Pháp luật về hợp đồng gia công; thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên

LỜI MỞ ĐẦU Kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách “mở cửa”, nền kinh tế trong nước ngày càng phát triển. Việt Nam đã thu hút được nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài và của các Việt kiều ở xa tổ quốc. Việt Nam là nước có nền chính trị tương đối ổn định, đây là một lợi thế mà Việt Nam có được để thu hút các nhà đầu tư. Mở rộng quan hệ làm ăn với các nước bạn, mở rộng quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đặc biệt là trong quan hệ về kinh tế, Việt Nam luôn nỗ lực hết mình để xứng ngang tầm

doc70 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1530 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Pháp luật về hợp đồng gia công; thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với các quốc gia khác, tham gia vào một sân chơi chung. Chính vì vậy, Việt Nam đã lần lượt tham gia các tổ chức như: ASEAN, APEC, WTO và thực hiện các cuộc thỏa thuận song phương và đa phương. Mở rộng quan hệ làm ăn với nước ngoài làm xuất hiện nhiều ngành, nghề kinh doanh mới trong đó có hoạt động gia công xuất khẩu. Đây là hoạt động kinh doanh giữa doanh nghiệp nước ngoài và các tổ chức, cá nhân ở trong nước. Bên đặt gia công (doanh nghiệp nước ngoài) sẽ cung cấp nguyên vật liệu cho bên nhận gia công (tổ chức, cá nhân tại Việt Nam) để bên nhận gia công thực hiện gia công hàng hóa theo yêu cầu của bên đặt gia công. Sau đó bên đặt gia công sẽ thu thành phẩm còn bên nhận gia công sẽ nhận tiền thù lao từ hoạt động gia công này. Hợp đồng gia công là một loại giấy tờ rằng buộc mối quan hệ giữa bên đặt gia công và bên nhận gia công thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần May Hưng Yên, tôi nhận thấy đây là một đơn vị sản xuất kinh doanh trong đó hoạt động kinh doanh chủ yếu là gia công hàng may mặc xuất khẩu. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài chuyên đề thực tập chuyên ngành là: “Pháp luật về hợp đồng gia công; thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên” Nội dung của báo cáo chuyên ngành này bao gồm: Chương I: Cơ sở pháp lý về hợp đồng gia công Chương II: Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên Do thời gian nghiên cứu có hạn, trong bài viết này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bài viết này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Hòa Bình & thầy Nguyễn Anh Tú cùng các cô chú, anh chị tại Công ty cổ phần May Hưng Yên đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi hoàn thành bài viết này. Chương I Cơ sở pháp lý về hợp đồng gia công Cơ sở lí luận về quan hệ gia công hàng hóa Kể từ năm 1986, nhà nước ta thực hiện chủ trương “mở cửa” thị trường (chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường), quan hệ kinh tế được mở rộng, có sự buôn bán, giao lưu, phát triển ngoại thương. Nhìn lại một chặng đường dài mà nước ta đã trải qua và nhận thấy rằng: việc mở cửa nền kinh tế là một quyết định sáng suốt. Nó giúp cho nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, cải thiện đời sống của người dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến của các nước bạn…Việc mở cửa nền kinh tế, làm xuất hiện nhiều công việc mới cho nguồn lao động nước ta, nhờ có mở cửa mà chúng ta đã có những quan hệ thông thương với nước ngoài. Một trong những công việc thu hút được người lao động nước ta, chủ yếu là lao động có tay nghề không cao lắm đó là gia công hàng hóa. Hoạt động gia công hàng hóa này có thể là Việt Nam gia công hàng hoá cho nước ngoài hoặc nước ngoài gia công hàng hoá cho Việt Nam, nó phụ thuộc vào sự phân công quốc tế. Ở đâu có nguyên vật liệu rẻ, giá nhân công rẻ, ngoài ra còn phụ thuộc vào công nghệ, trình độ chuyên môn, tính truyền thống... thì ở đó sẽ thực hiện gia công hàng hóa. Khái niệm gia công Hiện nay có nhiều cách hiểu khác nhau về gia công. Thứ nhất: Gia công hàng hóa là phương thức sản xuất trong đó người đặt gia công sẽ cung cấp toàn bộ hoặc một phần tư liệu sản xuất cũng như nguyên liệu và nhận về sản phẩm hoàn thiện. Người nhận gia công sẽ sản xuất sản phẩm theo mẫu sản phẩm đó cho người đặt gia công và nhận tiền gia công theo số lượng sản phẩm làm ra. Thứ hai: Gia công hàng hóa là một phương thức sản xuất hàng hóa trong đó người đặt gia công sẽ cung cấp nguyên vật liệu, bán thành phẩm và nhận lại sản phẩm hoàn chỉnh. Người nhận gia công tự tổ chức quá trình sản xuất ra sản phẩm theo mẫu của khách hàng, giao toàn bộ cho người đặt gia công và nhận tiền gia công. Thứ ba: Gia công hàng hóa là phương thức sản xuất theo đơn đặt hàng và mẫu của người đặt gia công. Người nhận gia công tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo mẫu và giao những sản phẩm đó cho người đặt gia công, đồng thời nhận tiền gia công. Thứ tư: Gia công là hình thức hợp tác sản xuất giữa các đơn vị kinh tế. Bên nhận gia công nhận của bên đặt gia công những sản phẩm dở dang hoặc nguyên liệu, thiết bị, máy móc để sản xuất ra thành phẩm theo những tiêu chuẩn và định mức cụ thể và giao những thành phẩm đó cho bên gia công với những điều kiện đã được thỏa thuận giữa hai bên. Trên đây là một số cách hiểu khác nhau về gia công, từ đó người ta đi đến một quan niệm chung về gia công như sau: Gia công là sự cải thiện đặc biệt các thuộc tính của các đối tượng lao động (nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm) được tiến hành một cách sáng tạo, nhờ sức lao động và công nghệ máy móc để tạo ra thành phẩm. Hoạt động gia công có một bên là bên đặt gia công và một bên là bên nhận gia công. Bên đặt gia công giao một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu, có khi là bán thành phẩm, công nghệ sản xuất cho bên nhận gia công. Có những trường hợp bên đặt gia công ủy thác cho bên nhận gia công mua nguyên vật liệu do mình chỉ định tại nơi nào đó sau đó gia công sản phẩm theo yêu cầu và kỹ thuật của mình. Việc gia công không phải lúc nào cũng là gia công thành phẩm mà có khi chỉ là gia công một chi tiết nào đó của bán thành phẩm. Còn bên nhận gia công thì tiếp nhận hay mua nguyên phụ liệu, tổ chức gia công và nhận được khoản tiền từ bên đặt gia công gọi là phí gia công. Luật thương mại Việt Nam 2005 có những quy định tương đối cụ thể về hoạt động gia công trong thương mại. Theo điều 178 Luật thương mại 2005 quy định: “Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao”. Hoạt động gia công trong thương mại bao gồm những nội dung sau: Sản xuất Chế biến Chế tác Sửa chữa Tái chế Lắp ráp Phân loại hàng hóa Đóng gói hàng hóa Như vậy, để một hoạt động gia công là một hoạt động gia công trong thương mại thì hoạt động đó phải thỏa mãn những điều kiện nhất định: Phải bao gồm các nội dung gia công trên Phải thực hiện gia công theo yêu cầu của bên đặt gia công Phải bằng nguyên vật liệu của bên đặt gia công Bên nhận sản phẩm gia công hàng hóa về phải để thực hiện kinh doanh thương mại. Theo quy định trong Luật thương mại thì phạm vi điều chỉnh của gia công có sự thu hẹp bởi vì đối với hoạt động gia công chịu sự điều chỉnh của luật này thì một điều kiện bắt buộc là bên đặt gia công phải có nguyên vật liệu và mẫu gia công gửi cho bên nhận gia công. Trong bộ Luật dân sự thì qui định này lại không phải là bắt buộc. Đặc điểm của hoạt động gia công Ở phần trên, chúng ta đã được biết về một số quan điểm khác nhau về gia công. Tuy những quan điểm đó được hiểu theo cách nào hay được diễn đạt khác nhau thế nào thì gia công vẫn có những đặc điểm không thể thiếu của nó đó là: - Là hoạt động sản xuất gắn liền với hoạt động tiêu thụ hàng hóa, bên đặt hàng là người cung cấp nguyên vật liệu đồng thời cũng chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm. - Là hình thức kinh doanh sử dụng nhiều lao động bởi vì thông thường sản phẩm gia công là những sản phẩm có công nghệ trung bình và bao gồm nhiều công đoạn thủ công. Chính đặc điểm này của hoạt động gia công đã giúp giải quyết một phần không nhỏ lao động tại nước ta bởi lao động nước ta có trình độ không cao. - Nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp còn bên nhận gia công chỉ việc sản xuất ra sản phẩm theo đúng mẫu và bằng chính nguyên vật liệu được cung cấp từ bên đặt gia công. Đây là một đặc điểm khá đặc trưng của hoạt động gia công. - Trong một số trường hợp máy móc thiết bị cũng do bên đặt gia công cung cấp dưới hình thức thông qua hợp đồng mượn hoặc thuê máy móc thiết bị. Hết thời hạn gia công bên nhận gia công có trách nhiệm xuất trả lại cho bên đặt gia công. Ngoài ra, tùy từng trường hợp bên đặt gia công có thể nhờ bên nhận gia công mua nguyên phụ liệu tại nước nhận gia công hoặc tại nơi gần bên nhận gia công, bởi ta biết rằng hoạt động gia công này có thể với doanh nghiệp trong nước hoặc nước ngoài. Vì vậy, việc nhờ mua nguyên phụ liệu này sẽ giảm bớt chi phí nếu nguyên phụ liệu đó vẫn đủ chất lượng để đưa vào sản xuất ra thành phẩm. Trên đây là một số đặc điểm có thể coi là đặc trưng của hoạt động gia công hiện nay. Vai trò của hoạt động gia công hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Từ ngày mở cửa nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ, điều đó được thể hiện ở nhiều mặt như tốc độ tăng trưởng năm sau tăng hơn năm trước, xuất hiện nhiều ngành nghề kinh doanh mới, đời sống người dân được cải thiện, trình độ văn hóa ngày càng cao, người lao động được đào tạo bài bản hơn, có trình độ hơn để thích nghi với khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới. Cùng tham gia đóng góp vào nền kinh tế đó có hoạt động gia công hàng hóa, đây là phương thức kinh doanh phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thương mại quốc tế nói chung. Sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động này xuất phát từ lợi ích thu được của cả hai bên nhận gia công và bên đặt gia công. Với sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại quốc tế (WTO), đây là một cơ hội lớn cho cả các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Với những ưu đãi đặc biệt khi tham gia vào tổ chức này sẽ giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội cọ sát nhau trên thị trường quốc tế. Đối với hoạt động gia công hàng hóa cũng như những hoạt động kinh doanh khác sẽ có nhiều thuận lợi, cơ hội nhưng cũng không ít những khó khăn. Các doanh nghiệp phải biết tự đổi mới, tự làm mới mình để phù hợp với điều kiện hiện nay. Nền kinh tế của Việt Nam còn kém phát triển, cơ sở hạ tầng còn chưa đủ, máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất còn kém đồng bộ… thì gia công là một trong những hình thức hữu hiệu để giải quyết phần nào những yếu kém này. Theo điều 178 Luật thương mại 2005 viết: “Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao” Thông qua hoạt động gia công, bên đặt gia công tận dụng được lợi thế về máy móc, công nghệ, lao động từ bên nhận gia công, cùng với sự kết hợp những dây chuyền sản xuất tiên tiến hiện đại. Hoạt động gia công đã tạo ra những sản phẩm trên thị trường sẽ có chất lượng hơn, đảm bảo cho khả năng cạnh tranh trên thị trường và thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. Hoạt động gia công đã thu được những lợi ích to lớn, khai thác được thế mạnh của cả bên nhận gia công và bên đặt gia công. ¬ Đối với bên đặt gia công Bên thuê gia công thu được lợi ích lớn nhất là giảm được chi phí sản xuất do tận dụng được nguồn lao động và một phần nguyên phụ liệu với giá rẻ ở nước nhận gia công. Bên đặt gia công không phải đầu tư xây dựng sửa chữa khấu hao nhà xưởng, máy móc, thiết bị… không phải lo khâu tuyển dụng lao động, chi phí đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân. Chính lợi ích này quyết định xu hướng chuyển dần các ngành sản xuất đòi hỏi nhiều công nhân, nhiều công đoạn tỷ mỷ từ các nước có nền kinh tế phát triển sang các nước mới phát triển có nguồn lao động dồi dào. Bằng phương thức thuê gia công mà nhà kinh doanh ở các nước công nghiệp phát triển đã tiết kiệm đến mức tối đa chi phí đầu vào cho sản xuất đó là chi phí sức lao động so với tự sản xuất trong nước. Trong quá trình gia công bên đặt gia công còn có thể tạo thêm thị trường tiêu thụ ngay trong nước nhận gia công. Những quy cách mẫu mã, kiểu dáng, chất lượng của hàng gia công có thể đáp ứng được thị hiếu của số đông người tiêu dùng tại nước nhận gia công. Nhờ gia công bên đặt gia công có điều kiện thuận lợi trong việc tập trung nghiên cứu, phát triển và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. ¬ Đối với bên nhận gia công Nhờ có gia công xuất khẩu mà bên nhận gia công đã khai thác được lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào trong nước, giải quyết được công ăn việc làm cho một bộ phận dư thừa trong xã hội, góp phần cải thiện nâng cao chất lượng đời sống cho người lao động. Do không phải lo khâu tiêu thụ sản phẩm cũng như mua nguyên vật liệu nên bên nhận gia công hoạt động sản xuất kinh doanh với độ an toàn cao, hạn chế mức thấp nhất rủi ro ở cả thị trường đầu vào và đầu ra. Thông qua gia công xuất khẩu mà có thể kết hợp xuất khẩu được một số vật tư, nguyên liệu sẵn có trong nước, phát triển thêm nguồn hàng, khai thác triệt để nguồn nhân lực nhàn rỗi mang tính chất mùa vụ, trang bị và khai thác máy móc thiết bị tiên tiến hay quy trình công nghệ mới mà không mất thời gian nghiên cứu thử nghiệm. Trong quan hệ gia công hợp tác bên nhận gia công cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm tiếp cận với thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài, tạo thêm bước đệm cho sự phát triển sau này… Như vậy, hoạt động gia công có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, nó góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi cho cả người nhận gia công và người thuê gia công đạt được mục đích của mình. Chế độ pháp lý về hợp đồng gia công hàng hóa Khái niệm về hợp đồng gia công hàng hóa Gia công hàng hoá trước hết là một hoạt động gia công. Nó được đề cập đến cả ở Bộ luật dân sự và Luật thương mại. Theo điều 178 Luật thương mại 2005 viết: “Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao”. Theo Luật thương mại 2005: Điều 179 viết “Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương” Theo Luật dân sự 2005: Điều 547 viết “Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, còn bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công” Nội dung gia công trong thương mại gồm: Sản xuất, chế biến, chế tác, sửa chữa, tái chế, lắp ráp, phân loại, đóng gói hàng hóa theo yêu cầu và bằng nguyên liệu của bên đặt gia công. Tất cả các hàng hóa đều được gia công, trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh. Như vậy, gia công trong thương mại hiện nay có phạm vi như đối với gia công trong dân sự, và có thể hiểu hợp đồng gia công quy định trong Luật thương mại là một dạng của hợp đồng gia công trong Bộ luật Dân sự. Riêng đối với trường hợp gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài thì hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu cũng có thể được gia công, nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (khoản 2 Điều 180 Luật thương mại). Bên nhận gia công là bên nhận thực hiện việc gia công hàng hóa để được hưởng tiền thù lao. Bên nhận gia công có thể là tổ chức, cá nhân, song không nhất thiết phải có đăng ký kinh doanh, nghĩa là có thể thương nhân hoặc không phải là thương nhân. Bên đặt gia công là bên thuê gia công hàng hóa để kinh doanh thương mại, cho nên chỉ có thể là thương nhân. Việc gia công trong thương mại phải được xác lập bằng hợp đồng. Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị tương đương giữa bên nhận gia công và bên đặt gia công. ¬ Đặc điểm của hợp đồng gia công Như một số khái niệm về gia công ở trên đã được nêu nên ta nhận thấy: đây là hoạt động sản xuất gắn liền với hoạt động tiêu thụ hàng hóa, bên đặt hàng là người cung cấp nguyên vật liệu đồng thời cũng chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm. Đây là hoạt động kinh doanh sử dụng nhiều lao động bởi vì thông thường sản phẩm gia công là những sản phẩm đòi hỏi trình độ công nghệ trung bình và bao gồm nhiều công đoạn thủ công. Bên đặt gia công cung cấp nguyên vật liệu cho bên nhận gia công nên bên nhận gia công chỉ việc sản xuất ra sản phẩm theo đúng mẫu và bằng chính nguyên vật liệu được cung cấp từ bên đặt gia công. Đây là một đặc điểm khá đặc trưng của hoạt động gia công. Với một số trường hợp bên đặt gia công cung cấp máy móc thiết bị cho bên nhận gia công với hình thức thông qua hợp đồng mượn hoặc thuê máy móc thiết bị thì khi hết thời hạn gia công bên nhận gia công có trách nhiệm xuất trả lại cho bên đặt gia công. Hợp đồng gia công phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương và có thể bao gồm các điều khoản sau: Tên, địa chỉ của các bên ký hợp đồng và bên gia công trực tiếp Tên, số lượng sản phẩm gia công Giá gia công Thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán Danh mục, số lượng, trị giá nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu và nguyên liệu, phụ liệu, vật tư sản xuất trong nước (nếu có) để gia công; định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt nguyên liệu trong gia công Danh mục và trị giá máy móc thiết bị cho thuê, cho mượn hoặc tặng cho để phục vụ gia công (nếu có) Biện pháp xử lý phế liệu, phế thải và nguyên tắc xử lý máy móc, thiết bị thuê mượn, nguyên liệu, phụ liệu vật tư dư thừa sau khi kết thúc hợp đồng gia công Địa điểm và thời gian giao hàng Nhãn hiệu hàng hoá và tên gọi xuất xứ hàng hoá Thời hạn hiệu lực của hợp đồng Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công hàng hóa Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công ë Quyền của bên đặt gia công. - Khi việc gia công hàng hóa hoàn thành, bên đặt gia công có quyền nhận lại toàn bộ sản phẩm gia công máy móc, thiết bị cho thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên đặt gia công có quyền nhận sản phẩm gia công theo đúng phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận (Điều 550 Bộ luật Dân sự). - Bên đặt gia công cũng có quyền được bán, tiêu hủy, tặng, biếu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoặc cho mượn, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu theo thỏa thuận và phù hợp với quy định của pháp luật. Sau khi kết thúc hợp đồng gia công, máy móc thiết bị thuê, mượn theo hợp đồng, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa, phế phẩm, phế liệu được xử lý theo thỏa thuận của hợp đồng gia công và phải được Bộ Thương mại chấp thuận. Đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu được phép tiêu thụ tại Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu. Đối với các phế liệu, phế phẩm được phép tiêu hủy tại Việt Nam thì phải được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan hải quan. Trường hợp không được phép hủy tại Việt Nam thì phải tái xuất cho bên đặt gia công. Đối với việc tặng máy móc thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm thì phải được Bộ Thương mại chấp thuận; bên đặt gia công phải có văn bản tặng; bên được tặng phải làm thủ tục nhập khẩu theo quy định về xuất nhập khẩu; phải nộp thuế nhập khẩu (nếu có) và đăng ký tài sản theo quy định hiện hành (Điều 18 Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998). - Bên đặt gia công được cử đại diện để kiểm tra, giám sát việc gia công tại nơi nhận gia công, cử chuyên gia để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công. Nếu bên đặt gia công là thương nhân nước ngoài thì được cử chuyên gia đến Việt Nam để hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận trong hợp đồng gia công. - Bên đặt gia công có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp hàng hóa không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm, nhưng yêu cầu sửa chữa mà bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn đã thỏa thuận, thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Bên đặt gia công cũng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, nhưng phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý. Trong trường hợp này bên đặt gia công phải trả tiền công tương ứng với công việc mà bên nhận gia công đã làm. Nếu việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên nhận gia công thì bên đặt gia công phải bồi thường (Điều 556 Bộ luật Dân sự). ë Nghĩa vụ của bên đặt gia công. - Bởi vì hợp đồng gia công hàng hóa là hợp đồng thực hiện công việc tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, nên bên đặt gia công phải có nghĩa vụ giao toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu, vật tư cho bên nhận gia công theo thỏa thuận tại hợp đồng gia công. Đây là nghĩa vụ chủ yếu của bên đặt gia công. Các bên trong hợp đồng cũng có thể thỏa thuận khác về việc cung cấp nguyên liệu, vật tư dùng vào việc gia công như bên nhận gia công có thể tự mua một phần hoặc tất cả nguyên liệu gia công theo mẫu mã và địa chỉ do bên đặt gia công chỉ dẫn, hoặc bên nhận gia công có quyền mua nguyên vật liệu theo mẫu mã do bên đặt gia công yêu cầu… Nếu không có thỏa thuận về vấn đề này thì nghĩa vụ cung cấp nguyên liệu, vật tư dùng vào việc gia công thuộc về bên đặt gia công. Nếu hợp đồng có thỏa thuận bên nhận gia công thực hiện việc cung cấp nguyên vật liệu hoặc có nghĩa vụ mua nguyên vật liệu theo chỉ định của bên đặt gia công thì bên đặt gia công phải có nghĩa vụ giao tiền mua nguyên vật liệu theo chất lượng, số lượng và mức giá thỏa thuận. Nếu các bên không có thỏa thuận về địa điểm nhận nguyên liệu gia công thì bên đặt gia công phải giao nguyên liệu gia công tại nơi cư trú, trụ sở của bên nhận gia công (Điều 284 Bộ luật dân sự). Trong các trường hợp như vậy thì chất lượng của nguyên liệu phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên. Nếu bên đặt gia công cung cấp nguyên liệu không đúng như thỏa thuận làm ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa, thì bên đặt gia công phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm tạo ra từ nguyên vật liệu đó, mà bên nhận gia công không chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình tạo ra. Các bên cũng có thể thỏa thuận khác về vấn đề này như việc cung cấp nguyên vật liệu được thực hiện nhiều lần, nhiều chủng loại trong nhiều thời gian khác nhau… nhưng phải đúng quy định về thời gian đã thỏa thuận. - Bên đặt gia công cũng phải cung cấp các giấy tờ cần thiết có liên quan đến việc gia công. Đó có thể là giấy tờ có thể liên quan đến ngành, nghề hoạt động kinh doanh của bên gia công hoặc các giấy tờ có liên quan đến việc bảo quản nguyên liệu gia công, bảo quản sản phẩm gia công… (khoản 1 Điều 549 Bộ luật Dân sự). - Trường hợp bên đặt gia công là thương nhân nước ngoài đặt gia công hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh hoặc cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu thì bên đặt gia công phải có nghĩa vụ đưa ra khỏi Việt Nam toàn bộ sản phẩm gia công; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, phế liệu sau khi thanh lý hợp đồng gia công. - Bên đặt gia công phải chịu trách nhiệm về quyền sở hữu trí tuệ của hàng hóa gia công, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công. Ví dụ như bên đặt gia công phải chịu trách nhiệm trong việc sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, máy móc, thiết bị dùng để gia công chuyển cho bên nhận gia công. Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Trong hợp đồng gia công, các bên có thể thỏa thuận với nhau về việc ghi nhãn hiệu hàng hóa đối với sản phẩm gia công. Điều này tùy thuộc vào uy tín, giá trị của nhãn hiệu hàng hóa của bên gia công hay bên đặt gia công. Trong thực tế, để đảm bảo uy tín của các bên trong hợp đồng, thường thấy hàng hóa gia công được ghi nhãn hiệu hàng hóa thì của bên nhận gia công. Trường hợp nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký tại Việt Nam thì phải có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. - Bên đặt gia công phải trả đủ tiền thù lao theo thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về mức thù lao, thì bên đặt gia công phải áp dụng mức trung bình đối với việc tạo ra sản phẩm cùng loại tại địa điểm gia công vào thời điểm trả tiền công để trả cho bên gia công. Bên đặt gia công không có quyền giảm thù lao, nếu hàng hóa không bảo đảm chất lượng mà nguyên nhân là do nguyên vật liệu mình đã cung cấp hoặc do chỉ dẫn không hợp lý của mình gây ra (Điều 557 Bộ luật Dân sự). Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công ë Quyền của bên nhận gia công. Bên nhận gia công là bên thực hiện công việc gia công hàng hóa để nhận thù lao. Do vậy họ được cung ứng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu để gia công theo thỏa thuận với bên đặt gia công về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật và giá cả. Các bên cũng có thể thỏa thuận về việc bên nhận gia công cung cấp một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu theo chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Trong trường hợp này, bên nhận gia công có quyền nhận tiền để mua một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu đó theo giá cả thỏa thuận với bên đặt gia công. - Bên nhận gia công có quyền được nhận thù lao gia công từ bên đặt gia công. Thù lao gia công là tổng số tiền được tính trên một đơn vị gia công nhân với toàn bộ số lượng, khối lượng hàng hóa gia công. Các bên có toàn quyền thỏa thuận về khoản thù lao gia công. Bên nhận gia công có thể nhận thù lao gia công bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công. Trường hợp gia công hàng hóa cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, nếu bên nhận gia công nhận thù lao gia công bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công thì phải tuân thủ các quy định về nhập khẩu đối với sản phẩm, máy móc, thiết bị đó. Nghĩa là bên nhận gia công chỉ được nhận thù lao gia công bằng sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị dùng để gia công nếu những tài sản đó không thuộc danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, cấm nhập khẩu. Riêng đối với sản phẩm thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện phải được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền. Khi nhận thù lao như vậy, bên nhận gia công được xem như là người nhập khẩu hàng hóa, máy móc, thiết bị, do đó phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật hiện hành. - Bên nhận gia công cũng có quyền yêu cầu bên đặt gia công trả các chi phí hợp lý khác có liên quan đến việc gia công. Đó có thể là các chi phí về nguyên liệu, phụ liệu mà bên nhận gia công đã cung cấp theo thỏa thuận để làm tăng giá trị sản phẩm gia công. - Trong trường hợp bên đặt gia công đưa ra chỉ dẫn không hợp lý đối với người nhận gia công như những thao tác gia công đi ngược với quy trình gia công… hoặc việc tuân theo chỉ dẫn do người đặt gia công đưa ra có thể là giảm chất lượng sản phẩm thì bên gia công có quyền từ chối chỉ dẫn không hợp lý đó và có nghĩa vụ phải báo ngay cho bên đặt gia công biết. Thực tế trong trường hợp này, bên nhận gia công phải chứng minh được chỉ dẫn của bên đặt gia công là không hợp lý hoặc là nguyên nhân dẫn đến việc giảm chất lượng sản phẩm gia công. - Giống như bên đặt gia công, bên nhận gia công cũng có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình, nhưng phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý. Trong trường hợp này, bên đặt gia công không phải trả tiền công cho bên nhận gia công, nếu giữa họ không có thỏa thuận nào khác. Nhưng đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng của bên nhận gia công gây thiệt hại cho bên đặt gia công thì phải bồi thường. Khi có thỏa thuận với nhau về điều kiện đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng hoặc pháp luật có quy định thì các bên phải tuân theo thỏa thuận hoặc quy định đó. Sau khi hợp đồng gia công chấm dứt do đã hoàn thành công việc hoặc đơn phương chấm dứt, bên nhận gia công phải hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công, nếu các bên không có thỏa thuận với nhau về việc xử ký nguyên vật liệu còn lại khi chấm dứt hợp đồng gia công như bên nhận gia công mua lại nguyên vật liệu theo phương thức bù trừ tiền công… nếu nguyên vật liệu thừa đó do bên đặt gia công cung cấp. Đối với hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài, khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực, các bên ký kết hợp đồng gia công phải thanh lý hợp đồng và làm thủ tục thanh khoản hợp đồng với cơ quan hải quan. Đối với hợp đồng gia công có thời hạn trên 1 năm thì hàng năm, bên nhận gia công phải thanh khoản hợp đồng với cơ quan hải quan. Căn cứ để thanh lý và thanh khoản hợp đồng gia công là lượng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư nhập khẩu, lượng sản phẩm xuất khẩu theo định mức sử dụng nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, định mức vật tư tiêu hao và tỷ lệ hao hụt đã được thỏa thuận tại hợp đồng gia công. ë Nghĩa vụ của bên nhận gia công. - Điều 551 Bộ luật Dân sự, khi được bên gia công cung cấp nguyên vật liệu thì bên nhận gia công phải có nghĩa vụ bảo quản nguyên vật liệu đó. Nếu nguyên vật liệu không bảo đảm tiêu chuẩn về chất lượng, thì bên nhận gia công có quyền báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác. Trong trường hợp nguyên vật liệu đó, qua việc gia công tạo ra hàng hóa nguy hại cho xã hội thì bên nhận gia công có quyền thông báo cho bên đặt gia công biết hoặc từ chối thực hiện gia công. Nếu bên gia công không báo cho bên đặt gia công biết về việc đó hoặc biết nhưng không từ chối thực hiện việc gia công, thì phải chịu trách nhiệm về sản phẩm tạo ra, dù là theo ý muốn của người đặt gia công. Nếu bên đặt gia công cung cấp nguyên vật liệu mà trong thời hạn hợp đồng, bên nhận gia công đã bảo quản nguyên vật liệu theo đúng chỉ dẫn của bên đặt gia công mà vẫn bị hư hỏng hoặc giảm chất lượng thì bên nhận gia công không phải chịu trách nhiệm về việc hư hỏng hoặc giảm chất lượng của số nguyên vật liệu đó. Trong trường hợp này có thể coi là bên đặt gia công đã cung cấp nguyên vật liệu có chất lượng kém. Cho đến khi giao hàng hóa cho bên đặt gia công, người nào là chủ sở hữu của nguyên vật liệu, thì phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc hà._.ng hóa được tạo ra từ nguyên vật liệu đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Điều này có nghĩa, nếu các bên không có thỏa thuận khác mà khi bên đặt gia công là người cung cấp nguyên vật liệu gia công thì sẽ phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc hàng hóa được tạo ra từ nguyên vật liệu mà họ cung cấp. Ngược lại, trong trường hợp bên nhận gia công đồng thời là bên cung cấp nguyên vật liệu gia công thì phải có nghĩa vụ bảo quản nguyên liệu, đồng thời phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc hàng hóa tạo ra từ nguyên vật liệu đó. Trong trường hợp này bên đặt gia công không phải chịu trách nhiệm về rủi ro đó vì họ chỉ quan tâm đến hàng hóa hoàn thành theo đúng thời hạn, chất lượng, số lượng như đã thỏa thuận mà thôi. - Trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mà bên nhận gia công xuất khẩu tại chỗ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế phẩm, phế liệu theo ủy quyền của bên đặt gia công thì bên nhận gia công phải nộp thuế xuất khẩu theo quy định. Trong trường hợp nhận gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài thì bên nhận gia công cũng có quyền được miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, phụ liệu, vật tư tạm nhập khẩu theo định mức để thực hiện hợp đồng gia công. - Đối với hàng gia công thuộc Danh mục hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, cẩm nhập khẩu, bên nhận gia công chỉ được ký hợp đồng sau khi có sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Thưong mại. Trong trường hợp như vậy, bên nhận gia công phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của hoạt động gia công hàng hóa (Điều 11 Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998). - Gia công là việc tạo ra sản phẩm để phục vụ nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh của bên đặt gia công, do đó trong nhiều trường hợp người nhận gia công phải có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra. (Điều 551 Bộ luật Dân sự) trong suốt thời gian nhận gia công. Do vậy, các bên trong hợp đồng gia công hàng hóa cũng có thể thỏa thuận về vấn đề này hoặc có thể giữ bí mật dài hơn thời gian gia công để bảo vệ quyền lợi của người gia công. Các hình thức gia công hàng hóa cho nước ngoài hiện nay Hoạt động gia công hàng hóa là hoạt động có thể có yếu tố nước ngoài và có thể không có yếu tố nước ngoài (với những hợp đồng gia công trong nước). Người ta có thể có nhiều tiêu chí để phân loại các hình thức gia công như: căn cứ vào giá cả, căn cứ vào quyền sở hữu nguyên vật liệu, căn cứ vào công đoạn sản xuất, căn cứ vào các bên tham gia hoạt động gia công. ¬ Căn cứ vào giá cả gia công Dựa vào giá cả của hàng hóa mà sản phẩm đó sẽ được bán ra thị trường người ta phân ra làm hai hình thức: Đối với loại hợp đồng thực chi, thực thanh: đây là loại hợp đồng mà bên nhận gia công sẽ thanh toán với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế mà mình bỏ ra cộng với tiền thù lao gia công của mình. Đối với hợp đồng khoán: đây là loại hợp đồng mà bên đặt gia công và bên nhận gia công tự thỏa thuận với nhau để xác định một giá trị định mức cho mỗi đơn vị sản phẩm bao gồm cả phí định mức và tiền công định mức. Trong trường hợp này gần như bên đặt gia công giao toàn quyền cho bên nhận gia công sản xuất sản phẩm và có xác định với nhau một mức giá nhất định, như vậy bên nhận gia công nếu tiết kiệm chi phí sẽ thu được lợi ích nhiều hơn cho mình nhưng họ vẫn phải đảm bảo chất lượng của lô hàng với bên đặt gia công. ¬ Căn cứ vào quyền sở hữu nguyên vật liệu để gia công: Giao nguyên vật liệu thu thành phẩm Đây là hình thức mà được sử dụng chủ yếu ở nước ta, bên đặt gia công cung cấp nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công, bên nhận gia công sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công và giao thành phẩm đã hoàn thành cho bên đặt gia công. Trong trường hợp này bên nhận gia công không phải lo tìm nguyên vật liệu cho đầu vào của sản phẩm và cũng không phải lo tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nhưng hình thức này bên nhận gia công chỉ thu được tiền công mà tiền công thì lại rẻ. Bán nguyên liệu mua thành phẩm (mua đứt, bán đoạn) Đây là hình thức mà bên đặt gia công bán đứt nguyên vật liệu cho bên nhận gia công (thường đây là những nguyên vật liệu chính), bên nhận gia công tổ chức sản xuất rồi giao thành phẩm cho bên đặt gia công và nhận tiền về. Với hình thức này bên nhận gia công sẽ mua nguyên vật liệu của bên đặt gia công rồi sản xuất sản phẩm, bên nhận gia công sau khi sản xuất sản phẩm xong sẽ không phải thanh lý, thanh khoản nguyên vật liệu với bên đặt gia công, không những thế thành phẩm được bán ra bao giờ cũng cao hơn. Chính vì vậy, hình thức này sẽ giúp doanh nghiệp thu được lợi nhuận cao hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam nên chuyển sang hình thức “mua đứt, bán đoạn” sẽ tốt hơn hẳn cách bên đặt gia công cung cấp nguyên vật liệu cho bên nhận gia công rồi thu thành phẩm. ¬ Căn cứ vào công đoạn sản xuất Gia công đảm nhận công đoạn: Đây là hình thức mà bên đặt gia công cung cấp cho bên nhận gia công bán thành phẩm của mình và yêu cầu bên nhận gia công sẽ sản xuất, chế tạo tiếp một công đoạn nào đó trong quá trình sản xuất thành thành phẩm. Hình thức này mang tính chuyên môn hóa cao bên đặt gia công khai thác triệt để lợi thế của bên nhận gia công về nguyên liệu, tiền công, trình độ tay nghề và máy móc thiết bị cho gia công tốt phần công đoạn đó. Hình thức này hiện giờ chưa được thực hiện ở Việt Nam nhiều, trong thời gian tới khi Việt Nam có một đội ngũ tay nghề cao thì hình thức này sẽ được sử dụng rộng rãi hơn. Gia công hoàn chỉnh một sản phẩm Hình thức này được sử dụng khá phổ biến, bên nhận gia công nhận nguyên vật liệu của bên đặt gia công sau đó sản xuất sản phẩm từ đầu đến cuối một thành phẩm rồi chuyển giao thành phẩm cho bên đặt gia công. Gia công chi tiết Đối với hình thức này bên nhận gia công gia công một chi tiết sản phẩm mà bên đặt gia công yêu cầu. Bên đặt gia công sẽ giao nguyên vật liệu và các mẫu chi tiết sau đó nhận chi tiết đã hoàn thành từ bên nhận gia công. Hình thức này áp dụng với các sản phẩm công nghiệp phức tạp đòi hỏi chất lượng kỹ thuật cao như: tầu thủy, máy bay, ô tô… các chi tiết đó có thể là ưu thế tuyệt đối của bên nhận gia công, nó gắn liền với các phát minh, sáng chế, cải tiến công nghệ … ¬ Căn cứ vào các bên tham gia hoạt động gia công Đối với trường hợp chỉ có 2 bên: bên nhận gia công và bên đặt gia công, chỉ là hai đơn vị kinh doanh, họ sẽ thiết lập với nhau một hợp đồng gia công, hợp đồng này sẽ rằng buộc cả hai bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đối với trường hợp gia công nhiều bên: trong trường hợp này sản phẩm gia công của đơn vị trước là nguyên liệu của đơn vị sau, việc gia công này có thể phải trải qua nhiều nước hoặc nhiều tổ chức gia công trong một nước. Theo hình thức này có thể vẫn có một bên là bên đặt gia công và có nhiều bên nhận gia công khác nhau, bên nhận gia công sẽ phải làm theo hướng dẫn của bên đặt gia công. Hình thức này tận dụng được năng lực, sở trường, tay nghề của mỗi nước, mỗi đơn vị, giảm bớt được chi phí. Như vậy, mỗi hình thức khác nhau đều có những ưu điểm riêng của nó, tùy từng trường hợp mà bên đặt gia công nên xem xét để lựa chọn lấy một hình thức cho phù hợp. Hợp đồng gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng gia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài. Hoạt động gia công có thể là gia công cho người nước ngoài hoặc gia công cho các doanh nghiệp trong nước, hoặc thuê nước ngoài gia công cho mình một, một số hoặc toàn bộ các công đoạn của gia công. Điều này phụ thuộc vào sự phân công quốc tế, ở đâu có điều kiện thuận lợi hơn về nguyên liệu, nhân công, công nghệ…thì ở đó sẽ thực hiện gia công, nhưng trong chuyên đề thực tập này tôi chỉ đề cập đến hoạt động gia công với thương nhân nước ngoài. Hoạt động gia công cho nước ngoài là hoạt động phong phú, đa dạng và có nhiều hình thức gia công khác nhau. Dù gia công bằng hình thức nào đi chăng nữa thì bên đặt gia công và bên nhận gia công cũng phải ký kết với nhau một loại hợp đồng đó là “hợp đồng gia công”. Để hiểu rõ hơn về hợp đồng gia công hàng hóa cho nước ngoài là thế nào ta tìm hiểu khái niệm sau: ¬ Hợp đồng gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên đặt gia công và bên nhận gia công (có quốc tịch khác nhau và có trụ sở thương mại ở mỗi nước khác nhau) nhằm sản xuất, chế biến sản phẩm mới hoặc bán thành phẩm mới theo mẫu mã và tiêu chuẩn kỹ thuật mà bên đặt gia công qui định trên cơ sở nguyên vật liệu do bên đặt gia công giao trước. Sau đó bên nhận gia công sẽ được trả một khoản thù lao nhất định. ¬ Đặc điểm của hợp đồng gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài Theo Bộ Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005 đều đề cập đến hợp đồng gia công, như vậy hợp đồng gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài cũng là một loại hợp đồng trong hoạt động thương mại. Do đó nó mang những đặc điểm của một hợp đồng trong hoạt động thương mại nói chung, ngoài ra nó cũng có những đặc điểm của hoạt động dân sự. Tóm lại hợp đồng gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài có những đặc điểm chính sau: Chủ thể tham gia hợp đồng là các doanh nghiệp nước ngoài và các tổ chức, cá nhân được phép gia công theo qui định của pháp luật (có quốc tịch khác nhau và có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau, là hoạt động gia công nên Việt Nam có thể gia công cho nước ngoài hoặc nước ngoài có thể gia công cho Việt Nam). Tiền công thanh toán có thể là ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc là hiện vật (nguyên liệu hoặc sản phẩm gia công) tuỳ theo thỏa thuận giữa các bên (bên Việt Nam và bên nước ngoài). Bên đặt gia công cung cấp nguyên liệu cho bên nhận gia công thông qua con đường nhập khẩu vào Việt Nam, sau khi bên nhận gia công sản xuất sản phẩm xong thì bên đặt gia công sẽ nhận lại sản phẩm theo yêu cầu bằng con đường xuất khẩu. Do bên đặt gia công là người cung cấp nguyên vật liệu nên họ là chủ sở hữu đối với toàn bộ nguyên vật liệu và sản phẩm sản xuất ra, bên nhận gia công chỉ nhận tiền thù lao và khi hợp đồng kết thúc bên đặt gia công và bên nhận gia công thực hiện việc thanh lý, thanh khoản hợp đồng dưới sự giám sát, kiểm tra của cơ quan hải quan và phải được làm bằng văn bản. 1.2.4.2 Ký kết và thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài theo pháp luật hiện hành. ¬ Ký kết hợp đồng gia công Đối với các hợp đồng gia công trong nước, luật áp dụng của hợp đồng là luật Việt Nam (Luật thương mại 2005 hoặc Bộ luật dân sự 2005) tuỳ theo các yếu tố cấu thành của hợp đồng gia công hàng hoá đó. Còn đối với hợp đồng gia công cho nước ngoài thì luật áp dụng của hợp đồng tuỳ thuộc vào thoả thuận của hai bên, có thể là luật Việt Nam (luật của bên nước nhận gia công) hoặc luật của nước ngoài (luật của nước đặt gia công) hoặc luật của nước thứ ba. Như vậy, luật áp dụng trong trường hợp gia công cho nước ngoài có thể là luật của Việt Nam hoặc luật của nước khác. Dù áp dụng luật của nước nào thì các bên cần phải tìm hiểu rõ luật áp dụng đó. Ký kết hợp đồng gia công là hành vi rằng buộc các bên, mỗi bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia hợp đồng, để hợp đồng được thực hiện theo đúng yêu cầu thì các bên phải tuân thủ những nguyên tắc sau: Nguyên tắc tự nguyện: các bên khi ký kết với nhau phải dựa trên cơ sở tự do ý chí của mình. Khi xác lập quan hệ hợp đồng mỗi bên có quyền bầy tỏ, thể hiện ý chí, yêu cầu, mục đích của mình khi tham gia ký kết hợp đồng này. Các bên có quyền tự do lựa chọn bạn hàng, thời gian ký kết hợp đồng cũng như những nội dung trong hợp đồng. Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi: khi tham gia ký kết hợp đồng các bên luôn mong muốn rằng sẽ mang lại lợi ích cao nhất cho công ty mình. Điều này là nhu cầu tất yếu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Do vậy, khi ký kết hợp đồng các bên phải tôn trọng những yêu cầu của nhau và cùng thỏa thuận để dung hòa những lợi ích đó. Nguyên tắc không trái pháp luật: các bên tham gia hợp đồng phải tuân thủ những qui định chung mà luật pháp của mỗi nước qui định. Khi ký kết hợp đồng các bên cần tìm hiểu kỹ đối tác của mình để tránh những bất lợi xảy ra sau này. Chủ thể của hợp đồng gia công Chủ thể tham gia ký kết hợp đồng phải là các thương nhân có quốc tịch khác nhau và có trụ sở thương mại ở mỗi nước khác nhau. Các bên phải có đầy đủ năng lực pháp luật khi tham gia ký hợp đồng Hình thức của hợp đồng gia công Hợp đồng gia công trong thương mại phải được lập thành văn bản giữa bên đặt gia công và bên nhận gia công, nó mang tính bắt buộc và có tính pháp lý cao. Nội dung của hợp đồng Nội dung của hợp đồng bao gồm nhiều điều khoản như: + Điều khoản về đối tượng của hợp đồng: trong hợp đồng qui định rõ công việc của mỗi bên, bên đặt gia công sẽ cung cấp nguyên vật liệu còn bên nhận gia công sẽ sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công + Điều khoản về mô tả hàng hóa: trong điều khoản này nêu rõ số lượng sản phẩm, giá cả, hình thức giao hàng Ví dụ: Số lượng : khoảng 1 500 000 sản phẩm quần, áo Giá CMP trung bình là 20USD/PC Hình thức giao hàng: FOB Hải Phòng/Cái Lân/Hồ Chí Minh – Incoterms 2000 (FOB - Free On Board – Giao lên tàu) CFR Nội Bài – Incoterms 2000 (CFR - Cost and Freight - Tiền hàng và cước phí) EXW – Incoterms 2000 (EXW - Giao hàng tại xưởng – EX Word) DAF Hữu Nghị Quan, Tây Ninh – Incoterms 2000 (DAF - Delivered At Frontier – Giao tại biên giới) + Điều khoản về các qui định về kỹ thuật và chất lượng: bên đặt gia công có nghĩa vụ phải cung cấp cho bên nhận gia công tài liệu kỹ thuật và các điều kiện khác như mẫu gốc, mẫu giấy, thông số… + Điều khoản về giao hàng: Giao nguyên vật liệu: bên đặt gia công cung cấp cho bên nhận gia công nguyên vật liệu. Bên đặt gia công phải giao cho bên nhận gia công tất cả nguyên phụ liệu miễn phí đúng thời gian quy định, đồng thời phải hoàn thành những giấy tờ này của hợp đồng với cơ quan Hải quan Việt Nam. Số lượng nguyên phụ liệu còn lại được chuyển sang hợp đồng tiếp theo nếu hai bên còn tiếp tục ký hợp đồng tiếp, nếu không hai bên sẽ phải tiến hành thanh lý, thanh khoản hợp đồng. Bên nhận gia công có thể mua giúp bên đặt gia công một số nguyên phụ liệu mà tại nước nhận gia công có, chi phí sẽ do bên đặt gia công thanh toán. Giao thành phẩm: sau khi sản xuất xong sản phẩm bên nhận gia công gửi hàng cho bên đặt gia công theo yêu cầu của bên đặt gia công và nhận tiền gia công + Điều khoản về thanh toán: trong điều khoản này cần qui định rõ những vấn đề: đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán và các chứng từ thanh toán Đồng tiền thanh toán: có thể là đồng tiền của nước xuất khẩu, nước nhập khẩu hay của bất cứ nước thứ ba nào. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể thanh toán bằng hiện vật. Thời hạn thanh toán: hai bên có thể thỏa thuận trả ngay, trả trước, trả sau hoặc có thể kết hợp các hình thức đó với nhau. Phương thức thanh toán: các bên có thể áp dụng các phương thức như phương thức nhờ thu (D/P, D/A), phương thức tín dụng chứng từ, phương thức chuyển tiền, phương thức chuyển tài khoản… Các chứng từ thanh toán bao gồm: hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận phẩm chất… + Điều khoản kiểm tra hàng hóa: đại diện có trách nhiệm của bên đặt gia công sẽ đến kiểm tra hàng hóa trong quá trình sản xuất và trước khi giao hàng, bên nhận gia công có trách nhiệm giải quyết tất cả các vấn đề phát sinh từ hợp đồng để tránh những trở ngại trong quá trình sản xuất và giao hàng Thủ tục ký kết hợp đồng gia công Có hai hình thức ký kết: + Ký kết trực tiếp: các bên gặp gỡ nhau trực tiếp để bàn bạc, thỏa thuận, thống nhất các điều khoản của hợp đồng và cùng ký kết vào một văn bản. + Ký kết gián tiếp: các bên gửi cho nhau những tài liệu giao dịch như công văn, điện báo, đơn đặt hàng… có chứa nội dung cần giao dịch. Bên nhận được đề nghị hợp đồng có nghĩa vụ trả lời bằng văn bản và gửi cho bên đề nghị hợp đồng, trong đó ghi rõ nội dung chấp thuận, nội dung không chấp thuận, những điểm bổ sung nếu có. Bên kia cũng phải trả lời có chấp nhận bổ sung hay không. ë Thực hiện hợp đồng Thực hiện hợp đồng là quá trình không thể thiếu để một hợp đồng được hoàn tất, dù là hợp đồng gia công với nước ngoài hay hợp đồng gia công trong nước thì bên nhận gia công đều phải trải qua các bước sau. Nhận nguyên phụ liệu Bên nhận gia công thực hiện việc nhận một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp cho mình, bên nhận gia công khi nhận nguyên vật liệu này phải có trách nhiệm bảo quản nguyên vật liệu và đưa những nguyên vật liệu này vào sản xuất sản phẩm theo những mẫu mã mà bên đặt gia công đã cung cấp. Khi nhận nguyên vật liệu mà phát hiện thấy nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp không đúng chất lượng, số lượng như đã nêu trong hợp đồng thì bên nhận gia công phải báo ngay cho bên đặt gia công biết và yêu cầu bên nhận gia công xác nhận việc này đồng thời yêu cầu phải gửi đúng nguyên vật liệu đã ghi trong hợp đồng. Tổ chức sản xuất Sau khi đã nhận nguyên vật liệu từ bên đặt gia công, bên nhận gia công sẽ lên kế hoạch để tổ chức sản xuất, cán bộ phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ tiến hành lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch này phải được sự thống nhất của cả hai bên. Bên nhận gia công phải căn cứ vào thời gian giao nguyên vật liệu, thời gian giao thành phẩm để có kế hoạch phù hợp. Khi đã có kế hoạch rõ ràng, cán bộ của phòng sản xuất kinh doanh sẽ thông báo với các phân xưởng sản xuất tiến hành thực hiện sản xuất. Quá trình sản xuất sẽ được theo dõi, chỉ đạo sát sao của phòng kĩ thuật, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, quản đốc các phân xưởng chịu trách nhiệm về tiến độ sản xuất tại phân xưởng mình phụ trách. Nếu tiến hành sản xuất có vấn đề gì thì quản đốc sẽ báo cáo cho trưởng phòng sản xuất để có phương hướng giải quyết kịp thời. Quá trình sản xuất được sự phối hợp của nhiều phòng ban, bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận này có vai trò nhất định trong quá trình tạo ra sản phẩm. - Giao thành phẩm Sau khi đã sản xuất ra sản phẩm bên nhận gia công thực hiện việc chuyển sản phẩm đã được hoàn thành cho bên đặt gia công. Bên đặt gia công nhận sản phẩm của mình theo những quy định trong hợp đồng và thực hiện việc thanh toán tiền thù lao cho bên nhận gia công. ¬ Thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công Khi kết thúc hợp đồng gia công hoặc hợp đồng gia công hết hiệu lực, các bên phải tiến hành thanh lý, thanh khoản hợp đồng và làm các thủ tục hợp đồng với cơ quan hải quan. Hợp đồng sẽ được giải quyết theo sự thỏa thuận của hai bên. 1.2.4.3 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu một bên có hành vi vi phạm sẽ phát sinh hậu quả pháp lý và họ phải chịu trách nhiệm, muốn kết luận một bên có vi phạm hợp đồng hay không cần phải căn cứ vào các yếu tố: Có hành vi thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng đã ký Bên vi phạm hợp đồng có lỗi Bên vi phạm phải gánh chịu thiệt hại có nguyên nhân trực tiếp là do hành vi trái pháp luật của mình. Theo điều 292 Luật thương mại 2005 qui định, khi có vi phạm hợp đồng bên vi phạm có thể sẽ phải chịu một hoặc một số các chế tài được qui định trong luật như sau: Buộc thực hiện đúng hợp đồng Phạt vi phạm Buộc bồi thường thiệt hại Tạm ngừng thực hiện hợp đồng Đình chỉ thực hiện hợp đồng Hủy bỏ hợp đồng Đối với trường hợp buộc thực hiện đúng hợp đồng: bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng theo thoả thuận trong hợp đồng. Đối với trường hợp phạt vi phạm: là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận hoặc pháp luật có qui định. Phạt vi phạm có thể do không thực hiện hợp đồng hoặc thực hiện không đúng hợp đồng. Theo điều 301 Luật thương mại: mức phạt vi phạm hợp đồng không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Đối với trường hợp buộc bồi thường thiệt hại: bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. Đối với trường hợp tạm ngừng thực hiện hợp đồng và trường hợp đình chỉ thực hiện hợp đồng: trong những trường hợp này bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm tạm ngừng không thực hiện tiếp hợp đồng nữa, có thể sau đó sẽ tiếp tục thực hiện hoặc không. Nếu xảy ra một trong các trường hợp sau: Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc là điều kiện để đình chỉ hợp đồng. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng Đối với trường hợp hủy bỏ hợp đồng: huỷ bỏ hợp đồng bao gồm huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng và huỷ bỏ một phần hợp đồng. Huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng. Huỷ bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Chế tài huỷ bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau: - Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để huỷ bỏ hợp đồng - Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. 1.2.4.4 Giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công Xảy ra tranh chấp là điều không mong muốn của bất cứ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, với những vi phạm xảy ra mà hai bên không thể thỏa thuận với nhau được thì phải đưa ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Hiện nay ở nước ta có bốn hình thức để giải quyết tranh chấp: - Thương lượng trực tiếp giữa hai bên.     Thương lượng trực tiếp là việc các bên đương sự cùng nhau trao đổi, đấu tranh, nhân nhượng và thỏa thuận giải quyết tranh chấp.    Thương lượng trực tiếp có thể tiến hành bằng cách 2 bên gặp nhau để thỏa thuận, thương lượng hoặc một bên gửi đơn khiếu nại cho bên kia và bên kia trả lời đơn khiếu nại. - Hòa giải    Hòa giải là phương pháp giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự thông qua người thứ ba gọi là hòa giải viên. Hòa giải viên đóng vai trò là người trung gian, tiến hành họp kín với riêng từng bên hoặc họp chung với cả hai bên để hiểu kỹ nội dung tranh chấp, lý giải phân tích cho các bên thấy rõ lợi ích của mình và lợi ích của bên kia nhằm giúp các bên tìm ra một giải pháp tốt nhất giải quyết tranh chấp một cách hợp lý, hợp tình. - Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài    Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài khuôn khổ tòa án, theo đó các bên lựa chọn đưa vụ tranh chấp cho người thứ ba trung lập giải quyết.    Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp mà có khi người ta còn gọi là tòa án tư pháp, không có thiết chế của Chính phủ, do các cá nhân tự nguyện lập ra.    Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi chính bản thân các bên có liên quan tôn trọng và thừa nhận quyền phán quyết của nó.    Trọng tài đôi khi có thể hiểu đấy là quy trình, thể lệ giải quyết tranh chấp. - Giải quyết tranh chấp bằng tòa án.    Việc giải quyết các tranh chấp trong dệt may còn được tiến hành bằng cách đi kiện ra tòa án, người có quyền lợi bị vi phạm sau khi thương lượng không thành công hoặc bỏ qua bước thương lượng, có thể đi kiện ra tòa để nhờ tòa án xét xử tranh chấp nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình. Từ đó có thể gọi đi kiện là phương pháp giải quyết tranh chấp bằng xét xử tại tòa án. 1.2.4.5 Luật áp dụng đối với hợp đồng gia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài Đối với các hợp đồng gia công hàng hoá trong nước thì luật áp dụng của hợp đồng bao gồm Luật thương mại 2005, Bộ Luật dân sự 2005, các thông tư, nghị định, công văn về xuất nhập khẩu hàng tại chỗ còn đối với hợp đồng gia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài thì sao? Ngoài việc áp dụng Luật thương mại 2005 và Bộ Luật dân sự 2005 thì chúng ta còn tìm thấy nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác như: + Nghị định số 12/2006/NĐ – CP ngày 23/01/2006 Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài. + Công văn 2559/TCHQ – GSQL ngày 13/5/1999 Về việc giải quyết một số vướng mắc trong hàng gia công xuất khẩu. + Nghị định số 57/1998/NĐ – CP ngày 31/07/1998 Về việc quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất nhập khẩu, gia công và đại lý mua hàng với nước ngoài. + Thông tư 20/2001/TT – BTM ngày 17/08/2001 Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 44/2001/NĐ – CP ngày 02/08/2001 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 57/1998/NĐ – CP ngày 31/07/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán. + Thông tư 18/1998/TT – BTM ngày 28/08/1998 Hướng dẫn thực hiện nghị định 57/1998/NĐ – CP ngày 31/07/1998 của Chính phủ. + Thông tư 03/1998/TT – TCHQ ngày 29/08/1998 Hướng dẫn thi hành chương III nghị định 57/1998/NĐ _ CP ngày 31/07/1998 của Chính phủ + Công văn 3427/TCHQ – GSQL ngày 02/10/1998 thực hiện nghị định 57/1998/NĐ – CP + Thông tư 74/2001/TT – BTC ngày 21/09/2001 Thông tư bổ sung, sửa đổi Thông tư số 18/2001/TT – BTC ngày 22/03/2001 của Bộ tài chính hướng dẫn việc không thu, hoàn lại khoản thu chênh lệch giá đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu. Trên đây là một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hợp đồng gia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài. Do vậy, các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh cần tìm hiểu kỹ những văn bản quy phạm pháp luật này để tranh những rủi ro xẩy ra đối với doanh nghiệp của mình. Chương II Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên. 2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần May Hưng 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May Hưng Yên. Ngày 19/5/1966 Công ty cổ phần May Hưng Yên, tiền thân là xí nghiệp May Hưng Yên được thành lập theo quyết định của Bộ Ngoại thương Việt Nam, dựa trên cơ sở chủ trương của Đảng và Chính phủ nhằm giải quyết lao động cho địa phương và góp phần vào công cuộc cải tạo kinh tế của đất nước.     Từ năm 1966 đến năm 1975     Đây là giai đoạn cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đang diễn ra ác liệt. Xí nghiệp May Hưng Yên vừa tuyển dụng lao động vừa sản xuất với trang thiết bị trong thời kỳ này chủ yếu là các thiết bị may của các nước xã hội chủ nghĩa, các sản phẩm thường có kết cấu đơn giản ít thay đổi, chủ yếu là gia công hàng bảo hộ lao động xuất đi các nước xã hội chủ nghĩa: Tiệp Khắc, Ba Lan,…     Từ năm 1976 đến năm 1990    Sau khi đất nước thống nhất, xí nghiệp May Hưng Yên được chuyển về Số 83 đường Trưng Trắc, phường Minh Khai, Thị xã Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên, với 32 phân xưởng may, 1 phân xưởng cắt, 1 phân xưởng hoàn thành. Sản phẩm của công ty đã được chuyển từ hàng bảo hộ lao động sang sản xuất các loại quần áo, áo sơ mi, váy các loại xuất sang Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa theo các hiệp định kinh tế của Nhà nước.     Từ năm 1991 đến năm 1994    Tình hình chính trị thay đổi, một loạt các nước chủ nghĩa tan rã, trong đó có Liên Xô, Tiệp Khắc là thị trường chính của xí nghiệp. Do vậy, xí nghiệp mất luôn bạn hàng này phải tìm bạn hàng mới, sản xuất sản phẩm mới. Ngày 29/4/1994 căn cứ quyết định 440/QĐ – TCLĐ của Bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ (nay là Bộ Công nghiệp), đổi tên xí nghiệp May Hưng Yên thành Công ty May Hưng Yên với nhiệm vụ chuyên sản xuất mặt hàng may mặc trong và ngoài nước. Để thực hiện nhiệm vụ công ty đã đầu tư 10 tỷ đồng để trang bị thêm may móc, thiết bị như máy 2 kim, máy vắt sổ, máy bổ sợi, đặc biệt trang bị thêm một dàn máy giác vi tính.       Từ năm 1994 đến nay    Công ty tiếp tục đầu tư thêm nhiều thiết bị hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Đồng thời, công ty chú trọng đến công việc đào tạo tay nghề cho công nhân, hàng năm công ty đều tổ chức thi thợ giỏi, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên có năng lực đi học ở các trường trung cấp, đại học, để nâng cao trình độ quản lý, tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Ngày 1/1/2005 theo Quyết định số 94/2004/QĐ – BCN ngày 17/9/2004 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp, chuyển công ty May Hưng Yên thành công ty cổ phần May Hưng Yên. Theo đó, phương án cổ phần hóa công ty May Hưng Yên gồm những đặc điểm chính sau: Cơ cấu vốn điều lệ: 13.5 tỷ VNĐ Tỷ lệ cổ phần của Nhà nước: 51%, người đại diện là ông Nguyễn Xuân Dương (Tổng giám đốc), ông Tạ Minh Tân (phó Tổng giám đốc), bà Phạm Nguyên Hạnh (phó Tổng giám đốc) Tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong công ty: 49% Trị giá một cổ phần: 100 000 VNĐ Cổ phiếu bán ưu đãi cho người lao động trong công ty là: 66 150 cổ phiếu với giá trị ưu đãi là: 1 984 500 000 VNĐ Về địa vị pháp lý, công ty cổ phần May Hưng Yên có: Có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam Tên gọi bằng tiếng việt: Công ty cổ phần May Hưng Yên Tên giao dịch     : HUNG YEN GARMENT JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt         : HUGACO Trụ sở chính của công ty đặt tại Số 83, đường Trưng Trắc, phường Minh Khai, Thị xã Hưng Yên, Tỉnh Hưng Yên Vốn và tài sản, chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn do công ty quản lý. Con dấu, tài khoản tại kho bạc nhà nước và các ngân hàng trong nước, ngoài nước. Bảng cân đối tài sản, các quỹ tập trung theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính. 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty Chức năng:    Công ty cổ phần May Hưng Yên là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty Dệt may Việt Nam (VINATEX) là một doanh nghiệp hạch toán độc lập và có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp. Chức năng chính của công ty bao gồm: Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may mặc phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Thực hiện các hoạt động thương mại, dịch vụ, trực tiếp gia công sản phẩm may mặc có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của khách. Nhiệm vụ: Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh và dịch vụ, phát triển theo kế hoạch và mục tiêu chiến lược của công ty. Tổ chức nghiên cứu nâng cao năng suất lao động, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượn._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32003.doc
Tài liệu liên quan