Lời mở đầu
Sự cần thiết của đề án.
Từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường và bước vào hội nhập kinh tế thì nền kinh tế trong nước phải vận động cùng với xu hướng của nền kinh tế thế giới. Một khi kinh tế thế giới rơi vào suy thoái hay khủng hoảng thì Việt Nam cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng và thực tế những năm gần đây đã chứng minh điều đó. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu và hồi phục chậm như hiện nay, vấn đề lao động, việc làm và thất nghiệp đang là một vấn đề chính
41 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2166 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Phân tích về tình hình lao động, việc làm và thất nghiệp của Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sách vĩ mô bức xúc. Khi nền kinh tế rơi vào suy giảm, người lao động Việt Nam gặp nhiều khó khăn và rủi ro do những hạn chế về hiểu biết và trình độ kỹ thuật. Năng suất lao động thấp so với lao động các nước trong khu vực và trên thế giới nên khả năng phản ứng và chống đỡ các cú sốc bên ngoài chậm và yếu. Khủng hoảng kinh tế thế giới thời gian qua với những tác động tiêu cực của nó đến thị trường lao động có thể coi là phép thử để phản ánh được thực trạng và năng lực của thị trường lao động nước ta.
Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về lao động và việc làm ở nước ta nhằm đưa ra các biện pháp và chính sách giảm thất nghiệp, tạo việc làm cho người lao động. Mặc dù vậy, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn trong tình trạng báo động. Đảng và nhà nước ta luôn coi việc đảm bảo việc làm đầy đủ cho người lao động là mục tiêu hàng đầu trong bình ổn thu nhập và giải quyết các vấn đề xã hội có liên quan. Chính vì vậy, việc giảm thất nghiệp trong tình trạng hiện nay đang là thách thức lớn đối với các nhà lập chính sách.
Đề án này sẽ tập trung phân tích về tình hình lao động, việc làm và thất nghiệp của Việt Nam hiện nay để từ đó đề xuất một số chính sách nhằm tạo việc làm ổn định và giảm thất nghiệp cho người lao động.
Mục tiêu nghiên cứu của đề án
Đề án có ba mục tiêu nghiên cứu chủ yếu:
Thứ nhất là làm rõ những vấn đề lý luận về lao động, việc làm và thất nghiệp.
Thứ hai là đánh giá thực trạng lao động, việc làm và thất nghiệp trong thời gian qua, nhất là trong giai đoạn suy giảm kinh tế hiện nay, để qua đó thấy được nguyên nhân tình trạng thất nghiệp ở nước ta.
Thứ ba là đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm giảm thất nghiệp và tạo nhiều việc làm cho người lao động
Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp tổng hợp , phân tích , so sánh và nhận xét bằng những số liệu thống kê theo thời gian.
Kết cấu của bài viết
Bài nghiên cứu bao gồm năm phần với nội dung như sau:
Phần I : Mở đầu
Phần II: Các khái niệm cơ bản về lao động và việc làm
Phần III: Thực trạng về lao động , việc làm của nước ta thời gian qua
Phần IV: Định hướng và các giải pháp nhằm giải quyết tình trạng thất nghiệp và tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động
Phần V: Một số kết luận
Phần I
Thực trạng về lao động, việc làm và thất nghiệp của Việt Nam giai đoạn 2000-2008
1.1. Một số đặc điểm của thị trường lao động Việt Nam
Việt Nam là một nước đang chuyển đổi từ một nền kinh tế trình độ thấp với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mô hình kinh tế mới này là mô hình của một nền kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế của CNXH và các yếu tố bảo đảm tính định hướng XHCN. Trong bối cảnh hội nhập của một nước đang trong quá trình chuyển đổi, sự hình thành và phát triển của thị trường lao động có đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, tồn tại song trùng của hai nền kinh tế là nền kinh tế truyền thống (nông nghiệp là chủ yếu và tự cung tự cấp) và nền kinh tế đang trong quá trình chuyển hoá lên hiện đại (hay nền kinh tế thị trường). Nhìn tổng thể, năng suất của khu vực nông nghiệp vẫn thấp thấp và đa số việc làm có năng suất thấp. Đô thị hoá kéo theo khu vực công nghiệp và dịch vụ năng suất cao hơn nhưng vẫn chưa hấp thụ hết lao động di chuyển từ nông thôn nên về cơ bản thì Việt Nam vẫn là một thị trường dư thừa lao động.
Thứ hai, lao động chủ yếu làm việc trong khu vực nông nghiệp, khu vực phi kết cấu, năng suất thấp, nhiều rủi ro, tình trạng chia sẻ công việc, chia sẻ việc làm còn phổ biến.
Thứ ba, khu vực làm công ăn lương phát triển thúc đẩy hình thành quan hệ lao động mới giữa người sử dụng lao động và người lao động. Đây là nền tảng để hình thành và phát triển thị trường lao động cho một nền kinh tế thị trường.
Thứ tư, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, trong đó có thể chế thị trường lao động. Do đó, hệ thống pháp luật về thị trường lao động vẫn chưa đầy đủ và đồng bộ, đặc biệt vai trò và trách nhiệm của các chủ thể trên thị trường lao động không rõ ràng, sự phân định giữa vai trò của thị trường và vai trò của nhà nước chưa làm rõ và các cơ sở hạ tầng của thị trường lao động cũng chưa được phát triển.
Thứ năm, do sự hình thành và phát triển của các khu vực kinh tế không đồng nhất nên thị trường lao động bị phân mảng, chia cắt lớn với những cơ chế tuyển dụng và trả công khác nhau. Thị trường lao động phát triển mạnh và sôi động ở các vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn, trong khi ở các vùng nông thôn, nhất là vùng miền núi xa xôi, hẻo lánh, khu vực phi kết cấu, thị trường lao động chưa phát triển mạnh.
Thứ sáu, chất lượng nguồn nhân lực, tính linh hoạt của thị trường lao động và trình độ tổ chức quản lý còn thấp dẫn đến năng suất thấp, sức cạnh tranh thấp.
Thứ bảy, chưa đảm bảo an ninh việc làm đối với người lao động, doanh nghiệp cũng như trên phạm vi toàn xã hội.
1.2. Thực trạng về lao động và việc làm ở nước ta thời gian qua
Việt Nam là một nước có quy mô dân số lớn, tháp dân số tương đối trẻ và bắt đầu bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng “ với nguồn nhân lực dồi dào nhất từ trước đến nay. Tính đến năm 2009, dân số nước ta đạt 85.8 triệu người, trong đó nữ chiếm khoảng 50,8%. Gia tăng dân số trong những năm qua kéo theo gia tăng về lực lượng lao động. Năm 2003, nước ta có trên 42 triệu lao động thì năm 2008 đã có 53,8 triệu người. Nhìn chung, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1,2-1,3 triệu người bước vào độ tuổi lao động và đây cũng là một lợi thế cạnh tranh quan trọng của Việt Nam trong việc thu hút đầu tư nước ngoài góp phần phát triển kinh tế và xã hội.
1.2.1. Về lao động
Xét theo cơ cấu lực lượng lao động thì tỉ lệ lao động nam lại nhiều hơn nữ với trên 50% lao động là nam giới (Bảng 1). Tuy nhiên, sự chênh lệch này là không đáng kể và cho thấy lao động nữ chiếm một số lượng đông đảo trong lực lượng lao động của đất nước. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động nữ lại khá cao so với lao động nam do hạn chế về sức khoẻ và những mâu thuẫn giữa việc sinh đẻ và làm việc, cơ hội tìm được việc làm vừa ý sau khi sinh là thấp.
Bảng 1. Lao động và cơ cấu lao động theo giới tính, 2003-2008
Năm
Đơn vị
2003
2004
2005
2006
2007
2008
tổng số lao đông
1000 ngươi
42.124,6
43.255.3
44.382,1
45.579,4
46.707,9
46707,9
tỉ lệ lao động nam
%
50,7
51,0
51,3
51,4
51,6
50,7
tỉ lệ lao đọng nữ
%
49,0
48,7
48,6
48,4
49,3
tốc độ tăng của lực lượng lao động
%
1,85
2,68
2,60
2,70
2,48
Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (nhiều năm)
Bảng 2: cơ cấu lực lượng lao động theo vùng và lãnh thổ (%)
năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
đồng bằng song hồng
22.54
22.5
22.5
22.34
22.28
21.6
Đông Bắc
11.88
11.9
11.8
11.64
11.64
11.7
Tây Bắc
3.11
3.2
3.2
3.17
3.18
3.2
Bắc Trung Bộ
12.11
12.1
12.1
12.11
12.19
12.35
Duyên Hải Nam Trung Bộ
8.31
8.3
8.3
8.21
8.22
8.26
Tây Nguyên
5.37
5.6
5.6
5.58
5.59
5.49
Đông Nam Bộ
15.05
15.1
15.2
15.39
15.41
16.5
ĐồngBằngSông Cửu Long
21.63
21.5
21.5
21.56
21.49
20.84
Tổng
100
100
100
100
100
100
Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (nhiều năm)
Bảng 2 cho thấy, qua các năm, lực lượng lao động vẫn tập trung đông nhất ở khu vực Đồng bằng sông Hồng (chiếm trên 22%). Đứng thứ 2 là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm trên 21%). Đây là hai khu vực có diện tích đất rộng, tập nhiều nhiều thành phố lớn , khu đô thị và nhiều khu công nghiệp , thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh nên thu hút đông đảo lao động tập trung ở những khu vực này. Tiếp theo là khu vực Đông nam bộ và Bắc trung bộ chiếm tỉ lệ trên 10% còn các khu vực khác thì chiếm tỉ lệ dưới 10%. Rõ rang những khu vực này diện tích đất hẹp nhiều đồi núi , ít khu đô thị và khu công nghiệp nên không thu hút nhiều lao động đến đây.
Bảng 3: Cơ cấu lực lượng lao động theo khu vực thành thị và nông thôn
Đơn vị: %
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
Thành thị
24.2
24.4
25.0
25.4
25.4
Nông thôn
75.8
75.6
75.0
74.5
74.6
tổng
100
100
100
100
100
(Nguồn : Bộ lao động thương binh xã hội)
Số liệu bảng 3 cho thấy , cơ cấu lực lượng lao động phân theo 2 khu vực thành thị và nông thôn có sự chênh lệch lớn. Nhìn chung lực lượng lao động ở nước ta chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, chiếm trên dưới 75%. Con số này có xu hướng giảm đi qua các năm nhưng vẫn ở mức cao.
Cả nước hiện nay có khoảng 17 triệu thanh niên nông thôn độ tuổi từ 15-30 chiếm 70% số thanh niên và 60% lao động nông thôn. Tuy nhiên 80% trong số này chưa qua trường lớp đào tạo nào chuyên môn nào . Đặc điểm này đã trở thành trở ngại lớn cho lao động nông thôn trong việc đi tìm kiếm việc làm, nhất là đối với những lao động muốn di cư lên các thành phố lớn làm việc.
Bảng 4: Cơ cấu lực lượng lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuật
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
Đã qua đào tạo
20,99
25,5
25,3
31,55
34,75
Chưa qua đào tạo
79,01
74,5
74,7
68,45
65,25
Tổng
100
100
100
100
100
Nước ta là một nước đông dân , có lực lượng lao động trẻ và dồi dào. Tuy nhiên phần lớn lại là lao động phổ thông chưa qua đào tạo chuyên môn kĩ thuật. Số liệu bảng 4 cho thấy năm 2003 nước ta có tới 79% lực lượng lao động chưa qua đào tạo, chỉ có 21% là đã qua đào tạo. Con số đã qua đào tạo có xu hướng tăng lên qua các năm, đến năm 2007 đã là 34.75% . Tuy nhiên, việc gia tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo lại chủ yếu là do gia tăng nhóm công nhân kĩ thuật không bằng , tỷ lệ công nhân kĩ thuật có bằng có xu hướng giảm xuống. Lao động có trình độ cao đang tăng lên nhưng mức độ cải thiện còn chậm và thấp.
1.2.2. Về lực lượng lao động có việc làm.
Bảng 5:
Lực lượng lao động có việc làm phân theo nghành kinh tế , thành phần kinh tế và vùng lãnh thổ.
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
40.573,8
41.586,3
42.526,9
43.338,9
44.171,9
44.915,8
Cơ Cấu theo ngành kinh tế(%)
Nông lâm ngư
60.25
58.75
57.10
54.37
53.90
51.12
Công nhiệp –XD
16.44
17.35
18.20
19.23
19.98
19.83
dịch vụ
23.31
23.90
24.70
26.40
26.12
29.05
Tổng
100
100
100
100
100
100
Cơ cấu theo thành phần kinh tế(%)
Nhà nước
9,95
9,88
9,50
9,11
9,00
9,08
Ngoài quốc doanh
88,14
87,83
87,84
87,81
87,51
87,20
Đầu tư nước ngoài
1,91
2,29
2,66
3,08
3,49
3,72
Tổng
100
100
100
100
100
100
Cơ cấu theo vùng lãnh thổ(%)
Đồng Bằng sông hồng
22,70
22,59
22,51
22,42
22,42
22,32
Đông Bẵc
11,97
11,93
11,88
11,74
11,75
11,75
Tây Bắc
3,16
3,22
3,21
3,21
3,23
3,32
Bắc trung bộ
12,21
12,14
12,14
12,13
12,26
12,18
Duyên hải nam trung bộ
8,25
8,25
8,23
8,19
8,17
8,17
Tây nguyên
5,40
5,61
5,61
5,62
5,26
5,36
Đông nam bộ
14,75
14,84
14,93
15,17
15,13
15,20
Đồng bằng sông cửu long
21,56
21,41
21,49
21,52
21,40
21,7
Tổng
100
100
100
100
100
100
( Nguồn Bộ lao động – thương binh – xã hội)
Số liệu bảng trên cho ta thấy tình hình lao động có việc làm phân theo ngành , thành phần kinh tế và vũng lãnh thổ của nước ta thời gian qua.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong những năm qua của nước ta đã tạo ra nhiều cơ hội công ăn việc làm cho người lao động . Năm 2003 số lao động có việc làm mới trên 40 triệu người , đến năm 2007 con số này là trên 44 triệu người và đến năm 2008 là 44,9 triệu người. Do nước ta là một nước nông nghiệp nên ngành nông lâm ngư nghiệp thu hút một phần lớn lực lượng lao động . Năm 2003 có tới 60,25% lực lượng lao động có việc làm thuộc lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp . Tuy nhiên con số này có xu hướng giảm xuống qua các năm do sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Và đến năm 2008 , lao động có việc làm trong lĩnh vực nông lâm nghiệp giảm xuống chỉ còn 51,12%.
Ngược lại với xu hướng giảm lao động làm việc ở khu vực nông lâm ngư , lao động làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên . Nếu như năm 2003 , lao động làm việc trong các ngành công nghiệp chiếm 16,44% và trong ngành dịch vụ là 23,31% thì đến năm 2008 con số này tăng lên tương ứng là 19,83% và 29,05% . Có thể nói đây là tín hiệu đáng mừng thể hiện sự phát triển của nền kinh tế đất nước đang chuyển dần từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ hiện đại.
Số liệu bảng 5 còn cho thấy , trong những năm qua kinh tế ngoài quốc doanh đang tạo ra phần lớn việc làm cho người lao động. Có tới xấp xỉ 88% lực lượng lao động có việc làm trong khu vực kinh tế này . Lao động làm việc trong khu vực nhà nước đang có xu hướng giảm đi do quá trình cổ phần hóa diễn ra nhanh chóng . Trong khi đó lao động làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại đang tăng lên : năm 2003 có 1,91% thì đến năm 2008 có 3,92% lao động có việc làm ở khu vực kinh tế này .
Xét cơ cấu lao động có việc làm theo vùng và lãnh thổ , ta thấy : Đông bằng sông Hồng và sông Cửu Long vẫn là nơi có số lao động đang làm việc cao nhất. Đó là do hai khu vực có dân cư sinh sống đông nhất , có điều kiện sống và làm việc tôt nhất . Tiếp đến là các khu vực Đông Nam Bộ , Bắc Trung Bộ và Đông Bắc. Tây Bắc và Tây Nguyên là hai khu vực có tỷ lệ lao động đang làm việc thấp nhất do đây là hai khu vực miền núi có điều kiện sống và làm việc còn nhiều khó khăn.
Bảng 6: Tỉ lệ lao động có việc làm theo trình độ chuyên môn kĩ thuật
Đơn vị: %
Chưa qua đào tạo
Sơ cấp có chứng chỉ nghề
Công nhân kĩ thuật
Trung học chuyên nghiệp
Cao đẳng và đại học trở lên.
2007
2008
2007
2008
2007
2008
2007
2008
2007
2008
Cả nước
76,2
74,9
6,7
7,4
5,2
6,0
5,4
5,0
6,6
6,7
Thành thị
52,7
49,1
10,0
11,8
9,6
12,1
9,6
9,1
18,1
17,8
Nông thôn
83,9
83,9
5,6
5,9
3,8
3,8
4,0
3,5
2,7
2,9
(Nguồn Bộ Lao Động Thương Binh xã hội.)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tỉ lệ lao động có việc làm chưa qua đào tạo chiếm một tỉ lệ lớn : năm 2007 chiếm 76.2% và đến năm 2008 là 74.9%.
Trong khi đó lao động có được đào tạo có tay nghề còn quá ít và phần lớn lại là sơ cấp có chứng chỉ nghề chiếm 7,4%, công nhân kĩ thuật chỉ 6,0% , và trung học chuyên nghiệp cũng như đào tạo cao đẳng đại học chỉ chiếm 5,0% và 6,75.
Những con số này cho thấy chất lượng lao động là còn rẩt thấp . Lao động có tay nghề và có trình độ cao chiếm tỉ lệ rất ít trong tổng số lao động đang làm việc. Đây là một vấn đề nan giải cần có sự can thiệp sâu sắc của chính phủ. Lao động không có trình độ sẽ gặp nhiều bất lợi trong vấn đề tiền công cũng như trong quyền lợi . Họ sẽ gặp rât nhiều bất lợi khi nền kinh tế suy thoái và đi vào khủng hoảng.
1.2.3. Thực trạng thất nghiệp ở nước ta.
Theo điều tra lao động , việc làm hàng năm của Bộ lao động thương binh xã hội, tỷ lệ thất nghiệp tính chung cho lực lượng lao động ở nươc ta trong thời giam qua là thấp . Số liệu bảng 6 cho thấy tỉ lệ thất nghiệp chung năm 2003 là 2.25% và đến năm 2007 tăng lên là 2.52%
Bảng 6: Tình hình thất nghiệp trong độ tuổi ở Việt Nam
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Tổng số người thất nghiệp(1000 người)
949
926
929
997
1114
Tỷ lệ thất nghiệp(%)
2.25
2.14
2.14
2.19
2.52
Ta thấy giai đoạn 2003-2008 , tỉ lệ thất nghiệp chung ở nước ta giữ ở mức khá ổn định từ 2%-2.5%. Đó là do thời kỳ này nền kinh tế Việt Nam bắt đầu đi lên, GDP giữ ở mức ổn định . Mặt khác , do nước ta có tới trên 75% lực lượng lao động làm việc ở nông thôn . Phần lớn họ là nông dân và các hộ lao động cá thể nhỏ nên gần như không có khả năng xảy ra thất nghiệp . Còn lại chỉ có khoảng 17% lao động làm việc trong khu vực làm công ăn lương là có khả năng xảy ra thất nghiệp.
Bảng 7: Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi lao ở khu vực thành thị phân theo vùng.
Đơn vị (%)
2003
2004
2005
2006
2007
2008
cả nước
5.78
5.60
5.31
4.82
4.64
4.65
A.Phân theo vùng
Đồng bằng sông hồng
6.38
6.03
5.61
6.42
5.74
5.35
Trung du và miền núi phía bắc
5.6
5.41
5.07
4.18
3.85
4.17
Bắc bộ và duyên hải miền trung
5.45
5.56
5.2
5.5
4.95
4.73
Tây nguyên
4.39
4.53
4.23
2.38
2.11
2.51
Đông nam bộ
6.08
5.92
5.62
5.47
4.83
4.89
Đông bằng sông cửu long
5.26
5.03
4.87
4.52
4.03
4.12
B. Một số thành phố lớn
Hà Nội
6.84
Đà nẵng
5.16
Thành phố HCM
6.58
Đồng Nai
4.86
(Nguôn: Tổng cục thống kê)
Quan sát Bảng 3 ta thấy tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị thường cao hơn so với mức trung bình cả nước từ 1% - 2%, nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng (5,35%), Đông Nam Bộ (4,89%). Trong đó những thành phố lớn, những cụm công nghiệp trọng điểm lại có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn mức trung bình của vùng, Hà Nội (6.84%), TP.Hồ Chí Minh (6,48%) năm 2003, so với mức trung bình cả nước là 5.78%, năm 2003, Hà Nội có tỷ lệ thất nghiệp là 6,84% cao hơn vùng Đồng bằng sông Hồng (6,38%), TP.Hồ Chí Minh là 6,58% cao hơn cả Vùng Đông Nam bộ (6,08%). Nguyên nhân là các vùng kinh tế trọng điểm này dẫn đầu cả nước trong phát triển kinh tế xã hội, khoa học công nghệ tiên tiến nên đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn cao, trong khi đó không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường, bên cạnh đó lao động không nghề lại chiếm tỷ trọng khá lớn. Dẫn đến việc không chỉ có lao động không qua đào tạo không tìm được việc làm, mà cả những lao động qua đào tạo cũng không thể tìm được việc làm. Bên cạnh đó, tình trạng dân số trẻ di dân từ vùng lân cận đến các thành thị để tìm kiếm việc làm cũng là một nguyên nhân khiến cho tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị tăng cao.
Năm 2008 nước ta có khoảng 45 triệu lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, tăng 2% so với năm 2007, và tỷ lệ lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị ước tính là 4,65%, tăng 0,01% so với năm 2007 (4,64%). Theo dự báo của ILO cho thấy lực lượng lao động Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong giai đoạn tới với tốc độ trung bình xấp xỉ 2%/năm với số lao động mới gia nhập thị trường gần 1 triệu người. Các con số này cho thấy sức ép thất nghiệp có thể tăng cao, đặc biệt ở các thành phố lớn vì sự gia tăng nhanh lực lượng lao động ở nông thôn cộng với mức độ thất nghiệp và thiếu việc làm cao ở đây sẽ tạo nên hiện tượng di cư và dịch chuyển lao động tới các trung tâm đô thị. Điều này gợi mở một nhiệm vụ cần phải xây dựng và phát triển thị trường lao động, đặc biệt là ở các thành phố lớn để giải quyết tình trạng thất nghiệp trong thời gian tới.
Bảng 7: Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị phân theo trình độ chuyên môn kĩ thuật
Đơn vị %
Trình độ
Chưa qua đào tạo
Đã qua đào tạo nghề và tương đương
Trung học chuyên nghiệp
Cao đẳng đại học trở lên
Tổng
Số người
(1000 người)
374
91
48
72
585
Tỉ lệ thất nghiệp(%)
7,91
2,52
9,16
3,97
4,82
Cơ cấu(%)
63,93
15,55
8,20
12,31
100
( Nguồn Bộ lao động – thương binh – xã hội năm 2006)
Qua số liệu bảng trên ta thấy một thực trạng đó là phần lớn số người thất nghiệp trong khu vực thành thị thuộc lực lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm 63,93%. Do họ không có tay nghề và trình độ nên rất khó khăn khi tìm được công việc ổn định. Mặt khác do đời sống khó khăn nên một bộ phận số dân di cư từ nông thôn ra thành phố tìm việc . Vì không có trình độ nên họ chỉ làm những công việc nặng nhọc mang tính nhất thời. Do đó đè nặng thêm gánh nặng thất nghiệp ở khu vực thành thị.
1.3.Một số đánh giá tổng quan về thị trường lao động Việt Nam.
1.3.1.Một số mặt được cơ bản.
a.Một số mặt được:
- Thể chế kinh tê ngày càng hoàn thiện
- Cung lao động được cải thiện về chất lượng và cơ cấu
- Cầu lao động mở rộng với sự tham gia của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước
- Giá cả sức lao động đã phần nào phản ánh mối quan hệ cung cầu và giá trị sức lao động
- Bắt đầu hình thành các chủ thể và cơ chế đối thoại
- Hệ thống cơ sở hạ tầng cho thị trường lao động đựoc quan tâm và đầu tư
b. Một số nguyên nhân cơ bản của mặt được:
- Nhà nước mở rộng và khuyến khích mạnh mẽ quyền tự do kinh doanh , tạo việc làm
- Hòan thiện thể chế theo hướng thống nhất , bình đẳng , minh bạch và định hướng thị trường
- Mở rộng và hội nhập sâu hơn , cam kết và tuân thủ các công ước một cách đầy đủ.
- Quản lý nhà nước về thị trường lao động được đổi mới theo hướng chiến lược , kế hoạch dài hạn , phân công mạnh hơn , trách nhiệm cao hơn , tính minh bạch và trách nhiệm giải trí cao hơn
1.3.2.Những tồn tại, hạn chế chủ yếu.
a. Những mặt còn tồn tại
- Bộ luật Lao động và các văn bản pháp lý khác chưa được hoàn thiện . Cơ sỏ hạ tầng xã hội và các cơ sở hạ tầng của thị trường lao động đang được hình thành ở Việt Nam vẫn chưa tương thích với cơ chế thị trường. Thị trường lao động hoạt động trong điều kiện kém phát triển của thể chế điều tiết , các quan hệ lao động xã hội chỉ mới vừa được sinh ra và vẫn chưa bao trùm hết các cấp.
- Những bất cập ngày càng lớn giữa quy mô chung và cấu trúc “cung - cầu” lao động trên thị trường lao động. Hiện nay ở Việt Nam cung lao động đang vượt quá cầu và sẽ còn tiếp tục vượt trong tương lai.
- Tình trạng mất cân đối, bất cập trong cơ cấu lao động và hiệu quả thấp. Mâu thuẫn giữa lao động và việc làm ngày càng gay gắt khi chúng ta triệt để tiến hành cải cách , cùng với việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế phải tổ chức lại lao động trên phạm vi toàn xã hội là kèm theo hiện tượng và xu thế đẩy lao động tách ra khỏi việc làm , làm cho một bộ phận lớn lao động trở nên dư thừa , trước hết là trong khu vực nhà nước.
- Mâu thuẫn giữa nhu cầu giải quyết việc làm rất lớn với trình độ quản lý về mặt nhà nước trong lĩnh vực việc làm chưa phù hợp với cơ chế mới , với hệ thống sự nghiệp giải quyết việc làm còn phôi thai , non yếu chưa đáp ứng được yêu cầu về giải quyết việc làm trong cơ chế thị trường.
- Hệ thống định hướng nghề nghiệp , đào tạo và đào tạo lại không theo kịp với những đòi hỏi mới của sự phát triển kinh tế xã hội, không tương thích với quá trình cải tổ số lượng và chẩt lượng đào tạo . Ngoài ra , vẫn còn tồn tại nhiều bất ổn và không phối hợp chặt chẽ ở nhiều khu vực lãnh thổ trong các cấu trúc trợ giúp việc làm cho khu vực ngoài quốc doanh, ở nhiều nơi vân đề việc làm đã vượt ra ngoài tầm kiếm soát của chính quyền địa phương.
- Hệ thống dịch vụ giới thiệu việc làm chỉ mới được hình thành và phân bổ chưa rộng khắp cả nước. Hệ thống này chưa có một cấu trúc tổ chức thành lập rõ rang , chưa được đảm bảo trang bị vật chất cần thiết và đội ngũ cán bộ không đồng bộ. Đặc biệt , cho đến nay ở Việt Nam chưa hình thành một hệ thống thông tin về thị trường lao động một cách đầy đủ và đồng bộ, được cập nhật theo thời gian và có các dự báo đủ cơ sở. Đối với Việt Nam , tính cơ động của sức lao động theo nghề nghiệp và lãnh thổ còn rất hạn chế , phần lớn cư dân chưa sẵn sàng cho cuộc sống và lao động trong điều kiện thị trưòng.
- Cấu trúc nguồn nhân lực Việt Nam phân bổ rất bất hợp lý , phần lớn lực lượng lao động ở nông thôn , mà ở đây việc làm không đầy đủ và thất nghiệp trá hình rất cao. Những lao động này tự do đến thành phố và những khu cộng nghiệp mới với mục đích tìm kiếm việc làm làm tăng hơn nữa về cung lao động.
- Những bất cập trong chính sách và cấu trúc đầu tư, cùng với việc soạn thảo chiến lược đổi mới cộng nghệ không đầy đủ , và sự chậm chạp dịch chuyển cấu trúc ngành kinh tế trong nền kinh tế đang chuyển đổi đã kéo theo sự mất cân đối nghiêm trọng trong cấu trúc việc làm ở Việt Nam. Ở khu vực miền núi , đồng bằng song Cửu Long lại rất thiếu hụt cán bộ nhưng việc di dân đến đó lại rất hạn chế. Những chính sách hỗ trợ việc làm hầu như không đến được với các doanh nghiệp tư nhân.
- Sự phân hoá thu nhập của các tầng lớp dân cư ngày càng tăng giữa các vùng lãnh thổ trên cả nước theo các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội. Nhìn chung mức tiền công lao động rất thấp , điều này ngay từ khởi đầu đã làm biến dạng những thành phần quan trọng nhất của thị trường lao động là cung và cầu.
- Các chủ thể trên thị trường lao động vẫn chưa thích ứng được với những nguyên tắc hoạt động trong điều kiện thị trường.
Có thể đánh giá chung: Thị trường lao động Việt Nam ở thế không cân bằng , cung lao động dư thừa so với cầu và có nhiều bất hợp lý về mặt cơ cấu cũng như những hạn chế trong quản trị thị trường. Chúng ta dư thừa lớn lao động phổ thông nhưng lại thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao. Sự vận động của thị trường lao động ( dù còn sơ khai và bị chia cắt) gắn liền với phát triển quan hệ lao động và các dòng di chuyển lao động đặc trưng cho quá trình chuyển hoá nền kinh tế.Tuy nhiên còn quá nhiều rào cản cả về thể chế , chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng để thị trường lao động có thể làm tốt các chức năng phân bổ lao động, điều tiết thu nhập và hạn chế rủi ro . Thất nghiệp ở Việt Nam khá nghiêm trọng , biểu hiện với các hình thức đa dạng , phức tạp , đặc biệt dưới dạng dư thừa lao động, thất nghiệp trá hình lớn và tiền công lao động rất thấp.
b. Một số nguyên nhân cơ bản của tồn tại
- Việt Nam vẫn là một nước nghèo , khả năng huy động và đáp ứng nhu cầu kinh phí hỗ trợ đối với các hoạt động phát triển thị trường lao động còn nhiều hạn chế.
- Kinh tế Việt Nam mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong cùng một lúc tồn tại hai nền kinh tế( nền kinh tế truyền thống và nền kinh tế hiện đại , nền kinh tế thị trường ) . Trong khi đó , lại phải điều chỉnh cơ cấu , chính sách , luật pháp phù hợp hợp với yêu cấu hội nhập, gia nhập WTO , điều kiện kinh tế -xã hội cho thị trường lao động luôn luôn biến động.
- Tư duy và nhận thức về thị trường lao động trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa đầy đủ , còn bị ảnh hưởng của tư duy cũ trong nền kinh tế kế hoạch hoá , tập trung quan liêu , bao cấp trước đây trong hoạch định chính sách thị trường lao động, đặc biệt , chưa có nhận thức rõ và đúng về vai trò trách nhiệm của nhà nước ( trong tôt chức , hỗ trợ và điều tiết thị trường lao động) cũng như của các chủ thể khác trên thị trường lao động.
- Tổ chức bộ máy quản trị thị trường lao động còn phân tán , chồng chéo , một số thiết chế của thị trường lao động chưa được đủ mạnh(thiết chế đại diện các bên trong quan hệ lao động , thiết chế thoả ước lao động tập thể , thiết chế tổ chức quan hệ ba bên….) ;cán bộ quản lý nhà nước thiếu năng lực , kinh nghiệm và kém thích nghi với điều kiện mới…
1.4. Một số biện pháp nhắm hạn chế và giải quyết tình trạng thất nghịêp và tạo công ăn việc làm cho người lao động ở nước ta thời gian qua.
1.4.1. Chính sách dân số.
Chính sách dân số đã được Đảng và nhà nước ta quan tâm và tổ chức thực hiện ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX. Chính sách dân số là một chính sách quốc gia mang tầm chiến lược lâu dài và đã được thực hiện đồng bộ ở tất cả các ngành , các cấp và các địa phương trong cả nước . Mục đích của chính sách này là giảm tỉ lệ sinh để đảm bảo cho cả nước quy mô và cơ cấu dân số hợp lý , từ đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho các tầng lớp dân cư , phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững . Kết quả đạt được từ việc thực hiện chính sách này đã làm cho tỉ lệ tăng dân số giảm từ 2.44% năm 1986 và 1.64 năm 2007. Chính vì chính sách dân số được thực hiện từ rất sớm nên khi chuyển sang kinh tế thị trường hệ quả này được phát huy tích cực.
1.4.2. Trợ cấp thôi việc và mất việc làm .
Có hai đối tượng khi thu hẹp sản xuất dễ bị cho nghỉ việc nhất là lao động không đạt yêu cầu và hết hạn hợp đồng. Trong cơ cấu lao động Việt Nam, lao động chưa qua đào tạo,không có tay nghề, lao động thủ công luôn chiếm tỉ trọng lớn, chiếm tới 76%. Cũng vì thế mà tỉ lệ thất nghiệp của đối tượng này luôn ở mức cao và khả năng tìm lại được việc trong bối cảnh các doanh nghiệp ra sức cắt giảm chi phí như thế này là hết sức khó khăn. Lượng thất nghiệp hiện nay cũng chiếm gần một nửa là lực lượng lao động trẻ. Khi thất nghiệp, do kinh nghiệm chưa nhiều, khả năng thích ứng chưa cao, khó tìm được công việc mới và rất cần sự hỗ trợ của nhà nước.Hiện tại, giải pháp giải quyết tình trạng thất nghiệp đang được hy vọng nhiều nhất vẫn là triển khai hiệu quả gói kích cầu của Chính phủ nhằm giúp doanh nghiệp tiếp tục quay vòng sản xuất, duy trì việc làm cho người lao động hoặc giảm tối đa khả năng cắt giảm lao động. Theo một số nghiên cứu thế giới mà chúng tôi tham khảo, như báo cáo của Zandi (2004) thì gói kích cầu tập trung vào trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp mang lại hiệu ứng cao nhất. Theo đánh giá của bài báo cáo, những người có thu nhập cao thường chỉ dùng một phần nhỏ khoản tiền có thêm (nhận được thông qua hoàn/miễn thuế hoặc tiền trợ cấp) để chi tiêu (do nhu cầu thiết yếu của họ đã được đáp ứng), còn lại tiết kiệm đề phòng rủi ro. Ngược lại những người có thu nhập thấp sẽ có nhu cầu chi tiêu cao hơn từ một đồng nhận được thêm để tiêu dùng nhiều khoản thiết yếu mà còn chưa được đáp ứng đầy đủ.
Thời gian qua nhà nước ta đã có nhiều chính sách và biện pháp nhằm hỗ trợ người lao động mất việc: Quyết định 217/HĐBT về giải quyết trợ cấp cho người lao động bị thôi việc, Quyết định 176/HĐBT về việc chi trả trợ cấp cho người lao động bị mất việc làm, Nghị định số 96/1988/NĐ-CP quy định về chế độ thôi việc đối với cán bộ công chức, Nghị định số 41/2002 NĐ-CP quy định về các chế độ ưu đãi đối với người lao động bị mất việc làm, Quyết định số 85/2002/QĐ-BTC về quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước…Những chính sách này nhìn chung đã tích cực góp phần khắc phục và tháo gỡ khó khăn trong quá trình chuyển đổi cơ chế và giúp người lao động thuộc diện dôi dư mất việc làm ốn định cuôc sống và có cơ hội tìm kiếm những công việc mới thích hợp. Tuy nhiên những chính sách và biện pháp trên chỉ phù hợp với giai đoạn đầu của thời kì chuyển đổi nền kinh tế và đồng thời cũng chỉ là những biện pháp tình thế, tính ổn định không cao, chưa mang tầm chiến lược lâu dài. Vì qua những chính sách này người lao động bị mất việc chỉ nhận được những khoản tiền trợ cấp ít ỏi, hỗ trợ tạm thời và họ phải tiếp tục tự bươn chải kiếm sống. Đồng thời, những người được nhận trợ cấp một lần thì không có điều kiện để hưởng chế độ hưu trí khi về già. Đặc biệt đối với lao động trẻ, không có tay nghề, các chính sách này chưa đáp ứng được yêu cầu, mong muốn của họ. Đồng thời gánh nặng chi trả trợ cấp bị dồn cho ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31592.doc