Lời nói đầu
Thưa các thầy cô bộ môn văn hoá kinh doanh!
Sau thời gian học tập bộ môn em thấy rất thích thú môn học này bơỉ nó không những là một môn học rất mới, rất bổ ích cho sinh viên mà nó còn có một phương pháp học rất hay cùng với sự giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô. Mỗi chương là một hệ thống các kiến thức bổ ích, tất cần thiết đối với sinh viên_không chỉ là sinh viên kinh tế. Đặc biệt em rất thích chương IV: Văn hoá doanh nhân.
Một chương nghiên cứu về văn hoá của doanh nhân, nhữn
12 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3618 | Lượt tải: 5
Tóm tắt tài liệu Phân tích yếu tố doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ_Tổng giám đốc của cà phê Trung Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g người lãnh đạo doanh nghiệp & những tố chất, đạo đức, yếu tố làm nên một doanh nhân thành đạt.
Vì vậy em đã chọn đề tài “Phân tích một tố chất của doanh nhân” này.
Trong quá trình làm bài, do kiến thức là vô tận nên không tránh khỏi thiếu sót, vì vậy em rất mong được sự chỉ dậy nhiệt tình của thầy cô!
Mở Đầu
Ngày nay, trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển, nước ta đã gia nhập WTO thì vấn đề kinh tế được ưu tiên hàng đầu. Trước đây khi chủ nghĩa “trọng nông ức thương” còn tồn tại thì giới doanh nhân không được coi trọng. Nhưng giờ đây, khi lợi ích của việc mở cửa giao lưu buôn bán được nhận thức đúng đắn thì địa vị của người doanh nhân ngày càng được khẳng định và nâng cao. Nhà nước ta đang có những chủ trương, chính sách tích cực nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế đặc biệt là công nghiệp & dịch vụ, vì vậy vai trò của những doanh nhân rất được trú trọng. Chúng ta đã & đang khuyến khích việc đầu tư & phát triển con người, đào tạo những thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước, những con người có nhiệt huyết, tầm nhìnn & sự vươn lên trở thành những doanh nhân, những nhà kinh tế trẻ thành đạt. Để làm được điều này quả là không dễ dàng, đó là cả một chặng đường dài đầy gian nan, vất vả mà chỉ có những con người thực sự yêu thích kinh doanh, có khát khao cháy bỏng & lòng nhiệt tình sâu sắc mới có thể vượt qua & đi tới đích thành công. Trên con đường đầy chông gai, sỏi đá đó đã có không ít người bỏ cuộc nhưng cũng có những con người quả cảm đã vượt qua được gian nan, thử thách & trở thành tấm gương tiêu biểu cho giới trẻ. Một trong số những tấm gương doanh nhân xuất sắc tiêu biểu đó mà em muốn đề cập đến trong bài phân tích này là doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ_Tổng giám đốc của cà phê Trung Nguyên.
Nội dung
Đặng Lê Nguyên Vũ sinh ra trong một gia đình nghèo, bố mẹ đều là nông dân, nhà có ba chị em: hai chị gái và Nguyên Vũ là con út.
Từ khi còn nhỏ Đặng Lê Nguyên Vũ đã có một ý trí nghị lực hơn người, tuổi thơ đi học của anh là cảnh nội bộ trên con đường đất đỏ dài 15 km trong suốt 9 năm, ngày nắng cũng như ngày mưa, với một quãng đường dài khó khăn như vậy nhưng anh vẫn đến trường đầy đủ, chăm chỉ và là một trong những học trò giỏi, thi đỗ trường Đại học Y khoa Tây Nguyên. Khi đó bố mẹ anh mới chắt chiu đủ tiền để mua cho anh một chiếc xe đạp cũ để tới trường, và phải bán đi nhiều tạ lúa và nhiều thứ khác trong nhà để anh có đủ tiền lên nhập học. Hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng không làm chùn bước chân Nguyên Vũ. Trong suốt những năm học Đại học, anh đã làm thêm đủ mọi nghề: làm cỏ, hái cà phê, đem cơm nước cho công nhân ở rẫy…để có đủ tiền trang trải việc học tập và ăn ở, ý trí muốn thoát nghèo luôn thôi thúc Nguyên Vũ. Có biết bao ý tưởng, bao sự sáng tạo đã hiện hữa trong tâm trí anh, anh đã chia sẻ nó cho mọi người nhưng lại không nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ mà còn bị coi là “ người bệnh tưởng”
ảnh :
Là một người có tính độc lập, quyết đoán, tự tin Nguyên Vũ đã không hề nản trí, anh đã nuôi dưỡng cho ý tưởng kinh doanh của mình, cố gắng thuyết phục mọi người xung quanh và cuối cùng anh cũng nhận được sự giúp đỡ của ba người bạn cùng phòng. Họ đã cùng nhau chia sẻ những hoài bão, khát vọng làm giàu, khát vọng vươn lên ngay từ khi còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường và rồi một biến cố bất ngờ đã đưa Nguyên Vũ đến với sự nghiệp sau này của anh: đó là việc cha anh bị bệnh nặng, chỉ cần hai triệu đồng chữa trị mà vay mượn cả đại gia đình cũng không đủ. Lúc đó, ý trí khát khao vươn lên trong lòng cậu con trai 16 tuổi_Đặng Lê Nguyên Vũ trỗi dậy.Anh đã thề với lòng mình: “một ngày nào đó mình sẽ thay đổi cuộc sống của cả đại gia đình này”.
Rất tự tin và quyết đoán, mặc dù đang học năm thứ ba của đại học Ykhoa Tây Nguyên nhưng Nguyên Vũ đã quyết định bỏ ngang việc học để lên TP Hồ Chí Minh lập nghiệp. Ra đi với hành trang duy nhất là tên và địa chỉ của một người chú chưa từng biết mặt, anh tự hứa sẽ không trở về nhà cho đến khi sự nghiệp vững vàng. Thầy cô và các sinh viên trường đại học Tây Nguyên không ai không biết đến Dăng Lê Nguyên Vũ chàng sinh viên khoa y với nhiều ước mơ và hoài bão vượt ra ngoài phạm vi đất nước. Gờ đây, nhắc đến Đặng Lê Nguyên Vũ người ta lại liên tưởng đến BillGates bỏ họ đẻ làm kinh doanh và anh được coi là một BillGates thứ hai_ một BillGates của Việt Nam.
ảnh
Sau khi nhận được nhiều lời khuyên chân thành từ người chú, Nguyên Vũ đã đồng ý trở lại trường tiếp tục học tập. Nhưng sự say mê, yêu thích kinh doanh luôn thôi thúc anh. Trong anh luôn nung nấu ý tưởng kinh doanh của mình. Anh nghĩ: tại sao nông dân trồng cà phê vẫn nghèo trong khi thế giới có quốc gia không trồng được cây cà phê nào mà vẫn giàu về cà phê? Tại sao cà phê mình chỉ để xuất hạt thôi mà không chế biến để xuất khẩu? Vậy là anh với ba người bạn cùng phòng chia sẻ suy nghĩ này và hùn tiền mua lại một lò rang cà phê. Thuận lợi của anh lúc đó là trong trường có đông sinh viên tứ sứ nên qua họ anh biết được nơi nào có cà phê ngon.Thế là anh đã đi khắp nơi tìm tòi bí quyết pha chế cà phê để thực hành.
Thời gian đó quả là một chặng đường đầy gian nan thử thách,tưởng chừng như không thể tiếp tục vậy mà Nguyên Vũ vẫn kiên trì ,sẵn sàng chấp nhận mọi khó khăn thư thách,luôn đương đầu với chúng:
Ngày khai trương lò rang cà phê,anh cũng tổ chức để lấy hên,nhưng khi vừa cúng xong thì người bà con của chủ nhà về đã hất đổ mọi thứ,cất bỏ hết dây điện,anh buộc phải chuyển lò đi nơi khác.Lò quay bàng tay,đốt bằng củi,hôm nào rang cà phê,bên dưới là mấy thằng ngồi học bài trên cái gác gỗ như bị nướng trong lò bát quái. Có vài vị hàng xóm sợ các anh có ngày thiêu trụi nhà họ nên đi báo công an,vậy là lò rang của anh lại phải dẹp.
Khi tìm được một đối tác ở Long Xuyên để mở lò rang xay,chế biến,phân phối cà phê tại miền tây thì chỉ sau một vai tháng cuộc “hôn phối” này thất bại hoàn toàn.Khi đó mọi thư với anh trở lên thật khó khăn,anh đã cạn kiệt hoàn toàn về vốn liếng ,công việc kinh doanh cà phê ở Buôn Ma Thuột cũng gặp nhiều bế tắc,chỉ cầm cự từng ngày.
Chúng ta phải thừa nhạn một điều là Đặng Lê Nguyên Vũ là một người có đầu óc kinh doanh rất nhạy bén với một tầm nhìn chiến lược.Nhận thấy lợi thế của các hàng hoá nông sản Việt Nam rất phong phú ,đặc biệt là cà phê Buôn Ma Thuột ,một loại cà phê nổi tiếng được rất nhiều người yêu thích,thế nhưng lại không có một địa vị,một thương hiệu nào cả so với các thưong hiệu cà phê khác của nước ngoài.Nông dân trồng cà phê ở Việt Nam chủ yêu xuất khảu cà phê hạt ra nước ngoài chứ không chế biến thành phẩm do vậy giá thành rất rẻ,người nông dan phải chịu thiệt thòi,cuộc sống không đươc no đủ.Điều này đã khiên Đặng Lê Nguyên Vũ phải suy nghĩ rất nhiều và anh đã quyết định kinh doanh cà phê,xây dụng cho nó một thương hiệu không chỉ trong nước mà còn vươn xa ngoài thế giới.
Biết Sài Gòn là một mảnh đất đầy tiềm năng để kinh doanh cà phê Nguyên Vũ đã quyết định đầu tư vào Sài Gòn.Ngày 20/8/1998đi vào lịch sử của cà phê Trung Nguyên khi anh khai trương quán cà phê đàu tiên tại 587 Nguyễn Kiệm(quận Phú Nhuận) với hình thức phục vụ uống cà phê miên phí trong vòng mười ngày.Đó là một chiên lược kinh doanh rất độc đáo,là cú đột phá lịch sử với dân khoái uống cà phê ở Sài Gòn khi lần đầu tiên có một quán cà phê miễn phí.Nhờ đó anh đã thu hút được rất nhiều người uống cà phê đến với thương hiệu của mình,có một ông khách 60 tuổi để uống và nói: “tôi uống cà phê ở Sài Gòn đến từng này tuổi nhưng đây là lần đầu tiên được uống cà phê không phải trả tiền”.Quán đông nghịt suốt ngày đêm,đó là bước khởi đầu khá hoàn hảo của anh,và anh tiêp tục gây dựng và mở rộng sự nghiệp của mình.Đến nay Trung Nguyên đã có khoảng hơn 1000 quán cà phê ở trong và ngoài nứơc.
Không chỉ mở rông về bề rộng mà Trung Nguyên còn phát triển về chiều sâu,anh luôn không ngưng cố gắng lỗ lực hoan thiên sản phâm của mình,ít lâu sau anh đã cho ra đời một lọai sản phẩm mới:cà phê hoa tan G7,đánh dấu một bước phát triển mới trong thị trường cà phê.
Đặng Lê Nguyên Vũ đã thực sự gây kinh ngạc cho các nhà doanh nghiệp,tên gọi cà phê hoà tan G7 trong ý tưởng của anh là một cai tên dễ tiếp cận quốc tế nhưng không mang tính vọng ngoại mà mang sứ mạng chinh phục:chiếm lĩnh thị trường 7 nước phát triển.G7 chính thức đối đầu với các đại gia nước ngoàivề cà phê hoà tan băng “Ngày hội cà phê hoà tan G7”tại dinh Thống Nhất,cuộc thử sản phẩm đem đến kết quả thú vị:89% người chọn cà phê hoà tan G7 là sản phẩm yêu thích ,và chỉ có 11%chọn nhãn hiệu cà phê hoà tan nescafe,sản phẩm mói ra mất hơn 8 tháng nhưng đãgây rất nhiều khó khăn cho các đối thủ.
Bên cạnh đó Đặng Lê Nguyên Vũ còn chú trọng đào tạo các nhân viên của mình,tạo ra một cung cách phục vụ chu đáo ,nhiệt tình,rất riêng mang một màu sắc rất Trung Nguyên mà chỉ ở Trung Nguyên mới có.
Khi đã đạt được những thành công nhát định trong nước ,Nguyên Vũ nhận thấy phải đưa hàng hoá Việt Nam ra ngoài thế giới ,cạnh tranh vói những thương hiệu hàng đầu để khẳng định vị thế của Việt Nam trên trương quốc tế.Nghĩ là làmNguyên Vũ đã đưa cà phê Việt Nam sang Nhật Bản, Campuchia, Thái Lan, Singapo, Trung Quốc…
Đi nhiều thấy nhiều mọi điều trên thế giới, Đặng Lê Nguyên Vũ cảm thấy tủi nhục trước cảnh hàng hoá Việt Nam bị coi thường. Nói đến Toyota, Sony, Hitachi người ta nghĩ ngay tới nước Nhật; nói IBM, Intel, Ford là biết biết Mỹ; Mercedes là nói đến Đức...hình ảnh thương hiệu hàng hóa từ lúc nào đã trở thành hình ảnh đối thoại của mỗi quốc gia. Không có thương hiệu làm sao Việt Nam có thể hội nhập và đối ngoại với thế giới? Vì vậy, anh quyết tâm đi tiên phong, xây dựng thành công thương hiệu Trung Nguyên trên trường quốc tế. Việt Nam có rất nhiều hàng hóa được thế giới ưa chuộng nhưng tại sao không có sản phẩm nào có thương hiệu? Anh quan niệm hàng hoá là hình ảnh con người, là nét văn hoá của mỗi quốc gia chứ không chỉ đơn thuần là hàng hoá để bán. Vì vậy, ngay từ đầu khi chọn logo cho Trung Nguyên, Đặng Lê Nguyên Vũ đã thể hiện hoài bão của mình: logo mũi tên là hình ảnh cách điệu của nhà rông Tây Nguyên _nơi khơi nguồn của cà phê Trung Nguyên, hình mũi tên hướng thẳng lên trời để thể hiện ý trí chinh phục đỉnh cao, khát vọng vươn lên, phát triển vượt bậc. Ba vạch trắng trên logo là hình ảnh cách điệu của lối lên nhà sàn, thể hiện văn hoá của công ty muốn duy trì bản sắc Tây Nguyên. Màu trắng thể hiện cho sự tinh khiết là cam kết cho an toàn vệ sinh thực phẩm. Mỗi vạch trắng tượng trưng cho một yếu tố thiên, địa, nhân...Bảng hiệu của Trung Nguyên với sắc nâu là màu của đất, của cà phê, của cội nguồn dân tộc. Tất cả đó là thương hiệu Trung Nguyên đậm chất truyền thống trên trường quốc tế. Mục tiêu của Đạng Lê Nguyên Vũ là đưa thương hiệu của cà phê Trung Nguyên trở thành một thương hiệu toàn cầu và sản phẩm cà phê Trung NGuyên có mặt trên khắp thế giới. Đặng Lê Nguyên Vũ bật mí: “chiến lược phát triển công ty của chúng tôi có năm bước. Hiện tại chúng tôi đang hoà thiện bước thứ hai. Bước đầu tiên là hình thành, gây dựng thương hiệu, hoàn chỉnh khâu phân phối. Bước thứ hai là đưa chất văn hoá và sự đồng nhất vào sản phẩm, và vì bí mật kinh doanh cho phép tôi không nói, chỉ biết, bước cuối cùng là một Trung Nguyên toàn cầu”.
Những gì mà Đặng Lê Nguyên Vũ đã làm được là sự mong ước của rất nhiều người và tất nhiên để có được những điều đó thì anh đã phải nỗ lực, phải vượt qua rất nhều khó khăn thử thách;ở anh hội tụ đầy đủ tố chất của một doanh nhân thành đạt, 33 tuổi Đặng Lê Nguyên Vũ đã tạo ra một đế chế cà phê mà danh tiếng của nó vượt ra ngoài biên giới Việt Nam. Anh trở thành thần tượng trong suy nghĩ của giới trẻ với những hoài bão lớn lao, những ý tưởng táo bạo cùng sự thàng công thần kỳ của mình. Đại diện cho gới doang nhân trẻ cả nước, đầu tháng tám năm 2004, Đặng Lê Nguyên Vũ_tổng giám đốc cà phê Trung Nguyên đã ssang Brunei nhận giải nhà doanh nghiệp trẻ xuất sắc nhất ASEAN năm 2004, giải thưởng do hiệp hội các nhà doanh nghiệp trẻ ASEAN tổ chức 5 năm 1 lần.
Chính nhờ sự chèo lái tài tình củ Đạng Lê Nguyên Vũ mà con thuyền “Trng Nguyên “ đã có những bước tiến rất xa và đạt được những thành công vượt bậc. Chúng ta có thể kể đến một số thành quả sau:
Là một trong 10 thương hiệu mạnh của Việt Nam năm 2005
Tổng giám đốc là doanh nhân được mời tham gia đại hội đảng klần thứ IX
Giả thưởng doanh nghiệp trẻ xuất sắc ASEAN 2004
Huân chương lao động hạng Ba trao tặng năm 2004
Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2003_2005 của hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao tặng.
TGĐ Đặng Lê Nguyên Vũ đạt giải thưởng doanh nghiệp sao đỏ do hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam trao tặng năm 2002.
7 năm liền được người tiêu dùng bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao từ 1999_2005
Bằng khen của thủ tướng chính phủ trao tặng năm 2002
ảnh
Kết luận
Qua đây chúng ta có thể thấy rằng để trở thành một doanh nhân thành đạt thì điều cần thiết là phải có “tố chất doanh nhân”. Đó là yếu tố quyết định hàng đầu, cũng giống như Đặng Lê Nguyên Vũ_một con người hội tụ đầy đủ yếu tố, phẩm chất của một doanh nhân thành đạt và thực tế đã cho thấy anh thành công khi tuổi đời còn rất trẻ. Đó chính là kết quả của bao nhiêu năm lăn lộn, cống hiến hết mình cho một thương hiệu Việt. Giờ đây thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã trở thành một hiện tượng kinh tế của Việt Nam và tên tuổi Đặng Lê Nguyên Vũ đã trở lên rất quen thuộc, anh trở thành tấm gương sáng cho thế hệ sau tiếp nối, noi theo. Và chúng ta có quyền hy vọng ở một tương lai sáng lạn, một tương lai mà thế hệ trẻ 8X, 9X sẽ đưa doanh nhân Việt Nam lên một tầm cao mới, khi đó thương hiệu Việt sẽ được biét tới rộng rãi trên khắp các châu lục. Tất cả đang chờ chúng ta ở phía truớc, chúng ta hãy cố gắng phấn đấu trau dồi kiến thức, hoàn thiện tố chất, hoàn thiện bản thân để trở thành những doanh nhân thành đạt
Mục lục:
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- V0349.doc