Lời mở đầu
Quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam từ hơn thập kỷ qua kéo theo sự thay đổi sâu sắc trong các doanh nghiệp nhất là trong phương thức quản lý.Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do cạnh tranh cùng với xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng,tất yếu doanh nghiệp dù thuộc bất cứ loại hình nào cũng phải đối mặt với những khó khăn thử thách và phải chấp nhận quy luật đào thải của thị trường.Vậy doanh
73 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty dụng cụ CP cơ khí XK, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp cần phải làm gì để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt ngày nay?
Đứng trước những thử thách đó đòi hỏi doanh nghiệp ngày càng phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh,hiệu quả sử dụng vốn,quản lý và sử dụng tốt nguồn tài nguyên vật chất cũng như nhân lực của mình.
Để thực hiện điều đó thì bản thân doanh nghiệp phải hiểu rõ được tình “trạng sức khỏe” của mình để điều chỉnh quá trình kinh doanh cho phù hợp và không có gì phản ánh một cách chính xác “sức khỏe” của doanh nghiệp ngoàI tình hình tài chính.Có thể nói rằng tài chính giống như dòng máu chảy trong cơ thể doanh nghiệp mà bất kỳ sự ngưng trệ nào cũng ảnh hưởng xấu đến toàn bộ doanh nghiệp.
Hơn nữa,trong bối cảnh của nền kinh tế hiện nay để kinh doanh ngày càng hiệu quả,tồn tại bền vững và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường thì mỗi doanh nghiệp phải xây dựng phương hướng,chiến lược kinh doanh và mục tiêu trong tương lai.Đứng trước hàng loạt chiến lược đựơc đặt ra đồng thời doanh nghiẹp phải đối diện với những rủi ro.Do đó để lựa chọn đựoc những chiến lược phù hợp với nguồn lực của mình và hạn chế những rủi ro thì tự bản thân doanh nghiệp phải thấy được những biến động về tài chính trong tương lai của doanh nghiệp mình,trên cơ sở đó tiến hành hoạch định ngân sách tạo nguồn vốn cần thiết cho quá trình hoạt động kinh doanh.
Đánh giá đúng nhu cầu về vốn,tìm đựoc nguồn tài trợ,sử dụng chúng một cách có hiệu quả là vấn đề quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiịep nào.Nhận thức tầm quan trọng đó em quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại công ty dụng cụ cổ phần cơ khí xuất khẩu”.Thông qua việc phân tích,đánh giá tình hình tài chính của công ty để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch tài chính cho tương lai và đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Bài thực tập được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo,TS Đàm Văn Huệ cùng với sự giúp đỡ tận tình của các cô chú anh chị trong các phòng ban của công ty CPDCCKXK.Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Hà Nội ngày tháng năm 2006
Sinh viên
Nguyễn Hữu Đạt
Chương 1:
những vấn đề chung về phân tích tài chính trong doanh nghiệp
1.1) Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính:
1.1.1)Khái niệm:
Phân tích tình hình tài chính là một tập hợp các công cụ và phương pháp cho phép thu thập, xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính hiện tại và trong quá khứ của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng như đánh giá khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định tài chính và quyết định quản lý phù hợp.
Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp, mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu đặc trưng tài chính thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp cho việc đánh giá toàn diện, tổng hợp, khái quát và xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra các quyết định tài chính, quyết định tài trợ đầu tư phù hợp.
Tóm lại phân tích tài chính doanh nghiệp là làm sao cho các con số trên báo cáo tàI chính “biết nói” để những người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình tàI chính của doanh nghiệp và các mục tiêu,các phương pháp hành động của người chủ doanh nghiệp đó.
1.1.2)Mục tiêu và ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp.
Phân tích tài chính doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác để họ có thể ra các quyết định về đầu tư, tín dụng và các quyết định tương tự. Thông tin phải dễ hiểu đối với những người có một trình độ tương đối về kinh doanh và các hoạt động kinh tế mà muốn nghiên cứu các thông tin này.
Phân tích tài chính doanh nghiệp cũng nhằm cung cấp thông tin để giúp các nhà đầu tư, các chủ nợ và những người sử dụng khác đánh giá số lượng. thời gian và rủi ro của những khoản thu bằng tiền từ cổ tức hoặc lãi. Vì các dòng tiền của các nhà đầu tư liên quan với các dòng tiền của doanh nghiệp nên quá trình phân tích phải cung cấp thông tin để giúp họ đánh giá số lượng, thời gian và rủi ro của các dòng tiền thu thuần dự kiến của doanh nghiệp.
Phân tích tài chính doanh nghiệp cũng phải cung cấp thông tin về các nguồn lực kinh tế của một doanh nghiệp, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các nguồn lực này và các tác động của những nghiệp vụ kinh tế. những sự kiện và những tình huống mà có làm thay đổi các nguồn lực đó.
Phân tích tài chính doanh nghiệp căn cứ trên những nguyên tắc về tài chính doanh nghiệp để phân tích đánh giá tình hình thực trạng và triển vọng của hoạt động tài chính, vạch rõ những mặt tích cực và tồn tại của việc thu chi tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp tích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích tài chính không phải là một quá trình tính toán các tỷ số mà là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp mà được phản ảnh trên các báo cáo tài chính.
Phân tích tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xẩy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh khắc phục các điểm yếu làm sao cho các con số trên các báo cáo phân tích đó “biết nói” để những người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của những nhà quản lý doanh nghiệp đó.
Hoạt động tài chính của doanh nghiệp có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh.
Hoạt động tài chính là nội dung chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả và tình hình của các mặt hoạt động của doanh nghiệp, bằng các chỉ tiêu kinh tế, những báo cáo này do kế toán soạn thảo định kỳ, nhằm mục đích cung cấp thông tin về kết quả và tình hình tài chính của doanh nghiệp, hoặc của tổ chức cho những người cần sử dụng chúng.
Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của những người sử dụng rất khác nhau, phụ thuộc vào hoạt động chức năng của họ nội dung này được khái quát như sau.
@@@Đối với nhà quản trị doanh nghiệp.
Cần sử dụng thông tin cho việc quyết định cho các mục tiêu điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, thực sự hiệu quả thể hiện cụ thể ở cả hai lĩnh vực: lĩnh vực sản xuất kinh doanh và lĩnh vực tài chính. Trong sản xuất kinh doanh, vấn đề đặt ra là quản lý chi phí và giá thành trong mối quan hệ với chất lượng sản phẩm, tổ chức tốt khâu cung ứng đầu vào và ra. Trong hoạt động tài chính, cần chú ý vấn đề vốn và nguồn huy động sao cho cơ cấu của nguồn vốn đảm bảo chi phí sử dụng vốn là tối ưu. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản trị có một cái nhìn tổng quát của việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm qua, dự đoán năng lực tài chính của doanh nghiệp để từ đó lập kế hoạch cho dự đoán tương lai, cần đầu tư dài hạn và chiến lược sản phẩm và thị trường với những thông tin có dạng lựa chọn phương án nào, sẽ cho hiệu quả cao nhất, nên huy động nguồn đầu tư nào.
@@@Đối với các nhà đầu tư.
Cần sử dụng thông tin cho việc quyết định các mục tiêu có nên đầu tư vào doanh nghiệp này hay không, với yếu tố dự đoán giá trị đầu tư nào sẽ thu được trong tương lai, các lợi ích khác có thể thu được trong tương lai không, và sẽ nhận được từ các thông tin năng lực của doanh nghiệp trong điều hành kinh doanh và huy động vốn đầu tư như thế nào.
@@@Đối với các nhà cho vay.
Cần sử dụng thông tin cho việc quyết định các mục tiêu có nên cho doanh nghiệp này vay vốn hay không, và cần dự đoán doanh nghiệp có khả năng trả nợ theo đúng hợp đồng hay không, các lợi ích khác đối với nhà cho vay. Và nhận được các thông tin có dạng tình hình công nợ của doanh nghiệp, lợi tức có được chủ yếu từ hoạt động nào, tình hình khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp.
@@@Đối với cơ quan nhà nước.
Cần quyết định cho các mục tiêu các khoản đóng góp cho nhà nước, với các yếu tố cần dự đoán cho tương lai hoạt động của doanh nghiệp có thích hợp và hợp pháp không, với thông tin nhận được có thể có biến động gì về vốn và thu nhập trong tương lai.
@@@Người làm công sử dụng thông tin.
Về phía người lao động, mối quan tâm của họ hướng đến việc trả lời cho câu hỏi là thu nhập, quyền lợi của họ có được tăng thêm hay không, có nên tiếp tục hợp đồng không.
Như vậy, có thể nói, mục đích quan trọng nhất của phân tích tình hình tài chính là giúp những người ra quyết định đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp, từ đó lựa chọn phương án hành động tối ưu.
1.2)Tài liệu và phương pháp phân tích tài chính:
1.2.1)Tài liệu phục vụ cho phân tích tài chính doanh nghiệp:
Để tiến hành phân tích tình hình tài chính, người phân tích phải sử dụng rất nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính rất hữu ích đối với việc quản trị doanh nghiệp và là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những người ngoài doanh nghiệp. Báo cáo tài chính không những cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy những kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt được trong tình hình đó. Sau đâylà 3 báo cáo tài chính chủ yếu:
- Bảng cân đối kế toán (mẫu B01-DN)
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp, tại một thời điểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Về bản chất, bảng cân đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02-DN)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản khác.
Bản thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B03-DN)
Thuyết minh báo cáo tài chính được lập nhằm cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh chưa có trong hệ thống báo cáo tài chính, đồng thời giải thích thêm một số chỉ tiêu mà trong các báo cáo tài chính chưa trình bày một cách rõ ràng và cụ thể.
Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể lập thêm một báo cáo mang tính hướng dẫn như: báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
1.2.2)Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp:
Phân tích hình hình tài chính là một bộ phận của phân tích hoạt động kinh tế, có quá trình phát triển lâu dài. Do đó, nó có rất nhiều phương pháp phân tích hiện đại và phong phú.
Phương pháp chi tiết trong phân tích hoạt động kinh tế.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp loại trừ.
+Phương pháp số chênh lệch.
+Phương pháp thay thế liên hoàn.
+Phương pháp chỉ số.
Phương pháp liên hệ.
+Phương pháp liên hệ cân đối.
+Phương pháp liên hệ trực tiếp và ngược chiều.
+Phương pháp liên hệ tương quan.
Có hai phương pháp chính sau:
1.2.2.1)Phương pháp so sánh:
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để xác định hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Trong phương pháp này trước hết cần phải xác định mục tiêu so sánh, gốc so sánh và điều kiện so sánh.
*Gốc so sánh
Tuỳ theo mục đích của việc so sánh mà ta chọn gốc khác nhau:
- Nếu nghiên cứu nhịp độ biến động hay tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu thì gốc là trị số của chỉ tiêu (đã thực hiện) của kỳ trước.
- Nếu đánh giá sự biến động so với mục tiêu dự kiến thì gốc là trị số của chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch.
- Nếu nghiên cứu khả năng đáp ứng với nhu cầu của thị trường thì gốc là mức của hợp đồng đã ký. Ngoài ra còn có thể so sánh theo không gian (giữa các đơn vị trực thuộc) khi đó gốc là trị số của các chỉ tiêu của một đơn vị điển hình nào đó trong từng lĩnh vực.
*Điều kiện so sánh
Khi so sánh đặc biệt là so sánh theo thời gian cần phải chú ý các điều kiện sau:
- Nội dung kinh tế của các chỉ tiêu so sánh phải giống nhau
- Phương pháp tính các chỉ tiêu cần so sánh phải giống nhau
- Đơn vị tính của các chỉ tiêu phải giống nhau.
- Phạm vi tính toán của các chỉ tiêu phải giống nhau
- Độ dài thời gian tính các chỉ tiêu phải giống nhau
*Mục tiêu so sánh
Để đáp ứng các mục tiêu so sánh, các chỉ tiêu được thể hiện dưới ba hình thức dưới đây:
- Số tuyệt đối: là kết quả so sánh giữa các kỳ phân tích được thực hiện bằng phép trừ (-) giữa các mức độ của chỉ tiêu đang xem xét ở các kỳ khác nhau. Kết quả so sánh bằng số tuyệt đối phản ánh biến động về mặt quy mô hoặc khối lượng của chỉ tiêu phân tích.
- Số tương đối: là kết quả so sánh giữa các kỳ phân tích được thực hiện bằng phép chia (:) giữa các mức độ của chỉ tiêu đang xem xét ở các kỳ khác nhau. Kết quả so sánh bằng số tương đối phản ánh mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng chỉ tiêu trong tổng thể hoặc biến động về tốc độ của chỉ tiêu nghiên cứu giữa các kỳ khác nhau.
- Số bình quân là chỉ tiêu biểu hiện tính phổ biến, tính đại chúng, tính đại diện của các chỉ tiêu khi so sánh giữa các kỳ phân tích.
Phân tích theo chiều dọc và phân tích theo chiều ngang
-Phân tích theo chiều dọc:với báo cáo quy mô chung, từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một số tỉ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ 100%.Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối kết cấu(chỉ tiêu bộ phận trên chỉ tiêu tổng thể)phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đưa về một đIều kiện so sánh,dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào,từ đó đánh giá kháI quát tình hình tài chính doanh nghiệp.Như vậy đối với bảng cân đối kế toán chỉ tiêu tổng thể là tài sản và nguồn vốn.Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc rất có ích cho việc khảo sát các nguồn vốn và cơ cấu vốn của doanh nghiệp hoặc nói cách khác là có ích cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa nguồn vốn vay với nguồn vốn chủ sở hữu.Đối với bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thì chỉ tiêu tổng thể là doanh thu thuần.Theo phương pháp nay ta thấy được quan hệ kết cấu và biến động kết cấu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và quá trình sinh lời của doanh nghiệp.
-Phân tích theo chiều ngang:phân tích theo chiều ngang sẽ làm nổi bật lên biến động của một khoản mục nào đó theo thời gian và việc phân tích này sẽ làm nổi rõ tình hình đặc điểm về lượng và tỷ lệ của các khoản mục theo thời gian.Phân tích theo chiều ngang giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính từ đó đánh giá tình hình tài chính.Đánh giá đI từ tổng quát đến chi tiết,sau khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro nhận ra các khoản mục nào có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân.
Sử dụng phương pháp so sánh bắng số tuyệt đối hoặc số tương đối:
Số tuyệt đối:
Y=Y1 -Y0
Y1: trị số của chỉ tiêu phân tích
Y0:trị số của chỉ tiêu gốc
Số tương đối:
Y= Y1 -Y0
Y1: trị số của chỉ tiêu phân tích
Y0:trị số của chỉ tiêu gốc
1.2.2.2)Phân tích các chỉ số chủ yếu:
Phân tích các chỉ số chủ yếu cho ta biết mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tàI chính giúp chúng ta có thể đánh giá được tình hình tài chính doanh nghiệp.Các loại chỉ số tài chính quan trọng nhất:
-Tỷ số thanh toán đo lường khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
-Tỷ số hoạt động đo lường mức độ hoạt động liên quan đến tài sản của doanh nghiệp.
-Tỷ số đòn bẩy cho ta thấy việc sử dụng công nợ của công ty có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động kinh doanh.
-Tỷ số sinh lời biểu hiện khả năng sinh lãi của tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu.
-Tỷ số giá thị trường cho thấy các nhà đầu tư đánh giá doanh nghiệp như thế nào.
1.3) Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp:
Để tiến hành sản xuất - kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và vốn chuyên dùng khác (quỹ xí nghiệp, vốn xây dựng cơ bản...). Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh. Đồng thởi, tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng số vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách quản lý kinh tế tài chính và kỷ luật thanh toán của Nhà nước. Việc thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho người sử dụng thông tin nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp hữu hiệu và ra các quyết định cần thiết để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nội dung chủ yếu phân tích tình hình tài chính bao gồm:
-Phân tích các chỉ số tài chính.
-Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.
-Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian.
1.3.1)Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp:
Phân tích khái quát tình hình tài chính đánh giá sự biến động cuối năm so với đầu năm bằng con số tương đối lẫn tuyệt đối về tài sản và nguồn vốn của DN.
*ý nghĩa của phân tích khái quát tình hình tài chính:
-Cung cấp những thông tin khái quát về tình hình tài chính của Công ty trong kỳ là khả quan hay không khả quan.
-Phân tích khái quát còn cho chủ Công ty biết rõ thực chất của sản xuất kinh doanh.
-Dự đoán được khả năng phát triển hay suy thoái của Công ty.
-Cho biết khả năng tự đảm bảo về tài chính (hay mức độ độc lập) của Công ty.
-Cho biết khái quát về khả năng thanh toán của doanh nghiêp.
* Nội dung phân tích khái quát tình hình tài chính:
-Dựa trên tỉ lệ hoàn vốn đầu tư(ROA)để đánh giá chung ba yếu tố:quy mô,tính năng động và quá trình sinh lời của doanh nghiệp
-Phân tích cân đối tài sản và nguồn vốn đánh giá khái quát tình hình phân bổ,sử dụng và nguồn bảo đảm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
-Dựa trên các báo cáo tài chính để đánh giá xu hướng và triển vọng của doanh nghiệp.
1.3.1.1)Đánh giá chung:
Trước khi phân tích chi tiết ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lãi trên tổng tài sản(ROA)
ROA
=
lãi thuần
=
Doanh thu
x
lãi thuần
tổng tài sản
Tài sản
doanh thu
ROA là tích của hệ số quay vòng vốn với tỷ lệ lãI thuần trên doanh thu.Vốn đầu tư được xác định là tổng tàI sản.Chỉ tiêu này liên kết 2 con số cuối cùng của hai báo cáo tàI chính cơ bản là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán.Bên cạnh đó ta có thể phân tích đánh giá chung tình hình của doanh nghiệp bằng cách so sánh giữa kì cuối với đầu năm của các khoản và số tổng cộng ở cả hai bên tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán.
1.3.1.2)Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn:
Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bổ,sử dụng vốn và nguồn bảo đảm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Nguồn hình thành tài sản lưu động và tài sản cố định chủ yếu bằng nguôn vốn chủ sở hữu(B).Bởi vậy ta có (A) cân đối (B) như sau:
Cân đối 1:
(I+IV)A.TS + (I)B.TS = B(NVCSH)
Theo cân đối (1) với nguồn vốn chủ sở hữu DN có thể trang trải cho các tàI sản cần thiết phục vụ cho hoạt động SXKD mà không cần đi vay hoặc chiếm dụng của đơn vị khác.Điều này trên thực tế hầu như ko bao giờ xảy ra mà nó thường xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau:
Trường hợp1:
(I+IV)A.TS + (I)B.TS > B(NVCSH)
Trong trường hợp này Dn nghiệp thiếu nguồn vốn để trang trải cho mọi hoạt động kinh doanh của mình do đó DN phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ các đơn vị khác.
Trường hợp 2:
(I+IV)A.TS + (I)B.TS < B(NVCSH)
Trong trường hợp này vốn của DN sử dụng không hết cho tài sản nên bị các Dn khác chiếm dụng vốn thừa dưới hình thức như bán chịu thành phẩm,các khoản thế chấp,kí cược kí quỹ.
Nguồn hình thành hai loại tài sản A,B có thể được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu,nợ ngắn hạn,ta có:
Cân đối 2:
(I+II+IV+V)A.TS + (I+II+III+IV)B.TS = I(B) +VNH + VDH
Với nguồn vốn chủ sở hữu cộng với vốn vay DN có thể trang trải mọi hoạt động SXKD mà không đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác và không bị đơn vị khác chiếm dụng vốn của mình.Trên thực tế hầu như không bao giờ xảy ra trường hợp này.Hai trường hợp thường xảy ra trong thực tế:
Trường hợp 1:
(I+II+IV+V)A.TS + (I+II+III+IV)B.TS > I(B) +VNH + VDH
Trường hợp này mặc dù DN đã đi vay nhưng vẫn bị thiếu nguồn vốn để bù đắp tài sản nên buộc phải đi chiếm dụng và hoạt động tài chính của DN bắt đầu có những dấu hiêu không lành mạnh.
Trường hợp 2:
(I+II+IV+V)A.TS + (I+II+III+IV)B.TS < I(B) +VNH + VDH
Trường hợp này nguồn vốn của DN bị thừa và sẽ bị các đơn vị khác chiếm dụng
1.3.1.3)Đánh giá xu hướng và triển vọng của DN:
Ta có thể thiết kế báo cáo tài chính dạng so sánh phân tích theo chiều ngang hoặc xu hướng để đánh giá xu hướng và triển vọng của doanh nghiệp.
Thiết kế báo cáo tài chính dạng so sánh:các báo cáo tài chính trình bày số liệu tài chính của hai hoặc nhiều kỳ.Báo cáo tài chính dạng so sánh cung cấp những thông tin quan trọng về xu thế và mối quan hệ của hai hay nhiều năm
Phân tích theo chiều ngang hoặc xu thế đã được trình bày ở trên.
Cả ba cách phân tích trên đều giúp DN có thể chọn để nghiên cứu những khoản mục có biến động lớn để phân tích xác định nguyên nhân của từng biến động từ đó đi đến kết luận là những biến động đó thỏa đáng.
1.3.2)Phân tích quan hệ kết cấu và biến động kết cấu của các khoản mục trên báo cáo tài chính:
1.3.2.1)Phân tích kết cấu vốn:
Phân tích kết cấu vốn ngoài việc so sánh tổng hợp số vốn cuối kỳ so với đầu kỳ cần phải xem xét từng khoản vốn doanh nghiệp chiếm trong tổng số tàI sản để thấy được mức độ bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Tùy theo từng loại hình sản xuát kinh doanh để xem tỷ trọng từng khoản vốn chiếm trong tổng tài sản là cao hay thấp.Nếu là doanh nghiệp sản xuất cần phải có lượng dự trữ về nguyên vật liệu đầy đủ nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất sản phẩm.Nếu là doanh nghiệp thương mại cần phải có lượng hàng hóa dự trữ đầy đủ để cung cấp cho nhu cầu bán ra kỳ tới.Đối với các khoản nợ phải thu tỷ trọng càng cao thể hiện doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiều và do đó hiệu quả sử dụng vốn sẽ thấp.
Để đánh giá sự biến động của tài sản cố định và đầu tư dài hạn và nguyên nhân ta cần tính tỷ suất đần tư:
Tỷ suất đầu tư
=
B.Tài sản
x 100
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình đầu tư chiều sâu,tình hình trang bị xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiên năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp
1.3.2.2)Kết cấu nguồn vốn:
Phân tích kết cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khả năng tự tài trợ về mặt tàI chính của DN cũng như mức độ tự chủ,chủ động kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nhiệp phảI đương đầu,cần xác định và phân tích tỷ suất tài trợ
Tỷ suất tài trợ
=
B.Nguồn vốn
x 100
Tổng nguồn vốn
Tỷ suất tài trợ càng cao thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính hay mức độ tài trợ của doanh nghiệp càng nhiều.
1.3.3)Phân tích hiệu quả sử dụng vốn:
Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng công tác quản lý sản xuất kinh doanh.Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh,hiệu quả sử dụng vốn của donh nghiệp.
1.3.3.1)Phân tích hiệu quả sử dụng vốn:
*Số vòng quay toàn bộ vốn:
Số vòng quay tổng vốn
=
Doanh thu thuần
x 100
Vốn bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh trong một năm vốn của doanh nghiệp quay được mấy vòng hay là 1 đồng vốn đầu tư có thể mang lai bao nhiêu đồng doanh thu.
*Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
-Hiệu suất luân chuyển vốn lưu động:
Doanh nghiệp dùng vốn lưu động để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.Quá trình vận động của vốn lưu động bắt đầu từ việc dùng tiền tệ mua sắm vật tư dự trữ cho sản xuất.Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng vốn lưu động được biểu thị bằng chỉ tiêu hiệu suất luân chuyển vốn lưu động.Đây là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lượng công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Tốc độluân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói rõ tình hình tổ chức các mặt cung cấp,sản xuất,tiêu thụ của doanh nghiệp hợp lý hoặc không hợp lý,các khoản vật tư dự trữ sử dụng có hiệu quả hoặc không hiệu quả.
Số lần luân chuyển vốn lưu động trong kỳ
=
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
-Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động:
Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động
=
Lợi nhuận thuần
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần
*Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Trong phạm vi doanh nghiệp vốn cố định phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật,năng lực sản xuất gắn liền việc sản xuất và tiêu thụ với việc hình thành lợi nhuận và mức doanh lợi.
-Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
=
Doanh thu thuần
Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này nói lên mỗi đồng tài sản cố định có thể làm ra bao nhiêu đồng doanh thu sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ trong kỳ.Chỉ tiêu này có thể phản ánh khái quát được tình hình sử dụng tài sản cố định nhưng vì doanh thu và tài sản cố định đều được tính ra tiền nên thường chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khách quan.Vì vậy khi sử dụng chỉ tiêu này phải kết hợp tình hình cụ thể của doanh nghiệp mới có thể đánh giá một cách chính xác được.
-Tỷ lệ sinh lời trên vốn cố định:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
=
Lợi nhuận thuần
Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số tiền lãi thu được trên một đồng vốn cố định bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ.Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố dịnh càng cao.Bởi vậy để nâng cao hệ số này cần phải nâng cao tổng mức lãi.Mặt khác phải sử dụng tiết kiệm hợp lý vốn cố định.
Tóm lại,trên cơ sở xác định đánh giá sự biến động các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn SXKD của doanh nghiệp trong các kỳ cần chỉ ra những nguyên nhân ảnh hưởng và kiến nghị các biện pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.3.4)Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán:
1.3.4.1)Tình hình thanh toán:phân tích tình hình thanh toán là ta đánh giá tính hợp lý về sự biến động của các khoản phải thu,phải trả tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán.Đồng thời thấy được sự tự chủ về mặt tàI chính chấp hành kỷ luật tài chính và tôn trọng pháp luật của doanh nghiệp.
-Phân tích khoản phải thu:
Tỷ lệ giữa tổng số phải thu và vốn lưu động
=
Tổng nợ phải thu
Tổng vốn lưu động
Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì không ảnh hưởng tới tình hình tài chính của doanh nghiệp nhưng nếu lớn hơn 1 thì DN cần có biện pháp xử lý kịp thời thúc đẩy quá trình thanh toán đúng hạn.
-Phân tích các khoản phải trả:
Tỷ lệ giữa tổng nợ phải trả và vốn lưu động
=
Tổng nợ phải trả
Tổng vốn lưu động
Nếu tỷ số này càng tăng thì tình hình tài chính của DN đang gặp nhiều khó khăn.DN phải phân tích các khoản nợ quan trọng và sắp xếp theo thứ tự ưu thiên trong thanh toán,trên cơ sở đó xác định rõ nguyên nhân làm tăng các khoản công nợ và tình hình khê đọng nợ để có biện pháp thanh toán đúng hạn.
1.3.4.2)Khả năng thanh toán:
-Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn:
Một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhà đầu tư là liệu DN có khả năng trả các khoản nợ khi chúng đến hạn không.Để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn ta sử dụng một số chỉ tiêu sau:
+)Vốn luân chuyển:
Vốn luân chuyển=tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn
Y nghĩa:vốn luân chuyển là bộ phận tài sản ngắn hạn được tài trợ từ nguồn cốn dài hạn.Vốn luân chuyển lớn có ý nghĩa là bộ phận tài sản NH có khả năng chuyển đổi thành tiền cao được tài trợ từ nguồn dài hạn(nợ DH + NVCSH) và tài sản không bị sức ép thanh toán.
+)Hệ số thanh toán ngắn hạn (K)
Hệ số thanh toán ngắn hạn thể hiện mối quan hệ tương đối giữa tài sản lưu động với nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán ngắn hạn
=
TàI sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết cứ 1 đồng nợ NH có bao nhiêu đồng tài sản lưu động bảo đảm.K càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ NH của DN càng lớn.Tuy nhiên nếu giá trị của K quá cao thì lại không tốt vì nó phản ánh việc doanh nghiệp đầu tư quá mức vào tài sản lưu động so với nhu cầu của DN,khiến số vốn đó không được sử dụng có hiệu quả.Mặt khác hệ số k cao cũng chưa phản ánh đúng năng lực thanh toán của doanh nghiệp như trường hợp vật tư hàng hóa bị ứ đọng nhiều không dễ dang chuyển hóa thành tiền hoặc DN có sản phẩm dở dang quá lớn.Vì vậy phải dùng hệ số thanh toán nhanh mới chính xác được.
+)Hế số thanh toán nhanh(KN)
Hệ số thanh toán nhanh thể hiện quan hệ giữa các loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán nợ NH.Các loại tài sản lưu động được xếp vào loại chuyển nhanh thành tiền là tiền,các khoản đầu tư chứng khoán NH và các khoản phải thu của khách hàng.
Hệ số thanh toán nhanh
=
Tiền + Đầu tư CK NH+phải thu khách hàng
Nợ NH
Hệ số KN là một tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn đối với khả năng chi trả các khoản nợ NH so với hệ số thanh toán NH.
+)Hệ số quay vòng các khoản phải thu của khách hàng(H):
Hệ số quay vòng các khoản phảI thu của KH thể hiện quan hệ giữa doanh thu bán chịu thuần với các khoản phảI thu KH,nghĩa là các khản phải thu KH thu được bao nhiêu lần trong kỳ.
Hệ số quay vòng các khoản phải thu
=
Doanh thu thuần
Khoản phải thu bình quân
Nếu tính một cách chính xác ta sử dụng doanh thu thuần bán chịu để tính hệ số H nhưng về kỹ thuật không có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nào có doanh thu thuần bán chịu vì tỷ trọng doanh thu thuần bán chịu chiếm tỷ trọng lớn.
Kỳ thu tiền bình quân
=
365 ngày
Số vòng quay các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân các khoản phải thu mất bao nhiêu ngày để các khoản phảI thu chuyển đổi thành tiền.Kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ càng tốt vì khả năng chuyển đổi thành tiền càng nhanh.
Hệ số H càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của khách hàng càng nhanh.Điều này nói chung là tốt vì DN sẽ không cần đầu tư nhiều._. vào các khoản phải thu.Tuy nhiên nếu hệ số H quá cao có thể ảnh hưởng đến mức tiêu thụ vì H quá cao đồng nghĩa với kỳ hạn thanh toán ngắn không hấp dẫn khách mua hàng.
+)Hệ số quay vòng hàng tồn kho(HK):
Đây là chỉ tiêu kinh doanh khá quan trọng bởi vì dự trữ vật tư là để sản xuất và sản xuất hàng hóa là để tiêu thụ nhằm đạt mức doanh thu lợi nhuận cao đáp ứng nhu cầu thị trường.
Hệ số quay vòng hàng tồn kho
=
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn kho bình quân
Hệ số HK phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa đã bán với hàng hóa dự trữ trong kho.Hệ số này biểu hiện số lần hàng hóa tồn kho bình quân được bán trong kỳ và cho biết hàng tồn kho cần thời gian chuyển đổi thành tiền bao nhiêu ngày vì vậy số này càng nhỏ càng tốt vìlúc đó hàng tồn kho có ít nghĩa là vốn bị ứ đọng không đáng kể.Tuy nhiên hệ số HK quá cao có thể dẫn tới nguy cơ Dn không đủ hàng hóa thỏa mán nhu cầu khách hàng dẫn tới tình trạng khô,mất khách ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hàng tồn kho bình quân được tính bằng cách lấy số đầu kỳ cộng số cuối kỳ rồi chia 2.
Thời gian tồn kho bình quân
=
365 ngày
Số vòng quay hàng tồn kho
Chú ý: trật tự ưu tiên đánh giá:
Hệ số K và hệ số KN phản ánh ngay khả năng thanh toán ngắn hạn của kỳ phân tích.Còn hệ số H và HK phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của kỳ phân tích vì vậy hai chỉ số đầu mang tính chất quyết định còn 2 chỉ số sau mang tính tham khảo.
-Khả năng thanh toán dài hạn:
Mối quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư khi cho vay vốn là mức độ rủi ro khi cho chiếm dụng vốn và khả năng chi trả của DN.
+)Hệ số nợ/nguồn vốn chủ sở hữu:
Chỉ số này càng lớn thì tổng số tài sản được tài trợ từ bên ngoài là chủ yếu và dĩ nhiên rủi ro về thanh toán càng cao,nhà cho vay luôn cảm tình đối với các doanh nghiệp có chỉ số này nhỏ.
+)Khả năng thanh toán lãi vay:
Lãi nợ vay hàng năm là một khoản chi phí cố định và chúng ta muốn biết công ty sẵn sàng trả lãi đến mức nào,cụ thể hơn chúng ta muốn biết rằng liệu số vốn cho vay có thể đem lại những khoản lợi nhuận bao nhiêu.
Số lần hoàn trả nợ vay
=
Lợi tức trước thuế + CP lãi vay
CP lãi vay
Chỉ tiêu này đo lường khả năng các chủ nợ sẽ tiếp tục nhận được các khoản chi cho họ.Chỉ số này càng lớn càng tốt vì cho thấy khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp càng lớn.
Chương 2:
Phân tích chung tình hình tàI chính của công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu:
2.1)Giới thiệu về công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu:
Tên giao dịch: Công ty cổ phần dụng cụ cơ khí xuất khẩu
Tên giao dịch quốc tế: Export mechanical tool stock company
Tên giao dịch đối ngoại viết tắt:EMC
Giám đốc hiện tại của doanh nghiệp:Hồ Viết Tâm
Địa chỉ:Trụ sở chính:229 phố Tây Sơn-Quận Đống Đa-Hà Nội
Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp:Theo quyết định số 62/2000/QĐ-BCN
Loại hình doanh nghiệp và nhiệm vụ của doanh nghiệp:Công ty cổ phần
Chức năng và nhiệm vụ của công ty:theo khoản 2 điều 4 chương 1 Điều lệ công ty,Công ty CPDCCKXK có chức năng và nhiêm vụ sau:
Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm cơ khí,dụng cụ phụ tùng xe đạp,xe máy,ôtô(cần khởi động,cần số,các bộ phận dụng cụ...sản xuất cho các công ty như Honda,Yamaha,VMEP,GMN,Toyota,Ford...),lắp ráp xe máy,các mặt hàng tiêu dùng,hàng gia dụng INOX(các dụng cụ đồ bếp nh dụng cụ 204,bộ 192...),vật thiết bị ngành cơ khí(kìm,cờ lê,mỏ lết...),giao thông vận tải. Kinh doanh các ngành nghề theo quy định của pháp luật
Đặc điểm tổ chức hoạt động của công ty:
Đặc điểm tổ chức quản lý:
Công ty CPDCCKXK là một công ty hình thành trên sự góp vốn của các cổ đông vì vậy mô hình tổ chức của công ty cũng tuân theo nguyên tắc tổ chức của công ty cổ phần.
Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Ban kiểm soát
P.GĐ Kinh doanh
P.GĐ Kỹ thuật
Phòng kinh doanh
Phòng kế hoạch vật tư
Phòng HC_YT
Phòng tài vụ
Phòng tổ chức
LĐTL
Phòng kỹ thuật KCS
PX cơ khí 1
PX cơ khí 2
PX cơ khí 3
PX cơ điện
PX mạ
PX dụng cụ
PX rèn dập
Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng:
Đại hội đồng cổ đông:là cơ quan quyết định cao nhất của công ty gồm khoảng 600 thàh viên có quyền bầu bãi,miễn nhiễm thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát,có quyền xem xét,xử lý các hành vi vi phạm do hội đồng quản trị và ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty,quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần và sửa đổi bổ sung đIều lệ công ty thông qua các báo cáo hàng năm.Đại hội đồng cổ đông mỗi năm họp 2 lần
Hội đồng quản trị:là cơ quan quản lý công ty,có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty.Có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển ,phương án đầu tư tổ chức của công ty,bổ nhiệm,miễn nhiệm,cắt chức giám đốc và các cán bộ quản lý quan trọng khác
Ban kiểm soát:gồm 3 thành viên do hội đồng quản trị đề cử,chịu sự lãnh đạo trực tiếp của hội đồng quản trị.Ban này có nhiệm vụ giám sát,kiểm tra việc thực hiện các phương hướng,chính sách của các bộ phận mà hội đồng cổ đông,hội đồng quản trị đề ra và báo cáo cho hội đồng quản trị
Ban giám đốc:gồm 3 người:
*Giám đốc công ty:là người đứng đầu ban,chịu trách nhiệm trực tiếp điiều hành mọi HĐSXKD của công ty và chịu trách nhiệm về hành vi pháp nhân và KQSXKD của công ty
*PGĐKD:chịu trach nhiệm công tác kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm
*PGĐKT:Phụ trách công tác kỹ thuật chỉ đạo sản xuất và an toàn lao động
Phòng kế hoạch vật tư:chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện chế độ sản xuất dài hạn.Phòng này có trách nhiệm đóng gói sản phẩm quản lý toàn bộ hệ thống kho tàng bến bãi của công ty,cấp phát NVL,vật tư theo định mức của phòng kỹ thuật đặt ra
Phòng tổ chức lao động tiền lương:chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc có nhiệm vụ theo dõi công tác tổ chức cán bộ,quản lý hồ sơ nhân sự,quản lý chế độ chính sách lao động có trách nhiệm bảo vệ tài sản của công ty,đào tạo chuyên môn kỹ thuật,thi nâng bậc công nhân và bảo hộ lao động
Phòng kế toán tài vụ:có nhiệm vụ giám đốc về tài chính nhằm theo dõi mọi HĐSXKD của công ty dưới hình tháI tiền tệ,hạch toán các chi phí,xác định KQSXKD.Đồng thời cung cấp thông tin kịp thời về SXKD của công ty cho ban lãnh đạo công ty biết để giúp ban lãnh đạo đưa ra quyết định chuẩn xác nhất để SXKD đạt hiệu quả cao nhất
Phòng kinh doanh:có nhiệm vụ mua bán NVL,sản phẩm của công ty,đồng thời xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm,thực hiện công tác Marketing,tổ chức tham gia các đợt triển lãm,giới thiệu sản phẩm củacông ty
Phòng KCS:có nhiệm vụ quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm vật tư trong từng khâu theo tiêu chuẩn của công ty
Phòng kỹ thuật:chịu sự đIều hành của PGĐKT có nhiệm vụ thiết kế,hoàn thiện các quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm,theo dõi chế thử sản phẩm mới,cải thiện mẫu mã sản phẩm mới,xây dựng định mức tiêu hao vật tư,quản lý hồ sơ liên quan đến kỹ thuật của sản phẩm,hồ sơ bản vẽ.Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ theo dõi tình hình lắp ráp sử dụng và bảo quản trang thiết bị toàn công ty,đồng thời quản lý toàn bộ hệ thống lưới điện của công ty
PX cơ khí 1:chuyên sản xuất kìm đIện 160,180,kìm KBSO,đùi đĩa xe đạp,phụ tùng xe máy các loại
PX cơ khí 2:chuyên sản xuất mỏ lết các loại,kìm đIều chỉnh,đồ gia dụng Inox
PX cơ khí 3:chuyên sản xuất kìm đIện 180,10,đùi đĩa xe đạp,đồ gia dụng Inox và quản lý các thiết bị nhiệt lượng có tần số cao,đồng thời gia công thìa đĩa
PX rèn dập:chuyên tạo phôi cho các sản phẩm cơ khí,quản lý toàn bộ hệ thống khí nén và các thiết bị đột dập phục vụ cho việc chế tạo phôI bằng phương pháp cán-kéo-rèn-dập-nóng-nguội
PX mạ:làm nhiệm vụ trang trí bề mặt bằng phương pháp đIện hóa học,đánh bóng bề mặt kim loại,đIều hòa sản phẩm Inox
PX cơ điện:đảm bảo công tác sửa chữa máy móc thiết bị trong công ty,chạy thử các thiết bị mới,quản lý hệ thống đIện nước trong công ty,chế tạo các chi tiết phụ tùng thay thế
Ngoài ra công ty còn có đội xây dựng:có nhiệm vụ xây dựng,sửa chữa các nhà xưởng tạo nền móng để lắp đặt các thiết bị.
Hình thức tổ chức bộ máy kế toán:
Để việc tổ chức kế toán có hiệu quả,thống nhất sự chuyên môn hóa tập trung,bộ máy kế toán của công ty gồm 7 người được sự lãnh đạo trực tiếp của kế toán trưởng được phân công cụ thể như sau:
-Kế toán trưởng là người điều hành phòng kế toán-tài vụ với chức năng phụ trách toàn bộ công việc chung của phòng,là người giúp đỡ giám đốc ký kết các hợp đồng kinh tế đồng thời làm công tác kế toán TSCĐ kế toán XDCB và kế toán các nguồn vốn.
-Phó phòng là người giúp đỡ kế toán trưởng trong việc điều hành công việc của phòng đồng thời làm kế toán tập hợp chi phí sản xuất.
-Một kế toán tổng hợp kiêm kế toán ngân hàng.
-Một kế toán chi tiết giá thành sản phẩm và hạch toán kinh tế phân xưởng kiêm kế toán vật liệu phụ
-Một kế toán thanh toán kiêm kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội
-Một thủ quỹ kiêm kế toán kho.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng
Phó phòng
Kế toán tổng hợp và ngân hàng
Thủ quỹ kiêm kế toán kho
Kế toán chi tiết giá thành VL
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ
Kế toán thanh toán tiền lương
2.1.1)Tình hình và đối thủ cạnh tranh của Công ty:
Để thành công trong kinh doanh,doanh nghiệp phải phối hợp hoạt động với các bộ phận khác và cân nhắc sự ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh,của người cung ứng,của các trung gian marketing và khách hàng.
Một vài năm gần đây công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu đã phải đương đầu với một số công ty của nhà nước như nhà máy sản xuất ôtô 1-5,công ty dụng cụ cắt và đo lường cơ khí,bên cạnh đó một số sản phẩm mới của Trung Quốc,Đài Loan,Thái Lan với giá rẻ,mẫu mã đẹp đã gây ra nhiều khó khăn cho công ty trong việc tiêu thụ 1 số sản phẩm và duy trì mối quan hệ với một số khách hàng.Thực tế là 1 số sản phẩm của công ty được sản xuất độc quyền và có những hợp đồng lớn sản xuất và cung ứng thường xuyên cho các khách hàng truyền thống như công ty Honda Việt Nam,công ty VMEP nhưng không vì vậy mà công ty ngừng việc cải tiến mẫu mã và chất lượng của sản phẩm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước theo phương châm”Chất lượng của sản phẩm là sự sống còn,là yếu tố quyết định sự tồn tại và hưng thịnh của công ty”
Bên cạnh đó công ty cũng rất quan tâm tới sự ảnh hưởng của các nhà cung ứng.Những nhà cung ứng là các doanh nghiệp và các cá nhân bảo đảm cung ứng các yếu tố cần thiết cho công ty và các đối thủ cạnh tranh để có thể sản xuất ra hàng hóa.Bất kỳ một sự biến đổi nào từ phía người cung ứng,sớm hay muộn,trực tiếp hay gián tiếp cũng sẽ gây ra ảnh hưởng tới hoạt động của công ty.Chính vì vậy công ty luôn có đầy đủ các thông tin chính xác về tình trạng,số lượng,chất lượng,giá cả hiện tại và tương lai của các yếu tố nguồn lực phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty.Để nắm rõ hơn về tình hình của các nhà cung ứng công ty còn quan tâm tới thái độ của họ đối với các đối thủ cạnh tranh bởi vì nếu nguồn lực khan hiếm,giá cả tăng có thể làm xấu đi cơ hội thị truờng cho việc kinh doanh sản phẩm hàng hóa của công ty,chính vì vậy công ty luôn giữ chữ tín trong việc thanh toán các đơn hàng cung ứng NVL bên cạnh đó cũng không ngừng tìm kiếm những nguồn cung cấp hàng hóa dịch vụ để bảo đảm luôn trong thế chủ động trước mọi tình huống.
Tóm lại,với ưu thế về sản phẩm cũng như công nghệ chế tạo(dập nóng,dập nguội)công ty đang ngày càng mở rộng thị trường,không ngừng tìm kiếm ký kết nhiều hợp đồng mới,luôn sẵn sàng liên kết với các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản dụng cụ cơ khí,hàng Inox từ đó khẳng định vị trí của mình trong sản xuất công nghiệp của thành phố Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
2.1.2)Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần cùng với sự mở rộng giao lưu buôn bán với các nước đã tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường nội địa và nước ngoài,điều này đòi hỏi chất lượng sản phẩm phải cao,già thành hạ.Công ty đã thực hiên chiên lược đa dạng hóa sản phẩm vừa sản xuất những mặt hàng truyền thống vừa sản xuất các mặt hàng thiết yếu để nâng cao chất lượng sản phẩm,tăng khả năng cạnh tranh của công ty hòa nhập với thị trường thế giới.Với sự khuyên khích đầu tư nước ngoài của nhà nước công ty đã liên doanh liên kết với nhiều đối tác nước ngoài như phân xưởng thiết bị điện liên doanh với Thụy Sĩ,sản phẩm của công ty độc quyền phân phối rộng khắp trên cả nước,Phân xưởng cơ khí gia công các sản phẩm chi tiết nằm trong cấu tạo của xe máy cho VMEP.
Bên cạnh đó công ty sản xuất những sản phẩm bán ra nước ngoài như đồ dùng gia đình,các thiết bị phụ tùng cơ khítừng bước đầu tư trang thiết bị thay thế các thiết bị cũ lạc hậu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đang được ưa chuộng từ đó có mức doanh thu ổn định.Bên cạnh việc tiếp tục kí kết sản xuất những mặt hàng truyền thống công ty càng ngày cang có thêm các hợp đồng gia công các chi tiết dùng trong xe máy.Cùng với đó công ty còn tận dụng vị trí và mặt bằng rộng dùng cho các cơ quan nước ngoài thuê làm tăng nguôn thu cho ngân sách.
Trong những năm qua,để tồn tại và phát triển công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng vào cơ sở vật chất kỹ thuật và khoa học công nghệ do đầu tư chiều sâu,mở rộng sản xuất đồng thời tăng cường góp vốn với các đơn vị liên doanh.Thực tế thu nhập của người lao động năm 2005 tăng gần gấp đôi so với năm 2004 do đẩy mạnh doanh thu bán hàng tăng gấp đôi so với năm 2004.Đây chính là nhân tố chính làm cho lợi nhuận trước thuế tăng hơn 3 lần so với năm 2004.
Với sự đầu tư hàng chục tỷ đồng vào cơ sở vật chất kỹ thuật và khoa học công nghệ chính ấy tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất khả quan. Ta có thể thấy điều này qua bảng tổng hợp về tình hình tiêu thụ các sản phẩm của công ty sau đây:
Tên sản phẩm
Sản lượng tiêu thụ
2001
2002
2003
2004
2005
A)Phụ tùng xe máy ôtô
1.Cần số xe máy
321.458
345.215
356.489
400.265
413.510
2.Cần khởi động
214.365
301.568
402.568
428.158
425.160
3.Bộ dụng cụ xe máy
256.487
264.214
254.365
304.258
316.863
4.Clê tháo bánh xe
287.145
342.257
345.213
324.689
345.673
5.Chốt tán 77235
357.169
523.487
521.368
567.214
577.636
6.Đùi đĩa xe đạp
78.234
99.147
76.248
81.235
91.752
B)Hàng Inox
1.Bộ đồ nấu XK 204
23.548
34.268
45.124
48.235
50.525
2.Bộ đồ nấu XK 192
65.234
75.214
82.145
85.246
95.335
3.Vỉ nướng
45.236
51.235
53.489
63.214
67.935
C)Dụng cụ cầm tay
1.Kìm điện 180
137.246
124.568
114.287
124.256
127.365
2.Kìm điện 210
31.245
34.265
34.258
38.246
41.700
3.Kìm êtô KB 30
28.256
35.267
38.458
41.264
42.500
Bảng 1: ĐVT:cái/bộ
(Nguồn:bảng tính giá thành-Phòng tài vụ)
2.2)Phân tích hiện trạng tài chính của cty CPDCCKXK:
2.2.1)Phân tích đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty CPDCCKXK:
2.2.1.1)Đánh giá chung:
ROA
=
lãi thuần
=
Doanh thu
x
lãi thuần
tổng tài sản
Tài sản
doanh thu
*Năm 2004: ĐVT:ngàn đồng
ROA
=
39.716.029
x
3.005.128
19.991.848
39.713.029
= 1,986 x 0,077 = 0,153
*Năm 2005:
ROA
=
74.497.127
x
10.005.029
30.888.538
74.497.127
= 2,412 x 0,134 = 0,323
ROA là tích của hệ số quay vòng vốn với tỷ lệ lãi thuần trên doanh thu.Như vậy so với năm 2004 thì hệ số quay vòng của năm 2005 nhanh hơn.Năm 2004 quay được1,986 vòng thì năm 2005 quay được 2,412 vòng.Bên cạnh đó tỉ lệ lãi thuần trên doanh thu năm 2005 là 0,134 nhiều hơn so với năm 2004 là 0,077.
Hay nói cách khác là:vào năm 2004 cứ 1 đồng tài sản thu được 0,153 đồng lãi thuần,qua tỷ lệ doanh thu trên tài sản thì 1 đồng tài sản thu được 1,986 đồng doanh thu và 1 đồng doanh thu thu được 0,077 đồng lãi thuần.Tương tự ta có vào năm 2005 thì 1 đồng tài sản thu được 0,323 đồng doanh thu,qua tỉ lệ doanh thu trên tài sản thì 1 đồng tài sản thu được 2,412 đồng doanh thu và 1 đồng doanh thu thì được 0,134 đồng lãi thuần
Quy mô của doanh nghiệp được phản ánh qua tài sản,quy mô hoạt động và tính năng hoạt động được phản ánh qua doanh thu và quá trình sinh lời được phản ánh bằng giá trị của chỉ tiêu ROA.Qua chỉ tiêu ROA ta thấy tình hình tài chính và phương thức hoạt động của công ty đang phát triển theo chiều hướng tốt bằng chứng là tỉ lệ lãi thuần tăng và hệ số quay vòng vốn tăng
2.2.1.2)Phân tích khái quát tình hình huy động vốn và nguồn vốn:
Ơ đây ta chỉ phân tích khái quát tình hình huy động vốn sử dụng vốn và nguồn vốn của năm 2005
Ta có tình hình thực tế của công ty như sau:
Bảng 2: ĐVT:ngàn đồng
Chỉ tiêu
B.NV
A(I,II,IV,V,VI)TS + B(I,II,III)TS
Chênh lệch
Đầu năm
15.686.832
16.125.235
-438.403
Cuối năm
25.532.279
17.020.954
8.511.325
(Nguồn:bảng CĐKT năm 2005-phòng tài vụ)
Qua phân tích trên ta thấy đầu năm công ty thiếu vốn,cụ thể là thiếu 438triệu 403 ngàn đồng.Song cuối năm bằng nguồn vốn chủ sở hữu cộng với vốn vay công ty đã thừa khả năng để trang trải mọi tài sản,thừa 8 tỉ 511 triệu 325 ngàn đồng.Chắc chắn số vốn này sẽ bị các đơn vị khác chiếm dụng như khách hàng nợ,trả trước cho người bán,tạm ứng,tài sản sử dụng để thế chấp,kí cược,kí quỹ v.v...Công ty cần phải có biện pháp thu hồi các khoản này để hiệu quả sử dụng vốn cao hơn.
Để có thể hiểu rõ hơn tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp ta đi sâu vào phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản cũng như tình hình biến động các khoản mục trong bảng cân đối kế toán.
2.2.1.3)Đánh giá xu hướng và triển vọng của doanh nghiệp:
ở đây ta sử dụng phương pháp phân tích xu hướng để đánh giá xu hướng và triển vọng của doanh nghiệp.Chọn một năm làm gốc so sánh và các mức độ của năm làm gốc được phân bổ tỷ lệ 100%.Sau đó so sánh mức độ của những năm kế tiếp với mức độ của năm làm gốc bằng cách lấy mức độ của năm kế tiếp chia cho mức độ của năm làm gốc.
Ta có báo cáo kết quả kinh doanh dạng so sánh qua các năm như sau:
Bảng 3: ĐVT:1000đ
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
Doanh thu
27.583.199
38.556.910
39.713.029
74.497.127
Giá vốn hàng bán
21.546.235
33.356.845
34.764.674
61.506.278
CPBH&QLDN
1.148.923
1.756.248
1.905.090
3.042.062
Lãi thuần
1.756.840
2.987.000
3.005.128
10.005.029
(Nguồn:bảng báo cáo KQKD-phòng tài vụ)
Phân tích xu hướng đối với các chỉ tiêu này như sau:
Bảng 4: ĐVT:1000đ
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
2005
Doanh thu
100%
139.78%
143.98%
270.08%
Giá vốn hàng bán
100%
154.82%
161.35%
285.46%
CPBH&QLDN
100%
152.86%
165.82%
264.78%
Lãi thuần
100%
170.02%
171.05%
569.49%
Ta phân tích xu hướng biến động như sau:
*Doanh thu:có thể chia quá trình phát triển của doanh thu làm 2 giai đoạn:
-giai đoạn 2002_2004:trong giai đoạn này doanh thu tăng đều,năm 2003 tăng 39,78% so với năm gốc,đến năm 2004 tăng lên 43,98%
-giai đoạn 2004_2005:doanh thu tăng đột biến từ 143,98% tăng lên 270,08% tức là tăng thêm 126,1%
Trong thời gian này giá thành tăng,quy mô mở rộng hơn đồng thời công ty đẩy mạnh doanh thu bán hàng tăng gấp đôi so với năm 2004 cho nên doanh thu tăng rất mạnh
*Giá vốn hàng bán:
-năm 2002_2003 giá vốn hàng bán tăng 54,82%,năm 2004 tăng 61,35%.Đến năm 2005 do giá cả nguyên vật liệu tăng,đồng thời công ty mở rộng sản xuất cho nên giá vốn hàng bán đã tăng thêm 98,96% so với năm 2004
*CPBH&QLDN:nhìn vào bảng trên ta thấy CPBH&QLDN tăng khá mạnh:năm 2002_2003 tăng 52,86%,năm 2004 tăng thêm 65,82% so với năm 2002.Đến năm 2005 thì tăng len tới 167,78%
Điều này cho thấy công ty cần quản lý chi phí tốt hơn để có thể giảm được CPBH&QLDN
*Lãi thần từ hoạt đọng kinh doanh:có thể chia làm 2 giai đoạn:
Năm 2002_2004 lãi thuần tăng nhanh nhưng ko có đột biến,năm 2003 tăng 70,02%,năm 2004 tăng lên 71,05%.Đến năm 2005 lãi thuần tăng 469,49% so với năm 2002.
Phân tích xu hướng của từng khoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp ko nhiều ý nghĩa,vì vậy ta liên kết thông tin lại để so sánh xu hướng của các khoản mục có liên quan tới nhau.Chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1:từ năm 2002_2003:
-Doanh thu tăng 39,78% so với năm 2002
-Giá vốn hàng bán tăng 54,82% so với năm 2002
-CPHB&QLDN tăng 52,86% so với năm 2002
-Lái thuần tăng 70,02% so với năm 2002
Ta thấy tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu đó là do tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng của lợi nhuận.Giá vốn hàng bán,CPBH&QLDN tăng cao nên công ty cần phải đưa ra biện pháp để quản lý chi phí hiệu quả hơn.
Giai đoạn 2:từ năm 2003_2004:
-Doanh thu tăng 4,19% so với năm 2003
-Giá vốn hàng bán tăng 6,53% so với năm 2003
-CPHB&QLDN tăng 12,95% so với năm 2003
-Lãi thuần tăng 1,03% so với năm 2003
Trong giai đoạn này tốc độ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu,điều này cho thấy tốc đọ tăng của chi phí đã lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận.Đây là thời kì công ty nhập thêm 1 số máy móc hiện đại.mặc dù doanh thu và lãi thuần tăng đều song giá vốn hàng bán,CPBH&QLDN vẫn tăng làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Giai đoạn 3:từ năm 2004_2005:
-Doanh thu tăng 126,11% so với năm 2004
-Giá vốn hàng bán tăng 124,11% so với năm 2004
-CPHB&QLDN tăng 98,96% so với năm 2004
-Lái thuần tăng 398,44% so với năm 2004
Có thể nói giai đoạn này doanh thu và lãi thuần của công ty tăng mạnh nhất từ trước đến nay,điều này cho thấy công ty đang ngày càng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tóm lại,có thể nói tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm 2002_2004 chuyển biến theo hướng tốt,lãi thuần và doanh thu ngày càng tăng cao.Công ty đang ngày càng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh,mở rộng thị trường,đa dạng hóa các chủng loại hàng hóa.Song ta có thể thấy công ty còn 1 số vấn đề về quản lý chi phí,công ty cần quan tâm hơn đến công tác quản lý chi phí,kết hợp mở rộng sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu.
Mặc dù báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dạng so sánh có thể biểu hiện biến động qua thời gian của từng khoản mục nhưng không đề cập đến tương quan của từng khoản mục.Những thay đổi về tương quan giữa các khoản mục trên báo cáo tài chính được thể hiện qua các báo cáo so sánh dạng quy mô chung.Vì vậy ta thiết kế các báo cáo tài chính dạng quy mô chung để đánh giá được chính xác hơn.
2.2.2)Phân tích quan hệ kết cấu và biến động kết cấu của các khoản mục trên báo cáo tài chính:
2.2.2.1)Phân tích kết cấu vốn(tài sản):
Bảng 5: ĐVT:ngàn đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
%theo quy mô
Chênh lệch
2004
2005
Tăng(giảm)
%
A.Tài sản ngắn hạn
13.066.946
22.793.416
65.36
73.79
9.726.470
174.44
tiền
1.230.826
811.866
6.16
2.63
-418.960
65,96
ĐTNH
154.000
501.798
0.77
1.62
347.798
325.84
Các khoản phải thu
3.866.613
13.867.584
19.34
44.90
10.000.971
358.65
Hàng tồn kho
5.632.589
5.313.674
28.17
17.20
-318.915
94.34
Tài sản ngắn hạn khác
2.182.918
2.289.494
10.92
7.41
106.576
104.88
B.Tài sản dài hạn
6.924.902
8.095.122
34.64
26.21
1.170.220
116.90
TSCĐ hữu hình
4.847.688
6.047.608
24.25
19.58
1.199.920
124.75
Đầu tư dài hạn
2.047.514
2.047.514
10.24
6.63
0
100
Tổng tài sản
19.991.848
30.888.538
100
100
10.896.690
154.51
(Nguồn:bảng CĐKT năm 2005-Phòng tài vụ)
Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng quy mô sử dụng vốn(tài sản) năm 2005 so với năm 2004 tăng thêm 10.896.690 ngàn đồng tức là đã tăng thêm 54,51%.Để hiểu rõ hơn tình hình biến động trên ta đi sâu vào phân tích các khoản mục sau:
A)Tài sản ngắn hạn:
Trong năm 2004 tài sản ngắn hạn có giá trị 13.066.946(ngđ) và chiến tỉ trọng 65,36% trong tổng giá trị tài sản.Sang năm 2005 tài sản ngắn hạn tăng lên 22.793.416(ngđ) và tỷ trọng của nó tăng lên 73,79% trong tổng giá trị tài sản.Nừu tính theo chênh lệch giữa 2 năm thì năm tài sản ngắn hạn năm 2005 đã tăng thêm 9.726.470(ngđ) tức là tăng 74,44% so với năm 2004,trong đó biến động của từng khoản mục như sau:
-Tiền:giảm từ 6,16% năm 2004 xuống 2,36% vào năm 2005,tức là giảm đi 3,53% về mặt kết cấu.Tiền giảm là do các khoản phải thu tăng và công ty đầu tư thêm vào các tài sản lưu động khác.Điều này là không tốt vì công ty đã bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn và bị ứ đọng vốn.Lượng tiền giảm làm cho tính linh hoạt của doanh nghiệp kém hơn.
-Các khoản phải thu 2005 tăng,tăng từ 19,34% năm 2004 lên 44,90% năm 2005 hay tăng 25,56% về mặt kết cấu.Nếu phân tích theo chiều ngang thì tăng 10.000.971(ngđ) tức là tăng 258,65%.Do địa bàn hoạt động của công ty mở rộng hơn năm 2004 nên khoản tiền bị khách hàng chiếm dụng cũng tăng lên.
-Hàng tồn kho:so với năm 2004 thì năm 2005 giá trị của hàng tồn kho đã giảm 3.189.159(ngđ) hay giảm 5,66%.Kết cấu hàng tồn kho năm 2004 là 28,17% sang năm 2005 là 17,20% hay nói cách khác là giảm 10,97% về kết cấu.
-Tài sản ngắn hạn khác:năm 2005 so với 2004 thì giá trị tăng 4,88% tương ứng 106.576 (ngđ) song lại giảm 3,51% về mặt kết cấu.
Tóm lại,qua bảng phân tích trên ta thấy các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao và tăng lên một cách đáng kể.Những tài khoản có tính thanh khoản cao như tiền giảm,tuy vậy khoản mục tiền giảm chưa hẳn đã không tốt bởi vì nó thể hiện công ty không có 1 lượng vốn chết ở khoản mục này.Còn đối với các khoản phải thu có chiều hướng tăng lên công ty cần chú ý tới viẹc thu hồi các khoản nợ phải thu từ đó giúp công ty giảm bớt lượng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán.Kết cấu tài sản hiên nay của công ty nhìn chung là ổn.
B)Tài sản dài hạn:tỷ trọng tài sản cố định có khuynh hướng giảm.Việc đầu tư chiều sâu,đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị được đánh giá thông qua chỉ tiêu tỉ suất đầu tư.Tỷ suất này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật,thể hiện nămg lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của công ty.Căn cứ vào bảng phân tích trên ta tính tỷ suất đầu tư của công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu:
Chỉ tiêu
2004
2005
TSCĐ
4.847.688
6.047.608
Tổng tài sản
19.991.848
30.888.538
Tỷ suất đầu tư TSCĐ(%)
24,25
19,58
Mặc dù tổng tài sản năm 2005 tăng so với năm 2004 nhưng tỷ suất đầu tư lại giảm 5,66% có thể nói công ty đang hoạt động với phần lớn là công nghệ và máy móc cũ chưa được trang bị thêm.
Tình hình khấu hao và giá trị còn lại của tài sản cố định sử dụng tính đến 31/12/2005
Bảng 6: ĐVT:ngàn đồng
Loại tài sản cố định
Nguyên giá
Khấu hao lũy kế
Hệ số hao mòn
Giá trị còn lại
Nhà cửa vật kiến trúc
5.956.932
4.692.209
0,79
1.273.723
Máy móc thiết bị
9.359.111
5.170.459
0,55
4.188.652
Phơng tiện vận tải
663.414
442.959
0,66
220.455
Thiết bị quản lý
356.541
262.659
0,73
93.882
Tổng cộng
16.334.988
10.568.286
0,65
6.047.608
(Nguồn:Bảng tổng hợp tài sản cố định năm 2005-Phòng tài vụ)
Như vậy ta có thể nói công ty đang trong giai đoạn hợp lý hóa và phân bổ lại cơ cấu tài sản phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại.Những năm gần đây công ty đã có sự đầu tư đổi mới máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất làm hệ số hao mòn loại tài sản này có chiều hướng giảm so với năm trước nhưng vẫn chưa xứng đáng với tính chất và quy mô của công ty.Điều này ảnh hưởng đến thông số kỹ thuật và chất lượng sản phẩm cũng như năng lực sản xuất.
2.2.2.2)Phân tích kết cấu nguồn vốn:
Bảng 7: ĐVT:ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
%theo quy mô
Chênh lệch
2004
2005
Tăng(giảm)
%
A.Nợ phải trả
4,305,016
5,356,259
21.53
17.34
1,051,243
124.42
Nợ ngắn hạn
4,305,016
5,356,259
21.53
17.34
1,051,243
124.42
Nợ dài hạn
0
0
0.00
0.00
0
B. Vốn chủ sở hữu
15,686,832
25,532,279
78.47
82.66
9,845,447
162.76
Vốn chủ sở hữu
15,055,128
24,970,089
75.31
80.84
9,914,961
165.86
Nguồn kinh phí và quỹ khác
631704
562190
3.16
1.82
-69.514
89.00
Tổng nguồn vốn
19,991,848
30,888,538
100
100
10,896,690
154.51
(Nguồn:bảng CĐKT năm 2005-Phòng tài vụ)
Theo bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn ta thấy năm 2004 cứ 100đ tài sản thì nhận được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 21,53 đồng trong đó hoàn toàn là nợ ngắn hạn,các khoản nợ khác là 0 đồng,nguồn tài trợ từ nguồn vốn chủ sở hữu là 78,47 đồng.Năm 2005 cứ 100đ tài sản thì nhận được nguồn tài trợ từ nợ phải trả là 17,34 đồng,nguồn tài trợ từ nguồn vốn chủ sở hữu là 82,66 đồng trong đó cũng hoàn toàn là nợ ngắn hạn.Nợ phải trả tăng là do các khoản phải trả người bán và người mua trả tiền trước tăng Như vậy kết cấu nguồn vốn năm 2005 đã thay đổi so với năm 2004.Trong kỳ nguồn tài trợ từ nợ phải trả đã giảm 4,19% trên tổng nguồn vốn.
Kết hợp phân tích theo chiều ngang ta thấy vốn chủ sở hữu năm 2005 tăng so với năm 2004 cụ thể là tăng 9.845.447 tương ứng với tăng 62,76%.Sở dĩ có sự tăng cao này là do vốn đầu tư của công ty và lợi nhuận chưa phân phối tăng mạnh.Vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng 3.114.528 (ngđ) tương ứng với 28,1%,lợi nhuận chưa phân phối tăng 6.949.901(ngđ) tương ứng 227,48%.
Ta thấy tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu tăng và chiếm tỷ trọng cao,điều này cho thấy công ty có độ độc lập cao về tài chính. Nguồn vốn tăng lên tài trợ cho TSLĐ và TSCĐ. Các tài sản này đã từng bước phát huy hiệu quả, Công ty sản xuất có lãi năm sau cao hơn năm trước. Chứng tỏ nguồn vốn tăng lên tài trợ cho các tài sản này là khá hợp lý.
2.2.2.3)Kết hợp phân tích quan hệ kết cấu vốn và nguồn vốn với biến động kết cấu:
Bảng 8: ĐVT:ngàn đồng
Chỉ tiêu
2004
2005
%theo quy mô
Chênh lệch
2004
2005
Mức
%
A.Tài sản ngắn hạn
13.066.946
22.793.416
65.36
73,79
9.726.470
174.44
Tiền
1.230.826
811.866
6.16
2,63
-418.960
65,96
ĐTNH
154.000
501.798
0.77
1,62
347.798
325,84
Các khoản phải thu
3.866.613
13.867.584
19.34
44,90
10.000.971
358,65
Hàng tồn kho
5.632.589
5.313.674
28.17
17,20
-318.915
94,34
Tài sản ngắn hạn khác
2.182.918
2.289.494
10.92
7,41
106.576
104,88
B.Tài sản dài hạn
6.924.902
8.095.122
34.64
26,21
1.170.220
116,90
TSCĐ hữu hình
4.847.688
6.047.608
24.25
19,58
1.199.920
124,75
Đầu tư dài hạn
2.047.514
2.047.514
10.24
6,63
0
100
Tổng tài sản
19.991.848
30.888.538
100
100
10.896.690
154,51
A.Nợ phải trả
4.305.016
5.356.259
21.53
17,34
1.051.243
124,42
Nợ ngắn hạn
4.305.016
5.356.259
21.53
17,34
1.051.243
124,42
Nợ dài hạn
0
0
0.00
0.00
0
B.Vốn chủ sở hữu
15.686.832
25.532.279
78.47
82,66
9,845,447
162,76
Vốn chủ sở hữu
15.055.128
24.970.089
75.31
80,84
9.914.961
165,86
Nguồn kinh phí và quỹ khác
631.704
562.190
3.16
1,82
-69.514
89,00
Tổng nguồn vốn
19.991.848
30.888.538
100
100
10.896.690
154,51
(Nguồn:bảng CĐKT năm 2005-Phòng tài vụ)
Qua bảng phân tích trên ta thấy nguồn tàI trợ tăng 10.896.._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28125.doc