Phân tích và đề xuất nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty Dệt may Hà Nội

LờI mở đầu Với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước một thử thách rất lớn phải vượt qua. Trước bối cảnh đó để có thể duy trì được sự phát triển bền vững với hiệu quả kinh tế cao, các nhà quản lý cần trang bị cho mình những kiến thức về phân tích hoạt động kinh doanh nhằm biết cách đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh, biết phân tích có hệ thống các nhân tố tác động thuận lợi và không thuận lợi đến hoạt động kinh doanh từ đó đề xuất c

doc74 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1326 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích và đề xuất nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty Dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác giải pháp phát triển các nhân tố tích cực, hạn chế và loại bỏ các nhân tố ảnh hưởng xấu, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Tổng công ty Dệt may Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước, qua thời gian tìm hiểu một số tình hình thực tế sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty, qua đây cũng phần nào cho thấy bức tranh chung nhất, khái quát nhất về tình hình hoạt động sản xuất của Tổng công ty Dệt May Hà Nội trong một số năm gần đây. Chính vì vậy em xin được đi sâu vào nghiên cứu đề tài: “Phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty Dệt may Hà Nội” làm đồ án tốt nghiệp của em. Đồ án tốt nghiệp của em gồm 03 chương: Chương I: Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Chương II: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh ở Tổng Công ty Dệt May Hà Nội Chương III: Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty Dệt May Hà Nội Do thời gian và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, nhất là trong quá trình tiếp cận với những vấn đề mới nên chắc chắn bản đồ án của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ‎ý kiến đóng góp chỉ bảo của thầy cô cùng các bạn để em có điều kiện bổ sung nâng cao kiến thức của mình, phục vụ tốt hơn cho thực tế sau này. Chương I Cơ sở lý luận chung về phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1 Khái niệm về kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh 1.1.1. Khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh Khái niệm: Kết quả kinh doanh là chỉ tiêu kết quả đạt được của doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh. Kết quả kinh doanh thuộc đối tượng phân tích có thể là kết quả riêng biệt của từng khâu, từng giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh. 1.1.2. Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh Hiệu quả là tiêu chuẩn chủ yếu đánh giá mọi hoạt động kinh tế xã hội. Hiệu quả là phạm trù có vai trò đặc biệt và có ý nghĩa to lớn trong quản lý kinh tế cũng như trong khoa học kinh tế. Hiệu quả là chỉ tiêu kinh tế xã hội tổng hợp để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong quá trình hoạt động sản xuất thực tiễn của con người ở mọi lĩnh vực và tại các thời điểm khác nhau. Chỉ tiêu hiệu quả là tỷ lệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu của hoạt động đề ra so với chi phí đã bỏ vào để có kết quả về số lượng, chất lượng và thời gian. Công thức đánh giá hiệu quả chung: Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Kết quả đầu ra Yếu tố đầu vào Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: Giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu, lợi nhuận thuần, lợi tức gộp. Còn các yếu tố đầu vào bao gồm: Tư liệu lao động, đối tượng lao động, con người, vốn chủ sở hữu, vốn vay. Công thức này phản ánh sức sản xuất của các chỉ tiêu đầu vào được tính cho tổng số và cho phần riêng gia tăng. Hiệu quả sản xuất kinh doanh lại có thể được tính bằng cách so sánh nghịch đảo: Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Yếu tố đầu vào Kết quả đầu ra Công thức trên phản ánh suất hao phí của các chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có được một đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí hết bao nhiêu đơn vị chi phí ở đầu vào. Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế, là nơi kết hợp các yếu tố cần thiết để sản xuất và bán các sản phẩm dịch vụ tạo ra với mục đích thu lợi nhuận. Hoạt động của doanh nghiệp thể hiện hai chức năng cơ bản là thương mại và cung ứng sản xuất được gọi chung là sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều có mục tiêu là tối đa hoá lợi nhuận. Vấn đề xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh được đề cập nhiều ở việc xác định các loại mức sinh lợi trong phân tích tài chính. Mức sinh lợi là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Tổng hợp về hoạt động của doanh nghiệp. Nó được xác định bằng chỉ tiêu tương đối khi so sánh giá trị kết quả thu được với giá trị của các nguồn lực đã tiêu hao để tạo ra kết quả. Hiệu quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp được đề cập đến trên nhiều khía cạnh khác nhau nhưng hiệu quả tài chính được thể hiện qua các chỉ tiêu mức sinh lợi và luôn được xem là thước đo chính. Từ những khái niệm ở trên, có thể hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiên liệu và nguồn vốn) để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Hiệu quả sản xuất kinh doanh chính là chênh lệch giữa kết quả mang lại và những chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nó phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả là một thước đo ngày càng quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như của toàn bộ nền kinh tế của từng khu vực, quốc gia nói chung. Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao, càng có điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất đầu tư tài sản cố định, nâng cao mức sống của công nhân viên, thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp phải được xem xét một cách toàn diện cả về không gian và thời gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả sản xuất kinh doanh giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, là động lực thúc đẩy, kích thích người lao động làm việc với hiệu suất cao hơn, góp phần từng bước cải thiện nền kinh tế quốc dân trong mỗi quốc gia. 1.1.3. Vai trò và ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh khả năng, sức sản xuất của các nguồn lực vốn, lao động, phản ánh sức sinh lợi của các nguồn lực trong một kỳ kinh doanh. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ để phát hiện khả năng tiềm tàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và là công cụ cải tiến cơ chế quản l‎ý trong kinh doanh. Trên cơ sở phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp thấy rõ nguyên nhân nguồn gốc của các vấn đề nảy sinh và có hướng giải quyết kịp thời, có quyết định đúng đắn tránh được rủi ro. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh có ‎ý nghĩa rất to lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao trình độ sử dụng các nguồn lực, trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của các quan hệ trong cơ chế thị trường nên trong toàn bộ nền kinh tế phấn đấu năng cao được hiệu quả kinh doanh có ‎‎ý nghĩa rất to lớn. Tận dụng tiết kiệm nguồn lực hiện có. Thúc đẩy sự tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ phục vụ cho sản xuất. Nâng cao chất lượng hàng hoá, hạ giá thành sản phẩm, giúp cho nền kinh tế phát triển nhanh và làm tăng sản phẩm xã hội, sử dụng các nguồn lực hhiện có. Đối với doanh nghiệp: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ là cơ sở cho doanh nghiệp tái đầu tư sản xuất. Đối với người lao động: Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tạo điều kiện nâng cao mức sống, kích thích người lao động hăng say sản xuất, tăng năng suất. 1.2 Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh Căn cứ vào nội dung và tính chất của kết quả cũng như đáp ứng nhu cầu đa dạng của mục tiêu người ta đưa ra hiệu quả sản xuất kinh doanh thành hai loại hiệu quả kinh tế và hiệu quả khác. 1.2.1 Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và kinh tế đạt được so với chi phí bỏ ra trong việc sử dụng các nguồn lực, tức là hiệu quả kinh tế là tác dụng của lao động xã hội đạt được trong quá trình sản xuất và kinh doanh cũng như quá trình tái tạo sản xuất trong việc tạo ra của cải vật chất và các dịch vụ khác, gồm các hiệu quả sau: * Hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh chính và phụ là khoản chênh lệch giữa doanh thu tiêu thụ sản phẩm và cung cấp dịch vụ và chi phí cho việc sản xuất kinh doanh khối lượng sản phẩm và cung cấp dịch vụ đó. * Hiệu quả do các hoạt động khác mang lại là lợi nhuận thu được do kết quả của các hoạt động kinh tế khác. 1.2.2 Hiệu quả xã hội Hiệu quả đạt được trong sản xuất kinh doanh biểu thị qua việc đóng góp của doanh nghiệp đối với nền kinh tế của đất nước, dưới dạng Tổng quát là mức thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước. Khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả đạt được lợi nhuận có đóng góp cho nền kinh tế, xã hội trên những khía cạnh: * Tăng sản phẩm xã hội. * Nâng cao chất lượng hàng hoá, hạ giá thành, góp phần ổn định tăng trưởng nền kinh tế. * Tạo việc làm cho nhiều lao động. * Tăng nguồn thu cho ngân sách. 1.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất. Thông thường để đánh giá tình hình hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp người ta thường hay quan tâm tới các số liệu ở các báo cáo tài chính. Tuy nhiên để có thể đưa ra được một cách nhìn khái quát phù hợp về mọi hoạt động của doanh nghiệp, các nhà quản trị kinh tế không chỉ quan tâm tới các số liệu trong báo cáo tài chính đơn thuần mà còn quan tâm tới một lượng khá lớn các chỉ số tài chính để giải thích cho các mối quan hệ tài chính. 1.3.1 Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp Để đánh giá chính xác, có cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phù hợp bao trùm mọi chỉ tiêu khác. Các chỉ tiêu đó phải phản ánh được sức sản xuất, xuất hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố, từng loại vốn và phải thống nhất với công thức đánh giá hiệu quả: Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Kết quả đầu ra Giá trị đầu vào Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, các khoản nộp ngân sách, còn giá trị đầu vào bao gồm tư liệu lao động, lao động, đối tượng lao động, nguồn vốn, chi phí. Công thức trên phản ánh sức sinh lợi của các yếu tố đầu vào, cho biết kết quả nhận được trên một đơn vị chi phí, với công thức này yêu cầu lợi nhuận càng cao càng tốt. Hiệu quả sản xuất kinh doanh còn được tính theo công thức sau: Hiệu quả sản xuất kinh doanh = Giá trị đầu vào Kết quả đầu ra Công thức trên phản ánh hao phí của chỉ tiêu đầu vào, nghĩa là để có một đơn vị kết quả đầu ra thì hao phí bao nhiêu đơn vị chi phí. Với công thức này yêu cầu chi phí càng nhỏ càng tốt. 1.3.2 Các chỉ tiêu phân tích kết quả sản xuất kinh doanh * Sản lượng: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ sản lượng sản phẩm hoàn thành, toàn bộ sản phẩm nhập kho đầu kỳ, cuối kỳ. * Doanh thu: Thể hiện bằng tổng lượng tiền doanh nghiệp thu được trong kỳ kinh doanh. Doanh thu = Sản lượng x Giá bán * Lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ số lượng và chất lượng của doanh nghiệp, phản ánh kết quả việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp. Bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách Nhà Nước, thông qua việc thu thuế thu nhập doanh nghiệp, trên cơ sở đó giúp cho Nhà Nước phát triển nền kinh tế xã hội. Lợi nhuận là một đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập doanh nghiệp. 1.3.3. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động: Sức sản xuất của lao động = Doanh thu Số lao động bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, thực chất đây là chỉ tiêu năng suất lao động. Năng suất lao động = Sản lượng Số lao động bình quân Sức sinh lợi của lao động = Lợi nhuận Số lao động bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một lao động tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản: Sức sản xuất của tài sản = Doanh thu Tổng tài sản bình quân Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản bình quân trong năm thu về được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu sinh lời của tài sản ROA ROA = Lợi nhuận Tổng tài sảnbình quân Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng tài sản bình quân bỏ ra trong năm thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sức sản xuất của TSCĐ = Doanh thu TSCĐ bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Sức sinh lời của TSCĐ = Lợi nhuận TSCĐ bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản cố định đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sức sản xuất của TSNH = Doanh thu TSNH bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản ngắn hạn bình quân đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Sức sinh lời của TSNH = Lợi nhuận TSNH bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ, một đồng tài sản ngắn hạn bình quân đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Vòng quay hàng tồn kho: VHTK = Doanh thu HTK bình quân .Chỉ tiêu này càng lớn khả năng hoạt động của doanh nghiệp càng cao. Thời gian thu tiền bán hàng: TPthu = Các khoản phải thu bq x 365 Doanh thu Chỉ tiêu này cho biết các khoản phải thu quay được 1 vòng thì mất bao nhiêu thời gian. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng nguồn vốn: Sức sản xuất của vốn CSH = Doanh thu Vốn CSH bình quân Chỉ tiêu này cho biết trong một năm, một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Sức sinh lời của vốn CSH (ROE) = Lợi nhuận Vốn CSH bình quân Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí: Sức sản xuất của chi phí = Doanh thu Chi phí Chỉ tiêu này cho biết trong một năm, một đồng chi phí bỏ ra sản xuất trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Sức sinh lời của chi phí = Lợi nhuận Chi phí Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 1.4 Phân biệt chỉ tiêu hiệu quả và chỉ tiêu kết quả, chỉ tiêu thời đoạn và chỉ tiêu thời điểm 1.4.1 Chỉ tiêu hiệu quả và chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh * Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, chất lượng của công tác kinh doanh trong thời kỳ đang xét, là chỉ tiêu so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Các chỉ tiêu hiệu quả chính bao gồm hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, lao động, hiệu quả sử dụng vốn, tài sản, hiệu quả sử dụng chi phí. * Chỉ tiêu kết quả phản ánh về mặt số lượng công việc đã thực hiện trong một thời kỳ của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu sản lượng, doanh thu, lợi nhuận. 1.4.2 Chỉ tiêu thời đoạn và chỉ tiêu thời điểm * Chỉ tiêu thời đoạn phản ánh kết quả đạt được sau một thời đoạn sản xuất kinh doanh. Số lượng của chỉ tiêu thời đoạn được phép cộng dồn với nhau. Các chỉ tiêu hiệu quả, kết quả cuối cùng của doanh nghiệp đều là các chỉ tiêu thời đoạn. * Chỉ tiêu thời điểm phản ánh số lượng các yếu tố đầu vào tại một thời điểm nào đó. Số lượng của các chỉ tiêu này không được phép cộng dồn. Khi so sánh với chỉ tiêu thời đoạn với các chỉ tiêu thời điểm, tất cả các chỉ tiêu thời điểm phải lấy số bình quân để so sánh. 1.5 Nội dung phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Khi phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp có thể phân tích theo nhiều phương cách khác nhau phù hợp với các đặc điểm của doanh nghiệp đó nhưng luôn phải tiến hành một số công việc chủ yếu dưới đây: * Phân tích hiệu quả sử dụng lao động. * Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản. * Phân tích hiệu quả sử dụng vốn CSH. * Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí. Trong quá trình phân tích, ngoài việc tính toán và so sánh các chỉ tiêu hiệu quả còn cần thiết phải xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như các nguyên nhân ảnh hưởng đến các chỉ tiêu hiệu quả (kiểm soát được và không kiểm soát được - chủ quan và khách quan). 1.6 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.6.1 Các nhân tố bên trong: Lực lượng lao động Trong sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động của doanh nghiệp có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, trình độ sử dụng các nguồn lực khác ( máy móc thiết bị, nguyên vật liệu…) nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và sử dụng tiến bộ kỹ thuật. Công cụ lao động là phương tiện mà con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Qúa trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với quá trình phát triển của công cụ lao động. Sự phát triển của công cụ lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng, tăng hiệu quả kinh doanh. Chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp chịu tác động mạnh mẽ của trình độ kỹ thuật, cơ cấu, tính đồng bộ của máy móc thiết bị, chất lượng công tác bảo dưỡng, sữa chữa máy móc thiết bị. Nhân tố quản l‎ý Càng ngày nhân tố quản l‎ý càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản l‎ý doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn, trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành công về hiệu quả kinh doanh. Định hướng đúng và luôn định hướng đúng là cơ sở để đảm bảo hiệu quả lâu dài của doanh nghiệp. Nhân tố kinh tế Kinh tế học đã khẳng định, tốt nhất là sử dụng phạm trù lợi nhuận kinh tế vì lợi nhuận kinh tế mới là lợi nhuận thực, kết quả được đánh giá là lợi nhuận kinh tế sẽ là kết quả thực. Song muốn xác định được lợi nhuận kinh tế thì phải xác định được lợi nhuận kinh tế. Phạm trù chi phí kinh tế phản ánh chi phí thực, chi phí sử dụng tài nguyên. Cho nên nhân tố kinh tế chính là lợi nhuận và chi phí. 1.6.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài. - Môi trường pháp l‎ý Môi trường pháp l‎ý bao gồm: Các văn bản dưới luật. Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì môi trường pháp l‎ý tạo ra sân chơi để các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động kinh doanh, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau nên việc tạo ra môi trường pháp l‎ý lành mạnh là rất quan trọng. - Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế là các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu ở tầm vĩ mô. Các chính sách này tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành, từng vùng kinh tế do đó nó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Các chính sách kinh tế của Nhà Nước như chính sách về các loại thuế, chính sách lãi xuất tiền tệ, chính sách giá cả có tấc động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. + Chính sách về các loại thuế: Mức thuế cao hay thấp ảnh hưởng trực tiếp tới cả đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp. + Chính sách giá cả: Sự điều tiết về giá cả thị trường của Nhà Nước ảnh hưởng không nhỏ đến các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, dẫn đến ảnh hưởng đến kết quả đầu ra thông qua giá bán sản phẩm của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hiệu quả của doanh nghiệp. + Chính sách về lãi xuất tiền tệ: Trong sản xuất kinh doanh, ngoài vốn chủ sở hữu các doanh nghiệp thường xuyên phải huy động nguồn vốnvay để hoạt động và phải trả lãi vay, chính sách về lãi xuất tiền tệ thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuát kinh doanh của doanh nghiệp. 1.7. Phương pháp phân tích Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sau khi xác định chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh người ta thường dùng các phương pháp phân tích, so sánh để đánh giá hiệu quả, so sánh các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh kỳ phân tích với kỳ trước hay với kế hoạch của doanh nghiệp; hoặc so sánh với các chỉ tiêu của các doanh nghiệp khác trong ngành. Sau khi đã có được những đánh giá chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ta đi phân tích cụ thể từng yếu tố đầu vào ảnh hưởng tới quan hệ sản xuất kinh doanh như lao động, nguyên vật liệu, tài sản cố định để từ đó tìm ra được những biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả trong doanh nghiệp. Trong toàn bộ quá trình phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh, cần đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế của các chỉ tiêu, các phương pháp tính các chỉ tiêu cũng như thống nhất đơn vị tính toán cả về khối lượng, thời gian, giá trị. 1.7.1. Phương pháp so sánh Là phương pháp phổ biến trong phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiêu chuẩn so sánh: là chỉ tiêu của một k‎ỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh gọi là kỳ gốc. Tài liệu của năm trước nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chi tiêu. Các chỉ tiêu đã dự kiến ( kế hoạch, dự toán, định mức ) nhằm đánh giá tình hình thực hiện với dự kiến. Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp. Điều kiện so sánh được của các chỉ tiêu: Điều kiện so sánh được phải thống nhất về nội dung, phương pháp tính toán, đơn vị đo lường… Kỹ thuật so sánh: + So sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ thực hiện và kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh được biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế. Ví dụ: ± ΔC = C1 - C0 Trong đó: ± ΔC là mức chênh lệch tuyệt đối giữa kỳ phân tích và kỳ gốc C1 là số liệu kỳ phân tích (báo cáo) C0 là số liệu kỳ gốc. + So sánh bằng số tuyệt đối có liên hệ ( liên hệ với một chỉ tiêu nào đó ) Ví dụ so sánh doanh thu liên hệ với chi phí ±ΔD = D1 - D0 (C1/CO) Trong đó: ± ΔD là mức tăng (giảm) doanh thu D1, D0 là doanh thu kỳ phân tích và kỳ gốc + So sánh bằng số tương đối: Kết quả so sánh được biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển của các hiện tượng kinh tế. D1 %DD = x 100% D0 + So sánh tương đối có liên hệ: D1 % ΔD = x 100% D0 x ( C1/C0) Kết quả này cho biết doanh nghiệp thức hiện doanh thu có hợp l‎‎ý về quy mô giữa kết quả doanh thu đạt được và chi phí bỏ ra. Nếu % ΔD >100 thì quy mô doanh thu là hợp l‎‎ý với chi phí. 1.7.2. Phương pháp thay thế liên hoàn Là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách thay thế lần lượt các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu thay đổi. Xét chỉ tiêu cần phân tích là C, C có các quan hệ với các yếu tố khách quan hàm số sau: C = f(x,y,z) Để xét sự biến động của C ta dùng phương pháp loại trừ khi lần lượt cho các yếu tố biến đổi: Δ Cx = f (x1,y0,z0) - f (x0,y0,z0) Δ Cy = f (x1,y1,z0) - f (x1,y0,z0) Δ Cz = f (x1,y1,z1) - f (x1,y1,z0) Như vậy điều kiện ứng dụng của phương pháp loại trừ gồm: + Các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích dưới dạng một tích số hoặc một thương số. + Việc sắp xếp và xác định ảnh hưởng của các nhân tố cần tuân theo quy luật lượng biến dẫn đến chất biến. 1.7.3. Phương pháp liên hệ Phương pháp này phân loại như sau:Liên hệ cân đối, liên hệ trực tuyến và liên hệ phi tuyến. Liên hệ cân đối: Là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh: Giữa Tổng số vốn và Tổng số nguồn; giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các quỹ, các loại vốn giữa nhu cầu và khả năng thanh toán; giữa thu với chi và kết quả kinh doanh... Liên hệ trực tuyến: Là liên hệ theo một hướng xác định giữa các chỉ tiêu phân tích. Liên hệ phi tuyến: Là mối liên hệ giữa chỉ tiêu trong đó mức độ liên hệ không được xác định theo tỷ lệ và chiều hướng liên hệ luôn biến đổi. 1.7.4. Các số liệu sử dụng để phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Để phân tích được một cách chính xác kết quả và xu hướng của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khi phân tích cần thu thập được ít nhất số liệu của 2 năm liên tiếp (thường sử dụng số liệu của 3 năm liên tiếp) từ các báo cáo tài chính và các sổ sách chứng từ có liên quan. * Kết quả kinh doanh: Sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách. (bảng báo cáo kết quả kinh doanh và các bảng biểu có liên quan) * Các yếu tố đầu vào: Lao động, chi phí, tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. (bảng báo cáo tình hình lao động và sử dụng thời gian lao động, bảng giá thành sản phẩm, bảng cân đối kế toán và các bảng biểu kế toán chi tiết khác) . 1.8. Phương pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp Doanh nghiệp để có thể tồn tại thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tối thiểu cũng phải bù đắp được tất cả các khoản chi phí bỏ ra. Muốn doanh nghiệp phát triển ngày càng đi lên thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không những phải bù đắp được chi phí mà còn phải dư thừa ra một khoản để doanh nghiệp có thể tích luỹ cho tái đầu tư sản xuất mở rộng. Đạt được như vậy chính là doanh nghiệp phải hoàn thành được mục tiêu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Có một số phương hướng chính để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như sau: + Nâng cao kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: bằng cách tăng sản lượng, tăng doanh thu. +Sử dụng tiết kiệm hợp l‎ý các yếu tố đầu vào: như giảm lao động,sử dụng tối đa công suất thiết bị, tài sản cố định. + Nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh nhưng tốc độ tăng kết quả phải nhanh hơn tốc độ tăng chi phí. + Giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Nhóm chỉ tiêu làm tăng sản lượng doanh thu: Doanh thu là thu nhập của doanh nghiệp thông qua việc bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng. + Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. + Phấn đấu nâng cao sản lượng tiêu thụ, nâng cao giá bán trên cơ sở sản phẩm đạt chất lượng cao, người mua có thể chấp nhận được. + Tăng tỷ trọng mặt hàng có quy mô cao. + Mở rộng thị trường. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động + Kiện toàn bộ máy quản l‎‎ý gọn nhẹ: bố trí hợp l‎ý lao động trên dây truyền sản xuất. + Thực hiện thi tuyển công chức thợ lành nghề. + Nâng cao chất lượng lao động: trình độ tay nghề, chuyên môn, tận dụng thời gian lao động, thực hiện triệt để các định mức lao động. + Ap dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất. + Thực hiện chính sách đòn bẩy kinh tế nhằm khuyến khích người lao động, kích thích sự sáng tạo trong lao động. + Giáo dục nâng cao ‎ý thức người lao động, vì ý thức của người lao động rất quan trọng trong việc sản xuất sản phẩm chất lượng, dù máy móc có tốt nhưng ý thức người lao động kém vẫn dẫn đến tình trạng sai hỏng nhiều. Các biện pháp trên nhằm tiết kiệm lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Lập và thực hiện kế hoạch sử dụng vốn hợp l‎ý, khi tiến hành đầu tư phải xây dựng được cơ cấu vốn hợp lý, tập trung vốn cho máy móc thiết bị, đổi mới thiết bị, thực hiện hiện đại hoá và ứng dụng công nghệ tiên tiến. + Sử dụng tối đa công suất của thiết bị, tài sản cố định nhằm tiết kiệm chi phí cố định, có kế hoạch khấu hao tài sản cố định hợp l‎ý trên cơ sở giá thành chịu được nhằm tạo nguồn vốn để đổi mới thiết bị công nghệ. + Xử l‎ý đồng vốn hợp l‎ý ở tất cả các khâu như mua hàng dự trữ, lưu thông hàng hoá. Giảm hệ số công nợ, tăng số vòng quay vốn. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí: - Tổng chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí quản l‎ý, chi phí bán hàng. Muốn nâng cao hiệu quả trước hết cần tìm mọi biện pháp giảm giá vốn hàng bán( giảm giá thành sản xuất). Gía vốn hàng bán bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Các biện pháp giảm giá thành: sử dụng hợp l‎ý, tiết kiệm các yếu tố đầu vào + Tiết kiệm nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành, muốn tiết kiệm nguyên vật liệu cần phải lập kế hoạch một cách chi tiết. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu phù hợp sát với thực tế. Thực hiện chế độ định mức nguyên vật liệu chính xác, có chính sách khuyến khích động viên người lao động kết hợp tinh thần tự giác, trách nhiệm của người lao động đối với doanh nghiệp. Bố trí hợp l‎ý dây truyền sản xuất. +Tiết kiệm lao động: Sử dụng hợp l‎ý lao động, bố trí đúng nghề, đúng chuyên môn, bậc thợ, quản l‎ý tốt thời gian lao động, dùng tiền lương tiền thưởng làm đòn bẩy nâng cao năng suất giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhân công, giảm chi phí giá thành. +Xác định chế độ khấu hao thích hợp: Nhằm sử dụng tối đa công suất của thiết bị, có chế độ bảo dưỡng máy móc phù hợp sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng thiết bị,giảm chi phí khấu hao. Tính đúng, đủ thời gian và giá trị khấu hao tài sản cố định. Sử dụng vốn hợp l‎ý trong quá trình dự trữ, sản xuất, tiêu thụ nhằm giảm chi phí lãi vay. Do vậy dựa vào tính chất đặc thù của đơn vị mình mà doanh nghiệp tính huy động vốn bằng hình thức nào để có chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. Giảm chi phi quản l‎ý: Lựa chọn cán bộ quản l‎ý, tính giảm bộ máy quản lý để chi phí quản lý là thấp nhất. Đây là một vấn đề mà các doanh nghiệp Nhà nước hiện nay cần quan tâm. Nâng cao sản lượng tiêu thụ để giảm chi phí bán hàng, giảm chi phí lưu thông. Chương II Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh Tổng công ty Dệt may hà nội 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty - Tên Tổng Công ty: Tổng Công ty Dệt – May Hà Nội - Tên giao dịch quốc tế: HANOSIMEX - Trụ sở chính: Số 01 Mai Động, Phường Mai Động, Quận Hoàng Mai – Hà Nội - Điện thoại : 04 - 8621023 - 8624619 - 8627438 - Fax : 84-4-8622334 - Email : Hanosimex@hn.vnn.vn - Website : http\www.hanosimex.com.vn - Lôgô Bảng 2.1 Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Tổng Công ty Mốc sự kiện Sự kiện/ Tình hình 7/4/1978 Ký kết hợp đồng xây dựng nhà máy Sợi giữa Tổng công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng UNIOMATEX (CHLB Đức) 2/1979 Công trình được khởi công xây dựng 21/11/1984 Chính thức bàn giao công trình, với tên gọi xí nghiệp Sợi Hà Nội 12/1987 Toàn bộ thiết bị công nghệ, phụ trợ được đưa vào sản xuất 12/1989 Đầu tư xây dựng dây chuyền dệt kim số I 4/1990 Đổi tên thành Xí nghiệp liên hiệp Sợi Dệt kim Hà Nội, tên giao dịch là Hanosimex. 10/1993 Sát nhập nhà máy sợi Vinh vào Xí nghiệp liên hiệp Sợi Dệt kim Hà Nội 19/5/1994 Nhà máy Dệt kim đuợc khánh thành bao giồm 2 dây chuyền I và II 1/1995 Khởi công xây dựng nhà máy May Thêu Đông Mỹ, sáp nhập nhà máy Dệt Hà Đông vào Xí nghiệp liên ._.hiệp Sợi Dệt kim Hà Nội. 6/1995 Đổi tên Xí nghiệp thành Công ty Dệt Hà Nội 1999 Đổi tên thành Công ty Dệt May Hà Nội 1999 Xây thêm các nhà máy May I, II, III và May thời trang 2001 Xây dựng nhà máy dệt vảI Denim 2003 Góp vốn cùng Vinatex xây dựng siêu thị và cùng kinh doanh thương mại 2005 Sáp nhập Công ty Hoàng Thị Loan và VINATEX Hải Phòng vào Công ty Dệt may Hà nội. Cổ phần hoá 3 đơn vị thành viên thành Công ty con cổ phần. 1/2007 Đổi tên thành Tổng Công ty Dệt May Hà Nội. Tổng Công ty Dệt May Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước. Bao gồm nhiều đơn vị thành viên đóng trên nhiều địa bàn như Hà Nội, Hải Phòng, Hà Đông và Thành phố Vinh. Tổng Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, các quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức hoạt động của Tổng Công ty Dệt may Hà Nội được Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam phê chuẩn. Với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ có năng lực, đội ngũ công nhân lành nghề, sản phẩm của Tổng Công ty luôn đạt chất lượng cao, uy tín trên thị trường đã được trao Tổng nhiều huy chương vàng và bằng khen tại Hội chợ Triển lãm Kinh tế. 2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Tổng Công ty Dệt May Hà Nội 2.2.1 Chức năng Tổng Công ty sản xuất kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm như sau -Các loại sợi đơn và sợi xe của các hệ kéo sợi khác nhau: Sợi cotton, sợi Peco, sợi PE có chỉ số từ Ne06 đến Ne60; các loại sợi kiểu và sợi co giãn - Các loại vải Dệt kim thành phẩm: Rib, Interlok, Single. Lacost…; Các sản phẩm Dệt may bằng vải Dệt kim; Dệt thoi. - Các loại khăn bông - Các loại vải bò và sản phẩm may bằng vải bò Jean. - May các loại áo Dệt kim, vải ka ki theo đơn đặt hàng của khách hàng... Tổng Công ty luôn duy trì va phát triển sản xuất, gia công, trao đổi hàng hoá, sẵn sàng hợp tác cùng các bạn hàng trong và ngoài nước để đầu tư thiết bị hiện đại, khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm. 2.2.2 Nhiệm vụ - Sản xuất các sản phẩm sợi phục vụ cho tiêu thụ trên thị trường và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy Dệt trong nội bộ Tổng công ty. - Sản xuất và tiêu thụ các loại vải Dệt kim Dệt thoi, để phục vụ cho thị trường và cung cấp vải cho các nhà máy may trong nội bộ Tổng công ty. Sản xuất và tiêu thụ khăn bông , khăn tay và các sản phẩm sản xuất từ vải khăn - May và gia công các sản phẩm may cho thị trường nội địa, xuất khẩu theo các đơn đặt hàng của các khách hàng trong và ngoài nước. - Sản xuất 1 số sản phẩm phụ: như lõi ống sợi, sáp, khuyên Parafin, hơi nước, khí nén.. phục vụ cho sản xuất của các nhà máy thành viên và công ty con trong nội bộ Tổng công ty. - Kinh doanh và tiêu thụ các mặt hàng Dệt may thông qua hệ thống các cửa hàng, đại lý. - Góp vốn cùng với Công ty thời trang Vinatex của Tập đoàn Dệt may Việt Nam cùng kinh doanh thương mại thông qua hệ thống siêu thị. - Sản xuất và tiêu thụ các loại vải Dệt kim Dệt thoi, để phục vụ cho thị trường và cung cấp vải cho các nhà máy may trong nội bộ Tổng công ty. Sản xuất và tiêu thụ khăn bông , khăn tay và các sản phẩm sản xuất từ vải khăn - May và gia công các sản phẩm may cho thị trường nội địa, xuất khẩu theo các đơn đặt hàng của các khách hàng trong và ngoài nước. - Sản xuất 1 số sản phẩm phụ: như lõi ống sợi, sáp, khuyên Parafin, hơi nước, khí nén.. phục vụ cho sản xuất của các nhà máy thành viên và công ty con trong nội bộ Tổng công ty. - Kinh doanh và tiêu thụ các mặt hàng Dệt may thông qua hệ thống các cửa hàng, đại lý. - Góp vốn cùng với Công ty thời trang Vinatex của Tập đoàn Dệt may Việt Nam cùng kinh doanh thương mại thông qua hệ thống siêu thị. - Kinh doanh vận chuyển hàng hoá trong ngành qua chi nhánh Vinatex Hải Phòng. 2.3 Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá hoặc dịch vụ chủ yếu Bông + Xơ PE Sợi mộc Xé trộn Sợi dọc Chải thô Sợi ngang Mắc Cúi chải Nhuộm – hồ Ghép cúi Dệt Kéo sợi thô Hoàn tất Kéo sợi con Kiểm Đánh ống Đóng kiện Đậu xe Nhập kho Đánh ống Sợi xe thành phẩm Sợi đơn thành phẩm Hình 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sợi và vải * Quy trình công nghệ sản xuất sợi - ở công đoạn đầu bông, xơ PE được công nhân xé nhỏ, mỗi miếng có khối lượng khoảng 100 – 150g, sau đó được đưa vào máy Bông để làm tơi và loại bỏ tạp chất. - Từ máy bông các loại bông, xơ được đưa sang máy chải bằng hệ thống ống dẫn. Tại đây bông được loại trừ tối đa tạp chất và tạo thành cúi chải. - Ghép: Các cúi chải được ghép, làm đều sơ bộ trên các máy ghép tạo ra các cúi ghép. Việc pha trộn tỷ lệ cotton, PE được tiến hành ở giai đoạn này. - Thô: Các cúi ghép được kéo thành sợ thô trên máy thô. - Sợi con: Sợi thô được đưa qua máy sợi con kéo thành sợi con. Đây là công đoạn cuối của quá trình gia công bông, xơ thành sợi. Bán thành phẩm là các ống sợi con. - Đánh ống: Sợi con được đánh ống trên các máy đánh ống. - Quả sợi là sản phẩm cuối cùng sẽ được bao gói, đóng tải hoặc đóng hòm theo yêu cầu của khách hàng rồi nhập kho. * Quy trình công nghệ sản xuất vải - Sợi mộc đươc đưa lên giàn mắc, mắc thành những beam sợi, mỗi beam sợi thường được mắc từ 363 sợi đến 406 sợi tùy vào loại vải yêu cầu. - Sợi đã mắc thành các beam sợi mộc được đưa lên máy nhuộm, mỗi mẻ nhuộm thường là 10 hoặc 12 beam sợi được xếp song song với nhau để khi nhuộm xong từ những beam sợi mộc có Tổng số sợi 363, 406 sợi một beam thành các beam sợi màu có Tổng số sợi 3630, 4430, 4500… - Sợi sau khi đã nhuộm thành các beam sợi màu có tổng số sợi tuỳ theo yêu cầu của loại vải được đưa lên máy dệt, lúc này sợi mộc được đưa vào làm sợi ngang và Dệt thành vải mộc. - Vải sau khi dệt xong được đưa vào máy để hoàn thiện các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu của Tổng công ty và khách hàng đề ra. - Vải sau khi hoàn tất xong đã là thành phẩm tiếp tục được kiểm tra ngoại quan và phân loại thành các loại theo chất lượng của vải và được đóng kiện, nhập kho. 2.4 Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Tổng Công ty 2.4.1 Hình thức tổ chức sản xuất của Tổng Công ty Hình thức tổ chức sản xuất của Tổng Công ty theo sự chuyên môn hoá công nghệ của sản phẩm: Hệ thống được sắp xếp theo thứ tự gia công sản phẩm, hình thức này làm giảm chi phí vận chuyển trong nội bộ, dễ cân bằng năng lực sản xuất, giảm bán thành phẩm hỏng trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên nó lại không linh hoạt khi thay đổi sản phẩm. Do đó không đáp ứng được nhu cầu cho các đơn vị gia công nhỏ lẻ, mà lại rất khó tính về chất lượng và mẫu mã hàng hóa. Một hình thức tổ chức sản xuất mà Tổng Công ty Dệt may Hà Nội áp dụng là sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín và tổ chức sản xuất theo sự chuyên môn hoá công nghệ nội bộ từng nhà máy. Hình thức này có ưu điểm là linh hoạt khi thay đổi từng loạt sản phẩm theo đơn đặt hàng lớn. 2.4.2 Sơ đồ kết cấu sản xuất của Tổng Công ty Kho nguyên liệu Nhà máy Sợi Hà Nội, Cty CP Dệt May HTL và Cty CP Dệt HĐ Kho thành phẩm sợi Nhà máy Dệt nhuộm Nhà máy Dệt DENIM Cty CP Dệt Hà Đông Kho thành phẩm vải Nhà máy: May 1; May 2; May 3; May Thời trang; Cty CP May Đông Mỹ. Kho thành phẩm may Bộ phận Cơ Khí Bộ phận Động lực Trạm điện 35KV Bộ phận vận chuyển Hình 2.2: Sơ đồ kết cấu sản xuất của Tổng công ty. Kết cấu sản xuất chính của Tổng Công ty * Các nhà máy chính : - 02 nhà máy sản xuất sợi : Nhà máy sợi Hà nội và nhà máy sợi Vinh thuộc Công ty Cổ phần Dệt May Hoàng Thị Loan - 03 nhà máy Dệt nhuộm : Nhà máy Dệt nhuộm, nhà máy Dệt vải Denim, Công ty cổ phần Dệt Hà đông - 05 nhà máy sản xuất hàng may mặc : Nhà máy May 1, May 2, May 3, May thời trang và Công ty Cổ phần May Đông Mỹ * Bộ phận phụ trợ : gồm 1 đơn vị là: Trung Tâm Cơ Khí - Tự Động Hoá - Sản xuất các sản phẩm phụ: lõi ống sợi, sáp Parafin phục vụ cho nhà máy sợi - Sản xuất gia công phụ tùng cơ khí, các thiết bị máy cho các đơn vị trong Tổng Công ty. 2.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng Công ty Dệt May Hà Nội 2.5.1 Số cấp quản lý Tổng Công ty Dệt May Hà Nội thực hiện chế độ quản lý theo hình thức trực tuyến chức năng, chế độ một thủ trưởng, trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của người lao động. Tổng Công ty Dệt May Hà Nội có hai cấp quản lý: - Cấp Tổng công ty: Tổng Giám đốc - Cấp nhà máy và các Công ty con cổ phần 2.5.2. Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty Điều hành trực tuyến. Điều hành Hệ thống QLCL và Hệ thống TNXH. Tham gia quản lý điều hành, đại diện vốn nhà nước hoặc vốn của Hanosimex. Tổng giám đốc Phó Tổng giám đốc điều hành May Phó Tổng giám đốc điều hành Dệt nhuộm Phó Tổng giám đốc điều hành Sợi. Phó Tổng giám đốc điều hành Xuất nhập khẩu Phó Tổng giám đốc điều hành Tiêu thụ nội địa. Phó Tổng giám đốc điều hành Q.T . N Sự và Hành chính. Phũng KHTT Phũng KT ĐT Nhà mỏy Sợi Phũng XNK Phũng KTTC Phòng TCHC. Trung Tõm TN & KTCL SP. Nhà máy1 Nhà mỏy May 2 May Thời Trang Nhà mỏy May 3 Trung Tâm Dệt Kim Phố Nối Đại diện lãnh đạo HT QL CL và HT QL TNXH May HP (Cty CP TM HP) Nhà mỏy DENIM Cty CP D ệt H à Đông Hanosimex Trung Tâm CNTT Trung Tõm CK -TĐH Cty CP D ệt May Hu ế Cty CP DM Hoàng Thị Loan Cty CP TM Hải Phũng Hanosimex Phòng Thương Mại. Siêu thị Vinatex Hà Đông Chi nhánh HCM Cty CP May Đông Mỹ Hanosimex Cty CP coffee Indochine. Phòng Đời sống Cty CP Yên Mỹ. Trung Tâm Y Tế. Đại diện lãnh đạo về AT & SK người LĐ Ghi chú: Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty 2.5.3 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý quản lý trong Tổng công ty Bảng 2.2: Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận TT Chức danh/phòng ban Chức năng – nhiệm vụ Tổng giám đốc Quản lý, điều hành mọi hoạt động của Tổng công ty. Xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển dài hạn. Nhận các nhiệm vụ do Tập đoàn Dệt May giao. Phòng Kế toán tài chính Quản lý nguồn vốn và tài sản công ty, thực hiện công tác tín dụng. Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong công tác kế toán tài chính của Tổng công ty nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý. Phòng Xuất nhập khẩu Nghiên cứu, đánh giá thị trường, bạn hàng xuất khẩu và nhập khẩu giúp lãnh đạo Tổng công ty có những thông tin cần thiết trong định hướng phát triển hàng xuất khẩu. Phòng Tổ chức hành chính Tham mưu cho Tổng giám đốc về lĩnh vực tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, chế độ chính sách, quản lý hành chính. Phòng Kỹ thuật - đầu tư Xây dựng chiến lược đầu tư trước mắt và lâu dài cho Tổng công ty. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, quản lý công nghệ. Phòng Kế hoạch thị trường Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác Marketing, tiêu thụ sản phẩm của Tổng công ty. Phòng Thương mại Dự đoán sự phát triển của thị trường. Đề ra các biện pháp xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. TTTN và KTCL Nghiên cứu, đề ra các biện pháp, phương pháp quản lý chất lượng tiên tiến tác động kịp thời vào sản xuất; Tham gia xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000. Các đơn vị sản xuất Sản xuất sản phẩm, quản lý công nghệ, thiết bị, quản lý sản xuất, tổ chức sản xuất. Các Công ty cổ phần Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thông qua thương hiệu của Tổng công ty 2.6. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng Công ty Dệt May Hà Nội Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Bảng 2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Chênh lệch (±) Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu 1.277.176.386.459 1.286.207.280.096 9.030.893.637 100,71 2. Các khoản giảm trừ 6.738.529.215 11.018.064.098 4.279.534.883 163,51 3. Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 1.270.437.857.244 1.285.089.215.998 14.651.358.754 101,15 4. Giá vốn hàng bán 1.090.719.640.954 1.100.778.209.298 10.058.568.344 100,92 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và CCDV 179.718.216.290 184.311.006.700 4.592.790.410 102,55 6. Doanh thu hoạt động tài chính 2.454.014.609 4.178.850.990 1.724836.381 170,3 7. chi phí tài chính 53.320.106.016 54.010.083.915 689.977.899 101,29 - Trong đó: chi phí lãi vay 40.220.515.008 50.935.847.384 10.715.132.376 126,64 8. Chi phí bán hàng 65.271.793.523 66.151.580.742 879.787.219 101,34 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 53.056.314.816 53.393.728.815 337.413.999 100,63 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 10.524.016.444 14.934.464.218 4.410.447.774 141,9 11. Thu nhập khác 4.302.514.706 6.939.213.108 2.636.698.402 161,28 12. Chi phí khác 1.025.661.711 2.008.901.784 983.240.073 195,86 13. Lợi nhuận khác 3.276.852.995 4.930.311.324 1.653.458.329 150,46 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 13.800.869.439 19.864.775.542 6.063.906.103 143,94 15.Thuế thu nhập doanh nghiệp 3.864.243.443 5.562.137.152 1.697.893.709 143,94 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 9.936.625.996 14.302.638.390 4.366.012.394 143,94 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006 và 2007) Năm 2007 doanh thu thuần của Tổng công ty tăng thêm: 14.651.358.754 đồng, đạt mức tăng trưởng tương đối là: 100,15% so với năm 2006. Năm 2007 là năm có nhiều biến động về giá cả nguyên vật liệu đầu vào như bông xơ, hoá chất và đặc biệt là điện, xăng dầu. Kèm theo đó là chi phí vận chuyển tăng cao nhưng Tổng công ty đã có các biện pháp nâng cao công tác quản lý để giảm tối đa chi phí nên chi phí năm 2007 có tăng nhưng tăng với tốc độ không cao lắm. Tổng chi phí năm 2007 là 1.276.342.504.554đồng, tăng so với năm 2006 là 12.948.987.534đồng tương ứng với 100,02%. Mức độ tăng của chi phí thấp hơn mức tăng của doanh thu nên công ty kinh doanh có lãi và lợi nhuận sau thuê tăng 4.366.012.394đồng so với năm 2006. 2.7. Phân tích các hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Dệt may Hà Nội: 2.7.1 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động: Tổng công ty Dệt May Hà Nội là doanh nghiệp lớn thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam, do tính chất ngành nghề sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nên có đội ngũ lao động tương đối lớn. Đáp ứng các yêu cầu sản xuất và kinh doanh của Tổng công ty mà Tập đoàn Dệt may và nhà nước giao cho góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Bảng 2.4. Cơ cấu lao động của Tổng công ty Dệt May Hà Nội TT Các chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Số lượng Tỷ trọng (%) Số lượng Tỷ trọng (%) Tăng giảm (±) Tỷ lệ (%) 1 Theo tính chất lao động Lao động trực tiếp 5.857 91,26 5.917 90,57 60 101,03 Lao động gián tiếp 561 8,74 616 9,43 55 109,8 Tổng số 6.418 100 6.533 100 115 101,8 2 Theo trình độ Đại học và cao đẳng 739 11,51 902 13,8 163 122,05 Trung cấp 198 3,08 239 3,66 41 65,15 Công nhân sản xuất 5.482 85,41 5.393 82,56 - 89 98,38 Tổng số 6.418 100 6.533 100 115 101,8 3 Theo giới tính Lao động nữ 4.228 65,88 4.386 67,14 158 103,74 Lao động nam 2.190 34,12 2.147 32,86 - 43 97,85 Tổng số 6.418 100 6.533 100 115 101,8 Qua (Bảng 2.4) Lao động năm 2007 đã tăng 115 người tương ứng tăng 101,8%, trong đó lao động trực tiếp tăng 60 người, lao động gián tiếp tăng 55 người. Lao động là yếu tố cơ bản, quyết định nhất trong 3 yếu tố cấu thành nên quá trình sản xuất đó là: Lao động - Đối tượng lao động – Công cụ lao động. Sử dụng tốt nguồn lao động trên cơ sở tăng năng suất lao động sẽ làm tăng khối lượng sản phảm, giảm giá thành. Vì vậy việc sử dụng tốt nguồn lao động có một ‎ý nghĩa cực kỳ quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bảng 2.5.Doanh thu lợi nhuận và lao động ĐV:VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Chênh lệch (±) Tỷ lệ (%) 1.Doanh thu thuần 1.270.437.857.244 1.285.089.215.998 14.651.358.754 101,15 2.Tổng quỹ lương 128.044.000.000 154.174.000.000 26.130.000.000 120,4 3.Lợi nhuận sau thuế 9.936.625.996 14.302.638.390 4.366.012.394 143,94 4.Tổng số lao động (người) 6.418 6.533 115 108,1 Phân tích tình hình sử dụng lao động Căn cứ vào số liệu và kết quả của Tổng công ty năm 2007 ta đánh giá xem xét việc sử dụng lao động của công ty về mặt số lượng. Dùng phương pháp so sánh có liên hệ đến tình hình thực hiện kế hoạch về doanh thu với số lượng lao động ta có: + Số tương đối: S1 %ΔS = x 100% S0 x D1/D0 Trong đó: S0, S1 là số lao động bình quân của năm 2006 và năm 2007 D0, D1 là doanh thu thuần của năm 2006 và năm 2007 6.533 %ΔS = x100%=100,6% 6.418 x 1.285.089.215.998 / 1.270.437.857.244 %ΔS = 100,6% ( tăng 0,6% ) + Số tuyệt đối: ± ΔS = S1 – S0 x 1.285.089.215.998 ± ΔS = 6.533 – 6.418 x = 41 người 1.270.437.857.244 Năm 2007 với doanh thu là 1.285.089.215.998 đồng, nếu so với năm 2006 thì Tổng công ty cần phải sử dụng số lao động là: 1.285.089.215.998 x 6.418 = 6.492 1.270.437.857.244 Như vậy Tổng công ty Dệt may Hà Nội đã sử dụng tăng 41 lao động. Đồng thời ta thấy tốc độ tăng số lao động là 1,8%. Như vậy năm 2007 công ty chưa sử dụng hợp l‎‎ý về số lao động. Ngoài ra để đánh giá phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiêụ quả sử dụng của lao động người ta còn xét đến năng suất lao động bình quân của công nhân trong công ty. Ta có: DTT Wbq = SLĐbq Trong đó: - Wbq : năng suất lao động bình quân 1 người - DTT : doanh thu thuần - SLĐbq : số lao động bình quân 1.285.089.215.998 Wbq2007 = = 196.707.365 đồng/người 6.533 1.270.437.857.244 Wbq2006 = = 197.949.183 đồng/người 6.418 Wbq2007 196.707.365 = = 99,3% Wbq2006 197.949.183 Ta đem tốc độ tăng năng suất lao động so sánh với tốc độ tăng tiền lương TQL Lbq = SLĐbq Trong đó: -Lbq : Tiền lương bình quân 1 người/năm -TQL : Tổng quỹ lương 154.174.000.000 Lbq2007 = = 23.599.265 đồng/người 6.533 128.044.000.000 Lbq2006 = = 19.950.763 đồng/người 6.418 Lbq2007 23.599.265 = = 111,8% Lbq2006 19.950.763 < Qua phân tích ta thấy tốc độ tăng năng suất lao động đạt 98,9% thấp hơn tốc độ tăng tiền lương là 118,3% điều này cho thấy hiệu quả sử dụng lao động chưa hợp l‎ý công ty cần có biện pháp để nâng cao năng suất lao động hơn nữa. b) Phân tích sức sản xuất và sức sinh lời của lao động. Để phân tích đánh giá hiệu quả lao động thông thường người ta đánh giá thông qua chỉ tiêu tổng sản lượng hoặc doanh thu thuần. Bảng 2.6. Hiệu quả sử dụng lao động của Tổng công ty Dệt may Hà Nội ĐV:VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Chênh lệch (±) Tỷ lệ (%) 1.Doanh thu thuần 1.270.437.857.244 1.285.089.215.998 14.651.358.754 101,15 2.Số LĐ bình quân(người) 6.418 6.533 115 108,1 3.Lợi nhuận sau thuế 9.936.625.996 14.302.638.390 4.366.012.394 143,94 4.Sức sản xuất của lao động 197.949.183 196.707.365 -1.241.818 99,37 5.Sức sinh lời cuả lao động 1.616.237 2.189.291 573.054 135,4 - Xét sức sản xuất của lao động: (SSXLĐ) SSXLĐ = Doanh thu thuần Số lao động bq 1.285.089.215.998 SSXLĐ2007 = = 196.707.365 đồng/người 6.533 1.270.437.857.244 SSXLĐ2006 = = 197.949.183 đồng/người 6.418 Năm 2006 cứ một lao động của công ty một năm tạo ra được197.949.183 đồng doanh thu, năm 2007 là 196.707.365 đồng doanh thu. Ta thấy sức sản xuất của lao động năm 2007 thấp hơn so với năm 2006 là: DSSXLĐ = 196.707.365 - 197.949.183 = -1.241.818đồng/người. *Sức sản xuất giảm là do các nhân tố: - -Do doanh thu thuần: Mức tăng của sức sản xuất tỷ lệ thuận với mức tăng của doanh thu. Năm 2007 doanh thu thuần của công ty đạt 1.285.089.215.998 đồng tăng 101,15% dẫn đến sức sản xuất của mỗi người lao động tăng thêm 1 lượng DTT2007 – DTT2006 1.285.089.215.998 – 1.270.437.857.244 = SLĐbq2006 6.418 = 2.282.854 đồng -Do số lượng lao động: Năm 2007 số lao động là 6.533 người, tăng115 người so với năm 2006 làm cho sức sản xuất của 1 người lao động giảm đi 1 lượng: DTT2007 DTT2007 - = SLĐbq2007 SLĐbq2007 1.285.089.215.998 1.285.089.215.998 - = - 3.524.672 đồng 6.533 6.418 - Tổng hợp 2 yếu tố ảnh hưởng trên ta thấy sức sản xuất của người lao động tại Tổng công ty Dệt may Hà Nội năm 2007 so với năm 2006 đã giảm đi 1 lượng là: 2.282.854 - 3.524.672 = 1.241.818 đồng/lao động. *Xét sức sinh lợi của lao động: (SSLLĐ) LNst SSLLĐ = SLĐbq 14.302.638.390 SSLLĐ2007 = = 2.189.291 đồng/lao động 6.533 9.936.625.996 SSLLĐ2006 = = 1.548.243 đồng/lao động 6.418 Năm 2007, cứ 1 lao động của Tổng công ty 1 năm tạo ra được 2.189.291 đồng lợi nhuận sau thuế, năm 2006 là 1.548.243 đồng. Sức sinh lợi của lao động tăng 1 lượng là: DSSLLĐ = 2.189.291 - 1.548.243 = 573.054 đồng/lao động * Sức sinh lợi của lao động năm 2007 tăng do các nhân tố: - Do lợi nhuận sau thuế tăng dẫn đến sức sinh lợi của lao động tăng 1 lượng là: LNst2007 – LNst2006 14.302.638.390 - 9.936.625.996 = =710.151đ/người SLĐbq2006 . 5.418 - Do số lao động tăng dẫn đến sức sinh lời của lao động giảm 1 lượng là: LNst2007 LNST2007 14.302.638.390 14.302.638.390 - = - SLĐbq2007 SLĐbq2006 6.533 6.418 = -137.097 đồng/lao động Tổng hợp lại do sự biến động về lợi nhuận sau thuế và số lao động dẫn đến sức sinh lời của lao động năm 2007 tăng lên 1 lượng là: 710.151 - 137.097 = 573.054 đồng/lao động Như vậy năm 2007, Tổng công ty đã sử dụng tăng 41 lao động so với năm 2006. sức sản xuất của lao động giảm nhưng ngược lại sức sinh lời của người lao động lại được tăng lên đạt 135,4% so với năm 2006. 2.7.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản a. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản Bảng 2.7. Hiệu quả sử dụng Tổng tài sản ĐV : VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Chênh lệch (±) Tỷ lệ (%) 1.Doanh thu thuần 1.270.437.857.244 1.285.089.215.998 14.651.358.754 101,15 2.Lợi nhuận sau thuế 9.936.625.996 14.302.638.390 4.366.012.394 143,94 3.Tổng tài sản bình quân 1.001.037.834.641 1.177.406.804.251 176.368.969.610 117,6 4.Sức sản xuất của tài sản 1,27 1,09 -0,18 85,8 5.Sức sinh lời của tài sản 0,01 0,012 0,002 120 * Xét sức sản xuất của tài sản: (SSXTS) DTT SSXTS = TSbq 1.285.089.215.998 SSXTS2007 = = 1,09 đồng 1.177.406.804.251 1.270.437.857.244 SSXTS2006 = = 1,27 đông 1.001.037.834.641 Năm 2007, cứ 1 đồng tài sản bình quân tạo ra được 1,09 đồng doanh thu thuần và năm 2006 là 1,27 đồng. Như vậy sức sản xuất của tài sản năm 2007 thấp hơn năm 2006 là: DSSXTS = 1,09 – 1,27 = 0,18 đồng/lao động * Sức sản xuất của tài sản giảm là do các nhân tố: - Do doanh thu thuần năm 2007 tăng dẫn đến sức sản xuất của tài sản tăng thêm 1 lượng là: DTT2007 – DTT 2006 1.285.089.215.998 - 1.270.437.857.244 = TSbq2006 1.001.037.834.641 = 0,01 đồng - Do tổng tài sản tăng dẫn đến sức sản xuất của tài sản giảm đi 1 lượng là: DTT2007 DTT2007 1.285.089.215.998 1.285.089.215.998 - = - TSbq2007 TSbq2006 1.177.406.804.251 1.001.037.834.641 = - 0,19 đồng - Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: 0,01 - 0,19 = - 0,18 đồng * Xét sức sinh lợi của tài sản:( ROA) LNST ROA = TSbq 14.302.638.390 ROA2007 = = 0,012 đồng 1.177.406.804.251 9.936.625.996 ROA2006 = = 0,01 đồng 1.001.037.834.641 Năm 2007, cứ 1 đồng tài sản bình quân tạo ra được 0,012 đồng lợi nhuận và năm 2006 là 0,01 đồng. Như vậy năm 2007 sức sinh lời của tài sản cao hơn năm 2006 1 lượng là: DSSLTS = 0,012 - 0,01 = 0,02 đồng * Sức sinh lời của tài sản tăng là do các nhân tố: - Do lợi nhuận sau thuế tăng dẫn đến sức sinh lời của tài sản tăng thêm 1 lượng là: LNST2007 – LNST2006 14.302.638.390 - 9.936.625.996 = = 0,004đồng TSbq2006 1.001.037.834.641 - Do Tổng tài sản tăng dẫn đến sức sinh lời của tài sản giảm 1 lượng: LNST2007 LNST2007 14.302.638.390 14.302.638.390 - = - TSbq2007 TSbq2006 1.177.406.804.251 1.001.037.834.641 = - 0,002 đồng -Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến sức sinh lời của tài sản 0,004 – 0,002 = 0,002 đồng - Nhận xét: Năm 2007, tổng tài sản tăng do công ty mở rộng sản xuất, mua thêm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nên đã làm cho sức sản xuất của tài sản giảm 0,18 đồng. Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế tăng dẫn đến sức sinh lợi của tài sản tăng lên 1 lượng là 0,002 đồng. b. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định Tài sản cố định là cơ sở vật chất của công ty, phản ánh năng lực sản xuất hiện có và trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của công ty. Việc sử dụng triệt để TSCĐ vào sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không là 1 vấn đề có ‎ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sản xuất kinh doanh, để đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ ta đánh giá sức sản xuất và sức sinh lời của TSCĐ. Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng TSCĐ ĐV : VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Chênh lệch (±) Tỷ lệ (%) 1.Doanh thu thuần 1.270.437.857.244 1.285.089.215.998 14.651.358.754 101,15 2.Lợi nhuận sau thuế 9.936.625.996 14.302.638.390 4.366.012.394 143,94 3.Tài sản cố định bình quân 374.975.543.618 441.822.539.879 66.846.996.261 117,8 4.Sức sản xuất của TSCĐ 3,4 2,91 -0,49 85,59 5.Sức sinh lời của TSCĐ 0,026 0,032 0,006 123 *Xét sức sản xuất của TSCĐ ( SSXTSCĐ) DTT SSXTSCĐ = TSCĐbq 1.285.089.215.998 SSXTSCĐ2007 = = 2,91đồng 441.822.539.879 1.270.437.857.244 SSXTSCĐ2006 = = 3,4đồng 374.975.543.618 Năm 2007, cứ 1 đồng TSCĐ bình quân tạo ra được 2,91 đồng doanh thu thuần, và năm 2006 là 3,4 đồng. Như vậy sức sản xuất của TSCĐ năm 2007 giảm so với năm 2006 1 lượng là: DSSXTSCĐ = 2,91 – 3,4 = - 0,49 đồng * Sức sản xuất của TSCĐ năm 2007 giảm là do các nhân tố: - Do doanh thu thuần tăng dẫn đến sức sản xuất của TSCĐ tăng thêm 1 lượng là: DTT2007 - DTT2006 1.285.089.215.998 - 1.270.437.857.244 = TSCĐbq2006 374.975.543.618 = 0,04 đồng - Do TSCĐ tăng dẫn đến sức sản xuất của TSCĐ giảm đi 1 lượng là: DTT2007 DTT2007 1.285.089.215.998 1.285.089.215.998 - = - TSCĐbq2007 TSCĐbq2006 441.822.539.879 374.975.543.618 = - 0,53đồng - Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố: 0,04 – 0,53 = - 0,49 đồng * Xét sức sinh lời của TSCĐ: ( SSLTSCĐ) LNST SSLTSCĐ = TSCĐ bq 14.302.638.390 SSLTSCĐ2007 = = 0,032 đồng 441.822.539.879 9.936.625.996 SSLTSCĐ2006 = = 0,026 đồng 374.975.543.618 Năm 2007, cứ 1 đồng TSCĐ bình quân tạo ra được 0,032 đồng lợi nhuận sau thuế và năm 2006 là 0,026 đồng. Như vậy năm 2007 sức sinh lời của TSCĐ tăng hơn năm 2006 1 lượng là: DSSLTSCĐ = 0,032 – 0,026 = 0,006 đồng * Sức sinh lời của TSCĐ năm 2007 tăng là do các nhân tố sau: - Do lợi nhuận sau thuế tăng dẫn đến sức sinh lời của TSCĐ tăng thêm 1 lượng là: LNst 2007 - LNst 2006 14.302.638.390 - 9.936.625.996 = = 0,012đồng TSCĐbq2006 374.975.543.618 - Do TSCĐ tăng dẫn đến sức sinh lời của TSCĐ giảm đi 1 lượng là: LNST2007 LNST2007 14.302.638.390 14.302.638.390 - = - TSCĐbq2007 TSCĐbq2006 441.822.539.879 374.975.543.618 = - 0,006đồng -Tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố: 0,012 – 0,006 = 0,006 đồng - Nhận xét: Qua phân tích ta thấy năm 2007 sức sản xuất của TSCĐ của Tổng công ty giảm 0,49 đồng, sức sinh lời của TSCĐ tăng 0,006 đồng so với năm 2006. Hiệu quả sử dụng TSCĐ chưa được cao. c. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn. Bảng 2.9. Cơ cấu TSNH của Tổng công ty Dệt May Hà Nội năm2007 Loại tài sản Đầu năm Cuối năm So sánh Giá trị (đ) Tỷ trọng (%) Giá trị (đ) Tỷ trọng (%) Chênh lệch (±) Tỷ lệ (%) 1. Tiền 45.509.465.621 6,71 48.089.568.583 6,17 2.580.102.962 105,67 2. Các khoản phải thu 232.384.281.951 34,26 277.352.069.241 35,59 44.967.787.290 119,35 3. Hàng tồn kho 357.225.286.423 52,66 408.820.243.307 52,46 51.594.956.884 114,44 4. TSNH khác 43.179.256.324 6,37 45.026.825.036 5,78 1.847.568.712 104,28 Tổng cộng TSNH 678.298.290.318 100 779.282.887.061 100 100.984.596.743 114,89 Phần lớn trong tổng tài sản của Tổng công ty Dệt may Hà Nội là tài sản ngắn hạn. Qua bảng số liệu (Bảng 2.9) Cho ta thấy trong tổng tài sản ngắn hạn của Tổng công ty thì chiếm tỷ trọng lớn nhất là hàng tồn kho. Cuốinăm 2006 lượng hàng tồn kho của Tổng công ty là 357.225.286.423 đồng, chiếm 52,66% tổng tài sản ngắn hạn. Năm 2007 hàng tồn kho là 408.820.243.307 đồng tăng lên 51.594.956.884 đồng và tăng so với năm 2006 là 114,44%. Qua tìm hiểu tình hình thực tế tại Tổng công ty Dệt may Hà Nội về hàng tồn kho thì có một số nguyên nhân chính làm cho hàng tồn kho của Tổng công ty chiếm tỷ trọng lớn trong TSNH. * Tổng công ty Dệt May HN thường xuyên phải dự trữ một lượng nguyên vật liệu lớn trong kho Tại Tổng công ty nguyên vật liệu chính để sản xuất là bông xơ được nhập chủ yếu từ nước ngoài nên tình hình sản xuất của Tổng công ty phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu nguyên vật liệu. Vì vậy dự trữ nguyên vật liệu là điều cần thiết để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được hoạt động liên tục và đạt hiệu quả, Hiện nay, do giá cả nguyên vật liệu bông xơ, hoá chất trên thị trường thế giới lên xuống thất thường, vì thế Tổng công ty hiện đang áp dụng hình thức dự trữ theo quý, tháng đối với từng loại nguyên vật liệu khác nhau : - Dự trữ theo quý: Là các nguyên liệu chính Bông, xơ, hoá chất, thuốc nhuộm. - Dự trữ theo tháng: Là các nguyên liệu phụ nilon, ống giấy, bao bì và các loại vật tư phụ tùng thông thường. - Dự trữ năm : Với những loại phụ tùng đặc chủng khó tìm mua. * Tổng công ty tồn kho một lượng sản phẩm chưa tiêu thụ hết Do Tổng công ty sản xuất và kinh doanh chính là ngành Dệt may nên sản phẩm sản xuất ra (quần áo vải DENIM, áo Dệt kim) có mẫu mã phải theo thị hiếu, nhu cầu của khách hàng. Mặt khác sản phẩm còn phải sản xuất và cung cấp ra thị trường theo mùa (mùa hè, mùa đông). Do vậy khi có sự thay đổi thị hiếu (mốt) thì việc những hàng hoá còn tồn lại chưa bán hết là không thể tránh khỏi, nhiều khi những sản phẩm đó bán để thu hồi vốn là rất khó khăn. Hoặc khi thay đổi mùa; sản phẩm còn tồn, hầu như sẽ chuyển sang năm sau (sang kỳ kinh doanh khác), ví dụ: quần áo mùa hè thì khi đến mùa đông mà bị tồn, thì 3 tháng mùa đông coi như không bán được mà phải đợi đến mùa hè năm sau. Để đánh giá Tổng công ty Dệt may Hà Nội sử dụng tài sản ngắn hạn có hiệu quả không trong năm 2007, ta đi tính toán và phân tích sự biến động của các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của Tổng công ty. Bảng 2.10 Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn ĐV: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 So sánh Chênh lệch (±) Tỷ lệ (%) 1.Doanh thu thuần 1.270.437.857.244 1.285.089.215.998 14.651.358.754 101,15 2.Lợi nhuận sau thuế 9.936.625.996 14.302.638.390 4.366.012.394 143,94 3.Tài sả._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7734.doc
Tài liệu liên quan