Phân tích và dự báo sự biến động của giá gạo xuất khẩu của Việt Nam

đề án chuyên ngành môn dự báo Đề tài: Phân tích và dự báo sự biến động của giá gạo xuất khẩu Việt Nam Giáo viên hướng dẫn : ts. Lê huy đức Sinh viên thực hiện : nguyễn thị kim dung Lớp : KTPT 43B Hà Nội - 2005 Mở đầu Việt Nam là một nước nông nghiệp , có nhiều lợi thế và tiềm năng về đất đai , lao động và điều kiện sinh thái cho phép phát triển sản xuất nhiều loại nông sản xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn . Sau hơn 15 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước , nền ki

doc30 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1721 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích và dự báo sự biến động của giá gạo xuất khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tế nước ta đã có những bước phát triển đáng kể với mức tăng trưởng khá cao và ổn định . Đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp đã hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung chuyên canh có khối lượng và tỷ suất hàng hoá cao . Nhiều loại nông sản hàng hoá có khối lượng xuất khẩu ngày càng lớn và có vị thế trên trường thế giới như gạo , cà phê , điều … Tuy vậy , trước xu thế quốc tế hoá và hội nhập các nền kinh tế , chúng ta dang gặp phải những thách thức lớn về khả năng cạnh tranh trong sản xuất và xuất khẩu nông sản mà chúng ta chưa có mấy lợi thế , thể hiện trên các mặt : chất lượng, mẫu mã , quy cách và tinh đa dạng của sản phẩm , cũng như chưa tạo lập được các thị trường và các bạn hàng lớn nên thị trường tuy nhiều nhưng thiếu ổn định , giá cả biến động thường xuyên gây không ít khó khăn cho cả người sản xuất và người xuất khẩu . Trong các nông sản xuất khẩu thì gạo là nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam .Đến nay thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đã và đang được mở rộng , chiếm tới 20% thị phần gạo thế giới .Với các khó khăn của xuất khẩu nông sản nói chung thì trong vấn đề xuất khẩu gạo hiện nay vẫn chưa tạo được môi trường thông thoáng , tạo sự cạnh tranh để nâng cao hiệu quả xuất khẩu , Nhà nước về cơ bản còn độc quyền xuất khẩu và quả lý theo hạn ngạch (quota) phân bổ chi tiêu cứng cho các doanh nghiệp . Lương thực là một hàng hoá có tính chiến lược và chính sách xuất khẩu gạo rất nhạy cảm về chính trị , nên việc quyết định tự do hoá xuất khẩu không phải dễ dàng . Do vấn đề an ninh lương thực , Nhà nước quản lý việc xuất khẩu có hạn ngạch ( bằng quota ) . Công tác xuất khẩu được giao cho các đầu mối xuất khẩu , tuy từng bước có thực hiện quá trình phi tập trung hoá . Từ chỗ chỉ có một số công ty lớn của Nhà nước ( Vinafood 1,2 3), đến nay cho phép các công ty cấp tỉnh và các doanh nghiệp tư nhân cũng được tham gia xuất khẩu gạo . Song mặt yếu trong xuất khẩu gạo cho đến nay vẫn chưa xây dựng được chiến lược dài hạn trong xuất khẩu (về thị trường , bạn hàng và chiến lược sản phẩm …) , cơ chế xuất nhập khẩu hay thay đổi và còn áp dụng các cơ chế quản lý “cứng “ như hạn ngạch ( quota) ; nhièu lần cấp quota trong năm , lại quy định đơn vị đầu mối xuất khẩu nên phần nào làm giảm giá gạo của người nông dân và hạn chế cạnh tranh trong xuất khẩu . Các đơn vị xuất khẩu gạo lại không chủ động nguồn hàng , thường xuất đến đâu mua đến đó , không có những chiến lược về phát triển và gắn kết với vùng nguyên liệu hoặc đầu tư hỗ trợ hay thông qua giá mua lúa của nông dân để tạo vùng nguyên liệu , tạo nguồn hàng ổn định về số lượng và chất lượng .Công nghệ và chất lượng chế biến còn thấp , nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thị trường . Hiện nay giao dịch mua bán trên thị trường thế giới về thu mua gạo xuất khẩu rất sôi động và phức tạp . Sự cạnh tranh gay gắt về giá , chất lượng của các nước xuất khẩu gạo như Thái Lan (có điều kiện tự nhiên gần giống Việt Nam ) , Trung Quốc , Mỹ , ấn Độ ,Australia , myanmar , Ai Cập …;đồng thời các yêu cầu ngày càng cao hơn của các nước nhập khẩu gạo như Mỹ , Trung Quốc , Brazil , Pêru… cũng đặt Việt Nam trước những thách thức mới . Với những thách thức trên đòi hỏi phát huy tốt các lợi thế về điều kiện tự nhiên – xã hội và khoa học công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả của gạo xuất khẩu trên thị trường . Đặc biệt , phải đề ra được các chiến lược ngắn hạn cũng như dài hạn về xuất khẩu gạo . Và công tác dự báo về giá và kim ngạch xuất khẩu gạo là yếu tố quan trọng trong việc đề ra các chiến lược xuất khẩu gạo đúng đắn . Đó là vấn đề có tính cơ bản để Việt Nam hội nhập một cách có hiểu quả vào nền kinh tế thế giới và khu vực hiện nay . Nội dung đề án tập trung làm rõ xu hướng biến động của giá cả và kim ngạch xuất khẩu gạo hiện nay , đồng thời dự báo giá và kim ngạch xuất khẩu gạo trong thời gian tới , và đưa ra các giải pháp mang tính định hướng cho công tác xuất khẩu gạo của Việt Nam . Phần 1 Lý luận và thực tiễn quá trình dự báo I - Lý luận về dự báo 1- Khái niệm và vai trò của dự báo 1.1- Khái niệm về dự báo Thuật ngữ dự báo có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “pro” ( nghĩa là trước ) và “grosis” (có nghĩa là biết ) , “progrosis”nghĩa là biết trước . Bản thân thuật ngữ dự báo đã nói lên thuộc tính không thể thiếu được của bộ não con người : đó là sự phản ánh vượt trước . Trong quá trình tồn tại và phát triển của con người luôn hướng về phía trước , cố gắng hướng về một tương lai ngày một tốt đẹp hơn .Những cố gắng ban đầu đó được thể hiện dưới hình thức là các ước đoán , những hy vọng thiếu căn cứ , những ước muốn viễn vông không tưởng , những tính toán ước lượng thiếu cơ sở khoa học và mang nặng tính kinh nghiệm . Từ thời cổ xưa dự báo đã được áp dụng trong cuộc sống hằng ngày , nhưng mang nặng màu sắc thần bí tôn giáo , thể hiện ở các câu tiên tri , lời bói toán . Ngay từ thời cổ Hy Lạp người ta đã phân chia các lĩnh vực dự báo thành : - Các hiện tượng tự nhiên như : Thời tiết , nhật thực , nguyệt thực … - Các hiện tượng xã hội : Sự xuất hiện và kết thúc các cuộc chiến tranh , sự hưng thịnh hay suy vong của một thể chế chính trị … - Các hiện tượng về đời sống xã hội như khả năng giàu có , về bệnh tật , sinh tử, về sự phát đạt của các dòng họ … Suốt nhiều thế kỷ trước, dự báo không được vận dụng một cách khoa học và không có tính tích cực, bởi vì đây là thời kỳ lý thuyết tôn giáo không tưởng và triết học duy tâm chiếm vai trò thống trị trong tư duy nhận thức thế giới . Đến thế kỷ XVI, XVII khi các môn khoa học tự nhiên như toán học, hoá học, vật lý học, thiên văn học đã phát triển, các dự báo có tính khoa học mới dần dần xuất hiện . Tuy nhiên lúc đầu các dự báo với độ chính xác cao thường được áp dụng trong vật lý cổ điển, hoá học và đặt trong phạm vi không gian và thời gian rất khắt khe . Sau đó xuất hiện nhiều dự báo mà hiện tượng dự báo rất phức tạp , chiu sự tác động của nhiều nhân tố : tiến bộ khoa học –kỹ thuật , sự phát triển kinh tế – xã hội , chính trị , sự thay đổi về tâm lý và chuẩn mực đạo đức xã hội , đòi hỏi dự báo phải vận dụng các phương pháp thống kê xác suất ( dự báo với độ tin cậy nào đó chú không hoàn toàn chính xác ) . Học thuyết của C.Mác đã mở ra khả năng mới về tiên đoán có tính khoa học về các hình thái kinh tế – xã hội .Mác và ăng ghen là người đầu tiên đề ra và giải thích một cách sâu sắc rằng mâu thuẫn chính là động lực phát triển của mọi hình thái kinh tế –xã hội và sự tất yếu khách quan chuyển từ hình thái kinh tế – xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác tiến bộ hơn . Hai ông cho rằng các hiện tượng kinh tế xã hội vận động và phát triển theo thời gian ; hiện tại bao giờ cũng mang dấu vết trong quá khứ còn tương lai do quá khứ và hiện tại phát triển tạo thành . Khi liên hệ một cách thân trọng với kinh nghiệm của quá khứ để rút ra bài học sâu sắc từ thực tiễn sinh động , không thể phủ nhận những tiên đoán thiên tài của Lê-nin , một di sản có tính chất kinh điển . Ông đã tổng quát hoá các khuynh hướng phát triển của các hiện tượng phức tạp nhất trong các lĩnh vực chính trị , kinh tế – xã hội và khoa học và tập trung đầu tư cho kế hoạch điện khí hoá Nhà nước Xô Viết đầu tiên . Như vậy , dự báo đã từ thần bí kinh nghiệm phát triển thành bộ môn khoa học độc lập . Ngày nay vai trò của dự báo ngày càng được khẳng định và tăng lên đáng kể trong mọi lĩnh vục và cấp độ của đời sống xã hội . Đó là do quy mô của nền kinh tế xã hội ngày càng lớn , cấu trúc của nền kinh tế - xã hội ngày càng phức tạp . Việc tổng hợp các nhân tố anh hưởng đến quá trình phát triển nền kinh tế quốc dân , việc vạch ra các luận chứng để xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển , việc lựa chọn các phương án để xem xét các khả năng thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội ngày càng tăng lên . Như vậy có thể hiểu Dự báo là sự tiên đoán có căn cứ khoa học , mang tính chất xác xuất về mức độ , nội dung , các mối quan hệ , trạng thái , xu hướng phát triển của đối tượng nghiên cứu hoặc về cách thức và thời hạn đạt được các mục tiêu nhất định đã đề ra trong tương lai . 1.2. Vai trò của dự báo trong quá trình ra quyết đinh quản lý kinh tế – xã hội . Dự báo có vai trò rất quan trọng trong quá trình ra quyết định quản lý . Cơ chế ra quyết định gồm ba bước : -Thu thập thông tin về đối tượng quản lý . -Xây dựng mô hình thống kê thực nghiệm và thông tin tiên nghiệm . -So sánh cân nhắc đưa ra quyết định . Trong các của quá trình ra quyết định quản lý nói chung thì vấn đề xây dựng mô hình là khâu cơ bản nhất . Sở dĩ như vậy là vì quá trình đi đến một quyết định quản lý đòi hỏi phải mô hình hoá các mối quan hệ trong quá trình vận động và phát triển của đối tượng quản lý , cho phép liên kết các mối qua hệ không những theo chiều dọc mà còn theo chiều ngang , cho phép liên hệ từ quá khứ hiện tại sang tương lai .Xét về mặt thời gian các hiện tượng như vậy đều mang nghĩa dự báo . Hướng sử dụng mô hình dự báo trong hoạt động quản lý là rất quan trọng , nó tạo điều kiện không những cung cấp thông tin tương lai mà còn mà còn có khả năng làm chủ công tác quản lý . Nhờ có mô hình dự báo mà có thể tăng cường khả năng quản lý một cách khoa học : - Giúp nhận thức sâu sắc hơn các quy luật khách quan tránh được chủ quan duy ý chí - Mô hình hoá đề cập một cách toàn diện các mối quan hệ kinh tế-xã hội - Cho phép định lượng được các mối quan hệ bằng cách áp dụng các phương pháp khoa học như toán , thống kê , tin học … Trong nền kinh tế thị trường , công tác dự báo là vô cùng quan trọng bởi lẽ nó cung cấp các thông tin cần thiết nhằm phát hiện và bố trí sử dụng các nguồn lực trong tương lai một cách có căn cứ thực tế . Với những thông tin mà dự báo đưa ra cho phép các nhà hoạch định chính sách có những quyết định về đầu tư , sản xuất , tiết kiệm , tiêu dùng , các chính sách tàI chính , chính sách kinh tế vĩ mô . Dự báo không chỉ tạo điều kiện cho hoạch định chính sách , cho việc xây dựng chính sách phát triển , cho các quy hoạch tổng thể mà còn cho phép xem xét khả năng thực hiện kế hoạch và hiệu chỉnh kế hoạch . Mối quan hệ giữa dự báo và kế hoạch hoá được biểu thị qua sơ đồ sau đây : Hình 1: Mối quan hệ giữa dự báo với công tác lập kế hoạch và ra quyết định quản lý Dự báo Sự phân bổ nguồn lực và các cam kết Các mục tiêu, mục đích và các quyết định Các hạn chế Mục tiêu của quản lý Những thuận lợi về nguồn lực Sự thực hiện và các chính sách điều chỉnh Lập kế hoạch Các hạn chế Trong quản lý vi mô , dự báo là hoạt động gắn liền với công tác hoạch định và chỉ đạo thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp . Các doanh nghiệp không thể không tổ chức thực hiện tốt công tác dự báo nếu họ muốn đứng vững trong kinh doanh. Phân tích kinh tế và dự báo được tiến hành trong quản lý doanh nghiệp,nhưng trước hết là trong việc xác đinh mục tiêu và hoạch định các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn. Trong việc xác định mục tiêu,mỗi doanh nghiệp phải quyết định hành hoá và dịch vụ nào sẽ được sản xuất và bán ra,mức giá sản phẩm và dịch vụ,vùng tiêu thụ ,thị trường tiềm năng về sản phẩm đó,thị phần mà doanh nghiệp thực tế có thể hy vọng chiếm được hiệu xuất vốn doanh nghiệp có thể kỳ vọng…Nhưng mục tiêu như vậy chỉ có thể trở thành hiện thực nếu doanh nghiệp đã phân tích các xu thế của nền kinh tế,đã dự báo cầu về sản phẩm của mình cả trong dài hạn và ngắn hạn,chi phí các nhân tố sản xuất…Như vậy các dự báo về thị trường ,giá cả,tiến bộ khoa học và công nghệ,nguồn nhân lực,sự thay đỏi của cá nguồn đầu vào, đối thủ cạnh tranh,… có tầm quan trọng sống còn đối với doanh nghiệp.Ngoài ra dự báo cung cấp các thông tin cho phép phối hợp hành động giữa các bộ phận trong doanh nghiệp. 2- Lý luân về Phạm trù giá Giá cả là một phạm trù kinh tế tổng hợp , do đó phân tích giá cả phải đứng trên hai phương diện : giá cả sản xuất và giá cả thị trường . Giá cả sản xuất được hình thành khi tỷ suất lợi nhuận bình quân được hình thành và được tính bằng chi phí xản xuất cộng với lợi nhuận bình quân . Còn giá cả thị trường là biểu hiện bằng tiền của giá trị xã hội của hàng hoá . Để dự báo giá của một hàng hoá nói chung ta cần quan tâm đến giá cả thị trường của hàng hoá đó . Giá thị trường xuất hiện trong quá trình trao đổi do sự thoả thuận trực tiếp giữa người mua và người bán trên cơ sở nhận thức những điều kiên cụ thể của thị trường , hay nói một cách tổng quát do cung –cầu thị trường quyết định . Giá thị trường nhằm thoả mãn lợi ích kinh tế của bên mua lẫn bên bán , là “bàn tay vô hình” điều tiết nền sản xuất xã hội . Giá thị trường có đác điểm chủ yếu sau : Sự hình thành và vận động của giá cả thị trường chịu sự chi phối mạnh mẽ của các quy luật kinh tế thị trường ( quy luật giá trị , quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh ). Các quy luật này tác động tới người mua và người bán như những lực lượng vô hình . Mặt bằng giá cả không chỉ phản ánh các quan hệ kinh tế trên thị trường trong nước , mà nó còn phản ánh quan hệ giá cả trên thị trường quốc tế . Đối với giá xuất khẩu thì chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi các quan hệ kinh tế trên thị trường thế giới . Đồng thời chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng từ các biến động chính trị , xã hội mang tầm quốc tế , đặc biệt từ các chính sách của nhà nước về xuất nhập khẩu , tài chính … Xu hướng vận động của giá cả thị trường được xét trên hai mặt chính : 1-Đối với tổng thể hàng hoá : sự vận động của giá cả thị trường phụ thuộc vào sự tác động của hai nhóm nhân tố chính : - Nhân tố làm cho giá cả có xu hướng giảm xuống : Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, công nghệ và các thiết bị hiện đại, làm tăng năng suất lao động, giảm giá sản phẩm. Cũng thông qua cạnh tranh, các đơn vị sẽ quản lý chi phí chặt chẽ và hiệu quả hơn, nên hao phí vật chất và tiền công để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm cũng it hơn. Đồng thời áp lực thường xuyên của các quy luật kinh tế của thị trường khiến tốc độ vòng quay của đồng vốn tăng lên…và khiến giá giảm xuống . - Những nhân tố làm tăng giá cả : Thu nhập tăng khiến cầu hàng hoá tăng lên và áp lực làm cho tăng giá . Yêu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng cao, khiến các doanh nghiệp phải tăng thêm chi phí, và buộc tăng giá . Tài nguyên ngày càng cạn kiệt, việc khai thác tài nguyên ngày càng khó khăn, chi phí khai thác ngày càng lớn, do đó ngày giá tài nguyên có xu hướng tăng lên . Sức mua của đồng tiền có xu hướng giảm . Các nhân tố nêu trên thường xuyên tác động tới giá cả. Giá cả chịu sức ép của cả hai nhân tố đó. Xu hướng của giá cả sẽ thiên về nhóm nhân tố nào tạo được sức ép mạnh hơn. Trong những năm qua, nhân tố thứ hai đã và đang có sức ép mạnh, làm cho mặt bằng giá cả vận động theo xu hướng sau : + Giá cả thường xuyên tăng lên, song tốc độ tăng giảm dần. Điều đó cũng có nghĩa là việc giảm giá không phải là hiện tượng phổ biến. + Giá cả ngày càng sát với giá trị hơn, và do đó cơ cấu của giá cả ngày càng hợp lý hơn. + Các quan hệ tỷ giá lớn trong nền kinh tế quốc dân sẽ thay đổi và kéo theo sự thay đổi phức tạp của mặt bằng giá cả. Quan hệ tỷ giá thay đổi theo hướng tỷ giá giữa công nghiệp phẩm và nông sản mở rộng theo hướng có lợi cho công nghiệp. Còn tỷ giá hàng hoá và dịch vụ thì mở rộng theo hướng có lợi cho dịch vụ. Điều đó có nghĩa là tuy mặt bằng giá cả có tăng lên, nhưng tốc độ tăng giá dịch vụ thường cao hơn tốc độ tăng giá nông sản. 2- Đối với từng loại hàng hoá : Quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định sự vận động của giá cả từng loại hàng hoá .Người ta có thể thấy rõ quan hệ giữa cung cầu và giá cả . Xét trong khoảng thời gian ngắn (vài năm) , giá cả thị trường của từng loại hàng hoá có thể tăng kên hạ xuống và ổn định .Sự tăng giảm đó là do sự thay đổi thường xuyên của quan hệ cung cầu quyết định . Khi cung nhỏ hơn cầu , giá cả hàng hoá tăng . Và ngược lai. Khi cung bằng cầu giá cả ổn định . Và yếu tố ảnh hưởng đến cung cầu trên thị trường là chu kỳ kinh doanh . Sự vận động của chu kỳ kinh doanh sẽ quyết định sự vận động của quan hệ cung cầu . Chu kỳ kinh doanh trên các hình thái thị trường khác nhau có nhưng đặc thù riêng .Một chu kỳ kinh doanh xuất hiện trên thị trường thường có một thời kỳ chủ yếu sau : + Suy thoái + Phát triển + Hưng thịnh II-Biến động giá cả xuất nhập khẩu gạo trên thế giới và Việt Nam 1-Khái quát tình hình mậu dich gạo trên thị trường thế giới và Việt Nam. Sản xuất lúa gạo của thế giới trong thập kỷ vừa qua tăng bình quân 1,4% năm, năm 1983 đạt 450,7 triệu tấn thóc , năm 1996 đạt 551,2 triêu tấn , năm 1997 đạt 565,2 triệu tấn . Các nước sản xuất nhiều nhất là Trung Quốc , chiếm 30-36% sản lượng gạo thế giới , nhưng phần lớn để đáp ứng nhu cầu trong nước ;Ân Độ chiếm gần 20% , và Indonesia chiếm 8-9% sản lượng gạo thế giới .Hiện nay xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam có tầm vóc quốc tế nên làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người trồng lúa và giới thiệu tiêu thụ . Theo kinh nghiệm , thị trường lúa gạo trên thế giới rất nhạy cảm và thay đổi mau lẹ theo mức cung cầu . Thị trường này đã tăng từ 12 triệu tấn gạo trong năm 1990 lên 19,7triêu tấn năm 1996 , 27 triệu tấn năm 1998 và 25 triệu tấn năm1999( trị giá 6,3 tỷ USD) nhưng chỉ chiếm 4% tổng sản lượng lúa gạo thế giới. Tham gia thị trường xuất khẩu gạo có các nước xuất khẩu gạo chủ chốt như :Thái Lan , Mỹ , Trung Quốc , Pakistan, ấn Độ , Australia , Myanma, Italia , Ai cập . Trong đó Thái Lan vẫn dẫn đầu về khối lượng xuất khẩu gạo , với khối lượng xuất khẩu gạo ước đạt 8,75 triệu tấn năm 2004 hằng năm là 1,2 triệu tấn , tập trung và duy trì vào các thị trường truyền thống ở Châu Phi và Bắc á . Thị trường nhập khẩu gạo được chia làm hai khối với các đặc tính khác nhau : -Khối Trung Đông , Nam Mỹ , Châu á , Châu Phi nhập gạo chất lượng thấp và sức mua yếu . -Khối Châu âu,Bắc Mỹ, Nhật Bản , Singapor là thị trường yêu cầu chất lượng gạo cao và có sức mua lớn . Năm 1989, Việt Nam bắt đầu bước chân vào thị trường gạo thế giới. Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Năm 1989, Việt Nam xuất khẩu 1,42 triệu tấn gạo thu về 290 USD. Với con số này, tuy chưa phải là lớn nhưng đánh dấu sự sang trang của sản xuất lúa gạo Việt Nam và đánh giá sự đúng đắn của đường lối chính sách đổi mới Đảng và Nhà nước. Trong hơn 15 năm tiếp theo Việt Nam luôn luôn có mặt trên thị trường gạo thế giới với số lượng ngày càng nhiều, chất lượng ngày càng cao. Năm 2003 tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam là 3,820 triệu tấn, năm 2004 ước đạt 3,8 triệu tấn . Như vậy đã giảm so với năm 1999 do khó khăn về thị trường và giá cả giảm. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau Thái Lan và vượt Mỹ. Bảng 2- Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam từ 1989 đến nay (triệu tấn) Năm 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Lượng XK 1.420 1.624 1.033 1.945 1.722 1.983 1.988 3.003 3.575 3.749 4.508 3.477 3.721 3.236 3.820 Đồ thị 1 Xuất khẩu gạo Việt Nam và Thế giới 2-Biến động giá trên thị trường gạo thế giới. Mặt bằng giá cả trên thị trường gạo thế giới biến động mạnh và thường xuyên làm cho việc thu mua gạo xuất khẩu luôn sôi động và phức tạp. Giá lúa gạo bình quân trên thế giới càng ngày càng tụt giảm trong suốt 3 thập niên vừa qua , từ 765 USD mỗi tấn gạo vào năm 1976 xuống 250 USD năm 1990 rồi 233 USD năm 1999 , 175 USD vào tháng 5 năm 2000 .Trong thập niên 90 , giá gạo xuất khẩu luôn luôn thay đổi , thấp nhất vào tháng 10/1993 với 192USD/tấn, rồi lên cao nhất 310 USD/tấn vào tháng 8/1998. Hiện nay giá gạo trên thế giới đang tăng vọt , trong 3 tháng gần đây , Giá gạo thế giới đã giảm đáng kể và chỉ số giá gạo của FAO(1998-2000=100)đã giảm xuống 103 trong tháng 8 , giảm 6 điểm trong tháng 5 và trái ngược lại với xu hướng tăng từ tháng 3/2003 đến tháng 5/2004. Giảm nhiều nhất là gạo Japonica và gạo thơm , giảm 7 đIểm mỗi loại . Gạo Indicachất lượng cao và thấp giảm lần lượt 1 đIểm và 3 đIểm . Tuy nhiên, theo báo giá hiện nay, giá gạo đồ mạnh lên nhờ nhu cầu từ Nigeria , Nam Phi và các nước ở Viễn Đông. Nhu cầu giảm ảnh hưởng tới giá gạo của Mỹ , với giá gạo Indica(Mỹ N.2,4%) giảm 69USD/ tấn xuống còn 352 USD/tấn trong thời gian tháng 5-tháng 8/2004.Giá gạo Việt nam và Pakistan cũng giảm . Gạo Thái Lan vẫn chào giá cao bất chấp nguồn cung vụ thứ 2 và đồng Bath giảm nhẹ so với Đôla Mỹ. Triển vọng trong ngắn hạn , nguồn cung nhiều từ các vụ chính sẽ được thu hoạch trong các tháng tới , gây áp lực đến giá gạo trên thị trường thế giới. Nhưng nguồn cung trên thế giới vẫn hạn hẹp tại một số nước nhất là những nước có nguồn cung giảm mạnh . Hơn nữa Chính phủ Thái Lan đã ra thông báo sẽ tăng giá thu mua thêm 24,5 USD/tấn lên lên 154 USD/tấnđối với thóc gạo trắng 100%trong chương trình thu mua mới trong tháng 11/2004. Nhân tố này sẽ hỗ trợ cho giá gạo thế giới . Hiện nay vẫn còn có sự chênh lệch giữa giá gạo xuất khẩu Việt Nam với giá thế giới Giá gạo Việt Nam trên thế giới từ khi xuất khẩu đến nay luôn luôn thấp hơn giá gạo đồng hạng và đồng chất lượng từ 20-60 USD/tấn,trước hết là nhằm để cạnh tranh về giá,và hơn nữa do chi phí sản xuất gạo tại Việt Nam rẻ hơn nhiều so với các nước xuất khẩu khác. Điều này cũng làm thiệt hại cho người nông dân trồng lúa của Việt Nam . Một chuyên gia an ninh lương thực đã nói rằng Việt Nam đang tài trợ cho giá lương thực thế giới chứ không tài trợ cho nông dân Việt Nam. Bảng 3: Giá gạo Việt Nam trên thế giới,1990-2004(FOB Việt, USD/tấn) Tháng 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 262 265 253 235 235 238 285 280 256 253 248 248 245 237 236 236 236 230 224 223 235 238 230 204 203 194 189 183 184 192 227 225 231 242 228 213 214 207 212 244 234 248 253 252 254 254 264 262 285 275 236 235 265 350 333 331 330 329 310 301 311 301 286 282 278 285 294 281 276 265 244 236 253 249 255 253 236 252 268 259 258 283 300 304 306 308 310 308 294 269 256 243 239 226 225 230 237 230 231 217 204 219 231 199 189 177 182 190 197 188 192 192 189 187 185 179 171 174 176 181 188 185 183 185 187 196 200 200 195 210 245 238 233 226 232 235 220 229 232 Bình quân 248 283 239 209 230 289 303 256 288 228 207 178 189 184 224 Hiện nay giá gạo xuất khẩu vẫn đang tiếp tục tăng và có xu hướng ổn định dần .. Phần 2 Cơ sở lựa chọn phương pháp dự báo và xử lý mô hình dự báo I-Cơ sở lưa chọn phương pháp dự báo . 1-Phân tích số liệu thống kê thực tế về giá xuất khẩu Việt Nam. Mặt bằng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay không chỉ phản ánh quan hệ thị trường trong nước mà còn phản ánh quan hệ giá cả ,và quan hệ cung cầu trên thị trường thế giới.Rõ ràng quan hệ cung cầu trên thị trường thế giới về gạo ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến sự biến động của giá gạo.Ta có thể thấy rõ dựa vào thực tế thị trường gạo trên thế giới qua mấy thập kỷ vừa qua. Khi cung lớn hơn cầu giá gạo giảm, khi cung nhỏ hơn cầu, giá gạo tăng và giá gạo trên thị trường thế giới sẽ ổn định khi cung và cầu trên thế giới về gạo duy trì ở mức cân bằng. Bảng 4: Chi phí sản xuất lúa (đồng/kg) Năm ĐB Sông Hồng ĐB Sông Cửu Long 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 - - 900,0 955,0 1.300,0 1.365,0 1.500,0 1.512,0 650,0 650,0 660,0 870,0 920,0 987,0 1.100,0 1.120,0 Nguồn:Ban vật giá Chính Phủ Trên cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới giá gạo (chi phí, giá thành ,giá thế giới…)ta nhận thấy:Với chi phí sản xuất và giá mua lúa như hiện nay so với tỷ giá hối đoái(E=15.770) thì xuất khẩu gạo Việt Nam có lãi.Tuy nhiên, trong các khâu chi phí vận chuyển , bốc dỡ bến cảng ở Việt Nam còn lớn hơn rất nhiều so với các nước khác.Hiện nay chi phí cảng, chi phí bốc dỡ xếp hàng và các chi phí khác liên quan tại cảng Sài Gòn khoảng 40.000 USD/1tàu công suất 10.000 tấn(4-5 USD/tấn, chiếm tới 1,6% giá xuất khẩu gạo). Trong khi đó chi phí này tại Băng Cốc chỉ bằng 1 nửa so với Việt Nam.Ngoài chi phí cảng, tốc độ bốc dỡ rất chậm, so với Băng Cốc ta chậm hơn 6 lần(nghĩa là tại Sài Gòn bốc được 1000 tấn/ngày thì ở Băng Cốc là 6.000 tấn/ngày).Chậm trễ do sửa chữa và bốc xếp hàng thường làm tốn thêm 6.000 USD/ngày.Do đó từ sản xuất ra lúa đến thành gạo xuất khẩu là một chặng đường dàI không ít khó khăn, bất cập như các vấn đề chế biến, môI trường kinh doanh và các hàng cơ chế chính sách đối với xuất nhập khẩu. Những hạn chế nói trên làm mất cơ hội về giá và đương nhiên người nông dân trồng lúa phải chịu dưới hình thức giá FOB thấp hơn.Như vậy để thấy rõ hơn lợi thế cạnh tranh về xuất khẩu gạo cần phải so sánh trên một số điều kiện khác: thị trường, chính sách thuế, môi trường thương mại … Cụ thể nhất trong những tháng đầu năm 2004 ,các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo đã kìm chế lượng hàng và chỉ xuất khẩu ở hạn mức cho phép của chính phủ là 3,5 triệu tấn. Chủ trương tạm ngưng xuất khẩu của chính phủ đã khiến giá lúa tại hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị chững laị với mức giảm 50-200 đồng/kg.Ngay cả sự thay đổi trong chính sách thương mại, chính trị của các nước xuất khẩu, nhập khẩu trên thế giới cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi của giá gạo Việt Nam. Ngoài ra nói đến giá cả , thì không thể bỏ qua yếu tố lạm phát . Tuy nhiên, do giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tính bằng USD nên có thể bỏ qua yếu tố lạm phát trong nước.ở đây biến động của giá liên quan đến sự thay đổi chỉ số giá xuất khẩu của mặt hàng lương thực, thực phẩm. Bảng 4: Chỉ số giá xuất khẩu hàng lương thực thực phẩm năm sau so với năm trước(%) Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 Lương thực, thực phẩm 119,2 103,2 97,7 99,7 94,0 90,4 85,8 106,1 108,9 120,7 Sự biến động của giá gạo xuất khẩu Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng bởi tính thời vụ của giá cả ở trong nước.Đó là giá cả luôn tăng vào đầu năm và cuối năm âm lịch.Một chu kỳ tăng giá , bắt đầu từ tháng 11 năm trước đến tháng 1 hoặc tháng 2 năm sau.Từ tháng 3 đến tháng 10 giá trầm và giảm nhẹ,cho tới tháng 11 bắt đầu 1 chu kỳ tăng giá mới.Cực đại tốc độ tăng giá thường vào Tết Nguyên Đán.Tuy nhiên,tính thời vụ của giá gạo xuất khẩu không rõ nét bằng giá tiêu dùng trong nước. Như vậy, để dự báo giá gạo xuất khẩu ta phải dựa vào đặc tính thời vụ của giá, đồng thời phải dựa vào quan hệ cung cầu trên thị trường thế giới.,và các nhân tố ảnh hưởng. Dựa vào chỉ số giá xuất khẩu năm sau so với năm trước của lương thực và thực phẩm ta sẽ dự báo được giá gạo xuất khẩu năm sau bằng mô hình định tính Pt = P0 x Chỉ số giá năm t/năm 0 Đồng thời dựa vào đặc tính thời vụ của giá gạo xuất khẩu ta sử dụng phương pháp thời vụ để dự báo cho chuỗi giá cả trong 1 năm, với chu kỳ là 12 tháng. 2-Cơ sở khoa học của các phương pháp dự báo 2.1.-Phương pháp thời vụ Winter Xuất phát đIểm của phương pháp là mô hình tuyến tính san mũ : (m=1,2,3…) (1) Mô hình xu thế được kết hợp với một nhân tố thời vụ mô tả sự giao thoa giữa xu thế và thời vụ: (m=1,2,3…) (2) Trong đó: -chỉ số thời vụ của thời điểm i =t-L+m modL và j =(t+m) modL,ở đây t là thời điểm hiện tại, L là độ dài của chu kỳ thời vụ và m modL là phần dư của phép chia m cho L. Ví dụ: chuỗi thời gian bắt đầu vào tháng giêng 1980 với t =1, thì tháng giêng 1982 (t =25) và nhân tố thời vụ cho tháng 4 năm 1982 S sẽ có: i =25 –12 +3 mod12 = 16 j =(25 +3) mod12 = 4 Chỉ số i được đếm trực tiếp từ điểm đầu của chuỗi thời gian, trong khi j được đánh số theo chu kỳ (1 đến 12).Vì tháng 4 là tháng thứ 4 của năm 1982 là tháng thứ 16 tính từ đầu chuỗi thời gian, nên ta sẽ sử dụnghệ số thời vụ cho tháng 4/1982. Nhân tố thời vụ luôn so le một chu kỳ thời vụ đầy đủ với thời điểm dự báo. Theo phương pháp winter, giá trị cơ sở được tính theo công thức sau theo san mũ: ( 0<<1) (3) ở đây ước lượng cũ () một lần nữa lại điều chỉnh bởi hệ số của sai số dự báo. qua đó mức hiện thời của chuỗi thời gian được loại trừ tính thời vụ, để có thể so sánh nó với giá trị cơ sở và giá trị xu thế.Vì hệ số thời vụ”mới” chưa tính được, nên sẽ lấy hệ số thời vụ qua Lthời kỳ(một chu kỳ). Giá trị xu thế được tính như sau: (0<<1) (4) Sai số dự báo phải được biểu diễn thông qua sai lệch giữa xu thế”thực” và xu thế ước lượng. Vì không có một giá trị quan sát nào cho xu thế thực, nên phương pháp Winter sẽ nhận giá trị xu thế mới nhất, được ước lượng thông qua các giá trị cơ sở và . Phương trình (3)sẽ được sử dụng để xác định hệ số thời vụ hiện thời. *Tính hệ số thời vụ Phương pháp Winter xác định hệ số thời vụ thông qua san mũ bằng công thức. (0<<1) (5) Sự thích nghi đạt được thông qua.Tuy nhiên, cần chú ý rằng tính theo phương trình (3) với hệ số thời vụ qua L thời kỳ. ở đây có sự mâu thuẫn trong phương pháp lẽ ra phải tính bằng thương số , trong khi đó để có theo phương trình (5) phải tính được . Để giải quyết vấn đề này trong phương trình (3), đáng lẽ phải tính , phương pháp Winter lại lấy hệ số thời vụ cuối cùng ,hệ số đó có thể có nột ảnh hưởng không mong muốn đến chất lượng dự báo, vì cấu trúc của chuổi thời gian có thể thay đổi trong L thời kỳ đó. Phần 3 Mô phỏng dự báo I-dự báo giá. 1-phương pháp winter Tháng 2002 2003 2004 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 199 189 177 182 190 197 188 192 192 189 187 185 179 171 174 176 181 188 185 183 185 187 196 200 200 195 210 245 238 233 226 232 235 220 229 232 Bình quân 189 184 224 Chọn chuỗi thời gian là chuỗi giá gạo xuất khẩu (USD)hàng tháng từ tháng 1 năm 2002 đến tháng12 năm 2004 (n=36).Chu kỳ thời vụ có độ dài L=12 tháng. Các giá trị ban đầu của tham số a ,b và S0j : Chọn các tham số san của thời gian này: Bây giờ tính các tham số cho tháng cuối của chuỗi thời gian (t=48)theo các công thức đẫ thiết lập ở trên. Ta có kết quả ở bảng: T X X*t At Bt Sij Xt 1.05291 1 0.936508 0.962963 1.005291 1.042328 0.994709 1.015873 1.015873 1 0.989418 189 10 0.978836 1 199 199 198.9 9.99 1.010984 210.3972 2 189 378 208.6911 9.97011 0.924516 209.._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33809.doc
Tài liệu liên quan