LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đều biết, sau ngày Đất nước hoàn toàn giải phóng, thống nhất hai miền Nam Bắc, thì trong suốt một thời gian dài chúng ta phải sống trong nền kinh tế bao cấp, kế hoạch hóa tập trung, hoạt động kinh doanh hoàn toàn là của các cơ quan nhà nước, không có kinh tế tư nhân, và không có sự giao lưu với các nước bên ngoài. Đến năm 1986, nhận thấy những vấn đề bất cập, không còn phù hợp của nền kinh tế bao cấp, Đảng và Nhà nước đã quyết định “mở cửa nền kinh tế nước ta”, khuyến k
69 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1322 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Pháp luật Quốc tế và Luật Việt Nam quy định Hoạt động nhập khẩu. Thực trạng áp dụng tại Công ty cổ phần Thiết bị Thắng Lợi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hích hoạt động ngoại thương, tăng cường giao lưu với bạn bè thế giới trên mọi lĩnh vực, mà khởi đầu là giao lưu kinh tế.
Dưới sự tác động của xu thế phát triển nền kinh tế tri thức, Việt nam có cơ hội và điều kiện đón nhận những thành tựu khoa học của Thế giới vào phát triển kinh tế Quốc gia. Xuất phát từ điều kiện và trình độ phát triển kinh tế, để có thể tiến tới nền kinh tế tri thức, Việt nam tiến hành Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Thực chất, công nghiệp hóa nền kinh tế là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp, gia tăng sản xuất và thu nhập từ công nghiệp trong nền kinh tế Quốc dân. Hiện đại hóa là quá trình chuyển cơ cấu kinh tế từ kinh tế vật chất sang kinh tế tri thức, bằng việc đầu tư phát triển các ngành kinh tế tri thức, các ngành sản xuất công nghệ cao, các ngành dịch vụ. Sự phát triển các ngành này là cơ sở cho sự phát triển một cách vững chắc nền kinh tế quốc dân.
Sự tác động của xu thế toàn cầu hóa tạo ra nhiều thuận lợi cho Việt Nam thực hiện chính sách kinh tế mở. Trong quá trình thực hiện, Việt nam đã đưa ra các quan điểm rất đúng đắn: đa phương hóa các quan hệ kinh tế thương mại (“muốn làm bạn với tất cả các nước trên Thế giới”), đa dạng hóa các hoạt động kinh tế đối ngoại. Những năm qua, hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam rất phát triển, Việt Nam đã có quan hệ với hơn 170 nước, tham gia vào các tổ chức Quốc tế Khu vực và Thế giới, vào các diễn đàn kinh tế Quốc tế. Hoạt động ngoại thương, hợp tác đầu tư nước ngoài, dịch vụ Quốc tế. Mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại, Việt Nam có điều kiện lợi dụng những ưu thế bên ngoài (vốn và khoa học công nghệ), khai thác tiềm năng bên trong của nền kinh tế (tài nguyên và lao động), góp phần đẩy nhanh sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước.
Thực hiện chiến lược, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu. Song song với chủ trương khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu cũng được xác định là có vai trò hết sức quan trọng, hướng mục tiêu cho sự phát triển thị trường nội địa, cho sự nghiệp Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa Đất nước và nhanh chóng hội nhập với khu vực và Thế giới.
Từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20 cho đến nay, rất nhiều công ty đã được thành lập để hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, đóng góp vào thành tựu chung của nền kinh tế nước nhà. Công ty cổ phần Thiết bị Thắng Lợi là một trong số các doanh nghiệp như thế. Thực tập tại công ty sẽ tạo cơ hội tiếp xúc được với thực tế của hoạt động xuất nhập khẩu cũng như những thuận lợi và những bất cập do những quy định của pháp luật tạo ra cho những hoạt động này.
Đứng trước một vấn đề mang tính thời sự như vậy, đề tài “Pháp luật Quốc tế và Luật Việt Nam quy định Hoạt động nhập khẩu. Thực trạng áp dụng tại Công ty Cổ Phần Thiết bị Thắng Lợi”, sẽ đề cập đến những quy định pháp luật chủ yếu áp dụng cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa vào Việt nam và thực tiễn thi hành tại công ty Thắng Lợi. Qua đó, đề tài cũng thu thập, đưa ra một vài khuyến nghị cho sự hoàn thiện hệ thống pháp luật đó.
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng toàn thể các cô chú, các anh chị trong công ty Cổ phần Thiết bị Thắng Lợi đã cho tôi cơ hội được học hỏi, thâm nhập thực tế để mở mang kiến thức cũng như sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng.
Xin chân thành cảm ơn cô giáo, TS. Trần Thị Hòa Bình, thầy giáo- ThS. Nguyễn Anh Tú, đã cho những ý kiến đóng góp quý báu để bản báo cáo này được hoàn thành.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
1.1. Khái niệm hoạt động nhập khẩu
Sự phát triển của xã hội loài người gắn liền với sự phát triển của nền sản xuất. Sản xuất phát triển, các mối quan hệ kinh tế giữa người sản xuất với người sản xuất, giữa người sản xuất với người tiêu dùng, và giữa những người tiêu dùng với nhau ngày càng phát triển và diễn ra ngày càng phức tạp. Khi sản xuất xã hội phát triển đến trình độ nhất định, các mối quan hệ kinh tế phát triển không chỉ trong phạm vi một Quốc gia mà còn vươn ra bên ngoài, hình thành các mối quan hệ kinh tế đối ngoại và kinh tế Quốc tế.
Quan hệ kinh tế đối ngoại được hiểu là quan hệ kinh tế của một nước với các nước khác và với các tổ chức Quốc tế được xem xét từ góc độ nền kinh tế của nước đó.
Quan hệ kinh tế quốc tế là quan hệ kinh tế lẫn nhau của hai hay nhiều nước, là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước.
Trong phạm vi kinh tế Thế giới, quan hệ kinh tế quốc tế ảnh hưởng trở lại đến sự phát triển lực lượng sản xuất của từng nước và sự phát triển của phân công lao động Quốc tế. Quan hệ thương mại hàng hóa Quốc tế chính là một hình thức của quan hệ kinh tế quốc tế.
Theo quy định của Luật Thương mại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005: Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lời khác.
Pháp lệnh trọng tài thương mại Việt nam năm 2003 thì có quy định chi tiết hơn, theo đó: Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li-xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ; và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật.
Điều 28 Luật Thương mại 2005 đưa ra định nghĩa về hoạt động nhập khẩu: “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
1.2. Tính tất yếu của sự phát triển hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam:
Vài thập niên gần đây, thuật ngữ toàn cầu hóa được nhắc nhiều trên sách báo, trên các diễn đàn kinh tế Quốc tế và khu vực, và ngay cả trong các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa các nguyên thủ Quốc gia.
Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện và phát triển như một tất yếu khách quan do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sự đổi mới nhanh chóng về công nghệ, công cụ sản xuất và năng suất lao động tăng ngày càng cao hơn. Sự phát triển đó đã phá vỡ khuôn khổ chật hẹp của nền sản xuất khép kín trong phạm vi từng vùng, từng nước, làm cho sản xuất và tiêu dùng của các nước mang tính chất Quốc tế.
Khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng không chỉ tác động mạnh mẽ đến sản xuất Thế giới mà còn tạo sự chuyển biến sâu sắc và căn bản trong công nghệ, trong kinh tế, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự xuất hiện nhiều vấn đề có tính chất toàn cầu như: chiến tranh – hòa bình, phát triển kinh tế, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, chống dịch bệnh… không chỉ giải quyết trong phạm vi từng Quốc gia, mà phải giải quyết trên phạm vi Thế giới. Thế giới ngày nay là ngôi nhà chung, đòi hỏi các Quốc gia phải hợp tác với nhau cùng giải quyết và lợi ích của các Quốc gia gắn liền với nhau.
Hoạt động Thương mại Quốc tế nói chung cũng như hoạt động nhập khẩu nói riêng rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển như Việt Nam, là do sự phát triển khoa học công nghệ và sự phát triển kinh tế không đều giữa các Quốc gia đưa đến sự khác nhau về những điều kiện tái sản xuất: vốn, khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lí. Do đó đòi hỏi các Quốc gia cần có sự trao đổi các yếu tố sản xuất.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người gắn liền với hoạt động lao động sáng tạo- lao động trong lĩnh vực khoa học công nghệ. Khoa học công nghệ ngày càng phát triển và được ứng dụng vào sản xuất đã thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, và trở thành một yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất. Tuy nhiên, ở các Quốc gia khác nhau, sự phát triển khoa học công nghệ có khác nhau. Một số Quốc gia có nền khoa học công nghệ phát triển, ứng dụng được những thành tựu khoa học công nghệ vào đời sống kinh tế xã hội, nền kinh tế phát triển cao. Còn một số Quốc gia lại có nền khoa học công nghệ kém phát triển, có nhiều khó khăn trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển kinh tế, nền kinh tế chậm phát triển. Sự khác nhau về khoa học công nghệ giữa các Quốc gia là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển và khả năng tích lũy các điều kiện tái sản xuất.
Sự phát triển nền kinh tế tạo ra những điều kiện phát triển lực lượng sản xuất. Song trên thực tế, sự phát triển kinh tế không đều đưa đến lực lượng sản xuất và trình độ phát triển khác nhau ở các Quốc gia. Ở các Quốc gia có nền kinh tế phát triển cao, quy mô nền kinh tế lớn, vốn tích lũy nhiều, có hiện tượng dư thừa các yếu tố sản xuất: vốn và khoa học công nghệ. Ở các Quốc gia kinh tế chậm phát triển, quy mô nền kinh tế nhỏ, trình độ thấp, hầu như không có tích lũy vốn, có hiện tượng thiếu vốn và khoa học công nghệ kém phát triển.
Ngày nay, hoạt động sản xuất của một Quốc gia không chỉ phụ thuộc vào các nguồn lực trong nước mà còn phụ thuộc vào các nguồn lực ngoài nước. Để phát triển nền kinh tế Quốc dân, một Quốc gia cần có 4 yếu tố kinh tế cơ bản: điều kiện tự nhiên (tài nguyên), lao động, vốn và khoa học công nghệ. Trên Thế giới, không có Quốc gia nào có đủ lợi thế hoàn toàn cả 4 yếu tố kinh tế này. Vì thế, muốn phát triển kinh tế, các nước cần biết khai thác lợi thế bên ngoài để khắc phục những hạn chế của nền kinh tế. Điều đó đòi hỏi các nước cần thiết tham gia trao đổi Quốc tế.
Trong vài chục năm trở lại đây, các Tổ chức quốc tế phát triển nhanh về số lượng và đa dạng về hình thức. Các tổ chức Quốc tế được hình thành trên cấp độ toàn cầu hay khu vực, hoạt động trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa xã hội… mà nhiều nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Hoạt động của các tổ chức Quốc tế nhằm phối hợp các nước giải quyết các vấn đề Quốc tế, làm gia tăng các mối quan hệ kinh tế Quốc tế. Điển hình như những hoạt động của Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế ISO với mục đích thúc đẩy phát triển tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan, tạo điều kiện cho trao đổi hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy hợp tác trong các hoạt động trí tuệ, khoa học và kinh tế.
Sự phát triển liên minh kinh tế các nước như Liên Minh Châu Âu EU, Thị trường chung Bắc Mỹ NAFTA, khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á AFTA, các tam giác, tứ giác kinh tế phát triển… Đặc biệt là sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Sự hình thành thể chế Thương mại Quốc tế nhiều bên đánh dấu sự hình thành khuôn khổ Thương mại quốc tế mới, lấy tự do hóa thương mại Quốc tế làm trung tâm. Chế độ bảo hộ thương mại nhường chỗ cho chế độ tự do hóa thương mại và mở cửa nền kinh tế.
Ngày nay, trên Thế giới, tất cả các nước đều lựa chọn mô hình kinh tế thị trường. Có nhiều loại mô hình kinh tế thị trường như: kinh tế thị trường tự do (mô hình kinh tế Mỹ), kinh tế thị trường xã hội (mô hình kinh tế Đức, Thụy Điển), kinh tế thi trường hỗn hợp, và kinh tế thị trường Xã hội chủ nghĩa. Mô hình kinh tế các nước lựa chọn có thể khác nhau, song đặc điểm chung nhất của mô hình kinh tế thị trường là nền kinh tế phát triển gắn liền với sự phát triển thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Để phát triển kinh tế, các nước cần khai thác được nguồn lực cả trong và ngoài nước, tham gia vào quá trình phân công lao động và trao đổi Quốc tế.
Xuất nhập khẩu là một vấn đề trọng yếu của nền kinh tế Quốc dân. Hoạt động xuất nhập khẩu là một bộ phận quan trọng nhất của hoạt động kinh tế đối ngoại. Trong đó, xuất nhập khẩu hàng hóa có vai trò trọng yếu đối với tăng trưởng và phát triển nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tê; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa Đất nước, thúc đẩy hội nhập kinh tế Quốc tế của Quốc Gia, thúc đẩy quá trình tham gia sâu rộng vào phân công lao động Quốc tế, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.
CHƯƠNG 2: CHẾ ĐỘ PHÁP LÍ QUY ĐỊNH ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
2.1. Những quy định của Luật Quốc tế và Pháp luật Việt Nam về Hợp đồng nhập khẩu:
Ngày nay, pháp luật Thương mại Quốc tế đã trở thành một hệ thống khá hoàn chỉnh và đồ sộ, tạo lập hành lang pháp lí cho các hoạt động kinh tế. Thương mại Quốc tế là “bà đỡ” cho quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế Quốc tế. Trong hơn một thế kỷ qua, động lực của toàn cầu hóa chính là sự bùng nổ thương mại hàng hóa và dịch vụ. Trong tương lại, thương mại Quốc tế vẫn sẽ tiếp tục thúc đẩy hội nhập toàn cầu, đăc biệt là ở những nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bởi vậy công cụ hỗ trợ đắc lực và hữu hiệu nhất cho thương mại Quốc tế, cho toàn cầu hóa, chính là Luật Thương mại Quốc tế.
Luật Thương mại Quốc tế được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong hoạt động Thương mại Quốc tế- những hoạt động thương mại phát sinh giữa các chủ thể có Quốc tịch khác nhau ở các Quốc gia khác nhau.
Luật Thương mại Quốc tế được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: pháp luật của các Quốc gia, các Điều ước Quốc tế, Tập quán thương mại… Trong đó, nguồn luật quan trọng trước nhất là pháp luật Quốc gia. Một Điều ước Quốc tế chỉ có thể được áp dụng thực tiễn tại một Quốc gia khi nó có sự hài hòa, thống nhất với những quy định pháp luật của nước sở tại. Chính vì vậy mà trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các Quốc gia đều đang có xu hướng nội luật hóa các Điều ước Quốc tế, tức là đưa các quy định đã cam kết trong Điều ước Quốc tế song phương hoặc đa phương vào các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia để đảm bảo tính khả thi của các cam kết đó.
Ở Việt nam hiện nay, pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại Quốc tế nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng cũng đang được hoàn thiện theo xu hướng đó. Công ước Quốc tế thông dụng nhất điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa Quốc tế là Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế. Trước đây, khi Luật Thương mại 1997 của Việt Nam còn hiệu lực pháp lí thì nhìn chung các quy định trong Luật này rất xa rời thực tiễn và nói chung là không có sự đồng thuận nào với các Công ước Quốc tế về mua bán hàng hóa nên việc áp dụng không đem lại hiệu quả cho công tác quản lí các hoạt động kinh doanh Thương mại cả trong và ngoài nước. Đến nay, khi Luật Thương mại 2005 ra đời thay thế cho Luật Thương mại 1997 thì tương quan về luật định đã có sự thay đổi rất tích cực. Xét một cách tổng thể thì các quy định của Luật Thương mại 2005 là tương đối thống nhất với các quy định của Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế.
Do vậy, khi xem xét các quy định pháp luật đối với hoạt động mua bán hàng hóa Quốc tế, mà cụ thể ở đây là hoạt động nhập khẩu, người ta có thể nghiên cứu đồng thời Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế (sau đây gọi là Công ước Viên 1980) và Luật Thương mại Việt Nam 2005 (sau đây gọi là Luật Thương mại 2005) để có thể thấy sự phù hợp của hai văn bản này cũng như để có thể nắm bắt đầy đủ các quy định dành cho thương nhân Việt Nam khi tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế.
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận Điều 2 khoản 8 Luật thương mại 2005
.
Cơ sở pháp lí của việc mua bán hàng hóa chính là hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế trước hết là một hợp đồng mua bán hàng hóa, do đó nó mang đầy đủ đặc trưng của một hợp đồng mua bán hàng hóa, có nghĩa rằng nó cũng là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán về việc xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên. Ngoài ra, hợp đồng này còn có thêm một yếu tố Quốc tế- là yếu tố vượt ra khỏi phạm vi một Quốc gia nên nó còn phải thỏa mãn một số yêu cầu do yếu tố này đòi hỏi. Hoạt động Thương mại Quốc tế có các hình thức: xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập; hàng hóa chuyển khẩu. Các hợp đồng thỏa thuận về các hoạt động này đều được gọi chung là Hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế.
Công ước Viên 1980 đưa ra quan điểm về Hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế một cách gián tiếp ngay tại Điều 1 của Công ước này: “Công ước này áp dụng đối với những Hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại tại các Quốc gia khác nhau”. Như vậy, có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế là sự thống nhất về ý chí giữa các bên trong quan hệ mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngoài mà thông qua đó, thiết lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lí giữa các chủ thể đó với nhau.
Chủ thể của Hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế là những thương nhân có trụ sở tại các Quốc gia khác nhau. Điều 6 Luật Thương mại 2005 quy định: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Hiện nay, các thương nhân Việt Nam đều có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu những mặt hàng mà pháp luật không cấm, không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Như vậy, ở Việt Nam, cá nhân muốn là thương nhân thì phải có Đăng ký kinh doanh và phải hoạt động thường xuyên, liên tục. Đây là một khái niệm hạn chế hơn so với Luật Quốc tế, dẫn đến có những đối tượng có tham gia vào hoạt động Thương mại Quốc tế nhưng pháp luật không điều chỉnh hành vi của họ. Ví dụ Thương lái tức là những người đi thu gom hàng hóa đúng ra là thương nhân, nhưng vì công việc của họ không quanh năm (mà chỉ theo mùa vụ) tức là không thường xuyên nên pháp luật Việt Nam không coi họ là thương nhân và hoạt động của họ không bị điều chỉnh bởi luật thương mại, vì thế mà rất có thể những hành vi sai trái của họ được “lọt lưới” pháp luật.
2.1.1. Các điều khoản cơ bản của Hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế
Hợp đồng là văn bản có giá trị pháp lí để đảm bảo quyền và việc thực hiện nghĩa vụ của các bên trong hoạt động mua bán hàng hóa nói chung và hoạt động mua bán hàng hóa Quốc tế nói riêng. Do đó, những quy định về nội dung của bản hợp đồng là những quy định cơ bản nhất và cũng là quan trọng nhất để các bên có thể đảm bảo lợi ích của mình khi tham gia hoạt động thương mại Quốc tế.
Về hình thức, Theo công ước Viên 1980 thì hình thức của Hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế có thể tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào. Hợp đồng không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của Hợp đồng. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách kể cả bằng những lời khai của nhân chứng Điều 11 Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế
.
Còn theo pháp luật Việt Nam, mua bán hàng hóa Quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương. (Điều 27 khoản 2 Luật Thương mại 2005)
Một hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế được ký kết bằng văn bản thường bao gồm các điều khoản chủ yếu sau:
2.1.1.1 Điều khoản tên hàng (Commodity Article)- đối tượng của hợp đồng
Tên hàng là một trong những điều khoản quan trọng, không thể thiếu trong hợp đồng nhằm xác định đối tượng cụ thể của hợp đồng, giúp các bên phân biêt rõ với những sản phẩm khác, tránh được những yếu tố có thể dẫn đến tranh chấp sau này. Trong thực tiễn Thương mại Quốc tế, có nhiều cách diễn đạt tên hàng:
o Tên hàng bao gồm tên thông thường, tên Thương mại, tên khoa học của hàng hóa. Ví dụ: Cooking Oil Marvela,…
o Tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra hàng hóa đó (xuất xứ sản phẩm) nếu nơi sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm (ví dụ: rượu vang Bordeaux, nước mắm Phú Quốc,…); hoặc kèm theo tên hãng sản xuất ra hàng hóa đó (ví dụ: cà phê Trung Nguyên, Điện thoại Nokia,…)
o Tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng hóa đó (ví dụ: Tivi màn hình phẳng,…)
o Tên hàng kèm theo nhãn hiệu hàng hóa (Bia Hà Nội, xe máy Future,…)
o Tên hàng kèm theo công cụ của hàng hóa (Bột chiên tôm,…)
o Tên hàng kèm theo số hiệu hạng mục của hàng hóa đó trong danh mục hàng hóa thống nhất, thường áp dụng trong trường hợp hàng hóa là các loại máy móc, linh kiện, thiết bị kỹ thuật (ví dụ: mô-tơ điện mục 100, 101)
o Ngoài ra, trong một số trường hợp, có thể kết hợp một vài phương pháp với nhau để ghi tên hàng hóa theo cách mô tả tổng hợp.
2.1.1.2 Điều khoản về số lượng, khối lượng hàng hóa
Đơn vị tính số lượng
Trong Thương mại Quốc tế, người ta áp dụng nhiều hệ thống đo lường khác nhau:
o Đơn vị đo chiều dài: mét, inch, foot, yard, mile;
o Đơn vị đo diện tích: square inch, square foot, square yard, square mettre
o Đơn vị đo thể tích: Gallon, Bushel, Barrel, lit
o Đơn vị đo khối lượng: Tấn, kg, pound, Grain
o Đơn vị tính số lượng tập hợp: tá, gross (12 tá), hộp, đôi,…
Cần lưu ý rằng, nhiều đơn vị đo lường có cùng tên gọi nhưng ở mỗi nước lại có nội dung khác nhau. Vì vậy, khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế, các bên phải có sự thống nhất về đơn vị tính số lượng, khối lượng của từng loại hàng hóa trong hợp đồng.
Phương pháp quy định số lượng, khối lượng hàng hóa
Thông thường có 2 cách quy định:
Quy định chính xác số lượng hàng hóa trong hợp đồng và 2 bên không được phép giao nhận theo số lượng khác (ví dụ: 1500 kiện vải, 700 thùng dầu). Phương pháp này thường dùng trong mua bán hàng hóa tính bằng cái, chiếc thùng,…
Quy định phỏng chừng về số lượng hàng hóa. Khi thực hiện hợp đồng, các bên có thể giao nhận với số lượng cao hơn hoặc thấp hơn số lượng quy định trong hợp đồng và khoảng chênh lệch đó gọi la dung sai về số lượng (ví dụ: 10000 tấn gạo ± 5%). Phương pháp này thường được dùng trong khi mua bán hàng hóa có khối lượng lớn. khó có thể cân đong đo đếm một cách chính xác được. Để diễn đạt khoảng dung sai, người ta thường dùng các từ ngữ sau: khoảng (about), trên dưới (more or less), xấp xỉ (approximately), từ… đến… (from… to…).
Phương pháp xác định trọng lượng
Để xác định trọng lượng hàng hóa, người ta thường dùng các phương pháp sau:
Trọng lượng cả bì là trọng lượng của hàng hóa cùng với trọng lượng của các loại bao bì bảo quản hàng hóa.
Trọng lượng tịnh: là trọng lượng thực tế của bản thân hàng hóa
Trọng lượng thương mại: là phương pháp áp dụng trong mua bán những mặt hàng hút ẩm, có độ ẩm không ổn định và có giá trị kinh tế tương đối cao.
2.1.1.3 Điều khoản phẩm chất
Đây là điều khoản thể hiện chi tiết về chất lượng hàng hóa (tính năng, quy cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu suất). Việc xác định cụ thể phẩm chất của hàng hóa rất quan trọng vì nó là cơ sở để xác định giá cả của hàng hóa.
Để xác định phẩm chất, những tiêu chuẩn mà hàng hóa phải đạt được, có một số phương pháp chủ yếu sau:
o Xác định phẩm chất dựa vào mẫu hàng do người bán đưa ra và người mua chấp nhận. Trong trường hợp người mua đưa ra mẫu hàng trước thì người bán phải có mẫu đối chiếu. Trong tập quán thương mại Quốc tế, người ta thường ký hoặc đóng dấu vào 3 mẫu hàng: một mẫu giao cho người bán lưu, một mẫu giao cho người mua và một mẫu giao cho người thứ ba được hai bên thỏa thuận chỉ định giữ hàng mẫu để đối chiếu khi cần thiết.
o Xác định phẩm chất dựa vào phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn: cần phải tìm hiểu nội dung của tiêu chuẩn hoặc phẩm cấp đó, ghi chính xác số hiệu tiêu chuẩn và năm ban hành tiêu chuẩn hoặc phẩm cấp đó.
o Xác định phẩm chất dựa vào quy cách của hàng hóa là những chi tiết về chất lượng như công suất, kích cỡ, trọng lượng… Phương pháp này thường được dùng trong việc mua bán các thiết bị, máy móc, công cụ vận tải…
o Xác định phẩm chất dựa vào hàm lượng của chất chủ yếu trong hàng hóa, quy định tỉ lệ phần trăm của thành phần chất chủ yếu chiếm trong hàng hóa. Phương pháp này thường được dùng trong mua bán nguyên liệu, lương thực- thực phẩm.
o Xác định phẩm chất hàng hóa dựa vào nhãn hiệu hàng hóa, ghi rõ năm sản xuất và sêri sản xuất của loại hàng có nhãn hiệu đó. Phương pháp này thường được áp dụng đối với những mặt hàng công nghiệp hoặc hàng nông sản chế biến như đồ hộp, thuốc lá, cà phê, rượu…
o Xác định phẩm chất dựa vào các tài liệu kỹ thuật. Trong việc mua bán các máy móc, thiết bị, hàng công nghiệp, tiêu dùng lâu bền, thì trên hợp đồng mua bán người ta thường dẫn chiếu đến một số tài liệu như: bản vẽ kỹ thuật, sơ đồ lắp ráp, bản thuyết minh tính năng tác dụng, bản hướng dẫn sử dụng… Trong những trường hợp này, người ta còn ký và đóng dấu vào tài liệu kỹ thuật và quy định rằng tài liệu đó là một phần không thể tách rời của hợp đồng.
o Xác định chất lượng hàng hóa dựa vào hiện trạng hàng hóa. Phương pháp này thường chỉ dùng trong mua bán Quốc tế về hàng nông sản và khoáng sản.
o Xác định chất lượng hàng hóa dựa vào sự mô tả hàng hóa. Khi mua bán những loại hàng hóa mà chất lượng của chúng khó tiêu chuẩn hóa trên thị trường Quốc tế, người ta thường dùng một số chỉ tiêu phỏng chừng FAQ, GMQ…
2.1.1.4 Điều khoản giá cả
Đây là một trong những điều khoản quan trọng nhất của hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng. Thông thường, điều khoản này xác định các vấn đề quan trọng: đồng tiền tính giá, mức giá, phương pháp quy định mức giá, phương pháp xác định mức giá…
Đồng tiền tính giá: Đồng tiền tính giá và thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải là ngoại tệ đối với ít nhất một bên trong quan hệ hợp đồng.
Giá cả của hàng hóa có thể được xác định ngay trong lúc ký kết hợp đồng, cũng có thể xác định trong thời hạn hiệu lực hợp đồng hoặc khi thực hiện hợp đồng. Thông thường, giá cả trong hợp đồng được xác định theo một trong 3 cách sau:
• Định giá trung lập (Neutral pricing) là định giá có căn cứ rõ rang, không nhằm mục đích cơ hội nào. Có 2 căn cứ để xác định giá trung lập:
i. Định giá căn cứ vào sản xuất;
ii. Định giá căn cứ vào thị trường.
• Định giá thâm nhập (Penetration Pricing) là cách định giá cơ học để nhằm thâm nhập vào thị trường. Giá thâm nhập bao giờ cũng thấp, thậm chí cũng có lúc nó thấp hơn cả giá thành.
• Định giá hớt váng (Skim Pricing) là xác định giá thời cơ để nhằm tận dụng cơ hội có lợi cho mặt hàng của mình. Giá hớt váng bao giờ cũng cao hơn giá trung lập.
Cũng có thể phân biệt các loại giá dựa trên cơ sở các tiêu chí định giá khác như:
• Giá xác định ngay (hay giá cố định- fixed price) là giá được quy định vào lúc ký kết hợp đồng và không được sửa đổi nếu không có sự thỏa thuận khác.
• Giá quy định sau là giá được định trong quá trình thực hiện hợp đồng.
• Giá có thể xét lại (rivesable price) là giá quy định trong hợp đồng nhưng có thể được xem xét lại nếu sau này, vào lúc giao hàng, giá thị trường của hàng hóa có sự biến động đến mức đáng kể. Trong hợp đồng vận dụng giá này, các bên phải thỏa thuận với nhau nguồn tài liệu phán đoán sự biến động giá cả và thỏa thuận quy định mức chênh lệch tối đa giữa giá thị trường và giá hợp đồng.
• Giá di động hay giá trượt (sliding scale price) là giá được tính toán dứt khoát khi thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá cả quy định ban đầu, có tính đến những biến động về chi phí sản xuất trong thời kỳ thực hiện hợp đồng.
2.1.1.5 Điều khoản giao hàng
Nội dung cơ bản của điều khoản này là sự xác định thơi hạn giao hàng, địa điểm giao hàng và thông báo giao hàng.
Thời hạn giao hàng (time of shipment)
Là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua. Thời hạn giao hàng do các bên thỏa thuận và phụ thuộc số lượng hàng hóa theo hợp đồng. Thông thường, có 3 cách quy định thời hạn giao hàng:
• Thời hạn giao hàng có định kỳ: có thể là một ngày cụ thể hoặc một khoảng thời gian xác định nào đó.
• Thời hạn giao hàng không định kỳ: là thời gian quy định chung chung, phổ biến. Theo cách này, có thể thỏa thuận như sau:
i. Giao hàng cho chuyến tàu đầu tiên (shipment by first available steamer)
ii. Giao hàng khi nào có khoang tàu (subject to shipping space)
iii. Giao hàng khi nhận được L/C (subject to the opening of L/C)
• Thời hạn giao hàng ngay là việc các bên giao dịch thỏa thuận:
i. Giao nhanh;
ii. Giao ngay lập tức;
iii. Giao càng sớm càng tốt
Địa điểm giao hàng
Địa điểm giao hàng gắn liền với việc chuyển quyền sở hữu và dich chuyển rủi ro từ người bán sang người mua.
Phương thức giao hàng
Việc xác định phương thức giao hàng chủ yếu là quy định phương thức giao nhận hàng hóa tại một nơi nào đó là giao nhận sơ bộ hay giao nhận cuối cùng, giao nhận về số lượng và chất lượng.
Giao nhận sơ bộ là bước đầu xem xét hàng hóa và xác nhận sự phù hợp về số lượng, chất lượng hàng so với hợp đồng.
Giao nhận cuối cùng là xác nhận việc người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.
Giao nhận hàng hóa về số lượng là xác định số lượng thực tế hàng hóa được giao bằng các phương pháp cân, đong, đo, đếm.
Giao nhận hàng hóa về chất lượng là việc kiểm tra hàng hóa về tính năng, công dụng, hiệu suất, kích thước, hình dáng…
Hoạt động giao nhận hàng hóa có thể tiến hành trên toàn bộ hàng hóa hoặc chỉ tiến hành kiểm tra điển hình.
Điều kiện vận tải (điều kiện thuê tàu và phương thức giao hàng): thường áp dụng trong trường hợp hàng hóa được mua bán có khối lượng lớn.
2.1.1.6 Điều khoản về thanh toán:
Các cách thức quy định thời hạn thanh toán thường được áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế:
Trả tiền trước khi giao hàng: thỏa thuận người mua trả một khoản tiền theo tỷ lệ giá trị lô hàng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng.
Thanh toán ngay: thường được áp dụng sau khi giao hàng xong và thực hiện trong một thời gian nhất định do các bên thỏa thuận.
Phương thức thanh toán: bao gồm thanh toán bằng tiền mặt, séc, điện chuyển tiền, hối phiếu, thư tín dụng, bao thanh toán.
2.1.1.7 Điều khoản trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp
Cơ sở pháp lí để xác định trách nhiệm pháp lí và giải quyết tranh chấp là dựa vào hợp đồng. Theo luật Thương mại Việt Nam thì có 4 phương thức giải quyết tranh chấp được quy định tại điều 317.
Phương thức giải quyết tranh chấp được các thương nhân ưa chuộng nhất là phương thức giải quyết thông qua Trọng tài kinh tế. Phương thức trọng tài là theo sự lựa chọn của các bên. Nếu không thỏa thuận hoặc điều khoản lựa chọn phương thức trọng tài vô hiệu thì Tòa Án sẽ thụ lí giải quyết.
Điều khoản thỏa thuận về trọng tài phải nêu đúng tên._. của một trung tâm trọng tài cụ thể. Thỏa thuận Trọng tài có thể được xác lập ngay trong hợp đồng, trong văn bản riêng hoặc trong biên bản hòa giải không thành. Có một quy định rất đặc biệt là mặc dù hợp đồng mua bán có thể xác lập bằng lời nói thì thỏa thuận lựa chọn Trọng tài kinh tế lại bắt buộc phải được xác lập bằng văn bản.
Phán quyết của Trọng tài có giá trị chung thẩm, nghĩa là các bên không kháng cáo, kháng nghị, và chỉ có thể bị Tòa án tuyên bố vô hiệu do điều khoản thỏa thuận vô hiệu. Nếu không bị tuyên bố vô hiệu thì phán quyết trọng tài có hiệu lực ngay lập tức. Và nếu bên bị thi hành không tự nguyện thi hành thì bên được thi hành có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành.
Cơ sở pháp lí giải quyết tranh chấp trong luật thương mại Quốc tế thì ngoài hợp đồng, còn căn cứ áp dụng luật theo sự thỏa thuận hay theo sự lựa chọn của các bên.
Nếu các bên có thỏa thuận lựa chọn Trung tâm Trọng tài nhưng không thỏa thuân về luật áp dụng thì việc áp dụng sẽ do Trung tâm Trọng tài đó quyết định dựa trên nguyên tắc “áp dụng luật của nơi có liên quan gần nhất”.
Một tranh chấp trong Thương mại Quốc tế hoàn toàn có thể được giải quyết bởi một Trung tâm trọng tài nước ngoài. Để đảm bảo phán quyết của Trọng tài nước ngoài được thi hành, Việt Nam và một số nước đã tham gia Công ước New York 1958. Công ước được áp dụng khi nơi ra phán quyết và nơi thi hành là khác nhau (ở hai Quốc gia khác nhau), và áp dụng cho những phán quyết mà không được coi là phán quyết trong nước (ví dụ: Trọng tài Singapore sang Việt Nam tiến hành giải quyết tranh chấp và ra phán quyết, thì đó không được coi là phán quyết trong nước của Việt nam). Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và thi hành tại Việt nam quyết định của Trọng tài nước ngoài được quy định tại Chương 29 Bộ luật tố tụng dân sự nước CHXHCN Việt Nam.
2.1.2. Các quy định về chào hàng trong Thương mại Quốc tế
Điều 23 Công ước Viên 1980 quy định: Hợp đồng được coi là đã ký kết kể từ lúc sự chập nhận chào hàng có hiệu lực. Như vậy, ta có thể nhận ra ngay vai trò vô cùng quan trọng của lời chào hàng trong hoạt động mua bán hàng hóa Quốc tế.
Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu có đủ chính xác và nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng và giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếphoặc quy định thể thức xác định các yếu tố này Điều 14 khoản 1 Công ước Viên 1980
.
Tại điều 390 Bộ luật dân sự Việt Nam cũng có đưa ra quan điểm thê nào là một chào hàng với cách gọi khác là đề nghị giao kết hợp đồng. Theo đó, đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể.
Như vậy, lời chào hàng phải đủ rõ để thể hiện ý định giao kết hợp đồng để người nhận lời chào hàng có đủ thông tin ra quyết định chấp nhận hay thay đổi lời chào.
Trong trường hợp người nhận lời chào có sự thay đổi điều kiện để chấp nhận lời chào, mà điều kiện đó lại là điều kiện cơ bản thì sự thay đổi đó coi như một lời chào hàng mới.
Nếu giữa hai bên cứ liên tục có sự thay đổi như trên thì sau cùng, hai bên sẽ đưa ra một bản cuối cùng làm vô hiệu tất cả các giao dịch trước đó.
Khi một bên đưa ra lời chào thì bên đó bị ràng buộc với lời chào của mình trong thời hạn đã đưa ra trong lời chào hàng. Nếu bên nhận được chào hàng đồng ý với toàn bộ lời chào và trả lời chấp nhận trong thời hạn quy định thì quan hệ hợp đồng đã được hình thành. Trường hợp một bên đưa ra lời chào hàng, nhưng sau khi gửi đi mà thấy cần thay đổi thì bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rut lại đề nghị trong các trường hợp tại khoản 1 điều 392 Bộ luật dân sự. Điều này cũng được quy định trong Công ước Viên 1980: Cho tới khi hợp đồng được giao kết, người chào hàng vẫn có thể thu hồi chào hàng, nếu như thông báo về việc thu hồi đó tới nơi người được chào hàng trước khi người này gửi thông báo chấp nhận chào hàng. Chào hàng dù là loại chào hàng cố định, vẫn có thể bị hủy nếu như thông báo về việc hủy chào hàng đến người được chào trước hoặc cùng lúc với chào hàng.
Nếu lời chào hàng được chấp nhận thì hợp đồng được coi như mặc nhiên xác lập. Chấp nhận chào hàng hay đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị. Nếu bên nhận lời chào có sự thay đổi lời chào mà sự thay đổi đó là không đáng kể thì vẫn coi là đã ký kết hợp đồng. Sự thay đổi không đáng kể là sự thay đổi nhỏ mà không làm ảnh hưởng đến mục tiêu của hợp đồng. Chẳng hạn đối với một hợp đồng nhập khẩu thì sự thay đổi về lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng, và sự thay đổi điều khoản này là một sự thay đổi đáng kể; con sự thay đổi không đáng kể có thể là dịch chuyển thời gian thực hiện hợp đồng trong một khoảng chênh lệch rất ngắn,…
Chấp nhận chào hàng có thể được thể hiện dưới mọi hình thức để người chào hàng hiểu là lời chào đã được chấp nhận. Một lời tuyên bố hay một hành vi khác của người được chào hàng biểu lộ sự đồng ý với chào hàng cấu thành chấp nhận chào hàng. Sự im lặng hoặc bất tắc vi không mặc nhiên có giá trị một sự chấp nhận Điều 18 khoản 1 Công ước Viên 1980
.
2.2. Các phương thức thanh toán thông dụng trong thương mại quốc tế
- Tiền mặt: bao gồm các loại
Tiền mặt trả trước- CIA (cash in advance)
Tiền mặt trả trước lúc giao hàng- CBD (cash before delivery)
Tiền mặt trả khi giao hàng- COD (cash on delivery)
Tiền mặt trả khi trao chứng từ- CAD (cash against document)
- Séc
Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của chủ tài khoản tiền gửi ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình ra để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người đó hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản.
Điều cơ bản trong việc lập séc là người phát hành séc phải có tiền trên tài khoản mở tại ngân hàng, số tiền trên tờ séc không được vượt quá số dư trên tài khoản ở ngân hàng. Séc có thể được phát hành để trả tiền cho một cơ quan, tổ chức, một hoặc nhiều cá nhân, hoặc có thể là séc do một ngân hàng phát hành để trả tiền cho một ngân hàng khác.
Đặc điểm của séc là có tính thời hạn, tức là tờ séc chỉ có giá trị tiền tệ hoặc thanh toán nếu thời hạn có hiệu lực của nó chưa hết. Thời hạn có hiệu lực của séc được ghi rõ trên tờ séc. Thời hạn đó phụ thuộc vào không gian lưu hành séc và phụ thuộc vào luật pháp các nước.
- Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền
Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất. Theo đó, người mua (nhà nhập khẩu) thông qua ngân hàng gửi tiền trả người bán (nhà xuất khẩu). Phương tiện thanh toán theo phương thức chuyển tiền gồm điện chuyển tiền và thư chuyển tiền. Trả tiền bằng điện hay bằng thư đều phải thông qua ngân hàng làm trung gian. Do đó, người chuyển tiền phải trả thủ tục phí cho ngân hàng.
- Phương thức thanh toán bằng ghi sổ: được thực hiện bằng cách người nhập khẩu mở một tài khoản, trên đó ghi các khoản tiền mà người nhập khẩu nợ về tiền mua hàng hóa hay các khoản chi phí khác liên quan đến việc mua hàng. Người nhập khẩu định kỳ (hàng tháng, hàng quý hoặc nửa năm 1 lần) thanh toán khoản nợ hình thành trên tài khoản của người xuất khẩu.
Phương pháp này thực chất là một hình thức tín dụng thương nghiệp, ít được áp dụng trong thanh toán Quốc tế bởi nó không có sự bảo đảm đầy đủ cho người xuất khẩu cho người xuẩt khẩu có thể kịp thời thu được tiền hàng.
- Hối phiếu:
Hối phiếu là một lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này, khi nhin thấy phiếu, hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc có thể xác định trong tương lai, phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó theo lệnh của người này trả cho một người khác hoặc cho người cầm phiếu.
Trước đây, người ta phân biệt hối phiếu và kỳ phiếu: Hối phiếu là giấy đòi nợ, còn kỳ phiếu là giấy cam kết trả nợ.
Hiện nay, hối phiếu được chia thành 2 loại: hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ (tương đương với kỳ phiếu trước đây), được quy định chi tiết trong Luật các công cụ chuyển nhượng, số 49/2005/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Tín dụng thư chứng từ:
Phương thức thanh toán bằng tín dụng thư chứng từ (L/C) chỉ được áp dụng khi trong hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế giữa người bán và người mua có điều khoản thỏa thuận thanh toán bằng L/C, tức là hai bên thỏa thuận có ngân hàng bảo đảm thanh toán.
Theo đó, người mua phải chọn một ngân hàng để mở thư tín dụng, và hợp đồng này chỉ bắt đầu có hiệu lực khi người mua mở được thư tín dụng. Việc người mua có mở được thư tín dụng hay không là phụ thuộc vào độ tín nhiệm của ngân hàng đối với người mua.
Trong một số trường hợp, người bán không tin tưởng vào ngân hàng mà người mua mở thư tín dụng, nên người bán có quyền ra điều kiện ngân hàng của người mua phải được bảo lãnh bởi một ngân hàng khác do người bán chọn, tức là khi mở thư tín dụng, ngân hàng của người mua phải thông báo cho ngân hàng của người bán và được ngân hàng này chấp nhận. Hoặc sau khi mở L/C, ngân hàng của người mua phải thông báo cho người bán và được người bán chấp nhận.
Nếu người bán thấy thư tín dụng chưa đầy đủ nội dung theo Hợp đồng thì phải lập tức yêu cầu bên mua bổ sung, trước khi bắt đầu thực hiện hợp đồng. Khi người bán chấp nhận thư tín dụng thì mới bắt đầu thực hiện hợp đồng.
Khi người bán đã chuyển hàng cho người mua, có thể là gửi trực tiếp cho người mua hoặc gửi đến một địa điểm theo thỏa thuận, thì người bán phải gửi hồ sơ gồm các chứng từ giao hàng và hối phiếu qua ngân hàng để ngân hàng chuyển cho người mua để người mua chấp nhận thanh toán và thanh toán. Khi đó, nếu đủ chứng từ, người mua sẽ chuyển tiền vào ngân hàng để thanh toán cho người bán.
Ngân hàng chỉ được phép thanh toán khi người bán gửi hồ sơ gồm đủ các chứng từ đã ghi trong thư tín dụng. Theo UCP500, các chi nhánh của cùng một Ngân hàng mẹ đặt tại các nước khác nhau thì coi là các ngân hàng khác biệt nhau, chịu trách nhiệm độc lập.
Như vậy, thư tín dụng là một lời cam kết của ngân hàng trên cơ sở một hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế, nhưng khi đã được mở thì nó độc lập với hợp đồng, và có thể coi là một hợp đồng thứ phát.
- Bao thanh toán: là phương thức thanh toán mà ngân hàng sẽ giúp cho nhà xuất khẩu được thanh toán khoản tiền của mình.
Nếu người bán muốn thực hiện phương thức này, người bán phải ký với ngân hàng “Hợp đồng bao thanh toán xuất khẩu”. Sau đó, người bán và ngân hàng đồng thời phải thông báo cho người mua biết về việc người bán đã chuyển cho ngân hàng quyền đòi nợ và phải được người mua chấp nhận.
Khi được chấp nhận thì nhà xuất khẩu mới chuyển hàng đi và chuyển hồ sơ chứng từ cho ngân hàng. Khi đó, nếu hồ sơ đầy đủ, ngâng hang sẽ thanh toán cho người bán theo một tỷ lệ nhất định trong phạm vi bảo đảm an toàn cho ngân hàng. Đến khi người mua thanh toán đầy đủ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ thanh toán nốt cho người bán, trừ đi khoản phí cho ngân hàng mà người bán phải chịu.
Như vậy, bao thanh toán và thư tín dụng có điểm khác nhau cơ bản là ở chỗ: theo phương thức thư tín dụng thì người mua là người trả phí ngân hàng, còn theo phương thức bao thanh toán thì người bán phải trả phí.
2.3. Các điều kiện giao hàng theo Incoterms
Các tập quán thương mại là một nguồn quan trọng hình thành nên pháp luật thương mại quốc tế. Tập quán thương mại là thói quen trong hoạt động thương mại được lặp đi lặp lại nhiều lần, và được công nhận bởi đông đảo các thương nhân. Có 2 hệ thống tập quán thương mại thông dụng trên Thế giới là Incoterms và UCP.
Incoterms được viết tắt từ 3 chữ International Commercial Terms (các điều kiện thương mại Quốc tế) và mỗi điều kiện của Incoterms được chọn sẽ trở thành một điều khoản của Hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế chứ không phải là của hợp đồng chuyên chở hàng hóa.
Phiên bản Incoterms đầu tiên được xuất bản năm 1937 và đã ngay lập tức được đông đảo giới thương nhân Quốc tế hưởng ứng. Để đảm bảo các tập quán của Incoterm không trở nên lạc hậu và để theo kịp sự thay đổi nhanh chóng hàng ngày, hàng giờ của nền kinh tế Thế giới, các phiên bản Incoterm cũng liên tục được quan tâm sửa đổi, và ngày nay thì cứ 10 năm người ta lại sửa đổi Incoterm một lần. Hai bản Incoterms được sử dụng nhiều nhất là phiên bản Incoterm 1990 và 2000.
Việc áp dụng tập quá là không bắt buộc, mà do các bên tự thỏa thuận. Do vậy mà phiên bản mới ra đời không làm vô hiệu các phiên bản trước đó. Các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận chọn bất cứ một phiên bản nào dù là mới hay cũ.
Theo Incoterms 2000 có tất thảy 13 điều kiện mua bán được quốc tế hoá bằng tiếng Anh, áp dụng chung cho hoạt động thương mại quốc tế, trong đó hai điều kiện giao hàng FOB và CIF thường được các bên tham gia sử dụng.
Theo điều kiện FOB, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng của mình khi hàng qua lan can tàu mà người mua chỉ định ở cản bốc hàng quy định vào ngày hoặc thời hạn các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Kể từ thời điểm này, người mua chịu mọi chi phí và rủi ro về mất mát và hư hỏng hàng hóa. Theo điều kiện này, người bán phải làm thủ tục thông quan xuất khẩu và chịu mọi chi phí liên quan đến thủ tục đó. Nghĩa vụ của người bán giao hàng lên tàu do người mua chỉ định trong thời gian quy định chính là bản chất cảu điều kiện FOB. Nhưng nếu người mua không thông báo cho người bán về tên con tàu, về địa điểm bốc hàng và thời gian yêu cầu giao hàng thì có thể dẫn đến việc rủi ro chuyển từ người bán sang người mua trước khi hàng hóa được bốc lên tàu. Người ta gọi đây là trường hợp rủi ro chuyển sớm. Do vậy, nếu người mua không thực hiện nghĩa vụ thông báo cho người bán về những chi tiết cần thiết cho việc giao hàng thi rủi ro về những mất mát và hư hỏng hàng hóa sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng với điều kiện là hàng hóa sẽ được cá biệt hóa theo hợp đồng.
CIF là điều kiện buôn bán Quốc tế rất phổ biến theo đó giá hàng hóa bao gồm giá của bản thân hàng hóa đó cộng với chi phí bảo hiểm và cước vận chuyển hàng hóa tới cảng đến quy định. Do vậy, nghĩa vụ của người bán là phải thuê tàu để chở hàng đến cảng đích quy định, cung cấp hàng theo hợp đồng và bốc hàng lên tàu tại cảng bốc quy định trong thời hạn quy định, mua bảo hiểm cho hàng hóa với mức bảo hiểm tối thiểu và bằng đồng tiền dùng để thanh toán trong hợp đồng, cung cấp cho người mua một vận đơn đã bốc hàng hoàn hảo, lưu thông được, và một đơn bảo hiểm lưu thông được, chịu mọi rủi ro và chi phí về hàng hóa cho đến khi hàng đã qua hẳn lan can tàu ở cảng bốc hàng. Người mua phải trả tiền hàng và nhận các chứng từ phù hợp với hợp đồng, và chịu mọi rủi ro và chi phí về hàng hóa kể từ khi hàng đã qua hẳn lan can tàu \ tại cảng bốc hàng.
Cả hai điều kiện này đều chỉ được áp dụng khi hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển và đường thủy nội địa. Điều kiện giao hàng FOB quy trình người mua chịu mọi phí tổn và để đảm bảo an toàn cho tài sản của mình, bên nhập khẩu sẽ mua bảo hiểm, đồng thời có nghĩa vụ thuê tàu và trả cước phí vận chuyển. Điều kiện giao hàng CIF cũng quy định trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng đã qua khỏi lan can tàu tại cảng gửi, nhưng xác định cụ thể người bán phải trả cước vận chuyển và ký hợp đồng bảo hiểm hàng hải tránh cho bên mua những rủi ro đối với hàng hóa có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Đơn bảo hiểm này được phía xuất khẩu ký hậu và chuyển giao cho phía nhập khẩu.
Đối với hoạt động nhập khẩu nếu nhập theo điều kiện CIF, quyền vận tải và quyền bảo hiểm thuộc phía nước ngoài. Với các quyền đó, đối tác nước ngoài tùy ý thuê tàu và mua bảo hiểm. Theo lẽ thường họ ký hợp đồng với các công ty của nước mình. Các công ty bảo hiểm nước ngoài vì thế có điều kiện phát triển hơn.
2.4. Các công cụ kinh tế chủ yếu trong quản lí hoạt động nhập khẩu
2.4.1. Công cụ thuế quan
Thuế là một công cụ quan trọng để Nhà nước huy động nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và điều tiết nền kinh tế vĩ mô.
Thuế quan hay thuế xuất nhập khẩu là loại thuế gián thu đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu khi qua hải quan của một nước. Như vậy, thuế quan nhập khẩu là khoản thu do Nhà nước đặt ra đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đó làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu hải quan hoặc đánh vào các khoản chuyển khoản để thanh toán tiền hàng nhập khẩu.
Chính sách thuế quan của Nhà nước thể hiện trước hết thông qua Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Còn công cụ thuế quan thể hiện trước hết và chủ yếu là qua các biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu.
Có nhiều loại thuế quan nhập khẩu khác nhau, nhưng nhìn chung chúng được phân chia thành 3 loại như sau:
Thuế phần trăm thông thường: được thể hiện là một con số phần trăm của giá tính thuế hàng nhập khẩu. Hiện nay, trên Thế giới, đây là loại thuế được sử dụng rộng rãi nhất.
Thuế phi phần trăm, gồm:
Thuế tuyệt đối: thuế xác định bằng một khoản cố định trên một đơn vị hàng nhập khẩu. Trong số các loại thuế phi phần trăm thì loại thuế này được các nước áp dụng nhiều nhất.
Thuế tuyệt đối thay thế: quy định quyền lựa chọn áp dụng thuế phần trăm hoặc thuế tuyệt đối, tùy thuộc vào mức nào cao hơn.
Thuế kết hợp: kết hợp cả thuế phần trăm và thuế tuyệt đối.
Một số loại thuế quan đặc biệt:
Hạn ngạch thuế quan: là một loại thuế với hai mức thuế suất căn cứ vào số lượng hàng hóa nhập khẩu. Loại thuế này được áp dụng theo phương thức: trong một khoảng thời gian xác định trước, một mức thuế suất thấp hơn được áp dụng đối với một số lượng hàng hóa nhập khẩu trong hạn ngạch còn tất cả số lượng hàng hóa nhập khẩu ngoài hạn ngạch phải chịu mức thuế suất cao hơn.
Hạn ngạch thuế quan có 3 tác động chính là:
Kiểm soát nhập khẩu theo số lượng hàng được cấp hạn ngạch;
Cân bằng cạnh tranh và bảo hộ ở số lượng và thuế suất trong hạn ngạch;
Hạn chế cạnh tranh bằng thuế suất cao khi khối lượng hàng nhập khẩu vượt quá mức hạn ngạch.
Thuế đối kháng hay còn gọi là thuế chống trợ cấp
Đây là một loại thuế đánh vào sản phẩm nhập khẩu để bù lại việc các nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm đó được Chính phủ nước xuất khẩu trợ cấp.
Thuế đối kháng được áp dụng nhằm đối phó với hành vi thương mại không lành mạnh của nước khác. Khi một nước trợ cấp cho ngành công nghiệp nội địa hoặc ngành sản xuất xuất khẩu, lợi thế cạnh tranh tự nhiên của các đối tượng tham gia thị trường sẽ bị bóp méo. Hàng xuất khẩu của các nước không trợ cấp khó xâm nhập vào thị trường nước trợ cấp cho dù họ có lợi thế cạnh tranh cao hơn nếu xét trong thị trường cạnh tranh tự do. Hoặc xảy ra tình trạng hàng nhập khẩu được trợ cấp tràn vào gây thiệt hại cho sản xuất nội địa. Để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh đó, các nước bị ảnh hưởng có thể sử dụng thuế đối kháng đánh vào hàng nhập khẩu được trợ cấp nhằm triệt tiêu tác động tiêu cực của trợ cấp.
Trong khuôn khổ WTO, thuế đối kháng là biện pháp đối kháng mang tính đơn phương chỉ được phép áp dụng sau khi đã tiến hành điều tra theo đúng các quy tắc của WTO. Kết quả điều tra nếu chứng minh được rằng hàng hóa thực sự đã được trợ cấp, ngành công nghiệp trong nước bị thiệt hại vật chất, và xác định được có mối quan hệ nhân quả giữa trợ cấp và thiệt hại sẽ là cơ sở để áp dụng thuế đối kháng. Cũng theo quy định của WTO, thuế đối kháng chỉ được áp dụng tối đa là 5 năm, trừ khi cơ quan chức trách thấy rằng thiệt hại do trợ cấp gây ra vẫn tiếp tục hoặc có tiềm năng tái diễn.
Thuế chống bán phá giá: là một loại thuế quan đặc biệt được áp dụng để ngăn chặn, chống lại và đối phó với hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá vào thị trường trong nước, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh. Việc bán phá giá một sản phẩm xảy ra khi giá xuất khẩu 1 sản phẩm thấp hơn giá hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu.
Việc áp dụng thuế chống bán phá giá cũng có thể gây ảnh hưởng, cản trở đến hoạt động thương mại do sự kéo dài, bất ổn định, không chắc chắn vốn có của sự việc này. Hơn nữa, để thực thi biện pháp thuế chống bán phá giá, đòi hỏi các nước phải thiết lập các thể chế thương mại phù hợp mà việc này thì lại rất tốn kém, khó khăn đối với các nước đang phát triển.
Thuế bổ sung: là loại thuế được đặt ra để thực hiện biên pháp tự vệ đặc biệt trong các trường hợp khẩn cấp. Các chính phủ có thể áp dụng thuế bổ sung cao hơn mức thuế thông thường nếu như kết luận hàng nhập khẩu của sản phẩm đó tăng lên quá nhanh với mức giá quá thấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc có nguy cơ làm mất đi một ngành sản xuất nào đó trong nước.
Cho đến nay, thuế quan nhập khẩu vẫn là một công cụ được sử dụng rộng rãi nhất trong chính sách thương mại của các Chính phủ trên Thế giới. Đối với một nền kinh tế quy mô nhỏ khi đánh thuế nhập khẩu sẽ không làm ảnh hưởng đến giá cả Thế giới. Nhưng đối với một nên kinh tế lớn, khi đánh thuế nhập khẩu cao sẽ làm ảnh hưởng đến giá cả Thế giới ở những mức độ khác nhau đối với các mặt hàng có dung lượng thị trường tiêu thụ lớn. Thuế nhập khẩu tạo ra sự phận phối lại thu nhập từ người tiêu dùng sản phẩm nội địa (vì phải mua hàng với mức giá cao hơn) sang người sản xuất trong nước (vì nhận được mức giá cao hơn), đồng thời cũng có sự phân phối lại từ các nhân tố dư thừa của Quốc gia khác.
Thuế quan nhập khẩu có rất nhiều mặt tích cực. Ngoài ý nghĩa quan trọng nhất là bảo về nền sản xuất trong nước như đã nói ở trên, do thuế nhập khẩu có tính minh bạch nên dù đó là mức thuế cao hay thấp cũng cho phép nhà nhập khẩu lượng hóa được cơ hội tiếp cận thị trường tại mỗi Quốc gia để chủ động đề ra phương pháp nâng cao khả năng cạnh tranh.
2.4.2. Công cụ tỉ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái phản ánh mối quan hệ về sức mua giữa nội tệ so với các ngoại tệ khác, đặc biệt là các ngoại tệ có khả năng chuyển đổi tự do. Tỷ giá hối đoái là loại giá cả Quốc tế quan trọng nhất, chi phối những loại giá cả khác và tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sồng kinh tế xã hội Quốc gia. Xuất nhập khẩu là lĩnh vực chịu tác động mạnh nhất và nhạy cảm nhất trước những biến động của tỉ giá hối đoái.
Một nền kinh tế càng mở ra bao nhiêu, quy mô và vị trí của nên kinh tế đó càng mở rộng bao nhiêu thì vai trò của đồng tiền nước đó, sức mua của nó so với các đồng tiền khác trong thương mại Quốc tế càng lớn bấy nhiêu.
Là một loại giá cả Quốc tế, tỷ giá hối đoái dùng để tính toán và thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ xuất nhập khẩu. Tỷ giá hàng nhập khẩu liên quan đến lượng tiền trong nước thu được khi bán một lượng hàng nhập khẩu có giá trị theo đơn vị ngoại tệ.
Tỷ giá thực chất là một giá cả do cung cầu về ngoại tệ trên thị trường quyết định. Nhà nước sẽ ko can thiệp hay chỉ can thiệp một cách gián tiếp và có mức độ mà thôi.
2.4.3. Công cụ tín dụng
Đây là một trong những công cụ Tài chính thường được Chính phủ các nước sử dụng dưới nhiều hình thức đa dạng, nhằm cung cấp các khoản tín dụng đầu tư phát triển và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, được thực hiện bằng cơ chế hỗ trợ về lãi suất tín dụng của Nhà nước đối với người đi vay.
Ngoài 3 công cụ chủ yếu trên, Chính phủ còn có thể sử dụng nhiều loại công cụ kinh tế khác nhằm thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng, như: bảo hiểm xuất nhập khẩu, thưởng xuất khẩu, quy định về quản lí ngoại hối,…
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM VÀ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THẮNG LỢI
3.1. Những thành tựu chủ yếu về nhập khẩu hàng hóa của Việt nam những năm vừa qua
Bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra trên toàn Thế giới, thấm vào từng mạch máu kinh tế của Quốc gia, cộng thêm hệ thống pháp luật về thương mại Quốc tế ngày càng hoàn chỉnh, hoạt động xuất nhập của Việt Nam đã diễn ra vô cùng sôi động, đặc là trong khoảng 10 năm trở lại đây.
Hoạt động nhập khẩu đã tạo được nguồn vốn và thị trường để đảm bảo nhập khẩu vật tư, vật liệu, máy móc, thiết bị và công nghệ đáp ứng cơ bản về nhu cầu đầu vào cho quá trình sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa.
Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng hàng hóa là tư liệu sản xuất, giảm nhanh tỷ trọng hàng tiêu dùng. Năm 2000, tư liệu sản xuất chiếm xấp xỉ 95% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt nam; trong đó, máy móc thiết bị chiếm khoảng 26- 27%. Từ năm 2001 trở đi, tỷ trọng máy móc, thiết bị, phụ tùng chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt nam
Đơn vị: %
Nhóm hàng nhập khẩu
1990
2000
2001
2002
2003
- hàng tư liệu sản xuất
85
95
92
92.5
93.3
+ Máy móc, thiết bị, phụ tùng
27
30.5
30.7
29.8
+ Nguyên vật liệu
68
61.5
62.2
63.5
- Hàng tiêu dùng
15
5
7.9
7.1
6.7
Tổng cộng
100
100
100
100
100
Nguồn: Niên giám thống kê 1991, 2001, 2002, 2003 Tổng cục Thống kê
Sau gần 3 năm thực hiện Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, kim ngạch ngoại thương Việt Nam - Hoa Kỳ đã vượt ngưỡng 5 tỉ USD năm 2003, riêng 9 tháng năm 2004 đã đạt trên 4 tỉ USD, tăng 9,8% so cùng kỳ năm trước, đưa Hoa Kỳ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Điều đó cho thấy những ảnh hưởng tích cực của Hiệp định đối với thương mại Việt Nam. Đây là một tín hiệu tốt bởi Hoa Kỳ là thị trường công nghệ nguồn hàng đầu thế giới, nhập khẩu máy móc thiết bị từ Hoa Kỳ sẽ giúp chúng ta có được các trang thiết bị hiện đại phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, chúng ta còn có thể nhập khẩu các nguyên liệu cần thiết mà trong nước chưa làm được để sản xuất các sản phẩm xuất khẩu trở lại Hoa Kỳ như nguyên phụ liệu của ngành dệt may, giày dép, linh kiện điện tử và vi tính, chất dẻo nguyên liệu, hay các vật tư cần thiết phục vụ sản xuất và đời sống như phân bón, sắt thép, tân dược... Điều này được phản ánh trong cơ cấu hàng nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ: năm 2002, các sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm tới 75% tổng trị giá nhập khẩu từ Hoa Kỳ, trong đó chủ yếu là các sản phẩm máy móc và thiết bị giao thông, nguyên liệu và vật tư phục vụ cho sản xuất trong nước và cho xuất khẩu. Nhập khẩu hàng tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2003, tỷ trọng nhập khẩu các sản phẩm chế tạo tăng lên 77% tổng kim ngạch nhập khẩu trong đó nhập khẩu máy móc, thiết bị đạt 709,4 triệu USD, chiếm 62% tổng kim ngạch nhập khẩu và tăng 61,5% so với 2002, nhập khẩu các nguyên liệu và vật tư cần thiết khác đạt 173,7 triệu USD bằng 15% tổng kim ngạch nhập khẩu....
Trong lĩnh vực nhập khẩu, năm 2005 kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường khu vực và thế giới vào Việt Nam đạt 37 tỷ USD, tăng 15,79% so với năm 2004. Mặc dù ta vẫn nhập siêu nhưng tỷ lệ nhập siêu đó đã giảm so với trước và điều quan trọng hơn cả: sự nhập siêu đó là cần thiết cho quá trình CNH,HĐH đất nước. Tuy còn nhập siêu ở mức cao nhưng vẫn ở trong tầm kiểm soát của nhà nước ta như Dự thảo các Văn kiện trình Đại hội X của Đảng đã nhận định. Điều cần nói thêm là nhập siêu cao đã trở thành tính quy luật đối với các nước đang phát triển trong thời kỳ CNH, HĐH nền kinh tế. Ví dụ giai đoạn 1980-1985 tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc là 11% (năm cao nhất là 20%), của Thái Lan là 39%, của Philippin là 40%...Nhìn chung, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam những năm vừa qua đã đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển sản xuất và nhu cầu tiêu dùng hợp lý của nhân dân. Những mặt hàng thiết yếu vẫn được nhập khẩu cân đối cung cầu như: xăng dầu, phân bón, xi măng, sắt thép, thuốc chữa bệnh, các máy móc, thiết bị kỹ thuật cao, công nghệ hiện đại… Nhập khẩu chủ yếu trong thời gian qua là máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đầu vào... phục vụ cho nhu cầu đầu tư của Nhà nước và của doanh nghiệp. Kinh nghiệm các nước cho thấy, khi tăng nhập khẩu thông qua tăng đầu tư trong nước thì hoàn toàn có thể kỳ vọng vào một sự tăng trưởng năng lực sản xuất hàng xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Nhìn dưới góc độ này, nhập khẩu cao là một dấu hiệu tích cực của nền kinh tế. Ở Việt Nam, khi tình hình tài chính, tiền tệ diễn biến có lợi cho việc cung ứng ngoại tệ như thời gian qua, thì việc tranh thủ nhập khẩu để đầu tư cũng là điều cần thiết.
Khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có vai trò ngày càng quan trọng trong nhập khẩu hàng hóa, nhất là trong nhập khẩu máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại. Đến nay, phần lớn các loại máy móc này đều được nhập khẩu bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và nhờ đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa.
3.2. Thực trạng sử dụng các công cụ kinh tế quản lí hoạt động nhập khẩu
3.2.1. Công cụ thuế quan
Thực hiện cam kết giữa Chính phủ Việt Nam với IMF trong chương trình ESCAP về việc giảm thuế nhập khẩu, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa IX đã thông qua biểu thuế nhập khẩu áp dụng từ 1/1/1996 với 6 loại thuế suất, thuế suất tối đa chỉ còn 160%. Thực hiện chính sách thuế nhập khẩu theo nguyên tắc có phân biệt đối xử, ngày 2/5/1998, Quốc hội đã thông qua Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi, trong đó quy định thuế nhập khẩu chỉ có 3 loại thuế suất:
Thuế suất thông thường: áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ những nước không có thỏa thuận tối huệ quốc, mức thuế suất này cao hơn mức thuế suất ưu đãi 50%;
Thuế suất ưu đãi: áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ những nước có thỏa thuận tôi huệ quốc;
Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu từ những nước có thỏa thuận đặc biệt với Việt Nam.
Đến nay, biểu thuế nhập khẩu hiện hành có mức thuế suất từ 0 – 100%. Thuế suất 0% chủ yếu áp dụng đối với các loại hàng vật tư, thiết bị, máy móc. Mức thuế suất 80 – 100% chủ yếu áp dụng với hàng tiêu dùng cao cấp như rượu, bia, ôtô,…
Như vậy, mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm từng bước, phù hợp với quy trình tự do hóa thương mại, mở cửa thị trường nội địa và hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống thuế quan nhập khẩu của Việt nam đã ngày càng được điều chỉnh, đổi mới về cơ cấu cũng như cơ chế định giá theo hướng minh bạch hóa, làm cho thuế quan trở nên dễ tính toán và dễ dự đoán hơn đối với các doanh nghiệp. Qua đó cho phép các nhà Xuất khẩu nước ngoài lượng hóa được cơ hội tiếp cận thị trường Việt Nam. Và các nhà nhập khẩu Việt Nam cũng lượng hóa được cơ hội tiếp cận các thị trường nhập ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36707.doc