Lời nói đầu
Ngành vận tải đường sắt là một trong những ngành kinh tế thuộc ngành GTVT. Cũng như các ngành kinh tế quốc dân khác, ngành GTVT là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt bởi vận tải có đầy đủ các yếu tố của quá trình sản xuất đó là:
- Sức lao động của con người.
- Công cụ lao động: phương tiện, thiết bị vận tải, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, cầu cống đường sá, và các máy móc thiết bị phục vụ cho công tác sửa chữa.
- Đối tượng lao động: hàng hóa và hành khách.
* Nhờ có vận tải mà ta th
86 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1952 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng và kinh doanh thu vận tải Xí nghiệpLH-I năm 2002 (86tr), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện được sự lưu thông của hàng hóa và di chuyển của con người. Sự di chuyển này rất cần thiết để thực hiện và phát triển của các ngành kinh tế khác. Vì vậy không có vận tải thì bất kỳ quá trình sản xuất nào trong xã hội cũng không thể thực hiện được, nó là điều kiện không thể thiếu được trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa trong xã hội.
* Ngành vận tải tuy không sáng tạo ra các sản phẩm vật chất mới cho xã hội như các ngành kinh tế khác nhưng nó tạo ra khả năng sử dụng các sản phẩm của các ngành kinh tế bằng cách đưa các sản phẩm đó từ nơi sản xuất đến các nơi tiêu dùng. Sản phẩm của ngành GTGT là T.Km, HK.Km. Giá trị của sản phẩm vận tải được sáng tạoa ra trong quá trình vận tải và nó hợp vào giá trị hàng hóa được vận chuyển. Giá trị này chính là hiệu số giá trị hàng hóa giữa nơi đi và nơi đến, vì vậy giảm được giá trị vận tải. Góp phần nâng cao lợi nhuận, ngành GTVT không có sản phẩm dự trữ, sản phẩm chỉ có ở quá trình sản xuất vận tải, tức là khi ngừng hoạt động thì ngành sẽ không có sản phẩm. Tuy nhiên, để cho việc hoạt động vận tải không bị ngừng (được tiến hành liên tục) thì ngành có dự trữ năng lực vận tải, năng lực này sẽ được tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa công suất phục vụ đầy đủ nhu cầu vận tải.
* Sự phát triển của ngành vận tải ở bất kỳ chế độ xã hội nào cũng tuân theo các yêu cầu của quy luật kinh tế phục vụ cho xã hội đó là, chịu sự chi phối của quy luật cung cầu để tổ chức sản xuất có hiệu quả, có sức cạnh tranh trong nền kinh tế nhất là trong xã hội nước ta hiện nay.
* Trong hệ thống vận tải quốc gia thống nhất thì vận tải đường sắt nổi lên với những ưu điểm sau:
- Thực hiện được quá trình vận chuyển liên tục, quanh năm không kể ngày đêm, không phụ thuộc vào khí hậu, thời tiết.
- Khả năng hoạt động trên một quãng đường dài với giá trị cước rẻ, khối lượng vận chuyển lớn.
- Chi phí nhiên liệu cho một đơn vị sản phẩm là nhỏ, giá thành vận tải hạ, năng suất lao động cao, ít ảnh hưởng đến môi trường.
- Vận tải đường sắt có độ an toàn rất cao so với các ngành vận tải khác.
Chương 1
Giới thiệu chung
I. Giới thiệu chung về Liên hiệp Đường sắt Việt Nam
Liên hiệp Đường sắt Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm trước Nhà nước về sản xuất kinh doanh của ngành đường sắt, là đơn vị hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân trước nhà nước và pháp luật. Có trách nhiệm tổng hợp cân đối, điều tiết các mặt công tác để đảm bảo lợi ích chung của toàn ngành và công bằng giữa các xí nghiệp liên hợp.
Về quan hệ quốc tế: Liên hiệp Đường sắt Việt Nam là thành viên của tổ chức Đường sắt quốc tế OSZD và đang từng bước hòa nhập vào cộng đồng đường sắt trong khu vực.
Trước năm 1989, cùng với cơ chế tập trung bao cấp, ngành đường sắt chưa chủ động trong sản xuất kinh doanh, công tác phục vụ chưa đáp ứng được nhu cầu về vận chuyển, sản xuất kinh doanh thua lỗ, ngành đường sắt là một trong những gánh nặng của Nhà nước.
Đến năm 1989, Liên hiệp Đường sắt Việt Nam được thành lập, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về quản lý vốn và sản xuất kinh doanh của mình, trở thành đơn vị sản xuất kinh doanh độc lập, thực hiện công cuộc đổi mới. Trước hết ngành đường sắt sắp xếp lại tổ chức sản xuất trong toàn ngành, xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp, xây dựng cơ chế mới và khối đoàn kết vững mạnh với các mục tiêu: không để một tổ chức, một cá nhân nào có quyền lợi, quyền lực mà không có trách nhiệm, nghĩa vụ, không để một nhà ga, một đầu máy, một toa xe, một nút cầu đường nào mà không có người làm chủ thực sự.
Lịch sử của ngành đường sắt Việt Nam đã trải qua hơn một thế kỷ xây dựng và trưởng thành đến nay đã có tổng chiều dài trên 3000km nối các vùng dân cư, trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế, du lịch và dịch vụ trong cả nước. Ngoài hệ thống cầu đường, còn có một khối lượng giao thông vận tải lớn.
Trong nền kinh tế đất nước là nền kinh tế thị trường như hiện nay, thì đường sắt nước ta phải đổi mới cho phù hợp với cơ chế thị trường theo sự phát triển của cơ chế mới nghĩa là hoạt động sản xuất phải thu được hiệu quả tối đa (lợi nhuận cao). Song thực tế của ngành đường sắt Việt Nam thực hiện được điều đó sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn bởi vì các vấn đề sau: Đường sắt Việt Nam có 6 tuyến đường chính với tổng chiều dài 2560km chưa có tuyến nào đạt tiêu chuẩn quốc gia, 83% hết niên hạn sử dụng, 27 hầm đã xây dựng được gần 100 năm, đang xuống cấp nghiêm trọng, 80% đầu máy có kỹ thuật lạc hậu (sức kéo yếu, tốc độ thấp, tiêu hao nhiều nhiên liệu), trên 57% toa xe được sử dụng hơn 25 năm, hệ thống thông tin lạc hậu. Sự cũ kỹ lạc hậu của ngành như vậy cộng với mô hình quản lý không phù hợp sẽ không đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội và đời sống: nhanh chóng, an toàn, đơn giản, thuận tiện và thái độ văn minh lịch sự đó là một thách thức lớn đối với toàn bộ cán bộ công nhân viên ngành đường sắt, và một câu hỏi bức xúc được đặt ra là Liên hiệp Đường sắt Việt Nam có thể tồn tại được hay không trong nền kinh tế thị trường.
Qua những năm đổi mới của ngành thì câu hỏi đã được trả lời bằng sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên ngành Đường sắt với sự quan tâm của Nhà nước đến nay ngành Đường sắt Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng tự hào.
Tốc độ chạy tàu đã được cải tiến rõ rệt, cụ thể như tuyến (Bắc - Nam) thời gian chạy từ 58h (năm 1989) giảm xuống 36h (năm 1998) và xuống 32h (năm 1999) và xuống 30h (năm 2002). Tuyến Hải Phòng từ 4h rút xuống 2h.
Hệ thống đường xá được nâng cấp, các phương tiện vận tải dần dần được hiện đại hóa (chẳng hạn đầu máy hơi nước đã hầu như loại bỏ). Mua thêm nhiều đầu máy như: đầu máy Bỉ, Tiệp. Đóng nhiều toa xe mới với các trang thiết bị hiện đại như toa xe có máy lạnh.
Tỷ lệ tàu đến đúng giờ đạt chất lượng cao, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ngày càng tiến bộ với hệ số an toàn chạy tàu cao.
Hệ thống nhà ga hiện nay cũng được nâng cấp có vườn hoa cây cảnh, nhà chờ lịch sự, thoáng mát, đảm bảo văn minh. Nhiều ga đã đạt ga văn hoá.
Cùng với sự phát triển của hệ thống sản xuất vận tải, hệ thống sản xuất kinh doanh phục vụ, dịch vụ cũng phát triển có hiệu quả như: sản xuất bia, mở ra các dịch vụ tắc xi đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho đường sắt, và đã hoàn thành thắng lợi những mục tiêu đề ra từ ngày đầu công cuộc đổi mới là (cán bộ công nhân viên bớt khó khăn, Nhà nước bớt gánh nặng với ngành đường sắt).
Những kết quả trên đã chứng tỏ rằng ngành đường sắt Việt Nam có khả năng phát triển và trở thành một ngành vận tải quan trọng trong ngành giao thông nước ta.
Trong Liên hiệp Đường sắt Việt Nam hiện đang hình thành 3 xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt gồm:
- Xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực I: quản lý khai thác các tuyến đường sắt miền Bắc và tuyến Bắc - Nam từ cột hiệu phía bắc ga Đồng Hới trở ra.
- Xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực II: quản lý và khai thác các tuyến đường sắt Bắc - Nam từ ga Đồng Hới đến cột hiệu phía Nam ga Diêu Trì.
- Xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực III: quản lý và khai thác các tuyến đường sắt Bắc - Nam từ cột hiệu phía Nam ga Diêu Trì đến ga Sài Gòn.
Trong mỗi xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực đều có đầy đủ các chuyên ngành: đầu máy, toa xe, ga, hạt, thông tin tín hiệu, cầu đường để tạo ra sản phẩm cuối cùng là T.Km, HK.Km. Để tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả và phát huy tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị kinh tế cơ sở, Liên hiệp vận tải đường sắt phân cấp quản lý như sau: các xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực thực hiện chế độ hạch toán nội bộ đầy đủ, có quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh dưới sự điều hành chung của Liên hiệp Đường sắt Việt Nam. Các xí nghiệp Liên hợp khu vực phân cấp quản lý đối với các xí nghiệp thành viên thực hiện nhiệm vụ theo chuyên ngành của mình và tiến hành hạch toán sản phẩm công đoạn với xí nghiệp Liên hợp khu vực theo quy định chung của toàn ngành. Chỉ có Liên hiệp Đường sắt Việt Nam mới là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập hoàn toàn, có đủ tư cách pháp nhân và thực hiện hạch toán lãi, lỗ trong toàn ngành.
II. Giới thiệu chung về Xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực I
Thành lập theo Quyết định số 366 QĐ/TCCB-LĐ ngày 09/03/1989 của Bộ Giao thông Vận tải.
Xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực I trực thuộc Liên hiệp Đường sắt Việt Nam và được xác định là một đơn vị sản xuất kinh doanh.
Phạm vi hoạt động của xí nghiệp Liên hợp vận tải đường sắt khu vực I là: quản lý, khai thác toàn bộ các tuyến đường sắt phía Bắc (từ Hà Nội đi Thái Nguyên đi Đồng Đăng, đi Lào Cai, đi Hải Phòng - Hạ Long) và tuyến đường sắt Thống nhất tính từ Hà Nội đến cột hiệu phía Bắc ga Đồng Hới.
1. Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp Liên hợp I
1.1. Mô hình tổ chức của Xí nghiệp Liên hợp I
Các ga
trực
thuộc
Các
hạt
vận chuyển
Các
xí nghiệp
toa xe
Các
xí nghiệp
đầu máy
Công ty cổ
phần dịch
vụ vận tải
Xí nghiệp Liên hợp I
1.1.1. Các ga trực thuộc có 7 ga trong đó:
- 5 ga loại I: Ga Hà Nội, ga Hải Phòng, ga Giáp Bát, ga Yên Viên, ga Bỉm Sơn.
- 2 ga loại II: Ga Đồng Đăng, ga Lào Cai.
1.1.2. Các hạt vận chuyển gồm có 10 hạt là những tổ chức thay mặt xí nghiệp liên hợp quản lý các ga dọc đường, cụ thể:
- Hạt Quảng Bình: quản lý tuyến đường sắt từ ga La Khê đến ga Phúc Trạch, trụ sở ở Đồng Hới.
- Hạt Nghệ Tĩnh: quản lý tuyến đường sắt từ ga Phúc Trạch đến ga Hoàng Mai và thêm tuyến đường nhánh từ cầu Giát đến Nghĩa Đàn, trụ sở ở thành phố Vinh - Nghệ An.
- Hạt Thanh Hóa: quản lý tuyến đường sắt Trường Lâm - Đò Lèn, trụ sở ở thành phố Thanh Hóa.
- Hạt Hà Ninh: quản lý tuyến đường sắt Đồng Giao - Thường Tín, trụ sở đóng ở Nam Định.
- Hạt Hà Hải: quản lý tuyến đường sắt Gia Lâm - Thượng Lý, trụ sở ở Hải Dương.
- Hạt Hà Thái: quản lý tuyến đường sắt Cổ Loa - Quán Triều và tuyến Văn Điển - Phúc Yên, trụ sở ở thị trấn Đông Anh.
- Hạt Hà Quảng: quản lý tuyến đường sắt Bảo Sơn - Hạ Long, trụ sở ở thị trấn Mạo Khê - Quảng Ninh.
- Hạt Hà Lạng: quản lý tuyến đường sắt Từ Sơn - Lạng Sơn, trụ sở ở Bắc Giang.
- Hạt Vĩnh Phúc: quản lý tuyến đường sắt Hương Canh - Ddoan Thượng, trụ sở ở Việt Trì - Phú Thọ.
- Hạt Yên Lào: quản lý tuyến đường sắt Văn Phú - Làng Giang và tuyến Phố Lu - Bom Hán, trụ sở ở thành phố Yên Bái.
1.1.3. Các xí nghiệp toa xe gồm 4 xí nghiệp, trong đó: gồm 2 xí nghiệp sửa chữa toa xe và 2 xí nghiệp vận dụng toa xe.
- Xí nghiệp sửa chữa toa xe:
+ Xí nghiệp sửa chữa toa xe Hà Nội, trụ sở ở Hà Nội.
+ Xí nghiệp sửa chữa toa xe Vinh, trụ sở ở thành phố Vinh - Nghệ An.
Nhiệm vụ của các xí nghiệp này là: niên tu và sửa chữa toa xe.
- Xí nghiệp vận dụng toa xe:
+ Xí nghiệp vận dụng toa xe khách Hà Nội, có nhiệm vụ là quản lý toàn bộ số tàu khách và toa xe khách đồng thời chỉnh bị đoàn xe khách.
+ Xí nghiệp vận dụng toa xe hàng Hà Nội, có nhiệm vụ là quản lý toàn bộ số tàu hàng, toa xe hàng và các trạm khám chữa toa xe dọc đường, khám chữa cả các toa xe khách và các đoàn tàu khách.
1.1.4. Các xí nghiệp đầu máy gồm có:
- Xí nghiệp đầu máy Hà Nội.
- Xí nghiệp đầu máy Vinh.
- Xí nghiệp đầu máy Hà Lào.
1.1.5. Các xí nghiệp cầu đường (có 9 xí nghiệp)
- Xí nghiệp cầu đường Hà Thái: quản lý tuyến Cổ Loa - Quán Triều, Văn Điển - Phúc Yên.
- Xí nghiệp cầu đường Hà Hải quản lý tuyến Gia Lâm - Thượng Lý.
- Xí nghiệp cầu đường Yên Lào: quản lý tuyến Văn Phú - Lào Cai - Pom Hán.
- Xí nghiệp cầu đường Vĩnh Phú: quản lý tuyến đường Hương Canh - Đoan Thượng.
- Xí nghiệp cầu đường Hà Lạng, Hà Quảng: quản lý tuyến đường Từ Sơn - Lạng Sơn, Bảo Sơn - Hạ Long.
- Xí nghiệp cầu đường Thanh Hóa: quản lý tuyến đường Đò Lèn - Hoàng Mai.
- Xí nghiệp cầu đường Nghệ Tĩnh: quản lý tuyến đường Cầu Giát - Hương Phố.
- Xí nghiệp cầu đường Quảng Bình: quản lý tuyến đường Phúc Trạch - Thuận Lý,
- Xí nghiệp cầu đường Hà Ninh: quản lý tuyến đường Thường Tín - Đồng Giao.
1.1.6. Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải
Công ty Cổ phần Dịch vụ vận tải hình thành và hoạt động với hình thức công ty cổ phần mà cổ đông là các xí nghiệp thành viên, các ga hạt vận chuyển... có chức năng hoạt động dịch vụ nhằm nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Về tổ chức Đảng và Công đoàn nó trực thuộc xí nghiệp Liên hợp I. Trụ sở hiện tại ở số 100 đường Lê Duẩn - Hà Nội.
2. Cơ cấu tổ chức cơ quan xí nghiệp Liên hợp I
Sơ đồ tổ chức cơ quan xí nghiệp Liên hợp I
Đứng đầu xí nghiệp Liên hợp I là Tổng Giám đốc, trực tiếp quản lý các phòng:
+ Phòng Kế hoạch.
+ Phòng Tổ chức cán bộ - lao động - tiền lương.
+ Phòng Tài chính kế toán.
+ Phòng Vật tư.
+ Phòng Hành chính tổng hợp.
+ Ban Quản lý dự án.
Tiếp đến các Phó tổng Giám đốc:
- Phó tổng Giám đốc kinh doanh phụ trách các phòng:
+ Phòng Thống kê máy tính.
+ Công ty Dịch vụ Cổ phần.
- Phó tổng Giám đốc vận tải phụ trách các phòng:
+ Phòng Điều độ.
+ Phòng Vận chuyển.
+ Phòng Hợp tác quốc tế và thông tin kinh tế.
+ Phòng Thanh tra giao thông khu vực I.
+ Phòng Kiểm thu.
- Phó tổng Giám đốc nội chính (Thủ trưởng cơ quan Liên hợp I) trực tiếp quản lý phòng Bảo vệ quân sự.
- Phó tổng Giám đốc phân ban cơ sở hạ tầng khu vực I phụ trách phân ban cơ sở hạ tầng khu vực I.
- Phó tổng Giám đốc đầu máy toa xe trực tiếp quản lý phòng Đầu máy toa xe.
III. Phân cấp quản lý và hạch toán từ Liên hiệp Đường sắt Việt Nam đến các xí nghiệp thành viên
1. Phân cấp quản lý
Liên hiệp Đường sắt Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm trước Nhà nước về sản xuất kinh doanh của ngành đường sắt, là đơn vị hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân trước nhà nước và pháp luật. Có trách nhiệm tổng hợp cân đối, điều tiết các mặt công tác để đảm bảo lợi ích chung của toàn ngành và công bằng giữa các xí nghiệp liên hợp.
Mọi hoạt động sản xuất kinh tế kỹ thuật của các xí nghiệp liên hợp đều được Liên hiệp Đường sắt Việt Nam xét duyệt và giao, đồng thời Liên hiệp tổng hợp thành kế hoạch sản xuất chung của toàn ngành.
Công tác sản xuất kinh doanh có tính chất chung và liên quan giữa các xí nghiệp liên hợp với nhau. Liên hiệp Đường sắt Việt Nam sẽ trực tiếp điều hành và phân chia quyền lợi, trách nhiệm cho các xí nghiệp liên hợp.
Để tạo sự công bằng và hợp lý giữa các xí nghiệp liên hợp, Liên hiệp Đường sắt Việt Nam sẽ bổ sung và điều tiết lại tài sản, vốn sản xuất và một phần quỹ phát triển sản xuất cho các xí nghiệp liên hợp theo khối lượng nhiệm vụ sản xuất hàng năm và theo từng giai đoạn nhất định.
Liên hiệp Đường sắt Việt Nam phân cấp cho các xí nghiệp liên hợp về mặt quản lý và trực tiếp điều hành mọi hoạt động công tác về sản xuất kinh doanh trong phạm vi mình phụ trách. Xí nghiệp liên hợp lãnh đạo chỉ đạo các đơn vị cấp dưới của mình phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, chế độ chính sách và hệ thống các định mức của nhà nước và của ngành ban hành.
Đồng thời các xí nghiệp liên hợp vận tải khu vực phải chịu trách nhiệm về mọi mặt công tác hoạt động sản xuất kinh doanh trước Liên hiệp Đường sắt Việt Nam về những mảng công tác phân cấp quản lý sao cho hiệu quả kinh tế nhất.
Vì vậy Liên hiệp hầu như phân cấp toàn diện cho các xí nghiệp liên hợp quản lý như: phân chia tài sản gồm: Đầu máy, toa xe, cầu đường, thông tin tín hiệu và các trang thiết bị khác, phân chia vốn lưu động giao quyền cho các xí nghiệp liên hợp được quyền quản lý lao động như: tuyển chọn lao động, giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động, tổ chức bộ máy sản xuất của mình sao cho phù hợp với nhiệm vụ được giao.
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của xí nghiệp liên hợp phân cấp, các xí nghiệp liên hợp lại tiếp tục phân cấp một phần cho các xí nghiệp thành viên một số quyền hạn nhất định. Các xí nghiệp thành viên chịu trách nhiệm trước xí nghiệp liên hợp về mọi mặt công tác và điều hành sản xuất trong phạm vi thuộc quyền quản lý của mình như: chịu trách nhiệm quản lý về số lượng, chất lượng các tài sản được giao, được cấp một phần vốn lưu động để tiến hành sản xuất của mình trên cơ sở các nhiệm vụ sản xuất và biên chế được duyệt hàng năm. Quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao sao cho đúng với các chính sách.
2. Phân cấp kế hoạch và hạch toán sản xuất kinh doanh
Với tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của Liên hiệp Đường sắt Việt Nam thì công tác kế hoạch và hạch toán sản xuất kinh doanh được phân thành ba cấp:
- Cấp Liên hiệp.
- Cấp xí nghiệp liên hợp.
- Cấp xí nghiệp thành viên.
Liên hiệp Đường sắt Việt Nam có quy định những nội dung cơ bản trong phân cấp kế hoạch và hạch toán sản xuất kinh doanh vận tải như sau:
- Xây dựng chiến lược trong sản xuất kinh doanh kế hoạch dài hạn và kế hoạch hàng năm. Bên cạnh đó còn phải có các phương án sản xuất kinh doanh vận tải toàn ngành, các phương án trọng điểm đột xuất.
- Ban hành hệ thống các định mức tổng hợp về kinh tế kỹ thuật lao động tiền lương nhiên liệu chạy tàu vật tư chủ yếu cho duy tu sửa chữa... để sử dụng thống nhất trong toàn ngành, nhằm phục vụ cho việc xây dựng và quản lý kế hoạch.
- Ban hành các quy định chế độ về công tác sản xuất kinh doanh, các định hướng về giá cước vận tải trong toàn ngành đường sắt và xí nghiệp liên hợp.
- Xây dựng ban hành và quản lý đối với giá cước vận tải hàng hóa và hành khách, giá thanh toán sử dụng đầu máy toa xe giữa các xí nghiệp liên hợp, việc phân thu cước phí vận tải theo tác nghiệp đầu cuối và chạy giữa các xí nghiệp liên hợp, xét duyệt giữa giá nhập, đóng mới, cải tạo sửa chữa lớn phương tiện vận tải, máy móc thiết bị khi sử dụng các nguồn đầu tư tín dụng, vốn khấu hao cơ bản và chi phí sản xuất lớn.
- Xét duyệt các giá nhập, nhập đóng mới, cải tạo sửa chữa lớn phương tiện vận tải, máy móc thiết bị, khi sử dụng các nguồn đầu tư tín dụng, vốn khấu hao cơ bản và chi phí sửa chữa lớn.
- Chỉ đạo hướng dẫn giám sát và kiểm tra các xí nghiệp liên hợp để xây dựng kế hoạch phù hợp với các mục tiêu định hướng sản xuất kinh doanh của ngành trong từng thời kỳ, việc chấp hành các chế độ chính sách và của ngành khi cần thiết có thể kiểm tra đến các xí nghiệp vận tải.
- Trực tiếp quản lý và điều hành kế hoạch vận tải Bác Nam, kế hoạch công tác đầu máy toa xe Bắc Nam và một số kế hoạch trọng điểm đột xuất của ngành trong từng thời kỳ.
- Quản lý và điều tiết vốn ngân sách, vốn vay, vốn khấu hao cơ bản được tính lập từ các xí nghiệp liên hợp và một phần quỹ phát triển sản xuất được tính từ lợi nhuận sản xuất (nếu có).
- Tổng hợp kế hoạch vận tải quý, tháng của các xí nghiệp vận tải phục vụ cho công tác chỉ đạo sản xuất kinh doanh toàn ngành.
- Hạch toán chi phí toàn ngành và tính giá thành vận tải hàng hóa và hành khách toàn ngành.
- Tổ chức xét duyệt quyết toán chi phí sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp liên hợp và các đơn vị khác trong toàn ngành, và công tác kế hoạch, hạch toán của xí nghiệp liên hợp.
- Xây dựng các dự án đầu tư và liên doanh liên kết thuộc phạm vi xí nghiệp liên hợp hoặc các dự án đầu tư và liên doanh lien kết do Liên hiệp Đường sắt ủy quyền.
- Xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh vvận tải, kế hoạch năm, quý, tháng của xí nghiệp liên hợp trên cơ sở các chỉ tiêu hướng dẫn, theo đúng quy định do Liên hiệp ban hành,
- Ban hành các định mức chi tiết cụ thể về kinh tế kỹ thuật, lao động tiền lương, nhiên liệu chạy tàu theo từng tuyến và loại vận tải duy tu sửa chữa xây dựng ở các xí nghiệp vận tải. Hệ thống này phải phù hợp với định mức tổng hợp của Liên hiệp và các chế độ chính sách của nhà nước.
- Tổ chức quản lý và thực hiện hoặc ký kết hợp đồng kinh tế và vận tải đóng mới, cải tạo và sửa chữa lớn các phương tiện vận tải, thiết bị máy móc... thuộc phạm vi quản lý.
- Chỉ đạo hướng dẫn, giám sát và kiểm tra công tác xây dựng kế hoạch và hạch toán chi phí sản xuất ở các xí nghiệp vận tải. Việc chấp hành các chế độ chính sách, các quy định của nhà nước, của liên hiệp và của xí nghiệp liên hợp.
- Tổ chức và tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải trong phạm vi xí nghiệp liên hợp. Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và giá thành vật tư hàng hóa hành khách được duyệt.
- Chịu trách nhiệm trước ngành về bảo toàn và phát triển các nguồn vốn được giao cho quản lý. Sử dụng đúng mục đích các nguồn vốn đầu tư, khấu hao cơ bản trong kế hoạch được liên hiệp giao cho hàng năm.
- Được phép tổ chức các hoạt động kinh doanh ngoài vận tải nhằm phục vụ cho công tác vận tải của ngành, song với điều kiện phải trang trải tất cả các chi phí sử dụng các tài sản và lao động của ngành. Tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi và đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và với ngành.
* Công tác kế hoạch và hạch toán ở các xí nghiệp thành viên
Đối với kế hoạch và hạch toán ở các xí nghiệp thành viên chủ yếu là kế hoạch và hạch toán chi phí sản xuất nhằm đảm bảo cho việc hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật liên quan, do xí nghiệp liên hợp giao.
Sản phẩm của các xí nghiệp thành viên không phải là sản xuất vận tải. Kế hoạch của các xí nghiệp thành viên là bộ phận trong kế hoạch sản xuất kinh doanh vận tải của xí nghiệp liên hợp. Do đó trong kế hoạch sản xuất kỹ thuật của các xí nghiệp thành viên bao gồm: các kế hoạch bộ phận như kế hoạch khối lượng, nhiệm vụ sản xuất, kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa các phương tiện vận tải, thiết bị máy móc, kế hoạch các chỉ tiêu kỹ thuật cần thiết, kế hoạch lao động, tiền lương, kế hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật, kế hoạch khoa học kỹ thuật cải thiện điều kiện làm việc, kế hoạch trang bị phòng hộ lao động, đồng phục và chi phí sản xuất. Đối với kế hoạch chi phí sản xuất, phải được tính toán và được diễn giải theo từng khoản mục chi quy định cho từng loại xí nghiệp.
Do sản phẩm của các xí nghiệp thành viên là sản phẩm công đoạn cho nên các xí nghiệp thành viên được phép hạch toán, chi phí theo các sản phẩm công đoạn được giao và thanh toán theo hai phần chi phí: định phí và đơn giá biến phí.
Chi phí định phí được thanh toán cố định theo kế hoạch duyệt. Còn đơn giá biến phí được nhân với số sản phẩm công đoạn hoàn thành là phần chi phí biến phí mà xí nghiệp thành viên được quyền chi. Cả hai phần định phí và biến phí này khi thanh toán còn phải điều chỉnh theo chất lượng sản phẩm công đoạn mà xí nghiệp thành viên hoàn thành. Nói một cách khác, việc thanh toán sản phẩm công đoạn là một hình thức hạch toán nội bộ trong xí nghiệp liên hợp, còn bản thân xí nghiệp liên hợp cũng thực hiện hạch toán đầy đủ. Chỉ có Liên hiệp Đường sắt Việt Nam mới là đơn vị hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân.
Chương 2
Lý luận chung về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1. Khái niệm phân tích
Phân tích theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự chia nhỏ sự vật hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật hiện tượng.
Đối với lĩnh vực tự nhiên, việc chia nhỏ được tiến hành với những vật thể bằng các phương tiện cụ thể như các chất hóa học được phân tích bằng phản ứng, vi sinh vật được phân tích bằng kính hiển vi.
Đối với lĩnh vực xã hội, các hiện tượng cần phân tích tồn tại bằng khái niệm trừu tượng do đó phân tích thực hiện bằng phương pháp trừu tượng.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh là việc phân chia phân giải các hiện tượng, quá trình và kết quả sản xuất kinh doanh, dùng các phương pháp liên hệ, so sánh đối chiếu nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng vận động phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh luôn luôn gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.2. Cơ sở lý luận của phân tích
2.2.1. Nghiên cứu phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh được đặt trong mối quan hệ qua lại chặt chẽ của các hiện tượng các quá trình kinh tế. Duy vật chỉ rõ mọi hiện tượng trong xây dựng đều có liên quan chặt chẽ với nhau. Trong phân tích tất cả các chỉ tiêu phải được nghiên cứu trong mối quan hệ qua lại không thể nghiên cứu một cách cô lập tách biệt. Các hiện tượng và quá trình kinh tế không chỉ liên hệ chặt chẽ mà còn ảnh hưởng lẫn nhau. Mọi chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh đều chịu ảnh hưởng của những nhân tố kinh tế kỹ thuật và tổ chức. Vì vậy khi phân tích cần nghiên cứu xem xét kỹ ảnh hưởng của các nhân tố trên. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh phải chú trọng không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về mặt kỹ thuật.
2.2.2. Nghiên cứu phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh phải chú ý xem xét mâu thuẫn nội tại có biện pháp giải quyết các mâu thuẫn đó
Khi phân tích cần phát hiện những mâu thuẫn nội tại trong các hiện tượng, quá trình sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp giải quyết các mâu thuẫn đó. Có như vậy mới có thể cải tiến tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh. Việc giải quyết các mâu thuẫn nội tại kịp thời sẽ cải tiến công tác quản lý sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng tình hình phát triển sản xuất của ngành vận tải đường sắt nói riêng, nền kinh tế quốc dân nói chung.
2.2.3. Nghiên cứu phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh phải được tiến hành trong quá trình phát triển tất yếu của các hiện tượng, quá trình kinh tế. Nghiên cứu quá trình phát triển khối lượng vận chuyển hàng hóa, hành khách nhgành vận tải đường sắt cho thấy sự phát triển đó cũng như sự phát triển của nền kinh tế quốc dân không phải chỉ tăng đơn giản về số lượng mà còn tái sản xuất xã hội theo chiều hướng đi lên, từ giản đơn đến phức tạp, từ thấp đến cao. Sự phát triển không ngừng này diễn ra không chỉ trong ngành vận tải đường sắt mà còn trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển này diễn ra trên cơ sở các quy luật kinh tế cơ bản (quy luật giá trị, quy luật cung cầu).
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp vận tải đường sắt nói riêng, các doanh nghiệp nói chung là nghiên cứu quy luật kinh tế cơ bản. Trong chính sách phát triển kinh tế nói chung, phát triển ngành giao thông vận tải nói riêng của Đảng và Nhà nước đã tính đến yêu cầu của quy luật phát triển có kế hoạch, sử dụng các tài liệu phân tích để đánh giá công tác và làm cơ sở xây dựng kế hoạch cho kỳ tới. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh đánh giá cao tình hình tiết kiệm hao phí lao động sống và lao động quá khứ để hạ giá thành sản phẩm. Khi giá thành hạ sẽ nâng cao doanh thu, tăng tích lũy vốn. Ngoài ra phân tích còn tính đến yêu cầu của quy luật này thay đổi tùy theo mức độ phát triển của nền sản xuất.
Tóm lại, đặc điểm này của cơ sở lý luận phân tích là nghiên cứu các hiện tượng quá trình kinh tế trong sự phát triển tất yếu của những hiện tượng đó. Đồng thời có tính đến yêu cầu các quy luật kinh tế cơ bản và như vậy nếu không nhận thức đúng đắn về kinh tế chính trị học thì không thể nghiên cứu nghiêm túc, khách quan và khoa học các hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.3. Các phương pháp phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh chia làm ba nhóm
2.3.1. Nhóm 1: Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng rộng rãi và là một trong những phương pháp chủ yếu sử dụng để phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp.
Tác dụng của phương pháp so sánh đối chiếu là có thể đánh giá các chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng phản ánh trong hệ thống các báo biểu và trong những tài liệu hạch toán.
2.3.2. Nhóm 2: Phương pháp loại trừ
Khi phân tích một quá trình sản xuất kinh doanh thường có nhiều nhân tố ảnh hưởng và thường dẫn đến những kết quả nhất định. Ta cần phải biết cũng như cần phải xác định được mối liên hệ lẫn nhau giữa các nhân tố. Để giúp cho việc phân tích được tốt, biết nhân tố nào là quan trọng nhất, có tác động lớn nhất đến chỉ tiêu phân tích cần phải xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.
Nhóm này gồm:
* Phương pháp thay thế liên hoàn:
Phương pháp thay thế liên hoàn này được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến mô hiện tượng hay một quá trình sản xuất kinh doanh. Để tính toán được thì phải sử dụng 2 đại lượng giả định, 2 đại lượng này thông qua 2 phép thế:
Trong phép thế thứ nhất thì nhân tố cần xem xét ảnh hưởng lấy số liệu kì phân tích.
Trong phép thế thứ 2 lấy số liệu kỳ gốc.
* Phương pháp số chênh lệch.
Phương pháp này hay được sử dụng trong trường hợp có hai nhân tố. Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta tìm số chênh lệch giữa chỉ tiêu kì phân tích so với kì gốc, sau đó nhân số chênh lệch này với số tuyệt đối của nhân tố khác.
* Phương pháp số gia tương đối.
Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cá biệt không chỉ xác định bằng số tuyệt đối khi sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch mà còn có thể xác định bằng các phương pháp tính thêo số tương đối. Nói cách khác, có thể xác định bằng số phần trăm (%) giữa kì phân tính với số kỳ gốc.
* Phương pháp điều chỉnh.
Muốn xác định mức độ ảnh hưởng của bất kì ảnh hưởng của bất kì một nhân tố nào đến chỉ tiêu phân tích cần tính hiệu quả của 2 phép thế. Để tính mối phép thế lấy đại lượng kì gốc chỉ tiêu phân tích nhân với hệ số điều chỉnh.
Hệ số điều chỉnh là tỉ số giữa thực hiện (kỳ phân tích) với số kế hoạch (kỳ gốc) của nhân tố đó. Việc lựa chọn nhân tố để xác định hệ số điều chỉnh phụ thuộc vào thứ tự đánh giá của nhân tố phân tích.
* Phương pháp đánh giá ảnh hưởng thay đổi kết cấu:
Phương pháp này được sử dụng để phân tích chỉ tiêu phụ thuộc vào cơ cấu của hiện tượng nghiên cứu.
Để xác định sự thay đổi chỉ tiêu kết quả cần phải tính đại lượng giả định (phép thế) của nó. Trong phép thế cơ cấu lấy số thực hện (kỳ phân tích) còn yếu tố thành phần lấy số kế hoạch (kỳ gốc).
Mức độ ảnh hưởng sự thay đổi cơ cấu đến chỉ tiêu kết quả được xác định bằng hiệu số của đại lượng giả định đó với đại lượng chỉ tiêu kết quả kì kế hoạch (kì gốc). Còn mức độ ảnh hưởng của nhân tố thành phần được xác định bằng hiệu quả đại lượng chỉ tiêu kết quả thực hiện (kì phân tích) với đại lượng giả định đó.
* Phương pháp hệ số tỉ lệ.
Phương pháp này thường sử dụng khi chỉ tiêu tổng hợp là hàm của một chỉ tiêu tổng hợp trung gian đã có kết quả phân tích ảnh hưởng của nó tương ứng với từng chỉ tiêu nhân tố đã được hết. Phương pháp này có nhược điểm là không sử dụng được khi sự thay đổi của các nhân tố theo các chiều hướng khác nhau và tác động của chúng không thời đến chỉ tiêu trung gian. Bằng hoặc gần bằng 0. Phương pháp này chỉ thích ứng khi phân tích tỉ suất lợi nhuận và tích luỹ khuyến khích vật chất.
* Phương pháp chỉ số:
Phương pháp này nhằm xác định chỉ tiêu tương đối hiển thị quan hệ so sánh giữa các mức độ của hiện tượng kinh tế nhất định.
* Phương pháp hồi quy đơn.
* Phương pháp hồi qu._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NKT342.doc