Phân tích tình hình tài chính Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình

Tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình: ... Ebook Phân tích tình hình tài chính Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình

doc85 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Để tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành hoạt động sản xuất. Hoạt động sản xuất là hoạt động tự giác có ý thức của con người nhằm biến các vật thể tự nhiên thành các vật phẩm có ích phục vụ cho mình. Con người khi tiến hành làm bất cứ việc gì cũng luôn mong muốn đạt hiệu quả cao với những chi phí tối thiểu nhưng đem lại lợi ích tối đa cho mình. Một trong những hoạt động quan trọng và được con người tiến hành thường xuyên là hoạt động sản xuất kinh doanh. Để hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành đạt được kết quả như mong muốn thì điều tất yếu là phải thực hiện chức năng quản lý và để có thể thực hiện tốt chức năng quản lý thì không thể thiếu thông tin. Thông tin cung cấp cho quản lý được thu thập từ rất nhiều nguồn khác nhau và bằng nhiều cách khác nhau, trong đó có các thông tin về hoạt động tài chính. Hoạt động tài chính là một bộ phận của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó có mặt trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh từ khâu tạo vốn trong doanh nghiệp đến khâu phân phối tiền lãi thu được từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của hoạt động tài chính là phải huy động đủ vốn đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, đồng thời phải quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả trên cơ sở chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chính sách, chế độ quy định về tài chính tín dụng của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường, tình hình tài chính của doanh nghiệp là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm nhất là những người quan tâm đến hoạt động của doanh nghiệp . Chính vì vậy, phân tích tình hình tài chính là một việc làm vô cùng cần thiết. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm đánh giá được đầy đủ, chính xác tình hình tổ chức, phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn và nguồn vốn của doanh nghiệp, vạch rõ khả năng tiềm tàng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Thông qua việc quản lý, sử dụng các nguồn vốn, đề xuất các biện pháp cần thiết và có hiệu quả để khai thác tới mức cao nhất những khả năng tiềm tàng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh. Tài liệu dùng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp chủ yếu dựa vào các số liệu trên báo cáo tài chính được lập theo định kỳ trong đó bảng cân đối kế toán được sử dụng nhiều nhất trong việc phân tích vì nó phản ánh khá đâỳ đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Kết quả của việc phân tích tình hình tài chính cho ta biết thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm phân tích. Vì vậy em chọn đề tài tốt nghiệp là: “Phân tích tình hình tài chính Công tư vấn giám sát và xây dựng công trình”. Ngoài mở đầu và kết luận đồ án gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về phân tích tài chính trong doanh nghiệp . Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình. Chương 3 : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính của công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I. Khái niệm và vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp 1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp : Phân tích tài chính là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó, khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính, quyết định quản lý phù hợp. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh giá rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện của nó là khả năng thanh toán, đánh giá khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Nói cách khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính - một trong các hướng dự đoán doanh nghiệp. Phân tích tài chính có thể được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau : với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị các quyết định nội bộ), với mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trí của nhà phân tích( trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp ) 2. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hay cụ thể hoá là việc phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính rất hữu ích đối việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những người bên ngoài doanh nghiệp. Do đó, phân tích báo cáo tài chính là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho vay tín dụng, các cơ quan chính phủ, người lao động... Mỗi nhóm người này có những nhu cầu thông tin khác nhau. Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như : chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng... kể cả các cơ quan Nhà nước và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau. 2.1. Đối với người quản lý doanh nghiệp : Đối với người quản lý doanh nghiệp mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác, nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động. Nhà quản lý tài chính phải chịu trách nhiệm điều hành hoạt động tài chính và dựa trên cơ sở các nghiệp vụ tài chính thường ngày để đưa ra các quyết định vì lợi ích của cổ đông của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể hoạt động tốt và mang lại sự giàu có cho chủ sở hữu khi các quyết định của nhà quản lý được đưa ra là đúng đắn. Muốn vậy, họ phải thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp, các nhà phân tích tài chính trong doanh nghiệp là những người có nhiều lợi thế để thực hiện phân tích tài chính một cách tốt nhất. Trên cơ sở phân tích tài chính mà nội dung chủ yếu là phân tích khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, năng lực hoạt động cũng như khả năng sinh lãi, nhà quản lý tài chính có thể dự đoán về kết quả hoạt động nói chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Từ đó, họ có thể định hướng cho giám đốc tài chính cũng như hội đồng quản trị trong các quyết định đầu tư, tài trợ, phân chia lợi tức cổ phần và lập kế hoạch dự báo tài chính. Cuối cùng phân tích tài chính còn là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý. 2.2. Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm hàng đầu của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi và sự rủi ro. Vì vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của các doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp Cổ phần, các cổ đông là người đã bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp và họ có thể phải gánh chịu rủi ro. Những rủi ro này liên quan tới việc giảm giá cổ phiếu trên thị trường, dẫn đến nguy cơ phá sản của doanh nghiệp. Chính vì vậy, quyết định của họ đưa ra luôn có sự cân nhắc giữa mức độ rủi ro và doanh lợi đạt được. Trên cơ sở phân tích các thông tin về tình hình hoạt động, về kết quả kinh doanh hàng năm, các nhà đầu tư sẽ đánh giá được khả năng sinh lợi và triển vọng phát triển của doanh nghiệp; từ đó đưa ra những quyết định phù hợp. Các nhà đầu tư sẽ chỉ chấp thuận đầu tư vào một dự án nếu ít nhất có một điều kiện là giá trị hiện tại ròng của nó dương. Khi đó lượng tiền của dự án tạo ra sẽ lớn hơn lượng tiền cần thiết để trả nợ và cung cấp một mức lãi suất yêu cầu cho nhà đầu tư. Số tiền vượt quá đó mang lại sự giàu có cho những người sở hữu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chính sách phân phối cổ tức và cơ cấu nguồn tài trợ của doanh nghiệp cũng là vấn đề được các nhà đầu tư hết sức coi trọng vì nó trực tiếp tác động đến thu nhập của họ. Ta biết rằng thu nhập của cổ đông bao gồm phần cổ tức được chia hàng năm và phần giá trị tăng thêm của cổ phiếu trên thị trường. Một nguồn tài trợ với tỷ trọng nợ và vốn chủ sở hữu hợp lý sẽ tạo đòn bẩy tài chính tích cực vừa giúp doanh nghiệp tăng vốn đầu tư vừa làm tăng giá cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Hơn nữa các cổ đông chỉ chấp nhận đầu tư mở rộng quy mô doanh nghiệp khi quyền lợi của họ ít nhất không bị ảnh hưởng. Bởi vậy, các yếu tố như tổng số lợi nhuận ròng trong kỳ có thể dùng để trả lợi tức cổ phần, mức chia lãi trên một cổ phiếu năm trước, sự xếp hạng cổ phiếu trên thị trường và tính ổn định của thị giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng như hiệu quả của việc tái đầu tư luôn được các nhà đầu tư xem xét trước tiên khi thực hiện phân tích tài chính. 2.3. Đối với các chủ nợ của doanh nghiệp Nếu phân tích tài chính được các nhà đầu tư và quản lý doanh nghiệp thực hiện nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng trưởng của doanh nghiệp thì phân tích tài chính lại được các ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng thương mại cho doanh nghiệp sử dụng nhằm đảm bảo khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ chú ý đặc biệt đến số lượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số vốn của chủ sở hữu, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp bị rủi ro. Như vậy, kỹ thuật phân tích có thể thay đổi theo bản chất và theo thời hạn của các khoản nợ, nhưng cho dù đó là cho vay dài hạn hay ngắn hạn thì người cho vay đều quan tâm đến cơ cấu tài chính biểu hiện mức độ mạo hiểm của doanh nghiệp đi vay. Đối với các nhà cung ứng vật tư hàng hoá, dịch vụ cho doanh nghiệp, họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng hay không, họ cần phải biết được khả năng thanh toán của doanh nghiệp hiện tại và trong thời gian sắp tới. 2.4. Đối với người lao động trong doanh nghiệp Bên cạnh các nhà đầu tư, nhà quản lý và các chủ nợ của doanh nghiệp, người được hưởng lương trong doanh nghiệp cũng rất quan tâm tới các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Điều này cũng dễ hiểu bởi kết quả hoạt động của doanh nghiệp có tác động trực tiếp tới tiền lương, khoản thu nhập chính của người lao động. Ngoài ra trong một số doanh nghiệp, người lao động được tham gia góp vốn mua một lượng cổ phần nhất định. Như vậy, họ cũng là những người chủ doanh nghiệp nên có quyền lợi và trách nhiệm gắn với doanh nghiệp. 2.5. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước Dựa vào các báo cáo tài chính doanh nghiệp, các cơ quan quản lý của Nhà nước thực hiện phân tích tài chính để đánh giá, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp có tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ và luật pháp quy định không, tình hình hạch toán chi phí, giá thành, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và khách hàng... Tóm lại, phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng thông qua một hệ thống các phương pháp, công cụ và kỹ thuật phân tích, giúp người sử dụng thông tin từ các góc độ khác nhau, vừa đánh giá toàn diện, tổng hợp khái quát, lại vừa xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính doanh nghiệp, tìm ra những điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để nhận biết, phán đoán, dự báo và đưa ra quyết định tài chính, quyết định tài trợ và đầu tư phù hợp. 3. Nhiệm vụ của phân tích tài chính. Với ý nghĩa quan trọng như vậy, nhiệm vụ của việc phân tích tình hình tài chính là việc cung cấp những thông tin chính xác về moị mặt tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: - Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các mặt đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối vốn, tình hình nguồn vốn - Đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình kinh doanh và kết quả tài chính của hoạt động kinh doanh, tình hình thanh toán. - Tính toán và xác định mức độ có thể lượng hoá của các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp có hiệu quả để khắc phục những yếu kém và khai thác triệt để những năng lực tiềm tàng của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. II. Phân tích tài chính doanh nghiệp Nội dung chủ yếu của phân tích tình hình tài chính bao gồm: Đánh giá khái quát tình hình tài chính Phân tích tình hình và khả năng thanh toán Phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp Để tiến hành phân tích tình hình tài chính, người phân tích phải sử dụng rất nhiều tài liệu khác nhau, trong đó chủ yếu là các báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính rất hữu ích đối với việc quản trị doanh nghiệp và là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những người ngoài doanh nghiệp. Cơ sở số liệu trong việc phân tích tài chính doanh nghiệp Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp Thu nhập thông tin số liệu: Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu nhập, sử dụng mọi nguồn thông tin. Từ thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị. Những thông tin đó đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra được những nhận xét kết luân chính xác. Xử lí thông tin: Thông tin nhu nhập về, phải được chọn lọc, kiểm tra tính chính xác và độ tin cậy của thông tin đó. Quy đổi các thông tin đó về cùng thời điểm, dưới dạng tỉ số hay phần trăm. Tiến hành so sánh và phân tích So sánh các tỷ số đó với nhau, có thể năm này với năm khác, hoặc thời điểm này với thời điểm kia, so sánh với tỷ số trung bình của ngành đó. Phân tích các tỉ số đó xem như thế đã được chưa, có hợp lí không? Đánh giá và rút ra kết luận Nhìn vào các tỷ số đã phân tích và so sánh đó, để rút ra những mặt còn hạn chế, cần khắc phục, những điểm mạnh cần phát huy. Trình tự phân tích tình hình tài chính Trình tự tiến hành phân tích tài chính tuân theo các nghiệp vụ phân tích thích ứng với từng giai đoạn dự đoán tài chính theo sơ đồ sau : Giai đoạn dự đoán Nghiệp vụ phân tích Chuẩn bị và xử lý các nguồn thông tin - Thông tin kế toán nội bộ - Thông tin khác từ bên ngoài áp dụng các công cụ phân tích - Xử lý thông tin kế toán - Tính toán các chỉ số - Tập hợp các bảng biểu Xác định các biểu hiện đặc trưng Giải thích và đánh giá các chỉ số, bảng biểu - Biểu hiện hoặc hội chứng khó khăn - Điểm mạnh và điểm yếu - Cân bằng tài chính - Năng lực hoạt động tài chính - Cơ cấu vốn và chi phí vốn - Cơ cấu đầu tư và doanh lợi Phân tích thuyết minh - Nguyên nhân khó khăn - Phương tiện thành công và điều kiện bất lợi Tổng hợp quan sát Tiên lượng và chỉ dẫn Xác định : - Hướng phát triển - Giải pháp tài chính hoặc GP khác Tuy nhiên, trình tự phân tích và một số tiểu tiết cũng có thể thay đổi hoặc bỏ qua một số bước tuỳ thuộc vào từng điều kiện của từng doanh nghiệp Tài liệu phân tích tài chính doanh nghiệp a. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đấy là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, dưới hình thái tiền tệ theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Xét về bản chất, bảng cân đối kế toán là một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với vốn chủ sở hữu và công nợ phải trả( nguồn vốn). Để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, tài liệu chủ yếu là bản cân đối kế toán.Thông qua nó cho phép ta nghiên cứu, đánh giá một cách tổng quát tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh, trình độ sử dụng vốn và những triển vọng kinh tế, tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán có hai hình thức trình bày: - Hình thức cân đối hai bên: Bên trái là phần tài sản, bên phải là phần nguồn vốn. - Hình thức cân đối hai phần liên tiếp: phần trên là phần tài sản, phần dưới là phần nguồn vốn. Mỗi phần đều có số tổng cộng và số tổng cộng của hai phần luôn luôn bằng nhau. Tài sản = Nguồn vốn Hay Tài sản = Vốn chủ sở hữu+ Nợ phải trả Phần tài sản: Bao gồm có tài sản lưu động và tài sản cố định. Về mặt pháp lý, phần tài sản thể hiện số tiềm lực mà doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng lâu dài gắn với mục đích thu được các khoản lợi ích trong tương lai. Về mặt kinh tế, các chỉ tiêu của phần tài sản cho phép đánh giá tổng quát về quy mô vốn, cơ cấu vốn, quan hệ giữa năng lực sản xuất và trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp. Phần nguồn vốn: Bao gồm công nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, phản ánh các nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Về mặt pháp lý, phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý về mặt vật chất của doanh nghiệp đối với các đối tượng cấp vốn( Nhà nước, ngân hàng, cổ đông, các bên liên doanh...). Hay nói cách khác thì các chỉ tiêu bên phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp về tổng số vốn đã đăng ký kinh doanh, về số tài sản hình thành và trách nhiệm phải thanh toán các khoản nợ( với người lao động, với nhà cung cấp, với Nhà nước...). Về mặt kinh tế, phần nguồn vốn thể hiện các nguồn hình thành tài sản hiện có, căn cứ vào đó có thể biết tỷ lệ, kết cấu của từng loại nguồn vốn đồng thời phần nguồn vốn cũng phản ánh được thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tác dụng của phân tích bảng cân đối kế toán: + Cho biết một cách khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu về tổng tài sản và tổng nguồn vốn. + Thấy được sự biến động của các loại tài sản trong doanh nghiệp : tài sản lưu động, tài sản cố định. + Khả năng thanh toán của doanh nghiệp qua các khoản phải thu và các khoản phải trả. + Cho biết cơ cấu vốn và phân bổ nguồn vốn trong doanh nghiệp. b. Báo cáo kết quả kinh doanh Một loại thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tài chính là thông tin phản ánh trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh. Khác với bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho biết sự dịch chuyển của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nó cho phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiẹp trong tương lai. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh đồng thời cũng giúp cho nhà phân tích so sánh doanh thu và số tiền thực nhập quỹ khi bán hàng hoá, dịch vụ với tổng chi phí phát sinh và số tiền thực xuất quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, có thể xác định được kết quả sản xuất kinh doanh : lãi hay lỗ trong năm. Như vậy, báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Biểu mẫu “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh” có 3 phần: + Phần I: Lãi, lỗ. + Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. + Phần III: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, được hoàn lại, được miễn giảm. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được lập trên cơ sở các tài liệu: + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước. + Sổ kế toán trong kỳ của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. + Sổ kế toán các tài khoản 133 “Thuế GTGT được khấu trừ” và tài khoản 333 “Thuế GTGT phải nộp”. Tác dụng của việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận và tình hình thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của doanh nghiệp. Do đó, phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng cho ta đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, biết được trong kỳ doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay bị lỗ, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và vốn là bao nhiêu. Từ đó tính được tốc độ tăng trưởng của kỳ này so với kỳ trước và dự đoán tốc độ tăng trong tương lai. Như vậy, việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ giúp ta có những nhận định sâu sắc và đầy đủ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp. c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính bắt buộc mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải lập để cung cấp cho người sử dụng thông tin của doanh nghiệp. Nếu bảng cân đối kế toán cho biết những nguồn lực của cải (tài sản) và nguồn gốc của những tài sản đó; và báo cáo kết quả kinh doanh cho biết thu nhập và chi phí phát sinh để tính được kết quả lãi, lỗ trong một kỳ kinh doanh, thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập để trả lời các vấn đề liên quan đến luồng tiền vào ra trong doanh nghiệp, tình hình thu chi ngắn hạn của doanh nghiệp. Những luồng vào ra của tiền và các khoản coi như tiền được tổng hợp thành ba nhóm : lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính và lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động bất thường. 2. Các phương pháp phân tích tài chính Để nắm được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp, cần thiết phải đi sâu xem xét các mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo tài chính với nhau. Việc phân tích báo cáo tài chính thường được tiến hành bằng hai phương pháp: phương pháp phân tích ngang và phương pháp phân tích dọc báo cáo tài chính. Phân tích ngang báo cáo tài chính là việc so sánh đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của từng báo cáo tài chính, còn phân tích dọc là việc sử dụng các quan hệ tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo cáo tài chính với nhau để rút ra kết luận. Cụ thể, trong thực tế người ta thường sử dụng các phương pháp sau: 2.1. Phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất và là phương pháp chủ yếu trong phân tích tài chính để đánh kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến đổi của chỉ tiêu phân tích. Có nhiều phương thức so sánh và sử dụng phương thức nào là tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của việc phân tích. + So sánh chỉ tiêu thực tế với các chỉ tiêu kế hoạch, dự kiến hoặc định mức. Đây là phương thức quan trọng nhất để đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, định mức và kiểm tra tính có căn cứ của nhiệm vụ kế hoạch được đề ra. + So sánh chỉ tiêu thực hiện giữa các kỳ trong năm và giữa các năm cho thấy sự biến đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu tương ứng của doanh nghiệp cùng loại hoặc của doanh nghiệp cạnh tranh. + So sánh các thông số kinh tế- kỹ thuật của các phương án sản xuất kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp. Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu: + Khi so sánh các chỉ tiêu số lượng phải thống nhất về mặt chất lượng. + Khi so sánh các chỉ tiêu chất lượng phải thống nhất về mặt số lượng. + Khi so sánh các chỉ tiêu tổng hợp, phức tạp phải thống nhất về nội dung, cơ cấu của các chỉ tiêu. + Khi so sánh các chỉ tiêu hiện vật khác nhau phải tính ra các chỉ tiêu này bằng những đơn vị tính đổi nhất định. + Khi không so sánh được bằng các chỉ tiêu tuyệt đối thì có thể so sánh bằng các chỉ tiêu tương đôí. Bởi vì, trong thực tế phân tích, có một số trường hợp, việc so sánh các chỉ tiêu tuyệt đối không thể thực hiện được hoặc không mang một ý nghĩa kinh tế nào cả, nhưng nếu so sánh bằng các chỉ tiêu tương đối thì hoàn toàn cho phép và phản ánh đầy đủ, đúng đắn hiện tượng nghiên cứu. Trong phân tích so sánh có thể sử dụng số bình quân, số tuyệt đối và số tương đối. Số bình quân phản ánh mặt chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng đó, hay nói cách khác, số bình quân đã san bằng mọi chênh lệch về trị số của các chỉ tiêu...Số bình quân có thể biểu thị dưới dạng số tuyệt đối hoặc dưới dạng số tương đối( tỷ suất). Khi so sánh bằng số bình quân sẽ thấy mức độ đạt được so với bình quân chung của tổng thể, của ngành, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật. Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy rõ khối lượng, quy mô của hiện tượng kinh tế. Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, cách tính toán xác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị đo lường. Sử dụng số tương đối để so sánh có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu của hiện tượng kinh tế, đặc biệt có thể liên kết các chỉ tiêu không giống nhau để phân tích so sánh. Tuy nhiên số tương đối không phản ánh được thực chất bên trong cũng như quy mô của hiện kinh tế. Vì vậy, trong nhiều trường hợp khi so sánh cần kết hợp đồng thời cả số tuyệt đối và số tương đối. 2.2. Phương pháp tỷ lệ. Phương pháp tỷ lệ là phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính doanh doanh nghiệp. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với điều kiện áp dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện bởi vì: Nguồn thông tin kế toán và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở hình thành những tham chiến tin cậy cho việc đánh giá một tỷ lệ của một doanh nghiệp trong một nhóm doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ. Phương pháp này giúp cho các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích hàng loạt các số liệu một cách có hệ thống theo thời gian lien tục hay theo từng giai đoạn. Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của các đại lượng tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị của tỷ lệ tham chiếu như các tỷ số trước đây của doanh nghiệp. Một tỷ lệ chuẩn cà các tỷ số của các doanh nghiệp khác có thể so sánh. Theo phương pháp này thông thường các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ về: Khả năng thanh toán, năng lực hoạt động, khả năng cân đối vốn, khả năng sinh lãi. 2.3 Phương pháp phân tích tài chính Dupont: Dupont là tên một nhà quản trị tài chính người Pháp, tham gia kinh doanh ở Mỹ. Ông đã thành công trong việc phân tích tài chính doanh nghiệp từ chỉ số doanh lợi vốn đầu tư của doanh nghiệp. Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận ròng X Doanh thu Tồng vốn Doanh thu Tổng vốn Dupont đã khái quát hóa và trình bày chỉ số ROI một các rõ rang, nó giúp cho các nhà quản trị tài chính có một bức tranh tổng hợp để có thể đưa ra các quyết định tài chính hữu hiệu. Phương pháp phân tích tài chính Dupont cho ta thấy mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ lệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu. Nó xem xét mối quan hệ tương tác giữa hệ số sinh lời, doanh thu với hiệu suất sử dụng tài chính, tỷ lệ sinh lãi vốn chủ sở hữu doanh nghiệp. Phương pháp này thiết lập ra các hàm số giữa các tỷ lệ tài chính để xem xét ảnh hưởng của các yếu tố khác đến một chỉ tiêu tổng hợp như thế nào. Đó là mối quan hệ hàm số giữa doanh lợi vốn, vòng quay toàn bộ vốn và doanh lợi tiêu thụ. Phân tích các hàm số này sẽ thấy được sự tác động giữa các chỉ tiêu tài chính để từ đó đưa rac các giải pháp nhằm tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí hay xác định tỷ lệ nợ hợp lý. Phương pháp này được sử dụng như việc tổng hợp ảnh hưởng các nhân tố nhẳm rút ra nhận xét và kiến nghị. 3.Nội dung chủ yếu của phân tích tài chính doanh nghiệp Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp có thể được trình bày theo hai cách sau: - Phân tích khái quát và phân tích chi tiết tình hình tài chính - Phân tích các hoạt động tài chính và phân tích các tỷ lệ tài chính. 3.1. Phân tích khái quát và phân tích chi tiết tình hình tài chính a. Phân tích khái quát tình hình tài chính Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, trước tiên phải so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa kì và đầu năm. Qua so sánh, có thể thấy được sự thay đổi quy mô vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, số tổng cộng của tài sản và nguồn vốn tăng giảm là do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó cần đi sâu phân tích các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán. Tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Hai loại tài sản này được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu, nhưng cân đối này chỉ mang tính lí thuyết tức là nguồn vốn chủ sở hữu chủ doanh nghiệp đủ trang trải các loại tài sản cho các hoạt động chủ yếu mà không phải đi vay hoặc chiếm dụng. Thực tế thường xảy ra 1 trong 2 trường hợp sau: - Trường hợp doanh nghiệp thừa nguồn vốn, không sử dụng hết nên sẽ bị chiếm dụng. - Trường hợp doanh nghiệp thiếu vốn để trang trải tài sản nên doanh nghiệp phải đi vay hoặc chiếm dụng vốn từ bên ngoài. Qua phân tích các mối quan hệ cân đối, cho thấy số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng (hoặc đi chiếm dụng) đúng bằng số chênh lệch giữa số tài sản phải thu và nợ phải trả. Bên cạnh đó, trong phân tích tổng quát ta còn tính toán và so sánh các chỉ tiêu tỉ suất tài trợ đẻ thấy được khả năng đảm bảo về mặt tài chính và tính chủ động trong kinh doanh của công ty (phần này được trình bày trong phân tích kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp). Bên cạnh đó, về khả năng thanh toán cũng cần được quan tâm chú ý ( được trình bày ở phần nhu cầu và khả năng thanh toán) b. Phân tích chi tiết tình hình tài chính Trong phân tích chi tiết tình hình tài chính ta đi phân tích tình hình phân bổ vốn, xem xét doanh nghiệp đã phân bổ vốn hợp lí và phát huy hiệu quả chưa? Để phân tích, ta tiến hành xác định tỉ trọng từng khoản vốn ở thời điểm đầu kì và cuối kì và so sánh sự thay đổi về tỉ trọng giữa đầu kì và cuối kì nhằm tìm ra nguyên nhân của sự chênh lệch này. Qua so sánh ta thấy đượ._.c sự thay đổi về số lượng, quy mô và tỉ trọng của từng loại vốn. Để có thể thấy được tình hình thay đổi của tài sản là hợp lí hay không cần đi sâu nghiên cứu sự biến động của tài sản. Việc đầu tư chiều sâu, mua sắm trang thiết bị, đổi mới công nghệ để tạo tiền đề tăng năng suất lao động và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hoặc đầu tư tài chính dài hạn được xem xét thông qua các chỉ tiêu: Tỉ suất đầu tư chung, tỉ suất đầu tư tài sản cố định, tỉ suất đầu tư tài chính dài hạn. Bên cạnh đó việc phân tích kết cấu nguồn vốn; phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán; phân tích hiệu quả và khả năng sinh lợi của vốn; phân tích tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được phân tích một cách cụ thể và được trình bày cụ thể trong Chương 2 của đồ án này. 3.2. Phân tích các hoạt động tài chính và phân tích các tỷ lệ tài chính. 3.2.1. Phân tích các tỷ lệ tài chính Trong phân tích tài chính, các tỷ lệ tài chính chủ yếu thường được phân thành 4 nhóm chính. Đó là : nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về khả năng cân đối vốn, nhóm tỷ lệ về khả năng hoạt động, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lãi Các tỷ lệ tài chính cung cấp cho người phân tích khá đầy đủ các thông tin về từng vấn đề cụ thể liên quan tới tài chính doanh nghiệp. Nhiệm vụ của người phân tích là phải tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhóm tỷ lệ để từ đó đưa ra kết luận khái quát về toàn bộ tình hình tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích nên lưu ý rằng một tỷ lệ tài chính riêng rẽ thì tự nó không nói lên điều gì. Nó cần phải được so sánh với tỷ lệ ở các năm khác nhau của chính doanh nghiệp đó và so sánh với tỷ lệ tương ứng của các doanh nghiệp hoạt động trong cùng ngành. Mỗi nhóm tỷ lệ trên bao gồm nhiều tỷ lệ và trong từng trường hợp các tỷ lệ được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào bản chất, quy mô của hoạt động phân tích. Dưới đây, chúng ta sẽ lần lượt xem xét cả bốn nhóm tỷ lệ thường dùng để phân tích và đánh giá hoạt động tài chính doanh nghiệp. b. Các tỷ lệ về khả năng thanh toán : Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để tài trợ cho các tài sản của mình các doanh nghiệp không chỉ dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu mà còn cần đến nguồn tài trợ khác là vay nợ. Việc vay nợ này được thực hiện với nhiều đối tượng và dưới nhiều hình thức khác nhau. Cho dù là đối tượng nào đi chăng nữa thì để đi đến quyết định có cho doanh nghiệp vay nợ hay không thì họ đều quan tâm đền khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản phải có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Việc phân tích các tỷ lệ về khả năng thanh toán không những giúp cho các chủ nợ giảm được rủi ro trong quan hệ tín dụng và bảo toàn được vốn của mình mà còn giúp cho bản thân doanh nghiệp thấy được khả năng chi trả thực tế để từ đó có biện pháp kịp thời trong việc điều chỉnh các khoản mục tài sản cho hợp lý nhằm nâng cao khả năng thanh toán. Các tỷ lệ về thanh toán bao gồm : Hệ số thanh toán hiện hành Là tỷ lệ được tính bằng cách chia tài sản lưu động cho nợ ngắn hạn. Tài sản lưu động thường bao gồm tiền, các chứng khoán dễ chuyển nhượng, các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho); còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả khác...Cả tài sản lưu động và nợ ngắn hạn đều có thời hạn nhất định - tới một năm. Tỷ lệ khả năng thanh toán chung là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương ứng với thời hạn của các khoản nợ đó. Công thức của khả năng thanh toán chung như sau : Hệ số thanh toán hiện hành(ngắn hạn) = Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Tỷ lệ này có giá trị càng cao thì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại. Nêú khả năng thanh toán chung nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu con số này quá cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động so với nhu cầu. Thông thường thì phần vượt trội đó sẽ không sinh thêm lợi nhuận. Vì thế mà việc đầu tư đó sẽ kém hiệu quả. Vấn đề này đòi hỏi nhà doanh nghiệp phải phân bổ vốn như thế nào cho hợp lý. Hệ số thanh toán nhanh: Một tỷ lệ thanh toán chung cao chưa phản ánh chính xác việc doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh chóng được các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn với chi phí thấp hay không vì nó còn phụ thuộc vào tính thanh khoản của các khoản mục trong tài sản lưu động và kết cấu của các khoản mục này. Vì vậy, chúng ta cần phải xét đến hệ số thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Hệ số thanh toán nhanh được tính bằng cách chia tài sản quay vòng nhanh cho nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm : tiền, chứng khoán ngắn hạn và các khoản phải thu. Hàng tồn kho là tài sản khó chuyển thành tiền hơn trong tổng tài sản lưu động và dễ bị lỗ khi đem bán. Do vậy, tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán dự trữ (tồn kho). Hệ số thanh toán nhanh (thanh toán tức thời) = Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khoản phải thu Nợ ngắn hạn Nói chung tỷ lệ này thường biến động từ 0,5 đến 1. Tuy nhiên, cũng giống như trương hợp của hệ số thanh toán ngắn hạn để kết luận giá trị của hệ số thanh toán tức thời là tốt hay xấu cần xét đến đặc điểm và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. c. Các tỷ lệ về khả năng cân đối vốn Tỷ lệ này được dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của chủ nợ cho doanh nghiệp. Nó còn được coi là tỷ lệ đòn bẩy tài chính và có ý nghĩa quan trọng trong phân tích tài chính. Những doanh nghiệp có tỷ lệ này thấp phải chịu rủi ro lỗ ít hơn khi nền kinh tế suy thoái đồng thời có lợi nhuận kỳ vọng thấp hơn so với doanh nghiệp có tỷ lệ này cao trong nền kinh tế bùng nổ. Trên cơ sở phân tích kết cấu nguồn vốn, doanh nghiệp sẽ nắm được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, mức độ chủ động trong sản xuất kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn. Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản Hệ số nợ = Nợ Tổng tài sản Tỷ lệ này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ đã góp vốn cho doanh nghiệp. Để đánh giá được việc sử dụng nợ cũng như mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp người ta tính mức độ đòn bẩy tài chính (Degree of Financial Leverage - DFL) của doanh nghiệp. Mức độ ảnh hưởng của DFL được xác định như là tỷ lệ thay đổi về doanh lợi vốn chủ sở hữu phát sinh do sự thay đổi về lợi nhuận trước thuế và lãi vay phải trả. DLF = Q (P - V) - F Q (P - V) – F - 1 Trong đó : Q là sản lượng P là giá bán đơn vị sản phẩm V là chi phí biến đổi mỗi đơn vị sản phẩm F là chi phí cố định I là chi phí lãi vay phải trả Từ công thức trên ta thấy khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay không đủ lớn để trang trải lãi vay thì doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ bị giảm sút. Nhưng khi lợi nhuận trước thuế và lãi vay đã đủ lớn để trang trải lãi vay phải trả thì chỉ cần một sự gia tăng nhỏ về sản lượng cũng mang lại một biến động lớn về doanh lợi vốn chủ sở hữu. Khả năng thanh toán lãi vay hay số lần có thể trả lãi Tỷ lệ này được xác định bằng cách chia lợi nhuận trước thuế và lãi vay cho lãi tiền vay. Khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế và lãi Lãi tiền vay Khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo cho khả năng trả lãi hàng năm. Việc không trả được các khoản nợ này có thể làm cho doanh nghiệp bị phá sản. Cùng với tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ này giúp ta thấy được tình trạng thanh toán công nợ của doanh nghiệp tốt hay xấu. Một tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cao cộng với khả năng thanh toán lãi thấp so với mức trung bình của ngành sẽ khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc muốn gia tăng nợ. Khả năng độc lập về tài chính Khả năng độc lập về tài chính = Vốn chủ sở hữu Vốn trung và dài hạn Tỷ lệ này phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và tính chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ này càng lớn thì tài sản của doanh nghiệp càng ít chịu rủi ro. Tuy nhiên, chi phí của vốn cổ phần lớn hơn chi phí vay nợ và việc tăng vốn cổ phần cổ phần có thể dẫn đến bị san sẻ quyền lãnh đạo doanh nghiệp. Tỷ lệ về cơ cấu tài sản Đồng thời với việc xác định cho mình một cơ cấu vốn hợp lý, doanh nghiệp cần phải xem xét việc sử dụng vốn đó như thế nào để đáp ứng yêu cầu kinh doanh và nâng cao hiệu qủa kinh tế của đồng vốn. Việc phân tích tình hình phân bổ vốn hay kết cấu tài sản của doanh nghiệp sẽ cho ta thấy việc sử dụng vốn của doanh nghiệp có hợp lý hay không, có phù hợp với đặc điểm loại hình kinh doanh không và sự thay đổi kết cấu tài sản qua từng thời kỳ có ảnh hưởng gì đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tỷ lệ về cơ cấu tài sản = Tài sản cố định hoặc tài sản lưu động Tổng tài sản Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Giá trị của chỉ tiêu này tuỳ thuộc vào từng ngành kinh doanh cụ thể. d. Các tỷ lệ về khả năng hoạt động Các tỷ lệ về khả năng hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn của doanh nghiệp được đầu tư cho các loại tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm đến việc đo lường hiệu quả sử dụng của tổng nguồn vốn mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu thuần được sử dụng chủ yếu trong các tỷ lệ này nhằm tính tốc độ quay vòng của một số đại lượng rất cần cho quản lý tài chính ngắn hạn. Các tỷ lệ này cho ta những thông tin hữu ích để đánh giá mức độ cân bằng tài chính và khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Vòng quay tiền Tiền là khoản mục có tính lỏng cao nhất trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Việc giữ tiền và các tài sản tương đương tiền đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi thế như chủ động trong kinh doanh... Tuy nhiên, tiền được lưu giữ ở mức không hợp lý có thể gây ra nhiều bất lợi. Vì vậy, cần quan tâm đến tốc độ vòng quay tiền sao cho đem lại khả năng sinh lợi cao nhất cho doanh nghiệp. Vòng quay tiền = Doanh thu thuần Tiền và chứng khoán ngắn hạn dễ bán Vòng quay hàng tồn kho Dự trữ và tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động của doanh nghiệp. Vì vậy, một mặt ta phải giới hạn mức dự trữ này ở mức tối ưu, mặt khác tăng vòng quay của chúng. Dự trữ là một khoản đầu tư cần thiết để đảm bảo tính liên tục của sản xuất và không bỏ lỡ cơ hội trong kinh doanh. Khoản đầu tư này được giải phóng sau khi sản phẩm được tiêu thụ. Vòng quay hàng tồn kho = Doanh thu thuần Hàng tồn kho Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho phản ánh số lần hàng tồn kho được bán ra trong kỳ kế toán và có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu vốn luân chuyển. Con số này càng cao chứng tỏ khả năng bán ra càng lớn. Trên góc độ chu chuyển vốn thì hệ số quay vòng tồn kho lớn sẽ giảm bớt được số vốn đầu tư vào công việc này, hiệu quả sử dụng vốn sẽ cao hơn. Biến động của chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cung cấp cho ta nhiều thông tin. Việc giảm vòng quay vốn hàng tồn kho có thể do chậm bán hàng, quản lý dự trữ kém, trong dự trữ có nhiều sản phẩm lạc hậu. Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân được tính theo công thức sau (đơn vị của công thức này là ngày) : Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu x 360 Doanh thu thuần Trong phân tích tài chính, chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá khả năng thu hồi vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố : - Tính chất của việc doanh nghiệp chấp nhận bán hàng chịu : Một số doanh nghiệp có chính sách mở rộng bán chịu và chấp nhận kéo dài thời hạn thanh toán hơn các đối thủ cạnh tranh để phát triển thị trường. - Tình trạng của nền kinh tế : Khi tình hình thuận lợi các doanh nghiệp có khuynh hướng dễ dàng chấp nhận bán chịu và ngược lại. Nếu chấp nhận tăng thời gian bán chịu cho khách hàng mà không tăng được mức tiêu thụ thì đó là dấu hiệu xấu về tình hình kinh doanh. Doanh nghiệp cần phải thay đổi chính sách tiêu thụ để giữ khách hàng hoặc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nhưng tình trạng đó cũng có thể là do khách hàng gặp khó khăn trong chi trả nhất là ở vào thời kỳ kinh tế suy thoái. Tình huống đó gây khó khăn dây chuyền cho các doanh nghiệp bán chịu. - Chính sách tín dụng và chi phí bán hàng chịu : khi lãi suất tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để tài trợ cho kinh doanh tăng, các doanh nghiệp có xu hướng giảm thời gian bán chịu vì nếu tiếp tục kéo dài thời hạn sẽ rất tốn kém về chi phí tài chính. - Ngoài ra độ lớn của các khoản phải thu còn phụ thuộc vào các khoản trả trước của doanh nghiệp. Vòng quay vốn lưu động Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Tài sản cố định ở đây được xác định là giá trị còn lại tới thời điểm lập báo cáo tức là bằng nguyên giá tài sản cố định trừ đi hao mòn luỹ kế. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần Giá trị còn lại của tài sản cố định Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Tỷ lệ này cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Nó cũng thể hiện số vòng quay trung bình của toàn bộ vốn của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Hệ số này làm rõ khả năng tận dụng vốn triệt để vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng vòng quay vốn kinh doanh này là yếu tố quan trọng làm tăng lợi nhận cho doanh nghiệp đồng thời làm tăng khả năng cạnh tranh, tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần Tổng tài sản e. Các tỷ lệ về khả năng sinh lời Khả năng sinh lời là kết quả tổng hợp chịu tác động của nhiều nhân tố vì thế khác với các tỷ lệ tài chính phân tích ở trên chỉ phán ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp, tỷ lệ về khả năng sinh lời phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý của doanh nghiệp. Mục đích chung của các doanh nghiệp là làm sao để một đồng vốn bỏ ra mang lại hiệu quả cao nhất và khả năng sinh lời nhiều nhất. Để đánh giá khả năng sinh lời người ta dùng các chỉ tiêu sau: Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Chỉ tiêu trên phản ánh số lợi nhuận sau thuế có trong một đồng doanh thu. Chỉ tiêu này có thể tăng giảm giữa các kỳ tuỳ theo sự thay đổi của doanh thu thuần và chi phí. Nếu doanh thu thuần giảm hoặc tăng không đáng kể trong khi đó chi phí tăng lên với tốc độ lớn hơn sẽ dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm và kết quả là doanh lợi tiêu thụ sản phẩm thấp. Khi đó, doanh nghiệp vẫn cần xác định rõ nguyên nhân của tình hình để có giải pháp khắc phục. Doanh lợi vốn chủ sở hữu Được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho vốn chủ sở hữu. Nó phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu cũng là mục tiêu của hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp. Ta xét các nhân tố ảnh hưởng đến doanh lợi vốn chủ sở hữu như sau: Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận sau thuế X Doanh thu thuần x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Doanh thu thuần Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Như vậy, doanh lợi vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của ba nhân tố : -Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm. -Hiệu suất sử dụng tổng tài sản. -Tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Vì vậy, khi xem xét sự biến động của doanh lợi vốn chủ sở hữu ta cần phân tích sự thay đổi của cả ba yếu tố trên để đưa ra những kết luận đúng đắn. Doanh lợi vốn Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư (ROA). Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp được phân tích và phạm vi so sánh mà người ta lựa chọn lợi nhuận trước thuế và lãi hay lợi nhuận sau thuế để so sánh với tổng tài sản. Đối với doanh nghiệp có sử dụng nợ trong kinh doanh, người ta thường sử dụng chỉ tiêu doanh lợi vốn xác định bằng cách chia lợi nhuận trước thuế và lãi cho tổng tài sản. Doanh lợi vốn = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tổng tài sản 3.2.2. Phân tích các hoạt động tài chính a. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Một trong những công cụ hữu hiệu của nhà quản lý tài chính là bảng nguồn vốn và sử dụng vốn (bảng tài trợ). Nó giúp các nhà quản lý xác định rõ các nguồn cung ứng vốn và mục đích sử dụng các nguồn vốn. Trong phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, người ta thường xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của một doanh nghiệp trong một thời kỳ theo số liệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán. Để lập được bảng này, trước hết phải liệt kê sự thay đổi của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán từ đầu kỳ đến cuối kỳ. Mỗi sự thay đổi được phân biệt ở hai cột sử dụng vốn và nguồn vốn theo nguyên tắc : Sử dụng vốn : tăng tài sản hoặc giảm vốn. Nguồn vốn : giảm tài sản hoặc tăng vốn. Việc thiết lập bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn là cơ sở để tiến hành phân tích tình hình tăng giảm nguồn vốn, sử dụng vốn, chỉ ra những trọng điểm đầu tư vốn và những nguồn vốn chủ yếu được hình thành để tài trợ cho những đầu tư đó. Từ đó có giải pháp khai thác các nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. b. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Vốn lưu động thường xuyên Để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có tài sản bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Để hình thành hai nguồn tài sản này phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong khoảng thời gian dưới một năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm nợ ngắn hạn, nợ quá hạn, nợ nhà cung cấp và nợ ngắn hạn phải trả khác. Nguồn vốn dài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh, nó có thời hạn trên một năm và bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu, nguồn vốn vay nợ trung hạn và dài hạn. Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản cố định (TSCĐ), phần dư của nguồn vốn dài hạn được đầu tư để hình thành tài sản lưu động (TSLĐ). Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn và tài sản cố định hay giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên. Mức độ an toàn của tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào độ lớn của vốn lưu động thường xuyên. VLĐ thường xuyên = Nguồn vốn dài hạn - TSCĐ = TSLĐ - Nợ ngắn hạn Có 3 trường hợp có khả năng xảy ra như sau: - Vốn lưu động thường xuyên > 0, nghĩa là nguồn vốn dài hạn lớn hơn tài sản cố định, phần dư thừa đó đầu tư vào tài sản lưu động. Đồng thời, tài sản lưu động lớn hơn nợ ngắn hạn nên khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. - Vốn lưu động thường xuyên = 0, có nghĩa nguồn vốn dài hạn vừa đủ tài trợ cho tài sản cố định và tài sản lưu động đủ để doanh nghiệp trả các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính như vậy là lành mạnh. - Vốn lưu động thường xuyên < 0, nguồn vốn dài hạn không đủ để tài trợ cho tài sản cố định. Doanh nghiệp phải đầu tư một phần nguồn vốn ngắn hạn vào tài sản cố định, tài sản lưu động không đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp mất thăng bằng, doanh nghiệp phải dùng một phần tài sản cố định để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn phải trả. Như vậy, vốn lưu động thường xuyên là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, nó cho biết : - Một là, doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không? - Hai là, tài sản cố định của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không? Từ công thức tính vốn lưu động thường xuyên ta có thể thấy các yếu tố làm thay đổi vốn lưu động thường xuyên là những nghiệp vụ làm thay đổi nguồn vốn dài hạn và tài sản cố định của bảng cân đối kế toán. Các nghiệp vụ làm giảm vốn lưu động thường xuyên : - Tăng tài sản cố định : tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định tài chính. - Giảm nguồn vốn dài hạn : Giảm vốn chủ sở hữu : do chia lợi tức cổ phần, lỗ trong kinh doanh... Hoàn trả tiền vay : bao gồm trả tiền vay trung và dài hạn, hoàn trả trái phiếu đáo hạn... Các nghiệp vụ làm tăng vốn lưu động thường xuyên : - Tăng nguồn vốn dài hạn : Tăng vốn chủ sở hữu : phát hành thêm cổ phiếu thường, giữ lại lợi nhuận không chia... Tăng vay nợ trung, dài hạn; phát hành trái phiếu dài hạn... - Giảm tài sản cố định thông qua nhượng bán. Những thay đổi tài sản lưu động hoặc nợ phải trả ngắn hạn không làm thay đổi vốn lưu động thường xuyên, bởi vì việc tăng của một loại tài sản lưu động sẽ dẫn đến hoặc giảm một loại tài sản lưu động khác, hoặc tăng một dòng nợ ngắn hạn. Chẳng hạn, khi bán sản phẩm tồn kho sẽ làm giảm tồn kho và tăng tương ứng ở mục nợ phải thu (nếu bán chịu), hoặc tăng tiền mặt (nếu bán thu tiền ngay). Ta cũng cần chú ý là chính sách khấu hao có tác động lớn vào vốn lưu động thường xuyên, nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ khấu hao nhanh thì vốn luân chuyển sẽ cao hơn so với áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Vốn lưu động thường xuyên thể hiện mức độ an toàn, đảm bảo cho doanh nghiệp chống lại rủi ro làm mất giá trị tài sản hoặc rủi ro làm giảm tốc độ luân chuyển vốn dự trữ. Vì vậy, mọi biến động của vốn lưu động thường xuyên phải được chú ý theo dõi. Tại các thời điểm khác nhau có ba tình huống xảy ra : - Tăng vốn lưu động thường xuyên. Trong trường hợp này, an toàn của doanh nghiệp tăng vì phần lớn tài sản cố định được nguồn vốn dài hạn tài trợ. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng để đạt được sự an toàn đó, doanh nghiệp phải tăng nợ dài hạn. Nếu khối lượng nợ dài hạn càng lớn sẽ dẫn đến chi phí tài chính càng cao, từ đó làm giảm kết quả kinh doanh. Nếu tăng vốn lưu động thường xuyên bằng việc tăng vốn chủ sở hữu thì tình hình tài chính doanh nghiệp được cải thiện, nhưng doanh nghiệp phải chịu chi phí sử dụng vốn cao hơn nợ vay và có thể phải chia sẻ quyền kiểm soát doanh nghiệp. Do vậy, quyết định tăng vốn lưu động và tăng bằng cách nào đòi hỏi một quyết định đúng. Mặt khác, khi vốn lưu động thường xuyên đã tài trợ đủ cho tài sản cố định còn dư thừa, nếu sử dụng vốn lưu động thường xuyên tài trợ toàn bộ cho tồn kho không phải là quyết định quản trị tốt, vì có thể doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn dài hạn tốn kém cho đầu tư tài sản ngắn hạn mà lẽ ra việc sử dụng này phải do tín dụng ngắn hạn tài trợ. - Giảm vốn lưu động thường xuyên Khi một doanh nghiệp giảm vốn lưu động thường xuyên sẽ làm cho mức độ an toàn tài chính của doanh nghiệp giảm xuống. Tuy vậy, nếu việc giảm vốn này nhằm tài trợ cho các khoản đầu tư sinh lời mới góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp thì cũng cần quan tâm xem xét kỹ. - Giữ ổn định vốn lưu động thường xuyên Tình huống này thể hiện tình trạng giữ ổn định các hoạt động của doanh nghiệp; để điều chỉnh cơ cấu đầu tư do lợi nhuận không tăng hoặc mức tăng trưởng giảm lâu dài, khi cần đánh giá thực trạng của tình huống này cần tiến hành nghiên cứu nguồn có khả năng tạo ra lợi nhuận để xem xét. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Tại một thời điểm nào đó, vốn lưu động thường xuyên chỉ rõ mức độ an toàn mà doanh nghiệp có được nhằm tài trợ cho chu kỳ kinh doanh của nó. Vì thế ta phải nghiên cứu một cách đầy đủ bằng cách so sánh giữa vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Vậy nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là gì? Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động, đó là hàng dự trữ và các khoản phải thu (tài sản lưu động không phải là tiền). Như vậy, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên phụ thuộc vào ba tham số : dự trữ, tồn kho và sản phẩm dở dang; nợ phải thu; nợ ngắn hạn. Nhưng tầm quan trọng của ba tham số này thay đổi theo tính chất của ngành và mức độ hoạt động, điều kiện quản lý và những biến động giá cả. Vì vậy, ta cần phải xem xét sự biến động của nhu cầu vốn lưu động thường xuyên theo tính chất của ngành và mức độ hoạt động, điều kiện quản lý và những biến động giá cả. Nhu cầu VLĐ thường xuyên = Dự trữ và các khoản phải thu - Nợ ngắn hạn - Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và tính chất của ngành mà doanh nghiệp hoạt động : nhìn chung có mối liên hệ chặt chẽ giữa nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và giá trị gia tăng do doanh nghiệp tạo ra. Các doanh nghiệp có giá trị gia tăng thấp và chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn (ngành thương mại) thì nhu cầu vốn lưu động thường xuyên nhỏ thậm chí âm do dự trữ ít và tận dụng được nguồn kinh phí từ bán chịu của nhà cung cấp. Các doanh nghiệp có giá trị gia tăng cao và chu kỳ sản xuất dài thường có nhu cầu vốn lưu động thường xuyên lớn. Đó là các doanh nghiệp chấp nhận bán hàng chịu trong thời gian dài và khối lượng tồn kho lớn (doanh nghiệp công nghiệp chế tạo máy). Tuy nhiên một số doanh nghiệp có thể giảm vốn lưu động thường xuyên bằng cách yêu cầu khách hàng ứng trước cho những hợp đồng mà họ đang thực hiện. - Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và mức độ hoạt động diễn ra theo chu kỳ : nợ phải thu từ khách hàng và nợ phải trả đối với nhà cung cấp gần như tỷ lệ thuận với doanh thu - Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và sự biến động giá cả : trong thời kỳ lạm phát, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên tăng vì việc tăng nợ phải trả không đủ bù đắp mức tăng các khoản tồn kho và nợ phải thu, nhất là trong ngành công nghiệp. Tình trạng đó làm cho các doanh nghiệp phải vay mượn nhiều hơn để tài trợ cho các nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. - Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và quản lý : quản lý tồn kho cũng như quản lý bán chịu cho khách hàng là tiền đề làm tăng hay giảm nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên có thể nhận các giá trị sau : - Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên > 0, tức là tồn kho và các khoản phải thu lớn hơn nợ ngắn hạn. Tại đây các sử dụng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch. Trong trường hợp này doanh nghiệp cần có biện pháp để giải phóng tồn kho và giảm các khoản phải thu từ khách hàng. - Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên = 0, tức là các nguồn vốn từ bên ngoài vừa đủ để tài trợ cho các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. - Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên < 0 có nghĩa là các nguồn vốn từ bên ngoài đã dư thừa để tài trợ cho các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần nhận thêm nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh. Tiền Tiền = Vốn lưu động thường xuyên - Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Nếu tiền < 0 sẽ xảy ra tình trạng mất cân đối trong nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn ( vốn ngắn hạn nhiều, vốn dài hạn ít ) hoặc mất cân đối trong đầu tư dài hạn ( đầu tư dài hạn quá nhiều). c. Phân tích các dòng ngân quỹ của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, tiền của doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng. Ở một thời điểm nhất định, tiền chỉ phản ánh và có ý nghĩa như một hình thái biểu hiện của tài sản lưu động; nhưng trong quá trình kinh doanh, sự vận động của tiền được xem là hình ảnh trung tâm của hoạt động kinh doanh, phản ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp. Trong quản lý ngân quỹ người ta quan tâm đến chu kỳ vận động của tiền mặt. Chu kỳ vận động của tiền mặt là độ dài thời gian từ khi thanh toán tiền mua nguyên vật liệu (NVL) đến khi thu được tiền từ những khoản phải thu do việc bán sản phẩm cuối cùng, nó được tính bằng công thức sau : Chu kỳ vận động của tiền = Thời gian vận động của NVL + Thời gian thu hồi các khoản phải thu + Thời gian chậm trả các khoản phải thu Công thức trên cho thấy chu kỳ tiền mặt cũng là một chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp. Thời gian vận động của nguyên vật liệu = Hàng tồn kho x 360 Doanh thu thuần Thời gian thu hồi các khoản phải thu = Phải thu x 360 Doanh thu thuần Thời gian chậm trả các khoản phải trả = Phải trả x 360 Doanh thu thuần Mục tiêu doanh nghiệp là rút ngắn chu kỳ vận động của tiền. Chu kỳ nay càng dài thì nhu cầu tài trợ từ bên ngoài càng lớn và mỗi nguồn tài trợ đều có chi phí. Để phân tích tài chính đạt được hiệu quả tốt nhất các nhà phân tích tài chính phải biết kết hợp giữa phân tích các tỷ lệ và phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh thì mới đưa ra tổng thể tình hình tài chính. CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN SÔNG ĐÀ Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần tư vấn Sông Đà Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty cổ phần tư vấn Sông Đà tiền thân là Xí nghiệp thiết kế Sông Đà (thành lập năm 1975) sau nhiều lần được đổi tên cho phù hợp với tình hình nhiệm vụ và được đổi tên thành Công ty Tư vấn Xây dựng Sông Đà (2001) trên cơ sở hợp nhất các đơn vị: Công ty thiết kế tự động hóa CODEMA, Trung tâm thí nghiệm miền Bắc, Trung tâm thí nghiệm miền Nam, Phòng tư vấn và khảo sát thiết kế, Phòng tư vấn giám sát chất lượng và thiết bị, Phòng dự án và tư vấn đấu thầu với Công ty Tư vấn và khảo sát thiết kế. Cuối năm 2004, công ty đã tiến hành thực hiện Cổ phần hóa và được đổi tên thành Công ty Tư vấn Sông Đà. Đến nay với gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, công ty đã có trên 500 cán bộ có trình độ Đại học và trên đại học, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh trên. Hiện nay công ty đã có các c._. ChØ tiªu N¨m 2007 N¨m 2008 N¨m 2009 Doanh thu thuÇn 136.546.924.615 131.362.102.057 169.799.000.000 LN thuÇn tr­íc thuÕ 2.694.327.972 1.601.441.284 3.479.130.180 Tæng gi¸ trÞ hiÖn cã TS ®Çu kú 104.599.277.201 133.882.824.075 116.986.842.726 Tæng gi¸ trÞ hiÖn cã TS cuèi kú 133.882.824.075 116.986.847.726 169.723.034.667 Søc s¶n xuÊt cña tæng tµi s¶n 1.145 1.047 1.184 Søc sinh lêi cña tæng TS 0.011 0.013 0.024 SuÊt hao phÝ cña tæng tµi s¶n 88.51 78.33 41.20 Với chỉ tiêu: + Sức sản xuất của tổng tài sản, các số liệu tính toán cho thấy, sức sản xuất của tổng tài sản năm 2009 là lớn nhất và tổng tài sản được sử dụng hiệu quả nhất vì thực tế kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 là lớn nhất. Chỉ số sức sản xuất năm 2009 tăng là do tổng tài sản tăng. Để nhận xét chỉ tiêu này cần kết hợp với chỉ tiêu quay vòng vốn lưu động và hiệu suất sử dụng tài sản cố định vì hiệu suất sử dụng tổng tài sản chịu ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng tài sản cố định và tài sản lưu động. Ngoài việc so sánh lợi nhuận với doanh thu, ta còn so sánh lợi nhuận với tổng tài sản để xem xét một đồng tài sản thu bao nhiêu đồng lợi nhuận. Từ bảng phân tích ta thấy chỉ tiêu sức sinh lời của công ty cổ phần tư vấn Sông Đà là khá thấp. Năm 2009 hiệu quả có cao hơn năm 2007, 2008 một chút. Năm 2009 sức sinh lời đạt được là 0,024 nghĩa là cứ một trăm đồng tài sản tạo ra 2,4 đồng lợi nhuận. Với hệ số sinh lời tài sản và doanh thu như vậy, công ty cần điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất kinh doanh. + Với chỉ tiêu suất hao phí tổng tài sản: 2 năm 2007, 2008 chỉ tiêu này là rất thấp, công ty đã có những biện pháp điều chỉnh trong năm 2009, để có một đơn vị lợi nhuận trước thuế cần 41,20đ tài sản. Công ty cần phát huy hơn nữa. 2.5.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định Tài sản của công ty bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. Khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của công ty, ta phân tích trên 2 góc độ tài sản cố định và tài sản lưu động. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định sử dụng các chỉ tiêu sau: - Sức sản xuất của tài sản cố định - Sức sinh lợi của tài sản cố định. - Suất hao phí của tài sản cố định. Sức sản xuất của tài sản cố định = Tổng số DTT (hoặc giá trị tổng sản lượng) Nguyên giá bình quân tài sản cố định (hoặc giá trị còn lại bình quân) Trong ®ã: Nguyªn gi¸ b×nh qu©n tµi s¶n cè ®Þnh ®­îc tÝnh nh­ sau: Nguyªn gi¸ b×nh qu©n Tài sản cố định = Tæng nguyªn gi¸ tµi s¶n cè ®Þnh hiÖn cã ®Çu kú vµ hiÖn cã cuèi kú 2 Chỉ tiêu “Sức sinh lợi của tài sản cố định” cho biết 1 đơn vị nguyên giá bình quân (hay giá trị còn lại bình quân) tài sản cố định đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế (hay lợi nhuận thuần sau thuế hoặc lợi nhuận gộp) sức sinh lợi càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao và ngược lại. Sức sinh lợi của tài sản cố định = Lợi nhuận trước thuế Nguyên giá bình quân tài sản cố định (hay giá trị còn lại bình quân tài sản cố định) * Chỉ tiêu thứ 3 là chỉ tiêu “ suất hao phí của tài sản cố định”: Suất hao phí của tài sản cố định = Nguyên giá bình quân hay giá trị còn lại bình quân tài sản cố định DTT hay lợi nhuận thuần (hay giá trị tổng sản lượng) Chỉ tiêu này cho thấy, để có 1 đơn vị doanh thu thuần hay lợi nhuận thuần hoặc giá trị tổng sản lượng, công ty cần phải có bao nhiêu đơn vị nguyên giá bình quân (hay giá trị còn lại bình quân) tài sản cố định. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng thấp. Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán, ta tính được kết quả theo bảng sau: Bảng 2.15.Hiệu quả sử dụng tài sản cố định §¬n vÞ : §ång ChØ tiªu N¨m 2007 N¨m 2008 N¨m 2009 Doanh thu thuÇn 136.546.924.615 131.362.102.057 169.799.000.000 LN thuÇn tr­íc thuÕ 2.694.327.972 1.601.441.284 3.479.130.184 Tæng nguyªn gi¸ TSC§ hiÖn cã ®Çu kú 18.936.839.737 38.152.302.326 52.501.231.697 Tæng nguyªn gi¸ TSC§ hiÖn cã cuèi kú 38.152.302.326 52.510.231.697 61.692.383.549 Nguyªn gi¸ b×nh qu©n TSC§ 28.544.571.030 45.331.267.010 57.096.807.600 Søc s¶n xuÊt cña TSC§ 4.78 2.90 2.97 Søc sinh lîi cña TSC§ 0.09 0.035 0.06 SuÊt hao phÝ cña TSC§ 0.21 0.345 0.336 Sức sản xuất của tài sản cố định từ 4,78 năm 2007 giảm xuống còn 2,9 năm 2008 và tăng lên 2,97 năm 2009. Phản ánh sức sản xuất của tài sản cố định biến động khá lớn và có xu hướng giảm, kết hợp với sức sinh lợi cũng như suất hao phí của tài sản cố định ta thấy mức hiệu quả trong sử dụng tài sản cố định là chưa cao. 2.5.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động: * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Hiệu quả chung về sử dụng tài sản lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu: Sức sinh lợi và suất hao phí của tài sản lưu động. Sức sản xuất của vốn lưu động( số vòng quay của VLĐ) = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn lưu động bình quân đem lại mấy đơn vị doanh thu thuần. Sức sản xuất của vốn lưu động càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của vốn lưu động càng nhỏ, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng giảm. Trong công thức trên, vốn lưu động bình quân trong kỳ được tính như sau: Giá trị vốn lưu động bình quân = Giá trị vốn lưu động hiện có đầu kỳ và cuối kỳ 2 * Sức sinh lợi của tài sản lưu động : Sức sinh lợi của vốn lưu động = Lợi nhuận thuần Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn lưu động cho biết 1 đơn vị vốn lưu động bình quân đem lại mấy đơn vị lợi nhuận thuần. Sức sinh lợi của vốn lưu động càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. * Suất hao phí của vốn lưu động : Suất hao phí của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Lợi nhuận thuần Qua chỉ tiêu này ta thấy để có 1 đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế hoặc giá trị tổng sản lượng, công ty cần phải có bao nhiêu đơn vị vốn lưu động bình quân. Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng thấp và ngược lại. Ta tính được kết quả thể hiện theo bảng 2.26 như sau: Bảng 2.16. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động §¬n vÞ :®ång ChØ tiªu N¨m 2007 N¨m 2008 N¨m 2009 Doanh thu thuÇn 136.546.924.615 131.362.102.507 169.799.000.000 LN thuÇn tr­íc thuÕ 2.694.327.972 1.601.441.284 3.479.130.184 Vèn l­u ®éng b×nh qu©n 98.598.843.750 96.144.042.150 112.995.213.200 Søc s¶n xuÊt cña VL§ 1.385 1.366 1.503 Søc sinh lîi cña VL§ 0.027 0.017 0.031 SuÊt hao phÝ cña VL§ 36.59 60.04 32.48 Ta thấy sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn lưu động biến động lớn qua các năm, đặc biệt năm 2009 sức sản xuất của vốn lưu động là 1,503. Đây là năm công ty sử dụng khá hiệu quả vốn lưu động: Sức sản xuất và sức sinh lợi của vốn lưu động tăng còn suất hao phí tài sản lưu động giảm. Trong tổng số tài sản của công ty thì tài sản cố định có thời quay vòng cũng như thời gian thu hồi vốn tương đối dài. Còn tài sản lưu động là những tài sản có thời gian quay vòng ngắn, thu hồi vốn nhanh ,có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Do vậy, công ty cần có biện pháp đổi mới, cải tiến trong sản xuất kinh doanh để sử dụng vốn hiệu quả hơn. 2.5.2.3. Phân tích khả năng sinh lợi của vốn: Kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty, ngoài việc xem xét đến việc sử dụng tổng tài sản, tài sản cố định và tài sản lưu động, còn xem xét đến khả năng sinh lợi của đồng vốn. Tức là khả năng tìm kiếm lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận thuần tuý là thước đo quan trọng và duy nhất của tính sinh lợi. Để đánh giá khả năng sinh lợi của vốn, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau: Hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh, hệ số sinh lợi doanh thu thuần, suất hao phí vốn. 2.5.2.3.1. Hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận. Cách tính: Hệ số sinh lợi của Vốn kinh doanh = Lợi nhuận Vốn kinh doanh Chỉ tiêu này càng lớn so với các kỳ trước hay với các công ty khác, chứng tỏ khả năng sinh lợi của công ty càng cao, hiệu quả kinh doanh càng lớn. Ngược lại, hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh càng nhỏ, khả năng sinh lợi của vốn càng thấp, hiệu quả sử dụng vốn càng nhỏ. Cũng như chỉ tiêu lợi nhuận, nội dung của chỉ tiêu vốn kinh doanh có thể thay đổi tuỳ theo mục đích phân tích. + Đánh giá khả năng sinh lợi chung của vốn : Hệ số sinh lợi của Vốn kinh doanh = Lợi nhuận thuần trước thuế Tổng số nguồn vốn + Đánh giá khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu ta có công thức: Hệ số sinh lợi của Vốn chủ sở hữu = LN thuần trước thuế Vốn chủ sở hữu Hệ số này càng cao chứng tỏ khả năng sinh lợi càng cao và ngược lại. + Đánh giá khả năng sinh lợi của tổng số vốn vay: HÖ sè sinh lîi cña Tæng sè vèn vay = Lîi nhuËn thuÇn tr­íc thuÕ Vay ng¾n h¹n +Vay dµi h¹n Dùa vµo sè liÖu trªn b¶ng C§KT vµ b¸o c¸o kÕt qu¶ ho¹t ®éng kinh doanh cña c«ng ty ta cã kÕt qu¶ theo b¶ng 2.18. Bảng 2.18. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của vốn kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng số nguồn vốn 133.882.824.075 116.986.842.726 169.723.034.667 LN thuần trước thuế 2.694.327.972 1.601.441.284 3.479.130.184 Vốn chủ sở hữu 6.229.730.095 3.527.748.483 5.791.526.902 Vay ngắn hạn 39.891.577.248 64.551.432.125 85.772.763.922 Vay dài hạn 7.045.713.944 10.016.534.168 19.289.563.629 Hệ số sinh lãi của vốn kinh doanh 0.02 0.014 0.02 Hệ số sinh lãi của vốn CSH 0.432 0.454 0.60 Hệ số sinh lãi của tổng vốn vay 0.057 0.021 0.033 Về hệ số sinh lợi của vốn kinh doanh: Hệ số này trong cả 3 năm của công ty đều khá thấp, năm 2008 giảm so với năm 2007 nhưng năm 2009 lại tăng so với năm 2008 với một tỷ trọng nhỏ. Điều này cho thấy công ty sử dụng vốn chưa thật sự hiệu quả. Về hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu: Công ty đạt được hệ số này khá cao, tăng dần theo các năm, phản ánh đồng vốn bỏ ra ngày càng có hiệu quả. Ch­¬ng 3: Mét sè gi¶i ph¸p nh»m hoµn thiÖn c«ng t¸c ph©n tÝch ho¹t ®éng tµi chÝnh cña c«ng ty I. Đánh giá tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tư vấn Sông Đà 1. Thực trạng về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Tư vấn Sông Đà Sơ bộ tình hình tài chính của công ty ta nhận thấy: Nhìn chung tình hình tài chính của công ty trong giai đoạn 2007-2009 có khá nhiều biến động, sự tăng giảm lớn về tài sản và nguồn vốn qua các năm, lợi nhuận thu được chưa thực sự ổn định. Bên cạnh đó những nguy cơ tiềm tàng như khả năng thanh toán ngay các khoản nợ đến hạn của công ty còn thấp do công ty còn để ứ đọng vốn và hàng tồn kho nhiều, các khoản phải thu gia tăng chứng tỏ công ty chưa chú ý đến việc thu hồi các khoản phải thu, chưa có biện pháp hữu hiệu để làm giảm lượng vốn bị chiếm dụng, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, khả năng sinh lời của vốn còn thấp. Tuy nhiên, những nhận định trên chỉ là sơ bộ, để có những kết luận chính xác về tình hình tài chính của công ty trong 3 năm liên tục cần phải tiến hành phân tích một cách chi tiết các số liệu trên các báo cáo tài chính, bên cạnh đó cần có thêm các thông tin cần thiết như: Thông tin về thị trường đầu vào, đầu ra, đặc điểm kinh tế kỹ thuật, quy trình công nghệ, các số liệu trung bình của nghành và khảo sát ở các công ty cùng nghành khác. Tuy vậy, em cũng xin đưa ra một số giải pháp cho vấn đề về hoạt động tài chính của công ty như sau: 2. Một số giải pháp về hoạt động tài chính của Công ty cổ phần tư vấn Sông Đà Qua phần phân tích chi tiết thực trạng tài chính của Công ty cổ phần tư vấn Sông Đà trong 3 năm liên tiếp 2007, 2008, 2009 ta nhận thấy tình hình tài chính của công ty còn khá nhiều bất cập, đòi hỏi quản trị công ty cần có những giải pháp tức thời cũng như lâu dài cho vấn đề tài chính của công ty cho năm tài chính tiếp theo. Những vấn đề về tài chính mà công ty còn tồn đọng đến cuối năm 2009, qua phân tích đã nhận thấy và cần có những giải pháp cho những tồn đọng này như sau - Về tình hình công nợ: Đây là vấn đề nổi cộm nhất của công ty trong những năm qua và đặc biệt là vào cuối năm 2009. Tỷ trọng của nguồn vốn nợ phải trả chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng số nguồn vốn của công ty. Điều này phản ánh một thực trạng là trong tổng số nguồn vốn mà công ty đang quản lý và sử dụng chủ yếu là do vốn vay nợ mà có. Như vậy, công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn về tình hình tài chính và rủi ro về tài chính của công ty sẽ tăng lên. Do vậy, công ty không có khả năng thanh toán các khoản vay ngắn hạn. Như vậy, rủi ro về khả năng thanh toán là rủi ro ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thậm chí công ty còn bị phá sản. Tỷ trọng của nợ vay ngắn hạn lớn tức là tỷ trọng của nợ dài hạn và tỷ trọng của nợ khác chiếm trong tổng số nợ là nhỏ. Do vậy, biện pháp đưa ra ở đây là công ty cần có giải pháp chuyển một phần nợ vay ngắn hạn thành nợ vay trung và dài hạn( nếu có thể). - Về nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự biến động về cơ cấu tài sản của công ty : Tỷ trọng của tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm trong tổng tài sản của công ty là khá lớn, phản ánh sự mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nhưng bên cạnh đó tỷ trọng của tiền chiếm trong tổng số tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn là quá nhỏ, điều này gây khó khăn lớn cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, thậm chí không đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục. Điều này dẫn đến việc sử dụng kém hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, công ty cần có ngay biện pháp bổ xung thêm lượng tiền mặt ở mức vừa phải đủ để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được ổn định, liên tục. - Qua bảng cân đối kế toán ta cũng thấy, công ty chưa chú trọng đầu tư vào các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, công ty nên có phương hướng đầu tư vào lĩnh vực này trong năm tới. Bởi đây là khoản có khả năng tạo ra nguồn lợi tức trước mắt cho công ty. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng tạo ra nguồn lợi tức trước mắt càng lớn. -Tỷ trọng của hàng tồn kho: Tỷ trọng hàng tồn kho chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn, phản ánh mức tồn kho của công ty là khá lớn, hàng tồn kho tồn đọng nhiều. Công ty cần chi tiết từng loại mặt hàng tồn kho, xác định rõ nguyên nhân và tìm mọi biện pháp giải quyết dứt điểm các mặt hàng tồn đọng, nhằm thu hồi vốn, góp phần cho vấn đề sử dụng vốn có hiệu quả hơn. Công ty cần kết hợp với chủ đầu tư đẩy mạnh tiến độ xây dựng các công trình đang thi công nhằm đưa lượng hàng tồn kho lớn vào sản xuất kinh doanh. -Về tỷ trọng tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn: Tỷ trọng của tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn là khá lớn trong tổng tài sản của công ty, điều này là hợp lý bởi trong nghành xây dựng, việc đầu tư mua sắm thiết bị máy móc phục vụ sản xuất thi công chiếm một lượng vốn khá lớn. Tỷ trọng này trong công ty gia tăng hàng năm chứng tỏ cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty ngày càng được tăng cường và quy mô năng lực sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng. Công ty cần phát huy hơn nữa trong việc đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nhằm cạnh tranh tốt hơn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay và trong tương lai. -Một bất cập đối với công ty hiện nay đó là công ty chưa chú ý đến các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Bởi đây là khoản đầu tư có khả năng tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho công ty, đầu tư vào lĩnh vực này càng nhiều thì khả năng tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho công ty ngày càng lớn và ổn định. Bên cạnh đó công ty cũng vẫn chưa sử dụng tài sản cố định thuê tài chính. Đôi khi sử dụng loại tài sản này phát huy hiệu quả rất lớn, giảm bớt được một lượng vốn lớn khi phải mua những tài sản giá trị lớn không thực sự cần thiết. Lượng vốn đó dùng vào đầu tư lĩnh vực khác mang lại hiệu quả cao hơn cho công ty. -Về tỷ trọng chi phí xây dựng cơ bản dở dang: Tỷ trọng này lại chiếm lớn trong tổng số tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn cũng như trong hàng tồn kho. Điều này phản ánh vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản dở dang chưa hoàn thành của công ty là rất lớn. Do đó, công ty cần phải tìm mọi biện pháp để gấp rút hoàn thành và đưa các công trình xây dựng dở dang vào tiến độ. -Để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty, một mặt công ty cần phải sử dụng tiết kiệm vốn sản xuất kinh doanh, mặt khác công ty phải sử dụng hợp lý về cơ cấu vốn kinh doanh hiện có của công ty. Song để đảm bảo cơ cấu sản xuất kinh doanh hợp lý và sử dụng có hiệu quả, công ty cần tập trung giải quyết một số biện pháp sau: +Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa tài sản cố định tích cực và tài sản cố định không tích cực. +Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa các loại thiết bị sản xuất trên quy trình công nghệ, đảm bảo sự cân đối về năng lực sản xuất giữa các bộ phận, giữa các đơn vị trong công ty. +Phải đảm bảo tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định và vốn lưu động trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm tạo ra sự đồng bộ giữa ba yếu tố của quá trình kinh doanh. -Về nhóm các chỉ tiêu phản ánh nguồn tự tài trợ của công ty: Qua phân tích ta thấy, tỷ suất tự tài trợ của công ty là quá nhỏ. Công ty cần có biện pháp làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu, bởi khi nguồn vốn chủ sở hữu tăng công ty có thể chủ động trong việc đảm bảo vốn cho nhu cầu của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và rủi ro về tài chính của công ty sẽ giảm, góp phần làm bình ổn tình hình tài chính của công ty, giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn, ổn định vững chắc trong thị trường cạnh tranh khốc liệt. -Về nhóm các chỉ tiêu phản ánh tỷ suất tự tài trợ về tài sản lưu động và đầu tư tài chính ngắn hạn, tỷ suất tự tài trợ về tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn: Do lượng vốn chủ sở hữu nhỏ, vì vậy các tỷ suất này công ty đạt được là rất thấp, kéo theo rủi ro về tài chính đối với công ty sẽ rất cao, sự phụ thuộc về tài chính vào khách hàng và bạn hàng là rất lớn. -Nhóm các chỉ tiêu phản ánh thực trạng về khả năng sinh lời của vốn : Qua phân tích ta thấy cả hệ số sinh lời của vốn kinh doanh và hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên vốn vay công ty đạt được trong các năm đều ở mức thấp. Điều này thể hiện sự bất ổn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, công ty sử dụng vốn chưa thật sự hiệu quả. Công ty cần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, tài sản cố định, giảm tới mức tối thiểu thời gian quay vòng của tài sản lưu động, cải tiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được hiệu quả cao hơn. -Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty : Kết quả của việc quản lý và sử dụng vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của doanh. Công ty cổ phần tư vấn Sông Đà đạt được các chỉ tiêu này khá thấp. Công ty cần phải tăng cường quy mô của kết quả đầu ra, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của vốn sản xuất kinh doanh. Trên đây là một số đánh giá và biện pháp sử lý đối với một số chỉ tiêu tài chính của Công ty cổ phần tư vấn Sông Đà. Trên cơ sở đó giúp cho các nhà quản trị công ty có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, khắc phục được những tồn tại yếu kém ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của công ty, làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của công ty, tránh được những rủi ro không đáng có về tài chính. 3. Hoàn thiện về tổ chức công tác phân tích Tổ chức công tác phân tích tài chính trong công ty là việc thiết lập trình tự các bước công việc cần tiến hành trong quá trình phân tích tài chính. Để hoạt động phân tích tài chính đạt được hiệu quả cao, cần làm tốt ngay từ khâu chuẩn bị. Nó bao gồm một số công đoạn như : Xác định mục tiêu phân tích, thu thập và xử lý thông tin, lập kế hoạch phân tích: Xác định mục tiêu phân tích. Phân tích tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính của Công ty trong thời gian qua để thấy được điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động tài chính và đánh giá khả năng phát triển của Công ty trong tương lai. Trên cơ sở đó, lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và xây dựng chiến lược phát triển cho Công ty. Thu thập và xử lý thông tin. Chất lượng phân tích tài chính của Công ty phụ thuộc rất nhiều vào thông tin sử dụng. Thông tin dùng để phân tích tài chính phải chính xác, đầy đủ, kịp thời và có tính so sánh. Lập kế hoạch phân tích. Đây là khâu quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng, thời hạn và tác dụng của phân tích tài chính. Giai đoạn lập kế hoạch được tiến hành chu đáo, chuẩn xác sẽ giúp cho các giai đoạn sau tiến hành có kết quả tốt. Tiếp theo đó là giai đoạn tiến hành phân tích: Sau khi xác định mục tiêu phân tích và thu thập được đầy đủ các thông tin cần thiết cho quá trình phân tích Để giảm bớt các khâu có thể, giảm thời gian phân tích tài chính, tăng hiệu suất của công tác tài chính, ta cần áp dụng công cụ tin học vào quá trình phân tích. Công việc này có thể được sử dụng với nội dung sau: Lưu trữ các dữ liệu phục vụ cho công tác phân tích Tính toán và so sánh các chỉ tiêu, các chỉ số Tính các cân đối tài chính Đối chiếu báo cáo tài chính với các giả thiết Phân tích các độ nhạy tài chính 4. Hoàn thiện công tác kế toán Trình tự và các bước tiến hành phân tích tài chính đi từ việc thu thập thông tin, xử lý thông tin và cuối cùng dự đoán và đưa ra quyết định. Công tác kế toán bao gồm rất nhiều nội dung. Do đó để hoàn thiện công tác này, công ty cần tiến hành đồng bộ trên tất cả các nội dung của kế toán, kiểm toán. Cụ thể : Công ty tư vấn giám sát và xây dựng công trình cần hoàn thiện các mặt sau: aCông tác hạch toán ban đầu. aCông tác tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. aCác loại sổ sách sử dụng cho kế toán. aCông tác lập các BCTC. aTổ chức bộ máy kế toán và phân công lao động kế toán. aTrang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ. aKiểm tra kế toán. Mặc dù công tác kiểm toán nội bộ của Công ty cổ phần tư vấn Sông Đà được tiến hành nghiêm túc. Song để có được những thông tin tin cậy Công ty cần kiểm toán một cách thường xuyên, chặt chẽ hơn nữa, nhằm kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của hệ thống chứng từ về việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh, phát hiện sai lầm để sửa từ khâu đầu, cung cấp nguồn thông tin “sạch” cho phân tích tài chính và góp phần lành mạnh hoá tài chính của công ty. 5. Đào tạo nhân sự cho công tác phân tích tài chính Yếu tố con người vẫn là yếu tố quyết định trong nhiều vấn đề và lĩnh vực trong cuộc sống. Trong chủ trương về đường lối CNH HĐH đất nước của Đảng ta cũng lấy yếu tố con người là trung tâm, là then chốt cho sự phát triển. Chất lượng công tác phân tích phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố nhân sự có vai trò rất quan trọng. Đào tạo cán bộ cho công tác phân tích tài chính là một công việc khó, lâu dài, cần có những cán bộ trẻ, năng động kế tiếp cho những người đi trước. Do vậy, công ty cần có sự đầu tư thích đáng về thời gian và tiền của cho nguồn nhân lực phục vụ cho công tác này. Công ty có thể tổ chức các khoá học ngắn hạn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ quản lý tài chính. Tuyển thêm các cán bộ trẻ có nghiệp vụ cao chuyên về tài chính làm dồi dào thêm cho nguồn nhân sự. Mặc dù công việc này mang tính đầu tư lâu dài, xong chắc chắn sẽ nâng cao hiệu qủa, chất lượng công tác phân tích tài chính của công ty trong tương lai. 6. Thực hiện công tác phân tích tài chính một cách thường xuyên Để hoàn thiện công tác phân tích tài chính tại Công ty cổ phần tư vấn Sông Đà góp phần nâng cao hiệu qủa hoạt động tài chính, Công ty cần chú trọng tới công tác phân tích tài chính, cụ thể hơn công tác phân tích tài chính cần được tiến hành thường xuyên. 7. Sử dụng linh hoạt các phương pháp phân tích tài chính Một trong những tồn tại của Công ty cổ phần tư vấn Sông Đà trong công tác phân tích tài chính là việc sử dụng phương pháp phân tích cứng nhắc, đơn điệu thiếu linh hoạt giữa phương pháp tỷ lệ và phương pháp so sánh làm giảm hiệu quả hoạt động phân tích tài chính. Để khắc phục tồn tại này cán bộ phân tích cần nhạy bén, linh hoạt trong việc sử dụng và kết hợp hai phương pháp này. Cán bộ phân tích khi sử dụng phương pháp so sánh không chỉ so sánh số đầu kỳ với số cuối kì mà cần kết hợp với phương pháp tỷ lệ để tính các tỷ lệ tài chính cũng như tỷ trọng các khoản mục, kết cấu nguồn vốn, kết cấu tài sản, để từ đó có sự đánh giá tình hình tài chính của Công ty một cách chính xác.Từ đó ban lãnh đạo Công ty đưa ra các quyết định tài chính phù hợp, nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Do vậy, cán bộ phân tích có năng lực chuyên môn, có đầu óc nhạy bén sẽ quyết định nhiều tới hiệu quả phân tích tài chính. II. Kiến nghị Khi tiến hành hoạt động phân tích tài chính của Công ty cổ phần tư vấn Sông Đà cho thấy còn gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong đó một số nguyên có thể khắc phục được, còn một số nguyên nhân nằm ngoài tầm xử lý của Công ty như thông tin của các công ty cùng ngành... Mặt khác kết quả phân tích tài chính cho thấy tình hình tài chính của Công ty còn một số điểm yếu cần khắc phục. Vì vậy, để hoạt động phân tích tài chính được tiến hành thuận lợi và để cải thiện tình hình tài chính của Công ty được tốt hơn em xin đưa ra một số kiến nghị sau: 1.Đối với công ty - Lập kế hoạch tài chính: Công ty cần phải xây dựng một kế hoạch dài hạn với các chiến lược phát triển lâu dài trên nhiều lĩnh vực. Đồng thời, Công ty cũng cần xác định các kế hoạch cụ thể, chi tiết về quản lý tài chính ngắn hạn như quản lý ngân quỹ, các khoản phải thu, dự trữ và nợ ngắn hạn. - Vì cơ chế điều chuyển vốn của Công ty là cơ chế điều chuyển vốn tập trung, do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Công ty nên xem xét sự thiết lập một dòng thông tin thống nhất giữa các bộ phận có kế hoạch sử dụng vốn và bộ phận đáp ứng nhu cầu về vốn - Công ty nên chú trọng hơn nữa công tác thẩm định năng lực tài chính khách hàng trước khi ra quyết định cho khách hàng nợ (bao gồm cả năng lực tài chính và năng lực pháp lý) tăng cường công tác theo dõi và thu hồi công nợ. - Tăng cường thúc đẩy hoạt động Marketing ở các đơn vị sản xuất- kinh doanh trực thuộc Công ty, không ngừng tiết kiệm chi phí, chủ yếu là chi phí quản lý công ty. - Phân tích tài chính là một công việc phức tạp đòi hỏi nhà phân tích phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực này và phải hiểu biết sâu sắc tình hình của Công ty - Công ty cần tiến hành phân tích tài chính thường xuyên và định kỳ để nắm bắt tình hình tài chính một cách chính xác và ra các quyết định tài chính kịp thời. 2. Đối với Nhà nước Qua nghiên cứu phân tích tài chính, chúng ta đã thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của nó đối với Công ty. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, mức độ cạnh tranh giữa các công ty ngày càng khốc liệt, các công ty không ngừng tìm kiếm các biện pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Và các giải pháp đưa ra ở trên là thiết thực đối với Công ty . Xuất phát từ suy nghĩ đó em xin đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước: Thứ nhất: Để tạo cơ sở cho việc cung cấp thông tin kinh tế tài chính đầy đủ, chính xác, Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống kế toán, kiểm toán Thứ hai: Để lành mạnh hóa tài chính công ty, cần quy định bắt buộc Công ty phải nộp báo cáo phân tích tài chính hàng năm. Thứ ba: Để có chuẩn mực, thước đo đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, Nhà nước phải quy định về việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu ngành. Thứ 4: Để nâng cao hoạt động tài chính của công ty, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý tài chính đối với công ty. KẾT LUẬN Phân tích tài chính là một nội dung trong quản trị tài chính công ty. Các công ty Việt Nam hiện nay là những đơn vị kinh doanh tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong bối cảnh nền kinh tế hiện đại, các công ty phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp như sự biến động liên tục của thị trường, sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong và ngoài nước.... Vì thế, công tác phân tích tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính công ty để từ đó có những quyết định tài chính phù hợp trở thành một trong những vấn đề sống còn đối với công ty. Hơn thế nữa, những thông tin do công tác phân tích tài chính đem lại còn thiết thực đối với nhiều chủ thể trong nền kinh tế như các cơ quan nhà nước, các nhà đầu tư, các ngân hàng... trong việc ra quyết định. Công ty cổ phần tư vấn Sông Đà còng lµ mét c«ng ty ViÖt Nam ®ang trong qu¸ tr×nh héi nhËp, víi nh÷ng kÕt qu¶ ®¹t ®­îc vµ nh÷ng tån tại hạn chế trong hoạt động tài chính của Công ty, Em thiết nghĩ Công ty cần chú trọng hơn nữa tới công tác phân tích tài chính và việc sử dụng, áp dụng các giải pháp kiến nghị trên đây là hoàn toàn khả thi đối với công ty nhằm nâng cao hoạt động phân tích tài chính, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt trình độ và thiếu kinh nghiệm thực tế, hơn nữa do chưa có nhiều thông tin “động” khi phân tích do đó những đánh giá trong chuyên đề có thể chưa thật sát thực, còn mang tính chủ quan, các giải pháp đưa ra chưa chắc đã là tối ưu. Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, bổ sung từ phía các Thầy Cô giáo, các cô chú, anh chị phòng Tài chính- Kế toán Công ty cổ phần tư vấn Sông Đà và các bạn quan tâm tới vấn đề này, để bài viết hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Thạc sĩ Lê Hoài Phương đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành TÀI LIỆU THAM KHẢO Đọc, lập, phân tích Báo cáo tài chính doanh nghiệp PGS.TS Ngô Thế Chi – NXB Thống Kê 2001 Giáo trình Phân tích hoạt động doanh nghiệp Chủ biên: ThS Lê Hoài Phương – CĐ Kinh Tế Kĩ Thuật Thương Mại Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Trường CĐ Kinh Tế Kĩ Thuật Thương Mại. NXB Lao động – XH Giáo trình quản trị doanh nghiệp – Trường CĐ Kinh Tế Kĩ Thuật Thương Mại. NXB Đại Học sư phạm Tài chính doanh nghiệp hiện đại – Đại học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh. NXB Thống kê, năm 2004 Lý Thuyết Tài Chính – HVTC – NXB Tài Chính, năm 2005 Kế toán, kiểm toán và phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp NXB Tài chính năm 2003 Các tạp chí kinh tế, tài chính Các báo cáo tốt nghiệp khóa trước Các tài liệu lien quan khác của công ty MỤC LỤC Trang ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31621.doc
Tài liệu liên quan