Tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tài chính của Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Quốc tế TMC - Nghiệp vụ: ... Ebook Phân tích tình hình hoạt động tài chính của Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Quốc tế TMC - Nghiệp vụ
48 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1857 | Lượt tải: 3
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình hoạt động tài chính của Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Quốc tế TMC - Nghiệp vụ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang từng bước đi theo con đường cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với bước ngoặt là sự ra nhập WTO, Việt Nam đã đánh dấu vị trí của mình trên thương trường quốc tế.
Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp phải tự tồn tại và trang trải mọi chi phí kinh doanh bằng chính thu nhập của mình. Điều này chứng minh quản trị tài chính hay nói cụ thể hơn là việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp là vô cùng quan trọng.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ năm 2008 đến nay vẫn chưa có những chuyển biến khởi sắc đã ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cụ thể là kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, vẫn có một số ngành xuất khẩu vẫn gia tăng như: đồ gỗ, da giày… Mặc dù chỉ là tăng nhẹ nhưng các doanh nghiệp này đã đóng vai trò quan trọng cho thị trường xuất khẩu Việt Nam.
Cũng nằm trong số các doanh nghiệp có doanh thu xuất khẩu tăng trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Quốc tế TMC nhận thức rõ được vai trò của phân tích tài chính, lợi nhuận chính là chỉ tiêu chính xác nhất để đánh giá quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ định hướng trên, em xin lựa chọn đề tài: “ Phân tích tình hình hoạt động tài chính của Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Quốc tế TMC” để làm báo cáo thực tập nghiệp vụ.
Báo cáo gồm 3 phần chính:
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT & KINH DOANH QUỐC TẾ TMC VÀ MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN NGHIỆP VỤ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.
PHẦN 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ TMC
PHẦN 3: NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC, HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ TMC
Do sự hạn chế về thời gian và nhận thức nên báo cáo sẽ không tránh khỏi những sai sót, mong thầy cô góp ý và chỉ bảo.
Em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo – PGS.TS Phan Trọng Phức đã nhiệt tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành tốt báo cáo thực tập.
PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT & KINH DOANH QUỐC TẾ TMC VÀ MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN NGHIỆP VỤ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ TMC được thành lập ngày 10/11/2004
Địa chỉ trụ sở chính: Số 12, ngõ 2, phố Đội Nhân, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội
Văn phòng đại diện: P605 – Toà nhà 130 Đốc Ngữ - Phường Vĩnh Phúc - Quận Ba Đình – Hà Nội
Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH
Ngành nghề kinh doanh: Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Quốc tế TMC hoạt động chủ yếu trong các ngành hàng xuất nhập khẩu.
Sản phẩm chủ yếu của TMC là xuất khẩu gỗ dán Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Ấn Độ… Ngoài ra, Công ty nhập khẩu thép làm bảng chống loá cho học sinh, nhựa PVD tái sinh… cung cấp cho thị trường trong nước. Hai năm trở lại đây, TMC mở rộng thị trường, xuất khẩu gỗ dán sang Nhật Bản và kinh doanh thêm ngành hàng côppha xây dựng. Chính nhờ sự chuyển biến này đã giúp TMC xây dựng được vị trí của mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
1.1. Tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý của Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Quốc tế TMC
1.1.1. Tổ chức nhân sự:
Công ty có tổng số cán bộ công nhân viên là 65 người. Trong đó, cán bộ chuyên môn và kỹ thuật bao gồm:
Đại học và trên đại học: 17 người
Cao đẳng và trung cấp : 13 người
Nhân viên khác : 35 người
1.1.2. Bộ máy quản lý:
Công ty TNHH SX & KD Quốc tế TMC với bộ máy quản lý trực tiếp mà đứng đầu là Giám đốc, Phó giám đốc, các trường phòng, trưởng ban. Mô hình tổ chức bộ máy được khái quát ở sơ đồ 1:
1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh:
Chức năng chính của công ty TMC là xuất khẩu gỗ dán đi các thị trường Châu á như: Hàn Quốc, Malaysia… Cung cấp côppha gỗ cho thị trường trong nước.
Hoạt động kinh doanh: Công ty không chỉ xuất khẩu gỗ dán sang thị trường Châu á mà còn nhập khẩu thép làm bảng chống loá cho học sinh, kinh doanh côppha xây dựng… cung cấp cho thị trường trong nước.
1.2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty có tổng số cán bộ công nhân viên là 65 được bố trí theo các phòng ban như sau:
Giám đốc công ty: Là người trực tiếp điều hành công việc, có quyền lực cao nhất và chịu hoàn toàn trách nhiệm về các hoạt động tổ chức pháp luật. Kiểu tổ chức bộ máy quản lý này bảo đảm sự gọn nhẹ, xử lý nhanh các thông tin, cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo một cách nhanh chóng kịp thời và đầy đủ nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho ban lãnh đạo nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và có chỉ định sát sao phù hợp với tình hình thực tế.
1.2.2 Sơ đồ 1: bộ máy quản lý của công ty
P. XuÊt NhËp khÈu
P. Marketing
P. Ch¨m sãc kh¸ch hµng
Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n
Phßng s¶n xuÊt kinh doanh
Phßng hµnh chÝnh tång hîp
Phßng dÞch vô ®êi sèng
Kho
Phßng Nh©n lùc
Gi¸m ®èc
PG§ 1
PG§ 2
Việc quản lý sản xuất tại công ty được điều hành từ trên xuống, căn cứ vào nhiệm vụ và kế hoạch đã đặt ra các phòng được phân đều ra đảm nhận chức năng nhất định và phối hợp với nhau về cung ứng vật tư kỹ thuật, tiêu thụ thành phẩm và do sự đảm nhiệm của phòng sản xuất kinh doanh kết hợp với phòng tài chính kế toán trong việc xác định giá bán hay số lượng cần đưa ra tiêu thụ.
1.2.3 Sơ đồ bộ máy kế toán công ty
KÕ to¸n trëng
KÕ to¸n viªn
tæng hîp
Thñ quü
KÕ to¸n viªn
Chức năng và nhiệm vụ của mỗi thành viên:
+. Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chung cho công tác kế toán của công ty, đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm TSLĐ, tình hình trích và nộp KH.
+ Kế toán viên tổng hợp: thực hiện các nghiệp vụ kế toán tổng hợp, tình hình xuất, nhập, tồn kho thành phẩm tiêu thụ thanh toán với khách hàng, tính lương, hàng tháng có nhiệm vụ lập báo cáo kế toán.
+ Kế toán viên: làm nhiệm vụ lập chứng từ, thu nhận chứng từ, kiểm tra, xử lý sơ bộ hạch toán ban đầu và hạch toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
+ Thủ quỹ: có nhiệm vụ chi và bảo quản tiền mặt của công ty.
1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty:
1.3.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Quốc tế TMC hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nên có những đặc thù riêng. TMC là công ty thương mại, công ty không trực tiếp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu mà thu gom hàng tại các xưởng, sau đó nhập về kho kiểm tra chất lượng sản phẩm, hoàn thiện sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.
Đối với những mặt hàng trong nước, Công ty nhập khẩu thép làm bảng chống loá cho học sinh từ Hàn Quốc và cung cấp cho thị trường trong nước. Thời gian gần đây, Công ty tập trung phát triển mặt hàng côppha làm từ gỗ dán phủ phim, phủ keo chịu nước… và đã thu được những thành tựu đáng kể.
1.3.2 Cơ sở vật chất của Công ty
Trụ sở chính
Văn phòng đại diện
Kho tàng
Máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển
2. Khái quát về tình hình tài chính và cơ sở để phân tích tài chính tại Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Quốc tế TMC:
Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Quốc tế TMC được thành lập ngày 10/11/2004 đến nay đã hoạt động được 5 năm và phát triển không ngừng theo thời gian. Từ 1 doanh nghiệp với số vốn điều lệ ban đầu 980.000.000 VNĐ, đến nay theo số liệu mới nhất doanh thu 3 tháng đầu năm 2009 của Công ty đạt 4.390.621.795VNĐ. Có được kết quả như vậy đó là sự cố gắng không mệt mỏi của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty, cùng với hướng đi đúng đắn, chính sách hợp lý Công ty TMC đã và đang từng bước phát triển, khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong và ngoài nước.
Bảng kê một số tình hình tài chính – kinh doanh Quý 1 năm 2009:
STT
Chỉ tiêu
Giá trị
I
Tình hình sản xuất kinh doanh
1
Tổng doanh thu từ đầu năm đến 31/03/2009
4.390.621.795
2
Tổng chi phí SXKD hoặc doanh số mua vào từ đầu năm đến 31/03/2009
4.210.306.252
3
Tổng lợi nhuận đến 31/03/2009
180.315.543
II
Tình hình tài chính
1
Hàng tồn kho
326.130.459
Trong đó: - Thành phẩm tồn kho:
- Hàng hoá tồn kho:
326.130.459
2
Tiền
366.364.576
3
Các khoản phải thu
759.101.620
Trong đó: Không có khả năng thu
4
Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
5
Nợ phải trả
517.264.089
Vay ngắn hạn TCTD
Nợ NHNo
Nợ các TCTD khác
Vay trung, dài hạn TCTD
Nợ NHNo
Nợ các TCTD khác
Các khoản nợ phải trả khác
Phải trả người bán
Người mua trả tiền trước
517.264.089
6
Nguồn vốn chủ sở hữu
980.000.000
7
Tài sản cố định
127.449.143
3. Một số cơ sở lý luận liên quan đến nghiệp vụ phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp:
3.1 Khái quát về phân tích tài chính doanh nghiệp
3.1.1 Khái niệm về phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh về số liệu tài chính hiện hành với các số liệu được chọn trước(Tuỳ theo yêu cầu và phương pháp phân tích). Thông qua việc phân tích tài chính doanh nghiệp người sử dụng thông tin có thể đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại và quá khứ cũng như dự báo được tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro trong tương lai.
3.1.2 Sự cần thiết của việc phân tích tài chính doanh nghiệp
Mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích tài chính doanh nghiệp là giúp những người ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác thực trạng tài chính và tiềm năng của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc phân tích tài chính doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều phía (chủ doanh nghiệp và bên ngoài).
Đối với chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, các quản trị doanh nghiệp còn quan tâm đến nhiều mục tiêu khác như tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ với chi phí thấp, đóng góp phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, một doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện được mục tiêu này nếu đáp ứng được hai thử thách sống còn và là hai mục tiêu cơ bản: Kinh doanh có lãi và thanh toán được nợ. Một doanh nghiệp bị lỗ liên tục, rút cuộc sẽ bị cạn kiệt các nguồn lực và buộc phải đóng cửa. Mặt khác, nếu doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng bị buộc phải ngừng hoạt động và đóng cửa. Như vậy, hơn ai hết, các nhà quản trị doanh nghiệp cần có đủ thông tin và hiểu rõ doanh nghiệp nhằm đánh giá tình hình tài chính đã qua, thực hiện cân bằng tài chính khả năng thanh toán, sinh lợi, rủi ro và dự đoán tình hình tài chính nhằm đề ra quyết định đúng.
Đối với các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm của họ chủ yếu hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy, họ đặc biệt chú ý đến số lượng tiền và tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh. Từ đó, so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Ngoài ra, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm đến số lượng vốn của chủ sở hữu. Bởi vì, số vốn chủ sở hữu này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp doanh nghiệp gặp rủi ro. Không mấy ai sẵn sàng cho vay nếu các thông tin đó cho thấy người vay không đảm bảo chắc chắn rằng các khoản vay đó có thể và sẽ được thanh toán khi đến hạn. Người cho vay cũng quan tâm đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp vì đó là cơ sở của việc hoàn trả vốn và lãi vay dài hạn.
Đối với các nhà cung cấp vật tư, thiết bị, hàng hoá, dịch vụ, họ phải quyết định xem có cho phép khách hàng sắp tới được mua chịu hàng, thanh toán chậm hay không. Cũng như các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, nhóm người này cũng cần phải biết được khả năng thanh toán hiện tại và thời gian sắp tới của khách hàng.
Đối với các nhà đầu tư, mối quan tâm của họ hướng vào các yếu tố như sự rủi ro, thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi, khả năng thanh toán vốn... Vì vậy, họ cần những thông tin và điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Đồng thời, các nhà đầu tư cũng rất quan tâm tới việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả của công tác quản lý. Những điều đó nhằm bảo đảm sự an toàn và tính hiệu quả cho các nhà đầu tư.
Bên cạnh các chủ doanh nghiệp, (chủ sở hữu), các nhà quản lý, các nhà đầu tư, các chủ ngân hàng... còn có nhiều nhóm người khác quan tâm đến thông tin tài chính của doanh nghiệp. Đó là các cơ quan tài chính, thuế, thống kê, chủ quản, các nhà phân tích tài chính, những người lao động ... Những nhóm người này có nhu cầu thông tin về cơ bản giống các chủ ngân hàng, các nhà đầu tư, các chủ doanh nghiệp... bởi vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm, đến khách hàng hiện tại và tương lai của họ.
3.1.3 Đối tượng nghiên cứu của việc phân tích tài chính doanh nghiệp .
Là những kết quả kinh doanh cụ thể được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế thông qua bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .
3.2. Nội dung và phương pháp phân tích hoạt động tài chính :
3.2.1. Phương pháp phân tích
Phương pháp so sánh
Là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá xác định xu hướng và biến động của chỉ tiêu phân tích . Để áp dụng phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu (thống nhất về nội dung phương pháp và thời gian đơn vị tính toán của chỉ tiêu so sánh) và tuỳ theo mục đích phân tích để xác định gốc so sánh .
So sánh về số tuyệt đối: là việc xác định số chênh lệch giữa giá trị của chỉ tiêu kỳ phân tích với giá trị của chỉ tiêu kỳ gốc. Kết quả so sánh cho thấy sự biến động của hiện tượng kinh tế đang nghiên cứu.
So sánh bằng số tương đối: là xác định số % tăng (+) giảm (-) giữa thực tế so với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích hoặc chiếm tỷ trọng của một hiện tượng kinh tế trong tổng thể quy mô chung được xác định để đánh giá được tốc độ phát triển hoặc kết cấu, mức phổ biến của hiện tượng kinh tế
So sánh bằng số bình quân : Khi so sánh bằng số bình quân sẽ cho thấy mức độ mà đơn vị đạt được so với bình quân chung của tổng thể ngành.
ví dụ : tiền lương bình quân, vốn kinh doanh bình quân ...
Khi dùng phương pháp so sánh để phân tích các báo cáo tài chính có thể sử dụng phương pháp phân tích theo chiều dọc hoặc phân tích theo chiều ngang
Phân tích theo chiều ngang là việc so sánh cả về số tuyệt đối và số tương đối trên cùng một hàng (cùng một chỉ tiêu) trên các báo cáo tài chính. Qua đó thấy được sự biến động của từng chỉ tiêu.
Phân tích theo chiều dọc là xem xét, xác định tỷ trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể qui mô chung. Qua đó thấy được mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu trong tổng thể.
Phương pháp tỉ lệ :
Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc phương pháp này yêu cầu phải xác định các ngưỡng (định mức)để nhận xét đánh giá tình hình tài chính trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của các doanh nghiệp đối với các tỷ lệ tham chiếu .
Như vậy để đưa ra nhận xét đánh giá chính xác , người phân tích không chỉ sử dụng một phương pháp mà phải biết kết hợp hài hoà cả hai phương pháp nói trên, nó cho phép người phân tích biết rõ thực chất hoạt động tài chính cũng như phương pháp biến động của từng chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp qua các giai đoạn khác nhau .
3.2.2. Tổ chức công tác phân tích tài chính doanh nghiệp
3.2.2.1. Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp :
Việc phân tích tình hình tài chính đòi hỏi sử dụng nhiều tài liệu và thông tin khác nhau nhưng trong đó chủ yếu là báo cáo tài chính , báo cáo tài chính rất hữu ích với việc quản trị doanh nghiệp đồng thời là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với người ngoài doanh nghiệp. Báo cáo tài chính không những cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy những kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt được. Việc phân tích báo cáo tài chính là tiến trình chọn lọc tìm hiểu tương quan và thẩm định các dữ kiện trong báo cáo tài chính .
Hệ thống báo cáo tài chính gồm :
Bảng cân đối kế toán
Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh .
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ .
Thuyết minh báo cáo tài chính .
Tuy nhiên do giới hạn của luận văn nên trong khuôn khổ luận văn này chỉ đề cập đến bảng cân đối kế toán và kết quả sản xuất kinh doanh dùng cho việc phân tích tài chính .
Bảng cân đối kế toán: là một báo cáo tài chính phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo hai cách phân loại cấu thành vốn và nguồn hình thành vốn hiện có của doanh nghiệp ở các thời điểm nhất định dưới hình thái tiền tệ .
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh : là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh khái quát tình hình và kết quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước.
3.2.2.2. Trình tự phân tích tài chính doanh nghiệp
Bước 1: - Lập kế hoạch phân tích,
- xác định mục tiêu phân tích
- xây dựng chương trình phân tích.
Bước 2: Tiến hành phân tích bao gồm các công việc sau:
Sưu tầm tài liệu, xử lý số liệu
Tính toán xác định dự đoán .
Tổng hợp kết quả rút ra nhận xét .
Bước 3- Viết báo cáo phân tích
Hoàn chỉnh hồ sơ phân tích .
3.3 Nội dung phân tích báo cáo tài chính .
Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh được được biểu thái dưới dạng tiền tệ .
Việc tiến hành phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp cho người sử dụng thông tin nắm được thực trạng hoạt động tài chính, xác định rõ nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính và tình hình kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp hữu hiệu và ra quyết định cần thiết để nâng cao chất lượng công tác quản lý kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh .
Việc phân tích báo cáo tài chính gồm những nội dung chủ yếu sau :
Phân tích bảng cân đối kế toán.
Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
Phân tích mức độ đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh
Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời
Đánh giá doanh nghiệp.
3.3.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
Đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp là việc xem xét nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp là khả quan hay không khả quan.
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tỷ suất tài trợ =
Tổng số nguồn vốn
Chỉ tiêu này càng cao, càng chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp bởi vì hầu hết tài sản doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng số vốn của mình .
Tài sản cố định - đầu tư dài hạn
Tỷ suất đầu tư =
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị noí riêng của doanh nghiệp , phản ánh năng lực sản xuất, xu hướng phát triển và khả năng cạnh tranh lâu dài của doanh nghiệp .
Tỷ suất Nguồn vốn chủ sở hữu
tự tài trợ =
TSCĐ Giá trị tài sản cố định
Nếu tỷ suất này lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng tài chính vững mạnh. Khi tỷ suất này nhỏ hơn 1 thì một số bộ phận của TSCĐ được tài trợ bằng vốn vay, đặc biệt mạo hiểm khi đấy là vốn vay ngắn hạn .
Hệ số nợ : đây là một chỉ tiêu tài chính phản ánh trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn vay nợ . Hệ số trên cho phép doanh nghiệp nhìn nhận kết cấu tài chính của doanh nghiệp ở khía cạnh nhất định. Phân tích hệ số nợ là vấn đề quan trọng đối với người quản lý doanh nghiệp cũng như đối với các chủ nợ của doanh nghiệp.
Tổng số nợ
Hệ số nợ =
Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp
3.3.2. Phân tích bảng cân đối kế toán :
Khi phân tích bảng cân đối kế toán cần xem xét xác định và nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau :
Xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua so sánh giữa số cuối kỳ và số đầu năm kể cả về số tuyệt đối lẫn tương đối của tổng số tài sản cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản. Qua đó thấy được sự biến động về qui mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
Xem xét tính hợp lý của cơ cấu vốn, cơ cấu vốn đó tác động như thế nào đến quá trình kinh doanh: Muốn làm được điều này, trước hết phải xác định được tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản. Sau đó, so sánh tỷ trọng từng loại giữa cuối kỳ với đầu năm để thấy được sự biến động của cơ cấu vốn. Khi phân tích cần lưu ý đến tính chất của từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ. Có như vậy mới đưa ra được các quyết định hợp lý về phân bổ vốn cho từng giai đoạn, từng loại tài sản của doanh nghiệp.
Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán:
Nợ ngắn hạn = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
TSCĐ và đầu tư dài hạn = Nguồn vốn chủ sở hữu + Vay dài hạn
Nếu doanh nghiệp đạt được sự cân bằng trên thì có thể thấy khả năng tự tài trợ các loại tài sản ở doanh nghiệp tốt, mang lại sự an toàn về mặt tài chính.
3.3.3. Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần đi sâu phân tích tình hình biến động của các khoản mục trong báo cáo kết quả kinh doanh khi phân tích cần tính ra và so sánh mức và tỷ lệ biến động của kỳ phân tích so với kỳ gốc trên từng chỉ tiêu . Đồng thời so sánh tình hình biến động của từng chỉ tiêu với doanh thu thuần. Số liệu tính ra sẽ cho người sử dụng nắm được nhiều thông tin hữu ích .
Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí
Tỷ suất trị giá vốn hàng bán
giá vốn hàng bán = x 100%
trên doanh thu thuần Doanh thu thuần
*
Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần
=
´ 100%
*
Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần
=
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Doanh thu thuần
´ 100%
3.3.3.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh :
*
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần
=
´ 100%
*
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần
=
´ 100%
*
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần
=
´ 100%
3.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản :
*
Vòng quay các khoản phải thu
=
Doanh thu thuần
Số dư bình quân các khoản phải thu
*
Kỳ thu tiền trung bình
=
365 ngày
Số vòng quay các khoản phải thu
3.3.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động =
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần
Hiệu quả sử dụng vốn cố định =
Vốn cố định bình quân
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh =
Doanh thu thuần
Vốn kinh doanh bình quân
3.3.6 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
khả năng thanh toán nợ ngắn hạn :
=
Khả năng thanh toán Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
nợ ngắn hạn nợ ngắn hạn
Hệ số này cho biết tương quan giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn, một sự thặng dư lớn về tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn có ý nghĩa là doanh nghiệp sẽ có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ngay cả khi kinh doanh gặp khó khăn .
Khả năng thanh toán nhanh
=
hệ số khả năng Tiền + đầu tư ngắn hạn +các khoản phải thu
thanh toán nhanh Nợ ngắn hạn
=
Hệ số khả năng Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
thanh toán hiện thời Tổng nợ ngắn hạn
Nếu hệ số này >=1 chứng tỏ doanh nghiệp có thừa khả hoặc đủ khả năng thanh toán và tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt, sức mạnh tài chính dồi dào doanh nghiệp có khả năng độc lập về mặt tài chính.
Nếu hệ số này < 1 chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp là thấp tình hình tài chính không bình thường, nếu kéo dài và không áp dụng các biện pháp cần thiết sẽ rơi vào tình trạng phá sản.
=
Hệ số khả năng thanh toán Tổng Tài sản
tổng quát Tổng nợ phải trả
Nếu hệ số này < 1 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ.
*
Hệ số vốn bằng tiền
=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
´ 100%
3.3.7. Phân tích khả nắng sinh lời
*
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
=
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
´ 100%
*
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân
´ 100%
*
Tỷ suất lợi nhuận vốn
cố định
=
Lợi nhuận sau thuế
Vốn cố định bình quân
´ 100%
PHẦN 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ TMC
2.1 Đặc điểm thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật:
Tài sản cố định phục vụ cho sản xuất và quản lý ở Công ty phần lớn được trang bị từ năm 2004, một số được trang bị thêm trong 5 năm qua.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty ta xem xét tình trạng tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh đến 31/12 trong hai năm 2007 và 2008.
Với yêu cầu của sản xuất, thì trang thiết bị của Kho tàng và phương tiện vận tải đóng vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh nên đòi hỏi chiếm tỷ trọng lớn.
2.2 Về lực lượng lao động của Công ty
Tổng số nhân lực của toàn Công ty là 65 người, trong đó có 35 lao động trực tiếp và 30 lao động là nhân viên văn phòng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày càng có chất lượng và trình độ chuyên môn cao, đây là kết quả của việc chú trọng tới công tác tuyển chọn cũng như đào tạo nhân lực ở Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Quốc tế TMC. Mặt khác, Công ty luôn đổi mới phương thức và cơ chế tuyển dụng lao động để phù hợp với yếu cầu của phục vụ sản xuất kinh doanh cũng như trang thiết bị hiện đại. Những người làm việc trong Công ty không những am hiểu về ngành nghề mình mà còn có trình độ ngoại ngữ và vi tính thông thạo.
Bảng 4: Trình độ lao động qua các năm
(Đơn vị: người)
Năm
2005
2006
2007
2008
Tổng số lao động
- Lao động có trình độ trên đại học
- Lao động có trình độ đại học
- Lao động có trình độ trung cấp
- Lao động phổ thông
40
1
7
10
21
45
1
8
12
23
50
2
10
12
26
65
2
15
13
35
Công ty đã tiến hành ký hợp đồng lao động theo quy định của Nhà Nước, thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động theo đúng các qui định đã ban hành về BHXH, BHYT,... hiện nay Công ty đã thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ, tuy nhiên một số bộ phận do yêu cầu của hoạt động kinh doanh nên vẫn phải trực sản xuất các ngày nghỉ và lễ Tết.
2.3 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh .
Mặc dù Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Quốc tế TMC ra đời từ năm 2004 nhưng tình hình kinh doanh của Công ty đến năm 2006 mới thực sự đi vào ổn định. Sau đây là kết quả sản suất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn từ năm 2006-2008.(Đơn vị 1000đồng)
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2006.
TT
Chỉ tiêu
Gỗ dán
Thép làm bảng
Côppha
Toàn Công ty
1
Tổng doanh thu
5,890,000
2,150,000
758,675
8,798,675
2
Tổng chi phí
5,839,540
2,126,495
760,263
8,726,298
3
Lợi nhuận
50,460
23,505
(1,588)
72,377
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2007
TT
Chỉ tiêu
Gỗ dán
Thép làm bảng
Côppha
Toàn Công ty
1
Tổng doanh thu
8,591,000
2,854,245
1,753,000
13,198,245
2
Tổng chi phí
8,519,720
2,824,124
1,742,921
13,086,765
3
Lợi nhuận
71,280
30,121
10,079
111,480
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2008.
TT
Chỉ tiêu
Gỗ dán
Thép làm bảng
Côppha
Toàn Công ty
1
Tổng doanh thu
10,157,000
4,845,655
3,233,150
18,235,805
2
Tổng chi phí
10,041,000
4,784,000
3,189,500
18,014,500
3
Lợi nhuận
116,000
61,655
43,650
221,305
Thông qua số liệu ở bảng ta có thể thấy rằng:
a - Năm 2006 so với năm 2007:
- Tổng doanh thu của toàn Công ty tăng 4.399.570.000VNĐ là do:
+ Tổng doanh thu của kinh doanh Gỗ dán tăng 2.701.000.000VNĐ với các nguyên nhân: xuất khẩu là mặt hàng chủ yếu của Công ty. Xuất khẩu mang lại nguồn thu cao nhất và cũng là mục tiêu phát triển của Công ty. Tổng doanh thu của bộ phận kinh doanh thép làm bảng cũng không nằm ngoài lý do trên. Là sản phẩm được nhập khẩu chính hãng từ Hàn Quốc nên sản phẩm rất có uy tín trên thị trường. Côppha là sản phẩm mới được đưa vào kinh doanh nên không tránh khỏi sự thiếu sót, chính vì thế đã không mang lại lợi nhuận cho Công ty. Tuy nhiên, xét tổng doanh thu thì năm 2007 vẫn tăng so với năm 2006.
b. Năm 2007 so với năm 2008:
Sang năm 2008 tình hình kinh doanh của Công ty đã dần đi vào ổn định, các mặt hàng cũng dần tìm được chỗ đứng trên thị trường. Do đó mà tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng khởi sắc hơn rất nhiều.Doanh thu của toàn Công ty năm 2008 là: 18.235.805.000VNĐ tăng 5.037.560.000VNĐ làm cho lợi nhuận của Công ty tăng vọt lên hẳn so với năm 2007 là 109.825.000VNĐ, tăng gần gấp đôi so với năm 2007 đưa Công ty phát triển vượt bậc.
Bảng Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Tổng doanh thu
8,798,675
13,198,245
18,235,805
Các khoản giảm trừ
0
0
0
Doanh thu thuần
8,798,675
13,198,245
18,235,805
Tổng chi phí
8,726,298
13,086,765
18,014,500
Tổng lợi nhuận
72,377
111,480
221,305
Vốn kinh doanh
5,159,510
5,428,660
5,579,329
Vốn cố định
1,578,260
1,378,540
1,075,545
Vốn lưu động
3,581,250
4,050,120
4,503,784
2.3.1 Hiệu suất vốn kinh doanh.
Hiệu suất vốn kinh doanh
=
Doanh thu thuần trong kỳ
Vốn kinh doanh
Hs2006
=
8,798,675
= 1,705
5,159,510
Hs2007
=
13,198,245
= 2,43
5,428,660
Hs2008
=
18,235,805
= 3,26
5,579,329
Hiệu suất vốn kinh doanh cho ta biết với 1 đồng vốn đưa vào kinh doanh sẽ đem lại cho Công ty 1,705 đồng doanh thu năm 2006; 2,43 đồng doanh thu năm 2007; còn năm 2008 là 3,26 đồng doanh thu. Đây là chỉ tiêu đô lường hiệu quả sử dụng vốn, qua đó ta thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty năm 2008 có hiệu quả hơn so với năm 2007 và năm 2006.
2.3.2 Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh .
Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh
=
Lợi nhuận
Vốn kinh doanh
TSLN2006
=
72,377
= 0,014
5,159,510
TSLN2007
=
111,480
= 0,02
5,428,660
TSLN2008
=
221,305
= 0,039
5,579,329
Ý nghĩa kinh tế : 1000 đồng vốn kinh doanh ở năm 2007 tạo ra được 0,02 đồng lợi nhuận lớn hơn năm 2006 là 0,006 đồng và năm 2008 tạo ra 0,039 đồng lợi nhuận .Thông qua chỉ tiêu này ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty tăng và đang có dấu hiệu tốt .
2.4 Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Quốc tế TMC
2.4.1 -Phân tích tình hình tài chính của Công ty
Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công ty sẽ cho thấy một cách sơ bộ về sự thay đổi biến động của việc sử dụng tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
* Đánh giá khái quát bảng cân đối kế toán
Theo số liệu của bảng cân đối kế toán tổng tài sản hay tổng nguồn vốn mà doanh nghiệp hiện nay đang quản lý và sử dụng có sự biến động từ 5.152.000.000 VNĐ vào năm 2006 lên 5.571.000.000VNĐ vào năm 2008. Nghĩa là tăng thêm 419.000.000VNĐ tương đương 8.1%. Trong đó tăng chủ yếu là nguồn vốn lưu động, với đặc thù là Công ty xuất nhập khẩu nên nguồn vốn lưu động đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Mặc dù vốn lưu độn._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21779.doc