TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
HUỲNH THẾ KHƯƠNG
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY THUẬN AN GIAI ĐOẠN 2006 - 2008
Chuyên ngành: Kinh Tế Đối Ngoại
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 05 năm 2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY THUẬN AN GIAI ĐOẠN 2006 - 2008
Sinh viên thực hiện: HUỲNH THẾ KHƯƠNG
Chuyên ngành: Kinh Tế Đối Ngoại
61 trang |
Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 2628 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Thuận An giai đoạn 2006 - 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MSSV: DKD052030
Lớp: DH6KD1
Giảng viên hướng dẫn: ThS. PHẠM TRUNG TUẤN
Long Xuyên, tháng 05 năm 2009
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn:ThS. Phạm Trung Tuấn
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Người chấm, nhận xét 1:….………………………………………
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Người chấm, nhận xét 2:………………………………………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, ngày ….. tháng ….. năm ……
LỜI CÁM ƠN
W X
Với khoảng thời gian hơn ba tháng để thực hiện đề tài nghiên cứu và cho đến
hôm nay đề tài đã hoàn chỉnh thì lời nói đầu tiên là cho tôi gửi lời cảm ơn đến tất
những người đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua để hoàn thành đề tài này.
Tôi xin cảm ơn nhà trường đã tạo điều kiện cho em thực tập, học hỏi kinh
nghiệm và cung cấp cho em nhiều tài liệu hữu ích liên quan đến đề tài mà em
nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh đã giúp đỡ tôi rất
nhiều trong quá trình nghiên cứu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
đề tài của mình một cách tốt đẹp.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn thầy Phạm Trung Tuấn đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi từ lúc tôi
mới có ý tưởng về đề tài đến lúc tôi hoàn thành nó. Thầy đã giúp tôi hiểu rõ hơn
về cách thức nghiên cứu, thực hiện một đề tài cũng như vai trò của một người
hướng dẫn là vô cùng quan trọng đối với những người lần đầu tiên vận dụng tất
cả các kiến thức đã học tiến hành một báo cáo nghiên cứu khoa học.
Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn công ty trách nhiệm hữu hạn Thuận An
đã giúp đỡ tôi trong việc cung cấp số liệu để tôi có thể hoàn thành tốt báo cáo
nghiên cứu này, đặc biệt là sự quan tâm và tận tình giúp đỡ của anh Bùi Hữu
Thông và anh Ngô Quang Lập – phòng kế hoạch kinh doanh của công ty Thuận
An, đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực tập tại Thuận An.
Và góp phần vào thành công của nghiên cứu này không thể không nói đến bạn bè
xung quanh tôi. Các bạn luôn bên tôi và giúp đỡ tôi khi tôi cần, chia sẻ với tôi
những gì các bạn học được giúp ích cho nghiên cứu của tôi, cho tôi những ý kiến
cần thiết về đề tài của mình.
Một lần nữa cho tôi gửi lời cám ơn đến tất cả những người đã giúp đỡ em trong
suốt ba tháng vừa qua để hoàn thành đề tài này. Nếu như không có những sự
giúp đỡ đó thì đề tài này sẽ không hoàn thành tốt đẹp.
Người thực hiện đề tài.
TÓM TẮT
# "
Ngày nay, trong thời hội nhập kinh tế thì việc tham gia vào hoạt động thương mại quốc
tế là một xu thế tất yếu, một yêu cầu khách quan vì khi tham gia vào mậu dịch thế giới,
các doanh nghiệp sẽ tìm thấy một số thuận lợi như: mở rộng được thị trường tiêu thụ,
giảm được rủi ro vì bán ở nhiều thị trường tốt hơn chỉ bán ở một nước, phát huy lợi thế
của mình trên thị trường mới, tạo công ăn việc làm, tăng lợi nhuận… Tuy nhiên để công
ty có thể đứng vững được trên thị trường nội địa hay quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp
phải đầu tư nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước cũng như phải thường xuyên
phân tích lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình,...Thông qua đó thấy được
đâu là cơ hội mà doanh nghiệp có được, đâu là nguy cơ cần phải tránh trong hoạt động
kinh doanh, đồng thời cần phải đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại để thâm nhập vào thị
trường và phát triển thị trường thế giới.
Đề tài phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Thuận An giai đoạn 2006-
2008. Với mục tiêu của việc nghiên cứu là phân tích những kêt quả hoạt động kinh
doanh của công ty trong ba năm qua, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội
và những nguy cơ nhằm đưa ra những giải pháp hữu hiệu giúp Công ty mang lại hiệu
quả kinh doanh cao hơn trong thời gian tới.
Đề tài nghiên cứu tập trung vào các vấn đề như:
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh Công ty qua 3 năm 2006-2008.
Phân tích chung về kết quả kinh doanh
Phân tích sản lượng, kim ngạch xuất khẩu thủy sản
Phân tích thị trường xuất khẩu thủy sản
Phân tích tình hình thu mua nguyên liệu
Phân tích môi trường hoạt động của công ty.
Phân tích môi trường nội bộ
Phân tích môi trường bên ngoài
Phân tích SWOT.
Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Và cuối cùng là kết luận và những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty Thuận An trong thời gian tới.
MỤC LỤC
# "
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN.......................................................................................... 1
1.1 Cơ sở hình thành đề tài.........................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung ...............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
1.3 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................2
1.4 Ý nghĩa nghiên cứu ...............................................................................................2
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT.............................................................................. 3
2.1 Khái niệm và vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh ...............................3
2.1.1 Khái niệm........................................................................................................3
2.1.2 Vai trò..............................................................................................................3
2.1.3 Nội dung cơ bản của phân tích hoạt động kinh doanh ...............................3
2.2 Khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận........................................................4
2.2.1 Khái niệm về doanh thu.................................................................................4
2.2.2 Khái niệm về chi phí ......................................................................................4
2.2.3 Khái niệm về tỉ suất chi phí...........................................................................4
2.2.4 Khái niệm về lợi nhuận..................................................................................4
2.3 Một số chỉ số tài chính ..........................................................................................5
2.3.1 Tỷ số thanh toán (Liquidity Ratios) .............................................................5
2.3.2 Tỷ số hoạt động (Activity ratios) ..................................................................5
2.3.3 Tỷ số đòn bẩy tài chính (Financial leverage ratios) ....................................6
2.3.4 Tỷ số lợi nhuận (Prifitability ratios).............................................................6
2.4 Ma trận SWOT......................................................................................................7
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT
VÀ DỊCH VỤ THUẬN AN ........................................................................................... 8
3.1 Các thông tin cơ bản về công ty ...........................................................................8
3.2 Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển ............................................................9
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 10 U
4.1 Thiết kế nghiên cứu.............................................................................................10
4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu ...........................................................................11
4.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp ............................................................................11
4.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp ...............................................................................11
4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................12
CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY TNHH THUẬN AN GIAI ĐOẠN 2006-2008.......................................... 14
5.1 Phân tích tình hình chung về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.....14
5.1.1 Phân tích báo cáo tài chính .........................................................................14
5.1.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh.............................................................14
5.1.1.2 Cân đối kế toán......................................................................................18
5.1.2 Phân tích các chỉ số tài chính ......................................................................20
5.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm..............................................................22
5.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng .................................22
5.2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu thị trường................................23
5.3 Phân tích tình hình thu mua nguyên liệu..........................................................25
CHƯƠNG 6 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
THUẬN AN ................................................................................................................... 27
6.1 Phân tích môi trường nội bộ ..............................................................................27
6.1.1 Các hoạt động chủ yếu của công ty Thuận An ..........................................27
6.1.2 Các hoạt động hỗ trợ của công ty Thuận An.............................................33
6.1.3 Điểm mạnh và điểm yếu của công ty Thuận An........................................37
6.2 Phân tích môi trường bên ngoài ........................................................................37
6.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô.........................................................................37
6.2.2 Phân tích môi trường tác nghiệp ................................................................41
6.2.3 Cơ hội và thách thức của công ty Thuận An từ bên ngoài.......................48
6.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
Thuận An ...................................................................................................................49
6.3.1 Xây dựng ma trận SWOT ...........................................................................49
6.3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh..........49
CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 51
7.1 Kết luận................................................................................................................51
7.1.1 Hạn chế..........................................................................................................51
7.1.2 Đề xuất nghiên cứu tiếp theo.......................................................................51
7.2 Kiến nghị ..............................................................................................................52
7.2.1 Đối với Nhà Nước .........................................................................................52
7.2.2 Đối với Công ty .............................................................................................52
Danh mục Bảng – Biểu đồ - Hình
Bảng
Bảng 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu............................................................11
Bảng 4.2 Dữ liệu thu thập từ một số thành viên công ty..................................12
Bảng 4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu.............................................12
Bảng 5.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2006-2008.............14
Bảng 5.2: Tốc độ tăng trưởng doanh thu ..........................................................16
Bảng 5.3: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ...........................................................16
Bảng 5.4: Cơ cấu doanh thu của công ty ...........................................................17
Bảng 5.5 : Bảng cân đối kế toán của công ty Thuận An năm 2008.................18
Bảng 5.6: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty Thuận An.......................19
Bảng 5.7: Các chỉ số tài chính.............................................................................20
Bảng 5.8: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng........................22
Bảng 5.9: Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu thị trường........................................24
Bảng 5.10: Tình hình thu mua nguyên liệu của công ty...................................26
Bảng 6.1: Giá các sản phẩm chính của doanh nghiệp .....................................31
Bảng 6.2: Bảng so sánh giá sản phẩm từ cá tra ...............................................31
Bảng 6.3: Những điểm mạnh và điểm yếu của công ty Thuận An..................37
Bảng 6.4: Điểm mạnh và điểm yếu của hai đối thủ cạnh tranh .....................46
Bảng 6.5: Tiến độ sản xuất cá nguyên liệu của tuần 15.....................................47
(06/04/2009-12/04/2009).......................................................................................47
Bảng 6.6: Cơ hội và thách thức của công ty Thuận An ...................................48
Biểu đồ
Biểu đồ 5.1: Doanh thu thuần, chi phí và lợi nhuận từ năm 2006-2008 .........16
Biểu đồ 5.2: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng năm 2008..............23
Biểu đồ 6.1: Sự biến động về tỷ giá hối đoái từ 2001 - 2008.............................39
Biểu đồ 6.2: Thị trường xuất khẩu cá tra theo giá trị và sản lượng ..................44
Hình
Hình 4.1 Quy trình nghiên cứu...........................................................................10
Hình 6.1 Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm của công ty Thuận An .................32
Hình 6.2: Sơ đồ cơ cấu quản lý của công ty Thuận An ....................................36
Hình 6.3: Quy trình thu mua nguyên liệu .........................................................42
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Nền kinh tế thế giới đang vận động liên tục, biến đổi không ngừng và ngày càng
phức tạp. Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, đòi
hỏi các quốc gia cần phải hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Nước ta hiện nay đang trải
qua một giai đoạn quan trọng trên từng bước phát triển. Sau hơn 20 năm đổi mới từ năm
1986 đến nay, nền kinh tế nước ta đã mở cửa giao thương với thế giới và có những bước
tiến vượt bậc về nhiều mặt như: tốc độ tăng trưởng, quy mô, các nhóm ngành hàng, thị
trường…Tuy nhiên, tồn tại song song với quá trình phát triển đó là những khó khăn
thách thức mới.
Trong quá trình đổi mới, nền kinh tế đất nước đã hình thành nhiều loại hình
doanh nghiệp, kinh doanh nhiều nhóm ngành hàng mang lại lợi ích kinh tế cho đất
nước. Một trong những ngành hàng quan trọng của Việt Nam hiện nay là thủy sản. Theo
số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2007, xuất khẩu thủy sản của cả
nước đã đạt khoảng 925 nghìn tấn trị giá 3,762 tỷ USD. Năm 2007, Việt Nam đứng
trong danh sách 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới. Kết quả này cho thấy
ngành thủy sản đang phát triển mạnh mẽ, có tiềm năng rất lớn trong tương lai và ẩn
chứa sự cạnh tranh gay gắt của thị trường.
Ngày nay, các doanh nghiệp đang hoạt động trong một môi trường luôn luôn
biến động mạnh mẽ và phức tạp, những thách thức và khó khăn luôn tiềm ẩn. Do đó, đòi
hỏi các doanh nghiệp phải cẩn thận trong việc ra quyết định và khả năng tổ chức sản
xuất hiệu quả nếu không muốn bị đào thải. Phân tích hoạt động kinh doanh đối với
doanh nghiệp là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Với việc phân tích này,
doanh nghiệp luôn chủ động thích nghi với môi trường bên ngoài và linh hoạt thay đổi
các chính sách của mình cho phù hợp với quy luật phát triển kinh tế, có cơ sở để đề ra
giải pháp khắc phục những thách thức cũng như đề ra giải pháp phát triển trong tương
lai.
Công ty TNHH thương mại sản xuất và dịch vụ Thuận An là một trong những
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thủy sản của tỉnh An Giang. Trước khi xuất khẩu
thủy sản ra nước ngoài, công ty chỉ kinh doanh nhỏ và nhận gia công sản phẩm cho
những doanh nghiệp khác. Do có thay đổi trong lĩnh vực kinh doanh nên việc quan tâm
đến phân tích hoạt động kinh doanh càng trở nên quan trọng và cấp thiết.
Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề trên và được sự đồng ý của Công ty Thuận
An. Tác giả quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công
ty TNHH thương mại sản xuất và dịch vụ Thuận An giai đoạn 2006-2008”.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu này nhằm thực hiện được mục tiêu phân tích tình hoạt động kinh
doanh của công ty Thuận An trong giai đoạn từ năm 2006-2008 để tìm ra điểm
mạnh, điểm yếu của công ty và dự báo cơ hội, thách thức từ môi trường bên ngoài.
Từ đó, đề ra giải pháp nhằm nâng cao hệu quả hoạt động kinh doanh của công ty
trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thuận An trong giai
đoạn năm 2006-2008.
Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của công ty và dự báo cơ hội, thách thức từ
môi trường bên ngoài.
Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty Thuận An trong thời gian tới.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Công ty Thuận An hoạt động chủ yếu là gia công sản phẩm xuất khẩu từ năm 2002 và
chuyển sang chế biến và xuất khẩu vào đầu năm 2008. Do hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty Thuận An có sự thay đổi nên tác giả sẽ nghiên cứu số liệu của doanh
nghiệp trong những năm gần đây là từ năm 2006-2008 để phân tích và đưa ra các nhận
định.
1.4 Ý nghĩa nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này có ý nghĩa thiết thực cho công ty Thuận An nhìn nhận lại kết quả
đạt được trong những năm qua. Tìm ra những những vấn đề và nguyên nhân gây ra đã
làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty góp phần bổ sung tài liệu tham khảo
cho ban lãnh đạo công ty xem xét khi đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
Mặt khác, đề tài này sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn sinh viên ngành kinh tế
hoặc thủy sản, giúp các bạn có cơ sở đi sâu tìm hiểu, cũng như ứng dụng rộng rãi trong
nghiên cứu.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm và vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh1
2.1.1 Khái niệm
Sản xuất là cơ sở để tồn tại và phát triển của loài người, sản xuất trải qua nhiều
phương thức, nhiều thời đại khác nhau nhưng chịu sự tác động của nhiều nhân tố chủ
quan và khách quan đến hoạt động này của con người.
Phân tích theo nghĩa chung nhất thường được hiểu là chia các sự vật, hiện tượng trong
môi quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó.
Phân tích hoạt động kinh doanh theo nghĩa chung nhất là nghiên cứu tất cả các hiện
tượng, các hoạt động có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến các hoạt động sản xuất
kinh doanh của con người. Quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực
tế đến tư duy trừu tượng, tức là từ việc phân tích thực tế thông qua việc thu thập thông
tin, sô liệu xử lý phân tích các thông tin số liệu, đến việc đề ra các định hướng tiếp
theo.
2.1.2 Vai trò
Phân tích hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động
của doanh nghiệp. Đó là một công cụ quản lý kinh tế hiệu quả mà các doanh nghiệp
đã sử dụng từ trước đến nay.
Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu
kinh tế như thế nào, những mục tiệu đặt ra được thực hiện tới đâu, rút ra những tồn
tại, tìm những nguyên nhân khách quan chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục, tận
dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa là phân tích
hoạt động kinh doanh không chỉ là điểm kết thúc một chu kỳ kinh doanh mà còn là
thời điểm khởi đầu của hoạt động doanh nghiệp. Kết quả phân tích của thời kỳ kinh
doanh đã qua và những dự đoán trong phân tích điều kiện kinh doanh sắp tới là căn cứ
quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược phát triển và phương án
kinh doanh có hiệu quả.
Như chúng ta đã biết mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đều nằm trong thế tác
động liên hoàn với nhau. Bởi vậy, chỉ có thể tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh
một cách toàn diện mới có thể giúp cho doanh nghiệp đánh giá đầy đủ, sâu sắc mọi
hoạt động kinh tế trong trạng thái thực của chúng. Từ đó có thể đánh giá mặt mạnh
mặt yếu của công tác quản lý của doanh nghiệp để tìm ra các biện pháp xác thực để
tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả
năng tìm tàng về vốn, lao động, đất đai vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
2.1.3 Nội dung cơ bản của phân tích hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay thực hiện theo cơ chế
hoạch toán kinh doanh. Đây là một phạm trù kinh tế khách quan thể hiện mối quan hệ
giữa Nhà nước với các tổ chức kinh tế, giữa các tổ chức kinh tế với nhau cũng như
1 Ngô Thị Thanh Tuyền. 2004. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty Hải Sản 404. Tiểu
luận tốt nghiệp Cử nhân kinh tế nông nghiệp & PTNT. Khoa kinh tế, Đại học Cần Thơ.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 4
giữa các bộ phận trong tổ chức kinh tế. Mặt khác, hoạch toán kinh doanh cũng là một
phương pháp quản lý kinh tế mà yêu cầu cơ bản à các doanh nghiệp được quyền tự
chủ trong hoạt động kinh doanh, tự trang trải chi phí và đảm bảo có lợi nhuận. Để
thực hiện được điều này, phân tích hoạt động kinh doanh phải thường xuyên kiểm tra
đánh giá mọi diễn biến và kết quả quá trình sản xuất kinh doanh, tìm giải pháp khai
thác năng lực của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Như vậy, nội
dung nghiên cứu của phn tích hoạt động kinh doanh là các hiện tượng kinh tế, quá
trình kinh tế đã và đang xảy ra trong một đơn vị hoạch toán kinh tế độc lập dưới sự tác
động của nhiều nhân tố chủ quan, khách quan khác nhau. Các hiện tượng quá trình
này được thể hiện dưới một kết quả sản xuất kinh doanh cụ thể biểu hiện bằng các chỉ
tiêu kinh tế.
Nội dung chủ yếu của phân tích là các chỉ tiêu kết quả kinh doanh sau: sản lượng,
doanh thu, giá thành, lợi nhuận,…Tuy nhiên, các chỉ tiêu kết quả kinh doanh luôn
luôn được phân tích trong mối quan hệ với các chỉ tiêu về điều kiện của quá trình sản
xuất kinh doanh như: lao động, tiền vốn, đất đai,…
Để thực hiện được những nội dung trên, phân tích kinh doanh cần xác định các đặc
trưng về mặt số lượng của các giai đoạn, các quá trình kinh doanh nhằm xác định xu
hướng và nhịp độ phát triển, xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến
động của quá trình kinh doanh. Tính chất và mức độ chặt chẽ mối liên hệ giữa kết quả
của kinh doanh với điều kiện sản xuất kinh doanh.
2.2 Khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận2
2.2.1 Khái niệm về doanh thu
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hóa, cung
ứng dịch vụ sau khi trừ các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán, hàng bán
bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) và dược khách hàng chấp nhận thanh toán (không
phân biệt đã thu hay chưa thu tiền ).
2.2.2 Khái niệm về chi phí
Tổng chi phí là chỉ tiêu tuyệt đối nói lên quy mô của chi phí. Chỉ tiêu này phản ánh
toàn bộ chi phí phát sinh có liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp
(hay một bộ phận, một loại sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp ). Chỉ tiêu tổng chi
phí bao gồm các khoản mục chi phí khả biến và bất biến, khoản mục chi phí trực tiếp
và gián tiếp, hay tổng chi phí của các loại hàng hóa.
2.2.3 Khái niệm về tỉ suất chi phí
Đây là khái niệm nói lên trình độ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh, chất lượng
quản lý chi phí. Nhìn chung doanh nghiệp nào có tỉ suất chi phí thấp có thể sơ bộ kết
luận doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Tỉ suất chi phí thấp đưa đến tỉ suất lợi
nhuận cao và từ đó tạo điều kiện để lợi nhuận càng nhiều.
2.2.4 Khái niệm về lợi nhuận
Trong mỗi thời kỳ khác nhau, người ta có những khái nệm khác nhau và từ đó có
những cách tính khác nhau về lợi nhuận. Ngày nay, lợi nhuận được hiểu đơn giản là
khoản tiền dôi ra giữa tổng doanh thu và tổng chi phí, trong hoạt động của doanh
2 Ngô Thị Thanh Tuyền. 2004. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty Hải Sản 404. Tiểu
luận tốt nghiệp Cử nhân kinh tế nông nghiệp & PTNT. Khoa kinh tế, Đại học Cần Thơ.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 5
nghiệp có thể hiểu là phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ đi mọi chi phí cho
hoạt động đó.
2.3 Một số chỉ số tài chính3
2.3.1 Tỷ số thanh toán (Liquidity Ratios)
Cho thấy có bao nhiêu tài sản có chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn. Các tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của công ty.
Tỷ số thanh toán hiện hành (Current ratio)
Tài sản lưu động
Rc=
Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh (Quick ratio)
Tài sản lưu động-hàng tồn kho
Rq=
Nợ ngắn hạn
2.3.2 Tỷ số hoạt động (Activity ratios)
Các tỷ số hoạt động đo lường hiệu quả hoạt động của một công ty.
Số vòng quay các khoản phải thu (Accounts receivable turnover ratio)
Số vòng quay các khoản phải thu sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán
các khoản phải thu. Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó
các khoản phải thu quay đươc một vòng.
Doanh thu thuần
Số vòng quay các khoản phải thu =
Các khoản phải thu
Số vòng quay hàng tồn kho (Inventory turnnover ratio)
Là một tiêu chuẩn đánh giá công ty sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả
như thế nào.
Doanh thu thuần
Số vòng quay các khoản phải thu =
Hàng tồn kho
3 PGS.TS. Trần Thị Ngọc Mơ. Tài chính doa._.nh nghiệp hiện đại. NXB: Thống Kê.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 6
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (Sales-to-Fixed assets ratio)
Tỷ số này nói lên một đồng tài sản cố định tạo ra được bao nhiêu đồng doanh
thu.
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Tài sản cố định
2.3.3 Tỷ số đòn bẩy tài chính (Financial leverage ratios)
Tỷ số đòn bẩy tài chính đánh giá mức độ mà một công ty tài trợ cho hoạt động kinh
doanh của mình bằng vốn vay.
Tỷ số nợ trên tài sản (Debt ratio)
Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng
vốn vay.
Tổng nợ
Tỷ số nợ =
Tổng tài sản
Khả năng thanh toán lãi vay (Times interest earned raio)
Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm
bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào.
Lãi trước thuế và lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay =
Lãi vay
2.3.4 Tỷ số lợi nhuận (Prifitability ratios)
Tỷ số sinh lợi đo lường thu nhập của công ty với các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận
như doanh thu, tổng tài sản, vốn cổ phần.
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (Net profit margin ratio)
Chỉ tiêu này nói lên một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu =
Doanh thu thuần
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on total assets ratio) viết tắt ROA
Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên một đồng vốn đầu tư vào công ty.
Lợi nhuận ròng
Tỷ suất sinh lợi trên vốn =
Toàn bộ tài sản
x 100%
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 7
2.4 Ma trận SWOT4
SWOT là từ viết tắt của các chữ sau:
S (Strengths - những điểm mạnh)
W (Weaknesses - những điểm yếu)
O (Opportunities - những cơ hội)
T (Threats - những nguy cơ).
Cho phép ta đánh giá điểm mạnh/điểm yếu của công ty và ước lượng những cơ hội,
nguy cơ của môi trường kinh doanh bên ngoài, từ đó có sự phối hợp hợp lý giữa khả
năng của công ty với tình hình môi trường
SWOT Cơ hội
(Opportunities)
Đe dọa
(Threats)
Điểm mạnh
(Strenghts)
Chiến lược S+O:
Sử dụng điểm mạnh để tận
dụng cơ hội
Chiến lược S+T:
Sử dụng điểm mạnh để
hạn chế/ né tránh đe dọa.
Điểm yếu
(Weaknesses)
Chiến lược W+O:
Khai thác cơ hội để lắp chỗ
yếu kém.
Khắc phục điểm yếu để tận
dụng được cơ hội
Chiến lược W+T:
Khắc phục điểm yếu để
giảm bớt nguy cơ.
Mục đích của ma trận SWOT là đề ra các chiến lược khả thi có thể lựa chọn, chứ không
quyết định chiến lược nào là tốt nhất. Do đó, trong các chiến lược phát triển trong ma
trận SWOT, chỉ một số ít chiến lược tốt nhất được chọn để thực hiện.
4 Ths. Huỳnh Phú Thịnh. 2007. Giáo trình Chiến lược kinh doanh. Khoa kinh tế-QTKD, Đại học An
Giang.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 8
CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ THUẬN AN
3.1 Các thông tin cơ bản về công ty
Tên doanh nghiệp: công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất – thương mại – dịch vụ Thuận
An
Tên giao dịch: Thuan An Production Trading and Service Co., Ltd
Chủ tịch hội đồng thành viên: ông Nguyễn Thái Sơn
Người đại diện theo pháp luật: bà Nguyễn Thị Huệ Trinh – chức vụ: Tổng Giám Đốc.
Các đơn vị gồm:
Trụ sở chính:
Ấp Hòa Long 3, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
Tel: 0084-76-834188
Fax: 0084-76-833664
Email: tafishco@vnn.vn
Website: www.tafishco.com.vn
Văn phòng đại diện:
243/9/15 Tô Hiến Thành, Phường 13, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Tel: 0084-88630439
Fax: 0084-88659890
Nhà máy số 1: và 2:
Ấp Bình Hưng II, Xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Tel: 0084-76-889119
Fax: 0084-76-889376
Nhà máy số 3:
Ấp Hòa Long 3, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang
Tel: 0084-76-650644
Fax: 0084-76-650644
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 9
3.2 Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) sản xuất thương mại và dịch vụ Thuận
An (gọi tắt là công ty Thuận An) xuất thân từ một doanh nghiệp tư nhân với ngành nghề
chính là sản xuất chế biến phụ phẩm thuỷ sản (bột cá, mỡ cá), đến đầu năm 2001 trên cơ
sở định hướng phát triển kinh tế xã hội của Ủy Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh An Giang
là ưu tiên tập trung và đầu tư cho ngành kinh tế thuỷ sản. Nắm chắc mục tiêu của ngành
chế biến thủy sản tỉnh An Giang là chế biến gắn liền với tiêu thụ, phát triển ổn định, bền
vững cả xuất khẩu lẫn tiêu thụ nội địa nên công ty Thuận An đã quyết định dầu tư xây
dựng nhà máy chế biến thủy sản tại ấp Bình Hưng 2, xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh
An Giang với ngành nghề kinh doanh chính: chế biến, bảo quản thuỷ sản và sản phẩm
từ thuỷ sản, nuôi trồng thuỷ sản (một phân xưởng sản xuất Fillet cá tươi và một phân
xưởng phụ phẩm) với khoảng 150 công nhân.
Có thể nói sự ra đời của công ty trong bối cảnh Hoa Kỳ áp mức thuế bán phá giá
đối với các sản phẩm cá basa nhập khẩu từ Việt Nam là một thách thức lớn đối với ban
lãnh đạo công ty. Tuy nhiên, với sự đồng thuận, đoàn kết, thống nhất cao của tập thể
cán bộ, công nhân viên và sự lãnh đạo của ban lãnh đạo đã giúp cho công ty vược qua
khó khăn, ổn định và phát triển bền vững đến hôm nay. Theo đó, từ năm 2002 đến nay
công ty đã phát triển thành công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai
thành viên với bốn đơn vị trực thuộc (ba xí nghiệp và một văn phòng đại diện) với hơn
1.200 cán bộ, công nhân viên có trình độ chuyên môn, tay nghề giỏi. Vốn điều lệ ban
đầu từ vài tỷ đồng đến nay đã trên 23,6 tỷ đồng, doanh thu hàng năm đều đạt mức tăng
trưởng theo kế hoạch đề ra.
Để đạt được kết quả trên, công ty đã mạnh dạng đầu tư đổi mới thiết bị công
nghệ song song với việc thực hiện nghiêm túc các quy trình kiểm tra chất lượng, an toàn
vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế như: Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát
tới hạn (HACCP), Chứng nhận tinh khiết theo tiêu chuẩn của Cộng đồng Hồi giáo
(HALAL), EU CODE, … nên sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng đáp ứng cho
yêu cầu xuất khẩu sang thị trường ở các nước Châu Âu, Trung Đông, một số quốc gia
Châu Á, Nam Mỹ thậm chí thị trường đòi hỏi yêu cầu chất lượng cao như Nga.
Với dự báo tình hình kinh tế thế giới và của ngành chế biến thuỷ sản nói chung
và tại địa phương nói riêng trong năm 2009 và những năm tiếp theo dù sẽ gặp rất nhiều
khó khăn, nhưng với sự quyết tâm và việc đầu tư có định hướng, có chiến lược sản xuất
kinh doanh hợp lý công ty Thuận An sẽ vững bước trên đường hội nhập và phát triển,
với uy tín thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường công ty Thuận An sẽ tạo nên
bước đột phá mới để thực sự trở thành một trong những công ty chế biến thuỷ sản có
quy mô ngang tầm với các công ty trên địa bàn tỉnh An Giang và trong khu vực đồng
bằng sông Cửu Long.
Chính sách chất lượng mà công ty đã, đang và sẽ hướng tới đó là: “Chất lượng
sản phẩm là tiêu chí hàng đầu của công ty Thuận An – Vì uy tín một thương hiệu, vì sự
tôn trọng đối với khách hàng, vì sự phồn thịnh và phát triển của công ty”.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Thiết kế nghiên cứu
Nhằm đảm bảo cho việc nghiên cứu được tiến hành mang tính khoa học và đúng thời
gian, các công việc nghiên cứu được tác giả thiết kế quy trình như sau:
Xác định
vấn đề nghiên cứu
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 10
Cơ sở
lý thuyết
Thu Thập
dữ liệu
Phân tích
số liệu
Nhận định
Phân tích
SWOT
Đề ra
giải pháp
Viết báo cáo
Hình 4.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình này được bắt đầu từ việc xác định vấn đề nghiên cứu. Vấn đề này được cân
nhắc cẩn thận, đánh giá mức phù hợp với công ty TNHH Thuận An và khả năng thực
hiện của tác giả hay không. Tiếp theo tác giả tìm hiểu và tham khảo các lý thuyết cũng
như các vấn đề nghiên cứu trước nhằm hỗ trợ cho bài nghiên cứu, xác định phương
pháp sẽ tiến hành sau đó xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với vấn đề nghiên cứu.
Mô hình nghiên cứu được tác giả thiết kế đơn giản gồm năm bước. Bước một, thu thập
số liệu từ công ty trong quá trình thực tập. Bước hai, phân tích số liệu từ những dữ liệu
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 11
đã được thu thập. Bước ba, nhận định sơ bộ kết quả đã được phân tích. Bước bốn, phân
tích SWOT . Cuối cùng, đề ra giải pháp cụ thể để công ty xem xét ra quyết định.
4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu sử dụng cho nghiên cứu là rất quan trọng, thể hiện tính xác thực khi cứu. Do đó,
tác giả sẽ trình bày tóm tắt ở bảng dưới và mô tả chi tiết cách làm như sau:
Bảng 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
STT Dữ liệu Phương pháp Kỹ thuật
1 Thứ cấp Định tính -Tham khảo các luận văn, đề tài của những khóa
trước.
-Đọc các báo, tạp chí, online…
-Thu thập kết quả hoạt động của công ty.
2 Sơ cấp Định tính -Quan sát hoạt động các hoạt động của công ty.
-Phỏng vấn nhân viên
4.2.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp
Tham khảo các đề tài, luận văn liên quan đến phân tích hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp để có hướng nghiên cứu tốt nhất, nghiên cứu những vấn đề thực tiễn có
thể áp dụng cho công ty. Ngoài ra, cơ sở lý thuyết từ các luận văn trước rất hữu ích
xem xét. Tìm hiểu những luận văn về nhiều đề tài khác nhau cũng là việc làm hữu ích,
giúp tác giả mở rộng kiến thức áp dụng viết đề tài được xúc tích và phong phú.
Song song với việc tham khảo luận văn là việc sưu tầm những bài báo, tạp chí viết về
phân tích hoạt động kinh doanh, tích lũy những bài viết hay của những chuyên gia
trên các tạp chí Thời báo kinh tế hay các tạp chí chuyên ngành kinh tế. Nếu sưu tầm
những bài viết của tạp chí cần phải có thời gian thì phương pháp thu thập dữ liệu trên
internet lại tiết kiệm được nhiều thời gian và tài liệu phong phú. Tài liệu trên internet
rất phong phú nhưng tác giả chỉ tham khảo những bài viết có xuất sứ rõ ràng và chất
lượng từ các trang của hiệp hội thủy sản Việt Nam, vietnamnet…
Mặt khác, trong thời thực tập tại công ty Thuận An, tác giả tích cực tìm xin những
thông tin dữ liệu của công ty về để nghiên cứu, cụ thể như: bảng báo cáo kết quả hoạt
kinh doanh, bản cân đối kế toán, lịch sử hình thành và phát triển của công ty, sơ đồ tổ
chức, quy trình sản xuất,...từ nhiều phòng ban của công ty.
Tóm lại, thu thập dữ liệu là bước làm rất quan trọng hỗ trợ cho việc phân tích rất
nhiều. Do đó, cần phải có phương pháp cụ thể cho từng dữ liệu nhằm đảm bảo tính
khoa học và khách quan.
4.2.2 Thu thập dữ liệu sơ cấp
Việc thu thập dữ liệu sơ cấp đòi hỏi sự linh hoạt và tiết kiệm thời gian của tác giả
trong thời gian thực tập. Quan sát là kỹ thuật khá phổ biến để thu thập dữ liệu sơ cấp.
Quan sát từ những việc bao quát cho đến công việc cụ thể của từng phòng ban. Tìm
hiểu chức năng nhiệm vụ của mỗi phòng ban. Cụ thể, phòng tổ chức chịu trách nhiệm
quản lý chung,và quản lý nhân sự, phòng kế toán-tài chính hoạch toán thuế và quản lý
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 12
tài chính, phòng kế hoạch kinh doanh liên lạc với khách hàng ký kết và tổ chức thực
hiện hợp đồng.
Ngoài phương pháp quan sát, tác giả còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu những
nhân viên của công ty để biết thêm thông tin. Phương pháp phỏng vấn được tác giả
thể hiện tóm tắt ở bảng bên sau:
Bảng 4.2 Dữ liệu thu thập từ một số thành viên công ty
STT Phòng ban Chức vụ Nội dung
1 Kế hoạch
Kinh doanh
Trưởng phòng -Tình hình kinh doanh của công ty trong
vài năm gần đây.
-Kinh tế khó khăn, công ty có gì biến
động
2 Kế hoạch
Kinh doanh
Nhân viên -Kênh phân phối của công ty như thế
nào
-Nguồn nguyên liệu có ổn định không
3 Tổ chức Trưởng phòng -Quản lý thương hiệu ra sao.
-Quản trị nhân sự có gì khó khăn.
4 Tổ chức Nhân viên -Chế độ đãi ngộ của công ty với nhân
viên như thế nào.
5 Ban giám đốc Trợ lý Chủ tịch
HDTV
-Mức độ liên kết giữa các phòng ban.
4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu được khái quát thành bảng như sau:
Bảng 4.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
STT Phương pháp Dữ liệu cần dùng Mục đích
1 Tổng hợp, so sánh Doanh thu, lợi nhuận, chi
phí, số lượng công nhân
Đánh giá sơ bộ hiệu quả hoạt
động kinh doanh
3 Phân tích tài chính Báo cáo tài chính So sánh các chỉ số tài chính,
đánh giá năng lực tài chính.
2 Quy nạp Thông tin môi trường vi
mô và môi trường vĩ mô
Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, thách thức.
4 Phân tích SWOT Điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, thách thức
Đề ra giải pháp
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 13
Bước 1: tổng hợp doanh thu, lợi nhuận từ năm 2006-2008 để so sánh, tính
tốc độ tăng trưởng của doanh thu và lợi nhuận qua các năm từ 2006-2008.
Từ đó, đánh giá sơ bộ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Bước 2: phân tích báo cáo tài chính của các năm để tính những chỉ số tài
chính như: chỉ số thanh toán, chỉ số hoạt động, chỉ số đòn bẩy tài chính, chỉ
số lợi nhuận…nhằm so sánh những chỉ số này qua các năm để đánh giá năng
lực tài chính của công ty.
Bước 3: phân tích môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp và môi trường
nôi tại để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của công ty và dự đoán cơ hội, thách
thức từ bên ngoài.
Bước 4: Sử dụng những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức vừa tìm
được để áp dụng vào ma trận SWOT nhằm đưa ra giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 14
CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THUẬN AN GIAI ĐOẠN 2006-2008
Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh
tế như thế nào, những mục tiệu đặt ra được thực hiện tới đâu, rút ra những tồn tại, tìm
những nguyên nhân khách quan chủ quan và đề ra biện pháp khắc phục, tận dụng một
cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa là phân tích hoạt động
kinh doanh không chỉ là điểm kết thúc một chu kỳ kinh doanh mà còn là thời điểm khởi
đầu của hoạt động doanh nghiệp. Kết quả phân tích của thời kỳ kinh doanh đã qua và
những dự đoán trong phân tích điều kiện kinh doanh sắp tới là căn cứ quan trọng để
doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược phát triển và phương án kinh doanh có hiệu
quả.
Phân tích hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động
của doanh nghiệp. Đó là một công cụ quản lý kinh tế hiệu quả mà các doanh nghiệp đã
sử dụng từ trước đến nay.
5.1 Phân tích tình hình chung về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Công ty Thuận An xuất khẩu thủy sản hơn một năm qua. Phân tích chung về tình hình
hoạt động của công ty để có cái nhìn tổng quát hơn về hiệu quả hoạt động của công ty
trong thời gian qua.
5.1.1 Phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp công ty có cái nhìn tổng quan về tình hình hoạt
động và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian qua.
5.1.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 5.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2006-2008.
Đơn vị tính: nghìn đồng
STT Doanh mục Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 55.796.790 67.597.182 199.072.552
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 11.022 - 41.524
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 55.785.767 67.597.182 199.031.027
4
Giá vốn
hàng bán
39.892.626 50.972.996 151.321.728
5 Lợi nhuận thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 15.893.140 16.624.186 47.709.299
6 Doanh thu 0 0 420.732
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 15
hoạt động tài chính
7
Chi phí
tài chính
2.765.828 3.895.257 19.423.567
8
Chi phí
quản lý kinh doanh
7.996.999 5.428.372 16.152.007
9
Lợi nhuận thuần
từ hoạt động kinh doanh
5.130.313 7.300.556 12.554.457
10
Thu nhập
khác
- 76.260 319.298
11
Chi phí
khác
- 8.000 -
12
Lợi nhuận
khác
- 68.260 319.298
13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5.130.313 7.368.816 12.873.755
14 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 54.042 736.881 1.287.375
15
Lợi nhuận
sau thuế
5.076.270 6.631.934 11.586.379
(Nguồn: Phòng Tài chính-kế toán)
Qua bảng hoạt động kinh doanh ta thấy tổng doanh thu tăng dần qua các năm dẫn
đến sự gia tăng của doanh thu thuần: doanh thu thuần năm 2006 là 55,785 tỷ đồng,
năm 2007 là 67,673 tỷ đồng tăng lên một lượng là 11,887 tỷ đồng so với năm 2006
và năm 2008 là 199,771 tỷ đồng tăng một lượng là 132,097 tỷ đồng so với năm
2007.
Cùng với sự tăng trưởng doanh thu kéo theo sự gia tăng về lợi nhuận sau thuế: năm
2006 lợi nhuận sau thuế là 5,076 tỷ đồng đến năm 2007 thì con số này đa tăng lên
6,631 tỷ đồng tăng một lượng là 1,555 tỷ đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 thì
lợi nhuận tiếp tục tăng vượt lên đạt 11,586 tỷ đồng tăng một lượng là 4,955 tỷ đồng.
Được tổng hợp thành ở biểu đồ 5.1, bảng 5.2 và bảng 5.3 ở bên dưới:
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
Biểu đồ 5.1: Doanh thu thuần, chi phí và lợi nhuận từ năm 2006-2008
Đơn vị tính: tỷ đồng
-
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Doanh thu Chi phí Lợi nhuận
(Nguồn: tính toán theo kết quả hoạt động kinh doanh phòng Tài chính-Kế toán)
Doanh thu của công ty tăng dần qua các năm, nhưng năm 2008 doanh thu tăng vượt
bậc. Điều này là do đầu năm 2008, công ty đã xuất khẩu một số sản phẩm truyền
thống như: cá phi lê, bột cá, mỡ cá,.. đạt hơn 60 tỷ đồng ra nước ngoài nên mức
doanh thu cao hơn những năm trước.
Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất nên chi phí thu mua nguyên liệu đã góp
phần làm tăng chi phí sản xuất của công ty trong những năm gần đây. Tuy nhiên,
mức tăng nhanh của doanh thu đã bù đắp được chi phí nên mức lợi nhuận của công
ty là rất cao so với hai năm trước.
Bảng 5.2: Tốc độ tăng trưởng doanh thu
Chỉ tiêu
Năm 2007
so với 2006
Năm 2008
so với 2007
Năm 2008
so với 2006
Giá trị
(nghìn đồng)
11.887.675 132.097.615 143.985.291
Tốc độ (%) 21 195 258
Bảng 5.3: Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận
Chỉ tiêu
Năm 2007
so với 2006
Năm 2008
so với 2007
Năm 2008
so với 2006
Giá trị
(nghìn đồng)
1.555.663 4.954.445 6.510.109
Tốc độ (%) 31 75 128
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 16
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 17
Doanh thu của năm 2008 so với năm 2007 tăng 132,097 tỷ đồng, với tốc độ tăng
trưởng là 195%. Lợi nhuận của năm 2008 so với năm 2007 tăng 4,954 tỷ đồng, với
tốc độ là 75%. Với những con số tăng trưởng ấn tượng trên cho thấy công ty đang
hoạt động có hiệu quả cao. Điều này chứng minh xuất khẩu sẽ đem lại cho công ty
những khoản thu nhập cao hơn so với khi còn gia công và bán hàng trong nước.
Đầu năm 2008, công ty Thuận An bắt đầu xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài nên cơ
cấu doanh thu đã có những thay đổi.
Bảng 5.4: Cơ cấu doanh thu của công ty
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chỉ tiêu Doanh thu
(Tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Doanh thu
(Tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Doanh thu
(Tỷ đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Doanh thu từ
xuất khẩu
- - - - 64,213 32
Doanh thu từ
kinh doanh
55,785 100 67,673 100 135,557 68
Tổng cộng 55,785 100 67,673 100 199,771 100
(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán)
Doanh thu của công ty trong những năm qua chủ yếu từ kinh doanh trong nước.
Năm 2008, công ty bắt đầu xuất khẩu ra nước ngoài nhưng tỷ trọng vẫn còn thấp,
chỉ đạt 32% tổng doanh thu.
Nhìn chung, từ năm 2006 đến năm 2008 thì doanh thu và lợi nhuận của công ty
Thuận An luôn tăng, năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, năm 2008 doanh thu
tăng hơn gấp đôi so với năm 2007 và hơn gấp ba lần năm 2006, do năm 2008, công
ty Thuận An đã bắt đầu xuất khẩu thủy sản. Với kết quả hoạt động như hiện nay cho
thấy công ty Thuận An có mức độ tăng trưởng cao trong ngành thủy sản.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 18
5.1.1.2 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán của công ty cho ta thấy cơ cấu nguồn vốn hoạt động và tài sản
đầu tư cho sản xuất kinh doanh trong thời gian qua. Từ đó, có thể đánh giá khả năng
thanh khoản cững như mức độ linh hoạt tài chính của công ty.
Bảng 5.5 : Bảng cân đối kế toán của công ty Thuận An năm 2008
Đơn vị tính: Nghìn đồng
S
T
T
Tài sản
Số dư
Cuối năm
Số dư
đầu năm
A Tài sản ngắn hạn 148.598.998 28.365.778
1 Tiền và các khoản tương đương tiền 24.452.526 476.554
2 Các khoản phải thu ngắn hạn 21.954.793 3.647.238
3 Hàng tốn kho 99.586.342 22.524.782
4 Tài sản ngắn hạn khác 2.605.325 1.717.203
B Tài sản dài hạn 99.360.136 68.405.038
1 Tài sản cố định 99.360.136 67.831.722
2 Tài sản dài hạn khác 573.315
Tổng tài sản 247.959.124 96.770.816
S
T
T
Nguồn vốn
Số dư
Cuối năm
Số dư
đầu năm
A Nợ phải trả 180.520.404 48.318.359
1 Nợ ngắn hạn 141.673.381 28.517.248
2 Nợ dài hạn 38.847.023 19.801.111
B Vốn chủ sở hữu 67.438.719 48.452.456
Tổng nguồn vốn 247.959.124 96.770.816
(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán)
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 19
Kết cấu vốn kinh doanh của công ty nhìn chung là hợp lý. Cụ thể như sau:
Bảng 5.6: Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty Thuận An
Các chỉ tiêu
ĐVT
Năm
2007
Năm
2008
Cơ cấu tài sản
Tài sản ngắn hạn / Tổng tài sản % 29 60
Tài sản dài hạn / Tổng tài sản % 71 40
Cơ cấu nguồn vốn
Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn % 50 73
Nguồn vốn chủ sỡ hữu / Tổng nguồn vốn % 50 27
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của phòng Tài chính-kế toán)
Từ năm 2007 trở về trước công ty hoạt động chủ yếu là dựa vào gia công những sản
phẩm xuất khẩu do đó tài sản đầu tư cho máy móc thiết bị chiếm phần lớn. Nhưng
kể từ năm 2008, công ty đã bắt đầu trực tiếp xuất khẩu sản phẩm của mình nên đòi
hỏi cần có nhiều nguồn vốn ngắn hạn hơn cho việc kinh doanh được linh hoạt hơn.
Do đó, cơ cấu vốn dài hạn đã chuyển dịch nhanh chóng sang vốn ngắn hạn, vốn
ngắn hạn tăng từ 29% lên 60%. Năm 2008, tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn đã
được cân bằng hơn so với trước đây.
Nguồn vốn kinh doanh trong năm 2007 là cân bằng giữa nợ phải trả và vốn chủ hữu.
Nhưng năm 2008, nợ phải trả đã chiếm 73% trong vốn kinh doanh. Với mức nợ
phải trả chiếm tỷ lệ cao phản ánh hoạt động kinh doanh của công ty vừa có lợi lại
vừa tiềm ẩn nguy cơ rủi ro. Nợ phải trả của công ty trong năm 2008 chiếm 73%, cho
thấy công ty có khả năng huy động vốn kinh doanh là rất tốt. Tuy nhiên, nợ phải trả
cao sẽ gây bất lợi cho tài chính công ty nếu các chủ nợ đồng loạt gây bất lợi, điều
này nhắc nhở bộ phận tài chính cần phải có những biện pháp quản lý tài chính hợp
lý.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 20
5.1.2 Phân tích các chỉ số tài chính
Phân tích các chỉ số tài chính giúp công ty xem xét và đánh giá mức độ linh hoạt và
khả năng chi trả hay năng lực tài chính của mình trong những năm qua. Từ đó, công ty
sẽ có biện pháp tác động nhằm phát huy những lợi thế và hạn chế những hạn chế.
Phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính như sau:
Bảng 5.7: Các chỉ số tài chính
Năm
STT Các chỉ số tài chính ĐVT
2006 2007 2008
1 Khả năng thanh toán
1.1 Khả năng thanh toán hiện hành (Rc) Lần 1.1 1.0 1.1
1.2 Khả năng thanh toán nhanh (Rq) Lần 0.7 0.2 0.4
2 Tỷ số hoạt động
2.1 Số vòng quay các khoản phải thu 16 18.5 9.1
2.2 Số vòng quay hàng tồn kho 11.6 3.0 2.0
2.3 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 1.4 1.0 2.0
2.4 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản 1.1 0.7 0.8
3 Tỷ số đòn bẫy tài chính
Tỷ số nợ % 57 50 70
4 Các tỷ số sinh lợi
4.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) % 9.0 9.8 6
4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) % 23 14 17
4.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) % 9.8 6.9 4.7
(Nguồn: Tính toán theo báo cáo tài chính của phòng Tài chính-kế toán)
Tỷ số về khả năng thanh toán
Qua phân tích, tỷ số Rc của công ty là trung bình 1.1 từ năm 2006-2008, khả
năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn chỉ ở mức trung bình. Tương tự, Rq(2008)
= 0.4 > Rq(2007) = 0.2 là do hàng tồn kho của công ty năm sau ít hơn năm trước,
khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ của công ty năm 2008 đã tốt hơn năm
2007. Như vậy, kết luận rằng khả năng thanh toán của công ty của năm 2008 đã
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 21
tốt hơn năm 2007, tuy khả năng thanh toán còn thấp. Qua đó, công ty ngày càng
tạo được uy tín với khách hàng.
Tỷ số về hoạt động
Kết quả phân tích trên cho thấy vòng quay hàng tồn kho và số vòng quay
các khoản phải thu của năm 2008 đã được rút ngắn hơn so với năm 2007.
Cho thấy công ty đã kiểm soát hàng tồn kho và thu tiền khách hàng ngày
càng tốt hơn.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Đây là chỉ số thể hiện hiệu suất giữa
doanh thu tiêu thụ và các máy móc thiết bị. Năm 2007 là 1.0 nhỏ hơn năm
2008 là 2.0, cho thấy công ty tận dụng thiết bị công nghệ để tăng doanh thu
ngày một tốt hơn.
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản: Chỉ số này của công ty là khá thấp,
năm 2007 là 0.7 và năm 2008 là 0.8. Tức là 1 đồng vốn chỉ thu về 0.7-0.8
đồng. thể hiện qui mô đầu tư của doanh nghiệp có hiệu quả chưa tốt. Tuy
nhiên, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đã có tiến triển tốt hơn.
Tỷ số đòn bẫy tài chính
Tỷ số nợ của công ty Thuận An năm 2008 lớn hơn nhiều so với năm 2007 (70%
> 50%). Chứng tỏ rằng doanh nghiệp đã tạo được uy tín với các nguồn tài trợ
vốn kinh doanh, nhất là các ngân hàng. Điều này cho thấy công ty có khả năng
huy động vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Các chỉ số sinh lợi
Tỉ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Tỷ số này ở mức trung bình,
năm 2007 (9.8%) cao hơn năm 2008 (6%) nguyên nhân do công ty đầu tư
mới về thiết bị nhiều hơn nên lợi nhuận có xu hướng giảm.
Tỉ số lợi nhuận trên vốn tự có (ROE): Tỷ số này cũng ở mức tương
đối, năm 2008 (17%) lớn hơn năm 2007 (14%), với nguồn vốn tự có của
công ty sẽ tạo ra một giá trị lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước.
Tỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Tỷ số này đã giảm từ 6.9%
(năm 2007) xuống còn 4.7% (năm 2008), điều này cho thấy công ty chưa
sử dụng hết tài sản đầu tư ban đầu để có lợi nhuận tốt. Do công ty chỉ
mới đầu tư thiết bị trong khoản thời gian đầu năm 2008.
Qua quá trình phân tích, nhìn chung các chỉ số tài chính của doanh công ty là tương
đối tốt và có chiều hướng tăng. Điều này có thể kết luận công ty đang hoạt động hiệu
quả và có thể sử dụng nguồn lực tài chính của mình đầu tư và phát triển cao hơn.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 22
5.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm
5.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng
Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng giúp công ty đánh giá đâu là mặt hàng chủ
lực của công ty. Qua đó, công ty sẽ đề ra những biện pháp đẩy mạnh đầu tư cho sản
xuất sản phẩm chủ lực mang lại hiệu quả cao và có thể đa dạng hóa sản phẩm nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Ngành thủy sản là ngành kinh tế được Nhà nước khuyến khích phát triển. Nhà nước
đã có những chính sách ưu đãi các doanh nghiệp thủy sản, nhất là những doanh
nghiệp xuất khẩu thủy sản. Hiện nay, xuất khẩu thủy sản mang lại nguồn ngoại tệ rất
lớn. Kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục hàng năm đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Nhận thấy lợi ích to lớn từ xuất khẩu thủy sản, công ty Thuận An đã xuất khẩu cá tra,
cá ba sa và những sản phẩm thu được từ cá tra, cá ba sa vào đầu năm 2008.
Bảng 5.8: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Chỉ tiêu Giá trị
(nghìn đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(nghìn đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị
(nghìn đồng)
Tỷ
trọng
(%)
Cá phi lê 35.151.978 63 43.938.168 65 149.304.414 75
Bột cá 15.065.133 27 18.927.211 28 39.814.510 20
Dầu cá 5.579.679 10 4.731.802 7 9.953.628 5
Tổng cộng 55.796.790 100 67.597.182 100 199.072.552 100
(Nguồn: Tính toán theo số liệu Phòng kế hoạch-kinh doanh)
Công ty Thuận An với những trang thiết bị máy móc hiện đại bước đầu chỉ sản xuất
cá tra, cá ba sa. Hiện tại, chỉ sản xuất những sản phẩm như: cá phi lê, bột cá tươi, bột
cá khô, dầu cá.
Nhìn vào bảng số liệu ở trên ta thấy, năm 2006 doanh thu từ sản phẩm cá phi lê chiếm
tỷ trọng cao nhất 63% đạt hơn 35 tỷ đồng, thấp nhất là sản phẩm dầu cá 10% đạt hơn
5 tỷ đồng. Năm 2007, nhìn chung tỷ trọng sản phẩm không thay đổi, sản phẩm cá phi
lê vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất là 65% đạt 43 tỷ đồng, tỷ trọng dầu cá thấp nhất là 7%
đạt gần 5 tỷ đồng. Đầu năm 2008 công ty Thuận An đã có sản phẩm xuất khẩu nên giá
trị tăng đột biến. ._. một số yếu tố đặc biệt ảnh hưởng đến ngành thủy sản.
Hiện nay, thu nhập của người dân ngày càng cao dẫn đến nhu cầu tiêu dùng các
sản phẩm đã qua chế biến, đóng gói và an toàn vệ sinh ngày càng nhiều.
Thu nhập cao dẫn đến mức sống của người dân cũng cải thiện hơn. Mặt khác, sự
xuất hiện của nhiều bệnh tật nguy hiểm như: béo phì, tim mạch,…trong thời
gian vừa qua sẽ làm cho người dân chuyển từ những thực phẩm thịt có nhiều
nguy cơ mắc bệnh sang thực phẩm chế biến từ thủy sản giàu dinh dưỡng và an
toàn cho sức khỏe.
Hiện tại, công ty Thuận An có ba xí nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh An
Giang có trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và khoa học kỹ thuật – thành phố
Long Xuyên, được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận là đô thị loại II
trực thuộc tỉnh An Giang10. Long Xuyên là một trong những đô thị sầm uất tại
miền Tây Nam Bộ. Long Xuyên là một thành phố trẻ và được xem là động lực
phát triển kinh tế của tỉnh An Giang cũng như vùng đồng bằng sông Cửu Long,
sẽ là thị trường tiềm năng trong tương lai và cũng là thị trường lao động chất
lượng cao đáp ứng cho ngành thủy sản.
Ngoài các cơ hội trên thì còn có không ít các khó khăn và rủi ro cho ngành thủy
sản, do thói quen người tiêu dùng của một số người dân có thu nhập thấp khó có
thể chuyển đổi trong một thời gian ngắn.
Một số rủi ro các doanh nghiệp có thể gặp là: tình hình khó khăn hiện nay có ảnh
hưởng đến chi tiêu của người dân và không đáp ứng được những quy định khắc
khe từ những thị trường nước ngoài như: Nhật, Mĩ, EU…
10 Quyết định số 474/QĐ-TTg. 16/04/2009. Đọc từ:
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 41
Tóm lại, yếu tố văn hóa xã hội có nhiều thuận lợi cho ngành thủy sản, giúp các
doanh nghiệp nhìn nhận đánh giá và tận dụng để có hướng phát triển bền vững.
Yếu tố khoa học công nghệ
Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật thì các công nghệ hỗ trợ cho ngành
thủy sản cũng rất phát triển.
Trên thị trường có rất nhiều công nghệ chế biến từ sản phẩm chính cho tới phụ
phẩm như: công nghệ sấy khô, công nghệ đóng gói, công nghệ giữ tươi …Các
nhà máy với những dây chuyền công nghệ cao được các công ty thủy sản trên cả
nước đưa vào hoạt động trong năm 2008. Đây là cơ hội cho công ty Thuận An
có thể tranh thủ sự phát triển tốt của công nghệ này để năng cao công suất và
chất lượng sản phẩm. Qua đó, tạo ra những sản phẩm mới cho các thị trường
tiềm năng như Trung Đông, các nước Châu Úc và những thị trường hiện tại. Đây
là cơ hội tốt để doanh nghiệp phát triển sản xuất, hoàn thiện sản phẩm của mình
và phát triển thị trường xuất khẩu.
Ngày nay, công nghệ thông tin hiện đại tạo thuận lợi cho doanh nghiệp dễ dàng
quảng bá, giới thiệu, mang hình ảnh của doanh nghiệp đến khách hàng. Thông
qua việc giới thiệu này giúp doanh nghiệp ngày càng thu hút nhiều khách hàng
hơn.
Tóm lại, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật sẽ là điều kiện thuận
lợi ngành thủy sản, giúp các doanh nghiệp ứng dụng vào sản xuất chế biến sản
phẩm đảm bảo được mức độ an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng và nâng
cao được hiệu quả sản xuất.
Yếu tố tự nhiên
Công ty Thuận An có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, nằm trong vùng
nguyên liệu thủy sản Đồng bằng sông cửu long, đặc biệt là cá tra, cá ba sa.
Vùng nuôi gồm 9 tỉnh (An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền Giang, Cần
Thơ, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang) với diện tích nuôi 8.600ha,
sản lượng cá nguyên liệu đạt 1.250.000 tấn, chế biến 500.000 tấn thành
phẩm xuất khẩu.
Cục Nuôi trồng thuỷ sản công bố dự án "Quy hoạch sản xuất và tiêu thụ
cá tra vùng Đồng bằng sông cưu long đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020"11 . Với dự án này đảm bảo cho các doanh nghiệp thủy sản về nguồn
nguyên liệu ổn định.
Đặc biệt An Giang là vùng nước ngọt, sông ngòi chằng chịt rất thuận lợi
cho việc nuôi thủy sản và vận chuyển giao thương.
Tóm lại, yếu tố tự nhiên có thể nói là rất thuận lợi cho việc nuôi thủy sản. Tận
dụng cơ hội này công ty Thuận An sẽ có nhiều ưu thế trong việc thu mua nguồn
nguyên liệu với chi phí vận chuyển thấp, nhanh chóng.
6.2.2 Phân tích môi trường tác nghiệp
Nhà cung cấp
Nhà cung ứng nguyên liệu
11 Báo lao động [trực tuyến]. 19/02/2009. Đọc từ:
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
Nguồn nguyên liệu cá phần lớn được người dân trong tỉnh An Giang và các
huyện lân cận như Thốt Nốt cung cấp, nó mang tính ổn định. Ngoài ra,
doanh nghiệp còn ký hợp đồng thu mua nguyên liệu từ các thương lái.
Giá cả nguyên liệu được tính theo giá thị trường hoặc theo thỏa thuận giữa
doanh nghiệp và người nuôi. Vì thế, doanh nghiệp không gặp phải khó khăn
về sự ép giá gây ra từ phía người cung cấp. Đây là điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất. Với lượng cung ổn định đó, công ty
Thuận An hoạt động với công suất trung bình từ 150-180 tấn/tuần.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây nguồn cung không đủ cầu nên giá cá
nguyên liệu liên tục tăng. An Giang đang cùng với các tỉnh khu vực Đồng
bằng sông cửu long đưa ra nhiều giải pháp, trong đó thành lập Hiệp hội cá
tra, cá basa để điều hành trong sản xuất và tiêu thụ ổn định mang lại lợi ích
cho doanh nghiệp và cho cả ngư dân. Theo kế họach, diện tích nuôi cá tra
năm 2009 toàn tỉnh An Giang là 3.000 ha, sản lượng ước khỏang 312 ngàn
tấn. Trong đó vùng nguyên liệu của các doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn cho
năm 2009 ước khỏang 350 ngàn tấn, cao hơn sản lượng tỉnh dự kiến. Và nếu
như An Giang giữ vững con số trên thì sẽ không xảy ra tình trạng thừa hay
thiếu nguyên liệu.12 Đây là tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp, giúp
doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định bền vững.
Hệ thống cung ứng cá nguyên liệu được thể hiện như sau:
Đại lý
(Thương lái)
Công ty
Thu
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 42
ận An
Nông dân
(Người nuôi cá)
Hình 6.3: Quy trình thu mua nguyên liệu
Nhà cung cấp công nghệ thiết bị
Có nhiều công nghệ được sử dụng trong chế biến thủy sản như: công nghệ
bảo quản, công nghệ sấy khô, công nghệ đóng gói, dây chuyền sản xuất,…
đây là những công nghệ hiện đại được mua từ thành phố Hồ Chí Minh và
nước ngoài. Các thiết bị, công nghệ này ổn định vì được đầu tư ngay từ ban
đầu. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp chưa theo kịp các đối thủ có nguồn
vốn đầu tư lớn và có kinh nghiệm đi trước, những công ty này trang bị
những công nghệ rất hiện đại và quy mô, cho ra những sản phẩm chất lượng
và đa dạng về chủng loại. Đây là điểm yếu của công ty Thuận An trong việc
phát triển sản phẩm và trong tiêu thụ ở thị trường nội địa.
Nhà cung cấp vốn
Nhà cung cấp vốn cho công ty Thuận An chủ yếu là nguồn vốn vay từ các
ngân hàng như: Vietcombank, Agribank, Ngân hàng Đầu Tư và phát triển
An Giang…Do những năm qua doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao và
luôn tạo uy tín tốt đối với các ngân hàng nên việc vay vốn trở nên dễ dàng
hơn. Công việc vay vốn thuận lợi bởi thủ tục vay vốn rất nhanh và ít làm
12 Báo điện tử Đại học An Giang [trực tuyến]. 03/02/2009. Đọc từ:
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 43
chậm đến tiến độ hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, trong giai đoạn hồi
phục kinh tế Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ lãi suất, đặc biệt là
những doanh nghiệp xuất khẩu như Thuận An. Đây là điểm mạnh có thể
giúp doanh nghiệp tập trung nguồn vốn và phát huy sức mạnh tài chính của
mình.
Cung cấp lao động
Tỉnh An Giang là một trong những tỉnh phát triển năng động của Đồng bằng
sông cửu long với những cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề chuyên
môn cao, điển hình như Trường đại học An Giang. Đây được xem là nguồn
lao động tại chỗ chất lượng cho công ty Thuận An.
Tóm lại, sức ép từ các nhà cung cấp vào công ty Thuận An là rất ít, ngược lại nó
lại là những điểm mạnh của công ty.
Khách hàng
Khách hàng của công ty thuận An bao gồm khách hàng xuất khẩu là chính và
một số ít khách hàng trong nước:
Khách hàng nội địa
Khách hàng trong nước của công ty Thuận An là những doanh nghiệp
Cadovimex ở Cà Mau, Vĩnh lợi ở Bạc Liêu, Trường Thành ở thành phố Hồ
chí Minh. Những khách hàng này mua với so lượng không lớn và thỉnh
thoảng công ty mới ký hợp mua bán với những khách hàng này. Mặc dù, lợi
nhuận từ những khách hàng này không lớn như khách hàng nước ngoài
nhưng nó sẽ là bước đệm cho doanh nghiệp mở rộng thị trường trong nước.
Khách hàng ngoài nước
Thị trường xuất khẩu chính cá tra dạng phi lê của doanh nghiệp chủ
yếu là những nước ở Châu Âu như: Tây Ban Nha, Đức, Estonia,...
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
Biểu đồ 6.2: Thị trường xuất khẩu cá tra theo giá trị và sản lượng13
1,378,246
1,827,476
41,360
616,210
745,320
23,500
Đức Tây Ban Nha Khác
Giá trị (USD)
Sản lượng (Kg)
Thị trường châu Á như: Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia…chủ yếu nhập
khẩu cá dạng bột và số lượng là chưa đáng kể. Với những thị trường
này thì giá cả cũng rẽ hơn.
Ngoài ra, doanh nghiệp tổ chức thu mua, chế biến và xuất khẩu theo
một quy trình khoa học. Cung cấp sản phẩm có nguồn gốc xuất sứ rõ
ràng, đảm bảo tiêu chuẩn vi sinh nên sản phẩm của doanh nghiệp bán
với giá khá cao trung bình từ 2.2-2.5 USD/kg.
Nhìn chung, những thị trường nước ngoài không gây được sức ép lên
doanh nghiệp. Do doanh nghiệp tổ chức thu mua những nguyên liệu cá
mà những người nông dân đã cam kết nuôi cá theo tiêu chuẩn xuất khẩu
và được doanh nghiệp kiểm dịch kỹ càng trước khi xuất khẩu, cho thấy
doanh nghiệp luôn đặt uy tín lên hàng đầu.
Tóm lại, khách hàng của công ty Thuận An còn rất hạn chế. Khách hàng trong
nước mua với số lượng không nhiều và chu kỳ mua cũng khá lâu, khách hàng
nước ngoài tuy mua với số lượng lớn và có chu kỳ mua ngắn nhưng số lượng
khách hàng còn ít. Đây là điểm yếu của công ty Thuận An, cần có biện pháp tác
động để tìm kiếm khách hàng nhiều hơn.Tuy nhiên, công ty Thuận An sản xuất
kinh doanh với quy mô nhỏ nhưng coi trọng uy tín thương hiệu, đây được là
điểm mạnh của công ty.
Sản phẩm thay thế
Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm thay thế cho cá tra phi lê như: cá
hồi, tôm, mực…Nhưng nếu có nhiều sản phẩm thay thế cho việc sản xuất và tiêu
dùng sản phẩm cá tra phi lê thì cũng phần nào tác động đến sản lượng tiêu thụ
các mặt hàng này. Tuy nhiên, theo đánh giá của nhiều nhà khoa học thì cá ba sa
có hàm lượng dinh dưỡng cao, người ăn sẽ hạn chế được nhiều bệnh tim mạch
hay béo phì và loại cá này có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon mang hương
vị đặc trưng riêng. Do đó, đối với công ty Thuận An thì sự tác động của sản
13 Nguồn: Số liệu quản lý khách hàng. Phòng kế hoạch-king doanh. Công ty TNHH Thuận An.
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 44
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 45
phẩm thay thế là rất ít, nên doanh nghiệp chỉ tập trung vào các sản phẩm và các
đối thủ cùng ngành là chủ yếu.
Đối thủ tiềm ẩn
Ngành chế biến thủy sản ở Việt Nam nói chung, ngành chế biến cá tra ở Đồng
bằng sông cửu long nọi riêng hiện nay được xem là ngành phát triển mạnh và có
tiềm năng rất lớn. Do đó, có rất nhiều doanh nghiệp muốn xâm nhập vào ngành.
Hiện nay, các tập đoàn bán lẻ và bán sĩ như các hệ thống siêu thị Metro, Co.op
Mart, Big C,…đã tận dụng ưu thế kênh phân phối rộng khắp của mình để xâm
nhập vào ngành, cho ra đời những sản phẩm cạnh tranh với nhãn hiệu của riêng
họ. Tuy nhiên những đối thủ này chủ yếu cạnh tranh trên thị trường nội địa, còn
trên thị trường quốc tế thì họ chưa có điều kiện cạnh tranh. Đây có thể là nguy
cơ làm rớt giá bán và làm giảm thị phần thị trường nội địa trong thời gian tới.
Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay, đối thủ cạnh tranh của công ty Thuận An là rất nhiều, hầu hết những
doanh nghiệp này đều có sản phẩm xuất khẩu và nội địa. Theo thống kê của hiệp
hội thủy sản Việt Nam thì có hơn một trăm doanh nghiệp xuất khẩu các tra, cá
ba sa. Trong đó, ở An Giang có chín doanh nghiệp bao gồm công ty Thuận An.
Do đối thủ cạnh trong ngành là rất nhiều nên tác giả chỉ chọn ra hai đối thủ được
xem là phát triển nhất trong tỉnh An Giang để phân tích, cụ thể như sau:
Công ty cổ phần Nam Việt (Viết tắt-NAVICO)
Địa chỉ: 19D Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Quí, TP Long Xuyên, An Giang
Điện thoại:+84 76 834065 – 834060
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH)
Địa chỉ: 1234 Trần Hưng Đạo, Thành phố Long xuyên, Tỉnh An giang.
Điện thoại: (84.76) 852 939 – 852 368 – 852 783.
Ngành chế biến cá tra có đặc điểm là không có sự khác biệt và chi phí chuyển
đổi thấp nên viêc lựa chọn của khách hàng sẽ dựa vào giá cả và cung cách phục
vụ. Do đó, những công ty chế biến cá tra chủ yếu cạnh tranh sống còn về mặt
giá.
Hai đối thủ cạnh tranh của công ty Thuận An là công ty Nam Việt và công ty
xuất nhập khẩu thủy sản An Giang được xem là những công ty hàng đầu cả nước
về xuất khẩu cá tra, có dây chuyền công nghệ hiện đại, có đội ngũ lao động tay
nghề. Nhìn chung, hai đối thủ này có nhiều điểm chung nên được đưa vào một
nhóm để phân tích so sánh với công ty Thuận An.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 46
Bảng 6.4: Điểm mạnh và điểm yếu của hai đối thủ cạnh tranh 14
Điểm mạnh Điểm yếu
S1. Trình độ nhân sự cao.
S2. Kênh phân phối ở thị trường
nội địa mạnh.
S3. Chủ động trong marketing và
tìm đầu ra cho sản phẩm.
S4. Có sức mạnh về tài chính
S5. Mối quan hệ tốt với hiệp hội
và cơ quan nhà nước.
S6. Có lợi thế kinh tế nhờ quy mô
và kinh nghiệm
W1. Chi phí nhân sự cao.
W2. Giá cả nguyên liệu cao.
W3. Nguyên liệu không đồng bộ.
W4. Chi phí đầu tư mở rộng cao =>
Khả năng mở rộng quy mô ở mức
vừa phải.
Các điểm mạnh
S1: Phần lớn đội ngũ quản lý của hai công ty này có trình độ đại học và
trên đại học. Ngoài ra, Công ty Agifish cộng tác với cơ quan CIRAD
của Pháp để nghiên cứu sinh lý và sinh sản cá Basa và cá tra15. Vì thế,
về mặt nhân sự có thể thấy rằng đối thủ đã chuẩn bị rất tốt. Điều này
góp phần tốt hơn cho quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm về
sau.
S2: hiện nay các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh đã và đang tiêu thụ
với hơn trăm sản phẩm chế biến từ cá basa, cá tra với hệ thống phân
phối rộng khắp năm mươi tỉnh thành trong cả nước như: đại lý, nhà
hàng, siêu thị, hệ thống phân phối Metro, các bếp ăn tập thể, trường
học
S3: Bằng các hoạt động triển khai các chương trình tiếp thị tiêu thụ tại
các nhà hàng, siêu thị và tham gia hội chợ hàng Việt Nam chất lượng
cao… Các công ty đã chủ động thu hút khách hàng và giải quyết tốt
đầu ra cho sản phẩm của mình ở khắp nơi.
S4: Với việc lắp đặt về công nghệ chế biến ở nhiều xí nghiệp và các
hoạt động đầu tư cho vùng nuôi nguyên liệu, phối hợp với nước ngoài
lai tạo giống,…Cho thấy các công ty này có sức mạnh về tài chính. Do
đó, họ có khả năng phát triển thêm nhiều công nghệ tiên tiến hơn để
làm giảm nguy cơ cạnh tranh của các đối thủ.
S5: Hai công ty này hoạt động thành công trong nhiều năm liền, là
những công ty hàng đầu của Việt Nam về xuất khẩu cá tra, ba sa. Góp
phần đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cá tra, ba sa lên tầm cao.
Do đó, đã được Nhà nước phong tặng “Anh hùng lao động”. Mặt khác,
hai công ty này đều là thành viên của hiệp hội xuất khẩu thủy sản Việt
Nam và An Giang. Nên có mối quan hệ tốt với hiệp hội thủy sản và cơ
14 Thông tin tổng hợp từ nhiều nguồn
15 Nguồn: www.agifish.com.vn
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 47
quan nhà nước. Các cơ quan này tạo điều kiện pháp lý, thủ tục hành
chánh và các thủ tục khác có liên quan trong việc xuất khẩu một cách
nhanh chóng thuận lợi hơn. Đây là điểm mạnh quan trọng mà hầu hết
các doanh nghiệp phải duy trì ổn định. Nó sẽ góp phần vào việc phát
triển tình hình kinh doanh và phát triển thị trường của các công ty này.
S6 : Công ty Nam Việt (NAVICO) thành lập vào năm 1993, công ty
xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH) thành lập vào năm 1997
đều sớm hơn công ty Thuận thành lập (TAFISHCO) vào năm 2002 và
chỉ mới xuất khẩu trong hơn một năm gần đây. Với ưu thế vượt trội về
kinh nghiệm, hai công ty này còn có quy mô sản xuất rất lớn.
Bảng 6.5: Tiến độ sản xuất cá nguyên liệu của tuần 15
(06/04/2009-12/04/2009)16
Công ty Tiến độ sản xuất bình quân (tấn/ngày)
Tổng nguyên liệu sản
xuất trong tuần
(tấn/tuần)
NAVICO 350 2,100
AGIFISH 180 1,250
TAFISHCO 30 180
Tóm lại, hai đối thủ này có những điểm mạnh rất đáng kể, hơn hẳn so
với công ty Thuận An. Do đó, công ty cần phải có những cải tiến và ra
quyết định trong từng thời điểm thích hợp tránh những rủi ro.
Các điểm yếu
W1: Như đã nêu ở S1, trình độ nhân sự rất cao nên chi phí thuê họ cũng
phải tương ứng ở mức cao hơn so với lao động phổ thông. Đây là điểm
yếu cơ bản không thể tránh khỏi của hai công ty cạnh tranh, nó sẽ làm
tăng chi phí hoạt động. Như thế thì khả năng cạnh tranh về giá không
cao.
W2: Do xí nghiệp của hai công ty cạnh tranh ở xa nguồn nguyên liệu
hơn so với công ty Thuận An nên khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu
của Thuận An là tốt hơn. Từ đó, Thuận An cũng mua nguyên liệu với
giá rẽ hơn. Điều này cũng góp phần làm tăng chi phí hoạt động và làm
giảm ưu thế cạnh tranh về giá.
W3: Do hai công ty cạnh tranh sản xuất với quy mô lớn nên cũng cần
nhiều nguyên liệu để chế biến. Từ đó, họ thu mua nguyên liệu từ nhiều
nguồn khác nhau, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm không đều. Đây
là bất lợi khi bán cho khách hàng, dễ bị ép giá. Ảnh hưởng khả năng
cạnh tranh về giá.
W4: Giá đất ở thành phố Long Xuyên tương đối đắt hơn ở huyện nên
chi phí đầu tư mở rộng là rất cao. Do đó, nếu tài chính ở mức tương đối
16 Báo cáo tổng hợp [trực tuyến]. Tuần 15. Hiệp hội thủy sản An Giang (AFA).
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 48
thì khả năng mở rộng quy mô ở mức vừa phải. Điểm yếu này không
quan trọng với tiềm năng phát triển của hai công ty này.
6.2.3 Cơ hội và thách thức của công ty Thuận An từ bên ngoài
Sau khi phân tích môi trường bên ngoài, tác giả đã tìm ra được một số cơ hội có thể
tận dụng và những đe dọa cần tìm cách khắc phục trong thời gian tới. Những cơ hội
và đe dọa được trình bày cụ thể như sau:
Bảng 6.6: Cơ hội và thách thức của công ty Thuận An
Cơ hội Đe dọa
O1. Chính sách ưu đãi của Nhà nước và
sự hỗ trợ của các hiệp hội thủy sản.
O2. Nhu cầu thủy sản của thế giới có
hướng tăng.
O3. Điều kiện tự nhiên của Đồng bằng
sông cửu long phù hợp nuôi cá chất
lượng cao và quy mô.
O4. Thị trường rộng lớn, nhiều tiềm năng
T1. Chính sách bảo hộ và rào cản về vệ
sinh an toàn thực phẩm ngày càng
khắc khe.
T2. Đối thủ cạnh tranh mạnh.
T3. Cạnh tranh không lành mạnh về
giá.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
6.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty Thuận An
6.3.1 Xây dựng ma trận SWOT
SWOT
Cơ hội (O)
O1. Chính sách ưu đãi của Nhà
nước và sự hỗ trợ của các hiệp
hội thủy sản.
O2. Nhu cầu thủy sản của thế
giới có hướng tăng.
O3. Điều kiện tự nhiên của Đồng
bằng sông cửu long phù hợp
nuôi cá chất lượng cao và quy
mô.
O4. Thị trường rộng lớn, nhiều
tiềm năng
Đe dọa (T)
T1. Chính sách bảo hộ
và rào cản về vệ sinh
an toàn thực phẩm ngày
càng khắc khe.
T2. Đối thủ cạnh tranh
mạnh.
T3. Cạnh tranh không
lành mạnh về giá.
Điểm mạnh (S)
S1. Uy tín thương hiệu.
S2. Tiếp cận nguồn nguyên
liệu tuận lợi.
S3. Chi phí sản xuất thấp.
S4. Quản lý chất lượng tốt.
S5. Quản trị nhân sự hiệu
quả.
Kết hợp S-O
S2,S3,S4+O2,O3,O4: Tăng công
suất, tìm kiếm khách hàng.
S1,S5+O1,O4: Tìm thị trường
mới.
S1,S4,S5,+O4: Đẩy mạnh
marketing để tăng thị phần nội
địa.
Kết hợp S-T
S1,S4,+T1: Phát triển
sản phẩm chế biến để
vượt qua hàng rào bảo
hộ.
S1,S2,S4+T2,T3 : Liên
kết với đối thủ, mua
công nghệ của đối thủ
Điểm yếu (W)
W1. Thương hiệu ở thị
trường xuất khẩu yếu nên
khách hàng có ưu thế.
W2. Công suất chưa đủ
nhu cầu.
W3. Kênh phân phối chưa
tốt.
W4. Nghiên cứu và phát
triển sản phẩm kém.
Kết hợp W-O
W1,W3 +O1,O3: Tận dụng sự hỗ
trợ của Hiệp hội để tìm thêm thị
trường xuất khẩu mới.
W1,W4+O1: sử dụng kinh phí hỗ
trợ của Nhà nước để hoàn thiện
bộ phận nghiên cứu và phát triển
sản phẩm, mở rộng quy mô thị
trường nội địa.
Kết hợp W-T
W1,W3,W4+T1,T2,T3:
Lập công ty con ở thị
trường lớn để phân
phối sản phẩm.
6.3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Qua phân tích SWOT – phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách
thức mà môi trường bên trong và bên ngoài có thể tác động đến công ty, đã đưa ra một
số chiến lược kinh doanh xuất khẩu thủy sản từ việc sử dụng mặt mạnh để khai thác
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 49
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 50
tốt nhất cơ hội, khắc phục những yếu kém, giảm bớt những nguy cơ, thách thức nhằm
mang lại hiệu quả cao cho công ty.
Giữ vững và mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước bằng nhiều cách
thức, biện pháp như thành lập xây dựng bộ phận nghiên cứu thị trường, thiết
lập kênh phân phối, thực hiện chương trình quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu
qua báo, đài, internet, thị trường thế giới…
Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách xây dựng và phát triển thương hiệu
riêng của công ty trên thị trường thế giới như nâng cao chất lượng sản phẩm
đặc biệt là những sản phẩm chế biến, quảng bá thương hiệu, đưa thương hiệu
đến với người tiêu dùng, thuyết phục người tiêu dùng một cách có hiệu quả
về sản phẩm của công ty, và không ngừng đầu tư nghiên cứu phát triển cải
tiến sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời hiện đại hóa
máy móc, trang thiết bị phục vụ cho chế biến để đủ sức cạnh tranh, chiếm
lĩnh thị trường.
Liên kết với người cung cấp: đối với nông dân cần phải chú ý tạo các mối
quan hệ, liên kết với tổ chức của người cung cấp như: hợp tác xã, hội nông
dân… để tạo được nguồn nguyên liệu ổn định và có chất lượng đồng đều.
Khắc phục những yếu kém để giúp công ty hoạt động hiệu quả hơn, cụ thể là
nâng cao trình độ, năng lực của các cán bộ trong công ty, nỗ lực cố gắng
vượt qua những khó khăn, hạn chế…
Thực hiện tốt những chiến lược này sẽ giúp công ty hoạt động kinh doanh xuất khẩu
đạt hiệu quả cao, tạo nhiều lợi nhuận cho công ty.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 51
CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1 Kết luận
Hòa vào dòng chảy hội nhập kinh tế của đất nước cùng với thế giới và trong khu vực
đầy những khó khăn và thử thách, Công ty TNHH Thuận An đã từng bước tăng trưởng
và phát triển, tạo thế đứng vững chắc cho mình.
Tuy còn nhiều hạn chế trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản vì sự cạnh tranh gay gắt của
các đối thủ, thị trường chưa vững chắc, sản lượng tiêu thụ còn ở mức khiêm tốn, xong
bằng chính lĩnh vực này công ty đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển,
thu về ngoại tệ đóng góp cho ngân sách Nhà Nước.
Qua phân tích cho thấy tình hình kinh doanh thủy sản của công ty tuy có chuyển biến
tốt, tăng dần về sản lượng xuất khẩu nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, sản lượng xuất
khẩu của công ty chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với toàn tỉnh An Giang, thị trường xuất khẩu
còn hạn hẹp, chưa xây dựng kênh phân phối riêng cho mình, do đó đòi hỏi công ty cụ
thể là các nhà quản lý của công ty phải hoạch định kế hoạch, chiến lược kinh doanh có
hiệu quả nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu thủy sản.
Việc kinh doanh thủy sản là một trong những khâu mang lại lợi nhuận cao, nhiều ngoại
tệ cho công ty. Do đó phân tích tình hình kinh doanh giúp cho công ty có cái nhìn toàn
diện và khách quan hơn từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, phát huy những cơ hội, những
mặt mạnh, khắc phục những khó khăn thách thức để tình hình hoạt động kinh doanh
ngày càng tốt hơn, hiệu quả ngày càng cao, công ty ngày càng phát triển vững chắc.
7.1.1 Hạn chế
Hạn chế của đề tài là chưa đi sâu phân tích đối thủ cạnh tranh vì thiếu thông tin chính
xác về họ. Tác giả chỉ dừng lại ở việc đánh giá chung các điểm mạnh và điểm yếu của
các đối thủ. Ngoài ra, đối thủ cạnh của công ty Thuận An rất nhiều, và còn có những
đối thủ quốc tế nên việc thu thập số liệu là rất hạn chế, phải mất nhiều thời gian và
kinh phí trong khi điều kiện bản thân chưa đáp ứng đủ. Vì thế, nếu có cơ hội nghiên
cứu tiếp, tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu cạnh tranh trên tầm quốc tế. Đó là mục tiêu lớn
của ngành kinh doanh thủy sản trong tương lai.
Bên cạnh đó, việc đánh giá các yếu tố mạnh, yếu của công ty còn mang tính chủ quan,
việc đánh giá này phần lớn qua thông tin từ quá trình phỏng vấn chuyên sâu đối với
các phòng ban và chính bản thân tác giả. Mặt khác, việc tìm hiểu các xí nghiệp chế
biến còn hạn chế, chỉ biết thông tin trên giấy mà không có cơ hội tham quan trực tiếp.
Tóm lại, tuy có những mặt hạn chế của đề tài nhưng nhìn chung đề tài vẫn phân tích
hoạt động kinh doanh, phân tích môi trường và đưa ra được những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
7.1.2 Đề xuất nghiên cứu tiếp theo
Các vấn đề cần nghiên cứu tiếp trong đề tài là: tìm hiểu sâu về đối thủ cạnh tranh
trong và ngoài nước, các yếu tố đánh giá phải qua ý kiến của nhiều chuyên gia. Thực
hiện được điều này, sẽ tạo cho đề tài nghiên cứu được đánh giá khách quan hơn. Hơn
nữa, để thấy được tính khả thi của các giải pháp, cần đi sâu tìm hiểu và phân tích hiệu
quả của các giải pháp thông qua một vài công cụ nhất định. Đồng thời đề ra cách thực
hiện các giải pháp một cách cụ thể.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 52
7.2 Kiến nghị
7.2.1 Đối với Nhà Nước
Nhà Nước nên có chính sách đầu tư, thưởng xuất khẩu, hỗ trợ thêm vốn cho
công ty hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao.
Nhà Nước nên tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công ty hoạt động, tăng
cường xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài.
Cần cải cách thủ tục hành chính, cải thiện các chính sách quản lý xuất nhập
khẩu, tạo điều kiện cho công ty trong việc tìm kiếm, thâm nhập và mở rộng
thị trường xuất khẩu.
Nghiên cứu huy hoạch vùng nuôi nguyên liệu ổn định, bền vững để doanh
nghiệp yên tâm trong chế biến xuất khẩu.
7.2.2 Đối với Công ty
Công ty cần phải có kế hoạch thu mua, chế biến, dự trữ hợp lý, liên kết với
người sản xuất để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định, chất lương đồng đều.
Đầu tư hiện đại hóa máy móc thiết bị phục vụ cho việc chế biến xuất khẩu,
nâng cao giá trị sản phẩm, khác biệt hóa với đối thủ cạnh tranh.
Công ty cần phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc giữ vững mối quan hệ
với khách hàng truyền thống. Bên cạnh đó, công ty cần nghiên cứu và hoạch
định kế hoạch để sản phẩm xuất khẩu của công ty có thể xuất sang thị trường
Mỹ, Nhật Bản… là những thị trường rất khó tính.
Đầu tư mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước, đồng thời chú ý đến công
tác tìm kiếm, thu thập thông tin thị trường để đưa ra những dự báo về thị
trường một cách nhanh chóng và chính xác.
Công ty cần xây dựng bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm để quảng
bá hình ảnh thương hiệu và chủ động tìm kiếm khách hàng nhằm tăng doanh
số và thị phần.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn
công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008
SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
W X
Đỗ Thiệu Hưng. 2001. Khóa luận tốt nghiệp “Thực trạng vấn đề tìm nguồn hàng và tổ
chức sản xuất tại xí nghiệp Thuộc da Tây Đô”. Luận văn tốt nghiệp cử nhân kinh
tế. Khoa kinh tế - quản trị kinh doanh. Đại học Cần Thơ.
Ths. Huỳnh Phú Thịnh. 2008. Bài giảng phương pháp nghiên cứu trong kinh tế-quản trị
kinh doanh. Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh. Trường Đại học An Giang.
ThS. Huỳnh Phú Thịnh. Năm 2008. Giáo trình chiến lược kinh doanh. Khoa kinh tế -
quản trị kinh doanh. Trường ĐHAG.
Lê Thanh Phong. 2006. Khóa luận tốt nghiệp “Phân tích tình hình hoạt động xuất khẩu
gạo tại công ty xuất nhập khẩu An Giang (ANGIMEX) giai đoạn 2003-2005.
Luận văn tốt nghiệp cử nhân kinh tế. Khoa kinh tế - quản trị kinh doanh. Đại học
An Giang.
Michael E. Porter. Competitive advantage. New York: Free Press. 1985.
Ngô Thị Thanh Tuyền. 2004. Khóa luận tốt nghiệp “Phân tích tình hình hoạt động kinh
doanh tại công ty Hải sản 404. Luận văn tốt nghiệp cử nhân kinh tế. Khoa kinh tế
- quản trị kinh doanh. Đại học Cần Thơ.
PGS. TS. Trần Ngọc Thơ. 2005. Tài chính doanh nghiệp hiện đại. NXB Thống kê.
Trần Thủy Tiên . 2004. Khóa luận tốt nghiệp “Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại
công ty AFIEX. Luận văn tốt nghiệp cử nhân kinh tế. Khoa kinh tế - quản trị kinh
doanh. Đại học An Giang.
Thông tin đăng trên các trang web sau:
- Báo Thị trường: www.thitruong.vnn.vn
- Tin tức kinh tế thị trường:
- Website An Giang:
- Hỗ trợ tìm thông tin ở An Giang:
- Hiệp hội thủy sản An Giang:
- Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep): www.vasep.com.vn
._.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1130.pdf