DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. CSDL: Cơ sở dữ liệu
2. HTTT: Hệ thống thông tin
3. NSNN : Ngân sách nhà nước
4. KBNN : Kho bạc Nhà nước
LỜI NÓI ĐẦU
Chúng ta đang sống ở những năm đầu của thế kỷ XXI và đang được chứng kiến sự phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có trong lịch sử của thông tin. Công nghệ thông tin đặc biệt là tin học đang xâm nhập ngày càng sâu, rộng vào mọi lĩnh vực của đời sống nhất là lĩnh vực quản lý. Với việc được tin học hóa, công việc quản lý trở nên đơn giản hóa,
135 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1678 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế toán thu chi ngân sách nhà nước bằng tiền mặt tại kho bạc nhà nước Na Hang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiệu quả cao, tiết kiệm sức lao động và nâng cao năng suất của cán bộ quản lý.
Ở Việt Nam, lĩnh vực công nghệ thông tin nhất là tin học tuy mới phát triển từ những năm 80 của thế kỷ trước khi đất nước mở cửa hội nhập nhưng cũng đã phát triển rất nhanh chóng. Các thành tựu của công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng có hiệu quả đặc biệt trong lĩnh lực quản lý. Các cơ quan, đơn vị tổ chức hiện nay dù là cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp hay tổ chức doanh nghiệp cũng đã và đang dần tiến hành tin học hóa công tác quản lý của mình nhất là ở các nghiệp vụ kế toán. Bởi nếu số liệu kế toán không chính xác thì nhà quản lý rất khó đưa ra được các quyết sách, định hướng hoạt động cho tổ chức trong tương lai.
Trước yêu cầu của sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, sự phát triển với tốc độ cao của công nghệ thông tin, công tác tin học trong toàn hệ thống KBNN nói chung, KBNN Na Hang nói riêng cũng ngày càng được củng cố và phát triển, đã hỗ trợ đắc lực cho công tác chuyên môn, đáp ứng kịp thời về thông tin phục vụ lãnh đạo các cấp trong quản lý điều hành quỹ NSNN.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại KBNN huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang và nghiệp vụ kế toán ngân sách nhà nước, là một sinh viên Tin học kinh tế với mục đích chính là áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế công việc, đồng thời được sự giúp đỡ của cán bộ phòng Kế toán của Kho bạc, sự đồng ý và hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn TS Trần Thị Thu Hà, em quyết định chọn đề tài "Phân tích và thiết kế HTTT Kế toán thu - chi NSNN bằng tiền mặt tại KBNN Na Hang" để thực hiện. Trong bài Chuyên đề tốt nghiệp này em xin được trình bày nội dung chính gồm ba chương:
Chương 1. Tổng quan về KBNN Na Hang - Tuyên Quang và đề tài thực hiện
Nội dung chính của phần này là giới thiệu sơ lược về lịch sử hình thành của hệ thống KBNN Việt Nam, sự ra đời của KBNN huyện Na Hang và làm rõ chức năng nhiệm vụ của toàn hệ thống KBNN cũng như của riêng KBNN huyện Na Hang.
Sau khi tìm hiểu thực tế tại KBNN huyện Na Hang về nghiệp vụ Kế toán NSNN và công tác tin học hoá, trong phần này em xin được trình bày những lý do chính để bản thân quyết định chọn đề tài thực hiện và mục tiêu đề tài cần đạt được.
Chương 2. Những vấn đề cơ bản về NSNN, kế toán thu – chi NSNN và phát triển HTTT kế toán
Để thực hiện được đề tài đã chọn cần phải có những nhận thức về ngân sách nhà nước, kế toán ngân sách nhà nước, phương pháp phân tích và thiết kế hệ thống thông tin. Trong chương này sẽ trình bày cụ thể những vấn đề đó.
Chương 3. Phân tích và thiết kế HTTT Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt
Trong chương này sẽ áp dụng trực tiếp phần lý thuyết ở chương trước để tiến hành đi sâu vào phân tích và thiết kế HTTT kế toán thu - chi NSNN bằng tiền mặt tại KBNN Na Hang
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Trần Thị Thu Hà và các cán bộ KBNN Na Hang đã hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KBNN NA HANG -TUYÊN QUANG VÀ ĐỀ TÀI THỰC HIỆN
1.1. VÀI NÉT VỀ KBNN NA HANG
1.1.1 Lịch sử ra đời, chức năng và quyền hạn của KBNN
1.1.1.1 Lịch sử ra đời của hệ thống KBNN Việt Nam
Kho Bạc Nhà nước là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao theo quy định của pháp luật; thực hiện việc huy động vốn cho ngân sách nhà nước, cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật.
Quản lý và điều hành quỹ ngân sách nhà nước là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước. Cơ quan quản lý quỹ ngân sách nhà nước không những chỉ làm các nhiệm vụ tập trung nhanh chóng, đầy đủ các khoản thu và thực hiện kịp thời các nhiệm vụ chi, mà còn có trách nhiệm tổ chức công tác hạch toán - kế toán, theo dõi, giám sát và đánh giá chất lượng, hiệu quả các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước. Mặt khác, phải tổ chức công tác điều hoà vốn và tạo nguồn vốn để đáp ứng kịp thời các nhu cầu chi cấp bách của nền kinh tế.
Quan điểm đúng đắn đó đã được Đảng và Nhà nước ta nhận thức ngay từ những ngày đầu giành chính quyền thắng lợi Cách mạng Tháng Tám 1945 và ngày càng đầy đủ, hoàn thiện hơn Tuy nhiên để có được sự phát triển toàn diện và ổn định như ngày nay, KBNN Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài xây dựng và phát triển, có thể tóm tắt thành những giai đoạn cụ thể như sau:
Giai đoạn 1945 – 1950: Nha Ngân khố
Để chuẩn bị cho sự ra đời và hoạt động của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 28 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ cách mạng lâm thời quyết định thành lập ngành Tài chính của nước Việt Nam độc lập. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng là Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Tài chính Việt Nam. Ngân khố quốc gia lúc bấy giờ chưa được chính thức thành lập nhưng nó là một bộ phận công việc cực kỳ quan trọng của Bộ Tài chính nói riêng và của Chính phủ cách mạng nói chung. Những cán bộ tài chính làm công tác ngân khố được giao nhiệm vụ trực tiếp đối phó và giải quyết tình hình nước sôi lửa bỏng trên mặt trận tài chính - tiền tệ và ngân sách quốc gia.
Ngày 29 tháng 5 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 75/SL thành lập Nha Ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính. Đây là cơ quan chuyên môn, đặc trách nghiên cứu và giải quyết các vấn đề tài chính - tiền tệ.
Nhiệm vụ chủ yếu của Nha Ngân khố là:
Tập trung quản lý các khoản thu về thuế, đảm phụ quốc phòng (ủng hộ quân đội), tiền thu công phiếu kháng chiến;
Quản lý và giám sát các khoản cấp phát theo dự toán được duyệt; chịu trách nhiệm về việc xác nhận và thanh toán kinh phí cho các đơn vị sử dụng ngân sách; làm thủ tục quyết toán với cơ quan tài chính;
Tổ chức phát hành giấy bạc Việt Nam (tiền tài chính) trong toàn quốc;
Đấu tranh trên mặt trận tiền tệ, thu hẹp và loại bỏ dần phạm vi lưu hành của tiền Đông Dương và các loại tiền khác của địch;
Tích cực đấu tranh để thực hiện các nguyên tắc cơ bản về thể lệ thu, chi và kế toán đại cương nhằm tăng cường công tác quản lý tài chính ngay trong điều kiện đất nước đang có chiến tranh
Trong thời gian 5 năm tồn tại và hoạt động (1946 – 1951), Nha Ngân khố đã gắn bó mật thiết với những thời kỳ khó khăn nhất của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, đồng thời hoàn thành các trọng trách được chính phủ giao phó. Nha Ngân khố đã có công lớn trong việc xây dựng từng bước một chế độ tiền tệ độc lập tự chủ; hạn chế dần sự thống trị và chi phối của chế độ tiền tệ thực dân, đế quốc.
Giai đoạn 1951 – 1963: Kho Bạc Nhà nước
Ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, đồng thời giải thể Nha Ngân khố và Nha Tín dụng trực thuộc Bộ Tài chính. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
Quản lý ngân sách quốc gia và phụ trách phát hành công trái quốc gia;
Tổ chức huy động vốn của dân và cho vay vốn để phát triển sản xuất;
Quản lý ngoại tệ và thanh toán các khoản giao dịch với nước ngoài;
Quản lý vàng bạc, kim cương, đá quý và các chứng chỉ có giá;
Đấu tranh tiền tệ với địch.
Việc chuyển cơ quan quản lý quỹ ngân sách nhà nước từ Bộ Tài chính sang Ngân hàng Quốc gia xuất phát từ những hoàn cảnh đặc biệt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cũng như tình hình tài chính - tiền tệ của ta lúc bấy giờ.
Nhằm cụ thể hoá chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý quỹ ngân sách nhà nước, hai tháng sau khi thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, ngày 20 tháng 7 năm 1951, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 107/TTg thành lập Kho bạc Nhà nước đặt trong Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài Chính. Nhiệm vụ chủ yếu của Kho bạc Nhà nước là quản lý thu chi quỹ ngân sách nhà nước.
Trong thời gian hơn 10 năm tồn tại và hoạt động (1951 – 1963), dưới sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính và Ngân hàng Quốc gia, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã hoàn thành tốt nhiệm vụ vẻ vang của mình: Tích cực đấu tranh với địch trên mặt trận tài chính - tiền tệ; từng bước xây dựng và củng cố chế độ tiền tệ độc lập tự chủ. Bộ máy Kho bạc Nhà nước các cấp đã trực tiếp quản lý các nguồn thu của ngân sách, đồng thời cấp phát kịp thời các nhu cầu chi tiêu của cuộc kháng chiến mà trọng tâm là bảo đảm sức chiến đấu của bộ đội và bảo đảm sự hoạt động của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương; đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng đánh đuổi thực dân xâm lược, khôi phục vac cải tạo nền kinh tế sau khi miền Bắc được giải phóng.
Giai đoạn 1964 – 1989: Vụ Quản lý quỹ ngân sách nhà nước
Bước sang thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế thuộc kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965), cùng với việc thay đổi chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của các Bộ, ngành ở Trung ương, ngày 26-10-1961 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 171/CP quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nước, thay thế Sắc lệnh số 15/SL ngày 6-5-1951 về việc thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam. Ngày 27-7-1964, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 113/CP thành lập Vụ Quản lý quỹ ngân sách nhà nước thuộc Ngân hàng Nhà nước, thay thế cơ quan Kho bạc Nhà nước đặt tại Ngân hàng Quốc gia theo Quyết định số 107/TTg ngày 20-7-1951 của Thủ tướng Chính phủ.
Vụ Quản lý quỹ ngân sách nhà nước có những nhiệm vụ:
Đôn đốc việc thu nộp các khoản thu của ngân sách theo kế hoạch và chế độ của Nhà nước quy định;
Giám đốc việc cấp phát các loại vốn theo chế độ, định mức các khoản chi của ngân sách nhà nước;
Tổ chức theo dõi tình hình thu, chi và làm thống kê các khoản chi của ngân sách nhà nước để báo cáo với Bộ Tài chính và cơ quan tài chính các cấp;
Thông qua việc theo dõi tình hình thu, chi, giám đốc các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế trong việc chấp hành các chế độ thu, chi ngân sách nhà nước.
Giai đoạn 1990 đến nay: Kho bạc Nhà nước
Xuất phát từ sự bức thiết của việc đưa công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước về Bộ Tài chính, trên cơ sơ kinh nghiêm đã tích luỹ được trong những năm hoạt động của Ngân khố quốc gia và những kiến thức tiếp thu được qua mô hình hoạt động của Kho bạc các nước, đặc biệt là kết quả làm thí điểm Kho bạc Nhà nước ở hai tỉnh Kiên Giang và An Giang, Bộ tài chính đã xây dựng bản đề án thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính để trình Chính phủ xem xét, quyết định.
Cuối cùng,thời điểm lịch sử quan trọng đối với ngành Kho bạc cũng đến: Ngày 4-1-1990, Hội đồng bộ trưởng đã ký quyết định số 07/HĐBT thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.
Chức năng, nhiệm vụ của hệ thống Kho bạc Nhà nước được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định như sau:
Quản lý quỹ ngân sách nhà nước và tiền gửi của các đơn vị dự toán; thực hiện nhiệm vụ tập trung các nguồn thu của ngân sách nhà nước, chi vốn ngân sách nhà nước cho các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị theo kế hoạch ngân sách đã được duyệt;
Trực tiếp giao dịch với khách hàng (về thu, chi ngân sách) bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản của các đơn vị kinh tế, đơn vị hành chính - sự nghiệp thuộc các cấp ngân sách;
Tổ chức huy động và quản lý các nguồn vốn vay và trả nợ dân;
Tổ chức quản lý hạch toán kế toán, hạch toán nghiệp vụ, hạch toán thống kê các hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, tiền gửi Kho bạc và các nguồn tài chính khác của Nhà nước gửi tại ngân hàng, bao gồm: quỹ ngoại tệ tập trung, quỹ dự trữ tài chính Nhà nước (kể cả vàng, bạc, kim khí quý, đá quỹ, ngoại tệ), các tài sản và tiền tạm gửi chờ xử lý, các khoản tịch thu đưa vào tài sản của Nhà nước;
Tuỳ điều kiện và tình hình cụ thể,có thể thực hiện một số nghiệp vụ uỷ nhiệm của Ngân hàng Nhà nước ở những nơi không có tổ chức của ngân hàng;
Kho bạc Nhà nước được mở tài khoản tại ngân hàng, có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định về thanh toán và quản lý tiền mặt của Nhà nước;
Kho bạc Nhà nước được giữ lại số tiền mặt cần thiết để bảo đảm nhu cầu chi tiêu theo kế hoạch đã được phê duyệt. Trường hợp số tiền thu được vượt quá mức quy định thì phải gửi vào ngân hàng nơi Kho bạc mở tài khoản giao dịch;
Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm điều hoà, cân đối tiền mặt cho hệ thống Kho bạc Nhà nước;
Ngân hàng được vay tiền nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước, đồng thời cho Kho bạc Nhà nước vay để bảo đảm chi tiêu theo kế hoạch khi nguồn thu ngân sách chưa tập trung kịp. Quan hệ vay trả giữa ngân hàng và Kho bạc Nhà nước được thực hiện theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng.
Với sự chuẩn bị chu đáo, nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ và trực tiếp của lãnh đạo Bộ Tài chính, sự phối hợp tích cực của Ngân hàng Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ tạo mọi điều kiện thuận lợi của Uỷ ban nhân dân các cấp và các ngành có liên quan, hệ thống Kho bạc Nhà nước bao gồm 3 cấp đã được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 1-4-1990.
Với phương châm củng cố, ổn định và phát triển, trong gần 20 năm qua, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã có những bước đi vững chắc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Thực tế cuộc sống đã khẳng định việc thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính là một tất yếu khách quan, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý và điều hành ngân sách nhà nước. Để ghi nhận những đóng góp của ngành Kho bạc Nhà nước trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã quyết định trao tặng cho tập thể cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước nhiều phần thưởng cao quý:
Huân chương Lao động hạng Nhì nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính (1/4/1990 – 1/4/1995).
Huân chương Độc lập hạng Ba nhân dịp kỷ niệm 10 năm ngày thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính (1/4/1990 – 1/4/2000).
Huân chương Độc lập hạng Nhất nhân dịp kỷ niệm 15 năm ngày thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính (1/4/1990 – 1/4/2005).
1.1.1.2 Chức năng và quyền hạn của KBNN Việt Nam
Theo quyết định số 235/QĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2003 thì KBNN trực thuốc Bộ Tài Chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ NSNN, quỹ dự trữ Tài chính Nhà nước và các quỹ khác của nhà nước được giao theo quy định của pháp luật, thực hiện huy động vốn cho đầu tư phát triển qua các hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ cụ thể được quy định như sau :
Một là, Trình Bộ trưởng Bộ Tài Chính chiến lược phát triển quy hoạch kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm của KBNN.
Hai là, trình Bộ trưởng Bộ Tài Chính các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quỹ NSNN và các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi thẩm quyền của KBNN theo quy định của pháp luật.
Ba là, hướng dẫn nghiệp vụ công tác thu nộp, chi trả, thanh toán, quyết toán quỹ NSNN, nghiệp vụ hoạt động có liên quan và chỉ đạo việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ KBNN.
Bốn là, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của KBNN và chiến lược, kế hoạch, quy hoạch sau khi được cơ quan Nhà nớc có thẩm quyền phê duyệt.
Năm là, Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về quản lý quỹ NSNN, quỹ Tài chính Nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao theo quy định của pháp luật.
Sáu là, KBNN có quyền trích từ tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy định của pháp luật, có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Bảy là, tổ chức hạch toán kế toán NSNN, hạch toán kế toán các quỹ và tài sản Nhà nước được giao cho KBNN quản lý định kỳ báo cáo thực hiện dự toán thu, chi NSNN cho cơ quan Tài chính cùng cấp và cơ quan liên quan theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Tám là, tổ chức thực hiện công tác thống kê KBNN và chế độ báo cáo Tài chính theo quy định của pháp luật.
Chín là, thực hiện nghiệp vụ thanh toán và điều hành tồn ngân KBNN .
Mười là, tổ chức huy động vốn trong nước và ngoài nước cho NSNN và cho đầu tư phát triển thông qua việc phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật.
Mười một là, thực hiện một số dịch vụ tín dụng Nhà nước theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc uỷ thác của đơn vị.
Mười hai là, tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của các đơn vị thuộc hệ thống KBNN theo đúng quy định của pháp luật.
Mười ba là, hiện đại hoá hoạt động của hệ thống thông tin công nghệ quảng cáo kỹ thuật tiên tiến vào hoạt động của KBNN .
Mười bốn là, thực hiện nhiệm vụ hợp tác Quốc tế thuộc lĩnh vực KBNN theo quy định của pháp luật và phân công của Bộ trởng Bộ Tài Chính.
Mười năm là, quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức lao động hợp đồng trong hệ thống KBNN tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức KBNN theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.
Mười sáu là, quản lý kinh phí do NSNN cấp và tài sản được giao theo quy định của pháp luật, được sử dụng các tài khoản thu phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quản lý Tài chính của Nhà nước.
Mười bảy là, thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.
Mười tám là, thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài Chính giao.
Ngoài những quy định nhiệm vụ và quyền hạn của hệ thống KBNN được giao tại quyết định 235/QĐ-CP, KBNN còn được giao cấp phát thanh toán về đầu tư xây dựng cơ bản tập trung và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư. Thực hiện cho vay các dự án theo mục tiêu chỉ định của Chính phủ.
1.1.2. Vài nét cơ bản về KBNN huyện Na Hang
Ngày 01/04/1990 cùng với toàn thể hệ thống KBNN, KBNN huyện Na Hang ra đời với tên gọi: Chi nhánh KBNN huyện Na Hang sau nghị định 25/CP ngày 05/04/1995 của chính phủ. Chi nhánh KBNN huyện Na Hang được đổi tên thành: KBNN Na Hang. Cùng với sự chuyển đổi về tên gọi thì nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các KBNN cơ sở nói chung và KBNN Na Hang nói riêng cũng có sự thay đổi.
1.1.2.1 Vị trí và chức năng của KBNN Na Hang
Kho bạc Nhà nước huyện Na Hang là tổ chức trực thuộc Kho Bạc Nhà nước Tỉnh Tuyên Quang có chức năng thực hiện nhiệm vụ Kho bạc Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Kho bạc Nhà nước huyện Na Hang có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán.
1.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của KBNN Na Hang
Một là, tập trung các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Na Hang, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách.
Hai là, Kho bạc Nhà nước huyện có quyền trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp ngân sách nhà nước, hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
Ba là, tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Bốn là, có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Năm là, thực hiện một số dịch vụ tín dụng nhà nước theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
Sáu là, thực hiện công tác phát hành, thanh toán công trái, trái phiếu Chính phủ và các hình thức huy động vốn khác trên địa bàn theo quy định.
Bảy là, quản lý tồn ngân Kho bạc Nhà nước trên địa bàn huyện Na Hang theo chế độ quy định.
Tám là, quản lý quỹ ngân sách huyện và các quỹ tài chính khác được giao; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước huyện. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại Kho bạc Nhà nước huyện.
Mở tài khoản và kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước huyện Na Hang.
Mở tài khoản tại ngân hàng thương mại nhà nước trên địa bàn huyện Na Hang để thực hiện thanh toán, giao dịch theo chế độ quy định.
Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc tại Kho bạc Nhà nước huyện .
Chín là, tổ chức thực hiện kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước; thống kê, báo cáo, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nước huyện Na Hang.
Mười là, tổ chức quản lý và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tại Kho bạc Nhà nước huyện Na Hang.
Mười một là, thực hiện công tác tiếp dân tại Kho bạc Nhà nước huyện Na Hang theo quy định.
Mười hai là, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ tại Kho bạc Nhà nước huyện Na Hang theo quy định.
Mười ba là, tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động Kho bạc Nhà nước. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ khách hàng.
Mười bồn là, thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Tuyên Quang giao.
1.1.2.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức của KBNN Na Hang
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Bộ phận
Kế toán
Bộ phận
Kế hoạch – thanh toán vốn
Bộ phận
Kho quỹ
1.1.2.4 Nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận nghiệp vụ thuộc KBNN Na Hang
1.1.2.4.1 Ban lãnh đạo
Kho bạc Nhà nước huyện Na Hang có Giám đốc và một Phó Giám đốc.
Giám đốc KBNN Na Hang chịu trách nhiệm toàn diện trước Giám đốc KBNN tỉnh Tuyên Quang về: thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; quản lý tiền, tài sản, hồ sơ, tài liệu, cán bộ, công chức, lao động của đơn vị.
Phó Giám đốc KBNN huyện chịu trách nhiệm trước Giám đốc về lĩnh vực công tác được phân công.
1.1.2.4.2. Bộ phận Kế hoạch tổng hợp
Chủ trì phối hợp với các bộ phận có liên quan trong việc triển khai thực hiện các chính sách chế độ về quản lý quỹ ngân sách nhà nước, phát hành và thanh toán công trái, trái phiếu Chính phủ và thực hiện dịch vụ tín dụng nhà nước.
Phân tích, tổng hợp tình hình thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Na Hang; Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê thu, chi ngân sách nhà nước, phát hành và thanh toán công trái, trái phiếu Chính phủ theo quy định.
Xây dựng định mức tồn ngân, phối hợp với các bộ phận thực hiện điều hòa tồn ngân giữa KBNN Na Hang với KBNN Tỉnh Tuyên Quang.
Thực hiện cấp phát, kiểm soát thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư và xây dựng thuộc vốn ngân sách nhà nước các cấp, vốn chương trình mục tiêu theo sự phân công của KBNN Tỉnh Tuyên Quang.
Phối hợp với bộ phận Kế toán trong việc xác nhận số thực chi ngân sách của các đơn vị phần kinh phí do bộ phận Kế hoạch tổng hợp trực tiếp quản lý, cấp phát.
Quản lý cơ sở vật chất và thực hiện công tác hành chính, văn thư, bảo vệ tại KBNN Na Hang
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN Na Hang giao
1.1.2.4.2. Bộ phận Kế toán
Tập trung các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Na Hang, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách.
Kiểm soát các khoản chi thường xuyên của ngân sách nhà nước theo quy định.
Tổ chức thực hiện kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN; thống kê, báo cáo, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại KBNN Na Hang.
Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN Na Hang; mở và quản lý tài khoản tiền gửi của KBNN tại ngân hàng thương mại theo chế độ quy định.
Tổ chức thanh toán,đối chiếu, quyết toán thanh toán liên kho bạc tại KBNN Na Hang.
Kiểm tra, đối chiếu và xác nhận số liệu về thu, chi ngân sách nhà nước qua KBNN Na Hang.
Thực hiện phát hành và thanh toán công trái, trái phiếu Chính phủ.
Quản lý kinh phí nội bộ, thực hiện chế độ kế toán, thống kê, báo cáo, quyết toán tình hình sử dụng các khoản kinh phí do KBNN tỉnh Tuyên Quang cấp và các nguồn kinh phí khác theo quy định.
Quản lý công tác ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN Na Hang
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN Na Hang giao.
1.1.2.4.4. Bộ phận Kho quỹ
Thực hiện giao dịch thu, chi tiền mặt đối với khách hàng tại KBNN Na Hang.
Bảo quản an toàn tiền mặt, ấn chỉ có giá và vàng, bạc, kim khí quý, đá quý do KBNN Na Hang quản lý, các tài sản tạm thu, tạm giữ, tạm gửi và tịch thu theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Thống kê, tổng hợp và báo cáo các mặt hoạt động nghiệp vụ kho, quỹ theo chế độ quy định.
Phối hợp với các bộ phận liên quan kịp thời làm rõ nguyên nhân các vụ thừa, thiếu, mất tiền, tài sản trong kho, quỹ tại đơn vị; đề xuất, kiến nghị với Giám đốc KBNN Na Hang các biện pháp xử lý.
Nghiên cứu, đề xuất với Giám đốc KBNN Na Hang các biện pháp, trang bị phương tiện đảm bảo an toàn kho, quỹ.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc KBNN Na Hang giao
1.2. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI THỰC HIỆN
1.2.1. Lý do chọn đề tài
Sớm nắm bắt được xu hướng phát triển của công nghệ tin học, ngay từ những ngày đầu thành lập, KBNN đã có định hướng và dành sự quan tâm đặc biệt cho lĩnh vực này. Cuối năm 1990, từ chỗ chỉ có vài cán bộ của tổ máy tính trực thuộc ban lãnh đạo KBNN, đến nay hệ thống KBNN đã có trung tâm Tin học và thống kê, các phòng tin học và tổ tin học từ trung ương đến huyện với gần 1.000 cán bộ quản lý và vận hành toàn bộ hệ thống tin học của KBNN và hệ thống truyền thông các ngành tài chính. Trong từng giai đoạn, KBNN được Bộ Tài chính phê duyệt đề án phát triển công nghệ tin học phù hợp cho từng thời kỳ. Các đề án này luôn thể hiện quan điểm ưu tiên phát triển công nghệ tin học đi trước một bước, tạo tiền đề ứng dụng các thành tựu của CNTT vào việc hiện đại hóa các nghiệp vụ kho bạc.
Được sự quan tâm của KBNN Trung ương và KBNN tỉnh Tuyên Quang, trong những năm qua, KBNN Na Hang đã được trang bị một số máy tính và các trang thiết bị khác nhằm hỗ trợ công tác chuyên môn, đáp ứng kịp thời về thông tin phục vụ lãnh đạo các cấp trong quản lý, điều hành quỹ ngân sách nhà nước. Hiện nay, KBNN Na Hang đã có 13 máy trạm, 8 máy in, 1 máy chủ, tất cả các phòng ban đã được nối mạng cục bộ và mạng diện rộng để phục vụ công tác truyền số liệu và thông tin. Các chương trình ứng dụng tin học đã được triển khai và đưa vào khai thác.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục như:
Trình độ tin học của cán bộ còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới.
Chưa có cán bộ chuyên trách phụ trách chuyên môn về tin học nên các vướng mắc trong quá trình sử dụng hệ thống chưa được giải quyết kịp thời, hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào KBNN tỉnh.
Các chương trình ứng dụng tin học đã triển khai nhưng chưa được khai thác có hiệu quả.
Hệ thống cơ sở hạ tầng truyền thông còn chưa đồng bộ, chất lượng còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của nghiệp vụ chuyên môn.
Sau quá trình thực tập tại KBNN Na Hang mà trực tiếp tại bộ phận Kế toán của cơ quan, được sự hướng dẫn của các cán bộ và nhận thức của bản thân em nhận thấy vai trò nòng cốt của Kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN mà một phần hành nghiệp vụ quan trọng của nó là Kế toán thu, chi ngân sách nhà nước trong việc quản lý quỹ ngân sách nhà nước. Từ lý do trên, em xin chọn đề tài “Phân tích và thiết kế HTTT Kế toán thu, chi ngân sách nhà nước bằng tiền mặt tại KBNN Na Hang” là đề tài thực tập chuyên ngành của mình.
1.2.2 Mục tiêu của đề tài
Đề tài này ngoài mục đích tìm hiểu về Kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN nhằm mang lại những kiến thức mới cho bản thân, áp dụng những kiến thức của đã được thầy cô truyền thụ trong suốt những năm học qua vào thực tế cuộc sống còn có thể áp dụng hoạt động nghiệp vụ kế toán thu, chi ngân sách nhà nước tại quầy giao dịch của kho bạc.
Chương trình phần mền giúp quản lý hoạt động Kế toán thu, chi tiền mặt một cách có hiệu quả, đơn giản, dễ sử dụng, có thể quản lý các thông tin liên quan như khách hàng và các dữ liệu liên quan khác. Bên cạnh đó chương trình còn có thể kết xuất ra các báo cáo nhằm phục vụ cho việc thanh, kiểm tra, kiếm soát của lãnh đạo cấp trên.
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NSNN, KẾ TOÁN THU – CHI NSNN VÀ PHÁT TRIỂN HTTT KẾ TOÁN
A. TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ KẾ TOÁN THU – CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1 Khái niệm
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.( Điều 1 - Luật Ngân sách nhà nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ hai thông qua ngày 16 tháng 12 năm 2002).
Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân, theo quy định hiện hành, bao gồm:
Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách tỉnh), bao gồm ngân sách tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách các xã, phường, thị trấn;
Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã);
1.2. Phân cấp quản lý ngân sách và mối quan hệ giữa ngân sách các cấp
1.2.1. Nguồn thu của ngân sách trung ương
Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%:
Thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu;
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hoá nhập khẩu;
Thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toán toàn ngành. Thuế thu nhập của các đơn vị hạch toán toàn ngành là phần thu nhập phải nộp ngân sách từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực hiện hạch toán tập trung của các đơn vị sau đây:
Các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, các Công ty điện lực I, II, III, Công ty điện lực thành phố Hà Nội, Công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh, Công ty điện lực Hải Phòng._., Công ty điện lực Đồng Nai;
Các hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội; Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long;
Các hoạt động của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam;
Các dịch vụ bưu chính viễn thông của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam;
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam;
Hoạt động vận doanh của Tổng công ty đường sẳt Việt Nam;
Các khoản thuế và thu khác từ các hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí kể cả thuế chuyển thu nhập ra nước ngoài, tiền thuê mặt đất, mặt nước;
Tiền thu hồi vốn của ngân sách trung ương tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay của ngân sách trung ương (cả gốc và lãi), thu từ Quỹ dự trữ tài chính của trung ương; thu nhập từ vốn góp của ngân sách trung ương;
Các khoản phí và lệ phí, phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc trung ương tổ chức thu, không kể phí xăng dầu và lệ phí trước bạ;
Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật của các đơn vị do các cơ quan trung ương trực tiếp quản lý;
Chênh lệch thu lơn hơn chi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Các khoản thu hoàn vốn, thanh lý tài sản, các khoản thu khác của doanh nghiệp nhà nước do trung ương quản lý, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật;
Thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu theo quy định của pháp luật;
Thu kết dư ngân sách trung ương;
Thu chuyển nguồn vốn từ ngân sách trung ương năm trước sang ngân sách trung ương năm sau;
Viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam;
Các khoản thu khác của ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật;
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương:
Thuế giá trị gia tăng và thuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
Thuế thu nhập doanh nghiệp, không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của các đơn vị hạch toàn ngành đã quy định ở trên và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;
Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ dịch vụ, hàng hoá sản xuất trong nước, không kể thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
Phí xăng, dầu;
1.2.2. Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương
1.2.2.1. Chi đầu tư phát triển
a. Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý;
b. Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
c. Chi hỗ trợ tài chính, bổ sung vốn, hỗ trợ và thưởng xuất khẩu cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật;
d. Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước do các cơ quan trung ương thực hiện;
đ. Chi hỗ trợ các tổ chức tài chính của Nhà nước do Trung ương quản lý;
e. Chi bổ sung dự trữ nhà nước;
g. Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật;
1.2.2.2. Chi thường xuyên
a. Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do các cơ quan trung ương quản lý;
- Các trường phổ thông dân tộc nội trú;
- Đào tạo sau đại học, đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác;
- Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động sự nghiệp y tế khác;
- Các cơ sở thương binh, người có công với cách mạng, trại xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác;
- Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, trùng tu di tích lịch sử đã được xếp hạng, các hoạt động sáng tạo văn học, nghệ thuật và các hoạt động văn hoá khác;
- Phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác;
- Bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển quốc gia, các giải thi đấu quốc gia và quốc tế; quản lý các cơ sở thi đấu thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao khác;
- Nghiên cứu khao học và phát triển công nghệ;
- Các sự nghiệp khác;
b. Các hoạt động sự nghiệp kinh tế do các cơ quan trung ương quản lý:
- Sự nghiệp giao thông: duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa cầu đường, các công trình giao thông khác, lập biển báo và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên các tuyến đường;
- Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp: bảo dưỡng, sửa chữa các tuyến đê, các công trình thuỷ lợi, các trạm trại nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; công tác khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản;
- Điều tra cơ bản;
- Đo đạc địa giới hành chính;
- Đo vẽ bản đồ;
- Đo đạc biên giới, cắm mốc biên giới;
- Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính;
- Định canh, định cư và kinh tế mới;
- Các hoạt động sự nghiệp môi trường;
- Các sự nghiệp kinh tế khác;
c. Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách trung ương bảo đảm theo quy định riêng của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
d. Hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, hệ thống Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân;
đ. Hoạt động của cơ quan trung ương của Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Liên đoàn Lao động Việt Nam; Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Hội Nông dân Việt Nam; Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh;
g. Trợ giá theo chính sác của Nhà nước;
h. Phần chi thường xuyên trong các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước do các cơ quan trung ương thực hiện;
i. Thực hiện chế độ đối với người về hưu, mất sức theo quy định của Bộ Luật lao động cho các đối tượng thuộc ngân sách trung ương bảo đảm; hỗ trợ Quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ;
k. Thực hiện các chính sách đối với thương binh, bệnh binh, liệt sỹ, than nhân liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng và các đối tượng chính sách xã hội khác;
l. Hỗ trợ các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thuộc Trung ương quản lý;
m. Các khảo chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật;
1.2.2.3. Trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay
1.2.2.4. Chi viện trợ cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài
1.2.2.5. Chi cho vay theo quy định của pháp luật
1.2.2.6. Bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của trung ương
1.2.2.7. Bổ sung cho ngân sách địa phương
1.2.2.8. Chi chuyển nguồn từ ngân sách trung ương năm trước sang ngân sách trung ương năm sau
1.2.3. Nguồn thu của ngân sách địa phương
Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:
a. Thuế nhà, đất;
b. Thuế tài nguyên; không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động dầu, khí;
c. Thuế môn bài;
d. Thuế chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp;
đ. Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
e. Tiền sử dụng đất;
f. Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước, không kể tiền thuê mặt nước thu từ hoạt động dầu, khí;
g. Tiền đền bù thiệt hại đất;
h. Tiền cho thuê và bán nhà thuộc sở hữu nhà nước;
i. Lệ phí trước bạ;
k. Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;
l. Thu nhập từ vốn góp của ngân sách địa phương, tiền thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các cơ sở kinh tế, thu thanh lý tài sản và các khoản thu khác của doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật.
m. Các khoản phí, lệ phí, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương tổ chức thu, không kể phí xăng, dầu và lệ phí trước bạ;
n. Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
o. Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật của các đơn vị do địa phương quản lý;
p. Huy động từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật.
q. Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước;
r. Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kế cấu hạ tầng.
s. Thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu theo quy định của pháp luật;
t. Thu kết dư ngân sách địa phương;
u. Các khoản thu khác của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật;
v. Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;
x. Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phương năm sau.
y. Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương theo quy định của pháp luật;
1.2.4. Việc phân cấp nguồn thu phải đảm bảo các yêu cầu
a. Gắn với nhiệm vụ và khả năng quản lý của từng cấp, hạn chế việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới, khuyến khích các cấp tăng cường quản lý thu, chống thất thu; hạn chế phân chia các nguồn thu có quy mô nhỏ cho nhiều cấp.
b. Ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% đối với các khoản thu sau:
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất;
- Thuế nhà, đất;
- Thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh;
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình;
- Lệ phí trước bạ nhà, đất;
c. Ngân sách thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh được hưởng tối thiểu 50% khoản thu lệ phí trước bạ, không kể lệ phí trước bạ nhà, đất.
1.2.5. Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương
Chi đầu tư phát triển về:
a. Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do địa phương quản lý;
b. Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
c. Các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật;
d. Phần chi đầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các địa phương thực hiện;
(Chỉ quy định cho ngân sách cấp tỉnh, không áp dụng cho ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã).
Chi thường xuyên về:
a. Các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các sự nghiệp khác do các cơ quan địa phương quản lý;
- Giáo dục phổ thông, bổ túc văn hoá, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác;
- Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các hình thức đào tạo bồi dưỡng khác;
- Phòng bệnh, chữa bệnh và các hoạt động y tế khác;
- Các trại xã hội, cứu tế xã hội, cứu đói, phòng chống các tệ nạn xã hội và các hoạt động xã hội khác;
- Bảo tồn, bảo tàng, thư viện, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động văn hoá khác;
- Phát thanh, truyền hình và các hoạt động thông tin khác;
- Bồi dưỡng, huấn luyện huấn luyện viên, vận động viên các đội tuyển cấp tỉnh; các giải thi đấu cấp tỉnh; quản lý các cơ sở thi đấu thể dục, thể thao và các hoạt động thể dục, thể thao khác;
- Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các hoạt động sự nghiệp khoa học, công nghệ khác;
- Các sự nghiệp do địa phương quản lý;
b. Các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý:
- Sự nghiệp giao thông: duy trì, bảo dưỡng và sửa chữa cầu đường và các công trình giao thông khác; lập biển báo và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường;
- Sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, ngư nghiệp, diêm nghiệp và lâm nghiệp: duy tu, bảo dưỡng các tuyến đê, các công trình thuỷ lợi, các trạm trại nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; công tác khuyến lâm, khuyến nông, khuyến ngư; chi khoanh nuôi, bảo vệ, phòng chống cháy rừng, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản;
- Sự nghiệp thị chính: duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn chiếu sáng, vỉa hè, hệ thống cấp thoát nước, giao thông nội thị, công viên và các sự nghiệp thị chính khác;
- Đo đạc, lập bản đồ và lưu trữ hồ sơ địa chính và các hoạt động sự nghiệp địa chính khác;
- Điều tra cơ bản;
- Các hoạt động sự nghiệp về môi trường;
- Các sự nghiệp kinh tế khác;
c. Các nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội do ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
d. Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam ở địa phương;
đ. Hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương: Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
e. Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương.
g. Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý;
h. Phần chi thường xuyên trong các chương trình mục tiêu quốc gia do các cơ quan địa phương thực hiện;
i. Trợ giá theo chính sách của Nhà nước;
k. Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật;
Chi trả gốc, lãi tiền huy động cho đầu tư (chỉ quy định cho ngân sách cấp tỉnh, không áp dụng cho ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã);
Chi bổ sung Quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh (chỉ quy định cho ngân sách cấp tỉnh, không áp dụng cho ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã);
Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới;
Chi chuyển nguồn từ ngân sách địa phương năm trước sang ngân sách địa phương năm sau;
2. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN NSNN, KẾ TOÁN THU – CHI NSNN BẰNG TIỀN MẶT VÀ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ KBNN
2.1. Khái niệm
Kế toán ngân sách nhà nước (NSNN) và hoạt động nghiệp vụ KBNN là công việc thu thập, xử lý, kiểm tra, giám sát, phân tích và cung cấp thông tin về tình hình thu, chi NSNN, các loại tài sản do KBNN đang quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN; việc thu thập và xử lý thông tin của kế toán phải đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chính xác, trung thực, liên tục và có hệ thống.
2.2. Quy định chung về Kế toán NSNN
2.2.1. Đối tượng của Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN
Đối tượng của Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN, bao gồm:
Tiền và các khoản tương đương tiền;
Quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước khác;
Các khoản thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN;
Tiền gửi các đơn vị, tổ chức, cá nhân tại KBNN;
Kết dư NSNN các cấp;
Các khoản tín dụng nhà nước;
Các khoản đầu tư tài chính nhà nước;
Các tài sản nhà nước được quản lý tại KBNN
2.2.2. Nhiệm vụ của Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN
Thu thập, xử lý tình hình thu, chi NSNN các cấp, các loại tài sản do KBNN quản lý và các hoạt động nghiệp vụ KBNN, bao gồm:
Các khoản thu, chi NSNN các cấp;
Dự toán kinh phí ngân sách của các đơn vị sử dụng NSNN;
Các khoản vay, trả nợ vay trong nước và nước ngoài của nhà nước và của các đối tượng khác theo quy định của pháp luật;
Các quỹ tài chính, nguồn vốn có mục đích;
Tiền gửi của các tổ chức, cá nhân hoặc đứng tên cá nhân (nếu có);
Các loại vốn bằng tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng;
Các khoản tạm ứng, cho vay, thu hồi vốn vay và vốn khác của KBNN;
Các tài sản quốc gia, kim khí quý, đá quý và các tài sản khác thuộc trách nhiệm quản lý của KBNN;
Các hoạt động giao dịch, thanh toán trong và ngoài hệ thống KBNN;
Các hoạt động nghiệp vụ khác.
Kiểm soát việc chấp hành chế độ quản lý tài chính, chế độ thanh toán và các chế độ, quy định khác của nhà nước liên quan đến thu, chi NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN.
Chấp hành chế độ báo cáo kế toán theo quy định; Cung cấp đầy đủ kịp thời, chính xác các số liệu thông tin kế toán cần thiết, theo quy chế trao đổi dữ liệu và cung cấp thông tin giữa các đơn vị trong ngành Tài chính và với các đơn vị liên quan theo quy định; Phục vụ việc quản lý, điều hành, quyết toán NSNN và điều hành các hoạt động nghiệp vụ của hệ thống KBNN.
2.2.3. Phương pháp ghi chép
Phương pháp ghi chép kế toán là phương pháp ghi sổ kép.
2.2.4. Đơn vị tiền tệ
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (viết tắt là “đ” hoặc “VNĐ”). Kế toán ngoại tệ phải ghi theo nguyên tệ và quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá do Bộ Tài chính quy định tại thời điểm hạch toán. Đơn vị hiện vật dùng trong kế toán là đơn vị đo lường chính thức của nhà nước (kg, cái, con…). Đối với các hiện vật có giá trị nhưng không tính được thành tiền thì giá trị ghi sổ được tính theo giá quy ước là 01 VNĐ cho 01 đơn vị hiện vật làm đơn vị tính. Trường hợp cần thiết được sử dụng thêm các đơn vị đo lường phụ theo quy định trong công tác quản lý.
2.2.5. Kỳ kế toán
Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ ngày đầu 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng;
Kỳ kế toán quý là 3 tháng, tính từ đầu ngày 01 của tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý;
Kỳ kế toán năm (niên độ kế toán) là 12 tháng, tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch.
Kỳ kế toán được áp dụng để khóa sổ kế toán và lập báo cáo tài chính.
2.2.6. Tài liệu kế toán
Tài liệu kế toán gồm: chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động nghiệp vụ KBNN, báo cáo nhanh, báo cáo quyết toán, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế toán và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán. Tài liệu kế toán phải được bảo quản chu đáo, an toàn tại đơn vị KBNN trong quá trình sử dụng.
2.2.7. Ứng dụng tin học vào công tác kế toán
Ứng dụng tin học vào công tác kế toán phải bảo đảm chấp hành nghiêm chỉnh, đầy đủ các nguyên tắc và yêu cầu của công tác kế toán, sử dụng và cung cấp các tài liệu kế toán dưới dạng dữ liệu điện tử theo đúng các quy định của pháp luật.
Định kỳ thực hiện việc trao đổi dữ liệu với cơ quan trong ngành Tài chính, đảm bảo phục vụ cho việc khai thác thông tin quản lý ngân sách theo đúng quy chế cung cấp, trao đổi thông tin do Bộ Tài chính quy định.
2.3. Chứng từ kế toán liên quan đến hoạt động Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt (Ban hành theo quyết định số 24/2006/QĐ – BTC ngày 06/04/2006 của Bộ Tài chính)
Khái niệm: Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin, phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Dưới đây là một số chứng từ liên quan đến hoạt động Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt:
STT
Mẫu số
Tên chứng từ
Khổ giấy
I. Chứng từ Thu NSNN
1
C1-02NS
Giầy nộp tiền vào ngân sách nhà nước bằng tiền mặt
A4
II. Chứng từ Chi NSNN
2
C2-01NS
Lệnh chi tiền
B5
3
C2-02NS
Lệnh chi tiền ngân sách xã kiêm giấy lĩnh tiền mặt
A4
4
C2-04NS
Giấy rút dự toán kiêm giấy lĩnh tiền mặt
A4
5
C2-04bNS
Giấy rút dự toán kiêm giấy lĩnh tiền mặt (CTMT)
A4
III. Các chứng từ khác
6
C6-02KB
Phiếu nhập dự toán ngân sách
A4
2.3.1. Giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt (Mẫu số C1-02/NS)
Mục đích:
Giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt lá chứng từ kế toán do đối tượng nộp lập để nộp tiền mặt vào NSNN tại trụ sở KBNN và các điểm trực thuộc KBNN hạch toán ghi thu NSNN.
Phương pháp và trách nhiệm ghi chép:
Đối tượng nộp:
Căn cứ theo thông báo thu hoặc tờ khai thuế, ghi rõ tên, mã số hoặc số chứng minh thư, địa chỉ người nộp tiền; ghi rõ tên, mã số thuế của đối tượng nộp thuế, tên KBNN nơi thực hiện thu NSNN; tên và mã số cơ quan quản lý thu ra thông báo thu; ghi chi tiết về loại thuế, tháng và năm của thông báo thu hoặc tờ khai thuế; số và ngày của tờ khai Hải quan (nếu có).
Phần liệt kê các khoản nộp được chi tiết từng nội dung theo kỳ thuế, mục lục ngân sách và số tiền; mỗi khoản ghi vào một dòng.
Tổng số tiền nộp ngân sách bằng số và bằng chữ
Lưu ý:
Trường hợp đối tượng nộp thuế trực tiếp nộp tiền thuế vào KBNN thì ghi tên, mã số thuế trên dòng đối tượng nộp tiền và dòng đối tượng nộp thuế; không phải ghi cơ quan quản lý thu và mã số cơ quan thu.
Trường hợp đối tượng nộp tiền được ủy nhiệm nộp tiền thuế của đối tượng nộp thuế ngoài việc phải ghi rõ tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp tiền, còn phải ghi rõ tên, mã số thuế của đối tượng nộp thuế; không phải ghi dòng cơ quan quản lý thu và mã số cơ quan thu.
Trường hợp cơ quan quản lý thu nộp các khoản đã thu của các đối tượng nộp thuế vào NSNN, phải ghi rõ tên, số CMND, địa chỉ của người nộp tiền vào dòng “Đối tượng nộp tiền”; cơ quan quản lý thu và mã số của cơ quan thu; không phải ghi tên và mã số thuế vào dòng “Đối tượng nộp thuế”.
Kho bạc Nhà nước:
Kế toán kiểm soát các yếu tố trên chứng từ; Ghi mã địa bàn của đối tượng nộp thuế,mã nguồn, mã điều tiết của từng khoản thu và các tài khoản thu và các tài khoản liên quan.
Thủ quỹ thu tiền, ghi ngày, tháng và đóng dấu “ĐÃ THU TIỀN” lên giấy nộp tiền.
Riêng trường hợp nộp tiền mặt vào NSNN tại các điểm thu thuộc KBNN, kế toán trưởng chỉ ký trên Bảng kê chứng từ thu NSNN, không phải ký trên chứng từ giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt (phần ký chức danh Kế toán trưởng bỏ trống)
Luân chuyển chứng từ
Đối tượng nộp lập 3 liên Giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt mang đến cơ quan KBNN
KBNN sử dụng 1 liên làm chứng từ hạch toán thu NSNN (hoặc để lập Bảng kê giấy nộp tiền vào NSNN), liên 2 trả lại người nộp tiền, liên 3 gửi cơ quan thu trực tiếp quản lý đối tượng nộp
2.3.2. Lệnh chi tiền (Mẫu số C2-01/NS)
Mục đích:
Lệnh chi tiền là chứng từ kế toán do cơ quan Tài chính lập, yêu cầu KBNN thực hiện trích quỹ NSNN để cấp kinh phí ngân sách cho các đối tượng thụ hưởng hoặc chuyển nguồn kinh phí ngân sách; là căn cứ để KBNN hạch toán chi NSNN.
Phương pháp và trách nhiệm ghi chép:
Cơ quan Tài chính:
Lệnh chi tiền phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi rõ ngày, tháng, năm lập lệnh, số hiệu của Thông tri duyệt y dự toán, niên độ ngân sách.
Ghi rõ tên, mã số đơn vị sử dụng ngân sách, số hiệu tài khoản của đơn vị, cá nhân thụ hưởng tại Ngân hàng hoặc KBNN và tên Ngân hàng, KBNN nơi đơn vị, cá nhân mở tài khoản hoặc tên, mã số và số hiệu tài khoản của chương trình mục tiêu.
Phần liệt kê các khoản chi ghi chi tiết theo nội dung chi, mục lục ngân sách, mã nguồn và số tiền, mỗi mục chi ghi trên một dòng.
Tổng số tiền ghi bằng số và bằng chữ.
Kho bạc Nhà nước:
Định khoản nghiệp vụ chi NSNN trong ô "Phần do KBNN ghi".
Luân chuyển chứng từ:
Cơ quan Tài chính lập Lệnh chi tiền (gồm 04 liên) chuyển sang KBNN đồng cấp.
Tại KBNN, các liên chứng từ được xử lý như sau:
Trường hợp đơn vị thụ hưởng có tài khoản tại KBNN nơi nhận lệnh chi tiền: 01 liên làm chứng từ hạch toán và lưu, 01 liên để báo Có cho đơn vị.
Trường hợp đơn vị hưởng có tài khoản tại ngân hàng hoặc KBNN khác: 01 liên làm chứng từ hạch toán và lưu, các liên chứng từ còn lại được sử dụng làm chứng từ thanh toán hoặc huỷ bỏ (tuỳ theo phương thức thanh toán).
2.3.3. Lệnh chi tiền ngân sách xã kiêm lĩnh tiền mặt (Mẫu số C2-02/NS)
Mục đích:
Lệnh chi tiền ngân sách xã kiêm lĩnh tiền mặt là chứng từ kế toán do Ban tài chính xã lập, yêu cầu KBNN trích quỹ ngân sách xã bằng tiền mặt; là căn cứ để KBNN hạch toán chi ngân sách xã.
Phương pháp và trách nhiệm ghi chép:
Ban Tài chính xã:
Lệnh chi tiền ngân sách xã kiêm lĩnh tiền mặt phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi rõ ngày, tháng, năm lập lệnh và niên độ ngân sách.
Gạch chéo vào ô "Thực chi" nếu dùng Lệnh chi tiền để tạm ứng chi, gạch chéo vào ô "Tạm ứng" nếu dùng Lệnh chi tiền để cấp phát thực chi.
Ghi rõ tên xã, mã số đơn vị sử dụng ngân sách của xã, số hiệu tài khoản và KBNN nơi xã mở tài khoản chi ngân sách (hoặc tên, mã chương trình mục tiêu).
Ghi rõ họ tên, số chứng minh thư nhân dân, nơi cấp, ngày cấp của người lĩnh tiền.
Phần liệt kê các khoản chi ghi chi tiết theo nội dung chi, mã nguồn, mục lục ngân sách và số tiền, mỗi mục chi ghi trên một dòng (nếu rút tiền cho nhiều chương, nhiều nguồn vốn thì lập bảng kê mẫu số 15, ban hành kèm theo Thông tư số 60/2003/TT-BTC ngày 23/06/2003 của Bộ Tài Chính)
Tổng số tiền ghi bằng số và bằng chữ.
Người lĩnh tiền sau khi nhận đủ tiền thì ký xác nhận trên chứng từ.
Kho bạc nhà nước:
Kế toán định khoản nghiệp vụ chi ngân sách xã trong ô "Phần do KBNN ghi"
Sau khi giao tiền cho người lĩnh tiền, thủ quỹ đóng dấu "ĐÃ CHI TIỀN" và ghi ngày tháng năm vào dòng "KBNN ghi sổ và trả tiền ngày".
Luân chuyển chứng từ
Ban Tài chính xã Lập lệnh chi tiền ngân sách xã kiêm giấy lĩnh tiền mặt (gồm 02 liên) gửi KBNN nơi mở tài khoản.
KBNN sử dụng liên 1 làm chứng từ hạch toán chi ngân sách xã và xuất tiền mặt; liên 2 báo Nợ cho xã.
2.3.4. Giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt (Mẫu số C2-04/NS)
Mục đích:
Giấy rút dự toán kiêm giấy lĩnh tiền mặt là chứng từ kế toán do đơn vị sử dụng ngân sách lập để rút kinh phí ngân sách; là căn cứ để KBNN hạch toán chi NSNN.
Chứng từ này được sử dụng cho dự toán kinh phí thường xuyên và dự toán kinh phí ủy quyến. Trường hợp dùng để rút dự toán kinh phí ủy quyền đơn vị phải ghi rõ “Kinh phí ủy quyền” trên các liên của chứng từ để phân biệt.
Phương pháp và và trách nhiệm ghi chép:
Đơn vị sử dụng ngân sách:
- Giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt phải được đánh số liên tục trong kỳ kế toán, ghi rõ ngày, tháng, năm lập giấy, niên độ ngân sách.
- Nếu dùng giấy rút kinh phí để rút tạm ứng kinh phí, đơn vị gạch chéo ô “Thực chi” và ngược lại, nếu dùng giấy rút kinh phí để rút thanh toán thực chi, đơn vị gạch chéo ô “Tạm ứng”.
- Ghi rõ tên, số tài khoản, mã số đơn vị sử dụng ngân sách của đơn vị, tên KBNN nơi đơn vị lĩnh tiền (hoặc tên, mã hiệu chương trình mục tiêu).
- Ghi rõ họ tên người lĩnh tiền, số chứng minh thư nhân dân,nơi cấp, ngày cấp.
- Phần liệt kê các khoản kinh phí xin rút ghi nội dung tính chất nguồn kinh phí, chi tiết theo nội dung thanh toán, mã nguồn ngân sách (nếu có), mục lục NSNN và số tiền; mỗi mục chi ghi trên một dòng.
- Tổng số kinh phí xin rút được ghi bằng số và bằng chữ.
Kho bạc Nhà nước:
- Ghi mã tính chất nguồn kinh phí tương ứng với nội dung tính chất nguồn kinh phí do đơn vị sử dụng ngân sách đã ghi.
- Kế toán định khoản nghiệp vụ chi NSNN vào ô “Phần do KBNN ghi”.
- Sau khi chi tiền cho đơn vị, thủ quỹ ghi ngày, tháng, năm vào dòng “KBNN ghi sổ và trả tiền ngày…”, đóng dấu “ĐÃ CHI TIỀN” và trả chứng từ cho đơn vị.
Luân chuyển chứng từ:
- Đơn vị sử dụng ngân sách lập 02 liên giấy rút dự toán kiêm lĩnh tiền mặt gửi KBNN nơi giao dịch.
- KBNN sử dụng 01 liên làm chứng từ hạch toán và lưu, 01 liên trả lại đơn vị
2.3.5. Giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt (CTMT) (Mẫu số C2-04b/NS)
Mục đích:
Giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt (CTMT) là chứng từ kế toán do chủ đầu tư dự án lập gửi đến KBNN để rút vốn chương trình mục tiêu, vốn sự nghiệp kinh tế không mang tính chất đầu tư và xây dựng; là căn cứ để KBNN hạch toán chi NSNN.
Phương pháp và trách nhiệm ghi chép:
Phương pháp và trách nhiệm ghi chép trên Giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt (CTMT) được thực hiện tương tự như Giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiến mặt (mẫu số C2 -04/NS).
Luân chuyển chứng từ:
- Chủ đầu tư dự án lập 03 liên Giấy rút dự toán ngân sách kiêm lĩnh tiền mặt (CTMT) gửi đến KBNN nơi giao dịch.
- Sau khi chi tiền cho đơn vị thủ quỹ ghi ngày, tháng, năm vào dòng “KBNN ghi sổ và trả tiền ngày…”, đóng dấu “ĐÃ CHI TIỀN”.
- Kế toán sử dụng 01 liên chứng từ để hạch toán và lưu, 01 liên trả lại đơn vị, 01 liên gửi bộ phận nghiệp vụ để theo dõi.
2.3.6. Phiếu nhập dự toán ngân sách
Mục đích:
Phiếu nhập dự toán ngân sách là chứng từ kế toán do kế toán KBNN lập để hạch toán và theo dõi dự toán ngân sách của các đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách (kể cả ngân sách cấp xã); làm căn cứ kiểm soát, thanh toán chi ngân sách cho đơn vị sử dụng ngân sách. Phiếu nhập dự toán ngân sách được sử dụng trong trường hợp hạch toán kế toán dự toán thường xuyên hoặc dự toán kinh phí ủy quyền có tính chất thường xuyên.
Phiếu nhập dự toán ngân sách được sử dụng chung cho trường hợp nhập dự toán ban đầu, dự toán bổ sung, dự toán điều chỉnh.
Phương pháp ghi chép và trách nhiệm:
Kế toán căn cứ quyết định giao dự toán ngân sách của cấp có thẩm quyền cho đơn vị sử dụng ngân sách để lập Phiếu nhập dự toán ngân sách. Kế toán ghi đầy đủ các yếu tố trên chứng từ như: cấp ngân sách, niên độ ngân sách, loại kinh phí (kinh phí thường xuyên, kinh phí ủy quyền), tên, mã số đơn vị sử dụng ngân sách, loại dự toán (dự toán ban đầu, dự toán bổ sung, dự toán điều chỉnh), mã tính chất nguồn kinh phí, cơ cấu phân bổ ngân sách (chương, loại, khoản, nhóm mục), số tiền, ngày hạch toán…;sau đó ký xác nhận trên chứng từ theo chức danh quy định.
Luân chuyển chứng từ:
Phiếu nhập dự toán ngân sách được lập 02 liên: 01 liên lưu cùng với hồ sơ dự toán kinh phí, 01 liên sử dụng để hạch toán và lưu cùng với chứng từ
2.4. Tài khoản kế toán liên quan đến hoạt động Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt
Khái niệm: Tài khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế. Tài khoản kế toán phản ánh và kiểm soát thường xuyên, liện tục, có hệ thống tình hình vận động của các đối tượng kế toán do KBNN quản lý.
Tài khoản kế toán được mở cho từng đối tượng kế toán có nội dung kinh tế riêng biệt. Tất cả các tài khoản được sử dụng trong kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN gọi là Hệ thống tài khoản kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN do Bộ Tài chính quy định gồm có: loại tài khoản, số hiệu tài khoản, nội dung và phương pháp ghi chép của từng tài khoản
Một số tài khoản kế toán liên quan đến Kế toán thu – chi NSNN b tiền mặt:
Loại
TK bậc I
TÊN TÀI KHOẢN
III
Chi từ nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác
30
Chi ngân sách trung ương
31
Chi ngân sách cấp tỉnh
32
Chi ngân sách cấp huyện
33
Chi ngân sách cấp xã
34
Cấp phát vốn đầu tư thuộc NSNN
35
Cấp phát vốn Chương trình mục tiêu
V
Vốn bằng tiền
50
Tiền mặt
VII
Thu ngân sách nhà nước
70
Thu ngân sách trung ương
71
Thu ngân sách cấp tỉnh
72
Thu ngân sách cấp huyện
73
Thu ngân sách cấp xã
74
Điều tiết thu NSNN
2.4.1. Tài khoản loại III – Chi từ nguồn vốn NSNN và các nguồn vốn khác
Loại tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư và chi chương trình mục tiêu của NSNN các cấp. Ngoài ra, nhóm các tài khoản loại này còn sử dụng để theo dõi tình hình cấp phát vốn đầu tư từ các nguồn vốn khác không thuộc NSNN.
Hạch toán trên các tài khoản loại III phải tuyệt đối chấp hành chế độ kiểm soát, cấp phát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN và các quy định về quản lý cấp phát, thanh toán vốn đầu tư; Mọi khoản chi về ngân sách và thanh toán vốn đầu tư phải có nguồn tài chính bảo đảm (dự toán kinh phí thường xuyên, nguồn vốn đầu tư._.TK 341.01, 342.01, 343.01
Có TK 841.01, 842.01, 843.01
d. Kế toán thu hồi vốn đầu tư
- Khi chưa quyết toán niên độ ngân sách:
Căn cứ giấy nộp trả vốn đầu tư bằng tiền mặt có ghi rõ mục lục ngân sách, kế toán ghi:
Nợ TK 501
Có TK 30, 31, 32
Đồng thời ghi giảm số vốn tạm ứng, thanh toán và nguồn vốn đầu tư
Đỏ nợ TK 341, 342, 343
Đỏ có TK 841, 842, 843
- Khi đã quyết toán niên độ ngân sách
Căn cứ giấy nộp trả vốn đầu tư bằng tiền mặt có ghi rõ mục lục ngân sách, kế toán ghi:
Nợ TK 501
Có TK 741
Đồng thời điều tiết 100% cho cấp ngân sách được hưởng, kế toán ghi:
Nợ TK 741.01
Có TK 701, 711, 712
Và ghi giảm số vốn đã thanh toán và nguồn vốn XDCB:
Đỏ nợ TK 341.01, 342.01, 343.01
Đỏ có TK 841.01, 842.01, 843.01
e. Kế toán quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành
Căn cứ lệnh tất toán tài khoản dự án, công trình hoàn thành được duyệt, kế toán lập phiếu chuyển khoản hạch toán tất toán tài khoản nguồn vốn và tài khoản thanh toán vốn đầu tư
- Nếu là vốn đầu tư thuộc NSNN, kế toán ghi:
Nợ TK 841.01, 842.01
Có TK 341.01, 342.01
- Nếu là vốn CTMT, kế toán ghi:
Nợ TK 851.01, 852.01
Có TK 351.01, 352.01
- Nếu là vốn đầu tư từ các nguồn vốn khác, kế toán ghi:
Nợ TK 861.01, 862.01
Có TK 361.01, 362.01
3.1.4.2.3 Kế toán Chi chuyển giao
a. Hạch toán chi bổ sung từ NS tỉnh cho NS huyện:
- Căn cứ giấy rút dự toán của Phòng Tài chính, kế toán ghi:
Nợ TK 311.05 (chi tiết MLNSNN)
Có TK 741.01
Đồng thời điều tiết 100% cho ngân sách huyện, kế toán ghi:
Nợ TK 741.01 (chi tiết MLNSNN)
Có TK 721.01
Ghi xuất ngoại bảng 111.01
- Trường hợp được ứng trước dự toán, căn cứ Giấy rút dự toán của Phòng Tài chính, kế toán hạch toán:
Nợ TK 313.15 (Chi tiết MLNSNN)
Có TK 743.01
Đồng thời điều tiết 100% cho ngân sách huyện, kế toán ghi:
Nợ TK 743.01 (Chi tiết MLNSNN)
Có TK 723.01
Ghi xuất ngoại bảng 111.03
b. Hạch toán chi bổ sung từ NS huyện cho NS xã:
- Căn cứ Giấy rút dự toán của UBND xã, kế toán ghi:
Nợ TK 321.05 (Chi tiết MLNSNN)
Có TK 741.01
Đồng thời điều tiết 100% cho ngân sách xã, kế toán ghi:
Nợ TK 741.01 (Chi tiết MLNSNN)
Có TK 731.01 (Chi tiết theo xã)
Ghi xuất ngoại bảng 112.01
- Trường hợp ứng trước dự toán, căn cứ Giấy rút dự toán của UBND xã, kế toán hạch toán:
Nợ TK 323.15 (Chi tiết MLNSNN)
Có TK 743.01
Đồng thời điều tiết 100% cho ngân sách xã, kế toán ghi:
Nợ TK 743.01 (Chi tiết MLNSNN)
Có TK 733.01
Ghi xuất ngoại bảng 112.03
3.1.5. Yêu cầu của bài toán
Chương trình kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt được đặt ra yêu cầu quản lý việc hạch toán các khoản thu – chi NSNN chi tiết đến từng chương, loại, khoản, mục, tiểu mục của mục lục ngân sách nhà nước; tạo lập và theo dõi các tài khoản của các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước và các khách hàng có phát sinh giao dịch tại KBNN; đưa ra các báo cáo cần thiết cho quá trình quản lý.
3.2. Phân tích chi tiết HTTT Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt
3.2.1 Sơ đồ chức năng (BFD) của hệ thống
Thanh toán vốn đầu tư
Kế toán thu – chi NSNN
Kế toán Thu NSNN
Kế toán Chi NSNN
Chi thường xuyên
Hạch toán thu NSNN
Lập báo cáo Thu NSNN
Quản lý TK của ĐVSDNS
Hạch toán chi TX
Lập báo cáo chi TX
Qlý TK của CT đầu tư, CTMT, chủ đầu tư
Hạch toán chi đầu tư
Lập báo cáo chi đầu tư
3.2.2. Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) của hệ thống
3.2.2.1 Sơ đồ mức ngữ cảnh
Sơ đồ mức ngữ cảnh thể hiện rất khái quát nội dung chính của HTTT Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt.
Khách hàng
HTTT Kế toán thu – chi NSNN
Phòng Kế hoạch - thanh toán vốn
Ban giám đốc KBNN
Chứng từ nộp vào NSNN
Chứng từ có xác nhận
y/c mở TK
Thông tin TK
Thông tin dự toán
Giấy rút dự toán, chứng từ, hồ sơ thanh toán
Chứng từ đã hạch toán chi
Cơ quan Thuế, Tài chính
QĐ giao công trình
Giấy rút vốn, hồ sơ, chứng từ y/c thanh toán
y/c mở TK
Ct y/c thanh toán đã qua kiểm soát
y/c đối chiếu số liệu
Thông tin chi đầu tư
y/c lập BC thu – chi NSNN
BC thu – chi NSNN
y/c thông tin
Thông tin
Sơ đồ DFD mức ngữ cảnh HTTT Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt
Hệ thống phục vụ 3 đối tượng khách hàng: Đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, chủ đầu tư và đối tượng nộp tiền vào ngân sách tại KBNN.
3.2.2.2 Sơ đồ DFD mức 0 của HTTT Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt
Giấy rút vốn, ct, hồ sơ y/c thanh toán
Tt chi đầu tư
Khách hàng
1.0 Thu NSNN
2.0 Chi NSNN
Phòng Kế hoạch -thanh toán vốn
Ban GĐ KBNN
Cơ quan Thuế, Tài chính
CT nộp vào NSNN
CT có xác nhận
y/c mở TK
Thông tin dự toán
Giấy rút dự toán, ct, hồ sơ thanh toán
Chứng từ đã hạch toán chi
Thông tin TK
QĐ giao công trình
CT đã qua kiểm soát
y/c thông tin
Tt nguồn vốn
TT thu NS
Tt tổng hợp thu NSNN
Tt tổng hợp chi NS
Tt chi NS
CSDL kế toán
Y/c lập báo cáo
Báo cáo
Y/c lập báo cáo
Báo cáo
Y/c thông tin
Thông tin phản hồi
Y/c thông tin
Thông tin phản hồi
3.2.2.3Sơ đồ DFD mức 1 của chức năng 1.0
Khách hàng
1.1 Hạch toán thu NS
1.2 Lập báo cáo
Ban GĐ KBNN
Cơ quan Thuế, Tài chính
CSDL kế toán
chứng từ nộp vào NS
chứng từ có xác nhận
Thông tin thu NS
Thông tin tổng hợp thu NS
chứng từ thu NS
y/c báo cáo
Báo cáo
y/c thông tin
Thông tin phản hồi
3.2.2..4 Sơ đồ DFD mức 1 của chức năng 2.0
Khách hàng
2.1 Chi thường xuyên
2.2 Thanh toán vốn
Phòng kế hoạch – thanh toán vốn
Ban GĐ KBNN
Cơ quan Tài chính
Thông tin dự toán
y/c lập tài khoản
giấy rút dự toán
hồ sơ, chứng từ chi
Thông tin TK
chứng từ trả khách
CSDL Kế toán
Thông tin chi TX
Thông tin thanh toán vốn
QĐ giao công trình
giấy rút vốn, hồ sơ, chứng từ xin thanh toán
y/c mở TK
chứng từ đã kiểm soát
Tt nguồn vốn
chứng từ chi TX
y/c lập báo cáo
Báo cáo
Tt phản hồi
y/c thông tin
y/c thông tin
Tt phản hồi
chứng từ thanh toán vốn
3.2.2.5 Sơ đồ DFD mức 2 của chức năng 2.1
Khách hàng
Chứng từ chi TX
chứng từ đã hạch toán
2.1.1 Quản lý tài khoản
2.1.2 Hạch toán chi TX
2.1.3 Lập báo cáo
Ban GĐ KBNN
Cơ quan Tài chính
CSDL Kế toán
Thông tin dự toán
y/c mở TK
Thông tin TK
hồ sơ, chứng từ
giấy rút dự toán
y/c lập BC
Báo cáo
y/c thông tin
Thông tin phản hồi
Thông tin TK
Thông tin hạch toán
Thông tin tổng hợp
3.2.2.6 Sơ đồ DFD mức 2 của chức năng 2.2
QĐ giao CT
Khách hàng
2.2.1 Quản lý TK
2.2.2 Hạch toán chi đầu tư
2.2.3 Lập báo cáo
Phòng kế hoạch – thanh toán vốn
Ban GĐ KBNN
Cơ quan Tài chính
Đăng ký mở TK chủ đầu tư
Thông tin TK
y/c mở TK nguồn vốn, CTMT
chứng từ
chứng từ đã kiểm soát
Chứng từ chi đầu tư
CSDL kế toán
Thông tin TK
Thông tin hạch toán
Thông tin tổng hợp
y/c lập BC
Báo cáo
y/c thông tin
Thông tin phản hồi
y/c thông tin
Thông tin phản hồi
3.2.3. Sơ đồ luồng thông tin (IFD) của hệ thống
3.2.3.1 Sơ đồ luồng thông tin quá trình thu NS
Thời điểm
Đối tượng nộp
Cán bộ kế toán
Thủ quỹ
Sau khi cơ quan quản lý thu ra thông báo
Giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt
Kiểm tra nội dung
Chứng từ đã kiểm tra
Thu tiền, ký và đóng dấu
Chứng từ đã thu tiền
Nhập chứng từ
Hạch toán, ký và đóng dấu
chứng từ đã hạch toán
In báo cáo
CSDL kế toán
chứng từ
3.2.3.2 Luồng thông tin quá trình chi thường xuyên
Thời điểm
Đơn vị sử dụng ngân sách
Cán bộ kế toán
KBNN
Khi có quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền
Khi có nhu cầu chi
Quyết định giao dự toán
Bản dự toán chi tiết và đăng ký mở TK
Kiểm tra
Dự toán đã kiểm tra
Lập phiếu nhập dự toán
Phiếu nhập dự toán
Mở TK, nhập dự toán
Giấy rút dự toán
Hồ sơ thanh toán
Kiểm tra
Chứng từ hợp lệ
Hạch toán chi
Chứng từ hạch toán
Nhập CT
CSDL kế toán
In báo cáo
Dự toán đã kiểm tra
Báo cáo
Chứng từ lưu
Chứng từ
3.2.3.3 Luồng thông tin quá trình chi đầu tư
Thời điểm
Chủ đầu tư
Cán bộ thanh toán vốn
Cán bộ kế toán
KBNN
Sau khi tiếp nhập nguồn vốn, dự toán kinh phí đầu tư, mức vốn đầu tư
Khi cấp có thẩm quyền quyết định giao công trình cho chủ đầu tư
Khi có nhu cầu thanh toán
Y/c mở TK chi tiết cho từng CT đầu tư và CTMT
Mở TK CT đầu tư, CTMT, chủ đầu tư
Quyết định giao công trình
Y/c mở TK cho từng chủ đầu tư
Chứng từ tạm ứng, thực chi
Kiểm tra, kiểm soát
Chứng từ hợp lệ
Hạch toán chi
CT đã hạch toán
Nhập chứng từ
CSDL Kế toán
In báo cáo
Báo cáo
Chứng từ lưu
Chứng từ
3.3. Thiết kế logic HTTT kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt
3.3.1. Thiết kế CSDL lôgíc
3.3.1.1 Khái quát về thiết kế CSDL
Thiết kế CSDL là xác định yêu cầu thông tin của người sử dụng hệ thống thông tin mới. Tuy nhiên việc xác định yêu cầu thông tin là một công việc rất khó thực hiện và không tồn tại một phương pháp nào thích hợp cho mọi hoàn cảnh. Nhưng cũng có một số cách thức cơ bản để xác định yêu cầu thông tin, đó là:
Hỏi người sử dụng cần thông tin gì?: những thông tin gì là cần thiết đối với người sử dụng? và nội dung của những thông tin đó. Phương pháp này có hiệu quả trong trường hợp, người sử dụng hiểu rõ cấu trúc của nhiệm vụ phải làm, nhiệm vụ có cấu trúc tương đối cao và độ phức tạp, kích cỡ nhỏ.
Phương pháp đi từ hệ thống thông tin đang tồn tại: Đôi khi việc xác định các đầu ra, nội dung của các đầu ra mà hệ thống thông tin mới sản sinh là rất khó khăn đối với người sử dụng, trong trường hợp đó người ta có thể phỏng theo hệ thống thông tin đang tồn tại.
Tổng hợp từ đặc trưng của nhiệm vụ mà HTTT trợ giúp: Phân tích viên nghiên cứu các đặc trưng của nhiệm vụ, cấu trúc của nó, mối liên hệ của các nhiệm vụ thành phần, từ đó suy diễn ra nhu cầu thông tin. Phương pháp này thích hợp cho trường hợp, nhiệm vụ cần trợ giúp là ít có cấu trúc. Nó đòi hỏi phân tích viên phải am hiểu sâu sắc một hoặc nhiều phương pháp cho phép thực hiện một công việc tổng hợp như vậy.
Phương pháp thực nghiệm: Phân tích viên sẽ xác định tập hợp đầu tiên các nhu cầu chuyển nhanh chóng thành mẫu, mẫu này được đưa cho người sử dụng xem xét và đánh giá, phân tích viên sẽ xác định những nhu cầu thông tin chưa được thoả mãn và bổ sung chúng vào mẫu thứ hai. Các bước này sẽ được lặp lại cho đến khi người sử dụng thấy thoả mãn với những thông tin mà mẫu xây dựng đưa ra. Sau đó phân tích viên tiến hành thiết kế logic hệ thống.
Các phương pháp thiết kế CSDL:
Có bốn phương pháp thiết kế CSDL đó là:
Phương pháp nguyên mẫu: Phương pháp thiết kế này dựa vào một cơ sở dữ liệu đã gắn với hệ thống.
Phương pháp điều tra nhu cầu thông tin của những người sử dụng: việc thiết kế sẽ được dựa trên những nhu cầu thông tin người sử dụng mà người sử dụng đưa ra trong quá trình điều tra. Sau khi thu thập thông tin từ phía người sử dụng thì cán bộ phân tích sẽ tổng hợp những thông tin đó lại (có thể lược bớt những thông tin không cần thiết, và bổ sung một số thông tin còn thiếu).
Phương pháp thiết kế từ các thông tin đầu ra: Đây là một trong hai phương pháp thiết kế khá phổ biến trong việc thiết kế cơ sở dữ liệu. Từ những đầu ra chủ yếu của hệ thống thông tin, thực hiện việc chuẩn hoá và tích hợp lại để tạo ra một cơ sở dữ liệu.
Phương pháp mô hình hoá theo mô hình quan hệ thực thể: Từ mô hình quan hệ thực thể (ERD) thực hiện các bước chuyển đổi sang sơ đồ cấu trúc dữ liệu để tạo ra một cơ sở dữ liệu.
Để có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra của nhiều bài toán, đôi khi phải kết hợp một số hoặc cả bốn phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu với nhau chỉ để tạo ra một cơ sở dữ liệu duy nhất phù hợp với hệ thống thông tin.
3.3.1.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt
Việc thiết kế CSDL Kế toán thu – chi NSNN bằng tiền mặt được kết hợp cả hai phương pháp nguyên mẫu và thiết kế từ các thông tin đầu ra.
Thiết kế CSDL đi từ các thông tin đầu ra gồm 3 bước:
Bước 1: Xác định các đầu ra
- Liệt kê toàn bộ các thông tin đầu ra.
- Nội dung, khối lượng, tần suất và nơi nhận chúng.
Bước 2: Xác định các tệp cần thiết cung cấp đủ dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra.
- Liệt kê các phần tử thông tin trên đầu ra:
+ Trên mỗi thông tin đầu ra bao gồm các phần tử thông tin được gọi là các thuộc tính. Liệt kê các thuộc tính thành một danh sách. Đánh dấu các thuộc tính lặp – là những thuộc tính có thể nhận nhiều giá trị dữ liệu.
+ Đánh dấu các thuộc tính thứ sinh – là những thuộc tính được tính toán ra hoặc suy ra từ các thuộc tính khác. Những thuộc tính không phải là thứ sinh thì được gọi là thuộc tính cơ sở.
+ Gạch chân các thuộc tính khoá cho thông tin đầu ra.
+ Loại bỏ các thuộc tính thứ sinh khỏi danh sách, chỉ để lại các thuộc tính cơ sở. Xem xét loại bỏ những thuộc tính không có ý nghĩa trong quản lý.
- Thực hiện việc chuyển hoá mức 1 (1.NF)
Chuẩn hoá mức một quy định là phải tách các thuộc tính lặp ra thành các danh sách con, gán thêm cho nó một tên và tìm cho nó một thuộc tính định danh riêng, và thêm vào một thuộc tính định danh của danh sách gốc. Khi đó danh sách gốc được phân rã thành hai danh sách:
Danh sách 1: Gồm các thuộc tính lặp và phần khoá xác định chúng.
Danh sách 2: Gồm các thuộc tính còn lại và toàn bộ khoá nhưng không chứa thuộc tính lặp.
- Thực hiện việc chuẩn hoá mức 2 (2.NF)
Chuẩn hoá mức 2 quy định là nếu có sự phụ thuộc hàm (tức là phụ thuộc vào một phần của khoá) thì phải tách những thuộc tính phụ thuộc hàm vào bộ phận của khoá thành một danh sách con mới, lấy bộ phận của khoá đó làm khoá cho danh sách mới, và đặt cho danh sách mới này một tên riêng phù hợp với nội dung của các thuộc tính trong danh sách. Khi đó danh sách (có sự phụ thuộc hàm) được phân rã thành hai danh sách:
Danh sách 1: Các thuộc tính phụ thuộc vào một phần khoá và phần khoá xác định chúng.
Danh sách 2: Các thuộc tính còn lại và toàn bộ khoá.
- Thực hiện chuẩn hoá mức 3 (3NF)
Chuẩn hoá mức 3 quy định rằng nếu có sự phụ thuộc bắc cầu, thì phải tách chúng thành hai danh sách, xác định khoá và đặt tên cho mỗi danh sách vừa tách. Khi đó danh sách gốc được phân rã thành hai danh sách:
Danh sách 1: Gồm các thuộc tính phụ thuộc bắc cầu và thuộc tính cầu.
Danh sách 2: Gồm các thuộc tính còn lại và thuộc tính cầu.
Bước 3: Tích hợp các tệp để tạo ra một CSDL
Sau khi đã thực hiện việc chuẩn hoá các chứng từ trên. Có thể tiến hành tích hợp các tệp cùng mô tả về một thực thể có nghĩa là tạo ra một danh sách chung.
a. Từ đầu ra là Giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt và Sổ chi tiết thu NSNN ta lập được danh sách các thuộc tính sau:
Danh sách các thuộc tính
1NF
2NF
3NF
Ngày hạch toán
Số bút toán
Số chứng từ
Đối tượng nộp tiền
Mã số (số CMND)
Đối tượng nộp thuế
Mã số thuế
Nộp vào NSNN tại KBNN
Tỉnh, thành phố
Cơ quan quản lý thu
Mã số
Số TT
Chương
Loại
Khoản
Mục
Tiểu mục
Kỳ thuế
Số tiền
Mã nguồn
Mã điều tiết
Nợ TK
Có TK
Mã địa bàn
Mã ngân hàng (KBNN)
Thu NSNN
Ngày hạch toán
Số bút toán
Số chứng từ
Đối tượng nộp thuế
Mã số thuế
Nộp vào NSNN tại KBNN
Cơ quan quản lý thu
Mã số
Mã chương
Mã loại
Mã khoản
Mã mục
Mã tiểu mục
Mã địa bàn
Số tiền
Mã nguồn
Mã điều tiết
Tài khoản nợ
Tài khoản có
Mã ngân hàng (KBNN)
1. Thu NSNN
Ngày hạch toán
Số bút toán
Số chứng từ
Mã số thuế
(đối tượng nộp)
Mã chương
Mã loại
Mã khoản
Mã mục
Mã tiểu mục
Mã địa bàn
Số tiền
Mã nguồn
Mã điểu tiết
Tài khoản nợ
Tài khoản có
Mã ngân hàng (KBNN)
Danh mục Chương
Mã chương
Tên chương
2.Danh mục đối tượng nộp thuế
Mã số thuế
Họ tên
Địa chỉ
Điện thoại
CMND
Ngày cấp
Nơi cấp
Danh mục Loại
Mã loại
Tên loại
3.Danh mục KBNN
Mã KBNN
Tên KBNN
Địa chỉ
Điện thoại
Danh mục Khoản
Mã khoản
Tên khoản
4.Danh mục Chương
Mã chương
Tên chương
Danh mục Mục
Mã mục
Tên mục
5.Danh mục Loại
Mã loại
Tên loại
Danh mục Tiểu mục
Mã tiểu mục
Tên tiểu mục
6.Danh mục khoản
Mã khoản
Tên khoản
Danh mục Tài khoản
Mã tài khoản
Tên tài khoản
7.Danh mục Mục
Mã mục
Tên mục
Danh mục Nguồn
Mã nguồn
Tên nguồn
Diễn giải
8.Danh mục Tiểu mục
Mã tiểu mục
Tên tiểu mục
DM Tỉ lệ điều tiết
Mã điều tiết
Diễn giải
9.Danh mục TK
Mã tài khoản
Tên tài khoản
DM Địa bàn
Mã địa bàn
Tên địa bàn
11.Danh mục Tỉ lệ điều tiết
Mã điều tiết
Diễn giải
12. Danh mục Địa bàn
Mã địa bàn
Tên địa bàn
b. Từ Lệnh chi tiền, Lệnh chi tiền ngân sách xã (kiêm lĩnh tiền mặt), Giấy rút dự toán kiêm lĩnh tiền mặt, Giấy rút dự toán kiêm lĩnh tiền mặt (CTMT), Sổ chi tiết chi NSNN bằng tiền mặt, Sổ chi tiết thanh toán vốn đầu tư và Sổ tổng hợp theo dõi dự toán ngân sách, ta có danh sách các thuộc tính sau:
Danh sách thuộc tính
1NF
2NF
3 NF
Ngày hạch toán
Số chứng từ
Số bút toán
Mã t/c nguồn kinh phí
Mã số ĐVSDNS
Tên ĐVSDNS
Tên CTMT
Mã CTMT
Nợ TK
Có TK
Mã nguồn
Chương
Loại
Khoản
Mục
Tiểu mục
Số tiền
Cộng số tiền
Chi NSNN
Ngày hạch toán
Số chứng từ
Số bút toán
Mã t/c nguồn KP
Mã số ĐVSDNS
Tên ĐVSDNS
Tên CTMT
Mã CTMT
Mã TK
Mã nguồn
Mã chương
Mã loại
Mã khoản
Mã mục
Mã tiểu mục
Số tiền
1. Chi NSNN
Ngày hạch toán
Số chứng từ
Số bút toán
Mã t/c nguồn KP
Mã số ĐVSDNS
Mã CTMT
Mã TK
Mã nguồn
Mã chương
Mã loại
Mã khoản
Mã mục
Mã tiểu mục
Số tiền
2.Danh mục TK
Mã TK
Tên TK
10.Danh mục ĐVSDNS
Mã ĐVSDNS
Tên ĐVSDNS
Địa chỉ
Điện thoại
3.Danh mục Nguồn
Mã nguồn
Tên nguồn
11. Danh mục CTMT
Mã CTMT
Tên CTMT
Diễn giải
4.Danh mục Chương
Mã chương
Tên chương
5.Danh mục Loại
Mã loại
Tên loại
6.Danh mục Khoản
Mã khoản
Tên khoản
7.Danh mục Mục
Mã mục
Tên mục
8.DM Tiểu mục
Mã tiểu mục
Tên tiểu mục
9.DM t/c nguồn KP
Mã t/c nguồn KP
Tên t/c nguồn KP
3.3.2. Các giải thuật trong chương trình
3.3.2.1. Thuật toán đăng nhập chương trình
Kiểm tra mật khẩu
BĐ
Nhập mật khẩu
Vào chương trình
Thoát khỏi chương trình
KT
Hiện thông báo sai mật khẩu
Tiếp tục ?
Đúng
Sai
Sai
Đúng
3.3.2.2 Thuật toán thêm bản ghi
BĐ
Vào tính năng thêm mới bản ghi
Nhập dữ liệu
Dữ liệu có hợp lệ ?
Có lưu không?
Lưu bản ghi mới vào CSDL
KT
Không
Có
Có
Không
3.3.2.3. Thuật toán xóa bản ghi
BĐ
Vào tính năng xóa bản ghi
Chọn bản ghi cần xóa
Có chắc chắn xóa không?
Xóa bản ghi trong CSDL
KT
Sai
Đúng
3.3.2.4. Thuật toán tìm kiếm
BĐ
Vào chức năng tìm kiếm
Chọn, nhập điều kiện tìm kiếm
Điều kiện hợp lệ ?
Hiện danh sách thỏa mãn điều kiện
KT
không
Có
3.3.2.5. Thuật toán tạo lập báo cáo
BĐ
Chọn báo cáo cần lập
Mở Form tạo báo cáo
Thiết lập các tham số liên quan đến báo cáo
Hiện báo cáo
In báo cáo không?
Lập báo cáo tiếp không?
KT
In báo cáo
Có
Không
Có
Không
3.4. Thiết kế giao diện chính của HTTT Kế toán Thu – chi NSNN bằng tiền mặt
3.4.1Thiết kế menu chương trình
Báo cáo
Chương trình kế toán thu – chi NSNN
Tìm kiếm
TK CT Thu NSNN
TK CT Chi NSNN
Hệ thống
Mục lục NSNN
Nhập CT
DM nhân viên
DM Từ điển
Thoát
DM Chương
DM Loại
DM Khoản
DM Mục
DM Tiểu mục
Nhập chứng từ thu NSNN
Nhập chứng từ chi NSNN
3.4.2 Màn hình giao diện đăng nhập chương trình
Kiểm tra người sử dụng chương trình bằng cách kiểm tra mật khẩu, chỉ được phép sử dụng chương trình khi có mật khẩu đúng tương ứng với mã nhân viên
3.4.3.Màn hình giao diện chính của chương trình
Đây là giao diện chính của chương trình, từ giao diện này người sử dụng có thể chọn để thực hiện các công việc thích hợp như: cập nhật danh mục nhân viên, danh mục tài khoản, mục lục NSNN, nhập các chứng từ thu – chi phát sinh, tìm kiếm các chứng từ theo những tiêu chí khác nhau và xem các báo cáo tương ứng. Giao diện còn cho phép vào những From chính bằng lối tắt ngay trên màn hình.
3.4.4 Màn hình giao diện nhập tài khoản
Giao diện này không những cho cung cấp cho người sử dụng những thông tin liên quan đến tài khoản hiện có như: Mã tài khoản, tên tài khoản, bậc tài khoản và số hiệu tài khoản gốc mà còn cho phép tạo mới tài khoản, sửa thông tin liên quan khác, xóa tài khoản.
3.4.5 Giao diện nhập chứng từ thu NS
Giao diện này cho phép người sử dụng nhập mới, thêm, sửa, xóa các thông tin chi tiết của chứng từ thu ngân sách chi tiết theo mục lục NSNN
3.4.6 Giao diện nhập chứng từ chi NS
Với giao diện này người sử dụng có thể thêm mới các chứng từ chi NS chi tiết theo mục lục NSNN, sửa các thông tin liên quan đến chứng từ, xóa chứng từ, lưu lại vào CSDL các thông tin chính xác
3.4.7. Báo cáo chứng từ chi
Bảng kê chứng từ đưa ra các thông tin chi tiết liên quan đến chứng từ chi
3.4.8. Báo cáo chứng từ thu
Bảng kê chi tiết đưa ra các thông tin chi tiết của các chứng từ thu đã phát sinh
3.4.9 Báo cáo chi tiết tài khoản tiền mặt
Báo cáo chi tiết tài khoản tiền mặt cho phép đưa ra thông tin chi tiết về số phát sinh nợ, có, và số dư của tài khoản 501
KẾT LUẬN
Trong quá trình thực tập tại KBNN Na Hang em đã học hỏi và tiếp thu thêm được kiến thức mới về kế toán NSNN và nghiệp vụ KBNN với sự giúp đỡ, chỉ bảo của các cán bộ tại bộ phận Kế toán nhất là sự quan tâm, hướng dẫn và đồng ý của giáo viên hướng dẫn TS Trần Thị Thu Hà. Từ đó em quyết định lựa chọn đề tài "Phân tích và thiết kế HTTT Kế toán thu - chi NSNN bằng tiền mặt" để thực hiện.
Chuyên đề này thực hiện nhằm mục đích chủ yếu là áp dụng kiến thức đã tiếp thu được của bản thân vào thực tế công việc.Tuy nhiên, do quỹ thời gian thực tập quá ngắn lại thiếu kinh nghiệm tìm hiểu thực tế, sự hạn chế về kiến thức nên không thể tránh khỏi những thiếu sót trong việc thực hiện, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài Chính (tháng 06 /2006)kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước", NXB Tài chính, Hà Nội.
2. Bộ Tài Chính, Kho bạc Nhà nước (2005), "Kho bạc Nhà nước Việt Nam - Quá trình xây dựng và phát triển", NXB Tài chính, Hà Nội.
3. Bộ Tài Chính, Kho bạc Nhà nước, QĐ số: 748 KB/QĐ/TCCB ngày 24/12/2003, Quyết định của Tổng giám đốc KBNN: Quy định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của KBNN huyện trực thuộc KBNN tỉnh, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (tháng 07/2003),"Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện", NXB Tài chính, Hà Nội.
5. TS Trương Văn Tú, Trần Thị Song Minh (2000), "Giáo trình Hệ thống thông tin quản lý", NXB Thống kê, Hà Nội.
PHẦN CODE CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mã nguồn của Form đăng nhập
Private Sub CmdThoat_Click()
Unload FrmMain
FrmDangNhap.Hide
End Sub
Private Sub CmdDangNhap_Click()
Dim cn As ADODB.Connection
Dim rs As ADODB.Recordset
Dim strSQL As String
Dim bHople As Boolean
Set cn = New ADODB.Connection
cn.ConnectionString = "Provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0;Data Source =" & App.Path & "\Data\KeToanNSNN.mdb"
cn.Open
strSQL = "SELECT MaNhanVien,Matkhau FROM DMNhanVien"
Set rs = New ADODB.Recordset
rs.Open strSQL, cn, adOpenStatic, adLockOptimistic
If (rs.BOF = True) Then
MsgBox " Thong tin nhan vien khong co trong co so du lieu"
rs.Close
cn.Close
Exit Sub
End If
rs.MoveFirst
bHople = False
Do While (Not rs.EOF) And (Not bHople = True)
If (rs!MaNhanVien = TxtMaNhanVien.Text) And (rs!Matkhau = TxtMatKhau.Text) Then
bHople = True
Else
rs.MoveNext
End If
Loop
rs.Close
cn.Close
If bHople = True Then
MsgBox ("Chao mung ban den voi chuong trinh Ke toan NSNN")
Unload Me
FrmMain.Show
Else
MsgBox "Ma nhan vien hoac mat khau sai!"
Unload Me
End If
End Sub
2. Mã nguồn của Form danh mục tài khoản
Option Explicit
Dim recnum
Dim xThem
Dim cn As ADODB.Connection
Dim res As New ADODB.Recordset
Private Sub Form_Load()
Set cn = New ADODB.Connection
cn.ConnectionString = "Provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0;Data Source =" & App.Path & "\Data\KeToanNSNN.mdb"
cn.Open
Adodc1.Visible = True
CmdThoat.Visible = True
CmdSua.Visible = True
CmdLuu.Visible = False
CmdKhongLuu.Visible = False
CmdXoa.Visible = True
CmdThem.Visible = True
Adodc1.Visible = True
DataGrid1.AllowDelete = False
DataGrid1.AllowUpdate = False
DataGrid1.AllowRowSizing = False
DataGrid1.AllowArrows = False
End Sub
Private Sub CmdThem_Click()
On Error GoTo Err_Them_click
DataGrid1.AllowDelete = True
DataGrid1.AllowUpdate = True
Adodc1.Recordset.AddNew
'DataGrid1.SetFocus
TxtMa.SetFocus
CmdThoat.Visible = False
CmdSua.Visible = False
CmdKhongLuu.Visible = True
CmdLuu.Visible = True
CmdXoa.Visible = False
CmdThem.Visible = False
'CmdSearch.Visible = False
xThem = True
Exit_Them_click:
Exit Sub
Err_Them_click:
MsgBox Err.Description
Resume Exit_Them_click
End Sub
Private Sub CmdSua_Click()
On Error GoTo Err_Sua_click
recnum = Adodc1.Recordset.Bookmark
CmdThoat.Visible = False
CmdSua.Visible = False
CmdKhongLuu.Visible = True
CmdLuu.Visible = True
CmdXoa.Visible = False
CmdThem.Visible = False
xThem = False
DataGrid1.AllowDelete = True
DataGrid1.AllowUpdate = True
Exit_Sua_click:
Exit Sub
Err_Sua_click:
MsgBox Err.Description
Resume Exit_Sua_click
End Sub
Private Sub CmdXoa_Click()
On Error GoTo Err_Xoa_click
Dim TraLoi
TraLoi = MsgBox("Ban muon xoa Ma Chuong " & _
Adodc1.Recordset.Fields("TenChuong") & " (cung voi cac thong tin lien quan)?" _
, vbYesNo, "Thong bao")
If TraLoi = 6 Then
Adodc1.Recordset.Delete
Adodc1.Recordset.MoveNext
Adodc1.Recordset.Clone
If Adodc1.Recordset.EOF Then
Adodc1.Recordset.MoveLast
End If
End If
Exit_Xoa_click:
Exit Sub
Err_Xoa_click:
MsgBox "Khong the xoa ban ghi nay!"
Resume Exit_Xoa_click
End Sub
Private Sub CmdKhongLuu_Click()
On Error GoTo Err_KhongLuu_Click
Adodc1.Refresh
Adodc1.Recordset.Clone
Adodc1.Recordset.MoveLast
CmdThoat.Visible = True
CmdSua.Visible = True
CmdKhongLuu.Visible = False
CmdLuu.Visible = False
CmdXoa.Visible = True
CmdThem.Visible = True
'CmdSearch.Visible = True
CmdThem.SetFocus
xThem = False
Exit_KhongLuu_Click:
DataGrid1.SetFocus
Exit Sub
Err_KhongLuu_Click:
MsgBox "Data is invalid!"
Resume Exit_KhongLuu_Click
End Sub
Private Sub CmdLuu_Click()
On Error GoTo Err_Luu_click
Adodc1.Recordset.UpdateBatch adAffectAll
CmdThoat.Visible = True
CmdSua.Visible = True
CmdKhongLuu.Visible = False
CmdLuu.Visible = False
CmdXoa.Visible = True
CmdThem.Visible = True
' CmdSearch.Visible = True
CmdThem.SetFocus
xThem = False
Exit_Luu_click:
DataGrid1.SetFocus
Exit Sub
Err_Luu_click:
MsgBox "Data is invalid."
Resume Exit_Luu_click
End Sub
Private Sub CmdThoat_Click()
Unload Me
End Sub
3. Mã nguồn của Form tìm kiếm chứng từ
Option Explicit
Dim recnum
Dim xThem
Dim cn As ADODB.Connection
Private Sub CmdDung_Click()
Cbo1.Clear
CmdFind.Enabled = True
CmdDung.Enabled = False
End Sub
Private Sub CmdFind_Click()
CmdDung.Enabled = True
AddItem
Cbo1.SetFocus
CmdFind.Enabled = False
End Sub
Public Sub AddItem()
Cbo1.AddItem ("MaNhanVien")
Cbo1.AddItem ("SoChungTu")
Cbo1.AddItem ("TaiKhoanNo")
Cbo1.AddItem ("TaiKhoanCo")
End Sub
Private Sub CmdThoat_Click()
Unload Me
End Sub
Private Sub TxTFind_Change()
If Cbo1.Text = "" Or TxtFind = "" Then
Adodc1.Recordset.Filter = ""
Adodc1.Refresh
Exit Sub
End If
Adodc1.Recordset.Filter = Cbo1 & " LIKE '*" & TxtFind & "*'"
End Sub
Private Sub Form_Load()
Set cn = New ADODB.Connection
cn.ConnectionString = "Provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0;Data Source =" & App.Path & "\Data\KeToanNSNN.mdb"
cn.Open
Adodc1.Visible = True
CmdThoat.Visible = True
CmdFind.Visible = True
CmdDung.Visible = True
Adodc1.Visible = True
DataGrid1.AllowDelete = False
DataGrid1.AllowUpdate = False
DataGrid1.AllowRowSizing = False
DataGrid1.AllowArrows = False
End Sub
4. Mã nguồn của Form nhập chứng từ
Option Explicit
Dim recnum
Dim xThem
Dim cn As ADODB.Connection
Dim res As New ADODB.Recordset
Private Sub Form_Load()
Set cn = New ADODB.Connection
cn.ConnectionString = "Provider=Microsoft.Jet.OLEDB.4.0;Data Source =" & App.Path & "\Data\KeToanNSNN.mdb"
cn.Open
Adodc1.Visible = True
CmdThoat.Visible = True
CmdSua.Visible = True
CmdLuu.Visible = False
CmdKhongLuu.Visible = False
CmdXoa.Visible = True
CmdThem.Visible = True
Adodc1.Visible = True
DataGrid1.AllowDelete = False
DataGrid1.AllowUpdate = False
DataGrid1.AllowRowSizing = False
DataGrid1.AllowArrows = False
End Sub
Private Sub CmdThem_Click()
On Error GoTo Err_Them_click
DataGrid1.AllowDelete = True
DataGrid1.AllowUpdate = True
Adodc1.Recordset.AddNew
'DataGrid1.SetFocus
TxtSoCT.SetFocus
CmdThoat.Visible = False
CmdSua.Visible = False
CmdKhongLuu.Visible = True
CmdLuu.Visible = True
CmdXoa.Visible = False
CmdThem.Visible = False
'CmdSearch.Visible = False
xThem = True
Exit_Them_click:
Exit Sub
Err_Them_click:
MsgBox Err.Description
Resume Exit_Them_click
End Sub
Private Sub CmdSua_Click()
On Error GoTo Err_Sua_click
recnum = Adodc1.Recordset.Bookmark
CmdThoat.Visible = False
CmdSua.Visible = False
CmdKhongLuu.Visible = True
CmdLuu.Visible = True
CmdXoa.Visible = False
CmdThem.Visible = False
xThem = False
DataGrid1.AllowDelete = True
DataGrid1.AllowUpdate = True
Exit_Sua_click:
Exit Sub
Err_Sua_click:
MsgBox Err.Description
Resume Exit_Sua_click
End Sub
Private Sub CmdXoa_Click()
On Error GoTo Err_Xoa_click
Dim TraLoi
TraLoi = MsgBox("Ban muon xoa Chung Tu " & _
Adodc1.Recordset.Fields("SoChungTu") & " (cung voi cac thong tin lien quan)?" _
, vbYesNo, "Thong bao")
If TraLoi = 6 Then
Adodc1.Recordset.Delete
Adodc1.Recordset.MoveNext
Adodc1.Recordset.Clone
If Adodc1.Recordset.EOF Then
Adodc1.Recordset.MoveLast
End If
End If
Exit_Xoa_click:
Exit Sub
Err_Xoa_click:
MsgBox "Khong the xoa ban ghi nay!"
Resume Exit_Xoa_click
End Sub
Private Sub CmdKhongLuu_Click()
On Error GoTo Err_KhongLuu_Click
Adodc1.Refresh
Adodc1.Recordset.Clone
Adodc1.Recordset.MoveLast
CmdThoat.Visible = True
CmdSua.Visible = True
CmdKhongLuu.Visible = False
CmdLuu.Visible = False
CmdXoa.Visible = True
CmdThem.Visible = True
'CmdSearch.Visible = True
CmdThem.SetFocus
xThem = False
Exit_KhongLuu_Click:
DataGrid1.SetFocus
Exit Sub
Err_KhongLuu_Click:
MsgBox "Data is invalid!"
Resume Exit_KhongLuu_Click
End Sub
Private Sub CmdLuu_Click()
On Error GoTo Err_Luu_click
Adodc1.Recordset.UpdateBatch adAffectAll
CmdThoat.Visible = True
CmdSua.Visible = True
CmdKhongLuu.Visible = False
CmdLuu.Visible = False
CmdXoa.Visible = True
CmdThem.Visible = True
' CmdSearch.Visible = True
CmdThem.SetFocus
xThem = False
Exit_Luu_click:
DataGrid1.SetFocus
Exit Sub
Err_Luu_click:
MsgBox "Data is invalid."
Resume Exit_Luu_click
End Sub
Private Sub CmdThoat_Click()
Unload Me
End Sub
MỤC LỤC
Trang
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33159.doc