Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời kỳ kinh tế thị trường, với xu hướng hội nhập và phát triển càng ngày nền kinh tế nước ta càng phát triển hơn với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp và nhiều mặt hàng phong phú về cả mẫu mã lẫn chủng loại. Trong quá trình đó, có loại sản phẩm do nhiều xí nghiệp sản xuất, điều kiện khách quan của các xí nghiệp khác nhau rất xa, nhưng giá trị hàng hoá tuỳ thuộc vào thời gian lao động cần thiết, giá cả hàng hoá lại tuỳ thuộc sự biến đổi quan hệ c
57 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1900 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Pháp luật chống hàng giả và hàng nhái – thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ung cầu thị trường và dao động xung quanh giá trị. Khi trên thị trường hàng hoá mà cung lớn hơn cầu thì có thể xuất hiện cạnh tranh giữa những người sản xuất, người tiêu dùng có điều kiện lựa chọn. Để cạnh tranh thu hút khách hàng, người sản xuất cố gắng nâng cao chất lượng, giảm giá thành, tăng cường dịch vụ, tích cực tham gia cạnh tranh, cố gắng tạo ra sản phẩm nổi tiếng để phát triển thị trường. Đồng thời, cũng có những người sản xuất kinh doanh, thực lực cạnh tranh yếu, lại muốn thu nhiều lợi nhuận, dùng thủ đoạn cạnh tranh không chính đáng, lấy thứ kém thay tốt, lấy giả thay thật điển hình là hành vi làm hàng giả, hàng nhái . Cùng với sự bùng nổ cách mạng về khoa học kỹ thuật và giao lưu thông tin rộng rãi thì đồng thời tạo điều kiện cho các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh đó phát triển tinh vi hơn, làm không chỉ các xí nghiệp đứng đắn bị thiệt hại, người tiêu dùng cũng bị thiệt hại. Nếu không ngăn chặn những nguy cơ nói trên, mọi nỗ lực sáng tạo sẽ bị vùi dập, môi trường cạnh tranh sẽ trở nên hỗn loạn, tiến trình phát triển kinh tế sẽ bị kìm hãm. Nghiên cứu để tìm ra một giải pháp thích hợp để ngăn chặn các hoạt động làm hàng giả, hàng nhái sao cho hiệu quả và phù hợp với tình hình khách quan của Việt nam đã trở thành đòi hỏi bức bách của quá trình hội nhập phát triển kinh tế.
Từ những suy nghĩ đó, tôi quyêt định chọn đề tài : “ Pháp luật chống hàng giả, hàng nhái – Thực trạng và giải pháp” cho Khoá luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những tài liệu về cạnh tranh cũng như các quy định pháp luật hiện hành có liên quan đến hoạt động làm hàng giả, hàng nhái đặc biệt là thực trạng pháp luật chống hàng giả, hàng nhái ở Việt nam trong thời gian qua, Khoá luận sẽ rút ra những kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật chống hàng giả, hàng nhái.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi Khoá luận này, tôi tập trung nghiên cứu hai vấn đề: Thứ nhât, ảnh hưởng của hàng giả, hàng nhái đối với người tiêu dùng, người sản xuất và nền kinh tế. Thứ hai, thực trạng pháp luật chống hàng giả, hàng nhái.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề chính trong khóa luận tốt ngiệp, tôi dựa voà hệ thống lý luận về Nhà nước và Pháp luật, chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để đánh giá các hiện tượng đang tồn tại trong thực tế một cách khách quan, chính xác và toàn diện. Ngoài ra, phương pháp so sánh giữa các văn bản pháp luật ban hành trước với các văn bản đang có hiệu lực để tìm ra những ưu điểm, hạn chế của quy phạm pháp luật hiện hành cũng được áp dụng.
5. Kết cấu khoá luận
Khoá luận gồm có ba chương ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo
Chương I: Nhận thức chung về cạnh tranh và hiện tượng hàng giả, hàng nhái
Chương II: Thực trạng pháp luật chống hàng giả và hàng nhái.
Chương III: Kết luận và một số kiến nghị
Cạnh tranh nói chung và hàng giả, hàng nhái nói riêng thực sự còn rất mới mẻ , chưa được đề cập rộng rãi. Chính vì vậy, tài liệu về vấn đề này rất hiếm và khó tìm. Hơn nữa trình độ của sinh viên như tôi còn non kém, thiếu kinh nghiệm khiến bài khoá luận có thể còn nhiều thiếu sót. Rất mong các thầy cô và các bạn thông cảm để cho tôi có cơ hội được học hỏi. Xin chân thành cảm ơn.
Chương I: Nhận thức chung về cạnh tranh và hiện tượng hàng giả, hàng nhái
I.1-Khái niệm cạnh tranh.
I.1.2- Vai trò, ý nghĩa của cạnh tranh
Kinh tế thị trường như TS. Nguyễn Như Phát nói “ được xem là một trong những thành tựu vĩ đại nhất trong lịch sử phát triển của văn minh nhân loaị khi con người đã phải trải qua sự thống trị của kinh tế tự nhiên làm cho xã hội vận động chậm chạp và sự thống trị của kinh tế chỉ huy làm mất động lực kinh tế, triệt tiêu tính năng động và sáng tạo của con người. Cho đến nay chúng ta chưa tìm ra một kiểu tổ chức kinh tế nào có hiệu quả hơn kinh tế thị trường vì nó luôn hàm chứa trong mình những thách thức đối với sự nhạy bén và sáng tạo của con người thông qua môi trường cạnh tranh ”. Tiến sỹ đã đề cập đến tính chất quan trọng của nền kinh tế thị trường đó chính là tính cạnh tranh. Đã là kinh tế thị trường thì đương nhiên có cạnh tranh và cạnh tranh theo nghĩa là tranh giành khách hàng thì chỉ có trong khuôn khổ của kinh tế thị trường.
Phải chăng cạnh tranh bước đầu tiên bao giờ cũng là sự khẳng định vị trí của các doanh nghiệp trước những đối thủ trên cùng một thương trường và người tiêu dùng cùng doanh nghiệp tác động qua lại tạo nên những vị trí đó. Vì người tiêu dùng chính là đối tượng hướng tới của mọi doanh nghiệp hay chính xác hơn là sự ủng hộ của người tiêu dùng đối với mặt hàng mà doanh nghiệp sản xuất là điều doanh nghiệp mong muốn. Họ phải làm sao để ngày càng đáp ứng được những sở thích và thoả mãn được thị hiếu của người tiêu dùng để tìm kiếm số đông khách hàng đến mua mặt hàng của họ. Khi đó vị trí của họ được hình thành đó chính là thị phần của doanh nghiệp trong thị trường. Điều này có ý nghĩa quan trọng cho doanh nghiệp. Vị trí như thế nào thể hiện độ lớn mạnh của doanh nghiệp như thế đó nên khi có sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp khác cùng sản xuất một mặt hàng hay dịch vụ thì cạnh tranh xảy ra quyết liệt. Bởi vì lúc này doanh nghiệp không chỉ phải khẳng định vị trí của mình không thôi mà còn phải đưa vị trí đó lên đầu bảng tức là có thị phần nhiều hơn và chiếm sự ủng hộ của người tiêu dùng đông hơn. Đó chính là bước cuối của cạnh tranh và bước này lại chính là khởi đầu mới cho một việc bước chuyển mới của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp biết cách cạnh tranh sẽ giữ mãi được vị trí và phát triển còn nếu không thì có nghĩa là tự bước chân ra khỏi cuộc chơi. Nhưng thực tế ít có doanh nghiệp nào bước chân vào thị trường lại có mong muốn mình bị rút lui cả chính vì vậy dẫn tới nhiều vấn đề thể hiện đúng bản chất của cạnh tranh.
Điều ta có thể khẳng định rằng cạnh tranh đem lại cho doanh nghiệp nhiều cái mà trong đó điều đầu tiên đó là kinh nghiệm. Kinh nghiệm là cái đáng quý để tiến tới lợi nhuận trong kinh doanh. Nhưng kinh nghiệm thì được rút ra từ cả thành công lẫn thất bại .Doanh nghiệp có kinh nghiệm tức là doanh nghiệp đã nếm trải tất cả và trong họ có tất cả mọi mánh khóe và thủ đoạn kinh doanh. Họ làm cách nào sử dụng lại nhưng gì họ đã được học để tìm kiếm lợi nhuận? Cạnh tranh sẽ nói lên điều đó. Cho nên như là một chuỗi quy luật, cạnh tranh đem lại cho doanh nghiệp những bài học kinh nghiệm đắt giá rồi doanh nghiệp lại áp dụng nó vào cạnh tranh.
Vì vậy cạnh tranh mang trong mình hai bản chất; bản chất kinh tế và bản chất xã hội.
Bản chất kinh tế khi doanh nghiệp kinh doanh luôn tìm kiếm lợi nhuận về cho riêng mình và cố gắng chi phối thị trường. Bản chất xã hội của cạnh tranh bộc lộ đạo đức kinh doanh và uy tín kinh doanh của mỗi chủ thể cạnh tranh trong quan hệ với những người lao động trực tiếp tạo ra tiềm lực cạnh tranh của doanh nghiệp, quan hệ với người tiêu dùng và các đối thủ cạnh tranh khác. Dưới tác động điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động cạnh tranh, cạnh tranh ở mỗi nước còn có bản chất chính trị khác nhau, tuỳ thuộc vào sự hoạch định và thực thi chính sách kinh tế, chính sách xã hội của mỗi nước ( Bộ tư pháp_ Kỷ yếu dự án ViE/94/003 về “ tăng cường năng lực pháp luật tại Việt Nam” , HN, 1998, tập IV, tr12)
. Doanh nghiệp lúc cạnh tranh với những đối thủ của mình cũng là lúc họ tạo ra cho cạnh tranh những mặt tốt và mặt xấu. Ta có thể hiểu đó như những ưu điểm và khuyết điểm.
Ưu điểm của cạnh tranh bộc lộ khá rõ ràng. Doanh nghiệp sẽ thường xuyên thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, đổi mới mẫu mã, chất lượng, chủng loại sản phẩm để ngày càng đáp ứng được nhiều hơn thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh đó, để giảm thiểu chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm họ bắt buộc phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của chính mình như vốn, vật tư, lao động...
Nếu xét trên phạm vi toàn xã hội, cạnh tranh còn có nhiều ưu điểm hơn nữa, thể hiện ở:
- Điều chỉnh quan hệ cung cầu trên cơ sở quyền tự do lựa chọn của người tiêu dùng. Người tiêu dùng dễ dàng tìm thấy hàng hoá, dịch vụ họ muốn với giá rẻ nhất có thể;
Phân bổ nguồn lực xã hội một cách có hiệu quả, là động lực bên trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất thích ứng hàng loạt với sự biến động của nhu cầu xã hội và đổi mới công nghệ.
Tạo cơ sở hình thành phương thức hợp lý và công bằng cho quá trình phân phối lại xã hội.
Thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm và đổi mới tổ chức nền kinh tế.
Là môi trường đào thải các nhà sản xuất, kinh doanh không thích nghi được với điều kiện của thị trường. Do đó là nhân tố tự hiệu chỉnh bên trong của thị trường...
Tuy vậy, cạnh tranh cũng có nhiều nhược điểm. Cạnh tranh dễ dẫn tới vi phạm pháp luật khi có những doanh nghiệp không từ thủ đoạn nào để loại trừ đối thủ. Điều này làm các doanh nghiệp bị hạ thấp, bị tha hoá, mất đi tính công bằng trong mỗi cuộc chơi. Ngoài ra, cạnh tranh còn khiến cho nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, trắng tay khiến tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, sự phân biệt giàu nghèo càng lớn gây mất ổn định xã hội, tạo sức ép lớn đối với chính sách kinh tế và chính sách xã hội của mỗi quốc gia. Cạnh tranh không lành mạnh còn tạo ra những hậu quả tiêu cực đối với người tiêu dùng làm mất lòng tin của họ đối với doanh nghiệp, gây hoang mang cho họ.
Trong thực tiễn xã hội cũng tồn tại những hiện tượng mang tính cạnh tranh như: thi đua và thi đấu thể thao. Có thể nói, cạnh tranh là hiện tượng xã hội khác về bản chât so với thi đua xã hội chủ nghĩa. Bởi lẽ đối tượng, chủ thể và mục đích của hành động thi đua gắn liền với chủ thể không mang màu sắc kinh tế. Thi đua là “ cùng nhau đem hết khả năng ra làm nhằm thúc đẩy lẫn nhau đạt thành tích tốt nhất trong mặt hoạt động nào đó”
Cạnh tranh cũng khác với thi đấu thể thao. Trong cơ chế thị trường, con người được tự do sáng tạo nên không thể có luật chơi cụ thể cho một thành viên trong mọi điêù kiện, hoàn cảnh. Thi đấu thể thao chỉ là sự đua tranh để đạt giải thưởng trong lần đua nhất định còn cạnh tranh phải diễn ra liên tục trên thương trường. Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt nam
Tr 19, 20
Tóm lại cạnh tranh là gì?
I.1.2- Khái niệm cạnh tranh.
Định nghĩa phổ biến về cạnh tranh là:
Cạnh tranh chính là một sự chạy đua giữa các doanh nghiệp cùng sản -xuất một mặt hàng trên nền tảng là thị trường hàng hóa, sản phẩm cụ thể để tiến tới mục tiêu lợi nhuận.
Môt mặt hàng ở đây được hiểu là hàng hoá hoặc dịch vụ cùng loại hay có thể thay thế được cho nhau. Ví dụ : mỳ chính và bột ngọt Knor có thể thay thế được cho nhau.
Trong từ điển tiếng Việt, cạnh tranh được hiểu là tranh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình
Bên cạnh đó, cạnh tranh còn rất nhiều cách hiểu khác. Theo một định nghĩa được Lobe đưa ra gần một thế kỷ nay( mà khoa học cũng không thể phát triển thêm một cách đáng kể) cạnh tranh được hiểu là sự cố gắng của hai hay nhiều người thông qua những hành vi và khả năng nhất định để cùng đạt một mục đích. Theo Lobe, cạnh tranh là hành vi của ít nhất hai nhà cung cấp hàng hoá hoặc dịch vụ cùng loại hoặc có thể trao đổi được, nhằm vào cùng một loại khách hàng A. Lobe, Chống lại cạnh tranh không lành mạnh, Tập I, Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi vi phạm pháp luật theo Bộ luật dân sự, 1907, trích từ tài liệu Tiếng Đức, V. Emmerich, Das Recht des unlauteren
.
Từ điển Kinh doanh của Anh xuất bản năm 1992 đã định nghĩa cạnh tranh như sau: “ Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuât hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”
I.2-Hàng giả, hàng nhái - những hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Cạnh tranh có rầt nhiều hình thức dựa trên các tiêu chí khác nhau. Trong đó nếu căn cứ vào tính chất của thủ đoạn cạnh tranh và ảnh hưởng của nó, người ta phân chia cạnh tranh thành: cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. Cạnh tranh lành mạnh là hình thức cạnh tranh hợp pháp, trung thực, giữ gìn đạo đức và tập quán kinh doanh, cạnh tranh bằng chính nội lực, tiềm lực thực có của chủ thể cạnh tranh mà không gây thiệt hại cho người khác và lợi ích công. Còn cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cạnh tranh bất hợp pháp, trái đạo đức xã hội, truyền thống, tập quán kinh doanh, gây thiệt hại cho chủ thể kinh doanh khác, lợi ích người tiêu dùng và lợi ích công. Nội hàm của cạnh tranh không lành mạnh rất rộng , các hoạt động của nó rất phong phú tuỳ theo những quy định pháp lý của từng quốc gia và nhận thức của từng giai đoạn lịch sử.
Hàng giả, hàng nhái là một trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, xuất hiện như một khía cạnh vận động của đời sống xã hội. Điều đáng quan tâm ở đây là với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trong điều kiện kinh tế thị trường, hàng giả và hàng nhái ngày càng đa dạng hơn về chủng loại và tinh xảo hơn về kỹ thuật.
I.2.1- Khái niệm hàng giả.
Hàng giả trước hết là một loại sản phẩm, thông qua việc trao đổi, mua, bán nó trở thành hàng hoá.
Hàng giả theo cách hiểu chung thì có nghĩa là hàng kém chất lượng, hàng xấu. Nhưng đó là những khái niệm hoàn toàn khác nhau. Có nhiều văn bản quy phạm pháp luật có thể cho ta thấy sự khác biệt này.
Trong thông tư liên bộ số 1254-TT/LB ngày 8/11/1991 của Uỷ ban khoa học nhà nước- Bộ thương mại và du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định 140-HĐBT thì hàng kém chất lượng là những sản phẩm, hàng hoá có mức chất lượng thấp hơn chất lượng đã đăng- ký và ghi nhãn phẩm (ê-ti-két) song chưa vi phạm mức chất lượng tối thiểu.
Mức chất lượng tối thiểu là mức chất lượng ( chủ yếu là các chỉ tiêu liên quan đến an toàn, vệ sinh và môi trường ) được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ( như Uỷ ban Khoa học Nhà nước, Bộ y tế, Bộ lao động- thương binh và xã hội ) quy định dưới dạng tiêu chuẩn hoặc văn bản quy phạm khác.Theo quy định của Uỷ ban khoa học Nhà nước - Bộ thương mại và Du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định 140-HĐBT (25/4/1991) về xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả của Hội đồng bộ trưởng
Nghị định 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính Phủ) quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả quy định về hàng giả như sau:
Hàng giả theo Nghị định này là những sản phẩm, hàng hoá được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như những sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường; hoặc những sản phẩm, hàng hoá không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.
Những sản phẩm, hàng hoá có một trong những dấu hiệu dưới đây thì được coi là hàng giả:
Sản phẩm, hàng hoá (kể cả hàng nhập khẩu) có nhãn sản phẩm giả mạo hoặc nhãn sản phẩm của một cơ sở sản xuất khác mà không được chủ nhân đồng ý;
Sản phẩm, hàng hoá, nhãn hiệu hàng hoá giống hệt hoặc tương tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của cơ sở sản xuất khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Cục sáng chế nay là Cục sở hữu công nghiệp) hoặc đã được bảo hộ theo Điều ước quốc tế mà Việt nam đã tham gia.
Sản phẩm, hàng hoá mang nhãn không đúng với nhãn sản phẩm đã đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Sản phẩm, hàng hoá ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt nam khi chưa được cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt nam.
Sản phẩm, hàng hoá đã đăng ký hoặc chưa đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng mà có mức chất lượng thấp hơn mức tối thiểu cho phép.
Sản phẩm, hàng hoá có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.
Sản phẩm là hàng giả quy định tại điểm 5 và 6 của Điêù 4 thì phải được cơ quan tiêu chuẩn Đo lường chất lượng hoặc phòng thử nghiệm được công nhận tiến hành thử nghiệm và kết luận. Sản phẩm, hàng hoá là hoá dược, nguyên liệu làm thuốc và thuốc chữa bệnh là hàng giả thì phải được cơ quan quản lý y tế tiến hành thử nghiệm và kết luận. . Điều 9- Nghị định số 140-HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính Phủ) quy định về kiểm tra xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả.
Những vi phạm quy định pháp luật về hàng giả sẽ được xử lý theo Nghị định 140-HĐBT (25/4/1991) còn những vi phạm quy định pháp luật về hàng hoá kém chất lượng sẽ được xử lý theo Nghị định 327-HĐBT của Hội đồng bộ trưởng quy định về việc thi hành chất lượng hàng hoá.
Nếu như trước đây việc chỉ đạo chống hàng giả chưa có một văn bản riêng thì trong điều kiện hiện nay của kinh tế thị trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định 140-HĐBT quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả. Tiếp theo đó có thông tư liên bộ 1254-TT/LB hướng dẫn thực hiện đã bổ sung và hoàn thiện thêm cho các quy định của Nghị định.
Tuy nhiên đến năm 1999 Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của thủ tướng chính phủ ra đời về đấu tranh chống hàng giả, chỉ đạo hướng dẫn và kêu gọi các bộ, các cơ quan, các tổ chức cùng phối hợp để chống lại hoạt động sản xuất hàng giả. Bên cạnh đó Bộ thương mại, Bộ tài chính, Bộ công an, Bộ khoa học công nghệ và môi trường đã ban hành Thông tư số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT hướng dẫn thi hành Chỉ thị 31/1999/CT-TTg. Thông tư này xác định những dấu hiệu của hàng giả bao gồm:
1 - Hàng giả chất lượng hoặc công dụng.
1.1- Hàng hoá không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng không đúng như bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.
1.2- Hàng hoá đưa thêm tạp chất, chất phụ gia không được phép sử dụng làm thay đổi chất lượng; không có hoặc có ít dược chất; có chứa dược chất khác với tên dược chất ghi trên nhãn hoặc bao bì; không có hoặc không đủ hoạt chất, chất hữu hiệu không đủ gây nên công dụng; có hoạt chất, chất hữu hiệu khác với tên hoạt chất, chất hữu hiệu ghi trên bao bì.
1.3- Hàng hoá không đủ thành phần nguyên liệu hoặc bị thay thế bằng những nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng so với tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá đã công bố, gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.
1.4- Hàng hoá thuộc danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng mà không thực hiện gây hậu quả xấu đối với sản xuất, sức khoẻ ngừơi, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.
1.5- Hàng hoá chưa được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn mà sử dụng giấy chứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn (đối với danh mục hàng hoá bắt buộc).
2- Giả về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá:
2.1- Hàng hoá có nhãn hiệu hàng hoá trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đang được bảo hộ cho cùng loại hàng hoá kể cả nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, mà không được phép của chủ nhãn hiệu.
2.2- Hàng hoá có dấu hiệu hoặc có bao bì mang dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ hoặc với tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ.
2.3- Hàng hoá, bộ phận của hàng hoá có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ mà không được phép của chủ kiểu dáng công nghiệp.
2.4- Hàng hoá có dấu hiệu giả mạo về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá gây hiểu sai lệch về nguồn gốc, nơi sản xuất, nơi đóng gói, lắp ráp hàng hoá.
3- Giả về nhãn hàng hoá.
3.1- Hàng hoá có nhãn hiệu giống hệt, hoặc tương tự với nhãn hàng hoá của cơ sở khác đã công bố.
3.2- Những chỉ tiêu ghi trên nhãn hàng hoá không phù hợp với chất lượng hàng hoá nhằm lừa dối người tiêu dùng.
3.3- Nội dung ghi trên nhãn bị cạo, tẩy xoá, sửa đổi, ghi không đúng thời hạn sử dụng để lừa dối khách hàng.
4- Các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả.
4.1- Các loại đề can, tem sản phẩm, nhãn hàng hoá, mẫu nhãn hiệu hàng hoá, bao bì sản phẩm có dấu hiệu vi phạm như: trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hàng hoá cùng loại, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ.
4.2- Các loại hoá đơn, chứng từ, chứng chỉ, tem, vé, tiền, ấn phẩm có giá trị như tiền, ấn phẩm và sản phẩm văn hoá giả mạo khác.
Ngoài ra hàng kém chất lượng cũng được đề cập tới với 5 dấu hiệu nhận biết:
Hàng hoá có giá trị sử dụng nhưng các chỉ tiêu, thành phần cấu tạo chưa đầy đủ như công bố trên nhãn hàng hoá hoặc quảng cáo, tiếp thị nhưng không gây hại đến sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.
Hàng hoá có một trong các chỉ tiêu chất lượng thuộc danh mục bắt buộc áp dụng thấp hơn mức chất lượng tối thiểu đã công bố, nhưng không gây hại đến sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.
Hàng hoá có chất lượng thực tế thấp hơn mức ghi trên nhãn hàng hoá hoặc quảng cáo công bố nhưng không gây hại đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật.
Hàng hóa cũ tân trang sửa chữa lại rồi giả mạo hàng mới để lừa dối khách hàng, bán theo đơn giá của hàng mới.
Hàng hoá đã bị đưa thêm tạp chất hoặc các nguyên liệu khác làm thay đổi định lượng của hàng hoá, nhưng không gây hại đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.
Thông tư số 10 đã thay đổi những quy định của Nghị định 140 về dấu hiệu hàng giả. Các dấu hiệu nhận dạng hàng giả ở thông tư rõ ràng và được phân thành 4 loại hàng giả với những dấu hiệu riệng chứ không quy định chung như trong Nghị định. Hiện nay thông tư số 10 cùng với những quy định của nó coi như được thay thế cho Nghị định 140-HĐBT.
I.2.2- Khái niệm hàng nhái.
Hiện nay chưa có một tài liệu hoặc một văn bản pháp luật nào định nghĩa khái niệm về hàng nhái hay những dấu hiệu nhận dạng hàng nhái.. Hàng nhái được coi là một bộ phận của hàng giả, tức là nó là một loại hàng giả, các dấu hiệu của nó là những dấu hiệu nhận dạng hàng giả.
Tuy nhiên các tài liệu, hội thảo..luôn nêu hàng giả và hàng nhái song song. Điều này chứng tỏ hàng nhái vẫn là một khái niệm dường như riêng biệt với hàng giả.
Theo cách hiểu tiếng Việt thông thường thì nhái có nghĩa là bắt chước. Điều cần tìm hiểu là hàng hoá khi được bắt chước sẽ bắt chước cái gì của các hàng hoá hợp pháp khác và bắt chước để làm gì.
Hiện nay có 4 lĩnh vực mà hàng nhái có thể bắt chước:
(1)Tên thương mại.
Là khái niệm được chính thức sử dụng lần đầu tiên trong Luật thương mại Việt nam 1997 nhưng chưa được định nghĩa một cách cụ thể. Ta chỉ có thể hiểu đó là tên giao dịch của thương nhân- chủ thể kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dưới tên đó thương nhân xuất hiện trong các giao dịch thương mại. Ví dụ: Bột ngọt hiệu Hải Châu, Mỳ chính hiệu Vedan...
(2)Nhãn hiệu hàng hoá:
Bộ luật dân sự tại điều 785 quy định về nhãn hiệu hàng hoá như sau:
Là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Dấu hiệu cụ thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc.
Ví dụ: nhãn hiệu Lavie của nước khoáng Lavie.
(3)Kiểu dáng công nghiệp:
Được quy định tại điều 784 Bộ luật dân sự:
Là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khỗi, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố đó, có tính mới đối với thế giới và dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Ví dụ: chai nước khoáng Lavie có hình thuôn dài khoảng 30 cm, lõm hai bên hông.
(4)Bao bì thương phẩm:
Có thể hiểu như là vỏ bọc của sản phẩm, là “bao bì gắn trực tiếp và được bán cùng với hàng hoá cho người tiêu dùng gồm bao bì chứa đựng và bao bì ngoài.
Bao bì chứa đựng là bao bì trực tiếp chứa đựng hàng hoá, tạo ra hình khối cho hàng hoá hoặc được bọc kín theo hình khối của hàng hoá.
Bao bì ngoài là bao bì dùng chứa đựng một hoặc một số bao bì chứa đựng hàng hoá.” Điều 3- Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, ban hành kèm theo Quyết định 178/1999/QĐ- TTg ngày 30-8-1999 của Thủ tướng Chính Phủ.
Ví dụ: vỏ đựng bột giặt Omo có in nhãn cùng các màu sắc chính là bao bì của sản phẩm bột giặt Omo.
Hàng nhái có thể bắt chước một hoặc hai bộ phận trên của hàng hoá thật mà cũng có thể cùng lúc bắt chước cả bốn bộ phận: tên thương mại, nhãn hiệu, kiểu dáng, bao bì sản phẩm . Ta nghiên cứu trường hợp của sản phẩm nước mắm Cá Cơm Long Hải:
Cơ sở kinh doanh chế biến nước mắm Long Hải ở 100B đường Trương Định, Hà Nội đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Đăng bạ này được công bố ngày 25/5/2000 trên công báo số 146. Việc kinh doanh của cơ sơ đang thuận lợi và tạo được sự tín nhiệm thì lại nhận được rất nhiều đơn thư phàn nàn của khách hàng về bsản phẩm.
Cũng trong thời gian đó, trên thị trường các tỉnh phía Bắc và Hà Nội xuất hiện nhiều loại sản phẩm nước mắm Long Hải với đầy đủ chủng loại như: nước mắm cá cơm, cá chim trắng, cá thu...Mẫu nhãn hiệu dán ngoài vỏ chai, kiểu dáng chai...gần giống các sản phẩm của cơ sơ Long Hải thật. Có khác đi một chút: một bên là Long Hải còn bên kia là Long Hai ( bớt đi dấu hỏi)... Chưa hết bàng hoàng vì sản phẩm Long Hai tràn ngập thị trường, cơ sở Long Hải 100B Trương Định lại thêm một phen hoảng hốt nữa khi trên thị trường các tỉnh miền núi Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hoà Bình, Lào Cai xuất hiện liên tiếp loại nước mắm mang nguyên xi nhãn mác Long Hải.
Trước tình hình đó, cơ sở kinh doanh nước mắm Long Hải đã gửi đơn tới Cục Sở hữu công nghiệp khiếu nại việc một số cơ sở sản xuất nước mắm khác có hành vi xâm phạm sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu hàng hoá của mình, gây nhầm lẫn cho khách hàng, làm mất uy tín của cơ sở.
Ngày 30/11/2000, Đội quản lý thị trường TP. Thái Nguyên phối hợp cùng Phòng cảnh sát kinh tế công an tỉnh tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất nước mắm của ông P.V.L ở tổ 13B, phường Tân Lập, TP. Thái Nguyên. Tại đây, cơ quan chức năng đã phát hiện và lập biên bản 2000 nhãn mác cá cơm Nha Trang- Phan Thiết mang tên Long Hải. Cùng ngày, các lực lượng liên ngành tiếp tục kiểm tra cơ sở kinh doanh Long Tuyết ở tổ 15, phường Tân Lập, TP. Thái Nguyên. Trước sự chứng kiến của bà N.T.T ( vợ của chủ hộ kinh doanh ) và tổ trưởng tổ dân phố, các lực lượng kiểm tra đã lập biên bản 326 tem nhãn mang tên Long Hai, 3 tem nhãn mang tên Long Hải, 43 tem nhãn mang tên Hải Hằng có biểu tượng Long Hải, 1 chục vỏ chai mang hiệu Long Hải...Lực lượng kiểm tra đã quyết định tạm giữ hàng hoá, tang vật và phương tiện có dấu hiệu vi phạm nói trên giao cho cơ quan có chức năng giải quyết.
Hàng nhái khiến cho những thành quả lao động của doanh nghiệp bị lạm dụng hay hưởng dụng một cách trái phép. Hành vi này được gọi là hành vi mang tính bóc lột. Bóc lột ở đây không như khái niệm bóc lột ở trong kinh tế chính trị học hay triết học. Bởi lẽ, đối tượng bị xâm phạm là lợi ích của các hãng sản xuất chính hiệu.
Không những vậy, việc sao chép tương tự, bắt chước tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng hay bao bì của đối tượng cạnh tranh làm người tiêu dùng không thể nhận biết được đâu là hàng thật và mua nhầm. Các doanh nghiệp dùng uy tín - một loại tài sản vô hình của đối thủ cạnh tranh làm bình phong che mắt khách hàng. Thông qua chất lượng, giá cả và các điều kiện thương mại khác liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ cũng như thông qua các hoạt động quảng cáo có hiệu quả, một nhà cung cấp dần có được niềm tin của khách hàng, thể hiện qua việc nhu cầu mua hàng gia tăng hoặc khách hàng sẵn sàng trả giá cao hơn so với sản phẩm cùng loại. Cho nên hàng nhái không còn mục đích nào nằm ngoài mục đích hưởng lợi bất chính từ những thành quả có được nhờ lạm dụng uy tín của đối thủ.
I.2.3- Phân biệt hàng giả và hàng nhái
Để hiểu rõ hơn về hai khái niệm hàng giả và hàng nhái, có thể lập một bảng phân biệt như sau:
Các tiêu chí phân biệt
Hàng nhái
Hàng giả
Dấu hiệu
Những sản phẩm, hàng hoá bắt chước hay sử dụng tương tự tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng hoặc bao bì của những sản phẩm, hàng hoá được Nhà nước cho phép sản xuất nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường.
Những sản phẩm, hàng hoá không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.
Hành vi
Chen chân vào thị trường nhờ lạm dụng uy tín đối thủ cạnh tranh để gây nhầm lẫn cho khách hàng
Ví dụ: nhãn hiệu nhái là Cevie khiến cho khách hàng nhầm lẫn với nhãn hiệu nước khoáng Lavie
Hưởng lợi nhờ lừa dối khách hàng về nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của sản phẩm
Ví dụ: Sản phẩm bên ngoài in là nước mắm từ cốt cá cơm thơm ngon nhưng thực ra bên trong chỉ là nước màu pha với muối
ảnh hưởng
Uy tín và lợi nhuận của doanh nghiệp
Quyền lợi của người tiêu dùng
Bảng phân biệt này để nhấn mạnh thêm về vấn đề hàng nhái và để nói lên rằng bàn về khái niệm hàng nhái như vậy bây giờ thực sự là muộn. Bởi lẽ từ lâu hàng nhái luôn tồn tại song song cùng các loại hàng hoá khác trên thị trường. Thời gian vừa qua không ít những vụ vi phạm tương tự vụ nhái sản phẩm nước mắm Long Hải đã trình bày ỏ trên đã được phát hiện và xử lý. Vấn đề là tại sao các sản phẩm “ nhái” như thế vẫn tồn tại, thậm chí được cấp giấy chứng nhận đăng ký chất lượng khi mà cùng với sản phẩm đó đã có nhãn hiệu được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp? Phải chăng mối liên hệ giữa các cơ quan chức năng như Cục Sở hữu công nghiệp; Sở y tế; Sở KH, CN&MT; Cục và Chi cục Đo lường chất lượng các tỉnh, thành phố với nhau còn quá lỏng lẻo. Điều này dẫn tới sự chồng chéo, nhầm lẫn trong cấp giấy chứng nhận, cấp giấy phép và không ít doanh nghiệp phải điêu đứng vì chuyện hàng giả, hàng nhái. Nên chăng cũng tăng cường kiểm tra, xử lý để ngăn chặn hiện tượng trên bằng các biện pháp cứng rắn? Làm được thế chính là đã hạn chế được phần nào vấn nạn hàng giả, hàng nhái đang hoành hành hiện nay.
I.2.4 - ảnh hưởng của hàng giả, hàng nhái đối với người tiêu dùng, người sản xuất và nền kinh tế.
a- Đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng là người bị thiệt hại trực tiếp của hàng giả, hàng nhái. Để thoã mãn các nhu cầu trong cuộc sống của mình, người tiêu dùng đã tiêu thụ một lượng hàng hoá, nhu yếu phẩm, thuốc men...rất lớn. Nhưng bởi vì hàng giả, hàng nhái đều không phải là loại hàng hoá đảm bảo về mặt chất lượng và an toàn vệ sinh như người tiêu dùng mong muốn nhất là hàng giả, ví dụ loại nước màu pha muối giả làm nước mắm ở trên. Những đối tượ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3610.doc