Phân tích tình hình tài chính và đề xuất một số biện pháp củng cố tình hình tài chính của Công ty Sứ Thanh Trì

Lời mở đầu Đất nước ta đang bước vào công cuộc đổi mới lần hai. Nhìn lại chặng đường phát triển hai mươi năm qua, thêm một lần nữa khẳng định chính sách và đường lối đúng đắn của Đảng ta trong tiến trình hội nhập nền kinh tế toàn cầu, đấy là đường lối phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế chính sách được đổi mới và dần hoàn thiện đã đem lại cho các doanh nghiệp quyền tự chủ trong kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp đã kịp thích nghi với tình hình mới, biết vượt q

doc79 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình tài chính và đề xuất một số biện pháp củng cố tình hình tài chính của Công ty Sứ Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ua khó khăn, bước đầu phát huy được tính chủ động sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn không ít những doanh nghiệp còn lúng túng, luẩn quẩn trong cái vỏ bọc của cơ chế sản xuất kinh doanh trước đây; làm ăn thua lỗ kéo dài, thu không bù nổi chi. Thực tế cho thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do công tác quản lý và sử dụng tài sản, nguồn vốn của của doanh nghiệp còn nhiều yếu kém, hạn chế dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Ta biết rằng, vốn và tài sản là là các yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhu cầu về vốn cho nền kinh tế và cho mỗi doanh nghiệp đang là vấn đề bức xúc. Hơn nữa trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh là tất yếu, sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhất là trong điều kiện hiện nay, chúng ta đã là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO, là thành viên của khối ASEAN và khối mậu dịch tự do AFTA, cơ hội mở ra là rất lớn nhưng thách thức là không nhỏ. Do đó, làm thế nào để huy động được những nguồn ngân quỹ có chi phí thấp nhất, cũng như điều kiện thanh toán thuận lợi nhất đã đang và sẽ vẫn là vấn đề nóng bỏng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của của doanh nghiệp. Xuất phát từ những cơ sở về lý luận và thực tiễn ở trên, cùng với thời gian thực tập tại Công ty Điện tử Đống Đa, em đã chọn đề tài tốt nghiệp: “Phân tích tình hình tài chính và đề xuất một số biện pháp củng cố tình hình tài chính của Công ty Sứ Thanh Trì” Bằng phương pháp nghiên cứu kết hợp lý luận thực tiễn, đề tài nhằm phân tích thực trạng hoạt động tài chính của Công ty, khẳng định những kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục, đưa ra những giải pháp hoàn thiện góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài chính tại Công ty Sứ Thanh Trì. Nội dung đồ án tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Phân tích tình hình tài chính Công ty Sứ Thanh Trì. Chương3: Một số biện pháp củng cố tình hình tài chính của Công ty Sứ Thanh Trì. Trong quá trình thực hiện đồ án, em đã nhận được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của các thầy cô trong Khoa kinh tế và quản lý, các anh chị ở Công ty Sứ Thanh Trì, đặc biệt là sự hướng dẫn sát sao của thầy giáo Nguyễn Quang Chương. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn hẹp cùng với nhận thức về thức tế còn hạn chế nên Đồ án này của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy, các cô cùng các bạn để Đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Phạm Văn Long Chương 1 Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp: 1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những mối quan hệ về mặt giá trị được biểu hiện bằng tiền trong lòng một doanh nghiệp và giữa nó với các chủ thể có liên quan ở bên ngoài mà trên cơ sở đó giá trị của doanh nghiệp được tạo lập. Trong đó, giá trị của doanh nghiệp là sự hữu ích của doanh nghiệp đối với các chủ sở hữu và xã hội, còn các hoạt động của doanh nghiệp để làm tăng giá trị của nó bao gồm: - Tìm kiếm, lựa chọn cơ hội kinh doanh và tổ chức huy động vốn. - Quản lý chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, hạch toán chi phí và lợi nhuận. - Tổ chức phân phối lợi nhuận cho các chủ thể liên quan và tái đầu tư. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp bao gồm: Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, khi Nhà nước góp vốn vào kinh doanh. Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: Quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ. Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Ngược lại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cổ phần cho các nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng. Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác: Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động. Đây là những thị trường mà tại đó doanh nghiệp doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động v.v… Điều quan trọng là thông qua thị trường, doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hàng hoá, dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường. Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất - kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt các chính sách của doanh nghiệp như: chính sách cổ tức ( phân phối thu nhập ), chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí v.v… 1.1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp: Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, tài chính doanh nghiệp giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống tài chính nói chung và trong quản lý doanh nghiệp ở mỗi doanh nghiệp nói riêng. Tài chính doanh nghiệp ảnh hưởng đến các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế để hiểu rõ hơn bản chất của tài chính doanh nghiệp, cần phải nghiên cứu các chức năng của tài chính doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp thực hiện các chức năng sau: * Tổ chức vốn và luân chuyển vốn: Một trong những điều kiện để đảm bảo cho doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh một cách thường xuyên là phải có đầy đủ vốn để thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh. Muốn được như vậy, doanh nghiệp phải có các nguồn thu và hoạt động thu chi phải được diễn ra một cách thường xuyên và liên tục. Tuy nhiên do sự vận động của vật tư, hàng hóa và tiền tệ thường không khớp với nhau về thời gian nên giữa nhu cầu và khả năng về vốn tiền tệ thường không cân đối với nhau. Để đảm bảo tổ chức vốn tốt, tài chính doanh nghiệp cần căn cứ vào nhiệm vụ kinh doanh và các điều kiện khác như giá cả, thị trường, để xác định số vốn cần thiết. Trên cơ sở đó mà bố trí khai thác hợp lý mọi nguồn vốn. Thực hiện tốt chức năng tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất với một số vốn ít nhất. * Phân phối thu nhập bằng tiền: Sau một thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có đựơc thu nhập bằng tiền. Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, cần thiết phải phân phối số thu nhập này. Việc phân phối thu nhập và tích luỹ tiền tệ trong doanh nghiệp do tài chính doanh nghiệp thực hiện. Ngoài ra, tài chính doanh nghiệp còn thực hiện việc phân phối lại các quỹ doanh nghiệp (quỹ khấu hao, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.). Quá trình phân phối thu nhập nhằm mục đích bù đắp chi phí, tái tạo lại nguồn vốn, sức lao động. Phân phối thu nhập bằng tiền được thực hiện thông qua sự vận động và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Thực hiện tốt chức năng này nhằm đảm bảo bù đắp những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời, phát huy được vai trò đòn bẩy của tài chính doanh nghiệp. Kết hợp đúng đắn giữa lợi ích nhà nước và người lao động, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp: Phân tích các báo cáo tài chính không phải là một quá trình tính toán các tỷ số mà là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp mà được phản ánh trên các báo cáo tài chính đó. Phân tích các báo cáo tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra. Trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu. Ngoài những thông tin được sắp đặt và thiết kế trên các báo cáo tài chính dựa theo những chuẩn mực kế toán quốc tế hay theo hệ thống kế toán mang tính đặc thù riêng của từng quốc gia, các nhà phân tích còn xây dựng những hệ thống chỉ tiêu nhằm giúp cho các đối tượng sử dụng báo cáo tài chính có tầm nhìn bao quát và toàn diện hơn trong việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. 1.2.1. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp: Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả của doanh nghiệp đó. Qui trình thực hiện phân tích tài chính ngày càng được áp dụng rộng rãi trong mọi đơn vị kinh tế được tự chủ nhất định về tài chính như các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức, được áp dụng trong các tổ chức xã hội, tập thể, các cơ quan quản lý, tổ chức công cộng. Đặc biệt, sự phát triển của doanh nghiệp, của các ngân hàng và của thị trường vốn đã tạo nhiều cơ hội để phân tích tài chính chứng tỏ thực sự là có ích và vô cùng cần thiết. Những người phân tích tài chính ở những cương vị khác nhau nhằm các mục tiêu khác nhau. a. Phân tích tài chính đối với nhà quản trị: Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để định hướng các quyết định của ban giám đốc, giám đốc tài chính, dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các họat động quản lý. b. Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư: Nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu, lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Đó là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không? c. Phân tích tài chính đối với người cho vay: Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng. Chẳng hạn, để quyết định cho vay, một trong những vấn đề mà người cho vay cần xem xét là doanh nghiệp có thực sự có nhu cầu vay vốn hay không? Khả năng trả nợ của doanh nghiệp như thế nào? Ngoài ra phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật sư… dù họ công tác ở các lĩnh vực khác nhau, nhưng họ đều muốn hiểu biết về hoạt động của doanh nghiệp để thực hiện tốt hơn công việc của họ. 1.2.2. ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp: Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, tất cả các hoạt động SXKD đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình SXKD của cả doanh nghiệp. Hoạt động tài chính là nội dung chủ yếu của hoạt động SXKD, các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình hoạt động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu kinh tế. Những báo cáo này do kế toán soạn thảo định kỳ nhằm mục đích cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp cho những người cần sử dụng chúng. Các thông tin có được đều phải qua phân tích các báo cáo tài chính. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tài chính sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp và cơ quan chủ quản cấp trên thấy rõ thực trạng của các hoạt động tài chính. Xác định đầy đủ và đúng đắn các nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính DN. Phân tích tình hình tài chính DN mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp công cụ kỹ thuật, phân tích nhằm giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát lại, vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính DN để nhận biết phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. 1.3. Nguồn số liệu và phương pháp phân tích tài chính của doanh nghiệp: 1.3.1. Nguồn số liệu dùng trong phân tích tài chính: Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin: từ thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị. Những thông tin đó đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra những nhận xét, kết luận chính xác và thích đáng. Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông tin quan trọng bậc nhất. Thông tin kế toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo các kế toán. Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính - được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán chủ yếu: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, a. Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là một báo cáo tài chính có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp. Thông thường Bảng cân đối kế toán được trình bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán: một bên phản ánh tài sản, một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp. Bên tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị của toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp, bao gồm: tài sản cố định, tài sản lưu động. Bên nguồn vốn: phản ánh số vốn đề hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo, bao gồm: vốn chủ sở hữu (vốn tự có) và các khoản nợ. Các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo khả năng chuyển hóa thành tiền giảm dần từ trên xuống. Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh qui mô và kết cấu các loại tài sản; bên nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng như khả năng độc lập về tài chính của doanh nghiệp. Bên tài sản và bên nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán đều có các cột chỉ tiêu: số đầu kỳ và số cuối kỳ. Ngoài các khoản mục trong nội bảng còn có các khoản mục ngoài Bảng cân đối kế toán như: một số tài sản thuê ngoài, vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công, hàng hóa nhận bán hộ, ngoại tệ các loại… Nhìn vào Bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biết được loại hình doanh nghiệp, qui mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán là một tài liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của doanh nghiệp. b. Báo cáo kết quả kinh doanh: Khác với Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của tiền trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Báo cáo kết quả kinh doanh cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hóa, dịch vụ; so sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định được kết quả sản xuất - kinh doanh: lãi hay lỗ trong năm. Như vậy Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả họat động sản xuất - kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Những khoản mục chủ yếu được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm: doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh; doanh thu từ hoạt động tài chính; doanh thu từ hoạt động bất thường và chi phí tương ứng với từng hoạt động đó; giá vốn hàng bán; lợi nhuận trước và sau thuế. 1.3.2. Phương pháp phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp: Phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính là phương pháp tỷ số. Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các tỷ số được sử dụng để phân tích. Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với chỉ tiêu khác. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Bởi lẽ, thứ nhất: nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp; thứ hai: phương pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ số theo chuỗi thời gian liên tục hay theo từng giai đoạn. Một phương pháp hay được dùng nữa là phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh được sử dụng để xác định xu hướng phát triển và mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế. Sử dụng phương pháp này cần đảm bảo các điều kiện có thể so sánh của các chỉ tiêu tài chính (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán). Bên cạnh đó, các nhà phân tích còn sử dụng phương pháp phân tích tài chính DUPONT. Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong họat động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh mức sinh lợi của doanh nghiệp như lợi nhuận sau thuế trên tài sản (ROA), lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Điều đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ sổ tổng hợp. Ngoài ra, nhà phân tích còn có thể sử dụng các phương pháp khác để phân tích như: phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp liên hệ cân đối, phương pháp đồ thị. 1.4. Nội dung và quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp: P H â n t í C h k h á i q u á t Bảng CĐKT Báo cáo LCTT Bảng KQkD Biến động của tài sản và nguồn vốn Biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận Phân tích tổng hợp: Phân tích DuPont Các chỉ số tài chính hiện nay Các chỉ số tài chính mục tiêu So sánh, nhận xét và đề xuất biện pháp củng cố tình hình tài chính Kết quả của HĐ kinh doanh, HĐ đầu tư, HĐ tài chính. Rủi ro tài chính: + khả năng thanh toán + khả năng qlý nợ Hiệu quả tài chính: + khả năng sinh lợi + khả năng qlý tài sản 1.4.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp: 1.4.1.1. Đánh giá xu hướng và triển vọng của doanh nghiệp: * Thiết kế các báo cáo tài chính dạng so sánh: Các báo cáo tài chính trình bày các số liệu tài chính của hai hay nhiều kỳ được gọi là các báo cáo tài chính dạng so sánh. Báo cáo tài chính dạng so sánh cung cấp những thông tin quan trọng về xu thế và mối quan hệ hai hay nhiều năm, do vậy báo cáo tài chính dạng so sánh được đánh giá là có ý nghĩa cao hơn so với các báo cáo tài chính của từng năm riêng biệt. Tuy nhiên khi xây dựng các báo cáo tài chính dạng so sánh cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đối với các báo cáo tài chính đơn lẻ: - Sự sắp xếp các khoản mục của các báo cáo đơn lẻ phải giống nhau. - Nội dung và phương pháp tính các khoản mục trên các báo cáo đơn lẻ là như nhau. Với các báo cáo tài chính dạng so sánh, doanh nghiệp có thể chọn để nghiên cứu mọi khoản mục có những biến động lớn để phân tích xác định nguyên nhân của từng biến động đó, từ đó đi đến kết luận những biến động đó là thỏa đáng hay không thỏa đáng. * Phân tích theo chiều ngang: Phân tích theo chiều ngang của các báo cáo tài chính dạng so sánh sẽ làm nổi bật biến động của các khoản mục nào đó theo thời gian. Phân tích theo chiều ngang được tiến hành sẽ làm nổi rõ thay đổi về lượng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian. Lượng thay đổi được tính bằng cách lấy mức độ của kỳ hiện tại trừ đi mức độ của kỳ cơ sở. Tỷ lệ phần trăm thay đổi được tính bằng cách chia lượng thay đổi cho mức độ của năm gốc. Tỷ lệ so sánh giữa năm hiện hành so với năm khác được tính bằng cách lấy mức độ của năm hiện hành so với mức độ của năm cơ sở. Qua tính toán các chỉ tiêu lượng thay đổi, tỷ lệ thay đổi và tỷ lệ so sánh giữa các năm sẽ thấy được biến động của từng khoản mục trên các báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó nhà phân tích nhận ra những khoản mục nào có những biến động lớn cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân. * Phân tích xu hướng: Các số tỷ lệ xu hướng nhấn mạnh những thay đổi đã xảy ra từ kỳ này qua kỳ khác và được dùng để so sánh một sự kiện kéo dài trong nhiều năm. Cách tính các số tỷ lệ xu hướng như sau: - Chọn một năm làm gốc so sánh và các mức độ của năm được phân bổ tỷ lệ 100%. - Sau đó so sánh các mức độ của những năm kế tiếp với mức độ của năm gốc bằng cách lấy mức độ của những năm kế tiếp chia cho mức độ của năm gốc. 1.4.1.2. Đánh giá mối quan hệ kết cấu và biến động về kết cấu: * Thiết kế báo cáo so sánh quy mô chung: Với các báo cáo quy mô chung, từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ 100%. Ví dụ: trên bảng cân đối kế toán quy mô chung, tổng tài sản là quy mô chung 100%. Như vậy, những khoản mục như tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn được thể hiện bằng tỷ lệ kết cấu so với tổng tài sản. Trên các báo cáo so sánh quy mô chung, các phép so sánh đã chứng tỏ được mối quan hệ biến đổi hoặc ổn định trong nhóm nội bộ các nhóm tài sản, nguồn vốn, thu chi và các phạm trù khác của báo cáo tài chính. Ngoài ra các báo cáo so sánh dạng quy mô chung rất có ích trong việc so sánh tình hình tài chính giữa các doanh nghiệp. Vì các báo cáo này đều dựa trên cơ sở 100% và trên phép so sánh tương đối thay vì các lượng tuyệt đối. Các quá trình so sánh giữa các doanh nghiệp như vậy có thể giúp các nhà phân tích xác định rõ ảnh hưởng của những sự khác nhau về cơ cấu đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp. Phân tích bảng cân đối kế toán dạng quy mô chung rất có ích cho việc khảo sát các nguồn vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp, hay nói cách khác là nó có ích cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nguồn vốn vay với nguồn vốn chủ sở hữu. * Phân tích quan hệ kết cấu và biến động kết cấu của các khoản mục: Nhận xét khái quát về quan hệ kết cấu và biến động kết cấu trên bảng cân đối kế toán sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá kết cấu tài chính hiện hành có biến động phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp hay không. Quan hệ kết cấu và biến động kết cấu trên báo cáo kết quả hoạt động giúp cho doanh nghiệp đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh và giúp quá trình sinh lợi của doanh nghiệp. 1.4.2. Phân tích rủi ro tài chính: 1.4.2.1. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán: Hệ số khái quát (về tình hình công nợ): Các khoản phải thu Hệ số khái quát = Các khoản phải trả Để có tình hình chung về công nợ, ta dùng hệ số khái quát để xem xét sự tương quan giữa các khoản chiếm dụng lẫn nhau trước khi đi vào phân tích chi tiết. Cần lưu ý rằng công nợ là những phát sinh tất yếu trong quá trình kinh doanh và vì thế, vấn đề quan trọng không phải là số nợ hay tỷ lệ nợ mà là bản chất các khoản nợ và tuỳ thuộc vào đặc điểm, chiến lược kinh doanh của mỗi ngành, mỗi đơn vị khác nhau. a) Các khoản phải thu: Để đánh giá các khoản phải thu có ảnh hưởng thế nào đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, cần phải xác định tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng số vốn lưu động ở đầu kỳ và cuối kỳ. Các khoản phải thu Tỷ trọng các khoản phải thu trong TSLĐ = x 100% Tổng số TSLĐ Khi phân tích tình hình các khoản phải thu cần phải xem xét tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền của doanh nghiệp. Muốn vậy phải xác định hệ số quay vòng các khoản phải thu. Hệ số này xác định theo công thức: Doanh thu thuần Số vòng quay các khoản phải thu = Các khoản phải thu bình quân Số vòng quay các khoản phải thu càng cao (tức số ngày thu tiền càng ngắn) chứng tỏ tình hình quản lý và thu nợ tốt, doanh nghiệp có khách hàng quen thuộc ổn định và uy tín, thanh toán đúng hạn. Mặt khác, số vòng quay quá cao thể hiện phương thức bán hàng cứng nhắc, gần như bán hàng thu bằng tiền mặt, khó cạnh tranh và mở rộng thị trường. Tuỳ vào tình hình cụ thể và sách lược kinh doanh, chỉ tiêu trên sẽ được vận dụng cho phù hợp. b) Các khoản phải trả: Tổng quát về tình hình khả năng thanh toán (trả nợ) thể hiện bằng hệ số thanh toán chung: Khả năng thanh toán Hệ số thanh toán chung = Nhu cầu thanh toán Khả năng thanh toán gồm tất cả các nguồn có thể huy động dùng để trả nợ. Nhu cầu thanh toán là các khoản nợ phải trả trước mắt hoặc trong một thời hạn ấn định. Hệ số thanh toán chung là dạng hệ số so sánh cân bằng vì vậy trường hợp tốt nhất là hệ số bằng một. Nếu khác đi, dẫn đến hai cực: thiếu khả năng thanh toán hoặc thừa vốn, gây ứ đọng. * Khả năng thanh toán hiện hành (KHH): Tỷ số khả năng thanh toán hiện hành còn gọi là tỷ số thanh toán ngắn hạn hay tỷ số luân chuyển TSLĐ. Công thức tính: TSLĐ KHH = Tổng nợ ngắn hạn Hệ số này biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn hay nói cách khác là hiện trạng tài sản lưu động trong kỳ kinh doanh hiện tại, thường là một niên độ; ý nghĩa của hệ số là mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm. Khi giá trị của tỷ số này giảm, chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp đã giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng. Khi giá trị của tỷ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh khoản cao. Tuy nhiên khi tỷ số này có giá trị quá cao, thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào TSLĐ hay đơn giản là việc quản trị TSLĐ không hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều nợ phải đòi, do đó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. * Khả năng thanh toán nhanh (KN): Tỷ số này cho biết khả năng thanh khoản thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các TSLĐ có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng những nhu cầu thanh toán cần thiết. Công thức tính: TSLĐ - Hàng tồn kho KN = Tổng nợ ngắn hạn Tỷ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tuy nhiên tỷ số này quá lớn lại gây nên tình trạng mất cân đối của TSLĐ, tập trung quá nhiều vào vốn bằng tiền và chứng khoán ngắn hạn hay khoản phải thu quá lớn. * Khả năng thanh toán tức thời (KTT): Vốn bằng tiền KTT = Tổng nợ ngắn hạn Thực tế tỷ số này thấp thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ và do đó có thể phải bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không có đủ tiền mặt thanh toán. Tuy nhiên nếu tỷ suất này quá cao phải phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. 1.4.2.2. Phân tích khả năng quản lý vốn vay: * Tỷ số nợ so với tài sản (KNợ-TTS): Tỷ số nợ phản ánh mức độ doanh nghiệp sử dụng vốn vay trong kinh doanh. Nó là tỷ số giữa tổng số nợ trên tổng tài sản có của doanh nghiệp. Công thức tính: Tổng nợ KNợ-TTS = Tổng tài sản Tỷ số nợ càng cao chứng tỏ doanh nghiệp mạnh dạn sử dụng nhiều vốn vay trong cơ cấu vốn. Đây là một cơ sở để có được lợi nhuận cao. Tỷ số nợ cao là một minh chứng về uy tín của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Tuy nhiên tỷ số nợ cao làm cho khả năng thanh khoản giảm. Đồng thời nếu ROA<Kd(1-T) (trong đó: Kd là lãi suất vay nợ; T là thuế thu nhập doanh nghiệp)thì lợi nhuận cũng sẽ giảm. Những hạn chế này làm tăng độ rủi ro của doanh nghiệp, và làm giảm niềm tin của chủ nợ. * Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu (KNợ-VCSH): Hệ số nợ với vốn chủ sở hữu hay là đòn cân tài chính, là loại hệ số cân bằng dùng so sánh giữa nợ vay và vốn chủ sở hữu, cho biết cơ cấu tài chính của doanh nghiệp rõ ràng nhất. Tổng nợ KNợ-VCSH = Vốn chủ sở hữu Hệ số này càng cao thì hiệu quả mang lại cho vốn chủ sở hữu càng cao trong trường hợp ổn định khối lượng hoạt động và kinh doanh có lãi. Hệ số này càng thấp thì mức độ an toàn càng đảm bảo trong trường hợp khối lượng hoạt động bị giảm và kinh doanh thua lỗ. 1.4.3. Phân tích hiệu quả tài chính: 1.4.3.1. Phân tích khả năng quản lý tài sản: Phân tích khả năng quản lý tài sản là đánh giá hiệu suất, cường độ sử dụng (mức độ quay vòng) và sức sản xuất của tài sản trong năm. Phân tích khả năng quản lý tài sản nhằm trả lời câu hỏi một đồng tài sản có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nhóm tỷ số về khả năng quản lý tài sản hay còn gọi là các tỷ số hoạt động đo lường mức độ hoạt động liên quan đến mức tài sản của doanh nghiệp, gồm có 5 tỷ số: * Tỷ số vòng quay hàng tồn kho (VQHTK): Tỷ số này phản ánh mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của các loại hàng hóa thành phẩm, nguyên vật liệu. Nó cho biết một đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Công thức tính: Doanh thu thuần VQHTK = Hàng tồn kho bình quân Vòng quay hàng tồn kho cao là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trên cơ sở sử dụng tốt các tài sản khác. Vòng quay hàng tồn kho thấp là do công tác quản lý vật tư, tổ chức sản xuất cũng như tổ chức bán hàng của doanh nghiệp chưa tốt. * Kỳ thu nợ bán chịu: Kỳ thu nợ bán chịu là số ngày bình quân mà một đồng hàng hóa bán ra được thu hồi. Công thức tính: Các khoản phải thu * 365 Kỳ thu nợ = Doanh thu thuần Kỳ thu nợ dài phản ánh chính sách bán chịu của doanh nghiệp táo bạo. Có thể là dấu hiệu tốt nếu tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng các khoản phải thu. Nếu doanh nghiệp vận dụng đúng, chính sách bán chịu là một công cụ tốt để mở rộng thị phần và làm tăng danh thu. Kỳ thu nợ dài có thể do yếu kém trong việc thu hồi các khoản phải thu; doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, khả năng sinh lời thấp. Doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn động nợ. Kỳ thu nợ ngắn có thể do khả năng thu hồi các khoản phải thu tốt, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn, lợi nhuận có thể cao. Tuy nhiên cũng có thể là do chính sách bán chịu của doanh nghiệp quá chặt chẽ, dẫn tới đánh mất cơ hội bán hàng và cơ hội mở rộng quan hệ kinh doanh. * Vòng quay tài sản cố định (VQTSCĐ): Tỷ số này phản ánh một đồng TSCĐ góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần? Công thức tính: Doanh thu thuần VQTSCĐ = TSCĐ bình quân Vòng ._.quay TSCĐ cao chứng tỏ TSCĐ của doanh nghiệp có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và phát huy hết công suất. Đây là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nếu doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất; và là điều kiện quan trọng để sử dụng tốt TSLĐ. Vòng quay TSCĐ thấp là do nhiều TSCĐ của doanh nghiệp không hoạt động, chất lượng kém hoặc không hoạt động hết công suất. * Vòng quay TSLĐ (VQTSLĐ): Tỷ số này phản ánh một đồng TSLĐ của doanh nghiệp góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần? Công thức tính: Doanh thu thuần VQTSLĐ = TSLĐ bình quân Vòng quay TSLĐ cao chứng tỏ TSLĐ của doanh nghiệp có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nhờ tiết kiệm được chi phí và giảm được lượng vốn đầu tư. Vòng quay TSLĐ thấp là do tiền mặt nhàn rỗi, thu hồi khoản phải thu kém, chính sách bán chịu quá rộng rãi, công tác quản lý vật tư, quản lý sản xuất và quản lý bán hàng của doanh nghiệp không tốt. * Vòng quay tổng tài sản (VQTTS): Tỷ số này phản ánh một đồng tài sản góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần? Công thức tính: Doanh thu thuần VQTTS = TTS bình quân Vòng quay tổng tài sản cao chứng tỏ các tài sản của doanh nghiệp có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi và không bị giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh; và là một cơ sở tốt để có lợi nhuận cao. Vòng quay tổng tài sản thấp là do yếu kém của doanh nghiệp trong công tác quản lý TSCĐ, quản lý tiền mặt, quản lý khoản phải thu, chính sách bán chịu, quản lý vật tư, quản lý sản xuất và quản lý bán hàng. 1.4.3.2. Phân tích khả năng sinh lợi: * Doanh lợi doanh thu sau thuế (ROS): Tỷ số này phản ánh cứ trong một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Lợi nhuận sau thuế ROS = Doanh thu thuần Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động về hiệu quả hay ảnh hưởng của các chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm. * Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA): Tỷ số này cho biết một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tạo được bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Công thức tính: Lợi nhuận sau thuế ROA = Tổng tài sản bình quân * Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ số này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu đầu tư vào doanh nghiệp góp phần tạo ra bao nhiêu đồng lãi cho chủ sở hữu. Công thức tính: Lợi nhuận sau thuế ROE = Vốn chủ sở hữu bình quân Đây là tỷ số tài chính quan trọng và thiết thực nhất đối với chủ sở hữu bởi đây là khả năng thu nhập mà họ có thể nhận được nếu họ đặt vốn vào doanh nghiệp. 1.4.4. Phân tích tổng hợp tình hình tài chính bằng đẳng thức Du Pont: 1.4.4.1. Đẳng thức Du Pont thứ nhất: Đẳng thức này xem xét mối quan hệ tương tác giữa tỷ số lãi ròng trên doanh thu thuần và tỷ số hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản có bằng tỷ số lãi ròng trên toàn bộ tài sản có. LNST LNST Doanh thu thuần ROA = = * TTS bình quân Doanh thu thuần TTS bình quân = ROS * VQTTS Sự phân tích này cho phép xác định chính xác nguồn gốc làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, hoặc là do doanh thu bán hàng không đủ lớn để tạo ra lợi nhuận, hoặc do lợi nhuận sau thuế trên mỗi đồng doanh thu thuần quá thấp. Do đó, có 2 hướng để tăng ROA là tăng ROS và VQTTS. Muốn tăng ROS cần phấn đấu tăng lợi nhuận sau thuế bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán. Muốn tăng VQTTS cần phấn đấu tăng doanh thu thuần bằng cách giảm giá bán và tăng cường hoạt động xúc tiến bán hàng. 1.4.4.2. Đẳng thức Du Pont thứ hai: Đẳng thức Du Pont thứ hai xem xét tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu, được tạo thành bởi các mối quan hệ sau: LNST LNST TTS bình quân ROE = = * VCSH bình quân TTS bình quân VCSH bình quân TTS bình quân = ROA * VCSH bình quân TTS bình quân = ROS * VQTTS * VCSH bình quân Từ đẳng thức trên ta thấy có 2 hướng để tăng ROE là tăng ROA và tăng tỷ số TTS/VCSH. Muốn tăng ROA cần làm theo đẳng thức Du Pont thứ nhất. Muốn tăng tỷ số TTS/VCSH cần phấn đấu giảm VCSH và tăng nợ. Đẳng thức này cho thấy tỷ số nợ càng cao thì lợi nhuận của chủ sở hữu càng cao. Tuy nhiên, khi tỷ số nợ càng tăng thì rủi ro cũng sẽ tăng. ROE phụ thuộc vào 3 nhân tố: ROS, ROA và tỷ số TTS/VCSH. Các nhân tố này có thể ảnh hưởng trái chiều nhau đối với ROE. Phân tích Du Pont là xác định ảnh hưởng của 3 nhân tố này đến ROE của doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân làm tăng giảm tỷ số này. Việc phân tích ảnh hưởng này được tiến hành theo phương pháp thay thế liên hoàn. 1.4.4.3. Sơ đồ Du Pont: Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu ROE Tỷ suất thu hồi vốn tài sản ROA Tài sản/vốn chủ sở hữu Vòng quay tổng tài sản Lợi nhuận biên Lãi ròng Doanh thu Tổng CP Doanh thu TSCĐ Doanh thu TSLĐ TTS Các chi phí hoạt động khác Thuế Lãi vay Khấu hao Tiền mặt và chứng khoán dễ bán Khoản phải thu Hàng tồn kho Nhân với Nhân với Chia cho Chia cho Trừ đi Cộng với + + + + + Chương 2 Phân tích tình hình tài chính của công ty sứ Thanh Trì 2.1. giới thiệu về công ty sứ Thanh Trì và sự cần thiết của đề tài 2.1.1. Khái quát sự hình thành và sự phát triển của công ty sứ Thanh Trì Tên công ty: Công ty sứ Thanh Trì. Tên giao dịch: Thanh Tri Sanitary Weres Company - TSWC. Địa chỉ: Phường Thanh Trì - Quận Hoàng Mai - Hà Nội. Điện thoại: 84.4.8611056- 8623410. Fax: 84.4.8613147. Công ty Sứ Thanh Trì nằm tại Phường Thanh Trì - Quận Hoàng Mai - Hà Nội với diện tích mặt bằng là 65.000 m2, là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ xây dựng và chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng. Theo quyết định số 236/BKT ngày 22/03/1961 của bộ kiến trúc. Xí nghiệp gạch Thanh Trì được thành lập với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là các mặt hàng sứ vệ sinh xây dựng phục vụ nhu cầu thị trường trong và ngoài nước. Thời gian đầu mới thành lập, xí nghiệp đã tập trung nghiên cứu và sản xuất mặt hàng vật liệu xây dựng như: ống sành, gạch men kính ốp lát, thiết bị sứ vệ sinh song mới đạt ở cấp thấp dừng lại ở chất lượng sành. Năm 1980 xí nghiệp được đổi tên thành nhà máy xây dựng Thanh Trì đi vào sản xuất các loại sản phẩm sứ có tráng men. Do sự dàn trải nhiều mặt hàng, công nghệ và thiết bị chắp vá nên từ năm 1984 đến năm 1989 sản phẩm xuất ra đều có phẩm cấp thấp chất lượng kém, mẫu mã đơn điệu nhưng do được bao cấp và sản lượng nhỏ sản phẩm vẫn tiêu thụ hết. Từ tháng 11/1991 công ty đã ngừng toàn bộ sản xuất để củng cố. Sau một thời gian cải tạo và bổ sung thiết bị, đào tạo lại đội ngũ công nhân viên theo yêu cầu mới đặt ra, nghiên cứu bài xương men mới theo tiêu chuẩn chất lượng sứ. Tới tháng 11/1992 nhà máy đã chính thức đi vào sản xuất trở lại và kế hoạch sản xuất năm 1993 đã đạt 100.000 sản phẩm sứ vệ sinh các loại. Sản phẩm của nhà máy đã được bán rộng rãi trên thị trường của cả nước và được khách hàng tin cậy. Tháng 8/1994 nhà máy được đổi tên thành Công ty Sứ Thanh Trì theo quyết định số 067A/BXD ký ngày 29/03/1993. Ngay từ năm 1993 Công ty đã có dự án đầu tư xây dựng dây truyền sản xuất sứ vệ sinh với công nghệ hiện đại tiên tiến hơn. Được sự ủng hộ tích cực của Bộ xây dựng, Công ty đã ký hợp đồng mua thiết bị của hãng Welko - Itali với dây truyền sản xuất 75.000 sản phẩm/năm (nay gọi là dây chuyền 2). Tháng 4 năm 1994 việc lắp đặt thiết bị được bắt đầu và ngày 2/9/1994 dây chuyền sản xuất mới với các máy móc thiết bị đồng bộ, hiện đại đã chính thức đi vào hoạt động, cho ra đời các sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp đạt tiêu chuẩn châu Âu. Từ năm 1995 đến nay, dựa trên kinh nghiệp sản xuất của dây chuyền này và sự bùng nổ nhu cầu thị trường năm 1997 Công ty lại một lần nữa đầu tư thêm vào dây truyền công nghệ sản xuất với công suất 400.000 sản phẩm/năm (dây chuyền 1) và dây chuyền công suất 75.000sản phẩm/năm.(dây chuyền 2) Kết quả sản xuất kinh doanh trong những năm qua đã khẳng định được sự năng động, sáng tạo của công ty, nấm bắt được kịp thời nhu cầu sản phẩm trên thị trường, lấy chất lượng sản phẩm và uy tín với khách hàng là yếu tố quyết định sự sống của Công ty. Chất lượng sản phẩm của Công ty đã đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000, một lần nữa sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp nhãn hiệu Viglacera khẳng định vị trí đứng của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Đến nay thị trường tiêu thụ trong nước chiếm khoảng 70% sản lượng tiêu thụ của Công ty, 30% xuất khẩu đi các nước chủ yếu là Nhật, Italy, Bangladesh, Mianma, Odessa, Vitalex, Planet... Tóm lại, đến nay qua các lần đầu tư, đổi mới Công ty có năng lực sản xuất 550.000 sản phẩm/năm để cung cấp cho thị trường xây dựng. Dự tính năm nay, năm 2008 công ty có thể sản xuất 690.010 sản phẩm. 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty Chức năng chính của công ty sứ Thanh Trì là sản xuất các mặt hàng sứ vệ sinh xây dựng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm chính của công ty là: Xí bệt, chậu rửa, tiểu treo, bidel, két nước, chân chậu... và các sản phẩm phụ như xổm, chậu góc... với nhiều kiểu như bệt VI1, VI3, VI5, VI28 màu sắc đa dạng phong phú bao gồm: trắng, xanh, hồng, ngà, xanh đậm, xanh cốm, xám, đen... Nhiệm vụ của công ty sứ Thanh Trì: Công ty có nghĩa vụ nhận, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, nhận sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác để thực hiện muc tiêu kinh doanh và đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên và làm các nghĩa vụ với Nhà nước. Công ty có nghĩa vụ quản lý các hoạt động kinh doanh theo phạm vi trách nhiệm, quyền hạn được Nhà nước giao. Công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác Nhà nước quy định; chịu trách nhiệm về tính xác thực của các hoạt động tài chính của Công ty. Phải công bố công khai các báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá đúng đắn và khách quan về hoạt động tài chính của Công ty, đồng thời có nghĩa vụ công khai báo cáo tài chính hàng năm, nộp các khoản thuế và các khoản nộp ngân sách khác theo quy định của Nhà nước. 2.1.3. Bộ máy tổ chức của công ty 2.1.3.1. sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty sứ Thanh Trì là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Thuỷ Tinh và Gốm xây dựng, nhưng công ty được phép hạch toán độc lập, vì vậy công ty được quyền quyết định tổ chức bộ máy của công ty sao cho phù hợp với điều kiện của công ty. Trước đây do sản lượng sản xuất nhỏ, công nghệ kỹ thuật còn giản đơn, số lượng công nhân còn ít cho nên cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến. Cơ cấu này đảm bảo chế độ một thủ trưởng, giám đốc trực tiếp điều hành các phòng ban, phân xưởng. Song kể từ khi công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì cơ chế tổ chức theo kiểu trực tuyến không còn phù hợp nữa. Đến nay quy mô sản xuất kinh doanh đã tăng lên rất nhiều, cơ cấu tổ chức quản lý phức tạp hơn rất nhiều, vì vậy hiện nay công ty đã chuyển sang cơ cấu quản lý tổ chức trực tuyến chức năng. Cơ cấu này vừa đảm bảo thực hiện chế độ một thủ trưởng, vừa phát huy quyền dân chủ sáng tạo, độc lập tương đối của các phòng ban. Theo cơ cấu này thì giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước nhà nước về toàn bộ hoạt động của công ty. Trợ giúp cho giám đốc là hai phó giám đốc: Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật và giám đốc phụ trách kinh doanh, cấp dưới nữa là các phòng ban và nhà máy sứ Thanh Trì Sau đây là sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty sứ Thanh Trì: Ban Giám đốc Phòng KHĐT Phòng TCKT Phòng KD Phòng KT-KCS Phòng TCLĐ PX I PX II PX III PX IV XN Khuôn NM Sứ Thanh Trì Nguồn: Phòng tổ chức Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận quản lý: *Giám đốc: là người chịu mọi trách nhiệm với nhà nước cũng như tập thể cán bộ công nhân viên công ty trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, giám sát điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc cũng là người đại diện cho quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ, công nhân viên trong công ty. *Phó Giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất, điều hành sản xuất đảm bảo cho công tác sản xuất đạt số lượng và chất lượng đúng theo kế hoạch. *Phó Giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm triển khai, đôn đốc trong công tác bán hàng, chỉ đạo các phương án tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. *Phòng kinh doanh: tổ chức mạng lưới tiêu thụ, thực hiện việc ký kết các hợp đồng, xây dựng và quản lý quá trình tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường, tiếp xúc và giải quyết thắc mắc và nhận xét của khách hàng, theo dõi, đôn đốc việc thu tiền và có trách nhiệm gửi các hợp đồng, đơn đặt hàng đã ký kết cho phòng kế hoạch, phòng kỹ thuật_ KCS. *Phòng xuất nhập khẩu: được hình thành với mục đích quản lý các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm sứ vệ sinh của công ty ra nước ngoài, cũng như việc nhập khẩu các thiết bị, máy móc, phụ tùng cho quá trình cải tiến kỹ thuật, sản xuất sản phẩm. *Phòng tài chính- kế toán: đảm bảo vốn cho các hoạt động sản xuất của công ty và tổ chức công tác hạch toán, luân chuyển chứng từ, số liệu từ đó tổng hợp số liệu và đưa ra các thông tin đầy đủ, chính xác về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho các đối tượng sử dụng có liên quan. Phòng kế hoạch đầu tư: có trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm theo kỳ ( tháng, quí, năm) bao gồm kế hoạch về sản xuất, kế hoạch về cung ứng vật tư, kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch huy động vốn, việc lập kế hoạch này được tiến hành vào cuối quý, cuối năm căn cứ vào tình hình thực hiện của các kỳ trước, vào nhu cầu dự trữ, tiêu thụ và nhu cầu thị trường trong kỳ tiếp theo. Để lập được kế hoạch theo sát thực tế và khoa học, phòng kế hoạch đầu tư phải kết hợp chặt chẽ với các phòng ban khác trong công ty để có được số liệu chính xác và phù hợp. Sau khi lập kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ được trình Giám đốc công ty để phê duyệt. *Phòng kỹ thuật_KCS: nghiên cứu, chế tạo, hoàn thiện dây chuyền sản xuất, kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm sau khi hoàn thành và nhập kho, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Phòng tổ chức lao động: có nhiệm giúp đỡ Giám đốc trong việc sắp xếp, đào tạo cán bộ, phân loại và bố trí lao động cho hợp lý đồng thời phòng cũng đảm trách về việc soạn thảo các chính sách về lao động, tiền lương cho phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện cụ thể của công ty để trình Giám đốc phê duyệt. *Các chi nhánh và văn phòng đại diên: có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, tổ chức phân phối hàng hoá cho các đại lý, ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các khách hàng trong và ngoài nước. Đồng thời, hàng kỳ lập và nộp báo cáo sản xuất về toàn bộ quá trình hoạt động của mình cho công ty, chịu trách nhiệm thực hiện các công việc được giao phó trong bộ phận thị trường mà đơn vị đảm nhiệm. 2.1.4.tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây Một số mặt hàng chủ yếu của công ty sứ Thanh Trì, Sản phẩm sứ vệ sinh là một trong những sản phẩm giúp cho ngôi nhà của gia đình, ở các nơi công cộng trở nên sạch sẽ hơn và tiện lợi hơn rất nhiều. Các sản phẩm của công ty đa dạng gồm nhiều chủng loại sản phẩm, mẫu mã đa dạng, phong phú. Các sản phẩm chủ yếu của công ty hiện nay gồm: Két nước các loại Xí bệt Chậu các loại Tiểu treo Xổm các loại Tuy nhiên để hoàn chỉnh sản phẩm của mình thành một bộ sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng, công ty phải nhập thêm một số linh kiện như két nước, vòi hoa sen, nắp xí bệt, lavabo. Chất lượng sản phẩm sứ đạt chất lượng theo tiêu chuẩn Châu Âu với các tiêu chuẩn kỹ thuật: Bảng 2-1: Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm TT Chỉ tiêu Đơn vị Thông số 1 Độ hút nước % 0.1- 0.5 2 Độ ẩm g/cm3 2.35-2.4 3 Cường độ chịu nén kg/cm 4000 4 Khả năng chịu tải - Xí bệt kg/sf >300 - Chậu rửa >150 Nguồn: phòng kỹ thuật Hiện nay sản phẩm của công ty được cấp chứng nhận độc quyền số 16388 theo quyết định số 1045/CDHN ngày 14/4/1995 của cục sở hữu công nghiệp với nhãn hiệu “Viglacera”. Hiện nay sản phẩm của công ty chiếm 13% thị phần sứ vệ sinh trong nước. Công ty có các chi nhánh đại lý và các cửa hàng khắp các tỉnh thành trên toàn quốc. Công ty đã giành được nhiều huy chương, giải thưởng tại các cuộc triển lãm trong và ngoài nước như: Triển lãm hàng vật liệu xây dựng chất lượng cao, được bình chọn là sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích nhất, hàng Việt Nam chất lượng cao... Sản phẩm của công ty còn được xuất khẩu sang Italy, Ucraina, Bangladesh, Singapore, Myama và đặc biệt công ty đã thành công khi xâm nhập vào thị trường khó tính như Nhật Bản. Dưới đây là doanh thu xuất khẩu đi các nước trong năm 2006 Hình 2-1: Biểu đồ doanh thu xuất nhập khẩu Năm 1997, công ty trở thành hội viên chính thức Hiệp hội Gốm sứ Anh Quốc (CREAM RESEARCH) và năm 1998 công ty là hội viên chính thức phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Dưới đây là một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh mà công ty đạt được trong ba năm qua. Bảng 2.2: một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm qua đơn vị tính : đồng chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Doanh thu thuần 88.019.963.436 94.794.340.000 104.863.057.000 Giá vốn hàng bán 61.441.990.000 79.071.772.709 86.275.361.344 Lợi nhuận sau thuế 1.628.478.314 3.242.732.261 4.113.502.406 Nguồn: trích bản báo cáo tài chính 2.1.5. Đánh giá chung về tình hình Công ty và sự cần thiết của đề tài: 2.1.5.1. Đánh giá chung về tình hình Công ty: Công ty Sứ Thanh Trì là một trong những doanh nghiệp có bề dày lịch sử trong ngành sản xuất sứ vệ sinh ở Việt Nam. Cùng với thời gian, Công ty đã có những bước tiến vượt bậc trong quá trình hình thành và phát triển. Góp phần đẩy mạnh công cuộc xây dựng công nghiệp hóa - hiện đại hoá của nước nhà trong giai đoạn đất nước đổi mới và hội nhập. Được sự quan tâm sát sao của lãnh đạo các cấp cùng với đội ngũ quản lý nhiều kinh nghiệm, nhạy bén, đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghề, đã có thời kỳ Công ty đã khẳng định được vị thế của mình trong ngành, các sản phẩm của Công ty đạt chất lượng cao, cũng như mẫu mã và được khách hàng tín nhiệm. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và những biến động của nền kinh tế thị trường, Công ty đang dần mất đi vị thế của một nhà sản xuất sứ vệ sinh trong nước hàng đầu. Công ty đã bộc lộ sự tụt hậu đáng kể của mình so với các đối thủ cạnh tranh về mọi mặt, đặc biệt là công nghệ. Đứng trước thực tế và những thách thức đó, toàn bộ đội ngũ quản lý và cán bộ nhân viên của Công ty cần phải tìm ra hướng đi thích hợp để không những khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý mà còn giúp Công ty ngày càng phát triển nhanh và mạnh hơn. Dưới đây là một số mặt hạn chế và ưu điểm mà Công ty đã đạt được trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong các năm qua. *Các ưu điểm : - Về marketing: mặc dù chưa thành lập phòng marketing nhưng bộ phận kế hoạch kinh doanh của Công ty, đặc biệt là ban dự án đã triển khai và hoàn thành tốt các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn. Các sản phẩm sản xuất cũng như kinh doanh của Công ty luôn kịp thời đến với khách hàng. - Về công tác lao động, tiền lương: Công ty đã tổ chức và quản lý tốt công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Công ty được đào tạo cơ bản và có trình độ cao. Công ty cũng có chính sách tiền lương hợp và các chế độ đãi ngộ thoả đáng đối với người lao động. - Về sản xuất: công tác quản lý vật tư và máy móc thiết bị chặt chẽ nhờ đội ngũ quản lý có kinh nghiệm và trách nhiệm. *Những hạn chế: Công tác đầu tư nghiên cứu thị trường chưa được chú trọng đầu tư thoả đáng dẫn đến tình trạng thiếu hụt tương đối giữa sản xuất và tiêu dùng. Hoạt động này còn nhiều hạn chế, không được thực hiện một cách thường xuyên. - Mặc dù công ty đã tổ chức công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng nhưng công ty vẫn chưa có bộ phận Marketing chuyên trách về thị trường và khách hàng. - Với cơ chế tương đối thoáng hiện nay công ty đã đang thu hút được mạng lưới tiêu thụ đông đảo. Bên cạnh những cái được từ việc thực hiện cơ chế đại lý đem lại vẫn còn nhiều hạn chế mà lớn nhất đó là hoạt động kinh doanh của công ty bị phụ thuộc quá nhiều vào các đại lý. Mặc dù công ty đã giành nhiều chi phí cho quảng cáo nhưng nội dung vẫn chưa nêu bật được tính chất đặc trưng của sản phẩm, chưa thực sự hấp dẫn gây chú ý đến người xem. Tình hình tài chính của Công ty không khả quan trong những năm gần đây là do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty kém hiệu quả, kết quả đạt được chưa xứng tầm đối với một doanh nghiệp nhà nước hạng 1. 2.15.1. sự cần thiết của đề tài Qua quá trình thực tập tại Công ty sứ Thanh Trì cùng với kết quả tìm hiểu các mặt hoạt động của Công ty như các phần trên, em nhận thấy Công ty có tiềm lực tài chính mạnh, có nhiều sự hậu thuẩn về tài chính từ cơ quan chủ quản là Tổng công ty Thuỷ Tinh và Gốm Sứ xây Dựng nhưng hiệu quả mang lại chưa cao. Qua phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty ở báo cáo thực tập, em nhận thấy công tác quản lý tài chính của Công ty trong những năm gần đây còn tồn tại nhiều bất cập. Lợi nhuận sau thuế đạt được không đáng kể, các tỷ số về khả năng sinh lời đạt ở mức thấp. Nhìn chung những gì đạt được chưa xứng tầm với tiềm lực vốn có của Công ty. Do vậy cần thiết phải phân tích chi tiết tình hình tài chính của Công ty trong những năm vừa qua để từ đó có thể đưa ra những giải pháp thiết thực, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tài chính của Công ty Sứ Thanh Tri. Vì vậy, em đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính và biện pháp củng cố tình hình tài chính của Công ty Sứ Thanh Trì”. Em nhận thấy đây là một đề tài hay và hấp dẫn. Thực hiện nghiên cứu về vấn đề này có thể giúp em trau dồi những kiến thức đã học, đồng thời qua đó giúp em tiếp cận được sâu hơn thực tiễn của một trong những công tác quản lý chức năng của doanh nghiệp, đó là quản lý tài chính. 2.2. Phân tích tình hình tài chính của Công ty Sứ Thanh Trì: 2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty: 2.2.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty qua các báo cáo tài chính: Thực hiện phân tích theo chiều ngang đối với các báo cáo tài chính của Công ty Sứ Thanh Trì ta có các bảng sau: Khoản mục Ngày 31/12/2004 Ngày 31/12/2005 Ngày 31/12/2006 Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 Số tiền % Số tiền % tài sản A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 67.823.943.833 76.395.830.891 76.923.792.146 8.571.887.060 12,64 527.691.255 0,69 1. Tiền 4.251.220.115 4.548.805.523 4.758.163.768 297.585.400 7 209.358.245 4,6 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 0 3. Các khoản phải thu 25.034.021.600 30.589.407.922 32.230.104.526 5.555.386.320 22,19 1.640.696.604 5,36 4. Hàng tồn kho 36.418.084.205 38.967.350.099 37.765.717.604 2.549.265.890 7 -1.201.632.495 -3,08 5. Tài sản lưu động khác 2.120.617.914 2.290.267.347 2.169.806.248 169.649.433 8 -120.461.099 -5,26 6. Chi sự nghiệp 0 0 0 0 0 0 0 B. TSCĐ và đầu tư dài hạn 77.679.722.527 82.398.773.809 86.420.086.254 4.719.051.280 6,07 4.021.312.445 4,88 1. Tài sản cố định 58.665.184.702 63.347.774.152 66.426.505.080 4.682.559.450 7,98 3.110.381.210 7,5 2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 456.147.897 492.639729 517.271.750 36.491.832 8 24.632.021 4,78 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 18.558.389.928 18.558.389.928 19.486.309.424 0 0 927.919.496 5 Tổng cộng tài sản 145.503.666.361 158.794.604.700 163.343.878.400 13.290.938.400 9,13 4.549.273.700 2,86 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 137.534.439.556 147.161.850.325 146.696.375.970 9.627.410.800 7 -465.492.354 -0,32 1. Nợ ngắn hạn 58.176.705.863 62.249.075.274 61.687.944.132 4.072.369.410 7 -561.131.142 -0,9 2. Nợ dài hạn 67.983.730.779 72.742.591.934 76.229.721.531 4.758.861.160 7 3.487.129.597 4,79 3. Nợ khác 11.374.002.913 12.170.183.117 8.778.692.307 796.180.206 7 -3.391.490.810 -27,87 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 7.969.226.805 11.632.754.375 16.647.520.430 3.663.527.565 46 5.014.766.055 43,11 1. Nguồn vốn - Quỹ 7.677.643.510 11.320.760.249 16.350.383.167 3.643.116.730 47,45 5.029.622.918 44,43 2. Nguồn kinh phí - Quỹ khác 291.583.295 311.994.126 297.137.263 20.410.831 7 -14.856.863 -4,76 Tổng cộng nguồn vốn 145.503.666.361 158.794.604.700 163.343.878.400 13.290.938.400 9,13 4.549.273.700 2,86 đơn vị tính: đồng Nguồn: phòng kế toán Bảng 2.3: Phân tích theo chiều ngang bảng cân đối kế toán của công ty Sứ Thanh Trì nănm 2004, 2005, 2006 Từ kết quả phân tích trên bảng 2.3 ta thấy, tình hình tài sản và nguồn vốn không biến động nhiều trong năm qua trong khi giá trị này của năm 2005 lại tăng lên đáng kể so với năm 2004. Năm 2005 tăng 13.290.938.400 đồng so với năm 2004 tương ứng 9,13%, năm 2006 tăng 4.549.273.700 đồng so với năm 2005 tương ứng 2,86%. Để thấy rõ được nguyên nhân của sự biến động trên, sau đây ta sẽ đi vào phân tích cụ thể biến động của từng khoản mục: a) Phần tài sản: * Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng mạnh trong năm 2005. Tuy nhiên, trong năm 2006, giá trị của khoản mục này chỉ tăng 527.961.255 đồng tương ứng tăng 0,69% so với năm trước. Đạt được điều này chủ yếu là do các nguyên nhân sau: - Các khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản lưu động do chính sách bán hàng của Công ty là khá rộng rãi dẫn đến tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn. Những khách hàng nợ chủ yếu là các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước có phẩm chất tín dụng tốt như: Tổng công ty vinaconex, tổng công ty xây dựng Sông Đà, các đại lý của công ty, Tuy nhiên, trong năm qua, do đã quản lý tốt hơn các khoản phải thu nên giá trị của khoản mục này giảm so với năm 2005. Cụ thể, khoản phải thu của năm 2005 là 5.555.386.320 đồng thì năm 2006 giảm xuống còn 1.640.696.604 đồng. Công ty cần có biện pháp để phát huy xu hướng này, hơn thế nữa phải giảm tỷ trọng khoản phải thu xuống. -Hàng tồn kho giảm đáng kể so với năm trước, năm 2006 giảm 1.201.632.495 đồng tương ứng 3,08% so với năm 2005. Nguyên nhân là do trong năm Công ty đã tiêu thụ được một lượng lớn thành phẩm tồn kho của năm trước để lại. Lượng thành phẩm này ở kỳ trước do chưa đủ số lượng lô hàng để xuất kho nên phải chờ đến đầu năm 2006 mới tiêu thụ được. Bên cạnh đó do đẩy mạnh sản xuất nên đã giảm được các chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Lượng nguyên vật liệu dữ trữ trong kho đã tăng điều này hoàn toàn phù hợp vì công ty đã mua thêm tài sản cố định, và việc dự trữ này chỉ đủ để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường, tăng thêm chi phí tồn kho. - Trong năm 2006, Công ty đã để lại một lượng tiền mặt, 4.758.163.768 đồng so với 4.548.805.523 đồng của năm 2005. Điều này là do trong năm, Công ty nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị kỹ thuật với số lượng lớn hơn, nên cần có một lượng tiền lớn gửi ngân hàng để phục vụ cho các giao dịch thương mại được thuận tiện, giành lợi thế trong thương lượng mua hàng. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động khi mà tiền mặt gần như không sinh lãi. * Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 52,91%. So với đầu năm Tổng tài sản tăng 4.549.273.700 đồng (TSCĐ và đầu tư dài hạn tăng 4.021.312.445 đồng còn tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 527.3961.255 đồng). Điều đó cho thấy quy mô về vốn của doanh nghiệp tăng lớn, khả năng về cuối kỳ quy mô sản xuất kinh doanh của công ty được mở rộng. TSCĐ của công ty tăng 3.110.381.210 đồng thể hiện cơ sở vật chất của công ty tăng cường. Chi phí xây dựng cơ bản tăng 927.919.496 đồng thể hiện một số công trình xây dựng cơ bản chưa hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng. b) Phần nguồn vốn: * Nợ phải trả: Khoản nợ phải trả của năm 2005 tăng mạnh so với năm 2004, trong khi năm 2006, giá trị này lại biến động theo chiều hướng giảm so với năm 2005, giảm 465.492.354 đồng tương ứng với giảm 0,32% so với năm 2005. - vì thế, từng khoản mục trong nợ phải trả cũng biến động nhỏ. Cụ thể, vay ngắn hạn tăng từ 33.145.186.939 đồng lên 34.897.050.124 đồng. Các khoản vay ngắn hạn của Công ty chủ yếu là vay từ Ngân hàng ĐT&PT Hà Nội, vay từ tổng Công ty thuỷ tinh và gốm sứ xây dựng - Các khoản phải trả người bán giảm từ 15.465.886.710 đồng năm 2005 xuống 14.264.181.046 đồng trong năm 2006 và khoản người mua trả trước tăng từ 2.107.798.804 đồng trong năm 2005 lên là 2.213.188.744 đồng trong năm 2006. vay dài hạn đến hạn phải trả là 1.807.798.840 đồng - các khoản vay dài hạn năm 2006 so với 2005 là tăng 4,79% tương ứng là 3.440.022.109 đồng, số tiền nay công ty dùng để đầu tư vào mua tài sản cố định trị gía là 3.688.845.928 đồng. - Khoản nợ khác giảm đáng kể so với năm 2005 (chênh lệch 3.391.490.928 đồng tương ứng 27,87%) 100% là do chi phí phải trả giảm. * Nguồn vốn chủ sở hữu: Số liệu bảng trên cho thấy tổng nguồn vốn của công ty trong kỳ tăng 4.549.273.700 đồng với tỷ lệ tăng 2,86% trong đó nguồn vốn chủ sở hữu tăng 5.014.766.055 đồng với tỷ lệ tăng 43,11% và Nợ phải trả giảm 465.492.354 đồng với tỷ lệ giảm 0,32%. Tỷ trọng nguồn vốn của chủ sở hữu đầu năm là 6,24% cuối kỳ là 5,37% giảm 0,87%. Tuy nhiên Nguồn vốn của chủ sở hữu về cuối kỳ tăng ở tất cả các khoản mục là 5.014.766.055 đồng nhưng chủ yếu và nhiều nhất là lợi nhuận chưa phân phối (tăng 3.884.974.494 đồng) sau đó là nguồn vốn kinh doanh (tăng 1.080.793.770 đồng). Điều này thể hiện công ty chú trọng đến tổ chức, khai thác và huy động vốn của mình. Nhận xét: Nhìn chung, tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty trong năm qua có dấu hiệu khả quan hơn so với năm 2005. Công ty không những phải phát huy mà còn phải nâng cao hơn hiệu quả sử dụng cũng như khả năng quản lý các loại tài sản, đặt biệt là công tác quản lý các khoản phải thu và xem xét lại hiệu quả của việc đầu tư thêm tài sản cố định. Tuy nhiên, tình hình sử dụng và quản lý tài sản và nguồn vốn của Công ty vẫn khá bi quan. Trên đây ta đã phân tích theo chiều ngang bảng cân đối kế toán. Tiếp theo ta tiến hành phân tích ngang báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Sứ Thanh Trì. Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 Số tiền % Số ._. là thời gian tính theo tháng chiết khấu (t = 0 á 4). Tỷ lệ chiết khấu cao nhất mà Công ty có thể áp dụng được tính là tỷ lệ sao cho số tiền thực mà Công ty thu được từ khách hàng ở tháng thứ t lớn hơn giá trị hiện tại thuần của khoản tiền đó với lãi suất là R. Ta có tỷ lệ chiết khấu cao nhất mà Công ty có thể chấp nhận được: Û (*) Trong đó: A( 1- i%) là khoản tiền thực thu được của Công ty. * Xác định mức chiết khấu thấp nhất mà khách hàng có thể chấp nhận được: Tương tự ta có: A : là khoản tiền khách hàng cần phải thanh toán khi chưa có chiết khấu. i % : tỷ lệ chiết khấu trong thanh toán của Công ty dành cho khách hàng. T : Khoảng thời gian thanh toán kể từ khi khách hàng nhận được hàng (ngày). A(1 - i %) : khoản tiền thanh toán của khách hàng khi đã có chiết khấu. Ai % : Khoản tiền chiết khấu mà Công ty cho khách hàng được hưởng. Lãi suất thấp nhất mà khách hàng được hưởng khi sử dụng vốn chiếm dụng của Công ty là bằng lãi suất cho vay của ngân hàng. Chọn R = 1% theo mức lãi suất cho vay hàng tháng của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam áp dụng cho VNĐ. Vì kỳ thu nợ bình quân của Công ty là 112 ngày tức là hơn 3 tháng. Do vậy, có thể ước tính Công ty phải chịu trả lãi cho những khoản tiền bị chiếm dụng này trong vòng 4 tháng. Do đó, cơ sở để chiết khấu cho khách hàng là lãi suất của khoản tiền tại thời điểm phải thanh toán trong vòng 4 tháng (n= 4) mà Công ty phải trả. Gọi t là thời gian tính theo tháng chiết khấu (t = 0 á 4). Tỷ lệ chiết khấu thấp nhất mà khách hàng có thể chấp nhận được là tỷ lệ sao cho mức chiết khấu lớn hơn hiệu số giữa số tiền thực mà khách hàng phải trả ở tháng thứ t và giá trị hiện tại thuần của khoản tiền khách hàng phải trả khi không có chiết khấu với lãi suất R. Ta có tỷ lệ chiết khấu thấp nhất mà khách hàng có thể chấp nhận được: Û (**) Từ (*) và (**) ta có hệ hai điều kiện ràng buộc về mức chiết khấu thanh toán: , với R = 0,63%( 0 < t ≤ 3 tháng ), với R = 0,65%( 3 < t ≤ 6) (*) , với R = 1% (**) * Sau đây là mức chiết khấu cao nhất mà công ty có thể chấp nhận: Trường hơp 1: Khách hàng thanh toán ngay ( t = 0), n = 4 thay số ta có: = 2,48%. Trường hợp 2: Khách hàng thanh toán trong vòng 30 ngày t = 1, n = 4 thay số ta có: = 1,87% Trường hợp 3: Khách hàng thanh toán trong vòng từ ngày 31 đến 60 ngày t =2, n = 4 ta có: = 1,25% Trường hợp 4: Khách hàng thanh toán trong vòng từ ngày 61 đến ngày 90, t = 3, n = 4 ta có: = 0,63% Trường hợp 5: Khách hàng thanh toán sau 90 ngày kể từ ngày nợ, công ty không cho khách hàng hưởng chiết khấu. * Mức chiết khấu thấp nhất mà khách hàng có thể chấp nhận: Trường hợp 1: khách hàng thanh toán ngay, t = 0, n = 4 = 1,95% Trường hợp 2: Khách hàng thanh toán trong vòng 30 ngày, t = 1, n = 4 = 1,47% Trường hợp 3: Khách hàng thanh toán trong vòng từ 31 ngày đến 60 ngày, t = 2, n = 4 = 0,98% Trường hợp 4: Khách hàng thanh toán trong vòng từ 61 ngày đến 90 ngày, t = 3, n = 4 = 0,49% Trường hợp 5: khách hàng thanh toán sau 90 ngày kể từ ngày mua công ty không cho khách hàng hưởng chiết khấu. Bảng 3.1: Tổng kết tỷ lệ chiết khấu với các thời gian thanh toán như trên. Tháng thứ (t) Thời hạn thanh toán T (ngày) Mức chiết khấu thấp nhất i%min Mức chiết khấu cao nhất i%max Mức chiết khấu trung bình i% 0 T = 0 1,95% 2,48% 2,21% 1 0 < T ≤ 30 1,47% 1,87% 1,67% 2 30 < T ≤ 60 0,98% 1,25% 1,11% 3 60 < T ≤ 90 0,49% 0,63% 0,56% 4 90 < T 0,00% 0,00% Không chiết khấu Mức chiết khấu ứng với các khoảng thời hạn thanh toán khác nhau được đề ra phải phù hợp sao cho cả hai bên khách hàng và Công ty đều có lợi, bên cạnh đó nó còn nâng cao tính cạnh tranh so với các công ty kinh doanh cùng ngành. Công ty cần phải có tỷ lệ chiết khấu thanh toán thật hấp dẫn để thu hồi các khoản nợ của khách hàng nhanh hơn. Để đánh giá hiệu quả của quá trình quản lý TSLĐ ta xem xét chu kỳ vận động của tiền mặt - là thời gian từ khi thanh toán các khoản mục nguyên vật liệu, hàng hóa nhập kho đến khi thu được tiền từ những khoản phải thu do việc bán sản phẩm hàng hóa cuối cùng. Chu kỳ vận động của tiền mặt Thời gian vận động của nguyên vật liệu Thời gian thu hồi khoản phải thu Thời gian trả chậm khoản phải trả = - + Ta có: Thời gian thu hồi khoản phải thu Chu kỳ vận động của tiền mặt Thời gian trả chậm khoản phải trả Thời gian vận động của nguyên vật liệu = - + Khi đó: Trong đó: Tiền mặt bq Chu kỳ vận động của tiền mặt = Doanh thu thuần bq một ngày 4.653.484.645 = 287.296.047 = 17 (ngày) HTK bq Thời gian vận động của NVL = Doanh thu thuần bq 1 ngày 38.366.533.851 = 287.296.047 = 133 (ngày) Khoản phải trả bq Thời gian trả chậm khoản phải trả = Doanh thu thuần 61.968.509.703 = 287.296.047 = 215 (ngày) Ta có: thời gian thu hồi khoản phải thu = 17 + 215 - 133 = 99 (ngày). Như vậy, với kỳ thu nợ giảm xuống còn 99 ngày thì Công ty sẽ áp dụng mức chiết khấu là 0,65%. Khi đó: Kỳ thu nợ x Doanh thu thuần Các KPT bình quân = 365 99 x 104.863.057.000 = 365 = 28.442.308.610 (đồng) 3.1.1.3. Hiệu quả kinh tế của biện pháp: Như vậy, khi Công ty áp dụng biện pháp chiết khấu thanh toán các khoản phải thu bình quân của công ty trong một năm đã giảm được: 31.409.756.224 - 28.442.308.610 = 2.967.447.614 (đồng) Với giá trị khoản phải thu tức là lượng vốn Công ty bị chiếm dụng thì Công ty phải chịu chi phí sử dụng vốn cho những khoản phải thu đó. Giả sử ta coi toàn bộ giá trị các khoản phải thu của Công ty là tiền đi vay ngắn hạn ngân hàng. Khi đó: Chi phí sử dụng vốn khi chưa áp dụng chiết khấu thanh toán cho khách hàng: C1 = Các KPT bình quân x R x 12 tháng Trong đó: Các KPT bình quân là giá trị khi chưa áp dụng tỷ lệ chiết khấu (bằng 31.409.756.224 đồng). R: lãi suất cho vay của ngân hàng (lấy R = 1% là lãi suất cho vay của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam áp dụng cho VNĐ). Ta có: C1 = 31.409.756.224 x 1% x 12 = 3.769.170.746 (đồng) Chi phí sử dụng vốn khi áp dụng tỷ lệ chiết khấu thanh toán cho kách hàng (khi đó Công ty không những chịu chi phí sử dụng vốn mà còn phải chịu chi phí do phải trả chiết khấu thanh toán cho khách hàng): C2 = Các KPT bình quân x R x 12 tháng + Các KPT bình quân x i% Trong đó: Các KPT bình quân là giá trị khi đã áp dụng tỷ lệ chiết khấu (bằng 28.442.308.610 đồng). i%: là tỷ lệ chiết khấu thanh toán được áp dụng ứng với kỳ thu nợ là 99 ngày, i% = 0,65%. Ta có: C2 = 28.442.308.610 x 1% x12 + 28.442.308.610 x 0,65% = 3.597.952.038 (đồng) Chi phí tiết kiệm được liên quan đến quá trình thu các khoản phải thu là: DC = C1 - C2 = 3.769.170.746 - 3.597.952.038 = 171.218.708 (đồng). Như vậy, với việc thực hiện biện pháp này đã trực tiếp làm giảm giá trị các khoản phải thu hay giảm lượng vốn bị chiếm dụng, rút ngắn thời hạn thu nợ, làm tăng lợi nhuận của Công ty. Bên cạnh đó với mức chiết khấu được đưa ra, Công ty vẫn có thể duy trì được lượng khách hàng hiện có và thu hút thêm nhiều khách hàng khác từ đó làm tăng doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảng 3.2: : Bảng tổng hợp các chỉ tiêu sau khi thực hiện biện pháp Chỉ tiêu Đơn vị tính Trước biện pháp Sau biện pháp Chênh lệch KPT bình quân đồng 31.409.756.224 28.442.308.610 2.967.447.614 Kỳ thu nợ ngày 112 99 13 Chi phí liên quan đến KPT đồng 3.769.612.543 3.597.952.038 171.218.708 3.1.2. Biện pháp 2: Dự án thay thế dây chuyền số 2:. 3.1.2.1. Mục tiêu của biện pháp: Trong xu thế hội phập của đất nước và cam kết thực hiện khu mậu dịch tự do AFTA và chúng ta đã là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam hoàn toàn xác định mình còn phải học hỏi nhiều, thậm chí còn phải trả giá nhiều cho cuộc hội nhập sắp tới. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, việc gia nhập WTO của Việt Nam tựa như việc “ra biển bắt cá lớn”. Đứng trước những cơ hội và thách thức thì ngành sứ nói chung và sứ Thanh Trì nói riêng cần có một hướng đi cho mình. Như việc canh tranh trực tiếp trong thị trường nội tại và sân chơi quốc tế, qua việc nghiên cứu và phân tích nhu cầu của sản phẩm này vẫn còn cao, hơn nữa dây chuyền hai đã gần hết tuổi đời kinh tế và công suất không đủ đáp ứng. Qua phân tích tình hình tài chính của công ty ở phần trước ta thấy, doanh thu của công ty vẫn đạt ở mức thấp. Chính vì vậy, công ty cần mở rộng sản xuất để đa dang hoá sản phẩm, tăng doanh thu, hạ giá thành từ đó tăng lợi nhuận. 3.1.2.2. Cơ sở thực hiện dự án TSCĐ hiện nay của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong Tổng tài sản của công ty năm 2005 chiếm 39,17%, năm 2006 là 39,99%. Nguyên nhân trong một số năm gần đây công ty đầu tư vào thiết bị máy móc rất ít mà vẫn sử dụng một số máy móc cũ. Việc đầu tư nhà máy chỉ tập chung vào từng công đoạn, khi mà công đoạn này tỏ ra không hiệu quả, hoặc tỷ lệ phế phẩm quá cao. Chứ không đầu từ một dây chuyền nào từ năm 1994 đến giờ. Để đáp ứng kế hoạch phát triển của nhà máy trong thời gian tới, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà máy. Trong các năm tới đây vấn đề đầu tư vào thiết bị máy móc là một vấn đề quan trọng đối với nhà máy. Máy móc phải phù hợp với nhu cầu, năng lực và trình độ của xí nghiệp, khi mà nhu cầu về xây dựng đang pháp triển cao như hiện nay, vịêc đô thị hoá trải rộng trên khăp đất nước, đòi hỏi xí nghiệp phải có thiết bị máy móc hiện đại nhằm tăng năng lực cạnh tranh của nhà máy trên thị trường. Hơn nữa, việc đầu tư TSCĐ sẽ cải thiện được cơ cấu tài sản của công ty sao cho phù hợp với một xí nghiệp sản suất và gia công sản phẩm sứ là chính. Cụ thể, theo nguồn số liệu từ phòng kế hoạch - kinh doanh thì kế hoạch sản xuất các loại sản phẩm trên trong năm 2008 của Công ty như sau: Bảng 3.3 : Sản lượng kế hoạch năm 2008 của một số sản phẩm của Công ty Sản phẩm Số lượng (cái) Thân bệt 169.890 Két nước 124.780 Chậu rửa 145.630 Chân chậu 34.676 Sản phẩm khác 81.630 Tổng sản phẩm 669.010 Nguồn: phòng kế hoạch Như ta thấy công suất tối đa của công ty chỉ đạt 550.000 sản phẩm trên năm. vậy việc thay thế dây chuyền 75.000 sản phẩm trên năm thành dây chuyên 150.000 sản phẩm trên năm là dự án đặt ra, để phù hợp với xu thế pháp triển của nhà máy sứ Thanh Trì. 3.1.2.3. Xác định qui mô của dự án: a, Giới thiệu sản phẩm của dự án: Việc thay thế dây chuyền chỉ làm tăng công suất của nhà máy lên, chứ không làm tăng số lượng sản phẩm của công ty. Sản phẩm chính của dây chuyền là: Thân bệt, két nước, chậu rửa, chân chậu, sản phẩm khác… b, Công nghệ sản xuất: Với dây chuyền mới thì quy trình sản xuất để tạo ra một sản phẩm sứ không có gì thay đổi, vận hành tự động và bán tự động. Tuy nhiên, một số khâu và công đoạn như nạo, gọt, làm bóng sản phẩm vẫn phải tiến hành theo phương pháp thủ công. Sản phẩm chủ yếu của công ty là thân bệt, két nước, chậu rửa, chân chậu, sản phẩm khác… có nhiều chủng loại, màu sắc khác nhau với tính năng để trang trí nội thất gia đình. Qua mỗi công đoạn chế biến sản phẩm phải đạt được yêu cầu chất lượng như: thời gian đổ rót (từ 13,5' đến 15'), sản phẩm mộc phải có bề mặt nhẵn, đẹp không bị nứt rạn, độ biến dạng không được lớn hơn 5mm. Đối với sản phẩm mộc sau khi kiểm tra và hoàn thiện mộc xong không được để quá 2 giờ trước khi phun men. Sản phẩm mộc khi đạt tiêu chuẩn đưa sang phun men phải đạt tiêu chuẩn sau: lớp phun men phải đảm bảo độ dày hợp lí từ 0,8 á 1 mm; lớp men sau khi phun phải đều, mịn, không có vết rạn, bong tróc men. Đối với sản phẩm trước khi cấp nung phải đảm bảo không bị va đập, rạn nứt; lớp men trên sản phẩm không bị lẫn các mầu khác, chữ dán trên các sản phẩm không bị bong rộp; các sản phẩm đã phun men không được để quá 10 giờ. Dưới đây là sơ đồ mô tả quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm sứ của công ty Sứ Thanh Trì: Chế tạo khuôn Tạo hình Sấy mộc Phun men Dán chữ Nung Nguồn: phòng kỹ thuật c, Địa điểm xây dựng và các hạng mục dự án: việc thay thế dây chuyền mới diễn ra không song song với việc thanh lý dây chuyền cũ. Vì vậy không thể lắp đặt ở nền móng cũ. Hiện nay địa điểm thích hợp để xây dưng dự án là phía đông bắc của nhà máy, bên tay trái cổng vào, địa điểm này hầu như bỏ trống. Diện tích dành cho dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh này là 29.140 m2 trong đó: - Diện tích đất kho bãi là: 16.540 m2 - Diện tích đất để lắp đặt dây chuyền là: 12.600 m2 Dự án bao gồm hai hạng mục chính: Xây dựng nhà xưởng và mua sắm dây chuyền. Đối với dây chuyền gồm có: 1, Tời điện 2000kg 2, Máy nghiền 10.000 lít 3, Máy khuấy 20m3 4, Máy khuấy 2tốc độ 6m3và 2m3 5, Máy sàng rung 6, Bơm màng di động 5000lít 7, Bơm khí nén 50 8, Ca bin kiểm tra mộc 9, Ca bin phun men 10, Máy nghiền 1.000lít 11, Máy bơm men -sàng men 12, Máy khuấy men 13, Vít tải thạch cao 14, Máy khuấy thạch cao 15, Máy nén khí CS76 16, Máy phát điện 500Kva/400kw 17, Hầm sấy mộc 18, Hầm sấy khuôn 19, Bơm dầu 20, Máy khuấy chân không d, Nguyên vật liệu sản xuất: - Về nguyên vật liêu chính cấu tạo nên sản phẩm sứ vệ sinh bao gồm: Peldpat, cao lanh, đất sét, quặng, BaCO3, thuỷ tinh lỏng, phụ gia, men. - Nguyên vật liệu khác: Bi nghiền hồ - Thạch cao khuôn. e, Tổ chức quản lý và sử dụng lao động : Sau những lần đổi mới công nghệ, thì công ty đã đưa ra được những sơ đồ kết cấu lao động phù hợp, cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên đã có kinh nghiệm lâu năm trong nghề , nên nhân lực phục vụ cho dây chuyền nhà máy hoàn toàn huy động được. Trong đó : Giám đốc quản lý dây chuyền : 1 người.( Trình độ: chuyên viên cao cấp công nghệ) Phó giám đốc, và quản đốc phụ trách phân xưởng lò : 2 người ( kỹ sư). Công nhân PX lò : 4 người. Quản đốc và đốc công PX tạo hình : 3 người(Công nhân bậc bốn trở nên). Công nhân PX tạo hình :44 người. Phó giám đốc, quản đốc NVL, quản đốc nghiền men : 3 người.( kỹ sư) Công nhân phân xưởng men :33 người. Công nhân phân loại sản phẩm : 9 người. Số cán bộ công nhân viên được thuyên chuyển từ các phòng ban của dây chuyền cũ sang, và tuyển dụng thêm khoảng 40 công nhân từ bên ngoài. Tổng số nhân lực phục vụ cho dây chuyền là 109 người để phục vụ ba ca. f, Tiến độ thực hiện dự án : Dự kiến dự án nếu được chấp thuân thì sẽ được bắt đầu vào đầu tháng 7 và hoàn thành vào cuối tháng 12. Như vậy, vào đầu quí 1 năm 2008, dây chuyền sẽ đi vào hoạt động. Dự án sẽ được triển khai theo trình tự các công việc sau : Bảng 3.4: tiến độ công việc thực hiện dự án Thứ tự Công việc Tháng 7 8 9 10 11 12 1 Chuẩn bị thủ tục đầu tư và tổ chức 2 Thiết kế mặt bằng, bố trí công nghệ 3 Ký hợp đồng mua thiết bị 4 Đào tạo 5 Xây dựng nhà xưởng 6 Lắp đặt hệ thống phụ trợ: điện, nước.. 7 Lắp đặt, vận hành thử MMTB 8 Nghiệm thu Các giải pháp bảo vệ môi trường: - Lò nung sấy đốt gas LPG điều khiển tự động. - Lò nung Shuttle đốt dầu với hàm lượng S thấp, điều khiển tự động lượng khí thải có hàm lượng chất độc dưới mức cho phép. - Trồng cây xanh quanh Công ty. - Xây các bể xử lý nước thải. 3.1.2.4. Phân tích kinh tế - tài chính dự án: * Vốn cố định: Qua khảo sát thị trường, cũng như tham khảo các đơn chào hàng của các hãng như welko(Italia), hãng SITI(Italia), hãng swindell dressler(Mỹ), hãng thermic design(Anh), và được sự tư vấn của phòng kỹ thuật thì giải pháp nhập dây chuyền của hãng SITI(Italia) là phù hợp nhất, đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, sản phẩm đạt chất lượng tiêu chuẩn châu âu, cũng như giá cạnh tranh… Như vậy, vốn cố định bao gồm chi phí đầu tư máy móc thiết bị và xây dựng nhà xưởng được dự toán như sau: Bảng 3.5: Danh mục TSCĐ của dự án Thứ tự Hạng mục Giá (triệu đồng) A Máy móc thiết bị 15.490 1 Chi phí lắp đặt, vận hành thử và chuyển giao công nghệ 3.715 B Xây dựng nhà xưởng 6.114 C Tổng chi phí cố định 25.319 * Vốn lưu động: + Nhu cầu vật tư cho năm sản xuất 2008: Dự kiến sản lượng sản suất năm 2008 là 150.000 SP. Sản lượng tối đa mà dây chuyền sản xuất có thể đạt được là 200.000 SP/năm. Sau đây là những thống kê: Nguyên vật liệu dùng để sản xuất khuôn và sản phẩm mộc là: 3.104.784kg x 568,852đồng/kg = 1.766.165.664 đồng. Men và chất phụ gia: 54.075kg x 17.655 đồng/kg = 954.726.772 đồng - Gas 456 tấn x 8.008.075 đồng/tấn = 3.651.682.200 đồng Dầu 195.592lít x 6.000 đồng/lít = 1.173.552.000 đồng. + Chi phí trả lương vào các khoản bảo hiểm: 2.490 triệu đồng Tiền lương = 109 người x 1,6 triệu đồng/người x 12 tháng = 2.092 triệu đồng. Tiền bảo hiểm công ty phải đóng cho người lao động: 2.092 x 0,19 =397,48 triệu đồng - Chi phí điện nước: 500 triệu đồng(Công suất tiêu thụ điện là 594.400kw/năm, nước tiêu thụ 40 m3/ngày). - Chi phí quản lý tính theo tỷ lệ sản lượng, doanh thu (3%): 600 triệu đồng. - Chi phí công cụ dụng cụ: 82 triệu đồng. Tổng chi phí vận hành cho năm sản xuất 2008 là: 11.220.126.636 đồng Dự tính mỗi năm vốn lưu động quay vòng là 1,4 lần: 11 tỷ/1,4 = 7.850 triệu đồng. + Vốn lưu động trong lưu thông: - Sản phẩm sản xuất dở dang: 600 triệu đồng - Sản phẩm tồn kho (bình quân 4 tháng lưu kho): 4,350 tỷ đồng - Hàng bán chưa thu tiền: 5 tỷ đồng. - Vật tư mua chưa trả tiền: 7 tỷ đồng. Vốn lưu động trong lưu thông: 600 + 4.350 + 5.000 - 7.000 = -1.350 triệu đồng Tổng nhu cầu vốn lưu động: 7.850 - 1.350 = 6.500 triệu đồng. Vậy tổng vốn đầu tư ban đầu cho dự án: 25.319 + 6.500 = 31.819 triệu đồng. * Kế hoạch huy động vốn: Giá trị thanh lý thuần của dây chuyền cũ: 3 tỷ đồng. Trích từ lợi nhuận chưa phân phối và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản dở dang: 9.319 triệu đồng. Còn lại là 19.500 triệu là nguồn vốn tín dụng thương mại. có thể vay một phần từ cơ quan chủ quản và từ Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam với mức lãi suất 1% tháng, tương ứng một năm là 12%. Khoản tiền này sẽ vay trong 15 năm và trả vốn vay gốc đều hàng năm và lãi vay vào cuối năm. * Mức khấu hao tài sản cố định hàng năm: Công nghệ về sản xuất Sứ vệ sinh cũng không thay đổi nhanh. Vì vậy TSCĐ của dự án sẽ khấu hao theo phương pháp khấu hao đều. Dây chuyền máy móc đời sống kinh tế là 15 năm và nhà xưởng có đời sống kinh tế là 20 năm. Ta có bảng khấu hao sau: Đơn vị tính: triệu đồng Bảng 3.6: Khấu hao TSCĐ của dự án Hạng mục Nguyên giá Đời sống KT (năm) Năm 1 … Năm 15 Năm 16 … Năm 20 Máy móc, thiết bị 15.490 15 1.033 … 1.033 0 … 0 Nhà xưởng 6.114 20 305,7 … 305,7 305,7 … 305,7 Tổng giá trị khấu hao 1338,7 … 1338,7 305,7 … 305,7 * Kế hoạch trả nợ: Đơn vị tính: triệu đồng Kế hoạch trả nợ dài hạn hàng năm cho ngân hàng và cơ quan chủ quản được tính theo bảng sau: Bảng 3.7: Kế hoạch trả nợ của dự án Thứ tự Năm Vốn vay đầu năm Trả vốn vay cuối năm Trả lãi vay cuối năm Tổng trả nợ 1 2008 19.500 1.300 2.340 3.640 2 2009 18.200 1.300 2.184 3.484 3 2010 16.900 1.300 2.028 3.328 4 2011 15.600 1.300 1.872 3.172 5 2012 14.300 1.300 1.716 3.016 6 2013 13.000 1.300 1.560 2.860 7 2014 11.700 1.300 1.404 2.704 8 2015 10.400 1.300 1.248 2.548 9 2016 9.100 1.300 1.092 2.392 10 2017 7.800 1.300 936 2.236 11 2018 6.500 1.300 780 2.080 12 2019 5.200 1.300 624 1.924 13 2020 3.900 1.300 468 1.768 14 2021 2.600 1.300 312 1.621 15 2022 1.300 1.300 156 1.456 * Chi phí sử dụng vốn trung bình theo trọng số (WACC): Vốn vay dài hạn tư cơ quan chủ quản và ngân hàng: 19.500 triệu động có lãi suất 12%/ năm. Vốn trích từ lợi nhuận chưa phân phối và nguồn xây dựng cơ bản dở dang: 9.319 tỷ đồng, chi phí cơ hội kỳ vọng là 28%/năm. Để tính được chi phí sử dụng vốn của dự án, ta lấy chi phí sử dụng vốn của chủ sở hữu là trung bình suất sinh lời của vốn chủ sở hữu trong 3 năm gần đây. Suy ra: ROE2004 + ROE2005 + ROE2006 RCSH = 3 0,204 + 0,331 + 0,291 = = 28% 3 Và 3 tỷ là giá trị thanh lý thuần của tài sản, chí phí cơ hội kỳ vọng là 1.9%/năm. ROA2004 + ROA2005 + ROA2006 RROA = 3 0,011 + 0,021 + 0,025 = = 1.9 % 3 Vậy ta có: 19.500 x 0,12(1- 0,28) + 9.319 x 0,28 + 3.000 x 0,019 WACC = x 100% = 16% 31.819 * Dòng tiền của dự án: Công suất thiết kế của dây chuyền là 150.000 SP/năm. Doanh thu trong năm 2008 là 20.000 triệu đồng. Hiện nay mức tăng trưởng hàng năm của ngành sản xuất sứ vệ sinh khoảng 5%/năm, như vậy dự kiến các năm tiếp theo, cùng với gia tăng sản xuất và gia công các sản phẩm sứ vệ sinh thì doanh thu dự kiến của dự án hàng năm tăng 5%. Việc gia tăng đó kéo theo chí phí vận hành hàng năm cũng tăng là 5%. Sau đây là bảng xác định dòng tiền của dự án: Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Đơn vị tính: triệu đồng 2019 2020 2021 2022 1. Tổng vốn đầu tư ban đầu (31.819) 2. Doanh thu thuần 20.000 21.000 22.050 23.152 24.310 25.525 26.801 28.142 29.549 31.026 32.577 34.206 35.917 37.712 39.598 3. Chi phí vận hành 11.000 11.550 12.127 12.734 13.370 14.039 14.741 15.478 16.252 17.064 17.918 18.813 19.754 20.742 21.779 4. CFBT (31.819) 9.000 9.450 9.923 10.418 10.940 11.486 12.060 12.664 13.279 13.962 14.659 15.393 16.163 16.970 17.819 5. Chi phí khấu hao 1.338,7 1.338,7 1.338,7 1.338,7 1.338,7 1.338,7 1.338,7 1.338,7 1.338,7 1.338,7 1.338,7 1.338,7 1.338,7 1.338,7 1.338,7 6. Trả vốn vay (1.300) (1.300) (1.300) (1.300) (1.300) (1.300) (1.300) (1.300) (1.300) (1.300) (1.300) (1.300) (1.300) (1.300) (1.300) 7. Trả lãi vay (2.340) (2.184) (2.028) (1.872) (1.716) (1.560) (1.404) (1.248) (1.092) (936) (780) (624) (468) (312) (156) 8. CFBTNợ 19.500 (3.640) (3.484) (3.328) (3.172) (3.016) (2.860) (2.704) (2.548) (2.392) (2.236) (2.080) (1.924) (1.768) (1.621) (1.456) 9. Lợi nhuận trước thuế 5.321 5.927 6.556 7.207 7.885 8.587 9.317 10.077 10.848 11.687 12.540 13.430 14.356 15.393 16.324 10. Thuế thu nhập (T = 28%) 1.490 1.659 1.836 2.018 2.208 2.404 2.609 2.821 3.037 3.272 3.511 3.760 4.019 4.310 4.570 11. Lợi nhuận sau thuế 3.831 4.268 4.720 5.189 5.667 6.183 6.708 7.256 7.811 8.415 9.029 9.670 10.337 11.083 11.754 12. Phần giảm thuế do trả lãi vay 665 611 568 524 480 436 393 349 306 262 218 174 131 87 44 13. CFATCSH (12.319) 3.870 4.307 4.759 5.228 5.716 6.222 6.747 7.295 7.850 8.454 9.068 9.709 10.376 11.039 11.793 14. CFATNợ 19.500 (2.975) (2.873) (2.760) (2.648) (2.536) (2.424) (2.311) (2.199) (2.086) (1.974) (1.862) (1.750) (1.637) (1.534) (1.412) 15. CFATDự án (31.819) 6.845 7.180 7.519 7.876 8.252 8.646 9.058 9.494 9.936 10.428 10.930 11.459 12.013 12.573 13.205 Bảng 3.8: Xác định dòng tiền của dự án Trong đó: + CFBT: Dòng tiền trước thuế của dự án. CFBT = Doanh thu thuần - Chi phí vận hành + CFBTNợ: Dòng tiền trả nợ khi chưa tính thuế. CFBTNợ = Trả nợ gốc hàng năm + Trả lãi vay + Khấu hao đều: D1 = D2 = D3 = ... = Dn = 1338.7 triệu đồng. + Lợi nhuận trước thuế = CFBT - Khấu hao - Trả lãi vay + Thuế thu nhập = Lợi nhuận trước thuế x T + Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập + Phần giảm thuế do trả lãi vay = Trả lãi vay x T + CFATCSH : Dòng tiền sau thuế của vốn chủ sở hữu. CFATCSH = CFBT - Trả vốn vay - Trả lãi vay - Thuế thu nhập + CFATNợ : Dòng tiền trả nợ khi có tính đến thuế. CFATNợ = CFBTNợ - Phần giảm thuế do trả lãi vay + CFATDự án = CFATCSH + CFATNợ Để đánh giá dự án có khả thi hay không, ta đi tính NPV của dự án: NPV = CFATDự án x PVIFWACC,15 = = = 15.628,2 triệu đồng. NPV > 0 nên dự án đầu tư dây chuyền mới thay thế dây chuyền cũ là đáng giá. * Kết luận: Với biện pháp là dự án thay thế dây chuyền cũ gầp hết tuổi đời kinh tế, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn của Công ty, từ đó nâng cao tính tự chủ của Công ty. Đặc biệt với biện pháp này, doanh thu của Công ty sẽ được cải thiện và lợi nhuận của Công ty sẽ tăng lên đáng kể hay các tỷ số về sức sinh lợi của Công ty sẽ tăng lên. Kết quả thu được như sau: - Về cơ cấu tài sản: TSLĐ tăng lên 3.250.000.000 đồng so với năm 2006, tương ứng tăng 4,22%. Trong khi đó, TSCĐ tăng 22.319.000.000 đồng so với năm 2006, tương ứng tăng 25,82%. Như vậy, trong năm 2007, tốc độ tăng TSCĐ cao hơn tốc độ tăng TSLĐ, đây là một dấu hiệu tốt về cơ cấu tài sản của Công ty. - Về cơ cấu nguồn vốn: Do trong năm 2007, Công ty vay dài hạn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 19.500.000.000 đồng nên khoản nợ dài của Công ty tăng lên tương ứng hay nợ phải trả tăng lên 19.500.000.000, tương ứng tăng 4,5%. Điều này có nghĩa là Công ty đã tăng 25,58% lượng vốn chiếm dụng của người khác. - Về doanh thu thuần: Với việc thực hiện dự án, doanh thu thuần của Công ty tăng lên 10.000.000.000 đồng so với năm 2006, tương ứng 9.51%. Đây là giá trị doanh thu sản phẩm, góp phần làm tăng tỷ trọng của doanh thu sản phẩm trong tổng doanh thu của Công ty. - Về giá vốn hàng bán: Cùng với doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán cũng tăng lên tương ứng khi Công ty mở rộng sản xuất. Tuy nhiên tốc độ tăng giá vốn hàng bán thấp hơn so với tốc độ tăng doanh thu. Đây là một bằng chứng thể hiện dự án hoạt động có hiệu quả. Từ đó làm cho thu nhập từ dự án đạt giá trị cao, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tăng so với năm 2006, tăng gần 3.813.000.000 đồng. c) Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án: * Chỉ tiêu lao động có việc làm: Nhờ đầu tư dự án trên mã Công ty đã tạo việc làm ổn định với mức thu nhập cao cho 40 lao động (trong đó có một số tuyển thêm và một số được chuyển sang từ các bộ phận khác trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức). Điều này, không những Công ty tạo thêm của cải cho xã hội mà còn góp phần giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp cho xã hội. * Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác: Ngoài các chỉ tiêu mà dự án đóng góp cho kinh tế - xã hội như trên thì khi dự án được thực hiện còn góp phần làm tăng ngân sách nhà nước, tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội qua các khoản nộp thuế, góp phần thúc đẩy ngành sản xuất sứ vệ sinh trong nước phát triển. Ngoài ra khi dự án này được thực hiện sẽ kéo theo hàng loạt dự án liên đới của các doanh nghiệp khác được thực hiện như các nhà cung cấp vật tư, nguyên liệu và thiết bị, các doanh nghiệp sứ vệ sinh khác.  * Tổng hợp một số chỉ tiêu tài chính sau khi thực hiện biện pháp: Bảng 3.10: Một số chỉ tiêu sau khi thực hiện biện pháp Chỉ tiêu Năm 2006 Chỉ số mới I. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán 1. Hệ số thanh toán ngắn hạn 1.25 1,29 2. Hệ số thanh toán nhanh 0,63 0,61 II. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn 1. Hệ số nợ so với tài sản 0,89 0,87 2. Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu 8.81 9,98 III. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài sản 1. Hệ số cơ cấu TSCĐ 0,39 0,48 2. Hệ số cơ cấu TSLĐ 0,47 0,42 IV. nhóm chỉ tiêu về năng lực hoạt động 1. Vòng quay hàng tồn kho(vòng/ năm) 2,73 2,83 2. Vòng quay TSCĐ(vòng/năm) 1,62 1,48 3. Vòng quay TSLĐ(vòng/ năm) 1,37 1,46 4. Vòng quay tổng tài sản(vòng/năm) 0,65 0,64 5. Kỳ thu tiền bình quân(ngày) 112 106 V. Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lợi 1. Hệ số sinh lợi doanh thu(ROS) 0,0392 0,0695 2. Hệ số sinh lợi của tài sản(ROA) 0,025 0,044 3. Hệ số sinh lợi của vốn CSH(ROE) 0,291 0,504 Kết luận Trong nền kinh tế thị trưởng, bên cạnh môi trường cạnh tranh khốc liệt của thị trường thì cơ hội luôn mở ra cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh. Vai trò của công tác quản lý doanh nghiệp trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trong đó công tác quản lý tài chính là một trong những vấn đề trung tâm của công tác quản lý doanh nghiệp, tình hình tài chính của doanh nghiệp được rất nhiều đối tượng quan tâm và nghiên cứu, nó phản ánh trung thực tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp có vai trò quan trọng giúp cải thiện tình hình tài chính, nâng cao lợi nhuận và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Quang Chương, cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ công nhân nhân viên, Công ty Sứ Thanh Trì em đã hoàn thành bản Đồ án tốt nghiệp này, trong đề tài của mình, em đã áp dụng những kiến thức được học, bước đầu nghiên cứu thực tế tình hình tài chính của Công ty Sứ Thanh Trì và đã nêu được những kết quả đạt được và bên cạnh đó là những hạn chế còn tồn tại của công tác quản lý tài chính Công ty. Trên cơ sở đó mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Hy vọng, cùng với đội ngũ cán bộ, công nhân viên có năng lực, trình độ, giàu kinh nghiệm và lành nghề là những thuận lợi giúp Công ty tiếp tục phát huy truyền thống và thành công hơn nữa trong quá trình xây dựng và phát triển Công ty. Tuy nhiên, vì kiến thức, thời gian thực tập và những hiểu biết trong lĩnh vực này còn hạn chế nên Đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô cùng các bạn để Đồ án tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh Tế & Quản Lý cùng các cán bộ Công ty đã giúp đỡ em trong thời gian học tập tại trường và thời gian thực tập tại công ty. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quang Chương đã tận tình hưỡng dẫn giúp em hoàn thành Đồ án này. Hà Nội, ngày 26 tháng 5 năm 2007 Sinh viên: Phạm Văn Long Danh mục tài liệu tham khảo [1] TS. Nguyên ái Đoàn, Kinh tế học vĩ mô, NXB Chính Trị Quốc Gia 24 Quang Trung – Hà Nội [2] TS. Ngô Trần ánh (chủ biên), Kinh tế và quản lý doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2000. [3] Phạm Văn Được - Đặng Kim Cương, Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, 1997. [4] Lê Thị Phương Hiệp, Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, 2003. [5] Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2001. [6] Nghiêm Sĩ Thương, Cơ sở của quản lý tài chính doanh nghiệp, Trường đại học Bách khoa Hà Nội, 2000. [7] Nguyễn Tấn Bình, Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2004. [8] TS. Nguyễn Văn Nghiến, Quản lý sản xuất, NXB đại học Quốc gia Hà Nội, 2001. [9] Lưu Thị Hương (chủ biên), Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2005. [10] Nghiêm Sĩ Thương, Bài giảng quản lý tài chính, 2005. [11] Nguyễn Vũ Bích Uyên, Bài giảng quản lý lý dự án, 2005. [12] Xí nghiệp in và bao bì Hoàng Mai, Báo cáo tài chính năm 2004, 2005 Mục lục ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docpvL da.doc
  • docbia1.doc
  • docbia2.doc
  • docNX cua giao vien HD.doc
Tài liệu liên quan