LỜI CẢM ƠN
“Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngân hàng - Tài chính của trường Đại Học Kinh tế Quốc dân đã giảng dạy em trong thời gian qua, đặc biệt em xin cảm ơn PGS.TS Đàm Văn Huệ là người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và làm Chuyên đề thực tập. Nhờ sự hướngdẫn và dìu dắt cuả thầy cô, em đã tích luỹ được những kiến thức cơ bản đáng quý, đồng thời qua thời gian làm Chuyên đề thực tập em có điều kiện ứng dụng những kiến thức của mình vào thực tiễn, qua đ
92 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 3499 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình tài chính Công ty cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó giúp em đúc kết được những kinh nghiệm quý báu để tiếp tục bước chân trên con đường sự nghiệp sau này. Em xin cảm ơn các anh chị tại Ban Kế hoạch – Tài chính Công ty cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT đã tạo điều kiện cho em thực tập và cung cấp tài liệu, thông tin cũng như truyền đạt những kinh nghiệm quý báu để giúp em hoàn thành Chuyên đề này!”
SV. Nguyễn Hồng Hiệp
Lời mở đầu
Trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới đã liên tục tăng trưởng mạnh mẽ với huyết mạch là thị trường tài chính quốc tế. Việc thị trường tài chính quốc tế bùng nổ và ngày một ăn sâu vào các quốc gia đang phát triển đã giúp thị trường tài chính tại các quốc gia này không ngừng lớn mạnh. Đó là cơ hội tốt cho các quốc gia mở cửa, giúp cho các doanh nghiệp ở các quốc gia này có thêm nhiều sự lựa chọn trong việc huy động vốn, nhưng đồng thời nó cũng tác động vào cơ chế quản lý tài chính của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn tận dụng được những thuận lợi của thị trường tài chính cần liên tục đổi mới và sử dụng các công cụ tài chính một cách linh hoạt.
Ngày nay chúng ta đang chứng kiến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước nhà từ một nền kinh tế dựa vào nông nghiệp là chủ yếu sang một nền kinh tế có tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cao, dựa trên nền tảng của kinh tế tri thức và hội nhập với kinh tế toàn cầu. Chính sự chuyển dịch này đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Song cũng làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu và thách thức mới, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự vận động, vươn lên để vượt qua những thử thách , tránh nguy cơ bị đào thải bởi quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường. Trong bối cảnh kinh tế như thế, các doanh nghiệp muốn đứng vững trên thương trường cần phải nhanh chóng đổi mới, trong đó đổi mới về quản lý tài chính là một trong các vấn đề được quan tâm hàng đầu và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Bởi lẽ, để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả thì nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt những tín hiệu của thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm và huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu kịp thời, sử dụng vốn hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được những nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến tình hình tài chính doanh nghiệp. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở phân tích tài chính.
Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp nhằm làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai và đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, trong thời gian thực tập tại Tập đoàn FPT, em quyết định đi sâu nghiên cứu đề tài:
“Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT”
Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu tình hình tài chính tại doanh nghiệp để thấy rõ xu hướng, tốc độ tăng trưởng và thực trạng tài chính của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị giúp cải thiện tình hình tài chính và giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.
Phương pháp nghiên cứu được vận dụng trong đề tài chủ yếu là phương pháp so sánh và tổng hợp số liệu thực tế thu thập được trong quá trình thực tập, các số liệu trên báo cáo tài chính và các thông tin có được từ việc phỏng vấn trực tiếp các nhân viên ở phòng kế toán để xác định xu hướng phát triển, mức độ biến động của các số liệu cũng như các chỉ tiêu và từ đó đưa ra nhận xét. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp thay thế liên hoàn, phân tích các tỷ số, liên hệ, cân đối…
Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT là Công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ hàng đầu Việt Nam. Ra đời từ năm 1988 và phát triển cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước, FPT đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa bằng những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt phải kể đến công nghiệp phần mềm. Sau 20 năm hoạt động, FPT đã thực sự khẳng định được vị trí số một trong làng công nghệ thông tin và đang tiến hành mở rộng quy mô để thực hiện mục tiêu trở thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực với công nghệ thông tin vẫn là nòng cốt.
Với quy mô lớn và tầm hoạt động trải rộng như vậy, việc phân tích cặn kẽ tất cả các hoạt động của FPT là một điều không dễ. Vì vậy, với những giới hạn về số liệu và thời gian, đề tài này sẽ nghiên cứu chung về tình hình tài chính của toàn công ty mà không đi sâu phân tích từng hoạt động nhỏ lẻ.
Cấu trúc của chuyên đề gồm có những phần sau:
Lời mở đầu
Chương I: Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp
Chương II: Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Phát triển&Đầu tư Công nghệ FPT
Chương III: Giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty
Kết luận
Chương I
Lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1 Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm
a. Tài chính doanh nghiệp:
Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế trong quá trình phân phối các nguồn tài chính gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp. Các quan hệ tài chính doanh nghiệp chủ yếu bao gồm:
Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước: là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.
Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính: thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ.
Quan hệ giữa doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác: là mối quan hệ của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động…Qua đó, doanh nghiệp xác định được nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cần thiết cung ứng để hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường.
Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: là mối quan hệ giữa các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa cổ đông và người quản lý, cổ đông và chủ nợ, giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn…
Hoạt động tài chính doanh nghiệp là hoạt động tiên quyết mà các doanh nghiệp đều phải chú trọng đến khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Để hoạt động tài chính có hiệu quả doanh nghiệp cần đưa ra những quyết định tài chính và thực hiện những quyết định đó phù hợp với mục tiêu tài chính doanh nghiệp. Những quyết định tài chính muốn chính xác, tối ưu cần phải dựa trên nguồn thông tin trung thực, liên tục, nhất quán, công khai, minh bạch... Phân tích tài chính doanh nghiệp chính là để nhằm cung cấp những thông tin như vậy và nó là bộ phận quan trọng trong hoạt động tài chính doanh nghiệp.
b. Phân tích tài chính doanh nghiệp:
Phân tích tài chính được hiểu là một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép thu thập và xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chính và quản lý phù hợp.
Quy trình thực hiện phân tích tài chính ngày càng được áp dụng rộng rãi trong mọi đơn vị kinh tế được tự chủ về tài chính như các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức, được áp dụng trong các tổ chức xã hội, tập thể và các cơ quan quản lý, tổ chức công cộng. Đặc biệt, sự phát triển của các doanh nghiệp, của các ngân hàng và của thị trường vốn đã tạo cơ hội để phân tích tài chính chứng tỏ thực sự là có ích và vô cùng cần thiết.
1.1.2. Sự cần thiết của phân tích tài chính doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp đều phải trải qua các giai đoạn ra đời, phát triển, trưởng thành và suy thoái. Cùng với sự tác động mạnh mẽ của môi trường xung quanh, có nhiều doanh nghiệp vẫn tồn tại và phát triển không ngừng, bên cạnh đó có nhiều doanh nghiệp không tránh khỏi giải thể, phá sản. Trong sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế thị trường chịu sự chi phối bởi các quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh... và chịu sự quản lý của Nhà nước các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế không chỉ phát triển lên bằng chính nội lực của mình mà còn phụ thuộc vào các yếu tố xung quanh, làm thế nào để doanh nghiệp có thể đưa ra định hướng phát triển của mình và thực hiện được những mục tiêu đề ra là câu hỏi mà các doanh nghiệp luôn đặt ra. Công tác phân tích tài chính giúp trả lời câu hỏi đó, mức độ chính xác, hiệu quả trong sản xuất kinh doanh và quản trị doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào thông tin đưa ra từ phân tích tài chính. Bên cạnh đó, những kết luận được đưa ra từ quy trình phân tích tài chính còn cung cấp cho các cơ quan quản lý cấp trên, nhà đầu tư, ngân hàng, người lao động nắm bắt được những thông tin phục vụ cho mục tiêu của mình. Chính vì thế, phân tích tài chính tỏ ra là thực sự có ích và vô cùng cần thiết đặc biệt với sự phát triển của các doanh nghiệp, của các ngân hàng, của thị trường vốn như hiện nay. Nó không chỉ phục vụ cho doanh nghiệp mà còn cho tất cả các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
1.1.2.1. Đối với nhà quản lý doanh nghiệp
Nhà quản lý doanh nghiệp bao giờ cũng đứng trước nhiều quyết định khác nhau, do đó mà quan tâm đến kết quả phân tích thông qua các báo cáo tài chính của doanh nghiệp dưới nhiều góc độ khác nhau phù hợp với lĩnh vực và cương vị đưa ra quyết định để một khi quyết định được đưa ra là tối ưu hơn cả. Đối với nhà lý thì phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, đó là cơ sở định hướng các quyết định của Ban tổng giám đốc, dự báo tài chính về kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý. Phân tích tài chính đối với nhà quản lý có phần thuận lợi được gọi là phân tích tài chính nội bộ chứ không phải là phân tích tài chính ngoài doanh nghiệp. Do vậy, các nhà quản lý dễ dàng nắm bắt, hiểu rõ về tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng như các hoạt động khác từ đó có quyết định đúng đắn. Khi đó, phân tích tài chính phục vụ các mục tiêu sau:
- Thứ nhất, tạo ra những chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, rủi ro tài chính trong doanh nghiệp...
- Thứ hai, hướng các quyết định của Ban giám đốc theo chiều hướng phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như quyết định về đầu tư, phân phối lợi nhuận…
- Thứ ba, đó là cơ sở cho những dự đoán tài chính ngắn, trung và dài hạn.
- Thứ tư, phân tích tài chính đối với nhà quản lý là một công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp.
Tóm lại, phân tích tài chính làm nổi bật điều quan trọng của dự báo tài chính, mà dự báo là nền tảng của hoạt động quản lý, làm sáng tỏ không chỉ chính sách tài chính mà còn làm rõ các chính sách chung trong doanh nghiệp.
1.1.2.2. Đối với các nhà đầu tư
Nhà đầu tư là những người giao vốn của mình cho người khác quản lý và như vậy họ luôn dứng trước những rủi ro. Thu nhập của các nhà đầu tư là tiền lời được chia và thặng dư giá trị của vốn. Hai yếu tố này phần lớn ảnh hưởng của lợi nhuận thu được ở đơn vị mình giao vốn. Vì vậy, cần đánh giá khả năng hoạt động và khả năng sinh lời của doanh nghiệp mình có ý định đầu tư. Câu hỏi chủ yếu được đặt ra là tiền lời bình quân cho một suất đầu tư là bao nhiêu? Phải mất bao lâu mới thu hồi đủ vốn? Tuy nhiên, những dự đoán đặt ra có khoảng cách khá xa so với tiền lời thực sự bởi chính sách phân phối lợi nhuận của nơi nhận đầu tư và các ảnh hưởng của thị trường về các yếu tố như lạm phát, chính trị, văn hoá, chính sách Nhà nước nhiều khi không thể dự đoán chính xác được. Khi đó, phân tích tài chính doanh nghiệp là để đánh giá doanh nghiệp, các nhà đầu tư quan tâm đến việc nghiên cứu các báo biểu tài chính, khả năng sinh lời, chính sách phân phối lợi nhuận, phân tích rủi ro tài chính trong kinh doanh... để lựa chọn hướng đầu tư, cơ cấu đầu tư, nơi đầu tư...
1.1.2.3. Đối với các chủ nợ
Để tồn tại và phát triển trong hoạt động sản xuất kinh doanh không có bất kỳ doanh nghiệp nào có thể tiến hành công việc kinh doanh của mình chỉ bằng vốn tự có mà phải gắn liền với các dịch vụ tài chính do các ngân hàng thương mại cung cấp, trong đó có việc cung ứng các nguồn vốn hoặc tín dụng thương mại. Vay ngân hàng để đảm bảo nguồn tài chính cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo đủ vốn cho các dự án mở rộng hoặc đầu tư chiều sâu. Tài trợ bằng tín dụng thương mại là phương thức tài trợ rẻ, tiện dụng và linh hoạt trong kinh doanh, hơn nữa nó còn tạo khả năng mở rộng các quan hệ hợp tác kinh doanh một cách lâu bền. Song việc tài trợ bằng hình thức gì đi nữa thì các chủ nợ đều quan tâm rằng việc hoàn trả cả vốn lẫn lãi có đúng thời hạn không, khả năng sinh lời của doanh nghiệp, khả vay nợ từ những người cung cấp nào và khả năng trả nợ trong hiện tại và trong tương lai. Từ đó, các chủ nợ mới quyết định có nên cho doanh nghiệp vay với cơ cấu vốn như thế nào, thời hạn trong bao lâu...
1.1.2.4. Đối với người lao động
Lương là nguồn thu nhập chính thể hiện giá trị sức lao động mà những người lao động bỏ ra, là nguồn tiền giúp cho họ có thể tái sản xuất và nuôi sống gia đình. Bên cạnh đó, đối với những doanh nghiệp cổ phần những người lao động cũng có thể trở thành những cổ đông nếu họ có tiền mua và nắm giữ cổ phiếu. Do đó, họ quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua chính sách phân phối thu nhập, các khoản đóng góp của họ đối với doanh nghiệp, quỹ phúc lợi, quỹ trợ cấp ốm đau, thất nghiệp, chính sách cổ tức, khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Từ đó, người lao động có thể yên tâm lao động và sáng tạo, sử dụng đồng vốn nhàn rỗi của mình để tăng thêm thu nhập.
1.1.2.5. Đối với các cơ quan nhà nước
Với tư cách là các cơ quan nhà nước có liên quan bao gồm kiểm toán nhà nước, cơ quan thuế, cơ quan thống kê... là những cơ quan trực tiếp quản lý và giám sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp qua các báo cáo tài chính gửi lên. Đây là một trong những đối tượng rất quan tâm đến tình hình tài chính doanh nghiệp, vì các cơ quan này đại diện cho Nhà nước thực hiện nhiệm vụ điều tiết vĩ mô . Bất cứ doanh nghiệp nào tiến hành một hoạt động kinh doanh phải đăng ký và phải tuân thủ theo pháp luật hiện hành để trở thành một đơn vị làm ăn lành mạnh, hiệu quả. Do đó, các cơ quan nhà nước có liên quan bằng cách đọc những kết quả đạt được, những mặt còn yếu kém qua các phần trong báo cáo tài chính có cái nhìn vừa tổng quan, vừa cụ thể về hoạt động của doanh nghiệp xem xét doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả không, có tuân thủ pháp luật không…để đưa ra quyết định quản lý phù hợp.
Từ những vấn đề nêu trên, cho thấy: phân tích tài chính là công cụ hữu ích được dùng để xác định giá trị kinh tế, đánh giá các mặt của doanh nghiệp, cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác những thông tin phục vụ cho nhiều mục tiêu khác nhau của các đối tượng khác nhau, tìm ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan, giúp cho các đối tượng lựa chọn và đưa ra những quyết định tài chính phù hợp với mục tiêu đề ra.
1.2. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
1.2.1. Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp
Tài liệu quan trọng và cần thiết cho phân tích tài chính là tìm ra được những nguồn thông tin trung thực, chính xác. Doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong môi trường kinh doanh bị tác động bởi những yếu tố bởi chính bản thân doanh nghiệp và các nhân tố bên ngoài đòi hỏi thông tin phục vụ cho phân tích tài chính cũng phải thu thập đầy đủ, không chỉ qua các báo cáo tài chính mà còn qua nguồn thông tin được cung cấp từ bên ngoài.
1.2.1.1. Thông tin nội bộ doanh nghiệp
Các nguồn thông tin liên quan đến doanh nghiệp rất đa dạng một số thông tin là bắt buộc và công khai, một số khác chỉ dành cho cổ đông. Trong số các nguồn thông tin nội bộ thông tin kế toán là nguồn thông tin cơ bản nhất, được nhà phân tích phân thu thập trước tiên. Đó là những cơ sở quan trọng để tiến hành phân tích hoạt động tài chính. Các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính được thể hiện dưới hình thức giá trị nên nhà phân tích có thể định lượng tính toán kết hợp số liệu với nhau từ đó đưa ra dự đoán, dự báo và đưa ra quyết định.
Các báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.
a. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tổng hợp, phản ánh toàn bộ tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định theo kết cấu: vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh. Kết cấu của bảng được chia thành 2 phần: Tài sản và nguồn vốn.
Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phần tài sản được phân thành: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn; Tài sản cố định và đầu tư dài hạn.
Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm pháp lý đối với tài sản doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp. Phần nguồn vốn được chia thành: Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu.
Bảng cân đối kế toán do vậy là nguồn thông tin quan trọng cho công tác phân tích tài chính, nó giúp đánh giá được khả năng cân bằng tài chính, khả năng thanh toán, năng lực hoạt động, tài sản hiện có và nguồn hình thành nó, cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
b. Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tổng hợp cho biết tình hình tài chính doanh nghiệp tại những thời kỳ nhất định. Đó là kết quả hoạt động sản xuất , kinh doanh của toàn doanh nghiệp, kết quả hoạt động theo từng loại hoạt động kinh doanh (sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính, hoạt động bất thường). Ngoài ra, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh còn cho biết tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh đó. Báo cáo kết quả kinh doanh cho ta biết mức lãi, lỗ của doanh nghiệp bằng cách lấy tất cả các khoản tạo nên doanh thu trừ đi chi phí kinh doanh tương ứng nó có ý nghĩa quan trọng đến chính sách cổ tức, trích lập các quỹ như khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ trợ cấp, quỹ đầu tư phát triển. Các chỉ tiêu trong báo cáo còn là tiền đề để dự đoán và xác định được quy mô dòng tiền trong tương lai, làm căn cứ tính toán thời gian thu hồi vốn đầu tư, giá trị hiện tại ròng... để ra quyết định đầu tư dài hạn trong doanh nghiệp.
c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong bốn báo cáo tài chính mà doanh nghiệp cần lập để cung cấp cho người sử dụng thông tin của doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến các luồng tiền vào, ra trong doanh nghiệp, tình hình tài trợ, đầu tư bằng tiền của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Những luồng tiền vào ra của tiền và các khoản coi như là tiền được tổng hợp và chia thành 3 nhóm:
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư
- Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính
Trên cơ sở đó, nhà phân tích thực hiện cân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu kỳ để xác định số dư ngân quỹ cuối kỳ. Từ đó, có thể thiết lập mức dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệp đảm bảo khả năng chi trả.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có mối liên hệ chặt chẽ với bảng cân đối kế toán và bảng kết quả kinh doanh trong phân tích tài chính. Đây là cơ sở quan trọng để nhà quản lý xây dựng kế hoạch quản lý tiền mặt.
d. Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là báo cáo tài chính tổng hợp được sử dụng để giải thích và bổ sung các thông tin về tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo khác không thể trình bày rõ ràng, cụ thể và chi tiết được.
Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp; Nội dung một số chế độ kế toán được doanh nghiệp áp dụng; Giải thích và thuyết minh tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phương hướng sản xuất kinh doanh trong kỳ tới; Các kiến nghị của doanh nghiệp.
Tóm lại, các báo cáo trên là nguồn tư liệu được dùng trong phân tích tài chính doanh nghiệp vì các báo cáo trên quan hệ mật thiết với nhau, báo cáo này bổ sung cho báo cáo kia, sự thay đổi chỉ tiêu của báo cáo này dẫn đến thay đổi chỉ tiêu của các báo cáo khác, mỗi báo cáo là tiền đề, căn cứ tạo thành một
khối thông tin đầy đủ vừa khái quát vừa cụ thể .
1.2.1.2. Các thông tin bên ngoài doanh nghiệp
Việc phân tích tài chính không chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu những báo biểu tài chính mà phải tập hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến tình hình tài chính doanh nghiệp, như các thông tin về kinh tế, tiền tệ, thuế khoá của quốc gia và quốc tế, các thông tin về kinh tế, các thông tin về pháp lý, về kinh tế đối với doanh nghiệp. Việc quyết định đều gắn với môi trường xung quanh. Có thể kể tới một số yếu tố khách quan tác động tới doanh nghiệp và những thông tin liên quan đến các yếu tố này cũng phải luôn được thường xuyên cập nhật:
- Doanh nghiệp luôn phải đối đầu với công nghệ. Sự phát triển của công nghệ góp phần làm thay đổi phương thức sản xuất, góp phần làm thay đổi trong quản lý doanh nghiệp dẫn tới các quyết định tài chính cũng phải thay đổi theo.
- Doanh nghiệp luôn là đối tượng quản lý của các cơ quan nhà nước. Mọi hoạt động của doanh nghiệp bị điều tiết và chi phối bởi cơ chế quản lý tài chính, hệ thống luật, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một sự thay đổi nhỏ về chính sách, chuẩn mực đều có thể dẫn đến quyết định tài chính là đúng đắn hay sai lầm.
- Kinh doanh luôn gắn liền với rủi ro đặc biệt trong nền kinh tế thị trường rủi ro, rủi ro tài chính luôn tiềm ẩn, đòi hỏi các doanh nghiệp dự tính mức rủi ro có thể chịu đựng được qua các quyết định tài chính để có biện pháp phòng ngừa vì rủi ro rất đa dạng và phức tạp, nó có thể làm cho doanh nghiệp phá sản, giải thể.
- Doanh nghiệp với sức ép của thị trường cạnh tranh, những đòi hỏi về chất lượng, mẫu mã, chủng loại, giá cả hàng hoá, chất lượng dịch vụ ngày càng cao hơn, tinh tế hơn của khách hàng đòi hỏi doanh nghiệp cần có những thông tin nắm bắt thị hiếu của khách hàng để thay đổi chính sách sản phẩm, đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Doanh nghiệp phải đáp ứng được đòi hỏi của các đối tác về mức vốn sở hữu trong cơ cấu vốn. Sự tăng, giảm vốn chủ sở hữu có tác động đáng kể tới hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt trong các điều kiện kinh tế khác nhau.
- Doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh tốt phải luôn đặt các hoạt động của mình trong mối liên hệ chung của ngành.Đặc điểm ngành kinh doanh liên quan đến :
+ Tính chất của các sản phẩm.
+ Quy trình kỹ thuật áp dụng .
+ Cơ cấu sản xuất công nghiệp nặng hoặc công nghiệp nhẹ những cơ cấu sản xuất này có tác động tới khả năng sinh lời, vòng quay vốn dự trữ phương tiện tiền tệ…
1.2.2. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp
Phương pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng tiền dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tài chính doanh nghiệp ở quá khứ, hiện tài và dự đoán tài chính doanh nghiệp trong tương lai, giúp các đối tượng đưa ra quyết định kinh tế phù hợp với mục tiêu mong muốn.
1.2.2.1. Phương pháp đánh giá
a. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng, được áp dụng từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình phân tích: từ khi sưu tầm tài liệu đến khi kết thúc phân tích. Khi sử dụng phương pháp so sánh cần chú ý đến điều kiện so sánh, tiêu thức so sánh và kỹ thuật so sánh.
Về điều kiện so sánh:
- Phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng hoặc hai chỉ tiêu
- Các đại lượng, chỉ tiêu phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.
Tuy nhiên, người ta có thể so sánh giữa các đại lượng có quan hệ chặt chẽ với nhau để hình thành chỉ tiêu nghiên cứu về một vấn đề nào đó.
Về tiêu thức so sánh: Tuỳ thuộc mục đích của cuộc phân tích, người ta có thể lựa chọn một trong các tiêu thức sau đây:
- Để đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu đặt ra: tiến hành so sánh tài liệu thực tế đạt được với tài liệu kế hoạch, dự đoán hoặc định mức.
- Để xác định xu hướng cũng như tốc độ phát triển: tiến hành so sánh giữa số liệu thực tế kỳ này với thực tế kỳ trước.
- Để xác định vị trí cũng như sức mạnh của doanh nghiệp: tiến hành so sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác cùng loại hình kinh doanh hoặc giá trị trung bình của ngành kinh doanh.
Số liệu của một kỳ được chọn làm căn cứ so sánh được gọi là gốc so sánh.
Về kỹ thuật so sánh: thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau đây:
- So sánh về số tuyệt đối: là việc xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu kỳ phân tích với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh cho thấy sự biến động về số tuyệt đối của hiện tượng đang nghiên cứu.
- So sánh bằng số tương đối: là xác định số % tăng giảm giữa thực tế so với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, cũng có khi là tỷ trọng của một hiện tượng kinh tế trong tổng thể quy mô chung được xác định.
b. Phương pháp phân chia
Là việc chia các hiện tượng kinh tế thành các bộ phận cấu thành trong mối quan hệ biện chứng hữu cơ với các bộ phận khác và hiện tượng khác. Tuỳ theo mục đích phân tích có thể phân tích theo các tiêu thức khác nhau:
- Phân chia hiện tượng và sự kiện kinh tế theo thời gian là việc phân chia theo trình tự thời gian phát sinh và phát triển của hiện tượng và sự kiện kinh tế đó như năm, tháng, tuần, kỳ... Việc phân chia này cho phép đánh giá được tiến độ phát triển của chỉ tiêu kinh tế đang nghiên cứu.
- Phân chia theo không gian: là việc phân chia hiện tượng kinh tế theo địa điểm phát sinh của hiện tượng đang nghiên cứu như doanh nghiệp con A,B; bộ phận X,Y... Việc phân chia này cho phép cho phép đánh giá vị trí và sức mạnh của từng bộ phận trong doanh nghiệp.
- Phân chia theo yếu tố cấu thành: là việc chia nhỏ hiện tượng kinh tế nghiên cứu để nhận biết bản chất, nội dung, quá trình hình thành và phát triển chỉ tiêu kinh tế.
c. Phương pháp phân tích nhân tố
Là phương pháp phân tích và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, sau đó xem xét tính chất ảnh hưởng của từng nhân tố, những nguyên nhân dẫn đến sự biến động của từng nhân tố và xu thế nhân tố trong tương lai sẽ vận động như thế nào. Tuỳ thuộc mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích, người ta có thể chia thành phương pháp thay thế liên hoàn, phương pháp số chênh lệch, phương pha._.́p hiệu số tỷ lệ, phương pháp cân đối... để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố:
- Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích thể hiện dưới dạng phương trình tích hoặc thương
- Phương pháp số chênh lệch và phương pháp hiệu số tỷ lệ: là hệ quả của thay thế liên hoàn áp dụng trong trường hợp mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích vơí các nhân tố ảnh hưởng thể hiện dưới dạng tích đơn thuần.
- Phương pháp cân đối: cũng dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi chỉ tiêu phân tích có mối quan hệ với các nhân tố thể hiện dưới dạng phương trình tổng hiệu. Để xác định mức độ ảnh hưởng của một nhân tố nào đó người ta chỉ việc xác định chênh lệch giữa thực tế so với kỳ gốc của nhân tố đó.
d. Phương pháp dự đoán
Là phương pháp được sử dụng để ước tính các chỉ tiêu kinh tế trong tương lai. Tuỳ thuộc vào mối quan hệ cũng như dự đoán tình hình kinh tế xã hội tác động đến doanh nghiệp mà sử dụng các phương pháp khác nhau. Thường người ta sử dụng phương pháp hồi quy, toán xác suất, toán tài chính,và các phương pháp phân tích chuyên dụng như phân tích dòng tiền, phân tích hoà vốn, phân tích lãi gộp, lãi thuần, lãi đầu tư, phân tích dãy thời gian... Các phương pháp này có tác dụng quan trọng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế cũng như lựa chọn các phương án đầu tư hoặc kinh doanh...
1.2.2.2. Phương pháp phân tích tài chính Dupont
Đây là một phương pháp phân tích tài chính mới và được áp dụng rất hiệu quả hiện nay. Thực chất phương pháp phân tích tài chính Dupont cũng phải dựa trên cơ sở các tỷ lệ được tính toán theo phương pháp tỷ lệ. Phương pháp này giúp nhà phân tích đánh giá tác động vòng quay toàn bộ vốn, doanh lợi tiêu thụ đến doanh lợi vốn chủ sở hữu. Mối quan hệ này được thể hiện trong phương trình Dupont:
Hệ số sinh lời tổng tài sản: (1)
ROE là doanh lợi vốn chủ sở hữu. Nếu toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì doanh lợi vốn và doanh lợi vốn chủ sở hữu sẽ bằng nhau và khi đó tổng tài sản = tổng nguồn vốn chủ sở hữu
(2)
Nếu doanh nghiệp sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của mình thì ta có mối liên hệ giữa ROA và ROE:
(3)
Kết hợp (1) và (3):
Với Rd = là hệ số nợ và phương trình này gọi là phương trình Dupont mở rộng thể hiện sự phụ thuộc của doanh lợi vốn CSH vào doanh lợi tiêu thụ, vòng quay toàn bộ vốn và hệ số nợ.
Phương pháp phân tích Dupont có ưu điểm lớn giúp cho nhà phân tích phát hiện và tập trung vào các yếu điểm của doanh nghiệp. Nếu doanh lợi vốn CSH của doanh nghiệp thấp hơn các doanh nghiệp khác trong cùng ngành chỉ dựa vào hệ thống các chỉ tiêu theo phương pháp phân tích Dupont nhà phân tích có thể tìm ra nguyên nhân.
Dùng phương pháp phân tích tài chính Dupont còn có thể giúp cho doanh nghiệp xác định xu hướng hoạt động trong một thời kỳ để có thể phát hiện ra những khó khăn và thuận lợi mà doanh nghệp có thể gặp phải trong tương lai .
1.2.2.3. Kỹ thuật phân tích
a. Phân tích theo chiều ngang
Là việc so sánh về lượng trên cùng một chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính. Phân tích theo chiều ngang cho thấy sự biến động của từng chỉ tiêu. Điều quan trọng ở đây là không chỉ đi so sánh để thấy được sự biến động về số tuyệt đối (là khoản chênh lệch giữa lượng tiền của năm so sánh với năm gốc) để thấy được số tiền biến đổi qua thời gian là bao nhiêu mà cần thể hiện sự biến động qua số phần trăm. Điều đó bổ sung cho bức tranh toàn cảnh.
Sự biến động số phần trăm được tính bằng sự biến động tuyệt đối giữa các năm chia cho năm gốc. Tuy nhiên, nếu số tiền của năm gốc là âm hoặc bằng không có thì không thể tính tỷ lệ % biến động. Việc tính toán này ở một số chỉ tiêu cho thấy tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. Ví dụ, xem xét sự thay đổi về doanh thu và thu nhập theo tỷ lệ phần trăm. Nếu doanh nghiệp tăng trưởng các hoạt động kinh doanh của mình thì doanh thu và thu nhập phải tăng với tốc độ cao hơn với tốc độ lạm phát và ngược lại.
Khi phân tích ngang báo cáo tài chính, nên so sánh số liệu hiện hành với kết quả cùng kỳ năm trước. Việc này tránh cho việc phân tích không bị bóp méo bởi những dao động theo vụ mùa hoạt động kinh doanh. Tỷ lệ phần trăm sẽ không có tác dụng khi số liệu kỳ gốc nhỏ. Số liệu kỳ gốc nhỏ nhiều khi cho người đọc báo cáo tài chính có cảm giác bị nhầm lẫn dẫn đến sự đánh giá sai lệch.
b. Phân tích theo chiều dọc
Là việc xem xét, xác định tỷ trọng của từng thành phần trong tổng thể quy mô chung. Qua đó, thấy được mức độ quan trọng của từng thành phần trong tổng thể. Nếu xem xét tất cả các thành phần thì điều đó cho thấy kết cấu của tổng thể. Ví dụ, tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng số cho thầy tầm quan trọng của tài sản đó trong quá trình kinh doanh, hoặc xem xét tỷ trọng nguồn vốn cho thấy kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp đi vay hay là nguồn vốn chủ sở hữu , nguồn hình thành từ đâu. Trong phân tích dọc, vấn đề quan trọng là xác định quy mô chung cho phù hợp với từng báo cáo và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu xem xét với quy mô chung đó.
c. Phân tích qua tỷ số
Là việc thiết lập một biểu thức toán học có tử số và mẫu số thể hiện mối quan hệ của một mục này với mục khác trên báo cáo tài chính. Các hệ số có thể trình bày bằng phân số, có thể trình bày bằng số phần trăm. Để có được một hệ số có giá trị thì giữa hai con số phải có mối quan hệ đáng kể. Một hệ số chú trọng vào một mối quan hệ quan trọng, nhưng muốn giải thích đầy đủ hệ số đó thường phải xem xét thêm các số liệu khác, các hệ số là công cụ giúp cho việc phân tích và diễn giải, song không thể thay thế cho sự suy luận logic.
Để sử dụng các kỹ thuật phân tích trên, các đối tượng quan tâm, tuỳ thuộc mục tiêu, góc độ nhìn nhận và thời gian cho phép có thể sử dụng một hay kêt hợp các cách thức ở các khía cạnh khác nhau. Như thế mới đảm bảo tính kịp thời, mục tiêu đặt ra.
d. Phương pháp liên hệ - cân đối
Khi tiến hành phân tích chúng ta cần chú ý đến những mối quan hệ, tính cân đối cần thiết và sự hữu dụng trong quản lý tài chính ở từng thời kỳ, từng doanh nghiệp, từng hoàn cảnh kinh tế mà không nên quá chú trọng vào lý thuyết sẽ làm cho việc phân tích tản mạn và không hữu ích.
e. Phân tích xu hướng
Xem xét xu hướng biến động qua thời gian là một biên pháp quan trọng để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Phương pháp này được dùng để so sánh một sự kiện kéo dài trong nhiều năm. Đây là thông tin rất cần thiết cho người quản trị doanh nghiệp và nhà đầu tư.
1.3. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.3.1. Phân tích tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp
1.3.1.1. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
a. Các loại nguồn huy động cho sản xuất kinh doanh
* Chiếm dụng vốn trong kinh doanh.
Là những khoản tiền phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nợ lương công nhân;
- Phải trả người bán (tín dụng thương mại);
- Thuế trả chậm
* Huy động vốn bằng con đường đi vay.
Bên cạnh nguồn vốn chiếm dụng trong kinh doanh thì doanh nghiệp có thể huy động thêm vốn bằng cách vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng, cán bộ công nhân viên hoặc phát hành trái phiếu.
- Vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng:
- Vay của cán bộ công nhân viên:
* Nguồn vốn chủ sở hữu.
Vốn chủ sở hữu là số vốn tài trợ cho phần lớn tài sản cố định của doanh nghiệp, vì vậy sự biến động tăng hoặc giảm của vốn chủ sở hữu cũng sẽ ảnh hưởng đến quy mô về hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô về tổ chức của doanh nghiệp. Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải tiến hành đánh giá, phân tích vốn chủ sở hữu của mình về các mặt.
Khi phân tích về tình hình quản lý và sử dụng vốn chủ sở hữu các nhà phân tích còn sử dụng bảng nguồn vốn và sử dụng vốn.
Bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn mô tả diễn biến của các nguồn vốn và sử dụng chúng vào các công việc cụ thể. Sự thay đổi của các khoản mục trên bảng cân đối kế toán từ kỳ trước tới kỳ này cho chúng ta biết nguồn vốn được sử dụng vào mục đích gì. Mỗi sự thay đổi các tài khoản trên bảng cân đối kế toán có thể được xếp vào cột nguồn vốn hay sử dụng vốn theo quy luật sau:
- Nếu tăng tài sản và giảm nguồn vốn thì được xếp vào cột sử dụng vốn.
- Nếu giảm tài sản và tăng nguồn vốn thì được xếp vào cột nguồn vốn.
- Nguồn vốn và sử dụng vốn phải cân đối với nhau.
Sắp xếp các chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn theo trình tự nhất định tuỳ theo mục tiêu phân tích và phản ánh vào bảng biểu theo mẫu:
Bảng 1: Bảng nguồn vốn và sử dụng vốn:
Sử dụng vốn
Nguồn vốn
Chỉ tiêu
Số tiền
%
Chỉ tiêu
Số tiền
%
Tăng tài sản
Giảm nguồn vốn
Giảm tài sản
Tăng nguồn vốn
Tổng vốn
100
Tổng nguồn vốn
100
b. Nguyên tắc khai thác, huy động vốn
- Tiết kiệm: chỉ huy động vốn với lượng vừa đủ cần thiết cho doanh nghiệp.
- Hiệu quả: chỉ sử dụng nguồn vốn nào có chi phí thấp nhất, quay vòng nhanh.
- Nguồn tài trợ dài hạn đầu tư cho tài sản dài hạn, nguồn tài trợ ngắn hạn đầu tư cho tài sản ngắn hạn.
Bởi vì nếu vốn ngắn hạn được tài trợ dài hạn sẽ tạo thêm yếu tố rủi ro vì khả năng cung cấp tài chính cho đầu tư của doanh nghiệp sẽ dựa vào khả năng thu hút các khoản nợ ngắn hạn được gia hạn thường xuyên. Với những thời điểm phải đương đầu với khó khăn, doanh nghiệp có thể phải chấp nhận đối mặt với một sự gia tăng đột ngột các chi phí tín dụng ngắn hạn hay thậm chí một sự từ chối gia hạn toàn bộ nợ ngắn hạn, như vậy doanh nghiệp sẽ không trả được nợ.
1.3.1.2. Phân tích khả năng đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh
Để hình thành tài sản cố định và tài sản lưu động cần phải có nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Để xây dựng nhu cầu vốn lưu động cho doanh nghiệp ta cần phân tích hai chỉ tiêu:
* Thứ nhất, vốn lưu động thường xuyên:
Chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản cố định hay giữa tài sản lưu động và nguồn vốn ngắn hạn được gọi là vốn lưu động thường xuyên. Có 3 trường hợp xảy ra khi so sánh nguồn vốn và tài sản:
Khi nguồn vốn dài hạn < Tài sản cố định hoặc Tài sản lưu động < nguồn vốn ngắn hạn có nghĩa là vốn lưu động thường xuyên < 0. Nguồn vốn dài hạn không đủ đầu tư cho tài sản cố định, doanh nghiệp phải đầu tư tài sản cố định bằng nguồn vốn ngắn hạn, tài sản lưu động không đủ đáp ứng cho nhu cầu thanh toán nợ ngắn hạn, cán cân thanh toán của doanh nghiệp bị mất cân bằng, doanh nghiệp phải dùng một phần tài sản cố định để thanh toán nợ ngắn hạn đến hạn trả.
Khi nguồn vốn dài hạn > Tài sản cố định hoặc Tài sản lưu động > Nguồn vốn ngắn hạn nghĩa là Vốn lưu động thường xuyên > 0. Nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào tài sản cố định, phần thừa đó đầu tư vào tài sản lưu động, khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt.
Vốn lưu động thường xuyên= 0 nghĩa là nguồn vốn tài trợ cho tài sản cố định và tài sản lưu động đủ để doanh nghiệp trả nợ ngắn hạn. Tình hình tài chính doanh nghiệp như vậy là lành mạnh.
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, nó cho biết 2 điều: Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không; Tài sản cố định của doanh nghiệp có được tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không?
* Thứ hai, nhu cầu vốn lưu động thường xuyên:
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
=
Tồn kho và các khoản phải thu
-
Nợ ngắn hạn
Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu. Có hai trường hợp xảy ra:
- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên > 0 tức là tồn kho và các khoản phải thu > nợ ngắn hạn. Lúc này, sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp lớn hơn các nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ bên ngoài, doanh nghiệp phải dùng nguồn vốn dài hạn để tài trợ vào phần chênh lệch.
- Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên < 0, nghĩa là các nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài đã thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh.
* Mối quan hệ giữa vốn lưu động thường xuyên và nhu cầu vốn lưu động thường xuyên:
Vốn bằng tiền = Vốn lưu động thường xuyên - Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên
- Nếu tồn kho và các khoản phải thu > nợ ngắn hạn, nghĩa là sử dụng ngắn hạn > nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp huy động được. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên dương. Để tài trợ phần chênh lệch này, doanh nghiệp cần tới vốn lưu động thường xuyên. Nếu vốn lưu động thường xuyên > Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên thì vốn bằng tiền dương và ngược lại.
- Nếu nhu cầu vốn lưu động thường xuyên0 thì vốn bằng tiền dương. Vốn lưu động thường xuyên < 0 thì vốn bằng tiền âm, xảy ra mất cân đối trong nguồn vốn dài hạn và ngắn hạn hoặc mất cân đối trong đầu tư dài hạn.
1.3.1.3. Phân tích kết cấu vốn và tài sản
Ngoài việc so sánh sự thay đổi giữa đầu kỳ và cuối kỳ cả về số tuyệt đối và số tương đối của các loại tài sản và nguồn vốn, nội dung này còn cần phải tính toán tỷ trọng của từng loại tài sản và nguồn vốn trong tổng tài sản và tổng nguồn vốn cũng như xu hướng biến động của chúng.
1.3.1.4. Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong báo cáo kết quả kinh doanh
Các chỉ tiêu được chuẩn hoá trong bảng phân tích kết quả kinh doanh như sau:
Bảng 2: Các chỉ tiêu tài chính trung gian và cuối cùng trong BCKQKD
Chỉ tiêu
Năm N-1
Năm N
Năm N/ Năm N-1
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
Lượng
Tỷ trọng
1. Doanh thu thuần
2. Giá vốn hàng bán
3. Lãi gộp
4. Chi phí bán hàng và quản lý:
+ KHTSCĐ
+ Lãi vay
5. EBIT
+ Lãi tiền vay
6. Lãi trước thuế
+ Thuế TNDN
7. Lãi sau thuế
8. Lãi không chia
Mục tiêu của phương pháp này là xác định, phân tích mối liên hệ và đặc điểm các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh, đồng thời so sánh chúng qua một số niên độ kế toán liên tiếp và với số liệu trung bình của ngành(nếu có) để đánh giá xu hướng thay đổi từng chỉ tiêu và kết quả của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác.
1.3.2. Phân tích các tỷ số tài chính
Phân tích các nhóm chỉ tiêu giúp cho việc đánh giá tình hình hoạt động doanh nghiệp được rõ ràng hơn, cụ thể hơn do các chỉ tiêu được tính toán thông qua các tỷ số, số phần trăm và so sánh giữa năm này so với năm trước đó và các năm kế tiếp, so với chỉ tiêu trung bình của ngành kinh doanh. Có những chỉ tiêu chính xác làm gốc so sánh là điều khó khăn đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuỳ theo tình hình doanh nghiệp mà đưa ra những căn cứ để tiến hành tính toán và phân tích các chỉ tiêu.
a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Một doanh nghiệp được coi là làm ăn có hiệu quả không chỉ thể hiện thông qua mức lợi nhuận cao mà còn thể hiện ở khả năng thanh toán. Nhìn vào một doanh nghiệp làm ăn có lãi nhưng việc có lãi đó chủ yếu là mua bán chịu và đi vay nợ thì đó không thể coi là một doanh nghiệp có tình hình tài chính vững mạnh. Đối với những nhà đầu tư và những nhà tài trợ, những chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán được coi là vô cùng quan trọng, nó quyết định đến khả năng được tài trợ và được các nhà đầu tư chú ý đến. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Hệ số thanh toán hiện hành
=
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp nó cho biết mức độ các khoản nợ của các chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn của khoản nợ. Tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều có thời hạn dưới 1 năm.
Hệ số càng cao thì khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, nếu hệ số cao quá thì cũng là không tốt do:
- Các khoản phải thu quá lớn bao gồm các khoản nợ nần dây dưa, lòng vòng khó đòi, các khoản phải thu không có khả năng thu hồi. Hay nói cách khác, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn.
- Các khoản phải trả không có khả năng thanh toán.
- Vốn bằng tiền dự trữ nhiều làm giảm khả năng sinh lời.
- Hàng tồn kho bị ứ đọng do không có khả năng tiêu thụ.
Để đo lường khả năng thanh toán nhanh, người ta tính chỉ tiêu:
Hệ số thanh toán nhanh
=
Tiền&tương đương tiền+Đầu tư ngăn hạn + Các khoản phải thu
Nợ ngắn hạn
Hệ số là thước đo khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ (hàng tồn kho). Vì hàng tồn kho khó chuyển đổi thành tiền hơn các tài sản lưu động khác, khi bán dễ bị lỗ nhất. Tỷ số này quá cao cũng không tốt.
Hệ số thanh toán tức thời
=
Tiền&tương đương tiền
Nợ đến hạn
Nợ đến hạn bao gồm các khoản nợ ngắn, trung và dài hạn đến hạn trả tiền. Nếu hệ số này quá cao>1 thì không tốt lúc đó vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm làm giảm khả năng quay vòng vốn. Nếu hệ số này quá thấp < 0,1 thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
Khi phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, từ những chỉ tiêu tính được, cần chú ý đên khả năng tạo tiền, sự tăng trưởng và những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự gia tăng các khoản phải thu và hàng tồn kho. Đây là nguồn gốc của những khó khăn về khả năng thanh toán.
b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng cân đối vốn và cơ cấu vốn
Nhóm chỉ tiêu này dùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu của doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với các doanh nghiệp, phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích kết cấu nguồn vốn doanh nghiệp sẽ nắm được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính, mức độ chủ động trong sản xuất kinh doanh hay những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc khai thác nguồn vốn
Hệ số nợ trên tổng tài sản (Rd)
=
Nợ phải trả
Tổng tài sản
Tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Thông thường, các chủ nợ thích tỷ số này vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được bảo đảm trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, chủ sở hữu doanh nghiệp lại muốn tỷ số này cao vì họ muốn nắm quyền điều hành và kiểm soát, muốn lợi nhuận gia tăng nhanh. Tỷ số này quá cao doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
Hệ số nợ trên vốn cổ phần
=
Nợ phải trả
Vốn chủ sở hữu
Hệ số này cho biết vốn chủ sở hữu có đủ khả năng trả nợ cho các chủ nợ không, hệ số này cao hay thấp phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp.
Hệ số khả năng
thanh toán lãi
=
Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay (EBIT)
Lãi vay
Hệ số này cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo cho khả năng trả lãi hằng năm như thế nào. Đây cũng là chỉ tiêu mà doanh nghiệp quan tâm phân tích vì nó thể hiện khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Hệ số cơ cấu nguồn vốn
=
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Hệ số này phản ánh tỷ trọng vốn tự có của chủ doanh nghiệp trong tổng nguồn vốn bao gồm cả việc đi vay. Hệ số này càng lớn, khả năng chi trả, tính chủ động của doanh nghiệp cao với chủ nợ. Trong bất kỳ trường hợp rủi ro xảy ra chủ doanh nghiệp đều có khả năng thanh toán. Trách nhiệm của các chủ sở hữu doanh nghiệp với việc tăng nhanh tốc độ vòng quay vốn sẽ tăng lên và ngược lại.
c. Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động
Khả năng hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá thông qua hiệu quả kinh doanh, nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp về lao động, vật tư, tiền vốn để đạt kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Các chỉ tiêu về khả năng hoạt động đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn nói chung, chú trọng đến từng bộ phận cấu thành nên nguồn vốn của doanh nghiệp.
Vòng quay hàng tồn kho
=
Giá vốn hàng bán
Hàng tồn khobq
Đây là chỉ tiêu quan trọng không chỉ nhà quản trị quan tâm mà các nhà đầu tư, chủ nợ cũng rất coi trọng. Vì chỉ tiêu này đo lường khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Bình quân một đơn vị sản phẩm hàng hoá dự trữ tham gia vào quá trình kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng giá vốn. Hệ số này càng cao phản ánh hoạt động kinh doanh càng tốt và ngược lại có nghĩa là có sự bất hợp lý trong khâu dự trữ, sản xuất làm hàng hóa kém chất lượng hay yếu kém trong khâu tiêu thụ.
Vòng quay vốn lưu động
=
Doanh thu thuần
Tài sản lưu độngbq
Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. Số vòng quay càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn lưu động cao và ngược lại.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
=
Doanh thu thuần
Tài sản cố địnhbq
Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng tài sản cố định tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Tài sản cố định ở đây được tính theo giá trị còn lại đến thời điểm lập báo cáo. Doanh nghiệp chú ý đến chỉ tiêu này để đánh giá mức độ cần thiết cho việc đầu tư vào tài sản cố định có tạo ra doanh thu lớn hay không để có hướng nâng cấp hay mua sắm mới.
Kỳ thu tiền
bình quân
=
Các khoản phải thubq
Doanh thu bình quân 1 ngày
Kỳ thu tiền bình quân được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Nếu kỳ thu tiền bình quân cao, chứng tỏ doanh nghiệp bị ứ đọng vốn ở các khoản phải thu hoặc doanh thu bình quân một ngày nhỏ là do hàng hóa không tiêu thụ được, nếu tỷ số này thấp chứng tỏ khả năng thu hồi vốn của doanh nghiệp nhanh.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
=
Doanh thu thuần
Tổng tài sảnbq
Chỉ tiêu này phản ánh một yếu tố đầu vào trong quá trình kinh doanh sinh ra bao nhiêu kết quả đầu ra. Nhìn vào chỉ tiêu này, các đối tượng quan tâm có thể nhìn thấy tổng quát về năng lực hoạt động của doanh nghiệp từ đó hỗ trợ cho việc ra quyết định.
d. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời là điều kiện duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chu kỳ sống của doanh nghiệp dài hay ngắn phụ thuộc rất lớn ở khả năng sinh lời. Nhưng nếu chỉ thông qua một số lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kinh doanh cao hay thấp để đánh giá chất lượng kinh doanh tốt hay xấu thì có thể đưa đến kết luận không chính xác. Bởi vì số lợi nhuận này có thể không tương xứng với chi phí bỏ ra, với khối lượng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng hay mức độ đầu tư mạo hiểm độ rủi ro cao. Do đó, khả năng sinh lời của doanh nghiệp được xem xét qua nhóm các chỉ tiêu:
Tỷ suất lợi nhuận
=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Đây là chỉ tiêu phản ánh trong một đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này có thể thay đổi do chi phí hoặc giá bán sản phẩm thay đổi. Không phải lúc nào giá trị của nó cũng cao là tốt. Nếu nó cao do chi phí (giá thành phẩm) giảm thì tốt. Nhưng nếu cao tăng giá bán trong trường hợp cạnh tranh thì chưa phải là tốt, ảnh hưởng đến lợi nhuận trong tương lai.
Hệ số sinh lời của tài sản (ROA)
=
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
Đây là chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư. Chỉ tiêu này được gọi là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ROI. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp và phạm vi so sánh với tổng tài sản.
Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE)
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu
Những nhà đầu tư thường quan tâm đến chỉ tiêu này vì họ quan tâm đến khả năng thu được lợi nhuận so với vốn họ bỏ ra để đầu tư. Cứ một đồng vốn lợi nhuận tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ lệ càng lớn biểu hiện xu hướng tích cực, doanh nghiệp có thể đi tìm vốn mới trên thị trường để tài trợ cho tăng trưởng của mình. Ngược lại nếu nhỏ và dưới mức của tỷ lệ thị trường thì doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc thu hút vốn. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh lời vốn chủ sở hữu cao không phải lúc nào cũng thuận lợi bởi lẽ có thể do vốn chủ sở hữu nhỏ, tức là phần lớn tài sản được tài trợ bằng nợ, điều này thể hiện mức độ mạo hiểm với rủi ro càng lớn.
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phân tích tài chính
Chất lượng phân tích tài chính tốt hay chưa tốt là do ảnh hưởng của các nhân tố tác động như sau:
1.4.1. Công tác tổ chức hoạt động phân tích tài chính
Để thực hiện công việc phân tích tài chính cần phải tổ chức các công việc từ khâu chuẩn bị kế hoạch, thực hiện, kiểm tra giám sát và đánh giá kết quả. Các công việc này muốn thực hiện tốt phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong một doanh nghiệp. Nguồn thông tin được thu thập từ các bộ phận là kết quả nội bộ quan trọng trên cơ sở được xử lý, chọn lọc bởi các nhà quản lý cấp cao được cung cấp cho quá trình phân tích tài chính và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng phân tích tài chính.
1.4.2. Người thực hiện phân tích tài chính
Người thực hiện phân tích tài chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng phân tích tài chính. Trước hết mục đích của nhà phân tích tài chính khi tiến hành phân tích sẽ định hướng cho cả quá trình phân tích, quyết định quy mô phạm vi các kỹ thuật tài liệu sử dụng cũng như chi phí cho việc phân tích. Việc lựa chọn công cụ phân tích cũng phụ thuộc vào người phân tích. Kết quả phân tích tài chính luôn mang dấu ấn cá nhân do vậy nhà phân tích có những đánh giá nhận xét riêng của mình về tình hình tài chính doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi.
Nhà phân tích phải trung thực ý thức được tầm quan trọng và nhiệm vụ của mình thì việc phân tích tài chính mới có hiệu quả cao.
1.4.3. Chất lượng thông tin sử dụng trong phân tích tài chính
Thông tin là một vấn đề hết sức cần thiết trong tất cả các lĩnh vực nói chung và trong phân tích tài chính nói riêng. Thông tin là vô cùng quan trọng và máy tính là bắt buộc. Có thể khẳng định rằng nếu không có thông tin hoặc thiếu thông tin thì việc phân tích tài chính không thể thực hiện được hoặc nếu phân tích trong điều kiện thông tin không đầy đủ chính xác thì chất lượng phân tích sẽ thấp.
Do vậy làm thế nào để có một hệ thống thông tin đầy đủ và chính xác phục vụ tốt cho công tác phân tích tài chính thì đó là yêu cầu các nhà quản lý phải hết sức quan tâm.
1.4.4. Việc lựa chọn phương pháp phân tích tài chính
Trên cơ sở nguồn thông tin có được các cán bộ phân tích sẽ phải làm gì? làm như thế nào? áp dụng phương pháp phân tích tài chính nào để đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp là một điều rất quan trọng.
Trong điều kiện hiện nay, phải kết hợp các phương pháp phân tích tài chính tuỳ theo từng mục tiêu cụ thể của nhà quản lý quan tâm thì việc phân tích mới mang lại hiệu quả như ý muốn của doanh nghiệp.
1.4.5. Hệ thống chỉ ti._.phổ biến nhất người ta dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích dựa vào chỉ số Dupont sẽ giúp ta kết hợp đánh giá tổng hợp khả năng sinh lời của doanh nghiệp, đồng thời giúp ta đề xuất những biện pháp để gia tăng suất sinh lời của vốn chủ sở hữu.
Phân tích Dupont bắt nguồn từ việc tách ROE như sau:
Như vậy, vấn đề mấu chốt có ảnh hưởng trực tiếp tới ROE ở đây chính là Hệ số nợ Rd. Ta có bảng so sánh sau:
Bảng 25: So sánh biến động Rd và ROE:
CHỈ TIÊU
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Hệ số nợ (Rd)
69.07%
50.46%
57.55%
ROE
58.50%
40.72%
40.94%
Biểu đồ 18: So sánh biến động Rd và ROE
Qua biểu đồ ta có thể thấy ngay sự biến động của Rd và ROE là tương tự nhau. Khi Rd giảm từ 69.07% xuống 50.46% thì ROE cũng giảm từ 58.50% xuống 40.72%. Và khi Rd tăng lên 57.55% vào năm 2007 thì lập tức ROE cũng tăng nhẹ lên 40.49%. Như vậy, có thể thấy một trong các yếu tố giúp Công ty có ROE cao đó là duy trì một tỷ trọng Nợ tương đối lớn trong cơ cấu nguồn vốn.
Tất nhiên không phải cứ tăng Rd thì ROE sẽ tăng. Chỉ khi Công ty kinh doanh có lãi thì chức năng khuyếch đại của Rd mới có lợi. Còn trong trường hợp Công ty làm ăn thua lỗ, việc tăng tỷ trọng nợ chỉ làm cho thua lỗ thêm trầm trọng và đẩy nhanh Công ty vào tình cảnh mất khả năng thanh toán dẫn tới phá sản. Thường thì khi tỷ lệ còn lớn hơn lãi vay bình quân thì trên lý thuyết Công ty vẫn còn có thể tăng tỷ trọng nợ để khuyếch đại ROE.
Như vậy, nhìn chung Công ty có kết quả kinh doanh khá tốt thể hiện ở khả năng sinh lời của tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đều ở mức cao. Tuy tỷ suất lợi nhuận còn thấp nhưng nếu đối chiếu với đặc thù kinh doanh của Công ty thì vẫn có thể chấp nhận được. Tuy vậy, điều này cần phải thay đổi trong dài hạn.
2.3.6. Phân tích dòng tiền
Dòng tiền khác với chỉ tiêu lợi nhuận thực hiện trong kỳ được tính theo phương pháp dồn tích. Dòng tiền được ghi nhận là dòng tiền vào khi nó thực sự được nhận bởi Công ty nhưng chưa chắc đó đã là một khoản thu nhập của Công ty (các khoản vay, các khoản ứng trước...). Ngược lại, dòng tiền được ghi nhận là dòng tièn ra khi các khoản đó được chi ra, nhưng có thể khoản chi tiền đó không phải là chi phí của Công ty.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ trình bày sự biến động của dòng tiền trong 3 hoạt động chính của một doanh nghiệp: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Dòng tiền sẽ giúp chúng ta đánh giá được khả năng hoàn vốn, việc quản lý tài sản và các chỉ tiêu hoạt động khác. Để làm được như vậy, ta cần phải tách dòng tiền của doanh nghiệp thành các dòng tiền con tương ứng với từng hoạt động chính, đó là:
dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
Dòng tiền từ hoạt động tài chính
Bảng 26: Phân tích các dòng tiền của Công ty
Đơn vị: triệu đồng
CHỈ TIÊU
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tiền và tương đương tiền đầu năm
372,681
415,058
669,452
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động KD
(198,965)
135,989
736,151
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
(138,663)
(257,787)
(792,076)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động TC
380,005
376,206
281,989
Tiền và tương đương tiền cuối năm/kỳ
415,058
669,452
895,515
Biểu đồ 19: Các loại dòng tiền của Công ty
Đơn vị: triệu đồng
Qua biểu đồ, ta thấy trong những năm gần đây, nguồn tiền chủ yếu của Công ty là từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Dòng tiền này đã tăng trưởng mạnh từ -198,965 triệu năm 2005 lên đến 736,151 triệu năm 2007. Đây là một sự tăng trưởng ấn tượng thể hiện Công ty đã có nguồn thu lớn từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này là tất yếu vì Công ty liên tục tăng trưởng cao (trên 60%) trong những năm gần đây. Hơn nữa cũng trong năm 2007, Công ty huy động khá nhiều nợ ngắn hạn cũng làm cho luồng tiền thêm dồi dào.
Khác với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư trong vài năm trở lại đây liên tục âm và mức độ ngày một cao hơn. Đặc biệt năm 2007 đã đầu tư gấp 3 lần so với năm 2006 và gấp 6 lần năm 2005. Với việc liên tục mở các công ty con và trang bị thêm tài sản cố định trong khi nguồn thu từ hoạt động này lại rất nhỏ thì đây cũng là điều dễ hiểu.
Hoạt động tài chính khác với hai hoạt động trên đã mang lại một nguồn tiền tương đối ổn định với dòng tiền thuần của 3 năm lần lượt là 380,005 triệu; 376,026 triệu và 281,989 triệu. Đây là một dầu hiêuh tốt thể hiện rằng hoạt động tài chính của Công ty lành mạnh và ổn định, ít rủi ro. Tuy nhiên năm 2007 dòng tiền này đang có xu hướng giảm (một phần vì thị trường chứng khoán đi xuống khiến nguồn thu từ tăng vốn giảm). Công ty cần lưu ý duy trì dòng tiền hoạt động tài chính ở một mức độ nhất định để tránh xảy ra rủi ro.
2.4. Đánh giá tình hình tài chính
Qua các phân tích ở trên, có thể đánh giá tình hình tài chính của Công ty đến thời điểm cuối năm 2007 là tương đối tốt. Khả năng thanh toán vẫn đủ để Công ty có thể tăng cường vay nợ, tình hình luân chuyển vốn tuy chưa thật cao nhưng khả năng thu hồi khoản phải thu nhanh và đều đặn. Ngoài ra, Công ty cũng sử dụng tốt công cụ nợ để khuyếch đại ROE, giúp tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.
Dự báo công ty tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 60 - 70% trong vòng 3 năm tới. Những mảng kinh doanh chính như dịch vụ Internet, gia công phần mềm đạt chỉ tiêu đề ra và trở thành động lực tăng trưởng chính của Công ty. Những lĩnh vực mới như đào tạo, bất động sản, dịch vụ tài chính sẽ mở ra cơ hội cực lớn cho FPT. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần sẽ tăng lên khoảng 6 % trong năm nay. Sự sa sút trong lĩnh vực phân phối điện thoại di động sẽ được bù đắp bởi những lĩnh vực có lợi nhuận cao hơn.
Song cũng có những vấn đề mà Công ty cần nhanh chóng khắc phục.
Mãi cho tới lúc này, doanh thu của Công ty vẫn lệ thuộc nhiều vào phân phối điện thoại di động và các sản phẩm công nghệ thông tin. Năm ngoái, khoảng 75% doanh thu của tập đoàn là do lĩnh vực phân phối mang lại. Mặc dù vẫn tăng trưởng doanh thu khá tốt, song phân phối điện thoại di động mang lại ít lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận chỉ vào khoảng 2,5%. Vấn đề càng trở nên tồi tệ khi từ chỗ chiếm vị trí thống lĩnh trên thị trường, Công ty nay phải đối diện với áp lực cạnh tranh từ các đối thủ mới, trong đó có Viettel và Dầu khí. Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận vốn đã thấp sẽ càng thấp hơn.
FPT đang lâm vào giai đoạn khó khăn, bởi với tư cách là một nhà phân phối trong bối cảnh thị trường cạnh tranh như hiện nay, Công ty không thể giữ quyền chủ động về giá cả như trước được nữa. Chính vì vậy, Công ty khó lòng tiếp tục cày xới trên mảnh đất cũ. Công ty đã và đang thực hiện một chiến lược đầy thách thức, nhằm chuyển sang mô hình kinh doanh mới, với trụ cột là những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao như gia công phần mềm, dịch vụ Internet, dịch vụ ERP (Enterprise Resource Planning - Phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp), truyền thông, và về lâu dài là bất động sản cùng với dịch vụ tài chính.
FPT có kế hoạch tận dụng những lợi thế hiện có, các mối quan hệ đặc biệt với chính quyền, lực lượng lao động giá rẻ và lành nghề, quan hệ thân thiết với những người khổng lồ về công nghệ trên thế giới như Microsoft để trở thành một người khổng lồ về phần mềm trong khu vực, có khả năng thống lĩnh thị trường nội địa, đồng thời chiếm giữ thị phần trong khu vực.
Trong năm 2007, P/E của FPT là 28x, trong khi tốc độ tăng trưởng EPS là 12%.
Bảng 27: so sánh P/E của FPT và các doanh nghiệp cùng lĩnh vực trong khu vực châu Á Thái Bình Dương
Tên doanh nghiệp
PE
FPT (dự báo 2007)
28
Softbank
102
Infosys
28,67
Aptech
54,44
Bình quân của toàn lĩnh vực máy tính và phần mềm trong khu vực
57,45
Bình quân lĩnh vực máy tính và phần mềm ở Ấn Độ
37,22
Bình quân lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông trong khu vực
39,5
Bình quân lịch vực Internet trong khu vực
18,99
Lĩnh vực viễn thông không dây trong khu vực
33
- Infosys và Aptech: Là những người khổng lồ về gia công phần mềm và đào tạo công nghệ thông tin mà FPT muốn sánh vai. 10 năm trước, trong lĩnh vực phần mềm, họ cũng chỉ phát triển ở tầm như FPT ngày nay.
- Softbank: Công ty có trụ sở tại Nhật Bản, với xuất phát điểm là nhà phân phối điện thoại di động và cung cấp dịch vụ Internet, sau này đã chuyển đổi thành công và trở thành tập đoàn công nghệ thông tin uy tín.
Theo bảng dữ liệu, P/E năm 2007 của Công ty khá thấp so với các công ty có cùng tiềm lực trong khu vực.
Đối với một công ty công nghệ, tỷ suất lợi nhuận trong năm 2007 chỉ đạt 2.65% quả là đáng buồn. Nó không chỉ thấp hơn rất nhiều so với các công ty như Infosys hay Aptech, mà còn là rất thấp nhất so với các công ty lớn ở Việt Nam. Một số công ty như SJS có tỷ suất lợi nhuận cao hơn thế tới 10 lần.
Vấn đề của FPT nằm ở chỗ hoạt động kinh doanh bị phân tách làm hai mảng riêng biệt. Một mảng phân phối điện thoại di động với bản chất là ít dính dáng tới công nghệ và cho tỷ suất lợi nhuận thấp. Mảng kia vừa có hàm lượng công nghệ cao, vừa mang lại lợi nhuận lớn, đó là các công việc liên quan tới phần mềm. Tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực phân phối điện thoại di động chỉ là 2,5% và sẽ tiếp tục giảm sút. Tỷ suất lợi nhuận trong lĩnh vực còn lại là 18%.
Tuy nhiên, cho tới 2007, phân phối điện thoại di động vẫn đóng góp phần lớn lợi nhuận cho Công ty. Đây là lý do kéo tỷ suất lợi nhuận bình quân của toàn công ty xuống thấp. Bản thân Công ty thì đã nhìn trước vấn đề này từ năm 2002, nên đã đầu tư nguồn lực cho hàng loạt mảng việc liên quan tới phần mềm. Và năm nay, chính là lúc lợi nhuận từ những mảng kinh doanh phần mềm đầy tiềm năng sẽ trở thành động lực tăng trưởng chính của toàn tập đoàn, trong khi mảng phân phối sẽ dần lui xuống hàng thứ yếu. Ngoài ra, trong năm 2007, Công ty cũng đã bước sang nhiều lĩnh vực khác để tìm kiếm lợi nhuận. Những lĩnh vực mới với tiềm năng tăng trưởng nhanh sẽ là động lực phát triển. Hãy xem xét kỹ lưỡng hơn mô hình kinh doanh mới của FPT để có thể thấy rõ tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty trong vòng 4 năm tới.
Chúng ta có thể phân những lĩnh vực kinh doanh mới của Công ty thành 3 loại, dựa trên tiềm năng tăng trưởng:
(a) Sẵn sàng tăng trưởng ngay (ready to boom): Gồm gia công phần mềm và dịch vụ internet.
Đây là những lĩnh vực kinh doanh chủ chốt sẽ thúc đẩy Công ty trong vòng vài năm tới, hơn nữa chúng có thể bù đắp những suy giảm về doanh số và lợi nhuận của mảng phân phối điện thoại di động.
Tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực phần mềm và dịch vụ Internet khá khả quan, khoảng 70-80% mỗi năm. Công ty rõ ràng là thủ lĩnh trong mảng gia công phần mềm và nằm trong tốp các nhà cung cấp dịch vụ Internet và viễn thông hàng đầu. Cả hai lĩnh vực này có thể duy trì tốc độ tăng trưởng vũ bão hiện nay trong vòng 3 năm tới. Công ty cũng đã đầu tư nhiều nguồn lực để duy trì tốc độ tăng trưởng này. Thực chất đây không phải là những lĩnh vực kinh doanh mới, mà sau thời gian dài đầu tư, từ năm nay chúng sẽ trở thành động lực thúc đẩy kinh doanh của Công ty.
(b) Sẽ tăng trưởng trong 2-3 năm tới (2-3 years before-the-boom): Gồm dịch vụ truyền thông, giáo dục, tích hợp hệ thống, phát triển phần mềm, dịch vụ ERP, bất động sản và phân phối phần mềm.
Những lĩnh vực kinh doanh này trên thực tế đã đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung cũng như lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng phải mất 2-3 năm nữa, chúng mới thực sự bùng nổ và trở thành mảng kinh doanh cốt yếu. Đây cũng là những yếu tố then chốt trong chiến lược hội tụ số của FPT. Chẳng hạn dịch vụ đào tạo công nghệ thông tin sẽ cung cấp nhân lực cho các mảng kinh doanh khác và bản thân nó cũng góp phần vào tốc độ tăng trưởng chung. Trong bối cảnh nhu cầu nhân lực trình độ cao thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin ngày càng khan hiếm, đây là một lợi thế không thể bỏ qua.
Một dự án trung hạn cũng khá quan trọng đó là khu công nghệ cao Hòa Lạc, nơi sẽ trở thành khu công nghệ cao hàng đầu Việt Nam. FPT chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển dự án này và có thể tận dụng chuyên môn và kinh nghiệm của mình để cung cấp dịch vụ cho khu công nghệ cao, thiết lập các liên doanh mới và thu hút vốn đầu tư. Tiềm năng của mảng kinh doanh này cực kỳ lớn.
(c) Tăng trưởng dài hạn (long term development): Dịch vụ tài chính và bán lẻ.
Có thể coi bán lẻ là "gót chân Achille" của Công ty, bởi hiện tại công ty vẫn phải lệ thuộc vào dịch vụ này để phân phối sản phẩm công nghệ thông tin. Giờ đây, FPT sẽ phát triển chuỗi bán lẻ hiện có của chính mình để tăng cường vị thế cạnh tranh trên thương trường. Thiết lập hẳn một chuỗi bán lẻ rất tốn kém và không dễ dàng gì. Tuy nhiên, Công ty phải vượt qua thách thức này.
Sự đột phá của Công ty vào lĩnh vực ngân hàng đang bị chỉ trích nặng nề nhất với lý do nó có thể pha loãng các lĩnh vực kinh doanh chính hiện nay. Tuy nhiên, mảng dịch vụ tài chính này, bao gồm cả ngân hàng, quỹ đầu tư và kinh doanh chứng khoán, lại chính là động lực tăng trưởng dài hạn cho tập đoàn. Và để phát triển nó, đòi hỏi Công ty phải tận dụng sức mạnh hiện có về công nghệ.
Viettel và Petrosetco đang lấn dần vào mảng phân phối điện thoại di động của FPT. Đây là những đối thủ cạnh tranh khá nặng ký, có tiềm lực tài chính và thân cậy với chính quyền. Với sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới, Công ty sẽ đi theo chiến lược khác biệt để tận dụng lợi thế hiện có và tăng tỷ suất lợi nhuận. Trong vòng 2-3 năm tới, thị phần phân phối điện thoại di động ở Việt Nam sẽ được phân chia lại như sau: Petrosetco chiếm lĩnh thị phần nông thôn, Viettel nhắm vào dòng sản phẩm giá rẻ, còn FPT sẽ thống lĩnh thị trường các sản phẩm cao cấp như Smartphone, PDA ở các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội hay Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng...
Chương III
Giải pháp cải thiện tình hình tài chính
Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT
3.1. Định hướng phát triển
Chiến lược của Tập đoàn FPT cho giai đoạn từ nay đến năm 2015 mang tên “ Vì Công dân điện tử” (E-citizen). Chiến lược có thể tóm tắt như sau:
FPT phấn đấu trở thành Tập đoàn hàng đầu phát triển hạ tầng và cung cấp dịch vụ điện tử cho Cộng đồng Công dân điện tử. Công nghệ thông tin và viễn thông sẽ tiếp tục là công nghệ nền tảng trong xu thế hội tụ số nhằm đáp ứng và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tiện lợi nhất cho các công dân điện tử, đây chính là hướng quan trọng nhất trong chiến lược phát triển của Tập đoàn FPT.
Chiến lược này dựa trên nhận định Internet đã và sẽ làm thay đổi sâu sắc Thế giới và là cơ hội của Việt Nam trên con đường hội nhập quốc tế; những nhu cầu thiết yếu của con người có thể sẽ không thay đổi nhưng phương thức đáp ứng những nhu cầu này đã, đang và sẽ ngày càng thay đổi một cách căn bản với sự lan rộng của Internet; Các dịch vụ điện tử sẽ là những phương tiện quan trọng, vượt trội giúp các tổ chức có thể hoạt động và cạnh tranh một cách hiệu quả cũng như đem lại cho người tiêu dùng sự thoải mái và tiện nghi trong cuộc sống.
Muốn thực hiện thành công chiến lược này Công ty cần tiếp tục phát triển hệ thống tài chính vững mạnh, cân đối và linh hoạt. Để đạt được điều này, Công ty cần tiến hành một số giải pháp được trình bày dưới đây.
3.2. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính Công ty
3.2.1. Về tình hình huy động vốn
Dựa vào kết quả phân tích ta nhận thấy hiện nay Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT sử dụng một cơ cấu vốn với nguồn tài trợ chủ yếu từ vốn vay đặc biệt là vay ngắn hạn. Như vậy để nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận Công ty đã sử dụng đòn bẩy tài chính. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ giúp Công ty gia tăng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu khi Công ty đang hoạt động hiệu quả, nhưng đồng thời cũng làm gia tăng rủi ro cho nguồn vốn và có thể dẫn đến tình trạng Công ty mất khả năng chi trả. Do đó trong những năm tới để giảm bớt rủi ro Công ty có thể nên giảm bớt nguồn vốn vay và thay vào đó là nhanh chóng thu hồi các khoản nợ để đưa vốn vào kinh doanh. Làm như vậy Công ty cũng đồng thời đảm bảo tính liên tục của vốn và làm tăng khả năng quay vòng vốn.
3.2.2. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán
Công ty cần cải thiện hơn nữa tình hình thanh toán và khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền. Để thực hiện được điều đó công ty cần phải quản trị tốt tiền mặt và các khoản phải thu. Việc quản trị tốt các khoản mục này một mặt giúp công ty giảm lượng vốn bị ứ đọng, vốn bị chiếm dụng, mặt khác có thể tận dụng các khoản vốn này một cách hiệu quả hơn vào sản xuất hoặc dùng để đáp ứng một cách kịp thời việc thanh toán tránh tình trạng thanh toán chậm trễ làm mất lòng tin đối với các nhà cho vay.
Quản trị khoản phải thu:
Để quản trị tốt các khoản phải thu công ty phải có chính sách tín dụng tốt, chính sách tín dụng liên quan đến mức độ, chất lượng và rủi ro của doanh thu. Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố: tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu. Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu, hay tăng tỷ lệ chiết khấu đều có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu, cùng với những chi phí đi kèm các khoản phải thu này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh nợ khó đòi. Do đó công ty khi quyết định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc, so sánh giữa lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể có được với mức rủi ro do gia tăng nợ không thể thu hồi mà doanh nghiệp phải đối mặt để có thể đưa ra chính sách tín dụng phù hợp.
Ngoài ra, công ty cần chú ý đến việc phân tích uy tín của khách hàng trước khi quyết định có nên bán chịu cho khách hàng đó hay không. Theo dõi các khoản phải thu thường xuyên để xác định đúng thực trạng của chúng và đánh giá tính hữu hiệu của các chính sách thu tiền. Nhận diện những khoản tín dụng có vấn đề và thu thập những tín hiệu để quản lý những khoản hao hụt.
Công ty cũng nên có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng.
Quản trị tiền mặt:
Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt bằng cách tăng tốc độ thu hồi cheque và giảm tốc độ thanh toán, tức là gia tăng khoảng thời gian giữa thời điểm phát hành cheque và thời điểm cheque được xuất trình. Đem lại cho khách hàng những khoản lợi để khuyến khích họ sớm trả nợ.
Áp dụng những chính sách chiết khấu đối với những khoản thanh toán trước hay đúng hạn vì nợ được thanh toán tốt thì tiền đưa vào càng nhanh. Có thể xem xét tăng tỷ lệ chiết khấu để khách hàng trả tiền nhanh hơn.
Lập lịch trình luân chuyển tiền mặt để luân chuyển tiền mặt hiệu quả giữa doanh nghiệp và ngân hàng. Lựa chọn phương thức chuyển tiền phù hợp, đúng thời hạn yêu cầu, chi phí không cao. Hoạch định ngân sách tiền mặt, thiết lập mức tồn quỹ tiền mặt.
Đầu tư các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi bằng cách mua chứng khoán ngắn hạn cho tới khi tiền được huy động vào kinh doanh.
Dùng phương pháp đối trừ công nợ giữa công ty mẹ với các công ty con hoặc giữa các công ty con với nhau để hạn chế sử dụng tiền mặt trong nội bộ. Qua đó cũng tiết kiệm được đáng kể các chi phí lưu thông hay chi phí ngân quỹ đi kèm.
3.2.3. Giảm bớt tỷ trọng các loại tài sản cố định không cần dùng, không đảm bảo kỹ thuật và năng lực sản xuất
Đối với tài sản cố định chưa dùng công ty nên nhanh chóng đưa vào lắp đặt và vận hành nhằm phục vụ sản xuất. Đối với tài sản cố định không cần dùng công ty có thể điều chuyển nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc của công ty nếu có nhu cầu về tài sản đó, hoặc công ty có thể cho thuê, nhượng bán nhằm nhanh chóng thu hồi vốn. Đối với FPT thì điều này là tương đối thuận lợi vì Công ty có rất nhiều công ty thành viên giúp việc điều chuyển diễn ra dễ dàng.
Đối với các tài sản cố định chờ thanh lý công ty cần nhanh chóng tăng cường công tác thanh lý các tài sản này nhằm thu hồi vốn để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
3.2.4. Các biện pháp nâng cao khả năng sinh lời của công ty
Nâng cao khả năng sinh lời của công ty cụ thể là nâng cao doanh thu, lợi nhuận và nâng cao khả năng sinh lời trên vốn sản xuất kinh doanh. Để nâng cao khả năng sinh lời thì biện pháp hữu hiệu hơn cả là phải gia tăng lợi nhuận. Việc gia tăng lợi nhuận chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố chủ yếu là doanh thu và chi phí. Như vậy để gia tăng lợi nhuận công ty phải tăng doanh thu và giảm chi phí.
Một số biện pháp giúp tăng lợi nhuận:
Các phòng ban của công ty cần có các bộ phận quản lý riêng biệt theo từng lĩnh vực hoạt động để thuận tiện trong việc quản lý, dễ dàng phát hiện những sai sót và có những giải pháp thích hợp cũng như hoạch định những chiến lược cụ thể hơn, giúp doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả hơn.
Công ty cần có đội ngũ nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt kịp thời, chính xác những thông tin về nguyên liệu, về thị trường tiêu thụ nhằm tránh những thiệt hại do sự biến động giá cả trên thị trường gây ra và giúp doanh nghiệp mở rộng thêm các mối quan hệ kinh tế.
Hiện nay doanh thu của công ty có tăng nhưng giá vốn cao nên lợi nhuận tăng rất ít, vì vậy để đẩy nhanh tốc độ tăng của lợi nhuận công ty không chỉ tăng doanh thu mà còn cần phải quản lý tốt chi phí và giá thành hơn bằng cách nâng cao trình độ quản lý của lãnh đạo các phòng ban, ngoài ra công ty cũng cần sắp xếp lại nhân sự, giảm bớt lượng nhân viên thừa ở mảng du lịch để từ đó giảm bớt chi phí tiền lương. Như đã nhận xét ở phần đánh giá, Công ty cần giảm bớt tỷ trọng của mảng phân phối trong doanh thu vì đây là mảng có tỷ suât lợi nhuận rất thấp, sẽ kéo tụt tỷ suất lợi nhuân của Công ty nếu không nhanh chóng được thu hẹp.
3.2.5. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực
Trình độ lao động hiện nay của công ty được đánh giá là rất cao, song không vì thế mà việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý, nhân viên và bồi dưỡng văn hóa Công ty có thể buông lỏng, bởi vì đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì con người luôn là nguồn lực có giá trị nhất và là yếu tố quan trọng có tác động trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp. Tuy rằng trong Công ty có tổ chức khá nhiều hoạt động nhưng để thu hút được sự chú ý và có tính thuyết phục cao với nhân viên thì các hoạt động đó cần phải sáng tạo và thiết thực hơn.
Ngoài ra Ban Giám Đốc công ty nên đưa ra các chính sách cụ thể để khích lệ sự nhiệt tình, khả năng sáng tạo trong công việc. Công ty cũng cần quan tâm đến công tác tuyển chọn nhân sự nhằm tuyển chọn được những người có năng lực, phát triển họ để người lao động có thể đáp ứng những đòi hỏi về trình độ vào công việc.
Kết luận
Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và xu thế hội nhập, hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng trở thành mục tiêu lâu dài cần đạt tới của các doanh nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở nhiều mặt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vấn đề tài chính là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho nhà quản lý có cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính, chẩn đoán một cách đúng đắn những “căn bệnh” của doanh nghiệp, từ đó cho “toa thuốc” hữu dụng và dự đoán được hệ quả tài chính từ các hoạt động của mình. Mặt khác đối với các nhà đầu tư và chủ nợ của doanh nghiệp thì đây là những nguồn thông tin có giá trị, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định đầu tư của họ.
Qua toàn bộ quá trình phân tích về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT, nhìn chung công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả, tuy nhiên tình hình tài chính chưa thật sự ổn định. Do đó trong các năm kế tiếp công ty nên chú trọng để khắc phục những nhược điểm để nâng cao chất lượng, uy tín của công ty, giúp công ty đứng vững và phát triển trong tương lai./.
PHỤ LỤC: Các Báo cáo tài chính của Công ty
Bảng cân đối kế toán Đơn vị: triệu đồng
TÀI SẢN
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
I. TÀI SẢN NGẮN HẠN
1,495,173
2,020,707
3,074,380
4,366,815
1. Tiền&tương đương tiền
372,681
415,058
669,452
895,515
2. Đầu tư tài chính ngắn hạn
0
0
0
0
3. Các khoản phải thu ngắn hạn
756,304
1,197,395
1,756,845
1,927,074
4. Hàng tồn kho
355,824
384,296
584,485
1,377,900
5. Tài sản ngắn hạn khác
10,363
23,958
63,598
166,327
II. TÀI SẢN DÀI HẠN
88,532
198,770
334,839
979,465
1. Các khoản phải thu dài hạn
0
194
315
5,894
2. Tài sản cố định
74,637
165,718
299,652
606,404
a. Tài sản cố định hữu hình
70,905
149,114
247,021
563,630
- Nguyên giá
142,910
265,599
451,625
896,153
- Giá trị hao mòn lũy kế
(72,006)
(116,485)
(204,604)
(332,523)
b. Tài sản cố định vô hình
3,732
8,460
15,939
34,571
- Nguyên giá
7,522
10,307
25,682
51,418
- Giá trị hao mòn lũy kế
(3,790)
(1,847)
(9,743)
(16,847)
c. Chi phí xây dựng CB dở dang
0
8,144
36,693
8,203
3. Bất động sản đầu tư
0
0
0
0
- Nguyên giá
0
0
0
0
- Giá trị hao mòn lũy kế
0
0
0
0
4. Đầu tư tài chính dài hạn
5,465
1,296
13,296
329,696
5. Tài sản dài hạn khác
8,431
31,562
21,576
37,471
TỔNG CỘNG TÀI SẢN
1,583,705
2,219,477
3,409,220
5,346,280
NGUỒN VỐN
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
A. NỢ PHẢI TRẢ
1,271,657
1,533,043
1,720,207
3,076,718
1. Nợ ngắn hạn
1,098,058
1,256,292
1,526,606
2,881,236
2. Nợ dài hạn
162,668
124,922
122,344
54,501
3. Nợ khác
10,930
151,829
71,257
140,982
B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
312,049
646,790
1,565,823
1,980,466
I. Vốn chủ sở hữu
297,440
569,136
1,536,746
1,985,659
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
288,585
547,292
608,102
923,526
2. Thặng dư vốn cổ phần
0
0
524,866
524,866
3. Vốn khác của chủ sở hữu
0
0
0
0
4. Cổ phiếu quỹ
0
0
(19)
(371)
5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản
0
0
0
0
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
0
0
0
0
7. Các quỹ
8,855
21,844
50,503
33,700
8. Lợi nhuận chưa phân phối
0
0
353,294
503,938
9. Nguồn vốn đầu tư xây dựng CB
0
0
0
0
II. Nguồn kinh phí và quỹ khác
14,609
77,654
29,077
(5,193)
C. LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
0
39,644
123,189
289,096
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
1,583,705
2,219,477
3,409,220
5,346,280
Báo cáo kết quả kinh doanh
Đơn vị: triệu đồng
STT
CHỈ TIÊU
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Doanh thu thuần bán hàng&cung cấp DV
14,100,792
21,399,752
27,348,654
2
Giá vốn hàng bán
13,179,645
20,048,519
25,008,339
3
Lợi nhuận gộp về bán hàng&cung cấp DV
921,148
1,351,233
2,340,315
4
Doanh thu hoạt động tài chính
7,227
11,278
49,261
5
Chi phí tài chính
40,367
74,259
74,277
6
Chi phí bán hàng
283,983
357,567
723,906
7
Chi phí quản lý doanh nghiệp
269,132
435,826
693,725
8
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
334,892
494,859
897,668
9
Doanh thu khác
15,635
140,456
181,144
10
Chi phí khác
6,633
26,015
55,109
11
Lợi nhuận khác
9,002
114,440
126,035
12
Lợi nhuận trong công ty liên doanh, liên kết
-
-
2,947
13
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
343,893
609,299
1,026,650
14
Chi phí thuế TNDN phải nộp
42,515
73,687
149,448
15
Lợi nhuận sau thuế
301,378
535,612
877,203
- Lợi ích của cổ đông thiểu số
20,895
85,176
151,292
- Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ
280,483
450,436
725,911
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Đơn vị: triệu đồng
STT
CHỈ TIÊU
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
I
Lưu chuyển tiền từ hoạt động KD
1
Lợi nhuận trước thuế
343,893
609,299
1,028,985
2
Điều chỉnh cho các khoản:
86,791
163,420
223,662
-
Khấu hao tài sản cố định
53,817
106,819
170,933
-
Các khoản dự phòng
363
(708)
10,453
-
Lợi nhuận từ đầu tư vào công ty liên kết
-
-
(2,911)
-
Xóa sổ tài sản cố định thuần
-
-
225
-
Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện
-
-
(1,014)
-
Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư
695
(651)
3,021
-
Chi phí lãi vay
31,915
57,961
42,956
3
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động
430,684
772,719
1,246,606
-
Tăng, giảm các khoản phải thu
(451,926)
(581,096)
(193,518)
-
Tăng, giảm hàng tồn kho
(28,472)
(200,189)
(875,431)
-
Tăng, giảm các khoản phải trả, phải nộp
(33,288)
391,814
804,845
-
Tăng, giảm chi phí trả trước
(27,302)
(1,545)
39,809
-
Tiền lãi vay đã trả
(31,915)
(57,961)
(42,797)
-
Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp
(48,819)
(98,446)
(106,310)
-
Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
1,050
26
-
-
Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh
(8,978)
89,332
(57,435)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động KD
(198,965)
135,989
736,151
II
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
1
Tiền chi mua sắm TSCĐ và XDCB dở dang
(142,137)
(246,629)
(486,955)
2
Tiền thu từ thanh lý tài sản cố định
(695)
651
6,679
3
Tiền chi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác
-
(12,000)
(306,800)
4
Tiền thu hồi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác
4,169
-
-
5
Tiền thu lãi tiền gửi, cho vay và cổ tức
-
191
-
6
Tiền chi mua lại vốn góp của CĐ thiểu số
-
-
5,000
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
(138,663)
(257,787)
(792,076)
III
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
1
Tiền thu từ tăng vốn
136,650
590,676
11,372
2
Góp vốn của CĐ thiểu số vào công ty con
-
-
25,909
3
Tiền chi mua lại cổ phiếu đã phát hành
-
(19)
(604)
4
Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
3,764,480
5,581,874
6,181,524
5
Tiền chi trả nợ gốc vay
(3,519,035)
(5,761,757)
5,655,716
6
Tiền chi trả cổ tức
(2,090)
(34,569)
280,496
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động TC
380,005
376,206
281,989
Lưu chuyển tiền thuần trong năm/kỳ
42,377
254,408
226,063
Tiền và tương đương tiền đầu năm
372,681
415,058
669,452
Ảnh hưởng của biến động tỷ giá
-
(15)
-
Tiền và tương đương tiền cuối năm/kỳ
415,058
669,452
895,515
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
STT
TÊN TÀI LIỆU
TÁC GIẢ
1
Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân
PGS.TS Lưu Thị Hương
2
Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê 1998
PGS.TS Đàm Văn Huệ&PGS.TS Vũ Duy Hào
3
Principles of Corporate Finance
Brealey/Meyers
4
Quản trị Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính
Nguyễn Hải Sản
5
Bản cáo bạch năm 2006
Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT
6
Báo cáo thường niên 2007
Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Công nghệ FPT
MỤC LỤC
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28548.doc