A. Phần mở đầu
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng cũng như sau giải phóng miền Nam 30/4/1975, Nhà nước thực hiện chính sách quốc hữu hoá các tư liệu sản xuất của xã hội trước đó nằm trong tay đế quốc, tư sản mại bản như các nhà máy, cơ sở kinh doanh thương mại v.v…Từ nền tảng vật chất đó nhà nước tổ chức lại phương thức kinh doanh theo cơ chế kế hoạch hoá XHCN. Nhưng do hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp không đảm bảo các nhu cầu xã hội, không thể tiến kịp với các
12 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình tổ chức & tài chính của Nhà xuất bản Bản Đồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước văn minh trên thế giới. Vì vậy, Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, bước đầu nhà nước ta đã ban hành Nghị định 388- HĐBT ngày 2/11/1991. Ban hành quy chế về thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước, tiếp đó có các Nghị định số 12/CP ngày 2/3/1993- Ban hành bản quy định về sắp xếp lại tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp Nhà nước. Đặc biệt đến kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá IX nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã thông qua Luật doanh nghiệp Nhà nước ngày 20/4/1995 và được Chủ tịch nước công bố ngày 9/5/1995. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm tăng cường quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc quốc doanh, thúc đẩy các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả. Để giúp cho việc hiểu rõ và tường tận hơn về vấn đề này nên em đã quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tổ chức và tài chính của Nhà xuất bản Bản Đồ.”. Bài tiểu luận của em gồm có các phần chính như sau:
I. Những nhận thức cơ bản về doanh nghiệp Nhà nước.
II. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà xuất bản Bản Đồ
III. Tình hình tổ chức và tài chính của Nhà xuất bản Bản Đồ
IV. Nhận xét về cách tổ chức và kinh doanh của Nhà xuất bản Bản đồ
B. Phần nội dung
I. Những nhận thức cơ bản về doanh nghiệp Nhà nước
1. Khái niệm
Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lâp, tổ chức và quản lý nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao. Hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước có thể là hoạt động kinh doanh, có thể là hoạt động phục vụ lợi ích công cộng.
2. Những đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp Nhà nước
a. Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước thành lập. Nếu xét thấy cần thiết phải thành lập doanh nghiệp thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ký quyết định thành lập.
b. Tài sản trong doanh nghiệp Nhà nước là một bộ phận tài sản của Nhà nước, được Nhà nước đầu tư vốn, vì vậy nó thuộc sở hữu Nhà nước.
c. Doanh nghiệp là đối tượng quản lý trực tiếp của Nhà nước. Đặc điểm có nguồn gốc từ tính chất và hình thức sở hữu Nhà nước về vốn và tài sản cũng như mục đích thành lập ra doanh nghiệp Nhà nước.
d. Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân. Sau khi được Nhà nước trực tiếp ra quyết định thành lập, doanh nghiệp Nhà nước trở thành chủ thể kinh doanh độc lập.
đ. Có hai mô hình tổ chức doanh nghiệp Nhà nước sau đây:
Hội đồng Quản trị, giám đốc và bộ máy giúp việc.
Giám đốc và bộ máy giúp việc
e. Doanh nghiệp Nhà nước có thể nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật và có thể trở thành nguyên đơn hoặc bị đơn.
g. Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Khi chuyển đổi thành Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần thì hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
3. Các loại doanh nghiệp Nhà nước.
Doanh nghiệp Nhà nước có Hội đồng Quản trị
Hội đồng Quản trị được thành lập ở các Tổng công ty và các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn. Hội đồng Quản trị trong doanh nghiệp Nhà nước trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước Chính phủ hoặc cơ quan quản lý Nhà nước được Chính phủ uỷ quyền.
- Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Quản trị:
Hội đồng Quản trị gồm Chủ tịch, Tổng giám đốc ( hoặc Giám đốc) và một số thành viên khác. Số lượng thành viên Hội đồng Quản trị nhiều hay ít do Chính phủ quy định tuỳ theo quy mô loại hình kinh doanh. Trong Hội đồng Quản trị có thành viên chuyên trách và thành viên kiêm nhiêm, Chủ tịch Hội đồng phải là thành viên chuyên trách. Chủ tịch và thành viên của Hội đồng Quản trị do Thủ tướng Chính phủ hoặc người được Thủ tướng uỷ quyền quyết định bổ nhiệm với nhiệm kỳ là 5 năm,và có thể bị miễn nhiệm bất kỳ lúc nào nếu không hoàn thành nhiệm vụ.
b. Doanh nghiệp không có Hội đồng Quản trị
Trong các doanh nghiệp Nhà nước quy mô nhỏ thì không thành lập Hội đồng Quản trị mà giám đốc là người điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm một mình về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Giám đốc do người quyết định thành lập doanh nghiệp bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật. Giám đốc là người đại diện cho doanh nghiệp trong các quan hệ.
II. Quá trình hình thành và phát triển của nhà xuất bản Bản đồ
Nhà xuất bản Bản đồ là một doanh nghiệp Nhà nước công ích hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc Tổng cục Địa chính, hoạt động trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng thông qua việc sản xuất bản phẩm đến nhiều người, không phải là đơn vị hoạt động kinh doanh đơn thuần.
Tiền thân của Nhà xuất bản Bản đồ là Xí nghiệp Bản đồ- Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước được thành lập theo quyết định số 640/QĐ ban hành ngày 19/11/1977 của Cục trưởng cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước trên cơ sở sáp nhập 3 đơn vị: Ban biên tập, Xưởng Biên vẽ Bản đồ, Xí nghiệp in Bản đồ.
Tháng 4/1994: Chính phủ hợp nhất Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà nước
và Tổng cục Quản lý Ruộng đất thành Tổng cục Địa chính.
Ngày 28/ 01/1995: Căn cứ vào quyết định số 72 ngày16/01/1995 của
Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thông tin cho phép thành lập Nhà xuất bản Bản Đồ, Tổng cục trưởng Tổng cục địa chính đã ra quyết định số18/QĐ- ĐC thành lập Nhà xuất bản Bản đồ.
Ngày 21/12/1996: Trong công cuộc đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp,
Tổng cục Địa chính đã ra quyết định số 678/ QĐ-TCCB:
Sát nhập Xí nghiệp Bản đồ, Xí nghiệp In vào Nhà xuất bản Bản đồ
Nhà xuất bản Bản đồ mới từ đầu năm 1997 đã chính thức đi vào hoạt động, đây là một xí nghiệp sản xuất kinh doanh lĩnh vực bản đồ lớn nhất Việt Nam của về số lượng lao động, công nghệ và quy mô sản xuất.
Nhà xuất bản Bản đồ sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sau:
- Xuất bản, in, phát hành bản đồ, tập bản đồ chuyên đề các thể loại: tờ rời Atlas, quả địa cầu, bản đồ số, các tài liệu liên quan đến ngành Địa chính.
- Thực hiện các công trình hiện chỉnh, thành lập và chế in bản đồ địa chính, địa hình, và các sản phẩm bản đồ quốc gia khác.
- Xuất bản, in các loại tạp chí sách báo, lịch, sản phẩm quảng cáo, sách hướng dẫn về pháp luật, giáo trình giảng dạy, tài liệu tham khảo tra cứu…
- Kinh doanh sản phẩm vật tư chuyên ngành và thực hiện các dịch vụ tư vấn: về tư liệu kỹ thuật, công nghệ về xuất bản , quảng cáo trong lĩnh vực bản đồ.
III. Tình hình tổ chức và tài chính của Nhà xuất bản Bản đồ
1. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất của Nhà xuất bản Bản đồ.
Sơ đồ tổ chức Nhà xuất bản Bản đồ
Ban giám đốc
Văn
phòng
Phòng
q.lý XB
Phòng thị
trường
Phòng
Biên tập
Phòng
Kế toán
Phòng
Kế hoạch
CN
T.Phố
HCM
TT
Tin
học
TT
Phát
Hành
TT
Biên tập
CN cao
XN
Biên
VẽCB
XN
In
Số 2
XN
In
Số 1
Cơ cấu này đảm bảo tính thống nhất trong quản lý, đảm bảo chế độ một thủ trưởng và trách nhiệm trong quản lý. Do chức năng quản lý được chuyên môn hoá nên nó có điều kiện đi sâu thực hiện từng chức năng, tận dụng được năng lực của đội ngũ những người công tác tham mưu giảm bớt được công việc cho người lãnh đạo. Theo quy chế tổ chức thì do là một doanh nghiệp Nhà nước không có Hội đồng quản trị nên chức năng nhiệm vụ của bộ máy quản lý Nhà xuất bản Bản đồ được quy định như sau:
Ban giám đốc: gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc
Trong đó giám đốc là người đứng đầu, lãnh đạo Nhà xuất bản và chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ các bộ phận chức năng và các xí nghiệp kinh doanh đồng thời là người chịu trách nhiệm với cơ quan chủ quản, với Nhà nước. Phó giám đốc có trách nhiệm giúp việc cho giám đốc và chỉ đạo các bộ phận do giám đốc ủy quyền. Các đơn vị sản xuất thành lập các ban, các tổ chức phù hợp với các khâu sản xuất trong dây chuyền sản xuất của đơn vị. Các phòng chức năng không quản lý trực tiếp các tổ, các ban. Tuy nhiên một số nhiệm vụ về kế hoạch kĩ thuật được tổ chức quản lý kiểm tra định kỳ.
2. Tình hình tài chính của Nhà xuất bản Bản đồ
Bảng trích kết quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm
2002-2003
Chỉ tiêu
Năm 2002
Năm 2003
So sánh 2002/2003
Số tiền
%
1. Doanh thu thuần
15.352.538.525
21.018.278.715
5.654.731.165
35,96
2. Giá vốn bán hàng
12.803.875.018
17.412.273.872
4.602.310.852
35,92
3. Chi phí bán hàng
130.372.128
274.210.428
142.840.290
110,3
4. Chi phí lợi nhuận
1.620.322.523
2.178.515.530
557.195.012
35,26
5. Lợi nhuận từ HDKD
785.880.845
1.154.275.870
365.437.025
45,97
6. Tổng doanh thu
15.165.182.525
20.842.415.192
5.675.223.569
35,13
7.Lợi nhuận từ HDTC
26.275.002
38.059.012
9.782.000
36,85
8.Tổng LN trước thuế
82.154.840
1.195.329.875
380.183.025
45,58
Thông qua một số chỉ tiêu cơ bản trong báo cáo kết quả kinh doanh ta có thể đưa ra một số nhận xét khái quát sau:
+ Trong năm 2003, doanh thu thuần của doanh nghiệp đã tăng 5.654.731.165 đồng tương ứng tăng 35,96% so với năm 2002
+ Giá vốn hàng bán tăng 35,92%, chí phí bán hàng tăng 110,3%, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 35,26%.
+ Do sự thay đổi trên nên trong năm 2003, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 370.395.024 đồng tương ứng tăng 45,97% so với năm 2002.Qua việc phân tích đánh giá tình hình tài chính của Nhà xuất bản từ bảng trên ta thấy: Mặc dù còn có những khó khăn nhất định song bên cạnh đó xí nghiệp đã nỗ lực khắc phục với một chiều hướng tốt đó là doanh thu tăng và lợi nhuận tăng. Tuy nhiên đánh giá khái quát này chỉ là bước đi ban đầu, để đi sâu hơn cần phải phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản sau:
Về phần nguồn vốn: Tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp đang quản
Lý sử dụng tăng 2.178.075.925 đồng tương ứng tăng là18,95%. Tỷ trọng nợ phải trả chiếm 53,29% trong tổng nguồn vốn, còn lại là nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 46,71%. Tỷ trọng các khoản nợ phải trả trong tổng số nguồn vốn chiếm tỷ lệ cao hơn so với nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy doanh nghiệp biết tận dụng uy tín của mình và chiếm dụng được một lượng vốn khá lớn của bạn hàng. Mặt khác, mặc dù tất cả các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cao nhưng nợ dài hạn chiếm gần một nửa so với nợ ngắn hạn nên doanh nghiệp không phải chịu sức ép quá lớn với các khoản nợ đến hạn.
Về phần tài sản: Tổng tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý sử dụng
luôn tăng lên, đặc biệt năm 2003 so với năm 2002 tăng 2.183.075.925 đồng tương ứng tăng 18,95%. Tỷ trọng tài sản lưu động chiếm 72,25%, bên cạnh đó thì tỷ trọng tài sản cố định chiếm 27,78%. Tỷ trọng tài sản lưu động trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với tài sản cố định. Điều đó cho thấy nguồn vốn lưu động đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động liên tục. Sự dư thừa nguồn vốn lưu động là dấu hiệu an toàn với doanh nghiệp vì nó cho phép Nhà xuất bản đương đầu với những rủi ro bất ngờ. Mặt khác xét riêng về mặt tài sản lưu động, tỷ trọng vốn và giá trị của các khoản vốn bằng tiền tăng về tiền mặt đặc biệt là tiền gửi ngân hàng tăng 2.650.858.896 so với năm 2002. Về mặt lý thuyết tiền gửi ngân hàng tăng thì lợi tức của doanh nghiệp bảo toàn được số vốn, vậy doanh nghiệp nên thu số lợi tức tiền gửi ngân hàng với lãi suất thị trường nhỏ và nên đầu tư thêm vào cơ sở hạ tầng, cải tiến thiết bị công nghệ thúc đẩy sản xuất.
IV. Nhận xét về cách tổ chức - kinh doanh của Nhà xuất bản Bản đồ
1.Những ưu điểm đạt được
Là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong những năm vừa qua,
Doanh nghiệp đã không ngừng chú trọng đến việc tăng quy mô sản xuất tạo thêm nhiều việc làm và nâng cao mức sống của người lao động. Trong quá trình hoạt động của mình một mặt doanh nghiệp độc lập tự chủ tìm kiếm bạn hàng, mặt khác vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ mà nhà nước giao phó.
Xí nghiệp luôn chú trọng đầu tư, nâng cấp nhà xưởng,điều kiện làm
việc. Đặc biệt trang thiết bị máy móc phục vụ cho việc chế bản in đã có sự đồng bộ, cùng với sự cố gắng của đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề nên sản phẩm bản đồ và các loại sản phẩm in khác đều đảm bảo chất lượng.
Lợi nhuận thu được của doanh nghiệp qua các năm không ngừng tăng
lên, đạt được điều đó chính là nhờ vào công tác quản lý chi phí sản xuất vàgiá thành sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm các hợp đồng kinh tế, vì vậy mà doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp tăng lên cả về số tuyệt đối và tương đối
Những mặt hạn chế còn tồn tại
Là một doanh nghiệp Nhà nước, hàng năm Nhà nước chỉ đặt hàng
khoảng 10% đến 20% doanh thu, phần còn lại phải do doanh nghiệp tự cân đối (tự tìm kiếm khách hàng).
Việc tổ chức lại cơ cấu vốn chưa hợp lý, điều này thể hiện ở tỷ trọng
của vốn ổn định và vốn lưu động rất chênh lệch (tỷ trọng vốn lưu động chiếm 72,25%, tỷ trọng vốn cố định chiếm 27,78% trong tổng tài sản).
Doanh nghiệp chưa xây dựng được cho mình những kế hoạch huy
động vốn kịp thời. Công tác thị trường,việc mở rộng thị trường sản phẩm tiếp thị khách hàng vẫn còn nhiều hạn chế
3. Những giải pháp khắc phục
a. Cân đối về mặt cơ cấu: Doanh nghiệp nên có chính sách sử dụngvốn linh hoạt không nên để một lượng tiền gửi ngân hàng lớn, nên đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, cải thiện điều kiện sản xuất. Doanh nghiệp nên thúc đẩy sản xuất, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, cần tìm kiếm các nguồn tài trợ khác ổn định và chắc chắn hơn một mặt vẫn đảm bảo cho chi phí sử dụng vốn là thấp nhất.
b. Chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn.
Về kế hoạch sủ dụng vốn: doanh nghiệp nên xác định một cách chính
xác nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ kế hoạch, chủ động xây dựng kế hoạch huy động vốn trong đó cần chú trọng lựa chọn các hình thức huy động vốn một cách thích hợp.
Về tổ chức và sử dụng vốn: doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn cố định và sử dụng vốn lưu động
c. Tổ chức tốt hơn tình hình thanh toán
Doanh nghiệp phải chuẩn bị một lượng tiền mặt vừa đủ để trả nợ, tránh tập trung tiền vốn quá sớm vì sẽ gây lãng phí trong việc sử dụng đồng vốn, nhưng cũng đừng quá muộn vì có thể doanh nghiệp sẽ phải giải phóng một lượng hàng hoá với giá thấp nhằm thu tiền để trang trải cho các khoản nợ.
d. Nâng cao khả năng sinh lời của doanh nghiệp
- Tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, chủng loại đa dạng, cùng với các dịch vụ trong và sau bán hàng như quảng cáo, khuyến mại.
- Đặc biệt cho doanh nghiệp sản xuất các loại sản phẩm bản đồ quốc phòng, tư liệu địa hình, cho nên doanh nghiệp phải chú trọng đến độ chính xác cao.
- Doanh nghiệp cần chủ động tìm kiếm khách hàng có nhu cầu lớn và lâu dài về sản phẩm để xúc tiến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
C. PHần kết luận
Ngày nay dòng chảy của nền kinh tế thị trường đang cuồn cuộn lao nhanh không chỉ với các doanh nghiệp Nhà nước nói riêng mà với tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nói chung. Để theo kịp và hoà mình vào dòng chảy đó thì đòi hỏi các doanh nghiệp Nhà nước phải trang bị cho mình một nền tảng vững chắc. Điển hình là vấn đề tổ chức và tài chính của doanh nghiệp mình, và quan trọng không kém đó là kiến thức am hiểu về luật pháp, Nhà xuất bản Bản đồ là một doanh nghiệp như thế. Qua thực trạng tình hình tổ chức và tài chính đã được phân tích ở phần trên, điều dễ nhận thấy là doanh nghiệp này đã có những nỗ lực không ngừng cố gắng và đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên bên cạnh đó doanh nghiệp vẫn còn những vấn đề tồn tại, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự cố gắng cao hơn nữa nhằm làm lành mạnh hoá tình hình tổ chức và tài chính của doanh nghiệp mình.
Vì đây là lần đầu tiên viết tiểu luận về đề tài này nên không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy cô góp ý và bổ sung để bài viết của em được tốt hơn trong các lần sau. Em xin chân thành cám ơn.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình Luật kinh tế
Sách Tìm hiểu Luật kinh tế
Báo Thời báo Kinh tế
Báo Thương mại.
Mục lục
Trang
A. Lời mở đầu………………………………………………………… 1
B. Phần nội dung……………………………………………………… 2
I. Những kiến thức cơ bản về doanh nghiệp Nhà nước……………… 2
1. Khái niệm………………………………………………………. 2
2. Những đặc điểm cơ bản củaDNNN……………………………. 2
3. Các loại doanh nghiệp Nhà nước……………………………… 3
II. Qúa trình hình thành và phát triển của NXBBĐ…………………... 3
III. Tình hình tổ chức và tài chính của NXB Bản Đồ…………………. 4
Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất
của NXB Bản đồ………………………………………………. 4
2. Tình hình tài chính của NXB Bản đồ…………………………... 5
IV. Nhận xét về cách tổ chức và kinh doanh của NXB Bản đồ ............ 7
1. Ưu điểm đạt được………………………………………………. 7
2. Những mặt hạn chế còn tồn tại……………………………….… 8
3. Những giải pháp khắc phục…………………………………….. 9
C. Lời kết luận……………………………………………………….. 10
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0660.doc