Phân tích tình hình tài chính ở Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn

Lời mở đầu Có thể nói rằng: Không có nền kinh tế nào vận hành được nếu không có tiền. Điều đó là vì tiền tệ là nền tảng cho tất cả các hoạt động tài chính và là công cụ văn bản của các hoạt động kinh tế của mọi doanh nghiệp. Bởi vậy, hoạt động tài chính doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh và được bỉểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Doanh nghiệp l

doc82 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1717 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình tài chính ở Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à một tổ chức kinh tế được thành lập nhằm sản xuất cung ứng các sản phẩm hàng hoá dịch vụ trên thị trường với mục đích đem lại lợi nhuận. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần chủ động về hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính nói riêng. Điều này đã đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và đòi hỏi đáp ứng kịp thời với những thay đổi của nền kinh tế và tận dụng những cơ hội để phát triển doanh nghiệp. Bởi vậy chủ doanh nghiệp phải có những đối sách thích hợp, nhằm tạo ra nguồn tài chính đáp ứng cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả. Nếu việc cung ứng sản xuất và tiêu thụ được tiến hành bình thường, đúng tiến độ sẽ là tiền đề đảm bảo cho hoạt động tài chính có hiệu quả và ngược lại việc tổ chức huy động nguồn vốn kịp thời, việc quản lý phân phối và sử dụng các nguồn vốn hợp lý sẽ tạo điều kiện tối đa cho hoạt động SXKD được tiến hành liên tục và có lợi nhuận cao. Do đó, để đáp ứng một phần yêu cầu mang tính chiến lược của mình các doanh nghiệp cần tiến hành định kỳ phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính. Từ đó, phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế của hoạt động tài chính của doanh nghiệp, tìm ra những nguyên nhân cơ bản đã ảnh hưởng đến các mặt này và đề xuất được các biện pháp cần thiết để cải tiến hoạt động tài chính tạo tiền đề để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Như vậy phân tích tình hình tài chính không những cung cấp thông tin quan trọng nhất cho chủ doanh nghiệp trong việc đánh giá những tiềm lực vốn có của doanh nghiệp, xem xét khả năng và thế mạnh trong sản xuất kinh doanh mà còn thông qua đó xác định được xu hướng phát triển của doanh nghiệp, tìm ra những bước đi vững chắc, hiệu quả trong một tương lai gần. Việc phân tích tài chính là một công cụ quan trọng cho công tác quản lý của chủ doanh nghiệp nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn là Công ty trực thuộc Tổng công ty Xi măng Việt Nam, có chức năng tổ chức sản xuất, cung ứng xi măng. Công ty luôn làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, tái sản xuất mở rộng. Công ty đã góp phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Sau một thời gian thực tập và đi sâu tìm hiểu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty cần phải được nâng cao. Do đó, phân tích tình hình tài chính có một một ý nghĩa cực kỳ quan trọng qua đó có thể tìm ra những phương hướng và đề xuất biện pháp nhằm năng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp góp phần làm cho doanh nghiệp đứng vững trong cơ chế thị trường. Xuất phát từ ý nghĩa cơ bản về lý luận và thực tiễn của việc phân tích tài chính với mong muốn được kết hợp giữa kiến thức được từ việc học tập, những kinh nghiệm bổ ích được tiếp thu qua đợt thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn, cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Dương Vân Hà em đã lựa chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính ở Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn và đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn ” làm đồ án tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận đồ án tốt nghiệp được chia làm 3 phần. Phần I : Cơ sở lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp. Phần II : Phân tích thực trạng tình hình tài chính Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn Phần III : Đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn Trong quá trình viết, do sự hiểu biết thực tế còn có hạn nên bản báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy, cô trong khoa để báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn. Qua đây em xin chân thành cảm ơn các chú, các cô, anh chị trong Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn, đặc biệt cô giáo Dương Vân Hà, đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Hà Nội ngày 16/05/2007 Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền Phần i Cơ sở lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1. Tổng quan về tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm về tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp được hiểu là những quan hệ về mặt giá trị được biểu hiện bằng tiền trong lòng một doanh nghiệp và giữa nó với các chủ thể có liên quan ở bên ngoài mà trên cơ sở đó giá trị của doanh nghiệp được tạo lập. Các mối quan hệ tài chính doanh nghiệp bao gồm Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, khi nhà nước góp vốn vào kinh doanh. Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính Trên thị trường tài chính, doanh nghiệp có thể vay ngắn hạnđáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Và ngược lại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay cho các nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng. Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động. Thông qua thị trường doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hàng hoa, dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường. Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp Đây là quan hệ giữa các bộ phận sản xuất - kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, giữa cổ dông và chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ này thể hiện thông qua hàng loạt các chính sách của doanh nghiệp. 1.1.2. Các quyết định chủ yếu của tài chính doanh nghiệp Các quyết định trong tài chính doanh nghiệp được bàn rất nhiều trong quản lý tài chính và tài chính doanh nghiệp. Có thể thấy tài chính doanh nghiệp liên quan đến ba loại quyết định chính: quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn, quyết định phân chia cổ tức. Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến: Tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ phận tài sản và mối quan hệ cân đối giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp. Quyết định đầu tư gắn liền với phía bên trái bảng cân đối kế toán. Các quyết định về đầu tư gồm: Quyết định đầu tư tài sản lưu động, bao gồm: Quyết định tồn kho, quyết định tồn quỹ, quyết định chính sách bán chịu hàng hóa, quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn. Quyết định đầu tư tài sản cố định, bao gồm: Quyết định mua sắm tài sản cố định mới, quyết định thay thế tài sản cố định cũ, quyết định đầu tư dự án, quyết định đầu tư tài chính dài hạn. Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và đầu tư tài sản cố định, bao gồm: Quyết định sử dụng đòn bẫy hoạt động, quyết định điểm hòa vốn. Quyết định nguồn vốn gắn liền với việc quyết định nên lựa chọn loại nguồn vốn nào cung cấp cho việc mua sắm tài sản, nên sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu hay vốn vay ngắn hạn hay dài hạn. Như vậy, quyết định nguồn vốn liên quan đến bên phải của bảng cân đối kế toán. Một số quyết định về nguồn vốn : Quyết định huy động nguồn vốn ngắn hạn, bao gồm: Quyết định vay ngắn hạn ngân hàng hay là phát hành tín phiếu doanh nghiệp. Quyết định huy động nguồn vốn dài hạn, bao gồm: Quyết định sử dụng nợ dài hạn hay vốn cổ phần, quyết định hay dài hạn ngân hàng hay phát hành trái phiếu công ty. Quyết định quan hệ cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu. Quyết định vay để mua hay thuê tài sản. Quyết định phân chia cổ tức : Loại quyết định này giám đốc tài chính sẽ phải lựa chọn giữa việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức hay giữ lại để tái đầu tư. Trong ba quyết định chủ yếu trong quản lý tài chính doanh nghiệp nêu trên, quyết đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất vì nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Một quyết định đầu tư đúng sẽ góp phần làm tăng giá trị doanh nghiệp, qua đó, gia tăng tài sản cho chủ doanh nghiệp. Ngược lại, một quyết định đầu tư sai sẽ làm tổn thất giá trị doanh nghiệp, làm thiệt hại tài sản cho chủ doanh nghiệp. 1.2. Phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình tìm hiểu các kết quả của sự quản lý và điều hành tài chính ở doanh nghiệp được phản ánh trên các báo cáo tài chính. Phân tích tài chính là đánh giá những gì đã làm được, dự kiến những gì sẽ sảy ra, trên cơ sở đề xuất các biện pháp để tận dụng triệt để phát huy các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu. 1.2.2. Mục tiêu, ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp Mục tiêu của việc phân tích tài chính doanh nghiệp là giúp người sử dụng thông tin đánh giá chính xác sức mạnh tài chính, khả năng sinh lợi và triển vọng của doanh nghiệp. Vì vậy mà việc phân tích tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau. Phân tích tài chính đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị Các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị mối quan tâm hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Vì vậy, họ phải cần có đủ thông tin và hiểu rõ doanh nghiệp, phân tích tình hình tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, sinh lợi, và dự đoán tình hình tài chính xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp nhằm đề ra quyết định đúng. Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư Nhà đầu tư cần thiết biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu, lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đàu tư. Họ quan tâm đến phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lãi, khả năng thanh toán vốn… của doanh nghiệp. Đó là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không? Phân tích tài chính đối với ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng Mối quan tâm của ngân hàng và các nhà cho vay này chủ yếu là khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ quan tâm đến phân tích tình hình tài chính để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, số lượng vốn chủ sở hữu là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Tóm lại, mối quan tâm hàng đầu của nhà phân tích tài chính là đánh giá khả năng về tài chính, những rủi ro tác động tới doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, khả năng huy động vốn, khả năng hoạt động va khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nhà phân tích tài chính có thể dự đoán tài chính của doanh nghiệp trong tương lai. Nguồn tài liệu và phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Nguồn tài liệu trong phân tích tài chính doanh nghiệp Trong phân tích tài chính các nhà phân tích phải thu thập mọi nguồn thông tin từ trong nội bộ đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp. Những thông tin trong nội bộ doanh nghiệp, về tài chính doanh nghiệp được phản ánh đầy đủ nhất trong các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính rất hữu ích với việc quản trị doanh nghiệp và là nguồn thông tin chủ yếu đối với những người ngoài doanh nghiệp. Báo cáo tài chính doanh nghiệp phản ánh hệ thống thông tin được xử lý bởi hệ thống kế toán tài chính, nhằm cung cấp những thông tin kinh tế – tài chính có ích cho các đối tượng sử dụng. Những thông tin bên ngoài, đó là những thông tin chung về như những thông tin về trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh... , thông tin về ngành kinh doanh ( cơ cấu ngành, các sản phẩm ngành...) và các thông tin pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính Khi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp so sánh: Phương pháp này được dùng để xác định xu hướng pháp triển và mức độ biến đổi của các chỉ tiêu kinh tế. Trong phân tích có thể sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc. Phân tích so sánh số tuyệt đối cho thấy độ lớn của các chỉ tiêu, các khoản mục chi phí, tài sản, công nợ, vốn được phản ánh trong các báo cáo tài chính. Phân tích so sánh số tương đối và phân tích dựa vào các tỷ lệ được tính toán theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc của các báo cáo tài chính. Phương pháp tương quan : Nhằm xác định được tính quy luật của các hiện tượng, quá trình và kết quả kinh tế, từ đó cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý. Phương pháp thay thế liên hoàn: Nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu kinh tế, từ đó giúp cho việc đề xuất các biện pháp được chính xác và cụ thể Phương pháp số cân đối: Phương pháp này cũng nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Phương pháp phân tích Du Pont : Theo phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh nghiệp như lợi nhuận sau thuế tổng tài sản (ROA), lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có mối quan hệ nhân quả với nhau. Từ đó cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với tỷ số tổng hợp. 1.2.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn kinh doanh, quĩ xí nghiệp, vốn đầu tư, vốn xây dựng cơ bản, vốn vay và các loại vốn khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức, huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh. Đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng số vốn hiện có một cách hợp lý, có hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ, chính sách quản lý kinh tế – tài chính và kỷ luật thanh toán của nhà nước. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho người sử dụng thông tin nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đề xuất các biện pháp hữu hiệu và ra quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc phân tích tài chính bao gồm các nội dung sau: - Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. + Đánh giá sự biến động của các khoản mục trên các báo cáo tài chính. + Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của các khoản mục trên báo cáo tài chính. - Phân tích tình hình tài chính qua các hệ số tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích tài chính dupont. 1.2.5. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp + Phân tích khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh cơ cấu và giá trị của các tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách so sánh tổng số nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu kỳ, để thấy được quy mô vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Dùng phương pháp liên hệ cân đối, lần lượt phân tích những nguyên nhân đã ảnh hưởng đến tình hình thay đổi trên cả hai mặt: Tài sản và nguồn vốn. Bằng cách đó, chỉ ra được mức độ tác động khác nhau của từng khoản mục đến sự thay đổi của bảng cân đối kế toán. + Phân tích khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một bản báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh theo từng loại hoạt động của doanh nghiệp. Đây là một bản báo cáo tài chính được những nhà lập kế hoạch và nhiều đối tượng khác nhau rất quan tâm, vì nó cung cấp số liệu về hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp đã thực hiện trong kỳ, qua đó đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Cụ thể hơn, căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh ta có thể đánh giá tình hình doanh thu, lợi nhuận, mức độ ảnh hưởng của từng nguyên nhân đến tình hình biến động lợi nhuận và tình hình chi phí. + Phân tích khái quát tình hình tài chính qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Căn cứ vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta có thể đánh giá được khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.5.1. Đánh giá sự biến động của các khoản mục trên các báo cáo tài chính Thiết kế các báo cáo tài chính dạng so sánh Để tiến hành đánh giá khái quát tình hình tài chính, trước hết ta lập các bảng báo cáo tài chính dạng so sánh - bảng này trình bày số liệu tài chính của hai hay nhiều năm. Qua bảng này ta thấy được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong các báo cáo tài chính của hai hay nhiều năm. Xem xét các khoản mục có sự biến động lớn để phân tích xác định nguyên nhân của từng biến động, từ đó, ta có thể kết luận những sự biến động đó tốt hay là xấu. Phân tích theo chiều ngang Phân tích theo chiều ngang các bảng báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động của các khoản mục nào đó theo thời gian. Ta hoàn toàn xác định được mức độ thay đổi về số lượng và tỷ lệ của các khoản mục theo thời gian. Lượng thay đổi được tính bằng cách lấy mức độ của kỳ này trừ đi mức độ của kỳ trước. Tỷ lệ phần trăm thay đổi chính là phần trăm của lượng thay đổi so với mức độ của kỳ trước. Qua tính toán các chỉ tiêu lượng thay đổi, tỷ lệ thay đổi giữa các năm sẽ thấy được biến động của từng khoản mục trên các báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó ta xác định được các khoản mục có biến động lớn, cần tìm ra nguyên nhân của sự biến động lớn đó. 1.2.5.2. Đánh giá mối quan hệ kết cấu và biến động kết cấu Các bảng báo cáo tài chính dạng so sánh chỉ thể hiện biến động qua các thời gian của từng khoản mục mà không thể hiện rõ mối tương quan của các khoản mục trên các báo các tài chính. Vì vậy, để thấy rõ được mối tương quan của các khoản mục trên các báo cáo tài chính ta thiết lập các bảng phân tích biến động về cơ cấu các khoản mục trên các báo cáo tài chính. Trên các bảng này từng khoản mục trên báo cáo tài chính được thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ 100%. Dựa vào bảng cân đối kế toán ta lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản để đánh giá kết cấu và biến động về kết cấu của các khoản mục trong tổng nguồn vốn và tổng tài sản. - Phân tích cơ cấu tài sản là đánh giá sự biến động của các bộ phận cấu thành tổng tài sản của một doanh nghiệp. Qua việc phân tích cơ cấu tài sản giúp ta hiểu được sự phân bổ và sử dụng tài sản, từ đó đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Mặt khác, ta còn đánh giá được năng lực và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Khi phân tích cần xem xét hệ số đầu tư trang thiết bị tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Hệ số đầu tư được xác định theo công thức. Tài sản dài hạn Hệ số đầu tư = Tổng tài sản Việc đầu tư chiều sâu, mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài. Hệ số này tăng lên chứng tỏ năng lực sản xuất có xu hướng tăng lên. Nếu các nhân tố khác không thay đổi thì đây là một dấu hiệu tích cực về công ty. - Phân tích cơ cấu nguồn vốn là phân tích sự biến động của các thành phần vốn mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng. Qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn giúp ta biết được tình hình huy động và sử dụng các loại nguồn vốn của doanh nghiệp và khả năng tài trợ, khả năng chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp. Khi phân tích cơ cấu nguồn vốn cần tính toán hệ số tự tài trợ. Hệ số này càng cao thể hiện khả năng độc lập cao của doanh nghiệp về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp càng tốt, ta có công thức: Nguồn vốn chủ sở hữu Hệ số tự tài trợ = Tổng nguồn vốn - Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn tức là làm rõ được sự tương quan về cơ cấu vốn và giá trị của các tài sản của doanh nghiệp. Để xem xét tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp đã cân đối, hợp lý chưa thì ta tiến hành lập bảng sau: Tài sản Nguồn vốn Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Tài sản dài hạn Nguồn vốn chủ sở hữu Cân đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. + Nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn: Nợ ngắn hạn không đủ lớn để đầu tư cho tài sản ngắn hạn phải huy động thêm nguồn tài trợ cho tài sản ngắn hạn từ nguồn vốn nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này đảm bảo sự ổn định, an toàn về mặt tài chính, toàn bộ nợ ngắn hạn đều đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Mặt khác nó thể hiện doanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu hoàn trả nợ cho ngắn hạn. + Nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn thì phần nợ ngắn hạn được đầu tư cho tài sản dài . Cân đối giữa tài sản dài hạn với nguồn vốn thường xuyên (nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu). + Nếu tài sản dài hạn lớn hơn nguồn vốn nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu thì một phần tài sản dài hạn được đầu tư bởi nợ ngắn hạn. + Nếu tài sản dài hạn nhỏ hơn nguồn vốn nợ dài hạn và nguồn vốn chủ sở hữu: Nợ dài hạn và một phần nguồn vốn chủ sở hữu đã được đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Điều này đảm bảo tính an toàn về mặt tài chính nhưng không bảo đảm tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gây ra sự lãng phí trong kinh doanh , vì sử dụng vốn dài hạn phải trả chi phí cao hơn sử dụng vốn ngắn hạn. Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hoạt dộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua việc đánh giá doanh thu, lợi nhuận và chi phí của doanh nghiệp trong kỳ. Căn cứ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta lập bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh để thấy được kết cấu và sự biến động của từng khoản mục trên báo cáo này. Tỷ trọng của các khoản mục trên báo cáo này được tính so với doanh thu thuần. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thuần từ HĐSXKD. Ta có công thức sau: LN thuần từ HĐKD = DT thuần – Giá vốn - Chi phí từ HĐTC – Chi phí BH – Chi phí QLDN - LN từ HĐTC. Hay: LNthuần = DTT – GV – CPBH – CPQLDN - LNTC LN thuần từ HĐKD = DT thuần x LN thuần từ HĐKD DT thuần Hay: LNthuần = DT T x DTT – GV – CPBH – CPQLDN - LNTC DTT = DT T x ( 1 - GV - CPBH - CPQLDN - LNTC ) DTT DTT DTT DTT = a x ( 1 - b - c - d - e ) Trong đó: - a là doanh thu thuần. - b, c, d, e lần lượt là tỷ trọng của giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và lợi nhuận tài chính so với doanh thu thuần. Dùng phương pháp thay thế liên hoàn xác định ảnh hưởng của từng nhân tố a, b, c, d, e đến lợi nhuận thuần từ HĐKD. Đối tượng phân tích : DL = LN1thuần - LN0thuần Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c, d, e đến sự biến động của LNthuần lần lượt là: Δa = (a1 – a0 ) x ( 1 – b 0 - c0 - d0 - e0 ) Δb = a1 x [ ( 1- b1 - c0 - d0 - e0 ) - ( 1 – b 0 - c0 - d0 - e0 ) ] Dc = a1 x [ ( 1 - b1 – c1 – d0 - e0 ) – ( 1 – b1 - c0 - d0 - e0 ) ] Dd = a1 x [ ( 1 - b1 – c1 – d1 - e0 ) – ( 1 – b1 – c1 - d0 - e0 ) ] De = a1 x [ ( 1 - b1 – c1 – d1 - e1 ) – ( 1 – b1 – c1 - d1 - e0 ) ] Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c, d, e đến lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh: DL = Δa + Δb + Dc + Dd + De. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp giúp chúng ta hiểu rõ các hoạt động thu chi của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Căn cứ vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ ta lập bảng phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Dùng phương pháp so sánh giữa năm nay và năm trước để xem xét biến động của dòng tiền về mặt tuyệt đối và tỷ trọng. Do hầu hết mọi hoạt động kinh doanh hiện nay đang ngày càng lệ thuộc nhiều hơn vào các hoạt động tiền tệ. Vì vậy việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị doanh nghiệp. 1.2.6. Phân tích tình hình tài chính qua các hệ số tài chính của doanh nghiệp Hệ số tài chính là một trong các công cụ biến đổi theo mục tiêu phân tích nhằm phản ánh một cách đầy đủ hơn về các đặc điểm kinh doanh của công ty, làm cơ sở dự báo tình hình tài chính của công ty trong tương lai. Tỷ số tài chính được biểu hiện bằng con số dạng số tương đối hay tỷ lệ %. 1.2.6.1. Phân tích tình hình và khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp thể hiện khả năng đối phó với những nghĩa vụ trả nợ ngắn hạn hay năng lực thực hiện các cam kết về các món nợ khi chúng đến hạn của doanh nghiệp. Duy trì khả năng thanh toán là cơ sở giúp doanh nghiệp tăng thêm uy tín đối với các chủ nợ ngắn hạn ( như ngân hàng, chủ tín dụng) đảm bảo thanh toán các nhu cầu thanh toán, các cam kết khi đến hạn, giảm bớt khoản chi phí tài chính khi phát sinh nhu cầu vốn. Doanh nghiệp phải duy trì một mức vốn luân chuyển hợp lý để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn và duy trì các loại hàng tồn kho để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi. Để thấy rõ tình hình tài chính doanh nghiệp trong tương lai gần, cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân của mọi sự ngưng trệ các khoản thanh toán nhằm tiến tới làm chủ về tài chính. a) Khả năng thanh toán hiện hành Công thức tính: Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số này phản ánh phạm vi, quy mô của các tài sản ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để trang trải các yêu cầu cảu các chủ nợ. Trị số này tính ra càng lớn, khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp càng cao và ngược lại. b) Khả năng thanh toán nhanh Công thức tính: Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh cho biết với số vốn bằng tiền và các chứng khoán ngắn hạn có thể chuyển đổi nhanh thành tiền mặt hiện có, doanh nghiệp có thể đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan, còn nếu trị số của chỉ tiêu này nhỏ sẽ cho thấy doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Trị số của chỉ tiêu này cũng không nên quá cao hay quá thấp vì đều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, mức trung bình để đánh giá chỉ tiêu này cũng được xây dựng tuỳ theo vào đặc điểm của từng ngành, từng lĩnh vực riêng biệt. c) Khả năng thanh toán tức thời Công thức tính: Hệ số khả năng thanh toán tức thời = Tiền + Đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn Hệ số này đánh giá khả năng thanh toán ngay tức thời các cam kết đến hạn bằng các loại tài sản ngắn hạn tương đương với tiền mặt. d) Các khoản phải thu và các khoản phải trả Để xem xét các khoản phải thu, các khoản phải trả có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào, cần tính và so sánh các chỉ tiêu sau: Hệ số công nợ = Tổng số nợ phải thu x 100% Tổng số nợ phải trả Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả > 1 chứng tỏ khả năng thanh toán và tình hình tài chính ổn định hoặc khả quan. Nếu tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả < 1 doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, tình hình tài chính gặp khó khăn, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán. Để có cơ sở đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp trước mắt và triển vọng trong thời gian tới, ta thu thập các số liệu liên quan đến các khoản có thể dùng để thanh toán (khả năng thanh toán) với các khoản phải thanh toán (nhu cầu thanh toán) của doanh nghiệp. Sau đó sắp xếp các chỉ tiêu này vào một bảng (gọi là bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán) theo một trình tự nhất định. Với nhu cầu thanh toán, các chỉ tiêu được sắp xếp theo mức độ khẩn trương của việc thanh toán (thanh toán ngay, thanh toán trong thời gian tới). Còn khả năng thanh toán, các chỉ tiêu lại được sắp xếp theo khả năng huy động vốn (huy động ngay, huy động trong thời gian tới). Căn cứ vào bảng này ta có thể so sánh giữa khả năng thanh toán với nhu cầu thanh toán trong từng năm và đưa ra nhận xét về khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt hay xấu. 1.2.6.2. Phân tích khả năng quản lý tài sản Phân tích khả năng quản lý tài sản là đánh giá hiệu suất, cường độ sử dụng và sức sản xuất của tài sản trong năm. a) Hệ số vòng quay tổng tài sản cho biết một đồng tài sản góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu và được tính theo công thức sau Hệ số vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân Hệ số vòng quay tổng tài sản càng cao chứng tỏ tài sản của doanh nghiệp có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ và là cơ sở tốt để có lợi nhuận cao. Ngược lại, hệ số vòng quay tổng tài sản thấp chứng tỏ khả năng quản lý yếu kém về tài sản dài hạn, quản lý tiền mặt, quản lý khoản phải thu, quản lý vật tư, quản lý sản xuất, quản lý bán hàng. b) Hệ số vòng quay tài sản dài hạn là tỷ số cho biết trong kỳ vốn cố định được sử dụng bao nhiêu vòng. Được tính theo công thức sau Hệ số vòng quay tài sản dài hạn = Doanh thu thuần Tài sản dài hạn bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đòng tài sản cố định góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số vòng quay tài sản dài hạn càng cao chứng tỏ tài sản dài hạn có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, phát huy hết công suất. Ngược lại, vòng quay tài sản dài hạn thấp là do chất lượng tài sản kém và có nhiều tài sản dài hạn không hoạt động được. c) Hệ số vòng quay tài sản ngắn hạn là tỷ số cho biết trong kỳ vốn ngắn hạn sử dụng bao nhiêu vòng và được tính theo công thức sau Hệ số vòng quay tài sản ngắn hạn = Doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn bình quân Chỉ số này cho biết một đồng tài sản ngắn hạn góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu vòng quay tài sản ngắn hạn cao chứng tỏ tài sản ngắn hạn có chất lượng cao, được tận dụng đầy đủ, không bị nhàn rỗi, không bị giam giữ trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh và ngược lại. Hệ số vòng quay tài sản ngắn hạn cao là cơ sở tốt để có lợi nhuận cao nhờ tiết kiệm được chi phí. d) Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện số lần hàng tồn kho bình quân được bán ra trong kỳ. Hệ số quay vòng càng cao thể hiện tình hình bán ra càng tốt và ngược lại. Ngoài ra hệ số này còn thể hiện tốc độ luân chuyển vốn hàng hoá của doanh._. nghiệp và được xác định bằng công thức sau Hệ số vòng quay của hàng tồn kho = Doanh thu thuần Hàng tồn kho bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn đầu tư vào hàng tồn kho góp phần tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. - Số ngày bình quân của một vòng quay hàng tồn kho tính theo công thức sau: Số ngày b/q của 1 vòng quay hàng tồn kho = 360 Hệ số vòng quay của hàng tồn kho Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để cho hàng tồn kho quay được một vòng. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng lớn và ngược lại. e) Kỳ thu nợ bán chịu đánh giá khả năng thu hồi vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số vòng quay khoản phải thu = Doanh thu thuần Khoản phải thu bình quân Kỳ thu nợ bán chịu = 360 Hệ số vòng quay khoản phải thu - Kì thu nợ dài phản ánh chính sách bán chịu táo bạo. Có thể là dấu hiệu tốt nếu tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng khoản phải thu. - Kì thu nợ dài có thể do yếu kém trong việc thu hồi khoản phải thu, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn, khả năng sinh lợi thấp. - Kì thu nợ ngắn có thể do khả năng thu hồi khoản phải thu tốt, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn, lợi nhuận có thể cao. - Kì thu nợ ngắn có thể do chính sách bán chịu quá chặt chẽ, dẫn tới đánh mất cơ hội bán hàng và cơ hội mở rộng kinh doanh. 1.2.6.3. Phân tích khả năng quản lý nợ a) Phân tích hệ số nợ Hệ số nợ dùng để đo lường sự góp vốn của doanh nghiệp so với vốn vay, nó được tính bằng thương số giữa số nợ và tổng nguồn vốn. Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả (A) x 100% Tổng nguồn vốn b) Phân tích khả năng thanh toán lãi vay Hệ số khả năng thanh toán lãi vay dùng đo lường khả năng chi trả lãi vay bằng lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = EBIT Chi phí lãi vay 1.2.6.4. Phân tích khả năng sinh lợi Ngoài việc xem xét hiệu quả kinh doanh của vốn dưới góc độ sử dụng tổng tài sản, TSCĐ, TSLĐ người quản lý cũng cần phải xem xét hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ sinh lợi. Đây là một trong những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng và các cổ đông quan tâm đặc biệt vì nó gắn liền lợi ích của họ cả về hiệu tại và tương lai. Để đánh giá khả năng sinh lợi vốn người ra so sánh các chỉ tiêu sau: a) Hệ số doanh lợi trên doanh thu thuần (ROS): Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thuần đem lại mấy đồng lợi nhuận, hệ số càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi càng cao. Hệ số lợi nhuận trên doanh thu thuần = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần b) Hệ số doanh lợi trước thuế (BEP): Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu thuần đem lại mấy đồng lợi nhuận trước thuế. Cách tính hệ số này như sau: Hệ số doanh lợi trước thuế = Lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản bình quân c) Hệ số doanh lợi trên tổng tài sản (ROA): Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn kinh doanh đem lại mấy đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của doanh nghiệp càng cao. Cách tính như sau: Hệ số lợi nhuận trên trên tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân d) Phân tích khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu quan trọng tổng quát phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu nói riêng và khả năng sinh lợi của toàn bộ vốn doanh nghiệp nói chung. Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu được xác định bằng công thức sau: Hệ số lợi nhuận của vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân Tóm lại: Quá trình phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp kết thúc sẽ cung cấp những thông tin quan trọng giúp cho những người ra quyết định lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng tiềm năng tài chính của doanh nghiệp. Những thông tin này không chỉ là mối quan tâm của chủ doanh nghiệp trong việc quản trị doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đặc biệt tới những người, những nhà đầu tư có liên quan đến lợi ích của doanh nghiệp. Tuy mỗi người đều có mối quan tâm, cách tiếp cận và khai thác thông tin không giống nhau. Vì vậy tuỳ thuộc vào mục đích và phạm vi nghiên cứu mà có thể giảm bớt hoặc phân tích sâu thêm vào những chỉ tiêu, những tỷ suất có liên quan. 1.2.7. Phân tích tài chính dupont Đẳng thức sinh lợi tài sản: Ta xem xét sức sinh lợi của tài sản (ROA) ROA = LN sau thuế = LN sau thuế x Doanh thu thuần Tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản = Hệ số lãi ròng x Hệ số vòng quay tổng tài sản Ta có: ROA = ROS x HS VQTTS - Hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản năm gốc (ROA0 ) ROA0 = LN0sau thuế x DT 0 thuần DT 0 thuần Tổng tài sản 0 - Hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản năm phân tích (K1 ROA) ROA1 = LN1sau thuế x DT 1 thuần DT 1 thuần Tổng tài sản 1 Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến sự biến động của hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản. ΔROAROS = ( ROS1 - ROS0 ) x HS VQTTS0 ΔROAHS VQTTS = ROS1 x ( HS VQTTS1 - HS VQTTS0 ) Tổng hợp sự ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA ta có: ΔROA = ΔROAROS + ΔROAHS VQTTS Đẳng thức sinh lợi của vốn chủ sở hữu Ta có công thức tính như sau: Hệ số lợi nhuận của vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân Phân tích công thức trên ta có: LNsau thuế = LNsau thuế x DTthuần x Tổng TSbq Vốn CSHbq DTthuần Tổng TS bq Vốn CSHbq Mà ta có: Tổng TSbq = Tổng TSbq Vốn CSHbq Tổng TSbq – Nợ phải trả bq = 1 = 1 1 - Nợ phải trả bq 1 – Hệ số nợ Tổng TSbq Khi đó: ROE = LNsau thuế x DTthuần x 1 DTthuần Tổng TSbq 1- Hệ số nợ Hay: ROE = ROS x HS VQTTS x K Với K = 1 1 – Hệ số nợ - Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu năm gốc (ROE0 ) ROE0 = LN0sau thuế x DT 0 thuần x 1 DT 0 thuần Tổng TS 0 1- Hệ số nợ 0 - Hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu năm phân tích (ROE1 ) ROE1 = LN1sau thuế x DT 1 thuần x 1 DT 1 thuần Tổng TS 1 1- Hệ số nợ 1 Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định ảnh hưởng của từng chỉ tiêu đến sự biến động của hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố ROS : ΔROEROS = ( ROS1 - ROS0 ) x HS VQTTS0 x K0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố HS VQTTS : ΔROEHS VQTTS = ROS1 x ( HS VQTTS1 - HS VQTTS0) x K0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố HSN : ΔROEHSN = ROS1 x HS VQTTS1 x (K1 - K0 ) Tổng hợp sự ảnh hưởng của các nhân tố ta có: ΔROE = ΔROEROS + ΔROEHS VQTTS + ΔROEHSN Phần II Phân tích thực trạng tình hình tài chính Công ty cổ phần xi măng bỉm sơn 2.1. Giới thiệu chung về công ty CP Xi măng Bỉm Sơn 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP Xi Măng Bỉm Sơn : a) Tên, địa chỉ, quy mô hiện tại của doanh nghiệp: - Tên hiện tại của công ty: Công ty cổ phần Xi Măng Bỉm Sơn. - Tên tiếng anh của công ty: Bim Son Cerment Joint Stock Company (BCC) - Địa chỉ : Phường Ba Đình, Thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa. - Đt: 037 824 242 Fax: 037 824 046 - Email: ttxmbimson@hn.vnn.vn - website: - Vốn điều lệ: 900.000.000.000 đồng (Chín trăm tỷ đồng) Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn có gần 3000 công nhân viên là một doanh nghiệp có quy mô lớn. Tổng diện tích đất công ty đang sử dụng là 1.041.725,40 m2 trong đó diện tích đất được giao là 44.319,20 m2 và diện tích đất cho thuê là 997.406,20 m2. b) Sự hình thành, các mốc quan trọng trong quá trình phát triển: Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn tiền thân là Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn. Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn nằm tại thị xã Bỉm sơn - một thị xã phía Bắc của tỉnh Thanh Hoá cách thành phố Hà Nội 130 km về phía Bắc. Vị trí của nhà máy nằm gần vùng đá vôi, đất sét có trữ lượng dồi dào và chất lượng tốt, đây là hai nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng chất lượng cao. Được xây dựng vào đầu những năm 80, Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn có công suất thiết kế 1,2 triệu tấn sản phẩm/năm với thiết bị kỹ thuật công nghệ hiện đại của Liên Xô. Được trang bị hai dây chuyền với công nghệ theo phương pháp ướt, sản phẩm của Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn mang nhãn hiệu “Con Voi” được đánh giá cao về chất lượng, được người tiêu dùng trong nước tín nhiệm sử dụng. Thực hiện chủ trương sản xuất gắn liền với tiêu thụ sản phẩm, ngày 12/08/1993, Bộ Xây Dựng ra quyết định số 366/BXD-TCLĐ hợp nhất Công ty kinh doanh vật tư số 4 và Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn đổi tên thành Công ty Xi Măng Bỉm Sơn. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng xi măng Bỉm Sơn ngày càng cao theo sự tăng trưởng chung của đất nước. Tháng 03/1994, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án đầu tư cải tạo hiện đại hoá dây chuyền số 2 Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, chuyển đổi công nghệ sản xuất xi măng từ công nghệ ướt sang công nghệ khô hiện đại. Dự án được khởi công ngày 13/01/2001 do hãng IHI Nhật Bản trúng thầu thực hiện thiết kế và cung cấp thiết bị kỹ thuật cho Công ty và nâng công suất lò nung số 2 từ 1.750 tấn Clinker/ngày lên 3.500 tấn/Clinker/ngày.Thiết bị tiên tiến và tự động hoá cao đã nâng tổng công suất sản phẩm của nhà máy từ 1,20 triệu tấn sản phẩm/năm lên 1,80 triệu tấn sản phẩm/năm. Hiện nay Công ty Xi măng Bỉm Sơn đang tập trung mọi nỗ lực phấn đấu hoàn thành dự án dây chuyền mới Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn có công suất 2 triệu tấn sản phẩm/năm vào cuối năm 2008, đưa công suất của nhà máy lên 3,2 triệu tấn xi măng/năm. Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ về cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, tạo những động lực mới cho sự phát triển của các doanh nghiệp nhà nước nói riêng và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung, Công ty Xi măng Bỉm Sơn đã tiến hành xác định lại giá trị, bố trí, sắp xếp lại lao động, hợp lý hoá sản xuất cũng như hoàn tất các bước để chuyển đổi hoạt động sang mô hình công ty cổ phần. Ngày 01/05/2006 Công ty đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty CP Xi măng Bỉm Sơn : Công ty CP Xi Măng Bỉm Sơn là Công ty trực thuộc Tổng công ty Xi Măng Việt Nam, có chức năng tổ chức sản xuất, cung ứng xi măng cho khách hàng trên địa bàn được phân công đảm nhiệm, ngoài ra Công ty có đủ khả năng xuất khẩu xi măng và Clinker cho các nước trong khu vực. a) Chức năng : Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn với chức năng sản xuất chính là xi măng bao PCB30, PCB40 chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của nhà Nước với thông số kỹ thuật hàm lượng thạch cao SO3 nằm trong xi măng là từ 1,3% đến 3%. b) Nhiệm vụ : + Công ty CP Xi Măng Bỉm Sơn có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp Xi măng cho các công trình xây dựng trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. + Ngoài ra, công ty còn có một nhiệm vụ chính trị là cung cấp xi măng cho các địa bàn theo sự điều hành tiêu thụ của Công ty Xi Măng Việt Nam để tham gia vào việc bình ổn giá cả thị trường. 2.1.3. Ngành nghề kinh doanh và công nghệ sản xuất của Công ty CP Xi Măng Bỉm Sơn : a) Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chính của công ty: - Sản xuất – kinh doanh – xuất nhập khẩu xi măng và clinker. - Sản xuất – kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác. Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng sản phẩm chính của công ty là xi măng PCB30 và PCB40, sản phẩm được sản xuất trên hai dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp khô hiện đại và tiếp tục xây dựng mới dây chuyền 3 nhằm tăng sản lượng sản xuất, đáp ứng đủ yêu cầu xi măng cho đất nước. Đồng thời với việc tiêu thụ sản phẩm xi măng bao và xi măng rời, công ty cũng cung cấp một lượng lớn clinker cho các công ty xi măng khác thuộc Tổng Công ty Xi Măng Việt Nam. b) Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Quy trình công nghệ sản xuất xi măng tại công ty tương đối đơn giản nhưng lại là một quy trình sản xuất liên tục với khối lượng máy móc, thiết bị lớn đặc biệt là ở công ty CP Xi măng Bỉm Sơn quy mô hoạt động lớn đòi hỏi phải có một cơ chế vận hành đồng bộ, liên tục giữa các công đoạn. Khai thác nguyên liệu Nghiền xi măng Đóng bao Thành phẩm Nghiền nguyên liệu Nung Klinker Sơ đồ 2.1 : Quy trình công nghệ sản xuất xi măng * Nội dung cơ bản của các bước trong quy trình công nghệ: + Khai thác nguyên liệu: Nguyên liệu sản xuất ra xi măng là đá vôi và đá sét được khai thác bằng phương pháp khoan nổ mìn sau đó vận chuyển về nhà máy bằng ô tô. + Nghiền nguyên liệu: Hỗn hợp hai nguyên liệu (đá vôi và đá sét) qua quá trình định lượng được đưa vào máy nghiền cho ra phối liệu (bùn- dây truyền cũ; bột liệu- dây truyền mới). + Nung clinker: Phối liệu được đưa vào lò nung thành clinker. + Nghiền xi măng: Clanhke được đưa vào máy nghiền xi măng cùng với thạch cao và một số chất phụ gia khác để tạo ra sản phẩm. Tuỳ loại sản phẩm chủng loại xi măng khác nhau người ta sử dụng tỷ lệ các chất phụ gia khác nhau. + Đóng bao: Sản phẩm xi măng tạo ra được đóng vào bao, trọng lượng mỗi bao là 50kg. 2.1.4. Hình thức tổ chức sản xuất và kết cấu sản xuất của doanh nghiệp : a) Hình thức tổ chức sản xuất: Quy trình sản xuất ở Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn hoàn toàn bằng cơ khí hoá và một phần tự động hoá. Trong công ty có hơn 40% số máy móc thiết bị chuyên dùng đã cũ, hầu hết chúng được sản xuất từ những năm 1960, 1970 và được nhập từ Liên xô, Trung quốc, Tiệp Khắc... Hiện tại, công ty vẫn duy trì hoạt động đồng thời hai dây chuyền sản xuất: một dây chuyền cũ và một dây chuyền cải tạo. Quy trình công nghệ sản xuất xi măng của công ty là một quy trình liên tục. Tuy nhiên vẫn được phân đoạn một cách hợp lý, chia thành nhiều công đoạn nhỏ, mỗi công đoạn được giao cho một phân xưởng đảm nhận, trong các phân xưởng lại được chia thành các tổ, nhóm làm các công việc với những đặc thù riêng… Công nhân làm việc trong công ty đều được đào tạo ở các trường công nhân kỹ thuật và đảm bảo được yêu cầu chuyên môn. Do đó việc chuyên môn hóa cũng được đẩy mạnh hơn. b) Kết cấu sản xuất: Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn gồm 6 phân xưởng sản xuất chính, 5 phân xưởng sản xuất phụ chủ yếu. * Các phân xưởng sản xuất chính bao gồm: - Xưởng mỏ nguyên liệu: Với dụng cụ máy móc thiết bị phục vụ cho việc khai thác đá vôi và đá sét tai các mỏ nằm cách nhà máy khoảng 3km. - Xưởng ô tô vật tư: Bao gồm các loại ô tô vận tải có trọng lượng lớn vận chuyển đá vôi, đá sét về công ty. - Xưởng tạo nguyên liệu: Thiết bị chính là máy đập, máy nghiền và các thiết bị phụ trợ khác làm nhiệm vụ nghiền đá vôi, đá sét để tạo ra hỗn hợp nguyên liệu sản xuất clinker - Xưởng lò nung: Có thể nói đây là phân xưởng quan trọng nhất của công ty. Tại đây diễn ra quá trình nung hỗn hợp nguyên liệu để tạo ra clinker. Hoạt động của lò nung có ảnh hưởng trực tiếp rất quan trọng trong quá trình sản xuất của công ty. Với hai phương pháp sản xuất xi măng mà công ty đang áp dụng thì cũng có hai loại lò nung phù hợp. - Xưởng nghiền xi măng: thiết bị chính là máy nghiền chuyên dùng và các thiết bị phụ trợ khác có nhiệm vụ nghiền hỗn hợp clanker, thạch cao và các chất phụ gia thành xi măng. - Xưởng đóng bao: Dùng máy đóng bao có nhiệm vụ đưa xi măng bột vào đóng bao sản phẩm. * Các phân xưởng sản xuất phụ bao gồm: - Phân xưởng điện tự động: Phân xưởng điện có chức năng chính là đảm bảo cung cấp điện năng liên tục cho quá trình sản xuất. - Phân xưởng cấp thoát nước: Có nhiệm vụ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của công nhân viên đồng thời cũng một phần cung cấp nước sinh hoạt cho một bộ phận dân cư lân cận. Ngoài ra còn có các phân xưởng: sửa chữa thiết bị, sửa chữa công trình, xưởng cơ khí. Các phân xưởng này đều mang tính chất phục vụ cho sản xuất chính. 2.1.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp : * Cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty: Trong mỗi doanh nghiệp thì tình hình tổ chức kinh doanh hợp lý hay không có tính chất quyết định đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó. Công ty CP Xi Măng Bỉm sơn là một doanh nghiệp có quy mô lớn, cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gồm 17 phòng ban và 11 xưởng sản xuất (bao gồm cả phân xưởng sản xuất chính và sản xuất phụ trợ), 9 chi nhánh và một văn phòng đại diện ở Lào được đặt dưới sự chỉ đạo của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. * Bộ phận quản lý, chức năng nhiệm vụ vủa bộ phận quản lý: - Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Đại hội đồng cổ đông họp ít nhất mỗi năm 1 lần và trong thời hạn quy định của pháp luật. đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề sau: + Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty. + Quyết định tổ chức lại và giải thể công ty. + Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. + Quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần. + Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. + Quyết định mức thù lao và các quyền lợi khác của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Thư ký công ty. + Thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty, báo cáo của Ban kiểm soát. + Quyết định phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư của năm tài chính mới. - Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm năm thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễm nhiệm. Mỗi thành viên hội đồng quản trị có nhiệm vụ tối đa 5 năm và có thể được bầu lại tại Đại hội đồng cổ đông tiếp theo. - Ban kiểm soát là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động, báo cáo tài chính của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. - Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. - Các phó giám đốc: Mỗi phó giám đốc được phân công phụ trách 3 mảng khác nhau, gồm: + Phó giám đốc phụ trách nội chính- kinh doanh phụ trách việc quản lý, chỉ đạo điều phối hoạt động của các chi nhánh và hoạt động y tế, công tác đời sống xã hội, bảo vệ an ninh chính trị trong công ty. + Phó giám đốc phụ trách sản xuất có trách nhiệm chỉ đạo điều hành và tổ chức sản xuất các đơn vị trong công ty, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm. + Phó giám đốc phụ trách cơ điện có trách nhiệm quản lý một số phân xưởng sản xuất phụ có tính chất phục vụ đảm bảo quá trình cung cấp điện năng cho sản xuất một cách liên tục đồng thời quản lý việc sửa chữa, bảo trì máy móc, công trình đảm bảo cho máy móc hoạt động ổn định, liên tục. - Một số phòng ban: Văn phòng, phòng tổ chức lao động, phòng kế toán thống kê tài chính, phòng kinh tế- kế hoạch. + Phòng kế toán thống kê tài chính: có nhiệm vụ giám sát bằng tiền đối với các tài sản và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. + Phòng kinh tế kế hoạch có nhiệm vụ lập và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty. + Phòng tổ chức lao động có nhiệm vụ sắp xếp và điều phối nhân lực của công ty. Như vậy ta thấy bộ phận quản lý và các phòng ban của công ty được bố trí khá gần với khối sản xuất. Vì vậy việc quản lý trực tiếp của ban lãnh đạo đối với các phân xưởng sản xuất là rất dễ dàng, thuận tiện. Tạo điều kiện tốt cho việc sản xuất kinh của công ty. Sơ đồ 2.2 : Mô hình cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn (Nguồn: Phòng tổ chức lao động) đại hội đồng cổ đông công ty Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc Phó GĐ công ty phụ trách nội chính-KD Phó GĐ công ty phụ trách SX Phó GĐ công ty phụ trách cơ điện Trung tâm GDTT Phòng ĐHSX CN.Thanh Hoá CN.Nghệ An CN.Hà Tĩnh CN.Ninh Bình CN.Nam Định CN.Thái Bình CN.Hà Tây CN.Sơn La VP Đại diện tại CHDCND Lào Phòng KTSX Phòng TN.KCS Phòng KTAT Xưởng Mỏ NL Xưởng ôtô VT Xưởng tạo NL Xưởng lò nung Xưởng NXM Ban QLDA Phòng KT- KH Phòng kỹ thuật Phòng KTTC Phòng KH-TH Phòng VTTB Phòng TCLĐ Phòng KTTKTC Phòng CƯVTTB X. Đóng bao Tổng kho VTTB Văn phòng Phòng cơ khí Phòng N.Lượng Phòng QLXM Xưởng SCTB Xưởng CKCT Xưởng CTN-NK Xưởng Điện TĐ Phòng BVQS Trạm Y tế Xưởng SCCT Phòng ĐSQT 2.1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn Khẩu hiệu “ Xi măng Bỉm Sơn niềm tin của người sử dụng, sự bền vững của những công trình” chính là mục tiêu và chính sách chất lượng của Công ty trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện khẩu hiệu trên, Công ty không ngừng áp dụng sáng kiến, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy, sản phẩm của công ty rất có uy tín với người tiêu dùng trên thị trường hơn 20 năm qua. Để hiểu thêm về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ta đi vào phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm và tình hình lao động của công ty. a) Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty qua 3 năm gần đây Bảng 2.1: Kết quả tiêu thụ sản phẩm qua 3 năm gần đây Sản phẩm ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Xi măng PCB30 Tấn 1.770.713 2.112.781 2.180.269 Xi măng PCB30 bao Tấn 1.761.513 2.107.641 2.154.324 Xi măng PCB30 rời Tấn 9.199 5.140 25.945 Xi măng PCB40 Tấn 54.743 75.402 85.786 Xi măng PCB40 bao Tấn 3.330 11.538 10.227 Xi măng PCB40 rời Tấn 51.413 63.863 75.559 Clinker Tấn 180.803 288.773 105.696 Tổng Tấn 2.006.259 2.476.956 2.371.751 (Nguồn: Phòng kế toán thống kê tài chính) Qua số liệu của bảng 2.1 ta thấy sản lượng tiêu thụ của công ty luôn giữ được ổn định, tăng trưởng qua các năm gần đây, giành được một vị thế vững chắc trên thị trường. Trong cơ cấu sản phẩm của công ty xi măng PCB30 chiếm tỷ trọng lớn và chủ yếu là xi măng PCB30 bao. Hiện nay, trên thị trường nhu cầu về xi măng PCB30 rất lớn. Vì vậy xi măng PCB30 chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm của công ty là hoàn toàn hợp lý. Qua tài liệu về công ty, được biết công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch về sản lượng sản phẩm tiêu thụ trong ba năm, cụ thể năm 2004 có sản lượng sản phẩm tiêu thụ bằng 120% so với kế hoạch năm, năm 2005 đạt 112% so với kế hoạch năm, năm 2006 đạt 104% so với kế hoạch. b) Phân tích lao động Lao động là nhân tố đầu tiên và cũng là nhân tố quan trọng nhất có ảnh hưởng trực tiếp và xuyên suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi nói đến số lượng lao động người ta không chỉ nói đến tổng số lao động đơn thuần mà còn phải kể đến kết cấu lao động. Bởi vì lao động ở mỗi bộ phận khác nhau sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất là khác nhau. Bảng 2.2: Bảng tổng hợp số lượng lao động năm 2006 STT Chỉ tiêu Số lượng (Người) I Tổng số lao động có mặt đầu kỳ 2786 Trong đó: Nữ 588 II Tổng số lao động có mặt cuối kỳ 2588 Trong đó: Nữ 521 1 Phân loại theo tính chất hợp đồng lao động - Số người ký HĐLĐ không xác định thời hạn 2579 Trong đó: Nữ 518 - Số người thuộc diện HĐLĐ có xác định thời hạn 09 Trong đó: Nữ 03 2 Phân loại theo trình độ - Trình độ đại học trở trở lên 362 - Trìngđộ cao đẳng, trung cấp 316 - Công nhân kỹ thuật 1447 - Lao động khác 463 (Nguồn: Phòng tổ chức lao động) Nhìn chung trong khoảng thời gian hơn 20 năm qua (kể từ khi thành lập đến nay) số lượng lao động của công ty không có sự thay đổi nào đáng kể, chỉ tập trung lao động tổng khoảng 2500 đến 3000 lao động. Với tính chất là một ngành công nghiệp nặng có số công nhân đông là điều dễ hiểu song do những năm đầu khi mới thành lập vì chưa có kinh nghiệm làm quen với những yếu tố công nghệ nên nhà máy tuyển nhiều vị trí trùng lặp nhau. Do đặc điểm sản xuất của công ty là ngành công nghiệp nặng công nghiệp sản xuất xi măng nên số lao động nam (chiếm 80%) nhiều hơn số lao động nữ. Phản ánh thực trạng là tỷ lệ nam chiếm nhiều hơn lao động nữ. Thực tế Công ty không có trường hợp nào trên 60 tuổi đối với nam, và 55 tuổi đối với nữ, chứng tỏ công ty đã áp dụng đúng quy định của pháp luật về chế độ nghỉ hưu cho người lao động. Qua điều tra cho thấy thực tế độ tuổi trung bình của lao động trong công ty là 43 tuổi. Việc có quá nhiều lao động già sẽ có nhiều kinh nghiệm, song khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật kém, khó có sự năng động, sáng tạo trong công việc. Bên cạnh đó, do giữ cơ chế và bộ máy cũ quá lâu cộng thêm với dây chuyền công nghệ ngày càng hiện đại hoá sẽ dẫn doanh nghiệp tới có nhiều lao động không đáp ứng đủ yêu cầu sản xuất kinh doanh, việc thừa lao động là điều tất yếu sẽ xảy ra. 2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty Phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp là một yêu cầu cần thiết đối với chủ doanh nghiệp, với các nhà điều hành doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư, các chủ nợ, ngân hàng. Phân tích tài chính cho phép nhận định một cách tổng quát tình hình phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả tài chính của doanh nghiệp cũng như khả năng thanh toán, khả năng huy động vốn... giúp cho những người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tốt và đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng của doanh nghiệp. Để đánh giá cơ bản về tình hình tài chính của doanh nghiệp, ta sử dụng nguồn thông tin đầy đủ và cơ bản nhất đó là các báo cáo tài chính. Trong đồ án này sẽ đưa ra các báo cáo tài chính trong ba năm 2004, 2005, 2006 để làm cơ sở số liệu tính toán phân tích tình hình tài chính của công ty. 2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty 2.2.1.1. Đánh giá sự biến động của các khoản mục trên các báo cáo tài chính Sau đây là bảng cân đối kế toán dạng so sánh của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn tại ngày 31/12/2004; 2005; 2006. Bảng 2.3: Bảng cân đối kế toán dạng so sánh Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục 31/12/2004 31/12/2005 31/12/2006 Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 Số tiền Mức tăng trưởng(%) Số tiền Mức tăng trưởng (%) A. Tài sản ngắn hạn 316.270 393.368 493.768 77.098 24,38 100.400 25,52 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 55.159 114.631 108.691 59.472 107,82 -5.940 -5,18 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 0 0 3. Các khoản phải thu 45.817 68.091 55.280 22.274 48,62 -12.811 -18,81 4. Hàng tồn kho 213.201 209.626 320.849 -3.575 -1,68 111.223 53,06 5. Tài sản ngắn hạn khác 2.093 1.020 8.948 -1.073 -51,27 7.928 777,25 6. Chi sự nghiệp 0 0 0 0 0 B. Tài sản dài hạn 1.021.945 1.356.327 1.229.330 334.382 32,72 -126.997 -9,36 1. Tài sản cố định 1.001.149 1.354.859 1.222.959 353.710 35,33 -131.900 -9,74 2. Đầu tư tài chính dài hạn 20.560 0 5.000 -20.560 -100,00 5.000 3. Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0 4. Tài sản dài hạn khác 236 1.468 1.371 1.232 522,03 -97 -6,61 Tổng tài sản 1.338.215 1.749.695 1.723.098 411.480 30,75 -26.597 -1,52 A. Nợ phải trả 949.126 796.033 699.555 -153.093 -16,13 -96.478 -12,12 1. Nợ ngắn hạn 191.335 336.380 307.251 145.045 75,81 -29.129 -8,66 2. Nợ dài hạn 757.791 459.653 392.304 -298.138 -39,34 -67.349 -14,65 B. Nguồn vốn chủ sở hữu 389.089 953.662 1.023.543 564.573 145,10 69.881 7,33 1. Nguồn vốn, quỹ 375.994 930.713 1.009.900 554.719 147,53 79.187 8,51 2. Nguồn kinh phí 13.095 22.949 13.643 9.854 75,25 -9.306 -40,55 Tổng nguồn vốn 1.338.215 1.749.695 1.723.098 411.480 30,75 -26.597 -1,52 (Nguồn: Phòng kế toán thống kê tài chính Qua bảng cân đối kế toán dạng so sánh qua ba năm 2004 - 2005 - 2006, ta thấy các khoản mục đều có những biến động lớn, các khoản mục đều tăng theo thời gian. Quy mô tài sản năm 2004 là 1.338.215 triệu đồng, năm 2005 là 1.749.695 triệu đồng, năm 2006 là 1.723.098 triệu đồng. Giá trị tổng tài sản của công ty năm 2005 tăng 30,75% so với năm 2004 và năm 2006 giảm 1,52% so với năm 2005. Sau đây ta xem xét những biến động của các khoản mục. Về phần tài sản Tốc độ tăng tài sản tư ngắn hạn năm 2005 tăng 24,38% so với năm 2004 tương ứng với 77. 098 triệu đồng và năm 2006 tăng 25,52% so với năm 2005 tương ứng với 100.400 triệu đồng. Những sự thay đổi trên phải kể đến những biến động của các khoản mục sau: - Về khoản mục tiền mặt và các khoản tương tiền: Ta thấy năm 2005/2004 tăng 59.472 triệu đồng, tương ứng 107,82% nhưng đến năm 2006/2005 tỷ số này lại giảm 5,18% tương ứng với 5.940 triệu đồng nguyên nhân chủ yếu là do tiền gửi ngân hàng giảm lượng nhiều hơn là lượng tăng tiền mặt tại quỹ. - Về các khoản phải thu: Ta thấy năm 2005/2004 tăng 22.274 triệu đồng tương ứng với 48.62% nhưng đến năm 2006/2005 tỷ số này lại giảm 18,81% tương ứng với 12.811 triệu đồng. Điều này chứng tỏ khả năng thu các khoản phải thu của công ty tốt. - Về khoản mục hàng tồn kho: Năm 2005/2004 giảm 1,68% tương ứng với 3.575 triệu đồng nhưng đến năm 2006/2005 tỷ số này lại tăng 53,06% tương ứng với 111.223 triệu đồng nguyên nhân là do tất cả các khoản mục của hàng tồn kho đều tăng trong đó tăng chủ yếu là nguyên vật liệu. - Về khoản mục tài sản ngắn hạn khác: bao gồm có các khoản thuế phải thu và chi phí trả trước ngắn hạn. Khoản mục này có biến động lớn, năm 2005/2004 giảm 51.27% tương ứng với 1.073 triệu đồng nhưng đến năm 2006/2005 khoản mục này lại tăng 777.25% tương ứng với 7.928 triệu đồng. Sự biến động lớn của khoản mục này năm 2006/2005 là do ba khoản nộp thừa cho nhà nước là thuế GTGT phải nộp và thuế tài nguyên và thuế nhà đất có biến động lớn. Tốc độ tăng tài sản dài hạn năm 2005 tăng 32,72% so với năm 2004 tương ứng với 334.382 triệu đồng và năm 2006 giảm 9,36% so với năm 2005 tương ứng với 126.997 triệu đồng. Những sự thay đổi trên phải kể đến những biến động của các khoản mục sau - Về tài sản cố định: Ta thấy năm 2005/2004 tăng 35,33% tương ứng với 353.710 triệu đồng nhưng đến năm 2006/2005 tỷ số này lại giảm 9,74% tương ứng với 131.900 triệu. Điều này chứng tỏ năm 2006 công ty không đầu tư mạnh vào tài sản cố định. Đây là dấu hiệu không tốt vì công ty là một doanh nghiệp sản xuất, TSCĐ giữ một vài trò hết sức quan trọng. - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Năm 2005 bằng 0, chứng tỏ năm 2005 công ty không tập trung vào đầu tư tài chính dài hạn. Năm 2006 công ty cũng đã quan tâm đến khoản đầu tư tài chính dài hạn và đã đầu tư tài chính dài hạn trị giá 5.000 triệu đồng - Các tài sản dài hạn khác: Năm 2005/2004 tăn._.khác, ta thấy rằng các khoải phải thu bình quân có xu hướng tăng song doanh thu của công ty có xu hướng giảm. Đây là một biểu hiện không tốt của công ty, vì vậy công ty cần phải có biện pháp điều chỉnh phương thức thanh toán sao cho hợp lý, để giảm thời hạn thu tiền, giảm tình trạng khách hàng nợ đọng, chiếm dụng vốn. Để thấy được nguồn gốc làm thay đổi hệ số vòng quay khoản phải thu của công ty ta đi phân tích từng nhân tố ảnh hưởng đến hệ số này: + Mức độ ảnh hưởng của doanh thu thuần: DHS VQKPTDT thuần = (DTthuần 2006 - DTthuần2005) x 1 KPTbq2005 Thay số: DHS VQKPTDT thuần = (- 38.801) x 1 56.954 DHS VQKPTDT thuần = - 0,68. + Mức độ ảnh hưởng của khoản phải thu bình quân: DHSVQKPTKPTbq = DTthuần 2006 x [ 1 - 1 ] KPTbq2006 KPTbq2006 Thay số: DHS VQKPTKPTbq = 1.539.702 x [ 1 - 1 ] 61.686 56.954 DHS VQKPTKPTbq = - 2,08. + Tổng hợp mức độ ảnh hưởng đến hệ số vòng quay khoản phải thu: DHS VQKPT = DHS VQKPTKPTbq + DHS VQKPTDT thuần = - 2,76. Kết luận: - Doanh thu thuần giảm 2,46% làm vòng quay khoản phải thu giảm 0,68 vòng. - Khoản phải thu bình quân tăng 8,30% làm vòng quay khoản phải thu giảm 2,08 vòng. Bảng 2.13: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến vòng quay tài sản Nhân tố Vq tổng tài sản Vq tài sản dài hạn Vq tài sản ngắn hạn Vq hàng tồn kho Vq khoản phải thu DT thuần - 0,02 - 0,03 - 0,11 - 0,18 - 0,68 Tổng TS bình quân - 0,11 TSDH bình quân - 0,11 TSNH bình quân - 0,87 HTK bình quân - 1,47 KPT bình quân - 2,08 Tổng - 0,13 - 0,14 - 0,98 - 1,65 - 2,76 Từ bảng 2.10 ta thấy doanh thu thuần giảm làm giảm các vòng quay tài sản và các loại tài sản bình quân của công ty tăng là nguyên nhân chính làm giảm các vòng quay tài sản. Như vậy, năm 2006 khả năng quản lý tài sản của công ty giảm so với năm 2005. 2.2.2.3. Phân tích khả năng quản lý nợ a) Hệ số nợ Hệ số nợ = Tổng nợ phải trả x 100% Tổng nguồn vốn Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch +/- Mức tăng trưởng (%) Nợ phải trả (Tr.đ) 796.033 699.555 -96.478 -12.12 Tổng nguồn vốn (Tr.đ) 1.749.695 1.723.098 -26.597 -1.52 Hệ số nợ 45,50% 40,60% -4,90 -10,77 Hệ số nợ năm 2006 giảm so với năm 2005 là tốt vì hệ số nợ thấp mức độ an toàn tài chính càng cao. b) Khả năng thanh toán lãi vay Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = EBIT Chi phí lãi vay Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch +/- Mức tăng trưởng (%) EBIT (Tr.đ) 125.025 139.635 14.610 11,69 Chi phí lãi vay (Tr.đ) 40.511 32.029 -8.482 -20,94 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 3,09 4,36 1,27 41,10 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay năm 2006 tăng 41,10% so với năm 2005 chứng tỏ khả năng chi trả lãi vay bằng lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp năm 2006 so với năm 2005 là rất tốt. 2.2.2.4. Phân tích khả năng sinh lợi a) Hệ số lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS) Hệ số lợi nhuận trên doanh thu thuần = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch +/- Mức tăng trưởng (%) Lợi nhuận sau thuế (Tr.đ) 72.504 86.211 13.704 18,90 Doanh thu thuần (Tr.đ) 1.578.503 1.539.702 -38.801 -2,46 Hệ số lợi nhuận trên doanh thu thuần (%) 4,59 5,60 1,01 22,00 Cứ 1 đồng doanh thu thuần tạo ra 0,0459 đồng (0,0560 đồng) lợi nhuận sau thuế trong năm 2005 (năm 2006). Hệ số lợi nhuận trên doanh thu thuần năm 2006 tăng 22% so với năm 2005. Đây là dấu hiệu tốt về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Để hiểu rõ sự thay đổi của ROS ta đi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROS: + Mức độ ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế: DROSLN ST = (LNST 2006 - LNST 2005) x 1 DTthuần 2005 Thay số: DROSLN ST = 13.704 x 1 1.578.503 DROSLN ST = 0,87%. + Mức độ ảnh hưởng của doanh thu thuần: DROSDT thuần = LNST 2006 x [ 1 - 1 ] DTthuần 2006 DTthuần 2005 Thay số: DROSDT thuần = 86.211 x [ 1 - 1 ] 1.539.702 1.578.503 DROSDT thuần = 0,14%. + Tổng hợp mức độ ảnh hưởng đến ROS: DROS = DROSLN ST + DROSDT thuần = 1,01%. Kết luận: - Lợi nhuận sau thuế tăng 18,90% làm ROS tăng 0,87%. - Doanh thu thuần giảm 2,46% làm ROS tăng 0,14%. b) Hệ số sinh lợi cơ sở (BEP) Hệ số sinh lợi cơ sở = EBIT Tổng tài sản bình quân Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch +/- Mức tăng trưởng (%) EBIT (Tr.đ) 125.025 139.635 14.610 11,69 Tổng tài sản bình quân (Tr.đ) 1.543.955 1.736.397 192.442 12,46 Hệ số sinh lợi cơ sở (%) 8,10 8,04 -0,06 -0,74 Ta thấy, hệ số sinh lợi cơ sở năm 2006 giảm nhẹ 0,74% so với năm 2005. Để hiểu rõ sự thay đổi của BEP ta đi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến BEP. + Mức độ ảnh hưởng của lợi nhuận trước lãi vay và thuế: DBEPEBIT = (EBIT 2006 - EBIT 2005) x 1 Tổng TSbq 2005 Thay số: DBEPEBIT = 14.610 x 1 1.543.955 DBEPLN TT = 0,94%. + Mức độ ảnh hưởng của tổng tài sản bình quân: DBEPTTSbq = EBIT2006 x [ 1 - 1 ] Tổng TSbq 2006 Tổng TSbq 2005 Thay số: DBEPTTSbq = 139.635 x [ 1 - 1 ] 1.736.397 1.543.955 DBEPTTSbq = - 1,00%. + Tổng hợp mức độ ảnh hưởng đến BEP: DBEP = DBEPEBIT + DBEPTTSbq = -0,06%. Kết luận: - Lợi nhuận trước lãi vay và thuế tăng 11,69% làm BEP tăng 0,94%. - Tổng tài sản bình quân tăng 12,46% làm BEP giảm 1,00%. c) Hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản bình quân Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch +/- Mức tăng trưởng (%) Lợi nhuận sau thuế (Tr.đ) 72.504 86.211 13.704 18,90 Tổng tài sản bình quân(Tr.đ) 1.543.955 1.736.397 192.442 12,46 Hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản (%) 4,69 4,96 0,27 5,76 Hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản cho biết cứ một đồng tài sản tạo ra 0,0469 đồng (Năm 2005) và 0,0496 đồng (Năm 2006) lợi nhuận sau thuế. Hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản năm 2006 lớn hơn 5,76% so với năm 2005. Đây là một dấu hiệu tốt của doanh nghiệp. Để thấy rõ sự thay đổi ROA ta phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA: + Mức độ ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế: DROALN ST = (LNST 2006 - LNST 2005) x 1 TTSbq 2005 Thay số: DROALN ST = 13.704 x 1 1.543.955 DROALN ST = 0,89%. + Mức độ ảnh hưởng của tổng tài sản bình quân: DROADT thuần = LNST 2006 x [ 1 - 1 ] Tổng TS bq 2006 Tổng TS bq 2005 Thay số: DROSLN ST = 86.211 x [ 1 - 1 ] 1.736.397 1.543.955 DROADT thuần = - 0,62%. + Tổng hợp mức độ ảnh hưởng đến ROA: DROA = DROALN ST + DROADT thuần = 0,27%. Kết luận: - Lợi nhuận sau thuế tăng 18,90% làm ROA tăng 0,89%. - Doanh thu thuần giảm 2,46% làm ROA giảm 0,62%. d) Hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Hệ số lợi nhuận của vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch +/- Mức tăng trưởng(%) Lợi nhuận sau thuế (Tr.đ) 72.504 86.211 13.704 18,90 Vốn chủ sở hữu bình quân(Tr.đ) 671.376 988.603 317.227 47,25 Hệ số lợi nhuận của vốn chủ sở hữu (%) 10,80 8,72 -2,08 -19,25 Hệ số lợi nhuận của vốn chủ sở hữu năm 2006 giảm 19,25% so với năm 2005, chứng tỏ năm 2006 công ty sử dụng vốn chủ sở hữu không có hiệu quả như năm 2005. Để thấy rõ sự thay đổi của ROE ta đi phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến ROE + Mức độ ảnh hưởng của lợi nhuận sau thuế: DROELN ST = (LNST 2006 - LNST 2005) x 1 Vốn CSHbq 2005 Thay số: DROELN ST = 13.704 x 1 671.376 DROELN ST = 2,04%. + Mức độ ảnh hưởng của vốn chủ sở hữu bình quân: DROEVốn CSH bq = LNST 2006 x [ 1 - 1 ] Vốn CSHbq 2006 Vốn CSHbq 2005 DROEVốn CSH bq = 86.211 x [ 1 - 1 ] 988.603 671.376 DROEVốn CSH bq = - 4,12%. Kết luận: - Lợi nhuận sau thuế tăng 18,90% làm ROE tăng 2,04%. - Vốn chủ sở hữu bình quân tăng 47,25% làm ROE giảm 4,12%. Bảng 2.14: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng sinh lợi Nhân tố ROS(%) BEP(%) ROA(%) ROE(%) Lợi nhuận sau thuế 0,87 0,89 2,04 Doanh thu thuần 0,14 EBIT 0,94 Tổng TS bình quân - 1,00 - 0,62 Vốn CSH bình quân - 4,12 Tổng 1,01 -0,06 0,27 - 2,08 Từ bảng 1.13 ta thấy: + EBIT là nhân tố chính làm tăng BEP. + Lợi nhuận sau thuế là nhân tố chính làm tăng ROS, ROA, ROE. + Tổng tài sản bình quân là nhân tố làm giảm BEP và ROA. + Vốn chủ sở hữu bình quân là nhân tố làm giảm mạnh ROE. 2.2.3. Phân tích tài chính dupont a) Đẳng thức sinh lợi tài sản: Ta xem xét sức sinh lợi của tài sản (ROA) ROA = LN sau thuế = LN sau thuế x Doanh thu thuần Tổng tài sản Doanh thu thuần Tổng tài sản = Hệ số lãi ròng x Hệ số vòng quay tổng tài sản Để thấy được chính xác nguồn gốc làm thay đổi ROA của công ty ta đi phân tích từng nhân tố ảnh hưởng đến ROA như sau: Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch ROS (%) 4,59 5,60 + 1,01 Hệ số vòng quay tổng tài sản 1,0223 0,8867 - 0,1356 ROA (%) 4,69 4,96 0,27 ảnh hưởng của hệ số doanh lợi của doanh thu thuần đến sự biến động của ROA là: ΔROAROS = (5,60% – 4,59%) x 1,0223 = 1,03% ảnh hưởng của hệ số vòng quay tổng tài sản đến sự biến động của ROA là: ΔROAVQTTS = 5,60% x (0,88672 – 1,0223) = - 0,76% Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến ROA là: ΔROA = ΔROAROS + ΔROAVQTTS Thay số: ΔROA = 1,03% - 0,76% = 0,27%. Bảng 2.15: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ROA Nhân tố Mức độ ảnh hưởng ROS(%) + 1,03% Hệ số vòng quay tổng tài sản (Lần) - 0,76% Cộng 0,27% Kết luận: ROA được quyết định bởi hai yếu tố: ROS và hệ số vòng quay tổng tài sản. - ROS tăng 1,01% làm ROA tăng1,03%. - Hệ số vòng quay tổng tài sản giảm 0,1356 vòng làm ROA giảm 0,76%. b) Đẳng thức sinh lợi của vốn chủ sở hữu Ta có công thức sau: ROE = LNsau thuế x DTthuần x 1 DTthuần Tổng tài sản 1- Hệ số nợ ROE = ROS x HS VQTTS x 1 1 - Hệ số nợ ROE = ROA x 1 1 - Hệ số nợ Đây là chỉ tiêu phổ biến nhất đánh giá tình hình hoạt động tài chính của các nhà đầu tư và các nhà quản lý. ROE đo lường được tính hiệu quả của đồng vốn của chủ sở hữu của công ty. Nó xem xét lợi nhuận trên mỗi đồng tiền của vốn chủ sở hữu mang đi đầu tư hay nói cách khác đó là phần trăm lợi nhuận thu được của vốn chủ sở hữu trên vốn đầu tư của mình. Để tìm hiểu rõ bản chất của ROE ta đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE như sau: Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch ROS (%) 4,59 5,60 1,01 Hệ số vòng quay tổng tài sản 1,0223 0,8867 - 0,1356 Hệ số nợ bq(%) 56,51 43,06 - 13,45 K 2,300 1,756 -0,544 ROA (%) 4,69 4,96 0,27 ROE (%) 10,80 8,72 -2,08 ảnh hưởng của ROS đến ROE là: ΔROEROS = (5,60% – 4,59%) x 1,0223 x 2,300 = 2,37% ảnh hưởng của hệ số vòng quay tổng tài sản đến ROE là: ΔROEVQTTS = 5,60% x (0,8867 - 1,0223) x 2,300 = - 1,75% ảnh hưởng của hệ số nợ đến ROE là: ΔROEHSNbq = 5,60% x 0,8867 x (1,756 - 2,300 ) = - 2,70% Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến ROE là: ΔROE = ΔROEROS + ΔROEVQTTS + ΔROEHSNbq ΔROE = 2,37% - 1,75% - 2,70% = - 2,08% Bảng 2.16: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ROE Nhân tố Mức độ ảnh hưởng ROS + 2,37% Hệ số vòng quay tổng tài sản - 1,75% Hệ số nợ bq - 2,70% Cộng - 2,08% Kết luận: - Doanh lợi trên doanh thu (ROS ) tăng làm ROE tăng 2,37%. - Hệ số vòng quay tổng tài sản giảm làm cho ROE giảm 1,75%. - Hệ số nợ bq giảm làm ROE giảm 2,70%. PHần III đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty cổ phần xi măng bỉm sơn 3.1. Nhận xét về tình hình tài chính của công ty: Căn cứ vào kết quả phân tích các chỉ tiêu chủ yếu trên các báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn, ta có bảng tóm tắt sau: Bảng 3.1: tổng hợp Một số chỉ tiêu tài chính của công ty. Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch Ghi chú 1. Bố trí cơ cấu TS và cơ cấu NV - Tương đối hợp lý 1.1. Bố trí cơ cấu tài sản - TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TS. - Tài sản dài hạn/ Tổng TS (%) 77,52 71,34 - 6,18 - Tài sản ngắn hạn/ Tổng TS (%) 22,48 28,66 + 6,18 1.2. Bố trí cơ cấu nguồn vốn - NV CSH tăng. Khả năng tự chủ của công ty tăng. - Nợ phải trả/ Tổng NV (%) 45,50 40,60 - 4,90 - Nguồn vốn CSH/ Tổng NV (%) 54,50 59,40 + 4,90 2. Khả năng thanh toán ngắn hạn - Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. DN đang chiếm dụng vốn. - Khả năng thanh toán hiện hành 1,17 1,61 + 0,44 - Khả năng thanh toán nhanh 0,55 0,56 + 0,01 - Khả năng thanh toán tức thời 0,34 0,35 + 0,01 - Hệ số công nợ 0,09 0,08 0,01 3. Khả năng quản lý tài sản - Hệ số vòng quay tổng TS (Vòng) 1,02 0,89 - 0,13 - Khả năng quản lý tài sản có xu hướng giảm. Đặc biệt là khả năng quản lý hàng tồn kho. - Hệ số vòng quay TSDH (Vòng) 1,33 1,19 - 0,14 - Hệ số vòng quay TSNH (Vòng) 4,45 3,47 - 0,98 - Số ngày b/q của 1 vòng quay HTK 48,32 62,07 + 13,75 - Hệ số vòng quay HTK (Vòng) 7,45 5,80 - 1,65 - Kỳ thu nợ bán chịu (Ngày) 12,99 14,42 + 1,43 4. Khả năng sinh lợi - ROS (%) 4,59 5,60 + 1,01 - Công ty có khả năng sinh lời. Khả năng sinh lời của vốn CSH giảm. - BEP (%) 5,47 6,20 + 0,73 - ROA (%) 4,69 4,96 + 0,27 - ROE (%) 10,80 8,72 - 2,08 Qua bảng tổng hợp các chỉ tiêu trên ta có thể thấy một số vấn đề liên quan đến tình hình tài chính của công ty trong năm 2006 như sau: Những kết quả đạt được - Quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, tài sản dài hạn và nợ dài hạn tương đối hợp lý vì phần lớn doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn tài trợ cho tài sản ngắn hạn và nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu tài trợ cho tài sản dài hạn. - Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty ngày càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty tạo ra lợi nhuận và tính tự chủ trong kinh doanh của công ty càng cao. - Tốc độ giảm doanh thu nhỏ hơn tốc độ giảm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Đây là cơ sở để công ty có thể tăng lợi nhuận. - Các khoản phải thu của công ty giảm đi trong khi các khoản phải trả tăng lên khá nhiều chứng tỏ công ty đang đi chiếm dụng vốn. Chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng vốn trong kinh doanh là hoạt động bình thường, tuy nhiên cần kết hợp xem xét tốc độ tăng hệ số công nợ và tốc độ tăng của doanh thu để đánh giá thêm tính hợp lý của chính sách bán chịu và chiếm dụng vốn của công ty hiện nay từ đó có thể có những biện pháp quản lý công nợ tốt hơn. - Khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao. - Lĩnh vực hoạt động tài chính của công ty ngày càng được đầu tư. Lợi nhuận của công ty vẫn tăng trưởng, công ty có khả năng sinh lời nhưng chưa cao. Tuy nhiên nếu có những biện pháp hợp lý có thể tăng thêm được hệ số khả năng sinh lợi thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Những tồn tại - Hiệu quả của hoạt động bán hàng chưa cao làm doanh thu giảm. - Hàng tồn kho nhiều, vòng quay hàng tồn kho thấp. - Khả năng sinh lợi chưa cao, khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu giảm. - Khả năng quản lý tài sản có xu hướng giảm đặc biệt là khả năng quản lý hàng tồn kho. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. 3.2. Đề xuất biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty Từ những năm 90 đến nay mà đặc biệt là thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước nhu cầu xi măng ngày một tăng lên, nhiều nhà máy sản xuất xi măng ở các tỉnh được nhà nước cấp vốn xây dựng và các nhà máy liên doanh với nước ngoài có công suất lớn, công nghệ hiện đại, giá thành sản phẩm hạ là môi trường lựa chọn tốt cho người tiêu dùng và là thị trường cạnh tranh khốc liệt đối với các nhà sản xuất. Thị trường truyền thống của xi măng Bỉm sơn không còn nữa, thay vào đó là thị trường đan xen của nhiều loại xi măng có cùng chất lượng như nhau với sự hấp dẫn khác nhau về giá cả, phong cách phục vụ. Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đòi hỏi công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Công ty bắt đầu cổ phần hóa doanh nghiệp từ tháng 05 năm 2005 và luôn luôn chú trọng nâng cao lợi ích của các cổ đông, và nếu tăng được sức sinh lợi của vốn chủ hữu thì sẽ góp phần nâng cao hơn hiệu quả kinh doanh. Chính vì thế, em xin kiến nghị và đề xuất biện pháp : Tăng khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu bằng cách tăng hệ số nợ. 3.2.1. Cơ sở thực hiện và mục đích của biện pháp Qua quá trình phân tích tài chính dupont về khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) ta thấy khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu giảm 2,08% nguyên nhân chính là do hệ số nợ bq giảm đã làm ROE giảm 2,70%. Như vậy, để có thể tăng ROE thì ta có thể tăng hệ số nợ bq. Với điều kiện tài chính khá tốt như hiện tại của công ty cho phép công ty sinh nợ để tăng hệ số nợ bq đồng thời tăng sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Phân tích đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính là một khái niệm phản ánh mức độ doanh nghiệp sử dụng các chứng khoán có thu nhập cố định (nợ và cổ phiếu ưu đãi) trong cơ cấu vốn của mình. Doanh nghiệp được coi là có đòn bẩy tài chính cao khi tỷ trọng chứng khoán có thu nhập cố định trong tổng vốn của doanh nghiệp cao. Đòn bẩy tài chính càng cao, lợi nhuận của các cổ đông đại chúng càng cao. Hệ số đòn bẩy tài chính là mức thay đổi tính bằng tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận trên cổ phần (EPS) ứng với mức thay đổi tính bằng phần trăm của lợi nhuận trước lãi vay và thuế (FBIT) và được xác định bằng công thức sau: DFL = DEPS/EPS DEBIT/EBIT Khi ta chỉ sử dụng phương án tài trợ bằng nợ thì cổ tức cổ phiếu ưu đãi bằng 0. Khi đó ta có: DEPS = (DEBIT - DI) (1 – T) = DEBIT (1 - T) N N Với I là lãi vay phải trả và là hằng số nên DI = 0. Tương tự: EPS = (EBIT - I) (1 – T) N Với N là số cổ phiếu đại chúng hiện hành. Ta lại có: DEBIT (1 - T) DFL = (EBIT - I) (1 - T) = EBIT DEBIT EBIT - I EBIT Bảng 3.2: Phân tích hệ số đòn bẩy tài chính của công ty Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch +/- Mức tăng trưởng (%) EBIT (Tr.đ) 125.025 139.635 14.610 11,69 I (Tr.đ) 40.511 32.029 -8.482 -20,94 (EBIT – I ) 84.514 107.606 23.088 27,32 DFL 1,48 1,29 -0,19 - 12,84 Từ bảng 3.2 ta thấy hệ số đòn bẩy tài chính của công ty năm 2006 giảm 12,84% so với năm 2005, điều này chứng tỏ lợi nhuận của các cổ đông đại chúng có xu hướng giảm đi. Tháng 05/2006 công ty đã cổ phần hoá doanh nghiệp thì việc nâng cao lợi nhuận của các cổ đông đại chúng là điều mà công ty nên làm. Đây cũng là một căn cứ để công ty có thể sinh nợ để tăng ROE. 3.2.2. Nội dung thực hiện biện pháp  Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp giúp cho các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá chính xác được sức mạnh tài chính và triển vọng của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải lên kế hoạch. Để kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp mang tính khả thi, bám sát thị trường, các nhà quản lý cần có những thông tin đầy đủ để lập kế hoạch, xác định lượng hàng cần tiêu thụ, xác định giá bán, thị trường tiêu thụ … Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn cũng không phải là ngoại lệ, ban lãnh đạo của công ty dự kiến các chỉ tiêu kế hoạch để thực hiện trong năm 2007 như sau. - Dự báo doanh thu thuần: Tăng trưởng với tỷ lệ 22% so với năm 2006. - Năm 2007 công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp do công ty cổ phần hoá. 1) Lập bảng báo cáo thu nhập dự toán cho năm 2007 (Bảng 3.6) Để tính toán nguồn vốn gia tăng, ta bắt đầu bằng cách lập bảng bán cáo thu nhập dự kiến cho năm 2007 với giả thiết rằng doanh thu năm 2007 tăng 22% so với năm 2006. - Doanh thu tăng sẽ ảnh hưởng tới các tài khoản của Báo cáo thu nhập: Giả định các khoản chi phí như giá vốn, chi phí tài chính (Trừ chi phí lãi vay), chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác tăng cùng tỷ lệ với doanh thu. - Giả định các doanh thu như: Doanh thu tài chính, doanh thu khác tăng cùng tỷ lệ với doanh thu. * Kết quả sau lần thứ nhất: - Lợi nhuận giữ lại dự toán là 138 tỷ đồng. Ta thấy, Lợi nhuận giữ lại dự toán này chưa chính xác vì nó được tính toán trên cơ sở giả định lãi vay năm 2007 không tăng. Rõ ràng là để mở rộng kinh doanh công ty sẽ phải vay thêm vốn, khi đó sẽ làm thay đổi một lần nữa các tài khoản của báo cáo thu nhập dự toán và sẽ làm giảm lợi nhuận giữ lại dự toán này. 2) Lập bảng cân đối dự toán cho năm 2007 (Bảng 3.7) - Tại moi thời điểm ta có đẳng thức kế toán sau: Tổng tài sản = Nợ phải trả + vốn chủ sở hữu - Khi doanh thu của công ty tăng cao hơn cần phải được hỗ trợ bởi mức tài sản cao hơn vì công ty cần nhiều tiền mặt hơn cho các nghiệp vụ. Doanh thu tăng cũng dẫn đến mở rộng diện và quy mô bán chịu làm khoản phải thu tăng đồng thời hàng tồn kho cũng tăng. - Mặt khác, khi tài sản tăng lên thì phần tài sản gia tăng cũng sẽ phải được cung cấp tài chính theo cách nào đó, điều này đòi hỏi phần nguồn vốn của đẳng thức kế toán của công ty cũng phải tăng lên tương ứng. - Giả định các khoản phải trả, nợ định kỳ tăng cùng tỷ lệ với doanh thu. - Nguồn vốn chư sở hữu cũng tăng nhưng không cùng tỷ lệ với doanh thu vì: Vốn chủ sở hữu mới = Vốn chủ sở hữu cũ + LN sau thuế mới - Các khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn sẽ tăng không cùng tỷ lệ với doanh thu vì sự thay đổi của chúng phụ thuộc vào quyết định của ban lãnh đạo. - Tính vốn chủ sở hữu dự toán lần 1 cho năm 2007: Vốn CSH 2007 (Lần 1) = Vốn CSH 2006 + LN giữ lại 2007 (lần 1) đVốn CSH 2007 (Lần 1) = 1.024 + 138 = 1.162 (Tỷ VNĐ) - Nhu cầu bổ sung vốn sau lần 1: (1) Tài sản dự toán năm 2007: 2.102 Tỷ đồng. (2) Nguồn vốn dự toán năm 2007: 1.917 Tỷ đồng. Nhu cầu vốn bổ sung năm 2007: 185 Tỷ đồng. 3) Huy động vốn bổ sung AFN Công ty quyết định huy động lần 1, khoản AFN = 185 tỷ đồng phải dựa trên: + Quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của công ty tại thời điểm 31/12/2006. + Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp. + Thực trạng thị trường vốn vay dài hạn. + Các quy chế vay nợ hiện hành. Giả sử rằng việc huy động khoản AFN của công ty không bị ảnh hưởng của thực trạng thị trường vốn vay dài hạn cũng như quy chế vay nợ hiện hành. Như vậy công ty cần huy động khoản AFN = 185 tỷ đồng với tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn là bao nhiêu để sao cho nguồn vốn huy động này và việc sử dụng chúng trong đầu tư , mua sắm, dự trữ của công ty vẫn hợp lý. Để trả lời được câu hỏi này ta lần lượt xem xét quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của công ty tại thời điểm 31/12/2006 và khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty. Sau đây ta có các bảng sau Bảng 3.3: phân loại lại giá trị của các khoản nợ trong tổng nợ phải trả Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2006 10% Nợ NH 20% Nợ NH 25% Nợ NH 30% Nợ NH 40% Nợ NH 90% Nợ DH 80% Nợ DH 75% Nợ DH 70% Nợ DH 60% Nợ DH 1. Nợ ngắn hạn 307 70 140 175 210 280 2. Nợ dài hạn 392 630 560 525 490 420 3. Tổng nợ phải trả 700 700 700 700 700 700 4. Nguồn vốn CSH 1,024 1,024 1,024 1,024 1,024 1,024 5. Tổng nguồn vốn 1,723 1,723 1,723 1,723 1,723 1,723 6. Tài sản ngắn hạn 494 494 494 494 494 494 7. Tài sản dài hạn 1,229 1,229 1,229 1,229 1,229 1,229 8. Tổng tài sản 1,723 1,723 1,723 1,723 1,723 1,723 Bảng 3.4: Bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn sau khi phân loại lại Chỉ tiêu 31/12/2006 10% Nợ NH 20% Nợ NH 25% Nợ NH 30% Nợ NH 40% Nợ NH 90% Nợ DH 80% Nợ DH 75% Nợ DH 70% Nợ DH 60% Nợ DH 1. Nợ NH/ Tổng NV(%) 17.83 4.06 8.12 10.15 12.18 16.24 2. Nợ DH/Tổng NV(%) 22.77 36.54 32.48 30.45 28.42 24.36 3. VCSH /Tổng NV(%) 59.40 59.40 59.40 59.40 59.40 59.40 4. TSNH/ Tổng TS(%) 28.66 28.66 28.66 28.66 28.66 28.66 5. TSDH/ Tổng TS(%) 71.34 71.34 71.34 71.34 71.34 71.34 Bảng 3.5: phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn Tỷ trọng nợ ngắn hạn và nợ dài hạn 10% Vay NH 20% Vay NH 25% Vay NH 30% Vay NH 40% Vay NH 90% Vay DH 80% Vay DH 75% Vay DH 70% Vay DH 60% Vay DH 1. Vay ngắn hạn (Tỷ đồng) 19 37 46 56 74 2. Vay dài hạn (Tỷ đồng) 167 148 139 130 111 3. Nợ ngắn hạn 381 400 409 418 437 4. Nợ phải trả(Tỷ đồng) 940 940 940 940 940 5. Khả năng thanh toán hiện hành (Lần) 1.58 1.51 1.47 1.44 1.38 6. Khả năng thanh toán nhanh (Lần) 0.55 0.53 0.52 0.50 0.48 7. Khả năng thanh toán tức thời (Lần) 0.35 0.33 0.32 0.32 0.30 8. Khả năng thanh toán tổng quát (Lần) 2.24 2.24 2.24 2.24 2.24 Khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp tốt khi: Khả năng thanh toán hiện hành của doanh nghiệp > 1. Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp > 0.5 Việc sinh nợ có ảnh hưởng đến quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty. Qua bảng 3.5 ta thấy với tỷ trọng 25% nợ ngắn hạn, 75% nợ dài hạn thì khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty vẫn đảm bảo tốt. Với tỷ trọng 30% nợ ngắn hạn, 70% nợ dài hạn thì khả năng thanh toán nhanh của công ty không được đảm bảo tốt. Qua bảng 3.3 và 3.4 ta thấy nếu chỉ lựa chọn tỷ trọng nợ ngắn hạn Ê 25% thì với tỷ trọng 25% nợ ngắn hạn, 75% nợ dài hạn thì quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn của công ty hợp lý hơn cả. Như vậy, theo em khi công ty huy động khoản AFN = 185 Tỷ đồng thì nên lựa chọn tỷ trọng: 25% nợ ngắn hạn và 75% nợ dài hạn. - Kết quả này ghi trên bảng 3.7 : Vay ngắn hạn tăng từ 54 lên 100 tỷ đồng, vay dài hạn tăng từ 392 lên 531 tỷ đồng. 4) Điều chỉnh Lãi suất tiền vay áp dụng tại INCOMBANK như sau: Tiền vay ngắn hạn (< 1 năm ) lãi suất 10%/năm. Tiền vay dài hạn ( > 1 năm ) lãi suất 12.5%/năm. * Dự báo lãi vay bổ sung Khi công ty vay thêm vốn thì lãi vay sẽ tăng lên được phản ánh trên báo cáo thu nhập trong quá trình dự toán. - Phần lãi vay bổ sung 22 tỷ đồng được đưa vào cột Đ/c1 trên bảng 3.6. Kết quả lãi vay dự toán tăng từ 32 tỷ đén 54 tỷ đồng. - Lãi vay tăng thêm này sẽ làm giảm lợi nhuận trước thuế cũng như lợi nhuận giữ lại từ 138 tỷ đồng xuống còn 116 tỷ đồng (giảm 22tỷ) vì thuế TNDN năm 2007 bằng 0. - Vốn chủ sở hữu sau lần Đ/c1 sẽ giảm 22 tỷ, tức từ 1.162 tỷ đồng giảm xuống 1.140 tỷ đồng. Nhu cầu bổ sung vốn sau lần 2 là AFN = 22 tỷ đồng. Công ty quyết định sẽ huy động khoản AFN này như sau: - Kết quả này ghi trên cột Đ/c2 trên bảng 3.7: Khi đó vay ngắn hạn tăng từ 100 tỷ đến 106 tỷ đồng, vay dài hạn tăng từ 531 tỷ đồng lên 548 tỷ đồng. - Phần lãi vay bổ sung 3 tỷ sẽ được phản ánh trên cột Đ/c2 trên bảng 3.6. Kết quả lãi vay dự toán tăng từ 54 tỷ đồng lên 57 tỷ đồng. - Phản ánh cuối cùng của việc điều chỉnh đến báo cáo thu nhập là giảm lợi nhuận giữ lại từ 116 tỷ đồng đến 114 tỷ đồng. - Lợi nhuận giữ lại trên báo cáo thu nhập giảm làm vốn chủ sở hữu dự toán trên bảng cân đối kế toán giảm đi, cụ thể là còn: 1.137 tỷ đồng. - Ta thấy, trên bảng cân đối kế toán tổng tài sản là 2.102 tỷ đồng và tổng nguồn vốn là 2.100 tỷ đồng, chênh lệch 2 tỷ đồng. Nếu công ty chấp nhận các chi phí bổ sung như đã trình bày trong bảng trên là nhỏ và không ảnh hưởng đến báo cáo thu nhp thì quá trình điều chỉnh được coi là kết thúc tại đây với một sai số nhất định. Sai số này có thể bỏ qua được vì đây là dự báo tài chính. 3.2.3. Kết quả của biện pháp Để đánh giá kết quả của biện pháp ta tiến hành tính ROE. Bảng 3.8: Các nhân tố ảnh hưởng đến ROE Nhân tố Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 ROS (%) 4,59 5,60 6,05 Hệ số VQ TTS (Lần) 1,0223 0,8867 0,9822 Hệ số nợ bq (%) 56,51 43,06 43,51 ROE (%) 10,80 8,72 10,52 Bảng 3.9: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến ROE Nhân tố Mức độ ảnh hưởng tới ROE năm 2006 Mức độ ảnh hưởng tới ROE năm 2007 ROS (%) + 2,37% + 0,70% Hệ số VQ TTS (Lần) - 1,75% + 1,01% Hệ số nợ bq (%) - 2,70% + 0,09% Tổng - 2,08% + 1,80% Nhận xét: - Sau khi sinh nợ hệ số nợ bq của công ty tăng lên 43,51% làm ROE tăng 0,09%. - ROE của công ty tăng từ 8,72% lên 10,52% tức tăng lên 1,80% một phần do các nhân tố sau: ROS tăng làm ROE tăng 0,70%; Hệ số vòng quay tổng tài sản tăng làm ROE tăng 1,01%. * Một số chỉ tiêu tài chính sau khi thực hiện biện pháp: Bảng 3.10: Một số chỉ tiêu tài chính sau biện pháp Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Tăng, giảm 1. Doanh thu thuần (Tỷ đồng) 1.540 1.878 338 2. Lợi nhuận sau thuế (Tỷ.đồng) 86 114 -28 3. Nguồn vốn chủ sở hữu (Tỷ.đồng) 1.024 1.137 -113 4. Tổng tài sản (Tỷ đồng) 1.723 2.102 379 5. AFN (Tỷ đồng) 209 Khả năng thanh toán ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện hành (Lần) 1,61 1,58 -0,02 Khả năng thanh toán nhanh (Lần) 0,56 0,55 -0,01 Khả năng thanh toán tức thời (Lần) 0,35 0,35 0 Khả năng quản lý tài sản Vòng quay tổng tài sản 0,89 0,98 0,09 Vòng quay TSDH (Lần) 1,19 1,38 0,19 Vòng quay TSNH (Lần) 3,47 3,43 -0,04 Vòng quay HTK (Lần) 5,80 5,27 -0,53 Vòng quay khoản phải thu (Lần) 24,96 30,61 5,65 Hệ số nợ (%) 40,06 45,90 5,84 Khả năng sinh lợi ROS (%) 5,60 6,05 0,45 ROA (%) 4,96 5,94 0,98 ROE (%) 8,72 10,52 1,80 Kết luận: Nhìn chúng sau khi tăng nợ ta thấy kết quả kinh doanh năm 2007 của công ty rất khả quan. Hầu hết các chỉ tiêu tài chính đều tốt hơn so với năm 2006. - Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty vẫn đảm bảo tốt. - Khả năng quản lý tài sản tăng. - Khả năng sinh lợi của công ty tăng. Kết luận Trong những năm vừa qua Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác quản lý nói chung, công tác quản lý tài chính nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Kết quả đạt được là công ty luôn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, nâng cao đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn kết hợp với kiến thức đã được học ở trường, em mạnh dạn đưa ra giải pháp trên nhằm cải thiện tình hình tài chính trước khi công ty cổ phần hóa, em hy vọng rằng những kiến nghị đó sẽ phần nào đóng góp thiết thực vào công tác quản lý tài chính của Công ty trong thời gian tới. Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên đồ án của em sẽ không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến giúp đỡ của các thầy cô giáo trong bộ môn tài chính, các cán bộ phòng kế toán thống kê tài chính Công ty và bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn Nhà trường, khoa Kinh tế và Quản lý, các thầy cô giáo, các cán bộ phòng tài chính kế toán trong Công ty và đặc biệt là cô giáo Dương Vân Hà hướng dẫn, chỉ bảo để giúp em hoàn thành đồ án này. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2007 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6779.doc
Tài liệu liên quan