lời nói đầu
Trong nền kinh tế thị trường với xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập thì sự cạnh tranh của mỗi công ty mỗi doanh nghiệp để tự khẳng định vị trí của mình là hết sức khó khăn.
Mỗi doanh nghiệp đều cần có những nguồn lực nhất định.Tài chính là một nguồn lực không thể thiếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Song để nguồn lực đó trở thành vũ khí sắc bén - thế mạnh riêng có của doanh nghiệp mình thì không phải là đơn giản. Phân tích tài chính là một trong những yếu tố cơ bản không thể thiếu
74 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình tài chính ở Công ty kinh doanh & chế biến than Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của quản trị tài chính. Thực hiện tốt công tác trên sẽ giúp các nhà quản trị có được lợi thế trong cạnh tranh.Qua phân tích tài chính giúp ta có được những thông tin hữu hiệu cho hoạt động quản trị ; Giúp cho nhà quản trị thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ; Giúp các nhà đầu tư có những thông tin cơ sở cho cho các quyết định đầu tư của mình... Phân tích tài chính có một vai trò hết sức quan trọng trong việc hoạch định các chiến lược phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Chính vì thấy được tầm quan trọng đó nên tôi quyết định lựa chọn đề tài trên.
Thông qua việc hệ thống hoá lí luận và phát triển các lí luận áp dụng vào thực tiễn công tác phân tích tài chính ở công ty kinh doanh và chế biến than Hà nội. Tôi hy vọng sẽ có được một số những khuyến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác phân tích tài chính ở công ty.
Trong phạm vi chuyên đề: Phân tích tình hình tài chính ở công ty kinh doanh và chế biến than Hà nội. Qua các số liệu thu thập được từ các báo cáo tài chính: Bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh của các năm từ 1996 đến năm 2000.
Bằng các phương pháp tổng hợp và phân tích; so sánh; toán kinh tế chuyên đề được bố cục như sau:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo chuyên đề được kết cấu thành 3 phần:
Phần I: Phân tích tình hình tài chính là một nội dung quan trọng để quản trị tốt công tác tài chính trong các doanh nghiệp.
Phần II: Phân tích tình hình tài chính ở công ty kinh doanh và chế biến than Hà nội.
Phần III: Một số khuyến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả phân tích tài chính ở công ty kinh doanh và chế biến than Hà nội.
Do trình độ , kinh nghiệm còn hạn chế, thời gian thực tập tại công ty kinh doanh và chế biến than Hà nội có hạn, nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu xót. Rất mong được sự góp ý của thầy cô và mọi người.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
phần I
Phân tích tài chính một nội dung quan trọng để quản trị tốt công tác tài chính trong các doanh nghiệp
I. Thực chất và nội dung phân tích tài chính trong doanh nghiệp
1. ý nghĩa, mục đích của phân tích tài chính
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó gắn với các dòng luân chuyển tiền tệ phát sinh trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể hiểu quản trị hoạt động tài chính doanh nghiệp là tổng hợp các hoạt động xác định và tạo ra các nguồn vốn tiền tệ cần thiết đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành liên tục với hiệu quả kinh tế cao.
Hoạt động tài chính có ý nghĩa rất quan trọng. Một trong những công cụ để thực hiện tốt công tác quản trị hoạt động tài chính doanh nghiệp.
Phân tích tài chính là tổng thể những phương pháp cho phép đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại giúp cho việc ra quyết định quản trị và đánh gía doanh nghiệp một cách chính xác.
ý nghĩa của phân tích tài chính là: Thông qua phân tích tài chính nhằm cung cấp các thông tin hữu hiệu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, giúp họ có thể đánh giá các hoạt động kinh doanh, khả năng sinh lời, cũng như khả năng thanh toán trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
Nó giúp cho các nhà đầu tư sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư, có những quyết định đầu tư đúng thông qua các thông tin thu được qua phân tích tài chính; Giúp cho nhà đầu tư cũng như những người sử dụng khác trong việc đánh giá số tiền, thời gian, tính không chắc chắn của khoản thu tiền mặt dự kiến cổ tức hoặc tiền lãi của khoản đầu tư . Vì dòng tiền của doanh nghiệp liên quan mật thiết với dòng tiền của họ.
Là cơ sở cho việc dự báo tài chính. Đồng thời là công cụ cho việc kiểm soát hoạt động tài chính của doanh nghiệp.Giúp cho nhà quản trị có những cơ sở dể lựa chọn phương án tối ưu và đánh giá được thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp. Đây chính là mục tiêu quan trọng của phân tích tài chính.
2. Một số nội dung phân tích tài chính
2.1. Phân tích vốn và nguồn vốn
Thông qua việc phân tích cơ cấu giữa vốn và nguồn vốn, giúp cho ta có được những thông tin cần thiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu.
2.2. Phân tích khả năng thanh toán
Nhằm cung cấp các thông tin về khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh
Thông qua các số liệu thu thập được từ hoạt động sản xuất kinh doanh bằng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết ta có thể phản ánh một cách chính xác kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.4. Phân tích tổng hợp tình hìn tài chính
Qua công tác phân tích để làm nổi bật khả năng đứng vững trong cạnh tranh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán , khả năng tăng trưởng, khả năng đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài, khả năng chống đỡ trước tình trạng khó khăn kéo dài và kết luận chung về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
3. Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Khi phân tích hoạt động tài chính ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, tuỳ theo điều kiện, nhu cầu đòi hỏi một hoặc hai hay kết hợp nhiều các phương pháp cùng một lúc. Các phương pháp phân tích bao gồm
3.1. Phương pháp chi tiết:
Là phương pháp khi phân tích dựa trên các số liệu cụ thể chi tiết theo bộ phận cấu thành theo thời gian và theo địa điểm sau đó so sánh giữa chúngvới nhau và mức độ ảnh hưởng đến tổng thể đến kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
3.2. Phương pháp so sánh
Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích. Phương pháp này cho thấy các biến động các trong khoản mục trên các báo cáo tài chính rõ ràng hơn, khi số lượng của các khoản mục đó trong các kỳ liên tiếp nhau được sắp xếp trên các cột kế tiếp nhau trong cùng một báo cáo. Để áp dụng phương pháp này cần phải thống nhất các chỉ tiêu như: nội dung, phương pháp, thời gian, đơn vị tính toán. Và tuỳ theo mục đích phân tích để xác định kỳ gốc so sánh. Gốc so sánh có thể chọn gốc thời gian: Kỳ kế hoạch, kỳ trước, cùng kỳ năm trước... hoặc không gian: So sánh với đơn vị khác cùng ngành, thị trường khác của đơn vị... Kỳ được lựa chọn làm gốc so sánh gọi là kỳ gốc, còn kỳ phân tích là kỳ phân tích. Các trị số của chỉ tiêu là trị số của kỳ tương ứng.
Khi so sánh người ta thường tiến hành so sánh:
- So sánh bằng số tuyệt đối: Cho ta biết được khối lượng , quy mô vượt( +) hay hụt( - ) của các chỉ tiêu kỳ phân tích với kỳ gốc.
- So sánh bằng số tương đối: Phản ánh kết cấu mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ của các chỉ tiêu kinh tế. Trong phân tích thường sử dụng các loại số tương đối sau:
+ Số tương đối phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch
+ Số tương đối kế hoạch
+ Số tương đối động thái
+ Số tương đối hiệu suất
- So sánh số bình quân: Để phản ánh người ta tính ra số bình quân bằng cách san bằng mọi chênh lệch về trị số của mọi chỉ tiêu. Phương pháp này cho thấy doanh nghiệp đang ở vị trí nào của nghành.
3.3. Phương pháp loại trừ:
Khi phân tích xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố người ta sẽ loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác.
Phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích dưới hai dạng:
-Thay thế liên hoàn: Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố. Từ giá trị kỳ gốc sang giá trị kỳ phân tích sau đó các trị số của các chỉ tiêu với nhau.
Đặc điểm và điều kiện của thay thế liên hoàn
+Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng và xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu phân tích phải tuân theo thứ tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng.
+Thay thế giá trị của từng nhân tố ảnh hưởng, có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần. Giá trị của nhân tố đã thay thế sẽ giữ nguyên giá trị kỳ phân tích cho đến lần thay thế cuối cùng.
+Tổng hợp ảnh của các nhân tố và so sánh với số biến động của chỉ tiêu.
-Số chênh lệch: Điều kiện áp dụng giống phương pháp thay thế liên hoàn chỉ khác nhau ở chỗ để xác định mức độ ảnh hưỏng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so sánh với kỳ gốc của nhân tố đó.
3.4. Phương pháp liên hệ
Trong sản xuất kinh doanh mọi kết quả kinh doanh đều có mối liên hệ mật thiết với nhau giữa các mặt, các bộ phận... Để lượng hoá mối liên hệ đó ta thường sử dụng các phương pháp liên hệ:
- Liên hệ cân đối: là liên hệ giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh, giữa tổng số vốn và tống số nguồn vốn, giữa nguồn thu huy động và tình hình sử dụng các quỹ... Dựa vào nguyên tắc này có thể xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố có quan hệ tổng số bằng liên hệ cân đối.
- Liên hệ trực tuyến: là mối liên hệ giã các chỉ tiêu phân tích theo một hướng.
Ví dụ : Lợi nhuận có mối liên hệ cùng chiều với lượng hàng bán ra.
Liên hệ phi tuyến là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ liên hệ không xác định được tỷ lệ và và chiều hướng luôn biến đổi.
3.5.Phương pháp hồi quy, tương quan
Đây là phương pháp của toán học được vận dụng trong phân tích kinh doanh để biểu hiện và đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp tương quan: là sự quan sát quan sát giữa một tiêu thức là kết quả với một hoặc nhiều tiêu thức nguyên nhân.
Phương pháp hồi quy: Là phương pháp xác định độ biến thiên của tiêu thức kết quả theo sự biến thiên của tiêu thức nguyên nhân.
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính
Để thực hiện công tác phân tích tài chính chúng ta phải tiến hành qua các bước: Thu thập , xử lí thông tin, dự đoán và ra quyết định. Vì vậy có rất nhiều nhân tố tác động sau đây là một số nhân tố chủ yếu
1. Những nhân tố phát sinh từ bên trong
1.1. Nguồn nhân lực
Đây là một nhân tố không thể thiếu. Vì nó tác động trực tiếp tới công tác này. Muốn hoạt động phân tích tài chính trở thành công cụ hữu hiệu cho công tác quản trị doanh nghiệp, thì cần có một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực trình độ, đảm nhiệm công việc này.
Bởi họ mới chính là lực lượng chủ yếu để quyết định công việc sẽ diễn ra như thế nào.
Họ có thể làm giảm bớt các các phức tạp trong công tác quản trị như thời gian, tiền của...
Ngược lại nếu ta không chú trọng nhiều tới nhân tố này nó sẽ thành một hàng rào cản trở lớn cho công tác quản trị.
1.2. Trang thiết bị kỹ thuật công nghệ
Ngày nay khoa học phát triển ngày càng mạnh và được ứng dụng vào mọi mặt của đời sống xã hội, và nó góp phần không nhỏ vào những thành tựu kinh tế.
ứng dụng khoa học và kỹ thuật vào công tác phân tích tài chính là rất cần thiết bởi:
Những trang thiết bị kỹ thuật sẽ giúp cho công tác quản lí cũng như thực hiện điều hành trở nên đơn giản, nhẹ nhàng, khoa học, có độ chính xác cao, tốn ít nhân lực...
Việc trang bị các thiết bị khoa học vào công tác phân tích tài chính sẽ giúp cho các cán bộ có thể cập nhật được những thông tin tài chính một cách nhanh chóng và chính xác, giảm bớt các khối lượng công việc bằng lao động thủ công, rút ngắn thời gian, làm tăng năng suất lao động...Chính vì vậy nó trở thành nhân tố ảnh hưởng lớn tới công tác phân tích tài chính ở doanh nghiệp.
1.3. Bộ máy quản trị:
Đây là một nhân tố có ảnh hưởng rất quan trọng tới công tác phân tích tài chính: Nó có thể thúc đẩy sự tồn tại, phát triển của công tác này và giúp phân tích tài chính trở thành một công cụ đắc lực của quản trị tài chính vì :
Người lãnh đạo có thấu hiểu được tầm quan trọng, và hiểu rõ được công tác trên sẽ có sự đầu tư đúng cho công tác này.
2. Những nhân tố phát sinh từ bên ngoài
Môi trường kinh doanh là một trong những nhân tố tác động rất nhiều tới công tác phân tích tài chính. Phân tích tài chính mục đích là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính cho các đối tác có liên quan. Nếu môi trường kinh doanh ổn định sẽ trở thành một nhân tố thuận lợi cho việc thực hiện công tác này. Ngược lại sự bất ổn định của môi trường kinh doanh sẽ tạo sự khó khăn cho công tác kinh doanh và gián tiếp ảnh hưởng tới phân tích tài chính. Mặt khác công tác phân tích tài chính còn là sự dự báo trước về khả năng tài chính cũng như từ phân tích tài chính có thể thấy rõ được điểm mạnh, hay yếu của doanh nghiệp trước những sự biến động của môi trường kinh doanh. Kinh doanh luôn phải gắn với môi trường của mình, việc thu thập các thông tin từ môi trường sẽ trở nên rất hữu ích cho công tác trên.
III. Phương pháp đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
1. Các tài liệu đánh giá tình hình tài chính
1.1. Bảng cân đối tài chính bảng cân đối tài chính:
Là báo cáo tài chính được lập vào một thời điểm nhất định theo cách phân loại vốn và nguồn hình thành vốn được cấu tạo dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán.
- Kết cấu của bảng cân đối tài chính
+ Bên trái là tài sản có: Tức giá trị toàn bộ tài sản hiện có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lí và sử dụng của doanh nghiệp có thể tập hợp thành:
.Vốn cố định (tài sản cố định- TSCĐ).
.Vốn lưu động (tài sản lưu động- TSLĐ)
.Vốn thanh toán( tài sản thanh toán- TSTT)
+ Bên phải là tài sản nợ: Là giá trị các nguồn hình thành nên các loại tài sản của doanh nghiệp có thể tập hợp thành:
. Nguồn vốn chủ sở hữu( Vốn của doanh nghiệp có)
. Nguồn vốn vay: Vay dài hạn, Vay ngắn hạn.
Giá trị bên có, nợ của bảng cân đối bàng nhau đúng theo số liệu đầu kỳ và cuối kỳ
1.2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh:
Là bản báo cáo thu, chi trong một thời kỳ tương ứng nó thể hiện tập hợp các khoản thu chi và kết quả kinh doanh, Đây là một thông tin mà các nhà bỏ vốn rất quan tâm vì nó phản ánh sinh động toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuỳ theo hệ thống kế toán mà cấu tạo bảng báo cáo kinh doanh có thể khác nhau, nhưng nhìn chung là báo cáo về sự chênh lệch giữa doanh thu tiêu thụ và các khoản chi phí, các khoản thuế và các khoản lợi nhuận dòng và phần tái tích luỹ gồm:
- Doanh thu tiêu thụ
- Giá vốn hàng bán
- Chi phí chung
- Lợi nhuận khác
- Lợi nhuận trước thuế
- Lợi nhuận sau thuế
- Các quỹ phân phối (cả quỹ dự phòng)
- Lợi nhuận tái tích luỹ.
Ngoài ra để có thể đánh giá so sánh tình hình tài chính của doanh nghiệp; Người ta có thể dụng các chỉ tiêu tài chính của ngành như chỉ tiêu trung bình chỉ tiêu cao nhất mà doanh nghiệp trong nghành đang dẫn đầu.
2. Các phương pháp phân tích
2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối tài chính
Khi đánh giá ta xem xét phần tài sản và phần nguồn vốn.
Dựa vào các chỉ tiêu phản ánh trong phần tài sản của bảng cân đối kế toán nhà quản trị khái quát quy mô vốn và cơ cấu vốn, quan hệ giữa năng lực sản xuất với trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Phần nguồn vốn:
+ Xét về mặt kinh tế: Các chỉ tiêu thuộc phần nguồn vốn trong bảng cân đối tài chính thể hiện các nguồn hình thành tài sản mà doanh nghiệp hiện có.
+ Xét về mặt pháp lí: Đây là các chỉ tiêu thể hiện trách nhiệm pháp lí về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với đối tượng cấp vốn cho doanh nghiệp (Nhà nước, cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng...)
Căn cứ vào các chỉ tiêu phản ánh trong nguồn vốn của bảng cân đối nhà quản trị có thể biết được kết quả của từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn hiện có. Nó cũng phản ánh thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua tỉ lệ cơ cấu vốn giữa vốn chủ và công nợ.
Bảng cân đối tài chính là tài liệu quan trọng đối với việc nhiên cứu đánh giá khái quát tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp.
2.2. Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Việc đánh giá này cho ta biết khái quát kết quả thu chi trong doanh nghiệp cho ta biết được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một kỳ kế toán nhất định.
2.3. Phân tích theo chiều ngang và phân tích theo chiều dọc
Phân tích theo chiều ngang và chiều dọc là hai công cụ trong đánh giá khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối tài chính, và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
- Phân tích theo chiều ngang (chênh lệch đầu năm, cuối năm, đầu kỳ, cuối kỳ): Nhằm phản ánh sự biến động tăng giảm của từng chỉ tiêu trong bảng cân đối tài chính cũng như báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa các kỳ so sánh.
Phân tích theo chiều ngang cho ta biết sự biến động của các khoản mục nhưng chưa cung cấp cho ta mối quan hệ giữa các khoản mục trong tổng tài sản hay tổng nguồn vốn hoặc chưa cho ta biết mối quan hệ giữa các chỉ tiêu với doanh thu thuần. Để thấy được mối quan hệ này cần tiến hành phân tích theo chiều dọc.
Phân tích theo chiều dọc: Là tất cả các khoản mục hoặc chỉ tiêu đều được so sánh với tổng tài sản hoặc doanh thu thuần để xác định tỉ lệ kết cấu của từng khoản mục, chỉ tiêu trong tổng số. Qua đó có thể đánh giá được sự biến động so với quy mô chung, giữa cuối kỳ so với đầu kỳ. Cách phân tích này không những áp dụng trong trường hợp so sánh giữa hai kỳ, mà còn áp dụng trong trường hợp so sánh giữa nhiều kỳ khác nhau, hoặc giữa các doanh nghiệp khác nhau.
3. Phân tích các chỉ số tài chính
Việc đánh giá hoạt độngkinh doanh của một doanh nghiệp người ta sử dụng các chỉ số tài chính, các chỉ số này được thiết kế để chỉ mối quan hệ giữa các bộ phận, khoản mục cấu thành trong bảng cân đối tài chính và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc tính các chỉ tiêu này cho ta biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm nhất định.
So sánh các chỉ số này với các doanh nghiệp khác trong nghành thường cho chúng ta những con số thống kê đầy ý nghĩa, giúp các nhà quản trị đánh giá được điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp mình.
3.1. Các chỉ số về khả năng thanh toán
Các chỉ số về khả năng thanh toán phản ánh các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh chóng ở mức giá hợp lí và vị trí linh hoạt của doanh nghiệp là khả năng của doanh nghiệp đáp úng được trách nhiệm hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả trong vòng một năm.
Các chỉ số về khả năng thanh toán chỉ ra mối quan hệ giữa tiền mặt và các tài sản lưu động khác của doanh nghiệp với các khoản nợ ngắn hạn.
a. Tỷ xuất thanh toán hiện hành
Nó chỉ ra phạm vi các khoản nợ ngắn hạn được đảm bảo chi trả bằng các tài sản lưu động. căn cứ để đánh giá là chỉ tiêu trung bình của ngành, mỗi một ngành đều có một chỉ số thanh toán hiện hành nhưng nhìn trung chỉ số này bằng một thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán, hay tình hình tài chính bình thường- khả quan.
Tài sản lưu động
Tỷ xuất thanh toán hiện hành= -------------------------
Tổng nợ ngắn hạn
b. Tỷ xuất thanh toán nhanh
Tỷ xuất thanh toán nhanh là tỷ số giữa các khoản mục của tài có hiện hành có thể chuyển nhanh thành tiền mặt với tài sản nợ hiện hành. Các khoản mụcnày là tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và phiếu nợ phải thu. Trên thực tế chỉ số này > 0.5 thì tình hình thanh toán là tương đối khả quan, nếu chỉ số này < 0.5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong trong việc thanh toán. Tuy nhiên tỷ xuất này quá cao lại phản ánh tình hình không tốt vì vốn bằng tiền nhiều vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử vốn.
Tài sản lưu động - Hàng tồn kho
Tỷ xuất thanh toán nhanh= ---------------------------------------
Tổng nợ ngắn hạn
c. Tỷ xuất thanh toán của vốn lưu động
Chỉ số này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động. Thực tế cho thấy nếu chỉ số này > 0.5 hoặc < 0.1 đều không tốt thì sẽ gây ứ đọng vốn hoặc thiếu tiền để thanh toán.
Tổng số vốn bằng tiền
Tỷ xuất thanh toán của VLĐ = ----------------------------
Tổng tài sản lưu động
3.2. Các chỉ số về năng lực hoạt động
Các chỉ số về năng lực hoạt động đánh gia chu kỳ kinh doanh và hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.
a. Các chỉ số về hàng dự trữ:
- Số vòng luân chuyển hàng dự trữ: nhu cầu luân chuyển vốn của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi độ dài thời gian hàng hoá ở trong kho. Điều này có thể tính được bằng cách tính số vòng luân chuyển hàng dự trữ là số lần mà hàng hoá tồn trong kho trung bình được bán trong kỳ kế toán.
Chỉ số cao thường được đánh giá là tốt. Nếu đứng góc độ vốn luân chuyển doanh nghiệp cao, thường đòi hỏi vốn đầu tư thấp hơn cho hàng tồn kho so với doanh nghiệp khác có cùng mức doanh thu nhưng có chỉ số thấp. Mặt khác số vòng luân chuyển hàng tồn kho rất cao thì việc duy trì mức tồn kho thấp có thể khiến cho mức tồn kho đó không đủ đáp ứng các hợp đồng ngay của kỳ sau và điều này có thể không tốt đến hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp.
Giá vốn hàng bán
Số vòng luân chuyển hàng dự trữ= -------------------------------
Giá vốn bình quân hàng tồn kho
- Số ngày dự trữ hàng hoá ( số ngày của một vòng quay kho hàng):
365 ngày
Số ngày dự trữ hàng hoá = ---------------------------------
Hàng tồn kho bình quân
b. Các chỉ số về tài sản lưu động (TSLĐ) tài sản cố định (TSCĐ )
- Sức sản xuất của vốn lưu động: Chỉ số này cho ta biết một đồng vốn lưu động làm ra được mấy đồng doanh thu.
Tổng doanh thu thuần
Sức sản xuất của vốn lưu động= ----------------------------
Vốn lưu động bình quân
- Sức sinh lợi của vốn lưu động: Chỉ số này cho ta biết một đồng vốn lưu động làm ra được mấy đồng lợi nhuận thuần hay lãi.
Lợi nhuận thuần( lãi gộp)
Sức sinh của vốn lưu động = -------------------------------
Vốn lưu động bình quân
- Số vòng quay của vốn lưu động: Cho ta biết tài sản lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại.
Tổng doanh thu thuần
Số vòng quay của vốn lưu động = -----------------------------
Vốn lưu động bình quân
- Sức sản xuất của vốn cố định: Chỉ số này cho biết một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại mấy đồng doanh thu thuần.
Tổng doanh thu thuần
Sức sản xuất của TSCĐ = -----------------------------------
Nguyên giá bình quân TSCĐ
- Sức sinh lợi của tài sản cố định: Cho biết một đồng tà sản cố định làm ra mấy đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận thuần
Sức sinh lợi của TSCĐ = ----------------------------------
Nguyên giá bình quân TSCĐ
- Suất hao phí của tài sản cố định: Chỉ số này cho biết để đạt được một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định.
Nguyên giá TSCĐ
Suất hao phí của TSCĐ = ------------------------
Doanh thu thuần
- Tỷ suất đầu tư: Là tỉ số giữa tài sản cố định trên tổng tài sản, tỷ số này luôn nhỏ hơn một.
Tài sản cố định
Tỷ xuất đầu tư = ----------------------
Tổng tài sản
- Tỷ suất tự tài trợ: Cho biết vốn tự có của doanh nghiệp dùng để trang bị cho tài sản cố định là bao nhiêu. Doanh nghiệp có tỷ xuất này lớn hơn một là doanh nghiệp có tài chính mạnh.
Vốn chủ sở hữu
tỷ suất tài trợ = ------------------------
Tài sản cố định
- Hệ số quay vòng của tài sản: Chỉ số này cho biết hiệu quả của tài sản đầu tư. Thể hiện qua doanh thu thuần của tài sản đầu tư.
c. Các chỉ số về các khoản thu
Doanh thu thuần
Số vòng quay các khoản phải thu = -----------------------------------
Các khoản phải thu bình quân
- Số vòng quay các khoản phải thu: Đánh giá tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu của doanh nghiệp thành tiền mặt. Nếu các khoản phải thu được thu hồi nhanh thì hệ số quay vòng các khoản phải thu sẽ cao. Nói chung thì điều này tốt vì nó có nghĩa là công ty không phải đầu tư nhiều vốn vào các khoản phải thu. Tuy nhiên hệ số quay vòng các khoản phải thu quá cao, điều này có nghĩa là phương thức tín dụng quá hạn chế thì sẽ ảnh hưởng không tích cực đến khối lưong tiêu thụ.
365 ngày
Kỳ thu tiền = ---------------------------------------
Số vòng quay các khoản thu
- Kỳ thu tiền (Số ngày của doanh thu chưa thu): Phản ánh số ngày thu tiền của một vòng quay các khoản phải thu.
d. Các chỉ số về nguyên vật liệu
- Tỷ suất luân chuyển nguyên liệu(NL): Chỉ số này cho ta biết số lần nguyên vật liệu dự trữ bình quân được sử dụng trong kỳ.
Chi phí cho NL đã sử dụng
Tỷ suất luân chuyển NL = -------------------------------------
Lượng NL dự trữ bình quân
- Số vòng luân chuyển nguyên liệu đưa vào quá trình sản xuất:
Chi phí cho hàng hoá đã sản xuất
Số vòng luân chuyển NL = ------------------------------------
NL dự trữ bình quân
Các khoản phải trả
Phải trả cho mua hàng = -----------------------
Hàng mua
Hàng mua
Hàng phải mua trung bình trên ngày = ------------------
Số ngày
Các khoản phải trả
Khoản phải trả cho hàng mua theo ngày = ----------------------------
Lượng hàng mua TB trên ngày
Tổng số nợ phải trả
Tỷ lệ các khoản phải trả trên các khoản phải thu = ----------------------
Tổng các khoản phải thu
e. Các chỉ tiêu về các khoản phải trả: Phản ánh các khoản phải trả trong kỳ
Nếu chỉ số này càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng nhiều và ngược lại.
f. Các chỉ số về marketing
Người ta dưa ra một lạot các chỉ số để xem xét
Doanh thu bán hàng
= -----------------------------------
Số lượng nhu cầu khách hàng
Chỉ số trên phản ánh sự đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp với khách hàng
Chi phí hành trình
= --------------------------
Số ngày hành trình
Cho biết các chi phí cần thiết cho việc luân chuyển
Chi phí bán hàng
= --------------------------
Doanh thu bán hàng
Phản ánh chi phí cần đáp ứng cho bán hàng
Doanh thu bán hàng
= ------------------------------
Số phiếu bán hàng
Cho biết hiệu xuất của bán hàng
Số nhu cầu
= --------------------
Số ngày bán hàng
3.3. Các chỉ số về khả năng sinh lợi
Các chỉ số về khả năng sinh lợi phản ánh khả năng tìm kiếm thu nhập cho doanh nghiệp nó luôn được các nhà quản trị, các nhà đầu tư, chủ nợ... quan tâm theo dõi. Chúng là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh, cũng như để so sánh hiệu quả sử dụng vốn và mức lãi của các doanh nghiệp cùng loại. Thu nhập là thước đo quan trọng nhất và duy nhất trong việc đánh giá khả năng sinh lợi.
Các chỉ số về số dư lợi nhuận bán hàng
Phản ánh mỗi đồng doanh thu đem lại bao nhiêu lợi nhuận
Lãi gộp
Lợi nhuận tế biên gộp = ---------------------------------
Doanh thu tiêu thụ thuần
Cho biết một đồng doanh thu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp.
Lãi từ hoạt động
Lợi tế biên hoạt động = -------------------------------------
Doanh thu tiêu thụ thuần
Cho biết doanh nghiệp đã duy trì chi phí hoặc đã cải thiện được giá bán so với chi phí .
Lãi ròng
Lợi nhuận tế biên ròng = ---------------------------------
Doanh thu tiêu thụ thuần
Cho biết một đồng doanh thu làm ra bao nhiêu thu nhập
Các chỉ số về hoàn vốn đầu tư
- Hoàn vốn tổng tài sản: Cho biết khả năng thực hiện chức năng của ban quản lí, điều hành doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp để làm ra lợi nhuận
Lãi ròng
Hoàn vốn tổng tài sản = -----------------------------
Bình quân tổng tài sản
- Hoàn vốn cổ phần: Phản ánh sự thất bại hay thành công trong kinh doanh của doanh nghiệp trong việc tối đa hoá việc hoàn vốn cho các cổ đông trên cơ sở vốn đầu tư của họ tại doanh nghiệp
Lãi ròng
Hoàn vốn cổ phần = ---------------------------------
Bình quân vốn cổ phần
- Hoàn vốn đầu tư chung(ROI): Đây là thước đo tổng quát khả năng thực hiện chức năng tài chính của doanh nghiệp
Lợi nhuận dòng Lợi nhuận dòng DT tiêu thụ thuần
ROI = ------------------ = ----------------------- x --------------------
Toàn bộ vốn DT tiêu thụ thuần Tổng số vốn
Hoàn vốn đầu tư ROI có thể đạt được bằng cách:
+ Cải thiện năng lực hoạy động( tăng số dư hoạt động)
+ Cải thiện hiệu quả hoạt động (tăng vòng quay của vốn)
+ Kết hợp năng lực và hiệu quả
3.4. Các chỉ số về mức tăng trưởng
a. Doanh số tiêu thụ: là số phần trăm tăng trưởng hằng năm của doanh thu.
b. Thu nhập: là số phần trăm tăng trưởng hàng năm về lợi nhuận ròng.
c. Lợi nhuận cổ phần: Là số phần trăm tăng trưởng hàng năm về lợi nhuận cổ phần.
Giá cổ phần trên thị trường
e. Chỉ số giá trên thị trường = ------------------------------------
Lợi nhuận cổ phần
d. Tiền lãi cổ phần: Số phần răm tăng trưởng hàng năm của tiền lãi cổ phần
Những doanh nghiệp làm ăn tốt chỉ số này sẽ cao
Cổ tức cổ phiếu
f. Chỉ số cổ tức = --------------------------
Số cổ phiếu thường
Cho biết cổ tức chia cho mỗi cổ phiếu là bao nhiêu
3.5. Các chỉ số về thu nhập cổ phiếu
a. Nếu doanh nghiệp chỉ phát hành cổ phiếu thường thì ta có
Lãi ròng
Thu nhập mỗi cổ phiếu thường = ---------------------------------
Bình quân số cổ phiếu
thường đang lưu hành
Lãi ròng - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi
Thu nhập mỗi cổ phiếu thường = --------------------------------------
Bình quân số cổ phiếu
thường đang lưu hành
b. Nếu doanh nghiệp phát hành cả cổ phiếu ưu đãi tích luỹ không chuyển đổi ta có công thức sau:
c. Nếu doanh nghiệp phát hành nhiều loại chứng khoán khác nhau nếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu thường như trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu lựa chọn( uỷ quyền) và các chứng khoán khác có thể chuyển đổi thành cổ phiếu thường trong trường hợp như vậy thu nhập mỗi cổ phiếu được phân tích như sau:
- Thu nhập cơ bản mỗi cổ phiếu: Sự trình bày dựa trên cơ sở số cổ phiếu thường đang lưu hành và những chứng khoán về bản chất tương đương với cổ phiếu thường và có kết quả là giảm thu nhập trên mỗi cổ phiếu.
- Thu nhập đã làm giảm toàn bộ mỗi cổ phiếu: Đây là hình thức cho biết sự tác động làm giảm thu nhập trên mỗi cổ phiếu
Thu nhập cơ bản mỗi cổ phiếu
Thu nhập thuần tuý sau khi đã nộp thuế - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi của cổ phiếu tương đương cổ phiếu thường + Lãi và cổ tức của những chứng khoán được coi như tương đương với cổ phiếu thường
= --------------------------------------------------------------------------
Bình quân số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành + Cổ phiếu phát hành bởi những chứng khoán tương đương cổ phiếu thường
Thu nhập đã giảm toàn bộ của mỗi cổ phiếu
Thu nhập thuần tuý - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi + Lãi và cổ tức của những chứng khoán giả định đã được chuyển gây ra thu nhập giảm
= ---------------------------------------------------------------------------------
Bình quân số lượng cổ phiếu đang lưu hành + Tất cả các cổ phiếu thường phát hành ngẫu nhiên
3.6. Các chỉ số về tỷ lệ thị trường
Tỷ lệ giá trên thu nhập và tỷ lệ lời cổ tức được sử dụng để đánh giá quan hệ giá thị trường của ỏ phiếu và thu nhập hoặc cổ tức. Tỷ lệ trả cổ tức cũng được dùng để đánh giá tổ chức của doanh nghiệp.
a. Tỉ lệ giá trên thị trường(P/ E): Xét ở một mức độ nó phản ánh tiềm năng phát triển của doanh nghiệp và sự đánh giá của thị trường trên thu nhập nói lên thị trường sẽ trả giá c._.ho thu nhập doanh nghiệp chỉ số này là một chỉ số tăng trưởng lợi nhuận.
Tỷ lệ giá trên thu nhập cổ tức cổ phiếu thường
Giá thị trường của mỗi cổ phiếu
= -------------------------------------------
Thu nhập mỗi cổ phiếu thường
b. Tỷ lệ cổ tức mỗi cổ phiếu thường: Cho biết đưa cho mỗi cổ phiếu là bao nhiêu
Cổ tức mỗi cổ phiếu thường
Cổ tức cổ phiếu thường
= ------------------------------
Số cổ phiếu thường
c. Tỷ lệ lời cổ tức: Nó là thước đo tỷ lệ hoàn vốn tổng quát cho một chu kỳ của cổ đông cổ phiếu thường
Tỷ lệ lời cổ tức
Cổ tức cổ phiếu thường
= ------------------------------------------------
Giá thị trường của mỗi cổ phiếu thường
d. Tỷ lệ trả cổ tức: Nó cho biết thu của cổ phiếu thường đã được trả
Tỷ lệ trả cổ tức
Tiền mặt trả cổ tức cổ phiếu thường
= ----------------------------------------------------
Thu nhập thuần tuý - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi
4. Phân tích vốn và khả năng thanh toán
Việc phân tích vốn luân chuyển thường có khuynh hướng đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Tuy nhiên các nhà phân tích cũng quan tâm tới khả năng lâu dài của công ty để thoả mãn các món nợ và để chuộc các vật thế chấp cho các nhà tín dụng. Các chỉ tiêu của khả năng này bao gồm các tỷ số vốn và nón nợ, mối quan hệ giữa tài sản thế chấp và khả năng của công ty để trả tiền lãi cố định
4.1. Tỷ lệ cơ cấu vốn.
a. Tỷ lệ cơ cấu vốn: Phản ánh mối quan hệ giữa cổ phần(vốn chủ sở hữu) so với tổng tài sản nợ. Đây là thước đo quan trọng trong cấu trúc vốn về yêu sách của người chủ( cổ đông) và của người cấp tín dụng( vốn) đối với tổng tài sản của doanh nghiệp. Một giá trị lớn của tỷ lệ này cho thấy đòi hỏi của những người chủ lớn hơn so với yêu cầu của ngươì cung cấp vốn. Tỷ lệ này cao chứng tỏ doanh nghiệp có chứng khoán có thứ hạng cao.
Tỷ lệ cổ phần so với tổng tài sản
Cổ phần của cổ đông (vốn chủ sở hữu)
= -----------------------------------------------
Tổng tài sản nợ
b. Tỷ nợ trên cổ phần(vốn chủ sở hữu): Là tỷ lệ nghịch đảo của cổ phần trên nợ. Nó là chỉ số mạo hiểm của người cho vay vốn
Tỷ lệ nợ so với cổ phần
Tổng tài sản nợ
= ----------------------------------------------
Cổ phần của cổ đông(vốn chủ sở hữu)
c. Cổ phần của cổ đông trên tổng tài sản: Cho biết tỷ lệ tài sản của doanh nghiệp do cổ đông(chủ sở hữu) cung cấp. Nó đo sức mạnh của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này cao cho biết doanh nghiệp sử dụng ít nợ
Tỷ lệ cổ phần so với tổng tài sản
Cổ phần của cổ đông( vốn chủ sở hữu)
= ------------------------------------------------
Tổng tài sản
4.2. Số lần thu lãi
Số lần thu lãi là quan hệ thu nhập, là thước đo thực trạng nợ của doanh nghiệp tương quan với thu nhập của doanh nghiệp. Nó phản ánh khả năng thanh toán lãi suất của doanh nghiệp và mức an toàn có thể có đối với người cấp tín dụng.
Số lần thu lãi
Thu nhập trước khi nộp thuế và trả lãi
= ------------------------------------------------
Lãi phải trả
4.3. Tác dụng đòn bẩy
Nêu lên khả năng chi trả của doanh nghiệp khi sử dụng taì sản hoặc vốn, để nhấn mạnh khả năng hoàn trả cho những người chủ của chúng. Trong quản lí tài chính có 3 đòn bẩy: đòn bảy vận hành , đòn bảy tài chính, đòn bảy tổng hợp.
a. Đòn bẩy vận hành( DOL) Xuất hiện khi doanh nghiệp có một lực lượng tương đối về chi phí cố định trong tổng chi phí.
DOL
Phần trăm thay đổi thu nhập chưa trả lãi và nộp thuế
= -----------------------------------------------------------------
Phần trăm thay đổi lượng bán hàng
Nó cho biết lợi nhuận doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào khi lượng bán thay đổi 1% . DOL > 1 hay đòn bẩy dương hay tác động đòn bẩy > 1
Chú ý: Đòn bẩy (DOL) nếu sử dụng nợ sẽ rủi ro nhiều hơn và đặc biệt khi lãi xuất cao thì sử dụng đòn bẩy này kém hiệu quả.
b. Đòn bẩy tài chính( DFL ) : Đo lường sự thay đổi thu nhập cổ phiếu với sự thay đổi thu nhập chưa trả lãi và nộp thuế. Nó cho biết thu nhập của mỗi cổ phiếu thay đổi như thế nào khi thu khi thu nhập chưa trả lãi và nộp thuế thay đổi 1%. Khi DFL > 1 thì tồn tại đòn bẩy tài chính. Khi DFL càng cao thì mức độ tác động của đòn bẩy tài chính càng cao
DFL
Phần trăm thay đổi thu nhập mỗi cổ phiếu
= -----------------------------------------------------------------
Phần trăm thay đổi thu nhập chưa trả lãi và nộp thuế
Ngoài ra có thể ước tính đòn bẩy tài chính bằng cách sau:
Chỉ số hoàn vốn cổ phần của cổ đông ( chỉ số hoàn vốn tổng tài sản ) = Y
Nếu Y > 0 đòn bẩy tài chính dương
Nếu Y = 0 Vốn cổ đông (vốn chủ sở hữu ) = tổng tài sản
c. Đòn bẩy tổng hợp( DTL ): Nó phản ánh độ tác động tổng hợp của đòn bẩy tài chính và đòn bẩy vận hành.
DTL = DOL x DFE
Nó đo lường doanh thu thay đổi 1% thì thu nhập trên vốn cổ phần thay đổi bao nhiêu.
DTL
Phần trăm thay đổi thu nhập mỗi cổ phiếu
= -----------------------------------------------------------------
Phần trăm thay đổi lượng bán hàng
Nếu lượng bán thay đổi 1% làm cho thu nhập mỗi cổ phiếu vượt % thì đòn bẩy tổng hợp sẽ dương.
4.4 Những yếu tố ảnh hưởng cơ cấu vốn của của doanh nghiệp
a. Sự ổn định về bán hàng: Những doanh nghiệp có mức bán hàng ổn định tương đối có thể sử dụng nhiều nợ hơn so với những doanh nghiệp bán hàng có mức bán hàng kém ổn định.
b. Cấu trúc tài sản: Các doanh nghiệp có tài sản của nó có thể thế chấp vay nợ thì có thể sử dụng nhiều nợ hơn so với doanh nghiệp mà tài sản có ít khả năng sử dụng để thế chấp
c. Đòn bẩy hoạt động: Các doanh nghiệp có chỉ số đòn bẩy hoạt động thấp sẽ có điều kiện tốt hơn để sử dụng nợ và cổ phiếu ưu đãi.
d. Tỷ lệ tăng trưởng; Các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh có xu hướng sử dụng nhiều nợ hơn các doanh nghiệp tăng trưởng thấp
e. Khả năng sinh lãi: Hầu như các doanh nghiệp có khả năng lãi lớn thường sử dụng ít nợ hơn các doanh nghiệp khác. Lý lẽ đơn giản là các doanh nghiệp này có khả năng tự đáp ứng nhu cầu vốn của mình bằng nguồn vốn lấy ra từ lợi nhuận.
f. Thuế: Đây là yếu tố trực tiếp làm giảm lợi nhuận hay lượng tái đầu tư nên nó cũng có những ảnh hưởng nhất định
g. Kiểm soát: Dạng vốn doanh nghiệp kiểm soát được thì có thể sử dụng được nợ hay vốn cổ đông (vốn chủ sở hữu) là tuỳ tình huống cụ thể
h. Thái độ của nhà quản trị: Tuỳ theo thái độ của nhà quản trị có xu hướng sử dụng nhiều nợ hay không.
i. Thái độ của các nhà đầu tư và cơ quan xếp hạng trái phiếu: Trong hầu hết các trường hợp doanh nghiệp thảo luận cơ cấu vốn với người cho vay và với cơ quan xếp hạng trái phiếu. Sau đó đánh giá lời khuyên của họ với doanh nghiệp
k. Các điều kiện thị trường có ảnh hưởng quan trọng tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
l. Điều kiện bên trong doanh nghiệp: Các điều kiện như sự thành công của chương trình phát triển doanh nghiệp, các dự án khả năng sinh lãi cao... cũng ảnh hưởng tới cơ cấu vốn trong trường hợp doanh nghiệp có dự báo có lợi nhuận cao trong tương lai, nó sẽ không phát hành cổ phiếu mà thay vào đố là phát hành giấy nợ sau đó khi thu nhập cao trở thành hiện thực nó mới phát hành cổ phiếu để trả nợ và trở lại cơ cấu vốn tối ưu
m. Khả năng linh hoạt về tài chính: Đó là duy trì lượng dự trữ khả năng vay nợ hợp lý trong những trường hợp cần thiết.
Phần II
Phân tích tình hình tài chính ở công ty kinh doanh và chế biến than Hà nội
I. Giới thiệu khái quát về công ty
1. Quá trình thành lập và phát triển
Công ty kinh doanh và chế biến than hà nội trước đây là công ty cung ứng than xi măng thuộc tổng cục vật tư - Bộ vật tư. Thực hiện chủ trương của nhà nước về quản lí vật tư theo ngành từ sản xuất đến lưu thông phân phối, ngày 25/ 11 / 1974 Hội đồng chính phủ chuyển chức năng quản lí cung ứng than về bộ điện than( Quyết định 254 - CP ngày 9/ 12/ 1974). Bộ diiện than ra quyết định 1978/ ĐT - QLKT thành lập công ty quản lí và phân phối than Hà nội. Do yêu cầu hoạt động và đòi hỏi của nhiệm vụ nên tổ chức công ty đã nhiều lần thay đổi:
Từ năm 1975 - 1978 Công ty quản lí và phân phối than Hà nội trực thuộc tổng công ty quản lí than thuộc bộ điện than.
Từ năm 1979 - 1981 đổi tên Công ty quản lí và cung ứng than Hà nội thuộc bộ mỏ và than sau đó thuộc Bộ năng lượng.
Theo chủ trương của nhà nước thành lập doanh nghiệp nhà nước nên ngày 30 / 6 / 1993 Bộ năng lượng đã ban hành quyết định 448 / NL - TCCP - LD thành lập doanh nghiệp nhà nước. Công ty cung ứng than Hà nội thành Công ty kinh doanh và chế biến than Hà nội trực thuộc Công ty kinh doanh và chế biến than Việt nam, trụ sở chính tại phường Phương liệt - quận Thanh xuân - Hà nội.
1.1. Cơ sở vật chất:
Qua các thời kỳ công ty không ngừng phát triển về mọi mặt. Trụ sở chính của công ty nay là khu nhà 3 tầng khang trang với các phòng ban được trang bị khá đầy đủ về các phương tiện làm việc. Ngoài trụ sở chính công ty còn bao gồm cả các trạm đóng rải rác ở các tỉnh miền bắc.
1.2. Về nhân lực:
Lực lượng cán bộ công nhân viên công ty đông nhất là 350 người, hiện nay còn khoảng 180 người(chưa kể lao động bốc xúc). Trình độ cán bộ CNV ngày một nâng cao. Hiện nay trình độ đại học có 54 người, trung cấp có 44 người, trong đó cán bộ lãnh đạo có 24/ 33 đồng chí có trình độ đại học chiếm 72 % có 4/ 33 đồng chí có trình độ trung cấp chiếm 12%, có 9/ 33đồng chí cán bộ chủ chốt có tuổi đời dưới 40 tuổi còn lại hầu hết tuổi đời dưới 50; có tới 30% cán bộ chủ chốt là nữ. Số liệu trên cho thấy đội ngũ cán bộ CNV của công ty có nhiều tiềm năng phát triển, đây là nguồn nhân lực tốt cho công ty. Đó là kết quả của công tác giáo dục đào tạo bồi dưỡng có chọn lọc và ý trí vươn lên của đội ngũ cán bộ đặc biệt là cán bộ chủ chốt (có đồng chí có tới 2 bằng đại học).
2. Chức năng nhiệm vụ của công ty
2.1. Chức năng:
Công ty kinh doanh và chế biến than Hà nội có chức năng quản lí vật tư than cho nền kinh tế quốc dân, từ trung ương cho đến địa phương tại Hà nội và các tỉnh phụ cận. Thông qua đó:
- Góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị tường phát triển.
- Đảm bảo đơi sống cho người lao động.
- Tăng thu nhập cho ngân sách nhà nước.
2.2. Nhiệm vụ:
Công ty kinh doanh và chế biến than Hà nội có nhiệm vụ tổ chức thu mua cung ứng đủ than theo kế hoạch cho các nhu cầu sử dụng than của các hộ từ trung ương cho tới địa phương và các tỉnh phụ cận. Hay nói một cách khác công ty có nhiệm vụ kinh doanh và sản xuất chế biến than sinh hoạt, phục vụ mọi nhu cầu than cho sản xuất và sinh hoạt của các hộ ở nội ngoại thành Hà nội và các tỉnh phụ cận.
Bên cạnh đó công ty còn có các nhiệm vụ sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kinh doanh.
- Tự tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh và quản lí khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ấy.
- Thực hiện đúng cam kết trong các hợp đồng liên quan.
- Tuân thủ các chế độ chính sách quản lí kinh tế tài chính của nhà nước ban hành.
3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của công ty.
Tiền thân là một xí nghiệp do nhà nước quản lí mọi hoạt động kinh doanh là thụ động dưới sự điều tiết của nhà nước(tạo ra sự hạn chế lớn trong khả năng cạnh tranh trên thị trường). Ngày nay trong cơ chế thị trường công ty phải tự chủ về mọi mặt từ nguồn vốn đến nơi tiêu thụ, bên cạnh đó công ty còn gặp nhiều vấn đề khó khăn khác như cơ cấu tổ chức bộ máy làm việc kồng kềnh, cơ sở vật chất đầu tư cho kinh doanh còn quá lạc hậu, và thiếu thốn.
Mặt khác công ty lại phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với các tổ chức cá nhân kinh doanh cùng ngành.Song với quyết tâm của cán bộ lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty và sự ủng hộ của Tổng công ty than công ty đã không ngừng lớn mạnh và phát triển như ngày nay.
Qua bảng số liệu thu thập được về doanh thu bán hàng của công ty qua các năm từ 1996 đến năm 2000 có thể cho ta cách nhìn khái quát về thực trạng ở công ty.
Tổng doanh thu (đơn vị tính tỷ đồng)
25
96 97 98 99 00
Biểu 1: Báo cáo thu nhập qua các năm từ 1996 đến năm 2000
Đơn vị tính đồng
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
Thực hiện
Thực hiện
Thực hiện
Thực hiện
thực hiện
1.Tổng doanh thu
23.789.543.125
22.654.612.098
23.187.054.667
23.813.619.271
24.517.908.304
2. Các khoản giảm trừ
235.250.846
227.197.881
23.739.026
3. Doanh thu thuần
23.554.292.279
22.427.414.217
22.954.315.641
23.813.619.271
24.517.908.304
4. Giá vốn hàng bán
20.308.481.712
19.515.310.509
19.857.800.738
20.960.486.593
21.661.817.650
5. Lợi tức gộp
3.245.810.567
2.912.103.708
3.096.514.903
2.853.132.678
2.856.090.654
6. Chi phí bán hàng
3.168.495.443
2.879.548.428
3.066.627.168
2.763.341.041
2.741.819.158
7. Lợi tức thuần về KD
77.315.124
32.555.280
29.887.735
89.791.664
114.217.496
8. Lãi từ hoạt động TC
49.853.993
42.045.501
43.045.501
9. Lãi từ hoạt động BT
10.000.000
10.425.839
7.600.524
3.1. Đặc điểm về lao động:
Công ty đã không ngừng sắp xếp bố trí lại lao động cho hợp lí phù hợp với khả năng năng lực của từng người. Công tác nhân sự được lãnh đạo công ty hết sức chú trọng cho nên trình độ của đội ngũ cán bộ CNV không ngừng được nâng cao. Hiện công có tỷ lệ khá cao cán bộ qua đào tạo các nghành chuyên môn( trên 54% có trình độ từ trung cấp trở lên, trong đó trình độ đại học có tới 30%) Đội ngũ cán bộ quản lí luôn đi đầu trong việc tự nâng cao trình độ, có cán bộ lãnh đạo có 2 bằng đại học chuyên môn. Về tuổi đời công ty có độ tuổi khá trẻ, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo có tuổi đời < 40 chiếm 30% còn lại là dưới 50. Đây là thế mạnh về nguồn nhân lực của công ty, nó sẽ là nguồn động lực thúc đẩy nhanh quá trình phát triển cho công ty.
3.2. Đặc điểm về sản phẩm.
Là công ty kinh doanh và chế biến than song đặc điểm của công ty là kinh doanh than đã qua sàng tuyển phân cấp chất lượng, nên sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng phải qua rất nhiều thời gian vận chuyển(từ các mỏ than như Đèo nai,Hà tu, và của cáccông ty than quảng ninh, uông bí, Công ty than đông bắc, công ty than nội địa, công ty than cẩm phả.)Ngoài các loại than đã được qua tuyển chọn từ các mỏ than hay công ty than, công ty còn có bộ phận sản xuất than tổ ong và than nhào.
Do đặc điểm sản phẩm là phụ thuộc nhiều vào các nhà cung ứng, phụ thuộc vào thời tiết, nên cũng gây không ít khó khăn cho công ty trong kinh doanh.
3.3. Đặc điểm về thiết bị và công nghệ
Công ty kinh doanh và chế biến than Hà nội là doanh nghiệp chủ yếu là kinh doanh thương mại, bộ phận sản xuất và chế biến than là rất nhỏ đa phần là các máy móc đơn giản và thủ công. Bởi sản phẩm chủ yếu mà công ty nhập về là than đã qua tuyển chọn và sơ chế, bộ phận sản xuất than tổ ong và than nhào cơ sở vật chất còn nhỏ dùng máy ép đơn giản bằng điện. Than sơ khai mua về từ các mỏ đều sàng tuyển bằng phương pháp thủ công.
Công ty chỉ có 5 xe vận tải để chuyên chở hàng đến nơi sử dụng. Trạm vĩnh tuy và cổ lao có một nhà cân 30 tấn. ngoài ra công ty có một máy xú DH 112, một máy ủi C130. Trạm giáp nhị mới có thêm 2 dây chuyền chế biến than khép kín từ nghiền, sàng, trộn, ép than tổ ong... Công ty có 2 xe con phục vụ công tác, 1 xe hải âu, 1 xe 12 chỗ ngồi chuyên đưa CBCNV đi du lịch và phục vụ công tác phúc lợi khác.
3.4. Đặc điểm thị trường
Do yêu cầu của công ty là cung cấp than cho sản xuất và sinh hoạt của các hộ ở nội và ngoại thành Hà nội , các tỉnh như Hà tây, Hoà bình, Sơn la, Lai châu, và các tỉnh lân cận.
Tình hình tiêu thụ của công ty thể hiện qua bảng số liệu sau
Đơn vị tính: Tấn
Chỉ tiêu
Lượng than bán qua các năm
1996
1997
1998
1999
2000
Tổng cộng
101.255
104.586
118.252
134.996
141.732
Than cục các loại
10.850
9.772
12.072
6.380
7.903
Than cám các loại
73.139
90.435
102.241
95.506
96.781
Than chế biến
17.266
4.379
3.939
33.110
37.048
4. Nhận xét chung về đặc điểm kinh tế, kĩ thuật ở công ty
Qua một số đặc điểm đã nêu trên ta có thể thấy: Công ty kinh doanh và chế biến than Hà nội là công ty kinh doanh thương mại là chủ yếu, địa bàn hoạt động tương đối rộng, có nguồn nhân lực có nhiều triển vọng tốt đó là cơ sở tốt cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Bên cạnh những mặt mạnh trên công ty còn gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn để đầu tư cho công nghệ, cơ sở vật chất đầu tư cho sản xuất vẫn còn nhiều thiếu thốn. Trải qua thời kì bao cấp còn có nhiều tồn tại cần khắc phục... Với sự quyết tâm của ban lãnh đạo của công ty cũng như cán bộ CNV đã ngày một đưa công ty phát triển.
II. Phân tích thực trạng tài chính ở công ty kinh doanh và chế biến than Hà nội.
1.Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán - tài chính của công ty.
Bộ máy kế toán tài chính của công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Tại trụ sở chính của công ty có một phòng kế toán làm nhiêm vụ hạch toán tổng hợp, hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty, lập các báo cáo theo qui định chung. Các trạm trực thuộc không có phòng kế toán mà chỉ bó trí một nhân viên kế toán làm nhiệm vụ hạch toán ban đầu.Bộ máy kế toán được bố trí thêo sơ đồ sau:
Nhân viên kế toán các trạm
Bộ phận kế toán quỹ
Bộ phận kế toán tổng hợp
Bộ phận kế toán TSCĐ
Bộ phận kế toán hàng tồn kho
Kế toán trưởng
Bộ phận kế toán thanh toán
Bộ phận kế toán hàng bán
Bộ phận kế toán hàng mua
1.1. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán như sau:
a. Bộ phận kế toán mua hàng: Thu thập các chứng từ về hàng mua và các sổ chi tiết về hàng mua, tổng hợp hàng mua theo chủng loại, số lượng và giá cả.
b. Bộ phận kế toán hàng bán: Thu thập các hoá đơn bán hàng và các chứng từ khác phục vụ cho bán hàng, phân loại chúng theo đơn vị bán,vào sổ chi tiết bán hàng và sổ tổng hợp.
c. Bộ phận kế toán thanh toán: Theo dõi việc thanh toán với người bán và người mua của các trạm kinh doanh. Theo dõi việc thực hiện các chế độ công nợ của các đơn vị kinh doanh và chế biến, thanh toán lương và bảo hiểm.
d. Bộ phận kế toán quỹ: Tổng hợp các phiếu thu, phiếu chi, các lệnh chi vào sổ quỹ
e. Bộ phận kế toán hàng tồn kho: Că cứ vào số liẹu nhập, xuất, tồn của các trạm vào sổ xuất, nhập, tồn.
f. Bộ phận kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định, tính khấu hao tài sản cố định.
g. Bộ phận kế toán tổng hợp: Căn cứ vào sổ kế toán và các chứng từ lập bảng tổng hợp cân đối kế toán và các báo cáo kế toán.
h. Nhân viên kế toán ở trạm: Lập các chứng từ ban đầu về hàng mua, hàng bán, thu, chi tiền mặt vào sổ chi tiết.
Hình thức kế toán sử dụng là hình thức nhật kí chứng từ
Sơ đồ
Chứng từ gốc
Nhật kí chứng từ
Bảng kê, bảng phân bổ
Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Báo cáo kế toán
Ghi chú : Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng Ghi đối chiếu kiểm tra
2. Phân tích tình hình tài chính ở công ty qua các báo cáo tài chính.
2.1. Phân tích hoạt động tài chính qua báo cáo thu nhập
Căn cứ vào biểu 1 ta có biểu 2 như sau
Biểu 2: Báo cáo thu nhập của công ty từ năm 1996 đến năm 2000(có sử dụng phương pháp so sánh chọn năm 1996 làm kỳ gốc)
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
1996
1997
1998
1999
2000
Gốc
TH
TL %
TH
TL %
TH
TL%
TH
TL %
1.Tổng doanh thu
23.789.543.125
22.654.612.098
95,2
23.187.054.667
97,5
23.813.619.271
100,1
24.517.908.304
103,1
2. Doanh thu thuần
23.554.292.279
22.427.414.217
95,0
22.954315.641
97,0
23.813.619.271
100,1
24.517.908.304
104,1
3. Giá vốn hàng bán
20.308.481.712
19.515.310.509
96,0
19.857.800.738
97,0
20.960.486.593
103,0
21.661.817.650
106,6
4. Lợi tức gộp
3.245.810.567
2.912.103.708
89,7
3.096.514.903
95,0
2.853.132.678
87,9
2.856.090.654
87,99
5. Chi phí bán hàng và quản lý
3.168.495.443
2879.548.428
90,8
3.066.627.168
96,8
2.763.341.014
87,2
2.741.819.158
86,53
6. Lợi tức về kinh doanh
77.315.124
32.555.280
42,1
29887.735
38,6
89.791.664
116,1
114.271.496
147,8
7. Lãi từ hoạt động tài chính
49.853.993
42.045.501
43.045.501
8. Lãi từ hoạt động bất thường
10.000.000
10.425.839
7.600.524
Qua biểu1, biểu 2 ta có một số nhận xét sau:
a. Các chỉ tiêu tăng trưởng:
- Doanh thu: Doanh thu năm 1997, 1998 , 1999, 2000 so với năm 1996 đạt tương ứng 95,2% ; 97,5% ; 100,1%; 103,1%. Qua số liệu trên cho thấy năm 97, 98 doanh thu của công ty có thấp hơn so với năm 1996. sở dĩ có hiện tượng trên là do trong những năm trên công ty phải cạnh tranh với nhiều đối thủ mới cùng kinh doanh than.Song năm 1999 công ty có nhiều cố gắng chiếm lĩnh lại thị trường nên doanh thu bắt đầu tăng đạt 100,1% năm 2000 đạt 103,1%
- Doanh thu thuần: So sánh năm 1997, 1998, 1999, 2000, với năm 1996 ta có các tỉ lệ tương ứng sau: 95%; 97%; 101%; 104,1%
So với tốc độ tăng doanh thu thì tốc độ tăng của doanh thu thuần là không đồng nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản chiết khấu, giảm giá hàng, thuế doanh thu ( thuế VAT từ năm 1999) có tác động lớn đối với doanh thu. Cụ thể là năm 1999 doanh thu chỉ tăng 0,1% tương ứng 24.076.146 đồng thì doanh thu thuần tăng 1,1% tương ứng 259.326.992 đồng, Năm 2000 là 130,1% và 104,1% tương ứng704.289.033 đồng.
- Thu nhập ròng từ hoạt động sản xuất kinh doanh: qua bảng số liêu ta nhận thấy có nhiều biến động so với năm gốc, năm 1997, 1998 , 1999, 2000 cụ thể là: Năm 1996 là 77.315.124 đồng
Năm 1997 là 32.555.280 đồng.
Năm 1998 là 29.887.735 đồng
Năm 2000 là 89.791.664 đồng
Năm 2000 là 114.271.496 đồng
Qua các năm lợi tức ròng biến động khác nhau từ năm 1999 đã có xu hướng tăng lên, nguyên nhân chủ yếu là do giảm được chi phí trong kinh doanh(cụ thể là do việc công ty đã bố trí sắp xếp lại lao động, làm giảm chi phí bán hàng). Đây là hướng chuyển biến tốt cho công ty.
b. Các chỉ tiêu hoạt động
- Giá vốn hàng bán: Nhìn qua bảng số liệu cho thấy giá vốn hàng bán qua các năm 1997, 1998, 1999, 2000 có tỷ lệ tương ứng như sau 96%; 97%; 103%; 106,6%. Giá năm 1999 tăng hơn so năm gốc là 3% tương đương 652.004.881 đồng. Năm 2000 tăng 6,6%, tương đương 1.353.335.938 đồng So sánh với tỷ lệ tăng doanh thu thuần ta thấy không đồng nhất.
- Lãi gộp có tỷ lệ so với năm gốc như sau: 89,7%; 95%; 87,9%; 87,99% lãi gộp qua các năm tăng không đồng đều năm 1999, 2000 giảm nguyên nhân một phần là do giá vốn hàng bán năm 1999, 2000 tăng so với năm gốc.
- Chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp: Chi phí bán hàng của công ty qua các năm có xu hướng giảm , tương ứng như sau: 90,8%; 96,78%; 87,2%; 86,53%. Thu nhập ròng tăng hay giảm phụ thuộc rất lớn vào chỉ tiêu này nên cần chú trọng để tìm các nguyên nhân để có khả năng giảm yếu tố này làm tăng thu nhập ròng cho công ty.
- Lãi từ hoạt động kinh doanh: Đây là mục tiêu kinh doanh chính của công ty nên cần chú trọng tới các nhân tố ảnh hưởng tới nó, để không ngừng nâng cao chỉ tiêu này. Cụ thể qua bảng số liệu cho thấy chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào chi phí kinh doanh . Vậy cần có biện pháp nhằm giảm bớt chi phí.
Lãi từ hoạt động tài chính và hoạt động bất thường: Đây không phải là nguồn thu chủ yếu của công ty nó mới xuất hiện từ năm 1998 trở lại đây. Song với xu hướng cạnh tranh như hiện nay thì hoạt động kinh doanh của công ty cần chú trọng tới nguồn thu này để tạo thêm những nguồn thu mới góp phần tăng thêm lợi nhuận cho công ty .
2.2. Phân tích hoạt động tài chính qua bảng tổng kết tài sản
Biểu 3: Bảng cân đối kế toán năm 1996 đến năm 2000
Đơn vị tính : Đồng
Tài sản
1996
1997
1998
1999
2000
A. TSLĐ và đầu tư NH
4.194.706.907
2.396.856.360
4.520.023.159
9.322.887.304
9.456.907.308
I. Tiền
215.430.205
231.607.674
573.220.252
434.120.570
466.753.413
1. Tiền mặt
17.892.256
5.246.800
26.000.000
30.397.369
32.608.903
2. Tiền gửi ngân hàng
197.537.949
226.360.874
547.220.252
403.723.201
434.144.510
II. Các khoản phải thu
1.394.896.968
- 20.798.956
1.807.452.932
2.444.664.824
2.747.896.769
1.Phải thu của khách hàng
1.319.057.876
- 22.798.956
1.752.852.660
2.154.366.583
2.437.785.193
2. Trả trước cho người bán
66.576.092
32.000.000
207.103.000
3. Phải thu nội bộ
22.600.272
46.162.235
37.584.327
4. Phải thu khác
9.272.000
2.000.000
58.466.415
65.424.249
III. Hàng tồn kho
2.579.351.028
2.181.018.936
6.241.506.126
1. Nguyên vật liệu tồn kho
5.028.706
5.028.706
5.028.706
2. Hàng tồn kho
2.579.351.028
2.181.018.936
2.181.018.936
3.360.475.352
3.257.837.860
3. Hàng gửi bán
2.801.780.056
2.986.668.266
IV. Tài sản lưu động khác
1.237.700
1.846.500
751.000
1. Tạm ứng
1.237.700
1.846.500
751.000
B. TSCĐ và đầu tư DH
791.592.821
627.376.967
504.329.808
829.687.219
986.817.219
1. Tài sản CĐ hữu hình
791.592.821
627.376.967
504.329.808
829.687.219
986.817.219
2. Nguyên giá
1.698.643.201
1608.643.201
1.617.143.201
1.954.794.761
2.265.817.815
Tổng tài sản
4.986.299.728
3.024.233.327
5.024.352.967
10.152.574.523
10.443.724.527
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
2.072.765.674
197.856.311
2.355.111.719
7.220.229.259
7.381.126.963
I. Nợ ngắn hạn
2.035.187.673
184.095.511
2.355.111.719
7.220.229.259
7.381.126.963
Vay ngắn hạn
1.101.798.000
1. Phải trả người bán
961.329.755
74.249.721
2.166.865.315
4.732.142.325
4.797.381.260
2. Người mua trả tiền trước
660.000
2.314.623.000
2.416.382.913
3. Thuế và các khoản phải nộp ngân sách
- 6.689.859
1.819.074
4.838.732
4. Phải trả công nhân viên
8.282.494
45.600.000
87.700.000
18.855.000
21.567.000
5. Phải trả nội bộ
- 46.000.777
12.014.090
10.161.806
89.332.303
93.309.030
6. Phải trả phải nộp khác
16.477.060
52.138.426
84.885.866
65.276.631
52.486.760
II. Nợ dài hạn
37.578.001
12.035.000
1. Vay dài hạn
37.578.001
12.035.000
B. nguồn vốn chủ sở hữu
2.913.534.054
2.826.377.016
2.669.241.248
2.932.345.264
3.062.597.564
1. Nguồn vốn kinh doanh
2.641.927.941
2.588.870.903
2.481.045.161
2.829.687.219
2.Quỹ đầu tư phát triển
2271.168.300
239.168.300
187.858.274
102.320.232
3.Quỹ khen thưởng phúc lợi
437.813
337.813
337.813
337.813
Tổng nguồn vốn
4.986.299.728
3.024.233.327
5.024.352.967
10.152.574.523
10.443.724.527
Căn cứ vào biểu 3 ta có biểu 4 như sau:
Biểu 4: tình hình tài sản của công ty qua các năm từ 1996 đến năm 2000 ( chọn năm 1996 làm năm gốc ta có các so sánh)
Tài sản
1996
1997
1998
1999
2000
Mức
%
Mức
%
Mức
%
Mức
%
a. TSLĐ & ĐTNH
4.194.706.907
- 1.797.850.547
- 42,8
325.316.252
7,75
5.128.180.397
122,2
5.262.200.401
125,4
b. TSCĐ & ĐTDH
791.592.821
- 164.215.854
-20,7
- 287.263.013
-36,3
38.094.398
4,81
195.224.398
24,66
Tổng tài sản
4.986.299.728
-1.962.066.401
-39,4
38.053.239
0.76
5.166.274.795
103,6
5.457.424.799
109,4
nguồn vốn
a.Vốn chủ sở hữu
2913.534.054
- 87.157.038
-2,99
-244.292.806
-8,38
18.811.210
0,65
989.831.890
5,11
b. Nợ phải trả
2.072.765.674
- 1874.909.363
-90,5
282.346.045
13,62
5.147.463.585
248,3
5.308.361.289
256,1
Tổng nguồn vốn
4.986.299.728
-1962.066.401
-39,4
38.053.239
0,763
5.166.274.795
103,6
5.457.424.799
109,4
Qua các số liệu phân tích ở trên ta thấy :
Phần tài sản
a. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn(TSLĐ & ĐTNH):
Trong năm 1997 có sự biến động làm giảm 42,8% tương đương 1.797.850.547 đồng còn năm 1998 tăng 7,75% tương đương 325.316.252 đồng đặc biệt năm 1999 tài sản lưu động và đầu tư NH tăng 122,2% tương đương 5.128.180.397 đồng. Năm 2000 tăng 125,4% tương đương 5.262.200.401 đồng
b. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn( TSCĐ & ĐTDH):
Tài sản CĐ & ĐTDH của công ty qua các năm 1997 và 1998 có xu hướng giảm cụ thể giảm 20,7% và 36,3% tương đương giảm 164.215.854 đồng và giảm 287.263.013 đồng . Nhưng đến năm 1999 TSCĐ & ĐTDH tăng 4,81% so năm 1996 tương đương 38.094.398 đồng. Năm 2000 tăng 24,66% tương đương 195.224.398 đồng
c. Tổng tài sản:
Năm 1997 giảm 39,4% tương đương giảm 1962.066.401 đồng. Đến năm 1998 trở lại đây có xu hướng tăng lên cụ thể năm 1998 là 0,763% tương 38.053.239 đồng đặc biệt năm 1999 tăng 103,6% tương đương 5.166.274.975 đồng. Năm 2000 tăng 109,4% tương đương 5.457.424.799
Thực chất năm 1997 tỉ lệ tổng tài sản ảnh hưởng chủ yếu là do TSLĐ & ĐTNH biến động nhiều hơn so với sự biến động của TSCĐ vì ĐTDH(42,8% và 20,7%). Năm 1998 TSLĐ & ĐTNH tăng 7,75% còn TSCĐ & ĐTDH giảm 36,3%. Năm 1999 thì cả TSLĐ & ĐTNH và TSCĐ & ĐTDH đều tăng song phần tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng nhiều hơn (122,2% và 4,81%) có sự biến động trên là do công ty quyết định dự trữ một lượng hàng tồn kho để bán trong năm 2000. Vì công ty dự báo sẽ có sự điều chỉnh giá trong quý I năm 2000. Việc dự trữ hàng này có lợi cho công ty. Mặt khác cũng cho thấy uy tín của công ty đối với các nhà cung cấp.
Phần nguồn vốn
a. Nguồn vốn chủ sở hữu:
Năm 1997, 1998 đều giảm so vơi năm gốc là 2,99 và 8,38 tương đương bằng 87.157.038 đồng và 244.29.806 đồng. Năm 1999 nguồn vốn chủ sở hữu bắt đầu tăng kể từ năm 1999 trở lại đây tăng 0,65% và 5,12% tương đương 18.811.210 đồng và 989.831.890 đồng. Qua đó ta thấy tăng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu làm tăng lợi nhuận của công ty.
b. Nợ phải trả:
Nợ phải trả năm 1997 giảm hơn so với năm 1996 là 90,5% tương đương 1.874.909.363 đồng . Nhưng năm 1999 nợ phải trả tăng lên 248,3% tương đương 5.147.463.585 đồng, năm 2000 nợ phải trả tăng 256,1% tương đương 5.308.361.289 đồng .Từ năm 1999 có sự biến động nợ phải trả tăng, làm ảnh hưởng không tốt tới sự chủ động về cơ cấu vốn.
c. Tổng nguồn vốn
qua các số liệu trên ta có sự biến động của nguồn vốn qua các năm 1997 giảm 39,4% tương đương 1.962.066.401 đồng , năm 1998 tăng 0,76% tương đương 38.053.239 đồng. năm 1999 tăng 103,6% tương đương 5.166.274.795 đồng. Năm 2000 tăng 109,4% tương đương 5.457.424.799 đồng.
2.3. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty kinh doanh và chế biến than Hà nội qua năm 1999 và 2000
a. Qua báo cáo thu nhập:
Căn cứ vào số liệu năm 1999 và 2000 ta có bảng số liệu sau
Biểu 5
Đơn vị tính : đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
Chênh lệch năm
1999 - 2000
% theo quy mô
Mức
%
1999
2000
1. Tổng doanh thu
23.813.619.271
24.517.908.304
704.289.033
2,96
100
100
2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần
23.813.619.271
24.517.908.304
704.289.033
2,96
100
100
4. Giá vốn hàng bán
20.960.486.593
21.661.817.650
701.331.057
3,34
88
88,4
5. Lãi gộp
2.853.132.678
2.856.090.654
2.957.976
0,10
11,98
11,6
6. Chi phí bán hàng
2.673.341.014
2.741.819.158
- 21.512.856
- 0,78
11,6
11,18
7. Lãi thuần về KD
89.791.664
114.271.496
24.479.852
27,3
0,37
0,466
8. Thu nhập HĐTC
42.045.501
45.828.670
3.783.169
8,99
0,17
0,187
9. Chi phí HĐTC
2.783.169
100
0,011
10. Lãi từ H._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0364.doc