Phân tích và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Chi nhánh Xăng Dầu Hà Tĩnh

Tài liệu Phân tích và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Chi nhánh Xăng Dầu Hà Tĩnh: ... Ebook Phân tích và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Chi nhánh Xăng Dầu Hà Tĩnh

doc59 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Chi nhánh Xăng Dầu Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước ta hiện nay, có một nội dung hết sức quan trọng được Đảng- Nhà nước ta chú ý quan tâm đó là: “ Chuyển đổi sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước “. Mọi câu hỏi được đặt ra là tại sao sự chuyển đổi sắp xếp lại các DNNN lại được Đảng- Nhà nước ta quan tâm? Trả lời câu hỏi này đồng nghĩa với sự nhìn nhận đúng đắn của Nhà nước ta ! Muốn doanh nghiệp tồn tại và phát triển thì phải chuyển đổi và sắp xếp lại các DN đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết vì nếu không chuyển đổi thì sự đóng góp cho nền kinh tế đất nước là rất hạn chế hoặc không có đóng góp. Điều này cũng nói lên một thực tế là trong thời kỳ đổi mới các DNNN với cung cách quản lý và hoạt động như trước đây là không còn phù hợp nữa hay nói cách khác đó là hoạt động sản xuất kinh doanh của DN là không hiệu quả. Trong thời buổi nền kinh tế thị trường hiện nay thì lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các DN. Lợi nhuận quyết định đến sự tồn tại, khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh của DN. Vì vậy mà việc xem xét đánh giá, phân tích hiệu quả của DN có ý nghĩa quan trọng. Thông qua việc phân tích đó giúp cho DN đánh giá mức tăng trưởng lợi nhuận và mức độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của DN nhằm tìm ra yếu tố tích cực, tiêu cực ảnh hưởng đến lợi nhuận của DN. Từ đó đề ra biện pháp, chính sách để phát huy, nhân tố tích cực, khắc phục hay loại bỏ nhân tố tiêu cực nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao lợi nhuận của DN trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Từ đó cho thấy việc xác định và phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay. Vì vậy, trong thời gian thực tập được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô và sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị trong Chi nhánh Xăng Dầu Hà Tĩnh em đã chọn đề tài: “ Phân tích và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Chi nhánh Xăng Dầu Hà Tĩnh “. Chọn đề tài này em hi vọng vận dụng được tối đa kiến thức của mình đã được các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội truyển đạt vào tình hình thực tế tại nơi em thực tập. Nhằm nâng cao được khả năng của mình trong khi tiếp cận thực tế dựa vào cơ sở lý thuyết để phần nào giúp cho một phần cho Chi nhánh Xăng Dầu Hà Tĩnh sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn nữa. Trong quá trình làm đồ án em được Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Quang Chương tận tình chỉ bảo và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để đề tài của em được hoàn thành. Tuy nhiên do kiến thức trong thực tế của em còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn để em hoàn thành và phát triển hơn nữa đề tài thực tập của mình. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Ngô Anh Đức PHẦN MỘT CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong cuộc sống, con người ta luôn có nhu cầu và nhu cầu đó là vô cùng không có giới hạn. Nhưng số đông chúng ta không tự làm ra sản phẩm vật chất và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của mình. Do đó các DN xuất hiện và bằng hoạt động của mình để làm thoả mãn nhu cầu của con người. Hoạt động của các DN được gọi là: “ Hoạt động sản xuất kinh doanh”. Những hoạt động này tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng nhằm thu được lợi nhuận. I. Khái niệm và phân loại 1. Khái niệm Hoạt động SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với đồng chi phí thấp nhất. Trình độ sử dụng các nguồn lực chỉ có thể đánh giá trong mối quan hệ với hiệu quả tạo ra, để xem xét với sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra kết quả ở mức độ nào? Như vậy hiệu quả kinh doanh phản ánh chất lượng các hoạt động SXKD, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động của từng nhân tố. Kết quả đầu ra Hiệu quả kinh doanh = Chi phí đầu vào 2.Phân loại hiệu quả Phân loại hiệu quả nhằm mục đích tiếp cận và xử lý chính xác hiệu quả, giúp cho các nhà quản lý có quyết định đúng đắn về hướng đầu tư nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Căn cứ vào tính chất của hiệu quả người ta chia hiệu quả thành 4 loại sau: Hiệu quả kinh tế Hiệu quả xã hội Hiệu quả kinh tế- xã hội Hiệu quả kinh doanh Trong các hiệu quả trên thì điều mà chúng ta quan tâm là hiệu quả kinh doanh, vì nó gắn với hoạt động SXKD của Doanh nghiệp và là đối tượng nghiên cứu của đề tài. Đối với hoạt động SXKD cảu DN thì hiệu quả được chia làm 2 loại sau: Hiệu quả kinh doanh tổng hợp Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh một cách khái quát và cho phép kết luận về hiệu quả kinh doanh của toàn bộ quá trình SXKD của DN. Hiệu quả kinh doanh bộ phận Hiệu quả kinh doanh bộ phận là hiệu quả kinh doanh chỉ xét ở từng lĩnh vực hoạt động cụ thể của DN như: sử dụng máy móc, máy móc thiết bị,… 3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh Doanh nghiệp sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Sẽ không phải là vấn đề gì nếu như nguồn tài nguyên là vô hạn, nhưng thực tế mọi nguồn tài nguyên như đất đá, khoáng sản, dầu mỏ.. đều là có hạn và càng ngày càng khan hiếm, cạn kiệt do con người khai thác và sự dụng chúng. Vì vậy nó đòi hỏi con người phải nghĩ đến vấn đề lựa chọn biện pháp tối ưu nhất cho mình. Hoạt động SXKD trong nền kinh tế thị trường, nơi mà tất cả các tổ chức kinh tế đều bình đẳng cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần trên thị trường, đòi hỏi các DN không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả càng cao thì sự tồn tại và phát triển của DN ngày càng lớn. Ngược lại, nếu DN không nâng cao hiệu quả SXKD thì chắc chắn DN sẽ không thể tồn tại trên thị trường. Chính vì thế mà nâng cao hiệu quả kinh doanh là mục tiêu quan trọng nhất mang tính sống còn của mỗi Dn. 4. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh Đối với kinh tế quốc dân Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực, trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của các quan hệ trong cơ chế thị trường. Chất lượng và hiệu quả SXKD được coi trọng hàng đầu trong nền kinh tế thị trường vì suy cho cùng nó quyết định sự thành bại của DN. Xét chung trong toàn bộ nền kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh doanh có nghĩa là: Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực đã có. Thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm góp phần ổn định tăng trưởng kinh tế, giúp cho nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh. Đối với bản thân DN Nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ là cơ sở cho DN tái đầu tư mở rộng sản xuất. Đối với người lao động Nâng cao hiệu quả sản xuất mở rộng tạo điều kiện nâng cao mức sống cho người lao động, kích thích người lao động hăng say sản xuất, tiết kiệm lao động và tăng năng suất lao động. II. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh thể hiện đặc trưng ở mối quan hệ giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, tùy theo mối quan hệ giữa kết quả và chi phí ta có các chỉ tiêu hiệu quả khác nhau. Để đánh giá chính xác hiệu quả SXKD, DN phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu này phải phù hợp với chỉ tiêu đánh giá kết quả chung. 1. Các chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh hiệu quả SXKD 1.1 Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu ( ROE) Doanh lợi vốn chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế ROE = Vốn chủ sở hữu bình quân Doanh lợi vốn chủ sở hữu (VCSH) phản ánh hiệu quả của vốn tự có hay nói chính xác hơn là do lường một đồng VCSH bỏ ra tạo bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. Các nhà đầu tư rất quan tâm tới chỉ tiêu này, bởi đây là khả năng thu nhập mà họ có thể nhận được nếu họ quyết định đầu tư vòa doanh nghiệp. 1.2. Chỉ tiêu sinh lợi tài sản (ROA) Sức sinh lợi tài sản Lợi nhuận trước thuế ROA= Tổng tài sản bình quân Doanh lợi tài sản phản ánh một đồng tài sản trong kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ tài sản và quản lý tài sản càng hợp lý có hiệu quả. 1.3.Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận và chi phí Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất lợi nhuận và chi phí = * 100% Tổng chi phí Tỷ suất LN trên chi phí cho biết cần bao nhiêu đồng lợi nhuận tạo ra thì phải mất bao nhiêu đồng chi phí. Đây là một loại chỉ tiêu chất lượng tiêu biểu dùng làm thước do tính hiệu quả trong việc điều hành, quản lý chi phí. 2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng lao động Trong các yếu tố của quá trình sản xuất, yếu tố lao động con người là yếu tố có tính chất quyết định nhất. Trình độ tay nghề, kỹ thuật của công nhân giúp cho DN tiếp nhận khoa học kỹ thuật hiện đại một cách nhanh chóng, góp phần nâng cao hiệu quả SXKD. Vì vậy mà lực lượng lao động của DN trực tiếp tác động đến năng suất lao động, giảm thiểu chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Hiệu suất sử dụng lao động (Hn) Tổng doanh thu trong kỳ Hn= Số lao động bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh sức sản xuất của lao động, nó cho ta thấy mỗi lao động của doanh nghiệp trong kỳ làm ra bao nhiêu đồng doanh thu. Về thực chất đây chính là chỉ tiêu năng suất lao động. Năng suất lao động là yếu tố cơ bản nhất trong sản xuất và quyết định kết quả sản xuất. 3. Phân tích tình hình sử dụng các nguồn lực TSCĐ là bộ phận chủ yếu phản ánh năng lực hiện có, là điều kiện cần thiết để giảm nhẹ sức lao động và nâng cao năng suất lao động. Lợi nhuận Hiệu suất sản phẩm TSCĐ= Giá trị TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh sức sinh lợi của TSCĐ, nó cho ta biết một đồng TSCĐ bỏ qua SXKD sẽ mang về bao nhiêu đồng tiền lợi nhuận. Xem xét tình hình tăng, giảm của TSCĐ giữa thực tế với kế hoạch, giữa cuối kỳ với đầu năm và đồng thời so sánh tốc độ, tỷ trọng tăng của từng loại TSCĐ. III.Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD Hiệu quả SXKD của Chi nhánh chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố đầu vào, đầu ra và giá của thị trường. Các yếu tố đó lại chịu sự tác động của quá trình tổ chức SXKD của Chi nhánh và các yếu tố thuộc môi trường SXKD như: chính trị, tư tưởng, sự phát triển của kinh tế kỹ thuật, tâm lý tiêu dùng, thị trường của Nhà nước. Tóm lại, hiệu quả của SXKD chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố. Tổng hợp lại có thể chịu các yếu tố đó thành 2 nhóm ảnh hưởng đến hiệu quả. 1. Các nhân tố thuộc vê doanh nghiệp Căn cứ và bản chất của hiệu quả là sự so sánh giũa các yếu tố đầu vào và đầu ra, như vậy hiệu quả trong DN chỉ ảnh hưởng trực tiếp của 2 yếu tố doanh thu và chi phí. Mà doanh thu và chi phí của DN chịu tác động của các nhân tố sau: 1.1.Lực lượng lao động Lao động của Chi nhánh xăng dầu Hà Tĩnh là toàn bộ đội ngũ cán bộ công nhân viên của Chi nhánh có trình độ tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo. Trình độ tay nghề của công nhân giúp cho Chi nhánh tiếp nhận khoa học kỹ thuật hiện đại một cách nhanh chóng, góp phần nâng cao hiệu quả SXKD. Ngày nay, khoa học kỹ thuật công nghệ đã trở thành lực lượng lao động trực tiếp, áp dụng kỹ thuật tiên tiến là điều kiện để tăng hiệu quả SXKD của bất kỳ một DN nào… Tuy nhiên cần thấy rằng, máy móc dù có hiện đại đến đâu đi chăng nữa thì cũng đều do con người chế tạo ra. Trong SXKD lực lượng lao động có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào áp dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng chính lực lượng lao động tạo ra những sản phẩm có chất lượng, có kiểu dáng phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó ta có thể khẳng định khẳng định rằng lực lượng lao động của Chi nhánh trực tiếp tác động đến hiệu quả SXKD của Chi nhánh. 1.2. Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật Công cụ lao động là phương tiện mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Quá trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với quá trình phát triển của công cụ lao động, sự phát triển của công cụ lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. Như vậy cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố hết sức quan trọng tạo ra tiềm năng nâng cao năng suất, chất lượng, tăng hiệu quả SXKD. Hiệu quả của Chi nhánh xăng dầu Hà Tĩnh chịu ảnh tác động mạnh mẽ của trình độ kỹ thuật, cơ cấu tính đồng bộ của máy móc thiết bị,… Ngày nay, công nghệ kỹ thuật phát triển nhanh và ngày càng hiện đại đòi hỏi mỗi DN cần có hướng đầu tư đúng đắn. Lựa chọn công nghệ phù hợp, quan tâm đào tạo người lao động để họ làm chủ được được các công nghệ, làm cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả SXKD. 1.3. Nhân tố quản trị doanh nghiệp Quản trị DN là việc xác định cho DN một hướng đi đúng trong môi trường kinh doanh cạnh tranh. Định hướng đúng có thể làm cho DN phát triển và ngược lại. Định hướng đúng là cơ sở đảm bảo hiệu quả KD lâu dài cho Chi nhánh. Tổ chức quản lý hoạt động SXKD có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất. Chúng ta đều biết một qui trình quản lý đúng đắn có thể làm cho một DN tồn tại. Quá trình quản lý gồm nhiều khâu trong quá trình SXKD, nó bao gồm: Hoạch định chiến lược phát triển SXKD, xây dựng có kế hoạch SXKD, lập phương án SXKD, tổ chức thực hiện các phương án đã lập và kiểm tra việc thực hiện các phương án đó. Trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động kinh tế sao cho có hiệu quả cao nhất. Kinh nghiệm và trình độ quản lý SXKD được coi là yếu tố quyết định sự thành bại của Chi nhánh, cho dù nguồn lực của Chi nhánh có dồi dào, nhưng quản lý điều hành yếu kém thì nguồn lực sẽ không được sử dụng có hiệu quả. Thước đo hiệu quả quản lý việc ra các quyết định đúng đắn thể hiện qua các chiến lược kinh doanh và phát triển DN. Do vậy Chi nhánh đã không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ các nhà quản lý khuyến khích sự sáng tạo để giúp Chi nhánh đạt hiệu quả cao nhất nhờ công tác quản lý. 2. Các nhân tố từ bên ngoài Nhân tố bên ngoài DN có tác động đến hiệu quả SXKD của DN. Những nhân tố này tồn tại một cách khách quan do đó DN không thể quản lý, kiểm soát được, mà DN chỉ có thể dự báo để từ đó điều chỉnh các hoạt động của mình theo xu thế có lợi giúp hoạt động SXKD có hiệu quả. IV. Phương pháp phân tích hiệu quả SXKD Phân tích hoạt động SXKD là nghiên cứu quá trình kinh doanh của DN, đánh giá hiệu quả kinh doanh phân tích, tìm nguyên nhân làm tác động hiệu quả KD và đồng thời đề xuất ra giải pháp hiệu quả để nâng cao hiệu quả KD. Để phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ta phải phân tích. Chỉ tiêu về lợi nhuận và chi phí hay nhiều nhân tố nội tại của DN hoặc yếu tố khách quan từ phía thị trường và môi trường KD đã ảnh hưởng đến hiệu quả. Để phân tích hiệu quả SXKD dung chủ yếu 3 phương pháp Phương pháp so sánh Phương pháp thay thế liên hoàn Phương pháp liên hệ cân đối 1. Phương pháp so sánh Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu bằng cách dựa trên một so sánh với một chỉ tiêu cơ sở. Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và dự báo các chỉ tiêu kinh tế- xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Có 2 cách so sánh: so sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần thực hiện 2 nguyên tắc: - Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh tuỳ theo mục đích nghiên cứu. - Điều kiện so sánh được các chỉ tiêu sử dụng phải thống nhất. Công cụ phân tích số liệu băng phương pháp so sánh tổng hợp các kết quả đạt được qua các năm để đánh giá xu hướng phát triển của DN. Đồng thời còn vận dụng công cụ phân tích để phân tích điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống quản lý các hoạt động DN, từ đó đề ra phương hướng phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu để giúp hoạt động của Chi nhánh xăng dầu Hà Tĩnh ngày càng có hiệu quả hơn. Những đặc tính của biện pháp này là thuận lợi để ta sử dụng trong việc phân tích hiệu quả KD. 2. Phương pháp thay thế liên hoàn Là phương pháp ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. 3. Phương pháp lien hệ cân đối Đây là cũng là phương pháp dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố mà giữa chúng có mối quan hệ cân đối và chúng là một nhân tố độc lập. Mỗi lượng thay đổi trong mỗi nhân tố sẽ làm thay thế trong chỉ tiêu phân tích đúng một lượng tương ứng. Những liên hệ thường gặp trong phân tích như tài sản và nguồn vốn, cân đối hàng tồn kho. 4. Nguyên tăc xác định hiệu quả SXKD Để phân tích chính xác các nguyên nhân làm tăng, giảm hiệu quả KD phải xác định hiệu quả KD một cách chính xác. Khi xác định hiệu quả SXKD phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Nguyên tắc xác định giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả Theo nguyên tắc này thì tiêu chuẩn, hiệu quả được định ra trên cơ sở mục tiêu. Mục tiêu khác nhau thì tiêu chuẩn hiệu quả cũng khác nhau. Nguyên tắc về tính chính xác và khoa học Nguyên tắc này đòi hỏi các chỉ tiêu khi dựa vào tính toán hiệu quả phải đảm bảo được tính chính xác, cụ thể không được tính toán tuỳ tiện. Nguyên tắc đơn giản và tính thực tế Nguyên tắc này thì phương pháp tính toán hiệu quả đòi hỏi phải dựa trên cơ sở số liệu thực tế, đơn giản, dễ hiểu không nên tính toán bắng các phương pháp phức tạp và dựa trên số liệu chưa chính xác. Nguyên tắc từ sự thống nhất các lợi ích Nguyên tắc này đòi hỏi trong tính toán phân tích hiệu quả phải dựa trên lợi ích của DN và lợi ích của xã hội, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. 5. Tư liệu phân tích - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Bảng cân đối kế toán. - Báo cáo lao động và tình hình sử dụng lao động trong 2 năm 2005 và năm 2006. V. Phân tích kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh là mục tiêu của mọi hoạt động kinh doanh của bất kỳ một DN nào trong từng thời kỳ kinh doanh. Hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh là lý do tồn tại và phát triển của Chi nhánh trên thương trường kinh doanh. Việc hoàn thành có mang lại hiệu quả hay không đều phải phân tích và đánh giá. Phân tích nhằm tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả KD của DN. Phân tích kết quả SXKD giúp cho lãnh đạo DN có được các thông tin cần thiết để ra những quyết định sửa chữa, điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu mong muốn trong quá trình điều hành các quá trình sản xuất KD. 1.Phân tích lợi nhuận trong Chi nhánh Xăng Dầu Hà Tĩnh Mục tiêu của Chi nhánh trong nền kinh tế thị trường là lợi nhuận. Vì LN trong sản xuất quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội. Lợi nhuận được bổ sung vào khối lượng tư bản cho kỳ sản xuất sau, cao hơn trước. Lợi nhuận còn quyết định sự tồn tại của Chi nhánh và khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh của Chi nhánh Xăng Dầu Hà Tĩnh trong nền kinh tế thời buổi thị trường. Lợi nhuận trước thuế là LN đạt được trong quá trình hoạt động kinh doanh Lợi nhuận sau thuế là LN còn lại sau quá trình nộp thuế thu nhập cho ngân sách nhà nước. LN sau thuế được dùng để trích lập các quỹ đối với DN. 1.1 Các chỉ tiêu Tỷ suất LN so với doanh thu Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận= * 100% Doanh thu Là chỉ tiêu để đánh giá mức LN trên một đồng doanh thu. Chỉ tiêu tỷ suất LN còn là một chỉ tiêu để xem xét mức trích lập quỹ “ Khen thưởng, phúc lợi” đối với DN Nhà nước. Tỷ suất LN so với vốn Lợi nhuận Tỷ suất LN so với vốn= * 100% Vốn Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn dùng vào SXKD trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng lớn, để nâng cao chỉ tiêu trên một mặt phải tìm mọi cách để tăng mức LN, một mặt phải sử dụng tiết kiệm và phù hợp về cơ cấu vốn. 1.2.Lợi nhuận trong mối quan hệ với Doanh thu và chi phí Lợi nhuận= Doanh thu- chi phí Trong đó : Doanh thu= Khối lượng* Đơn giá. Chi phí LN trong mối quan hệ khả biến và chi phí bất biến, phân tích LN trong mối quan hệ doanh thu và chi phí giúp ta đánh giá, tổng quát quá trình KD, kết quả KD và các nhân tố đó ảnh hưởng đến tình hình thực hiện LN và là dữ liệu dự báo phục vụ cho các quyết định quản trị điều hành trong tương lai. Trong cơ cấu chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến LN khi mức độ hoạt động thay đổi. Khi doanh thu tăng thì LN thay đổi như thế nào và khi doanh thu giảm thì từ đó ta thấy được hệ số cán cân đòn bẩy kinh doanh giữa LN và Doanh thu. 2. Phân tích tình hình chi phí trong Doanh nghiệp Chi phí là sự kết tinh của việc sử dụng các yếu tố thuộc quá trình sản xuất vào sản xuất sản phẩm trong kỳ. Biến động tăng hoặc giảm cho phí sản xuất sản phẩm phản ánh trình độ điều hành, khai thác, sử dụng tổng hợp các yếu tố SXKD. Giá thành và giá bán sản phẩm là những chỉ tiêu ảnh hưởng trực tiếp đến lãi KD của DN. Việc phân tích và đánh giá, tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng đến biến động giá thành và giá bán sản phẩm, cung cấp thông tin để nhà quản trị DN ra các quyết định quản lý chi phí giá thành và định giá thành sản phẩm sao cho kết quả đạt được có tổng mức LN là cao nhất trong kinh doanh của DN Tuy nhiên chi phí mà trong đó các yếu tố chi phí khả biến thay đổi cùng với sự thay đổi của khối lượng hoạt động thì cũng chưa nói được bản chất của sự tăng giảm chi phí. Muốn phân tích chi phí ta phải đặt chúng trong mối quan hệ với doanh thu hoạt động thực tế Tổng chi phí Tỷ suất chi phí= * 100% Doanh thu Tỷ suất chi phí cho biết cần bao nhiêu đồng chi phí để tạo ra một đồng doanh thu. VI . Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả SXKD Việc nâng cao hiệu quả SXKD là mục tiêu cơ bản của mọi DN vì nó là điều kiện tồn tại và phát triển của DN. 1. Phương hướng Hiệu quả SXKD phản ánh kết quả của nhiều công đoạn trong quá trình SXKD nên nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nhiều khâu trong quá trình sản xuất. Muốn nâng cao hiệu quả SXKD đòi hỏi phải phân tích ở nhiều khâu, giải quyết tổng hợp nhiều vấn đề, dung nhiều biện pháp, phương hướng chung nâng cao hiệu quả SXKD người ta nghĩ đến. Tăng kết quả đầu ra nhưng tốc độ tăng kết quả đầu ra phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí Tăng kết quả đầu vào tiết kiệm chi phí đầu vào. Rút ngắn tối đa chu trình SXKD. 2. Biện pháp 2.1.Các biện pháp nâng cao hiệu quả SXKD cho nhóm sử dụng lao động Bố trí lao động hợp lý, nâng cao chất lượng lao động. Thực hiện chính sách đòn bẩy kinh tế ( thưởng, phạt, kịp thời) Các biện pháp trên nhằm tiết kiệm lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. 2.2. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn - Lập và thực hiện kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, khi tiến hành đầu vào phải xác định được cơ cấu vốn hợp lý giữa vốn cố định và vốn lưu động. Tập trung vốn cho máy móc thiết bị, hiện đại hoá công nghệ. - Với vốn cố định: sử dụng tối đa công suất của thiết bị, TSCD nhằm tiết kiệm chi phí cố định có kế hoạch sử dụng TSCD hợp lý trên cơ sở giá thành. - Với vốn lưu động : Xử lý đồng vốn hợp lý ở tất cả các khâu như mua hàng, dự trữ hàng hoá, lưu thông hàng hoá, tăng số vòng quay vốn lưu động. 2.3. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất trên cơ sở tăng kết quả đầu ra - Mở rộng quy mô sản xuất. - Phấn đấu nâng cao sản lượng tiêu thụ, nâng cao giá bán trên cở sở sản phẩm đạt chất lượng cao, người mua có thể chấp nhận được. - Mở rộng thị trường. - Luôn tăng khả năng mua: Khả năng mua cùa khách hang có giới hạn do tài chính, tăng khả năng mua bằng cách đổi mới cơ chế: mua trả góp, bảo hành. - Làm tăng ý muốn mua sắm: thông qua việc đầu tư quảng cáo, thiết kế bảo trì sản phẩm,… 2.4. Các biện pháp nâng cao hiệu quả SXKD trên cơ sở giảm chi phí - Tăng chi phí SXKD bao gồm: giá vốn hàng hoá, chi phí quản lý, chi phí bán hàng. Muốn nâng cao hiệu quả trước hết cần tìm mọi biện pháp giảm giá vốn hàng hoá. - Các biện pháp làm giảm: sử dụng hợp lý, tiết kiệm các yếu tố đầu vào PHẦN HAI PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SXKD CỦA DOANH NGHIỆP I. Giới thiệu chung về Chi nhánh Xăng Dầu Hà Tĩnh 1. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Xăng Dầu Hà Tĩnh Chi nhánh Xăng Dầu Hà Tĩnh là doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn Hà Tĩnh, trực thuộc công ty Xăng Dầu Nghệ Tĩnh- thành lập vào ngày 31 tháng 03 năm 1993 theo quyết định số 358 /TM-TCCB của Bộ trưởng Bộ Thương Mại. Tên: Chi nhánh Xăng Dầu Hà Tĩnh Trụ sở chính : số 29- Đường Trần Phú- Thành phố Hà Tĩnh- Tỉnh Hà Tĩnh. Điện thoại: 039. 855 183 Fax: 039. 858 968 Là đơn vị kinh tế có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hoạch toán kinh tế độc lập, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Công ty Xăng Dầu Nghệ Tĩnh. Với chức năng nhiệm vụ là nắm vững nhu cầu xăng dầu, tổ chức hoạt động kinh doanh, phục vụ cung ứng bán buôn, bán lẻ xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, an ninh quốc phòng và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh và các tỉnh khác. Xây dựng và phát triển mạng lưới bán hàng, phát triển khách hàng thực hiện nghĩa vụ và nộp ngân sách Nhà nước theo quy định. Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Xăng Dầu Hà Tĩnh gắn liền với bề dày kinh nghiệm và truyền thống hoạt động của Công ty Xăng Dầu Nghệ Tĩnh nói riêng và tổng Công ty Xăng Dầu Việt Nam - PETROLIMEX nói chung. Ngày nay, Chi nhánh Xăng Dầu Hà Tĩnh đã có 22 cửa hàng bán Xăng Dầu, Gas và tàu bán dầu trên biển phục vụ nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh với tổng số nguồn vốn KD lên tới 20 tỷ đồng, doanh thu bán hàng đạt trên 330 tỷ đồng. 2. Chức năng và nhiệm vụ Mua bán các loại Xăng Dầu, khí đốt ( bao gồm: nhiên liệu các loại, dầu nhờn, mỡ nhờn, phụ gia và dung môi các loại…) các vật tư, thiết bị ngành Xăng Dầu, bếp Gas, phụ kiện, thiết bị dùng gas và nhựa đường, vật liệu xây dựng. Kinh doanh vận tải Xăng Dầu, dịch vụ cảng Dầu, chiết nạp gas hóa lỏng. Dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành Dầu khí ( gia công, sửa chữa, bảo dưỡng, thay dầu,..) Sản xuất, mua bán nước tinh khiết đóng chai. Mua, bán, lắp đặt, sửa chữa các thiết bị, linh kiện điện tử, viễn thông, tin học, thiết bị văn phòng và văn phòng phẩm. Dịch vụ cho thuê Kiôt, kho, bến bãi, địa điểm quảng cáo. 3. Các mặt hàng kinh doanh Những năm quá Chi nhánh Xăng Dầu Hà Tĩnh đã mở rộng việc sản xuất KD với quy mô lớn hàng trăm chủng loại mặt hàng. Có thể sơ lược một vài nhóm hàng chính sau: Về ngành hàng xăng dầu, mỡ nhờn gồm có: Xăng dầu nhờn động cơ dùng cho ô tô, xe máy. Dâu nhờn dùng cho công nghiệp ( Dầu hộp số công nghiệp, dầu thủy lực) Dầu nhờn hàng hải dùng cho tàu thuyền Về ngành hàng dung môi hóa chất gồm có: Dung môi cao su, toluen, dung môi pha sơn LAWS, PPF, IPA, MEK. Các loại dung môi hóa chất khác. Về ngành hàng nhựa đường gốm có: Nhựa đường đặc 60-70, 85-100 dạng phuy, dạng xá. Đặc biệt là nhựa đường xá được vận chuyển bằng xe bồn vơi nhiệt độ 120◦ C Nhựa đường lỏng MC-30, MC-70 Về ngành hàng Gas Khí đốt Gas Bếp Gas và phụ kiện 4.Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Chi nhánh Bộ máy quản lý của Chi nhánh Xăng Dầu Hà Tĩnh được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng Giám đốc Chi nhánh Phó Giám đốc Chi nhánh P. Tổ chức hành chính Phòng Kinh doanh P. Kế toán- Tài chính P. Quản lý - kỹ thuật Các cửa hàng Xăng Dầu, Tàu bán dầu trực thuộc Bé m¸y qu¶n lý ®iÒu hµnh qu¶n lý Chi nh¸nh x¨ng dÇu Hµ tÜnh ®­îc tæ chøc theo m« h×nh trùc tuyÕn chøc n¨ng. Gi¸m ®èc lµ ng­êi l·nh ®¹o cao nhÊt, chÞu tr¸ch nhiÖm vÒ mäi ho¹t ®éng cña ®¬n vÞ tr­íc Gi¸m ®èc C«ng ty x¨ng dÇu NghÖ tÜnh vµ ph¸p luËt Nhµ n­íc , mét phã gi¸m ®èc tham m­u gióp viÖc vµ 4 phßng chøc n¨ng tham m­u t­ vÊn gióp gi¸m ®èc x©y dùng c¸c ph­¬ng ¸n s¶n xuÊt kinh doanh ®ång thêi theo dâi viÖc thùc hiÖn c¸c ®Ò ¸n s¶n xuÊt kinh doanh hµng quý, hµng n¨m. Sau đây là chức năng nhiệm vụ của các phòng ban cụ thể trong từng bộ phận phòng ban trong Chi nhánh Xăng Dầu Hà Tĩnh 4.1. Chức năng, nhiệm vụ của giám đốc Chi nhánh Là người lãnh đạo cao nhất ở Chi nhánh, do chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Xăng Dầu Việt Nam bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty Xăng Dầu Nghệ Tĩnh và Nhà nước về kết quả hoạt động của Chi nhánh. Giám đốc Chi nhánh có quyền và nhiệm vụ sau: Quyết định về tất cả các vấn đề có liên quan đến hoạt động hàng ngày của Chi nhánh. Tổ chức thực hiện tốt các quy định của Tổng công ty, công ty Xăng Dầu Nghệ Tĩnh và tổ chức thực hiện kế hoạch SX, KD. Kiến nghị phương án sắp xếp cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý Chi nhánh. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong Chi nhánh, trừ các chức danh do HĐQT và công ty Xăng Dầu Nghệ Tĩnh đề bạt. 4.2. Chức năng, nhiệm vụ của phó giám đốc Chi nhánh Do giám đốc Công ty Xăng Dầu Nghệ Tĩnh bổ nhiệm với nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về lĩnh vực công tác kinh doanh, và thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng hoặc giải quyết một số công việc được Giám đốc ủy quyền bằng văn bản. 4.3. Chức năng, nhiệm vụ của phong tổ chức- hành chính - Là phòng nghiệp vụ có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho lãnh đạo Chi nhánh, điều hành công tác cán bộ, công tác hành chính quản trị. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. - Xây dựng và quản lý các chỉ tiêu, định mức lao động, đơn giá tiền lương. - Có trách nhiệm lập phương án hoàn thiện, kiện toàn sắp xếp bộ máy quản lý, điều hành SXKD của Chi nhánh. - Chuẩn bị các thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, nâng lương, tổng hợp công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công nhân viên. - Quản lý lao động trong Chi nhánh. 4.4. Chức năng, nhiệm vụ của phòng Kế hoạch- Tài chính - Là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính- kế toán của Chi nhánh. - Tiến hành hạch toán thống kê tài chính, tính toán đầy đủ các quỹ của Công ty theo đúng chế độ, thanh toán các khoản phải thu, phải trả, các khoản tiền vay với các đơn vị có liên quan. - Theo dõi quản lý việc sử dụng nguồn vốn, TSCD theo đúng chính sách chể độ. - Xây dựng kế hoạch tài chính cho ngắn hạn và dài hạn. 4.5. Chức năng nhiệm vụ của phòng Quản lý- kỹ thuật - Là phòng nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo của Giám đốc Chi nhánh và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ kế hoạch của các phòng ban chức năng. - Tổ chức thực hiện xây lắp hệ thống cửa hàng bán lẻ và hệ thống kỹ thuật nhập hàng Xăng Dầu theo đúng quy định của ngành. - Lập kế hoạch kiểm tra và sửa chữa thường xuyên đối với các thiết bị dây chuyền công nghiệp. 5. Kết quả hoạt động SXKD Để thấy được kết quả của hoạt động SXKD ta có 2 bảng sau đây: Bảng 1: Tình hình vốn của Chi nhánh xăng dầu Hà Tĩnh ĐVT: triệu đồng. TT Các chỉ tiêu về vốn Năm 2005 Năm 2006 1 Vốn cố định 8.884 10.258 - Vốn tự bổ sung 8.864 10.238 - Vốn ngân sách cấp 20 20 2 Vốn lưu động 8.542 9.123 - Vốn tự bổ sung 8.542 9.123 Bảng 2: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh từ năm 2005- 2006 ĐVT: triêu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 Tổng doanh thu 430.092 603.536 Doanh thu thuần 430.092 603.536 Giá vốn hàng bán 413.187 580.475 Lợi tức gộp 16.905 23.601 Chi phí bán hàng 14.556 19.016 Lợi tức thuần 2.349 4.045 II. Phân tích thực trạng hiệu quả SXKD ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33463.doc
Tài liệu liên quan