CHƯƠNG I :
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DOANH THU – LỢI NHUẬN
I. DOANH THU :
Khái niệm :
Hiện nay trong cơ chế của nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ phải tự mình tìm nơi tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ. Giá cả và chất lượng sản phẩm, dịch vụ phải phù hợp với nhu cầu thị trường. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa.
Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất
50 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình thực hiện doanh thu – lợi nhuận tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Lương Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ra và có lãi. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình doanh nghiệp xuất giao hàng cho bên mua và nhận được tiền bán hàng theo hợp đồng thỏa thuận giữa bên mua và bán. Kết thúc quá trình tiêu thụ doanh nghiệp có doanh thu bán hàng.
Doanh thu này còn gọi là thu nhập của doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp.
Nội dung :
Doanh thu hay thu nhập của doanh nghiệp được cấu thành từ nhiều hoạt động, gồm hai bộ phận chính :
Doanh thu bán hàng (thu nhập bán hàng) :
Là doanh thu về bán sản phẩm hàng hóa thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp lao vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh thu từ tiêu thụ khác (hay từ các hoạt động khác) :
Là thu nhập từ những hoạt động khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp như : thu nhập từ liên doanh liên kết mang lại, thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như : thu nhập từ liên doanh liên kết mang lại, thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính như : thu về tiền gửi ngân hàng, lãi tiền cho vay các đơn vị và các tổ chức khác ….., thu nhập bất thường như : thu tiền phạt, tiền bồi thường thu từ chuyển nhượng bán, thanh lý vật tư tài sản của doanh nghiệp …..
Ý nghĩa :
Doanh thu là chỉ tiêu tài chính quan trọng của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này không những có ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp mà nó còn có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế.
Doanh thu bán hàng (thu nhập bán hàng) chiếm tỉ trọng lớn nhất trong toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp. Có được doanh thu chứng tỏ doanh nghiệp đã sản xuất ra sản phẩm hoặc cung ứng hàng hóa dịch vụ phù hợp với nhu cầu xã hội và được xã hội công nhận. Mặt khác, có được doanh thu tức là doanh nghiệp có được nguồn vốn để bù đắp những hao phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất.
Thực hiện được doanh thu bán hàng là đánh dấu điểm cuối cùng kết thúc một quá trình luân chuyển vốn, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất sau.
Doanh thu là một trong những căn cứ quan trọng để xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước.
Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu :
Mức doanh thu bán hằng năm của doanh nghiệp nhiều hay ít do nhiều nhân tố quyết định. Những nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến doanh thu là :
Khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ hoặc lao vụ, dịch vụ cung ứng :
Khối lượng sản phẩm sản xuất hay lao vụ, dịch vụ cung ứng càng nhiều thì mức doanh thu bán hàng càng lớn. Tuy khối lượng tiêu thụ không những phụ thuộc vào khối lượng sản xuất và dịch vụ cung ứng mà còn phụ thuộc vào tình hình tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm như việc ký hợp đồng bán hàng, tiếp thị, xuất giao hàng, vận chuyển, thanh toán tiền hàng. Tất cả các công việc trên nếu doanh nghiệp thực hiện tốt sẽ góp phần tác động rất lớn đến doanh thu bán hàng. Vậy việc hoàn thành kế hoạch tiêu thụ là nhân tố quyết định quan trọng đến mức doanh thu bán hàng.
Để tính mức độ ảnh hưởng của khối lượng sản phẩm sản xuất hay lao vụ, dịch vụ cung ứng, áp dụng công thức :
DDT = (q1 – qo) x Po
Trong đó :
DDT : Chênh lệch doanh thu thực tế so với kế hoạch.
Po : đơn giá bình quân kế hoạch
q1 : sản lượng tiêu thụ thực tế
qo : sản lượng thụ kế hoạch
Đơn giá bán sản phẩm :
Giá bán cũng là nhân tố quan trọng quyết định doanh thu nhiều hay ít, giá bán càng cao doanh thu càng tăng và ngược lại. Việc thay đổi giá bán có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng hay giảm doanh thu.
Giá bán sản phẩm tăng lên thì doanh thu cũng tăng trong điều kiện sản lượng tiêu thụ không đổi. Tuy nhiên, nên chú ý khi giá bán tăng lên mà thu nhập của người tiêu dùng không tăng thì sản lượng bán ra sẽ giảm (nếu không phải là mặt hàng thiết yếu). Thông thường những mặt hàng mang tính chất chiến lược đối với nền kinh tế thì Nhà nước định giá, còn lại do cung cầu trên thị trường quyết định. Doanh nghiệp khi định giá bán sản phẩm phải tính toán sao cho giá bán phải bù đắp được hao phí bỏ ra từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông và phải có lợi nhuận để thực hiện tái sản xuất mở rộng. Giá cả là một trong những đòn bẩy kinh tế để kích thích sản xuất, hướng dẫn tiêu dùng và tiêu chuẩn hóa hiệu quả kinh tế để đo lường đánh giá sự đúng đắn của chính sách kinh tế, và là công cụ của Nhà nước để điều tiết quan hệ cung cầu.
Bất kỳ mức giá nào được hình thành trên thị trường cũng đều chịu tác động của quy luật giá trị và quy luật cung cầu. Một mức giá muốn phát huy được hiệu lực trong thực tế phải vừa phản ánh đúng giá trị mà cũng phải vừa phản ánh được quan hệ cung cầu thì mức giá đó mới không biến động. Điều này có tác động rất lớn đến việc ổn định các khoản thu nhập và ổn định tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Công thức tính toán ảnh hưởng của giá bán đến doanh thu :
DDT = q1 x (p1 – po)
Trong đó :
p1 : đơn giá bán bình quân thực tế
Chất lượng sản phẩm :
Chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ được nâng cao không những có ảnh hưởng đến giá bán mà còn ảnh hưởng đến khối lượng tiêu thụ. Hàng hóa, dịch vụ cung ứng có chất lượng cao thường được bán với giá cao. Chất lượng sản phẩm và cung ứng cao sẽ tăng thêm giá trị sản phẩm, tạo điều kiện tiêu thụ dễ dàng, tăng doanh thu bán hàng doanh nghiệp phấn đấu nâng cao chất lượng hàng hóa cũng là hướng quan trọng để nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp.
Thể thức thanh toán :
Nếu như doanh nghiệp chỉ áp dụng thể thức thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc bằng séc thì doanh nghiệp sẽ nhanh chóng thu được tiền bán hàng, đảm bảo không bị chiếm dụng vốn và không gặp rũi ro. Nhưng với phương thức thanh toán này sẽ làm cho doanh thu của doanh nghiệp có thể giảm, vì trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh họ áp dụng các phương thức thanh toán khác như trả chậm, trả góp ….. tạo được sự thu hút người mua hơn.
Doanh nghiệp cần cân nhắc trong vấn đề chọn phương thức thanh toán phù hợp đối với từng khách hàng thì sẽ góp phần tăng doanh thu.
Phương hướng tăng doanh thu :
Tăng khối lượng sản phẩm sản xuất và chất lượng của sản phẩm.
Thay đổi kết cấu mặt hàng.
Đa dạng hóa sản phẩm.
Cải tiến mẫu mã kiểu dáng sản phẩm.
Thay đổi giá cả sản phẩm
Nâng cao trình độ quảng cáo, tiếp thị
Có các chính sách khuyến mãi, hậu mãi
Thay đổi phương thức thanh toán.
Có chính sách khuyến mãi, hậu mãi
Thay đổi phương thức thanh toán
Có chính sách bán hàng và phương pháp bán hàng hợp lý
Có phong cách bán hàng tốt ….
Phương pháp lập kế hoạch về doanh thu :
Phương pháp đơn đặt hàng :
Căn cứ vào đơn đặt hàng của khách hàng doanh nghiệp tiến hành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Lợi thế của phương pháp này là sản phẩm tiêu thụ được gắn liền với thị trường vì thế đảm bảo sản phẩm được tiêu thụ.
Dựa vào kế hoạch sản xuất :
Là căn cứ vào kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp để lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Phương pháp này đơn giản, dễ lập, tùy theo yếu tố thị trường nên có khả năng sản phẩm không tiêu thụ được.
Công thức tính :
DT = SL x ĐG
Trong đó :
DT : Doanh thu tiêu thụ
SL : Số lượng sản phẩm tiêu thụ
ĐG : Đơn giá bán
II. LỢI NHUẬN :
Khái niệm :
Lợi nhuận là số chênh lệch dương giữa doanh thu và chi phí tương ứng trong từng thời kỳ nhất định.
Chi phí bao gồm : Chi phí sản xuất (giá vốn hàng bán) + Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Lợi nhuận gộp : Là hiệu số giữa doanh thu và bán hàng tương ứng trong kỳ. Vì vậy, chỉ tiêu lợi nhuận gộp chỉ cho thấy sự khác biệt giữa các ngành nghề, ngành hàng cũng như đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Lợi nhuận thuần (Lợi nhuận ròng) : Là hiệu số giữa doanh thu thuần và giá thành toàn bộ của sản phẩm hoặc dịch vụ cung ứng.
Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lý của doanh nghiệp. Thể hiện thành quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp sau khi mọi quyết định tài chính đã được áp dụng trong thực tế.
Do đó lợi nhuận được xem là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, là nguồn vốn cơ bản để thực hiện tái sản xuất mở rộng trong doanh nghiệp. Lợi nhuận còn là thước đo đánh giá sự nổ lực phấn đấu của tập thể con người trong doanh nghiệp nói riêng và của cả một nền kinh tế nói chung.
Nội dung :
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp thường đầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực khác nhau nên lợi nhuận cũng được tạo ra từ nhiều hoạt động khác nhau.
- Lợi nhuận về nghiệp vụ sản xuất kinh doanh : Lợi nhuận có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng chức năng của doanh nghiệp như lợi nhuận từ việc cung cấp sản phẩm hàng hóa, lao vụ dịch vụ cho bên ngoài doanh nghiệp.
- Lợi nhuận về nghiệp vụ liên doanh, liên kết.
- Lợi nhuận về hoạt động tài chính : Thu lãi tiền gởi, thu lãi bán ngoại tệ, thu cho thuê tài sản cố định ……
- Lợi nhuận khác : Là lợi nhuận thu từ hoạt động bất thường, những khoản này, thường phát sinh không đều đặn như lợi nhuận có được do nhượng bán, thanh lý vật tư hàng hóa, tài sản, thu tiền phạt, tiền bồi thường do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu được từ các khoản nợ khó đòi, …..
Ý nghĩa :
- Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thời hạn và mức hoàn vốn của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào chỉ tiêu lợi nhuận.
- Lợi nhuận là nguồn thu cơ bản của ngân sách Nhà nước để tái đầu tư trong phạm vi nền kinh tế, cải thiện đời sống xã hội.
- Lợi nhuận còn là đòn bẫy tài chính hữu hiệu thúc đẩy mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là nguồn vốn cơ bản để doanh nghiệp thực hiện tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên.
Phương pháp xác định lợi nhuận :
Hiện nay phương pháp phổ biến thường dùng để tính lợi nhuận là phương pháp phổ biến thường dùng để tính lợi nhuận là phương pháp trực tiếp và phương pháp so sánh.
Phương pháp trực tiếp :
Công thức tính :
P = DTT – (ZSXH + CPBH + CPQL)
P : Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp (hay lợi nhuận trước thuế thu nhận doanh nghiệp)
DTT : Doanh thu bán hàng thuần kỳ kế hoạch
ZSXH : Giá thành sản xuất của sản phẩm tiêu thụ (giá vốn hàng bán)
CPBH : Chi phí bán hàng
CPQL : Chi phí quản lí
Xác định lợi nhuận theo phương pháp trực tiếp dễ tính toán, đơn giản. Tuy nhiên, công việc tính toán sẽ trở nên phức tạp nếu doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng. Mặt khác, dùng phương pháp này không thấy được những nhân tố làm tăng hoặc giảm lợi nhuận. Để khắc phục nhược điểm trên, ngoài phương pháp xác định lợi nhuận theo phương pháp trực tiếp người ta còn xác định lợi nhuận theo phương pháp phân tích.
Phương pháp phân tích :
Công thức tính :
P = PSS ± Pz ± PKC ± PCL ± Pg ± Pđk ± Poss
Trong đó :
PSS : Lợi nhuận sản phẩm so sánh được tính theo tỷ suất lợi nhuận kỳ báo cáo.
PZ : Lợi nhuận thay đổi do ảnh hưởng nhân tố giá thành.
PKC : Lợi nhuận thay đổi do ảnh hưởng nhân tố kết cấu mặt hàng.
PCL : Lợi nhuận thay đổi do ảnh hưởng nhân tố chất lượng.
Pg : Lợi nhuận thay đổi do ảnh hưởng nhân tố giá.
PĐK : Lợi nhuận của sản phẩm kết dư đầu kỳ
POSS : Lợi nhuận của sản phẩm không so sánh được.
Xác định lợi nhuận theo phương pháp này cho ta biết rõ các nhân tố ảnh hưởng làm thay đổi lợi nhuận kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo để từ đó có các biện pháp khai thác nhân tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận :
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ :
Lợi nhuận bán hàng sẽ tăng giảm cùng một tỷ lệ với tỷ lệ tăng giảm của khối lượng sản phẩm tiêu thụ khi các nhân tố khác thay đổi. Đây là nhân tố chủ quan do phấn đấu của doanh nghiệp. Nhân tố này có liên quan chặt chẽ với các nhân tố khác : giá cả hàng hóa, giá vốn, chi phí bán hàng.
Công thức tính :
Nhân tố đơn giá bán :
Khi các nhân tố khác không thay đổi thì lợi nhuận tăng giảm cùng tỷ lệ tăng giảm cùng tỷ lệ tăng giảm với đơn giá bán sản phẩm. Khi đánh giá nhân tố giá ta cần chú ý đến tác động qua lại với các nhân tố khác như : giá vốn, chất lượng.
Công thức tính :
DLN = q1 x (Gb1 – Gbo)
Trong đó :
q1 : khối lượng sản phẩm năm sau
Gb1 – Gbo : chênh lệch giá bán đơn vị
Nhân tố giá vốn :
Giá vốn sản phẩm doanh nghiệp, là giá thành sản xuất (giá thành công xưởng). Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, lợi nhuận tăng giảm tỷ lệ nghịch với giá vốn. Để có kết luận đúng đắn về việc thay đổi giá vốn tác động đến lợi nhuận, ta cần xem xét các nhân tố ảnh hưởng giá vốn và đặt trong mối quan hệ các nhân tố khác làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. Chẳng hạn như thay đổi nguyên vật liệu nhằm thay đổi chất lượng sản phẩm như vậy sẽ làm tăng giá vốn và giảm lợi nhuận. Nhưng nếu đặt trong mối quan hệ với giá bán và khối lượng bán ra, thì chính nhân tố này giúp cho giá bán tăng và khối lượng hàng bán ra tăng, lợi nhuận tăng.
Công thức tính :
DLN = q1 x (GV1 – GVo)
Trong đó :
GV1 – GVo : Chênh lệch giá vốn sản phẩm
Nhân tố chi phí hoạt động :
Gồm 2 loại chi phí : chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. Chi phí này nhiều hay ít đều ảnh hưởng tỉ lệ thuận với lợi nhuận.
Công thức tính :
DLN = (CP1 – CPo)
Trong đó :
CP1 : chi phí hoạt động năm sau
CPo : chi phí hoạt động năm gốc
Nhân tố kết cấu sản phẩm :
Kết cấu sản phẩm là tỷ lệ các loại sản phẩm đã được tiêu thụ. Việc thay đổi kết cấu sản phẩm làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thu về.
Công thức tính :
DLN = DP – (DPKL + DPGB + DPGV + DPCPQL)
Trong đó :
DP : chênh lệch lợi nhuận năm sau so với năm trước
DPKL : ảnh hưởng bởi nhân tố khối lượng sản phẩm đến lợi nhuận.
DPGB : ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán đến lợi nhuận
DPGV : ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn đến lợi nhuận
DPCPQL : ảnh hưởng bởi nhân tố quản lí đến lợi nhuận
Phân tích các tỷ số tài chính và tỷ suất lợi nhuận :
Ý nghĩa của phân tích tài chính :
Trong hoạt động kinh doanh, các quan hệ tài chính luôn luôn tồn tại cùng quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà công tác quản trị tài chính đóng vai trò rất quan trọng và có phạm vi rộng lớn, hiện hữu trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp.
Phân tích tài chính có thể được hiểu như là một quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính rủi ro, tiềm năng trong tương lai nhằm phục vụ cho các quyết định tài chính và đánh giá doanh nghiệp một cách chính xác.
Các quyết định quản trị của doanh nghiệp đều liên quan trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, và đề ra quyết định đúng đắn, cối lõi là phải am hiểu tình hình tài chính của doanh nghiệp. Phân tích tài chính sẽ đáp ứng nhu cầu này.
Tùy theo vị trí của người phân tích mà các mục tiêu phân tích tài chính được thể hiện khác nhau :
Đối với người quản lý doanh nghiệp, mục tiêu, phân tích chủ yếu là :
+ Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình thực hiện tài chính của doanh nghiệp làm cơ sở đưa ra quyết định kinh doanh thích hợp.
+ Xác định tiềm năng của doanh nghiệp và các điểm hạn chế cần khắc phục cải thiện.
Đối với người ngoài doanh nghiệp : đánh giá khả năng thanh toán nợ cũng như khả năng sinh lời của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai.
Các tỷ số tài chính :
Hầu hết các tỷ số tài chính đều có những các tên mô tả cho người sử dụng nhận biết được làm thế nào để tính toán các tỷ số ấy hoặc làm thế nào để có thể hiểu được lượng giá trị của nó.
Tỷ suất lợi nhuận :
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu :
Pdt =
Lợi nhuận và doanh thu ở đây là lợi nhuận thuần và doanh thu thuần.
Tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn.
PGV =
Trong đó :
P : lợi nhuận thuần
GV : giá vốn hàng bán
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh :
PV =
Trong đó : VKD là vốn kinh doanh
Tình hình phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp :
Phân phối lợi nhuận mục đích chủ yếu là tái đầu tư mở rộng năng lực hoạt động kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp, nâng cao giá trị hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời phân phối lợi nhuận cũng là quyết định tài chính quan trọng.
Đối với doanh nghiệp Nhà nước :
Lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp gồm lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh và lợi nhuận khác. Được phân phối như sau :
- Nộp thuế cho ngân sách
- Nộp tiền thu về sử dụng vốn NSNN
- Khấu trừ chi phí bất hợp lệ và các khoản tiền phạt.
- Trừ các khoản lỗ không trừ vào lợi tức trước thuế.
- Phần còn lại để trích lập qũy doanh nghiệp.
Phần còn lại trích lập các quỹ của doanh nghiệp theo quy định của Thông tư 70TC/TCDN Bộ Tài Chính ngày 05/11/1996.
Lợi tức còn lại sau khi trừ các khoản trên, doanh nghiệp trích lập quỹ theo các tỷ lệ như sau :
+ Quỹ đầu tư phát triển : trích từ 50% trở lên không hạn chế mức tối đa.
+ Quỹ dự phòng tài chính : trích từ 10% số dư của quỹ này không vượt quá 25% vốn đều lệ của doanh nghiệp.
+ Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm : trích 5% số dư quỹ này không vượt quá 6 tháng lương thực hiện của doanh nghiệp.
+ Số lợi tức còn lại sau khi trích các quỹ trên được trích lập quỹ khen thưởng và quỹ lợi tức theo quy định dưới đây :
Doanh nghiệp được trích vào hai quỹ khen thưởng và phúc lợi tối đa bằng ba tháng lương thực hiện vốn Nhà nước (gồm vốn ngân sách Nhà nước cấp, vốn có nguồn gốc ngân sách cấp và vốn do doanh nghiệp tự bổ sung) dùng trong hoạt động kinh doanh năm nay không thấp hơn tỷ suất lợi tức thực hiện trên vốn Nhà nước năm trước.
Doanh nghiệp được trích vào hai quỹ khen thưởng và phúc lợi tối đa bằng hai tháng lương thực hiện, nếu tỷ suất lợi tức thực hiện trên vốn Nhà nước năm nay thấp hơn tỷ suất lợi tức thực hiện trên vốn Nhà nước năm trước.
Đối với doanh nghiệp tư nhân, liên doanh hoặc Công ty cổ phần :
Về cơ bản cơ cấu phân phối gần giống như đối với doanh nghiệp Nhà nước
Đối với doanh nghiệp tư nhân : Sau khi nộp thuế cho Nhà nước, khấu trừ các khoản chi phí bất hợp lệ ……. Phần còn lại sẽ do chủ doanh nghiệp quyết định.
Đối với Công ty cổ phần hoặc Công ty liên doanh, lợi nhuận sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp phần còn lại một phần dùng để phân phối cho chủ sở hữu. Mức phân phối này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian thành lập Công ty, mức lợi nhuận đạt được trong kỳ và xu hướng tương lai, nhu cầu tái đầu tư …… phần còn lại để dự trữ nhằm tài trợ cho nhu cầu tăng vốn hoặc đề phòng sự biến động của chỉ tiêu lợi nhuận trong kỳ tới.
CHƯƠNG II :
THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ TM LƯƠNG NÔNG
A. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY :
I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY :
Công ty TNHH sản xuất thương mại Lương Nông (tên giao dịch quốc tế là FOOD AGRICULTURE CO., TLD) được UBND – TP. HCM cấp giấy phép thành lập số 355GP/TLDN, ngày 15/02/1997.
Hình thức sở hữu pháp lý là Công ty trách nhiệm hữu hạn, có mức vốn điều lệ là 500.000.000 đồng do 05 thành viên góp vốn.
Về ngành nghề sản xuất kinh doanh, Công ty được phép sản xuất các loại giống cây trồng, bao gồm hạt giống và cây trồng (trừ cây giống lâm nghiệp) và chế biến nông sản lương thực. Công ty còn được phép mua bán các loại hạt giống, cây giống, nông thủy hải sản và thực phẩm chế biến.
Từ khi thành lập năm 1997 đến nay, Công ty đang trên đà phát triển, mở rộng về cơ cấu, quy mô sản xuất và địa bàn kinh doanh. Do luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng hạt giống cây trồng, cải tiến mẫu mã bao bì và giữ chữ tín với khách hàng, Công ty đã tạo được danh tiếng trên thị trường giống cây trồng trong nước.
II. CHỨC NĂNG QUY MÔ VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY :
Quy mô sản xuất :
Hiện nay, Công ty sản xuất và kinh doanh các loại hạt giống chủ lực như sau :
- Hạt giống bắp lương thực có tên gọi là bắp nếp nù.
- Hạt giống bắp chăn nuôi gia súc như bắp BL8, bắp LVN10, bắp BT6.
- Hạt giống dưa hấu các loại.
- Hạt giống các loại rau.
Sản phẩm của Công ty chủ yếu là sản phẩm hạt giống và được tiêu thụ nhiều tại các vùng mà tại đó Công ty có trại sản xuất, vì tại đó các loại nông sản này đã được Công ty tham gia nghiên cứu kỷ lưỡng, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương, có sức tăng trưởng cao, kháng bệnh mạnh, ngoài ra Công ty cũng tham gia thị trường của các tỉnh miền Đông Nam Bộ như : Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long như : Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, các tỉnh miền Trung như Quãng Ngãi và Tây Nguyên Đắc Lắc.
Chức năng và nhiệm vụ :
Chức năng :
Cung cấp cho bà con nông dân các loại hạt giống, cây trồng với chất lượng tốt, sinh trưởng khỏe, năng suất cao, kháng bệnh tốt, giá cả hợp lý.
Nghiên cứu, lai tạo ra các loại giống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng Việt Nam từ các loại giống của nước ngoài.
Tìm kiếm các loại giống mới với chất lượng và sản lượng hơn hẳn các loại giống cũ.
Nhiệm vụ :
Góp phần thúc đẩy ngành kỹ thuật giống cây trồng của nước nhà theo kịp tiến bộ thế giới. Cũng như các doanh nghiệp khác Công ty xây dựng, thực hiện các kế hoạch kinh doanh, sản xuất, chế biến hạt giống với mục tiêu phấn đấu đạt mức lợi nhuận tối đa, ổn định.
Bên cạnh đó, Công ty còn phấn đấu thực hiện các mục tiêu xã hội tốt đẹp khác như :
Giải quyết việc làm cho số lao động nhàn rỗi tại địa phương.
Góp phần ổn định giá cả nông sản
Phổ biến và chuyển giao kỹ thuật tiên tiến, công nghệ canh tác mới cho nông dân nâng cao kiến thức cũng như đổi mới tư duy trong lao động sản xuất.
Nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên xí nghiệp.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí :
Hội đồng quản trị
Ban Giám Đốc
Bộ phận
Kế toán
Bộ phận
Kỹ thuật
Bộ phận
Cung tiêu
kho
Trại sản xuất 1
Trại thí nghiệm
Phân xưởng chế biến
Trại sản xuất 2
Hội đồng Quản trị : Gồm 5 thành viên góp một số vốn bằng nhau để thành lập Công ty và cử một thành viên làm Giám Đốc Công ty.
Ban Giám Đốc : Gồm một Giám Đốc, một Phó Giám Đốc phụ trách kỹ thuật và một phó Giám Đốc phụ trách kinh doanh.
Bộ phận kỹ thuật : Trực tiếp theo dõi quá trình sản xuất giống ở các trại, báo cáo kết quả sản xuất, kiểm tra thành phần trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Đồng thời, theo dõi quy trình chế biến của phân xưởng chế biến.
Bộ phận kế toán : Thực hiện nhiệm vụ kế toán, giám sát tình hình tài chính và lập kế hoạch tài chính cho Công ty.
Bộ phận cung tiêu : Đảm trách việc cung cấp nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ lao động cho các trại sản xuất, phân xưởng chế biến. Điều hành việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và quản lý kho.
Trại thí nghiệm : Ở địa bàn huyện Củ Chi TP. HCM. Trại có nhiệm vụ nghiên cứu, lai tạo các giống cây trồng mới, sản xuất thí nghiệm các giống này và cung cấp giống bố mẹ cho các trại sản xuất khác.
Trại sản xuất 1 : Ở xã Tân Thành, huyện Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Trại chuyên sản xuất các loại giống cây trồng F1, thích hợp với khí hậu lạnh và đất đỏ Bazan và được thuê của nông dân để sản xuất gia công theo vụ mùa.
Trại sản xuất 2 : Ở xã Nha Hố, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Trại chuyên sản xuất các loại giống cây trồng F1, thích hợp với khí hậu nóng khô, và đất cát và cũng được thuê của nông dân để sản xuất theo vụ mùa.
Phân xưởng chế biến và kho : Tại số 1/1 đường Tân Kỳ Tân Quý, quận Tân Bình, TP. HCM. Phân xưởng chế biến các loại hạt giống thành phẩm do trại sản xuất chuyển về, hoặc do thu mua các hộ nông dân, hoặc của các hợp đồng giao nhận khoán sản xuất giữa Công ty và các đối tác.
III. THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN :
Thuận lợi :
Mặc dù là Công ty như nhưng có lợi thế là những người lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm có chuyên môn giỏi, đã nhiều năm gắn bó với nghề, có uy tín trong giới, quen biết nhiều nên cũng được các đồng nghiệp cũ giúp đỡ ít nhiều và có được một số khách hàng quen cũ do có mối quan hệ trước đó.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã tạo được chỗ đứng trên thị trường, uy tín với khách hàng và làm ăn ngày càng có hiệu quả.
Toàn thể thành viên Công ty có sự gắn bó với nhau, có năng lực, có ý chí vươn lên đã tạo thành một khối vững chắc, luôn thực hiện tốt và hoàn thành các nhiệm vụ của mình cũng như các mục tiêu đề ra của Công ty.
Khó khăn :
Quản lý những trại sản xuất nằm ở địa bàn xa nên những hạn chế và khuyết điểm là không thể tránh khỏi và phải thường xuyên đi lại thăm nôm nên chi phí hoạt động cũng tốn kém nhiều, đòi hỏi các nhà quản trị phải năng động tháo vát hơn.
Nguồn vốn kinh doanh giới hạn, phải thường xuyên vay mượn cho các vụ mùa cũng gây ảnh hưởng không ít và phải chịu lãi suất.
Các loại nông sản chịu ảnh hưởng nhiều của thị trường tiêu thụ cũng như môi trường tự nhiên của thời tiết.
B. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY QUA 2 NĂM 2002 – 2003 :
I. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DOANH THU NĂM 2002 :
Tình hình thực hiện doanh thu :
Doanh thu của Công ty Lương Nông là toàn bộ các khoản thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Trong khuôn khổ đề tài này chỉ phân tích phần doanh thu chính. Để phân tích, ta sử dụng hai chỉ tiêu phân tích sau : chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch và chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng. Trước tiên ta lần lượt qua các năm :
Việc thực hiện doanh thu năm 2002 được thể hiện qua số liệu sau :
Chỉ tiêu
(Hạt giống)
Kế hoạch
Thực hiện
Chênh lệch
Sản
lượng
(kg)
Đơn
giá
Giá
trị
Sản
lượng
(kg)
Đơn
giá
Giá
trị
Giá
trị
%
1. Dưa hấu
612
822,5
503.370
745,7
900
671.160
167.790
33,33
2. Bắp lai LVN10
213.000
12
2.556.000
352615
14,5
5.112.920
2.556.920
100
3. Bắp lai BL8
56.000
6,48
362.880
60.480
8
483.840
120.960
33,33
4. Bắp nếp
112.640
9
1.013.760
112.640
12
1.351.680
337.920
33,33
5. Rau (đậu)
1.410
75
105.750
1.468.725
80
117.498
11.730
11,09
Cộng
4.541.760
7.737.098
3.195.338
70,35
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy :
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch :
- Số tương đối :
TK =
Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch :
- Lượng tuyệt đối :
M = 7.737.098 – 4.541.760 = 3.195.338
Kết quả cho thấy trong năm 2002 Công ty đã hoàn thành và vượt mức kế hoạch doanh thu đề ra, đạt 170,35% so với kế hoạch, lượng tặng tuyệt đối là 3.195.330 ngàn đồng lượng vượt kế hoạch là 70,35%.
Điều này cho thấy trong năm 2002 Công ty đã cố gắng phấn đấu và hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu đề ra. Đây là một biểu hiện tích cực, đánh dấu sự tăng trưởng về doanh thu của Công ty trong năm 2002.
Tuy nhiên, để biết kết quả này do nguyên nhân chủ quan hay khách quan, ta xét ảnh hưởng các yếu tố.
Ảnh hưởng của từng mặt hàng đến doanh thu :
Tình hình hạt giống dưa hấu :
Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu :
- Số tương đối :
TK = = = 133,33%
- Số tuyệt đối :
M = 671.160 – 503.370 = 167.790 triệu đồng.
Kết quả tính được cho thấy trong năm doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh thu sản phẩm hạt giống dưa hấu với tỉ lệ 133,33% tăng tương đối 33,33%, tương ứng với lượng tăng tuyệt đối 167.790 ngàn đồng. Cho thấy Công ty đã có một thế cạnh tranh tương đối cả thị trường trong và ngoài tỉnh.
Các nhân tố ảnh hưởng :
b1. Sản lượng tiêu thụ :
- Sản lượng thực tế so với kế hoạch :
- Lượng tăng tuyệt đối 133,7kg (745,7 – 612) làm cho doanh thu sản phẩm dưa hấu tăng lên một lượng tuyệt đối : 109.968,25 ngàn đồng (133,7 x 822,5)
Doanh thu từ hoạt động của sản phẩm này chiếm tỷ trọng cao. Theo phần phân tích trên sản lượng hạt giống dưa hấu được tiêu thụ, sản lượng tiêu thụ biến động đã làm cho doanh thu từ hoạt động này cũng biến động theo. Tuy nhiên, giá bán cho một sản phẩm cũng tăng nên doanh thu từ hoạt động biến động ở mức 33,33%.
Để đạt được kết quả này đơn vị đã bước đầu chấn chỉnh mạng lưới tiêu thụ, tìm cách mở rộng thị trường, khen thưởng đội ngũ tiếp thị đã tìm được thị trường mới. Đây là điều tốt, Công ty cần tiếp tục phát huy nhằm đạt được mức doanh thu như mong đợi.
b2. Giá bán :
Tăng một lượng 9,42% với lượng tăng tuyệt đối 77,5 ngàn đồng (900-822,5). Với kết quả này đã làm cho doanh thu sản phẩm tăng một lượng tuyệt đô`I là 57.791,75 ngàn đồng (745,7 x 77,5)
Việc tăng giá bán sản phẩm làm ảnh hưởng chủ yếu đến việc tăng tổng doanh thu của đơn vị, không ảnh hưởng đến việc tăng giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm.
Từ bảng phân tích trên ta thấy sản lượng hạt giống dâu hấu thực hiện cao hơn so với kế hoạch là 133,7kg (745,7 – 612) tương ứng với tỷ lệ tăng 9,42%. Điều này cho thấy sản phẩm của Công ty đạt chất lượng tốt, phiếu hợp nhu cầu của người nông dân. Đây là biểu hiện tích cực của Công ty.
Sản phẩm bắp lai LVN10 :
Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu :
- Số tương đối :
TK = = = 200%
- Số tuyệt đối :
5.112.920 – 2.556.000 = 2.556.920 ngàn đồng
Với kết quả này cho thấy trong năm doanh nghiệp đã hoàn thành vượt mức kế hoạch rất cao, doanh thu sản phẩm bắp lai LVN10 với tỷ lệ 200% tăng tương đối 100%, tương ứng với lượng tăng tuyệt đối 2.556.920 ngàn đồng. Để tìm hiểu nguyên nhân tăng cao như vậy chúng ta lần lượt xét ảnh hưởng của các nhân tố :
Các nhân tố ảnh hưởng :
b1. Sản lượng tiêu thụ :
Sản lượng thực tế so với kế hoạch :
== = 152,87%
Kết quả này cho thấy trong năm đơn vị đã thực hiện hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản lượng bắp lai LVN10, sản lượng tiêu thụ 152,87%, tăng tương đối là 52,87%, lượng tăng tuyệt đối là 112.615kg (325.615 – 213.000), làm cho tổng doanh thu của LVN10 tăng cao hơn với kế hoạch một lượng tuyệt đối là 1.351.380 ngàn đồng (112.615 x 12)
Nguyên nhân tăng là do Ban Giám Đốc Công ty đã tìm kiếm được nhiều đối tác kinh doanh, mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Đây là điều kiện rất tốt để tăng doanh thu, tạo điều kiện một vị thế cạnh tranh đứng vững trên thị trường mà Công ty cần nên phát huy và nâng cao hơn nữa.
b2. Giá bán :
Kết quả trên cho thấy Công ty đã hoàn thành vượt mức kếhoạch, đơn giá bán BLVN10 trong năm đạt tỉ lệ là 120,83%, tương ứng tỉ lệ tăng tương đối là 20,83%, lượng tăng tuyệt đối là 2,5%, lượng tăng tuyệt đối là 2,6 ngàn đồng/kg (14,5 – 12), làm cho tổng doanh thu trong năm tăng lên so với kế hoạch là 814.037,5 ngàn đồng (325.615 x 2,5). Sản lượng tiêu thụ tăng 52,87% nên con số tăng doanh thu 814.037,5 ngàn đồng, để giải thích đơn giá bán sản phẩm dưa hấu, đơn giá bán tăng lên do cung không đủ cầu. Đây là nguyên nhân khách quan.
Sản phẩm bắp lai BL8 :
Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu :
- Số tương đối :
TK = = = 133,33%
- Số tuyệt đối :
483.840 – 362.880 = 120.960 ngàn đồng
Kết quả tính được cho thấy trong năm đơn vị đã hoàn thành kế hoạch doanh thu đề ra, đạt 133,33%, tăng tương đối một lượng là 33,33% lượng tăng tuyệt đối tương ứng là 120.960 ngàn đồng. Cũng như hai sản phẩm dưa hấu, BLVN10 nên sản phẩm BL8 cũng lần lượt xét ảnh hưởng c._.