PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY HẢI SẢN BIỂN ĐÔNG

MỞ ĐẦU Đất nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế tự do kinh doanh, phát triển trong khuôn khổ chủ trương, chính sách và pháp luật của nhà nước. Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước đã gặp không ít khó khăn do chịu sự chi phối và điều tiết của thị trường cùng với sự tác động khách quan và khắc nghiệt của các quy luật kinh tế, cũng như sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Mặt khác, đáp ứng yêu cầu quản lý mới của nhà nước trong việc sắp xếp, đổi mới

doc43 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY HẢI SẢN BIỂN ĐÔNG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh nghiệp nhà nước, gần đây nhất là Nghị định 187 ngày 16/1/2004 của Thủ tướng chính phủ về chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, các doanh nghiệp muốn tồn tại cần phải hoạt động sản xuất kinh doanh thật sự có hiệu quả. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, điều trước tiên phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định để thực hiện những khoản đầu tư ban đầu cho việc xây dựng nhà xưởng, mua nguyên nhiên vật liệu, trả công, trả lãi suất và nộp thue hoặc mua sắm thiết bị mới, mở rộng doanh nghiệp nhằm đáp ứng sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Người ta gọi chung các loại vốn tiền tệ này là vốn sản xuất kinh doanh. Nó có rất nhiều chủng loại, có các hình thái vật chất, có các thước đo khác nhau nằm rải rác khắp nơi theo phạm vi mạng lưới hoạt động sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp. Trên ý nghĩa đó, có thể coi vốn sản xuất kinh doanh là tiền đề của mọi quá trình đầu tư và sản xuất kinh doanh. Vốn sản xuất kinh doanh là một quỹ tiền tệ đặc biệt, là tiềm lực về tài chính của doanh nghiệp. Trong điều kiện tồn tại một nền san xuất hàng hoá – tiền tệ, vốn sản xuất kinh doanh được biểu hiện dưới hai hình thức hiện vật và giá trị, đóng vai trò quan trọng: Quyết định sự thành bại của mỗi đơn vị, mỗi hoạt động kinh doanh trên thị trường. Trước đây các doanh nghiệp chỉ cần cơ sở vật chất kỹ thuật và hàng hoá là có tất cả, nhưng hiện nay trong cơ chế thị trường, đồng vốn và sự bảo toàn vốn trở nên quan trọng, nói lên sức mạnh của mỗi đơn vị. Nhờ có vốn mà các doanh nghiệp có thể vượt qua khó khăn, gay go trong kinh doanh hay có thể chớp lấy cơ hội kinh doanh trên thương trường một cách kịp thời. Trong cơ chế thị trường, khi người kinh doanh phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mỗi chi phí phát sinh và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì đồng vốn có vai trò rất lớn – nó quyết định khả năng phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh, cải tiến kỹ thuật, vươn lên chiếm lĩnh thị trường. Vì thế mà việc bảo toàn và phát triển vốn sao cho số vốn kỳ sau phải thực hiện được mức lưu chuyển hàng hoá kỳ trước. Vốn là điều kiện không thể thiếu khi tiến hành kinh doanh và duy trì hoạt động kinh doanh bình thường vì trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp thường phải thực hiện các nghiệp vụ như thu mua, tạo nguồn hàng, bảo quản, dự trữ hàng hoá, làm dịch vụ… Các hoạt động kinh doanh được thực hiện một cách liên tục và đều đặn; do đó nó đòi hỏi phải có một lượng vốn ổn định cần thiết để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được thực hiện. Bên cạnh đó, do yêu cầu của công tác quản lý quá trình kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải có những cơ sở vật chất, phương tiện làm việc đảm bảo công tác quản lý được thực hiện tốt. Như vậy vốn cũng là yếu tố quan trọng đòi hỏi nhất thiết phải có, nó quyết định gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Do đó, vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp là việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất. Phân tích tình hình vốn là đánh giá sự biến động các bộ phận vốn cấu thành tổng số vốn của doanh nghiệp nhằm thấy được trình độ sử dụng vốn. Việc phân bố giữa các loại vốn trong các giai đoạn của quá trình hoạt động kinh doanh có hợp lý không, từ đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Phân tích tình hình sử dụng vốn ở Tổng công ty Hải sản Biển Đông qua hai năm 2003 - 2004 ta cần rất nhiều chỉ tiêu để phân tích, tuy nhiên chỉ tập trung ở những nội dung: + Phân tích tình hình sử dụng vốn cố định + Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động + Phân tích tình hình sử dụng tổng vốn NỘI DUNG GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT TỔNG CÔNG TY HẢI SẢN BIỂN ĐÔNG: Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Hải Sản Biển Đông: Căn cứ nghị định 15/CP ngày 02/03/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ; căn cứ nghị định 50/CP ngày 21/06/1994, văn bản số 3016/ĐMDN ngày 24/06/1996 và theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ tổ cán bộ lao động: vào ngày 22/10/1996, thừa uỷ nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Thuỷ Sản đã ký Quyết định số 862/GA/TCB chính thức thành lập Tổng công ty Hải Sản Biển Đông. Tổ chức và hoạt động của Tổng công ty theo mô hình quyết định số 90/TTG ngày 07/03/1994 của Thủ Tướng Chính phủ và cơ quan chủ quản là Bộ Thuỷ Sản. °Tên doanh nghiệp: Tổng công ty Khai thác và Dịch vụ Hải Sản Biển Đông °Tên gọi tắt: Tổng công ty Hải Sản Biển Đông ° Tên giao dịch: EAST SEA FISHERIES CORPORATION (ESFICO) ° Hình thức hoạt động: Doanh nghiệp nhà nước ° Hình thức sở hữu vốn: Vốn ngân sách ° Địa chỉ: 30-32 Hàm Nghi, Q1, TP Hồ Chí Minh ° Điện thoại: (08)8.297.788 – 8.222.692 - 8.292.598 – 8.214.654 ° Fax: (08)8.290.124 ° Email: esfico@hcm.vnn.vn Đánh giá sự phát triển đồng vốn tại Tổng công ty: STT Chỉ tiêu đánh giá ĐVT Khi thành lập TCT Hiện nay (31/12/2004) Tỷ lệ tăng 1 Tổng số vốn Đồng 36.210.646.874 206.702.998.498 470% 2 Vốn kinh doanh “ 14.350.939.752 171.614.766.504 1.096% Trong đó :vốn NSNN “ 9.532.578.159 147.106.589.909 1.443% 3 Vốn đầu tư xây dựng “ 21.324.674.375 32.801.135.921 54% Trong đó: vốn NSNN “ 19.338.517.077 31.992.227.570 65% 4 Quỹ phát triển SXKD “ 535.032.744 2.287.096.073 327% Như vậy tổng số vốn nhà nước tại doanh nghiep tăng cao bình quân 58,7% /năm. Trong đó: vốn cho sản xuất kinh doanh tăng bình quân: 137%/ năm, vốn dầu tư xây dựng tăng bình quân 6,75% / năm. Chức năng, nhiệm vụ và phạm vi ngành nghề hoạt động: Lĩnh vực hoạt động: Tổng công ty Hải Sản Biển Đông (ESFICO) gồm 18 doanh nghiệp thành viên, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên các lĩnh vực của ngành Thuỷ Sản, đang thực hiện 4 chương trình kinh tế lớn: dịch vụ hậu cần nghề cá, khai thác hải sản xa bờ, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến xuất khẩu – tiêu thụ nội địa; cùng 5 chuyên ngành: Xây lắp thuỷ sản, Dệt lưới, In bao bì, Đào tạo và Xuất khẩu lao động. Tổng công ty có các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá lớn nhất ngành thuỷ sản: Khu cơ khí thuỷ sản tại TPHCM, cảng cá Cát Lở – Vũng Tàu và khu dịch vụ hậu cần đảo Đá Tây– Trường Sa. Năng lực của Tổng công ty: Tư vấn, thiết kế, đóng mới và sữa chữa các loại tàu thuyền… bằng vật liệu thép, gỗ, composite; Sản xuất, cung ứng, sửa chữa, bảo hành các loại động cơ thuỷ, máy chuyên dùng, phụ tùng, phụ kiện, thiết bị hàng hải; keo chống thấm, các loại vật tư nghề cá. Hệ thống cầu cảng hoàn chỉnh với tổng chiều dài 500 mét phục vụ các loại tàu trọng tải đến 5.000 tấn, lượng hàng qua các cảng 100.000 tấn/năm với đầy đủ các dịch vụ như xăng dầu, điện, nước, nước đá, lương thực, thực phẩm… Đội tàu của Tổng công ty với các nghề câu, vây khơi, cào khơi; sản phẩm chủ yếu là cá ngừ đại dương, cá mú sống, các loại cá kinh tế, mực và đặc sản khác; vừa khai thác vưà dịch vụ hậu cần, thu mua, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm trên biển. Quy hoạch, lập các dự án; triển khai nuôi tôm cá nước ngọt, lợ và trên biển; sản xuất cung ứng giống, thức ăn, các hoá chất xử lý môi trường và thuốc chữa bệnh. Các xí nghiệp chế biến, sản xuất nhiều mặt hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa như: tôm, cá, đặc sản đông lạnh, tươi sống, hàng khô, đồ hộp, nứơc mắm, bột cá, thức ăn gia súc… Các cơ sở với trang thiết bị hiện đại chuyên sản xuất lưới sợi cho đánh bắt hải sản; in các loại bao bì phục vụ xuất khẩu; xây dựng các công trình chuyên ngành thuỷ sản và dân dụng; đào tạo nâng cao tay nghề cán bộ- thuyền viên và chuyển giao công nghệ; xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm cho xã hội. Nhiệm vụ: °Cung ứng dịch vụ hậu cần cho lực lượng thuy sản trên vùng Tây Nam Bộ. °Xuất nhập khẩu mặt hàng thuỷ sản và thiết bị chuyên dùng cho nghề cá. °Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và bảo vệ môi trường theo quy định của nhà nước. °Quản lý nhân sự, cung ứng lao động nghề cá. °Liên doanh với các đơn vị sản xuất trong và ngoài nứơc (vay vốn cả ngoại tệ để phát triển sản xuất kinh doanh…) Tổng công ty coi trọng đổi mới tổ chức và quản lý, tăng cường đau tư phát triển, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, ổn định, mở rộng thị trường và hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh dịch vụ, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của Tổng công ty, góp phần phát triển nền kinh tế thuỷ sản Việt Nam. Cơ cấu tổ chức bộ máy Tổng công ty: Sơ đồ tổ chức: TỔNG GIÁM ĐỐC P.TGĐ P.TGĐ P.TGĐ P.TGĐ VĂN PHÒNG PHÒNG KHĐT PHÒNG KT-TC PHÒNG TCCBLĐ BAN CPH DN THÀNH VIÊN TỔNG CT HẠCH TOÁN PHỤ THUỘC DN THÀNH VIÊN TỔNG CT HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP DN THÀNH VIÊN TỔNG CT HẠCH TOÁN ĐỘC LẬP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT Các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty: Công ty Cơ khí Thuỷ sản (SEAMECO) Công ty Dịch vụ cảng cá Cát Lở Vũng Tàu Công ty Thuỷ sản Chiến Thắng (VICAFOOD) Công ty Khai thác & Dịch vụ Hải sản Biển Đông (ESF COMPANY) Công ty Dịch Vụ khai thác thuỷ sản Vũng Tàu (V.C.S CORP) Công ty Kinh doanh XNK thuỷ sản (SIMEXTRACO) Công ty In bao bì và XNK tổng hợp (PAPRIMEX) Công ty Dịch vụ xây lắp thuỷ sản II (PINECO) Công ty Thiết bị hàng hải (MECOM) Công ty Phú Mỹ (PHUMYCO) Công ty Dệt lưới Hùng Vương (FINETCO) Xí nghiệp Chế biến xuất khẩu Chiến Thắng (VISEPEX ENTERPRISE) Xí nghiệp Đóng sửa tàu thuyền Nhà Bè (NHABESHIPO) Công ty Khảo sát thiết kế & Tư vấn đầu tư (SDICO) Trung tâm TMDVHS Biển Đông Trung tâm Hợp tác lao động nước ngoài Trung tâm Đào tạo hướng nghiệp Công ty Dịch vụ thuỷ sản Kiên Giang Phương thức tổ chức quản lý : Bộ máy quản lý của Tổng công ty được tổ chức theo kiểu trực tiếp chức năng. Với kiểu này, Hội đồng quản trị được sự giúp đỡ của Tổng giám đốc, Ban kiểm soát và các phòng ban chức năng trong việc nghiên cứu bàn bạc, đóng góp ý kiến với cấp dưới để giải quyết một cách tối ưu các vấn đề phức tạp liên quan đến tình hình hoạt động của Tổng công ty. Tuy nhiên, quyền quyết định vẫn thuộc về Hội đồng quản trị. Các phòng ban chức năng: Hội đồng quản trị: Gồm có 4 thành viên Quản lý các hoạt động của Tổng công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Tổng công ty theo nhiệm vụ nhà nước giao. Đây là nơi đưa ra các quyết định mang tính đổi mới, có ảnh hưởng đến sự phát triển của Tổng công ty. Ban kiểm soát: Gồm có 4 thành viên Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên Tổng công ty trong: hoạt động tài chính, điều lệ công ty, hoạt động của Hội đồng quản trị… Ban kiểm soát phải báo cáo kết quả kiểm tra cho Hội đồng quản trị theo định kỳ đồng thời phải chịu trách nhiệm dưới Hội đồng quản trị và Pháp luật nếu cố ý bỏ qua bao che những hành vi phạm pháp. Ban Tổng giám đốc: Gồm 01 Tổng giám đốc và 04 Phó Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động, các Phó tổng giám đốc là người điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Tổng công ty. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Bộ trưởng Bộ thuỷ sản và trước Pháp luật về việc điều hành hoạt động của Tổng công ty. Văn phòng: Văn phòng là phòng nghiệp vụ giúp Tổng giám đốc thực hiện những công việc thuộc pháp chế hành chính và công tác quản trị trong Tổng công ty. Cong tác pháp chế hành chính: + Quản lý và sử dụng con dấu theo các quy định của Pháp luật và quy định riêng của Tổng công ty. + Thực hiện các thủ tục pháp lý và chuyển giao các văn bản”Đi”, tiếp nhận các văn bản “Đến” của Tổng công ty theo đúng quy định hiện hành của nhà nước. Lưu trữ tất cả văn bản “Đi” và “Đến” theo đúng điều lệ và công tác công văn giấy tờ do Chính phủ ban hành. Công tác quản trị: Tiếp đón khách. Thực hiện các nội dung công việc phục vụ lãnh đạo công ty đi công tác. Quản lý cấu trúc, trang thiết bị của toàn bộ phòng làm việc thuộc trụ sở cơ quan Tổng công ty. Xây dựng nội quy cơ quan, đôn đốc kiểm tra và tổ chức thực hiện. Phòng kế hoạch đầu tư: Công tác kế hoạch: + Xây dựng kế hoạch tổng thể mục tiêu SXKD của Tổng công ty. + Đề xuất các biện pháp xử lý, điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch cho phù hợp với các quy định bổ sung, sửa đổi của nhà nước và thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của từng đơn vị để kịp thời tạo điều kiện cho các đơn vị thành viên hoạt động hiệu quả cao. Công tác đầu tư: + Soạn thảo các hợp đồng kinh tế giữa Tổng công ty với các tổ chức kinh tế – xã hội trong và ngoài nước để thực hiện các chương trình đầu tư vào hoạt động SXKD. + Phân tích đánh giá, đề xuất các biện pháp điều chỉnh hợp lý nhằm thúc đẩy và tăng trưởng hiệu quả của hoạt động SXKD để kịp thời cân đối yêu cầu của thị trường và năng lực sản xuất. Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương: Tổ chức bộ máy quản lý, điều hành cơ cấu tổ chức SXKD của Tổng công ty và các đơn vị thành viên trực thuộc. Quy hoạch cán bộ quản lý, điều hành, quản lý lao động. Quản lý tiền lương, chính sách và các chế độ đối với người lao động. Phòng kế toán tài chính: Chức năng: Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế theo đúng pháp lệnh kế toán, quy chế tài chính, các quy định về chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành. Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh tế, khai thác và sử dụng mọi nguồn vốn và tài sản của Tổng công ty vào hoạt động sản xuất kinh doanh, cải tiến quản lý kinh doanh để hoàn thành các mục tiêu do nhà nước giao sao cho có hiệu quả, bảo toàn va phát triển các nguồn vốn, phát huy chế độ tự chủ về tài chính của Tổng công ty. Nhiệm vụ: Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Tổng công ty đồng thời phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên Tổng công ty. Lập các báo cáo kế toán và các quyết toán của phần hạch toán tập trung của Tổng công ty theo chế độ quy định. Tổ chức kiểm tra và xét duyệt các báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán; kiểm tra công tác kế toán tại các đơn vị hạch toán độc lập cung như hạch toán phụ thuộc. Phòng thanh tra bảo vệ nội bộ: Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty và các cá nhân có trách nhiệm trong Tổng công ty. Tiếp nhận hồ sơ, tổng hợp và đề xuất các biện pháp giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tổ chức triển khai thực hiện các công tác về bảo vệ nội bộ, an ninh trật tự xã hội, phòng chống tội phạm, an ninh quốc phòng… Những thuận lợi , khó khăn và hướng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới: Thuận lợi: Hoạt động của Tổng công ty trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang có những bước phát triển quan trọng trên nhiều lĩnh vực, chính sách kinh tế của nhà nước ngày càng hoàn thiện và đổi mới, hợp tác kinh tế và thương mại ngày càng được mở rộng ra phạm vi toàn thế giới, trên cở sở các hiệp định song phương và đa phương. Ngành thuỷ sản được nhà nước quan tâm và chú trọng đầu tư phát triển, đang hình thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Bộ máy lãnh đạo Tổng công ty luôn ổn định, có năng lực, trình độ và kinh nghiệm trong lãnh đạo các mặt hoạt động. Các đơn vị thành viên trải qua giai đoạn khó khăn đã mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, phát triển công nghệ tạo ra một nguồn lực mạnh đảm bảo khả năng phát triển sản xuất trong điều kiện mới. Đội ngũ cán bộ và công nhân đã được nâng cao về trình độ và kinh nghiệm trong quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh. Khó khăn: Vốn, tài sản và cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là nguồn vốn tập trung của Tổng công ty rất hạn chế, ít được bổ sung từ nguồn ngân sách nhà nước nên không tạo được động lực mạnh thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, không có khả năng xây dựng và phát triển sản xuất công nghiệp chủ lực của Tổng công ty. Trong lộ trình thực hiện Hiệp định AFTA và các hiệp định thương mại quốc tế, sản phẩm công nghiệp và dịch vụ của Tổng công ty chịu sức cạnh tranh mạnh mẽ, trong khi đó một số doanh nghiệp, việc đổi mới công nghệ, đa dạng hóa mặt hàng, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm còn chậm và gặp nhiều khó khăn, nên khả năng phát huy lợi thế và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nhất là sản phẩm xuất khẩu chưa cao. Trình độ chuyên môn và quản lý của một bộ phận cán bộ quản lý của Tổng công ty và đơn vị thành viên chưa theo kịp tình hình phát triển kinh tế của đất nước. Hướng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới: Tổng công ty phải tiến hành song song hai việc chính: Hoàn thành chỉ tiêu chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp theo Nghị định 187 của Thủ tướng chính phủ: Cổ phần hoá 10 đơn vị Doanh nghiệp mà nhà nước giữ 100% : 04 đơn vị Giải thể phá sản 03 đơn vị Giao doanh nghiệp nhà nước cho tập thể người lao động Tiến hành sản xuất kinh doanh đảm bảo kế hoạch đề ra năm 2005 vơi 4 chương trình kinh tế lớn: Dịch vụ hậu cần nghề cá: xây cảng, cung cấp điện nước, nước đá, nước ngọt, tạo điều kiện cho tàu cập cảng, thu gom cá cho ngư dân bám biển lâu ngày, phục vụ đánh bắt xa bờ. Hiện có 2 cảng Vũng Tàu, Nhà Bè, đang xây cảng đảo Đá Tây. Khai thác hải sản xa bờ: có đội tàu 16 chiếc câu cá ngừ đại dương, thực hiện giảng dạy nghề câu cá ngừ cho ngư dân các tỉnh Bình Định, Phú Yên… Nuôi trồng thuỷ sản: có một đề tài nuôi cá ngừ đại dương 64 tỷ đồng và đề tài nuôi cá mú, tôm… Chế biến xuất khẩu và tiêu thụ nội địa các sản phẩm thuỷ sản. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY HẢI SẢN BIỂN ĐÔNG: Để tiến hành được hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có tiền tệ hàng hoá để kinh doanh, có cơ sở vật chất kỹ thuật, công cụ lao động phục vụ cho việc tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Tất cả những cái đó hơp thành tài sản của đơn vị, về mặt giá nó biểu hiện là vốn của đơn vị. Như vậy toàn bộ giá trị ứng ra cho quá trình sản xuất kinh doanh được gọi là vốn. Vốn hoạt động của doanh nghiệp xét từ nguồn hình thành có thể chia làm hai loại: nguồn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả. Nguồn chủ sở hữu như vốn điều lệ, các khoản chênh lệch do đánh giá lại tài sản, khoản chênh lệch giá, quỹ đầu tư phát triển, các loại quỹ doanh nghiệp, lãi chưa phân phối và các loại vốn khác theo quy định của pháp luật và các khoản nợ phải trả như các khoản vốn vay ngắn hạn, dài hạn dưới mọi hình thức của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước; các khoản nợ ngân sách nhà nước, các khoản nợ phải trả cho khách hàng, các khoản nợ phải trả cho công nhân viên, phải trả nội bộ; các khoản chi phí phải trả, các khoản ký cược, ký qũy… Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một quá trình các chu kỳ được lặp đi lặp lại, với mỗi chu kỳ được chia làm các giai đoạn: chuẩn bị sản xuất– sản xuất– tiêu thụ. Trong mỗi giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh, vốn được luân chuyển và tuần hoàn không ngừng. Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển của từng loại vốn trong các giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh, người ta chia vốn sản xuất kinh doanh thành hai loại: vốn cố định và vốn lưu động. Hai loại vốn này rất quan trọng đối với doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thực hiện mục đích sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ với các đơn vị kinh tế khác nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Theo tình hình thực tế tại Tổng công ty đang trong quá trình cổ phần hoá các đơn vị thành viên nên tổng vốn mỗi năm luôn giảm, việc phân tích biến động từng loại vốn qua hai năm chủ yếu dựa trên chênh lệch về tỷ trọng. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH TẠI TỔNG CÔNG TY HẢI SẢN BIỂN ĐÔNG: Vốn cố định của doanh nghiệp là số vốn ứng trước về tư liệu lao động chủ yếu của doanh nghiệp. Phương thức luân chuyển và đền bù giá trị của nó là chuyển dịch dần dần từng bộ phận giá trị vào sản phẩm mới cho đến khi tư liệu lao động hết thời hạn sử dụng thì vốn cố định mới hoàn thành một lần luân chuyển. Hình thái vật chất của vốn cố định là tài sản cố định. Việc quản lý vốn cố định và tài sản cố định trên thực tế là một công việc phức tạp. Để giảm nhẹ khối lượng quản lý về tài chính kế toán, nhà nước có những quy định thống nhất về tiêu chuẩn giới hạn của một số tài sản cố định. Thông thường một tư liệu lao động phải đồng thời thoả mãn hai tiêu chuẩn sau mới được coi là tài sản cố định: + Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên. + Thời hạn sử dụng từ một năm trở lên. Tiêu chuẩn để nhận biết TSCĐ vô hình: là mọi khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra thoả mãn đồng thời cả hai điều kiện trên và không hình thành TSCĐ hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình. Nếu khoản chi phí này không đồng thời thoả mãn hai điều kiện trên thì hạch toán trực tiếp hoặc phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Thống kê tài sản cố định có nghĩa tác dụng phản ánh quy mô vốn cố định đầu tư cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp, thực trạng năng lực sản xuất, tình hình trang bị kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp; phản ánh tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có kế hoạch thực hiện đầu tư hợp lý vốn để trang bị tài sản cố định, trang bị kỹ thuật cong nghệ hiện đại thích hợp, tìm biện pháp sử dụng có hiệu quả tài sản cố định trong doanh nghiệp; nhằm mục đích cuối cùng là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình sử dụng vốn cố định: Thống kê số lượng và kết cấu TSCĐ : Thống kê số lượng: Thống kê khối lượng tài sản cố định của doanh nghiệp theo hai chỉ tiêu: a. Tài sản cố định hiện có ở thời điểm: Là khối lượng tài sản cố định của Tổng công ty có ở các thời điểm báo cáo. Đây là chỉ tiêu cho biết quy mô khối lượng tài sản cố định ở các thời điểm mà thường là cuối kỳ báo cáo, làm cơ sở cho việc lập các kế hoạch bổ sung và sử dụng tài sản cố định vào các kỳ kế tiếp: TSCĐ hiện có cuối kỳ = TSCĐ có đầu kỳ + TSCĐ tăng trong kỳ – TSCĐ giảm trong kỳ. b. Tài sản cố định bình quân trong kỳ: Là chỉ tiêu phản ánh tình hình khối lượng TSCĐ trong từng thời kỳ nhất định trong suốt thời kỳ báo cáo, nó sử dụng cho việc tính toán và đánh giá các chỉ tiêu quan trọng khác. TSCĐ bình quân trong kỳ = ( TSCĐ có đầu kỳ + TSCĐ có cuối kỳ ) / 2 Đây là cách tính đơn giản, có ưu điểm là tính toán nhanh chóng được TSCĐ bình quân trong kỳ nhưng nhược điểm của nó là không đánh giá được tình hình biến động TSCĐ trong kỳ. BẢNG THEO DÕI TSCĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2004 so với năm 2003 2004 – 2003 % TSCĐ có đầu kỳ 160.747.572.409 156.108.604.067 -4.638.968.400 -2,89 TSCĐ tăng trong kỳ 18.850.664.476 63.502.318.515 44.651.654.040 236,87 TSCĐ giảm trong kỳ 4.453.347.043 19.916.847.613 15.463.500.570 347,23 TSCĐ có cuối kỳ 175.144.889.842 199.694.047.969 24.549.158.100 14,02 TSCĐ bình quân 167.946.231.100 177.901.326.000 9.955.094.900 5,93 Qua bảng ta thấy tài sản cố định của công ty đầu kỳ 2004 giảm 2,89% cụ thể giảm 4.638.968.400 đồng là do cổ phần hoá. Trong năm 2003 giá trị tài sản cố định tăng thực tế là 14.397.317.430 đồng. Trong năm 2004 giá trị tài sản cố định tăng thực tế là 43.585.470.900 đồng, tức tăng nhiều hơn năm 2003 là 29.188.153.470 đồng, làm cho cuối kỳ năm 2004 lại tăng so với cuối kỳ năm 2003 là 14,02% cụ thể tăng 24.549.158.100 đồng, dẫn đến số bình quân cũng tăng. Điều này cho thấy năm 2004 công ty đã đầu tư tăng thêm vốn cố định. Thống kê kết cấu TSCĐ: Nhiệm vụ của thống kê kết cấu là đi tìm tỷ trọng giữa nguyên giá của một loại tài sản nào đó trong tổng nguyên giá toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp và so sánh kết cấu của các loại tài sản qua các năm để tìm ra được kết cấu mang lại hiệu quả sử dụng cao. Trong các ngành kinh tế khác nhau, ngay cả giữa các doanh nghiệp khác nhau trong ngành thì kết cấu TSCĐ cũng khác nhau do đặc điểm riêng biệt về hoạt động SXKD, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu như: + Tính chất sản xuất và đặc diểm quy trình công nghệ + Trình độ trang bị kỹ thuật và hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơ bản + Tình hình tài chính của doanh nghiệp. a. Kết cấu tài sản cố định theo nguồn vốn của công ty qua hai năm : Đvt: tỷ đồng Nguồn vốn Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Nguyên giá Tỷ trọng Nguyên giá Tỷ trọng Nguyên giá Tỷ trọng Ngân sách 110 89,25 150 81,86 40 36,36 Tự bổ sung 0 0 0 0 0 Vay 13,245 10,75 33,245 18,14 20 151,00 Tổng cộng 123,245 100 183,245 100 60 48,68 Tài sản cố định được đầu tư hoàn toàn bằng vốn ngân sách và vốn vay, trong đó chủ yếu là vốn ngân sách. Năm 2004 cả hai nguồn này đều tăng làm cho giá trị tài sản cố định tăng lên 60 tỷ đồng tức tăng 48,68% , trong đó: + Nguồn vốn ngân sách năm 2004 tăng 36,36% so với năm 2003 cụ thể tăng 40 tỷ đồng với tỷ trọng giảm 7,39%. + Nguồn vốn vay năm 2004 tăng 151% cụ thể tăng 20 tỷ đồng so với năm 2003, với tỷ trọng tăng 7,39%. Việc tăng giá trị TSCĐ bằng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách là điều kiện thuận lợi nhưng tăng bằng vốn vay ngân hàng ảnh hưởng rất lớn đến mặt hiệu quả của việc sử dụng vốn. Thông qua việc trả lãi vay cho ngân hàng, chi phí cơ hội của hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên và lợi nhuận của công ty giảm xuống. b. Tổng công ty Hải sản Biển Đông có nhiều đơn vị thành viên hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau nên chỉ quản lý tài sản cố định tổng hợp theo tình hình phát sinh: BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KẾT CẤU TSCĐ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Nguyên giá Tỷ trọng Nguyên giá Tỷ trọng Nguyên giá Tỷ trọng NC-VKT 105.281.420.253 60,11 149.256.729.145 74,74 +43.975.308.900 25,11 MMTB 65.936.193.578 37,65 47.338.298.205 23,71 -18.597.895.370 -10,62 TSCĐTTC 3.927.276.011 2,24 3.099.047.619 1,55 -828.228.392 -0,47 Tổng cộng 175.144.889.842 100 199.694.047.969 100 +24.549.158.100 14,02 Qua kết quả thống kê cho thấy bộ phận máy móc thiết bị giảm 10,62% chủ yếu do cổ phần hoá hai đơn vị thành viên. Bộ phận nhà cửa vật kiến trúc tăng 25,11% chủ yếu do công ty đầu tư trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho dịch vụ hậu cần nghề cá, cụ thể là xây dựng mới cảng đảo Đá Tây, đầu tư nâng cấp mở rộng cảng Nhà Bè, cảng cá Cát Lở – Vũng Tàu… Do đó làm tổng tài sản cố định năm 2004 tăng 14,02% so với năm 2003. Phân tích hiện trạng TSCĐ: Nhiệm vụ của thống kê hiện trạng tài sản cố định là xác định nguyên giá và mức khấu hao hàng năm. Qua đó biết được giá trị còn sử dụng và giá trị đã hao mòn để doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư sử dụng trong những năm tiếp theo. Xác định nguyên giá TSCĐ: Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ chi phí thực tế đã chi ra để có tài sản cố định cho tới khi đưa vào hoạt động bình thường; được xác định như sau: Đối với tài sản cố định loại mua sắm ( kể cả mới và cũ ): Nguyên giá bao gồm giá thực tế phải trả lãi vay cho đầu tư cho tài sản cố định khi chưa đưa vào sử dụng; các chi phí vận chuyển bốc dở, các chi phí sửa chữa tân trang trước khi đưa tai sản cố định vào sử dụng; chi phí lắp đặt, chạy thử; thuế và lệ phí trước bạ… Đối với loại đầu tư xây dựng cơ bản: nguyên giá là giá dự toán công trình giao kết. Thống kê mức khấu hao TSCĐ: Trong quá trình sản xuất tài sản của công ty bị hao mòn hữu hình và vô hình. Giá trị hao mòn này được chuyển dần vào sản phẩm. Hao mòn này một mặt do sử dụng, một mặt do tác động tự nhiên như khí hậu thời tiết. Như vậy hao mòn hữu hình là sự giảm dần về mặt giá trị và giá trị sử dụng của tài sản cố định. Hao mòn vô hình xảy ra do năng suất lao động ngày càng nâng cao và trình độ kỹ thuật ngày càng cải tiến. Như vậy hao mòn vô hình là sự giảm dần về mặt giá trị của tài sản cố định. Trong quá trình hoạt động giá trị của bộ phận tài sản cố định tương ứng với mức hao mòn chuyển dịch dần vào sản phẩm được gọi là khấu hao tài sản cố định. Bộ phận giá trị này là một trong những yếu tố chi phí hợp thành giá thành sản phẩm biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao. Sau khi sản phẩm được tiêu thụ hay công trình được hoàn thành, số tiền khấu hao được trích lập thành quỹ gọi là quỹ khấu hao. Do vừa phải đổi mới toàn bộ vừa phải đổi mới bộ phận nên quỹ khấu hao của công ty thông thường được chia làm hai bộ phận là: quỹ khấu hao cơ bản và quỹ khấu hao sửa chữa lớn. Việc tính toán trích lập quỹ khấu hao có ý nghĩa rất quan trọng vì: + Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán để phân bổ một cách hợp lý có hệ thống nguyên giá tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh qua các thời kỳ kinh doanh của tài sản cố định tính đến thời điểm xác định. Tính khấu hao chính xác sẽ giúp tính giá thành, chi phí lưu thông và xác định lời lỗ chính xác. + Quỹ khấu hao là một nguồn bù đắp cho giá trị tài sản cố định bị hao mòn và có tác dụng cho quá trình tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định của công ty. Công ty dùng phương pháp khấu hao đường thẳng: Mức KH trung bình hàng năm = Nguyên giá TSCĐ / Thời gian sử dụng(năm) Phương pháp này có ưu điểm là mức khấu hao được phân bổ vào giá thành và chi phí lưu thông một cách đều đặn làm cho giá thành và chi phí lưu thông ổn định. Cách tính này đơn giản dễ làm, chính xác đối với từng loại tài sản cố định. Tuy nhiên do mức khấu hao và tỷ lệ khấu hao hàng năm được trích một cách đồng đều nên khả năng thu hồi vốn chậm không phản ánh đúng lượng hao mòn thực tế của công ty và tỷ lệ hao mòn vô hình của tài sản cố định là không thể tránh khỏi. Các hệ số phản ánh hiện trạng TSCĐ: Sử dụng các số liệu thống kê về nguyên giá và giá trị khấu hao luỹ kế của tài sản cố định xác định giá trị còn sử dụng của tài sản cố định và 2 hệ số: + Hệ số hao mòn (Hhm): phản ánh tỷ lệ giữa giá trị TSCĐ đã chuyển vào sản phẩm thông qua khấu hao và nguyên giá của tài sản cố định: Hhm = Luỹ kế KH đã tính từ khi sử dụng đến kỳ báo cáo / Nguyên giá TSCĐ Hệ số này cho biết giá trị TSCĐ đã sử dụng hết chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguyên giá của tài sản cố định. Qua đó có thể xác định hệ số còn sử dụng của tài sản cố định chiếm bao nhiêu phần trăm. + Hệ số còn sử dụng (Hcsd): phản ánh tỷ lệ giữa giá trị còn lại của tài sản cố định và nguyên giá của tài sản cố định: Hcsd = Giá trị còn lại của TSCĐ đến kỳ báo cáo / Nguyên giá TSCĐ Hay Hcsd = 1 - Hhm BẢNG PHÂN TÍCH HAO MÒN VÀ CÒN SỬ DỤNG CỦA TSCĐ Diễn giải Nguyên giá Khấu hao luỹ kế Giá trị còn lại Hhm(%) Hcsd(%) 2003 Đầu kỳ 160.747.572.409 42.640.660.745 118.106.911.664 26,53 73,47 Cuối kỳ 175.144.889.842 51.677.142.353 123.467.747.489 29,51 70,49 2004 Đầu kỳ 156.108.604.067 37.886.085.866 118.222.518.201 24,27 75,73 Cuối kỳ 199.694.047.969 47.059.215.418 152.634.859.551 23,57 76,43 Đầu kỳ 2003 hệ số hao mòn tài sản cố định là 26,53% tương ứng với giá trị đã khấu hao là 42.640.660.745 đồng trong tổng ._.số tài sản hiện có vào lúc đó là 160.747.572.409 đồng, theo đó hệ số còn sử dụng là 73,47% tương đương giá trị 118.106.911.664 đồng còn lại. Trong năm 2003 công ty có mua mới tài sản cố định nhưng đến cuối kỳ hệ số hao mòn đã tăng lên 29,51% tương đương giá trị khấu hao 51.677.142.353 đồng, hệ số còn sử dụng là 70,49% tương đương gía trị còn lại là 123.467.747.489 đồng. Do có cổ phần hoá nên đầu kỳ 2004 hệ số hao mòn chỉ còn 24,27%, hệ số còn sử dụng là 75,73%. Trong năm công ty đầu tư rất nhiều TSCĐ mới trang bị cho sản xuất kinh doanh nên đến cuối kỳ hệ số hao mòn giảm còn 23,57% tương đương giá trị hao mòn 47.059.215.418 đồng, theo đó hệ số còn sử dụng là 76,43% tương ứng 152.634.859.551 đồng giá trị còn lại. Qua phân tích cho thấy TSCĐ của công ty có hệ số hao mòn thấp và năm 2004 giảm so với năm 2003, ngược lại hệ số bù trừ Hcsd tăng chứng tỏ tài sản cố định của công ty còn mới và luôn được đổi mới, là một điều kiện tốt để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình biến động TSCĐ qua hai năm: BẢNG PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG TSCĐ QUA HAI NĂM: Chỉ tiêu Năm 2003 NC-VKT MMTB TSCĐ thuê TC Tổng cộng Đầu kỳ 98.391.778.619 58.092.383.299 4.263.410.491 160.747.572.409 Tăng 8.511.402.586 8.814.261.890 1.525.000.000 18.850.664.476 * Mua mới 6.332.935.288 8.736.475.562 0 15.069.410.850 Giảm 1.621.760.952 970.451.611 1.861.034.480 4.453.347.043 * Đào thải 0 165.566.021 336.134.480 501.700.501 Cuối kỳ 105.281.420.253 65.936.193.578 3.927.276.011 175.144.889.842 Chỉ tiêu Năm 2004 NC-VKT MMTB TSCĐ thuê TC Tổng cộng Đầu kỳ 116.187.053.659 35.988.295.397 3.933.255.011 156.108.604.067 Tăng 48.145.353.664 15.331.565.993 25.398.858 63.502.318.515 * Mua mới 48.145.353.664 15.331.565.990 25.398.858 63.502.318.512 Giảm 15.075.678.178 3.981.563.185 859.606.250 19.916.847.613 * Đào thải 45.230.705 794.364.773 540.255.000 1.379.850.478 Cuối kỳ 149.256.729.145 47.338.298.205 3.099.047.619 199.694.047.969 Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, do thay đổi quy mô sản xuất cũng như hiện trạng nên tài cố định luôn biến động, điều này phản ánh qua các chỉ tiêu: * Hệ số tăng TSCĐ = Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ / Giá trị TSCĐ bq trong kỳ Năm 2003 : = 0,1122 Năm 2004 : = 0,357 * Hệ số giảm TSCĐ = Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ / Giá trị TSCĐ bq trong kỳ Năm 2003 : = 0,0265 Năm 2004 : = 0,112 Năm 2003 hệ số tăng TSCĐ là 11,22% cụ thể tăng 18.850.664.476 đồng, hệ số giảm là 2,65% cụ thể giảm 4.453.347.043 đồng. Vậy hệ số tăng giảm thuần tuý là 8,57% và TSCĐ thực tế tăng trong năm là 14.397.317.430 đồng. Năm 2004 hệ số tăng TSCĐ là 35,7% cụ thể tăng 63.502.318.515 đồng và hệ số giảm là 11,2% cụ thể giảm 19.916.847.613 đồng. Vậy hệ số tăng giảm thuần tuý là 24,5% ; TSCĐ thực tế tăng trong năm là 43.585.470.900 đồng. Các hệ số này đánh giá chung tình hình tăng giảm tài sản cố định do tất cả các nguyên nhân, cho thấy quy mô tài sản cố định: tốc độ tăng thuần tuý tài sản cố định năm 2004 lớn hơn năm 2003 là 15,93% tương ứng với giá trị tài sản 29.188.153.470 đồng. Ngoài ra ta lập thêm hệ số đổi mới và loại bỏ để làm rõ thêm tình hình tăng cường áp dụng kỹ thuật mới hiện đại và loại bỏ kỹ thuật lạc hậu: * Hệ số đổi mới TSCĐ = Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ / Giá trị TSCĐ có cuối kỳ Năm 2003 : = 0,086 Năm 2004 : = 0,318 * Hệ số loại bỏ TSCĐ = Giá trị TSCĐ loại bỏ trong kỳ / Giá trị TSCĐ có đầu kỳ Năm 2003 : = 0,003 Năm 2004 : = 0,009 Năm 2003 hệ số hiện đại hoá tài sản là 0,086 nói lên tỷ lệ tài sản mới đưa vào trong năm là 8,6% trong tổng giá trị tài sản cố định của công ty; hệ số đào thải là 0,003 tức là có 0,3% giá trị tài sản đã loại bỏ trong kỳ do hư hỏng hết hạn sử dụng. Tương tự năm 2004 hệ số đổi mới rất cao 0,318 tức tỷ lệ tài sản xây dựng và mua sắm mới là 31,8%; hệ số đào thải thấp 0,009. Điều này nói lên sự thay đổi về quan hệ sản xuất. Các hệ số đổi mới và hệ số loại bỏ tăng qua hai năm phản ánh việc các công trình được xây dựng và mua sắm mới, được tập trung hiện đại hoá. Đó là điều kiện tốt giúp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định là chỉ tiêu quan trọng phản ánh việc sử dụng TSCĐ có đạt kết quả không. Mọi doanh nghiệp luôn hướng kết quả này đến tối ưu với một lượng vốn cố định không tăng hoặc tăng ít nhưng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn ngày càng đạt hiệu quả cao là tăng nhiều lượng sản phẩm sản xuất, giảm chi phí giá thành, qua đó nâng cao lợi nhuận. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ: Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu năng sử dụng, hiệu suất sử dụng, hiệu suất sinh lời của tài sản cố định. BẢNG TÌNH HÌNH HIỆU NĂNG SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH QUA HAI NĂM Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Giá trị sản xuất 1.055.322.905.285 955.568.010.869 -99.754.894.200 Giá trị lợi nhuận 3.314.414.009 -4.120.726.551 -7.435.140.560 TSCĐ bình quân 167.946.231.100 177.901.326.000 9.955.094.900 Hiệu năng 6,2837 5,3713 -0.9124 Hiệu suất 0,1591 0,1862 0.0271 Mức sinh lời 0,0197 -0,0232 -0.0429 Phân tích chỉ tiêu hiệu năng sử dụng tài sản cố định: Là chỉ tiêu biểu hiện khối lượng kết quả sản xuất kinh doanh tính bình quân trên một đơn vị giá trị tài sản cố định sử dụng trong kỳ sản xuất kinh doanh. Cứ một đồng giá trị TSCĐ bình quân bỏ ra trong năm 2003 thì thu được 6,2837 đồng giá trị sản xuất, trong năm 2004 là 5,3713 đồng. Tình hình có xu hướng giảm, cụ thể hiệu năng giảm 0,9124 đồng GTSX/đồng TSCĐ, cho thấy tỷ lệ giá trị sản xuất đã giảm so với tỷ lệ tăng của tài sản cố định, giá trị sản xuất của hai năm chênh lệch là 99.754.894.200 đồng trong lúc chênh lệch tài sản cố định của hai năm là 9.955.094.900 đồng. Đây là biểu hiện không tốt. Phân tích chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Là chỉ tiêu biểu hiện chi phí tài sản cố định tính bình quân trên một đơn vị chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh, còn gọi là hệ số đảm nhiệm của tài sản cố định. Đây là chỉ tiêu chi phí và việc giảm giá trị này là công việc cần phải làm của công ty. Chỉ tiêu này nghịch với chỉ tiêu hiệu năng. Qua bảng phân tích ta thấy cứ một đồng kết quả sản xuất ra trong năm 2003 đòi hỏi 0,1591 đồng giá trị TSCĐ bình quân. Tương tự trong năm 2004 cứ 1 đồng kết quả sản xuất tạo ra cần 0,1862 đồng giá trị TSCĐ bình quân, tức tăng lên 0,0271 đồng so với năm 2003, biểu hiện hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm sút. Phân tích chỉ tiêu mức sinh lời của tài sản cố định: Là chỉ tiêu biểu hiện mức lợi nhuận tính bình quân trên một đơn vị tài sản cố định sử dụng trong kỳ kinh doanh. Trong năm 2003 cứ một đồng giá trị tài sản cố định bỏ ra thì thu đựơc 0,0197 đồng lợi nhuận và trong năm 2004 thì cứ một đồng giá trị TSCĐ thì bị lỗ 0,0232 đồng. Như vậy qua hai năm chỉ tiêu này giảm mạnh do hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Cụ thể lợi nhuận năm 2003 là 3.314.414.009 đồng so với giá trị tài sản cố định bình quân là 167.946.231.100 đồng và năm 2004 giá trị lỗ là 4.120.726.551 đồng so với giá trị tài sản cố định bình quân là 177.901.326.000 đồng. Phân tích kết quả sản xuất do ảnh hưởng của các nhân tố về TSCĐ: Kết quả sản xuất có nhiều nhân tố ảnh hưởng, trong đó các nhân tố thuộc về tài sản cố định là hiệu năng sử dụng và giá trị TSCĐ bình quân. Sự biến động của hiệu năng sử dụng là sự biến động về chất, nó quyết định đến hiệu quả của tài sản cố định thông qua việc sử dụng TSCĐ. Để đạt được kết quả và nhân tố này luôn tăng thì có thể nói rằng công ty đã chú trọng biến đổi về chất. Bên cạnh đó do quy mô phát triển ngày càng lớn nên công ty thường trang bị thêm máy móc thiết bị nhà xưởng… tức là tăng số lượng TSCĐ, đây là sự biến đổi về lượng. Hai nhân tố này kết hợp với nhau cùng thay đổi bù đắp những hạn chế của nhau để đưa kết qua sản xuất ngày càng tăng. Giá trị sản xuất = Hiệu năng sử dụng TSCĐ * Giá trị TSCĐ bình quân Q = H * G Xây dựng hệ thống chỉ số : = x Q1 – Q0 = ( H1 – H0 ) G1 + ( G1 – G0 ) H0 = + Trong đó : Q1 , Q0 là giá trị kết quả sản xuất của hai năm H1 , H0 là hiệu năng sử dụng tài sản cố định của hai năm G1 ,G0 là giá trị TSCĐ bình quân của hai năm Số tương đối : = x 0,9055 = 0,8548 x 1,0593 Số tuyệt đối : - 99.754.894.200 = - 162.317.169.800 + 62.554.829.820 Tốc độ tăng giảm : - 0,0945 = -0,1538 + 0,0593 Kết quả sản xuất của công ty năm 2004 so với năm 2003 giảm 9,45% cụ thể giảm 99.754.894.200 đồng do ảnh hưởng của hai nhân tố: Hiệu năng sử dụng tài sản cố định năm 2004 so với năm 2003 giảm 85,48% cụ thể giảm 0,9124 đồng GTSX / đồng giá trị TSCĐ làm cho giá trị của kết quả sản xuất giảm 15,38% cụ thể giảm 162.317.169.800 đồng. Giá trị TSCĐ bình quân năm 2004 so với năm 2003 tăng 5,93% cụ thể tăng 9.955.094.900 đồng làm cho kết quả sản xuất tăng 5,93% cụ thể tăng 62.554.829.820 đồng. Như vậy kết quả sản xuất của công ty giảm qua hai năm là do hiệu năng sử dụng tài sản cố định giảm, giá trị TSCĐ tăng nhưng ảnh hưởng rất ít đến kết quả sản xuất; chứng tỏ công ty sử dụng tài sản cố định kém hiệu quả. Đây là vấn đề quan trọng công ty cần xem xét tìm giải pháp làm tăng hiệu năng sử dụng TSCĐ, qua đó kết hợp với việc tăng về số lượng làm cho giá trị sản lượng tăng lên. Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn cố định: Số lượng tài sản cố định tại tổng công ty qua hai năm tăng; trong đó kết cấu khoản mục nhà cửa vật kiến trúc chiếm tỷ trọng lớn và tăng rõ rệt chứng tỏ công ty tăng cường đầu tư cho việc phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp yêu cầu phát triển ngành nghề hoạt động. Các hệ số đổi mới và hệ số loại bỏ tăng cho thấy các công trình này được xây dựng và mua sắm mới, được tập trung hiện đại hoá, là điều kiện tốt giúp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh… Hiệu năng sử dụng tài sản cố định cao cho thấy công ty sử dụng tài sản cố định tốt. Thế nhưng năm 2004 hiệu quả sử dụng tài sản cố định có biểu hiện giảm sút, ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp (chỉ tiêu hiệu năng và mức sinh lời giảm). Như vậy việc sử dụng vốn cố định qua hai năm của công ty kém hiệu quả. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TỔNG CÔNG TY HẢI SẢN BIỂN ĐÔNG: Muốn tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài tư liệu lao động, các doanh nghiệp còn phải có đối tượng lao động và sức lao động. Trong nền sản xuất hàng hoá tiền tệ, các doanh nghiệp phải dùng tiền để mua sắm đối tượng lao động và trả lương cho công nhân viên, do đó phải ứng trước một số vốn cho mục đích này. Đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái ban đầu, bộ phận chủ yếu của đối tượng lao động sẽ thông qua quá trình chế biến hợp thành thực thể của sản phẩm. Bộ phận khác sẽ hao phí mất đi trong quá trình sản xuất; đối tượng lao động chỉ có thể tham gia một chu kỳ sản xuất, đến chu kỳ sản xuất sau lại phải có loại đối tượng lao động khác, cũng do các đặc điểm trên, giá trị của đối tượng lao động được chuyển dịch toàn bộ ngay một lần vào sản phẩm mới và được bù lại khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Số vốn ứng trước về đối tượng lao động vì luân chuyển giá trị toàn bộ ngay trong một lần vào sản phẩm mới nên được gọi là vốn lưu động. Như vậy, vốn lưu động bao gồm số vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương. Nhưng trong quá trình vận động thực tế vốn lưu động phản ánh theo hình thái tồn tại như nguyên vật lieu ở khâu dự trữ sản xuất, sản phẩm đang chế tạo ở khâu trực tiếp sản xuất, thành phẩm, hàng hoa tiền tệ ở khâu lưu thông. Đối tượng lao động trong doanh nghiệp được biểu hiện thành hai bộ phận là những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục nguyên vật liệu nằm dự trữ ở kho của doanh nghiệp; một bộ phận khác là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm tự chế). Hai bộ phận này từ hình thái hiện vật của nó gọi là tài sản lưu động. Tài sản lưu động phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất gọi là tài sản lưu động sản xuất. Mặt khác, các doanh nghiệp sau khi sản xuất ra sản phẩm không thể chyển bán ngay cho đơn vị mua mà phải làm một số công việc như chọn, đóng gói, tích luỹ thành lô hàng, thanh toán với khách hàng… nên hình thành một số khoản vật tư và tiền tệ (thành phẩm, vốn bằng tiền, khoản phải trả,…) Những khoản vật tư và tiền tệ phát sinh trong quá trình lưu thông gọi là tài sản lưu thông. Do tính chất liên tục của quá trình sản xuất dẫn đến sự cần thiết doanh nghiệp nào cũng phải có một số vốn thoả đáng để mua sắm các tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông thay thế nhau vận động không ngừng để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi. Trong điều kiện nền kinh tế tồn tai, các loại tài sản kể trên biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. Số tiền ứng trước về những tài sản đó gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Trong quá trình tái sản xuất, vốn lưu động luôn chuyển hoá từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất để rồi lại trở về lĩnh vực lưu thông, giá trị của các tài sản của doanh nghiệp tạo ra một sự vận động không ngừng gọi là sự tuần hoàn. T – H … SX … H’ – T’ * Giai đoạn đầu tiên của vòng tuần hoàn (T –H ) là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu thông. Đây là quá trình cung ứng vật tư kỹ thuật được thực hiện thông qua hình thức tiền tệ. Đảm bảo cho quá trình sản xuất một cách có kế hoạch, doanh nghiệp phải có một lượng vốn tiền tệ đủ dự trữ một khối lượng vật tư cần thiết. * Giai đoạn thứ hai của vòng tuần hoàn (H…SX…H’) là giai đoạn sản xuất. Nhờ được kết hợp với sức lao động, toàn bộ giá trị của tài sản lưu động sản xuất đã chuyển dịch vào sản phẩm hoàn thành. * Giai đoạn thứ ba của vòng tuần hoàn (H’ – T’) là giai đoạn lưu thông. Trong giai đoạn này giá trị của các tài sản đựơc chuyển về hình thái tiền tệ ban đầu. Do sự chuyển hoá không ngừng nên vốn lưu động thường xuyên có các bộ phận tồn tại cùng một lúc dưới dạng hình thái khác nhau trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông như: những vật tư dự trữ, nguyên nhiên vật liệu, vật bao bì, vật rẻ tiền mau hỏng, sản phẩm dở dang… Vì vậy, vốn lưu động của các doanh nghiệp là vốn ứng trước về đối tượng lao động và tiền lương tồn tại dưới các hình thái nguyên vật liệu dự trữ, sản phẩm đang chế tạo, thành phẩm, hàng hoá và tiền tệ hoặc là số vốn ứng trước về tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông ứng ra bằng vốn lưu động nhằm bảo đảm cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp đựơc thực hiện thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động luân chuyển giá trị toàn bộ ngay trong một lần và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ sản xuất. Phân tích tình hình biến động về số lượng và kết cấu vốn lưu động: Đó chính là tỷ trọng từng nhóm vốn và nguồn vốn của Tổng công ty để thấy được trình độ sử dụng vốn và tình hình sử dụng các nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động được tập hợp bởi các tài sản lưu động nên kết cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn lưu động. Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động biến động rất lớn. Cho nên việc xác định kết cấu vốn lưu động giúp thấy được tình hình phân bổ vốn và tỷ trọng trong mỗi khoản vốn chiếm trong giai đoạn luân chuyển. Phân tích chỉ tiêu này ta dựa trên tỷ trọng từng loại tài sản trong vốn lưu động để thấy được mức độ tăng, giảm vốn lưu động và sự tăng giảm này có phù hợp tình hình công ty lúc đó chưa. BẢNG PHÂN TÍCH KẾT CẤU VỐN LƯU ĐỘNG Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1 2 3 4 5 6 = 4 – 2 7 = 6/2 1. Tài sản bằng tiền 16.424.102.296 3,86 16.895.387.164 4,47 471.284.870 2,87 * Tiền mặt tại quỹ 3.449.831.695 0,81 1.886.431.868 0,50 -1.563.399.827 -45,32 * Tiền gởi ngân hàng 12.974.270.601 3,05 15.008.955.296 3,98 2.034.684.690 15,68 2. Khoản phải thu 249.097.767.595 58,51 222.388.720.885 59,00 -26.709.046.700 -10,72 * Phải thu khách hàng 117.511.302.117 27,60 113.810.004.790 30,17 -3.701.297.400 -3,15 * Trả trước người bán 57.731.722.973 13,56 35.196.204.002 9,33 -22.535.518.970 -39,03 * GTGT khấu trừ 15.187.703.416 3,57 11.320.441.684 3,00 -3.867.261.730 -25,46 * Phải thu nội bộ 31.859.694.622 7,48 31.102.542.261 8,25 -757.152.360 -2,38 * Phải thu khác 26.807.089.190 6,30 31.197.053.548 8,27 4.389.964.350 16,38 3. Hàng tồn kho 142.253.080.061 33,42 117.543.840.633 31,15 -24.709.239.400 -17,37 * Nguyên vật liệu tồn kho 8.939.580.695 2,10 9.540.326.624 2,53 600.745.929 6,72 * Công cụ, dụng cụ tồn 1.164.719.856 0,27 2.235.402.929 0,59 1.070.683.073 91,93 * CP SXKD dơ dang 11.667.120.446 2,74 18.979.636.599 5,03 7.312.516.150 62,68 * Thành phẩm tồnkho 31.528.320.781 7,41 10.387.565.846 2,76 -21.140.754.940 -67,05 * Hàng hoá tồn kho 89.193.112.152 20,95 74.772.048.722 19,82 -14.421.063.430 -16,17 * Hàng gởi đi bán 1.223.736.517 0,29 2.869.008.527 0,76 1.645.272.010 134,45 * Dự phòng giảm giá HT -1.463.510.386 -0,34 -1.240.148.614 -0,33 223.361.772 -15,26 4. TS lưu động khác 17.931.687.010 4,21 20.351.820.968 5,38 2.420.133.950 13,50 * Tạm ứng 13.124.821.294 3,08 12.184.927.407 3,23 -939.893.890 -7,16 * Chi phí trả trước 1.769.282.635 0,42 2.455.756.046 0,65 686.473.411 38,80 * CP chờ kết chuyển 1.726.938.998 0,41 4.352.573.307 1,15 2.625.634.309 152,04 * TS thiếu chờ xử lý 224.511.844 0,05 185.735.044 0,05 -38.776.800 -17,27 * Thế chấp, ký quỹ 1.086.132.239 0,26 1.172.829.164 0,31 86.696.925 7,98 Tổng cộng 425.729.710.600 100 377.179.769.650 100 -48.549.941.000 -11,40 Qua bảng phân tích kết cấu vốn lưu động cho thấy vốn lưu động tại tổng công ty năm 2004 so với 2003 giảm 48.549.941.000 đồng một phần là do cổ phần hoá, xét về tỷ trọng các khoản mục cấu thành: + Tài sản bằng tiền: năm 2004 so với 2003 tăng 471.284.870 đồng với tỷ trọng tăng 0,61%. Trong đó tiền mặt tại quỹ giảm 1.563.399.827 đồng với tỷ trọng giảm 0,31%. Tiền gởi ngân hàng tăng 2.034.684.690 đồng với tỷ trọng tăng 0,93%. Vốn bằng tiền của tổng công ty tăng không nhiều và chủ yếu do tiền gởi ngân hàng tăng. Sự gia tăng vốn bằng tiền làm khả năng thanh toán của doanh nghiệp thuận lợi. Tuy nhiên, xu hướng chung vốn bằng tiền giảm được đánh giá là tích cực hơn vì không nên dự trữ bằng tiền mặt và số dư tiền gởi ngân hàng quá lớn, mà phải giải phóng nó đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn hoặc hoàn trả nợ. + Các khoản phải thu của tổng công ty năm 2004 so với 2003 giảm 26.709.046.700 đong với tỷ trọng giảm 0,49%; chủ yếu do khoản trả trước cho người bán giảm 22.535.518.970 đồng với tỷ trọng giảm 4,23%; khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ giảm 3.867.261.730 đồng với tỷ trọng giảm 0,57%; khoản phải thu nội bộ giảm 757.152.360 đồng với tỷ trọng tăng 0,77%; khoản phải thu khác tăng 4.389.964.350 đồng với tỷ trọng tăng 1,97%; khoản phải thu khách hàng giảm 3.701.297.400 đồng với tỷ trọng tăng 2,57%. Khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng vốn và tỷ trọng tăng qua hai năm vì vậy công ty nên có những biện pháp thu hồi những khoản nợ, làm giảm bớt lượng vốn bị chiếm dụng, đưa nguồn vốn này vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc dùng để thanh toán công nợ. + Hàng tồn kho của tổng công ty năm 2004 so với năm 2003 giảm 24.709.239.400 đồng với tỷ trọng giảm 2,27%. Trong đó chủ yếu do thành phẩm tồn kho giảm 21.140.754.940 đồng với tỷ trọng giảm 4,38% và hàng hoá tồn kho giảm 14.421.063.430 đồng với tỷ trọng giảm 1,13%; còn lại các khoản nguyên liệu vật liệu tồn kho tăng 600.745.929 đồng với tỷ trọng tăng 0,43%; khoản công cụ dụng cụ trong kho tăng 1.070.683.073 đồng với tỷ trọng tăng 0,32%; khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 7.312.516.150 đồng với tỷ trọng tăng 2,29%; khoản hàng gởi đi bán tăng 1.645.272.010 đồng với tỷ trọng tăng 0,47%. Nếu hàng tồn kho giảm do giảm định mức dự trữ vật tư thành phẩm, sản phẩm dở dang bằng các biện pháp như tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, tạo nguồn cung cấp hợp lý nhưng vẫn đảm bảo nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thì đánh gía tích cực. Nhưng thực trạng tại công ty thì hàng tồn kho giảm do quy mô sản xuất giảm là xu hướng không tốt. + Tài sản lưu động khác năm 2004 so với 2003 tăng 2.420.133.950 đồng. Phân tích trên cho thấy tình hình sử dụng vốn lưu động tại tổng công ty chưa được tốt. Khoản phải thu khách hàng, phải thu khác, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng có nghĩa là công ty bị chiếm dụng vốn và bị ứ đọng vốn, làm cho thời gian sử dụng vốn kéo dài, công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn về tài chính cũng như trong việc lập kế hoạch sản xuất. Vì vậy tổng công ty cần phải quan tâm đến khoản phải thu khách hàng,… để tìm ra nguyên nhân trì trệ khoản này, làm giảm bớt lượng vốn bị chiếm dụng. Mặt khác đầu tư von để tăng quy mô sản xuất, tăng dự trữ hàng hoá, thành phẩm,… đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và có hiệu quả. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, việc trao đổi mua bán diễn ra với các doanh nghiệp khác là một điều tất yếu. Vì vậy, tại một thời điểm doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu, phải trả. Để thực hiện các khoản phải thu, phải trả cần phải có thời gian, cho nên việc nợ nần lẫn nhau giữa các đơn vị kinh doanh trong thời gian giới hạn nào đó là chuyện bình thường. Nhưng nếu để tình trạng công nợ dây dưa, chiếm dụng vốn của nhau thì hậu quả của một công ty phá sản dẫn tới phá sản của một công ty khác, đây là một hiện tượng không bình thường, vi phạm kỷ luật tài chính và pháp luật nhà nước. Để không rơi vào tình trạng này, các nhà kinh doanh thường xuyên phân tích tình hình khả năng thanh toán công nợ. Tình hình công nợ: Phân tích tình hình công nợ là đánh giá tính hợp lý sự biến động các khoản phải thu , phải trả, tình hình thanh toán các khoản này phụ thuộc vào phương thức thanh toán áp dụng, chế độ nộp các khoản ngân sách nhà nước, sự thoả thuận giữa các đơn vị kinh tế… Tình hình công nợ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu vốn bị chiếm dụng quá nhiều sẽ không đủ trang trải cho cho quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó cần phân tích các khoản: Nợ phải thu: Chỉ tiêu này phản ánh với nguồn vốn huy động được thì có bao nhiêu phần trăm vốn thực tế không tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ lệ này cho biết mức độ vốn bị chiếm dụng, nếu tăng là biểu hiện không tốt. BẢNG PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN PHẢI THU Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1 2 3 4 5 6 = 4 -2 7 = 6/2 Phải thu khách hàng 117.511.302.117 47,57 113.810.004.790 50,92 -3.701.297.400 -3,15 Trả trước người bán 57.731.722.973 23,37 35.196.204.002 15,75 -22.535.518.970 -39,03 Phải thu khác 26.807.089.190 10,85 31.197.053.548 13,96 4.389.964.350 16,38 Tạm ứng 13.124.821.294 5,31 12.184.927.407 5,45 -939.893.890 -7,16 Phải thu nội bộ 31.859.694.622 12,90 31.102.542.261 13,92 -757.152.360 -2,38 Tổng Cộng 247.034.630.196 100 223.490.732.008 100 -23.543.898.100 -9,53 Để phân tích các khoản phải thu trước hết ta phải tính tỷ lệ giữa các tổng các khoản phải thu và tổng nguồn vốn: Năm 2003 : x 100% = 43,69% Năm 2004 : x 100% = 40,97% Năm 2003 với 1 đồng vốn huy động được thì có 0,4369 đồng không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh; sang năm 2004, một đồng vốn huy động được thì có 0,4097 đồng không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này cho thấy năm 2004 chỉ tiêu này đã giảm xuống 2,72%, đây là một biểu hiện tốt. Trong năm 2004 khoản phải thu có chiều hướng giảm chứng tỏ vốn bị chiếm dụng giảm. Xét tỷ trọng, các khoản phải thu năm 2004 giảm 23.543.898.100 đồng với số tương đối giảm 9,53%, trong đó: Khoản phải thu khách hàng giảm 3.701.297.400 đồng với tỷ trọng tăng 3,35%. Trả trước người bán giảm 22.535.518.970 đồng với tỷ trọng giảm 7,62%. Các khoản phải thu khác tăng 4.389.964.350 đồng với tỷ trọng tăng 3,11%. Tạm ứng giảm 939.893.890 đồng với tỷ trọng tăng 0,14%. Phải thu nội bộ giảm 757.152.360 đồng với tỷ trọng tăng 1,02%. Như vậy, qua phân tích ở trên ta thấy các khoản phải thu của công ty năm 2004 có giảm, nhưng cần nhanh chóng thu hồi nợ đến hạn hơn nữa, tránh tình trạng công nợ dây dưa làm ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn lưu động, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động bị giảm sút. Nợ phải trả: Chỉ tiêu này phản ánh tình hình công nợ của công ty hay số vốn mà công ty đi chiếm dụng của đơn vị khác, từ đó cho thấy trong tổng tài sản thì sở hữu thực chất của doanh nghiệp là bao nhiêu. Nếu tỷ số nợ tăng lên thì mức nợ cần thanh toán tăng làm ảnh hưởng khả năng thanh toán của doanh nghiệp. BẢNG PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN NỢ PHẢI TRẢ Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Chênh lệch Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng 1 2 3 4 5 6 = 4 – 2 7 = 6/2 Vay ngắn hạn 100.957.726.328 24,46 113.437.226.580 30,42 12.479.500.200 12,36 Nợ dài hạn đến hạn 26.638.622.054 6,45 23.410.635.236 6,30 -3.227.986.820 -12,12 Phải trả người bán 108.184.495.497 26,21 103.449.147.193 27,75 -4.735.348.300 -4,38 Người mua trả trước 104.327.386.092 25,28 54.838.042.420 14,70 -49.489.343.580 -47,44 Thuế, khoản phải nộp 19.766.423.756 4,79 9.841.947.889 2,64 -9.924.475.861 -50,21 Phải trả CNV 1.401.313.515 0,34 714.768.458 0,19 -686.545.057 -48,99 Phải trả nội bộ 20.513.386.280 4,97 27.492.235.576 7,37 6.978.849.290 34,02 Phải trả khác 30.977.717.044 7,50 39.643.430.340 10,63 8.665.713.300 27,97 Tổng cộng 412.767.070.566 100 372.827.433.692 100 -39.939.636.900 -9,68 Để phân tích các khoản nợ phải trả ta tính Tỷ số nợ = Tổng số nợ phải trả / Tổng tài sản Năm 2003 : x 100% = 73% Năm 2004 : x 100% = 68,35% Tỷ số nợ của tổng công ty năm 2004 so với năm 2003 giảm 4,65%. Qua đó cho thấy mức nợ trong tổng tài sản của tổng công ty năm 2004 so với 2003 đã giảm xuống; cũng có nghĩa là sở hữu vốn của tổng công ty trong tổng tài sản tăng lên, tổng công ty có xu hướng chủ động được về tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổng khoản nợ phải trả của công ty năm 2004 so với năm 2003 giảm 39.939.636.900 đồng, xét tỷ trọng các khoản: Vay ngắn hạn tăng 12.479.500.200 đồng với tỷ trọng tăng 5,96%. Vay dài hạn giảm 3.227.986.820 đồng với tỷ trọng giảm 0,15%. Phải trả người bán giảm 4.735.348.300 đồng với tỷ trọng tăng 1,54%. Người mua trả tiền trước giảm 49.489.343.580 đồng với tỷ trọng giảm 10,58%. Thuế và khoản phải nộp nhà nước giảm 9.924.475.861 đồng với tỷ trọng giảm 2,15%. Phải trả công nhân viên giảm 686.545.057 đồng với tỷ trọng giảm 0,15%. Phải trả các đơn vị nội bộ tăng 6.978.849.290 đồng với tỷ trọng tăng 2,4%. Các khoản phải trả phải nộp khác tăng 8.665.713.300 đồng với tỷ trọng tăng 3,13%. Nhìn chung, qua hai năm tổng công ty đã cố gắng thanh toán nợ, các khoản nợ có chiều hướng giảm tuy nhiên tổng nợ vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn (năm 2004 là 68,66%) trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Trong đó khoản vay ngắn hạn và các khoản phải trả khác tăng nhanh, tổng công ty sẽ phải tăng khoản trả lãi ngân hàng, nên cần có những biện pháp nhằm giảm bớt hoặc kìm hãm nợ phải trả tránh tình trạng giảm uy tín công ty, để công ty ngày càng tự chủ vốn trong kinh doanh. Chính vì những khoản nợ cao nên ảnh hưởng đến vốn lưu động thuần: Vốn lưu động thuần = Tổng tài sản lưu động – Nợ phải trả Năm 2003 : 425.729.710.600 - 412.767.070.566 =12.962.640.100 Năm 2004 : 377.179.769.650 - 372.827.433.692 = 4.352.336.000 Mặc dù nợ của tổng công ty có giảm nhưng tài sản lưu động giảm nhiều hơn nên vốn lưu động thuần giảm mạnh. Đây là điểm không tốt trong hoạt động kinh doanh của công ty. Khả năng thanh toán: Công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ hay không phụ thuộc vào khả năng tài chính của công ty. Do vậy để thấy rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai, chúng ta cần phải phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của doanh nghiệp thông qua hệ số thanh toán. Khả năng thanh toán tổng hợp: Hệ số khả năng thanh toán tổng hợp phản ánh mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số này là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu, khả quan hay không. Hệ số khả năng Số tiền có thể dùng thanh toán thanh toán tổng hợp (K) = Số tiền phải thanh toán BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN Số tiền phải trả Năm 2003 Năm 2004 ST có thể dùng tt Năm 2003 Năm 2004 Phải trả CNV 1.401.313.515 714.768.458 Vốn bằng tiền 16.424.102.296 16.895.387.164 Phải nộp ngân sách 19.766.423.756 9.841.947.889 Khoản phải thu 249.097.767.595 222.388.720.885 Phải trả người bán 108.184.495.497 103.449.147.193 Phải trả ngân hàng 120.862.650.600 130.603.758.800 Tổng Cộng 250.214.883.300 244.609.622.200 265.521.869.800 239.284.108.000 K2003 = = 1,0612 K2004 = = 0,9782 Hệ số thanh toán tổng hợp năm 2003: K2003 > 1 phản ánh tình hình tai chính doanh nghiệp ổn định, doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ. Năm 2004, K2004 < 1 phản ánh tình hình tài chính doanh nghiệp gặp khó khăn, không có khả năng thanh toán các khoản nợ. So với năm 2003 thì năm 2004 hệ số này giảm 0,083 cho thấy khả năng thanh toán của công ty càng bị giảm sút, đây là một biểu hiện không tốt. Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời (H): Là quan hệ tỷ lệ giữa tổng tài sản lưu động so với tổng số nợ đến hạn. Tổng số nợ sắp đáo hạn là toàn bộ các khoản nợ được trang trải bằng những tài sản lưu động có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kỳ phù hợp với hạn nợ phải trả bao gồm các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng hay các tổ chức khác, các khoản nợ dài hạn sắp đến hạn trả, các khoản nợ phải trả người cung cấp, thuế chưa nộp cho ngân sách nhà nước, các khoản phải trả cho cán bộ công nhan viên… H2003 = = 1,0677 H2004 = = 1,0693 Cả hai năm hệ số thanh toán ngắn hạn của tổng công ty đều < 2 chứng tỏ tình hình thanh toán nợ của công ty không đảm bảo. Năm 2004 so với 2003 hệ số này có tăng nhưng không đáng kể. Tuy nhiên muốn đánh giá đúng tình hình thanh toán ngắn h._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4280.doc
Tài liệu liên quan