LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng một nền kinh tế tri thức và xu hướng gắn với nền kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới , đòi hỏi các
39 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Thiết bị vật tư ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách, tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường.
Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một vấn đề được quan tâm hàng đầu và có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đói với doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, hoạt động tài chính doanh nghiệp liê quan và ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Nhu cầu vốn và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng lớn.Do vậy việc lựa chọn và sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn và sử dụng vốn như thế nào ảnh hưởng rất lớn đến tình hình và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thêm nữa các thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp là cơ sở quan trọng của người lãnh đạo và các nhà quản lý doanh nghiệp để kiểm soát và chỉ đạo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phân tích tình hình tài chính trong nghiệp vụ quản lý tài chính nói riêng và hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh ghiệp nói chung, sau quá trình đi sâu tìm hiểu thực tế hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần thiết bị Vật tư Ngân hàng, em đã chọn đề tài.
“Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Thiết bị Vật tư Ngân hàng”
Nội dung của luận văn gồm ba phần chính:
Chương 1: Một số vấn đề chung về phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích thực trạng tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần thiết vị Vật tư Ngân hàng.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Thiết bị Vật tư Ngân hàng.
CHƯƠNG 1MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP
1.1 Quản lý tài chính doanh nghiệp và vai trò của tài chính doanh nghiệp.
1.1.1. Khái quát về quản lý tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là tài chính của các tổ chức sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân và là một khâu tài chính cơ sở trong hệ thống tài chính. Vì tại đây diễn ra quá trình tạo lập và chu chuyển vốn gắn liền với qua trình sản xuất, đầu tư, tiêu thụ và phân phối.
Tài chính cũng không phải là tiền tệ, và cũng không phải là quỹ tiền tệ. Nhưng thực chất tiền tệ và quỹ tiền tệ chỉ là hình thức biểu hiện bên ngoài của tài chính, còn bên trong nó là những quan hệ kinh tế đa dạng.
Do vậy toàn bộ các quan hệ kinh tế được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong doanh nghiệp thể hiện nội dung của tài chính doanh nghiệp. Nó bao gồm các quan hệ tài chính sau:
- Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: đó là những quan hệ về phân phối, điều hoà cơ cấu thành phần vốn kinh doanh, phân phối thu nhập giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp; các quan hệ về thanh toán hợp đồng lao động giữa chủ doanh nghiệp và công nhân viên chức.Các mối quan hệ này đều thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở doanh nghiệp như: vốn cố định, vốn lưu động, quỹ tiền lương, quỹ khấu hao, quỹ dự trữ tài chính... nhằm phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
-Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước : doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước như nộp các khoản thuế, lệ phí... ngân sách Nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp quốc doanh .
-Quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức tài chính trung gian :hiện nay các tổ chức tài chính trung gian ở nước ta mới chỉ hiện rõ nét bằng hoạt động của các ngân hàng thương mại và của công ty bảo hiểm. Nhưng để có một nền kinh tế thị trường phát triển tất yếu phải có sự thiết lập các hình thức phong phú, đa dạng trong lĩnh vực môi giới về vốn. Nhằm biến những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ở các hộ gia đình, các doanh nghiệp và các tổ chức khác thành những nguồn vốn dành để đầu tư cho kinh tế.
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhau : mối quan hệ này phát sinh trong quá trình thanh toán các sản phẩm và dịch vụ, trong việc góp vốn liên doanh, vốn cổ phần và chia lợi nhuận do vốn liên doanh cổ phần mang lại.Cùng với sự phát triển của các yếu tố cấu thành trong nền kinh tế thị trường, các mối quan hệ về kinh tế giữa các doanh nghiệp có xu thế ngày càng tăng lên. Các hoạt động đó đan xen vào nhau và tự điều chỉnh theo các quan hệ cung cầu về vốn tiền tệ và khả năng thu hút lợi nhuận.
- Quan hệ giữa các doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế nước ngoài phát sinh trong quá trình vay, cho vay, trả nợ và đầu tư với giữa doanh nghiệp với các tổ chức kinh tế trên thế giới. Nền kinh tế thị trường gắn liền với chính sách mở cửa, các hoạt động giữa các doanh nghiệp trong nước và các tổ chức kinh tế nước ngoài ngày càng có xu thế hoà nhập lẫn nhau, hợp tác với nhau để phát huy hết khả năng và thế mạnh của mình trong việc khai thác các nguồn vốn đưa vào sản xuất kinh doanh để có chi phí ít nhất với hiệu quả kinh tế cao nhất.
1.1.2.Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Có thể nói sự thành công trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp có đóng góp rất lớn của công tác qunả lý tài chính. Quản lý tài chính doanh nghiệp có 3 vai trò quan trọng sau:
Huy động vốn đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường nay sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn cũng như dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên cũng như đầu tư phát triển. Quản lý tài chính doanh nghiệp là xác định đúng đắn các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Từ đó lựa chọn các phương pháp và hình thức thích hợp để huy động vốn từ các nguồn vốn khác nhau để đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
Sử dụng vốn tiêt kiệm và hiệu quả.Hiệu quả hhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc tổ chức sử dụng vốn. Vai trò của tài chính doanh nghiệp là đánh giá lựa chọn dự án đầu tư trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án .Việc huy động kịp thừi các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chớp được các cơ hoọi kinh doanh. Mặt khác, việc huy động tối đa số vốn hiện có của doanh nghiệp vào hoạt động kinh doanh có thể tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng thời giảm bớt được nhu cầu vay vốn, từ đó giảm được khoản tiền trả lãi vay. Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp, việc sử dụng các hình thức thưởng, phạt vật chất một cách hợp lý góp phần quan trọng thúc đẩy cán bộ nhân viên gắn bó với doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động, cải tiến sản xuất kinh doanh qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Quản lý tài chính là công cụ quan trọng để kiểm soát, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với quá trình vận động của các dòng tiền bao gồm các luồng tiền đi và đến doanh nghiệp. Thông qua việc quản lý tình hình tài chính , nhà quản lý có thể đánh giá và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp để phát hiện kịp thời các vướng mắc, tồn tại trong kinh doanh từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn.
Từ những điều nói trên, ta thấy công tác quane lý tài chính có một vai trò rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Muốn quản lý tốt tài chính thì phải bắt đầu từ việc phân tích tài chính.
1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp và sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp.
1.2.1. Khái niệm
Phân tích tài chính là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính đồng thời đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ xảy ra trên cơ sở đó kiến nghị những biện pháp để tận dụng triệt để những điểm mạnh, khắc phuc những điểm yếu.
Hay nói cách khác, phân tích tài chính doanh nghiệp là làm sao cho các con số trên báo cáo tài chính “ biết nói” để người sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phương pháp hành động của những người quản lý doanh nghiệp đó.
1.2.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nhiệp:
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nhiệp và có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Do đó tất cả hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm đói với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì thế cần phải thường xuyên đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó công tác phân tích hoạt động kinh tế giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa sau :
Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của xí nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giúp doanh nghiệp củng cố tốt hơn hoạt động tài chính của mình.
Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như : đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn...
Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp
Trong điều kiện hiện nay, phân tích tài chính không còn bị giới hạn ở các dữ liệu tài chính mà có thêm các dữ liệu kinh tế và thị trường chứng khoán. Do đó số đối tác quan tâm và sử dụng các báo cáo tài chính cũng như thông tin từ kết quả phân tích tài chính doanh nghiệp cũng ngày càng mở rộng và tăng lên. Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp đối với mỗi đối tượng cũng khác nhau.
Đối với các chủ doanh nghiệp : việc phân tích tài chính cung cấp thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn, khả năng sinh lời , khả năng thanh toán, rủi ro tài chính... Từ đó sẽ là cơ sở để các chủ doanh nghiệp lựa chọn, cân nhắc đưa ra quyết định về quản lý trong tương lai như quyết định về đầu tư, về tài trợ, về phân bổ vốn và sử dụng vốn, về tình hình công nợ, về cơ cấu sản xuất, mở rộng thị trường, liên doanh liên kết...
Đối với cơ quan quản lý của nhà nước, cơ quan thuế : cung cấp thông tin về tình hình phân bổ và sử dụng vốn, tình hình đầu tư, khả năng tạo vốn, khả năng sinh lời, tình hình bảo toàn vốn... Đồng thời cung cấp cho cơ quan thuế kết quả hoạt động kinh doanh, việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất, thuế tài nguyên...
Đối với các nhà cho vay, các chủ nợ của doanh nghiệp, các cổ đông hiện tại và cổ đông tương lai : hiện nay vốn vay và nợ pahỉ trả chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn của doanh nghiệp. Do đó các đối tượng này rất quan tâm đến kết quả hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời , khả năng thanh toán, khả năng trả lãi vay, hiệu quả sử dụng vốn, thu nhập của cổ phiếu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ đong...
Đối với cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp : họ là những người trực tiếp tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nên quyền lợi của họ luôn gắn liền với kết quả hoạt đọng kinh doanh. Họ cần những thông tin về kết quả hoạt đọng kinh doanh, khả năng sinh lời, tình hình đầu tư, khả năng thanh toán ( đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh)...
Đối với các đối thủ cạnh tranh : trong điều kiện của kinh tế thị trường, đặc biệt là xu hướng toàn cầu hoá thì sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Những thông tin liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp khác như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tình hình đầu tư, tình hình tạo vốn... luôn được quan tâm hàng đầu.
Từ những vấn đề đó có thể thấy có rất nhiều đối tượng quan tâm đến báo cáo tìa chính và thông tin rút ra từ việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Những thông tin đó là cơ sở quan trọng để họ sử dụng trong việc đưa ra quyết định liên quan tới mục đích của mình.
1.2.3. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính có thể được hiểu như quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro tiềm ẩn trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của nhiều đối tượng quan tâm đến những khía cạnh khác nhau về tài chính của doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích của mình.
1.2.3.1. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp:
Phân tích tình hình tài chính nhằm mục tiêu:
-Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính doanh nghiệp.
-Định hướng các quyết định của ban giám đốc như : quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần...
-Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, phần ngân sách tiền mặt...
-Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý.
1.2.4.2 Đối với các đơn vị chủ sở hữu
Họ cũng quan tâm đến lợi nhuận và khả năng trả nợ, sự an toàn của tiền vốn bỏ ra, thông qua phân tích tình hình tài chính giúp họ đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh, khả năng điều hành hoạt đọng của nhà quản trị để quyết định sử dụng hoặc bãi miễn nhà quản trị, cũng như việc phân phối kết quả kinh doanh.
1.2.4.3 Đối với các chủ nợ( Ngân hàng,cácnhà cho vay,nhà cung cấp)
Mối quan tâm của họ hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Do đó họ cần chú ý đến tình hình và khả năng thanh toán của đơn vị cũng như quan tâm đến lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không khi quyết định cho vay, bná chịu sản phẩm cho đơn vị.
1.2.4.4. Đối với nhà đầu tư trong tương lai.
Điêù mà họ quan tâm đầu tiên, đó là sự an toàn của lượng vốn đầu tư, kế đó là mức độ sinh lãi, thời gian hoàn vốn. Vì vậy họ cần những thông tin về tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng của daonh nghiệp. Do đó họ thường phân tích báo cáo tài chính của đơn vị qua các thời kỳ, đẻ quyết định đầu tư vào đơn vị hay không, đầu tư dưới hình thức nào và đầu tư vào lĩnh vực nào.
1.3. Phân tích hệ số tài chính của doanh nghiệp
Một trong những phương pháp phân tích thường trực sử dụng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp là phân tích các hệ số tài chính. Thông qua việc phân tích các hệ số tài chính cho phép đánh giá tổng quan tình hình tài chính của một doanh nghiệp.
1.3.1. Hệ số khả năng thanh toán.
Chỉ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắng hạn của một công ty khi đến hạn phải trả. Nó phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm.
1.3.1.1 Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Chỉ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của một công ty khi đến hạn trả. Nó phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mượn thêm.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =
Tổng tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Tổng tài sản lưu động bao hàm cả khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Số nợ ngắn hạn những khoản nợ phải trả trong khoảng thời gian dưới 12 tháng bao gồm : các khoản vay ngắn hạn, phải trả cho người bán , thuế và các khoản phải nộp Nhà nước , phải trả người lao động, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản phải thu khác.
1.3.1.2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là một chỉ tiêu đánh giá khá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp, được xác định bằng tài sản lưu đọng trừ đi hàng tồn kho và chia cho số nợ ngắn hạn. ở đây hàng tồn kho loại trừ ra, bởi lẽ, trong tài sản lưu động, hàng tồn kho được coi là loại tài sản hông có tính thanh khỏan cao. Hệ số này được xác định bằng công thức sau :
Hệ số khả năng thanh toán nhanh =
Tổng tài sản lưu động – Hàng tồn kho
Số nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ ngắn hạn
1.3.1.3 Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền
Ngoài hai hệ số khả năng thanh toán hiện hành và hệ số khả năng thanh toán nhanh, để đánh giá cao hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp còn có thể sử dụng chỉ tiêu hệ số vốn bằng tiền hay còn có thể gọi là hệ số thanh toán tức thời.
Hệ số vốn bằng tiền =
Tiền+ Các khoản tương đương tiền
Số nợ ngắn hạn
Ở đây, tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển. Các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán.
1.3.2 Hệ số hoạt động kinh doanh
1.3.2.1. Số vòng quay hàng tồn kho
Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức sau :
Số hàng tồn kho bình quân có thể tính bằng cách lấy số dư đầu kỳ cộng với số dư cuối kỳ và chia đôi.
1.3.2.2. Kỳ thu tiền trung bình
Kỳ thu tiền trung bình là một hệ số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh đọ dài thời gian thu tiền bán hàng của một doanh nghiệp, nó phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của một doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền. Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính sách tiêu thụ và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi kỳ thu tiền trung bình quá dài so với các doanh nghiệp trong ngành thì phải chú ý xem xét, vì dễ gần đến tình trạng nợ khó đòi.Kỳ thu tiền trung bình có thể xác định theo công thức sau :
Kỳ thu tiền trung bình
(ngày)=
Số dư bình quân các khoản phải thu
Doanh thu thuần bình quân 1 ngày trong kỳ
1.3.2.3. Số vòng quay vốn lưu động
Đây là một rong hai chỉ tiêu cho phép đánh giá tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp cao hay thấp
Số vòng vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân trong kỳ
Số vòng quay vốn lưu đọng là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng công tác sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh. Số vòng quay vốn lưu động càng lớn hoặc số ngày của một vòng quay càng nhỏ sẽ góp phần tiết kiệm tương đối vốn cho snả xuất.
1.3.2.4. Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Đây là chỉ tiêu cho phép đánh giá mức độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp trong kỳ :
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Doanh thu thuần trong kỳ
Vốn cố định bình quân trong kỳ
1.3.2.5. Vòng quay toàn bộ vốn
Chỉ tiêu này phản ánh khái quát hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn hiện có của doanh nghiệp và được xác định bằng công thức sau
Vòng quay toàn bộ vốn
trong kỳ =
Doanh thu thuần trong kỳ
Số vốn kinh doanh bình quân sử dụng
trong kỳ
1.3.3. Hệ số khả năng sinh lời.
1.3.3.1. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp . Nó thể hiện, khi thực hiện 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ, doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu lợi nhuận ròng
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu =
Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
1.3.3.2. Hệ số khả năng sinh lời vốn kinh doanh
Hệ số này phản ánh khả năng sinh lời của đồng vốn kinh doanh không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh.
Hệ số khả năng sinh lời của vốn kinh doanh =
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Vốn kinh doanh bình quân.
1.3.3.3 .Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay.
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh=
Lợi nhuận trước thuế trong kỳ
Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ
1.3.3.4. Tỷ suất lợi nhuận ròng vốn kinh doanh
Phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng
Tỷ suất LN ròng của vốn kinh doanh(ROA)=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn kinh doanh bình quân trong kỳ
1.3.3.5. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
Đây là một chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Hệ số này đo lường mức lợi nhuận thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu(ROE)=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ
1.3.4. Hệ số kết cấu tài chính doanh nghiệp
1.3.4.1 Hệ số nợ
Hệ số phản ánh mức độ sử dụng vốn vay của doanh nghiệp, đồng thời nó còn cho biết mức độ rủi ro tài chính mà doanh nghiệp đang phải đối diện cũng như mức độ đòn bẩy tài chính mà doanh nghiệp đang được hưởng.
Hệ số nợ=
Tổng số nợ của doanh nghiệp
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
Tổng số nợ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ số nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
Tổng nguồn vốn bao gồm toàn bộ các nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng.
1.3.4.2 Hệ số nợ dài hạn
Hệ số này phản ánh tỷ lệ nợ dài hạn trong tổng nguồn vốn dài hạn hay nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp
Hệ số nợ dài hạn=
Số nợ dài hạn
Tổng nguồn vốn thường xuyên
Nợ dài hạn là các khoản nợ mà thời gian phải trả nợ trên 12 tháng ( nếu chia chi tiết gồm nợ trung hạn và dài hạn) bao gồm các khoản vay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, nợ vay qua phát hành trái phiếu và các khoản nợ dài hạn khác. Tổng nguồn vốn thường xuyên bao gồm vốn chủ sở hữu và số nợ quá hạn.
1.3.4.3 Hệ số thanh toán lãi vay
Đây cũng là một hệ số cần xem xét khi phân tích kết cấu tài chính của doanh nghiệp. Hệ số này cho biết khả năng thanh toán tiền lãi vay của doanh nghiệp và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ.
Lãi tiền vay là khoản chi phí sử dụng vốn vay mà doanh nghiệp có nghĩa vụ trả đúng hạn cho các chủ nợ. Một doanh nghiệp vay nợ nhiều nhưng kinh doanh không tốt, mức sinh lời của đồng vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó có thể đảmbảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn. Hệ số thanh toán lãi vay được xác định theo công thức sau :
Hệ số thanh toán lãi vay =
Lợi nhuận trước lãi tiền vay và thuế
Số tiền vay phải trả trong kỳ
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VẬT TƯ NGÂN HÀNG
2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Thiết bị Vật tư Ngân hàng.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty Vật tư Ngân hàng là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 192/QĐ- NH ngày 29/2/1986 do thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký, quý II năm 1987 chính thức đi vào hoạt động .Từ khi Nhà nước có Nghị định 388/ MĐG về việc thành lập lại doanh nghiệp theo quyết đinh số 04/QĐ-NH15 ngày 20/01/1993 cuat Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, doanh nghiệp được đổi tên từ “ Công ty vật tư ngân hàng” thành “Công ty cung ứng dịch vụ và kỹ thuật Ngân hàng” tên giao dịch quôc tế “Banking materials company”. Được vay vốn cac ngân hàng trong và ngoài nước theo pháp luật hiện hành.
Căn cứ Quyết định số 495/QĐ-NHNN ngày 27/04/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc cổ phần hoá Công ty Vật tư Ngân hàng, doanh nghiệp được chuyển thành Công ty cổ phần theo hình thức bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại công ty theo khoản 2 điều 3 Nghị định 64/202/NĐ-CP ngày 19/06/2002 của Thủ tướng Chính Phủ.
Ngày 22/11/2004 Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 64/2002/NĐ-CP phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển Công ty Vật tư Ngân hàng thuộc Ngân hàng sang Công ty Cổ phần Thiết bị Vật tư Ngân hàng .Ngày 01/07/2005 Công ty chính thức hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần với 51% vốn Nhà nước.
Tên công ty : Cổ phần thiết bị vật tư Ngân hàng.
Tên giao dịch quốc tế : Banking Equipment Material Company.
Tên viết tắt : BEMC
Mã số thuế : 0100151475
Trụ sở : 69 Lạc Trung – Hai Bà Trưng – Hà Nội
Tel : 0438211828 Fax : 0438213601
Vốn điều lệ: 10.800.000.000 đ
Trong đó : Vốn cổ đông nhà nước 51 %( 5.508.000.000 đ).
Vốn cổ đông trong và ngoài Công ty 49% (4.968.000.000).
Hiện nay công ty được xếp là doanh nghiệp hạng II, công ty đang phấn đấu không ngừng để duy trì thế mạnh sẵn có và phát triển, đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ Nhà nước giao.
2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty
Theo nội dung bản Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty Cổ phần Thiết bị Vật tư Ngân hàng( 7/2005) doanh nghiệp có nhiệm vụ chủ yếu :
- In và cung ứng dịch vụ các loại ấn chỉ nghiệp vụ ngành Ngân hàng, mẫu biểu, các loại ấn phẩm và bao bì khác.
- Sản xuất các loại sản phẩm về giấy vi tính, giấy telex…
- Nghiên cứu ứng dụng, thiết kế, sản xuất, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì các loại máy móc thiết bị thuộc ngành Ngân hàng và Kho bạc:
+ Các loại máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ cho kiểm đếm, bảo quản, lưu thông tiền tệ.
+ Các loại cửa kho tiền, chống cháy, thoát hiểm, các loại két bạc.
+ Các hệ thống : bảng điện tử, xếp hàng tự động, chống đột nhập, camera quan sát, phòng cháy, báo cháy tự động.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị vật tư hàng hóa chuyên dùng thuộc ngành Ngân hàng (các loại máy đếm, kiểm tra, đóng bó, phân loại và ATM…)
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu máy móc thiết bị vật tư hàng hóa chuyên dùng: xe chuyên dùng trở tiền, xe cứu hỏa, xe cẩu tự hành, xe ép rác, xe nâng hàng, xe đẩy hàng và các phương tiện vận chuyển khác.
+ Kinh doanh các loại vật tư máy móc thiết bị ngành in, điện lực, cơ khí , xây dựng, giao thông vận tải, hàng không và các ngành kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
- Dịch vụ mua bán, ký gửi và làm đại lý bán hàng cho các hãng có uy tín trong nước và ngoài nước.
- Tổ chức và cung ứng dịch vụ hội nghị hội thảo, hội chợ triển lãm.
- Chuyển giao công nghệ và cho thuê kho tàng nhà xưởng cửa hàng, văn phòng.
- Kinh doanh các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2.2. Tổ chức bộ máy của Công ty
Để đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ phù hợp với điều kiện quản lý chỉ đạo điều hành sau khi cổ phần hóa, cơ cấu bộ máy tổ chức củ Công ty như sau.
Ban kiểm soát
Đại hội đồng cổ đông
Ban giám đốc
Kế hoạch sản xuất in & giấy
Phòng kinh doanh tiếp thị bán hàng
Phòng kinh doanh đối ngoại
Phòng hành chính và nhân sự
Phòng tài chính kế toán
Chi nhánh TP HCM
Hội đồng quản trị
(Nguồn : Công ty Cổ phần Thiết bị Vật tư Ngân hàng)
2.2.1 Đại hội đồng cổ đông.
Là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định các vấn đề hệ trọng của công ty. Muốn tham gia Đại hội đồng cổ đông thành lập, cổ đông đang làm việc tại công ty phải sở hữu tối thiểu 200 cổ phần hoặc đại biểu cổ đông đại diện cho 200 cổ phần trở lên. Đối với cổ đông không làm việc tại công ty phải sở hữu ít nhất số cổ phần là 400 cổ phần.
Đại hội đồng cổ đông có nhiệm vụ bầu, bãi nhiễm , miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát. Quyết định tổng số cổ phần được chào bán, quyết định mức cổ tức hàng năm. Quyết định tổ chức lại hoặc sửa đổi , bổ sung Điều lệ công ty, quyết định tăng giảm vốn điều lệ. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của công ty.
2.2.2. Hội đồng quản trị.
Gồm 5 người là cơ quan quản lý công ty có quyền nhân danh công ty quyết định các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ quyền lợi của công ty.
Hội đồng quản trị có nhiệm vụ sau : thực hiện Điều lệ của công ty và các Quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Nghiên cứu ,đánh giá tình hình kết quả hoạt động và các đóng góp vào việc xây dựng phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ.Thực hiện Nghị quyết ,quy định và Điều lệ của công ty.Một trong các thành viên của Hội đồng Quản trị có thể kiêm Tổng Giám đốc.
2.2.3. Ban kiểm soát.
Ban kiểm soát có 3 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn.
Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động kinh doanh, kiểm tra sổ sách, kế toán tài sản, báo cáo quyết toán năm tài chính của công ty. Trình Đại hội đồng cổ đông thường niên báo cáo thẩm tra bảng tổng kết năm tài chính. Báo cáo Đại hội đồng cổ đông những sự kiện tài chính bất thường, những khuyết điểm trong quản lý tài chính của Hội đồng Quản trị và Tổng Giám đốc với các ý kiến độc lập của mình.
2.2.4. Ban giám đốc.
Bao gồm Giám đốc và các Phó giám đốc. Quyết định các vấn đề nhiệm vụ của từng đơn vị phòng ban.
2.2.5. Các phòng ban nghiệp vụ
Trên cơ sở phân công nhiệm vụ của Giám đốc cho từng phòng, các phòng ban nghiệp vụ thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho các Phó giám đốc phụ trách theo khối quy định, phối hợp cùng các đơn vị sản xuất để giải quyết công việc theo chức năng quản lý.
2.3 .Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
2.3.1 Sơ đồ tổ chức của bộ máy kế toán
Giám đốc tài chính kế toán
Phó giám đốc tài chính kế toán
Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tạm ứng các khoản
Kế toán công nợ, xây dựng cơ bản
Kế toán hàng hóa chi tiết, kho hàng
Kế toán bán hàng, các khoản thanh toán với NH
Kế toán thống kê, kế hoạch tổng hợp
(Nguồn : Phòng tài chính kế toán)
2.3.2 Chức năng nhiệm vụ của bộ máy kế toán.
- Giám đốc tài chính kế toán : xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế toán tiền lương, kế toán tài chính. Làm tham mưu cho Tổng giám đốc trong việc chỉ đạo các kế hoạch trên. Quản lý chặt chẽ vốn nhằm nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh. Hàng năm tiếp các đoàn thanh tra kiểm taosn nhà nước. Tổng hợp và nộp các loại báo cáo tháng, quý , năm cho các cơ quan chuyên quản.
- Phó giám đốc tài chính kế toán : giúp giám đốc điều hành một số mảng nhất định khi được phân công ( VD : quản lý hàng hóa tiền mặt, quản lý chi tiêu). Lập các báo cáo thống kê hàng tháng, quý, năm. Kiểm soát công nợ , kiểm soát xây dựng cơ bản...
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi, tạm ứng các khoản : cập nhật các khoản thu chi về tiền mặt, tiền gửi, tiền tạm ứng. Đôn đốc thanh toán các khoản công nợ với khách hàng hoặc các các nhân trong công ty tạm ứng.
- Kế toán quản lý hàng hóa : quản lý chi tiết các mặt hàng tồn kho, kiểm tra việc nhập hàng và xuất hàng. Quản lý giá mua bán hàng hóa , không để tồn kho cao, kiểm soát giá cả và chất lượng hàng hóa.
- Kế toán bán hàng và các khoản thanh toán với NH : tính giá thành sản phẩm, tính thuế ( đầu ra , đầu vào ), thanh toán các khoản công nợ với khách hàng để đôn đốc thu tiền bán hàng và thanh toán các khoản công nợ.
- Kế toán thống kê : hàng tháng lập các báo cáo thống kê._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26136.doc