Tài liệu Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng tại Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng.: ... Ebook Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng tại Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng.
94 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng tại Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng., để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trêng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n
Khoa luËt kinh tÕ
Chuyªn ®Ò thùc tËp tèt nghiÖp
§Ò tµi:
ph¸p luËt vÒ hîp ®ång vµ thùc tiÔn thùc hiÖn hîp ®ång x©y dùng c«ng tr×nh thuû lîi t¹i c«ng ty cæ phÇn x©y dùng thuû lîi h¶i phßng
§¬n vÞ thùc tËp: C«ng ty cæ phÇn x©y dùng thuû lîi h¶i phßng
Gi¸o viªn híng dÉn : TS. NguyÔn Hîp toµn
Sinh viªn thùc hiÖn : TrÇn Thµnh Th¾ng
Líp : LuËt Kinh doanh – K45
Hµ néi – 2007
MỞ ĐẦU
Việt Nam sau những thăng trầm của lịch sử với những cuộc chiến tranh để lại những hậu quả nặng nề đã dần bước ra ánh sáng của văn minh với sự phát triển về mọi mặt của nền kinh tế. Sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước đã hướng nền kinh tế Việt Nam từ chỗ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp chuyển đổi thành nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước, ngày càng thu được những thành quả quan trọng về mọi mặt.
Với sự phát triển ngày càng cao của công nghệ khoa học kỹ thuật và áp dụng hợp lý những thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật: những phương thức, những dây truyền sản xuất hiện đại, nền kinh tế trong nước đã có những bước phát triển nhảy vọt, thu được những thành quả rất đáng khích lệ.
Sự đầu tư đúng đắn cũng như Nhà nước có một chính sách kinh tế mở, khuyến khích đầu tư nước ngoài và sự mở rộng nền kinh tế cá thể mang lại cho thị trường Việt Nam dưới con mắt của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế là một thị trường thuận lợi và đầy khả quan, có thể mang lại những lợi nhuân lớn, và là một thị trường đầy sức thu hút đối với các nhà đầu tư.
Năm 2007 nền kinh tế Việt Nam đánh dấu một sự kiện một bước ngoặt lớn có thể thay đổi toàn bộ mặt của nền kinh tế, đem lại một lợi thế không nhỏ cho nền kinh tế, cac doanh nghiệp cũng như hàng hoá Việt Nam. Đó là Việt Nam chính thức trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Nhưng cũng có thể nền kinh tế toàn cầu. Mặc dầu các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều yếu kém, trước việc gia nhập WTO sẽ cho thấy các doanh nghiệp đó có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài để mà tiếp tục tồn tại và phát triển hay không? Vì chúng ta không thể chờ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh mới gia nhập WTO được vì lúc đó các doanh nghiệp trên thế giới cũng đã phát triển vượt bậc rồi.
Vấn đề làm sao để các doanh nghiệp Việt Nam có sức cạnh tranh có sức hút với các nhà đầu tư quốc tế. Đó là chúng ta phải có một nền kinh tế với các cơ sở kĩ thuật, hạ tầng hiện đại. Các công trình giúp ta có thể yên tâm giúp ta tập trung sản xuất tránh hậu quả tiêu cực nặng nề từ thiên nhiên như phòng chống bão lũ.
Với các diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết việc xây dựng các công trình thuỷ lợi có ý nghĩa to lớn cho sự phát triển của nền kinh tế. Là nguyên nhân gián tiếp cho một sự phát triển của nền kinh tế. Việc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng thông qua đấu thầu ngày một phổ biến đòi hỏi các doanh nghiệp phải đấu thầu. Qua đợt thực tập tại Công ty Cổ phần xây dựng Thuỷ Lợi Hải Phòng, quan sự giúp đỡ của công ty em đã thấy tầm quan trọng của vấn đề này do đó em chọn đề tài: “Pháp luật về hợp đồng và thực tiễn thực hiện hợp đồng tại công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng”.
+ Kết cấu đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý
Chương II: Thực tiễn thực hiện hợp đồng xây dựng công trình thuỷ lợi tại công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng.
Chương III: Một số giải pháp nhằm làm tăng tiến độ thực hiện công trình đảm bảo chất lượng công trình bàn giao đúng thời hạn.
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ PHÁP LÝ
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU VÀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG
A. CÁC KHÁI NIỆM
1. Khái niệm
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và trước diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết, quy mô của các công trình xây dựng thuỷ lợi ngày càng lớn, đa dạng. Vì vậy hoạt động đấu thầu ngày càng phổ biến, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh tế. Vì vậy phải hiểu rõ bản chất của hợp đồng xây dựng, đấu thầu và những vấn đề xung quanh nó để hiểu cặn kẽ được những vấn đề cần thiết.
Ta phải hiểu rõ những vấn đề sau
Điều 1: Hoạt động xây dựng là các vấn đề bao gồm quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
=> Như vậy hoạt động xây dựng là một tổng thể các hoạt động liên quan đến nó, từ khâu khởi đầu đến khi hoàn thành một công trình.
Điều 2: Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng theo thiết kế. Công trình xây dựng bao gồm công trình xây dựng công cộng, nhà ở, công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, năng lượng và các công trình khác.
=> Để xây dựng một công trình thì hợp đồng phải được kí kết giữa các biên là bên chủ đầu tư (Bên A) và bên thi công (bên B) vậy cần hiểu rõ hợp đồng xây dựng là gì?
Điều 3:
1. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập cho các công việc lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát, thi công xây dựng công trình và các công việc khác trong hoạt động xây dựng.
2. Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được xác lập bằng văn bản phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình, loại công việc các mối quan hệ của các bên hợp đồng trong hoạt động xây dựng các thể có nhiều loại với nội dung khác nhau.
Điều 4: Nội dung chủ yếu của hợp đồng trong hoạt động xây dựng
Hợp đồng trong hoạt động xây dựng bao gồm các nội dung:
1. Nội dung công việc phải thực hiện
2. Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật khác của công việc
3. Thời gian và tiến độ thực hiện
4. Điều kiện nghiệm thu, bàn giao
5.Giá cả, phương thức thanh toán
6. Thời hạn bảo hành
7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
8. Các thoả thuận khác theo từng loại hợp đồng
9. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng
Việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để đi tới kí kết hợp đồng ngày một phổ biến và mang tính khách quan, cạnh tranh cao cho các bên dự thầu đảm bảo sự hợp lý trong sử dụng vốn công trình. Đấu thầu bao gồm nhiều giai đoạn và rất nhiều lý luận xung quanh. Ta cần làm rõ đấu thầu và bản chất của nó:
Điều 5: Đấu thầu
1. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu.
2. Đấu thầu trong nước là cuộc đấu thầu chỉ có các nhà thầu trong nước tham dự.
3. Đấu thầu quốc tế là cuộc đấu thầu có các nhà thầu trong và ngoài nước tham dự.
4. Xét thầu là quá trình bên mời thầu xem xét, phân tích, đánh giá xếp hạng các hồ sơ dự thầu để lựa chọn nhà thầu trúng thầu.
5. Bên mời thầu là chủ dự án chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp của chủ dự án, chủ đầu tư được giao trách nhiệm thực hiện công việc đấu thầu.
Điều 6:
1. Nhà thầu là tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự, đối với cá nhân còn phải có năng lực hành vi dân dự để ký kết và thực hiện hợp đồng. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của nhà thầu trong nước được xét theo pháp luật Việt Nam, đối với nhà thầu nước ngoài được xét theo pháp luật của nước nơi nhà thầu mang quốc tịch. Nhà thầu phải đảm bảo sự độc lập về tài chính của mình.
2. Nhà thầu là nhà xây dựng trong đấu thầu xây lắp nhà cung cấp trong đấu thầu mua sắm hàng hoá: là nhà tư vấn trong đấu thầu tuyển chọn tư vấn, là nhà đầu tư trong đấu thầu lựa chọn đối tác đầu tư.
3. Nhà thầu có thể tham gia dự thầu độc lập hoặc liên doanh với các nhà thầu khác. Trường hợp liên doanh phải có văn bản thoả thuận giữa các thành viên tham gia liên danh về trách nhiệm chung và riêng đối với công việc thuộc gói thầu và phải có người đứng đầu liên danh.
Điều 7: Gói thầu
Là toàn bộ dự án hoặc một phần công việc của dự án được phân chia theo tính chất kỹ thuật hoặc trình tự thực hiện dự án. Trong trường hợp mua sắm, gói thầu có thể là một hoặc một loại đồ dùng, trang thiết bị hoặc phương tiện. Gói thầu được thực hiện theo một hoặc nhiều hợp đồng.
Điều 8: Hồ sơ mời thầu
1. Là toàn bộ tài liệu do bên mời thầu lập, bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu được dùng làm căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu và bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu.
Hồ sơ mời thầu được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi phát hành.
2. Đóng thầu: là thời điểm kết thúc việc nộp hồ sơ dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu.
3. Mở thầu: là thời điểm tổ chức mở các hồ sơ dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu.
Điều 9: Giá gói thầu
1. Là giá được xác định cho từng gói thầu trong kế hoạch đấu thầu của dự án trên cơ sở tổng mức đầu tư hoặc tổng dự toán được duyệt.
2. Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong hồ sơ dự thầu sau khi trừ phần giảm giá nếu có, bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu.
3. Giá đề nghị trúng thầu là giá được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu thầu để làm căn cứ do bên mời thầu thương thảo hoàn thiện và ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu.
Và như vậy giá trúng thầu không được lớn hơn giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt.
Điều 10: Giá ký hợp đồng
Là giá được bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu thoả thuận sau khi thương thảo hoàn thiện hợp đồng phải phù hợp với giá trúng thầu, hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu. Giá ký hợp đồng cùng các điều khoản cụ thể về thanh toán được ghi trong hợp đồng là cơ sở để thanh toán vốn cho gói thầu.
Điều 11: Kết quả đấu thầu
Là nội dung phê duyệt của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền về tên nhà thầu trúng thầu và loại hợp đồng.
Điều 12: Thương thảo hoàn thiện hợp đồng
Là việc nhà đầu tư đặt một khoản tiền (tiền mặt, séc, bảo lãnh của ngân hàng hoặc hình thức tương đương) vào một địa chỉ với một thời gian xác định theo quy định trong hồ sơ mời thầu để đảm bảo trách nhiệm của nhà thầu đối với hồ sơ dự thầu.
Điều 13: Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Là việc Nhà thầu trúng thầu đặt một khoản tiền (tiền mặt, séc, bảo lãnh của ngân hàng hoặc hình thức tương đương) vào một địa chỉ với một thời gian xác định theo quy định trong hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu để bảo đảm trách nhiệm thực hiện hợp đồng đã ký.
2. Phân loại đấu thầu
a. Trên phương diện chủ đầu tư: Đấu thầu là một phương thức cạnh tranh trong xây dựng nhằm lựa chọn người nhận thầu (khảo sát thiết kế, thi công xây lắp, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật kinh tế đặt ra cho việc xây dựng công trình.
b.Trên phương diện của nhà thầu: Đấu thầu là một hình thức kinh doanh mà thông qua đó nhà thầu giành cơ hội được nhận thầu, khảo sát, thiết kế, mua sắm máy móc thiết bị.
c. Trên phương diện quản lý của nhà nước
Đấu thầu là một phương thức quản lý thực hiện dự án đầu tư mà thông qua đó lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu đáp ứng được các yêu cầu bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu.
3. Sự ra đời và quá trình phát triển của đấu thầu xây dựng ở Việt Nam.
a. Sự ra đời của hoạt động đấu thầu xây dựng
Trong những năm trước 1998 quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản ở Việt Nam hầu hết chỉ được tiến hành theo phương thức giao thầu. Mà trong quy chế giao thầu. mà trong quy chế giao thầu và nhận thầu xây dựng được ban hành theo quyết định số 217 HĐBT ngày 8/8/1985 có một số điều quy định về đấu thầu xây dựng nhưng lại không ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể nên chỉ có một số ít các công trình đấu thầu được thực hiện.
Đến ngày 9/5/1988 HĐBT về chính sách đổi mới cơ chế quản lý xây dựng cơ bản. Trong đó điều 7 quyết định đã quy định từng bước thực hiện đấu thầu trong xây dựng cơ bản đối với công tác khảo sát thiết kế công trình, và tham gia đấu thầu là một cách thành thạo công việc, có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để thực hiện, khuyến khích việc thi tuyển phương án thiết kế xây dựng.
Để thực hiện các nội dung được quy định trong các văn bản vào ngày 10/11/1989 bộ xây dựng đã ban hành thông tư hướng dẫn tạm thời về việc thực hiện đấu thầu trong hoạt động xây dựng. Trên cơ sở đó một số tỉnh, thành phố đã ban hành các thông tư hoặc quy chế về đấu thầu cụ thể đổi mới các công trình của cơ sở, địa phương đó.
Nhằm làm tăng hiệu quả quản lý Nhà nước trong xây dựng cơ bản và rút kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn việc triển khai, tiến hành thực hiện thông tư hướng dẫn ngày 10/11/1989 bộ xây dựng đã ban hành quy chế thần kèm theo quyết định số 620/BXD – VKT ngày 30/3/1994 của bộ trưởng bộ xây dựng
- Điều chỉnh và sửa đổi một số điều lệ, chính phủ đã ban hành nghị định số 43CP ngày 16/7/1996 về quy chế đấu thầu trong xây dựng ở nước ta được sử dụng phổ biến từ năm 1994 trở đi.
b. Tình hình hoạt động và phát triển của phương thức đấu thầu của nước ta:
- Kể từ khi có các văn bản của Nhà nước về đấu thầu xây dựng, số lượng các công trình được tổ chức đấu thầu còn ít và mới chỉ tập trung ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Hồ Chí Minh…
- Đến nay hầu hết các công trình xây dựng đều tham gia đấu thầu tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu. Nhưng có vẻ như công tác đấu thầu còn nhiều hạn chế và bị động không nêu cao được tính khách quan dân chủ.
4. Hình thức đấu thầu
a. Đấu thầu rộng rãi
Hình thức đấu thầu này không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai các điều kiện và thời gian dự thầu trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo trên tờ thông tin về đấu thầu và trang Web về đấu thầu của nhà nước và của bộ, ngành địa phương tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu.
Qua đó ta có thể thấy rằng đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu áp dụng trong hoạt động đấu thầu. Các hình thức khác nhau chỉ áp dụng khi đủ căn cứ và được người có thẩm quyền chấp nhận trong khoa học đấu thầu.
b. Đấu thầu hạn chế
Hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu (tối thiểu là 5) có đủ kinh nghiệm và năng lực tham dự trong trường hợp thực tế chỉ có ít hơn 5. Bên mời thầu phải báo cáo chủ dự án trình người có thẩm quyền xem xét quyết định. Chủ dự án quyết định danh sách nhà thầu tham dự trên cơ sở đánh giá của bên mời thầu về kinh nghiệm và năng lực các nhà thầu, song phải đảm bảo khách quan và công bằng đúng đối tượng. Hình thức này chỉ được xem xét khi áp dụng các điều kiện sau:
- Chỉ có một nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu của gói thầu.
- Do nguồn vốn sử dụng yêu cầu phải tiến hành đấu thầu hạn chế.
- Do tình hình cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế.
5. Phương thức đấu thầu
- Đấu thầu một túi hồ sơ là phương thức mà nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một túi hồ sơ, phương thức này được áp dụng đối với đấu thầu mua sắm hàng hoá và xây lắp.
- Đấu tranh hai túi hồ sơ: là phương thức mà nhà thầu để nộp xuất về kỹ thuật và đề xuất về giá trong từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm, túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem xét trước để đánh giá.
Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70% trở lên sẽ được mở tiếp túi hồ sơ đề xuất về giá để đánh giá, áp dụng với đấu thầu chọn tư vấn.
6. Hợp đồng
Sau khi công tác đấu thầu đã hoàn tất, đã lựa chọn được nhà thầu thì bên mời thầu và bên trúng thầu phải ký kết hợp đồng bằng văn bản và hợp đồng đó phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ các quy định hiện hành của luật pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về hợp đồng. Trong trường hợp luật pháp Việt Nam chưa có quy định thì phải xin phép thủ tướng chính phủ trước khi ký kết hợp đồng.
- Nội dung của hợp đồng phải được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt (chỉ bắt buộc với hợp đồng sẽ ký với nhà thầu nước ngoài).
+ Căn cứ thời hạn và tính chất của gói thầu được quy định trong kế hoạch đấu thầu, hợp đồng được thực hiện theo một trong các giai đoạn sau:
- Hợp đồng trọn gói là hợp đồng theo giá khoán gọn được áp dụng cho những gói thầu được xác định rõ về số lượng, yêu cầu về chất lượng và thời gian. Trong nhà thầu gây ra thì được người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Hợp đồng chìa khoá trao tay là hợp đồng bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp của một gói thầu được thực hiện thông qua một nhà thầu (viết tắt là EPC).
- Việc lự chọn nhà thầu thực hiện gói thầu EPC thông qua hợp đồng EPC phải tuân thủ như theo quy định tại điều 4 nghị định 88/CP và trên kế hoạch đấu thầu được duyệt.
- Hồ sơ mời thầu phải bao gòm cả ba phần thiết kế (E) cung cấp thiết bị vật tư (P). Xây lắp (C) và tiêu chuẩn đánh giá cho gói thầu EPC phải bao gồm đủ 3 công việc này, trong đó phải quy định mức điểm yêu cầu tối thiểu về mặt kỹ thuật đối với từng công việc, nhà thầu có hồ sơ dự thầu đạt yêu cầu cao về mặt kỹ thuật theo tiêu chuẩn đánh giá được duyệt không dưới 90% tổng số điểm về mặt kỹ thuật và có giá đánh giá thấp nhất sẽ được xem xét trúng thầu.
- Bộ kế hoạch và đấu tư hướng dẫn quy trình tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà thầu được thực hiện gói thầu EPC.
- Nội dung hợp đồng EPC được hướng dẫn và quy định tại khoản 21 điều 1 Nghị định 27/2003/NĐ – CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ.
- Chủ dự án trách nhiệm giám sát quá trình thực hiện và nghiệm thu bàn giao khi nhà thầu hoàn thành toàn bộ công trình theo hợp đồng đã ký.
+ Hợp đồng có điều chỉnh giá là hợp đồng áp dụng cho những gói thầu mà ngay tại thời điểm ký kết hợp đồng không đủ điều kiện xác định chính xác về số lượng và khối lượng hoặc xảy ra biến động lớn về giá cả do chính sách của nhà nước thay đổi và hợp đồng đó có thời gian thực hiện trên 12 tháng.
B. MỤC ĐÍCH VÀ BẢN CHẤT Ý NGHĨA CỦA ĐẤU THẦU
1. Mục đích
Hoạt động đấu thầu ngày một hoàn thiện hoá và tổ chức tốt hoạt động đấu thầu giúp cho các nhà thầu đạt được nhiều mục đích và giúp cho nền kinh tế có những hướng đi đúng tránh được một số tiêu cực.
- Tránh lãng phí tài chính và nguồn vốn
- Hoàn thiện hơn công tác quản lý về xây dựng cơ bản, chặt chẽ hơn trong khâu quản lý, sử dụng.
- Hạn chế ở mức thấp nhất các rủi ro cho chủ đầu tư và cho nhà thầu.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp.
- Giảm thời gian thi công so với các phương thức khác
- Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật ở công ty.
2. Ý nghĩa, bản chất của đấu thầu:
Phương thức đấu thầu là một phương thức quản lý một phạm trù kinh tế gắn với sự ra đời của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Trong ngành xây dựng thì phương thức đấu thầu là một bước phát triển cao hơn phương thức giao thầu. Đấu thầu lại là điều kiện ban đầu của giao thầu.
+ Đặc điểm cơ bản của phương thức đấu thầu xây dựng là trong nó chứa đựng nhiều yếu tố cạnh tranh trong nhận thầu, cơ quan các cấp không chỉ định nhận thầu các tổ chức xây dựng muốn có việc làm để tồn tại và phát triển phải tự tìm hiểu nhu cầu xây dựng thông qua sự mời thầu và phải cạnh tranh với các doanh nghiệp xây dựng khác về tất cả các mặt như vốn, cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, thời gian thi công, chất lượng xây dựng, giá cả…để trúng thầu. Và các chủ đầu tư muốn thực hiện các dự án đầu tư phải chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức đấu thầu xây dựng.
+ Đấu thầu xây dựng có tác dụng không nhỏ, nó tác động tới bản thân các doanh nghiệp mà thông qua hoạt động đấu thầu, chủ đầu tư và các nhà thầu đều phải tính toán hiệu quả kinh tế cho việc xây dựng công trình trước và thời gian xây dựng ngắn, nhanh chóng sản xuất và thực hiện hợp đồng.
+ Thông qua hoạt động đấu thầu, chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu có đầy đủ năng lực đáp ứng được nhiều yêu cầu của chủ đầu tư về kỹ thuật, trình độ thi công, bảo đảm tiến độ và giá cả hợp lý. Sử dụng có hiệu quả vốn xây dựng, tạo ra sự cạnh tranh giữa các nhà thầu.
Vì thế trên một phương diện nào đó đấu thầu có tác dụng thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Hoạt động đấu thầu mang lại nhiều lợi ích quan trọng, nó đảm bảo tính công bằng đối với các thành phần kinh tế và không phân biệt đối với các nhà dự thầu. Do phải cạnh tranh nên mỗi nhà thầu phải xúc tiến nhiều hoạt động tìm tòi kỹ thuật và công nghệ, tìm các biện pháp và giải pháp tốt nhất để thắng thầu và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với công việc nhân thầu.
+ Hoạt động đấu thầu chỉ được chính thức bắt đầu từ năm 1990 thông qua việc ban hành quy chế đấu thầu và tổ chức đấu thầu theo quy chế đó (Quy chế 24/BXD – KT ngày 12/12/1990. Quy chế số 60/BXD – VKT ngày 30/3/1994. Xuất phát từ nhu cầu quản lý đầu tư và xây dựng của đất nước và trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm áp dụng các quy chế đấu thầu ngày 4/9/1999 Chính phủ đã ra Nghị định số 88/1999/ NĐ – CP ban hành quy chế đấu thầu nhằm thống nhất quản lý đấu thầu trong cả nước đảm bảo tính đúng đắn, tính khách quan và công bằng. Có thể coi đây là cơ sở pháp lý cao nhất để áp dụng phương thức đấu thầu ở Việt Nam.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ
Để đảm bảo các quan hệ kinh tế được thiết lập và thực hiện trên cơ sở tôn trọng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế nhằm đẩy mạnh sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Để căn cứ cho các bên tham gia đúng pháp luật vào quan hệ kinh tế. Chính phủ và bộ đưa ra những dự thảo dư luật nghị định liên quan đến đấu thầu và hợp đồng xây dựng đó là:
- Luật xây dựng số 16/2003/ QH ngày 26/11/2003 của quốc hội khoá XI.
- Nghị định số 16/2005/ NĐ – CP ngày 7/2/2005 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 của hội đồng nhà nước và nghị định số 17/HĐBT ngày 16/1/1991 của hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành pháp lệnh kinh tế.
- Nghị định số 209/2004/ NĐ – CP ngày 16/12/2005 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Thông tư số 02/2005/ TT – BXD ngày 25/2/2005 của Liên bộ xây dựng hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
- Và căn cứ vào một số thông tư và quyết định khác.
1. Nguyên tức chung ký kết hợp đồng trong hoạt động xây dựng
+ Được quy định tại điều 44 Nghị định số 16/2005 NĐ – CP ngày 7/2/2005 của Chính Phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, trong đó đề cập:
- Hợp đồng trong hoạt động xây dựng được ký kết sau khi bên giao thầu hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu theo quy định.
- Hợp đồng xây dựng phải được xác lập bằng văn bản theo mẫu do Bộ xây dựng quy định.
- Việc ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng phải tuân thủ quy định và nghị định này và các quy định pháp luật khác về hợp đồng có liên quan.
2. Giai đoạn đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng
+ Quy định tại điều 46 Nghị định số 16/2005 NĐ – CP ngày 7/2/2005 của chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
a. Tuỳ theo quy mô, tính chất và yêu cầu về thời gian thực hiện dự án. Chủ đầu tư có thể ký hợp đồng với một hoặc nhiều nhà thầu chính. Và nhà thầu chính có thể ký kết hợp đồng để thực hiện công việc với một hoặc nhiều nhà thầu phụ. Khối lượng công việc do các nhà thầu phụ thực hiện không được vượt quá 30% khối lượng công việc của hợp đồng.
b. Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu chính thì nội dung của các hợp đồng này phải đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng.
c. Trường hợp nhà thầu là liên danh thì các nhà thầu trong liên danh phải cử người đại diện liên danh để đàm phán. Nhà thầu đứng đầu liên danh hoặc tất cả nhà thầu tham gia liên danh phải ký vào hợp đồng xây dựng tuỳ theo yêu cầu của bên giao thầu. Các nhà thầu trong liên doanh phải chịu trách nhiệm chung và riêng trước chủ đầu tư về tiến độ chất lượng công trình theo hợp đồng đã ký kết.
d. Việc đàm phán, ký kết hợp đồng phải căn cứ vào kết quả lựa chọn nhà thầu, điều kiện thực hiện công việc, hồ sơ mời thầu, hồ sơ đấu thầu, đề xuất của nhà thầu được lựa chọn và các tài liệu có liên quan khác.
e. Tuỳ theo sự thoả thuận, các bên trong hợp đồng xây dựng có thể uỷ thác để điều phối giám sát, thực hiện nghiệm thu công trình theo hợp đồng
f. Hợp đồng xây dựng có hiệu lực kể từ ngày các bên tham gia hợp đồng, ký kết hợp đồng trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Giấy phép xây dựng công trình
Quy định tại điều 17 Nghị định số 16/2005/ NĐ – CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự toán đầu tư xây dựng công trình.
- Trước khi khởi công xây dựng công trình, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cấp có thẩm quyền cấp.
4. Ngôn ngữ trong hợp đồng
- Là tiếng Việt đối với các nhà thầu trong nước
- Là tiếng nước ngoài đối với các nhà thầu ngoại quốc
5. Chất lượng và yêu cầu kỹ thuật.
Bên B phải thực hiện theo đúng thiết kế, đảm bảo sự bền vững và chính xác của các kết cấu xây dựng và thiết bị lắp đặt theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam, quy định qui phạm thi công, nghiệm thu hiện hành, chịu trách nhiệm trước Nhà nước trước chủ đầu tư về kỹ thuật và chất lượng, đảm bảo an toàn tuyệt đối công việc trong quá trình thi công theo Nghị định số 209/2004/QĐ – BNN- KHCN ngày 11/9/2001 của Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về quản lý chất lượng công trình. Theo đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế quy trình thi công được duyệt.
6. Nghiệm thu bàn giao công trình xây dựng
Quy định tại điều 80 Luật xây dựng
+ Điều kiện nghiệm thu
- Bên A sẽ thực hiện nghiệm thu từng công việc xây dựng, từng bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, từng hạng mục công trình xây dựng. Công trình xây dựng đưa vào sử dụng. Đối với các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
- Tuân theo các quy định về quản lý chất lượng xây dựng công trình.
- Chỉ được nghiệm thu khi đối tượng nghiệm thu đã hoàn thành và có đủ hồ sơ theo quy định.
+ Điều kiện bàn giao
- Bảo đảm các yêu cầu về nguyên tắc, nội dung và trình tự bàn giao công trình đã xây dựng xong đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Bảo đảm an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng.
- Nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm hoàn thiện thi công xây dựng, thu dọn hiện trường lập bản vẽ, hoàn công và chuẩn bị các tài liệu để phục vụ cho việc nghiệm thu công trình và bàn giao công trình.
- Chủ đầu tư xây dựng công trình có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận công trình xây dựng. Người tham gia nghiệm thu, bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm cá nhân về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình thi công xây dựng công trình và bàn giao công trình xây dựng.
7. Bảo hành công trình
Được quy định tại điều 82 Bộ luật Xây dựng và quy định tại điều 29 và 30 của Nghị định số 209/2004/ NĐ – CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
- Nhà thầu thi công xây dựng công trình có trách nhiệm bảo hành công trình, nhà thầu cung ứng thiết bị công trình có trách nhiệm bảo hành thiết bị công trình.
- Nội dung bảo hành công trình bao gồm khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc khi công trình vận hành, sử dụng không bình thường do lỗi của nhà thầu gây ra.
- Thời gian bảo hành công trình được xác định theo loại và cấp công trình.
- Chính phủ quy định cụ thể thời gian bảo hành công trình.
8. Thanh toán hợp đồng
a. Tạm ứng
Được quy định tại điều 41 Nghị định số 16/2005/ NDD – CP ngày 07/02/2005 của Chính Phủ về quản lý DAĐT XDCT.
Việc tạm ứng vốn được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực, trừ trường hợp các bên có quy định khác và được quy định.
+ Đối với gói thầu thi công xây dựng
- Gói thầu từ 50 tỷ đồng trở lên mức tạm ứng vốn bằng 10% giá trị hợp đồng.
- Gói thầu dưới 10 tỷ đồng mức tạm ứng vốn bằng 20% giá trị hợp đồng.
- Vốn tạm ứng cho công việc giải phóng mặt bằng được thực hiện theo kế hoạch giải phóng mặt bằng.
- Đối với gói thầu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước thì tạm ứng vốn không vượt quá kế hoạch vốn hàng năm của gói thầu
- Việc thu hồi vốn tạm ứng bắt đầu khi gói thầu được thanh toán khối lượng hoàn thành đạt từ 20% đến 30% giá trị hợp đồng. Vốn tạm ứng được thu hồi đầu vào từng thời kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. Đối với các công việc giải phóng mặt bằng, việc thu hồi tạm ứng kết thúc sau khi đã thực hiện xong công việc giải phóng mặt bằng.
b. Thanh toán hợp đồng
Quy định tại điều 42 Nghị định số 16/2005/ NĐ – CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về quảnlý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Hai bên giao nhận thầu thoả thuận theo giai đoạn hoàn thành trên cơ sở thực tế hoàn thành và mức giá đã ký.
- Sau khi bàn giao sản phầm hoàn thanh hai bên tiến hành nghiệm thu quyết toán và thanh lý hợp đồng.
+ Quy định tại điều 81 bộ luật xây dựng
- Nhà thầu có trách nhiệm lập hồ sơ thanh toán, quyết toán khối lượng công việc đã thực hiện. Chủ đầu tư xây dựng công trình phải thanh toán cho nhà thầu khối lượng công việc đã nghiệm thu.
- Chủ đầu tư xây dựng công trình quyết toán vốn đầu tư xây công trình trong thời hạn không quá mười hai tháng, kể từ ngày công trình được bàn giao đưa vào sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người có trách nhiệm thanh toán, quyết toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về công việc của mình và phải bồi thường thiệt hại do hậu quả của việc thanh toán, quyết toán chậm hoặc sai số với quy định.
- Chính phủ quy định cụ thể việc thanh toán, quyết toán trong hoạt động xây dựng.
Điều 9: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp
- Trong trường hợp có vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên nỗ lực tối đa chủ động để tháo gỡ, bàn bạc, thương lượng và giải quyết.
- Trường hợp không đạt được thoả thuận giữa các bên việc giải quyết tranh chấp thông qua hoà giải, trọng tài hoặc toà án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 10: Bất khả kháng
1. Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra mang tính khách quan và nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên như động đất, lũ lụt…và các thảm hoạ khác chưa lường hết được, sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam.
+ Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng sẽ không phải là cơ sở để bên kia chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên bên bị ảnh hưởng bởi sự bất khả kháng phải:
- Tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hợp lý và các biện pháp thay thế cần thiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng do sự kiện bất khả kháng gây ra.
- Thông báo ngay cho bên kia về sự kiện bất khả kháng xảy ra trong vòng 7 ngày sau khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.
Điều 11: Tạm dừng và huỷ bỏ hợp đồng
1. Tạm dừng hợp đồng
- Do lỗi của bên giao thầu hoặc bên nhận thầu gây ra.
- Các trường hợp khác do._. hai bên thoả thuận
Một bên có quyền quyết định tạm dừng hợp đồng do lỗi bên kia gây ra nhưng phải báo cho bên kia biết bằng văn bản và cùng phải bàn bạc giải quyết để tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng đã ký. Trường hợp bên tạm dừng không thông báo mà tạm dừng gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên thiệt hại.
- Thời gian và mức đền bù thiệt hại do tạm dừng hợp đồng do hai bên thoả thuận để khắc phục.
2. Huỷ bỏ hợp đồng
- Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật quy định. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.
- Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ nến không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường.
- Khi hợp đồng bị huỷ bỏ, thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị huỷ bỏ và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản hoặc tiền.
Điều 12: Phạt vi phạm hợp đồng
Chất lượng: Nhà thầu thi công sai hồ sơ hoặc quy trình dẫn đến không đảm bảo chất lượng công trình thì nhà đầu tư tháo dỡ làm lại mà không được ảnh hưởng đến chất lượng chung công trình.
Tiến độ: Nếu chậm tiến độ hợp đồng mà không có lý do khách quan thì bên B phải chịu các mức phạt như sau: chậm tiến đọ 1 tuần (7 ngày) thì phạt 0,05% giá trị hợp đồng sang tổng giá trị phạt không quá 2% giá trị hợp đồng.
CHƯƠNG II
THỰC TIỄN THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG THUỶ LỢI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THUỶ LỢI HẢI PHÒNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty xây dựng thuỷ lợi Hải phòng và doanh nghiệp nhà nước hạng I được thành lập từ ngày 07 tháng 02 năm 1986, tiến thân là công ty công trình thuỷ lợi Hải Phòng. Đến năm 2002 được thành lập từ lại theo quyết định số 1305/ QĐ – TCCQ ngày 12/11/1992 của UBND thành phố Hải Phòng với chức năng nhiệm vụ chủ yếu trong công tác phòng chốn lụt bão, giảm nhẹ thiên tai, xây dựng các công trình phục vụ Nông nghiệp, công nghiệp và các thành phần kinhtế khác.
Những năm qua, công ty XD thuỷ lợi Hải Phòng đã thi công nhiều công trình thuỷ lợi lớn của thành phố và đang mở rộng địa bàn thi công trên phạm vi toàn quốc. Các công trình do công ty công đều đảm bảo tiến độ, chất lượng, kỹ mỹ thuật, được các chủ đầu tư đánh giá cao. Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, có trang thiết bị mạnh đủ sức cạnh tranh tham gia thi công các công trình lớn có đỗ kỹ thuật phức tạp cao.
Sinh viên: Trần Thành Thắng
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm sau cao hơn năm trước công ty là một doanh nghiệp ổn định và phát triển, đời sống lao động ngày càng được cải thiện, có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng.
Tên công ty:
Tên hợp pháp của công ty bằng tiếng việt:
CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THUỶ LỢI HẢI PHÒNG
+ Tên đăng ký hợp pháp của công ty bằng tiếng Anh
HAI PHONG BYDRAULIC CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY
+ Tên viết tắt: HACCO
+ Trụ sở:
- Trụ sở chính của công ty đặt tại: km 57, Quốc lộ 10 - Trường Sơn – An Lão - Hải Phòng
+ Điện thoại: (0313) 679520 – (0313) 872607
+ Số fax: (0313) 679928
+ Số ĐKKD: 0203001924 – CTCP
+ Tài khoản giao dịch số: 3211.0000000434 Ngân hàng đầu tư và phát triển Hải Phòng.
+ Mã số thuế: 0200110296
2. Ngành nghề kinh doanh
+ Xây dựng các công trình thuỷ lợi
+ Khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng
+ Xây dựng công nghiệp và dân dụng quy mô vừa
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, đường giao thông nông thôn.
+ Nạo vét, san lấp mặt bằng cải tạo đồng ruộng
+ Khoan phụt vữa gia cố thân đê.
+ Xây dựng các công trình phục vụ nước sạch nông thôn
+ Xây dựng các công trình cầu giao thông, cầu cảng
+ Đầu tư kinh doanh phát triển nhà đô thị.
+ Trồng cây lâm nghiệp, cây xanh, cây cảnh đô thị và các khu vực công viên đường giao thông công cộng.
+ Trung đại tu thiết bị, sửa chữa đóng mới sà lan, gia công các sản phẩm cơ khí, hệ thống đóng mở các công trình thuỷ lợi.
* Mục tiêu của công ty
Sử dụng vốn có hiệu quả trong phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và các lĩnh vực khác nhằm bảo toàn và phát triển vốn, thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, đầu tư và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.
3. Công ty có tư cách pháp nhân
Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng có tư cách pháp nhân phù hợp với pháp luật Việt Nam
+ Có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, các ngân hàng theo quy định của pháp luật.
+ Có vốn điều lệ và chị trách nhiệm tài chính đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ.
+ Có điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty.
+ Tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính
+ Có bảng cân đối kế toán riêng, độc lập các quỹ theo quy định của luật Doanh nghiệp và nghị quyết của đại hội đồng cổ đông.
4. Phạm vi hoạt động kinh doanh
+ Toàn quốc
+ Công ty được phép lập kế hoạch và tiến hành tất cả các hoạt động kinh doanh theo quy định của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và điều lệ này phù hợp với quy định của pháp luật và thực hiện các biện pháp thích hợp để đạt được mục tiêu của công ty.
5. Vốn điều lệ của công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng
+ Vốn điều lệ của công ty: 9.000.000.000 đồng
(Chín tỷ đồng chẵn)
+ Cổ đông nhà nước nắm giữ 10% vốn điều lệ bằng 90.000 cổ phần tương đương 900.000.000 đồng
+ Cổ đông khác nắm 90% vốn điều lệ bằng 810.000 cổ phần trong đó:
- Cổ đông là người lao động trong doanh nghiệp giữ: 502.900 cổ đông chiếm 55,88% vốn điều lệ
- Cổ phần nhà đầu tư chiến lược năm 127.100 cổ phần chiếm 14,12% vốn điều lệ.
- Cổ phần bán đấu giá cho các nhà đầu tư 180.000 cổ phần chiếm 20% vốn điều lệ.
+ Giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá : 138.787.992.485 đồng
+ Giá trị thực tế phần vốn nhà nước: 7.762.350.000 đồng
+ Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng có 8 cổ đông sáng lập: 1 cổ đông nhà nước, 2 cổ đông là nhà đầu tư chiến lược, và 5 cổ đông là người lao động trong doanh nghiệp
Tên
Cổ phần sở hữu
Tỷ lệ %
+ Đỗ Ngọc Uyên
29.100
3,23
+ Đoàn Hồng Mạnh
28.100
3,12
+ Vũ Tuấn Hùng
27.200
3,20
+ Đinh Văn Đồng
26.700
2,97
+ Đỗ Ngọc Mạnh
24.300
2,7
+ Cổ đông Nhà nước
91.000
10,11
+ DN tư nhân Bảo Châu
77.100
8,57
+ Công ty TNHH thành Hưng
50.000
5,56
Cộng
353.500
39,28
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH VÀ KIỂM SOÁT CÔNG TY. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG BAN
1. Cơ cấu tổ chức, quản lý điều hành và kiểm soát công ty.
Bao gồm:
+ Đại hội đồng cổ đông
+ Hội đồng quản trị
+ Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc
+ Ban kiểm soát
+ Công ty bao gồm: 1 Tổng giám đốc là: ĐỖ NGỌC UYÊN
+ 03 Phó giám đốc là: ĐỖ NGỌC MẠNH
ĐOÀN HỒNG MẠNH
VŨ TUẤN HÙNG
+ Các uyền và nghĩa vụ, chức năng nhiệm vụ của đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, tổng giám đốc và bộ máy giúp việc, ban kiểm soát được quy trình tại điều lệ công ty và áp dụng theo luật Doanh nghiệp năm 2005.
2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Sơ đồ tổ chức công ty
XN
1
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
BAN
KIỂM SOÁT
BAN THƯ KÝ
ISO
TỔNG
GIÁM ĐỐC
CÁC PHÓ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG
K.TOÁN – TÀI VỤ
PHÒNG
K. HOẠCH – KT
PHÒNG
HC - TC
Xí nghiệp
TCCG
Xí nghiệp
CK
Chi nhánh phía Nam
Ban
QLDA
ĐTKD
PT nhà ĐT
XN
2
XN
3
XN
4
XN
5
XN
6
XN
7
XN
8
XN
9
a. Chức năng nhiệm vụ của phòng hành chính, tổ chức
+ Tham mưu cho công ty về công tác cán bộ, công tác tuyển dụng tổ chức bộ máy công ty trước mắt cũng như lâu dài. Quản lý nhân sự công ty, có kế hoạch sắp xếp cho CBCNV đến tuổi nghỉ hưu được nghỉ theo chế độ BHXH.
+ Tổ chức các cuộc họp hội nghị, đại hội theo chỉ đạo của lãnh đạo công ty. Ra các thông báo về chủ trương, nghị quyết của công ty, là thường trực hội đồng lương, hội đồng thi đua khen thưởng, hội đồng kỷ luật của công ty.
+ Quản lý con dấu, theo dõi công văn đi, đến trình tổng giám đốc, chuyển ý kiến xử lý các công văn, văn bản đến các bộ phận kịp thời.
+ Lập kế hoạch và tổ chức sửa chữa trụ sở công ty, quản lý trụ sở làm việc, đất đai, tài sản của công ty.
+ Cáp phát bảo hộ lao động, quản lý sử dụng mạng điện thoại, máy fax, phôtô, máy tính…
+ Theo dõi tiền lương và các chính sách về tiền lương, quản lý cấp sổ BHXH, lập kế hoạch thực hiện chế độ nghỉ ngơi ngày lễ, tết cho CBCNV.
+ Lập kế hoạch, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng cho thuê nhà, xưởng. Tham mưu việc cho thuê, sử dụng mặt bằng cơ quan có hiệu quả
+ Bảo đảm an toàn khu làm việc, quản lý điện chiếu sáng
+ Bảo đảm sự làm việc, hoàn động thường xuyên khối văn phòng công ty : đón tiếp, chỉ dẫn khách đến làm việc tại công ty.
+ Đặt mua, cấp phát sách báo, văn phòng phẩm, quản lý tủ sách phục vụ cho CBCNV của công ty
b. Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoạch kỹ thuật
+ Tham mưu cho lãnh đạo công ty về về công tác sản xuất kinh doanh, về chiến lược phát triển của công ty.
+ Tìm hiểu, tiếp cận thị trường xây dựng cơ bản, thường xuyên báo cáo diễn biến trên thị trường xây dựng cơ bản.
+ Lập hồ sơ đấu thầu kết hợp cùng các phòng liên quan, hoàn chỉnh các tài liệu hồ sơ đấu thầu.
+ Soạn thảo hợp đồng với chủ đầu tư và các đối tác, soạn thảo lệnh sản xuất và các văn bản có liên quan đến sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Kiểm tra, tham gia ý kiến, tập hợp ý kiến tham gia phương án thi công công trình.
+ Lên kế hoạch sản xuất, kế hoạch vật tư.
+ Lập kế hoạch theo dõi đôn đốc việc thực hiện các hợp đồng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật tiến độ.
+ Giám sát, quản lý chất lượng, tiến độ các công trình, nghiệm thu nội bộ.
+ Kiểm tra, nghiệm thu điểm dừng, hồ sơ nghiệm
Thu trước khi trình lãnh đạo công ty.
+ Soạn thảo quy chế quản lý chất lượng công trình và điều chỉnh quy chế (2 năm một lần).
+ Nghiên cứu, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất
+ Lập, theo dõi kế hoạch vật tư, cung ứng vật tư chủ yếu cho các công trình lớn theo phương án thi công được duyệt.
+ Báo cáo hàng tháng, quý, diễn biến tình hình vật tư chính và các đối tác cung ứng vật tư.
+ Kiểm tra, tổng hợp báo cáo khả thi với các đối tác của công ty. Thiết kế, lập dự toán, giám sát thi công, lập hồ sơ hoàn công, công việc sản xuất trong nội bộ công ty.
+ Tổ chức thi công công trình khi được giao nhiệm vụ
+ Hướng dẫn việc áp dụng các chế độ, chính sách trong xây dựng cơ bản, thống nhất cung cấp các biểu mẫu hồ sơ điểm dừng, hoàn công, nghiệm thu công trình trong toàn công ty.
+ Nhận quản lý: đồ án, dự toán, hợp đồng xây dựng, quyết định trúng thầu và các văn bản pháp lý liên quan
+ Cung cấp hồ sơ cho đơn vị thi công và các phòng liên quan.
+ Mua, quản lý, cung cấp (bản photo) các chế độ xây dựng cơ bản mới ban hành.
+ Kiểm tra công tác an toàn lao động trong sản xuất kinh doanh của công ty.
c. Chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán tài vụ
+ Lập kế hoạch thu chi, kế hoạch vay vốn hàng ngày, hàng quý đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh.
+ Phối hợp với các đơn vị, phòng ban lập kế hoạch chi phí sản xuất, kí kết hợp đồng thanh quyết toán công trình, liên hệ với chủ đầu tư để thu hồi nhanh vốn, huy động vốn dưới hình thức tín dụng.
+ Quản lý hạch toán và hướng dẫn hạch toán tài chính cho các đơn vị trong toàn công ty.
+ Lập báo cáo nhanh, báo cáo tài chính định kỳ, quyết tâm đầy đủ chi tiết, kịp thời, xác định lỗ lãi chính xác đúng thời hạn theo quy định của quy chế tài chính.
+ Đối chiếu công nợ, lập biên bản thanh lý hợp đồng với chủ đầu tư sau khi công trình bàn giao đưa vào sử dụng
+ Tổng kết tình hình quản lý sử dụng tài sản, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, có biện pháp bảo toàn vốn.
+ Kiểm tra quản lý chứng từ của các đơn vị các công trường gửi về đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp chứng từ.
+ Đôn đốc các đơn vị gửi báo cáo chứng từ vào ngày quy định trong tháng.
+ Thanh toán tiền lương, chi phí khác cho các đơn vị thuộc công ty.
+ Quản lý danh sách cổ đông, theo dõi chuyển nhượng tăng giảm cổ phiếu các cổ đông.
+ Chi trả cổ tức cho các cổ đông
+ Báo cáo hoạt động tài chính trong ngày, hoạt động quỹ tiền mặt, tiền gửi, tiền vay ngân hàng, báo cáo theo dõi tài chính của các đơn vị theo chi tiết từng công trình hàng tháng
+ Tìm hiểu, nghiên cứu, phổ biến, áp dụng các chế độ chính xác liên quan đến tài chính cho đơn vị trong công ty kịp thời.
+ Có kế hoạch đối chiếu định kỳ cấp phát các công trình theo quý, năm.
+ Quản lý kho, quỹ bảo đảm an toàn, cấp phát vật tư kịp thời, sổ sách kế toán gọn gàng, khoa học
+ Lưu trữ hồ sơ liên quan đến tài chính của Công ty và các văn bản, chế độ chính sách tài chính.
+ Kết hợp với phòng HCTC, KHKT xây dựng tổng quỹ lương, thu, nộp đầy đủ các chế độ với ngân sách nhà nước cơ quan BHXH.
d. Chức năng nhiệm vụ của ban quản lý dự án
Đầu tư kinh doanh phát triển nhà đô thị.
+ Tiếp xúc thăm dò thị trường nhà đô thị, xem xét khả năng kinh doanh và huy động các nguồn vốn đầu tư.
+ Triển khai các dự án được duyệt
+ Bàn giao đưa công trình vào sử dụng
+ Hoàn thiện các thủ tục pháp lý khi nhượng, bán cho các đơn vị cá nhân có nhu cầu.
+ Quản lý và sử dụng có hiệu quả cao nhất đối với các tài sản, vật tư, thiết bị, tiền vốn do công ty bàn giao.
+ Việc thanh toán các hạng mục theo hợp đồng phải thực hiện trên cơ sở có đầy đủ hồ sơ nghiệm thu theo quy định xây dựng cơ bản.
+ Thực hiện công tác tổ chức và quản lý lao động theo phân cấp của công ty và chế độ chính sách của nhà nước
+ Bảo quản lưu trữ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến các dự án. Sau khi dự án được triển khai hoàn thiện chuyển sang kinh doanh.
+ Bàn giao toàn bộ hồ sơ thủ tục xây dựng cơ bản về lưu trữ công ty.
+ Chấp hành chế độ báo cáo theo quy định của công ty và các phòng quản lý chức năng về tình hình thực hiện tiến độ đầu tư dự án so với kế hoạch ký duyệt, về khối lượng, chất lượng xây lắp.
+ Lập báo cáo thực hiện vốn hàng tháng, báo cáo quyết tâm vốn đầu dự án so với kế hoạch được duyệt, về khối lượng, chất lượng xây lắp.
+ Lập báo cáo thực hiện vốn hàng tháng, báo cáo quyết tâm vốn đầu tư cho dự án đã hoàn thành
e. Chức năng, nhiệm vụ của các xí nghiệp xưởng, công trường, chi nhánh.
* Quyền hạn:
+ Các đơn vị sản xuất thành viên trực thuộc công ty có tư cách pháp nhân không đầy đủ, được sử dụng tư cách pháp nhân của công ty trong liên doanh liên kết, tìm kiếm khai thác việc làm.
+ Chủ động bố trí, sắp xếp lực lượng lao động ở đơn vị mình một cách phù hợp nhằm tận dụng tối đa lực lượng lao động hiện có.
+ Sử dụng kinh phí các công trình đơn vị thi công do các chủ đầu tư chuyển tả có sự điều tiết của công ty.
+ Chủ động ký hợp đồng phục vụ thi công công trình của đơn vị
* Trách nhiệm
- Các đơn vị phái tổ chức lãnh đạo đơn vị có hiệu quả
- Đơn vị chịu sự quản lý, kiểm tra, giám sát của các cơ quan theo quy định của pháp luật, của lãnh đạo công ty và các phòng nghiệp vụ.
+ Căn cứ lệnh sản xuất, đơn vị lập phương án tổ chức thi công công trình trình duyệt theo quy định Công ty.
+ Đơn vị thường xuyên báo cáo, đầy đủ cho các phòng nghiệp vụ hoạt động của đơn vị
+ Đơn vị chủ động tìm kiếm khai thác việc làm để nâng cao đời sống của người lao động trong đơn vị. Kết hợp chặt chẽ với Công ty làm hồ sơ và công tác đấu thầu mà công ty có dự kiến bố trí kế hoạch cho đơn vị.
III. TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG VÀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC CHẾ ĐỊNH LUẬT LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY
1. Tình hình lao động
a. Mô hình tổ chức bộ máy
+ Ban giám đốc 5 người
+ Phòng tổ chức hành chính 16 người
+ Phòng kế toán tài vụ: 6 người
+ Phòng thị trường đấu thầu : 6 người
+ Phòng kế hoạch kĩ thuật: 6 người
+ Chi nhánh công ty tại TP. HCM: 13 người
+ Chi nhánh công ty tại Thái Bình: 11 người
+ Bán Quản lý dự án đầu tư kinh doanh phát triển nhà đô thị: 6 người
* Các đơn vị sản xuất
+ Xưởng cơ khí: 16 người
+ Xưởng thi công cơ giới: 49 người
+ Đội san ủi và cải tạo đồng ruộng: 16 người
+ Xí nghiệp 1: 18 người
+ Xí nghiệp 2: 23 người
+ Xí nghiệp 3: 45 người
+ Xí nghiệp 4: 17 người
+ Xí nghiệp 5: 44 người
+ Xí nghiệp 6: 15 người
+ Xí nghiệp 7: 12 người
+ Xí nghiệp 8: 11 người
b. Lao động
* Diện tích thời điểm cổ phần hoá 30/9/2004 số lao động trong công ty là 335 người.
* Phân theo trình độ
+ Cán bộ có trình độ trên đại học: 2 người
+ Cán bộ có trình độ đại học: 1 người
+ Cán bộ có trình độ cao đẳng: 82 người
+ Cán bộ có trình độ trung cấp: 26 người
+ Công nhân kỹ thuật: 146 người
+ Lao động phổ thông: 78 người
* Phân theo hình thức lao động
+ Cán bộ quản lý không phải ký hợp đồng lao động: 5 người
+ Lao động ký kết hợp đồng không xác định thời hạn: 175 người
+ Lao động ký kết hợp đồng có thời hạn 1 đến 3 năm: 144 người
+ Lao động ký kết hợp đồng có thời hạn dưới 1 năm: 11 người
IV. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Hệ thống thiết bị, cơ sở vật chất của doanh nghiệp
THỐNG KÊ THIẾT BỊ CỦA DOANH NGHIỆP
TT
LOẠI
THIẾT BỊ
KẾT
CẤU
SỐ
LƯỢNG
CÔNG SUẤT THIẾT BỊ
NƯỚC
SẢN XUẤT
CHẤT LƯỢNG
Trạm trộn bê tông
Điện + tự động
02 cái
30 m3/lít
Liên doanh
90%
Máy trộn bê tông
Điện + tử hành
10 cái
450 lít
Liên doanh
90%
Máy trộn bê tông
Điện + tử hành
10 cái
250 lít
Việt Nam
80%
Máy bơm bê tông
Điện
05 cái
25 m3/ h
Nhật
70%
Máy trộn vữa
Điện + tự hành
10 cái
150 lít
Nhật - Đức
80%
Máy đầm BT
(đầm đùi)
Điện + tự hành
20 cái
1¸2,8 K W
Nhật - Tiệp
90%
Máy đầm
bê tông (đầm bàn)
Điện + tự hành
10 cái
1¸2,8 K W
Đức - Tiệp
80%
Máy đào bánh xích
Tự hành
03 cái
0,25 m3
Hàn Quốc
85%
Máy đào
Tự hành/xích
03 cái
0,6 m3
Nhật
85%
Máy đào
Tự hành/xích
03 cái
0,8 m3
Nhật
80%
Máy đào
Tự hành/xích
05 cái
1,0 m3
Hàn quốc
80%
Máy đào
Tự hành/xích
02 cái
1,5 m3
Nhật
85%
Máy đào
Tự hành/xích
02 cái
1,5 m3
Nhật
85%
Máy đào
cần dài 18m
03 cái
0,8 m3
Nhật Bản
85%
Xê ô tô vận tải
LFA ben
10 cái
5 tấn
Đức
85%
Đầu kéo
HUYNDAI tặc foọc
Moóc kéo 12m
2 cái
25 tấn
Hàn quốc
85%
Xe vận
tải HUYNHDAI ben
3 cái
15 tấn
Hàn Quốc
85%
Xe ô tô
vận tải KAMAZ
2 cái
15 tấn
Nga
80%
Xe ô tô vận
tải KAMAZ ben
2 cái
15 tấn
Nga
80%
Ô tô chở nước
tưới cây chuyên dụng
02 cái
4,0 m3
Đức
90%
Máy ủi DT75
04 cái
75CV
Nga
80%
Máy ủi D75
02 cái
130 CV
Nhật
85%
Máy đầm
đất MIKASA
10 cái
5 KVA
Nhật
90%
Lu rong
02 cái
16 tấn
Hung
85%
Đầm chân đê
01 cái
30 tấn
Liên xô cũ
80%
Xe lu
02 cái
12,5 tấn
Nhật
85%
Cẩu bánh lốp (ADK)
01 cái
7,5 tấn
Đức
80%
Cẩu KATO
02 cái
25 tấn
Nhật Bản
85%
Cẩu SUMITOMO
D350, KH100
Bánh xích
04 cái
50 tấn
Nhật Bản
85%
Cẩu thiết nhi
10 cái
0,5 –1,0T
Việt Nam
90%
Đầu búa cung cử thép
Điện
03 cái
35-55 KW
Nhật Bản
90%
Ván cù thép dài 12m
1.500 tấn
Nhật
Hàn quốc
90%
Búa máy đóng
cọc BTCT
Tự hành
02 dàn
3,5 tấn
Nhật Bản
90%
Búa máy đóng
cọc BTCT
Tự hành
03 dàn
1,8-2,5 T
Nhật Bản
90%
Máy phát điện
03 cái
100¸250KVA
80%
Máy phát điện nhỏ
05 cái
25KVA
90%
Máy hàn dầu
04 cái
10,2 KVA
80%
Máy hàn điện
02 cái
20 CV
80%
Máy hàn xăng
10 cái
23KW
80%
Máy gia công gỗ
02 cái
15KW
90%
Máy gia công thép
04 cái
15 KW
80%
Máy cắt đột
03 cái
85%
Máy tiện
02 cái
85%
Tời điện
05 cái
5¸7 tấn
90%
Sàn lan tự hành
01 cái
70 tấn
85%
Ca nô tàu kéo
02 cái
85%
Máy hút bùn mini
10 cái
20¸ 40 m3/h
85%
Máy bơm chân không
Điện
10 cái
15¸20 CV
85%
Máy bơm hạ nước ngầm
Điện
100 cái
5 KW
85%
Ống lọc hạ mực nước ngầm
2.000m
90%
Máy nén khí (giếng kim)
Điện
05 cái
150 m3/h
90%
Máy bơm chân không
Điện
06 cái
2,8¸3,0 KW
85%
T/bị rải lọc dưới nước
02 bộ
90%
T/bị thả rồng dưới nước
02 bộ
90%
T/bị thả thảm đá dưới nước
04 bộ
90%
Dàn giáo xây dựng
6.500m2
90%
V/khuôn thép định hình
2 – 4m2/ tấn
7.000m2
90%
Đường ống giếng kim
Ống thép
3.000m
85%
Thép tấm chống lầy
Thép dày 22mm
40 tấm
(1,5 x 4,0)m
100%
Máy ép cọc
02 cái
108T
90%
Phao công trình
32 cái
15T
90%
Xe ô tô tưới nước
02 xe
4m3
80%
Thiết bị khoan phụt vữa
04 bộ
80%
Máy bơm nước 300m3
10 máy
80%
Máy bơm nước 400m3
4máy
80%
IV. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Thực trạng về tài sản công ty tại thời điểm 30/9/2004
a. Tổng giá trị tài sản cố định (ĐV) đồng
STT
Chỉ tiêu
Theo sổ sách kế toán
Số liệu đánh giá lại
Nguyên giá
GT
còn lại
Nguyên giá
GT còn lại
A
Đang dùng
trong SXKD
15.298.443.684
5.402.827.947
15.452.018.557
7.242.903.602
1
Máy móc thiết bị
10.385.450.281
3.786.948.360
9.804.377.778
4.150.774.709
2
Phương tiện vận tải
2.399.212.115
1.072.069.641
2.371.432.115
1.318.860.792
3
Nhà cửa, VKT
2.122.398.569
406.874.089
2.895.385.747
1.578.352.717
4
Thiết bị văn phòng
380.882.716
136.899.857
375.822.916
191.115.385
+ Chi phí xây dựng cơ bản dở dang: 1.849.017 đồng
+ Giá trị quyền sử dụng đất của dự án: 71.968.200.000 đồng
+ Tổng giá trị tài sản lao động: 64.970.787.468 đồng
b. Tài chính công nợ
+ Vốn kinh doanh tại thời điểm cổ phần hoá 30/9/2004: 7.762.394.464 đồng
+ Nợ phải thu: 115.854.431.636 đồng
+ Nợ phải trả: 131.025.643.021 đồng
- Phải nộp thuế: 1.205.772.337 đồng
- Vay ngân hàng: 13.149.050.138 đồng
- Phải trả khác: 44.590.032.444 đồng
- Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: 112.588.102 đồng
2. Tình hình hoạt động SXKD trước khi cổ phần hoá.
Đơn vị: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
2002
2003
9T/2004
2004
1
Nguyên giá TSCĐ
15314
16.025
15.452
15.298
2
GT còn lại
7603
6423
7.242
5.399
3
Vốn kinh doanh
4569
4769
7.762
7.762
4
Doanh thu
55.128
50.292
42.335
49.171
5
Lãi thực hiện
968
1.114
166
209
6
Tổng nộp NS
1.587
897
2.052
2.759
7
Tổng nợ phải thu
37.624
44.930
115.854
103.252
8
Tổng nợ phải trả
46.632
51.082
131.025
147.770
Trong đó
GT quyền SD đẩt
71.968
71.968
Nợ thuế
1.260
1.348
1205
281
Nợ ngân hàng
8.189
3.806
13.149
10.327
Nợ khác
36.913
45.927
44.590
65.194
Quỹ Dp trợ cấp MVL
132
156
112
118
9
Tổnglaođộng(người)
309
309
335
309
10
Quỹ lương thực tế
3.306
4.212
4021
6223
11
Thu nhập BQ/tháng
891.593
1.135.996
1.445.975
1.571
12
Quỹ ĐTPT
671
986
1032
1036
13
Quỹ dự phòng TC
126
189
198
199
14
Quỹ khen thưởng phúc lợi
272
262
- 128
- 119
3. Những dự kiến phát triển của công ty. Dự kiến những chỉ tiêu phát triển SXKD trong 3 năm đầu:
STT
Chỉ tiêu
Đơn
vị tính
Ước
2005
Kế hoạch 2006
Kế hoạch 2007
Kế hoạch 2008
1
GT sản lượng
Tr. đồng
65.000
70.000
75.000
80.000
2
Doanh thu
Tr. đồng
45.000
50.000
55.000
60.000
3
Lợi nhuận sau thuế
Tr. đồng
800
900
1000
1100
4
Tổng nộp ngân sách
Tr. đồng
2000
2100
2.200
2200
5
Lao động
Người
227
240
250
250
6
Thu nhập ban đầu người/tháng
100 đồng
1.400
1450
1500
1600
7
Vốn điều lệ
Tr.đồng
9000
9000
9000
8
Chia tổ chức
% năm
8
9
10
11
Kết quả kiểm tra báo cáo tài chính năm 2005.
STT
Chỉ tiêu
Số báo cáo
Số kiểm tra
Chênh lệch
Tăng
Giảm
1
Nguyên giá
TSCĐ 31/12/2005
7.515.771.320
7.852.067.106
356.295.768
Trong đó
* Vốn ngân sách
2.759.240.278
* Vốn XN tự bổ sung
1.961.579.256
* Vốn khác
3.151.247.572
Tài sản lưu động
19.193.094.741
Vốn kinh doanh 31/12/2005
2.021.607.529
2.021.607.529
Trong đó
* Vốn ngân sách
1.313.364.461
1.313.364.461
* Vốn tự bổ sung
708.243.068
708.243.068
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 31/12/2005
Tổng doanh thu
39.877.684.367
39.794.409.831
83.274.536
Trong đó
Doanh thu hoạt động KD
39.609.974.508
39.526.699.972
83.274.536
Tổng chi phí
39.574.443.911
39.439.938.736
178.147.893
312.653.068
Trong đó hoạt động chi phí kinh doanh
39.261.703.523
39.130.055.630
178.147.893
309.795.786
Lãi (+), lỗ (-)
+303.240.456
+354.471.095
312.653.068
261.422.429
Trong đó
Lãi (+), lỗ (-)hoạt động kinh doanh
+348.270.985
+396.644.342
309.795.786
261.422.429
Số lỗ kể đến 31/12/2005
Tổng liên tục thực hiện
303.240.455
354.471.095
312.653.068
261.422.429
Tong đó
Lợi tức hoạt động kinh doanh
348.270.985
396.644.342
309.795.786
261.422.429
Tổng số phải nộp ngân sách phát sinh
764.502.241
774.378.176
12.807.660
2.938.722
Trong đó: Thuế các loại
717.228.120
727.097.055
2.938.725
a. Thếu GTGT
604.071.006
601.132.281
2.938.725
b. Tiền thuế đất
36.497.000
36.497.000
c. Thếu thu nhập doanh nghiệp
75.810.114
88.617.774
12.807.660
d. Thếu khác (môn bài)
850.000
850.000
Thu sử dụng vốn
47.281.121
47.281.121
Quỹ phát triển kinh doanh
* Được trích trong năm (trích 2005)
90.074.610
107.857.000
17.782.390
*Đã chi trong năm
Số dự đến 31/12/2005
196.176.464
213.958.854
17.782.390
Quỹ dự phòng tài chính
* Được trích trong năm
18.014.922
21.571.000
3.556.078
* Đã chi trong năm
Số dự đến 31/12/2005
31.478.790
35.034.868
3.556.078
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
* Được trích trong năm
9.657.461
10.786.000
1.778.539
*Đã chi trong năm
Số dự đến 31/12/2005
83.475.436
85.853.875
1.778.539
Chỉ tiêu
Số QT của DN
Số kiểm tra
Chênh lệch
Tăng
Giảm
Quỹ khen thưởng phúc lợi
* Được trích trong năm
63.052.227
75.500.918
12.448.691
* Đã chi trong năm
80.112.702
80.112.702
Số dự đến 31/12/2005
-18.194.654
-5.745.963
12.448.691
Lao động (người)
244
244
Tiền lương thực tế
2.137.079.768
2.137.079.768
Tiền lương cơ bản
1.183.558.880
1.183.558.880
Khấu hao cơ bản trích
1.312.275.482
1.312.275.482
178.147.893
Công nợ phải thu
14.395.904.317
Trong đó nợ khó đòi
Nợ phải trả 31/12/2005
20.106.669.803
Trong đó: -Nợ ngân hàng
2.628.398.155
Nợ ngân sách
666.152.801
Phân phối lãi sau thuế thu nhập DN
265.853.321
Trong đó: - Chi sau thuế
Thu sử dụng vốn
47.281.121
Các khoản chi không được hạch toán vào giá thành
2.857.282
Quỹ đầu tư phát triển
107.857.000
Quỹ dự phòng tài chính
21.571.000
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
10.786.000
Quỹ khen thưởng phúc lợi
75.500.918
Một số chỉ tiêu bổ sung đến 31/12/2005
Tổng số
Ngân sách
Tự bổ sung
Khác
Vốn lưu động
635.338.400
504.124.310
131.214.090
Vốn cố định
1.386.269.129
809.240.151
577.028.978
Giá trị còn lại TSCĐ
3.406.266.520
806.761.552
568.099.595
2.031.405.373
Hao mòn TSCĐ
4.465.800.586
1.952.478.726
1.393.479.660
1.119.842.200
009 (nguồn vốn khấu hao cơ bản)
11.407.981
2.478.599
8.929.382
GIẢI TRÌNH TĂNG GIẢM
I. Phần vốn và tài sản
Nguyên giá tài sản cố định cuối kỳ: số báo cáo 7.515.771.320đ, số kiểm tra 52.067.106đ, tăng 356.295.786đ, do có một tài sản như xe cẩu 85.975.200đ, xà lan 320.586đ, thiết bị hút bùn 155.000.000đ, đơn vị hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh 309.795.786đ và để dư tài khoản 142 “chi phí chờ phân bổ” 46.500.000đ, nay đưa tăng TSCĐ giảm chi phí và giảm số dư Tk 142.
Tài sản cố định giảm trong năm, gồm
Nguyên giá
GTCL
Giá bán
Nguồn
1. Xe lu 8 tấn
40.000.000đ
18.888.779đ
35.000.000đ
NS
2. Xe ô tô con
224.110.000đ
130.730.833đ
222.000.000đ
XN
II. Phần sản xuất kinh doanh
Công ty báo cáo lãi: 303.240.456đ, số kiểm tra lãi 354.471.095đ, Tăng lãi 312.653.068đ, gồm:
+ Giảm chi phí do đưa tăng 309.795.786đ
+ Giảm chi phí bất thường tiền phạt, tiền thuế nộp thanh tra (đưa thu nhập sau thếu) 857.282đ.
- Giảm lãi 261.422.429đ do kiểm tra xác định lại theo quyết toán, thẩm định chấp nhận thanh toán của các công trình.
+ Tăng khấu hao cơ bản 178.147.893đ do tăng tài sản đã nới ở phần I.
Các khoản phải nộp ngân sách
Chỉ tiêu
Năm trước nộp thừa (-) thiếu (+)
Phát sinh trong năm
Đã nộp
trong năm
Số thuế lợi tức nộp quá điều chỉnh sang
Chuyển sang năm sau thừa (-) thiếu (+)
Tổng các khoản phải nộp NSNN
639.919.742
774.378.176
738.189.182
676.108.736
Thuế GTVT
509.882.175
601.132.281
609.553.546
501.460.910
Thếu doanh thu
99.256.387
35.986.623
63.269.764
Thếu thu nhập doanh nghiệp
3255.107
88.617.774
55.302.013
-14.480.203
Thếu lợi tức
-14.480.203
14.480.203
Thuế sử dụng vốn
42.036.276
47.281.121
Thếu thuê đất
36.497.000
36.497.000
Thếu môn bài
850.000
850.000
III. Xử lý các tồn tại và nhận xét báo cáo tài chính.
Ý kiến xử ký và nhận xét báo cáo tài chính.
Năm 2005, doanh nghiệp có một số chỉ tiêu tăng trưởng hơn năm 2004. Doanh thu đạt % lãi đạt 231%, nộp ngân sách đạt 80%, doanh nghiệp đã đảm bảo được việc làm và thu cho cán bộ công nhân viên.
Công tác hạch toán, kế toán có nhiều tiến bộ, nộp báo cáo tài chính kỳ và các báo cáo khác đầy đủ, kịp thời.
Về công tác kế toán cần lưu ý còn 1 số chứng từ chi phí quản lý doanh nghiệp viết tay, thực đầy đủ theo quy định. Trong việc sử dụng nguồn vốn khấu hao cơ bản tái đầu tư mua sắm tài sản cố định, yêu cầu Công ty phải thực hiện theo thủ tục Nhà nước quy định chi phí hội thảo Trung Quốc 20.000.000đ chưa đầy đủ chứng từ hợp lệ. Yêu cầu doanh nghiệp phải hoàn chỉnh hồ sơ và rút kinh nghiệm cho những năm sau:
Doanh nghiệp căn cứ biên bản kiểm tra quyết toán, tién hành điều chỉnh chi phù hợp với nội dung đã kiểm tra.
NỘI DUNG
Liên ngành đã nghe doanh nghiệp báo cáo kết quả sản xuất kinh donah bảo toàn và phát triển vốn năm 2001, tổ chuyên viên báo cáo kết quả kỉêm ta. Sau khi trao đổi liên Ngành và doanh nghiệp thống nhất kết quả sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn năm 2006 doanh nghiệp với nội dung như sau:
1. Kết quả kinh doanh năm 2006
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Số QT
của DN
Số kiểm tra
Chênh lệch
Tăng
Giảm
Lao động
217
271
Tiền lương
2.273.447.308
2.273.447.308
Hấu hao cơ bản trích
1.802.323.089
1.652.935.117
149.387.972
Trong đó: Doanh thu hoạt động KD
46.372.734.892
46.210.464.430
162.270.462
Chi phí thực tế
16.336.829.624
46.174.559.162
162.270.462
Trong đó: Chi phí hoạt động KD
45.579.246.750
45.422.620.464
1.261.686
157.887.972
Lãi + lỗ (-)
45.300.479.382
45.143.853.096
1.261.686
157.887.972
Trong đó : * Lãi (+) lỗ (-) hoạt động KD
+793.488.142
+787.843.966
5.644.176
Lãi (+) lỗ (+) liên doanh được chia
+1.036.350.242
+1.030.706.066
5.644.176
Luỹ kế đến 31/12/2006
Tăng lợi tức thực hiện
793.488.142
787.843.966
5.644.176
Tăng phát sinh phải nộp ngân sách
1.372.722.482
1.324.631.101
48.091.381
Trong đó: - thuế các loại
1.331._.
+ Nghiệm thu vật liệu trước khi đưa vào sử dụng tại công trình đã có chứng chỉ, những kết quả thí nghiệm: Cát, đá dăm, sắt thép, gạch chỉ.v.v.. thì phải xuất trình để ghi vào biên bản. Ngoài ra những loại vật tư khác không cần thiết phải thí nghiệm cũng phải được nghiệm thu như: Cọc tre, cọc gỗ, xác định chiều dài đường kính, độ đặc chắc và ghi số lượng của từng loại.
+ Nghiệm thu công tác gia công đặt buộc cốt thép cọc bê tông, trong biên bản của phụ lục ghi rõ ngày tháng, số lượng chủng loại thép trong một cọc, số lượng cọc nghiệm thu từ cọc số…đến….và kết luận chất lượng quá trình gia công đặc buộc đó.
+ Nghiệm thu hố móng
Nghiệm thu công tác đào hố móng cần xác định được:
* Vị trí hố móng
* Mặt cắt thiết kế (Kích thước hình học)
* Cao độ thực tế
* Cự ly vận chuyển đất đào hố móng
* Các biện pháp xử lý đảm bảo hố móng khô ráo: Rãnh nước, phên tre, hố bơm.
+ Nghiệm thu công tác xử lý nền: Đóng cọc tre hoặc cọc gỗ. Trong biên bản phải ghi rõ:
* Mật độ cọc, số lượng.
* Cao trình đầu cọc
* Độ chối (kết quả nén thí nghiệm nếu có theo yêu cầu thiết kế)
+ Nghiệm thu công tác đệm cát đầu cọc, để bê tông lót truớc khi đặt buộc cốt thép ( chú ý cao độ sau khi đổ bê tông lót móng).
+ Nghiệm thu công tác gia công lắp dựng cốt thép móng, số lượng, chủng loại, yêu cầu đặt buộc (lưu ý thép cấy của tường).
+ Nghiệm thu cốt pha cầu công tác với các chỉ tiêu
* Cốt pha với các kích thước hình học
* Độ kín khít, độ phẳng, thẳng và công tác văng chống đảm bảo an toàn trong khi thi công.
* Cầu công tác phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho việc thi công bê tông có thể gộp chung các việc: Nghiệm thu gia công lắp dựng cốt thép, cốt pha, cầu công tác chuẩn bị đổ bê tông với các điều kiện vật tư, thiết bị đảm bảo cho quá trình thi công bê tông vào cùng phụ lục. Tuy nhiên phải đánh giá đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật của những công việc trên và xác định: Chấp nhận nghiệm thu để đổ bê tông và tiến hành các công việc tiếp theo
+ Đối với những công trình bê tông cốt thép, việc nghiệm thu các phần việc tiếp theo, tường, đan…cũng làm tương tự như trên.
+ Trong quá trình thi công bê tông cần lấy mẫu kiểm tra cường độ bê tông như quy định tại mục 3 (phần thí nghiệm). Mẫu kiểm tra được bảo quản và xác định đúng mẫu đó trước khi ép (kết quả ép mẫu làm cơ sở nghiệm thu kỹ thuật và hoàn công công trình).
+ Nghiệm thu công tác đắp đất hoàn thành xác định được: Việc đăqps tuân thủ theo chỉ định thiết kế, vị trí lấy đất, cự ly vận chuyển công tác đầm nện và lấy mẫu thí nghiệm theo yêu cầu cảu đầu tư, xác định đắp đúng mái dốc, cao độ.
+ Nghiệm thu việc gia công: Rọ thép, rọ tre, rồng tre.
* Nghiệ thu rải vải dá lót…công tác thực hiện thả rọ đá, rồng đá, rồng xi mang cát tại hạng mục công trình kè mái, kè hộ bờ, xử lý hố xói..
+ Những công trình, hạng mục công trình xẩy lát ngầm: Xây kênh xây lắp cống, bể hút, trạm bơm…Trong quá trình thi công, xử lý hố móng có nhật ký bơm nước, phục vụ công tác nghiệm thu, hoặc xuất trình khi thẩm định quyết toán công trình song phải phù hợp với phương án thi ông được duyệt.
- Nghiệm thu công đoạn
+ Khi công trình hoàn thành các công đoạn: Dắp quai sanh, tháo dỡ công trình cũ, đóng cọc bê tông, xây lắp thân cống, đắp đát hoàn thành thả rọ đá, rồng đá nghiệm thu kỹ thuật tổng thể trước khi hoàn công. Công việc nghiệm thu được tiến hành theo biên bản, phục lục hiện hành.
+ Nghiệm thu kỹ thuật tổng thể lại các công trình phòng chống lụt bão trong kế hoạch tu bổ đê điều thường xuyên hoặc xử lý khẩn cấp của việc hoàn công nghiệm thu, thẩm định.
+ Nghiệm thu giai đoạn hoàn thành, đơn vị thi công xuất trình các tài liệu:
* Các phụ lục
* Các biên bản hiện trường, biên bản bàn giao mặt hàng.
* Nhật ký thi công, nhật ký đóng cọc bê tông (nếu có) được ghi chép đầy đủ: Số hiệu cọc, vị trí đóng, quá trình đóng, đóng cọc thử phải thực hiện đúng đề cương đã được phê duyệt.
* Quyết định phê duyệt cho phép đóng cọc bê tông đại tra…
+ Nghiệm thu quai sanh: Có đầy đủ bản vẽ hoàn công do đơn vị thi công lập. Đối với các cống dưới đê do tính chất quan trọng của quai sanh thành phần nghiệm thu theo quy định của Ngành. Đơn vị thi công có trách nhiệm theo dõi thường xuyên độ ổn định quai sanh theo hồ sơ thiết kế và có kế hoạch tu bổ bồi trúc đảm bảo an toàn trong suốt thời gian thi công.
+ Đối với công trình quai sanh được thi công thay thế bằng cừ ván thép, việc nghiệm thu cũng được tiến hành tương tự.
- Hoàn công công trình
+ Bản vẽ hoàn công là một bộ phạn của công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong đó thể hiện kích thước thự tế so với kích thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duỵệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế được thể hiện trên bản vẽ.
+ Trong trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của bộ phận công trình xây dựng đúng với các kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công thì bản vẽ thiết kế đó là bản vẽ hoàn công.
+ Đơn vị công lập bản vẽ hoàn công bộ phạn công trình xây dựng cà công trình. Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên chữ ký của người lập bản vẽ hoàn công.
* Khung tên bản vẽ hoàn công được đóng vào góc phải của bản vẽ phía trên khung tên bản vẽ thiết kế sao cho hợp lý.
* Có xác nhận của nhà thầu và đại diện chủ đầu tư và tư vấn giám sát hoặc cán bộ giám sát của chủ đầu tư.
- Nghiệm thu bàn giao công trình
+ Khi công việc thực hiện xong đảm bảo yêu cầu thiết kế, đã được nghiệm thu kỹ thuật và hoàn tất các tài liệu hoàn công, biên bản nghiệm thu. Đơn vị thi công chủ động bàn với chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu chính thức công trình đua vào sử dụng và báo cáo Lãnh đạo Công ty cử đại diện tham gia.
+ Hồ sơ nghiệm thu đóng thành từng quyển, bao gồm: Biên bản bàn giao mặt bằng, các biên bản nghiệm thu kỹ thuật, biên bản kiểm tra hiện trường, nhật ký thi công, bản vẽ hoàn công, các kết quả kiểm tra chất lượng, biên bản xác định khối lượng phát sinh, tổng hợp kinh phí, bảng tính khối lượng, các phụ lục. Hồ sơ gửi về Phòng Kế hoạch Kỹ thuật kiểm tra trước khi trình Lãnh đạo Công ty ký duyệt và phục vụ nghiệm thu bàn giao.
+ Sau khi thẩm định giá xây dựng công trình các đơn vị trực tiếp thi công báo cáo kết quả về Công ty và có nhiệm vụ tiếp nhận mọi hồ sơ nghiệm thu hoàn công giao nộp cho Phòng Kế hoạch kỹ thuật, Phòng Kế Toán Tài vụ chậm nhất sau 07 ngày.
+ Các thủ tục chứng từ nghiệp vụ liên quan liên quan của từng giai đoạn thi công các đơn vị phải hoàn tất đầy đủ gửi về Phòng Kế toán Tài vụ và duy trì thường xuyên đảm bảo tính pháp lý theo hướng dẫn của Phòng Kế toán Tài vụ.
+ Để làm cơ sở cho việc tính khấu hao xe máy thiết bị tại các công trình, khi hoàn thành, các đơn vị thi công, Phòng kế hoạch kỹ thuật, Phòng Kế toán Tài vụ, Xí nghiệp thi công cơ giới xác định khối lượng xe máy thực hiện báo cáo Phó tổng Giám đốc phụ trách sản xuất.
- Công tác bảo hành
+ Công tác bảo hành được thực hiện theo đúng hiện hành. Ngoài ra một số công trình đấu thầu căn cứ vào hồ sơ dự thầu, phê duyệt kết quả trúng thầu để thực hiện thời gian bảo hành các công trình đó.
+ Trong thời gian bảo hành nếu xảy ra sự cố do thi công: Nứt, sụt ,sạt mái đất, mái kè, hỏng hóc máy đóng mở, sự cố tổ máy các trạm bơm …Đơn vị thi công có trách nhiệm khắc phục hoàn thiện, khi công việc hoàn thành có lập biên bản xác nhận gồm Chủ đầu tư – Nhà thầu Đơn vị quản lý sử dụng.
+ Khi hết thời hạn bảo hành đơn vị thi công chủ động liên hệ cho đầu tư, kết hợp với Phòng Kế hoạch Kỹ thuật Công ty kiểm tra hiện trường có biên bản xác định, làm cơ sở thanh lý hợp đồng.
III. CÔNG TÁC AN TOÀN
1. An toàn về con người.
Do yêu cầu nhân lực, để đẩy nhanh tiến độ thi công các đơn vị được thu mướn lực lượng lao động ngoài song phải có hợp đồng lao động. Hợp đồng được ký với các điều khoản đảm bảo an toàn và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện nội quy an toàn lao động tại công trường.
2. An toàn trong vận chuyển vật tư, thiết bị, dụng cụ thi công
- Mọi vật tư, thiết bị, dụng cụ thi công vận chuyển đến và đi khỏi công trường được xếp lên phương tiện gọn gàng, có dây chằng buộc, che đậy trong quá trình vận chuyển.
- Khi thực hiện cẩu xếp dụng cụ thiết bị, người tham gia không đứng dưới mã hàng không.
- Không đẩy dụng cụ trực tiếp từ thùng xe xuống đất như: Ván khuôn, dầm đơn, dầm kép…
3. An toàn trong sử dụng điện.
- Toàn bộ dây điện sử dụng trên công trường là dây bọc, có cột chôn chắc, đầu cột có sứ cách điện.
- Dây điện được nâng cao khỏi mặt đất, đảm bảo không vướng khi người và thiết bị đi lại trên công trường.
- Người không có nhiệm vụ không tự ý đóng, ngắt điện, đấu nối vào các máy thi công.
- Người được giao nhiệm vụ phải có trang bị cá nhân phù hợp như: Găng tay, kìm cách điện, bút thử điện..
- Các máy công cụ trên công trường: Máy cắt sắt, máy trộn…phải có dây tiếp đất đúng yêu cầu.
4. An toàn trong thi công xây lắp.
- Khi thi công các hạng mục công trình trên cao: Dàn van, trạm bơm, nhà điều hành, nhà quản lý chú ý đảm bảo công tác an toàn.
- Dàn giáo, cầu công tác đủ chắc, có lan can, có lưới bảo hiểm.
- Không tung vật tư từ dưới lên cao với chiều ³ 2m.
- Không đi lại trên đầu tường, không đứng trên tường mới để xây.
- Không để thang tựa vào tường mới xây để lên xuống
- Khi lắp ráp các cấu kiện: Máy bơm, cánh cống phải có thiết bị nâng hạ phù hợp với tải trọng lắp ráp.
5. An toàn trong gia công đặt buộc cốt thép.
- Bàn gia công được đặt cố định chắc chắn.
- Không chất cốt thép lên sàn công tác hoặc trên ván khuôn vượt quá tải trọng thiết kế cho phép.
- Khi nắn thẳng cốt thép bằng tời điện hay bằng tay phải có biện pháp đề phòng sợi thép tuột đứt văng vào người.
- Khi lắp dựng cốt thép gần đường dây điện phải cắt điện. Trường hợp không cắt được có biện pháp ngăn ngừa không để cốt thép chạm vào dây điện.
6. An toàn trong thi công bê tông.
- Trong quá trình lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn phải chú ý:
+ Chỉ được lắp đặt những tấm ván khuôn tầng trên khi đã cố định ván khuôn tầng dưới.
+ Khi dựng ván khuôn ở độ cao 6m phải dùng sàn thao tác.
- Không để trên ván khuôn những thiết bị, vật liệu không có trong thiết kế, không cho người trực tiếp tham gia đổ bê tông đứng trên ván khuôn.
- Khi tháo dỡ ván khuôn: Tháo từ trên xuống, tháo dầm kéo, dầm đơn trước, ván khuôn sau. Không đẩy tấm ván khuôn từ trên cao rơi xuống đất.
- Khi thùng trộn của máy trộn đang nạp liệu hoặc sửa chữa phải hạ xuống vị trí an toàn.
- Không dùng xẻng hoặc dụng cụ cầm tay khác lấy vữa ra khi thừng trộn đang vận hành.
- Thi công bê tông bằng máy cấm những người không có nhiệm vụ đứng ở sàn rót vữa bê tông.
7. An toàn phòng chống chấy nổ
- Khu vực chứa vật liệu dễ cháy nổ: Xăng dầu, bình hơi, thiết bị có lực phải có hàn rào cách ly, có biển báo cấm lửa. cấm người không phận đến gần.
8. An toàn cho xe máy thiết bị
- Mọi hoạt động thực hiện theo Quy định về quản lý xe máy thiết bị của Công ty.
9. An toàn công trình
- Phương án thi công cần chú ý biện pháp đảm bảo an toàn móng, toàn công trình, đặc biệt an toàn quai sanh trong suốt thời gian thi công.
- Nếu mặt bằng thi công trình khác phải có biện pháp đảm bảo an toàn tránh gây nứt, gẫy, sự cố.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG TIẾN ĐỘ
THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH GIAO ĐÚNG THỜI HẠN
I. HOÀN THIỆN QUY CHẾ ĐẤU THẦU.
Thực hiện từng bước các khâu trong công tác đấu thầu một cách nhanh chóng và tránh một số thủ tục rườm rà không cần thiết và tiến hành các giai đoạn một cách nhanh chóng.
- Như nộp hồ sơ dưk thầu.
- Lựa chọn nhà thầu
- Ký kết hợp đồng xây dựng
- Xin giấy phép của cơ quan có thâm quyền
- Giải phóng mặt bằng
- Thi công, công trình
- Bàn giao công teình
- Bàn giao công trình
- Đưa công trình vào sử dụng
- Thanh toán hợp đồng
- Giải quyết vi phạm, xử lý tranh chấp.
+ Và phải biết rõ quyền và nghĩa vụ của bên mờithaùa và bên dự thầu.
1. Quyền và nghĩa vụ của bên mời thầu.
a) Quyền của bên mời thầu.
- Yêu cầu các bên dự thầu cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho việc lựa chọn nhà thầu.
- Lựa chọn nhà thầu trúng thầu hoặc huỷ bỏ kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về thầu.
b) Nghĩa vụ của bên mời thầu
- Lập hồ sơ mời thầu, kế hoạch đấu thầu phù hợp với nội dung của dự án đầu tư xây dựng công trình đã đuợc phê duyệt.
- Kiểm tra việc kê khai năng lực hoạt động xây dựng năng lực hành nghề xây dựng và tình trạng tài chính của bên dự thầu được lựa chọn.
- Đáp ứng đầy đủ, kịp thời nguồn vốn đẻ thực hiện công việc đúng tiến độ.
- Thông báo những yêu cầu cần thiết cho các bên dự thầu và thực hiện đúng các nội dung thông báo.
- Công bố công khai đơn vị trúng thầu và giá trúng thầu đối với các công trình xây dựng thuộc nguồn vốn Nhà nước sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Mua bảo hiểm công trình
- Bồi thường thiệt hại cho các nhà thầu tham gia dự thầu trong trường hợp do lỗi của mình gây ra.
- Chịu trách nhiệm truớc pháp luật về những hành vi dàn xếp thầu, mua, bán thầu, tiết lộ thông tin khi xét thầu hoặc thông đồng với nhà thầu và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đấu thầu.
2. Quyền của bên dự thầu
a) Quyền của bên dự thầu.
- Tham gia dự thầu độc lập hoặc liên doanh với các nhà thầu khác để dự thầu.
- Yêu cầu cung cấp thông tin, khảo sát hiện trường để lập hồ sơ dự thầu.
- Khiếu nại, tố cáo khi phát hiện hành vi vi phạm các quy định về lựa chọn nhà thầu.
b) Nghĩa vụ của bên dự thầu.
- Lập hồ sơ dự thầu trung thực, chính xác, bảo đảm các yêu cầu cảu hồ sơ mời thầu.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, vi phạm
- Bồi thường thiệt hại do các hành vi vi phạm của mình gây ra dẫn đến kéo dài đấu thầu hoặc đấu thầu lại.
- Thực hiện bảo lãnh dự thầu thưo quy định.
II. MỘT SỐ MẶT TIÊU CỰC VÀ TÍCH CỰC.
1. Mặt tiêu cực
- Trong hoạt động đấu thầu ngày nay việc thiên vị và phan biệt đối xử giữa các doanh nghiệp dự thầu ngày càng phổ biến. Tạo lên sự phát triển không tương đồng giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ, tạo lên sự chèn ép của các doanh nghiệp lớn .
- Sự quan liêu, tham nhũng, ăn hối lộ của bên giao thầu
- Do diễn biến bất thường của thời tiết dẫn tới việc thi công xây dựng công trình còn một số vướng mắc khó khăn.
- Trình độ khoa học kỹ thuật và cơ sở vật chất của một số doanh nghiệp còn thiếu thốn và gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong công tác đấu thầu, dự thầu.
- Tiến độ thi công công trình còn hạn chế, không đủ thời gian do các nhà dự thầu đẩy nhanh quá trình thi công, và giảm vốn dự thầu để có nhiều cơ hội trúng thầu để ký kết hợp đồng.
- Do sự hạn chế và thời gian cấp phép xây dựng của các cơ quan có thẩm quyền.
- Do những tình huống bất khả kháng xẩy ra trong quá trình thi công.
- Trình độ quản lý năng lực thi công
- Trình độ quản lý năng lực thi công còn một số hạn chế. Sự ỷ lại của các cá nhân.
2. Mặt tích cực
Trong những năm qua hoạt động đấu thầu ngày càng được nhà nước quan tâm. Cũng như xậy dựng cơ sở vật chất hạ tầng, xây dựng hệ thống thuỷ lợi hiện đại thông suốt. Nước ta tuy đang trong quá trình hội nhập kinh tế, nền công nghiệp sản xuất và dịch vụ luôn được đề cao trong mô hình nền kinh tế nhưng như thế không có nghĩa là nước không coi trọng hệ thống thuỷ lợi. Vì dù sao nước ta vẫn thuần tuý là một nước nông nghiệp, lấy nông nghiệp để phát triển các lĩnh vực khác. Thêm vào đó nước ta nằm trong vành đai khí hậu gió mùa, chịu rất nhiều ảnh hưởng của thời tiết, như hạn hán, lũ lụt, bão lũ…Vì vậy công tác xây dựng thuỷ lợi luôn quan tâm đúng đắn.
- Công tác đấu thầu lên sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nâng cao trình độ sản xuất, phát triển.
- Do sự quy định cụ thể trong các quy phạm lên các nhà thầu đều cố gắng giảm thời gian thi công, hoàn thành một cách nhanh nhất, tránh lãng phí về vốn.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐÚNG THỜI HẠN.
1. Tham gia đấu thầu.
- Căn cứ vào hồ sơ mời thầu và thực tế hiện trường, năng lực của Công ty, Phòng Kế hoạch Kỹ thuật chuẩn bị hồ sơ pháp lý và năng lực, kiểm tra tiên lượng trong hồ sơ mời thầu, đối chiếu đồ án thiết kế được duyệt, bổ sung khối lượng thiếu vào hồ sơ dự thầu và những kiến nghị, lập phương án thi công, triết tính đơn giá, tổng hợp kinh phí…để báo cáo Tổng Giám quyết định giá dự thầu.
- Phòng Kế toán Tài vụ chuẩn bị kinh phí bảo lãnh thầu theo hồ sơ mời thầu của chủ thầu của chủ đầu tư và các báo cáo tài chính liên quan trong hồ sơ năng lực.
- Đối với công trình chỉ thị thầu, Phòng Kế hoạch kỹ thuật kết hợp với các đơn vị được Công ty giao thi công liên hệ với chủ đầu tư để tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ ban đầu, tổng hợp báo Công ty những bất hợp lý của hồ sơ và nhưng khối lượng, đơn giá…chưa phù hợp để lãnh đạo Công ty cho ý kiến chỉ đạo.
2. Chuẩn bị thi công.
- Khi công trình trúng thầu, Phòng Kế hoạch Kỹ thuật triển khai các thủ tục sau trúng thầu: Điều chỉnh giá theo quyết định trúng thầu và các thủ tục liên quan, triển khai các thủ tục ký hợp đồng, giao lệnh sản xuất, hồ sơ đồ án, dự toán cho các đơn vị thi công, phòng nghiệp vụ liên quan để thực hiện.
- Phòng Kế toán Tài vụ căn cứ vào phương án thi công được duyệt, hồ sơ dự toán có kế hoạch đáp ứng về tài chính cho từng giai đoạn thi công hoặc có kế hoạch vay vốn để phục vụ thi công, có kế hoạch thu hồi vốn theo từng giai đoạn
3. Xây dựng cơ chế xử lý vi phạm kỷ luật lao động
- Người lao động ở bất cứ cương vị nào nếu có hành vi bị coi là vi phạm kỷ luật lao động thì có thể xử lý theo 1 trong 3 hình thức kỷ luật sau:
+ Khiển trách
+ Cuyển làm công việc khác, có mức lương thấp hơn mức lương công việc cũ, thời gian tối đa là 6 tháng
+ Sa thải
- Vi phạm nghiêm trọng kỷ luật lao động
4. Xây dựng chế độ trách nhiệm vật chất với cá nhân.
- Người lao động có hành vi gây thiệt hạn đến tài sản công ty thì phải bồi thường một phần hay toàn bộ giá trị thiệt hại theo giá trị thị trường.
- Nếu gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ xuất của người lao động thì phải bồi thường nhiều nhất 3 tháng lương và bị khấu trừ dần không quá 30% tiền lương hàng tháng.
- Trường hợp bất khả kháng hoàn toàn không do lỗi người lao động gây ra thì không phải bồi thường.
5. Đầu tư mua sắm, sửa chữa tài sản cố định, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại.
6. Xây dựng cơ chế khen thưởng, xử ký vi phạm kỷ luật tả lương, mức lương, bậc lương.
II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 1: Trích và phân phối Quỹ tiền lương, tiền thưởng.
1. Căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh, Tổng Giám đốc xác định quỹ lương thực hiện hàng tháng của Công ty để tính vào chi phí, căn cứ lợi nhuận sau thuế trích Quỹ khen thưởng.
2. Quỹ lương thực hiện tháng được phân phối như sau:
- Trích 100% Quỹ lương thực hiện tháng để trả lương cho cán bộ công nhân viên toàn Công ty.
- Trích đến 5% lợi nhuận sau thuế làm Quỹ khen thưởng chi cho công tác thi đua khen thưởng CBCNV Công ty sau khi tả lợi tức và các quỹ.
Điều 2. Hình thức trả lương, mức lương, nâng lương, nâng bậc.
1. Hình thức trả lương.
- Đối với công nhân: Trả lương theo sản phẩm, những công việc khó áp dụng hình thức trả lương sản phẩm thì áp dụng hình thức tả lương khoán hoặc trả lương theo thời gian.
- Đối với lao động gián tiếp: Trả lương theo thời gian.
2. Mức lương
Áp dụng theo hệ thống thang bảng lương Nhà nước quy định hiện hành; Đối với lao động gián tiếp có thể được tăng thêm hệ số điều chỉnh do Hội đồng quản trị thông qua. Các đơn vị dự kiến hệ số tăng thêm bằng tổng mức lương dự kiến hưởng một tháng chia tổng mức lương theo chế độ tháng.
- Hệ số lương tăng thêm có thể được thay đổi tuỳ theo hiệu quả sản xuất kinh doanh từng thời kỳ sau khi được Tổng Giám đốc để tổng hợp thông qua hội đồng quản trị.
- Mức thù lao kiêm nhiệm Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát áp dụng theo Nghị Quyết Đại hội đồng cổ đông công ty.
- Tiền lương của nhân viên phục vụ và các đối lượng khác do Tổng Giám đốc quyết định.
- Các đơn vị thuộc Công ty được quyền chủ động trả lương và hiệu quả công việc đảm bảođúng pháp luật Nhà nước quy định nhưng không thấp hơn mức lương cơ bản do nhà nước quy định.
3. Phụ cấp lương, phụ cấp làm đêm thêm giờ: Áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
4. Nâng lượng, năng lực.
- Căn cưa vào văn bản của Nhà nước ban hàng và hệ thống thang lương, bảng lương.
- Căn cứ vào tình hình thực tế của Công ty, hàng năm Tổng giám đốc quyết định thực hiện việc nâng lương, nâng bậc đối với cán bộ công nhân viên đang công tác tại Công ty theo hợp đồng lao động trên cơ sở vừa đảm bảo quy định của Nhà nước vừa khuyến khích người lao động.
- Điều kiện được nâng lương, bậc:
Người lao động thường xuyên hoàn thành công việc được giao về số lượng và chất lượng; không vi phạm kỷ luật lao động, nội quy, quy chế, quy định của đơn vị và Công ty; không vi phạm pháp luật Nhà nước có liên quan trực tiếp đến công việc được giao hoặc tư cách đạo đức nghề nghiệp.
Trong thời gian thuộc diện nâng lương, nâng bậc nếu có 1 năm bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên thì bị trừ năm đó.
Căn cứ vào hiệu quả công việc của từng cá nhân, Tổng Giám đốc có thể quyết định việc nâng lương, bậc sớm hơn tối đa trước 1 năm (12 thang) so với thời hạn nâng lương, bậc.
Những người đã đến tuổi về nghỉ hưu trí cũng có thể được xem xét nâng lương, bậc sớm hơn nhưng cũng không quá 1 năm (12 tháng) so với thời hạn nâng lương bậc.
Thời hạn nâng lương: Có ít nhất 2 năm (đủ 24 tháng) đối với các chức danh chuyên môn nghiệp vụ, thừa hành công vụ có hệ số lương khởi điểm (bậc 1) thấp hơn 2,34. Đối với các chức danh quản lý doanh nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ có hệ số lương khởi điểm (bậc 1) là 2,34 trở lên phải có thời gian đủ 3 năm (36 tháng) kể từ thời điểm nâng lương trước đó.
- Nâng bậc:
Người thuộc diện nâng bậc là công nhân trực tiếp sản xuất đều phải thi nâng bậc (tuỳ theo ngành nghề, Tổng giám đốc sẽ quyết định).
Căn cứ vào tình hình thực tế, Công ty xem xét tổ chức việc thi nâng bậc phù hợp với điều kiện công tác ở đơn vị.
5. Tổng Giám đốc chỉ đạo xây dựng quỹ tiền lương trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Xác định hệ số lương, hệ số lương tăng thêm của cán bộ công nhân viên Công ty thông qua Hội đồng quản trị.
- Hội đồng quản trị phê duyệt hệ số lương và hẹ số lương thêm của cán bộ công nhân Công ty.
- Các đơn vị lập sổ lương và lưu trữ tại đơn vị theo quy định kưu trữu hồ sơ.
Điều 3. Phân phối quỹ tiền lương.
1. Trích đến 90% tiền thưởng cả năm để chi thưởng năm cho cán bộ công nhân viên có thành tích trong năm, mức thưởng theo quy định về chế độ khen thưởng của công ty.
2. Trích đến 10% Quỹ tiền thưởng để chi thưởng đột xuất cho cán bộ công nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc.
3. Tổng Giám đốc chỉ đạo lập danh sách và mức thưởng đột xuất những cá nhân cóa thành tích đặc biệt xuất sắc đề nghị Chủ tịch Hội đồng quản trị phê duyệt.
4. Hội đồng quản trị phê duyệt mức thưởng và danh sách thưởng đột xuất những cá nhân có thành tích đặc xuất sắc do Tổn Giám đốc đề nghị.
Điều 4. Trích nộp BHXH, BHYK
1. Căn cứ vào Nghị định số 01/2003/NĐ – CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều lệ Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/01/1995 của Chính phủ.
2. Căn cứ Quyết định số 722/QĐ-BHXH-BT và quy định của Tổng giám đốc BHXH Việt Nam ngày 26/5/2003 về quản lý thu BHXH bắt buộc.
Hàng tháng doanh nghiệp nộp cho cơ quan BHXH 20% lương cơ bản của CBCN vào quỹ BHXH và 3% lương cơ bản của CBCN vào quỹ BHXH trong đó.
Doanh nghiệp chi 15% BHXH, 2% BHYT, cá nhân người lao động nộp 5% BHXH, 1%BHYT.
1. Hình thức khen thưởng
- Lao động tiên tiến (xét 1 năm 1 lần) vào dịp cuối năm
- Tập thể tiên tiến (xét 1 năm 1 lần) vào dịp cuối năm
- Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở (xét 1 năm 1 lần) vào dịp cuối năm
- Khen thưởng đột xuất
- Đề nghị lên cấp trên xét khen thưởng ở mức cao: Giấy khen, bằng khen, bằng lao động sáng tạo, huân chương, chiến sĩ thi đua cấp ngành, thành phố, toàn quốc (thực hiện theo hướng dẫn của ngành và thành phố).
2. Tiêu chuẩn để xét khen thưởng.
- Lao động tiên tiến
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng xuất và chất lượng cao
+ Chấp hành tốt chủ chương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần chủ động sáng tạo, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua.
+ Tích cực học tập chính trị, văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Có đạo đức, lối sống lành mạnh.
- Tập thể lao động tiên tiến:
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao.
+ Có phong trào thi đua thường xuyên thiết thực có hiệu quả
+ Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu lao động tiên tiến và không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở nên.
+ Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước.
- Chiến lược thi đua cấp cơ sở
+ Đạt các tiêu chuẩn của danh hiệu lao động tiên tiến
+ Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoặc áp dụng công nghệ mới để
7. Xây dựng chế độ làm việc hợp lý, đào tạo cán bộ nâng cao tay nghề.
3. Chế độ làm việc
- Tất cả những người được Công ty xét vào làm việc tại Công ty đều theo chế độ hợp đồng lao động có xác định thời hạn (trừ những người chuyển công tác ở có quan khác đã đến là CNVC Nhà nước trước năm 1998).
- Người lao động khi vào làm việc hợp đồng tại công ty phải :
+ Có hồ sơ hợp lệ
+ Có đơn cam kết vào làm việc tại Công ty (do cá nhân viết tay nội dung do phòng HCTC hướng dẫn).
+ Có ý kiến của gia đình (bố, mẹ, vợ, chồng) đồng ý và có trách nhiệm bảo lãnh cho người xin vào làm việc tại Công ty.
+ Phải trải qua thời kỳ thử việc 90 ngày hưởng 75% lương cấp bậc, chức vụ phụ cấp (nếu có)
+ Chưa được tham gia đóng BHXH (trừ những người chuyển công tác)
+ Chấp hành sự phân cônh điều động của tổ chức công ty.
- Hết thời gian thử việc người lao động phải có bản kiểm điểm trong thơì gian làm việc người lao động phải có bản kiểm điểm trong thời gian làm việc tại đơn vị, có ý kiến nhận xét của người phụ trách gửi về Phòng HCTC Công ty để báo cáo Lãnh đạo Công ty.
- Trong thời gian thử việc người lao động vi phạm kỷ luật, không hoàn toàn thành công việc giao, đơn vị sử dụng được quyền cho phép người đó nhỉ việc và báo cáo bằng văn bản về Công ty để Công ty ra quyết định xoá tên.
- Các đơn vị khi nhận được quyết định của Công ty gửi xuống phải có nhiệm vụ bố trí tạo điều kiện cho người lao động làm việc theo đúng chức danh ghi trong quyết định.
- Người lao động vi phạm kỷ luật bị cơ quan xoá tên phải hoàn trả các chi phí phục vụ cho công tác đào tạo, thi tuyển (nếu có)
II. ĐÀO TẠO
- Để từng bước nâng cao trình độ quản lý chuyên nghiệp vụ và tay nghế cho công nhân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thích ứng với cơ chế thị trường Công ty sẽ tổ chức đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động của công ty.
- Công ty giao cho phòng HCTC lập kế hoạch đào tạo chi tiết đối với từng chức danh, nghề nghiệp trong công ty trên cơ sở vừa đảm bảo sản xuất công tác vừa tham gia học tập nâng cao trình độ.
KẾT LUẬN
Để đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường, bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng dưới sự lãnh đạo của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc điều hành, cùng các phòng ban nghiệp vụ phải đề ra phương hướng tìm ra giải pháp từng bước đưa công ty cổ phần vào hoạt động ổn ddinhj tạo thế đi lên vưng chắc.
Thi công các công trình đúng đồ án thiết kế được duyệt, đúng quy trình quy phạm, đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu kỹ mỹ thuật.
Cần tranh thủ sự quan tâm chủa các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý chức năng, tăng cường khai thác việc làm trên thị trường thanh phố Hải Phòng và các tỉnh khác đảm bảo đủ việc làm từng bước nâng cao đời sống người lao động.
Bên cạnh đó công ty cần tập trung vào các giải pháp sau:
- Tiếp tục đầu tue các thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất, quản lý sử dụng tốt máy móc thiết bị, cơ sở vật chất kho tàng biến bãi.
- Tập trung đẩy nhanh tiến bộ thực hiện độ thực hiện dự án kiên cố, các công trình chưa hoàn tất.
- Tổ chức lại sản xuất kinh doanh, phat triển các ngành nghê, quản lý chặt chẽ định mức kinh tế kỹ thuật gắn với áp dụng các tiến bộ Khoa học - Kỹ thuật phù hợp với chức năng nhiệm vụ công ty.
- Xây dựng cơ chế quản lý gắn liền quyền lợi trách nhiệm người lao động trong công ty. Giao chỉ têu khoa học sản xuất cho các đơn vị. Xây dựng cơ chế khen thưởng, kỷ luật phù hợp với quy định của công ty và pháp luật.
- Nghiêm chỉnh thực hiện đúng chính sách pháp luật của nhà nước.
- Từng bước đào tạo, đào tạo lại, nâng cao trình độ chuyên moon nghiệp vụ và tuyển dụng thêm lao động có trình độ tay nghề quản lý đáp ứng được yêu cầu snr xuất của công ty.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
+ Bộ luật lao động 1994 – NXB Chính Trị Quốc gia
+ Bộ lao động sửa đổi bổ sung 2002
+ Những văn bản pháp luật về luật kinh tế - NXB Tư Pháp
+ Nội quy – quy chế quản lý điều hành công ty cổ phần xây dựng thuỷ Lợi Hải Phòng.
+ Điều lệ công ty cổ phần xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng.
+ Phương án cổ phần hoá công ty xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng
- Quyết định số 2915/QĐ – UB ngày 05/11/2004 của UBND Thành phố Hải Phòng về việc tiến hành cổ phần hoá công ty xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng.
- Quyết định số 91/QĐ – UB ngỳa 17/1/2005 của UBND Thành phố Hải Phòng về việc thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hoá công ty xây dựng thuỷ lợi.
- Quyết định số 837/QĐ – UB ngày 7/5/2005 của UBND Thành phố Hải Phòng về việc xác định cổ phần doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá công ty xâydựng thuỷ lợi Hải Phòng.
- Nghị định số 187/2004/NĐ – CP ngày 16/11/2004 của chính phủ và thông tư 126/2004/TT-BTC ngày 24/12/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn về tài chính khi chuyển Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
+ Bộ luật xây dựng – NXB Chính trị quốc gia.
+ Nghị định số 16/2005/ NĐ-CP ngỳ 7/2/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư XDCT.
+ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25/12/2001.
+ Luật 16/2003/ QH 11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội về xây dựng.
+ Chỉ thị só 8/2004/CT-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ về triển khai thi hanh luật xây dựng.
+ Chỉ thị 19/2003/ CT-TTg ngày 11/9/2003 của Thủ Tuớng Chính Phủ về việc tổ chức lập quy hoạch xây dựng đô thị và quản lý xây dựng theo quy hoạch.
+ Thông tư 07/2003/TT – BXD ngày 17/06/2003.
+ Quy chế quản lý điều hành công ty cổ phần xây dựng Thuỷ Lợi Hải Phòng.
+ Điều lệ công ty cổ phând xây dựng thuỷ lợi Hải Phòng.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32062.doc