Pháp luật về kiểm toán nhà nước và thực tiễn áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước

Tài liệu Pháp luật về kiểm toán nhà nước và thực tiễn áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước: ... Ebook Pháp luật về kiểm toán nhà nước và thực tiễn áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước

doc134 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1483 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Pháp luật về kiểm toán nhà nước và thực tiễn áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ LAN ANH PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2008 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ Hoàng Thị Lan Anh ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT HOÀNG THỊ LAN ANH PHÁP LUẬT VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ Mà SỐ: 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2008 DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT 1. XHCN: Xã hội chủ nghĩa 2.KTNN: Kiểm toán Nhà nước 3. BTCT: Báo cáo tài chính 4. NSNN: Ngân sách nhà nước 5. DNNN: Doanh nghiệp nhà nước 6. KTV: Kiểm toán viên 7. CMKT: Chuẩn mực kiểm toán 8. QTKT: Quy trình kiểm toán 9. HĐND: Hội đồng nhân dân 10. UBND: Uỷ ban nhân dân 11. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn 12. SXKD: Sản xuất kinh doanh 13. TCT: Tổng Công ty 14. XDCB: Xây dựng cơ bản DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Các bảng, sơ đồ Mục Nội dung Trang Sơ đồ 1.1 1.1.3 Sơ đồ tổ chức của Kiểm toán Nhà nước 9 Sơ đồ 1.2 1.2 Sự phát triển các chức năng kiểm toán 11 Sơ đồ 2.1 1.2.3 Quy trình kiểm toán DNNN 30 Phụ biểu 1 1.2 Kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính Phụ biểu Phụ biểu 2 1.2 Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính Phụ biểu Phụ biểu 3 Tổng hợp kết quả kinh doanh của các DNNN được kiểm toán năm 2005 Phụ biểu MỤC LỤC MỤC LỤC……………………………………………………………………… Trang PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………. 1 Tính cấp thiết của luận văn……………………………………………… Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ………………………… Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………....... Phương pháp nghiên cứu……………………………………………....... Tình hình nghiên cứu ở Việt nam và ý nghĩa lý luận của đề tài……… Nội dung luận văn……………………………………………………….. 1 1 1 1 1 2 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC…………………… 4 Khái niệm kiểm toán và hoạt động kiểm toán nhà nước…………….. 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm kiểm toán nhà nước………………………. 1.1.2. Hoạt động kiểm toán………………………………………………. 1.1.3 Tổ chức cơ quan………………………………………………… 4 4 7 7 1.2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật KTNN……………………….. 1.2.1 Trước khi ban hành Luật kiểm toán…………………………… 1.2.2 Sau khi ban hành Luật kiểm toán…………………………… 1.2.3 Pháp luật về KTNN……………………………………………… 12 12 13 16 1.3. Tổ chức kiểm toán, qui trình và chuẩn mực của một số nước trên thế giới………………………………………………………………………………. 1.3.1. Nội dung cơ bản quy trình kiểm toán của Toà thẩm kế Liên bang §øc 1.3.2 Nội dung cơ bản của quy trình KTNN Thái Lan…………………… 1.3.3 Nội dung cơ bản hệ thống CMKT của tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI)………………………….. 1.3.4. Nội dung cơ bản của hệ thống CMKT của cơ quan Tổng Kế toán Hoa kỳ ……….. 16 17 18 20 21 CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY…………………………………………………………………………….. 24 2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật KTNN……………………………… 2.1.1 Cơ quan kiểm toán……………………………………………… 2.1.2 Doanh nghiệp là đối tượng của KTNN……………………………. 2.1.3. Nội dung kiểm toán đối với DNNN…………………………… 2.1.4 Căn cứ kiểm toán các hoạt động của DNNN……………………… 24 24 24 28 29 2.2. Trình tự (quy trình) kiểm toán đối với 3 loại hình kiểm toán………. 30 2.3. Báo cáo kiểm toán………………………………………………… 2.3.1 Nghĩa vụ báo cáo……………………………………………… 2.3.2 Thời hạn báo cáo………………………………………………… 2.3.3. Chấp nhận và xử lý thông tin về báo cáo kiểm toán……………….. 58 59 59 60 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ PHÁP LUẬT KIỂM TOÁN TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG KIỂM TOÁN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC………………………………………………………………………….. 71 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật………………………………….. 3.1.1. Các quan điểm, xu hướng xây dựng định hướng hoàn thiện pháp luật KTNN………………………………………………………………………. 3.1.2. Nhận xét về thực trạng pháp luật trong hoạt động kiểm toán DNNN nói chung………………………………………………………………………… 71 71 71 3.2. Một số kiến nghị……………………………………………………….. 3.2.1 Hoàn thiện quy định pháp luật, xác định vai trò và vị trí của KTNN…………………………………………………… 3.1.2 Hoàn thiện Qui chế làm việc của KTNN……………………… 3.2.3 Hoàn thiện nội dung, phạm vi và phương pháp kiểm toán hoạt động nghiệp vụ kiểm toán BCTC, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động kiểm toán DNNN…………………………………………… 3.2.4 Đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Nhà nước hiện hành………………………………………… 3.2.5 Hoàn thiện quy trình kiểm toán DNNN……………………………. 3.2.6 Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng trong hoạt động KTNN……………………………………………………………………………. 71 72 74 76 78 81 85 KẾT LUẬN…………………………………………………………………….. 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………….. 87 PHỤ BIỂU LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Luật kinh tế với đề tài: “Pháp luật về Kiểm toán Nhà nước và thực tiễn áp dụng tại doanh nghiệp nhà nước” là sự thể hiện những kiến thức đã được thu nhận của tác giả trong 3 năm học tại Trường Đại học Quốc gia Hà nội dưới sự chỉ dẫn tận tình của các Thầy cô trong Trường và đặc biệt là các Thầy cô trong bộ môn Luật Kinh tế. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành đến Cô giáo TS. Nguyễn Thị Lan Hương đã hết lòng dìu dắt, giúp đỡ, hướng dẫn tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành công việc nghiên cứu khoa học của mình. Xin chân thành cảm ơn chân thành Lãnh đạo Trường Đại học Quốc gia Hà nội, Khoa Sau đại học và các Thầy cô trong Bộ môn Luật Kinh tế đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khoá học. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến cơ quan Kiểm toán Nhà nước đã tận tình cung cấp tài liệu cho tôi hoàn thành được luận văn này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ và động viên tôi hoàn thành luận văn này. TÁC GIẢ MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của luận văn Hiện nay, làm thế nào sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước có hiệu quả và theo đúng pháp luật được Đảng và nhân dân đặc biệt quan tâm. Xuất phát từ thực trạng thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước từ sử dụng Ngân sách Nhà nước (NSNN) trong doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Xuất phát từ là hoạt động kiểm toán nhà nước (KTNN) hầu như mới tập trung vào hậu kiểm, tập trung vào kiểm tra tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách nên vai trò của KTNN trong lĩnh vực lập dự toán ngân sách và thực hiện dự toán nhìn chung còn mới và chưa rõ nét. Ngay trong Luật Ngân sách, vai trò của KTNN cũng chỉ được quy định trong việc xác định tính đúng đắn, hợp pháp của các Báo cáo quyết toán mà không quy định đối với các báo cáo, đề án, tờ trình có liên quan đến dự toán tài chính – ngân sách. Để phát huy hơn nữa vai trò của KTNN đối với toàn bộ quy trình quản lý tài chính – ngân sách (từ khâu dự toán đến khâu quyết toán) thì cần có những quy định đầy đủ hơn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN đối với mỗi khâu trong toàn bộ quy trình ngân sách. KTNN là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập. KTNN có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước của các cơ quan, tổ chức có sử dụng. Luật KTNN ra đời năm 2005 là một trong những công cụ pháp lý để kiểm tra, kiểm soát các nguồn lực tài chính nhà nước, là cơ sở pháp lý để nâng cao vai trò, hiệu lực pháp lý và chất lượng kiểm toán của KTNN như một công cụ mạnh của Nhà nước. Việc nghiên cứu một cách thấu đáo địa vị pháp lý của cơ quan KTNN, hoạt động của KTNN, trách nhiệm về chương trình kiểm toán, trách nhiệm báo cáo, công bố các kết quả kiểm toán đối với DNNN nhằm đánh giá thực trạng pháp luật về giám sát sử dụng NSNN. Ngoài ra thông qua nghiên cứu một trong những chủ thể đang sử dụng một nguồn lực tài chính lớn của Nhà nước để nhận định hiệu quả thực tế của pháp luật KTNN và những bất cập trong quy định kiểm toán DNNN. Bên cạnh đó với việc kết hợp đối chiếu pháp luật KTNN của nước ngoài để đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật KTNN ở nước ta nhằm góp phần đưa KTNN trở thành công cụ hiệu quả trong kiểm tra việc sử dụng tài chính công. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về Kiểm toán nhà nước và thực tế áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước” để làm luận văn thạc sỹ. 1. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: - Mục tiêu của luận văn là làm rõ những vấn đề lý luận về KTNN và pháp luật KTNN, thực trạng áp dụng pháp luật KTNN trong kiểm toán DNNN. - Nghiên cứu việc áp dụng pháp luật KTNN trong hoạt động kiểm toán DNNN và đưa ra kiến nghị và các giải pháp cơ bản có tính định hướng trong việc tổ chức và thực hiện Luật KTNN trong lĩnh vực kiểm toán DNNN nhằm từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc kiểm toán DNNN do KTNN thực hiện và góp phần hoàn thiện pháp luật về kiểm toán DNNN. 3. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu một số chế định pháp luật trong luật KTNN và việc áp dụng pháp luật KTNN như Luật KTNN, Luật NSNN, các văn bản có liên quan… và việc áp dụng pháp luật KTNN trong hoạt động kiểm toán của DNNN tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài áp dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, đánh giá, đối chiếu pháp luật nước ngoài và thống kê để đánh giá thực trạng pháp luật về kiểm toán DNNN và thực tiễn áp dụng pháp luật KTNN trong hoạt động kiểm toán của một số DNNN. 5. Tình hình nghiên cứu ở Việt nam và ý nghĩa lý luận của đề tài: Cho đến nay ở Việt Nam chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống về pháp luật KTNN và thực tiễn áp dụng luật KTNN vào công tác kiểm toán DNNN, chỉ có một số bài viết nhận định riêng lẻ về tổ chức, hoạt động cơ quan KTNN như “Luật Kiểm toán nhà nước của Việt Nam: Đạt chuẩn quốc tế” của ông Đặng Văn Hải - Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thư ký Ban Soạn thảo Luật Kiểm toán nhà nước; “Kiểm toán nhà nước tăng cường giúp Chính phủ kiểm soát và điều hành nền kinh tế” của Võ Hiền tại  webside: nguoilanhdao.vn. Những bài viết trên đã nêu được một số vấn đề về sự tiến bộ của Luật KTNN, vai trò của cơ quan KTNN… nhưng chưa phải là những nghiên cứu mang tính tổng thể. Bởi vậy, đề tài muốn nghiên cứu một cách tổng thể và sâu hơn về pháp luật KTNN và thực tiễn áp dụng pháp luật KTNN trong hoạt động kiểm toán một số DNNN. 6. Nội dung luận văn: Để thực hiện được các mục tiêu đặt ra, kết cấu luận văn gồm 03 chương, Phần mở đầu và phần kết luận. Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Kiểm toán Nhà nước và pháp luật Kiểm toán Nhà nước. Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật KTNN đối với một số doanh nghiệp nhà nước. Chương 3: Một số kiến nghị về pháp luật kiểm toán nhà nước từ thực tiễn kiểm toán áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC 1.1. Khái niệm kiểm toán và hoạt động kiểm toán nhà nước 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm kiểm toán nhà nước 1.1.1.1 Khái niệm Hoạt động kiểm toán xuất phát từ yêu cầu sử dụng hợp lệ, hợp pháp, hợp lý các nguồn tài chính nhà nước.Mục tiêu của công tác này là sử dụng xác thực và có hiệu quả nguồn kinh phí công, phấn đấu đạt được sự quản lý kinh tế chặt chẽ, tính hợp lệ của công tác quản lý tài chính và việc thông tin cho các cơ quan nhà nước cũng như công luận. Kiểm toán là một hoạt động không thể thiếu được nhằm duy trì hoạt động kinh tế có hiệu quả. Về phân loại kiểm toán, có nhiều cách phân loại khác nhau theo từng góc độ, tuy nhiên, có hai cách phân loại chủ yếu sau: Phân loại theo chủ thể kiểm toán có: Kiểm toán Nhà nước; Kiểm toán nội bộ; Kiểm toán độc lập. Phân loại theo chức năng có: Kiểm toán hoạt động; Kiểm toán tuân thủ; Kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán là quá trình các chuyên gia độc lập và có thẩm quyền tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng về các thông tin có thể định lượng được của một đơn vị cụ thể nhằm mục đích xác nhận và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin này với các chuẩn mực đã được thiết lập (Theo Giáo trình Kiểm toán tài chính, Trang 3, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Thống Kê, năm 2007). Như vậy, các “chuyên gia độc lập và có thẩm quyền” là những người phải có đủ năng lực và độc lập để có thể thực hiện cuộc kiểm toán đảm bảo chất lượng; “Các thông tin” được kiểm tra có thể là báo cáo tài chính, tờ khai nộp thuế, quyêt toán ngân sách…; “bằng chứng kiểm toán” là các thông tin để chứng minh cho ý kiến nhận xét của kiểm toán viên như tài liệu kế toán, kết quả kiểm kê…; “chuẩn mực đã được thiết lập” là cơ sở để đánh giá các thông tin được kiểm tra. Hoạt động KTNN do cơ quan KTNN tiến hành ở mỗi quốc gia có những tên gọi khác nhau. Ví dụ: Tòa Kiểm toán Cộng hòa Pháp, Cơ quan Tổng Kế toán Hoa Kỳ, Cục Kiểm toán Liên bang Nga, Ủy ban Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ; Ủy ban Kiểm toán Nhật Bản,v.v... Phần lớn các khu cực trên thế giới đều thành lập Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao của khu vực; đồng thời các quốc gia cũng gia nhập Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (International Organization of Supreme Audit Institutions – INTOSAI). Ở Việt nam, hoạt động KTNN được tiến hành bởi cơ quan KTNN thành lập theo Nghị định số 70 ngày 11/7/1994 của Chính phủ. Năm 1996, KTNN Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao – INTOSAI. Năm 1997, KTNN Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao Châu Á (Asian Organiztion of Supreme Audit Institutions – ASOSAI). Năm 2005, Luật KTNN ra đời quy định KTNN là cơ quan chuyên môn do Quốc hội thành lập để giúp Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội trong việc xem xét, quyết định NSNN; trong việc thẩm tra dự toán NSNN, phương án phân bổ NSNN, dự toán các công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định; trong việc thẩm tra và trình Quốc hội phê chuẩn Tổng quyết toán NSNN, kiểm toán và giám sát việc chấp hành NSNN. Điều 4 Luật KTNN quy định "Hoạt động kiểm toán của KTNN là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước ". Như vậy trước hết, hoạt động kiểm toán của KTNN là hoạt động của cơ quan nhà nước, đối tượng của cơ quan này là các hoạt động quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của nhà nước. Tất cả các tổ chức, đơn vị có quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đều phải chịu sự kiểm toán của cơ quan KTNN. Quy định như vậy nhằm đảm bảo kiểm soát việc quản lý, sử dụng các nguồn lực công, tránh lãng phí, thất thoát, tham nhũng. Phân biệt khái niệm KTNN với kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ: Kiểm toán độc lập theo Điều 2, Nghị định 105/2004/NĐ - CP ngày 30 tháng 3 năm 2004 về kiểm toán độc lập quy định: "Kiểm toán độc lập là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức (gọi chung là đơn vị được kiểm toán) khi có yêu cầu của các đơn vị này ". KTNN là cơ quan công quyền thực thi theo quyền lực nhà nước không cần có sự chấp thuận hay yêu cầu của đơn vị được kiểm toán. KTNN thực hiện kiểm toán sẽ theo chương trình kế hoạch được Tổng KTNN quyết định, nội dung, phạm vi kiểm toán cũng do Tổng KTNN quyết định. Còn kiểm toán độc lập (hay các doanh nghiệp kiểm toán) sẽ thực hiện theo các hợp động ký kết giữa doanh nghiệp kiểm toán và đơn vị được kiểm toán. Việc kiểm toán nội dung nào, phạm vi đến đâu sẽ do hai bên thống nhất và ghi trong hợp đồng ký kết. “Kiểm toán nội bộ là hoạt động đánh giá và tư vấn độc lập trong nội bộ tổ chức, được thiết kế nhằm cải tiến và làm tăng giá trị cho các hoạt động của tổ chức đó. Giúp tổ chức đạt được các mục tiêu bằng việc đánh giá và cải tiến một cách hệ thống và chuẩn tắc tính hiệu lực của quy trình quản trị, kiểm soát và quản lý rủi ro.” (Theo định nghĩa của IIA, Viện Kiểm toán nội bộ). Quyết định 832/TC/QĐ/TCKT ngày 28-10-1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về hoạt động kiểm toán nội bộ tại các DNNN ở Việt Nam. Đây là văn bản pháp luật duy nhất quy định chức năng của kiểm toán nội bộ là kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động. Kiểm toán nội bộ là công cụ giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu của hệ thống quản lý doanh nghiệp, báo cáo kiểm toán của kiểm toán nội bộ giúp cho nhà quản trị của doanh nghiệp ra những quyết định kinh doanh của mình và báo cáo kiểm toán nội bộ chỉ có giá trị pháp lý trong nội bộ doanh nghiệp. 1.1.2 Hoạt động kiểm toán 1.1.2.1 Hoạt động kiểm toán, ý nghĩa của hoạt động kiểm toán Hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính; việc tuân thủ pháp luật; tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước do các kiểm toán viên nhà nước tiến hành. Luật KTNN, Chương IV gồm bảy mục với 29 điều quy định chi tiết và cụ thể nội dung liên quan hoạt động kiểm toán gồm: Quyết định kiểm toán; Loại hình kiểm toán và nội dung của từng loại hình kiểm toán; Thời hạn kiểm toán, địa điểm kiểm toán; Đoàn kiểm toán, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Trưởng đoàn kiểm toán, Tổ trưởng kiểm toán và các thành viên khác của đoàn kiểm toán; Quy trình kiểm toán; Công khai kết quả kiểm toán, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán và hồ sơ kiểm toán. Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định việc kiểm toán đối với một số hoạt động thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Hoạt động kiểm toán có ý nghĩa nhằm đánh giá hiệu quả việc sử dụng hợp lý, hợp lệ các nguồn tài chính của Nhà nước. Kết quả này góp phần làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia trong việc hoạch định chính sách tài chính... 1.1.3 Tổ chức c¬ quan 1.1.3.1 Vị trí, vai trò của KTNN Điều 13, Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2005 quy định về địa vị pháp lý của Kiểm toán Nhà nước: “Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn về lnhx vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Khoản 1 điều 7: KTNN hoạt động theo nguyên tắc “độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, trung thực, khách quan. Đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng xuyên suốt đối với hoạt động kiểm toán của KTNN, gắn với bản chất của KTNN, chi phối toàn bộ hoạt động kiểm toán. Sự độc lập thông qua việc xác nhận địa vị pháp lý của cơ quan này trong bộ máy nhà nước, độc lập về tài chính, độc lập với các quan hệ kinh doanh mật thiết với DNNN sử dụng dịch vụ bảo đảm và các quan hệ cá nhân và gia đình, với sự can thiệp của các cơ quan khác... KTNN đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện các trường hợp sai phạm, yếu kém, các sơ hở trong quản lý tài chính nhà nước, không chỉ trong việc giúp các doanh nghiệp hiểu rõ thực trạng công tác quản lý tài chính, tuân thủ và chấp hành pháp luật, kỷ luật tài chính v.v... mà còn qua đó cung cấp những nguồn thông tin, dữ liệu đầy đủ, đáng tin cậy cho các cơ quan chức năng từ lập dự toán; thảo luận và quyết định ngân sách (quá trình kiểm toán trước); kiểm tra, thanh tra quyết toán NSNN. Cơ quan KTNN xác nhận, đánh giá và nhận xét các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo kế toán đã được kiểm toán và chịu trách nhiệm về các nội dung đó. Do nhận thức chưa đầy đủ về vị trí vai trò của KTNN, nhiều DNNN vẫn coi như là một công cụ kiểm soát riêng của trung ương và coi mình như đối tượng bị kiểm tra, kiểm soát. Do nhận thức như vậy nên hầu như các DNNN luôn ở trạng thái “bị động” trong mối quan hệ với KTNN. Lẽ ra phải chủ động sử dụng công cụ KTNN phục vụ công tác quản trị DNNN, chủ động yêu cầu KTNN kiểm tra, đánh giá hoạt động tài chính thì DNNN rất e ngại khi “bị” kiểm toán. Tình hình đó không chỉ gây khó khăn cho tổ chức hoạt động kiểm toán tài chính doanh nghiệp mà còn làm hạn chế vai trò của KTNN với tư cách là một công cụ quản lý của mỗi DNNN. KTNN vừa có chức năng kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính doanh nghiệp vừa là công cụ giúp cho các DNNN thực hiện đầy đủ và có hiệu quả chức năng của mình. 1.1.3.2. Cơ cấu tổ chức Điều 21, Luật KTNN quy định về hệ thống tổ chức của KTNN: KTNN được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất gồm bộ máy điều hành, KTNN chuyên ngành, KTNN khu vực và các đơn vị sự nghiệp. Hiện nay KTNN có 25 đơn vị thuộc và trực thuộc. TỔNG KTNN Sơ đồ 1.1 Tổ chức hoạt động của KTNN PHÓ TỔNG KTNN HỘI ĐỒNG KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CHUYÊN NGÀNH, KHU VỰC, THAM MƯU KTNN CHUYÊN NGÀNH I KTNN CHUYÊN NGÀNH II KTNN CHUYÊN NGÀNH III KTNN CHUYÊN NGÀNH IV KTNN CHUYÊN NGÀNH V KTNN CHUYÊN NGÀNH VI KTNN CHUYÊN NGÀNH VII KTNN KHU VUC I KTNN KHU VUC II KTNN KHU VUC III KTNN KHU VUC IV KTNN KHU VUC V KTNN KHU VUC VI KTNN KHU VUC VII KTNN KHU VUC VIII KTNN KHU VUC IX VĂN PHÒNG KTNN VỤ CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM SOÁT KIỂM TOÁN VỤ H; ỢP TÁC QUỐC TẾ VỤ TỔ CHỨC TRUNG TÂM KHOA HỌC TRUNG TÂM TIN HỌC TẠP CHÍ KIỂM TOÁN VĂN PHÒNG ĐẢNG ĐOÀN THỂ Theo Luật KTNN, Tổng KTNN là người đứng đầu KTNN, chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động của KTNN trước pháp luật, Quốc hội, Uỷ Ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ do Quốc hội bầu với nhiệm kỳ 7 năm. Hội đồng kiểm toán nhà nước do Tổng KTNN quyết định thành phần. Hội đồng này có thẩm quyền không chỉ tư vấn thẩm định hoặc tái thẩm định các báo cáo của KTNN bị khiếu nại mà cần thiết nên mở rộng đến việc thẩm định, tái thẩm định cuối cùng các báo cáo kết luận liên quan hạch toán kế toán NSNN của các cơ quan khác (Điều 25, 26 của Luật KTNN). Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm toán được thực hiện theo hình thức Đoàn kiểm toán. Đoàn kiểm toán gồm Trưởng đoàn, phó đoàn, các tổ trưởng và các thành viên khác. Hoạt động của đoàn phải đảm bảo nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, trung thực, khách quan. 1.1.3.3. Nguyên tắc hoạt động của tổ chức KTNN Về nguyên tắc hoạt động kiểm toán của KTNN, Điều 7 quy định KTNN hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; trung thực, khách quan. Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật là nguyên tắc cơ bản, quan trọng xuyên suốt đối với hoạt động kiểm toán của KTNN được quy định trên cơ sở bản chất và yêu cầu về hiệu quả của hoạt động KTNN với tư cách là cơ quan kiểm tra tài chính bên ngoài (ngoại vi) của Nhà nước. Nguyên tắc này bảo đảm cho hoạt động KTNN phù hợp với thông lệ quốc tế là hoạt động kiểm toán phải được thực hiện một cách độc lập. Trung thực, khách quan là nguyên tắc gắn với bản chất, chi phối toàn diện hoạt động kiểm toán và không thể tách rời nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật của hoạt động kiểm toán. 1.1.3.4 Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức KTNN Với chức năng là cơ quan kiểm tra tài chính công, KTNN thực hiện việc kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của số liệu của báo cáo quyết toán NSNN, kiểm tra tính tuân thủ pháp luật về kinh tế, tài chính của các cấp, báo cáo tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức, đơn vị có quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính nhà nước. Thông qua hoạt động kiểm toán, KTNN cung cấp kết quả kiểm toán cho Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan nhà nước nhằm chấn chỉnh, hoàn thiện công tác quản lý tài chính. KTNN cũng thực hiện chức năng tư vấn, góp ý cho đơn vị được kiểm toán để chất lượng quản lý tài chính dần đi vào nề nếp. KTNN kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài chính quốc gia. KTNN đánh giá tính kinh tế, tính hiệu quả trong sử dụng nguồn lực công, đánh giá hiệu năng của các cơ quan tổ chức khi thực thi quyền và trách nhiệm của mình do Nhà nước giao. Sơ đồ 1.2 Sự phát triển các chức năng của kiểm toán Công khai kết quả kiểm toán Khác Theo đối tượng của kiểm toán Yêu cầu của quản lý kinh tế Kiểm toán hoạt động Tư vấn Theo tính chất hoạt động Đánh giá Kiểm toán tuân thủ Kiểm toán BCTC Kiểm tra Trong đó: Chức năng theo tính chất hoạt động bao gồm: Chức năng kiểm tra đưa ra kết quả phát hiện sự sai lệch so với các tiêu chí kiểm toán Chức năng đánh giá nhằm kết luận từng nội dung cụ thể Chức năng tư vấn đưa ra các kiến nghị Chức năng công khai đưa ra các báo cáo trên phương tiện thông tin đại chúng. Chức năng theo đối tượng cụ thể bao gồm: Chức năng kiểm toán hoạt động mục tiêu đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả Chức năng kiểm toán tuân thủ đánh giá tính tuân thủ trong hoạt động Chức năng kiểm toán BCTC xác nhận sự trung thực và khách quan của BCTC. Như vậy, với mô hình khái quát trên cho ta thấy các chức năng của KTNN rất đa dạng và cụ thể theo từng đối tượng, yêu cầu và tính chất hoạt động mà có các chức năng đáp ứng khác nhau nhằm thoả mãn các mục tiêu đặt ra. Nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN được quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật KTNN. KTNN là cơ quan chuyên môn về kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật nên ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Nghị định 93/2003/NĐ-CP ngày 13/8/2003 của Chính phủ, Luật KTNN quy định bổ sung các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể mới như: KTNN tự quyết định kế hoạch kiểm toán hằng năm và báo cáo với Quốc hội, Chính phủ trước khi thực hiện; xem xét quyết định việc kiểm toán khi thường trực HĐND, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có yêu cầu; trình ý kiến của KTNN để Quốc hội xem xét, quyết định dự toán, phân bổ, phê chuẩn quyết toán NSNN; tham gia với Uỷ ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội, các cơ quan khác của Quốc hội, Chính phủ trong việc xem xét, thẩm tra dự toán NSNN, phân bổ ngân sách trung ương; tham gia với Uỷ ban kinh tế và ngân sách trong hoạt động giám sát về lĩnh vực tài chính ngân sách; tổ chức báo cáo kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán với Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo kiểm toán cho Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; cung cấp kết quả kiểm toán cho Bộ tài chính, Hội đồng nhân dân nơi kiểm toán và cơ quan khác theo quy định của pháp luật; công bố công khai kết quả kiểm toán; chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra xem xét, xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật; tổ chức thi và cấp chứng chỉ KTV nhà nước; chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ kiểm toán nội bộ. 1.2 Sự hình thành và phát triển của pháp luật KTNN 1.2.1 Trước khi ban hành Luật kiểm toán (Thời kỳ từ năm 1994 –2005): Trong thời kỳ này, cơ quan KTNN mới thành lập nên địa vị pháp lý của KTNN chưa được đề cao. KTNN là cơ quan thuộc Chính phủ, hoạt động theo những cơ sở pháp lý là những văn bản dưới luật như: Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 về việc thành lập cơ quan KTNN, Quyết định số 61/TTg ngày 24/01/1995 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của KTNN nhằm “giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của các tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế Nhà nước, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội có sử dụng kinh phí do NSNN cấp, đánh giá sự tuân thủ pháp luật và hiệu quả hoạt động của các đơn vị được kiểm toán”, Nghị định 93/2003/NĐ-CP ngày 13-8-2003 của Chính phủ nên địa vị pháp lý KTNN tương đối thấp. Quy trình, chuẩn mực KTNN mới bắt đầu xây dựng từ năm 1999 để thực hiện nên ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo kiểm toán. Ngoài ra, hệ thống văn bản pháp lý về kiểm toán ở mức độ thấp, chưa đầy đủ, thiếu chặt chẽ và không đồng bộ dẫn đến nhận thức về hoạt động kiểm toán chưa hoàn toàn thống nhất trên nhiều phương diện. Sau khi ban hành Luật kiểm toán (Tõ n¨m 2005 ®Õn nay) Ngày 14/6/2005, Quốc hội khóa IX đã thông qua Luật KTNN. Sự kiện này đánh dấu hiệu lực sự phát triển có ý nghĩa bước ngoặt của KTNN sau 11 năm ra đời và xây dựng. Luật KTNN quy định về tổ chức và hoạt động KTNN, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, nguyên tắc hoạt động và địa vị pháp lý của KTNN, nhiệm vụ, quyền hạn của KTNN và Tổng KTNN, giá trị của báo cáo kiểm toán, giám sát và giải quyết kiến nghị. Với Luật KTNN, địa vị pháp lý của cơ quan KTNN được xác định rõ hơn, tổ chức và hoạt động của cơ quan KTNN được quy định đầy đủ hơn, nội dung hoạt động của KTNN được quy định cụ thể và mang tính pháp lý cao. Theo đó vị thế của KTNN được nâng lên, hoạt động của KTNN có nhiều thuận lợi cơ bản cụ thể: KTNN độc lập hơn, là tiền đề cơ bản đảm bảo cho công tác kiểm tra tài chính công có hiệu lực và hiệu quả để đảm bảo một cách có hiệu lực và vững chắc sự kiểm tra tài chính độc lập; các quy định cụ thể hơn… Tuy vậy, thực hiện luật KTNN cũng đặt ra những yêu cầu, thách thức không nhỏ về nhiều mặt đối với hoạt động kiểm toán của KTNN, đặc biệt là chất lượng kiểm toán. Khi thực hiện hoạt động kiểm toán, KTNN đã cơ bản xác định đúng mục tiêu kiểm toán, lựa chọn đơn vị được kiểm toán đúng mục tiêu, phù hợp khả năng, thực hiện đúng theo Khoản 1 Điều 15 về kế hoạch kiểm toán năm: “…, kế hoạch kiểm toán hàng năm do Uỷ ban Thường Vụ Quốc hội phê chuẩn và phải được thông báo cho các cơ quan được kiểm toán trước năm kế hoạch ít nhất là 31 ngày” đảm bảo hiệu lực, khách quan cho kế hoạch kiểm toán; các cơ quan được kiểm toán chủ động bố trí thời gian kế hoạch hoạt động cho năm sau, làm căn cứ ra quyết định kiểm toán phù hợp để Đoàn kiểm toán hoạt động. * Chuẩn mực kiểm toán (CMKT) KTNN thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực, qui trình kiểm toán đã được ban hành, vì thế chất lượng kiểm toán ngày càng nâng cao. Việc phát hành kết quả kiểm toán thực hiện theo cơ chế dân chủ, có gửi cho đơn vị được kiểm toán và nhận phản hồi bằng văn bản sau đó KTNN mới kết luận trên cơ sở bằng chứng có được nên kết luận của kiểm toán là có thực với những con số đã được thẩm định và KTNN chịu trách nhiệm trước pháp luật kết luận của mình. Tuy nhiên, Hệ thống chuẩn mực do được xây dựng và ban hành trước khi ban hành Luật kiểm toán, Luật ngân sách, Luật chống tham nhũng... nên nhìn chung còn đang trong quá trình xây dựng một cách đầy đủ và đồng bộ hơn. Hiện nay, chuẩn mực KTNN mới chỉ điều chỉnh loại hình kiểm toán báo cáo tài chính DNNN và kiểm toán tuân thủ với nội dung còn sơ sài, mang tính khái quát cao, thiếu cụ thể nên rất hạn chế trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, KTV trong thực hành kiểm toán cũng như trong kiểm tra chất lượng công tác kiểm toán. Qua thực tiễn hoạt động, chuẩn mực KTNN Việt Nam chưa hoàn toàn phù hợp với môi trường pháp lý hiện tại và một số quy định pháp lý hiện nay. Qua nhiều năm kiểm toán đến nay đã bộc lộ những hạn chế nhất định đó là thiếu đồng bộ v× chỉ đề cập chủ yếu là kiểm toán báo cáo tài chính của DNNN và một phần nào đó kiểm toán tuân thủ, hoàn._. toàn chưa đề cập đến kiểm toán hoạt động. Trong Hệ thống chuẩn mực kiểm toán chưa có hệ thống các nguyên tắc cơ bản và chuẩn mực chung là phần quan trọng có tính chất đặc thù của lĩnh vực kiểm toán công - là phần thể hiện những nguyên tắc và chuẩn mực chỉ đạo cho các KTV nhà nước trong quá trình kiểm toán, cũng là phần quan trọng nhất cần phải thể hiện được sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán nhà nước và chuẩn mực kiểm toán độc lập. * Quy trình kiểm toán (QTKT) DNNN: Các quy định trong Quy trình kiểm toán mà KTNN ban hành phù hợp với quy định của Luật KTNN hiện hành. Các quy định trong quy trình là các bước chung nhất hướng dẫn cho hoạt động kiểm toán: từ giai đoạn khảo sát, lập kế hoạch kiểm toán đến kết thúc kiểm toán để đảm bảo tính nhất quán, thể hiện được ý tưởng của trưởng đoàn kiểm toán và các kiểm toán viên (KTV) từ quá trình khảo sát thu thập thông tin đến việc kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, hiện chưa có quy trình kiểm toán DNNN chuyên sâu cho từng loại hình DNNN: Tổng công ty, Công ty mẹ con, công ty cổ phần có vốn nhà nước... KTNN đang thực hiện theo Quy trình kiểm toán DNNN theo Quyết định 04/QĐ-KTNN ngày 22/10/1999 của Tổng KTNN làm cơ sở trong đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong DNNN, giám sát chất lượng kiểm toán và đánh giá đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệp của KTV. Tuy nhiên đối chiếu với thực tế hoạt động kiểm toán DNNN thì nội dung kiểm toán nêu trong qui trình hết sức cơ bản mà các công việc cụ thể phải làm trên thực tế hơn nhiều và chưa thể hiện rõ trong qui trình, vì thế trong thực tế tiến hành kiểm toán DNNN còn xảy ra cách hiểu về các nghiệp vụ chưa thống nhất. Nội dung công việc triển khai và thời gian hoàn thành một loại công việc có tính chất, mức độ như nhau lại khác nhau tùy theo nhận thức và khả năng của KTV. Về báo cáo kiểm toán: Nội dung, phương pháp, báo cáo kiểm toán chưa kịp đổi mới nhất là trình độ KTV tuy được nâng lên nhưng không đồng đều, khả năng kiểm toán tổng hợp phân tích còn hạn chế nên ảnh hưởng tới chất lượng cuộc kiểm toán DNNN. Thủ tục kiểm toán, phát hành báo cáo kiểm toán còn rườm rà, công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kiểm toán, thẩm định báo cáo kiểm toán còn nhiều bất cập về nội dung, phương pháp và tổ chức thực hiện. Về trách nhiệm của KTV: Trong công tác, chưa có sự phân định rõ ràng giữa chức năng quản lý hành chính và chức năng quản lý về chuyên môn nghiệp vụ giữa lãnh đạo kiểm toán DNNN với Đoàn kiểm toán và KTV, do vậy, chưa đề cao đúng mức vai trò, trách nhiệm của Kiểm toán trưởng, trưởng đoàn kiểm toán, tổ trưởng tổ kiểm toán và KTV khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Pháp luật về KTNN Pháp luật về KTNN là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong hoạt động kiểm toán của KTNN. Pháp luật về KTNN có thể phân loại thành các nhóm sau: Nhóm văn bản vÒ tæ chøc cña c¬ quan KTNN: Luật KTNN 2005 quy định cụ thể địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức và hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, nghĩa vụ của KTNN; Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc KTNN; Quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm các ngạch KTV nhà nước. Quy định về quy trình, trình tự, thủ tục kiểm toán: Quy chế làm việc của Hội đồng Kiểm toán Nhà nước; Quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước; Quy chế tổ chức và hoạt động của đoàn kiểm toán nhà nước; Quy định về hồ sơ kiểm toán; Quy trình kiểm toán Dự án đầu tư; Quy trình kiểm toán các tổ chức tài chính ngân hàng; Quyết định ban hành hệ thống chuẩn mực kiểm toán Nhà nước; Quy trình soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán Nhà nước; Quy trình thanh tra, kiểm tra của Kiểm toán Nhà nước… 1.3 Tổ chức kiểm toán, qui tr×nh và chuẩn mực của một số nước trên thế giới: Hầu như các KTNN ở các nước trên thế giới đều rất quan tâm đến viẹc xây dựng quy trình kiểm toán riêng cho mình. Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) cũng khuyến cáo các KTNN phải xây dựng các quy chế, các tài liệu hướng dẫn… trong đó quy trình kiểm toán được xem như cẩm nang của KTV, nhằm phát triển và nang cao chất lượng hoạt động của KTNN. 1.3.1. Nội dung cơ bản quy trình kiểm toán của Toà thẩm kế Liên bang Đức Toà thẩm kế Liên bang Đức là một trong những cơ quan Kiểm toán tối cao (SAI) trên thế giới quan tâm tới việc xây dựng và hoàn thiện quy trình kiểm toán (quy trình kiểm toán chung). Mới đây Toà thẩm kế Liên bang đã tổ chức biên soạn lại kết hợp giữa Quy chế kiểm toán của Toà thẩm kế Liên bang đã được Đại hội đồng thông qua tháng 11 năm 1997 với cẩm nang kiểm toán để hình thành cuốn cảm nang kiểm toán mới với quy mô gần 400 trang. Cuốn cẩm nang kiểm toán vừa mới được xuát bản là một tài liệu vừa mang tính chất giải thích vừa mang tính chất hướng dẫn để phục vụ cho việc hoàn thành nhiệm vụ của Toà thẩm kế liên bang và các KTNNN khu vực liên bang, là những chỉ dẫn cho tất cả những người làm công tác kiểm toán hoàn thành được các mục tiêu và chất lượng kiểm toán. Quy trình kiểm toán của Toà thầm kế liên bang được kết cấu theo thong lệ chung gồm các giai đoạn: a.Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán: Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán là tiền đề đề đảm bảo cho cuộc kiểm toán đạt được hiệu quả và kinh tế, giai đoạn này gồm các bước công việc sau: Thu thập và đánh giá những tài liệu cần thiết phục vụ cho cuộc kiểm toán; Thu thập các nguồn thông tin và các tiêu thức kiểm toán (căn cứ kiểm toán); Xác định đối tượng (tổ chức) cần thực hiện kiểm toán/địa điểm kiểm toán thực địa (hiện trường); Xác định thời hạn kiểm toán; Lập kế hoạch kiểm toán. b. Giai đoạn thực hiện kiểm toán gồm các bước: Buổi khai mạc với đối tượng kiểm toán: Đặt mối quan hệ với ban kiểm soát nội bộ; Triển khai kế hoạch/chương trình kiểm oán; Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp thông tin/xuất trình hồ sơ tài liệu; Kiểm toán theo xác suát (chọn mẫu); Thực hiện kiểm tra: kiểm tra vật chất, kiểm tra tinh toán, kiểm tra hình thức tài liệu, hồ sơ sỏ sách báo cáo; Gặp gỡ các nhà quản lý để trình bày về các yêu cầu bồi thừơng thiệt hại và các yêu cầu phải hoàn trả (nộp lại NSNN); Trao đổi, xử lý những bất đồng ở các cấp độ (sai phạm nhỏ - thông bào để đơn vị kiểm toán sửa chữa); Kết thúc kiểm toán hiện trường và toạ đmà kết thúc với đơn vị kiểm toán; Lập hồ sơ cho giai đoạn thực hiện kiẻm toán (diễn biến kết quả của cuộc kiểm toán). c. Giai đoạn lập Báo cáo kiểm toán và thông báo Báo cáo kiểm toán là sản phẩm của cuộc kiểm toán, tập hợp đầy đủ các kết quả cơ bản của cuộc kiểm toán. Phạm vi Báo cáo kiểm toán cần nằm trong tương quan hợp lý với nội dung và ý nghĩa của các kết quả kiểm toán được báo cáo, cần loại ra những kiến nghị không đáng quan tâm hoặc lạc hạu so với tình hình hiện tại. Giai đoạn báo cáo kiểm toán cũng đươc tiến hành theo trình tư gồm các bước: Bước 1: Lập báo cáo kiểm toán: sau khi kết thúc kiểm toán tại hiện trường Trưởng đoàn ( nhóm) kiểm toán phải tiến hành ngay việc lập Dự thảo Báo cáo kiểm toán. Sau khi Dự thảo Báo cáo kiểm toán hoàn thành sẽ đưa ra Hôị đồng xét duyệt Báo cáo (Hội dồng Vụ hoặc Hội dồng lãnh đạo KTNN) xét duỵet. Căn cứ ý kiến két luận tại Hội dồng xét duyệt báo cáo, điều chỉnh báo cáo dự thảo thành báo cáo chính thức. Bước 2. Xét duyệt báo cáo kiểm toán được tiến hành theo 2 cấp độ: Cấp độ Hộ dồng Vụ gồm 2 người xét duyệt những Báo cáo kiểm toán thuộc Vụ mình với thành phần chính gồm: Vụ trưởng và Trưởng đoàn; Cấp độ Hội dồng lãnh đạo (Hội đồng 3 người): xét duyệt những báo cáo có tầm quan trọng. Thành phần chính: 1 lãnh đạo KTNN, Vụ trưởng (hoặc khu vực), Trưởng đoàn. 3. Công bố và phát hành báo cáo kiểm toán: Gồm có các loại báo cáo là Báo cáo tóm tắt; báo cáo toàn diện cho đơn vị kiểm toán và cấp trên; báo cáo có tàm quan trọng dặc biệt: Báo cáo Quốc hội và Chính phủ. d. Giai đoạn kiểm tra việc châp hành sửa chữa sai sót, khuyết điểm Hoạt động này càn phải được quan tâm một cách đặc biệt. Thông qua hoạt động kiểm tra việc chấp hành sửa chữa khuyết điểm nhằm tìm hiểu xem các nhà quản lý đã khắc phục những sai sót khuyết điểm đã đưa ra trong đọt kiểm toán lần trước ở mức độ nào? 1.3.2 Nội dung cơ bản quy trình KTNN Thái Lan Quy trình kiểm toán nhà nước Thái Lan được ban hành vào năm 1997 với mục đích giúp cho KTNN tiến hành các công việc kiểm toán, bất kể đó là kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán điều tra hoặc kiểm toán thuế. Quy trình kiểm toán nhà nước Thái Lan được trình bày bao gồm các giai đoạn sau: a.Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán: Mục tiêu ở giai đoạn này nhằm đạt được các hiểu biết vè mục tiêu kiểm toán, phạm vi kiểm toán, tình hình, tính chất, đặc điểm đơn vị được kiểm toán, luật pháp và các quy định có liên quan tới hoạt động của đơn vị được kiểm toán, tư cách của đơn vị được kiểm toán cũng như tư các của Ban quản lý. b. Để đạt được mục tiêu trên, KTV cần phải: Khảo sát và thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán; Nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị được kiểm toán; Xem xét báo cáo và giấy tờ làm viẹc của KTV nội bộ; Nghiên cứu Báo cáo quyết toán, Báo cáo tài chính. Lập kế hoạch kiểm toán: Kế hoạch kiểm toán phải thể hiện được các nội dung như: Mục đích kiểm toán; phạm vi giới hạn kiểm toán, trình tự (các bước) kiểm toán; các nội dung cần được kiểm tra, các phương pháp kỹ thuật kiểm tra, thời gian cụ thể cho từng giai đoạn kiểm toán, các ý kiến thu thập được qua khảo sát ban đầu sẽ là cơ sở cho việc kiểm tra phát hiện đúng sai trong quá trình kiểm toán b. Giai đoạn thực hiện kiểm toán. Quá trình thực hiệnkiểm toán là quá trình kiểm tra thu thập và đánh giá cá tài liệu số liệu, bang chứng để đạt được mục tiêu kế hoạch kiểm toán, KTV phải sử dụng các biện pháp kỹ thuật để thu thập đầy đủ các bằng chứng, số liệu chứng từ để có thể đưa ra ý kiến nhận xét về Báo cáo tài chính hoặc các kiến nghị cải tiến hoạt đọng và quản lý của đơn vị được kiểm toán. Nội dung của giai đoạn này gồm một loạt các bước sau: Kiểm kê và đếm tài sản; Xác nhận số dư; Kiểm tra chứng từ, số liệu, Tính toán; Kiểm tra các loại sổ sách kế toán; Kiểm tra,phát hiện trường hợp không bình thường; Thẩm vấn; kiểm tra cac sổ nhật ký kế toán khác; Kiểm tra các mối quan hệ của các chứng từ; Phân tích so sánh. c. Giai đoạn lập Báo cáo kết quả kiểm toán: Phương pháp báo cáo trong quy trình kiểm toán của Thái Lan có thể được hực hiện dưới hình thức báo cáo bằng miệng hhoặc báo cáo bàng văn bản và được thực hiện báo cáo trong thời gian đang kiểm toán hoặc báo cáo khi đã kết thúc kiểm toán. d. Giai đoạn kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán: Thời gian thực hiện kiến nghị phụ thuộc vào loại chương trình được kiểm toán. Nếu chương trình kiểm toán đặc biệt, phải thực hiện thực hiện kiến nghị trong thời gian nhanh nhất. Nếu chương trình kiểm toán theo kế hoạch bình thường thì thực hiện kiến nghị theo thời gian đã quy định trong báo cáo. Thông thường có một bộ phận riêng có nhiệm vụ theo dõi phân thực hiện kiến ngị trong một vài trường hợp thì nhiệm bụ này được giao cho cán bộ phụ trách đoàn (nhóm) kiểm toán. Hệ thống chuẩn mực: Trên thế giới có hai loại CMKT: CMKT quốc tế và CMKT quốc gia. CMKT quốc tế do các tổ chức quôc tế xây dựng và ban hành, đối với KTNN là các chuẩn mực do Tổ chức quốc tế các cơ quan kiểm toán tối cao (INTOSAI) ban hành. Các CMKT quốc tế không có hiệu lực pháp lý bắt buộc đối với các quốc gia thành viên, mà các tổ chức quốc tế đưa ra chỉ nhằm mục đích khuyến cáo và hướng dẫn các quốc gia thành viên tự nguyện chấp nhận do tính bao quát, khoa học và tiên tiến mà hệ thống chuẩn mực này đã tập hợp được kinh nghiệm của các nước thành viên trên thế giới. CMKT quốc gia là chuẩn mực do từng quốc gia xây dựng và ban hành áp dụng trong hoạt động kiểm toán ở quốc gia mình. Tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi nước, có nước chấp nhận toàn bộ các CMKT quốc tế làm CMKT quốc gia mình, có nước dựa trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kế tóan quốc tế có sự điều chỉnh sửa đổi bổ sung cho phù hợp đề ban hành thành hệ thống chuẩn mực quốc gia và cũng có nước chỉ nghiên cứu vận dụng có chọn lọc những kinh nghiệm và thông lệ quốc tế phổ biến khi xây dựng và ban hành hệ thống chuẩn mực toàn quốc gia của mình. 1.3.3. Nội dugn cơ bản của hệ thống CMKT của tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) Chương I: Các nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực KTNN gồm 47 điều khoản (Từ 1.01 đến 10.47). Các nguyên tắc bao gồm:Các cơ qua n kiểm toán tối cao (SAI phải can nhắc việc áp dụng các CMKT của INTOSAI trong mọi vấn đề được coi là trọng yếu; Các cơ quan KTNN phải áp dụng được sự đánh giá riêng của mình đối với các tình huống khác nhau trong quá rình KTNN; Cùng với ý thức của công chúng đã tăng lên, đồi hỏi về tíng có thể giải thích được của các tổ chức hay cá nhân các nhà quản lý các nguồn lực công đã tăng lên một cách rõ rệt đến mức cấn phải có quá trình giải thích cần phải tạo ra và phái vận dụng một cách có hiệu lực... Chương II Các chuẩn mực chung. Chương này đưa ra các chuẩn mưcj quy định các điều kiện mà KTV và các cơ quan KTNN cần có để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến các chuẩn mực thực hành và chuẩn mực báo cáo đề hoàn thành công việc một cách co hiệu quả, hiệu lực. Chương III Các chuẩn mực thực hành: Các chuẩn mực tực hành là những quy định bắt buộc các KTV phải tuân thủ khi tiến hành kiểm toán, đảm bảo các mục tiêu và yêu cầu của cuộc kiểm oán đạt được chất lượng cao. Các chuẩn mực thực hành áp dụng cho mọi dạng loại hình kiểm toán là: Lập kế hoạch; Giám sát và kiếm tra; Nghiên cứu và đánh giá hệ thống KSNB (kiếm soát nội bộ); Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định; bằng chứng kiểm toán; Phân tích các báo cáo tài chính. Chương IV Các chuẩn mực báo cáo. Việc đặt ra các chuẩn mực bắt buộc làm khuôn mẫu cho Báo cáo kiểm toán trong mọi trường hợp cụ thể là không thực tiễn. Các chuẩn mực này chỉ có tính chất hướng dẫn chứ không thể thay thế những ý kiến thận trọng của KTV trong khi lập Báo cáo kiểm toán. 1.3.4. Nội dung cơ bản của hệ thống CMKT của cơ quan Tổng Kế toán Hoa Kỳ Nhìn chung, các CMKT của Hoa Kỳ khá tương đồng với các chuẩn mực KTNN Việt Nam. Tại Hoa Kỳ, các CMKT và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp do tổ chức nghề nghiệp kiểm toán (AICPA) ban hành và kiểm soát chất lượng hoàn toàn do tổ chức nghề nghiệp đảm nhận. Mô hình tự kiểm soát xuất phát từ nguyên nhân là hoạt động kiểm toán độc lập Hoa Kỳ đã phát triển mạnh và rất sớm do nền kinh tế được tài trợ bởi thị trường chứng khoán. Sự phát triển mạnh của hoạt động kiểm toán từ khi chưa có các quy định của Nhà nước đã đưa đến sự hình thành và phát triển mạnh mẽ của tổ chức nghề nghiệp. Cho đến những năm 2000, một số vụ bê bối về tài chính và kế toán nổ ra đưa đến sự sụp đổ các công ty hàng đầu trên thế giới và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của công chúng, trong đó có lỗi của công ty kiểm toán. Nhà nước Hoa Kỳ bắt đầu can thiệp vào hoạt động kiểm toán thông qua việc ban hành luật Sarbanes - Oxley. Luật Sarbanes - Oxley 2002 được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn ngày 30/7/2002 nhằm nâng cao chất lượng và tính minh bạch của báo cáo tài chính, tăng cường trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc và kiểm toán viên. Ngoài một số điều khoản liên quan đến tính độc lập của kiểm toán viên, Luật Sarbanes - Oxley còn cho phép Uỷ ban giám sát kế toán và kiểm toán các công ty niêm yết (PCAOB) thuộc SEC sẽ quản lý việc đăng ký các công ty kiểm toán được phép kiểm toán cho các công ty niêm yết, thiết lập hay chấp nhận bằng luật lệ đối với các quy định liên quan đến kiểm soát chất lượng, đạo đức, tính độc lập và các chuẩn mực khác liên quan đến việc soạn thảo báo cáo kiểm toán và thực hiện việc giám sát đối với các công ty kiểm toán. Các quy định của Luật Sarbane - Oxley không hề mâu thuẫn với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Tuy nhiên, nội dung của luật Sarbanes -Oxley có một số khác biệt chủ yếu so với quy định trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, như là: Các quy định trong Luật Sarbanes - Oxley chỉ tập trung vào tính độc lập, còn những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp khác trong chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp như trung thực khách quan, tư cách nghề nghiệp… không được luật này đề cập. Các quy định trong Luật Sarbanes - Oxley rất chặt chẽ, cụ thể và được ban hành dưới dạng những điều cấm và những điều mà kiểm toán viên phải tuân thủ để thể hiện tính độc lập của mình. Nếu kiểm toán viên làm trái những quy định này có nghĩa là họ đã vi phạm pháp luật và phải chịu xử lý về mặt pháp luật. Trong khi các quy định của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thường ban hành dưới dạng nguy cơ và biện pháp bảo vệ. Luật Sarbanes - Oxley và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là hai cách tiếp cận khác nhau đối với lĩnh vực đạo đức nghề nghiệp. Điều đó xuất phát từ nguyên nhân đối với cơ quan quản lý xã hội, kiểm toán không chỉ là phương tiện để đảm bảo độ tin cậy của thông tin mà còn là công cụ giám sát thông tin của xã hội. Còn đối với chuẩn mực nghề nghiệp kiểm toán viên là những hướng dẫn giúp các thành viên ứng xử một cách trung thực nhằm đạt được sự tin cậy của xã hội. Từ các vấn đề trên cho thấy, khuynh hướng phổ biến hiện nay là luật pháp phải can thiệp vào một số phương diện của nghề nghiệp kiểm toán nhằm tạo sự ổn định xã hội, đặc biệt là ổn định thị trường chứng khoán. Trong khi đó, chuẩn mực đạo đức nhằm xây dựng hình ảnh lý tưởng của nghề nghiệp để nâng cao sự tín nhiệm của công chúng đối với nghề nghiệp. Việc tồn tại song song hai quy định trên là điều tất yếu khách quan. Hệ thống CMKT của cơ quan Tổng Kế toán Hoa kỳ (GAO) áp dụng hiện nay có tên đầy đủ là các CMKT Chính phủ được chấp nhận chung (Generally Accepted Government Auditing Standards – GAGAS) được bán hành vào năm 1972 và được xem xét sửa đổi vào năm 1981 và năm 1994. Ngoài phần lới nói đầu, mục luc, giải thích từ viết tắt, nộ dung các CMKT của GAO có quy mô khoảng 100 trang, được kết cấu thành 7 chương với 267 điều khoản (Chương I Giới thiệu chuẩn mực có 15 điều khoản; Chương II Các loại hình KTNN (Chính phủ) gồm 10 điều khoản; Chương III Các Chuẩn mực chung gồm 36 điều khoản; Chương IV Các chuẩn mực thực hành kiểm toán tài chính gồm 40 điều khoản; Chương V Báo cáo kiểm toán vè báo cáo tài chính có 37 điều khoản; Chương VI Các chuẩn mực thực hành kiểm toán hoạt động (hiệu quả) gồm 60 điều khoản; Chương VII Các chuẩn mực Baod cáo kiểm toán hoạt động (hiệu quả) gồm 69 điều khoản. CHƯƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Thực tiễn áp dụng pháp luật KTNN 2.1.1 Cơ quan kiểm toán Theo luật của KTNN các nước trên thế giới thì phần lớn các cơ quan KTNN được xác định là cơ quan kiểm tra tài chính công cao nhất, hoạt động độc lập với Chính phủ, kết luận của cơ quan KTNN về các vấn đề tài chính công được xem là kết luận cuối cùng. KTNN Việt Nam mới chuyển từ cơ quan trực thuộc Chính phủ sang trực thuộc Quốc hội được 3 năm trong suốt 13 năm kể từ khi thành lập, cho nên so với Thanh tra tài chính, Thanh tra Nhà nước và các công cụ kiểm soát khác thì cơ quan KTNN còn có những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, những năm qua KTNN đã xác lập được vị trí của mình trong hệ thống các công cụ kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước, đặc biệt từ khi Luật KTNN ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 đã đánh dấu một bước ngoặt chuyển mình của KTNN. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, hoạt động của KTNN đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng hoạt động nền tài chính công, ngăn chặn kịp thời các nguy cơ về tham nhũng, xâm phạm các nguồn lực của Nhà nước, KTNN đã trở thành công cụ của Nhà nước trong quản lý ngân sách nói chung. Với kiểm toán báo cáo tài chính DNNN và các tổ chức kinh tế giúp Nhà nước kiểm soát được việc đầu tư, hiệu quả đầu tư và khả năng bảo toàn vốn kinh doanh của Nhà nước mà các tổ chức kinh tế Nhà nước đang sử dụng. Ngoài ra, việc kiểm toán còn nhằm mục đích tư vấn cho Chính phủ có chiến lược định hướng phát triển ngành nghề sản xuất kinh doanh phù hợp vớI chiến lược phát triển chung của nền kinh tế, quản lý tài chính, nghĩa vụ thu nộp NSNN. 2.1.2 Doanh nghiệp là đối tượng của KTNN “Đối tượng kiểm toán của KTNN là hoạt động có liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước”. Tài sản nhà nước là tài sản hình thành hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, thuộc sở hữu, quản lý của Nhà nước, là đối tượng kế toán của đơn vị được kiểm toán (Điều 5, Luật KTNN). Nhà nước cấp NSNN cho DNNN để thực hiện chức năng kinh doanh, KTNN là công cụ của Nhà nước phải xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhà nước là đại diện sở hữu vốn tại doanh nghiệp; tuân thủ pháp luật, tình kinh tế trong quản lý, sử dụng vốn, chi phí sản xuất, giá thành, doanh thu của DNNN. Khi tổ chức kiểm toán DNNN, KTNN phải xem xét việc giải quyết các quan hệ tài chính gắn bó, phức tạp, phong phú của DNNN và nằm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNN như: Các quan hệ tài chính Nhà nước và DNNN: cấp vốn, cấp các khoản tài trợ (như quỹ bình ổn giá, hỗ trợ đầu tư, cho vay ưu đãi…), thu nộp NSNN (thuế và các khoản phải nộp khác); Quan hệ tài chính giữa DNNN với con nợ, chủ nợ, với khách hang (kể cả người bán, người mua); Quan hệ tài chính giữa DNNN và các đối tác liªn doanh, liên kết. Kiểm toán DNNN nhằm vào việc hoàn thiện quan hệ sản xuất, hoàn thiện tổ chức sản xuất kinh doanh (SXKD), tổ chức và vận hành tài chính DNNN nghĩa là làm cho DNNN hoạt động có hiệu quả, góp phần và tăng trưởng kinh tế, nâng cao doanh lợi cho DNNN và toàn xã hội. Bởi cội nguồn của sản phẩm và lao vụ cung cấp cho xã hội và nền kinh tế quốc dân đều được tạo ra từ các DNNN. Do đó, kiểm toán đối với DNNN không có mục tiêu gì khác hơn là lành mạnh hoá các quan hệ quản lý và SXKD của DNNN và khả năng khai thác nguồn thu cho NSNN tiềm ẩn lớn nhất ở đối tượng kiểm toán này. Phân loại, đặc điểm đơn vị được kiểm toán thuộc lĩnh vực kiểm toán DNNN: Điều 1, Luật Doanh nghiệp Nhà nước quy dịnh: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn”. - Theo khách thể kiểm toán có các loại: a. DNNN là Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập: Đây là hình thức liên kết và tập hợp các công ty thành viên hạch toán độc lập và các đơn vị thành viên khác theo quy định của pháp luật, có mối quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác, hoạt động trong một hoặc 1 số chuyên ngành kinh tế - kỹ thuật, nhằm tăng cường tích tụ, tập trung vốn và chuyên môn hoá kinh doanh của các đơn vị thành viên và toàn Tổng công ty. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập có các đơn vị thành viên do Tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ, các đơn vị thành viên do Tổng công ty nắm giữ cố phần chi phối, gồm các đơn vị thành viên sau: - Nhóm các đơn vị do Tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ: + Công ty thành viên hạch toán độc lập hoạt động theo luật DNNN; + Đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp; + Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) nhà nước một thành viên được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; + Các doanh nghiệp do Tổng công ty đầu tư toàn bộ vốn điều lệ được thành lập ở nước ngoài, tổ chức và hoạt động theo pháp luật nước sở tại. + Công ty tài chính được tổ chức, hoạt động theo quy định của pháp luật về tổ chức tài chính, tín dụng. - Nhóm các đơn vị thành viên do Tổng công ty nắm giữ cổ phần, vốn góp chi phối: + Công ty cổ phần có cổ phần chi phối của Tổng công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; + Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có vốn góp chi phối của Tổng công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; + Công ty liên doanh, trong đó Tổng công ty là đối tác giữ quyền chi phối, hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam; + Các Doanh nghiệp do Tổng công ty giữ cổ phần, vốn góp chi phối được thành lập ở nước ngoài, tổ chức và hoạt động theo pháp luật nước sở tại. Đối với Tổng công ty loại này, Đơn vị được kiểm toán của KTNN nên xác định các đơn vị thành viên thuộc nhóm 1 và Công ty cổ phần chi phối của Tổng công ty từ 50% trở lên của nhóm 2. b. DNNN là các Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập (Tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - con): Đây là hình thức liên kết và chi phối lẫn nhau bằng đầu tư, góp vốn, bí quyết công nghệ, thương hiệu hoặc thị trường giữa các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó có một công ty Nhà nước giữ quyền chi phối các doanh nghiệp thành viên khác (gọi tắt là công ty mẹ) và các doanh nghiệp thành viên khác bị công ty mẹ chi phối (công ty con) hoặc có 1 phần vốn góp không chi phối của công ty mẹ (công ty liên kết). Tổ hợp công ty mẹ và các công ty con không có tư cách pháp nhân. công ty mẹ có tư cách pháp nhân, tên gọi, con dấu, bộ máy quản lý và điều hành, có trụ sở chính trong nước. Các đơn vị thành viên của Tổng công ty do các công ty tự đầu tư và thành lập: - Công ty mẹ: Có chức năng trực tiếp sản xuất kinh doanh và đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác, có các quyền, nghĩa vụ của công ty nhà nước quy định tại Luật Doanh nghiệp; thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với phần vốn đầu tư vào các Công ty con và Công ty liên kết. - Các công ty con: + Các công ty có vốn góp chi phối của công ty mẹ gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngoài, công ty nước ngoài; + Công ty TNHH Nhà nước một thành viên do công ty mẹ nắm toàn bộ vốn điều lệ. Công ty liên kết: Là các công ty có vốn góp không chi phối của công ty mẹ, tổ chức dưới hình thức công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty liên doanh với nước ngoài, công ty ở nước ngoài. Vậy, đơn vị được kiểm toán của KTNN đối với các Tổng công ty tự đầu tư và thành lập là công ty mẹ là chủ yếu, đối với công ty con chỉ kiểm toán công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên và các công ty cổ phần có cổ phần chi phối của công ty mẹ trên 50%. 2.1.3. Nội dung kiểm toán đối với DNNN Kiểm toán báo cáo tài chính Kiểm toán báo cáo tài chính là việc kiểm tra và xác nhận tính trung thực và tính hợp lý của báo cáo tài chính cũng như xem xét báo cáo tài chính có phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán và các yêu cầu của pháp luật hay không. Kiểm toán báo cáo tài chính DNNN của KTNN là quá trình Đoàn kiểm toán nhà nước sử dụng các chuẩn mực, quy trình kiểm toán và các phương pháp kiểm toán được pháp luật quy định để kiểm tra, xác minh tính khách quan, trung thực và hợp pháp của các thông tin đã được phản ánh trên báo cáo tài chính của DNNN. Quá trình đó nhằm đánh giá độ tin cậy của các thông tin tài chính cung cấp cho những cơ quan và người sử dụng những căn ứ phá lý về nhìn nhận và đánh giá chất lượng của báo cáo tài chính, xem báo cáo đó có phản ành đúng tình hình tài sản và thực trạng tài chính của doanh nghiệp không. Nội dung kiểm toán báo cáo tài chính đối với các DNNN bao gồm (Điều 37, Luật KTNN): Tài sản cố định và đầu tư dài hạn; tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn; Nợ phải trả; Vốn chủ sở hữu; Các khoản doanh thu, Chi phí kinh doanh, thu nhập khác và chi phí khác; Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước; Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh; Các tài sản khác là đối tượng kế toán của đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán hoạt động Kiểm toán hoạt động là loại hình kiểm toán để kiểm tra đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước. Tính kinh tế (Economy) được hiểu là đạt được mục tiêu mà tiêu tốn ít hơn hoặc sử dụng ít nguồn lực hơn (ít nguồn lực nhất). Tính hiệu lực/ hiệu suất (Efficiency) thể hiện mối quan hệ giữa hàng hoá và dịch vụ được sản xuất và cung ứng (đầu ra) với các nguồn lực đầu vào.   Tính hiệu quả (Effectiveness) có nghĩa là đảm bảo rằng đầu ra của một quy trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ mang lại kết quả như mong muốn.   Đối với loại hình kiểm toán hoạt động, khi xem xét tính hiệu suất/ hiệu lực (Efficiency) và tính hiệu quả (Effectiveness), điều quan trọng là chúng ta phải đo lường được chi phí đầu vào và sản lượng đầu ra. Nội dung kiểm toán hoạt động gồm: Tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động; Việc bảo đảm, quản lý và sử dụng các nguồn lực; Hệ thống kiểm soát nội bộ; Các chương trình, dự án; các hoạt động của đơn vị được kiểm toán; Tác động của môi trường bên ngoài đối với tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của đơn vị được kiểm toán (Theo Điều 39, Luật KTNN). Kiểm toán tuân thủ: Kiểm toán tuân thủ (Compliance) là loại kiểm toán nhằm xem xét đơn vị được kiểm toán có tuân thủ theo đúng các quy định mà các cơ quan có thẩm quyền cấp trên hoặc cơ quan chức năng của nhà nước hoặc cơ quan chuyên môn đề ra hay không. (Theo Giáo trình Lý Thuyết Kiểm Toán của Học viện Tài chính). Nội dung kiểm toán tuân thủ: Tình hình chấp hành Luật ngân sách nhà nước, Luật kế toán, các luật thuế và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; Tình hình chấp hành nội quy, quy chế của đơn vị được kiểm toán (Điều 38, Luật KTNN). 2.1.4 Căn cứ kiểm toán các hoạt động của DNNN - Các văn bản liên quan đến hoạt động kiểm toán: Luật Kiểm toán Nhà nước, các văn bản pháp luật về quản lý kinh tế, tài chính, kế toán và các văn bản pháp luật khác của Nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước; Hệ thống chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán, quy chế tổ chức và hoạt động Đoàn kiểm toán của Kiểm toán nhà nước… - Các căn cứ để ra quyết định kiểm toán: Theo Điều 33, Luật KTNN thì Tổng KTNN ra quyết định kiểm toán khi có một trong các căn cứ sau đây:          + Kế hoạch kiểm toán hàng năm của KTNN; + Yêu cầu của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; + Yêu cầu của Thường trực HĐND, ĐUBN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đề nghị của các đơn vị được quy định tại khoản 12 Điều 63 của Luật KTNN và các đơn vị không nằm trong kế hoạch kiểm toán hàng năm của KTNN đã được Tổng KTNN chấp nhận.  2.2. Trình tự (quy trình) kiểm toán đối với 3 loại hình kiểm toán 2.2.1 Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính nhà nước (BCTC): Hiện tại, để kiểm toán BCTC của DNNN, KTNN thực hiện theo Quy trình kiểm toán DNNN ban hành._. chi phÝ kh«ng ®óng chÕ ®é, sè tiÒn 1,44 tû ®ång; Chi phÝ b¸n hµng gi¶m 15 triÖu ®ång. 1.2.3- X¸c ®Þnh quü l­¬ng, qu¶n lý ph©n phèi tiÒn l­¬ng vµ c¸c kho¶n theo l­¬ng N¨m N, Tæng c«ng ty thùc hiÖn chÕ ®é tiÒn l­¬ng theo c¸c qui ®Þnh cña Nhµ n­íc. Tuy nhiªn, viÖc x¸c ®Þnh sè lao ®éng ®Þnh biªn ®Ó x©y dùng ®¬n gi¸ tiÒn l­¬ng cho n¨m N vµ chi l­¬ng cã nh÷ng sai sãt, cô thÓ: sè lao ®éng ®Þnh biªn lµm c¨n cø x©y dùng ®¬n gi¸ tiÒn l­¬ng n¨m 200N Tæng c«ng ty x¸c ®Þnh vµ ®Ò nghÞ ®­îc duyÖt lµ 6.345 ng­êi; thùc tÕ sè lao ®éng ®Õn 31/12/200N cña Tæng c«ng ty lµ 6.200 ng­êi, trong ®ã lao ®éng tËp nghÒ, mïa vô vµ hîp ®ång ng¾n h¹n lµ 1.234 ng­êi. Tæng c«ng ty ®· x©y dùng ®¬n gi¸ tiÒn l­¬ng cho sè lao ®éng tËp nghÒ, mïa vô vµ hîp ®ång ng¾n h¹n theo hÖ sè t¨ng n¨ng suÊt lao ®éng lµ 2,89. Thùc tÕ chi tr¶ cho sè lao ®éng tËp nghÒ, mïa vô vµ hîp ®ång ng¾n h¹n theo hÖ sè lµ 1 t­¬ng øng sè tiÒn 6,1 tû ®ång. §oµn KiÓm to¸n x¸c ®Þnh chªnh lÖch gi÷a quü tiÒn l­¬ng theo ®¬n gi¸ x©y dùng vµ l­¬ng thùc tr¶ cho sè lao ®éng tËp nghÒ, mïa vô vµ hîp ®ång ng¾n h¹n lµ 11,97 tû ®ång, gi¶m quü l­¬ng ®­îc chi n¨m N cña Tæng c«ng ty lµ 11,97 tû ®ång. 1.2.4- Qu¶n lý kÕt qu¶ vµ ph©n phèi kÕt qu¶ kinh doanh N¨m N Tæng c«ng ty thùc hiÖn ph©n phèi kÕt qu¶ kinh doanh theo luËt thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp, chÕ ®é tµi chÝnh cña Nhµ n­íc vµ Quy chÕ tµi chÝnh cña Tæng c«ng ty, cô thÓ: - X¸c ®Þnh vµ nép thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp ®èi víi C«ng ty mÑ thuéc Tæng Tæng c«ng ty, C«ng ty A vµ C«ng ty B theo tû lÖ 28% lîi nhuËn; C«ng ty Cæ phÇn chøng kho¸n vµ Quü §Çu t­ chøng kho¸n theo tû lÖ 20% lîi nhuËn; C«ng ty TNHH mét thµnh viªn Qu¶n lý Quü §Çu t­ chøng kho¸n ®ang trong giai ®o¹n ®­îc miÔn thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp. - Ph©n phèi lîi nhuËn sau thuÕ: N¨m N Tæng c«ng ty thùc hiÖn ph©n phèi lîi nhuËn sau thuÕ theo quy ®Þnh t¹i NghÞ ®Þnh 199/2004/N§-CP ngµy 03/12/2004, cô thÓ: + Tæng c«ng ty x¸c ®Þnh Quü dù tr÷ b¾t buéc trÝch theo tû lÖ 5% trªn lîi nhuËn sau thuÕ t¹i c¸c c«ng ty thuéc C«ng ty A vµ C«ng ty B lµ 17 tû ®ång; c¸c quü cßn l¹i ®­îc trÝch lËp tËp trung t¹i Tæng c«ng ty: Quü dù phßng tµi chÝnh 41,41 tû ®ång; Quü ®Çu t­ ph¸t triÓn 89,66 tû ®ång (b»ng 30,28% lîi nhuËn ®­îc chia theo vèn tù huy ®éng); trÝch lËp quü khen th­ëng, phóc lîi 137,3 tû ®ång; bæ sung vèn Nhµ n­íc 129,57 tû ®ång; + §oµn KiÓm to¸n x¸c ®Þnh t¨ng Quü dù tr÷ b¾t buéc trÝch theo tû lÖ 5% trªn lîi nhuËn sau thuÕ t¹i c¸c c«ng ty thuéc C«ng ty A vµ C«ng ty B lµ 17,74 tû ®ång t¨ng 735 triÖu ®ång; C¸c quü cßn l¹i ®­îc trÝch lËp tËp trung t¹i Tæng c«ng ty: Quü dù phßng tµi chÝnh 43,8 tû ®ång t¨ng 2,40 tû ®ång; Quü ®Çu t­ ph¸t triÓn 94,33 tû ®ång (b»ng 30,28% lîi nhuËn ®­îc chia theo vèn tù huy ®éng) t¨ng 4,66 tû ®ång; trÝch lËp Quü khen th­ëng, phóc lîi 152,06 tû ®ång t¨ng 16,08 tû ®ång; bæ sung vèn Nhµ n­íc 129,62 tû ®ång t¨ng 51 triÖu ®ång; - ViÖc sö dông c¸c quü ®­îc thùc hiÖn theo ®óng quy ®Þnh cña Nhµ n­íc vµ §iÒu lÖ tæ chøc ho¹t ®éng, Quy chÕ tµi chÝnh cña Tæng c«ng ty. 1.3- ViÖc thùc hiÖn nghÜa vô víi Ng©n s¸ch Nhµ n­íc Nh×n chung Tæng c«ng ty ®· thùc hiÖn viÖc kª khai vµ nép thuÕ theo quy ®Þnh. Tuy nhiªn cßn sai sãt lµ: + Thùc hiÖn kª khai vµ nép thuÕ thu nhËp c¸ nh©n kh«ng kÞp thêi hoÆc ch­a ®Çy ®ñ (C«ng ty A thiÕu 237 triÖu ®ång; C«ng ty B thiÕu 672 triÖu ®ång, C«ng ty TNHH Qu¶n lý Quü §Çu t­ chøng kho¸n thiÕu 40,9 triÖu ®ång); + Thùc hiÖn kª khai thõa hoÆc thiÕu doanh thu dÉn ®Õn kª khai thuÕ GTGT kh«ng chÝnh x¸c (mét sè c«ng ty thuéc C«ng ty A N kª khai thuÕ GTGT thõa 1,08 tû ®ång; kª khai thiÕu thuÕ GTGT 400 triÖu ®ång); + Thùc hiÖn khÊu trõ, kª khai vµ nép thuÕ thu nhËp cña c¸c ®¹i lý kh«ng kÞp thêi hoÆc ch­a ®Çy ®ñ (C«ng ty A thiÕu 95 triÖu ®ång; C«ng ty B thiÕu 17,8 triÖu ®ång); + Do x¸c ®Þnh doanh thu, thu nhËp, chi phÝ ch­a chÝnh x¸c dÉn ®Õn x¸c ®Þnh thiÕu lîi nhuËn chÞu thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp, sè tiÒn 9,07 tû ®ång (bao gåm: C«ng ty A thiÕu 1,73 tû ®ång; C«ng ty B thiÕu 3,99 tû ®ång, V¨n phßng Trô së chÝnh 3,35 tû ®ång). 2. VÒ tÝnh kinh tÕ, tÝnh hiÖu qu¶ trong viÖc qu¶n lý, sö dông tµi s¶n, vèn Nhµ n­íc VÒ tÝnh kinh tÕ, tÝnh hiÖu qu¶ trong viÖc qu¶n lý, sö dông tµi s¶n, nguån vèn Nhµ n­íc n¨m 200N cña Tæng c«ng ty ®­îc thÓ hiÖn qua mét sè chØ tiªu ®¸nh gi¸ hiÖu qu¶ cô thÓ nh­ sau: 2.1- Mét sè chØ tiªu ®¸nh gi¸ hiÖu qu¶ Chỉ tiªu §¬n vÞ tÝnh ChØ sè (1) (2) (3) 1. Kh¶ n¨ng thanh to¸n 1.1. Kh¶ n¨ng thanh to¸n hiÖn hµnh (Tæng tµi s¶n/Tæng nî ph¶i tr¶) LÇn 1,18 1.2. Kh¶ n¨ng thanh to¸n nî ng¾n h¹n (Tæng tµi s¶n ng¾n h¹n/Tæng nî ph¶i tr¶ ng¾n h¹n) LÇn 3,12 1.3. Kh¶ n¨ng thanh to¸n nhanh (Tæng c¸c kho¶n tiÒn vµ t­¬ng ®­¬ng tiÒn/Tæng nî ph¶i tr¶ ng¾n h¹n) LÇn 0,83 2. Tû suÊt sinh lêi 2.1. Tû suÊt lîi nhuËn trªn doanh thu - Tû suÊt lîi nhuËn tr­íc thuÕ trªn doanh thu % 11,08 - Tû suÊt lîi nhuËn sau thuÕ trªn doanh thu % 8,44 2.2. Tû suÊt lîi nhuËn trªn Tæng tµi s¶n - Tû suÊt lîi nhuËn tr­íc thuÕ trªn tæng tµi s¶n % 3,85 - Tû suÊt lîi nhuËn sau thuÕ trªn tæng tµi s¶n % 2,94 2.3. Tû suÊt lîi nhuËn sau thuÕ trªn nguån vèn chñ së h÷u % 20,26 2.2 - Đánh giá tổng quát các chỉ tiêu Qua c¸c chØ tiªu ®¸nh gi¸ hiÖu qu¶, kh¶ n¨ng tµi chÝnh trªn ®©y cho thÊy: N¨m 200N vÒ t×nh h×nh tµi chÝnh cña Tæng c«ng ty lµ kh¸ tèt, ®Æc biÖt lµ tû suÊt lîi nhuËn trªn vèn chñ së h÷u lµ rÊt cao (20,26%). 3. VÒ t×nh h×nh s¾p xÕp, ®æi míi, cæ phÇn ho¸ DNNN trong Tæng c«ng ty X Tæng c«ng ty víi môc tiªu lµ trë thµnh TËp ®oµn hµng ®Çu ë ViÖt Nam, kinh doanh trong lÜnh vùc b¶o hiÓm nh©n thä, b¶o hiÓm phi nh©n thä, ®Çu t­ tµi chÝnh. Thùc hiÖn môc tiªu trªn, tõ n¨m 1996 Tæng c«ng ty ®· thµnh lËp C«ng ty Cæ phÇn chøng kho¸n; n¨m 2001 thµnh lËp Trung t©m §Çu t­; n¨m 2005 chia t¸ch vµ thµnh lËp 02 ®¬n vÞ h¹ch to¸n ®éc lËp: C«ng ty A vµ C«ng ty B; n¨m 2005 thµnh lËp C«ng ty TNHH Qu¶n lý Quü §Çu t­ chøng kho¸n B; n¨m 200N thùc hiÖn §Ò ¸n Cæ phÇn ho¸ Tæng c«ng ty vµ h×nh h×nh thµnh TËp ®oµn ®· ®­îc Thñ t­íng ChÝnh phñ phª duyÖt t¹i QuyÕt ®Þnh sè 310/2005/Q§-TTg ngµy 28 th¸ng 11 n¨m 200N. Sau gÇn 2 n¨m tÝch cùc chuÈn bÞ c¸c ®iÒu kiÖn ®Ó chuyÓn ®æi h×nh thøc ho¹t tõ m« h×nh Tæng c«ng ty Nhµ n­íc sang ho¹t ®éng theo h×nh thøc TËp ®oµn (C«ng ty cæ phÇn), ngµy 15 th¸ng 10 n¨m 200N+1 Tæng c«ng ty ®· chÝnh thøc ho¹t ®éng theo m« h×nh TËp ®oµn theo GiÊy chøng nhËn ®¨ng ký kinh doanh sè 0103025678 do Së KÕ ho¹ch vµ §Çu t­ Hµ Néi cÊp ngµy 15 th¸ng 10 n¨m 200N+1. Bé Tµi chÝnh ®· cã QuyÕt ®Þnh sè 3989/Q§-BTC ngµy 30/11/200N vÒ viÖc x¸c ®Þnh gi¸ trÞ thùc tÕ doanh nghiÖp cña Tæng c«ng ty t¹i thêi ®iÓm 0 giê ngµy 01/01/200N ®Ó cæ phÇn ho¸. §Õn 31/12/200N Tæng c«ng ty ch­a hoµn tÊt c¸c thñ tôc vÒ cæ phÇn ho¸ chuyÓn ®æi thµnh TËp §oµn nªn Tæng c«ng ty ch­a thùc hiÖn ®iÒu chØnh c¸c chØ tiªu trªn B¶ng c©n ®èi kÕ to¸n hîp nhÊt cña Tæng c«ng ty t¹i thêi ®iÓm 31/12/200N theo QuyÕt ®Þnh sè 3989/Q§-BTC. §oµn KiÓm to¸n kh«ng kiÓm to¸n x¸c ®Þnh gi¸ trÞ doanh nghiÖp cña Tæng c«ng ty ®Ó thùc hiÖn cæ phÇn ho¸ do vËy, §oµn KiÓm to¸n kh«ng thùc hiÖn ®¸nh gi¸ gi¸ trÞ thùc tÕ doanh nghiÖp cña Tæng c«ng ty. 4. VÒ c«ng t¸c kÕ to¸n - Tæ chøc bé m¸y kÕ to¸n cña Tæng c«ng ty Bé m¸y kÕ to¸n cña Tæng c«ng ty ®­îc tæ chøc theo hÖ thèng tõ Trô së chÝnh ®Õn c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn h¹ch to¸n ®éc lËp vµ c¸c ®¬n vÞ h¹ch to¸n phô thuéc. Cô thÓ: T¹i Trô së chÝnh Tæng c«ng ty cã Ban KÕ ho¹ch - Tµi chÝnh cã chøc n¨ng t­ vÊn, tham m­u cho L·nh ®¹o Tæng C«ng ty trong c«ng t¸c qu¶n lý, chØ ®¹o, kiÓm tra vÒ c«ng t¸c kÕ ho¹ch - tµi chÝnh; c«ng t¸c h¹ch to¸n kÕ to¸n; c«ng t¸c ®Çu t­ tµi chÝnh; c«ng t¸c tµi chÝnh trong x©y dùng c¬ b¶n; c«ng t¸c thèng kª vµ th«ng tin kinh tÕ. T¹i c¸c c«ng ty thuéc C«ng ty A vµ C«ng ty B tæ chøc bé m¸y kÕ to¸n theo h×nh thøc ph©n t¸n. T¹i Trô së chÝnh cã Phßng Tµi chÝnh - KÕ to¸n, thùc hiÖn chøc n¨ng qu¶n lý tµi chÝnh, ®iÒu hµnh, h­íng dÉn vµ tæng hîp B¸o c¸o tµi chÝnh toµn hÖ thèng, t¹i c¸c C«ng ty thµnh viªn vµ V¨n phßng Trô së chÝnh cã Phßng KÕ to¸n tæ chøc h¹ch to¸n vµ lËp B¸o c¸o quyÕt to¸n theo ph©n cÊp vµ göi cho Phßng Tµi chÝnh - KÕ to¸n cña C«ng ty A vµ C«ng ty B tæng hîp lËp B¸o c¸o tµi chÝnh toµn hÖ thèng. T¹i c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn h¹ch to¸n ®éc lËp kh¸c tæ chøc bé m¸y kÕ to¸n theo h×nh thøc kÕ to¸n tËp trung. - Chøng tõ kÕ to¸n: C¸c nghiÖp vô kinh tÕ ph¸t sinh cã ho¸ ®¬n vµ chøng tõ theo qui ®Þnh. PhiÕu thu, chi, chøng tõ ghi sæ, Ên chØ thu tiÒn do c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn cña Tæng C«ng ty tù in. Chøng tõ ®­îc l­u tr÷ ®Çy ®ñ khoa häc theo ®óng qui ®Þnh cña Nhµ n­íc vµ Tæng C«ng ty. Tuy nhiªn cßn mét sè sai sãt nh­ sau: + Ng­êi ký nhËn tiÒn båi th­êng kh«ng cã giÊy ñy quyÒn cña ng­êi ®­îc h­ëng tiÒn båi th­êng hay chñ tµi kho¶n (t¹i c¸c c«ng ty thuéc Tæng C«ng ty: §µ N½ng, Phó Thä); + Chi cho c¸n bé, ®¹i lý ®i häc tËp kinh nghiÖm t¹i c¸c tØnh b¹n, nh­ng kh«ng cã b»ng chøng (Phó Yªn); + Ho¸ ®¬n thanh to¸n ghi ch­a ®ñ c¸c néi dung theo qui ®Þnh (Qu¶ng Ninh); + Chøng tõ thu, chi thiÕu ch÷ ký cña kÕ to¸n, thñ tr­ëng ®¬n vÞ, l­u tr÷ chøng tõ t¹i hå s¬ ch­a ®Çy ®ñ, h¹ch to¸n vµo chi phÝ qu¶n lý mét sè kho¶n chi kh«ng ®óng chÕ ®é nh­: chi trî cÊp tæ tr­ëng, tr­ëng nhãm, chi cho nh©n viªn häc viÖc mét sè ngµy lÔ... Mét sè kho¶n chi cã cïng tÝnh chÊt nh­ng l¹i h¹ch to¸n vµo c¸c tµi kho¶n kh¸c nhau nh­ chi hç trî tæ tr­ëng, thï lao tr­ëng nhãm ®¹i lý (CÇn Th¬); + C¸c kho¶n chi cho ®¹i lý ®Òu chi theo b¶ng kª, mét sè hîp ®ång in Ên tµi liÖu, Ên phÈm... kh«ng thùc hiÖn thanh lý hîp ®ång, kh«ng cã Biªn b¶n giao nhËn, kh«ng thùc hiÖn nhËp, xuÊt ®Ó qu¶n lý vµ h¹ch to¸n theo ®óng chÕ ®é quy ®Þnh; (t¹i c¸c c«ng ty thuéc Tæng C«ng ty: CÇn Th¬, An Giang); + Chøng tõ gèc h¹ch to¸n chi phÝ hoa hång ®Þnh møc kh«ng ®­îc kiÓm tra ký duyÖt theo quy ®Þnh (t¹i c¸c c«ng ty thuéc Tæng C«ng ty Kh¸nh Hoµ); + ViÖc chi tr¶ hoa hång ®¹i lý ch­a khoa häc (viÕt c¶ phiÕu thu, phiÕu chi cho mét kho¶n thanh to¸n) dÉn ®Õn trïng l¾p vµ dÔ sai sãt (t¹i c¸c c«ng ty thuéc Tæng C«ng ty L©m §ång); + Mét sè danh s¸ch nhËn hoa hång, tiÒn th­ëng cña ®¹i lý kÌm theo phiÕu chi, ®¹i lý khi nhËn tiÒn ký ngay trªn danh s¸ch ghi ngµy lËp tr­íc ngµy chuÈn chi (cã tr­êng hîp trªn mét th¸ng) nh­ng l¹i kh«ng ghi ngµy th¸ng thùc nhËn; chi thuª V¨n phßng cho ®¹i lý b¶o hiÓm trong n¨m 200N bªn cho thuª kh«ng cã ho¸ ®¬n theo hîp ®ång ®· quy ®Þnh sè tiÒn thuª vµ thuÕ nép thay ng­êi cho thuª. ViÖc lu©n chuyÓn chøng tõ cã tr­êng hîp ch­a ®óng quy tr×nh, mét sè tËp chøng tõ kÕ to¸n c¸c th¸ng ch­a thùc hiÖn viÖc ®¸nh sè ®Ó l­u tr÷ cho vay theo hîp ®ång; ch­a ph©n bæ ®óng kú chi phÝ qu¶ng c¸o, trÝch khÊu hao ch­a chÝnh x¸c (H¶i Phßng); + B¶ng tæng hîp thanh to¸n hoa hång ®¹i lý khai th¸c cã ký nhËn cña c¸c ®¹i lý kh«ng ghi ngµy ký nhËn phï hîp víi ngµy trªn phiÕu chi tiÒn; kh«ng tÝnh thuÕ 5% ®èi víi mét sè c¸c kho¶n chi cho ®¹i lý (t¹i c¸c c«ng ty thuéc Tæng C«ng ty: B¾c Ninh, B¾c Giang); + PhiÕu thanh to¸n thu nhËp hµng th¸ng kh«ng cã ch÷ ký cña tõng ®¹i lý, chØ cã Tæ tr­ëng ®¹i lý ký nhËn (B¾c Ninh); Ên chØ ®· xuÊt dïng cho c¸c phßng nh­ng kÕ to¸n h¹ch to¸n ch­a cËp nhËt (B¾c Giang); + Ch÷ ký cña ng­êi tham gia b¶o hiÓm kh«ng ®óng víi ch÷ ký cña ng­êi nhËn tiÒn gi¶i ­íc mµ kh«ng cã giÊy uû quyÒn (t¹i c¸c c«ng ty thuéc Tæng C«ng ty: Kiªn Giang, Thanh Ho¸); + Mét sè kho¶n hoµn t¹m øng b»ng chøng tõ, nh­ng lËp phiÕu thu ch­a ®óng víi b¶n chÊt cña nghiÖp vô ph¸t sinh (t¹i c¸c c«ng ty thuéc Tæng C«ng ty: B×nh ThuËn, Thõa Thiªn - HuÕ). - H¹ch to¸n kÕ to¸n: N¨m 200N Tæng C«ng ty thùc hiÖn theo c¸c quy ®Þnh t¹i: QuyÕt ®Þnh sè 1296TC/Q§/C§KT ngµy 31/12/1996 cña Bé tr­ëng Bé Tµi chÝnh ban hµnh “HÖ thèng chÕ ®é kÕ to¸n doanh nghiÖp b¶o hiÓm”; QuyÕt ®Þnh sè 150/2001/Q§-BTC ngµy 31/12/2001 cña Bé Tµi chÝnh vÒ viÖc bæ sung, söa ®æi chÕ ®é kÕ to¸n doanh nghiÖp b¶o hiÓm ban hµnh kÌm theo QuyÕt ®Þnh 1296 nªu trªn; QuyÕt ®Þnh sè 62/2005/Q§-BTC ngµy 14/9/2005 cña Bé tr­ëng Bé Tµi chÝnh ban hµnh "ChÕ ®é kÕ to¸n ¸p dông cho cho C«ng ty Qu¶n lý quü ®Çu t­ chøng kho¸n" vµ QuyÕt ®Þnh sè 63/2005/Q§-BTC ngµy 14/9/2005 cña Bé tr­ëng Bé Tµi chÝnh ban hµnh "ChÕ ®é kÕ to¸n Quü ®Çu t­ chøng kho¸n”. Ngoµi ra Tæng c«ng ty cßn ¸p dông c¸c chuÈn mùc kÕ to¸n ViÖt Nam do Bé Tµi chÝnh ban hµnh. Nh×n chung Tæng C«ng ty thùc hiÖn ®óng qui ®Þnh cña Nhµ n­íc vµ c¸c qui chÕ néi bé cña Tæng C«ng ty. Tuy nhiªn cßn mét sè sai sãt nh­ sau: + C¸c tµi s¶n cè ®Þnh lµ nhµ cöa, vËt kiÕn tróc ®­îc mua g¾n liÒn víi quyÒn sö dông ®Êt ®Òu ®­îc h¹ch to¸n chung, theo ®ã gi¸ trÞ quyÒn sö dông ®Êt vÉn ®­îc tÝnh khÊu hao nh­ nhµ cöa vËt kiÕn tróc (toµn hÖ thèng); + H¹ch to¸n kh«ng ®óng néi dung tÝnh chÊt tµi kho¶n (t¹i c¸c c«ng ty thuéc Tæng C«ng ty: Th¸i B×nh, Hµ Néi, Qu¶ng Ninh, Phó Yªn, B¾c Giang, B×nh §Þnh, Gia Lai, §¾c L¨k, Vòng Tµu, CÇn Th¬, Kiªn Giang, An Giang; t¹i c¸c c«ng ty thuéc Tæng C«ng ty: Trô së chÝnh, Kh¸nh Hoµ, L©m §ång); + H¹ch to¸n ch­a kÞp thêi c¸c nghiÖp vô kinh tÕ ph¸t sinh nh­: thanh lý TSC§ nh­ng ch­a h¹ch to¸n gi¶m Nguyªn gi¸, Hao mßn (t¹i c¸c c«ng ty thuéc Tæng C«ng ty: §µ N½ng); tµi s¶n ®· ®­a vµo sö dông nh­ng ch­a h¹ch to¸n t¨ng nguyªn gi¸ vµ trÝch khÊu hao TSC§ (t¹i c¸c c«ng ty thuéc Tæng C«ng ty: Bµ RÞa - Vòng Tµu; Thõa Thiªn - HuÕ, B×nh ThuËn...); cã tr­êng hîp ®· hoµn tÊt hå s¬, thñ tôc båi th­êng n¨m 200N nh­ng ch­a h¹ch to¸n vµo chi phÝ (Sµi Gßn); l·i tiÒn göi cã kú h¹n ph¸t sinh n¨m 200N nh­ng ch­a h¹ch to¸n vµo thu nhËp (t¹i c¸c c«ng ty thuéc Tæng C«ng ty: Phó Thä, Thanh Hãa); h¹ch to¸n doanh thu ph¸t sinh kh«ng ®óng qui ®Þnh (t¹i c¸c c«ng ty thuéc Tæng C«ng ty: Sµi Gßn, Phó Yªn, H¶i D­¬ng, Gia Lai, T©y Ninh, §¾c L¨k, Trô së chÝnh); mua ®Êt cã quyÒn sö dông ®Êt kh«ng x¸c ®Þnh thêi h¹n ®· hoµn tÊt thñ tôc tõ n¨m 200N-1, ®ñ ®iÒu kiÖn t¨ng TSC§ nh­ng vÉn ch­a h¹ch to¸n t¨ng TSC§ v« h×nh hoÆc ®· h¹ch to¸n t¨ng TSC§ h÷u h×nh (t¹i c¸c c«ng ty thuéc Tæng C«ng ty: L©m §ång, Nam §Þnh, An Giang; t¹i c¸c c«ng ty thuéc Tæng C«ng ty: H¶i Phßng, An Giang, Kiªn Giang, B×nh ThuËn, Gia Lai, Phó Yªn); + H¹ch to¸n kh«ng ®óng niªn ®é kÕ to¸n nh­: chi phÝ ph¸t sinh n¨m 200N+1 h¹ch to¸n vµo chi phÝ n¨m 200N (t¹i c¸c c«ng ty thuéc Tæng C«ng ty: Trô së chÝnh, Hµ Néi, B¾c Giang, NghÖ An, §ång Nai, Kh¸nh Hoµ); + H¹ch to¸n chi phÝ hoa hång cho c¶ kho¶n doanh thu nî phÝ b¶o hiÓm kh«ng ®óng qui ®Þnh cña Tæng C«ng ty (Qu¶ng Ninh); - H×nh thøc sæ kÕ to¸n: H×nh thøc sæ kÕ to¸n ¸p dông ®­îc ®¨ng ký cña Tæng C«ng ty lµ Chøng tõ ghi sæ. Tæng C«ng ty vµ c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn ®· më ®Çy ®ñ sæ kÕ to¸n, ghi ®Çy ®ñ néi dung nghiÖp vô theo chøng tõ ph¸t sinh, cã thÓ hiÖn ®Çy ®ñ tµi kho¶n ®èi øng. - Tæng hîp lËp B¸o c¸o tµi chÝnh: HÖ thèng B¸o c¸o quyÕt to¸n cña c¸c C«ng ty thµnh viªn thuéc Tæng c«ng ty ®­îc tù ®éng in ra theo phÇn mÒm thèng nhÊt trong toµn hÖ thèng. B¸o c¸o tµi chÝnh cña C«ng ty A, C«ng ty B ®­îc tæng hîp vµ lËp theo qui ®Þnh cña Nhµ n­íc vµ Tæng c«ng ty. B¸o c¸o tµi chÝnh hîp nhÊt cña Tæng c«ng ty ®­îc hîp nhÊt tõ B¸o c¸o tµi chÝnh n¨m 200N cña C«ng ty mÑ, C«ng ty A, C«ng ty B, C«ng ty TNHH mét thµnh viªn Qu¶n lý quü vµ ®Çu t­ chøng kho¸n, C«ng ty Cæ phÇn Chøng kho¸n, C«ng ty liªn doanh B¶o hiÓm quèc tÕ. Tuy nhiªn B¸o c¸o tµi chÝnh n¨m 200N cña ®­îc lËp ph¶n ¸nh ch­a chÝnh x¸c vÒ tµi s¶n, nguån vèn, doanh thu, chi phÝ vµ c¸c kho¶n nép ng©n s¸ch Nhµ n­íc nh­ ®· ph¶n ¸nh t¹i môc I, II, III phÇn thø nhÊt t¹i B¸o c¸o kiÓm to¸n nµy; B¸o c¸o tµi chÝnh C«ng ty B ch­a lËp ®Çy ®ñ c¸c biÓu mÉu b¸o c¸o theo quy ®Þnh nh­: kh«ng lËp mÉu b¸o c¸o sè 04/NT “B¸o c¸o hoa hång” theo quy ®Þnh t¹i Th«ng t­ sè 99/2004/TT-BTC ngµy 19/10/2004; ch­a ph¶n ¸nh c¸c chØ tiªu ngoµi b¶ng c©n ®èi kÕ to¸n. - ViÖc chØ ®¹o, kiÓm tra c«ng t¸c kÕ to¸n: Tæng c«ng ty ®· ban hµnh kh¸ ®Çy ®ñ vµ chØ ®¹o, kiÓm tra thùc hiÖn c¸c v¨n b¶n qui ®Þnh néi bé vµ qui ®Þnh cña Nhµ n­íc vÒ c«ng t¸c tµi chÝnh kÕ to¸n. Cô thÓ: + Tæng c«ng ty ban hµnh Quy chÕ tµi chÝnh ®èi víi c¸c ®¬n vÞ h¹ch to¸n ®éc lËp; hµng n¨m phª duyÖt kÕ ho¹ch kinh doanh vµ kÕ ho¹ch trang bÞ c¬ së vËt chÊt kü thuËt cho c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn trùc thuéc Tæng c«ng ty; x©y dùng, phª duyÖt kÕ ho¹ch ho¹t ®éng, kinh doanh cña Trô së chÝnh vµ toµn hÖ thèng ®· khèng chÕ vÒ ®Þnh møc chi phÝ c¸c lo¹i; ban hµnh v¨n b¶n t¨ng c­êng c«ng t¸c qu¶n lý, sö dông, quyÕt to¸n ho¸ ®¬n Ên chØ vµ thu nép phÝ b¶o hiÓm ®èi víi c¸c ®¬n vÞ trong toµn hÖ thèng; + C«ng ty A, C«ng ty B ®· ban hµnh c¸c v¨n b¶n chi tiÕt h­íng dÉn, ph©n cÊp qui ®Þnh, ®Þnh møc chi tiªu néi bé t¹i Trô së chÝnh; ban hµnh quy ®Þnh ph©n cÊp quyÒn h¹n, tr¸ch nhiÖm vµ h¹ch to¸n hiÖu qu¶ kinh doanh néi bé ®èi víi c¸c c«ng ty thµnh viªn; giao kÕ ho¹ch, ®Þnh møc chi tiªu, ph©n cÊp båi th­êng, ban hµnh c¸c v¨n b¶n chØ ®¹o h­íng dÉn trong c«ng t¸c quyÕt to¸n n¨m, thùc hiÖn chÕ ®é thuÕ doanh nghiÖp ®èi víi c¸c c«ng ty thµnh viªn vµ c¸c v¨n b¶n chØ ®¹o kh¸c vÒ qu¶n lý, h­íng dÉn c«ng t¸c tµi chÝnh, kÕ to¸n; + Tæng c«ng ty vµ c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn ®Þnh kú vµ ®ét xuÊt tæ chøc c«ng t¸c kiÓm tra c¸c mÆt ho¹t ®éng cña c¸c c«ng ty thµnh viªn, ®Æc biÖt lµ c«ng t¸c båi th­êng vµ chi tiªu trong ho¹t ®éng kinh doanh. PhÇn Thø hai KÕt luËn vµ KiÕn nghÞ I- KÕt luËn 1. VÒ tÝnh ®óng ®¾n, trung thùc cña B¸o c¸o tµi chÝnh n¨m 200N cña Tæng c«ng ty X B¸o c¸o tµi chÝnh n¨m 200N cña Tæng c«ng ty sau khi ®iÒu chØnh sè liÖu theo kÕt qu¶ kiÓm to¸n cña §oµn KTNN ®· ®­îc lËp mét c¸ch ®óng ®¾n, ph¶n ¸nh kh¸ trung thùc, hîp lý thùc tr¹ng tµi chÝnh cña B¶o ViÖt t¹i thêi ®iÓm 31/12/200N vµ kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh n¨m 200N. Ngo¹i trõ nh÷ng néi dung ®· ®­îc giíi h¹n t¹i B¸o c¸o kiÓm to¸n nµy. 2. VÒ tÝnh tu©n thñ ph¸p luËt; chÕ ®é tµi chÝnh kÕ to¸n; néi quy, quy chÕ mµ Tæng c«ng ty X ph¶i thùc hiÖn 2.1. VÒ chÊp hµnh Quy chÕ qu¶n lý tµi chÝnh N¨m 200N, Tæng c«ng ty thùc hiÖn qu¶n lý tµi chÝnh theo Quy chÕ tµi chÝnh cña Tæng c«ng ty ban hµnh theo QuyÕt ®Þnh sè 15/200N/Q§-H§QT/BV ngµy 15/01/200N cña Héi ®ång Qu¶n trÞ Tæng c«ng ty ®· ®­îc Bé Tµi chÝnh phª duyÖt t¹i V¨n b¶n sè 58/TC-BH ngµy 15/01/200N cña Bé Tµi chÝnh; theo Th«ng t­ sè 11/200N/TT-BTC ngµy 13/12/200N cña Bé Tµi chÝnh h­íng dÉn vÒ thuÕ gi¸ trÞ gia t¨ng vµ thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp ®èi víi lÜnh vùc kinh doanh b¶o hiÓm. Tuy nhiªn, vÒ c«ng t¸c qu¶n lý tµi chÝnh vÉn cßn mét sè sai sãt nh­ ®· nªu t¹i “§iÓm 1, Môc IV, PhÇn thø nhÊt t¹i B¸o c¸o kiÓm to¸n nµy”. Cô thÓ: cßn cã C«ng ty b¶o hiÓm thùc hiÖn ®èi chiÕu x¸c nhËn nî ®Õn cuèi n¨m ch­a ®Çy ®ñ; ch­a ph¶n ¸nh theo dâi ®Çy ®ñ c¸c kho¶n ph¶i thu ®ßi ng­êi thø ba theo qui ®Þnh; kh«ng lËp biªn b¶n bµn giao tµi s¶n cho c¸c ®èi t­îng nhËn sö dông; mét sè ®¬n vÞ kh«ng më thÎ, sæ theo dâi c«ng cô dông cô, TSC§; mét sè ®¬n vÞ kh«ng thùc hiÖn nhËp, xuÊt theo dâi, qu¶n lý vËt t­ thu håi tõ c¸c vô båi th­êng tai n¹n; cã ®¬n vÞ nhµ lµm viÖc ®· thùc hiÖn ph¸ dì x©y míi nh­ng kh«ng thùc hiÖn thanh lý TSC§ theo qui ®Þnh; nhiÒu c«ng ty b¶o hiÓm khi mua s¾m tµi s¶n g¾n liÒn víi ®Êt cã thêi gian sö dông l©u dµi nh­ng ch­a thùc hiÖn t¸ch, theo dâi riªng gi¸ trÞ quyÒn sö dông ®Êt thuéc TSC§ v« h×nh mµ vÉn gép chung víi TSC§ h÷u h×nh vµ trÝch khÊu hao kh«ng ®óng qui ®Þnh. Cã tr­êng hîp mua tµi s¶n cè ®Þnh kh«ng tu©n thñ qui ®Þnh cña Nhµ n­íc vÒ tr×nh tù, thñ tôc mua s¾m ®å dïng, vËt t­, trang thiÕt bÞ, ph­¬ng tiÖn lµm viÖc; hoa hång ®· trÝch t¹o nguån chi chung cho c¸c ®¹i lý kh«ng sö dông hÕt trong n¨m nh­ng ch­a hoµn nhËp gi¶m chi phÝ vµo cuèi n¨m; ph¶n ¸nh doanh thu, thu nhËp, chi phÝ ch­a ®Çy ®ñ vµ kh«ng ®óng chÕ ®é (§oµn KiÓm to¸n Nhµ n­íc x¸c ®Þnh t¨ng doanh thu, thu nhËp 12,39 tû ®ång, trong ®ã t¨ng thu nhËp kh¸c ®èi víi C«ng ty B 11,14 tû ®ång tõ c¸c kho¶n ph¶i tr¶ vÒ hoa hång ®¹i lý C«ng ty B ®· trÝch, sö dông kh«ng hÕt, kh«ng x¸c ®Þnh ®­îc néi dung vµ ®èi t­îng cÇn ph¶i chi trong niªn ®é tµi chÝnh); x©y dùng ®¬n gi¸ tiÒn tiÒn l­¬ng vµ chi tr¶ l­¬ng cßn nh÷ng sai sãt vÒ qu¶n lý sö dông tiÒn l­¬ng trong doanh nghiÖp nhµ n­íc (§oµn KiÓm to¸n x¸c ®Þnh gi¶m quü l­¬ng n¨m 200N cña C«ng ty A 11,97 tû ®ång)…; thùc hiÖn chi hç trî ®¹i lý theo tháa thuËn t¹i c¸c hîp ®ång ®¹i lý tuy ®· tu©n thñ qui ®Þnh hiÖn hµnh cña Nhµ n­íc nh­ng thiÕu chÆt chÏ, kh«ng ®¶m b¶o ch¾c ch¾n c¸c kho¶n chi phÝ lµ hîp lý, hîp lÖ. 2.2. VÒ chÊp hµnh LuËt KÕ to¸n vµ chÕ ®é kÕ to¸n VÒ c«ng t¸c kÕ to¸n n¨m 200N Tæng c«ng ty thùc hiÖn kh¸ nghiªm tóc theo qui ®Þnh cña: ChÕ ®é kÕ to¸n ®èi víi doanh nghiÖp b¶o hiÓm, ChÕ ®é kÕ to¸n ¸p dông cho cho C«ng ty Qu¶n lý quü ®Çu t­ chøng kho¸n; ChÕ ®é kÕ to¸n Quü ®Çu t­ chøng kho¸n vµ c¸c chuÈn mùc kÕ to¸n ViÖt Nam do Bé Tµi chÝnh ban hµnh. Tuy nhiªn, vÉn cßn mét sè sai sãt nh­ ®· nªu t¹i “§iÓm 4, Môc IV, PhÇn thø nhÊt t¹i B¸o c¸o kiÓm to¸n nµy”. Cô thÓ, vÒ h¹ch to¸n kÕ to¸n ch­a ®óng néi dung tÝnh chÊt tµi kho¶n, h¹ch to¸n ch­a kÞp thêi, h¹ch to¸n ch­a ®óng niªn ®é kÕ to¸n; mét sè ®¬n vÞ chøng tõ kh«ng ®Çy ®ñ, kh«ng hîp lý, hîp lÖ; B¸o c¸o tµi chÝnh ®­îc lËp cßn ch­a ®Çy ®ñ. 2.3. VÒ chÊp hµnh LuËt kinh doanh b¶o hiÓm vµ c¸c v¨n b¶n ph¸p luËt kh¸c qui ®Þnh vÒ kinh doanh b¶o hiÓm Víi nh÷ng nguyªn t¾c ho¹t ®éng: lÊy nguyªn t¾c kh¸ch hµng lµ trung t©m cña mäi ho¹t ®éng; phôc vô kh¸ch hµng tËn t©m, trung thùc vµ hîp t¸c; tèi ­u quyÒn lîi vµ sù thuËn tiÖn cho kh¸ch hµng. V× vËy n¨m 200N Tæng c«ng ty ®· thùc hiÖn kh¸ nghiªm tóc c¸c qui ®Þnh vÒ kinh doanh b¶o hiÓm, cô thÓ cung cÊp nhiÒu s¶n phÈm b¶o hiÓm cho thÞ tr­êng ®¶m b¶o ®óng qui ®Þnh cña Nhµ n­íc; thùc hiÖn thu phÝ ®óng tû lÖ, thêi h¹n theo qui ®Þnh cña Nhµ n­íc; trong c«ng t¸c båi th­êng tæn thÊt vµ gi¶i quyÕt quyÒn lîi cho kh¸ch hµng, Tæng c«ng ty lu«n ®Æt lîi Ých còng nh­ sù thuËn tiÖn cho kh¸ch hµng lªn hµng ®Çu. 2.4. VÒ chÊp hµnh c¸c qui ®Þnh néi bé cña Tæng c«ng ty Tæng c«ng ty ®· ban hµnh kh¸ ®Çy ®ñ vµ chØ ®¹o, kiÓm tra thùc hiÖn c¸c v¨n b¶n qui ®Þnh néi bé vÒ tæ chøc bé m¸y, vÒ ho¹t ®éng kinh doanh, vÒ c«ng t¸c qu¶n lý tµi chÝnh kÕ to¸n vµ ®Çu t­ x©y dùng c¬ b¶n. Tuy nhiªn vÉn cßn sai sãt nh­ mét sè c«ng ty b¶o hiÓm thµnh viªn chi tiªu v­ît møc chi phÝ theo quy ®Þnh cña C«ng ty A, C«ng ty B giao. 3. VÒ tÝnh kinh tÕ, tÝnh hiÖu qu¶ trong viÖc qu¶n lý, sö dông tµi s¶n, vèn nhµ n­íc cña ®¬n vÞ ®­îc kiÓm to¸n - N¨m 200N, hÇu hÕt c¸c chØ tiªu tµi chÝnh chñ yÕu n¨m 200N cña Tæng c«ng ty ®Òu t¨ng tr­ëng cao so víi n¨m 200N-1. Tæng doanh thu cña Tæng c«ng ty ®¹t 6.995 tû ®ång, t¨ng tr­ëng 9,4% so víi n¨m 200N-1. Trong ®ã, tæng doanh thu cña ho¹t ®éng b¶o hiÓm ®¹t 5.614 tû ®ång, t¨ng tr­ëng 4,4% so víi n¨m 200N-1, chiÕm 36,54% thÞ phÇn BHNT vµ 34,87% thÞ phÇn b¶o hiÓm phi nh©n thä. Tæng lîi nhuËn tr­íc thuÕ cña Tæng c«ng ty ®¹t 642,7 tû ®ång, t¨ng tr­ëng 56,2% so víi n¨m 2005. - C¸c chØ tiªu ®¸nh gi¸ hiÖu qu¶, kh¶ n¨ng tµi chÝnh cña Tæng c«ng ty ®· thÓ hiÖn t×nh h×nh tµi chÝnh cña Tæng c«ng ty lµ kh¸ tèt, ®Æc biÖt lµ tû suÊt lîi nhuËn trªn vèn chñ së h÷u rÊt cao (20,26%). 4. VÒ c«ng t¸c kÕ to¸n N¨m 200N Tæng c«ng ty ®· thùc hiÖn kh¸ nghiªm tóc vµ ®Çy ®ñ c¸c qui ®Þnh trong c«ng t¸c kÕ to¸n tõ tæ chøc bé m¸y, h¹ch to¸n kÕ to¸n, sæ kÕ to¸n, lËp b¸o c¸o tµi chÝnh trong toµn hÖ thèng. II- KiÕn nghÞ 1. Đối với Tæng c«ng ty X 1.1- Thùc hiÖn vµ chØ ®¹o c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn ®iÒu chØnh sè liÖu kÕ to¸n vµ B¸o c¸o tµi chÝnh theo kÕt qu¶ kiÓm to¸n ®· x¸c ®Þnh t¹i c¸c Biªn b¶n kiÓm to¸n vµ t¹i Môc (I, II, III,IV), PhÇn thø nhÊt trong B¸o c¸o kiÓm to¸n nµy. 1.2- KiÕn nghÞ xö lý tµi chÝnh theo kÕt qu¶ kiÓm to¸n - ChØ ®¹o c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn liªn quan, nép ngay vµo Ng©n s¸ch Nhµ n­íc c¸c kho¶n thuÕ do KiÓm to¸n Nhµ n­íc x¸c ®Þnh t¨ng thªm, sè tiÒn: 10,53 tû ®ång, chi tiÕt nh­ sau:  §¬n vÞ tÝnh: ®ång TT ChØ tiªu Sè tiÒn 1 ThuÕ Gi¸ trÞ gia t¨ng 400.280.036 2. ThuÕ thu nhËp doanh nghiÖp 9.071.170.516 3. ThuÕ thu nhËp c¸ nh©n 950.272.576 4. C¸c lo¹i thuÕ kh¸c 106.144.947 Tæng céng 10.527.868.075 Tæng c«ng ty lËp hå s¬ thu ®ßi ®¬n vÞ nhËn t¸i b¶o hiÓm ®èi víi 2 vô båi th­êng (Tµu V Star vµ tµu N), Tæng c«ng ty ®· båi th­êng trong n¨m 200N, sè tiÒn 108 triÖu ®ång; 1.3- KiÕn nghÞ vÒ chÊn chØnh c«ng t¸c qu¶n lý tµi chÝnh kÕ to¸n ë ®¬n vÞ Tæng C«ng ty chØ ®¹o c¸c ®¬n vÞ chÊp hµnh nghiªm tóc c¸c qui ®Þnh vÒ qu¶n lý kinh tÕ - tµi chÝnh vµ chÕ ®é kÕ to¸n: chÊn chØnh c¸c sai sãt, sai sãt vÒ qu¶n lý tµi chÝnh vµ h¹ch to¸n kÕ to¸n. §Ó thùc hiÖn tèt c«ng t¸c qu¶n lý tµi chÝnh kÕ to¸n cÇn tËp trung gi¶i quyÕt c¸c vÊn ®Ò sau ®©y: T¹i Tæng c«ng ty: thùc hiÖn chi båi th­êng vµ tr¶ tiÒn b¶o hiÓm ph¶i tu©n thñ ®óng qui ®Þnh cña Tæng c«ng ty ®Ó ®¶m b¶o c¸c kho¶n båi th­êng thiÖt h¹i lµ phï hîp, cã thùc vµ ph¶i thu håi vËt t­ phô tïng thay thÕ (nÕu cã); Tæng c«ng ty thùc hiÖn ph¶n ¸nh doanh thu phÝ b¶o hiÓm khi hîp ®ång b¶o hiÓm ®· ph¸t sinh tr¸ch nhiÖm b¶o hiÓm theo ®óng qui ®Þnh hiÖn hµnh vµ ph¸t hµnh ho¸ ®¬n GTGT, kª khai thuÕ theo qui ®Þnh ®èi víi c¸c kho¶n doanh thu t¨ng thªm theo kÕt qu¶ kiÓm to¸n; chÊm døt t×nh tr¹ng ph¶n ¸nh doanh thu khi hîp ®ång b¶o hiÓm ch­a ph¸t sinh tr¸ch nhiÖm b¶o hiÓm; Yªu cÇu c¸c c«ng ty b¶o hiÓm ph¶i thùc hiÖn theo dâi, sö dông, thanh lý c¸c vËt t­ thu håi tõ c¸c vô tæn thÊt theo ®óng qui ®Þnh hiÖn hµnh cña Nhµ n­íc vÒ qu¶n lý sö dông tµi s¶n, vËt t­ trong c¸c doanh nghiÖp nhµ n­íc; ViÖc x©y dùng ®¬n gi¸ tiÒn l­¬ng lµm c¬ së tr×nh liªn bé phª duyÖt vµ qu¶n lý chi tr¶ tiÒn l­¬ng ph¶i ®¶m b¶o theo ®óng chÕ ®é Nhµ n­íc; Yªu cÇu Tæng c«ng ty khi thùc hiÖn båi th­êng c¸c vô tæn thÊt ®· t¸i b¶o hiÓm ph¶i theo dâi ®­îc vµ cung cÊp tµi liÖu ®Ó ph¶n ¸nh ®Çy ®ñ vµo sæ kÕ to¸n vµ b¸o c¸o tµi chÝnh c¸c kho¶n ph¶i thu ®ßi ng­êi thø ba trong quan hÖ gi¶i quyÕt quyÒn lîi b¶o hiÓm theo qui ®Þnh; Tæng c«ng ty thùc hiÖn trÝch vµ chi hoa hång ®¶m b¶o tû lÖ theo qui ®Þnh cña Nhµ n­íc, hµng n¨m ph¶i quyÕt to¸n theo ®èi t­îng chi vµ ph¶i hoµn nhËp gi¶m chi phÝ trong n¨m ®èi víi kho¶n hoa hång gi¸n tiÕp chi chung ch­a x¸c ®Þnh ®­îc néi dung vµ ®èi t­îng ®­îc chi; - Tæng c«ng ty tiÕn hµnh rµ so¸t gi¸ trÞ quyÒn sö dông ®Êt thuéc quyÒn së h÷u cña Tæng c«ng ty ch­a ®­îc ph©n lo¹i lµ tµi s¶n cè ®Þnh v« h×nh ®Ó thùc hiÖn qu¶n lý, sö dông, trÝch khÊu hao theo chÕ ®é vµ phï hîp víi Biªn b¶n ®Þnh gi¸ doanh nghiÖp; - Khi Tæng c«ng ty thùc hiÖn cæ phÇn hãa ph¶i thùc hiÖn ®iÒu chØnh B¸o c¸o tµi chÝnh hîp nhÊt c¸c chØ tiªu liªn quan ®Õn viÖc x¸c ®Þnh gi¸ trÞ doanh nghiÖp cña B¶o ViÖt theo QuyÕt ®Þnh 3906/Q§-BTC ngµy 30/11/2006 cña Bé Tµi chÝnh vÒ gi¸ trÞ thùc tÕ doanh nghiÖp ®Ó cæ phÇn hãa. 1.4- KiÕn nghÞ x¸c ®Þnh vµ xö lý tr¸ch nhiÖm ®èi víi tËp thÓ, c¸ nh©n; Tæng c«ng ty tæ chøc kiÓm tra lµm râ sai ph¹m trong viÖc mua m¸y ph¸t ®iÖn t¹i C«ng ty N ®Ó xö lý theo chÕ ®é. 1.5- KiÕn nghÞ c¶i tiÕn, hoµn thiÖn hÖ thèng kiÓm so¸t néi bé - Ban hµnh v¨n b¶n h­íng dÉn chi tiÕt vÒ c«ng t¸c chi tiªu tµi chÝnh ®èi víi c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn. §Æc biÖt lµ c¸c kho¶n chi hç trî ®¹i lý, chi ®Ò phßng h¹n chÕ tæn thÊt yªu cÇu nhÊt thiÕt ph¶i lµ c¸c kho¶n chi thùc tÕ cña ®¹i lý b¶o hiÓm ngoµi hoa hång ®­îc h­ëng vµ cã chøng tõ hîp lý, hîp lÖ theo qui ®Þnh hiÖn hµnh chøng minh viÖc sö dông thùc tÕ c¸c kho¶n tiÒn hç trî nµy vµ cã tû lÖ khèng chÕ c¸c kho¶n chi nµy; - Nghiªn cøu ®Ó ban hµnh c¬ chÕ chung trong toµn Tæng c«ng ty vÒ viÖc trÝch vµ sö dông kho¶n hoa hång ®¹i lý theo ®óng chÕ ®é cña Nhµ n­íc quy ®Þnh t¹i NghÞ ®Þnh sè 42/N§-CP ngµy 01 th¸ng 8 n¨m 2001 cña ChÝnh phñ quy ®Þnh chi tiÕt thi hµnh mét sè ®iÒu cña LuËt kinh doanh B¶o hiÓm vµ Th«ng t­ sè 98/TT-BTC ngµy 19/10/2004 h­íng dÉn thi hµnh NghÞ ®Þnh sè 42/N§-CP; - Tæng c«ng ty t¨ng c­êng kiÓm tra gi¸m s¸t vµ ban hµnh qui ®Þnh cô thÓ vÒ tr¸ch nhiÖm c¸ nh©n ®èi víi Gi¸m ®èc c¸c c«ng ty thµnh viªn khi thùc hiÖn kh«ng ®óng qui ®Þnh vÒ qu¶n lý tµi s¶n, thu nhËp, chi phÝ, ®Çu t­ x©y dùng c¬ b¶n cña Tæng c«ng ty vµ cña Nhµ n­íc; - Tæng c«ng ty thùc hiÖn c¸c kiÕn nghÞ cña KiÓm to¸n Nhµ n­íc t¹i Biªn b¶n kiÓm to¸n B¸o c¸o tµi chÝnh n¨m 200N cña Tæng c«ng ty vµ b¸o c¸o kÕt qu¶ thùc hiÖn c¸c kiÕn nghÞ göi vÒ TËp ®oµn tr­íc 31/3/200N+2. 2. §èi víi Bé Tµi chÝnh - §Ò nghÞ Bé Tµi chÝnh khi ban hµnh th«ng t­ h­íng dÉn NghÞ ®Þnh sè 46/2007/N§-CP ngµy 27/3/2007 cña ChÝnh phñ quy ®Þnh chÕ ®é tµi chÝnh ®èi víi doanh nghiÖp b¶o hiÓm vµ doanh nghiÖp m«i giíi b¶o hiÓm vµ NghÞ ®Þnh sè 45/2007/N§-CP ngµy 27/3/2007 cña ChÝnh phñ quy ®Þnh chi tiÕt mét sè ®iÒu cña LuËt Kinh doanh b¶o hiÓm cÇn h­íng dÉn chi tiÕt vÒ c¸c kho¶n chi phÝ cña doanh nghiÖp b¶o hiÓm thªm mét sè néi dung sau: + C¸c kho¶n chi kh¸c nhÊt thiÕt ph¶i cã chøng tõ hîp lý, hîp lÖ, thùc tÕ chøng minh nghiÖp vô kinh tÕ ®· ph¸t sinh. §Æc biÖt c¸c kho¶n chi ®Ò phßng h¹n chÕ rñi ro, tæn thÊt vµ chi hç trî ®¹i lý b¶o hiÓm ngoµi viÖc ph¶i cã chøng tõ hîp lý, hîp lÖ, chøng minh thùc tÕ nghiÖp vô kinh tÕ ®· ph¸t sinh, cÇn ph¶i quy ®Þnh tû lÖ khèng chÕ. + §èi víi chi hoa hång cÇn qui ®Þnh thèng nhÊt ph­¬ng ph¸p trÝch vµo chi phÝ trong n¨m vµ chi tr¶ hoa hång ph¶i theo doanh thu ®· thu ®­îc tiÒn, cuèi n¨m c¸c kho¶n ®· trÝch kh«ng chi hÕt mµ kh«ng cã ®èi t­îng chi tr¶ ph¶i hoµn nhËp gi¶m chi phÝ trong n¨m. - Ban hµnh quyÕt ®Þnh vÒ chÕ ®é kÕ to¸n doanh nghiÖp b¶o hiÓm vµ chÕ ®é kÕ to¸n cña TËp ®oµn kinh doanh ®a ngµnh; - Söa ®æi, bæ sung Th«ng t­ sè 111/2005/TT-BTC ngµy 13/12/2005 cña Bé Tµi chÝnh h­íng dÉn vÒ thuÕ gi¸ trÞ gia t¨ng vµ thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp ®èi víi lÜnh vùc kinh doanh b¶o hiÓm ®¶m b¶o phï hîp víi c¸c s¾c thuÕ cã liªn quan vµ chÕ ®é qu¶n lý tµi chÝnh, thuÕ cña Nhµ n­íc. §Æc biÖt vÒ chi phÝ qu¶n lý ®¹i lý b¶o hiÓm ph¶i cã tû lÖ khèng chÕ møc chi phï hîp. 3. §èi víi Bé Lao ®éng, Th­¬ng binh vµ X· héi Phèi hîp víi Bé Tµi chÝnh vµ c¸c ®¬n vÞ cã liªn quan thÈm tra, phª duyÖt sè lao ®éng ®Þnh biªn vµ hÖ sè cÊp bËc ®èi víi toµn hÖ thèng Tæng c«ng ty theo thùc tÕ ho¹t ®éng lµm c¬ së x©y dùng ®¬n gi¸ tiÒn l­¬ng cho Tæng c«ng ty iÖt theo ®óng c¸c qui ®Þnh cña Nhµ n­íc. §Ò nghÞ Tæng c«ng ty tæ chøc thùc hiÖn vµ chØ ®¹o c¸c ®¬n vÞ ®­îc kiÓm to¸n thùc hiÖn nghiªm tóc, kÞp thêi c¸c kiÕn nghÞ cña KiÓm to¸n Nhµ n­íc vµ b¸o c¸o kÕt qu¶ thùc hiÖn göi vÒ KiÓm to¸n Nhµ n­íc, ®Þa chØ: 111 TrÇn Duy H­ng - CÇu GiÊy - Hµ Néi tr­íc ngµy 31/3/200N+2. Khi Tæng c«ng ty vµ c¸c ®¬n vÞ thµnh viªn thuéc Tæng c«ng ty thùc hiÖn c¸c kiÕn nghÞ cña KiÓm to¸n Nhµ n­íc vÒ nép NSNN th× ghi râ trªn chøng tõ: néi dung vµ sè tiÒn thùc hiÖn theo kiÕn nghÞ cña KiÓm to¸n Nhµ n­íc n¨m 200N+1. B¸o c¸o kiÓm to¸n nµy gåm 25 trang, tõ trang 1 ®Õn trang 25, c¸c phô biÓu tõ sè 01 ®Õn sè 03 lµ bé phËn kh«ng t¸ch rêi B¸o c¸o kiÓm to¸n nµy./. Tr­ëng ®oµn ktnn TL. Tæng kiÓm to¸n nhµ n­íc KiÓm to¸n tr­ëng KTDNNN Sè hiÖu thÎ KTVNN: B 0105 KTVC Sè hiÖu thÎ KTVNN: B 04556 KTVC ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1909.doc
Tài liệu liên quan