Tài liệu Phân tích tư tưởng giải phóng con người trong triết học Phương Tây thời cận đại, suy nghĩ…: Bài kiểm tra số 2
Câu hỏi: Phân tích tư tưởng giải phóng con người trong triết học Phương Tây thời cận đại, từ đó có suy nghĩ gì về vấn đề giải phóng con người trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Bài làm:
Sau thời kỳ Phục hưng là thời kỳ Cận đại. Thời kỳ này khoa học tự nhiên rất phát triển, đã có rất nhiều nhà khoa học đã dám đứng lên chống lại hệ tư tưởng thống trị tôn giáo thậm chí hy sinh cả tính mạng của mình để bảo vệ khoa học. Đây là giai đoạn phương thức sản xuất T... Ebook Phân tích tư tưởng giải phóng con người trong triết học Phương Tây thời cận đại, suy nghĩ…
4 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1798 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Phân tích tư tưởng giải phóng con người trong triết học Phương Tây thời cận đại, suy nghĩ…, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ư bản chủ nghĩa đang dần thay thế phương thức sản xuất Phong kiến. Các cuộc cách mạng Tư sản nổ ra ở khắp nơi và một trong các cuộc cách mạng triệt để nhất là cuộc cách mạng Tư sản Pháp. Các nhà triết học Khai sáng thực hiện cuộc đấu tranh này là J. Lamêtri, D. Điđrô, C. Henvêtiuýt, H. Hônbách. Họ xây dựng nên thế giới quan vô thần, chống lại siêu hình học.
Theo các nhà triết học Khai sáng thì con người là một bộ phận của giới tự nhiên, là một động vật suy nghĩ nhờ giác quan. Tư tưởng của con người chịu sự quy định của cấu trúc cơ thể trong sự tác động qua lại với môi trường và điều kiện sống. Con người là một thể thống nhất hữu cơ giữa hai mặt thể xác và linh hồn. Con người là sản phẩm của hoàn cảnh, của xã hội nên cần thay đổi hoàn cảnh xã hội, quan hệ phong kiến…Cơ sở để cải tạo cuộc sống hiện tại, để vươn tới con người là lý tính. Lý tính của con người là sản phẩm do sự tác động của vật chất đến các giác quan gây nên cảm giác. Cảm giác là nguồn gốc của lý tính, lý tính của con người bắt nguồn từ kinh nghiệm. Phương pháp để đạt tới lý tính là quan sát và thực nghiệm. Như vậy, các nhà Khai sáng đấu tranh vì thắng lợi của “vương quốc trí tuệ” trên cơ sở tự do chính trị, bình quyền. Các nhà Khai sáng coi đấu tranh vì quyền lợi mà thiên nhiên ban tặng cho mình là “con người tự nhiên”. Việc tuyên truyền cho “con người tự nhiên” dẫn đến khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái” là khẩu hệu phổ biến thời cách mạng Tư sản Pháp. Các nhà triết học Khai sáng cho rằng bản tính con người là không ác và con người cần được giáo dục đúng đắn có nghĩa là được khai sáng. Con gnười được giáo dục đúng đắn sẽ trở thành “kẻ ích kỷ sáng suốt”với nguyên tắc của nó là “hãy tự lo liệu cuộc sống cho mình và người khác cũng được sống”. Theo nguyên tắc này thì một chế độ thích hợp sẽ là chế độ đảm bảo sự bình đẳng của mọi công dân, không phụ thuộc vào tầng lớp, dân tộc… Một chế độ như vậy sẽ mở ra khả năng làm lợi cho mỗi người, ít bị đau khổ và thoả mãn một cách tối đa, không làm thiệt hại tới những quyền lợi cá nhân của những người khác.
Tư tưởng giải phóng con người xuất hiện rất phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Trong khi quan hệ sản xuất Phong kiến không còn phù hợp thì sự ra đời của phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa đã thay thế một cách hoàn chỉnh. Tư tưởng giải phóng con người cũng đã tạo ra một tiền đề vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự hình thành và phát triển chủ nghĩa Tư bản. Như chúng ta đã biết, một trong hai điều kiện để có được nền kinh tế thị trường đó là sự “tự do”. Để có thể phát triển nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường thì tư tưởng của các nhà Tư sản lúc bấy giờ là tìm cách giải phóng con người, giải phóng sức lao động. Con người phải được tự do về thân thể, tự do đi lại, tự do cư trú, tự do tín ngưỡng v.v… và được tự do bán sức lao động của mình. Thời kỳ này quyền con người rất được đề cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất thì nó sẽ mở đường thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, còn nếu không phù hợp thì nó sẽ kìm hãm thậm chí còn đẩy lùi sự phát triển của lực lượng sản xuất. Chính nhờ sự phù hợp đó mà kinh tế Tư bản chủ nghĩa thời kỳ này vô cùng phát triển.
“Ôn cố tri tân”, nhìn lại lịch sử để rồi liên hệ và ứng dụng cho thực tiễn của chúng ta hiện nay những giá trị của lịch sử. Nước Việt Nam ta đang trong giai đoạn chuyển mình, xây dựng chủ nghĩa Xã hội có nền kinh tế phát triển cao và toàn diện nhằm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng Xã hội chủ nghĩa. Phấn đấu cho một xã hội tốt đẹp, dân giầu - nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Qua hơn 20 năm đổi mới chúng ta đã giành được rất nhiều những thành tựu kinh tế đáng kể, bộ mặt của đất nước đã thay đổi từng ngày, đời sống của nhân dân ngày một được nâng cao.
Nhìn lại thời kỳ trước đổi mới (thời kỳ bao cấp). Chúng ta thực hiện nền kinh tế tập trung bao cấp, ngăn sông cấm chợ, thị trường bị chia cắt, không có sự thông thương giữa các vùng miền và điều đó đã đẩy nền kinh tế Việt nam tới sự khủng hoảng nghiêm trọng. Tất nhiên cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Thực hiện cơ chế kinh tế này chúng ta đã huy động một cách tối đa các nguồn lực cho việc giành lại độc lập và thống nhất đất nước và kết quả không thể phủ nhận được là việc chúng ta đã đánh đuổi được hai thế lực hùng mạnh bậc nhất thế giới là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành lại độc lập và toàn vẹn lãnh thổ. Tuy vậy, cái gì cũng có cái giá của nó, nền kinh tế Việt nam từ những năm 1980 cho đến trước đổi mới đã phải trải qua một giai đoạn khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng, tồi tệ. Cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, chậm đổi mới, năng suất lao động thấp, lạm phát cao tới ba con số làm cho đời sống của nhân dân rất khó khăn. Xã hội ẩn chứa và xuất hiện nhiều thói hư tật xấu, các loại tệ nạn xã hội và lòng tin của quần chúng nhân dân bị hao tổn .
Đứng trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đổi mới cơ chế kinh tế, chuyển sangõây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Giai đoạn này bắt đầu từ Đại hội VI tức là từ cuối năm 1986. Nền kinh tế đã bước đầu tìm được quỹ đạo phát triển của nó là: Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần (đây chính là tư tưởng tự do kinh tế). Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần nhằm khơi dậy những tiềm năng mà trước đó đã ngủ quên và huy động mọi nguồn lực, phát huy tối đa các ưu thế của các nguồn lực để phát triển nền kinh tế mà đã . Một trong những tiềm năng to lớn đó là tiềm năng về con người. Khi đã được cởi trói bỏi cơ chế, được tự do trong tư duy, tự do tìm kiếm công việc thì các thành viên trong xã hội sẽ phát huy được khả năng tìm tòi, sáng tạo cùng góp sức xây dựng nền kinh tế, được tự do làm ăn buôn bán để làm giàu cho bản thân và cho xã hội.
Hội nghị Trung ương 6 đã họp vào tháng 3 năm 1989, tổng kết 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, tìm ra những chỗ đúng, sai và đã đưa ra một quan điểm mới trong quản lý kinh tế; thừa nhận cả nước chỉ có một thị trường thống nhất do nhiều lực lượng kinh tế thuộc các thành phần cùng tham gia. Cả nước chỉ có một thị trường nên chỉ có một cơ chế giá là giá thỏa thuận, giá kinh doanh
Như vậy nhờ có chính sách đúng đắn mà chúng ta đã từng bước vượt qua được khó khăn, đưa nền kinh tế tăng trưởng một cách ổn định trong những năm qua. Vậy chính sách đúng đắn đó là cái gì? Đó chính là tư tưởng giải phóng con người mà triết học phương Tây đã đề cập đến từ thời Cận đại.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10291.doc