Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty Sông Đà 2

Lời nói đầu Phân tích tài chính là việc vận dụng các kiến thức đã học về kế toán, tài chính và các môn học có liên quan khác để tìm hiểu thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nhận dạng được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những thuận lợi, khó khăn. Tìm hiểu và giải thích được các nguyên nhân đứng sau thực trạng đó. Để từ đó đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp và thông qua đó xác định được xu hướng phát triển của doanh nghiệp, tìm ra những bước đi vững chắc, hiệu

doc58 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty Sông Đà 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả trong một tương lai gần. Như vậy,việc phân tích tài chính là một công cụ quan trọng và rất cần thiết cho công tác quản lý của chủ doanh nghiệp nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Sau một thời gian tham gia thực tập tìm hiểu và sưu tầm tài liệu, số liệu tại Công ty Sông Đà 2, cùng với những kiến thức đã được các thầy cô giáo trong trường Đại học Bách khoa Hà Nội truyền đạt em đã mạnh dạn nghiên cứu và hoàn thành bản Đồ án Tốt nghiệp với đề tài là: “Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty Sông Đà 2”. Kết cấu của bản Đồ án Tốt nghiệp gồm những nội dung sau: - Lời nói đầu - Phần I: Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp. - Phần II: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Sông Đà 2 giai đoạn 2003– 2004. - Phần III: Một số kiến nghị và biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Nguyễn ái Đoàn, người đã trực tiếp hướng dẫn em tận tình trong suốt thời gian thực tập và làm đồ án Tốt nghiệp, cùng tập thể các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Quản lý. Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn tập thể ban lãnh đạo Công ty Sông Đà 2 cùng các phòng ban đã chỉ dẫn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian thực tập tại Công ty. Tuy nhiên, vì kiến thức còn nhiều hạn chế nên trong quá trình quan sát, nhận biết thực tế và thực hiện Đồ án sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, em rất mong nhận được sự thông cảm cũng như những ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn sinh viên để hoàn thiện hơn nữa bản Đồ án Tốt nghiệp này. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kim Xuyến Mục lục Chương 1: Giới thiệu về công ty Sông đà 2 và sự cần thiết của đề tài 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sông Đà 2 Trụ sở công ty Sông Đà 2 -Địa chỉ : Toà nhà 7 tầng, Km 10 đường Nguyễn Trãi – Hà Nội – Hà Đông. -Điện thoại : 04.8541156 hoặc 034.821037 -Fax : 034.828255 Thời điểm thành lập và quá trình phát triển của Công ty Sông Đà 2 Công ty Sông Đà 2 là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty Sông Đà được thành lập năm 1960. Năm 1993, dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Công ty đã có sự thay đổi về cơ cấu. Ngày 26/3/1993 Công ty được thành lập lại theo quyết định số 131A/BXD-TCLĐ của Bộ trưởng bộ xây dựng. Trụ sở chính của Công ty nằm tại Thị xã Hoà Bình, Tỉnh Hoà Bình. Năm 1994, Công ty Sông Đà 2 quyết định chuyển trụ sở chính từ Hoà Bình đến Phường Quang Trung, Thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Tây. Việc chuyển địa điểm này tạo điều kiện cho Công ty trong việc giao dịch với các đơn vị nhận thầu. Từ khi thành lập đến nay, Công ty Sông Đà 2 đã từng bước được củng cố và phát triển toàn diện. Hiện nay công ty đã có tới 6 xí nghiệp. Đặc biệt, Công ty đã có một đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, có trình độ giỏi, có được các trang thiết bị tiên tiến của nhiều nước trên thế giới. Từ đó Công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ mà Tổng Công ty và Nhà nước giao cho. Sự cố gắng của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên Công ty Sông Đà 2 đã được Nhà nước ghi nhận. Công ty có 1289 cán bộ kỹ sư công nhân viên lành nghề và giàu kinh nghiệm. Hàng năm, Công ty luôn trích ra khoản tiền để bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho cán bộ công nhân viên, chi cho hoạt động từ thiện, ủng hộ các phong trào văn hoá xã hội, chi bảo hộ lao động, chi an ninh bảo vệ, chi cho giáo dục đào tạo… Qua hơn 40 năm hoạt động, Công ty Sông Đà 2 đã và đang tham gia xây dựng nhiều công trình quan trọng như : Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Nhà máy đường Sơn La, Hệ thống tải điện 500 kv Bắc-Nam, Nhà máy thuỷ điện Nậm Sạt (Lào), đường dây 110 kv, 35 kv, các trạm biến áp, đại học Quốc Gia Hà Nội, Nhà khách Uỷ Ban dân tộc và miền núi, Học viện Bưu Chính Viễn Thông, đường cao tốc Láng – Hoà Lạc, quốc lộ 1A (Hà Nội - Lạng Sơn), đường Hồ Chí Minh (đoạn A Roàng - A Tép)… Các công trình do công ty Sông Đà 2 thi công đều được đánh giá cao, nhiều công trình đạt huy chương vàng và chất lượng cao ngành xây dựng. Năm 2004 Công ty Sông Đà 2 bắt đầu tiến hành cổ phần hoá từng bước các xí nghiệp. Quá trình cổ phần hoá vẫn đang được tiến hành nhằm tạo cho công ty sự vững mạnh về nguồn vốn cũng như tạo sự năng động, năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Hiện nay Công ty Sông Đà 2 đang tập trung nâng cao mọi mặt: nhân lực, máy móc thiết bị, đầu tư chiều sâu để thực hiện và sẵn sàng nhận thầu xây lắp thi công các công trình trên toàn quốc và quốc tế. 1.2. Bộ máy tổ chức của Công ty 1.2.1. Mô hình bộ máy tổ chức của Công ty Sông Đà 2: Là một doanh nghiệp có quy mô lớn, có nhiều xí nghiệp trực thuộc, nên Công ty Sông Đà 2 tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng kết hợp với mô hình dự án ma trận. Trong mô hình này các phó giám đốc công ty giúp giám đốc, người quản lý cấp cao, trong các công việc thuộc chức năng của họ. Các phòng chức năng làm việc theo chức năng của họ để trợ giúp cho các phó giám đốc trong công việc tham mưu cho giám đốc. Các xí nghiệp trực thuộc tổ chức tương đối độc lập. Trong mỗi xí nghiệp này cũng có các đơn vị chức năng và các đơn vị chức năng này tổ chức theo cơ cấu chức năng. Để thực hiện các dự án, các xí nghiệp sẽ thực hiện dựa trên sự hỗ trợ và giám sát của các phòng chức năng của cơ quan công ty. Mỗi một Phòng chức năng hoặc một Phó giám đốc bộ phận có thể tham gia vào nhiều dự án khác nhau. Khi mỗi dự án hoàn thành thì cơ cấu ma trận liên quan đến dự án đó được giải thể. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Sông Đà 2 được thể hiện trên sơ đồ sau: Sơ đồ 1:Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Sông Đà 2: Giám đốc công ty Phó Giám đốc kinh doanh Phó Giám đốc Kỹ thuật Phó Giám đốc Thi công Pgđ Vật tư - thiết bị Phòng quản lý –kỹ thuật Phòng kinh tế – kế hoạch Phòng tài chính – kế toán Phòng quản lý cơ giới Phòng tổ chức hành chính Xí nghiệp sông đà 2.01 Xí nghiệp sông đà 2.02 Xí nghiệp sông đà 2.05 Xí nghiệp sông đà 2.04 Xí nghiệp sông đà 2.03 đội trực thuộc Xí nghiệp sông đà 2.06 (Nguồn từ Phòng tổ chức Công ty) 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý trong Công ty Sông Đà 2 Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của doanh nghiệp, có quyền cao nhất trong doanh nghiệp. Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp từ việc sử dụng hợp lý nguồn vốn, đất đai, tài nguyên của Nhà nước giao đến việc ban hành các định mức kinh tế, kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền tệ... Cụ thể : - Truyền đạt đến mọi thành viên trong Công ty Sông Đà 2 về tầm quan trọng của việc đáp ứng khách hàng cũng như các yêu cầu pháp luật. - Thiết lập chính sách chất lượng. - Đảm bảo việc thiết lập các mục tiêu chất lượng cho toàn Công ty và các bộ phận. - Định kỳ xem xét các hệ thống quản lý chất lượng để đảm bảo tính liên tục phù hợp, thoả đáng, và hiệu lực của hệ thống. - Đảm bảo sẵn có các nguồn lực cho các quá trình sản xuất, kinh doanh. - Đảm bảo các yêu cầu của khách hàng đều được xác định và đáp ứng. - Phê duyệt tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng. - Quyết định đào tạo, tuyển dụng hay điều động nhân lực theo yêu cầu sản xuất và nhu cầu năng lực nhân sự. - Phê duyệt các kế hoạch bảo dưỡng thiết bị, hiệu chuẩn thiết bị đo. - Phê duyệt danh sách nhà cung ứng được lựa chọn, phê duyệt thông tin mua hàng. - Đảm bảo các sản phẩm bị ảnh hưởng của các thiết bị đo không phù hợp đều được theo dõi và xử lý. - Quyết định những sản phẩm được miễn trừ các hoạt động theo dõi và đo lường. - Quyết định hành động khắc phục, phòng ngừa (những trường hợp nghiêm trọng). Trong các trường hợp cần thiết Giám đốc có thể uỷ quyền cho các Phó Giám đốc trong các công việc của mình. Các Phó Giám đốc: Giúp Giám đốc trong các lĩnh vực :Kinh doanh, kỹ thuật, thi công, vật tư thiết bị. Có thể được giám đốc uỷ quyền giải quyết các công việc liên quan đến lĩnh vực của họ ở Công ty Sông Đà. Phòng quản lý kỹ thuật: Đề ra các mục tiêu quản lý kỹ thuật, giám sát quá trình thi công của các dự án, chịu trách nhiệm giám sát, nghiệm thu và bàn giao sản phẩm, đưa ra các kế hoạch cải tiến trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật. Phòng kinh tế kế hoạch: Tập hợp, báo cáo Phó Giám đốc về các ý kiến phản hồi của khách hàng, nhà cung ứng. Tập hợp các tài liệu, thông tin về xây dựng kế hoạch của các đơn vị, phòng chức năng để trình giám đốc phê duyệt. Theo dõi tình hình thực hiện của các đơn vị có những hoạt động điều phối, xây dựng các kế hoạch bổ xung. Phòng tài chính kế toán: - Xây dựng hệ thống các kế hoạch tài chính. Dự toán các chi phí cho doanh nghiệp, kế hoạch thu vốn. - Tổ chức nguồn vốn kịp thời, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. - Tổ chức công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ doanh nghiệp. - Lập đầy đủ, đúng hạn các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị theo đúng các quy định của Tổng Công ty. - Kiểm tra giám sát việc thực hiện, chấp hành quy định về tài chính theo luật định trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phòng quản lý cơ giới: Đảm bảo việc điều phối thiết bị, vật tư theo quy định “quản lý thiết bị”, quy định “mua hàng và quản lý nhà cung ứng”. Phòng tổ chức hành chính: Đảm bảo cung cấp nhân lực theo quy định “quản lý nguồn nhân lực”. Cung cấp các phương tiện cho việc truyền đạt thông tin. Lưu giữ thông tin liên quan đến giáo dục đào tạo, kỹ năng kinh nghiệm. Các xí nghiệp trực thuộc: Thực hiện các công tác chuẩn bị, thực hiện việc triển khai dự án theo quy định. Đảm bảo các yêu cầu của khách hàng được đáp ứng. Lập báo cáo ý kiến khen chê của khách hàng gửi phòng KTKH. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Sông Đà 2 Công ty Sông Đà 2 có hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu về lĩnh vực xây dựng nên có chức năng, nhiệm vụ chính về 3 lĩnh vực sau: Lĩnh vực xây lắp. Lĩnh vực Công nghiêp. Lĩnh vực khác. Quy trình công nghệ của Công ty Sông Đà 2 Đối với bất kỳ một công trình xây dựng nào để hoàn thành và đưa vào sử dụng cũng phải trải qua ba giai đoạn: khảo sát, thiết kế, thi công. Quy trình công nghệ xây dựng của công ty có thể được mô tả bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Quy trình công nghệ của Công ty Sông Đà 2 Đấu thầu xây dựng Ký kết hợp đồng Khảo sát thi công Lập KH thi công Tổ chức thi công Bàn giao, nghiệm thu công trình Thu hồi vốn (Nguồn Phòng Tổ chức Công ty Sông Đà 2) Các bước trong quy trình công nghệ: Qui trình đấu thầu bao gồm: - Tìm kiếm thông tin, xử lý thông tin để lựa chọn công trình cần tiếp thị - Lập kế hoạch tiếp thị các đối tác để quyết định đấu thầu công trình - Tham gia đấu thầu công trình - Xử lý thông tin sau đấu thầu Sau khi đấu thầu thành công và ký kết hợp đồng, công ty tiến hành khảo sát địa điểm thi công. Công việc khảo sát bao gồm: - Khảo sát địa chất - Khảo sát thuỷ văn - Khảo sát thổ nhưỡng.. Sau khi khảo sát phải lập được các báo cáo: báo cáo thuỷ văn, báo cáo địa hình, báo cáo địa chất... mô tả khái quát được địa hình, địa mạo toàn vùng và của cả khu dự án. Phân tích các thuận lợi, khó khăn, các ảnh hưởng có thể xảy ra khi xuất hiện dự án. Đánh giá được nguồn nước, các yếu tố thuỷ văn, đặc trưng khí hậu, các yếu tố thuỷ văn thiết kế (dòng chảy, mực nước, độ chua mặn..); đánh giá được các điều kiện kinh tế, xã hội khu vực dự án (mức thu nhập, tình trạng ngành nghề, cơ sở vật chất, y tế, giáo dục, hiện trạng sản xuất của địa phương (sản xuất nông nghiệp hay công nghiệp..), hiện trạng cấp thoát nước..) Tiếp đó là bước thiết kế. Công việc thiết kế bao gồm: - Thiết kế sơ bộ dự án - Thiết kế thi công và dự toán - Thiết kế tổ chức quản lý khai thác; - Đền bù, di dân tái định cư, bảo vệ môi trường, đánh giá hiệu quả kinh tế dự án, đánh giá tác động môi trường của dự án và đưa ra biện pháp xử lý. Dựa trên cơ sở của các bước khảo sát, thiết kế công ty tiến hành lập kế hoạch tổ chức thi công: - Lập kế hoạch về máy móc, thiết bị, nhân lực, tài chính, - Kế hoạch quản lý.. Quá trình thi công là quá trình quan trọng nhất của quy trình công nghệ. Đó là cả một quá trình thực hiện các kế hoạch thi công đã đề ra, phải quản lý, giám sát quá trình thực thi sao cho đạt hiệu quả cao nhất, hoàn thành công trình đúng tiến độ đã đề ra. Cuối cùng là công tác bàn giao và nghiệm thu công trình và quyết toán với chủ đầu tư. Tuỳ theo hợp đồng mà công tác nghiệm thu thanh toán có thể xảy ra từng tháng hay từng giai đoạn của công trình hoặc là sau khi công trình đã hoàn thành. Về hình thức tổ chức sản xuất, Công ty Sông Đà 2 tổ chức sản xuất theo từng xí nghiệp. Trong đó: Xí nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu Sông Đà 2.01 Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 2.02 Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 2.03 Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 2.04 thi công các công trình dân dụng, công nghiệp, đường dây và trạm cao thế, hạ thế. Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 2.05 Xí nghiệp xây dựng Sông Đà 2.06 Đội trực thuộc. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Sông Đà 2 thời gian gần đây: Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu và kết quả tiêu thụ Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty là lĩnh vực xây dựng và được chia thành ba lĩnh vực chủ yếu : Lĩnh vực xây lắp bao gồm : -Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp với quy mô lớn -Xây dựng công trình thuỷ lợi: Đê đập, hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu.. -Xây dựng công trình giao thông đường bộ tới cấp một, sân bay, bến cảng.. -Xây lắp đường dây và trạm biến thế -Lắp đặt thiết bị cơ - điện – nước công trình, kết cấu và cấu kiện phi tiêu chuẩn - Nạo vét và bồi đắp mặt bằng, đào, đắp nền, đắp công trình.. -Thi công các loại móng, khoan phun VXM, hoá chất, khoan cọc nhồi, đóng ép cọc.. -Thi công bằng phương pháp nổ mìn các công trình hở, khai thác đá xây dựng Lĩnh vực sản xuất công nghiệp bao gồm: -Sản xuất vật liệu, cấu kiện xây dựng -Sản xuất bê tông thương phẩm, bê tông nhựa nóng Lĩnh vực sản xuất khác bao gồm: -Kinh doanh vật tư, vật liệu xây dựng -Hoàn thiện trang trí nội ngoại thất công trình -Kinh doanh nhà, hàng hoá, đầu tư các dự án về nhà ở và các khu công nghiệp. -Vận tải hàng hoá và sửa chữa ô tô cơ khí. Trong các lĩnh vực kinh doanh trên, lĩnh vực mang lại doanh thu lớn nhất cho công ty là lĩnh vực xây lắp. Ngoài lĩnh vực xây dựng Công ty còn kinh doanh một số loại hình dịch vụ chủ yếu như: - Xây dựng các công trình như : trường học, bệnh viện, công trình điện, đường, nhà dân... - Xây dựng các công trình giao thông - Sản xuất áp phan - Trộn thuê áp phan - Sản xuất đá - Sản xuất thành phẩm bê tông bán ngoài - Sản xuất thành phẩm ống cống - Dịch vụ vận chuyển bê tông áp phan - Kinh doanh vật tư Dữ liệu tổng quát về Công ty Qui mô hiện tại của Công ty Sông Đà 2 Công ty Sông Đà 2 là một doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn. Từ một địa điểm ban đầu là cơ quan công ty ở trên đường Nguyễn Trãi thành lập năm 1993, sau mười năm hoạt động, đến nay Công ty đã có thêm 6 xí nghiệp trực thuộc, địa bàn hoạt động rộng lớn, thực hiện các công trình xây lắp từ Bắc vào Nam. Năm 2003 Công ty Sông Đà 2 có tổng vốn chủ sở hữu là 22.859.930.721 đồng, đến cuối năm 2004 tổng số vốn chủ sở hữu đã lên đến 27.375.955.725 đồng tương ứng với 19,76%. Những con số này thể hiện sự tăng trưởng vững mạnh của Công ty Sông Đà 2. Bảng 1: Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Sông Đà 2 các năm 2003, 2004 Stt Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 1 Doanh thu Đồng 43.036.452.686 116.358.555.665 2 Vốn chủ sở hữu Đồng 22.859.930.721 27.375.955.725 3 Số lao động Người 1.289 1.285 4 Nộp ngân sách Nhà nước Đồng 3.568.453.679 3.086.895.779 5 Lợi nhuận Đồng 1.006.865.008 2.018.993.705 6 Tổng quỹ tiền lương Đồng 10.928.000.371 17.628.420.471 7 Thu nhập bình quân/ 1 người Đồng 914.061 1.505.881 (Nguồn : Báo cáo quản trị và Báo cáo tài chính của Công ty Sông Đà 2 năm 2003 và năm 2004) Đánh giá chung về tình hình Công ty và sự cần thiết của đề tài Công ty Sông Đà 2 là một doanh nghiệp có quy mô tương đối lớn, có lĩnh vực sản xuất kinh doanh đặc thù và đem lại kết quả cao. Doanh thu cũng như nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty luôn đảm bảo năm sau cao hơn năm trước. Điều đó cho thấy sự tăng trưởng vững mạnh của Công ty. Công ty trong những năm qua luôn chú trọng bảo toàn và phát triển nguồn vốn của mình, không ngừng nâng cao và làm lành mạnh hoá tình hình tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, để phát triển hơn nữa quy mô hoạt động của Công ty Công ty phải tiến hành phân tích tình hình tài chính để nhận dạng được những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn. Tìm hiểu, giải thích các nguyên nhân đứng sau thực trạng đó và từ đó tìm ra biện pháp cải thiện tình hình tài chính cũng như xây dựng phương hướng phát triển cho riêng mình. Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp 2.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp 2.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế – tiền tệ trong quá trình phát triển và biến đổi vốn dưới hình thức có liên quan trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.2. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp Tình hình tài chính của một doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau nhưng nhìn chung nó bị ảnh hưởng bởi các yếu tố cơ bản sau: - Cơ cấu vốn - Cơ cấu tài sản - Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và cơ cấu tài sản - Tình hình sử dụng tài sản (tài sản cố định và tài sản lưu động) - Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 2.1.3. Nội dung của hoạt động tài chính của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của tài chính của doanh nghiệp có một vị trí quan trọng đặc biệt, chi phối tất cả các khâu của quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp. Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà có những nội dung hoạt động tài chính khác nhau, trọng tâm và mức độ quản lý trong từng khâu cũng khác nhau. Hoạt động tài chính của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây: - Quản lý sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Trong nội dung hoạt động của tài chính doanh nghiệp, quản lý sử dụng vốn kinh doanh là khâu trọng tâm nhất, có tính chất quyết định tới mức độ tăng trưởng hoặc suy thoái của một doanh nghiệp. Quản lý sử dụng vốn kinh doanh bao gồm nhiều khâu như xác định nhu cầu vốn kinh doanh, khai thác tạo lập vốn kinh doanh, đầu tư, sử dụng và bảo toàn vốn kinh doanh. - Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. 2.2. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp 2.2.1. Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện hành với quá khứ. Qua đó người sử dụng thông tin có thể đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nắm vững tiềm năng, xác định chính xác hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp. Mục đích: Trong kinh tế thị trường, sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của một doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào việc phân tích và đánh giá kinh tế của công ty. Phân tích tình hình tài chính giúp ta đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để phục vụ tốt cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh các nhà quản lý phải thường xuyên tổ chức phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp mình để có những quyết định kịp thời cho việc cải thiện tình hình tài chính. Bên cạnh đó sự phát triển của các doanh nghiệp, ngân hàng và thị trường vốn càng cho thấy việc phân tích tài chính là hết sức cần thiết. Phân tích tài chính có ảnh hưởng trực tiếp đến một số đối tượng sau: -Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp: phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, xác định đIểm mạnh, diểm yếu của doanh nghiệp làm cơ sở để định hướng các quyết định của ban giám đốc và dự báo các kế hoạch tài chính. Mối quan tâm hàng đầu của các chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý là tối đa hoá lợi nhuận và có khả năng trả nợ. Các nhà quản lý doanh nghiệp thì còn quan tâm đến nhiều mục tiêu khác như: tạo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đóng góp phúc lợi, bảo vệ môi trường.. Tuy nhiên doanh nghiệp chỉ có thể đáp ứng được các mục tiêu trên nếu doanh nghiệp thực hiện được hai mục tiêu cơ bản là: kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Bởi vì một doanh nghiệp nếu làm ăn thua lỗ kéo dài hoặc không thanh toán được nợ đến hạn đều buộc phảI ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy các chủ doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp phảI nắm đầy đủ thông tin về hoạt động tài chính của doanh nghiệp, từ đó phân tích và đánh giá đúng đắn tình hình hoạt động tài chính của mình để có những quyết định sáng suốt. -Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng: phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ nhận biết nhu cầu vay và khả năng trả nợ của khách hàng. Họ đặc biệt chú ý đến khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Cụ thể hơn là họ quan tâm đến lượng tiền mặt, các loại tài sản có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền và so sánh chúng với các khoản nợ của doanh nghiệp. Mối quan tâm thứ hai của các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng là lượng vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp có. Đây chính là khoản đảm bảo cho họ nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh khoản. Mối quan tâm thứ ba của các chủ ngân hàng là khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Không chủ ngân hàng nào muốn cho một doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả hoặc làm ăn thua lỗ vay tiền cả. Không chỉ có vậy khả năng sinh lợi của doanh nghiệp chính là cơ sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay của doanh nghiệp. -Đối với các nhà cung ứng vật tư, thiết bị, hàng hoá và dịch vụ: phân tích tài chính trong doanh nghiệp cho họ biết về khả năng thanh toán của doanh nghiệp, từ đó có thể quyết định bán hàng hay không bán hàng, và các phương pháp thanh toán hợp lý cần áp dụng để thu hồi tiền bán hàng một cách nhanh nhất. -Đối với các nhà đầu tư: phân tích tài chính giúp họ biết tình hình thu nhập của vốn chủ sở hữu, lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Đó chính là căn cứ quan trọng trong việc ra quyết định có đầu tư vào doanh nghiệp hay không. -Đối với khách hàng: phân tích tài chính doanh nghiệp giúp họ đánh giá khả năng, năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp để quyết định có ứng tiền trước hay không. -Đối với người lao động trong doanh nghiệp: phân tích tài chính trong doanh nghiệp giúp họ hiểu biết về hoạt động của doanh nghiệp, nắm bắt được xu hướng phát triển của doanh nghiệp để từ đó nâng cao trách nhiệm của mình trong công việc mà họ phải đảm nhận, giúp họ đánh giá được thu nhập của bản thân sẽ tăng lên hay sút đi. -Đối với các cơ quan quản lý Nhà Nước như tài chính, ngân hàng, kiểm toán, thuế... : phân tích tài chính giúp cho việc kiểm tra, giám sát, kiểm toán, thu thuế, hướng dẫn và tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ về tài chính, kế toán, thuế.. được thực hiện tốt hơn. Tóm lại, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính, nó có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau, nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Chính vì lẽ đó phân tích tài chính trong doanh nghiệp là hết sức cần thiết. 2.2.2. ý nghĩa và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp ý nghĩa của phân tích tài chính: Phân tích tài chính là một phương pháp đánh giá tình hình tài chính đã qua và hiện nay, cũng như dự đoán tình hình tài chính trong tương lai, đồng thời đưa ra biện pháp để cải thiện tình hình tài chính và dần dần đi đến hoàn thiện tình hình tài chính doanh nghiệp. Không những thế phân tích tài chính còn cung cấp những thông tin giúp cho nhà quản lý đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình và từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm. Phân tích tài chính là công cụ không thể thiếu được trong công tác quản lý, không chỉ có ý nghĩa thiết thực với hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm đánh giá một cách toàn diện tình hình tài chính, năng lực tài chính, khả năng sinh lời, cách thức lựa chọn và quản lý nguồn vốn để đưa ra quyết định tài chính và quyết định đầu tư, đánh giá chính xác khả năng hoàn trả nợ vay.. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp: Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp có các vai trò chủ yếu sau đây: - Đảm bảo huy động đầy đủ và kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện mọi quá trình kinh doanh, trước hết các doanh nghiệp phải có vốn kinh doanh. Vai trò của tài chính doanh nghiệp được thể hiện là xác định đúng đắn nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Tiếp đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức huy động vốn thích hợp, đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn để hoạt động của các doanh nghiệp được thực hiện một cách nhịp nhàng, liên tục với chi phí huy động vốn thấp nhất. - Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. Việc tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả được coi là điều kiện tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư, chọn ra dự án đầu tư tối ưu; lựa chọn và huy động nguồn vốn có lợi nhất cho hoạt động kinh doanh, bố trí cơ cấu vốn hợp lý, sử dụng các biện pháp để tăng nhanh vòng quay của vốn, nâng cao khả năng sinh lời của vốn kinh doanh. - Đòn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh. Vai trò này của tài chính doanh nghiệp được thể hiện thông qua việc tạo ra sức mua hợp lý để thu hút vốn đầu tư, lao động, vật tư, dịch vụ, đồng thời xác định giá bán hợp lý khi tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ và thông qua hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp, phân phối quỹ khen thưởng, quỹ lương, thực hiện các hợp đồng kinh tế… - Giám sát kiểm tra chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình tài chính của doanh nghiệp là một tấm gương phản ánh trung thực nhất mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu tài chính mà các nhà quản lý doanh nghiệp dễ dàng nhận thấy thực trạng quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những vướng mắc, tồn tại để từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động kinh doanh nhằm đạt tới mục tiêu đã định. Vai trò của tài chính doanh nghiệp sẽ trở nên tích cực hay thụ động trước hết là phụ thuộc vào sự nhận thức và vận dụng các chức năng của tài chính, sau nữa còn phụ thuộc vào môi trường kinh doanh, cơ chế tổ chức tài chính doanh nghiệp và các nguyên tắc cần quán triệt trong mọi hoạt động tài chính doanh nghiệp. 2.3. Nguồn tài liệu và phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 2.3.1. Nguồn tài liệu để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Nguồn tài liệu để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là phương tiện trình bày tình hình và khả năng tài chính, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Hệ thống báo cáo tài chính bao gồm: -Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01-DN) -Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02-DN) -Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu B03-DN) -Bản thuyết minh các báo cáo tài chính (Mẫu B04-DN) Bảng cân đối kế toán: là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh một cách tổng quát tình hình toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Kết cấu của bảng cân đối kế toán bao gồm 2 phần: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ của doanh nghiệp và tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản khác. Kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 3 phần: Phần I: Lãi, lỗ. Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Kết cấu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm có 3 phần: Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính. 2.3.2. Phương pháp phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp Phương pháp so sánh: đây là phương pháp lâu đời nhất và được áp dụng rộng rãi nhất. So sánh trong phân tích kinh tế là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhau. Phương pháp so sánh có nhiều dạng: -So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức hay kế hoạch -So sánh số liệu thực tế giữa các kỳ, các năm -So sánh số liệu thực hiện với các thông số kỹ thuật -kinh tế trung bình hoặc tiên tiến -So sánh số liệu của doanh nghiệp mình với các số liệu của các doanh nghiệp tương đương hoặc doanh nghiệp của đối thủ cạnh tranh -So sánh các thông số kỹ thuật kinh tế với các phương án kinh tế khác ưu điểm lớn nhất của phương pháp so sánh là cho phép tách ra được những nét chung, nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp quản lý hợp lý và tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Điều kiện khi áp dụng phương pháp so sánh là: Các chỉ tiêu hay kết quả tính toán phải tương đương nhau về nội dung phản ánh và cách xác định. Trong phân tích so sánh có thể so sánh: số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân Phương pháp thay thế liên hoàn: Thay thế liên hoàn là thay thế lần lượt số liệu gốc hoặc số liệu kế hoạch bằng số liệu thực tế cuả nhân tố ảnh hưởng tới một chỉ tiêu kinh tế được phân tích theo đúng logic quan hệ giữa các nhân tố. Phương pháp thay thế liên hoàn có thể được áp dụng khi mối qua._.n hệ giữa các chỉ tiêu và giữa các nhân tố, các hiện tượng kinh tế có thể biểu thị bằng một hàm số. Thay thế liên hoàn được sử dụng để tính toán mức ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới cùng một chỉ tiêu phân tích. Trong phương pháp này, nhân tố thay thế là nhân tố được tính mức ảnh hưởng, còn các nhân tố khác giữ nguyên, lúc đó so sánh mức chênh lệch giữa cái trước nó và cái đã được thay thế sẽ tính được mức ảnh hưởng của nhân tố được thay thế. Việc xác định trình tự thay thế liên hoàn hợp lý là một yêu cầu khi sử dụng phương pháp. Trật tự thay thế liên hoàn trong các tài liệu được quy định như sau: -Nhân tố số lương thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau. Khi có thể phân biệt rõ ràng các nhân tố ảnh hưởng thì vận dụng nguyên tắc trên trong thay thế liên hoàn là khá thuận tiện. Trong trường hợp cùng một lúc có nhiều nhân tố chất lượng, số lượng..tức nhiều nhân tố có cùng tính chất như nhau, việc xác định trật tự thay thế trở nên khó khăn thì sử dụng phương pháp tích phân, vi phân cho phương pháp này. Phương pháp liên hệ cân đối: Đây là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế khi giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc cần phải tồn tại sự cân bằng. Phương pháp liên hệ cân đối được sử dụng rộng rãi trong phân tích tài chính: phân tích sự vận động của hàng hoá, vật tư, nhiên liệu; xác định điểm hoà vốn; phân tích cán cân thương mại… Ngoài các phương pháp phân tích trên còn có một số phương pháp phân tích như: phương pháp đồ thị, phương pháp phân tổ, phương pháp so sánh tương quan, các phương pháp toán học ứng dụng khác.. 2.4. Nội dung và quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp Nội dung phân tích tài chính: 1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính (sự biến động của tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, nộp ngân sách, các cân đối tài chính, vàkết luận sơ bộ). 2. Phân tích hiệu quả tài chính (khả năng quản lý tài sản và khả năng sinh lời). 3. Phân tích rủi ro tài chính (Công nợ và khoản phải thu, khả năng thanh toán, khả năng quản lý nợ). 4. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính (Phân tích các đòn bẩy và đẳng thức Du Pont) 5. Đánh giá chung về tình hình tài chính doanh nghiệp. Quy trình phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính: Sơ đồ 2: Quy trình phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính Bảng CĐKT Bảng LCTT Bảng KQKD Vị thế tài chính sau khi có giải pháp So sánh , nhận xét và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính Bảng CĐKT sau giải pháp Bảng KQKD sau giải pháp Phân tích khái quát Sự biến động của tài sản và nguồn vốn - Kết quả của hoạt động kd, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính, số dư tiền mặt cuối kỳ và số dư tiền cuối kỳ - Biến động của d.thu, chi phí & LN Pt tổng hợp -Phân tích Dupont -Phân tích các đòn bẩy Các tỷ số tài chính mục tiêu Các tỷ số tài chính hiện nay PT hiệu quả TC -Khả năng sinh lời -Khả năng quản lý tài sản PT rủi ro TC -Khả năng thanh khoản -Khả năng quản lý nợ (0) (0) (1) (1) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (8) (7) (8) (8) (9) (10) (10) (11) (11) (12) (12) 2.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 2.4.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp qua các báo cáo tài chính - Bảng cân đối kế toán: cho biết sự phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp thông qua các biến động về tài sản và nguồn vốn. - Báo cáo kết quả kinh doanh: cho biết kết quả kinh doanh chính (doanh thu, chi phí, khấu hao tài sản cố đinh, lãi vay cho chủ nợ, nộp ngân sách nhà nước, lãi của chủ sở hữu). - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: cho biết + Số dư tiền mặt thuần của hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. + Khái quát về điểm mạnh và điểm yếu của từng hoạt động trên. + Số dư tiền mặt thuần trong kỳ của tất cả các hoạt động và + Số dư tiền mặt cuối kỳ. 2.4.1.2. Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn Dựa trên bảng cân đối kế toán ta đi phân tích cơ cấu tài sản đó là việc đánh giá các loại tài sản của doanh nghiệp và xem xét tỷ trọng của nó. Khi phân tích cần xem xét tỷ suất đầu tư trang thiết bị tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Tỷ suất đầu tư được xác định theo công thức : Tỷ suất đầu tư = Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Tổng tài sản Việc đầu tư chiều sâu, mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài. Tỷ suất này tăng lên chứng tỏ năng lực sản xuất có xu hướng tăng lên. Nếu các nhân tố khác không thay đổi thì đây là một dấu hiệu tích cực về công ty. Bên cạnh đó ta đi phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, ta cũng đánh giá các loại nguồn vốn và xem xét tỷ trọng của nó. Sau khi đi phân tích về cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn ta sẽ biết được mối quan hệ giữa hai loại cơ cấu này, nhận thức được mức độ biến động và mức độ phù hợp của chúng. 2.4.1.3. Phân tích các cân đối tài chính TSLĐ Tiền Nợ ngắn hạn Phải trả Phải thu Vay NH Hàng tồn kho TSCĐ Nợ định kỳ Nợ dài hạn Nguồn vốn chủ sở hữu (a). Cân đối giữa TSLĐ và nguồn vốn ngắn hạn: Cân đối này cho biết TSLĐ nên được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn. Qua việc xem xét cân đối này ta sẽ thấy được nguồn vốn ngắn hạn có đủ để tài trợ cho tài sản lưu động hay không. (b). Cân đối giữa TSCĐ và nguồn vốn dài hạn: Cũng tương tự như trên cân đối này cho ta biết TSCĐ của doanh nghiệp nên được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn. 2.4.2. Phân tích hiệu quả tài chính: 2.4.2.1. Phân tích khả năng quản lý tài sản Việc phân tích khả năng quản lý tài sản sẽ cho ta biết một đồng tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu, và việc phân tích này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu suất, cường độ sử dụng (mức độ quay vòng) và sức sản xuất của tài sản trong năm. Phân tích khả năng quản lý tài sản bao gồm các công việc sau: (a). Vòng quay hàng tồn kho Giá trị hàng tồn kho bao gồm toàn bộ các tài sản dự trữ như vật tư, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm và thành phẩm chưa bán (không kể các hàng hoá ứ đọng chậm luân chuyển kém phẩm chất). Vòng quay hàng tồn kho Doanh thu thuần Hàng tồn kho bình quân = Công thức tính: Vòng quay này cho biết một đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay hàng tồn kho cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trên cơ sở sử dụng tốt các tài sản khác. Vòng quay hàng tồn kho thấp là do quản lý vật tư, tổ chức sản xuất, cũng như tổ chức bán hàng chưa tốt. (b). Kỳ thu nợ bán chịu: Các khoản phải thu là giá trị của phần vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán bao gồm phải thu của khách hàng, ứng trước, tạm ứng và phải thu khác. Phân tích kỳ thu nợ nhằm đánh giá khả năng thu hồi vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Khi phân tích cần chú ý thêm mục tiêu chính sách tín dụng của doanh nghiệp, đặc biệt để đánh giá chính xác phần doanh thu tiêu thụ chỉ được tính phần giá trị đã bán chịu. Vòng quay khoản phải thu Doanh thu thuần Khoản phải thu bình quân = Công thức tính: Kỳ thu nợ bán chịu 365 Vòng quay khoản phải thu = Kỳ thu nợ dài phản ánh chính sách bán chịu táo bạo. Có thể là dấu hiệu tốt nếu tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng khoản phải thu. Nếu vận dụng đúng chính sách bán chịu là một công cụ tốt để mở rộng thị phần và làm tăng danh thu. Kỳ thu nợ dài có thể do yếu kém trong việc thu hồi khoản phải thu; doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, khả năng sinh lợi thấp. Cũng có thể do chính sách bán chịu quá chặt chẽ dẫn tới đánh mất cơ hội bán hàng và cơ hội mở rộng quan hệ kinh doanh. (c). Vòng quay tài sản cố định: Vòng quay tài sản cố định cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay tài sản cố định Doanh thu thuần Tài sản cố định bình quân = Công thức tính: Vòng quay tài sản cố định cao chứng tỏ TSCĐ có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và phát huy hết công suất. Vòng quay này cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất, và là một điều kiện quan trọng để sử dụng tốt TSCĐ. Vòng quay tài sản cố định thấp là do nhiều TSCĐ của doanh nghiệp không được hoạt, chất lượng tài sản kém, hoặc không hoạt động hết công suất. (d). Vòng quay tài sản lưu động Vòng quay này cho biết một đồng TSLĐ góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay tài sản lưu động Doanh thu thuần Tài sản lưu động bình quân = Công thức tính: Vòng quay tài sản lưu động cao chứng tỏ TSLĐ có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không chịu giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vòng quay TSLĐ cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nhờ tiết kiệm được chi phí và giảm được lượng vốn đầu tư. Vòng quay tài sản lưu động thấp là do tiền mặt nhàn rỗi, thu hồi khoản phải thu kém, chính sách bán chịu quá rộng rãi, vấn đề quản lý vật tư, quản lý sản xuất,và quản lý bán hàng không tốt. (e).Vòng quay tổng tài sản: Vòng quay này cho biết một đồng tổng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân = Công thức tính: Chỉ tiêu này đánh giá tổng hợp khả năng quản lý TSCĐ và TSLĐ của doanh nghiệp. Vòng quay này cao chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vòng quay tổng tài sản cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao. Vòng quay tổng tài sản thấp là do yếu kém trong quản lý TSCĐ, quản lý tiền mặt, quản lý khoản phải thu, chính sách bán chịu, quản lý vật tư, quản lý sản xuất, quản lý bán hàng. 2.4.2.2. Phân tích khả năng sinh lợi: Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh dưới góc độ sử dụng tài sản cố định và tài sản lưu động, khi phân tích cần xem xét cả hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lợi. Khả năng sinh lời là nhóm chỉ tiêu phản ánh một cách tổng quát năng lực kinh doanh. Phân tích khả năng sinh lời cho phép doanh nghiệp đánh giá được tình trạng tăng trưởng, giúp doanh nghiệp điều chỉnh lại cơ cấu tài chính và hoạch định chiến lược ngăn ngừa rủi ro ở mức độ tốt nhất, cũng như đề xuất hướng phát triển trong tương lai. Việc phân tích khả năng sinh lời bao gồm các công việc sau: (a). Doanh lợi doanh thu sau thuế (Lợi nhuận biên) ROS: ROS Lợi nhuậnsau thuế Doanh thu thuần = Công thức tính: Chỉ số này cho biết trong một trăm đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu. (b). Doanh lợi trước thuế (Sức sinh lợi cơ sở BEF): BEF Lợi nhuậntrước thuế Tổng tài sảnbình quân = Công thức tính: Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn đầu tư và doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lãi cho toàn xã hội. (c). Tỷ suất thu hồi tài sản, ROA: ROA Lợi nhuậnsau thuế Tổng tài sảnbình quân = Công thức tính: Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. (d). Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu, ROE: ROE Lợi nhuậnsau thuế Vốn chủ sở hữubình quân = Công thức tính: Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp góp phần tạo ra bao nhiêu dòng lãi cho chủ sở hữu. Đây được coi là chỉ số tài chính quan trọng nhất và thiết thực nhất đối với chủ sở hữu. 2.4.3. Phân tích rủi ro tài chính 2.4.3.1. Phân tích tình hình công nợ và khoản phải thu Để đánh giá mối quan hệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả, cần xem xét tổng số tiền phải thu so với tổng số tiền phải trả. Hệ số công nợ Các khoản phải thu Các khoản phải trả = Nếu các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả có nghĩa là doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn. Nếu ngược lại, thì doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của người khác. Chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn trong kinh doanh là bình thường, tuy nhiên cần phải xem xét tính hợp lý để có biện pháp quản lý công nợ được tốt hơn . Có thể kết hợp xem xét tốc độ tăng hệ số công nợ với tốc độ tăng doanh thu để đánh giá thêm về tính hợp lý của chính sách bán chịu và chiếm dụng vốn hiện nay của doanh nghiệp . 2.4.3.2. Phân tích khả năng thanh toán Nói đến khả năng thanh toán là nói đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Dưới đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tổng TSLĐ Tổng nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện thời = Chỉ tiêu này cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một thời đoạn tương đương với thời hạn các khoản nợ. TSLĐ – Hàng tồn kho Tổng nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh = Tiền Tổng nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết khả năng thanh toán nợ ngắn hạn mà không phụ thuộc vào lượng hàng tồn kho. Khả năng thanh toán tức thời = Tỷ số này đánh giá khả năng thanh toán ngay tức thời các cam kết đến hạn bằng các loại tài sản lưu động tương đương với tiền mặt. Kết luận: Khả năng thanh toán cao thì rủi ro thanh toán sẽ thấp, tuy nhiên lợi nhuận có thể thấp vì tiền mặt nhiều, khoản phải thu nhiều và hàng tồn kho nhiều. Khả năng thanh toán thấp thì rủi ro thanh toán sẽ cao, tuy nhiên lợi nhuận có thể cao vì TSLĐ được sử dụng thấp, nguồn vốn đầu tư cho TSLĐ nhỏ, ROA và ROE có thể tăng. 2.4.3.3. Phân tích khả năng quản lý vốn vay (nợ) (a). Phân tích chỉ số nợ Chỉ số nợ cho biết mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay trong kinh doanh. Chỉ số nợ Tổng nợ (nợ ngắn và dài hạn) Tổng tài sản = Công thức tính: Chỉ số nợ cao chứng tỏ doanh nghiệp mạnh dạn sử dụng nhiều vốn vay trong cơ cấu vốn. Đây là một cơ sở để có lợi nhuận cao. Chỉ số nợ cao là một minh chứng về uy tín của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Tuy nhiên, chỉ số nợ cao làm cho khả năng thanh toán giảm. Các chủ nợ thường thích một tỷ số nợ vừa phải vì nó đảm bảo khả năng được thanh toán cho họ khi doanh nghiệp bị phá sản, ngược lại các chủ doanh nghiệp thường thích tỷ số nợ cao vì nó làm gia tăng lợi tức cho tất cả các cổ đông, mà không làm mất quyền kiểm soát. Tỷ số nợ thấp, mức độ an toàn tài chính cao, doanh nghiệp sẽ ít bị lỗ trong thời kỳ kinh tế suy thoái, nhưng mức lợi nhuận sẽ gia tăng chậm khi nền kinh tế phát triển làm ảnh hưởng tới phí tổn vốn. (b). Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn Năng lực trả nợ vay trung và dài hạn Lãi ròng + Khấu hao TSCĐ Nợ vay trung và dài hạn (có trả lãi) = Công thức tính toán : Trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp thường phải huy động vốn vay để đáp ứng nhu cầu mở rộng và cải tiến sản xuất, thời hạn các khoản nợ này trung bình từ 3 đến 10 năm và phần gốc phải được chi trả từ nguồn vốn khấu hao hàng năm. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi và việc quản lý chi phí khấu hao trong việc trang trải các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp 2.4.4. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính Hiệu ứng Dupont: Xây dựng hiệu ứng đòn bẩy Dupont nhằm mục đích cuối cùng là để sử dụng vốn CSH sao cho hiệu quả sinh lợi là nhiều nhất. Lợi nhuận sau thuế Vốn CSH Hệ số doanh lợi của vốn CSH (KROE) = Lợi nhuận sau thuế Vốn CSH Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Doanh thu thuần Tổng TS Tổng TS Vốn CSH Phân tích công thức trên: = x x Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Doanh thu thuần Tổng TS 1 1 – (Tổng nợ/Tổng TS) KROE = x x Tổng TS Vốn CSH Tổng TS Tổng TS – Nợ phải trả Mà ta có: = 1 1 – (Nợ phải trả/Tổng TS) 1 1 –Hệ số nợ = = Cuối cùng ta có: Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Doanh thu thuần Tổng TS 1 1 – Hệ số nợ KROE = x x Hay ta có: K = K1 x K2 x K3 Trong đó: - K1 là hệ số doanh lợi của doanh thu thuần. - K2 là hệ số doanh thu trên tài sản (số vòng quay của vốn kinh doanh). - K3 là hệ số nợ Xét sự biến động của hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu qua các thời kỳ: w Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu năm gốc (KROE(0)): Lợi nhuậnsau thuế(0) Doanh thuthuần(0) Doanh thuthuần(0) Tổng tài sản(0) x 1 1 – hệ số nợ(0) x = KROE(0) w Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu năm phân tích (KROE(1)): Lợi nhuậnsau thuế(1) Doanh thuthuần(1) Doanh thuthuần(1) Tổng tài sản(1) x 1 1 – hệ số nợ(1) x = KROE(1) Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến sự biến động của hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu: Lợi nhuậnsau thuế(0) Doanh thuthuần(0) Doanh thuthuần(0) Tổng tài sản0 )x 1 1 – hệ số nợ(0) x = ( DK1 Lợi nhuậnsau thuế(1) Doanh thuthuần(1) _ Doanh thuthuần(1) Tổng tài sản(1) Doanh thuthuần(0) Tổng tài sản(0) _ 1 1 – hệ số nợ(0) )x = DK2 Lợi nhuậnsau thuế(1) Doanh thuthuần(1) x ( Doanh thuthuần(1) Tổng tài sản(1) 1 1 – hệ số nợ(1) x( 1 1 – hệ số nợ(0) _ = DK3 Lợi nhuậnsau thuế(1) Doanh thuthuần(1) x ) Tổng hợp lại ta có: DK = DK1 + DK2 + DK3 Dựa trên cơ sở những số liệu tính toán ở trên, ta sẽ đánh giá được mức độ ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến biến động của chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu. Từ đó tìm biện pháp nâng cao hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu cho công ty trong nhiều năm tiếp theo. Chương 3: Phân tích tình hình tài chính của Công ty Sông Đà 2 Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua BCĐKT Bảng 2: Bảng cân đối kế toán rút gọn (ĐVT: triệu đồng) Tài sản 31/12/2003 31/12/2004 Nguồn vốn 31/12/2003 31/12/2004 A.TSLĐ - Tiền -Không kể tiền 85.232 50.898 34.334 169.581 104.433 65.148 A.Nợ phảitrả - Nợ ngắn hạn - Nợ dài hạn - Nợ khác 146.744 81.346 57.136 8.262 231.786 148.684 62.040 21.062 B. TSCĐ 84.372 89.581 B. Vốn CSH 22.860 27.377 Tổng cộng 169.604 259.162 Tổng cộng 169.602 259.162 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Sông Đà 2 năm 2003, 2004) (a). Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn Phân tích cơ cấu tài sản: Bảng 3: Phân tích cơ cấu tài sản (ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 Tăng giảm Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng 1 2 3 4 5 6=4-2 7=6* 100/2 8=5-3 TSLĐ & ĐTNH 85.232 50,25 169.580 65,43 84.348 98,96 15,18 Tiền 1.493 0,88 6.835 2,64 5.341 375,65 1,76 Đầu tư TCNH 0 0 0 0 0 0 0 Các khoản PT 43.303 25,53 86.875 33,52 43.572 100,62 7,99 Hàng tồn kho 34.334 20,24 65.149 25,14 30.815 89,75 4,89 TSLĐ khác 6.082 3,59 10.721 4,14 4.639 76,28 0,55 TSCĐ & ĐTDH 84.372 49,75 89.582 34,57 5.210 6,17 -15,18 TSCĐ 82.052 48,38 87.155 33,63 5.103 6,22 -14,75 Đầu tư TCDH 2.020 1,19 2.020 0,78 0 0 -0,41 Chi phí XDCBDD 230 0,18 407 0,16 107 35,73 -0,02 Tổng TS 169.604 100 259.162 100 89.558 52,80 0 Nhận xét chung: Năm 2003 tổng tài sản của Công ty là 169.604 triệu đồng, trong đó TSLĐ chiếm 85.232 triệu đồng (50,25%), TSCĐ chiếm 84.372 triệu đồng (49,75%). Năm 2004 tổng tài sản của Công ty là 259.162 triệu đồng, trong đó TSLĐ chiếm 169.581 triệu đồng (65,43%), TSCĐ chiếm 89.582 triệu đồng (34,57%). Qua các số liệu ở bảng trên ta thấy: tổng tài sản năm 2004 so với năm 2003 tăng 89.558 triệu đồng tương ứng với 52,80%. Trong đó TSLĐ và ĐTNH tăng 84.348 triệu đồng tương ứng với tăng 98,96%; TSCĐ tăng 5.210 triệu đồng tương ứng với 6,17%. Về mặt kết cấu của tài sản ta nhận thấy trong năm 2003 TSLĐ chiếm 50,25% giá trị tổng tài sản còn TSCĐ chiếm 48,38% giá trị tổng tài sản. Tuy nhiên, sang năm 2004 đã có sự thay đổi rõ rệt về kết cấu tài sản, TSLĐ đã tăng lên đáng kể và chiếm 98,96% giá trị tổng tài sản còn TSCĐ thì tăng nhẹ và chỉ chiếm 6,17% giá trị tổng tài sản. Điều này cho thấy trong năm 2004 Công ty đã đầu tư vào TSCĐ nhưng không nhiều song Công ty đã để cho TSLĐ tăng quá nhiều, nguyên nhân chủ yếu là việc tăng mạnh các khoản phải thu (tăng 43.572 triệu đồng tương ứng với 100,62%) và hàng tồn kho (tăng 30.815 triệu đồng tương ứng với 89,75%) dẫn đến tổng tài sản năm 2004 so với năm 2003 tăng 89.558 triệu đồng tương ứng tăng 52,80%. Để làm rõ hơn vấn đề này ta đi sâu phân tích từng khoản mục trong cơ cấu tài sản. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Qua bảng cơ cấu tài sản ta nhận thấy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của Công ty. Điều này cũng dễ hiểu vì do tính chất đặc thù của ngành xây dựng có tỷ lệ các khoản phải thu và hàng tồn kho cao. Tuy nhiên, Công ty cũng cần lưu ý đến vấn đề này, tìm ra các biện pháp hữu hiệu để hạn chế khoản phải thu và lượng hàng tồn kho vì nếu Công ty có khoản phải thu và hàng tồn kho cao thì chứng tỏ Công ty đã để cho các đơn vị khác chiếm dụng vốn, dẫn đến Công ty sẽ thiếu vốn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vốn bằng tiền: Trong giai đoạn 2003 – 2004, giá trị khoản mục “Tiền” có sự thay đổi lớn theo chiều hướng tăng lên và chiếm một tỷ trọng lớn cụ thể là tăng 357,65%. Xem xét trong bảng cân đối kế toán thì ta sẽ thấy sở dĩ khoản mục “Tiền” tăng lớn đa phần là do tiểu khoản “tiền gửi ngân hàng” tăng lớn. Bên cạnh đó vào thời điểm cuối năm Công ty đã được các khách hàng của mình thanh toán, song do cận với ngày kết thúc năm tài chính nên Công ty đã lưu giữ lại lượng tiền này và chuyển việc thanh toán cho các đối tác vào đầu năm sau. Điều này đã là cho lượng tiền của Công ty tăng cao. Đầu tư tài chính ngắn hạn: Trong cả hai năm 2003, 2004 khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn của Công ty đều có giá trị bằng 0, điều này cho thấy Công ty đã chưa chú trọng đến việc đầu tư vào thị trường chứng khoán, thị trường vốn, góp vốn liên doanh, hoặc cho vay trong thời gian ngắn hạn. Để tạo ra lợi nhuận cao hơn, Công ty cũng nên chú trọng hơn đến việc đầu tư tài chính ngắn hạn. Các khoản phải thu: Bảng 4:Phân tích các khoản phải thu (ĐVT: triệu đồng) Các khoản phải thu 31/12/2003 31/12/2004 So sánh Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ +/- Tỷ lệ Phải thu của khách hàng 23.363 53,59 60.630 69,79 37.267 160 Trả trước cho người bán 3.329 7,69 6.642 7,65 3.313 100 Thuế GTGT được khấu trừ 817 1,89 2.367 2,72 1.550 190 Phải thu nội bộ 8.847 20,43 8.847 10,18 0 0 Các khoản phải thu khác 8 0,02 9 0,01 1 17 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi -711 -1,64 -599 -0,69 111 -16 Tổng cộng 43.303 100 86.875 100 43.572 101 Nhìn chung, ta có thể nhận thấy rằng các khoản phải thu của Công ty trong cả hai năm đều chiếm trên 25% tổng tài sản cụ thể, năm 2003 chiếm 25,53% còn năm 2004 chiếm 33,52%. Ta có thể thấy rằng các khoản phải thu của Công ty có xu hướng tăng, điều này càng cho thấy Công ty đã bị lạm dụng vốn, ta cần đi sâu phân tích để hiểu rõ nguyên do của việc tăng này. Qua bảng phân tích ở trên cho thấy trong các tiểu khoản của khoản mục “Các khoản phải thu” thì tiểu khoản “Phải thu của khách hàng” chiếm tỷ trọng cao nhất. Cụ thể: năm 2003 giá trị “Phải thu của khách hàng” là 23.363 triệu đồng chiếm 53,95% trong tổng giá trị “Các khoản phải thu” còn năm 2004 giá trị “Phải thu của khách hàng” là 60.630 triệu đồng chiếm tới 69,79% trong tổng giá trị “Các khoản phải thu”. Đây là yếu tố chính làm cho các khoản phải thu của Công ty tăng cao, Công ty cần có biện pháp hợp lý nhằm tránh bị lạm dụng vốn. Các khoản phải thu Tổng TS Hệ số kiểm soát hàng và tiền = Hệ số kiểm soát hàng và tiềncuối 2003 = 0,255 Hệ số kiểm soát hàng và tiềncuối 2004 = 0,335 Doanh thu thuần Các khoản phải thu Ta thấy rằng Công ty Sông Đà 2 có khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ lệ cao, ta đi tính toán vòng quay các khoản phải thu và số ngày một vòng quay khoản phải thu để tìm hiểu xem Công ty có số vòng quay khoản phải thu là bao nhiêu và số ngày một vòng quay khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu = (vòng) Vòng quay các khoản phải thu2003 = 0,99 Vòng quay các khoản phải thu2004 = 1,32 365 Vòng quay khoản phải thu Số ngày một vòng quay khoản phải thu = Số ngày một vòng quay khoản phải thu2003 = 367,41 ngày Số ngày một vòng quay khoản phải thu2004 = 276,17 ngày Từ tính toán ở trên ta có thể thấy rằng trong năm 2004 Công ty đã có số vòng quay khoản phải thu cao hơn năm 2003 (2004: 1,32 và năm 2003: 0,99) điều đó đã dẫn đến số ngày một vòng quay khoản phải thu giảm đi 91,94 ngày (năm 2004: 276,17 ngày và năm 2003: 376,41 ngày). Việc giảm số ngày một vòng quay khoản phải thu này là một thành tích đáng khích lệ đối với Công ty, song chỉ tiêu này vẫn còn khá cao. Nếu Công ty có biện pháp hợp lý để thu hồi nợ nhanh chóng thì Công ty sẽ có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Hàng tồn kho: Bảng 5: Phân tích hàng tồn kho (ĐVT: triệu đồng) Hàng tồn kho 31/12/2003 31/12/2004 So sánh Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ +/- Tỷ lệ Nguyên vật liệu tồn kho 2.491 7,26 3.924 6,02 1.433 57,51 Công cụ, dụng cụ trong kho 78 0,23 73 0,11 -4 -5,82 Chi phí SXKD dở dang 31.474 91,67 60.256 92,49 28.782 91,45 Thành phẩm tồn kho 247 0,72 685 1,05 438 177,07 Hàng gửi đi bán 44 0,13 211 0,32 167 376,54 Tổng cộng 34.334 100 65.149 100 30.815 89,75 Qua bảng phân tích trên ta có thể thấy giá trị hàng tồn kho của năm 2004 đã tăng hơn nhiều so với năm 2003. Cụ thể: về giá trị tuyệt đối là 30.815 triệu đồng, giá trị tương đối là 89,75%. Có thể thấy rõ rằng giá trị hàng tồn kho tăng chủ yếu là do tiểu khoản “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” và tiểu khoản “nguyên liệu, vật liệu tồn kho” tăng. Đồng thời cùng với việc tăng số lượng hàng gửi bán và do có sự chậm trễ trong khâu tiêu thụ nên số thành phẩm trong kho tăng dẫn tới việc tăng giá trị hàng tồn kho. Qua đây, Công ty cần phải tìm biện pháp giảm tối đa chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, giảm nguyên liệu, vật liệu tồn kho và đẩy mạnh hơn nữa khâu tiêu thụ hàng hoá, thành phẩm. Có làm được điều đó thì Công ty mới hạn chế được sự thiếu hụt vốn trong sản xuất kinh doanh Phân tích cơ cấu nguồn vốn Bảng 6: Phân tích cơ cấu nguồn vốn (ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 Tăng giảm Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng 1 2 3 4 5 6=4-2 7=6* 100/2 8=5-3 Nợ phải trả 146.744 86,52 231.876 89,44 85.042 57,95 2,92 Nợ ngắn hạn 81.346 47,96 148.683 57,37 67.338 82,78 9,41 Nợ dài hạn 57.136 33,69 62.041 23,94 4.904 8,58 -9,75 Nợ khác 8.262 4,87 21.062 8,13 12.799 154,92 3,26 Nguồn vốn chủ sở hữu 22.860 13,48 27.376 10,56 4.516 19,76 -2,92 Nguồn vốn, quỹ 23.154 13,65 27.591 10,65 4.437 19,16 -3,01 Nguồn kinh phí, quỹ khác -294 -0,17 -215 -0,08 79 -26,80 0,09 Tổng cộng 169.604 100 259.162 100 89.558 52,80 0 Qua phân tích ở trên ta có thể thấy cơ cấu nguồn vốn có nhiều biến đổi, tất cả các thành phần của nguồn vốn đều tăng. Năm 2004 so với năm 2003: tổng nguồn vốn của Công ty tăng một lượng 89.558 triệu đồng tương ứng với một lượng tăng tương đối là 52,80%. Tỷ trọng của nguồn vốn CSH tăng một lượng là 4.516 triệu đồng tương ứng với số tương đối là 19,76%. Tuy nhiên tốc độ tăng của tài sản lưu động mạnh hơn nhiều so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Đây là điều đáng lo ngại vì như vậy mức độ độc lập trong kinh doanh của Công ty có xu hướng giảm. Để làm rõ hơn vấn đề này ta đi sâu phân tích từng thành phần của nguồn vốn: Nợ phải trả: Giá trị nợ phải trả của Công ty năm 2004 tăng mạnh so với năm 2003, cụ thể so với năm 2003 thì giá trị nợ phải trả tăng một lượng là 85.042 triệu đồng tương ứng với tăng 57,95%. Việc tăng giá trị nợ phải trả đã dẫn đến một lượng tăng tương ứng của tổng nguồn vốn. Từ đây ta có thể tính hệ số nợ của Công ty trong hai năm như sau: Nợ phải trả Tổng NV Hệ số nợ = Hệ số nợcuối năm 2003 = 86,52% Hệ số nợcuối năm 2004 = 89,44% Hệ số nợ của Công ty là cao, điều này phản ánh tình hình tài chính của Công ty là chưa được tốt. Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới hệ số nợ cao chúng ta cần đi sâu xem xét, phân tích từng khoản mục để biết được nguyên nhân dẫn đến hệ số nợ của Công ty là cao. Nguồn vốn CSH: Nguồn vốn CSH Tổng NV Nguồn vốn CSH là nguồn vốn cơ bản, quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Xét tỷ trọng của nguồn vốn CSH với tổng nguồn vốn giúp ta đánh giá được khả năng tự chủ của Công ty trong HĐSNKD. Hệ số tài trợ = Hệ số tài trợcuối năm 2003 = 13,48%; Hệ số tài trợcuối năm 2004 = 10,56% Hệ số tự tài trợ của Công ty là thấp điều này chứng tỏ mức độ tự chủ, độc lập về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là thấp . Kết luận: Bảng7: Tổng hợp các chỉ tiêu về vốn Chỉ tiêu Kết quả So sánh 31/12/2003 31/12/2004 +/- % Hệ số nợ 0,8652 0,8944 0,0292 3,3749 Hệ số tự tài trợ 0,1348 0,1056 -0,0292 -21,66 Nhận xét: Qua phân tích trên ta thấy tình hình biến động nguồn vốn của Công ty có chiều hướng xấu đi. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty chưa hợp lý, các khoản nợ của Công ty còn rất cao nhất là các khoản nợ ngắn hạn. Trong năm 2004 các khoản nợ của Công ty còn tăng lên rõ rệt, điều này cũng dễ hiểu vì mang tính đặc thù là ngành xây dựng, có những công trình chưa hoàn thành, chưa quyết toán bàn giao nên đã dẫn các khoản nợ của Công ty cao. Bên cạnh đó do “Các khoản phải thu” và “Hàng tồn kho” cao nên Công ty đã phải đi vay thêm từ các nguồn bên ngoài. Về vấn đề này ban lãnh đạo Công ty cần nhóm họp và tìm biện pháp hợp lý, kịp thời để nhanh chóng thu hồi vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. ( a).Phân tích các cân đối tài chính Bảng 8: So sánh giữa tài sản và nguồn vốn (ĐVT: triệu đồng) 31/12/2003 31/12/2004 TSLĐ: 85.232 NVNH: 89.608 TSLĐ: 169.580 NVNH: 169.646 TSCĐ: 84.372 NVDH: 79.996 TSCĐ: 89.582 NVDH: 89.416 Kết luận: Ta có thể thấy rằng trong 2 năm tài sản lưu động của Công ty đều được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn, điều này là tương đối hợp lý. Tuy nhiên, trong cả hai năm thì tài sản cố định của công ty luôn cao hơn nguồn vốn dài hạn, như vậy có thể thấy rằng Công ty đã rất mạo hiểm trong kinh doanh vì đã dùng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản cố định. Phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua bảng kết quả kinh doanh Bảng 9: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh Chênh lệch % 1. Doanh thu thuần 43.019 114.820 71.801 166,90 2. Giá vốn hàng bán 38.361 106.498 68.137 177,62 3. Chi phí - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý DN - Chi phí hoạt động tài chính - Chi phí khác 3.893 111 2.089 1.566 127 7.554 82 4.784 1.983 705 3.661 -29 2.695 417 578 94,04 26,13 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1477.doc
Tài liệu liên quan