Phân tích tình hình sử dụng vốn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty than Hà Tu

Lời nói đầu Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiệu quả và sự thành công của các doanh nghiệp sẽ là tiền đề cho sự phát triển vững mạnh đó. Trong những năm qua, chúng ta đã tìm mọi biện pháp và phương thức để khai thác nguồn vốn trong nước và đã góp phần đáng kể cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên có một vấn đề đang tồn tại là: Trong khi chúng t

doc83 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình sử dụng vốn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty than Hà Tu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đang tìm mọi cách để huy đông tối đa vốn trong nước, đồng thời tích cực kêu gọi vốn đầu tư của nước ngoài cho sự phát triển của nền kinh tế thì vấn đề sử dụng vốn lại chưa được coi trọng. Đối với doanh nghiệp vốn đóng vai trò quan trọng có tính chất quyết định cho sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp, nhưng điều có ý nghĩa quan trọng hơn cả là phải làm sao sử dụng đồng vốn đó một cách có hiệu quả. Có như vậy doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển liên tục. Việc phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp có vị trí vai trò quan trọng. Các chỉ tiêu trong phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn là mối quan tâm của nhiều đối tượng như: Các nhà đầu tư, ngân hàng… làm tốt khâu này sẽ giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp thấy được thực trạng của doanh nghiệp về mặt quản lý và sử dụng vốn nói riêng cũng như của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Qua đó thấy được mật mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp từ đó làm căn cứ, cơ sỏ để đưa ra các chiến lược, biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp. Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng đó cùng với những kiến thức ở nhà trường, kinh nghiệm thực tiễn em chọn đề tài: “Phân tích tình hình sử dụng vốn và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty than hà tu” làm đồ án tốt nghiệp của mình. Để hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp này, em đã sử dụng các tài liệu liên quan đến vốn của các doanh nghiệp, các số liệu liên quan đến tình hình SXKD của công ty. Vì thời gian có hạn, nhất là không trực tiếp làm việc tại Công ty nên những vấn đề nêu lên trong đồ án còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý sửa chữa của các thầy cô, các cán bộ tại Công ty than Hà Tu. Em xin trân thành cám ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình quý báu của thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Văn Nghiến cùng các thầy , cô giáo trong khoa Kinh tế và Quản lý – trường đại học Bách khoa Hà nội, cám ơn Ban lãnh đạo cùng tất cả các cán bộ, công nhân viên đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp này. Em xin trân trọng cảm ơn! Phần I: Giới thiệu kháI quát về công ty than Hà tu I - Quá trình hình thành và phát triển 1.1- Tên địa chỉ của doanh nghiệp: Công ty than Hà Tu Trụ sở: Phường Hà Tu - Thành phố Hạ Long. Giấy phép kinh doanh số: 110947 Do Uỷ ban kế hoạch tỉnh Quảng Ninh cấp ngày 14 tháng 10 năm 1996. Tài khoản: 361.111.000.034 Tại ngân hàng Ngoại thương Quảng Ninh. Giám đốc doanh nghiệp: Kỹ sư Nguyễn Văn Sinh. Ngành nghề kinh doanh: Khai thác, chế biến và tiêu thụ than. 1.2 - Sự hình thành và phát triển của Công ty than Hà Tu Khi hoà bình lập lại ( năm 1954 ) và sau khi tiếp quản khu mỏ, mỏ than Hà Tu được Nhà nước ta khôi phục trở laị. Ngày 01 tháng 8 năm 1960 mỏ than Hà Tu chính thức được thành lập theo quyết định số 707-BKC/KB2. Từ khi được thành lập đến năm 1989, mỏ sản xuất theo cơ chế bao cấp nên hàng năm mỏ chỉ thực hiện kế hoạch sản xuất được cấp trên giao cho và than sản xuất ra đã có hộ tiêu thụ theo sự chỉ định của cấp trên. Từ năm 1989 một phần do cơ chế thị trường biến động, một phần do địa bàn khai thác xuống sâu, nên việc khai thác than gặp nhiều khó khăn, nhưng từ năm 1994 đến nay thị trường tiêu thụ than được mở rộng, sản lượng khai thác đã tăng từ 500 nghìn tấn đến 700 nghìn tấn trên năm. Mới 5-6 năm trở lại đây do đổi mới cách làm và tổ chức lại sản xuất một cách khoa học nên Công ty than Hà Tu đã có những chuyển biến đáng mừng, không ngừng mở rộng đẩy nhanh tiến độ khai thác tạo một hướng sản xuất mới đưa Công ty đi lên, đời sống CBCNV được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt vào tháng 5 – 1996 Công ty than Hà Tu có chuyển biến lớn đó là mỏ than đã tách rời khỏi Công ty than Hòn Gai và trở thành một doanh nghiệp độc lập trực thuộc Tổng công ty than Việt Nam. Sản lượng hàng năm khai thác đã đạt từ 800 nghìn đến hơn 1 triệu tấn. Điều đó khẳng định sự phát triển và trưởng thành của Công ty than Hà Tu, đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu hơn nữa của toàn thể CBCNV toàn Công ty trong hiện tại và tương lai. 1.3 - Đặc điểm của Công ty than Hà Tu: Công ty than Hà Tu là một mỏ khai thác lộ thiên lớn trong vùng than Đông Bắc, Công ty than Hà Tu nằm trên địa bàn phường Hà Tu, cách trung tâm thành phố Hạ Long 15 Km về phía Đông Bắc. Phía Đông giáp Mỏ than Tân lập. Phía Tây giáp Mỏ than Hà Lầm. Phía Nam giáp Công ty than Núi Béo. Phía Bắc giáp Bắc Bàng Danh. Địa hình của Công ty than Hà Tu khá phức tạp, chủ yếu là đồi núi bị chia cắt bởi những khe nước cạn. Diện tích của Công ty than Hà Tu khoảng 17 Km2 và có thuận lợi về giao thông. Gần với Quốc lộ 18A là trục đường chính nối các trung tâm kinh tế và thương mại như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Cán bộ công nhân viên Công ty than Hà Tu sống đông nhất ở hai phường Hà Tu và Hà Phong, ngoài ra còn ở các phường lân cận quanh khu vực Công ty. Tổng số CBCNV chính thức toàn Công ty hiện nay gồm: 3.656 người. * Trong đó: - Trình độ Đại học: chiếm 2,3%. -Trình độ trung cấp, Cao đẳng: chiếm 5,3%. - Công nhân lao động: Chiếm 23,6%. - Cán bộ và nhân viên quản lý: Chiếm 9,3%. Nhìn chung trình độ nghề nghiệp và chuyên môn khá cao, từ trình độ Đại học, Trung cấp đến Công nhân kỹ thuật chiếm 67% tổng số CBCNV trong Công ty. 1.4 - Chức năng, nhiệm vụ và mặt hàng sản xuất kinh doanh 1.4.1 Chức năng và nhiệm vụ. a. Chức năng. Công ty than Hà Tu là một doanh nghiệp Nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân hoạt động theo luật doanh nghiệp của hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chịu sự quản lý của Tổng công ty than Việt Nam, có con dấu riêng thực hiện chế độ hạch toán độc lập, được mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước và được Nhà nước giao tài sản và cấp vốn. Công ty than Hà Tu có điều lệ tổ chức và hoạt động phù hợp với các điều khoản trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty than Việt Nam. b. Nhiệm vụ. - Khai thác chế biến và tiêu thụ than. - Vận tải đường bộ. - Xây dựng công trình công nghiệp. - Sửa chữa phục hồi, các thiết bị thi công và phương tiện vận tải. - Chế tạo phụ tùng, sửa chữa phục hồi các trang thiết bị khai thác mỏ lộ thiên. - Quản lý và kinh doanh cảng. - Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. Công ty than Hà Tu được hoạt động kinh doanh trên phạm vi cả nước và nước ngoài theo phân cấp uỷ quyền của Tổng công ty than Việt Nam. 1.4.2 Mặt hàng sản xuất kinh doanh của Công ty than Hà Tu . Mặt hàng sản xuất kinh doanh của Công ty là kinh doanh than cho các hộ như: - Các nhà máy nhiệt điện. - Các nhà máy xi măng. - Các hộ lẻ. - Xuất khẩu. * Chủng loại sản phẩm: Sản phẩm than của Công ty sản xuất ra rất đa dạng gồm nhiều chủng loại như: - Than nguyên khai. - Than sạch: Cám 3, cám 4, cám 5, cám 6. - Than cục: Than cục xô, cục 2, cục 3, cục 4, cục 5. * Chất lượng sản phẩm. Chất lượng than của Công ty than Hà Tu đạt tiêu chuẩn và đáp ứng được yêu cầu trong nước. 1.4.3. Công nghệ khai thác và kết cấu sản xuất. Công nghệ sản xuất của Công ty than Hà Tu sản xuất với quy trình công nghệ tiên tiến, sản xuất theo dây chuyền và qua nhiều công đoạn như: Khoan -> nổ mìn -> bốc xúc -> vận chuyển -> sàng tuyển - > tiêu thụ. Sơ đồ công nghệ sản xuất của Công ty than Hà Tu được mô tả theo sơ đồ sau: ( trang sau) Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất của Công ty than Hà Tu Khoan Nổ mìn Nổ mìn Nổ mìn Bốc xúc Vận tải Vận tải Vận chuyển than NK Vận chuyển đất đá đđáđất đá Sàng tuyển Vận tải Gia công Vận tải Bãi thải V/c. Than sạch Vận tải Kho chứa và tiêu thụ Vận tải Thiết bị dùng cho dây chuyền sản xuất và khai thác gồm: Thiết bị cho khâu bốc xúc và vận chuyển đất đá gồm có: Máy khoan xoay cầu loại 250 05 cái Máy xúc EKG 4,6 m3 08 cái Máy gạt D85A 15 cái ô tô vận tải 64 cái Trong đó: XE BELAZ 52 cái Xe HD 12 cái Thiết bị cho khâu xúc và vận chuyển than gồm: Máy xúc EKG 5A 02 cáI Máy xúc thuỷ lực EX 700 01 cái Máy xúc CAT 01 cái Máy xúc KAWASAKI 02 cái ô tô vận chuyển than 26 cái - Trong đó: Xe VOLVO NL10 06 cái Xe ISUZU 17 cái Xe VOLVO A35C 08 cái Xe TEREX 4066 01 cái Máy gạt bánh lốp 02 cái 1.5. Cơ cấu tổ chức phận sản xuất. *. Bộ phận sản xuất chính gồm có các công trường: Khoan nổ, xúc vỉa 10, vỉa 16, công trường giao thông cơ giới, công trường than vỉa 10, công trường than chế biến, công trường than vỉa 7, 8, than chế biến, các đội xe vận tải: Đội 2, 6, 9, 10, 14, 15. 16. - Bộ phận sản xuất phụ ( phụ trợ sản xuất ) gồm có: + Các xưởng sửa chữa: Xưởng sửa chữa ô tô số 1, số 2, Xưởng cơ điện. + Các công trường: Bơm, đường dây, xây dựng, phòng KCS. b.Bộ phận phục vụ sản xuất gồm: + Ngành đời sống. + Phòng y tế. + Nhà trẻ. + Các kho than, kho vật tư. + Các đội xe phục vụ: Đội 5, 12. c.Bộ phận quản lý gồm có 21 phòng ban : Phòng tổ chức đào tạo, lao động tiền lương, kế toán thống kê, kế hoạch, vật tư, khoa học công nghệ, tiêu thụ, kỹ thuật, địa chất trắc địa, điều khiển, KCS, cơ điện… II – Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Công ty than Hà Tu . Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty than Hà Tu quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng hai cấp. Cơ cấu tổ chức gồm. Giám đốc. Do Tổng giám đốc Công ty than bổ nhiệm. Giám đốc là người chịu trách nhiệm quản lý và giám sát toàn bộ mọi hoạt động sản xuát kinh doanh của công ty, tổ chức sắp xếp việc làm cho CBCNV của Công ty, đại diện cho CNVC toàn Công ty quản lý theo chế độ một thủ trưởng giám đốc là người quyết định việc điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty theo đúng kế hoạch chính sách pháp luật của Nhà nước. Phó giám đốc: Các phó Giám đốc do Tổng công ty bổ nhiệm theo trình độ năng lực chuyên môn và theo đề nghị của Giám đốc Công ty. Các phó Giám đốc phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình trướcc Giám đốc và có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc về mặt sản xuất kinh doanh, kỹ thuật và an toàn. Các phó Giám đốc có thể thay thế Giám đốc điều hành mọi hoạt động của Công ty khi được Giám đốc uỷ quyền khi vắng mặt. *Hệ thống phòng ban chức năng: - Phòng kế toán: Quản lý và sử dụng vốn, hạch toán kế toán mọi hoạt động tài chính của doanh nghiệp và thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. - Phòng tổ chức - lao động - tiền lương: Quản lý toàn bộ cán bộ công nhân viên, tổ chức xắp xếp biên chế cán bộ, nhân sự, đào tạo chuyên môn và tay nghề cho công nhân, giải quyết các chế độ cho người lao động. Quản lý lao động và tiền lương, xây dựng hệ thống định mức phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của từng thời kỳ. - Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch mua sắm vật tư, máy móc thiết bị, xây dựng hệ thống mục tiêu và chương trình hành động, xác định các nguồn lực. - Phòng bảo vệ - thanh tra: Xây dựng lực lượng bảo vệ bảo vệ an ninh trật tự, an toàn tài sản của công ty. - Văn phòng, Giúp giám đốc các công việc hành chính tiếp khách. - Y tế - ngành ăn: Chăm lo sức khỏe người lao động vệ sinh môi trường, kiểm tra môi trường lao động, tổ chức phụ vụ ăn uống. - Phòng cơ điện: Chịu trách nhiệm quản lý các máy móc thiết bị cơ và điện, lập kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng thiết bị. - Phòng vật tư: Đảm bảo cung ứng vật tư đúng, đủ và kịp thời chất lượng đảm bảo. Lập kế hoạch cung ứng vật tư và quản lý cấp phát vật tư theo yêu cầu của sản xuất. - Phòng kỹ thuật: Lập quy trình, quy phạm kỹ thuật nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chịu trách nhiệm toàn bộ về mặt kỹ thuật của công ty. - Phòng xây dựng cơ bản: Thiết kế xây dựng và sửa chữa cơ sở hạ tầng và các công trình xây dựng của công ty. - Phòng trắc địa: Thăm dò đo đạc, cập nhật bản đồ địa hình khai thác phục vụ sản xuất. - Phòng an toàn: Chịu trách nhiệm về công tác an toàn, bảo hộ lao động trong toàn công ty, kiểm tra đôn đốc giám sát việc thực hiện quy trình quy phạm an toàn trong sản xuất, thực hiện phòng chống cháy nổ. - Phòng KCS: Kiểm tra và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm . - Phòng điều khiển sản xuất: Tổ chức điều hành sản xuất, tiêu thụ, phối hợp tổ chức các hoạt động sản xuất sao cho ăn khớp nhịp nhàng. - Phòng Thi đua tuyên truyền: Đảm nhiệm công tác thi đua khen thưởng, tổ chức các phong trào văn nghệ, thể thao . Ngoài ra công ty còn có các tổ chức quần chúng xã hội như: - Công đoàn Công ty. - Đoàn thanh niên cộng sản. - Ban nữ công. Các tổ chức này hoạt động thường xuyên, phát động các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty than Hà Tu làm việc theo chế độ 3 ca/ngày. - Số ngày làm việc trong tuần: 5 ngày / tuần. - Số ngày làm việc trong tháng: 22 ngày / tháng. - Số ngày làm việc trong năm: 252 ngày / năm. Sơ đồ Bộ máy quản lý công ty than Hà Tu ( Trang sau) * Quản lý và sử dụng nguồn vốn là một chức năng quan trọng hàng đầu trong công tác quản trị kinh doanh tại các doanh nghiệp. Vì công tác quản lý sử dụng vốn quyết định sự tồn tại, phát triển, hưng thịnh hay thất bại của doanh nghiệp. Nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay. Do đó, việc thường xuyên nghiên cứu phân tích hoạt động quản lý sử dụng nguồn vốn là vấn đề tất yếu khách quan để từ đó có những giải pháp nhằm sử dụng hợp lý nguồn vốn. Với các phương pháp phân tích chi tiết thông qua nhiều chỉ tiêu, tỷ suất đánh giá và so sánh theo chiều dọc, chiều ngang giữa kỳ gốc hay kỳ kế hoạch với thực hiện để làm tăng tính chính xác và tính thuyết phục. Kết hợp với phương pháp phân tích, tra cứu qua tài liệu, tạp chí, sách báo chuyên ngành cùng các báo cáo phản ánh thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty, để từ đó đưa ra hướng đề xuất sao cho có hiệu quả nhất. Kết hợp sự lựa chọn của bản thân, dựa trên những gì đã được học tập tại nhà trường và qua đợt thực tập tại Công ty than Hà Tu, em xin chọn đề tài : "Phân tích công tác quản lý và sử dụng vốn và một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn"- cho báo cáo tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo về kết cấu Đồ án được chia làm 4 chương: - Chương I: Giới thiệu chung về công ty than Hà Tu - Chương II: Cơ sở lý thuyết về quản lý và sử dụng vốn - Chương III: Thực trạng tình hình Quản lý và sử dụng nguồn vốn của Công ty than Hà Tu trong năm qua. - Chương IV: Một số biện pháp nhằm nâng cao tình hình quản lý và sử dụng nguồn vốn của Công ty than Hà Tu. Phần 2 Cơ sở lý thuyết về tài chính doanh nghiệp có liên quan đến đề tài *. Khái niệm và vai trò của vốn. 2.1 Khái niệm: Vốn là giá trị bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệp dùng trong hoạt động sản xuât kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. 2.2 Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh. Vốn là điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Số lượng vốn của doanh nghiệp lớn hay nhỏ là một trong những tiêu thức quan trọng để xếp doanh nghiệp vào quy mô lớn hay nhỏ. Là điều kiện để thực hiện chiến lược, sách lược kinh doanh và nó cũng là chất keo để chấp nối, kết dính các quá trình kinh tế. * Đối với các doanh nghiệp mới thì tạo vốn là khởi đầu cho việc hình thành và hoạt động. Còn đối với các doanh nghiệp đang tồn tại thì tạo vốn là việc thường xuyên diễn ra để đáp ứng những nhu cầu của các hoạt động thường xuyên theo kế hoạch hoặc những nhu cầu nảy sinh bất thường. Tính chất đa dạng của việc tạo vốn phụ thuộc vào tính đa dạng của nguồn vốn có thể huy động và của các phương thức huy động có thể thực hiện được. Điều này có nghĩa là môi trường hoạt động của doanh nghiệp ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động tạo vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là tính mềm dẻo của tiến trình huy động vốn và khả năng tìm kiếm, lựa chọn nguồn vốn, phương thức huy động vốn với chi phí thấp. Doanh nghiệp chuyển hoá vốn thành các tài sản và sử dụng các tài sản để thực hiện mục tiêu sinh lời. Phần vốn tạo ra các taì sản dùng trong quá trình sản xuất kinh doanh góp phần tạo ra giá trị gia tăng của doanh nghiệp. Phần vốn tài trợ cho các tài sản tài chính sẽ tạo ra thu nhập tài chính. Chu kỳ sử dụng vốn đóng vai trò rất quan trọng với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong chu kỳ này, doanh nghiệp quyết định phân bổ vốn vào các loại hình tài sản khác nhau về hình thái, chu kỳ sống, khả năng sinh lợi….Như vậy, nếu việc phân bổ vốn cho các loại hình tài sản không hợp lý về cơ cấu thì doanh nghiệp sẽ đứng trước nguy cơ suy giảm hiệu quả hoạt động, không phát triển được. 2.3. Tài sản và nguồn hình thành tài sản trong doanh nghiệp. Để tiến hành sản xuất kinh doanh, điều trước tiên là doanh nghiệp nào cũng phải cố quyền quản lý và sử dụng một lượng tài sản (vốn) nhất định. Tài sản của doanh nghiệp là tất cả những vật hữu hình và vô hình thoả mãn đồng thời 3 điều kiện sau: - Phải thuộc quyền sở hữu (hoặc quyền tự chủ) của doanh nghiệp. - Phải có tính hữu ích, nói cách khác việc sử dụng tài sản phải mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. - Phải có giá trị cụ thể, cụ thể hơn là tài sản đó phải thể hiện được bằng tiền. Tài sản của doanh nghiệp có nhiều loại, tồn tại ở nhiều dạng cụ thể khác nhau như: nguyên vật liệu, tiền mặt, chứng khoán, thành phẩm, sản phẩm dở dang, các khoản tiền phải thu, nhà xưởng máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải…v.v.. Trên góc độ quản lý tài chính, người ta quan tâm đến thời gian thu hồi vốn đã bỏ ra để hình thành nên các tài sản đang dùng vào sản xuất kinh doanh, do đó tài sản của doanh nghiệp được chia thành 2 loại lớn: * Tài sản lưu động. Là tất cả những tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi dưới 01 năm (nếu chu kỳ kinh doanh < 1 năm) hoặc trong vòng 1 chu kỳ kinh doanh (nếu chu kỳ kinh doanh ³ 1 năm). Chu kỳ kinh doanh ( còn gọi là vòng quay của vốn) được hiểu là khoảng thời gian cần thiết kể từ khi doanh nghiệp bỏ vốn vào kinh doanh dưới hình thái tiền tệ lại thu được vốn đó dưới hình thái tiền tệ. Tuỳ theo lĩnh vực kinh doanh mà chu kỳ kinh doanh của mỗi doanh nghiệp dài ngắn khác nhau. Đối với doanh nghiệp sản xuât, đó là khoảng thời gian cần thiết kể từ khi doanh nghiệp bỏ tiền mua nguyên vật liệu, chế biến nguyên vật liệu đó thành sản phảm và bán được sản phẩm đó. Đối với doanh nghiệp thương mại, chu kỳ kinh doanh là khoảng thời gian cần thiết kể từ khi doanh nghiệp bỏ tiền ra mua hàng hoá và bán được hàng hoá đó. Tài sản lưu động của doanh nghiệp gồm có: - Vốn bằng tiền: Là tài sản biểu hiện trực tiếp dưới hình thái giá trị (tiền đồng Việt nam, ngoại tệ, ngân phiếu, vàng bạc, đá quý). Phần lớn vốn bằng tiền của doanh nghiệp được gửi tại ngân hàng, ngoài ra có một phần nhỏ tồn tại dưới dạng tiền mặt được bảo quản ở két sắt tại doanh nghiệp dùng để chi trả các khoản lặt vặt thường xuyên. - Các khoản phải thu: Là những khoản tiền vốn của doanh nghiệp nhưng do quan hệ thanh toán các đơn vị cá nhân khác còn giữ chưa trả, doanh nghiệp phải thu về (tiền hàng người mua còn chịu, tiền tạm ứng chưa thanh toán….) - Hàng tồn kho: Là tài sản được dự trữ thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho hoạt động này được tiến hành liên tục, không bị gián đoạn. Do các chu kỳ kinh doanh tiến hành không độc lập đối với nhau mà kế tiếp nhau, xen kẽ nhau ( chu kỳ trước chưa kết thúc chu kỳ sau đã bắt đầu) nên trong các giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh doanh luôn tồn đọng một lượng tài sản nhất định. Sự tồn đọng này là cần thiết nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và có hiệu quả. Những tài sản tồn đọng đó gọi chung là hàng tồn kho. Cụ thể, đối với doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho gồm nguyên vật liệu dự trữ trong kho chuẩn bị cho sản xuất, sản phẩm dở dang dự trữ trong các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, thành phẩm dự trữ trong kho để chờ bán. Đối với doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho chỉ bao gồm hàng hoá dự trữ trong kho nhằm đảm bảo cho khâu bán hàng thường xuyên có đủ số lượng, chủng loại hàng hoá đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng. - Đầu tư tài chính ngắn hạn: Trước hết đầu tư tài chính là tài sản bỏ vào kinh doanh ở đơn vị khác dưới hình thức mua chứng khoán, góp vốn liên doanh, cho thuê tài sản, cho vay lấy lãi…. Đầu tư tài chính có thời hạn thu hồi vốn trong vòng 1 năm gọi là đầu tư tài chính ngắn hạn và cũng thuộc tài sản lưu động của doanh nghiệp. * Tài sản cố định. Là tất cả những tài sản có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hoặc trên 1 chu kinh doanh (nếu 1 chu kỳ kinh doanh ³ 1 năm). Tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm: - Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản cố định có hình thái vật chất. Đó là những tư liệu lao động chủ yếu của doanh nghiệp có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài như nhà xưởng, vật kiến trúc, kho tàng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải….. - Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản cố định không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị lớn đã đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp và mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong một khoảng thời gian dài (giá trị bằng sáng chế phát minh, chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí lợi thế thương mại…) - Đầu tư tài chính dài hạn: Là khoản đầu tư tài chính có thời hạn thu hồi vốn trên 1 năm. 2.4. Nguồn vốn. Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Căn cứ vào quyền sở hữu vốn ( hoặc quyền tự chủ về vốn đối với doanh nghiệp nhà nước), người ta phân biệt thành 2 nguồn chính. * Nợ phải trả: Là những khoản nợ phát sinh trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán cho các chủ nợ. Nợ phải trả của doanh nghiệp chia thành 2 loại sau: - Nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ phải trả trong vòng 1 năm (vay ngắn hạn, lưong phải trả công nhân viên, thuế phải nộp ngân sách….) - Nợ dài hạn: Là các khoản nợ có thời hạn thanh toán trên 1 năm (vay dài hạn, nợ dài hạn , nhận ký quỹ, ký cược dài hạn). * Nguồn vốn chủ sở hữu. Là nguồn vốn do các chủ sở hữu đầu tư đóng góp và bổ xung từ kết quả kinh doanh. Nguồn vốn này doanh nghiệp được sử dụng lâu dài trong suốt thời gian hoạt động của minh mà không phải cam kết thanh toán cho các chủ sở hữu. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà ông chủ của doanh nghiệp sẽ là ai và tương ứng nguồn vốn chủ sở hữu sẽ là vốn của ai. Cụ thể, đối với doanh nghiệp nhà nước thì ông chủ là nhà nước và nguồn vốn chủ sở hữu là vốn ngân sách; đối với doanh nghiệp tư nhân thì nguồn vốn chủ sở hữu là vốn do ông chủ tư nhân bỏ ra; đối với công ty cổ phần thì các ông chủ là các cổ đông và vốn chủ sở hữu là vốn cổ đông; đối với công ty liên doanh thì đó là vốn do các bên tham gia liên doanh góp vào. Nguồn vốn chủ sở hữu thường được hoạch định sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Tuỳ theo mục đích sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu lại chia thành các nguồn sau: - Vốn kinh doanh: Là nguồn vốn của chủ sở hữu được hoạch định dùng vào kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. -Vốn đầu tư xây dựng cơ bản: Là nguồn vốn chủ sở hữu được hoạch định dùng vào xây dựng, mua sắm, lắp đặt tài sản cố định. - Các quỹ của doanh nghiệp: Được hình thành chủ yếu từ lãi nhằm vào các mục đích khác nhau ngoài sản xuất kinh doanh hàng ngày (nhưng sẽ hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh) gồm những quỹ sau: + Quỹ đầu tư phát triển: Dùng vào đầu tư mở rộng hoặc đổi mới công nghệ và đào tạo lực lượng lao động. + Quỹ dự phòng tài chính: Dùng vào bù đắp những tổn thất, rủi ro xảy ra trong kinh doanh. + Quỹ khen thưởng: Dùng vào khen thưởng thi đua định kỳ và vào các dịp lễ tết cho cán bộ công nhân viên. + Quỹ phúc lợi: Dùng chi cho phúc lợi công cộng của doanh nghiệp. + Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: Dùng vào trợ cấp cho cán bộ công nhân viên trong những trường hợp bị mất việc làm tạm thời. - Lãi chưa phân phối: Lãi là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp khi thu nhập thực hiện trong kỳ lớn hơn chi phí tạo ra thu nhập đó. Lãi của doanh nghiệp phải được phân phối theo chế độ quy định. Trong thời gian chưa phân phối, lãi thuộc nguồn vốn chủ sở hữu. Nếu doanh nghiệp làm ăn không có lãi mà bị lỗ thì khoản lỗ đó làm giảm tương ứng nguồn vốn chủ sở hữu. Do yêu cầu quản lý tài chính cần nắm được tình hình tài sản vừa theo giá phí (để lo thu hồi vốn bỏ ra hình thành tài sản), vừa theo nguồn hình thành tài sản (để lo bảo toàn vốn cho chủ sở hữu và thực hiện chế độ thanh toán) nên kế toán ghi chép tình hình tài sản của doanh nghiệp đồng thời theo 2 cách thể hiện trên. Từ đó, tất yếu tồn tại các phương trình sau: Tổng giá phí tài sản = Tổng nguồn hình thành tài sản (1). Tổng giá phí tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu (2). Nguồn vốn chủ sở hữu = Tổng giá phí tài sản – nợ phải trả (3). Để đánh giá một cách chi tiết, đầy đủ nguồn hình thành và bảo đảm tài sản cho hoạt động kinh doanh, cần đi sâu phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. + Phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. Để nắm được một cách đầy đủ thực trạng tài chính cũng như tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp, cần thiết phải xem xét các mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán. Theo quan điểm luân chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định. Hai loại này được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn chủ sở hữu. Tức là: I + IV + B(I) (TS) = (Nguồn vốn chủ sở hữu) (1) Quan hệ cân đối (1) chỉ mang tính lý thuyết, nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu (B) có đầy đủ để trang trải cho các tài sản cần thiết phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không phải đi vay hoặc không cần phải đi chiếm dụng của bên ngoài. Song thực tế cho thấy cân đối (1) có thể xảy ra các trường hợp sau: + Trường hợp 1: I + IV +B (I) TS > B (vốn CSH) Trường hợp này thể hiện doanh nghiệp thiếu nguồn vốn trang trải tài sản, nên để cho quá trình kinh doanh được bình thường doanh nghiệp phải huy động thêm nguồn vốn các khoản vay hoặc đi chiếm dụng của bên ngoài dưới hình thức mua chậm trả hoặc thanh toán chậm hơn so với thời hạn phải thanh toán. Việc đi vay hoặc chiếm dụng trong thời hạn thanh toán đều là hợp lý, hợp pháp còn ngoài thời hạn (nợ quá hạn) là không hợp lý, hợp pháp. + Trường hợp 2: I + IV + B (I) TS < B (vốn CSH) Trường hợp này doanh nghiệp thừa nguồn vốn, không sử dụng hết nên bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng, dưới hình thức doanh nghiệp bán chịu thành phẩm, hàng hoá, dịch vụ, hoặc ứng trước tiền cho bên bán, các khoản thế chấp, ký cược ký quỹ... Cả hai trường hợp trên đây đã tạo xu thế cân đối mới bởi quan hệ cân đối (2) dưới đây: ( I + II + IV ) + ( I + II +III +IV) = [ B (vốn CSH) + vay NH và DH] (2) loại A bên TS loại B bên TS Cân đối (2) hầu như không xẩy ra mà trên thực tế thường xẩy ra hai trường hợp dưới đây: + Trường hợp 1: Vế bên trái > vế bên phải: Trường hợp này doanh nghiệp bị thiếu nguồn vốn để bù đắp tài sản, nên buộc doanh nghiệp phải phải đi chiếm dụng, như nhận trước tiền của người mua, chịu tiền của nhà cung cấp, nợ tiền thuế của nhà nước, chậm trả lương công nhân viên. + Trường hợp 2: Vế trái < vế phải: Trường hợp này doanh nghiệp bị thừa nguồn vốn, nên sẽ bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng, như khách hàng nợ, trả trước cho người bán, tạm ứng, tài sản sử dụng để thế chấp, ký cược, ký quỹ vv... Do tính chất cân đối của bảng cân đối kế toán là tổng giá phí tài sản bằng tổng nguồn hình thành tài sản, nên cân đối (2) được viết một cách đầy đủ theo quan hệ cân đối (3) sau đây: ( I + II +III +IV + V) + ( I +II +III + IV ) = I + II +III + I (3) ồ loại A bên TS ồ loại B bên TS loại A bên NV loại B bên NV. Cân đối (3) cho thấy số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng (III+IV) đúng bằng số chênh lệch đi chiếm dụng (I +II +III) trừ khoản vay tín dụng. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ta lập bảng phân tích tình hình biến động của vốn lưu động. Nhìn trên bảng cân đối kế toán chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng và các đối tượng khác quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp phải xem xét kết cấu vốn và nguồn vốn để từ đó có thể đối chiếu với yêu cầu kinh doanh hoặc khả năng huy động vốn, đầu tư vốn. Phân tích kết cấu vốn ngoài việc so sánh tổng số vốn cuối kỳ so với đầu năm còn phải xem xét từng khoản vốn (tài sản) của doanh nghiệp trong tổng số để thấy được mức độ đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc đánh giá phải dựa trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận từ số liệu BCĐKT ta lập bảng phân tích tình hình phân bổ vốn. Qua việc phân tích cơ cấu tài sản ta biết được tỷ suất đầu tư. Tỷ suất đầu tư = I, III loại B.TS (TSCĐ đã và đang đầu tư) x 100 S tài sản Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp. Nó cho biết năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Trị số của chỉ tiêu này tuỳ thuộc vào từng nghành nghề kinh doanh cụ thể. Nếu là doanh nghiệp sản xuất thì phải có lượng dự trữ về nguyên vật liệu đầy đủ với nhu cầu sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục, nhưng không thừa gây ứ đọng vốn. Nếu là doanh nghiệp thương mại thì phải có lượng hàng hoá đủ để cung cấp cho nhu cầu bán ra kỳ tới. Thông thường tỷ suất đầu tư được coi là hợp lý trong một số nghành nếu đạt trị số như sau: . Ngành công nghiệp thăm dò và khai thác dầu mỏ: 0,9 . Ngành công nghiệp luyện kim: 0,7 . Ngành công nghiệp chế biến: 0,1 Đối với các doanh nghiệp thuộc ngành thương mại, dịch vụ, tỷ suất đầu tư này thay đổi phụ thuộc vào từng hoạt động kinh doanh cũng như điều kiện kinh doanh cụ thể (đổi mới, thay thế, nâng cấp). Để tiến hành nâng cấp cơ cấu tài sản ta cần lập bảng phân tích cơ cấu tài sản. Ngoài việc xem xét tình hình phân bổ vốn, cần phân tích cơ cấu nguồn vốn và xu hướng biến động của chúng để đánh giá được khả năng tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ tự chủ, chủ động trong kinh doanh của doanh nghiệp hay những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đương đầu. Điều đó được phản ánh qua việc xác định tỷ suất tự tài trợ. Căn cứ vào số liệu của bảng cân đối kế toán cần lập bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn. Sau khi phân tích khái quát tình hình tài chính, thể hiện bằng việc phân tích tình hình phân bổ vốn, tình hình cơ cấu nguồn vốn như trên cho phép chủ doanh nghiệp rút ra những kết luận sơ bộ. Việc phân bổ hợp lý hay chưa hợp lý, các khoản nợ phải thu tăng hay giảm? Tình hình đầu tư ._.của doanh nghiệp theo hướng nào? Có chủ quan hay không? Nguồn vốn chủ sở hữu tăng hay giảm, các khoản nợ và tỷ suất đầu tư tăng hay giảm? là tín hiệu tốt hay sấu đối với doanh nghiệp. 2.5- Phương pháp phân tích. Để phân tích tình hình sử dụng vốn trong các doanh nghiệp có nhiều phương pháp, nhưng trong phạm vi đồ án của mình, em sử dụng phương pháp so sánh. So sánh là phương pháp được sử dung phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, để tiến hành so sánh, xác định điều kiện so sánh và xác định mục tiêu so sánh. Xác định số gốc để so sánh phụ thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích: - Khi nghiên cứu nhịp độ biến động tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, số gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước (năm nay so với năm trước, tháng này so với tháng trước…) Khi nghiên cứu nhịp độ thực hịên nhiệm vụ kinh doanh trong từng khoảng thời gian 1 năm thường so sánh với cùng kỳ năm trước (tháng hoặc quý). Khi đánh giá mức độ biến động so với các mục tiêu đã dự kiến, trị số thực tế sẽ được so sánh với mục tiêu nêu ra (thường trong kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính của doanh nghiệp). Khi nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường có thể so sánh số thực tế với mức hợp đồng hoặc tổng nhu cầu … Các trị số của chỉ tiêu ở kỳ trước, kế hoạch hoạch cùng kỳ năm trước gọi chung là trị số kỳ gốc và thời kỳ chọn làm gốc so sánh đó gọi chung là kỳ gốc, thời kỳ chọn để phân tích gọi tắt là kỳ phân tích. Ngoài việc so sánh theo thời gian, phân tích kinh doanh (vốn) còn tiến hành so sánh kết quả kinh doanh giữa các đơn vị được chọn làm gốc so sánh - đơn vị điển hình trong từng lĩnh vực, từng chỉ tiêu phân tích. Điều kiện so sánh cần được quan tâm khác nhau khi so sánh theo thời gian và khi so sánh theo không gian. Khi so sánh theo thời gian cần chú ý các điều kiện sau: - Bảo đảm tính thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu, có tính ổn định và thường được quy định thống nhất. Tuy nhiên do phát triển sản xuất của hoạt động kinh doanh nên nội dung kinh tế của chỉ tiêu có thể thay đổi theo chiều hướng khác nhau. - Bảo đảm tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu. Trong kinh doanh, các chỉ tiêu có thể được tính theo các phương pháp khác nhau. Khi so sánh cần lựa chọn hoặc tính lại các trị số chỉ tiêu theo một phương pháp thống nhất. - Bảo đảm tính thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu cả về số lượng, thời gian và giá trị. Khi so sánh mức đạt được trên các chỉ tiêu ở các đơn vị khác nhau, ngoài các điều kiện đã nêu, cần đảm bảo điều kiện khác như cùng phương hướng kinh doanh và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau. Tất cả các điều kiện trên, gọi chung là đặc tính “ có thể so sánh” hay tính “so sánh được” của các chỉ tiêu phân tích Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh nói chung và phân tích về hiệu quả sử dụng vốn nói riêng là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Mức biến động tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa 2kỳ: kỳ phân tích và kỳ gốc, hay đúng hơn – so sánh giữa số phân tích và số gốc. Mức biến động tương đối là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích. 2.6 - Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn là thước đo, phản ánh tương quan so sánh giữa những kết quả thu được với những chi phí về vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình hoạt động để đạt được kết quả đó. Kết quả thu được Công thức chung để tính hiệu quả sử dụng vốn = Chi phí vốn đã sử dụng Tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh chất lượng công tác sử dụng vốn. Khi nguồn bù đắp cho tài sản dự trữ thiếu, doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn, ngược lại khi nguồn bù đắp tài sản dự trữ thừa doanh nghiệp bị chiếm dụng. Nếu vốn đi chiếm dụng nhiều hơn phần vốn bị chiếm dụng thì doanh nghiệp có thêm một nguồn vốn đưa vào sản xuất kinh doanh. Ngược lại doanh nghiệp sẽ bị giảm bớt vốn. Khi phân tích cần chỉ ra được những khoản đi chiếm dụng và bị chiếm dụng hợp lý. Những khoản đi chiếm dụng hợp lý là những khoản còn đang trong hạn trả như khoản tiền phải trả cho người bán nhưng chưa đến hạn thanh toán, khoản phải trả cho ngân sách nhưng chưa đến hạn trả, phải trả lương công nhân viên. Những khoản bị chiếm dụng hợp lý là những khoản chưa đến hạn thanh toán như tiền bán chịu cho khách hàng đang nằm trong thời hạn thanh toán, phải thu của các đơn vị trực thuộc, phải thu khác. Trong các mối quan hệ thanh toán này doanh nghiệp phải chủ động giải quyết trên cơ sở tôn trọng kỷ luật tài chính, kỷ luật thanh toán. Để biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu, cần phải xem xét khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào. Nếu tình hình quản lý sử dụng vốn tốt, doanh nghiệp ít công nợ, khả năng thanh toán dồi dào, ít đi chiếm dụng vốn. Điều đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động về vốn đảm bảo cho quá trình kinh doanh thuận lơị. Ngược lại nếu tình hình sử dụng quản lý vốn yếu kém, doanh nghiệp nợ nần dây dưa kéo dài mất tính chủ động trong kinh doanh, có thể dẫn đến tình trạng phá sản. Căn cứ vào số liệu của bảng cân đối kế toán ta lập bảng phân tích tình hình thanh toán sử dụng vốn. Để xem xét các khoản nợ phải thu biến động có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không, cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu. H công nợ = Các khoản phải thu = 1 Các khoản phải trả Tỷ lệ này 1 chứng tỏ doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Trong kinh doanh thì doanh nghiệp nào cũng bị chiếm dụng vốn và đi chiếm dụng nhưng phải hợp pháp bởi vì khoản chiếm dụng này doanh nghiệp không phải trả lãi. Tuy nhiên nếu chỉ dựa vào bảng cân đối kế toán để đánh giá tình hình thanh toán của doanh nghiệp thì chưa đủ, mà còn phải dựa vào các tài liệu hạch toán hàng ngày và một số tài liệu thực tế khác để có kết luận chính xác. Vì vậy cần phải xác định tính chất, thời gian và nguyên nhân phát sinh các khoản phải thu và các khoản phải trả, cũng như các biện pháp mà doanh nghiệp áp dụng để thu hồi nợ hoặc thanh toán nợ. Để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai cần đi sâu phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khi phân tích cần phải dựa vào tài liệu hạch toán có liên quan để xắp xếp các chi tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Trình tự này phải thể hiện ở nhu cầu thanh toán ngay, chưa thanh toán ngay cũng như khả năng huy động để thanh toán ngay và huy động để thanh toán trong thời gian tới. Vì thế bảng phân tích này được kết cấu gần giống như một bảng cân đối giữa một bên là nhu cầu thanh toán và một bên là khả năng thanh toán. Qua đó có thể nhin rõ nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp như thế nào trong thời gian trước mắt và triển vọng trong thời gian tới. Cần lập bảng phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán. Mặt khác cần tính toán được một số chi tiêu phản ánh được tình hình thanh toán sau đây: Tỷ suất thanh toán hiện hành(ngắn hạn) = ồ Tài sản lưu động 1 ồ Nợ ngắn hạn Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn(phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường, khả quan. Hệ số thanh toán nhanh Tiền + Đầu tư ngắn hạn ồ Nợ ngắn hạn 0,5 = Thực tế nếu tỷ suất này > 0,5 thì tình hình thanh toán doanh nghiệp tương đối khả quan, doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được các yêu cầu thanh toán nhanh. Ngược lại nếu 0,5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan, ngược lại < 0,5 thì doanh nghiệp gặp khó khăn. Song nếu tỷ lệ này quá cao thì không tốt vì vốn bằng tiền nhiều, gây ứ đọng vốn, vòng quay tiền chậm, hiệu quả sử dụng vốn không cao. Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động = S Vốn bằng tiền Tài sản lưu động Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động. Nếu chỉ tiêu này > 0,5 hoặc < 0,1 đều không tốt vì tiền nhiều gây ứ đọng vốn, việc sử dụng vốn không hiệu quả hoặc thiếu tiền để thanh toán Hệ số khả năng thanh toán (HK) = Khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán Hệ số khả năng thanh toán là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp . Nếu HK > 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp là bình thường hoặc khả quan. . Nếu HK < 1 chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, tình hình tài chính gặp khó khăn, HK càng nhỏ thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp càng khó khăn, doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh tóan bấy nhiêu. Khi HK thì doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản, không còn khả năng thanh toán. Ngoài việc xem xét các chỉ tiêu trên, trong quá trình phân tích khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp, để đánh giá được chính xác hơn, người ta phải xem xét tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền, nghĩa là phải tính vòng quay các khoản phải thu. Vòng quay các khoản phải thu càng cao chứng tỏ doanh nghiệp thu hôì càng nhanh các khoản nợ. Điều đó được đánh giá là tốt vì vốn bị chiếm dụng bị giảm đi. Tuy nhiên vòng quay các khoản phải thu có thể quá cao, nếu điều này xẩy ra có nghĩa là phương thức tín dụng quá hạn chế và chặt chẽ có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu thụ, làm giảm doanh thu. Vì trong cơ chế hiện nay việc mua bán chịu là tất yếu khách quan vì đôi khi khách hàng rất muốn thời hạn trả tiền được kéo dài thêm. Công thức tính vòng quay các khoản phải thu như sau: Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Bình quân các khoản phải thu Ngoài ra cần tính ra chi tiết thời gian cần thiết để thu hôì được các khoản phải thu: Số ngày trung bình để thu được các khoản phải thu = Thời gian của kỳ phân tích Số vòng quay các khoản phải thu Chỉ tiều này cho thấy để thu được các khoản phải thu thì doanh nghiệp cần một thời gian là bao nhiêu? Nếu số ngày này lớn hơn thời gian bán chịu quy định cho khách hàng thì việc thu hồi các khoản phải thu là chậm và ngược lại số ngày quy định bán chịu cho khách hàng lớn hơn thời gian này thì có dấu hiệu chứng tỏ việc thu hồi nợ đặt trước kế hoặch về thời gian. Nhóm chi tiêu hiệu quả sử dụng chi phí: Hiệu quả sử dụng chi phí = Tổng doanh thu = D Tổng chi phí C Tỷ suất lợi nhuận chi phí = Tổng lợi nhuận = Ln Tổng chi phí c Nhóm chi tiêu hiệu quả khả năng sinh lợi của vốn: Hệ số hoàn vốn Tổng tài sản(ROA) = Lợi nhuận = Ln Tài sản Vốn kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn sinh ra được bao nhiêu đồng lãi. Hệ số hoàn vốn đầu tư chung (ROI) = Ln Vốn sử dụng Trong đó số vốn sử dụng = Tài sản - Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, nó phản ánh phần nào doanh nghiệp biết sử dụng vốn của người khác như thế nào. Nó cho biết cứ một đồng vốn sinh ra được bao nhiêu đồng lãi. Hệ số hoàn vốn chủ sở hữu = Ln Vốn CSH Hệ số doanh lợi của vốn CSH = Doanh thu thuần Vốn CSH . Lãi ròng Doanh thu thuần Hay: Qua công thức trên ta thấy hệ số doanh lợi của vốn chủ sở hữu chịu ảnh hưởng của hai nhân tố và được xác định bằng phương pháp loại trừ + Nhân tố "hệ số vòng quay của chủ sở hưũ" phản ánh trong kỳ kinh doanh, vốn chủ sở hữu quay được mấy vòng. Số vòng quay của vốn chủ sở hữu càng tăng thì hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu càng tăng và ngược lại. + Nhân tố "hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh" cho biết một đồng doanh thu thuần đem lại mấy đồng lãi ròng. Số lãi đem lại trên một đồng doanh thu thuần càng lớn thì khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu càng tăng. Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu (hay doanh lợi sản xuất) Doanh lợi sản xuất = Lợi nhuận Doanh thu Phản ánh một đồng doanh thu đem lại mấy đồng lợi nhuận. Để đánh giá hiệu quả và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp ta dùng chỉ tiêu sau: Tỷ suất lợi nhuận Thuần doanh thu = Lợi nhuận sau thuế 100 Doanh thu thuần Để đánh giá tỷ suất là tốt hay xấu, ngoài việc so sánh nó với tỷ suất năm trước, hoặc tỷ suất dự kiến để thấy rõ chất lượng và xu hướng phát triển của doanh nghiệp, mà còn phải xem xét tính chất của ngành kinh doanh mà doanh nghiệp hoạt động. Ví dụ: Doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm độc quyền thì tỷ suất lợi nhuận = 1015%, còn doanh nghiệp thương mại, buôn bán hàng tiêu dùng = 2 5% Tỷ suất lợi nhuận vốn sản xuất = Lợi nhuận thuần 100 Vốn sản xuất bình quân Đây chính là hệ số doanh lợi vốn sản xuất, nó phản ánh một đông vốn đầu tư cho sản xuất đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần.Trong đó số vốn sản xuất bao gồm tài sản cố định và tài sản lưu động chỉ tiêu này còn gọi là tỷ suất lợi nhuận thuần trên tài sản sử dụng. Để đánh gía cần phải so sánh với tỷ suất của những năm gần đây nhất cũng như so sánh với các dự kiến hay các doanh nghiệp khác cùng tính chất và quy mô hoạt động. Số lần chu chuyển của tổng tài sản = Doanh thu thuần 100 TS bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Ba chỉ tiêu này có mối quan hệ hữu cơ với nhau và thể hiện qua công thức sau: Tỷ suất lợi nhuận thuần trên vốn sản xuất (tổng tài sản) = Tỷ suất lợi nhuận thuần doanh thu x Số lần chu chuyển tổng tài sản 2.7 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định: Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Tài sản cố định đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất, là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm… Bởi vậy, việc phân tích tình hình sử dụng tài sản cố định để có biện pháp sử dụng triệt để về số lượng, thời gian và công suất của máy móc thiết bị sản xuất và tài sản cố định khác là một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng tài sản cố định được tính toán bằng nhiều chỉ tiêu, nhưng chủ yếu là các chỉ tiêu sau: Sức sản xuất của tài sản cố định = Tổng doanh thu thuần Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại mấy đồng doanh thu Sức sinh lời của tài sản cố định = Lợi nhuận thuần Nguyên giá bình quân TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đem lại mấy đồng lợi nhuận. Suất hao phí tài sản cố định = Nguyên giá bình quân TSCĐ Doanh thu thuần hay Ln thuần Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu hay lợi nhuận thuần có bao nhiêu đồng nguyên gía tài sản cố định. 2.8. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động được phản ánh qua các chỉ tiêu sau: Sức sản xuất của vốn lưu động = Tổng doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh thu thuần. Sức sinh lợi của vốn lưu động = Lợi nhuận thuần Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động làm ra mấy đồng lợi nhuận. * Phân tích tốc độ luân chuyển của vốn lưu động: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng, tham gia lẫn vào quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị hao mòn được chuyển hết một lần vào giá trị sản phẩm. Trong từng giai đoạn của quá trình sản xuất vốn lưu động thường xuyên thay đổi hình thái vật chất, qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ - sản xuất - tiêu thụ). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta thừơng sử dụng các chỉ tiêu sau: Số vòng quay của vốn lưu động (hay hệ số luân chuyển) = Tổng doanh thu thuần (1) Tài sản lưu động bình quân Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Thời gian một vòng luân chuyển = Thời gian của kỳ phân tích (2) Số vòng quay của vốn lưu động Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn. Tài sản lưu động bình quân Tổng doanh thu thuần = Hệ số đảm nhận vốn lưu động (3) + Cách tính các chỉ tiêu: . Doanh thu thuần = doanh thu bán hàng – ( thuế tiêu thụ đặc biệt + các khoản giảm trừ) . Thời gian của kỳ phân tích: theo quy ước thời gian tháng là 30 ngày, quý là 90 ngày, năm là 360 ngày. Vốn lưu động bình quân tháng = Vốn LĐ đầu tháng + Vốn LSĐ cuối tháng 2 Vốn lưu động bình quân quý = Cộng vốn LĐ bình quân 3 tháng 3 Vốn lưu động bình quân năm = Cộng vốn LĐ 4 quý 4 Vốn lưu động bình quân trong kỳ = Vốn LĐ đầu kỳ + Vốn LĐ cuối kỳ 2 Cần phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Tình hình thu mua, cung cấp, dự trữ nguyên vật liệu. Tiến độ sản xuất Tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá Tình hình thanh toán công nợ Để tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn, cần áp dụng đồng bộ các biện pháp cấn rút bớt số vốn và thời gian vốn lưu lại ở từng khâu, từng giai đoạn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cụ thể là: + Với một số vốn không tăng, có thể tăng được doanh số hoạt động, từ đó tạo điều kiện tăng thêm lợi nhuận, nếu như doanh nghiệp tăng được tốc độ luân chuyển. Từ công thức (1) ta có: Tổng doanh thu thuần = Vốn lưu động bình quân x Hệ số luân chuyển Như vậy, trong điều kiện vốn không đổi, nếu tăng được hệ số luân chuyển sẽ tăng được tổng doanh thu thuần. + Với số vốn lưu động ít hơn nếu tăng tốc độ luân chuyển sẽ đạt được doanh thu như cũ. Nếu tốc độ luân chuyển vốn không thay đổi so với kỳ gốc thì sẽ đạt được tổng doanh thu thuần ở kỳ phân tích, ta phải: Cần một lượng vốn lưu động = Tổng doanh thu kỳ phân tích Hệ số luân chuyển kỳ gốc Để xác định số vốn lưu động tiết kiệm, hay lãng phí trong kỳ của doanh nghiệp theo công thức: Số vốn lưu động tiết kiệm, hay lãng phí do thay đổi tốc độ luân chuyển = Tổng DT thuần kỳ phân tích Thời gian kỳ phân tích Như vậy, trình tự và phương pháp phân tích tốc độ vốn luân chuyển như sau: . Đánh gía chung tốc độ luân chuyển: tính ra và so sánh các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển của kỳ phân tích với kỳ gốc. . Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển bằng phương pháp loại trừ. . Tính ra số vốn lưu động tiết kiệm hoặc lãng phí do tốc độ luân chuyển thay đổi. Xác định nguyên nhân ảnh hưởng và biện pháp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong thời kỳ tới. 2.9 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. * ý nghĩa: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chính là nâng cao hiệu quả sử dụng các giá trị đầu vào của doanh nghiệp. Vốn là nhân tố quan trọng cho quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế. Song sử dụng vốn sao cho có hiệu quả lại là vấn đề quan trọng hơn nhiều. Trong một chừng mực nào đó, sử dụng vốn có hiệu quả sẽ là đồng nghĩa với sự gia tăng vốn đầu tư, mặt khác sử dụng vốn có hiệu quả còn là khâu quyết định quy mô huy động và tái tạo vốn. * Giải pháp. Quản lý chặt chẽ nguồn vốn lưu động hiện có. - Tăng cường thu hồi công nợ giảm tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn . - Doanh nghiệp thường xuyên đổi mới cơ chế bán hàng, nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác quản lý kinh doanh, công nợ. - Sử lý kiên quyết kịp thời những khoản nợ khó đòi, nợ quá hạn, tìm các phương thức thanh toán phù hợp với các khoản nợ này ví dụ như: hình thức thanh toán hàng đổi hàng, thuê, mua lại máy móc, nhà xưởng... - Theo dõi sát tình hình tài chính của các khách hàng để có chính sách bán hàng phù hợp, ưu tiên đối với khách hàng có tiềm năng về tài chính, thanh toán nhanh. - Với khách hàng nước ngoài dùng hình thức mở LC trả chậm, bán hàng có bảo lãnh của ngân hàng, hàng đổi hàng.. Nâng cao hiệu quả hoạt động vốn cố định - Xác định cơ cấu tài sản cố định hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của Công ty. - Nâng cao trình độ sử dụng tài sản cố định về mặt thời gian và công suất. - Tổ chức tốt công tác giữ gìn, sửa chữa tài sản cố định. - Cải tiến hiện đại hoá máy móc thiết bị, đây là một biện pháp quan trọng để giảm bớt tổn thất do hao mòn vô hình gây ra . Nâng cao trình độ lành nghề và ý thức trách nhiệm của người lao động. - Tiến hành phân loại từng loai tài sản cố định để xác định mức khấu hao cho chính xác, hợp lý đối với từng loại tài sản cố định để xác định mức khấu hao cho chính xác, hợp lý đối với từng loại tài sản cố định. - Phân cấp quản lý tài sản cố định, giao quyền sử dụng cho các đơn vị, phân xưởng bộ phận trong Công ty nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý và sử dụng của các đơn vị... Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Tổ chức và quản lý tốt quá trình thu mua, dự trữ nhằm giảm bớt chi phí thu mua dự trữ góp phần hạ giá thành, tăng lợi nhuận. - Đẩy nhanh hơn nữa tốc độ chu chuyển của vốn lưu động trong khâu sản xuất, rút ngắn chu kỳ sản xuất, lượng sản phần dở dang cuối kỳ, đầu kỳ. - Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của vốn trong khâu lưu thông. - Làm tốt công tác hoạch định ngân sách tiền mặt để dự báo nhu cầu chi tiêu hợp lý và chính xác. Các biện pháp khác. - Đẩy mạnh lượng bán ra để tăng doanh thu đồng thời giảm chi phí sản xuất kinh doanh đến mức thấp nhất. - Nâng cao trình độ quản lý, trình độ tay nghề chuyên môn cho cán bộ và công nhân viên của Công ty. - Điều chỉnh cơ cấu vốn hợp lý. - Cải tiến công tác kế toán nhằm cung cấp nhanh thông tin phục vụ quản lý. Công ty cần tiến hành thường xuyên công tác phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở đó thấy được mặt mạnh yếu để có biện pháp khắc phục. Phần 3 Phân tích tình hình sử dụng vốn trong những năm qua của Công ty than Hà Tu 3.1- Đánh giá khái quát tình hình sử dụng vốn của công ty than Hà Tu. Đánh giá khái quát tình sử dụng vốn của doanh nghiệp sẽ cung cấp một cách tổng quát nhất tình hình tài chính trong kỳ kinh doanh là khả quan hay không khả quan. Điều đó cho phép chủ doanh nghiệp thấy rõ thực chất của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh và dự đoán được khả năng phát triển hay chiều hướng suy thoái của doanh nghiệp.Trên cơ sở đó có những giải pháp hữu hiệu để quản lý. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2002 Phần I : Lãi , lỗ Đơn vị tính : đồng Chỉ tiêu Mã số Tháng này Luỹ kế từ đầu năm */ Tổng doanh thu 0 1 20.971.491.211 212.577.567.880 Trong đó : Doanh thu hàng xuất khẩu 0 2 1.540.682.161 47.457.094.440 */Các khoản giảm trừ (03 = 05+06+07) 0 3 0 0 + Giảm giá hàng bán 0 5 0 0 + Hàng bán bị trả lại 0 6 0 0 + Thuế tt đặc biệt thuế XK phải nộp 0 7 0 0 1 - Doanh thu thuần ( 10 = 01-03) 1 0 20.971.491.211 212.577.567.880 2 - Giá vốn hàng bán 1 1 12.948.090.493 166.700.092.281 3 - Lợi nhuận gộp ( 20 =10-11) 2 0 8.023.400.718 45.877.475.599 4 - Chi phí bán hàng 2 1 2.587.740.206 20.549.705.628 5 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 2 2 1.724.174.997 15.669.651.078 6 - LN thuần từ HĐKD(30=20-(21+22)) 3 0 3.711.485.515 9.658.118.893 7 - Thu nhập hoạt động tài chính 3 1 355.860.987 417.731.322 8 - Chi phí hoạt động tài chính 3 2 723.034.840 5.796.642.153 9 - LN thuần từ HĐTC (40 = 31-32) 4 0 -367.173.853 -5.378.910.831 10 - Các khoản thu nhập bất thường 4 1 618.105.490 1.189.574.819 11 - Chi phí bất thường 42 125.214.631 711.838.600 12 - Lợi nhuận bất thường ( 50 = 41-42) 5 0 492.890.859 477.736.219 13 - Tổng lợi nhuận trước thuế (60=30+40+50) 6 0 3.837.202.521 4.756.944.281 14 - Thuế thu nhập DN phải nộp 7 0 1.253.606.284 1.189.236.070 15 - Lợi nhuận sau thuế (80 = 60-70 ) 8 0 2.583.596.237 3.567.708.210 Bảng 21 - Bảng cân đối kế toán năm 2002 Tên tài sản Mã số Số đầu kỳ Số cuối kỳ A/ Tài sản lưu động và ĐT ngắn hạn 100 54.921.101.540 62.995.514.586 I - Tiền mặt 110 186.053.725 494.967.350 1 . Tiền mặt tại quỹ( Gồm cả ngân phiếu) (111 ) 111 147.306.000 43.440.000 2 . Tiền gửi ngân hàng (112 ) 112 38.747.725 451.527.350 3 . Tiền đang chuyển 113 II - Các khoản Đầu tư t/chính ngắn hạn 120 0 0 1 . Đầu tư chứng khoán ngắn hạn (121 ) 121 0 2 . Đầu tư ngắn hạn khác (128 ) 128 0 3 . Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn(*) 129 III - Các khoản phải thu 130 26.313.643.877 26.321.481.676 1 . Phải thu của khách hàng (131 ) 131 25.242.054.075 23.817.818.096 + Trong Tổng công ty 22.584.249.585 17.689.302.885 + Ngoài Tổng công ty 2.657.804.490 6.128.515.211 2 . Trả trước cho người bán (331 ) 132 254.862.853 1.790.121.060 Trong đó : + Trong Tổng công ty 15.238.827 1.158.384.680 + Ngoài Tổng công ty 239.624.026 631.736.380 3. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ ( 133 ) 133 0 4 . Phải thu nội bộ (136 ) 134 547.776.377 633.110.486 + Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 135 + Phải thu nội bộ khác 136 5 . Các khoản phải thu khác (138 ) 138 268.950.572 80.432.034 Trong đó : + Phải thu khác 6 . Dự phòng các khoản phải thu khó đòi (*) 139 0 IV - Hàng tồn kho 140 28.400.462.651 36.166.299.753 1 . Hàng đang đi trên đường (151 ) 141 95.173.743 0 2 . Nguyên liệu , vật liệu tồn kho (152 ) 142 11.201.319.742 10.931.369.728 3 . C/cụ , dụng cụ trong kho (153 ) 143 29.376.000 118.145.114 4 . Chi phí SXKD dở dang (154 ) 144 14.782.954.000 22.964.189.054 5 . Thành phẩm tồn kho (155 ) 145 2.291.639.166 2.152.595.857 6 . Hàng hoá tồn kho 146 0 Tên tài sản Mã số Số đầu kỳ Số cuối kỳ 7 . Hàng gửi đi bán (157 ) 147 0 0 8 . Dự phòng giảm giá hàng tồn kho(*) 149 0 V - Tài sản lưu động khác 150 20.941.287 12.765.807 1 . Tạm ứng (141 ) 151 20.941.287 12.765.807 2 . Chi phí trả trước (1421) 152 3 . Chi phí chờ kết chuyển (142.2) 153 4 . Tài sản thiếu chờ sử lý 154 5 . C/K thế chấp ,ký cược,ký quỹ ngắn hạn 155 VI - Chi sự nghiệp 160 1 . Chi sự nghiệp năm trước 161 2 . Chi sự nghiệp năm nay 162 B / TSCĐ và đầu tư dài hạn 200 68.862.365.157 62.466.124.491 I - Tài sản cố định 210 58.390.639.784 53.951.881.616 1 . Tài sản cố định hữu hình 211 45.682.456.976 44.079.756.970 + Nguyên giá (211 ) 212 185.946.385.370 199.219.423.733 + Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (214 ) 213 -140.263.928.394 (155.139.666.763) 2 . Tài sản cố định thuê tài chính 214 0 + Nguyên giá 215 + Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 216 3. Tài sản cố định vô hình 217 12.708.182.808 9.872.124.646 + Nguyên giá (213 ) 218 30.798.902.816 31.461.544.461 + Giá trị hao mòn luỹ kế (*) (214 ) 219 -18.090.720.008 (21.589.419.815) II - C/khoản đầu tư tài chính dài hạn 220 4.554.140.605 4.559.140.605 1 . Đầu tư chứng khoán dài hạn 221 57.200.000 62.200.000 2 . Góp vốn liên doanh 222 3 . Đầu tư dài hạn khác 228 4.496.940.605 4.496.940.605 4 . Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (*) 229 III - Chi phí XDCB dở dang ( 241 ) 230 5.917.584.768 3.955.102.270 T/đó: SC TSCĐ 292.067.600 3.606.122.606 IV - Các khoản ký quỹ , ký cược dài hạn 240 0 Tổng cộng tài sản 250 123.783.466.697 125.461.639.077 Nguồn vốn Mã số Số đầu kỳ Số cuối kỳ A / Nợ phải trả 300 87.882.639.535 87.421.019.473 I - Nợ ngắn hạn 310 70.595.477.845 76.685.739.075 1 . Vay ngắn hạn (311 ) 311 34.892.369.230 41.235.742.923 Trong đó : Vay hộ TCT : 2 . Nợ dài hạn đến hạn trả (315 ) 312 12.130.121.213 13.655.628.031 3 . Phải trả cho người bán (331 ) 313 14.443.829.013 14.235.555.170 Trong đó + Ngoài Tổng công ty 5.369.067.174 8.437.940.058 + Trong Tổng Công ty 9.074.761.839 5.797.615.112 4 . Người mua trả tiền trước (131 ) 314 599.634.325 14.244.058 Trong đó + Ngoài Tổng công ty 599.624.335 996.235 + Trong Tổng công ty 9.990 13.247.823 5 . Thuế và các khoản phải nộp NN (333 ) 315 1.531.648.011 2.506.069.408 6 . Phải trả Công nhân viên (334 ) 316 4.170.639.865 5.156.394.837 7 . Phải trả cho các đơn vị nội bộ (336 ) 317 628.276.485 65.561.616 + Thanh toán với TCT + Nội bộ xí nghiệp 8 . C/khoản phải trả , phải nộp khác (338 ) 318 2.198.959.703 (183.456.968) II - Nợ dài hạn 320 17.287.161.690 10.735.280.398 1 . Vay dài hạn (341 ) 321 17.287.161.690 10.735.280.398 2 . Nợ dài hạn khác (342 ) 322 III - Nợ khác 330 0 0 1 . Chi phí phải trả (335 ) 331 0 0 2 . Tài sản thừa chờ sử lý 332 3 . Nhận ký quỹ , ký cược dài hạn 333 B / Nguồn vốn chủ sở hữu 400 35.900.827.162 38.040.619.604 I - Nguồn vốn quỹ 410 36.106.227.627 37.251.213.043 1 . Nguồn vốn kinh doanh (411 ) 411 35.408.600.504 35.408.600.504 Trong đó : - Vốn cố định 30.809.791.163 30.809.791.163 + Ngân sách 28.931.819.719 28.931.819.719 - Vốn lưu động 4.598.809.341 4.598.809.341 + Ngân sách 4.598.809.341 4.598.809.341 2 . Chênh lệch đánh giá lại tài sản (412 ) 412 0 3 . Chênh lệch tỷ giá (413 ) 413 -27.251.972 0 4 . Quỹ đầu tư phát triển (414 ) 414 501.134.688 1.360.929.645 5 . Quỹ dự phòng tài chính (415 ) 415 223.744.407 481.682.894 6 . Lợi nhuận chưa phân phối (421 ) 416 0 0 7. Nguồn vốn đầu tư XDCB 417 0 Nguồn vốn Mã số Số đầu kỳ Số cuối kỳ II - Nguồn kinh phí 420 -205.400.465 789.406.561 1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm (416) 421 109.765.743 238.734.986 2. Quỹ khen thưởng và phúc lợi (431 ) 422 -1.249.074.033 (770.933.211) + Quỹ khen thưởng -858.093.867 (832.623.867) + Quỹ phúc lợi -390.980.166 61.690.656 3 . Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ 427 933.907.825 659.182.825 4 . Quỹ quản lý của cấp trên ( 451) 423 0 5. Nguồn kinh phí sự nghiệp 424 + Nguồn kinh phí sự nghiệp năm trước 425 + Nguồn kinh phí sự nghiệp năm nay 426 6 . Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ(466) 427 0 662.421.961 Tổng cộng nguồn vốn 430 123.783.466.697 125.461.639.077 Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối kỳ 1. Tài sản thuê ngoài 2. Vật tư , hàng hoá nhận giữ hộ , nhận gia công 3. Hàng hoá nhận bán hộ , nhận ký gửi 4. Nợ khó đòi đã xử lý 5 . Ngoại tệ các loại 0 Qui ra VN đồng 0 6. Hạn mức kinh._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA2038.doc