Phân tích tình hình sử dụng lao động ở Công ty cổ phần giầy Hải Dương

LỜI MỞ ĐẦU Lao động là tài sản quý giá nhất trong mỗi doanh nghiệp, là đầu vào của mọi quá trình sản xuất, nó cũng là yếu tố tích cực nhất, hoạt động nhất trong quá trình sản xuất vì lao động chính là con người biết suy nghĩ, biết hành động, biết học hỏi các kỹ năng, biết tích lũy các kinh nghiệm để phục vụ sản xuất. Do vậy, doanh nghiệp khi muốn hoạt động tốt, muốn đứng vững trên thị trường thì phải đánh giá đúng tình hình sử dụng lao động của mình. Quyết định về sử dụng lao động là một trong

doc35 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1656 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình sử dụng lao động ở Công ty cổ phần giầy Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những quyết định quan trọng nhất mà ban lãnh đạo công ty phải thông qua.Các quyết định về bố trí, sử dụng lực lượng lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình nội bộ trong công ty và ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chính vì vậy, quyết định về bố trí sử dụng lực lượng lao động là việc thường xuyên phải nghiên cứu, phân tích và nắm rõ là hết sức cần thiết đối với bất kỳ công ty nào. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần giầy Hải Dương, em đã lựa chọn đề tài: “ Phân tích tình hình sử dụng lao động ở Công ty cổ phần giầy Hải Dương” cho đề tài tốt nghiệp của mình. Mục đích của đề tài này là thông qua việc phân tích cơ cấu lao động, các biến động lao động trong công ty để thấy rõ hiện trạng sử dụng lao động để từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao, thúc đẩy để sử dụng lao động sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Kết cấu chuyên đề gồm 2 chương: Chương I: Đặc điểm chung & Tình hình sử dụng lao động ở Công ty cổ phần giầy Hải Dương. Chương II: Một số giải pháp nhằm sử dụng lao động hiệu quả ở Công ty cổ phần giầy Hải Dương. Đề tài được hoàn thành còn có nhiều thiếu sót do hạn chế về thời gian và kiến thức. Em rất mong được các thầy cô chỉ bảo giúp đỡ để em hoàn thiện đề tài, kiến thức đã được học của mình. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS-TS Từ Quang Phương và các cán bộ, công nhân viên Công ty cổ phần giầy Hải Dương, đặc biệt là các cô chú, anh chị ở phòng Tổ chức hành chính đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM CHUNG & TÌNH HÌNH SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HẢI DƯƠNG. I/. Đặc điểm chung về Công ty cổ phần giầy Hải Dương. Giới thiệu chung. Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần giầy Hải Dương. Tên viết tắt : Công ty CP giầy Hải Dương. Tên giao dịch: HAI DUONG SHOES STOCK COMPANY. Địa chỉ: Số 99 Phủ Lỗ - Phường Hải Tân – Thành phố Hải Dương – Tỉnh Hải Dương. Điện thoại: 03203.860714 – 03203.860447. Fax: 03203.860442. Email: HDSCOB1053@HN.VNN>VN Giám đốc công ty: Nguyễn Văn Vinh. Chiến lược kinh doanh: Thỏa mãn mọi nhu cầu khách hàng và thị trường bằng các sản phẩm có chất lượng cao nhất, giá cả cạnh tranh và giao hàng đúng hạn. Sản phẩm chính: Giầy thể thao xuất khẩu, là nhà sản xuất tin cậy của các thương hiệu như Levi’s, Tommy Hilfiger, Quick,... tại các thị trường EU, Nhật Bản, Đông Âu,... Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần giầy Hải Dương. Giai đoạn từ 1984 – 1993. Xí nghiệp thuộc và chế biến da là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc sở công nghiệp tỉnh Hải Hưng, là một thành viên trong hiệp hội da giầy Việt Nam. Xí nghiệp có nhiệm vụ thu mua da của gia súc giết mổ tại địa phương tập trung chế biến thành da và sản xuất các sản phẩm bằng da phục vụ nhu cầu của địa phương và các tỉnh lân cận. Ngay từ những ngày sản xuất xí nghiệp đã vấp phải khó khăn do thiếu kỹ thuật thuộc da và việc tận thu da như dự kiến không thành công ngay từ đầu. Năm 1985 được sự cho phép của UBND tỉnh Hải Hưng xí nghiệp đã chuyển sang sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ da, phục vụ cho nhu cầu nhân dân, đổi tên “Xí nghiệp da giầy Hải Dương” với trên 120 công nhân. Đến tháng 10/1988 đuợc sự giúp đỡ của Hiệp hội da giầy Việt Nam xí nghiệp nhập hai dây chuyền may của Nhật Bản và Liên Xô, sản xuất mũi giầy xuất khẩư cho Liên Xô, găng tay cho Đức và Ba Lan… Cuối năm 1989 Đông Âu có biến động về chính trị kéo theo sự biến động về kinh tế, việc xuất khẩu sang thị trường này gặp nhiều khó khăn, trong khi dây chuyền sản xuất lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm sản xuất ra không được tiêu thụ, công nhân không có việc làm. Đây là lúc khó khăn tưởng chừng rơi vào tình trạng giải thể, nhưng ban lãnh đạo xí nghiệp đã quyết định chủ động cải tiến bộ máy quản lý. 2.2 Giai đoạn từ 1993 – 06/2003. Căn cứ vào quyết định 338 HĐBT ngày 21/11/1991 và nghị quyết 156 HĐBT ngày 07/05/1002 của HĐBT về việc thành lập lại doanh nghiệp Nhà nước, đuợc sự đồng ý của sở công nghiệp, UBND tỉnh, xí nghiệp đã chủ động cải tiến bộ máy quản lý từ mô hình xí nghiệp thành mô hình công ty với phân xưởng sản xuất mang tên “ Công ty giầy Hải Hưng”. Đến cuối năm 1993 Công ty đã tích cực tìm kiếm thị trường, tạo điều kiện tiếp thu công nghệ mới, thực hiện chủ trương đó, Công ty giầy Hải Hưng đã tiếp cận với công ty FREEDOM của Hàn Quốc. Công ty FREEDOM cung cấp những nguyên liệu chính và mua lại sản phẩm là giầy thể thao xuất khẩu của công ty làm ra mà hai bên đã thoả thuận. Trong môi trường mới, các cán bộ lãnh đạo của công ty được bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý cho hợp với tình hình mới. Đến tháng 09/1994 chính thức đi vào hoạt động với nhiệm vụ chính là sản xuất giầy thể thao xuất khẩu. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động công ty đã tạo công ăn việc làm cho đội ngũ công nhân, thu hút được thêm lao động nông thôn trong tỉnh và gặt hái được nhiều thành tựu, đây là một sự phát triển của công ty và thể hiện hướng đi đúng của ban lãnh đạo công ty. Tháng 01/1997 theo Quyết định tách Tỉnh của Nhà nước, Tỉnh Hải Hưng tách thành hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, công ty thuộc địa phận tỉnh Hải Dương quản lý đổi tên thành “ Công ty giầy Hải Dương”. Giai đoạn từ 07/2003 đến nay. Căn cứ theo quyết định số 64/2002 NĐ-CP ngày 19/06/2002 của Chính phủ về cổ phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước, công ty thực hiện cổ phần hoá theo hình thức thứ hai. Điều 3 Nghị định 64/2002 NĐ-CP. Theo hình thức này công ty tiến hành cổ phần hoá trong đó Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối (51%) và phần vốn còn lại của Nhà nước được bán và kết hợp với phát hành cổ phiếu để huy động vốn, UBND Tỉnh Hải Dương phê duyệt tại Quyết định số 1805/ QĐ-UB và đổi tên thành “Công ty cổ phần giầy Hải Dương”. Trong năm đầu cổ phần hoá công ty gặp phải một số khó khăn trong quản lý do còn bỡ ngỡ trước sự chuyển đổi hình thức sở hữu, nhưng các nhà quản lý đã nhanh chóng tiếp cận với mô hình quản lý mới, cán bộ nhân viên công ty được đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác, chuyên môn nghiệp vụ. Hiện nay, công ty đã xây dựng được mô hình quản lý gọn nhẹ và hiệu quả. Công ty đã thu hút được hơn 1700 lao động có việc làm thường xuyên, với nhiệm vụ sản xuất là làm giầy thể thao, giầy vải xuất khẩu, thu nhập bình quân của người lao động là 800.000 đồng/người. Công ty không những mở rộng được quy mô sản xuất mà còn mở rộng được thị trường tiêu thụ (trước đây thị trường tiêu thụ được Hàn Quốc bao tiêu nhưng hiện tại công ty đã xuất hàng sang một số nước Châu Âu và xuất cả sang Nhật Bản). Tất cả những thành tích mà công ty đạt được chứng tỏ khả năng tăng trưởng tiến bộ của Công ty giầy Hải Dương (nay là Công ty cổ phần giầy Hải Dương) trong những năm qua. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty CP giầy Hải Dương. Hiện tại, trong diều kiện vừa chuyển từ mô hình quản lý là DNNN sang mô hình quản lý Công ty cổ phần, ban lãnh đạo Công ty cổ phần giầy Hải Dương đã hết sức cố gắng và từng bước chấn chỉnh, hoàn thiện bộ máy quản lý mới này. Giám đốc (CTHĐQT) PGĐ Hành chính PGĐ SX- KD Phòng kế toán- tài vụ Phòng vật tư Phòng kế hoạch Phòng kỹ thuật Phòng QLCL Phòng tổ chức- hành chính Phòng cơ Điện PX chặt PX cán PX may I,II PX đế PX gò ráp Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của ông ty CP giầy Hải Dương Chú thích: :Quan hệ trực tuyến. : Quan hệ chức năng. Trong đó: - Hội đồng quản trị là nơi có thẩm quyền quyết định mọi vấn đề của công ty có liên quan đến mục đích và lợi ích của công ty. - Ban kiểm soát có nhiệm vụ giam sát hoạt động của hội đồng quản trị. - Giám đốc là người đại diện trước pháp luật và điều hành mọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về điều hành công ty. - Các Phó giám đốc phụ trách quản lý các mảng và chịu trách nhiệm trước giám đốc; đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được liên tục, cân đối, nhịp nhàng. + Phó giám đốc hành chính: Chỉ đạo công tác hành chính, tài vụ, tổ chức quản lý lao động sao cho hiệu quả. + Phó giám đốc sản xuất- kinh doanh: Là người phụ trách toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng của sản phẩm, cân đối sản xuất giữa các phân xưởng. - Các phòng ban chức năng hoạt động trong lĩnh vực của mình và chịu trách nhiệm quản lý công việc và nhiệm vụ của mình. + Phòng kế toán- tài chính: đảm nhận công việc thu chi và hạch toán kế hoạch các hoạt động thu chi trong công ty; có nhiệm vụ thực hiện các chính sách, chế độ tài chính, thể lệ của Nhà nước, cung cấp thông tin về tình hình tài chính cho nhà quản lý để đưa ra quyết định đúng đắn, kịp thời. + Phòng tổ chức hành chính:là nơi thực hiện công việc ngoại giao, đối nội trong công ty, quản lý lao động và đảm bảo thực hiện các chế độ cho người lao động, sắp xếp tuyển chọn và bố trí lao động, nhân viên. + Phòng vật tư: là nơi thực hiện lập kế hoạch và giám sát việc thực hiện kế hoạch, đồng thời thực hiện và giám sát việc XNK của công ty. + Phòng kỹ thuật: là nơi chịu trách nhiệm xây dựng, cải tiến quy trình công nghệ sản xuất và đưa vào thực tiễn các sáng kiến cải tiến trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất hoạt động của dây chuyền. Làm nhiệm vụ sửa chữa và bảo dưỡng trang thiết bị phục vụ cho sản xuất không bị gián đoạn. + Phòng KCS: đây là nơi chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng của sản phẩm, nghiệm thu sản phẩm ở từng giai đoạn công nghệ và đưa ra các quyết định kịp thời để sửa chữa. + Phòng Cơ điện: đây là nơi phụ trách việc cung cấp điện choa toàn bộ hoạt động của công ty. -Các phân xưởng Chặt, phân xưởng May, phân xưởng Gò- Ráp, phân xưởng Cán, phân xưởng Đế: là nơi trực tiếp tham gia tạo ra sản phẩm và đảm bảo thực hiện kế hoạch sản xuất. Đặc điểm về các nguồn lực của Công ty CP giầy Hải Dương. Đặc điểm về máy móc thiết bị. Công ty sử dụng rất nhiều máy móc thiết bị nhưng theo từng công đoạn có những loại máy chính sau: Phân xưởng chặt: máy chặt, máy dẫy da, máy in cao tần, máy cán vải,... Phân xưởng may: máy may công nghiệp, máy bồi keo, máy may vi tính,... Phân xưởng gó ráp: máy gò, máy ép bốn phía, hệ thống băng chuyền, hệ thống lồng sấy,... Đặc điểm về tình hình sử dụng nguyên vật liệu. Để sản xuất ra các sản phẩm là giầy thể thao, công ty CP giầy Hải Dương phải sử dụng một khối lượng lớn, chủng loại nhiều vật liệu mỗi loại có nội dung kinh tế và tính năng khác nhau.Do đó để tiện cho việc quản lý và hạch toán chính xác đơn giản công việc, công ty CP giầy Hải Dương đã phân loại nguyên vật liệu thành các loại sau: -Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động cấu tạo nên hình dánh sản phẩm như: + Các loại giả da (Giả da PU, giả da DSW, giả da 3M, giả da PVC,..) + Các loại vải (vải thô, Mesh, Cốm, vải tri cốt, vải vi saterry,...) -Vật liệu phụ: là những đối tượng không cấu thành nên thực thể sản phẩm nhưng nó góp phần hoàn thiện sản phẩm như: Bìa texion, đệm đế, mát Oze, tem các loại, trang trí, mút xốp, EVA, keo các loại... - Nhiên liệu: Than kíp lê, dầu máy khâu, xăng công nghiệp, mỡ bò... - Phụ tùng thay thế: chân vịt máy khâu, ổ chao máy khâu, dao máy gò,... - Công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất gồm dao chặt, phom giầy, dao dẫy da, thùng Carton, băng dính,... Đặc điểm chủ yếu về nguyên vật liệu sản xuất của công ty là tính đa dạng và phức tạp nó được thục hiện qua các đặc thù của sản phẩm giầy là sự kết hợp phức tạp của các nguyên vật liệu và các nguyên tố hóa học. Hầu hết các nguyên vật liệu chính của công ty đều phải nhập khẩu từ nước ngoài chủ yếu từ Hàn Quốc, Trung Quốc. Phương thức nhập thường nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài với khối lượng và giá cả hợp lý, không phải chi phí trung gian. Một số loại vật liệu nhỏ công ty nhập qua các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu trong nước. Đặc điểm về quy trình sản xuất. * Bộ phận sản xuất chính: Quy trình sản xuất giầy thể thao là quy trình sản xuất công nghệ phức tạp chế biến kiểu liên tục, quá trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạn được tổ chức chia thành 6 phân xưởng sản xuất theo sơ đồ sau: Phân xưởng cán chặt Phân xưởng cán- bồi Phân xưởng may I Phân xưởng may II Phân xưởng đế Phân xưởng gò- ráp Sơ đồ quy trình sản xuất giày thể thao Phân xưởng Đế: Có nhiệm vụ sản xuất đé giầy, nguyên liệu chủ yếu là cao su nguyên chất, được lấy từ kho cho vào máy cán luyện thành phôi rồi ép thành đế của từng đôi giầy theo kích cỡ kiểu dáng khác nhau. Phân xưởng Cán: Một số nguyên vật liệu trước khi tiến hành chặt phải trải qua giai đoạn cán để gia công áp dính vào nhau sau đó chuyển đến bộ phận chặt. Phân xưởng Chặt: Nhận nguyên vật liệu và sản phẩm sau khi trải qua giai đoạn cán đưa vào máy chặt để thành các chi tiết nhỏ, công nhân cần phải định vị da theo cỡ số để tận dụng tối đa các tấm da. Các chi tiết bán thành phẩm được bộ phận KCS kiểm tra nhập kho để xuất cho phân xưởng may gồm 2 bộ phận cán và chặt Phân xưởng May: Được chia thành hai chuyền may I và II chiếm khoảng 60% tổng số lao động. Phân xưởng may nhận bán thành phẩm của phân xưởng chặt và một số vật liệu phụ khác tiến hành may theo dây chuyền. Một số chi tiết tiến hành thêu, sau đó may định vị các chi tiết, may theo dây chuyền, cuối chuyền thu được mũ giầy hoàn chỉnh và tiến hành kiểm tra chất lượng bán thành phẩm trước khi nhập kho. Phân xưởng Gò- ráp: Được chia thành 2 chuyền. Sau khi nhận mũ may từ phân xưởng may chuyển sang, nhận đế và vật liệu phụ từ kho nguyên liệu tiến hành các công đoạn gò- ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh cuối công đoạn tiến hành vệ sinh. Thành phẩm hoàn chỉnh qua kiểm tra chất lượng của cán bộ KCS sau đó được nhập kho thành phẩm. * Bộ phận sản xuất phụ trợ. - Bộ phận kỹ thuật: Đảm nhận việc triển khai quy trình công nghệ sản xuất, chuẩn bị dưỡng mẫu cho sản xuất. - Bộ phận quản lý chất lượng (KCS): Để quản lý chặt chẽ công tác sản xuất thì cán bộ KCS hoạt động ở tất cả các phân xưởng, giám sát hoạt động sản xuất của đơn vị, kiểm tra chất lượng sản phẩm của từng bộ phận sản xuất, kịp thời thông báo cho các bộ phận sản xuất khi có sản phẩm chưa đạt chất lượng. - Bộ phận cơ điện: Phụ trách việc cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện của công ty. Đặc điểm về sản phẩm, khách hàng, thị trường. 4.4.1- Đặc điểm về sản phẩm. Sản phẩm chính của công ty là giầy thể thao, tuy nhiên trong những năm gần đây để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cũng như tận dụng nguồn nhân lực đồi dào, công ty đã đa dạng hóa sản phẩm, bên cạnh các sản phẩm truyền thống giầy thể thao xuất khẩu, công ty đã từng bước đưa vào sản xuất các loại giầy vải phục vụ lĩnh vực quốc phòng, hàng không dân dụng. 4.4.2- Đặc điểm về thị trường. Nhận diện thị trường là khâu đầu tiên trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm mà bất kỳ doanh nghiệp sản xuất nào cũng phải tiến hành. Nhận thấy tầm quan trọng của nó, công ty CP giầy Hải Dương đã cử các chuyên viên nghiên cứu về thị trường, về tình hình biến động nhu cầu giá cả của các loại sản phẩm giầy trên thị trường. Công ty cũng thông qua các hội nghị khách hàng để điều tra thông tin về thị trường nhằm nắm bắt nhu cầu cũng như phản ứng từ phía khách hàng về chất lượng mẫu mã, giá cả...Sản phẩm của công ty đã chiếm lĩnh thị trường của các nước Châu Âu như Italia, France, Anh, Hungary, Đức, Úc, Bỉ,... Đặc điểm về vốn. Bảng số 1: Thống kê tài sản của Công ty CP giầy Hải Dương Chỉ tiêu Đơn vị 2007 2008 2009 Giá trị TSCD BQ trong năm Tỷ đồng 37,8 16,29 20 Tỷ trọng % 53,39 26,58 25,97 VLD BQ trong năm Tỷ đồng 33 45 57 Tỷ trọng % 46,61 73,42 74,03 Tổng vốn Tỷ đồng 70,8 61,29 77 % 100 100 100 Hàng năm công ty đầu tư nguồn vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Tốc độ tăng của vốn lưu động qua các năm là lớn do công ty từng bước cải tiến máy móc, công nghệ sản xuất. Do vậy, vốn cố định của công ty thấp hơn so với vốn lưu động vì công ty ngoài nhà xưởng, đất đai ra còn một số trang thiết bị máy móc đưa thêm vào chiếm phần lớn vốn cố định. Công ty đầu tư thêm máy móc, nhà xưởng, trang thiết bị phục vụ sản xuất làm tăng sản lượng, sản lượng năm sau thường cao hơn năm trước do vậy dẫn đến doanh thu tăng, lợi nhuận tăng. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP giầy Hải Dương trong 3 năm 2007 – 2009. Bảng số 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP giầy Hải Dương từ năm 2007-2009. (Đơn vị tính: Tr. đồng.) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh % 2008/2007 2009/2008 1. Tổng doanh thu 13245 18105 20707 36,70 14,37 2. Doanh thu thuần 12567 17423 19706 38,64 13,10 3. Doanh thu theo giá vốn 2214 3983 4556 79,90 1438 4. Lãi gộp 10353 13440 15150 29,81 12,72 9. Lợi nhuận trước thuế 700 1080 1450 54,3 34,3 10. Thuế phải nộp 224 264 389 17,86 47,35 11. Lợi nhuận sau thuế 476 873 1061 71,42 30,02 (Số liệu tham khảo tại phòng kế toán và phòng tổ chức hành chính) Nhìn chung, doanh thu liên tục tăng, nhưng tăng nhẹ, năm 2009 tăng 14,37% so với năm 2008. Lợi nhuận sau thuế tăng 397 triệu đồng với tỷ lệ tăng 71,42% năm 2008 so với năm 2007, nhưng tỷ lệ giảm chỉ còn 30,02% năm 2009 so với năm 2008, tương ứng 188 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế không tăng nhiều do giá cả một số nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ phần lớn phải nhập khẩu tăng lên theo tỷ giá đồng Đôla Mỹ, và việc ngành giầy da bị áp thuế chống bán phá giá ở Châu Âu khiến cho công ty gặp phải nhiều khó khăn. Hằng năm công ty liên tục đầu tư xây dựng mở rộng nhà xưởng, trang bị mới nhiều máy móc thiết bị hiện đại, nhằm tăng năng suất, chất lượng đưa doanh thu năm nay cao hơn năm trước. II/ Phân tích tình hình sử dụng lao động ở Công ty cổ phần giầy Hải Dương. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động. Yếu tố thuộc bản thân công ty. Với quy mô tương đối lớn, với hơn 1700 cán bộ công nhân viên trong đó chủ yếu là lao động trực tiếp sản xuất cho nên việc bố trí sử dụng lao động của công ty là rất khó khăn. Công nghệ để sản xuất ra một sản phẩm của ngành giầy là khá lẻ tẻ và tỉ mỉ nên việc sử dụng lao động của công ty phải tuân theo quy trình đó, cần nhiều lao động cho một dây chuyền, một công đoạn sản xuất. Nền kinh tế của đát nước đang đi lên hòa nhập với sự phát triển đó tình hình sản xuất kinh doanh của công ty ngày một phát triển. Năm 2009 tổng số vốn của công ty là 77 tỷ đồng, vốn cố định là 20 tỷ đồng, vốn lưu động là 57 tỷ đồng chiếm 74,02%, như vậy có thể nói khả năng tài chính của công ty là khá tốt. Yếu tố môi trường. Yếu tố môi trường ở đây bao gồm cả môi trường ngành, sự cạnh tranh của các ngành có liên quan và yếu tố pháp luật. Hiện nay ngành giầy của nước ta rất phát triển, công ty có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như: Công ty giầy Cẩm Bình, Công ty giầy Việt Phát,..., cho nên việc lựa chọn công việc giữa các công ty của người lao động là rất lớn. Sự giống nhau trong một số công đoạn của ngành giầy và một số ngành như may mặc cũng ảnh hưởng không nhỏ tới việc thu hút, sử dụng lao động của công ty. Ngành may mặc hiện nay đang phát triển về số lượng, số lượng công nhân của ngành may cần là rất lớn, để phục vụ cho mục đích xuất khẩu, do đó để giữ lại được những người lao động giỏi cho mình công ty phải một mặt tạo điều kiện làm việc tốt cho người lao động, mặt khác có các chính sách lao động hợp lý. Một trong các yếu tố thuộc về môi trường có ảnh hưởng không nhỏ tới việc sử dụng lao động đó pháp luật, ví dụ như trong dây chuyền sản xuất của công ty có chuyền bao gói, đây là chuyền có yêu cầu về trình độ lành nghề không cao và phù hợp với nhiều độ tuổi lao động nên việc ký kết hợp đồng lao động với các lao động trẻ chưa đủ tư cách pháp nhân là điều dễ mắc phải. Yếu tố thuộc bản thân người lao động. Con người vừa là động lực, mục tiêu của sự phát triển, nhận thức được tầm quan trọng đó công ty luôn luôn thực hiện chính sách đào tạo đi đôi với phát triển nhằm nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động vì thế mà lượng lao động trong công ty luôn ổn định và ít biến động, trình độ lành nghề của công nhân ngày càng được nâng cao. Tình hình sử dụng lao động ở Công ty CP giầy Hải Dương Cơ cấu lao động của Công ty CP giầy Hải Dương. Cơ cấu lao động theo giới tính. Bảng số 3: Bảng cơ cấu lao động theo giới tính (Đơn vị tính: Người) TT Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tỷ lệ % 2008/2007 2009/2008 Tổng số lao động 1521 1616 1721 6,25 6,49 1 Nam 599 664 719 10,85 8,28 2 Nữ 922 952 1002 3,25 5,25 ( Số liệu tham khảo ở phòng hành chính tổ chức) Do đặc điểm riêng có xuất phát tính chất sản xuất kinh doanh của ngành giầy đó là cần cù, chịu khó và tỉ mỉ nên lực lượng lao động nữ của công ty chiếm tới trên 60% trong tổng số cán bộ công nhân viên của công ty. Lực lượng lao động nữ của công ty đều tăng qua các năm, năm 2008 so với năm 2007 tăng 3,25%, năm 2009 so với năm 2008 tăng 5,25%. Tỷ lệ lao động của nữ cao là do: Lao động nữ cần cù, chịu khó, khéo léo với công việc. Tâm lý làm việc ổn định do ảnh hưởng bởi ý nghĩ về gia đình cho nên họ không muốn thay đổi công việc. Dễ điều động bố trí do bản tính người phụ nữ là không muốn va chạm và tranh luận. Tuy nhiên tỷ lệ này cao cũng có những hạn chế nhất định: Không thích hợp với những công việc nặng nhọc đòi hỏi về thể lực và thời gian làm việc. Nhiều khi làm gián đoạn các qui trình sản xuất do phải nghỉ ngơi trong thời gian thai sản, thời gian chăm sóc con. Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa. Bảng số 4: Bảng cơ cấu lao động theo trình độ văn hoá. (Đơn vị tính: Người) TT Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tỷ lệ % 2008/2007 2009/2008 Tổng số lao động 1521 1616 1721 6,25 6,49 1 - Đại học + Trên ĐH 70 76 82 8,57 7,89 2 - CĐ + THCN 47 49 72 4,62 46,97 3 - THPT + THCS 1404 1491 1567 6,20 1.05 ( Số liệu tham khảo ở phòng hành chính tổ chức) Theo bảng số 4 ta thấy 100% lực lượng lao động của công ty đều tốt nghiệp trung học cơ sở đáp ứng nhu cầu đòi hỏi tối thiểu của xã hội. Lực lượng lao động này sau quá trình học tập tại công ty đều được giữ lại và phân công theo đúng chuyên ngành đã học. Cơ cấu lao động theo chức năng. Bảng số 5: Bảng Cơ cấu lao động theo chức năng (Đơn vị tính: Người) TT Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tỷ lệ % 2008/2007 2009/2008 Tổng số lao động 1521 1616 1721 6,25 6,49 1 Lao động trực tiếp 1231 1324 1425 7,55 7,63 2 Lao động gián tiếp 290 292 296 0,69 1,37 ( Số liệu tham khảo ở phòng hành chính tổ chức) Đối với lao động trực tiếp: Lực lượng này qua các năm đều tăng, năm 2008 so với năm 2007 tỷ lệ tăng là 7,55%, năm 2009 so với năm 2008 là 7,63%, tỷ lệ này tăng nhưng có xu hướng chậm lại là do: Thứ nhất, nhu cầu sản xuất của công ty, công ty luôn có xu hướng đầu tư dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại nhằm sử dụng ít lao động nhằm tinh giản lực lượng lao động của mình hơn. Thứ hai, bởi các đối thủ cạnh tranh trong ngành giầy là rất mạnh nên cũng đã thu hút một phần nào lực lượng lao động ở thị trường. Đối với lao động gián tiếp: Tỷ lệ tăng của lực lượng này năm 2008 so với năm 2007 là 0,69%, năm 2009 so với năm 2008 tăng 1,37%. Điều này xuất phát từ vai trò quan trọng của lực lượng lao động này.Bởi vì hoạt động lao động của họ tuy không trực tiếp tham gia vào sản xuất, tạo ra sản phẩm nhưng gián tiếp quyết định đến số lượng và chất lượng của sản phẩm, các quyết định lớn trong công ty như: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Bằng cách nào? Số lượng và chất lượng là bao nhiêu? Thực hiện quản lý các vấn đề của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh, lao động tiền lương, các chế độ xã hội phúc lợi, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực... Do đó lao động quản lý có vai trò quan trọng đối với hiệu quả, hiệu suất của sản xuất kinh doanh, vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn lành nghề. Bảng số 6: Bảng cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn lành nghề. (Đơn vị tính: Người) TT Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Tỷ lệ % 2008/2007 2009/2008 Tổng số lao động 1521 1616 1721 6,25 6,49 1 CB quản lý kinh tế 70 73 72 4,27 -1,37 2 CB kỹ thuật nghiệp vụ 130 132 135 1,54 2.27 3 Nhân viên phục vụ 90 87 89 -3,33 2,30 Thợ bậc 1 439 467 509 6,38 8,99 Thợ bậc 2 288 301 310 4,51 2,99 Thợ bậc 3 140 152 161 8,57 5,92 Thợ bậc 4 152 171 182 12,50 6,43 Thợ bậc 5 102 121 143 18,63 18,18 Thợ bậc 6 98 93 95 4,49 2,15 Thợ bậc 7 21 19 25 -9,52 31,58 ( Số liệu tham khảo ở phòng hành chính tổ chức) Lao động theo trình độ lành nghề được áp dụng với lực lượng lao động trực tiếp ở công ty. Tuy đã đạt được những thành công nhất định trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân lực song qua bảng số 6 ta có thể thấy trình độ tay nghề của công nhân chưa cao. Năm 2007 tỷ lệ lao động của công nhân bậc 1, bậc 2, bậc 3 so với tổng số lao động chiếm 70,43%, năm 2008 tỷ lệ này là 69,47%, và năm 2009 tỷ lệ này giảm xuống nhưng chiếm vẫn cao 68,77%. Mặc dù tỷ lệ này qua các năm đều có xu hướng thấp dần nhưng còn chậm và còn quá lớn. Cũng theo bảng số 6, ta còn thấy lực lượng lao động có tay nghề cao tăng nhưng tỷ lệ tăng không đáng kể. Xuất phát từ vai trò quan trọng của lượng này công ty và đặc biệt là phòng hành chính tổ chức có các chính sách như nâng cao trình độ cho người lao động bằng các biện pháp mở các lớp ngay tại công ty kết hợp với công nhân có kỹ thuật cao, mời các kỹ sư ở các trường đại học về giảng dạy... Cơ cấu lao động theo thâm niên. Nghiên cứu số lao động có thâm niên công tác phản ánh số năm đã làm, tham gia vào quá trình sản xuất xã hội ở nhiều ngành nghề, doanh nghiệp khác nhau. Bảng số 7: Cơ cấu lao động theo thâm niên trong Công ty CP giầy Hải Dương. (Đơn vị tính: Người) Năm Chỉ tiêu 2009 Số lượng lao động có thâm niên nhỏ hơn 5 năm 759 Số lượng lao động có thâm niên từ 5-10 năm 481 Số lượng lao động có thâm niên từ 10-15 nắm 281 Số lượng lao động có thâm niên từ 15-20 năm 152 Số lượng lao động có thâm niên trên 20 năm 48 ( Số liệu tham khảo ở phòng hành chính tổ chức) Qua số liệu trên ta thấy: Số lượng lao động có thâm niên nhỏ hơn 5 năm trong công ty chiếm 44,1%. Số lượng lao động có thâm niên từ 15-20 năm là 8,83%, trên 20 năm là 2,8%. Như vậy ta thấy: Số lượng lao động có thâm niên càng cao thì tỷ lệ càng giảm điều đó phản ánh đúng với thực trạng kinh tế hiện nay, khi mà sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong cùng ngành hoặc các ngành có liên quan ngày càng lớn. Mức độ thâm niên còn đánh giá được sự trung thành của người lao động đối với doanh nghiệp. Cơ cấu lao động theo vị trí. Trong công ty mỗi loại lao động có một vị trí nhất định đối với nhiệm vụ sản xuất, để đánh giá mức dộ sử dụng lao động có hiệu quả của công ty cần phải đi sâu phân tích từng loại lao động. Bảng số 8: Cơ cấu lao động của Công ty CP giầy Hải Dương (Đơn vị tính: Người) Năm Chức danh 2007 2008 2009 So sánh % 2008/2007 2009/2008 Tổng số lao động 1521 1616 1721 - - Trong đó: 1. Công nhân sản xuất 1231 1324 1425 7,55 7,63 - Công nhân chính 852 855 905 0,35 5,84 - Công nhân phụ 130 173 209 33,08 20,80 - Công nhân phục vụ 249 296 311 18,87 5,07 2. Lao động kỹ thuật 130 132 135 1,54 2,27 3. Lao động quản lý kinh tế 70 73 72 4,29 -1,37 4. Lao động quản lý hành chính 90 87 89 -3,33 2,3 ( Số liệu tham khảo ở phòng hành chính tổ chức) Đối với công nhân sản xuất: Qua các năm thì lượng công nhân viên của công ty đều tăng, công nhân chính năm 2008 tăng so với năm 2007 là 0,35%, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 5,84%, điều này cho thấy đây là một hiện tượng tốt bởi lẽ công nhân chính chính là người trực tiếp tạo ra sản phẩm cho công ty. Công nhân phụ và công nhân phục vụ đều tăng nhưng tỷ lệ tăng này có giảm, điều này cho thấy lực lượng công nhân phụ và công nhân phục vụ có trình độ lành nghề, am hiểu công việc được nâng lên rất cao. Một công nhân phụ có thể giúp được 4 người công nhân chính, một công nhân phục vụ giúp được 3 người công nhân chính. Đối với lao động quản lý: Trong khi lao động trực tiếp tăng thì lao động quản lý kinh tế lại giảm. lao động kỹ thuật và lao động quản lý hành chính có tăng nhưng tốc độ tăng chậm và có xu hướng giảm. Lao động quản lý kinh tế năm 2008 so với năm 2007 còn tăng 4,29% thì đến năm 2009 so với năm 2008 giảm còn 1,37%. Đây là dấu hiệu đáng mừng đới với công ty, bởi tỷ trọng lao động trực tiếp tăng, tỷ trọng lao động quản lý giảm trong tổng số lượng lao động của công ty đã phản ánh cải thiện chất lượng sử dụng các lực lượng lao động của công ty, việc giảm lực lượng lao động quản lý còn cho thấy lao động quản lý của công ty có trình độ chuyên môn cao, quản lý một cách tập trung, không dàn trải, lãng phí Phân tích biến động lao động. Để thấy được rõ hơn những biến động lao động ở công ty, ta sẽ phân tích tình hình sử dụng lao động, tình hình sử dụng thời gian lao động, phân tích về năng suất lao động, thu nhập bình quân của ngưòi lao động qua đó có thể đánh giá một cách chính xác nhất xem công ty sử dụng lao động cố hiệu quả không, có hợp lý không. Bảng số 9: Tình hình biến dộng lao động của Công ty Cp giầy Hải Dương. TT Chỉ tiêu Năm 2009 1 Tổng số lao động đầu năm 1616 2 Số lao động tăng trong năm (tuyển dụng) 170 3 Số lao động giảm trong năm 65 -Hưu trí 12 -Đuổi việc 53 4 Lao động cuối năm 1721 Qua bảng trên ta thấy, số lao động cuối năm tăng so với đầu năm là 105 nguời tương ứng với 6,5%, như vậy biến động số lượng lao động trong công ty là không lớn, song số lượng lao động bị đuổi việc là khá cao, chiếm 81,54% trên tổng số lao động giảm trong năm, do đó công ty cần chú ý trong quá trình tuyển dụng, cần sát sao hơn nữa, không nên tuyển một cách ồ ạt, thiếu kiểm tra, dễ dẫn đến việc công nhân trong quá trình làm việc không đáp ứng được yêu cầu công việc, thiếu trách nhiệm với công việc khiến cho hoạt động sản xuất gặp khó khăn, gây tốn kém cho công ty. Phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động. Bảng số 10: Tình hình sử dụng thời gian lao động của công nhân sản xuất ở phân xưởng may I năm 2009 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch Thực hiện 1 Thời gian theo lịch Ngày 365 365 Nghỉ lễ và chủ nhật Ngày 61 61 2 Thời gian theo danh nghĩa Ngày 304 304 3 Vắng mặt trong công tác Ngày 19 74 - Nghỉ phép năm Ngày 10 10 - Nghỉ thai sản Ngày 5 10 - Nghỉ hoàn thành c._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26708.doc
Tài liệu liên quan