PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG

Tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG: Mục lục PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG …š«›… Mở đầu I. Lý do chọn đề tài. Đà Nẵng là một thành phố có những bước phát triển về kinh tế xã hội vượt bậc trong những năm gần đây. Định hướng chung của thành phố trong những năm sắp tới là hướng tới phát triển thành phố một cách bền vững cả về kinh tế và xã hội. Ngành nông nghiệp của thành phố củng không nằm ngoài xu hướng đó, phát triển bền vững nông nghiệp sẽ là hướng đi chính trong tương lai. Những năm gần đây, sản suất nông nghiệp c... Ebook PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG

doc71 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1655 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP ĐÀ NẴNG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa thành phố đã có những bước tiến đáng kể, tuy nhiên, so với nhu cầu và tiềm năng thì còn nhiều hạn chế, vì vậy việc xác định rõ những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế là cần thiết để từ đó có những định hướng và đề ra những giải pháp phát triển bền vững nền nông nghiệp thành phố nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và đời sống của nhân dân. Xuất phát từ yêu cầu đó, em đã chọn đề tài “Phát triển bền vững nông nghiệp Đà Nẵng” II. Mục đích nghiên cứu. Đánh giá khái quát thực trạng phát triển nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng. Tìm hiểu các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội tác động đến quá trình phát triển nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng. Phân tích các yếu tố tác động đến phát triển nông nghiệp thành phố đà nẵng một cách bền vững. Định hướng và đưa ra các giải pháp góp phẩn phát triển nông nghiệp thành phố bền vững trong tương lai. III. Bố cục đề tài nghiên cứu. Bố cục của đề tài bao gồm: Phần 1: Cơ sở lý luận chung về nông nghiệp và phát triển bền vững nông nghiệp Phần 2: Thực trạng phát triển của nông nghiệp thành phố Đà Nẵng. Phần 3: Những giải pháp và kiến nghị phát triển bền vững nông nghiệp Đà Nẵng. IV. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng kết hợp nhiều phương pháp như: so sánh, thống kê, phân tích đánh giá... để làm rỏ vấn đề nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó có nêu thêm kinh nghiệm phát triển bền vững nông nghiệp của một số địa phương . Trong quá trình nghiên cứu dù đã tích cực tìn hiểu về lý luận củng như thâm nhập thực tế để làm rỏ vấn đề nhưng với hiểu biết còn hạn chế của minh nên không tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót, rất mong được sự quan tâm, góp ý của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đở của giáo viên hướng dẩn thạc sỉ Lê Bảo đã tận tình hướng dẩn em hoàn thành đề tài trong suốt thời gian thực hiện để tài. Em xin chân thành cảm ơn các cô (chú), anh (chị) tại phòng Xây dựng cơ bản, Sở Kế hoạch – Đầu tư thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho em tham gia thực tập và tìm kiếm tài liệu, số liệu để hoàn thành đề tài nghiên cứu. Đà Nẵng, ..... ngày....tháng.....năm 2009 Sinh viên thực hiện Đào Quang Thắng Phần 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NÔNG NGHIỆP. Nông nghiệp. Khái niệm. Nông nghiệp là ngành có lịch sử phát triển lâu đời, các hoạt động nông nghiệp đã có từ hàng ngàn năm nay kể từ khi con người từ bỏ nghề săn bắn và hái lượm. Do lịch sử lâu đời này mà nông nghiệp thương được nói đến như là nền kinh tế truyền thống. Ngày nay mặc dù với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật con người đã sản xuất được những máy móc thiết bị hiện đại nhưng người nông dân vẩn thường áp dụng những kỹ thuật đã phát triển từ hàng trăm nghìn năm trước để trồng trọt. Đặc điểm vai trò của nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành tạo ra sản phẩm thiết yếu nhất cho con người. Lương thực thực phẩm chỉ có ngành nông nghiệp mới sản xuất ra. Trên thực tế phần lớn các sản phẩm chế tạo có thể thay thế nhưng không có sản phẩm nào có thể thay thế lương thực. Do đó nước nào củng phải sản xuất hoặc nhập khẩu lương thực để phục vụ nhu cầu của mình. Hoạt động sản xuât nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện khách quan. Trước hết nông nghiệp khác cơ bản với các ngành khác ở chổ tư liệu sản xuất chủ yếu là đất đai, điều kiện tự nhiên. Ngành nào tiến hành sản xuất kinh doanh củng cần đất đai, nhưng không có ngành nào đất đai đóng vai trò chủ đạo như nông nghiệp. Gắn liền với vai trò của đất đai là ảnh hưởng của thời tiết. Củng không có ngành nào, ngoài nông nghiệp phụ thuộc vào sự biến động thất thường của thời tiết như vậy. Cùng với sự biến động của thời thiết, điều kiện thổ nhưỡng, độ màu mở của đất đai mổi nơi mổi khác nên việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi và kỹ thuật canh tác củng khác nhau. Trong nông nghiệp sự khác nhau về chất lượng đất trồng, khí hậu, nguồn nước sẳn có dẩn đến việc sản xuất chủng loại cây khác nhau và sử dụng các biện pháp canh tác khác nhau. Ngành nông nghiệp có đặc điểm là tỷ trọng lao động và sản phẩm trong nền kinh tế có xu hướng giảm dần. Ở các nước đang phát triển nông nghiệp tập trung nhiều lao động hơn hẳn với các ngành khác, trung bình thường chiếm từ 60% - 80% lực lượng lao động xã hội. Ngược lại ở các nước phát triển tỷ lệ này không quá 10%. Về sản phẩm, giá trị sản lượng nông nghiệp ở các nước đang phát triển thường chiếm từ 30 – 60%, trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ này thường dưới 10%. Sự biến động này chịu sự tác động của quy luật tiêu dùng sản phẩm và quy luật tăng năng suất lao động. Tác động của nông nghiệp đến tăng trưởng và phát triển. Nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đặc biệt với các nước đang phát triển Khu vực nông nghiệp củng có thể là một nguồn cung cấp vốn cho phát triển kinh tế. Ở các nước không giàu tài nguyên (như dầu hỏa) thì nông sản đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu, và ngoại tệ thu được sẽ dùng để nhập khẩu máy móc, trang thiết bị cơ bản và những sản phẩm trong nước chưa sản xuất được. Trừ một số ít nước dựa vào nguồn tài nguyên phong phú (dầu mỏ, khoáng sản...) để xuất khẩu, đổi lấy lương thực cho nhu cầu tiêu dùng của dân số nông thôn củng như thành thị. Nông nghiệp còn cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh tế. Với hơn 70% dân số ở nông thôn thực sự là nguồn nhân lực dự trử dồi dào cho khu vự thành thị. Để đáp ứng nhu cầu lâu dài về mặt phát triển kinh tế, việc gia tăng dân số ở khu vực thành thị sẽ không đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu công nghiệp hóa đất nước. Là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Các sản phẩm của ngành nông nghiệp là nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào quan trọng của công nghiệp chế biến qua đó sẽ nâng cao giá trị của nông sản trên thị trường đặc biệt là hướng vào sản phẩm xuất khẩu. Tạo việc làm cho đa số lao động nông thôn. Nông nghiệp tạo ra thu nhập chính cho bộ phận dân cư ở nông thôn. Tác động môi trường của nông nghiệp. Trong khi sử dụng (và thường sử dụng chưa hợp lý) các nguồn tài nguyên thiên nhiên nông nghiệp có thể gây ra các tác động môi trường tích cực hoặc tiêu cực. Đến nay, nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất và làm cho nguồn nước ngày càng khan hiếm. nông nghiệp là yếu tố chính làm suy kiệt nguồn nước ngầm, ô nhiểm hóa chất nông nghiệp, bạc màu đất và thay đổi khí hậu toàn cầu khi chiếm tới 30% lượng phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên nông nghiệp củng là nới cung cấp chính các dịch vụ môi trường thường không được công nhận và không được trả tiền như cố định cacbon, quản lý lưu vực sông và bảo tồn đa dạng sinh học. Với tình trạng khan hiếm nguồn tài nguyên ngày càng gia tăng, thay đổi khí hậu dẩn đến những quan ngại về sự biến đổi môi trường và cái giá phải trả trong tương lai, kiểu nông nghiệp hiện nay không phải là một cách hay. Quản lý các mối quan hệ giữa nông nghiệp, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường là một phần không thể tách rời khỏi nông nghiệp vì sự phát triển. Phát triển bền vững và phát triển bền vững nông nghiệp. Khái niệm. Để duy trì sự sống của bản thân và tiếp tục sự phát triển của nòi giống, ngay từ thời kỳ nguyên thuỷ của lịch sử nhân loại, con người đã có những hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên, chế biến thành những vật phẩm cần thiết cho mình, hoặc để cải thiện những điều kiện thiên nhiên, tạo nên môi trường sống thích hợp với mình. Trong lúc tiến hành những hoạt động đó, con người ít nhiều đã biết rằng mọi can thiệp vào tài nguyên thiên nhiên và môi trường luôn luôn có hai mặt lợi, hại khác nhau đối với cuộc sống trước mắt và lâu dài của con người. Một số kiến thức và biện pháp thiết thực để ngăn ngừa những tác động thái quá đối với môi trường đã được đúc kết và truyền đạt từ thế hệ này qua thế hệ khác dưới dạng những tín ngưỡng và phong tục. Trong các xã hội công nghiệp, với sự phát hiện những nguồn năng lượng mới, vật liệu mới và kỹ thuật sản xuất tiến bộ hơn nhiều, con người đã tác động mạnh mẽ vào tài nguyên thiên nhiên và môi trường, can thiệp một cách trực tiếp và nhiều khi thô bạo vào các hệ thiên nhiên. Để “chế ngự” thiên nhiên, con người nhiều khi đã tạo nên những mâu thuẫn sâu sắc giữa mục tiêu phát triển của xã hội loài người với các quá trình diễn biến của tự nhiên. Để đạt tới những năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp, con người đã chuyển đổi các dòng năng lượng tự nhiên, cắt nối các mắt xích thức ăn vốn có của thiên nhiên, đơn điệu hoá các hệ sinh thái, sử dụng năng lượng bổ sung to lớn để duy trì những cân bằng nhân tạo mong manh. Đặc biệt là trong nửa cuối thế kỷ 20, sau những năm hồi phục hậu quả của thế chiến lần thứ hai, hàng loạt nước tư bản chủ nghĩa cũng như xã hội chủ nghĩa tiếp tục đi sâu vào công nghiệp hoá, nhiều nước mới được giải phóng khỏi chế độ thực dân cũng có điều kiện phát triển mạnh mẽ nền kinh tế của mình. Một số nhân tố mới như cách mạng khoa học và kỹ thuật, sự bùng nổ dân số, sự phân hoá các quốc gia về thu nhập đã tạo nên nhiều nhu cầu và khả năng mới về khai thác tài nguyên thiên nhiên và can thiệp vào môi trường. Trật tự bất hợp lý về kinh tế thế giới đã tạo nên hai loại ô nhiễm: “ô nhiễm do thừa thãi” tại các nước tư bản chủ nghĩa phát triển và: “ô nhiễm do đói nghèo” tại các nước chậm phát triển về kinh tế. Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể ngừng tiến hoá và ngừng sự phát triển của mình. Đó là qui luật của sự sống, của tạo hoá mà vạn vật đều phải tuân theo một cách tự giác hay không tự giác. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi trường. Phát triển đương nhiên sẽ biến đổi môi trường, nhưng làm sao cho môi trường vẫn làm đầy đủ các chức năng: đảm bảo không gian sống với chất lượng tốt cho con người, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần thiết, tái xử lý các phế thải của hoạt động của con người, giảm nhẹ tác động bất lợi của thiên tai, duy trì các giá trị lịch sử văn hoá, khoa học của loài người. Hay nói một cách khác đó là: phát triển bền vững (PTBV). Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai. Phát triển bền vững là một phương hướng phát triển được các quốc gia trên thế giới ngày nay hướng tới, đó là niềm hy vọng lớn của toàn thể loài người PTBV có đặc điểm: (1) - Sử dụng đúng cách nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không làm tổn hại hệ sinh thái và môi trường (2) - Tạo ra các nguồn vật liệu và năng lượng mới (3) - Ứng dụng công nghệ sạch, công nghệ phù hợp với hoàn cảnh địa phương (4) - Tăng sản lượng lương thực, thực phẩm (5) - Cấu trúc và tổ chức lại các vùng sinh thái nhân văn để phong cách và chất lượng cuộc sống của ngươì dân đều thay đổi theo hướng tích cực Mục tiêu cuối cùng của PTBV là thỏa mãn yêu cầu căn bản của con người, cải thiện cuộc sống, bảo tồn và quản lý hữu hiệu hệ sinh thái, bảo đảm tương lai ổn định. PTBV thực hiện và đảm bảo sự liên đới giữa các thế hệ, giữa các quốc gia, giữa hiện tại với tương lai. PTBV có tính chất đa diện, thống nhất, toàn bộ. Muốn PTBV phải lồng ghép được 3 thành tố quan trọng của sự phát triển với nhau: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là nguyên lý chung để hướng sự phát triển bền vững của các lĩnh vực trong nền kinh tế. Cùng với định nghĩa về PTBV, khái niệm phát triển nông nghiệp bền vững cũng hình thành. Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20, những vấn đề đặt ra chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp: bảo vệ môi trường đất, nước và khởi xuớng một số hệ thống canh tác bền vững. Mục đích của nông nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống bền vững về sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con người mà không huỷ diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường. Thông tin về các mô hình canh tác tổng hợp, canh tác bền vững trên đất dốc, phòng trừ sâu bệnh tổng hợp… Phát triển Nông nghiệp và bền vững là quá trình đa chiều bao gồm: (i) tính bền vững của chuỗi lương thực (từ người sản xuất đến tiêu thụ, liên quan trực tiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị trường); (ii) tính bền vững trong sử dụng tài nguyên đất và nước về không gian và thời gian; (iii) khả năng tương tác thương mại trong tiến trình phát triển nông nghiệp và nông thôn để đảm bảo cuộc sống đủ, an ninh lương thực trong vùng và giữa các vùng. Các khái niệm về phát triển nông nghiệp bền vững Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng nhu cầu hiện tại nhưng vẫn đảm bảo khả năng phát triển ấy trong tương lai. Phát triển nông nghiệp bền vững là gia tăng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm càng cao và đảm bảo cho giá giảm dần. Phát triển nông nghiệp bền vững là nên duy trì trình độ sản xuất cần thiết đáp ứng nhu cầu tăng dân số mà không làm suy thoái môi trường. Phát triển nông nghiệp bền vững là duy trì sự cân bằng giữa sự tăng trưởng và cân bằng sinh thái. Phát triển nông nghiệp bền vững được hiểu là tối đa hoá lợi ích kinh tế trên cơ sở ràng buộc bởi duy trì chất lượng của nguồn lực tự nhiên theo thời gian và tuân thủ các quy luật sau: - Đối với tài nguyên tái sinh thì sử dụng ở mức thấp hơn hoặc bằng - Đối với tài nguyên không tái sinh thì tối ưu hoá hiệu quả sử dụng chúng bằng giải pháp hợp lý từ các yếu tố đầu vào ( phân bón, kỹ thật canh tác…) Phát triển nông nghiệp bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu cầu tăng trưởng chung của nền kinh tế nhưng không làm suy thoái môi trường tự nhiên – con người và đảm bảo trên mức nghèo đói của người dân nông thôn. Phát triển nông nghiệp bền vững là đảm bảo an ninh lương thực, tăng cải tổ kinh tế khắc phục nghèo đói và tạo điều kiện tăng tốc công nghiệp hoá. Phát triển bền vững được hiểu là giữ vững tốc độ tăng trưởng về sản xuất lẫn y tế và giáo dục qua nhiều năm hay thập kỷ. Phát triển nông nghiệp bền vững là cực đại hoá phúc lợi hiện tại không làm giảm thiểu các phúc lợi ấy trong tương lai. Phát triển nông nghiệp bền vững là hướng phát triển mà trong đó giá trị của vốn thiên nhiên không bị suy giảm qua thời gian.   Những nguyên lý của canh tác bền vững Quản lý đất bền vững Tài nguyên đất là điều kiện thiết yếu để trồng trọt. Nhu cầu ngày càng tăng của con người về đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác đang làm nảy sinh những cạnh tranh và mâu thuẫn. Nếu muốn làm thoả mãn nhu cầu đòi hỏi của con người một cách lâu bền, chúng ta phải giải quyết những mâu thuẫn đó, và tìm cách sử dụng đất và các tài nguyên thiên nhiên khác một cách có hiệu quả và hiệu suất hơn. Mục tiêu là để làm cho đất được sử dụng theo những cách đảm bảo thu được những lợi ích lâu bền lớn nhất. Cách để làm giảm thiểu các mâu thuẫn và đạt được kết quả tốt nhất và sự lựa chọn thích hợp nhất là phải liên kết để phát triển kinh tế và xã hội với vấn đề củng cố và bảo vệ môi trường. Hơn nữa trong hoàn cảnh phải thoả mãn nhu cầu nuôi sống số dân đang tăng nhanh mà quỹ đất trồng trọt, nguồn nước ngày càng cạn kiệt và chúng ta không được quyền mở rộng trên những diện tích không phù hợp. Quản lý đất bền vững tuỳ thuộc vào từng loại đất cụ thể. Ở những nơi đất ổn định, phì nhiêu thì việc trồng cấy và quản lý canh tác sẽ theo phương thức bền vững, bù đủ lượng dinh dưỡng trong các sản phẩm thu hoạch và cây trồng mang theo. Còn những vùng đất xấu cần xác định những phương thức quản lý và sản xuất thích hợp. . Biện pháp quản lý đất bền vững nhằm tránh sự thoái hoá đất, duy trì độ phì chính dựa vào Quy trình quản lý tốt nhất (Best Management Practice - BMP). Quy trình này bao gồm : - Bảo vệ cấu trúc đất và hàm lượng hữu cơ của đất - Quản lý dinh dưỡng - Bảo vệ đất bằng cây che phủ - Trồng rừng - Duy trì độ phì đất Sử dụng những phương pháp canh tác tiến bộ (làm đất và sử dụng máy móc, đặc biệt ở những vùng dễ bị tổn thương) và các quy trình gieo trồng thích hợp. Quản lý sâu bệnh bền vững Quản lý sâu bệnh bền vững và nông nghiệp bền vững cùng chung mục tiêu là phát triển hệ thống nông nghiệp hoàn thiện về sinh thái và kinh tế. Quy trình phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) có thể coi như cấu thành chủ đạo trong hệ thống phát triển nông nghiệp bền vững. Quản lý sâu bệnh là vấn đề sinh thái. Quy trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) là phương pháp dựa trên cơ sở sinh thái về mối quan hệ cây trồng/dịch hại để kiểm soát côn trùng, cỏ dại; xây dựng ngưỡng chấp nhận kinh tế về quần thể gây hại và hệ thống quan trắc ổn định để phát hiện dự báo dịch hại. Chương trình này gồm nhiều kỹ thuật như: sử dụng các giống kháng/chống chịu; luân canh; các kỹ thuật trồng trọt; tối ưu việc sử dụng phòng trừ sinh học; sử dụng hạt giống công nhận; xử lý hạt giống; sử dụng hạt giống/vật liệu nhân giống sạch bệnh; điều chỉnh thời vụ gieo trồng; hợp lý về thời gian sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; làm vệ sinh đồng ruộng khi bị nhiễm sâu bệnh... Những biểu hiện thay đổi về quy mô dịch bệnh, mức độ gây hại là sự phản ánh chính xác phương thức thực hiện và quản lý sâu bệnh. Bước đầu tiên trong việc phòng trừ dịch hại bền vững cần phải xem xét hệ sinh thái nông nghiệp, những điều kiện để áp dụng phương thức quản lý phù hợp để phòng trừ sâu bệnh hiệu quả nhất, bảo vệ thiên địch, những động vật ký sinh…Thực tế, côn trùng cỏ dại và sinh vật hoang dã là những thành phần của tự nhiên của các hệ sinh thái với những vai trò được quy định của chúng. Những loại hại này có vai trò cần được đánh giá đúng và chỉ nên gọi là gây hỗn loạn khi chúng tranh chấp thức ăn hoặc gây hại đến mức con người không chấp nhận được. Nguyên nhân gây hại theo nhiều tài liệu chính là quá trình phá vỡ hệ thống sinh thái tự nhiên. Một ví dụ thể hiện rõ nhất sự khác nhau giữa phương thức canh tác hiện tại và nông nghiệp bền vững là hiện tượng mất cân bằng trong hệ thống côn trùng sâu hại mà hiện nay thế giới đang phải chịu hậu quả nặng nề: như dịch châu chấu, dịch sâu róm, chuột hại… Trong hệ thống sản xuất lương thực, việc thường sử dụng các hoá chất tổng hợp chứng tỏ là dùng lượng đầu vào với năng lượng rất lớn cho hệ nông nghiệp, và kèm theo cả những chi phí nhìn thấy và chi phí không thấy được của nông dân và xã hội. Khái niệm phòng trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM) truyền thống là quản lý sâu bệnh dựa vào những tương tác giữa chúng với các cá thể khác và môi trường. Nếu tất cả đều sử dụng rộng rãi thuốc trừ sâu tổng hợp để bảo vệ cây trồng thì sẽ gây hậu quả không tốt với môi trường, khả năng hồi phục của công trùng, tính kháng thuốc, tác động có tính gây chết và nửa chết đối với sinh vật, kể cả tác động đến con người. Những tác động này đang là mối quan tâm của công chúng, mặt khác với nhu cầu ngày càng tăng của môi sinh sạch (không khí sạch, nước sạch, các tập tính sống của động vật hoang dã) và thiên nhiên đẹp. Rõ ràng xu hướng giảm sự phụ thuộc vào hoá chất trong sản xuất nông nghiệp đang được xem là chiến lược đối với nông dân. Chiến lược phòng trừ thông qua hệ thống trồng trọt. Tạo điều kiện cho hoạt tính đất tốt về sinh học và dinh dưỡng (tăng cường sự đa dạng dưới mặt đất). Tạo tập tính thuận lợi cho sinh vật có lợi (tăng sự đa dạng trên mặt đất) Sử dụng các giống cây trồng thích hợp. Phòng trừ thông qua hệ thống trồng trọt là điều khiển hệ sinh thái ít thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của quần thể côn trùng. Tuy nhiên, vẫn có thể có những tác động bất lợi có thể do sự phụ thuộc vào biến động của thời tiết và sự không tuân thủ nghiêm ngặt trong sản xuất. Duy trì và tăng cường sự đa dạng sinh học của hệ thống canh tác là chiến lược cơ bản của việc phòng trừ thông qua hệ thống trồng trọt. Nhiều thực tế cho thấy giảm đa dạng sinh học trong hệ thống đã làm bùng phát sâu bệnh và nhiều vấn đề khác Có nhiều cách để quản lý và tăng cường sự đa dạng sinh học trên đồng ruộng, cả trên và dưới đất. Những yếu tố tác động đến đa dạng sinh học và độ phì đất bao gồm hàm lượng chất hữu cơ tổng số, độ pH, sự cân bằng dinh dưỡng, ẩm độ và thành phần đá mẹ của đất. Những yếu tố này giúp cây trồng đạt năng suất tối đa và duy trì độ phì nhiêu của đất. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khi sử dụng quá chất dinh dưỡng (ví dụ như quá nhiều đạm, hay lượng canxi quá gấp 2 lần Mg so với hàm lượng tổng số cân bằng của chúng) trong đất sẽ tạo ra những phản ứng của côn trùng đối với cây. Chính sự mất cân bằng trong đất cũng là những yếu tố hấp dẫn côn trùng, làm cây khó có khả năng hồi phục sau khi bị hại và tăng sự mẫn cảm đối với các loại côn trùng phụ từ các nguồn khác. Khi đất ở trạng thái giàu chất dinh dưỡng sẽ có xu hướng ngăn cản nguồn bệnh. Ước tính có khoảng 75% các loại côn trùng sống trong đất cũng như nhiều loại thiên địch. Nói chung đất tốt với sự đa dạng sinh học có thể giúp duy trì quần thể côn trùng dưới ngưỡng kinh tế. Quản lý công nghệ sinh học Công nghệ sinh học là quá trình sử dụng các kiến thức truyền thống và công nghệ hiện đại nhằm làm thay đổi vật chất gien trong thực vật, động vật, vi sinh vật và tạo ra các sản phẩm mới. Mặc dù nông dân đã tiến hành những kỹ thuật về công nghệ sinh học theo nghĩa rất rộng (ví dụ như chọn tạo giống cây con để có những sản phẩm theo ý muốn) từ hàng nghìn năm, và đến gần đây việc mở mã di truyền đã đưa ngành khoa học này sang kỷ nguyên hoàn toàn mới. Công nghệ di truyền khác đáng kể so với các kỹ thuật công nghệ sinh học truyền thống vì người ta có thể tổ hợp AND từ một loài khác để tạo ra một cơ thể mới (gọi là sinh vật biến đổi di truyền – GMO). Liệu rằng công nghệ này có tương thích với nền nông nghiệp bền vững không? Và nếu tương hợp thì sẽ theo phương thức nào? liệu có khơi nguồn cho những cuộc tranh luận dài trong tiến trình phát triển nông nghiệp bền vững. Sự chấp nhận sản phẩm và những rủi ro công nghệ liên quan đến an toàn thực phẩm (ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, hàm lượng độc tố, ô nhiễm môi trường di truyền…). Công nghệ sinh học đáp ứng các cơ hội mới cho sự đối tác mang tính toàn cầu giữa các nước giàu về kiến thức công nghệ này với các nước đang phát triển giàu về tài nguyên sinh vật nhưng thiếu vốn và kiến thức để sử dụng các tài nguyên đó. Điều quan trọng là kỹ thuật mới phải không được làm phá vỡ tính tổng hoà về môi trường hoặc làm tăng thêm các mối đe doạ cho sức khoẻ. Nhân dân phải nhận thức được những lợi ích và những rủi ro của công nghệ sinh học. Ðó là một nhu cầu đòi hỏi đối với những nguyên tắc đã được thoả thuận quốc tế về đánh giá rủi ro và quản lý mọi khía cạnh của công nghệ sinh học. Công nghệ sinh học cần phải được phát triển nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lương thực thực phẩm và các sản phẩm chăn nuôi. Phát triển các loại vacxin và kỹ thuật phục vụ cho việc phòng chống sự lan truyền của bệnh tật và chất độc. Nâng cao sức chống chịu trong các điều kiện bất thuận, áp dụng các kết quả của công nghệ sinh học để giảm thiểu nhu cầu sử dụng hoá chất trong nông nghiệp. Ðóng góp làm màu mỡ cho đất và làm tăng thêm hiệu suất cho những loài thực vật sử dụng các chất dinh dưỡng của đất, để làm sao cho nền sản xuất nông nghiệp không tháo đi mất các chất dinh dưỡng khỏi địa bàn hoạt động. Cung cấp các nguồn năng lượng tái sinh và các nguyên liệu thô sơ từ các chất thải hữu cơ và vật chất thực vật. Xử lý các chất thải hoá học hữu cơ theo cách rẻ hơn và hiệu quả hơn so với các phương pháp truyền thống. Phát triển các giống cây mọc nhanh có năng suất cao, đặc biệt là cây cho củi đốt. Khai thác tài nguyên khoáng sản theo cách ít gây ra sự phá huỷ về môi trường. 2.4 Phát triển nông thôn bền vững Thực tế là số dân nghèo trên thế giới hiện sống tập trung hầu hết ở vùng nông thôn và phương kế sinh nhai của họ thường gắn với nông nghiệp. Như đã trình bày ở trên, nông nghiệp là yếu tố tác động chính đến môi trường, gắn chặt với nguồn nước, sức khoẻ, dinh dưỡng và giáo dục. Những năm gần đây, vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển nông thôn và đóng góp vào ‘Mục tiêu phát triển trong thiên niên kỷ mới của Liên hiệp Quốc’ngày càng được nhận thức rõ và đánh giá cao. Thúc đẩy sự phát triển nông thôn thông qua nông nghiêp được thể hiện qua chính sách phát triển của nhiều quốc gia. Nhìn chung, những chính sách đều thể hiện yêu cầu phải đảm bảo an ninh lương thực cho nông dân, tạo cơ hội cho họ vượt qua đói nghèo và cân bằng giữa các mục tiêu môi trường, xã hội và kinh tế. Tuy nhiên, những thách thức vô cùng lớn như những con số thống kê hiện tại: khoảng 1,2 tỷ người sống thấp hơn 1 đôla mỗi ngày, hơn 800 triệu người trong cảnh đói. Giảm đói nghèo cả khu vực nông thôn và ven đô tất nhiên sẽ phải dựa cơ bản vào phát triển nông nghiệp bền vững, và đặc biệt lại trong bối cảnh dân số vẫn tăng nhanh, quỹ đất trồng trọt giới hạn và khó có khă năng mở rộng diện tích. Như vậy phát triển nông thôn là lĩnh vực đa ngành, đặt trong mối quan hệ phức tạp giữa xã hội – tài nguyên thiên nhiên – môi trường bền vững. Không giải quyết được tận gốc vấn đề an ninh lương thực thì không thể bảo tồn được tài nguyên đất, bảo vệ được rừng, không thể có những hệ canh tác bền vững vì đó là những kế sinh nhai của người dân gắn với rừng, với đồng ruộng. Vì thế, phương thức thực hiện trong phát triển nông thôn của Tổ chức Phát triển Canada (CIDA) đặt ra theo 2 hướng: bền vững về phương kế sinh sống và sự lành mạnh của hệ sinh thái. - Phương kế sinh sống bền vững: Có thể hiểu đây là tập hợp các hoạt động để bảo tồn sự sống, tạo ra tài sản và những tiềm năng khác của con người. - Hệ sinh thái lành mạnh: những tiêu chí của hệ sinh thái này tập trung vào vấn đề sinh thái và xã hội nhằm tạo cho con người hoạt động theo phương thức bền vững. Chính cách tiếp cận như vậy đã giúp xác định các chính sách nông nghiệp đúng, thúc đẩy cộng đồng phát triển, bảo tồn hệ sinh thái. Hai phương thức này là công cụ thúc đẩy phát triển nông thôn bền vững thông qua nông nghiệp. Chính từ hoạt động của CIDA mà đã rút ra 5 nguyên tắc chính trong phát triển nông thôn bền vững: (i) tạo ra những cơ hội cho người nghèo; (ii) trao quyền cho các nước phát triển và dân của họ; (iii) xây dựng và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm; (iv) tăng cường mối quan hệ liên kết lẫn nhau và (v) phải đạt được sự bình đẳng giới. Kế sinh nhai của dân cư nông thôn phụ thuộc vào sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên bao gồm nước, đất, đa dạng sinh học. Nếu tỷ lệ đói nghèo tăng lên cũng đồng nghĩa với sự đe doạ tính bền vững của nguồn tài nguyên thiên nhiên có giới hạn. Tổ chức CIDA khuyến cáo nên hướng dẫn dân thực hiện phương thức canh tác giảm thoái hoá đất, sử dụng nguồn nước hiệu quả và bảo vệ đa dạng loài. Tóm lại, tất cả những hoạt động trình bày trên đây tuy chưa đầy đủ và hệ thống, song tất cả đều thoả mãn đồng thời 3 mục tiêu: kinh tế - môi trường – xã hội. Ba mục tiêu này tương hỗ với nhau, bổ sung và điều khiển lẫn nhau, cũng chính vì vậy mà phát triển bền vững là quá trình tổng hoà của nhiều quá trình tương tác và gắn bó hữu cơ với nhau. Xu hướng phát triển bền vững nông nghiệp. Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20, những vấn đề đặt ra chủ yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp: bảo vệ môi trường đất, nước và khởi xướng một số hệ thống canh tác bền vững Phát triển bền vững đòi hỏi phải đảm bảo sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ là xu hướng phát triển nông nghiệp hiện đại có tác động tích cực đến thực hiện yêu cầu phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn. Nông nghiệp là ngành phải đáp ứng yêu cầu này trong điều kiện quỹ đất trồng trọt đã khai thác cạn, và lại phải tránh sử dụng những đất ít hoặc không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp Nền nông nghiệp bảo tồn, nông nghiệp hữu cơ và quản lý sinh học đất tổng hợp là 3 mô hình đang được Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc thúc đẩy. Kinh nghiệm của một số địa phương về phát triển bền vững nông nghiệp. Tìm hiểu về kinh nghiệm phát triển bền vững nông nghiệp ở một số địa phương trên sẽ giúp chúng ta nhận thức rỏ hơn về xu hướng củng như cách thức để phát triển nền nông nghiệp bền vững hơn. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của Đài Loan Đài loan là một thành phố phát triển, là một trong các trung tâm kinh tế lớn của Châu Á. Đài Loan và Đà Nẵng có những nét tương đồng, đều là đô thị có diện tích nhỏ, diện tích đất cho nông nghiệp không lớn, giai đoạn đầu phát triển đều chú trọng tới phát triển dịch vụ và công nghiệp. Tuy vậy hiên nay Đài loan đã phát triển rất tốt nông nghiệp không những đáp ứng tốt nhu cầu của địa phương mà còn tạo ra giá trị lớn phục vụ xuất khẩu. Về dịch vụ nông nghiệp sinh thái, Đài Loan rất chú trọng phát triển và gọi là “hưu nhàn nông nghiệp” tức là nông nghiệp nghỉ ngơi, thư giãn là rất cần thiết, nhưng không nên xây dựng cơ ngơi đồ sộ, cao tầng theo kiểu kiến trúc đô thị. Xây dựng các cơ sở nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn phải tôn trọng thiên nhiên, hài hòa thiên nhiên và kiến trúc phù hợp với đặc điểm văn hóa, thẩm mỹ ở từng vùng, cho dù có thiếu chút ít tiện nghi cũng là bình thường. Tại Đài Loan, các điạ phương và nhà đầu tư đề xuất chính phủ sau khi duyệt đề án có thể cho vay vốn, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ thông tin, tuyên truyền, quảng bá. Về sản xuất giống và cung cấp các dịch vụ đầu vào, giải quyết tiêu thụ sản phẩm là cần thiết. Nhưng không nên ôm đồm, tản mạn nhiều loại sản phẩm. Cần tập trung chọn tạo, nhân giống, xây dựng thương hiệu một số cây giống, con giống mà đô thị có ưu thế, có thể là các giống hoa, cây kiểng, các cảnh, phù hợp với trình độ tay nghề, khí hậu, thổ nhưỡng và những đặc điểm sinh học để tránh lai tạp. Đài Loan rất chú trọng sản xuất máy móc, công nghệ (dây chuyền), các công cụ chuyên dùng, các loại dinh dưỡng, bảo vệ thực vật... nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và thiếu nguồn lao động trong sản xuất nông nghiệp nói chung, ngành hoa kiểng nói riêng. Trong lĩnh vực thu hoạch, bảo quản, sơ chế, vận chuyển cũng vậy, cần đi vào chuyên môn hóa và tranh thủ thời gian một cách tối đa, nhất là việc tổ chức tiêu thụ các loại hoa cắt cành (lily, cúc, hồng, layơn,….). Đài Loan có khoảng 13.000 ha trồng các loại hoa, cây cảnh, tổng doanh thu ước đạt 500 triệu USD; do điều kiện sống ngày càng đư._.ợc nâng cao, nhu cầu thưởng ngoạn hoa, cây kiểng, du lịch sinh thái ngày càng tăng lên, nên các sản phẩm từ hoa, cây kiểng có đến 90% là tiêu thụ trong nước, xuất khẩu chỉ khoảng 50 triệu USD chủ yếu là hoa lan và một số loại hoa cắt cành. Đài Loan có nhiều trung tâm, chợ đầu mối do chính phủ đầu tư, xây dựng cơ sở ban đầu và giao cho các tổ chức trong hiệp hội hoa khai thác dưới hình thức công ty cổ phần. Chợ hoa Đài Bắc rộng 4,6 ha, là một doanh nghiệp cổ phần. Cổ đông bao gồm các nhà kinh doanh (60%), các nhà vườn, cơ sở sản xuất (40%) và kích thích tiêu thụ nhiều sản phẩm bằng chính sách ưu đãi cho người bán buôn, các nhà phân phối lớn. Nhờ tác động của hoạt động kinh doanh, dịch vụ mà ngành hoa kiểng Đài Loan phát triển bền vững và ngày càng đi vào năng suất, chất lượng, hiệu quả cao. Bài học từ nông nghiệp Hà Lan Hà Lan là một nước nghèo tài nguyên, diện tích nhỏ song đã xây dựng được một nền nông nghiệp có tính cạnh tranh cao phát triển bền vững và có hiệu quả cao nhất thế giới. Đất đai Hà Lan hiếm hoi, diện tích đất canh tác 910.000ha, đất đồng cỏ 1.020.000ha, diện tích đất canh tác khoảng 0,058 ha/người, là mức thấp nhất của thế giới. Trên đất lục địa, đất nông nghiệp và phi nông nghiệp có tỉ lệ 30/70. Trong đất nông nghiệp, tỉ lệ sử dụng để trồng cỏ 51,4%, cây nông nghiệp 41,3%, cây hoa-rau-cây cảnh 5,7%. Trong đất phi nông nghiệp, rừng chiếm 9,5%, đất ở 6,6%, đất bảo hộ tự nhiên 4,1%, đất nghỉ 2,4%, đất đường xá 4,0%, đất công nghiệp và xây dựng 3,8%. Hà Lan đả đạt được những thành tựu vượt trội về phát triển nông nghiệp. Hiệu suất xuất khẩu nông sản đứng đầu thế giới Có 9 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng đầu thế giới, 3 mặt hàng đứng thứ hai thế giới. Mức xuất khẩu về nông sản cũng vượt nhiều cường quốc nông nghiệp thế giới Theo cách tính của Bộ Nông nghiệp Mỹ dựa vào "đồng USD quốc tế" của tổ chức FAO, thì hiệu suất sản xuất của đất ở Hà Lan năm 1991 đạt 2468 USD/ha, hiệu suất lao động đạt 44339 USD/người. Hiệu suất lao động tuy thấp hơn Mỹ một chút, nhưng hiệu suất đất thì cao hơn hẳn mọi nước trên thế giới Trên thị trường thế giới, các mặt hàng nông sản của Hà Lan có sức cạnh tranh cao dựa vào những giải pháp chủ yếu sau đây: - Dựa vào vốn và kỹ thuật cao, trong đó nổi bật nhất là hoa và cây cảnh là những ngành sản xuất đòi hỏi nhiều vốn và kỹ thuật, đồng thời phải có một hệ thống dịch vụ cao cấp mới có thể vận chuyển những mặt hàng này ra nước ngoài. Một thí dụ khác là về khoai tây, vốn là một loại "thực phẩm bình dân" của thế giới, giá cả bình thường, nhưng do Hà Lan tạo được giống khoai tây có kích cỡ đều đặn, vỏ nhẵn bóng được coi là " lương thực thứ hai " được thế giới ưa chuộng, từ đó có thị trường xuất khẩu ổn định, nhất là cung cấp cho nhu cầu chế biến thức ăn nhanh. - Đổi mới phương thức sản xuất, để tăng sức cạnh tranh. Hà Lan dùng vốn và công nghệ cao để thay thế có hiệu quả nguồn quỹ đất hiếm hoi, sử dụng nhà kính để sản xuất cà chua, dưa, ớt quanh năm, tiết kiệm đất, tăng hiệu suất đất. Phương thức sản xuất gà đẻ trứng, lợn thịt cũng được cải tiến để bảo vệ môi trường, đảm bảo yêu cầu sức khoẻ động vật và và chất lượng quốc tế, có hiệu quả cao. - Tăng giá trị gia tăng nhờ vào chế biến sâu. Trải qua mấy trăm năm cải tiến các công nghệ truyền thống về chế biến pho mát, bơ, sữa tạo được uy tín quốc tế. Công nghệ chế biến ca cao, ca phê từ thời kỳ thực dân vẫn còn phát huy tác dụng trong công nghiệp chế biến hiện nay. Nhiều loại nguyên liệu không sản xuất được hoặc thiếu thì dựa vào nhập khẩu, thông qua chế biến sâu, đã vươn ra chiếm lĩnh thị trường thế giới với giá trị gia tăng rất lớn. Những yêu cầu về phát triển nông nghiệp trong tương lai. Đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn hiệu quả và bềnh vững, có năng suất, chất lượng cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Đưa năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp lên một mức cao hơn, tăng mức thu nhập cho người nông dân, Phát triển mạnh công nghiệp trên địa bàn nông thôn Củng cố và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn trước hết là mở rộng hệ thống đường sá, tạo điều kiện cung ứng hàng hóa về nông thôn và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng hợp lý cơ cấu sản xuất nông nghiệp Tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học kết hợp với công nghệ thông tin. Hình thành các phương thức sản xuất mới có khã năng tận dụng tối đa các nguồn tài nguyên, thân thiện với tự nhiên và đạt hiệu quả sản xuất cao nhất. Phần 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Giới thiệu về tình hình kinh tế xã hội Đà Nẵng. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. Đà nẵng nằm ở trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không. Đà nẵng cách Thủ đô Hà Nội 764 km về phía bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng là trung tâm của ba di sản văn hóa thế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn. Trong phạm vi quốc tế, Đà Nẵng là một trong những cửa ngỏ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma Đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là cảng biển Tiên Sa. Nằm ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh chóng và bền vững. Đà Nẵng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng gió mùa nhiệt đới, chia thành hai mùa rỏ rệt: mùa khô từ tháng 1 đến tháng 9, còn lại là mùa mưa. Nhiệt độ trung bình là 25,60 C, lượng mưa trung bình hằng năm là 1.992mm, số giờ nắng trung bình hằng năm là 2.198 giờ, độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 82%, hướng gió thịnh hành là Đông bắc - Tây nam, bảo thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 11 hàng nặm, cấp bảo lớn nhất lên đến 11, 12. Về sông ngòi có sông Hàn, sông Cẩm Lệ, Túy Loan, Vĩnh Điện, Cu Đê. Tổng trử lượng nước trên 11 tỷ m3. Tài nguyên thiên nhiên. 2.1 Tài nguyên đất Thành phố có các loại đất khác nhau như: Đất xám bạc màu, đất xám, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng, đất cồn các ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa... Trong đó quan trọng nhất là nhóm đất phù sa ở đồng bằng ven biển thích hợp với trồng lúa, trồng rau và hoa quả ven đô; đất đỏ vàng đồi núi thích hợp với trồng các loại cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và kết cấu vững chắc phục vụ xây dựng các cơ sở công trình hạ tầng. Tổng diện tích của thành phố là 125.654,37 ha, chia theo các loại đất có: đất nông nghiệp 9.235,56 ha, đất lâm nghiệp 60.989,75 ha, đất chuyên dùng 42.909,38 ha, đất ở 5.561,35 ha, đất chưa sử dụng 6.958,33 ha 2.2 Tài nguyên nước. * Biển, bờ biển: Đà Nẵng có bờ biển dài khoản 30 km, có vịnh đà nẵng nằm chắn bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng các cảng biển lớn và các cảng chuyển dùng khác. Đà nẵng nằm trên tuyến đường biển quốc tế nên rất thuận lợi cho việc giao thông đường thủy. Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các loài động vật biển phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 loài (11 loài tôm, 02 loại mực và 03 loại rong biển) vời tổng trử lượng 1.136.000 tấn hải sản các loại (theo dự báo của bộ thủy sản) và được phân bố ở những vùng nước có mực nước sâu từ 50-200m (chiếm 48%). Hàng năm có khả năng khai thác trên 150.000 – 200.000 tấn hải sản các loại. Đà Nẵng còn có một bờ biển dài với nhiều bải tắm đẹp như Non Nước, Mỹ khê, Ngủ Hành Sơn, Nam Ô, Xuân Thiều với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, ở khu vực quanh bán đảo Sơn Trà có các bải san hô lớn thuận lợi cho việc phát triển các loại hình kinh doanh du lịch dịch vụ biển. * Sông ngòi, ao hồ: Sông ngòi của thành phố Đà nẵng đều bắt nguồn từ phía tây, tây bắc thành phố và tỉnh Quảng Nam. Hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có hai sông chính là sông Hàn (chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng 5.180 km2) và sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426 km2). Ngoài ra còn có các con sông như: Sông Yên. Sông Chu Bái, sông Vỉnh Điện, sông Túy Loan, sông Phú Lộc...Thành phố còn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng các loại thủy hải sả, Với tiềm năng về diện tích mặt nước, tạo điều kiện tốt để xây dựng các cùng nuôi trồng thủy sản với các loại như: cá mú, cá cam, tôm sú và tôm hùm. 2.3 Tài nguyên rừng. Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 60.989,75 ha, tập trung chủ yếu ở phía tây và tây bắc thành phố, gồm 3 loại rừng: rừng đặc dụng (22.745 ha) trong đó đất có rừng 15.933 ha; rừng phòng hộ20.895 ha, trong đó đất có rừng 17.468 ha; rừng sản xuất 23.508 ha, trong đó đất có rừng là 18.176 ha. Rừng ở Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở phía tây huyện Hòa Vang, một số ít ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngủ Hành Sơn. Tỷ lệ che phủ là 49,6%, trữ lượng gổ khoảng 3 triệu m3, phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp. Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa về kinh tế còn có ý nghĩa nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên đã ban tặng cho thành phố nhiều khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân 2.4 Tài nguyên khoáng sản. Thành phố có các loại tài nguyên như: Cát trắng: Tập trung ở Nam Ô, trữ lượng khoảng 5 triệu m3. Đá hoa cương: ở Non Nước, nhưng để bảo vệ khu di tích nổi tiếng Ngũ Hành Sơn nên loại đá này đã bị cấm khai thác. Đá xây dựng: đây là loại đá khoáng sản chủ yếu của thành phố, tập trung chủ yếu ở khu vực phía tây, bắc và tây nam thành phố. Đá phiến lợp: tập trung chủ yếu ỏ thôn Phò Nam, xã Hòa Bắc. Đây là loại đá filit màu xám đen, có thể tách ra từng tấm với kích thước (0.5x10)x0.3-0.5m. Trữ lượng khoảng 500.000m3. Cát, cuội sỏi xây dựng: cát lòng sông Vĩnh Điện, Túy Loan, sông Yên, Cầu Đỏ, Cẩm Lệ, Cu Đê, cuội sỏi Hòa Bắc, Hòa Liên. Tình hình kinh tế - xã hội. Cùng với sự phát triển đi lên của cả nước nói chung thì tình hình kinh tế xã hội của thành phố Đà Nẵng củng đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ không ngừng. Tuy chỉ mới thay da đổi thịt trong hơn mười năm trở lại đây nhưng Đà Nẵng đã từng bước khẳng định được vị trí trung tâm của mình ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Với những lợi thế về mặt địa lý, tiềm năng kinh tế, năng lực cạnh tranh trong thu hút đầu tư, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Toàn thể lành đạo củng như nhân dân thành phố đã và đang hướng tới mục tiêu tự tin vững bước trong quá trình phát triển chung của cả nước với mục tiêu chính là xây dựng thành phố trở thành một đô thị văn minh, hiện đại nhưng vẫn bảo đảm được tính bền vững 3.1 Tình hình kinh tế. Từ 1997 đến nay, cơ cấu ngành của thành phố đã có sự chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ. Sự chuyển dịch này là phù hợp với xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên điều này chỉ là rất bình thường do Đà Nẵng là một đô thị lớn, phát triển theo hướng là trung tâm công nghiệp, dịch vụ của khu vực Giai đoạn 1997-2000: năm 1997, năm đầu tiên trở thành đơn vị trực thuộc trung ương, kinh tế thành phố đạt mức tăng trưởng kinh tế khá, ở mức 12,7%. Tuy nhiên cuối năm 1997, cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á đả tác động xấu đến kinh tế nước ta, bên cạnh đó do tác động của cơn lủ gây thiệt hại nặng nề nên tốc độ tăng trưởng của thành phố giảm mạnh trong năm 1998 và tăng chậm trong 2 năm 1999-2000 (9,5% và 9,9%). Kết quả cả giai đoạn 1997-2000, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP, giá cố đinh 1994) chỉ đạt bình quân 10,2%/năm, trong đó thủy sản nông lâm tăng 3,1%, công nghiệp xây dựng tăng trong GDP tăng từ 35,2% năm 1997 lên 41,3% năm 2000. GDP bình quân đầu người năm 2000 đạt trên 430 USD/người, tăng gấp 1,45 lần so với năm 1997. Giá trị săn xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 8,47%/năm. Giai đoạn 2001-2005: Từ năm 2001, thành phố từng bước phát huy nhân tố cơ chế mới, huy động nguồn lực đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất, vượt qua ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, khắc phục thiên tai... đưa kinh tế tăng trưởng mạnh trở lại với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 12% vào năm 2001. Đến năm 2002 là 12,56% và năm 2003 trở thành đô thị loại 1. Thành phố Đà nẵng là trung tâm của khu vực miền trung tây nguyên đã từng bước hoàn thiện môi trường đầu tư, moi trường sản xuất kinh doanh theo hướng mở rộng và nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhanh (năm 2003 là 13,26% ; 2004 là 13,84%; năm 2005 là 14%) Bảng 1. Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội TP Đà nẵng (2001-2005) Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện 5 năm Tốc độ tăng BQ (%) 2001 2002 2003 2004 2005 1. GDP (giá cố định) - Tốc độ tăng trưởng Tỷ đồng % 3.804,9 12,23 4.282,9 12,56 4.823,4 13,26 5.462,8 13,84 6.224,9 14 13,18 GDP bình quân đầu người USD 493 565 687 796 950 Cơ cấu GDP - Nông - lâm - thủy sản - Công nghiệp - xây dựng - Dịch vụ % 100 27,18 28,76 44,06 100 24,54 36,73 38,74 100 23,45 38,25 38,30 100 22,18 39,78 38,04 100 20,6 41 38,4 4. Kim ngạch xuất khẩu Tr. USD 236,52 247,03 260,85 309,35 500 14,21 Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm kinh tế- xã hội UBND TP Đà Nẵng Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 13,18%, thành phố Đà nẵng là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của cả nước. Tổng giá trị GDP của thành phố năm 2005 gấp 1,64 lần so với năm 2001. Năm 2005 GDP của thành phố là 6.224,96 tỉ đồng chiếm 0,8% so với cả nước. Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là Công nghiệp – Dịch vụ - Nông nghiệp. Tỷ trọng GDP của công nghiệp tăng từ 28,7% (2001) lên 41% (2005); ngành dịch vụ từ 44,06% (2001) giảm xuống còn 38,4% (2005); ngành nông nghiệp từ 27,18% (2001) giảm xuống còn 20,06% (2005). Ngành thủy sản – nông – lâm có xu hướng chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp thuần túy, tăng hàm lượng công nghiệp dịch vụ trong nội bộ sản xuất ngành, chuyển đổi cơ cấu theo hướng tăng cây thực phẩm, cây ăn quả, rau sạch và tỷ trọng ngành chăn nuôi. Mức sống của người dân thành phố được tăng lên, GDP bình quân tăng từ 493 USD (2001) lên 950 USD (2005). Bảng 2: một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội TP Đà Nẵng (2006-2008) Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 GDP (giá cố định) Tốc độ tăng trưởng Tỷ đồng % 6776,12 11,2 7545,443 13,2 GDP bình quân Tr. Đồng Cơ cấu GDP - Nông nghiệp - Công nghiệp xây dựng - Dịch vụ % 333,559 3248,366 3194,193 346,806  3543,741 3654,896 Nguồn: Niên giám thống kê TP Đà Nẵng. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay, cùng với sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của nước ta thách thức của việc hội nhập này ngày càng lớn và biến động giá làm cho nhịp độ phát triển bị chậm lại. Năm 2006 tốc độ tăng GDP chỉ đạt 11,2%. Năm 2007, được sự chỉ đạo kịp thời của chính quyền, thành phố đả tập trung chỉ đạo, chủ động nắm bắt cơ hội, đề ra các giải pháp, chương trình hành động thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đưa kinh tế thành phố tăng trưởng trở lại ở mức 13,2%. Riêng trong năm 2008, tác động của làm phát và khủng hoảng kinh tế đã tác động không ít đến hoạt động kinh tế của thành phố. Tốc độ tăng trường kinh tế bình quân đạt 11%. 3.2 Tình hình xã hội. Đà nẵng trung tâm của khu vực Miền trung - Tây nguyên, là nơi tập trung các cơ quan nghiên cứu các cơ sở đào tạo của cả khu vực. trình độ dân trí và trình độ kỹ thuật nguồn nhân lực của thành phố Đà Nẵng tương đối cao so với trung bình của cả nước, lao động trình độ đại học chiếm khoảng 14,5%, lao động trình độ trung học chiếm 7,5%, công nhân kỹ thuật khoảng 25,1%. Tỷ lệ cơ cấu lao động giữa các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp là 31,8% - 42,5% - 19,4%. Thành phố đả hoàn thành mục tiêu phổ cập THCS, hướng tới phổ cập THPT. Đến nay toàn thành phố không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm đáng kể. Cơ sở hạ tầng: TP Đà Nẵng trong giai đoạn đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng phục vụ thu hút đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Hệ thống tài chính tín dụng: số lượng các ngân hàng và chi nhánh ngân hàng đầu tư tại Đà Nẵng tương đối nhiều và đa dạng, bênh cạnh có còn có các công ty tài chính và quỷ hổ trợ phát triển cho các doanh nghiệp trong đầu tư. Hệ thống thanh toán nhanh và tiện dụng. Y tế, giáo dục cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương và khu vực lân cận cả vế số lượng và chất lượng. Về chính trị tương đối ổn định và đảm bảo trật tự an toàn cho nhân dân củng như môi trường đầu tư và phát triển của các thành phần kinh tế. Thực trạng phát triển nông nghiệp ở Đà Nẵng. Thực trạng chung. Thành phố Đà Nẵng là một thành phố phát triển năng động nhất của nước ta, các ngành kinh tế mủi nhọn đều tăng trưởng nhanh và có tốc độ tăng trưởng cao. Ngành nông nghiệp ở Đà Nẵng có xu hướng chuyển dịch theo đúng xu hướng của một thành phố phát triển, theo hướng thành phố công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ. Tỷ trọng đóng góp trong GDP của thành phố ngày càng giảm nhưng giá trị của nông nghiệp thì càng được tăng lên. Phân tích tình trạng nông nghiệp qua các năm Bảng 3. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản theo giá cố định 94. Giá trị sản xuất (giá cố định 94) Đơn vị tính 2004 2005 2006 2007 2008 Nông nghiệp Triệu đồng 217586 204975 192222 186185 197025 Lâm nghiệp " 22700 24934 23601 23465 25438 Thủy sản " 395407 438278 412089 444619 468254 Tổng " 635693 668187 627912 654269 690717 (Nguồn niên giám thống kê 2007 và báo cáo tổng kết của Sở Nông Nghiệp năm 2008) Qua bảng số liệu trên nhìn một cách tổng thể, ta thấy giá trị sản xuất của ngành tăng lên qua các năm, tốc độ tăng trưởng trung bình trong cả giai đoạn là 1,68% do có sự sụt giảm giá trị của ngành nông nghiệp trong khi tốc độ tăng trưởng của ngành lâm nghiệp và thủy sản là không được cao như mong đợi. Giá trị sản xuất thủy sản, nông, lâm (giá cố định 94) ước cả năm 2008 đạt 690 tỷ đồng, tăng gần 5% so với năm 2007 (654,269 tỷ đồng). Bảng 4. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản (giá CĐ 94) Nhìn vào biểu đồ ta có thể nhận thấy trong tổng giá trị của nông nghiệp thành phố đạt được thì đóng góp của ngành thủy sản là lớn nhất tiếp đó là ngành nông nghiệp và cuối cùng là ngành lâm nghiệp. Điều đó cho thấy những lợi thế về phát triển thủy sản đã được phát huy song nhìn chung vẩn chưa tương xứng với tìm năng. Diện tích đất nông nghiệp bố trí không đều ở các quận, huyện trong địa bàn thành phố, tập trung chủ yếu ở huyện Hòa Vang, Ngủ Hành Sơn... Tổng diện tích đất nông nghiệp của thành phố năm 2007 là 9240,37 ha. Trong đó phân chia ở các quận huyện như sau. Bảng 5. Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2007 ĐVT Ha % Tổng số 9240.370  100 Hải Châu 23.360 0.25 Thanh Khê 18.030 0.20 Sơn Trà 40.190 0.43 Ngũ Hành Sơn 1092.520 11.82 Liên Chiểu 676.150 7.32 Cẩm Lệ 825.530 8.93 Hòa Vang 6564.590 71.04 Hoàng Sa - Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2007 Có thể nhận thấy rỏ ràng diện tích đất nông nghiệp thành phố Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở các quận huyện ngoại thành, nơi mà quá trình đô thị hóa còn diển ra chậm hơn so với các quận khác của thành phố. Nhưng củng có thể thấy với tác động của quá trình đô thị hóa thì diện tích đất dành cho nông nghiệp đang bị co hẹp lại dần, điều này gây không ít khó khăn cho bà con nông dân. Về đất canh tác, Đà Nẵng chỉ còn 5.000ha, trong đó đất lúa 4.100ha. Đáng lẽ diện tích canh tác ít, nông nghiệp Đà Nẵng phải khai thác đất đai triệt để cho sản xuất, song đáng tiếc, hiện tại, ngoại trừ cánh đồng rau 17ha ở Khuê Mỹ, khoảng 50ha lúa giống ở HTX 1 Hòa Tiến, sản xuất theo lối thâm canh, hiệu quả kinh tế khá cao, còn lại đều sản xuất cầm chừng, hiệu quả thấp. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nông thôn ngày càng được cải thiện theo hướng hiện đại hóa. Hệ thống giao thông được nâng cấp, xây mới thuận lợi. Thành tựu về phát triển kinh tế đã góp phần tô điểm cho nông thôn Đà Nẵng diện mạo mới. Tuy vậy, nông thôn Đà Nẵng phát triển không đều. Trong khi ở khu vực đồng bằng, hệ thống điện-đường-trường-trạm được đầu tư xây dựng khá hoàn thiện thì ở trung du miền núi, nhiều nơi hệ thống điện đang tạm bợ, đường bê-tông chưa vươn tới, thậm chí tình trạng người dân lội suối hoặc phải đi lại trên những chiếc cầu tạm vẫn còn. Bộ mặt nông thôn phản ánh rõ nét nhất đời sống của nông dân. So với cả nước, nông thôn Đà Nẵng chưa có gì nổi bật, thậm chí mức sống của người dân thấp hơn nhiều địa phương khác. Số hộ nông dân đầu tư làm ăn lớn, thu nhập trên 100 triệu đồng/năm quá ít. Hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp ngày được hoàn thiện hơn. Công trình thủy lợi và các trạm bơm của các hợp tác xã cơ bản đảm bảo nước tưới phục vụ sản xuất góp phần hoàn thiện nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp năm 2008 và đáp ứng yêu cầu thủy lợi cho các năm tiếp theo. Nguồn con giống, cây giống đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất của bà con nông dân củng được quan tâm. Hình thành nguồn cung cấp con giống, cây giống có chất lượng... Phát triển các loại hình nông nghiệp như kinh tế trang trại, doanh nghiệp tư nhân nông nghiệp chưa có gì đặc biệt đa số đều nhỏ về quy mô và giá trị tạo ra thấp hơn so với các địc phương khác. Các lỉnh vực chính. 2.1 Nông nghiệp. Giá trị ngành nông nghiệp năm 2008 ước đạt 182 tỷ đồng giảm 1,7% so với năm 2007. Trong năm 2008 giá trị ngành nông nghiệp của thành phố có sự phục hồi và tăng trưởng nhanh cao hơn so với cùng kỳ các năm trước đó Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của thành phố có sự biến động qua các năm. Bảng 6. Giá trị sản xuất nông nghiệp (triệu đồng)(giá cố định 94) Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Nông nghiệp 217586 204975 192222 186185 182 852 -Trồng trọt 132 094 123 153 126 516 126 662 123 350 -Chăn nuôi 83 884 79 157 62 013 56 831 56 730 -Dịch vụ nông nghiệp (trừ thú y) 1 608 2 665 2 693 2 692 2 772 Nguồn: niên giám thống kê 2007 và báo cáo tổng kết năm 2008 của Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng. Nhìn chung giá trị sản xuất ngành nông nghiệp có xu hướng sụt giảm. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp ước cả năm đạt 182852 triệu đồng, giảm 1,79% so với năm 2007 do tác động của tình hình thiên tai diển biển phức tạp trong những năm vừa qua, nhất là trong giai đoạn 2005-2007 có sự xuất hiện của hàng loạt cơn bảo lớn như Chanchu, Xangsane năm 2006 và cơn lủ lịch sử tháng 11/2007. Mặt khác do quá trình đô thị hóa diển ra nhanh chóng diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể đả ảnh hưởng lớn đến ngành nông nghiệp của thành phố. Bên cạnh đó tình hình dịch bệnh trên gia súc gia cầm có những diển biến rất phức tạp như dịch heo tai xanh, cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng... dịch rầy nâu trên cây lúa củng đã tác động xấu đến sản xuất lương thực của thành phố. Mặt khác do bị tác động mạnh bởi vốn đầu tư cho nông nghiệp hạn chế, giá cả vật tư, phân bón tăng cao, cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất hàng hóa. Tình hình kết quả sản xuất trên một số loại cây trồng trong năm 2008 như sau: Cây lúa: 8.100 ha, năng suất bình quân đạt 53.9 tạ/ha (giảm gần 4,5 tạ/ha so với năm 2007), sản lượng 43.635 tấn. Các loại giống chủ lực được sử dụng là NX30, Xi23, MT1, BT7... Cây ngô: 803 ha, năng suất 56 tạ/ha, sản lượng 4.498 tấn, bằng 99,1% so với năm 2007 Cây có bột (khoai lang, sắn...): 658 ha,năng suất 67 tạ/ha, sản lượng 878 tấn, bằng 96,5% so với năm 2007. Cây thực phẩm: rau các loại diện tích gieo trồng cả năm là 1.850 ha, sản lượng 26.825 tấn, tăng 3,9% so với năm 2007. Đậu các loại có diện tích gieo trồng 742 ha, năng suất 18taj/ha, sản lượng 110 tấn. Mía: 245 ha, chủ yếu tập trung ở các xã miền núi của huyện Hòa Vang, năng suất 330 tạ/ha, sản lượng 8.085 tấn. Mè: 189 ha, năng suất 7 tạ/ha, sản lượng 132 tấn. Thuốc lá: 62 ha, sản lượng 124 tấn Cây hằng năm khác: 300 ha, bao gồm các loại như: hoa, cây cảnh, dưa hấu hắc mỹ nhân, cỏ chăn nuôi... Trong tổng giá trị của ngành nông nghiệp thì giá trị trồng trọt đóng góp lớn nhất tiếp theo Quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi củng theo hướng tích cực: Giảm dần diện tích đất sản xuất nông nghiệp (chủ yếu là trông lúa) để chuyển sang trồng các loại cây nông nghiệp khác có giá trị kinh tế cao hơn như: ngô, đậu, rau... mặc dù vậy cây lúa vẩn là cây sản xuất chính. Bảng7: Diện tích, năng suất và sản lượng cây lương thực. Diện tích (ha) Lúa  Ngô Khoai lang Sắn Năm 2000 11 256 147 1 424 692 Năm 2001 11 125 414 1 545 878 Năm 2002 10 225 802 1 524 750 Năm 2003 9 524 828 1 283 453 Năm 2004 9 001 831 912 325 Năm 2005 8 003 761 415 174 Năm 2006 8 082 835 708 281 Năm 2007 7 970 797 562 286 Năm 2008 8 100 765 560 135 Năng suất (tạ/ha) Năm 2000 46,39 41,15 60,23 66,21 Năm 2001 46,95 56,72 62,41 67,50 Năm 2002 48,04 57,95 61,89 66,02 Năm 2003 52,34 57,49 62,96 65,05 Năm 2004 53,09 55,67 65,37 67,73 Năm 2005 52,23 54,97 66,61 69,20 Năm 2006 57,30 56,17 67,08 66,83 Năm 2007 56,75 57,01 66,21 69,34 Năm 2008 53,9 58,36 65,12 65,24 Sản lượng (Tấn) Năm 2000 52 223 605 8 577 4 582 Năm 2001 52 234 2 350 9 645 5 924 Năm 2002 49 125 4 646 9 433 4 952 Năm 2003 49 868 4 758 8 078 2 944 Năm 2004 47 788 4 624 5 962 2 198 Năm 2005 41 806 4 181 2 761 1 204 Năm 2006 46 312 4 693 4 749 1 879 Năm 2007 45 231 4 541 3 721 1 983 Năm 2008 43.635 4.437 3.154 1.877 Nguồn: niên giám thống kê 2007 và báo cáo tổng kết năm 2008 của Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng. Ta có thể dể dàng nhận thấy diện tích trồng cây lương thực đã liên tục giảm qua các năm do tác động của quá trình đô thị hóa nhanh chóng của thành phố đã chiếm một phần lớn diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Năng suất có tăng qua các năm nhưng không ổn định và có các diển biến thất thường do tác động của nhiều mặt như giá cả đầu vào, tác động của thiên tai...Chỉ có diện tích trồng ngô là có xu hướng tăng lên từ 147 ha năm 2000 lên 765 ha năm 2008. Diện tích trồng lúa giảm từ 11256 ha năm 2000 xuống còn 8100 ha năm 2008, tuy vậy năng suất cây lúa có xu hướng tăng từ 46,39 tạ/ha năm 2000 đến năm 2008 đã là 53,9 tạ/ha. Diện tích đất trồng lúa tập trung chủ yếu ở huyện Hòa Vang và quận Cẩm Lệ. Bảng 8: Tỷ lệ giá trị đóng góp vào ngành nông nghiệp. Trong nội bộ ngành nông nghiệp củng có xu hướng chuyển dịch theo hướng hiện đại tức là tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và từng bước đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính Tình hình chăn nuôi phát triển khá trong các năm qua. Cụ thể trong năm 2008 số lượng gia súc gia cầm gia tăng, về số lượng cụ thể gia súc gia cầm đến tháng 10/2008 là: đàn trâu 1.950 con, đàn bò 17.000 con, đàn heo 82.000 con, đàn gia cầm 450.000 con. Trong chăn nuôi, hình thức chăn nuôi trang trại đã và đang có xu hướng phát triển, so với trước số trang trại chăn nuôi ngày một tăng. Theo kết quả điều tra đến 10/09/2008, toàn thành phố có 58 cơ sở chăn nuôi heo; 22 cơ sở chăn nuôi bò, dê; 46 cơ sở chăn nuôi gà quy mô 200 con trở lên, 3 cơ sở nuôi cút, 1 cơ sở nuôi vịt đẻ. 2.2 Lâm nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp tăng lên nhanh chóng. Từ gần 52000 ha năm 2000 lên gần 57.195,6 ha năm 2008, độ che phủ của rừng tăng từ 41.7% năm 2003 lên gần 48,54% năm 2008 cao hơn mức độ che phủ bình quân cả nước. Bảo đảm cân bằng môi trường sinh thái và cải thiện môi trường thành phố trong quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hóa. Diện tích đất lâm nghiệp của thành phố trong năm 2008 như sau: - Đất có rừng: 51.598,1 ha + Rừng tự nhiên: 36.462,2 ha + Rừng trồng 15.135,9 ha - Đất chưa có rừng 5.597,5 ha Phân theo 3 loại rừng thì: - Rừng đặc dụng: 33.165,3 ha - Rừng phòng hộ: 8.578,5 ha - Rừng sản xuất: 15.351,8 ha Bảng 9. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp (triệu đồng) Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Lâm nghiệp 22700 24934 23601 23465 25412.6 Lâm sinh 6351 5588 5615 6029 7299.595 -Khai thác gỗ, lâm sản 16349 19346 17986 17832 18113 Nguồn: niên giám thống kê 2007 và báo cáo tổng kết năm 2008 của Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng. Giá trị lâm nghiệp năm 2008 đạt 25412.6 triệu đồng, tăng 8.3% so với năm 1997. Trong đó tốc độ tăng của lâm sinh là cao hơn rất nhiều so với lỉnh vực khai thác gổ và lâm sản (gần 21% so với 1.5%) đó là do thành phố đả có chủ trương chú trọng vào trồng và nuôi dưỡng rừng bên cạnh đó thực hiện đóng cửa rừng để bảo vệ nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này. Bảng 10. Giá trị đóng góp vào ngành lâm nghiệp. Có thể thấy giá trị đóng góp trong lâm nghiệp có sự tăng dần của lỉnh vực lâm sinh, điều này chứng tỏ thành phố đả có chủ trương đúng đắn trong việc phát triển lâm nghiệp đó là giảm dần khai thác rừng và tăng cường phục hồi và trồng mới rừng để tăng giá trị rừng trong tương lai không vhir về mặt kinh tế mà còn lợi ích rất lớn về mặt sinh thái, môi trường. Trong lỉnh vực lâm sinh thành phố đã chú trọng tới việc phát triển rừng một cách hiệu quả bằng các phương pháp như: khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng tập trung... bên cạnh đó thành phố đả thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ rừng, và phòng cháy chửa cháy trong mùa khô. 2.3 Thủy sản. Giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng liên tục qua các năm 1997 – 2007 mặt dù diện tích đất nuôi trồng thủy sản giảm đáng kể do công tác quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản chưa hợp lý. Bảng 11. Giá trị sản xuất ngành thủy sản (triệu đồng) Năm 2004 2005 2006 2007 2008 Thủy sản 395407 438278 412089 444619 451288.3 -Nuôi trồng 42940 42478 20017 25214 25592.21 -Khai thác hải sản 333644 38 825 378537 406376 412471.6 -Khai thác thủy sản nước ngọt 1123 701 595 709 719.635 -Dịch vụ thủy sản 17700 13 274 12940 12320 12504.8 Nguồn: niên giám thống kê 2007 và báo cáo tổng kết năm 2008 của Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng. Giá trị sản xuất ngành thủy sản năm 2008 tăng 1.5% so với ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc16117.doc
Tài liệu liên quan