Phân tích và đề tìm giải pháp cải thiện tình hình tại chớnh Công ty netnam – Viện cụng nghệ thông tin

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ --------------------------------------------------------------- ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Họ và tên sinh viên : ĐỖ VĂN CẦM Lớp : QTDN K47 Giáo viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN HÀ NỘI 2007 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ ----------------------------------- Tên đề tài: PHÂN TÍCH VÀ TÌM GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY NETNAM – VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Họ và tê

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích và đề tìm giải pháp cải thiện tình hình tại chớnh Công ty netnam – Viện cụng nghệ thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n sinh viên : ĐỖ VĂN CẦM Lớp : QTDN K47 Giáo viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN HÀ NỘI - 2007 TRƯỜNG ĐHBK HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khoa kinh tế và quản lý Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******************** ------------------------------------- NHIỆM VỤ THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên : ĐỖ VĂN CẦM Lớp : Quản trị doanh nghiệp – K47 Họ và tên giáo viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN 1.Tên đề tài tốt nghiệp: PHÂN TÍCH VÀ TÌM GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY NETNAM – VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN. 2. Các số liệu ban đầu: 3. Nội dung các phần thuyết minh tính toán 4. Số lượng tên các bảng biểu, bản vẽ (kích thước A0) 5. Ngày giao nhiệm vụ thiết kế: 6. Ngày hoàn thành nhiệm vụ : Hà Nội, ngày tháng năm 2007 TRƯỞNG BỘ MÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên sinh viên: ĐỖ VĂN CẦM Lớp: Quản trị doanh nghiệp K47 Tên đề tài: Phân tích và đề tìm giải pháp cải thiện tình hình tài chính công ty NetNam – Viện công nghệ thông tin Tính chất của đề tài: I.NỘI DUNG NHẬN XÉT: 1. Tiến trình thực hiện đồ án: 2. Nội dung đồ án : - Cơ sở lý thuyết: - Các số liệu, tài liệu thực tế: - Phương pháp và mức độ giải quyết các vấn đề: 3. Hình thức đồ án: - Hình thức trình bày: - Kết cấu của đồ án: 4. Những nhận xét khác: II. ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM: - Tiến trình làm đồ án: ...../20 - Nội dung đồ án: ...../60 - Hình thức đồ án: ...../20 Tổng cộng ...../100 (Điểm: .......) Ngày tháng năm 2007 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN DUYỆT Họ và tên sinh viên: ĐỖ VĂN CẦM Lớp: Quản trị doanh nghiệp K47 Tên đề tài: Phân tích và đề tìm giải pháp cải thiện tình hình tài chính công ty NetNam – Viện công nghệ thông tin Tính chất của đề tài: I. NỘI DUNG NHẬN XÉT: Nội dung của đồ án Hình thức đồ án: Những nhận xét khác II. ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM: - Nội dung đồ án: ....../80 - Hình thức đồ án: ....../80 Tổng cộng: ......./100 (Điểm: ........) Ngày tháng năm 2007 GIÁO VIÊN DUYỆT LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên khoa kinh tế quản lý đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình làm đồ án. Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Điện đã chỉ bảo và tạo điều kiện trong việc tiếp cận nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ nhân viên, phó giám đốc công ty NetNam đã cho phép tôi tiếp cận một số tài liệu số liệu để thực hiện đồ án. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã có những giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đồ án. Mục lục Trang Lời mở đầu 1 Phần I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 3 1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 4 1.2 Chức năng của tài chính doanh nghiệp 4 1.3 Vai trò của tài chính doanh nghiệp 5 1.4 Khái niệm phân tích tài chính 5 1.5 Mục tiêu của phân tích tài chính 5 1.6 Ý nghĩa của phân tích tài chính 6 1.7 Nhiệm vụ của phân tích tài chính 7 1.8 Khái quát về nội dung phân tích tài chính 7 1.9 Quy trình phân tích tài chính 7 1.10 Tài liệu cơ sở dùng trong phân tích 8 1.11 Nội dung và phương pháp phân tích tài chính 9 1.11.1 Phương pháp phân tích tài chính 9 1.11.2 Nội dung phân tích tài chính 10 1.11.2.1 Phân tích khái quát báo cáo tài chính 10 1.11.2.2 Phân tích hiệu quả tài chính 11 1.11.2.3 Phân tích rủi ro tài chính 14 1.11.2.4 Phân tích tổng hợp tình hình tài chính 16 Phần II: GiỚi thiỆu chung vỀ công ty NetNam và phân tích thỰc trẠng tài chính cỦa công ty trong 2 năm 2004 - 2005 18 2.1 Giới thiệu chung về công ty NetNam – Viện Công nghệ thông tin 18 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 18 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty 19 2.1.3 Các sản phẩm và dịch vụ hiện tại 19 2.1.4 Công nghệ sản xuất và cung cấp dịch vụ quan trọng 21 2.1.5 Hình thức tổ chức và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp 23 2.1.6 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 23 2.2 Phân tích thực trạng tài chính công ty NetNam – Viện Công nghệ Thông Tin 26 2.2.1 Phân tích khái quát 26 2.2.2 Phân tích hiệu quả tài chính 40 2.2.3 Phân tích rủi ro tài chính 49 2.2.4 Phân tích tổng hợp tình hình tài chính 53 Phần III: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY NETNAM VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN 59 3.1 Đánh giá chung 59 3.2 Đề xuất một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính 62 3.2.1 Giải pháp 1: Tăng thời hạn tín dụng cho khách hàng 62 3.2.2 Giải pháp 2: Đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản phải thu khách hàng 64 3.2.3 Giải pháp 3: Hoàn thiện bộ máy tổ chức thông qua việc thành lập phòng tài chính 66 Kết luận 72 Tài liệu tham khảo 74 PHẦN MỞ ĐẦU Sự cần thiết phải thực hiện đề tài Đồ án tốt nghiệp là nội dung cuối cùng và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sinh viên theo học chuyên ngành Quản Trị Doanh Nghiệp. Nó thể hiện khả năng nhận biết và áp dụng lý thuyết đã học của sinh viên vào xứ lý những tình huống thực tế trong đời sống doanh nghiệp. Công ty NetNam – Viện Công Nghệ Thông Tin là một trong những ISP hàng đầu tại việt Nam có trụ sở trên đường Hoàng Quốc Việt, là đơn vị kinh doanh của nhà nước dưới sự lãnh đạo tốt của ban giám đốc, sự nhiệt tình và hăng say làm việc của anh chị em trong công ty đã thu hút được một lượng lớn khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đứng trước những thay đổi như vũ bão của ngành công nghiệp năng động nhất này đòi hỏi doanh nghiệp cần biết rõ được đâu là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để từ đó có thể ứng phó được với những thay đổi trong môi trường. Phân tích tài chính giúp cho việc nắm bắt nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động doanh nghiệp nói chung và tài chính nói riêng, từ đó có những điều chỉnh thích hợp để tránh những rủi ro và tiếp tục duy trì quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Muốn thực hiện các hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có điều kiện về vốn, cũng như tư liệu lao động. Doanh nghiệp cần phải thực hiện các quan hệ tài chính với các chủ thể có liên quan của nền kinh tế để hình thành những giá trị của mình và đem lại lợi ích cho chủ doanh nghiệp, các chủ thể ngược lại quan tâm tới tình hình hình tài chính trên những góc độ khác nhau để thực hiện các quyết định của riêng họ như đầu tư, hợp tác, cho vay v.v... Qua quá trình thực tập tại công ty NetNam – Viện Công Nghệ Thông Tin, tôi nhận thấy rằng nhu cầu phát triển tại công ty rất lớn. Để phát triển bền vững trước những thay đổi cần có sự quan tâm thích đáng về khía cạnh tài chính, do vậy tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích tài chính và tìm giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty NetNam – Viện Công Nghệ Thông Tin” là đề tài tốt nghiệp của mình nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể về tình hình tài chính cũng như đề xuất một số biện pháp khả thi giúp ban lãnh đạo có được những quyết định đúng đắn hơn khi ra quyết định. Mục đích của để tài: Đồ án được thực hiện nhằm mục tiêu nghiên cứu, tìm hiểu và vận dụng các kiến thức kế toán, tài chính và các môn học có liên quan khác để thực hiện: - Phân tích thực trạng tài chính của doanh nghiệp 2004 -2005 - Nhận dạng điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn - Tìm hiểu, giải thích các nguyên nhân - Đưa ra các biện pháp có thể Đối tượng và phạm vị nghiên cứu của đề tài: Đối tượng nghiên cứu là các công ty trong ngành công nghệ thông tin: NetNam, FPT, Viettel, EVN Telecom, VNPT và xu hướng phát triển của ngành. Pham vi nghiên cứu: Thông qua việc sử dụng chủ yếu là các báo cáo tài chính của công ty NetNam 2004 và 2005 và một số tài liệu có liên quan đến đặc thù của doanh nghiệp, để đưa ra các đánh giá phân tích. Phương pháp nghiên cứu: Cơ sở lý thuyết được sử dụng trong đồ án là về tài chính tiền tê, tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính, chuẩn mực kế toán và chính sách phát triển ngành của nhà nước. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện trong đề tài là phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp, thống kê. Thông qua việc sử dụng các thông tin thu thập từ thực tế, mạng Internet, tham khảo ý kiến của những người trực tiếp lập báo cáo tài chính, rồi phân loại, hệ thống, và phân tích đánh giá để rút ra kết luận cần thiết và đưa ra giải pháp phù hợp. Kết cấu của đồ án: Đồ án gồm ba phần chính, Phần I “Cơ sở lý thuyết về tài chinh doanh nghiệp và phân tích tài chính” trình bày tóm lược về cơ sở lý thuyết sử dụng trong đồ án, các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính, cách xác định các chỉ tiêu. Phần II, “Giới thiệu chung về công ty NetNam và phân tích thực trạng tài chính của công ty trong 2 năm 2004 – 2005” giới thiệu khái quát về công ty NetNam và phân tích tình hình tài chính của công ty trong năm 2004-2005. Phần III, “Đánh giá tình hình tài chính và đề xuất các biện pháp cải thiện”, đưa ra các đánh giá, nhận định chung về tình hình tài chính sau khi xem xét và so sánh các chỉ tiêu của công ty với đối thủ cạnh tranh. Phần này cũng phân tích các điểm mạnh, yếu, thách thức, đe dọa đối với NetNam để từ đó đưa ra các giải pháp. Thay cho lời kết Do hạn chế về kiến thức cũng như thời gian có hạn, nên không thể tranh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong được sự thông cảm và góp ý của các thầy cô giáo và mọi người trong công ty để đồ án hoàn thiện hơn. Hi vọng đồ án sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho công ty cũng như các bạn khóa sau. Tôi xin chân thành cảm ơn, Sinh viên thực hiện, Đỗ Văn Cầm PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH Mục tiêu của phần này là trình bày tóm gọn các nội dung lý thuyết tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính có liên quạn sẽ được sử dụng để thực hiện đồ án. Các nội dung cơ bản: Khái niệm tài chính, tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính Các nhiệm vụ, chức năng, và vai trò của tài chính doanh nghiệp Mục tiêu, ý nghĩa, nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp Cơ sở sử dụng trong phân tích tài chính Quy trình và nội dung phân tích tài chính Các phương pháp được sử dụng trong phân tích tài chính Khái niệm tài chính doanh nghiệp Tài chính bao gồm ba lĩnh vực nhỏ có liên quan tới nhau: (1)thị trường vốn và tiền tệ hay còn gọi là tài chính vĩ mô, lĩnh vực này đối mặt với các chủ đề đề cập trong kinh tế vĩ mô. (2) các hoạt động đầu tư, lĩnh vực này tập trung vào các quyết định của từng cá nhân và các tổ chức tài chính khi họ chọn các chứng khoán cho danh mục đầu tư của mình (3) quản lý tài chính hay tài chính doanh nghiệp, lĩnh vực này bao gồm các quyết định trong doanh nghiệp. Hay nói khác đi, tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối, gắn liền với quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu bao gồm: Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, khi nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp.[6,11] Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: Mối quan hệ này được thể hiện khi doanh nghiệp tìm kiếm nguồn tài trợ hoặc doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư. Các hoạt động cụ thể như: vay ngắn hạn, phát hành chứng khoán, đầu tư chứng khoán v.v... [6,11] Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường khác: Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp phải tham gia vào các thị trường hàng hóa, lao động, vật tư, bất động sản v.v... và doanh nghiệp sẽ phải làm sao để hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị sao cho thỏa mãn nhu cầu thị trường.[6,11] Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là vấn đề giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa cổ đông với người quản lý, cổ đông với chủ nợ, quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ này thể hiện qua: chính sách cổ tức(phân phối thu nhập), chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí v.v...[6,11] Tổng quát hơn, tài chính doanh nghiệp là các mối quan hệ về mặt giá trị được biểu hiện bằng tiền trong long một doanh nghiệp và giữa nó với các chủ thể có liên quan ở bên ngoài mà trên cơ sở đó giá trị của doanh nghiệp được tạo lập. [11,3] Giá trị của doanh nghiệp là sự hữu ích của doanh nghiệp đối với chủ sở hữu và xã hội. Các hoạt động của doanh nghiệp để làm tăng giá trị của nó bao gồm: Tìm kiếm, lựa chon cơ hội kinh doanh và tổ chức huy động vốn Quản lý chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, hạch toán chi phí và lợi nhuận. Tổ chức phân phối lợi nhuận cho các chủ thể liên quan và tái đầu tư. [11,3] Chức năng của tài chính doanh nghiệp: Tài chính có hai chức năng chủ yếu có tác động qua lại lẫn nhau đó là chức năng phân phối và chức năng giám đốc. Chức năng phân phối là việc phân phối các nguồn tài chính để hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả hay không, sản xuất có được bôi trơn hay không là nhờ vào chức năng này. Ngoài ra chức năng phân phối còn là việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đã huy động để tạo các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp, mua các tài sản của doanh nghiệp hay sử dụng để đầu tư nhằm đem lại lợi ích. Đồng thời nó cũng đóng vai trò phân phối thu nhập tới các chủ thể của doanh nghiệp. Tóm lại chức năng phân phối là chức năng chủ yếu của tài chính doanh nghiệp, chức năng này là cơ sở cho công tác tổ chức hoạch định tài chính của nhà quản trị tài chính của doanh nghiệp. Chức năng giám đốc là khả năng sử dụng tài chính doanh nghiệp như một công cụ kiểm tra, giám đốc hiệu quả quá trình kinh phân phối các nguồn tài chính để hình thành và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Vai trò của tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp là một khía cạnh quan trọng của doanh nghiệp, nó có các vai trò sau: Huy động và khai thác các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất: Để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp phải thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, bên cạnh đó phải tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Đây là vấn đề quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh. Là đòn bẩy kinh tế: nhờ có các công cụ tài chính như đầu tư, lãi suất, giá bán, tiền lương, tiền thưởng mà tài chính doanh nghiệp trở thành biện pháp kích thích đầu tư, nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp, kích thích tiêu dùng kích thích quá trình sản xuất kinh doanh và quá trình điều tiết sản xuất kinh doanh. Là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể các chỉ tiêu đó là: chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu đặc trưng về hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính; chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lời... Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép doanh nghiệp có căn cứ quan trọng để đề ra kịp thời các giải pháp tối ưu làm lành mạnh hóa tình hình tài chính – kinh doanh của doanh nghiệp. Khái niệm phân tích tài chính: Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là quá trình sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm xem xét, kiểm tra, đánh giá về tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Từ việc phân tích tài chính, những người có liên quan có thể đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, nắm vững tiềm năng, xác định chính xác hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp. Mục tiêu phân tích tài chính: Phân tích tài chính doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho những mục đích của mình. Đối với người quản trị doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính nhằm mục tiêu Hình thành các thói quen đánh giá đều đặn về hoạt động kinh doanh, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính doanh nghiệp. Định hướng các quyết định của ban giám đốc như: quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức, cổ phần... Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, ngân quỹ Kiểm soát các hoạt động quản lý: Nhận xét mặt mạnh và yếu của doanh nghiệp để từ đó điều chính thích hợp. Đối với đơn vị chủ sở hữu: Phân tích tài chính giúp họ có thông tin về lợi nhuận, khả năng trả nợ, và sự an toàn của tiền vốn bỏ ra. Nhờ có phân tích tài chính mà chủ sở hữu đánh giá được hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt động của nhà quản trị để quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị, cũng như quyết định việc phản hồi kết quả kinh doanh. Đối với chủ nợ của doanh nghiệp (ngân hàng, nhà cho vay, nhà cung cấp) mà mối quan tâm của họ hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp thì họ thường sử dụng phân tích tài chính để biết khả năng trả nợ của doanh nghiệp, cũng như quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời để ra quyết định cho vay. Đối với nhà đầu tư trong tương lai: Nhà đầu tư quan tâm đến sự an toàn của vốn đầu tư, mức độ sinh lời của vốn, và thời gian hoàn vốn. Do đó họ thường phân tích báo cáo tài chính của đơn vị qua các thời kì, để quyết định đầu tư vào đơn vị hay không và đâu tư dưới hình thức nào. Đối với các cơ quan chức năng: Thông qua các số liệu phân tích thì các cơ quan chức năng có liên quan có thể thực hiện các chức năng của mình đối với doanh nghiệp như: nộp thuế, quyết định bổ sung vốn, hay thống kê. Nhờ có việc phân tích các số liệu phân tích tài chính người ta có thể thống kê và hình thành nên các chỉ tiêu của ngành. Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính: Quyết định tài chính doanh nghiệp có mối quan hệ trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh, và ngược lại, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình tài chính doanh nghiệp. Tài chính là một nội dung quan trọng của quá trình hoạt động – sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Các hoạt động quan trọng của doanh nghiệp được phản ánh qua các báo cáo tài chính tình hình hoạt động sẽ thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế. Những báo cáo được lập một cách định kì nhằm mục đích thông về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như là tình hình tài chính doanh nghiệp cho người sử dụng chúng. Ngay từ khi ra đời doanh nghiệp, tài chính đã gắn liền với doanh nghiệp thông qua việc tiến hành các dự án ban đầu. Vì thế việc thường xuyên tiến hành kiểm tra tình hình tài chính để xem doanh nghiệp đang ở đâu, đồng thời hiểu được đúng đắn nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới tình hình tài chính doanh nghiệp để kịp thời uốn nắn. Phân tích tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống phương pháp công cụ và kĩ thuật phân tích nhằm sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau vừa đánh giá toàn diện tổng hợp khái quát lại, vừa xem xét một cách chi tiết các hoạt động tài chính doanh nghiệp để nhận biết phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định đầu tư cho phù hợp. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp: Với ý nghĩa trên, nhiệm vụ của phân tích tài chính bao gồm: - Đánh giá tình hình sử dụng vốn như xem xét việc phân bổ vốn, nguồn vốn có hợp lý hay không? Xem xét mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa thiếu vốn. -Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của xí nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của nhà nước có tốt không? - Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn - Phát hiện các khả năng tiềm ẩn, đưa ra các biện pháp khuyến khích, khai thác các khả năng tiềm ẩn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nội dung phân tích tài chính Phân tích khái quát tài chính: Sự biến động của tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, nộp ngân sách, các cân đối tài chính, và kết luận sơ bộ. Phân tích hiệu quả tài chính: Khả năng quản lý tài sản và khả năng sinh lời. Phân tích rủi ro tài chính: Công nợ và khoản phải thu, khả năng thanh khoản, khả năng quản lý nợ. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính: Phân tích các đòn bẩy và đẳng thức Du Pont. Đánh giá chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Quy trình phân tích và đề xuất các biện pháp cải thiện BẢNG CĐKT BÁO CÁO LCTT BẢNG KQKD P H Â N T Í C H K H Á I Q U Á T Sự biến động của tài sản và nguồn vốn Kết quả của hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính Số dư thuần tiền mặt trong kì và số dư cuối kì Biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận. HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH -Khả năng sinh lời. - Khả năng quản lý tài sản PHÂN TÍCH TỔNG HỢP -Phân tích Du Pont. -Phân tích các đòn bẩy RỦI RO TÀI CHÍNH -Khả năng thanh toán -Khả năng quản lý nợ CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH hiện nay Bảng CĐKT sau giải pháp So sánh, nhận xét và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH mục tiêu Bảng KQKD sau giải pháp VỊ THẾ TÀI CHÍNH SAU KHI CÓ GIẢI PHÁP QUY TRÌNH PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH (0) (0) (1) (1) (1) (2) (3) (4) (5) (7) (6) (8) (9) (9) (10) (10) (11) (11) Nguồn: [11,5] Tài liệu cơ sở dùng trong trong phân tích Một doanh nghiệp là nỗ lực tập thể. Tất cả những người tham gia – như cổ đông, người cho vay, giám đốc, người quản lý và các nhân viên – đều đóng góp trong thành công của doanh nghiệp và tất cả vì thế cần phải giám sát quá trình của doanh nghiệp. vì lý do này công ty chuẩn bị các sổ sách kế toán tài chính và thu xếp kiểm toán độc lập để chắc rằng các con số kế toán là “đúng và công bằng”. Phân tích tài chính đòi hỏi xem xét những báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp cho các nhà đầu tư và cá nhân – những chủ thể từ đó nợ và vốn chủ sở hữu được huy động. Do giá trị của bất cứ tài sản nào đều phụ thuộc vào dòng tiền sau thuế có thể sử dụng mà người ta kì vọng tài sản đó tạo ra, do đó thu nhập kế toán cũng có sự khác với dòng tiền. Báo cáo hàng năm của một doanh nghiệp đối với các cổ đông bao gồm hai loại thông tin quan trọng. Trước hết nó là báo cáo về hoạt động hiện tại của doanh nghiệp và kì vọng của nó cho năm tiếp theo. Thư hai là một tập hợp các báo cáo tài chính lượng hóa đề cập tới thực tế sảy ra đối với vị thế tài chính, thu nhập và cổ tức của doanh nghiệp trong những năm qua. Bảng cân đối kế toán chỉ ra các tài sản và nguồn tiền sử dụng cho những tài sản đó của một doanh nghiệp. Các tài sản được thể hiện ở phần bên trái của bảng cân đối kế toán, thông thường được liệt kê theo thứ tự thánh khoản của chúng. Nguồn tài trợ (nguồn vốn) ở bên phải nhìn chung được liệt kê theo trình tự ưu tiên thanh toán. Khoản mục là đại diện cho tiền thực tế. Các tài sản phi tiền cuối cùng sẽ tạo ra dòng tiền nhưng chúng lại không đại diện cho tiền đang nắm giữ. Các nguồn tài trợ cho tài sản bao gồm nợ và vốn chủ sở hữu của cổ đông. Vì thế tài sản – nợ - vốn cổ phần ưu đãi = vốn chủ sở hữu của cổ đông thường. Phần vồn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán thường được chia thành hai khoản mục: cổ phiếu thường và thu nhập giữ lại. Khoản mục cổ phiểu thường được tạo lập từ việc phát hành cổ phiếu thường để huy động vốn. Thu nhập giữ lại được tích tụ qua thời gian khi doanh nghiệp giữ lại một phần thu nhập chứ không trả toàn bộ dưới dạng cổ tức. Bảng cân đối kế toán có thể được xem là một bức chụp nhanh vị thế tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm. Bảng cân đối kế toán thay đổi hàng ngày khi hàng tồn kho được gia tăng hay giảm đi, khi tài sản cố định được bổ sung hay thanh lý khi các khoản vay ngân hàng được gia tăng hay giảm bớt. Báo cáo thu nhập giữ lại trình bầy những thay đổi trong các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu giữa các thời điểm lập bản cân đối kế toán. Khoản mục “thu nhập giữ lại” trên bảng cân đối kế toán đại diện cho trái quyền đối với tài sản, chứ không phải là bản thân tài sản. Thu nhập giữ lại như được báo cáo trên bảng cân đối kế toán không đại diện cho tiền và không sẵn cho việc thanh toán cổ tức hay bất cứ cái gì khác. Thu nhập giữ lại thể hiện khoản vốn đã được tái đầu tư trở lại vào các tài sản hoạt động của doanh nghiệp. Trong tài chính, trong tâm là dòng tiền mà người ta kì vọng doanh nghiệp tạo ra. Thu nhập ròng của doanh nghiệp là quan trọng, nhưng dòng tiền thậm chí lại còn quan trọng hơn bởi vì cổ tức phải được trả bằng tiền và tiền cũng cần thiết để mua các tài sản yêu cầu để duy trì hoạt động. Dòng tiền hoạt động của một doanh nghiệp nhìn chung bằng tiền từ doanh thu bán hàng – chi phí hoạt động bằng tiền – chi phí lãi vay – thuế. Khấu hao không phải là chi phí bằng tiền, bởi vậy nó phải được bổ sung trở lại vào thu nhập ròng để ước tính dòng tiền từ hoạt động. Giá trị của một cổ phiếu được dựa trên giá trị hiện tại của dòng tiền mà nhà đầu tư mong chờ cổ phiếu đó tạo ra trong tương lai. Dòng tiền được tạo ra bởi chính bản thân cổ phiếu là dòng cổ tức kì vọng tương lai và dòng cổ tức kì vọng đó là nền tảng cho việc tính toán giá trị cổ phiếu. Có hai loại dòng tiền: Dòng tiền hoạt động bắt nguồn từ các hoạt động thông thường, và dòng tiền khác bắt nguồn từ việc phát hành cổ phiếu, hay vay từ việc bán tài sản cố định. Để hiểu được thời gian xuất hiện của dòng tiền ảnh hưởng tới các báo cáo tài chính thế nào chúng ta phải hiểu được chu kỳ của dòng tiền trong một doanh nghiệp. Chu kỳ cho biết cách thức dòng tiền thực tế(không phải thu nhập kế toán) đi vào hay đi ra khỏi doanh nghiệp trong một thời kì cụ thể. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đề cập tới tác động của hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài trợ vào dòng tiền trong một niên độ kế toán. Nhìn chung dòng tiền tự do là dòng tiền còn lại sau khi tính đến tất cả dòng tiền hoạt động vào và chi tiêu yêu cầu để đạt được các dòng tiền trong tương lai. Hàng cuối cùng trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh tăng/giảm tiền. Khoản mục này có thể được xem là dòng tiền tự do cơ bản của doanh nghiệp. Để tiến hành phân tích tình hình tài chính, cần phải sử dụng nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo này được thiết lập theo chuẩn mực, theo chế độ kế toán hiện hành, đó là: Bảng cân đối kế toán: Cho biết giá trị của tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian dưới hình thái tiền tệ. Bảng cân đối kế toán cho biết sự phát triển hay suy thoái của doanh nghiệp thông qua các biến động về tài sản và nguồn vốn. Bảng cân đối kế toán gồm có hai phần: Tài sản và nguồn vốn. Báo cáo kết quả kinh doanh: Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì kế toán được chi tiết theo từng lĩnh vực hoạt động và tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. Báo cáo kết quả kinh doanh hoặc báo cáo thu nhập cho biết kết quả kinh doanh chính: Doanh thu, chi phí, khấu hao TSCĐ, lãi vay cho chủ nợ, nộp ngân sách nhà nước, lãi của chủ sở hữu. Hay nói khác đi báo cáo kết quả kinh doanh kế toán cho biết sự phân phối thu nhập của doanh nghiệp cho các chủ thể có liên quan tới doanh nghiệp như: Chủ nợ Nhà nước Cổ đông ưu đãi và cổ đông đại chúng Người lao động Chủ nguồn lực khác Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh sự hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kì báo cáo của doanh nghiệp. BCLCTT cho biết: - Số dư tiền mặt thuần của hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính - Khái quát về điểm mạnh và điểm yếu của từng hoạt động trên - Số dư tiền mặt thuần trong kì của tất cả các hoạt động - Số dư tiền mặt cuối kì. Thuyết minh báo cáo tài chính: là tài liệu giải thích một số đặc điểm về hoạt động của doanh nghiệp, chi tiết một số chỉ tiêu tài chính trên các báo cáo tài chính cụ thể. Ví dụ như: đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, chính sách kế toán, hình thức số sách kế toán, phương pháp kế toán, một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính(chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, hàng tồn kho, tăng giảm tài sản cố định v.v..), thuyết minh một số tình hình và kết quả hoạt động của công ty v.v... Các tài liệu khác có liên quan: Đặc thù sản xuất của doanh nghiệp, các chỉ tiêu tài chính mục tiêu, các chỉ tiêu tài chính ngành. Hình 1.1: Sơ đồ lưu chuyển tiền tệ trong lòng một doanh nghiệp: Tiền thu ngay từ bán hàng Lao động đầu vào cho sản xuất Mua sắm Dự thảo ngân sách vốn cho mua TSCĐ Chi cổ tức Nộp thuế Trả lãi Thành phẩm Hàng dở dang Nguyên vật liệu Tài sản cố định Tiền lương cho cán bộ công nhân viên Khoản phải trả Khoản phải thu Tiền Vốn cổ phần Nợ Bán chịu Thu tiền bán chịu Tiền lương phải trả Tiền lương phải trả Trả tiền mua chịu Phát hành cổ phiếu Thanh toán nợ Vay nợ Nguồn: [13,208] Nội dung và phương pháp phân tích tài chính: Phương pháp phân tích: Trong quá trình phân tích tài chính, có nhiều phương pháp khác nhau được áp dụng: Phương pháp so sánh Phương pháp tỷ lệ Phương pháp loại trừ Phương pháp theo dãy số thời gian Trên thực tế, hai phương pháp so sánh và phương pháp tỷ lệ là hai phương pháp phổ biến nhất. * Phương pháp so sánh được dùng để xác định xu hướng phát triển và mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Sử dụng phương pháp này cần đảm bảo các điều kiện thống nhất về thời gian, nội dung, đơn vị tính và theo mục đích tính chất để: Xác định so sánh: Gốc so sánh được chọn là gốc về mặt không gian và thời gian Kì phân tích được chọn là kì phân tích hiện tại hay kì kế kế hoạch Giá trị so sánh là số tuyệt đối hoặc tương đối bình quân Nội dung so sánh gồm: So sánh số hiện thực kì này với số hiện thực kì trước để thấy được xu hướng thay đổi về tài chính doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính của năm kế hoạch được cải thiện hay xấu đi để có những biện pháp khắc phục trong kì tới, đánh giá sự tăng trưởng hay thụt lùi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. So sánh giữa số hiện thực với số kế hoạch để thấy được mức độ phấn đấu của doanh nghiệp. So sánh giữa số liệu doanh nghiệp với số trung bình của ngành và các d._.oanh nghiệp cùng ngành khác để thấy được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay không tốt, tốc độ phát triển nhanh hay chậm. So sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng số so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thẩy được sự biến đổi về cả số tương đối và số tuyệt đối của khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp. * Phương pháp phân tích tỷ số: Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các tỷ số được sử dụng để phân tích. Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với các chỉ tiêu khác. Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực, các tỷ lệ của lượng tài chính trong quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ đương nhiên là sự biến đổi các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc phương pháp tỷ lệ yêu cầu xác định được các mức giới hạn để nhận xét đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các tỉ lệ của doanh nghiệp với các giá trị tỉ lệ tham chiếu. Các tỷ lệ tham chiếu là những nhóm tỷ lệ đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Các nhóm tỷ số đó là (1)tỷ số cơ cấu tài sản sản và nguồn vốn, (2)tỷ số khả năng thanh toán, (3)tỷ số khả năng quản lý tài sản, (4)khả năng quản lý vốn vay, (5)tỷ số khả năng sinh lợi. * Phương pháp phân tích tài chính DUPONT: Đây là phương pháp giúp cho nhận biết được hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp như thu nhập trên tài sản(ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE), thành tích số của các chuỗi tỉ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Các câu hỏi khi phân tích chỉ số tài chính - Chỉ số này tăng hay giảm? -Sự biến động này tốt hơn hay xấu đi + So với kì trước + So với đối thủ cạnh tranh trực tiếp + So với mức trung bình ngành + So với chỉ số kế hoạch + So với chỉ số mong muốn - Nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây ra sự biến động này - Các phương án khả dĩ để cải thiện chỉ số này - Hành động này gây ảnh hưởng như thế nào tới các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính khác. - Phương án tối ưu trong bối cảnh các nguồn lực hiện tại. Nội dung phân tích tài chính Phân tích khái quát báo cáo tài chính Mục đích Đánh giá khái quát là để xem xét nhận định về tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này nhằm cung cấp cho người sử dụng thông tin biết được tình hình tài chính doanh nghiệp có khả quan hay không thông qua hệ thống chỉ tiêu dùng để đánh giá khái quát tình hình tài chính. Trình tự: - Phân tích cơ cấu tài sản: Phân tích cơ cấu tài sản là việc xác định tỉ trọng các loại tài sản của doanh nghiệp từ đó cho người phân tích biết được một cách tổng quát về các loại tài sản của doanh nghiệp cũng như tỷ trọng của mỗi loại trong tổng tài sản. - Phân tích sự biến động cơ cấu tài sản: là việc so sánh loại tài sản ở cuối kì so với đầu kì. Bằng việc so sánh này ta có thể xác định mức độ thay đổi cụ thể của chỉ tiêu cơ cấu tài sản, để từ đó có thể kết hợp với số liệu liên quan như số liệu kế hoạch, số liệu của đối thủ cạnh tranh trực tiếp, số liệu trung bình ngành, số liệu mong muốn, và đặc trưng của ngành để rút ra được kết luận về mức độ hợp lý của cơ cấu tài sản tại thời điểm đang xét. Đồng thời tìm ra các nguyên nhân cụ thể gây ra sự biến động này. - Phân tích cơ cấu nguồn vốn: cho biết được doanh nghiệp sử dụng những nguồn tài trợ nào, tỉ trọng mỗi nguồn tài trợ đó là bao nhiêu? - Phân tích sự biến động cơ cấu nguồn vốn: là so sánh sự tăng giảm dịch chuyển thay đổi của các loại nguồn vốn kì này so với kì trước từ đó đánh giá về mức độ hợp lý và tìm nguyên nhân của sự thay đổi. TSLĐ Tiền Phải thu HTK TSCĐ NNH Phải trả Vay ngắn hạn Nợ định kì NDH NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU - Phân tích cân đối tài chính Cân đối giữa TSLĐ và nguồn vốn ngắn hạn: TSLĐ nên được tài trợ bởi nguồn vối ngắn hạn. Cân đối giữa TSCĐ và nguồn vốn dài hạn: TSCĐ nên được tài trợ bởi nguồn vốn dài hạn. Sự phân bổ nguồn vốn chủ sở hữu cho các hoạt động thiết yếu của doanh nghiệp TSLĐ Tiền Phải thu HTK TSCĐ NNH Phải trả Vay ngắn hạn Nợ định kì NDH NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU - Phân tích báo cáo thu nhập - Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Phân tích hiệu quả tài chính Phân tích khả năng sinh lời a/ Doanh lợi doanh thu sau thuế(Lợi nhuận biên) ROS: ROS = Lãi ròng : Doanh thu Chỉ số này cho biết một trăm đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu b/Doanh lợi trước thuế (Sức sinh lợi cơ sở BEP): Doanh lợi trước thuế, BEP = EBIT / TTS Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo được bao nhiêu đồng lãi cho toàn xã hội. Cho phép so sánh các doanh nghiệp có cơ cấu vốn khác nhau và thuế suất thu nhập khác nhau. c/Tỷ suất thu hồi tài sản, ROA: ROA = Lãi ròng : Tổng tài sản Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn đầu tư và doanh nghiệp tạo được bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu d/Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu, ROE: ROE = Lãi ròng : Vốn chủ sở hữu Chỉ số này cho biết một trăm đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp góp phần tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu Đây là chỉ số tài chính quan trọng nhất và thiết thực nhất đối với chủ sở hữu Phân tích khả năng quản lý tài sản Là khả năng đánh giá hiệu suất, cường độ sử dụng( mức độ quay vòng) và sức sản xuất của tài sản trong năm. Là trả lời câu hỏi một đồng tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. a/ Vòng quay hàng tồn kho: Một đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Vòng quay HTK = Doanh thu : HTK bình quân Số chu kì sản xuất được thực hiện trong một năm Vòng quay HTK cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trên cơ sở sử dụng tốt các tài sản khác. Vòng quay HTK thấp là do quản lý vật tư, tổ chức sản xuất, cũng như tổ chức bán hang chưa tốt b/ Kì thu nợ bán chịu: Kì thu nợ = Phải Thu * 360 : Doanh Thu Kì thu nợ dài phản ánh chính sách bán chịu táo bạo. Có thể là dấu hiệu tốt nếu tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng khoản phải thu. Nếu vận dụng đúng, chính sách bán chịu là một công cụ tốt để mở rộng thị phần và làm tăng doanh thu Kì thu nợ dài có thể do yếu kém trong việc thu hồi khoản phải thu; doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, khả năng sinh lợi thấp Kì thu nợ ngắn có thể do khả năng thu hồi khoản phải thu tốt, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn, lợi nhuận có thể cao Kì thu nợ ngắn có thể do chính sách bán chịu quá chặt chẽ, dẫn tới đánh mất cơ hội bán hàng và cơ hội mở rộng quan hệ kinh doanh c/ Vòng quay TSCĐ: Một đồng TSCĐ góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu? Vòng quay TSCĐ = Doanh Thu : TSCĐ bình quân Vòng quay TSCĐ cao chứng tỏ TSCĐ có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và phát huy hết công suất Vòng quay TSCĐ cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất Vòng quay TSCĐ cao là một điều kiện quan trọng để sử dụng tốt TSLĐ Vòng quay TSCĐ thấp là do nhiều TSCĐ không hoạt động, chất lượng tài sản kém, hoặc không hoạt động hết công suất d/ Vòng quay tài sản lưu động: Một đồng TSLĐ góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu? Vòng quay TSLĐ = Doanh thu : TSLĐ bình quân Vòng quay TSLĐ cao chứng tỏ TSLĐ có chất lượng cao, tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vòng quay TSLĐ cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nhờ tiết kiệm được chi phí và giảm được lượng vốn đầu tư Vòng quay TSLĐ thấp là do tiền mặt nhàn rỗi, thu hồi khoản phải thu kém, chính sách bán chịu quá rộng rãi, quản lý vật tư không tốt, quản lý sản xuất không tốt, quản lý bán hàng không tốt e/ Vòng quay TTS: Một đồng tài sản góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu Vòng quay TTS = Doanh Thu : TTS bình quân Đánh giá tổng hợp khả năng quản lý TSCĐ và TSLĐ của doanh nghiệp Vòng quay TTS cao chứng tổ các tài sản của doanh nghiệp có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Vòng quay TTS cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao Vòng quay TTS thấp là do yếu kém trong quản lý TSCĐ, quản lý tiền mặt, quản lý khoản phải thu, chính sách bán chịu, quản lý vật tư, quản lý sản xuất, quản lý bán hàng. Phân tích rủi ro tài chính Phân tích khả năng thanh khoản: Khả năng thanh khoản là khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Các chỉ số khả năng thanh khoản: Khả năng thanh toán hiện hành = TSLĐ : Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán nhanh = (TSLĐ –HTK) : Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán tức thời = Tiền : Nợ ngắn hạn Khả năng thanh khoản cao thì rủi ro thanh khoản sẽ thấp, tuy nhiên lợi nhuận có thể thấp vì tiền mặt nhiều, phải thu nhiều, và hàng tồn kho nhiều Khả năng thanh khoản thấp thì rủi ro thanh khoản sẽ cao, tuy nhiên lợi nhuận có thể cao vì TSLĐ được sử dụng hiệu quả, nguồn vốn đầu tư cho TSLĐ nhỏ, ROA và ROE có thể tăng. Phân tích khả năng quản lý nợ a/ Chỉ số nợ: Mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay trong kinh doanh Chỉ số nợ = Tổng nợ : TTS Mức độ doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài trợ DFL ( đòn bẩy nưoj) trong hoạt động kinh doanh. Chỉ số nợ cao chứng tỏ doanh nghiệp mạnh dạn sử dụng nhiều vốn vay trong cơ cấu vốn. Đây là một cơ sở để có được lợi nhuận cao. Chỉ số nợ cáo là một minh chưungs về uy tín của doanh nghiệp đối với các chủ nợ Tuy nhiên chỉ số nợ cao làm cho khả năng thanh khoản giảm. Đồng thời nếu ROA<Kd(1-T) thì lợi nhuận cũng sẽ giảm. Những hạn chế này làm tăng độ rủi ro của doanh nghiệp cao, và làm giảm niềm tin của chủ nợ. b/ Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay: Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT : Lãi vay Chỉ số này cho biết một đồng lãi vay đến hạn được che chở bởi bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế EBIT Lãi vay là một trong các nghĩa vụ ngắn hạn rất quan trọng của doanh nghiệp Mất khả năng thanh toán lãi vay có thể làm giảm uy tín đối với chủ nợ, tăng rủi ro và nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính: Đẳng thức DU PONT thứ nhất ROA = Lãi ròng : TTS = (Lãi ròng : Doanh thu) x (Doanh Thu : TTS) Có hai hướng để tăng ROA: Tăng ROS và VQTTS Muốn tăng ROS cần phấn đấu tăng lãi ròng bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán Muốn tăng VQTTS cần phấn đấu tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán và tăng cường các hoạt động xúc tiến bán Đẳng thức DU PONT thứ hai ROE = Lãi ròng : VCSH = (Lãi ròng : TTS) x (TTS : VCSH) = ROA x (TTS : VCSH) Có hai hướng để tăng ROE: Tăng ROA và tỷ số TTS : VCSH Muốn tăng ROA cần làm theo đẳng thức Du Pont 1 Muốn tăng tỷ số TTS : VCSH cần phấn đấu giảm VCSH và tăng nợ. Đẳng thức này cho thấy tỷ số nợ càng cao lợi nhuận của chủ sở hữu càng cao Đương nhiên khi tỷ số nợ tăng thì rủi ro cũng sẽ tăng Đẳng thức DU PONT tổng hợp: ROE = (Lãi ròng : Doanh thu) x (Doanh Thu : TTS) x (TTS : VCSH) = ROS x VQTTS x (TTS :VCSH) ROE phụ thuộc vào 3 nhân tố: ROS, ROA và tỷ số TTS: VCSH. Các nhân tố này có thể ảnh hưởng trái chiều nhau đối với ROE Phân tích Du Pont là xác định ảnh hưởng của 3 nhân tố này đến ROE của doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân làm tăng giảm chỉ số này Việc phân tích ảnh hưởng này được tiến hành theo phương pháp thay thế liên hoàn. PHẦN II : GiỚi thiỆu chung vỀ công ty NetNam và phân tích thỰc trẠng tài chính cỦa công ty trong 2 năm 2004 - 2005 Giới thiệu chung về công ty NetNam – Viện Công nghệ thông tin Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp: Tên công ty : Công ty Net Nam – Viện Công Nghệ Thông Tin Tên giao dịch quốc tế : Net Nam Corporation Nơi thành lập : Hà nội, Việt Nam Năm thành lập : 1998 Trụ sở : Công ty Net Nam – Viện Công Nghệ Thông tin Địa chỉ : 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại : (844) 7564907 Fax : (844) 7561888 Chi nhánh công ty Net Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh Địa chỉ : 60/11 Nguyễn Du, Quận 1 TP Hồ Chí Minh Điện thoại : (848) 8 244 907 Fax : (848) 8 222 606 Văn phòng đại diện và hỗ trợ khách hàng Địa chỉ : 59A Lý Thái Tổ , Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại : (844) 9 343 551 Số lượng cán bộ công nhân viên hiện tại: 135 người Quy mô hoạt động của doanh nghiệp: Vốn điều lệ của công ty : 1.596.523.778 đồng. Vốn ngân sách là : 612.826.225 đồng Vốn tự đóng góp của Viện : 983.679.553 đồng Với lượng vốn và số lao động hiện tại, căn cứ theo nghị định 90/2001/CP-NĐ ngày 23/11/2001, thì Net Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển: Net Nam được thành lập trên tinh thần duy trì và phát triển lực lượng chất xám trong các viện nghiên cứu và trường đại học để đóng góp hiệu quả hơn và sự nghiệp hiện đại hóa và công nghiệp hóa theo Nghị Quyết Trung Ương II (Khóa 8) và quyết định 68/1998/QĐ-TTG của Thủ Tướng Chính Phủ. Công ty Net Nam được thành lập theo quyết định số 2420/QĐ-KHCNQG ngày 36/11/1998 của Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công Nghệ Quốc Gia. Mạng Net Nam thành lập 12/1994: cung cấp dịch vụ e-mail Công ty Net Nam: 11/1998, 4/1999: nhận giấy phép ISP 44/1999/GP-TCBĐ do Tổng Cục Bưu Điện cấp Năm 2000: thành lập Chi Nhánh Net Nam tại Tp Hồ Chí Minh Năm 2001: nhận giấy phép ICP số 21/GP-VHTT do Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp Năm 2003: Nhận giấy phép OSP số 142/2003/ GP-BBCVT do bộ Bộ Bưu Chính Viễn Thông Cấp Chức năng nhiệm vụ của công ty Với đặc điểm của người đi đầu trong việc đưa Internet vào Việt Nam, Net nam trở thành một trong những nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên của Việt nam khi Internet chính thức đi vào Việt nam cuối năm 1997. Chức năng chính của công ty Net nam là cung cấp các dịch vụ Internet và các giải pháp công nghệ mạng, kinh doanh và đưa ra thị trường các sản phẩm của Viện Công Nghệ Thông Tin. Các chức năng cụ thể: Kinh doanh dịch vụ truy cập Internet theo giấy phép ISP của Bộ Bưu Chính Viễn Thông cấp Kinh doanh dịch vụ viễn thông trên Internet theo giấy phép OSP của Bộ Bưu Chính Viễn Thông cấp Kinh doanh các dịch vụ nội dung Internet theo giấy phép ICP của Bộ Văn Hoá thông tin cấp Kinh doanh các giải pháp mạng máy tính, an ninh mạng, các hệ thống thông tin. Tư vấn kĩ thuật, chuyển giao công nghệ, huấn luyện đào tạo trong lĩnh vực CNTT Kinh doanh các sản phẩm là kết quả NCKH của viện Công Nghệ Thô Kinh doanh các sản phẩm, thiết bị trong lĩnh vực CNTT. Kinh doanh các sản phẩm, thiết bị trong lĩnh vực CNTT. Nhiệm vụ: Phối hợp với các đơn vị của Viện CNTT hoàn thiện các sản phẩm là kết quả nghiên cứu của Viện. Phân phối lợi nhuận cho Viện từ kết quả hoạt động kinh doanh theo vốn góp của Viện. Hỗ trợ về hoạt động nghiên cứu Khoa học về Công Nghệ của Viện CNTT từ lợi nhuận của Công ty. Các sản phẩm và dịch vụ hiện tại: Với thế mạnh là xuất phát từ cơ sở nghiên cứu hàn lâm, Net Nam hiện có khả năng cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt, độ tin cậy cao tới khách hàng của mình. Những sản phẩm của Net Nam rất đa dạng, sau đây tôi xin nêu một số sản phẩm dịch vụ mà Net Nam hiện đang cung cấp: Dịch vụ giá trị gia tăng : đăng kí và duy trì domain, web design, web & server hosting, quảng cáo trên trang thông tin điện tử top 10 Việt Nam: Giải pháp dịch vụ email, Mail Offline, Webmail: Email thông dụng thích hợp cho cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Được hỗ trợ kĩ thuật tận tình, Mail Offline và Webmail bổ sung thêm những giá trị gia tăng cho khối doanh nghiệp, nhóm làm việc … cho phép tiết kiệm chi phí, quảng bá tên tuổi. Dịch vụ tư vấn, thiết kế, xây dựng mạng Lan, WAN và Intranet: Kinh nghiệm lâu năm giúp Net Nam đưa ra những giải pháp tiện ích nhất, hiện đại nhất và tiết kiệm tối ưu. Các hệ thống mạng thuộc cộng đồng nghiên cứu khoa học và giáo dục, khối hành chính sự nghiệp… được Net Nam xây dựng luôn được đảm bảo tính an ninh và hiệu quả. Hệ thống an toàn, an ninh mạng: Dựa trên các phần mềm nguồn mở, các giỉ pháp an toàn, an ninh mạng của Net Nam mang lại cho khách hàng lựa chọn phù hợp, từ hệ thống Firewall quy mô nhỏ, cho đến các hệ thống Firewall, IDS, IPS, và các công cụ báo cáo đa dạng. Linux Gateway: Các gateway hoạt động trên Linux mang đến cho khách hàng giải pháp kết nối Internet hoàn hảo với chi phí thấp. Gateway là các thiết bị đặt giữa hệ thống mạng nội bộ của khách hàng và các kết nối Internet. Với các kết nối ADSL hoặc Leasedline, các thiết bị này có thể thay thế các chức năng của các Router hoặc thậm chí Firewall đắt tiền. E-learning: Các giải pháp E-learning trên nền phần mềm nguồn mở mang đến cho các trường Đại Học, tổ chức giáo dục, và cả các công ty phương tiện truyền đạt kiến thức hữu hiệu, bổ sung cho các hình thức truyền thống. Các giải pháp của NetNam được hiểu chỉnh phù hợp với điều kiện Việt Nam và tuân theo các chuẩn mở quốc tế. Web Portal & CMS: Các hệ thống WebPortal & CMS đang được các tổ chức coi là một phương tiện quảng bá thương hiệu, kết nối với khách hàng của mình. Các giải pháp WebPortal & CMS của Net Nam dựa trên phần mềm nguồn mở, được thiết kề phù hợp với từng quy mô, và được bổ sung thêm các tính năng an toàn, an ninh. Tư vấn và đào tạo về phần mềm nguồn mở: Với đặc thù của một khối nghiên cứu hàn lâm là Viện CNTT, Net Nam chú trọng đến các hoạt động tư vấn, đào tạo trong lĩnh vực hệ thống nghiên cứu nguồn mở. Nhiều dự án tư vấn, đào tạo cho các tổ chức đã và đang được thực hiện. Các hệ thống y tế / sức khoẻ: Tin học hoá hoạt động Y Tế/ Sức khoẻ không chỉ là việc số hoá giấy tờ, các hệ thống e-Healthcare do NetNam phát triển từ các phần mềm nguồn mở và điều chỉnh phù hợp với đặc thù ngành của Việt Nam. Tuân theo các chuẩn mở, các hệ thống này có thể được các tổ chức Y tế/ Sức khoẻ làm chủ và tự phát triển. Các hệ thống tương tác mở: Nâng cao hiệu quả hoạt động tương tác là một trong những yếu tố hàng đầu của doanh nghiệp, tổ chức hiện nay, đặc biệt đối với các đơn vị có nguồn lực phân tán ở nhiều khu vực địa lý. Các hệ thống tương tác mở Collaboration Systems đến một không gian làm việc và giao lưu trực tuyến tiện lợi, hiệu quả. Các hệ thống VoIP chuyên nghiệp: Nhằm tạo ra những hệ thống đàm thoại chuyên nghiệp thế hệ mới, các giải pháp VoIP chuyên biệt của Net Nam thừa hưởng tính ưu việt của các chuẩn mới và hệ thống mở. Khách hàng có thể lựa chọn giải pháp nguồn mở được thiết kế và điều chỉnh theo nhu cầu, hoặc các giải pháp toàn diện được phát triển bởi Net2Phone – Nhà cung cấp giải pháp VoIP hàng đầu thế giới. Đào tạo nhân lực CNTT NET NAM ICP: Đội ngũ phóng viên chuyên nghiệp, trang tin TOP 10 tại Việt nam độ chính xác cao tới độc giả. NET NAM OSP: Cộng tác với các nhà cung câp dịch vụ truyền thông hàng đầu tại Mỹ, Singapore… áp dụng những công nghệ mới cho phép tiết kiệm tối đa, đơn giản hoá phương thức sử dụng, giảm thiểu chi phí đầu tư ban đầu. Dịch vụ truy cập Internet: Các hình thức truy cập đa dạng Truy cập qua mạng điện thoại công cộng: Các loại thẻ Internet trả trước, thuê bao trả sau, thuê bao trọn gói Dịch vụ băng thông rộng ADSL: truy cập Internet tốc độ cao không bị giới hạn về thời gian, phù hợp với các quy mô và nhu cầu sử dụng. Kênh truyền riêng Leased Line: Giá cả hợp lý, tốc độ cao, luôn ổn định cho các cao ốc văn phòng. Công nghệ sản xuất và cung cấp dịch vụ quan trọng: */ Quy trình cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng ADSL: Quy trình công nghệ cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng – ADSL được Net Nam xây dựng theo như mô tả ở Hình 2.1 (nguồn số liệu được phòng Hỗ trợ kĩ thuật cung cấp). */ Quy trình hỗ trợ dịch vụ ADSL: Quy trình công nghệ hỗ trợ dịch vụ Internet băng thông rộng – ADSL được Net Nam xây dựng theo như mô tả ở Hình 2.2(nguồn số liệu được phòng Hỗ trợ kĩ thuật cung cấp). Hình 2.1: Sơ đồ quy trình triển khai dịch vụ ADSL Nguồn: Phòng Hỗ Trợ Kĩ Thuật Hình 2.2: Sơ đồ quy trình hỗ trợ dịch vụ ADSL Nguồn: Phòng Hỗ Trợ Kĩ Thuật Hình thức tổ chức và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp */ Hình thức tổ chức sản xuất: Net Nam tổ chức theo kiểu chuyên môn hoá sản xuất theo dạng kết hợp. Ở mức cơ sở hạ tầng, quá trình bố trí, cài đặt và cấu hình… các thiết bị máy tính phải tuân theo chuẩn, nên giai đoạn này là chuyên môn hoá theo công nghệ. Với các khâu sản xuất các sản phẩm và dịch vụ khác nhau như : E-mail, hay hosting… thì chuyên môn hoá theo đối tượng. */Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp Hình 2.3: Sơ đồ kết cấu sản xuất sản phẩm và dịch vụ tại Net Nam Bộ phận sản xuất chính Bộ phận Marketing& kinh doanh Bộ phận kĩ thuật Bộ phận hỗ trợ khách hàng Bộ phận sản xuất phụ Phân tích thị trường Truyền thông quảng bá Khảo sát và triển khai hạ tầng Nghiên cứu công nghệ mới Quan hệ khách hàng Bộ phận sản xuất phụ trợ Lao công và tạp vụ Văn phòng Cung cấp sản phẩm Tư vấn & giải đáp Nguồn: Sinh viên tự tổng kết Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: */ Sơ đồ cơ cấu tổ chức: Theo như ghi nhận tại doanh nghiệp, Net Nam gồm có 7 phòng ban và một chi nhánh được mô tả theo hình 1.4: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Net Nam là dạng sơ đồ cơ cấu kiểu trực tuyến chức năng với số cấp quản lý là 03 ( Lãnh đạo viện, ban giám đốc, các phòng ban). Với cơ cấu tổ chức như vậy đảm bảo tính thống nhất trong mệnh lệnh, nâng cao chất lượng quản lý, trách nhiệm được cụ thể rõ ràng. Số lượng các phòng ban hợp lý, phù hợp với sự mở rộng về quy mô của công ty trong tương lai gần. */ Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý Người đứng đầu Công ty NetNam là Giám đốc Trần Bá Thái. Ông là người tổ chức và điều hành bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty, vạch chiến lược sản xuất kinh doanh, ra quyết định cuối cùng và là đại diện cho mọi quyền lợi, nghĩa vụ của công ty trước pháp luật và cơ quan nhà nước. Trợ lý cho Giám đốc trong công tác quản lý và điều hành công ty có: + Phó giám đốc kỹ thuật: PGĐ phải nghiên cứu, phổ biến Công nghệ, quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật của Công ty. Đồng thời cũng là người đại diện của Công ty giao dịch với cơ quan Nhà nước và địa phương giải quyết các vấn đề về trong lĩnh vực dịch vụ thông tin mà Công ty cung cấp. + Phó giám đốc kinh doanh: Là người giúp giám đốc xây dựng các kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm, định hướng phát triển của Công ty, triển khai tạo nguồn tiêu thụ cho sản phẩm của Công ty, nghiên cứu thị trường và ký kết các hợp đồng kinh tế có giá trị kinh tế lớn… + Phó giám đốc phụ trách chi nhánh Hồ Chí Minh: Là người giúp cho giám đốc thực hiện việc quản lý hoạt động kinh doanh ở khu vực phía Nam Ngoài ba Phó giám đốc thì Phòng Biên tập tin cũng chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc. Phòng này chuyên biên thực hiện biên tập báo điện tử trên trang do Giám đốc Trần Bá Thái làm tổng biên tập. Hình 2.4: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý NetNam Lãnh đạo Viện Ban giám đốc Phòng hỗ trợ khách hàng và phát triển kinh doanh Phòng kế toán Phòng Hành chính tổng hợp Phòng hỗ trợ kĩ thuật Phòng triển khai công nghệ Phòng hệ thống thông tin Ban biên tập tin cho ICP Chi nhánh Phía Nam Nguồn: Sinh viên tự tổng hợp Phòng hỗ trợ khách hàng và phát triển kinh doanh: Có chức năng hỗ trợ khách hàng, mở rộng thị trường trên cơ sở hoạt động trực tiếp hoặc kết hợp với tiếp thị. Xây dựng và thực hiện các giải pháp, dự án cho khách hàng trên cơ sở phối hợp với các phòng chức năng của Công ty và chi nhánh, đưa các dịch vụ mới vào kinh doanh. Phòng kế toán: là nơi tổ chức bộ máy hạch toán kinh tế toàn Công ty theo chế độ kế toán Nhà nước, quản lý sử dụng mọi nguồn vốn theo nguyên tắc đảm bảo vốn phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đồng thời có chức năng kết hợp cùng với các phòng khác trong công ty quản lý và theo dõi các hợp đồng Leased-line, web, offline mail và các hợp đồng dịch vụ khác. Phòng hành chính – tổng hợp: Đảm nhân công tác nhân sự công ty, chịu trách nhiệm về công tác PCCC, công đoàn. Phòng hỗ trợ kĩ thuật: Đảm nhận công tác hậu cần kì thuật cho các sản phẩm và dịch vụ cung ra thị trường của Net Nam và các dự án Net Nam thực hiện sao cho đúng tiêu chuẩn kĩ thuật. Phòng triển khai công nghệ: Có chức năng nghiên cứu công nghệ mới, triển khai công nghệ, hỗ trợ vận hành và phát triển nguồn lực về nghiên cứu phát triển. Phòng hệ thống thông tin: Tư vấn, thiết kế và xây dựng các dự án có liên quan tới Web và CSDL, đảm nhận việc thi hành các hệ thống mạng LAN – WAN. Ban biên tập tin cho ICP: Biên tập chỉnh sửa và đăng bài trên trang Chi nhánh phía nam: Thực hiện công việc kinh doanh cung cấp dịch vụ ở khu vực phía Nam, hạch toán kinh tế độc lập. Phân tích thực trạng tài chính công ty NetNam – Viện Công nghệ Thông Tin Mục tiêu phân tích tình hình tài chính công ty NetNam: Nhận dạng những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn về mặt tài chính theo các tiêu chí: Hiệu quả tài chính (Khả năng sinh lợi và khả năng quản lý tài sản) Rủi ro tài chính ( Khả năng thanh khoản, khả năng quản lý nợ) Tổng hợp hiệu quả và rủi ro tài chính( cân đối tài chính, các đòn bẩy và đẳng thức Du Pont) Tìm hiểu và giải thích các nguyên nhân đứng đằng sau thực trạng đó Đề xuất giải pháp cải thiện vị thế tài chính của doanh nghiệp Các căn cứ để đánh giá tình hình tài chính công ty NetNam Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp: Bảng cân đối kế toán của Net Nam năm 2004 và 2005 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 và 2005 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 2004 và 2005 Thuyết minh báo cáo tài chính 2004 và 2005 Các tài liệu liên quan: Báo cáo thực tập năm 2007 tại NetNam Các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp là FPT năm 2004 và 2005 Phân tích khái quát Sự biến động của tài sản Bảng2.1: Phân bổ tài sản năm 2004 -2005 của công ty Netnam Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 Chênh lệch 05-04 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tỷ trọng A – TSLĐ & ĐTNH 5052 65.92% 5730 73.50% 678 13.42% 7.58% I. Tiền 2629 34.30% 3345 42.91% 716 27.23% 8.60% II. ĐTNH 0 0.00% 0 0.00% 0 - - III. Phải thu 1074 14.01% 830 10.65% -244 -22.72% -3.37% IV. Hàng tồn kho 0 0.00% 37 0.47% 37 - 0.47% V. TSLĐ khác 1350 17.61% 1517 19.46% 167 12.37% 1.84% VI. Chi phí sự nghiệp 0 0.00% 0 0.00% 0 - - B – TSCĐ & ĐTDH 2612 34.08% 2066 26.50% -546 -20.90% -7.58% I. TSCĐ 2017 26.32% 1412 18.11% -605 -30.00% -8.21% II. ĐTDH 200 2.61% 200 2.57% 0 0.00% -0.04% III. Chi phí XDCBDD 0 0.00% 0 0.00% 0 - - IV. Các khoản kí quỹ, kí cược 394 5.14% 453 5.81% 59 14.97% 0.67% V. Chi phí trả trước dài hạn 0 0.00% 0 0.00% 0 - - TỔNG TÀI SẢN 7664 100.00% 7796 100.00% 132 1.72% Nguồn: Phòng kế toán Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy, tổng tài sản của doanh nghiệp cuối 2005 là 7796 triệu tăng 132 triệu đồng (tương đương 1,72%) so với 2004. Có thể thấy là quy mô tài sản của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên nhẹ. Nguyên nhân của sự tăng lên này là do Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: cuối năm 2005 là 5730 triệu tăng 678 triệu tăng tương ứng với 13.42% so với thời điểm cuối 2004. Đi sâu vào phân tích các khoản mục để thấy nguyên nhân của sự gia tăng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn nói trên ta thấy: Sự gia tăng vốn bằng tiền: ở thời điểm cuối năm 2005 là 3345 tăng 716 triệu đồng (tăng tương đương với 27.23%) so với cuối 2004. Điều này làm tăng khả năng thanh toán bằng tiền mặt tăng. Hàng tồn kho: Do đặc thù kinh doanh dịch vụ truy cập Internet và các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền Internet, do đó Netnam không có hàng tồn kho, hàng tồn kho chủ yếu là công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Khoản mục này cuối 2005 tăng 37 triệu so với cuối 2004. Tài sản lưu động khác: Tài sản lưu động khác chủ yếu là các là các khoản tạm ứng cho nhân viên để thực hiện hợp đồng với khách hàng, khoản này cuối năm 2005 là 1517 tăng 167 triệu (tức tăng 12.37%) so với cuối năm 2004. Khoản phải thu cuối năm là 830 triệu 2005 giảm 244 triệu (tức giảm 22.72%) so với cuối năm 2004 cho thấy việc bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp giảm. Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các khoản phải thu 2004 - 2005 Đơn vị tính: Triệu đồng Các khoản phải thu 2004 2005 Chênh lệch 05-04 Giá trị Tỉ trọng Giá trị Tỉ trọng Tuyệt đối Tương đối Tỷ trọng Phải thu của khách hàng 1006 41.50% 853 36.33% (153) -15.21% (5.2%) Trả trước cho người bán 14 0.58% 125 5.32% 111 793% 4.75% Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 0 0.00% 0 0.00% 0 - Phải thu nội bộ 54 2.23% 54 2.30% 0 0.00% 0.07% Dự phòng các khoản phải thu khó đòi 0 0.00% (201) (8.56%) (201) (8.56%) Phải thu tạm ứng 1350 55.69% 1517 64.61% 167 12.37% 8.92% Tổng cộng 2424 100.00% 2348 100.00% (76) (3.14%) Nguồn: Phòng kế toán Qua bảng tổng hợp khoản phải thu ta thấy khoản phải thu của doanh nghiệp khi đã bao gồm các khoản phải thu tạm ứng thì lại giảm chủ yếu do nguyên nhân là giảm khoản phải thu của khách hàng và gia tăng dự phòng khoản phải thu khó đòi. Ở thời điểm cuối 2005 phải thu của khách hàng giảm 153 triệu, dự phòng khoản phải thu 201 triệu Nhận xét: Trong khi quy mô hoạt động kinh doanh tăng lên nhưng công ty vẫn giảm được mức tồn đọng tài sản lưu động thông qua việc giảm bớt khoản phải thu. Tuy nhiên việc gia tăng khoản mục tiền bên cạnh việc làm cho khả năng thanh toán của công ty tốt hơn cũng làm cho vốn không có khả năng sinh lời cao. Bên cạnh đó, khoản mục đầu tư của doanh nghiệp vẫn còn bỏ ngỏ, điều đó cho thấy doanh nghiệp chưa có sự chú trọng tới loại tài sản có tính thanh khoản cao mà vẫn sinh lời trong ngắn hạn. Một điểm đáng chú ý nữa là tài sản lưu động khác của công ty được thể hiện dưới hình thức các khoản tạm ứng để thực hiện các hợp đồng của khách hàng có xu hướng tăng, do đó cần xem xét lại các và thúc đấy tiến độ hoàn thành hợp đồng. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn:. Tài sản này gồm chủ yếu là các hệ thống mạng , hệ thống máy chủ v.v... có thời gian khấu hao tư 3-10 năm; đầu tư góp vốn liên doanh 200 triệu và các khoản kí quỹ kí cược. Khoản này cuối năm 2005 chỉ còn 1412 triệu giảm 546 triệu tức 20.9% so với mức 2612 triệu cuối năm 2004. Đi sâu vào phân tích các khoản mục ta thấy: - Ở thời điểm 2004, tài sản cố định của công ty có giá tri 2017 triệu đồng, đến cuối năm 2005 giá trị tài sản cố định của công ty còn 1412 triệu đồng giảm 605 triệu đồng tương đương với 30% so với cùng kì 2004. - Đầu tư dài hạn gồm có 200 triệu đầu tư vào góp vốn liên danh, khoản mục này được giữ nguyên không gia tăng. - Các khoản kí quỹ, kí cược tăng nhẹ 59 triệu đồng so với 2._.ân vốn chủ sở hữu bằng cách hoặc là tăng tổng tài sản hoặc là giảm tỉ lệ vốn chủ sở hữu hoặc là vừa tăng tổng tài sản vừa giảm tỉ lệ vốn chủ sở hữu. Đẳng thức Dupont tổng hợp: Từ công thức tính ROE ta có ROE = Lợi nhuận sau thuế : Nguồn vốn chủ sở hữu = (Lợi nhuận sau thuế : Doanh Thu) x(Doanh Thu : Tổng tài sản) x(Tổng tài sản : Vốn chủ sở hữu) = ROS x AUx EM Trong đó: EM là hệ số nhân vốn AU là số vòng quay tổng tài sản Từ công thức trên ta thấy ROE chịu ảnh hưởng bởi 3 nhân tố là ROS, AU và EM. Các nhân tố này có thể ảnh hưởng trái chiều nhau với ROE. Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định ảnh hưởng của từng nhân tố tới ROE trong 2005. Bảng 2.32: Phân tích tổng hợp ROE theo đẳng thức Dupont tổng hợp của NetNam 2004-2005 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2004 2005 Chênh lệch 05-04 Lợi nhuận sau thuế 319 343 24 Doanh thu thuần 19948 25417 5,469 ROS 1.60% 1.34% -0.25% Tổng tái sản bình quân 6464 7730 1,266 AU 3.09 3.29 0.20 Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân 2819 3223 404 EM 2.29 2.40 0.11 ROE 11.32% 10.64% -0.68% Ta có: ROE2004 = ROS2004xAU2004xEM2004 = 1.60%x3.09x2.29 = 11.32% ROE2005 = ROS2005xAU2005xEM2005 = 1.34%x3.29x2.40 = 10.6% Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố ROS tới ROE: ∆ROE1 = (ROS2005-ROS2004)xAU2004xEM2004 = -0.25%x3.09x2.29 = -1.77% Qua tính toán ta thấy rằng ROS giảm 0.25% làm cho ROE giảm 1.77% Phân tích mức độ ảnh hưởng của AU tới ROE: ∆ROE2 = (AU2005-AU2004)xROS2005xEM2004 = (3.29-3.09)x1.34%x2.29 = 0.61% Qua tính toán ta thấy rằng AU tăng 0.2 làm cho ROE tăng 0.61% Phân tích mức độ ảnh hưởng của EM tới ROE: ∆ROE3 = (EM2005-EM2004)xROS2005xAU2005 = (2.40-2.29)x1.34%x3.29 = 0.48% Qua tính toán ta thấy EM tăng 0.11 làm cho ROE tăng 0.48% Tổng hợp các nhân tốt ∆ROE = ∆ROE1 + ∆ROE2 + ∆ROE3 = -1.77% + 0.61% + 0.48% = -0.68% Như vậy ta có thể thấy rằng trong 3 nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng tới ROE thì 2 nguyên nhân làm tăng ROE là AU và EM, song hai nhân tố làm tăng ROE này chưa đủ để tổng ROE tăng bởi nguyên nhân chính ảnh hưởng tới ROE là ROS. Để tăng ROE thì phải áp dụng các biện pháp làm tăng ROS và duy trì mức tăng AU và EM. Hình 2.1: Sơ đồ Dupont của NetNam năm 2005, Đơn vị tính: Triệu đồng Tỉ suất thu hồi vốn chủ sở hữu ROE:10.64% Tỉ suất thu hồi tài sản ROA: 4.44% Hệ số nhân vốn EM: 2.40 lần Lợi nhuận biên ROS: 1.34% Vòng quay tổng tài sản: 3.29 vòng Lợi nhuận sau thuế 343.23 Doanh thu thuần 25 417 Doanh thu thuần 25 417 Tổng tài sản 7 796 Tổng doanh thu 25 512 Tổng chi phí 25105.37 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 2 065 Tài sản lưu động 5 730 Giá vốn 24 972 Chi phí khác: 0.37 Tiền 3 345 Phải thu 830 Hàng tồn kho 37 TSLĐ khác 1 517 Nhân với Nhân với Chia cho Chia cho Thuế thu nhập: 133 Doanh thu thuần: 25 417 + Các khoản giảm trừ: 95 Thu nhập khác 31.6 + + + + + + + Nguồn: Số liệu tổng hợp từ báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán 2005 Bảng 3.1: Đánh giá tóm tắt một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của NetNam năm 2004 và 2005 Chỉ tiêu Đơn vị 2004 2005 Chênh lệch Đánh giá Chỉ số về cơ cấu Tỉ trọng TSLĐ/TSCĐ: TSLĐ &ĐTNH/ TSCĐ & ĐTDH Lần 1.93 2.85 0.92 Tăng/Phù hợp Tỉ suất đầu tư tổng quát: TSCĐ & ĐTDH/Tổng Tài sản % 28.93 20.68 -8.25  Giảm/ Không tốt Tỉ số nợ: Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 60.75 55.91 -4.84  Giảm/ Chấp nhận được Tỉ suất tự tài trợ: NVCSH/Tài sản cố định % 115.16 166.36 51.2  Tăng/ Tốt Chỉ tiêu về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện hành: TSLĐ/Nợ ngắn hạn Lần 1.45 1.35 -0.1 Giảm/Chấp nhận được Khả năng thanh toán nhanh: TSLĐ-HTK/Nợ NH Lần 1.17 0.96 -0.21 Giảm/Chấp nhận được Khả năng thanh toán tức thời: Tiền / Nợ NH Lần 0.59 0.77 0.18  Tăng/Không phải quá tốt Khả năng quản lý tài sản: Vòng quay hàng tồn kho: Doanh thu / HTK Vòng - - -  Không đánh giá Kì thu nợ bán chịu: 360*Khoản phải thu/ Doanh thu thuần Ngày 15.26 11.46 -3.8  Giảm/Tốt Vòng quay tổng tài sản: Doanh thu thuần/TTS Vòng 3.09 3.29 0.2 Tăng/ Tốt Khả năng sinh lời ROS % 1.60 1.34 -0.26 Giảm/Chưa tốt ROA % 4.94 4.44 -0.5 Giảm/Chưa tốt ROE % 11.32 10.64 -0.67 Giảm/Chưa tốt Lạm phát 2005: 8.4% Qua bảng tóm tắt các chỉ số tài chính ta có thể có nhận xét về tình hình tài chính của doanh nghiệp như sau: Chỉ tiêu về cơ cấu: Cơ cấu tài sản gồm 73.50% tài sản cố định và 26.50% tài sản cố định phù hợp và tương đối hợp lý với đặc thù doanh nghiệp làm kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền Internet, song cơ cấu tài sản lưu động có phần chưa hợp lý: công ty nắm giữ quá nhiều tiền mặt, trong khi các khoản đầu tư ngắn hạn lại chưa được quan tâm đúng mực hơn nữa khoản mục tài sản lưu động khác cũng có tỉ trọng rất lớn( chiếm 26.5% tài sản lưu động) cho thấy nếu không có chính sách thu hồi các khoản tạm ứng sẽ làm tài sản bị chết không tốt đối với tình hình tài chính. Tỉ suất đầu tư giảm là tín hiệu không tốt, cho thấy máy móc đã có dấu hiệu cũ. Cơ cấu vốn gồm 55.91% nợ phải trả, 44.19% là nguồn vốn chủ sở hữu, công ty không sử dụng các khoản vay làm tiết kiệm được một khoản chi phí tài chính. Tỉ suất tự tài trợ 166.36 tăng 51.2% là dấu hiệu tốt, cho thấy sự tự chủ của doanh nghiệp về mặt tài chính. Khả năng thanh toán: Công ty không gặp phải vấn đề trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Các chỉ số thanh toán tuy giảm nhẹ tuy nhiên không có ảnh hưởng lớn tới việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Khả năng quản lý tài sản tương đối tốt: kì thu nợ bán chịu giảm thể hiện những nỗ lực trong việc giảm các khoản vốn bị chiếm dụng, vòng quay tổng tài sản tăng là dấu hiệu thể hiện doanh thu tăng. Khả năng sinh lời: Cơ sở của khả năng sinh lời là hệ số ROS, tuy nhiên chỉ số này của Netnam lại rất nhỏ và có xu hướng giảm làm ảnh hưởng tới tới các chỉ số ROA và ROE, ảnh hưởng tới hiệu quả chung của doanh nghiệp. Bảng 3.2: So sánh một số chỉ tiêu của NetNam và FPT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 Chênh lệch NN -FPT Đánh giá FPT NetNam Chỉ tiêu về cơ cấu vốn Tỉ số nợ: Nợ phải trả/TTS 0.69 0.56 -0.13 Ít rủi ro hơn Hệ số nợ phải trả/NVCSH 2.37 1.27 -1.1 Tốt hơn Chỉ tiêu về khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện hành: TSLĐ/Nợ ngắn hạn Lần 1.45 1.35 -0.1 Chưa tốt bằng Khả năng thanh toán nhanh: TSLĐ-HTK/Nợ NH Lần 1.17 0.96 -0.21 Chưa tốt bằng Khả năng quản lý tài sản: Vòng quay hàng tồn kho: Doanh thu / HTK Vòng 19.7 - - Vòng quay tổng tài sản: Doanh Thu/Tổng tài sản Vòng 3.7 3.29 -0.41 Tương đối tốt Khả năng sinh lời ROS = Lãi ròng : Doanh Thu % 3.67 1.34 -2.33 Tồi ROA = Lãi ròng : Tổng tài sản % 13.58 4.44 -9.14 Tồi ROE = Lãi ròng : NVCSH % 78.8 10.64 -68.16 Tồi *Tỉ lệ lạm phát VN năm 2005: 8.4% Nguồn: Bản cáo bạch FPT 2006, Tổng cục thống kê Việt Nam Bảng 3.3: Phân tích SWOT về vị thế tài chính của NetNam STRENGTHS – Những điểm mạnh WEAKNESSES – Những điểm yếu Là một trong 6 công ty chiếm thị phần hàng đầu trong ngành công nghệ thông tin, với doanh thu 25 tỷ trong năm 2005. Có khả năng đưa ra những sản phẩm dịch vụ mới, có khả năng theo kịp công nghệ hiện tại. Công ty có một thương hiệu mạnh với 13 năm kinh nghiệm kinh doanh. Khả năng tự chủ về tài chính. Là một trong những công ty ra đời đầu tiên trong lĩnh vực Internet ở Việt Nam. Ra đời trong môi trường hàn lâm là Viện Công Nghệ Thông Tin. ROS thấp do phải gánh chịu chi phí lớn về thuê đường truyền. Có dấu hiệu đánh mất thị trường thông qua sự suy giảm thị phần qua từng năm. Hiệu quả chưa cao so với đối thủ cạnh tranh. Việc quản lý tài chính chưa được làm bài bản, chưa có bộ phận chuyên đảm trách công tác tài chính. Tỉ suất đầu tư thấp chứng tỏ máy móc thiết bị đã cũ. OPPORTUNITIES – Những cơ hội THREATS – Những đe dọa Thị trường Internet ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng cao luôn ở mức 30%, và tỉ lệ thuê bao Internet tăng mạnh. Có những hợp tác mang tính chiến lược với các công ty khác như: HT Mobile... Lĩnh vực công nghệ thông tin luôn biến động nhanh, liên tiếp có những loại hình kinh doanh mới ra đời. Có được hành lang pháp lý an toàn, thuận lợi của chính phủ để tiến hành các hoạt động mở rộng thị trường. Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO. Thị trường tài chính Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Sự đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh có quy mô lớn về vốn, cơ sở hạ tầng, nhân lực trên thị trường như FPT, VNPT, Viettel, EVN. Không theo kịp tốc độ tăng trưởng của ngành. Sự thay đổi của công nghệ thông tin và viễn thông nhanh làm cho công nghệ hiện có của NetNam bị lạc hậu. Chất lượng dịch vụ của NetNam có xu hướng đi xuống làm cho khách hàng chọn nhà cung cấp khác. Nhu cầu vốn lớn để đầu tư trong các lĩnh vực quan trọng gây áp lực mạnh lên công ty. 3.2 Đề xuất một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính: 3.2.1 Giải pháp 1: “Tăng thời hạn tín dụng cho khách hàng” a/ Cơ sở để đề ra giải pháp: Tăng thêm thời hạn tín dụng tức là làm dài thêm thời hạn bán chịu cho khách hàng. Với cách làm như vậy thì công ty có thể nâng doanh thu của mình lên. Các khách hàng của công ty sẽ sẽ yên tâm hơn, chủ động hơn trong việc điều tiết vốn kinh doanh. Theo như các so sánh về chất lượng dịch vụ thì các gói dịch vụ của NetNam và các nhà cung cấp khác có chất lượng và giá cả tương đối giống nhau, vì vậy khi khách hàng xem xét lựa chọn gói dịch vụ của NetNam họ sẽ đặt hàng nhiều hơn khi so sánh khoản mục tín dụng của các dịch vụ mà NetNam đưa ra. Điều này sẽ làm công ty gia tăng doanh số bán của mình và có thêm được các tiềm lực tài chính. b/ Mục tiêu của giải pháp: Làm tăng thêm doanh thu thông qua việc gia tăng thời hạn tín dụng cho khách hàng. c/ Nội dung của giải pháp: Căn cứ vào tình hình thực tế tại công ty, công ty nên gia tăng thời hạn bán chịu cho các gói dịch vụ lên 20 ngày thay vì trung bình là 15 ngày như hiện nay. Khi tăng thời hạn bán chịu lên 20 ngày, các doanh nghiệp – khách hàng mục tiêu của công ty sẽ có nhiều lựa chọn hơn trong việc thanh toán và sẽ chọn dịch vụ của NetNam nhiều hơn, công ty có thể tăng thêm doanh thu bán hàng khoảng 5% doanh thu hiện tại. d/ Kết quả của giải pháp: Bảng 3.4: Kết quả sau khi áp dụng giải pháp 1 Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 Dự tính Chênh lệch Doanh thu thuần 25512 26787.6 1275.6 5.00% Giá vốn 25417 26687.85 1270.85 5.00% Chi phí tài chính 0 0  0  0  Lợi nhuận trước thuế 476 575.75 99.75 20.96% Thuế thu nhập 133 161.21 28.21 21.21% Lợi nhuận sau thuế 343 414.54 71.54 20.86% ROS 1.34% 1.55% 0.20% ROA 4.44% 5.36% 0.93% ROE 10.64% 12.86% 2.22% Giải pháp này khá đơn giản nhưng hiệu quả tương đối cao thông qua việc tăng lợi nhuận sau thuế 71 triệu đồng do đó chỉ số ROS sẽ tăng 0.2%, ROA tăng 0.93% và làm cho ROE tăng 2.22%. 3.2.2. Giải pháp 2: Đẩy mạnh công tác thu hồi các khoản phải thu khách hàng: a/ Cơ sở của biện pháp: Trong quá trình theo dõi các khoản phải thu tại công ty, nhận thấy được khoản phải thu vẫn chiếm số lượng lớn, làm cho doanh nghiệp bị chiếm dụng, và huy động vốn. Để quản lý và quan hệ tốt với khách hàng thì công ty cần phải linh động hơn trong khâu thánh toán, cho phép khách hàng nợ và khuyến khích khách hàng thanh toán ngay bằng một tỉ lệ chiết khấu. b/ Mục tiêu của giải pháp: Giảm tỉ trọng các khoản phải thu của khách hàng, giải phóng vốn chết hay quay vòng vốn đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như thu hút thêm khách hàng mới. c/ Nội dung của biện pháp: Sau khi xem xét các khoản phải thu của công ty ta có thể lập nên bảng phân loại tuổi các khoản phải thu của khách hàng như sau: Bảng 3.5: Tổng hợp tuổi các khoản phải thu Loại Thời gian trả chậm Tỷ trọng trong khoản phải thu 1 1 đến 30 ngày 41% 2 31-60 ngày 34% 3 Trên 60 ngày 25% Kì thu tiền bình quân của công ty là 11,46 ngày Việc phân tích đánh giá các mức chiết khấu được đưa ra để quyết định có nên chấp nhận hay không dựa vào việc tính giá trị hiện tại của dòng tiền đơn ở kì thứ n (PV) và tính giá trị tương lại sau n kì của dòng tiền đơn(FV). Ta có công thức: FVn = PV(1+R)n PVn = FV /(1+R)n Trong đó: FVn :là giá trị tương lai sau n kỳ của một dòng tiền đơn PV: là giá trị hiện tại của một dòng tiền đơn ở kì thứ n R : Lãi suất 1 tháng Công ty đồng ý cho phép chiết khấu đối với những hợp đồng thanh toán trong vòng 60 ngày, trên 60 ngày sẽ không được hưởng chiết khấu. Tỉ lệ chiết khấu cao nhất mà công ty có thể chấp nhận được: PV = M(1-r) – M/(1+R)n ≥ 0 Trong đó: M: Khoản tiền mà NetNam cần khách hàng thanh toán khi chưa có chiết khấu r: Tỉ lệ chiết khấu mà khách hàng được hưởng nếu trả sớm T: Khoảng thời gian thanh toán kể từ khi khách hàng nhận được dịch vụ M(1-r): khoản tiền mà khách hàng thanh toán khi đã trừ đi chiết khấu R: lãi suất ngân hàng, ở đây giả sử ta chọn lãi suất ngân hàng Vietcombank ngày 19 tháng 5 năm 2007 là 0.835%/tháng. Trường hợp 1: Khách hàng có khoảng thời gian trả chậm 31 đến 60 ngày trả ngay thì sẽ được hưởng tỉ lệ chiết khấu (1-r) ≥ 1/(1+0.835%)2 → r ≤ 1.64% Trường hợp 2: Khách hàng có khoảng thời gian trả trậm từ 1-30 ngày trả ngay thì sẽ được hưởng tỉ lệ chiết khấu (1-r) ≥ 1/(1+0.835%)1 → r ≤ 0.82% Như vậy sau khi tính toán ta có bảng tổng hợp lãi suất chiết khấu: Bảng 3.6: Tổng hợp lãi suất chiết khấu áp dụng Loại Thời gian trả chậm Tỉ lệ chiết khấu được hưởng 1 1 đến 30 ngày 0.82% 2 31-60 ngày 1.64% 3 Trên 60 ngày 0% Dự kiến sau khi áp dụng tỉ lệ chiết khấu mới thì công ty sẽ thu về được khoảng 25% số khoản phải thu hiện tại, khoản phải thu sẽ thu được là: 0.25%* 830 triệu = 207.5 triệu đồng Bảng 3.7: Tổng hợp các khoản phải thu dự tính Thời hạn trả Tỉ trọng Số tiền theo tỉ lệ Tỉ lệ chiết khấu Số tiền chiết khấu Số tiền thực thu 1-30 ngày 41% 85.07 triệu 0.82% 0.67 triệu 86.67 triệu 31-60 ngày 34% 70.55 triệu 1.64% 1.16 triệu 70 triệu Trên 60 ngày 25% 51.87triệu 0% 0 51.87 triệu Tổng 100% 207 triệu 1.83 triệu 205 triệu Bên cạnh đó, khi áp dụng tỉ lệ chiết khấu mới, công ty cũng sẽ thu hút được một lượng khách hàng mới, con số này dự kiến sẽ vào khoảng 5% doanh thu. d/ Kết quả của giải pháp: Bảng 3.8: Tổng hợp một số chỉ tiêu sau khi thực hiện giải pháp Chỉ tiêu 2005 Dự tính Tăng Doanh thu thuần 25512 26787.6 1275.6 5.00% Giá vốn 25417 26687.85 1270.85 5.00% Chi phí tài chính 1.9 1.9  - Lợi nhuận trước thuế 476 573.85 97.85 20.56% Thuế thu nhập 133 160.678 27.678 20.81% Lợi nhuận sau thuế 343 413.172 70.172 20.46% ROS 1.34% 1.54% 0.20% ROA 4.44% 5.35% 0.91% ROE 10.64% 12.82% 2.18% Bảng cân đối kế toán dự kiến: Bảng 3.10: Thay đổi trên bảng cân đối kế toán Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Dự kiến Chênh lệch Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Tiền mặt 3345 42.91% 3552 45.56 207 6.7% Phải thu 830 10.65 623 8.00% 207 25% Tổng tài sản 7796 100% 7796 100 0 0 e/ Kết quả tổng hợp của giải pháp 1 và 2: Bảng 3.11: Tổng hợp một số chỉ tiêu sau khi thực hiện 2 giải pháp Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 Dự tính Tăng Doanh thu thuần 25512 28063.2 2551.2 10.00% Giá vốn 25417 27958.7 2541.7 10.00% Chi phí tài chính 1.9 1.9 Lợi nhuận trước thuế 476 578.6 102.6 21.55% Thuế thu nhập 133 162.008 29.008 21.81% Lợi nhuận sau thuế 343 416.592 73.592 21.46% ROS 1.34% 1.48% 0.14% ROA 4.44% 5.39% 0.95% ROE 10.64% 12.93% 2.28% Thay đổi trên bảng cân đối kế toán sau giải pháp: Bảng 3.12: Thay đổi trên bảng cân đối kế toán Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Dự kiến Chênh lệch Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Tiền mặt 3345 42.91% 3552 45.56 207 6.7% Phải thu 830 10.65 623 8.00% 207 25% Tổng tài sản 7796 100% 7796 100 0 0 3.2.3 Giải pháp 3:Hoàn thiện bộ máy tổ chức thông qua việc thành lập phòng tài chính a/ Cơ sở để đề ra giải pháp: */Căn cứ vào các vai trò của tài chính và các lý thuyết đã học: Huy động và khai thác các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp và tổ chức sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất: Để có đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính doanh nghiệp phải thanh toán nhu cầu vốn, lựa chọn nguồn vốn, bên cạnh đó phải tổ chức huy động và sử dụng đúng đắn nhằm duy trì và thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Đây là vấn đề quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh. Là đòn bẩy kinh tế: nhờ có các công cụ tài chính như đầu tư, lãi suất, giá bán, tiền lương, tiền thưởng mà tài chính doanh nghiệp trở thành biện pháp kích thích đầu tư, nâng cao năng suất lao động của doanh nghiệp, kích thích tiêu dùng kích thích quá trình sản xuất kinh doanh và quá trình điều tiết sản xuất kinh doanh. Là công cụ kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp thực hiện việc kiểm tra bằng đồng tiền và tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua phân tích các chỉ tiêu tài chính. Cụ thể các chỉ tiêu đó là: chỉ tiêu về kết cấu tài chính, chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu đặc trưng về hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính; chỉ tiêu đặc trưng về khả năng sinh lời... Bằng việc phân tích các chỉ tiêu tài chính cho phép doanh nghiệp có căn cứ quan trọng để đề ra kịp thời các giải pháp tối ưu làm lành mạnh hóa tình hình tài chính – kinh doanh của doanh nghiệp. */ Căn cứ vào thực tế tại công ty và phân tích SWOT: Việc lập các chỉ số tài chính mục tiêu thể hiện mong muốn về vị thế tài chính lý tưởng của công ty. Còn các chỉ số mong muốn là các chỉ số tài chính của công ty có thể có được trong trường hợp các chỉ số mục tiêu không đạt. Dự báo tài chính giúp công ty có được nhận định trong tương lai về tình hình tài chính của doanh nghiệp như: mức tăng trưởng, vị thế tài chính trong tương lai, mức tài sản đáp ứng trước sự biến đổi trong tương lai, rồi lập ra các kế hoạch cung cấp tài chính cho mức tài sản yêu cầu, về ra các hành động cần thiết để đạt được vị thế tài chính mục tiêu trong điêu kiện có thể. Qua quá trình thực tập tại công ty NetNam, tôi nhận thấy rằng công tác tài chính tại công ty chưa được quan tâm đúng mực. Bộ phận kế toán chỉ đơn thuần đảm trách công tác ghi chép phản ánh các nghiệp vụ kinh tế và lập các báo cáo tài chính, công ty chưa có bộ phận chuyên phụ trách các mảng về tài chính doanh nghiệp. Các hoạt động lập và phân tích các chỉ số tài chính mục tiêu và mong muốn, dự báo tài chính lập ngân sách v.v.. chưa được thực hiện. Việc xử lý các thông tin tài chính được thực hiện một cách rời rạc, không đồng bộ làm cho công ty chưa phát huy được hết sức mạnh, chưa tận dụng được hết các các cơ hội đầu tư cũng như đánh giá được các lợi ích mang lại từ các hoạt động đầu tư. Cụ thể là khoản mục đầu tư ngắn hạn chưa được sử dụng, khoản mục đầu tư 200 triệu vào liên doanh chưa mang lại hiệu quả. Ngoài ra đứng trước nhu cầu vốn lớn phục vụ cho việc mở rộng và phát triển công ty, và với chính sách của Đảng và nhà nước ta đối với doanh nghiệp có vốn nhà nước thì cổ phần hóa là một xu thế tất yêu, do vây cần có một bộ phận chuyên trách đảm nhận các vấn đề liên quan đến cổ phần hóa như: tìm hiểu pháp luật cổ phần hóa, xác định lộ trình cổ phần hóa, lựa chọn đề án cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp, đấu giá ra công chúng và kế hoạch hậu cổ phần hóa để đánh giá hết khả năng và rủi ro nhằm tận dụng được mọi nguồn lực tài chính đưa công ty phát triển mạnh mẽ. b/ Mục đích của giải pháp: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức thông qua việc thành lập phòng tài chính và từng bước hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán và hệ thống thông tin nhằm phục vụ mục đích ra quyết định. c/ Nội dung của giải pháp: Bước 1: Giữ nguyên phòng kế toán hiện tại không thay đổi. Bước 2: Thành lập phòng tài chính mà đứng đầu là phó giám đốc tài chính bên cạnh các phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc phụ trách kĩ thuật theo sơ đồ sau: Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức sau khi thành lập phòng tài chính Lãnh đạo viện Giám đốc Phó giám đốc kĩ thuật Phó giám đốc tài chính Phó giám đốc kinh doanh Phòng tài chính Các phòng ban có liên quan tới kĩ thuật Các phòng ban có liên quan tới kinh doanh Phòng kế toán Sự khác nhau chủ yếu giữa phòng kế toán và phòng tài chính là trong khi phòng kế toán chỉ đảm nhận các công tác ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và lập các báo cáo tài chính thì phòng tài chính sẽ chú trọng tới việc vận dụng các báo cáo tài chính đã lập để phân tích và hoạch định xem đã và sẽ có chuyện gì sảy ra đối với tình hình tài chính của công ty. Bước 3: Xác định vai trò và chức năng của các phòng kế toán và tài chính: - Phòng kế toán đảm nhận và chịu trách nhiệm trước phó giám đốc tài chính về các công tác: kế toán chi phí, quản trị chi phí, xử lý dữ liệu, sổ sách kế toán, báo cáo với cơ quan nhà nước, kiểm soát nội bộ, lập các báo cáo tài chính. - Phòng tài chính sẽ đảm nhận và chịu trách nhiệm trước phó giám đốc tài chính về các công tác: lập kế hoạch tài chính, lập dự báo tài chính, hoạch định đầu tư vốn, quản trị tiền mặt, quan hệ giao dịch với ngân hàng, quản trị các khoản phải thu, phân tích và hoạch định thuế, đảm nhận các vấn đề liên quan tới cổ phần hóa. Sau khi cổ phần hóa thì sẽ đảm nhận thêm các công tác: quan hệ với nhà đầu tư, phân chia cổ tức, v.v... Bước 4: Xác định cơ cấu nhân sự và tổ chức cụ thể của phòng tài chính: Tổ chức cụ thể của phòng tài chính dự kiến sẽ như hình 3.2. Đứng đầu phòng tài chính sẽ là tổng thủ quỹ tiếp đến là các giám đốc tín dụng, giám đốc bộ phận vật tư - hàng tồn kho, và giám đốc ngân sách. Nhân sự trước mắt sẽ tuyển dụng một phó giám đốc tài chính có kinh nghiệm đảm nhận chức vụ này. Giám đốc tài chính sẽ cùng với kế toán trưởng sẽ phụ trách việc thiết lập hệ thống thông tin tài chính và hệ thống thông tin kế toán theo như hình 3.3 và 3.4. Do hạn chế về cơ cấu nhân sự trước mắt phó giám đốc tài chính sẽ kiêm chức năng của tổng thủ quỹ các giám đốc tín dụng, vật tư – hàng tồn kho, và giám đốc ngân sách. Sau này mở rộng công ty sẽ tiếp tục tuyển dụng và bổ nhiệm các vị trí đó. Tùy thuộc vào quy mô phát triển mà xác định nhân lực tương ứng cho phòng tài chính. Hình 3.2: Cấu trúc phòng tài chính Phó giám đốc tài chính Tổng thủ quỹ Giám đốc tín dụng Giám đốc vật tư – hàng tồn kho Giám đốc ngân sách Chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau: Giám đốc tín dụng sẽ chịu trách nhiệm đảm nhận công tác tín dụng như vay ngắn hạn, thanh toán nợ đến hạn, chi trả lãi vay v.v...sau đó báo cáo với tổng thủ quỹ. Giám đốc vật tư – hàng tồn kho chịu trách nhiệm đảm nhận công tác liên quan tới các hoạt động liên quan đến mua sắm vật tư, hàng tồn kho lương công, lao động v.v... sau đó báo cáo với tổng thủ quỹ về các hoạt động. Giám đốc ngân sách sẽ chịu trách nhiệm lập ngân sách phân tích các quyết định mua sắm đầu tư tài sản cố định. Tổng thủ quỹ sẽ chịu trách nhiệm báo cáo với phó giám đốc tài chính về quản lý tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn, về kế hoạch về cấu trúc tài chính, về việc bán chứng khoán và trái phiếu để huy động vốn, và về việc lường trước quỹ lương. Phó giám đốc tài chính sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát, điều chỉnh hoạt động của các cấp dưới và báo cáo cho giám đốc về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hình 3.3: Hệ thống thông tin kế toán Chi tiền Rút vốn Mua sắm tài sản Trả lương Dịch vụ Chủ doanh nghiệp Góp vốn Thu tiền Tiêu thụ SP và dịch vụ Thu khác BCLCTT: Tiền ĐK + Thu tiền - Chi tiền = Tiền CK BCKQKD: Doanh Thu -Giá vốn - CFí HĐ Lợi nhuận BCĐKT: Tài sản -Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sở hữu Mọi nghiệp vụ kinh tế nảy sinh trong hoạt động của doanh nghiệp như thu tiền và chi tiền đều được phòng kế toán ghi nhận và phản ánh vào các báo cáo tài chính nhằm mục đích kiểm soát, quản lý tài chính. Khi các báo cáo tài chính tạo ra, phòng tài chính sẽ sử dụng các thông tin đó để tạo ra các thông tin tài chính phục vụ cho công tác ra quyết định của giám đốc. Nhằm có được ra quyết định tốt cho ban giám đốc thì cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các phòng ban có nhiệm vụ hỗ trợ cho giám đốc có liên quan. Hình 3.4 Hệ thống thông tin tài chính Hệ thống thông tin kế toán Các báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả kinh doanh Các tỉ số tài chính Tỉ số thanh khoản Tỉ số nợ Tỷ số hoạt động Tỉ số khả năng sinh lợi Phân tích tài chính Xu hướng Cơ cấu Chỉ số Thông tin tài chính Tình hình thanh khoản Tình hình hoạt động Quyết định tài chính Đầu tư Tài trợ Quản lý d/ Kết quả của giải pháp: Giải pháp khi áp dụng sẽ làm cơ cấu tổ chức thêm hoàn thiện hơn, việc ra quyết định tài chính được thực hiện một cách chính xác và được đảm nhiệm bởi một bộ phận chuyên trách. Chi phí của giải pháp là nhỏ, nhưng hiệu quả mang lại thì hết sức cụ thể. Trước khi thực hiện giải pháp thì việc quản lý tài chính chưa được làm bài bản, chưa có bộ phận chuyên đảm trách công tác tài chính điều này làm bỏ lỡ những cơ hội phát triển, sau khi thực hiện giải pháp sẽ làm cho việc quản lý và ra quyết định hiệu quả hơn bằng các nghiệp vụ tài chính. 4. Kết luận và kiến nghị: a/ Kết luận: Trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu các vấn đề lý thuyết về tài chính doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp từ đó áp dụng vào thực tiễn tại công ty NetNam Viện Công Nghệ Thông Tin, cho thấy vai trò của việc quản trị tài chính đối với công ty là hết sức to lớn. Phân tích tài chính của công ty NetNam là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách trong hoàn cảnh thị trường phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi những nguồn lực tài chính giúp công ty có cơ sở để xây dựng những dự án lớn đủ tầm chiếm lĩnh thị trường. Tuy nhiên đồ án cũng có nhiều hạn chế: - Đồ án được thực hiện dựa trên cở sở là các báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán do công ty cung cấp, chưa qua kiểm toán do đó có thể số liệu chưa chính xác, các báo cáo lưu chuyển tiền tệ của NetNam tuy là không bắt buộc lập nhưng khi lập nên lại có sai sót, khiến cho quá trình phân tích gặp khó khăn trong việc đánh giá lưu chuyển tiền tệ tại công ty năm 2004-2005. - Các chỉ tiêu trung bình ngành chưa có gây khó khăn cho việc so sánh hiệu quả của công ty với ngành, do đó chỉ có thể so sánh với những thông tin đã công bố bởi FPT. - Số liệu tài chính chỉ là của 2 năm 2004 -2005 do đó thiếu tính cập nhật so với thời điểm hiện tại. - Việc tiếp cận số liệu tại công ty là vô cùng hạn chế, tác giả chỉ có thể tiếp cận những số liệu đơn giản, tính nghiệp vụ chưa cao. b/ Kiến nghị: Phân tích tài chính phương pháp hữu hiệu để giúp doanh nghiệp đánh giá được sức mạnh và vị thế của mình ở đâu trên thương trường. Tuy nhiên, bản thân phân tích tài chính chỉ là một công cụ để đánh giá doanh nghiệp, nó chỉ là điều kiện cần trong việc đưa doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường. Để NetNam đạt được mục tiêu luôn tối đa hóa giá trị của mình công ty phải luôn đảm bảo theo sát được những thay đổi của môi trường, để góp phần thực hiện điều đó tôi xin phép được có một số kiến nghị sau dựa trên phân tích SWOT: Thứ nhất là tận dụng sức mạnh thương hiệu, kinh nghiệm và vị thế là một trong những công ty dẫn đầu thị trường, liên tiếp đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao để thu hút khách hàng nhằm tận dụng những cơ hội mới do Thị trường Internet ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng cao luôn ở mức 30%, và tỉ lệ thuê bao Internet tăng mạnh v.v...mang lại. Thứ hai là tận dụng các nguồn tài chính phù hợp với công ty để đầu tư thêm máy móc thiết bị, tăng cường hiệu quả quản lý tài sản, xây dựng cơ cấu tổ chức hoàn thiện đặc biệt là phòng tài chính, đồng thời xây dựng chính sách con người hợp lý để hoàn thiện chất lượng dịch vụ, tăng tốc độ đường truyền nhằm mở rộng thị trường và chống lại sự đe doạ từ phía các đối thủ cạnh tranh có quy mô lớn về vốn, cơ sở hạ tầng, nhân lực trên thị trường như FPT, VNPT, Viettel, EVN. Thứ ba là hợp tác chiến lược với các nhà cung cấp trong nước và nước ngoài để nâng cao vị thế trên thương trường. Thứ tư là tận dụng lợi thế xuất phát từ môi trường hàn lâm là Viện Công Nghệ Thông Tin để liên tục cập nhật thông tin về sự thay đổi công nghệ trên thị trường cũng như là dự báo các xu hướng công nghệ trong tương lai để có những bước đi tắt đón đầu thị trường tránh phải rơi vào thế bị động và lạc hậu khi công nghệ mới ra đời Cuối cùng là kiến nghị về việc nhà nước tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, tạo hành lang pháp lý ổn định, củng cố môi trường ngành, thành lập chỉ tiêu ngành để doanh nghiệp định hướng phấn đấu. Tài liệu tham khảo; [1] Bản cáo bạch công ty FPT, 2006 [2] Bộ tài chính, Thông tư 105/203/TT-BTC hướng dẫn kế toán thực hiện 6 chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 165/2002QĐ-BTC [3] Bộ tài chính, Quyết định 15/2006/QĐ-BTC Về việc ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp, 2006 [4] Bộ Thương Mại, Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2006 [5] PGS.TS Phạm Thị Gái, Giáo trình Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh, Nhà xuất bản thống kê, 2004 [6] PSG.TS Lưu Thị Hương, Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp, Nhà Xuất Bản Thống Kê 2005 [7] PGS. TS Lưu Thị Hương, PGS.TS Vũ Duy Hảo, Quản Trị Tài Chính Doanh Nghiệp, Nhà Xuất Bản Tài Chính Doanh Nghiệp, 2006 [8] Nguyễn Thị Mỵ, Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh, Nhà Xuất Bản Thống Kê. 2005 [9]Đặng Ngọc Thảo, Phân tích và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính Xí Nghiệp Bêtông xây dựng Thái Nguyên, 2005 [10] Nghiêm Sĩ Thương, Tóm tắt nội dung bài giảng Cơ sở của Quản Lý Tài Chính Doanh Nghiệp, Khoa Kinh Tế Quản Lý Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, 2000 [11] Nghiêm Sĩ Thương, Chuyên đề đồ án tốt nghiệp Phân tích và đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp, Khoa Kinh Tế Quản Lý Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, 2006 [12] Nguyễn Lệ Trinh, Phân tích tình hình tài chính tại công ty du lịch An Giang. 2004 [13] Eugene F. Brigham, Fundamentals of financial management 4th Edition,The Dryden Press 1985. [14] Richards A Brealey & Steward C. Myers, Finance - Financial Analysis With Excel, McGraw.Hill [15] Richards A Brealey & Steward C. Myers, Fundamentals Corporate Finance 3th ed, MacgrawHill, 2001 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4067.doc
Tài liệu liên quan