Phân tích và Đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Lời nói đầu. Đầu tư trên thị trường chứng khoán là một điều hết sức mới mẻ trong nền kinh tế Việt Nam.Biết bao vấn đề xung quanh giá cả của chứng khoán liên quan trực tiếp đến việc đưa ra quyết định đầu tư của nhà đầu tư chẳng hạn như nền kinh tế vĩ mô, tình hình tài chính công ty, các yếu tố định lượng và các yếu tố định tính. Thị trường chứng khoán Việt Nam mới phát triển được hơn 2 năm, sự thăng trầm của nó có tuân theo quy luật của các thị trường chứng khoán trên thế giới hay không ?, li

doc62 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích và Đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu có thể áp dụng những kỹ thuật phân tích của các nhà phân tích chứng khoán để đầu tư trêng thị trường chứng khoán Việt Nam được không?, các nhà đầu tư Việt Nam có thực sự sử dụng những mô hình phân tích để đầu tư chứng khoán hay chỉ dựa vào ý nghĩ chủ quan của mình? Với vốn kiến thức còn thiếu thốn của mình em xin mạnh dạn trình bày đề tài “ Phân tích và Đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam”. Đề tài bao gồm 3 phần : Phần 1 : Phương pháp phân tích và đầu tư chứng khoán Phần 2: Phương pháp phân tích và đầu tư chứng khoán Phần 3: Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Viêt Nam. Tư tưởng chủ yếu của đề tài này là phân tích những vấn đề kinh tế vĩ mô, những yếu tố định tính và phi định tính tác động lên giá cả chứng khoán, không nhằm mục đích đi sâu vào các công thức toán học . Với vốn hiểu biết còn hạn chế của mình chắc chắn đề tài của em còn nhiều thiếu xót, em xin được sự đóng gói ý kiến của các thầy cô giáo. Một lần nữa em xin cảm ơn thầy giáo: TS. Đào Văn Hùng đã giúp em hoàn thành đề tài này. Chương I. Pháp phân tích và đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán. 1. Thị trường chứng khoán. 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. Ngay từ thời Trung cổ, ở một số nước phát triển phương Tây đã xuất hiện những hình thức sơ khai của Thị trường Chứng khoán. Tại những thành phố có vị trí địa lý thuận lợi, các lái buôn và các thương gia đã tụ họp trong các phiên chợ để thương lượng trao đổi hàng hoá. Thời đó các cuộc thương lượng này được tiến hành bằng miệng với nhau nhằm thống nhất giá cả và khối lượng hàng hoá, thời hạn thanh toán..., chứ không cần giấy tờ, hàng hoá hay mẫu mã trước mặt. Lúc đầu chỉ có một số ít người tham gia sau đó tăng dần lên. Đến cuối thế kỷ thứ XV, khu trợ riêng biệt này trở nên sầm uất và thời gian họp trợ rút xuống hàng tuần, sau đó hàng ngày xuất hiện các quy tắc và các chuẩn ước nhằm bảo đảm cho quá trình buôn bán trao đổi hàng hoá và các thoả mãn nhận nợ , định kỳ nhận nợ... Những quy ước đó dần được tu bổ hoàn chỉnh, có giá trị bắt buộc đối với những ai tham gia. Đây chính là thời điểm đánh dấu sự ra đời của TTCK. Những phiên họp đầu tiên của TTCK diễn ra vào năm 1453, tại một quảng trường gần môi nhà của một người môi giới tên là Vander Burse của thành phố Bruges nước Bỉ. Tại đây, các thương gia của nhiều nước thường gặp gỡ để mua các kỳ phiếu nước ngoài và trao đổi thông tin về kinh doanh. Trước lữ quán này có bảng hiệu đề tiếng Pháp “ Bourse” tức là mậu dịch trường (tựa như sở giao dịch sau này) và hình 3 túi da tượng trưng cho 3 mậu dịch trường: Mậu dịch trường hàng hoá, Mậu dịch trường ngoại tệ và Mậu dịch trường chứng khoán động sản. Sau thời gian hoạt động, Mậu dịch trường không còn đủ phù hợp và đủ sức cho cả 3 giao dịch. Do vậy Mậu dịch trường hàng hoá được tách ra thành khu Thương mại, Mậu dịch trường ngoại tệ tách ra thành thị trường hối đoái và Mậu dịch trường chứng khoán động sản tách ra thành TTCK. Như vậy. TTCK được xuất hiện từ thế kỷ XV cùng với sự hình thành của Thị trường hối đoái. Đến năm 1547, do eo biển Evin, cửa biển nơi dẫn các tàu thuyền vào buôn bán ở thành phố Bruges bị cát biển lấn mất, TTCK sơ khai được dời đến thành phố Auvers (Bỉ). Đến năm 1531, tại Auvers đã triển khai các nghiệp vụ về chứng khoán ( mua, bán các khoản nợ của Chính Phủ Hà Lan, Anh, Bồ Đào Nha,Pháp ...). Từ kinh nghiệm đó một loạt các nước Châu Âu đã thiết lập Sở giao dịch chứng khoán tại nước mình: TTCK Lion( Pháp-1545),Luân Đôn ( Anh-1566), Amxtecdam (Hà Lan-1608)... Tại Mỹ, TTCK được hình thành vào năm 1792, trên cơ sở thoả thuận của một số người môi giới chứng khoán dưới gốc cây ngô đồng phố Wall. Đó là tiền thân của Sở giao dịch chứng khoán New york ngày nay. Sang thế kỷ XIX-XX, TTCK tiếp tục được thiết lập tại nhiều nước phát triển và đang đang phát triển, đặc biệt là khu vực Châu á như: Nhật Bản (1878), Hồng Công (1946), Inđonêxia (1952), Hàn Quốc (1956), Đài Loan , Thái Lan (1962)... Có thể thấy rằng hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường đều có TTCK. 1.2. Khái niệm thị trường chứng khoán. Trong nền kinh tế thị trường, xã hội của sản xuất được chia thành hai khu vực: khu vực có vốn để tìm nơi đầu tư và khu vực cần vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong những ngày đầu của sản xuất và lưu thông tiền tệ, hệ thống ngân hàng sớm ra đời để huy động các nguồn vốn nhàn rỗi hình thành trong xã hội nhằm taí phân phối cho nền kinh tế quốc dân theo nguyên tắc tín dụng. Như vậy, đã xuất hiện một kênh dẫn vốn giữa hai khu vực và phải thông qua các trung gian tài chính, trọng đó chủ yếu là hệ thống ngân hàng được gọi là kênh dẫn vốn gián tiệp. Khi nền kinh tế phát triển ở giai đoạn cao làm xuất hiện TTCK thì những người có vốn đã có đủ điêù kiện về môi trường pháp lý, môi trường tài chinh v..v.. để chuyển vốn của mình trực tiếp đầu tư vào sản xuất mà không phải thông qua hệ thống trung gian tài chính. Đó là thông qua TTCK; một kênh dẫn vốn trực tiếp. Nhờ vào kênh dẫn vốn trực tiếp này, người góp vốn đầu tư đã thực sự góp quyền sử dụng và quyền sở hữu về vốn vào doanh nghiệp để cùng nhau quản lý, khai thác, chia lời mà không phải thông qua các trung gian tài chính đồng thời kênh dẫn vốn trực tiếp còn dễ dàng tạo điều kiện cho việc điều hoà vốn trong nền kinh tế quốc dân thông qua việc mua, bán, chuyển nhường vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Chính vì lẽ đó, khi nền sản xuất hàng hoá phát triển ở giai cao đòi hỏi sự ra đời thị trường chứng khoán quốc gia và trong điều kiện quốc tế hoá đời sống kinh tế và xã hội như ngày nay thì vấn đề toàn cầu hoá hoạt động thị trường chứng khoán của các nước trở nên cấp thiết và sẽ phát triển. Vậy thị trường chứng khoán là gì ? Có nhiều khái niệm về thị trường chứng khoán khác nhau, nhưng nhìn chung có thể dẫn tới mốt số khái niệm có tính phổ biến. Thị trường chứng khoán là một thị trường dẫn vốn trực tiếp từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn thông qua các hoạt động mua, bán, chuyển nhượng, trao đổi chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Thi trường chứng khoán phải tồn tại ở một nơi mà ở nơi đó việc mua bán chứng khoán được thực hiện. Trong quá trình hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán ở các nước có nền sản xuất và lưu thông hàng hoá lâu đời như Mĩ, Anh, Pháp v..v.. nơi đó TTCK tồn tại dưới hai hình thức: Thị trường chứng khoán có tổ chức và thị trường chứng khoán phi tổ chức. 1.3.Phân loại TTCK. 1.3.1.Căn cứ vào đối tượng mua bán cổ phiếu hay trái phiếu TTCK được phân ra làm thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu. 1.3.1.1. Thị trường cổ phiếu. Thị trường cổ phiếu (The stoch market) là thị trường phát hành cổ phiếu mới và mua đi bán lại cổ phiếu cũ. Hoạt động của thị trường cổ phiếu bao gồm cả hai lĩnh vực đầu tư chứng khoán và kinh doanh chứng khoán. 1.3.1.2.Thị trường trái phiếu Thị trường trái phiếu (Bond market) là thị trường phát hành trái phiếu và mua đi bán lại trái phiếu cũ. Trái phiếu thường bao gồm hai loại cơ bản : trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ. Tương ứng với hai loại trái phiếu cơ bản, thị trường trái phiếu được phân ra làm hai loại thị trường trái phịếu khác nhau: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp và thị trường trái phiếu chính phủ.Việc vay vốn của dân bằng cách phát hành trái phiếu, tín phiếu kho bạc, trái phiếu công trình, công trái quốc gia đã trở nên thường xuyên ở các quốc gia. Do đó, thị trường trái phiếu chính phủ không những lớn về quy mô mà tình hình thị trường của nó rất sôi động. Tuy nhiên, tỷ trọng của trái phiếu và cổ phiếu so với GDP ở mỗi nước cũng không giống nhau, ở Mỹ, Nhật là 110% và 75%, ở Đức trái phiếu gấp 4 lần cổ phiếu trong khi ở Anh cổ phiếu gấp 4 lần trái phiếu. 13.2. Căn cứ vào nguồn gốc ra đời chứng khoán. Căn cứ vào nguồn gốc ra đời chứng khoán có thể chia ra làm thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng khoán thứ cấp. 1.3.2.1. Thị trường chứng khoán sơ cấp. Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn hoặc tăng vốn doanh nghiệp và phát hành trái phiếu chính phủ để vay tiền từ tất cả các thành phần trong nền kinh tế quốc dân. Chính vì lẽ đó người ta gọi thị trường sơ cấp là thị trường phát hành. Là một thị trường phát hành nên cơ cấu của nó phải bao gồm đủ các yếu tố tạo lập chứng khoán như hình thức giao dịch chứng khoán, phương thức phát hành và cách định giá chứng khoán, thủ tục tăng vốn, các nghiệp vụ giao dịch mua bán chứng khoán mới, các yếu tố pháp lý có liên quan đến việc đăng ký, lưu thông và bảo quản, cất trữ chứng khoán v..v.. 1.3.2.2. Thị trường chứng khoán thứ cấp. Thị trường chứng khoán thứ cấp không phải là thị trường phát hành chứng khoán mới, mà là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã phát hành. Các chứng khoán mua bán trên thị trường này rất đa dạng bao gôm các loại Cổ phiếu, Trái phiếu,Tín phiếu của các loại doanh nghiệp và chính phủ, các công cụ phát sinh như Chứng quyền, Bảo chứng quyền, Hợp đồng lựa chọn và Hợp đồng tương lai. Trung tâm của thị trường thứ cấp là Sở giao dịch chứng khoán. Nói đến hoạt động của TTCK là nói đến sự tồn tại và hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán, hay nói mồt cách khác đi đó là hoạt động của thị trường thứ cấp. Thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng khoán thứ cấp có mối liên hệ mầt thiết với nhau; Thị trường chứng khoán sơ cấp là thị trường phát hành tạo hàng hoá cho thị trường chứng khoán thứ cấp, không có thị trường chứng khoán sơ cấp sẽ không có hàng hoá để mua bán trên thị trường chứng khoán thứ cấp. Ngược lại, thị trường chứng khoán thứ cấp tạo tính thanh khoản cho chứng khoán, vì vậy nó góp phần định giá chứng khoán trên thị trường sơ cấp. Trên thực tê không có sự tách bạch giữa thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng khoán thứ cấp. Một thị trường bao gồm cả chứng khoán phát hành lần đầu và các chứng khoán đã phát hành. 1.3.3. Căn cứ vào kỳ hạn giao dịch. Căn cứ vào kỳ hạn giao dịch TTCK được chia thành thị trường chứng khoán giao ngay, thị trường giao dịch kỳ hạn và thị trường tương lai. 1.3.3.1. Thị trường giao ngay. Là thị trường mà việc giao dịch mua bán chứng khoán được tiến hành theo giá thoả thuận khi ký hợp đồng, nhưng thanh toán và giao nhận chứng khoán xảy ra sau ngày ký hợp đồng một hai ngày quy định. 1.3.3.2. Thị trường giao dịch kỳ hạn. Thị trường giao dịch kỳ hạn là thị trường giao dịch mua bán chứng khoán theo giá thoả thuận khi ký hợp đồng, nhưng thanh toán và giao nhận chứng khoán xảy ra sau ngày ký hợp đồng một số ngày nhất định: 30 ngày, 60 ngày,180 ngày v..v.. Thông thường, hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trên thị trường kỳ hạn là giao dịch thực sự, có nghĩa là có hành vi giao nhận chứng khoán và thanh toán chứng khoán xảy ra vào thời hạn quy định trong hợp đồng. 1.3.3.3. Thị trường giao dich tương lai. Thị trường giao dịch tương lai được hiểu như thị trường giao dịch kỳ hạn, tuy nhiên nó khác thị trường giao dịch tương lai khác thị trường giao dịch kỳ han ở một số điểm chủ yếu sau: Các hợp đồng mua bán chứng khoán đã được tiêu chuẩn hoá nội dung và điều kiện thực hiện hợp đồng. Giao dịch thực sự về chứng khoán từ người mua sang người bán chiếm tỷ trọng nhỏ, mà chủ yếu là họ huỷ hợp đồng để được bồi thường. Thực chất hoạt động của thị trường này là hoạt động đầu cơ, do vậy cơ chế ký quỹ đảm bảo thực hiện hợp đồng dưới hình thức tiền đặt cọc đã được hình thành và bắt buộc các bên giao dịch phải thực hiện. Ngoài ra, dựa vào điểm giao dịch chứng khoán, TTCK còn được phân thành TTCK tập chung và TTCK phi tập chung. 1.4 .Nguyên tắc hoạt động của TTCK. Nguyên tắc trung gian Các giao dịch trên TTCK tập trung không diễn ra trực tiếp giữa người mua và người bán Chứng khoán mà được thực hiện thông qua các trung gian là các công ty chứng khoán. Nguyên tắc trung gian đảm bảo cho các loại chứng khoán được giao dịch là chứng khoán thực và đảm bảo cho TTCK hoạt động lành mạnh, hợp pháp và bảo vệ được lợi ích của khách hàng. Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư thường mua bán chứng khoán thông qua nhà bảo lãnh phát hành ( Thường là do công ty chứng khoán đảm nhận ). Trên Thị trường thứ cấp, nhà đầu tư mua bán chứng khoán thông qua nghiệp vụ môi giới của các công ty chứng khoán. Nguyên tắc đấu giá. Việc định giá chứng khoán được thực hiện thông qua đấu giá giữa những công ty chứng khoán mua với nhau, giữa những công ty chứng khoán môi giới bán với nhau, hoặc qua thương lượng giữa các bên. Giá chứng khoán được xác định trên quan hệ cung – cầu, không ai có thể định giá chứng khoán một cách độc đoán. Vì thế có thể nói, TTCK là Thị trường tự do nhất trong các loại Thị trường. Nguyên tắc công khai Tất cả hoạt động trên TTCK đều được công khai do chứng khoán là các hàng hoá trừu tượng, nhà đầu tư không thể kiểm tra trực tiếp được các chứng khoán như các hàng hoá thông thường mà phải dựa trên cơ sở các thông tin liên quan. Các loại chứng khoán được đưa ra mua bán trên thị trường, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của các công ty có chứng khoán đăng ký yết giá ( công ty niêm yết ) trên thị trường, số lượng và giá cả của từng loại chứng khoán đã mua hoặc đã bán đều được thông báo công khai trên thị trường và các phương tiện thông tin đại chúng. Nguyên tắc này nhằm bảo vệ các nhà đầu tư, đồng thời cũng hàm ý rằng, một khi các thông tin được cung cấp chính xác, kịp thời và đầy đủ thì các nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của mình. 1.5. Các chủ thể tham gia trên TTCK. 1.5.1 Cơ quan quản lý nhà nước. Tuỳ theo từng quốc gia mà các cơ quan này có tên gọi, chức năng và nhiệm cụ thể khác nhau nhưng đặc điểm chung chủ yếu của các cơ quan này là cơ quan Nhà nước làm nhiệm vụ tổ chức và quản lý hoạt động của TTCK. Chẳng hạn ở Anh có Uỷ ban đầu tư chứng khoán. ở Mỹ có Uỷ ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán. ở Nhật và Hàn Quốc có Uỷ ban giám sát chứng khoán và giao dịch chứng khoán... 1.5.2. Sở giao dịch Chứng khoán. Sở giao dịch Chứng khoán là cơ quan vận hành thị trường Chứng khoán thông qua bộ máy tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, có nhiệm vụ ban hành và giám sát việc thực hiện những quy định điều chỉnh giao dịch chứng khoán. ở một số nước Sở Giao dịch chứng khoán là tổ chức được hình thành bởi các đơn vị thành viên là các công ty chứng khoán, đứng ra làm vai trò đầu mối trung gian giữa các thành viên, thu phí thành viên và phí giao dịch. 1.5.3. Các tổ chức phát hành. Các tổ chức phát hành là các tổ chức thực hiện việc huy đông vốn thông qua TTCK, cung cấp hàng hoá cho TTCK. Tổ chức phát hành có thể là: Chính phủ và Chính quyền địa phương phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương. Các công ty phát hành cổ phiếu và trái phiếu công ty. Các tổ chức tài chính phát hành các công cụ tài chính khác nhau như trái phiếu... Để đảm bảo chất lượng cho hàng hoá chứng khoán, hầu hết các TTCK đều đưa ra các tiêu chuẩn về khả năng tài chính và nghĩa vụ công bố thông tin đối với tổ chức phát hành. Ví dụ, ở Mỹ các công ty muốn phát hành cổ phiếu ra công chúng với số lượng cổ đông lớn hơn 50, họ phải xây dựng bản thông cáo phát hành và công bố ra công chúng. 1.5.4. Các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư là những người mua và bán chứng khoán trên Thị trường.Nhà đầu tư có thể chia làm hai loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức. Nhà đầu tư cá nhân là những người có tiền tiết kiệm và muốn đầu tư số tiền đó vào việc mua chứng khoán để hưởng lợi tức hàng năm hay mua đi bán lại chúng trên Thị trường để hưởng chênh lệch. Nhà đầu tư tham gia TTCK dưới hai hình thức: hoặc tự quyết định mua bán chứng khoán hoặc tham gia vào các quỹ đầu tư. Nhà đầu tư có tổ chức hay còn gọi là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán chứng khoán với số lượng lớn trên Thị trường. Một số nhà đầu tư có tổ chức quan trọng trên TTCK như các công ty bảo hiểm, các công ty quản lý quỹ và các tổ chức tài chính khác ( trong đó bao gồm cả công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại)... 1.5.5. Các định chế trung gian. Các định chế trung gian là các công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại thực hiện chức năng trung gian cho các giao dịch trên TTCK. Công ty chứng khoán là công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán có thể đảm nhận một hay nhiều trong số các nghiệp vụ chính là bảo lãnh phát hành, môi giới, tư vấn, lưu ký... Để có thể thực hiện được mỗi nghiệp vụ, các công ty phải có một số vốn pháp định nhất định và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.Công ty chứng khoán hoạt động trên cả Thị trường sơ cấp và Thị trường thứ cấp. Trên thị trường sơ cấp, công ty chứng khoán đóng vai trò là người bảo lãnh phát hành chứng khoán và đại lý phân phối chứng khoán. Trên Thị trường thứ cấp, công ty chứng khoán thực hiện các nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán,lưu ký và đăng ký chứng khoán. Công ty quản lý quỹ là công ty thay mặt nhà đầu tư thực hiện việc quản lý một hay nhiều quỹ đầu tư. Như vậy Công ty quản lý quỹ là định chế trung gian của các nhà đầu tư tham gia TTCK. Ngân hàng thương mại khi được phép có thể cung cấp các dịch vụ bảo quản chứng khoán, thu hồi vốn, nhận lãi chứng khoán hộ khách hàng, đại lý phát hành chứng khoán... 1.5.6. Các tổ chức khác. Để TTCK hoạt động đồng bộ còn có sự tham gia của các tổ chức khác như: ãTổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán. ãHiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, được thành lập với mục đích bảo vệ quyền lợi cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn nghành chứng khoán nói chung. ãCông ty đánh giá hệ số tín nhiệm là tổ chức chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản gốc và lãi đúng thời hạn và việc thực hiện các cam kết của các công ty phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể. Hệ số này có thể biểu hiện bằng các chữ cái hay các chữ số,tuỳ theo quy định của các công ty xếp hạng. Nhà đầu tư có thể dựa vào hệ số tín nhiệm của các công ty này cung cấp để cân nhắc đưa ra quyết định của mình. Ngoài ra trên TTCK còn có thể có mặt của các tổ chức tài trợ chứng khoán, công ty dịch vụ máy tính chứng khoán... 2. Hàng hoá trên thị trường chứng khoán. Chứng khoán là tên gọi chung của các loại hàng hoá được giao dịch trên TTCK. Chứng khoán là các công cụ vốn dài hạn bao gồm nhiều cổ phiếu và trái phiếu, ngoài ra còn có các công cụ khác như các công cụ chuyển đổi và các công cụ phái sinh. 2.1 Chứng khoán vốn: Cổ phiếu. Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với thu nhập và tài sản của một công ty. Khi một công ty gọi vốn ( lúc thành lập hoặc lúc phát triển kinh doanh) thì số vốn cần gọi được chia làm nhiều phần nhỏ bằng nhau, gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông, là người góp vốn vào công ty. Như vậy cổ phiếu là một chứng khoán vốn được sinh ra từ công ty cổ phần và chỉ có công ty cổ phần mới có cổ phiếu. Cổ phiếu có thể phát hành dưới dạng chứng chỉ vật chất hoặc bút toán ghi sổ, thể hiện quan hệ đông sở hữu giữa người phát hành và Khách hàng. Giá trị ban đầu ghi trên cổ phiếu được gọi là mệnh giá. Mệnh giá cổ phiếu chỉ là giá trị danh nghĩa. Tuỳ theo tình hình sản xuất kinh doanh, triển vọng lợi nhuận và chính sách phân phối lợi nhuận mà giá cổ phiếu của công ty được tăng lên hay giảm xuống, dần dần rời xa mệnh giá. ãNgười nắm giữ cổ phiếu có thể kỳ vọng ở tài sản tài chính này hai nguồn lợi tức tiềm năng là cổ tức và lãi vốn. - Cổ tức là một phần trong lợi nhuận của doanh nghiệp dành chia cho cổ đông, được gọi là thu nhập của cổ đông. Trừ trường hợp là cổ phiếu ưu đãi, nói chung cổ tức là không cố định. Tuy nhiên mức độ cao thấp của cổ tức cũng như tính chất ổn định tương đối của việc trả cổ tức giưã các ngành và các công ty trong từng nghành là có khác nhau. - Lãi vốn là khoản chênh lệch khi bán cổ phiếu và giá đã mua vào. Lãi vốn cấu thành một phần quan trọng trong tổng lợi tức mà cổ phiếu đem lại cho cổ đông. Tuy nhiên chỉ khi nào giá cổ phiếu tăng lên thì mới có lãi vốn. Nếu giá cổ phiếu giảm thì sẽ gây lố vốn. Người đầu tư vì thế phải quan tâm đến giá của cổ phiếu. Với tư cách là người chủ sở hữu một công ty, cổ đông được hưởng các quyền đối với công ty với mức độ tương ứng với tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ, đồng thời khi các công ty làm ăn thất bại, cổ đông cũng phải gánh chịu thiệt hại với một tỷ lệ tương ứng. Theo tính chất và quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổ đông, có hai loại cổ phiếu cơ bản : cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. 2.1.1 Phân loại cổ phiếu 2.1.1.1. Cổ phiếu thường. Cổ phiếu thường là loại cổ phiếu không có kỳ hạn, nó tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty phát hành ra nó, không có mức lãi xuất cố định, số lãi được chia vào cuối niên độ quyết toán gọi là Cổ tức. Cổ tức ít hay nhiều còn phụ thuộc vào kết quả kinh doanh và chính sách phân phối lợi nhuận của công ty. Khi công ty bị phá sản hoặc bị giải thể phải thanh lý tài sản, cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường chỉ được nhận những gì còn lại sau khi công ty trang trải xong tất cả các nghĩa vụ như thuế, nợ và cổ phiếu ưu đãi. Tuy nhiên, Cổ phiếu thường được hưởng quyền mua cổ phiếu mới và quyền bỏ cổ phiếu. Khi công ty phát hành một đợt cổ phiếu mới, các cổ đông hiện đang nắm giữ Cổ phiếu thường được duy trì tỷ lệ sở hữu của mình bằng quyền mua cổ phiếu mới trước khi phát hành ra công chúng trong một thời hạn nhất định. Cổ đông nắm giữ Cổ phiếu thường có quyền bỏ phiếu cho các chức vụ quản lý trong công ty, có quyền tham gia các Đại hội cổ đông và bỏ phịếu quyết định các vấn đề quan trọng của công ty. Nếu không được tham dự, họ có thể uỷ quyền cho người khác thay mặt họ biểu quyết, theo chỉ thị của họ hoặc tuỳ ý người được uỷ quyền. 2.1.1.2.Cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu ưu đãi được phân thành Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết và Cổ phiếu ưu đãi tài chính. Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết là các cổ phiếu dành cho các cổ đông sáng lập, tuỳ theo công ty có thể quy định 1 Cổ phịếu ưu đãi biểu quyết có quyền biểu quyết băng bao nhiêu lần 1 Cổ phiếu thường trong Đại hội cổ đông hay quyết định những vấn đề quan trọng của công ty. Tuy nhiên cổ đông có Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết phải nắm giữ cổ phịếu này trong một thời gian nhất định, không được chuyển nhượng trao đổi. Cổ phiếu ưu đãi tài chính tương tự như Cổ phiếu thường, nhưng có một số hạn chế như: cổ đông nắm giữ cổ phiếu này không được tham gia bầu cử, ứng cử vào Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của công ty. Nhưng bù lại, họ được hưởng ưu đãi về tài chính, theo một mức cổ tức riêng biệt, có tính cố định hàng năm, được ưu tiên chia cổ tức và được ưu tiên phân chia tài sản còn lại của công ty sau khi thanh lý, giải thể trước Cổ phiếu thường. Cổ phiếu ưu đãi tài chính có nhiều loại: ãCổ phiếu ưu đãi công dồn quy định rằng nếu chưa trả cổ tức cho cổ đông ưu đãi thì xem như công ty còn mắc nợ, cho đến khi nào đủ lợi nhuận để trả, và tất nhiên cho tới khi đó, cổ đông thường mới được nhận cổ tức. ã Cổ phịếu ưu đãi tham dự cho phép cổ đông ưu đãi được chia sẻ thành quả hoạt động của công ty khi công ty làm ăn phát đạt. Cổ đông ưu đãi tham dự sẽ nhận được một lượng cổ tức cao hơn mức đã định khi cổ tức trả cho Cổ đông thường vượt qua một lượng nhất định. ã Cổ phiêú ưu đãi chuyển đổi là loại cổ phiếu trong những điều kiện cụ thể có thể chuyển thành Cổ phiếu thường. Ngoài cách phân loại theo tính chất của các quyền lợi do cổ phiếu mang lại cho cổ đông, cổ phiếu còn có thể phân loại theo mức thu nhập thành Cổ phiếu thượng hạng, Cổ phiếu tăng trưởng, Cổ phịếu phòng vệ, Cổ phiếu thu nhập, Cổ phiếu chu kỳ và Cổ phiếu thời vụ. 2.1.2 Các quyền của cổ đông cổ phiếu thường. Là thành viên của một công ty hay một doanh nghiệp cổ phần, các cổ đông hoạt động theo nghuyên tắc hùn vốn, tức là góp chung quyền sử dụng vốn, để kinh doanh và chịu mọi rủi ro và hưởng mọi thành quả trong kinh doanh, tức là theo nguyên tắc lời ăn, lỗ chịu. Vì vậy , các cổ đông cổ phiếu thường được hưởng những quyền quy định trong điều lệ như sau: ã Quyền sở hữu tài sản doanh nghiệp theo tỷ lệ % luật định. Theo thông tư 50 TC/TCDN ngày 30?8/1996, tỷ lệ này là 5% đối với thể nhân, 10% đối với pháp nhân. Cổ đông nào có ý định mua nắm giữ trên 25% cổ phiếu có quyền biểu quyết của một tổ chức phát hành thì phải tổ chức đấu giá công khai theo quy định của UBCK Nhà nước. ã Quyền bỏ phiếu biểu quyết. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu thường có quyền biểu quyết để bầu cử Hội đồng quản trị hay để biểu quyêt thông qua những vấn đề quan trọng của doang nghiệp. Có hai loại quyền bỏ phiếu biểu quyết: bỏ phiếu biểu quyết pháp định và bỏ phiếu biểu quyết tích luỹ. Quyền bỏ phiếu biểu quyết pháp định: là quyền dành cho cổ đông dùng lá phiếu của mình bầu cho các thành viên Hội đồng quản trị và không được dồn phiếu cho một người hoặc biểu quyết một vấn đề trong Đại hội đồng cổ đông mà không được dồn phiếu cho một vấn đề khác. Ví dụ: Cổ đông A được phân bổ 800 phiếu biểu quyết để bầu 4 uỷ viên Hội đồng quản trị. Cổ đông A dành cho mỗi uỷ viên 200 phiếu hoặc không dành phiếu nào cả và không được dồn phiếu cho một người. Quyền bỏ phiếu tích luỹ: đó là quyền ngược lại của bỏ phiếu luật định tức là có thể dồn phiếu cho một người nào đó mà mình chọn vào Hội đông quản trị. Cách bỏ phiếu này thích hợp đối với những doanh nghiệp cổ phần đại chúng. Cổ đông có ít phiếu bầu có thể dồn phiếu cho một người, một vấn đề nào đó mà anh ta ưng thuận. Quyền nhận cổ tức. Nếu Hội đông quản trị công bố doanh nghiệp có lãi và chia lãi, người sở hữu cổ phiếu sẽ có quyền được nhận cổ tức tỷ lệ với số cổ phiếu mà anh ta nắm giữ. Cổ tức cổ phiếu thường có thể được trả bằng tiền, bằng cổ phiếu của doanh nghiệp hoặc bằng cổ phiếu của doanh nghiệp khác mà doanh nghiệp trả cổ tức đang sở hữu. Trong trường hợp này, cổ đông sẽ trở thành chủ sở hữu của các cổ phiếu đó hoặc là vô danh hoặc là ghi danh. Quyền ưu tiên mua trước Khi có đợt phát hành cổ phiếu mới, các cổ đông cũ được quyền ưu tiên mua trước toàn bộ hoặc từng phần lượng cổ phiếu sắp phát hành. Trong phương án phát hành cổ phiếu mới, doanh nghiệp cần ghi rõ số lượng cổ phiếu dành cho cổ đông cũ và điều kiện phát hành theo chứng quyền. Trong chứng quyền ghi rõ số lượng cổ phiếu, mức giá và thời hạn chứng quyền. Các cổ đông thực hiện mua cổ phiếu mới theo các điều kiện đó, nếu không muốn thực hiện chứng quyền thì có thể bán chứng quyền hoặc huỷ bỏ chứng quyền. Quyền đối với tài sản còn lại của doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp là tài sản phát sinh khi tiến hành giải thể doanh nghiệp. Khi thanh lý doanh nghiệp giải thể, phần còn lại là phần các cổ đông được hưởng và họ được quyền phân chia chúng. Quyền bình đẳng với Quỹ dự trữ của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có quỹ dự trữ lớn khi tiến hành phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ sẽ phải tiếp nhận các cổ đông mới. Quỹ dự trữ là loại vốn không chia, do đó đương nhiên các cổ đông mới cũng được hưởng lợi ích của Quỹ đem lại và các cổ đông cũ lại thiệt thòi. Vì vây, doanh nghiệp cần phải có giải pháp bảo đảm quyền lợi bình đẳng giữa cổ đông cũ và cổ đông mới. Giải pháp thông dụng để giải quyết tình trạng này là doanh nghiệp quy định giá phát hành cổ phiếu mới phải lớn hơn mệnh giá hoặc lớn hơn thị giá. Tổng Quỹ dự trữ Phần chênh lệch này bằng = ắắắắắắắắắ Tổng số cổ phiếu cũ Ví dụ: Tổng số lượng cổ phiếu cũ là 10 triệu cổ phiếu Tổng quỹ dự trữ là 10 triệu USD Mệnh giá là 10 USD Thị giá 25 USD. Trường hợp 1: Phát hành theo mênh giá 10.000.000 USD POP = 10 USD + ắắắắắắắ = 11 USD 10.000.000cổ phiếu Trường hợp 2: Phát hành theo thị giá. 10.000.000 USD POP = 25 USD + ắắắắắắắắ = 26 cổ phiếu 10.000.000 cổ phiếu Quyền tham gia quyết định chia nhỏ cổ phiếu của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có mệnh giá cổ phiếu lớn, trong quá trình hoạt động của mình thường xảy ra yêu cầu phải chia nhỏ cổ phiếu ra làm nhiều cổ phiếu có mệnh giá nhỏ hơn. Mục đích của việc chia nhỏ cổ phiếu nhằm: Dễ phát hành và mua bán cổ phiếu. Dễ dàng cho việc chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu chia nhỏ. Hỗ trợ cho việc hoàn vốn khi cần thiết. Có hai loại chia nhỏ: Chia nhỏ thuận và chia nhỏ nghịch. Chia nhỏ thuận là trường hợp cổ phiếu của công ty được chia làm nhiều cổ phiếu với mệnh giá nhỏ hơn. Khi chia nhỏ cổ phiếu thì tổng lượng vốn phát hành cổ phiếu là không đổi tuy nhiên tổng số cổ phiếu lưu hành trên thị trường của công ty đó được tăng lên tuỳ theo tỷ lệ tách cổ phiếu. Ví dụ một công ty có mệnh giá niêm yết 1 cổ phiếu là 100 USD, để thuận lợi cho việc phát triển hoạt động kinh doanh của mình công ty quyết định chia nhỏ cổ phiếu theo tỷ lệ 1: 4. Khi đó tổng giá trị cổ phiếu lưu hành của công ty đó là không đổi và số lượng cổ phiếu của công ty được tăng lên gấp 4 lần. Ngược lại với chia nhỏ thuận là chia nhỏ nghịch hay còn gọi là gộp cổ phiếu. Tương tự như tách cổ phiếu, khi công ty quyết định gộp cổ phiếu thì đông nghĩa với việc số lượng cổ phiếu lưu hành của công ty giảm đi theo tỷ lệ gộp nhưng tổng giá trị cổ phiếu lưu hành của công ty trên thị trường thì không đổi. • Quyền hoàn vốn để nhận cổ phiếu hưởng thụ Những doanh nghiệp kinh doanh phát đạt sẽ sinh ta thừa vốn đầu tư, nếu tiếp tục duy trì hiệu quả kinh doanh sẽ không cao và sẽ gây ra tình trạng khủng hoảng thừa, vì vậy, doanh nghiệp chọn giải pháp thụ động là hoàn vốn cho các cổ đông một tỷ lệ nào đó để doanh nghiệp cân đối vốn của mình. Song cũng có những doanh nghiệp rơi vào tình trạng làm ăn kém sút kéo dài, nay kinh doanh mới có lãi. Nếu để vốn như cũ thì khó chia được lãi, vì vậy phải giảm vốn để bên tài sản có cân bằng với bên tài sản nợ thì mới có cơ sở để hạch toán chia lãi cho cổ đông v..v.. Có nhiều cách hoàn vốn, nhưng nói chung được chia lam hai cách: -Chia nhỏ cổ phiếu và mỗi cổ đông phải được hoàn vốn một tỷ lệ phần trăm do Hội đồng quản trị quy định. - Giảm bớt số lượng cổ phiếu bằng cách gộp cổ phiếu. Ví dụ cứ 1000 cổ phiếu cũ đổi lấy một cổ phiếu mới, cổ đông nào không đủ 1000 cổ phiếu cũ để đổi cổ phiếu mới thì phải bán lại cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ dùng Quỹ dự trữ để hoàn vốn cho các cổ đông này. 2.2. Chứng khoán nợ: Tr._.ái phiếu. Trái phiếu là một chứng thư xác nhận một khoản nợ của người phát hành ra nó, trong đó cam kết sẽ trả khoản nợ kèm theo với tiền lãi trong một thời hạn nhất định. 2.2.1.Phân loại trái phiếu. Một trong những đặc điểm quan trọng của chứng khoán nợ là vị thế của người phát hành ra nó. Vị thế của người phát hành ra nó cao thì khả năng thanh toán tiền lãi và khả năng hoàn vốn cao, và ngược lại. Chính vì đặc điểm này, người ta căn cứ vào người phát hành ra chứng khoán nợ là ai để phân loại cơ bản đối với chứng khoán nợ. Có hai loại người phát hành chứng khoán nợ chủ yếu, đó là doanh nghiệp và cơ quan chính phủ, do vậy có hai loại chứng khoán nợ cơ bản là: Trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ. 2.2.1.1.Trái phiếu doanh nghiệp. Trái phiếu doanh nghiệp là một chứng thư xác nhận một khoản vay nợ của doanh nghiệp đối với người cho doanh nghiệp vay trong một thời gian nhất định, doanh nghiệp sẽ trả lãi vay và hoàn vốn trong thời hạn hoặc đến hạn vay. Nội dung của trái phiếu bao gồm: Người phát hành trái phiếu gọi là thụ trái. Người cho doanh nghiệp vay tiền gọi là trái chủ. Thời hạn của Trái phiếu: thường là ngắn hạn và trung hạn. Mệnh giá của trái phiếu: là số tiền ghi trên bề mặt của trái phiếu. Lãi suất phần trăm của trái phiếu. Loại trái phiếu. Mục đích phát hành trái phiếu của doanh nghiệp là huy đông vốn đi vay hoặc tăng vốn đi vay của doanh nghiệp. Mệnh giá của trái phiếu. Mệnh giá của trái phiếu là số tiền ghi trên bề mặt của trái phiếu. Mệnh giá của trái phiếu có thể do luật định hoặc quy định theo yêu cầu của doanh nghiệp phát hành ra nó. Thời hạn của trái phiếu. Thời hạn của Trái phiếu là thời hạn đi vay của doanh nghiệp đối với trái chu và được ghi rõ trên trái phiếu. Trái phiếu doanh nghiệp có thời hạn trên 5 năm thì gọi là Trái phiếu ( Bond) còn nhỏ hơn 5 năm thì gọi là Tín phiếu ( Bill, Notes) .ở Việt Nam trước đây quy định thời hạn này lấy mốc là 1 năm. Thời hạn trái phiếu quy định đến lợi suất thực tế của trái phiếu, thời hạn của trái phiếu gần đến ngày đáo hạn của nó thì lợi suất thực tế của nó sẽ bằng trái suất của trái phiếu. Giá cả của trái phiếu có quan hệ chặt chẽ đến thời hạn của nó. Người ta không thể mua trái phiếu sắp hết hạn, tức là sắp được hoàn vốn với giá lớn hơn mệnh giá của nó. Thời hạn của trái phiếu con dài thì hàm chứa những rủi ro lớn và ngược lại. Trái suất và trái tức của trái phiếu. Trái tức là tiền lãi vay mà thụ trái phải trả cho trái chủ theo từng định kỳ nhất định quy định trên trái phiếu. Trái suất là tỷ lệ phần trăm tính theo năm của trái tức so với mệnh giá của trái phiếu. Hoàn vốn trước hạn của trái phiếu. Khi phát hành trái phiếu, doanh nghiệp có thể quy định trước trái phiếu có thuộc loại hoàn vốn trước hạn0 hay không. Nếu có, doanh nghiệp được quyền chấm dứt sự tồn tại của trái phiếu và hoàn lại vốn cho trái chủ trước khi trái phiếu đến hạn hoàn vốn. Sở dĩ có điều kiện hoàn vốn trước hạn cho trái phiếu là do lãi suất cho vay trên thị trường hạ xuồng thấp hơn trái suất của trái phiếu đang lưu hành và việc hạ thấp lãi suất này đã và đang xảy ra và có xu hướng vẫn còn tiếp tục kéo dài. Các doanh nghiệp hoàn vốn trước hạn cho trái chủ và thay vào đó bằng việc phát hành trái phiếu khác với mức lãi suất thấp hơn phù hợp với lãi suất cho vay trên thị trường. Tuy nhiên cũng có loại trái phiếu không được hoàn vốn trước hạn hoặc được hoàn vốn trước hạn sau một thời gian nhất định quy định trên trái phiếu. Thời hạn này gọi là thời hạn chống hoàn vốn, tuỳ từng loại trái phiếu mà thời hạn này dài hay ngắn. Trái phiếu doanh nghiệp công nghiệp thường có thời hạn chông hoàn vốn đến 10 năm, của các doanh nghiệp thương mại là 3 đến 5 năm. * Quyền lợi của trái chủ trái phiếu doanh nghiệp. Trái chủ là người cho doanh nghiệp vay tiền, do vậy họ phải có quyền lợi và nghĩa vụ đối với khoản cho vay này. Trái chủ thường được hưởng những quyền lợi sau: Được hưởng trái tức không phụ thuộc vào kinh doanh của công ty có lãi hay không có lãi. Được hoàn vốn đúng thời hạn hay trước hạn tuy theo sự thoả thuận của hai bên. Được quyền bán, chuyển nhượng, chuyển đổi (nếu có), cầm cố hay thế chấp trái phiếu. 2.2.1.2. Trái phiếu chính phủ và trái phiếu các cơ quan nhà nước. Việc huy động vốn vay của Chính phủ và của các cơ quan Nhà nước bằng cách phát hành trái phiếu đã và đang trở thạnh một phương thức quan trọng trên thị trường chứng khoán. Đặc điểm của Trái phiếu Chính phủ là độ tin cậy về khả năng thanh toán trái tức và vốn cho trái chủ cao trong điều kiện nền kinh tế ổn định, không có chiến tranh, đảo chính quân sự. Các nhà đầu tư khi lựa chọn phương án đầu tư vào trái phiếu doanh thường dồn vào trái phiếu Chính phủ hơn là trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Có nhiều loại trái phiếu Chính phủ nhưng nhìn chung thường có ba loại chủ yếu: Trái phiếu chính phủ, trái phiếu của cơ quan Nhà nước, và trái phiếu công trình. *Trái phiếu chính phủ là chứng chỉ vay nợ của Chính phủ do Bộ tài chính phát hành, có thời hạn , mệnh giá và trái tức. Trái phiếu Chính phủ bao gồm các loại vô danh và ghi danh dưới 2 hình thức: Tín phiếu kho bạc ngắn hạn, Trái phiếu kho bạc. - Tín phiếu kho bạc ngắn hạn là trái phiếu có thời hạn dưới 360 ngày. Chênh lệch giữa giá phát hành tín phiếu và mệnh giá tín phiếu là lãi ( trái tức) của tín phiếu kho bạc. Việc yết giá của Tín phiếu kho bạc ngắn hạn khác với các loại Tín phiếu và trái phiếu kho bạc trung và dài hạn. Nếu tín phiếu và trái phiếu kho bạc trung và dài hạn yết giá bằng giá cả của chúng thì Tín phiếu kho bạc ngắn hạn yết giá bằng lợi suất hàng năm trên cơ sở lãi suất triết khấu của Ngân hàng. Lợi suất trên cơ sở lãi suất triết khấu của ngân hàng được tính theo công thức : D 360 Yd = — * –—— FV t ở đây: Yd là lãi suất hàng năm trên cơ sở lãi suất triết khấu ngân hàng. D Chênh lệch giữa mệnh giá và thị giá. FV Mệnh giá Tín phiếu. t Số ngày còn lại của Tín phiếu. - Tín phiếu kho bạc trung hạn. Tín phiếu kho bạc trung hạn là trái phiếu có thời hạn từ một năm đến 10 năm. Khác với Tín phiếu kho bạc ngắn hạn, tín phiếu này có trái trái suất ghi trên Tín phiếu và trái tức được thanh toán hàng năm hay nửa năm một lần. ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, kho bạc thường phát hành tín phiếu của mình theo từng chu kỳ thường xuyên. Chu kỳ phát hành thường xuyên này sẽ ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu, trước hết là giá cả. Vì vậy kho bạc coi việc phát hành tín phiếu kho bạc như là một giải pháp tình thế để hỗ trợ cho chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Chính phủ và Bộ tài chính. - Trái phiếu kho bạc. Trái phiếu kho bạc là loại trái phiếu có thời hạn trên 10 năm, người ta còn gọi là trái phiếu kho bạc dài hạn. Nói chung Trái phiếu Chính phủ là loại trái phiếu của Chính phủ phát hành nhằm mục đích bù đắp cho thâm hụt ngân sách và được bảo đảm chi trả bằng ngân sách. Đây là loại trái phiếu hầu như không có khả năng rủi ro thanh toán. Do đó, lãi suất của Trái phiếu Chính phủ được xem là lãi suất chuẩn để làm căn cứ ấn định lãi suất của các công cụ nợ có cùng kỳ hạn. Trái phiếu công trình Trái phiếu công trình là loại trái phiếu được phát hành để huỵ động vốn cho những mục đích cụ thể, thường là để xây dựng những công trình cơ sở hạ tầng hay công trình phúc lợi công cộng. Trái phiếu này có thể do Chính phủ hay chính quyền địa phương phát hành. 2.2.2 Lãi suất và giá của trái phiếu. 2.2.2.1 Vấn đề chuyển đổi trái phiếu doanh nghiệp. Để tăng tính hấp dẫn khi huy động vốn qua kênh phát hành trái phiếu, có nhiều cách tác dụng làm “ đòn bẩy” làm các nhà đầu tư đầu tư vào mua chứng khoán,trong đó phải kể đến việc phát hành loại trái phiếu chuyển đổi. Trường hợp chuyển đổi là sự quy định những trường hợp nào thì trái phiếu được chuyển đổi sang cổ phiếu. Trái phiếu được chuyển đổi sang cổ phiếu thườg khi phát sinh nhu cầu chuyển đổi, miễn là việc chuyển đổi đó phải xảy ra trước khi đáo hạn. Các nhu cầu chuyển đổi phát sinh có thể là do việc chuyển đổi có lợi hơn về mặt tài chính, hoặc là do tránh rủi ro hàm chứa trong trái phiếu mà mình đang nắm giữ, hoặc là do muốn trở thành cổ đông của doanh nghiệp(nếu là cổ đông mới), hoặc là do muốn tăng tỷ trọng chiếm hữu tài sản doanh nghiệp( nếu là cổ đông hiện hữu). -Doanh nghiệp trả trái tức cho trái chủ của những trái phiếu chuyển đổi bằng cổ phiếu thường. Với tư cách thanh toán trái phiếu chuyển đổi, một mặt các doanh nghiệp vẫn duy trì được các nguồn vốn trái phiếu chuyển đổi, mặt khác có thể kết nạp thêm các cổ đông mới hoặc giúp các cổ đông cũ tăng thên quyền chiếm hữu tài sản của doanh nghiệp. -Trong trương hợp muốn thu hút vốn đầu tư bằng ngoại tệ, vàng, doanh nghiệp phát hành trái phiếu chuyển đổi ghi bằng ngoại tệ để thu hút khách hàng. Các trái chủ này sẽ trở thành cổ đông nếu họ chuyển đổi trái phiếu ngoại tệ sang cổ phiếu thường của doanh nghiệp. 2.2.2.2. Những nguồn lợi tức tiềm năng của trái phiếu. Trái phiếu có thể đem lại ba khoản lợi tức tiềm năng: - Tiền lãi định kỳ, thường trả nửa năm một lần, được quy định bởi lãi suất cuống phiếu. Khoản này được ấn định từ đầu và không thay đổi cho đến khi trái phiếu đáo hạn. - Chênh lệch giá khi trái phiếu đáo hạn, được mua lại hay bán ra trước khi đáo hạn: Đây là khoản chênh lệch giữa mức giá mua trái phiếu và giá bán traí phiếu, nó có thể dương hoặc âm tuỳ theo sự biến động của giá trái phiếu. Cần lưu ý răng giá của trái phiếu biến động ngược với chiều biến động của lãi suất mà thị trường đòi hỏi đối với trái phiếu đó. -Lãi của lãi, do tái đầu tư các khoản thanh toán lãi định kỳ. Bộ phận này của tổng lợi tức phụ thuộc vào lãi suất tái đầu tư, tức là thay đổi theo lãi suất của thị trường. Tổng lợi tức tiềm năng này chỉ có thể tính toán được chính xác với giả định về một mức lãi suất thị trường xác định và trái phiếu được nắm giữ cho đến khi đáo hạn và nếu lãi suất thị trường thay đổi trong quá trình nắm giữ hay tại thời điểm bán ra thì lợi suất thực tế đem lại cho người nắm giữ sẽ cao hơn hoặc thấp hơn so với mức giả định trên. Vì thế, để tính toán lợi tức của một trái phiếu cụ thể để so sánh với mức lợi tức của các dự án đầu tư khác, cần phải dựa trên những giả định về một kỳ đầu tư cụ thể với một mức thay đổi lãi suất cụ thể trên thị trường. Măc dù được coi là tương đối an toàn, trái phiếu vẫn có một số rủi ro cụ thể của nó. Những rủi ro điển hình thường gặp ở trái phiếu là: Rủi ro lãi suất: Là rủi ro giá của trái phiếu thay đổi khi lãi suất thị trường thay đổi. Nếu trái phiếu được nắm giữ đến khi đáo hạn thì không có rủi ro này - Rủi ro tái đầu tư: là rủi ro cũng bắt nguồn từ biến động của lãi suất thị trường, những tác động tới lợi tức của các khoản tái đầu tư tiền lãi nhận được từ trái phiếu. - Rủi ro thanh toán: xảy ra khi người phát hành trái phiếu mất khả năng thanh toán ( tạm thời hoặc do phá sản). Rủi ro lạm phát: xảy ra khi các khoản thanh toán cố định của trái phiếu giảm sức mua do tình trạng lạm phát trong nền kinh tế. Tất cả những rủi ro này đều có nghĩa là khoản thu nhập dự kiến nhận được từ một khoản đầu tư vào trái phiếu là không chăc chắn. 2.2.2.3. Lãi suất và giá của trái phiếu. Lãi suất Mỗi trái phiếu đều có xác định một tỷ lệ phần trăm lãi so với mệnh giá, tỷ lệ này có thể là cố định hay thả nổi cho một khoảng thời gian nhất định( thường là năm). Lãi suất được tính theo năm nhưng tiền lãi có thể được thanh toán khi phát hành (lãi suất triết khấu), định kỳ 1 năm, 6 tháng, 3 tháng hay nhận lãi khi đáo hạn. Lãi suất của các trái phiếu này được quy định bởi các yếu tố cung cầu vốn trên Thị trường tín dụng, mức rủi ro của mỗi nhà phát hành và của từng đợt phát hành, bởi thời gian đáo hạn của trái phiếu. Giá Giá của trái phiếu là số tiền được người mua trả khi mua trái phiếu: Nếu người mua trả đúng mệnh giá ghi trên trái phiếu, chúng ta nói rằng người đó đã trả 100% hay “ngang giá” trái phiếu. Nếu người đó trả nhiều hơn mệnh giá thì chúng ta nói rằng người đó đã trả theo” giá gia tăng” của trái phiếu. Nếu người đó trả ít hơn mệnh giá thì chúng ta nói rằng người đó đã mua trái phiếu theo” giá chiết khấu” của trái phiếu. Có thể nói răng một thuộc tính quan trọng của trái phiếu là giá của nó thay đổi ngược chiều với thay đổi của lãi suất trên thị trường. Đó là do giá trái phiếu là giá trị hiện tại của các dòng tiến sẽ nhận được trong tương lai. Lãi suất của trái phiếu là cố định trong một khoảng thời gian nên khi Lãi suất thị trường tăng lên, giá trị hiện tại của các dòng tiền sẽ giảm xuống dẫn đến giá của trái phiếu giảm và ngược lại. Ngoài ra giá của trái phiếu còn phụ thuộc vào độ tín nhiệm của khách hàng với tổ chức phát hành trái phiếu với tiêu chí: rủi ro càng cao thì họ phải được hưởng lợi nhuận càng lớn. Như vậy, giá trái phiếu phụ thuộc vào các nhân tố như: mức độ tín nhiệm của tổ chức phát hành, lãi suất trên Thị trường tiền tệ... Nhưng cho dù người mua trái phiếu với mức giá nào đi nữa họ cũng chỉ được hưởng tiền lãi được xác định theo mệnh giá trái phiếu và khi đáo hạn họ chỉ nhận được Mệnh giá đã ghi trên trái phiếu. 2.3 Chứng khoán phái sinh. Trên thị trường chứng khoán, bên cạnh các giao dịch mua bán chứng khoán vốn, chứng khoán nợ còn có những giao dịch mua bán những chứng từ phái sinh khác như chứng quyền, bảo chứng quyền, hợp đông quyền chọn. Các chứng từ tài chính này được ra đời từ các giao dịch chứng khoán và được quyền chuyển đổi sang chứng khoán qua hành vi mua bán, cho nên người ta gọi nó là các chứng từ có nguồn gốc chứng khoán. 2.3.1 Chứng quyền Một trong những đặc điểm nổi bật của công ty cổ phần là các cổ đông quan tâm đến việc chia lời lãi kinh doanh như thế nào và quyền kiểm soát đối với công ty nhiều hay ít. Quyền kiểm soát công ty của cổ đông nhiều hay ít phụ thuộc vào tỉ lệ tài sản mà cổ đông chiếm giữ trong công ty nhiều hay ít. Số vốn góp của cổ đông Tỷ lệ tài sản % =–––––––––––– Tổng số vốn điều lệ Tăng vốn điều lệ của công ty thường được thực hiện bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới, do đó trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi về tài chính của các cổ đông hiện hữu và giảm tỷ lệ tài sản của họ, ảnh hưởng đến quyền kiểm soát của cổ đông hiện hữu đối với tài sản của công ty. Để đấu tranh nhằm bảo vệ quyền lợi của mình, các cổ đông yêu cầu công ty khi phát hành cổ phiếu mới phải dành cho họ quyền được mua toàn bộ hay một phần số cổ phiếu sắp phát hành theo một số điều kiện được kèm theo quyền đó. Cổ đông sẽ nhân được các chứng chỉ chứng nhận quyền được mua cổ phiếu mới do công ty phát hành, trong đó quy định số lượng cổ phiếu được mua và thời hạn mua. Chứng quyền là một chứng thư do công ty phát hành cho các cổ đông, trong đó quy định quyền của cổ đông được mua một số lượng cổ phiếu mới do công ty phát hành theo một giá quy định trong một thời hạn nhất định. Cổ đông có thể thực hiện quyền mua, nhưng cũng có thể chuyển nhượng, bán quyền mua cho một người khác để kiếm lời. Chứng quyền có đặc điểm là ngắn hạn, từ 1 tuần đến 6 tuần, giá đăng ký mua cổ phiếu ghi rõ trong chứng quyền thường bé hơn giá thị trường của cổ phiếu. Thông thường mỗi cổ phần hiện tại được một quyền, số quyền cần có để mua được một cổ phần mới thay đổi và được quy định tuỳ theo chủ trương của công ty phát hành trước khi bán cổ phiếu rông rãi ra công chúng. Do giá đăng ký quy định trên chứng quyền bao giờ cũng thấp hơn giá thị trường của cổ phiếu, do đó chứng quyền có giá trị nội tại của nó khi đem bán cho ngưới khác, nên nó cũng có giá cả. Giá quyền mua của chứng quyền gồm hai loại: Giá quyền mua của chứng quyền đã phát hành va giá quyền mua của chứng quyền chưa phát hành. 2.3.2. Bảo chứng quyền. Bảo chứng quyền là một chứng từ tài chính phát hành cùng với trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi.Bảo chứng quyền cấp cho trái chủ hoặc cổ đông khi phát hành cổ phiếu mới quy định lượng trái phiêú hoặc cổ phiếu thường được quyền mua chứng khoán với mức giá đăng ký cao hơn giá thị trường vào thời điểm phát hành trong thời hạn tương đối dài, có khi là vĩnh viễn. Ví dụ : Công ty A muốn huy động vốn một cách dễ dàng bằng cách bán trái phiếu kèm theo với Bảo chứng quyền, giả dụ tuyên bố nếu mua một trái phiếu có mệnh giá 100.000 USD thì được quyền nhận thêm một Bảo chứng quyền, trong đó quy định dành cho ai nắm giữ Bảo chứng quyền thì sẽ được mua 100 cổ phiếu thường của công ty vơí giá đăng ký là 40 USD trong khi đó giá thị trường của loại cổ phiếu này là 45 USD. Trong trường hợp trên, trái chủ cho công ty vay 100.000 USD và hưởng trái suất cố đinh và được nhần Bảo chứng quyền trong thời hạn 10 năm, ông ta hy vọng trong 10 năm đó, giá cổ phiếu sẽ tăng lên và vượt giá đăng ký 40 USD, chẳng hạn là 45USD, lúc đó ông ta sẽ dùng quyền mua của mình để mua 100 cổ phiếu thường với giá 40USD sau đó sẽ bán lại với giá 45 USD. Như vậy Bảo chứng quyền cũng có giá trị nếu như giá của cổ phiếu tăng vượt giá đăng ký, ngược lại nếu giá cổ phiếu xuống thấp hơn giá đăng ký thì giá trị của Bảo chứng quyền coi như băng không và trong trường hợp này nó được coi như một phương tiện đầu cơ. Bảo chứng quyền có thể tách rời trái phiếu, do đó nó có thể được mua bán trên thị trương riêng biệt. 2.3.3. Hợp đông quyền chọn. Hợp đông quyền chọn là một sự thoả thuận mua bán chứng khoán với một giá quy định trong thời gian tương lai và hy vọng giá chứng khoán sẽ tăng lên thì thực hiện quyền chọn mua chứng khoán, ngược lại nếu giá chứng khoán giảm xuống thì thực hiện quyền chon bán chứng khoán để kiếm lời. Người sở hữu hợp đông quyền chon có thể thực hiện hợp đồng để mua và bán chứng khoán thực sự, nhưng cũng có thể không thực hiện hợp đồng mà bán hợp đồng cho người khác để kiếm lời. Hợp đông quyền chon có hai loại: Hợp đông quyền chọn mua và hợp đông quyền chọn bán. Hợp đông quyền chọn mua là hợp đồng trong đó cho phép người sở hữu hợp đồng được quyền mua một số cổ phiếu nhất định theo một giá nhất định theo thời hạn quy định trong một thời hạn xác định trong tương lai. Người mua hợp đông phải trả cho người bán hợp đồng một khoản phí chọn mua. Hợp đông quyền chọn bán là hợp đồng trong đó cho phép người mua hợp đồng được quyền bán một số cổ phiếu nhất định theo giá quy định trong một thời hạn quy định trong tương lai và người mua hợp đồng phải trả cho người bán hợp đồng một khoản phí chọn mua. Giá của hợp đồng quyền chọn( tức là phí chọn mua hay phí chọn bán) thường bao gồm hai yếu tố cấu thành: Giá trị nội tại và giá trị thời gian.Giá trị nội tại là giá trị chênh lệch giữa giá thị trường và giá thực hiện hợp đồng. Do tính chất của hợp đồng quyền chọn như trên người ta có thể dùng hợp đồng này như một công cụ tự bảo hiểm để chống lại rủi ro chứng khoán. Tóm lại, giá của hợp đông quyền chọn vừa có giá trị nội tại, vừa có giá trị thời gian. Nếu hợp đồng nào vừa có giá trị nội tại vừa có giá trị thời gian điều đó chứng tỏ rằng giá cổ phiếu còn tăng. Ngược lại, chỉ có giá trị nội tại mà không có giá trị thời gian thì điều đó cho thấy giá cổ phiếu đã tăng đên đỉnh cao và sắp xuống. Giá trị thời gian bằng không khi trái phiếu sắp đến ngày đáo hạn, không ai mua trái phiếu sắp được hoàn vốn theo mệnh giá với giá cao hơn mệnh giá.Cần lưu ý rằng, giá trị thời gian của cổ phiếu không thể băng không vì thời gian của cổ phiếu là vô hạn. 2.3.4. Chứng chỉ Quỹ đầu tư. Để huy động vốn cho Quỹ tương hỗ đầu tư, Công ty quản lý Quỹ đầu tư sẽ huy đông vốn từ các Nhà đầu tư.Nhà đầu tư góp vốn vào Quỹ đầu tư sẽ nhận được một Giấy chứng nhận góp vốn, gọi là chứng chỉ Quỹ đầu tư. 2.4 Giá cả chứng khoán trên thị trường sơ cấp. Có hai thị trường chứng khoán sơ cấp : thị trường cổ phiếu sơ cấp và thị trường trái phiếu sơ cấp. Cách xác định giá cổ phiếu và trái phiếu có thể khác nhau, nhưng có điểm cơ bản giống nhau, đó là khái niệm về giá trị thời gian của tiền tệ trong đầu tư. Đây là cơ sở toán học để xác đinh giá cả chứng khoán trên thị trường. Tiền tệ có giá trị thời gian, nó là một khái niệm cơ bản khi tiến hành phân tích và đầu tư chứng khoán. Gia trị thời gian của tiền tệ bao gồm giá trị hiện tại và giá trị tương lai. Giá trị tương lai của một khoản vốn P trong một khoảng thời gian n( năm) với lãi suất i( tính theo năm) được tính bằng công thức: F= P+ P.i.n( nếu lãi được tính theo lãi suất đơn) và F= P.(1+ i)n ( nếu là lãi gộp); Từ công thức trên ta có thể tính được giá trị hiện tại của khoản đầu tư khi biết giá trị tương lai của nó. P = F.[ 1:(1+i)n]. Một nguyên tắc cơ bản trong định giá chứng khoán là: Giá cả của bất cứ chứng khoán nào cũng tương đương với giá trị hiện tại của các nguồn thu nhập bằng tiền trong tương lai của chứng khoán đó.Tỷ suất lợi tức dùng để tính giá trị hiện tại lại phụ thuộc vào lợi suất của chứng khoán đang được chào bán.T rước hết chúng ta sẽ nghiên cứu định giá trái phiếu. 2.4.1.Định giá trái phiếu. Muốn định giá trái phiếu chung ta cần nghiên cứu nguồn thu nhập bằng tiền và lợi suất của nó. 2.4.1.1. Nguồn thu nhập bằng tiền . Nguồn thu nhập bằng tiền của Trái phiếu bao gồm tiền lãi của trái phiếu và tiền hoàn vốn theo mệnh giá của trái phiếu. Tiền lãi của trái phiếu có thể là cố định và cũng có thể là biến động, điều đó tuỳ thuộc vào loại trái phiếu. Đối với loại trái phiếu không hoàn vốn, nguồn lãi của nó là cố định. Ngược lại, đối với loại trái phiếu hoàn vốn, nguồn tiền lãi của nó sẽ thay đổi sau khi hoàn vốn. Tiền lãi của trái phiếu có thể trả trước một lần, đối với trái phiếu không có lãi và cũng có thể trả sau thời hạn của trái phiếu. Lợi suất của trái phiếu là tỷ lệ lợi tức mà nhà đầu tư dựa vào đó để hoạch định kế hoạch đầu tư vào trái phiếu bao gồm lợi suất danh nghĩa, lợi suất hiện hành. Lợi suất danh nghĩa là tỷ lệ phần trăm của trái tức. Trong thực tế trái phiếu được mua bán trên thị trường bị tác đông bởi nhân tố khác nhau, điều này làm cho giá của trái phiếu đó có thể thấp hơn hoặc cao hơn mệnh giá. Trong trường hợp này ta có lợi suất hiện hành.Lợi suất hiện hành là tỷ lệ phần trăm của trái tức so với giá trái phiếu lúc nhà đầu tư mua vào. 2.4.1.2 Định giá trái phiếu. Căn cứ vào nguồn thu nhập tiền tệ mong đợi của trái phiếu và lợi suất chúng ta có xác định giá cả trái phiếu.Giá cả của trái phiếu tương đương với giá trị hiện tại của các nguồn thu nhập tiền tệ trong tương lai tức là giá trị hiện tại này bằng tổng giá trị hiện tại của nguồn thu nhập tiền lãi hàng năm của trái phiếu và giá trị hiện tại của mệnh giá trái phiếu vào lúc đáo hạn. Giá trị hiện tại của nguồn thu nhập tiền lãi hàng năm của trái phiếu tính bằng công thức: 1 1- (———— ) (1+i)n P1 = A * [ ————————— ] i Giá trị hiện tại của mệnh giá trái phiếu được tính bằng công thức: M P2 = ——— (1 +i )n Trong đó: M là mệnh giá trái phiếu lúc đáo hạn. i là lợi suất yêu cầu N là thời hạn trái phiếu A là tiền lãi trái phiếu. Khi đó giá của trái phiếu được xác định bằng công thức: P = P1 +P2 Từ công thức trên ta thấy giá cả trái phiếu và lợi suất của trái phiếu có quan hệ tỷ lệ nghịch. Nếu lợi suất giảm thì giá trái phiếu tăng và ngược lại. 2.4.1.3.Định giá cổ phiếu. Khác với định giá trái phiếu, việc định giá cổ phiếu hoàn toàn là một nghệ thuật. Nếu việc định giá trái phiếu dựa vào các yếu tố có sẵn và tương đối cố định như trái tức, thời gian và mệnh giá thì đối với cổ phiếu không chứa sẵn các yếu tố như trên, nếu có thì chỉ là đối với cổ phiếu ưu đãi.Do vậy để định giá cổ phiếu người ta thường căn cứ vào lãi suất thị trường( lãi suất triết khấu) để cân bằng phần cổ tức tương lai với thị giá cổ phiếu. Khi đó, chung ta có thể định giá cổ phiếu theo công thức: n Dt PV = t = 1 (1 +i )t Trong đó: PV là giá cổ phiếu trong thời gian t. Dt là cổ tức ( trả đều từng thời gian t ) i là mức lãi suất cho vay trên thị trường trong thời gian t n là thời hạn đầu tư vào cổ phiếu dự tính. t = 1,2,3...n Đặc trưng của cổ phiếu là không ổn định, thị giá của nó có thể tăng lên hoặc giảm xuông do quan hệ cung cầu trên thị trường. Vì vậy vấn đề định giá cổ phiếu phải dùng phương pháp ước lượng, công thức trên Dt và i phải được thay bằng mức cổ tức ước lượng Dt bình quân và lợi suât yêu câu binh quân trong thời gian t. 3. Phân tích và đầu tư chứng khoán. 3.1.Các mô hình lý thuyết về thị trường Các nhà đầu tư thường muốn tránh rủi ro, nghĩa là họ không muốn mạo hiểm. Vậy vì sao nhiều nhà đầu tư vẫn cứ nắm giữ nhiều tài sản có tính rủi ro cáo chứ không phải là một loại cổ phiếu? Các nhà kinh tế đã đúc rút ra một kinh nghiệm “ không nên bỏ trứng vào một rổ ”. Đó chính là câu trả lời. Nếu dồn tất cả tài sản của mình vào một nơi duy nhất thì rủi ro sẽ rất cao. Đầu tư cùng một lúc vào nhiều nơi ( đa dạng hoá đầu tư) thì sẽ giảm bớt được rủi ro chung của vốn đầu tư vì có sự bù trừ qua lại giữa các khoản đầu tư cùng một lúc. Vậy khuynh hướng đầu tư vào chứng khoán đầu tiên là đa dạng hoá đầu tư. Các lý thuyết về thị trường bao gồm: Lý thuyết đa dạng hoá, 3.1.1.Lý thuyết đa dạng hoá. Qua trình phân tán và tối thiểu rủi ro là một hình thức đa dạng hoá. Các hình thức cổ điển của đa dạng hoá thường tập trung vào việc nắm giữ một số loại chứng khoán( cổ phiếu, trái phiếu) giữa các nghành khác nhau. Lý do của đa dạng hoá là dựa vào sự khác biệt về bản chất của trái phiếu và cổ phiếu vốn, cộng với nhận thức cho rằng đầu tư vào các ngành kinh tế khác nhau tốt hơn là đầu tư vào các ngành kinh tế trong một ngành. Danh mục đầu tư là một sự kết hợp bất kỳ của các loại chứng khoán nắm giữ ở cùng một thời điểm. Mỗi nhà đầu tư hay tổ chức đầu tư đều có một loại danh mục đầu tư khác nhau. Mục đích của việc đầu tư theo danh mục là để giảm bớt sự rủi ro bằng cách đa dạng hoá. Quá trình thành lập một danh mục đầu tư bao gồm 3 bước: bước 1 xác định mục tiêu đầu tư, bước 2 xác định lĩnh vực đầu tư ưu tiên, bước 3 đầu tư cho loại tài sản cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra. Một số nhà đầu tư khuyên nên chọn các chứng khoán từ các ngành khác nhau để đạt được sự đa dạng hoá tốt nhất.Nhưng trên thực tế, nghiên cứu cho thấy rằng việc đa dạng hoá giữa các ngành không tốt hơn so với việc chọn lựa chứng khoán một cách ngẫu nhiên để đa dạng hoá. Nghiên cứu lợi nhuận từ chứng khoán ở nhiều ngành cho thấy hầu như tất cả các ngành đều có mối tương quan lớn với nhau. Bởi vậy khó có thể triệt tiêu rủi ro bằng cách đa dạng hoá giữa các ngành. Nếu 10 hay 15 tài sản khác nhau được chọn cho một danh mục thì hầu như đã đạt được lợi ích của việc đa dạng hoá. Tuy nhiên, nếu phân tán hơn nữa các tài sản của danh mục thì là sự đa dạng hoá quá mức. Đa dạng hoá quá mức sẽ dẫn đến một số vấn đề về quản trị danh mục như sau: Không có khả năng quản trị danh mục: nếu danh mục bao gồm hàng tá tài sản khác nhau thì người quản trị danh mục không thể đồng thời nắm bắt hết tình hình của tất cả các tài sản đó. Mua phải những tài sản kém hiệu quả: Việc tìm kiếm để mua quá nhiều tài sản khác nhau sẽ dẫn đến việc mua phải những tài sản thiếu thông tin, do đó không thể mang lại lợi nhuận tương xứng với rủi ro phải chịu. Chi phí tìm kiếm cao: Khi số lượng chứng khoán dự trù của một danh mục chứng khoán tăng thì chi phí cần thiết để phân tích chứng khoán sẽ gia tăng. Chi phí giao dịch tăng: Việc mua thường xuyên số lượng nhỏ cổ phiếu sẽ tốn nhiều tiền hoa hồng hơn cho người môi giới so với việc không mua thường xuyên nhưng với số lượng lớn. Mặc dù phải chi nhiều tiền hơn để quản trị danh mục đã đa dạng hoá qua mức, kết quả danh mục vẫn không khá hơn. Như vậy đa dạng hoá qua mức sẽ hạ thấp lợi nhuận của các chủ sở hữu sau khi trừ đi các khoản chi phí của danh mục đó. 3.1.2.Lý thuyết Markowitz. Lý thuyết này lấy tên của nhà toán học thiên tài Harry Markwitz, là 1 phương pháp xây dựng danh mục đầu tư khả dĩ tối ưu dựa trên quan hệ lợi nhuận – rủi ro. Điều này không có gì là so với quan điểm của các phương pháp cổ điển. Điểm khác biệt chủ yếu là, lý thuyết của phương pháp này cho rằng: thái độ của nhà đầu tư đối với các danh mục chỉ phụ thuộc vào (1) lợi nhuận và rủi ro dự kiến, và (2) Quá trình lượng hoá rủi ro. Và nói chung rủi ro nói chung được thể hiện bằng độ lệch chuẩn của lợi nhuận. Lý thuyết Markowitz cho rằng, để giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán không cần thiết phải phân tán rủi ro bằng cách đầu tư vào một lượng lớn cổ phiếu bất kỳ mà chúng ta chỉ cần đầu tư vào một số cổ phiếu sao cho rủi ro giữa chúng được triệt tiêu còn lợi nhuận thì tối đa. Như vậy lý thuyết này tập chung vào nghiên cứu danh mục đầu tư với mục đích là giảm thiểu rủi ro, điều quan trọng là chúng ta phải hiểu được tác động qua lại của rủi ro giữa các loại chứng khoán với nhau. Quan điểm chung của luận thuyết này là, nếu chúng ta tìm ra được 2 loại chứng khoán mà khi chứng khoán này có khuynh hướng tốt thì chứng khoán kia có khuynh hướng xấu thì càng chắc chắn có lợi nhuận hợp lý đối với danh mục nói chung, cho dù một trong các thành phần của nó thật sự rủi ro. Rủi ro liên quan với các chứng khoán cá biệt có thể đo lường bằng sự lệch chuẩn hoặc hệ số biến thiên. Khi kết hợp hai chứng khoán, chúng ta cần nghiên cứu tác động qua lại giữa các mức rủi ro nói chung, gọi là tương quan biến thiên. Nếu lợi nhuận của 2 loại chứng khoán vận động cùng chiều thì tương quan biến thiên của chúng dương, nếu lợi nhuận của chúng độc lập với nhau thì tương quan biến thiên bằng không, và nếu lợi nhuận vận động nghịch chiều thì sẽ có tương quan biến thiên âm. Biểu diễn bằng phương trình toán học thì tương quan biến thiên được biểu diễn bằng công thức: 1 n ― ― COVxy = ― ∑[ Rx – Rx] *[Ry – Ry] 2 Trong đó: COVxy: tương quan biến thiên giữa biến x và y Rx Lợi nhuận của chứng khoán x. Ry lợi nhuận của chứng khoán y — Rx Lợi nhuận dự kiến của chứng khoán x — Ry Lợi nhuận dự kiến của chứng khoán y n: Số lượng quan sát. Lý thuyết Markowitz khuyên chúng ta nên giảm thiểu rủi ro trong đầu tư chứng khoán bằng cách đầu tư vào những chứng khoán có tương quan biến thiên âm hay thấp nhằm giảm bớt rủi ro mà không phải hy sinh bất kỳ một khoản lợi nhuận nào của danh mục. Nói chung tương quan giữa các biến trong danh mục càng thấp thì danh mục càng ít rủi ro. Điều này đúng cho dù các cổ phiếu của danh mục rất rủi ro khi đứng riêng biệt. Vấn đề không phải là đầu tư vào thật nhiều cổ phiếu mà là đầu tư vào những chứng khoán thích hợp và đầu tư với một tỷ lệ thích hợp sao cho tổn._.ký làm thành viên của Trung tâm. Các công ty chứng khoán thành viên sẽ có đại diện của mình tại Sàn để thực hiện việc nhập các lệnh giao dịch cho khách hàng. Các đại diện này do công ty chứng khoán đề cử và phải được Trung tâm cấp giấy phép. Như vậy, TTGDCK bao gồm cả Trung tâm lưu ký chứng khoán và hệ thống máy móc phục vụ cho giao dịch chứng khoán tập trung. Chính phủ đã cho phép thành lập TTGDCK ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng thời gian qua do lượng hàng hoá giao dịch trên thị trường tập trung chưa nhiều nên mới có TTGDCK Tp.HCM đi vào hoạt động. Dự kiến, năm 2003 TTGDCK Hà Nội sẽ chính thức đi vào hoạt động. 2.3 Các tổ chức phát hành. Để đảm bảo chất lượng chứng khoán giao dịch trên TTGDCK, tại Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 của Chính phủ và Thông tư số 01/1998/TT-UBCKNN của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã quy định tổ chức phát hành chứng khoán ra công chúng ( không kể Chính phủ) phải là những doanh nghiệp có quy mô nhất định và sản xuất kinh doanh có hiệu quả theo pháp luật quy định. Một tổ chức phát hành khi tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung sẽ có những lợi ích: *Dễ dàng huy động vôn trung và dài hạn *Tạo nên hình ảnh trong công chúng: Quá trình giao dịch chứng khoán tại Thị trường tập trung được công bố trên TTGDCK và các phương tiện thông tin đại chúng tạo được hình ảnh về công ty và sản phẩm của công ty trong công chúng đầu tư và người tiêu dùng, nhờ vậy công ty thành công hơn trong quảng bá hoạt động của mình. *Các chứng khoán của công ty niêm yết sẽ có tính thanh khoản cao hơn, từ đó mở rộng khả năng dùng lam thế chấp và dễ dàng được sử dụng cho các mục đích tài chính khác. Các tổ chức phát hành đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hàng hoá trên TTCK. 2.4. Các tổ chức trung gian. *Các công ty chứng khoán ở Việt Nam có một hệ thống ngân hàng với những kinh nghiệm nhất định trong quá trình hoạt động kinh doanh tiền tệ, có đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên tác nghiệp được đào tạo khá cơ bản, có hệ thống giao dịch bước đầu đã được hiện đại hoá theo hướng công nghệ hiện đại, nên việc NHTM tham gia vào hoạt động kinh doanh là cần thiết. Tuy nhiên, để phòng ngừa rủi ro và tránh những tác động ảnh hưởng của kinh doanh chứng khoán đến hoạt đông tín dụng – tiền tệ ngân hàng, nhằm bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền, nên các ngân hàng hoạt động kinh doanh chứng khoán phải thành lập công ty con dưới dạng doanh nghiệp độc lập. Chính vì vậy, tại điều I, Thông tư 04/1999/TT-NHNN5 ngày 01/11/1999 quy định rõ “ Ngân hàng thương mại là NHTM Nhà Nước, Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Nước và nhân dân ( dưới đây gọi là ngân hàng thương mại.) được thành lập công ty chứng khoán trực thuộc, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, 100% vốn của Ngân hàng thương mại.”. Như vậy, ở Việt Nam các NHTM chỉ được phép thành lập công ty chứng khoán dưới dạng công ty trách nhiệm hưũ hạn một thành viên. Bên cạnh đó, UBCKNN cũng cho phép các công ty tài chính, công ty bảo hiểm hoặc tổng công ty lớn thành lập một số công ty chứng khoán cổ phần. Các nghiệp vụ chủ yếu của công ty chứng khoán là: nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán( tự doanh), nghiệp vụ tư vấn đầu tư, nghiệp vụ môi giới chứng khoán,quản lý danh mục đầu tư và bảo lãnh phát hành. Công ty chứng khoán có thể triển khai từng nghiệp vụ kinh doanh hoặc thực hiện tất cả các nghiệp vụ. Tuy nhiên có 2 nghiệp vụ bắt buộc đối với một công ty chứng khoán là Môi giới và Tư vấn. Hiện tại ở Việt Nam co 9 Công ty chứng khoán với quy mô Vốn điều lệ như sau: TT Tên công ty Vốn điều lệ(tỷ) 1 Nông nghiệp 60 2 Đầu tư 55 3 Công thương 55 4 Bảo Việt 43 5 Đệ Nhất 43 6 Thăng Long 9 7 ACB 43 8 Sài Gòn 20 9 Ngoại thương 60 Chính phủ Việt Nam cũng quy định các công ty chứng khoán nước ngoài muốn tham gia vào TTCK Việt Nam phải thành lập công ty chứng khoán liên doanh với các đối tác trong nước, trong đó tỷ lệ tham gia góp vốn phía đối tác nước ngoài vào liên doanh tối đa là 30% Vốn điều lệ của tổ chức liên doanh. Khi TTCK phát triển, mức tỷ lệ này có thể sẽ được nâng lên và cho phép công ty chứng khoán nước ngoài được phép mở chi nhánh tại Việt Nam. Cũng giống như ngành ngân hàng, cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu của các công ty chứng khoán là sàn giao dịch ( nơi đón tiếp khach tham gia TTCK), hệ thống mạng lưới thông tin và hệ thống mạng lưới hoạt động. *Ngân hàng thương mại. Hiện tại các Ngân hàng thương mại được phép tham gia vào TTCK bằng cách thành lập các công ty chứng khoán độc lập như đã nói ở trên. Ngoài ra, các ngân hàng thương mại được phép tổ chức hoạt động lưu ký và đăng ký chứng khoán cho khách hàng khi đáp ứng đủ điều kiện về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, và trình độ chuyên môn theo quy định của UBCKNN. Tuy nhiên do lĩnh vực lưu ký chứng khoán chưa đem lại thu nhập cho người kinh doanh nên các ngân hàng thương mại hầu như chưa quan tâm đến việc phát triển nghiệp vụ này. Các ngân hàng thương mại còn đóng vai trò trung gian trong việc quản lý các tài tiền gửi giao dịch chứng khoán của các công ty chứng khoán (bao gồm cả tiền gửi của khách hàng và của công ty ), làm ngân hàng thanh toán hay ngân hàng chỉ định thanh toán (Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.) *Công ty quản lý quỹ. Công ty quản lý quỹ ở Việt Nam đước phép thành lập khi đáp ứng được các yêu cầu về vốn, bộ máy tổ chức và trình độ chuyên môn do UBCKNN ban hành. Mặc dù vậy, trong thời gian đầu thành lập, do chưa đủ niềm tin trong công chúng đầu tư và chưa quen với lĩnh vực hoạt động này, nên chưa có công ty quản lý quỹ của Việt Nam hoạt động trên TTCK, mà chỉ có một số công ty nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư chứng khoán như : Vietnam Frontier Fund (VFF), Vietnam Enterprise Invesments Ltd... 2.5. Khách hàng. Do TTCK Việt Nam còn nhỏ, nên khách hàng chủ yếu vẫn là các nhà đầu tư cá nhân. Một số nhà đầu tư lớn như các ngân hàng thương mại, các công ty tài chính và các công ty bảo hiểm mới chỉ tham gia đầu tư vào trái phiếu Chính phủ. Đa số việc mua bán cổ phiếu diễn ra giữa các nhà đầu tư nhỏ với tâm lý đầu tư “ ngắn hạn “ nhằm mua cổ phiếu theo biến động gía hơn là dựa vào đánh giá tiềm năng phát triển của công ty thông qua việc đánh giá tình trạng tài chính và thị trường một cách toàn diện. Hiện tại, Nhà nước ưu đãi các nhà đầu tư cá nhân bằng cách không đánh thuế vào thu nhập từ lợi nhuận kinh doanh chứng khoán của họ. Một số nhà đầu tư nước ngoài cũng bắt đầu quan tâm đến TTCK Việt Nam, nhưng do thị trường còn quá hạn hẹp nên Chính phủ cũng có những quy định hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài ( Quyết định 139/1999/QĐ-TTg ngày 10/6/1999 của Thủ tướng Chính phủ). Đối với trái phiếu, các tổ chức và cá nhân nước ngoài không được nắm giữ quá 40% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành( một tổ chức nước ngoài không được phép nắm giữ quá 10%, một cá nhân không được phép nắm giữ quá 5%). Đối với cổ phiếu, các tổ chức nước ngoài và cá nhân không được phép nắm giữ quá 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành ( một tổ chức phát hành không được phép nắm giữ quá 7%,một cá nhân nước ngoài không được phép nắm giữ quá 3%). Cũng do hạn chế bởi lượng hàng hoá và địa điểm giao dịch nên TTCK chưa phải “sân chơi” cho quảng đại công chúng đầu tư. Trong thời gian tới, khi TTCK đã thâm nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế thì chắc chắn sẽ thu hút được các nhà đẩu tư có tổ chức và mở rông khả năng tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các tầng lớp dân cư trong nước. 3. Thông tin của thị trường chứng khoán. Một trong những nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán là nguyên tắc công khai, trong đó công khai thông tin là vấn đề hết sức quan trọng. Mọi người đầu tư đều có quyền bình đẳng trong việc được cung cấp thông tin về thị trường. Hệ thông thông tin của thị trường chứng khoán là những chỉ tiêu, tư liệu phản ánh bức tranh của thị trường chứng khoán và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội liên quan tại những thời điểm hoặc thời kỳ khác nhau. Hệ thống thông tin của thị trường rất cần thiết cho mọi đối tượng tham gia thị trường. + Đối với người đầu tư: Là điều kiện để thành công trong đầu tư chứng khoán; là món ăn tinh thần không thể thiếu được. + Đối với người kinh doanh, như công ty chứng khoán thì hệ thống thông tin sẽ là cơ sở để xây dựng chiến lược kinh doanh, kế hoạch phát triển của công ty. + Đối với cơ quan quản lý, như UBCKNN, hệ thống thông tin là cơ sở để điều hành và quản lý đảm bảo thị trường công bằng, công khai, và hiệu quả; là cơ sở để hoàn thành quy trình, quy chế. Hệ thống thông tin của TTCK rất đa dạng và phong phú. Thông thường người ta có thể phân tổ các thông tin thị trường theo các tiêu thức khác nhau. Phân tổ theo loại chứng khoán Thông tin về cổ phiếu Thông tin về trái phiếu Thông tin về các loại chứng khoán khác. Phân tổ theo phạm vi bao quát. - Thông tin đơn lẻ từng loại chứng khoán. Thông tin ngành. Thông tin về nhóm ngành. Thông tin nhóm cổ phiếu đại diện & cả thị trường. Thông tin của cơ sở giao dịch và cả quốc gia hay quốc tế. Phân tổ theo thời gian. - Thông tin quá khứ, thông tin hiện tại và thông tin dự báo cho tương lai. - Thông tin theo thời gian: Phút, ngày... Thông tin tổng hợp theo thời gian: Tuần, tháng, quý và năm... ã Phân tổ theo nguồn thông tin Thông tin trong nước và ngoài nước. - Thông tin của các đơn vị tham gia thị trường: UBCKNN, đơn vị niêm yết, Công ty chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán, người đầu tư. Thông tin tư vấn của các đơn vị tư vấn đầu tư, công ty chứng khoán và công ty định mức tín nhiệm. Thông tin báo chí... Cũng có thể có một vài quan điểm khác về phân tổ thông tin chứng khoán, nhưng nhìn chung thông tin xuất phát từ 4 nguồn chính, đó là: -Tổ chức niêm yết. - Tổ chức kinh doanh. - Thực tiễn giao dịch thị trường. - Từ cơ quan quản lý. Để có thể đầu tư trên thị trường chứng khoán, người đầu tư phải nắm được một số thông tin cơ bản từ thị trường.Sau đây là một số thông tin do TTĐCK Thành Phố Hồ Chí Minh thông báo: Mã chứng khoán: Là mã số cổ phiếu của các công ty niêm yết tại TTĐCK Tp. HCM. VD: Sacom: cổ phiếu của công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông. Gil Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạch v..v.. Số lượng chứng khoán niêm yết: Số chứng khoán đã phát hành ra công chúng của công ty niêm yết. Cổ tức : là cổ tức trả lần gần nhất. ESP: Thu nhập thuần năm gần nhất cho một cổ phiếu thường. P/E : Hệ số giá trên thu nhập. Giá đóng cửa: giá đóng cửa phiên giao dịch. Khối lượng giao dịch: số cổ phiếu được mua bán trong phiên giao dịch. Giá trị giao dịch:giá trị của cổ phiếu đã được giao dịch trong phiên giao dịch bằng khối lượng giao dịch nhân với gia giao dịch . Tổng khối lượng đặt mua: Tổng số cổ phiếu người mua đã đặt lệnh mua trong phiên giao dịch. Tổng khối lượng chào bán: Tổng số cổ phiếu người bán đã đặt lệnh bán trong phiên giao dịch. Tổng khối lượng chào bán thấp nhât: Tổng số cổ phiếu người bán đã đặt lệnh bán với giá thấp nhất cụ thể trong phiên giao dịch. Đối với trái phiếu cũng có thông báo tương tự nhưng giá trái phiếu lấy 100 làm đơn vị yết giá nên giá sẽ giao động xung quanh giá trị 100. Sau đây là một ví dụ về Bảng giao dịch chứng khoán tại Tp.HCM. Top of Form CK Trần Sàn Giỏ mở cửa Lệnh mua Lệnh bỏn 1 2 3 1 2 3 Giỏ K.Lg Giỏ K.Lg Giỏ K.Lg Giỏ K.Lg Giỏ K.Lg Giỏ K.Lg AGF  27.8  25.2  26.5  27.8  678  27.7  47  27.6  58  26.8  10  27  22  27.5  27  BBC  15.1  13.7  14.4  15.1  137  15  144  14.9  15  13.7  35  14.5  40  14.8  20  BPC  17.3  15.7  16.5  17.3  46  17.1  10  17  164  16.9  55  17  42  17.3  5  BT6  17.8  16.2  17  17.8  129  17.7  24  17.6  41  17.2  10  17.3  15  17.4  30  BTC  22.9  20.9  21.9  22.9  207  22.8  5  22.5  3  22.8  5  22.9  20  0  0  CAN  17.3  15.7  16.5  17.3  135  17  44  16.9  52  16.4  10  16.7  10  17  57  DPC  14.1  12.9  13.5  14.1  158  14  157  13.9  10  13.4  10  13.7  20  13.8  3  GIL  29.1  26.5  27.8  29.1  54  29  5  28.5  9  27.9  1  28.2  20  28.3  10  GMD  36.2  32.8  34.5  36.2  98  36.1  3  36  23  34.8  10  35  12  36.2  2  HAP  34.3  31.1  32.7  34.3  80  34.2  25  33.6  10  34.3  14  0  0  0  0  HAS  21.1  19.1  20.1  21.1  144  21  64  20.9  55  21  5  21.1  39  0  0  KHA  24.3  22.1  23.2  24.3  34  24.2  7  24  17  24.3  15  0  0  0  0  LAF  25  22.8  23.9  25  15  24.8  9  24.5  6  0  0  0  0  0  0  REE  16.8  15.2  16  16.8  289  16.7  59  16.6  4  15.2  20  15.4  1  15.5  23  SAM  30.4  27.6  29  30.4  123  30.3  5  30.2  26  29.1  5  29.5  7  30  10  SAV  17.2  15.6  16.4  17.2  155  17  223  16.9  19  15.6  20  16.6  20  16.7  10  SGH  14.7  13.3  14  14.7  154  14.5  136  14.4  69  14  9  14.2  10  14.3  25  TMS  35.2  32  33.6  35.2  40  35.1  1  35  34  32  25  34.5  1  35.2  16  TRI  23.1  20.9  22  23.1  230  23  47  22.9  12  22.3  10  22.5  2  22.8  9  TS4  18.9  17.1  18  18.9  59  18.7  1  18.6  5  17.5  5  18.2  25  18.5  10  VTC  21.6  19.6  20.6  21.6  86  21.5  20  21.2  25  21  5  21.2  5  21.6  30  4 Phương thức giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 4.1. Điều kiện giao dịch trên TTCK tập trung. Đối với hàng hoá: Các chứng khoán đã niêm yết phải được lưu ký tại TTGDCK. Đối với khách hàng: Theo quy định của YBCKNN, tất cả các tổ chức và cá nhân khi tham gia giao dịch chứng khoán qua TTGDCK đều phải mở tài khoản tại Công Ty Chứng Khoán và chỉ được mở một tài khoản tại một công ty chứng khoán. Điều kiện đảm bảo: Khách hàng phải ký quỹ 100% giá trị lệnh mua trong tài khoản tiền gửi giao dịch chứng khoán, khi bán chứng khoán phải đảm bảo đủ số lượng chứng khoán trong Tài khoản lưu ký. 4.2 Các phương thức giao dịch mua, bán chứng khoán. Hiện tại, TTCK Việt Nam có 3 phương thức giao dịch: giao dịch lô lẻ, giao dịch thoả thuận và giao dịch khớp lệnh lô chẵn định kỳ. Phương thức giao dịch lô lẻ: là phương thức giao dịch chỉ được áp dụng cho trường hợp công ty chứng khoán mua chứng khoán số lượng lẻ (lẻ trăm đối với cổ phiếu hoặc lẻ chục đối với trái phiếu) từ người sở hữu chứng khoán. Giá mua có biên độ giao động là 10% xung quanh giá khớp lệnh định kỳ gần nhất của chứng khoán đó trên thị trường tập trung. Phương thức giao dịch thoả thuận: là giao dịch với khối lượng lớn hay còn gọi là giao dịch lô lớn ( từ 10000 cổ phiếu trở lên hoặc từ 1000 trái phiếu trở lên) dưới hình thức thoả thuận cụ thể về điều kiện giao dịch( giá và khối lượng) giữa người mua và người bán thông qua trung gian là công ty chứng khoán. Hiện nay mức giá của phương thức giao dịch này có biên độ giao động được quy định như phương thức khớp lệnh lô chẵn định kỳ. Phương thức khớp lệnh định kỳ lô chẵn: là phương thức giao dịch được thực hiện trên sơ sở khớp các lệnh mua và lệnh bán của khách hàng trên Sàn giao dịch theo nguyên tắc định giá như sau: Là mức giá được thực hiện được với khối lượng giao dịch lớn nhất. Nếu có nhiều mức giá thoả mãn điều kiện trên thì mức giá gần với giá thực hiện của lần khớp lệnh gần nhất sẽ được chọn. Nếu vẫn có nhiều mức giá vẫn thoả mãn 2 điều kiện trên thì mức giá cao nhất sẽ được chọn. Phương thức khớp lệnh định kỳ lô chẵn là phương thức giao dịch chủ yếu hiện nay tại TTCK tập trung ở nước ta và sẽ được trình bầy ở phần dưới đây. 4.3. Phương thức khớp lệnh định kỳ. Để tiến hành giao dịch theo phương pháp khớp lệnh định kỳ, Khách hàng phải đặt lệnh tại trụ sở, chi nhánh, và đại lý nhận lệnh của Công ty chứng khoán. Thời gian nhận lệnh thường từ đầu giờ làm việc buổi sáng đến trước giờ khớp lệnh giao dịch 15 phút. Hiện tại TTGDCK quy định lệnh giao dịch có mức giá nằm trong biên độ giao động cho phép là 3% đôí với cổ phiếu , 1,5 % đối với trái phiếu và tuân theo đơn vị yết giá. Tên chứng khoán được TTGDCK quy định viết theo mã chứng khoán, ví dụ Cổ phiếu Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE, cổ phiếu Công ty cáp và vật liệu viễn thông SAM.. Hiện nay hệ thống giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán được thực hiện khớp lệnh ( hiện nay là vào 10h) hoàn toàn tự động bằng hệ thống máy tính. 4.5.Đánh giá vốn cổ phần của công ty niêm yết. Để có thể đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam chúng ta cần phải thức hiện việc đánh giá vốn cổ phần của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằmmục đích: Tính toán giá trị thực của một doanh nghiệp. Tính toán giá trị thực của một cổ phiếu. Đánh giá viễn cảnh tăng trưởng của một doanh nghiệp từ tỷ suất P/E 4.5.1. Mô hình đánh giá tài sản vốn. Mô hình đánh gía tài sản vốn, viết tắt là CAPM, là một mô hình được dùng để dự đoán mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận của tài sản có tính rủi ro. Để phục vụ cho việc nghiên cứu CAPM, người ta có thể đặt ra một số giả định: Các nhà đ 4.6 Chỉ số chứng khoán Việt Nam. 4.6.1. Khái niệm chỉ số VNIndex VNIdex là chỉ số gía cổ phiếu được xây dựng căn cứ vào giá thị trường của tất cả các cổ phiếu được niêm yết trên TTCK Việt Nam và được xác định bởi tỷ lệ giữa bình quân gia quyền giá thị trường của tất cả các loại chứng khoán hiện hành trên tổng giá trị tại thời điểm gốc. Tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết hiện tại. VNIdex = ———————————————————— Tổng giá trị ban đầu của các cổ phiếu được niêm yết. Khi thay đổi cơ số cổ phiếu niêm yết như có thêm hoặc bớt số lượng loại cổ phiếu được đưa vào giao dịch thì mẫu số của công thức trên( Tổng giá trị ban đầu của các cổ phiếu niêm yết) được điều chỉnh nhằm duy trì tính liên tục của chỉ số(VNIdex không thay đổi nếu giá cổ phiếu đã giao dịch trước đó không thay đổi). 4.6.2 Công thức xác định VNIndex. Theo định nghĩa VNIndex được xác định bởi công thức: ∑ P1i * Q1i VNIndex = ————— ∑ Poi* Q0i Trong đó: P1i Giá hiện hành của cổ phiếu i Q1i Khối lượng đang lưu hành của cổ phiếu i P0i Giá cổ phiếu i thời kỳ gốc. Q0i Khối lượng cổ phiếu i thời kỳ gốc. ∑ Poi* Q0i còn được gọi là số chia cũ ( ký hiệu Do). Khi có chứng khoán mới được bổ sung, giả sử các chứng khoán mới có Tổng giá trị gia tăng là AV, Tổng giá thị trường của các cổ phiếu sau khi bổ sung các chứng khoán mới là V.Đặt hệ số chia mới là D1 V1 V1 - AV VNIndex mới = ——* 100 = VNIndex cũ = ———— * 100 D1 Do suy ra hệ số chia mới được chia mới như sau: Do * V1 D1 = ——— V1 – AV Tương tự khi tổ chức phát hành huỷ bỏ niêm yết: Do * V1 D1 = ——— V1 + AV. Ví dụ: Thời kỳ gốc của VNIndex được coi là phiên giao dịch đầu tiên là ngày 28/7/2000 như sau: Tên công ty Tên cổ phiếu Giá thực hiện Số lượng CP niêm yết Giá thị trường Cơ điện lạnh Cáp và vật liệu viễn thông Tổng REE SAM 16000 17000 15000000 12000000 240000000000 204000000000 4440000000000 444.000000000 VNIndex = ————— * 100 = 100( điểm) 444000000000 Kết quả phiên giao dịch ngày 2/8/2000. Tên công ty Tên cổ phiếu Giá thực hiện Số lượng CP niêm yết Giá thị trường Cơ điện lạnh Cáp và vật liệu viễn thông Tổng REE SAM 16600 17500 15000000 12000000 249000000000 210000000000 4590000000000 459.000000000 VNIndex = ————— * 100 = 103,38 (điểm) 444000000000 Phiên giao dịch ngày 4/8/2000 có thêm 2 loại cổ phiếu (TRANSIMEX và haphaco) tham gia giao dịch , do đó ta có số chia mới: Tên công ty Tên cổ phiếu Giá thực hiện Số lượng CP niêm yết Giá thị trường Cơ điện lạnh Cáp và vật liệu viễn thông Giấy Hải Phòng. Transimex Tổng REE SAM HAP TMS 16900 17800 16000 14000 15000000 12000000 1.008.000 2200000 249000000000 210000000000 16.128.000000 30800000000 514.028.000.000 Số chia mới D1 PRee QRee+ P Sam QSam + P Hap QHap + PTms QTms D1 = Do * ———————————————————— PRee * QRee = 488.607.219.010. 514.028.000.000 VNIndex = ————————— = 105,2 ( điểm). 467.100.000.000 Chỉ số VNIndex cho biết tình hình giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 4.7 Tình hình giao dịch chứng khoán từ khi thành lập SGDCK. Thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu phiên giao dịch đầu tiên là ngày 28/7/2000 chỉ bao gồm 2 cổ phiếu Ree( Cơ điện lạnh) và Sam( Cáp và vật liệu viễn thông). Vào ngày 4/8/2000 có thêm 2 loại cổ phiếu của hai công ty được đưa vào niêm yết là Transimex và Haphaco (HAP và TMS) . Cho đến ngày 30/4/2003 đã có 21 loại cổ phiếu của 21 công ty đưa vào niêm yết. Về chỉ số VNIndex thời kỳ đầu của những phiên giao dịch có sự gia tăng mạnh trong những phiên giao dịch đầu tiên( trên 500 điểm) sau đó có sự giảm dần của chỉ số VNIndex, cho đến phiên giao dịch thứ 492 chỉ số VNIndex ở mức 164,02 điểm. Tình hình giao dịch từ đầu năm 2003 cho thấy các cổ phiếu liên tục xuống giá làm cho các nhà đầu tư hoang mang. Tổng giá trị giao dịch không đến 2 triệu đồng, với số lượng cổ phiếu trung bình khoảng xấp xỉ 75 cổ phiếu. Từ ngày 22/2/2003 Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM bắt đầu tiến hành phiên giao dịch thử nghiệm với một số đặc điểm như: khớp lệnh 2 lần / 1 phiên giao dịch, thực hiện lại lệnh nghỉ giữa 2 lần khớp lệnh.. Tuy nhiên những ghi nhận đầu tiên cho thấy,giới đầu tư không mấy quan tâm đến thay đổi về kỹ thuật tổ chức phiên giao dịch, đại đa số nhà đầu tư không mấy tin tưởng về sự hồi phục của thị trường như hồi thị trường mới thành lập. 4.8 Đánh giá chung về thị trườngchứng khoán Việt Nam. Từ ngưỡng cửa 2003 nhìn lùi lại, Trung Tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM đã khởi động được hai năm rưỡi. Theo diễn biến về giá, khoảng 1 năm đầu của thời gian đó thị trường được xem là lạc quan, nhưng là sự lạc quan mong manh. Một năm rưỡi còn lại cho đến hiện nay là giai đoạn trượt dốc và bi quan kéo dài. Nếu nhìn từ thực trạng nền kinh tế cho thấy, thì thời gian suy giảm như vậy là không bình thường nếu không muốn nói là đến độ sốt ruột. Theo các nhà đầu tư chứng khoán thị trường chứng khoán Việt Nam còn tồn tại 1 số vấn đề cần quan tâm: Vai trò của TTCK chưa được khẳng định trong nền kinh tế. Cơ quan quản lý( uỷ ban Chứng khoán nhà nước) cũng chưa chỉ ra được tầm quan trọng của ngành chứng khoán trong tổng thể các ngành của nền kinh tế quốc dân.:Quan niệm TTCK là ‘ cái chợ để mua đi bán lại cổ phiếu’ vàTTCK hiện thời còn nhỏ nên chưa đáng quan tâm’ vẫn còn phổ biến. Vai trò của các nhà đầu tư chưa được đánh giá đúng mức trong việc xây dựng và phát triển thị trường. Sự tham gia của các nhà đầu tư chưa được biết đến như là sự quyết định cho sự thành công của thị trường chứng khoán thể hiện ở chỗ từ trước đến nay, nâhà đầu tư chưa được đặt đúng vị trí trong các hoạt động của UBCKNN và các bộ hữu quan không có sự tham gia của nhà đầu tư. Bản thân UBCKNN cũng chưa tính đến việc kêu gọi thành lập Hiệp hội Các nhà đầu tư. Hoạt động của Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM còn nghèo nàn đơn điệu, mới chỉ đơn thuần là quản lý giao dịch hàng ngày. Thị trường chứng khoán là thị trường niềm tin, tuy nhiên niềm tin vào thị trường chứng khoán hiện nay của công chúng đầu tư ngày càng bị xói mòn. Theo tình trạng chỉ số VNIndex như hiện nay , hầu hết công chúng đầu tư, ngay cả những người lạc quan nhất cũng cho rằng, thị trương chứng khoán hiện nay khó có thể hồi phục được. Giá cổ phiếu của tất cả các công ty liên tục bị xuống giá, làm các nhà đầu tư cảm thấy hoang mang. Hầu hết hiện nay các nhà đầu tư đều đầu tư theo cảm tính, mà không dựa vào phân tích tài chính của doanh nghiệp. Hơn nữa quan niệm đầu tư cổ phiếu là ‘ chọn giờ tốt của cổ phiếu chứ không chú trọng vào lợi tức vẫn còn phổ biến’ do vậy tuy khối lượng giao dịch của các phiên gần đây có tăng tuy nhiên hiệu quả đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán là chưa cao. Chương III Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 1 Giải pháp từ phía Nhà nước. Hoàn thành khung pháp lý. Sau khi đạt được sự thông nhât giữa các bộ các nghành liên quan về việc sửa đổi Nghị định 48/1998/NĐ - CP, UBCKNN đã chính thức trình Chính phủ bản dự thảo Nghị định thay thế nghị định 48. Bên cạnh đó, UBCKNN cũng đã trình chính phủ Dự thảo Quyết định sửa đổi bổ xung một số điều của Quyết định 79/2000/QĐ -UBCK về quy chế thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên rất nhiều giải pháp quan trọng khả thi mà UBCKNN đã chấp nhận lại không phụ thuộc vaò hành lang pháp lý của Nghị định bổ xung này : như cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần ở mức 30% vốn điều lệ của công ty niêm yết; cải tiến thủ tục cấp mã số giao dịch cho cá nhân và cá nhân đầu tư nước ngoài. Bản thân việc soạn thảo nghị định thay thế Nghị định 48 cũng tiến hành chậm trễ. Hơn nữa trong luật đầu tư chứng khoán vào thời điểm hiện tại cũng cấn phải có sự lên sàn, tham gia niêm yết của các NHTM, bởi lẽ NHTM là mạnh máu của nền kinh tế quốc dân, hy vọng rằng các NHTM sẽ điều chỉnh được sự ổn định của thị trường chứng khoán thông qua vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. 1.2 Tăng khối lượng hàng hoá trên thị trường chứng khoán Để các giao dịch trên thị trường chứng khoán đạt được hiệu quả đúng như ý nghĩa của nó UBCKNN cần phải nâng cao chất lượng và số lượng hàng hoá trên thị trường chứng khoán. Cụ thể là: Đối với cổ phiếu. Thúc đẩy quá trình cổ phần hoá (CPH) DNNN với 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ năm 2001- 2006 sẽ tiến hành cổ phần hoá toàn bộ số DNNN mà Nhà nước không cần giữ tỷ lệ góp vốn là 100%. Giai đoạn 2 từ 2007 –2010, sẽ đưa ra hầu hết các doanh nghiệp có đủ điều kiện vào niêm yết trên thị trường chứng khoán tập trung. Ngoài ra UBCKNN còn đệ trình Chính Phủ phê chuẩn việc chỉ định niêm yết một số doanh nghiệp CPH để tạo hàng hoá cho TTCK và giúp cho việc đánh giá chính xác hơn tài sản của Nhà Nước trong các đơn vị cổ phần. Đối với trái phiếu. Trái phiếu Chính Phủ vẫn được coi là hàng hoá chính trên thị trường chứng khoán.Để Trái Phiếu Chính Phủ mau chóng trở thành mặt hàng hấp dẫn với công chúng, Bộ Tài Chính đã có sự điều chỉnh cơ chế phát hành theo hướng bỏ lãi suất chỉ đạo và thức hiện theo lãi suất thị trường. Kết hợp với hệ thống Ngân hàng đẩy nhanh tốc độ phát triển nghiệp vụ Thị trường mở, đồng thời mặt bằng lãi suất của các công cụ nợ cũng phải theo lãi suất thị trường để làm tham chiếu xác định lãi suất trái phiếu Chính Phủ. Cho phép các quỹ hỗ trợ phát triển, các quỹ đầu tư được phát hành trái phiếu. thực hiện thí điểm phát hành trái phiếu đầu tư bằng ngoại tệ cho một số công trình, dự án đầu tư trọng điểm hiện đang sử dụng ngoại tệ thay vì phải đi vay nợ nước ngoài. Tăng cường công tác thanh tra giám sát thị trường và nâng cao chất lượng quản lý của UBCKNN. Mở rộng khách hàng. Chứng khoán hiện nay vẫn còn là một ngành mới đối với đại đa số công chúng đầu tư. Măc dù số lượng chứng khoán trên thị trường hiện nay không phải là ít tuy nhiên khối lượng và tổng giá trị giao dịch sau mỗi phiên giao dịch lại không đạt kết quả mong muốn của các nhà đầu tư nếu không muốn nói là đi ngược lại với mong đợi ban đầu. Để có thể nâng cao chất lượng giao dịch chứng khoán, cần thiết phải làm cho công chúng hiểu rõ bản chất và vai trò của việc đầu tư chứng khoán. Chứng khoán là một ngành không thể thiếu đối với những nước có ngành kinh tế phát triển. Chỉ khi nào công chúng hiểu rõ được mục đích đầu tư vào thị trường chứng khoán thì tâm lý đầu tư theo cảm tính mới được hạn chế, và chỉ khi đó các quyết định đầu tư mới có ý nghĩa. 2. Giải pháp từ phía nhà đầu tư. Như chúng ta đã biết, hiện tại các nhà đầutư đều mất hết hay chí ít là giảm đáng kể lòng tin đối với thị trường chứng khoán. Xu hướng đầu tư chủ yếu là nhằm “vàogiờ tốt ”của cổ phiếu chứ không phải là nhằm vào giá trị nội tại của công ty đó. Bởi vậy khi thị trường xuất hiện giấu hiệu lên giá thì có rất nhiều nhà đầu tư bán vội chứng khoán mà mình đang nắm giữ với hy vọng không bị lỗ nhiều. Hành động này có phản ứng dây chuyền làm cho giá chứng khoán thay vì đi lên lại tiếp tục đi xuống thấp hơn cả mức trước đó. Bởi vậy một lời khuyên cho tất cả những người chơi chứng khoán là hãy thận trọng đối với mỗi hành động mua bán của mình. ở thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, hướng đầu tư tốt nhất là hướng vào giá trị nội tại của cổ phiếu bới lẽ thị trường CK Việt Nam, với một khung pháp lý vừa thưa vừa thiểu như vậy thì sự biến đổi mạnh của chứng khoán là hầu như ít xảy ra hoặc phải chờ đợi mất một thời gian khá dài mới có sự biến đổi đó. Hơn nữa khi đầu tư vào thị trường chứng khoán bạn phải có một trình độ và sự am hiểu nhất định về chứng khoán,nếu không lời khuyên chân thành nhất dành cho bạn là hãy đến các công ty Chứng khoán để đước tư án. Kết luận Thị trường chứng khoán là một thị trường hoàn toàn mới mẻ đối với quảng đại dân chúng Việt Nam. Cho đến nay thị trường chứng khoán đã đi vào hoạt động được hơn 2 năm nhưng những dấu hiệu bước đầu cho thấy thị trường vẫn chưa có gì là khởi sắc và vẫn chưa chiếm được vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam là một thị trương chưa hoàn thiện bởi vậy áp dụng các kỹ thuật phân tích để đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán là một việc vô cùng khó trong điều kiện hiện nay, điều này đòi hỏi các nhà đầu tư nếu muốn đầu tư trực tiêp vào thị trường mà không qua tư vấn cần phải không ngừng nâng cao trình độ phân tích và đầu tư chứng khoán của mình Những thành quả và tồn tại của thị trường trong suốt gần 3 năm hoạt động đã đánh dấu những thành công trong chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà Nước. Tuy nhiên sự thiếu am hiểu về thị trường của công chúng đầu tư cũng như những biện pháp muộn màng cuả chính phủ đã tạo cho thị trường một sức ỳ nhất định. Để thị trường hoạt động tôt hơn cần phải có những thay đổi từ phía Nhà Nước cũng như cách nhìn nhận về thị trường của các nhà đầu tư. Chúng ta hy vọng rằng rồi đây với sự chỉ đạo của Đảng và Nhà Nước thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ hoạt động khởi sắc hơn. Tài liệu tham khảo. 1. Chứng khoán và phân tích đầu tư chứng khoán - PTS. Lý Vinh Quang 2. Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán-UBCKNN. 3. Giáo trình thị trường chứng khoán- Trường đại học Ngoại Thương. 4. Tạp chí đầu tư chứng khoán và một số tạp chí khác. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35458.doc
Tài liệu liên quan