Tài liệu Phân tích tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2000 - 2005: ... Ebook Phân tích tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2000 - 2005
71 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2000 - 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi hoà bình được lặp lại, nền kinh tế đang bước đầu được khôi phục, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn… Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước hoạch định Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, trong đó coi trọng xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế là hàng đầu.
Để làm được việc đó, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng phải đi trước 1 bước. Công ty xi măng Hoàng Thạch ra đời cũng là lúc cả nước đang ra tay xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Xây dựng nhà máy xi măng Hoàng Thạch, chúng ta gặp muôn vàn khó khăn không những về tiền vốn, mà cả về trình độ quản lý và công nhân kỹ thuật. Nhưng có đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước với sự giúp đỡ của chính phủ Đan Mạch, Thuỵ Điển, Nhật Bản với quyết tâm của cán bộ, ngành Trung ương- nhất là Bộ Xây dựng, với sự đóng góp tích cực của Đảng bộ và nhân dân 2 tỉnh Hải Hưng (nay là Hải Dương) và Quảng Ninh, với tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của hàng nghìn công nhân, kỹ sư xây dựng Việt Nam và chuyên gia nước ngoài trên công trường nên đầu năm 1984 Công ty xi măng Hoàng Thạch đã đi vào sản xuất.
Để góp phần hiểu rõ hơn về sự đóng góp của Công ty xi măng Hoàng Thạch vào tình hình kinh tế - xã hội. Nên em đã chọn Đề tài “Phân tích tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2000 - 2005”.
Chuyên đề gồm 3 phần:
Phần 1: Quá trình hình thành và phát triển của Công tyxi măng Hoàng Thạch.
Phần 2: Một số phương pháp thống kê và vận dụng phương pháp vào phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Thạch.
Phần 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Thạch.
Do thời gian nghiên cứu ngắn và trình độ còn hạn chế, mặc dù đã cố gắng những em không thể tránh khỏi những sai sót trong chuyên đề này. Em hy vọng nhận được sự giúp đỡ, đóng góp sung của thầy cô và các anh chị, cô chú trong Viện nghiên cứu Khoa học Thống kê để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các anh chị, cô chú trong Viện nghiên cứu Khoa học Thống kế và thầy Phạm Ngọc Kiểm đã giúp đỡ em rất nhiều trong chuyên đề này!
PHẦN I
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH.
Quá trình xây dựng công ty xi măng Hoàng Thạch và giai đoạn đầu sản xuất (12/1976-12/1985)
1.1. Thi công xây dựng, lắp đặt nhà máy (12/1975-04/1980).
Sau việc khảo sát của tổng cục địa chất, Bộ xây dựng có tờ trình đề nghị chính phủ cho phép xây dựng Công ty xi măng Hoàng Thạch. Qua xem xét kế hoạch mà Bộ Xây dựng đã đưa ra, Phó thủ tướng Đỗ Mười đã đồng ý phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế Công ty xi măng Hoàng Thạch.
Số vốn ban đầu để xây dựng dây truyền 1 của Công ty là 76.683.000 USD, bằng các nguồn vốn sau :
Chính phủ Đan Mạch cho vay không tính lãi 25 triệu USD, viện trợ không hoàn lại của DANIDA 6,25 triệu USD.
Viện trợ không hoàn lại của Thuỵ Điển 9 triệu USD.
Tiền bồi thường chiến tranh của Nhật Bản 16,1 triệu USD.
Với số tiền trên cùng với số vốn đối ứng của Việt Nam chúng ta đã bắt tay vào xây dựng Công ty xi măng Hoàng Thạch.
Với số vốn đã có và được sự đồng ý của chính phủ, tỉnh Hải Hưng(nay là tỉnh Hải Dương) đã làm công tác di dời nhân dân để lấy mặt bằng nhằm phục vụ cho việc xây dựng nhà máy xi măng Hoàng Thạch.
Trong không khí kỷ niệm 87 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đúng 7h 30 phút ngày 19/5/1977 lễ khởi công xây dựng Công ty xi măng Hoàng Thạch bắt đầu.
Trong điệu kiện khó khăn khi đất nước mới bước vào những năm đổi mới và các yếu tố khác như điều kiện tự nhiên, đường xá, nguyên vật liệu chưa đầy đủ đã làm chậm tiến trình xây dựng nhà máy. Do vậy, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị cụ thể để công việc được hoàn thành đúng theo tiến độ thi công. Công việc cụ thể được giao như sau :
-Viện Xây dựng Công nghiệp : cùng với công ty xây dựng số 16 Hải Phòng tính toán tổ chức thi công, sắp xếp chỉ huy và chịu trách nhiệm đảm bảo kỹ thuật cho từng hạng mục công trình. Nghiên cứu công nghệ hợp lý để làm liên tục 3 ca.
-Viện kinh tế xây dựng : Nghiên cứu ứng dụng việc tổ chức lao động khoa học, đảm bảo cho công trình hoàn thành đúng theo dự kiến là 30 tháng.
-Viện khoa học kỹ thuật xây dựng: Nghiên cứu nền móng cùng với công ty cơ giới, Công ty xây dựng Hải Phòng tiến hành đóng cọc thử và đóng cọc ở các hạng mục, tính toán lại mức độ và phạm vi cần thiết phải đóng cọc để giảm bớt lượng cọc phải đóng. Theo dõi và hướng dẫn kỹ thuật đổ bê tông.
-Ban thiết kế Công ty xi măng Hoàng Thạch : theo dõi việc giao thiết kế và thiết bị, vật tư. Yêu cầu phía Đan Mạch lập dự toán theo thiết kế để bàn giao đồng bộ cho bên B chuẩn bị lực lượng cho Công ty sau này. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho toàn bộ đơn vị xây lắp.
-Công trường 201 thuộc Công ty xây dựng số 16 Hải Phòng tính toán lại toàn bộ 12 hạng mục công trình. Chuẩn bị sẵn sàng mọi mặt để xây dựng các hạng mục đó và các hạng mục khác.
-Công ty Thi công cơ giới : tiếp tục san lấp các khối lượng đất đá còn lại và đóng cọc theo yêu cầu tiến độ.
1.2. Quyết định xây dựng nhà máy và từng bước chạy thử các công đoạn (03/1980-01/1984).
Khi Thủ tướng Chính phủ quyết định phê chuẩn thiết kế, xây dựng Nhà máy xi măng Hoàng Thạch. Để có một bộ máy lãnh đạo nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và sớm đưa nhà máy vào sản xuất. Ngày 04/03/1980, Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên là Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký quyết định số 333/BXD – TCCB về việc thành lập nhà máy xi măng Hoàng Thạch và nêu rõ : Nhà máy xi măng Hoàng Thạch trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp xi măng. Trụ sở chính tại thôn Hoàng Thạch xã Minh tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Hưng (nay là Hải Dương).
Hoàng Thạch I là một trong những nhà máy lớn và hiện đại bậc nhất thời đó, với công nghệ của Vương Quốc Đan Mạch là một hãng nổi tiếng về công nghệ sản xuất xi măng.
Công ty xi măng Hoàng Thạch có tổng diện tích mặt bằng 751.000 m2 nằm chủ yếu trên địa bàn tỉnh Hải Dương và một phần trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Công suất thiết kế của dây truyền I là 1,1 triệu tấn/năm. Các thiết bị đều hiện đại và có độ tự động hoá cao.
Đặc điểm về kỹ thuật :
Lò nung có năng suất 3.100 tấn clanhke/24h.
Máy đập đá kiểu búa, năng suất 775tấn/h, động cơ điện công suất 1.200 kw.
Máy đập đá sét : đập sơ bộ kiểu đập búa năng suất 240tấn/h, 2 động cơ điện công suất 110 kw, kiểu đập thứ cấp trục, năng suất 240tấn/h, động cơ điện 3.920 kw.
Máy nghiền nhiên liệu kiểu TUM, chu trình kín, năng suất 248tấn/h, động cơ điện 3.920 kw.
Máy nghiền sấy than liên hợp Tiara Unidan kiểu TM, năng suất 25tấn/h, động cơ điện 500 kw.
Máy nghiền xi măng năng suất 176tấn/h, động cơ điện 6.500 kw.
Máy đóng bao : 6 máy, kiểu quay có 12 vòi, năng suất mỗi máy 90tấn/h.
Công ty có 1 lọc tĩnh bụi điện kiểu 2FAA-3636, nồng độ bụi vào là 41g/m3, sau khi ra chỉ còn 225mg/m3 . Các công đoạn lò nung, nguyên liệu, nghiền than và xi măng đều được lắp lọc bụi tĩnh điện có hiệu suất tới 99%. Sản phẩm xi măng xuất băng cả 3 loại phương tiện : đường bộ, đường sắt, đường thuỷ.
Đặc điểm công nghệ Hoàng Thạch I là dây chuyền sản xuất xi măng lò quay, phương pháp khô, chu trình kín, có hệ thống trao đổi nhiệt 4 tầng và hệ thống làm nguội kiểu hành tinh gồm 10 lò con. Nhiên liệu hỗn hợp 85% than cám và 15% dầu MFO.
Dây chuyền sản xuất xi măng hầu hết được tự động hoá thừ khâu nguyên liệu tới khâu đóng bao sản phẩm qua hệ thống điều khiển trung tâm của nhà máy.
Các thông số kỹ thuật như : nhiệt độ, áp suất, lưu lượng vòng quay, tỷ lệ trộn nguyên liệu, tỷ lệ thành phần khí lò, dòng điện, điện áp… đều được liên tục xử lý tự động thống qua hệ thống xử lý trung tâm. Nhờ vậy mà tất cả các quy trình đều được cập nhật đầy đủ và kịp thời xử lý qua các hệ thống xử lý kịp thời.
Hãng F.L.Smidth (Đan Mạch) là tổng thầu công trình đã đặt mua với tổng số thiết bị khoảng 14 nghìn tấn trang thiết bị phục vụ cho việc vận hành nhà máy xi măng Hoàng Thạch, gồm có các nhóm chủ yếu sau :
-Thiết bị cơ khí có kích thước lớn như : lò nung, máy nghiền, máy đập, quạt gió, gầu nâng các thiết bị này được chế tạo tại Nhật Bản. Các bộ phận cơ khí chính xác được chế tạo tại Đan Mạch.
Linh kiện điện tử, thiết bị đo lường, động cơ loại nhỏ, nồi hơi, băng tải cao su, lọc bụi điện.. được chế tạo tại Đan Mạch.
Các động cơ cao thế có công suất từ 1.200kw đến 6.500 kw của hãng AISA Thuỵ Điển và hãng YASKAWA Nhật Bản.
Thiết bị trạm cao thế của hãng CALOR- EMAG, bơm bột liệu FULLER và thiết bị cấp liệu định lượng từ Tây Đức.
Máy nến khí loại lớn của ATLAS –COPCO Thuỵ Điển, loại nhỏ của Nhật Bản.
Máy điện tử SOLAR của Pháp.
Máy phân tích quang phổ X – Ray của Thuỵ Sĩ.
Khớp nối thuỷ lực và lọc bụi tay áo của Anh.
Gần 7 năm xây dựng và lắp đặt thiết bị, công trình thi công đã đóng xuống lồng đất 118.334 m cọc bê tông, đổ 99.500 m3 bê tông vào các hạng mục công trình, tiếp nhận 44.391 tấn thiết bị các loại. Cuối năm 1983, dây chuyền I Nhà máy xi măng Hoàng Thạch đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng và lắp đặt thiết bị.
Do dây chuyền I của công ty xi măng Hoàng Thạch là kiểu lò quay, sản xuất theo phương pháp khô, chu trình kín. Những trang thiết bị đều rất hiện đại và tự động hoá cao nên ngay từ khi mới bắt đầu cho vào xây dựng nhà máy thì chúng ta đã chú ý tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ để tiếp nhận và vận hành nhà máy. Bằng nhiều hình thức đào tạo như : đào tạo tại chỗ, cử đoàn đi thực tập tại các nơi khác, cử cán bộ ra nước ngoài hoc tập them kinh nghiệm. Đến đầu những năm 1980 Ban chuẩn bị sản xuất được 446 người về vận hành, điện tự động hoá, điện xí nghiệp, cơ khí hoá chế tạo máy, cơ khí sửa chữa và khai thác đá.
Đan Mạch cũng giúp ta trong việc đào tạo cán bộ ngay từ những ngày Công ty đang trong giai đoạn xây dựng. Qua các buổi trao đổi và kèm cặp của các chuyên gia Đan Mạch trình độ tay nghề vận hành của chúng ta đã được nâng cao.
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng uỷ và ban giám đốc đã rất chú trọng tới công tác đào tạo nhân lực kỹ thuạt lâu dài để đáp ứng nhu cầu tiếp quản nhà máy hiện đại và có độ tự động hóa cao. Thực tế cho thấy với sự quan tâm của các ban lãnh đạo và sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên nhà máy nhằm tiếp thu nhanh nhất kỹ thuật vận hành của dây truyền. Trong 1 thời gian ngắn đã cho thấy chúng ta có đủ các khả năng để tiếp cận với kỹ thuật hiện đại trong thời gian ngắn.
Khi đã được thành lập và ổn định về mặt tổ chức, tập thể cán bộ công nhân viên Nhà máy xi măng Hoàng Thạch đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tham gia thi công xây dựng và lắp đặt các hạng mục chính như :
Cụm công trình mỏ và đường vào mỏ : bao gồm xây dựng đường ôtô có sức chịu tải cao; xây dựng khu mỏ đá đủ sức khai thác từ 1,5 triệu tấn đến 2 triệu tấn/năm; khu khai thác đá sét từ 350.000 đến 500.000 tấn/năm.
Cụm nguyên liệu : gồm nơi nghiền và phân loại nguyên liệu, lắp đặt hệ thống máy nghiền sấy có công suất 248tấn/h. Hệ thống máy nghiền sấy than làm việc theo chu trình khép kín cùng hệ thống vận chuyển đá vôi, đá sét và các nguyên liệu phụ trợ.
Cụm công đoạn lò nung : công suất mỗi năm 1 triệu tấn clanhke và hệ thống chứa.
Cụm thành phẩm bao gồm : hệ thống xi lô chứa xi măng rời, hệ thống đóng bao xi măng và xuất xi măng.
Cụm năng lượng : bao gồm trạm biến thế, cùng các trạm phân phối, hệ thống cáp ngầm. Điện dung cho trạm biến áp Nhà máy được lấy từ đường dây tải điện quốc gia 110 kv từ nhà máy nhiệt điện Phả Lại đi Hải Phòng.
Cụm công trình vận chuyển, cụm công trình phụ trợ: hoàn thành các công việc của giai đoạn trước như : cầu cảng, đường băng tải, đường điện- nước qua song, cảng xuất xi măng.
Các công trình phụ trợ như : Văn phòng làm việc, khu tập thể, hội trường, trạm xá…
Theo tính toán và dự tính ban đầu chúng ta sẽ hoàn thành công việc trong vòng 36 tháng và cố gắng đưa công trình hoàn thành trong vòng 30 tháng. Nhưng trên thực tế thì công trình bị chậm lại, phải mất tới 80 tháng chúng ta mới hoàn thành (chậm mất hơn 2 lần so với dự kiến ban đàu đề ra). Công trình được khởi công vào 19/5/1977 nhưng mãi đến cuối năm 1983 thực tế mới lắp đặt chạy thử. Những nguyên nhân chủ yếu làm chậm tiến trình hoàn thành của nhà máy như :
Có sự cố phát sinh từ hang castow phải xử lý nền móng của các xi lô khu vực xưởng Đóng bao không theo thiết kế ban đầu, đã làm chậm tiến độ thi công ít nhất 1 năm.
Sự cố nổ trạm thiết bị của trạm phân phối điện(CT37) vào ngày 29/6/1981 làm chậm tiến độ mất 9 tháng.
Do công trình hết vốn phải chờ vay thêm để mua thiết bị thay thế, bổ xung thiết bị hỏng, mất, thiếu.
Chuyên gia nước bạn sang chậm so với kế hoạch
Do luật cấm vận của Mỹ với Việt Nam gây khó khăn cho ta trong việc mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho việc thi công các công trình nhà máy.
Ban lãnh đạo công ty đã đẩy nhanh phong trào thi đua trong toàn nhà máy. Nhờ vậy, nhiều công trình đã đem lại hiệu quả cao, tiêu biểu là các sang kiến : lắp đặt trạm bơm dầu tạm khi thi công cảng dầu chính của nhà máy khi chưa hoàn thành, đưa khoan Rooc 60 lên tầng cao để khai thác thay cho khoan tay, tăng sản lượng đá vôi, giảm sức lao động nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, sang kiến xử lý tận dụng nước làm nguội khí lò…
Ngày 14/10/1983 công đoạn đầu tiên của nhà máy là đập đá vôi tiến hành chạy thử có tải. Các hạng mục sau khi xây dựng xong đã đưa vào chạy thử có tải. Tất cả các công đoạn nhằm phục vụ cho lò nung như : máy đập, máy nghiền, máy trộn nguyên liệu…Các công đoạn được chuẩn bị hết sức chu đáo nhằm chờ ngày cho ra lò tấn clanhke đầu tiên của nhà máy.
Các thông số đã được kiểm tra và hoàn thành. Cuối năm 1983 Công ty đã tiến hành vận hành chạy thử lò nung dưới sự điều khiển của các chuyên gia. Những mẻ nghiền nguyên liệu đầu tiên cho ra những sản phẩm không như mong muốn, toàn bộ nguyên liệu khi nghiền đều cho ra bột. Nhưng với sự lỗ lực của tập thể cán bộ và sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia thi cuối năm 1983 chúng ta đã cho ra lò mẻ clanhke đầu tiên với sự phấn khởi vô cùng của tập thể cán bộ công nhân viên và đội ngũ chuyên gia nước bạn.
Trước những khó khăn về đội ngũ cán bộ cho Công ty, cuối năm 1983 Công ty đã phối hợp cùng trường Đại học Bách Khoa Hà Nội mở lớp đào tạo tại chức chuyên ngành tự động hoá cho 50 công nhân, đây là lớp đầu tiên đào tạo trình độ đại học tại Công ty, làm cơ sở cho việc bổ sung nguồn cán bộ kỹ thuật cho nhà máy sau này.
Từ ngày khởi công xây dựng(19/5/1977) đến ngày 26/12/1983 khi mẻ clanhkê đầu tiên ra lò, đây là giai đoạn khó khăn với Nhà máy. Đòi hỏi tập thể cán bộ công nhân viên phải có ý thức sang tạo vươn lên vượt qua những khó khăn ban đầu khi Nhà máy mới được thành lập.
Với những lỗ lực phấn đấu của tập thể, sự giúp đỡ của của Đảng bộ Nhà máy, các cấp uỷ Đảng, các Bộ ngành có liên quan và sự điều hành của bộ máy lãnh đạo việc thi công Công ty đã hoàn thành và vận hành thành công tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo- giai đoạn tổ chức sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của Nhà nước.
1.3. Tổ chức sản xuất theo kế hoạch của nhà nước (1984-1985).
Khi đã sản xuất ra sản phẩm đầu tay thì nhà máy tiếp tục cho việc sản xuất những mẻ xi măng tiếp theo. Sau thời gian thử nghiệm, đến năm 1984 Nhà máy chính thức hoạt động sản xuất xi măng theo pháp lệnh của nhà nước.
Đây là thời kỳ bao cấp nên thời kỳ này nhà máy gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất xi măng. Cả nước đang trong giai đoạn phát triển nên nguồn điện rất khan hiếm, thiếu ổn định. Các yếu tố đầu vào như than, vật tư, nhất là các loại mặt hàng nhập khẩu vì đang còn trong giai đoạn cấm vận của Mỹ. Do mới bước đầu Nhà máy vào hoạt động sản xuất nên còn nhiều tình huống bở ngỡ nằm ngoài tầm kiểm soát của cán bộ Nhà máy.
Tuy được đào tạo nhưng trình độ quản lý, kỹ thuật còn non kém và thiếu thực tiễn nên vận hành một nhà máy hiện đại còn vấp phải rất nhiều những thiếu sót.
Trong thời kỳ quan liêu bao cấp này thì việc tạo ra sản phẩm là việc đã khó nhưng việc bán sản phẩm để nâng cao doanh số bán hàng là không thể vì đây là việc do Nhà nước chỉ đạo, ban pháp lệnh xuống chỉ đạo việc tiêu thụ sản phẩm.
Những biến động của thị trường làm cho giá cả tăng cao và biến động liên tục, lương của công nhân trong Công ty rất thấp nên đời sống công nhân viên gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt thường ngày vì tiền lương không đủ chi tiêu cho các hoạt động thường nhật. Vì những khó khăn này nên làm nảy sinh rất nhiều tiêu cực trong Công ty như lấy cắp vật liệu bán ra ngoài để lấy tiền chi tiêu của một số bộ phận nhỏ trong Công ty. Chính vì điều này mà làm ảnh hưởng không tốt đến tình hình sản xuất của Công ty.
Bên cạnh những khó khăn của Công ty thì cũng có những mặt thuận lợi vì đây là trọng điểm chú ý của Nhà nước nên Công ty được rất nhiều sự quan tâm của Đảng và các cơ quan trong tỉnh. Phần lớn các cán bộ công nhân viên trong Công ty còn trẻ có lòng nhiệt huyết với công việc. Đồng thời với sự lãnh đạo sát sao của ban giám đốc Công ty trong giai đoạn này cũng đã cố gắng đạt được những chỉ tiêu mà nhà nước đặt ra cho toàn bộ tập thể công nhân viên.
Để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, ban lãnh đạo Công ty đã đề ra một số giải pháp trong quản lý điều hành. Ban đầu là xây dựng, bổ xung hoàn chỉnh quy trình và thực hiện nghiêm quy trình trong quá trình sản xuất, coi sản xuất là nhiệm vụ hàng đầu tăng cường khâu tiếp vật tư, thiết bị phải đảm bảo cả chất lượng và số lượng, đúng tiến độ thời gian. Trực tiếp giao cho cán bộ của từng bộ phận quản lý để khi gặp sai sót thì dễ dàng xử lý và quy trách nhiệm cho mỗi tập thể hay cá nhân của bộ phận đó.
Ban giám đốc đã tiến hành phân công lại lao động một cách hợp lý để phù hợp với tình hình sản xuất của Công ty. Ngoài ra còn xây dựng một định mức lương cho từng đơn vị sản phẩm trên cơ sở đó đưa ra định mức lương cho phù hợp với tình hình của các đơn vị sản xuất.
Những năm đầu nhà máy gặp không ít những khó khăn về vốn, nguyên liệu, điện năng, cán bộ hướng dẫn kỹ thuật. Do công nghệ mới nên còn nhiều lúng túng. Đặc biệt là sau sự cố cháy trục galê lò nung càng tăng thêm khó khăn. Nhưng với sự lỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên trong Công ty thì những khó khăn được khắc phục và đạt được những thành tựu sau :
Tháng 1/1984 Công ty sản xuất được 132.260 tấn clanhke, vượt 1% kế hoạch; tiêu thụ 283.368 tấn xi măng, vượt 1% kế hoạch; tổng doanh thu 397.026.398 đồng, nộp ngân sách 123.267.857 đồng, lợi nhuận 22.385.345 đồng.
Tháng 3/1985 Công ty sản xuất được 405.695 tấn clanhke; 406.385 tấn xi măng đạt 81,47% kế hoạch, sản phẩm tiêu thụ 406.358.138 tấn xi măng; doanh thu 308.843.290 đồng; nộp ngân sách 44.438.606 đồng; lợi nhuận 28.742.000 đồng.
Giai đoạn này Công ty còn nhiều khó khăn vì đây là bước đầu mới bước vào hoạt động và đang trong thời kỳ bao cấp nên còn nhiều hạn chế trong quản lý, tư duy, các yếu tố đầu vào của Công ty.
Công ty xi măng Hoàng Thạch thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng.
Những năm đầu thực hiện cơ chế quản lý mới (1986-1992).
Trong bối cảnh thế giới và khu vực có biến động mạnh về kinh tế và cuộc khủng hoảng kinh tế trong nước ngày càng trầm trọng. Đặc biệt là cuộc khủng hoảng giá lương năm 1985 đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của nhân dân. Các khó khăn càng nhiều khiến cho Công ty sản xuất xi măng càng khó khăn hơn, điện năng không đủ, vật tư phụ tùng thay thế thiếu trầm trọng và không đáp úng được chất lượng, ý thức tổ chức kỷ luật thấp, tư tưởng quản lý còn trì trệ, tâm lý bao cấp còn nặng nề, tổ chức bộ máy chưa hợp lý với tình hình hiện tại.
Hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, rất nhiều cán bộ công nhân viên vi phạm kỷ luật, nhiều vụ tai nạn xảy ra , nghiêm trọng nhất là vụ nổ lọc bụi tĩnh điện năm 1986 làm 1 người thiệt mạng và 1 người khác bị thương nặng. Chính vì nguyên nhân này đã làm cho nhà máy phải ngừng hoạt động trong 3 tháng. Sau thời gian khắc phục thì nhà máy hoạt động trở lại vào cuối năm 1986.
Tất cả các nguyên nhân trên là do ý thức của con người chưa cao, công tác kiểm tra chưa thường xuyên, cơ chế quản lý còn quan liêu bao cấp, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp còn bỡ ngỡ trước một công trình hiện đại và còn thiếu kinh nghiệm xử lý trước sự cố xảy ra.
Những yếu kém đã dần được khắc phục để nâng cao năng lực sản xuất của nhà máy. Năm 1987 nhiệm vụ đặt ra cho nhà máy là phải sản xuất xi măng mác cao PC40 phục vụ cho việc xây dựng nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. Trong tình hình rất khó khăn vì các vật liệu hỏng cần thay thế thì trong nước chưa sản xuất được hoàn toàn phải nhập ngoại nên gây gián đoạn công việc khi thiếu phụ tùng thay thế. Ngoài ra, các tệ nạn trộm cắp trong Nhà máy có chiều hướng gia tăng. Lao động tuy được sắp xếp lại nhưng vẫn chưa thực sự phù hợp với cơ chế quản lý mới. Công ty tiếp tục tăng cường công tác quản lý, kinh doanh và sắp xếp lại lực lượng cho phù hợp hơn với mô hình quản lý mới.
Trong tình hình khó khăn như vậy các biện pháp phát huy cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Nhờ vậy mà năm 1987 Công ty đã sản xuất được 532.547 tấn clanhke, 549.092 tấn xi măng bằng 144.8% và 152.8% so với năm 1986. Đời sống của công nhân được nâng cao. Mức lương bình quân là 770.700 đồng/ người/tháng.
Giai đoạn này các phong trào sáng tạo được phát huy rất nhiều những ưu điểm. Tiêu biểu như việc hàn vết nứt lò nung dài gần 1m, độ dày 90mm, bên cạnh lò số 8, đây là mối hàn dài mà lần đầu tiên ta đảm nhận làm; thay thế bạc của máy nghiền nguyên liệu; chế tạo khuôn dập lanh canh xoắn máng xuất xi măng bao; thay lò con bằng phương pháp cắp rời mặt bích nối với cổ ngỗng; tận dụng mặt bích cũ hợc dung gạch loại thải của lò con để xây dựng lò đốt phụ.
Việc sắp xếp lại tổ chức theo tinh thần quyết định 217/QD-HĐBT của Hội đồng bộ trưởng đã góp phần nâng cao năng lực sản xuất, đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Năm 1988, sản lượng cao nhất trong những năm Công ty đi vào sản xuất, sản xuất được 570.276 tấn clanhke bằng 122% kế hoạch và bằng 107% so với năm trước; sản xuất và tiêu thụ 605.563 tấn xi măng bằng 113% so với kế hoạch và bằng 108,2 % so với năm trước, sản xuất và tiêu thụ vỏ bao Bỉm Sơn : 6.142.000 cái bằng 106% kế hoạch.
Đầu năm 1989, năm có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với nhà máy, đại hội cán bộ công nhân viên chức đã bầu ra hội đồng xí nghiệp gồm 21 đồng chí, đồng chí Ngô Thế Minh giám đốc nhà máy làm chủ tịch hội đồng, các chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao đều cao hơn năm trước. Tháng 7/1989 khi chuyên gia nước ngoài về điện tự động hoá cuồi cùng rút về nước, cán bộ công nhân nhà máy phải vươn lên thay thế đảm nhận các vị trí của chuyên gia. Để động viên, khuyến khích cán bộ công nhân viên tích cực học tập, lao động sáng tạo, nhà máy đã tiến hành nhiều biện pháp như : quy chế thưởng cho thiết bị chạy dài ngày, năng suất chất lượng cao; xây dựng và bình xét tiêu chuẩn kĩ sư giỏi, hang tháng được hưởng 10% lương; thưởng cho cán bộ khoa học kĩ thuật có bằng A ngoại ngữ Tiếng Anh trở lên 10 nghìn đồng/tháng. Hội đồng xí nghiệp đã giải quyết nhiều vấn đề đặt ra từ thực tế, và động viên cán bộ, công nhân viên tự tin, vươn lên từng bước làm chủ kỹ thuật, công nghệ của nhà máy xi măng hiện đại. Mặc dù, chuyên gia nước ngoài rút về nước nhưng số lò nung hoạt động đạt 239 ngày tăng 20 ngày so với năm 1988, năng suất bình quân đạt 2650 tấn / ngày; các sự cố về cơ, điện, công nghệ giải quyết nhanh chóng, kịp thời để duy trì sản xuất kịp thời ổn định; chế tạo phối liệu phù hợp tiêu chuẩn đảm bảo cho lò nung hoạt động dài ngày đáp ứng yêu cầu của tình hình sản xuất. Công tác quản lý chất lượng luôn được duy trì và kiểm tra thường xuyên chặt chẽ nên chất lượng xi măng luôn đạt phẩm cấp loại 1. Với sự cố gắng đó, nhà máy sản xuất và tiêu thụ xi măng đạt 693.708 tấn, clanhke 643.508 tấn bằng 114,5% và 112,7% so với năm trước. Dây chuyền may bao do thiếu phụ tùng thay thế nên kế hoạch sửa chữa không đảm bảo đúng thời gian, tiến độ nhưng sản xuất được 19.455.740 cái, trong đó vỏ bao Bỉm Sơn thực hiện được 12.007.400 cái đạt 117% kế hoạch. Công tác tiêu thụ tập trung chủ yếu vào những tháng đầu năm, tháng 11tiêu thụ được 84.300 tấn, là tháng cao nhất từ trước tới nay. Với những thành tích đã đạt được Đảng và nhà nước đã trao tặng huân chương lao dộng hạng 3 vì có thành tích trong sản xuất và công tác góp phần xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc.
Đến năm1990, Công ty đã thực hiện các biện pháp phối hợp chặt chẽ giữa các ngành cơ, điện, công nghệ để xây dựng kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, tập trung giải quyết và xử lý nhanh các sự cố xảy ra chủ yếu ở công đoạn lò nung. Do đó thời gian hoạt động của lò đạt 271 ngày và năng suất bình quân đạt 2.738 tấn/ ngày. Thực hiện nghị quyết của Đại hội công nhân viên chức về việc phân phối tiền lương, tiền thưởng, Công ty khoán quỹ lương cho một số đơn vị. Bằng nhiều biện pháp nên sản lượng đã được nâng cao, sản lượng sản xuất 742.476 tấn clanhke đạt 102% kế hoạch, tiêu thụ 821.262 tấn xi măng đạt 103% kế hoạch, nộp ngân sách cho Nhà nước 70,94 tỉ đồng.
Các phong trào thi đua nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của Nhà máy. Mạnh dạn tìm một số thiết bị trong nước để thay thế hàng nhập khẩu, chú ý tới việc phân phối liệu, từ khâu khai thác đến khi cấp nhiên liệu vào lò nung, khai thác các loại phụ gia nguyên liệu và phụ gia hoạt tính xi măng, coi trọng công tác sáng tạo của cá nhân cũng như tập thể cán bộ trong Công ty. Với các giải pháp trên năm 1991 Công ty sản xuất được 777.986 tấn clanhke, tiêu thụ 937.153 tấn xi măng, nộp ngân sách 63.102 triệu đồng. Năm 1992 sản xuất được 869.843 tấn clanhke, sản phẩm tiêu thụ 1.001.242 tấn, nộp ngân sách 143.347 triệu đồng.
Công Đoàn Công ty chỉ đạo các Công đoàn bộ phận tổ chức chuyên đề, giao đề tài cho cán bộ kỹ thuật, kỹ sư nghiên cứu, tổ chức thảo luận chuyên đề; một số chuyên đề được đánh giá tốt như : chuyên đề mở đường từ mỏ C lên mỏ B của xưởng mỏ, chuyên đề xử lý khắc phục lọc bụi điện tử, xử lý các hệ thống điều khiển tự động, xử lý máy biến áp số 2 của ngành Năng lượng, các chuyên đề về phối liệu, xây lò, duy trì lò nung hoạt động dài ngày và pha phụ gia sỉ của ngành Công nghệ, các chuyên đề thay vòng bi máy đấp đá, vòng bi quạt S02, thay thế cánh quạt S04, thay xích gầu U5 của ngành cơ khí…Hoạt động chuyên đề phát huy được trí tuệ của cán bộ kỹ sư trong ngành, đồng thời tranh thủ được sự đóng góp của các đơn vị. Ngành công nghệ tập trung nghiên cứu đề tài kỹ thuật lớn như : cải tiến cách xây lò, cải tiến hệ thống phối liệu cấp cho lò, quy hoạch khai thác các mỏ, nghiên cứu các loại phụ gia hoạt tính, nâng tỷ lệ pha phụ gia bình quân đạt 13% vẫn đảm bảo chất lượng xi măng. Ngành Năng lượng đã tập trung vào các đề tài : vận hành công đoạn hợp lý, chống chạy không tải đạt hiệu quả kinh tế cao. Phòng đời sống nâng cao chất lượng phục vụ người ăn. Cùng với các hoạt động chuyên đề, Công ty đã phát động phong trào tiết kiệm vật tư quý như : dầu, than cám, gạch Cs-Mg, Samốt, thuốc nổ..xây dựng định mức vật tư nội bộ, trong đó có một số công nhân viên chức để cán bộ, công nhân viên cùng phấn đấu.
Giai đoạn 1986 đến 1992 là thời kỳ thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, nên Nhà máy gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển từ cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế quản lý hoạch toán kinh doanh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà máy đã từng bước khắc phục khó khăn của thời kỳ mới. Thời kỳ này nhà máy vừa thiếu ngoại tệ mạnh, vừa không có thị trường để nhập khẩu chủng loại vật tư, thiếu thiết bị do chính sách cấm vận của Mỹ. Nhưng cán bộ công nhân viên đã vươn lên trong điều kiện khó khăn như vậy.
Kết quả đạt được của Công ty trong những năm qua đã khẳng định đường lối đúng đắn của ban lãnh đạo Công ty. Đây cũng là tiền đề cho Công ty tiếp tục nhiệm vụ trong những giai đoạn tiếp theo- giai đoạn của thời kỳ đổi mới kinh tế.
Tổ chức sản xuất và kinh doanh (1993-1995).
Thực hiện tốt nhiệm vụ mới,Công ty đã nhanh chóng ổn định về mặt tổ chức và phát động phong trào thi đua, phấn đấu đạt được các chỉ tiêu và kế hoạch kinh doanh đã đề ra. Các phong trào chấp hành kỷ luật lao động, xây dựng tác phong công nghiệp, tập thể và cá nhân điển hình. Do đó mà năm 1993 Công ty đã tiêu thụ được 1.056.935 tấn sản phẩm, đạt 120% so với kế hoạch và sau 10 năm sản xuất Nhà máy đạt được công suất thiết kế.
Để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh công ty đã quyết định xây dựng thêm dây chuyền 2 Công ty xi măng Hoàng Thạch. Để tập trung cho việc tiến hành xây dựng Hoàng Thạch II nhiều biện pháp đã được áp dụng cho phù hợp với công nghệ mới chuẩn bị được đưa vào hoạt động. Đẩy mạnh việc hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các cơ quan trong nước, cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đầu tư nghiên cứu thời gian ngừng máy, dừng các thiết bị đấu nối giữa dây chuyền I với dây chuyền II. Tăng cường sử dụng phụ gia hoạt tính để góp phần tăng sản lượng. Tìm nguồn phụ gia mới có chất lượng cao và phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN).
Tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo về chất lượng, thời gian giao hàng. Tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý, không để thất thoát , các tiêu cực trong quá trình tiêu thụ xi măng.
Cần đầu tư nâng cao công tác đào tạo cho công nhân viên, bố trí lực lượng sao cho phù hợp với dây truyền sản xuất mới. Duy trì công tác an toàn cho máy móc thiết bị. Đồng thời tăng cường công tác quản lý tài chính, tổ chức phân tích các hoạt động tổ chức kinh doanh và từng bước tiến hành hoạch toán nội bộ xưởng.
Công tác an ninh, đời sống của mọi cán bộ công nhân viên phải được đảm bảo để không làm ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Với các biện pháp trên, Công ty đã tổ chức sản xuất và tiêu thụ được 1.238.397 tấn xi măng đạt 112% kế hoạch, vượt 182.462 tấn so với năm 1993; nộp ngân sách 344,41 tỷ đồng và đây là năm nộp ngân sách cao nhất kể từ khi thành lập Công ty.
Năm 1995, Tổng công ty xi măng Việt nam giao nhiệm vụ cho công ty sản xuất và tiêu thụ 1.125.000 tấn (co cả xi măng PC40 nhằm phục vụ cho dây truyền 2) và tiêu thụ 65.000 tấn xi măng nhập ngoại; nộp ngân sách 234,613 tỷ đồng. Trong điều kiện sản xuất vẫn còn khó khăn về vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào không ổn định; nhiều thiết bị trong dây chuyền hoạt động liên tục chưa có thời gian để sửa chữa, xi măng luôn không đáp ứng được nhu cầu nhất là vào mùa khô khi mà yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo xi măng phục vụ cho địa bàn 7 tỉnh phía Bắc, một số tỉnh miền Trung, trong khi đó giá cả có nhiều biến động.
Qua một năm phấn đấu, Công ty xi măng Hoàng Thạch đã sản xuất và tiêu thụ xi măng đạt 1.261.182 tấn đạt 112% với kế hoạch, xi măng nhập ngoại tiêu thụ được 27.638 tấn, đạt được 43% kế hoạch; nộp ngân sách 273,66 tỷ đồng, bằng 101,7 % kế hoạch. Trong thời kỳ này ngân sách công ty chiếm 1 nửa ngân sách tỉnh Hải Dương.
Do đi._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33066.doc