Phần I: cơ sở lý luận về phân tích tài chính.
I. Một số khái niệm.
1.1 Phân tích tài chính là gì?
Ngày nay, trên thế giới có rất nhiều sách viết về tài chính cũng như phân tích tài chính. Mỗi một người có một quan điểm khác nhau, cách định nghĩa khác nhau. Ta có thể định nghĩa một cách khái quát nhất về phân tích tài chính như sau:
Phân tích tài chính là tập hợp các phương pháp mà người phân tích dùng để đánh giá, nhận xét, đưa ra các kết luận về tình hình tài chính của một tổ chức hoặc một
87 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần xây dựng VINACONEX No7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cá nhân. Từ đó, người sử dụng các báo cáo tài chính có thể hiểu được tình hình tài chính của cá nhân hoặc tổ chức trong quá khứ, hiện tại. Đồng thời có thể dự đoán được phần nào tình hình tài chính của cá nhân hoặc tổ chức trong tương lai.
Phân tích tài chính doanh nghiệp thực chất là quá trình phân tích tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có cách hoạt động khác nhau tuỳ ngành nghề kinh doanh. Doanh nghiệp thương mại khác doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp chuyên cung cấp dịnh vụ khác với doanh nghiệp thương mại... Do vậy, các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp có sự khác nhau về từng khoản mục bên trong, nhưng xét về tổng thể, các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp đều được thực hiện theo một quy trình nhất định.
Quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp thông thường được chính doanh nghiệp thực hiện. Đôi khi bên sử dụng các báo cáo tài chính không bằng lòng với số liệu của doanh nghiệp đưa ra có thể tự mình đứng ra để phân tích hoặc thuê một bên thứ ba phân tích. Chính điều này đã nảy sinh vấn đề kiểm toán. ở Việt Nam, kiểm toán là một công ty của nhà nước, chuyên đi kiểm tra các số liệu tài chính ở các công ty. Tại các quốc gia châu âu, kiểm toán được các công ty tư nhân thực hiện.
Có rất nhiều các cá nhân và tổ chức sử dụng đến các báo cáo tài chính. Doanh nghiệp tạo ra các báo cáo tài chính, dùng nó để nhận biết tình hình hoạt động của mình, dùng để điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai. Nhà nước, chủ yếu là cơ quan thuế, dùng các báo cáo tài chính để thu thuế thu nhập của doanh nghiệp, tăng thu ngân sách nhà nước. Ngân hàng và người đầu tư dùng các báo cáo tài chính để quyết định các vấn đề đầu tư hay không đầu tư, tiếp tục đầu tư hay rút bớt vốn đầu tư. Nhân viên trong doanh nghiệp dùng báo cáo tài chính để biết hiệu quả công việc và các chính sách trả lương của công ty có phù hợp không...
1.2 Lịch sử hình thành phân tích tài chính.
Quá trình phân tích tài chính diễn ra từ rất lâu, lâu đễn nỗi người ta không thể xác định được một cách chính xác thời điểm và địa điểm nó xuất hiện. Người ta chỉ biết nó xuất hiện khi con người biết giá trị của đồng tiền và những người cho vay lãi bắt đầu xuất hiện. Phân tích tài chính thời xa xưa thực chất là tìm hiểu khả năng trả nợ. Một số người lúc này không cần quan tâm đến khả năng trả nợ về tài sản của con nợ bởi vì họ có khả năng bắt buộc con nợ phải làm công cho mình để trả nợ, thậm chí có thể bắt con nợ và người nhà đem bán để trả nợ.
Đến cuối thế kỷ thứ 19, khi mà ngành Khoa học Kỹ thuật phát triển một cách mạnh mẽ, máy móc thay thế cho sức lực của con người. Một số người lạc quan cho rằng chỉ đến đầu thế kỷ 20, người ta không còn phải lao động nữa, tất cả đều được máy móc làm, đều được tự động hoá. Trong thời gian này (thế kỷ 19), hiệu quả do máy móc mang lại đã thay đổi phương thức sản xuất truyền thống, sản lượng sản suất tăng lên nhanh chóng đồng nghĩa với lợi nhuận thu về ngày một lớn hơn. Lợi nhuận cao kéo theo hàng loạt người mới ra nhập ngành sản xuất, các công ty đua nhau thay đổi công nghệ sản xuất, tạo ra ngày càng nhiều hàng hoá. Hậu quả của nó là xuất hiện khủng hoảng thừa về thời gian sau này. Ta sẽ không đi sâu về vấn đề này, chỉ biết rằng vào lúc đó, số lượng người tham gia vào sản xuất tăng đột biến, nhu cầu sử dụng vốn tăng cao. Tiền mặt của các cá nhân không đủ để hoạt động, họ phải đi vay của các ngân hàng. Tiền của các ngân hàng cũng có giới hạn, việc quyết định cho người nào vay buộc phải căn cứ vào kết quả hoạt động của công ty người muốn vay đó. Chính điều này đã đẩy ngành phân tích tài chính tiến một bước dài. Các công ty đua nhau chứng minh khả năng tài chính của mình. Dần dần, các báo cáo tài chính này đã được chuẩn hoá như ta thấy bây giờ.
Ngày nay, phân tích tài chính đã trở thành một môn khoa học bắt buộc đối với một số trường đại học trên thế giới. Thậm chí có nơi còn thành lập trường đại học tài chính chỉ chuyên giảng dạy về tài chính.
Các báo cáo tài chính ngày càng trở lên thông dụng, đối với các nước Châu âu, các báo cáo tài chính được áp dụng đối với cả các người lao động bình thường, thậm chí cả những người thất nghiệp cũng có báo cáo tài chính của riêng họ.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải công khai tình hình tài chính của mình đối với nhà nước và ngân hàng. Bất kỳ một cá nhân nào cũng có thể đòi hỏi doanh nghiệp cung cấp cho mình các báo cáo tài chính, tất nhiên sẽ có một chi phí nhất định cho việc cung cấp thông tin này.
1.3 Tại sao phải phân tích tài chính.
Như đã trình bày ở trên, phân tích tài chính được hình thành do nhu cầu của người sử dụng. Người sử dụng cần những thông tin tài chính gì, phân tích tài chính sẽ cung cấp cho họ thông tin đó. Tập hợp các nhu cầu của người sử dụng, ta có được một vài lý do chính để phân tích tài chính:
Phân tích tài chính cung cấp cho người sử dụng thông tin tài chính một cách rõ nét nhất và đầy đủ nhất về các hoạt động của doanh nghiệp liên quan đến hoạt động tài chính.
Phân tích tài chính cho biết doanh nghiệp hiện tại đang trong giai đoạn nào của chu kỳ phát triển (ra đời, phát triển, ổn định và suy thoái).
Phân tích tài chính cho biết doanh nghiệp đã, đang và sẽ hoạt động ra sao (mở rộng, thu hẹp, tập trung, đa dạng hoá...).
Phân tích tài chính cho biết doanh thu, chi phí, lãi, lỗ của doanh nghiệp qua các thời kỳ.
Phân tích tài chính cho biết tình trạng nợ, khả năng vay nợ (huy động vốn), trả nợ của doanh nghiệp.
Phân tích tài chính cho biết xu hướng phát triển trong tương lai của doanh nghiệp.
Phân tích tài chính cho biết hiệu quả của việc sử dụng đồng vốn (cơ cấu tài sản – nguồn vốn, tỷ số sinh lời...).
Còn có rất nhiều lý do nữa để tiến hành phân tích tài chính. Dưới đây là tập hợp một số đối tượng sử dụng thông tin và mục đích sử dụng thông tin tài chính của họ.
Đối tượng sử dụng
Mục đích sử dụng.
Các loại thông tin tài chính
Người quản lý (DN)
- Điều hành doanh nghiệp
- Tất cả các thông tin tài chính.
Nhà nước
- Vi mô: thu ngân sách (thuế).
- Vĩ mô: đIều tiết nền kinh tế
- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
NH và người cho vay
- Cho vay hay không
- Các báo cáo tài chính
Các nhà đầu tư tự do
- Có đầu tư hay không
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Khách hàng và nhà cung cấp
- Tiếp tục quan hệ hay không
- Tài sản, nợ, khả năng thanh toán, (tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh).
Người lao động
- Tiếp tục làm việc hay không.
- Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.4 ý nghĩa của phân tích tài chính
Tài chính của doanh nghiệp quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tài chính có thể thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời hoạt động sản xuất kinh doanh cũng có thể thúc đẩy hay kìm hãm hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
ý nghĩa của phân tích tài chính là:
- Cung cấp các thông tin chính xác và đầu đủ cho từng đối tượng sử dụng thông tin tài chính.
- Giúp người sử dụng đưa ra được các quyết định có lợi nhất về tài chính.
Như đã trình bày, mỗi người sử dụng có một nhu cầu thông tin tài chính khác nhau. Đôi khi các thông tin tài chính này không được thể hiện trên các trang báo cáo tài chính mà nó nằm ẩn trong các hệ số tài chính. Người sử dụng muốn có được thông tin này buộc phảI tiến hành phân tích nó. Vì vậy mà có phân tích tài chính.
II. Nội dung và một số phương pháp phân tích tài chính.
2.1 Nội dung của phân tích tài chính.
Để có thể phân tích được tài chính doanh nghiệp, ta cần phải xác định được nội dung cần phân tích là gì, tức là ta tập chung vào phần nào để phân tích vì mỗi người sử dụng có một mục đích sử dụng khác nhau. Nội dung cần phân tích khái quát nhất mà bất kỳ người sử dụng nào cũng cần có hai nội dung chính là:
- Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp.
- Phân tích các chỉ số tài chính.
Ngoài ra, người sử dụng có thể tập trung vào phân tích từng phần nhỏ như phân tích khả năng thanh toán, phân tích khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng của đồng vốn...
ở đây, chỉ nói về hai nội dung chính bên trên, các nội dung nhỏ hơn sẽ được đề cập trong phần chính.
a. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp.
Phân tích chung:
Trước khi tiến hành phân tích bất kỳ vấn đề gì, ta cần phải tìm hiểu sơ lược vấn đề cần phân tích. Để phân tích tài chính của doanh nghiệp, trước tiên ta cần phải tìm hiểu một vài vấn đề, tức là tiến hành phân tích một cách khái quát nhất về doanh nghiệp:
Quy mô của doanh nghiệp: được hiểu là tổng số tài sản hay nguồn vốn mà doanh nghiệp bỏ ra để tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với công ty mới bắt đầu tham gia kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp được tính dựa trên tổng số vốn mà doanh nghiệp bỏ ra để bắt đầu kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp đã hoạt động được một thời gian, quy mô đươc xác định dựa trên tổng giá trị tài sản hay nguồn vốn hiện tại của doanh nghiệp.
Quy mô hoạt động: được hiểu là phạm vi ngành nghề mà doanh nghiệp tham gia. Doanh nghiệp hiện tại đang hoạt động trong phạm vi ngành nghề nào, doanh nghiệp chỉ tập trung vào một loại nghành nghề hay nhiều ngành nghề khác nhau. Thị trường mà doanh nghiệp năm giữ, khả năng mở rộng thị trường cũng như khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh...
Doanh thu và lợi nhuận: doanh thu là tổng số tiền (hoặc tài sản, vật tư được quy đổi thành tiền) mà doanh nghiệp thu về khi cung cấp hàng hoá hay dịch vụ cho khách hàng.
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí (tính cả thuế, các khoản phải nộp nhà nước và các khoản giảm trừ).
Từ ba yếu tố trên, ta xác định được tỷ số khả năng sinh lời ROA (Return On Assets – sức sinh lời của vốn kinh doanh), ROE (sức sinh lời của vốn chủ sở hữu) và ROS (sức sinh lời của doanh thu thuần) sẽ được nói rõ ở phần sau.
Phân tích xu hướng và triển vọng của doanh nghiệp.
Đây là phần phân tích thường gặp nhất trong quá trình phân tích chung về doanh nghiệp. Mục đích của cách phân tích này là cung cấp cho người sử dụng biết tình hình hoạt động trong năm vừa qua của doanh nghiệp ra sao. So với các năm trước, doanh nghiệp làm ăn có lãi hay bị lỗ. Doanh nghiệp sẽ tiếp tục tiến hành theo chiến lược đã đề ra hay thay đổi chiến lược...
Để tiến hành phân tích, người phân tích sử dụng toàn bộ các phương pháp phân tích bên dưới để tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp. Số liệu dùng để phân tích là số liệu trong hai bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Phương pháp phân tích ưa dùng nhất là phương pháp so sánh vì nó có thể cho biết tình hình năm nay so với các năm trước đó.
Phân tích kết cấu và biến động kết cấu:
Nó cho người sử dụng biết tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn như vậy đã hợp lý chưa. Sự biến động của các khoản mục ảnh hưởng như thế nào đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Khả năng vay nợ và trả nợ của doanh nghiệp như thế nào. Ví dụ như: tài sản lưu động chiếm bao nhiêu phần trăm so với tổng tài sản, nợ ngắn hạn chiếm bao nhiêu phần trăm so với nợ phải trả...
b. Phân tích các chỉ số tài chính.
Thực chất, nếu ta chỉ phân tích từng khoản mục riêng lẻ thì không thể biết được rõ ràng sự biến động trong doanh nghiệp. Và cũng không thể biết được mối quan hệ của các khoản mục với nhau, khoản mục nào ảnh hưởng tời khoản mục nào. Việc phân tích các tỷ số tàI chính cho ta biết rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Có bốn nhóm chỉ số tài chính mà người phân tích tài chính cần quan tâm.
* Các tỷ số về khả năng thanh toán:
Chỉ số hiện hành: còn gọi là khả năng thanh toán hiện thời hay khả năng thanh toán ngắn hạn. Thể hiện mối quan hệ tương quan giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn.
Công thức:
Tài sản lưu động
Khh = ắắắắắắắắ
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ số nhanh: còn gọi là khả năng thanh toán nhanh. Thể hiện mối quan hệ giữa tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền (gồm: tiền, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, phải thu khách hàng) và tổng nợ ngắn hạn.
Công thức:
Tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Kn = ắắắắắắắắắắắắắắ
Tổng nợ ngắn hạn
Vốn bằng tiền
Ktt = ắắắắắắắắ
Tổng nợ ngắn hạn
Chỉ số tức thời: còn gọi là khả năng thanh toán tức thời. Thể hiện khả năng trả nợ ngắn hạn ngay lập tức bằng tiền mặt.
Công thức:
* Các tỷ số về cơ cấu tài chính:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Tỷ suất cơ cấu tài sản = ắắắắắắắắắắắắắắắắ
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Tỷ suất cơ cấu tài sản: cho biết tỷ lệ giữa tài sản lưu động và tài sản cố định trong tổng tài sản của doanh nghiệp.
Công thức:
Tỷ suất tài sản cố định và nguồn vốn: cho biết tài sản cố định được đầu tư bao nhiêu phần trăm bằng nguồn vốn.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Tỷ suất TSCĐ và NV = ắắắắắắắắắắắắắắ
Nguồn vốn
Công thức:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Tỷ suất TSLĐ và NVNH =ắắắắắắắắắắắắắắ
Nguồn vốn ngắn hạn
Tỷ suất tài sản lưu động và nguồn vốn ngắn hạn: cho biết mối quan hệ tương quan giữa tài sản lưu động và nguồn vốn ngắn hạn.
Công thức:
Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định: cho biết mối quan hệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tài sản cố định.
Công thức:
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = ắắắắắắắắắ
Tài sản cố định
Tỷ số cơ cấu tài sản cố định: cho biết tỷ lệ tài sản cố định trong tổng số tài sản.
Công thức:
Tài sản cố định
Ctscđ = ắắắắắắắ
Tổng tài sản
Tài sản lưu động
Ctslđ = ắắắắắắắ
Tổng tài sản
Tỷ số cơ cấu tài sản lưu động: cho biết tỷ lệ phần trăm tài sản lưu động trong tổng tài sản.
Công thức:
Nguồn vốn chủ sở hữu
Cnvcsh = ắắắắắắắắắ
Tổng tài sản
Tỷ số tự tài trợ: cho biết tỷ lệ giữa tổng số tài sản của chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh so với tổng tài sản của doanh nghiệp.
Công thức:
Tỷ số tài trợ dài hạn: cho biết mối quan hệ tương quan giữa nguồn vốn chủ sở hữu, nợ dài hạn và tổng tài sản.
Công thức:
Nguồn vốn chủ sở hữu + nợ dài hạn
Cttdh= ắắắắắắắắắắắắắắắắ
Tổng tài sản
* Các tỷ số về khả năng hoạt động:
Vòng quay hàng tồn kho: phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng hàng hoá đã bán với hàng hoá dự trữ trong kho
Doanh thu thuần
Nhtk=ắắắắắắắắắắ
Hàng tồn kho bình quân
Công thức:
Kỳ thu nợ bán chịu: phản ánh số ngày cần thiết bình quân để thu hồi các khoản phải thu trong kỳ.
Các khoản phải thu bình quân * 365
Tpt =ắắắắắắắắắắắắắắắ
Doanh thu bán chịu
Công thức:
Vòng quay tài sản cố định: phản ánh khả năng quay vòng của tài sản cố định trong một năm hoạt động.
Doanh thu thuần
Ntscđ = ắắắắắắắắắắ
Tài sản cố định bình quân
Công thức:
Vòng quay tài sản lưu động: phản ánh khả năng quay vòng của tài sản lưu động trong một năm hoạt động.
Công thức:
Doanh thu thuần
Ntslđ = ắắắắắắắắắắắ
Tài sản lưu động bình quân
Vòng quay tổng tài sản: phản ánh khả năng quay vòng của tổng tài sản trong một năm hoạt động.
Doanh thu thuần
Ntts = ắắắắắắắắắắ
Tổng tài sản bình quân
Công thức:
Khả năng quản lý vốn vay:
Chỉ số nợ: cho biết tổng số nợ chiếm bao nhiêu trong tổng số tài sản của doanh nghiệp.
Tổng nợ
Chỉ số nợ =ắắắắắắ
Tổng tài sản
Công thức:
Khả năng thanh toán lãi vay: cho biết với một đồng lãi vay cho ta bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế.
EBIT
TIE =ắắắắ
Lãi vay
Công thức:
Khả năng thanh toán tổng quát: cho biết với một đồng nợ phải trả sẽ được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản.
Công thức:
Tổng tài sản
Khả năng thanh toán tổng quát = ắắắắắắ
Nợ phải trả
* Các tỷ số về khả năng sinh lời.
Lợi nhuận biên: cho biết một đồng doanh thu thuần có bao nhiêu đồng là lãi ròng của cổ đông đại chúng.
Lãi ròng của cổ đông đại chúng
PM = ắắắắắắắắắắắắắ
Doanh thu thuần
Công thức:
Sức sinh lợi cơ sở: cho biết với một đồng tài sản bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT).
Công thức:
EBIT
BEP =ắắắắắ
Tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế
ROS =ắắắắắắắắ
Doanh thu thuần
Sức sinh lời của doanh thu thuần: cho biết một đồng doanh thu thuần thu về có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế trong đó. Trong một số trường hợp, ROS sẽ trùng với lợi nhuận biên PM.
Công thức:
Tỷ suất thu hồi tài sản: cho biết một đồng tài sản bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Công thức:
Lợi nhuận sau thuế
ROA = ắắắắắắắắắắ
Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất thu hồi vốn góp: cho biết với một đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận sau thuế
ROE = ắắắắắắắắắắắắắắ
Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân
Công thức:
2.2 Tài liệu dùng để phân tích tài chính.
Muốn phân tích tài chính thì tài liệu dùng phải là các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính cung cấp cho người sử dụng các thông tin cần thiết để tiến hành đánh giá, phân tích tài chính. Thông thường, các báo cáo tài chính cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp trong suốt thời kỳ kinh doanh. Để tiến hành phân tích, ta phải dùng nhiều kỳ kinh doanh thì kết quả phân tích mới chính xác.
Có bốn loại báo cáo tài chính được dùng để phân tích là:
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh.
- Bảng cân đối kế toán.
- Báo cáo tăng giảm tài sản – nguồn vốn và thu chi ngân quỹ.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Thông thường, hai loại báo cáo tài chính đầu được dùng thường xuyên. Hai loại báo cáo sau chỉ dùng khi người sử dụng muốn biết tường tận hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh: là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp chi tiết theo từng hoạt động sản xuất kinh doanh (bán hàng và cung cấp dịch vụ; hoạt động tài chính) và hoạt động khác; tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về Thuế và các khoản phải nộp khác. (trích từ Kế toán Doanh nghiệp theo luật kế toán mới - tập thể tác giả học viện tài chính, chủ biên: PGS.TS Ngô Thế Chi & TS. Trương Thị Thuỷ - Nhà xuất bản Thống Kê Hà Nội - 2003 tại dòng 25 trang 466)
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh gồm ba phần.
Phần I: Lãi, lỗ.
Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.
Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa.
Quá trình phân tích ở đây chủ yếu tập trung vào phần I: Lãi lỗ.
Bảng cân đối kế toán: là hình thức biểu hiện của phương pháp tổng hợp cân đối kế toán và là một báo cáo kế toán chủ yếu, phản ánh tổng quát toàn bộ tình hình tàI sản của doanh nghiệp theo hai cách phân loại vốn: kết cấu vốn và nguồn hình thành vốn hiện có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. (trích từ Kế toán Doanh nghiệp theo luật kế toán mới - tập thể tác giả học viện tài chính, chủ biên: PGS.TS Ngô Thế Chi & TS. Trương Thị Thuỷ - Nhà xuất bản Thống Kê Hà Nội - 2003 tại dòng 16 trang 460).
Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần, một phần là tài sản, phần kia là nguồn vốn. Thực chất đây chỉ là hai cách phân loại của vốn. Phần tài sản phân loại theo kết cấu vốn, phần nguồn vốn phân loại theo nguồn hình thành vốn. Mỗi phần có các khoản mục riêng, tuỳ từng quốc gia mà có cách xắp xếp khác nhau.
Phần tài sản có hai mục chính là tài sản lưu động (gồm tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, phải thu, tồn kho) và tài sản cố định. Phần nguồn vốn bao gồm nợ phải trả (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) và nguồn vốn chủ sở hữu. Xem thêm phần phân tích.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. (trích từ Kế toán Doanh nghiệp theo luật kế toán mới - tập thể tác giả học viện tài chính, chủ biên: PGS.TS Ngô Thế Chi & TS. Trương Thị Thuỷ - Nhà xuất bản Thống Kê Hà Nội - 2003 tại dòng 13 trang 472)
2.3 Các phương pháp dùng để phân tích tài chính.
Có hai phương pháp phân tích phổ thông nhất được dùng trong phân tích tài chính là phương pháp so sánh các bảng qua các thời kỳ và phương pháp phân tích tỷ số tài chính.
Phân tích tài chính theo phương pháp so sánh: là phương pháp dùng một loại bảng nhưng nhiều kỳ. Tức là một báo cáo tài chính được trình bày nhiều kỳ thay vì một kỳ. Thông thường, các báo cáo tài chính chỉ có một kỳ, người phân tích tài chính phải tập hợp các kỳ doanh nghiệp hoạt động để tiến hành phân tích. Số lượng kỳ cần để phân tích xác định theo từng trường hợp. Thông thường sử dụng 5 kỳ gần nhất để tiến hành phân tích. Trường hợp để xác định sự biến động lâu dài, tìm điểm dao động thì phải dùng nhiều kỳ (10 năm, 20 năm...). Nếu cần thiết, người phân tích phải vẽ biểu đồ, đồ thị để có thể dễ dàng quan sát sự phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ.
Khi tiến hành phân tích nhiều kỳ (so sánh nhiều kỳ), người ta sử dụng bảng phân tích như bảng I.2.1
Bảng I.2.1 : Bảng phân tích theo dạng so sánh nhiều kỳ.
Khoản mục
Kỳ 1
Kỳ 2
Kỳ 3
...
...
Kỳ n
Tài sản
Tài sản lưu động
Tài sản cố định
Nguồn vốn
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Phân tích theo dạng so sánh chủ yếu cho ta biết xu thế phát triển và mối quan hệ của các năm. Nó thông thường được dùng để dự đoán hay lập kế hoạch phát triển trong tương lai.
Yêu cầu để có thể tiến hành phân tích theo cách này là:
Các khoản mục của các báo cáo qua các thời kỳ phải giống nhau và các cách tính các khoản mục đó phải giống nhau.
Sự sắp xếp các khoản mục phải giống nhau qua các thời kỳ.
Phân tích theo chiều ngang: ta có thể coi đây là một phương pháp phân tích dạng so sánh nhưng điểm đặc biệt của nó là chỉ có hai kỳ: số đầu kỳ (báo cáo cuối kỳ trước) và số cuối kỳ (báo cáo cuối kỳ này).
Việc chỉ tiến hành phân tích hai kỳ tạo điều kiện cho người phân tích có thể tiến hành phân tích kỹ hơn tình hình phát triển của năm cần phân tích. Thông thường, cách phân tích theo chiều ngang có dạng của bảng I.2.2.
Bảng I.2.2: Bảng phân tích theo chiều ngang.
Khoản mục
Đầu kỳ
Cuối kỳ
Lượng thay đổi
Tỷ lệ % thay đổi
Tỷ lệ năm
Tài sản
A
B
B - A
(B - A) / A
B / A
Tài sản lưu động
Tài sản cố định
Nguồn vốn
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Việc phân tích theo chiều ngang giúp cho người sử dụng biết được sự thay đổi về lượng cũng như sự thay đổi về tỷ lệ của các khoản mục theo thời gian.
Yêu cầu của phân tích theo chiều ngang cũng giống như yêu cầu phân tích dạng so sánh nhiều kỳ.
Phân tích xu hướng: cũng là một dạng của phân tích so sánh. Thay vì so sánh nhiều kỳ bằng cách so sánh từng cặp với nhau, phân tích xu hướng lại chọn ra một năm làm gốc. Thông thường năm làm gốc là năm có kỳ xa nhất so với năm tiến hành phân tích. Các năm còn lại được so sánh với năm làm gốc. Bảng phân tích dạng xu hướng có dạng như bảng I.2.3:
Bảng I.2.3: Bảng phân tích xu hướng có năm làm gốc.
Khoản mục
Năm gốc (00)
2001
...
Năm nay (05)
Tài sản
Tài sản lưu động
Tài sản cố định
Nguồn vốn
Nợ phải trả
Vốn CSH
Cách phân tích dạng xu hướng chỉ có hiệu quả khi ta xét đến mối quan hệ giữa các khoản mục với nhau. Sự tăng của khoản mục này là nguyên nhân làm giảm khoản mục kia và ngược lại. Nó sẽ không có nhiều ý nghĩa khi ta xét từng khoản mục riêng lẻ.
Phân tích tài chính theo phương pháp phân tích tỷ số tài chính: khi muốn phân tích sự biến động của nhân tố này ảnh hưởng đến các nhân tố khác ra sao, ta phải dùng đến phương pháp phân tích tỷ số tài chính. Có rất nhiều các tỷ số được dùng để phân tích. Các tỷ số này hợp lại với nhau tạo thành từng nhóm tỷ số tài chính. Có bốn nhóm tỷ số tài chính mà người sử dụng cần quan tâm là:
Nhóm các tỷ số về khả năng thanh toán.
Nhóm các tỷ số về cơ cấu tài chính.
Nhóm các tỷ số về khả năng hoạt động.
Nhóm các tỷ số về khả năng sinh lời.
Các cách tính các tỷ số này đã được trình bày ở bên trên. ảnh hưởng của từng nhóm các tỷ số sẽ được đề cập trong phần phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần VINACONEX No 7.
Phần II: phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần xây dựng VINACONEX No7.
I. Giới thiệu công ty cổ phần xây dựng số 7 (VINACONEX No 7)
Lịch sử hình thành công ty.
Công ty cổ phần xây dựng số 7, tên viết tắt là VINACONEX No7, có địa chỉ tại số 2 ngõ 475 đường Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Nam, quân Thanh Xuân, Hà Nội. Giám đốc hiện tại của công ty là Mr. Nguyễn Công Tam.
Công ty vốn có tên là VINAOFSTROL (từ năm 1988 đến 1991), chuyên nhận thầu xây dựng các công trình công nghiệp và dân dụng tại thủ đô Sôphia thuộc CH Bungari. Công ty chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ xây dựng, đại diện là Tông công ty xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (VINACONEX). 4/1991, chấm dứt hoạt động tại nước ngoài.
06/08/1991, công ty đổi tên thành công ty xây dựng số 9 (VINANINCO), vẫn hoạt động dưới dạng chi nhánh của VINAOFSTROL, hoạt động chủ yếu trong nước, vẫn duy trì mối quan hệ hợp tác lao động với Bungari.
05/05/1993, công ty được thành lập lại, mang tên mới là công ty xây dựng số 9 (theo quyết định số 170A/BXD-TCLĐ).
19/07/1995, công ty đổi tên thành công ty xây dựng số 9-1, tên giao dịch là VINANICO.
02/01/1996, đổi tên thành công ty xây dựng số 7, tên giao dịch là VINACONCO 7.
19/12/2001, chuyển đổi hình thức sở hữu nhà nước sang hình thức cổ phần, lấy tên là Công ty cổ phần xây dựng số 7, tên giao dịch là VINACONEX No7.
Một số ngành nghề công ty kinh doanh.
Kể từ năm 1991, khi công ty bắt đầu chuyển mọi hoạt động từ nước ngoàI về nước, ngành nghề kinh doanh của công ty tăng lên rất nhiều. Năm 1991, công ty chủ yếu hoạt động với các ngành nghề kinh doanh được đăng ký là:
- Xây dựng, lắp đặt cấu kiện xây dung và điện nước dân dụng.
- Nhận thầu các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, trang trí nội ngoại thất.
Đến nay, năm 2006, công ty kinh doanh các ngành nghề sau: (theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần số 0103000756 đăng ký lần đầu ngày 19 tháng 02 năm 2002, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 09 tháng 07 năm 2003, do phòng đăng ký kinh doanh thuộc sơ kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp cho công ty).
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông đường bộ các cấp, sân bay, bến cảng, cầu cống, thuỷ lợi, bưu điện, nền móng, các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, các công trình đường dây, trạm biến thế điện đến 110 KV.
Thi công san đắp nền móng, xử lý nền đất yếu.
Các công trình xây dung cấp thoát, lắp đặt đường ống công nghệ và áp lực, điện lạnh.
Xây dựng, phát triển nhà, kinh doanh bất động sản.
Sửa chữa, thay thế, lắp đặt các loại máy móc thiết bị, các loại kết cấu bê tông, kết cấu thép, các hệ thống kỹ thuật công trình.
Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dung.
Nghiên cứu đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư phát triển công nghệ thông tin, sản xuất vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị xậy dựng.
Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá.
Sản xuất tiêu dùng đồ gỗ, nhập khẩu thủ công mỹ nghệ, hàng nông lâm thuỷ sản, hàng tiêu dùng.
Sản xuất và buôn bán nước tinh khiết.
Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký và phù hợp với quy định của pháp luật.
II. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty cổ phần VINACONEX No7.
2.1. Phân tích chung.
Quy mô của doanh nghiệp:
Hiện tại, công ty được xếp vào loại hình doanh nghiệp lớn, với tổng số nguồn vốn hiện tại là 128.7 tỷ đồng Việt Nam.
Kể từ năm 1991, khi công ty bắt đầu chuyển mọi hoạt động từ nước ngoài về nước, tổng giá trị tài sản của công ty lúc bấy giờ là 550 triệu đồng. Lúc bấy giờ, tỷ giá giữa đồng USD và đồng VN là 1 USD/10,000 VNĐ.
Đến năm 2001, tức là sau 10 năm hoạt động trong nước, công ty bắt đầu tiến hành chuyển đổi thành công ty cổ phần theo chủ trương của nhà nước. Giá trị tài sản của công ty được chuyển đổi thành vốn điều lệ, tổng giá trị tài sản của công ty lúc này là 9 tỷ đồng Việt Nam.
Đến năm 2004, sau 4 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, tổng giá trị tài sản của công ty đã là con số 120 tỷ đồng Việt Nam.
Năm 2005, năm hoàn thành hoạt động sản xuất kinh doanh gần nhất, tổng tài sản của công ty đã là 128.7 tỷ đồng.
Sau 15 năm hoạt động trong nước, giá trị tổng tài sản của công ty từ mức 550 triệu đồng (tương đương 55 nghìn USD) đã tăng lên 128.7 tỷ đồng (tương đương 8 triệu USD). Mức tăng trung bình hàng năm là 8.5 tỷ đồng một năm.
Quy mô hoạt động:
* Nhận xét:
* Lĩnh vực kinh doanh:
Lĩnh vực kinh doanh chính của công ty là xây dựng. Từ khi đi vào hoạt động ở trong nước (năm 1991) đến bây giờ (năm 2006), công ty vẫn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Công ty chuyên nhận thầu xây dựng các công trình dân dụng như nhà ở, cơ quan, xí nghiệp, các công trình dân sinh như cống, thuỷ lợi, đường xá, các công trình nhà máy nước, trạm biến thế 110KV.
Trong những năm gần đây, công ty đã mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Nếu trước đây, công ty chỉ tập trung vào xây dựng, hoạt động dưới hình thức làm thuê (nhận công trình về thi công). Thì ngày nay, công ty đã mở rộng phạm vi hoạt động hinh doanh của mình. Điển hình nhất là thành lập được nhà máy kính an toàn, chuyên cung cấp kính an toàn cho các công trình công ty nhận thầu và các công trình khác khi có yêu cầu (sản xuất và bán sản phẩm cho khách hàng).
Một số ngành nghề khác mà hiện nay công ty đang tham gia là cung cấp nước uống tinh khiết (sản xuất và tiêu thụ), cho thuê máy móc thi công, cung cấp vật liệu xây dựng, sửa chữa xe máy, tư vấn xây dựng, điều tra, khảo sát địa hình xây dựng.
Tổng doanh thu từ các ngành nghề khác chỉ chiếm một phần khiêm tốn trong tổng doanh thu của toàn công ty (chiếm 15.6% tổng doanh thu toàn công ty). Tổng giá trị giành cho các ngành sản xuất khác ngoài xây dựng là 20% tổng giá trị tài sản. Phần lớn giá trị tài sản này được chuyển từ lĩnh vực xây dựng sang. Lợi nhuận sau thuế từ các lĩnh vực này trong năm 2005 chiếm 13.5% tổng số lợi nhuận sau thuế toàn công ty.
Xu hướng trong các năm tới, lượng lợi nhuận sau thuế của các ngành nghề kinh doanh khác sẽ tăng, nhà máy kính hiện đang đi vào hoạt động và trong năm 2005 đã bắt đầu có lãi.
* Thị trường:
Thị trường công ty trải rộng toàn miền Bắc Việt Nam, từ đồng bằng sông Hồng đến các vùng trung du và miền núi Bắc bộ. Thị trường miền Nam hoàn toàn bỏ trống cho các công ty trong đó. Thị trường miền trung không phảI là thị trường của công ty mặc dù có năm vẫn có các công trình ở miền Trung. Điểm lại các công trình ở miền Trung, có một số các công trình sau:
Công trìn._.h trạm cung cấp nước Đông Hưng – Thái Bình (năm 1996 – 1997).
Công trình nhà máy đường Tate & Lyle Nghệ An (năm 1997 – 1998).
Công trình nhà máy nước Trường An – Vĩnh Long (năm 1998 – 2000).
Công trình tháp truyền hình Ninh Thuận (năm 1999 – 2000).
Công trình trường phổ thông cơ sở Hồng Quảng, A Lưới – Thừa Thiên Huế (năm 2000).
Công trình sửa chữa và nâng cấp đường G13 Quảng Nam (năm 2002).
Thực ra, cần nói rõ hơn một chút, thị trường của công ty tập trung tại miền bắc và chỉ giới hạn trong lĩnh vực xây dựng các cơ sở hạ tầng, xây dung nhà cửa, các công trình thuỷ lợi, đường xá, trạm biến áp dưới 110KV. Công ty không xây dung các công trình thuỷ điện, các công trình ngầm như đào hầm, làm cầu.
* Nguyên nhân:
* Lĩnh vực kinh doanh:
Do công ty từ khi thành lập đã là công ty xây dựng, suốt một thời gian dài hoạt động tại Bungari, chuyên nhận thầu xây dựng các công trình dân dụng. Đến năm 1991, công ty chuyển về hoạt động tại Việt Nam, với kinh nghiệm lâu năm và đã có tiếng từ trước, cộng với sự bảo trợ của nhà nước (là công ty nhà nước – chịu sự quản lý của bộ xây dựng), công ty ngày càng phát triển.
Đến những năm 2000, nhà nước có chủ trương cổ phần hoá các công ty nhà nước, chuyển toàn bộ các công ty nhà nước thành các công ty cổ phần có vốn nhà nước. Năm 2001, công ty chính thức trở thành công ty cổ phần.
Cùng thời gian này, các công ty xây dựng khác thuộc nhà nước cũng được cổ phần. Sự cổ phần hoá làm xuất hiện thêm nhiều công ty xây dựng khác do các tổng công ty xây dựng quản lý. Sự cạnh tranh vì vậy càng diễn ra gay gắt.
Sự bảo trợ của nhà nước không còn nhiều, sự cạnh tranh diễn ra gay gắt, công ty buộc phải chuyển hướng kinh doanh, thực chất là mở rộng ngành nghề kinh doanh, nhằm giảm sức ép từ xây dựng. Nhà máy cung cấp nước uống tinh khiết ra đời trong thời điểm này. Do chuyển từ kinh doanh thụ động (xây dựng) sang kinh doanh chủ động (buôn bán), mà lại là một ngành không có liên quan đến xây dựng, công ty không kịp thích nghi với môi trường mới, hoạt động của nhà máy nước diễn ra không được xuông sẻ. Đến năm 2003, công ty quyết định đầu tư vào nhà máy kính, chuyên cung cấp kính an toàn cho các công trình. Đến nay, nhà máy kính đã đi vào hoạt động ổn định và có lãi.
* Thị trường:
Kể từ khi công ty đi vào hoạt động trong nước, thị trường đã được phân chia cho các tổng công ty. Là một công ty lớn, công ty đương nhiên chiếm được một thị trường lớn, đó là toàn bộ vùng Bắc bộ.
Do công ty chuyên về xây dựng các công trình dân dụng, các loại công trình khác như thuỷ lợi, cầu cống... công ty không thi công nên tại thời điểm về nước, công ty không gặp nhiều sự cạnh tranh, thoải mái hoạt động.
Hiện tại, các tổng công ty đã thành lập rất nhiều các công ty con, mỗi công ty con chuyên về một mảng xây dựng khác nhau, do vậy mà sự cạnh tranh cũng trở nên gay gắt, nhờ đã chiếm lĩnh được thị trường từ trước, công ty không gặp khó khăn nhiều trong việc duy trì thị trường của mình.
Nói đến các công ty xây dựng, xin đề cập dưới đây một vào công ty xây dựng có tiếng trên thị trường hiện nay (trên toàn lãnh thổ Việt Nam).
- Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – VINACONEX (công ty hiện là một trong số các thành viên). Thị trường toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Số 57 phố Quang Trung – quận Hai Bà Trưng – Hà Nội. (Thị trường chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh lân cận)
- Tổng công ty xây dựng Miền Trung (hoạt động chủ yếu tại miền trung).
- Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng. Số 268 Trần Nguyên Hãn – Lê Chân – Hải Phòng (thị trường ở miền bắc Việt Nam, chủ yếu hoạt động tại thành phố Hải phòng và các tỉnh lân cận).
- Tổng công ty Sông Đà. Nhà G10 – Thanh Xuân Nam – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. (thị trường toàn miền bắc Việt Nam, là đối thủ chủ yếu của VINACONEX tại miền bắc, cũng có rất nhiều các công ty thành viên như VINACONEX).
- Tổng công ty xây dựng Sông Hồng. (thị trường chủ yếu ở miền bắc Việt Nam, tập trung ở vùng đồng bằng sông Hồng)
- Tổng công ty xây dựng số 1. (thị trường hoạt động tại miền nam Việt Nam).
- Tổng công ty xây dựng Sài Gòn. (thị trường hoạt động tại miền nam Việt Nam).
- Các công ty khác trực thuộc Bộ xây dựng.
Doanh thu và lợi nhuận:
Việc công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực đã làm cho công ty có thêm nhiều nguồn doanh thu, mỗi lĩnh vực kinh doanh là một nguồn doanh thu. Hiện tại, công ty tập hợp thành hai nguồn doanh thu chính là nguồn doanh thu từ hoạt động xây dựng và nguồn doanh thu không từ hoạt động xây dựng (doanh thu từ nhà máy nước, nhà máy kính, cung cấp dịch vụ khác...).
Do quá trình thực tập chỉ diễn ra trong phạm vi lĩnh vực xây dựng, từ giờ trở đi, số liệu được trình bày sẽ là số liệu của lĩnh vực xây dựng.
Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần nhất là năm 2003, năm 2004 và năm 2005, ta tổng hợp được bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2003, 2004 và 2005. Mọi số liệu được trình bày trong bảng II.2.1.
Bảng II.2.1: Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong ba năm (từ năm 2003 đến năm 2005).
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2004
Năm 2003
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
79,694,043,219
102,058,984,674
90,330,255,729
2. Các khoản giảm trừ.
0
0
0
3. Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV.
79,694,043,219
102,058,984,674
90,330,255,729
4. Giá vốn hàng bán.
69,001,845,267
90,821,965,130
79,476,377,678
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV.
10,692,197,952
11,237,019,544
10,853,878,051
6. Doanh thu hoạt động tài chính.
19,372,945
41,720,476
38,012,221
7. Chi phí tài chính.
4,072,246,389
3,460,150,247
2,695,706,323
8. Chi phí bán hàng.
25,535,000
0
0
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp.
4,182,907,534
4,463,017,859
4,039,357,527
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
2,430,881,974
3,355,571,914
4,156,826,422
11. Thu nhập khác.
8,490,415
316,875,835
223,911
12. Chi phí khác.
9,001
100,192,283
48,696,127
13. Lợi nhuận khác.
8,481,414
216,683,552
(48,472,216)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế.
2,439,363,388
3,572,255,466
4,108,354,206
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
386,449,075
383,826,528
0
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
2,052,914,313
3,188,428,938
4,108,354,206
Ta chú ý là thuế thu nhập của công ty được tính dựa trên tổng doanh thu trước thuế của toàn công ty (mọi lĩnh vực kinh doanh) và các thu nhập không phải chịu thuế của công ty.
* Nhận xét:
Qua bảng II.2.1, ta thấy rằng doanh thu năm 2004 là lớn nhất. Nếu ta quan sát các năm trước đó (các năm từ năm 2004 trở về trước, không được trình bày ở đây), ta cũng nhận thấy năm 2004 đạt doanh thu lớn nhất. Nhưng đến năm ngoái, năm 2005, doanh thu đạt thấp hơn rất nhiều so với năm 2004 (giảm khoảng 22.4 tỷ đồng VN), thấp hơn cả năm 2003 (giảm 10.6 tỷ đồng VN).
Lợi nhuận trước thuế của công ty đang giảm xuống. Giảm 1.1 tỷ đồng so với năm 2004 và giảm 1.7 tỷ đồng so với năm 2003.
Thuế thu nhập của công ty năm 2005 lớn hơn năm 2004. Do vậy, lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2005 cũng thấp hơn năm 2004.
* Nguyên nhân:
Về doanh thu:
Doanh thu của công ty trong năm qua giảm sút bởi nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân giảm số lượng công trình là nguyên nhân chính. Nếu năm 2004, số lượng công trình của công ty đã thi công là 60 công trình thì đến năm 2005, số lượng công trình chỉ còn 25 công trình, ít hơn năm 2004 là 35 công trình.
Có 2 nguyên nhân chính làm giảm số lượng công trình, đó là:
+ Công ty đang tâp trung vào nhà máy kính, mọi nguồn lực như vốn, nhân lực, trang thiết bị... đều được ưu tiên cho nhà máy kính. Trong vòng nửa đầu của năm 2005, công ty tập trung cho việc xây dựng, chuyển giao cơ sở hạ tầng, đIều chuyển nhân lực cho nhà máy kính. Chính điều này đã hạn chế số lượng công trình mà công ty có thể thi công trong thời gian nửa năm đầu.
+ Do công ty tập trung vào nhà máy kính, từ chối các công trình khác trong năm 2004 nên năm 2005 không có để làm, việc từ chối một số các công trình đã làm cho một số chủ đầu tư chuyển sang các đối tác khác, đồng thời kéo theo một số khác hàng khác của công ty. Công ty mất đi một số khách hàng tiềm năng. Do vậy, số lượng các công trình mới trong năm qua không nhiều (10 /25 công trình). Giá trị công trình mới cao nhất là hạng mục công trình chung cư CT1, doanh thu ước đạt khoảng 2.46 tỷ đồng. Các hạng mục công trình khác có giá trị trên dưới 200 triệu đồng.
Một nguyên nhân khác dẫn đến doanh thu trong năm qua giảm là có một số công trình chưa được thanh toán, giá trị của các công trình này được chuyển thành hàng tồn kho thay vì chuyển thành doanh thu.
Về lợi nhuận:
Sở dĩ doanh thu năm 2004 lớn hơn doanh thu năm 2003 nhưng lợi nhuận sau thuế của năm 2003 lại lớn hơn năm 2004 là vì năm 2003, công ty không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp băt đầu được tình từ năm 2004, với tỷ lệ là 28% thu nhập chịu thuế, được miễn giảm 50%.
Một nguyên nhân thứ hai làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2004 nhỏ hơn năm 2003 là vì thu nhập trước thuế của công ty trong năm 2004 nhỏ hơn năm 2003. Năm 2004, doanh thu lớn hơn đến 10 tỷ đồng nhưng tổng các chi phí (chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính) năm 2004 lại lớn hơn năm 2003. Tốc độ tăng của tổng chi phí lớn hơn tốc độ tăng của lợi nhuận gộp nên lợi nhuận trước thuế năm 2004 nhỏ hơn năm 2003.
Kết luận:
Có thể nhận xét chung là năm 2005, công ty hoạt động không đạt được hiệu quả so với năm 2004. Các chỉ tiêu tài chính ở phần sau sẽ chứng minh điều này.
Số liệu này chỉ là số liệu của phần xây dựng, lợi nhuận sau thuế của nhà máy kính và các ngành khác đã bù đắp được sự thiếu hụt của ngành xây dựng. Do vậy mà tổng lợi nhuận sau thuế của các ngành trong công ty vẫn tăng dù không đáng kể (tăng thêm 23 triệu đồng).
Lợi nhuận sau thuế 2,052,914,313
ROA = ắắắắắắắắắắ = ắắắắắắắắ = 0.0165
Tổng tài sản bình quân 124,590,884,136
Từ những nhận xét chung, ta có thể tính được ROA, ROS
Lợi nhuận sau thuế 2,052,914,313
ROS = ắắắắắắắắ = ắắắắắắắắ = 0.0258
Doanh thu thuần 79,694,043,219
2.2. Phân tích xu hướng và triển vọng phát triển của công ty.
Về tài sản.
Để tiến hành phân tích xu hướng và triển vọng phát triển công ty, ta phải tiến hành phân tích trong nhiều kỳ hoạt động. Thông thường, người ta tiến hành phân tích, đánh giá từ 5 đến 7 năm, có khi còn lâu hơn nữa. ở đây, ta sẽ chỉ nghiên cứu 3 kỳ kinh doanh của công ty là các năm 2003, 2004 và 2005. Với số liệu như vậy mà đánh giá là chưa thể chính xác nhưng các số liệu trước đó được hạch toán theo cách khác hiện nay, do vậy mà không thể tập hợp được các số liệu, chỉ sử dụng được số liệu của ba năm gần nhất.
Trước hết, để phân tích xu hướng và triển vọng của công ty, ta cần phảI biết được tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2003, 2004 và 2005. Bảng cân đối kế toán của công ty trong ba năm (từ năm 2003 đến năm 2005) được trình bày trong bảng II.2.2.
* Nhận xét:
Nhìn vào bảng II.2.2, ta thấy rằng công ty đang trong giai đoạn ổn định của chu kỳ hoạt động, nó có một số đặc điểm sau:
Tổng tài sản của công ty ngày càng tăng, giá trị tài sản của các năm là 107.8 tỷ đồng vào năm 2003, 120.5 tỷ đồng vào năm 2004 và 128.7 tỷ đồng vào năm 2005. Số lượng tăng thêm tương ứng qua các năm là 12.6 tỷ đồng vào năm 2004 và 8.2 tỷ đồng vao năm 2005 (tăng thêm 20.8 tỷ đồng so với năm 2003). Đây là một tín hiệu đáng mừng vì doanh nghiệp có làm ăn được thì tổng tài sản mới tăng. Nhưng cũng không đáng mừng lắm vì lượng tài sản tăng thêm không bằng lượng tăng thêm so với năm trước đó. Lý do chỉ có thể được giải đáp khi đi phân tích từng khoản mục riêng lẻ.
Bảng II.2.2: Bảng tổng hợp cân đối kế toán trong 3 năm (năm 2003, năm 2004 và năm 2005).
Đơn vị: đồng
Khoản mục
Năm 2005
Năm 2004
Năm 2003
TàI sản
A. Tài sản ngắn hạn
121,702,284,055
113,217,747,868
101,188,173,979
I. Tiền và các khoản tương đương.
5,749,435,957
2,138,297,598
3,628,227,374
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
0
0
0
III. Các khoản phải thu.
102,282,118,671
104,448,582,484
93,457,745,768
IV. Hàng tồn kho.
13,670,729,427
6,630,867,786
4,102,200,837
V. TàI sản ngắn hạn khác.
0
0
0
B. Tài sản dài hạn
6,980,253,823
7,281,482,525
6,679,210,287
I. Các khoản phải thu dài hạn.
0
0
0
II. Tài sản cố định.
2,738,345,307
4,020,079,652
5,371,793,739
III. Bất động sản đầu tư.
0
0
0
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn.
1,720,476,484
845,000,000
555,000,000
V. Tài sản dài hạn khác.
2,521,432,032
2,416,402,873
752,416,548
Tổng tài sản.
128,682,537,878
120,499,230,393
107,867,384,266
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả.
116,843,547,525
109,178,781,834
97,088,208,414
I. Nợ ngắn hạn
108,205,845,236
95,603,712,545
78,575,562,232
II. Nợ dàI hạn.
8,637,702,289
13,575,069,289
18,512,646,182
B. Vốn chủ sở hữu.
11,838,990,353
11,320,448,559
10,779,175,852
I. Vốn chủ sở hữu.
11,815,156,913
11,221,355,479
10,623,353,954
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác.
23,833,440
99,093,080
155,821,898
Tổng nguồn vốn.
128,682,537,878
120,499,230,393
107,867,384,266
Về tài sản ngắn hạn, cũng có sự gia tăng tương ứng như tổng tài sản. Năm 2003, tài sản ngắn hạn là 101 tỷ đồng, năm 2004 đã tăng thành 113 tỷ đồng (tăng thêm 12 tỷ đồng so với năm 2003). Năm 2005, tổng tài sản ngắn hạn là 121.7 tỷ đồng, tăng 20.7 tỷ đồng so với năm 2003.
Chi tiết từng khoản mục:
Tiền và các khoản tương đương: có sự biến động, năm 2003 là 3.36 tỷ đồng, đến năm 2004 giảm còn 2.14 tỷ đồng, giảm 1.49 tỷ đồng. Đến năm 2005 lại tăng lên 5.75 tỷ đồng, tăng thêm 2.12 tỷ đồng so với năm 2003.
Các khoản phải thu vẫn rất lớn, chúng cũng có biến động. Năm 2003, các khoản phải thu là 93.46 tỷ đồng. Đến năm 2004 tăng lên 104.45 tỷ đồng, tăng 10.99 tỷ đồng. Năm 2005, giảm còn 102.29 tỷ đồng, tăng so với năm 2003 là 8.83 tỷ đồng nhưng giảm so với năm 2004 là 2.6 tỷ đồng.
Hàng tồn kho: gia tăng không ngừng qua các năm. Nếu năm 2003, hàng tồn kho chỉ có 4.1 tỷ đồng thì đến năm 2004, hàng tồn kho tăng lên 6.63 tỷ đồng, tăng hơn 2.53 tỷ đồng. Đến năm 2005, con số này đã là 13.67 tỷ đồng, tăng hơn năm 2003 là 9.57 tỷ đồng (tăng gấp 3 lần so với năm 2003 và gấp 2 lần so với năm 2004).
Về tài sản dài hạn: cũng có sự biến động qua các năm: năm 2003, tài sản dài hạn là 6.68 tỷ đồng, đến năm 2004 tăng lên 7.28 tỷ đồng, tăng thêm 0.6 tỷ đồng. Đến năm 2005, tài sản dài hạn lại giảm xuống còn 6.98 tỷ đồng, tăng hơn năm 2003 là 0.3 tỷ đồng.
Chi tiết từng khoản mục:
Tài sản cố định: càng ngày càng giảm do khấu hao. Tuy có một số lượng máy móc được mua mới nhưng số lượng không nhiều, tổng giá trị mua mới không lớn hơn tổng giá trị khấu hao trong năm. Năm 2003, tài sản cố định của công ty là 5.37 tỷ đồng. Đến năm 2004, con số này là 4.02 tỷ đồng, giảm mất 1.35 tỷ đồng. Đến năm 2005, chỉ còn 2.74 tỷ đồng, giảm mất 2.63 tỷ đồng so với năm 2003.
Các khoản đầu tư tàI chính dài hạn: cũng không ngừng tăng. Năm 2003 chỉ có 555 triệu đồng, đến năm 2004 tăng lên 845 triệu đồng, tăng thêm 290 triệu đồng. Đến năm 2005 tăng lên 1.72 tỷ đồng, tăng thêm 1.195 tỷ đồng so với năm 2003 (gấp 3 lần năm 2003 và gấp 2 lần năm 2004).
Tài sản dài hạn khác: cũng có sự gia tăng. Năm 2003, chỉ có 752 triệu đồng, đến năm 2004 tăng thêm 1.67 tỷ đồng để đạt đến con số 2.42 tỷ đồng. Năm 2005 tăng thêm 0.1 tỷ đồng nữa, đạt 2.52 tỷ đồng, hơn năm 2003 là 1.77 tỷ đồng.
Tổng tài sản tăng tương ứng với tổng nguồn vốn bởi vì nguồn vốn chỉ là một tên gọi khác của tài sản.
Nợ phải trả: cũng không ngừng tăng thêm. Năm 2003 chỉ có 97.09 tỷ đồng thì năm 2004 đã tăng lên 109.18 tỷ đồng, tăng thêm 12.09 tỷ đồng. Năm 2005 tăng lên 116.84 tỷ đồng, tăng hơn năm 2003 là 19.75 tỷ đồng.
Chi tiết từng khoản mục:
Nợ ngắn hạn: gia tăng. Năm 2003 là 78.58 tỷ đồng, đến năm 2004 là 95.6 tỷ đồng, tăng thêm 17.02 tỷ đồng. Năm 2005 tăng lên con số 108.21 tỷ đồng, tăng hơn năm 2003 là 29.63 tỷ đồng.
Nợ dài hạn: có chiều hướng giảm. Nếu năm 2003, nợ dài hạn là 18.51 tỷ đồng thì năm 2004 chỉ còn 13.58 tỷ đồng, giảm đi 4.93 tỷ đồng. Đến năm 2005 chỉ còn 8.64 tỷ đồng, giảm mất 9.87 tỷ đồng so với năm 2003.
Vốn chủ sở hữu: có sự gia tăng nhẹ nhưng không đáng kể. Năm 2003 là 10.62 tỷ đồng thì năm 2004 chỉ tăng thêm có 0.6 tỷ đồng, đạt 11.22 tỷ đồng. Năm 2005 cũng tăng thêm 0.6 tỷ đồng thành 11.82 tỷđồng. Các nguồn kinh phí và quỹ giảm mạnh theo tuy giá trị không đáng kể. Năm 2003, quỹ có 155.82 triệu đồng, năm 2004 giảm còn 99.09 triệu đồng, giảm mất 56.72 triệu đồng. Năm 2005, quỹ chỉ còn 23.83 triệu đồng, giảm 131.99 triệu đồng so với năm 2003, tức là giảm hơn 6 lần so với năm 2003.
* Nguyên nhân:
Tài sản và nguồn vốn tăng do công ty trong các năm qua hoạt động có lãi, tiền lãi đó một phần được tái đầu tư, mở rộng sản xuất. Mặt khác, trong các năm qua, do nhu cầu sản suất tăng, công ty phải vay ngắn hạn để hoạt động, điều này đã làm tăng tài sản của công ty. Tuy nhiên, lượng tăng tài sản của năm 2005 không bằng lượng tăng thêm của năm 2004, đây là một tín hiệu cho thấy trong năm 2005, công ty hoạt động không hiệu quả như năm 2004.
Tiền và các khoản tương đương tăng chủ yếu là do lượng tiền gửi ngân hàng. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do công ty thành lập các báo cáo tài chính vào cuối năm hoạt động, thời điểm này trùng với thời điểm các công trình được nghiệm thu và thanh toán. Các công trình được thanh toán thông qua ngân hàng, do vậy số lượng tiền gửi ngân hàng tăng đột biến vào cuối năm. Số lượng tiền này sẽ không giữ ở mức cao lâu vì công ty sẽ phải dùng nó để thanh toán các khoản nợ, trong đó có các khoản nợ nhà cung cấp chiến phần lớn.
Các khoản phải thu lớn do đặc điểm của ngành xây dựng, đó là sự phụ thuộc lẫn nhau bởi các khoản nợ giữa các bên. Điều này đã làm giảm tính linh hoạt của công ty. Nguyên nhân chính của sự phụ thuộc lẫn nhau này là do các công trình có giá trị quá lớn (lên đến hàng chục tỷ đồng), thời gian thi công lâu (vài năm). Do vậy, việc thanh toán thay vì được trả vào lúc công trình hoàn thành tất cả và bàn giao thì nay được chia thành các gói nhỏ hay các hạng mục công trình. Thời gian thi công các hạng mục công trình này được tính là một năm hoặc ít hơn, thời gian thanh toán các hạng mục được diễn ra vào cuối các năm hoạt động, khi đã hoàn thành song hạng mục thi công và chủ đầu tư đã có tiền (được giải ngân). Chính vì nguyên nhân này mà các khoản phải thu của công ty vào cuối năm là rất lớn.
Hàng tồn kho của công ty chính là các công trình đã thi công xong nhưng chưa được nghiệm thu hay các công trình chưa thi công xong. Các công trình này đều được xếp vào khoản mục chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của hàng tồn kho. Sự gia tăng hàng tồn kho đồng nghĩa với việc có nhiều công trình chưa được hoàn thành. Nguyên nhân của sự gia tăng hàng tồn kho có nhiều. Chủ yếu là do phía chủ đầu tư chưa chịu nghiệm thu và bàn giao công trình, (nếu đã nghiệm thu, bàn giao nhưng chưa trả tiền thì lại trở thành khoản phải thu), một số khác là do các công trình phát sinh các hạng mục (do yêu cầu của chủ đầu tư hay do phát sinh từ thi công), dẫn đến thời gian thi công bị kéo dài qua thời gian cuối năm sản xuất và bị biến thành hàng tồn kho khi lập báo cáo.
Việc gia tăng hàng tồn kho cũng đồng nghĩa với việc công ty bị chiếm dụng vốn bất đắc dĩ, và cũng dẫn đến sự kém lịnh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Rất may, các khoản mục như hàng tồn kho, các khoản phải thu, tiền và các khoản tương đương đều có tính tạm thời, chỉ biến động lớn vào thời đIiểm cuối năm, sang đầu năm sau lại trở về trạng thái bình thường.
Đôi khi có một số các công trình đã được thi công xong từ nhiều năm trước đó nhưng chưa được nghiệm thu và bàn giao do một vài nguyên nhân nào đó, điều này đã gây cho công ty thiệt hại không ít.
Sự giảm sút của khoản mục tài sản cố định là tất yếu do khấu hao. Có một số tài sản cố định ở công ty vẫn được sử dụng khi đã khấu hao hết như máy móc thi công. Tài sản cố định có nhiều loại, mỗi loại có một thời gian khấu hao khác nhau, cách tính khấu hao cho các loại tài sản cố định cũng khác nhau, do vậy mà tốc độ khấu hao của tài sản cố định qua các năm không thể bằng nhau. Một số tài sản cố định mua mới cũng làm thay đổi tổng giá trị khấu hao.
Các khoản đầu tư tài chính tăng chủ yếu dưới hình thức mua cổ phần của các công ty khác. Việc mua cổ phần của các công ty khác đều có sự chỉ đạo của tổng công ty.
Nợ ngắn hạn gia tăng do công ty trong quá trình hoạt động cần thêm vốn. Tăng vốn nhanh không có cách nào khác ngoài đi vay ngắn hạn.
Nợ dài hạn giảm do công ty trong năm qua không vay thêm bất kỳ một khoản nào. Một số các khoản nợ dài hạn được chuyển thành nợ ngắn hạn do thời gian vay giảm đi.
Sự gia tăng các khoản nợ chưa hẳn là điều xấu. Nợ có hai loại, nợ xấu và nợ tốt. Nợ xấu là các khoản nợ không có gì đảm bảo có thể trả nợ. Còn nợ tốt là các khoản nợ có đảm bảo. Nếu công ty đều sử dụng các khoản nợ vào quá trình hoạt động sản xuất và thu về được lợi nhuận, lợi nhuận này có thể đảm bảo trả được các khoản nợ thì nó là nợ tốt. Quá trình hoạt động qua các năm cho thấy hầu hết các khoản nợ của công ty đều là nợ tốt vì nó đều được đầu tư vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Quá trình hoạt động của công ty qua các năm đều có lãi và ngân hàng vẫn tiếp tục cho công ty vay các khoản nợ ngắn hạn.
Lượng tiền gia tăng do lượng tiền gửi trong ngân hàng tăng. Trong khi đó, nợ phải trả cũng tăng thêm, phải chăng đây là dấu hiệu của sự hoạt động kém hiệu quả trong năm qua, doanh nghiệp cần phải xem lại các khoản nợ của mình xem đâu là nợ tốt, đâu là nợ xấu, cần có chiến lược phù hợp như đưa lượng tiền trong ngân hàng vào hoạt động (góp vốn liên doanh, mua thiết bị mới,...). Cũng có thể số tiền này chỉ phát sinh vào cuối kỳ hoạt động do các bên nợ đến cuối năm mới có tiền trả, nếu là trường hợp này thì vấn đề không nghiêm trọng như đã nêu ở trên. Cần phải tìm hiểu kỹ hơn số tiền gửi ngân hàng này, tránh để tình trạng đọng vốn sảy ra.
Vốn chủ sở hữu tăng không đáng kể nhưng quỹ dành cho các nguồn kinh phí giảm một cách đáng kể (giảm mất 132 triệu trong 2 năm, gấp 5 lần số tiền cấp cho nguồn kinh phí và quỹ bây giờ). Số tiền cắt giảm đều nằm trong quỹ khen thưởng và phúc lợi, liệu phải chăng sự cắt giảm quỹ này ảnh hưởng đến năng suất lao động của người lao động, kéo theo hậu quả là doanh thu năm nay (năm 2005) giảm xuống thấp hơn hai năm trước đó. Cần tìm hiểu để khắc phục, không nên vì cần vốn để hoạt động mà cắt giảm lợi ích của người lao động, đụng chạm đến quyền lợi người lao động lúc này là không nên. Nếu buộc phải cắt giảm thì phải có lý do thuyết phục để người lao động không cảm thấy bị đối xử bất công.
Quá trình gia tăng tổng tài sản trong 4 năm gần nhất (từ năm 2002 đến năm 2005) được trình bày trong hình II.2.1.
Hình II.2.1 : Tình hình tăng giảm tài sản trong 4 năm (năm 2002 đến năm 2005)
Về hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ta cũng tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần nhất thông qua bảng II.2.3.
Bảng II.2.3: Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong ba năm (từ năm 2003 đến năm 2005).
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2004
Năm 2003
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
79,694,043,219
102,058,984,674
90,330,255,729
2. Các khoản giảm trừ.
0
0
0
3. Doanh thu thuần về BH và cung cấp DV.
79,694,043,219
102,058,984,674
90,330,255,729
4. Giá vốn hàng bán.
69,001,845,267
90,821,965,130
79,476,377,678
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp DV.
10,692,197,952
11,237,019,544
10,853,878,051
6. Doanh thu hoạt động tài chính.
19,372,945
41,720,476
38,012,221
7. Chi phí tài chính.
4,072,246,389
3,460,150,247
2,695,706,323
8. Chi phí bán hàng.
25,535,000
0
0
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp.
4,182,907,534
4,463,017,859
4,039,357,527
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.
2,430,881,974
3,355,571,914
4,156,826,422
11. Thu nhập khác.
8,490,415
316,875,835
223,911
12. Chi phí khác.
9,001
100,192,283
48,696,127
13. Lợi nhuận khác.
8,481,414
216,683,552
(48,472,216)
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế.
2,439,363,388
3,572,255,466
4,108,354,206
15. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
386,449,075
383,826,528
0
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
2,052,914,313
3,188,428,938
4,108,354,206
* Nhận xét:
Ta thấy rõ ràng là doanh thu của doanh nghiệp giảm sút trầm trọng trong năm 2005, nó không chỉ thấp hơn so với năm ngoài mà còn thấp hơn so với năm 2003. Nếu ta là người lạc quan, khi ta nhìn vào kết quả của các năm trước đó và số lượng các công trình công ty sẽ hoàn thành trong năm nay, ta có thể tưởng tượng năm 2005 sẽ là một năm khởi sắc, doanh thu ước đạt khoảng 120 tỷ đồng VN. Thực tế hoàn toàn khác hẳn, doanh thu chỉ đạt được 79.69 tỷ, thấp hơn năm 2003 (90.33 tỷ đồng) là 10.64 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu năm 2004 cao nhất, đến 102.06 tỷ đồng, hơn năm 2003 11.73 tỷ đồng. Như vậy, doanh thu năm 2005 thấp hơn năm 2004 một lượng là 22.37 tỷ đồng (đạt hơn 78% so với cùng kỳ năm 2004).
Giá vốn hàng bán biến động theo doanh thu. Năm 2003, giá vốn hàng bán là 79.48 tỷ đồng. Đến năm 2004, giá vốn hàng bán tăng lên 90.82 tỷ đồng, hơn năm 2003 là 11.34 tỷ đồng. Trong khi đó, giá vốn hàng bán năm 2005 chỉ dừng ở mức 69 tỷ đồng, giảm 10.48 tỷ đồng so với năm 2003.
Nếu so sánh tỷ số giữa giá vốn hàng bán và doanh thu qua các năm, ta thấy năm 2005, tỷ lệ này thấp hơn so với năm 2003 và năm 2004. Vậy mà doanh thu vẫn thấp hơn so với các năm trước đó, điều này chỉ có thể giải thích là do doanh nghiệp không còn có nhiều công trình để thi công hoặc các công trình đã thi công nhưng vì lý do nào đó chưa chịu trả tiền cho công ty.
Mà cũng có thể đây là chiến lược hoạt động của công ty, do công ty nhận thấy lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịnh vụ trong năm đã tương đương với các năm trước, doanh nghiệp đã đạt được chỉ tiêu đề ra nên không cần tìm kiếm công trình mới, chỉ tập trung vào các ngành kinh doanh khác của mình trong chiến lược mở rộng ngành nghề kinh doanh.
Lợi nhuận gộp biến động không nhiều như doanh thu. Năm 2003, lợi nhuận gộp là 10.85 tỷ đồng. Năm 2004, lợi nhuận gộp tăng lên 11.24 tỷ đồng, tăng thêm 0.39 tỷ đồng. Đến năm 2005, lợi nhuận gộp giảm xuống còn 10.69 tỷ đồng, giảm 0.16 tỷ đồng so với năm 2003.
Đầu tư tài chính của công ty chủ yếu là đầu tư liên doanh liên kết. Doanh thu tài chính trong năm vừa rồi không bằng mấy năm trước đó (đạt 19.37 triệu đồng trong khi năm 2004 là 41.72 triệu đồng và năm 2003 là 38 triệu đồng), trong khi chi tài chính vẫn tăng (tương ứng các năm 2003, 2004, 2005 là 2.7 tỷ đồng, 3.46 tỷ đồng và 4.07 tỷ đồng), điều này chỉ có thể là hoạt động đầu tư tài chính của công ty hoàn toàn không có hiệu quả. Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu lại tình hình của mình.
Chi phí bán hàng phát sinh trong năm 2005 trong khi 2 năm trước đó không hề có chi phí này. Tuy nhiên, chi phí này không lớn lắm, chỉ khoảng 20.5 triệu đồng.
Chi phí quản lý biến động không nhiều, dao động trong khoảng từ 4 đến 4.5 tỷ đồng. Năm 2003, chi phí quản lý đạt 4.04 tỷ đồng. Đến năm 2004, chi phí quản lý tăng lên 4.46 tỷ đồng, hơn 0.42 tỷ đồng. Năm 2005, chi phí quản lý là 4.18 tỷ đồng, giảm so với năm 2004 nhưng vẫn cao hơn năm 2003 là 0.14 tỷ đồng.
Lợi nhuận thuần giảm dần qua các năm. Mỗi năm giảm khoảng 0.8 tỷ đồng. Năm 2003, lợi nhuận thuần là 4.16 tỷ đồng thì năm 2004, lợi nhuận thuần giảm còn 3.36 tỷ đồng. Năm 2005 giảm còn 2.43 tỷ đồng.
Lợi nhuận khác biến động lớn. Năm 2003, lợi nhuận khác âm một lượng là 48.47 triệu đồng. Năm 2004, lợi nhuận khác tăng lên 216.68 triệu đồng. Năm 2005, lợi nhuận khác giảm chỉ còn 8.48 triệu đồng.
Tổng lợi nhuận trước thuế giảm theo từng năm. Năm 2003, tổng lợi nhuận trước thuế là 4.11 tỷ đồng. Đến năm 2004, tổng lợi nhuận trước thuế giảm còn 3.57 tỷ đồng, giảm mất 0.54 tỷ đồng. Năm 2005, tổng lợi nhuận trước thuế chỉ còn 2.44 tỷ đồng, giảm 1.67 tỷ đồng so với năm 2003.
Thuế thu nhập năm 2003 được miễn, năm 2004 và năm 2005 khoảng hơn 380 triệu đồng.
Lợi nhuận sau thuế giảm theo từng năm. Năm 2003 là 4.11 tỷ đồng, năm 2004 còn 3.19 tỷ đồng, giảm 0.92 tỷ đồng. Năm 2005, lợi nhuận sau thuế chỉ còn 2.05 tỷ đồng, giảm 2.06 tỷ đồng so với năm 2003 (giảm bằng một nửa so với năm 2003).
* Nguyên nhân
Doanh thu phụ thuộc số lượng công trình thi công và giá trị từng công trình. Nguyên nhân giảm sút số lượng công trình trong năm 2005 đã được trình bày ở phần trước (phần II.2.1)
Về giá vốn hàng bán: giá vốn hàng bán là giá trị xây dựng công trình, nó bao gồm 4 chi phí chính là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí chung và chi phí máy thi công. Giá vốn hàng bán quyết định doanh thu của công ty, nhưng giá vốn hàng bán lại phụ thuộc vào từng công trình. Chỉ có những công trình nào đã được hoàn thành, đã được kiểm tra và nghiệp thu, được thanh toán thì mới có giá vốn hàng bán. Năm 2005, số lượng công trình là ít nhất so với các năm trước, do vậy giá vốn hàng bán cũng ít hơn các năm trước.
Lợi nhuận gộp là phần chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn hàng bán. Mà doanh thu được tính theo công thức:
DT = K * GVHB
Trong đó, K là một hệ số đã được bộ xây dựng quy định từ trước.
Do vậy, tổng doanh thu hay tổng lợi nhuận gộp được quyết định bởi số lượng công trình. Năm 2005, số lượng công trình thấp nhất nên tổng lợi nhuận gộp của năm đó cũng phải thấp nhất.
Đầu tư tài chính: các hoạt động của công ty trong lĩnh vực này chủ yếu là góp vốn đầu tư hay mua cổ phần của công ty khác. Việc quyết định góp vốn đầu tư hay mua cổ phần của công ty khác đều có sự chỉ đạo của tổng công ty. Trong 3 năm gần đây, đầu tư tà chính hoạt động mạnh. Chi phí đầu tư liên tục tăng. Các năm trước, chi phí tài chính chủ yếu là các chi phí mua như mua trái phiếu, cổ phiếu... trong năm 2004 và 2005, chi phí này lại là chi phí bán. Công ty bán các trái phiếu, cổ phiếu để lấy tiền đầu tư cho nhà máy kính. Doanh thu tài chính năm 2005 thấp vì các nguồn thu từ tài chính đã được bán đi, chẳng còn bao nhiêu.
Chi phí quản lý biến động không nhiều do các hoạt động quản lý không có biến động máy. Chi phí này hầu như không chịu t._. sở hữu tăng gần 0.6 tỷ đồng làm cho tỷ số tài trợ dài hạn tăng thêm 0.005 đv.
Nợ dài hạn giảm gần 5 tỷ đồng VN làm giảm hệ số tài trợ dài hạn giảm đi một lượng là 0.04 đv.
Tổng tài sản tăng gần 8.2 tỷ đồng VN làm cho hệ số tài trợ dài hạn giảm một lượng là 0.011 đv.
Vốn chủ sở hữu tăng nhưng nợ dài hạn lại giảm, do vậy làm tốc độ tăng ở tử số không lớn hơn được tốc độ tăng ở mẫu số. Do vậy, hệ số tài trợ dài hạn giảm đi một lượng là 0.047 đv.
Phân tích nhóm các tỷ số về khả năng hoạt động.
Vòng quay hàng tồn kho:
79,694,043,219
Nhtk=ắắắắắắắ = 7.851012
10,150,798,607
Doanh thu thuần
Nhtk=ắắắắắắắắắắ
Hàng tồn kho bình quân
Hàng tồn kho của công ty là các chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, tức là các công trình đã hoàn thành nhưng chưa được quyết toán. Hệ số này đối với công ty có thể chấp nhận được vì nếu coi một năm là 365 ngày làm việc (các công trình thường làm liên tục không nghỉ) thì với vòng quay hàng tồn kho như trên, một năm, hàng tồn kho lặp lại gần 8 lần. Đối với các công trình, nhà nước thường cấp ngân sách vào cuối năm, thông thường đến cuối năm, công ty mới được thanh toán các khoản nợ và mới có tiền để thanh toán các khoản phảI trả cho người cung cấp. Hệ số hàng tồn kho bằng 7.85 (tương đương với 47 ngày).
Xem bảng II.2.22 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số vòng quay hàng tồn kho của công ty.
Bảng II.2.22: Các nguyên nhân ảnh hưởng đến vòng quay hàng tồn kho.
STT
Chỉ tiêu
Giá trị
1
Nhtk0 = DTT0 / HTKbq0
19.0177
2
Nhtk(dtt) = DTT1 / HTKbq0
14.8502
3
Nhtk(htk) = DTT1 / HTKbq1
7.8510
4
D Nhtk(dtt) = 2 – 1
(4.1675)
5
D Nhtk(htk) = 3 – 2
(6.9992)
6
D Nhtk = 3 – 1
(11.1667)
Doanh thu thuần giảm hơn 22.3 tỷ đồng là nguyên nhân dẫn đến vòng quay hàng tồn kho giảm 4.168 đv.
Hàng tồn kho bình quân tăng cũng làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm đI 6.999 đv.
Doanh thu thuần giảm đồng thời hàng tồn kho tăng làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm đi 11.167 đv. Giảm quá nhiều so với năm trước. Xét tổng thể thì hệ số năm nay vẫn chấp nhận được nhưng nếu so với năm trước thì hệ số này không ổn, cần phải tìm rõ nguyên nhân vì sao mà năm qua, doanh thu thuần của công ty giảm mạnh như vậy, có thể duy trì doanh thu như năm 2004 được hay không. Tại sao hàng tồn kho lại tăng gấp đôi so với năm ngoái, liệu có phải do chấp lượng công trình xuống thấp nên các bên đầu tư không chịu thanh toán? cần tìm hiểu thêm.
Vòng quay tài sản cố định:
79,694,043,219
Ntscđ = ắắắắắắắắắ = 11.175924
7,130,868,174
Doanh thu thuần
Ntscđ = ắắắắắắắắắắ
Tài sản cố định bình quân
Vòng quay tài sản cố định lớn như vậy là rất tốt, nó cho thấy công ty đã đầu tư có hiệu quả vào tài sản cố định.
Xem bảng II.2.23 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số vòng quay tài sản cố định của công ty.
Bảng II.2.23: Các nhân tố ảnh hưởng đến vòng quay tài sản cố định
STT
Chỉ tiêu
Giá trị
1
Ntscđ0 = DTT0 / TSCĐbq0
14.6209
2
Ntscđ(dtt) = DTT1 / TSCĐbq0
11.4169
3
Ntscđ(tscđ) = DTT1 / TSCĐbq1
11.1759
4
D Ntscđ(dtt) = 2 – 1
(3.2040)
5
D Ntscđ(tscđ) = 3 – 2
(0.2410)
6
D Ntscđ = 3 – 1
(3.4450)
Doanh thu thuần giảm 22.3 tỷ đồng VN đã làm cho vòng quay tài sản cố định giảm đi một lượng là 3.204 đv.
Tài sản cố định bình quân tăng thêm 0.15 tỷ đồng mặc dù năm vừa qua, tổng tài sản cố định giảm 0.3 tỷ đồng VN. Điều này đã làm cho vòng quay tài sản cố định giảm đi một lượng là 0.241 đv.
Doanh thu thuần giảm cùng với tàI sản cố định bình quân tăng đã làm cho vòng quay tàI sản cố định giảm một lượng là 3.445 đv.
Cũng cần phải xem lại vì sao vòng quay tài sản cố định lại giảm nhiều như vậy. Ngoài việc chú ý đến doanh thu đã đề cập ở trên, cần chú ý tại sao lượng tài sản cố định bình quân lại tăng trong khi giá trị của có lại giảm.
Vòng quay tài sản lưu động:
79,694,043,219
Ntslđ = ắắắắắắắắ = 0.678478
117,460,015,962
Doanh thu thuần
Ntslđ = ắắắắắắắắắắắ
Tài sản lưu động bình quân
Vòng quay tài sản lưu động hơi nhỏ, trong một năm kinh doanh, số tiền thu về mới hơn có một nửa số vốn lưu động đã bỏ ra. Thực ra, với số vốn lưu động quá lớn như vậy, tỷ lệ tuy nhỏ nhưng giá trị thu về cũng khá lớn. Tuy nhiên lượng thu về lại không bằng năm trước đó. Cần tìm hiểu thêm.
Xem bảng II.2.24 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số vòng quay tài sản lưu động của công ty.
Bảng II.2.24: Các nhân tố ảnh hưởng đến vòng quay tài sản lưu động.
STT
Chỉ tiêu
Giá trị
1
Ntslđ0 = DTT0 / TSLĐbq0
0.9520
2
Ntslđ(dtt) = DTT1 / TSLĐbq0
0.7434
3
Ntslđ(tslđ) = DTT1 / TSLĐbq1
0.6785
4
D Ntslđ(dtt) = 2 – 1
(0.2086)
5
D Ntslđ(tslđ) = 3 – 2
(0.0649)
6
D Ntslđ = 3 – 1
(0.2735)
Tổng doanh thu thần giảm kéo theo vòng quay tài sản lưu động giảm 0.209 đv.
Tài sản lưu động bình quân tăng hơn 10 tỷ đồng càng làm cho tỷ số vòng quay tài sản lưu động giảm đi 0.065 đv.
Doanh thu giản và tài sản lưu động bình quân tăng đã làm cho vòng quay tàI sản lưu động giảm đi 0.274 đv.
Vòng quay tổng tài sản:
79,694,043,219
Ntts = ắắắắắắắắắ = 0.639646
124,590,884,136
Doanh thu thuần
Ntts = ắắắắắắắắắắ
Tổng tài sản bình quân
Vòng quay tổng tài sản như vậy là thấp. Một đồng tài sản bỏ ra chỉ thu về được có 0.64 đồng doanh thu trong một năm sản xuất kinh doanh.
Xem bảng II.2.25 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến hệ số vòng quay tổng tài sản của công ty.
Bảng II.2.25: Các nhân tố ảnh hưởng đến vòng quay tổng tài sản.
STT
Chỉ tiêu
Giá trị
1
Ntts0 = DTT0 / TTSbq0
0.8938
2
Ntts(dtt) = DTT1 / TTSbq0
0.6979
3
Ntts(tts) = DTT1 / TTSbq1
0.6396
4
D Ntts(dtt) = 2 – 1
(0.1959)
5
D Ntts(tts) = 3 – 2
(0.0583)
6
D Ntts = 3 – 1
(0.2542)
Doanh thu thuần giảm đã làm cho hệ số vòng quay tổng tài sản giảm đi 0.196 đv.
Tài sản bình quân tăng thêm hơn 10 tỷ đồng đã làm cho vòng quay tổng tàI sản giảm đi 0.058 đv.
Doanh thu thuần giảm và tàI sản bình quân tăng đã làm cho vòng quay tổng tàI sản giảm đi một lượng là 0.254 đv.
Khả năng quản lý vốn vay:
Chỉ số nợ:
116,843,547,525
Chỉ số nợ =ắắắắắắắắ = 0.907998
128,682,537,878
Tổng nợ
Chỉ số nợ =ắắắắắắ
Tổng tài sản
Chỉ số nợ của công ty là khá cao, chiếm đến 90% tổng tài sản. Nếu công ty quản lý tốt các khoản nợ, sử dụng một cách có hiệu quả các khoản nợ này thì dù chỉ số nợ có cao đến mấy cũng không đáng sợ.
Xem bảng II.2.26 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số nợ của công ty.
Bảng II.2.26: Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số nợ.
STT
Chỉ tiêu
Giá trị
1
Cn0 = TN0 / TTS0
0.9061
2
Cn(tn) = TN1 / TTS0
0.9697
3
Cn(tts) = TN1 / TTS1
0.9080
4
D Cn(tn) = 2 – 1
0.0636
5
D Cn(tts) = 3 – 2
(0.0617)
6
D Cn = 3 – 1
0.0019
Tổng nợ tăng gần 7.7 tỷ đồng VN đã làm cho chỉ số nợ tăng thêm 0.064 đv.
Tổng tài sản tăng thêm 8.2 tỷ đồng đã là giảm chỉ số nợ đi một khoản bằng 0.062 đv.
Tốc độ tăng của các khoản nợ nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản nên chỉ số nợ tăng thêm 0.002 đv.
Tổng tài sản
Khả năng thanh toán tổng quát =ắắắắắắ
Nợ phải trả
Khả năng thanh toán tổng quát: chính là nghịch đảo của chỉ số nợ.
128,682,537,878
Khả năng thanh toán tổng quát =ắắắắắắắắ = 1.101323
116,843,547,525
Khả năng đảm bảo trả nợ của công ty đạt yêu cầu.
Phân tích nhóm các tỷ số về khả năng sinh lời.
Lợi nhuận biên:
2,052,914,313
PM =ắắắắắắắ = 0.025760
79,694,043,219
NI
PM = ắắắắắ
Doanh thu
Lợi nhuận biên của công ty là quá thấp.
Xem bảng II.2.27 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận biên của công ty.
Bảng II.2.27: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận biên.
STT
Chỉ tiêu
Giá trị
1
PM0 = NI0 / DT0
0.0312
2
PM(NI) = NI1 / DT0
0.0201
3
PM(dt) = NI1 / DT1
0.0258
4
D PM(NI) = 2 – 1
(0.0111)
5
D PM(dt) = 3 – 2
0.0056
6
D PM = 3 – 1
(0.0055)
Lợi nhuận sau thuế của công ty giảm hơn 1.1 tỷ đồng, điều này đã làm cho lợi nhuận biên của công ty giảm đi một lượng là 0.011 đv.
Doanh thu thuần của công ty giảm đã làm tăng lợi nhuận biên của công ty lên thêm 0.006 đv.
Tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế giảm nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần. Chính điều này đã làm cho lợi nhuận biên của công ty giảm đi một lượng là 0.005 đv
Sức sinh lợi cơ sở:
2,439,363,388
BEP =ắắắắắắắ = 0.018956
128,682,537,878
EBIT
BEP =ắắắắắ
Tổng tài sản
Sức sinh lợi cơ sở cũng quá thấp.
Xem bảng II.2.28 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến sức sinh lợi cơ sở của công ty.
Bảng II.2.28: Các nhân tố ảnh hưởng đến sức sinh lợi cơ sở.
STT
Chỉ tiêu
Giá trị
1
BEP0 = EBIT0/ TTS0
0.0296
2
BEP(ebit) = EBIT1/ TTS0
0.0202
3
BEP(tts) = EBIT1/ TTS1
0.0190
4
D BEP(ebit) = 2 – 1
(0.0094)
5
D BEP(tts) = 3 – 2
(0.0013)
6
D BEP = 3 – 1
(0.0107)
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) giảm hơn 1.1 tỷ đã làm cho sức sinh lợi cơ sở giảm một lượng là 0.009 đv.
Tổng tài sản tăng thêm 8.2 tỷ đồng đã làm cho sức sinh lợi cơ sở giảm đi một lượng là 0.001 đv.
EBIT giảm và tổng tài sản tăng đã làm cho sức sinh lời cơ sở giảm đi một lượng là 0.011 đv.
Lợi nhuận sau thuế
ROS =ắắắắắắắắ
Doanh thu thuần
Sức sinh lời của doanh thu thuần:
2,052,914,313
ROS =ắắắắắắắ = 0.025760
79,694,043,219
Trong trường hợp này, nó chính là lợi nhuận biên (PM).
Tỷ suất thu hồi tài sản:
2,052,914,313
ROA =ắắắắắắắắ = 0.016477
124,590,884,136
Lợi nhuận sau thuế
ROA =ắắắắắắắắắắ
Tổng tài sản bình quân
Tỷ suất thu hồi tài sản của công ty là quá thấp.
Xem bảng II.2.29 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến ROA của công ty.
Bảng II.2.29: Các nhân tố ảnh hưởng đến ROA.
STT
Chỉ tiêu
Giá trị
1
ROA0 = LNST0/ TTSbq0
0.0279
2
ROA(lnst) = LNST1/ TTSbq0
0.0180
3
ROA(ttsbq) = LNST1/ TTSbq1
0.0165
4
D ROA(lnst) = 2 – 1
(0.0099)
5
D ROA(ttsbq) = 3 – 2
(0.0015)
6
D ROA = 3 – 1
(0.0114)
Lợi nhuận sau thuế giảm 1.1 tỷ đồng đã làm cho ROA giảm đi một lượng là 0.001 đv.
Tổng tài sản bình quân tăng thêm 10.4 tỷ đồng đã làm cho ROA giảm đi một lượng là 0.001 đv.
Lợi nhuận sau thuế giảm và tổng tài sản bình quân tăng đã làm cho ROA giảm đi một lượng là 0.011 đv.
Tỷ suất thu hồi vốn góp:
2,052,914,313
ROE =ắắắắắắắ = 0.177285
11,579,719,456
Lợi nhuận sau thuế
ROE =ắắắắắắắắắắắắắắ
Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ suất thu hồi vốn góp nhỏ.
Xem bảng II.2.30 để biết các nhân tố ảnh hưởng đến ROE của công ty.
Bảng II.2.30: Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE
STT
Chỉ tiêu
Giá trị
1
ROE0 = LNST0/ NVCSHbq0
0.2899
2
ROE (lnst) = LNST1/ NVCSHbq0
0.1866
3
ROE (nvcsh) = LNST1/ NVCSHbq1
0.1782
4
D ROE(lnst) = 2 – 1
(0.1032)
5
D ROE(nvcsh) = 3 – 2
(0.0084)
6
D ROE = 3 – 1
(0.1116)
Lợi nhuận sau thuế giảm 1.1 tỷ đồng đã làm cho ROE giảm đi một lượng là 0.103 đv.
Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân tăng hơn 0.5 tỷ đồng VN đã làm cho ROE giảm đi một lượng là 0.008 đv.
Lợi nhuận sau thuế giảm và nguồn vốn chủ sở hữu bình quân tăng đã làm cho ROE giảm đi một lượng là 0.112 đv.
Tóm lại:
Doanh thu thuần giảm đã kéo theo rất nhiều các chỉ số của công ty giảm theo. Đặc biệt là các chỉ số về khả năng sinh lời (vốn đã rất nhỏ). Cần tìm hiểu tại sao doanh thu thuần lại giảm nhiều như vậy. Liệu có thể trở lại như năm 2004 hoặc cao hơn nữa không. Phải chăng là công ty không tìm được khách hàng hay công ty quá tập trung vào các ngành sản xuất khác. Hay là khách hàng chưa chịu trả tiền vì vấn đề chất lượng công trình. Hay là vì một nguyên nhân nào khác?
Các khả năng thanh toán đều đạt yêu cầu, riêng khả năng thanh toán tức thời quá thấp vì lượng tiền mặt của công ty là quá nhỏ. Nhưng do đặc điểm của ngành xây dựng nên điều này không quá quan trọng đối với công ty.
Các khoản nợ của công ty quá lớn, cần phải kiểm soát một cách có hiệu quả, tránh biến những khoản nợ tốt thành nợ xấu, sẽ gây ra hậu quả khó lường.
Các tỷ suất về cơ cấu tài sản và nguồn vốn như vậy là tạm hợp lý.
Các tỷ suất về khả năng hoạt động đang có vấn đề. Vòng quay của hàng tồn kho biến động rất lớn. Vòng quay tài sản cố định biến động cũng không nhỏ. Sự biến động này bắt nguồn từ doanh thu thuần giảm một cách đáng kể trong năm qua.
Các chỉ số về khả năng sinh lời của công ty là rất thấp. ROA = 0.016 ; ROE = 0.117; ROS = 0.026.
Phần III: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần xây dựng số 7 (VINACONEX No7).
I. Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty.
Những thành tựu:
Những khó khăn:
II. Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính:
2.1 Biện pháp cải thiện công tác quản lý tài chính.
mục đích của việc cải thiện công tác quản lý tài chính:
Những thất bại trong kinh doanh phần lớn đều do hệ thống quản lý tồi hay không có kinh nghiệm kinh doanh. Các công ty thành công trên thế giới đều nhờ đến hệ thống quản lý có hiệu quả của mình. Công tác quản lý diễn ra trong mọi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, từ công tác quản lý hành chính đến các công tác quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý vật tư, quản lý hoạt động sản xuất... trong các công tác quản lý đó, công tác quản lý tài chính là một công tác không thể coi nhẹ.
Quản lý tài chính tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng nó có tác động đến các công tác khác trong doanh nghiệp. Nó cung cấp các số liệu về hoạt động tài chính của công ty cho các bộ phận khác nhau, thể hiện tình hình hoạt động của công ty bằng các con số, chỉ ra những yếu kém cũng như thành công bằng các tỷ số tài chính... Quản lý tài chính tốt sẽ tránh được những thất thoát về tài chính không đáng có, giảm thiểu các rủi ro, tăng cường tính linh động, cung cấp số liệu cho các định hướng trong tương lai.
Công ty cổ phần xây dựng số 7 là một công ty chuyên về xây dựng. Quá trình hoạt động của công ty diễn ra đơn giản. Công ty tham gia đấu thầu hay ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng. Khi đã có hợp đồng, công ty nhận bản vẽ thi công, mặt bằng và tiến hành thi công. Thi công xong, tiến hành nghiệm thu, bàn giao và thanh toán. Hoạt động diễn ra theo kiểu gia công, công ty nhận đơn hàng, tiến hành thi công theo đơn hàng đó. Công ty hoàn toàn không phải lo lắng đến đầu ra cũng như đầu vào. Quá trình hoạt động diễn ra quá đơn giản nên công ty không phải chủ trọng nhiều đến các công tác khác, kể cả công tác quản lý tài chính.
Quản lý tài chính của công ty dựa vào hoá đơn chứng từ. Mỗi hoạt động liên qua đến tiền đều phải có hoá đơn. Ngoài việc tổng hợp số liệu là dùng máy vi tính, các hoạt động tài chính khác đều làm thủ công. Số liệu để có thể dùng được, ban đầu ở dưới dạng văn bản (hoă đơn), sau được số hoá để tổng hợp, sau đó lại chuyển thành văn bản. Nếu số liệu phát sinh từ các công trình, số liệu sẽ phải lặp lại một lần như trên. Như vậy, để có thể dùng được số liệu, tốn rất nhiều chi phí cho công tác chuyển đổi số liệu, in ấn, vận chuyển số liệu.
Thị trường công ty trải rộng trên toàn miền bắc, do vậy, mỗi công trường ở một nơI khác nhau. Số liệu chuyển về sẽ mất rất nhiều chi phí. Mọi số liệu được tập hợp lại, chỉ chuyển về công ty từ 1 đến 2 lần trong một tháng, thậm chí trong một quý. Một số công trình gần nhau, do một đội trưởng thi công quản lý, do vậy cũng chỉ cần một tổ kế toán đảm nhiệm các công trình đó. Số liệu nhiều sẽ dồn vào một thời điểm, gây khó khăn cho công tác quản lý tài chính ở công ty.
Một số kế toán tại các công trình làm việc không được tốt. Những nhân viên này do công trường tuyển chọn nên có một số người có trình độ thấp, khi không làm được việc sẽ gây khó cho công ty.
Biện pháp cải thiện công tác quản lý tài chính:
Hiện tại công ty đang sử dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tàI chính. Máy vi tính giúp cho công ty tập hợp số liệu một cách nhanh chóng và chính xác. Công ty nên lợi dụng điểm này, ứng dụng thêm công nghệ thông tin vào công tác quản lý tài chính. Công ty nên kết nối Internet, tạo một cơ sở dữ liệu chung để các nơI có thể chuyển số liệu về nhanh chóng, giảm thiểu các chi phí vận chuyển, tăng khả năng xử lý thông tin, giảm thời gian xử lý. Các hoá đơn gốc chuyển về sau, mục đích để so sánh, đối chiếu. Như vậy, thông tin sẽ luôn được thông suốt, tránh được tình trạng dồn việc vào cuối năm, sẽ không có các hiện tượng các khoản mục tăng đột biến vào cuối năm.
Công ty không cần phảI đầu tư cho mỗi công trình một đầu nối ADSL bởi vì như vậy là quá tốn kém và rất lãng phí. Khi một công trường hoàn thành, đầu nối này lại phảI bỏ, đến công trình mới lại lắp mới, rất lãng phí. Thậm chí có nơi đường truyền ADSL không tới được.
GiảI pháp hướng tới sử dụng các Modem, kết nối Internet bằng đường đIện thoại, sử dụng mạng VNN1268 để truy cập. Công ty có thể quy định số thời gian truy cập và số lần truy cập của các công trình. Mọi số liệu được kế toán công trình xử lý trước, chuyển vào hòm thư chính ở công ty. Kế toán ở công ty sẽ dùng số liệu này để xử lý. Để đảm bảo tính chính xác, hoá đơn được số hoá chuyển kèm theo.
Đối với những kế toán công trình, nên có một chuẩn chung cho họ. Nếu những nhân viên này làm tốt, nên có chế độ xét tuyển vào công ty, chỉ chuyên làm ở các công trình, tạo đIều kiện làm việc cho họ để họ yên tâm làm việc.
Chi phí thực hiện công tác cải thiện quản lý tài chính:
Giả sử lấy năm 2005 làm ví dụ. Năm 2005 có tất cả là 25 công trình. Giả sử mỗi công trình là hoàn toàn độc lập với nhau. Chi phí đầu tư cho 1 Modem và một máy Scan là 1.6 triệu đồng. Tổng chi phí đầu tư ban đầu sẽ là: 25*1.6 = 40 triệu đồng.
Thời gian lên mạng mỗi lần là 1 giờ. Mọi chi phí cho sử dụng mạng là 100đ/phút. Một tháng lên mạng chuyển số liệu về là 4 lần. Tổng chi phí trong một tháng của 25 công trình sẽ là: 25*4*100*60 = 600,000 đ/tháng.
Nếu vẫn dùng phương pháp cũ, không tính đến tiền in tàI liệu, chỉ tính riêng tiền vận chuyển. Lấy chi phí vận chuyển bình quân từ các nơI về công ty là 50,000đ cho cả đI và về. Một tháng chuyển số liệu 2 lần. Tổng chi phí vận chuyển của các công trình là: 25*2*50,000 = 2.5 triệu đồng.
Như vậy, chi phí tiết kiệm được mỗi tháng do đầu tư mới là 2.5 - 0.6 = 1.9 triệu đồng. Nếu công ty dùng tiền của mình để đầu tư, không tính đến lãI suất thì trong vòng chưa đầy 2 năm, mọi chi phí đều được thanh toán hết.
Nếu 40 triệu đầu tư là tiền vay ngân hàng, lãI suất vay là 10%/năm, vay trong 2 năm. Phương pháp thanh toán là trả đều vốn vay trong 2 năm. Ta có số liệu như trên bảng III.2.1:
Bảng II.2.1: Bảng thanh toán tiền vay ngân hàng
Đơn vị: triệu đồng
Năm
Vốn vay
Trả vốn
Trả lãi
Tổng
1
40
20
4
24
2
20
20
2
22
46
Sau 2 năm, tổng chi phí phảI trả ngân hàng là 46 triệu đồng.
Với số tiền tiết kiệm hàng năm là 1.9 triệu đồng, nếu ta gửi ngân hàng với lãI suất 6%/năm tức là 0.5%/tháng. Ta có tổng số tiền sau 2 năm là:
FVA = 1.9*(PVIFA0.5%,24)
= 1.9 * 25.432 = 48.32 triệu đồng.
Như vậy sau 2 năm, công ty sẽ có một số tiền lãI là 2.32 triệu đồng. Từ năm thứ 3 trở đI, số tiền tiết kiệm được của công ty không phảI trả cho bất kỳ một chi phí nào, lượng tiền hàng năm công ty tiết kiệm được không tính lãI là: 1.9*12 = 22.8 triệu đồng.
Nếu trung bình cứ ba công trình đều do một đội trưởng thi công quản lý, ta chỉ cần 25/3 = 9 bộ Modem và máy Scan. Tổng chi phí là: 9*1.6 = 14.4 triệu đồng, làm tròn 15 triệu đồng. Lãi suất ngân hàng là 10%/năm, vay trong 1 năm. Cuối năm phải trả là 16.5 triệu đồng. Tiền tiết kiệm hàng tháng là 1.9 triệu đồng, không tính lãi tiền gửi, cuối năm có 1.9*12 = 22.8 triệu đồng.
Nếu công ty không mua Modem mà yêu cầu gửi theo đường Internet công cộng, chi phí tiết kiệm còn cao hơn nữa.
Đánh giá hiệu quả cải thiện công tác quản lý:
Nếu tính theo cách trên (25 máy, không có lãi suất ngân hàng), tổng chi phí năm đầu sẽ tăng thêm 17.2 triệu đồng, đến năm thứ hai, công ty có lãi là 2.6 triệu đồng, đến năm thứ ba trở đi, mỗi năm lãi thêm 22.8 triệu đồng.
Chi phí cho đầu tư chưa đủ để xếp thiết bị vào tài sản cố định, nó chỉ là tài sản lưu động của công ty. Thời gian đầu tư tuy có dài hơn 1 năm nhưng vào thời gian sau, nó tiết kiệm cho công ty một khoảng tiền. Tuy số tiền này không lớn nhưng nhờ đầu tư mà công việc quản lý tài chính của công ty tiến hành trôi chảy hơn, sẽ không còn tình trạng dồn việc vào cuối năm, nhân viên sẽ không mất thời gian đi lại, có thể làm việc khác, không tốn chi phí lắp đặt, khi thay đổi địa điểm, không phải tốn nhiều chi phí di dời, dễ dàng, thuận tiện sử dụng...
2.2 Biện pháp thu hồi nợ và thanh toán nợ.
Mục đích của biện pháp thu hồi nợ và thanh toán nợ.
Các khoản nợ phải trả là các khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng của doanh nghiệp khác. Các khoản này doanh nghiệp bắt buộc phải trả dù doanh nghiệp có bị phá sản hay không (thanh toán nợ). Có hai khoản nợ chính là nợ dài hạn (thường là nợ ngân hàng) và nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn một phần là nợ ngân hàng để hoạt động, một phần là nợ tiền mua nguyên vật liệu. Hai khoản nợ này thường rất lớn đối với các công ty. Nợ càng nhiều thì lãi phải trả càng lớn. Nếu doanh thu của công ty không thể trả được nợ thì công ty càng ngày càng lâm vào nợ nần và có thể dẫn đến phá sản. Một khoản nợ tốt là một khoản nợ có thể trả được trong tương lai.
Doanh nghiệp nợ doanh nghiệp khác thì cũng có doanh nghiệp khác nợ lại doanh nghiệp. Các khoản doanh nghiệp khác nợ là các khoản phải thu. Các khoản phải thu càng lớn thì doanh nghiệp càng bị chiếm dụng nhiều vốn, sự an toàn càng giảm vì nguy cơ không thu hồi được nợ càng cao.
Tại công ty cổ phần xây dựng số 7, hàng năm, các khoản phải thu và các khoản phải trả chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng số tài sản của công ty. Tuy nhiên, may mắn lớn cho công ty là các khoản này có tính chất tạm thời. Nếu ta chỉ căn cứ vào các báo cáo tài chính thì ta chỉ biết hai khoản này quá lớn. Nhưng sau một thời gian tìm hiểu, nhận thấy hai khoản này tăng dần trong năm, có những thời điểm thay đổi lớn do có công trình hoàn thành và được thanh toán trong năm. Đến cuối năm là thời điểm các công trình cùng được hoàn thành, nhưng chưa được thanh toán. Tuy nhiên, đến đầu năm sau là thời điểm thanh toán các khoản nợ, các khoản phải thu đều được trả, do vậy khoản phải thu giảm nhanh chóng, tiền trong ngân hàng tăng. Có tiền, công ty tiến hành trả nợ, các khoản nợ giảm nhanh, tiền trong ngân hàng cũng giảm theo.
Biện pháp tiến hành.
Để giảm nợ, biện pháp tốt nhất là không vay nợ. Nhưng nếu không vay thì không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh vì vốn của công ty không đủ thực hiện hết các công trình.
Để có thể thu hồi được nợ, công ty phải tiến hành các biện pháp sao cho chủ đầu tư nhanh chóng trả nợ. Biện pháp thường được tiến hành như chiết khấu thanh toán. Tuy nhiên biện pháp này không có hiệu quả đối với công ty bởi vì công ty chuyên xây dựng, doanh thu được tính theo một hệ số đã được bộ xây dựng quy định, nếu thực hiện chiết khấu sẽ làm giảm doanh thu. Công ty chỉ có thể tiến hành biện pháp ngoại giao, tức là tăng cường tiếp xúc với chủ đầu tư, yêu cầu chủ đầu tư thanh toán đúng hạn. Trong xây dựng, đại diện chủ đầu tư và giám đốc công ty thường có mối quan hệ quen biết, và việc thanh toán công trình thường là có lợi cho cả hai bên. Do vậy, ít khi gặp trường hợp công trình không thanh toán cho công ty.
Đối với những khoản phải trả (nợ ngắn hạn), nợ ngân hàng là khoản nợ công ty bắt buộc thanh toán đầu tiên nếu muốn tiếp tục vay để hoạt động. Vào cuối năm, khi công ty thu được nợ là tiến hành thanh toán cho ngân hàng. Mặt khác, nợ ngân hàng là khoản nợ có lãi, nếu công ty chậm trả nợ sẽ làm cho khoản nợ tăng thêm, sẽ làm giảm doanh thu của mình.
Đối với nợ nguyên vật liệu, việc thanh toán có dễ dàng hơn. Các công ty cung cấp nguyên vật liệu thường có mối quan hệ quen biết với giám đốc thì mới được cung cấp nguyên vật liệu. Các công ty cung cấp nguyên vật liệu thường cho công ty nợ tiền đến khi được thanh toán, thậm chí cho nợ không tính lãi. ĐIều này là một thuận lợi của công ty. Công ty cần duy trì thuận lợi này, không nên để nợ quá lâu mới trả. Thực ra hiện tại công ty không cần phải giảm các khoản nợ phải trả này bởi vì công ty vẫn có khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Chi phí thực hiện.
Do phương pháp thu hồi nợ là ngoại giao, nhờ mối quen biết của giám đốc để tiến hành thu hồi nợ nên chi phí thực hiện không có. Người đi thu nợ là nhân viên nhưng đã có sự chỉ đạo từ giám đốc hai bên nên không có khó khăn trong việc thanh toán. Việc thanh toán có thể diễn ra trong vài ngày, hoặc vài lần đi lại do kế toán trưởng bên đầu tư đi vắng. cuối cùng việc thanh toán vẫn diễn ra tốt đẹp.
Chi phí cho việc đòi nợ đã được hoạch toán vào chi phí công tác, công việc đòi nợ cũng đă diễn ra trong mọi năm, hầu như không có khó khăn trong việc thu hồi nợ cho công ty.
Đánh giá hiệu quả.
Hiệu quả của việc thu hồi nợ có sự can thiệp của giám đốc rất cao. Các khoản nợ có sự can thiệp của giám đốc đều được thu hồi, tất nhiên vẫn có ngoại lệ vì nhiều lý do.
Nếu không có sự can thiệp của giám đốc, bên đầu tư có thể gây khó dễ trong quá trình đòi nợ như không chịu gặp để thanh toán, không chịu thanh toán... Tuy nhiên, giám đốc không thể can thiệp vào mọi khoản nợ của công ty, giám đốc còn có việc của mình, việc thu nợ là việc của nhân viện. Chỉ có khoản nợ nào cần đến sự can thiệp của giám đốc thì giám đốc mới làm.
2.3 Biện pháp giảm tồn đọng hàng tồn kho.
Mục đích của biện pháp giảm hàng tồn kho.
Hàng tồn kho là nguyên nhân gây ra giảm doanh thu của công ty. Đồng thời cùng làm giảm đI tính linh hoạt trong việc sử dụng đồng vốn do bị đọng vốn. Hàng tồn kho có thể làm tăng chi phí của công ty do các khoản vay ngắn hạn ngân hàng không được thanh toán kịp thời. Việc giảm hàng tồn không xuống mức thấp giúp cho công ty tránh được các rủi ro trên.
Nguyên nhân phát sinh hàng tồn kho là do bên chủ đầu tư chưa chấp nhận thanh toán công trình. Công trình có thể đã được nghiệm thu nhưng chưa được bàn giao. Lý do của việc chưa được bàn giao có thể do công trình không hoàn thành đúng tiến độ, công trình phát sinh các khoản mục ngoài ý muốn, công trình thi công không đúng như thiết kế và bên chủ đầu tư không chấp nhận.
Tại công ty, hàng tồn kho là các công trình chưa được nghiệm thu vào thời đIểm đánh giá. Hàng tồn kho nhiều đồng nghĩa với việc có nhiều công trình chưa được nghiệm thu, cũng tức là không có doanh thu từ các công trình đó. Việc công ty bỏ cả năm trời để xây dựng, bỏ rất nhiều chi phí vào công trình đó nhưng đến cuối năm không được thanh toán, nó không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu của công ty mà còn ảnh hưởng đến các khoản nợ của công ty. Công ty hoạt động bằng cách vay ngắn hạn của ngân hàng, mỗi năm phải chịu một lức lãi xuất nhất định. Vào thời điểm cuối năm, công ty thu được tiền sẽ trả nợ ngân hàng. Do công trình không được nghiệm thu, công ty không thu được tiền để trả nợ ngân hàng, khoản nợ này sẽ được tính thêm lãi suất do trả không đúng hẹn. Nó sẽ làm giảm doanh thu của công ty trong tương lai.
Tuy các công trình không phảI chịu chi phí bảo quản, nhưng càng nhiều hàng tồn kho thì công ty càng không có vốn để tiếp tục hoạt động của mình, đồng thời chịu thêm một mức lãi ngân hàng không đáng có, tốt nhất là công ty không nên có hàng tồn kho.
Biện pháp thực hiện.
Hàng tồn kho có tính chất tạm thời, việc tăng hàng tồn kho vào cuối năm chưa chắc đã gây nguy hại cho công ty. Tuy nhiên tránh được vẫn tốt hơn.
Để tiến hành giảm hàng tồn kho, biện pháp thứ nhất là phải thi công xong công trình trước tiến độ hợp đồng. Đảm bảo thời gian nghiệm thu và bàn giao trước thời đIểm đánh giá. Dù cho chủ đầu tư chưa thanh toán ngay nhưng nếu chấp nhận bàn giao thì công trình vẫn được tính doanh thu. Biện pháp này chỉ có thể thực hiện được khi công tác tổ chức của công ty được chú trọng hơn. Hiện tại, các công trình đều do đội trưởng thi công đảm trách, tiến độ thực hiện do đội trưởng quyết định, do vậy không có sự phối hợp giữa các đội trưởng với nhau. Mà không có sự phối hợp sẽ dẫn đến một số công trình hoàn thành, công nhân không có việc làm trong khi công trình khác, công nhân làm không hết việc.
Biện pháp thứ hai là công ty cần xắp xếp thời gian thích hợp cho các công trình, tránh tình trạng lúc làm không hết việc, lúc chẳng có việc để làm. Các công trình trong năm không đồng thời cùng tiến hành một lúc. Có công trình trước, có công trình sau. Việc công ty đảm bảo có việc xuốt cả năm bằng cách dãn thời gian thi công đã dẫn đến tình trạng dồn việc vào cuối năm. Dẫn đến không kịp tiến độ thi công, làm tăng hàng tồn kho.
Chi phi thực hiện.
Chi phí thực hiện biện pháp cải tổ lại bộ máy tổ chức của công ty rất khó tính. Nếu chỉ đơn giản là thống nhất lại đường lối hoạt động giữa các đội trưởng thi công thì không có chi phí, chỉ cần một vài cuộc họp thảo luận, thống nhất ý kiến là xong. Tuy nhiên, giữa các đội trưởng không hẳn là không có mâu thuẫn, nếu để các đội trưởng tự xắp xếp thì kết quả vẫn như cũ bởi vì chưa chắc có ai muốn giúp người khác. Còn nếu công ty tiến hành quản lý, sẽ gặp rất nhiều khó khăn, công ty lại phải mở rộng cơ cấu, lập dự toán, mà cuối cùng chưa chắc có đội trưởng nào chấp nhận. Bởi vì hiện tại, đội trưởng công trình tự quyết định mọi việc, khi có một người khác can thiệp vào hoạt động của mình, chưa chắc có đội trưởng nào chấp nhận.
Chi phí thực hiện biện pháp thứ hai cũng không có, công ty chỉ cần truyền đạt ý kiến đến các đội trưởng công trường để họ tự xắp xếp, tiến hành nhanh các công trường hiện có, không cần quan tâm đến vấn đề có công trình hay không trong tháng tới.
Đánh giá hiệu quả.
Hiệu quả của việc thực hiện biện pháp thứ nhất khá tốt nếu các đội trưởng thi công đồng lòng. Nó có thể giảm hàng tồn kho xuống mức thấp nhấp là 0. Việc thống nhấp lại phương pháp hoạt động sẽ làm tăng cường tính chặt chẽ trong công tác quản lý cũng như hoạt động. Tuy nhiên, để có thể làm được đIều này, công ty phải cải tổ lại toàn bộ bộ máy của công ty. Điều này khó có thể xảy ra.
Biện pháp thứ hai cũng sẽ gặp khó khăn, công ty đã giao toàn quyền cho đội trưởng thi công, đội trưởng thi công quyết định công việc của công trình. Thời gian thi công do đội trưởng quyết định. Nếu có nhiều công trình, đội trưởng thi công có thể từ chối thực hiện với lý do không đủ người để làm. Nếu có ít công trình, đội trưởng hoạt động cầm chừng để công ty thấy vẫn đang hoạt động. Nay nếu công ty can thiệp vào quyết định của đội trưởng thi công, nếu có vấn đề xảy ra, đội trưởng thi công lấy lý do công ty quyết định nên không chịu trách nhiệm. Công ty sợ trách nhiệm nên không giảm thay đổi.
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0148.doc