LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị truờng có sự quản lý định hướng của nhà nước nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên trong nhiều lĩnh vực việc thay đổi còn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Nhất là trong công ty cổ phần may Việt Sinh tình hình tiêu thụ và một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu đầy đủ chưa tạo ra được động lực phát triển doanh nghiệp. Đây là vấn đề cần nghiên cứu vì nó liên quan đến các yếu tố của quá trì
50 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình tiêu thụ & lợi nhuận của Công ty cổ phần may Việt sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh sản xuất. Có nhiều vấn đề liên quan đến tiêu thụ sản phẩm cần được xem xét lại( vấn đề sản phẩm, giá, xúc tiến bán.v.v….).
Đẩymạnh tiêu thụ sản phẩm ngày càng mang tính cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp nó đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo và đặc biệt là các bộ phận phòng ban làm công tác tiêu thụ. Chỉ có như vậy doanh nghiệp mới có thể đứng vững trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khi thực hiện hội nhập nền kinh tế. Trong bối cảnh như trên công ty cổ phần may Việt Sinh cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Qua thời gian thực tập tại công ty em nhận thức được sự cần thiết phải có biện pháp để nghiên cứu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý, phù hợp. Do vậy em mạnh dạn chọn thực hiện đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ & lợi nhuận của công ty cổ phần may Việt sinh.
Mục đích nghiên cứu đề tài: Phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm & lợi nhuận của công ty cổ phần may Việt Sinh , trên cơ sở thành tựu đạt được và các khó khăn mà công ty gặp phải, kết hợp giữa lý thuyết và thực tế đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác tiêu thụ sản phẩm & lợi nhuận của công ty.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình tiêu thụ theo mặt hàng, doanh thu kênh tiêu thụ, không chuyên sâu mặt hàng cụ thể nào.
CHUYÊN ĐỀ GỒM
Phần 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần may Việt Sinh
Phần 2: Cơ sở lý luận của công tác tiêu thụ sản phẩm.& Lợi nhuận
Phần 3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm & lợi nhuận của công ty cổ phần may Việt Sinh
Phần 4: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm & lợi nhuận của công ty.
Phần I
I . Giớ thiệu công ty cổ phần may Việt Sinh
1 . Quá trình hình thành & phát triển của doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần may Việt Sinh
Giám đốc : Trần Doãn Thực
Địa chỉ : 45 Đường Giải Phóng Thành Phố Nam Định
Công ty Việt Sinh là một công ty nhà nước thuộc sở công nghiệp tỉnh Nam Định quản lý, tiền thân của nó là công ty may Dân Sinh. Công ty được thành lập vào tháng 10 năm 1978, đến tháng 3 năm 2002 UBND thành phố Nam Định quyết định đổi tên thành : Công ty cổ phần may Việt Sinh.
Giấy phép số : 01053005718
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 065231 của sở công thương thành phố Nam Định.
Sau gần 1 năm xây dựng cơ sở hạ tầng chuẩn bị điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất của mình đến tháng 7 năm 1979 thì công ty bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1 Giai đoạn 1979 – 1986 :
Những năm đầu tiên sau khi thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động công ty phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, ban đầu chỉ là một xí nghiệp nhỏ do nhà nước quản lý và điều hành. Diện tích ban đầu của công ty chỉ có khoảng 10.000m2. Toàn bộ nhà xởng và trang thiết bị, máy móc đều được Cộng Hoà Dân Chủ Đức viện trợ và chủ yếu những thiết bị đều đã cũ kỹ, lạc hậu . Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là sản xuất quần áo may mặc trong nước, khi đó đất nước ta vẫn còn nằm trong chế độ bao cấp do đó mọi nguyên phụ liệu để sản xuất đều do nhà nước cung cấp cho công ty theo kế hoạch đã đặ ra cho công ty. Tuy gặp nhiều khó khăn trong những ngày đầu nhưng công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch mà nhà nước giao cho, không ngừng hoàn thiện và phát triển. Công ty đã liên tục đạt được nhiều danh hiệu mà nhà nước tặng cho, cho đến năm 1986 công ty vẫn đảm bảo công việc gia công quần áo cho thị trường nội địa. Tuy nhiên cho đến thời điểm này thì công ty đã quản lý trực tiếp một số hoạt động của công ty như các hợp đồng gia công vải sợi như : Bao tải đay ; khăn mặt…
1.2 Giai đoạn 1986 - 2002
Trong thời kỳ nay đất nước ta trải qua một sự thay đổi lớn đó là cải cách kinh tế vào năm 1986, nền kinh tế nước ta chuyển từ kinh tế tập chung quan liêu bao cấp sang nền kinh thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau khi nền kinh tế thay đổi thì sản phẩm của công ty sản xuất ra lúc này không còn phù hợp nữa. Khi đó công ty đã tiến hành mở rộng phạm vi gia công của mình để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Không chỉ dừng lại ở việc nhận gai công các mặt hàng trong nước mà còn nhận gia công cho các nước Đông Âu như : Liên Xô ; Tiệp khắc… Các mặt hàng may sẵn công ty vẫn sản xuát nhưng với số lượng hạn chế, hoạt động kinh doanh của công ty vẫn còn bị hạn chế bởi việc xuất khẩu của công ty vẫn phải thông qua các đối tác trung gian.
Vào năm 1990 do yêu cầu của cơ chế kinh tế thị trường có những thay đổi cho nên công ty đã xắp xếp lại doanh nghiệp đồng thời chuyển hướng sản xuất sang các sản phẩm có kỹ thuật, giá trị cao hơn. Từ đó công ty đã tự sản xuất được các hàng hoá để xuất khẩu và cũng tự xuất khẩu được những hàng hoá do mình sản xuất ra. Công ty đã tiến hành tập trung đầu tư hơn về chiều sâu như mở các phân xởng, đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị mới nhằm mở rộng sản xuất. Thành quả của việc đầu tư của công ty là công ty đã sản xuất được các mặt hàng cao cấp hơn như: áo 2 lớp ; áo jacket ; áo dệt kim…
1.3 Giai đoạn 2002- 2007.
Để phù hợp với xu thế hiện tại và chính sách của nhà nước vào tháng 3 năm 2002 Sở công thương thành phố Nam Định đã quyết định đổi tên công ty thành công ty cổ phần may Việt Sinh. Với những lỗ lực không ngừng của bản thân công ty đã luôn tự đổi mới và đã được bộ công nghiệp chứng nhận và cấp giấy phép đăng ký xuất – nhập khẩu, công ty đã thay đổi toàn bộ hệ thống may may do Nhật Bản sản xuất doa đó năng suất của các phân xởng đã đợc nâng lên rõ rệt. Từ đây công ty đã có thể khắc phục đợc khó khăn về kỹ thuật cho lên đã nhận đợc nhiều hợp đồng gia công hơn. Công ty đã có thể sản xuất được các loại hàng như : áo Jacket ; Quần âu ; các loại áo hai lớp ; quần soóc ; quần auu nam nữ và hàng dệt kim…để phục vụ cho việc xúât khẩu ra nước ngoài.
Cho tới nay sau 28 năm thành lập và phát triển, công ty đã vừa sản xuất,vừa xây dựng dưới sự lãnh đạo của đội ngũ cán bộ của công ty. Cùng với sự đóng góp lỗ lực các thành viên trong công ty, hiện nay công ty đã có 4 xưởng may lớn với dây chuyền sản xuất hịên đại. Trình độ, tay nghề của cán bộ công nhân viên trong công ty đã tăng lên rất nhiều, từ chỗ chỉ có hơn 100 công nhân khi mới thành lập đến nay công ty đã có trên 1000 cán bộ công nhân viên được hưởng chế độ theo chính sách, pháp luật nước ta. Đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty đã ngày càng tăng lên, thu nhập bình quân đạt 1.200.000 đ/ người một tháng. Công ty luôn chấp hành nghiêm chỉnh chính sách thuế của nhà nước đã đặt ra, hàng năm đã đóng góp vào ngân sách nhà nước một lượng tiền khá lớn góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước.
2 / Chức năng & nhiệm vụ của doanh nghiệp
Nhiệm vụ của công ty cổ phần may V iệt Sinh trong giai đoạn hiện nay là tiến hành sản xuất, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty . Cùng với sự nỗ lực, cố gắng của toàn bộ công nhân viên và đội ngũ quản lý của xí nghiệp đã thực hiện được một khối lượng công việc khá lớn và đạt hiệu quả đáng khích lệ.
Doanh nghiệp đã ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh như vậy xí nghiệp đã khai thác và tận dụng tiềm lực của chính mình, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm.
Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu (2005 - 2007)
TT
Các chỉ tiêu
ĐVT
2005
2006
2007
So sánh
06/05
%
07/06
%
1
Tổng doanh thu
Triều
112.170
130.378
160.239
116
122
2
Tổng chi phí
Triệu
110.070
129.128
157.200
117
122
3
Lợi nhuận
Triệu
10.376
12.428
15.610
119
125
4
Lao động
Người
1.123
1.187
1.360
105
114
5
Tiền lương (người/năm)
Đồng
12.000.000
13.200.000
13.800.000
110
104
6
Nộp ngân sách
Triệu
3.370
3.470
3.118
102
- 0,89
Qua biểu ta có thể thấy doanh thu của doanh nghiệp năm 2007 tăng cao so với năm 2006 đạt 122& từ 130.378 triệu năm 2005 tăng lên 160.239 triệu năm 2007 đó là nhờ sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty
Các chỉ tiêu khác như tiền lương, nộp ngân sách của xí nghiệp năm 2007 đều được cải thiện tốt hơn sơ với năm 2006, tạo việc làm ổn định và thu nhập tốt cho người lao động, giúp họ tin tưởng và làm việc tốt hơn nữa cho công ty
Bên cạnh đó, ta cũng nhận thấy các chỉ tiêu của năm 2006 đều thấp hơn so với năm 2007.
+ Các chỉ tiêu khác như thu nhập bình quân và nộp ngân sách năm 2007 đều giảm so với năm 2006
Sở dĩ như vậy là vì năm 2007, xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Các đơn đặt hàng ngày càng nhỏ lẻ, nguồn hàng và giá gia công ngày càng giảm mà yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi cao hơn
Mặt khác do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế của một số nước thuộc khu vực Châu á như: Nhật bản, Hàn quốc, Singapo đây đều là những bạn hàng thân tín với doanh nghiệp chính vì vậy doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh cụ thể là số lượng đơn đặt hàng giảm, số lượng và giá gia công giảm sút, nguyên vật liệu cung ứng thiếu đồng bộ, chất lượng kém hấp dẫn dẫn đến kế hoạch sản xuất luôn bị đảo lộn, làm giảm năng suất lao động.
Trong các năm qua, đặc biệt là sau năm 1991, khi mà các thị trường truyền thống của công ty là Liên Xô cũ, các nước Đông Âu có những biến động lớn về thể chế chính trị, các doanh nghiệp có quan hệ làm ăn với thị trường Liên Xô cũ, các nước Đông Âu nói chung và với công ty cổ phần may Việt Sinh nói riêng đều bị ảnh hưởng theo.
Với công ty cổ phần may Việt Sinh từ sau năm 1991 khi các thị trường truyền thống bị sụt giảm rất lớn, ban lãnh đạo công ty đã không chịu bó tay trước những khó khăn rất lớn tưởng như không thể vượt qua này và với uy tín, sự nhạy bén nhận thức, nắm bắt thị trường và kinh nghiệm sản xuaat kinh doanh nhiều năm trong thị trường may mặc xuất khẩu, cùng với nỗ lực của các cán bộ, sự hỗ trợ to lớn về cơ chế chính sách của Nhà Nước như: cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp cho công ty,... đã tạo cho công ty được thế chủ động, tiết kiệm được chi phí, nâng cao được hiệu quả kinh doanh, cùng với sự chỉ dẫn sát sao của Tổng Công ty Dệt - May. Công ty đã tìm kiếm được những thị trường mới, thích ứng dần với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, từng bước ổn định sản xuất và tăng trưởng đáng kể qua từng năm ( tốc độ tăng trưởng bình quân trong 10 năm 2005-2007 là 24% ). Kết quả kinh doanh năm sau luôn cao hơn năm trước, thu nhập cho người lao động được nâng cao, tăng nộp ngân sách Nhà Nước. Công ty đã góp phần không nhỏ đưa ngành may mặc trở thành ngành xuất khẩu mạnh của đất nước.
Nếu như những năm 90 trở về trước, sản phẩm sản xuất chủ yếu của công ty chỉ gồm áo mưa, pijama, măng tô, quần áo bò thì trong những năm gần đây công ty đã sản xuất và gia công thêm rất nhiều mặt hàng mới. Sản phẩm luôn được đổi mới, đa dạng hoá về chủng loại, kích cỡ, màu sắc, chất liệu, chất lượng không ngừng nâng cao và giá cả phải chăng đã được người tiêu dùng ở nhiều nơi tín nhiệm.
Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, công ty rất chú trọng đến khâu tiêu thụ. Đây là công việc đóng vai trò rất quan trọng bởi vì nếu chỉ chú trọng đến sản xuất mà xem nhẹ khâu tiêu thụ thì việc thu hồi vốn của công ty rất khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc quay vòng vốn trong kinh doanh và từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hơn 28 năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay công ty đã có một thị trường tiêu thụ rộng lớn, hơn 10 nước trên thế giới. Bảng dưới đây cho thấy các mặt hàng và thị trường chủ yếu của công ty hiện nay:
STT
THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
MẶT HÀNG
1
EU, Mỹ, Nhật
áo dệt kim
2
EU, Nhật, Thuỵ Sỹ, Séc, Hàn Quốc....
Jacket
3
EU, Séc, Nhật, Hà Lan
Sơ mi nam nữ
4
EU, Thuỵ Sỹ, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore
Bộ Pijama
5
EU, Nhật, Hungary, Hồng Kông, Đức, Pháp, Thuỵ Điển...
Quần, quần áo bò
6
EU, Đức...
Bộ thể thao
7
Canada, Angiêri...
Quần áo trẻ em
8
Libi, Brazil
Bộ Comple
9
Hàn Quốc, Đài Loan
Jilê
10
Nhật
Thảm
11
Mehico, Mỹ, Đài Loan
Veston
Trong điều kiện bình thường đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bình thường, giá bán sản phẩm do doanh nghiệp xác định. Trong trường hợp này giá bán sản phẩm thay đổi thường do chất lượng sản phẩm thay đổi. Do việc thay đổi này mang tính chất chủ quan, tức là phản ánh kết quả chủ quan của doanh nghiệp trong quản lý sản xuất kinh doanh nói chung và quản lý chất lượng nói riêng. Khi giá bán sản phẩm tăng sẽ làm tổng số lợi nhuận tiêu thụ. Từ phân cách trên có thể suy ra rằng việc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác việc thay đổi giá bán cũng do tác động của quan hệ cung cầu, của cạnh tranh... đây là tác động của yếu tố khách quan.
Giá thành toàn bộ sản phẩm là tập hợp toàn bộ các khoản mục chi phí
mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá thành sản phẩm cao hay thấp phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng lao động, vật tư kỹ thuật, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu như sản lượng sản xuất, giá cả, mức thuế không thay đổi thì việc giảm giá thành sẽ là nhân tố tích cực ảnh hưởng đến việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Phần II
I . Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ & lợi nhuận của công ty cổ phần may Việt Sinh
1 / Tình hình tiêu thụ sản phẩm & lợi nhuận của công ty
1.1 Tổng quan tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Công ty luôn thực hiện phương trâm sản xuất là chỉ đưa vào kế hoạch sản xuất mặt hàng đã kí hợp đồng và chắc chắn sẽ được tiêu thụ trên thị trường
Bảng kết quả tiêu thụ các mặt hàng của công ty cổ phần may V iệt Sinh
Đơn vị tính : Triệu đồng.
Các chỉ tiêu
Năm
So sánh tình hình thực hiện các năm ( %)
2005
2006
2007
2006/2005
2006/2007
Tổng doanh thu
112 170
103 378
160 239
116
122
DT XK
90 845
108 854
139 754
119
128
DTND
21 352
21 524
20 485
100
95
Qua bảng trên ta thấy rằng tổng doanh thu của công ty năm 2006 tăng khá mạnh so với năm 2005 sang năm 2007 tiếp tục tăng . Cụ thể là: Tổng doanh thu năm 2006 đạt 103 378 triệu đồng tăng 16% so với năm 2005, sang năm 2007 thì tổng doanh thu lại tăng 22% Nhìn chung tình hình thực hiện doanh thu năm 2006 tăng so với năm 2005 nhưng đến năm 2007 thì tăng mạnh hơn điều này chứng tỏ thị trường biến động không ổn định.
Ta có thể so sánh với hai năm 2006 và 2007
So với năm 2007 thì doanh thu xuất khẩu tăng nhưng doanh thu nội địa giảm tổng doanh thu tăng 22%
Nhìng chung tình hình tiêu thụ các sản phẩm của công ty tốt. Mặt hàng dệt kim mới được đưa vào sản xuất và tiêu thụ nhưng đã có dấu hiệu đáng mừng, Doanh thu của các mặt hàng qua các năm 2005, 2006, 2007 có sự biến động mà nguyên nhân chính ở đây là công ty không tìm được đối tác tiêu thụ thay thế khi các bạn hàng truyền thống giảm khối lượng đặt mua sản phẩm.
2.1 Các chỉ tiêu lợi nhuận chủ yếu của xí nghiệp.
Trong những năm qua, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn vì phải đối chọi với những thử thách của cơ chế thị trường nhưng xí nghiệp vẫn không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư thêm máy móc thiết bị, phục vụ cho yêu cầu cấp bách của xí nghiệp, mở rộng qui mô nhằm đáp ứng tốt nhu cầu về sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó thu được doanh thu cao và đạt được mục tiêu có lợi nhuận tối đa.
Tình hình thực hiện lợi nhuận năm 2005 - 2007
Kế hoạch
Thực hiện
Năm
Lợi nhuận tỷ ()()()(tỷ)
3
2
1
2005
2006
2007
Nhìn vào biểu ta có thể thấy năm 2007, xí nghiệp đã đạt lợi nhuận rất cao vượt mức kế hoạch đề ra . Điều này thể hiện rõ khuynh hướng kinh doanh đúng đắn của công ty. Năm 2006 lợi nhuận đạt được không vượt mức kế hoạch là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ở Châu á và do công ty đã không chủ động trong việc tìm kiếm nguồn hàng để sản xuất…Tuy còn một số khó khăn do tác động của cả nhân tố chủ quan và khách quan nhưng công ty đã và đang dần dần khắc phục để nhanh chóng mở rộng và chiếm lĩnh thị trường bằng các sản phẩm truyền thống, tăng cao doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp
Tình hình thực hiện doanh thu và lợi nhuận
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
KH
TH
%
KH
TH
%
KH
TH
%
Tổng doanh thu
904.596
112.170
124
125.567
130.378
103,8
156.567
160.239
102
Lợi nhuận
10.102
10.376
102,7
11.432
12.428
108,7
13.456
15.610
116
Qua biểu trên cho thấy chỉ số doanh thu và lợi nhuận của các năm 2005-2007 đều vượt mức kế hoạch. Đặc biệt là năm 2007, doanh thu vượt mức kế hoạch đạt kế hoạch. Để đạt được mức doanh thu và lợi nhuận khả quan như vậy một mặt là do chính sự cố gắng của bản thân các phân xưởng sản xuất, và một mặt do sự quản lý chặt chẽ và có hiệu quả của cán bộ quản lý trong công ty. Hàng năm công ty có kế hoạch đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị để đảm bảo cho sản xuất, thanh lý những máy móc quá cũ không sử dụng được, tận dụng những máy móc vẫn còn sử dụng tốt, tiến hành bảo dưỡng định kỳ. Bên cạnh đó công ty còn thường xuyên kiểm tra và nâng cao tay nghề cho lao động, tìm kiếm và ký kết các hợp đồng mới cho xuất khẩu hàng may mặc với các đối tác ở nước ngoài.
Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thực hiện (2006 – 2007 ).
Chỉ tiêu
2006
2007
1. Sức sinh lời của vốn kinh doanh
0,0825
0,0974
2. Sức sinh lời của lao động
798.564
148.426
3. Sức sinh lời của doanh thu
0,0953
0,0974
+ Chỉ tiêu sức sinh lời của vốn kinh doanh thể hiện 1 đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh thu được bao nhiêu đồng lãi 2005 là 0,0974 đồng và năm 2006 tăng lên là 0,0974 đồng. Việc tăng lên này là do sự sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn, tránh để máy móc thiết bị nhà rỗi. Qua đây cho thấy xí nghiệp đã sử dụng đồng vốn kinh doanh có hiệu quả hơn, tạo sức sinh lời lớn hơn.
+ Chỉ tiêu sức sinh lời của lao động năm 2005 là 789.564 và năm 2007 là 148.421 Việc chỉ tiêu này tăng cao vào năm 2007 là do chất lượng tốt hơn của lao động trong xí nghiệp nên tạo ra năng suất lao động tốt hơn trước, do vậy mà số lợi nhuận do một do một lao động tạo ra nhiều hơn. Năm
+ Chỉ tiêu doanh lợi của xí nghiệp năm 2006 là 0,059 và năm 2005 là 0,0974. Năm 2007 chỉ tiêu doanh lợi tăng cao, điều này đã chứng tỏ công ty đã có hướng đi đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên doanh thu của công ty đã tăng so với năm 2006 và lợi nhuận tăng cao nên có ảnh hưởng tốt tới chỉ tiêu doanh lợi.
1.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ & lợi nhuận
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ
1.2.1.1 Nhu cầu thị trường.
Một công ty muốn có thể sản xuất kinh doanh hoặc tiêu thụ bất cứ một sản phẩm nào đó thì phải nghiên cứu nhu cầu thị trường, những sở thích tâm lý người mua trong môi trường nội địa hay một môi trường xuất khẩu.
Công ty muốn tiêu thụ tốt sản phẩm của mình thì phải có những chính sách nghiên cứu kỹ môi trường, vị trí, địa điểm cần thiết để có thể tung sản phẩm của mình ra thị trường đó.
Bảng tình hình tiêu thụ các sản phẩm năm 2007.
Sản phẩm
ĐVT
Xuất khẩu
Nội địa
Tỷ trọng trong nước
Tỷ trọng nước ngoài
áo zăcket các loại
Sp
401600
100 400
20%
80%
SP dệt kim
Sp
1 524 900
377 100
30%
70%
Ao sơ mi các loại
sp
758 970
178 030
19%
81%
Quần âu
sp
1 173 000
782 000
60%
40%
Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình tiêu thụ sản phẩm năm 2007 đối với công ty là tốt.
Quần âu & áo dệt kim là sản phẩm truyền thống của công ty là một mặt hàng chính chủ yếu tiêu thụ ở thi trường xuất khẩu với sản lượng Sản phẩm dệt kim : Là một mặt hàng mới của công ty nhưng chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nước ngoài. Năm 2007 tỷ trọng chiếm 70%.
Cần phải nghiên cứu nhu cầu thị trường để xác định khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty, trên cơ sở nghiên cứu thị trường công ty có khả năng nâng cao được khả năng thích ứng với thị trường của mỗi sản phẩm do mình sản xuất ra từ đó đẩy mạnh khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.
* Phân đoạn đúng thị trường mục tiêu và tiềm năng
Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu tức là công ty phải phân chia rõ ràng các khu vực kinh doanh của mình, qua điều tra nghiên cứu thị trường để dự đoán và xác định thị trường có triển vọng nhất trên cơ sở những thông tin thu được công ty tiến hành nghiên cứu Maketing từ đó giúp cho công ty so sánh nhiều thị trường hay chọn ra một hay nhiều thị trường có triển vọng tốt thông qua quy mô cơ cấu thị trường, nghiên cứu phân tích các địa bàn khác nhau theo những tiêu thức khác nhau đồng thời công ty phải xem xét đánh giá sự ảnh hưởng của môi trường ngoài tầm kiểm soát của công ty.Quá trình phân tích Maketing để lựa chọn thị trường mục tiêu là chiến lược kinh doanh có tác động chủ yếu đến sự tiêu thụ của công ty. Công tác phân đoạn thị trường để lựa chọn thị trường mục tiêu được chia làm ba giai đoạn chính.
* Giai đoạn khảo sát: Công ty tiến hành thẩm vấn thăm dò và tập chung vào các nhóm để hiểu sâu hơn những động cơ thái độ và hành vi của người tiêu dùng. Sử dụng những kết quả thu được công ty soạn thảo một mẫu phiếu câu hỏi để thu nhập những số liệu về:
Những tính chất và xếp hạng tầm quan trọng của chúng.
Mức độ biết đến nhãn hiệu và xếp hạng nhãn hiệu.
Các dạng sử dụng sản phẩm.
Thái độ với những loại sản phẩm.
Những số liệu về nhân khẩu học , tâm lý và phương tiện truyền thông ưa thích của những người trả lời.
* Giai đoạn phân tích: Công ty áp dụng các cách phân tích yếu tố đối với các số liệu để loại bỏ những biến cố liên quan chặt chẽ sau đó áp dụng cách phân tích cụm để tạo ra những đoạn thị trường khác nhau nhiều nhất. Như là sản phẩm dệt kim đối với thị trường trong nước có sự chênh lệch giữa thị trường thành thị và nông thôn. Trung bình giá sản phẩm quần áo dệt kim có giá khoảng trên dưới 40.000đ/sp với mức giá này thì không thể bán được ở nông thôn Việt Nam.
Qua đó công ty sẽ đánh giá lại xem xét lại toàn bộ viẹc lựa chọn thị trường hay mở rộng thêm thị trường đó có phù hợp không nhưng vẫn đảm bảo tính quan trọng, tính khả thi, đồng thời phải tự tìm hiểu đặc tính của công ty mình ở mỗi giai đoạn đối với mặt hàng của mình.
Sau khi phân đoạn thị trường thì công ty phải xác định thị trường mục tiêu, sao cho thị trường đó hấp dẫn nhất để xâm nhập có hiệu quả, những yếu tố sau đây cần được xem xét thu thập về thị trường:
+ Doanh số bán ra hiện nay của loại hàng này.
+ Tỷ lệ tăng dự kiến của doanh số.
+ Mức lãi đã đánh giá được.
+ Mức độ cạnh tranh.
* Các yêu cầu về tiếp thị.
Khu vực thị trường tốt nhất là khu vực có doanh số cao, mức tăng trưởng mạnh, mức lãi lớn, ít cạnh tranh và mức tiếp thị đơn giản. Thông thường chẳng có khu vực nào trội hơn hẳn về các mặt đó, nên công ty cần cân nhắc.
Sau khi xác định các khu vực công ty phải tìm khu vực nào phù hợp với khả năng sản xuất kinh doanh của công ty nhất. Như vây công ty tìm được khu vực hấp dẫn một cách khách quan và đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường đó.
3 / Đối thụ cạnh tranh
. 3. 1 Các đối thủ cạnh tranh trong nước:
+ Tại thị trường phía bắc có các công ty: May Thăng Long , may Sông Hồng Nam Định , dệt kim Thắng Lợi v..v từ khi chuyển sang cơ ché thị trường hầu như không còn trụ vững, riêng công ty dệt kim Đông Xuân thành lập từ năm 1960 máy móc thiết bị cũ kỹ, lạc hậu nhưng lại có kinh nghiệm dày dặn về sản xuất loại sản phẩm này, đồng thời khách hàng cũng biết nhiều về sản phẩm của công ty này. Những năm gần đây công ty có đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại hợp tác sản xuất với nước ngoài nhưng vẫn chưa thoả mãn nhu cầu của thị trường, mặt khác sản phẩm nội địa của công ty này còn nghèo nàn về chủng loại, mẫu mã, chất lượng không cao nên không đủ sức cạnh tranh.
+ Tại miền nam Việc tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần may Việt Sinh diễn ra chủ yếu ở thị trường phía bắc, còn các công ty phía nam chưa mạnh dạn tung sản phẩm ra thị trường phía bắc, lý do là sản phẩm ở khu vực phía bắc và phía nam gần như là khác nhau. Miền nam chủ yếu là hàng nóng ngắn tay phù hợp với thời tiết, còn ngoài bắc ngoài hàng này còn có hàng dày dài tay mặc mùa xuân, mùa thu và các áo dài tay cao cổ, bộ quần áo xuân thu, bộ quần áo mùa đông rất hợp với người tiêu dùng. v..v..
Ngoài ra còn kể đến các đơn vị tư nhân, gia công sản xuất các mặt hàng dệt kim nhái lại của công ty, những sản phẩm tương đối khác so về chất lượng mẫu mã, nhưng giá thành lại hạ hơn so với giá của công ty.
3.2 Các đối thủ cạnh tranh ngoài nước:
Ngoài các đối thủ cạnh tranh trong nước thì công ty còn phải đương đầu với sản phẩm nhập ngoại tràn lan cả bằng đường chính thức và không chính thức từ Trung Quốc, Đài Loan, Singapore…thời gian qua hàng nhập ngoại đã chiếm lĩnh thị phần lớn trong nước, đặc biệt là phải kể đến hàng nhập ngoại từ Trung Quốc vào Việt Nam với khối lượng lớn. Những hàng này có chất lượng kém như hàng mỏng hay mầu sắc không bền nhưng bù lại chúng có:
Mẫu mã phong phú và đa dạng, mầu sắc hài hoà bao gói đẹp , tiện lợi nhanh thay đổi mốt, các chủng loại sản phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu cho mọi đối tượng.
Giá bán sản phẩm vừa phải hoặc rất rẻ, đây là yếu tố quan trọng để mặt hàng này thâm nhập vào Việt Nam, đặc biệt là vùng có thu nhập thấp như nông thôn vùng sâu vùng xa.
Như vậy việc cạnh tranh với hàng nhập ngoại là một vấn đề khó khăn và cấp bách đối với doanh nghiệp Việt Nam trong đó có công ty cổ phàn may Việt Sinh
Những đối thủ cạnh tranh trong nước và hàng ngoại nhập ồ ạt vào Việt Nam khiến cho công ty đã phải mua sắm những thiết bị mới. Do vậy sản phẩm của công ty vẫn được ưa chuộng, vì so với trong nước chất lượng vải tốt hơn, mầu sắc đảm bảo không phai. So với hàng Trung Quốc giá rẻ nhưng qua tiêu dùng mọi người thấy chất lượng may sản phẩm công ty tốt hơn nên sản phẩm này ngày càng có vị thế trên thị trường nội địa và được người tiêu dùng ưa thích.
Bên cạnh những điểm mạnh mà công ty có thể đứng vững trước đối thủ cạnh tranh, thì điểm yếu của hàng của công ty là: chủng loại chưa phong phú, giá thành tương đối cao. Hiện nay công ty đang cố gắng đa dạng hoá sản phẩm nhằm khắc phục điểm yếu của mình mặt khác công ty đang có gắng nghiên cứu để giảm giá thành sản phẩm.
4/ Khả năng tiêu thụ của công ty
Nguyên vật liệu mà công ty sử dụng trong quá trình sản xuất chủ yếu là nhập ngoại Trong thời kỳ bao cấp thì nguồn cung ứng nguyên vật liệu này chủ yếu do nhà nước tìm kiếm và sắp đặt. Thông thường nhà nước nhập từ Trung Quốc và Liên Xô theo nghị định ký giữa hai chính phủ. Khi chuyển sang kinh tế thị trường thì công ty phải tự tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu. Các nguồn nguyên phụ liệu trong nước chỉ đáp ứng được 10% của quá trình sản xuất của công ty còn lại phaỉ nhập ngoại. Thời gian đầu công ty nhập chủ yếu từ Liên Xô sau đó do sự phát triển của công ty nên đòi hỏi nguyên liệu tăng công ty phải khai thác thêm nguồn cung ứng từ các nước Nhật Bản , Đài Loan , Trung Quốc , Hàn Quốc v ..v..Tuy nhiên trong thời gian qua giá Nguyên phụ liệu có nhiều biến động làm ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất của công ty, vì nhập ngoại nên phải phụ thuộc vào phía nước ngoài làm giảm uy tín của công ty và hạn chế việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.
* Ưu điểm: ưu điểm nổi bật nhất của công ty cổ phần may Viẹt Sinh là đã nhanh nhạy kịp thời thích nghi với cơ chế mới của nền kinh tế quốc dân. Vì vậy mà công ty đã có những quan niệm đúng đắn, những việc làm đúng đắn trong công tác tiêu thụ sản phẩm . Công ty duy trì những khách hàng thường xuyên giữ vững thị trường đã có, liên tục thăm dò và mở rông thị trường mới. Do đó công ty đã đem lại một hiệu quả sản xuất kinh doanh đáng kể
Công ty đã quan tâm mạnh vào quá trình đầu tư nâng cấp thiết bị nâng cấp dây truyền sản xuất, phần nào góp phần duy trì chất lượng thiết bị, chất lượng sản phẩm . Công ty liên tục mở rộng sản xuất đa dạng hoá sản phẩm liên tục thay đổi mẫu mã thay đổi chủng loại kích cỡ sản phẩm để liên tục đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nhờ đó sản phẩm của công ty đã có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường góp phần vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh, giữ vững sản xuất.
Chính sách làm vừa lòng khách hàng coi khách hàng như thượng đế được công ty nhất quán thực hiện. Điều này được thể hiện qua cách thức ký kết hợp đồng và lựa chọn hợp đồng, qua tác phong phục vụ khách của nhân viên các cửa hàng thương mại dịch vụ các cơ sở cắt may trựctiếp của công ty. Do đó công ty đã giữ vững được thị trường, tạo uy tín cao đối với các khách hàng Với các sản phẩm của công ty sản xuất kinh doanh công ty đã phân biệt một cách rõ rệt, từ đó có những phương pháp nghiên cứu, áp dụng sản xuất kinh doanh khác nhau nhằm tối đa hoá các nghiệp vụ kinh tế cũng như các nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm .
Quá trình quản lý công nghệ, thiết bị, quản lao động, tổ chức sản xuất được công ty thực hiện với hiệu quả cao góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ được giá bán sản phẩm từ đó tăng được tính cạnh tranh của các sản phẩm của công ty.
Quá trình lập kế hoạch sản xuất được thực hiện một cách có khoa học và hợp lý. Các chủng loại mặt hàng được quyết định sản xuất, quyết định đưa vào phân phối với số lượng bao nhiêu chất lượng như thế nào được tính toán cụ thể, qua số liệu nhiều năm và qua khách hàng yêu cầu. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để công ty thực hiện tiêu thụ sản phẩm một cách có hiệu quả nhất.
Các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm mà công ty áp dụng thực hiện đem lại những hiệu quả rất cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các nghiệp vụ phục vụ tốt cho quá trình tiêu thụ sản phẩm như : đóng gói, bảo quản mẫu mã , nhãn hiệu hàng hoá và đặc biệt là khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm được công ty đánh giá cao đảm bảo sản phẩm tới tay người tiêu dùng sẽ làm hài lòng và yên tâm về mọi yêu cầu đòi hỏi.
Đó là những ưu điểm chính nổi bật của công ty cổ phần may Việt Sinh trong công tác tiêu thụ sản phẩm . Những ưu điểm này chính là những yếu tố quan trọng góp phần để công ty tồn tại và phát triển trong cơ chế hiện nay.
Công ty cổ phần may Việt Sinh luôn có những hợp đồng ký kết ổn định đôi khi quá tải trong khi các công ty khác không thu hút được một hợp đồng nào dù là những hợp đồng nhỏ. Tuy nhiên do những khách quan cũng như những thay đổi về cách nghĩ còn chậm hơn sự vận động biến đổi của thực tại khách quan của nền kinh tế Việt Nam hiện nay nên công ty còn tồn tại những hạn chế trong công tác tiêu thụ sản phẩm.
* Nhược điểm :
Khâu nghiên cứu thị trường còn để ngỏ nhiều đoạn thị trường và chưa có được sự chủ động trên thị trường. Thị trường tiêu thụ sợi chưa xâm nhập được ._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7736.doc