Mục lục
Lời nói đầu
Phần 1: Giới thiệu khái quát về công ty
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
1.3. Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá hoặc dịch vụ chủ yếu
1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty
1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Phần 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
2.1. Phân tích hoạt động marketing
2.2. Phân tích tình hình lao động, tiền lương
2.3. Phân tích tình hìn
42 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm và một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm vải Denim của Công ty Dệt may Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h quản lý vật tư tài sản cố định
2.4. Phân tích chi phí và giá thành
2.5. Phân tích tình hình tài chính tài chính của Công ty
Phần 3: Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp
3.1. Đánh giá nhận xét chung tình hình của Công ty
3.2. Hướng đề tài tốt nghiệp
Tài liệu tham khảo
Phụ lục.
lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường, việc tìm hiểu mọi mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty trong môi trường kinh doanh thực tế là vô cùng quan trọng, đặc biệt với các sinh viên chuẩn bị ra trường đang cần tự trang bị cho mình những kiến thức thực tiễn. Trong thời gian thực tập của mình, em đã chọn địa điểm thực tập tại Công ty Dệt may Hà Nội. Đây là công ty hạch toán độc lập và là một trong những công ty đứng đầu ngành dệt may thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam. Các hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra năng động, hiệu quả phù hợp với chuyên ngành của mình.
Sau hai năm học tập ở trên lớp với sự giúp đỡ giảng dạy tận tình của các thầy cô giáo, em đã có sự hiểu biết khá đầy đủ về các vấn đề liên quan đến nền kinh tế, đến sự phát triển và tồn tại của một doanh nghiệp cũng như các yếu tố tác động đến nó. Mặc dù vậy, đó mới chỉ là trên lý thuyết. Vì vậy, đợt thực tập này rất cần thiết và có í nghĩa, đã giúp em tìm hiểu thực tế các hoạt động quản lý đang diễn ra ở doanh nghiệp, so sánh, áp dụng các kiến thức đã được trang bị trong nhà trường với thực tế, bước đầu làm quen với các công việc sản xuất, kinh doanh, không những trau dồi về kiến thức mà còn trau dồi về đạo đức, tác phong và cách làm việc.
Với đặc trưng của một sinh viên Khoa Kinh tế và Quản lý thì mục đích của bảy tuần thực tập là tìm hiểu, làm quen với các vấn đề thực tế của doanh nghiệp, vận dụng những kiến thức đã học để phân tích, đánh giá các lĩnh vực quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những mặt làm được và chưa làm được của doanh nghiệp và đề xuất hướng đề tài tốt nghiệp.
Do thời gian thực tập và điều kiện để tìm hiểu tình hình thực tế còn hạn chế nên báo cáo này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp í kiến của các thầy cô giáo để báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn Nguyễn vũ bích uyên , bộ môn kinh tế và quản lý đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
Phần I: Giới thiệu khái quát chung về công ty
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tên Công ty : Công ty Dệt – May Hà Nội
Tên giao dịch quốc tế : HANOSIMEX
Trụ sở chính : Số 01 Hoàng Mai– Q. Hai Bà Trưng – Hà Nội
Logo :
Công ty Dệt may Hà Nội là một Doanh nghiệp Nhà nước, là thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty Dệt may Việt Nam. Công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, các quy định của pháp luật và điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty Dệt may Hà Nội được Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Dệt may Việt Nam phê chuẩn.
Bảng 1.1: Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của Công ty
Mốc sự kiện
Sự kiện/ Tình hình
7/4/1978
Ký kết hợp đồng xây dựng nhà máy Sợi giữa tổng công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng UNIOMATEX (CHLB Đức)
2/1979
Công trình được khởi công
21/11/1984
Chính thức bàn giao công trình cho nhà máy với tên gọi xí nghiệp Sợi Hà Nội
12/1987
Toàn bộ thiết bị công nghệ, phụ trợ được đưa vào sản xuất
12/1989
Đầu tư xây dựng dây chuyền dệt kim số I
4/1990
Đổi tên thành Xí nghiệp liên hiệp sợi dệt kim HN, tên giao dịch là Hanosimex.
10/1993
Sát nhập nhà máy sợi Vinh vào xí nghiệp
19/5/1994
Nhà máy dệt kim đuợc khánh thành bao giồm 2 dây chuyền I và II
1/1995
Khởi công xây dựng nhà máy thêu Đông Mỹ,sát nhập nhà máy dệt Hà Đông.
6/1995
Đổi tên xí nghiệp thành công ty Dệt Hà Nội
1999
Đổi tên thành Công ty Dệt May Hà Nội
1999 đên nay
Xây thêm các nhà máy may I,II,II , thời trang
Với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, trình độ quản lý giỏi, đội ngũ các bộ có năng lực, đội ngũ công nhân lành nghề, sản phẩm của Công ty luôn đạt chất lượng cao, uy tín trên thị trường đã được trao tặng nhiều huy chương vàng và bằng khen tại Hội chợ Triển lãm Kinh tế.
Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Chức năng
Công ty sản xuất kinh doanh, xuất khẩu cá loại sản phẩm như sau:
Các loại sợi đan và sợi xe như: Sợi cotton, sợi Peco, sợi PE có chỉ số từ Ne 06 đến Ne 60;
Các loại vải dệt kim thành phẩm: Rib, Interlok, Single. Lacost…; Các sản phẩm dệt may bằng vải dệt kim; dệt thoi;
Các loại khăn bông, mũ thời trang…
Các loại vải bò và sản phẩm may bằng vải bò.
May các loại áo dệt kim, vải ka ki theo đơn đặt hàng của khách hàng...
Công ty luôn duy trì va phát triển sản xuất, gia công, trao đổi hàng hoá, sẵn sàng hợp tác cùng các bạn hàng trong và ngoài nước để đầu tư thiết bị hiện đại, khoa học công nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Nhiệm vụ
Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động;
Tìm hiểu thị trường, xác định các mặt hàng thị trường với nhu cầu, tổ chức sản xuất theo nhu cầu đặt hàng của khách hàng trong và ngoài nước;
Phấn đấu nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất hạ giá thành sản phẩm, tăng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh;
Khai thác và mở rộng thị trường hiện có, xây dựng thị trường mới cả trong và ngoài nước.
Chú trọng và phát triển mặt hàng xuất khẩu, qua đó mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho cán bộ, công nhân viên của công ty.
Công nghệ sản xuất của một số hàng hoá hoặc dịch vụ chủ yếu
Bông + Xơ PE
Xé Trôn
Chải thô
Cúi chải
Ghép cúi
Kéo sợi thô
Kéo sợi con
Đánh ống
Đậu xe
Đánh ống
Sợi xe thành phẩm
Sợi đơn thành phẩm
Sợi mộc
Sợi dọc
Mắc
Nhuộm – hồ
Dệt
Hoàn tất
Kiểm
Đóng kiện
Nhập kho
Sợi ngang
`
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sợi và sản phẩm vải Denim( hai mặt hàng chớnh của cụng ty)Giải thích quy trình công nghệ sản xuất sợi:
ở công đoạn đầu bông, xơ PE được người công nhân xé nhỏ, mỗi miếng có khối lượng khoảng 100 – 150 g, sau đó được đưa vào máy Bông để làm tơi và loại bỏ tạp chất.
Từ máy bông các loại bông, xơ được đưa sang máy chải bằng hệ thống ống dẫn. Tại đây bông được loại trừ tối đa tạp chất và tạo thành cúi chải.
Ghép: Các cúi chải được ghép, làm đều sơ bộ trên các máy ghép tạo ra các cúi ghép. Việc pha trộn tỷ lệ cotton, PE được tiến hành ở giai đoạn này.
Thô: Các cúi ghép được kéo thành sợ thô trên máy thô.
Sợi con: Sợi thô được đưa qua máy sợi con kéo thành sợi con. Đây là công đoạn cuối của quá trình gia công bông, xơ thành sợi. Bán thành phẩm là các ống sợi con.
Đánh ống: Sợi con được đánh ống trên các máy đánh ống.
Quả sợi là sản phẩm cuối cùng sẽ được bao gói, đoán tải hoặc đóng hòm theo yêu cầu của khách hàng rồi nhập kho.
Giải thích quy trình công nghệ sản xuất vải Denim:
Sợi mộc đươc đưa lên giàn mắc, mắc thành những beam sợi, mỗi beam sợi thường được mắc từ 363 sợi đến 406 sợi tùy vào loại vải yêu cầu.
Sợi đã mắc thành các beam sợi mộc được đưa lên máy nhuộm, mỗi mẻ nhuộm thường là 10 hoặc 12 beam sợi được xếp song song với nhau để khi nhuộm xong từ những beam sợi mộc có tổng số sợi 363, 406 sợi một beam thành các beam sợi màu có tổng số sợi 3630, 4430, 4500…
Sợi sau khi đã nhuộm thành các beam sợi màu có tổng số sợi thuỳ theo yêu cầu của loại vải được đưa lên máy dệt, lúc này sợi mộc được đưa vào làm sợi ngang và dệt thành vải mộc.
Vải sau khi dệt xong được đưa vào máy để hoàn thiện các chỉ tiêu kỹ thuật yêu cầu của công ty và khách hàng đề ra.
Vải sau khi hoàn tất xong đã là thành phẩm tiếp tục được kiểm tra ngoại quan và phân loại thành các loại theo chất lượng của vải và được đóng kiện, nhập kho.
Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của Công ty
Hình thức tổ chức sản xuất của Công ty
Hình thức tổ chức sản xuất của công ty theo sự chuyên môn hoá tính chất của sản phẩm: Hệ thống được sắp xếp theo thứ tự gia công sản phẩm thẳng, hình thức này làm giảm chi phí vận chuyển trong nội bộ, dễ cân bằng năng lực sản xuất, giảm bán thành phẩm hỏng hóc trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên nó lại không linh hoạt khi thay đổi sản phẩm. Do đó không đáp ứng được nhu cầu cho các đơn vị gia công nhỏ lẻ nhưng rất khó tính về chất lượng và mẫu mã hàng hóa.
Một hình thức tổ chức sản xuất mà Công ty Dệt may Hà Nội áp dụng là sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín và tổ chức sản xuất theo sự chuyên môn hoá công nghệ nội bộ từng nhà máy. Hình thức này có ưu điểm là linh hoạt khi thay đổi từng loạt sản phẩm theo đơn đặt hàng lớn.
Sơ đồ kết cấu sản xuất của Công ty
Kho bông xơ
Nhà máy sợi 1, sợi 2, sợi Vinh
Kho bông xơ
Nhà máy dệt nhuộm
Nhà máy dệt Denim
Nhà máy dệt Hà Đông
Kho thành phẩm
Nhà máy: may 1, may 2, may 3, may thời trang, may thêu đông mỹ
Kho thành phẩm
Nhà máy cơ khí
Bộ phận vận chuyển
Nhà máy động lực
Tạm điện 35 kV
Hình 1.2: Sơ đồ kết cấu sản xuất của công ty.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Số cấp quản lý
Công ty Dệt may Hà Nội thực hiện chế độ quản lý theo hình thức trực tuyến chức năng, chế độ một thủ trưởng, trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của người lao động.
Công ty Dệt may Hà Nội có ba cấp quản lý:
Cấp công ty: Tổng Giám đốc
Cấp phòng ban
Cấp nhà máy
Tổng giám đốc
Phòng
TC-KT
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng KH-TT
Phòng kỹ thuật đầu tư
Phòng tổ chức hành chính
Phòng đời
sống
Phòng thương mại
Trung tâm
y
tế
Trung tâm TN & KTCLSP
N/m
may 1
n/m may 2
n/ m
may 3
N/m may đôn g y
n/m
sợi
vinh
n/m sợi
n/m
dệt
nhuộm
n/m
dệt
vải
denim
n/m
dệt
hà
đông
Hình 1.3: Sơ đồ bộ máy quản lí Công ty Dệt may Hà Nội
N/m thời trang
Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý trong công ty
Bảng 1.2: Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận trong công ty
TT
Chức danh/ phòng ban
Chức năng – nhiệm vụ
Tổng giám đốc
Quản lý, điều hành mọi hoạt động của công ty. Xây dựng chiến lược kế hoạch phát triển dài hạn. Nhận các nhiệm vụ do tổng công ty giao.
Phòng kế toán tài chính
Quản lý nguồn vốn và quỹ công ty, thực hiện công tác tín dụng. Tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong công tác kế toán tài chính của công ty nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý.
Phòng XNK
Nghiên cứu, đánh giá thị trường, bạn hàng xuất khẩu và nhập khẩu giúp lãnh đạo công ty có những thông tin cần thiết trong định hướng phát triển hàng xuất khẩu.
Phòng tổ chức hành chính
Tham mưu cho tổng giám đốc về lĩnh vực tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động tiền lương, chế độ chính sách, quản lý hành chính.
Phòng KT- đầu tư
Xây dựng chiến lược đầu tư trước mắt và lâu dài cho công ty. Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ.
Phòng kế hoạch thị trường
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác Marketing, tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Phòng thương mại
Dự đoán sự phát triển của thị trường. Đề ra các biện pháp xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
TTTN và KTCL
Nghiên cứu, đề ra các biện pháp, phương pháp quản lý chất lượng tiên tiến tác động kịp thời vào sản xuất; Tham gia xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000.
Phần 2. Phân tích hoạt động sản xuất, kinh doanh của
Công ty
2.1. Phân tích các hoạt động marketing
2.1.1. Giới thiệu các loại sản phẩm của công ty
Công ty Dệt may Hà Nội có nhiều sản phẩm bao gồm các sản phẩm dưới dạng nguyên liệu sản xuất như: các loại sợi cotton, Peco, PE với các chỉ số sợi khác nhau… Mặt hàng quan trọng khác của công ty là các sản phẩm hàng tiêu dùng như: Sản phẩm dệt kim, khăn, vải Denim, sản phẩm may bằng vải Denim, may vải dệt kim, ka ki …
Mặt hàng sợi: Công ty có sản lượng sợi trên 18.000 tấn mỗi năm với nhiều chủng loại sợi như cotton, sợi PE,Peco… Mặt hàng sợi là sản phẩm truyền thống và chủ lực của công ty. Nguyên liệu đầu vào cho sản xuất sản phẩm sợi là bông, xơ phải nhập từ nước ngoài. Sản phẩm sợi được bán cho các công ty thương mại sản xuất hàng dệt trong nước và nước ngoài với thị trường miền Nam là chủ yếu. Các loại sợi của công ty có chất lượng cao, đạt các chỉ tiêu chất lượng như: Chỉ số rộng (từ Ne8 đến Ne60); độ đều cao, điểm dầy – mỏng kết tạp ở mức độ cho phép.
Mặt hàng sợi của công ty được đánh giá là có uy tín, chất lượng cao trên thị trường. Một số sản phẩm sợi chủ yếu như Ne 30 (60/35); Ne 45 (65/35); Ne 8 OE; Ne 10 OE; Ne20 cotton; Ne 45 (83/17); Ne 32 cotton; Ne 40 CK; Ne 30 CK; Ne 20 CK.
Mặt hàng dệt kim: bao gồm vải dệt kim các loại như Rib, Lacost, single, Interlok…, sản lượng 400 tấn mỗi năm và các sản phẩm may dệt kim như các loại quần áo cho người lớn, trẻ em với số lượng khoảng hơn 8 triệu sản phẩm mỗi năm trong đó xuất khẩu 7 triệu sản phẩm mỗi năm. Đặc điểm của mặt hàng dệt kim là vải dệt kim có độ co dãn lớn, nguyên liệu đầu vào là sợi chất lượng cao chải kỹ, công đoạn nhuộm khá phức tạp. Sản phẩm dệt kim công ty có ba chủng loại chính là áo dệt kim có cổ (polo shirt), áo dệt kim cổ bo ( T-shirt + Hineck), quần áo thể thao…
Mặt hàng vải Denim: Là mặt hàng mới của công ty nhưng đã cạnh tranh được với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài với nhiều mẫu mã đa dạng phong phú như vải bò truyền thống, vải bò chun, vải bò kiểu, ước tính sản lượng năm 2004 đạt khoảng 7,5 triệu mét/năm. Mặt hàng này hiện nay có chỗ đứng vững trên thị trường trong nước và xuất khẩu sang nhiều nước khác.
Mặt hàng khăn: Bao gồm khăn tắm, khăn ăn, khăn mặt với sản lượng khoảng 700 tấn mỗi năm. Đây là những sản phẩm công ty sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của những khách hàng quen thuộc như Nhật Bản, Mỹ…
Các sản phẩm may: Gồm các sản phẩm quần áo T-shirt,sơ mi,dệt kim, bò ...Các sản phẩm này sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng của các khách hàng trong và ngoài nước.Phần còn lại dùng để tiêu thụ trong nội địa qua các đại lý,cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
2.1.2. Kết quả tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây
Công ty Dệt may Hà Nội có bốn chủng loại sản phẩm chủ yếu có sản lượng tiêu thụ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng tiêu thụ của toàn công ty. Đó là các sản phẩm thuộc chủng loại mặt hàng sợi đơn các loại, các sản phẩm dệt kim, các sản phẩm vải bò Denim và các sản phẩm may bằng vải bò Denim.
Bảng 2.1: Kết quả tiêu thụ một số sản phẩm chính của Công ty
Đơn vị: tr. đồng
Mặt hàng
ĐVT
Năm 2003
Năm 2004
So sánh (%)
Số lượng
giá trị (tr.đ)
Số lượng
giá trị (tr.đ)
Số lượng
giá trị (tr.đ)
- Sợi
kg
11.055.820
264.049,0
12.016.841
317.374,5
108,69
120,20
- Vải Denim
M
3.237.694
69.159,0
6.032.904
16.386,6
186,33
182,75
- Vải dệt kim
Kg
146.800
8.971,8
352.583
22.495,4
240,18
250,74
- SP may
SP
15.739.229
276.845,0
16.745.546
366.762,2
106,39
132,48
+ QA dệt kim
“
7.301.629
222.356,0
7.359.565
293.525,7
100,79
132,01
+ Khăn
“
8.140.998
35.325,0
8.769.035
44.442,0
107,71
125,81
+ QA khác
“
296.602
19.164,0
616.947
28.794,5
208,01
150,25
Qua bảng trên ta thấy tình hình tiêu thụ của Công ty Dệt May Hà Nội đều tăng cả về số lượng và giá trị. Đặc biệt, trong năm 2004 sản lượng tiêu thụ vải dệt kim tăng mạnh tới 240%, sản phẩm vải Denim tăng 186,33%. Tổng giá trị tiêu thụ năm 2004 tăng 213.993,9 tỷ đồng (833.018,7 – 619.024,8) tương ứng với 34,57%, trong đó sản phẩm sợi tăng 53.325,5 tỷ đồng; Vải Denim tăng 57.227,6 tỷ đồng; vải dệt kim tăng 13.523,6 tỷ đồng; sản phẩm may tăng 89.917,2 tỷ đồng.
2.1.3. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty
Thị trường tiêu thụ sản phẩm sợi:
Do sản phẩm của công ty có chất lượng cao nên sản phẩm chủ yếu được bán cho các công ty làm hàng dệt may xuất khẩu, đặc biệt là các công ty có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh như công ty Nam Tiến; công ty Mạnh Phát; công ty Vinh Phát… Đây là thị trường tiêu thụ rất mạnh các mặt hàng sợi chải thô với một số lượng rất lớn tới hơn 150 tỷ đồng mỗi năm. Thị trường Hà Nội và các tỉnh khác chưa tiêu thụ mạnh lắm, Hà Nội khoảng 14 tỷ đồng, các tỉnh khác khoảng 10 tỷ đồng mỗi năm, đặc biệt các nhà máy dệt trong công ty cũng tiêu thụ một lượng không nhỏ, khoảng 20 tỷ đồng hàng năm. Thị trường xuất khẩu mặc dù chưa cao nhưng cũng đóng vai trò quan trọng và tăng đều hàng năm, năm 2003 xuất khẩu 4.418.784 USD; năm 2004 là 4.993.454 USD.
Thị trường may mặc dệt kim, khăn bông:
Khác với thị trường sợi, thị trường may mặc, dệt kim, khăn bông chủ yếu xuất khẩu sang thị trường nước ngoài như: Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Italia, Đức, Hàn Quốc, Hà Lan… Trong đó, Nhật là thị trường truyền thống tiêu thụ nhiều nhất, doanh thu năm 2004 là 22.480.284 USD. Đặc biệt là thị trường Mỹ, tuy mới nhưng năm 2003 đã vươn lên dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của công ty. Các nước khác là thị trường mới nhưng cũng đầy tiềm năng. Tỷ lệ khối lượng xuất khẩu sang các thị trường này tăng đều hàng năm, khoảng trên 12 %. Thị trường nội địa khá ổn định với gần 80 triệu dân. Tuy nhiên, thị trường này tiêu thụ còn ít, tỷ lệ doanh thu còn thấp khoảng hơn 10%.
Thị trường tiêu thụ vải Denim:
Mặc dù đây là sản phẩm rất mới của công ty nhưng đã sớm chiếm lĩnh được thị trường trong nước và đang từng bước tích cực đẩy mạnh sang thị trường nước ngoài. Đây là thị trường đầy tiềm năng của công ty, thị trường chủ yếu là các khách hàng phía Nam như công ty Mạnh Phát, công ty Nam Tiến, công ty Yến Lợi… Sản phẩm đã được xuất sang các nước như Mỹ, Hàn Quốc, Irắc, Nhật Bản… với doanh thu năm 2003 chỉ là 290.596 USD nhưng năm 2003 là 453.505 USD và sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn trong những năm tới.
2.1.4. Giá cả của một số sản phẩm chủ yếu và phương pháp định giá
Do sản phẩm của công ty có nhiều loại nên có rất nhiều phương pháp xây dựng giá bán sản phẩm. Tuy nhiên, ta có thể quy chúng lại thành các bước sau:
+ Xác định mục tiêu đặt giá
+ Xác định nhu cầu đối với sản phẩm
+ Xác định chi phí
+ Xác định giá cả sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh.
Hiện nay, công ty đang sử dựng phương pháp định giá là:
Giá bán = Giá thành + Thuế + Lợi nhuận kỳ vọng
Trên thực tế, cách tính này đôi khi không còn phù hợp nữa, bởi vì một chính sách giá cả hợp l, linh hoạt cần phải dựa trên hai yếu tố là: chi phí sản xuất và những điều kiện khách quan của thị trường.
Ngoài ra, để khuyến khích người mua, công ty còn sử dụng phương pháp định giá theo hệ số và một chính sách như:
+ Giá phân biệt: Giảm giá bán theo khă năng thanh toán và khối lượng.
+ Tuỳ từng sản phẩm mà công ty có chính sách giá theo mùa vụ.
+ Tuỳ theo từng khách hàng mà có sự ưu tiên giảm giá.
* Giá bán một số sản phẩm chính của công ty
Bảng 2.3: Giá bán sản phẩm sợi tại thời điểm đầu năm 2004
Đơn vị tính: đồng/kg
Sản phẩm
Giá
Sản phẩm
Giá
Ne 40 PE
22.727
Ne 46 83/7 CT
28.455
Ne 45 PE
28.091
Ne 36 Cotton CT
32.455
Ne 30 PE
25.455
Ne 46/2 Cotton CT
29.545
Ne 45 38/17 CT
28.636
Ne 20 OE
20.727
Ne 32 Cotton CT
32.000
Ne 46/183/17
30.900
Nguồn: Phòng KTTC
Bảng 2.4: Giá bán sản phẩm vải Denim tại thời điểm cuối năm 2004
Đơn vị tính: đồng/mét
Sản phẩm
Giá
Sản phẩm
Giá
DL 6115/108
26.018
DL 6115/301
27.727
OG 7100/103
22.273
OG 7100/301
23.355
LL 7108/103
26.364
LL7108/301
27.890
OO 7100-4103
22.273
OO 7100 – 4/301
23.356
LL 7122/103
26.818
LL 7122/301
28.000
OO 5125 – 2/103
24.500
OO 5125 – 2/301
25.600
OO 5135 – 6/103
25.455
OO 5135 – 6/301
26.700
Nguồn: Phòng KTTC
2.1.5. Hệ thống phân phối
Hiện nay Công ty Dệt may Hà Nội đang thực hiện các hình thức tiêu thụ sau:
Xuất khẩu trực tiếp.
Phân phối trực tiếp cho các doanh nghiệp dệt may.
Phân phối qua trung gian, môi giới, qua đại lý qua người bán buôn.
Phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng qua các cửa hàng giới thiệu sản phẩm.
Do đặc điểm khác biệt giữa hai loại sản phẩm (Sợi vật liệu cho sản xuất; Sản phẩm dệt may là hàng tiêu dùng) nên các kênh phân phối trong các công ty cũng khác nhau để phù hợp với từng loại sản phẩm.
Kênh phân phối sản phẩm sợi
Kênh trực tiếp: Cung cấp trực tiếp cho các công ty dệt may qua các hợp đồng kinh tế, chủ yếu là các khách hàng truyền thống, ổn định hàng năm của công ty. Các hợp đồng này có thể trực tiếp k kết hoặc qua các phương tiện thông tin. Kênh phân phối này đạt được trên 80% doanh thu.
Kênh gián tiếp: Kênh phân phối này công ty thực hiện để có thể vươn ra thị trường sợi xuất khẩu, các doanh nghiệp nhỏ không có khả năng lấy sợi hàng loạt. Công ty phân phối gián tiếp qua các tổ chức có uy tín trên thị trường như: Các công ty thiết bị dệt may nổi tiếng thế giới, Tổng Công ty Dệt may Việt Nam để nhằm đưa sản phẩm bán ra thị trường nước ngoài. Ngoài ra công ty cũng bán sợi cho các tổ chức trung gian, từ đó họ có chính sách phân phối đến các cơ sở nhỏ, cơ sở thủ công.
Công ty
Các công ty thương mại
Các DN dệt may
Các đơn vị thành viên trong công ty
Công ty
Nhà nhập khẩu nước ngoài
Các DN thương mại nước ngoài
Các DN dệt may nước ngoài
Hình 2.1: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm sợi
Kênh phân phối sản phẩm T-shirt, dệt kim, khăn bông.
Sản phẩm may của công ty chủ yếu được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài qua các tổ chức trung gian, đó là các công ty thương mại lớn có văn phòng đại diện tại Việt Nam, mua sản phẩm của công ty và xuất bán cho các công ty bán lẻ, các cửa hàng đặt tại khắp nơi trên thế giới.
Riêng đối với thị trường trong nước, các kênh tiêu thụ cho sản phẩm này bao gồm:
Kênh phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng: Công ty có các cửa hàng đại lý hoặc giới thiệu sản phẩm bán sản phẩm tại các tỉnh, thành phố, các thị trấn, chợ đầu mối. Với kênh này công ty tiêu thụ khoảng 60 % doanh thu nội địa hàng năm.
Kênh phân phối gián tiếp: Qua các đại lý của công ty, các nhà bán buôn lấy hàng với khối lượng lớn sau đó đem tiêu thụ tại các tỉnh, huyện, thị xã, vùng sâu, vùng xa. Với kênh này công ty tiêu thụ khoảng 40% doanh thu nội địa.
Hình 2.2: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm dệt kim
Công ty
Nhà bán sỉ
Đại lý
Cửa hàng giới thiệu sản phẩm
Nhà bán lẻ
Công ty
Công ty
Nhà nhập khẩu nước ngoài
Các DN thương mại nước ngoài
NTD nước ngoài
Công ty sử dụng hai hình thức cơ bản đó là bán lẻ tại các cửa hàng đại lý bán lẻ của công ty ở các thành phố lớn trên toàn quốc và bán buôn cho các công ty thương mại, các tổ chức trung gian, trong bán buôn, có bán theo hợp đồng và bán theo đơn đặt hàng từ phía khách hàng.
Bảng 2.5: Kết quả tiêu thụ qua một số hình thức phân phối
Đơn vị: tr. đồng
Hình thức bán
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Cửa hàng GTSP & bán lẻ
2.145
2.522
2.859
Đại lý
40.803
40.247
51.614
Bán buôn
515.461
625.180
810.785
Tổng cộng
558.409
667.948
865.258
Nguồn: Phòng KHTT
Nhìn vào bảng trên ta dễ nhận thấy hình thức tiêu thụ chủ yếu qua các năm là hình thức bán buôn. Công ty bán sản phẩm của mình cho các công ty thương mại như: Công ty TNHH Vinh Phát; Công ty Tuy Tiến; Công ty Long Nguyên; Công ty TNHH Bảo Long; Công ty DVTM Thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.6. Các hình thức xúc tiến bán hàng mà công ty đã áp dụng
Việc tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu rất quan trọng, nó là việc làm mang tính sống còn của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh. Để tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thì ngoài các chính sách khác ra, chính sách xúc tiến là không thể thiếu được.
Công ty Dệt may Hà Nội thực hiện hình thức quảng cáo trên biển hiệu, báo chí hay catalogue… Hàng năm công ty quảng cáo từ 20 đến 30 số báo, tạp chí với chi phí khoảng 200 – 300 triệu. Ngoài ra, công ty còn in rất nhiều catalogue để giới thiệu và quảng bá hình ảnh của công ty.
Công ty tham gia các hội chợ triển lãm mỗi năm từ 5 đến 10 hội chợ trong nước và quốc tế, đây là hoạt động quan trọng trong hoạt động xúc tiến của công ty. Hội chợ là nơi thích hợp cho việc giới thiệu về các mặt hàng của công ty. Hàng tuần công ty thực hiện hàng trăm cuộc giao dịch với khách ngoại, thu được nhiều kết quả, nhiều hợp đồng được kí qua kết quả giao dịch trên Internet.
2.1.7. Đối thủ cạnh tranh của Công ty
2.1.7.1. Thị trường sợi
Luôn tồn tại sự cạnh tranh gay gắt mà các đối thủ cạnh tranh chính nằm trong Tổng Công ty Dệt may Việt Nam.
Tại phía Bắc: Các công ty sản xuất sợi như: Công ty dệt Vĩnh Phú, công ty dệt 8/3, công ty dệt Nam Định. Các công ty này xét về quy mô và năng lực máy móc, thiết bị máy móc đã quá lạc hậu, không được đầu tư đổi mới thường xuyên và xuống cấp nghiêm trọng. Vì vậy sợi của các công ty này sản xuất ra có chất lượng kém hơn so với sợi của công ty. Các loại sợi có chất lượng cao, các loại sợi chải kỹ để dệt ra các loại vải cao cấp thì các công ty này không thể sản xuất ra được.
Tại phía Nam: Các công ty sản xuất sợi như Công ty Dệt Huế, Công ty Dệt Thành Công, Công ty dệt Quảng Nam - Đà Nẵng, công ty dệt Nha Trang, công ty dệt Việt Thắng, công ty dệt Thành Công… Trừ công ty dệt Nha Trang, các công ty còn lại đều là xí nghiệp từ thời cũ để lại, máy móc trang thiết bị đã quá cũ và lạc hậu. Tuy nhiên, do đóng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, một thành phố đầy sôi động nên những năm gần đây, các công ty này đã nhanh chóng nắm bắt thị trường, đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Do vậy, một vài công ty đã cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao. Công ty dệt Nha Trang ra đời cùng với công ty Dệt may Hà Nội, máy móc thiết bị do Nhật Bản trang bị có quy mô tương đương, đầu tư lớn nên chất lượng sản phẩm được nâng cao rõ rệt và thị trường cũng chủ yếu tập trung ở TP.Hồ Chí Minh.
2.1.7.2. Thị trường dệt kim
Tại phía Bắc: Có các công ty như: Dệt kim Đông xuân, Dệt kim Thăng Long, Dệt kim Thắng Lợi. Các công ty này có công nghệ cũ và lạc hậu. Riêng dệt kim Thăng Long là công ty có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất loại sản phẩm này, đã có uy tín trên thị trường. Những năm gần đây công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại, hợp tác sản xuất với nước ngoài, nhưng vẫn chưa thoả mãn được yêu cầu của khách hàng, chất lượng sản phẩm không cao nên không đủ sức cạnh tranh.
Tại phía Nam: Hiện nay có hai công ty sản xuất sản phẩm dệt kim lớn là dệt Nha Trang và dệt Thành Công. Đây là những đối thủ cạnh tranh rất mạnh của công ty tại thị trường này.
Các đối thủ cạnh tranh ở nước ngoài xuất khẩu vào thị trường Việt Nam: Ngoài các đối thủ trong nước, công ty phải đương đầu với những sản phẩm dệt kim nhập ngoại cả chính thức và không chính thức (hàng lậu) từ các nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan chiếm thị phần lớn. Đặc biệt, hàng Trung Quốc vào Việt Nam với khối lượng lớn. Những sản phẩm này thường có chất lượng thấp nhưng bù lại nó có những đặc điểm mạnh là:
Mẫu mã phong phú, đa dạng, màu sắc hài hoà, tiện lợi, nhanh thay đổi mới, đáp ứng cho mọi lứa tuổi.
Giá bán vừa phải hoặc rất rẻ, đây là yếu tố quan trọng để mặt hàng này thâm nhập rộng rãi vào thị trường Việt Nam, đặc biệt ở những vùng có thu nhập thấp như nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Như vậy, việc cạnh tranh đối với hàng dệt kim ngoại nhập là vấn đề nan giải, bức bách đối với các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam nói chung và Công ty Dệt may Hà Nội nói riêng.
2.1.8. Nhận xét về tình hình tiêu thụ và công tác Marketing của Công ty
Nhìn chung, tình hình tiêu thụ của công ty tăng đều trong những năm gần đây. Trong khi công ty đặc biệt coi trọng thị trường xuất khẩu, công ty vẫn chú trọng thị trường trong nước, luôn cố gắng để đẩy mạnh lượng tiêu thụ hàng hoá mà thị trường này còn chưa khai thác hết.
Điểm mạnh: Tính năng, công dụng, mẫu mã và các yêu cầu về chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ của Công ty Dệt may Hà Nội là tương đối tốt, cộng với uy tín và truyền thống đã có từ lâu, Công ty Dệt may Hà Nội vẫn đang là một trong những doanh nghiệp dệt may hàng đầu của cả nước.
Điểm yếu: Do phụ thuộc vào Tổng Công ty nên một số chính sách của công ty không thực sự được linh hoạt, các hình thức xúc tiến bán hàng của công ty ít được quan tâm nên chưa thật phong phú. Cụ thể các chương trình quảng cáo chưa nhiều, chưa có tính hấp dẫn.
Việc nghiên cứu thị trường, thu thập, xử lý thông tin, í kiến của khách hàng chưa được coi trọng đúng mức.
Trong công tác xuất khẩu, thương hiệu của công ty chưa được quan tâm, các sản phẩm xuất khẩu khi xuất ra nước ngoài không còn là thương hiệu Hanosimex.
2.2. Phân tích tình hình lao động, tiền lương
2.2.1. Cơ cấu lao động của công ty
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động của công ty
TT
Trình độ
Số lượng lao động
Tăng giảm
Tỷ trọng 2002
8/2003
4/2004
Trên đại học
3
3
0
0,06
Đại học
307
331
+24
6,96
Cao đẳng
42
35
-7
0,73
Trung cấp
177
167
-10
3,51
Công nhân bậc 1
507
433
-47
9,10
Công nhân bậc 2
493
509
+16
10,70
Công nhân bậc 3
940
718
-222
15,09
Công nhân bậc 4
992
1169
+177
24,57
Công nhân bậc 5
926
973
+47
20,45
Công nhân bậc 6
272
379
+107
7,96
Công nhân bậc 7
37
39
+2
0,82
Tổng cộng
4.696
4.756
+60
100,00
*
Tỷ lệ lao động gián tiếp
460
10,000
*
Tỷ lệ lao động trực tiếp
4296
90,00
*
Tỷ lệ lao động nữ
3273
Nguồn: Phòng TCHC
Qua bảng trên ta thấy trình độ và bậc thợ của công nhân viên được nâng lên rõ rệt. Có được kết quả đó là do công ty đã nhận thức được vai trò của nhân tố con người trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác tuyển dụng được chú trọng, yêu cầu tuyển dụng được nâng lên. Hàng năm công ty tổ chức cho công nhân thi nâng bậc tay nghề, tạo điều kiện cho nhân viên các phòng ban đi học đại học tại chức, các lớp ngắn hạn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, khoa học kỹ thuật.
Do đặc thù của ngành dệt may nên số lao động chủ yếu là nữ chiếm phần lớn trong công ty. Lực lượng lao động trong công ty là lao động trẻ, tổng số lao động trẻ dưới 35 tuổi chiếm 71% tổng số lao động của công ty, tập trung chủ yếu ở bộ phận sản xuất. Với đội ngũ lao động trẻ có ưu điểm dễ nắm bắt và tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến. Họ là những người nhiệt tình, say mê sáng tạo trong công việc. Các nhà lãnh đạo của công ty đã nhìn thấy những ưu điểm này và có chính sách đúng đắn động viên, khích lệ họ phát huy hơn nữa khả năng của mình mang lại lợi ích cho công ty và chính bản thân họ.
Nhìn chung, trình độ của cán bộ, công nhân viên của công ty chưa cao trong những năm gần đây. Số lượng có trình độ trên đại học chỉ chiếm 0,06%. Số có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 7,7%. Bậc thợ của công nhân còn thấp (bậc thợ bình quân của công nhân là 3,5). Để đạt kết quả sản xuất kinh doanh cao hơn, công ty cần tổ chức bộ máy sao cho gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả trên cơ sở trình độ năng l._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT37.DOC