MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỒ ÁN
TT
Viết tắt
Giải thích
TT
Viết tắt
Giải thích
1
TSCĐ
Tài sản cố định
13
LNST
Lợi nhuận sau thuế
2
TSLĐ
Tài sản lưu động
14
VQTSCĐ
Vòng quay tài sản cố định
3
TTS
Tổng tài sản
15
VQTSLĐ
Vòng quay tài sản lưu động
4
VCSH
Vốn chủ sở hữu
16
VQTTS
Vòng quay tổng tài sản
5
bq
Bình quân
17
KHKT
Khoa học kỹ thuật
6
HTK
Hàng tồn kho
18
KHCN
Khoa học công nghệ
7
KPT
Khoản phải thu
19
SXKD
Sản xuất kinh doanh
8
TS
86 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2310 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Phân tích và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Viện Cơ Khớ Năng Lượng và Mỏ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DH
Tài sản dài hạn
20
ĐTPT
Đầu tư phát triển
9
ĐTTC
Đầu tư tài chính
21
CCDV
Cung cấp dịch vụ
10
BH
Bán hàng
22
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
11
ĐV
Đơn vị
23
HĐTC
Hoạt động tài chính
12
DTT
Doanh thu thuần
24
QLDN
Quản lý doanh nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như môi trường kinh doanh, trình độ quản lý của các nhà doanh nghiệp, đặc biệt là trình độ quản lý tài chính. Những kiến thức mới về quản lý tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình đào tạo sinh viên các trường đại học kinh tế và cũng là một đòi hỏi bức thiết đối với các nhà quản lý doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
Để có tình hình tài chính luôn lành mạnh đủ sức đương đầu với những khó khăn và chiến thắng trong cạnh tranh thì doanh nghiệp phải dự đoán trên các căn cứ khoa học, các kết luận từ quá trình phân tích chính xác và xây dựng đúng các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn. Muốn vậy phải phân tích các báo cáo tài chính, rút ra các kết luận cho kỳ hoặc niên độ tiếp theo, từ đó xây dựng các phương án tài trợ phù hợp đồng thời kết hợp các nhân tố khác như: năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xu hướng và các chính sách phát triển ngành, các thông tin thị trường, phương án sản phẩm mới… để xây dựng kế hoạch đầu tư mở rộng sản xuất. Theo từng kỳ kế toán, doanh nghiệp phải công khai tài chính của mình để các doanh nghiệp khác và tất cả các đối tác, cổ đông, các cơ quan hữu quan có thể đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp. Vì vậy việc quản lý tài chính tốt, có biện pháp huy động nguồn tài trợ cho doanh nghiệp và việc phân tích, đánh giá hoạt động tài chính là rất quan trọng với mỗi doanh nghiệp, nó không những giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận, tránh được những biến cố bất ngờ có thể gây ra sự phá sản mà còn tạo cơ sở vững chắc để các nhà quản trị, đầu tư xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển doanh nghiệp đồng thời tâph hợp các báo cáo tài chính của doanh nghiệp giúp cho các nhà hoạch định chiến lược xây dựng chương trình phát triển cho cả nền kinh tế quốc dân.
Trong khuôn khổ đồ án tốt nghiệp có hạn, em không thể trình bày hết được vai trò quan trọng của việc quản lý và phân tích các hoạt động tài chính cũng như không thể trình bày trong phạm vi một ngành, một khu vực kinh tế. Vì vậy sau một thời gian đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nghiêm Sỹ Thương và cô giáo Nguyễn Thúc Hương Giang em đã lựa chọn đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ làm đồ án tốt nghiệp của mình. Đồ án tốt nghiệp này chỉ nêu ra những đánh giá nhận định cá nhân về tình hình tài chính của một doanh nghiệp đó là: “Viện Cơ Khí Năng Lượng và Mỏ”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận đồ án tốt nghiệp được chia làm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp.
Chương II: Phân tích tình hình tài chính của Viện Cơ Khí Năng Lượng và Mỏ.
Chương III: Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Viện Cơ Khí Năng Lượng và Mỏ
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thầy: Nghiêm Sỹ Thương, cô Nguyễn Thúc Hương Giang và các cô, các chú các anh chị trong Viện Cơ Khí Năng Lượng và Mỏ đã giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình viết, song do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, em rất mong nhận được ý kiến góp ý của các thầy cô và các bạn để em có thể bổ sung kiến thức thiếu hụt, hoành chỉnh phương án nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và đưa phương án thiết kế trở thành hiện thực
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2007
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Tú Oanh
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp được hiểu là các mối quan hệ về mặt giá trị được biểu hiện bằng tiền trong lòng một doanh nghiệp và giữa nó với các chủ thể có liên quan ở bên ngoài mà trên cơ sở đó giá trị của doanh nghiệp được tạo lập. Giá trị của doanh nghiệp là sự hữu ích của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu và xã hội.
Quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu bao gồm:
Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước
Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp.
Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính
Trên thị trường tài chính doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Ngược lại doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng.
Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác
Trong nền kinh tế doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động. Đây là những thị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động… Thông qua thị trường doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hàng hoá và dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường.
Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp
Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh giữa cổ đông với người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn.
Các hoạt động của doanh nghiệp để làm tăng giá trị của nó bao gồm:
• Tìm kiếm, lựa chọn cơ hội kinh doanh và tổ chức huy động vốn.
• Quản lý chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, hạch toán chi phí và lợi nhuận.
• Tổ chức phân phối lợi nhuận cho các chủ thể liên quan tới tái đầu tư.
1.2. Mục tiêu của phân tích tài chính
Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý từ đó nhận dạng những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn về mặt tài chính của doanh nghiệp theo các tiêu chí:
• Hiệu quả tài chính (Khả năng sinh lời và khả năng quản lý tài sản)
• Rủi ro tài chính (Khả năng thanh khoản và khả năng quản lý nợ)
• Tổng hợp hiệu quả và rủi ro tài chính (Cân đối tài chính, các đòn bẩy tài chính và đẳng thức Dupont)
Những người phân tích tài chính ở cương vị khác nhau nhằm các mục tiêu khác nhau
Phân tích tài chính đối với các nhà quản trị
Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để định hướng các quyết định của Ban giám đốc, Giám đốc tài chính, dự báo tài chính
Phân tích tài chính đối với các nhà đầu tư
Nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu, lợi tức cổ phần và giá trị gia tăng thêm của vốn đầu tư. Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Đó là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không.
Phân tích tài chính đối với người cho vay
Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng.
Ngoài ra phân tích tài chính cũng rất cần thiết với người hưởng lương trong doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra… Dù họ công tác ở các lĩnh vực khác nhau, nhưng họ đều muốn biết về hoạt động của doanh nghiệp để thực hiện tốt hơn công việc của họ.
Trên cơ sở đó các nhà phân tích sẽ tìm hiểu, giải thích các nguyên nhân đứng sau thực trạng đó và đề xuất giải pháp cải thiện vị thế tài chính của doanh nghiệp.
1.3. Căn cứ để phân tích và đánh giá tài chính
Trong phân tích tài chính nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin: Từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp đến các thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ những thông tin số lượng đến các thông tin giá trị. Những thông tin đó đều giúp các nhà phân tích có thể đưa ra được những nhận xét, kết luận tinh tế và thích đáng.
Thông tin bên ngoài cần lưu ý đến các thông tin chung liên quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế, lãi suất, các thông tin về ngành kinh doanh liên quan đến vị trị của ngành trong nền kinh tế, cơ cấu ngành, các sản phẩm của ngành, tình trạng công nghệ, thị phần… Và các thông tin về pháp lý kinh tế đối với doanh nghiệp.
Để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông tin quan trọng bậc nhất. Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính của doanh nghiệp:
▪ Bảng cân đối kế toán.
▪ Bảng kết quả hoạt động kinh doanh.
▪ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
▪ Thuyết minh báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính phản ánh một cách tổng hợp và toàn diện về tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một niên độ kế toán. Những thông tin có trong báo cáo tài chính nhằm phục vụ trước hết cho các nhà quản trị (Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Chủ sở hữu) sau đó là những người có quyền lợi trực tiếp (Những người cho vay, các nhà đầu tư) và cuối cùng là những người có quyền lợi gián tiếp (Tài chính, Thuế, Thống kê…). Nhưng các số liệu trên báo cáo tài chính chưa thể hiện hết nội dung mà những người quan tâm đòi hỏi. Vì vậy người ta phải dùng kỹ thuật phân tích để thuyết minh các mối quan hệ chủ yếu trong báo cáo tài chính, nhằm nghiên cứu tình hình tài chính hiện tại, từ đó đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai. Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp:
Bảng cân đối kế toán:
Là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá: vốn và nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Bảng cân đối kế toán nhằm mô tả sức mạnh tài chính của doanh nghiệp bằng cách trình bày những thứ mà nó có và những thứ mà nó nợ tại một thời điểm. Tuy nhiên vì bảng cân đối kế toán là “bức ảnh chụp nhanh” tại một thời điểm nên khi phân tích ta phải chú ý đến nhược điểm này của nó.
Về kết cấu bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần:
Phần tài sản:
- Về mặt kinh tế các số liệu ở phần tài sản phản ánh qui mô và kết cấu các loại vốn, tài sản doanh nghiệp hiện có tới thời điểm lập báo cáo đang tồn tại dưới dạng vật chất.
- Về mặt pháp lý số liệu ở phần tài sản thể hiện số vốn đang thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp.
Phần nguồn vốn:
- Về mặt kinh tế, số liệu ở phần nguồn vốn thể hiện cơ cấu các nguồn vốn đang được đầu tư và huy động vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Thông qua đó có thể đánh giá khái quát khả năng và mức độ chủ động về tài chính của doanh nghiệp.
- Về mặt pháp lý số liệu ở phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với người cho vay về các khoản nợ phải trả, đối với khách hàng về các khoản phải thanh toán, đối với chủ sở hữu về số vốn đã được đầu tư, đối với nhà nước về các khoản phải nộp, đối với cán bộ công nhân viên về các khoản phải trả…
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Đây là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một niên độ kế toán. Số liệu trong báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp nhất về phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ và chỉ ra rằng các hoạt động đó đem lại lợi nhuận hay gây ra tình trạng lỗ vốn, đồng thời nó còn phản ánh tình hình sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một bản báo cáo được các nhà phân tích tài chính rất quan tâm, vì nó cung cấp số liệu về hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ. Nó còn được sử dụng như một bản hướng dẫn để dự tính xem doanh nghiệp sẽ hoạt động ra sao trong tương lai. Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 2 phần:
- Phần I: Lãi, lỗ, phản ánh kết quả thực hiện các chỉ tiêu… đặc biệt là kết quả của các hoạt động kinh doanh, tài chính và hoạt động bất thường.
- Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước, phản ánh các khoản thuế…
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Đây là một báo cáo tài chính tổng kết các khoản thu và chi ngân quỹ của doanh nghiệp trong một kỳ. Từ đó cho biết số dư tiền mặt trong kỳ và sau khi kết hợp số dư tiền mặt cuối kỳ thì cho ta biết số dư lũy kế cuối kỳ.
Các hoạt động của doanh nghiệp được chia làm ba nhóm chính: Hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Trong mỗi hoạt động người ta tính tổng và số dư của từng hoạt động tổng thu ngân quỹ, tổng chi ngân quỹ và số dư của từng hoạt động. Kết hợp số dư của cả ba hoạt động thì người ta nhận được số dư trong kỳ.
- Hoạt động kinh doanh những gì liên quan trực tiếp phát sinh đến việc sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp theo chức năng của nó. Hoạt động kinh doanh bao gồm:
+ Thu nhập kế toán
+ Khấu hao
+ Tăng, giảm các khoản phải thu.
+ Tăng, giảm của hàng tồn kho.
+ Tăng, giảm các khoản phải trả.
+ Tăng, giảm của nợ định kì: lương, thuế, bảo hiểm…
- Hoạt động đầu tư là những gì liên quan đến việc mua sắm hoặc thanh lý TSCĐ.
- Hoạt động tài chính là những gì liên quan đến việc huy động vốn bao gồm:
+ Vay thêm nợ.
+ Phát hành thêm cổ phiếu
+ Thanh toán nợ
+ Thanh toán cổ phiếu.
+ Chi trả cổ tức, lãi vay.
1.4. Các phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính
Phương pháp tỷ số: là phương pháp trong đó các tỷ số được dùng để phân tích. Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác.
Phương pháp so sánh: là một phương pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Nội dung so sánh, bao gồm:
So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy tình hình tài chính được cải thiện hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới. Đánh giá tốc độ tăng trưởng hay giảm đi của các hoạt động tài chính doanh nghiệp.
So sánh số thực hiện với mức trung bình ngành để thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp đang ở tình trạng tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan, được hay chưa được so với doanh nghiệp cùng ngành.
So sánh số thực hiện với số kế hoạch để thấy rõ mức độ phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của doanh nghiệp trong mọi mặt của hoạt động tài chính của doanh nghiệp và làm cơ sở xây dựng kỳ kế hoạch sau.
So sánh số liệu theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng số ở mỗi bản báo cáo. So sánh theo chiều ngang để thấy được sự biến động cả về số tương đối và số tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán kế tiếp.
Phương pháp thay thế liên hoàn: Thay thế liên hoàn là thay thế lần lượt các số liệu gốc hoặc số liệu kế hoạch bằng số liệu thực tế của nhân tố ảnh hưởng tới một chỉ tiêu kinh tế được phân tích theo đúng logic quan hệ giữa các nhân tố. Phương pháp thay thế liên hoàn có thể áp dụng được khi mối quan hệ giữa các nhân tố, các hiện tượng kinh tế có thể biểu thị bằng một hàm số. Thay thế liên hoàn thường được sử dụng để tính toán mức ảnh hưởng của các nhân tố tác động cùng một chỉ tiêu phân tích. Trong phương pháp này, nhân tố thay thế là nhân tố được tính mức ảnh hưởng, còn các nhân tố khác giữ nguyên, lúc đó so sánh mức chênh lệch hàm số giữa cái trước nó và cái đã được thay thế sẽ tính được mức ảnh hưởng của nhân tố được thay thế.
1.5. Nội dung và quy trình phân tích tài chính:
Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính (Sự biến động của tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, nộp ngân sách, các cân đối tài chính, và kết luận sơ bộ).
Phân tích hiệu quả tài chính (Khả năng quản lý tài sản và Khả năng sinh lời).
Phân tích rủi ro tài chính (Công nợ và các khoản phải thu, khả năng thanh khoản và khả năng thanh toán quản lý nợ).
Phân tích tổng hợp tình hình tài chính đẳng thức Dupont.
Đánh giá chung về tình hình tài chính của Viện.
1.5.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính:
1.5.1.1. Phân tích khái quát các báo cáo tài chính
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính, trước hết, cần tiến hành so sánh tổng số nguồn vốn và tổng số tài sản giữa cuối kỳ với đầu năm, để thấy được quy mô vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán cho biết sự phát triển hay suy thoái của một doanh nghiệp thông qua các biến động về tài sản và nguồn vốn.
Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho biết kết quả kinh doanh chính: Doanh thu, chi phí, lãi vay cho chủ nợ, nộp ngân sách nhà nước, lãi của chủ sở hữu.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho biết:
- Số dư tiền mặt thuần của hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính.
- Khái quát về điểm mạnh, điểm yếu của từng hoạt động trên.
- Số dư tiền mặt trong kỳ của tất cả các hoạt động.
- Số dư tiền mặt cuối kỳ của tất cả các hoạt động.
1.5.1.2. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn
• Cơ cấu tài sản: các loại tài sản và tỷ trọng
Để đánh giá trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp, cần phân tích về bố trí cơ cấu vốn. Tỷ số này trả lời cho câu hỏi: trong một đồng vốn mà doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đầu tư vào tài sản lưu động, bao nhiêu vào tài sản cố định. Việc bố trí cơ cấu vốn càng hợp lý và càng phát huy được tác dụng của mỗi loại vốn bao nhiêu thì sẽ càng đem lại hiệu quả cao bấy nhiêu. Nếu bố trí lệch sẽ làm thừa vốn và lãng phí chi phí sử dụng vốn. Tỷ số này được tính như sau:
Tỷ trọng TSCĐ =
TSCĐ và đầu tư dài hạn
Tổng tài sản
Tỷ trọng TSLĐ =
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
Tổng tài sản
• Cơ cấu nguồn vốn: các loại nguồn vốn và tỷ trọng
Phân tích cơ cấu nguồn vốn là việc xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn cũng như xu hướng biến động của từng nguồn vốn cụ thể.
Tỷ suất tự tài trợ =
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Qua đó, đánh giá khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính cũng như mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp.
Dựa vào tỷ lệ kết cấu TSCĐ và vốn lưu động để nhận dạng đặc trưng của công nghệ sản xuất
Để biết được chính sách tài trợ của doanh nghiệp chúng ta sẽ đi phân tích các cân đối tài chính.
1.5.1.3. Phân tích các cân đối tài chính
Tỷ suất TSLĐ và nguồn vốn ngắn hạn
=
TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
Nguồn vốn ngắn hạn
Cân đối giữa TSLĐ và nguồn vốn ngắn hạn:
TSLĐ nên được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn.
Cân đối giữa TSCĐ và nguồn vốn dài hạn:
Tỷ suất TSCĐ và nguồn vốn thường xuyên
=
TSCĐ và Đầu tư dài hạn
Nguồn vốn thường xuyên
TSCĐ nên được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn.
1.5.2. Phân tích hiệu quả tài chính
1.5.2.1. Các tỷ số về doanh lợi
Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận càng cao doanh nghiệp càng khẳng định vị trí và sự tồn tại chắc chắn của mình trong nền kinh tế thị trường. Nhưng nếu chỉ thông qua lợi nhuận thì chưa đúng vì chưa thể hiện chi phí bỏ ra và khối lượng vốn mà doanh nghiệp đã sử dụng. Để hiểu rõ người ta đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu chi phí và tổng vốn. Kết quả của các chính sách và quyết định liên quan đến thanh khoản, quản lý tài sản và quản lý cuối cùng sẽ có tác động và được phản ánh ở khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Để đo lường khả năng sinh lời chúng ta sử dụng các tỷ số sau:
a. Doanh lợi sau thuế (Lợi nhuận biên) ROS
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
ROS =
Chỉ số này cho biết trong một trăm đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Chỉ số này được xác định như sau:
b. Doanh lợi trước thúê (Sức sinh lợi cơ sở BEP)
EBIT
TTS bq
BEP =
Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo được bao nhiêu đồng lãi cho toàn xã hội và được xác định như sau:
Chỉ số này cho phép so sánh các doanh nghiệp có cơ cấu vốn khác nhau và thuế suất thu nhập khác nhau.
c. Tỷ suất thu hồi tài sản, ROA
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
TTS bình quân
Đây là một chỉ tiêu quan trọng nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo được bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu, được xác định như sau:
d. Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu, ROE
Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp góp phần tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Nó phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu nên được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Chỉ số này được xác định như sau:
Lợi nhuận sau thuế
VCSH bq
ROE =
1.5.2.2. Các tỷ số về khả năng quản lý tài sản
Nhóm tỷ số này đo lường hiệu quả quản lý tài sản của công ty chúng được thiết kế để trả lời cho câu hỏi: Các tài sản được báo cáo trên bảng cân đối tài sản có hợp lý hay không hay là quá cao hay là quá thấp so với doanh thu? Nếu công ty đầu tư vào tài sản quá nhiều dẫn đến dư thừa tài sản và vốn hoạt động. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đầu tư quá ít vào tài sản khiến cho không đủ tài sản hoạt động sẽ làm tổn hại đến khả năng sinh lợi. Do vậy, doanh nghiệp nên đầu tư tài sản ở mức độ hợp lý. Thế nhưng, như thế nào là hợp lý? Muốn biết chúng ta sẽ phân tích các tỷ số sau:
a. Vòng quay hàng tồn kho
Chỉ số này cho biết một đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này được xác định như sau:
Vòng quay HTK =
Doanh thu
HTK bình quân
Vòng quay hàng tồn kho cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trên cơ sở sử dụng tốt các tài sản khác. Nếu doanh nghiệp quản lý vật tư, tổ chức sản xuất, cũng như tổ chức bán hàng chưa tốt thì vòng quay hàng tồn kho thấp điều này sẽ bất lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
b. Kì thu nợ bán chịu:
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh việc phát sinh các khoản phải thu, phải trả là điều tất yếu. Khi các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán là một bộ phận quan trọng của công tác tài chính. Vì vậy các nhà phân tích tài chính rất quan tâm tới thời gian thu hồi các khoản phải thu. Chỉ số này được xác định như sau:
Bình quân các khoản phải thu * 360
Doanh thu thuần
Kỳ thu nợ =
Khi thời gian thu hồi dài phản ánh chính sách bán chịu táo bạo. Có thể là dấu hiệu tốt nếu tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng khoản phải thu. Nếu vận dụng đúng, chính sách bán chịu là một công cụ tốt để doanh nghiệp mở rộng thị phần và làm tăng doanh thu. Tuy nhiên kì thu nợ dài có thể yếu kém trong việc thu hồi khoản thu, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, khả năng sinh lời thấp. Nếu doanh nghiệp có kì thu nợ ngắn có thể do khả năng thu hồi khoản phải thu tốt, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn, lợi nhuận có thể cao. Bên cạnh đó kì thu nợ ngắn có thể do chính sách bán chịu quá chặt chẽ, dẫn tới đánh mất cơ hội bán hàng và cơ hội mở rộng quan hệ kinh doanh.
c. Vòng quay tài sản cố định
Chỉ số này cho biết một đồng tài sản cố định góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nó được xác định như sau:
Doanh thu
TSCĐ bình quân
Vòng quay TSCĐ =
Nếu một doanh nghiệp có vòng quay TSCĐ cao chứng tỏ TSCĐ có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và phát huy hết công suất. Đồng thời vòng quay TSCĐ cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất.
d. Vòng quay tài sản lưu động
Doanh thu
TSLĐ bình quân
Vòng quay TSLĐ =
Chỉ số này cho biết một đồng TSLĐ góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ số này được xác định như sau:
Nếu vòng quay tài sản lưu động thấp có thể do các nguyên nhân như do tiền mặt nhàn rỗi, thu hồi khoản phải thu kém, chính sách bán chịu quá rộng rãi, quản lý vật tư không tốt, quản lý sản xuất không tốt và quản lý bán hàng không tốt. Còn nếu vòng quay TSLĐ cao chứng tỏ TSLĐ có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vòng quay TSLĐ cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nhờ tiết kiệm được chi phí và giảm được lượng vốn đầu tư.
đ. Vòng quay tổng tài sản
Doanh thu
TTS bình quân
Vòng quay TTS =
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản góp phần tạo bao nhiêu đồng doanh thu? Chỉ tiêu này được xác định như sau:
1.5.3 Phân tích rủi ro tài chính
1.5.3.1. Các tỷ số về khả năng quản lý nợ
a. Chỉ số nợ
Dùng để đo lường sự góp vốn của chủ doanh nghiệp so với số nợ vay. Chủ nợ rất ưa thích một tỷ số nợ vừa phải vì tỷ số nợ càng thấp thì hệ số an toàn càng cao, món nợ của họ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng nhanh và muốn toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Song nếu chỉ số này quá cao doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Chỉ số này được tính như sau:
Tổng nợ
TTS
Chỉ số nợ =
b. Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay
EBIT
Lãi vay
Khả năng
thanh toán =
lãi vay
Chỉ số này cho biết một đồng lãi vay đến hạn được che chở bởi bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Chỉ số này được xác định như sau:
Lãi vay là một trong các nghĩa vụ ngắn hạn rất quan trọng của doanh nghiệp. Mất khả năng thanh toán lãi vay có thể làm giảm uy tín đối với chủ nợ, tăng rủi ro và nguy cơ phá sản của doanh nghiệp.
1.5.3.2. Các chỉ số về khả năng thanh khoản
Đây là những chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm như các nhà đầu tư, người cho vay, người cung cấp nguyên vật liệu… Họ luôn đặt ra câu hỏi: liệu doanh nghiệp có đủ khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn không? Tình hình và khả năng thanh toán phản ánh rõ nét chất lượng của hoạt động tài chính. Nếu doanh nghiệp ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn và cũng ít đi chiếm dụng vốn thì đó là doanh nghiệp có chất lượng hoạt động tài chính cao và tình hình tài chính lành mạnh. Ngược lại hoạt động tài chính kém sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, công nợ phải thu, phải trả dây dưa, kéo dài, doanh nghiệp luôn luôn rơi vào tình trạng bị động và bị nguy cơ phá sản đe doạ.
a. Khả năng thanh toán hiện hành
Các món nợ ngắn hạn là những khoản phải chi trả trong kỳ. Đó là các khoản vay ngắn hạn, các khoản phải trả người cung cấp, các khoản phải trả phải nộp khác… Để thoả mãn yêu cầu này doanh nghiệp phải dùng toàn bộ phần tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tất nhiên không thể dùng tài sản cố định (tài sản dài hạn) để thanh toán vì nó có thời gian thu hồi lớn hơn thời gian đáo nợ. Phần tài sản dùng để trả nợ chỉ có thể là tài sản lưu động vì nó là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng một thời gian nhất định, thông thường dưới một năm. Chỉ số này được tính như sau:
TSLĐ
Nợ ngắn hạn
Khả năng
thanh khoản =
hiện hành
Chỉ số này là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp đồng thời nó cũng cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của các khoản nợ đó.
b. Khả năng thanh toán nhanh
(TSLĐ – HTK)
Nợ ngắn hạn
Khả năng
thanh toán =
nhanh
Là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền bao gồm: Tiền, chứng khoán ngắn hạn, các khoản phải thu. Hàng tồn kho là các tài sản khó chuyển đổi thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ nhất nếu được bán. Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán hàng tồn kho. Chỉ số này được xác định như sau:
c. Khả năng thanh toán tức thời
Vốn bằng Tiền
Nợ ngắn hạn
Khả năng
thanh toán =
tức thời
Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh chưa bộc lộ hết khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Các nhà đầu tư, người cho vay lại đặt ra câu hỏi: nếu tất cả các khoản nợ ngắn hạn yêu cầu được thanh toán ngay thì tình hình tài chính của doanh nghiệp liệu có đáp ứng được không? Do vậy nghiên cứu chỉ số thanh toán tức thời để trả lời cho câu hỏi này: tài sản mà doanh nghiệp dùng để trả ngay các món nợ ngắn hạn chính là tiền. Chỉ số khả năng thanh toán tức thời được xác định như sau:1.5.3.3. Các khoản phải thu phải trả
Tỷ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả
==
Khoản phải thu
Khoản phải trả
Bất cứ một Doanh nghiệp nào cũng có khoản vốn bị chiếm dụng và đi chiếm dụng của người khác so sánh phần đi chiếm dụng và phần bị chiếm dụng sẽ cho biết thêm về tình hình công nợ.
1.5.4. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính, phân tích Dupont
1.5.4.1. Đẳng thức Dupont thứ nhất
Lợi nhuận sau thuế
TTS bq
ROA =
=
x
Doanh thu thuần
TTS bq
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
=
ROS
VQTTS
x
Có 2 hướng để tăng ROA : tăng ROS hoặc tăng vòng quay tổng tài sản.
Muốn tăng ROS cần phải phấn đấu tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí
và tăng giá bán.
Muốn tăng vòng quay tổng tài sản cần phải phấn đấu tăng đầu tư bằng cách giảm giá bán và tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng.
1.5.4.2. Đẳng thức Dupont thứ hai
Lợi nhuận sau thuế
VCSH bq bình quâna
ROE =
=
Lợi nhuận sau thuế
TTS bq
x
TTS bq
VCSH bq
=
ROA
x
TTS bq
VCSH bq
Có 2 hướng để tăng ROE : tăng ROA hoặc tăng (Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu)
Muốn tăng tỷ số (Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu) cần phải phấn đấu giảm Vốn chủ sở hữu và tăng nợ. Đẳng thức này cho ta thấy tỷ số nợ càng cao thì lợi nhuận của chủ sở hữu càng cao.
1.5.4.3. Đẳng thức Dupont tổng hợp
ROE =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
x
Doanh thu thuần
TTS bq
TTS bq
VCSH bq
=
ROS
x
VQTTS bq
x
TTS bq
VCSH bq
x
ROE phụ thuộc vào 3 nhân tố ROS, ROA và tỷ số (Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu), các nhân tố này có thể ảnh hưởng trái chiều nhau đối với ROE.
Phân tích Dupont là xác định ảnh hưởng của 3 nhân tố này đến ROE của Doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân làm tăng và giảm tỷ số này. Việc phân tích ảnh hưởng này được tiến hành theo phương pháp thay thế liên hoàn.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌN._.H TÀI CHÍNH CỦA VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ
2.1. Giới thiệu chung về Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
2.1.1.1. Tên, địa chỉ doanh nghiệp
- Tên tổ chức Khoa Học và Công Nghệ:
Viện Cơ Khí Năng Lượng và Mỏ
- Tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài:
Institute of Energy and Mining Machines (IEMM)
- Trụ sở chính: Số 565, đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
2.1.1.2. Sự thành lập, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
Viện Cơ Khí Năng Lượng và Mỏ (trước đây là Viện nghiên cứu máy mỏ) được thành lập ngày 01/07/1981 theo QĐ số: 21 MT- TCCB của Bộ trưởng bộ Mỏ và Than. Đây là Viện cơ khí đầu ngành về cơ khí của ngành than với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo phụ tùng xe máy, thiết bị khai thác, sàng tuyển của các mỏ than.
- Áp dụng kỹ thuật tiến bộ, các phương pháp công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
- Tham gia xây dựng chiến lược, qui hoạch ngành cơ khí nói chung, cơ khí mỏ nói riêng.
Từ khi thành lập cho đến năm 1987 Viện thực sự là một đơn vị nghiên cứu khoa học công nghệ, không có chức năng kinh doanh, kinh phí hoạt động hoàn toàn được cấp từ ngân sách Nhà nước.
Từ tháng 10/1988 cùng với sự chuyển hướng của nền kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý, bộ Năng Lượng đã quyết định chuyển Viện về trực thuộc tổng công ty cơ khí Năng Lượng và Mỏ hoạt động theo hình thức tự hạch toán kinh tế với tư cách pháp nhân phụ thuộc theo QĐ số: 1234 NL/TCB- LĐ ngày 19/10/1988. Từ đó Viện hoàn toàn không được cấp kinh phí bộ máy và lương từ ngân sách mà thực sự trở thành một doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cơ khí phục vụ ngành mỏ và các ngành kinh tế khác. Tuy vậy do đặc thù là một Viện nghiên cứu nên Viện vẫn duy trì một phần chức năng nghiên cứu- triển khai để luôn có sản phẩm mới với hàm lượng chất xám cao, có khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Cũng chính vì vậy mà mặc dù cơ sở vật chất nghèo nàn và trong điều kiện rất thiếu thốn nhưng Viện đã từng bước khẳng định sự tồn tại và phát triển.
Giai đoạn 1989 đến 1991 là thời kỳ khó khăn nhất của Viên: gần trăn con người thiếu việc làm, thiếu thu nhập, hầu như toàn bộ CBCNV tuỳ nghi di tản, tự lo lấy việc làm theo khả năng của mình. Thời kỳ đó Viện tưởng chừng như tan rã. Từ 1993 sau khi đưa xưởng thực nghiệm vào hoạt động, tình hình được cải thiện, mọi người dần có việc làm, thu nhập. Từ 1995 mọi hoạt động của Viện bắt đầu ổn định và phát triển
Từ sự phát triển không ngừng với lĩnh vực hoạt động ngày càng mở rộng Viện đã được Bộ trưởng Bộ Năng Lượng ký QĐ số: 616- NL/TCCB - LĐ ngày 30/10/1995 đổi tên thành Viên thiết kế máy Năng Lượng và Mỏ, được hạch toán kinh tế đầy đủ, độc lập và là một doanh nghiệp thành viên trong Tổng Công Ty Cơ Khí Năng Lượng và Mỏ.
Kể từ tháng 6 năm 2000 Viện Thiết kế máy Năng lượng và Mỏ được đổi tên thành Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ như hiện nay (Quyết định số 34/2000/QĐ-BCN ngày 15/5/2000 của Bộ Công nghiệp).
Khi Tổng Công ty Cơ khí Năng Lượng và Mỏ sát nhập vào Tổng công ty Than Việt Nam, Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ trở thành đơn vị sự nghiệp thành viên của Than Việt Nam điều này thể hiện bằng 2 quyết định của Bộ Công Nghiệp: Quyết định số 25/2001/QĐ- BCN ngày 23/5/2001 về việc chuyển Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ về làm đơn vị sự nghiệp thành viên của Tổng Công ty Than Việt Nam và Quyết định số 38/2001/QĐ-BCN ngày 01/8/2001, qui định chức năng, nhiệm vụ cho Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Than Việt Nam.
2.1.1.3.Quy mô hiện tại của doanh nghiệp
Tổng số vốn đăng ký: 24.141.617.015 đồng
Trong đó:
Vốn Cố Định: 21.133.339.126 đồng
Vốn Lưu Động: 3.008.277.889 đồng
Tổng số lao động: 212 người.
Doanh thu: 51.613.176.575 đồng.
Doanh số tiêu thụ: 800 đến 1500 tấn/1năm.
Như vậy về doanh số thì đây là một doanh nghiệp vừa nhưng về số lao động thì đây là một doanh nghiệp nhỏ (theo tiêu chuẩn của ngành).
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
2.1.2.1. Các lĩnh vực kinh doanh.
Nghiên cứu triển khai ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất
Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sửa chữa, phục hồi thiết bị, phụ tùng, phụ kiện cơ khí, điện, thiết bị băng tải phục vụ cho ngành năng lượng và mỏ và các ngành kinh tế khác.
Nghiên cứu, thiết kế, tổ chức đào tạo và ứng dụng các sản phẩm điện tử tin học, tự động hoá điều khiển các thiết bị công nghệ.
Thiết kế, chế tạo, sửa chữa, phục hồi xây dựng tiêu chuẩn kiểm định thiết bị phòng nổ và an toàn nổ.
Nghiên cứu, chế tạo bột kim loại, các sản phẩm từ bột kim loại, phi kim loại và vật liệu mới.
Hợp tác khoa học với các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện các chương trình nghiên cứu chuyển giao công nghệ chuyên ngành công nghiệp.
Tham gia lập quy hoạch phát triển Cơ Khí ngành Năng Lượng và Mỏ.
Tham gia xây dựng ngân hàng dữ liệu, các tiêu chuẩn ngành quốc gia, các định mức, chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật ngành Cơ Khí.
Lập báo cáo khả thi, tư vấn đầu tư xây dựng ngành Cơ Khí.
2.1.2.2. Các loại sản phẩm, dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp
Với các chức năng, nhiệm vụ như trên và loại hình sản xuất của Viện ở dạng đơn chiếc, loạt nhỏ, phục vụ sửa chữa nên chủng loại sản phẩm của Viện rất đa dạng, không ổn định và số lượng mỗi loại sản phẩm ít.
Hiện nay Viện đã chế tạo và tiêu thụ trên 100 loại sản phẩm, các sản phẩm này chủ yếu phục vụ trong nước và đạt chất lượng cao. Trong đó có một số sản phẩm chủ yếu đã sản xuất tương đối ổn định và có thị trường ổn định của ngành như:
Máng cào C14M, phụ tùng cho máng cào (Hộp giảm tốc, tang xích, cầu máng cáo, đầu đuôi máng cào…), máy tuyển CKB – 20, băng tải các loại, các loại phụ tùng cho các nhà máy tuyển (các loại van, ống, máng, xyclon…), bánh răng côn cong và các loại trục, bánh răng, mũi khoan, các tiếp điểm cao hạ thế cho ngành điện…2.1.3. Một số sản phẩm, dịch vụ chủ yếu và quy trình công nghệ hoặc quy trình dịch vụ của Viện:
2.1.3.1. Sản phẩm chủ yếu
Máng cào C14M:
Công dụng: Dùng cho việc vận chuyển than, đám quặng ở trong lò chuẩn bị, lò chợ, bãi than, cảng, mỏ đá…hiện đang được sử dụng tại các mỏ: Hà Lầm, Khe Chàm, Thống Nhất, Mông Dương, Vàng Danh…
Phụ tùng cho máng cào như: Hộp giảm tốc, tăng xích, cầu máng cào , đầu đuôi máng cào…
Máy tuyển CKB – 20. Công dụng: Dùng để tuyển than với cỡ hạt từ 13mm đến 300mm, hiện đang được dùng tại các mỏ: Hà Lầm, Vàng Danh…
Băng tải các loại. Công dụng: Dùng để vận tải than, đá, quặng và các vật liệu rời khác hiện đang sử dụng tại các cảng: Công ty than Đông Bắc, Xí nghiệp tuyển than Cửa Ông, xí nghiệp tuyển than Hòn Gai và các nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy tuyển titan Hà Tĩnh…
Hệ thống tháo lắp chi tiết trong bộ trục bánh xe. Công dụng: Dùng cho việc tháo lắp, sữa chữa bánh xe. Trục, moayơ, vành chậu, ổ bi, các chi tiết của hộp giảm tốc…hiện đang được dùng tại các mỏ và xí nghiệp đầu máy Hà Lào thuộc liên hiệp đường sắt Việt Nam…
Các loại phụ tùng cho nhà máy tuyển (Các loại van, ống, máng, xyclon…) hiện đang được dùng tại các xí nghiệp tuyển than Cửa Ông, Nam Cầu Trắng…
Bánh răng côn cong và các loại trục, bánh răng, mũi khoan
Công dụng: Dùng cho các hộp giảm tốc chịu tải trọng lớn, hộp số tàu điện, hộp số xe Benla. Hiện dùng tại các mỏ: Vàng Danh, Khe Chàm… và toàn bộ các xí nghiệp đầu máy của liên hiệp đường sắt Viêt Nam.
Các tiếp điểm cao hạ thế cho các ngành điện. Công dụng: Dùng cho các máy cắt, máy biến thế, các loại khởi động từ. Hiện đang sử dụng tại các sở điện và các thiết bị điện mỏ.
2.1.3.2. Qui trình công nghệ sản xuất
Qui trình chung thực hiện sản xuất sản phẩm:
Giai đoạn 1:Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng, chủng loại hàng hoá, điều kiện làm việc, điều kiện kỹ thuật và các điều kiện kinh tế khác, Viện lập bản vẽ thiết kế, qui trình công nghệ gia công, các biện pháp gia công, kiểm tra các tài liệu hướng dẫn sử dụng, vận hành.
Giai đoạn 2: Tiến hành chế tạo sản phẩm theo từng nguyên công công nghệ, theo qui trình, qui phạm và các yêu cầu kiểm tra trong từng nguyên công.
Giai đoạn 3: Kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng.
Giai đoạn 4: Bảo quản, bao gói, giao hàng (hầu như Viện không có hàng hoá nhập kho mà thường tiêu thụ trực tiếp theo đơn hàng).
Giai đoạn 5: Bảo hành, bảo trì sản phẩm theo thời hạn đã ký kết.
Qui trình công nghệ gia công sản phẩm điển hình: Bộ bánh răng côn xoắn
TẠO PHÔI
Cắt thép, rèn phôi
TIỆN
Tiện thô, tiện tinh
XỌC THEN
NHIỆT LUYỆN
Thấm Nitơ
CẮT RĂNG CÔN XOẮN
MÀI TINH
RÀ VẾT TIẾP XÚC
BẢO DƯỠNG BAO GÓI
TIÊU THỤ
KIỂM TRA
Sơ đồ 1: Qui trình công nghệ gia công bộ bánh răng côn xoắn
-
2.1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Viện:
Các đơn vị thực hiện công tác chuyên môn:
+ Phòng Công nghệ
+ Phòng Thiết bị
+ Trung tâm Dịch vụ KHKT
+ Phòng Vật liệu
+ Phòng thí nghiệm vật liệu có tính năng kỹ thuật cao sử dụng trong ngành năng lượng và mỏ.
Phòng công nghệ:
- Chuyển giao công nghệ
- Áp dụng các công nghệ mới trong sản xuất cơ khí, theo dõi chế tạo, bảo hành sản phẩm.
- Trực tiếp sản xuất theo yêu cầu của thị trường.
Phòng thiết bị:
- Cải tiến, hoàn chỉnh, lắp đặt chạy thử các thiết bị trong và ngoài ngành như: các thiết bị khai thác, vận tải, sàng tuyển, chế biến than.
- Trực tiếp sản xuất các sản phẩm theo hợp đồng kinh tế.
Trung tâm Dịch vụ KHKT:
- Giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm của Viện và các đơn vị.
- Thực hiện các dịch vụ, hợp đồng kinh tế, chuyển giao công nghệ.
Phòng Vật liệu:
- Thực hiện công nghệ phun kim loại bảo vệ và tăng bền bề mặt chi tiết.
- Trực tiếp sản xuất sản phẩm theo yêu cầu thị trường.
Phòng thí nghiệm vật liệu có tính năng kỹ thuật cao sử dụng trong ngành năng lượng và mỏ:
- Kiểm tra cơ, lý, hoá tính, khuyết tật vật liệu.
- Nghiên cứu bản chất các kim loại, vật liệu.
- Nghiên cứu tạo ra các loại vật liệu có tính năng kỹ thuật đặc biệt như chịu nhiệt độ cao, độ cứng cao, chịu mài mòn cao, cách điện, dẫn nhiệt cao…
2.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
2.1.5.1. Số cấp quản lý của doanh nghiệp: (2 cấp)
Bộ máy quản lý của Viện gồm:
- Viện trưởng
- Các phó viện trưởng
- Các phòng nghiệp vụ: (Phòng Tổ chức Hành chính; Phòng Kế hoạch Tổng hợp; Phòng Kế toán Tài vụ; Phòng Khoa học Công nghệ; Phòng Đầu tư Phát triển
2.1.5.2. Mô hình cơ cấu bộ máy quản lý:
Cơ cấu bộ máy quản lý của Viện theo cơ cấu trực tuyến chức năng:
SƠ ĐỒ 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY VIỆN CƠ KHÍ NĂNG LƯỢNG VÀ MỎ
VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG KHCN
PHÓ VIỆN TRƯỞNG SXKD
PHÒNG TCHC LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG
PHÒNG ĐTPT
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI VỤ
PHÒNG KẾ HOẠCH TỔNG HỢP
PHÒNG KHCN
PHÒNG THÍ
NGHIỆM VẬT
LIỆU
PHÒNG THIẾT BỊ VÀ XƯỞNG
PHÒNG CÔNG NGHỆ VÀ XƯỞNG
PHÒNG VẬT LIỆU VÀ XƯỞNG
TRUNG TÂM DVKHKT VÀ XƯỞNG
HỘI ĐỒNG KHCN
Chú thích: Quan hệ trực tuyến.
Quan hệ chức năng.
2.1.5.3. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
Viện trưởng:
- Là người đại diện theo pháp luật của Viện điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Viện, chịu trách nhiệm với nhà nước về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao
Các phó Viện trưởng:
- Phó viện trưởng KHCN: có trách nhiệm chỉ đạo điều hành và tổ chức các đơn vị sản xuất trong Viện, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
- Phó Viện trưởng SXKD có trách nhiệm chỉ đạo điều hành các khối nghiệp vụ trong công ty và một phần của khối chuyên môn.
Phòng tổ chức hành chính:
- Tham mưu cho Giám đốc về tổ chức, lao động, tiền lương, quản trị hành chính, các công tác đối nội, đối ngoại.
- Xây dựng mô hình quản lý và tổ chức lao động, cơ cấu tiền lương, thực hiện các chính sách xã hội, bảo hiểm y tế, lao động.
- Lập các định mức lao động và đơn giá tiền lương.
- Hoạch định kế hoạch đào tạo và phát triển tài nguyên nhân lực.
- Tổ chức thi đua, tuyên truyền, thể thao, văn hoá và hoạt động xã hội.
- Quản lý xe văn phòng, trang thiết bị, đồ dùng văn phòng.
Phòng kế hoạch tổng hợp:
- Tham mưu cho Giám đốc về công tác kế hoạch, kỹ thuật, thị trường và sản phẩm.
- Tiếp thị, khai thác thị trường, thiết lập và quản lý các hợp đồng kinh tế.
- Lập các định mức kinh tế kỹ thuật và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đồng thời kiểm tra chất lượng sản phẩm (Viện không có phòng KCS).
- Lập kế hoạch sản xuất, xây dựng cơ bản, sữa chữa lớn TSCĐ, quản lý kỹ thuật, cơ điện, an toàn.
- Giao kế hoạch sản xuất cho các đơn vị chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc thực hiện và tổng hợp báo cáo.
- Quản lý và cung ứng vật tư cho sản xuất.
Phòng Kế toán Tài vụ:
- Tham mưu cho Giám đốc về hoạt động tài chính, huy động vốn và thực hiện hạch toán kinh tế.
- Lập kế hoạch thu chi tài chính
- Quản lý các nguồn vốn, quĩ tập trung và các nguồn thu.
- Theo dõi công nợ, thanh quyết toán nội bộ với khách hàng.
- Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm.
- Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phòng Khoa học Công nghệ:
- Nghiên cứu các công nghệ mới trong sản xuất cơ khí.
- Thiết kế công nghệ cho các sản phẩm.
- Nghiên cứu các kỹ thuật tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực tin học, điện tử, kỹ thuật điều khiển số vào thiết bị gia công kim loại.
- Nghiên cứu và lập trình, tin học vào quản lý, lưu trữ.
Phòng đầu tư phát triển:
- Tư vấn đầu tư
- Lập qui hoạch phát triển
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo..
2.1.6. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
2.1.6.1. Số liệu về kết quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ
Bảng 2.1: Kết quả tiêu thụ một số sản phẩm năm 2006
Đ.v.t: tr.đồng
STT
SẢN PHẨM
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá (tr.đ)
Doanh thu năm 2006
1
Máng cào C14M
bộ
20
500
10,000
2
Phụ tùng máng cáo
tấn
35
60
2,100
3
Máy tuyểm CKB – 20
bộ
4
1,500
6,000
4
Băng tải
bộ
10
150
1,500
5
Phụ tùng máy tuyển
tấn
30
60
2,400
6
Bánh răng côn cong và các loại bánh răng
bộ
450
20
9,000
7
Tiếp điểm điện
bộ
375
6
2,250
8
Các dich vụ khác
206
9
Tổng cộng
33,456
2.1.6.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Viện trong 2 năm
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Viện trong 2 năm
Đ.v.t: tr.đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
1
Tổng giá trị tài sản
35,832
44,416
2
Doanh thu thuần
38,157
51,473
3
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
717
1,013
4
Lợi nhuận khác
90
184
5
Lợi nhuận trước thuế
807
1,197
6
Lợi nhuận sau thuế
862
581
Nhận xét:
Qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Viện năm 2005, 2006 cho thấy qui mô hoạt động của Viện ngày một tăng. Viện đã có sự tăng trưởng tương đối toàn diện trên các mặt sản lượng hàng hoá, doanh thu và lợi nhuận.
2.1.7. Sơ lược thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của Viện, các đối thủ cạnh tranh
a. Thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của Viện:
Trước đây Viện là một doanh nghiệp thành viên trong Tổng công ty Cơ khí Năng lượng và Mỏ thì sản phẩm của Viện sản xuất ra chủ yếu phục vụ thị trường bên ngoài Tổng công ty. Tuy nhiên từ năm 2001 đến nay là đơn vị thành viên của Tổng công ty Than khoáng sản Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty, thắt chặt hơn với Tổng công ty nên các sản phẩm của Viện chủ yếu phục vụ, cung cấp cho Tổng công ty cụ thể:
- Năm 2006: 90% doanh thu.
- Năm 2006: 82% doanh thu.
- Năm 2005: 60% doanh thu.
- Năm 2004, 2002, 2001: 40% doanh thu.
b. Đối thủ cạnh tranh:
Hiện nay cả nước số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Cơ khí có khoảng gần 350 doanh nghiệp, cả Trung ương và Địa phương, chưa kể gần 30 doanh nghiệp Quốc phòng và các doanh nghiệp nhỏ và gia đình. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm do Viện tạo ra đặc biệt về giá cả, mẫu mã, đặc tính kỹ thuật nhất là so với các sản phẩm của Trung Quốc là không cao.
2.1.8. Phân tích lao động
Cơ cấu lao động của Viện:
Trong những năm vừa qua, Viện luôn chú trọng đổi mới và nâng cao chất lượng, cơ cấu lao động để đáp ứng kịp thời nhiệm vụ nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất ngày càng tăng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Viện. Cụ thể số liệu về chất lượng lao động của Viện hiện nay như sau:
Bảng 2.3: Số lượng lao động của Viện năm 2006
Chỉ tiêu
Số lượng (người)
Tổng số lao động
a. Phân loại theo hợp đồng lao động
- Không xác định thời hạn
- Có thời hạn từ 12-36 tháng
- Thời vụ.
b. Phân loại theo trình độ
(không tính lao động hợp đồng thời vụ, chuyên gia)
- Trên đại học
- Đại học và cao đẳng
- Trung học chuyên nghiệp
- Công nhân kỹ thuật
- Lao động phổ thông
c. Phân loại theo cơ cấu:
(không tính lao động hợp đồng thời vụ, chuyên gia)
- Cán bộ lãnh đạo
- Cán bộ đơn thuần
- Nhân viên hành chính, kỹ thuật, nghiệp vụ
- Công nhân trực tiếp sản xuất
212
89
38
85
4
80
5
25
0
21
68
8
27
2.1.9. Sự cần thiết của đề tài
Phân tích tình hình tài chính giúp các nhà ra quyết định đánh giá đúng thực trạng của doanh nghiệp (đánh giá khả năng xảy ra rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp), lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và tiềm năng của doanh nghiệp để tăng hiệu quả hoạt động của Viện trong tương lai.
2.2. Phân tích tình hình tài chính của Viện
2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Viện qua các báo cáo tài chính
2.2.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn
a. Phân tích cơ cấu tài sản
Bảng 2.4: Bảng cơ cấu tài sản của Viện
Đ.v.t: tr.đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch 05/04
Chênh lệch 06/05
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
A. Tài sản ngắn hạn
12,921
50.81
13,477
37.61
12,501
28.14
556
4.3
-977
-7.25
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
1,934
14.97
3,290
24.41
538
4.3
1,356
70.11
-2,753
-83.66
II. Các khoản ĐTTC ngắn hạn
0
0.00
131
1.05
131
III. Các khoản phải thu
8,383
64.88
7,084
52.56
6,161
49.28
-1,299
-15.50
-923
-13.03
IV. Hàng tồn kho
2,604
20.15
3,103
23.02
5,671
45.28
499
19.16
2,568
82.74
V. TS ngắn hạn khác
0
0.00
0
0
B. TSDH
12,507
49.19
22,354
62.39
31,915
71.86
9,847
78.73
9,561
42.77
I. Các KPT dài hạn
0.00
0
0
II. TSCĐ
12,507
100
22,302
99.77
31,844
99.78
9,795
78.32
9,541
42.78
III. Bất động sản ĐT
0
0
0
IV. Các khoản ĐTTC dài hạn
0
0
0
V. TSDH khác
52
0.23
71
0.22
-52
19
37.39
Cộng tài sản
25,428
100.00
35,831
100.00
44,416
100.00
10,403
40.91
8,584
23.96
Tỷ trọng TSCĐ và ĐTDH có xu hướng ngày càng tăng cả về giá trị tuyệt đối lẫn tương đối. Năm 2004 tỷ trọng TSCĐ và ĐTDH chiếm 49.19% tổng tài sản đây là điều không hợp lý với loại hình hoạt động kinh doanh của Viện. Tuy nhiên đến năm 2005, 2006 ta thấy TSCĐ và ĐTDH của Viện chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản điều này phản ánh được phần nào loại hình hoạt động của Viện. Năm 2005: tỷ trọng TSCĐ chiếm 62,39% tổng tài sản, năm 2006: chiếm 71,86% tổng tài sản.
Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2004 lượng tiền đạt 1,934 tỷ chiếm 14.97% tài sản lưu động. Lượng tiền năm 2005 tăng 70.11% tương đương tăng 1,356 tỷ đạt 3,290 tỷ, chiếm 24,41% tài sản lưu động, năm 2006 giảm 83,66% tương đương giảm 2,753 tỷ chỉ còn đạt 0,528 tỷ, chiếm 4,3% tài sản lưu động. Nguyên nhân là do năm 2006 lưu chuyển tiền thuần trong kỳ từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm mạnh từ 1,696 triệu đồng xuống còn 7 triệu đồng và lưu chuyển tiền thuần của hoạt động tài chính tăng từ -1,990 triệu đồng lên tới -4,300 triệu đồng. Việc quy mô hoạt động của Viện ngày càng được nâng cao còn tiền lại giảm và đạt rất thấp ở năm 2006 là điều cực kỳ xấu cho việc sử dụng vốn lưu động của Viện. Vì điều này làm giảm tính linh động, khả năng đối phó của Viện trước những biến động hàng ngày trong kinh doanh.
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: năm 2006 Viện đầu tư ngắn hạn 0,131 tỷ chiếm 1.05% tài sản lưu động. Tuy con số này quá bé nhưng cũng chứng tỏ bước khởi đầu của Viện vào lĩnh vực đầu tư tài chính.
Các khoản phải thu: có xu hướng ngày càng giảm. Năm 2004 khoản phải thu đạt 8,383 tỷ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản lưu động chiếm 64.88%. Năm 2005 các khoản phải thu giảm 15.5% tương đương giảm 1,299 tỷ đạt 7,084 tỷ chiếm 52.56% tài sản ngắn hạn. Năm 2006 các khoản phải thu tiếp tục giảm 13,03% tương đương giảm 0,923 tỷ. Trong đó các khoản trả trước cho người bán giảm mạnh giảm 97,36% tương đương giảm 2,721 tỷ, các khoản phải thu khác giảm 61,27% tương đương giảm 0,223 tỷ. Tuy nhiên các khoản phải thu của khách hàng lại tăng 50,41% (1,993 tỷ).
Hàng tồn kho: có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2004 hàng tồn kho chiếm 20.15% tài sản ngắn hạn. Năm 2005 hàng tồn kho tăng 19.16% tương đương tăng 0,499 tỷ đạt 3,103 tỷ chiếm 23.02% tài sản ngắn hạn. Hàng tồn kho năm 2006 đạt 5,671 tỷ, chiếm 45,28% tài sản lưu động. Năm 2006 tăng 82,74% tương đương 2,568 tỷ so với năm 2005 nguyên nhân chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ngày một tăng.
Những thay đổi trong tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn như đã được phân tích đã cho thấy yếu tố chủ chốt làm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2006 giảm 7,25%, tương đương giảm 0,977 tỷ (từ 13,477 tỷ xuống còn 12,501 tỷ) chính là sự giảm đột biến của tiền.
Tài sản dài hạn: Trong năm 2006, Viện đưa vào sử dụng những máy móc thiết bị được nhập mới và Viện cũng đưa vào sử dụng hai ngôi nhà của hai dự án phục vụ môi trường nghiên cứu khoa học công nghệ “Phòng thí nghiệm vật liệu có tính năng kỹ thuật cao” và dự án “ Viện nghiên cứu Cơ khí Năng lượng và Mỏ”. Điều này làm cho tài sản cố định tăng lên 29,348 tỷ về nguyên giá đồng thời chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm 18,205 tỷ. Khấu hao tài sản cố định hữu hình năm 2006 là 6,716 tỷ tương đương tăng 34,21% từ 5,004 tỷ lên 6,716 tỷ. Với việc đầu tư mới và khấu hao như trên, tài sản cố định hữu hình tăng 42,78% tương đương tăng 9,541 tỷ. Như vậy năm 2006 Viện đầu tư nhiều vào tài sản cố định hữu hình nên năng lực hoạt động của Viện đã được nâng lên đáng kể.
Tài sản dài hạn khác: Tài sản dài hạn khác cụ thể đây là chi phí trả trước dài hạn có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2005 đạt 0,52 tỷ chiếm 0.23% tài sản dài hạn. Năm 2006 đạt 0,72 tỷ chiếm 0.22% tài sản dài hạn tăng 37,39% tương đương tăng 0,19 tỷ.
Những biến đổi ở các bộ phận cấu thành đã đưa đến tài sản cố định và đầu tư dài hạn khác năm 2006 tăng 42,77% tương đương tăng 9,561 tỷ, từ 22,354 tỷ lên 31,915 tỷ.
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm 0,977 tỷ và tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 9,561 tỷ đã làm tài sản năm 2006 đạt 44,416 tỷ, tức tăng 23,96% so với 35,832 tỷ năm 2005.
b. Phân tích cơ cấu nguồn vốn:
Bảng 2.5: Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn
Đ.v.t: tr.đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch 05/04
Chênh lệch 06/05
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
A. Nợ phải trả
9,995
39.31
11,690
32.63
13,150
29.61
1,695
16.96
1,460
12.49
I. Nợ ngắn hạn
8,023
80.27
9,470
81.01
12,830
97.57
1,447
18.04
3,360
35.48
II. Nợ dài hạn
1,972
19.73
2,220
18.99
320
2.43
248
12.58
-1,901
-85.61
B. Vốn chủ sở hữu
15,433
60.69
24,142
67.37
31,266
70.39
8,708
56.42
7,124
29.51
I. Vốn CSH
10,655
69.04
20,789
86.11
2,257
7.22
10,134
95.11
-18,532
-89.14
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
4,778
30.96
3,352
13.89
29,009
92.78
-1,426
-29.85
25,657
765.38
Cộng nguồn vốn
25,428
100.00
35,832
100.00
44,416
100.00
10,403
40.91
8,584
23.96
Nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn có xu hướng ngày càng tăng cả về số tuyệt đối và số tương đối. Năm 2004 nợ ngắn hạn đạt 8,023 tỷ chiếm 80.27% nợ phải trả. Năm 2005 nợ ngắn hạn đạt 9,47 tỷ chiếm 81,01% nợ phải trả tăng 18.04% tương đương tăng 1,447 tỷ.. Năm 2006 nợ ngắn hạn tăng 35,48% tương đương tăng 3,36 tỷ so với năm 2005 đạt 12,83 tỷ, chiếm 97,57% nợ phải trả. Tỷ trọng nợ ngắn hạn vẫn tiếp tục được duy trì cao trong tổng nợ. Nhưng nợ của công ty đã co xu hướng chuyển dịch dần sang nợ ngắn hạn trong đó tăng đột biến là các khoản người mua trả tiền trước tăng 3288,31% tương đương tăng 2,532 tỷ và các khoản phải trả cho người bán tăng 142,77% tương đương tăng 1,688 tỷ.
Nợ dài hạn: Năm 2004 nợ dài hạn đạt 1,972 tỷ chiếm 19.73% nợ phải trả. Năm 2005 nợ dài hạn tăng 12.58% tương đương tăng 0,248 tỷ. Năm 2006 nợ dài hạn giảm 85,61% tương đương với giảm 1,901 tỷ.
Những thay đổi trong nợ ngắn hạn, nợ dài hạn đã dẫn tới nợ phải trả năm 2006 tăng 12.49% tương đương tăng 1,460 tỷ.
Năm 2006 vốn chủ sở hữu tăng lên cả về giá trị tuyệt đối và tỷ lệ tương đối trong tổng vốn tăng 29,51% tương đương tăng 7,124 tỷ so với năm 2005. Điều đáng chú ý nhất là những biến đổi ở các bộ phận cấu thành nguồn vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu: Năm 2005 vốn chủ sở hữu đạt 20,789 tỷ chiếm 86,11% trong tổng vốn chủ sở hữu, trong năm 2006 con số này đã giảm 89,14% tương đương 18,532 tỷ chỉ đạt 2,257 tỷ chiếm 7,22% tổng vốn chủ sở hữu.
Nguồn kinh phí và các quỹ khác: Năm 2006 nguồn kinh phí và các quỹ khác tăng 765.38% tương đương tăng 25,657 tỷ so với năm 2005, đạt 29,009 tỷ, chiếm 92,78% trong tổng nguồn vốn chủ sở hữu.
Những biến đổi trong vốn chủ sở hữu, nguồn kinh phí và quỹ khác như đã phân tích ở trên đã làm cho vốn chủ sở hữu tăng 29.51% tương đương tăng 7,124 tỷ (từ 24,142 tỷ lên đến 31,266 tỷ).
2.2.1.2. Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
TSNH (37,61%)
TSDH (62,39%)
NNH (26,43%)
NDH (6,2%)
NVCSH (67,37%)
Năm 2005
TSNH (28,14%)
TSDH (71,86%)
NNH (28,89%)
NDH (0,72%)
NVCSH (70,39%)
Năm 2006
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
(+/-)
Tỷ lệ (%)
1
Tỷ suất TSCĐ và nguồn vốn thường xuyên
0.85
1.01
0.16
18.82
2
Tỷ suất TSLĐ và nguồn vốn ngắn hạn
1.42
0.97
(0.45)
(31.69)
Từ tỷ suất tài sản cố định và nguồn vồn thường xuyên cho thấy năm 2006 phần tài sản cố định và đầu tư dài hạn được đầu tư bằng số vốn của Viện tăng 18,82% so với năm 2005 (1,01 so với 0,85). Nguyên nhân chủ yếu là tốc độ tăng nguồn vốn thường xuyên nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản cố định. Năm 2006 tỷ suất này lớn hơn 1 chứng tỏ phần tài sản cố định và đầu tư dài hạn còn được đầu tư bởi các khoản nợ ngắn hạn. Năm 2005 nguồn vốn thường xuyên tài trợ cho cho tài sản cố định và một phần tài sản lưu động.
Tỷ suất tài sản lưu động và nguồn vốn ngắn hạn năm 2006 giảm 31,69% so với năm 2005, từ 1,42 xuống 0,97. Nguyên nhân là do tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm trong khi nguồn vốn ngắn hạn tăng. Năm 2006 nguồn vốn ngắn hạn không những đầu tư cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn mà còn đầu tư cho TSCĐ và ĐTDH khác. Năm 2005 tài sản lưu động được đầu tư bởi nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và một phần nguồn vốn chủ sở hữu.
So với năm 2005 thì năm 2006 có sự cân đối hơn về cơ cấu giữa tài sản và nguồn vốn.
2.2.1.3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Bảng 2.6: So sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Viện
Đ.v.t: tr.đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1. Doanh thu BH và CCDV
38,632
51,613
12,981
33.60
2. Các khoản giảm trừ
475
141
-334
-70.32
3. Doanh thu thuần về BH và CCDV
38,157
100.00
51,472
100.00
13,316
34.90
4. Giá vốn hàng bán
32,794
85.94
42,808
83.17
10,014
30.54
5. LN gộp về và CCDV
5,363
14.06
8,664
16.83
3,301
61.55
6. Doanh thu HĐTC
78
0.20
95
0.18
17
21.79
7. Chi phí tài chính
316
0.83
376
0.73
60
18.99
Trong đó chi phí lãi vay
316
0.83
376
0.73
60
18.99
8. Chi phí bán hàng
1,940
5.08
1,796
3.49
-143
-7.39
9. Chi phí QLDN
2,468
6.47
5,573
10.83
3,105
125.81
10. LN thuần từ HĐKD
717
1.88
1,014
1.97
297
41.42
11. Thu nhập khác
96
0.25
244
0.47
148
154.17
12. Chi phí khác
6
0.02
60
0.12
54
900
13. Lợi nhuận khác
90
0.24
184
0.36
94
104.44
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
807
2.12
1,198
2.33
390
48.45
15. Thuế TNDN
226
0.59
335
0.65
109
48.23
16. Lợi nhuận sau thuế
581
1.52
863
1.67
282
48.54
Căn cứ cột tổng số tỷ trọng (%) trên bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy: năm 2005 bình quân cứ 100 đ doanh thu tiêu thụ thì có 85.94 đ giá vốn hàng bán, 14.06 đ lợi nhuận gộp, 5.08 đ chi phí bán hàng và 6.47 đ chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2006 bình quân cứ 100 đ doanh thu tiêu thụ thì có 83.17 đ giá vốn hàng bán, 16.83 đ lợi nhuận gộp, 3.49 đ chi phí bán hàng và 10.83 đ chi phí quản lý doanh nghiệp. Như vậy giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu, tiếp đến là chi phí quản lý doanh nghiệp.
Doanh thu kỳ này tăng lên so với kỳ trước 33.6% tương ứng doanh thu thuần tăng 34.9%. Điều này là do giảm mức hàng bán bị trả lại và giảm khoản huỷ hợp đồng. Tốc độ tăng giá vốn hàng bán 30.54% nhỏ hơn tốc độ tăng doanh thu thuần và tổng doanh thu điều này cho thấy năm 2006 Viện đã kiểm soát được chi phí. Đây là một xu hướng có lợi cho Viện, làm cho lợi nhuận tăng. Chi phí bán hàng giảm 7,39% so với năm 2005 việc giảm chi phí bán hàng giúp cho Viện cắt giảm chi phí giảm giá thành tăng lợi nhuận trong kỳ. Nhưng bên cạnh đó cũng cần cân nhắc mức độ giảm vì có thể nó sẽ thể hiện sự chưa hoàn chỉnh trong khâu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau bán hàng mà kết quả không tốt cho tiêu thụ có thể xảy ra ở các kỳ sau. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 125.8% tốc độ này nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu ( tốc độ tăng doanh thu là 33.6%). Vì vậy cần kiểm soát chặt chẽ quan tâm hơn tới việc sử dụng hợp lý chi phí quản lý doanh nghiệp. So với năm 2005 lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006 tăng lên một lượng 297 triệu đồng hay đạt 41,42%. Điều này do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
+ Do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thay đổi. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2006 so với năm 2005 tăng lên 12,981 triệu đồng (33,6%) làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng một lượng tương ứng là 12,981triệu đồng.
+ Do các khoản giảm trừ thay đổi (Hàng bán bị trả lại giảm và khoản huỷ hợp đồng giảm). Các khoản giảm trừ giảm 334 triệu đồng làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh ._.,593
7,596
16
Tổng nợ
13150
15,716
23,169
23,751
23,797
23,800
17
Vốn chủ sở hữu
31266
33,248
-582
32,666
-45
32,621
-4
32,617
32,617
18
Tổng nguồn vốn
44416
48,964
55,835
56,372
56,414
56,417
19
Nhu cầu vốn bổ sung(AFN)
7,453
582
45
4
0
BƯỚC 3 – HUY ĐỘNG VỐN BỔ SUNG AFN
Các quyết định cuối cùng về huy động vốn AFN dựa trên:
Hiện tại Viện chưa có một cấu trúc vốn tối ưu. Kế hoạch huy động vốn không chi tiết, cụ thể: vay bao nhiêu ngắn hạn, vay bao nhiêu dài hạn và dự định vay như thế nào. Nên các quyết định kế hoạch huy động vốn bổ sung sẽ dựa trên:
Dựa vào sự cân đối giữa tài sản và nguồn vốn:
Khi doanh thu tăng thì tài sản cố lưu động và tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng. Nguồn vốn tài trợ cho tài sản cố định không thể là nguồn vốn vay ngắn hạn mà phải là nguồn vốn vay dài hạn hoặc vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên với việc lấy nguồn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho phần tài sản cố định và đầu tư dài hạn gia tăng này sẽ làm giảm hiệu quả sinh lời của vốn chủ sở hữu. Năm 2006 chỉ số nợ giảm, khả năng sinh lời tăng nhưng với năng lực hiện tại của Viện thì có thể tiếp tục vay thêm vốn để tăng hiệu quả hoạt động.
Tỷ số lưu động của Viện (đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn)
Thị trường vốn vay dài hạn
Các qui chế vay nợ hiện hành
Giả sử Viện quyết định huy động khoản AFN = 7,453 triệu đồng theo kế hoạch sau:
LOẠI VỐN
Nhu cầu vốn bổ sungAFN
LÃI SUẤT (%)
Số tương đối
Số tuyệt đối
Vốn vay ngắn hạn
Vốn vay dài hạn
10%
90%
745
6,708
9.50%
11%
Tổng số
100%
7,453
Kết quả này được ghi vào cột 4, bảng 2, và được cộng vào cột 3 để thành cột 5. Cụ thể là:
- Vay ngắn hạn tăng từ 3,045 đến 3,790 triệu đồng.
- Vay dài hạn tăng từ 320 đến 7,028 triệu đồng.
Vấn đề mới nảy sinh là khi Viện vay thêm vốn, lãi vay sẽ tăng. Điều này cần phải được phản ánh vào bảng báo cáo thu nhập trong quá trình lập dự toán.
BƯỚC 4 - ĐIỀU CHỈNH
Việc huy động vốn bổ sung lại làm tăng thêm chi phí vốn (lãi vay tăng). Các chi phí bổ sung này được phản ánh vào báo cáo thu nhập. Kết quả là gia số lợi nhuận sẽ giảm.
Dự báo lãi vay bổ sung do kết quả của việc huy động vốn bổ sung AFN
Loại vốn bổ sung
Số tiền
Triệu đồng
Lãi suất
(%)
Lãi vay bổ sung
(Triệu đồng)
Vốn vay ngắn hạn
Vốn vay dài hạn
745
6,708
9.50%
11%
71
738
Tổng số
7,453
809
Phần lãi vay bổ sung này được đưa vào cột 4, hàng 11, bảng 3.1. Kết quả là
lãi vay dự toán sẽ tăng từ 376 đến 1,185 triệu đồng.
Lãi vay tăng thêm sẽ làm thu nhập chịu thuế xuống còn 1,945 triệu đồng
(cột 5, hàng 12, bảng 3.1).
Phản ánh các thay đổi và xem xét ảnh hưởng
Tác động cuối cùng của việc điều chỉnh đến báo cáo thu nhập là làm giảm
lợi nhuận giữ lại từ 1,982 triệu đồng (lần 1) xuống còn 1,400 triệu đồng (lần 2) tức là giảm 582 triệu đồng (xem cột 4, hàng 14, bảng 3.1)
Gia số lợi nhuận giữ lại trên báo cáo thu nhập bị giảm đi sẽ làm giảm nguồn
vốn dự toán trên báo cáo quyết toán xuống mức thấp hơn so với lần thứ nhất, cụ thể là còn 32,666 triệu đồng.
Điều này, một lần nữa lại làm cho báo cáo quyết toán bị mất cân bằng vì
tổng tài sản là 56,417 triệu đồng trong khi tổng nguồn vốn là 55,835 chênh lệch 582 triệu đồng. Kết quả là Viện cần huy động thêm 582 triệu đồng nữa cho các hoạt động của mình trong năm tới.
Tiếp tục phản ánh các thay đổi và xem xét ảnh hưởng.
Quá trình điều chỉnh phải được thực hiện thêm một vòng nữa vì số vốn bổ sung sẽ lại làm tăng thêm chi phí bổ sung lãi vay. Giả sử Viện quyết định huy động vốn như sau:
Loại vốn bổ sung
Nhu cầu vốn bổ sung
Lãi suất(%)
Lãi vay bổ sung
Số tương đối
Số tuyệt đối
Vốn vay ngắn hạn
10%
58
9.5%
6
Vốn vay dài hạn
90%
524
11%
58
100%
582
63
Phần vốn huy động thêm (582 triệu đồng) được phản ánh vào bảng cân đối
kế toán kết quả này được ghi vào cột 6, bảng 3.2 và được cộng vào cột 5 để thành cột 7. Cụ thể là:
- Vay ngắn hạn tăng từ 3,790 đến 3,849 triệu đồng
- Vay dài hạn tăng từ 7,028 đến 7,552 triệu đồng
Đồng thời phần lãi vay 63 triệu đồng cũng được phản ánh vào báo cáo thu
nhập cột 6, hàng 9, bảng 3.1. Kết quả là lãi vay dự toán tăng từ 1,185 đến 1,248 triệu đồng
Lãi vay tăng làm giảm thu nhập chịu thuế xuống còn 1,881 triệu đồng
Giảm lợi nhuận giữ lại từ 1,400 xuống còn 1,355 triệu đồng, tức là giảm 45
triệu đồng.
Lợi nhuận giữ lại trên báo cáo thu nhập giảm làm cho nguồn vốn chủ sở hữu
trên bảng cân đối kế toán giảm từ 32,666 xuống còn 32,621 triệu đồng.
Điều này, một lần nữa, lại làm cho bảng cân đối kế toán bị mất cân bằng vì
tổng tài sản là 56,417 triệu đồng trong khi tổng nguồn vốn là 56,372 triệu đồng chênh lệch là 45 triệu đồng. Kết quả là Viện cần huy động thêm 45 triệu đồng nữa cho các hoạt động của mình trong năm tới.
Quá trình điều chỉnh được thực hiện thêm một vòng nữa vì số vốn bổ sung mới là 45 triệu đồng sẽ làm tăng thêm các chi phí lãi vay. Giả sử Viện quyết định huy động vốn 45 triệu đồng như sau:
Loại vốn bổ sung
Nhu cầu vốn bổ sung AFN
Lãi suất (%)
Lãi vay bổ sung
Số tương đối
Số tuyệt đối
Vốn vay ngắn hạn
10%
5
9.5%
0.43
Vốn vay dài hạn
90%
41
11%
4.50
Tổng
100%
45
4.93
Phần vốn huy động thêm (45 triệu đồng) được phản ánh vào bảng cân đối kế toán kết quả này được ghi vào cột 8, bảng 3.2 và được cộng vào cột 7 để thành cột 9. Cụ thể là:
- Vay ngắn hạn tăng từ 3,849 đến 3,853 triệu đồng
- Vay dài hạn tăng từ 7,552 đến 7,593 triệu đồng
Đồng thời phần lãi vay 4.93 triệu đồng cũng được phản ánh vào báo cáo thu
nhập cột 8, hàng 9, bảng 3.1. Kết quả là lãi vay dự toán tăng từ 1,248 đến 1,253 triệu đồng
Lãi vay tăng làm giảm thu nhập chịu thuế xuống còn 1,876 triệu đồng
Giảm lợi nhuận giữ lại từ 1,355 xuống còn 1,351 triệu đồng, tức là giảm 4
triệu đồng.
Lợi nhuận giữ lại trên báo cáo thu nhập giảm làm cho nguồn vốn chủ sở hữu
trên bảng cân đối kế toán giảm từ 32,621 xuống còn 32,617 triệu đồng.
Điều này, một lần nữa, lại làm cho bảng cân đối kế toán bị mất cân bằng vì
tổng tài sản là 56,417 triệu đồng trong khi tổng nguồn vốn là 56,414 triệu đồng chênh lệch là 4 triệu đồng. Kết quả là Viện cần huy động thêm 4 triệu đồng nữa cho các hoạt động của mình trong năm tới.
Quá trình điều chỉnh được thực hiện thêm một vòng nữa vì số vốn bổ sung 4 triệu đồng sẽ lại làm tăng thêm chi phí lãi vay. Giả sử Viện quyết định huy động khoản 4 triệu đồng như sau:
Loại vốn bổ sung
Số tiền (tr.đồng)
Lãi suất (%)
Lãi vay (tr.đồng)
Vốn vay ngắn hạn
1
9.5%
0.1
Vốn vay dài hạn
3
11%
0.33
Tổng số
0.41
Viện chấp nhận chi phí lãi vay là nhỏ và không ảnh hưởng đến báo cáo thu nhập thì quá trình điều chỉnh được kết thúc ở đây với một sai số nhất định. Sai số này có thể bỏ qua được vì đây là dự báo tài chính.
3.1.4. Kết quả đạt được sau khi thực hiện giải pháp
STT
CÁC SỐ LIỆU VÀ CHỈ TIÊU CHÍNH
Năm 2005
Năm 2006
Năm2007
1
Doanh thu thuần
38157
51472
65,421
2
Lợi nhuận sau thuế
581
863
1,351
3
Tổng tài sản
35832
44416
56,417
4
Vốn chủ sở hữu
24142
31266
32,617
5
AFN
8,084
6
Khả năng thanh toán hiện hành
1.42
0.97
0.98
7
Vòng quay hàng tồn kho
13.37
11.73
10.16
8
Kì thu nợ
73
46
38.50
9
Vòng quay tổng tài sản
1.25
1.28
1.30
10
Chỉ số nợ
0.33
0.3
0.42
11
Lợi nhuận biên
1.52
1.67
2.07
12
ROA
1.9
2.15
2.68
13
ROE
2.94
3.11
4.23
Nhận xét:
Nhìn chung sau khi tăng cường nguồn vốn kinh doanh trong đó tập trung vào nguồn vốn vay dài hạn và một phần nhỏ nợ ngắn hạn ta thấy kết quả kinh doanh năm 2007 khá khả quan. Hầu hết các chỉ số tài chính năm 2007 đã được cải thiện một cách đáng kể. Bên cạnh đó với việc gia tăng nguồn vốn dài hạn Viện sẽ rất thuận lợi trong việc đầu tư, mở rộng sản xuất, tăng khả năng sinh lời cho vốn chủ sở hữu.
3.2. Giải pháp đẩy mạnh công tác thu hồi nợ
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Phải thu khách hàng
3,954
5,946
7,558
2. Trả trước người bán
2,795
74
94
3. Các khoản phải thu khác
364
141
179
4. Dự phòng các KPT khó đòi
-28
Tổng cộng
7,084
6,161
7,831
TS ngắn hạn
13,477
12,501
15,853
Tỷ trọng (%)
52.56
49,28
49.4
3.2.1. Cơ sở căn cứ của giải pháp
Nhận thấy trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Viện, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn lần lượt qua các năm là: năm 2005: 52.56%, năm 2006: 49.28%, dự kiến năm 2007: 49.4%.
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1. Phải thu khách hàng
55.82
96.51
96.51
2. Trả trước người bán
39.46
1.2
1.2
3. Các khoản phải thu khác
5.14
2.29
2.29
4. Dự phòng các KPT khó đòi
-0.42
Tổng cộng
100.00
100.00
100.00
Khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng các khoản phải thu. Năm 2005: chiếm 55.82%, năm 2006: 96.51%, dự kiến năm 2007: 96.51%. Viện đang bị chiếm dụng vốn. Điều gây khó khăn cho Viện các khoản bị chiếm dụng thường không thu được tiền lãi nên đương nhiên Viện đã phải gánh chịu lãi vay cho khách hàng mà không được bù đắp hoặc nếu tính vào giá thành thì sẽ làm cho giá thành càng cao thêm, sức cạnh tranh với doanh nghiệp khác sẽ giảm sút.
3.2.2. Mục đích của giải pháp
Giảm tỷ trọng các khoản phải thu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Viện. Đồng thời tăng khả năng thanh toán tức thời.
3.2.3. Nội dung thực hiện giải pháp
Nhà quản lý của Viện thường xuyên theo dõi các khoản phải thu để xác định thực trạng của chúng và đánh giá hữu hiệu của các chính sách thu tiền của Viện. Từ đó nhận dạng những khoản tín dụng có vấn đề và thu nhập những tín hiệu để quản lý các khoản hao hụt. Căn cứ vào kinh nghiệm và số liệu quá khứ nhà quản lý của Viện có thể dự báo được tuổi các khoản phải thu.
* Sắp xếp tuổi các khoản phải thu:
Sắp xếp các khoản phải thu của khách hàng theo độ dài thời gian để theo dõi và có biện pháp thu hồi nợ khi đến hạn.
* Phân tích mức chiết khấu đưa ra:
Việc phân tích đánh giá các mức chiết khấu được đưa ra để quyết định có nên chấp nhận hay không dựa trên giá trị hiện tại của dòng tiền đơn ở kỳ thứ n (NPV) và qui giá trị tương lai của dòng tiền đơn sau n kỳ (FVn) về giá trị hiện tại.
Gọi:
NPV: Giá trị hiện tại của dòng tiền đơn ở kỳ thứ n.
FVn: Giá trị tương lai sau n kỳ của một dòng tiền đơn.
R: Lãi suất ngân hàng
n: Số kỳ tính lãi.
Do thời hạn thanh toán dưới một năm nên thời kỳ tính bằng tháng và lãi suất R là lãi suất tháng (%/tháng).
Ta có:
Giá trị tương lai của một dòng tiền đơn, FVn
FVn= NPV (1 + n.R)
Giá trị hiện tại của một dòng tiền đơn, NPV
NPV
=
FVn
(1 + n.R)
* Các khoản phải thu dự kiến của Viện trong năm 2007:
Loại
Thời gian thanh toán
Tỷ trọng
1
0
25%
2
1 – 30 ngày
30%
3
31 – 60 ngày
25%
4
> 60 ngày
20%
Kỳ thu tiền bình quân là 38.5 ngày, dự tính Viện sẽ áp dụng chính sách chiết khấu cho những khách hàng thanh toán tiền hàng trong vòng 30 ngày.
* Xác định mức chiết khấu cao nhất mà khách hàng được hưởng:
Viện chỉ áp dụng hình thức chiết khấu cho những khách hàng thanh toán tiền hàng trong vòng 30 ngày. Kỳ thu tiền trung bình là 38.5 ngày, do vậy có thể ước tính được Viện phải chịu trả lãi cho những khoản bị chiếm dụng trong vòng 2 tháng.
Cơ sở để chiết khấu cho khách hàng: lãi suất của khoản tiền tại thời điểm phải thanh toán trong tương lai (2 tháng) mà Viện phải trả.
Gọi:
D: Khoản tiền mà khách hàng phải thanh toán khi mua hàng
i: Tỷ lệ chiết khấu (%) trong thanh toán mà Viện dành cho khách hàng thanh toán trong thời gian quy định.
R: Mức lãi suất hàng tháng của ngân hàng (0.85%/ tháng)
n: Số kỳ thanh toán.
T: Thời gian khách hàng thanh toán
Ta có:
(1+ n.R)
D
FVn
Giá trị hiện tại của số tiền D khách hàng trả sau n tháng không hưởng chiết khấu:
==
PVn =
(1+ n.R)
Giá trị hiện tại của số tiền D mà khách hàng thanh toán cho Viện khi chấp nhận thanh toán trong khoảng thời gian T để hưởng chiết khấu thanh toán mà Viện khuyến khích.
PVT =
(1+ T.R)
D(1 - i)
Khi đó công ty chỉ áp dụng chính sách chiết khấu khi giá trị thanh toán của khách hàng có chiết khấu lớn hơn giá trị thanh toán không được hưởng chiết khấu. Điều đó có nghĩa là:
(1+ n.R)
D
(1+ T.R)
D(1 – i)
≥
Trong trường hợp khách hàng thanh toán ngay (T=0)
D
(1+ 2.R)
NPV = D(1 – i) - ≥ 0
1
(1 + 2x0.85%)
→ (1- i) - ≥ 0
→ i ≤ 1.67%
(1+ 2x0,85%)
D
(1+ 1x0,85%)
D(1 – i)
-
≥ 0
Nếu khách hàng thanh toán trong vòng 30 ngày (T=1):
→ i ≤ 0.84%
Trường hợp khách hàng thanh toán tiền hàng sau 30 ngày sẽ không được hưởng chiết khấu.
* Xác định mức chiết khấu nhỏ nhất mà khách hàng có thể chấp nhận được:
Cơ sở để khách hàng chấp nhận mức chiết khấu của Viện đề nghị là lãi suất của khoản tiền thanh toán tại thời điểm thanh toán trong vòng 2 tháng mà khách hàng được hưởng.
Ta có:
Giá trị hiện tại của số tiền D khách hàng trả sau n tháng không được hưởng chiết khấu thanh toán.
==
(1+ n.R)
D
FVn
PVn =
(1+ n.R)
PVT =
(1+ T.R)
D(1 – i)
Giá trị hiện tại của số của tiền D khách hàng trả cho Viện trong khoảng thời gian được hưởng chiết khấu thanh toán mà khách hàng chấp nhận thanh toán.
Giá trị hiện tại của khoản tiền chiết khấu mà khách hàng được hưởng
PVT =
(1+ T.R)
D. i
Trong khi đó khách hàng chỉ chấp nhận tỷ lệ chiết khấu của Viện khi giá trị hiện tại của khoản tiền khách hàng được hưởng chiết khấu lớn hơn chênh lệch giữa giá trị hiện tại của số tiền D khách hàng trả sau n tháng khi không được hưởng chiết khấu và chấp nhận trả trước khi được hưởng chiết khấu thanh toán.
(1+ n.R)
D
(1+ T.R)
D. i
(1+ T.R)
D(1 - i)
-
≥
Trường hợp khách hàng thanh toán ngay (T = 0):
D .i – D(1 – i) +
(1+ 2x0.85%)
D
≥ 0
→ i ≥ 0.84%
Trường hợp khách hàng chấp nhận thanh toán trong vòng 30 ngày (T = 1)
(1+ 2x0.85%R)
D
(1+ 1x0.85%)
D. i
(1+ 1x0.85%)
D(1 - i)
-
≥
→ i ≥ 0.42%
Vậy sau khi lập phương thức chiết khấu thanh toán cho khách hàng ta có bảng
tỷ lệ chiết khấu sau:
Thời hạn thanh toán
Tỷ lệ chiết khấu (%)
Cao nhất
Thấp nhất
T = 0
1.67%
0.84%
0≤ T ≤ 30
0.84%
0.42%
Mức tỷ lệ chiết khấu ứng với các khoản thời hạn thanh toán khác nhau được đề ra phải phù hợp sao cho hai bên khách hàng và Viện đều có lợi và bên cạnh đó nó còn đạt được tính cạnh tranh đối với các công ty kinh doanh cùng ngành. Viện nên đưa ra tỷ lệ chiết khấu là mức trung bình tỷ lệ chiết khấu giữa cao nhất và thấp nhất
Thời gian thanh toán
Mức chiết khấu đề nghị (%)
T = 0
1.26%
0≤ T ≤ 30
0.63%
3.2.4. Kết quả của biện pháp:
Giả sử với tỷ lệ chiết khấu như trên, Viện kỳ vọng sẽ giảm được 40% khoản phải thu của khách hàng. Số tiền thu được thêm sẽ là:
30% x 7,558 = 2,267 triệu đồng.
Khi áp dụng tỷ lệ chiết khấu tỷ trọng của các nhóm khách hàng như sau:
Thời hạn thanh toán
Tỷ trọng (%)
Số tiền theo tỷ trọng
Chiết khấu
Số tiền chiết khấu
Số tiền thực thu được
0
40
907
1.26
11.43
895.57
1 ÷ 30
60
1360
0.63
8.57
1351.43
Tổng cộng
100
2,267
20
2,247
Như vậy sau khi thực hiện giải pháp chiết khấu thanh toán các khoản phải thu giảm 2,267 triệu đồng số còn lại phải thu là 5,291 triệu đồng. Tiền mặt thu về là 2,247 triệu đồng. Giả sử sau khi thu được tiền mặt về Viện sẽ đem số tiền đó đi trả nợ ngắn hạn. Dẫn tới tăng khả năng thanh toán tức thời và các chỉ số vòng quay. Khi không áp dụng biện pháp chiết khấu Viện phải chịu một khoản tiền tạo ra bởi lãi suất ngân hàng thay cho khách hàng. Vì kỳ thu nợ bán chịu là 38.5 ngày nên Viện phải chịu một khoản chi phí là:
2,267 x 0.85% x 2 = 38.54 triệu đồng.
Do vậy khi áp dụng giải pháp chiết khấu Viện tiết kiệm được một khoản chi
phí lãi vay là 38.54 – 20 = 18.54 triệu đồng.
Hiệu quả của giải pháp sau khi thực hiện giải pháp chiết khấu thanh toán là:
Chỉ tiêu
Đơn vị
Trước giải pháp
Sau giải pháp
Giảm
Các khoản phải thu
Tr. đồng
7,831
5,564
-2,267
Phải thu của khách hàng
Tr. đồng
7,558
5,291
-2,267
Vòng quay KPT
Vòng
9.35
11.76
2.41
Kì thu nợ bán chịu
Ngày
38.50
32.26
-6.24
3.3. Tổng hợp kết quả sau khi thực hiện 2 giải pháp:
Bảng 3.3: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Đ.v.t: tr. đồng
TÀI SẨN
Trước giải pháp
Sau giải pháp
Tăng, giảm
A. Tài sản ngắn hạn
12,501
13,599
1,098
I.Tiền và các khoản tương đương tiền
538
697
159
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
131
131
0
III. Các khoản phải thu
6,161
5,564
-597
IV. Hàng tồn kho
5,671
7,208
1,537
B. Tài sản dài hạn
31,915
40,564
8,649
I. Tài sản cố định
31,844
40,474
8,630
II. Tài sản dài hạn khác
71
90
19
Tổng tài sản
44,416
54,163
9,747
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả
13,150
21,533
8,383
I. Nợ ngắn hạn
12,830
13,938
1,108
II. Nợ dài hạn
320
7,596
7,276
B. Vốn chủ sở hữu
31,266
32,630
1,364
Tổng nguồn vốn
44,416
54,163
9,747
Bảng 3.4: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đ.v.t: tr.đồng
CHỈ TIÊU
Trước giải pháp
Sau giải pháp
Tăng, giảm
1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
51,472
65,421
13,949
2. Giá vốn hàng bán
42,808
53,382
10,574
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dich vụ
8,664
12,039
3,375
4. Doanh thu hoạt động tài chính
95
95
0
5. Chi phí tài chính
376
1,234
858
Trong đó chi phí lãi vay
376
1,214
838
6. Chi phí bán hàng
1,796
2,240
444
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
5,573
6,950
1,377
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
1,014
1,711
697
9. Thu nhập khác
244
244
0
10. Chi phí khác
60
60
0
11. Lợi nhuận khác
184
184
0
12. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
1,198
1,895
697
13. Thuế thu nhập doanh nghiệp
335
531
196
14. Lợi nhuận sau thuế
863
1,364
501
Bảng 3.5: Bảng các chỉ tiêu tài chính
STT
CÁC SỐ LIỆU VÀ CHỈ TIÊU CHÍNH
Năm 2006
Năm 2007
Tăng, giảm
1
Doanh thu thuần
51472
65,421
13,949
2
Lợi nhuận sau thuế
863
1,364
501
3
Tổng tài sản
44416
54,163
9,747
4
Vốn chủ sở hữu
31266
32,630
1,364
5
Khả năng thanh khoản
Khả năng thanh toán hiện hành
0.97
0.98
0.01
Khả năng thanh toán nhanh
0.53
0.46
-0.07
Khả năng thanh toán tức thời
0.04
0.05
0.01
6
Khả năng quản lý tài sản
Vòng quay hàng tồn kho
11.73
10.16
-1.57
Kì thu nợ
46
32.26
-13.74
Vòng quay tổng tài sản
1.28
1.33
0.05
7
Khả năng quản lý vốn vay
Chỉ số nợ
0.3
0.40
0.1
8
Khả năng quản lý tài sản
Lợi nhuận biên
1.67
2.08
0.41
ROA
2.15
2.77
0.62
ROE
3.11
4.27
1.16
Nhận xét: Các khoản phải thu giảm, giảm lượng vốn bị ứ đọng, vốn quay vòng nhanh hơn, khả năng thanh toán được cải thiện. Tỷ suất thu hồi tài sản và tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu tăng lên đáng kể.
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua, Viện Cơ khí Năng lượng và Mỏ đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác quản lý nói chung và công tác quản lý tài chính nói riêng, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là Viện luôn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, tạo công ăn việc làm ổn định đời sống cho hàng trăm cán bộ công nhân viên.
Nhìn về mặt tổng quát Viện vẫn luôn đảm bảo được độ an toàn trong kinh doanh, các chỉ tiêu về hiệu quả sinh lời đạt ở mức trung bình, vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn.
Qua một số phần nhận xét và phân tích tình hình tài chính của Viện, với sự cố gắng của bản thân, kết hợp những lý luận đã học với tình hình thực tế em mạnh dạn đưa ra một số biện pháp có tính chất tham khảo nhằm cải thiện tình hình tài chính của Viện, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mong rằng những đóng góp nhỏ bé này có thể áp dụng vào Viện, nâng cao vị thế tài chính và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn tốt nghiệp Nghiêm Sỹ Thương, cô giáo Nguyễn Thúc Hương Giang và các thầy cô giáo giảng dạy các môn học, em đã hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp với sự làm việc nghiêm túc với nỗ lực bản thân nhưng chắc chắn còn nhiều hạn chế và sai sót do chưa đủ kiến thức.
Kính mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2007
Sinh viên thực hiện
Vũ Thị Tú Oanh
PHỤ LỤC
Phụ luc 01 (a):
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2006
Đ.v.t: tr.đồng
TÀI SẢN
MÃ SỐ
TM
SỐ CUÔI NĂM
SỐ ĐẦU NĂM
A. Tài sản ngắn hạn
100
12,501
13,477
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
110
538
3,290
1. Tiền
111
1
538
3,290
2. Các khoản tương đương tiền
112
1
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
131
1. Đầu tư ngắn hạn
121
11
131
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn
129
III. Các khoản phải thu
130
6,161
7,084
1. Phải thu khách hàng
131
2
5,946
3,954
2. Trả trước cho người bán
132
74
2,795
3. Phải thu nội bộ
133
2
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
134
5. Các khoản phải thu khác
138
141
364
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
139
2
-28
IV. Hàng tồn kho
140
5,671
3,103
1. Hàng tồn kho
141
3
5,671
3,103
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
149
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
151
2. Các khoản thuế phải thu
152
4
3. Tài sản ngắn hạn khác
158
B. Tài sản dài hạn
200
31,915
22,354
I. Các khoản phải thu dài hạn
210
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
211
5
2. Phải thu nội bộ dài hạn
212
3. Phải thu dài hạn khác
213
4. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
219
II. Tài sản cố định
220
31,844
22,302
1. Tài sản cố định hữu hình
221
6
31,271
3,635
Nguyên giá
222
37,987
8,639
Giá trị hao mòn luỹ kế
223
-6,716
-5,004
2. Tài sản cố định thuê tài chính
224
7
Nguyên giá
225
Giá trị hao mòn luỹ kế
226
3. Tài sản cố định vô hình
227
8
110
Nguyên giá
228
110
Giá trị hao mòn luỹ kế
229
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
9
462
18,667
III. Bất động sản đầu tư
240
Nguyên giá
241
Giá trị hao mòn luỹ kế
242
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
250
11
1. Đầu tư vào công ty con
251
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
252
3. Đầu tư dài hạn khác
258
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
259
V.Tài sản dài hạn khác
260
71
52
1. Chi phí trả trước dài hạn
261
12
71
52
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
262
13
3. Tài sản dài hạn khác
268
CỘNG TÀI SẢN
250
44,416
35,832
NGUỒN VỐN
MÃ SỐ
TM
SỐ CUÔI NĂM
SỐ ĐẦU NĂM
A. Nợ phải trả
300
13,150
11,690
I. Nợ ngắn hạn
310
12,830
9,470
1. Vay và nợ ngắn hạn
311
14
3,045
3,486
2. Phải trả người bán
312
15
2,871
1,182
3. Người mua trả tiền trước
313
15
2,609
77
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
314
16
186
423
5. Phải trả công nhân viên
315
3,414
3,357
6. Chi phí phải trả
316
92
102
7. Phải trả nội bộ
317
481
656
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
318
9. Các khoản phải trả, phải nộp khác
319
18
132
185
II. Nợ dài hạn
320
320
2,220
1. Phải trả dài hạn người bán
321
2. Phải trả dài hạn nội bộ
322
19
3. Phải trả dài hạn khác
323
4. Vay và nợ dài hạn
324
20
320
2,220
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
325
13
B. Vốn chủ sở hữu
400
31,266
24,142
I. Vốn chủ sở hữu
410
2,257
20,789
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
21
1,553
1,393
2. Thặng dư vốn cổ phần
412
3. Cổ phiếu ngân quỹ
413
4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
414
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
415
6. Quỹ đầu tư phát triển
416
21
245
336
7. Quỹ dự phòng tài chính
417
21
220
138
8. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
418
21
240
18,922
9. Lợi nhuân chưa phân phối
419
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
420
29,009
3,352
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
421
738
430
2. Nguồn kinh phí
422
22
801
1,785
3. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định
423
27,470
1,138
CỘNG NGUỒN VỐN
430
44,416
35,832
Phụ lục 01 (b):
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tại ngày 31 tháng 12 năm 2005
Đ.v.t: tr.đồng
TÀI SẢN
MÃ SỐ
TM
SỐ CUÔI NĂM
SỐ ĐẦU NĂM
A. Tài sản ngắn hạn
100
13,477
12,921
I. Tiền và các khoản tương đương tiền
110
3,290
1,934
1. Tiền
111
1
3,290
1,934
2. Các khoản tương đương tiền
112
1
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
120
1. Đầu tư ngắn hạn
121
11
2. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn
129
III. Các khoản phải thu
130
7,084
8,383
1. Phải thu khách hàng
131
2
3,954
6,605
2. Trả trước cho người bán
132
2,795
1,329
3. Phải thu nội bộ
133
2
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
134
5. Các khoản phải thu khác
138
364
477
6. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
139
2
-28
(28)
IV. Hàng tồn kho
140
3,103
2,603
1. Hàng tồn kho
141
3
3,103
2,603
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
149
V. Tài sản ngắn hạn khác
150
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
151
2. Các khoản thuế phải thu
152
4
3. Tài sản ngắn hạn khác
158
B. Tài sản dài hạn
200
22,354
12,507
I. Các khoản phải thu dài hạn
210
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
211
5
2. Phải thu nội bộ dài hạn
212
3. Phải thu dài hạn khác
213
4. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
219
II. Tài sản cố định
220
22,302
12,507
1. Tài sản cố định hữu hình
221
6
3,635
3,615
Nguyên giá
222
8,639
7,938
Giá trị hao mòn luỹ kế
223
-5,004
(4,323)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
224
7
Nguyên giá
225
Giá trị hao mòn luỹ kế
226
3. Tài sản cố định vô hình
227
8
Nguyên giá
228
Giá trị hao mòn luỹ kế
229
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
9
18,667
8,892
III. Bất động sản đầu tư
240
Nguyên giá
241
Giá trị hao mòn luỹ kế
242
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
250
11
1. Đầu tư vào công ty con
251
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
252
3. Đầu tư dài hạn khác
258
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
259
V.Tài sản dài hạn khác
260
52
1. Chi phí trả trước dài hạn
261
12
52
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
262
13
3. Tài sản dài hạn khác
268
CỘNG TÀI SẢN
250
35,832
25,428
NGUỒN VỐN
MÃ SỐ
TM
SỐ CUỐI NĂM
SỐ ĐẦU NĂM
A. Nợ phải trả
300
11,690
9,995
I. Nợ ngắn hạn
310
9,470
8,023
1. Vay và nợ ngắn hạn
311
14
3,486
1,855
2. Phải trả người bán
312
15
1,182
480
3. Người mua trả tiền trước
313
15
77
230
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
314
16
423
564
5. Phải trả công nhân viên
315
3,357
4,235
6. Chi phí phải trả
316
102
35
7. Phải trả nội bộ
317
656
397
8. Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng
318
228
9. Các khoản phải trả, phải nộp khác
319
18
185
II. Nợ dài hạn
320
2,220
1,972
1. Phải trả dài hạn người bán
321
2. Phải trả dài hạn nội bộ
322
19
3. Phải trả dài hạn khác
323
4. Vay và nợ dài hạn
324
20
2,220
5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
325
13
B. Vốn chủ sở hữu
400
24,142
15,433
I. Vốn chủ sở hữu
410
20,789
10,655
1.Vốn đầu tư của chủ sở hữu
411
21
1,393
1,121
2. Thặng dư vốn cổ phần
412
3. Cổ phiếu ngân quỹ
413
4. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
414
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
415
6. Quỹ đầu tư phát triển
416
21
336
197
7. Quỹ dự phòng tài chính
417
21
138
68
8. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu
418
21
18,922
9,269
9. Lợi nhuân chưa phân phối
419
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
420
3,352
4,778
1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
421
430
232
2. Nguồn kinh phí
422
22
1,785
3,257
3. Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định
423
1,138
1,289
CỘNG NGUỒN VỐN
430
35,832
25,428
Phụ luc 02:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2005, 2006
Đ.v.t: tr.đồng
CHỈ TIÊU
MÃ SỐ
TM
NĂM 2006
NĂM 2005
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
1
24
51,613
38,632
2. Các khoản giảm trừ
3
24
141
475
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
10
24
51,472
38,157
4. Giá vốn hàng bán
11
25
42,808
32,794
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dich vụ
20
8,664
5,363
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
24
95
78
7. Chi phí tài chính
22
26
376
316
Trong đó chi phí lãi vay
23
376
316
8. Chi phí bán hàng
24
1,796
1,940
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
5,573
2,468
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30
1,014
717
11. Thu nhập khác
31
244
96
12. Chi phí khác
32
60
6
13. Lợi nhuận khác
40
184
90
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
50
1,198
807
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp
51
28
335
226
16. Lợi nhuận sau thuế
60
28
863
581
Phụ lục 03:
BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2006
Đ.v.t: tr.đồng
CHỈ TIÊU
MS
TM
Năm 2006
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác
1
54,528
2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hoá và dịch vụ
2
-48,842
3. Tiền chi trả cho người lao động
3
-12,721
4. Tiền chi trả lãi vay
4
-162
5. Tiền chi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
5
-340
6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
6
10,516
7. Tiền chi khác cho hoạt động sản xuất kinh doanh
7
-2,970
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh
20
7
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
21
6,7,8,11
0
1. Tiền chi mua sắm, xây dựng tài sản cố định và tài sản dài hạn khác
22
-268
2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và tài sản dài hạn khác
23
0
3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác
24
0
4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác
25
0
5. Tiền ch đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
26
-7,331
6. Tiên thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác
27
7,200
7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia
28
95
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
30
-304
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
31
21
0
1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu
32
21
0
2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu
33
0
3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
34
1,844
4. Tiền chi trả nợ gốc vay
35
-4,300
5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính
36
21
0
6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu
37
0
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
40
-2,456
Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ
50
-2,753
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ
60
3,290
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ
61
0
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ
70
29
538
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình: Cơ sở của Quản lý Tài chính Doanh nghiệp
TS. Nghiêm Sĩ Thương – ĐHBKHN
2. Giáo trình: Phân tích hoạt động kinh doanh
PGS.TS. Phạm Thị Gái – Nhà xuất bản thống kê Hà Nội 2004
3. Giáo trình: Tài chính doanh nghiệp
PGS.TS. Lưu Thị Hương – Nhà xuất bản thống kê Hà Nội 2005
4. Giáo trình: Phân tích hoạt động kinh doanh
Lê Thị Phương Hiệp – ĐHBKHN
._.