Phân tích và hoàn thiện công tác tổ chức lao động - Tiền lương tại Công ty Bia và Nước giải khát Cẩm Phả - Quảng Ninh

Lời mở đầu ====š›=== Trong nền kinh tế nước ta hiện nay từ bao cấp chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Tất cả các ngành kinh tế nói chung và ngành nước giải khát nói riêng đã có tất cả những đóng góp đáng kể vào sự phát triển đi lên của xã hội. Với chính sách mở cửa, các cơ sở sản xuất kinh doanh bia và nước giải khát thi nhau ra đời và phát triển. Từ đó tạo ra sự cạnh tranh khác biệt đặc biệt về chất lượng sản phẩm và thái độ phục vụ trong cơ chế thị trường hiện nay. Thực tế

doc90 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1308 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Phân tích và hoàn thiện công tác tổ chức lao động - Tiền lương tại Công ty Bia và Nước giải khát Cẩm Phả - Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho thấy rằng dù doanh nghiệp có thiết lập mạng lưới phục vụ với trang thiết bị hiện đại đến đâu chăng nữa nhưng không có một đội ngũ cán bộ công nhân viên am hiểu ngành nghề, có trình độ quản lý giỏi tinh thông về nghiệp vụ, chuyên môn, kỹ thuật, ngoại ngữ, giao tiếp, ứng xử thì không thể mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội của nước ta hiện nay vấn đề tiền lương, tiền thưởng, đời sống người lao động đang là vấn đề quan trọng vì nó tác động sâu rộng tới các hoạt động kinh tế xã hội, đồng thời cũng động chạm trực tiếp tới đời sống tất cả các tầng lớp dân cư. Một trong những đổi mới của đất nước ta hiện nay là không bao cấp về tiền lương cho các doanh nghiệp quốc doanh, chính vì vậy mà đặt cho các doanh nghiệp phải có chính sách tiền lượng hợp lý, để từ đó tạo ra động lực kích thích người lao động hăng say làm việc, quan tâm và gắn bó đến sự phát triển của doanh nghiệp. Để tiến hành thực hiện các vấn đề trên đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành nhiều biện pháp đồng bộ, phối hợp với nhau về chính sách, giá cả, cơ chế phân phối... Cũng là một trong những vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp nào muốn duy trì và phát triển đều phải quan tâm. Vì tiền lương thu nhập của người lao động có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và tiền lương là một phạm trù gắn liền với lao động. Xuất phát từ những kiến thức đã được thầy cô dạy bảo, trang bị trong quá trình học tập. Qua thời gian công tác và học tập tại Công ty Bia và Nước giải khát Cẩm Phả, tôi mạnh dạn chọn đề tài: " Phân tích và hoàn thiện công tác tổ chức lao động - tiền lương tại Công ty Bia và Nước giải khát Cẩm Phả - Quảng Ninh" Trong phạm vi đồ án này tôi mong muốn bản thân được đóng góp một phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện công tác tổ chức lao động và tiền lương của Công ty Bia và Nước giải khát Cẩm Phả - Tổng công ty than Việt Nam. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Lê Văn Hoà cùng các thầy cô giáo - Trường Đại học bách khoa Hà Nội, các đồng chí lãnh đạo cùng toàn thể các phòng ban, nghiệp vụ, kỹ thuật Công ty đã giúp tôi. Vì thời gian và trình độ có hạn nên bản đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót, tôi mong được sự giúp đỡ tạo điều kiện của các thầy giáo, các đồng chí, đồng nghiệp, Ban lãnh đạo Công ty và tất cả các phòng ban liên quan đã giúp tôi hoàn thành bản đồ án này. Đề tài: " Phân tích và hoàn thiện công tác tiền lương Tại Công ty Bia và Nước giải khát Cẩm Phả - Quảng Ninh " MỞ ĐẦU PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG. PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY. PHẦN III: BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT CẨM PHẢ. PHẦN I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG * TIỀN LƯƠNG VÀ TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG. 1. Các khái niệm về tiền lương. Trong thực tế sản xuất và xã hội, khái niệm tiền công, tiền lương và thành phần của chúng được quan niệm rất đa dạng, khác nhau. Có nhiều tên gọi và khái niệm để diễn đạt sự trả công lao động như: Tiền công, tiền lương, thù lao lao động, thu nhập lao động.... Theo tổ chức Quốc tế (ILO): Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập bất luận tên gọi hay cách tính như thế nào, mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động bằng pháp luật theo một hợp đồng lao động được viết ra bằng miệng. Tiền công theo nghĩa rộng bao hàm tất cả các hình thức bù đắp mà doanh nghiệp trả cho người lao động. Nó gồm có tiền lương, tiền thưởng và các hình thức trả tiền khác. Nhưng theo cách dùng phổ biến hiện nay thì thuật ngữ "Tiền công" chỉ được xem để trả thù lao theo giờ cho những người lao động mà không có giám sát quá trình lao động đó. Còn tiền lương là số tiền trả cho người lao động theo một thời gian nhất định (ngày, tuần, tháng, năm...) Trước đây, ở Việt Nam, trong nền kinh tế XHCN, chúng ta vẫn khẳng định rằng: " Tiền lương dưới chủ nghĩa xã hội là một bộ phận của thu nhập quốc dân, biểu hiện bằng tiền, được Nhà nước trả cho người lao động một cách có kế hoạch, căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động mà người đó đã cống hiến cho xã hội". Trong sự trả công lao động có sự phân biệt các yếu tố trong tổng thu nhập của người lao động như: Tiền lương (dụng ý chỉ lương cơ bản) phụ cấp thưởng và phúc lợi. Hiện nay, theo quan điểm của cải cách tiền lương năm 1993 (theo Nghị định 25,26/CP ban hành ngày 23 tháng 5 năm 1993) thì "Tiền lương là giá cả của mức lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động phù hợp với quan hệ cung cầu về sức lao động trong nền kinh tế thị trường. - Trong doanh nghiệp, tiền lương của người lao động là do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc. 2. Bản chất của tiền lương. Mặc dù "Tiền lương" là giá cả của sức lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động..." Nhưng tiền lương vẫn được nghiên cứu trên 2 phương diện: Kinh tế và xã hội. - Về mặt kinh tế: Tiền lương là phần đối trọng của sức lao động mà người lao động đã cung cấp cho người sử dụng lao động. Qua hợp đồng lao động, người lao động và người sử dụng lao động đã cam kết trao đổi hàng hoá sức lao động: người lao động cung sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nào đó và sẽ được nhận một khoản tiền lương thoả thuận từ người sử dụng lao động. Ở Việt Nam, tiền lương cơ bản là tiền lương được xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu về sinh học, xã hội học, về độ phức tạp công việc và mức độ tiêu hao lao động trong các điều kiện lao động trung bình của từng ngành nghề. Tiền lương cơ bản được sử dụng rộng rãi ở các doanh nghiệp Nhà nước, ở các khu vực hành chính sự nghiệp và được xác định thông qua hệ thống thang bảng lương do Nhà nước quy định. Còn phụ cấp lương là tiền trả công lao động bổ sung ngoài tiền lương cơ bản, bù đắp thêm cho người lao động khi họ phải làm việc trong các điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà chưa được tính trong lương cơ bản... - Về mặt xã hội: Tiền lương là một khoản thu nhập của người lao động để bù đắp các nhu cầu tối thiểu của người lao động ở một thời điểm kinh tế, xã hội nhất định. Khoản tiền đó phải được thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động (chủ doanh nghiệp), có tính đến mức lương tối thiểu do Nhà nước ban hành. Trong đó, mức lương tối thiểu là khoản tiền lương trả cho người lao động ở mức giản đơn nhất, không phải đào tạo, đủ để tái sản xuất sức lao động cho họ và một phần cho gia đình họ. Nói rõ hơn, đó là số tiền bảo đảm cho người lao động này có thể mua được những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sứclao động của bản thân và dành một phần để nuôi con cũng như bảo hiểm đến hết tuổi lao động. Ngoài tiền lương cơ bản, người lao động có phụ cấp lương, tiền thưởng và các loại phúc lợi. Ngày nay khi cuộc sống của con người đã được cải thiện rõ rệt, trình độ văn hoá chuyên môn của người lao động được nâng cao không ngừng, thì tiền lương cơ bản, phụ cấp, thưởng và phúc lợi người lao động còn muốn được có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp được thực sự kính trọng và làm chủ trong công việc. 3. Ý nghĩa của tiền lương: Tiền lương có ý nghĩa rất lớn đối với cả doanh nghiệp và người lao động. * Đối với doanh nghiệp: - Tiền lương là một khoản chi phí bắt buộc, do đó muốn nâng cao lợi nhuận và hạ giá thành sản phẩm, các doanh nghiệp phải biết quản lý và tiết kiệm chi phí tiền lương. - Tiền lương cao là một phương tiện rất hiệu quả để thu hút lao động có tay nghề và tạo ra lòng trung thành của nhân viên đối với doanh nghiệp. - Tiền lương còn là một phương tiện kích thích và động viên người lao động rất có hiệu quả (nhờ chức năng đòn bẩy kinh tế) tạo lên sự thành công và hình ảnh đẹp của doanh nghiệp trên thị trường. * Đối với người lao động: - Tiền lương là phần thu nhập chủ yếu của người lao động, là phương tiện để duy trì sự tồn tại và phát triển của người lao động cũng như gia đình họ. - Tiền lương ở một mức độ nào đó, là một bằng chứng cụ thể thể hiện giá trị của người lao động, thể hiện uy tín và địa vị của người này trong xã hội và trong gia đình của họ, từ đó người ta có thể tự đánh giá được giá trị của bản thân mình và quyền tự hào khi có tiền lương cao. - Tiền lương cũng là một phương tiện để đánh giá lại mức độ đối xử của chủ doanh nghiệp đối với ngưới lao động đã bỏ sức lao động ra cung cho doanh nghiệp. 4. Các phương pháp xác định quỹ lương kế hoạch. a. Xác định quỹ lương kế hoạch theo đơn giá lương kế hoạch của đơn vị sản phẩm. Phương pháp này dựa vào số lượng từng loại sản phẩm kỳ kế hoạch và đơn giá lương kế hoạch của từng loại sản phẩm. VKH = n SNspi x Đgi i=1 Trong đó: VKH : Tổng quỹ lương theo kế hoạch. Nspi : Số lượng sản phẩm thứ i trong kỳ kế hoạch. Đgi : Đơn giá lương sản phẩm thứ i trong kỳ kế hoạch. n : Số loại sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch. b. Xác định quỹ lương kế hoạch theo doanh thu Phương pháp này dựa vào doanh thu kế hoạch của doanh nghiệp. VKH = n STkhi x Ki i=1 Trong đó: VKH : Tổng quỹ lương theo kế hoạch. Tkhi : Doanh thu kế hoạch của sản phẩm thứ i trong kỳ. Ki : Tỷ lệ phần trăm tiền lương trong doanh thu của sản phẩm thứ i trong kỳ kế hoạch. n : Số loại sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch. c. Xác định quỹ lương kế hoạch theo tiền lương bình quân và số lao động bình quân. Phương pháp này dựa vào tiền lương bình quân năm báo cáo, tiền lương dự kiến kỳ kế hoạch và số lượng lao động bình quân kỳ kế hoạch. VKH = Lbq1 x Nlđ1 = Lpq1 x I1 x Nlđ Trong đó: VKH : Tổng quỹ lương theo kế hoạch. Lpq1; Lpq0: Lương bình quân năm dự kiến của kỳ kế hoạch và lương bình quân năm kỳ báo cáo. I1 : Chỉ số lương bình quân giữa kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo. Nlđ1 : Số lao động bình quân kỳ kế hoạch. d. Xác định quỹ lương kế hoạch theo chỉ số sản lượng, chỉ số năng suất lao động. VKH = ISL x INS x Lpq0 = NSL1 x NS1 x Lpq0 NSLo NS0 Trong đó: VKH : Tổng quỹ lương theo kế hoạch. Lpqo : Lương bình quân năm kỳ báo cáo. ISL; INS : Là các chỉ số sản lượng và chỉ số năng suất lao động giữa kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo. NSL;NSLo : Là sản lượng của kỳ kế hoạch và kỳ báo cáo. NS1;NSo : Là năng suất lao động của kỳ kế hoạch và kỳ báo cáo. 5. Chế độ tiền lương theo cấp bậc. - Tiền lương cấp bậc là chế độ tiền lương áp dụng cho công nhân. Những người trực tiếp sản xuất. Đó là toàn bộ những quy định của Nhà nước mà doanh nghiệp vận dụng để trả lương cho người lao động. Căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động cũng như điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định. Số lượng lao động thể hiện ở mức hao phí thời gian để sản xuất ra sản phẩm, còn chất lượng lao động thể hiện ở trình độ lành nghề của công nhân. Chất lượng lao động này được xác định theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật do các doanh nghiệp xây dựng dựa theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật do Nhà nước ban hành. - Chế độ tiền lương cấp bậc gồm 3 yếu tố sau: + Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật: Là văn bản quy định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của người công nhân. + Thang và bảng lương công nhân: Thang lương là bảng xác định quan hệ tỷ lệ và tiền lương giữa các công nhân cùng nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo trình độ cấp bậc của họ. Mỗi thang lương gồm có một số cấp bậc lương và các hệ số lương tương ứng. Hệ số lương chỉ rõ lao động của công nhân ở một bậc nào đó được trả lương cao hơn người công nhân bậc 1 mấy lần. + Mức lương: Là số lượng tiền tệ để trả công lao động trong một đơn vị thời gian (giờ, ngày, tháng) phù hợp với cấp bậc trong thang lương. Li = Lt x Ki Trong đó: Li : Là mức lương tháng của công nhân bậc i Lt : Là mức lương tối thiểu do nhà nước ban hành. Ki : Là hệ số bậc lương i. Ngoài tiền lương cơ bản của người công nhân còn được tính thêm phụ cấp lương như sau: + Phụ cấp khu vực: áp dụng những nơi xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu xấu gồm 7 mức tương ứng bằng 0,1; 0,2; 0,3; 0,4; 0,5; 0,6; 0,7 và 1 so với mức lương tối thiểu. + Phụ cấp độc hại: áp dụng cho đối với những nghề hoặc công việc có điều kiện độc hại, nguy hiểm mà chưa được xác định trong mức lương gồm 4 mức tương ứng bằng 0,1; 0,2; 0,3; 0,4 so với mức lương tối thiểu. + Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng đối với một số nghề hoặc công việc đòi hỏi trách nhiệm cao hoặc phải kiểm nghiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo, gồm 3 mức lương tương ứng bằng 0,1; 0,2; 0,3 so với mức lương tối thiểu. + Phụ cấp làm đêm: áp dụng cho những công nhân viên làm từ 22h đêm đến 6h sáng gồm 2 mức: 30% tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ đối với công không thường xuyên làm việc ban đêm, 40% đối với công thường xuyên làm việc ca đêm. + Phụ cấp thu hút: áp dụng cho những công nhân viên chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, hải đảo xa đất liền, có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn do chưa có cơ sở hạ tầng ban đầu, gồm 4 mức lương tương ứng bằng 0,2; 0,3; 0,5; 0,7 so với mức lương cấp bậc chức vụ trong thời hạn từ 3 đến 5 năm. + Phụ cấp đất đỏ: áp dụng cho những nơi có chỉ số giá sinh hoạt cao hơn chỉ số giá sinh hoạt bình quân chung của cả nước từ 10% trở lên, gồm 5 mức tương ứng bằng: 0,1; 0,15; 0,2; 0,25 và 0,3 với mức lương tối thiểu. + Phụ cấp lưu động: áp dụng cho những công việc là những nghề phải thường xuyên thay đổi chỗ ở và địa điểm làm việc gồm 3 mức tương ứng bằng 0,2; 0,4; 0,6 so với mức lương tối thiểu. Như vậy, tiền lương hàng tháng của người công nhân bằng mức lương tháng cộng với phụ cấp lương (nếu có). Ngoài ra khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn quy định thì số giờ làm thêm được tính bằng 150% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm vào ngày thường và 200% tiền lương giờ tiêu chuẩn nếu làm vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ. * Nếu trả lương theo thời gian thì người lao động được trả lương làm thêm giờ. Khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn, cách tính tiền lương làm thêm giờ như sau: Tiền lương thêm giờ = Tiền lương một giờ x Số giờ làm thêm x 150% (hoặc 200%) Trường hợp người lao động nghỉ bù những giờ làm thêm thì chỉ được trả phần chênh lệch = 50% hoặc 100%. + Nếu trả lương theo sản phẩm, lương khoán thì người lao động được trả lương làm thêm giờ khi người sử dụng lao động có yêu cầu làm thêm số lượng khối lượng sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn. Mức trả thêm được tính bằng cách tăng 50% hoặc 100% đơn giá lương sản phẩm tuỳ theo ngày thường hay ngày lễ, ngày nghỉ. 6. Các hình thức trả lương. Có 2 hình thức trả lương. - Lương thời gian. - Lương sản phẩm. a. Tiền lương thời gian: + Thực chất: trả công theo số ngày công (giờ công) thực tế đã làm. + Công thức: Ltg = TTT x L Trong đó: TTT : Là số ngày công (giờ công) thực tế đã làm trong kỳ (tuần, tháng...) L : Mức lương ngày (lương giờ). Lngày = Ltháng/26 Lgiờ = Lngày/8 - Tiền lương thời gian giản đơn: Hình thức này chỉ căn cứ vào số thời gian làm việc và lương giờ ( hoặc lương ngày ) của công nhân viên để trả lương. Nó dễ dàng, mang tính chất bình quân, ở đây không phân biệt được người tích cực với người kém, không khuyến khích được người lao động nâng cao chất lượng công việc của mình. - Tiền lương thời gian có thưởng. Hình thức này là sự kết hợp giữa tiền lương thời gian giản đơn và tiền thưởng khi đạt các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đã quy định, hình thức này đã kích thích người lao động quan tâm đến kết quả công tác của mình. b/ Tiền lương sản phẩm: Đây là hình thức trả lương cơ bản, rất phổ biến vì hiện nay áp dụng khá phù hợp. Nó quán triệt đầy đủ nguyên tắc " Phân phối theo lao động" gắn việc trả lương với kết quả sản xuất kinh doanh cụ thể của mỗi cá nhân, tập thể trong doanh nghiệp. Công thức tổng quát: Lsp = Ntt + Đg Trong đó: Ntt : Số sản phẩm thực tế đạt chất lượng đã hoàn thành. Đg : Đơn giá lương sản phẩm. - Lương sản phẩm cá nhân trực tiếp. Áp dụng rộng rãi cho người lao động trực tiếp với điều kiện công việc của họ tương đối độc lập và có thể đo lường được kết quả. Công thức: LspTrực tiếp = Ntt + Đg Trong đó: Ntt : Số lượng thực tế. Đg : Đơn giá. Đg = T x Lgiờ Trong đó: T : Mức thời gian (h/sp) Lgiờ : Mức lương giờ theo cấp bậc công việc chế tạo sản phẩm. - Lương sản phẩm cá nhân gián tiếp: Lương sản phẩm cá nhân gián tiếp được áp dụng đối với công nhân phục vụ sản xuất. Công thức: Gián tiếp Gián tiếp Gián tiếp L = L x K SP Tháng NSLĐ hoặc: Gián tiếp gt NTTCNSX chính L = L x SP tg NKH CNSX chính Trong đó: LSPgián tiếp : Lương sản phẩm của công nhân gián tiếp. LThánggián tiếp : Lương cơ bản tháng của công nhân gián tiếp. NCNSX chínhKH : Mức sản lượng kế hoạch (thực tế) của công nhân chính. KNSLĐTrực tiếp : Hệ số năng suất của công nhân chính. * Lương sản phẩm tập thể: Hình thức này áp dụng đối với các công việc mà phải cần một tập thể công nhân cùng thực hiện. - Bước 1: Xác định quỹ lương của tập thể. Tập thể Tập thể Tập thể L = N x Đg SP Thực tế Với NT.tếTập thể : Số lượng thực tế của tập thể. ĐgTập thể = s TSLgj với T: Mức thời gian của một sản phẩm (h/sản phẩm) i=1 = Lgsp x s TSTj với T: Mức thời gian của một sản phẩm (h/sản phẩm) i=1 Trong đó: Lgsp : Mức lương giờ bình quân của sản phẩm. tj : Thời gian của công nhân thứ j khi tham gia làm 1 sản phẩm. S : Số công nhân của tập thể đó - Bước 2: Tính lương cho từng người. Lcnj = Lsp tập thể x Tj . Lj s STj.Lj i=1 Trong đó: Tj : Số ngày (giờ) công trong kỳ của công nhân thứ j. Lj : Lương ngày (giờ) của công nhân thứ j Lcnj = Lsp tập thể x Tj . Lj. K + dj s STj.LjK+dj i=1 Với Ktdj: Là hệ số xét đến tinh thần thái độ làm việc của từng người. + Lương sản phẩm luỹ tiến: Hình thức này thường áp dụng cho những khâu yếu trong sản xuất để góp phần quyết định vào sự hoàn thành kế hoạch chung của doanh nghiệp. Lương sản phẩm luỹ tiến có sử dụng 2 loại đơn giá tiền lương: cố định luỹ tiến (tăng dần). Đơn giá cố định để trả cho các sản phẩm trong mức quy định. Đơn giá lương luỹ tiến tính cho các sản phẩm vượt mức quy định. L = ĐG x Q1 + ĐG x D x /Q1 - Q0/ Trong đó: Qo : Mức khởi điểm. Q1 : Sản lượng thực tế. D : Hệ số tăng đơn giá * Lương khoán: Là một hình thức đặc biệt của lương sản phẩm, trong đó tổng tiền lương cần trả cho một công nhân hay một tập thể được quy định trước một khối lượng công việc xác định phải hoàn thành trong một khoảng thời gian quy định. * Lương sản phẩm có thưởng: Thực chất là hình thức kết hợp lương sản phẩm với chế độ tiền thưởng nhằm mục đích nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. 7. Xác định tổng quỹ lương: - Khái niệm tổng quỹ lương: Tổng quỹ lương hay còn gọi là quỹ lương của doanh nghiệp phải trả cho người lao động làm việc, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ của doanh nghiệp. Hay nói cách khác đi tổng quỹ lương là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp dùng để trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý sử dụng. - Quỹ lương của doanh nghiệp phân theo các tiêu thức khác nhau. + Theo tính kế hoạch: Quỹ lương kế hoạch và thực hiện. . Quỹ lương kế hoạch là: Là tổng số tiền lương thực tế đã được thực hiện trong kỳ được tính theo sản lượng thực tế đã thực hiện, trong đó có các khoản không được dự kiến trong khi lập kế hoạch, các khoản này thường là do phát sinh hoặc do thiếu sót trong quá trình tổ chức và thực hiện kế hoạch của doanh nghiệp. + Theo đối tượng thưởng: Quỹ lương của công nhân sản xuất và quỹ lương của công nhân viên khác trong doanh nghiệp. + Theo tính chất chính phụ: Quỹ tiền lương chính và quỹ lương bổ sung. . Quỹ lương chính: bao gồm số tiền lương theo thời gian, tiền lương theo sản phẩm và các khoản phụ cấp được tính theo lương để trả cho CBCNV trong doanh nghiệp. . Quỹ tiền lương phụ bao gồm: Số tiền cho trả CBCNV trong doanh nghiệp trong thời gian nghỉ việc theo chế độ như lễ, tết, phép năm... hoặc nghỉ vì lý do bất thường khác. * Xác định quỹ tiền lương theo kế hoạch: SVKH = [Ldb . TLmin . (Hcb + Hpc) + Vgt] . 12 Trong đó: + SVKH : Tổng quỹ lương năm kế hoạch. + Ldb : Số lao động sản xuất định biên của doanh nghiệp. + TLmin : Mức lương tối thiểu do doanh nghiệp lựa chọn. + Hcb : Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân. + Hpc : Hệ số phụ cấp các loại bình quân được tính trong đơn giá tiền lương của doanh nghiệp. + Vgt : Quỹ lương khối gián tiếp mà số lao động này chưa được tính trong định mức lao động tổng hợp. + 12 : Thời gian xây dựng kế hoạch trong 12 tháng. QLKH = n SPiQi + V bổ sung (i = 1; n) i=1 Trong đó: Qi : Sản lượng sản phẩm i năm kế hoạch. Pi : Đơn giá lương tổng hợp của sản phẩm i. n : Số loại sản phẩm sản xuất trong năm kế hoạch. Vbổ sung: Quỹ tiền lương bổ sung gồm: + Tiền lương trả cho các bộ phận sản xuất phụ. + Tiền lương trả cho các phòng ban quản lý doanh nghiệp. + Tiền lương trả cho các ngày nghỉ việc được hưởng lương (phép, hội họp) + Các loại phụ cấp ngoài đơn giá và tiền lương bổ sung khác. * Xác định quỹ lương thực hiện: Vth = (Đg x CSXKD) + Vpc + Vbs + Vtg Trong đó: + Vth : Quỹ lương thực hiện. + Đg : Đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền giao. + CSXKD : Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đã thực hiện của doanh nghiệp (theo tổng sản phẩm, theo tổng doanh thu, theo lợi nhuận) + Vpc : Quỹ các khoản phụ cấp lương và các chế độ khác (nếu có) mà chưa tính đến trong đơn giá tiền lương. + Vbs : Quỹ tiền lương bổ sung chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp được giao đơn giá tiền lương theo đơn vị sản phẩm quỹ tiền lương bổ sung trả cho thời gian thực tế không tham gia sản xuất được hưởng lương theo chế độ quy định của số công trong doanh nghiệp mà khi xây dựng mức lao động không tính đến như lương, lương nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ tết, học, họp, chế độ lao động nữ... theo Bộ luật lao động. + Vtg : Quỹ tiền lương làm thêm giờ được tính theo số giờ thực tế làm thêm nhưng không vượt quá quy định của Bộ luật lao động. 8. Xây dựng đơn giá tiền lương: * Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm: Công thức: Đg = Lg x Tsp Trong đó: + Đg : Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm. + Lg : Tiền lương giờ tính trên cơ sở cấp bậc công việc bình quân, phụ cấp bình quân và mức lương tối thiểu của doanh nghiệp. + Tsp : Mức lao động của một đơn vị sản phẩm (tính bằng giờ, người) * Đơn giá tiền lương tính trên doanh thu: Phương pháp này tương ứng với chỉ tiêu kế hoạch là doanh thu, thường áp dụng cho các doanh nghiệp tổng hợp. Đg = SVKH STKH Trong đó: + SVKH : Tổng quỹ lương năm kế hoạch. + STKH : Tổng doanh thu kế hoạch. * Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí: Phương pháp này tương ứng với các chỉ tiêu kế hoạch là tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí, thường áp dụng cho các doanh nghiệp quản lý được tổng thu và tổng chi một cách chặt chẽ trên cơ sở mức chi phí. Đg = VKH TKH - CKH Trong đó: + VKH : Tổng quỹ lương theo kế hoạch. + TKH : Tổng doanh thu theo kế hoạch. + CKH : Tổng chi phí theo kế hoạch (chưa có tiền lương) * Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận: Phương pháp này tương ứng với các chỉ tiêu kế hoạch là lợi nhuận, thường áp dụng cho các doanh nghiệp quản lý được tổng thu, tổng chi và lợi nhuận kế hoạch. Đg = VKH PKH Trong đó: VKH : Tổng quỹ lương năm kế hoạch. PKH : Lợi nhuận theo kế hoạch. 9. Tiền thưởng: Là một khoản tiền bổ sung cho tiền lương. Cùng với tiền lương, tiền thưởng góp phần thoả mãn nhu cầu vật chất cho người lao động, tiền thưởng khuyến khích người lao động cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. . Tiền thưởng làm cho người lao động quan tâm hơn đến việc tiết kiệm lao động cũng như lao động vật hoá, đảm bảo chất lượng sản phẩm cao và khẩn trương hoàn thành công việc với thời gian ngắn nhất. - Một số hình thức thưởng trong doanh nghiệp: + Thưởng năng suất lao động. + Thưởng chất lượng sản phẩm tốt, giảm tỷ lệ sản phẩm hỏng. + Thưởng tiết kiệm vật tư. + Thưởng sáng kiến. + Thưởng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. + Thưởng đảm bảo ngày công. + Thưởng vì lòng trung thành tận tuỵ với doanh nghiệp. PHẦN II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CÔNG TY BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT CẨM PHẢ: * Đặc điểm quá trình hình thành và phát triển của Công ty Bia và Nước giải khát Cẩm Phả: Công ty Bia và Nước giải khát Cẩm Phả đóng tại Km4 - Đường Trần Phú - Thị xã Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh. Được thành lập theo Quyết định số 429/ICLĐ tháng 6 năm 1993 tên gọi lúc bấy giờ là "Nhà máy Bia Việt Đức" do Giám đốc Tổng Công ty than Việt Nam quyết định, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty than Cẩm Phả với mục đích tạo công ăn việc làm cho con em ngành than. Nhà máy Bia Việt Đức hoạt động theo tính chất bao cấp, sản phẩm sản xuất ra mang tính phục vụ khách hàng nội bộ là chủ yếu. Các chi phí có sự bù đắp của Công ty với mục đích đảm bảo hoạt động và thu nhập của CBCNV trong nhà máy theo sự tương đồng về thu nhập trong toàn Công ty. Cũng trong những năm đó, do yêu cầu về phục vụ ở mức độ nhất định, đồng thời trong cơ chế bao cấp nên số lượng CBCNV trong nhà máy rất tuỳ tiện lên xuống, thay đổi bất kỳ, cán bộ phụ trách và quản lý sắp xếp không đúng người đúng việc vì vậy thay đổi vị trí công tác rất nhiều. Đặc biệt trong những năm đầu, trình độ đội ngũ CBCNV từ cán bộ quản lý đến công nhân kỹ thuật, nhân viên phục vụ trình độ thấp, không đúng ngành đúng nghề song rất ít được bồi dưỡng, đào tạo, số qua đào tạo thì thời gian đào tạo quá ngắn. Đến năm 1997, do sự thay đổi lại tổ chức trong Công ty than Cẩm Phả, căn cứ Quyết định số 23/BCN ngày 29/12/1997 của Bộ Công Nghiệp về việc nâng cấp Nhà máy Bia Việt Đức thành Công ty Bia và Nước giải khát cẩm Phả. Đồng thời Tổng công ty than Việt Nam điều thêm một phân xưởng nước khoáng từ Công ty địa chất và khai thác khoáng sản về Công ty theo Quyết định số 281 QDD/TCCB ngày 19/2/1998, từ đó Công ty Bia và Nước giải khát Cẩm Phả trở thành doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường hạch toán độc lập "lấy thu bù chi" không còn sự bao cấp, bù đắp về chi phí như trước. Nhận thức được điều đó, Công ty đã từng bước ổn định lại tổ chức lao động, sắp xếp cán bộ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ đúng vị trí, đoàn kết cùng nhau vượt qua khó khăn thử thách của cơ chế thị trường và đã khẳng định được sản phẩm của mình trên thị trường, tạo được việc làm cũng như thu nhập của cán bộ công nhân viên ngày càng ổn định. II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, MẶT HÀNG SẢN XUẤT KINH DOANH, CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, KẾT CẤU SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY. 1. Chức năng nhiệm vụ: - Là một doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ Bia, nước khoáng và kinh doanh dịch vụ. - Giải quyết việc làm, và nâng cao đời sống cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. - Đóng góp đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và cơ quan chủ quản. 2. Các mặt hàng chủ yếu sản xuất và kinh doanh: - Sản phẩm Bia hơi, bia chai Việt Đức phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong ngành than, nhân dân trong địa bàn thị xã cũng như toàn Tỉnh, phục vụ khách du lịch. - Công ty có các cửa hàng, các đại lý phân phối nằm rải rác trong Tỉnh. 3. Mặt bằng của Công ty: Công ty Bia và nước giải khát Cẩm Phả có trụ sở nằm ngay Trung tâm của Thị xã Cẩm Phả, trên quốc lộ 18A. Công ty có trụ sở làm việc khang trang, rộng rãi, có cửa hàng bán buôn, bán lẻ, bố trí thuận tiện, sạch sẽ thoáng mát với hệ thống bảo quản chất lượng tốt hiện đại. Công ty có dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại. Trụ sở làm việc: Km4 - Phường Cẩm Thuỷ - Cẩm Phả - Quảng Ninh Số tài khoản: 710A - 00019 Ngân hàng công thương Thị xã Cẩm Phả - Tỉnh Quảng Ninh. TELEX: (033) 862032 FAX: (033) 861 218 - Tổng diện tích mặt bằng: 8.692m2 Trong đó: - Nhà xưởng, kho tàng: 3.750m2 - Nhà làm việc: 960m2 - Diện tích còn lại là đường đi và khuôn viên. 4. Công nghệ sản xuất: 4.1 Công nghệ sản xuất Bia: Dây chuyền sản xuất Bia của Công ty là một dây chuyền hiện đại nhập của Cộng hoà liên bang Đức, đồng bộ, khép kín, sản xuất liên tục không gián đoạn, sản phẩm tốt, luôn đảm bảo vệ sinh, đạt tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp thực phẩm, có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng giải khát, kích thích tiêu hoá, vô hại. Qui trình công nghệ sản xuất bia gồm nhiều giai đoạn nối tiếp nhau được mô tả theo sơ đồ sau: SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA MALT XAY NGHIỀN GẠO HỒ HOÁ NƯỚC NÓNG ĐƯỜNG HOÁ NƯỚC THƯỜNG LỌC TRONG NƯỚC NÓNG RỬA BÃ TÁCH BÃ ĐUN SÔI DUNG DỊCH ĐƯỜNG VỚI HOA HUBLON (T0 = 1000C) TÁCH BÃ HOA HUBLON CAO HOA HOA CÁNH LẮNG TRONG TÁCH CẶN LÀM LẠNH NHANH(T0 =120C) LÊN MEN CHÍNH Ô XY K.KHÍ QUA XỬ LÝ LÊN MEN PHỤ TÍCH SỮA MEN LỌC TRONG BIA BIA HƠI MEN GIỐNG BỔ SUNG CO2 CHIẾT BOX BIA T.PHẨM XUẤT XƯỞNG Vỏ to Bột mịn Bột mịn 550C 73 ¸750C Các bước của quy trình sản xuất Bia như sau: Bước 1: Nhận nguyên liệu Malt, gạo từ kho kho của Công ty. Bước 2: Xay, nghiền malt, gạo + Xay malt vỏ trấu to, bột mịn. + Nghiền gạo thành bột mịn. Bước 3: Hồ hoá, đường hoá. a. Hồ hoá: - Nước 550C - Nguyên liệu thay thế: bột gạo 30% - Malt lót 7% Toàn bộ nguyên liệu thay thế (bột gạo 30%) + malt lót được đưa vào nồi hoá hoà với nước 550C với tỷ lệ bột/ nước là 1/5 đảo đều sau đó điều chỉnh nhiệt theo các thang nhiệt sau: Nâng nhiệt độ lên 750C giữ ở thời gian 30 phút. Nâng đến nhiệt lên 1000C giữ ở thời gian 60 phút. b. Đường hoá: Sau khi hồ hoá xong, bơm dịch hồ hoá chia đều thành 2 nồi đường hoá, bổ sung thêm nước ở nhiệt độ thường vào nồi đường hoá và điều chỉnh cho nồi đường hoá có nhiệt độ 500C, cho tiếp lượng bột malt còn lại vào nồi đường hoá khuấy đều và nâng nhiệt theo các thang nhiệt độ sau: 520C giữ trong thời gian 30 phút. 630C giữ trong thời gian 45 phút. 730C giữ trong thời gian 30 phút. Thử iốt hết màu xanh thì chuyển toàn bộ khối dịch sang nồi lọc c. Lọc dịch đường (lọc lắng): Sau khi bơm hết khối dịch đường sang nồi lọc, nhiệt độ duy trì của khối dịch từ 70 - 750C trong suốt quá trình lọc - Tiến hành lọc và rửa bã mạch bằng nước nóng từ 73 - 750C cho đến khi nồng độ chất hoà tan còn 0,5% thì kết thúc quá trình lọc. d. Đun sôi dịch đường và hoa Hublon. Nâng nhiệt độ nồi nấu hoa lên 1000C ta cho cao hoa vào đun sôi trong thời gian 75 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDo an tot nghiep - MAC MINH.doc
  • docBang ngang.doc
  • docBia.doc
  • docMuc luc.doc
  • docNhiem vu thiet ke.doc
Tài liệu liên quan