Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Vinaconex 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Đề tài : Phân tích tình hình tài chính công ty CP Vinaconex 6 Giáo viên hướng dẫn : Th.s Hoàng Thị Thanh Hương Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Minh Tâm Lớp : QTKD Công Ngiệp và Xây Dựng Cơ bản – K36 Khoa : Quản Trị Kinh Doanh Hà Nội tháng 7 /2008 LỜI NÓI ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường ngày nay các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải n

doc54 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Vinaconex 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nên trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Vinaconex 6 em quyết định đi sâu tìm hiểu đề tài : Phân tích tình hình tài chính công ty Cổ Phần Vinaconex 6. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Quản Trị Kinh Doanh – trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội đã giảng dạy em trong thời gian qua, đặc biệt em xin cảm ơn cô giáo Hoàng Thị Thanh Hương là người đã trực tiếp hướng dẫn em trong xuốt quá trình thực tập và viết bản báo cáo thực tập. Nhờ sự hướng dẫn và dìu dắt của thầy cô, em đã tích lũy được những kiến thức cơ bản đáng quý, đồng thời qua thời gian thực tập và viết báo cáo thực tập em có điều kiện ứng dụng những kiến thức của mình vào thực tiễn, qua đó giúp em đúc kết được những kinh nghiệp quý báu để tiếp tục bước chân trên con đường sự nghiệp sau này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn các cô chú, anh chị phòng Tài Chính Kế Toán, Phòng tổ chức hành chính – Công ty Cổ Phần Vinaconex 6 đã tào điều kiện cho em thực tập và cung cấp tài liệu thông tin để giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Sinh viên Nguyễn Thị Minh Tâm PHẦN I : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY I GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 1 Tên công ty : - Công ty cổ phần vinaconex 6 * Tên giao dịch quốc tế : Vinaconex 6 * Trụ sở chính : - Văn phòng 1: Phố Hoàng Đạo Thuý – Quận Cầu Giấy – Hà Nội * Quá trình hình thành và phát triển Việc thành lập: Công ty cổ phần VINACONEX6 tiền thân là xí nghiệp xây dựng số 6 trực thuộc Công ty xây dựng và dịch vụ nước ngoài - Vinaconex, ngày 05/05/1993 thành lập theo quyết định số 168A/BXD-TCLĐ. Tên gọi Công ty xây dựng số 6, trực thuộc Tổng công ty XNKXD Việt Nam - Bộ Xây dựng;  Ngày 30/06/2000 theo quyết định số 890/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ xây dựng, Công ty chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần, tên giao dịch Công ty cổ phần Vinaconex6 Niêm yết: Ngày 28/01/2008 cổ phiếu của Công ty chính thức giao dịch phiên đầu tiên tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã giao dịch VC6 theo quyết định số 23/QĐ-TTGDHN ngày 18/01/2008 của Giám đốc Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội về việc chấp thuận niêm yết cổ phiếu. 2. Quá trình phát triển : Công ty Cổ phần VINACONEX6 là một Doanh nghiệp hạng I có vốn nhà nước nắm giữ 51% vốn điều lệ, giấy phép kinh doanh số : 010300087 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 04/10/2000,thay đổi lần 1 ngày 4/10/2006.. và thay đổi lần 4 ngày 28/6/2007. Công ty Cổ phần VINACONEX6 là đơn vị có truyền thống về đa dạng hóa công tác xây lắp, hiện là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của VINACONEX và là đơn vị xây lắp đầu tiên của Tổng công ty được chuyển đổi thành Công ty cổ phần. Trong những năm gần đây nhờ sự phát triển vững vàng trong kinh doanh và chú trọng đa dạng hóa sản phẩm nên uy tín của VINACONEX 6 ngày càng được nâng cao trên thị trường. Các chỉ tiêu SXKD luôn tăng cao và ổn định từ 15% đến 30% hàng năm. Nhiều chỉ tiêu đều tăng trưởng hơn 10 lần so với trước khi cổ phần hóa, đặc biệt là lợi nhuận, doanh thu, lực lượng cán bộ công nhân viên....   Hiện tại VINACONEX6 đă thực hiện đầu tư công nghệ, thiết bị tiên tiến để nâng cao hơn nữa năng lực thi công tất cả các lĩnh vực: Xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng, điện nước, giao thông, cấp thoát nước, xử lý môi trường..., thưc hiện chiến lược tạo nguồn để phát triển sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả.   VINACONEX6 đã hoàn thành đảm bảo chất lượng, tiến độ , kỹ thuật, mỹ thuật cao nhiều công trình công nghiệp, dân dụng quy mô lớn, phức tạp trên địa bàn các tỉnh, thành trên cả nước, tiêu biểu như : Nhà máy xi măng Chingfong Hải Phòng; Trung tâm giao dịch quốc tế số 2 Láng Hạ ( nay là Trụ sở Ngân hàng NN và PTNT Việt nam ); Trung tâm báo trí 37 Hùng Vương; Các nhà máy Khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Hà Nội; Các khu chung cư Trung Hòa - Nhân Chính ( Vinaconex), Mỹ Đình, Vimeco, Nhà máy xi măng Cẩm Phả, Yên Bình; Dự án cấp nước Sông Đà - Hà Nội; các công trình công cộng, trụ sở làm việc, trường học..... 3.Các ngành kinh doanh : - Nhập thầu xây lắp các công trình xây dựng và công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng, các khu đo thị và khu công nghiệp, thi công các loại nền móng, các công trình quy mô lớn. các công trình đường giao thông và cầu, đường bộ, các công trình thuỷ lợi quy mô vừa(kênh mương, đê, kè, cống, trạm bơm ..), xây dựng đường dây và trạm biến thế đến 35 KV, lắp đặt kết cầu thép, các thiết bị cơ điện nước, điều không, thông tin tín hiệu, trang trí nội thất - Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng - Xây dựng và phát triển nhà, kinh doanh bất động sản - Dịch vụ tư vấn quản lý dự án công trình - Kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, xuất khẩu lao động, xuất khẩu xây dựng. - Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký và phù hợp với quy định của pháp luật 4. Số năm kinh qua làm tổng thầu hoặc tổng chính : * Tổng số năm kinh nghiệm trong công việc xây dựng dân dụng và công nghiệp - Xây dựng công nghiệp : 25 năm - Xây dựng dân dụng : 35 năm * Tổng giá trị sản lượng của các năm đã thực hiện được trong 3 năm gần đây - Năm 2005 : 130.12 tỷ - Năm 2006 : 150.967 tỷ - Năm 2007 : 160.455 II. MÔ HÌNH CƠ CẤU VÀ TỔ CHỨC QUẢN TRỊ CỦA CÔNG TY Với cơ cấu và hình thức hoạt động như trên mô hình cơ cấu và tổ chức quản trị của công ty được thể hiện bằng sơ đồ hình vẽ sau Hình 1 : Mô hình cơ cầu và tổ chức quản trị của công ty HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT KẾ TOÁN TRƯỞNG CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC H CHÍNH PHÒNG ĐẦU TƯ PHÒNG KH KỸ THUẬT & DLDA PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÒNG KD & XNK BAN AN TOÀN LAO ĐỘNG ĐỘI DX SỐ 12 ĐỘI DX SỐ 11 ĐỘI DX SỐ 14 ĐỘI DX SỐ 15 ĐỘI DX SỐ 16 ĐỘI DX SỐ 17 ĐỘI DX SỐ 18 ĐỘI DX SỐ 19 ĐỘI DX SỐ 20 ĐỘI DX SỐ 22 ĐỘI DX SỐ 23 ĐỘI DX SỐ 24 ĐỘI DX SỐ 26 ĐỘI DX SỐ 27 ĐỘI DX SỐ 28 ĐỘI DX SỐ 30 ĐỘI BẢO QUẢN VTTB CÁC CT TRỰC THUỘC Nguồn : Phòng tổ chức hành chính * Chức năng và nhiệm vụ một số phòng ban của công ty 1.Giám đốc Công ty - Hội đồng quản trị bỏ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác làm Giám đốc. Nhiệm kỳ của Giám đốc do Hội đồng quản trị quyết đinh nhung không quá 5 năm. Giám đốc có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế - Giám đốc phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện như sau: + Có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cẩm quản lý doanh nghiệp theo qui định của Luật Doanh Nghiệp + Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc các nghành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty. - Giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau đây : + Điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao; +Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; + Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty sau khi được Hội đồng quản trị phê duyệt; + Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, qui chế quản lý nội bộ Công ty; + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, csach chức các chức quản lý trong Công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị; 2. Phòng tổ chức hành chính - Thực hiện công tác tổ chức cán bộ(đánh giá,đề bạt,bổ,miễn nhiệm,nâng lương...) - Xây dựng đơn giá tiền lương,các nội quy,quy định,quy chế...Công ty - Giải quyết các chế độ chính sách cho người lao động. - Quản lý nhân sự(tuyển dụng,điều động,luân chuyển...) - Công tác kỷ luật,thi đua khen thưởng. - Công tác đào tạo,xuất khẩu lao động. - Công tác hành chính,văn thư,lưu trữ tài liệu. - Công tác phục vụ. - Các công tác khác theo sự phân công của lãnh đạo Công ty. 3. Phòng Tài chính kế toán: - Các công tác khác theo sự phâ Có chức năng hạch toán kế toán và tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực quản lý tài chính 4. Phòng kế hoặch và quản lý dự án - Tham mưu giúp việc lãnh đạo Công ty về kế hoạch SXKD và các chiến lược phát triển của Công ty và phụ trách các lĩnh vực sau: - Công tác đấu thầu(tiếp thị,chào giá,đấu thầu,hợp đồng...) - Công tác quản lý dự án(chất lượng,tiến độ,an toàn,kỹ thuật,kinh tế,khoa học công nghệ...các công trình xây dựng) - Tổng hợp,thống kê,báo cáo về công tác SXKD Công ty. - Công tác an toàn lao động - Công tác ứng dụng khoa học công nghệ,triển khai hệ thống quản lý chất lược ISO 9001-2000. - Kiểm tra,hướng dẫn và chỉ đạo,giải quyết các vấn đề phát sinh tại các đơn vị sản xuất xây lắp trong toàn Công ty. - Các công tác khác theo sự phân công của lãnh đạo Công ty. 5. Phòng đầu tư - Tham mưu giúp việc lãnh đạo Công ty về các Dự án đầu tư,Xây dựng phát triển nhà,kinh doanh bất động sản,sản xuất công nghiệp... - Là đầu mối trong việc quản lý và tổng hợp thông tin liên quan đến lĩnh vực đầu tư mà Công ty thực hiện.Xây dựng cơ sở dữ liệu về các dự án đầu tư để phục vụ cho công tác quản lý và triển khai khi được lãnh đạo công ty phê duỵêt. - Lập phương án đầu tư các dự án như:đầu tư bất động sản,đầu tư chiều sâu... - Xây dựng phương án,xúc tiến thực hiện các thủ tục để triển khao thực hiện các dự án đạt hiệu quả. - Các công tác khác theo sự phân công của lãnh đạo Công ty. Ban vật tư thiết bị cơ giới: - Quản lý toàn bộ thiết bị máy móc vật tư của Công ty. - Khai thác sử dụng hiệu quả các thiết bị máy móc vật tư và đáp ứng yêu cầu SXKD các đơn vị sản xuất trong Công ty. - Quản lý bảo quản,duy tu bảo dưỡng duy trì sự hoạt dộng tốt,thường xuyên lâu bền của thiết bị máy móc vật tư. - Thực hiện đầu tư hoặc hợp đồng thuê thiết bị máy móc vật tư khi Công ty có nhu cầu - Các công tác khác theo sự phân công của lãnh đạo Công ty. 6 Các đội xây dựng và các công trình trực thuộc Tổ chức thi công các công trình,thực hiện các hợp đồng giao nhận thầu xây lắp được Công ty ký với chủ đầu tư,(khách hàng),theo nhiệm vụ công ty giao và theo hợp đồng giao nhận khoán giữa Công ty với Đội(Đội trưởng,Chỉ huy trưởng công trình) III : ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA CÔNG TY 1. Đặc điểm về sản phẩm và khách hàng * Đặc điểm về sản phẩm : sản phẩm của công ty là các công trình xây dựng nhà ở nhà công nghiệp có quy mô quan trọng trong nước ở các miền bắc và mìên nam, và các công trình cầu đường hầm đường bộ. Là một Doanh nghiệp hạng I tiên phong trong việc đầu tư các công nghệ xây dựng mới, áp dụng các mô hình quản lý tiên tiến nhất trong quản lý chất lượng như ISO 9001:2000. Ngày 13 tháng 8 năm 2003 Công ty cổ phần Vinaconex6 đã được Thủ tướng Chính phủ ban tặng bằng khen . Công ty được Bộ Xây dựng, Công đoàn Ngành tặng cờ và Bằng khen cho tập thể CBCNV. Ngoài ra với năng lực là một công ty xây lắp lớn, công ty đã tham gia xây dựng nhiều các công trình trọng điểm quốc gia và được nhiều bằng khen, bằng chứng nhận chất lượng công trình của Bộ Xây dựng và nhiều cơ quan ban ngành từ trung ương đến cơ sở. Công ty đã phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất, mở rộng địa bàn hoạt động trong cả nước và quan hệ với các đối tác, qua đó nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo uy tín với khách hàng để có thêm việc làm tăng thu nhập cho người lao động.  Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây (2005-2007) Công ty luôn tăng trưởng ổn định và bền vững từ 20%-30% tạo tiền đề cho những năm tiếp theo. Để có những kết quả sản xuất kinh doanh bằng những chỉ tiêu kinh tế tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Tập thể lãnh đạo Công ty đã đoàn kết khắc phục mọi khó khăn, chỉ đạo giám sát toàn diện từ khi tham gia các bài thầu đến khâu thi công, luôn kiểm tra đôn đốc các đơn vị nghiêm túc thực hiện tốt các quy chế, quy phạm, quy trình kỹ thuật đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình và an toàn lao động. Bảng 1 : Một số công trình tiêu biểu Đơn vị : triệu đồng Tên công trình Địa điểm XD Ctrình Cấp công trình Tổng giá trị Nôi dung công việc Nhà máy xi măng Cẩm Phả Quảng Ninh Cấp II 40.000 Nhà thầu chính Nhà máy ASHAI Hà Nội Cấp II 23.000 Nhà thầu chính Toà nhà công nghệ cao – khu CN bắc Thăng Long Hà Nội II 38.940 Nhà thầu chính Phần thân – Tháp nhà ở cao tầng Mỹ Đình Nhà thầu chính Phần móng và phần hầm tháp nhà ở cao tầng Mỹ Đình Nhà thầu chính Trụ sở làm việc BHXH – Thành Phố HCM Nhà thầu chính Trụ sở y tế Cao Bằng Cao Bằng II 5.000 Nhà thầu chính Trường THPT An Xuyên – Cà Mau Cà Mau Nhà thầu chính Trụ sở làm việc công ty Xăng dầu Hà Nam Hà Nam III 3.50 Nhà thầu chính Trụ sở BHXH Quận Tây Hồ Hà Nội III 1.968 Nhà thầu chính Cải tạo và mở rộng khách sạn Nam Đế II Nhà thầu chính Trung tâm báo chí Quốc Tế Nhà thầu chính Nhà máy Yamaha Hà Nội III 8.625.8 Nhà thầu chính Chung cư 5 tầng – Khu dân cư Đại An – Hải Dương Hải Dương II 5.034 Nhà thầu chính Nhà số 3 trưởng Quốc Tề HN III 2.035 Nhà thầu chính Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng Hoà Lạc (Hầm và nút trung tâm hội nghị Quốc Gia) III 12.200 Nhà thầu chính Nhà làm việc 3 tầng ĐH Huế TP. Huế II 3.660 Nhà thầu chính Nguồn : Phòng tổ chức hành chính 2. Đặc điểm về nhân sự Bảng 2 : Nhân sự – Cán bộ chuyên môn và kỹ thuật Số TT Cán bộ chuyên môn Số lượng Theo thâm niên Ghi chú >=5 năm >=10năm >=15 năm 1 2 3 4 5 6 7 I Đại học và tên đại học 135 71 38 26 Trong đó : - Kỹ sư xây dựng 75 35 25 19 - Kỹ sự giao thông 8 9 2 2 - Kỹ sư điện 15 10 3 3 - Kỹ sư cấp thoát nước 12 12 4 - Cử nhân kinh tế 8 5 4 2 II Trung cấp 13 3 1 9 Nguồn : Phòng Tổ chức hành chính Bảng 3 : Nhân sự – Công nhân kỹ thuật của công ty STT Công nhân theo nghề Số lượng Bậc 4/7 Bậc 5/7 Bậc 6/7 Bậc 7/7 Thợ mộc 383 253 110 18 2 Thợ nề 350 244 82 19 5 Thợ sắt 185 113 56 15 1 Thợ hàn 19 14 3 2 Thợ điện + thợ nước 50 5 32 3 Thợ cầu tháp + Thợ nốp 12 19 6 1 Thợ khác 25 367 6 Lao động + Bê tông 382 15 15 Thợ nước 40 30 20 5 Nguồn : Phòng tổ chức hành chính 3, Máy móc và trang thiết bị của công ty Trải qua gần 20 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổ phần Vinaconex 6 đã có những bước tiến đáng kể theo hướng hiện đại. Không chỉ trong lĩnh vực xây dựng công trình, vật liệu xây dựng, kiến trúc và quy hoạch xây dựng mà còn cả những lĩnh vực khác: phát triển đô thị và nhà ở, năng lực xây dựng công trình có nhiều tiến bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xây dựng. Tư duy nhạy bén, chủ động, sáng tạo, tiếp cận và hoà nhập nhanh với cơ chế thị trường trong lĩnh vực xây lắp, kinh doanh bất động sản.  Bảng 4 : Máy móc và trang thiết bị của công ty stt Tên máy móc thiết bị Số lượng Nước sản xuất Số thiết bị từng loại Công suất hoặcsố   hiệu Sở hữu Thuê ngoài                   I.            Máy cẩu    1.        Cần trục tháp MC80 03 Pháp 03 0 5/1,8 tấn-6,9m 2.     Cần trục tháp SMC C6024 02 TQ 02 0 12/2,4 tấn - 230m 3.      Cẩu tự hành TADANO TL 280L 02 Nhật 02 0 28 T 4.      Cẩu tự hành KC – 3652 02 Nga 02 0 180 cv 5.       Ôtô cẩu KC 04 Nga 04 0 0.65 m3 6.      Cần trục thiếu nhi 02 Nhật 02 0 Q=0,5tấn 7.      Máy vận thăng lồng PEGA NOV1030 01 Đức 01 0 60 m–1 tấn 8.      Máy vận thăng lồng SCD200A 01 VN 01 0 75¸150 m1 tấn 9.      Máy vận thăng 02 VN 02 0 500 Kg 10.     Tời máy 06 Đức 02 0 1,5 Kw    II.                  Phương tiện vận tải 1.        Ô tô tải IFA W 50 05 Đức 05 0 12 Tấn 2.        Ôtô KAMAZ tự đổ Nga 05 Nga 05 0 10T 3.        Ôtô Huyndai 05 HQ 05 0 2,5 tấn 4.        Xe téc chở nước 02 VN 02 0 8m3    III.                 Máy thi công bê tông 1.        Máy trộn bê tông 350L 06 TQ 06 0 12 m3/h 2.        Máy trộn bê tông 150L 01 Italia 01 0 3.        Máy trộn vữa 04 VN 04 0 160 lít/mẻ  4. Máy xoa bê tông 01 Nhật 01 0 Nguồn : Phòng kỹ thuật Phần II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY - Phòng tài chính kế toán của công ty hoạt động và nắm tình hình tài chính của công ty, phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ hạch toán kế toán, tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực quản lý tài chính, tình hình tài chính và các chiến lược về tài chính - Quản lý,điều hành toàn bộ hoạt động tài chính kế toán. - Tham mưu cho Hội đồng quản trị,Ban giám đốc về tình hình tài chính và các chiến lược về tài chính. I PHÂN TÍNH QUY MÔ, CƠ CẤU VÀ TÌNH HÌNH PHÂN BỔ VỐN 1 Phân tích quy mô vốn của công ty Phân tích tình hình tài chính công ty để rút ra những nhận xét, kết luận chung nhất về tình hình tài chính của công ty. Nó giúp cho người sử dụng biết được tình hình tài chính của công ty là ổn định hay không ổn đinh. Để đánh giá tình hình tài chính của công ty, trước hết ta tiến hành so sánh tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn của công ty giữa năm 2005- 2006 và năm 2006- 2007. để thấy được quy mô vốn mà công ty sử dụng trong kỳ là lớn hay nhỏ và sự biến đổi của nó, đồng thời ta cũng thấy được khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của công ty. Việc phân tích dựa trên cơ sở số liệu trên bảng cân đối kế toán năm 2005, 2006, 2007 Qua bảng số liệu bảng 5 ta thấy, tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn của công ty tăng qua các năm tương đối lớn : Năm 2006 tăng so với năm 2005 là 14.943 triệu đồng hay tăng15,46%, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 29.284 triệu đồng hay tăng 26,24%.Trong nền kinh tế thị trưòng, có sự cạnh tranh nhiều của các công ty xây dựng, mà công ty tăng quy mô lớn chúng tỏ công ty vững mạnh đang trên đà đi lên và phát triển, làm ăn có hiệu quả. Bảng 5 :Quy mô vốn của công ty ĐVT :triệu đồng CHỈ TIÊU MS NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH NĂM CHÊNH LỆCH NĂM 2006 SO VỚI 2005 2007 SO VỚI 2006 SỐ TIỀN TỶ LỆ SỐ TIỀN TỶ LỆ SỐ TIỀN TỶ LỆ SỐ TIỀN TỶ LỆ SỐ TIỀN TỶ LỆ A.TSLĐ và ĐTNH 100 89.799 92,91% 98.769 88,50% 112.429 79.80% 8.970 9.99% 13.659 13.83% B.TSCĐ và ĐTDH 200 6.858 7,09% 12.830 11,50% 28.474 20.21% 5.972 87.09% 15.644 121.93% TỔNG CỘNG TÀI SẢN 250 96.657 100% 111.599 100% 140.883 100% 14.943 15.46% 29.284 26.24% A.Nợ phải trả 300 83.337 86,22% 96.823 86,76% 127.653 90.61% 13.486 16.18% 30.830 31.84% B.Nguồn vốn chủ sở hữu 400 13.320 13,78% 14.776 13,24% 13.230 9.39% 1.457 10.94% -1.547 -10.47% TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 430 96.657 100% 111.599 100% 140.883 100% 14.943 15.46% 29.284 26.24% Nguồn : phòng tài chính kế toán 2. Phân tích tình hình phân bổ vốn: a, Sự thay đôỉ về số lượng, quy mô tỉ trọng của từng loại vốn Sau khi đã đánh giá khái quát về sự biến động của tổng số vốn và nguồn vốn, cần đi sâu xem xét kết cấu các loại tài sản của công ty hay nói cách khác là phải xem công ty đã phân bổ vốn (tài sản ) hợp lý và phát huy hiệu quả chưa? Kết cấu vốn của công ty có phù hợp với đặc điểm loại hình sản xuất kinh doanh, phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường hay không? Để phân tích, ta tiến hành xác định tỷ trọng từng loại vốn ở thời điểm năm 2005, 2006 và năm 2007 và so sánh sự thay đổi về tỷ trọng giữa các năm để tìm ra nguyên nhân cụ thể của chênh lệch tỷ trọng này. Qua so sánh bằng số tuyệt đối và bằng các tỷ trọng có thể thấy được sự thay đổi về số lượng, quy mô và tỷ trọng của từng loại vốn. Theo số liệu bảng cân đối kế toán năm 2005, 2006, 2007 của Công ty cổ phần xây dựng Vinaconex 6, ta có kết quả bảng phân tích tình hình phân bổ vốn như bảng 6 Từ bảng phân tích cho thấy TSLĐ chiếm tỷ lệ lớn hơn so với TSCĐ trong các năm. Theo bảng 6, ta thấy trong TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất là “các khoản phải thu”, năm 2005 là 80,98%, năm 2006 là 54,26%và năm 2007 là 48,36%. Đây cũng là một trong những loại tài sản có tốc độ thay đổi nhanh, năm 2006 giảm so với năm 2005 là 22,63%; năm 2007 tăng 13% so với năm 2006. Bên cạnh đó, tỷ lệ hành tồn kho của công ty cũng khá lớn năm 2005 tỷ lệ này là 8,66%, năm 2006 là 21,21% và năm 2007 là 24,96%, tỷ lệ này lại lớn hơn vốn bằng tiền ( năm 2005 vốn bằng tiền chiếm 2,73%, 2006 :10,3%, 2007 3,82%) điều này cho thấy việc thu hồi các khoản nợ của công ty là không tốt, tỷ lệ ứ đọng vốn của công ty không cao, khả năng thanh toán của công ty sẽ mất nếu khách hàng không trả nợ. Nhưng bên cạnh đó, quan hệ với bạn hàng của công ty mở rông, luôn có hàng dự phòng bán cho khách hàng có nhu cầu ngay. Năm 2007, tài sản lưu động khác tăng 743 triệu đồng ( tăng 25%) trong đó có các khoản tạm ứng và chi phí chờ kết chuyển tăng thể hiện công ty vẫn chưa thu hồi hết các khoản tạm ứng và chưa phân bổ hết chi phí chờ kết chuyển. Bảng 6 : Phân tích tình hình phân bổ vốn CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 CHÊNH LỆCH NĂM 2006-2005 CHÊNH LỆCH NĂM 2007-2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % số tiền % A.TSLĐVà ĐTNH 89799 92.9% 98769 88.5% 112429 79.80% 8970,1 9.99% 13659 14% I.Tiền 2635,3 2.73% 11548 10.3% 5377 3.82% 8912,8 338.21% -6171 -53% II.ĐTTC ngắn hạn 0 0.00% 0 0 0 0 III.Các khoản phải thu 78271 80.98% 60557 54.26% 68130 48.36% -17714 -22.63% 7573 13% IV. Hàng tồn kho 8374,3 8.66% 23672 21.2% 35166 24.96% 15298 182.68% 11494 49% V.TSLĐ khác 518,64 0.54% 2991,5 2.68% 3735,4 2.65% 2472,8 476.80% 743,95 25% VI. Chi sự nghiệp 0 0.00% 0 0.00% 0 0.00% 0 0 B.TSCĐ & ĐTDH 6857,8 7.09% 12830 11.5% 28474 20.21% 5972,4 87.09% 15644 122% I.TSCĐ 6714,2 6.95% 7848,9 7.03% 26506 18.81% 1134,7 16.90% 18657 238% II.ĐT TC dài hạn 143,6 0.15% 143,6 0.13% 443,6 0.31% 0 0.00% 300 209% III.XDCB dở dang 0 0.00% 4837,7 4.33% 1524,3 1.08% 4837,7 -3313 -68% IV.Ký quỹ ký cược dài hạn 0 0.00% 0 0 0 0 Tổng cộng tài sản 96657 100% 111599 100% 140883 100% 0 0 Nguồn : Phòng tài chính kế toán Ta cũng thấy TSCĐ của công ty chiếm tỷ lệ vừa phải trong tổng tài sản. năm 2005 có tỷ lệ là 7,09%. năm 2006 có tỷ lệ là 7,03% và đến năm 2007 tăng lên là 18,81%. Như vậy năm 2007, TSCĐ tăng so với năm 2006 về số tương đối là 18.657 triệu đồng và tăng 238%. Đây là một sự tăng tài sản rất lớn của công ty, thể hiện công ty đã chú ý đầu tư chiều sâu, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại phục vụ cho sản xuất thi công trong đó giá trị tài sản cố định hữu hình tăng 18657 triệu đồng (tăng Trong TSCĐ của Công ty xây dựng Vinaconex 6 hoàn toàn là TSCĐ hữu hình, công ty chưa có thói quen sử dụng TSCĐ thuê tài chính. Thực tế đối với một số loại máy móc chuyên dụng, thuê tài chính sẽ giảm chi phí cho công ty, như vậy sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm xuống từ 4.837,7 triệu đồng còn 1.524,3 triệu đồng (giảm 3.313,3triệu đồng – 68%) thể hiện các khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang như giá trị tài sản cố định mua sắm, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa lớn và nâng cấp tài sản cố định chưa hoàn thành được quyết toán hết. b, Tỷ suất đầu tư Việc đầu tư chiều sâu, mua sắm thiết bị, đổi mới công nghệ để tạo tiền đề để tăng năng suất lao động và sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả hoặc đầu tư tài chính dài hạn phải được xem xét thông qua các tỉ suất đầu tư. Có 3 loại tỉ suất đầu tư như sau: + Tỷ suất đầu tư chung: Tỷ suất đầu tư chung phản ánh tình hình chung về đầu tư vốn cho việc trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, mua sắm và xây dựng tài sản cố định, đầu tư tài chính như mua cổ phần, cổ phiếu, góp vốn liên doanh, kinh doanh bất động sản... Công thức xác định tỷ suất đầu tư chung: Tỷ suất đầu tư chung= Trong đó: T- là trị giá hiện có của tài sản cố định. D- là đầu tư tài chính dài hạn. C- là chi phí xây dựng cơ bản dở dang. TS- là tổng số tài sản. + Tỷ suất đầu tư tài sản cố định: Tỷ suất đầu tư tài sản cố định phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất, mua sắm và xây dựng tài sản cố định. Khi xác định chỉ tiêu này cần phân biệt số đã đầu tư và đã hoàn thành và số đang đầu tư xây dựng. Công thức xác định tỷ suất đầu tư tài sản cố định: Tỷ suất đầu tư tài sản cố định = Trong đó: T, TS - được giải thích như phần trên. + Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn: Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn phản ánh tình hình sử dụng vốn đầu tư vào lĩnh vực liên doanh, mua cổ phần và kinh doanh bất động sản. Công thức xác định tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn: Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn= Trong đó: D, TS - được giải thích như trên. Áp dụng các công thức trên để tính các tỷ suất đầu tư cho Công ty xây dựng Vinaconex 6. Ta có bảng kết qủa sau: Bảng 7 : Các tỷ suất đầu tư ĐVT : Triệu đồng STT CHỈ TIÊU NĂM 2005 NĂM 2006 NĂM 2007 1 Giá trị hiện có của TSCĐ ( T ) 6.858 785 26.506 2 Đầu tư tài chính dài hạn ( D ) 144 14 444 3 Chi phí XDCB dở dang ( C ) 0 483,7 1.524 4 Tổng số tài sản ( TS ) 96.657 11.160 140.883 5 Tỷ suất đầu tư chung(= (T+D+C)/TS) 0 0,0 0 6 Tỷ suất đầu tư tài sản cố định( = T/TS ) 0 0,0 0 7 Tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn( = D/TS ) 0 0,0 0 Nguồn : Phòng tài chính kế toán Theo kết quả tính toán trong bảng ta thấy tỷ suất đầu tư chung tăng lên trong các năm điều này thể hiện cở sở vật chất kĩ thuật của công ty tăng lên; tỷ suất đầu tư tài chính dài hạn có tăng lên chứng tỏ công ty đã tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu...; còn tỷ suất đầu tư tài sản cố định tăng lên chứng tỏ trong kỳ công ty đã đầu tư vốn vào trang bị mua sắm tài sản cố định. Như vậy, qua phân tích tình hình phân bổ vốn ta thấy tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với tài sản cố định. Công ty nên đầu tư thêm vào việc trang bị tài sản để có thể mở rộng quy mô sản xuất, tạo điều kiện để công ty có thể cạnh tranh với các công ty khác trong nền kinh tế thị trường. 3 Phân tích kết cấu nguồn vốn của công ty Vốn và nguồn vốn là hai mặt trong một thể thống nhất, đó là lượng tài sản trong công ty. Do đó, ngoài việc phân tích tình hình phân bổ vốn, cần phải tiến hành phân tích kết cấu nguồn vốn. Việc phân tích này sẽ giúp cho công ty nắm được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, nắm được mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và những khó khăn mà công ty gặp phải trong khai thác nguồn vốn. Khi phân tích ta so sánh tổng số nguồn vốn giữa các năm, so sánh tỷ trọng của từng loại nguồn vốn giữa các năm, tìm ra nguyên nhân cụ thể của việc thay đổi tỷ trọng đó. Tuy nhiên, sự tăng hay giảm của các loại tỷ trọng là tốt hay xấu còn tuỳ thuộc vào tầm quan trọng của từng loại nguồn vốn đối với công ty ở từng thời kỳ. Kết cấu nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh do đó các công ty đều hướng tới một cơ cấu vốn hợp lý. Một cơ cấu vốn hợp lý sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Việc phân tích dựa vào bảng số liệu trong bảng cân đối kế toán năm 2005, 2006, 2007. Ta có kết quả như bảng 8 Ta thấy : Tổng nguồn vốn của công ty có xu hướng gia tăng qua các năm cụ thể là năm 2006 tăng so với năm 2005 là 15,46%, năm 2007 tăng 26% so với năm 2006. Điều này cho thấy công ty thuận lợi trong việc huy động nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Nhưng, trong các năm nợ phải trả của công ty chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn ( cả về số tương đối và số tuyệt đối) năm 2005 nợ phải trả chiếm tỷ lệ là 62,22% , năm 2006 là 86,76%, năm 2007 là 90,61%. Vì thế, khả năng đảm bảo về mặt tài chính của công ty sẽ thấp. Điều này thể hiện rõ thông qua tỷ suất tài trợ. Ta sẽ phân tích tỷ suất tài trợ như sau: Bảng 8 : Phân tích kết cầu nguồn vốn của công ty Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch năm 2006-2005 Chênh lệch năm 2007-2006 Số tiền % Số tiền % Số tiền % A. NỢ PHẢI TRẢ 83337 86,22% 96823 86,76% 127653 90,61% 13486 16,18% 30830 31,84% I.Nợ ngắn hạn 82432 85,28% 91532 82,02% 120607 85,61% 9100,5 11,04% 29075 31,77% 1.Vay ngắn hạn 22586 23,37% 26595 23,83% 39892 28,32% 4008,8 17,75% 13297 50,00% 2.Nợ dài hạn đến hạn trả 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% 0 0 3. Phải trả cho người bán 1188,1 1,23% 1282,1 1,15% 9261,7 6,57% 94,08 7,92% 7979,6 622,36% 4. Người mua trả tiền trước 206,8 0,21% 8506 7,62% 16334 11,59% 8299,2 4013,10% 7828,2 92,03% 5. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 846,2 0,88% -649,2 -0,58% -2589 -1,84% -1495 -176,71% -1940 298,84% 6. Phải trả công nhân viên 366,57 0,38% 18,12 0,02% 206,11 0,15% -348,45 -95,06% 187,99 1037,76% 7.Phải trả các đơn vị nội bộ 54592 56,48% 52004,30 46,60% 52553,64 37,30% -2588,01 -4,74% 549,34 1,06% 8.Các khoản phải trả phải nộp khác 2645,9 2,74% 3776,13 3,38% 4949,23 3,51% 1130,25 42,72% 1173,10 31,07% II. Nợ dài hạn 905,19 0,94% 5290,66 4,74% 7045,71 5,% 4385,47 484,48% 1755,05 33,17% III. Nợ khác 0 0,00% 0,00 0,% 0,00 0,% 0,00 0,00 B.NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 13320 13,78% 14776,47 13,24% 13229,73 9,39% 1456,54 10,94% -1546,74 -10,47% I.Nguồn vốn quỹ 13320 13,78% 14223,87 12,75% 12288,44 8,72% 903,95 6,79% -1935,43 -13,61% 1. Nguồn vốn kinh doanh 8082,5 8,36% 11712,94 10,50% 11105,90 7,88% 3630,41 44,92% -607,04 -5,18% 7. Nguồ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7844.doc
Tài liệu liên quan