Phát triển các dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất ở nhà máy nhôm Đông Anh

Tài liệu Phát triển các dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất ở nhà máy nhôm Đông Anh: ... Ebook Phát triển các dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất ở nhà máy nhôm Đông Anh

doc55 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Phát triển các dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất ở nhà máy nhôm Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là từ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc Tế WTO, nền kinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến đáng kể. Các loại hình kinh doanh dịch vụ mới xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới nói chung. Trong đó kinh doanh dịch vụ Logistics là một ví dụ điển hình. Sự liên kết về kinh tế ngày càng thể hiện chặt chẽ, mỗi quốc gia là một mắt xích quan trọng trong hệ thống kinh tế, một phần được thể hiện rõ trong hoạt động Logistics. Đây là lĩnh vực kinh doanh hết sứ mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong hệ thống chuỗi cung ứng dịch vụ Logistics, Việt Nam còn những đóng góp rất nhỏ. Việc nghiên cứu, ứng dụng và phát triển các hoạt động trong hệ thống cung ứng dịch vụ này là rất quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics nói riêng mà của cả nhà nước nói chung. Đây cũng chính là lý do em chọn đề tài “Phát triển các dịch vụ hậu cần vật tư cho sản xuất ở nhà máy nhôm Đông Anh” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Tìm hiểu thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics để chúng ta có thể có một cái nhìn tổng quan về hoạt động này trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam và so sánh với các doanh nghiệp cùng kinh doanh Logistics trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics trong chuỗi cung ứng giá trị hoạt động này, em đưa ra ví dụ về dịch vụ Logistics vật tư của nhà máy Nhôm Đông Anh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Tất cả các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến chuỗi dịch vụ Logistics trên địa bàn Vệt Nam nói chung, và dịch vụ Logistics vật tư của nhà máy nhôm Đông Anh nói riêng. 4. Kết cấu đề tài gồm 3 chương. Chương 1. Tổng quan về dịch vụ Logistics trong doanh nghiệp sản xuất. Chuơng 2. Thực trạng phát triển dịch vụ Logistics ở nước ta hiện nay( Lấy nhà máy nhôm Đông Anh làm ví dụ). Chương3. Biện pháp phát triển dịch vụ Logistics ở các doanh nghiệp. Em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của GS. TS Đặng Đình Đào đã giúp em hoàn thành nghiên cứu đề tài này. CHƯƠNG I: Tổng quan về dịch vụ logistics trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh I. Bản chất, đặc điểm của các dịch vụ logistics trong doanh nghiệp 1. Khái niệm Logistics là một trong những số ít thuật ngữ khó dịch nhất, giống như từ “Marketing”, từ tiếng Anh sang tiếng Việt và thậm chí cả những ngôn ngữ khác. Bởi vì bao hàm nghĩa của từ này quá rộng nên không một từ đơn ngữ nào có thể truyền tải được hết ý nghĩa của nó. Nhưng rất nhiều công ty giao nhận vận tải lại được đăng ký là ví dụ như AB Logistics như vậy vô tình công ty này có thể đựợc hiểu là nhà cung cấp dịch vụ logistics, mà không biết logistics là gì? Một số định nghĩa Logistics là hậu cần, số khác lại định nghĩa là nhà cung ứng các dịch vụ kho bãi và giao nhận hàng hoá và chúng ta thấy rằng đây giống như là một cái áo thời trang mà công ty giao nhận vận tải hàng hoá nào cũng muốn có để tăng thêm sức mạnh cho mình. Vậy Logistics là gì? Có rất nhiều về khái niệm này: Logistics đựợc hiểu là quá trình hoạch định, thực hiện và kiểm soát sự lưu thông và tích chữ một cách hiệu quả tối ưu các loại hàng hoá, nguyên vật liệu,thành phẩm và bán thành phẩn, dịch vụ và thông tin đi kèm từ điển khởi đầu đến điểm kết thúc nhằm mục đích tuân theo các yêu cầu của khách hàng Logistics có thể đựợc định nghĩa là việ quản lý dòng chu chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và sử lý các thông tin liên quan từ nơi xuất xử đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng.hiểu một cách rộng hơn nó còn bao gồm cả việc thu hồi và sử lý rác thải(Nguồn: UNESCAP….) Logistics là quá trình xây dựng kế hoạch, cung cấp và quản lý việc chu chuyển và lưu kho có hiệu quả hàng hoá, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ vì mục tiên đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 2. Bản chất Logistics đã và đang được phát triển mạnh ở các nước có nền kinh tế phát triển, những năm gần đây dịch vụ logistics bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Đã có nhiều bài viết về logistics đăng trên các tạp chí, một số hội thảo về logistic được tổ chức, một vài công trình nghiên cứu thực hiện logistics đựợc tiến hành tại Việt nam. Nhằm giúp cho việc định hướng đúng trong họat động nghiên cứu và thực hiện logistics tại Việt nam. Theo T.S.. Lê Phúc Hoà và T.S. Lý Bách Chấn (Trờng Đại học GTVT – TP. HCM) thì bản chất của logistics có những nét cơ bản sau. Một trong những vấn đề quan trong đối với nhà sản xuất là làm thế nào để bán hàng hoá, dịch vụ tới tay ngời tiêu dùng với giá thành thấp nhất nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Giá bán của hàng hoá đến tay người tiêu dùng phải đảm bảo tối thiểu bù đắp các chi phí: G≥ C1 + C2 + C3 + C4 + C5 (1) Trong đó : C1: giá thành sản xuất ra hàng hoá, đây là cơ sở cho việc xác định giá bán EXWORK C2: Chi phí hoạt động marketing C3: Chi phí vận tải C4: Chi phí cơ hội vốn cho hàng tồn trữ C5: Chi phí bảo quản hàng hoá Chúng ta nhận thấy, C1 phụ thuộc vào công nghệ sản xuất. Vì vậy muốn hạ giá thành xuất xởng của sản phẩm, ngời ta tập trung vào việc cải tiến công nghệ, bao gồm hợp ý hoá dây truyền sản xuất nhằm nâng cao năng suất của máy móc, thiết bị, lao động, sử dụng hợp lý nguyên vật liệu, năng lựợng. Đây là vấn đề quan trong mà mọi nhà sản xuất phải tính đến chi phí hoạt động marketing C2 thường được nhà sản xuất ấn định nào đó và có thể kiểm soát dễ dàng. Chi phí vận tải C3 chiếm một tỷ trọng khá lớn, một phần ba cho đến hai phần ba chi phí lưu thông phân phối. Mặc dù ngành vận tải đã có những cố gắng giảm chi phí vận tải bằng những giải pháp công nghệ nh vận tải hàng hoá bằng container, đóng mới các phương tiện, thiết bị có sức chở lớn, tổ chức vận tải đa phương thức nhưng chi phí vận tải vẫn không ngừng tăng lên do giá nhiên liệu ngày một leo thang. Điều này buộc các nhà sản xuất áp dụng nhiều biện pháp góp phần giảm chi phí vận tải. Một trong những giải pháp đó là tăng khả năng so dụng các thiết bị, công cụ và phương tiên vận tải bằng cách thiết kế các sản phẩm, đóng gói bao bì hàng hoá nhằm tăng tỷ trọng chất xếp của hàng hoá (cargo density). Chi phí cơ hội vốn C4 là suất sinh lời tối thiểu mà công ty kiếm được khi vốn không đầu tư cho hàng hoá tồn trữ mà cho hoạt động khác. Để đơn giản, ta giả thiết rằng mức sinh lời tối thiểu của vốn là mức lãi suất phải trả khi vay vốn của một tổ chức tài chính, cho nên C4 được xác định nh sau: C4 = (qikv)t {(1 + r)t – 1} (2) Trong đó: - Qi: số lượng sản phẩm cho một lần gửi hàng đi - kv: định mức vốn cho một đơn vị sản phẩm. Mức vốn này phụ thuộc vào công nghệ sản xuất - t = 1÷ m : số đơn vị thời gian chịu lãi suất hàng năm của hàng tồn trữ (tháng hoặc năm) - r: mức lãi suất phải trả cho vốn vay. Qua công thức (2) ta thấy C4 phụ thuộc vào thị trường vốn (r), công nghệ sản xuất (kv), và khối lượng vật t, sản phẩm tồn trữ. Nếu r cố định và kv cố định thì C4 tỷ lệ thuận với qi, tức là khi qi nhỏ bao nhiêu lần thì C4 nhỏ bấy nhiêu lần và ngược lại. Trước đây, khi thị trờng tiêu thụ còn bị hạn chế, số lượng sản phẩm sản xuất còn ít, mức lãi vay còn thấp, nên các nhà sản xuất ít quan tâm đến chi phí này. Ngày nay khi thị trờng tiêu thụ được mở rộng, số lượng sản phẩm nhiều lần, mức lãi suất vay cao thì chi phí này chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí liên quan đến hàng tồn trữ. Điều này buộc các nhà sản xuất phải có giải pháp thích hợp để giảm chi phí này. Và giải pháp đó chính là giảm khối lượng cho một lượt sản xuất và giao hàng (qi) xuống. Chi phí bảo quản hàng hoá C5 bao gồm chi phí thuê kho bãi, bảo quản hàng hoá, đa hàng hóa ra vào kho, hàng bị hư hỏng, bảo hiểm cho hàng hoá. C5 = qi.Tbq.glk + qi.k.g + Cbh (3) Trong đó: - Tbq: thời gian bảo quản trong kho của lô hàng qi - glk: chi phí trung bình cho một đơn vị hàng hóa lưu kho một ngày - k: tỷ lệ tổn thất, hư hỏng hàng lưu kho - g: giá trị của đơn vị hàng lưu kho - Cbh: chi phí bảo hiểm cho lô hàng lưu kho Theo công thức (3) ta thấy chi phí C5 có quan hệ với qi, nếu qi nhỏ, thời gian tồn trữ t nhỏ dẫn đến chi phí này nhỏ và ngựợc lại. Qua đây, chúng ta thấy để giảm giá thành hàng hoá cần phải tổ chức tốt và kiểm soát chặt chẽ chi phí vận tải cũng như những chi phí liên quan đến lợng hàng tồn trữ (chi phí cơ hội vốn của hàng tồn trữ và chi phí bảo quản). Đây là những thành phần cơ bản của logistic. Vậy ta có: Clog = C3 + C4 + C5 (4) Và công thức (1) có thể viết lại nh sau: G = C1 + C2 + Clog (5) Chúng ta thấy rằng, khi giảm qi thì n số lần lưu thông sẽ tăng lên vì khối lượng lưu thông Q trong một khoảng thời gian T nào đó được tính: Q = Σ qi (6) Như vậy thay vì lưu thông một lần với khối lượng Q, ta giao hàng làm n lần. Ta có tổng chi phí logistics khi lưu thông khối lượng hàng Q trong thời gian T như sau Σ Cilog = Σ C3 + Σ C4 + Σ C5 (7) Như phân tích ở trên, bằng cách tăng n ta giảm được qi thì vẫn có Σ C4 + Σ C5 thấp hơn, nhng lại phát sinh các vấn đề sau: - Thời gian giao hàng ngắn hơn nên đòi hỏi công tác tổ chức vận tải sao cho đảm bảo, tức là dịch vụ vận tải đa phương thức phải nâng cao. Như vậy có nghĩa là chi phí vận tải sẽ tăng lên. - Vì giao hàng nhiều đợt nên vấn đề kiểm soát hàng hoá, vật tư trong lưu thông phải chặt chẽ hơn, đòi hỏi phải có một hệ thống thông tin nhanh chóng, chính xác. Chính vì vậy mà bất kỳ một hệ thống logistics nào cũng phải có một hệ thống thông tin song hành để kiểm soát kịp thời dòng dịch chuyển của hàng hoá. Qua những phân tích ở trên, chúng ta thấy mấu chốt ở đây là khối lượng hàng cung ứng qi cần phải là bao nhiêu để làm giảm Clog = C3 + C4 + C5. Đây chính là quan điểm xương sống của logistics hay chính là bản chất của logistic. Vì vậy ta có thể nói rằng nền kinh tế của Nhật Bản thành công xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó không thể thiếu đến nguyên nhân quan trọng đó là quan điểm của Nhật Bản về vấn đề tồn trữ, theo các nhà kinh tế cũng như các nhà kinh doanh Nhật Bản thì “Không có dự trữ là tốt nhất”. Quan điểm này được hiểu theo hai nghĩa: Không có dự trữ là tốt nhất và không vốn là tốt nhất. Hai nghĩa trên có chung một bản chất kinh tế vì tiền vốn dới dạng hiện vật chính là vật tư, sản phẩm. Quan điểm này của Nhật Bản được sự ủng hộ mạnh mẽ và ngày càng được các nước Châu Âu và Mỹ chấp nhận. Ở Việt nam hiện nay thực trang dịch vu logistic vẫn còn khá mới mẻ. Phần lớn các dịch vụ logistic được thực hiện ở các công ty giao nhận. Cùng với quá trình hội nhập, logistic và dịch vụ logistic đã theo chân những nhà đầu tư nước ngoài đến Việt nam. Thời gian gần đây trong lĩnh vực này đã có những bước phát triển đáng được ghi nhận. Theo hiệp hội giao nhận kho vận Việt nam (VIFFAS) cho đến nay ở Việt nam có khoảng 600 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ logistic. Xét về mức độ phát triển có thể chia các công ty giao nhận Việt nam thành 4 cấp độ sau: - Cấp độ 1: Các đại lý giao nhận truyền thông: Là các đại lý giao nhận chỉ thuần tuý cung cấp các dịch vụ do khách hàng yêu cầu . Thông thường các dịch vụ đó là: Vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ, thay mặt chủ hàng làm thủ tục hải quan, làm các chứng từ, lưu kho bãi, giao nhận, ở cấp độ này gần 80% các công ty giao nhận Việt nam phải thuê lại kho và dịch vụ vẩn tải. - Cấp độ 2: Các đại lý giao nhận đóng vai trò người gom hàng và cấp vận đơn hàng, nguyên tắc hoạt động của những người này là phải có đại lý độc quyền tại các cảng lớn để thực hiện việc đóng hàng hoặc rút hàng xuất nhập khẩu. Hiện nay, khoảng 10% các tổ chức giao nhận Việt nam có khả năng cung cấp dịch vụ gom hàng tại CFS của chính họ hoặc do họ thuê của nhà thầu. Những người này sử dụng vận đơn nhà nh những vận đơn của hãng tàu nhưng chỉ có một số mua bảo hiểm trách nhiệm giao nhận vận tải. - Cấp độ 3: Đại lý giao nhận đóng vai trò là nhà vận tải đa phơng thức. Trong vai trò này, một số công ty đã phối hợp với công ty nớc ngoài tại các cảng dỡ hàng bằng một hợp đồng phụ để tự động thu xếp vận tải hàng hoá tới điểm cuối cùng theo vận đơn. Tính đến nay có hơn 50% các đại lý giao nhận ở Việt nam hoạt động. - Cấp độ 4: Đại lý giao nhận trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics: Đây là kết quả tất yếu của nền kinh tế hội nhập, các tập đoàn logistics trên thế giới đã có văn phòng đại diện tại Việt nam và thời gian qua hoạt động rất hiệu quả trong lĩnh vực logistics như: Kuehne và Nagel, Schenker, Bikart và cũng có liên doanh hoạt động trong lĩnh vực này như: Fist Logistics Development company. Ngoài ra thì ở Việt nam cũng có một số công ty hoạt đông trong lĩnh vực này tương đối lớn như: vietrans, viconship, vinatrans còn đầu là các công ty TNHH cũng hoạt động trong lĩnh vực này nhưng vẫn còn mang tính chất vừa và nhỏ, hoạt động chia cắt, tản mạn, manh mún. 3. Đặc điểm Các chuyên gia nghiên cứu về dịch vụ logistics đã rút ra một số đặc điểm cơ bản của ngành dịch vụ này như sau: - Logistic là tổng hợp các hoạt động của doanh nghiệp trên ba khía cạnh chính đó là: logistics sinh tồn, logistics hoạt động và logistics hệ thống + Logistic sinh tồn có liên quan tới các nhu cầu cơ bản của cuộc sống, nó xuất phát từ bản năng sinh tồn của con ngời, đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của con ngời: cần gì, cần bao nhiêu, khi nào cần và cần ở đâu. Logistic sinh tồn là bản chất và nền tảng của hoạt động logistic nói chung. +Logistics hoạt động là bước phát triển mới của logistic sinh tồn và gắn với toàn bộ quá trình và hệ thống sản xuất các sản phẩm của doanh nghiệp. Logistic hoạt động liên quan tới quá trình vận động và lu kho của nguyên liệu đầu vào vào trong, đi qua và đi ra khỏi doanh ngiệp, thậm nhập vào các kênh phân phối trớc khi đến tay ngời tiêu dùng cuối cùng. - Logistics hệ thống giúp ích cho việc duy trì hệ thống hoạt động. Các yếu tố của logistics hệ thống bao gồm các máy moc thiết bị nhà xởng, logistics sinh tồn, hoạt động và hệ thống có mối liên hệ chặt chẽ,tạo cơ sở hình thành hệ thống logistics hoàn chỉnh. - Logistiscs hỗ trợ hoạt động của các doanh nghiệp : Logistics hỗ trợ toàn bộ quá trình họat động của doanh nghiệp, ngay cả khi sản phẩm đã ra khỏi dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp và đến tay ngời tiêu dùng. Một doanh nghiệp có thể kết hợp bất cứ yếu tố nào của logistics với nhau hay tất cả các yếu tố logistics tuỳ theo yêu cầu của doanh nghiệp mình. Logistics còn hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp thông qua quản lý di chuyển và lu trữ nguyên vật liệu đi vào doanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp và bán thành phẩm di chuyển trong doanh nghiệp. - Logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vẩn tải giao nhân, vận tảigiao nhận gắn liền và nằm trong logistics. Cùng với quá trình phát triển của mình, logistics đã làm đa dạng hoá khái niệm vẩn tải giao nhận truyền thống. Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thự hiện các khâu rời rạc nh thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hang, tái chế, làm thủ tục hải quan,cho tới cung cấp dịch vụ trọn gói từ kho đến kho (Door to Door). Từ chỗ đóng vai trò địa lý, ngời đợc uỷ thác trở thành một chủ thể chính trong hoạt động vẩn tải giao nhận với khách hàng, chịu trách nhiệm trước các nguồn luật điều chỉnh. Ngày nay, để có thể thực hiện nghiệp vụ của mình, ngời giao nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận đến vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hoá trong kho, phân phối hàng hoá đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra.Như vậy, ngời giao nhận vận tải trở thành cung cấp dịch vụ logistics. - Logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phơng thức: Trước đây, hàng hoá đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu và trải qua nhiều phương tiện vẩn tải khác nhau, vì vậy xác suất rủi ro mất mát đối với hàng hoá là rất cao,và người gửi hàng phải kí nhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉ giới hạn trong chặng đường hay dịch vụ mà họ đảm nhiệm. Tới những năm 60-70 của thế kỷ XX, cách mạng containner trong ngành vận tải đã bảo đảm an toàn và độ tin cậy trong vận chuyể hàng hoá, là tiền đề và cơ sơ cho sự ra đời và phát triển vận tải đa phương thức. Khi vận tải đa phương thức ra đời, chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với người kinh doanh vẩn tải đa phương thức(MTO-Multimodal Transport Operator). MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ trức thự hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hoá từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ vận tải duy nhất cho dù anh ta ko phải là người chuyên chở thực tế. Như vậy MTO ở đây chính là người cung cấp dịch vụ Logistics. II. Nội dung yêu cầu và các loại dịch vụ logistic trong doanh nghiệp sản xuất 1. Nội dung yêu cầu của dịch vụ Logistics trong doanh nghiệp sản xuât Giữa những người mua hàng và công ty Logistics sau khi đạt được thoả thuận về dịch vụ được cung cấp, bên cung cấp dịch vụ sẽ xây dựng lên quy trình Logistics trong đó thể hiện rõ mọi yêu cầu về dịch vụ của người mua hàng mà theo đó công ty Logistics có bổn phận phải thực hiện đúng. Quy trình này thường có tên là quy trình Logistics hiện hành hay quy trình khai thác tiêu chuẩn. Quy trình Logistics bao gồm các bước sau: Booking: Theo hợp đồng thương mại kí kết với khách hàng về đơn hàng cụ thể, chủ hàng sẽ gửi chi tiết số đơn hàng theo mẫu booking quy định cho công ty Logistics bao gồm số PO, số loại hàng, số chiếc, số khối…. Những chi tiết yêu cầu này thay đổi tuỳ theo khách hàng, được quy định trong quy trình Logistics. Ngoài ra trong mẫu booking cần có những thông tin quan trọng khác như tên người gửi hàng người nhận hàng số L/C … Sau khi nhận booking từ chủ hàng, người phụ trách khách hàng của công ty Logistics sẽ kiểm tra những chi tiết này trên hệ thống giữ liệu mà đã được khách hàng cập nhật. Ngoài ra quy trình cũng quy định thời gian chủ hàng gửi booking cho công ty Logistics, chủ hàng không được tuỳ tiện gửi booking theo tình hình hàng hoá. Giao hàng : Hàng sau khi được booking sẽ được xuất theo hai dạng là hàng lẻ hoặc container. Đối với hàng lẻ, chủ hàng phảigiao hàng trước thời gian cut-off time của công ty Logistics. Tại kho, mã số hàng hoá phảI được quét mã vạch, việc quét mã vạch này được công ty Logistics thực hiện khi nhận hàng và đóng hàng vao container. Dữ liệu trên sẽ được cập nhật trên hệ thống của công ty Logistics. Một số trường hợp hàng hoá phải có thư cam kết từ phía chủ hàng. Vd hàng nguy hiểm hàng chất lỏng… Việc thực hiện thủ tục hải quan hàng xuất tại kho sẽ do chủ hàng thực hiện nhưng chủ yếu vẫn là công ty Logistics làm thay cho chủ hàng, như vậy sẽ thuận tiện và nhanh chóng hơn. Khi nhận đủ hàng từ chủ hàng, công ty Logistic sẽ đòng hàng vào container theo kế hoạch đóng hàng và hạ bãi. Chứng từ : Sau khi giao hàng vào kho của công ty Logistics hoặc hạ bãI container chủ hàng sẽ cung cấp chi tiết lô hàng cho công ty Logistics để làm vận đơn đường biển chứng nhận nhận hàng. Dựa trên chi tiết cung cấp kết hợp với chi tiết thực nhận trong kho, nhân viên chứng từ công ty Logistics sẽ cập nhật vào hệ thống và in ra chứng từ đã nêu cho chủ hàng. Hầu hết các công ty Logistics đảm nhận luôn công việc phân loại, kiểm tra và gửi toàn bộ chứng từ của lô hàng cho khách hàng. Như vậy khi chủ hàng lấy B/L, SWB hay FCR gốc, chủ hàng cần phải nộp chứng từ gốc cần thiết cho cong ty Logistics như ( commercial invoice. Packing list, certificate of origin…) Sau khi hoàn thành việc cập nhật lô hàng vào hệ thống, công ty Logistics sẽ gửi thông báo hàng xuất cho khách hàng( shipping Avdice) bao gồm những thông tin cơ bản về lô hàng ( PO, số container, ngày tàu chạy…). Đa số công các công ty cung cấp dịch vụ Logistics tại Việt Nam đều hoạt động theo nội dung yêu cầu của quy trình Logistics đã nêu trên. quy trình này bao hàm những dịch vụ được cung cấp như quản lý đơn hàng, gom hàng, quản lý chứng từ, dịch vụ tại kho…Những thực ra đây mới là khâu cơ bản trong chuỗi Logistics Việt Nam đa và đang làm được. Những người cung cấp Logistics chào khách hàng toàn bộ công việc của chuỗi cung ứng bao gồm: - Về kho: kho không thuộc người khách nữa, mà do người cung cấp Logistics cung cấp và quản lý, có hệ thống máy tính tinh vi điều hành, chỉ có hàng hoá trong kho là thuộc về khách hàng. - Về vận tải và phân phối: người cung cấp Logistics chịu trách nhiệm về mọi chuyển động hàng hoá trong chuỗi cung ứng. Nhiệm vụ này có thể ký hợp đồng phụ với người chuyên chở thực sự, hoặc do người cung cấp Logistics dùng phương tiện của mình thực hiện, có thể những phương tiện đó có trang bị hệ thống thông tin nội bộ. - Về kiểm kê tồn kho: người cung cấp logistics điều hành và thường xuyên giữ mức tồn kho hợp lý,căn cứ vào những tin báo nhận từ mọi chặng trong chuỗi cung ứng. - đặt hàng: người cung ứng Logistics chịu trách nhiệm đặt những nguyên liệu và thành phần lắp ráp khi cần. - Những dịch vụ tăng giá trị: bao gồm những dịch vụ hoàn tất sản xuất, đóng gói, dán nhãn, lập hoá đơn, quảng cáo, tài chính, dịch vụ Logistics ngược chiều, đối với khách hàng công nghiệp, những dịch vụ này được yêu cầu nhiều. 2. Các loại dịch vụ logistic trong doanh nghiệp sản xuất: - Dịch vụ giao nhận : Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận thực chất là kinh doanh dịch vụ chuyển hàng từ người chủ hàng ( người sản xuất, nhà buôn) đến tay người nhận hàng ( nhà phân phối, nhà sản xuất khác). Dịch vụ này bao gồm cá dịch vụ thu gom, chia tách, giao và nhận hàng hoá. - Dịch vụ kho bãi: Kho bãi nơi cất giữ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, hàng hoá trong suốt quá trình lưu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây truyền cung ứng, đồng thời cung cấp những thông tin về tình trạng và điều kiện lưu giữ và vị trí của các hàng hoá bị lưu kho. Hiện nay dịch vụ kho ngoại quan đang ngày càng chứng tỏ ưu thế của mình trong giảm chi phí, đặc biệt là rút ngắn thời gian vận chuyển hàng. - Dịch vụ dự trữ hàng hoá: là dịch vụ quan trọng để đảm bảo hàng hoá luôn săn sàng phục vụ yêu cầu của người tiêu dùng một cách hợp lý. Có ba hình thức dự trữ là dự trữ các yếu tố đầu vào để sản xuất sản phẩm, dự trữ sản phẩm và dự trữ nguồn tài chính cần thiết để có sản phẩm. Hoạt động dự trữ hàng hoá cần được tiến hành ở 3 cấp độ dự trữ Nhà nước, Doanh nghiệp và người tiêu dùng. - Dịch vụ cấp tin: cùng với sự phát triển mạnh mẽ của SX và CNTT, dây chuyền cung ứng ngày càng lớn. Các chuyên gia của ESCAP cho rằng : việc quản trị dây chuyền cung ứng là tổng hợp những hoạt động của nhiều tổ chức trong dây chuyền và phả hồi trở lại những thông tin cần thiết, kịp thời bằng cách sử dụng mạng lưới CNTT và truyền thông hiện đại. - Dịch vụ khách hàng: Là những hoạt động cụ thể của công ty nhằm giải quyêt tốt các đơn đặt hàng. Những hoạt động chủ yếu là lập bộ chứng từ, làm thủ tục hải quan, giải quyết những khiếu nại (nếu có). - Dịch vụ phân phối : Mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp phân phối la phục vụ tối đa cho sản xuất( tiêu thụ sản phẩm cho DNSX), tổ chức tốt đầu ra ( cung cấp hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho đời sống), có đội ngũ các nhà phân phối chuyên nghiệp để cạnh tranh và cùng hợp tác trong điều kiện hội nhập. Việt nam đang xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ phân phố trên một thị trường giàu tiềm năng với trên 80 triệu người tiêu dùng. Tuy chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối, chưa có khả năng chuyên nghiệp, tính liên kết và hợp tác chưa cao và phải tiến hành phân phối trong điều kiên cạnh tranh nhưng với những thuận lợi trong việc tiếp cận với những dịch vụ phân phối, văn minh, hiện đại chắc chắn dịch vụ phân phối trên thị trường nội địa VN sẽ phát triển mạnh. Đây là một khâu quan trọng thúc đẩy dịch vụ Logistics thương mại nội địa và XK phát triển trong thời gian tới. Các loại dịch vụ logistics chủ yếu bao gồm : a) Dịch vụ bốc xếp hàng hoá, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container. b) Dịch vị kho bãi và lưu giữ hàng hoá, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho sử lý nguyên liệu, thiết bị. c)Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tịc hải quan và lập kế hoạch bốc rỡ hàng hoá. d)Dịch vụ bổ trở khác, bao gồm các hoạt động tiếp nhận, lu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hoá trong suốt cả chuỗi logistics. Hoạt động sử lý lạ hàng hoá bị khách hàng trả lại, hàng hoá tồn kho, hàng hoá quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hoá đó.Hoạt động cho thuê và thuê mua cotainer. III. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của Logistics trong doanh nghiệp. 1. Các chỉ tiêu đánh giá dịch vụ Logistics. - Chất lượng của dịch vu. Gồm có : Đặc tính của dịch vụ, thiết kế tuổi thọ, khả năng sửa chữa bảo dưỡng, độ tin cậy. Năng lực của nhà cung cấp gồm có năng lực sản xuất, năng lực kỹ thuật quản lý, điều kiện sản xuất, quan hệ với công nhân. Tình hình của nhà cung cấp như: giá cả, tình hình tài chính Các đặc tính kỳ vọng của sản phẩm. Uy tín của nhà cung cấp gồm có dao hàng đúng thời hạn, lịch sử của nhà cung cấp và chế độ bảo hành. 2. Phương pháp đánh giá bao gồm - Sơ loại dựa trên những tiêu chuẩn dễ nhận biết. - Xác định trọng số cho từng chỉ tiêu. - Cụ thể hóa từng chỉ tiêu và xác định trọng số cho các chỉ tiêu con - Xác định thang điểm cho mỗi chỉ tiêu con - Cho điểm từng chỉ tiêu cho từng nhà cung câp - Tính điểm tổng cộng và lựa chọn. 3. Các bước xây dựng chỉ tiêu đánh giá. Bước 1: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá. Thông thường để đánh giá dịch vụ Logistics, người ta căn cứ vào các chỉ tiêu sau đây: - Chất lượng. - Năng lực của nhà cung cấp. - Tình hình tài chính của nhà cung cấp. - Các đặc tính kỳ vọng của sản phẩm. - Uy tín của nhà cung cấp. Bước 2: Xác định trọng số cho các chỉ tiêu. Mức độ quan trọng của các chỉ tiêu đối với doanh nghiệp là không như nhau. Ví dụ như nhằm mục tiêu có được sản phẩm có chất lượng tốt nhất thì chỉ tiêu về chất lượng nguyên vật liệu, linh kiện hay chi tiết phải được đặt lên hàng đầu và người ta có thể không quan tâm lắm đến giá cả của chúng. Do vậy khi đánh giá hiệu quả của dịch vụ Logistics, người đánh giá cần gắn mức độ quan trọng cho các chỉ tiêu thông qua các trọng số của chúng. Bước 3: Cụ thể hoá từng chỉ tiêu và xácđịnh trọng số cho các chỉ tiêu con Các chỉ tiêu lại được chia nhỏ ra thành các chỉ tiêu con để thuận lợi cho việc đánh giá và giúp cho việc đánh giá được chính xác hơn. Ví dụ khi các con đến trường các bậc cha mẹ thường dặn: đến lớp con chỉ được chơi với các bạn ngoan, không nên chơi với các bạn hư. Như vậy rất khó cho đứa trẻ vì nó không thể biết được như thế nào là bạn ngoan. Nhưng nếu các bậc cha mẹ nói cụ thể hơn: đến lớp con chỉ được chơi với các bạn biết vâng lời cô giáo, quần áo sạch sẽ, không nghịch bẩn, không tranh giành đồ chơi, không đánh nhau... thì sẽ dễ dàng cho đứa trẻ hơn rất nhiều trong việc chọn bạn để chơi cùng. Thực tế cho thấy, nếu chỉ bảo càng chi tiết thì đứa trẻ càng dễ thực hiện (tuy nhiên nhiều quá chưa chắc trẻ con sẽ nhớ được). Và cũng giống như ở bước 2, ở bước này người đánh giá cũng cần xác định trọng số cho từng chỉ tiêu đó. Bước 4: Xác định thang điểm cho mỗi chỉ tiêu con. Vì lý do mức độ quan trọng của các chỉ tiêu khác nhau là khác nhau, vì vậy thang điểm dùng để đánh giá dịch vụ Logistics theo từng chỉ tiêu cũng không cần phải như nhau. Việc đánh giá học lực của học sinh trong các trường phổ thông người ta sử dụng thang điểm 10, điểm lẻ là ½. Nhưng khi chấm điểm thi học sinh giỏi cấp tỉnh hay cấp quốc gia phải sử dụng tới thang điểm 20, điểm lẻ có khi xuống tới ¼, vì lúc này người ta yêu cầu độ chính xác phải lớn hơn thì mới có thể đánh giá được chính xác. Và ở kỳ thi quốc tế người ta phải sử dụng thang điểm lên tới 40. Vì vậy nếu trong hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả dịch vụ Logistics, nếu chỉ tiêu nào càng quan trọng thì thang điểm cho nó càng phải lớn. Bước 5: Sơ loại dựa trên các tiêu chuẩn dễ nhận biết. Sau khi đã xây dựng xong hệ thống các chỉ tiêu đánh giá, người ta tiến hành đánh giá dịch vụ Logistics. Tuy nhiên có thể sẽ xuất hiện một vài dịch vụ Logistics có chất lượng yếu kém, "phạm quy" ngay từ đầu, và việc phát hiện ra các dịch vụ “phạm quy” đó là hết sức dễ dàng. Vì vậy trước khi tiến hành đánh giá người ta thường thực hiện qua bước sơ loại. Trong việc tuyển dụng nhân viên ở các doanh nghiệp, bước này chính là bước kiểm tra và loại ứng cử viên trên hồ sơ. Bước 6: Cho điểm đánh giá về mức độ hiệu quả các dịch vụ Logistics của các nhà cung cấp theo từng chỉ tiêu. Sau khi đã thực hiện qua bước sơ loại, tất cả các nhà cung cấp đã qua được vòng 1 sẽ được đánh giá và chấm điểm dựa trên các chỉ tiêu, các thang điểm mà người đánh giá đã xây dựng được ở các bước trước. Trong quá trình đánh giá, một số các chỉ tiêu định lượng có thể được đánh giá một cách khá chính xác, ngược lại một số các chỉ tiêu có tính định tính thì lại phụ thuộc nhiều vào chủ quan của người đánh giá. Bước 7: Tính điểm tổng cộng và lựa chọn. Đây là bước cuối cùng trong việc đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp. Người ta tính điểm tổng cộng bằng cách lấy điểm của từng chỉ tiêu nhân với trọng số tương ứng rồi cộng lại. Kết quả ra bao nhiêu sẽ là số điểm của nhà cung cấp đó. Cuối cùng người ta chọn nhà cung cấp là người có tổng điểm cao nhất. IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ logistic ở các doanh nghiệp: - Mức độ mở cửa của nền kinh tế : Là một trong những tiêu chí hàng đầu để đánh giá năng lực cạnh tranh của một quốc gia. Mức độ mở cửa nền kinh tế chính là chỉ số giữa tổng giá trị ngoại thương (XK, NK) so với tổng giá trị GDP của cả nước. Mức độ mở cửa của nền kinh tế được thể hiện ở chính sách thuế quan, các hàng rào phi thuế quan, chính sách tỷ giá. Một quốc gia có mức độ nở cửa nền kinh tế cao nghĩa là nước đó có giá trị hàng hoá và dịch vụ XNK lớn, có chính sách đối ngoại mở cửa thông thoáng, có chính sách thuế XNK hợp lý, hạn chế các biện pháp phi thế để bảo hộ sản xuất trong nước. Như vậy với sự gia tăng nhanh của giá trị hàng hoá XNK và GDP, nhu cần về việc cung cấp các dịch vụ logistics thương mại như vận tảI,giao nhận kho bãI …sẽ ngày càng lớn. Hơn thế nữa, xu hướng tự do hoá thương mại khu vực và toàn cầu đặt ra cho sự phát triển dịch vụ Logistics có tính chất quốc tế cao. Phạm vi hoạt động của các dịch vụ Logistics thương mại không chỉ trong phạm vi quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau mà nó được mở rộng trong phạm vi nhiều nước mang tính c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25671.doc
Tài liệu liên quan