Phát huy nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế - Xã hội ở Hà Nội hiện nay

Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Xu thế chung của thế giới hiện nay là chuyển nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sang nền kinh tế tri thức. Vì vậy, vấn đề nguồn nhân lực ngày càng giữ vị trí trung tâm đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Con người đang được coi là động lực đồng thời là mục tiêu cuối cùng trong quá trình phát triển của các quốc gia. Phụ nữ là người đảm nhiệm vai trò “kép”: vừa là lực lượng lao động cơ bản của xã hội, vừa có

doc107 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phát huy nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế - Xã hội ở Hà Nội hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trách nhiệm trực tiếp tái sản xuất ra con người. Quan tâm đến sự phát triển của phụ nữ nói chung, khai thác và bồi dưỡng nguồn nhân lực nữ nói riêng không chỉ là vấn đề nhân đạo của một quốc gia, một xã hội mà còn là đòi hỏi thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến sự tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Trong chiến lược chung về phát triển nguồn nhân lực, xuất phát từ những nhu cầu khách quan và quan điểm mácxít về vai trò của phụ nữ, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi phụ nữ là động lực quan trọng của cách mạng Việt Nam. Đảng và Nhà nước đã có nhiều biện pháp và chính sách sử dụng nguồn nhân lực nữ và đã huy động được sức mạnh to lớn của phụ nữ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Định hướng chiến lược của Việt Nam hiện nay là đổi mới và phát triển. Những cơ hội và thử thách đặt ra đã và đang đòi hỏi hơn bao giờ hết mọi tiềm năng quốc gia phải được khai thác hợp lý, trong đó có nguồn nhân lực nữ. So với cả nước, Hà Nội là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng cao với mức tăng GDP bình quân trên 10%/năm. Đóng góp cho sự phát triển chung của Thủ đô không thể không kể đến vai trò quan trọng của phụ nữ - chiếm trên 49% dân số và lực lượng lao động toàn Thành phố. Chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã tạo cơ hội cho sự phát triển của phụ nữ, song, cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho phụ nữ trong việc tiếp cận với các cơ hội về việc làm, giáo dục - đào tạo, trong hưởng thụ các thành quả của sự phát triển. Trong khi đó, sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ở Thủ đô đang yêu cầu ngày càng cao đối với nguồn nhân lực nữ về trình độ chuyên môn, thể lực, kỹ năng lao động... Vấn đề đặt ra là phải biết khai thác, bồi dưỡng và phát huy tiềm năng của nguồn nhân lực nữ tạo động lực cho sự phát triển của Thủ đô. Do đó, việc nghiên cứu làm rõ thực trạng nguồn nhân lực nữ, tìm giải pháp để bồi dưỡng và phát huy nguồn lực này là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết. Vì thế, tôi chọn vấn đề “Phát huy nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học Triết học. 2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Do vị trí, vai trò và ý nghĩa chiến lược quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nên đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Tiêu biểu như:“ Con người và nguồn lực con người trong phát triển” của Viện Thông tin Khoa học xã hội (Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995) Công trình KHCN cấp nhà nước KX - 07 “ Con người Việt Nam - Mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” năm 1995, “ Phát triển nguồn nhân lực. Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta” của PTS Trần Văn Tùng và Lê ái Lâm ( Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996), “Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào CNH - HĐH” của Phạm Minh Hạc (Nxb Chính trị Quốc gia, 2001), “ Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới” của Nolwen Henaff và Jean - Yves Martin… Luận án tiến sĩ: “ Phát triển nguồn nhân lực và vai trò của giáo dục - đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH” của Nguyễn Thanh, 2001; Luận án phó tiến sĩ: “Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình CNH - HĐH ở nước ta ” của Trần Kim Hải, 1999… Nguồn nhân lực nữ là bộ phận quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, vì thế đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học nghiên cứu về phụ nữ. Tiêu biểu như: GS triết học Lê Thi với Vấn đề tạo việc làm tăng thu nhập nâng cao địa vị người phụ nữ hiện nay, Vài suy nghĩ về phương pháp luận tiếp cận việc nghiên cứu người phụ nữ và vai trò của giáo dục gia đình trong sự phát triển nguồn nhân lực năm 1993, Tiến sĩ Trần Thị Vân Anh và Lê Ngọc Hùng với “Phụ nữ, giới và phát triển” năm 2000… Trước những yêu cầu cấp thiết của việc nghiên cứu vấn đề nguồn nhân lực nữ trong phát triển kinh tế - xã hội, từ phía các cơ quan hoạch định chính sách cũng đã có một số hội thảo tập trung bàn về vấn đề này như: “ Vai trò giới tính và nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội” do Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức năm 1995, hội thảo “Đưa vấn đề giới vào phát triển - Thông qua sự bình đẳng giới về quyền hạn, nguồn lực và tiếng nói” do Ngân hàng Tái thiết và phát triển Quốc tế/ Ngân hàng Thế giới tổ chức tại Hà Nội năm 2000. Một số công trình nghiên cứu của tập thể và cá nhân liên quan đến nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội như: “ Sự chuyển biến vai trò của phụ nữ nội thành Hà Nội dưới tác động của công nghiệp hóa trong điều kiện kinh tế thị trường” của Đặng Kim Nhung thuộc một công trình nghiên cứu hợp tác giữa Việt Nam và Hà Lan năm 1996 - 1997; Khảo sát thực trạng giới tại Hà Nội của Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà nội năm 2000, “Phát huy nguồn lao động nữ ở ngoại thành Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay” của Ban nữ công Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 2002; Luận văn tiến sĩ “Tạo việc làm cho lao động nữ Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Trần Thị Thu năm 2002... Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng tải trên các báo, tạp chí đề cập đến vấn đề nguồn lực phụ nữ như “Quan tâm bồi dưỡng nguồn nhân lực nữ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” của PGS Bùi Thị Kim Quỳ (Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 2, 1996) “Cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định nghề đào tạo dự phòng cho phụ nữ “ của Tiến sĩ Nguyễn Tín Nhiệm và Tiến sĩ Phan Thị Thanh (Tạp chí Khoa học về phụ nữ, số 4,2002), “Việc làm của phụ nữ Hà Nội” của Tiến sĩ Trần Thị Vân Anh (Tạp chí Khoa học về phụ nữ, 2/2003)… Các công trình nghiên cứu, các bài viết đã đề cập những khía cạnh khác nhau về nguồn nhân lực nữ. Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu về nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội còn rất phân tán, thiếu những chuyên khảo về thực trạng nguồn nhân lực nữ một cách toàn diện, hệ thống để từ đó đề xuất các giải pháp phát huy nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội trên cơ sở đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm một cách công bằng giữa hai giới. Vì vậy, tác giả mong muốn làm sáng tỏ hơn vấn đề này trong luận văn. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn Mục đích: Trên cơ sở phân tích thực trạng nguồn nhân lực nữ và việc phát huy nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội hiện nay, luận văn đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Nội hiện nay. Để đạt mục đích đó, luận văn phải thực hiện nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực nữ, những nhân tố tác động đến việc phát huy nguồn nhân lực nữ . - Xác định tầm quan trọng của việc phát huy nguồn nhân lực nữ và những yêu cầu mới đối với nguồn nhân lực nữ trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay. - Làm rõ thực trạng nguồn nhân lực nữ và việc phát huy nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội hiện nay. - Đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội từ khi Đảng ta chủ trương đổi mới đất nước, trong đó tập trung nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực nữ và những khía cạnh chủ yếu trong việc phát huy nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người, nguồn lực con người, quan điểm về vai trò của phụ nữ và giải phóng phụ nữ. Phương pháp thực hiện đề tài là các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong phân tích những vấn đề thực tiễn xã hội, chủ yếu sử dụng phương pháp kết hợp lịch sử và lôgíc, phân tích - tổng hợp, trừu tượng - cụ thể. Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp thống kê, thu thập xử lý thông tin và áp dụng cách tiếp cận nghiên cứu bình đẳng giới. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn - Làm rõ thực trạng nguồn nhân lực nữ và việc phát huy nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội hiện nay. - Đề xuất những giải pháp đặc thù nhằm phát huy nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội hiện nay. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Góp phần vào việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về nguồn lực phụ nữ, bổ sung thêm những cơ sở khoa học có thể tham khảo trong hoạch định chiến lược tổng thể và chính sách cụ thể liên quan đến vấn đề nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội. Dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập về nguồn nhân lực nữ trong các trường, các cơ quan chức năng ở Thành phố Hà Nội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1 Nguồn NHân lực nữ với sự phát triển kinh tế - xã hội ở việt nam hiện nay Nguồn nhân lực nữ và những nhân tố tác động đến việc phát huy nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam hiện nay Quan niệm mácxit về nguồn lực con người Quan niệm mácxit về bản chất con người Những thành tựu trong nhận thức về con người mà loài người đạt được ở thời đại ngày nay là kết quả của sự tích luỹ những giá trị tinh hoa của nhân loại qua hàng nghìn năm lịch sử. Trong đó, những cống hiến của các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác - Lênin có tính chất quyết định, tạo ra bước ngoặt cách mạng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Ngược dòng lịch sử nghiên cứu về con người có thể nhận thấy: thời cổ đại, do hạn chế về thế giới quan, về điều kiện lịch sử, trình độ sản xuất còn thấp kém, khoa học chưa phát triển, nên quan niệm của các nhà triết học còn phiến diện, mang nặng tính chất thần bí, siêu hình. Sang thời phong kiến, triết học là ²nô tỳ" của thần học, các quan niệm về con người mất hết ý nghĩa tích cực của nó. Con người được hiểu như là sự sáng tạo của Thượng đế, không có khả năng làm chủ cuộc sống của mình. Thời kỳ Phục hưng và Khai sáng, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và dần dần thắng thế ở châu Âu đã mở ra một thời kỳ mới trong việc khám phá bản chất con người. Quan niệm về con người thường gắn với vai trò của nó trong xã hội, hướng tới giải phóng con người khỏi thần học, khỏi các điều kiện nô dịch áp bức trong xã hội. Tuy nhiên do ảnh hưởng của chủ nghĩa duy vật siêu hình, các quan niệm về con người chỉ phản ánh những khía cạnh hạn hẹp, thiếu tính hệ thống. Như vậy, nghiên cứu những quan niệm về con người trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, chúng ta có thể rút ra mấy nhận xét sau: - Các nhà triết học trước Mác mặc dù đã cố gắng tìm hiểu và giải thích con người từ nhiều phương diện với nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng cuối cùng vẫn chưa nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của con người trong sự phát triển của xã hội, chưa đề ra được những phương hướng, biện pháp nhằm giải phóng hoàn toàn con người. - Phần lớn các học thuyết triết học trước Mác, khi quan niệm về con người thường chỉ xuất phát từ một phía: bản thể tinh thần (Chủ nghĩa duy tâm), hoặc bản thể vật chất (chủ nghĩa duy vật). Họ không thấy được mối quan hệ biện chứng giữa những yếu tố tự nhiên, sinh học và những yếu tố xã hội của con người. - Khi xem xét con người trong mối quan hệ với hoàn cảnh, các nhà triết học trước Mác không thấy tính năng động, sáng tạo của con người, coi con người như một thực thể thụ động trước tác động của hoàn cảnh. Triết học mácxit trên cơ sở tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những di sản lý luận trước đó và những thành tựu của khoa học tự nhiên, xuất phát từ con người hiện thực và hoạt động thực tiễn để xem xét bản chất con người. Trong quan niệm của triết học mácxít con người là một thực thể trong sự thống nhất biện chứng giữa cái tự nhiên và cái xã hội. Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên, đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Luận đề nổi tiếng về con người được C.Mác viết trong Luận cương về Phoi-ơ-bắc: ²Bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội" [26, tr.11] . Với quan niệm đó, C. Mác chỉ ra rằng bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện thực, không phải tự nhiên mà là lịch sử. Con người là một thực thể thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội, nhưng yếu tố xã hội mới là bản chất đích thực của con người. ở đây, cá nhân được hiểu với tư cách là những cá nhân sống, là người sáng tạo các quan hệ xã hội; sự phong phú của mỗi cá nhân tuỳ thuộc vào sự phong phú của những mối liên hệ xã hội của nó. Hơn thế, mỗi cá thể là sự tổng hợp không chỉ của các quan hệ hiện có, mà còn là lịch sử của các quan hệ đó. Thông qua hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi tự nhiên, xã hội, biến đổi chính bản thân mình và đã làm nên lịch sử của xã hội loài người. Vạch ra vai trò của mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bản chất của con người, quan hệ giữa cá nhân và xã hội là một cống hiến quan trọng của triết học mácxit. Kế thừa những tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tri thức triết học phương Đông và vốn văn hoá dân tộc, Hồ Chí Minh luôn chú ý đến con người. Theo Hồ Chí Minh ²chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người" [30, tr.644] . Với ý nghĩa đó, khái niệm con người mang trong nó bản chất xã hội, là con người xã hội, phản ánh các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng trong đó con người hoạt động và sinh sống. Hồ Chí Minh thường đặt mỗi cá nhân con người trong mối quan hệ ba chiều: quan hệ với một cộng đồng xã hội nhất định trong đó mỗi con người là một thành viên; quan hệ với một chế độ xã hội nhất định trong đó con người được làm chủ hay bị áp bức bóc lột; quan hệ với tự nhiên trong đó con người là một bộ phận không thể tách rời. Con người trong quan niệm của Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất giữa thể lực, tâm lực, trí lực và sự hoạt động. Đó là một hệ thống cấu trúc bao gồm: sức khoẻ, tri thức, năng lực thực tiễn, đạo đức, đời sống tinh thần... Người cho con người là tài sản quý nhất, chăm lo, bồi dưỡng và phát triển con người, coi con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội, là nhân tố quyết định thành công của cách mạng. Nhận thức đúng đắn và khơi dậy nguồn lực con người chính là sự phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, xem con người với tư cách là nguồn sáng tạo có ý thức, là chủ thể của lịch sử. 1.1.1.2. Quan niệm về nguồn lực con người Theo Từ điển Tiếng Việt: Nguồn là nơi phát sinh, nơi cung cấp. Nhân lực là sức của con người bao gồm: sức lực cơ bắp (thể lực), trình độ tri thức được vận dụng vào quá trình lao động của mỗi cá nhân (trí lực), những ham muốn, hoài bão của bản thân người lao động hướng tới một mục đích xác định (tâm lực). Nhân lực với ý nghĩa đầy đủ của nó bao gồm ba yếu tố có sự liên hệ biện chứng với nhau, đó là thể lực, trí lực, tâm lực. Nguồn nhân lực được hiểu là nơi phát sinh, nơi cung cấp sức của con người trên đầy đủ các phương diện cho lao động sản xuất. ²Nguồn lực con người" hay ²nguồn nhân lực" là khái niệm được hình thành trong quá trình nghiên cứu, xem xét con người với tư cách là một nguồn lực, là động lực của sự phát triển. Các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước gần đây đề cập đến khái niệm nguồn nhân lực với các góc độ khác nhau. Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: “ Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng” [4, tr.3] Việc quản lý và sử dụng nguồn lực con người khó khăn phức tạp hơn nhiều so với các nguồn lực khác bởi con người là một thực thể sinh vật - xã hội, rất nhạy cảm với những tác động qua lại của mọi mối quan hệ tự nhiên, kinh tế, xã hội diễn ra trong môi trường sống của họ. Ngân hàng Thế giới cho rằng: Nguồn nhân lực là toàn bộ “vốn người” (thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp...) mà mỗi cá nhân sở hữu. Nguồn lực con người được coi như là một nguồn vốn bên cạnh các nguồn vốn khác như tài chính, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên... ở nước ta, một số nhà khoa học tham gia chương trình khoa học - công nghệ cấp nhà nước mang mã số KX - 07 cho rằng nguồn lực con người được hiểu là dân số và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực và phẩm chất, thái độ và phong cách làm việc. GS. Phạm Minh Hạc cho rằng “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hay một địa phương, tức là nguồn lao động được chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó” [16, tr.269]. TS Nguyễn Thanh xác định “nguồn nhân lực đó là tổng thể sức dự trữ, những tiềm năng, những lực lượng thể hiện sức mạnh và sự tác động của con người trong việc cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội” [45, tr.70] Như vậy, các khái niệm trên cho thấy nguồn lực con người không chỉ đơn thuần là lực lượng lao động đã có và sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh của thể chất, trí tuệ, tinh thần của các cá nhân trong một cộng đồng, một quốc gia được đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội. Khái niệm ²nguồn nhân lực" (Human Resoures) được hiểu như khái niệm ²nguồn lực con người". Khi được sử dụng như một khái niệm công cụ để điều hành, thực thi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động - hay còn được gọi là nguồn lao động. Bộ phận của nguồn lao động gồm toàn bộ những người từ độ tuổi lao động trở lên có khả năng và nhu cầu lao động được gọi là lực lượng lao động. Như vậy, xem xét dưới các góc độ khác nhau có thể có những khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực nhưng những khái niệm này đều thống nhất nội dung cơ bản: nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Theo chúng tôi, con người với tư cách là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, giữ vị trí hàng đầu, là nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận của sự phát triển thì không thể chỉ được xem xét đơn thuần ở góc độ số lượng hay chất lượng mà là sự tổng hợp của cả số lượng và chất lượng; không chỉ là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động mà là các thế hệ con người với những tiềm năng, sức mạnh trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội. Vì vậy, chúng tôi cho rằng nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượng con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội. Khái niệm nguồn lực con người bao quát được những mặt, những khía cạnh, phương diện cơ bản của nguồn lực con người, khắc phục được những hạn chế trong nhận thức về mối quan hệ biện chứng giữa các mặt số lượng và chất lượng con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và tâm lực, khẳng định nguồn lực con người vừa là khách thể, vừa là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế và quan hệ xã hội. Nói đến nguồn nhân lực tức là nói đến con người đã, đang và sẽ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội. ở đây, cần lưu ý đến một số vấn đề sau: Thứ nhất, con người không tồn tại một cách biệt lập, mà liên kết chặt chẽ với nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp của chỉnh thể người trong hoạt động. Năng lực sức mạnh này bắt nguồn trước hết từ những phẩm chất vốn có bên trong của mỗi con người và nó được nhân lên gấp bội trong tổng hợp những con người cụ thể. Do đó, khi đề cập đến nguồn lực con người về phương diện xã hội, chúng ta không thể không bàn đến số lượng và chất lượng của nó. Trong đó: + Số lượng nguồn nhân lực chính là lực lượng lao động và khả năng cung cấp lực lượng lao động được xác định dựa trên quy mô dân số, cơ cấu tuổi, giới tính, sự phân bố dân cư theo khu vực và lãnh thổ. + Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện trạng thái nhất định của nguồn lực con người với tư cách vừa là một khách thể vật chất đặc biệt, vừa là chủ thể của mọi hoạt động kinh tế và các quan hệ xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm những nét đặc trưng về trạng thái trí lực, thể lực, phong cách đạo đức, lối sống và tinh thần của nguồn nhân lực. Như vậy, về phương diện xã hội, nói đến nguồn nhân lực là nói tới hàng loạt các vấn đề về số lượng dân cư, sự phát triển dân số, lực lượng lao động, vấn đề phân bố và sử dụng lao động, vấn đề tổ chức quản lý vĩ mô đối với nguồn nhân lực... Thứ hai, nói tới nguồn lực con người phải nói tới phương diện cá thể - chủ thể của nó. Bởi vì, con người đóng vai trò chủ động, là chủ thể sáng tạo và chi phối toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hướng nó tới mục tiêu đã được chọn. Phương diện này được hiểu như là những yếu tố tạo thành cơ sở hoạt động của cá nhân và cơ sở để phát triển một con người với tư cách là một cá nhân. Đó là sự kết hợp giữa trí lực, thể lực và những phẩm chất khác của nhân cách. + Trí lực là toàn bộ năng lực của trí tuệ, tinh thần, quyết định phần lớn khả năng lao động sáng tạo của con người. Trí tuệ được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu của nguồn lực con người bởi ²tất cả những gì thúc đẩy con người hành động tất nhiên phải thông qua đầu óc của họ" [27, tr.409]. Khai thác và phát huy tiềm năng trí tuệ trở thành yêu cầu quan trọng nhất của việc phát huy nguồn lực con người. + Thể lực là trạng thái sức khoẻ của con người, là điều kiện đảm bảo cho con người phát triển, trưởng thành một cách bình thường, hoặc có thể đáp ứng được những đòi hỏi về sự hao phí sức lực, thần kinh, cơ bắp trong lao động. Trí lực ngày càng đóng vai trò quyết định trong sự phát triển nguồn nhân lực, song, sức mạnh trí tuệ của con người chỉ có thể phát huy được lợi thế trên nền thể lực khoẻ mạnh. Chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân là một nhiệm vụ rất cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề phát huy có hiệu quả tiềm năng con người. Nói tới nguồn lực con người, không thể bỏ qua phẩm chất đạo đức, nhân cách con người. Ngày nay, cái đem lại lợi thế cho nguồn nhân lực ngoài trí lực và thể lực, còn phải tính đến phẩm chất đạo đức, nhân cách con người. Bởi vì, trí lực cũng như thể lực chỉ có thể tạo ra sức mạnh thúc đẩy tiến bộ xã hội khi chủ nhân của nó là những con người có phẩm chất đạo đức, nhân cách tốt. Trình độ phát triển nhân cách, đạo đức đem lại cho con người khả năng thực hiện tốt các chức năng xã hội, nâng cao năng lực sáng tạo của họ trong hoạt động thực tiễn xã hội. Do vậy, phát triển nguồn nhân lực, ngoài việc quan tâm nâng cao mặt bằng và đỉnh cao dân trí, tới việc bồi dưỡng và nâng cao sức khoẻ cho mỗi con người, cho cộng đồng xã hội, chúng ta phải đặc biệt coi trọng việc xây dựng đạo đức, nhân cách, lý tưởng cho con người. Cấu thành nguồn lực con người xét từ phương diện cá thể, đó là một tổng hợp các năng lực và giá trị về trí lực, thể lực và những phẩm chất tinh thần. Vì vậy, muốn phát huy nguồn nhân lực trước hết phải phát triển cá nhân con người, tức là phải đầu tư chăm lo cho sự phát triển về trí tuệ, sức khỏe, đạo đức, tinh thần của từng con người. Thứ ba, vai trò quyết định của nguồn lực con người so với các nguồn lực khác trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện ở những điểm sau: + Các nguồn lực khác (vốn, tài nguyên thiên nhiên...) tự nó tồn tại dưới dạng tiềm năng, chúng chỉ trở thành động lực của sự phát triển khi kết hợp với nguồn lực con người, trở thành khách thể chịu sự cải tạo, khai thác và sử dụng của con người. + Các nguồn lực khác là hữu hạn, có thể bị khai thác cạn kiệt, chỉ có nguồn nhân lực với cốt lõi là trí tuệ mới là nguồn lực có tiềm năng vô hạn, biểu hiện ở chỗ trí tuệ con người không chỉ tự sản sinh về mặt sinh học, mà còn tự đổi mới không ngừng, phát triển về chất trong con người nếu biết chăm lo, bồi dưỡng và khai thác hợp lý. + Kinh nghiệm của nhiều nước đã cho thấy thành tựu phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc chủ yếu vào năng lực nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Nhận thức đúng vai trò quyết định của nguồn lực con người và đầu tư cho chiến lược con người, đặt lên hàng đầu chất lượng nguồn lao động, coi giáo dục - đào tạo là chìa khoá của sự tăng trưởng đã đem lại thành công cho các nước công nghiệp mới Đông á. Hàn Quốc từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những quốc gia công nghiệp mới hùng mạnh nhất về kinh tế của thế giới thứ ba, vượt xa An-giê-ri - quốc gia có cùng điểm xuất phát về trình độ cách đây 40 năm. Một nước Nhật đạt được những bước tiến vượt bậc cũng do biết đặt vấn đề con người vào trung tâm của sự phát triển bằng các triết lý nhân sự mang tính dân tộc, biết sử dụng nguồn lực con người thông qua các thành tựu khoa học công nghệ và đã nhanh chóng bứt lên trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới. Do vậy, không phải ngẫu nhiên các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: lịch sử phát triển chân chính của xã hội là lịch sử phát triển con người, do con người và vì con người. Tiến trình phát triển lịch sử được quyết định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong đó người lao động ngày càng trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhận thức sâu sắc về vai trò của con người trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: Sự nghiệp phát triển kinh tế đặt con người vào vị trí trung tâm, thống nhất tăng trưởng kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhiều lần khẳng định mục tiêu và động lực chính của sự phát triển là vì con người, do con người. Vì vậy, chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, xét về thực chất là chiến lược con người. ²Nâng cao dân trí, bồi dưỡng, phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH đất nước" [12, tr.21]. Đại hội toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục xác định “ nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững ...” [13, tr.112]. Tạo bước chuyển mạnh về phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá để làm chuyển động toàn bộ tình hình kinh tế - xã hội. Từ vai trò của nguồn lực con người đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề tất yếu đặt ra là phải phát huy được nguồn lực con người. “Phát huy” là làm cho cái hay, cái tốt toả tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm. Theo đó phát huy nguồn nhân lực chính là nâng cao vai trò của nguồn lực con người trong sự phát triển kinh tế - xã hội, qua đó làm gia tăng giá trị của con người. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, cần phân biệt khái niệm ²nguồn lực con người" với ²nhân tố con người". Trước hết, ²nguồn lực con người" và ²nhân tố con người" có cùng nghĩa như nhau khi đặt trong quan hệ với các nhân tố khác, nguồn lực khác (nguồn lực vật chất) ở chỗ chúng đều biểu hiện những đặc trưng, thuộc tính cơ bản của con người như: là nhân tố hoạt động, sống, khả năng tái sinh, tiềm năng vô tận của trí tuệ, tinh thần con người. Do đó, phát huy nhân tố con người có thể hiểu như là phát huy nguồn lực con người, khi con người trở thành một điều kiện, một tiềm năng cần phát huy để tạo ra động lực phát triển của một quá trình xã hội. Điểm khác nhau giữa hai khái niệm này: ²nguồn lực con người" được coi là khái niệm công cụ cơ bản để xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, theo quan điểm hệ thống phải đặt nó trong mối quan hệ với các nguồn lực khác. Nó biểu hiện khả năng và phẩm chất của lực lượng lao động cả về mặt số lượng và chất lượng. Còn ²nhân tố con người" là cái cốt lõi, đặc trưng xã hội, giữ vị trí trung tâm trong tiềm năng của nguồn lực con người, phản ánh bản chất xã hội, mặt chất lượng của nguồn lực con người, nhấn mạnh tính chất tích cực, tự giác, sáng tạo của nguồn lực con người trong quan hệ với thể lực, kinh nghiệm thói quen của chủ thể. Thực chất của việc phát huy nhân tố con người là hướng mỗi cá nhân, đề cao tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của cá nhân hoặc đặt con người vào đúng vị trí của nó để con người có cơ hội bộc lộ mình cống hiến cho sự phát triển. Nhưng chúng ta chỉ hiểu được khái niệm nhân tố con người khi đặt nó trong hoạt động thực tiễn mà hoạt động bản thân là hoạt động lao động. Vì vậy, khi nhấn mạnh hệ thống các chỉ số về chất lượng lao động thì khái niệm nguồn lực con người là sự cụ thể hoá của khái niệm nhân tố con người. Tuy nhiên, ²phát huy nguồn lực con người" xét theo quan điểm đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội bao hàm nghĩa rộng hơn ²phát huy nhân tố con người". Phát huy nguồn lực con người thể hiện ở ba mặt: phát triển nguồn nhân lực, sử dụng nguồn nhân lực và nuôi dưỡng môi trường cho nguồn nhân lực [58, tr.287]. Điều đó liên quan đến hàng loạt vấn đề từ việc nuôi dưỡng, giáo dục - đào tạo đến việc tổ chức khai thác, sử dụng nguồn nhân lực; từ việc phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của mỗi cá nhân đến việc tạo môi trường xã hội thuận lợi cho sự cống hiến và hưởng thụ của con người; từ việc nâng cao năng lực và phẩm chất của người lao động với tư cách là chủ thể nhận thức và hoạt động thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội đến khâu khai thác hợp lý, có hiệu quả trí lực, thể lực, tâm lực của họ với tư cách là khách thể của sự khai thác; từ việc sử dụng con người với tư cách là một nguồn lực, động lực cho sự phát triển đến việc chăm lo cho con người với tư cách là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội... Những vấn đề trên nếu thực hiện tốt sẽ phát huy được vai trò của nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Quan niệm về nguồn nhân lực nữ và những nhân tố tác động đến việc phát huy nguồn nhân lực nữ Quan niệm về nguồn nhân lực nữ Nếu con người là nguồn lực có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế- xã hội thì phụ nữ là bộ phận cơ bản cấu thành nguồn lực ấy. Hiểu theo nghĩa rộng: nguồn nhân lực nữ bao gồm tổng hoà các tiêu chí của bộ phận dân số nữ đang có khả năng tham gia vào quá trình lao động xã hội và các thế hệ phụ nữ nối tiếp sẽ phục vụ xã hội. Nói cách khác, nguồn nhân lực nữ được hiểu không chỉ đơn thuần là lực lượng lao động nữ đã có và sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh trí tuệ, thể chất, tinh thần của các cá nhân nữ trong một cộng đồng, quốc gia được đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá ._.trình phát triển xã hội. Nguồn nhân lực nữ - theo nghĩa hẹp - với tư cách là lực lượng lao động của xã hội, bao gồm nhóm phụ nữ đến tuổi lao động trở lên có khả năng lao động. Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi lao động đối với nữ trong khoảng nhỏ hơn của độ tuổi lao động nam (nữ từ đủ 15 đến hết 55 tuổi, nam từ đủ 15 đến hết 60 tuổi) nên mặc dù dân số nữ thường xuyên cao hơn (thường chiếm trên 51% dân số) song, lực lượng lao động nữ lại thường chiếm tỷ lệ nhỏ hơn (khoảng 49% lao động xã hội). Nghiên cứu về nguồn nhân lực nữ cần chú ý đến một số vấn đề sau: Thứ nhất, việc quan niệm nguồn nhân lực nữ (rộng hay hẹp) chỉ mang tính chất tương đối, phụ thuộc vào phạm vi điều chỉnh của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Còn với tư cách là phần nửa dân số và lực lượng lao động xã hội, vừa là người trực tiếp tái sản xuất ra nguồn nhân lực cho đất nước, phụ nữ luôn là vấn đề lớn đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ quốc gia nào. Vì thế, nguồn nhân lực nữ phải được đề cập đến theo nghĩa rộng, có nghĩa là các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực hướng tới khả năng lao động của các thế hệ phụ nữ. Thứ hai, nghiên cứu về phụ nữ và nguồn nhân lực nữ đòi hỏi phải có phương pháp tiếp cận đúng đắn. Phương pháp luận cơ bản trong việc nghiên cứu ở đây là xem xét mối quan hệ giữa cái chung (con người) và cái riêng (giới nam, giới nữ). Đó là quan điểm tiếp cận về giới. Điều này là do chính đặc điểm của đối tượng nghiên cứu quy định. Là con người, nam giới và phụ nữ giống nhau - đều vừa là thực thể tự nhiên vừa là thực thể xã hội - nhưng họ có khác biệt về mặt tự nhiên - sinh học của cơ thể. Những đặc điểm sinh học về giới tính là bẩm sinh và không thể thay đổi được. Từ những đặc điểm sinh học, xét về mặt xã hội, phụ nữ đảm nhiệm chức năng xã hội khác nam giới, đó là chức năng trực tiếp tái sản xuất ra con người. Từ đó nảy sinh những khó khăn, thuận lợi khác nhau giữa giới nam và giới nữ trong học tập, làm việc, sinh sống. Phụ nữ thường gắn với con cái và gia đình. Họ có những nhu cầu cấp thiết hơn nam giới về những dịch vụ y tế, dịch vụ gia đình, về điều kiện làm việc gần gia đình... Sự phân biệt về giới tính giữa nam và nữ có tính tự nhiên, bẩm sinh không tất yếu dẫn tới sự phân biệt về giới có tính xã hội. Tuy nhiên, từ trong lịch sử kéo dài đến ngày nay đã tồn tại sự bất bình đẳng giữa nam và nữ trong đời sống xã hội và gia đình. Phụ nữ thường được coi là người hiển nhiên phải chịu trách nhiệm và thích hợp với việc chăm sóc con cái, gia đình. Những công việc này thường ít được nhìn nhận ở góc độ kinh tế. Sự đánh giá thấp của xã hội về khả năng, giá trị của lao động nữ trong lao động sản xuất đã giam hãm người phụ nữ ở địa vị thấp kém trong xã hội và gia đình với tất cả những bất công và thiệt thòi. Tóm lại, việc nghiên cứu về người phụ nữ nói chung và nguồn nhân lực nữ nói riêng không thể tách rời việc nghiên cứu về giới tính và giới, về sự bình đẳng giới và hậu quả đem lại cho sự phát triển chung khi lực lượng phụ nữ bị kìm hãm, không phát huy được đầy đủ những tiềm năng cho việc cải tạo thiên nhiên, xã hội. Vấn đề đặt ra trước hết đối với việc phát huy nguồn nhân lực nữ là phải xác định được những nhân tố cơ bản tác động đến nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển. 1.1.2.2. Những nhân tố tác động đến việc phát huy nguồn nhân lực nữ Việc phát huy nguồn nhân lực nữ thực chất là quá trình một mặt dựa vào năng lực chủ quan của con người, một mặt dựa vào những nhân tố khách quan tác động tới sự tồn tại và phát triển của con người. Có thể thấy những nhân tố cơ bản sau đây thường xuyên tác động đến việc phát huy nguồn nhân nữ: Thứ nhất, nhân tố tự nhiên - sinh học có tác động rất lớn đến thể lực và trí lực của nguồn nhân lực nữ. Do cấu tạo cơ thể của phụ nữ khác với nam giới (phụ nữ thường thấp, bé, nhẹ cân hơn) và do đặc điểm sinh lý của phụ nữ cũng khác nam giới (phụ nữ phải sinh con và nuôi con) nên nhìn chung sức khoẻ của phụ nữ thường yếu hơn so với nam giới. Phụ nữ gắn liền với việc sinh con duy trì sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Việc sinh con vì thế là hiện tượng xã hội, nhưng trước hết cũng là hiện tượng tự nhiên, sinh học. Song, chức năng sinh học đó được thực hiện trong mối liên hệ chặt chẽ và chịu sự tác động của nhiều nhân tố như gia đình, môi trường kinh tế, môi trường giáo dục, môi trường cộng đồng. Không quan tâm đúng mức đến các nhân tố tự nhiên - sinh học của phụ nữ sẽ không chỉ mất mát hiện tại về năng suất, hiệu quả lao động, tác động tiêu cực đến việc phát triển trí lực của phụ nữ mà còn là những cái giá phải trả trong một vài thế hệ tương lai của dân tộc xét về mặt giống nòi và phát triển bền vững đất nước. Phát huy nguồn nhân lực nữ vì thế cần thấy được những đặc điểm riêng về mặt tự nhiên - sinh học của phụ nữ để có những giải pháp và chính sách xã hội hợp lý. Thứ hai là nhân tố giáo dục - đào tạo. Do vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển trí tuệ và nhân cách của con người nên nhân tố này đang được coi là phương thức phát triển nhanh chất lượng nguồn nhân lực. Các quốc gia hiện nay đều coi đầu tư cho giáo dục - đào tạo là đầu tư cho phát triển, đầu tư trực tiếp vào nguồn lực con người. Đối với nguồn nhân lực nữ, sự tác động của giáo dục - đào tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì không chỉ liên quan đến 1/2 nguồn nhân lực mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của lực lượng lao động. Điều này xuất phát từ mối liên hệ giữa học vấn của phụ nữ với sự phát triển của xã hội theo tác động dây chuyền giữa trẻ em gái - người mẹ - thế hệ tương lai. Các nghiên cứu cho thấy việc học tập của phụ nữ mang lại những lợi ích đặc biệt quan trọng cho gia đình và xã hội. “Giáo dục cho các em gái có sức tác động mạnh mẽ đối với mọi khía cạnh của sự phát triển - từ việc hạ tỉ lệ sinh đến việc tăng năng suất lao động và quản lý sử dụng môi trường” [52, tr.43]. Theo khảo sát của Ngân hàng thế giới năm 2000: Số lần khám thai của phụ nữ tỷ lệ thuận với trình độ học vấn, tỉ lệ trẻ sơ sinh chết ở các bà mẹ có học vấn bậc trung học cơ sở giảm hơn 75% so với các bà mẹ không đi học, học vấn của người mẹ cũng góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng qua cách chăm sóc và khả năng quản lý của các bà mẹ. Những nghiên cứu về sức khoẻ ở Việt Nam cũng cho thấy người mẹ có học vấn càng cao thì sinh ít con hơn. Quan trọng hơn, học vấn của mẹ còn có tác động trực tiếp đến việc học của con. Con của người mẹ có học vấn cao hơn có nhiều cơ hội được đến trường hơn với tỉ lệ cứ ba năm học cao hơn của mẹ tạo ra 10% khả năng đi học cao hơn cho con. Mối liên hệ giữa khả năng đi học của con với học vấn của cha cũng có xu hướng tương tự nhưng thấp hơn. Việc nâng cao địa vị phụ nữ và tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển bền vững đất nước phụ thuộc rất nhiều vào sự kiên trì thực hiện quốc sách giáo dục và đào tạo. Giảm khoảng cách về giới trong giáo dục - đào tạo sẽ thúc đẩy sự phát triển toàn diện nguồn nhân lực trước mắt cũng như lâu dài. Thứ ba, việc sử dụng lao động là một nhân tố rất quan trọng để phát huy tiềm năng tri thức và kỹ năng của người lao động. Sử dụng đúng ngành nghề và trình độ thì người lao động sẽ phát huy được tài năng trí tuệ, tay nghề và ra sức phấn đấu vươn lên về mọi mặt. Sử dụng lao động hợp lý sẽ tạo ra môi trường phù hợp cho người lao động phát triển nhanh chóng. Ngược lại, nếu sử dụng lao động không hợp lý sẽ làm cho người lao động bị hạn chế thậm chí thui chột khả năng lao động của mình. Sử dụng lao động nữ hợp lý không chỉ đơn thuần dựa vào kỹ năng, trình độ chuyên môn nhằm đạt hiệu quả kinh tế trước mắt mà còn phải đảm bảo được sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững và sự bình đẳng giới. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc sử dụng lao động nữ sao cho hợp lý và hiệu quả là một trong những vấn đề rất phức tạp. Có ý kiến cho rằng, đã là nền kinh tế thị trường thì hãy để cho thị trường lao động quyết định việc lựa chọn và sử dụng các loại lao động. Không ít ý kiến đã đặt niềm tin vào sự chi phối của cơ chế thị trường trong việc tự động đem lại sự công bằng xã hội và bình đẳng nam - nữ. Theo chúng tôi, đó là một sự công bằng máy móc, lạnh lùng, vì trên thực tế bên cạnh chức năng là người lao động như nam giới thì phụ nữ còn đảm nhận chức năng sinh con. “Khi thực hiện chức năng này người lao động nữ chẳng những phải tiêu hao sức vóc, một phần khả năng lao động mà còn mất hàng thập kỷ về thời gian lao động, hơn thế nữa lại là thời gian vàng ngọc, trẻ khoẻ, sung sức nhất” [55,tr.8] Vì vậy, sử dụng lao động nữ phải chú ý đến đặc điểm của phụ nữ, vừa có chức năng lao động như nam giới, vừa có chức năng tái sản xuất dân số và nguồn lao động, phải tính đến tiêu hao sức lực và thời gian của phụ nữ trong việc thực hiện chức năng thứ hai một cách hợp lý để phụ nữ có điểm xuất phát ngang bằng về mặt sức lao động với nam giới trong nền kinh tế thị trường. Thứ tư, chính sách xã hội là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến việc phát huy nhân tố con người, phát huy nguồn nhân lực. Chính sách xã hội là một công cụ quan trọng của quản lý nhà nước nhằm thực hiện và điều chỉnh các mối quan hệ của con người xoay quanh mối quan hệ lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc của con người là động lực to lớn khơi dậy tiềm năng của con người, tạo điều kiện thuận lợi để con người lao động phát huy năng lực sáng tạo của mình đóng góp cho sự phát triển của cá nhân và cộng đồng xã hội. Ngược lại, nếu hệ thống chính sách không phù hợp, thiếu đồng bộ thì nó sẽ trở thành rào cản kìm hãm năng lực và tư duy sáng tạo của mỗi con người. Như vậy, trong đời sống xã hội, việc tạo động lực hoạt động cho người lao động thực chất là thiết lập được môi trường pháp lý thuận lợi cũng như những điều kiện thích hợp để con người có thể phát huy tối đa tính tích cực và khả năng sáng tạo của mình. Do những đặc điểm về giới tính và giới nên phụ nữ thường chịu những thiệt thòi hơn so với nam giới. Vì vậy, chính sách xã hội đối với phụ nữ phải phản ánh được lợi ích và nguyện vọng của nữ giới. Chính sách xã hội phù hợp với phụ nữ khi nó tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển năng lực của mình trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, đảm bảo công bằng xã hội và bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Thứ năm, nhân tố truyền thống văn hoá dân tộc có tác động rất lớn đến chất lượng nguồn nhân lực - nhất là về mặt tinh thần. Các giá trị văn hốa truyền thống dân tộc là nhân tố quan trọng, là môi trường lành mạnh để hình thành và phát triển nguồn lực con người. Một dân tộc, một quốc gia có truyền thống tốt, những tập quán lành mạnh, có nền văn hoá phát triển cao thì đó chính là cơ sở điều kiện tốt để xây dựng một nguồn nhân lực vừa có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, vừa có thái độ, tinh thần, tác phong làm việc tốt. Ngược lại, nếu một dân tộc, một quốc gia có những phong tục, tập quán lạc hậu thì sẽ kìm hãm sự vươn lên của chính quốc gia, dân tộc đó. Mặt khác, những đặc trưng văn hoá - xã hội của một dân tộc còn là cơ sở cho việc sử dụng nguồn nhân lực hợp lý và hiệu quả cao. ²Yếu tố văn hoá và truyền thống dân tộc như tinh thần lao động, tính kỷ luật cao, tinh thần học tập và niềm tự hào dân tộc đã đưa Hàn Quốc vươn lên vị trí xứng đáng trong chưa đầy 1/2 thế kỷ qua” [51, tr.125] Chúng ta thường hay nhắc tới truyền thống yêu nước, cần cù, thông minh, sáng tạo trong lao động và những phẩm chất trung hậu, đảm đang, kiên cường... của phụ nữ Việt Nam. Những truyền thống quý báu và phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam chính là sức mạnh, là điểm tựa tinh thần để phụ nữ vươn lên đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của sự phát triển kinh tế - xã hội trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực nữ hiện nay, bên cạnh việc phát huy các giá trị văn hoá, truyền thống dân tộc đề cao vai trò của phụ nữ, quan tâm đến sự phát triển của phụ nữ, thì phải loại bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu, lối tư duy theo kiểu “trọng nam, khinh nữ” để tạo điều kiện cho sự phát triển mọi mặt của phụ nữ vì mục tiêu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Thứ sáu, gia đình là nhân tố liên quan mật thiết và tác động thường xuyên đến việc phát huy nguồn nhân lực nữ. Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, quy cho đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt…; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống.. Những trật tự xã hội... là do hai loại sản xuất đó quyết định: một mặt là do trình độ phát triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình [28, tr.44] Có thể khẳng định rằng gia đình là tổ chức xã hội đầu tiên có khả năng nhất trong việc chăm lo cho sự phát triển của mỗi con người trên cả ba phương diện: thể chất, trí tuệ và tình cảm tâm lý. Sự tác động của gia đình được diễn ra ngay từ khi đứa trẻ còn trong bào thai đến khi ra đời và sự tác động này tồn tại trong suốt quá trình sinh trưởng. Do chức năng sinh đẻ và nuôi dưỡng con cái mà phụ nữ luôn luôn gắn liền với gia đình. Đề cập đến sự tác động của gia đình đến nguồn nhân lực nữ cần phải hiểu đây là sự tác động hai chiều. Gia đình là nơi phụ nữ thực hiện chức năng tái sản xuất ra con người, nuôi dưỡng nguồn nhân lực cho đất nước và đồng thời là nơi phụ nữ tiếp nhận những nguồn lực cho sự phát triển của chính mình. Không thể nói đến phát huy vai trò phụ nữ chỉ căn cứ vào sự tham gia hoạt động xã hội mà coi nhẹ vai trò to lớn của họ trong gia đình. Cũng như không thể chỉ đề cao vai trò của phụ nữ trong gia đình mà quên đi trách nhiệm của gia đình trong việc chăm lo cho sự phát triển của phụ nữ. Khi gia đình tái sản xuất ra nguồn nhân lực nữ có chất lượng cao cũng chính là điều kiện cơ bản để gia đình thực hiện tốt chức năng của mình. Do vậy, phụ nữ được tạo các điều kiện phát triển toàn diện ngay từ trong gia đình thì chính gia đình cũng sẽ có những biến đổi tích cực. Tóm lại, việc phát huy nguồn nhân lực nữ chủ yếu chịu sự tác động của các nhân tố trên. Mỗi một nhân tố tác động đến từng mặt của nguồn nhân lực nữ. Tuy nhiên, do các đặc điểm về giới tính và giới nên phụ nữ thường phải chịu những tác động tiêu cực nhiều hơn nam giới. Vì thế khi xem xét, đánh giá, xây dựng chiến lược phát triển, phát huy nguồn nhân lực nữ cần phải phân tích đầy đủ và sử dụng tổng hợp tất cả các nhân tố này. Tầm quan trọng của việc phát huy nguồn nhân lực nữ và yêu cầu mới đối với nguồn nhân lực nữ trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay Tầm quan trọng của việc phát huy nguồn nhân lực nữ ở Việt Nam hiện nay Là bộ phận cơ bản của nguồn lực con người, nguồn nhân lực nữ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các quốc gia. Vấn đề phát huy nguồn nhân lực nữ đã được Đảng Cộng sản Việt Nam coi trọng ngay từ ngày đầu mới thành lập. Một trong những luận điểm quan trọng của Hồ Chí Minh là phụ nữ được nhìn nhận như một lực lượng cơ bản của cách mạng và nếu quảng đại quần chúng phụ nữ không tham gia vào các cuộc đấu tranh cách mạng thì cách mạng không thể thắng lợi được. Phụ nữ còn được coi là nguồn lực to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải làm gì ? Nhất định phải tăng gia sản xuất thật nhiều. Muốn sản xuất nhiều thì phải có nhiều sức lao động. Muốn có nhiều sức lao động phải giải phóng sức lao động của phụ nữ" [18, tr.33]. Xuất phát từ vai trò to lớn của phụ nữ, Hồ Chí Minh xác định một cách nhất quán rằng giải phóng phụ nữ là một trong những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam ²…Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa.." [18, tr.167] Có thể khẳng định rằng: xuất phát từ nhu cầu khách quan về các nguồn lực, trước hết là nguồn lực con người, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn coi phụ nữ là động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế - xã hội. Để phát huy nguồn lực phụ nữ, các chính sách của Đảng và Nhà nước đã có một cách nhìn nhận tương đối toàn diện về các vai trò khác nhau mà người phụ nữ gánh vác trong gia đình và ngoài xã hội. Nhờ kiên trì quan điểm phát huy nguồn lực phụ nữ mà Đảng ta đã động viên được các tầng lớp phụ nữ tham gia vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Vai trò và địa vị xã hội của phụ nữ Việt Nam được nâng cao qua từng giai đoạn phát triển. Điều này chứng tỏ rằng một trình độ mới về tiến bộ xã hội thể hiện ở mức độ bình đẳng giới có thể được tạo lập ngay trong điều kiện kinh tế còn kém phát triển. Ngày nay, phát huy nguồn nhân lực nữ càng có ý nghĩa quyết định đối với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tầm quan trọng của việc phát huy nguồn nhân lực nữ thể hiện ở những điểm cơ bản sau: Thứ nhất, phụ nữ là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc tái sản xuất con người. Phát huy nguồn nhân lực nữ sẽ tác động trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển kinh tế - xã hội và phát triển con người. Xã hội tồn tại và phát triển dựa trên hai cơ sở quan trọng: sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần và tái sản xuất ra bản thân con người. Hai mặt này của sản xuất xã hội có mối quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau trong sự thống nhất biện chứng. Sản xuất vật chất, tinh thần là cơ sở của tái sản xuất con người. Ngược lại, tái sản xuất con người lại là tiền đề của sản xuất vật chất, tinh thần. Vai trò hay ảnh hưởng của phụ nữ đối với xã hội được xét trên hai phương diện chủ yếu: thứ nhất, phụ nữ tác động đến sự phát triển của xã hội thông qua các hoạt động sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần của họ ; thứ hai, phụ nữ tác động đến xã hội thông qua việc thực hiện chức năng trực tiếp tái sản xuất ra bản thân con người. Chiếm phần nửa trong lực lượng lao động xã hội, nên đương nhiên phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Chúng tôi muốn bàn thêm về vai trò của phụ nữ trong việc tái sản xuất ra con người đối với sự phát triển của xã hội. Khái niệm tái sản xuất ra con người bao gồm hai nội dung cơ bản, đó là tái sản xuất về mặt thể chất và tái sản xuất về mặt tinh thần. Cho dù khoa học kỹ thuật phát triển đang mở ra khả năng có thể tiến hành việc sinh sản ra con người một cách nhân tạo thì sự tái sản xuất con người vẫn phải được thực hiện thông qua người phụ nữ. Xét cả trên phương diện sinh học và phương diện xã hội, người phụ nữ vẫn giữ vai trò không thể thay thế được. Bởi tái sản xuất ra con người không đơn thuần chỉ là tạo ra một con người sinh học mà điều quan trọng và chủ yếu hơn là sự giáo dục, nuôi dưỡng để hình thành và phát triển một con người xã hội, trở thành những công dân hữu ích cho xã hội. Đối với mỗi con người điều đó lại được bắt đầu chủ yếu và trước hết bởi người mẹ, không một công nghệ, kỹ thuật thuần tuý nào có thể thay thế được. Sự phát triển kinh tế - xã hội hiện nay không chỉ chú ý đến vấn đề số lượng dân số - như một lực lượng lao động chủ yếu, mà điều quan trọng hơn là nâng cao chất lượng dân số như là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Con người là nhân tố hàng đầu, quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất. Ngay cả khi khoa học công nghệ, kỹ thuật phát triển như hiện nay, nhân tố con người lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ đã đặt con người vào quá trình lao động hết sức phức tạp, đòi hỏi một năng lực sáng tạo, một trình độ kỹ thuật cao và ý thức trách nhiệm rất lớn. Có như vậy, lực lượng vật chất to lớn, đồ sộ của xã hội mới được sử dụng một cách tốt nhất, hiệu quả nhất và đồng thời chính con người lại đạt đến một bước phát triển mới, tăng thêm sức mạnh chinh phục thiên nhiên, tăng thêm động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó càng cho thấy, chức năng tái sản sinh ra con người ở người phụ nữ là nhu cầu tự nhiên tất yếu đối với gia đình và xã hội, và ngay từ đầu đã mang tính người, tính xã hội. Đây là chức năng đặc biệt dành cho phụ nữ, trải qua các thời đại, chức năng này ngày càng có vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. "Chất lượng của tái sản xuất xã hội được thực hiện thông qua người phụ nữ là yếu tố chủ yếu của phát triển nguồn nhân lực và hơn nữa là nguồn đầu tư đặc biệt dài hạn" [55, tr.26] Thứ hai, phụ nữ là chủ thể sáng tạo, đổi mới và hoàn thiện quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Phát huy nguồn nhân lực nữ sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế và tăng cường tiến bộ xã hội. Khi nói tới khả năng lao động sáng tạo của con người C.Mác đã cho rằng cái gọi là lịch sử toàn thế giới chẳng qua chỉ là sự sáng tạo của con người kinh qua lao động. C.Mác đã tổng kết: "Con người không chỉ làm biến đổi hình thái những cái tự nhiên cung cấp…con người cũng đồng thời thực hiện các mục đích tự giác của mình, mục đích ấy quyết định phương thức hành động của họ, giống như một quy luật và bắt ý chí của họ phải phục tùng nó" [24,tr.321]. Quả vậy, trong tiến trình phát triển của nhân loại, con người không chỉ là yếu tố hàng đầu, năng động quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất mà còn là chủ thể sáng tạo, đổi mới và hoàn thiện toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Sự sáng tạo của con người được thể hiện không chỉ ở mặt sáng tạo ra của cải vật chất mà còn sáng tạo ra đời sống tinh thần và sáng tạo ra chính bản thân con người. Nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng cao đã thúc đẩy con người sáng tạo không ngừng để thoả mãn nhu cầu của chính mình. Chính trong quá trình đó, con người sáng tạo ra lịch sử, sáng tạo ra chính bản thân mình, đưa xã hội loài người phát triển từ hình thái kinh tế - xã hội này lên hình thái kinh tế - xã hội khác. Con người vừa là sản phẩm lịch sử vừa là chủ thể chân chính sáng tạo ra lịch sử. Xã hội dưới mọi hình thức đều chỉ là quan hệ giữa người với người, giữa nam và nữ. Người phụ nữ trước hết là sản phẩm lịch sử (như người đàn ông) và cũng là chủ thể sáng tạo (như người đàn ông). Sự ra đời của loài người gồm có nam và nữ, họ cùng xuất hiện trong tiến trình phát triển của loài người. Nhưng ở phương Tây truyền tụng câu chuyện coi phụ nữ - Eva, là cái xương sườn của Adam do Chúa nặn ra, nữ là một bộ phận cơ thể của nam và phụ thuộc vào nam. ở phương Đông, người ta quan niệm rằng vũ trụ hợp nhất bởi âm và dương. Con người cũng vậy, nam giới là khí dương - biểu tượng cho sức mạnh, quyền năng, thống trị.. còn nữ giới là khí âm với đặc trưng là sự mềm yếu, nương tựa, phụ thuộc...Câu chuyện khởi thuỷ và những quan niệm ngây thơ đó được hậu thuẫn bởi sự áp bức, nô dịch phụ nữ về mặt kinh tế đã trở thành nguyên cớ làm nảy sinh những phong tục tập quán, thiên kiến xã hội đề cao nam giới, chỉ coi nam giới là chủ thể sáng tạo còn phụ nữ chỉ là đối tượng bị sai khiến và phải phục tùng. Từ đó đã hình thành và củng cố những quan niệm về địa vị thấp hèn của phụ nữ suốt bao thế kỷ, đòi hỏi ở người phụ nữ chỉ có trách nhiệm và hy sinh. “Người ta sinh ra không phải là phụ nữ (với ý nghĩa có sự phân biệt nam nữ về mặt xã hội) mà trở thành phụ nữ, do kết quả của những định kiến, những phân biệt đối xử trong lao động và hưởng thụ, trong học hành và nghỉ ngơi” [43, tr.53]. Ngay cả khi vai trò hết sức to lớn, quan trọng, cần thiết của phụ nữ trong quá trình phát triển được thừa nhận thì địa vị chủ thể của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội cũng chưa được nhận thức một cách toàn diện. Điều đó thể hiện ở chỗ phụ nữ được coi là động lực và là lực lượng cần thu hút vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhưng các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khi được xác định lại thường ít tính đến nhu cầu của phụ nữ. Các vấn đề của phụ nữ mới được nhắc tới, tính đến hay lồng ghép vào các chương trình, dự án phát triển. Trên thực tế quan điểm này chưa đặt vấn đề phụ nữ là chủ thể của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Điều này không chỉ hạn chế khả năng phát huy tính chủ động, sáng tạo của phụ nữ mà có thể làm giảm hiệu quả xã hội của các quá trình kinh tế. Việc phát triển kinh tế - xã hội một cách lâu bền vì thế khó có thể thực hiện một cách triệt để. Được coi là hợp lý trong việc đánh giá vai trò của phụ nữ hiện nay là quan điểm khẳng định mối quan hệ hữu cơ giữa phụ nữ và phát triển, giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, đồng thời nhấn mạnh vai trò chủ thể của phụ nữ trong quá trình hoạch định, thực hiện và đánh giá các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội hiện nay đang cho thấy rõ ràng là ²chỉ có thể nói tới phát triển với nghĩa sâu rộng nhất của từ này nếu phụ nữ có cơ hội phát huy hết năng lực của mình và có điều kiện phát triển một cách toàn diện và bình đẳng với nam giới” [2, tr.93]. Nghiên cứu về vai trò chủ thể sáng tạo của phụ nữ không thể dừng lại ở việc nhấn mạnh ý nghĩa chính trị và kinh tế to lớn của việc phụ nữ tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội. ở một đất nước như Việt Nam khi mà hơn 70% phụ nữ trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế và lao động nữ chiếm gần 50% lực lượng lao động xã hội thì nghiên cứu về nguồn nhân lực nữ lại càng không thể giới hạn ở việc nhấn mạnh vai trò quan trọng của lao động nữ, vấn đề đặt ra là cần phân tích và phát hiện những cơ chế góp phần cải thiện công bằng xã hội nâng cao bình đẳng nam - nữ trong chính hoạt động kinh tế - xã hội của phụ nữ. Thứ ba, phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc sáng tạo, giữ gìn và phát triển văn hoá dân tộc. Phát huy nguồn nhân lực nữ sẽ góp phần khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo của con người, tạo ra nguồn lực nội sinh quyết định sự phát triển. Văn hoá tạo nên mặt cơ bản của chất lượng đời sống con người và trình độ phát triển xã hội. Nhấn mạnh văn hoá trong quá trình phát triển chính là nhấn mạnh yếu tố con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục đích của sự nghiệp đổi mới đất nước. Nếu kinh tế là nền tảng vật chất của đời sống xã hội thì văn hoá là nền tảng tinh thần của đời sống ấy, và vì thế, hai lĩnh vực đó luôn luôn giữ vị trí quan trọng và quyết định đối với sự vận động và phát triển của xã hội. Với vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá có khả năng to lớn trong việc khơi dậy, nhân lên mọi tiềm năng, phát triển sức sáng tạo của con người, tạo ra nguồn lực nội sinh quyết định sự phát triển của CNH, HĐH. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi mà nguồn gốc của sự giàu có và phát triển toàn diện của một đất nước ngày càng phụ thuộc vào nguồn lực con người, tiềm năng và năng lực sáng tạo của con người. Phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong việc sáng tạo, truyền thụ, giữ gìn và phát triển văn hoá. Điều này xuất phát từ vai trò trọng yếu của họ trong nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo tồn và phát triển giống nòi đất nước. Phụ nữ là những người giữ gìn, truyền thụ những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc từ thế hệ này qua thế hệ khác bằng những lời ru, những truyện cổ dân gian, những khúc đồng dao đến những tục lệ tốt đẹp. Chính trong cuộc sống đa dạng thường ngày, trong sản xuất, trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, trong nuôi dạy con cái, người phụ nữ đã sáng tạo, truyền đạt, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hoá Việt Nam. Họ đóng góp, làm giàu nền văn hoá đó cho dù họ không biết hay ít biết làm thơ, viết chuyện, họ bảo vệ nền văn hoá đó trước mọi mưu đồ đồng hoá của các kẻ thù xâm lược…²Họ đã giữ gìn, xây dựng nhân cách con người Việt Nam qua tấm gương sống và làm việc của bản thân ” [43, tr.56]. Con người Việt Nam đến nay còn lưu giữ được những phẩm chất, đạo đức tốt đẹp như tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, thông minh, sáng tạo trong lao động, tình nghĩa chung thuỷ giữa vợ và chồng, lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, lòng kính trọng biết ơn người già, sự tương trợ, đùm bọc nhau trong họ hàng làng xóm... ở đây có công lao to lớn của những người phụ nữ, người mẹ trong việc dạy dỗ con cái. Họ còn đóng vai trò quan trọng đối với việc xây dựng, củng cố những quan hệ tốt đẹp giữa người với người, nhờ đó xã hội Việt Nam còn giữ được nếp sống có nghĩa, có tình, có trước, có sau, quan tâm giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn… Tóm lại, phụ nữ có vai trò quan trọng đối với sự phát triển đất nước. Nhìn nhận về vai trò của phụ nữ, nghị quyết 04/BCT (khoá VIII) đã khẳng định một quan điểm mới và khá toàn diện: ² Phụ nữ vừa là người lao động, vừa là người công dân, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Khả năng và điều kiện lao động, trình độ văn hoá, vị trí xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ có ảnh hưởng sâu xa đến sự phát triển của thế hệ tương lai". Việc phát huy nguồn lực phụ nữ vì thế, sẽ tạo ra động lực phát triển xã hội, thúc đẩy bước tiến của dân tộc cả về cơ sở vật chất và cuộc sống văn hoá tinh thần. Không chỉ đối với Việt Nam, việc phát huy nguồn nhân lực nữ để tạo động lực phát triển kinh tế bền vững và đảm bảo tiến bộ công bằng xã hội đã và đang được đặt ra trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia. Vào đầu những năm 60 của thế kỷ XX, người ta chủ yếu đề cập đến mô hình phát triển hướng vào tăng trưởng kinh tế và cho rằng tăng thu nhập quốc dân là biện pháp cần và đủ đối với sự phát triển của một đất nước. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng việc tập trung quá cao cho mục tiêu tăng trưởng đã khiến cho các mục tiêu xã hội, vốn gắn chặt với người phụ nữ như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục không được đầu tư phát triển một cách tương xứng với tầm quan trọng của nó. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn nhân lực và đến lượt nó lại có tác động tiêu cực trở lại đối với tăng trưởng kinh tế. Sự phát triển kinh tế vì thế không thể duy trì tính bền vững như mong muốn. Quan điểm mới về phát triển đòi hỏi trong việc phát huy nguồn nhân lực nữ không chỉ chú ý đến việc khai thác tối đa tiềm năng của nguồn lực này mà phải đồng thời quan tâm đầy đủ đến lợi ích và nhu cầu phát triển của phụ nữ. Nghiên cứu của tổ chức tài chính như Ngân hàng Thế giới hay của tổ chức phát triển như UNDP trên phạm vi quốc tế hiện nay đều nhấn mạnh ý nghĩa của việc đầu tư cho phụ nữ và đảm bảo lợi ích của giới nữ đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển nói chung. Đầu tư nâng cao khả năng của phụ nữ và tạo cho họ quyền lựa chọn các cơ hội không chỉ đem lại lợi ích cho phụ nữ mà còn là cách chắc chắn nhất để đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế và phát triển chung. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm của các nước có nhịp độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liền, các nhà kinh tế của Ngân hàng Thế giới đã đi đến kết luận ²Tăng trưởng k._.tinh thần mà gia đình có được nhờ sự nỗ lực chung của mọi thành viên. Hiện nay, bình đẳng giới trong gia đình ở Hà Nội không chỉ dừng lại ở việc xoá bỏ những định kiến bảo thủ lạc hậu đối với phụ nữ mà quan trọng hơn là phải bằng những hành động thiết thực tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ thông qua việc tiếp cận với giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần, chống tệ bạo hành, buôn bán phụ nữ, các tệ nạn xã hội từ trong gia đình. Khuyến khích nam giới tham gia vào công việc nội trợ và chăm sóc gia đình, coi đây là biện pháp lâu dài và bền vững để Hà Nội phát huy ở mức cao nhất các tiềm năng của nguồn nhân lực nữ. Trong lĩnh vực xã hội: tạo các điều kiện, cơ chế tiến tới cân bằng vị trí giữa phụ nữ và nam giới. Thực tế đã cho thấy các định kiến sẽ dễ thay đổi hơn khi cả hai giới trải qua quá trình tương tác trong điều kiện, địa vị bình đẳng, trong môi trường công việc áp dụng các chuẩn mực, chính sách hoặc biện pháp tích cực. Công bằng giới với tư cách là nguyên tắc quản lý sự phát triển xã hội cần được thể hiện trong lĩnh vực kinh tế (của cải, thu nhập, việc làm), trong lĩnh vực chính trị, văn hoá xã hội (quyền quản lý, quyền sở hữu, tiếp cận giáo dục, y tế, vui chơi, giải trí..) Nguyên tắc này trước hết cần quán triệt trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và trong các yếu tố của cơ chế, con đường thực hiện chính sách phát triển. Để thực hiện hiệu quả việc nâng cao tính tích cực xã hội của phụ nữ và cơ chế bình đẳng giới trong gia đình và xã hội: Thứ nhất, phải nâng cao nhận thức về giới cho toàn xã hội. Thực hiện việc tuyên truyền, đào tạo, phổ cập kiến thức về giới cho mọi đối tượng nhân dân, trong đó cần tăng cường cung cấp căn cứ, kết quả nghiên cứu về giới và giới tính để thay đổi những định kiến chưa chính xác và không phù hợp với sự phát triển của phụ nữ. Đào tạo về giới cho đội ngũ lãnh đạo chủ chốt nhằm cải thiện hơn nữa sự vận dụng kiến thức giới trong việc xây dựng các chương trình kế hoạch thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của phụ nữ. Thứ hai, thực hiện nghiêm luật pháp, chính sách về bình đẳng nam nữ, bổ sung, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến bình đẳng giới. Thực tế đã cho thấy công tác truyền thông chiếm ưu thế và có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới của xã hội. Song, để các mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ ngày càng tiến bộ hơn thì việc thực hiện nghiêm các luật pháp liên quan đến quyền bình đẳng nam nữ là điều kiện cần thiết và tất yếu tạo ra sức mạnh định hướng dư luận xã hội. Thực hiện tốt các luật pháp, chính sách về bình đẳng nam nữ đồng thời phải bổ sung và không ngừng hoàn thiện các luật pháp, chính sách tác động đến sự phát triển toàn diện của phụ nữ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Xu thế phát triển hiện nay đang đòi hỏi sớm ban hành Luật Bình đẳng giới để điều chỉnh các hành vi bất bình đẳng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế - lao động, văn hoá - xã hội và gia đình. Việc ra đời của bộ luật này sẽ tạo ra hành lang pháp lý và môi trường đồng bộ cho sự tham gia bình đẳng của cả nam giới và phụ nữ trong quá trình phát triển Thứ ba, tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến trong hoạt động của hệ thống chính trị đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phụ nữ, kịp thời đề ra chủ trương chính sách đúng đắn phù hợp với yêu cầu phát huy vai trò của phụ nữ trong giai đoạn cách mạng mới; nâng cao năng lực của Nhà nước trong việc thể chế hoá các chủ trương đường lối của Đảng về giải phóng phụ nữ, tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến phụ nữ đảm bảo sự bình đẳng giới; phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các cấp chính quyền và gia đình trong việc thực hiện bình đẳng giới. Hội phụ nữ các cấp là tổ chức đại diện, bảo vệ chăm lo cho quyền, lợi ích chính đáng và hợp pháp của phụ nữ, tiêu biểu cho ý chí, sức mạnh chính trị -xã hội của phụ nữ. Nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức Hội là phải tập hợp và phát huy cao độ tính năng động, nhiệt tình sáng tạo của phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội, khơi dậy động lực tinh thần của phụ nữ, tạo thành niềm tin, ý chí và nghị lực của phụ nữ qua các phong trào hành động cách mạng. Do đó, đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp hội thì một mặt cần hướng vào giải quyết các nhu cầu bức xúc của phụ nữ, nâng cao chất lượng lao động nữ, mặt khác cần tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách liên quan đến phụ nữ nhằm phát huy vai trò làm chủ của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Tóm lại, việc phát huy vai trò làm chủ của phụ nữ phụ thuộc rất lớn vào sự thay đổi trong nhận thức và hành động vì sự bình đẳng giới của các cấp, các ngành, các tổ chức, các gia đình, của mỗi cá nhân nam cũng như nữ. Nếu tư tưởng ²trọng nam khinh nữ" - nguyên nhân tạo sự bất bình đẳng nam nữ chỉ là sản phẩm đơn thuần của cơ sở kinh tế - xã hội, của hệ tư tưởng Nho giáo thì việc xoá bỏ nó chắc chắn không quá khó khăn, song vấn đề là người ta có thể thông suốt về tư tưởng, nhưng tâm lí và thói quen cũ thì chưa thể xoá bỏ ngay được, hơn nữa đó lại là thói quen hàng nghìn năm để lại. Đấu tranh vì quyền bình đẳng của phụ nữ là một công việc mang ý nghĩa nhân văn cao cả; nó không chỉ đòi hỏi kiến thức, sự hiểu biết sâu sắc mà cả sự kiên trì bền bỉ cũng như nỗ lực chung của toàn xã hội, của nam giới và phụ nữ. 3.2.4. Phát huy ưu thế trung tâm khoa học - thông tin - Thủ đô tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội Trong xu thế phát triển với tốc độ đô thị hoá và hội nhập ngày càng lớn, nguồn nhân lực nữ của Thủ đô không thể nằm ngoài mối quan hệ với nguồn nhân lực của cả nước, lại càng không thể nằm ngoài quá trình tương tác xét dưới góc độ giới của nguồn nhân lực nói chung. Vì vậy, việc nghiên cứu, dự báo thường xuyên nguồn nhân lực nữ của Hà Nội trong mối quan hệ với nguồn nhân lực của cả nước và nguồn nhân lực nam là một trong những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài. Xét dưới góc độ giới cho thấy việc phân bố nhân lực nữ vào các ngành nghề khác nhau hiện nay chịu sự chi phối chủ yếu của quy luật cung - cầu. ở đây, việc nghiên cứu, dự báo sự phát triển và biến động của thị trường lao động gắn với nguồn nhân lực nữ là rất quan trọng. Cho đến nay, công tác dự báo lao động nếu có mới chỉ được tiến hành chung mà chưa tính đến những xu hướng cụ thể của lao động nữ, do vậy việc thiếu những thông tin liên quan trực tiếp đến lao động nữ không chỉ hạn chế sự chủ động của phụ nữ trong việc chọn lựa việc làm phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể mà còn là một khó khăn lớn cho việc đảm bảo sự bình đẳng giới trong việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu, dự báo nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực nữ nói riêng một cách khoa học để việc phân bổ, sử dụng nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực hợp lý phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu bình đẳng giới là hết sức quan trọng. Vì vậy, công tác nghiên cứu, dự báo nguồn nhân lực nữ ở Thủ đô phải đảm bảo: - Nghiên cứu, dự báo các yếu tố tác động và xu thế biến đổi nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội. - Nghiên cứu, dự báo được cung - cầu nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu trong từng giai đoạn của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô làm cơ sở cho kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nữ, tránh được những biến động lớn về nguồn nhân lực bất lợi cho sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội ở Thủ đô. - Nghiên cứu dự báo, nguồn nhân lực và nguồn nhân lực nữ trong mối quan hệ với nguồn nhân lực cả nước để làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch chủ động thu hút lao động di chuyển vào Hà Nội. Lao động nói chung và lao động nữ nói riêng di chuyển vào Hà Nội là xu hướng tất yếu khách quan của quá trình đô thị hoá. Ngăn cản dòng di dân này bằng những quy định nghiêm ngặt trong quản lý hành chính đối với người nhập cư là không hiệu quả và không phù hợp với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Nhưng để mặc các dòng di dân và di chuyển lao động tự do vào thành phố sẽ gây áp lực rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Thừa nhận thực tế khách quan của kinh tế thị trường và quyền tự do di chuyển của công dân, đồng thời có các biện pháp linh hoạt trong quản lý sẽ kết hợp hài hoà giữa dân chủ hoá về quyền di chuyển với việc chủ động điều tiết các dòng nhập cư. Điều đó đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ và thống nhất giữa công tác nghiên cứu, dự báo và công tác quản lý đô thị và quản lý xã hội. áp dụng các biện pháp chủ động để thu hút bố trí sắp xếp lao động di chuyển đến Hà Nội theo nhu cầu của thị trường lao động là cần thiết như: tăng cường và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, điều chỉnh hợp lý các dòng nhập cư theo hướng hạn chế tối đa tới khu vực nội thành, hướng các dòng di dân và di chuyển lao động nữ tới các khu phát triển mở rộng đã được quy hoạch. Chủ động trong việc thu hút lao động nữ di chuyển vào thành phố còn phải được thực hiện trong mối quan hệ biện chứng với xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, phát triển nguồn nhân lực vùng và cả nước, tạo ra sự phân công, hợp tác, phát triển có kế hoạch giữa Hà Nội và các địa phương trong cả nước. Kết luận Nguồn nhân lực ngày càng trở thành nhân tố chủ đạo và có ý nghĩa quyết định trong hệ thống các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Trên bình diện quản lý vĩ mô đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia, sự cần thiết phải quán triệt quan điểm con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đã chứng minh tính đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin coi con người vừa là sản phẩm của lịch sử, vừa là chủ thể sáng tạo lịch sử. Phụ nữ là nguồn lực to lớn trong sự phát triển của nhân loại, đặc biệt trong chiến lược xây dựng con người làm nền tảng cho tiến trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Các nhà giáo dục, khoa học xã hội và các nhà hoạch định kinh tế - xã hội đều biết đến câu nói: nhìn vào trẻ em biết tương lai của một dân tộc. Nhưng rất ít người biết rằng nhìn vào sức khoẻ, học vấn, trình độ chuyên môn,vị thế và đời sống của phụ nữ ta có thể biết cả quá khứ, hiện tại và tương lai của một quốc gia. Chính vì thế những nghiên cứu bước đầu của luận văn đã đi theo hướng nhấn mạnh nội dung sâu xa của nhận định vừa có tính chiến lược, vừa thiết thực cụ thể nêu trên và khẳng định rằng việc phát huy nguồn nhân lực nữ là đòi hỏi khách quan và cấp thiết của sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Phụ nữ Hà Nội đã và đang góp phần làm cho những thành tựu kinh tế thu được ngày một to lớn hơn, những thay đổi trong đời sống xã hội tiếp tục diễn ra ngày một tốt đẹp hơn. Song, những vấn đề đặt ra trước mỗi người phụ nữ về sự bất cập giữa năng lực và yêu cầu, giữa trách nhiệm và quyền hạn, giữa đóng góp và hưởng thụ, giữa công việc gia đình và công tác xã hội cũng ngày càng trở nên gay gắt. Do vậy, phát hiện và giải quyết đúng đắn những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát huy nguồn nhân lực nữ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội lâu bền ở nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng. Những số liệu và lập luận trình bày trong luận văn về thực trạng phát huy nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội chủ yếu nói tới những mặt chưa được, những hạn chế cần khắc phục. Điều đó không có nghĩa là xem nhẹ những thành tựu mà trái lại, càng làm nổi bật ý nghĩa sâu xa những mặt tốt đẹp của công cuộc đổi mới trong việc ngày càng cải thiện địa vị xã hội của phụ nữ và công bằng xã hội. Phát huy nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội hiện nay cần thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau: Một là: Đổi mới chính sách sử dụng lao động nữ, giải quyết tốt việc làm phù hợp đặc điểm lao động nữ Hà Nội. Hai là: Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, tăng cường chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ tạo điều kiện phát huy nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội Ba là: Nâng cao tính tích cực xã hội của phụ nữ, xác lập đồng bộ cơ chế thực hiện bình đẳng giới nhằm phát huy quyền làm chủ của phụ nữ Thủ đô. Bốn là: Phát huy ưu thế trung tâm khoa học - thông tin - Thủ đô tăng cường nghiên cứu, dự báo nguồn nhân lực nữ ở Hà Nội Phát huy nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Nội hiện nay là một vấn đề lớn, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cần được đầu tư nghiên cứu toàn diện, lâu dài. Trong điều kiện nghiên cứu hiện nay, tác giả luận văn chưa thể đi sâu khai thác mọi khía cạnh của vấn đề mà mới chỉ dừng lại ở những nội dung lớn mang tính gợi mở, có ý nghĩa phương pháp luận bước đầu để làm cơ sở cho hướng nghiên cứu tiếp theo. Danh mục công trình của tác giả Phạm Thị Thanh Hương (2005), ²Quan niệm của Ph.Ăngghen về giải phóng phụ nữ trong Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước", Tạp chí Khoa học xã hội, (03/79) Viện Khoa học xã hội Việt Nam, tr.23-29. Phạm Thị Thanh Hương (2005), ²Những nhân tố tác động đến nguồn nhân lực nữ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội", Tạp chí Nghiên cứu con người, (4/19), Viện Nghiên cứu con người, tr.15-20. Danh mục tài liệu tham khảo Trần Thị Vân Anh (2003), “Việc làm của phụ nữ Hà Nội”, Khoa học về phụ nữ, (2), tr.3-12. Trần Thị Vân Anh - Lê Ngọc Hùng (2000), Phụ nữ, giới và phát triển, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. Phùng Thị Kim Anh (2004), ²Các quan niệm nửa đầu thế kỷ XX về việc phụ nữ tham gia lao động xã hội", Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (6), tr.32-40. Ban Nữ công Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Phát huy nguồn lao động nữ ở ngoại thành Hà Nội trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu khoa học, Hà Nội. Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới (2000), Tổng quan: Đưa vấn đề giới vào phát triển, Hội thảo Hà Nội. Bộ Lao động - Thương binh và xã hội (1999), Thực trạng lao động việc làm 1996 - 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội Vũ Minh Chi (2004), ²Nghiên cứu giáo dục, con người và nguồn nhân lực Việt Nam trên con đường phát triển và hội nhập", Tạp chí Nghiên cứu Con người, (5/14), tr.38-43. Tô Xuân Dân (2001), “Nguồn nhân lực Thủ đô Hà Nội bước sang thế kỷ XXI”, Tạp chí Lao động và xã hội, (171), tr.10-15. Ngô Tuấn Dung (2003), ²Định kiến giới nhìn từ góc độ tâm lí xã hội", Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (6), tr.16-24. Vũ Kim Dung (2005), ²Đánh giá thực trạng bình đẳng giới - Cơ sở xây dựng Luật Bình đẳng giới ở Việt Nam", Thông tin Phụ nữ và tiến bộ, (2/43), Uỷ ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam. Nguyễn Hữu Dũng (2002), ²Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Lý luận chính trị, (8), tr.25-30. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đỗ Đức Định - Trần Lan Hương (2003), “Toàn cầu hoá - Cơ hội và thách thức đối với phụ nữ các nước đang phát triển và Việt Nam”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (6), tr.25-30. Trương Thị Bích Hà (2002) “Vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế tri thức”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, (3), tr.24-26. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Lê Thị Vân Hạnh (2005), ²Về việc phát triển chức nghiệp của phụ nữ những vấn đề đặt ra", Thông tin khoa học xã hội, (1), Viện Thông tin khoa học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. Hồ Chủ tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ (1970), Nxb Phụ nữ, Hà Nội. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2002), Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khoá VIII tại Đại hội đại biểu phụ nữ Toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2002 – 2007. Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố Hà Nội (2001), Báo cáo của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội khoá XI tại Đại hội đại biểu phụ nữ thành phố Hà Nội lần thứ XII, nhiệm kỳ 2001 - 2006. Lê Ngọc Hùng (1999), ²Công bằng xã hội và hội nhập xã hội đối với phụ nữ: Một số vấn đề thực tiễn và phương pháp tiếp cận", Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (4), tr.14-20. Nguyễn Linh Khiếu (chủ biên) (1999), Nghiên cứu và đào tạo giới ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Lê Thị ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo. Kinh nghiệm Đông á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. C. Mác (1984), Tư bản, tập thứ nhất, quyển 1, Nxb Sự thật, Hà Nội. C.Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. C.Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. C.Mác - Ph. Ăngghen (1981), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. C.Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Dương Thị Minh (2003), Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hồ Chí Minh (1989), Toàn tập, Tập 8, Nxb Sự thật, Hà Nội. Hồ Chí Minh (1969), Tuyển tập, Nxb Sự thật, Hà Nội. Nguyễn Chí Mỳ (2004) "Phát triển nguồn nhân lực Thủ đô Hà Nội thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá", Thủ đô Hà Nội 50 năm nhìn lại, Phạm Thành Nghị (2004), ²Bối cảnh văn hoá và quản lý nguồn nhân lực", Tạp chí Nghiên cứu con người, (4/13), tr.32-40. Nguyễn Tín Nhiệm - Phan Thị Thanh (2002), ²Cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định nghề đào tạo dự phòng cho lao động nữ", Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (4), tr.23-31. Nguyễn Thị Tú Oanh (1999), Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trần Thị Quế (1995), “Đổi mới kinh tế và vấn đề giới trong sự phát triển kinh tế - xã hội”, Kinh tế Việt Nam: Đổi mới và phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Bùi Thị Kim Quỳ (1996), “Quan tâm bồi dưỡng nguồn nhân lực nữ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (2), tr.6-7. Phạm Minh Thảo (2001), Dự báo xu thế phụ nữ thế kỷ XXI, Nxb Lao động, Hà Nội. Lê Thi - Chủ biên (1991), Vấn đề tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao địa .vị người phụ nữ hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Lê Thi (1993), Vài suy nghĩ về phương pháp luận tiếp cận việc nghiên cứu người phụ nữ và vai trò của giáo dục gia đình trong sự phát triển nguồn nhân lực, Trung tâm khoa học về Gia đình - Phụ nữ, Hà Nội. Lê Thi (1996), “Làm thế nào để người phụ nữ trở thành chủ thể trong quá trình đổi mới đất nước hiện nay”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, tr.1-4. Lê Thi (2004), "Nghiên cứu về người phụ nữ, về vấn đề giới và sự tham gia của các khoa học xã hội nhân văn Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Con người, (5/14), tr.52-58. Lê Trọng - Nguyễn Minh Ngọc (2001), “Lao động nữ ra thành phố cư trú tự do tìm việc làm: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (2), tr.44-49. Nguyễn Thanh (2002), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Thị Thiềng (2001), "Hiện trạng bình đẳng nam nữ về việc làm, thu nhập và vị trí chính trị ở nước ta", Tạp chí Kinh tế và phát triển, (10), tr.28-34. Trần Thị Thu (2002), Tạo việc làm cho lao động nữ Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Luận án tiến sĩ khoa học Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Vương Thị Bích Thuỷ (2003), ²Dân chủ hoá tạo môi trường và động lực cho sự phát triển cá nhân và xã hội", Tạp chí Triết học, (8/147), tr.13-17. Trung tâm Nghiên cứu khoa học về lao động nữ và Văn phòng Lao động quốc tế Giơnevơ (1998), Quyền lao động nữ Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội. Trung tâm nghiên cứu khoa học về Phụ nữ và Gia đình (1995), Gia đình và địa vị người phụ nữ trong xã hội - Cách nhìn từ Việt Nam và Hoa Kỳ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Trần Văn Tùng - Lê ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực - Kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ (2002), Báo cáo đề tài Thực trạng vấn đề giới và định hướng các giải pháp vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà Nội giai đoạn 2001 - 2005. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ (2005), Báo cáo tình hình hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ năm 2005. Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội (2001), Phát triển nguồn nhân lực Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội. Uỷ ban Quốc gia các vấn đề xã hội của Quốc hội (1995), Vai trò giới và nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội. Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (2004), Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách, Dự án VIE 01 - 015 - 01 ²Giới trong chính sách công". Lê Ngọc Văn (2005), ²Một số quan điểm của lý thuyết nữ quyền trong nghiên cứu gia đình", Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (1), tr.20-25. Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phụ lục Phụ lục 1 Dân số hà nội theo giới tính Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Dân số trung bình (1000 người) 2675,2 2756,3 2839,4 2926,6 3007,5 3082,8 Trong đó: Nữ (1000 người) 1338,6 1377,2 1417,7 1463,4 1502,2 1540,3 Tỉ lệ nữ so với tổng dân số (%) 50,04 49,97 49,93 50,01 49,95 49,96 Nam (1000 người) 1336,6 1379,1 1421,7 1463,2 1505,3 1542,5 Tỉ lệ nam so với tổng dân số (%) 49,96 50,03 50,07 49,99 50,05 50,04 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2004 và Số liệu thống kê giới của Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 2005. Phụ lục 2 Quy mô Dân số và lực lượng lao động Hà Nội Đơn vị tính: người Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 1. Dân số trung bình 2.395.900 2.467.200 2.420.200 2.672.122 2.734.700 2. Lực lượng lao động 1.135.568 1.137.364 1.162.335 1.336.396 1.353.518 % lực lượng lao động/dân số trung bình 47,40 46,10 48,03 50,01 49,49 Trong đó: lực lượng lao động nữ 576.204 672.373 583.194 632.710 682.719 % lực lượng lao động nữ so với lực lượng lao động 50,74 50,32 50,17 47,34 50,44 Lực lượng lao động nam 559.364 564.991 579.141 703.686 670.799 % lực lượng lao động nam so với lực lượng lao động 49,26 49,68 49,83 52,66 49,56 Nguồn: Thực trạng lao động việc làm từ năm 1996 - 1999 và kết quả tổng hợp điều tra lao động việc làm năm 2000. Nxb Thống kê, Hà Nội năm 1997, 1998, 1999, 2000. Phụ lục 3 Cơ cấu lực lượng lao động nữ Hà Nội theo nhóm tuổi Đơn vị tính: người, % Năm Chỉ tiêu Tổng số Trong đó 15 - 14 25 - 34 35 - 44 45 - 54 55 - 59 60+ 1997 Số lượng % so tổng số 572373 100 106292 18,57 154903 27,06 181006 31,62 87973 15,37 19232 3,36 22967 4,01 1998 Số lượng % so tổng số 583194 100 85230 14,61 151914 26,05 202542 34,73 101180 17,35 18220 3,12 24108 4,13 1999 Số lượng % so tổng số 632710 100 92484 14,62 176613 27,91 215218 34,02 106626 16,85 18223 2,88 23546 3,72 2000 Số lượng % so tổng số 682719 100 110861 16,23 194526 28,49 211756 31,01 120887 17,70 19559 2,86 25130 3,68 Nguồn: Thực trạng lao động việc làm các năm 1997, 1998, 1999, 2000. Nxb Thống kê, Hà Nội năm 1998, 1999, 2000, 2001. Phụ lục 4 số người từ đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế của hà nội chia theo giới tính và trình độ chuyên môn kỹ thuật (Đơn vị tính: %) Năm Giới tính Tổng số Trong đó Không có chuyên môn kỹ thuật Sơ cấp Công nhân kỹ thuật có bằng Công nhân kỹ thuật không có bằng Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng, đại học Trên đại học 1997 Nam 100,0 55,94 2,82 11,16 8,64 6,02 14,7 0,64 Nữ 100,0 69,11 4,54 3,9 5,26 9,37 12,07 0,16 1998 Nam 100,0 52,54 1,43 10,65 7,7 7,15 19,36 1,15 Nữ 100,0 60,91 2,98 3,48 5,54 10,94 15,55 0,61 1999 Nam 100,0 53,67 2,6 11,5 8,58 6,58 16,7 0,34 Nữ 100,0 64,5 3,68 3,71 3,81 10,4 13,72 0,18 2000 Nam 100,0 51,1 2,86 11,52 4,49 10,9 19,09 Nữ 100,0 60,44 2,15 3,12 5,22 11,78 17,29 Nguồn: Thực trạng lao động việc làm năm 1997 - 1999 và kết quả tổng hợp điều tra lao động việc làm năm 2000. Nxb Thống kê, Hà Nội. Phụ lục 5 Lực lượng lao động nữ Hà Nội có việc làm thường xuyên theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: người, % Lực lượng lao động nữ Hà Nội có việc làm thường xuyên Năm Trong đó Tổng số Nhà nước Ngoài nhà nước Nước ngoài Hỗn hợp Năm 1996 Số lượng việc làm 557462 152338 243870 6601 154653 % so với tổng số 100 27,33 43,75 1,18 27,74 Năm 1999 Số lượng việc làm 599829 192242 392729 6310 8548 % so với tổng số 100 32,05 65,47 1,05 1,43 Năm 2000 Số lượng việc làm 634198 197337 414886 8900 13075 % so với tổng số 100 31,12 65,42 1,4 2,06 Nguồn: Thực trạng lao động việc làm năm 1996, 1987, 1999 và kết quả tổng hợp điều tra lao động việc làm năm 2000. Nxb Thống kê, Hà Nội. Phụ lục 6 Thất nghiệp của lực lượng lao động hà nội Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 1996 Năm 1997 Năm 1998 Năm 1996 Năm 1999 Bình quân năm 1996 - 2000 Dân số trung bình Người 2.395.900 2.467.200 2.539.400 2.602.122 2.734.700 2.547.864 Lực lượng lao động Người 1.135.568 1.137.364 1.162.335 1.336.396 1.353.518 1.225.040 Trong đó: - Lực lượng lao động có việc làm -Thất nghiệp Người 1.083.302 1.078.341 1.099.907 1.263.140 1.281.683 1.161.275 % 95,39 94,83 94,35 94,73 94,69 94,80 Người 52.266 58.832 62.228 73.256 71.835 63.683 % 4,51 5,17 5,65 5,27 5,31 5,20 Thất nghiệp theo khu vực: + Thành thị + Nông thôn % 7,52 8,39 8,86 8,64 7,76 8,23 % 1,64 1,79 1,88 1,33 2,50 1,83 Theo giới tính: + Nam % 5,70 6,27 5,87 5,82 5,41 5,81 + Nữ % 3,47 4,28 5,46 4,84 5,20 4,65 Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, Thực trạng lao động việc làm các năm 1996 - 2000. Nxb Thống kê, Hà Nội. Phụ lục 7 Kết quả thực hiện kế hoạch hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Hà nội (Tính đến 31/3/2005) STT Mục tiêu, chỉ tiêu Đơn vị Kế hoạch xây dựng đến 2005 Thực hiện đến 31/3/ 2005 I Mục tiêu: Thực hiện quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực lao động - việc làm 1. Đạt tỷ lệ LĐ nữ trong tổng số (TS) người được tạo việc làm mới % > 50 54,9 2. Tỷ lệ sử dụng thời gian LĐ nữ ở khu vực nông thôn % 88 86,5 3. Tỷ lệ thất nghiệp của LĐ nữ ở khu vực thành thị % 5,5 - 6 6,52 4. Số hộ nghèo do PN làm chủ được vay vốn từ chương trình xoá đói giảm nghèo % 85 100 - Số PN trong TS người được vay vốn tín dụng % 60 60 II Mục tiêu: Thực hiện các quyền bình đẳng của PN trong lĩnh vực giáo dục 1. Số PN được xoá mù chữ ở độ tuổi dưới 40 % 95 - 100 95 2. Tỷ lệ nữ trong TS người được đào tạo trên đại học % 40 48 3. Phổ cập trung học phổ thông và tương đương % 70 70 4. Tỷ lệ LĐ nữ qua đào tạo % 38 38 - Trong đó đào tạo nghề % 30 30 5. Tỷ lệ nữ cán bộ công chức được đào tạo về chính trị, hành chính, tin học, ngoại ngữ % 40 47,7 III Mục tiêu: Thực hiện các quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ 1. Tuổi thọ trung bình của PN Tuổi 75 75 2. Tỷ lệ PN được tiếp cận với dịch vụ y tế % 95 - 100 97 3. Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai đủ 3 lần % 100 98,6 4. Tỷ lệ tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản Người/ vạn người 13-12/100.000 12,6/100.000 5. Tỷ lệ SDD trẻ em dưới 5 tuổi % < 13,5 14,7 6. Giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh đẻ nhẹ cân (dưới 2.500g) % 5 5,3 IV Mục tiêu: Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của PN trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội 1. Tỷ lệ nữ tham gia các cấp uỷ Đảng thuộc nhiệm kỳ Đại hội Đảng X - Thành phố % 15 15 (ĐH IX) - Quận, Huyện % 25 20,2 (nt) - Xã, phường, thị trấn % 25 21 (nt) 2. Tỷ lệ nữ tham gia HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004 - 2009 - Thành phố % 28 31,58 - Quận, Huyện % 40 31,68 - Xã, phường, thị trấn % 30 29,10 3. Tỷ lệ các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị ở TP và địa phương có nữ tham gia ban lãnh đạo % 50 37 4 Các tổ chức y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội và DN với 30% lực lượng LĐ nữ trở lên có nữ tham gia ban lãnh đạo % 100 94 (chưa tính số đơn vị ngoài QD) V Mục tiêu: Tăng cường năng lực hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ 1. Thành lập ban, tiểu ban VSTB của phụ nữ tại các Quận, Huyện, Sở, Ngành % 100 77,35 2. Tập huấn kỹ năng hoạt động cho cán bộ Ban VSTBPN các cấp, các ngành % 100 80 3. Nâng cao nhận thức giới, bồi dưỡng kỹ năng lồng ghép giới cho lãnh đạo các Sở, ngành, đơn vị % 100 80 Nguồn: Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội - Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ Thủ đô, 2005. Phụ lục 8 Bảng Xếp loại thu nhập quốc dân, chỉ số phát triển con người và chỉ số giới và phát triển của 5 tỉnh thành năm 2001 Tỉnh/Thành Thu nhập quốc dân bình quân (USD/ tháng) Chỉ số phát triển con người (HDI) Xếp loại thu nhập quốc dân Xếp loại chỉ số phát triển con người Chênh lệch giữa thu nhập và HDI Xếp loại chỉ số giới và phát triển (GDI) Bà Rịa- Vũng Tàu 1205 0,835 1 1 0 1 Hà Nội 299 0,798 3 2 1 2 TP Hồ Chí Minh 434 0,796 2 3 - 1 3 Đà Nẵng 187 0,760 5 4 1 4 Hải Phòng 162 0,733 7 5 2 5 Nguồn: Trung tâm KHXH và NVQG, Báo cáo phát triển con người 2001, Hà Nội 2001. Phụ lục 9 Kết quả điều tra biểu hiện định kiến về giới TT Biểu hiện trọng nam hơn nữ (%/ tổng số người được phỏng vấn) Miền Bắc Miền Trung Miền Nam 1 Thích đẻ con trai hơn con gái 54,3 41 29,4 2 Đầu tư, quan tâm tới con trai nhiều hơn 32,3 24,8 24,3 3 Yêu cầu con gái làm việc nhà nhiều hơn con trai 20 16 12,9 4 Chia thừa kế thường dành cho con trai nhiều hơn 42,3 28,7 21,3 5 Không muốn tuyển nữ làm việc trong các cơ quan, doanh nghiệp 18,5 7,5 9,6 6 Coi việc nội trợ, chăm sóc con cái là của phụ nữ 49,8 38,8 30,9 7 Coi việc thực hiện các biện pháp tránh thai là của phụ nữ 32,3 31,6 25,1 8 Coi lao động kiếm tiền là của nam giới 25,8 26,7 20,5 Nguồn: Văn phòng Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, năm 2005. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLvans2le3.doc
  • docly lich.doc
  • docBiaLv.doc
  • docDsHdong.doc
Tài liệu liên quan