Lời mở đầu
Sự cần thiết của đề tài:
Quản lý tài chính đối với bất kỳ doanh nghiệp nào cũng rất quan trọng. Nó là một trong các chức năng quản lý cơ bản, giữ vị trí quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Hầu hết các quyết định đưa ra đều dựa trên những kết luận rút ra từ đánh giá về mặt tài chính. Để có được những thông tin`cần thiết này thì phải tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà việc tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất cần
81 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiết, nó giúp các nhà quản trị doanh nghiệp nhận ra được điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi và khó khăn, tìm hiểu nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp không chỉ cung cấp các thông tin cần thiết cho các nhà quản trị doanh nghiệp mà còn cung cấp cho các đối tượng liên quan khác như các nhà đầu tư, các ngân hàng và tổ chức tín dụng, các nhà cung cấp.
Do tính chất quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và qua thực tế thực tập, tìm hiểu ở Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện, em quyết định chọn đề tài: “ Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện .”
Mục đích và phạm vi nghiên cứu:
Trong đồ án tốt nghiệp này em nghiên cứu các báo cáo tài chính các năm 2004, 2005, 2006 của công ty, các báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh và tài liệu liên quan khác. Phân tích chúng theo các tiêu chí, các phương pháp khác nhau để nhận dạng điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn và tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất biện pháp cải thiện nhằm cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo công ty, các nhà đầu tư...
Phương pháp nghiên cứu:
Dùng các phương pháp phân tích khác nhau như phương pháp so sánh, liên hệ cân đối, thay thế liên hoàn để phân tích tình hình tài chính theo các tiêu chí: hiệu quả tài chính (khả năng sinh lợi, khả năng quản lý tài sản), rủi ro tài chính (khả năng thanh khoản, khả năng quản lý nợ) và tổng hợp (đẳng thức Dupont). Từ đó nhận dạng điểm yếu, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất biện pháp cải thiện.
Kết cấu đồ án:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đồ án được trình bày theo 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp
- Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần Viễn thông -Tin học Bưu điện
- Chương 3: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần Viễn thông -Tin học Bưu điện
Do thời gian và kiến thức của em có phần hạn chế nên mặc dù đã rất cố gắng song trong đồ án không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thầy cô và các bạn để đồ án được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Đại Thắng và các cô, các anh chị phòng tài chính kế toán công ty cổ phần Viễn thông -Tin học Bưu điện đã giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Sinh viên thực hiện
Cao Thị Lan Anh
Chương 1
Cơ sở lý luận về phân tích tài chính
doanh nghiệp
Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp xét về bản chất là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị gắn liền với việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Xét về hình thức tài chính doanh nghiệp phản ánh sự vận động và chuyển hoá của các nguồn lực tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp.
1.1.2. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh các số liệu về tài chính hiện hành và quá khứ nhằm đánh giá thực trạng tài chính, dự tính các rủi ro và tiềm năng trong tương lai.
Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghịêp
Chỉ ra những biến động chủ yếu.
Nhận dạng những điểm mạnh, những điểm yếu, thuận lợi và khó khăn về mặt tài chính theo các tiêu chí nhất định.
Tìm hiểu, giải thích các nguyên nhân đứng sau thực trạng đó.
Đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.2.2. ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh và có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình các mặt hoạt động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh tế. Những báo cáo này do kế toán soạn thảo định kỳ nhằm mục đích cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho những người sử dụng chúng. Nhưng không thể dễ dàng xác định được những điểm mạnh, điểm yếu hay khả năng thanh toán, khả năng sinh lợi… của doanh nghiệp nếu chỉ xem qua các báo cáo tài chính này. Do vậy, để có các thông tin cần thiết thì cần phải tiến hành phân tích các báo cáo tài chính đó.
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp cho phép nhận định một cách tổng quát tình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế tài chính của doanh nghiệp cũng như khả năng thanh toán, sự hình thành vốn ban đầu cũng như sự phát triển của vốn…
Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản lý, các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác thấy được thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp và xác định các nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng để từ đó họ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp nhất.
Nguồn tài liệu để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, nguồn số liệu chủ yếu là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp như: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra còn có các tài liệu liên quan khác.
Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp và nguồn hình thành tài sản dưới hình thái tiền tệ tài một thời điểm xác định. Nội dung của bảng cân đối kế toán thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản. Các chỉ tiêu được phân loại, sắp xếp thành từng loại, mục và từng chỉ tiêu cụ thể. Kết cấu của bảng cân đối kế toán gồm hai phần: phần “tài sản” và phần “nguồn vốn”.
- Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đang tồn tại dưới các hình thái tại thời điểm báo cáo. Về mặt kinh tế, các chỉ tiêu phần tài sản phản ánh giá trị tài sản theo kết cấu hiện có tại doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo, phản ánh quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, phần tài sản phản ánh toàn bộ tài sản hiện đang thuộc quyền quản lý và quyền sử dụng của doanh nghiệp.
- Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Về mặt kinh tế, phần nguồn vốn thể hiện quy mô, khả năng tài trợ và thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh với Nhà nước, về sử dụng tài sản đã hình thành từ các nguồn vốn khác nhau, về trách nhiệm thanh toán các khoản nợ với nhà cung cấp, với Nhà nước, người lao động…
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Là một báo cáo tài chính phản ánh tóm lược các khoản phải thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước. Báo cáo gồm 3 phần:
Phần I: Lãi lỗ
Phần II: Tình hình thực hịên nghĩa vụ với Nhà nước
Phần III: Tình hình thuế giá trị gia tăng
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh và công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Số liệu trên báo cáo này còn là cơ sở để đánh giá khuynh hướng hoạt động của doanh nghiệp trong nhiều năm liền và dự báo hoạt động trong tương lai. Thông qua báo cáo có thể đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Đây là một nguồn thông tin rất hữu ích cho người ngoài doanh nghiệp.
Các phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Trong phân tích tài chính có nhiều phương pháp phân tích khác nhau được sử dụng như: phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phương pháp liên hệ cân đối, phương pháp loại trừ, phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp phân tích tương quan. Trong đó phương pháp được sử dụng phổ biến là phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn.
Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được dùng để xác định mức biến động tuyệt đối và tương đối của các chỉ tiêu qua các kỳ khác nhau. Sử dụng phương pháp này cần quan tâm đến tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh của chỉ tiêu phân tích và kỹ thuật so sánh.
- Tiêu chuẩn so sánh: là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ so sánh. Các gốc so sánh có thể là: tài liệu năm trước (kỳ trước), các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, định mức), các chỉ tiêu trung bình của ngành, khu vực kinh doanh.
- Điều kiện so sánh: các chỉ tiêu được sử dụng phải phản ánh cùng nội dung kinh tế, có cùng phương pháp tính toán, có đơn vị đo lường như nhau, phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau.
- Kỹ thuật so sánh:
+ So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu. Phân tích so sánh số tuyệt đối cho thấy độ lớn của các chỉ tiêu. Hạn chế của so sánh số tuyệt đối là không thấy được mối liên hệ giữa các chỉ tiêu.
+ So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu. Phân tích so sánh số tương đối cho thấy sự thay đổi cả về độ lớn của từng loại chỉ tiêu, khoản mục và đồng thời cho phép liên kết các chỉ tiêu, khoản mục đó lại với nhau để nhận định tổng quát diễn biến về hoạt động tài chính, sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nó che lấp mặt lượng của các chỉ tiêu.
Quá trình phân tích theo phương pháp so sánh có thể thực hiện theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc. So sánh theo chiều ngang là quá trình so sánh nhằm xác định các tỷ lệ và chiều hướng biến động giữa các kỳ trên báo cáo tài chính (cùng hàng trên báo cáo). So sánh theo chiều dọc là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của các báo cáo tài chính.
Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích (đối tượng phân tích). Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm ba bước sau:
Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc.
- Bước 2: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích và kỳ gốc.
- Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước ta được mức ảnh hưởng của nhân tố mới, tổng đại số các mức ảnh hưởng của các nhân tố bằng đối tượng phân tích.
Nội dung và quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp
1.5.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính
Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Qua đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực trạng quá trình sản xuất kinh doanh và dự đoán khả năng phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp, từ đó có hướng giải quyết.
1.5.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp và nguồn hình thành tài sản dưới hình thái tiền tệ tài một thời điểm xác định. Phân tích bảng cân đối kế toán sẽ thấy được quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như cơ cấu nguồn vốn.
Phân tích cơ cấu tài sản
Kết cấu tài sản của doanh nghiệp gồm hai loại: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Trong mỗi loại lại có nhiều loại khác nhau. Mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có cơ cấu tài sản khác nhau.
Phân tích cơ cấu tài sản nhằm xem xét sự hợp lý của việc phân bổ và sử dụng tài sản, đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành tổng tài sản.
Phân tích cơ cấu tài sản ngoài việc so sánh tổng số tài sản cuối kỳ so với đầu kỳ còn phải xem xét từng khoản mục tài sản so với tổng tài sản.
Ngoài ra khi phân tích cơ cấu tài sản cần phải xem xét tỷ suất đầu tư. Tỷ suất này phản ánh tình hình trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Tỷ suất này được xác định như sau:
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Tỷ suất đầu tư =
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này còn cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tỷ suất này tăng lên chứng tỏ năng lực sản xuất có xu hướng tăng lên. Nếu các nhân tố khác không thay đổi thì đây là dấu hiệu tích cực và ngược lại.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành hai loại:
Loại A: Nợ phải trả phản ánh tình hình công nợ của doanh nghiệp.
Loại B: Nguồn vốn chủ sở hữu, phản ánh khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp.
Tương tự như tài sản, khi phân tích cơ cấu nguồn vốn ta cũng phải xem xét tỷ trọng của từng loại nguồn vốn so với tổng nguồn vốn, so sánh các loại nguồn vốn và tổng số nguồn vốn giữa kỳ này với kỳ trước cả về số tuyệt đối và số tương đối.
Để đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp, chúng ta sử dụng chỉ tiêu:
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự tài trợ =
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính càng cao, hầu hết các tài sản mà doanh nghiệp hiện đang có đều được đầu tư bằng nguồn vốn của mình.
Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Do sự vận động của tài sản tách rời với thời gian sử dụng của nguồn vốn nên nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố của tài sản và nguồn vốn sẽ chỉ ra sự an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Mối quan hệ đó thể hiện cân đối tài chính của doanh nghiệp.
Nghiên cứu cân đối tài chính nhằm mục đích phát hiện những nhân tố hiện tại hoặc tiềm tàng của sự mất cân đối tài chính.
Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn thể hiện sự tương quan về cơ cấu và giá trị các tài sản của doanh nghiệp, đồng thời cũng phản ánh tương quan về chu kỳ luân chuyển tài sản và chu kỳ thanh toán nguồn vốn. Mối quan hệ này giúp nhà phân tích đánh giá được sự hợp lý giữa nguồn vốn huy động và việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ.
Các cân đối tài chính:
TSLĐ và ĐTNH
Nợ ngắn hạn
TSCĐ và ĐTDH
Nguồn vốn dài hạn
Trong trường hợp này, toàn bộ TSCĐ và ĐTDH được tài trợ vừa đủ từ nguồn vốn dài hạn. Tài sản lưu động nên được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn, tài sản cố định nên được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn. Nhưng trong thực tế thường xảy ra các trường hợp sau:
Trường hợp một: nguồn vốn dài hạn không đủ để tài trợ cho TSCĐ và ĐTDH, phần thiếu hụt được bù đắp bằng một phần nợ ngắn hạn. Cân bằng tài chính trong trường hợp này là không tốt vì doanh nghiệp luôn chịu áp lực về thanh toán nợ ngắn hạn. Doanh nghiệp cần điều chỉnh để tạo ra cân bằng tài chính mới theo hướng bền vững.
Trường hợp hai: nguồn vốn dài hạn không chỉ đủ để tài trợ cho TSCĐ và ĐTDH mà còn tài trợ cho một phần TSLĐ và ĐTNH. Cân bằng tài chính này được đánh giá là tốt và an toàn.
1.5.1.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng cân đối kế toán là hình ảnh chụp nhanh về tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể (thời điểm báo cáo). Tuy nhiên, nó phản ánh rất ít về hoạt động và công việc gần đây của doanh nghiệp. Trong khi đó, việc đánh giá doanh thu, lợi nhuận qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giúp ta hiểu rõ hơn về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
Để phân tích khái quát tình hình thực hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ, ta so sánh tình hình biến động của từng chỉ tiêu và so sánh chúng với doanh thu thuần.
Phân tích doanh thu
Doanh thu là một chỉ tiêu tài chính quan trọng. Doanh thu thuần là tiền bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ. Doanh thu từ các hoạt động khác là doanh thu từ hoạt động mua bán trái phiếu, cổ phiếu, cho thuê tài sản, góp vốn liên doanh, thu lãi tiền gửi, lãi cho vay… và các hoạt động khác.
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá phụ thuộc hai nhân tố là số lượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ và giá bán đơn vị sản phẩm hàng hoá.
Phân tích lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả quá trình sản xuất kinh doanh.
Nội dung phân tích lợi nhuận bao gồm:
- Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận, tình hình biến động về lợi nhuận giữa các kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
- So sánh lợi nhuận với doanh thu thuần. So sánh này cho biết cứ một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Tìm hiểu nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận để tăng lợi nhuận thì tốc độ tăng doanh thu phải lớn hơn tốc độ tăng chi phí.
1.5.2. Phân tích hiệu quả tài chính
1.5.2.1. Phân tích khả năng quản lý tài sản
Phân tích khả năng quản lý tài sản là đánh giá hiệu suất, cường độ sử dụng và sức sản xuất của tài sản trong năm.
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho thể hiện một đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Vòng quay HTK =
Doanh Thu thuần
Hàng Tồn KhoBQ
Giá trị hàng tồn kho bình quân là bình quân của khoản mục hàng tồn kho giữa đầu kỳ và cuối kỳ trên bảng cân đối kế toán.
Vòng quay hàng tồn kho cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trên cơ sở sử dụng tốt các tài sản khác. Vòng quay hàng tồn kho thấp chứng tỏ công tác quản lý vật tư, tổ chức sản xuất, tổ chức bán hàng chưa tốt.
Số ngày trong kỳ
Kỳ luân chuyển HTK =
Vòng quay HTK
Kỳ luân chuyển HTK phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay HTK. Số ngày trong kỳ được quy định là 360 ngày. Số ngày một vòng quay HTK càng nhỏ chứng tỏ vòng quay HTK càng lớn, hiệu quả hoạt động kinh doanh được đánh giá là tốt.
Kỳ thu nợ bán chịu
Số ngày trong kỳ KPT bình quân * 360
Kỳ thu nợ bán chịu = =
Vòng quay các KPT Doanh thu thuần
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, doanh nghiệp không phải cấp tín dụng cho khách và do đó không bị ứ đọng vốn.
Kỳ thu nợ bán chịu dài phản ánh chính sách bán chịu táo bạo, là dấu hiệu tốt nếu tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng khoản phải thu. Nếu vận dụng đúng, chính sách bán chịu là một công cụ tốt để mở rộng thị phần và tăng doanh thu. Kỳ thu nợ bán chịu dài có thể do yếu kém trong việc thu hồi các khoản phải thu, làm doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, khả năng sinh lợi thấp.
Kỳ thu nợ bán chịu ngắn có thể do khả năng thu hồi các khoản phải thu tốt, doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn. Nhưng kỳ thu nợ bán chịu ngắn có thể do chính sách bán chịu quá chặt chẽ, dẫn đến đánh mất cơ hội bán hàng và cơ hội mở rộng quan hệ kinh doanh.
Vòng quay tài sản cố định
Vòng quay tài sản cố định cho biết một đồng tài sản cố định góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
Doanh thu tiêu thụ thuần
Vòng quay TSCĐ =
Giá trị TSCĐ bình quân
Vòng quay TSCĐ cao chứng tỏ tài sản cố định có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và phát huy hết công suất. Vòng quay TSCĐ cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu tiết kiệm được chi phí sản xuất, là điều kiện quan trọng để sử dụng tốt tài sản lưu động.
Vòng quay TSCĐ thấp chứng tỏ có nhiều TSCĐ không hoạt động hết công suất hoặc chất lượng tài sản kém.
Vòng quay tài sản lưu động
Vòng quay tài sản lưu động cho biết một đồng tài sản lưu động góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu tiêu thụ thuần
Vòng quay TSLĐ =
Giá trị TSLĐ bình quân
Vòng quay TSLĐ cao chứng tỏ TSLĐ có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vòng quay TSLĐ cao một là cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu tiết kiệm được chi phí sản xuất và giảm được lượng vốn đầu tư.
Vòng quay TSLĐ thấp là do tiền mặt bị nhàn rỗi nhiều, công tác thu hồi các khoản phải thu kém, quản lý vật tư không tốt, quản lý sản xuất chưa tốt và công tác bán hàng chưa tốt.
Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản cho biết một đồng tài sản góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Doanh thu thuần
Vòng quay TTS =
TTS bình quân
Đây là chỉ tiêu tài chính đánh giá tổng hợp khả năng quản lý TSCĐ và TSLĐ của doanh nghiệp. Vòng quay TTS cao chứng tỏ các tài sản có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vòng quay TTS cao một là cơ sở tốt để có lợi nhuận cao. Vòng quay TTS thấp là do yếu kém trong quản lý TSCĐ và các TSLĐ, trong quản lý sản xuất, công tác bán hàng chưa tốt.
1.5.2.2. Phân tích khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời của doanh nghiệp là một trong những nội dung mà các nhà quản trị, các nhà đầu tư, các nhà tín dụng quan tâm nhất. Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định và là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định tài chính đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ số này cho biết trong một trăm đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu và được xác định theo công thức:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Sức sinh lợi cơ sở (BEP)
Chỉ số này cho biết trong một trăm đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho toàn xã hội.
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT)
BEP =
TTS bình quân
Chỉ số này cho phép so sánh các doanh nghiệp có cơ cấu vốn khác nhau và thuế suất thuế thu nhập khác nhau.
Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA)
Chỉ số này phản ánh cứ một đồng vốn tham gia vào hoạt động kinh doanh thì góp phần tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận và được tính theo công thức sau:
Lợi nhuận sau thuế
ROA =
TTS bình quân
Chỉ số này càng lớn so với các kỳ trước hay so với các doanh nghiệp khác chứng tỏ khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng cao, hiệu quả kinh doanh càng lớn. Ngược lại, ROA càng nhỏ, khả năng sinh lợi càng thấp, hiệu quả sử dụng vốn càng giảm.
Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE)
Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ sở hữu doanh nghiệp đó. Doanh lợi vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của mục tiêu này.
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
Vốn chủ sở hữu bình quân
Chỉ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp góp phần tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Đây là chỉ số tài chính quan trọng nhất và thiết thực nhất đối với chủ sở hữu.
1.5.3. Phân tích rủi ro tài chính
1.5.3.1. Phân tích tình hình công nợ và khoản phải thu
Các khoản phải thu
Hệ số công nợ =
Các khoản phải trả
Nếu các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả có nghĩa là doanh nghiệp đang bị người khác chiếm dụng vốn. Ngược lại, các khoản phải thu nhỏ hơn các khoản phải trả có nghĩa là doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của người khác.
1.5.3.2. Phân tích khả năng thanh toán
TSLĐ và ĐTNH
Khả năng thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
(TSLĐ - HTK)
Khả năng thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Vốn bằng tiền
Khả năng thanh toán tức thời =
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh khoản thể hiện khả năng đối phó với nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn. Việc thực hiện các nghĩa vụ này chịu ảnh hưởng một phần bởi cơ cấu và giá trị của các tài sản lưu động và khả năng chuyển đổi nhanh chóng thành tiền trong một thời gian nhất định.
Khả năng thanh khoản cao thì rủi ro thanh khoản sẽ thấp. Tuy nhiên, lợi nhuận có thể thấp vì tiền mặt, các khoản phải thu và hàng tồn kho nhiều.
Khả năng thanh khoản thấp thì rủi ro thanh khoản sẽ cao. Tuy nhiên, lợi nhuận có thể cao vì TSLĐ được sử dụng hiệu quả, nguồn vốn đầu tư cho TSLĐ nhỏ, ROA và ROE có thể tăng.
1.5.3.3. Phân tích khả năng quản lý nợ
Chỉ số nợ
Chỉ số nợ là chỉ số tài chính phản ánh mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay trong kinh doanh.
Tổng nợ
Chỉ số nợ =
TTS
Chỉ số nợ cao chứng tỏ doanh nghiệp mạnh dạn sử dụng nhiều vốn vay trong cơ cấu vốn. Đây là một cơ sở để có lợi nhuận cao. Chỉ số nợ cao chứng tỏ doanh nghiệp có uy tín cao đối với các chủ nợ. Tuy nhiên, chỉ số nợ cao làm cho khả năng thanh khoản giảm. Đồng thời nếu ROA nhỏ hơn chi phí sử dụng vốn vay Kd(1 – T) thì lợi nhuận cũng sẽ giảm. Những điều này làm tăng độ rủi ro của doanh nghiệp và dẫn đến làm giảm niềm tin của chủ nợ.
Khả năng thanh toán lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay cho biết một đồng lãi vay đến hạn trả được che chở bởi bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT).
EBIT
Khả năng thanh toán lãi vay =
Lãi vay
Doanh nghiệp mà mất khả năng thanh toán lãi vay thì có thể làm giảm uy tín của mình đối với chủ nợ, làm tăng rủi ro và thậm chí có thể dẫn tới nguy cơ bị phá sản.
1.5.4. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính
1.5.4.1. Đẳng thức Dupont thứ nhất
Lợi nhuận sau thuế Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
ROA = = x
TTS bình quân Doanh thu TTS bình quân
ROA = ROS x Vòng quay TTS
Từ đẳng thức trên ta thấy, ROA chịu ảnh hưởng của hai nhân tố là: ROS và vòng quay TTS. Muốn tăng ROA cần tăng ROS và vòng quay TTS. Bằng phương pháp thay thế liên hoàn chúng ta có thể xác định được mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố này.
1.5.4.2. Đẳng thức Dupont thứ hai
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
Vốn CSH
Lợi nhuận sau thuế Doanh thu TTS
ROE = x x
Doanh thu TTS Vốn CSH
Từ đẳng thức trên ta thấy ROE phụ thuộc vào ba nhân tố: ROS, ROA và tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu. Phân tích Dupont là xác định ảnh hưởng của ba nhân tố này đến ROE của doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân làm tăng giảm chỉ số này bằng phương pháp thay thế liên hoàn.
Chương 2
Phân tích tình hình tài chính của
công ty cổ phần viễn thông - tin học bưu điện
2.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Viễn Thông - Tin học Bưu điện
Tên công ty: Công ty cổ phần Viễn Thông Tin Học - Bưu Điện
Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Company For Telecoms and Informatics
Tên viết tắt: CT - IN
Vốn điều lệ: 10 tỷ đồng
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103000678 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 12/02/2001
Trụ sở chính: 158/2 phố Hồng Mai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Văn phòng giao dịch: 18 Nguyễn Du, Hà Nội
Website: www.ct-in.com.vn
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Công ty cổ phần Viền thông - Ttin học Bưu điện là doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh Nghiệp, được Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/6/1999.
Công ty là đơn vị thành viên hoạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 537/QD – TCBĐ ngày 11/7/2001 của Tổng cục truởng Tổng cục Bưu Điện. Tiền thân là Xí nghiệp Khoa học Sữa chữa Thiết bị Thông tin I.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty trong hơn 30 năm vừa qua có thể chia thành 5 giai đoạn chủ yếu sau:
Năm 1972, Xí nghiệp sữa chữa thiết bị thông tin I - trực thuộc Tổng cục Bưu điện được thành lập theo quyết định số 33/QD ngày 13/1/1972 của Tổng cục Bưu điện.
Nhiệm vụ của Xí nghiệp trong giai đoạn này là sản xuất và sữa chữa các thiết bị thông tin chuyên dụng vô tuyến, hữu tuyến, các máy đo lường điện tử chuyên dùng phục vụ sự chỉ đạo của Trung Ương và Nghành. Ngay sau khi được thành lập, Xí nghiệp đã nhanh chóng ổn định tổ chức sản xuất, góp phần quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về thông tin liên lạc trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Trong giai đoạn này Xí nghiệp luôn hoàn thành xuất sắc do Tổng cục giao và nhiều lần được khen thưởng cấp Ngành và Công đoàn Bưu điện.
Từ năm 1975 - 1985, Xí nghiệp có thêm nhiệm vụ là tăng thêm trùng tu các thiết bị thông tin với phạm vi trải ra trên mặt bằng rộng hơn, lắp đặt và sữa chữa các thiết bị viễn thông tải ba trên trục đường Bắc Nam. Xí nghiệp cũng đã xây dựng được trạm đo lường kiểm định cấp ngành để đo và kiểm định máy móc thông tin. Trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Xí nghiệp, Hội đồng nhà nước đã tặng thưởng Xí nghiệp Huân chương Lao động hạng Ba, ghi nhận thành tích đóng góp của Xí nghiệp trong lĩnh vực thông tin liên lạc.
Xuất phát từ nhu cầu và đặc thù phát triển của Nghành Bưu điện, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện đã ký quyết định số 120/QĐ ngày 9/10/1995 về việc chuyển từ nhiệm vụ sữa chữa sang nhiệm vụ nghiên cứu và sản xuất, và đổi tên lại cho phù hợp với nhiệm vụ chính là Xí nghiệp khoa học Sản xuất Thiết bị thông tin I.
Ngày 14 tháng 3 năm 1999, Tổng giám đốc Tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam đã ra quyết định số 1186/TCCB cho phép Xí nghiệp thành lập thêm chi nhánh ở Miền Nam, với nhiệm vụ tổ chức tiếp nhận hàng hoá, thiết bị lắp đặt cho khu vực phía Nam.
Căn cứ vào nghị định số 48/1998/NĐ-CP, thông tư 22/2001/TT-BTC và nghị định 51/1999/NĐ-CP ngày 11/7/2001, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện đã ra quyết định số 537/QD-TCBĐ về việc duyệt phương án cổ phần và quyết định chuyển Xí nghiệp khoa học sản xuất thiết bị thông tin I thành Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện.
Kể từ khi thành lập cho đến nay, công ty đã trải qua bao thăng trầm lịch sử, nhưng với đường lối kinh doanh và các biện pháp quản trị tài chính đúng đắn, công ty đã không ngừng phát triển, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ của Tổng công ty giao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nghành, của tổng công ty và của đất nước trong công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của công ty
Chức năng hoạt động của công ty là sản xuất và kinh doanh các thiết bị, dịch vụ, tư vấn trong các lĩnh vực bưu chính viễn thông bao gồm: Cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông tin học, sản xuất trong lĩnh vực viên thông tin học, thực hiện tư vấn trong lĩnh vực viễn thông tin học, sản xuất kinh doanh các ngành nghề kỹ thuật, dịch vụ khác mà pháp luật không cấm.
Cung cấp dich vụ trong lĩnh vực viễn ._.thông và tin học
Lắp đặt, bảo trì và sửa chữa các thiết bị thuộc hệ thống mạng cố định và mạng vô tuyến bao gồm: các thiết bị truyền dẫn vi ba, truyền dẫn quang, các hệ thống chuyển mạch , truy nhập và di động .
Lắp đặt, gài đặt, bảo trì và sửa chữa các phần cứng và phần mềm các thiết bị và hệ thống máy tính như máy chủ, máy tính cá nhân, các thiết bị mạng Internet và Intranet.
Cung cấp các dịch vụ: Thiết kế, lắp đặt thiết bị bảo vệ ( không bao gồm thiết kế công trình ).
Cung cấp các thiết bị đồng bộ mạng lưới.
Thực hiện các dự án viễn thông – tin học theo phương thức chìa khoá trao tay về xây lắp mạng viễn thông và tin học trên lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài.
b. Sản xuất trong lĩnh vực viễn thông và tin học.
Nghiên cứu công nghệ, thiết kế hệ thống và tổ chức sản xuất từng phần hoặc đồng bộ các thiết bị thuộc hệ thống mạng cố định và vô tuyến.
Sản xuất và lắp ráp các thiết bị điện tử và các thiết bị đầu cuối.
Sản xuất các thiết bị phụ trợ phục vụ việc thi công xây lắp các dự án viễn thông, tin học.
Đầu tư sản xuất thiết bị viễn thông, phát triển phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực quản lý khai thác và dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng viễn thông và mạng Internet.
Sản xuất và gia công phần mềm ứng dụng xuất khẩu.
c. Kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông và tin học
Xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị và hệ thống đồng bộ trong lĩnh vực viễn thông.
Xuất khẩu và kinh doanh phần cứng và phần mềm tiêu chuẩn.
Cung cấp linh kiện và vật tư dự phòng phục vụ việc thay thế và sữa chữa các thiết bị thuộc hệ thống mạng cố định và mạng vô tuyến bao gồm: các thiết bị truyền dẫn viba, truyền dẫn quang, các hệ thống chuyển mạch, truy nhập và di động.
d. Thực hiện dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực viễn thông tin học
Lập dự án, thiết kế mạng viễn thông và tin học, mở rộng đề tài ở các chuyên ngành mới.
Cung cấp các dịch vụ: công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
Cung cấp các giải pháp tích hợp ứng dụng công nghệ thông tin và truyền số liệu.
e. Sản xuất và kinh doanh các ngành nghề kỹ thuật, dịch vụ khác mà pháp luật không cấm.
2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty
2.1.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý
Hiện nay toàn Công ty có 360 cán bộ công nhân viên, trong đó số nhân viên quản lý phục vụ là 51 người, số công nhân trực tiếp sản xuất là 309. Đội ngũ nhân viên của Công ty là những người giàu kinh nghiệm trong kĩnh vực viễn thông và tin học, đã từng tham gia nhiều dự án viễn thông tin học tại 61 tỉnh thành. Đội ngũ cán bộ bao gồm 10% trên đại học, 60% là kĩ sư thiết kế lắp đặt, cấu hình, nghiên cứu, phát triển phần mềm.
Để đáp ứng yêu cầu chuyên môn hoá sản xuất và quản lý và điều hành tốt hoạt động kinh doanh của Công ty thì cần phải có sự phân chia sắp xếp thành các bộ phận phòng ban phân xưởng.
Công ty đã tổ chức sắp xếp một bộ máy quản lý gọn nhẹ, hợp lý và hoạt động thực sự có hiệu quả, đảm bảo phát huy năng lực tối đa của mỗi nhân viên trong toàn Công ty.
Sơ đồ 2.1 :
Phó giám đốc
Đại hội cổ đông
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phòng kinh doanh
Phòng tài chính
Phòng tổng hợp
Chi nhánh miền Nam
Ban kiểm soát
Phó giám đốc
Trung tâm công nghệ viễn thông
Bộ phận viba
Truyền dẫn quang
Bộ phận mạng di động
Bộ phận sữa chữa
Xưởng điện tử cơ khí
Bộ phận tích hợp hệ thống
Bộ phận lắp ráp điện tử
Trung tâm tin học
Bộ phận sản xuất cơ khí
Bộ phận PT phần mềm
Phòng viễn thông tin học
Bộ phận mạng di động
Tổ chức bộ máy công ty cổ phần viễn thông tin học – Bưu Điện
Bộ máy quản lý của Công ty được chia thành 2 cấp:
Hội đồng quản trị và ban giám đốc.
+ Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Khối quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gồm có 5 bộ phận phòng ban như sau: Phòng kinh doanh, phòng tài chính, phòng tổng hợp, phòng viễn thông tin học, chi nhánh miền Nam.
+ Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức theo dõi thực hiện các kế hoạch phát triển thị trường, thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, bán hàng và điều tiết sản xuất của Công ty.
+ Phòng Tài chính: chịu trách nhiệm về tổ chức các nguồn vốn, công tác kế toán, thống kê, quản lý tài chính, quản lý vật tư và tài sản của công ty.
+ Phòng tổng hợp: có chức năng theo dõi chung về công tác quản lý nhân sự, tiền lương và quản lý hành chính.
+ Phòng Viễn thông tin học: chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông về hoạt động kinh doanh của Công ty, có quyền nhân danh Công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan tới mục đích, quyền lợi của công ty, quyết định đến chiến lược phát triển của Công ty, các giải pháp phát triển thị trường và phát triển công nghệ.
+ Ban giám đốc: là đại diện pháp nhân của Công ty, quyết định các vấn đề liên quan đến mọi hoạt động hàng ngày và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trước về công tác tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ viễn thông tin học, tư vấn công nghệ, quản lý công nghệ các công trình lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, chịu trách nhiệm trước Công ty về chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất.
+ Chi nhánh miền Nam: chịu trách nhiệm triển khai các công việc của Công ty khu vực phía Nam theo sự điều hành của Ban giám đốc.
2.1.3.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh
Khối trực tiếp sản xuất và làm dịch vụ của Công ty được chia thành 3 bộ phận:
+ Trung tâm công nghệ viễn thông: nghiên cứu và ứng dụng và cung cấp các dịch vụ và lắp đặt, đo thử, thi công, bảo dưỡng và sửa chữa các thiết bị về hệ thống viễn thông.
+ Trung tâm tin học: thực hiện việc phát triển các phần mềm ứng dụng cho thị trường trong nước. Gia công phần mềm xuất khẩu, nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, đưa ra giải pháp, thi công và thực hiện các dịch vụ có liên quan. Xây dựng mạng intranet, internet phục vụ cho các nhà khai thác dịch vụ và các doanh nghiệp theo đơn đặt hàng.
+ Xưởng điện tử cơ khí: thực hiện việc chế tạo gia công và lắp ráp các sản phẩm điện tử chuyên dụng như thiết bị đầu cuối, điện thoại, các thiết bị nguồn điện và các sản phẩm điện tử dân dụng khác. Sản xuất các sản phẩm cơ khí như hộp, vỏ, các phụ trợ phục vụ công trình viễn thông.
Nhìn chung, bộ máy tổ chức bộ máy quản lý và hoạt động kinh doanh của Công ty được sắp xếp khá hợp lý, đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nhờ đó đã giúp Công ty có điều kiện chủ động phát huy sáng tạo thích ứng với điều kiện biến động của thị trường cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường mới, hội nhập vào khu vực thế giới.
Đánh giá chung về tình hình công ty và sự cần thiết của đề tài
Đánh giá chung về tình hình công ty
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty các năm 2004 - 2006
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Tổng nguồn vốn
Tr.đồng
153,739
144,535
353,148
2
Tổng số lao động
Người
237
324
352
3
Doanh thu thuần
Tr.đồng
135,819
122,545
157,700
5
Lợi nhuận trước thuế
Tr.đồng
10,427
11,009
11,876
6
Lợi nhuận sau thuế
Tr.đồng
8,967
9,468
10,195
7
Lợi nhuận/ Doanh thu
%
6.6
7.7
6.5
(Nguồn: Phòng TCKT công ty CT- IN)
Qua bảng số liệu trên cho thấy công ty CT - IN là một doanh nghiệp cổ phần có quy mô vừa và nhỏ, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao. Doanh thu của năm 2005 giảm 9,77% so với năm 2004 nhưng năm 2006 tăng 28,69% so với năm 2005. Do năm 2006, tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế thấp hơn tốc độ tăng doanh thu nên lợi nhuận giảm dẫn đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần giảm so với năm 2005. Điều này cho thấy công tác kiểm soát chi phí của công ty chưa tốt, công ty cần phải phân tích, tìm hiểu rõ nguyên nhân để tìm cách khắc phục và cải thiện tình hình tài chính của mình.
Sự cần thiết của đề tài
Quản lý tài chính là một trong các chức năng cơ bản của quản lý doanh nghiệp và nó giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong quản lý doanh nghiệp. Hầu hết mọi quyết định đều dựa trên những kết luận rút ra từ những đánh giá về mặt tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy mà việc tiến hành phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất cần thiết.
Phân tích tình hình tài chính có ý nghĩa và vai trò rất lớn. Nó không chỉ có ý nghĩa với chủ doanh nghiệp mà còn quan trọng đối với nhiều đối tượng có liên quan khác. Qua phân tích tình hình tài chính các đối tượng khác nhau có thể thấy được thực trạng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng quản lý tài sản, khả năng quản lý vốn vay cũng như điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn, tiềm năng và rủi ro trong tương lai mà doanh nghiệp có thể gặp. Từ đó, họ có thể đưa ra các quyết định cần thiết và đúng đắn.
Do tính quan trọng của phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp và qua thời gian thực tập, nghiên cứu và tìm hiểu ở công ty Cổ phần Viễn thông -Tin học Bưu điện, em quyết định chọn đề tài: Phân tích và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện
Phân tích thực trạng tình hình tài chính của công ty
Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính
2.2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
Phân tích cơ cấu tài sản và sự biến động của tài sản
Từ bảng cân đối kế toán ta có tỷ trọng của các loại tài sản trong tổng tài sản tại ngày 31 tháng 12 các năm như sau:
Bảng 2.2: Bảng tỷ trọng của các loại tài sản (ĐVT: 1000đ)
Chỉ tiêu
31/12/2004
31/12/2005
31/12/2006
Số tiền
Tỷ
trọng (%)
Số tiền
Tỷ
Trọng (%)
Số tiền
Tỷ
Trọng (%)
1
2
3
4
5
6
7
A- TSLĐ& ĐTNH
134.407.588
87,43
121.923.521
84,36
316.669.323
89,67
I. Tiền
21.782.010
14,17
6.128.507
4,24
8.027.454
2,27
III. Các KPT
41.547.862
27,02
56.377.408
39,01
67.133.910
19,01
IV. Hàng tồn kho
69.221.759
45,03
57.132.227
39,53
240.342.531
68,06
V. TSLĐ khác
1.850.957
1,20
2.280.379
1,58
1.160.419
0,33
VI. Chi sự nghiệp
5.000
0,004
5.000
0,41
5.000
0,001
B- TSCĐ & ĐTDH
19.331.680
12,57
22.611.762
15,64
36.479.006
10,33
I. Tài sản cố định
17.755.564
11,55
21.986.762
15,21
35.031.970
9,92
II. ĐTTC dài hạn
625.000
0,41
625.000
0,43
625.000
0,18
III. Chi phí XDCB DD
951.116
0,62
V. CP trả trước dài hạn
822.036
0,23
Tổng tài sản
153.739.268
100
144.535.283
100
353.148.329
100
(Nguồn số liệu: Phòng TCKT công ty CT- IN )
Bảng trên cho thấy, trong cơ cấu tài sản của công ty không có đầu tư tài chính ngắn hạn. Tài sản lưu động tăng giảm liên tục qua các năm, năm 2004 chiếm 87,43% trong tổng tài sản và năm 2005 tỷ trọng của tài sản lưu động giảm xuống 84,67% nhưng sang năm 2006 tài sản lưu động tăng mạnh và chiếm tỷ trọng 89,67% trong tổng tài sản.
Chính vì vậy, hầu hết tỷ trọng của các tiểu khoản tài sản lưu động đều giảm ở năm 2005 và lại tăng lên ở năm 2006 trừ các khoản phải thu.
Tỷ trọng của tiền có sự biến động mạnh: Năm 2004 đang ở 14,17% giảm xuống chỉ còn 4,24% vào cuối năm 2005 và có xu hướng giảm xuống 2,27% ở cuối năm 2006.
Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 45,03% trong tổng tài sản ở năm 2004 rồi giảm xuống còn 39,53% vào năm 2005, sau đó đột biến tăng vọt lên 68,06% vào năm 2006.
Tài sản lưu động khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản nhưng cũng có sự biến động khá rõ rệt. Tài sản lưu động khác chiếm 1,2% ở năm 2004, năm 2005 tăng lên 1,58% trong tổng tài sản, nhưng năm 2006 lại giảm xuống còn 0,33%.
Chi sự nghiệp cũng chiếm một phần nhỏ trong tổng tài sản và không thay đổi về mặt giá trị trong ba năm qua, tuy nhiên tỷ trọng khoản này vẫn có sự thay đổi nhỏ trong tổng tài sản và chiếm tỷ trọng 0,41% vào năm 2005, các năm khác tỷ trọng không đáng kể.
Ngược lại với hàng tồn kho, các khoản phải thu có tỷ trọng tăng lên rồi giảm xuống từ 27,02% ở năm 2004, tăng lên 39,01% vào năm 2005 sau đó lại giảm xuống còn 19,01% ở năm 2006.
Tuy tổng tài sản có nhiều biến động nhưng ở cả ba liên tục năm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Năm 2004 tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 12,57%, năm 2005 tỷ trọng này tăng lên 15,64% và rồi lại giảm xuống còn 10,33% vào năm 2006.
Tỷ trọng tài sản cố định năm 2004 là 11,55%, năm 2005 tỷ trọng này tăng lên 15,21% và đến năm 2006 tỷ trọng tài sản cố định lại giảm xuống còn 9,92%.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang chỉ có ở năm 2004 và chiếm tỷ trọng 0,62%, năm 2005 và năm 2006 không phát sinh khoản mục này.
Năm 2006 chi phí trả trước dài hạn chiếm 0,23% trong tổng tài sản, hai năm trước đó không phát sinh khoản mục này.
Tuy có nhiều biến động nhưng hàng tồn kho vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, tiếp đến là khoản phải thu, tài sản cố định, tiền và tài sản lưu động khác.
Như vậy, qua phân tích tỷ trọng các loại tài sản ta thấy tất cả các tài sản đều biến động, trong đó: hàng tồn kho, các khoản phải thu và tiền và tài sản lưu động khác có sự thay đổi nhiều nhất. Để biết các loại tài sản biến động như thế nào, tăng giảm bao nhiêu và những nhân tố đó thay đổi do nguyên nhân gì ta sẽ xét bảng sau:
Bảng 2.3: Tình hình tăng giảm tài sản (ĐVT: 1000đ)
Chỉ tiêu
Cuối năm 2005/2004
Cuối năm 2006/2005
Số tiền
Tỷ lệ
%
Tỷ trọng
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Tỷ trọng
%
1
8=2-4
8*100/4
10=5-3
11= 4-6
12*100/6
13=7-5
A- TSLĐ & ĐTNH
-12.484.067
-9,29
-3,07
194.745.802
159,73
5,31
I. Tiền
-15.653.503
-71,86
-9,93
1.898.947
30,99
-1,97
III. Các KPT
14.829.546
35,69
11,99
10.756.502
19,08
-20,00
IV. Hàng tồn kho
-12.089.532
-17,46
-5,50
183.210.304
320,68
28,53
V. TSLĐ khác
429.422
23,20
0,38
-1.119.960
-49,11
-1,25
VI. Chi sự nghiệp
0
0,00
0,406
0
0,00
B- TSCĐ & ĐTDH
3.280.082
16,97
3,07
13.867.244
61,33
-5,31
I. Tài sản cố định
4.231.198
23,83
3,66
13.045.208
59,33
-5,29
II. ĐTTC dài hạn
0
0,00
0,02
0
0,00
-0,25
III. Chi phí XDCB DD
-951.116
-100
-0,62
0
0
V. CP trả trước dài hạn
0
822.036
0,23
Tổng tài sản
-9.203.985
-5,99
0,00
208.613.046
144,33
0,00
(Nguồn số liệu: Phòng TCKT công ty CT - IN)
Qua bảng trên ta thấy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2005 giảm xuống so với năm 2004. Cụ thể: Năm 2005 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 12.484.067.000đ tương ứng với tốc độ giảm 9,29% so với năm 2004 dẫn đến tỷ trọng giảm 3,07%. Tuy nhiên sang năm 2006 thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng đột biến với tốc độ 159,73% tương ứng với giá trị là 194.745.802.000đ và kéo theo tỷ trọng tăng 5,31%. Như vậy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm ở năm 2005 nhưng lại tăng đột biến vào năm 2006, để biết được các nhân tố làm tăng và giảm tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn qua các năm ta sẽ xét từng khoản mục sau đây:
Năm 2005 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn giảm so với năm 2004 chủ yếu là do tiền giảm mạnh 71,86% với giá trị 15.653.503.000đ so với năm 2004 làm tỷ trọng tiền giảm 9,93% trong tổng tài sản. Nguyên nhân làm tiền giảm mạnh vào cuối năm 2005 là do công ty vừa mới thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả cho Ngân hàng Ngoại Thương và trả trước một phần tiền mua hàng cho Công ty FPT và Công ty Nera.
Nguyên nhân thứ hai làm tài sản lưu động giảm vào cuối năm 2005 là hàng tồn kho giảm 17,46% tương ứng 12.089.546.000đ, việc giảm hàng tồn kho là do cuối năm 2005 công ty thực hiện hợp đồng cung cấp thiết bị truyền dẫn cho Công ty HUAWEI - EVN, SIEMENS AG -VNPT, Thiết bị mạng thông tin số liệu cho Công ty Truyền Tải Điện 4, Bưu điện tỉnh Đồng Tháp. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy công ty đã cố gắng xúc tiến bán hàng hoá vào cuối năm 2005, lượng hàng hoá tồn kho vào cuối năm 2005 mà chủ yếu là hàng hoá tồn kho với giá trị 30.498.524.309đ, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm 15.060.330.911đ và phần còn lại là hàng hoá gửi bán với giá trị 10.199.064.634đ trong tổng giá trị hàng hoá tồn kho, một số tiểu khoản khác là không đáng kể.
Hàng hoá tồn kho bao gồm: hàng hoá thuộc lĩnh vực Viễn thông và lĩnh vực tin học, trong đó mặt hàng có 90% là hàng hoá có chất lượng tốt có thể xuất bán ngay khi cần thiết còn 10% còn lại là hàng hoá chất lượng kém và đã lỗi mốt tồn từ nhiều năm, điều này cho thấy công ty quản lý hàng hoá tồn kho kém. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng chiếm một phần khá lớn trong tổng giá trị hàng tồn kho và chủ yếu là chi phí cung cấp dịch vụ dở dang, giá trị khoản mục này lớn là tốt hay xấu đối với công ty ta sẽ xét doanh thu về cung cấp dịch vụ trong tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Ngoài ra hàng hoá gửi bán cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng giá trị hàng tồn kho do hệ thống đại lý bán hàng hoạt động chưa tốt.
Ngược lại với Tiền và hàng tồn kho Khoản phải thu ở cuối năm 2005 chiếm 39,01% trong tổng tài sản là rất cao đối với doanh nghiệp mà hoạt động chủ yếu là bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ. Vào cuối năm 2005 khoản mục này tăng 35,69% tương ứng với giá trị là 14.829.546.000đ; tài sản lưu động khác tăng 23,2%. Khoản phải thu tăng chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng như: Công ty HUAWEI – EVN 12.222.591.000đ, SIEMENS AG –VNPT 8.124.693.000đ, LG/VCX – Sphone 18.125.465.000đ, Công ty GPC 7.258.336.000đ, Bưu điện tỉnh Nghệ An 4.124.558.000đ và một số công ty khác.
Như vậy việc tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng đột biến trong năm 2006 là do hầu hết khoản mục các tài sản tăng mạnh.
Cuối năm 2006 tiền tăng 30,99% nhưng tỷ trọng lại giảm xuống còn 1,97% trong tổng tài sản so với năm 2005. Khoản mục tiền tăng lên như vậy chủ yếu là do công ty vừa mới thu tiền cung cấp dịch vụ của Bưu Điện tỉnh Nghệ An, tỷ trọng của khoản mục tiền trong tổng tài sản là rất thấp và nó ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán tức thời của công ty.
Các khoản phải thu tiếp tục tăng với tốc độ 19,08% so với năm 2005 tương ứng 10.756.502.000đ, tuy nhiên các khoản phải thu tăng nhưng tỷ trọng trong tổng tài sản lại giảm xuống. Khoản phải thu ở cuối năm 2006 chủ yếu là khoản phải thu khách hàng tăng với giá trị 8.679.274.000đ và những khách hàng chủ yếu là LG/VCX - S-Phone, công ty GPC, Công ty VDC, Học Viện Bưu chính Viễn Thông, SIEMENS – AG, Trung tâm điều độ hệ thống điện Miền Nam… một trong số những khoản phải thu khách hàng thì có một số khách hàng vốn do ngân sách nhà nước nhà nước cấp. Các khoản phải thu khác tăng 2.049.531.000đ so với năm 2005, khoản phải thu khác tăng đột biến là do năm 2006 công ty có một khoản thuế nhập khẩu chưa được hoàn lại. Khoản phải thu khách hàng tăng điều đó cho thấy công ty vẫn chưa có chính sách bán hàng hợp lý và công tác thu hồi nợ kém.
Đáng chú ý nhất là hàng tồn kho năm 2006 tăng 320,68% so với hàng tồn kho năm 2005 với giá trị 183.210.304.000đ. Hàng tồn kho tăng chủ yếu là do hàng hoá tồn kho tăng đột biến với giá trị 179.039.873.000đ so với năm 2005. Trên thực tế thì giá trị hàng hoá tồn kho mà chủ yếu là mặt hàng thuộc lĩnh vực Viễn Thông và tin học được công ty nhập về từ đầu quý I năm 2006 theo kế hoạch tiêu thụ hàng hoá, do hệ thống bán hàng chưa hiệu quả nên tại thời điểm cuối năm 2006 giá trị hàng hoá tồn kho là rất lớn, thêm nữa là lượng hàng hoá kém phẩm chất, lỗi mốt tồn đọng từ nhiều năm trước. Chí phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng tăng và chiếm tỷ trọng đáng kể, và làm tăng một phần giá trị hàng tồn kho. Việc tăng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang như vậy là chi phí dở dang cung cấp dịch vụ tăng lên do công ty ký hợp đồng cung cấp dịch vụ lắp đặt trạm thu phát sóng di động toàn quốc của Vinaphone. Như vậy giá trị hàng tồn kho nhiều chủ yếu tập trung vào hàng hoá tồn kho gây ứ đọng vốn trong kinh doanh và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Còn lại các tiểu khoản khác tăng không đáng kể.
Bảng 2.3 ở trên còn cho thấy cuối năm 2005 tỷ trọng tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 16,97% với giá trị 3.280.082.000đ so với tổng tài sản so với năm 2004 mà nguyên nhân là do tài sản cố định ròng tăng. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng chủ yếu là do tài sản cố định ròng tăng 23,83% với giá trị 4.231.198.000đ so với năm 2004 do công ty vừa xây mới và đưa vào sử dụng trung tâm tin học và mua sắm một số thiết bị Tin học phục vụ cho việc nghiên cứu và phát triển phần mềm. Năm 2006 tài sản cố định ròng tăng 59,33% tương ứng với 13.645.208.000đ so với năm 2005 do công ty mua thêm một số thiết bị máy tính trang bị thêm cho trung tâm cơ khí, mua mới 2 ôtô chuyên dùng để lắp đặt phục vụ cho hoạt động cung cấp dịch vụ của công ty. Tóm lại tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng qua các năm chứng tỏ doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư và phát triển về chiều sâu.
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang năm 2004 chiếm tỷ trọng 0,62% với giá trị 951.116.000đ, nhưng sang năm 2005 đã hoàn thành và bàn giao sử dụng, năm 2006 không có công trình xây dựng cơ bản.
Ngược lại với chi phí xây dựng cơ bản dở dang thì chi phí trả trước dài hạn trong hai năm 2004 và năm 2005 không có nhưng sang năm 2006 chi phí này có giá trị 822.035.000đ.
Khác hẳn với hai loại trên đầu tư tài chính dài hạn mà cụ thể là công ty góp vốn liên doanh với Công ty Dịch Vụ Kỹ Thuật Viễn Thông với giá trị 625.000.000đ trong ba năm không thay đổi, tuy nhiên do tổng tài sản có sự tăng giảm nên tỷ trọng khoản mục này cũng thay đổi ở năm 2005 là 0.02% và năm 2006 là 0,25%.
Tất cả biến động của các loại tài sản trong tổng tài sản đã dẫn đến tổng tài sản năm 2005 giảm 9.203.985.000đ với tỷ lệ 5,99% so với năm 2004, nhưng tổng tài sản năm 2006 lại tăng đột biến với tỷ lệ 144,33% hay 208.613.046.000đ so với năm 2005.
Ta có tỷ suất đầu tư của công ty năm 2004 – 2006 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.4: Tỷ suất đầu tư của công ty năm 2004 - 2006
Chỉ tiêu
31/12/2004
31/12/ 2005
31/12/ 2006
Tỷ suất đầu tư
0,14
0,19
0,11
Qua bảng tính toán trên ta thấy cả ba năm qua tỷ suất đầu tư của công ty là rất thấp. Như vậy chỉ số này khá phù hợp với doanh nghiệp mà hoạt động chủ yếu là cung cấp dịch vụ và bán hàng hoá, doanh thu sản xuất chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu của công ty.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn và sự biến động của nguồn vốn
Trước hết chúng ta xét bảng tính toán tỷ trọng nguồn vốn ngày 31 tháng 12 các năm sau:
Bảng 2.5: Tỷ trọng nguồn vốn (ĐVT: 1000đ)
Chỉ tiêu
31/12/2004
31/122005
31/12/2006
Số tiền
Tỷ
trọng (%)
Số tiền
Tỷ
Trọng (%)
Số tiền
Tỷ
Trọng (%)
1
2
3
4
5
6
7
A- Nợ phải trả
121.108.048
78,77
106.532.971
73,71
309.286.434
87,58
I. Nợ ngắn hạn
120.558.201
78,42
104.562.509
72,34
298.862.140
84,63
II. Nợ dài hạn
102.858
0,07
1.105.939
0,77
9.543.058
2,70
III. Nợ khác
446.990
0,29
864.523
0,60
881.244
0,25
B- Nguồn vốn CSH
32.631.220
21,23
38.002.312
26,29
43.861.886
12,42
I. Nguồn vốn, quỹ
30.907.179
20,10
36.065.175
24,95
41.692.372
11,81
II. Nguồn KP, quỹ khác
1.724.041
1,12
1.937.136
1,34
2.169.514
0,61
Tổng nguồn vốn
153.739.268
100
144.535.283
100
353.148.329
100
(Nguồn số liệu: Phòng TCKT công ty CT - IN)
Từ bảng trên ta có tỷ trọng của nợ phải trả từ 78,77% ở cuối năm 2004 giảm xuống 73,71% vào cuối năm 2005 nhưng đến cuối năm 2006 lại tăng lên đến 87,58%. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ ngắn hạn năm 2005 giảm nhưng sang năm 2006 thì lại tăng lên.
Tỷ trọng của nợ ngắn hạn cuối năm 2004 là 78,42%, cuối năm 2005 là 72,34% và đến cuối năm 2006 là 84,63% còn tỷ trọng của nợ dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn nhưng cũng có sự biến động về tỷ trọng. Cuối năm 2004 là 0,07% tăng lên 0,77% cuối năm 2005 và sang năm 2006 tiếp tục tăng lên 2,7% trong tổng nguồn vốn.
Tương đồng với nợ dài hạn thì nợ khác cũng tăng từ 0,29% cuối năm 2004 tăng lên 0,6% năm 2005 rồi lại giảm xuống còn 0,25%.
Ngược lại với nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn. Từ 21,23% ở cuối năm 2004 lên 26,29% vào cuối năm 2005 nhưng lại giảm xuống 12,42% ở cuối năm 2006. Cuối năm 2005 việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu là do cả nguồn vốn, quỹ và nguồn kinh phí, quỹ khác đều tăng lên so với năm 2004 nhưng sang năm 2006 lại giảm xuống đồng loạt cả nguồn vốn, quỹ và nguồn kinh phí, quỹ khác.
Điều này là do cả nguồn vốn, quỹ và nguồn kinh phí, quỹ khác của năm 2006 đều giảm lên so với các năm trước. Đây là dấu hiệu cho thấy mức độ tự chủ, độc lập về mặt tài chính của công ty cho đến nay là rất thấp so với các năm trước.
Bảng 2.6: Hệ số tự tài trợ của công ty năm 2004 - 2006
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Hệ số tự tài trợ
21,22%
26,29%
12,42%
Như vậy, hệ số tự tài trợ của công ty trong ba năm đều nhỏ hơn 50% và có xu hướng giảm vào cuối năm 2006 chứng tỏ độ tự chủ về mặt tài chính của công ty thấp, công ty phải huy động hầu hết nguồn vốn từ bên ngoài.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn như trên cho ta thấy mối quan hệ giữa các khoản mục nguồn vốn trong tổng số nguồn vốn, tuy vậy để biết sự biến động của các khoản mục giữa các năm ta xem xét bảng sau:
Bảng 2.7: Tình hình tăng giảm nguồn vốn (ĐVT: 1000đ)
Chỉ tiêu
Cuối năm 2005/2004
Cuối năm 2006/2005
Số tiền
Tỷ lệ
%
Tỷ
Trọng %
Số tiền
Tỷ lệ
%
Tỷ
trọng
%
1
8=4-2
8*100/2
10=5-3
11=6-4
12*100/4
13=7-5
A. Nợ phải trả
-14.575.077
-12,03
-5,07
202.753.463
190,32
13,87
I. Nợ ngắn hạn
-15.995.692
-13,27
-6,07
194.299.631
185,82
12,28
II. Nợ dài hạn
1.003.081
975,21
0,70
8.437.119
762,89
1,94
III. Nợ khác
417.533
93,41
0,31
16.721
1,93
-0,35
B. Nguồn vốn CSH
5.371.092
16,46
5,07
5.859.574
15,42
-13,87
I. Nguồn vốn, quỹ
5.157.996
16,69
4,85
5.627.197
15,60
-13,15
II. Nguồn KP, quỹ khác
213.095
12,36
0,22
232.378
12,00
-0,73
Tổng nguồn vốn
-9.203.985
-5,99
0,00
208.613.046
144,33
0,00
(Nguồn số liệu: Phòng TCKT công ty CT - IN)
Năm 2005 nợ phải trả giảm 12,03% tương ứng với 14.575.007.000đ trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu lại tăng 16,46% tương ứng với 5.371.092.000đ so với năm 2004. Nợ ngắn hạn năm 2005 giảm 13.27% tương ứng với 15.995.692.000đ và tỷ trọng khoản này cũng giảm xuống 6,07%. Nguyên nhân chính làm nợ phải trả giảm là do nợ ngắn hạn giảm và khoản mục chủ yếu làm nợ ngắn hạn giảm là do người mua trả tiền trước giảm mạnh từ 26.025.502.954đ xuống còn 7.218.810.977đ.
Bên cạnh đó vay ngắn hạn lại tăng do nhu cầu thanh toán trước cho nhà cung cấp cũng tăng từ 8.481.163.197đ lên 11.438.486.263đ. Khoản mục phải trả cho người bán tăng không đáng kể nhưng nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nợ ngắn hạn cho thấy công ty đã biết tận dụng nguồn vốn bên ngoài để mở rộng kinh doanh và điều đó là rất tốt cho công ty. Qua tìm hiểu thực tế thì tất cả các khoản vay ngắn hạn của công ty cuối năm 2005 là tốt vì không có khoản nợ đọng từ các năm trước.
Ngược lại với nợ ngắn hạn, nợ dài hạn tăng 975,21% tương ứng với 1.003.081.000đ và một phần nhỏ nợ khác cũng tăng 417.533.000đ so với năm 2004. Nợ dài hạn tăng và là do vay dài hạn tăng và khoản vay này dùng để trả trước cho công ty NERA và công ty Fizisu, điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng nguồn vốn chưa tốt, dùng nợ dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn sẽ phải trả chi phí cao và làm lợi nhuận giảm.
Cuối năm 2005 nguồn vốn chủ sở hữu mà tuyệt đại bộ phận là nguồn vốn quỹ tăng lên với tỷ lệ 16,69%. Trong nguồn vốn quỹ chủ yếu là nguồn vốn kinh doanh và lợi nhuận chưa phân phối, đáng chú ý là quỹ đầu tư phát triển tăng nhiều do công ty cấp quỹ ngiên cứu khoa học và đào tạo cho bộ phận nghiên cứu phần mềm, và một số cán bộ quản lý. Điều này cho thấy công ty rất chú trọng vào đầu tư nâng cao trình độ quản lý và đầu tư chiều sâu để chuẩn bị nhân lực chất lượng cho tương lai.
Năm 2006 nợ phải trả tăng mạnh với giá trị 202.753.463.000đ tương ứng với tốc độ tăng 190,320% và điều này dẫn đến tỷ trọng của nợ phải trả trong tổng nguồn vốn tăng 13,87%. Nguyên nhân chính làm tăng nợ phải trả là nợ ngắn hạn tăng với giá trị 194.299.631.000đ. Trong khoản mục nợ ngắn hạn thì phải trả cho người bán chiếm tỷ trọng lớn với giá trị 195.606.752.771đ. Phải trả cho người bán ở dây chủ yếu là phải trả cho công ty RFS, SIEMENS, HARISS, NERA, và Công ty FPT. Những khoản phải trả này là do vào đầu năm 2006 công ty nhập khẩu hàng hoá và linh kiện. Điều này cho thấy công ty đang chiếm dụng vốn từ bên ngoài là chủ yếu. Bên cạnh phải trả cho người bán thì vay ngắn hạn cũng tăng lên từ 11.438.486.263đ lên đến 25.094.612.820đ và nguồn vốn này tài trợ cho tài sản lưu động.
Nợ dài hạn cũng tăng 762,89% so với năm 2005 và nguồn vốn này dùng để tài trợ cho tài sản lưu động của công ty nhưng như vậy thì chi phí vốn sẽ cao và làm giảm lợi nhuận. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2006 tăng 5.859.574.000đ tuy nhiên tỷ trọng của nó lại giảm xuống 13,87% trong tổng nguồn vốn. Điều này cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng không ổn định.
Cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
TSCĐ và ĐTNH
87,43%
Nguồn vốn ngắn hạn
78,71%
TSCĐ và ĐTDH 12,57%
Nguồn vốn DH 21,23%
Tài sản (31/12/2004)
Nguồn vốn (31/12/2004)
TSCĐ và ĐTNH
84,36%
Nguồn vốn ngắn hạn
73,71%
TSCĐ và ĐTDH 15,64%
Nguồn vốn DH 26,29%
Tài sản (31/12/2005)
Nguồn vốn (31/12/2005) (31/12/2005)
TSCĐ và ĐTNH
89,67%
Nguồn vốn ngắn hạn
87,58%
TSCĐ và ĐTDH 10,33%
Nguồn vốn DH 12,42%
Tài sản (31/12/2006)
Nguồn vốn (31/12/2006) (31/12/2006) (31/12/2006)
Trong cả ba năm nguồn vốn ngắn hạn đều lớn hơn rất nhiều nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn dài hạn không những tài trợ cho tài sản cố định và đầu tư dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.
Nếu công ty sử dụng vốn vay dài hạn để tài trợ cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn thì vừa sai mục địch vừa lãng phí chi phí vốn. Và điều đó đã xảy ra ở công ty bởi công ty đã dùng một phần nhỏ nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Đây là nguyên nhân làm cho cơ cấu vốn chưa tối ưu, cơ cấu giữa tài sản và nguồn vốn chưa hợp lý.
2.2.1.2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.8: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (ĐVT: 1000đ)
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
trọng
Số tiền
Tỷ
Trọng
1
2
3
4
5
6
7
Doanh thu BH&CCDV
135.819.439
122.552.626
157.700.509
Các khoản giảm trừ
7.290.000
1. Doanh thu thuần BH &CCDV
135.819.439
100%
122.545.336
100%
157.700.509
100%
- DT bán thành phẩm
6.653.672
4,90
11.739.036
9,58
3.275.216
2,08
- D._.n để chủ động trong khâu dự trữ cũng như cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước.
- Tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm Viễn thông và đặc biệt là các thiết bị Viễn thông nông thôn.
- Đối với lĩnh vực xây lắp – tích hợp hệ thống hạ tầng cơ sở mạng di động GSM, bằng trình độ kỹ thuật, năng lực triển khai, trình độ quản lý công ty đang cố gắng xúc tiến mối quan hệ của mình với tập đoàn Microsoft, là đối tác chính thức trong các lĩnh vực: Cung cấp phần mềm có bản quyền, phát triển các ứng dụng trên nền tảng Microsoft và triển khai các dịch vụ có liên quan.
- Tăng cường quảng bá chất lượng sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng
3.2. Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty
3.2.1. Biện pháp 1: Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ
Cơ sở đề ra biện pháp:
Tuy tỷ trọng khoản phải thu năm 2006 có giảm so với năm trước nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản: chiếm 27,02% ở cuối năm 2004, chiếm 39,01% ở cuối năm 2006 và chiếm 19,01% ở cuối năm 2006. Trong đó, khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn thứ nhì sau hàng tồn kho.
Bảng 3.2: Tỷ trọng của các khoản phải thu
Khoản mục
31/12/2004(%)
31/12/2005(%)
31/12/2006(%)
1. Phải thu khách hàng
95,79
87,33
86,27
2. Trả trước cho người bán
3,14
11,72
9,88
3. Thuế GTGT được khấu trừ
4. Các khoản phải thu khác
1,07
0,95
3,85
5. Dự phòng phải thu khó đòi
Tổng các khoản phải thu
100.00
100.00
100.00
(Nguồn số liệu: Phòng TCKT công ty CT - IN)
Mặc dù, hệ số công nợ cho thấy các khoản phải thu nhỏ hơn các khoản phải trả, công ty chiếm dụng nhiều vốn từ bên ngoài. Tuy nhiên tỷ trọng khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, công ty cần xây dựng chính sách thanh toán linh động hơn, khuyến khích khách hàng thanh toán sớm bằng một tỷ lệ chiết khấu hợp lý, vừa có lợi cho công ty vừa hấp dẫn khách hàng. Trong tổng khoản phải thu thì khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất và việc đẩy mạnh công tác thu hồi nợ được áp dụng cho khoản phải thu khách hàng. Tuy nhiên trong số khoản phải thu này có một phần nhỏ do khách hàng phụ thuộc vào ngân sách nhà nước cấp nên công ty không áp dụng khoản phải thu cho đối tượng khách hàng này. Công ty chỉ áp dụng chiết khấu cho khách hàng có khả năng trả nợ khi công ty chiết khấu, cụ thể khoản phải thu này chiếm 90% tổng khoản phải thu khách hàng với giá trị 40.540.431.000 đồng. Những khách hàng chủ yếu là LG/VCX - S-Phone, công ty GPC, Công ty VDC, SIEMENS – AG
Mục đích của biện pháp: Giảm tỷ trọng các khoản phải thu, giải phóng vốn chết đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng khả năng thanh toán tức thời.
Nội dung thực hiện:
Bảng 3.3: Bảng phân nhóm khách hàng theo thời hạn trả chậm (ĐVT: 1000 đồng)
Loại
Thời gian trả chậm
Số tiền
Tỷ trọng
1
0 ngày
4.054.043
10%
2
1 – 30 ngày
12.162.129
30%
3
31 – 60 ngày
10.1350108
25%
4
61 – 90 ngày
121.62.129
30%
5
90 - 120 ngày
810.809
2%
6
>120 ngày
1.216.213
3%
Tổng cộng
40.540.431
100%
(Nguồn số liệu: Phòng TCKT công ty CT - IN)
Kỳ thu tiền bình quân của công ty là 141 ngày, do vậy có thể ước tính được công ty phải chịu trả lãi cho những khoản bị chiếm dụng trong vòng 5 tháng.
- Xác định các mức chiết khấu:
Việc phân tích, xác định mức chiết khấu được dựa vào việc xác định giá trị hiện tại của một dòng tiền đơn ở kỳ thứ n (PV) và giá trị tương lai của dòng tiền đơn sau n kỳ (FV). Ta có công thức:
PVn =
FVn = PV(1 +n.R)
Trong đó:
PVn: là giá trị hiện tại của dòng tiền đơn sau n kỳ;
FVn: là giá trị tương lai của dòng tiền đơn sau n kỳ;
R : là lãi suất.
Xác định mức chiết khấu cao nhất mà công ty có thể chấp nhận được
Gọi A: là khoản tiền khách hàng cần thanh toán khi chưa có chiết khấu;
i%: tỷ lệ chiết khấu trong thanh toán mà công ty dành cho khách hàng
n: Số kỳ thanh toán
T: Thời gian khách hàng thanh toán sau khi nhận hàng
Ta có giá trị hịên tại của số tiền A mà khách hàng trả sau n tháng khi không hưởng chiết khấu là:
PV =
Giá trị hiện tại của số tiền A khách hàng trả cho công ty khi chấp nhận thanh toán sớm trong khoản thời gian T để hưởng chiết khấu là:
PV =
Công ty áp dụng chiết khấu khi:
³
Hay PV = - ³ 0
Chọn R = 0,75% là mức lãi suất gửi 5 tháng của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam áp dụng cho VNĐ (Coi như trong kỳ ngắn hạn lãi suất không thay đổi).
Công ty chỉ áp dụng hình thức chiết khấu cho những khoản tiền thanh toán trong vòng 90 ngày, nếu lớn hơn 90 ngày thì khoản tiền thanh toán giữ nguyên là A. Vì trong các khoản tiền khách hàng nợ có một phần vượt quá 90 ngày nên ước tính công ty phải trả lãi cho khoản tiền bị nợ này trong 5 tháng.
Cơ sở để chiết khấu cho khách hàng: Lãi suất gửi ngân hàng của khoản tiền tại thời điểm phải thanh toán trong vòng 5 tháng (n= 5)
- Trường hợp 1: Khách hàng thanh toán ngay (T = 0)
1
(1 – i%) ³
(1 + 5.0,75%)
ị i% Ê 3,61%
- Trường hợp 2: Khách hàng thanh toán trong vòng 30 ngày (0 < T Ê 30)
³
ị i% Ê 2,89%
- Trường hợp 3: Khách hàng thanh toán trong vòng 31 đến 60 ngày
³
ị i% Ê 2,17%
Trường hợp 4: Khách hàng thanh toán trong vòng 61 đến 90 ngày
³
ị i% Ê 1,46%
Trường hợp 5:
Khách hàng thanh toán sau 90 ngày kể từ ngày nợ công ty, khách hàng sẽ không được hưởng chiết khấu.
Xác định mức chiết khấu thấp nhất mà khách hàng có thể chấp nhận được
Cơ sở để khách hàng chấp nhận mức chiết khấu của công ty đề nghị là lãi suất của khoản tiền thanh toán tại thời điểm thanh toán trong vòng 3 tháng mà khách hàng được hưởng.
Ta có:
- Giá trị hịên tại của số tiền A mà khách hàng trả sau n tháng khi không hưởng chiết khấu là:
PV =
- Giá trị hiện tại của số tiền A khách hàng trả cho công ty khi chấp nhận thanh toán sớm trong khoản thời gian T để hưởng chiết khấu là:
PV =
- Giá trị hiện tại của khoản chiết khấu mà khách hàng được hưởng.
PV =
Trong khi đó khách hàng chỉ chấp nhận tỷ lệ chiết khấu của công ty khi giá trị hiện tại của khoản tiền khách hàng được hưởng chiết khấu lớn hơn chênh lệch giữa giá trị hiện tại của số tiền A khách hàng trả sau n tháng khi không được hưởng chiết khấu và chấp nhận trả trước khi được hưởng chiết khấu thanh toán.
³ -
Hay
- + ³ 0
Như vậy:
- Nếu khách hàng chấp nhận thanh toán ngay (T=0)
A.i% - A(1-i%) + ³ 0
ị i% ³ 1,8 %
Nếu khách hàng chấp nhận trả trong vòng 30 ngày (T= 1)
- + ³ 0
ị i% ³ 1,45%
Nếu khách hàng chấp nhận trả trong vòng 60 ngày (T= 2)
- + ³ 0
ị i% ³ 1,08%
Nếu khách hàng chấp nhận trả trong vòng 90 ngày (T= 3)
- + ³ 0
ị i% ³ 0,73%
Do công ty không chiết khấu nếu khách hàng thanh toán sau 90 ngày kể từ ngày nhận hàng.
Vậy công ty áp dụng hệ thống chiết khấu thanh toán sau:
Khách hàng thanh toán ngay (T=0)
1,8% Ê i% Ê 3,61%
Khách hàng thanh toán ngay (T=1)
1,45%Ê i% Ê 2,89%
Khách hàng thanh toán ngay (T=2)
1,08% Ê i% Ê 2,17%
Khách hàng thanh toán ngay (T=3)
0,73% Ê i% Ê 1,46%
Bảng 3.4: Bảng tỷ lệ chiết khấu
Loại
Thời hạn thanh toán
Tỷ lệ chiết khấu (i%)
Cao nhất
Thấp nhât
1
0
3,61%
1,80%
2
1 – 30 ngày
2,89%
1,45%
3
31 – 60 ngày
2,17%
1,08%
4
61 - 90 ngày
1,46%
0,73%
5
> 90 ngày
Không được chiết khấu
Trong quá trình giao dịch thanh toán tiền hàng, công ty và khách hàng có thể trao đổi với nhau về mức chiết khấu thanh toán sao cho cả hai bên đều hài lòng và tỷ lệ này cũng tạo tính cạnh tranh với các đơn vị khác. Công ty nên đưa ra tỷ lệ chiết khấu trung bình giữa cao nhất và thấp nhất.
Bảng 3.5: Các tỷ lệ chiết khấu đề xuất
Loại
Thời hạn thanh toán
Tỷ lệ chiết khấu đề xuất
1
0
2,48%
2
1 – 30 ngày
2,17%
3
31 – 60 ngày
1,62%
4
61 - 90 ngày
1,1%
5
> 90 ngày
Không được hưởng chiết khấu
Với các mức chiết khấu như trên công ty hy vọng khách hàng sẽ thanh toán nhanh hơn.
Kết quả của biện pháp:
Giả sử với tỷ lệ như trên, công ty kỳ vọng sẽ giảm được 40% khoản phải thu khách hàng trong vòng 90 ngày. Số tiền thu thêm được là:
40% x 38.513.410.000 = 15.405.363.000 đồng
Tỷ trọng các nhóm khách hàng trong đó như sau:
Bảng 3.6: Chiết khấu thanh toán (ĐVT: 1000 đồng)
Thời hạn thanh toán
Tỷ trọng
Số tiền (VNĐ)
Tỷ lệ chiết khấu (%)
Số tiền chiết khấu
Số tiền
thực thu
0
20%
3.081.073
2,48
76.411
3.004.662
1 - 30 ngày
30%
4.621.609
2,17
100.289
4.521.320
31 - 60 ngày
35%
5.391.877
1,625
87.618
5.304.259
61 - 90 ngày
15%
2.310.805
1,095
25.303
22.85.501
Tổng
100
15.405.364
289.621
15.115.743
Như vậy, sau khi thực hiện biện pháp này công ty đã giảm được bớt các khoản nợ phải thu khách hàng là 15.405.364.000 đồng và khi đó khoản phải thu khách hàng còn lại là 42.509.538.000 đồng. Vốn bằng tiền tăng được 15.405.364.000 đồng. Do đó, khoản phải thu đã giảm đi dẫn đến vòng quay khoản phải thu tăng lên và kỳ luân chuyển khoản phải thu giảm xuống 122 ngày, đồng thời khả năng thanh toán tức thời tăng từ 0,03 lên 0,08.
Bảng 3.7: Một số chỉ tiêu sau khi thay đổi (ĐVT:1000 đồng)
Chỉ tiêu
Trước thay đổi
Sau thay đổi
Chênh lệch
Tiền
8.027.454
23.143.197
15.115.743
Khoản phải thu bình quân
61.755.659
54.052.977
-7.702.682
Vòng quay KPT
2,55
2,92
0,36
Kỳ luân chuyển KPT
140,98
123,39
-17,58
Khả năng thanh toán tức thời
0,03
0,08
0,05
Khi áp dụng biện pháp chiết khấu khoản phải thu khách hàng công ty chỉ phải chịu chi phí cho các khoản tiền chiết khấu sau 90 ngày nhưng đồng thời công ty phải trả thêm số tiền chiết khấu thanh toán cho các khách hàng thanh toán trước 90 ngày như sau:
Khi chưa áp dụng biện pháp, kỳ thu tiền bình quân của công ty là 141 ngày tức gần 5 tháng công ty mới thu hồi tiền bán hàng. Vì vậy có thể nói công ty phải chịu một khoản tiền tạo ra bởi lãi suất ngân hàng thay cho khách hàng. Khi đó công ty phải chịu khoản chi phí là lãi suất ngân hàng 0,75% tháng
C1 = ( khoản phải thu khách hàng) x T x R
= 15.405.363.000 x 3 x 0,75% = 346.620.000 đồng
Sau khi thực hiện biện pháp công ty phải chịu một khoản chi phí là
C2 = 289.621.000 đồng
Như vậy công ty tiết kiệm được một khoản chi phí lãi vay là
C = 364.620.000 - 289.621.000 = 74.999.000 đồng
Như vậy sau khi thực hiện biện pháp thì khoản phải thu giảm đi làm vòng quay khoản thu tăng lên 0,36 vòng dẫn đến kỳ luân chuyển khoản thu giảm 18 ngày. Đồng thời tiền tăng lên làm tăng khả năng thanh toán tức thời 0,06 lần và tiết kiệm được khoản lãi vay là 74.999.000 đồng. Tình hình tài chính đã được cải thiện rõ rệt.
3.2.2. Biện pháp 2: Đẩy mạnh công tác tiêu thụ
Cơ sở đề ra biện pháp:
Trong kinh doanh các doanh nghiệp bao giờ cũng phải có một lượng nhất định hàng hoá, thành phẩm và nguyên vật liệu dự trữ trong kho, nó là bước đệm nhằm làm cho quá trình sản xuất và tiêu thụ được thông suất, liên tục. Tuy nhiên, nếu lượng hàng tồn kho quá nhiều sẽ làm ứ đọng vốn dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn và tài sản kém. Bên cạnh đó doanh nghiệp lại phải tăng thêm chi phí cho việc lưu kho, bảo quản làm tăng chi phí và giảm lợi nhuận.
Trong những năm gần đây, tỷ trọng hàng tồn kho của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản. Trong đó chủ yếu là hàng hoá tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và hàng hoá gửi bán, các thành phần khác không đáng kể.
Bảng 3.8: Tỷ trọng các thành phần trong hàng tồn kho
Khoản mục
31/12/2004
(%)
31/12/2005
(%)
31/12/2006
(%)
1. Nguyên vật liệu tồn kho
0.58
0.77
0.08
2. Công cụ dụng cụ tồn kho
0.05
0.04
0.01
3. CPSXKD dở dang
17.92
26.36
9.62
4. Thành phẩm tồn kho
1.33
2.41
0.76
5. Hàng hoá tồn kho
66.94
53.37
87.18
6. Hàng gửi bán
13.83
17.85
3.29
7. Dự phòng giảm giá HTK
0.65
0.81
0.93
Tổng
100.00
100.00
100.00
(Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toáncông ty CT- IN)
Hàng hoá tồn kho năm 2006 chiếm 87,18 % tổng giá trị hàng tồn kho. Trong đó chủ yếu là hai mặt hàng:
Mặt hàng thuộc lĩnh vực Viễn Thông chiếm 80% tổng giá trị hàng hoá tồn kho
Mặt hàng thuộc lĩnh vực tin học chiếm 20% tổng giá trị hàng hoá tồn kho
Nguyên nhân làm giá trị hàng hoá tồn kho hai loại mặt hàng này lớn là do:
Phần lớn hàng hoá mua về từ đầu năm 2006 dự kiến sẽ tiêu thụ trong năm. Lượng hàng hoá này có chất lượng tốt và có thể xuất bán ngay khi cần nhưng do chính sách bán hàng kém hiệu quả, nhiều đối thủ cạnh tranh về giá cũng như tính năng kỹ thuật trong từng chủng loại hàng hoá nên lượng hàng hoá ứ đọng nhiều.
Nguyên nhân thứ hai làm giá trị hàng hoá tồn kho lớn là giá trị hàng hoá kém chất lượng và hàng hoá lỗi mốt, tính năng công nghệ thấp không đáp ứng được nhu cầu thị trường hiện tại. Công ty cần kiểm tra đánh giá lại những hàng hoá, không còn khả năng sinh lời trên thị trường thì cần phải được thanh lý để tận dụng nguồn vốn sử dụng cho mục đích khác.
Bảng 3.9: Phân loại hàng hoá tồn kho (ĐVT 1000 đồng)
Loại hàng hoá
Giá trị
Tỷ trọng
Hàng hoá có chất lượng tốt
188.584.558
90%
Hàng hoá kém chất lượng
20.953.840
10%
Tổng cộng
209,538,398
100%
Do vậy, em đề xuất biện pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ để giảm lượng hàng tồn kho mà cụ thể là mặt hàng Tin học và Viễn thông và đẩy mạnh công tác tiêu thụ đối với mặt hàng có chất lượng tốt và chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị hàng hoá tồn kho.
Mục đích của biện pháp:
Đẩy mạnh công tác tiêu thụ để giảm lượng lượng hàng hoá tồn kho nhằm làm giảm hàng tồn kho, tăng vòng quay hàng tồn kho, giải phóng vốn bị ứ đọng trong đó, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn.
Nội dung của biện pháp:
Để tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ công ty cần phải nghiên cứu chính sách Marketing hợp lý, phải tìm thêm khách hàng mới bằng cách nghiên cứu thị trường thông qua việc tìm hiểu thị trường, theo dõi đối thủ cạnh tranh và khách hàng cũ, công ty sẽ có biện pháp xúc tiến bán hàng cụ thể.
Do đặc thù doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho các ngành viễn thông tin học và mặt hàng của công ty thuộc mặt hàng công nghiệp. Hệ thống phân phối chính của công ty là bán hàng trực tiếp không qua trung gian. Công ty không cần tuyển thêm nhân viên bán hàng do năng lực của các nhân viên vẫn còn.
Công ty có thể sử dụng hai công cụ để xúc tiến bán hàng hoá chủ yếu là Marketing trực tiếp và bán hàng trực tiếp kết hợp với chiết khấu thương mại.
Kết quả thực hiện:
Dự tính công ty sẽ tăng thêm được 5% doanh thu bán hàng hoá và giá vốn hàng bán chiếm 82,46% doanh thu.
Để thực hiện chỉ tiêu đặt ra công ty phải dự trù chi phí phát sinh cho phần doanh thu tăng thêm. Ta có bảng dự trù chi phí như sau:
Bảng 3.10: Dự trù chi phí (ĐVT: 1000 đồng)
Chi phí
Số lượng
Đơn giá
Giá trị
1. Chi phí mua địa chỉ của các công ty
1000 đ/c
2.3
2.300
2. Chi phí gửi thư tay
1000 thư
1.5
1.500
3. Chi phí điện thoại
1000 lần
1.5
1.500
4. Chi phí in Catalog
1000 quyển
10
10.000
5. Chi phí vận chuyển
0,5% doanh thu
47.146
5. Chi phí hoa hồng nhân viên bán hàng
0,5% doanh thu
47.146
6. Chiết khấu thương mại
0,5% doanh thu
47.146
7. Chi phí khác
20.000
Tổng cộng
176.738
Sau khi thực hiện biện pháp thì thu được số lãi là:
Bảng 3.11: Lợi nhuận đạt được (ĐVT: 1000 đồng)
Chỉ tiêu
Giá trị
Doanh thu bán hàng tăng thêm
9.429.228
Chiết khấu thương mại
47.146
Doanh thu thuần
9.382.082
Giá vốn hàng bán
7.775.341
Lợi nhuận gộp
1.606.740
Chi phí bán hàng
129.592
Lợi nhuận trước thuế
1.477.148
Thuế thu nhập doanh nghiệp
206.801
Lợi nhuận sau thuế
1.270.347
Như vậy, nếu thực hiện biện pháp này thì doanh thu tăng thêm 9.429.228.000 đồng và lợi nhuận trước thuế tăng thêm 1.447.148.000 đồng và lợi nhuận sau thuế tăng thêm 1.270.347.000 đồng.
Sau khi thực hiện biện pháp thì hàng tồn kho giảm 7.775.341.000 đồng và số tiền thu thêm được là 9.252.489.000 đồng (trong đó bao gồm cả tiền giá vốn hàng bán).
Bảng 3.11: Một số chỉ tiêu sau khi thực hiện biện pháp ( ĐVT:1000 đồng)
Chỉ tiêu
Trước thay đổi
Sau thay đổi
Chênh lệch
1. Hàng tồn kho bình quân
148.737.397
144.849.708
-3.887.689
2. Tiền
8.027.454
17.279.943
9.252.489
3. Doanh thu thuần
157.700.509
167.082.591
9.382.082
4. Lợi nhuận sau thuế
10.194.635
11.464.982
1.270.347
5. Vòng quay hàng tồn kho
1,06
1,15
0,09
6. Kỳ luân chuyển hàng tồn kho
340
312
-27
7. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / doanh thu(%)
6,46
6,86
0,40
8. Khả năng thanh toán tức thời
0,03
0,06
0,03
Sau khi thực hiện biện pháp tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng 0,40%, khả năng thanh toán tức thời tăng từ 0,03 lên 0,06 lần và vòng quay hàng tồn kho tăng từ 1,06 vòng lên 1,15 vòng và do đó kỳ luân chuển hàng tồn kho giảm xuống hơn 27 ngày, vốn được quay vòng nhanh hơn.
Tổng hợp kết quả của các biện pháp:
Tổng số tiền thu thêm được sau hai biện pháp là 24.368.232.000 đồng. Dự kiến sẽ dùng số tiền này để trả nợ ngắn hạn.
Ta có bảng cân đối kế toán dự kiến và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến sau hai biện pháp như sau.
Bảng 3.12: Bảng cân đối kế toán dự kiến (ĐVT: 1000 đồng)
Chỉ tiêu
Trước thay đổi
Sau thay đổi
Tăng giảm
Tài sản
A. TSLĐ và ĐTNH
316.669.323
293.488.609
-23.180.714
I. Tiền
8.027.454
8.027.454
0
II. Khoản phải thu
67.133.910
51.728.546
-15.405.364
III. Hàng tồn kho
240.342.531
232.567.190
-7.775.341
IV. TSLĐ khác
1.160.419
1.160.419
0
V. Chi phí sự nghiệp
5.000
5.000
0
B. TSCĐ và ĐTDH
36.479.006
36.479.006
0
Tổng tài sản
353.148.329
329.967.615
-23.180.714
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
309.286.434
284.835.372
-24.451.062
I. Nợ ngắn hạn
298.862.140
323.313.202
-24.451.062
II. Nợ dài hạn
9.543.058
9.543.058
0
III. Nợ khác
881.244
881.244
0
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
43.861.886
45.132.233
1.270.347
I. Nguồn vốn, quỹ
41.692.372
42.962.719
1.270.347
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác
2.169.514
2.169.514
0
Tổng nguồn vốn
353.148.329
329.967.606
-23.180.714
Bảng 3.13: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (ĐVT: 1000 đồng)
Chỉ tiêu
Trước thay đổi
Sau thay đổi
Tăng giảm
Doanh thu thuần
157.700.509
167.082.591
9.382.082
Giá vốn hàng bán
123.212.141
130.987.482
7.775.341
Lợi nhuận gộp
34.488.368
36.095.108
1.606.740
Thu nhập hoạt động tài chính
168.242
168.242
0
Chi phí hoạt động tài chính
2.551.071
2.840.692
289.621
Chi phí bán hàng
806.727
936.319
129.592
Chi phí quản lý
19.289.041
19.289.041
0
Lợi nhuận từ HĐSXKD
12.009.770
13.197.298
1.187.527
Thu nhập khác
753.887
753.887
Chi phí khác
887.887
887.887
Lợi nhuận khác
134.001
134.001
Tổng lợi nhuận trước thuế
11.875.770
13.197.299
1.187.527
Thuế thu nhập DN phải nộp
1.681.135
1.847.622
166.487
Lợi nhuận sau thuế
10.194.635
11.349.677
1.155.042
Bảng 3.14: Bảng các chỉ tiêu thay đổi sau hai biện pháp
Chỉ tiêu
Trước thay đổi
Sau thay đổi
Tăng giảm
Tiền
8.027.454
8.027.454
0
Khoản phải thu bình quân
61.755.659
54.052.977
-7.702.682
Hàng tồn kho bình quân
148.737.397
144.849.708
-3.887.689
Tài sản lưu động bình quân
219.296.422
206.146.045
-13.150.377
Tổng tài sản bình quân
248.841.806
235.691.429
-13.150.377
Nợ ngắn hạn
298.862.140
188.844.718
-110.017.422
Vốn chủ sở hữu bình quân
40.932.099
41.214.868
282.769
Doanh thu thuần
157.700.509
167.082.591
9.382.082
Lợi nhuận sau thuế
10.194.635
11.349.677
1.155.042
Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu (%)
6,46
6,79
0,33
Tỷ suất ROA (%)
4,10
4,82
0,72
Tỷ suất ROE (%)
24,91
27,54
2,63
Vòng quay HTK
1,06
1,15
0,09
Vòng quay KPT
2,55
3,09
0,54
Kỳ luân chuyển HTK
339,54
312,10
-27,44
Kỳ luân chuyển KPT
140,98
116,46
-24,51
Vòng quay TSLĐ
0,72
0,81
0,09
Vòng quay TTS
0,63
0,71
0,08
Khả năng thanh toán hiện hành
1,06
1,55
0,49
Khả năng thanh toán nhanh
0,26
0,32
0,07
Khả năng thanh toán tức thời
0,0269
0,0425
0,02
Như vậy, sau khi thực hiện hai biện pháp thì tình hình tài chính của công ty đã được cải thiện nhiều. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, ROA, ROE tăng và các chỉ tiêu khác cũng tăng lên nhiều như: khả năng thanh toán hiện hành tăng từ 1,06 lần lên 1,55 lần, khả năng thanh toán nhanh tăng 0,26 lần lên 0,32 lần, khả năng thanh toán tức thời tăng từ 0,269 lần lên 0,425 lần. Vòng quay hàng tồn kho tăng làm kỳ luân chuyển giảm đi 27 ngày, vòng quay khoản phải thu tăng lên làm kỳ luân chuyển khoản phải thu giảm 25 ngày. Đây là những dấu hiệu tích cực cho thấy hai biện pháp đã có hiệu quả.
Kết luận
Sau khi phân tích tình hình tài chính của công ty Cổ phần Viễn thông Tin học - Bưu điện em rút ra một số kết luận như sau:
Tình hình tài chính của công ty Cổ phần Viễn thông Tin học - Bưu điện có ưu điểm: Quy mô hoạt động kinh doanh của công ty tăng mạnh, các khoản phải trả lớn hơn rất nhiều so với khoản phải thu chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn từ bên ngoài rất nhiều, có uy tín đối với nhà cung cấp. Tỷ suất thu hồi tài sản và tỷ suất thu hồi nguồn vốn chủ sở hữu tương đối cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Tuy nhiên tình hình tài chính của Công ty cũng có một số hạn chế như: Nguồn vốn chủ sở hữu nhỏ cho thấy độ tự chủ về mặt tài chính của Công ty thấp, độ an toàn thấp, rủi ro thanh toán cao. Tốc độ tăng giá vốn lớn hơn tốc độ tăng doanh thu thuần và đây là nguyên nhân làm giảm lợi nhuận gộp từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ, cơ cấu tài sản nguồn vốn chưa hợp lý, cân đối giữa tài sản và nguồn vốn chưa tối ưu. Tỷ trọng hàng tồn kho và khoản phải thu lớn làm các vòng quay tài sản thấp, hiệu quả sử dụng tài sản thấp, nguồn vốn bị ứ đọng và bị chiếm dụng nhiều.
Từ đó em đã đề xuất một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty là đẩy mạnh công tác thu hồi nợ bằng tỷ lệ chiết khấu thích hợp và đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm để giảm hàng tồn kho. Sau khi thực hiện các biện pháp đó thì hầu hết các chỉ số tài chính của công ty tăng lên như: vòng quay khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất thu hồi tài sản và tỷ suất thu hồi nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng. Điều này cho thấy biện pháp đề xuất có hiệu quả.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy giáo TS. Nguyễn Đại Thắng và toàn thể cán bộ nhân viên công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bưu điện đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Sinh viên thực hiện
Cao Thị Lan Anh
Danh mục tài liệu tham khảo
TS. Phạm Văn Dược - Đăng Kim Cương. Phân tích hoạt động kinh doanh. nhà xuất bản Thống Kê 2001
TS. Lê Thị Phương Hiệp. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật. Hà nội - 2006
Vũ Việt Hùng. Giáo trình quản lý tài chính. Nhà xuất bản ĐHQG 2001
TS. Nguyễn Năng Phúc – Nguyễn Văn Công – Trần Quý Liên. Lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính. Nhà xuất bản Tài chính 2002
TS Nghiêm Sĩ Thương. Cơ sở lý thuyết của quản lý tài chính doanh nghiệp (Tóm tắt nội dung bài giảng). Trường ĐHBK Hà Nội. Khoa Kinh tế và Quản lý. Hà Nội 1997
Phụ lục
Bảng Cân đối kế toán
Đơn vị tính: đồng.
Tài sản
Mã
số
31/12/2004
31/12/2005
31/12/2006
A. TSLĐ Và ĐTNH
100
134,407.587.734
121.923.520.849
316.669.323.344
I. Tiền
110
21.782.010.129
6.128.506.795
8.027.453.907
1.Tiền mặt tại quỹ
111
234.298.206
295.428.515
292.086.334
2.Tiền gửi ngân hàng
112
21.547.711.923
5.833.078.280
7.735.367.573
3.Tiền đang chuyển
113
II. Các khoản ĐTTC ngắn hạn
120
III. Các khoản phải thu
130
41.547.861.992
56.377.407.960
67.133.910.213
1. Phải thu khách hàng
131
39.797.928.478
49.235.628.465
57.914.902.525
2. Trả trước cho người bán
132
1.303.594.444
6.607.544.026
6.635.241.219
3.thuế GTGT được khấu trừ
133
4. Phải thu nội bộ
134
5. Phải thu theo tiến độ HĐ XD
137
6. Các khoản phải thu khác
138
446.339.000
534.235.469
2.583.766.469
7. Dự phòng các khoản phải thu
139
IV. Hàng tồn kho
140
69.221.758.639
57.132.227.063
240.342.531.108
1. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho
142
403.450.773
439.804.194
188.387.324
2. Công cụ dụng cụ
143
31.732.377
22.290.462
20.238.490
3. Chi phí SX, KD dở dang
144
12.406.449.859
15.060.330.911
23.127.258.838
4. Thành phẩm
145
917.427.519
1.374.845.561
1.816.734.233
5. Hàng hoá
146
46.337.280.513
30.498524.309
209.538.398.138
6.Hàng hoá gửi bán
147
9.572.982.700
10.199.064.634
7.895.504.732
7.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
149
(447.745.102)
(462.633.008)
(2.243.990.647)
V. Tài sản lưu động khác
150
1.850.957.044
2.280.379.031
1.160.419.116
1. Tạm ứng
151
843.297.489
590.994.415
1.160.255.697
2. Chi phí trả trước dài hạn
152
22.800.000
22.800.000
3. Chi phí chờ kết chuyển
153
157.595.800
185.697.601
0
4. Tài sản thiếu chờ xử lý
154
5. Các khoản cầm cố, ký cược NH
155
827.263.800
1.480.887.015
163.419
VI. Chi sự nghiệp
160
5.000.000
5.000.000
5.000.000
b- tài sản cố định và đtdh
200
19.331.680.395
22.611.761.818
36.479.005.846
I. Tài sản cố định
210
17.755.563.957
21.986.761.818
35.031.969.941
1. Tài sản cố điịnh hữu hình
211
17.002.505.046
21.687.168.508
35.031.969.941
- Nguyên giá
212
36.027.040.778
48.261.241.688
73.980.933.224
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
213
(19.024.535.732)
(26.574.073.180)
(38.948.963.283)
2. Tài sản cố định thuê tài chính
214
753.058.911
299.593.310
- Nguyên giá
215
1.633.168.588
992.233.275
- Giá trị hao mòn luỹ kế (*)
216
(880.109.677)
(692.639.965)
II. Các khoản ĐT tài chính dài hạn
220
625.000.000
625.000.000
625.000.000
Đầu tư dài hạn khác
228
625.000.000
6255.000.000
625.000.000
III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
230
951.116.438
IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn
240
V.Chi phí trả trước dài hạn
241
822.035.905
Tổng cộng tài sản
270
153.739.268.129
144.535.282.667
353.148,329,190
Nguồn vốn
MS
31/12/ 2004
31/12/2005
31/12/2006
A - Nợ phải trả
300
121.108.048.532
106.532.970.991
309.286.433.967
I. Nợ ngắn hạn
310
120.558.200.615
104.562.508.649
298.862,140.409
1. Vay ngắn hạn
311
8.481.163.197
11.438.486.263
25.094.612.820
2.Nợ dài hạn đến hạn trả
347.543.511
102.585.275
2.045.092.988
3. Phải trả cho người bán
312
65.839.562.219
64.471.032.241
195.606.752.771
4. Người mua trả tiền trước
313
26.025.502.954
7.218.810.977
40.701.800.504
5. Thuế và các khoản phải nộp NN
314
2.922.638.983
2.663.629.116
9.030.422.495
6. Phải trả công nhân viên
315
11.243.921.220
12.174.102.770
15.365.293.301
7. Phải trả nội bộ
316
8. Các khoản phải trả, phải nộp khác
317
5.697.868.531
6.493.589.007
11.018.165.630
II. Nợ dài hạn
320
102.858.275
1.105.938.810
9.543.058.235
1. Vay dài hạn
321
1.105.938.810
9.543.058.235
2. Nợ dài hạn
322
102.858.275
III. Nợ khác
446.989.642
864.523.532
881.244.323
1. Chi phí phải trả
446.989.642
864.523.532
881.244.323
2. TS thừa chờ xử lý
3. Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
B – nguồn vốn chủ sở hữu
400
32.631.219.597
38.002.311.676
43.861.886,215
I. Nguồn vốn, quỹ
410
30.907.178.719
36.065.175.187
41.692.372.092
1. Nguồn vốn kinh doanh
411
21.000.448.938
26.839.805.276
31.279.915.722
2. Quỹ đầu tư phát triển
416
428.677.227
(1.015.182.764)
(898.623.759)
3. Quỹ dự phòng tài chính
417
546.583.719
851.096.313
1.168.504.590
4. Lợi nhuận chưa phân phối
419
8.931.468.835
9.389.456.362
10.142.575.539
5. Nguồn vốn ĐT XDCB
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
420
1.724.040.878
1.937.136.489
2.169.514.123
1. Quỹ khen thưởng phúc lợi
421
1.724.040.878
1.937.136.489
2.169.514.123
2. Nguồn kinh phí
422
3. Nguồn kinh phí đã hình thành tài TSCĐ
423
Tổng cộng nguồn vốn
(440 = 300 + 400)
430
153.739.268.129
144.535.282.667
353.148,329,190
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Đơn vị tính: đồng.
chỉ tiêu
Mã
số
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
135.819.439.424
122.552.625.836
157.700.509.257
2,Các khoản giảm trừ
- hàng bán trả lại
7.290.000
7.290,000
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
10
135.819.439.424
122.545.335.836
157.700.509.257
4. Giá vốn hàng bán
11
110.003.706.718
95.394.603.273
123.212.141.453
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
20
25.815.732.706
27.150.732.563
12
6. Doanh thu hoạt động tài chính
21
390.142.530
163.157.415
168.241.807
7. Chi phí tài chính
22
678.281.685
1.193.197.019
2.551.070.702
- Trong đó: Chi phí lãi vay
23
646.027.792
980.602.890
2.101.169.148
8. Chi phí bán hàng
24
2.979.477
2,057,548
2,806,727
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
12.080.475
13,112,780
17,289,041
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}
30
10.467.642.014
10.950.364.864
12.009.770.499
11. Thu nhập khác
31
185.601.985
264.122.121
753.886.534
12. Chi phí khác
- Trong đó các khoản trừ vào lợi nhuận sau thuế
32
260.113.449
33.807.834
187.266.865
887.887.302
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)
40
40.703.630
58.855.256
(134.000.768)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
(50 = 30 + 40)
50
10.426.938.384
11.009.220.120
11.875.769.731
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
1.459.771.374
1.541.290.816
1.681.134.693
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(60 = 50 – 51 - 52)
60
8.967.167.006
9.467.929.304
10.194.635.038
17. Các khoản giảm trừ lợi nhuận sau thuế
48,125,122
78.472.941
130,125,698
Bảng chấm điểm các chỉ tiêu tài chính theo Quyết định 2090 của Ngân hàng ĐT & PT Việt Nam
(Phần doanh nghiệp nghành thương mại và dịch vụ quy mô vừa)
Chỉ tiêu
Trọng số
100
80
60
40
20
Khả năng thanh toán ngắn hạn
10%
>2,3
1,7-2,3
1,2-1,7
1,0-1,2
<1,0
Khả năng thanh toán nhanh
10%
>1,7
1,1-1,7
0,7-1,1
0,6-0,7
<0,6
Vòng quay HTK
5%
>6,0
5,5-6,0
5,0-5,5
4,5-5,0
<4,5
Vòng quay KPT
5%
>10,5
9,5-10,5
8,1-9,5
6,5-8,0
<6,5
Vòng quay VLĐ
5%
>3,5
3,1-3,5
2,7-3,1
2,4-2,7
<2,4
Hiệu quả sử dụng tài sản
5%
>3,5
3,0-3,5
2,5-3,0
2,0-2,5
<2,0
Vốn CSH/ Tổng tài sản
10%
>70
60-70
50-60
40-50
<40
Nợ phải trả/ Vốn CSH
10%
<42
42-66
66-100
100-150
>150
Tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu
10%
>7,5
7,0-7,5
6,5-7,0
6,0-6,5
<6,0
Tỷ suất lợi nhuận/ tài sản
10%
>6,5
6,5-7,0
6,0-6,5
5,5-6,0
<5,5
mục lục
phụ lục
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 30939.doc