Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tại Tổng Công ty Cà phê Việt Nam

Lời nói đầu Dưới ánh sáng đại hội VI của Đảng, công cuộc đổi mới do nhà nước và Đảng ta lãnh đạo đã đạt được những thành tựu to lớn, chuyển nền kinh tế tự cấp tự túc sang nên kinh tế hàng hoá nhiều thành phần cơ chế quản lý kinh tế cũng chuyển hoá từ cơ chế quản lý hành chính bao cấp, sang cơ chế thị trường. Trong có chế quản lý mới, tài chính luôn là mối tổng hoà các mối quan hệ kinh tế, tổng thể các nội dụng và phương pháp tài chính tiền tệ, không chỉ có nhiệm vụ khai thác các nguồn lực tài c

doc96 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1605 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tại Tổng Công ty Cà phê Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính, tăng thu nhập quốc dân, tăng trưởng kinh tế mà còn phải quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực. Do đó, việc xác định, đánh giá chính xác tình hình tài chính và đưa ra các biện pháp phù hợp với yêu cầu của quá trình phất triển là yêu cầu tất yếu và hết sức quan trọng.Vấn đề huy động và sử dụng vốn ngày càng trở thành vấn đề cốt lõi của mỗi doanh nghiệp. Trong điều kiện đó, mỗi doanh nghiệp phải tự khẳng định mình bằng cách từng bước đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, đầu tư vốn như thế nào để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất ? Tình hình tài chính của doanh nghiệp có thực sự lành mạnh và đáp ứng được không ?… Đó là những câu hỏi mà đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần giải đáp nhằm phat huy mọi khả năng, năng lực của mình trong cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế . Như vậy, có thể nói rằng phân tích tài chính là hết sức cần thiết và quan trọng cho mọi đối tuợngquan tâm đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích tài chính giúp các nhà đầu tư, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng … đánh giá được khả năng tài chính, khả năng sinh lời cũng như các cơ hội đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Mặt khác, đối với các doanh nghiệp, phân tích tài chính là một công cụ hữu hiệu để có thể đánh giá một cách chính xác thực trạng và tiềm năng tài chính của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho việc ra các quyết định phù hợp với tình hình tài chính của doanh nghiệp đó trong từng giai đoạn cụ thể . Qua một thời gian thực tập ở Tổng công ty Cà phê Việt nam, em đã thấy được tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán nói chung và phân tích tài chính doanh nghiệp nói riêng. Cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của PGS - TS Trần Thế Dũng và các cô chú, anh chị trong phòng Tài vụ và sự nỗ lực của bản thân, em đã đi sâu vào tìm hiểu và mạnh dạn chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam “ làm luận văn tốt nghiệp của mình. Do đó, Để tiện cho việc nghiên cứu và đi sâu vào việc phân tích tầm quan trọng của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và các vấn đề khi vận dụng phân tích tài chính tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam, luận văn được chia làm 3 phần : Chương I : Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Chương II : Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam. Chương III : Những giải pháp đề xuất nhằm góp phần nhàm năng cao khả năng tài chính của Tổng công ty Cà phê Việt Nam. Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam em đã cố gắng tìm hiểu, vận dụng những lý luận và lý thuyết tài chính áp dụng vào hoạt động phân tích tà chính doanh nghiệp để có thể có được những nhận thức, hiểu biết kinh nghiệm trên thực tế. Song do trình độ và nhận thức chưa đầy đủ nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cán bộ kế toán của công ty để đề tài này được hoàn thiện hơn . oChương I : Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp I. Bản chất và nội dung của tài chính doanh nghiệp 1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp. Tài chính là một bộ phận cầu thành trong các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Nó có mối liên hệ hữu cơ và tác động qua lại với các hoạt động kinh tế khác. Mối quan hệ tác động qua lại này phản ánh và thể hiện sự tác động gắn bó, thường xuyên giữa phân phối với sản xuất và trao đổi, lại vừa là điều kiện cho sản xuất và trao đổi có thể tiến hành bình thường và liên tục. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Lượng vốn đó được vân động, luân chuyển không ngừng qua các giai đoạn mua hàng, dự trữ, bán hàng và thanh toán tiền hàng. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh phải bù đắp được các khoản chi phí đã bỏ ra và mang lại lợi nhuận cho các doanh nghiệp từ đó hình thành nên các nguồn tài chính. Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái giá trị đó là các quan hệ tài chính trong doanh nghiệp. Mối quan hệ tài chính chứa đựng những nội dung kinh tế khác nhau song chúng đều mang những đặc trưng cơ bản sau : Phản ánh những luồng chuyển dịch giá trị, sự vận động của các nguồn tài chính nảy sinh và gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự vận động chuyển hóa của các nguồn lực trong kinh doanh không phải là hỗn loạn mà được điều chỉnh bằng hệ thống các quan hệ phân phối thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ, các loại hình vốn kinh doanh nhất định trong hoạt động của các doanh nghiệp. Động lực của sự vận động và chuyển hóa các nguồn tài lực nhằm mục tiêu thu được các khoản doanh lợi trong khuôn khổ cho phép của luật kinh doanh. Như vậy, bản chất của tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ cho mục đích kinh doanh và giải quyết các nhu cầu xã hội. Hay nói cách khác: Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối sử dụng và quản lý vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nội dung của tài chính doanh nghiệp : Nội dung của tài chính doanh nghiệp được thể hiện thông qua các mối quan hệ phát sinh trong doanh nghiệp bao gồm các mối quan hệ sau: 2.1 Quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp với ngân sách nhà nước : Thể hiện trong lĩnh vực doanh nghiệp thực hiện sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển kinh tế – xã hội của nhà nước, hoặc được nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch thực hiện. Doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí cho ngân sách nhà nước và ngược lại trong một số trường hợp cần thiết Nhà nước có thể can thiệp, bảo vệ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó thể hiện mối quan hệ tác động qua lại. Nhà nước giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong hành lang pháp lý cho phép và doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước. ở nước ta, do còn thành phần kinh tế quốc doanh nên sự tài trợ của nhà nước được thể hiện bằng việc đảm bảo một phần vốn pháp định cho các doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động trong lĩnh vực then chốt của nền kinh tế sẽ được nhà nước chú trọng đầu tư vốn nhằm giúp cho doanh nghiệp phát triển tốt hơn. 2.2 Quan hệ tài chính doanh nghiệp với chủ thể kinh tế khác trong nền kinh tế thị trường Đó là quan hệ giữa các doanh nghiệp phát sinh trong quá trình thanh toán các sản phẩm dịch vụ, góp vốn liên doanh, vốn cổ phần và chia lợi nhuận do vốn cổ phần, vốn liên doanh mang lại. Đó là mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các tổ chức tài chính trung gian như: ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty bảo hiểm… thể hiện việc vay và trả nợ, mua bảo hiểm và được đền bù thiệt hại, mua và bán cổ phiếu, trái phiếu. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có mối quan hệ với thị trường sức lao động, thị trường tài chính, thị trường hàng hóa nhằm mua bán, trao đổi các yếu tố phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. 2.3 Quan hệ tài chính phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp Là những quan hệ phân phối, điều hòa cơ cấu thành phần vốn kinh doanh, phân phối thu nhập giữa các thành viên, thanh toán hợp đồng lao động giữa các chủ doanh nghiệp và công nhân viên chức. Các mối quan hệ này phát sinh một cách thường xuyên liên tục, đan xen nhau và hình thành nên hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, tài chính doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ vốn cần thiết để tham gia vào quá trình tái sản xuất cũng như tái sản xuất mở rộng. Tình hình tài chính ổn định và phát triển cho phép doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán đầy đủ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, hoạt động có hiệu quả, đem lại uy tín với bạn hàng và khách hàng. Chức năng của tài chính doanh nghiệp Là khả năng khách quan phát huy tác dụng xã hội hay là sự cụ thể hóa bản chất của tài chính doanh nghiệp. 3.1 Chức năng chu chuyển vốn tiền tệ Mỗi doanh nghiệp đều cần phải có một lượng vốn tiền tệ đủ lớn để hoạt động và có quyền sử dụng nguồn vốn đó một cách chủ động nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Mặt khác, trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp luôn nảy sinh các nhu cầu về vốn ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp cũng như cho đầu tư phát triển. Do vậy, chức năng này sẽ giúp doanh nghiệp xác định được nhu cầu vốn cần thiết cho từng thời kỳ và giúp cho các nhà quản lý, đầu tư nắm được tình hình tài chính để tổ chức nguồn vốn nhằm đầu tư đúng hướng và kịp thời. Với cơ chế hiện nay, nguồn tài chính không chỉ giới hạn ở nguồn cấp phát ngân sách, nguồn vốn tự có của doanh nghiệp hay nguồn vốn tín dụng của ngân hàng mà còn có thể được hình thành từ thị trường vốn, huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân và các khoản đầu tư của nước ngoài. Việc hình thành thị trường tài chính song song với thị trường hàng hóa, tạo ra cơ chế “bơm - hút” vốn một cách hợp lý và đẩy nhanh tấc độ luân chuyển vốn trong các doanh nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển. Điều đó cho thấy chức năng chu chuyển vốn tiền tệ là một chức năng quan trọng của tài chính doanh nghiệp vì nó tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 3.2 Chức năng phân phối Phân phối là một chức năng quan trọng của tài chính doanh nghiệp, dựa trên cơ sở sản xuất kinh doanh, khi chu kỳ kinh doanh kết thúc, sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ trên thị trường, doanh nghiệp có thu nhập vì tiền thu bán hàng hoặc dịch vụ. Chức năng phân phối là cái vốn có nằm sẵn trong phạm trù tài chính và biểu hiện bản chất của tài chính trong đời sống kinh tế – xã hội khi phân phối của cải vật chất dưới hình thức giá trị. Hình thức phân phối được thể hiện như sau: Bù đắp vốn đã bỏ ra để mua hàng và nhằm bảo toàn vốn lưu động. Bù đắp một phần chi phí thuộc các yếu tố vật chất đã sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh như chi phí bù đắp hao mòn tài sản cố định, chi phí vật liệu, nhiên liệu, chi phí lao động trong đó bao gồm cả chi phí tiền lương, chi phí vận tải, bốc dỡ hàng hóa….tất cả các chi phí này là phải là những chi phí hợp lý theo chế độ quản lý tài chính ở nước ta qui định. Thanh toán thuế và các khoản phải nộp Ngân sách nhà nước: thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, phí và lệ phí. Phần còn lại sau khi đã bù đắp ba khoản trên gọi là lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp, lợi nhuận này sau khi đã trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp còn lại là lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế sau khi đã trừ đi các khoản chi phí không hợp lệ như: tiền nộp phạt, tiền lãi vay quá hạn… sẽ được doanh nghiệp phân phối vào các quỹ như quỹ đầu tư phát triển sản xuất quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Phân phối là một chức năng vốn có của tài chính doanh nghiệp, nó tác động tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Đồng thời, nó đáp ứng yêu cầu của quy luật tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng nền kinh tế cũng như chính bản thân doanh nghiệp. 3.3 Chức năng giám đốc tài chính Chức năng giám đốc tài chính hay còn gọi là chức năng kiểm tra – kiểm soát là một thuộc tính tất yếu, khách quan của tài chính doanh nghiệp. Nó phản ánh tính chất khách quan của hoạt động tài chính, thông qua đó để phản ánh trình độ sử dụng vốn vào hoạt động kinh doanh, quá trình tạo lập các quỹ và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp hướng vào việc thực hiện các yêu cầu của các qui luật kinh tế của nền kinh tế thị trường. Trong đó đặc điểm cơ bản nhất của giám đốc tài chính là giám đốc bằng đồng tiền các hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên, liên tục và có hiệu quả nhất. Nội dung của giám đốc tài chính được thực hiện thông qua các chỉ tiêu sử dụng vốn, chi phí, lợi nhuận… Qua kiểm tra, kiểm soát các chỉ tiêu về hoạt động tài chính, doanh nghiệp có thể phát hiện ra hiện tượng sử dụng vốn bất hợp lý, chi phí kinh doanh kém hiệu quả từ đó có những quyết định đúng đắn về tài chính đảm bảo cho kinh doanh mở rộng, phát triển đúng hướng, chủ động, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, thực hiện yêu cầu của chế độ hạch toán kinh tế, nâng cao đới sống của người lao động, tránh tham ô lãng phí và những tổn thất không đáng có gây nên. 4. Vai trò của tài chính doanh nghiệp 4.1 Đảm bảo huy động đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn nẩy sinh các nhu cầu về vốn ngắn hạn và dài hạn. Tài chính doanh nghiệp đã xác định đúng đắn các nhu cầu vay vốn cần thiết trong từng thời kỳ, đồng thời lựa chọn các phương pháp và hình thức vay vốn từ bên trong và bên ngoài cho phù hợp. Ngày nay, cùng sự phát triển của nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội, hình thức lựa chọn nguồn vốn. Do vậy, tài chính doanh nghiệp càng có vai trò quan trọng trong việc chủ động lựa chọn hình thức và phương pháp huy động đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động nhịp nhàng liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp nhất. 4.2 Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu qủa Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong vào việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư, trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án để lựa chọn dự án đầu tư tối ưu. Từ khả năng tài chính của doanh nghiệp ta có thể đánh giá được cơ hội kinh doanh. Mặt khác việc huy động tối đa số vốn hiện có giúp giảm bớt và tránh thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng thời giảm bớt được nhu cầu vay vốn, từ đó giảm khoản tiền trả lãi vay. Việc hình thành và sử dụng thưởng phạt vật chất một cách hợp lý góp phần quan trọng thúc đẩy công nhân viên gắn bó với doanh nghiệp, tích cực nâng cao năng suất lao động, cải tiến sản xuất kinh doanh, góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn. 4.3 Giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Thông qua các chỉ tiêu kế hoạch tài chính và thực hiện các chỉ tiêu đó, người lãnh đạo và các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đánh giá khái quát và kiểm soát được các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những vướng mắc, từ đó ta có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động phù hợp với diễn biến thực tế kinh doanh. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Khái niệm và mục đích phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Trước hết, phân tích được hiểu là sự bóc tách, phân chia, các hiện tượng, sự vật thành các bộ phận hoặc yếu tố cấu thành của chúng, qua đó nhận thức về hình dáng, kích thước, tính chất của chúng trong đối tượng nghiên cứu và thấy được mối liên hệ tác động qua lại giữa chúng. Đồng thời, qua phân tích cũng nhằm thấy được sự vận động và xu hướng phát triển mang tính quy luật của sự vật hiện tượng. Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ phát sinh trong quá trình kinh doanh được thể hiện dưới hình thái tiền tệ. Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về tài chính hiện thời với quá khứ. Qua đó có thể nhận thức và đánh giá tiềm năng, hiệu quả cũng như những rủi ro trong tương lai và triển vọng của doanh nghiệp. Phân tích tài chính đưa ra một cái nhìn đúng đắn và toàn diện tình hình tài chính doanh nghiệp, giúp chủ doanh nghiệp và nhà quản lý đưa ra quyết định quản trị một cách chính xác trong quản lý kinh tế nói chung trong đó có quản lý tài chính. Mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp Nhận thức và đánh giá một cách đúng đắn toàn diện và thật khách quan tình hình tài chính và quản lý tài chính của doanh nghiệp, qua đó thấy được Những thuộc tính, kết quả đó đạt được trong công tác các quản lý tài chính Những mâu thuẫn tồn tại về những nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính. Đánh giá chính xác, toàn diện và khách quan tình hình tài chính trên các mặt: Huy động các nguồn vốn phân phối, sử dụng và quản lý vôn trong sản xuất kinh doanh. Đánh giá công nợ phải thu, phải trả, khả năng thanh toán nợ, bảo toàn và tăng trưởng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng từng bộ phận nói riêng. Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin kinh tế cần thiết cho chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư và những người sử dụng thông tin tài chính khác của doanh nghiệp. Cung cấp thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng khai thác vốn, khả năng thanh toán, hiệu qủa sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp khắc phục những thiếu sót tồn tại. Cung cấp các thông tin về tình hình công nợ, khả năng tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa và khả năng sinh lời cũng như ảnh hưởng làm thay đổi những điều kiện sản xuất kinh doanh giúp cho doanh nghiệp dự đoán chính xác tương lai của mình. Tóm lại, mục đích quan trọng nhất của phân tích tình hình tài chính là giúp người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp. 6. ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thu thập thông tin của Ban Giám Đốc, nhà đầu tư, nhà cho vay tín dụng, các nhà quản lý…thông qua đó, mỗi nhóm người này đều có thể có cái nhìn đúng đẵn về bức tranh tài chính của doanh nghiệp cũng như từng khía cạnh trong bức tranh tổng thể đó. Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp: Mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, họ còn có những mục tiêu khác như tạo việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp nhiều sản phẩm hàng hóa với chi phí hấp dẫn, bảo vệ môi trường….Do đó, các chủ doanh nghiệp và nhà quản trị rất quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp để có thể hiểu rõ và đánh giá chính xác khả năng tài chính giúp họ có những quyết định đúng đắn, kịp thời cho hoạt động kinh doanh Phân tích tài chính doanh nghiệp thường xuyên sẽ: Tạo thành chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh, cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính. Định hướng cho các quyết định của Ban Giám Đốc cũng như giám đốc tài chính: quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần. Là cơ sở cho dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư ngân sách tiền mặt Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý. 6.2 Đối với chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng: Mối quan tâm chủ yếu của họ là khả năng trả nợ của doanh nghiệp, do đó họ chú ý đến số lượng tiền và khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh của tài sản, số lượng vốn chủ sở hữu là bảo hiểm khi kinh doanh gặp rủi ro. Việc phân tích tình hình tài chính đối với các khoản vay ngắn hạn thường được người cho vay quan tâm tới khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Đối với các khoản vay dài hạn thì người cho vay đặc biệt quan tâm tới khả năng thanh toán và sinh lời mà việc hoàn trả gốc và lãi sẽ phụ thuộc vào khả năng này, bên cạnh những tài sản mà doanh nghiệp đã thế chấp 6.3 Đối với nhà cung cấp vật tư, dịch vụ Cũng giống như những nhà cho vay tín dụng hoặc chủ ngân hàng, nhóm người này cũng rất quan tâm đến khả năng thanh toán, đặc biệt trong trường hợp mua chịu hàng hóa, liệu có đủ tin cậy hay không. 6.4 Đối với nhà đầu tư Họ quan tâm đến: sự rủi ro, thời gian luân chuyển vốn, thời gian hoàn vốn, giá trị hiện tại, ròng của vốn đầu tư, sức sinh lời….do vậy họ cần thông tin về điều kiện tài chính, hoạt động và kết quả kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng. Sự quan tâm đến việc điều hành hoạt động và tính hiệu qủa của công tác quản lý đảm bảo sự an toàn và tính hiệu qủa của công tác quản lý đảm bảo sự an toàn và tính hiệu quả cho đầu tư. * Ngoài ra, còn rất nhiều nhóm khác nhau quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp: cơ quan tài chính, thuế, những người lao động, cơ quan quản lý nhà nước và công ty kiểm toán. Tóm lại, mỗi nhóm do những mục đích khác nhau sẽ xem xét những thông tin tài chính trên những mặt những khía cạnh khác nhau. Như vậy phân tích tình hình tài chính không chỉ quan trọng với nội bộ doanh nghiệp mà còn rất có ý nghĩa đối với các đối tượng khác có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến doanh nghiệp. 7. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp: 7.1 Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn : Nhằm mục đích nhận thức đánh giá khái quát tình hình huy động các nguồn vốn và phân phối vốn, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để phân tích phải căn cứ vào số liệu tổng hợp về vốn, nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán và các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh như: doanh thu bán hàng, lợi nhuận bán hàng, các khoản thu nhập và lợi nhuận khác (nếu có). Phương pháp phân tích thường được sử dụng là so sánh. Các nhà phân tích có thể tính chỉ tiêu tỷ lệ tăng giảm, số chênh lệch tăng giảm, và các hệ số phản ánh tổng quát tình hình tài chính ở các kỳ. 7.1.1 Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản của doanh nghiệp Vốn là biểu hiện bằng tiền của tài sản, đồng thời nó được đưa vào hai bộ phận chủ yếu: TSLĐ và ĐTNH, TSCĐ và ĐTDH. Vì vậy phân tích tình hình biến động tài sản cũng là phân tích tình hình biến động kinh doanh. Phân tích tình hình biến động tài sản (vốn) cho phép đánh giá tổng quát về năng lực và trình dộ sử dụng tài sản. Nếu đến cuối kỳ báo cáo, vốn kinh doanh tăng so với đầu thời kỳ chứng tỏ quy mô và khả năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng và ngược lại. Mặt khác, để đánh giá một doanh nghiệp quản lý, sử dụng vốn hợp lý không ta phải xem xét sự biến dộng của tài sản (vốn) trong mối quan hệ với doanh thu và lợi nhuận. Việc quản lý và sử dụng tài sản có hiệu quả nếu tài sản tăng, doanh thu và lợi nhuận cũng tăng. Ngược lại, nếu tài sản tăng song doanh thu, lợi nhuận giảm chứng tỏ quản lý và sử dụng tài sản chưa tốt, kém hiệu quả. Ngoài ra, ta còn đi phân tích chỉ tiêu hệ số đầu tư vào TSCĐ hay còn gọi là tỷ suất đầu tư. Tỷ suất đầu tư = Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Tổng tài sản Chỉ tiêu này phụ thuộc vào tính chất ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Nó phản ánh mức độ trong thiết bị cơ sở vật chất và khả năng hiện đại hóa máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh. Do vậy cách phản ánh của nó cũng giống chỉ tiêu tỷ trọng TSCĐ và ĐTDH. 7.1.2 Phân tích khái quát tình hình biến động nguồn vốn của doanh nghiệp Nguồn vốn vay của doanh nghiệp được chia làm hai phần: Nguồn công nợ phải trả phản ánh sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu phản ánh khả năng tự chủ tài chính. Việc phân tích cơ cấu và tình hình biến động nguồn vốn giúp người xem có thể đánh giá được thực trạng tài chính doanh nghiệp. Đồng thời ta có thể xem xét tình hình huy động vốn: Nếu huy động tốt các nguồn, nhất là nguồn vốn tự có thì sẽ đáp ứng tốt nhu cầu kinh doanh, góp phần nâng cao khả năng tự chủ tài chính và qua đó doanh nghiệp có thể thấy được trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ với người lao động, nhà cung ứng hay với Ngân sách nhà nước… Phân tích nguồn vốn của doanh nghiệp giúp ta thấy được khả năng tự chủ tài chính, tình trạng công nợ và khả năng vay nợ của doanh nghiệp. Ba chỉ tiêu này có mối quan hệ mật thiết, vừa thuận chiều vừa ngược chiều nhau. Nếu một doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao thì chắc chắn tình trạng công nợ sẽ thấp, những người cho vay sẽ sẵn sàng cho doanh nghiệp vay do đó khả năng vay nợ của doanh nghiệp sẽ cao và ngược lại. Để phân tích ta sử dụng hai chỉ tiêu: Hệ số tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Hệ số công nợ = Công nợ phải trả Tổng nguồn vốn 7.1.4 Phân tích mối quan hệ giữa cân đối tài sản và nguồn vốn Theo nguyên tắc của bảng cân đối kế toán thì tổng tài sản luôn bằng tổng nguồn vốn nhưng trong từng nguồn cụ thể thì không bằng từng bộ phận tài sản. Trên thực tế, mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn xảy ra ba trường hợp : Cân đối 1 : Nguồn vốn chủ sở hữu dùng để trang trải cho các loại tài sản. B. Nguồn vốn = B. Tài sản [ I+ II + IV + V(2,3) + VI ] + B. Tài sản [I +II +III ] Cân đối 1 chỉ là cân đối mang tính lý thuyết, nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu đủ để trang trải các lọai tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoăc chiếm dụng. Nếu vế trái > vế phải : doanh nghiệp thừa nguồn vốn chủ sở hữu, nên sẽ bị chiếm dụng. Nếu vế trái < vế phải : doanh nghiệp thiếu nguồn vốn chủ sở hữu để trang trải tài sản nên chắc chắn doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài. Cân đối 2: B. Nguồn vốn + A. Nguồn vốn [ I(1) + II ] = A. Tài sản [I + II + IV + V (2,3) + VI ] + B. Tài sản [I + II + III ] Trên thực tế xảy ra hai trường hợp: Vế trái > vế phải, doanh nghiệp không sử dụng hết nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nên sẽ bị chiếm dụng số vốn bị chiếm dụng = A. Tài sản [ III + (1+4+5)V + B. Tài sản IV] Vế trái < vế phải: doanh nghiệp thiếu nguồn chủ sở hữu và nguồn vốn vay để trang trải tài sản nên doanh nghiệp buộc phải đi chiếm dụng vốn Số vốn bị chiếm dụng = A. Nguồn vốn [(3- 8)I + III ] = A. Nguồn vốn [I – I (1,2) + III ] Cân đối 2 cũng mang tính lý thuyết Cân đối 3: Tính cân đối của bảng cân đối kế toán (A + B) tài sản = (A + B). Nguồn vốn 7.2 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản Tài sản của doanh nghiệp chính là tư liệu lao động của doanh nghiệp đó. Tài sản được phân thành tài sản lưu động và tài sản cố định. 7.2.1 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản lưu động (TSLĐ) 7.2.1.1 Phân tích tổng hợp TSLĐ Trước hết, Tài sản lưu động là những tài sản có giá trị thấp (dưới 5 triệu), có thời gian sử dụng và thu hồi vốn nhanh (trong vòng một năm) tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh. TSLĐ của doanh nghiệp gồm: vốn bằng tiền, nợ phải thu, hàng tồn kho và các TSLĐ khác. Phân tích tổng hợp TSLĐ nhằm mục đích thấy được sự biến động tăng giảm của TSLĐ và cơ cấu phân bổ của TSLĐ, đồng thời thấy được hiệu quả sử dụng TSLĐ thông qua các chỉ tiêu, sức sản xuất TSLĐ, sức sinh lời TSLĐ và chỉ tiêu về tấc độ chu chuyển TSLĐ. Qua đó thấy được việc đầu tư, sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp có hợp lý hay không để từ đó đề ra những chính sách đầu tư thích hợp. 7.2.2 Phân tích tình hình vốn bằng tiền: Vốn bằng tiền của doanh nghiệp gồm: tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Nó đảm bảo việc chi trả và khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp. Do đó, nó cần được quản lý chặt chẽ và sử dụng đúng mục đích. Phân tích tình hình vốn bằng tiền nhằm đánh giá tình hình quản lý, sử dụng, sự biến dộng và nguyên nhân biến động tăng giảm của tiền trong kỳ cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh kỳ tới. Đồng thời nó còn cho thấy việc dự trữ vốn bằng tiền tại doanh nghiệp đã hợp lý hay chưa. 7.2.3 Phân tích tình hình nợ phải thu Nợ phải thu của doanh nghiệp cần chia rẽ thời hạn nợ, loại khách hàng, trách nhiệm từng nhân viên thu nợ, loại khách hàng, trách nhiệm từng nhân viên thu nợ cũng như phương thức thu nợ. Ngoài ra, ta còn cần phân tích các chỉ tiêu về tấc độ thu hồi nợ như: số vàng chu chuyển, số ngày chu chuyển để thấy được hiệu qủa của công việc quản lý và thu hồi công nợ. 7.2.4 Phân tích tình hình hàng tồn kho Hàng tồn kho là toàn bộ giá trị hàng hóa, nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành phẩm hoặc bán thành phẩm mà doanh nghiệp có cuối kỳ. Phân tích hàng tồn kho nhằm mục đích nhận thức và đánh giá tình hình biến động, cơ cấu và thực trạng của hàng tốn kho đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh. Thông qua chỉ tiêu về tấc độ chu chuyển hàng tồn kho để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn hàng tốn kho. 7.3 Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) TSCĐ là những tài sản có giá trị lớn (hơn 5 triệu) và có thời gian sử dụng hữu ích lâu dài (1 năm trở lên). TSCĐ bao gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình được thuế tài chính và các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Phân tích TSCĐ nhằm đánh giá sự biến động tăng giảm của TSCĐ và cơ cấu phân bố TSCĐ. Cơ cấu phân bố của TSCĐ hợp lý thì sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhất, doanh nghiệp sẽ có một số vốn cố định vừa phải, tiết kiệm, nhưng mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, ta còn phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ thông qua chỉ tiêu: sức sản xuất TSCĐ, sức sinh lời của TSCĐ và suất hao phí TSCĐ. Tóm lại, phân tích tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ để có biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian, công suất máy móc thiết bị sản xuất và TSCĐ khác là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 7.4. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn: Nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm hai nguồn cơ bản: cộng nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. 7.4.1 Phân tích tình hình nguồn công nợ phải trả: 7.4.1.1 Phân tích chung Các khoản công nợ phải trả trong doanh nghiệp gồm: - Nợ ngắn hạn có thời hạn trả trong môt năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường. - Nợ dài hạn: thời hạn hơn một năm hoặc sau một chu kỳ kinh doanh bình thường. - Nợ khác Phân tích tình hình công nợ phải trả nhằm nhận thức đánh giá biến động tăng giảm, cơ cấu và tính chất các khoản nợ, từ đó thấy được nguyên nhân và kế hoạch trả nợ, tránh chậm trả nợ, để nợ quá hạn. 7.4.1.2 Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán để thấy được tình hình tài chính doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Nếu hoạt động tài chính tốt khả năng thanh toán dồi dào, ít bị chiếm dụng cũng như ít đi chiếm dụng. Ngược lại, hoạt động tài chính kém làm tình trạng chiếm dụng vốn nhiều, các khoản công nợ kéo dài. Ta sử dụng chỉ tiêu: hệ số khả năng thanh toán, hệ số thanh toán hiện thời, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán tức thì. 7.4.2 Phân tích tình hình nguồn vốn chủ sở hữu ._.7.4.2.1 Phân tích chung Đây là nguồn vốn do ngân sách cấp đối với doanh nghiệp nhà nước hoăc số vốn đóng góp của cổ đông với công ty cổ phần. Công ty có quyền chủ động sử dụng nguồn này vào mục đích kinh doanh, không phải hoàn trả như nguồn công nợ. Nguồn vồn chủ sở hữu là số vốn tài trợ cho phần lớn TSCĐ của doanh nghiệp, do vậy nó ảnh hưởng đến qui mô của sản xuất kinh doanh và tổ chức của doanh nghiệp. Để phục vụ yêu cầu quản lý, nguồn vốn chủ sở hữu phân thành vốn kinh doanh, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, quỹ xí nghiệp và nguồn vốn khác. Phân tích nguồn vốn chủ sở hữu để thấy được khả năng đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh để có kế hoạch huy động tốt các nguồn vốn. 7.4.2.2 Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Đây là nội dung phân tích được nhà đầu tư, tín dụng quan tâm vì nó gắn liền lợi ích của họ trong hiện tại, tương lai. Mặt khác, cần dựa vào chu kỳ sống của sản phẩm để dự đoán khả năng sinh lời vì có thể hiện tại đang sinh lời nhưng tương lai thì không do sản xuất đi vào giai đoạn cuối. Phân tích một số chỉ tiêu: hệ số doanh lợi, hệ số quay vòng vồn và suất hao phí vồn chủ sở hữu. 7.4.3. Phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Đảm bảo nhu cầu tài sản là vấn đề cốt yếu đảm bảo quá trình kinh doanh tiến hành liên tục và hiệu quả. Vì vậy doanh nghiệp cần tập trung các biện pháp tài chính cần thiết cho việc huy động và hình thành nguồn vốn: Có thể phân loại nguồn vốn (nguồn tài trợ) thành hai loại: - Nguồn tài trợ thường xuyên: bao gồm nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng thường xuyên, lâu dài vào hoạt động kinh doanh bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ dài hạn, trung hạn Nguồn vốn này sử dụng tài trợ cho tài sản cố định. - Nguồn tài trợ tạm thời: là nguồn vốn doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong thời gian ngắn (dưới một năm) gồm: khoản vay ngắn hạn, nợ ngắn hạn, khoản vay, nợ quá hạn… Nguồn này sử dụng tài trợ cho tài sản lưu động Để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ta cần đi sâu phân tích : nhu cầu vốn lưu động thướng xuyên và phân tích vốn lưu động thường xuyên. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên: là vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần tài trợ cho một phần TSLĐ: hàng tồn kho, khoản phải thu và TSLĐ khác (trừ tiền). Còn vốn lưu động thường xuyên là phần chênh lệch giữa vốn dài hạn và TSCĐ hay giữa TSLĐ với nguồn ngắn hạn. Phân tích tình hình nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy doanh nghiệp có luôn chủ động trong vốn vay kinh doanh hay không, khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn nhằm đưa ra biện pháp huy động vốn kịp thời, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường. 7.5 Các phương pháp và nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp. Các phương pháp phân tích Phương pháp phân tích bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp tiếp cận, nghiên cứu các sự vật hiện tượng, mối liên hệ bên trong và bên ngoài, các luồng chuyển dịch và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp Tùy theo yêu cầu của nghiên cứu, người ta có thể lựa chọn phương pháp khác nhau. Trong giới hạn của luận văn này, em xin trình bày một số phương pháp sau: 7.5.1.1 Phương pháp so sánh So sánh là một phương pháp nghiên cứu được sử dụng phổ biến trong phân tích để nhận thức được các sự vật hiện tượng thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật, hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác. Mục đích là để thấy được sự giống nhau hoặc khác nhau giữa các sự vật hiện tượng, thấy được mức độ và xu hướng biến động của các chỉ tiêu kinh tế. áp dụng phương pháp này cần đảm bảo các điều kiện của chỉ tiêu là thống nhất về nội dung, phương pháp, đơn vị tính, các số liệu thu thập phải thống nhất về không gian, thời gian, gốc so sánh phải phù hợp mục đích phân tích: gốc về mặt thời gian, không gian. Kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo, kỳ kế hoạch, giá trị so sánh được chọn bằng số tuyệt đối, tương đối hoặc bình quân. Phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính gồm: - So sánh số thực hiện với số lế hoạch để thấy mức dộ hoàn thành và tỷ lệ % (số tương đối) hoặc số chênh lệch tăng giảm (số tuyệt đối). - So sánh giữa kỳ này và kỳ trước hoặc cùng kỳ năm trước để thấy mức dộ biến dộng và xu thế phát triển các chỉ tiêu. - So sánh số liệu doanh nghiệp với số liệu trung bình ngành, số liệu của doanh nghiệp với doanh nghiệp khác nhằm thấy mức dộ và khả năng phấn đấu của doanh nghiệp. - So sánh giữa bộ phận và tổng thể để thấy được vai trò, vị trí của bộ phận trong tổng thể đó. - So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh với chiều ngang của nhiều ký để thấy sự biến đổi về số tương đối và số tuyệt đối của từng chỉ tiêu qua liên độ kế toán liên tiếp. 7.5.1.2 Phương pháp phân tích tỷ lệ Về nguyên tắc, phương pháp này yêu cầu phải xác định các ngưỡng, các định mức để đánh giá tình hình tài chính trên cơ sở so sánh tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các lệ tham chiếu. Phân tích các nhóm tỷ lệ: Tỷ lệ về khả năng thanh toán: để đánh giá khả đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Nhóm tỷ lệ về khả năng cân dối, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời Nhóm tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh: đặc trưng cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp. 7.5.1.3 Phương pháp cân đối Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc tồn tại dưới sự cân bằng. Quan hệ cân dối trong doanh nghiệp có hai loại: cân đối tổng thể và cân đối các thể. - Cân đối tổng thể là mối quan hệ cân đối của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp - Cân đối cá biệt là mối quan hệ của các chỉ tiêu kinh tế cá biệt . Phương pháp này được sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp nhắm thấy được mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường. 7.5.1.4 Phương pháp biểu mẫu Là phương pháp phản ánh trực quan các số liệu phân tích. Nó được thiết lập theo dòng, cột để ghi chép các chỉ tiêu, số liệu phân tích. Các biểu thường phản ánh mối quan hệ so sánh với nhau như: số thực hiện với kế hoạch, với số cùng kỳ năm trước hoặc cá biệt với tổng thể. Tùy theo nội dung mà biểu có tên gọi và đơn vị tính khác nhau. 7.6 Nguồn tài liệu phân tích Để phân tích tài chính ta phải dựa vào nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu theo chỉ tiêu tài chính phát sinh vào thời điểm, thời kỳ nhất định. Vì vậy, nó giúp ta nhận biết được thực trạng tài chính để đưa ra quyết định phù hợp. Báo cáo tài chính phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, số liệu trung thực chính xác, phục vụ đầy đủ kịp thời 7.7 Bảng cân đối kế toán: Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định và đơn vị tiền tệ nhất định. Về bản chất, đây là bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả. Kết cấu bảng gồm hai phần : Tài sản và Nguồn vốn Phần tài sản: phản ánh giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo - Mục A: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: gồm tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng, thu hồi luân chuyển dưới một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh và các khoản đầu tư ngắn hạn - Mục B: TSCĐ và đầu tư dài hạn gồm TSCĐ hiện có thuộc sở hữu doanh nghiệp và TSCĐ đi thuê tạm thời bên ngoài (thuê tài chính) và các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành nên tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. - Mục A: nợ phải trả gồm nợ dài hạn, nợ ngắn hạn, nợ khác tính đến thời điểm lập báo cáo doanh nghiệp chưa trả. - Mục B: nguồn vốn chủ sở hữu gồm nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp và kinh phí sự nghiệp ngân sách nhà nước cấp. Tài sản và nguồn vốn bao giờ cũng bằng nhau. 7.8 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán và tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chia làm ba phần: Phần 1: Báo cáo lỗ lãi, từ mã số 01 đển 80 phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động bất thường, số phát sinh trong kỳ và số hủy kểt từ đầu năm theo từng cột tương ứng Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước: khoản thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, mà đơn vị phải nộp và đã nộp. Các chỉ tiêu theo dõi số còn phải nộp trước kỳ chuyển sang, số phải nộp kỳ này, số còn phải nộp chuyển sang kỳ sau theo từng cột tương ứng Phần 3: thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, hoàn lại, được miễn giảm. 7.9 Tài liệu khác Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bản thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo giải trình về tình hình tăng giảm tài sản, nguồn vốn. Chương 2 Phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty cà phê việt nam I) Vài nét khái quát về Tổng công ty cà phê việt nam 1. Qúa trình hình thành và phát triển Tổng Công ty cà phê Việt nam có tên giao dịch quốc tế là Viêt nam National Cofee Coporation ( viết tắt là VINACAFE ) được thành lập theo Quyết định số 251- TTg ngày 29/ 9/ 1995 của Thủ tướng chính phủ và hoạt động trên cơ sở điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số 49/ CP ngày 15/ 7/ 1995 của chính phủ. Tiền thân của Tổng công ty là Liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt Nam. Tổng công ty cà phê Việt nam là doanh gnhiệp nhà nước trực thuộc Chính phủ (Tổng công ty 91), trụ sở đóng tại số 5 Ông ích Kiêm, quận Ba Đình, Hà nội. Tổng công ty cà phê Việt nam chính thức hoạt động từ tháng 9/ 1995 với vốn điều lệ là 309.575.000 VNĐ, gồm chủ yếu là các xí nghiệp của Liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt nam và các doanh nghiệp của một số địa phương khác, Hiện nay VINACAFE có 65 đơn vi thành viên, trong đó có62 đơn vị sản xuất kinh doanh và 3 đơn vị sự nghiệp, phân bổ khắp đất nước. VINACAFE là một doanh nghiệp có quy mô lớn và hạch toán độc lập, các đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị hạch toán sự nghiệp có quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, cung ứng, tiêu thụ, dịch vụ cũng như thông tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị, hoạt động sản xuất kinh doanh, xuáut nhập khẩu trong nghành cà phê … Trải qua gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, Liên hiệp các xí nghiệp cà phê Việt Nam trước đây và Tổng Công ty cà phê Việt nam hiện nay đã có những đóng góp quan trọng trong nghành cà phê nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Hàng vạn lao động của công ty đã có công ăn việc làm, hàng vạn héc-ta đất bỏ trống được tận dụng. Vị thế và uy tín của cà phê trên thị trường trong nước và quốc tế ngày càng được nâng cao. Nghành cà phê đã thực sự trở thành một nghành kinh tế quan trọng góp phần vào sự nghiệp Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước. 2) Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty cà phê Việt Nam Tổng công ty cà phê Việt Nam có các chức năng chủ yếu sau : Quản lý và sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật. Xuất khẩu cà phê và hàng hoá theo mục tiêu, chiến lược đã đề ra. Ngoài ra, công ty còn thực hiện các chức năng khác như tổ chức thực hiệncác dịch vụ phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước. ã Nhiệm vụ của Tổng công ty cà phê Việt Nam : - Thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh cà phê theo quy định và kế hoạch phát triển, đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư trang thiết bị, trồng trọt , chế biến, tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước, xuất nhập khẩu, liên doanh liên kết với các tổ chức phù hợp với chính sách pháp luật của Nhà nước. Nhận sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước cấp, bao gồm cả phần vốn đầu tư của các doanh nghiệp khác. Nhận sử dụng có hiệu quảtài nguyên đất đai và các nguồn lực do Nhà nước giao để tiến hành nhiệm vụ kinh doanh. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân phục vụ kinh doanh cà phê, đồng thời quản lý công tác ngiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, chế biến cà phê. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Tổng công ty cà phê Việt nam Tổng công ty cà phê Việt nam gồm các khối chủ yếu : - Khối sản xuất : Chủ yếu là sản phẩm của cây công nghiệp phục vụ cho xuất khẩu dưới dạng sản phẩm thô là chủ yếu, còn sản phẩm dành cho người tiêu dùng chưa đáng kể. - Khối lưu thông xuất nhập khẩu: mua trực tiếp sản phẩm thô của nông trường, của dân để xuất khẩu . - Khối dịch vụ: chủ yếu cung cấp dịc vụ cho công tác khai hoang, trồng mới, làm đường giao thông trong và ngoài tổng công ty. Ngoài ra, Tổng công ty có cácd đại lý thu mua rải rác trên toàn quốc, đáp ứng nhu cầu thu mua, chế biến, xuất nhập khẩu. Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp, mà trực tiếp là nghành sản xuất kinh doanh cà phê. Do không gian và thời gian phân bố phức tạp, chủ yếu là trên cao. Nghành cà phê đã gặp không ít khó khăn song do sự quan tâm của Nhà nước, sự cố gắng của toàn Tổng công ty, sản lượng ccà phê luôn tăng so với năm trước, góp phần tăng kim nghạch xuất khẩu trong nước. 3. Đặc điểm cơ bản liên quan đến quá trình phân tích. 3.1 Đặc điểm tổ chức quản lý. Tổng công ty hiện nay có 65 đơn vị thành vieen hạch toán độc lập bao gồm 62 doanh nghiệp, 3 đơn vị hành chính sự nghiệp ( bệnh xá, trưòng đào tạo, trung tâm nghiên cứu cà phê Ba Vì ). Ngoài ra, còn có 3 chi nhánh hạch toán phụ thuộc đang hoạt động trên 14 tỉnh thành. Tổng công ty thực hiện sắp xếp bộ máy tổ chức quản lý phân công theo chức năng như sau : Sơ đồ số 1: sơ đồ tổ chức quản lý hành chính của Tổng công ty cà phê : Ban dự án AFD Ban xuất nhập khẩu Ban Kế hoạch đầu tư Ban tổ chức cán bộ thanh tra Ban tài chính kế toán Phó tổng giám đốc phụ trách cán bộ thanh tra Trưởng ban kế toán tài chính kiêm Kế toán trưởng của Tổng công ty Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh tỉnh Đắc Lắc, Phú Yên, Khánh Hoà Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh khu vực Bắc Tây nguyên Ban kiểm soát Tổng giám đốc Hội đồng quản trị - Hội đồng quản trị : là cấp quản lý cao nhất gồm 4 thành viên do Chính phủ bổ nhiệm là các thành viên chuyên trách : 1 chủ tịch hội đồng quản trị, 1 thành viên của Ban kiểm soát, 1 Tổng giám đốc, 1 chuyên gia lĩnh vực tài chính kinh tế, quản trị kinh doanh và pháp luật. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý hoạt động và chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ được Nhà nước giao cho. Hội đồng quản trị xem xét, phê duyệt thẩm định các dự án, kế hoạch đầu tư do Ban giám đốc trình lên, xét duyệt việc giao vốn và các nguồn khác cho các đơn vị thành viên, đồng thời giám sát việc thực hiện phương án đó. - Ban kiểm soát : Gồm 5 thành viên trong đó trưởng ban kiểm soát đồng thời là thành viên của HĐQT, được HĐKS lập ra để giúp đỡ HĐQT việc kiểm soát, giám sát Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên của Tổng công ty. Dồng thời, BKS lập báo cáo về cho HĐQT hàng tháng, quý, năm … - Tổng giám đốc do Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng ký luật. Tổng giám đốc có quyền điều hành cao nhất trong Tổng công ty, là đại diện pháp nhân của Tổng công ty chịu trách nhiệm trước HĐQT, thủ tướng chính phủ và pháp luật về mọi mặt hoạt động của Tổng công ty. Các bộ phận trực thuộc Ban tổng giám đốc : - Phó tổng giám đốc : Phó tổng giám đốc là người giúp tổng giám đốc trong việc điều hành những lĩnh vực của công ty theo sự phân công và uỷ qyền của tổng giám đốc, chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật của nhà nước về nhiệm vụ được giám đốc phân công và uỷ quyền. - Kế toán trưởng : giúp Tổng giám đốc điều hành, vhỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê của Tổng công ty, có quyền và nhiên\mj vụ theo quy định của pháp luật. - Văn phòng Tổng công ty, các ban chuyên môn, nhiệp vụ có chứuc năng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc và HĐQT trong quản lý và điêù hành, cụ thể : - Văn phòng tổng hợp : Chuyên về tổng hợp tình hình chung của Tổng công ty. - Ban tổ chức thanh tra: Tiến hành tổ chức, bố trí tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất, kinh doanh, xây dựng quy chế và quản lý nội bộ. - Ban kế toán tài chính : Quản lý nguồn tài chính và quản lý thu, chi, tổng hợp, phân tích hoạt động kinh tế tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Xây dựng cơ sở hạch toán kinh doanh về giá cả, tỷ giá xuất nhập khẩu và các định mức trong sản xuất kinh doanh. - Ban xuất nhập khẩu : Điều hành công tác kinh doanh xuấtnhập khẩu, tìm kiếm khai thác và mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, phù trách về các quan hệ quốc tế, khai thác khả năng đầu tư từ nước ngoài. - Ban kế hoạch đầu tư : Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, về các dựu án đẩu tư, thu mua cà phê ở các tỉnh phía bắc để xuất khẩu, tập hợp về tình hình phát triển và xản xuất cà phê. - Các dơn vị trực thuộc : Tổng công ty cà phê Việt nam có các thành viên là những doanh nghiệp hạch toán độc lập, những doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc và những đơn vị sự nghiệp . - Các đơn vị thành viên có con dấu đựoc mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và các ngân hàng phù hợp với phương thức hạch toán của mình. - Đơn vị thành viên của Tổng công ty là những doanh nghiệp hạch toán độc lập, những doanh nghiệp hạch toán phụ thuộc có điều lệ và tổ chức hoạt động riêng. Các điều lẹ và quy chế nàyđều do HĐQT phê chuẩn phù hợp với pháp luật và điều lệ của Tổng công ty. Các đơn vị thành viên của Tổng công ty có trách nhiệm cùng chính quyền địa phuơng phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm an ninh trật tự trong khu vực mình hoạt động, chấp hành nghiêm chỉnh cácthể chế quy định của địa phương theo pháp luật. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Tổng công ty cà phê Việt Nam - Kế toán trưởng kiêm trưởng ban kế toán tài chính: điều hành chung mọi công việc theo chức năng, nhiệm vụ của trưởng ban. Kế toán trưởng là người phụ trách công việc tài chính của tổng công ty. - Kế toán phụ trách công tác kế toán tài chính các đơn vị kiểm tra phần xây dựng cơ bản: Kiểm tra hướng dẫn việc sử dụng nguồn vốn cơ bản, mua sắm tài sản cố định trong các đơn vị thành viên đảm bảo đúng nguyên tắc đúng mục đích và đạt hiệu quả kinh tế cao. Kiểm tra, hướng dẫn việc chấp hành các chính sách kế toán về kiểm tra, các quy định của nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại các đơn vị thành viên và tổng hợp các báo cáo định kỳ theo quy định phần liên quan đến xây dựng cơ bản, kiểm tra trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn, đầu tư xây dựng cơ bản hằng năm cho các đơn vị của tổng công ty. - Kế toán phụ trách công tác tài chính các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty phần vốn sản xuất kinh doanh. Kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thành viên trong việc tổ chức công tác kế toán hạch toán kế toán, việc chấp hành chính sách chế độ thực hiện quản lý về tài chính và pháp lệnh về kế toán thống kê của nhà nước. Kiểm tra hướng dẫn về qủn lý sử dụng vốn, tài sản và các nguồn lực khác. Tổng hợp báo cáo tài chính định kỳ theo quy định phần sản xuất kinh doanh, kiểm tra báo cáo quyết toán tài chính vốn sản xuất kinh doanh của toàn công ty để báo cáo với nhà nước. - Kế toán phụ trách phần hành công việc về công tác kế toán các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tổng công ty. Lập kế hoạch cấp phát và kiểm tra sử dụng kinh phí, tài sản, vật tư, tiền vốn trong các đơn vị sự nghiệp. Kiểm tra hướng dẫn thực hiện công tác kế toán, chấp hành chế độ, chính sách của nhà nước. Tổng hợp báo cáo định kỳ theo quy định của nhà nước. Kiểm tra và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, quyết toán tài chính cho các doanh nghiệp sự nghiệp toàn tổng công ty để báo cáo với nhà nước. Kế toán tài sản, vật tư, văn phòng phẩm thuộc văn phòng tổng công ty tại Hà Nội, tính lương phải trả, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn phải nộp, thanh toán công tác phí. - Kế toán thanh toán với người mua người bán: Theo dõi chi tiết theo từng đối tượng về tình hình thanh toán theo lô hàng, công nợ với khách hàng và thanh lý hợp đồng với khách hàng. - Kế toán doanh thu, chi phí theo lô hàng, kế toán thanh toán với ngân hàng, hướng dẫn các chi nhánh thực hiện báo cáo định kỳ theo quy định của nhà nước và của tổng công ty: - Kế toán phụ trách phần hành, kế toán tiền gửi ngân hàng, phần vốn góp liên doanh liên kết, vốn tài trợ các dự án ODA. Theo dõi công nợ cũ liên quan đến các vốn vay cho các tỉnh phía Bắc trồng cafe, kế toán quỹ tập trung của tổng công ty kiêm kế toán nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại văn phòng của tổng công ty. - Kế toán phụ trách tổng hợp văn phòng tổng công ty. Tổng hợp báo cáo quyết toán định kỳ của văn phòng tổng công ty tại Hà Nội và các văn phòng chi nhánh. Kế toán tiền mặt nguồn vốn kinh doanh và các quỹ xí nghiệp của văn phòng tổng công ty, kế toán công nợ, thanh toán tạm ứng, tạm thu trong nội bộ văn phòng. - Thủ quỹ, thủ kho : có trách nhiệm quản lý tiền mặt, đảm bảo tuyệt đối an toàn, kiểm tra, kiểm tra tại quỹ và đối chiếu với sổ kế toán vào cuối ngày. Sơ đồ tổ chức kế toán tại Tổng công ty Cà phê Việt Nam : Sơ đồ 2 : Sơ đồ tổ chức công tác kế toán của Tổng công ty cà phê : Trưởng phòng kế toán các đơn vị HCSN Trưởng phòng kế toán các đơn vi trực thuộc ( đơn vị sxkd ) Trưởng phòng kế toán các bộ phận phụ thuộc (các chi nhánh) Kế toán thanh toán Kế toán tổng hợp (theo dõi chi nhánh, dơn vị sxkd, HCSN, kế toán tiền lương Phó ban tài chính phụ trách dự án AFD Phó trưởng ban kế toán tài chính Kế toán bán hàng Kế toán trưởng (Trưởng Ban KTTC) Các bộ phận kế toán của các dơn vị Hình thức kế toán doanh nghiệp đang áp dụng là hình thức nhật lý chứng từ biên độ kế toán được áp dụng từ ngày 31/12/N đến 31/12/N+1 cuối niên độ doanh nghiệp lập báo cáo theo chế độ hiện hành bao gồm: Bảng cân đối kế toán. Báo cáo hoạt động kết qủa hoạt động kinh doanh. - Bảng cân đối số phát sinh. - Thuyết minh báo cáo tài chính. 3) Đánh giá kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua hai năm 1999-2000. Trong tình hình chung của Việt Nam và của Vinacafe nói riêng, toàn bộ khối lượng hàng hoá sản xuất và thu mua từ bộ phận nông dân nhằm mục đích chủ yếu là xuất khẩu ra thị trường thế giới. Như vậy, doanh thu chủ yếu của Vinacafe là từ mọi hoạt động của xuất khẩu cafe ngoài ra tổng công ty còn thu mua cafe nhân, hạt tiêu đen, long nhãn, hạt sen của các doanh nghiệp khác không thuộc Tổng công ty như công ty chè cafe Sơn La, công ty trách nhiệm hứu hạn Thái Hoà, công ty cafe 49 Đắc Uy, nông trường cafe Ensin… nhằm mục đích xuất khẩu. Ngoài những sản phẩm hàng hoá là thành phẩm, tổng công ty còn thu mua các sản phẩm thô để chế biến nhằm mục đích tăng chất lượng hàng hoá xuất khẩu, từ đó tăng tính cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế. Từ khi hình thành và phát triển, mặc dù tình hình trong nước và quốc tế luôn có những biến động trong tổng công ty cafộ luôn lấy chữ tín làm trọng đối với bạn hàng trong nước, quốc tế. Để đánh giá phần nào thực trạng sản xuất kinh doanh của tổng công ty cafộ , ta căn cứ vào báo cáo tổng hợp quyết toán tài chính, kết quả kinh doanh năm 2000. Tổng doanh thu tăng từ 2 .086.855 triệu VNĐ năm 1999 lên 2.562.437 triệu VNĐ năm 2000. Lợi nhuận trước thuế giảm từ lỗ 26.114 triệu VNĐ năm 1999 còn lỗ 138.156 triệu năm 2000. Như vậy tổng công ty làm ăn thua lỗ mà nguyên nhân chủ yếu là do giá cafe trên thị trường giảm mạnh Nộp ngân sách nhà nước tăng từ 56.569 triệu VNĐ năm 1999 lên 87.161 VNĐ năm 2000. II. Nội dung phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty cafe Việt Nam. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là đi phân tích các báo cáo tài chính để thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, dự báo khả năng phát triển hay chiều hướng xuy thoái của doanh nghiệp, trên cơ sở đó có những giải pháp hữu hiệu. Căn cứ vào cơ sở lý luận và nội dung phân tích tài chính của công ty trong phần 3 chương 1 cùng với số lượng thu được từ thực tế thu được tại doanh nghiệp và trong khuôn khổ đề tài này, em xin lần lượt phân tích từng nội dung dưới đây. 1. Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản và nguồn vốn: 1.1 Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản xủa doanh nghiệp. Để phân tích khái quát được tình hình biến động tài sản của doanh nghiệp ta cần xem xét sự biến động đó trong mối quan hệ với doanh thu và lợi nhuận. Vì vậy ta có thể sử dụng chỉ tiêu tổng tài sản bình quân. Chỉ tiêu này được dự tính theo phương pháp bình quân giản đơn. Tổng tài sản bình quân = (Tổng tài sản đầu kỳ + Tổng tài sản cuối kỳ)/ 2 Để phân tích nội dung này ta lập biểu phân tích sau: Biểu 1: Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản Đơn vị tính : 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 So sánh Số tiền TT ( %) Số tiền TT ( %) Số tiền TL TT ( %) Tổng tài sản bình quân - Loại A - Loại B 2.055.345.377 1.181.139.156 874.206.221 100 57.5 42,5 2.697.491.139 1.730.114.139 967.376.360 100 64 36 642.145.762 548.975.623 93.170.469 22,4 46,5 10,7 0 6,5 - 6,5 2. Tổng doanh thu 1.181.139.156 1.730.144.779 475.581.844 22,8 3. Tổng lợi nhuận -26.144.502 - 138.156.067 - 112.041,585 42,9 4. Tỷ suất đầu tư 0,34 0,36 - 0,07 - 16,2 Nhận xét từ biểu 1 ta thấy tổng tài sản bình quân năm 2000 tăng 22.4% so với năm 1999, tương ứng với số tiền là 642.145.762 nghìn đồng. Điều này cho ta thấy quy mô hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp của nhà nước có xu hướng tăng lên. Đối với tài sản lưu động và DTNH (TS loại A) của doanh nghiệp năm 2000 tăng lên 46,5% tương ứng với số tiền là 548.975.523 nghìn đồng cùng với sự tăng lên về tỷ trọng là 6,5% trong khi đó TSCĐ và DTDH (TS loại B của doanh nghiệp năm 2000 cũng tăng lên 10,7% tương ứng với số tiền là 93.176.139 nghìn đồng so với năm 1999. Song tỉ trọng lại giảm 6,5% điều này là rất hợp lý bởi vì với Tổng công ty cafe Việt Nam và các doanh nghiệp thương mại nói chung đều có xu hướng tăng vốn đầu tư vào tái sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đồng thời giảm vốn đầu tư vào tái sản cố định và đầu tư dài hạn. Như vậy, nhìn chung việc quản lý tài chính của doanh nghiệp là tốt. Xem xét về cơ cấu tài sản, ta thấy tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm tỉ trọng nhỏ còn tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn điều đó cho thấy sự phân bổ vốn kinh doanh là tương đối hợp lý. Khi xem xét tỉ xuất đầu tư ta thấy tỉ xuất đầu tư tài sản cố định năm 2000 giảm 16,2% năm 1999 . Điều này chứng tỏ mặc dầu có sự tăng lên về quy mô sản xuất tăng nhanh nhưng mức độ đầu tư phục vụ sản xuất kinh doanh lại giảm. Mặt khác, ta xen xét chỉ tiêu tổng tài sản bình quân trong mối quan hệ với doanh thu và lợi nhuận. Ta có doanh thu tăng 22,8% tương ứng với số tiền là 475.581.844 nghìn đồng tỷ lệ tăng cao hơn tỷ lệ tăng của tài sản. Điều này được đánh giá là tốt. Tuy nhiên, lợi nhuận lại giảm đáng kể. Năm 2000 doanh nghiệp bị lỗ nhiều hơn mức lỗ năm 1999 là 429% tương ứng số tiền là 112.041.585 nghìn đồng. Như vậy việc quản lý và sử dụng vốn trong kỳ là chưa tốt. Trên đây là sự phân tích khái quát tình hình biến động về tài sản của doanh nghiệp. Để đánh giá tình hình tài chính tốt hưon ta tiến hành phân tích khái quát tình hình biến động nguồn vốn của doanh nghiệp . 1.2 Phân tích khái quát tình hình biến động nguồn vốn của doanh nghiệp . Để thấy được tình hình biến động của nguồn vốn của doanh nghiệp ta xem xét các chỉ tiêu sau : - Hệ số tự chủ tài chính là chỉ tiêu phân tích mối quan hệ so sánh giữa nguồn vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp để thấy được mức độ độc lập về tài chính Hệ số tự chủ tài chính = Tổng nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn kinh doanh - Hệ số nợ : phản ánh mối quan hệ so sánh giữa nợ phải trả và tổng vốn kinh doanh để thấy được tình trạng vay nợ của doanh nghiệp : Hệ số nợ = Tổng số nợ phải trả Tổng vốn kinh doanh Chỉ tiêu này có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với hệ số tự chủ về tài chính. Nếu hệ số tự chủ về tài chính > 0,5 và có xu hướng tăng, hệ số nợ < 0,5 và có xu hướng giảm thì đánh giá tình hình tài chính là tốt, doanh nghiệp có khả năng tự chủ cao về tài chính. Ngược lại, tình hình tài chính của doanh nghiệp là không tốt, khả năng tự chủ của doanh nghiệp đó về tài chính không cao. Để phân tích được tình hình biến động về nguồn vốn của doanh nghiệp ta có biêủ sau : Biểu 2: phân tích khái quát tình hình biến động nguồn vốn . Đơn vị tính : 1.000 đồng. Chỉ tiêu Cuối năm 1999 Cuối năm 2000 So sánh Số tiền TT ( %) Số tiền TT ( %) Số tiền TL TT ( %) Tổng nguồn vốn - Loại A - Loại B 2.480.341.835 1.881.341.198 599.000.637 100 78,5 24,2 2.930.445.304 2.484.630.476 445.814.834 100 84,8 15,2 450.103.469 603.289.272 -153.185.803 18,1 32 - 25,6 0 0,9 - 0.9 2. Hệ số TCTC 0,24 0,15 - 0,09 -37,5 3. Hệ số nợ 0,76 0,85 0,09 11,8 Qua biểu số liệu trên ta thấy nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp tăng 18,1 % tương ứng với số tiền là 450.103.469 nghìn đồng. Tuy nhiên khi xem xét chi tiết ta lại thấy nguồn công nợ của doanh nghiệp chiếm tỉ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn. Mặt khác, nguồn công nợ phải trả có xu hướng tăng nâưm 2000 tăng hơn so với năm 1999 là 32% với số tiền là 603.289.272 nghìn đồng, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu lại giảm đáng kể 25,6% tương ứng với số tiền giảm là 153.185.803 nghìn đồng. Điều này làm tỉ trọng công nợ phải trả tăng 0,9% vậy việc huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp là chưa tốt. Tình hình này sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng tự chủ của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh cụ thể. Hệ số tự chủ tài chính của doanh nghiệp thấp và có xu hướng giảm 37,5%, trong khi đó hệ số nợ lại lớn và có xu hướng tăng lên 11,8%. Như vậy tình hình tài chính là không tốt, khả năng tự chủ về tài chính là rất thấp. Qua phần 1, ta sẽ có đánh giá khái quát về tình hình tài chính của tổng công ty cafộ Việt Nam. Song chưa đầy đủ để có thể kết luận về tình hình tài chính doanh nghiệp. Để thấy được những nguyên nhân ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp và những kết luận chính xác hơn, ta sẽ đi sâu phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn. 1.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, việc phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi vì th._.529.786 nghìn đồng. Nợ khác có giảm song tỷ trọng rất nhỏ nên không ảnh hưởng đến tổng nựo phải trả Xem xét các khảon nợ ngắn hạn thì đều tăng trừ khoản phải trả người bán có giảm4,4% tương ứng 7.630.606. nghìn đồng. Vởy doanh nghiệp đã cố gắng giảm việc chiếm dụng vốn của người bán, nhằm nâng cao uy tín trên thị trường đầu vào song do các khảon nợ đều tăng sẽ làm doanh nghiệp khó khăn trong việc thanh toán số lãi rất lớn. Xem xét cơ cấu các khoản nợ ta thấy vay ngắn hạn có tỉ trọng lớn nhất 57,3% năm 2000 là vay dài hạn có tỉ trọng 17,8% năm 2000 bà đều có xu hướng tăng. Như vậy doanh nghiệp đã chủ động vay vốn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Hơn nữa nguồn vốn dài hạn đầu tư cho tài sản cố định và nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho tài sản lưu động nên đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu caphe việc phân bố cơ cấu thanh toán. 3.1.2 Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán Phân tích nhu cầu thanh toán cần sắp xếp theo mức độ khẩn trương còn khả năng thanh toán cần sắp xếp theo khả năng huy động Căn cứ số liệu thu thâp được ta có biểu sau: Căn cứ vào số liệu thu nhập được ta có thể tính toán được chỉ tiêu sau: Hệ số thanh toán tiến hành năm 1999 = 1541.598.620 - 73.355 - 694.980 - 2.099.633 = 1,044 1473.559.455 Hệ số thanh toán hiện hành năm 2000 = 1.916.530.070 - 648.386 - 1.207.597 - 1.443.831 = 0,968 1.975.414.411 Hệ số thanh toán hiện hành năm 2000 giảm hơn so với năm 1999, như vậy khả năng thanh toán hiện hành của daonh nghiệp đang gặp khó khăn. Gía trị tài sản lưu động không đủ trả các khảon nợ ngắn hạn. Tuy nhiên hệ số này chưa bộc lộ hết khả năng thanh toán của doanh nghiệp: Hệ số thanh toán năm 1999 = 1.538.730.792 - 469.954.176 = 0,72 1.473.559.455 Hệ số thanh toán nhanh năm 2000 = 1.914.230.256 - 696.703.433 = 0,61 1.975.414.411 Hệ số thanh toán tức thời cuối năm 1999 va 2000 đều nhỏ hơn <0,5. Điều này thể hiện khả năng thanh toán của daonh nghiệp đối với các khoản cần thanh toán ngày là rất kém. Doanh nghiệp cần điều chỉnh tỉ lệ tiền mặt và các khoản đàu tư ngắn hạn để đảm bảo sự cố phát sinh bất ngờ được giải quyết nhanh nhất, an toàn nhất. Qua phân tích tình hình thanh toán ta thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các hoản nợ ngắn hạn. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cần có biện pháp tốt hơn nữa nhằm huy động các nguồn để trả nợ hoặc giảm nợ ngắn hạn cuông cho phép, góp phần cải thiện tình hình thanh toán doanh nghiệp. Để có thể hiểu rõ hơn tình hình tài chính của daonh nghiệp, ta sẽ đi phân tích tình hìnn nguồn vốn chủ sở hữu 3.2 Phân tích tình hình nguồn vốn chủ sở hữu 3.21 Phân tích chung Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn kinh doanh được đầu tư từ các chủ daonh nghiệp, nó phản ánh mức đo độc lập về tài chính của doanh nghiệp. Để phân tích nguồn vốn chủ sở hữu, ta lập biểu : Biểu 17 : Phân tích tình hình nguồn vốn chủ sở hữu Đơn vị tính : 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 So sánh Số tiền TL (%) TL (%) Chênh lệch TL (%) TT (%) I. Nguồn vốn kinh doanh 521.407.823 87 541.069.249 121.4 19.661.426 3.7 34.4 1. Ngân sách Nhà nước cấp 398.456.823 66.5 418.118.249 93.8 19.661.426 4.9 27.3 2. Tự bổ xung 122.951.000 20.5 122.951.000 27.6 0 0 7.1 II. Các quỹ xí nghiệp 120.414.527 18.4 77.130.956 17.3 - 33.283.571 - 30 - 1.1 1. Quỹ dự phòng tài chính 5.767.734 0.9 5.493.881 1.2 - 273.853 - 4.7 0.3 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 1.139.546 0.2 1.028.054 0.2 - 111.492 - 9.8 0 3. Quỹ khen thưởng phúc lợi 45.866.640 6.0 48.335.054 10.8 2.469.210 5.4 4.8 4. Quỹ đầu tư phát triển 57.640.607 11.3 22.273.171 5.0 - 35.367.436 - 61.4 - 6.3 III. Nguồn vốn XDCB 37.100.616 6.2 44.276.062 10.0 7.175.446 19.3 3.8 IV. Lãi chưa phân phối - 69.922.327 -11.6 - 216.661.433 -48.7 - 146.739.104 209 - 37.1 Tổng cộng 599.000.637 100 445.814.834 100 - 153.185.803 - 25.6 0 Căn cứ vào số liệu tính toán ở biểu trên ta có nhận xét : Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2000 giảm 153.185.803 nghìn đồng, tỷ lệ giảm 25,6% so với năm 1999. Nguyên nhân chủ yếu là do sự biến động giảm của quỹ đàu tư phát triển và lợi nhuận chưa phân phối. Quỹ đầu tư phát triển năm 2000 giảm 6,14 %, tương ứng 35.367.436 nghìn đồng là do doanh nghiệp đầu tư cải tiến trang thiết bị, máy móc tại văn phòng tổng công ty. Lãi chưa phân ơhôi năm 2000 giảm mạnh từ lỗ 69.922.329 nghìn đồng xuống lỗ 216.661.433 nghìn đồng. Điều này ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn sở hữu. Ngoài ra, nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn xây dựng cơ bản đều tăng là dấu hiệu tốt thể hiện sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 3.2.2. Phân tích khả năng sinh lời của vốn sở hữu Để có thể phân tích được khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, ta đi phân tích một số chỉ tiêu sau: - Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu: Phản ánh mức độ sinh lợi của vốn sở hữu, đánh giá hiệ quả vốn chủ sở hữu bỏ ra trong quá trình sản xuất: Hệ số doanh lợi = Lợi nhuận thuần trước thuế chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân - Hệ số vòng quay vốn chủ sỏ hữu: phản ánh vốn chủ sở hữu quay được bao nhiêu vòng trong kỳ kinh doanh Hệ số vòng quay = Doanh thu thuần vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu bình quân - Suất hao phí vốn chủ sở hữu: Phản ánh để có một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp cần đầu tư bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu Suất hao phí = Nguồn vốn chủ sở hữu vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Căn cứ số liệu ta có biểu sau : Biểu số 18 : Phân tích khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu Đơn vị tính : 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 So sánh Chênh lệch TL (%) 1. Doanh thu thuần 2.078.285.450 2.559.004.995 480.719.545 23 2. LN trước thuế - 26.114.502 - 138.156.087 - 112.041.585 429 3. NVCSH bình quân 586.628.983 - 81.908.778 - 14 4. Hệ số doanh lợi VCSH -0.044 - 0.27 -0.23 513 5. Hệ số vòng quay VCSH 3.542 5.07 1.528 43 6. Suất hao phí VCSH 0.28 0.19 - 0.09 - 32 Căn cứ vào số liệu ở biểu trên ta có thể thấy : Hệ số doanh lợi vốn chủ sỏ hữu năm 2000 cho biết cứ một đồng vón chủ sở hữu làm lỗ 0,27 đồng giảm 0,28 đồng lợi nhuận trước thuế so với năm 1999 . Hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu năm 2000 tăng 1,528 vòng so với năm 1999, tỉ lệ tăng 43%. Suất hao phí vốn chủ sở hữu năm 2000 giảm 0,09 đồng so với năm 1999, tỉ lệ giảm 32% Như vậy, tốc độ chu chuyển vốn của doanh nghiệp có tăng song cần chú ý đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhắm tăng cả doanh thu và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hơn nữa, nguồn vốn chủ sở hữu chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp nên doanh nghiệp cần chú ý trong việc phát triển nhằm tăng nguoòn vốn hơn nữa 4. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, vủa đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp. Xét dưới góc độ tài chính đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh là dảm bảo công suất và năng suất hoạt động của doanh nghiệp. Trước hết, ta cần phân tích vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp để có thể xem xét khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tài sản cố định có được tài trợ vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không Ta có Vốn lưu động lưu động = nguồn vốn dài hạn - tài sản cố định = tài sản lưu động - nguồn vốn ngắn hạn Nếu vốn lưu động thường xuyên nhỏ hơn 0 thì nguồn vốn dài hạn không đủ bù đắp tài sản cố định mà phải đầu tư một phần bằng nguồn vốn ngắn hạn và tình hình thanh toán đang gặp khó khăn Nếu vốn lưu động thường xuyên bằng không thì tình hình tài chính được coi là lành mạnh. Ta có biểu 19 : Biểu 19 : Phân tích vốn lưu động thường xuyên Đơn vị : 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Số tiền chênh lệch 1. TSCĐ và ĐTDH 938.743.214 1.013.915.233 75.172.019 2. NVCSH 599.000.637 445.814.834 - 153.185.803 3. Nợ dài hạn 394.334.902 499.846.688 105.511.786 4. VLĐ TX (2 + 3 - 1) 54.592.325 -68.253.711 - 122.846.036 Qua số liệu bảng trên ta thấy cuối năm 1999 số vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp > 0 tình hình được đánh giá là tốt, song sang năm 2000 vốn lưu động thường xuyên < 0 giảm 122.846.036 nghìn đồng so với năm 1999. Nguyên hân này là do : - Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 153.135.803 nghìn đồng so với năm 1999. - Hơn nữa, tài sản cố định và đầu tư dài hạn lại tăng lên 75.172.019 nghìn đồng . Do vậy, tài sản cố định và đầu tư dài hạn phải tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Điều này có ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh và tình hình thanh toán của doanh nghiệp. - Ngoài ra, ta còn đi phân tích nhu cầu chỉ tiêu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là vốn ngắn hạn cần để tài trợ một phần cho tài sản lưu động, đó là các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản lưu động khác (tài sản lưu động không phải là tiền). Ta có công thức : Nhu cầu vốn lưu động = Tài sản lưu động (trừ tiền) - ( Nợ ngắn han + nợkhác) thường xuyên Nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên lớn hơn không chứng tỏ nguồn vốn ngắn hạn bên ngoài không đủ cho nhu cầu vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần do vậy doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn tài trợ vào phần chên lệch. - Nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên < 0 chứng tỏ nguồnvốn nhắn hạn từ bên ngoài đã dư thừa để tài trợ cho lượng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần . Ta có biểu sau : Biểu 20 : Phân tích nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Đơn vị : 1.000 đồng Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Số tiền chênh lệch 1. Các khoản phải thu 813.838.306 990.676.686 176.838.380 2. Hàng tồn kho 469.954.176 696.703.433 226.749.257 . Tài sản lưu động khác 168.509.841 150.971.891 -17.537.950 4. Nợ ngắn hạn 1.473.559.455 1.975.414.411 501.854.956 5. Nợ khác 13.446.840 9.369.370 -4.077.470 6. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên -21.257.132 -146.431.775 -125.174.643 Căn cứ vào số liệu ở bảng trên ta thấy nhu cầu vốn lưu động thường xuyên giảm 125.174.643 nghìn đồng so nvới năm 1999. Song do nhu cầu vốn lưu động thường xuyên dều < 0 chứng tỏ nguồn vốn ngắn hạn bên ngoài đã dư thừa để tài trợ cho lượng vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp cần. Như vậy doanh nghiệp không cần nhận thêm nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ thêm cho chu kỳ kinh doanh nữa. Chương III những giải pháp đề xuất nhằm nâng cao khả năng tài chính của tổng công ty cà phê việt nam I. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam. Trải qua hơn hai mươi năm xây dựng và trưởng thành, Tổng Công ty cà phê Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành cà phê. Trong quá trình đó, Công ty đã đạt được những thành tích đáng tự hào : - Mô hình tổ chức của Tổng Công ty đã thể hiện được vai trò chủ đạo, điều hành có tính tập trung trong sản xuất, quản lý, tổ chức cán bộ, tránh trùng hợp, qua nhiều trung gian đối với các cơ sở. - Trong những năm gần đây, Cà phê Việt Nam phát triển nhanh chóng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Năm 1980 cả nước chỉ có 20.000 ha cà phê, xuất khẩu không quá 10.000 tấn. Đến năm 1997, đã có 250.000 ha, sản lượng: 390.000 tấn, xuất khẩu 380.000 tấn/ năm, kim ngạch xuất khẩu đạt trên dưới 500 triệu USD/ năm chiếm 40% kim ngạch xuất khẩu nông lâm sản phẩm, chỉ đứng sau xuất khẩu gạo. - Việc Việt Nam gia nhập tổ chức cà phê thế giới (ICo) vào năm 1996 đã giúp cho cà phê Việt Nam được xuất khẩu sang 39 nước: Mĩ (58.651 tấn, chiếm 30%), Đức, Ba- Lan, ITALI, Nhật Bản, Singapore... - Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Công ty năm sau luôn cao hơn năm trước. So sánh từ năm 1991 đến nay, nguyên giá TSCĐ tăng từ 336 tỷ lên 711 tỷ đồng, đạt 212%, doanh thu bán hàng từ 176,4 tỷ đồng lên 1.850 tỷ đồng, đạt 1048,75%. Lãi thực hiện tăng từ 1,9 tỷ đồng lên 55 tỷ đồng, đạt 2894,74%. Nộp ngân sách tăng từ 11,8 tỷ đồng lên 72 tỷ đồng, đạt 605%. Kim ngạch xuất khẩu tăng từ 15,5 tỷ đồng lên 1.350 tỷ đồng, đạt 871%. Thu nhập bình quân người lao động tăng từ 200.000 đồng đến 660.000 đồng/ tháng, đạt 330%, doanh nghiệp đã tự bổ xung trên vốn 138 tỷ đồng sau 5 năm hoạt động. - Nhờ cố gắng của toàn Tổng công ty nên Tổng công ty vẫn giữ vị trí số 1 trong 87 đơn vị tham gia xuất khẩu cà phê. Công ty có mạng lưới khách hàng ổn định, có uy tín và hàng năm đều có thêm khách hàng mới hoặc trở lại thị trường truyền thống như Nga, Đông Âu. Ngoài ra, Tổng công ty còn xuất khẩu các mặt hàng nông sản khác đạt hiệu quả tốt như hạt tiêu đen, hoặc mở rộng phương thức đổi hàng như đổi tỏi, lạc lấy xe gắn máy với Lào. Mặc dù vậy doanh nghiệp gặp không ít những tồn tại: - Do việc quản lý theo dạng tập đoàn nên Tổng công ty chỉ thực hiện việc quản lý giám sát ở mức độ chủ trương đối với các doanh nghiệp. Vì vậy sẽ không có điều kiện tập trung nguồn vốn, tài chính, quản lý sản phẩm tạo thế và lực cạnh tranh. Đồng thời không đủ điều kiện bù trừ lãi lỗ dẫn đến hạn chế trong việc tích luỹ vốn phát triển sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ. - Trong mấy năm gần đây thị phần xuất khẩu cà phê của Tổng công ty so với toàn quốc giảm dần. - Hiệu quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty đạt kém và thua lỗ. - Bản thân một số thành viên của Tổng công ty do nhỏ bé không đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường. Mặt khác lại chưa gắn kết được sản xuất, chế biến và xuất khẩu nên hạn chế khả năng kinh doanh, không tạo được sức mạnh tổng hợp và đồng bộ. - Hiện nay, tình hình tăng trưởng và phát triển cà phê vườn, cà phê nhân ngày càng tăng, công tác quy hoạch phát triển khuyến nông, chuyển giao công nghệ, thu mua chế biến, quản lý chất lượng đòi hỏi ngày càng cao. Tổng công ty vừa trực tiếp sản xuất kinh doanh, vừa quản lý toàn ngành, đó là một khó khăn rất lớn. - Là doanh nghiệp nhà nước được Ngân sách cấp vốn song để đảm bảo phát triển sản xuất, kinh doanh, Tổng công ty vẫn phải huy động thêm vốn bằng con đường đi vay, chịu lãi suất nên làm giảm lợi nhuận. Chính vì thế thị phần xuất khẩu Cà phê của Tổng công ty so với toàn Quốc đã giảm dần. Hiệu quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty bị thua lỗ. Mặt khác, Tổng công ty chưa có biện pháp hữu hiệu trong quản lý sản phẩm Cà phê xuất khẩu và tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa sản xuất với kinh doanh, chưa có chế độ thưởng phạt nghiêm minh trong tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu. Đồng thời, Tổng công ty chưa thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với các trung tâm giao dịch thế giới và mở đại diện tại các thị trường lớn nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ Cà phê của Việt Nam. Từ thực tế trên, đòi hỏi doanh nghiệp phải giải quyết nhanh chóng những khó khăn nhằm đảm bảo tình hình tài chính ổn định thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. II. Những giải pháp để xuất khẩu nhằm nâng cao khả năng tài chính doanh nghiệp Khả năng tài chính của doanh nghiệp là khả năng mà doanh nghiệp đó có sẵn để hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động trong cơ chế thị trường đặt ra cho mỗi doanh nghiệp phải kinh doanh sao cho có hiệu quả cao nhất. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải có những biện pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp, đảm bảo khả năng tổ chức, huy động, quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất. Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập tổ chức ASEAN, đang dần dần từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Thực tế đó đặt ra cho mỗi doanh nghiệp phải tự chủ tài chính phát huy mọi tiềm năng và thế mạnh để có thể chủ động nắm bắt thời cơ phát triển và đứng vững trong môi trường kinh tế đầy mâu thuẫn và biến động không lường. Như vậy, việc nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp rất quan trọng và cần thiết. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, qua những phân tích, đánh giá ở cả phần lý luận về thực tế về tình hình tài chính của Tổng công ty cà phê Việt Nam. Với vốn kiến thức có hạn em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp như sau: 1. Biện pháp thứ nhất : Doanh nghiệp cần quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ. Giá trị TSLĐ của doanh nghiệp chiếm hơn 55% tổng giá trị tài sản, đồng thời thể hiệu quả cũng như mức sinh lời của chúng lại rất lớn. Do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả và tiết kiệm vốn trong kinh doanh. Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ doanh nghiệp có thể tiến hành các biện pháp sau: - Tăng cường công tác quản lý TSLĐ, tìm mọi biện pháp để rút ngắn thời gian ở mỗi khâu mà vốn lưu động đi qua. Làm được điều này giúp cho doanh nghiệp rút ngắn được thời gian chu chuyển TSLĐ do đó có thể thu hồi được vốn nhanh hơn góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ. + Trong khâu dự trữ: tránh việc dư thừa, ứ đọng hàng hoá dẫn đến tăng chi phí bảo quản. + Trong khâu lưu thông: chấp hành tốt việc quản lý tiền mặt, chế độ thanh toán, giải quyết công nợ, thu hồi vốn nhanh. Hơn nữa, Cà phê là một mặt hàng nông sản dễ thay đổi chất lượng do ảnh hưởng của môi trường nên phải đảm bảo vận chuyển với thời gian ngắn, an toàn nhất; xác định đúng đắn nhu cầu của thị trường để giảm chi phí, tráng rủi ro, tăng lợi nhuận. - Nâng cao hiệu quả quản lý vốn bằng tiền bằng cách tăng lượng tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời, tránh để tiền tồn đọng nhiều tại quỹ. Để làm được điều này, doanh nghiệp có thể sử dụng các biện pháp sau: + Tận dụng chênh lệch thời gian thu chi: để có thể đầu tư vào các chứng khoán có tính thanh toán cao. + Tận dụng triệt để thời gian trả nợ: Đối với các khoản phải trả có thời hạn nhất định thì doanh nghiệp không cần chi trả ngay còn đối với các khoản phải trả có tỷ lệ chiết khấu thì doanh nghiệp cần phải xem xét tỷ lệ đó có hợp lý hay không (thấp hay cao hơn lãi suất tiền gửi cùng thời hạn). Nếu tỷ lệ chiết khấu thấp hơn thì doanh nghiệp không cần thanh toán trước mà có thể gửi ngân hàng nhằm sinh lời hoặc đầu tư tài chính. Nếu tỷ lệ chiết khấu được hưởng lớn hơn thì doanh nghiệp nên thanh toán trước thời hạn được chiết khấu. - Tăng cường công tác quản lý hàng tồn kho để có thể tính toán, dự toán chính xác nhu cầu hàng hoá bán ra trong kỳ nhằm giảm chi phí do dư thừa quá nhiều lượng hàng tồn kho. Biện pháp thứ hai: Doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Muốn vậy doanh nghiệp cần thực hiện những biện pháp sau: - Tài sản cố định của doanh nghiệp chiếm hơn 35% tổng giá trị tài sản và đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất. Do vậy, doanh nghiệp cần lập kế hoạch và thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng TSCĐ, thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ tránh hư hỏng, mất mát. - Tiến hành kiểm tra và phân loại TSCĐ thường xuyên để nâng cao hiệu quả quản lý. + TSCĐ đang dùng nên tận dụng triệt để công suất thiết kế tránh lãng phí không sử dụng hết khả năng phục vụ TSCĐ làm tăng khấu hao trên một đơn vị sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. + TSCĐ hư hỏng chờ thanh lý cần bán ngay nhanh chóng thu hồi vốn tạo điều kiện mua sắm TSCĐ mới cho doanh nghiệp, tăng đầu vào TSCĐ để có thể đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. - Đối với TSCĐ cũ, lạc hậu ở khâu chế biến nên nâng cấp, cải tiến để phù hợp với yêu cầu đổi mới kỹ thuật của sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. - Ngoài ra, việc đầu tư mới TSCĐ có ý nghĩa rất quan trọng để nâng cao chất lượng, sản lượng của Cà phê. Tuy nhiên, quyết định đầu tư theo chiều sâu phải phân tích kỹ các nhân tố ảnh hưởng, dự toán vốn đúng đắn. + Khả năng tài chính của doanh nghiệp: cần xây dựng kế hoạch, phương hướng đầu tư mới TSCĐ trong từng thời kỳ đảm bảo hiện đại hoá sản xuất song không ảnh hưởng đối với hoạt động chung của doanh nghiệp. + ảnh hưởng của lãi suất tiền vay: xem xét việc đầu tư có mang lại hiệu quả cao hay không, khả năng sinh lợi của TSCĐ mới có bù đắp đủ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra hay không. + Bên cạnh đó, điều quan trọng khi đầu tư mới TSCĐ là phải phù hợp với tiến bộ của khoa học kỹ thuật: đặc biệt đối với TS nhập từ nước ngoài. Không nhapạ tài sản đã cũ, đồng thời cử cán bộ học tập cách sử dụng để có thể tận dụng tối đa công suất của máy. Biện pháp thứ ba : Doanh nghiệp cần đẩy nhanh tốc độ bán hàng. Để có thể làm được điều này : Trước hết, doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất, bảo quản đến khâu lưu thông trên thị trường. Đồng thời, phải nghiên cứu mở rộng các mặt hàng: không chỉ cà phê nhân mà cả cà phê tan... thay đổi mẫu mã sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp cần mở rộng mạng lưới bán hàng, các đại lý trong và ngoài nước. - Đại lý trong nước: khuyến khích hưởng hoa hồng theo doanh số hoặc doanh thu. - Lập mạng lưới đại diện ở Mĩ, Nhật Bản, Trung Cận Đông, Tây âu, Liên Xô cũ... nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê và có thể nắm bắt được những thông tin về nhu cầu của từng quốc gia. - Tác động trực tiếp với người tiêu dùng thông qua các hoạt động tiếp thị, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như vô tuyến, đài phát thanh, báo chí ... Biện pháp thứ tư : Doanh nghiệp cần nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu. Để quản lý tốt các khoản phải thu doanh nghiệp cần thực hiện một số biện pháp sau: - Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý : + Nên cung cấp tín dụng với khách hàng có sức mạnh tài chính, làm ăn lâu dài và có uy tín trên thị trường. Với khách hàng mất khả năng thanh toán, doanh nghiệp có thể cho phép họ dùng tài sản thế chấp hoặc mua hàng hoá của họ bằng khoản nợ để bù đắp thiệt hại do không thu hồi được các khoản nợ. Đối với mọi khách hàng chỉ nên ký kết hợp đồng khi họ đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ từ hợp đồng trước . + Xây dựng chiết khấu thanh toán hợp lý để khuyến khích thanh toán đúng hạn và trước hạn. + Không nên để thời hạn nợ quá lâu bởi đây là nguyên nhân chính gây nên các khoản phải thu khó đòi. - Đề ra các biện pháp thu hồi nợ hợp lý: + Thu hồi dứt điểm các khoản nợ cũ đã đến hạn còn các khoản nợ sắp đến hạn thanh toán thì cần chuẩn bị sẵn hồ sơ và chứng từ cần thiết. + Trong hợp đồng kinh tế nên xây dựng các điều khoản chặt chẽ có ràng buộc để có thể nhanh chóng thu được tiền bán hàng. + Các khoản nợ mới phát sinh thì áp dụng các biện pháp mềm mỏng như gửi thư yêu cầu thanh toán. Nếu khách hàng không chịu thanh toán thì doanh nghiệp cử nhân viên trực tiếp đến đòi nợ hoặc đưa ra pháp luật. + Việc thu hồi nợ phải được tiến hành đều đặn, nhịp nhàng, không nên dồn vào cuối năm làm vốn bị chiếm dụng lâu, gây thiếu vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong năm. + Cần phân tích nguyên nhân nợ khó đòi để hạn chế bớt rủi ro trong kỳ kinh doanh tiếp. Thực hiện tốt đề xuất trên doanh nghiệp sẽ nhanh chóng thu hồi được các khoản nợ, tăng khả năng thanh toán, tăng vòng quay của vốn dẫn đến khả năng sinh lời của vốn tăng. Biện pháp thứ năm : Doanh nghiệp cần quan tâm đến việc tăng khả năng thanh toán . Để làm được điều này, ta thấy biện pháp tốt đối với doanh nghiệp là giảm các khoản nợ ngắn hạn đến mức cho phép, cụ thể là: - Cố gắng giảm các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước bằng cách nhanh chóng thanh toán các khoản thuế và các khoản phải nộp khác cho Nhà nước. Điều này thể hiện doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, tạo uy tín với cơ quan cấp trên và thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc huy động vốn từ ngân sách Nhà nước. - Cần nhanh chóng thanh toán các khoản phải trả cán bộ công nhân viên, tạo sự tin tưởng giúp họ làm việc có hiệu quả, khuyến khích tìm tòi sáng tạo, tập trung sản xuất để nâng cao năng suất lao động. Biện pháp thứ sáu : Cần có giải pháp nhằm hạ chi phí kinh doanh xuống mức thấp nhất. Để có thể thực hiện được điều này doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp sau: - Cần cố gắng giảm chi phí quản lý bằng cách tinh giảm bộ máy quản lý khi đó sẽ giảm được chi phí nhân sự, đồng thời đào tạo nâng cao năng lực quản lý của nhân viên để có thể đạt được hiệu quả cao, tránh được sự lãng phí trong công tác quản lý. - Doanh nghiệp cần giảm chi phí mua hàng bằng cách mua nguyên vật liệu trực tiếp từ người trồng cà phê. Hướng dẫn kỹ thuật cho người trồng nhằm đạt chất lượng cao, tăng khả năng của hạt cà phê trước ảnh hưởng của môi trường. Trang bị cơ sở vật chất bảo quản cà phê để tránh hao hụt do chất lượng cà phê giảm. - Ngoài ra, một yếu tố rất quan trọng mà doanh nghiệp cần quan tâm là giảm chi phí lãi vay. Đây là khoản chi phí doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ. Cần sự tính toán kỹ hiệu quả vốn vay trước khi đi vay. Liệu lợi nhuận có lớn hơn so với lãi phải trả hay không. Doanh nghiệp cần thanh toán ngay các khoản nợ đã đến hạn. Biện pháp thứ bảy : Vốn kinh doanh của doanh nghiệp cần được bổ xung thêm với mục đích đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu thực tại của quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể là tăng cường huy động nguồn vốn dài hạn để tài trợ vững chắc cho TSCĐ đồng thời giảm nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài sao cho phù hợp với các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp, tránh lãng phí vốn. Nguồn vốn dài hạn của Tổng công ty cà phê Việt Nam bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và vay dài hạn. Do vậy muốn tăng cường huy động nguồn vốn dài hạn ta cần áp dụng các biện pháp sau: - Bổ sung thêm nguồn vốn chủ sở hữu vì nguồn vốn này sẽ đảm bảo một cách thường xuyên, ổn định nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ thể là : + Đưa ra chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư, liên doanh góp vốn vào doanh nghiệp để tăng thêm nguồn vốn tự có, góp phần tăng nguồn vốn tự có, góp phần tăng nguồn vốn kinh doanh. Mặt khác doanh nghiệp có thể tự bổ xung vốn từ lợi nhuận hàng năm. + Doanh nghiệp có thể xin ngân sách nhà nước cấp và tranh thủ các khoản viện trợ vốn ODA – FDI. + Doanh nghiệp có thể đề nghị Nhà nước để lại các khoản phải thu trên vốn để tái đầu tư, xử lý dứt điểm những tài sản không cần dùng, hư hỏng chờ thanh lý nhằm thu hồi vốn được vào luân chuyển. - Doanh nghiệp cần tăng cường huy động nguồn vốn vay dài hạn bởi trong thời gian dài, nguồn vốn này có vai trò tương đương như nguồn vốn chủ sở hữu, đảm bảo đủ vốn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, có thể dùng nguồn vốn này để đầu tư mua sắm TSCĐ phục vụ cho sự phát triền lâu dài của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên giảm nguồn vốn ngắn hạn bằng cách giảm các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước, phải trả CBCNV và các khoản phải nộp khác (đã đề cập ở biện pháp thứ năm) Thực hiện các đề xuất này sẽ giúp doanh nghiệp tăng nguồn vốn chủ sở hữu, có khả năng tự chủ về vốn góp phần cải thiện tình hình thanh toán của doanh nghiệp. 8. Biện pháp thứ tám : Tổng công ty cà phê cần cố gắng phấn đấu để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp . Tính đến cuối năm 2000 doanh nghiệp vẫn bị lỗ chưa có lợi nhuận. Ngoài các yếu tố khách quan như giá cà phê trên thị trường thế giới giảm mạnh, thì còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của doanh nghiệp. Như vậy trong năm tới để có được lợi nhuận doanh nghiệp nên tăng doanh thu và giảm chi phí kinh doanh. Để tăng doanh thu, doanh nghiệp nên mở rộng thị trường cà phê xuất khẩu, tích cực tìm các đối tác nước ngoài bằng nhiều cách như: Thông qua các Đại sứ quán, các văn phòng đại diện của nước ngoài đặt tại Việt nam, quảng cáo sản phẩm thông qua mạng Internet ... Tuy nhiên, cần phải đảm bảo nâng cao chất lượng của các sản phẩm, giá cả hợp lý, tìm hiểu kỹ nhu cầu, khẩu vị của từng quốc gia để tiến tới mở rộng sản phẩm cà phê tan đã qua chế biến. Bên cạnh đó, để có thể tăng doanh thu, doanh nghiệp cần chủ ý nâng cao chất lượng dịch vụ như : vận chuyển, giao dịch nhanh chóng, thuận lợi thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Thực hiện các biện pháp trên doanh nghiệp tạo được uy tín đối với khách hàng, không những tăng thêm khách hàng mới mà còn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với những khách hàng truyền thống như Nhật bản, Liên Xô (cũ). 9. Biện pháp thứ chín : Doanh nghiệp cần chú ý một số điểm trong công tác tổ chức và quản lý nhân sự như sau : - Duy trì và cải tạo tổ chức theo hướng điều hành tập trung, chú trọng nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các bộ phận chức năng và bộ phận kinh doanh. Quy định thông tin nhanh có kiểm tra và có định hướng phân công tạo điều kiện giải quyết nhanh chóng các trở ngại. - Nâng cao ý thức tự tổ chức, phong cách làm việc từ trên xuống dưới để thích ứng với nền kinh tế thị trường. - Đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý, chú trọng đào tạo lớp cán bộ trẻ, tuyển mộ thu hút nhân tài từ bên ngoài, giảm biên chế với những người kém năng lực. - Có chế độ thưởng phạt hợp lý nhằm khuyến khích sự tìm tòi, sáng tạo của người lao động để từ đó nâng cao năng suất lao động. 10. Biện pháp thứ 10 : Tổ chức tốt công tác kế toán . Để có thể nắm bắt được tình hình huy động, sử dụng vốn thì doanh nghiệp cần dựa vào các tài liệu do phòng kế toán cung cấp. Vì thế việc tổ chức công tác kế toán có hiệu quả là một trong những điều kiện quan trọng nhằm đánh giá chính xác tình hình tài chính doanh nghiệp : Muốn vậy, Tổng công ty cần thực hiện các biện pháp sau : + Từ người quản lý đến các nhân viên kế toán đều phải nắm rõ chế độ, chính sách tài chính, kế toán hiện nay của Nhà nước để thấy được nhiệm vụ và tầm quan trọng của công tác kế toán trong quản lý kinh tế. + Có sự phân công trách nhiệm giữa các bộ phận kế toán một cách hợp lý, xác định mối quan hệ rõ ràng giữa các bộ phận kế toán trong mỗi phần hành, trong việc cung cấp số liệu, kiểm tra và đối chiếu. + Tăng cường công tác kiểm tra kiểm toán đối với các đơn vị thành viên. + Không ngừng hoàn thiện cơ sở vật chất, kỹ thuật của Tổng Công ty nhằm sử lý chính xác số liệu và thông tin Kế toán tăng năng suất và giảm bớt nhân viên kế toán. 11. Biện pháp thứ 11: Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực tài chính. Tổng Công ty Cà phê Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước có quy mô hoạt động lớn, gồm nhiều đơn vị thành viên, địa bàn hoạt động khắp cả nước. Do vậy, để nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp thì vấn đề cốt lõi là các đơn vị thành viên của doanh nghiệp phải cùng nhau xây dựng thực thi chiến lược các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra một cách hài hoà, đoàn kết cùng nhau đi theo con đường doanh nghiệp đã lựa chọn thành bức tường thành vững chắc cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Trên đây, là một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp, em hy vọng những giải pháp này sẽ đóng góp phần nào cho sự nghiệp, em hy vọng những giải pháp này sẽ đóng góp phần nào cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0275.doc
Tài liệu liên quan