Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê của các hộ nông dân ở huyện Lào Ngam – Tỉnh Salavan - Nước CHDCND Lào

Tài liệu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê của các hộ nông dân ở huyện Lào Ngam – Tỉnh Salavan - Nước CHDCND Lào: ... Ebook Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê của các hộ nông dân ở huyện Lào Ngam – Tỉnh Salavan - Nước CHDCND Lào

doc117 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1498 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê của các hộ nông dân ở huyện Lào Ngam – Tỉnh Salavan - Nước CHDCND Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. MỞ ĐẦU 1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là một quốc gia không có biển, với tổng diện tích tự nhiên là 236.800 km2, phần lớn lãnh thổ là đồi núi, song cũng có một số đồng bằng và cao nguyên tạo ra một địa hình đa dạng và thiên nhiên ban tặng cho nhiều nguồn tài nguyên quý giá (khoáng sản, lâm sản, đất đỏ bazan mầu mỡ ở miền Nam Lào...). Dân số Lào năm 2007 là 5,88 triệu người trong đó dân cư sinh sống bằng nghề nông chiếm khoảng 80%. Trong giai đoạn năm 2004 đến năm 2006, GDP của Lào tăng ổn định ở mức 6,6%/năm và năm 2007 là 8% [1]. Hiện nay mức đóng góp của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP vẫn chiếm tỷ trọng lớn tới 38,6%; ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 35,7%; ngành thương mại và dịch vụ chiếm 27,7%. Đời sống nhân dân cả nước ngày càng ổn định và từng bước được cải thiện, GDP đầu người năm 2007 là 678 USD. Số người dân sống dưới mức trung bình (tiêu chuẩn Liên hợp quốc) còn 29% chủ yếu là ở vùng nông thôn và vùng sâu vùng xa [2]. Để nâng cao và ổn định đời sống của người dân đặc biệt là người nông dân, phát triển ổn định và bền vững nền kinh tế nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng, Đại hội lần thứ VI Đảng nhân dân Cách mạng Lào đã xác định “Lấy chủ trương, chính sách xây dựng cơ cấu kinh tế nông – lâm nghiệp gắn với công nghiệp và dịch vụ, ngay từ đầu coi nông – lâm nghiệp là cơ bản, tạo tiền đề vững chắc cho công nghiệp, dịch vụ phát triển”. Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nền kinh tế nông thôn Lào đã và đang trên đà phát triển ổn định, đặc biệt ngành nông - lâm nghiệp có tỷ trọng hàng hoá ngày càng cao, đang tạo đà cho việc hiện đại hoá nông-lâm nghiệp của Lào. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Lào đã tận dụng, phát huy thế mạnh và những ưu đãi do thiên nhiên ban tặng để hướng tới xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của mình, đặc biệt là các mặt hàng từ nông – lâm sản, gồm gỗ và sản phẩm từ gỗ, cà phê... Đến nay thị trường xuất khẩu của Lào khá đa dạng, ngoài một số thị trường truyền thống như Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc đến nay đã xuất khẩu sang hơn 40 thị trường, trong đó có các thị trường lớn như Australia, Anh, Pháp, Đức... Hiện nay, bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu chính của Lào như may mặc, gỗ và sản phẩm từ gỗ, chiếm tới 71,83% của tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn (1996-2005) thì cây cà phê của Lào đang dần được quan tâm đầu tư và bước đầu tìm được chỗ đứng trong nền kinh tế. Trong 10 năm xuất khẩu cà phê của Lào đạt 217,31 triệu USD chiếm 7,01% của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, năm 1998 đạt cao nhất 49,25 triệu USD và năm 2005 đạt thấp nhất chỉ được 10 triệu USD. Thị trường xuất khẩu cà phê chủ yếu là các nước Tây Âu và Nhật Bản dưới dạng nguyên liệu thô, chưa chế biến. Cà phê Lào nổi tiếng về mùi vị và là cà phê sạch không có hóa chất, nhưng sức cạnh tranh vẫn thấp do thiếu sự đầu tư công nghệ sau thu hoạch, thiếu thiết bị bảo quản hiện đại, việc thu hoạch và bảo quản thủ công khiến chất lượng thấp, dẫn đến giá cả thấp hơn 10% so với giá thế giới [3]. Cây cà phê được trồng tập trung chủ yếu ở 4 tỉnh phía Nam của Lào nằm trên cao nguyên Bolaven gồm Attapu, Salavan, Xekong, Chămpasắc. Trong đó Salavan là tỉnh có diện tích đất trồng cà phê lớn nhất, mà chủ yếu được trồng tập trung ở huyện Lào Ngam. Cây cà phê trồng ở huyện Lào Ngam có năng suất và chất lượng cao. Hiện nay theo số liệu đã được công bố thì diện tích đất có khả năng trồng được cây cà phê chiếm 79% tổng số diện tích đất của cả huyện, thu hút khoảng 50% số hộ nông dân của huyện tham gia trồng cà phê. Những hộ nông dân trồng cà phê ở huyện Lào Ngam có nguồn thu nhập chính và chủ yếu là từ cây cà phê còn các nguồn thu nhập khác không đáng kể, cho nên những hộ nông dân này khi gặp rủi ro thì sẽ bị tác động rất lớn. Sản xuất cà phê của các hộ nông dân ở Lào Ngam chủ yếu ở quy mô nhỏ với năng suất bình quân 400 kg/ha, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực cũng như Việt Nam. Người sản xuất cà phê đang phải chấp nhận nhiều rủi ro, chủ yếu là do sự biến động của giá cả đầu vào và đầu ra. Đầu ra sản phẩm cà phê thường xuyên biến động về giá cả do thị trường không ổn định, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, những rủi ro khác do dịch bệnh, thiên tai cũng đã làm thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất, đặc biệt là những hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ, mức đầu tư thâm canh, trình độ khoa học kỹ thuật kém. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê ở các hộ nông dân ở Lào Ngam như thế nào? gặp những khó khăn và rủi ro gì? nguyên nhân là do đâu? những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cà phê cho các hộ nông dân ra sao? Mặt khác hiện nay chưa có một nghiên cứu nào nhằm đưa ra căn cứ khoa học về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê của các hộ nông dân ở huyện Lào Ngam. Do vậy, nghiên cứu này nhằm tìm ra căn cứ khoa học liên quan đến tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê của các hộ nông dân ở huyện Lào Ngam - tỉnh Salavan - CHDCND Lào. Xuất phát từ những đòi hỏi thực tế ở trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê của các hộ nông dân ở huyện Lào Ngam – Tỉnh Salavan - Nước CHDCND Lào” để nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề đã và đang đặt ra đối với người nông dân trồng cà phê ở huyện Lào Ngam. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Thông qua việc nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê ở huyện Lào Ngam, tỉnh Salavan, nước CHDCND Lào nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ cà phê ở địa phương thời gian qua từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sản xuất nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất, tiêu thụ cà phê ở địa bàn nghiên cứu thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm các cây công nghiệp dài ngày nói chung, cây cà phê nói riêng; - Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê của các hộ nông dân ở địa bàn nghiên cứu trong 3 năm (2006-2008); - Phân tích nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê ở địa phương trong thời gian qua; - Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh sản xuất, nâng cao kết quả hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cà phê của các hộ nông dân ở địa bàn nghiên cứu đến năm 2015. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hộ nông dân sản xuất cà phê và các cá nhân tổ chức thu mua cà phê ở huyện Lào Ngam. 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu về tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê và những khó khăn, tồn tại mà các hộ nông dân trồng cà phê ở địa bàn nghiên cứu gặp phải thời gian qua. - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Lào Ngam - Tỉnh Salavan - Nước CHDCND Lào. - Về thời gian: Nghiên cứu về tình hình sản xuất, tiêu thụ cà phê và những khó khăn, tồn tại mà các hộ nông dân trồng cà phê gặp phải từ năm 2006 – 2008, định hướng và giải pháp đến năm 2015. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số lý luận cơ bản về sản xuất 2.1.1.1 Khái niệm về sản xuất Sản xuất là quá trình con người sử dụng lao động tác động vào tự nhiên để khai thác hoặc cải tiến các dạng vật chất của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình để tạo ra sản phẩm. 2.1.1.2 Vai trò của sản xuất Sản xuất là các hoạt động chiếm vị trí quan trọng để tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu của mỗi con người trong xã hội, để từ đó con người tiến hành các hoạt động khác, nếu không có sản xuất thì con người không thể thực hiện các hoạt động khác. Vậy, sản xuất là toàn bộ cơ sở của đời sống xã hội, là cơ sở tồn tại và phát triển của loài người, sản xuất là yêu cầu khách quan của sự tồn tại của xã hội. Quá trình sản xuất là cơ sở của đời sống xã hội đồng thời là quá trình phát triển và hoàn thiện bản thân con người. Để sản xuất có kết quả, con người không ngừng thâm nhập vào tự nhiên, khám phá phát hiện các quy luật của tự nhiên. Lịch sử của xã hội loài người, nền văn minh nhân loại gắn liền và dựa trên sự phát triển, hoàn thiện nền sản xuất. 2.1.1.3 Yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất Trong sản xuất tạo ra sản phẩm chịu tác động của nhiều yếu tố, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp phải chịu tác động của những yếu tố sau: - Các yếu tố tự nhiên: Đây là điều kiện khí hậu thời tiết, đường sá giao thông, hệ thống thủy lợi, … Các yếu tố này ảnh hưởng trong suốt quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. - Giá của các yếu tố đầu vào: Giá của các đầu vào ảnh hưởng đến sản xuất và khả năng cung ứng sản phẩm ra thị trường. Khi giá các đầu vào tăng làm cho giá thành sản xuất trên một đơn vị sản phẩm cao lên, do vậy làm cho sức sản xuất giảm từ đó làm cho khả năng cung ứng sản phẩm ra thị trường sẽ giảm xuống. - Công nghệ sản xuất: Là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất , giảm chi phí lao động trong quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, cải tạo công nghệ làm cho cung tăng lên và giá cả sản phẩm sẽ cao lên từ đó sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. - Chính sách thuế: Chính sách thuế của chính phủ có ảnh hưởng đến quyết định sản xuất do đó ảnh hưởng đến cung sản phẩm, mức thuế cao sẽ làm giảm cung ra thị trường và ngược lại. - Các yếu tố đầu ra của quá trình sản xuất như năng suất, sản lượng, giá bán và hiệu quả sản xuất ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cả về mặt lượng và mặt chất của sản xuất. Khi năng suất và giá bán cao thì kích thích được sản xuất phát triển, hiệu quả sản xuất ngày càng cao hơn. - Số lượng người sản xuất: Là số người tham gia vào sản xuất cung ứng sản phẩm càng nhiều thì khối lượng cung ra thị trường càng lớn và ngượi lại. Chính những điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả sản phẩm, từ đó sẽ tác động trực tiếp đến người sản xuất và khả năng cung ứng sản phẩm của những năm tiếp theo. - Kỳ vọng về giá hàng hóa của người sản xuất: Người sản xuất mong vào thời gian tới giá cả sẽ thay đổi theo xu hướng tăng lên từ đó sẽ kích thích được người sản xuất và khả năng cung ứng sản phẩm của họ ra thị trường sẽ tăng. - Dự đoán của người sản xuất về giá cả và các yếu tố đầu vào, đầu ra, nếu thuận lợi thì việc sản xuất và cung ứng ra thị trường sẽ thuận lợi [4]. 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của cây cà phê * Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật trong khâu sản xuất cà phê + Về giống cà phê: giống cà plời cam đoan i lời cảm ơn ii mục lục i danh mục các chữ viết tắt iii danh mục bảng iv hê có nhiều loại, mỗi loại có đặc tính sinh học khác nhau, không chỉ ảnh hưởng đến kỹ thuật sản xuất mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của người sản xuất. + Về các chế độ canh tác: cà phê là cây đòi hỏi thâm canh cao, yêu cầu đất tơi xốp, đất có nguồn dinh dưỡng cao, nguồn nước tưới đầy đủ; đây là cây công nghiệp dài ngày có tính thời vụ cao nhất là lúc thu hái. Trong điều kiện sản xuất tập trung, quy mô lớn cần phải có biện pháp tổ chức và quản lý thích hợp để khắc phục tính thời vụ, gắn sản xuất với chế biến để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế [5]. * Đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong khâu chế biến Chế biến cà phê đều được thực hiện qua hai công đoạn đó là sơ chế và tinh chế. Về công nghệ, trong chế biến cà phê nhân có hai phương pháp: chế biến khô và chế biến ướt. * Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cà phê Cây cà phê chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, nhưng yếu tố cơ bản nhất quyết định đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cà phê là điều kiện tự nhiên, bao gồm: đất đai, địa hình, nước, thời tiết và khí hậu. 2.1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cà phê 2.1.3.1 Nhóm các nhân tố tự nhiên thuộc hệ sinh thái và môi trường Các điều kiện tự nhiên nhất là đất đai, thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và chất lượng cà phê, các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên bao gồm: * Đất đai, địa hình Đối với sản xuất cà phê, đất đai có vai trò hết sức quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng cà phê. Cây cà phê có thể sinh trưởng trên nhiều loài đất khác nhau, nhưng yêu cầu khắt khe về kết cấu của đất và độ dày tầng đất canh tác. Về kết cấu, cây cà phê yêu cầu đất có kết cấu tơi xốp, thoáng khí giữ được ẩm nhưng không bị úng. Về độ dày tầng lớp canh tác thì cà phê ưa đất có độ dày tầng lớp canh tác lớn cho bộ rễ phát triển và cung cấp nhiều dinh dưỡng cho cây. Về địa hình, đất có độ dốc < 15o là phù hợp với cây cà phê. Căn cứ vào địa hình đất đai cụ thể mà bố trí cây trồng xây dựng hệ thống canh tác hợp lý để sử dụng đất có hiệu quả. * Thời tiết, khí hậu Cà phê là loại cây trồng có yêu cầu khắt khe về các yếu tố khí hậu, thời tiết, cụ thể như sau: + Về nhiệt độ: Nhiệt độ là giới hạn đời sống của cây cà phê. Nhìn chung, không có loại cà phê nào có thể chống chịu lâu với nhiệt độ xấp xỉ 00C. Trong các loại cà phê, cà phê vối chịu rét kém hơn cà phê chè. Nếu nhiệt độ trong khoảng từ 8oC - 10oC cây cà phê sẽ bị rối loạn cơ chế sinh trưởng và phát triển. Ngược lại, nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến cây cà phê, làm rụng lá, héo cành, héo ngọn và chết. Chế độ nhiệt thích hợp nhất với cây cà phê từ 200C - 250C với độ chênh lệch nhiệt độ ngày đêm thích hợp dưới 10oC. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng và hương vị của cà phê [6]. + Lượng mưa cũng là nhân tố ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Về lượng mưa: Cà phê sinh trưởng tốt ở lượng mưa từ 1500mm - 2000mm, sự phân bố thời gian mưa với vài tháng khô hanh hoặc ít mưa thích hợp với thời kỳ cây ngừng sinh trưởng trước khi trổ hoa. Nếu chế độ mưa dưới 800mm hoặc mưa 1500mm nhưng mưa đều theo tất cả các tháng trong năm cũng không tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê. Lượng mưa là yếu tố quan trọng và quyết định đến khả năng sinh trưởng, năng suất, kích thước hạt và chất lượng cà phê. Vì vậy, liên quan đến nhu cầu tưới của cà phê. Nếu nguồn nước thuận lợi chi phí tưới sẽ ít và ngược lại. + Về độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí liên quan đến sự thoát hơi nước của cây cà phê. Cường độ thoát hơi nước phụ thuộc vào độ ẩm không khí và độ chiếu sang của mặt trời. Độ ẩm không khí thích hợp với cây cà phê là 70% trở lên, ở giai đoạn cà phê ra hoa độ ẩm không khí càng cao, quá trình ra hoa tập trung, chất lượng hoa càng tốt. + Về ánh sáng: Cây cà phê ưa ánh sáng nhẹ, dưới dạng ánh sáng tán xạ, vì vậy trồng cà phê cần có cây che nắng tạo bóng mát, tuy nhiên nếu chế độ nhiệt thích hợp và có các biện pháp thâm canh thì yêu cầu này cũng chỉ ở mức độ nhất định. + Về gió: Gió lạnh hay nóng đều ảnh hưởng đến năng suất cà phê, nhất là vào mùa khô dự trữ nước trong đất ít, tốc độ gió thích hợp với cây cà phê từ 2-3 m/s. Như vậy, các yếu tố về thời tiết có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung, cây cà phê nói riêng. Mức độ phù hợp hay không phù hợp sẽ tác động đến năng suất của cây cà phê, vì vậy đến kết quả của sản xuất cà phê. Để có kết quả cao trong sản xuất con người phải khắc phục các tác động tiêu cực của khí hậu thời tiết, vì vậy thời tiết khí hậu thuận chi phí sẽ ít và ngược lại. Thời tiết khí hậu vừa ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, vừa ảnh hưởng đến lượng chi phí của người sản xuất kinh doanh, do vậy, thời tiết khí hậu là một trong các nhân tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất cà phê. 2.1.3.2 Nhóm nhân tố thuộc điều kiện kinh tế xã hội * Thị trường và qui mô thị trường Thị trường là phạm trù của kinh tế hàng hoá và là kết quả của phân công lao động xã hội trong sản xuất hàng hoá theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi mua bán hàng hoá theo nghiã rộng, thị trường là tổng hợp những điều kiện để thực hiện giá trị hàng hoá, phản ánh các quan hệ giữa người với người trong lĩnh vực trao đổi, mua bán và dịch vụ [7]. Trong nền kinh tế hàng hoá, nhân tố thị trường và quy mô thị trường có ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển kinh tế nói chung và sản xuất cà phê nói riêng. Bởi vì theo cơ chế thị trường thì sản phẩm sản xuất ra phải trở thành hàng hoá và có khả năng tiêu thụ trên thị trường. Nhân tố thị trường có tác động trực tiếp đến sản xuất và hiệu quả sản xuất cà phê, thị trường quyết định sản xuất chủng loại cà phê gì? sản xuất cho ai? sản xuất bao nhiêu? Từ đó, người sản xuất kinh doanh xác định cơ cấu chủng loại và cơ cấu sản xuất phù hợp. Như vậy, thị trường và quy mô thị trường quyết định việc bố trí sản xuất phù hợp với lợi thế so sánh của người sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường. Đồng thời thị trường còn là nhân tố cuối cùng quyết định hiệu quả sản xuất của người sản xuất kinh doanh. Bởi vì, thị trường là nơi người sản xuất kinh doanh thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm của người sản xuất kinh doanh sản xuất ra có bán được hay không và quan trọng hơn là bán được với giá nào là nhân tố mang tính quyết định tới kết quả sản xuất của người sản xuất kinh doanh. Khi sản phẩm của người sản xuất kinh doanh sản xuất ra bán được hết và bán với giá cao hơn giá thành, chắc chắn sản xuất đó có hiệu quả kinh tế. Ngược lại, sản phẩm của người sản xuất kinh doanh sản xuất ra không bán được hết và bán với giá thấp hơn giá thành, chắc chắn sản xuất đó không có hiệu quả kinh tế. Việc tiêu thụ sản phẩm một mặt phụ thuộc vào tính cạnh tranh của sản phẩm, sự cần thiết của sản phẩm trên thị trường cũng như các phương pháp marketing và tiêu thụ hợp lý. * Về giá Trong thị trường hiện đại, khi quá trình quốc tế hoá kinh tế đã trở thành hiện thực, chi phí sản xuất quốc tế đã hình thành ở nhiều ngành hàng, nhiều mặt hàng, đặc biệt nền kinh tế thế giới đã thể hiện sự vận động theo chu kỳ trong đó nhiều mặt hàng giá cả vận động theo chu kỳ, do mất cân đối cung cầu, thì giá cả quốc tế của chúng ảnh hưởng to lớn, thậm chí quyết định tới hiệu quả kinh tế của nhiều mặt hàng ở các quốc gia. * Lao động Nguồn lao động bao gồm số lượng và chất lượng của lao động nhưng với người sản xuất kinh doanh cà phê cần quan tâm đến chất lượng. Chất lượng lao động thể hiện ở: Trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, trình độ có ý thức pháp luật, trình độ tổ chức cuộc sống, sức khoẻ. Nguồn lao động là điều kiện rất quan trọng, vì quá trình sản xuất nông nghiệp cũng như sản xuất cà phê là quá trình kết hợp sức lao động với đất đai và các điều kiện sản xuất khác phụ vụ cho nhu cầu của cây trồng và gia súc. * Nhân tố vốn Vốn của những người sản xuất kinh doanh theo nghĩa rộng là nguồn lực dùng vào quá trình sản xuất kinh doanh, bao gồm: tư liệu sản xuất, nguồn lao động, đất đại… Theo nghĩa hẹp, vốn được hiểu là biểu hiện bằng tiền của các yếu tố đầu vào. Trong trường hợp ở đây được biểu hiện ở phạm vi hẹp hơn, đó là vốn bằng tiền phục vụ cho quá trình kinh doanh của người sản xuất kinh doanh. Với ý nghĩa đó, vốn bằng tiền là một trong các nhân tố quan trọng của người sản xuất kinh doanh. Bởi vì, nó đảm bảo cho việc đầu tư kinh doanh diễn ra theo các yêu cầu của quy luật sinh học, quy luật kinh doanh những cơ sở quan trọng đảm bảo quá trình kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế. Nó đáp ứng các yêu cầu đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thâm canh khai thác chiều sâu và hạn chế các tác động tiêu cực của các yếu tố tự nhiên và của quy luật cạnh tranh góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của người sản xuất kinh doanh. * Cơ chế quản lý và chính sách kinh tế Cơ chế quản lý và chính sách kinh tế là những yếu tố rất nhảy cảm, tác động trực tiếp đến nền kinh tế nói chung, nông nghiệp nông thôn nói riêng, trong đó có những người tham gia sản xuất cà phê. Bởi vì, cơ chế chính sách là sự can thiệp của chính phủ bằng các biện pháp kinh tế hoặc phi kinh tế, đến toàn bộ nền kinh tế hay nông nghiệp nông thôn trong những thời kỳ nhất định, theo những điều kiện và mục tiêu nhất định. Các chính sách tác động khuyến khích tạo môi trường kinh tế, pháp lý, hỗ trợ các điều kiện vật chất sẽ tạo cho người sản xuất kinh doanh cà phê có kết quả sản xuất cao, chi phí ít hơn, vì vậy hiệu quả kinh tế sẽ tăng lên và ngược lại. Hệ thống chính sách tác động đến nông nghiệp nông thôn là: Chính sách giá cả, chính sách marketing, chính sách đầu vào, chính sách tín dụng, chính sách cơ giới hoá, chính sách đất đại, chính sách tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, chính sách thuỷ lợi... Tuy nhiên, khi ban hành các chính sách và cơ chế quản lý cần lưu ý tới tính hệ thống, mối quan hệ giữa các ngành, thành phần và cơ sở kinh tế. 2.1.3.3 Nhóm nhân tố tổ chức kỹ thuật * Các hình thức tổ chức sản xuất Hình thức tổ chức sản xuất là phàm trù của tổ chức quản lý kinh doanh nông nghiệp, phản ánh hình thức xã hội của sản xuất, được biểu hiện ở cách tổ chức các yếu tố sản xuất và phương thức xử lý các mối quan hệ về lợi ích trong giải quyết kết quả sản xuất. Vì vậy, hình thức tổ chức sản xuất cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của nó. Nếu lựa chọn hình thức quản lý phù hợp với các điều kiện của nó sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả kinh doanh và ngược lại. Bở vì, hình thức tổ chức sản xuất phù hợp sẽ cho phép khai thác các tiềm năng và lợi thế so sánh; quản lý tốt quá trình sản xuất, vì thế sẽ đạt được hiệu quả kinh tế cao. * Tiến bộ khoa học và công nghệ Hiện nay, tiến bộ khoa học kỹ thuật đang phát triển rất mạnh, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được phổ biến và ứng dụng rộng rãi, góp phần tăng năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, trong đó có cà phê, những tiến bộ mới được nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn sản xuất nâng cao hiệu quả kinh tế với những vấn đề chủ yếu sau: + Sử dụng các giống mới có tác dụng tốt về khả năng kháng sâu bệnh, dạng hình phù hợp, năng suất cao, chất lượng tốt. + Áp dụng phương pháp nhân giống vô tính bằng kỹ thuật giâm cành, nuôi cấy mô, tạo vườn cà phê thuần chủng, năng suất cao, ổn định. + Thâm canh tổng hợp bằng các biện pháp kỹ thuật làm cỏ, tưới nước, bón phân cân đối, hợp lý dựa trên kết qủa chẩn đoán nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng qua biện pháp phân tích lá và đất. Sử dụng các loài chế phẩm bảo vệ thực vật ít độc hại, các chế phẩm sinh học để bảo vệ môi trường sinh thái. * Nhân tố về chế biến sản phẩm Chế biến sản phẩm cà phê là mối quan tâm lớn của các đơn vị tham gia sản xuất cà phê. Vì nó là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của cà phê trên thị trường thế giới. Chế biến cà phê tốt sẽ giúp cho quá trình tiêu thụ cà phê diễn ra thuận lợi với giá cả cao. Vì thế, hiệu quả của sản xuất kinh doanh cà phê có điều kiện nâng lên. Những nhân tố nêu trên là những nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế, có ý nghĩa lớn trong thực tiễn đổi mới tổ chức quản lý, bố trí sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và đạt hiệu quả kinh tế cao. 2.1.4 Tiêu thụ sản phẩm 2.1.4.1 Khái niệm sản phẩm Sản phẩm là tất cả những yếu tố có thể thoả mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hàng, mang lại lợi ích cho họ và có khả năng được chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hoặc tiêu dùng. Sản phẩm hàng hoá có thể là những vật hữu hình hoặc các sản phẩm vô hình như dịch vụ, sức lao động, tổ chức công nghệ và ý tưởng. 2.1.4.2 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm Trong cơ chế thị trường hiện nay, đối với bất kỳ một người sản xuất kinh doanh nào thì quá trình thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng là điều kiện sống còn. Đó là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá. Khác với nền kinh tế kế hoạch hoá bao cấp là sản xuất ra không lo nơi tiêu thụ mà đã có Nhà nước bao tiêu, trong kinh tế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển thì những người sản xuất kinh doanh luôn phải quan tâm giải quyết ba vấn đề trung tâm cho nên việc thị trường tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp thì tiêu thụ hàng hoá lao vụ, dịch vụ là việc chuyển quyền sở hữu hàng hoá lao vụ, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hoặc được quyền thu tiền bán hàng. Theo nghĩa rộng thì thị trường tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng, tổ chức sản xuất, thực hiện các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng... nhằm mục đích đạt hiệu quả cao. Thông thường thị trường tiêu thụ sản phẩm được cấu thành bởi các yếu tố: - Các chủ thể kinh tế tham gia: là người mua và người bán; - Đối tượng tiêu thụ: là sản phẩm hàng hoá và tiền tệ; - Thị trường tiêu thụ là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán. Thị trường tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của sản xuất kinh doanh, là khâu nối trung gian giữa một bên là sản xuất phân phối và một bên là tiêu dùng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục và nhịp nhàng. Chỉ khi nào quá trình thị trường tiêu thụ sản phẩm được kết thúc thì chu kỳ sản xuất kinh doanh mới được tiếp tục, kết quả thu được ở chu kỳ trước tạo điều kiện, làm tiền đề để thực hiện chu kỳ tiếp theo. 2.1.4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới thị trường tiêu thụ sản phẩm Thị trường tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó quyết định tất cả các khâu khác. Vì thế việc lập chiến lược kinh doanh là hết sức cần thiết, người sản xuất kinh doanh cần chú ý tới các yếu tố sau đây khi lập kế hoạch thị trường tiêu thụ sản phẩm cho mình: * Các nhân tố chủ quan đây là các nhân tố thuộc về bản thân người sản xuất kinh doanh gồm sản phẩm, giá cả, phân phối, hỗ trợ marketing. + Sản phẩm: Sản phẩm bao gồm các yếu tố chất lượng, mẫu mã, quy cách, uy tín sản phẩm… Sản phẩm là yếu tố về lâu dài thể hiện chỗ đứng của người sản xuất kinh doanh trên thị trường, chất lượng sản phẩm thể hiện lợi ích mà khách hàng nhận được sẽ tạo cho người sản xuất kinh doanh được sự ưu tiên của khách hàng trong việc lựa chọn sản phẩm. Bên cạnh đó thì mẫu mã, quy cách sản phẩm cũng phải đa dạng, phù hợp với thị yếu người tiêu dùng. Cái mà khách hàng cần chính là giá trị dịch vụ mà sản phẩm đó mang lại, vì vậy phải làm sao cho sản phẩm đó đáp ứng được yêu cầu khách hàng. Việc đảm bảo chất lượng thực hiện sản xuất theo đúng kế hoạch về mặt số lượng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tiêu thụ; muốn đáp ứng tốt hơn nhu cầu tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu, giảm rủi ro trong kinh doanh và tăng doanh thu thì người sản xuất kinh doanh cần có cơ cấu mặt hàng hợp lý. + Giá cả: Giá cả do nhà sản xuất tự quyết định dựa trên chi phí, điều kiện sản xuất và quan hệ cầu cung trên thị trường. Lựa chọn phương pháp định giá nào hay định mức giá bán nào là phù hợp đòi hỏi người sản xuất kinh doanh phải có các quyết định chính xác. Giá cả cần có sự thay đổi theo giai đoạn và mức độ cao thấp khác nhau để có thể thu hút khách hàng với các mức thu nhập khác nhau. + Hình thức phân phối, bộ máy tổ chức phân phối: Việc nhà sản xuất lựa chọn kênh phân phối nào là rất quan trọng. Nếu phân phối gián tiếp qua nhiều kênh thì chi phí sẽ cao vì thế người tiêu dùng và cả nhà sản xuất đều không có lợi. Vấn đề mở các đại lý tiêu thụ hoặc lựa chọn các trung gian đều cần phải tính toán kỹ lưỡng. Bộ máy tổ chức phân phối nếu tốt sẽ có tác động tích cực đến hoạt động tiêu thụ. + Phương thức thanh toán: Người tiêu dùng thường sẽ chọn mua hàng của người sản xuất kinh doanh có phương thức thanh toán đơn giản phù hợp. Người sản xuất kinh doanh cần đa dạng hóa phương thức thanh toán đồng thời tạo điều kiện cho công tác thanh toán thuận lợi sẽ lôi kéo. Có nhiều phương thức thanh toán như trả dần, trả tiền ngay,… tuỳ theo điều kiện cụ thể mà người sản xuất kinh doanh có thể áp dụng linh hoạt các phương thức thanh toán khác nhau để lôi cuốn và giữ được khách hàng. + Hỗ trợ Marketing: Bao gồm các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, khuyến mại,… Đối với nền kinh tế kế hoạch hoá thì người sản xuất kinh doanh là thượng đế nhưng trong nền kinh tế thị trường thì khách hàng mới thực sự là thượng đế. Để có thể đứng vững trên thị trường thì những người sản xuất kinh doanh phải quan tâm tới khách hàng và lợi ích mà họ cần. Đi đôi với lợi ích cho khách hàng thì lợi ích cho các đại lý cũng không kém phần quan trọng. Để các đại lý bán nhiều hàng thì các chế độ thưởng, lợi nhuận cho đại lý cũng phải thắng được các đối thủ cạnh tranh. Ngày nay những người sản xuất kinh doanh thường đầu tư nhiều vào yếu tố này để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ. * Các nhân tố khách quan + Những yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô Các chính sách Nhà nước: Có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình phát triển của người sản xuất kinh doanh. Trong một giai đoạn nhất định thì các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đất nước hoặc vùng là điều kiện cho những người sản xuất kinh doanh hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh. Ngoài ra thì chính sách Nhà nước có thể làm thay đổi lạm phát, ảnh hưởng tới thu nhập của người dân từ đó ảnh hưởng tới tiêu thụ của người sản xuất kinh doanh. Môi trường pháp lý: Nếu lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho người sản xuất kinh doanh làm ăn chính đáng. Ngày nay khi hàng nhập lậu tràn vào mà pháp luật không đảm bảo thì những người sản xuất kinh doanh trong nước không thể cạnh tranh được với hàng nhập lậu từ nước ngoài vừa rẻ, vừa đẹp vừa đa dạng. Môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng quốc gia: Môi trường sinh thái tốt sẽ làm tăng năng suất lao động và tác động tích cực tới tiêu thụ. Còn cơ sở hạ tầng quốc gia tốt sẽ tạo điều kiện cho khâu vận chuyển cung ứng sản phẩm cho các đại lý, khách hàng được thuận lợi. + Khách hàng Đây là nhân tố quyết định nhất tới khả năng thị trường tiêu thụ sản phẩm của những người sản xuất kinh doanh bởi vì trong cơ chế thị trường thì khách hàng mới chính là “thượng đế”. Nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng lên, thị hiếu tiêu dùng càng đa dạng, người sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển lâu dài trên thị trường thì phải có sự đầu tư thích đáng cho nghiên cứu nhu cầu thị trường, nghiên cứu sản phẩm, … đồng thời cần có các chính sách thích hợp để phát huy vai trò của khách hàng trong phát hiện nhu cầu mới và thị trường tiêu thụ sản phẩm. + Thị trường cung ứng và nhu cầu khách hàng Người sản xuất kinh doanh cần tiến hành nghiên cứu kỹ nhu cầu khách hàng và thị trường trước khi đưa ra quyết định sản xuất kinh doanh để thu được lợi nhuận cao nhất. + Yếu tố cạnh tranh Đây luôn là yếu tố mang tính động lực và khách quan. Nếu cạnh tranh tốt thì sẽ thúc đẩy người sản xuất kinh doanh luôn vận động để đổi mới tự hoàn thiện mình, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường. Ngược lại, nếu người sản xuất kinh doanh không đủ điều kiện năng lực và trình độ thì sẽ sớm bị loại khỏi cuộc chơi. Những người sản xuất kinh doanh khi lập chiến lược cho tiêu thụ thường căn cứ vào các yếu tố này để có thể tính toán được các chỉ tiêu hợp lý đáp ứng nhu cầu khách hàng. 2.1.4.4 Ý nghĩa, vai trò của tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ là một trong sáu chức năng hoạt động cơ bản của người sản xuất kinh doanh: tiêu thụ, sản xuất._., hậu cần kinh doanh, tài chính... Mặc dù sản xuất là chức năng trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng tiêu thụ lại đóng vai trò là điều kiện tiền đề không thể thiếu để sản xuất có hiệu quả. Thị trường tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong việc phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm phản ánh tầm nhìn của nhà kinh doanh cho những biến động cũng như những nhu cầu trên thị trường. Thông qua thị trường tiêu thụ sản phẩm, người sản xuất kinh doanh bù đắp được chi phí, giảm thời gian hàng hoá lưu kho, giảm hao hụt mất mát,… tăng khả năng cạnh tranh của người sản xuất kinh doanh. Thông qua chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm, những người sản xuất kinh doanh có thể dự đoán được nhu cầu tiêu dùng đồng thời đảm bảo các mục đích: Đảm bảo thị trường tiêu thụ sản phẩm theo đúng chiến lược, kế hoạch; Tăng doanh số bán ra, mở rộng thị trường, tăng thị phần và khả năng cạnh tranh của người sản xuất kinh doanh; Phục vụ khách hàng một cách tốt nhất cho bất cứ đối tượng khách hàng nào, nâng cao uy tín, khẳng định thương hiệu. Việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý của sản phẩm là những vấn đề vô cùng quan trọng quyết định đến công tác thị trường tiêu thụ sản phẩm nói riêng và hoạt động sản xuất kinh doanh nó chung. Vì vậy người sản xuất kinh doanh phải tiến hành nghiên cứu thị trường về hàng hoá, giá cả, đối thủ cạnh tranh,… Đồng thời không ngừng cải tiến công nghệ sản xuất, đầu tư chiều sâu để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Điều này khẳng định thị trường tiêu thụ sản phẩm được coi là là một biện pháp để điều tiết sản xuất, định hướng cho sản xuất, là tiêu chuẩn để đánh giá quá trình tổ chức sản xuất, cải tiến công nghệ. Thị trường tiêu thụ sản phẩm góp phần vào củng cố vị trí, thế lực của người sản xuất kinh doanh với khách hàng thông qua sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phải chăng, phương thức mua bán giao nhận thuận tiện, dịch vụ bán hàng tốt, … giúp người sản xuất kinh doanh thành công trên thương trường. Thực hiện tốt các khâu của quá trình tiêu thụ giúp cho người sản xuất kinh doanh có thể tiêu thụ được khối lượng sản phẩm lớn và lôi cuốn khách hàng, không ngừng mở rộng thị trường. Với môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh như hiện nay, việc mua sắm các yếu tố đầu vào thuận lợi hơn, quy trình sản xuất gần như ổn định sự biến động về thời gian của một quy trình sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào công tác thị trường tiêu thụ sản phẩm. Bởi vậy, thị trường tiêu thụ sản phẩm càng được tiến hành tốt bao nhiêu thì chu kỳ sản xuất kinh doanh càng rút ngắn bấy nhiêu, vòng quay vốn càng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Kết qủa của công tác tiêu thụ còn giúp cho người sản xuất kinh doanh xác định được phương hướng và bước đi của kế hoạch sản xuất kinh doanh. Vì thông qua đó, người sản xuất kinh doanh biết được nhu cầu của thị trường về mặt hàng của họ. Kết hợp thực tế tiêu thụ tiêu thụ với công tác nghiên cứu dự đoán thị trường mà người sản xuất kinh doanh lập ra kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp tránh gây tồn kho hàng hoá hay chưa thoả mãn được lượng cầu của thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng. Thông qua tiêu thụ mà người sản xuất kinh doanh nắm bắt được những thông tin cần thiết từ thị trường, hiểu rõ được nhu cầu của khách hàng hiện tại cũng như xu hướng tương lai. Từ những thông tin đó mà người sản xuất kinh doanh có thể đưa ra các đối sách hợp lý đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng [8]. 2.2 Hệ thống hoá cơ sở thực tiễn về sản xuất và tiêu thụ cà phê 2.2.1 Khái quát tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê trên thế giới Theo thống kê của tổ chức FAO, trong năm 2007, toàn thế giới có gần 80 nước trồng cà phê (31 nước châu Phi, 15 nước Trung Mỹ, 10 nước Nam Mỹ, 13 nước châu Á và 6 nước châu Đại Dương) với tổng diện tích trên 11 triệu ha, sản lượng hàng năm biến động trên dưới 6 triệu tấn [9]. Theo ICO, sản lượng cà phê trên toàn thế giới năm 1992 là 5.684.580 tấn năm 2002 là 6.489.000 tấn đến năm 2006 là 7.680.000 tấn. Trong đó 5 nước Brazin, Combia, Việt Nam, Mehico, Cotdivoa chiếm 87% sản lượng. Châu Mỹ La Tinh nơi có lịch sử trồng cà phê lâu đời nhất chiếm 80% sản lượng toàn thế giới. Châu Phi là lục địa thứ hai sau Mỹ La Tinh chủ yếu trồng cà phê tiếp đến là châu Á và các châu khác. Tuỳ tình hình thị trường mà có thể dao động từ 70 – 80 triệu cà phê nhân, khối lượng cà phê xuất khẩu còn phụ thuộc vào giá cả, mức thu hoạch, lượng tồn dư trong kho, sự điều tiết xuất khẩu cũng như thói quen tiêu dùng. Cơ cấu xuất khẩu các loại cà phê như sau 50% loại Arabica xử lý ướt, 20% Arabica xử lý khô, 30% robusta. Trong cuối năm 2008 đầu năm 2009, theo ICO sản lượng cà phê thế giới xuống còn 127,8 triệu bao loại 60kg, từ mức 133,4 triệu. Tuy nhiên, con số này lại tăng 10% so với năm 2007 [10]. 2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê ở CHDCND Lào Cà phê là loại cây công nghiệp chủ yếu của Lào. Cà phê đã đem lại thu nhập đứng thứ 5 của tổng sản phẩm quốc nội. Cà phê đã được người Pháp đem vào trồng ở Lào từ năm 1923, khi đó có 3 giống cà phê: Arabica, Rubusta, Riberica. Sau một thời gian 3 giống cà phê này đã không còn phù hợp với điều kiện tự nhiên, thời tiết của Lào nên năng suất và chất lượng giảm dần. Để thay thế 3 loại giống cà phê trên, đến năm 1990 Nhà nước Lào đã đem giống mới có khả năng chống chịu các loại sâu bệnh và mưa dông, cho năng suất cao, đó là giống Catimor. Đến nay cà phê Catimor đã trở thành giống mà các nông hộ trồng phổ biến [11]. Nghề trồng cà phê ở các tỉnh Nam Lào đã có truyền thống hàng trăm năm nay, trồng và chế biến cà phê đã trở thành sinh kế của nhiều người dân vùng Nam Lào. Tuy nhiên, cà phê Lào đến nay vẫn chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới nên chưa khuyến khích được người trồng cà phê cũng như chưa có điều kiện tăng chất lượng cà phê để tham gia vào thị trường xuất khẩu. Vì vậy việc xúc tiến gia nhập Hiệp hội cà phê thế giới đang là nhu cầu cấp thiết đối với ngành cà phê của Lào. Hiện nay, 95% sản lượng cà phê của Lào được sản xuất từ cao nguyên Bolaven. Sản lượng cà phê được sản xuất từ cao nguyên này chiếm bình quân 0,2% tổng sản lượng cà phê toàn thế giới. Cà phê đang dần trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Lào, nhưng với sản lượng bấp bênh không ổn định qua các năm. Năm 1995, sản lượng xuất khẩu cà phê đạt 39.429 tấn, nhưng đến năm 2006 giảm xuống còn 8.206 tấn, đến năm 2007 lại tăng lên đáng kể đạt 15.793 tấn. Kim ngach xuất khẩu đạt 25 triệu USD năm 1995 và tăng 29,030 triệu USD năm 2007. Xuất khẩu cà phê tuy có mức tăng trưởng khá nhưng xuất khẩu vẫn ở dạng thô là chủ yếu nên bị thiệt thòi hơn nữa thị trường không ổn định… Đây là vấn đề khó khăn cần phải giải quyết để thúc đẩy phát triển sản xuất [12]. Về thị trường tiêu thụ, hiện nay cà phê của Lào đang có mặt tại thị trường các nước và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Cà phê xuất khẩu của Lào dưới dạng cà phê hạt, cà phê dạng sơ chế, cà phê đã chế biến. Trong thời gian tới, sản lượng cà phê của Lào sẽ tăng nhiều khi mà các dự án trồng và chế biến cà phê của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Việt Nam đến kỳ thu hoạch [13]. 2.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê ở tỉnh Salavan Tỉnh Salavan có tiềm năng lớn về phát triển cây công nghiệp nói chung và cây cà phê nói riêng, với những điều kiện thuận lợi như: khí hậu, thời tiết, diện tích đất đỏ bazan mầu mỡ, rộng lớn trên cao nguyên Bolaven. Trong đó huyện Lào Ngam tập trung nhiều diện tích cà phê nhất. Để phát huy thế mạnh của tỉnh Salavan, Đảng và Nhà nước Lào đã quan tâm, tập trung đầu tư phát triển cây cà phê của tỉnh. Năm 2001, diện tích trồng cà phê toàn tỉnh là 10.120 ha đến năm 2007 đạt 13.246 ha, chiếm 11,4% tổng diện tích các loại cây trổng của tỉnh. Về giá trị sản xuất, năm 2001 tổng giá trị sản xuất các loại cây trồng chủ yếu của tỉnh Salavan đạt 232.992,7 triệu kíp, đến năm 2007 đạt 768.597 triệu kíp, tăng gấp hơn 3,29 lần so với năm 2001, trong đó cây cà phê chiếm 3,9%. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của tỉnh đạt 27.438 triệu kíp trong năm 2001 đến năm 2007 đạt 54.585 triệu kíp, tăng 98,94% so với năm 2001 [14]. Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê của Salavan Chỉ tiêu Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) 2001 10120 0,52 5262 2003 10942 0,55 6018 2005 11715 0,57 6677 2006 11796 0,58 6836 2007 13246 0,59 7817 Nguồn: Thống kê hàng năm của Sở thương mại tỉnh Salavan 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Khái quát về đặc điểm chung của nước CHDCND Lào 3.1.1.1 Vị trí đại lý Nước Cộng hoà dân chủ nhân Lào là một quốc gia nằm sâu trong lục địa, trên bán đảo Đông Đương và nằm ở khu vực trung tâm của tiểu vùng song Mê Kông mở rộng, có biên giới giáp với 5 nước trong khu vực: Phía Bắc giáp với Trung Quốc có đường biên giới dài 505km; phía Tây Bắc giáp với Myanma có đường biên giới dài 236km; phía Tây Nam giáp với Thái Lan có đường biên giới dài 1.835km; phía Đông giáp với Việt Nam có đường biên giới là 2.069km và phía Nam giáp với Campuchia có đường biên giới là 535 km [15]. Nước CHDCND Lào được coi như một “địa bàn trung chuyển” của Đông Nam Á, lục địa từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam và ngược lai. Với vị trí này đã thúc đẩy ASEAN đẩy mạnh hợp tác với Lào và cũng là điều kiện thuận lợi để Lào đẩy nhanh quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế [16]. 3.1.1.2 Địa hình và tài nguyên Địa hình của nước Lào đa dạng, có cả đồng bằng, miền núi, cao nguyên và thung lũng, Lào được chia thành hai vùng địa hình lớn: Thượng và Trung, Hạ Lào. Diện tích đất tự nhiên 236.800 km2, trong đó núi và cao nguyên chiếm tới 3/4 diện tích. Lào có diện tích đất đỏ bazan mầu mỡ rất lớn, thích hợp cho phát triển cây công nghiệp nói chung và cây cà phê nói riêng, loại đất phân bố trên các cao nguyên như Xiêng Khoảng, Bolaven… 3.1.2 Đặc điểm chung của tỉnh Salavan - nước CHDCND Lào 3.1.2.1 Vị trí địa lý và địa hình Tình Salavan là một trong 4 tình miền Nam của nước CHDCND Lào, có diện tích 10.691 km2, cách Thủ đô Viêng Chăn khoảng 700 km. Phía Bắc giáp tỉnh Sa Vẳn Na Khệt (Lào) với chiều dài ranh giới là 275 km. Phía Nam giáp tỉnh Chăm Pa Sắc (Lào) với chiều dài ranh giới là 175 km. Phía Đông Nam giáp tỉnh Sê Kông (Lào); tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên-Huế của Việt Nam với tổng chiều dài biên giới là 200 km; phía Tây giáp tỉnh U Bôn (Thái Lan) với chiều dài biên giới là 90 km. Độ cao so với mặt biển 250 - 1.200m, những điều kiện trên đã tạo điều kiện thuận lợi và khả năng phát triển các loại cây trồng như lúa, cây công nghiệp nhiệt đới như cà phê, ca cao, lạc… và chăn nuôi đại gia súc, gia cầm. Tỉnh Salavan được chia thành 3 vùng địa hình chính là (1) vùng miền núi có 2 huyện là Tạ Ồi và Sạ Muổi, chiếm 37% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh; (2) vùng cao nguyên gồm huyện Lào Ngam và một phần của các huyện (Salavan, Vapi và Không Xê Đôn) chiếm 19% tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh; (3) vùng đồng bằng gồm 5 huyện là Salavan, Va Pi, Lạ khon Phênh, Không Xê Đôn và Tùm Lan, chiếm 44% diện tích đất tự nhiên của tỉnh [17]. 3.1.2.2 Tài nguyên đất Tỉnh Salavan có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.069.100 ha (năm 2007), trong đó đất trồng lúa nước 59.580 ha; đất trồng lúa nương 6.297 ha; đất trồng cà phê có 13.264 ha; trồng sa nhân 1.524 ha; đất trồng cây lương thực khác 30.209 ha; đất trồng cây công nghiệp khác 10.183 ha; diện tích còn lại là đất rừng, đất sử dụng vào những mục đích khác và đất chưa sử dụng [18]. 3.1.3 Đặc điểm của huyện Lào Ngam - tỉnh Salavan - nước CHDCND Lào 3.1.3.1 Vị trí địa lý và địa hình Toàn bộ địa giới hành chính huyện Lào Ngam nằm trên cao nguyên Bolaven, với tổng diện tích tự nhiên 94.000 ha chiếm 8,8% của tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Huyện cách thủ đô Viêng Chăn 700 km và cách thị xã tỉnh ly 48 km. Phía Đông và Đông Nam giáp với huyện Pạc Song của tỉnh Chămpasắc và huyện Thà Teng của tỉnh Sê Kong; phía Nam giáp với huyện Ba Chiêng và Say Sạ Nạ Sổm Bun của tỉnh Chămpasắc; phía Bắc giáp thị xã Salavan [19]. Về địa hình: Huyện Lào Ngam với toàn bộ diện tích thuộc cao nguyên Bolaven, huyện có cả đồng bằng và cao nguyên trong đó cao nguyên chiếm 97% và đồng bằng chiếm 3% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Huyện Lào Ngam được chia thành 3 vùng chính gồm (1) vùng có độ cao 250 - 300m, là vùng tập trung sản xuất lúa có 22 bản làng; (2) vùng có độ cao 300 - 500m, là vùng trồng cây tổng hợp có 47 bản làng; (3) vùng có độ cao 500 - 1.200m, là vùng trồng cà phê có 34 bản làng [20]. 3.1.3.2 Tài nguyên đất đai, sông ngòi và khí hậu Về khí hậu: Lào Ngam có khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu cao nguyên tương đối ổn định, thời tiết mát mẻ với nhiệt độ từ 21 - 260C; biên độ nhiệt độ giữa các mùa cũng thấp từ 4 - 50C; chế độ mưa lớn thường kéo dài từ 7 - 8 tháng/năm, lượng nước mưa trung bình 1.876,4mm/năm [21]. Về đất đai: Phần lớn diện tích của huyện là đất đỏ bazan mầu mỡ của cao nguyên Bolaven, đây là điều kiện thuận lợi và khả năng phát triển các cây công nghiệp nhiệt đới như: cà phê, ca cao, lạc… Về sông ngòi: Toàn huyện có 6 nhánh sông ngòi chính, nước chảy quanh năm thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. 3.1.3.3 Tình hình sử dụng đất đai của huyện Qua bảng 3.1, cho thấy huyện Lào Ngam có tổng diện tích tự nhiên là 94.000 ha, trong đó đất nông nghiệp 55.000 ha, diện tích trồng lúa nước 5617 ha. Diện tích đất rừng 18.800 ha. Đất trồng cây hàng năm tăng lên năm 2008 so với năm 2006 tăng lên 15,66%. Đất lâm nghiệp cũng tăng lên 0,62%. Đối với đất trồng cây lâu năm lại bị giảm xuống năm 2008 so với năm 2006 giảm xuống 2,15%. Riêng đất chưa sử dụng còn rất lớn còn 14.937 ha (năm 2008) do vậy, Nhà nước cần chú trọng quan tâm giải quyết vấn đề này. Đối với đất trồng cây lâu năm thì năm 2006 có 22.159 ha nhưng đến năm 2008 con số này giảm 2,15% tức là giảm 2.1219,9 ha. Nguyên nhân do các vườn cây lâu năm đã quá già cho hiệu quả rất thấp nên đã bị chặt đi. Về chỉ tiêu bình quân thì nhìn chung đất nông nghiệp trên hộ nông nghiệp đã có sự giảm xuống. Cụ thể, năm 2006 chỉ tiêu này là 6,47 ha nhưng đến năm 2008 chỉ tiêu này còn 5,89 ha giảm 4,59%. Nguyên nhân là vì hộ nông nghiệp đã tăng lên nên chỉ tiêu này đã bị giảm đi qua các năm. Đất nông nghiệp trên khẩu nông nghiệp cũng giảm xuống qua các năm như năm 2006 là 1,04 ha đến năm 2008 còn 1,01 ha. 3.1.3.4 Tình hình dân số và lao động của huyện Qua bảng 3.2, cho thấy tình hình dân số và lao động của huyện Lào Ngam có sự biến đổi qua các năm. Năm 2008, dân số của huyện là 62.025 người tăng 4,12% so với năm 2006. Dân số sống ở nông thôn chiếm 91,6%, ở thị trấn là 8,4%. Tổng số hộ của toàn huyện năm 2008 là 10.656 hộ, tăng 7,76% so với năm 2006, trong đó hộ làm nông nghiệp là 9.330 hộ chiếm 87,54% tổng số hộ của toàn huyện. Lao động nông nghiệp năm 2008 là 25.796 người, tăng 4,34% so với năm 2006. Huyện Lào Ngam có 10 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Mường chiếm 30%, dân tộc Lào Lùm chiếm 24,29%, dân tộc Dao chiếm 23,91%, các dân tộc khác chiếm 21,80% [22]. Các chỉ tiêu bình quân về nhân khẩu/hộ có xu hướng giảm đi năm 2008 bình quân một hộ là 5,82 người giảm so với năm 2006 là 3,35 %, lao động/hộ cũng có xu hướng giảm đi như năm 2008 bình quân lao động trên hộ là 3,01 người giảm so với năm 2006 là 3,17%, lao động nông nghiệp/hộ nông nghiệp năm 2008 là 2,76 người giảm đi so với năm 2006 là 2,45%, nguyên nhân chủ yếu là số hộ nông nghiệp do tách hộ của một gia đình tăng lên làm cho xu hướng bình quân lao động nông nghiệp/hộ giảm đi. Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Lào Ngam qua 3 năm (2006 – 2008) Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 07/06 08/07 BQ I. Diện tích đất tự nhiên 94.000 100 94.000 100 94.000 100 100 100 100 1. Đất NN 55.000 58,51 55.000 58,51 55.000 58,51 100 100 100 - Đất cây hàng năm 16.291 29,62 18.636,9 33,88 21.699 38,58 114,39 116,43 115,66 - Lâu năm 22.159 40,28 21.215,6 38,57 21.219,9 38,58 95,74 100,02 97,85 - Ao hồ đầm 16.550 40,28 15.147,5 27,54 11.571,8 21,03 91,52 76,39 83,61 2. Đất LN 18.684 19,87 18.694 19,8 18.800 20 100,05 100,05 100,62 3. Đất chuyên dùng 1.680 1,78 1.680 1,78 1.680 3,05 100 100 100 4. Đất thổ cư 3.398 3,61 3.412 3,62 3.583 3,81 100,41 100,41 102,68 5. Đất chưa sử dụng 15.238 16,21 15.214 16,19 14.937 15,89 99,84 99,84 99,00 II. Một số chỉ tiêu bình quân 1. Đất NN/hộ NN 6,47 6,19 5,89 100,32 95,15 95,41 2. Đất NN/khẩuNN 1,04 1,01 1,01 97,11 100 98,54 Nguồn: Phòng thống kê huyện Lào Ngam Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Lào Ngam qua 3 năm (2006-2008) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 07/06 08/07 BQ 1. Tổng số dân người 57.210 100 59.475 100 62.025 100 103,95 104,28 104,12  Trong đó nữ người 29.016 50,71 30.415 51,13 31.684 51,08 104,82 104,17 104,49  2. Tổng số hộ hộ 9.175 100 9.763 100 10.656 100 106,40 109,14 107,76  - Hộ NN hộ 8.468 92,29 8.875 80,89 9.330 87,54 104,79 105,11 104,95  - Hộ phi NN hộ 707 7,71 888 9,11 1.226 12,46 125,7 139,13 132,27  3. Tổng số lao động hộ 29.512 100 30.725 100 32.153 100 104,11 104,64 104,34  - LĐ NN lđ 24.586 83,30 24.798 80,70 25.796 80,22 100,86 104,02 102,43  - LĐ phi NN lđ 4.926 16,70 5.927 19,30 6.357 19,78 120,31 107,25 113,59  4. Một số chỉ tiêu BQ - Nhân khẩu/ hộ người 6,23 6,09 5,82 97,75 96,90 96,65  - LĐ/ hộ lđ 3,21 3,14 3,01 97,81 96,83 96,83  - LĐ NN/hộ NN lđ 2,90 2,79 2,76 96,20 97,55 97,55  Nguồn: Phòng thống kê huyện Lào Ngam 3.1.3.5 Kết quả sản xuất của huyện qua 3 năm (2006 - 2008) Số liệu về kết quả sản xuất của huyện qua 3 năm 2006-2008 được phản ánh qua bảng 3.3. Số liệu ở bảng cho thấy kết quả sản xuất kinh doanh của huyện như sau: - Về giá trị sản xuất: Huyện Lào Ngam là huyện trọng điểm của tỉnh Salavan là huyện có chiều hướng phát triển kinh tế mạnh của tỉnh, trong những năm gần đây giá trị sản xuất đạt kết quả đáng kể và có chiều hướng tăng lên qua các năm nhất là ngành sản xuất nông - lâm nghiệp được cụ thể như sau: Giá trị sản xuất của huyện năm 2008 đạt 390,1 tỷ kíp tăng 15,42% so với năm 2006. - Giá trị sản xuất của ngành nông - lâm nghiệp năm 2008 đạt 299,4 tỷ kíp tăng 16,36% so với năm 2006. Tương ứng như ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp thì năm 2008 đạt 47,9 tỷ kíp tăng 11,10% so với năm 2006. - Còn ngành dịch vụ và xây dựng cơ bản của huyện cũng có xu hướng tăng lên như năm 2008 đạt 42,5 tỷ kíp tăng 9,72% so với năm 2006. Tóm lại, cả 3 ngành sản xuất đều có xu hướng tăng nhưng điển hình nhất là ngành nông - lâm nghiệp. Uỷ ban huyện đã chú trọng đến vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn và trồng rừng chống xói mòn đất tăng cường giữ gìn môi trường sinh thái. Bảng 3.3: Giá trị sản xuất của huyện Lào Ngam qua 3 năm (2006 – 2008) ĐVT: Tỷ kíp Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) 07/06 08/07 BQ Tổng giá trị sản xuất 292,2 308,6 390,1 105,6 126,4  115,5 1. Nông - Lâm nghiệp 221,1 225,9 299,4 102,2 132,5  116,4 2. Công nghiệp 35,8 43,5 47,9 121,5 110,1  111,1 3. Dịch vụ 35,3 39,2 42,5 111,0 108,4  109,7 Nguồn: Phòng thống kê huyện Lào Ngam 3.1.3.6 Cơ sở hạ tầng của huyện Quả bảng 3.4, ta có thể thấy được rằng cả huyện Lào Ngam đã có đường sá giao thông rất thuận lợi cho việc giao thông đi lại và phát triển sản xuất. Cả huyện có đường quốc lộ trải dài 236 km, trong đó đường trải nhựa vào thị trấn là 2 km, đường trải nhựa đi nhà máy thuỷ điện Xê Xệt 6 km và có 204 con đường đất đi tới các bản làng trong nông thôn, từ đó rất thuận tiện ô tô có thể đi được cả 2 mùa và có 82 bản làng có đường giao thông và chỉ chiếm 80% của của tất cả các bản làng. - Hệ thống điện: Trong huyện chỉ có một nhà máy thuỷ điện Xê Xết có công suất là 350MW. Cả huyện có 56 bản làng có điện dùng và chỉ chiếm 54% của tất cả các bản làng. - Hệ thống thuỷ lợi: Cả huyện có tất cả 11 hệ thống thuỷ lợi trong đó có 1 hệ thống quy mô vừa, 3 hệ thồng quy mô nhỏ và 7 mường kiên cố. Hệ thống thuỷ lợi có thể cung cấp và tưới tiêu nước cho 500 ha hoa màu vào mùa khô. - Công trình phúc lơi: Trong huyện có duy nhất 1 trường mẫu giáo; cả 87 trường tiểu học có 309 phòng và 9707 học sinh; 5 trường trung học phổ thông có trường có 39 phòng và 2088 học sinh. Việc xoá mù chữ cho những người có độ tuổi 15 – 40 có 20259 người. Về vấn đề sức khoẻ của nhân dân huyện có 1 bệnh viện cố định và có 2 trạm xã. - Cả huyện có 1 bưu chính viễn thông và 1 bưu điện, 6 cửa hàng bán điện thoại và có 215 con số sử dụng điện thoại bàn. Có hai hệ thống chợ cố định. - Về phương tiện giao thông cả huyện gồm có 40 chiếc xe chở khách, 419 xe vận chuyển, 4274 chiếc xe máy. Tóm lại huyện đã có đẩy đủ các công trình cần thiết cho phát triển nhưng các hệ thống đó vẫn còn hạn chế và cần phải được chú trọng để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nông dân. Bảng 3.4: Cơ sở hạ tầng của huyện Lào Ngam Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Năm xây dựng Ghi chú I. Đường giao thông Đường liên thị trấn - huyện km 238 2003 Đã trải nhựa 34 km II. Công trình điện 1. Nhà máy thuỷ điện Xê Xệt cái 1 1989 Công suất 350 MW 2. Trạm biến thế Trạm 3. Đường dây cao thế km 173,573 2000 4. Đường dây hạ thế km 150,048 2000 III. Công trình thuỷ lợi 1. Hệ thống thuỷ lợi cái 11 2005 Tưới tiêu được 500 ha - Hệ thống thuỷ lợi có quy mô vừa " 1 - Hệ thống thuỷ lợi có quy mô nhỏ " 3 - Mường kiên cố " 7 IV. Công trình phúc lợi cái 1. Nhà trông trẻ " 1 1989 Có 3 phòng 2. Trường tiểu học " 87 1998 Có 309 phòng 3. Trường trung học phổ thông " 5 1990 Có 39 phòng 4. Loa truyền thanh " 8 5. Bưu điện " 1 1979 6. Bưu chính viễn thông " 1 1995 7. Bệnh viện " 1 1987 30 giường 8. Trạm xã " 2 1999 10 giường V. Phương tiện giao thông chiếc 1. Xe chở khách " 40 2. Xe vận chuyển " 419 3. Xe máy " 4274 4. Xe làm đất " 1099 Nguồn: Phòng thống kê huyện Lào Ngam 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp chọn điểm và phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu 3.2.1.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu phải đại diện cho vùng nghiên cứu trên phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các đặc điểm đặc trưng về tình hình nông thôn và nông dân của huyện. Căn cứ vào đặc điểm của huyện, dựa vào đặc điểm đất đai, nguồn gốc phát sinh đất, hiện nay huyện Lào Ngam được chia thành 3 vùng sản xuất nông nghiệp chủ yếu là (i) vùng đất đỏ bazan (vùng 1) trồng cà phê gồm 34 bản làng trong tổng số 103 bản làng của cả huyện; (ii) vùng đất đỏ bazan (vùng 2) trồng cây hoa màu và chăn nuôi gồm 47 bản làng; (iii) vùng đất mùn (vùng 3) trồng lúa nước gồm 22 bản làng. Trong 3 vùng trên ta chọn vùng 1, chuyên trồng cà phê có 34 bản làng làm địa bàn nghiên cứu. Trong các hộ của 34 làng trồng cà phê, chúng tôi chia làm 3 nhóm hộ là nhóm trồng cà phê qui mô lớn, nhóm qui mô trung bình và nhóm hộ qui mô nhỏ; số hộ nông dân được lựa chọn để điều tra phải theo tỷ lệ của 3 nhóm hộ tổng số hộ điều tra là 90 hộ. Ngoài ra, chúng tôi còn điều tra 15 hộ tư thương gồm các hộ kinh doanh các đầu vào cho trồng cà phê, các hộ thu mua sản phẩm cà phê và nhóm hộ kinh doanh hỗn hợp vừa bán các vật tư đầu vào vừa mua sản phẩm. 3.2.1.2 Phương pháp chọn đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ chọn nghiên cứu những hộ nông dân trồng cà phê và những tác nhân thu mua cà phê trên địa bàn huyện Lào Ngam. Chọn đối tượng nghiên cứu dựa vào 2 nhóm tiêu chí: Nhóm tiêu chí thứ nhất là dựa vào thực trạng kinh tế hộ (khá, trung bình và nghèo) theo tiêu chí của địa phương; nhóm tiêu chí thứ hai là dựa vào quy mô diện tích cà phê sản xuất và sản lượng cà phê của các hộ (quy mô lớn, trung bình và nhỏ) việc phân chia quy mô này dựa trên sự so sánh giữa các hộ nông dân trồng cà phê trong huyện. 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua phòng thống kê, phòng nông nghiệp và một số phòng ban khác có liên quan của huyện Lào Ngam - tỉnh Salavan. 3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Để thu thập số liệu sơ cấp chúng tôi thiết kế phiếu điều tra gồm 5 nhóm câu hỏi ở trên. Chúng tôi kết hợp với phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dân trồng cây cà phê và những tác nhân thu mua cà phê để thu thập số liệu phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Quá trình thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện thông qua các bước sau: - Thứ nhất, thiết kế phiếu điều tra - Thứ hai, phân nhóm hộ và tác nhân thu mua theo các tiêu chí hộ khá, trung bình và nghèo; nhóm quy mô lớn, trung bình và nhỏ. - Thứ ba, điều tra thử để hoàn thiện phiếu điều tra - Thứ tư, điều tra thực địa với số lượng các hộ và các tác nhân thu mua cà phê như đã lựa chọn ở trên 3.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để nêu lên các đặc trưng cơ bản của các hộ trồng và tiêu thụ cà phê về các chỉ tiêu cơ bản của các hộ (nhân khẩu, lao động, trình độ của chủ hộ, diện tích đất đai của hộ, thu nhập hàng năm của hộ,…); các chỉ tiêu về tình hình sản xuất cà phê của các hộ (diện tích, năng suất, sản lượng); tình hình tiêu thụ sản phẩm của hộ (sản lượng bán qua các thời kỳ, giá bán, đối tượng khách hàng,…); các chỉ tiêu về các hộ thu mua cà phê ở huyện Lào Ngam. 3.2.4.2 Phương pháp hạch toán Phương pháp này được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu phản ánh chi phí và kết quả sản xuất như sau: - Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ do lao động nông nghiệp tạo ra trong một thời gian nhất định thường là một năm. Trong phạm vi đề tài, GO chỉ bao gồm giá trị sản xuất của cây cà phê được tạo ra trong thời gian 1 chu kỳ sản xuất (thường là 1 năm) Giá trị sản xuất được tính theo công thức : GO = SQi*Pi Trong đó: Qi là khối lượng sản phẩm lần bán thứ i (nếu bán nhiều lần/vụ) hoặc khối lượng sản phẩm ứng với phẩm cấp i (nhiều phẩm cấp) Pi là giá bán sản phẩm lần thứ i (phẩm cấp thứ i) - Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất và dịch vụ khác trong một chu kỳ sản xuất (1 vụ cà phê). IC = SQj*Pj Trong đó : Qj là khối lượng loại đầu vào thứ j Pj là giá mua loại đầu vào thứ j - Cách tính chi phí trung gian với cây cà phê: Với cây cà phê, chi phí trung gian bao gồm chi phí vật tư và chi phí thuê lao động. Chi phí vật tư bao gồm: phân bón, thuốc BVTV, hoá chất xử lý,… Chi phí lao động thuê bao gồm: thuê cày bừa, chăm sóc, thu hoạch (nếu có) - Giá trị gia tăng VA: Là kết quả cuối cùng sau khi đã trừ chi phí trung gian của một hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó. Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh kết quả sản xuất kinh doanh. VA = GO – IC Trong nghiên cứu này, giá trị gia tăng được tính cho 1 đơn vị diện tích (1 ha) cà phê kinh doanh hàng năm. - Thu nhập hỗn hợp (MI): Là khoản thu được của hộ sau khi đã trừ đi các chi phí trung gian, khấu hao tài sản cố định, thuê lao động và thuế phải nộp. MI = VA – (A + T) A: là khấu hao tài sản cố định T: Thuế phải nộp 3.2.4.3 Phương pháp thống kê so sánh Dùng để so sánh các chỉ tiêu về sản xuất và tiêu thụ cà phê giữa các nhóm hộ, so sánh các chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê giữa các nhóm hộ; so sánh các chỉ tiêu về thu mua cà phê, hiệu quả thu mua cà phê giữa các hộ tư thương,…. nhằm làm sáng tỏ tình hình sản xuất và tiêu thụ ở các nhóm hộ khác nhau có khác nhau hay không, nếu không khác nhau thì nguyên nhân tại sao, nếu khác nhau thì do những lý do gì? Trên cơ sở đó đề xuất định hướng và các giải pháp cho phát triển sản xuất và nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm cà phê cho các hộ nông dân trong huyện. So sánh các số liệu thống kê qua các thời kỳ để thấy được sự biến động về sản xuất và tiêu thụ cà phê của các hộ nông dân ở huyện Lào Ngam 3.2.4.4 Phương pháp SWOT - SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Nói một cách khác, SWOT là khung lý thuyết mà dựa vào đó, chúng ta có thể xét duyệt lại các chiến lược, xác định vị thế cũng như hướng đi của một tổ chức, một công ty, phân tích các đề xuất kinh doanh hay bất cứ ý tưởng nào liên quan đến quyền lợi của người sản xuất kinh doanh. Và trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và cà trong các báo cáo nghiên cứu... đang ngày càng được nhiều người sản xuất kinh doanh lựa chọn. - Thực hiện mô hình SWOT như sau: + Lập một bảng gồm bốn ô, tương ứng với bốn yếu tố của mô hình SWOT. Strengths (Điểm mạnh) Weaknesses (Điểm yếu) Opportunities (Cơ hội) Threats (Thách thức) + Trong mỗi ô, nhìn nhận lại và viết ra các đánh giá dưới dạng gạch đầu dòng, càng rõ ràng càng tốt. + Thẳng thắn và không bỏ sót trong quá trình thống kê. Người lập cũng nên quan tâm đến những quan điểm của mọi người. + Biên tập lại, xóa bỏ những đặc điểm trùng lặp, gạch chân những đặc điểm riêng biệt, quan trọng. + Phân tích ý nghĩa của chúng. + Vạch rõ những hành động cần làm, như củng cố các kỹ năng quan trọng, loại bỏ các mặt còn hạn chế, khai thác các cơ hội, bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ, rủi ro. 3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất cà phê 3.2.5.1 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá các nguồn lực phục vụ sản xuất - Đất đai: Là một tư liệu sản xuất không thể thay thế được. Đất đai luôn luôn bị giới hạn bởi diện tích, tuy nhiên nếu sử dụng đất đai hợp lý thì không những đất không bị xấu đi mà ngày càng tốt hơn. - Vốn và nguồn vốn: Là giá trị của toàn bộ đầu vào bao gồm những tài sản, vật phẩm, tiêu dùng trong._.ng tầm mắt. Đối với cà phê vối ở dạng thứ nhất và dạng thứ hai được tiêu thụ qua kênh này lần lượt là 28% và 32% trong tổng số hộ. Tóm lại các kênh tiêu thụ cà phê của các nhóm hộ rất đa dạng và được tiêu thụ một cách dễ dàng nhưng giá cả không đảm bảo. 4.6 Phân tích điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức và các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ cà phê của hộ nông dân ở huyện Lào Ngam 4.6.1 Đánh giá chung về sản xuất và tiêu thụ cà phê của hộ nông dân huyện Lào Ngam 4.6.1.1 Những yếu tố gây khó khăn cho sản xuất cà phê của hộ nông dân * Thời tiết khí hậu Các ngành nông nghiệp nói chung phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện thời tiết khí hậu đã tạo cho quá trình sản xuất nông nghiệp nói chung, sản xuất cà phê nói riêng. Thời tiết khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến những hộ sản xuất cà phê vì sản xuất của các hộ chủ yếu là sản xuất theo phương pháp truyền thống phụ thuộc rất lớn vào nước mưa trong thời gian cây cà phê đang ra hoa. Năm nào mà không có mưa vào thời điểm ra hoa thì sẽ làm cho cây cà phê ít quả, Từ đó làm cho năng suất cà phê thấp hơn nhiều so với những năm có mưa đúng vào thời điểm cây ra hoa. Chính vì thế điều kiện tự nhiên trong vụ mùa đó rất quan trọng trong sản xuất. * Trình độ học vấn của chủ hộ Như chúng ta đã biết trình độ học vấn có ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề quyết định đầu tư sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cà phê nói riêng. Qua điều tra cho thấy các hộ nông dân sản xuất cà phê chủ yếu là những hộ sản xuất theo phương pháp truyền thống vốn được ông cha đã truyền lại cho. Còn về các kỹ thuật thâm canh canh tác thì các hộ nông dân cứ sản xuất theo tự nhiên là chính. Trình độ học vấn của chủ hộ rất quan trọng nhưng qua điều tra thì các hộ chỉ sản xuất theo tự nhiên từ đó dẫn đến năng suất đạt được thấp. * Kỹ thuật chăm sóc vườn cây Các hộ nông dân chủ yếu sản xuất theo tư nhiên, thậm chí không biết đặc điểm của cây cà phê sinh trưởng và phát triển trong giai đoạn nào, họ cứ trồng đến khi thu hoạch là thu hoạch mà không có kỹ thuật nào trong việc bón phân, cắt tỉa cành cây, ngăn chặn những loại bệnh hại cây, từ đó làm cho năng suất và chất lượng cà phê thấp. * Giống cây Trong quá trình trồng cà phê mà không chú ý đến việc sử dụng giống tốt thì sẽ làm cho cây chết đi trong quá trình sản xuất từ đó lại phải đầu tư thêm để trồng lại. Về giống cà phê của các hộ, chủ yếu là tự sản xuất nhưng do sự thiếu hiểu biết về sản xuất giống dẫn tới có những giống không đảm bảo vẫn được đem ra trồng, làm cho giống bị thoái hóa, đó là những nguyên nhân làm cho cây trồng sinh trưởng kém và cho năng suất thấp. * Phân bón Các hộ nông dân chủ yếu bón phân vô cơ và phân hữu cơ là chính nhưng mức độ đầu tư chưa hiệu quả và chưa hợp lý bởi vì các hộ nông dân thích bón lúc nào thì bón mà không hiểu biết về đặc điểm sinh trưởng mà thời gian nào cà phê cần và không cân bón. Hơn nữa đại đa số các hộ nông dân sử dụng phân hữu cơ là chính như: phân chuồng tươi, phân vỏ cà phê tươi. Chính vì điều đó làm cho cây cà phê sinh bệnh từ đó làm cho năng suất giảm. * Nguồn vốn đầu tư vào sản xuất Nguồn vốn đầu tư rất quan trọng trong việc phát triển sản xuất. Các hộ nông dân sản xuất cà phê thì đại đa số là những hộ không có đất làm ruộng chỉ có đất cà phê. Chính vì thế mà thu nhập chính của hộ là từ cà phê mà số tiền thu được phải tiêu dùng gia đình như mua lương thực thực phẩm…Điều đó dẫn đến nguồn vốn đầu tư của hộ ít đi thậm chí đại đa số hộ còn phải đi vay với lãi suất cắt cổ để tiêu dùng gia đình và đầu tư vào sản xuất. Sau khi tiêu thụ cà phê chè và cà phê vối từ tháng 12 đến tháng 3 thì nguồn vốn của đa số hộ sẽ thiếu trong tháng 8 đến tháng 11 và đến tháng 12 họ lại bán cà phê để trả số nợ đó, họ cứ luân phiên trong vòng mấy tháng đó qua các năm. Đó là nguyên nhân thiếu vốn đầu tư trong sản xuất cà phê của các hộ nông dân. 4.6.1.2 Những yếu tố gây khó khăn cho tiêu thụ cà phê của hộ nông dân * Thiếu hiểu biết về thông tin giá cả Trong quá trình tiêu thụ sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cà phê nói riêng trong vấn đề tiêu thụ thì biết sự diễn biến về cả cà phê rất cần thiết để nông dân nắm bắt được cơ hội tiêu thụ trong lúc hợp lý nhất. Nhưng thực tế các hộ nông dân trong huyện đang phải đối mặt với vấn đề này mà giá cả của sản phẩm được bán ra tất cả là do tư thương đưa ra còn các hộ không biết tình hình giá cả ra sao cứ thế mà bán, dẫn đến tình trạng các hộ nông dân bị thiệt thòi và không yên tâm sản xuất. * Cơ sở thu mua với giá bất bình đằng Hiện nay các hộ nông dân ngoài việc gặp vấn đề về giá cả còn gặp vấn đề về cơ sở thu mua, việc thu mua của các cơ sở này có sự bất bình đẳng giữa cà phê chè và cà phê vối. Hiện nay có HTX thu mua cà phê chè từ các hộ nông dân nhưng đối với cà phê vối thì các hộ phải tự lo bán sản phẩm của mình, chưa có cơ sở thu mua với giá cả bình đẳng cho nên các hộ nông dân chủ yếu vẫn bị ép giá qua các năm. * Đường sá giao thông, cơ sở hạ tầng Đường sá giao thông tốt là một yếu rất quan trong trong việc tiêu thụ và giảm giá cả vận chuyển sản phẩm trong tiêu thụ. Như chúng ta biết nơi sản xuất cà phê cách thị trận từ 15 - 20 km và các đường đều chạy dốc vì nó đặt ở cao nguyên và mặt đường giao thông đó là đường đất đỏ và thậm chí 2 bên cạnh đường không có hệ thống thoát nước khi đến mùa mưa nước cứ chạy từ trên cao xuống và chạy qua đường làm cho đường đất bị xói mòn và trở thành hố đất trải dài suốt dọc đường, đến mùa tiêu thụ cà phê thì rất khó khăn vì đường đó quá huy hiểm nên các hộ rất khó khăn thì phải tiêu thụ ở trong làng. Đó là nguyên nhân làm cho những hộ không có điều kiện vận chuyển buộc phải bán cho tư thương đến mua tại làng thì giá càng thấp làm cho những hộ này cứ luẩn quẩn như thế. 4.6.2 Phân tích SWOT đối với sản xuất và tiêu thụ cà phê của hộ nông dân huyện Lào Ngam 4.6.2.1 Đối với sản xuất cà phê Những điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sản xuất cà phê của các hộ nông dân huyện Lào Ngam được thể hiện trong sơ đồ phân tích SWOT như sau. Sơ đồ 1: SWOT đối với sản xuất cà phê Điểm mạnh - Đất đai mầu mỡ, diện tích phong phú - Cá phê không có hóa chất và thuốc BVTV - Nhiều nông hộ áp dụng công cụ hiện đại để sơ chế cà phê - Nhiều hộ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất - Các hộ có truyền thống trồng cà phê lâu đời - Hệ thống giao thông khá tốt - Nhiều hệ thống sông suối chạy quanh năm Điểm yếu - Sản xuất nhỏ lẻ manh mún, chưa hình thành được khối lượng hàng hóa lớn - Cơ sở hạ tầng phục vụ KT - XH nông thôn còn yếu kém - Thiếu công cụ trong sản xuất và sơ chế - Sản xuất không có sự cải tạo đất - Sản xuất lệ thuộc vào tự nhiên - Chuyển giao tiến bộ khoa học còn hạn chế chậm được chuyển khai - Trình độ nhận thức của nông dân thấp Cơ hội - Chỉ thị Hội nghị TƯ Đảng lần VI về chiến lược phát triển KT - XH quốc gia đến năm 2020; năm 2010 và thực hiện chỉ thị 01/CP là cơ hội to lớn và mới mẻ cho huyện Lào Ngam phát huy hết lợi thế sẵn có của mình - Nhiều diện tích có thể khai thác để sản xuất cà phê Thách thức - Phương thức và công cụ sản xuất truyền thống - Tín ngưỡng và phong tục tập quán lạc hậu - Thiếu nước trong sản xuất 4.6.2.2 Đối với tiêu thụ cà phê Những điểm mạnh và điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với tiêu thụ cà phê của các hộ nông dân huyện Lào Ngam được thể hiện trong sơ đồ phân tích SWOT sau: Sơ đồ 2: SWOT đối với tiêu thụ cà phê Điểm mạnh - Nhiều cơ sở thu mua ở trung tâm huyện - Thị trường tiêu thụ cà phê dồi dào trong và ngoại nước - Cà phê Lào có đặc điểm riêng và được nhiều nước ưa chuộng - Có HTX thu mua cà phê chè Điểm yếu - Thị trường tiêu thụ không ổn địnhà giá cả nông sản thấpà chưa khuyến kích phát triển hàng hóa - Chưa có cơ sở thu mua cà phê vối với giá cả đảm bảo - Cà phê vối có lịch sử về giá cả thấp, chất lượng thấp dù thị trường cần - Tỷ lệ người dân tiêu dùng trong nước thấp Cơ hội - Cà phê Lào có vị thế tốt - Có thị trường đối với cà phê vối sạch - Mở rộng thị trường đối với cà phê chè (thị trường giá cả bình đẳng Fair trade, thị trường cá phê không hóa chất..) - Mở rộng thị trường tiêu thụ cà phê trong nước Thách thức - Rủi ro về giá cả trong nước và thế giới 4.6.2.3 Phân tích SWOT đối với sản xuất và tiêu thụ cà phê của hộ nông dân huyện Lào Ngam Dựa vào sơ đồ 1 và 2 chúng ta kết hợp giữa các yếu tố về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách đối với sản xuất và tiêu thù cà phê của các hộ nông dân ở huyện Lào Ngam. Thể hiện cụ thể trong sơ đồ 3 sau. Sơ đồ 3: Phân tích SWOT đối với sản xuất và tiêu thụ cà phê của hộ nông dân Manh – Cơ hội - Phát huy hết khả năng sẵn có của đại phương mình - Phát huy chất lượng cà phê để tiêu thụ với giá cao hơn Mạnh – Yếu - Củng cố hơn nữa đối với HTX thu mua cà phê chè và cần sớm tổ chức HTX thu mua cà phê vối - Từng bước nâng cao trình độ dân trí của người sản xuất cà phê - Đẩy mạnh tổ chức khuyến nông đến với nông hộ - Đẩy mạnh đơn vị tổ chức nào sản xuất với khối lượng lớn và có khả năng chế biến cà phê nhân để tiêu thụ trong nước Điểm mạnh – Thách thức - Tiếp tục đẩy mạnh phương thức tuyên truyền và chuyển giao kỹ thuật sản xuất đến với hộ nông dân - Xây dựng thị trường ổn định để các hộ yến tâm sản xuất Điểm yếu – Thách thức - Cần có biện pháp khắc phục truyền thống lạc hậu ngăn cản sự phát triển - Cần sớm triển khai hệ thống thủy lợi đến với các vùng sản xuất chính 4.7 Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê cho các hộ nông dân huyện Lào Ngam 4.7.1 Định hướng ổn định, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cà phê của các hộ nông dân huyện Lào Ngam - Lào Ngam là vùng rất đặc biệt có vị trị địa lý đặt ở cao nguyên Bolaven nên có địa hình, khí hậu thời tiết thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp nói chung và cà phê nói riêng từ đó nó là thế mạnh của huyện Lào Ngam - Lào Ngam là một huyện có tiềm năng, nguồn lực đa dạng về phát triển kinh tế nông thôn. Hiện nay, lao động nông thôn vẫn chiếm tới 90% trong cơ cấu kinh tế. Sản xuất hàng hoá nông nghiệp nông thôn có những đặc thù riêng tuân theo quy luật phát triển kinh tế vốn có của nó và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. - Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới: Cần đảm bảo cho huyện Lào Ngam có sự ổn định về mặt trật tự xã hội và vững bền về mặt chính trị, phát huy truyền thống dân tộc anh hùng của nhân dân huyện Lào Ngam; làm cho nền kinh tế của huyện phát huy một cách liên tục, tạo ra mọi điều kiện thuận lợi cho nhân dân sản xuất hàng hoá để xoá đói giảm nghèo. Tăng cường đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ, chế biến và lưu thông, phát triển kinh tế nông thôn toàn diện bền vững. - Mục tiêu phấn đấu từ nay đến năm 2010, tăng cường công tác đẩy mạnh sản xuất cà phê trong 34 bản làng có tới 4658 hộ tham gia sản xuất cà phê đến năm 2010 năng suất cà phê phải đạt 17.224 tấn trên diện tích 21.530 ha trong đó cần phải chú trọng vấn đề sau: + Thứ nhất: củng cố những vườn cà phê già cho ít quả thì phải có sự áp dụng kỹ thuật vào việc cắt tỉa cành cây. Mục tiêu phấn đấu phải đạt 10 ha/1 bản làng + Thứ hai: việc chăm sóc cây cà phê như cách bón phân đúng kỹ thuật. Mục tiêu phấn đấu phải đạt 50 ha/1 bản làng. + Thứ ba: các diện tích trồng mới thì phải đưa khoa học kỹ thuật vào áp dụng. Mục tiêu phấn đấu phải đạt 100 ha/1 bản làng [23]. 4.7.2 Giải pháp chủ yếu nhằm ổn định, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cà phê của các hộ nông dân ở huyện Lào Ngam 4.7.2.1 Giải pháp thị trường Giải pháp thị trường là giải pháp rất quan trọng cho các hộ gia đình giúp các hộ nông dân yên tâm đầu tư sản xuất mở rộng sản xuất theo mức độ và khả năng của các hộ. Nội dung cụ thể có như sau: - Thị trường sớm được hình thành một hệ thống thị trường, bảo đảm tính ổn định của thị trường, tránh hiện tượng tranh mưa tranh bán, ép cấp, ép giá gây thiệt hại cho nông dân. Ổn định về giá cả đảm bào cho hộ sản xuất hàng hoá có lãi. - Hình thành các thị trấn, thị tứ ở nông thôn, biến những nơi này thành trung tâm công nghiệp, thương mại dịch vụ nông thôn. Lợi dụng các tuyến đường giao thông, trực bộ, xây xựng các tụ điểm giao lưu và trao đổi hàng hoá nhằm khởi dậy và tạo nên động lực khuyến khích các vùng nông thôn trong huyện Lào Ngam khai thác tiềm năng tại chỗ để phát triển kinh tế hàng hoá. - Hình thành tổ chức và đầu tư cho công tác dự báo thị trường về giá cả nông sản trong và ngoài nước. - Thị trường xuất khẩu: Hiện nay Lào Ngam đã và đang có quan hệ buôn bán với Trung quốc. Tuy số lượng còn ít, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu kíp thời thì trong tương lai, cùng với việc tham gia các tổ chức ASEAN, APEC, WTO thì thị trường tiêu thụ cà phê của huyện Lào Ngam sẽ có điều kiện để mở rộng hơn nữa. Đây là một tiềm năng lớn cho phép huyện có điều kiện mở rộng thị trường xuất khẩu. 4.7.2.2 Giải pháp về kênh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa Tổ chức tốt hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm. Để đẩy mạnh và hoàn thiện thị trường tiêu thụ sản phẩm cà phê ở Lào ngam cần được tiến hành theo những khía cạnh sau: - Phải đa dạng hoá các “kênh” lưu thông và các “cấp” lưu thông hàng hoá, chú trọng các hình thức lưu thông vừa và nhỏ, tương ứng với quy mô cung cầu. - Mô hình tổ chức thị trường ở nông thôn huyện Lào Ngam phải đảm bảo yêu cầu: Nông dân bán sản phẩm, mua vật tư, hàng hoá tiêu dùng thuận tiện. Để đáp ứng được yêu cầu này cần có các trung tâm, tụ điểm giao kết, các thương trường cạnh tranh phải để nông dân tính toán so sánh, lựa chọn hình thức và đối tượng mua, bán. Trung tâm của mô hình này là các cụm kinh tế thương mại - dịch vụ thuộc nhiều chủ thể khác nhau với các chợ nông thôn đặt ở trung tâm huyện, thị trấn, thị tứ, các nút giao thông thuận tiện. 4.7.2.3 Tổ chức tốt công tác khuyến nông, thực hiện tốt các biện pháp thâm canh cho sản xuất - Tăng cường bồi dưỡng kiến thức sản xuất kinh doanh cho các hộ nông dân sản xuất. Hiện nay đại đa số nông dân ở huyện Lào Ngam ngay cả khi có vốn và điều kiện khác khá thuận lợi, song không đủ trình độ để mở rộng sản xuất. Do vậy, cần đào tạo và thông qua quá trình đào tạo tập huấn thực tế cho các hộ. - Tăng cường vai trò hướng dẫn chỉ đạo tổ chức sản xuất và kinh doanh có cơ quan chuyên môn của các ban ngành trong huyện đến các hộ. - Hình thức các tổ chức khuyến nông đủ mạnh, để một mặt vừa tăng cường hoạt động tuyên truyền, báo cáo chuyên đề xuống các địa phương, mặt khác đủ sức để chuyển giao công nghệ sản xuất và kinh doanh đến tận người dân. 4.7.2.4 Tăng cường áp dụng công nghệ chế biến trong sản xuất Công nghệ chế biến, bảo quản là một trong những khâu quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. để đảm bảo cho cây trồng có hiệu quả, ngoài việc huy động nguồn lực vào sản xuất thì việc áp dụng công nghệ chế biến vừa và nhỏ là yếu tố then chốt trong việc sơ chế cà phê của hộ. Ngoài ra còn một số xí nghiệp chế biến nhỏ, xưởng chế biến thủ công để sơ chế cà phê các dạng của các hộ sản xuất. Hơn nữa, cần thực hiện tốt công nghệ bảo quản thủ công cổ truyền của nhân dân. 4.7.2.5 Phát triển ngành dịch vụ Các ngành dịch vụ như: thông tin, ngân hàng, thương mại, xây dựng đường xá giao thông… Trong toàn huyện cần đầu tư, nâng cấp đóng mới các trang thiết bị và các phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hoá đẩy đủ và kịp thời, đúng kênh đúng luồng hàng và thời gian quy định. Không ngừng nâng cao chất lượng đường sá, nâng cao trình độ kinh doanh thương mại dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đời sống tinh thần của nhân dân. Tiếp tục sửa chữa tuyến đường từ thị trấn đến các làng các hộ sản xuất cà phê để có thể giao thông thuận lợi hơn giữa làng - làng và làng - thị trấn cả hai mùa. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Huyện Lào Ngam nằm hoàn toàn trên cao nguyên Bolaven, là một huyện có lợi thế nhất trong tỉnh Salavan về phát triển cây cà phê. Diện tích tự nhiên của toàn huyện 94.000ha, trong đó diện tích đất đỏ bazan mầu mỡ chiếm khoảng 97%, đây là tiềm năng và lợi thế để cho cây cà phê của huyện phát triển. Diện tích đất có khả năng trồng được cây cà phê chiếm 79% tổng số diện tích đất đỏ bazan của toàn huyện Lào Ngam. Nguồn thu nhập chính của toàn huyện chủ yếu dựa vào ngành nông – lâm nghiệp, năm 2006 ngành này chiếm 75,7% và đến năm 2008 chiếm đến 76,7% tổng thu nhập toàn huyện. Ngành nông – lâm nghiệp của huyện Lào Ngam có nguồn thu nhập chính là từ cây công nghiệp, trong đó cây cà phê giữ một vị trí rất quan trọng. Cây cà phê được người Pháp đưa vào trồng ở Lào Ngam từ năm 1923, lúc đó chủ yếu là giống cà phê vối, đến năm 1991 giống cà phê chè được đưa vào trồng phổ biến. Diện tích trồng cây cà phê của huyện Lào Ngam không ngừng tăng qua các năm, đến năm 2008 diện tích cà phê toàn huyện đạt 21.011 ha, chiếm khoảng 30% tổng diện tích đất đỏ bazan có khả năng trồng được cà phê của huyện. Cây cà phê trồng ở huyện Lào Ngam cho chất lượng tốt, được mệnh danh là cà phê sạch, không dùng thuốc bảo vệ thực vật nhưng năng suất cà phê của toàn huyện cũng như cả nước Lào còn rất thấp so với khu vực, năng suất bình quân chỉ đạt từ 4 - 5 tạ cà phê nhân/ha; năm 2008 sản lượng cà phê nhân đạt 7.554,04 tấn cà phê nhân. Ngành cà phê ở huyện Lào Ngam thu hút nhiều đối tượng tham gia sản xuất, trong đó có cả doanh nghiệp lẫn các hộ dân và các tổ chức kinh tế khác như HTX nông nghiệp. Hiện nay toàn huyện Lào Ngam có khoảng 50% số hộ nông dân tham gia sản xuất cà phê. Cây cà phê là cây trồng chính của người nông dân ở huyện Lào Ngam, nó đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho kinh tế hộ gia đình và là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhất trong các hoạt động sản xuất của hộ, ở nhóm hộ khá giàu thu nhập từ cây cà phê chiếm 62,4% tổng thu nhập bình quân trong năm của hộ; nhóm hộ trung bình thu nhập từ cà phê chiếm 50,4% và nhóm hộ nghèo chiếm 25,6% tổng thu nhập bình quân trong năm của hộ. - Về sản xuất cà phê của hộ nông dân huyện Lào Ngam Hiện nay các hộ nông dân huyện Lào Ngam sử dụng hai loại giống cà phê chính đó là cà phê chè và cà phê vối nhưng năng suất khá thấp. Giống cà phê chè, người nông dân thu hoạch ở hai dạng sản phẩm chính đó là: cà phê tươi với năng suất bình quân đạt 3,34 tấn/ha và cà phê tươi được ép vỏ rồi phơi khô đạt năng suất bình quân 0,838 tấn/ha. Giống cà phê vối cũng được người nông dân thu hoạch dưới hai dạng sản phẩm đó là: cà phê phơi khô cả vỏ đạt năng suất bình quân 1,011 tấn/ha và cà phê phơi khô xong bóc vỏ cứng đạt năng suất bình quân 0,741 tấn/ha. Trong bốn dạng sản phẩm cà phê chính của các hộ thi dạng dạng cà phê tươi được ép vỏ rồi phơi khô của cà phê chè cho hiệu quả sản xuất cao nhất, đạt 3.942.000 kíp/ha. Nhìn chung hiên nay ở huyện Lào Ngam việc sản xuất cà phê trong các hộ nông dân vẫn còn mang tính chất truyền thống và sản xuất dựa vào tự nhiên là chính. Với hình thức sản xuất này, người nông dân rất khó tiếp thu được những kỹ thuật mới nên hiệu quả sản xuất đạt được còn thấp. Những nguyên nhân chính dẫn đến việc sản xuất cà phê của người nông dân còn manh mún, hiệu quả kinh tế chưa cao là: thiếu vốn đầu tư cho sản xuất; giá cả đầu vào cao; giá cà phê trên thị trường đặc biệt là giá cà phê xuất khẩu còn biến động lớn; giá bán cà phê của người nông dân do các tư thương quyết định nên giá thường thấp hơn giá thực tế; thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật trong thâm canh sản xuất, thu hoạch, sơ chế; phần lớn lao động tham gia sản xuất cà phê có trình độ học vấn thấp nên thường rất sợ rủi ro nên dẫn đến dẻ chừng, không dám mạnh dạn đầu tư lớn; bên cạnh đó cũng do các nguyên tự nhiên mang lại như thiên tai, dịch bệnh… - Về tình hình tiêu thụ cà phê trong các hộ nông dân ở huyện Lào Ngam: Ở các dạng cà phê khác nhau của hộ nông dân có thị trường, thị phần và kênh tiêu thụ khác nhau. Cà phê của hộ nông dân được tiêu thụ ở hai thị trường chính đó là thị trường trong huyện và thị trường ngoài huyện. Ở thị trường trong huyện, sản phẩm cà phê được bán cho các HTX nông nghiệp ở trong các làng và các tư thương ở trong huyện. Ở thị trường ngoài huyện được bán chủ yếu cho các tư thương ở tỉnh Chăm pa sắc. Hiện nay việc tiêu thụ cà phê của các hộ nông dân đang gặp phải những khó khăn chính sau: người nông dân thiếu hiểu biết về thông tin giá cả trên thị trường, giá cả thường do các tư thương đưa ra và xảy ra hiện tượng người nông dân bị các tư thương liên kết ép giá. Bên cạnh bị người nông dân bị ép giá thì đường giao thông kém, xuống cấp ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ cà phê đặc biệt là việc mở rộng ra thị trường ngoài huyện. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Đối với Nhà nước và tỉnh Salavan - Cần tổ chức sản xuất, cung cấp giống tốt, mở rộng công tác tổ chức sản xuất giống với sự tham gia của các thành phần kinh tế như: các hộ nông dân sản xuất giỏi, các hợp tác xã và các trung tâm nghiên cứu để tạo ra giống đạt năng suất cao có chất lượng tốt. - Tìm kiếm thị trường xuất khẩu cà phê để đẩy mạnh sản xuất cà phê trong huyện - Cần sớm tổ chức xí nghiệp chế biến cà phê của huyện để các hộ yên tâm sản xuất 5.2.2 Đối với huyện Lào Ngam - Tăng cương hơn công tác khuyến nông chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tới các hộ trồng cà phê trong toàn huyện thông qua các lớp tập huấn, thăm quan học hỏi kinh nghiệm để góp phần nâng cao kiến thức và năng suất lao động cho người nông dân trồng cà phê. - Tích cực quan hệ với các tổ chức nghiên cứ khoa học, các dự án, các công ty để hợp tác cung cấp đầu vào và đầu ra cho các hộ sản xuất. - Tích cực thông báo thông tin giá cả thị trường về giá cả cà phê để nông dân nắm bắt kíp thời. - Thiết lập hệ thông cung cấp đầu vào cho người nông dân trồng cà phê đến tận các làng để góp phần bình ổn giá đầu vào. - Tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm cà phê thông qua các tổ chức trong và ngoài nước. - Tạo điều kiện cho người nông dân trồng cà phê được tiếp cận với các nguồn tín dụng một cách thuận lợi. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tổng cục thống kê quốc gia, Thủ đô Viêng chăn tháng 6 năm 2006 Ủy ban Kế hoạch và Đầu tư Lào (2007), Báo cáo số liệu thống kê năm Bun Lot Chan Tha Chon (2003), Thực trạng và một số giải pháp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Lào Ngam – tỉnh Salavan nước CHDCND Lào Hoàng Văn Hiểu (2004), Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm khoai tây tại xã Quỳnh Nguyên – huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình Đỗ Thị Thanh Nhàn (2007), Thực trạng và giải pháp tiêu thụ cà phê của công ty đầu tư sản xuất xuất nhập khẩu cà phê – cao su Nghệ An PTS. Đỗ Trọng Hùng (1999), Kỹ thuật trồng cà phê mật độ dày cho năng suất cao. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Viện Quan hệ quốc tế (1999), Giáo trình Kinh tế học, Hà Nội Nguyễn Văn Bình (2003), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất kinh doanh cà phê do tỉnh Đắc Lắc quản lý. Lê Văn Hướng (2007), Phân tích chiến lược TTSP thức ăn gia súc tại nhà máy TPGS cao cấp Con Heo Vàng Nghệ An Hồ Thị Thanh Nhàn (2007), Thực trạng và giải pháp tiêu thụ cà phê của công ty đầu tư sản xuất xuất nhập khẩu cà phê – cao su Nghệ An Internet: Bộ Nông – Lâm nghiệp Lào (2001), Đề cương chiến lược phát triển ngành nông – lâm nghiệp Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào Bộ Thương mại (2007), Báo cáo tổng kết hàng năm của Lào Hum Pheng Xay Na Sin (2004), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào hiện nay, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Tỉnh Salavan, Báo cáo tổng kết đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội (2007 - 2008) và chiến lược phát triển kinh tế xã hội (2009 - 2010) Cay Xỏn Phôm Vi Hản (31/1/1988), Phát biểu tại Hội nghị toàn thể khóa họp thường kỳ của Hội đồng nhân dân tối cáo Lào, Viêng Chăn Cay Xỏn Phôm Vi Hản (1999), Một số vấn đề quản lý kinh tế hiện nay của Lào, Nxb sự thật, Hà Nội UBND tỉnh Salavan (2005), tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 1996 – 2000; 2001 – 2005 của Salavan UBND tỉnh Salavan (2008), Báo cáo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2010, Salavan Tỉnh Salavan (2000), Báo cáo tình hình chung của tỉnh, Salavan Lào Ngam (2000), Báo cáo tình hình chung của huyện, Lào Ngam Huyện Lào Ngam (2007), Báo cáo tổng kết thực hiện kinh tế xã hội (2001 – 2005), Lào Ngam Huyện Lào Ngam (2008), Báo cáo tổng kết thực hiện kinh tế xã hội (2005 – 2010); và chiến lược phát kinh tế xã hội (2009 - 2015) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ----------eêf---------- ticthong phansili Ph©n tÝch t×nh h×nh s¶n xuÊt vµ tiªu thô cµ phª cña c¸c hé n«ng d©n ë huyÖn Lµo Ngam TØnh Salavan - N­íc CHDCND Lµo LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyªn ngµnh: Kinh tÕ n«ng nghiÖp M· sè: 60.31.10 Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: ts. nguyÔn tuÊn s¬n HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2009 Tác giả luận văn Ticthong PHANSILI LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn, tôi đã nhận được sự gúp đỡ nhiệt tình và những lời chỉ bảo ân cần của các tập thể và các cá nhân, các cơ quan trong và ngoài trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc TS. Nguyễn Tuấn Sơn đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế tại Việt Nam. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Ban chủ nhiệm Viện Sau đại học, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Tập thể giáo viên khoa kinh tế và phát triển nông thôn mà trực tiếp là các thầy, cô giáo Bộ môn phân tích Định lượng, cùng bạn bè đã giúp đỡ tôi về thời gian cũng như vật chất để tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi rất trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của Phòng Khuyến nông và Khuyến lâm; Phòng thống kê, UBND huyện Lào Ngam đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu, những thông tin cần thiết và tổ chức và xây dựng cuộc điều tra để thực hiện tốt đề tài nghiên cứu của mình. Tôi xin bày tỏ sự giúp đỡ của các học viên lớp cao học Kinh tế khóa 16 và thân nhân trong gia đình, trong những năm qua đã động viên và chia sẻ cùng tôi những khó khó khăn về mặt vật chất cũng như tinh thần để tôi vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2009 Tác giả luận văn Ticthong PHANSILI MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục i Danh mục các chữ viết tắt iv Danh mục bảng v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNXH: Chủ nghĩa xã hội CĐ: Cao đẳng DT: Diện tích DTKD: Diện tích kinh doanh DTKTCB: Diện tích kiến thiết cơ bản DTTM: Diện tích trồng mới ĐH: Đại học GTGT: Giá trị gia tăng GTSX: Giá trị sản xuất HQKT: Hiệu quả kinh tế HTX: Hợp tác xã LN: Lâm nghiệp NN: Nông nghiệp NS: Năng suất SL: Sản lượng GDP: Tổng sản phẩm quốc nội ICO: Tổ chức cà phê thế giới FAO: Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hiệp quốc THCN: Trung học day nghề XDCB: Xây dựng cơ bản DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê của Salavan 24 3.1: Tình hình sử dụng đất đai của huyện Lào Ngam qua 3 năm (2006 – 2008) 30 3.2: Tình hình dân số và lao động của huyện Lào Ngam qua 3 năm (2006-2008) 31 3.3: Giá trị sản xuất của huyện Lào Ngam qua 3 năm (2006 – 2008) 32 3.4: Cơ sở hạ tầng của huyện Lào Ngam 34 4.1: Phân loại hộ trong mẫu điều tra 41 4.2: Tình hình về nguồn lao động trong các hộ nông dân trồng cà phê ở huyện Lào Ngam 43 4.3: Các máy móc phục vụ sản xuất cà phê của các hộ nông dân ở huyện Lào Ngam 44 4.4: Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nông dân trồng cà phê ở huyện Lào Ngam 45 4.5: Diện tích cà phê kinh doanh của các hộ nông dân huyện Lao Ngam 46 4.6: Quỹ đất có thể mở rộng để trồng cà phê của các hộ nông dân từ năm 2009 – 2012 48 4.7: Biến động diện tích, năng suất và sản lượng cà phê của huyện Lào Ngam 51 4.8: Biến động diện tích, năng suất và sản lượng cà phê chè của huyện Lào Ngam 51 4.9: Biến động diện tích, năng suất và sản lượng cà phê vối của huyện Lào Ngam 52 4.10: Tình hình biến động về năng suất và diện tích cà phê của các hộ nông dân ở huyện Lào Ngam qua 3 năm (2006 – 2008) 54 4.11: Mức đầu tư chi phí sản xuất cà phê của hộ nông dân ở huyện Lào Ngam năm 2008 55 4.12: Mức đầu tư chi phí sản xuất cà phê chè và cà phê vôi của nhóm hộ khá năm 2008 56 4.13: Mức đầu tư chi phí sản xuất của nhóm hộ trung bình năm 2008 (tính bình quân 1 ha diện cà phê chưa cho thu hoạch) 57 4.14: Mức đầu tư chi phí sản xuất của nhóm hộ nghèo năm 2008 58 4.15: Mức đầu tư chi phí sản xuất của hộ nông dân trồng cà phê ở huyện Lào Ngăm năm 2008 59 4.16: Mức đầu tư chi phí sản xuất cà phê của nhóm hộ khá năm 2008 60 4.17: Mức đầu tư chi phí sản xuất của nhóm hộ trung bình năm 2008 61 4.18: Mức đầu tư chi phí sản xuất của nhóm hộ nghèo năm 2008 62 4.19: Kết quả sản xuất của hộ nông dân huyện Lào Ngam năm 2008 63 4.20: Kết quả sản xuất cà phê của nhóm hộ khá trong năm 2008 65 4.21: Kết quả sản xuất cà phê của nhóm hộ trung bình trong năm 2008 67 4.22: Kết quả sản xuất cà phê của nhóm hộ nghèo trong năm 2008 68 4.23: Hiệu quả sản xuất cà phê của hộ nông dân ở huyện Lào Ngam trong năm 2008 (tính bình quân 1 ha diện tích cà phê kinh doanh) 71 4.24: Hiệu quả sản xuất cà phê của nhóm hộ khá trong năm 2008 (tính bình quân 1 ha diện tích cà phê đã cho thu hoạch) 72 4.25: Hiệu quả sản xuất cà phê của nhóm hộ trung bình trong năm 2008 (tính bình quân 1 ha diện tích cà phê kinh doanh) 75 4.26: Hiệu quả sản xuất của nhóm hộ nghèo trong năm 2008 77 4.27: Kết quả sản xuất cà phê với các nông sản khác của hộ nông dân huyện Lào Ngam năm 2008 78 4.28: Kết quả sản xuất cà phê với các sản phẩm khác của nhóm hộ khá năm 2008 79 4.29: Kết quả sản xuất cà phê với các sản phẩm khác của nhóm hộ trung bình năm 2008 80 4.30: Kết quả sản xuất cà phê với các sản phẩm khác của nhóm hộ nghèo năm 2008 81 4.31: Thị trường tiêu thụ cà phê của huyện Lào Ngam 3 năm (2006 – 2008) 82 4.32: Thị trường tiêu thụ cà phê của các hộ nông dân qua 3 năm (2006 – 2008) 86 ._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCHKT09028.doc
Tài liệu liên quan