TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN
ThS TRẦN T. THANH PHƯƠNG HỒ HỮU HÙNG
MSSV: DTC002249
Lớp: DH1TC3
W\ YWW[
LỜI CẢM TẠ
----
Sinh viên thực hiện luận văn “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MAY XUẤT KHẨU MỸ AN” xin chân thành cám ơn:
- Ban Giám Đốc Công ty TNHH May Xuất Khẩu Mỹ An.
- Phòng Kế Toán-Tài Vụ Công ty TNHH May Xuất Khẩu Mỹ An.
- Tập thể nhân viên của Công ty TNHH May Xuất Khẩu Mỹ An.
- Thạc Sĩ Trần
95 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1427 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình tài chính của Công ty may xuất khẩu Mỹ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thị Thanh Phương –Giáo viên hướng dẫn.
- Quí thầy cô Trường Đại Học An Giang.
- Thư viện Trường Đại Học An Giang.
Đã hết sức giúp đỡ, cung cấp thông tin cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin tri ân
Sinh viên thực hiện
HỒ HỮU HÙNG
MỤC LỤC
CHÚ THÍCH
LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
I. BẢN CHẤT TÀI CHÍNH VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ...................1
1. Bản chất tài chính doanh nghiệp ...................................................................1
2. Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính ......................................................1
II. NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH ....................2
1. Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính ...................................................2
2. Mục tiêu của phân tích tài chính ....................................................................2
III. TÀI LIỆU, PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ...........................................................3
1. Tài liệu phân tích ...........................................................................................3
2. Phương pháp phân tích .................................................................................4
IV. CÁC CHỈ TIÊU DÙNG TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH ..................................5
1. Phân tích tình hình vốn và nguồn vốn ...........................................................5
2. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .................................... 10
3. Phân tích các tỷ số tài chính ....................................................................... 11
4. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ ......................................................... 17
PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MAY XUẤT KHẨU MỸ AN
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH XK MỸ AN
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH ............................................................................... 20
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TÍNH CHẤT HOẠT ĐỘNG ................................... 22
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC ....................................................................................... 24
IV. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ ............................................................................. 27
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MAY XUẤT KHẨU MỸ AN
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY.............................. 28
1. Đánh giá khái quát về tài sản và nguồn vốn ............................................... 28
2. Phân tích mối quan hệ cân đối giữ tài sản và nguồn vốn ........................... 32
3. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn ..................................................... 35
II. PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ..................... 41
1. Phân tích khái quát sự biến đổi của các khoản mục trong báo cáo ........... 41
2. Phân tích sự thay đổi về mặt kết cấu ......................................................... 43
III. PHÂN TÍCH CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH.............................................................. 47
1. TỈ số về khả năng thanh toán ...................................................................... 47
2. Tỉ số về cơ cấu tài chính ............................................................................ 49
3. Tỉ số về hoạt động ...................................................................................... 50
4. Tỉ số về doanh lợi ....................................................................................... 57
IV. PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ ........................................... 60
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP- KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MAY XUẤT KHẨU MỸ AN
I. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH DOANH ................. 65
II. NGUYÊN NHÂN YẾU KÉM VỀ TÀI CHÍNH .................................................... 67
II. CÁC GIẢI PHÁP .............................................................................................. 69
III. KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 74
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chú thích
BCĐKT: bảng cân đối kế toán
BCKQHĐKD: bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
CCDC: công cụ dụng cụ HĐKD: hoạt động kinh doanh HĐTC: hoạt động tài chính KCN: khoản phải nộp
KPT: khoản phải thu
LN: lợi nhuận
MMTB: máy móc thiết bị QLKD: quản lý kinh doanh SX: sản xuất
THTC: tình hình tài chính
TN: thu nhập
TSCĐ: tài sản cố định TSLĐ: tài sản lưu động VC : vận chuyển
LỜI MỞ ĐẦU
-----------
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành đầu tư hay sản xuất họ đều mong muốn đồng tiền của họ bỏ ra sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất. Bên cạnh những lợi thế sẳn có thì nội lực tài chính của doanh nghiệp là cơ sở cho hàng loạt các chính sách đưa doanh nghiệp đến thành công. Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp xác định đầy đủ và đúng đắn nguyên nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp mình và Công ty TNHH May Xuất Khẩu Mỹ An cũng không nằm ngoài điều kiện này.
Do đó, phân tích và thẩm định vốn, nắm bắt kịp thời tình hình tài chính của Công ty để có biện pháp xử lý và khắc phục sớm là điều cần thiết quan trọng và cũng là mục tiêu chính của đề tài “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MAY XUẤT KHẨU MỸ AN”.
Đề tài nhằm tìm hiểu, phân tích và đánh giá tình hình tài chính, vì thế quá trình phân tích chủ yếu dựa vào sự biến động của các báo cáo tài chính để thực hiện các nội dung: đánh giá khái quát tình hình tài chính Công ty, phân tích sự biến động các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích so sánh các tỉ số tài chính, phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ… để đưa ra một số biện pháp - kiến nghị nhằm cải thiện tình hình tài chính Công ty.
Tuy nhiên do quá trình tiếp xúc chưa nhiều, thời gian thực tập còn hạn chế nên chưa thể kết hợp chặt chẻ giữa vấn đề tài chính với các yếu tố thị trường cũng như xu hướng tiến triển của Công ty. Với 2 phương pháp chủ yếu là so sánh và liên hệ cân đối, quá trình nghiên cứu chỉ giới hạn trong việc phân tích tình hình tài chính một doanh nghiệp riêng lẽ chưa kết hợp với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề. Do đó việc phân tích, đánh giá tình hình của Công ty một cách toàn diện và xác thực là điều rất khó khăn. Với kiến thức hạn hẹp, tôi xin tìm hiểu và phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH May Xuất Khẩu Mỹ An trong giới hạn khả năng mình có.
----------------------
I. BẢN CHẤT TÀI CHÍNH VÀ Ý NGHĨA CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
1 - BẢN CHẤT TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Tài chính là tất cả các mối liên hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức tiền tệ phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tồn tại khách quan trong quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối liên hệ kinh tế gắn liền với việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ tại doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và góp phần tích luỹ vốn cho Nhà nước.
Những quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp:
Những quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với Nhà nước.
Những mối quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với thị trường.
Những quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp.
Những quan hệ kinh tế trên được biểu hiện trong sự vận động của tiền tệ thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, vì vậy thường được xem là các quan hệ tiền tệ. Những quan hệ này một mặt phản ánh rõ doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế độc lập, chiếm địa vị chủ thể trong quan hệ kinh tế, đồng thời phản ảnh rõ nét mối liên hệ giữa tài chính doanh nghiệp với các khâu khác trong hệ thống tài chính.
2 - Ý NGHĨA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Hoạt động tài chính có mối liên hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ngược lại tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy cần phải thường xuyên theo dõi kịp thời đánh giá, kiểm tra tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó công tác phân tích tình hình tài chính giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa sau:
¾ Qua phân tích hình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn và nguồn vốn, vạch rõ khả
năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
¾ Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác quản lý của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn...
II. NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
1 - NHIỆM VỤ CỦA PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính là làm rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đặt trong mối quan hệ so sánh với các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành và các chỉ tiêu bình quân ngành, chỉ ra những thế mạnh và cả trình trạng bất ổn nhằm đề xuất những biện pháp quản trị tài chính đúng đắn và kịp thời để phát huy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng vốn.
2 - MỤC TIÊU CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
Phân tích tài chính giúp ta đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Những người sử dụng các báo cáo tài chính theo đuổi các mục tiêu khác nhau nên việc phân tích tài chính cũng được tiến hành theo nhiều cách khác nhau. Điều đó vừa tạo ra lợi ích vừa tạo ra sự phức tạp của phân tích tài chính.
Đối với nhà quản trị việc phân tích tài chính có nhiều mục tiêu:
¾ Tạo thành các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh quá khứ, tiến hành cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
¾ Định hướng các quyết định của Ban Tổng Giám Đốc cũng như giám đốc tài chính: quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần...
¾ Là cơ sở cho các dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, phần ngân sách tiền mặt...
¾ Cuối cùng, phân tích tài chính là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý.
III. TÀI LIỆU, PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
1 - TÀI LIỆU PHÂN TÍCH
Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là những bộ phận chủ yếu được sử dụng khi phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
1.1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp dưới hình thức tiền tệ, vào một thời điểm xác định (thời điểm lập báo cáo tài chính).
Bảng cân đối kế toán gồm hai phần: phần tài sản và phần nguồn vốn.
TÀI SẢN NGUỒN VỐN
¾ Bên tài sản phản ánh quy mô, kết cấu các tài sản của doanh nghiệp đang
tồn tại dưới mọi hình thức,.nó cho biết tài sản của doanh nghiệp được tài trợ từ nguồn nào”
¾ Bên nguồn vốn phản ánh nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn hình thành nên tài
sản của doanh nghiệp. Nó cho biết từ những nguồn vốn nào doanh nghiệp có được những tài sản trình bày trong phần tài sản.
1.2. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ, chi tiết theo hoạt động; tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác và tình hình về thuế giá trị gia tăng.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp gồm ba phần chính là lãi lỗ; phần tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và phần thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm.
Phần 1: Lãi, lỗ
Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
Phần 3: Tình hình thuế giá trị gia tăng
1.3. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ phản ánh đầy đủ các dòng thu và chi tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp trong một niên độ kế toán. Nó cung cấp thông tin về những dòng tiền vào, ra của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn gọi là báo cáo ngân lưu, được tổng hợp bởi ba dòng ngân lưu, từ ba hoạt động của doanh nghiệp:
¾ Hoạt động kinh doanh
¾ Hoạt động đầu tư
¾ Hoạt động tài chính
2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
2.1 PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH
Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích tài chính. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).
¾ So sánh giữa thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp, thấy được tình hình tài chính được thể hiện tốt hay xấu đi như thế nào để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới.
¾ So sánh chiều dọc để thấy được tỉ trọng của từng loại trong tổng thể ở
mỗi bảng báo cáo.
¾ So sánh theo chiều ngang để thấy đươc sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một khoản mục nào đó qua các niên độ kế toán liên tiếp.
Phương pháp này thực hiện theo 3 nguyên tắc:
Tiêu chuẩn để so sánh
Điều kiện so sánh
Kỹ thuật so sánh
2.2 PHƯƠNG PHÁP LIÊN HỆ CÂN ĐỐI
Phương pháp cân đối được sử dụng để nghiên cứu các mối liên hệ cân đối về lượng của yếu tố với lượng các mặt yếu tố và quá trình kinh doanh, trên cơ sở đó có thể xác định ảnh hưởng của các yếu tố.
Những liên hệ cân đối thường gặp như:
¾ Cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
¾ Cân đối giữa nguồn thu và nguồn chi
¾ Cân đối giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng thanh toán
IV. CÁC CHỈ TIÊU DÙNG TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1 - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN
1.1. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN
Đánh giá khái quát về vốn (tài sản) và nguồn vốn là căn cứ vào các số liệu phản ánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu kỳ để thấy được quy mô vốn mà đơn vị sử dụng trong kỳ cũng như khả năng sử dụng vốn từ các nguồn vốn khác nhau của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào sự tăng giảm tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn thì chưa thể thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp được. Vì vậy cần phải phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục của bảng cân đối kế toán.
1.2. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CÂN ĐỐI GIỮA TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN
Theo quan điểm luân chuyển vốn thì toàn bộ tài sản của doanh nghiệp gồm Tài sản lưu động và Tài sản cố định được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp. Quan hệ cân đối được thể hiện bằng công thức:
TSLĐ + TSCĐ =NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
( Vế trái) ( Vế phải)
Nhưng quan hệ này chỉ mang tính lý thuyết, không thể nào nguồn vốn chủ sở hữu có đầy đủ để trang trãi cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, mà doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn của đơn vị khác. Trên thực tế, mối quan hệ này không thể xảy ra mà thường xảy ra các trường hợp sau:
VẾ BÊN TRÁI > VẾ BÊN PHẢI
Trường hợp này thể hiện doanh nghiệp bị thiếu nguồn vốn để trang trãi tài sản, nên để quá trình kinh doanh không bị bế tắt, doanh nghiệp phải huy động thêm vốn từ các khoản vay hoặc đi chiếm dụng vốn các đơn vị khác dưới hình thức mua trả chậm, thanh toán chậm hơn so với thời hạn phải thanh toán (nhưng không vượt quá thời hạn thanh toán).
VẾ BÊN TRÁI < VẾ BÊN PHẢI
Trường hợp này nguồn vốn chủ sở hữu dư thừa để bù đắp cho tài sản, nên thường bị các doanh nghiệp hoặc đối tượng khác chiếm dụng vốn dưới hình thức bán chịu cho bên mua thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ... hoặc ứng trước tiền cho bên bán, tài sản sử dụng để thế chấp, ký cược, ký quỹ...
Do tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán là tổng số tiền phần tài sản luôn luôn bằng tổng số tiền phần nguồn vốn. Nên quan hệ cân đối được viết một cách đầy đủ như sau:
TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN + TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU
TỔNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU
Nếu giả định tổng tài sản tăng lên, về khái quát ta hiểu rằng phí nguồn vốn phải tăng một khoản tương ứng; đó có thể là một khoản nợ đã tăng hoặc một khoản tăng trong vốn chủ sở hữu.
Khi quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, các chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng và các đối tựong khác phải xem xét kết cấu vốn và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán để từ đó có thể đối chiếu với yêu cầu kinh doanh hoặc khả năng huy động vốn, đầu tư vốn... Để hiểu rõ hơn ta phân tích tiếp chỉ tiêu vốn luân lưu
Vốn luân lưu
Định nghĩa một cách tổng quát thì vốn luân lưu là khoản chênh lệch giữa sử dụng vốn và nguồn vốn cùng thời gian sử dụng do các giao dịch tài chính trong kỳ kinh doanh gây ra.
Công thức tính toán vốn luân lưu như sau:
Vốn luân lưu = Nguồn vốn dài hạn – Tài sản cố định
= Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
Nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong một thời gian dài hơn một năm. Nguồn vốn dài hạn bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ dài hạn khác.
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Vốn dài hạn
Tài sản cố định
Vốn luân lưu > 0
Trong trường hợp này, việc tài trợ từ các nguồn vốn là tốt. Khi vốn luân lưu dương cũng có nghĩa là tổng tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn. Điều đó chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, có thể trang trải được các khoản nợ ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh.
Tài sản
lưu động
Nợ ngắn hạn
Tài sản cố định
Vốn dài hạn
Vốn luân lưu < 0.
Trong trường hợp này, tài sản cố định lớn hơn nguồn vốn dài hạn. Điều này khá nguy hiểm bởi khi hết hạn vay thì phải tìm ra nguồn vốn khác để thay thế. Khi vốn luân lưu âm thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp là rất kém, bởi vì chỉ có tài sản lưu động mới có thể chuyển thành tiền trong thời gian ngắn để tài trợ, trong khi đó tài sản lưu động lại nhỏ hơn nợ ngắn hạn.
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
Tài sản cố định
Vốn dài hạn
Vốn luân lưu = 0
Nguồn vốn ngắn hạn bao gồm các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Vốn luân lưu là một chỉ tiêu rất quan trọng cho việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết hai điều cốt yếu là: Tài sản cố định của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc hay không? Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không?
1.3. PHÂN TÍCH KẾT CẤU TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
Quá trình kinh doanh diễn ra thuận lợi hay không, có hiệu quả hay không được biểu hiện qua việc phân bổ và sử dụng vốn phải hợp lý, phân bổ hợp lý sẽ dễ dàng cho việc sử dụng cũng như mang lại hiệu quả cao, cũng chính vì thế nhận xét khái quát về quan hệ kết cấu và biến động kết cấu trên bảng cân đối kế toán sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá kết cấu tài chính hiện hành có biến động phù hợp với hoạt động doanh nghiệp hay không.
a. Phân tích kết cấu tài sản
Phân tích kết cấu tài sản là việc so sánh tổng hợp số vốn cuối kỳ với đầu năm ngoài ra ta còn phải xem xét từng khoản vốn (tài sản) của doanh nghiệp chiếm trong tổng số để thấy được mức độ đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích kết cấu tài sản ta sẽ phải lập bảng phân tích tình hình phân bổ vốn. Trên bảng phân tích này ta lấy từng khoản vốn (tài sản) chia cho tổng số tài sản sẽ biết được tỉ trọng của từng khoản vốn chiếm trong tổng số là cao hay thấp. Tuỳ theo từng loại hình kinh doanh mà ta xem xét. Nếu là doanh nghiệp sản xuất phải có lượng dự trữ về nguyên liệu đầy đủ với nhu cầu sản xuất, nếu là doanh nghiệp thương mại phải có lượng hàng hoá đủ để cung cấp cho nhu cầu bán ra kỳ tới...
Đối với khoản nợ phải thu tỷ trọng càng cao thể hiện doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn nhiều, hiệu quả sử dụng vốn thấp...
Khi phân tích kết cấu tài sản ta cần chú ý đến tỉ suất đầu tư. Tỉ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản, là tỉ lệ giữa trị giá tài sản cố định và đầu tư dài hạn so với tổng tài sản. Tỉ suất đầu tư cũng là chỉ tiêu thể hiện sự khác nhau của bảng cân đối kế toán giữa các doanh nghiệp khác nhau về đặc điểm, ngành nghề kinh doanh.
Tỉ suất đầu tư
Trị giá TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn
tổng quát = Tổng tài sản × 100%
Tỉ suất này càng cao cho thấy năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài.
b. Phân tích kết cấu nguồn vốn
Ngoài việc phân tích tình hình phân bổ vốn, các chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng và các nhà đầu tư, các đối tượng quan tâm khác cần phân tích kết cấu nguồn vốn nhằm đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp phải đương đầu.
Cũng như phân tích kết cấu tài sản, ta cũng lập bảng phân tích kết cấu nguồn vốn để xem xét tỷ trọng từng khoản, nguồn vốn chiếm trong tổng số là cao hay thấp.
Phân tích kết cấu nguồn vốn là so sánh tổng nguồn vốn và từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu năm. Đối chiếu giữa cuối kỳ và đầu năm của từng loại nguồn vốn qua đó đánh giá xu hướng thay đổi nguồn vốn.
Trong phân tích kết cấu nguồn vốn ta cũng đặc biệt chú ý đến tỉ suất tự tài trợ (còn gọi là tỉ suất vốn chủ sở hữu). Chỉ số này sẽ cho thấy mức độ tự chủ của doanh nghiệp về vốn, là tỉ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn.
Tỉ suất tự tài trợ = Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản
× 100%
Tỉ suất này càng cao càng thể hiện khả năng tự chủ cao về mặt tài chính hay mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp tốt.
2 – PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Để tiến hành phân tích các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta phải nghiên cứu từng khoản mục để theo dõi sự biến động của nó. Các khoản mục chủ yếu gồm:
Doanh thu: đó là thu nhập mà doanh nghiệp nhận được qua hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh thu thuần là doanh thu đã trừ các khoản giảm trừ. Đây là một trong những chỉ tiêu có ý nghĩa nhất đối với tình trạng của một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Giá vốn hàng bán: Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị mua hàng hoá, giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ đã bán. Giá trị là yếu tố lớn quyết định khả năng cạnh tranh và mức kết quả của doanh nhgiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp có vấn đề đối với giá vốn hàng bán, thì ta phải theo dõi và phân tích từng cấu phần của nó: nhân công trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp, năng lượng…
Lãi gộp: Là doanh thu trừ giá vốn hàng bán. Chỉ tiêu này tiến triển phụ thuộc vào cách biến đổi của các thành phần của nó. Nếu phân tích rõ những chỉ tiêu trên, doanh nghiệp sẽ hiểu được mức độ và sự biến động của chỉ tiêu này.
Chi phí bán hàng: là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
Chi phí quản lý kinh doanh: là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chánh và quản lý đều hành chung của toàn doanh nghiệp.
Chi phí tài chính: Đối với những chưa có hoạt động tài chính hoặc có nhưng yếu, thì có thể xem chi phí tài chính là lãi vay.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: Chỉ tiêu tổng hợp này là kết quả của tất cả các chỉ tiêu trên. Khi phân tích kỹ các chỉ tiêu trên ta hiểu được sự tiến triển của chỉ tiêu này và rút ra được những kinh nghiệm nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
Tổng lợi nhuận trước và sau thuế: Là chỉ tiêu tổng hợp, tóm tắt bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp. Vì lợi nhuận là mục đích của các doanh nghiệp trong kinh tế thị trường, nên chỉ tiêu này được dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, của ban lãnh đạo.
3 - PHÂN TÍCH CÁC TỈ SỐ TÀI CHÍNH
Hầu hết các tỉ số tài chính đều có những cái tên mô tả cho người sử dụng nhận biết được làm thế nào để tính toán các tỉ số ấy hoặc làm thế nào để hiểu được lượng giá trị của nó.
Các loại tỉ số tài gồm 4 loại chủ yếu:
Các tỉ số về thanh toán: Phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
Các tỉ số về cơ cấu tài chính: Phản ánh mức độ mà doanh nghiệp dùng nợ vay để sinh lời hay phản ánh mức độ tự chủ tài chính của doanh
nghiệp.
Các tỉ số về hoạt động: Phản ánh tình hình sử dụng tài sản, hay phản ánh công tác tổ chức điều hành và hoạt động của doanh nghiệp.
Các tỉ số về doanh lợi: Phản ánh hiệu quả sử dụng tài nguyên của doanh nghiệp, hay phản ánh hiệu năng quản trị của doanh nghiệp.
3.1 TỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
a. Khả năng thanh toán hiện thời (K)
Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể tự trả nợ trong kỳ của doanh nghiệp, đồng thời nó chỉ ra phạm vi, qui mô mà các yêu cầu của các chủ nợ được trang trãi bằng những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền phù hợp với thời hạn trả nợ.
Tỉ số này được xác định bằng công thức:
Tỷ số thanh toán
Tài sản lưu động
Trong đó:
hiện thời = Nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động: là những tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong
khoản thời gian dưới một năm. Cụ thể bao gồm các khoản: tiền mặt,
đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu và tồn kho.
Nợ ngắn hạn: là toàn bộ các khoản nợ có thời hạn trả dưới một năm kể từ ngày lập báo cáo. Cụ thể bao gồm: các khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ tích luỹ và các khoản nợ ngắn hạn khác.
Tỉ số thanh toán hiện thời lớn hơn hoặc bằng 2(>=2) chứng tỏ sự bình thường trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Khi giá trị tỉ số này giảm, chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp đã giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng. Tuy nhiên, khi tỉ số này có giá trị quá cao, thì có nghĩa là doanh nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động hay, đơn
giản là việc quản trị tài sản lưu động của doanh nghiệp không hiệu quả bởi có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi hay có quá nhiều nợ phải đòi... Do đó có thể làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
b. Tỉ số thanh toán nhanh (KN)
Tỉ số này cho biết khả năng thanh khoản thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng những yêu cầu thanh toán cần thiết.
Tỉ số thanh toán nhanh được tính theo công thức:
Tỷ số thanh toán
Tài sản lưu động – Hàng hoá tồn kho
nhanh = Nợ ngắn hạn
Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tuy nhiên, hệ số quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, tập trung quá nhiều vào vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn hoặc các khoản phải thu... có thể không hiệu quả.
3.2 TỈ SỐ VỀ CƠ CẤU TÀI CHÍNH
a. Hệ số nợ
Hệ số nợ (hay tỉ số nợ) là tỉ số giữa tổng số nợ trên tổng tài sản có của doanh nghiệp.
Trong đó:
Hệ số nợ =
Tổng số nợ
Tổng số vốn
Tổng số nợ được xác định bằng tổng số nợ phải trả ở phần nguồn vốn
trong bảng cân đối kế toán.
Tổng số vốn được xác định là số vốn mà doanh nghiệp đang có quyền quản lý và sử dụng.
Hệ số nợ dùng để đo lường sự góp vốn của chủ doanh nghiệp so với số nợ vay. Các chủ nợ rất ưa thích hệ số nợ vừa phải, hệ số nợ càng thấp món nợ của họ càng được đảm bảo thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Khi
hệ số nợ cao có nghĩa là chủ doanh nghiệp chỉ góp một phần vốn nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do chủ nợ gánh chịu.
b. Hệ số thanh toán lãi vay
Hệ số này cho biết số vốn mà doanh nghiệp đi vay được sử dụng như thế nào để đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu và có đủ bù đắp tiền lãi vay hay không?
Công thức tính:
Tỉ số thanh toán
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Trong đó:
lãi vay = Lãi vay
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) phản ánh số tiền mà doanh
nghiệp có thể sử dụng để trả lãi vay trong năm.
Lãi vay là số tiền lãi nợ vay trong năm mà doanh nghiệp phải trả có thể
là lãi vay ngân hàng hoặc các tổ chức khác.
3.3. TỈ SỐ VỀ HOẠT ĐỘNG
a. Số vòng quay tồn kho
Tỉ số này đo lường mức doanh số bán liên quan đến mức độ tồn kho của các loại hàng hoá thành phẩm, nguyên vật liệu.
Tỉ số này được tính theo công thức:
Số vòng quay
Doanh thu thuần
Trong đó:
tồn kho = Trị giá hàng hoá tồn kho bình quân
Doanh thu thuần là doanh số của toàn bộ hàng hoá tiêu thụ trong kỳ,
không phân biệt đã thu tiền hay chưa, trừ đi phần hoa hồng chiết khấu, giảm giá hay hàng hoá bị trả lại.
Hàng hoá tồn kho bao gồm toàn bộ các loại nguyên vật liệu, sản phẩm dỡ dang, thành phẩm, hàng hoá...
Vòng quay tồn kho càng cao càng chứng tỏ (số ngày cho 1 vòng ngắn) càng tốt; tuy nhiên, với số vòng quá cao sẽ thể hiện sự trục trặc trong khâu cung cấp, hàng hoá dự trữ không kịp cung ứng kịp thời cho khách hàng, gây mất uy tín doanh nghiệp.
b. Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân là khoản thời gian bình quân mà doanh nghiệp phải chờ đợi sau khi bán hàng để nhận được tiền hay nói cách khác là số ngày mà doanh thu tiêu thụ bị tồn dưới hình thức khoản phải thu. Tỉ số này dùng để đo lường khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm trong quá trình thanh toán, được xác định bởi công thức:
Kỳ thu tiền
Các khoản phải thu
Trong đó:
bình quân = Doanh thu bình quân một ngày
Các khoản phải thu ở đây chủ yếu là các khoản phải thu từ khách hàng do chính sách bán chịu hàng hoá của doanh nghiệp.
Hệ số trên về nguyên tắc càng thấp càng tốt; tuy nhiên phải căn cứ vào chiến lược kinh doanh, phương thức thanh toán, tình hình cạnh tranh trong từng thời điểm hay thời kỳ cụ thể.
c. Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, vì thế hiệu quả sử dụng vốn cố định sẽ được thể hiện qua việc đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định.
Chỉ tiêu này nói lên mỗi đồng tài sản cố định có thể làm ra bao nhiêu đồng doanh thu sản phẩm hàng hoá tiêu thụ trong kỳ. Được xác định bởi công thức:
Hiệu suất sử dụng
Doanh thu thuần
vốn cố định = vốn cố định bình quân
Tỉ số này cao phản ánh tình hình hoạt động tốt của công ty đã tạo ra mức doanh thu thuần cao so với tài sản cố định.
d. Hiệu suất luân chuyển vốn lưu động
Hiệu suất luân chuyển vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lương công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển lưu động nhanh hay chậm nói rõ tình hình tổ chức các mặt cung cấp, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp hợp lý hoặc không hợp lý, các khoản vật tư dự trữ sử dụng có hiệu quả hoặc không hiệu quả.
Công thức tính như sau:
Hiệu suất luân chuyển
Doanh thu thuần
vốn lư._.u động = vốn lưu động bình quân
d. Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh trong một năm vốn của doanh nghiệp quay được mấy vòng hay một đồng vốn đầu tư có thể mang lại bao nhiêu đồng doanh thu.
Công thức tính tỉ số này như sau:
Số vòng quay
Doanh thu thuần
toàn bộ tài sản = Tổng tài sản bình quân
3.4 TỈ SỐ VỀ DOANH LỢI
a. Doanh lợi tiêu thụ
Tỉ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu phần trăm lợi nhuận.
Công thức tính toán được thiết lập như sau:
Doanh lợi
Lợi nhuận thuần
tiêu thụ = Doanh thu thuần × 100
Trong đó:
Lợi nhuận thuần là khoản lời ròng sau khi đã trừ hết các chi phí, nộp
thuế lợi tức (còn gọi là lợi nhuận sau thuế).
Tỉ số này được đánh giá là tốt, phản ánh chất lượng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm độc quyền thường từ 10 – 15%.
b. Doanh lợi tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh kết quá hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh hiệu quả của tài sản được đầu tư, hay còn gọi là khả năng sinh lời của đầu tư.
Công thức tính toán như sau:
Doanh lợi
Lợi nhuận thuần
tài sản = Tổng tài sản × 100
c. Doanh lợi vốn tự có
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của vốn tự có, hay chính xác hơn là đo lường mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu.
Công thức tính toán như sau:
Doanh lợi
Lợi nhuận thuần
vốn tự có = Vốn tự có bình quân
× 100
4 - BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có ý nghĩa lớn trong quản lý tài chính của doanh nghiệp. Nó là công cụ hữu ích để quản lý và theo dõi tình trạng của doanh nghiệp. Một trong những ràng buộc lớn nhất của một doanh nghiệp là ở thời điểm nào cũng phải đủ tiền để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh. Quản lý quỹ tiền là một chức năng chủ chốt trong doanh nghiệp. Ngược lại, vì tiền là một yếu tố khan hiếm, gây chi phí cho doanh nghiệp, nên phải quản lý chặt chẽ: có đủ chỉ tiêu, không nên có nhiều quá. Vào thời điểm nào mà doanh nghiệp có dư tiền so với nhu cầu, thì nhà quản lý giỏi phải tìm kiếm cơ hội để tận dụng tiền của doanh nghiệp.
Bảng lưu chuyển tiền tệ là công cụ rất hữu ích để thực hiện những công tác này. Ngoài doanh nghiệp, Nhà nước, các nhà đầu tư cũng tìm được trong bảng
này những câu trả lời cho nhu cầu thông tin đối với doanh nghiệp. Nó cho phép người sử dụng hiểu được kỳ trước doanh nghiệp có bao nhiêu tiền, kỳ này doanh nghiệp có bao nhiêu tiền, do những nguồn nào tạo nên, chi vào những khoản nào, có hợp lý không, có hợp pháp không, khả năng thanh toán và thu hồi của doanh nghiệp như thế nào. Trên cơ sở đó, đo lường được nhu cầu vốn của doanh nghiệp, đánh giá được cách quản lý tiền, đưa ra dự đoán doanh nghiệp có bao nhiêu tiền trong kỳ sau, từ những dòng tiền nào. Qua đó dự báo nhu cầu và khả năng tài chính của doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm ba phần:
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính
4.1. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Phần này phản ánh những dòng tiền thu được trong quá trình tiêu thụ sản phẩm cũng như quá trình cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng và những dòng tiền chi ra để trả cho người bán, người cung cấp dịch vụ, chi trả lương, bảo hiểm, nộp thuế, trả lãi tiền vay... Đó là những khoản tiền có liên quan đến quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, nó còn phản ánh những khoản thu, chi bất thường không thuộc hoạt động đầu tư hoặc tài chính, chẳng hạn như số tiền thu được do doanh nghiệp thắng kiện.
4.2. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
Khi doanh nghiệp chi tiền ra để đầu tư vào các phương tiện sản xuất như nhà xưởng, máy móc thì sự chênh lệch trong thời gian lại càng lớn hơn. Tài sản cố định khấu hao trong suốt thời hạn sử dụng nghĩa là đối với một dây chuyền sản xuất sử dụng trong mười năm thì trong mười năm đó, doanh nghiệp sẽ dần dần thu hồi được số tiền đã bỏ ra lúc đầu để mua nó. Về phương diện quản lý ngân quỹ, đầu tư có nghĩa là chi một khoản tiền lớn ngay, và thu dần dần lại trong một khoảng thòi gian dài.
4.3. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính tạo ra những dòng tiền ra, tiền vào mà doanh nghiệp sử dụng để giải quyết những chênh lệch vầ ngân quỹ phát sinh ra do những hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư. Thí dụ, đi vay vốn (dòng tiền vào) thì trả nợ (dòng tiền ra). Hay khi doanh nghiệp vay vốn dài hạn, sẽ thu ngay một lượng tiền lớn và sẽ trả dần trong một khoản thời gian dài. Các dòng tiền xuất phát từ các nghiệp vụ này đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp có chương trình đầu tư. Ngược lại, khi doanh nghiệp có vốn nhàn rỗi, có thể cho vay ngắn hạn hay dài hạn, trong thời gian chưa cần số tiền đó.
----------------------
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT
CÔNG TY TNHH MAY XUẤT KHẨU MỸ AN
I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH
An Giang có 2 trung tâm lớn là Thành phố Long Xuyên và Thị xã Châu Đốc, ngoài ra tỉnh đang đầu tư 3 khu kinh tế cửa khẩu là Xuân Tô thuộc huyện Tịnh Biên, Vĩnh Xương thuộc huyện Tân Châu và Khánh Bình thuộc huyện An phú, với tốc độ phát triển kinh tế ngày càng cao, đời sống nhân dân không ngừng tiến bộ, nhu cầu mua sắm của con người cũng gia tăng. Hơn nữa, hiện nay thị trường thương mại Việt Nam đang mở cửa, các nhà kinh doanh nước ngoài đang vào hợp tác đầu tư với Việt Nam. Với các điều kiện trên đã tạo cho ngành công nghiệp may ở tỉnh An Giang nói riêng và cả nước nói chung rất nhiều cơ hội để chuyển mình trở thành một trong những ngành mũi nhọn của nước nhà. Sản lượng và giá trị sản xuất của ngành công nghiệp may trong các năm qua không ngừng gia tăng đã đóng góp không nhỏ trong tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước. Mặt khác, với lợi thế là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long có biên giới giáp với nước bạn Campuchia kết hợp với việc hình thành khu kinh tế cửa khẩu biên giới nên ngành công nghiệp xuất khẩu đã mang lại lợi ích rất lớn cho tỉnh An Giang. Sau nông nghiệp và thuỷ sản, ngành công nghiệp may hiện nay đang giữ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế của tỉnh, tạo ra bước đi vững chắc cho ngành công nghiệp xuất khẩu, tạo điều kiện tăng kim ngạch xuất khẩu, phát triển vững chắc trên thương trường quốc tế, tạo điều kiện cho việc áp dụng công nghệ mới, phù hợp với nguồn lực và trình độ cơ sở của tỉnh.
Phù hợp với định hướng phát triển của Tỉnh là ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến lương thực, thuỷ sản và may xuất khẩu theo công nghệ tiên tiến. Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển ngành may công nghiệp từ năm 2000 đến
2010. UBND tỉnh An Giang đã cho phép thành lập Công ty TNHH May Xuất Khẩu
Mỹ An.
Công ty TNHH May Xuất Khẩu Mỹ An được thành lập vào tháng 10 năm
2000, thuộc loại hình công ty TNHH được thành lập theo Luật doanh nghiệp Việt
Nam.
- Tên đầy đủ: Công ty TNHH May Xuất Khẩu Mỹ An
- Tên giao dịch: MY AN Garment Import-Export CO., LTD
- Tên viết tắt: MY AN CO., LTD
- Văn phòng giao dịch: 408/12 Hà Hoàng Hổ, Xã Mỹ Hoà, Thành phố
Long Xuyên, Tỉnh An Giang.
- Điện thoại: 076-848818/848819
- Fax: 076-848886
- Nguồn vốn đăng ký: 1.536.500.000
- Giấy phép ĐKKD số 5202000022 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư cấp ngày
17/10/2000
Công ty TNHH May Xuất Khẩu Mỹ An chính thức đi vào hoạt động kể từ
tháng 06 năm 2002, với số lao động khoản 300 người, diện tích đất sản xuất
3.000m2, Hội đồng thành viên 16 người. Qua quá trình hoạt động, công ty đã không ngừng phát triển toàn diện trong lĩnh vực quản lý như: quản lý nhân sự, chất lượng sản phẩm, cải tiến thiết kế mẫu hàng, thay đổi phương thức tiếp thị, tăng cường khâu KCS ngay từ công đoạn nhập nguyên phụ liệu tới khi sản phẩm được giao cho khách hàng sử dụng. Hiện nay công ty đã hoạt động ổn định và đã có những bước thay đổi đáng kể: số lao động đã lên đến 500 người, công ngệ mới đã được nhập từ nước ngoài đang phát huy hiệu quả trong sản xuất, diện tích đất cho sản xuất đã tăng lên 3.300 m2 , khâu tổ chức sản xuất, quản lý không ngừng cải thiện . . . Công ty đang có kế hoạch gia tăng sản lượng cho những năm tới, cố gắng xây dựng thương hiệu trên thương trường quốc tế.
II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, TÍNH CHẤT HOẠT ĐỘNG
1. Chức năng
Công ty TNHH May Xuất Khẩu Mỹ An chuyên gia công cho các mặt hàng may mặc và xuất khẩu trực tiếp. Thông thường Công ty nhận nguyên liệu từ khách hàng sau đó tiến hành may gia công thành sản phẩm hoàn chỉnh rồi giao lại cho khách hàng.
- Về sản xuất: Công ty gia công cho tất cả khách hàng trong và ngoài nước hoặc có thể gia công hộ cho các công ty gia công khác.
- Về kinh doanh: Công ty có thể xuất nhập khẩu trực tiếp, hoặc nhận uỷ thác từ đơn vị khác…
2. Nhiệm vụ
h Về sản xuất sản phẩm xuất khẩu
Tổ chức mở rộng sản xuất, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đáp ứng ngày càng nhiều các nhu cầu mới của xã hội. Tận dụng lợi thế lao động rẻ để tăng tính cạnh tranh trên thương trường quốc tế, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước nói chung và của Tỉnh An Giang nói riêng.
Mở rộng liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước, tăng cường hợp tác kinh tế, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật của nước ngoài vào sản xuất, góp phần tích cực vào việc tổ chức cải tạo sản xuất.
h Về mặt xã hội
Thực hiện lao động theo phân phối sản phẩm đảm bảo công bằng trong hoạt
động sản xuất, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá và nghiệp vụ nhân viên.
h Nghĩa vụ đối với Nhà nước
Trên cở sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tận dụng năng lực sản xuất, tự bù đắp các chi phí, tự trang trãi vốn và làm tròn nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước, với địa phương bằng cách nộp đầy đủ các khoản thuế cho Nhà nước.
h Bảo vệ an toàn môi trường, an ninh chính trị
- Trong quá trình sản xuất luôn chú trọng đến môi trường, xử lý tốt các chất thải đảm bảo nguồn nước sạch. Tuyệt đối chấp hành đúng qui định về phòng cháy chữa cháy, thực hiện an toàn phòng chống cháy nổ.
- Hoạt động sản xuất trong khuôn khổ luật pháp, hạch toán và báo cáo trung thực theo chế độ Nhà nước quy định. Đồng thời đảm bảo an toàn trong lao động, góp phần giữ gìn an ninh cho địa phương.
3. Tính chất hoạt động
Công ty TNHH May Xuất Khẩu Mỹ An thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh với mục tiêu chủ yếu là lợi nhuận và lợi ích kinh tế cho những thành viên trong Công ty. Hiện nay, hoạt động của Công ty góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, tăng khả năng sản xuất của Công ty nói riêng và địa phương nói chung đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của thị trường, tăng kim ngạch xuất khẩu, mở rộng thị trường gia công tiêu thụ trong nước. Mặt khác về mặt phúc lợi xã hội, Công ty đã góp phần không nhỏ trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, ổn định ngành nghề, hạn chế những tệ nạn thường gặp ở địa phương.
III. CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Sơ đồ tổ chức:
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG TỔ CHỨC PHÒNG KỸ THUẬT
PHÒNG
HÀNH CHÁNH
CÔNG NGHỆ VÀ
ĐÀO TẠO
KẾ TOÁN – TÀI VỤ
Ban giám đốc
- Giám đốc: là người đại diện cho Công ty trước pháp luật và trước cơ quan Nhà nước. Giám đốc Công ty quyết định việc điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo kế hoạch của Hội Đồng Thành Viên. Đồng thời chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Thành Viên
- Phó giám đốc: là người tham mưu cho giám đốc các vấn đề cần thiết, điều hành công việc do giám đốc phân công; đôn đốc và giám sát hoạt động của các bộ phận trong công ty.
Phòng tổ chức hành chánh
Có nhiệm vụ quản lý nhân sự, theo dõi và đề bạt cán bộ, sắp xếp nhân sự, lo một số công việc về chính sách như: vấn đề khen thưởng, kỷ luật, lương bổng… đảm trách một số công việc mang tính chất phục vụ, tiếp khách khi có những liên hệ thuần tuý vể hành chánh, quản trị; tiếp nhận và xử lý các công văn đến và đi, nhằm tổ chức bộ máy quản lý gọn nhẹ và đạt hiệu quả cao.
Phòng kỹ thuật công nghệ và đào tạo
Có nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, thiết kế và may mẫu, KCS, tổ chức đào tạo huấn luyện cho các công nhân trong công ty.
Phòng kế toán – tài vụ
Gồm 4 người:
- Kế toán trưởng
- Kế toán thanh toán, ngân hàng
- Kế toán TSCĐ, nguyên vật liệu
- Thủ quỹ
Có nhiệm vụ giải quyết những mối quan hệ tài chính hoàn thành trong quá trình tuần hoàn luân chuyển vốn trong sản xuất kinh doanh. Tổ chức hạch toán các nghiệp vụ mua bán, thanh toán công nợ, thanh toán với Ngân sách Nhà nước, phân phối lợi nhuận. Quản lý vốn, tài sản, hàng hoá, chi phí
... bằng cách theo dõi, phản ánh chính xác sự biến động cũng như các đối tượng đó. Hướng dẫn các bộ phận trong việc thanh toán, chế độ biểu mẫu, sổ sách theo dõi theo đúng quy định.
2. Hình thức kế toán áp dụng
Công ty áp dụng hình thức kế toán ghi sổ. Đây là hình thức kế toán rõ ràng, mạch lạc, dễ ghi chép, dễ kiểm tra đối chiếu phù hợp với việc sử dụng máy tính vào công tác kế toán tại công ty.
Sơ đồ hệ thống kế toán chứng từ ghi sổ
Chứng từ kế toán
Sổ kho, sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ kế
toán
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng tổng hợp
Chi tiết
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày Ghi hàng tháng Quan hệ đối chiếu
Qua hình thức kế toán trên ta thấy các vấn đề phát sinh trong hoạt động của Công ty được ghi chép rất hệ thống, đảm bảo tính trung thực và hợp lý. Điều này rất có ý nghĩa đối với những công ty chưa có bộ phận tài chính. Các báo cáo tài chính cuối kỳ của Công ty rất cụ thể rõ ràng, có đính kèm theo một số chi tiết phát sinh thực tế tạo thuận lợi cho các cấp quản lý xem và ra quyết định về tài chính, đảm bảo cho người xem báo cáo có thể hình dung về sức mạnh cũng như thực trạng tài chính từng giai đoạn của Công ty.
IV. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Công ty đang áp dụng những kỹ thuật tiên tiến của Nhật và Đài Loan, sử
dụng các thiết bị may thông dụng kết hợp với các các thiết bị may chuyên dùng phù hợp với năng lực và trình độ công nghệ hiện nay, giá thành rẻ.
Nguyên phụ liệu
(Vải, chỉ, nút…)
Làm mẫu rập, lập sơ đồ
Kiểm tra vải và cắt phụ liệu
Cắt, phối hàng,
đánh số
Sản phẩm hỏng sửa chữa
May
KCS 1
Khâu chuyên dùng
Ủi, Ủi chuyên dùng
không đạt
KCS 2
Xếp, đóng gói, vào carton
Xuất cho khách hàng
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MAY XUẤT KHẨU MỸ AN
Công ty TNHH May Xuất Khẩu Mỹ An chính thức đi vào hoạt động tháng
06.2002. Các báo cáo tài chính chưa đầy đủ lắm, phương pháp hạch toán chưa hoàn thiện… do đó việc phân tích tình tài chính rất khó khăn, tuy nhiên không vì thế mà ta bỏ qua không nghiên cứu những vấn đề tài chính của những công ty mới thành lập này. Ta phải xác định những kỳ hoạt động để tiến hành phân tích, trong báo cáo phân tích này qui ước như sau:
Kỳ 0 : từ tháng 06 năm 2002 đến tháng 12 năm 2002
Kỳ 1 : từ tháng 01 năm 2003 đến tháng 06 năm 2003
Kỳ 2: từ tháng 06 năm 2003 đến tháng 12 năm 2003
Nội dung phân tích như sau:
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
1. Đánh giá khái quát về tài sản và nguồn vốn
1.1 Đánh giá khái quát về tài sản
BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN
đvt: 1000đ
TÀI SẢN
KỲ1
KỲ 2
TĂNG/GIẢM
Giá trị
%
I. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐTNH
1.473.909
1.728.479
254.570
17,27
1. Tiền mặt tạI quỹ
1.768
2.810
1.042
58,94
2. Tiền gửi ngân hàng
3.641
652
(2.989)
(82,09)
3. Đầu tư tài chính ngắn hạn
4. Dự phòng giảm giá CK ĐTNH
5. Phải thu của khách hàng
931.313
859.308
(72.005)
(7,73)
6. Các khoản phải thu khác
5.803
399.359
393.557
6.781,96
7. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
8. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
214.471
300.931
86.460
40,31
9. Hàng tồn kho
55.370
35.956
(19.414)
(35,06)
10. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
11. Tài sản lưu động khác
261.544
129.462
(132.081)
(50,50)
II. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐTDH
3.301.712
3.648.002
346.290
10,49
1. Tài sản cố định hữu hình
2.117.824
3.530.627
1.412.803
66,71
- Nguyên giá
2.585.325
4.374.556
1.789.231
69,21
- Giá trị hao mòn luỹ kế
(467.501)
(843.929)
(376.428)
80,52
2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
3. Dự phòng giảm giá CK ĐTDH
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
1.110.058
66.482
(1.043.575)
(94,01)
5. Chi phí trả trước dài hạn
73.831
50.893
(22.938)
(31,07)
TỔNG TÀI SẢN
4.775.621
5.376.481
600.860
12,58
Nguồn trích từ BCĐKTcủa Công Ty
Vào cuối kỳ 2 tổng tài sản của công ty tăng lên 600.860.000 đồng so với kỳ 1 với tỉ lệ tăng 12,58%. Điều này cho thấy qui mô hoạt động của công ty tăng, nguyên nhân dẫn đến tình hình này là:
¾ Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 254.570.000 đồng, tỉ lệ tăng
17,27% chủ yếu do các khoản phải thu khác tăng rất nhiều so với trước
393.557.000 đồng do Công ty phải đặt cọc tiền khi vay dài hạn. Mặc dù ở kỳ 2
Công ty đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong quản lý và đang cố gắng tận dụng vốn hiệu quả sao cho hiệu quả nhất, Công ty đã chủ động giảm tiền gửi ngân hàng, phải thu khách hàng và hàng tồn kho nhưng vẫn không bù đắp được sự tăng đột
biến khoản phải thu khác (hơn 60 lần so với trước). Qua đó cho biết công ty đang bị chiếm dụng vốn nhưng đang cố gắng khắc phục theo hướng tốt.
¾ Tài sản cố định và đầu tư dài hạn tăng 346.290.000 đồng, tỉ lệ tăng
10,49%, nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã đầu tư thêm máy móc thiết bị, mở rộng diện tích làm cho khoản tài sản cố định hữu hình tăng 1.412.803.000 đồng, tỉ lệ tăng 66,71%, cho thấy Công ty đang tập trung đẩy mạnh sản xuất cho những kỳ sau với hy vọng tạo ra bước đột phá so với trước.
1.2. Đánh giá khái quát về nguồn vốn
BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN
đvt: 1.000đ
NGUỒN VỐN
KỲ 1
KỲ 2
TĂNG/GIẢM
Giá trị
%
I. NỢ PHẢI TRẢ
3.375.404
4.971.585
1.596.182
47,29
1. Nợ ngắn hạn
2.261.404
2.593.585
332.182
14,69
- Vay ngắn hạn
771.807
907.827
136.020
17,62
- Phải trả cho người bán
1.011.154
516.970
(494.184)
-48,87
- Thuế và các KPN cho Nhà nước
- Phải trả cho người lao động
314.327
297.084
(17.243)
-5,49
- Các khoản phải trả ngắn hạn khác
164.116
871.704
707.588
431,15
2. Nợ dài hạn
1.114.000
2.378.000
1.264.000
113,46
- Vay dài hạn
1.114.000
2.378.000
1.264.000
113,46
- Nợ dài hạn
II. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ
1.400.217
404.895
(995.322)
-71,08
1. Nguồn vốn kinh doanh
1.168.755
1.168.755
-
0,00
- Vốn góp
- Thặng dư vốn
1.168.755
1.168.755
-
0,00
- Vốn khác
2. Lợi nhuận tích luỹ
3. Cổ phiếu mua lại
4. Chênh lệch tỷ giá
5. Các quỹ của doanh nghiệp
Trong đó:
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
6. Lợi nhuận chưa phân phối
231.462
(763.860)
(995.322)
-430,02
TỔNG NGUỒN VỐN
4.775.621
5.376.481
600.860
12,58
Nguồn trích từ BCKQHĐKD của Công ty
Tổng nguồn vốn cuối kỳ 2 tăng so với kỳ 1 là 600.860.000 đồng, chứng tỏ công ty đã có cố gắng trong việc huy động vốn đảm bảo cho quá trình hoạt động. Nguyên nhân dẫn đến tình hình này:
¾ Nợ phải trả tăng 1.596.182.000 đồng, tỉ lệ tăng 47,29%, trong đó nợ dài hạn là chủ yếu: tăng từ 1.114.000.000 đồng lên 2.378.000.000 đồng. Nợ dài hạn tuy không gây áp lực hoàn trả cho kỳ sau nhưng việc sử dụng quá nhiều nợ sẽ làm Công ty gặp rất nhiều rủi ro tài chính, đòi hỏi Công ty phải sử dụng hiệu quả nguồn tài trợ này. Mặt khác trong kỳ 2 mức độ hoạt động của Công ty giảm nên
các khoản phải trả người bán, phải trả người lao động giảm lần lượt giảm
494.184.000 đồng và 17.243.000 đồng. Công ty nên tranh thủ tận dụng các nguồn chiếm dụng này hơn để tiết kiệm chi phí sử dụng vốn.
¾ Nguồn vốn chủ sở hữu giảm 995.322.000 đồng, tỉ lệ giảm 71,08%, nguyên nhân do kỳ 2 Công ty hoạt động không hiệu quả trong khâu sản xuất nên bị lỗ. Sự suy giảm về nguồn vốn chủ sở hữu sẽ làm cho tính tự chủ về tài chính công ty yếu đi, do đó Công ty nên bổ sung nguồn vốn này với hình thức vốn góp.
2. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Phân tích mối quan hệ cân đối này là xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn nhằm khái quát tình hình phân bổ, sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo được cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào bảng cân đối kế toán của công ty ta có mối quan hệ giữa vốn và nguồn vốn như sau:
Đvt: 1.000 đồng
Tài sản
Nguồn vốn
Chênh lệch
Cuối kỳ 1
Cuối kỳ 2
3.838.505
4.117.814
1.400.217
404.895
(2.438.288)
(3.712.919)
Trong đó:
h Phần tài sản gồm:
+ Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trừ các khoản phải thu..
+ Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
h Phần nguồn vốn gồm:
+ Nguồn vốn chủ sở hữu.
Qua phân tích ta thấy rằng nguồn vốn chủ sở hữu không đáp ứng được trong việc trang trải tài sản phục vụ cho nhu cầu kinh doanh. Cụ thể:
¾ Kỳ 1 thiếu vốn 2.438.288.000 đồng
¾ Kỳ 2 thiếu vốn 3.712.919.000 đồng
Trong kỳ 1 công ty đã hoạt động hiệu quả, thu nhiều lợi nhuận và đã dùng lợi nhuận giữ lại để bổ sung vào vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên khoản bù đắp đó vẫn quá ít so với nhu cầu vốn của Công ty. Sang kỳ 2 Công ty đang mở rộng qui mô sản xuất nên cần nhiều vốn hơn trước nhưng trong kỳ này Công ty phải chịu lỗ, vì thế nhu cầu về vốn của Công ty tăng lên rất nhiều so với kỳ 1: 1.274.631.000 đồng (3.712.919.000 đồng -2.438.288.000 đồng).
Như vậy đòi hỏi Công ty phải huy động vốn từ bên ngoài hoặc đi chiếm dụng vốn của đơn vị khác để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh. Do tính chất ngành nghề của Công ty rất được sự quan tâm của Chính quyền địa phương nên Công ty đã huy động được vốn từ các nguồn vay là chủ yếu. Ta hãy xem bảng số liệu sau:
Đvt 1.000 đồng
Tài sản
Nguồn vốn
Chênh lệch
Cuối kỳ 1
Cuối kỳ 2
3.838.505
4.117.814
4.775.621
5.376.480
937.116
1.258.666
Trong đó:
h Phần tài sản gồm:
+ Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn trừ các khoản phải thu..
+ Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
h Phần nguồn vốn gồm:
+ Nguồn vốn chủ sở hữu
+ Nợ phải trả
Trong kỳ 2 Công ty đã hết sức cố gắng trong việc huy động vốn. Nợ phải trả
tăng 1.596.186.000 đồng chủ yếu là các khoản vay dài hạn.
Đến lúc này nguồn vốn huy động được đã đủ bù đắp cho tài sản, không những vậy mà còn dư ra. Cụ thể:
¾ Cuối kỳ 1 dư 937.116.000 đồng
¾ Cuối kỳ 2 dư 1.258.666.000 đồng
Trong quan hệ kinh doanh thường xảy ra trường hợp các doanh nghiệp này là chủ nợ của đơn vị này nhưng lại là con nợ của đơn vị kia. Hay cụ thể hơn, trong quá trình hoạt động để tạo mối quan hệ lâu dài các doanh nghiệp có thể để vốn dư thừa của mình cho các đơn vị khác chiếm dụng.
Theo bảng số liệu trên cho thấy công ty đã bị các đơn vị khác chiếm dụng dưới hình thức bán chịu, ứng trước cho người bán. . . Khoản bị chiếm dụng ngày càng tăng, đây có thể là chiến lược trong hoạt động kinh doanh nhưng xét về góc độ tài chính: đi vay để chi trả cho các khoản bị chiếm dụng là điều không nên bởi ngoài việc trả lãi vay không đáng có công ty còn phải theo dõi các khoản phải thu và sẽ gặp nhiều khó khăn nếu là nợ khó đòi.
Như vậy trong bảng cân đối kế toán lúc nào cũng có sự cân bằng giữa phần nguồn vốn và phần tài sản. Sự cân bằng này được đảm bảo bởi nguyên tắc cơ sở: Tài sản nào cũng được hình thành từ một nguồn vốn; nguồn vốn nào cũng được sử dụng để tạo tài sản của doanh nghiệp. Tuy nhiên nguồn vốn và cách thức sử dụng nó có sự phù hợp lẫn nhau chưa? Ta phân tích tiếp chỉ tiêu vốn luân lưu để rõ hơn mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành nên nó.
Vốn luân lưu
Kỳ 1
Nguồn vốn dài hạn = 1.400.217.000 + 1.114.000.000 = 2.514.217.000 đồng
Vốn luân lưu = 2.514.217.000 – 3.301.712.000 = -787.495.000 đồng
= 1.473.909.000 – 2.261.404.000 = -787.495.000 đồng
Kỳ 2
Nguồn vốn dài hạn = 2.378.000.000 + 404.895.000 = 2.782.895.000 đồng
Vốn luân lưu = 2.782.895.000 – 3.648.002.000 = -865.107.000 đồng
= 1.728.479.000 – 2.593.586.000 = -865.107.000 đồng
Như vậy cả 2 kỳ vốn luân lưu đều âm.
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
(vốn luân lưu)
( Vốn luân lưu)
Tài sản cố định
Nguồn vốn dài hạn
Cả 2 kỳ tài sản cố định đều lớn hơn nguồn vốn dài hạn, chứng tỏ doanh nghiệp đã dùng nguồn vốn ngắn hạn 787.485.000 đồng của kỳ 1 và 865.107.000 đồng của kỳ 2 dùng để tài trợ cho đầu tư dài hạn. Điều này khá nguy hiểm bởi vì khi hết hạn vay thì Công ty phải tìm nguồn vốn khác để thay thế, nếu không thì Công ty phải bán tài sản cố định hoặc là thanh lý. Đồng thời vốn luân lưu âm còn thể hiện sự yếu kém về khả năng thanh toán, do đó mọi biến động của vốn luân lưu phải được chú ý theo dõi liên tục nhiều kỳ.
Mặt khác, vốn luân lưu kỳ 2 của Công ty đã giảm so với kỳ 1, việc giảm vốn này nhằm tài trợ cho các khoản đầu tư sinh lợi mới, góp phần nâng cao vị thế của Công ty, tuy nhiên các dự án đầu tư chưa phát huy được hiệu quả để bù đắp các phát sinh mà còn bị lỗ làm vốn chủ sở hữu phải suy giảm. Công ty nên chú trọng xử lý các vấn đề này phù hợp tình hình thực tế.
Để hiểu rõ hơn tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp ta
đi sâu phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản.
3. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn
3.1 Phân tích kết cấu tài sản
BẢNG KẾT CẤU TÀI SẢN
ĐVT: 1.000 đồng
TÀI SẢN
KỲ 1
KỲ 2
GIÁ TRỊ
%
GIÁ TRỊ
%
I. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN H
1.473.909
30,86
1.728.479
32,15
1. Tiền mặt tạI quỹ
1.768
0,04
2.810
0,05
2. Tiền gửi ngân hàng
3.641
0,08
652
0,01
3. Đầu tư tài chính ngắn hạn
4. Dự phòng giảm giá chứng khoán ĐTNH
5. Phải thu của khách hàng
931.313
19,50
859.308
15,98
6. Các khoản phải thu khác
5.803
0,12
399.359
7,43
7. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
8. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
214.471
4,49
300.931
5,60
9. Hàng tồn kho
55.370
1,16
35.956
0,67
10. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
11. Tài sản lưu động khác
261.544
5,48
129.462
2,41
II. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN
3.301.712
69,14
3.648.002
67,85
1. Tài sản cố định hữu hình
2.117.824
44,35
3.530.627
65,67
- Nguyên giá
2.585.325
54,14
4.374.556
81,36
- Giá trị hao mòn luỹ kế
(467.501)
(9,79)
(843.929)
(15,70)
2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
3. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
1.110.058
23,24
66.482
1,24
5. Chi phí trả trước dài hạn
73.831
1,55
50.893
0,95
TỔNG TÀI SẢN
4.775.621
100,00
5.376.481
100,00
Nguồn từ BCĐKT Công ty
Theo bảng phân tích trên thì tổng qui mô sử dụng vốn kỳ 2 so với kỳ 1 tăng
600.860.000 đồng (5.376.481.000 – 4.785.621.000) tức đã tăng 12,58%. Để hiểu rõ hơn tình hình biến động trên ta đi sâu vào phân tích các khoản mục sau:
h Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Trong kỳ 1 thì tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn có giá trị 1.473.909.000 đồng chiếm tỉ trọng 30,86% trong tổng giá trị tài sản. Sang kỳ 2 tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng lên 1.728.479.000 đồng chiếm tỉ trọng 71,59% trong tổng giá trị tài sản. Như vậy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn kỳ 2 đã tăng
254.570.000 đồng hay tăng 17,27% so với kỳ 1. Trong đó biến động từng khoản mục như sau:
- Tiền chiếm tỉ trọng rất nhỏ về mặt kết cấu, đây là do đặc trưng của ngành may gia công, các hoá đơn được lập theo lịch trình đều đặn trong suốt tháng do đó tiền mặt thu vào được phối hợp chặt chẽ với nhu cầu tiền mặt. Ở kỳ 1 tiền tại quỹ chiếm 0,04%, tiền gửi ngân hàng chiếm 0,08% trong tổng giá trị tài sản, sang kỳ 2 tiền mặt tại quỹ chiếm 0,05%, tiền gửi ngân hàng chiếm 0,01% trong tổng giá trị tài sản. Như vậy, so với kỳ 1 thì ở kỳ 2 các khoản mục tiền đã có sự thay đổi về kết cấu, tiền tại quỹ tăng 0,04%, tiền gửi ngân hàng giảm 0,01%. Tiền mặt tại quỹ của công ty kỳ 2 tăng 1.042.000 đồng so với kỳ 1, tỉ lệ tăng 58,94%. Tuy nhiên tiền gửi ngân hàng giảm đi rất nhiều so với trước 2.989.000 đồng, tỉ lệ giảm
82,09% làm cho vốn bằng tiền của công ty giảm 1.947.000 đồng (2.989.000 –
1.042.000) tức đã giảm 6% so với trước. Công ty đã sử dụng tiền gửi ngân hàng để bù đắp vào tiền mặt tại quỹ để làm tăng tính linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Lượng tiền của kỳ 2 không được bơm vào mà lại ít đi, đây là chiến lược tận dụng tiền của công ty.
- Các khoản phải thu: trong phần này ta chỉ chú trọng xem xét khoản mục phải thu khách hàng và phải thu khác, đó là 2 khoản mục rất được quan tâm của công ty. Đầu kỳ 1 khoản phải thu khách hàng là 218.604.000 đồng (xem phụ lục) chiếm tỉ trọng 6,64% trong tổng giá trị tài sản, cuối kỳ 1 thì khoản phải thu khách hàng là 931.313.000 đồng chiếm tỉ trọng 19,50%, cuối kỳ 2 khoản phải thu khách hàng là 859.308.000 chiếm tỉ trọng 15,98%, điều này chứng tỏ công ty đã cố gắng trong việc thu hồi các nguồn vốn bị chiếm dụng. Tuy nhiên khoản phải thu khác tăng rất nhiều. Nếu đầu kỳ 1 khoản phải thu khác là 3.000.000 đồng (xem phụ lục) chiếm tỉ trọng rất nhỏ, cuối kỳ 1 khoản phải thu khác là 5.803.000 đồng chiếm tỉ trọng 0,12%, cuối kỳ 2 phải thu khác là 399.359.000 đồng chiếm tỉ trọng 7,45%, tăng rất nhiều so với kỳ trước (gần 67 lần so vói kỳ 1), đây là lượng tiền mà công ty thế chấp lại khi vay dài hạn nên không thể thu hồi nhanh được.
- Hàng tồn kho kỳ 2 giảm so với kỳ 1 là 19.414.000 hay giảm 35,06%. Về
mặt kết cấu hàng tồn kho kỳ 1 chiếm tỉ trọng 1,16% thì sang kỳ 2 giảm chỉ còn
0,67% tức đã giảm 0,49% về mặt kết cấu. Nguyên nhân hàng tồn kho giảm là do Công ty đã chủ động hơn về mặt sản xuất, cách thức quản lý hàng tồn kho được cải thiện. Mặt khác, hàng tồn kho của công ty chủ yếu là vật liệu phụ và phụ tùng
thay thế, cho nên việc giảm hàng tồn kho vẫn đảm bảo cho quá trình sản xuất là dấu hiệu tích cực trong sản xuất, giúp công ty giảm chi phí lưu kho và tăng khả năng sử dụng vốn. Tuy nhiên hàng tồn kho không phải ít là tốt mà còn phụ thuộc vào từng điều kiện cụ thể để xác định mức tồn kho hợp lý.
- Tài sản lưu động khác của kỳ 2 giảm 132.081.000 đồng so với kỳ 1, tỉ trọng giảm 3,07% (5,48 – 2,41) do giảm các khoản tạm ứng. Đây là dấu hiệu tốt của công ty, chứng tỏ khả năng quản lý kinh doanh đã chủ động hơn.
h Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn kỳ 2 tăng so với kỳ 1 là 346.290.000 đồng. Cụ thể ta xét chỉ tiêu tỉ suất đầu tư để thấy được tình hình đầu tư theo chiều sâu, trang bị kỹ thuật và năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
kỳ 1
Tỉ suất đầu tư =
3.301.112.000
4.775.621.000
¯ 100%
= 69,14%
kỳ 2
Tỉ suất đầu tư =
623.351.000
5.836.242.000
¯ 100%
= 67,85%
So với kỳ 1 tỉ suất đầu tư kỳ 2 của công ty đã giảm 1,29% (69,14 – 67,85). Công ty đã đi vào hoạt động ổn định và đã đầu tư thêm công nghệ mới, minh chứng là tài sản cố định tăng 1.412.803.000 đ._.hách hàng nợ, nhưng chính sách này rất mạo hiểm, công ty nên chú ý hơn về yếu tố khách hàng.
Qua phân tích ta thấy các chỉ tiêu đơn như tiền thu bán hàng hay doanh thu có ý nghĩa với việc nghiên cứu một doanh nghiệp, nhưng khi so sánh 2 chỉ tiêu đó với nhau, ta khám phá ra nhiều khía cạnh khác mà doanh nghiệp phải quan tâm. Ở bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh còn một số chỉ tiêu cần phân như: tỉ lệ tiền thu các khoản phải thu/các khoản phải thu đầu kỳ để biết được doanh nghiệp thu được bao nhiêu từ các khoản phải thu trước; hay tỉ lệ tiền đã trả cho người bán/giá trị dịch vụ mua vào để biết dòng tiền ra. Nhưng các chỉ tiêu này không tác động lớn hoặc tương tự như những chỉ tiêu đã phân tích ở trước, nên không được công ty quan tâm lắm.
Kết luận:
Qua phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động kinh doanh ta thấy cách quản lý dòng tiền của doanh nghiệp vẫn chưa tốt. Công ty nên tăng cường thêm các dòng tiền vào đặc biệt là các khoản thu từ bán hàng và giảm dòng tiền ra bằng cách tiết kiệm các chi phí nhân công một cách hợp lý. Có như vậy dòng tiền thuần sẽ dương và ngày càng tăng, công ty sẽ vững hơn về việc sử dụng vốn.
ĐÁNH GIÁ CHUNG
Qua quá trình phân tích tình tài chính, ta có thể thấy “bức tranh” tổng quát về tình hình tài chính Công ty TNHH May Xuất Khẩu Mỹ An năm 2002 như sau:
Qui mô sản xuất của công ty đã được mở rộng, giá trị tổng tài sản luôn gia tăng kể từ khi thành lập. Nguồn tài trợ chủ yếu cho việc mở rộng sản xuất chủ yếu là các khoản nợ vay. Tuy nhiên các khoản vay này lại chiếm tỉ lệ quá cao, do đó Công ty nên thận trọng hơn trong vấn đề sử dụng vốn.
Kết cấu vốn và nguồn vốn chưa được hợp lý, tình hình đầu tư theo chiều sâu được khả quan. Công ty cần gia tăng thêm vốn chủ sở hữu để đảm bảo tính tự chủ.
Chi phí sản xuất còn cao, trong khi doanh thu lại giảm gây nhiều trở ngại cho quá trình hoạt động sau này. Công ty cần phát huy tác dụng của máy móc thiết bị, tăng cường công tác quản trị sản xuất để tiết kiệm chi phí một cách hợp lý nhất.
Các tỉ số về khả năng thanh toán tuy được cải thiện dần nhưng nhìn chung tỉ số này quá thấp so với yêu cầu thực tế, thể hiện năng lực trả các khoản nợ ngắn hạn rất yếu. Công ty nên tăng cường chỉ tiêu này nhiều hơn nữa để bảo bảo tính ổn định cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỉ số nợ rất cao và ngày càng tăng, đòi hỏi công ty phải nổ lực nhiều hơn trong việc gia tăng lợi nhuận bù đắp những khoản lãi vay. Nhưng điều nên làm lúc này vẫn là tăng vốn chủ sở hữu để tăng cường tính tự chủ cho Công ty.
Tỉ số về hoạt động vẫn chưa tốt. Số vòng quay tồn kho chậm, kỳ thu tiền bình quân tăng, hiệu suất sử dụng tài sản giảm… gây trở ngại cho việc mở rộng
qui mô sản xuất. Công ty nên tăng cường quản trị sản xuất cũng như các chính sách bán hàng để tận dụng vốn và sử dụng vốn ngày một hiệu quả hơn.
Tỉ số doanh lợi giảm, chứng tỏ sự yếu kém của khả năng thu lợi từ tài sản, từ vốn chủ sở hữu cũng như khả năng đem về lợi nhuận của công ty. Chỉ số này phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả hoạt động của công ty, do đó nếu quá trình
sản xuất kinh doanh thuận lợi thì Công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc tăng các tỉ số
về doanh lợi.
Dòng tiền âm thể hiện sự thất thoát về vốn, đe doạ sự phát triển của Công ty. Tuỳ vào tình hình thực tế của thị trường, Công ty nên có chiến lược quản lý các dòng tiền ra hợp lý nhất, đồng thời tăng cường các dòng tiền vào dưới hình thức thu từ bán hàng.
Tóm lại: Công ty TNHH May Xuất Khẩu Mỹ An đang gặp khó khăn về tài chính, đây là thách rất lớn mà Công ty phải vượt qua. Sự yếu kém về tài chính có thể kéo theo sự bế tắt trong hoạt động kinh doanh, nhưng với uy tín sẳn có, sự ưu đãi của các cấp chính quyền đại phương và trên hết là năng lực quản lý của các cấp lãnh đạo, Công ty TNHH May Xuất Khẩu Mỹ An hoàn toàn có thể khắc phục khó khăn và thực hiện những bước đột phá trên thương trường quốc tế nếu có những đường lối chiến lược, chính sách phù hợp nhất.
CHƯƠNG III
MỘT SỐ GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MAY XUẤT KHẨU MỸ AN
I. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH DOANH
1. THUẬN LỢI
- Được sự quan tâm của các ngành chức năng của Tỉnh, đặc biệt là Tỉnh Uỷ và UBND tỉnh An Giang. Công ty có những thuận lợi trong việc vay vốn kinh doanh mặc dù tài sản cố định của công ty nhỏ hơn số nợ vay cần thiết.
- Công ty có nhiều mối quan hệ với các công ty dệt may trong nước, tạo mối quan hệ khách hàng tốt, học hỏi nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.
- Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. Bên cạnh thị trường cũ là Đài
Loan và Mỹ, công ty đang tìm kiếm thị trường mới ở Châu Âu.
- Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên công ty luôn cải tiến lề lối làm việc để phù hợp với sự phát triển của công ty, tay nghề công nhân có nhiều biểu hiện tiến bộ, chất lượng sản phẩm ngày càng hoàn thiện đáp ứng mọi nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Máy móc thiết bị sản xuất của công ty không ngừng được nâng cao đáp
ứng những tiêu chuẩn khắc khe của thị trường xuất khẩu.
2. KHÓ KHĂN
Nhân tố khách quan:
- Từ khi được thành lập Công ty luôn chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các công ty cùng ngành với những lợi thế hơn về vốn, bề dày lịch sử, uy tín trên thương trường… Do đó vấn đề tìm kiếm khách hàng cũng như thoả mãn nhu cầu của họ ngày càng khó khăn hơn.
- Phần lớn các máy móc, thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất đều nhập từ nước ngoài nên sẽ rất khó khăn trong việc sửa chữa cũng như mua sắm phụ tùng thay thế.
- Công tác thanh toán của Công ty chủ yếu thông qua ngoại tệ nên khi tỉ giá thay đổi sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của Công ty.
- Vị trí hoạt động nằm cách xa cảng biển trên 150 km2 và phải qua phà tạo nên rất nhiều khó khăn trong khâu vận chuyển: chi phí cao, thời gian giao nhận hàng chậm. . .
- Quá trình xuất khẩu còn phụ thuộc vào hạn ngạch của ngành dệt may. Do đó, Công ty muốn tăng lượng xuất khẩu sẽ rất khó khăn đặc biệt khi hạn ngạch dệt may đi Mỹ hết hạn.
Nhân tố chủ quan:
- Do thiếu vốn hoạt động nên việc mở rộng qui mô sản xuất gặp nhiều khó khăn. Công ty phải huy động từ các khoản vay nên luôn phải chịu áp về lãi vay và trả vốn khi đến hạn.
- Nguyên vật liệu cung ứng chưa thật sự đồng bộ nên việc đáp ứng nhu cầu may mặc chưa thật sự hiệu quả.
- Do quá trình dự toán chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau nên rất khó dự trù chính xác, thời gian sản xuất có thể dài hơn hợp đồng (mặc dù là lý do khách quan) nhưng Công ty vẫn phải chịu thiệt đối với khách hàng khó tính.
- Do đặc thù ngành nghề may gia công nên Công ty rất khó quảng bá sản phẩm cũng như thương hiệu trên thương trường quốc tế. Mặt khác, để tạo mối quan hệ lậu dài đòi hỏi Công ty phải sử dụng chính sách bán trả chậm tạo gánh năng trong việc quản lý công nợ.
- Việc quản lý nguồn lao động thật sự không dễ, Công ty vừa tạo điều kiện để các công nhân có thu nhập cao và ổn định vừa tăng cường tiết kiệm chi phí hợp lý.
II. NGUYÊN NHÂN YẾU KÉM VỀ TÀI CHÍNH
1. Nguyên nhân khách quan
- Do sự biến động quá nhanh của thị trường, các sản phẩm may mặc lần lượt ra đời với nhiều mẫu mã lạ, đòi hỏi quá trình may gia công phải không ngừng nổ lực thích ứng phù hợp tình tình mới. Chính vì thế, với Công ty TNHH May Xuất Khẩu Mỹ An, một công ty mới thành lập thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu thị trường, không tránh khỏi những thiếu xót thường thấy đối với những doanh nghiệp mới thành lập, đó là những yếu kém trong khâu quản lý kinh doanh, các hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Công ty chưa thể tận dụng được những nguồn vốn nhàn rỗi ban đầu để đưa vào hoạt động nhằm thu lợi nhuận nhiều hơn.
- Bề dày kinh nghiệm chưa cao, điều này luôn gây bất lợi cho Công ty khi có những sự cố bất thường. Tất cả các khách hàng đều muốn thu được sản phẩm với giá thấp nhất, do đó trong quá trình hợp tác có thể có những tranh chấp gây tổn hại đến quyền lợi Công ty.
- Các máy móc thiết bị đôi khi vẫn bị sự cố ngoài ý muốn (mặc dù là máy mới) nên các khâu sản xuất cũng như giao nhận có thể bị chậm trễ về thời gian, đối với những khách hàng khó tính Công ty phải bồi thường thiệt hại cho họ.
2. Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ yếu làm suy yếu tình hình tài chính Công ty chủ yếu do các khâu sản xuất và quản lý. Đó là những nhân tố:
- Khả năng quản trị sản xuất chưa cao. Sản xuất còn hao hụt nhiều, chưa tiết kiệm được những nguyên liệu từ khách hàng. Chưa phân công trách nhiệm thoả đáng đối với khâu KCS.
- Việc trả lương theo sản phẩm mặc dù gắn người lao động với công việc góp làm tăng năng suất lao động. Tuy nhiên vẫn có mặt trái là những người lao động chỉ quan tâm đến công việc của mình, chưa đặt lợi ích Công ty lên trên lợi ích cá nhân, đa số công nhân rất ít cho ý kiến để tăng hiệu quả lao động mà chỉ đòi quyền lợi cá nhân.
- Khâu tuyển công nhân may chưa chặt chẻ, chưa có qui định thời gian thử việc cần thiết nên có những thành viên tay nghề kém, gây trở ngại trong việc gia tăng chất lượng sản phẩm.
- Khâu dự báo thời gian hoàn thành còn chưa tốt, chưa thể đáp ứng chính xác ngày hoàn thành sản phẩm.
III. CÁC GIẢI PHÁP
Qua phân tích về các chỉ tiêu ta thấy tình hình hoạt động công ty TNHH may xuất khẩu Mỹ An chưa được tốt. Sau đây là một số biện pháp:
1. Sử dụng nguồn nhân lực
Việc sử dụng lao động gắn liền với quá trình sản xuất, cho nên sử dụng lao động hiệu quả sẽ đẩy mạnh tăng năng suất, tiết kiệm chi phí… từ đó sẽ tăng lợi nhuận góp phần cải thiện tình hình tài chính công ty.
Từ khi thành lập công ty TNHH Mỹ An Co.,ltđ đã không ngừng gia tăng số lượng công nhân, đến nay số lượng công nhân đang làm việc tại công ty đã lên đến 500 người, đây là nguồn nhân lực không nhỏ cần phải tổ chức phân công sao cho hợp lý thì mới có hiệu quả hay nói cách khác cần phải có khả năng quản lý nguồn nhân lực một cách hiệu quả ở cả 4 khâu :
h Lập kế hoạch và tuyển dụng.
h Đào tạo và phát triển.
h Duy trì và quản lý.
h Hệ thống thông tin và dịch vụ về nhân lực.
Không những thế, Doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến việc :
¾ Khảo sát tìm hiểu nhân viên để biết nhu cầu của họ.
¾ Xác định những vấn đề nẩy sinh trong quá trình quản lý nguồn nhân lực.
¾Xây dựng các kế hoạch đào tạo cho các nhóm và các cá nhân để
vừa cung cấp kỹ năng cho các công việc hiện tại vừa tạo cơ sở cho sự
tăng trưởng trong tương lai.
Mặt khác, với tình hình hiện nay công ty có thể thành lập thêm một trưởng phòng nhân sự, để phù hợp với tiến trình sản xuất của công ty. Trưởng phòng nhân sự được thành lập sẽ hỗ trợ rất nhiều cho ban giám đốc trong việc lập kế hoạch nguồn nhân lực để đảm bảo công ty có đủ số lượng những con người có những kỉ năng và khả năng phù hợp nhằm thực hiện các mục tiêu công ty, tạo
điều kiện cho ban giám đốc và các nhà quản lý khác có nhiều thời gian hơn để tập trung vào chế độ chỉ đạo chiến lược và mục tiêu điều hành.
Ngoài ra, trưởng phòng nhân sự có thể đề ra biện pháp quản lý nguồn nhân lực công ty sao cho tất cả nhân viên trong toàn công ty được đối xử công bằng và họ biết công ty mong đợi gì và họ nên làm gì từ công ty. Điều này có thể mang lại tinh thần và đông lực làm việc cao cho nhân viên.
2. Nâng cao khả năng sinh lời của công ty
Nâng cao khả năng sinh lời của công ty cụ thể là nâng cao lợi nhuận, doanh thu và nâng cao khả năng sinh lời trên vốn sản xuất kinh doanh.
- Để nâng cao lợi nhuận thì nhất thiết phải tác động vào hai nhân tố : doanh thu và chi phí. Phải không ngừng tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí một cách hợp lý. Hiện nay doanh thu chưa cao nên việc tiết kiệm chi phí là vấn đề cần đáng quan tâm nhất hiện nay. Tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong giai đoạn đầu đều phát sinh những chi phí không đáng. Công ty phải chú trọng từ khâu cắt - may
- đóng gói…không nên để những trường hợp sản phẩm lỗi gây những chi phí không đáng. Hay nói cách khác, công ty phải nâng cao trình độ quản lý sau lãnh đạo các phòng ban và năng lực làm việc của bản thân mỗi công nhân trong toàn công ty để làm đến mức thấp nhất các chi phí và đẩy mạnh lợi nhuận lên.
- Doanh thu công ty hiện nay không cao nhưng có thể sẽ tăng nhanh vào những kỳ sau, bởi lẽ hiện nay các công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành, công nghệ tiên tiến đã được đưa vào quá trình sản xuất, do đó năng lực cạnh tranh của công ty đã được nâng cao đủ khả năng đáp ứng mọi yêu cầu phúc tạp của khách hàng mới. Như vậy, để tăng doanh thu công ty nên tăng cường giới thiệu về công ty, công ty có thể tạo một trang wed để quản bá thương hiệu. Mặc khác, công ty phải không ngừng tìm nhiều khách hàng mới, sẵn sàng chấp nhận những khoản chi phí cho việc giao tiếp với khách hàng, và có thể áp dụng chính sách hoa hồng cho những ai tìm kiếm được khách hành mới trung thành, đem lại lợi ích thiết thực cho công ty.
- Khả năng sinh lời trên vốn kinh doanh có thể gia tăng bằng cách giảm vốn sản xuất kinh doanh hoặc cố gắng tăng lợi nhuận. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, công ty đã mở rộng quy mô tăng cường sản xuất thì việc giảm vốn sản xuất kinh doanh rõ ràng là không hợp lý, cho nên để tăng cường khả năng sinh lời trên vốn kinh doanh chỉ có biện pháp là tăng lợi nhuận thật nhiều sao cho tốc độ tăng lợi nhuận hơn tốc độ tăng vốn.
3. Xây dựng phương thức thanh toán hiệu quả
Trong quá trình xuất khẩu và nhập khẩu luôn phát sinh những hình thức thanh toán khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu giao thương nhiều mặt của khách hàng. Nếu phương thức thanh toán không phù hợp, bất lợi cho công ty sẽ dẫn đến việc thiếu hụt vốn không đáng có hoặc phải tốn nhiều chi phí hơn so với yêu cầu….vì thế xây dựng phương thức thanh toán hợp lý, hiệu quả là điều rất cần thiết có tác động tích cực đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
¾ Phương thức thanh toán : nên sử dụng phương thức chuyển khoản hoặc
L/C vì dễ theo dõi và an toàn, dễ hoạch toán.
¾ Thời gian thanh toán : công ty nên lập kế hoạch khi bán sản phẩm, chuẩn bị những khoản bị chiếm dụng cho những thời gian phù hợp nhất. Thông thường công ty nên áp dụng chính sách bán trả chậm sẽ tạo mối quan hệ lâu dài, tuy nhiên qua phân tích chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân thì thời gian bán trả chậm quá lâu, do đó công ty nên cân nhắc để có chính sách phù hợp nhất.
¾ Thủ tục, địa điểm thanh toán : Tùy theo yêu cầu khách hàng mà công ty chọn thủ tục và địa điểm sao cho phù hợp.
Ngoài ra, trong quá trình thanh toán sẽ xuất hiện nhiều vấn đề cần giải quyết, đòi hỏi bộ phận kinh doanh của công ty nên chú trọng và có những quy định đúng đắn. Chẳng hạn có thể dùng chính sách huê hồng, khuyến mãi,…trong thanh toán.
4. Phương pháp sử dụng vốn
Thời gian qua công ty đã hoạt động chưa đạt hiệu quả, theo báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003 công ty đã lỗ 370 triệu đồng. Như vậy, nếu sử dụng vốn vay quá nhiều sẽ bị gánh nặng về lãi vay và rủi ro tài chính sẽ rất cao, còn nếu tăng vốn chủ sở hữu thì sẽ giúp công ty tự chủ hơn về mặt tài chính tạo động lực lớn trong việc tăng khả năng chiếm dụng vốn của các đơn vị khác.
Theo báo cáo kế toán cuối năm 2003, thì công ty đã sử dụng nợ rất nhiều, tỉ số nợ là 92,47%, trong đó nợ ngắn hạn chiếm 58,38% trong tổng nợ. Công ty đã sử dụng khoản nợ phải trả quá nhiều trong khi vốn chủ sở hữu lại giảm đáng kể, đến cuối năm 2003 chỉ còn 404.895.000 đồng chiếm tỉ trọng 7,53%, nên về mặt kết cấu đã gây sự mất cân đối.
Như vậy, công ty nên thay đổi cấu trúc nguồn vốn bằng cách bổ sung thêm vốn chủ sở hữu, còn nếu vay thì chỉ tìm kiếm những nguồn vay dài hạn để không chịu áp lực về nợ ngắn hạn.
5. Quản trị tài chính
Quản trị tiền mặt
Do tiền mặt chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong kết cấu tài chính nên ít được quan tâm trong vấn đề cải thiện tình hình tài chính, tuy nhiên tiền mặt thiếu hụt sẽ gây những trở ngãi không nhỏ trong quá trình hoạt động, làm mất tính linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó quản trị tiền mặt, xác định mức tiền mặt hợp lý là điều cần thiết hiện nay. Công ty nên lập lịch trình theo dõi sự luân chuyển của tiền mặt mà có biện pháp điều chỉnh hợp lý; thực hiện các chính sách khuyến khích trả tiền mặt để nhanh chóng đưa tiền vào quá trình kinh doanh.
Quản trị hàng tồn kho
Hàng tồn kho là loại tài sản có tính thanh khoản thấp, chính vì thế mà các doanh nghiệp thường muốn bán được hàng và ghi nhận ở các khoản phải thu hơn là ở tồn kho, hơn nữa lợi nhuận khả dĩ thu được trong việc bán chịu sản phẩm vẫn nặng hơn sự gia tăng rủi ro trong việc thu tiền bán chịu. Vì thế kiểm soát đầu
tư tồn kho là điều không thể thiếu đối với Công ty. Muốn được vậy, Công ty cần phải:
- Xác định tính chất từng loại sản phẩm mà công ty sẽ gia công. Đồng thời
Công ty cũng phải căn cứ vào thời vụ để tiến hành tăng dự trữ tồn kho
- Quản trị chi phí tồn kho. Công ty phải xem xét các chi phí liên quan đến tồn trữ, bảo quản hàng tồn kho; nhưng quan trọng hơn là chi phí cơ hội, đó là chi phí bỏ ra nếu không thực hiện hợp đồng ... để có những biện pháp giảm chi phí hiệu quả.
Quản trị đối với vốn cố định
- Cần lựa chọn đúng đắn trong việc đầu tư thêm tài sản cố định để tránh tình trạng lãng phí. Nếu cần Công ty nên giảm bớt tỉ trọng tài sản cố định không dùng trong hoạt động, thanh toán những tài sản cố định thừa. Có như thế mới phát huy được hiệu suất sử dụng tài sản cố định.
- Nâng cao trình độ, ý thức sử dụng và bảo quản tài sản cho các công nhân. Lập kế hoạch sửa chữa kịp thời.
6. Xây dựng thương hiệu cho Công ty
- Điều cốt yếu trong sản xuất kinh doanh là chất lượng sản phẩm, do đó muốn tạo uy tín trên thương trường, công ty phải không ngừng nâng cao trình độ công nhân, ứng dụng hiệu quả những công nghệ mới vào sản xuất...
- Công ty phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng nhất mới có thể có thể tồn tại trong điều kiện cạnh tranh. Đồng thời phải quan tâm đến yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng để có những giải pháp thích hợp.
IV. NHẬN XÉT- KIẾN NGHỊ
Trước sự lớn mạnh của nền kinh tế thị trường đã tạo ra bước phát triển mới trong đời sống vật chất của con người, nhu cầu về đời sống của người dân cũng được nâng dần theo tiến trình xã hội, nhiều loại hình doanh nghiệp mới lần lượt ra đời... nhưng gắn liền với nền kinh tế phồn vinh luôn là sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, nó luôn đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm, ứng dụng những công nghệ mới vào quá trình hoạt động, thay đổi cách thức quản lý sao cho phù hợp với tình hình mới… Muốn đạt được những điều đó, các doanh nghiệp phải có chủ trương đường lối đúng ngay từ đầu và trên hết phải biết xử lý vốn có sao cho hiệu quả nhất.
Công ty TNHH May Xuất Khẩu Mỹ An được thành lập hoàn toàn phù hợp với tiến trình xã hội, định hướng của Tỉnh. Suốt quá trình hoạt động Công ty đã không ngừng hoàn thiện để phù hợp với tình hình mới. Tuy nhiên trong thời gian qua, hoạt động của Công ty đã gặp không ít khó khăn, trở ngại làm tổn thương không nhỏ đến khả năng tài chính, Công ty đã phải nổ lực tìm kiếm nguồn tài trợ để phù hợp với qui mô hoạt động của minh. Chính vì thế, phân tích và tìm những biện pháp để cải thiện tình hình tài chính là điều không thể thiếu đối với Công ty hiện nay.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động của My An Co.,ltd, bản thân xét thấy Công ty muốn đứng vững trên thương trường xuất khẩu đầy thách thức, muốn phát triển mạnh và một đi lên phù hợp với xu thế của xã hội thì Công ty cần xem xét lại những yếu kém mà Công ty dấp phải và tìm cách khắc phục hiệu quả nhất. Sau đây là một số kiến nghị mà Công ty nên xem xét:
h Công ty nên xem vấn đề sử dụng lao động là yếu tố quyết định trong việc tăng hiệu quả hoạt động của công ty. Nếu sử dụng tốt nguồn lực này sẽ tạo được lợi thế rất lớn về giá thành sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh của Công ty. Công ty nên xem xét các vấn đề sau:
- Công ty nên tạo hộp thư góp ý, để những người lao động có thể phản ánh những điều mình chưa hài lòng, nhờ đó Công ty sẽ biết cách xử lý cho phù hợp.
- Quản lý chặt hơn trong các khâu sản xuất để tránh những hư hỏng đáng tiết, gây lãng phí. Công ty nên phân công trách nhiệm cụ thể cho từng tổ sản xuất, qui định trách nhiệm cụ thể cho tổ trưởng nếu sản phẩm hư hỏng, và sẳn sàng khen thưởng nếu như họ làm tốt so với yêu cầu.
- Thực hiện những chương trình khuyến khích người lao động như:
thưởng cho chuyên cần, thưởng cho sáng kiến, sáng tạo trong sản xuất…
- Xem xét sắp xếp lại lao động trong Công ty sao cho phù hợp với trình độ và năng lực chuyên môn của từng người. Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên nghiệp cho cán bộ quản lý, tăng nhanh hơn nữa chính sách đào tạo nhân viên có trình độ khoa học kỹ thuật giỏi có khả năng tốt trong tiếp cận làm chủ các thiết bị mới cũng như vận dụng tốt những qui luật kinh tế trong cơ chế thị trường đã có sự cạnh tranh.
h Do thời gian qua công ty đã yếu kém trong khâu tài chính, do đó thực hiện tiết kiệm chi phí trong sản xuất, quản lý hiệu chi phí, tránh lãng phí là đều quan tâm thường xuyên.
h Cố gắng tăng cường thêm vốn chủ sở hữu bằng cách huy động thêm từ cách thành viên cũ. Nếu làm được điều này sẽ thì tính tự chủ của công ty sẽ tăng đáng kể, làm giảm áp lực về lãi vay của Công ty.
h Mở rộng sản xuất về các địa phương trong Tỉnh để tận dụng nguồn lao động đang dư thừa với giá rẻ, chi phí mặt bằng lại thấp. Ngoài ra nếu có thể, với các nguồn lực sẳn có Công ty nên thực hiện thêm ngành sản xuất và kinh doanh hàng may mặc để phát huy tối đa lợi thế của Công ty.
h Tăng cường quảng cáo về chất lượng của Công ty, tạo dựng một Wed riêng để giới thiệu về Công ty để thu hút khách hàng cũng như có thể tìm nhân viên phù hợp.
h Tăng cường hiện đại hoá trong khâu thiết kế sản phẩm, thực hiện giải pháp optitex – ứng dụng tin học cho ngành may để giúp cho chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí.
h Định kỳ Công ty nên tiến hành phân tích tình hình tài chính để biết những mặt mạnh cũng như mặt yếu để có những giải pháp xử lý phù hợp.
KẾT LUẬN
-----------
Công ty TNHH May Xuất Khẩu Mỹ An được thành lập hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của Tỉnh An Giang, từ khi chính thức đi vào hoạt động Công ty luôn được sự quan tâm của các cấp chính quyền Tỉnh An Giang. Tuy quá trình hoạt động thời gian qua chưa đạt hiệu quả, tình hình tài chính còn yếu, nhưng với những chuyển biến tích cực của ngành may Việt Nam sẽ tạo cơ hội cho Công ty khắc phục những yếu kém, thực hiện bước đột phá về lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Hiện nay qui mô Công ty đã được mở rộng, trình độ quản lý đã được cải thiện đáng kể, công nghệ đã được đổi mới sẳn sàng cho ra đời những sản phẩm chất lương hàng đầu, hứa hẹn một năm 2004 này sẽ có những thay đổi lớn. Đặc biệt với kế hoạch tìm kiếm khách hàng ở thị trường Châu Âu, My An Co.,ltd đã nổ lực hết khả năng trong nghiên cứu thị trường mới, xem chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, phục vụ tốt mọi nhu cầu khách hàng... đó là những định hướng hoàn toàn phù hợp với hình mới hiện nay, nếu được thực hiện hiệu quả chắc chắn Công ty sẽ hoạt động tốt hơn trước rất nhiều.
Do đó để nắm bắt các cơ hội kinh doanh, hoà nhập vào thị trường quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường Công ty TNHH May Xuất Khẩu Mỹ An phải không ngừng khắc phục những yếu kém về tài chính cũng như năng lực sản xuất, nâng cao trình độ, tăng cường tiếp thu thông tin, đảm bảo ổn định các nguồn hàng, sử dụng hiệu quả lao động… tạo tiền đề cho Công ty vượt qua những chặn đường đầy thách thức khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn.
Phụ lục
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2003
ĐVT: đồng
CHỈ TIÊU
MÃ SỐ
KỲ TRƯỚC
KỲ NÀY
1. DOANH THU THUẦN
11
1,786,022,169
5,836,242,367
2. GIÁ VỐN HÀNG BÁN
12
1,795,367,340
3,973,509,489
3. CHI PHÍ QUẢN LÝ KINH DOANH
13
316,350,183
1,141,162,199
4. CHI PHÍ TÀI CHÍNH
14
60,988,475
96,124,456
5. LỢI NHUẬN THUẦN TỪ HĐKD
20
(386,683,829)
625,446,223
6. LÃI KHÁC
21
425,842
608,439
7. LỖ KHÁC
22
5,631,000
2,703,750
8. TỔNG LỢI NHUẬN KẾ TOÁN
30
(391,888,987)
623,350,912
9. CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH
40
10. TỔNG LỢI NHUẬN CHỊU THUẾ TNDN
50
(391,888,987)
623,350,912
11. THUẾ TNDN PHẢI NỘP
60
12. LỢI NHUẬN SAU THUẾ
70
(391,888,987)
623,350,912
Phụ lục 1:
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
6 THÁNG CUỐI NĂM 2003
ĐVT: đồng
CHỈ TIÊU
MÃ SỐ
KỲ TRƯỚC
KỲ NÀY
1. DOANH THU THUẦN
11
5,836,242,367
3,530,085,653
2. GIÁ VỐN HÀNG BÁN
12
3,973,509,489
3,724,541,382
3. CHI PHÍ QUẢN LÝ KINH DOANH
13
1,141,162,199
652,141,569
4. CHI PHÍ TÀI CHÍNH
14
96,124,456
109,689,457
5. LỢI NHUẬN THUẦN TỪ HĐKD
20
625,446,223
(956,286,755)
6. LÃI KHÁC
21
608,439
16,391,743
7. LỖ KHÁC
22
2,703,750
55,426,926
8. TỔNG LỢI NHUẬN KẾ TOÁN
30
623,350,912
(995,321,938)
9. CÁC KHOẢN ĐIỀU CHỈNH
40
10. TỔNG LỢI NHUẬN CHỊU THUẾ TNDN
50
623,350,912
(995,321,938)
11. THUẾ TNDN PHẢI NỘP
60
12. LỢI NHUẬN SAU THUẾ
70
623,350,912
(995,321,938)
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
THÁNG 6 NĂM 2003
ĐVT: đồng
CHỈ TIÊU
MÃ SỐ
SỐ ĐẦU KỲ
SỐ CUỐI KỲ
PHẦN TÀI SẢN
I. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
100
840.598.211
1.473.908.915
1. Tiền mặt tạI quỹ
110
108.666.253
1.767.638
2. Tiền gửi ngân hàng
111
9.875.917
3.641.049
3. Đầu tư tài chính ngắn hạn
112
4. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn
113
5. Phải thu của khách hàng
114
218.604.259
931.313.253
6. Các khoản phải thu khác
115
3.000.000
5.802.659
7. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
116
8. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
117
128.229.625
214.470.597
9. Hàng tồn kho
118
72.560.866
55.370.176
10. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
119
11. Tài sản lưu động khác
120
397.461.291
261.543.543
II. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN
200
2.450.714.660
3.301.712.231
1. Tài sản cố định hữu hình
210
1.827.085.756
2.117.824.118
- Nguyên giá
211
1.997.358.148
2.585.325.153
- Giá trị hao mòn luỹ kế
212
-170.272.392
-467.501.035
2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
213
3. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn
214
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
215
559.718.467
1.110.057.545
5. Chi phí trả trước dài hạn
216
63.910.437
73.830.568
TỔNG TÀI SẢN
250
3.291.312.871
4.775.621.146
(tiếp theo phụ lục 3)
PHẦN NGUỒN VỐN
I. NỢ PHẢI TRẢ
300
3.003.201.858
3.375.403.841
1. Nợ ngắn hạn
310
1.753.201.858
2.261.403.841
- Vay ngắn hạn
311
300.000.000
771.807.425
- Phải trả cho người bán
312
1.003.180.250
1.011.154.109
- Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước
313
- Phải trả cho người lao động
314
199.496.608
314.326.647
- Các khoản phải trả ngắn hạn khác
315
250.525.000
164.115.660
2. Nợ dài hạn
316
1.250.000.000
1.114.000.000
- Vay dài hạn
317
1.250.000.000
1.114.000.000
- Nợ dài hạn
318
II. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ
400
288.111.013
1.400.217.305
1. Nguồn vốn kinh doanh
410
680.000.000
1.168.755.380
- Vốn góp
411
- Thặng dư vốn
412
680.000.000
1.168.755.380
- Vốn khác
413
2. Lợi nhuận tích luỹ
414
3. Cổ phiếu mua lại
415
4. Chênh lệch tỷ giá
416
5. Các quỹ của doanh nghiệp
417
Trong đó:
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
418
6. Lợi nhuận chưa phân phối
419
-391.888.987
231.461.925
TỔNG NGUỒN VỐN
430
329.312.871
4.775.621.146
Phụ lục 4:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
THÁNG 12 NĂM 2003
ĐVT: đồng
CHỈ TIÊU
MÃ SỐ
SỐ ĐẦU KỲ
SỐ CUỐI KỲ
PHẦN TÀI SẢN
I. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG VÀ ĐẦU TƯ NGẮN HẠN
100
1.473.908.915
1.728.478.682
1. Tiền mặt tạI quỹ
110
1.767.638
2.810.132
2. Tiền gửi ngân hàng
111
3.641.049
651.946
3. Đầu tư tài chính ngắn hạn
112
4. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn
113
5. Phải thu của khách hàng
114
931.313.253
859.307.858
6. Các khoản phải thu khác
115
5.802.659
399.359.459
7. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi
116
8. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
117
214.470.597
300.930.833
9. Hàng tồn kho
118
55.370.176
35.956.271
10. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
119
11. Tài sản lưu động khác
120
261.543.543
129.462.183
II. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ ĐẦU TƯ DÀI HẠN
200
3.301.712.231
3.648.002.133
1. Tài sản cố định hữu hình
210
2.117.824.118
3.530.627.482
- Nguyên giá
211
2.585.325.153
4.374.556.340
- Giá trị hao mòn luỹ kế
212
-467.501.035
-843.928.858
2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
213
3. Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư dài hạn
214
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
215
1.110.057.545
66.482.102
5. Chi phí trả trước dài hạn
216
73.830.568
50.892.549
TỔNG TÀI SẢN
250
4.775.621.146
5.376.480.815
(tiếp theo phụ lục 4)
PHẦN NGUỒN VỐN
I. NỢ PHẢI TRẢ
300
3.375.403.841
4.971.585.448
1. Nợ ngắn hạn
310
2.261.403.841
2.593.585.448
- Vay ngắn hạn
311
771.807.425
907.827.480
- Phải trả cho người bán
312
1.011.154.109
516.970.043
- Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước
313
- Phải trả cho người lao động
314
314.326.647
297.084.000
- Các khoản phải trả ngắn hạn khác
315
164.115.660
871.703.925
2. Nợ dài hạn
316
1.114.000.000
2.378.000.000
- Vay dài hạn
317
1.114.000.000
2.378.000.000
- Nợ dài hạn
318
II. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ
400
1.400.217.305
404.895.367
1. Nguồn vốn kinh doanh
410
1.168.755.380
1.168.755.380
- Vốn góp
411
- Thặng dư vốn
412
1.168.755.380
1.168.755.380
- Vốn khác
413
2. Lợi nhuận tích luỹ
414
3. Cổ phiếu mua lại
415
4. Chênh lệch tỷ giá
416
5. Các quỹ của doanh nghiệp
417
Trong đó:
Quỹ khen thưởng, phúc lợi
418
6. Lợi nhuận chưa phân phối
419
231.461.925
-763.860.013
TỔNG NGUỒN VỐN
430
4.775.621.146
5.376.480.815
Tài liệu tham khảo
- DỰ ÁN THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH MAY XUẤT KHẨU MỸ AN
- CÁC BÁO BÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MAY XUẤT KHẨU MỸ AN
- JOSETTE PEYRARD, PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. NXB THỐNG KÊ, NXB 1999
- Tập thể tác giả với sự hướng dẫn của bà NGÔ THỊ CÚC, PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. NXB THANH NIÊN, NXB 2000
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH, TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. NXB TÀI CHÍNH, NXB 1999
- NGUYỄN HẢI SẢN, QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. NXB THỐNG KÊ, NXB 1999
- TS. NGUYỄN VĂN THUẬN, QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH. NXB THỐNG KÊ, NXB
1999
- PHẠM VIỆT HOÀ & VŨ MẠNH THẮNG, PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH & TÀI TRỢ. NXB THỐNG KÊ, NXB 1997
- NGUYỄN TẤN BÌNH, PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG DOANH. NXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH, NXB 2000
- TS. PHẠM VĂN DƯỢC, KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VÀ PHÂN TÍCH KINH DOANH. NXB THỐNG KÊ, NXB 2002
- CÁC TÀI LIỆU KHÁC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8530.doc