Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm của Công ty dung dịch khoan & hoá phẩm dầu khí DMC

Lời nói đầu Ngày nay trong thời kỳ kinh tế thị trường không có một doanh nghiệp nào lại không phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình . Vởy tại sao lại phải phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình để làm gì? và phân tích nó như thế nào ? Đó là những câu hỏi lớn cần đặt ra cho tất cả các nhà doanh nghiệp của chúng ta. Thật vậy Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp dầu khí là quá trình đánh giá nghiên cứu các hoạt động sản xuất kin

doc34 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm của Công ty dung dịch khoan & hoá phẩm dầu khí DMC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h doanh bằng những phương pháp chuyên dùng để đánh giá thực trạng của quá trình sản xuất kinh doanh , tim ra những nguyên nhân, ưu, nhược điểm để từ đó có cơ sở biện pháp nâng có hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp . Với chiến lược phát triển đầu tư xây dựng ngành dầu khí Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn . Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã hoạch định chiến lược đến năm 2010 . Chiến lược này nhằm mục tiêu xây dựng ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam hoàn chỉnh . Công ty dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí DMC là đơn vị thành viên của tổng công ty dầu khí Việt Nam được tín nhiệm giao nhận trọng trách thực hiện nhiệm vụ chuyên sản xuất dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí phục vụ cho ngành . Sau hơn 10 năm tồn tại Công ty đã có sự tiến bộ rõ rệt và đạt được nhiều thành tích đáng kể trong đó đáng nghi nhận nhất là từ chỗ ngành dầu khí phải nhập dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí từ nước ngoài về thì đến nay công ty không những công ty đã cung cấp đầy đủ màồin xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới Qua tìm hiểu thực tế tại công ty dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí DMC , được sự giúp đỡ tận tình của các cô chú trong công ty tác giả đã lựa chọn được đề tài: Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm của công ty dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí DMC. Nội dung của đò án gồm 4 chương : Chương I: Điều kiện sản xuất chủ yếu của công ty DMC Chương II: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương III: Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm của công ty dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí DMC Chương IV: Kết luận Do thời gian có hạn , kiến thức thực tế và kinh nghiệm chưa nhiều nên tác giả không thể tránh được những thiếu xót rất mong sự đóng góp ý kiến của các thày cố và các bạn . Qua đây tác giả cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đơ nhiệt tình của tập thể thầy cô giáo trong khoa KT&QTDN dầu và đặc biệt là tiến sĩ : Nguyễn Đức Thành đã nhiệt tình giúp đơ tác giả hoàn thành đồ án này. Chương 1:Điều kiện sản xuất chủ yếu của công ty dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí DMC 1.1.Giới thiệu chung về Công ty dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí DMC: Sự hình thành và phát triển của công ty dung dịch khoa và hoá phẩm dầu khí DMC Sau sự kiện có tính bước ngoặt của ngành dầu khí ở giai đoạn cuối thập kỷ 80, từ sự phát hiện ra dóng dầu khí đầu tiên ở mỏ Bạch Hổ , mỏ Rồng , mỏ khí Lan Tây , Lan Đỏ và đặc biệt phát hiện ra tầng móng chứa dầu có trữ lượng lớn ở vùng mỏ Bạch Hổ đã đưa sản lượng khai thác dầu thô tăng vọt . Với chính sách đổi mới của đảng , của nhà nước với chính sách hấp dẫn của luật đầu tư nước ngoài đã thu hút sự đầu tư của các công ty Dầu khí nước ngoài như Total, Shell, Petronas, Enterprice oil... trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam , đồng thời với sự phát triển lĩnh vực dịch vụ dầu khí . Chính vì thế sự cần thiết của dung dịch khoan trong lĩnh vưc tìm kiếm thăm dò phục vụ cho công tác khoan . Vì thế công ty dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí DMC ra đời với tên quốc tế là Drilling Mud Company để dáp ứng nhu cầu cấp bách về sản xuất hoá phẩm dung dịch khoan và từng bước vươn lên trở thành nhà thầu phụ dung dịch khoan ở Việt Nam và khu vực đông nam á. Chức năng , nhiệm vụ của công ty DMC : Chức năng của công ty DMC: Công ty DMC có chức năng chuyên sản xuất và kinh doanh các háo phẩm dầu khí và dung dịch khoan phục vụ chủ yếu cho ngành dầu khí như : Barite (API) BaSO4, Bentonit (API) CaCO3 , Polime sinh học , dầu bôi trơn , chất diệt khuẩn... Cơ sở sản xuất kinh doanh tại Yên Viên –Gia Lâm – Hà Nội cách công ty 15km là điều kiện thuận lợi cho việc điều hành sản xuất . Đây là điều kiện thuận lợi cho vận chuyển , cung cấp các nguồn nguyên liệu ở Bắc Giang , Tuyên Quang , bên cạnh đó sản xuất Barite rất bụi và độc hại nên xí nghiệp sản xuất đã đóng xa khu dân cư , nơi có diện tích rộng , thoáng mát và không gây ô nhiềm môi trường . Giao thông : Không phải tự nhiên mà công ty DMC lại đặt trụ sở chính tại 29A Láng Hạ ở Hà Nội và một chi nhánh tại Vũng Tầu . Đây là hai Thành phố tập trung nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch của đất nước . Hà Nội là thur đo của đất nước còn Vũng Tầu thì là thành phố của Dầu khí và du lịch do đó rất thuận lợi cho việc giao dịch và ký kết hợp đồng . Cơ sở sản xuất ở Yên Viên chỉ có một đường giao thông quan trọng nối quốc lộ 1A , đường rải nhựa và có khả năng chạy được xe có trọng tải lớn . Đây là tuyến đường chính cung cấp nguyên vật liệu và xuất sản phẩm. Ngoài ra cơ sở sản xuất cách cảng sông Đáy 5km , đây là cảng cho phép tầu trọng tải 50 Tấn có thể chuyển hàng đi được , cách cảng Hải Phòng 120km , cách đường sắt quốc gia 3,5km các tuyến đường giao thông khá thuận tiện cho việc sản xuất kinh doanh của công ty. Cơ sở sản xuất tại Vũng Tầu gần đường quốc lộ 51A dài 120km nối từ Vũng Tầu đi TP HCM , đường thuỷ dài 80km nối cảng Vũng Tầu với Cảng Sài Gòn . Cảng Vũng Tầu đủ sức chứa các tầu của VSP và tầu nước ngoài với trọng tải lớn. Đây là điều kiện thuận lợi cho công ty DMC. Điều kiện khí hậu : Cơ sở sản xuất của DMC thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa căn cứ vào tài liệu khí tượng thuỷ văn của trạm khí tượng thì trong một năm thàng giêng có nhiệt độ thấp nhất vớinhiệt độ trung bình là 160C và Nhiệt độ nóng nhất là vào mùa hè với nhiệt độ trung bình là 300C , mùa đông thường có rết đột ngột và kéo dài và mùa hè là nxc trân nắng nóng kéo dài cũng không kém . Với điều kiện khí hậu như vậy đã gây khó khăn cho công ty DMC. Điều kiện dân cư và sự phát triển kinh tế xã hội Dân cư Công ty đóng trong vùng khá đông dân cư do đây là thủ đo và trong vùng các ngành công nghiệp phát triển , do đó trình độ dân trí ở đây khá cao, trong vùng có nhiều trường đại học và các trung tâm nghiên cứu đang hoạt động. Đây là điều kiện thuận lợi về việc giải quyết vấn đề nhân lực cho công ty . Hơn nưa công ty lại có các chi nhánh , các xí nghiệp sản xuất nằm trên cả 3 miền đất nước đo đó công ty đã thu hút được nhiều lao động phổ thông tại các địa phương . Lao động trực tiếp của công ty hơn nửa là lao động phổ thông , đây là một điều kiện khó khăn trong việc chuyên môn hoá nâng cao năng suất lao động Xã hội : Công ty đặt trụ sở chính tại thành phố Hà Nội , hiện nay cơ sở hạ tầng của thành phố không ngừng được phát triển . Hơn nữa Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam do đó việc giao dịch buôn bán , ký kết hợp đồng với khách hàng là rất thuận lợi cho công ty. Đây là điều kiện có ý nghĩa rất quan trọng nó tác động lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của công ty DMC. Công nghệ sản xuất của công ty DMC Công nghệ sản xuất của công ty DMC Để đáp ứng yêu cầu thị trường , một mặt phải đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm , một mặt phải xúc tiến xây dựng các nhà máy . Được sự hỗ trợ vốn của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và sự nỗ lực vươn lên của công ty DMC đến nay cơ sở vật chất , trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu ở trong nước và xuất khẩu. Ngày 21/3/1995 , hệ thống sản xuất Bentonit API trên cơ sở thiết bị con lắc ly tâm tròn kiểu Raymond (USA) nhập từ Trung Quốc đa đi vào hoạt động ở chi nhánh DMC Vũng Tầu . Tiếp đến ngày 29/10/1995 hệ thống sản xuất Barite API được khánh thành tại xí nghiệp hoá phẩm Dầu khí Yên Viên với hệ thống thiết bị nghiền Raymond và những cải tiến độc đáo của cán bộ kỹ thuật DMC về công nghệ ( hệ thống nạp liệu ...) Hai sự kiện đó đã mở ra một thời kỳ mới của việc tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm , chiếm lĩn được lòng tin của khách hàng và đặt cơ sở cho việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường quốc tế vào năm 1997. Đi đôi với việc đầu tư hệ thống kho tàng, các phòng thí nghiệm hiện đại , chỉnh trang lại các trụ sở , đẩy mạnh việc cơ giới hoá hệ thống sản xuất nhằm giảm nhẹ sức lao động và cải thiện môi trường làm việc. Vào cuối năm 1998 thêm một dây chuyền sản xuất Fenpat , Dolomite , CaCO3 với công suất 20000 tấn sản phẩm /năm đi vào hoạt động tại xí nghiệp hoá phẩm dầu khí Yên Viên , góp phần mở rộng lĩnh vực hoạt động của công ty . Cũng trong năm 1998 với sự hỗ trợ vốn của Tổng công ty dầu khí Việt Nam DMC đã đầu tư hệ thống Silo , hệ thống hoạt hoá để chế biến Betonit tại chi nhánh DMC Vũng Tầu . Triển khai các kết quả nghiên cứu thử nghiệm nhiều năm , DMC đa từng bước đầu tư sản xuất các sản phẩm bôi trơn (DMC-Lub), chất diệt khuẩn (DMC-Biosafe) và các sản phẩm đã bắt đầu được tiêu thụ trên thị trường thê giới đem lại lợi nhuận cao cho công ty . Vào tháng 6/1999 , với sự hỗ trợ vốn của tổng công ty dầu khí Việt Nam , DMC đã mua lại xí nghiệp chế biến thực phẩm và đầu tư sửa chữa cải tạo để đặt cơ sở cho việc sản xuất các loại hoá phẩm phục vụ khoan khai thác dầu khí và chuẩn bị phục vụ cho khu công nghiệp chế biến dầu khí tại khu công nghiệp Dung Quất. Đầu tư đúng hướng , tiết kiệm , phù hợp với từng thời kỳ khác nhau , hiệu quả đầu tư cao ... Đó là đặc điểm của quá trình đầu tư , đầu tư công nghệ và thiết bị sản xuất các hoá phẩm dầu khí thay thế nhập khẩu và tiến tới mở rộng xuất khẩu đi nhiều nước là một hướng đi đúng đắntạo cơ sở cho việc phát triển bền vững Chu trình khai thác và chế biến sản phẩm Barite (theo hình 2) Mỏ quặng Phương tiện Nghiền sơ bộ Nghiền lại lần hai Dùng con lăn nghiền ) Phân nhóm Lựa chọn ,PL Nghiền Bunke Gia công trên máy tuyển Tuyển Phân loại Nghiền bi Lọc Bắt đầu làm khô Tuyển sạch bâc 3 Tuyển sạch bậc 2 Tuyển sạch bậc 1 Vận chuyển Đóng gói Đưa vào đóng gói Làm mát Sấy khô Trang thiết bị chủ yếu của công ty DMC Mục tiêu của năm 2003 của DMC là phấn đấu đạt doanh thu 150 tỷ đồng do đó tất cả trang thiết bị của công ty đã được bảo dưỡng thường xuyên và vẫn vận hành tốt . Đặc biệt là khâu tuyển rửa quặng từ phương pháp thủ công sang phương pháp cơ giới hoá giải phóng sức lao động cho người sản xuất còn các khâu khác đều đã được tự động hoá hoặc được hỗ trợ đắc lực của máy móc. Trong năm 2002 công ty đã có kế hoạch nâng cấp trang thiết bị và xây dựng một chi nhánh ở Quảng Ngãi để đáp ứng được yêu cầu sản xuất. Bảng trang thiết bị sản xuất chủ yếu của công ty DMC STT Tên máy Đơn vị Công suất Nơi SX Số lượng Tình trạng 1 Máy nghiền bicon Cái 1,5T/giờ TQ 3 Loại A 2 Máy 5R Cái 6.5T/giờ TQ 2 Loại A 3 Máy nghiền bi Cái 3.5T/giờ TQ 1 Loại B 4 Máy búa Cái 4t/giờ TQ 2 Loại A 5 Xe ca Cái 39chỗ ngồi Liên xô 3 Loại B 6 Xe con Cái 12 chỗ ngồi Nhật 4 Loại A 7 Xe Uoat Cái Liên xô 2 Loại C 8 Xe Landcuser Cái Nhật 3 Loại B 9 Xe nâng hạ Toyota Cái 1 T Nhật 6 Loại A 10 Xe nâng hạ Toyota Cái 2T Nhật 4 Loại A 11 Xe nâng hạ Toyota Cái 2.5T Nhật 2 Loại A 12 Xe xúc lật Cái 5T/gầu Nhật 4 Loại A 13 Cẩu trục nâng hạ Cái 5T Nhật 2 Loại A 14 Máy rửa Cái 1.4T/giờ TQ 3 Loại A 15 Máy đóng bao Cái 9T/giờ TQ 2 Loại A 16 Hệ thống nạp liệu Cái 8T/giờ TQ 3 Loại A 17 Máy phối trộn Cái 10T/giờ TQ 1 Loại A Điều kiện kinh tế xã hội của công ty DMC: Tình hình tập trung hoá , chuyên môn hoá , hợp tác hoá của DMC: Sản xuất hoá sản phẩm dung dịch khoan là một lĩnh vực công nghiệp mới mẻ của Việt Nam trong khi đòi hỏi các nhà thầu dầu khí nước ngoài và VSP lại rất lớn vè số lượng và yêu cầu cao , khắt khe về phẩm chất chất lượng. Bởi vì dung dịch khoan có thể chỉ chiếm từ 5-10% giá thành khoan nhưng có thể lại chiếm tới 100% nguyên nhân của những vấn đề phức tạp xảy ra trong quá trình khoan . Vì vậy , việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật , phương tiện kỹ thuật để tổ sản xuất hoá phẩm dầu khí với công nghệ cao , chất lượng quốc tế là một việc cần thiết , có ý nghĩ sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của DMC. Năm 1999 với phương châm chủ yếu của công ty là đa dạng hoá sản phẩm có đày đủ 2 yếu ttó số lượng và cháat lượng cao và giá thành hạ , đa dạng hoá hình thức kinh doanh với mục đích tiếp nhận công nghệ mới , mở rộng thị trường . Để đạt được điều này công ty đã chú trọng vào những khâu sau: Tổ chức tốt công tác sản xuất , kinh doanh các loại vật liệu , hoá phẩm dung dịch khoan và các dịch vụ kỹ thuật về dung dịch khoan nhằm : Phục vụ cho công týac tìm kiếm thăm dò , khai thác vận chuyển chế biến dầu khí ở Việt nam . Cung cấp các dịch vụ kỹ thuật và sản phẩm về hoá phẩm dung dịch khoan cho các ngành kinh tế ở thị trường Việt nam Đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá của công ty sản xuất được tới các thị trường trong khu vực và thế giới. Tăng cường và mở rộng các quan hệ hợp tác , liên doanh , liên kết với các tổ chức kinh tế của các ngành dầu khí , các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước nhằm phát triển đa dạng hoá các sản phẩm , dịch vụ kỹ thuật về vật liệu , hoá phẩm và dung dịch khoan , góp phân nâng cao tỷ trọng nguồn thu về tài chính cho công ty , tổng công ty và ngân sách nhà nước. Trực tiếp tham gia điều hành và tổ chức quản lý các công ty liên doanh ADE-Việt Nam , Barite Tuyên Quang-DMC để đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao. Xúc tiến thành lập các công ty liên doanh mới về sản phẩm kinh doanh vật liệu , hoá phẩm , dung dịch theo sự chỉ đạo của tổng công ty , tuân thủ pháp luật và các quy chế hiện hành. Đầu tư có hiệu quả các công trình XDCB bổ xung nguồn vố các trang thiết bị cần thiết , áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm , giá thành hợp lý để công ty đủ sức cạnh tranh và phát triển trong cơ chế thị trường Kiên toàn tổ chức cán bộ từ công ty đến các xí nghiệp thành viên , cải tiến quản lý, đào tạo đội ngũ quản lý vững vàng , công nhân kỹ thuật lành nghề đủ năng lực để đảm bảo đảm đương các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty , săn sàng nhân nhiệm vụ bổ xung cần thiết do tổng công ty giao phó. Vừa mở rộng sản xuất , vừa mở rộng hợp tác , vừa tích cực vận động nội lực , chuản bị sẵn sàng chờ đón cơ hội kinh doanh và những thách thức trong thời gian tới . Với chủ trương tăng hàm lương chất xám , giảm hamg lượng vật chất trong sản phẩm , với chiến lược đầu tư lâu dài , với tài sản trí tuệ sẵn có , với truyền thống văn hoá thương mại đã hình thành trong 12 năm qua , chắc chán rằng trong tương lai lâu dài DMC sẽ có những bước phát triển vượt bậc , vượt qua thách thức của sự hội nhập . Tổ chức bộ máy quản lý Công ty sử dụng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hỗn hợp từ quan hệ giữa thủ trưởng và nhân viên theo một đường thẳng , với cơ cấu quản lý này nó giúp cho nhân viên được giám sát trực tiếp , tăng cường trách nhiệm cho từng cá nhân. Bảng thống kê số lượng và chất lượng lao động của DMC Trình độ học vấn Số lượng Tỷ trọng Trên đại học 12 1.98% Đại học 290 47.85% Cao đẳng trung cấp 121 19.7% Công nhân kỹ thuật 175 28.9% Nhân viên 8 1.32% Tổng cộng 606 100% Công ty dung dích khoan và hoá phẩm dàu khí DMClà đơn vị thành viên của Tổng công ty dầu khí Việt nam , có nhiệm vũ sản xuất kinh doanh như đã nêu thực hiện hạch toán độc lập theo sự chỉ đạo của tổng công ty . Quỹ tiền lương của công ty DMC bao gồm: Quỹ tiền lương tính theo đơn giá do Tổng công ty giao Quỹ tiền lương làm thêm giờ Quỹ tiền lương khác theo quy định của nhà nước và Tổng công ty Quỹ tiền thưởng của DMC được hình thành từ lợi nhuận để lại tại đơn vị phù hợp với các quy định của nhà nước và quy chế tài chính của tổng công ty . Để khuyến khiách cán bộ công nhân viên phát huy khả năng sáng tạo , tự giác hoàn thành không ngừng nâng cao NSLĐ Tình hình xây dựng là thực hiện kế hoạch : Công tác xây dựng kế hoạch của công ty DMC căn cứ vào : Các định hướng phát triển và chính sách chế độ của nhà nước đối với ngành dầu khí Dự kiến kế hoạch khoan và khai thác của xí nghiệp liên doanh VSP Các hợp đồng giưac Petro VietNam với các công ty dầu khí nước ngoài Kết quả điều tra nghiên cứu thị trường và các hợp đồng kinh tế của công ty DMC đã ký với khách hàng Trình tự lập kế hoạch của công ty : Dựa và khối lượng hàng tồn kho mới nhất , căn cứ vào tình hình tiêu thụ sản phẩm , dựa vào khối lượng hàng mà các hợp đồng đã ký vào tuần cuối mỗi tháng trưởng phòng kế hoạch tiếp thị hoặc người được giao nhận nhiệm vụ sẽ lập kế hoạch sản xuất trình giám đốc. Kế hoạch lập vào tuần cuối mỗi tháng là kế hoạch sơ bộ sau khi lập và trình giám đốc chi nhánh duyệt người được giao lập kế hoạch sẽ gửi bản kế hoạch này ra công ty công ty DMC biết và có sự diều chỉnh và phê duyệt. Sau khi công ty xem xét sẽ thêm vào các bổ xung hoặc phê duyệt . Sau đó côg ty DMC sẽ gửi cho trưởng phòng kế hoạch tiếp thị của chi nhánh . Căn cứ vào kế hoạch đã được công ty bổ xung , phê duyệt người được giao lập kế hoạch sẽ lập kế hoạch sản xuất chi tiết . Trong kế hoạch này nêu rõ số lượng sản phẩm , vật tư, vật liệu, tién độ cần phải chuẩn bị mua sắm và năng lực sản xuất của thiệt bị . Sau đó trình giám đốc chi nhánh và giao cho các trưởng phòng liên quan thực hiện . Cuối tuấn cán bộ kế toán sẽ lấy số liệu từ phòng kế hoạch thủ kho về tình hình sản xuất , bán hàng so với kế hoạch sản xuất , hàng tồn kho để có kế hoạch sản xuất bổ xung . Kết quả sản xuất hàng tháng được gửi về công ty DMC. Kết luận : Trong năm 2002 việc lập và hoàn thành kế hoạch được giao của công ty DMC là tương đối , công ty cũng đã hoàn thành tốt và vượt mức những chỉ tiêu kinh tế kế hoạch đề ra , trong đó có các chỉ tiêu cơ bản như : Tổng doanh thu , lợi nhuận gộp, Tổng nộp ngân sách , tổng thu nhập bình quân của người lao động . Đồng thời giữ vững được ttốc độ tăng trưởng về kinh tế xã hội , bảm bảo công ăm việc làm cho CBCNVC trong công ty, nâng cao đời ssóng cả về vật chất lân tinh thần thu hút được nhiều lao động giỏi .. Để đạt được những thành quả đó Công ty DMC đã có được những thuận lợi như: Được sự giúp đươ to lớn về mặt kỹ thuật và vốn từ tổng công ty Dầu khí Việt nam . Ngoài ra công ty còn có đội ngũ cán bộ kỹ thuật tay nghề cao , có ý thức tổ chức kỷ luật tốt , luân luôn học hỏi và phát huy sáng tạo , tiết kiệm cho công ty được nhiều tiền của . Tuy nhiên đến thời điểm này dó DMC cùng là một công ty khoáng sản nên việc khoáng sảng ngày càng cạn kiệt cũng là một khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào cho công ty và vốn cũng là vấn đề lớn mà công ty cần tìm ra nguồn và các giải pháp để có được . Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài : 2.1.1. Lựa chọn đề tài: Ngày nay các doanh nghiệp để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất thì các doanh nghiệp đó cần phải nghiên cứu và dự báo thị trường , đồng thời quản trị tốt các yếu tố sản xuất , áp dụng công nghệ mới không ngừng nâng cao năng suất lao động , chất lượng , giảm giá thành sản phẩm , tăng lợinhuận và doanh lợi . Vậy để làm được những điều đó thì các doanh nghiệp càn phải phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và rút ra được những kết luận xem xét xem các kế hoạch năm nay so với kế hoạch năm trước đã đạt hay vượt kế hoạch như thế nào để có đối sách cụ thể cho công ty. Vì vậy tác giả đã chọn công ty DMC để phân tích . Cụ thể là tác giả lựa chọn phân tích tình hình sản xuất sản phẩm của công ty dung dịch khoan và hoá phẩm dầu khí DMC. 2.1.1.Mụch đích , đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu : ý nghĩa : Trong các doanh nghiệp dầu khí không phải doanh nghiệp nào cũng có sản phẩm cuối cùng là dầu và khí , mà chúng có tiến hành một công đoạn , một công việc nào đấy như : dịch vụ , khoan , thăm dò , địa vật lý... Chính vì vậy sản phẩm sản xuất của từng doanh nghiệp khác nhau , nên chúng ta phân tích tình hình sản xuất một cách chung nhất ở một doanh nghiệp dầu khí . Đối với các doanh nghiệp , hoạt động sản xuất là hoạt động khởi đầu và là một trong những hoạt động kinh tế chủ yếu nhất . Nói cách khác nếu không tiến hành hoạt động sản xuất thì doanh nghiệp sản xuất không tồn tại và phát triển chúng bị biến dạng thành loại hình doanh nghiệp khác . Đương nhiên , phù hợp với cơ chế mới , phải trên cơ sở điều tra nắm bắt được cụ thể , chính xác nhu cầu thị trường , khi đó doanh nghiệp mới quyết định lựa chọn phương án sản xuất mặt hàng , khối lượng , quy cách sản phẩm . Có như vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới phát triển và đạt được hiệu quả và đó cũng là đieèu kiện cơ bản cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp . Tính chất chủ yếu của hoạt động sản xuất được thể hiện ở 2 khía cạnh : Trước hết , khi tiến hành xác định các mục tiêu kinh tế – xã hội được thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu kế hoạch , các doanh nghiệp sản xuất đều phải xác định dựa trên cơ sở các chỉ tiêu thuộc về sản xuất . Nói cách khác các chỉ tiêu thuộc về sản xuất phải được xác định trước và nó được coi là cơ sở xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật , tài chính khác như chỉ tiêu về lao động , trang bị , cung cấp vật tư , giá thành , tiêu thụ , lợi nhuận ...Mặt khác kết quả của việc thực hiện các chỉ tiêu sản xuất về khối lượng , chủng loại sản phẩm , về chất lượng và thời hạn có ảnh hưởng quyết định đến việc thực hiện các chỉ tiêu giá thành lợi nhuận của doanhnghiệp . Xuất phát từ vai trò của hoạt động sản xuất nói trên , khi tiến hành các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp , trước hết cần phân tích đánh giá kết quả các hoạt động sản xuất . Khi đề cập đến kết quả các hoạt động sản xuất, bao giờ cũng phải đề cập đến đồng thời cả 2 mặt : kết quả của việc thực hiện các chỉ tiêu thuộc về khối lượng và chất lượng của sản xuất. Hai mặt này gắn bó mật thiết với nhau và tác động qua lại lẫn nhau ; không thực hiện được mặt chất lượng thì không thể nói đến mặt số lượng. Nhiệm vụ : Xuất phát từ những điều nêu trên việc phân tích tình hình sản xuất sản phẩm ở xí nghiệp có nhiệm vụ đánh giá một cách toàn diện các mặt sản xuất sản phẩm trong mối liên hệ chặt chẽ với thị trường và kế hoạch nhà nước nhằm mục đích: Đánh giá quy mô sản xuất , sự cân đối và phù hợp của nó với tình hình thực tế. Tìm ra những tiềm năng của sản xuất và khả năng tận dụng chúng . Xác định phương hướng chiến lược cho sản xuất kinh doanh trên các mặt: lợi sản phẩm , số lượng , chất lượng sản phẩm ... nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Nội dung phân tích ở đây bao gồm : Phân tích khối lượng sản xuất cả bằng chỉ tiêu hiện vật và giá trị , phân tích loại mặt hàng và chất lượng sản phẩm , phân tích tình hình chuẩn bị sản xuất và ảnh hưởng của các yếu tố sử dụng máy móc thiết bị , vật tư , và lao động đến khối lượng sản suất , phân tích sự đáp ứng của sảnũút với thị trườngvà chiến lược sản phẩm. Phân tích các chỉ tiêu giá trị sản lượng : Các chỉ tiêu giá trị sản lượng hiện đang dược áp dụng ở các doanh nghiệp công nghiệp gồm : Giá trị tổng sản lượng, giá trị sản lượng hàng hoá và giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện ; trong đó giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện được đang là một trong những chỉ tiêu pháp lệnh. Giá trị sản lượng hàng hoá và giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện được tính theo iá trị cố định nhằm tiện cho việc so sánh tốc độ phát triển qua các thời kỳ và so sánh các doanh nghiệp với nhau . Khí phân tích các chỉ tiêu giá trị sản lượng cần nắm vững các ưu nhược điểm của chúng để kết luận đúng mức . Nói chung nhất là khi chuyển sang nền kinh tế thị trường , các chỉ tiêu giá trị sản lượng phản ánh những kết quả gần gũi và tiện lợi hơn chi việc tính toán hiệu quả kinh tế . Tuy nhiên các chỉ tiêu trên với phương pháp tính toán như hiện nay còn mang nặng tính trùng lặp , bị ảnh hưởng nặng của các yếu tố giá cả , cơ cấu mặt hàng . Vì vậy trong quá trình phân tích phải biết kết hợp cả thước đo giá trị và hiện vật để bổ xung cho nhau, áp dụng những phương pháp phân tích cho phép loại trừ được những ảnh hưởng trên khi so sánh . Nội dung của các chỉ tiêu giá trị sản lượng như sau: Giá trị tổng sản lượng : Là chỉ tiêu phẩn ánh toàn bộ kết quả hoạt động của doanh nghiệp đã làm trong kỳ , không kể các công việc đó đã hoàn thành xong hay chưa . Nó bao gồm giá trị các loại sản phẩm sản xuất ra công việc đã hoàn thành , bán thành phẩm , sản phẩm dở dang , sản phẩm tự chế tự dùng, công cụ tự chế ... Giá trị sản lượng hàng hoá : Gồm giá trị các thành phẩm và công việc có tính chất công nghiệp đã hoàn thành trong kỳ , không kể các sản phẩm và công việc đó đã được bắt đầu từ bao giờ . Đó là khối lượng sản phẩm và công việc mà doanh nghiệp có thể cung cấp cho nền kinh tế quốc dân dưới dạng khác nhau. Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện : Là khối lượng sản phẩm và công việc mà thực tế doanh nghiệp tiêu thụ được . Chỉ tiêu này có tính phấp lệnh , vừa phản ánh mặt sản xuất , vừa phản ánh mặt tiêu thụ . Trước tiên ta phân tích giá trị tổng sản lượng và giá trị sản lượng hàng hoá . Sau khí đánh giá tổng quát bằng cách so sánh các giá trị thực tế đạt đưởctong kỳ phân tích so với kỳ gốc ( Nhằm thấy được mức độ tăng trưởng của sản xuất ) và đối với kế hoạch , cần đi sâu nghiên cứu từng chỉ tiêu bộ phận cấu thành bao gồm: Giá trị thành phần làm bằng nguyên vật liệu cuẩ doanh nghiệp: thường chiềm tỷ trọng lớn và có ý nghĩa quyết định đến các chỉ tiêu giá trị sản lượng . Chỉ tiêu này có thể phân tích sâu theo các hướng sau: Sự biến động về tỷ trọng trong các chỉ tiêu giá trị sản lượng, ảnh hưởng của việc sử dụng các nguồn tiềm năng sản xuất như thiết bị , lao động , vật tư , công nghệ ... đến việc hình thành chỉ tiêu đó. Giá trị chế biến sản phẩm bằng nguyên vật liệu của gười đặt hàng : Chỉ tiêu này thường có ở các doanh nghiệp gia công chế biến . Trong ngành công nghiệp dầu khí , chỉ tiêu này thường ít có . Quy mô và sự biến động của chỉ tiêu này có thể phân tích trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và bạn hàng , như nhu cầu gia công sản phẩm , khả năng đáp ứng về khối lượng , chất lượng và thời gian gia công , đơn giá gia công, điều kiện thanh toán... Giá trị các công việc có tính chất công nghiệp: Tuy tỷ trọng chiếm trong giá trị sản phẩm không nhièu song rất có ý nghĩa về mặt kết cấu , đực biệt là giá trị sửa chữa lớn máy móc thiết bị doanh nghiệp tự làm . Giá trị nguyên vật liệu của người đặt hàng: Đối với xí nghiệp chỉ tiêu này nói chung mang tính khách quan nhiều ( Do yêu cầu về sản phẩm của bạn hàng ). Vì vậy cũng câng khách quan khi phân tích . Các doanh nghiệp khai thác dầu khí cũng thường không có chỉ tiêu này. Chênh lệch giá trị giữa đầukỳ và cuối kỳ của nửa thành phẩm , sản phẩm chế dở , công cụ mô hình tự chế .. phụ thuộc vào tính chất công nghệ sản xuất như độ dài chu kỳ ... Việc đánh giá phải tuỳ trường hợp cụ thể , với yêu cầu là số dư cuối kỳ một mặt phải đảm bảo cho sản xuất ở kỳ sau được liên tục , một mặt không quá lớn thể hiện sự kéo dài của chu kỳ sản xuất hoặc sản xuất mất cân đối. Gia trị sản phẩm tự chế tự dùng được tính theo quy định đặc biệt: Về nguyên tắc không tính vào giá trị tổng sản lượng ( Để tránh trùng lặp trong phạm vi xí nghiệp ) . Tuy nhiên nhà nước q uy định hiện nay cho phép bốn loại xí nghiệp được tính trùng, trong đó có xí nghiệp khai thác than. Chỉ tiêu này được đánh giá trên nguyên tắc: ít nhất mà vẫn đảm bảo được sản xuất Riêng giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện , theo quy định của uỷ ban kế hoạch nhà nước , kèm theo quýet định 217-HĐBT, được tính theo giá trị tiêu thụ sản phẩm . Phương pháp phân tích là ngoài việc đánh giá quy mô của chỉ tiêu , cần phải liên hệ đến các khía cạnh có liên quan , nư tình hình tiêu thụ về mặt số lượng, hiện vật , cơ cấu mặt hàng , sự biến động giá cả thiêu thụ , giá cả trong quan hệ cơ cấu với mặt hàng . Trong tương lai có thể phân tích giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp , bằng việc so sánh thực hiện với kế hoạch , giữa năm phân tích và những năm trước. Có thể áp dụng biểu thức mối quan hệ giữa các chỉ tiêu giá trị để phân tích như sau: Hay: Ghhth=GtslxKhhxKtt Trong đó : Ghhth và Gtsl tương ứng là giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện , giá trị sản lượng hàng hoá và giá trị tổng sản lượng Khh: Hệ số sản xuất hàng hoá Ktt: Hệ số tiêu thụ hàng hoá Trong tương lai, có thể phân tích giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp, bằng việc so sánh việc thực hiện và kế hoạch giữa năm phân tích và những năm trước . Phân tích tình hình sản xuất về mặt khối lượng hiện vật : Phân tích tốc độ tăng trưởng và khả năng tăng trưởng của sản xuất Đây là một nội dung phân tích rất quan trọng nhằm thấy được tình trạng hiện tại của sản xuất đang ở đâu và xu thế phát triển của nó sẽ tới đâu và cuối cùng là cần định hướng nó ra sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp. Để phân tích có thể dùng chỉ số tốc độ phát triển định gốc và chỉ số tốc độ phát triển liên hoàn , nghiên cứu các dãy số liệu về khối lượng sản phẩm sản xuất ra, khối lượng sản phẩm đã tiêu thụ hoặc kết hợp chỉ tiêu giá trị sản lượng . ở đây nên dùng cả phương pháp biểu đồ để biểu diễn các chỉ tiêu theo thời gian. Đối với mỗi loại sản phẩm nhất định , việc phân tích tốc độ tăng trưởng có liên quan chặt chẽ đến chu kỳ sống của sản phẩm . Như đã biết một sản phẩm sản xuất và tiêu thụ thường trải qua các pha trong chu kỳ sống của nó là pha triển khai , pha tăng trưởng , pha bão hoà và cuối cùng là pha suy thoái . Việc phân tích phải xác định được sản phẩm hiên đang nằm trong giai đoạn nào để có đối pháp thích hợp. Riêng đối với xí nghiệp khai thác dầu khí cách đặt vấn đề có khác trên do đặc điểm là trong suốt thời gian tồn tại , nó chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm vậy không thể đơn giản đặt vấn đề thay đổi loại sản phẩm chủ yếu . Do vậy không thể đơn giản đặt vấn đề thay đổi loại sản phẩm . ở đay việc phân tích ttốc độ tăng trưởng của sản xuất sẽ được liên hệ với thời kỳ phát triển của doanh nghiệp nói chung trong hoàn cảnh kinh tế xã hội nhất định . Trong nền kinh tế thị trường , sự phát triển của sản xuất thường cũng trải qua những giai đoạn có tính chất chu kỳ mà người ta gọi là chu kỳ kinh doanh. Nó cũng bao gồm các giai đoạn tăng trưởng , phồn thịnh , suy thoái và phục hồi . ở mỗi giai đoạn đó , mỗi chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh đều có những đặc điểm nhất định về sự biến động và xu thế biến động . Khi phân tích sự tăng trưởng của khối lượng sản xuất , ngoài việc xác định điểm tồn tại của nó , còn cần phân tích xem đâu là yếu tố khách quan của hoàn cảnh kinh tế xã hội nói chung , của chu kỳ riêng trong chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích hkối lượng sản xuất theo ngồn sản lượng và phương pháp công nghệ: Mục đích phân tích nhằm xác định tỷ trọng của các nguồn , phương pháp đó trong khối lượng sản phẩm chung , đánh giá kết cầu hợp lý và ảnh hưởng của việc phá vỡ kết cấu đó đến s._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0669.doc
Tài liệu liên quan