mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi. Muốn được như vậy các doanh nghiệp cần nắm bắt được tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình, bên cạnh đó khai thác, tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp, đồng thời nắm bắt được những cơ hội và lường trước được những rủi ro mà môi trường kinh doanh đem lại. Từ đó đề ra các biện pháp khắc phục các điểm yếu, giảm thiểu những rủi ro do môi trường đem lại. Như vậy là các
57 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình Tiêu thụ sản phẩm & lợị nhuận năm 2005 của Công ty TNHH Việt Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chủ doanh nghiệp đang tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung đều hướng tới mục tiêu làm sao lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được là cao nhất. Mà lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp được thực hiện thông qua kết quả tiêu thụ sản phẩm. Do vậy có thể nói tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. Xuất phát từ những ý nghĩa nói trên của vấn đề tiêu thụ sản phẩm, và lợi nhuận của doanh nghiệp, phân tích tình hình tiêu thụ và lợi nhuận của doanh nghiệp luôn là một vấn đề doanh nghiệp đặc biệt quan tâm và là một nội dung không thể thiếu được trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cũng như các công ty khác, là một công ty sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV, tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận luôn được Việt Thắng quan tâm chú ý và cố gắng không ngừng đẩy mạnh tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận
Trong thời gian thực tập, xuất phát từ lý luận và thực tiễn tại công ty Việt Thắng cùng với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Kim Truy và thầy Đinh Đăng Quang, em đi sâu vào nghiên cứu và lựa chọn nghiệp vụ: “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận năm 2005 của công ty TNHH Việt Thắng”.
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung báo cáo thực tập của em gồm 3 phần chính:
Phần I: Giới thiệu chung về công ty TNHH Việt Thắng
Phần II: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận năm 2005của công ty TNHH Việt Thắng
Phần III: Biện pháp để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm và nâng cao lợi nhuận của công ty
Do thời gian thực tập ngắn, kiến thức bản thân còn hạn chế nhất là việc tiếp cận với những vấn đề mới nên báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được những ý kiến đánh giá, nhận xét của thầy cô giáo để báo cáo thực tập này hoàn thiện hơn.
Nội dung
Phần I: Giới thiệu chung về công ty TNHH Việt Thắng
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Việt Thắng.
Tên đơn vị: Công ty TNHH Việt Thắng
Địa chỉ : 398 Xương Giang_ Ngô Quyền _Bắc Giang
ĐT : 0240854838 Fax: 0240558720
Giám đốc : Ông Lê Văn Thùa
Công ty TNHH Việt Thắng được thành lập theo giấy phép số 002082 ngày 14/04/1994 của uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 044579 ngày 12/03/1996 của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Bắc.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV
Vốn điều lệ: 40 tỷ đồng
Tổng cán bộ công nhân lao động, nhân viên bán hàng: 276 người (trong đó có 150 người là lao động thời vụ)
Văn phòng điều hành của công ty: Địa chỉ: 398 Xương Giang _ Ngô Quyền - Bắc Giang
Hiện nay công ty có các chi nhánh:
Chi nhánh Bắc Ninh
Chi nhánh Hà Nội
Chi nhánh Quảng Nam
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
Và 2 nhà máy công ty:
Nhà máy gia công sang chai đóng gói thuốc bảo vệ thực vật sinh học khu công nghiệp Song Khê- Nội Hoàng _Yên Dũng _Bắc Giang
Nhà máy gia công sang chai đóng gói BVTV ở khu công nghiệp Lê Minh Xuân _TP Hồ Chí Minh
4 phòng ban chức năng nhiện vụ công tác quản lý điều hành sản xuất kinh doanh và 1 hệ thống đại lý với 250 cơ sở trên các tỉnh thành phố.
* Lịch sử phát triển của công ty qua các giai đoạn
Công ty được bộ Nông Nghiệp thẩm định cho phép thành lập xưởng gia công sang chai đóng gói thuốc BVTV tại văn bản số 929 NN-BVTV ngày 26/3/1996
Công ty được bộ KHCN và môi trường phê chuẩn nội dung đánh giá tác động môi trường tại văn bản số 803 GD/BTNMT ngày 27/6/2003 của Bộ TNMT
Công ty được Bộ Thương mại cấp giấy nhập khẩu trực tiếp số 2033006 GP ngày 18/9/1996
Bên cạnh đó, công ty có quan hệ hợp tác kinh doanh với 14 đối tác là các hãng sản xuất và công ty thương mại của các nước: Nhật, Pháp, Anh, Mỹ, Thụy Sỹ, Bungari, Trung Quốc…Và trong những năm qua, mối quan hệ phát triển tốt đẹp, tương lai vẫn được duy trì và phát triển mạnh hơn.
* Vị trí của công ty trong hệ thống BVTV
Là một đơn vị kinh doanh thuốc BVTV từ những năm 1985 nhưng đến năm 1994 Công ty Việt Thắng mới chính thức thành lập và hoạt động theo luật công ty. Là một công ty TNHH cùng với các tổ chức kinh doanh thuốc BVTV của tập thể, các nhân và quốc doanh hợp thành một hệ thống thống nhất để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trong hệ thống đó thì chủ đạo là các cơ sở quốc doanh, Công ty Việt Thắng là một mắt xích quan trọng trong hệ thống. Công ty TNHH Việt Thắng là một công ty chuyên sản suất thuốc BVTV.
Sản phẩm thuốc BVTV do Việt Thắng sản xuất và cung ứng bao gồm: - Thuốc trừ sâu
Thuốc trừ bệnh
Thuốc trừ cỏ
Thuốc kích thích sinh trưởng
Những sản phẩm thuốc BVTV của công ty mang thương hiệu Vithaco là những sản phẩm có chất lượng cao và uy tín phục vụ tận tay người tiêu dùng. Sản phẩm mang thương hiệu Vithaco đã nổi tiếng nhiều năm trong cả nước
1.2 Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
GĐ CN
Quảng Nam
GĐ CN
TP HCM
HĐ các thành viên
Chủ tịch hội dồng thành viên (Tổng GĐ)
GĐ phòng Kế hoạch
GĐ phòng thị trường.
GĐ phòng
TCHC
GĐ kỹ thuật
GĐ phòng TCKT
GĐ phòng XNK
GĐ CN
Hà Nội
GĐ CN
Bắc Ninh
GĐ Nhà máy
Bắc Giang
GĐ Nhà máy
HCM
1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý
.
Sơ đồ 1. Bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH Việt Thắng
1.2.2 Chức năng từng bộ phận và mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp
Nhìn vào cơ cấu tổ chức có thể thấy được, cấp lãnh đạo cao nhất của
công ty Việt Thắng là Hội đồng các thành viên, từ đó bầu ra chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng thành viên thay mặt cho hội đồng thành viên ra các quyết định quan trọng của công ty, tổ chức mọi hoạt động của công ty, kiểm tra, giám sát các hoạt động của các bộ phận. Giám đốc các phòng ban thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng chức năng của mình. Giám đốc các chi nhánh chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh mình, hàng quý tổng kết gửi báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh cùng với các đại lý góp phần mở rộng thị trường. Giám đốc các nhà máy gia công sang chai, đóng lọ chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động của nhà máy, đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra đúng kế hoạch mà công ty đề ra.
Các phòng ban chức năng gồm có:
Phòng thị trường: Có nhiệm vụ lập kế hoạch tiêu thụ, giá bán, các biện pháp thực hiện kế hoạch, tiến hành công tác giao hàng cho các chi nhánh và các cửa hàng, xây dựng bán hàng, quản lý các đại lý, lập kế hoạch nhập nguyên liệu đầu vào. Đồng thời phòng thị trường có chức năng tiến hàng các hoạt động tiếp xúc với khách hàng, quảng cáo tiếp thị sản phẩm, tìm ra giải pháp đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm....
Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ hoạch toán kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý tiền và công nợ, thu tiền mặt một cách hợp lý, thanh toan lương và các khoản có tính chất lương cho cán bộ công nhân viên, quyết toán từng tháng, quý, năm.
Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tuyển dụng, bố trí và đào tạo đội ngũ lao động trong Công ty, tổ chức lao động tiên lương, quản lý nhân sự, và bảo vệ tài sản của Công ty.
Phòng kế hoạch: Lập các kế hoạch xuất nhập, dự trữ nguyên liệu, thành phẩm; sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuốc BVTV , bên cạnh đó cùng các phòng ban có liên quan đưa ra các biện pháp nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đã đề ra.
Phòng kĩ thuật: Chịu trách nhiệm về khâu kỹ thuật trong quá trình sản xuất thuốc BVTV: sang chai, đóng gói nhỏ; đưa ra các định mức chỉ tiêu chất lượng, quản lý chất lượng hàng hoá, thiết kế các loại bao bì nhãn mác. Bên cạnh đó phòng kỹ thuật có nhiệm vụ đưa ra biện pháp nhằm cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm....
Phòng xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ thực hiện các công việc liên quan tới tình hình xuất nhập khẩu của công ty như nhập khẩu các nguyên liệu dùng cho sản xuất, kết hợp với phòng kế hoạch đưa ra các dự toán về tình hình nhập xuất và dự trữ nguyên vật liệu.
Việc tổ chức truyền đạt thông tin 2 chiều giữa lãnh đạo và nhânviên, giữa lãnh đạo và đông đảo khách hàng là một việc làm hết sức cần thiết chủ
yếu thông qua các hình thức:
Quy định bằng văn bản, nghị quyết, quy chế, hay thông báo.
Thường xuyên lấy ý kiến bằng hộp thư và gặp gỡ trực tiếp các giám đốc phụ trách các bộ phận. Từ đó lãnh đạo giải quyết kịp thời những phán ánh từ phía người lao động.
Thực hiện quy chế dân chủ trong quản lý kinh tế, để người lao đông tham gia quản lý
Họp hội nghị khách hàng theo định kỳ hoặc đột xuất để nghe thông tin phản hồi về tất cả các mặt đặc biệt về chất lượng sản phẩm và nhu cầu của khách hàng.
Mối quan hệ giữa tổng giám đốc và giám đốc các bộ phận, và giữa các phòng ban các chi nhánh của công ty đều có mối quan hệ chặt chẽ hỗ trợ cho nhau, kết hợp với nhau tạo thành khối thống nhất. Chính nhờ bộ máy quản lý gọn nhẹ đáp ứng yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh tạo nên những thành công cho Việt Thắng trong quá trình thành lập và phát triển.
1.3 Tình hình trang thiết bị, cơ sở vật chất của Công ty
1.3.1 Đặc điểm về trang thiết bị:
Để tiến hành sản xuất thuốc công ty Việt Thắng đã trang bị cho các máy của mình những dây chuyền khép kín ra chai, gói thuốc nước, bột. Các trang thiết bị chuyên dùng bao gồm:
Máy đóng chai các loại (100-240-480-1000) : 08 chiếc
Máy móc sản xuất hạt, bột : 01 chiếc
Máy móc sản xuất bột hòa tan : 02 Chiếc
Máy móc sản xuất thuốc nước hoá sữa : 05 chiếc
Hầu hết các loại máy này đều được sản xuất tại Việt Nam, sử dụng tốt, giá thành hợp lý.
Số máy trên được phân bổ hợp lý vào 2 xưởng sản xuất:
Nhà máy gia công sang chai đóng gói thuốc bảo vệ thực vật sinh học khu công nghiệp Song Khê- Nội Hoàng _Yên Dũng _Bắc Giang
Nhà máy gia công sang chai đóng gói BVTV ở khu công nghiệp Lê Minh Xuân _TP Hồ Chí Minh
Công suất của mỗi nhà máy: 2000 tấn/ năm gồm:
Phân bón lá, thuốc nước: 1400 tấn/ năm
Thuốc bột: 600 tấn/ năm
1.3.2 Đặc điểm về bố trí mặt bằng, nhà xưởng:
Các xí nghiệp của Việt Thắng đựơc xây dựng ở những nơi thích hợp đặc biệt an toàn với con người, môi trường sinh thái.
Diện tích mặt bằng của xưởng sản xuất 10.000 m2 ( 2 ha) và đựơc bố trí như sau:
Khu làm việc, các phòng ban : 400m2
Khu sản xuất thuốc nước : 500m2
Khu sản xuất thuốc bột : 500m2
Kho nguyên liệu, bao bì : 3000m2
Kho thành phẩm : 2000m2
Khu nhà ở cho công nhân : 500m2
Nhà ăn tập thể : 300m2
Khu xử lý nước thải : 200m2
Giếng nước, khu vệ sinh : 400m2
Còn lại là các khu văn phòng, nhà khách.......
1.4 Tình hình vốn của Công ty
Vốn, một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của một doanh nghiệp để biết được nguồn vốn của công ty được hình thành như thế nào và từ những nguồn nào là chủ yếu, ta xem bảng Cân đối kế toán dưới đây:
STT
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
So sánh
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Tài sản
A
Tài sản lưu động và ĐTNH
95.973
98.610
2.637
102,75
I
Tiền
690
118
-572
17,10
1
Tiền mặt
456
31
-424
6,98
2
TGNH
234
86
-148
36,78
II
Các khoản phải thu
46.602
39.425
-7.177
84,60
III
Hàng tồn kho
48.452
58.447
9.994
120,63
IV
Tài sản lưu động khác
218
620
401
283,90
B
Tài sản cố định, ĐTDH
20.229
22.870
2,641
113,06
I
Tài sản cố định
10.506
20.454
9,947
194,69
1
Nguyên giá
13.753
24.600
2
Giá trị hao mòn kế luỹ
3.246
4.146
899
127,70
II
Đầu tài chính
III
Dự phòng giảm giá đâu tài chính
IV
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
9.722
2.416
-7,306
24,85
Tổng cộng tài sản
116.202
121.481
5.279
104,54
Nguồn vốn
A
Nợ phải trả
108.283
107.340
-943
99,13
I
Nợ ngắn hạn
108.283
107.340
-943
99,13
II
Nợ dài hạn
B
Nguồn Vốn chủ sở hữu
7.918
14.141
6.223
178,59
I
Vốn kinh doanh
5.287
10.287
5.000
194,57
II
Chênh lệch
III
Các quỹ
1.434
1.267
-167
88,35
IV
Lãi chưa phân phối
1.197
2.587
1.390
216,13
V
Các quỹ khen thưởng và phúc lợi
(Nguồn _ Phòng kế toán của Công ty TNHH Việt Thắng)
Tổng NV
116.202
121.481
5.279
104,54
Đơn vị triệu đồng
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán năm 2004 - 2005 của công ty TNHH Việt Thắng
Về TS, ta có thể thấy tỷ trọng TSLĐ năm 2004 chiếm 82,59% trong tổng số TS , TSCĐ chiếm 17,41% , cho đến năm 2005 TSLĐ đã giảm xuống 81,17 % nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao trên tổng số tài sản, còn TSCĐ năm 2005 tăng so với 2004 và chiếm 18,83% cho thấy Công ty có đầu tư trang thiết bị cho sản xuất.
Về nguồn vốn, tỷ trọng nợ phải trả năm 2005 chiếm 88,36% giảm 0,87% so với năm 2004 ( chiếm 91,13%). Ngược lại nguồn vốn chủ sở hữu chiếm 21, 64% năm 2005 tăng so với năm 2004 (18,87%), sự gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu năm 2005 là do các thành viên góp thêm vốn, thêm vào đó lợi nhuận chưa phân phối năm 2005 tăng so với năm 2004 góp phần làm cho tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu tăng thêm. Từ cơ cấu nguồn vốn nêu trên cho ta thấy nguồn vốn chủ yếu của công ty là từ nguồn vốn vay
1.5 Tình hình lao động của Công ty
Một nhân tố quan trọng không thể thiếu đựơc trong bất cứ một hoạt động sản xuất kinh doanh là yếu tố lao động. Công ty có nguồn nhân lực khá trẻ có độ tuổi từ 18- 45 tuổi, trong đó nam chiếm 72%, nữ chiếm 28% trên tổng số lao động.
Đơn vị: người
Bảng 2: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn năm 2005 của Công ty Việt Thắng
Trình độ
Tham gia sx
Tham gia ql
Tổng cộng
Đại học
8
7
15
Cao đẳng
7
14
21
Trung học
19
7
26
Sơ học
12
0
12
PTTH
52
0
52
( Nguồn: theo phòng tài chính_ kế toán của công ty TNHH Việt Thắng)
Tổng
98
28
126
Ngoài lực lượng lao động chính trên, còn có 150 lao động thời vụ để đảm bảo cho sản xuất.
Bảng 3: Tình hình nhân sự và thu nhập bình quân của công ty TNHH Việt Thắng 2001-2005: Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số người (Người)
235
250
267
245
276
Thu nhập bình quân(người/tháng)
850.000
900.000
946.000
1.050.000
1.150.000
(Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán của công ty TNHH Việt Thắng)
Như bảng trên ta thấy thu nhập của người lao động tăng lên qua các năm, nếu năm 2001 thu nhập bình quân của người lao động là 850.000 đồng thì năm 2005 thu nhập đã tăng lên 1.150.000 đồng, đời sống người lao động được cải thiện hơn.
Bên cạnh đó công ty còn áp dụng các chính sách tạo động lực cho người lao động: Chế độ ăn ca đối với người lao động. thưởng cho công nhân, nhân viên làm việc có năng suất cao, thưởng cho công nhân có nhiều thành tích trong công ty, tổ chức các khoá học ngắn hạn giúp công nhân nâng cao trình độ chuyên môn của mình….
1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh là những yếu tố bên trong và bên ngoài có tác động trực tiếp cũng như gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Các yếu tố này sẽ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp, trước mắt hoặc lâu dài đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Và cũng như các doanh nghiệp khác, hoạt động sản xuất kinh doanh
của Việt Thắng chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau:
1.6.1 Môi trường vĩ mô
Môi trường kinh tế:
Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính quyết định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường là trạng thái phát triển của nền kinh tế: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái....
Những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam có xu hướng gia tăng. Mặc dù trong năm 2005 gia xăng dầu tăng vọt trên thị trường thế giới và dịch cúm gia cầm hoành hành nhưng các chỉ số kinh tế quan trọng vẫn gần đạt chỉ tiêu. Tăng trưởng GDP ước tính đạt 8,4% ( chỉ tiêu 8,5%) cao nhất trong 9 năm qua. Chỉ số giá cả (CPI) tăng 8,4% (chỉ tiêu 6,5%), thấp hơn so với 2004 (9,5%) dù điều kiện thị trường thế giới khắc nghiệt hơn. Như vậy, cả hai chỉ số quan trọng đều tiến bộ so với năm 2004 mà nguyên nhân quan trọng là đầu tư tăng cao.
Tỷ lệ lạm phát và mức độ thất nghiệp sẽ có tác động trực tiếp đến cả hai mặt sản xuất và tiêu dùng. Tỷ lệ lạm pháp của Việt Nam ở mức vừa phải hợp lý, mức độ thất nghiệp tăng nhưng không đáng kể.
Tình hình kinh tế phát triển ổn định có chiều hướng ảnh hưởng tích cực đến các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Môi trường luật pháp và thể chế:
Phân bón lá, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc sinh học và thuốc BVTV đang được sử dụng như một yếu tố kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp cùng với các biện pháp khuyến nông khác góp phần tăng năng suất, tăng gia sản xuất lương thực, chất lượng nông sản trong nước và xuất khẩu, cải thiện đời sống nhân và người làm vườn. Song bên cạnh những ưu điểm của mình, các thuốc BVTV đều có độc tính cao đã làm cho mức độ tồn lưu dư lượng các loại hoá chất này trong nông sản, thực phẩm, đất, nước, không khí và môi trường ngày càng lớn. Các vụ ngộ độc thức ăn bởi
thuốc BVTV, các loại bệnh tật do ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng và trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở nước ta hiện nay.
Do vậy việc quản lý thuốc BVVT được cục BVTV quy định chặt chẽ bằng nhiều văn bản pháp lý, từ việc sản xuất, lưu thông đến hướng dẫn sử dụng, thanh kiểm tra. Bên cạnh đó hàng năm Cục BVTV có đưa ra những danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam. Phối hợp cùng với bộ công nghiệp, bộ khoa học, công nghệ và môi trường và các ủy ban nhân dân địa phương trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm ngặt các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV về các chủng loại thuốc BVTV được phép sản xuất kinh doanh và các hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật khác theo đúng quy định của pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật tăng cường công tác thanh tra phát hiện xử lý nghiêm khắc và kịp thời các vụ việc vi phạm trong mọi lĩnh vực hoạt động về thuốc BVTV.
Sự thay đổi chính sách của nhà nước với việc điều chỉnh ban hành các văn bản pháp luật có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần phải nắm rõ những văn bản pháp luật để từ đó tổ chức cho doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh theo đúng pháp luật.
Môi trường công nghệ:
Hiện nay, công nghệ được đánh giá là yếu tố quan trọng làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp không ngừng trang bị cho mình những trang thiết bị, công nghệ tiên tiến hiện đại. Việc đưa công nghệ vào sản xuất giúp cho doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, làm giảm chi phí giá thành đơn vị sản phẩm, làm tăng năng suất lao động.... Khi lựa chọn công nghệ các doanh nghiệp cần phải cân nhắc lựa chọn sao cho thích hợp với mô hình sản xuất của doanh nghiệp, trình độ của người lao động, cách thức tổ chức quản lý trong doanh
nghiệp. Không nên chọn những công nghệ quá lạc hậu, hoặc quá hiện đại khi đưa công nghệ vào sản xuất cần phải tận dụng triệt để năng lực công nghệ.
Môi trường tự nhiên:
Khác với các ngành, ngành nông nghiệp có đặc thù riêng đó là chịu ảnh hưởng và phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên, cũng như điều kiện khí hậu, đất đai. Mỗi vùng mỗi miền đều có khí hậu thời tiết riêng những đặc trưng riêng. Sự tác động trực tiếp của môi trường tự nhiên vào ngành nông nghiêp sẽ ảnh hưởng lớn đến nhu cầu của thị trường về thuốc bảo vệ thực vật. Từ đó các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV cần phải nắm bắt đựơc những biến đổi lớn về điều kiện khí hậu thời tiết và đưa ra các phương án chiến lược sản xuất và kinh doanh có hiệu quả đem lại lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp.
Môi trường văn hoá - xã hội:
Mỗi nước đều có một nền văn hoá riêng và xu thế toàn cầu hoá tạo ra phản ứng giữ gìn bản sắc văn hoá từng nước. Bản sắc văn hoá dân tộc ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp trong việc thiết lập mối quan hệ mua bán. Ngày nay những ảnh hưởng này không chỉ ở hành vi giao tiếp ứng xử mà còn tác động trực tiếp đến sự hình thành thị hiếu thói quen tiêu dùng.... Và điều này tác động trực tiếp nhất đến các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm tiêu dùng. Trong khi quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp đặc biệt khi xuất khẩu mặt hàng doanh nghiệp cần phải chú ý đến tập quán của quốc gia đó.
f. Môi trường quốc tế
Quan hệ Việt Nam với các nước ngày càng mở rộng, hiện nay Việt Nam quan hệ với 129 quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó tham gia các tổ chức như APEC, APTA .....tạo cơ hội cho Việt Nam nâng cao vị thế giao lưu học hỏi các nứơc bạn. Việc gia nhập WTO mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam không ít những thời cơ nhưng bên cạnh đó là những thử
thách không thể tránh khỏi đặc biệt là năng lực cạnh tranh. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam mới khẳng định đựơc ở một số mặt hàng và sản phẩm thông thường.
Những năm gần đây, tình hình thế giới diễn biến hết sức phức tạp: Chiến tranh Irắc, thảm hoạ sóng thần, giá xăng dầu leo thang, giá vàng tăng mạnh, Dịch bệnh Sar, cúm gia cầm...ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Đối mặt với những khó khăn trên là cả một sự thách thức cho doanh nghiệp.
1.6.2 Môi trường cạnh tranh ngành:
Đây là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường cạnh tranh ngành bao gồm:
Đối thủ cạnh tranh
Là cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật thì môi trường cạnh tranh diễn ra quyết liệt, thường xuyên và lâu dài. Các đối thủ cạnh tranh không chỉ ở trong nước mà còn là các công ty kinh thuốc BVTV nước ngoài.
Hiện nay trong nước có khoảng 120 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV, trong đó các doanh nghiệp nhà nước chiếm 23,5 %, doanh nghiệp tư nhân chiếm 76,5%. Một số doanh nghiệp uy tín có sản phẩm được thị trường đánh giá cao như Cty DV BVTV An Giang, Cty vật tư BVTVI ( Hà Nội), Công ty vật tư BVTV II (TP Hồ Chí Minh), Cty LD sx nông dược vi sinh (Viguato), Cty TNHH ACP....... và một số công ty nước ngoài như Jiangyin Jianglian Ind. Trade Co., Lt; Arysta Agro Vietnam Corp, Behn Meyer & Co. (Pte) Ltd...
Trước những đối thủ cạnh tranh lớn như vậy, Việt Thắng luôn lấy chất lượng làm mục tiêu kinh doanh không ngừng nâng cao cải tiến mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Do vậy các sản phẩm của Việt Thắng mang thương hiệu Vithaco đã có chỗ đứng trên thị trường và được người nông dân tin dùng.
Cạnh tranh tiềm ẩn:
Đó là các doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trườn là đối thủ mới xuất hiện và sẽ xuất hiện trên khu vực thị trường mà doanh nghiệp hoạt động. Sự xuất hiện của các đối thủ mới này sẽ làm tăng tính canh tranh của ngành.
Bên cạnh những đối thủ cạnh tranh hiện tại, các doanh nghiệp cần phải ý thức được những đối thủ tiềm ẩn, với những đối thủ này việc nắm bắt thông tin là rất khó nên các doanh nghiệp cần phải đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp lý chiếm đựơc ưu thế trong cạnh tranh.
áp lực của nhà cung ứng
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, thì việc tạo mối quan hệ hợp tác tốt đẹp lâu dài giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng là hết sức cần thiết. Chất lượng đầu vào hay giá cả đều gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp và khách hàng.
Hầu hết các nguyên liệu để sản xuất của công ty Việt Thắng đều được nhập từ các công ty và một số hãng của Nhật, Mỹ, Anh như Hãng Monsato Nhật Bản; Hãng FMC, Mỹ; Hãng Nippon Soda, Nhật; SDS Biotech K.K Nhật; Hãng Michell Cotts Anh Quốc......tuy có quan hệ hợp tác lâu dài và trở thành bạn hàng truyền thống của Việt Thắng. Nhưng do đều là các nguyên liệu phụ gia ngoại nhập nên giá thành cao, chi phí vận chuyển lớn. Các trang bị thiết bị máy móc đều được sản xuất tại Việt Nam. Về bao bì nhãn túi, Việt Thắng ký đựơc hợp đồng với công ty bao bì nhựa Tân Tiến, xí nghiệp in số 7, xí nghiệp 27/7 Hà Nội.…
áp lực của khách hàng:
Khách hàng của doanh nghiệp là những người tạo ra lợi nhuận, tạo ra sự thắng lợi cho công ty. Thị hiếu của khách hàng cũng như các yêu cầu cụ thể của khách hàng về chất lượng sản phẩm, tính nhạy cảm của khách hàng về giá cả.... đều tác động trực tiếp có tính quyết định đến việc thiết kế sản phẩm. Doanh nghiệp nào đáp ứng được đúng các yêu cầu của khách hàng sẽ giành thắng lợi trong kinh doanh, và ngược lại nếu không thoả mãn được mức tối thiểu nhu cầu của khách hàng thì sẽ thất bại
Khách hàng chính của các công ty sản xuất và kinh doanh thuốc BVTV nói chung và của Việt Thắng nói riêng các nông lâm trường, người làm vườn chủ trang trại và đông đảo hơn cả là bà con nông dân thông qua hệ thông đại lý hầu hết các tỉnh trong nước là các đại lý tiêu thụ hàng của công ty. Và áp lực của khách hàng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tâm lý chung của khách hàng là mua sản phẩm chất lượng cao với giá rẻ. Điều này khiến cho các doanh nghiệp khi sản xuất và kinh doanh phải đưa ra các chiến lược sao cho hoạt động kinh doanh đem lại hiệu quả cao nhất.
Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là một trong những nhân tố quan trọng tác động đến quá trình tiêu thụ sản phẩm. Với kỹ thuật và công nghệ phát triển ngày nay sẽ tạo ra khả năng tăng số loại sản phẩm thay thế. Trong ngành BVTV sẽ xuất hiện những sản phẩm thay thế như:
Những sản phẩm Thuốc BVTV cùng loại nhưng chất lượng tốt, giá thành hạ.
Những sản phẩm thuốc BVTV mới có tác dụng và hiệu quả cao hơn diệt đựơc nhiều sâu bọ hoặc các bệnh của cây trồng hơn....
Những sản phẩm thuốc BVTV cùng loại nhưng với tên gọi khác và các đóng gói, nhãn mác hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.....
Để giảm được sức ép của sản phẩm thay thế doanh nghiệp cần phải có giải pháp cụ thể như: phải luôn chú ý đến khâu đầu tư đổi mới kỹ thuật- công nghệ, có các giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng sản phẩm để cạnh tranh với các sản phẩm thay thế, luôn chú trọng đến giải pháp khác biệt hoá sản phẩm.....
Phần II: Phân Tích tình hình tiêu thụ sản phẩm thuốc BVTV và lợi nhuận năm 2005 của công ty TNHH Việt Thắng
2.1 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm thuốc BVTV năm 2005 của công ty TNHH Việt Thắng
Tiêu thụ là giai đoạn cuối của vòng chu chuyển vốn ở doanh nghiệp. Sản phẩm hàng hoá chỉ được coi là tiêu thụ khi doanh nghiệp nhận được tiền hàng bán, hoặc người mua chấp nhận trả tiền. Từ đó ta có thể đưa ra một khái niệm tiêu thụ như sau: Tiêu thụ sản phẩm là quá trình đơn vị bán xuất ra sản phẩm cho đơn vị mua và thu được một khoản tiền về tiêu thụ số sản phẩm đó hoặc nhận được giấy báo chấp nhận trả tiền hàng.
Do vậy tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là nguồn thu chủ yếu để trang trải chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Khả năng kiếm lời của doanh nghiệp phụ thuộc trước hết vào khả năng tiêu thụ sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng quan trọng tới uy tín của doanh nghiệp
Từ những ý nghĩa nói trên của vấn đề tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có thể nhận thấy rằng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm luôn là vấn đề được đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp. Để đẩy mạnh tiêu thụ sản xuất sản phẩm đòi hỏi doanh nghiệp một mặt phải thường xuyên theo dõi tình hình thị trường để kịp thời nắm bắt nhu cầu và thay đổi nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang hoặc có khả năng sản xuất, trên cơ sở đó kịp thời điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, cải tiến chất lượng sản phẩm hiện tại tung ra thị trường những sản phẩm mới nhằm thoả mãn tốt yêu cầu của khách hàng, mặt khác các doanh
nghiệp phải thường xuyên phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp để kịp thời phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơ của doanh nghiệp trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, từ đó có cơ sở đề ra các biện pháp khả thi nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm.
Nội dung và các phương pháp phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp:
Phân tích chung tình hình tiêu thụ sản phẩm
Phân tích chung tình hình tiêu thụ sản phẩm là xem xét, đánh giá sự biến động về khối lượng sản phẩm tiêu thụ xét ở toàn bộ doanh nghiệp và từng sản phẩm, đồng thời xem xét mối quan hệ cân đối dự trữ, sản xuất và tiêu thụ để thấy khái quát tình hình tiêu thụ và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến tình hình đó.
Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ sản phẩm được thực hiện thông qua các chỉ tiêu như: tổng doanh thu, doanh thu thuần, khối lượng tiêu thụ sản phẩm
Và phương pháp dùng để phân tích khái quát tình hình tiêu thụ sản phẩm đó là phương pháp so sánh.
Khi phân tích chung tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ta cần phân tích những nội dung sau:
Phân tích khái quát tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Phân tích mức hoàn thành kế hoạch tiêu thụ đối với từng loại sản phẩm
Phân tích trình độ thực hiện theo kết cấu.
Phân tích tình hình tăng giảm khối lượng sản phẩm tiêu thụ ở kỳ phân tích so với cùng kỳ trước và các kỳ sau.
Phân tích chi tiết tình hình tiêu thụ sản phẩm
Cũng như phân tích khái quát tình hình tiêu thụ sản phẩm, phân tích chi tiết cũng sử dụng các chỉ tiêu như tổng doanh thu, doanh thu thuần, sản lượng hàng tiêu thụ và áp dụng phương pháp so sánh để phân tích. Phân tích chi tiết tình hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ta có thể tiến hành phân tích chi tiết theo các hướng:
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thị trường tiêu thụ sản phẩm,
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo thời gian
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo loại hình doanh thu
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo phương thức tiêu thụ, hợp đồng
hàng.
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm các hướng tiêu thụ sản phẩm
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm theo điểm hoà vốn.
Tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố, các nhân tố đó có thể là nhân tố bên trong, nhân tố bên ngoài, nhân tố chủ quan, nhân tố khách quan, nhân tố tích cực cũng như nhân tố tiêu cực..... Tuỳ theo các loại nhân tố mà doanh nghiệp có thể tác động trở lại trong quá trình quản trị tiêu thụ sản phẩm. Do vậy khi phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp cần phải phát hiện ra những nhân tố ảnh hưởng và phân loại chúng, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp khả thi phù hợp nhằm nâng cao kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm.
Có nhiều cách phân loại các nhân tố ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ sản phẩm, nhưng thông thường người ta thường phân chia thành 3 nhân tố chính:
Các nhân tố bên trong doanh nghiệp (các nhân tố thuộc về doanh nghiệp ) ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm như:
Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất về mặt số lượng và chất lượng sản phẩm.
Tình hình dự trữ, công tác tiếp cận thị trường
Xác định giá bán._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0538.doc