quan điểm giải thích LD theo nghĩa hẹp: Tức là gắn LD với quan hệ kinh tế quốc tế, trong đó các đối tác khác nhau về quốc tịch. Nó được thể hiện trong lý thuyết "Chu kỳ sản phẩm" của Raymond Verlls và "Kinh tế học quốc tế" của Dominik Salvatore... Theo Dominik Salvatore, việc thành lập doanh nghiệp LD với nước ngoài là cần thiết, nó sẽ tạo ra "hiệu quả phúc lợi" cho các nước có liên quan{86]. Có thể biểu diễn ở đồ thị 1.1: Đồ thị 1.1: Hiệu quả phúc lợi của việc thành lập doanh nghiệp LD với nước ngoài Giá trị sản phẩm cận biên của tư bản Quốc gia 1 Quốc gia 2 B AAAeA O M N O' C E D Giá trị sản phẩm cận biên cửa tư bản HAAeA VMPK2 VMPK1 K Theo tác giả, giả sử trên thế giới chỉ có hai quốc gia là quốc gia 1 và quốc gia 2 (trên đồ thị 1.1). Tổng tư bản của cả hai quốc gia là 00', quốc gia 1 và quốc gia 2 có các đường giá trị sản phẩm cận biên của tư bản tương ứng là VMPK1 và VMPK2. Trước khi có sự di chuyển, vốn của quốc gia 1 là ON vốn của quốc gia 2 là 0'N. Lượng sản phẩm mà quốc gia 1 tạo ra đo bằng diện tích hình OADN, trong đó lượng sản phẩm do vốn tạo ra được đo bằng diện tích OHDN. Quốc gia 2 sản xuất được một lượng sản phẩm đo bằng diện tích NCBO', trong đó số sản phẩm do lượng vốn tạo ra bằng diện tích NCKO'. Khi có sự di chuyển vốn từ quốc gia 1 sang quốc gia 2, giả sử sự di chuyển này đạt tới điểm cân bằng E, lượng vốn của quốc gia 1 là OM và quốc gia 2 là O'M, thì quốc gia 1 sản xuất được một lượng sản phẩm đo bằng diện tích OAEM, quốc gia 2 sản xuất được một lượng sản phẩm đo bằng diện tích MEBO'. Quốc gia 1 giảm đi một lượng sản phẩm đo bằng diện tích MEDN, còn quốc gia 2 tăng lên một lượng sản phẩm đo bằng điện tích MECN. Như vậy, toàn thế giới sẽ sản xuất tăng thêm một lượng sản phẩm đo bằng diện tích tam giác ECD trên đồ thị 1.1. Từ phân tích trên, Dominik Salvatore rút ra kết luận: việc di chuyển vốn giữa các nước trong đó có con đường thành lập doanh nghiệp LD có tác dụng làm tăng quy mô sản xuất và khối lượng sản phẩm của toàn thế giới. Phát triển lý thuyết "Chu kỳ sản phẩm" của Raymond Vernon, Louis Wells đã đưa ra lý thuyết " Chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường quốc tế". Theo sự phát triển của thị trường thế giới, lý thuyết này tiếp tục được bổ sung nhằm giải thích sự vận động của các dòng vốn quốc tế. Theo lý thuyết này, một loại sản phẩm "sống" trên thị trường phải trải qua 4 giai đoạn (đồ thị 1.2) Giai đoạn 1 (Tung ra thị trường). Sản phẩm mới được sản xuất ở trong nước rồi tung ra bán chủ yếu trên thị trường nội địa. Do mới, nên nói chung khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nước ngoài còn thấp. Doanh số thu được từ việc bán sản phẩm ở nước ngoài thấp. Giai đoạn 2 (Phát triển sản phẩm). Doanh số thu được có xu hướng tăng ở thị trường nước ngoài. Các công ty đa quốc gia mở rộng việc bán sản phẩm ra thị trường nước ngoài cùng với mở rộng thành lập LD với các công ty ở nước sở tại. Giai đoạn 3 (Giai đoạn chín muồi rồi bão hòa). Doanh số bán hàng có chiều hướng giảm sút. các công ty đa quốc gia dịch chuyển sản xuất sang các nước đang phát triển để tận dụng lợi thế về các yếu tố sản xuất rẻ đặc biệt là lao động giá thấp, lợi thế về các nguồn lực tự nhiên. Các LD được thành lập nhiều ở các nước đang phát triển để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Các sản phẩm của LD được sản xuất ở nước sở tại rồi tiêu thụ ở đó hoặc xuất khẩu sang nước khác hoặc về nước chủ nhà. Giai đoạn 4 (Suy giảm và triệt tiêu). Doanh số bán hàng ở vào mức thấp nhất. Các công ty đa quốc gia một mặt dịch chuyển sản xuất ra nước ngoài để kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm; mặt khác, đổi mới công nghệ thông qua thành lập hoặc tìm các bạn hàng có kinh nghiệm tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài. Từ đó xuất hiện các LD trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ và tìm hiểu thị trường địa phương. Đồ thị 1.2: Chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường quốc tế [100, tr. 82] Doanh số Chín muồi - bảo hoà t1 t2 t3 t4 Thời gian (t) O Tung SP Phát triển Bảo hoà Suy giảm triệt tiêu Ngoài ra, còn có một số quan điểm cho rằng việc thành lập doanh nghiệp LD là do các nhà đầu tư muốn khai thác tính không hoàn hảo của thị trường để thu lợi nhuận ở nước ngoài khi ở đó có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với nếu đầu tư ở trong nước. Đây cũng là cơ hội để thâm nhập vào một số thị trường vẫn còn bị bảo hộ. Về phía các nước đang phát triển, các nước thuộc nhóm nước "đi sau" tìm cách "nhảy vọt" và "rút ngắn thời gian đáng kể" bằng việc du nhập các thiết bị máy móc và công nghệ hiện đại từ các nước đi trước và từ các công ty đa quốc gia để sớm có một nền công nghiệp hiện đại và khai thác tối đa các nguồn lực trong nước. Nhưng các nước này không phải lúc nào cũng có khả năng cân đối đủ các nguồn ngoại tệ để nhập khẩu các thiết bị máy móc và các công nghệ cần thiết cho mình, hơn nữa trình độ phát triển của lực lượng sản xuất còn thấp chưa đủ khả năng để quản lý và sử dụng các công nghệ này một cách có hiệu quả. Vì vậy, Chính phủ và các công ty của những quốc gia này cũng tìm mọi giải pháp để thu hút các công ty nước ngoài vào thành lập các LD để thực hiện chuyển giao công nghệ và học tập kinh nghiệm quản lý. Các nước XHCN ở trong giai đoạn đầu của thời kỳ quá độ tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN cũng đã vận dụng các hình thức này một cách linh hoạt và sáng tạo. Nước Nga, sau thắng lợi của cách mạng tháng Mười, Lê nin cùng với chính quyền xô viết tổ chức công cuộc phát triển kinh tế, kiên quyết đưa nước Nga từ đói nghèo, lạc hậu tiến lên CNXH. Từ thực tế cuộc sống, Lê nin đã đề ra và đưa vào áp dụng chính sách kinh tế mới (NEP) ở nước Nga. ý tưởng của NEP là phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thực hiện các hình thức kinh tế quá độ nhằm phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng CNXH. Một trong những chính sách mà Lênin đưa ra áp dụng ở nước Nga trong thời kỳ là chính sách về CNTB nhà nước. Theo Lênin, CNTB nhà nước là sản phẩm của sự can thiệp tích cực của Nhà nước vào hoạt động kinh tế trong các xí nghiệp tư bản. ở nước Nga, đó là sự can thiệp của chính quyền Xô viết, tức là của Nhà nước XHCN, nên nó phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. CNTB nhà nước, nếu xét về nội dung, có thể hiểu đó là các hình thức kinh tế quá độ dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp về vốn giữa các thành phần kinh tế với các nhà tư bản trong và ngoài nước cũng như giữa các thành phần kinh tế với nhau [54, tr. 68]. Công ty hợp doanh là một hình thức kinh tế TBNN trong quan điểm của Lênin, chúng ta có thể gọi là công ty LD. Bởi vì, đây là loại công ty được thành lập theo thể thức tiền vốn một phần của tư bản tư nhân, một phần của tư bản nước ngoài và một phần của chính quyền xô viết [42, tr. 336]. Những đặc tính của công ty hợp doanh trong quan điểm của Lênin trước đây cũng chính là những đặc trưng chủ yếu của doanh nghiệp LD mới phát triển mạnh mẽ trong vòng vài thập kỷ vừa qua mà toàn thế giới đều biết đến. Lê nin cho rằng: CNTB là xấu so với CNXH, nhưng nó lại là tốt so với thời trung cổ, với nền tiểu sản xuất, với chủ nghĩa quan liêu do tình trạng phân tán của người tiểu sản xuất gây nên. Vì chúng ta chưa có điều kiện để chuyển trực tiếp từ nền tiểu sản xuất lên CNXH bởi vậy trong một chừng mực nào đó, CNTB là không tránh khỏi... Bởi vậy chúng ta phải sử dụng CNTB (nhất là bằng cách hướng vào CNTB nhà nước) làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và CNXH làm phương tiện, con đường, phương thức để tăng lực lượng sản xuất lên [40, tr. 276]. Khẳng định hơn nữa sự cần thiết phải áp dụng các hình thức kinh tế của CNTB nhà nước, Lênin cho rằng việc áp dụng này sẽ tạo điều kiện tốt để nâng cao trình độ quản lý của chính quyền xô viết. Lênin viết: Không có kỹ thuật đại công nghiệp tư bản được xây dựng trên những phát minh mới nhất của khoa học hiện đại, không có một tổ chức Nhà nước có kế hoạch khiến cho hàng triệu người phải tuân theo hết sức nghiêm ngặt một tiêu chuẩn thống nhất trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm thì không thể nói đến CNXH được, đó cũng là một điều sơ đẳng [41, tr. 253]. Lênin nêu rõ thực chất áp dụng các hình thức kinh tế của CNTB nhà nước là một sự thỏa hiệp, sự nhượng bộ của chính quyền Xô viết với giai cấp tư sản. Nhưng việc làm đó là cần thiết, bởi vì chính quyền Xô viết sẽ thu được nhiều cái lợi, bảo tồn được tư liệu sản xuất và cơ cấu sản xuất đã hình thành, sử dụng được năng lực của các chuyên gia tư sản. Đặc biệt, trong một nước mà sản xuất nhỏ chiếm ưu thế thì cái lợi lớn hơn cả là trên cơ sở sử dụng lợi ích tư hữu TBCN như một động lực, phát triển được trong một thời gian ngắn nhất nền sản xuất theo hướng sản xuất lớn, tập trung, dưới sự kiểm soát của Nhà nước, chống lại sự hỗn loạn tiểu tư sản. Lênin khẳng định: CNTB nhà nước là một bước tiến lớn dù cho chúng ta phải trả một khoản lớn hiện nay. Bởi vì trả học phí là việc đáng giá vì cái đó có lợi cho công nhân, vì việc để chiến thắng tình trạng hỗn loạn, tình trạng suy sụp về kinh tế và hiện tượng lỏng lẻo là cái quan trọng hơn hết, vì để tình trạng vô chính phủ của những kẻ tư hữu tiếp tục tồn tại là một mối nguy cơ lớn nhất, đáng sợ nhất, nó sẽ làm chúng ta diệt vong, trái lại sẽ đưa chúng ta đến CNXH bằng con đường chắc chắn nhất [41, tr. 251-252]. Trong quan điểm của mình, Lê Nin còn chỉ rõ những tác dụng khác khi áp dụng CNTB nhà nước như nó sẽ giúp thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, củng cố sự tín nhiệm của nông dân với chính quyền Xô viết; nó sẽ là một công cụ để đấu tranh chống chủ nghĩa quan liêu, tác phong lề mề; giai cấp công nhân và nhân dân lao động có thể học được cách quản lý nền sản xuất lớn, du nhập tiến bộ công nghệ bên ngoài, đồng thời phục hồi được giai cấp công nhân hiện đại. Với tính tất yếu và tác dụng nhiều mặt như trên, việc sử dụng và phát triển các hình thức kinh tế TBNN (trong đó có hình thức LD) là cần thiết để sớm đưa nước Nga tiến lên CNXH. Quan điểm trên của Lênin đã được áp dụng ở nước Nga trong thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới (1921 - 1928), sau đó kể từ những năm 60 được phát triển ở các nước XHCN với tên gọi: "Xí nghiệp liên doanh với nước ngoài" và thành lập "Hội đồng tương trợ kinh tế" (khối SEP) nhằm tiến hành phân công, hợp tác và tương trợ kinh tế lẫn nhau giữa các nước XHCN anh em, trong đó phát triển mạnh các hình thức gia công hàng xuất khẩu. Từ thập kỷ 80 trở lại đây, các hình thức LDVNN đã phát triển mạnh ở Trung Quốc và sau đó là Việt Nam. Như vậy, sự ra đời của các hình thức LD là kết quả tất nhiên của quá trình tập trung hóa và hợp tác hóa sản xuất, của sự vận động dòng đầu tư quốc tế với nguồn gốc bên trong là sự phát triển của phân công lao động quốc tế, sự phát triển của sản xuất hàng hóa khi lực lượng sản xuất đã đạt đến một trình độ nhất định. Tuy nhiên cho đến nay nhận thức và khái niệm về các hình thức LD vẫn chưa có một sự thống nhất và chuẩn hóa. Dưới đây, tác giả chỉ đề cập và phân tích một số quan điểm về các hình thức LD của các nhà kinh tế trong những thập niên gần đây và của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời trên cơ sở nhận thức về bản chất của nó để đưa ra quan điểm của mình làm tiền đề cho việc nghiên cứu phát triển và mở rộng các hình thức LDVNN trong SXHXK ở Nghệ An. 1.1.2. Khái niệm về hình thức liên doanh Cho đến nay có nhiều tác phẩm đề cập đến hình thức LD, đặc biệt là các nhà kinh tế học tư sản. J.H.Adam trong cuốn "Từ điển tiếng Anh kinh doanh" cho rằng: LD là một quan hệ bạn hàng tạm thời nhưng đôi khi có tính chất lâu dài được thành lập từ hai hay nhiều cá nhân hoặc công ty hoạt động trong một lĩnh vực kinh doanh nhất định trong đó có rủi ro và thua lỗ nhưng vẫn có thể mong đợi một tỷ lệ lợi nhuận hợp lý. Các bên liên doanh cùng chia sẻ các khoản chi phí và lợi nhuận theo các tỷ lệ được thỏa thuận [98, tr. 218]. Quan niệm trên xác định một LD phải được hình thành ít nhất từ hai công ty khác nhau. Động lực để một LD được thành lập là lợi nhuận. Trách nhiệm, mức độ hưởng lợi nhuận cũng như rủi ro được phân chia cho các bên tham gia LD theo tỷ lệ vốn góp đã thỏa thuận. Tuy nhiên, quan niệm của J.H.Adam vẫn chưa được đề cập đến khía cạnh pháp lý - một yếu tố không thể thiếu được để duy trì quan hệ giữa các bên tham gia và điều tiết lợi ích giữa chúng. - Trong Luật kinh doanh của Mỹ có nêu "LD là một quan hệ bạn hàng trong đó hai hay nhiều chủ thể cùng đóng góp lao động hoặc tài sản để thực hiện một mục tiêu đặt ra và cùng chia sẻ các khoản lợi nhuận và rủi ro ngang nhau hoặc do các bên thỏa thuận" [99, tr. 669]. Giống quan niệm của J.H.Adam, điều luật này nêu rõ một LD phải có ít nhất là hai hay hơn hai đối tác tham gia, không loại trừ đó là các đối tác cùng quốc tịch hay khác quốc tịch. Điểm mới của điều luật này ở chỗ nó đã đề cập đến khía cạnh sở hữu của LD. Các bên tham gia là các chủ đóng góp tài sản để cùng sở hữu tài sản của LD. Song ở đây khía cạnh pháp lý của LD còn mờ nhạt. Trong Từ điển kinh tế "The Happen Colling Dictionary Economics" xuất bản năm 1991 có đề cập "LD là sự cùng làm chủ của hai hãng hoặc một hãng và Chính phủ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. LD làm cho tổng số nguồn được sử dụng lớn hơn trong việc ứng dụng hàng hóa và dịch vụ, và có thể có hiệu quả đặc biệt trong việc khai thác nguồn bổ sung đối với một bên, chẳng hạn đóng góp tri thức về quá trình sản xuất và đóng góp kiến thức về thị trường" [52, tr. 8]. Quan điểm này cho rằng các bên tham gia LD có thể là các hãng, các công ty nhưng có._. thể một bên là một công ty nhưng bên kia là một chính phủ của một quốc gia. Tài sản đóng góp vào LD có thể là tiền vốn, tài sản hữu hình nhưng cũng có thể là tài sản vô hình như tri thức, kiến thức về thị trường. Tuy vậy, quan niệm này mới chỉ dừng lại ở LD với sự tham gia của hai bên. Khía cạnh pháp lý của nó chưa được đề cập thích đáng. Hơn nữa LD không chỉ dừng lại ở lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, mà còn cả trong hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai. Tổ chức hợp tác và phát triển của Liên hiệp quốc (OECD) cho rằng: "Trên quan điểm cạnh tranh, LD là một hình thức nằm giữa hợp đồng và liên minh trong đó hai hoặc nhiều công ty liên kết hoạt động với nhau trong một hoặc hơn các lĩnh vực sau đây: a. Tiến hành các hoạt động mua bán. b. Khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển hoặc điều hành các hoạt động sản xuất. c. Nghiên cứu và triển khai d. Hoạt động chế tạo và xây dựng [102, tr. 11]. Cách hiểu này cho thấy LD không phải là một quan hệ hợp đồng đơn giản, nó phải cao hơn quan hệ này; đồng thời LD cũng không phải là một quan hệ có tính chất liên minh đầy đủ và chặt chẽ giữa các bên với quy mô lớn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Do nằm giữa quan hệ hợp đồng và liên minh nên liên doanh có thể được hình thành ở một hoặc hơn các lĩnh vực thương mại, sản xuất, khoa học - kỹ thuật... Trong khi đó, các nhà kinh tế Mỹ thuộc Trường Đại học tổng hợp America lại đưa ra quan niệm nêu rõ tính chất đa dạng của đối tác tham gia LD: LD là những thỏa thuận kinh doanh trong đó hai hoặc nhiều công ty hoặc thực thể kinh doanh kết hợp với nhau để hình thành một hoạt động kinh doanh nhất định. Các LD có thể được thành lập giữa hai công ty đa quốc gia, giữa một công ty đa quốc gia và Chính phủ, hoặc giữa các công ty đa quốc gia với các nhà kinh doanh địa phương [101, tr. 5]. ở nước ta, trong "Từ điển tiếng Việt", LD được hiểu một cách tổng quát, đó là "cùng nhau hợp tác trong kinh doanh, giữa hai bên hay nhiều bên". Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định các công ty và tổ chức kinh tế nước ngoài được đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với các hình thức sau: 1- Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. 2- Xí nghiệp hoặc công ty LD, gọi chung là xí nghiệp LD. 3- Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Và một số hình thức khác bổ sung sau này. Trong đó hình thức "xí nghiệp LD" được quy định như sau: "Xí nghiệp LD" là xí nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng LD hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ CHXHCN Việt Nam với Chính phủ nước ngoài, hoặc là xí nghiệp mới do xí nghiệp LD hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng LD. Và hợp đồng hợp tác kinh doanh là "Là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiều bên về hợp tác kinh doanh" . Đối tượng, nội dung kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên và quan hệ giữa các bên do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng hợp tác kinh doanh. Như vậy về bản chất, hình thức thành lập xí nghiệp LD và hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh đều có thể được xem là các hình thức LD với nước ngoài trên cơ sở pháp lý là hợp đồng LD, hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hiệp định ký giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ nước ngoài... Tóm lại, từ những luận điểm trên và qua việc nghiên cứu bản chất của các hình thức LD có thể đưa ra một khái niệm chung về các hình thức LD như sau: Liên doanh là một hình thức phối hợp tổ chức các hoạt động kinh tế của hai bên hoặc nhiều bên cùng quốc tịch hoặc khác quốc tịch như tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động nghiên cứu, dịch vụ, xây dựng... nhằm đưa lại lợi ích lớn hơn cho các bên trong liên doanh. Nó được hình thành trên cơ sở sự tham gia thành lập, quản lý và sự đóng góp của các bên về vốn, tài sản hoặc một công đoạn sản xuất kinh doanh nào đó. Lợi nhuận rủi ro, trách nhiệm và quyền hạn của các đối tác liên doanh được phân chia theo mức độ đóng góp, đồng thời được thống nhất và bảo đảm bằng một hợp đồng liên doanh do các bên ký kết trên cơ sở pháp luật của quốc gia mà tại đó hình thức liên doanh được thành lập và hoạt động. 1.1.3. Đặc trưng của hình thức liên doanh Qua việc nghiên cứu nguồn gốc sự ra đời và khái niệm của các hình thức LD, có thể nhận thấy các hình thức LD có những đặc trưng chủ yếu như sau: Một là, LD là một phạm trù kinh tế khách quan. Nó phản ánh những mối quan hệ nội tại khách quan xuất phát từ những lợi ích kinh tế khách quan giữa những chủ thể kinh tế. đồng thời nó phản ánh một quá trình vận động phát triển tự nhiên của lực lượng sản xuất, xuất phát từ trình độ và phạm vi của sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất kinh doanh. Hai là, đặc thù của các hình thức LD là phải cùng thực hiện sản xuất kinh doanh về một mặt hàng nào đó hoặc nghiên cứu triển khai trong một lĩnh vực nhất định. Ba là, trong các hình thức LD các bên phải có một trong những hình thức tham gia sau: tham gia về quản lý, tham gia góp vốn, góp tài sản hoặc góp bằng việc hoàn thành một công đoạn sản xuất kinh doanh nào đó. Bốn là, đặc trưng nổi bật của các hình thức LD là lợi nhuận rủi ro, trách nhiệm và quyền hạn của các bên được phân chia theo mức độ đóng góp về tài sản, vốn và được bảo đảm bằng một hợp đồng LD theo đúng quy định của pháp luật tại quốc gia mà hình thức LD được thành lập và phát triển. Với những đặc trưng này có thể phân biệt giữa hình thức LD với các hình thức quan hệ kinh tế khác như cho vay dài hạn, cho vay lãi suất ưu đãi, hợp đồng thương mại trao đổi hàng hóa với nhau lâu dài. Trong các hình thức này các bên có thể cho vay vốn dài hạn với lãi suất thấp, thậm chí không có lãi suất hoặc có thể tiêu thụ hàng hóa cho nhau lâu dài và ứng trước vốn để hỗ trợ cho sản xuất nhưng không tham gia quản lý và không cùng điều hành sản xuất với nhau, không phân chia lợi nhuận và rủi ro. Đặc trưng của các hình thức LD cũng được phân biệt với các hình thức thuê tài sản thiết bị, thuê mua tài chính hoặc thành lập xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Trong các hình thức này phía người cho thuê tài sản, đất đai hoặc các quốc gia cho thành lập các xí nghiệp 100% vốn nước ngoài được thu tiền thuê đất, tiền thuê tài sản, thậm chí là cả tiền thuế nhưng không phải chịu rủi ro tổn thất khi việc sản xuất kinh doanh bị đổ bể. 1.2. Phân loại các hình thức liên doanh Trong thực tế hiện nay có nhiều cách phân loại các hình thức LD chẳng hạn: - ở Mỹ, LD có hai loại: hợp đồng LD và góp vốn LD. Hợp đồng LD là một hiệp hội gồm những cá nhân hay công ty nhằm tiến hành một dự án kinh doanh cụ thể. Góp vốn LD là hình thức thành lập một công ty cổ phần [26, tr. 550]. - ở Thái Lan, LD tồn tại dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, một quan hệ bạn hàng hay một hình thức phi công ty. - ở Hàn Quốc, có 5 hình thức LD là công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty trách nhiệm vô hạn, công ty có số thành viên trách nhiệm hữu hạn và vô hạn, quan hệ bạn hàng. Từ thực tế có rất nhiều cách phân loại các hình thức LD nhưng về cơ bản có thể đề cập các hình thức LD theo các cách phân loại như sau: 1.2.1. Phân loại theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh *Có các hình thức: Một là, LD sản xuất, chế tạo, lắp ráp sản phẩm. Hình thức này chủ yếu được thành lập trong các ngành công nghiệp cơ khí lắp ráp các sản phẩm như điện tử, ôtô, máy bay... Nó đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn vào máy móc, thiết bị, công nghệ, đào tạo, thời gian thu hồi vốn kéo dài và quy mô thành lập doanh nghiệp lớn. Hai là, LD chế biến sản phẩm. Hình thức này chủ yếu được thành lập trong các ngành chế biến hàng nông sản và khoáng sản. Nó phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu phục vụ cho hoạt động của LD. Các nước đang phát triển thường thông qua chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thường góp vốn, công nghệ chế biến vào LD, còn đối tác trong nước chịu trách nhiệm trong việc tìm kiếm, khai thác nguyên liệu phục vụ cho hoạt động của LD. Ba là, LD dịch vụ. Hình thức này chủ yếu được thành lập trong các ngành vận tải, bảo hiểm, ngân hàng, du lịch, tư vấn, y tế, giáo dục... nhằm cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Đây là hình thức LD cần ít vốn đầu tư, thời hạn thu hồi vốn nhanh hơn so với LD trong các ngành sản xuất trực tiếp. Bốn là, LD trong nghiên cứu và phát triển. Hình thức này được thành lập nhằm phối hợp hoạt động nghiên cứu và phát triển giữa các bộ phận nghiên cứu của các công ty, giữa các viện nghiên cứu hoặc các trường đại học để đưa ra một thiết kế mới, một kiểu dáng công nghiệp mới của sản phẩm hoặc xây dựng chiến lược nghiên cứu và phát triển của một công ty hoặc một tập đoàn. Hình thức LD này tạo ra sản phẩm "chất xám" có vai trò thúc đẩy sản xuất phát triển theo chiều sâu, nâng cao sức cạnh tranh của công ty, tập đoàn hoặc quốc gia trên thị trường. Việc thành lập LD này hay gặp phức tạp vì các bên tham gia không muốn góp bí quyết của mình vào LD. 1.2.2. Phân loại theo hình thức pháp lý *Có hai hình thức cơ bản: - LD theo hình thức thành lập các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân riêng: Trong hình thức này có các loại hình tổ chức pháp lý như sau: Một là, công ty trách nhiệm hữu hạn. Trong hình thức này, các bên đóng góp một tỷ lệ vốn nhất định vào vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp và chịu trách nhiệm cũng như hưởng lợi theo tỷ lệ vốn góp. Nó thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và đang ở giai đoạn đầu hoạt động. Khi LD mở rộng quy mô, tăng vốn hoạt động thì hình thức này bộc lộ những hạn chế về cách thức tăng vốn và cơ chế điều hành. Hai là, công ty cổ phần. Thường được áp dụng khi thành lập các LD có quy mô lớn và có triển vọng mở rộng sản xuất, kinh doanh. ở đây, doanh nghiệp LD phát hành cổ phiếu để thu hút vốn. Cổ đông của LD hưởng thu nhập theo lợi tức cổ phần tham gia LD. Điều kiện để thành lập LD này là phải có thị trường vốn phát triển, nhất là thị trường chứng khoán. Ba là, các tổ chức góp vốn hữu hạn hoặc công ty có sở hữu hoàn toàn. Đây là hình thức được thành lập trên cơ sở các thành viên góp vốn tiến hành thu hút vốn nhàn rỗi từ các thành viên khác không phải là các tổ chức kinh doanh hay pháp nhân. ở một số nước phát triển, nếu một bên tham gia LD sở hữu trên 95% vốn thì LD được gọi là công ty góp vốn hữu hạn [38, tr. 66]. LD theo các hợp đồng hợp tác kinh tế, kỹ thuật và dịch vụ. Trong hình thức LD này không thành lập ra các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân riêng, đồng thời có các dạng hợp đồng như sau: + Các hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh + Các hợp đồng về dịch vụ kỹ thuật + Các đại lý độc quyền và hợp đồng sử dụng chi nhánh + Các hợp đồng về xây dựng, marketing... + Các hợp đồng về quản lý. 1.2.3. Phân loại theo đối tác tham gia LD *Có các hình thức: Một là, LD với nước ngoài. Trong hình thức LD này các, đối tác LD thuộc các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế từ các quốc gia khác nhau. Trong luận án này chủ yếu đề cập đến hình thức LDVNN trong SXHXK Hai là, LD trong nước. Trong hình thức này, các đối tác tham gia LD đều từ các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong nước. Theo cách phân loại này còn có LD hai bên, LD nhiều bên tùy theo số lượng đối tác tham gia 1.2.4. Phân loại theo mức độ tham gia của các bên vào một LD Có các hình thức: Một là, LD toàn bộ. Là hình thức mà công ty gốc tham gia toàn bộ vốn, năng lực sản xuất, kinh doanh đứng thành một bên trong LD. Thực chất, đó là một công ty nhỏ nhập vào một công ty khác có qui mô lớn hơn trong cùng một lĩnh vực kinh doanh. Hai là, LD từng phần. Là hình thức chỉ có một bộ phận hoặc chi nhánh của công ty gốc (công ty mẹ) tham gia thành lập một LD. Trong trường hợp này, có thể một doanh nghiệp tham gia thành lập LD với nhiều bên khác nhau trong những dự án khác nhau. Đây là hình thức LD phổ biến mà các công ty đa quốc gia thường áp dụng ở các nước. Các công ty này thường có chiến lược kinh doanh đa dạng, đầu tư vào nhiều dự án khác nhau vào các nước với cơ cấu đầu tư khác nhau. Ngoài các khía cạnh nêu trên, việc xác định các hình thức LD còn căn cứ vào các giai đoạn của quá trình tái sản xuất như LD cung cấp nguyên vật liệu, chi tiết, bộ phận, LD trong phân phối và tiêu thụ sản phẩm; hoặc căn cứ theo khu vực địa lý, theo các nhóm nước trên cơ sở tính theo thu nhập bình quân đầu người. Ví dụ, ở Nhật người ta chia ra thành LD ở khu vực Bắc Mỹ, LD ở khu vực Tây Âu, LD ở khu vực Châu á... [38, tr. 66]. Như vậy, việc xác định một LD nào đó thuộc hình thức này hay hình thức khác chỉ có tính tương đối. Trong thực tế, các hình thức LD có quan hệ qua lại lẫn nhau, cùng phản ánh một thực thể kinh doanh đặc thù trong nền kinh tế thị trường, phân biệt với các thực thể kinh doanh khác. Tuy nhiên, việc phân biệt các hình thức LD là cần thiết và có ý nghĩa về phương pháp luận. Nó cung cấp căn cứ cho nhận thức và tổ chức thực tiễn để một nước, một địa phương cũng như một doanh nghiệp tìm kiếm, lựa chọn phương thức LD thích hợp. Các hình thức LD trên hoàn toàn có thể áp dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu. 1.3. Xu hướng phát triển của hình thức liên doanh với nước ngoài và vai trò của nó trong sản xuất hàng xuất khẩu 1.3.1. Xu hướng phát triển Từ khi xuất hiện trong đời sống kinh tế các nước đến nay, hình thức LDVNN đã có quá trình phát triển và biến đổi về nhiều mặt. Về cơ bản, xu hướng phát triển của nó có những nét cơ bản như sau: Một là, số lượng các LDVNN tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đầu tư của các nước. Những LDVNN đầu tiên được thành lập gắn liền sự xuất hiện các dòng đầu tư quốc tế kể từ cuối thế kỷ XIX. Đó là sự có mặt của các công ty đa quốc gia trên thị trường nước ngoài nhằm khai thác tài nguyên ở đó đem về nước như công ty dầu mỏ ở Mêhicô (công ty Standard Oil) của Rốccơpheolơ (từ năm 1870), liên minh khai thác đồng thuộc tập đoàn Nicken quốc tế, tập đoàn cao su Hoa Kỳ ở Sumatra, Tập đoàn Singer, National Cash Register Company, International Harvester (nay là Navistar) và Remington của Hoa Kỳ. Năm 1970, hãng xe hơi Daimler - Benz (Đức) được thành lập. Năm 1899, hãng này đã thành lập 1 xưởng lắp ráp ở Viên (áo), sau đó lập những chi nhánh dưới hình thức công ty LD để chế tạo xe hơi. Năm 1888, một công ty Mỹ đã đầu tư ra nước ngoài bằng hình thức LD để lắp ráp, chế tạo xe hơi ở Canada, bởi vì ở đây thiết lập hàng rào thuế quan quá cao, nên các hãng này phải thâm nhập thị trường bằng hình thức LD. Những tập đoàn nêu trên, ngay từ buổi đầu thành lập đã tồn tại dưới hình thức LD chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, thu lợi nhuận bổ sung từ các thị trường nước ngoài. Sau chiến tranh thế giới thứ II, do tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật, khối lượng mậu dịch giữa các nước cũng như dòng vốn đầu tư quốc tế tăng nhanh, cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến cho việc thành lập các doanh nghiệp LD nhất là LDVNN trở thành sự lựa chọn có tính sống còn về mặt chiến lược của các công ty trên thị trường. Số lượng các LDVNN tăng nhanh cùng với sự gia tăng nhanh chóng của dòng vốn đầu tư trực tiếp trên thế giới.. Chẳng hạn, cho đến tháng 6/1991, trong số 34.090 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc thì số dự án LD là 19.524 (chiếm 57,3%) với tổng số vốn là 17,8 tỷ USD. Đến tháng 3 - 1991, số lượng các LD ở cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) là 3.200, tăng gấp 3 lần so với 1 năm trước đó, tỷ trọng các LD trong nền kinh tế là 0,5% tổng giá trị sản phẩm xã hội. Hình thức LD thường thu hút khoảng 2/3 tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [52, tr. 32-33]. Hơn một thập niên gần đây, bên cạnh sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học - công nghệ, trên thế giới còn nổi lên xu hướng gia tăng các số lượng các nước hội nhập vào quá trình toàn cầu hóa kinh tế với một thị trường toàn cầu tự do hóa. Các nhiệm vụ kinh tế được phân chia dần giữa các quốc gia. Các nước sử dụng nguồn lực kinh tế (tài nguyên, lao động, vốn kỹ thuật, công nghệ...) trên quy mô toàn thế giới. Cạnh tranh quốc tế trở nên gay gắt, đặc biệt là giữa các trung tâm kinh tế thế giới và các nước công nghiệp mới, đã đẩy nhanh hơn nữa sự tăng lên về các LD. Các hình thức LDVNN đã trở thành vũ khí để vượt qua hàng rào thuế quan, thâm nhập thị trường mới, mở rộng qui mô sản xuất, "gia tốc" khả năng cạnh tranh của các công ty và thực hiện việc chuyển giao công nghệ. LDVNN trở thành mục tiêu chính của hợp tác kinh tế quốc tế, là giải pháp cho sự tồn tại của các công ty đa quốc gia trên thị trường thế giới. Hai là, xu hướng LD ngày càng đa phương. Nếu cách đây hơn một thế kỷ chỉ có các LD mà đối tác là các công ty đa quốc gia của các nước công nghiệp phát triển đầu tư vào thuộc địa nhằm khai thác tài nguyên như lập đồn điền và khai thác khoáng sản xuất khẩu, phục vụ cho sản xuất công nghiệp ở chính quốc, thì sau chiến tranh thế giới lần thứ II, xu hướng chuyển dịch dòng vốn đầu tư nước ngoài thực hiện chủ yếu giữa các nước tư bản phát triển và thực hiện LD thông qua các liên minh kinh tế trong từng khu vực nhằm củng cố tiềm lực kinh tế và vị trí của hệ thống TBCN thế giới. Năm 1950, số lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào các nước tư bản phát triển chiếm khoảng 40% tổng số vốn đầu tư nước ngoài toàn thế giới; đến cuối thập kỷ 80, con số này là gần 80%. Từ đầu những năm 90 lại đây, cùng với xu hướng biến đổi của dòng vốn đầu tư trực tiếp, các hình thức LDVNN lại có xu hướng tăng lên giữa các nước công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển và giữa các nước đang phát triển với nhau. Có sự chuyển hướng này bởi vì: 1) ở các nước phát triển đã xuất hiện tình trạng suy giảm lãi suất và lợi nhuận do suy thoái kinh tế mang tính chu kỳ, nên buộc phải tìm đến các nước đang phát triển - nơi có nhu cầu trong đầu tư; 2) Xu hướng toàn cầu hóa, đa dạng hóa quốc tế trong đầu tư; 3) Tác động trực tiếp bởi cách mạng khoa học - kỹ thuật buộc các nước công nghiệp phát triển phải thường xuyên thay thế, chuyển giao các thế hệ kỹ thuật và thiết bị lạc hậu; 4) Sự xuất hiện ngày càng nhiều vấn đề mang tính toàn cầu buộc các nước phát triển phải có sự nhượng bộ, hợp tác với các nước đang phát triển; 5) Các nước đang phát triển đã có những thành tựu lớn trong phát triển kinh tế, có sự ổn định ở mức độ nhất định về kinh tế vĩ mô và thực hiện cải cách cơ cấu kinh tế phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế thị trường mở cửa, tham gia ngày càng nhiều vào quá trình phân công lao động quốc tế. Sau khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, các nước XHCN còn lại đã thông qua công cuộc cải cách, đổi mới, chuyển sang phát triển kinh tế thị trường mở cửa, các hình thức đầu tư quốc tế, trong đó có hình thức LDVNN có điều kiện phát triển. Trung Quốc có Luật đầu tư nước ngoài từ năm 1979, Cu Ba năm 1982, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên năm 1984. Từ đầu thập kỷ 80, Trung Quốc đã xuất hiện trong danh sách 10 nước đang phát triển đứng đầu thế giới về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; năm 1993 trở thành nước thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài hàng đầu các nước Châu á với 20 tỷ USD và so với thế giới chỉ đứng sau Mỹ. Số lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc trong thời gian gần đây đã chiếm tới 1/3 tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài toàn thế giới vào các nước đang phát triển. Đến cuối tháng 8-1997, Trung Quốc đã phê chuẩn 297.000 dự án thành lập công ty có vốn nước ngoài, chủ yếu là LD, trong đó đã đi vào kinh doanh 145.000 công ty. Số công ty này xuất khẩu sản phẩm ước chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước [50, tr. 450]. Kể từ giữa những năm 80 còn diễn ra hình thức LD giữa các nền kinh tế CNH mới Châu á với các nước, nhất là các nước trong cùng khu vực. Theo số liệu của Viện Kinh tế thế giới, trong 6 tháng đầu năm 1994, Đài Loan đã đầu tư vào Indonexia một lượng vốn gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 1993, lên tới 101 triệu USD. Tính đến tháng 7/1994 Singapore đầu tư 15 tỷ USD vào các nước Đông Nam á. Khu vực Đông á và Đông Nam á là nơi gia tăng mạnh mẽ lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 1998 tiếp nhận 86 tỷ USD chiếm 51,7% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực các nước đang phát triển. Ba là, lĩnh vực và hình thức LD ngày càng đa dạng. Cùng với xu hướng đa phương hóa là sự đa dạng hóa lĩnh vực và hình thức hoạt động của LD. Các LD không chỉ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, mà còn hoạt động trong các lĩnh vực khác như thương mại, dịch vụ. Có những LD chuyên môn hóa chỉ hoạt động trong một lĩnh vực như bán hàng hóa cho một tổ chức ngoại thương - hoạt động LD nhằm tìm kiếm thị trường nước ngoài mở rộng xuất khẩu. Có những LD chuyên môn hóa lĩnh vực cho thuê tài sản, hoặc làm những công việc có tính chất kỹ thuật, công nghệ (soạn thảo các dự án đầu tư, trao đổi bằng sáng chế, tiêu thụ sản phẩm do công ty sản xuất theo bằng sáng chế....). LD trong các ngành công nghiệp chế biến, trong các ngành công nghiệp khai thác. Gần đây còn phát triển hình thức LD kinh doanh tổng hợp cả sản xuất và tiêu thụ. Các LD phát triển ở nhiều cấp độ khác nhau, từ LD có tính chất tức thời (thỏa thuận mềm dẻo giữa các bên thông qua một hợp đồng thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định), đến sự ra đời của một doanh nghiệp LD (với tư cách một thực thể thống nhất hoạt động trong một thời kỳ hàng chục năm). Các bên tham gia LD, ở hình thức đơn giản nhất, có thể chỉ có hai bên đối tác, sau đó mở rộng ra thành nhiều bên mang quốc tịch khác nhau. Số lượng LD không ngừng tăng lên và theo đó là xu hướng đa phương, đa dạng và kinh doanh tổng hợp nhiều lĩnh vực. Bốn là, cơ cấu LD thay đổi theo hướng tập trung vào công nghiệp chế biến, công nghệ cao và dịch vụ. Đây là sự thay đổi mang tính thời đại. Do các nước đều muốn thực hiện chiến lược hiện đại hóa nền kinh tế của mình nên đều chú trọng đến biến đổi cơ cấu kinh tế. Một cơ cấu kinh tế được coi là hiện đại khi trong đó các ngành công nghiệp chế biến, và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn. Chiến lược này đã chi phối hoạt động đầu tư, trong đó đáng kể là đầu tư dưới hình thức LD. Trong khi giá cả các sản phẩm thô, nhất là nông sản, trên thị trường thế giới có chiều hướng giảm mạnh thì giá cả của các sản phẩm chế biến và công nghiệp vẫn tương đối ổn định. Điều này làm cho giá cả tương đối của các sản phẩm thô giảm mạnh. Mặt khác, số lượng các sản phẩm thô và nguyên dạng do bị giới hạn bởi dự trữ tài nguyên và đặc điểm chu kỳ sống của sinh vật, nên không thể tăng đột biến trong thời gian ngắn, ngược lại đôi khi còn bấp bênh bởi việc sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Trong khi đó, việc sản xuất các sản phẩm chế biến lại tương đối ổn định, ít bị lệ thuộc vào tự nhiên, có thể tăng nhanh năng suất và giá trị xuất khẩu nhờ việc ứng dụng kỹ thuật tiên tiến và công nghệ cao. Tình trạng"giá cánh kéo" gây bất lợi cho xuất khẩu sản phẩm thô và nguyên dạng buộc các nước phải phát triển công nghiệp chế biến, phải dành nhiều ưu đãi cho nó nên đã tạo sức hấp dẫn thu hút các hình thức đầu tư và LD trong khu vực này. Trong lĩnh vực kinh tế dịch vụ cũng có xu hướng như vậy. Vào giữa thập kỷ 80, số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dịch vụ chiếm tới 50% tổng số vốn đầu tư trực tiếp trên toàn thế giới, trong đó dịch vụ ngân hàng và buôn bán chiếm tỷ trọng lớn nhất, thứ đến là đầu tư vào quảng cáo và giao thông vận tải. Sở dĩ các LD được phát triển trong lĩnh vực này là vì: 1) Sự phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đời sống vật chất ngày một cao, nên nhu cầu về các loại dịch vụ cho đời sống và sản xuất phải phát triển tương ứng; 2) Cùng với công nghiệp chế biến, kinh tế dịch vụ thường có thu nhập cao; 3) Do đặc tính kỹ thuật của lĩnh vực này mà người ta dễ thực hiện các hợp tác. Ví dụ, đi theo việc xuất khẩu các sản phẩm chế biến, chế tạo, các nước xuất khẩu là các dịch vụ bảo dưỡng, bảo hành sản phẩm. Năm là, xu hướng hai chiều trong LDVNN. Từ cuối những năm 70 lại đây xuất hiện xu hướng hai chiều trong LDVNN, tức là một nước vừa thu hút đầu tư nước ngoài vào LD, vừa đầu tư ra nước ngoài thành lập LD ở đó. Mỹ và các nước công nghiệp phát triển là điển hình về xu hướng này. Các nước công nghiệp mới thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai như Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore, Malaisia... trước đây chủ yếu là tiếp nhận đâu tư để thành lập các LD trong nước, hiện nay phát triển rất mạnh việc đầu tư ra nước ngoài để thành lập các xí nghiệp LD ở đó để SXHXK và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là đầu tư vào các nước Đông Nam á. 1.3.2. Vai trò của hình thức LDVNN trong SXHXK Như phần trên đã đề cập, xu hướng phát triển của các hình thức LDVNN ngày càng đa phương và đa dạng, vai trò của các hình thức LDVNN đối với SXHXK thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng về cơ bản có thể xem xét chúng dưới hai khía cạnh và hai nhóm quốc gia như sau: 1.3.2.1. LDVNN với tăng trưởng xuất khẩu ở các quốc gia phát triển trên phương diện các công ty đa quốc gia đầu tư vốn và công nghệ ra thành lập các LD ở nước ngoài. Với việc chuyển vốn và công nghệ ra nước ngoài để góp vốn thành lập các doanh nghiệp LDVNN sản xuất hàng xuất khẩu, các công ty đa quốc gia thường nhằm những mục đích sau: Thứ nhất, LDVNN tạo điều kiện để huy động những nguồn lực bổ sung cần thiết cho SXHXK. Đó là nguồn nhân lực dồi dào với giá nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu sẵn có, đất đai tài nguyên, sự hiểu biết về thị trường và phong tục tập quán của địa phương… Với những nhân tố đầu vào thấp, các công ty đa quốc gia mong muốn sản phẩm xuất khẩu sẽ có giá thành thấp và có sức cạnh tranh cao, xuất khẩu được khối lượng lớn và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Thứ hai, LDVNN là con đường tăng nhanh quy mô và năng lực SXHXK nhằm giành giật và khai thác tối đa cơ hội xuất khẩu, đồng thời giảm được chi phí đầu tư ban đầu. Do được thành lập bằng con đường tập trung vốn nên hình thức LDVNN trong SXHXK tránh cho các bên phải mất nhiều thời gian tích luỹ để có được quy mô doanh nghiệp đủ lớn hoặc phải tự tìm kiếm những ưu thế về công nghệ mà mình chưa có, đồng thời tránh phải tự đương đầu với những cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ: Ví dụ: Công ty Renoult, Volvo và Peugeot là những công ty hàng đầu thế giới về lĩnh vực sản xuất xe hơi du lịch, khi nhu cầu loại xe này tăng nhanh, để có đủ động cơ cung cấp cho cả ba công ty này mà tiết kiệm được chi phí đầu tư của mỗi công ty, ba công ty này đã LD với nhau thành lập nhà máy LD chế tạo động cơ, nhờ việc sản xuất động cơ cho cả ba công ty này mà nhà máy đã mở rộng được quy mô sản xuất và mỗi công ty nhận được các động cơ có chi phí chế tạo thấp hơn chi phí các động cơ do công ty này tự chế tạo. Các nguồn lực ở đây không chỉ là những nguồn lực vật chất như tiền vốn, tài sản, thiết bị máy móc mà còn là những nguồn lực phi vật chất như trí tuệ, kiến thức, kinh nghiệm. Đây là những nguồn lực vô cùng quý báu, việc tích lũy và bổ sung nó mất rất nhiều thời gian. Ví dụ để ra đời một loại máy tính mới, ba công ty máy tính của Pháp, Anh, Đức đã thành lập một công ty LD nghiên cứu và phát triển ở Muynich (ECRC) năm 1984 [52, tr. 19-20]. Một số chuyên gia của ba công ty này cùng đến Muynich để hợp tác nghiên cứu. Thứ ba, LDVNN là phương tiện để thâm nhập và mở rộng thị trường "đầu vào" và thị trường "đầu ra" cho SXHXK. Đối với thị trường đầu vào Do nguồn tài nguyên thiên nhiên trên thế giới ngày càng cạn kiệt làm cho nguồn nguyên liệu khan hiếm và chi phí sản xuất tăng. Nhiều dự báo gần đây cho biết các nguồn dự trữ tài nguyên dầu mỏ, khí đốt, quặng kim loại, than... của trái đất chỉ đủ cho nhân loại khai thác trên dưới một thế kỷ với tốc độ tăng trưởng 5% năm. Do các nguồn tài nguyên ngày càng khan hiếm, nên giá thành của chúng ngày càng tăng, làm tăng chi phí sản xuất. Chỉ tính riêng 29 nước công nghiệp phát triển hiện nay, giá thành công nghiệp đã tăng từ 7 - 10% mà nguyên nhân chủ yếu là sự gia tăng của nguyên vật liệu. Hơn nữa là ở các nước công nghiệp phát triển hiện nay, với mục đích phát triển bền vững, yêu cầu bảo vệ các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái rất cao nên các công ty đa quốc gia tăng cường tìm kiếm các nguồn nguyên liệu ở các nước đang phát triển là những nước có nguồn nguyên liệu đang còn tiềm tàng. Nhưng việc mua hoặc khai thác nguyên liệu thô để chuyển sang các nước khác hoặc chuyển về chính quốc để sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu sẽ gặp phải những khó khăn do chính sách bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ nguồn nguyên liệu của nước chủ nhà, đồng thời chi phí vận chuyển và bảo quản tốn kém. Để vượt qua những khó khăn trên, phương thức có hiệu quả nhất là tiến hành thành lập các công ty LD tại các nước có nguồn tài nguyên. Phía các công ty đa quốc gia sẽ cung cấp các dây chuyền thiết bị để khai thác và chế biến đồng thời tham gia phần lớn vào quá trình quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh. Sản phẩm sản xuất ra có thể tiêu thụ tại chỗ hoặc xuất khẩu sang các nước khác và có thể xuất khẩu trở lại chính quốc. Ví dụ: Công ty Thép Bethlehem của Mỹ sở hữu 49% liên doanh khai thác mỏ quặng ở Braxin; liên doanh khai thác đồng thuộc tập đoàn Nicken quốc tế; tập đoàn cao su Hoa Kỳ ở Sumatra... Đối với thị trường "đầu ra" LDVNN là phương tiện vượt qua hàng rào thuế quan và phi thuế quan để thâm nhập thị trường mới và phát triển quan hệ sang khu vực khác. Đối với các công ty đa quốc gia, các LD được xem như một công cụ có tính chất sống còn về mặt chiến lược để vượt qua các hàng rào thương mại và đầu tư cũng như hạn chế của Chính phủ để thâm nhập vào thị trường mới. Ví dụ: năm 1888 một công ty của Mỹ đã đầu tư ra nước ngoài bằng hình thức LD để lắp ráp xe hơi ở Canađa, bởi vì ở đây thiết lập hàng rào thuế quan quá cao, nên các công ty này phải xâm nhập thị trường bằng các hình thức LD. LD giữa công ty điện tử và điện thoại của Mỹ AT-T và công ty viễn thông của Anh là một ví dụ. LD đó đã cho phép những người đặt mua báo dài hạn sử dụng điện thoại không có mã số bỏ túi để tiến hành các cuộc đàm thoại ngay khi trên đường. Điều này đã tạo điều kiện cho AT-T thâm nhập vào thị trường điện thoại được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình chuyển giao công nghệ được đổi mới và bí quyết quản lý cho công ty viễn thông Anh [52, tr. 14-15]. Các LD lắp ráp xe du lịch, xe máy, sản xuất Bia ở các nước Đông Nam á là những điển hình của việc tránh hàng rào thuế quan và thâm nhập thị trường. Thứ tư, LDVNN là phương thức kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm xuất khẩu nhờ việc thâm nhập thị trường mới và thực hiện chuyển giao công nghệ (như phân tích ở phần 1.1.._.phụ cấp khác một cách trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn tại nơi làm việc. Mọi khoản chi phí phải trả bằng tiền mặt Việt Nam. - Tiền lương của Tổng Giám đốc, Phó tổng GĐ và các thành viên khác do Hội đồng quản trị Quyết định. Điều 8: Giải quyết tranh chấp và các vấn đề liên quan đến giải thể XNLD: Các tranh chấp nếu có, đầu tiên phải được giải quyết bằng thương lượng và hoà giải. Trong trường hợp không thoả thuận được mới đưa ra Trọng tài Nhà nước phân xử. Việc giải thể Xí nghiệp Liên doanh được giải quyết theo sự thoả thuận của các bên, phù hợp với Điều lệ của Xí nghiệp Liên doanh và phải được sự chuẩn y của UB Nhà nước về hợp tác đầu tư. Các điều khoản khác đúng quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hợp đồng làm thành 08 bản bằng tiếng Việt Nam, Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc và đều có giá trị pháp lý như nhau. Đại diện nhà máy gỗ Vinh đã ký Đại diện Công ty hữu hạn HER CHUEN WOOD WORK TAI WAN đã ký Xí nghiệp Liên doanh Chế biến gỗ Nghệ An ------ Số: /XNLD cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------o0o------------- Vinh, ngày. tháng năm Báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư Kể từ khi được cấp giấy phép đến tháng 6/1999 Tên dự án: Xí nghiệp Liên doanh chế biến gỗ Nghệ An Số giấy phép: 466/GP cấp ngày 19 tháng 11 năm 1992 Tổng vốn đầu tư đăng ký: 788.640 USD Vốn pháp định đăng ký: 528.000 USD Điện thoại: 038 855552 - 038.855398 FAX: 038 855552 Các chỉ tiêu ĐVT 1993 1994 1995 1996 1997 1998 6 th. đầu năm 1999 I: Vốn thực hiện USD Tổng số 1.000 369,7 588,2 609,9 609,9 609,9 609,9 609,9 Trong đó: Vốn pháp định 1.000 369,7 588,2 609,9 573,3 573,3 573,3 573,3 1. Nhà máy gỗ Vinh 1.000 264,8 264,8 264,8 264,8 264,8 264,8 264,8 Bằng Q.sử dụng đấy 1.000 150 150 150 150 150 150 150 Nhà xưởng 1.000 88,6 88,6 88,6 88,6 88,6 88,6 88,6 Tiền mặt 1.000 26,2 26,2 26,2 26,2 26,2 26,2 26,2 2. Tiền Công ty Hoà Xuân 104,9 323,3 345,1 308,4 308,4 308,4 308,4 Bằng máy móc thiết bị 1.000 87,2 279,2 279,2 242,5 242,5 242,5 242,5 Tiền mặt 1.000 17,7 44,1 65,9 65,9 65,9 65,9 65,9 Diện tích sử dụng Ha 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 Diện tích XD nhà, kho Ha 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 Nhà lao động người Tổng số người 52 87 98 92 92 92 92 Trong đó: Người Việt Nam người 49 84 95 89 89 89 89 Lương bình quân USD/T 42,8 42,8 44,7 48 48 48 45 Người nước ngoài người 3 3 3 3 3 3 3 Lương bình quân USD/T 340 260 260 260 260 260 250 3. Giá trị sản lượng 1.000 146 327 286,7 299,1 297,4 201,8 83,3 Giá trị xuất khẩu 1.000 146 327 286,7 299,1 297,4 201,8 22,3 Tiêu thụ nội địa 61 4. Thực hiện nghĩa vụ TC Tổng số 1.000 12,2 79,68 12,17 0,4 2,8 0,5 6,1 Trong đó: Thuế xuất khẩu 1.000 12,2 78,7 11,67 Thuế nhập khẩu 1.000 0,4 Thuế thu nhập 1.000 0,5 0,5 0,3 2,8 0,4 5. Lợi nhuận Tổng số: 1.000 - 5,3 66,1 39,2 50,1 51,6 17,6 - 12,8 Trong đó đã chi cho - Nhà máy gỗ Vinh 1.000 17,3 14 17,4 17,8 6,5 Công ty Hoà Xuân 1.000 13 15 20,2 20,8 7,6 Chi đầu tư + quỹ xí nghiệp 1.000 35,8 12,5 13 3,5 Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -------------o0o--------------- biên bản kiểm kê gỗ nhóm II A (Pơ mu) Hôm nay, ngày 20 tháng 9 năm 1993 Tại Liên doanh chế biến gỗ Nghệ An chúng tôi gồm có: A: đại diện hạt kiểm soát lâm sản Vinh 1. Ông Nguyễn Quang Toán - Hạt trưởng 2. Ông Nguyễn Văn Bính - Cán bộ pháp chế 3. Ông Đoàn Xuân Lạc - Tổ trưởng tổ địa bàn 4. Ông Bùi Văn Ba - Cán bộ 5. Ông Nguyễn Bá Thành - Cán bộ B: đại diện XNLD chế biến gỗ Nghệ An 1. Ông Trần Phú Đức - Tổng giám đốc 2. Ông Mai Hồng Khiêm - Cán bộ 3.Bà Nguyễn Thị Hồng - Kế toán trưởng 4. Bà Vũ Thị Thanh - Thủ kho Căn cứ tờ trình ngày 16 tháng 9 năm 1993 của Xí nghiệp Liên doanh chế biến gỗ Nghệ An, yêu cầu kiểm kê gỗ nhóm II A của Xí nghiệp. Chúng tôi đã tiến hành kiểm kê nội dung cụ thể như sau: I. Kiểm kê hồ sơ giấy tờ: - Toàn bộ hồ sơ gốc có 12 bộ, trong đó: - Biên lai thu thuế tài nguyên của các tỉnh Lào Cai, Hoàng Liên Sơn, Yên Bái: 151 tờ - Giấy phép vận chuyển đặc biệt do Cục kiểm lâm ND cấp có 14 lệnh. - Kèm theo mỗi bộ hồ sơ có hợp đồng mua bán, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, lý lịch (có bảng kê chi tiết kèm theo). - Ngoài ra có 5 bộ hồ sơ xử lý bổ sung của hạt kiểm soát Lâm sản Vinh, khối lượng xử phạt là : 8,4m3 Tổng khối lượng theo hồ sơ có: 1.376,576m3 Như vậy tổng khối lượng thực tế: 1.584,976 m3 Kho 1 có : 66,980 m3 Kho 2 có : 325,826 m3 Kho 3 có : 992,170 m3 -------------------- 1.384,976m3 II. Kiểm kê thực tế ở các kho như sau: Kho 1 có : 66,980 m3 đã chế biến : 25,300 m3 Kho 2 có : 325,826 m3 đã chế biến 200,826 m3 Kho 3 có : 992,170 m3 đã chế biến 625,553 m3 -------------------- ----------------- 1.384,976m3 851,679m3 Kích cỡ từng loại: 1. Tay vịn cầu thang : 310 x 18 x 7cm Gồm 15.512 thanh chiếm 605m3 2. Khung cửa : 230 x 10,5 x 8 125 x 10,5 x 8 có 4214 cái Gồm 10.535 thanh chiếm 207 m3 3. Cột điện : 210 x 12 x 12 Gồm 1311 thanh chiếm 39m3, 679 Qua kiểm tra hồ sơ, thực tế ở kho và biên bản nghiệm thu sản phẩm giữa bên bán và bên mua, chúng tôi thấy số liệu khớp nhau. Đoàn chúng tôi có ý kiến như sau: 1. Số gỗ Pơ mu Xí nghiệp liên doanh chế biến gỗ Nghệ An mua 1.384,976 m3 (Một nghìn ba trăm tám tư khối chín bảy sáu). Thủ tục đầy đủ và nguồn gốc hợp pháp. 2. Số sản phẩm đã chế biến theo biên bản nghiệm thu giữa bên bán và bên mua ngày 16/8/1993 đều nằm trong tổng số gỗ có nguồn gốc hợp pháp nói trên. Biên bản lập thành 6 bản, mỗi bên giữ 1 bản, còn lại gửi cho cơ quan cấp trên có liên quan để báo cáo. đại diện hạt kiểm lâm vinh Hạt trưởng Pháp chế Tổ trưởng địa bàn đại diện XNLD chế biến gỗ Nghệ An Ban giám đốc Hợp đồng 2 Hợp đồng kinh tế Sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Số: 08 AL ngày 18-08- 1995 -------------- Căn cứ hợp đồng số 07 AL ngày 19/07/1993 Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên Hôm nay, ngày 18/8/1995 tại Thành phố Vinh - tỉnh Nghệ An Bên A: Công ty sản xuất - dịch vụ - XNK hàng thủ công mỹ nghệ Nghệ An Địa chỉ: Số 161 Nguyễn Trãi - Thành phố Vinh - Nghệ An - Việt Nam Tel: 842292 - 842376 FAX: 84 - 38.82292 Do ông: Phan Văn Thuỳ - Giám đốc Công ty làm đại diện Bên B: NEW LUCKY WOODEN CO TAI WAN No: 6ALLEY 47, LANE 173 SHIANQYANG RD FENGYUAN CITY TAICHUNG HSIEN, TAIWAN, R.O.C Tel: (04) 5225790 - 5273007 FAX: (04) 5270060 Do ông: Lâm Tam Minh - Giám đốc làm đại diện. Hai bên đồng ý ký hợp đồng hợp tác sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ (thay thế hợp đồng số 07AL, ngày 19/7/1993), theo những điều kiện và điều khoản sau: Điều I: Mục tiêu hợp đồng sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Bên A và bên B cùng nhau xây dựng 1 Xí nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu tại Vinh - Nghệ An - Việt Nam. Toàn bộ hoạt động này chịu sự quản lý và điều hành của bên A với tư cách pháp nhân của bên A trước Nhà nước Việt Nam. Quan hệ giữa A và B là hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng thương mại. Các sản phẩm chính trong hợp đồng trong hợp đồng là: - Các sản phẩm gỗ mỹ nghệ - Các sản phẩm gỗ trang trí nội thất... Chủng loại gỗ sử dụng chủ yếu là gỗ rừng tự nhiên từ nhóm 3 đến nhóm 8 và nguồn gỗ vườn, rừng trồng. Điều II: Trách nhiệm và quyền lợi của bên A: 1) Trách nhiệm: - Cung cấp mặt bằng nhà xưởng, trạm điện cho Xí nghiệp hoạt động bằng hình thức ký hợp đồng cho Xí nghiệp sử dụng. Mặt bằng nhà xưởng, trạm điện được xác định theo nguyên trạng và giá trị ban đầu. - Thời hạn hợp đồng sử dụng cho sản xuất là 20 năm. - Cung cấp nguồn gỗ, tổ chức thu mua gỗ, khối lượng gỗ đủ để sản xuất khoảng 200 - 250 m3 sản phẩm trong 1 tháng - Làm các thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên phụ kiện cho bên B từ nước ngoài vào Việt Nam. - Tổ chức tìm kiếm thị trường xuất khẩu và làm các thủ tục xuất khẩu sản phẩm như: Quota, giấy phép xuất khẩu, thuê tàu, bến bãi, thủ tục hải quan, v.v... Làm các thủ tục về đăng ký tạm trú (thường trú) cho cán bộ nhân viên bên B trong thời gian hoạt động ở Việt Nam. Tất cả các chi phí trên do bên B thanh toán. - Tổ chức sản xuất, quản lý và tuyển dụng lao động phục vụ cho nhu cầu sản xuất tại Xí nghiệp. 2. Quyền lợi: - Được thanh toán tiền thuế đất, khấu hao nhà xưởng, trạm điện, nước... được quy định cho từng thời điểm có phụ kiện kèm theo. - Được hưởng hoa hồng 8% trên tổng giá trị nguyên liệu đưa vào sản xuất nếu nguyên liệu do bên A mua, 7% nếu bên B chịu các chi phí tổ chức tự thu mua nguyên liệu. - Được hưởng hoa hồng 1,5% trên trị giá hàng xuất khẩu (giá FOB) - Thời hạn thanh toán theo từng kỳ 3 tháng một lần vào đầu tháng thứ nhất của 1 quý. Điều III: Trách nhiệm và quyền lợi của bên B: 1. Trách nhiệm: - Bên B có trách nhiệm cung cấp 1 dây chuyền đồng bộ về thiết bị, máy móc cho việc sản xuất các hàng hoá nói trên. - Cung cấp nguyên liệu phụ và một số vật tư phụ tùng máy móc thay thế cần thiết phải nhập khẩu cho việc sản xuất hàng xuất khẩu. Toàn bộ chi phí này sẽ được khấu trừ dần vào trị giá tiền hàng mà A sẽ xuất khẩu cho B. - Cung cấp đủ vốn để xây dựng hoàn thiện nhà xưởng, nhà kho và lắp đặt thiết bị. Chi trả tiền thuế đất, khấu hao nhà xưởng (kể cả chi phí nhà xưởng Công ty thuê cho Xí nghiệp sử dụng) và các chi phí thu mua nguyên liệu, bảo vệ môi trường. - Bên B có trách nhiệm: Bao tiêu sản phẩm và cùng A xác định giá xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. - Cùng bên A tuyển dụng công nhân thông qua hợp đồng lao động với bên A phù hợp với pháp lụât Việt Nam và nhu cầu lao động của Xí nghiệp. - Sản xuất và xuất khẩu sản phẩm phù hợp với luật pháp của Nhà nước Việt Nam hiện hành. - Cùng bên A thực hiện đầy đủ việc hạch toán tài chính theo quy định về chế độ thống kê, tài chính của Nhà nước Việt Nam hiện hành. - Nạp đầy đủ các loại thuế theo luật định. 2. Quyền lợi: - Được toàn quyền sử dụng toàn bộ mặt bằng, nhà xưởng, trạm điện trong thời hạn hợp đồng. - Cùng với bên A đề ra quy chế quản lý Xí nghiệp theo quy định của Nhà nước Việt Nam. - Cùng A định giá thu mua nguyên liệu, tiền công, xác định thị trường bán hàng và giá cả hàng hoá xuất khẩu. - Được quyền sử dụng toàn bộ nguồn vốn (bao gồm tiền và máy móc thiết bị do bên B đưa vào) trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cũng như khi dịch chuyển ra nước ngoài sau khi thoả thuận với bên A và phù hợp với chính sách quản lý của Nhà nước Việt Nam. Điều IV: Điều khoản chung: Sau 10 năm hai bên sẽ hoàn thiện hình thức tổ chức Xí nghiệp theo hướng liên doanh đầu tư phù hợp với luật đầu tư của Nhà nước Việt Nam. Trong quá trình thực hiện, hai bên thường xuyên trao đổi để giải quyết những vướng mắc. Những vướng mắc sẽ được giải quyết trên tinh thần hữu ngị và xây dựng. Trường hợp hai bên không khắc phục được sẽ trình lên Trọng tài kinh tế Nghệ An để giải quyết. Hợp đồng được làm tại Thành phố Vinh - Nghệ An ngày 18 tháng 8 năm 1995 và được lập thành 04 bản bằng tiếng Việt Nam, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị như nhau. đại diện bên a đại diện bên b Hợp đồng 3 Hợp đồng kinh tế Về mua bán gỗ xuất khẩu Số: 14-93/XNK Ngày: 14-4/93 A. Công ty xuất nhập khẩu Nghệ An và Công ty sản xuất - dịch vụ xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ. 10 Quang Trung - Thành phố Vinh - Nghệ An - Việt Nam Tel: 42429 - 42778 FAX: 84-0138 - 32682 Do ông: Đặng Đình Toản - Giám đốc làm đại diện B. KOIGRACE INTERNATIONAL CORPORATION N0: 373025 - ChANGXUAN RD., PAX SHA VILL., HUA-TANHSIANG CHANG - HUA, TAIWAN. Tel: (04) 786 - 5889 FAX: (04) 786- 3890 Do ông: LIN WEN FOU - Giám đốc làm đại diện Hai bên bàn bạc và thống nhất những điều khoản sau: Điều I: Bên B đồng ý thuê của bên A nhà xưởng, nhà kho, văn phòng và nhà kho, trạm điện cùng với mặt bằng để đặt dây chuyền sản xuất gia công gỗ xuất khẩu tại phường Đông Vĩnh - Thành phố Vinh - Diện tích mặt bằng : 116m x 110m - 01 nhà kho Tiệp: 45m x 22,7m - 01 dãy nhà : 8 m x 30m - 01 dãy nhà làm văn phòng: 8 m x 33m - 01 dãy nhà kho: 40 m x 7m - 01 trạm biến thế điện, nhà vệ sinh, nhà bảo vệ - Với mặt bằng và diện tích nhà sử dụng mà bên B đã thuê nói trên, bên B có thể sửa chữa thay đổi đổi bố trí hoặc xây dựng thêm cho phù hợp với dây chuyền sản xuất. - Thời gian thuê trong 3 năm - Giá cả và các chi tiết cụ thể sẽ có phụ lục kèm theo. Điều II: Gia công sản xuất : - Bên B sẽ đưa dây chuyền sản xuất chế biến gỗ loại tiên tiến có công suất tối đa 1.500m3/tháng (sản phẩm) và sẽ có kim ngạch xuất khẩu là 3 triệu USD /năm. Bước đầu hai bên sẽ cố gắng thực hiện gia công chế biến các loại sản phẩm gỗ như sau: - Loại sản phẩm bào 4 mặt gỗ trám hồng: 800m3/tháng - L 11 làm bằng gỗ vang trứng : 700m3/tháng - Tay tròn (làm bàn chổi) bằng gỗ tạp : 200m3/tháng - Hộp bàn, ngăn kéo bằng gỗ vang trứng : 100m3/tháng - Chi tiết khung cửa bằng gỗ dổi: 200m3/tháng - Sản phẩm sẽ được xuất khẩu từng chuyến từ cảng Cửa Lò hoặc Hải Phòng đến cảng Đài Trung hoặc XX Lung-Đài Loan. Nếu không đủ số lượng cho một chuyến tàu sẽ vận chuyển bằng Container. - Các chi tiết cụ thể của sản phẩm sẽ có phụ kiện kèm theo. Điều III: Trách nhiệm các bên tham gia: A: Trách nhiệm bên A: 1. Bên A có trách nhiệm giải toả mặt bằng, sửa lại nhà cửa (nhà..., phòng làm việc...) thuê đủ nhân công để xây dựng thêm một số nhà xưởng theo như yêu cầu của bên B. Công trình sẽ được hoàn thành trong vòng 30-35 ngày. Mọi chi phí bên B sẽ chịu trách nhiệm. 2. Bên A hỗ trợ tổ chức thu mua đủ, kịp thời nguyên liệu cho máy hoạt động, có thể mua dự trữ nguyên liệu cho máy hoạt động trong 2 tháng. Bên B ứng trước tiền mua nguyên liệu. 3. Bên A có trách nhiệm tổ chức quản lý sản xuất, tuyển đủ số lao động cần thiết cho bên B. Người lao động lúc đầu thì được hưởng lương tối thiểu 250.000đ/người/tháng. Nếu trong 3 tháng lao động tốt thì sẽ tăng lương 350.000đ/người/tháng. - Số người lao động : 176 người - Số người bốc xếp: 14 người Trong đó nữ chiếm 60%, nam 40% Độ tuổi trung bình: dưới 30 tuổi Trình độ văn hoá: 9/12 là tối thiểu. - Người lao động được học việc và làm thử trong 3 tháng, qua giai đoạn thử thách nếu tiến bộ thì hai bên căn cứ vào đó để tăng lương. Nếu không làm đúng yêu cầu thì hai bên có quyền cho nghỉ, nhận lao động khác. 4. Bên A lo các thủ tục xuất khẩu: Như Quota, giấy phép, thuê tàu, thủ tục hải quan... mọi chi phí bên B sẽ thanh toán. 5. Bên A có trách nhiệm cùng với bên B để mở rộng thêm mặt bằng sản xuất theo tiến độ dây chuyền sản xuất tăng lên. b) Trách nhiệm bên B: 1. Bên B có trách nhiệm cung cấp đủ tiền vốn để xây dựng các nhà xưởng, nhà kho và các sản phẩm khác (cống thoát nước, hàng rào...) đồng thời bỏ tiền để mua nguyên liệu. 2. Bên B đưa máy móc và một số nhân viên kỹ thuật vào để quản lý sản xuất. 3. Bên B có trách nhiệm bao tiêu sản phẩm bao gồm cả xuất khẩu đi nhiều nước. 4. Cùng với bên A tuyển chọn công nhân, thông qua bên A trả lương cho công nhân kịp thời hàng tháng mức lương tối thiểu của lao động phổ thông là 250.000đ/tháng/người. Lương công nhân kỹ thuật được hưởng theo bậc kỹ thuật. Điều IV: Phương thức hoạt động trong 10 năm: - Xí nghiệp sẽ hoạt động theo nêu trên trong 3 năm đầu. Phương thức liên doanh tiếp đó sẽ bàn sau. - Mọi chi tiết cụ thể có phụ kiện kèm theo. Điều V: Điều khoản chung: Trong quá trình thực hiện, 2 bên trao đổi, giải quyết các vấn đề tranh chấp trên tinh thần hữu nghị, hợp tác, nếu không giải quyết được sẽ trình lên Trọng tài kinh tế Nghệ An giải quyết. Hợp đồng này được làm tại Nghệ An - Thành phố Vinh ngày 14/4/1993, làm thành 6 bản tiếng Anh và 6 bản tiếng Việt, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 3 bản của mỗi thứ tiếng. Hợp đồng này có giá trị từ ngày hai bên ký kết. đại diện bên a đại diện bên b Công ty xnk Nghệ An ------ Số: 118/TK cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------o0o------------- Vinh, ngày 18 tháng 4 năm 1994 Báo cáo thống kê tài sản Xí nghiệp Chế biễn gỗ thuộc Công ty XNK Nghệ An I: Phần thiết bị máy móc: a) : Đầu tư thiết bị máy móc: Trong đó: TT Tên máy Số lượng Giá (FOB) (USD) 1 Máy bào 2 mặt 2FT 1 22.400 2 Cưa xẻ 1 23.800 3 Cưa bàn trục nghiêng và máy cấp nhiên liệu 1 1 2.000 980 4 Máy làm gờ 4 mặt 1 14..840 5 Máy tiện tròn 2 6.440 6 Máy đóng gói nửa tự động 3 5.040 7 Máy chính mài dao tự động 1 1.600 8 Máy mài cắt 1 3.360 9 Máy giũa lưỡi cưa 1 4.900 10 Máy giũa 1 350 11 Máy kẹp hàn lưỡi cưa 1 1.050 12 Máy kéo dàn cưa tròn 1 1.330 13 Máy mài lưỡi cưa tự động 1 1.820 14 Máy nén khí 7,5 1 3.500 15 đẩy 2 tấn 1 770 16 Cưa kép 8’ 1 900 17 Cưa kép 12’ 1 1.120 Cộng 96.460 USD b) Phần bổ sung : Tên máy Trị giá (USD) 1. Cưa bàn tốc độ cao: 10.160 - Phụ tùng kèm theo 2. Cưa khúc công suất tự động nạp gỗ: 17.210 - Phụ tùng kèm theo 3. Cưa cắt mộng: 10.800 4. Cưa vòng: 2.150 Cộng trị giá: 40.000 USD c) Phần hệ thống lò sấy: 1. Nồi hơi: 7.950 USD 2. 6 lò sấy: 30.000 USD II. Phần xây dựng cơ bản: A. Phần cải tạo và nâng cấp: 1. Khu nhà làm việc: 50 triệu đồng Việt Nam 2. Nhà xưởng: 100 triệu đồng Việt Nam 3. Vùng kho: 50 triệu đồng Việt Nam Tổng cộng: 200 triệu đồng Việt Nam B. Phần xây dựng mới: 1. Hai nhà kho và 2 xưởng cưa: 100 triệu đồng Việt Nam (Làm bằng vì kèo gỗ, lợp lá cọ) 2. Hệ thống thoát nước: 80 triệu đồng Việt Nam 3. Hệ thống vệ sinh: 85 triệu đồng Việt Nam 4. Xây trạm biến thế: 15 triệu đồng Việt Nam Cộng: 280 triệu đồng Việt Nam III. Trị giá tài sản cũ chuyển sang: Điện + Nhà xưởng : 250 triệu đồng Việt Nam Tổng cộng toàn bộ : 1. Máy móc thiết bị : 174.460 USD 2. Xây dựng : 730 triệu đồng Việt Nam Để đảm bảo sản phẩm tinh chế phù hợp với Nghị định 614/CP đồng thời để tránh lãng phí, về công suất, đổi mới thiết bị hoàn chỉnh dây chuyền, trong quá trình triển khai sản xuất chế biến chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thiết bị công nghệ tiên tiến, do đó với số liệu trên đây coi như bước đầu, chưa phải là hoàn chỉnh. Kế toán trưởng giám đốc Công ty XNK Nghệ An Hợp đồng 4a Hợp đồng Liên doanh thành lập Công ty Liên doanh giày da Việt Đức A: Bên Việt Nam: Công ty sản xuất, xuất nhập khẩu Việt An (Công ty SX-XNK Việt An) trực thuộc Ban Tài chính Tỉnh uỷ Nghệ An Ngành nghề kinh doanh : sản xuất - xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng - các dịch vụ khách sạn - du lịch. B: Phía nước ngoài: Công ty : INTER NATIONALE SCHUH - MASCHINEN TRADE & SERVICE. Co (ISMC) - Đức Ngành nghề kinh doanh : - Kinh doanh thiết bị đóng giày - Thực hiện các dự án lắp đặt đồng bộ các nhà máy sản xuất giày. - Chuyển giao công nghệ, dịch vụ kỹ thuật cho công nghiệp sản xuất giày. Vốn đăng ký: DM.50.000 Năm 1998, do Công ty này phá sản nên chuyển giao lại cho Công ty EUROPEAN PROJEG COMPANY GMBH (EPC) của Đức thực hiện. Điều 1: Tên Công ty Liên doanh và mục đích thành lập: 1. Tên Công ty Liên doanh: Công ty Liên doanh giày da Việt Đức - Tên giao dịch: Công ty Liên doanh Giày da Việt - Đức - Tên viết tắt: Công ty GER MAVIA Là một Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo Luật pháp của CHXHCN Việt Nam. Công ty Liên doanh được thành lập để sản xuất các kiểu giày da dựa theo chất lượng và tiêu chuẩn của Italia và Đức, 100% xuất khẩu, công suất dự kiến 1000 đôi/giờ tương đương 300.000 đôi/năm. Điều 2: Tổng vốn đầu tư, vốn pháp định và lịch trình góp vốn của các bên: Tổng vốn đầu tư : 5.340.000 DM Trong đó: - Vốn cố định: 4.240.000 DM - Vốn lưu động: 1.100.000 DM Vốn pháp định là : 4.240.000 DM do các bên đóng góp như sau: - Bên Việt Nam góp : 2.968.000 DM chiếm 70% - Bên nước ngoài góp: 1.272.000 DM chiếm 30% Sau khi nhận được giấy phép đầu tư trong vòng 28 ngày các bên sẽ góp vốn đầy đủ nếu đã hoàn thành các thủ tục sau: 1. Công ty Liên doanh có giấy phép nhập khẩu máy móc và các phương tiện cần thiết khác. 2. Công ty Liên doanh đã mở được tài khoản tiền Việt và ngoại tệ. 3. Công ty Liên doanh có giấy phép hoạt động đầy đủ. 4. Các hợp đồng kinh tế giữa các bên được phê duyệt đầy đủ thời hạn hoạt động của Công ty Liên doanh là 10 năm. Điều 3: Trách nhiệm của các bên: a) Bên Việt Nam : - Chịu trách nhiệm về toàn bộ các thủ tục có liên quan đến việc thành lập và hoạt động của Công ty Liên doanh, thủ tục thành lập, xin giấy phép đầu tư, thuê đất, thủ tục nhập khẩu thiết bị, xây dựng và chọn thầu xây dựng, tuyển dụng nhân viên và lao động. b) Bên nước ngoài: Tìm kiếm đối tác để bao tiêu toàn bộ sản phẩm xuất khẩu. Chuyển giao bí quyết về công nghệ và chế tạo giày, đào tạo công nhân và giám sát kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Cung cấp máy móc thiết bị chế tạo giày theo hợp đồng mua bán thiết bị. Điều 4: Hệ thống kế toán, kiểm toán và phân chia lợi nhuận: 1. Hệ thống kế toán của Công ty Liên doanh sẽ được thành lập phù hợp với tập quán quốc tế. Bên Việt Nam được uỷ quyền chuẩn bị hệ thống chứng từ kế toán của Công ty Liên doanh để trình Bộ Tài chính phê chuẩn và hê thống kế toán đó sẽ chịu sự giám sát của cơ quan tài chính Việt Nam. 2. Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định: Về máy móc và thiết bị sản xuất : 15%/năm Nhà xưởng cũ : 15%/năm Nhà xưởng mới: 10%/năm Các phương tiện hành chính: 15%/năm Tỷ lệ lợi nhuận để lập các quỹ sẽ do Hội đồng quản trị quyết định dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và trích lập các quỹ, lợi nhuận ròng của Công ty Liên doanh sẽ được chia theo tỷ lệ đóng góp vốn pháp định của mỗi bên: Bên Việt Nam 70%; Bên nước ngoài: 30% Điều 5: Quản lý hành chính: 1. Hội đồng quản trị của Công ty Liên doanh được thành lập bao gồm: Bên Việt Nam : 3 thành viên Bên nước ngoài: 2 thành viên Chủ tịch Hội đồng quản trị do bên Việt Nam chỉ định. Hội đồng quản trị sẽ hoạt động phù hợp với các điều khoản của Điều lệ Công ty Liên doanh. 2. Trách nhiệm điều hành Công ty Liên doanh hàng ngày là của Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc. Bên Việt Nam sẽ giới thiệu Tổng Giám đốc để Hội đồng quản trị phê chuẩn. Bên nước ngoài giới thiệu Phó tổng giám đốc. Quyền hạn và trách nhiệm của Tổng Giám đốc sẽ chuyển sang Phó Tổng giám đốc trong trường hợp Tổng giám đốc vắng mặt và uỷ quyền bằng văn bản. 3. Mọi sự tuyển dụng phải được thực hiện dưới dạng văn bản hợp đồng lao động giữa Tổng giám đốc (hoặc người được Tổng giám đốc uỷ quyền) với từng người lao động phù hợp với Luật lao động Việt Nam. Thoả ước lao động tập thể phải được ký kết không chậm quá 6 tháng sau khi Công ty Liên doanh hoạt động. Thoả ước lao động phải đầy đủ các điểm sau: - Trách nhiệm của tập thể lao động đối với Công ty Liên doanh trong sản xuất và kinh doanh. - Tiền lương, điều kiện lao động, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, phúc lợi tập thể... Điều 6: Trọng tài, giải quyết vi phạm hợp đồng, giải thể và chấm dắt hợp đồng Liên doanh: Bất cứ tranh chấp nào nếu có giữa các bên, đầu tiên phải giải quyết thông qua tham khảo chung và hoà giải. Nếu không hoà giải được thì sẽ đưa ra trọng tài quốc tế do các bên chọn để xét xử. Việc xét xử sẽ do 3 trọng tài thực hiện. Phán quyết của trọng tài là tối hậu, các bên liên quan phải thi hành phán quyết đó. Bất cứ bên nào, nếu vi phạm hợp đồng mà không khắc phục trong vòng 60 ngày, các bên khác có thể chấm dắt hợp đồng và yêu cầu bên vi phạm chuyển nhượng lại vốn pháp định cho bên bị vi phạm. Việc giải thể Công ty Liên doanh có thể được giải quyết bằng thoả thuận của tất cả các bên phù hợp với điều lệ Công ty Liên doanh và phải được MPI phê duyệt. Hợp đồng Liên doanh sẽ được chấm dứt trong những trường hợp sau: a) Do bất khả kháng không thể khắc phục được. b) Do một bên vi phạm nghiêm trọng các quy định hay cam kết trong hợp đồng dẫn đến tổn hại và thua lỗ nặng cho Công ty Liên doanh. Trong trường hợp này việc chấm dứt hợp đồng sẽ thực hiện theo quy định trên và dựa trên Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. c) Do các bên hoặc một bên đề nghị và được các bên thoả thuận, đồng thời được MPI phê chuẩn. d) Do kết quả quyết định của MPI rút giấy phép đầu tư e) Theo phán quyết của trọng tài quốc tế. Các điều khoản khác theo đúng quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hợp đồng Liên doanh được làm thành 6 bản, tiếng Anh và Tiếng Việt, có giá trị ngang nhau. Các bên đã ký ngày 14 tháng 10 năm 1998 Bên Việt Nam Công ty xuất nhập khẩu Việt an bên nước ngoài EUROPEAN PROJEG COMPANY (EPC) Hoàng Đức ái đại diện Pietro Torielli và Tilo ULmer đại diện Hợp đồng 4B Hợp đồng mua bán thiết bị số 278 Hợp đồng này được làm ngày 17 tháng 12 năm 1998 gồm: Công ty Liên doanh giày da Việt Đức, dưới đây gọi là (Liên doanh Việt Đức) và Công ty EUROPEAN PROJEG COMPANY GMBH gọi tắt là (EPC) 1. Hai bên đã thoả thuận các điều khoản sau: Công ty Liên doanh Việt Đức đồng ý mua của EPC máy móc, thiết bị, nguyên liệu, công nghệ, dịch vụ lắp đặt và kỹ thuật hỗ trợ, đào tạo một Nhà máy giày da sản xuất 1000 đôi/ngày làm việc (8 giờ) tương ứng 300.000 đôi/năm. 2. Giá cả: Hai bên thoả thuận giá cả cho toàn bộ doanh vụ cả gốc là : 4.240.000 DM Chi tiết như sau: - Máy móc thiết bị và bảo hiểm: 2.400.000 DM - Chi phí chuyển giao công nghệ: 237.000 DM - Chi phí chuyển giao thị trường : 217.000 DM - Khuôn mẫu giày: 70.000 DM - Chi phí chuyên chở đường biển: 100.000 DM - Chi phí đào tạo công nhân: 200.000 DM - Phụ tùng thay thế trong 1 năm: 126.000 DM - Chi phí tham quan khảo sát tại Đức: 50.000 DM - Nguyên vật liệu chạy thử, nghiệm thu: 200.000 DM - Lương chuyên gia Đức trong thời gian đào tạo: 341.000 DM - Phí kiểm định SGS tại cảng đi : 52.700 DM 3. Thanh toán: Giá trị của hợp đồng sẽ được thanh toán một lần bằng tín dụng thư không huỷ ngang và có xác nhận, L/C có giá trị trong 120 ngày và được mở chậm nhất là 31/12/1998, trả tiền khi xuất trình bộ chứng từ bao gồm: a) Bộ đầy đủ vận đơn 3/3 b) Hoá đơn thương mại c) Phiếu đóng gói d) "Báo cáo giám định hoàn hảo" của đại lý giám định SGS tại Đức về chất lượng, số lượng máy móc thiết bị e) Giấy chứng nhận xuất xứ 4. Điều kiện giao hàng Toàn bộ máy móc và thiết bị phải được giao trong một chuyến trong vòng 1 tháng kể từ khi hợp đồng ký và có hiệu lực, L/C được mở và chấp nhận. Ngày của "Vận đơn" xếp hàng là ngày giao hàng thực tế. 5. Kiểm tra hàng hoá Container chứa hàng chỉ được mở khi có đại diện của bên bán, chỉ trừ trường hợp hòm hàng bị hư hỏng trong khi vận chuyển, nhưng cũng chỉ được mở với sự có mặt của hãng tàu hoặc nhân viên bảo hiểm. 6. Bảo hành kỹ thuật EPC bảo đảm rằng máy móc thiết bị cung cấp theo hợp đồng này được chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn kỷ thuật bảo hành thời kỳ 12 tháng kể từ ngày sản xuất thử. 7. Thuế, lệ phí và hải quan Mọi chi phí phát sinh từ khi thực hiện hợp đồng này theo thứ tự từ Đức cho đến khi giao hàng theo điều kiện C&F Hải Phòng do EPC chịu. Mọi chi phí, lệ phí, thuế.... Từ Hải Phòng về nhà máy do Liên doanh Việt Đức chịu. 8. Các điều kiện khác về bất khả kháng 9. Trọng tài Chủ tịch HĐQTLD giày da Việt Đức (Giám đốc công ty SXXNK Việt Nam) Hoàng Đức ái Đã ký Giám đốc điều hành công ty EPC (Kiêm phó chủ tịch HĐQTLD Giày da Việt Đức) TiLo ULMER Đã ký Hợp đồng 4C Thoả thuận bao tiêu hàng xuất khẩu Thoả thuận này làm ngày 12 tháng 11 năm 1998 gồm: Bên A: Tên Công ty: M.M.I.C Gmbh ManagemenT& Maketing viết tắt M.M.I.C Dưới đây gọi tắt là "Người mua" Bên B: Tên Công ty: Công ty liên doanh Giầy da Việt - Đức (Liên doanh Việt Đức) Dưới đây gọi là "Người bán" Điều 1: Sản phẩm. Người mua sẽ "tiếp thị và thu xếp" mua của người bán toàn bộ sản phẩm do Công ty Liên doanh sản xuất, công suất 300.000đôi/ năm + Năm thứ nhất : 60% công suất + Năm thứ hai : 80% công suất + Năm thứ ba : 90% công suất + Năm thứ tư : 100% công suất Điều 2: Quy cách, kiểu dáng và chất lượng, nguyên liệu Toàn bộ nguyên liệu cũng như quy cách, kiểu dáng của giày điều kiện đều do người mua cung cấp và đặt hàng trước đồng thời người mua sẽ giám sát chất lượng và kỹ thuật trong quá trình sản xuất. Điều 3: Giá cả 1. Người bán sẽ cung cấp sản phẩm theo điều kiện C&F của Incoterm 90 2. Người mua sẽ chịu trách nhiệm để bảo đảm cho người bán một tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu là 30% giá thành chi tiết của đôi giày 3. Khi giá nguyên liệu và các yếu tố khác tăng lên, thì giá mới cũng sẽ cố định lợi nhuận tối thiểu cho người mua là 30% so với giá thành. Điều 4: Giao hàng 1. Người bán sẽ giao hàng theo điều kiện C&F Cảng Châu Âu, căn cứ theo Incoterm 90 và phù hợp với những hướng dẫn vận chuyển của người mua. 2. Việc xếp hàng lên tàu phải được thực hiện trong vòng 30 ngày kể từ ngày người bán nhận tín dụng thư từ gười mua hoặc theo thời điểm được hai bên cùng nhất trí theo định kỳ Điều 5: Thanh toán. Tất cả các khoản thanh toán cho hàng hoá do người bán cung cấp phải đươc thực hiện bằng tín dung thư do một Ngân hàng được người bán chấp nhận mở đồng thời với việc giao đơn mua hàng Điều 6: Hiệu lực và thời hạn thoả thuận 1. Bản thoả thuận này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày Hội đồng quản trị của người bán phê duyệt 2. Thời hạn của bản thoả thuận là 5 năm, sau thời hạn đó, nếu người mua yêu cầu người bán sẽ xem xét và gia hạn Điều 7: Các điều kiện về bất khả kháng Điều 8: Chấm dứt thoả thuận: Bản thoả thuận mua hàng xuất khẩu này có thể chấm dứt trước thời hạn trong các trường hợp sau: 1. Người bán không thể hoàn thành nghĩa vụ do vỡ nợ, giải thể, do bị rút giấy phép đầu tư 2. Khi toà án hoặc trọng tài phán quyết theo điều kiện sau Điều 9: Khiếu nại và trọng tài: 1. Bất cứ tranh chấp nào nếu có giữa các bên liên quan, trước tiên phải giải quyết thông qua thương lượng. 2. Nếu hai bên không đi đến thoả thuận chung thì mỗi bên sẽ được quyền đưa tranh chấp ra trọng tài quốc tế do các bên nhất trí và sẽ do 3 trọng tài xét xử, phán quyết của trọng tài là tối hậu. Chi phí trọng tài do bên thua kiện chịu. 3. Trọng tài sẽ được triệu tập xử tại Zurích. Đại diện của các bên đã ký M.M.I.C Gmbh. Managementand Marketing Mr. DIKL KURT Công ty liên doanh giày da Việt - Đức Ông Hoàng Đức ái ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLA2481.DOC
Tài liệu liên quan