Phân tích tình hình hoạt động đầu tư của Công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao giai đoạn 2006-2008

Tài liệu Phân tích tình hình hoạt động đầu tư của Công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao giai đoạn 2006-2008: ... Ebook Phân tích tình hình hoạt động đầu tư của Công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao giai đoạn 2006-2008

doc65 trang | Chia sẻ: huyen82 | Lượt xem: 1597 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Phân tích tình hình hoạt động đầu tư của Công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao giai đoạn 2006-2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Ngay từ những năm cuối của thập kỷ 80 của thế kỷ 20, trong lúc nền kinh tế của Việt Nam còn chậm phát triển, mạng viễn thông hoàn toàn lạc hậu, Việt Nam đã quyết định đi thẳng vào kỹ thuật số thông qua con đường mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp thu công nghệ mới để phát triển và mở rộng mạng viễn thông, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực tương ứng. Đến nay, Việt Nam đã xây dựng được mạng viễn thông rộng khắp có công nghệ hiện đại.Công cụ máy tính đã giúp gia tăng năng suất lao động, giúp giảm nhẹ quá trình quản lý hệ thống, đa dạng hóa các loại sản phẩm và giúp con nguời thỏa mãn ngày càng nhiều hơn nữa những nhu cầu không giới hạn Đây chính là nền tảng cho quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. Nhưng điều thực sự làm nên nét đa dạng và tính ứng dụng cao của công nghệ máy tính chính là những phần mềm máy tính. Một số ngành kinh tế trọng yếu như ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, du lịch, viễn thông, hàng không... đã có nhiều thành công do ứng dụng CNTT-TT. Khoảng 50% doanh nghiệp đã ứng dụng CNTT vào quản lý sản xuất kinh doanh và dịch vụ. Trên 30% doanh nghiệp có kết nối Internet, 10% có trang Web để phục vụ kinh doanh, tiếp thị trong nước và quốc tế. ứng dụng CNTT đã tương đối phổ biến trong hệ thống các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, tại một số địa phương, trong quốc phòng và an ninh. Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao là một công ty đi đầu trong việc ứng dụng CNTT và viết các phần mềm phục vụ cho các Doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và các cá nhân có nhu cầu…Qua một thời gian thực tập tại công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao được sự quan tâm và giúp đỡ của ban giám đốc cũng như các thành viên trong phòng kinh doanh em được tìm hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của quá trình đầu tư trong Doanh nghiệp em đã chọn đề tài: “ Phân tích tình hình hoạt động đầu tư của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao giai đoạn 2006-2008.” Nội dung chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm: Lời mở đầu. Chương I Thực trạng đầu tư tại công ty phát triển phần mềm Ánh Sao Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao Chương III:Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư của công ty Một số giải pháp kiến nghị Kết luận. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng do trình độ hiểu biết còn hạn chế nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót.Em rất mong nhận được sự góp ý,nhận xét của các thầy cô và những người có quan tâm tới đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao, tập thể cán bộ công nhân viên những người đã giúp em hoàn thành chuyên đề này ,đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S Lương Hương Giang. Chương I ThỰc trẠng đẦu tư tẠi công ty phát triỂn phẦn mỀm Ánh Sao I.Tình hình chung về phát triển phần mềm ở Việt Nam. 1. Những nét khái quát chung về phần mềm và sản phầm phần mềm. 1.1.Phần mềm 1.1.1.Khái niệm: Công nghệ máy tính đã thành một phần tất yếu của cuộc sống phát triển hiện nay. Khái niệm phần mềm máy tính cũng trở nên quen thuộc bởi chính những tác dụng thiết yếu của nó cho sự phát triển theo huớng hiện đại hóa, tri thức hóa ngày nay. Phần mềm (Hán Việt còn gọi là nhu liệu; theo nghĩa tiếng Anh là software) là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số chức năng hoặc giải quyết một bài toán nào đó.Phần mềm do các nhà lập trình viết ra để hướng máy tính làm một số việc cụ thể nào đó ,không như các thiết bị điện tử khác, máy vi tính mà không có phần mềm thì nó không hoạt động gì cả . Để có được phần mềm, các nhà lập trình phải sử dụng các ngôn ngữ lập trình để viết, ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ trung gian giữa ngôn ngữ giao tiếp của con người với ngôn ngữ máy, ngôn ngữ càng gần với ngôn ngữ con người thì gọi là ngôn ngữ bậc cao, càng gần ngôn ngữ máy gọi là ngôn ngữ bậc thấp . Vai trò của phần mềm trong máy vi tính Máy tính với linh kiện chủ chốt là CPU – là một thiết bị điện tử đặc biệt, nó làm việc theo các câu lệnh mà chúng ta lập trình ,về cơ bản CPU chỉ làm việc một cách máy móc theo những dòng lệnh có sẵn với một tốc độ cực nhanh khoảng vài trăm triệu lệnh / giây , vì vậy sự hoạt động của máy tính hoàn toàn phụ thuộc vào các câu lệnh Phần mềm máy tính. 1.1.2. Phân loại Có nhiều cách phân loại phần mềm. Tùy theo tiêu thức khác nhau, chúng ta có thể chia phần mềm thành: Theo phương thức hoạt động Phần mềm hệ thống dùng để vận hành máy tính và các phần cứng máy tính, ví dụ như các hệ điều hành máy tính Windows XP, Linux, Unix. Đây là các loại phần mềm mà hệ điều hành liên lạc với chúng để điều khiển và quản lý các thiết bị phần cứng. Phần mềm hệ thống giúp vận hành phần cứng máy tính và hệ thống máy tính. Nó bao gồm các hệ điều hành, phần mềm điều vận thiết bị (device driver), các công cụ phân tích (diagnostic tool), trình phục vụ, hệ thống cửa sổ, các tiện ích.... Mục đích của phần mềm hệ thống là để giúp các lập trình viên ứng dụng không phải quan tâm đến các chi tiết của hệ thống máy tính phức tạp được sử dụng, đặc biệt là các tính năng bộ nhớ và các phần cứng khác chẳng hạn như máy in, bàn phím, thiết bị hiển thị,... Phần mềm ứng dụng để người sử dụng có thể hoàn thành một hay nhiều công việc nào đó, ví dụ như các phần mềm văn phòng (Microsoft Office, Lotus 1-2-3, FoxPro), phần mềm doanh nghiệp, phần mềm quản lý nguồn nhân lực XETA, phần mềm giáo dục, cơ sở dữ liệu, phần mềm trò chơi, chương trình tiện ích, hay các loại phần mềm ác tính. Phần mềm quản lý là phần mềm ứng dụng với nhiệm vụ thực hiện tin học hoá các quá trình quản lý truyền thống, không chỉ đơn thuần là việc lưu trữ hay xử lý thông tin. Việc xây dựng và khai thác phần mềm quản lý đòi hỏi sự am hiểu về chuyên môn quản lý tương ứng, thí dụ quản lý con người, quản lý kho hàng, quản lý lương, v.v. Bản thân phần mềm và các lập trình viên, nói chung, không sản xuất ra phần mềm quản lý được. Ngày nay, các phần mềm quản lý có xu hướng "trực tuyến" nhiều hơn nhờ công nghệ trên nền Internet phát triển mạnh hơn 6 năm trước đây rất nhiều. Một số chủng loại phần mềm quản lý tiêu biểu: -Quản lý kinh doanh và hoạt động Siêu thị -Quản lý nhân sự -Quản lý thi trắc nghiệm -Quản lý phòng Game, Net -Quản lý tài sản -Quản lý bán hàng -Các giải pháp ERP. Phần mềm lập trình Phần mềm lập trình thường cung cấp các công cụ hỗ trợ lập trình viên trong khi viết chương trình và phần mềm bằng các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Các công cụ này bao gồm các trình soạn thảo, trình biên dịch, trình thông dịch, trình liên kết, trình tìm lỗi, v.v...Một môi trường phát triển tích hợp (IDE) kết hợp các công cụ này thành một gói phần mềm, và một lập trình viên có thể không cần gõ nhiều dòng lệnh để dịch, tìm lỗi, lần bước,... vì IDE thường có một giao diện người dùng đồ họa cao cấp (GUI). Phần mềm chuyển dịch mã bao gồm trình biên dịch và trình thông dịch các loại chương trình này sẽ đọc các câu lệnh từ mã nguồn được viết bởi các lập trình viên theo một ngôn ngữ lập trình và dịch nó sang dạng ngôn ngữ máy mà máy tính có thể hiểu đưọc, hay dịch nó sang một dạng khác như là tập tin đối tượng (object file) và các tập tin thư viện (library file) mà các phần mềm khác (như hệ điều hành chẳng hạn) có thể hiểu để vận hành máy tính thực thi các lệnh Theo khả năng ứng dụng Phần mềm không phụ thuộc, nó có thể được bán cho bất kỳ khách hàng nào trên thị trường tự do. Ví dụ: phần mềm về cơ sở dữ liệu như Oracle, đồ họa như Photoshop, Corel Draw, soạn thảo và xử lý văn bản, bảng tính... Ưu điểm: Thông thường đây là những phần mềm có khả năng ứng dụng rộng rãi cho nhiều nhóm người sử dụng. Khuyết điểm: Thiếu tính uyển chuyển, tùy biến. Phần mềm được viết theo đơn đặt hàng hay hợp đồng của một khách hàng cụ thể nào đó (một công ty, bệnh viện, trường học...). Ví dụ: phần mềm điều khiển, phần mềm hỗ trợ bán hàng... *Ưu điểm: Có tính uyển chuyển, tùy biến cao để đáp ứng được nhu cầu của một nhóm người sử dụng nào đó. *Khuyết điểm: Thông thường đây là những phần mềm ứng dụng chuyên ngành hẹp. 1.2.Sản phẩm phần mềm. 1.2.1. Khái niệm Sản phẩm phần mềm là các phần mềm được phân phối cho khách hàng cùng với các tài liệu mô tả phương thức cài đặt và cách thức sử dụng chúng. 1.2.2. Phân loại Sản phẩm tổng quát: Đây là các phần mềm đứng riêng, được sản xuất bởi một tổ chức phát triển và bán vào thị trường cho bất kỳ khách hàng nào có khả năng tiêu thụ. Sản phẩm chuyên ngành: là phần mềm được hỗ trợ tài chính bởi khách hàng trong chuyên ngành. Phần mềm được phát triển một cách đặc biệt cho khách hàng qua các hợp đồng. 1.2.3.Thuộc tính của sản phẩm phần mềm Thuộc tính của một sản phẩm phần mềm là các đặc tính xuất hiện từ sản phẩm một khi nó được cài đặt và được đưa ra dùng. Các thuộc tính này không bao gồm các dịch vụ được cung cấp kèm theo sản phẩm đó. Ví dụ: mức hiệu quả, độ bền, khả năng bảo trì, khả năng dùng ở nhiều nền là các thuộc tính. Các thuộc tính biến đổi tùy theo phần mềm. Tuy nhiên những thuộc tính tối quan trọng bao gồm: Khả năng bảo trì: Nó có khả năng thực hành những tiến triển để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Khả năng tin cậy: Khả năng tin cậy của phần mềm bao gồm một loạt các đặc tính như là độ tin cậy, an toàn, và bảo mật. Phần mềm tin cậy không thể tạo ra các thiệt hại vật chất hay kinh tế trong trường hợp hư hỏng. Độ hữu hiệu: Phần mềm không thể phí phạm các nguồn tài nguyên như là bộ nhớ và các chu kì vi xử lý. Khả năng sử dụng: Phần mềm nên có một giao diện tương đối dễ cho người dùng và có đầy đủ các hồ sơ về phần mềm. 2.Tình hình chung về phát triển phần mềm ở Việt Nam Chiếc máy tính đầu tiên có mặt tại Việt Nam vào năm1968, đa số những người làm việc với máy tính đều là những chuyên gia viết phần mềm. Từ sau năm 90, khi chúng ta mở cửa đón nhận nền kinh tế thị trường thì mới xuất hiện những doanh nghiệp bán máy tính. Đây cũng là những buớc đầu tiên cho sự ra đời của ngành công nghiệp phát triển phần mềm tại Việt nam hiện nay. Tuy đã sớm có những nhận thức về tầm quan trọng của CNTT và công nghệ phần mềm nhưng dường như chúng ta vẫn còn chậm chân trong lĩnh vực này so với nhiều nước trên thế giới. Theo chủ trương trong Chỉ thị 58 thì CNTT là ngành kinh tế then chốt để chuẩn bị cho kinh tế Việt Nam bước vào con đường kinh tế tri thức. Nhìn lại chặng đường hơn 10 năm xây dựng và phát triển, ngành CNTT nói chung và phát triền phần mềm tại Việt Nam còn non trẻ và rất giầu tiềm năng để khai thác và phát triển. Đánh giá chung cho thấy, 5 năm qua ngành CNPM của chúng ta có nhiều khởi sắc. Từ năm 2000 đến nay CNPM luôn giữ mức tăng trưởng với tốc độ khá cao, trung bình khoảng 35%/năm. Thống kê của hội tin học thành phố Hồ Chí Minh (HCA) cho thấy đến nay cả nước có khoảng 720 doanh nghiệp phần mềm (DNPM) đang thực sự hoạt động, thu hút được hơn 20.000 lao động phần mềm chuyên nghiệp. Tổng doanh thu của các DNPM năm 2005 ước đạt khoảng 250 triệu USD, trong đó có khoảng 70 triệu USD xuất khẩu. Như vậy, quy mô ngành CNPM nước ta cả về lực lượng lao động lẫn tổng doanh thu hiện nay đã tăng lên gấp 4 lần so với năm 2000. Một số chuyên gia còn cho rằng phương pháp thống kê nói trên chưa đầy đủ, còn bỏ sót một số lĩnh vực như chưa tính lực lượng làm phần mềm bán chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị không chuyên CNTT. Theo các chuyên gia này, nếu tính hết quy mô ngành phần mềm Việt Nam hiện đã có hơn 30.000 lao động, với doanh số quy đổi lên tới trên 350 triệu USD. Cả nước ta hiện có khoảng 10 doanh nghiệp (DN) có số lập trình viên từ 300-500 người, và khoảng hơn 10 DN có số lập trình viên từ 100-300 người. Hiện nay, Việt Nam đã có hai DN đạt chứng chỉ cao nhất về quy trình quản lý chất lượng sản xuất phần mềm quốc tế CMMI-5, 5 doanh nghiệp đạt CMM mức 3 hoặc 4, và trên 30 DN đạt ISO 9001. Ngoài ra, có rất nhiều DN khác cũng đang cố gắng phấn đấu để lấy chứng chỉ CMM, CMMI hoặc ISO. Điều này cho thấy sự phát triển đầy tiềm năng của CNPM Việt Nam. Về năng lực hoạt động của các DNPM, theo khảo sát của HCA có khoảng 29% DN hoà vốn sau 2 năm thành lập. Đây là một tỉ lệ tương đối tốt, nhưng cũng có tới 28% DN hoà vốn sau từ 3 đến 4 năm. Số DNPM có lãi suất hàng năm từ 10% đến 30% chiếm tỉ lệ 42%, từ đó cho thấy đa số DNPM có thể khẳng định sự thành công ban đầu của mình. Tuy nhiên, chỉ có 13% DNPM có doanh thu cao hơn chi phí từ 30% đến 50%. Thống kê cũng cho thấy các DNPM quy mô lớn thường đã có thời gian hoạt động trên 5 năm. Sự tăng tốc đều đến ở giai đoạn sau năm hoạt động thứ 5 trở đi. Các DN này thường có định hướng xây dựng thị trường, chuyên môn hoá cao, rất chuyên nghiệp trong lĩnh vực gia công phần mềm và dịch vụ, từ đó quảng bá được năng lực, bước đầu xây dựng được thương hiệu riêng. Nhu cầu từ thị trường ngoài nước hiện đang tăng trưởng mạnh, và DNPM quy mô lớn càng có cơ hội kiếm được nhiều khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh các công ty phần mềm lớn nêu trên, phần nhiều các DNPM Việt Nam vẫn là các công ty vừa và nhỏ, với năng lực cạnh tranh còn hạn chế, quy trình sản xuất và quản lý chất lượng chưa cao, đội ngũ chuyên gia bậc cao còn ít, chưa có kinh nghiệm marketing. Trong sự phát triển của ngành CNTT nói chung và phát triển phần mềm nói riêng phải kể đến sự đóng góp quan trọng của khối các nhà đầu tư nuớc ngoài mà chủ yếu là các ông lớn trong lĩnh vực CNTT như Microshop, IBM, Intel… Có thể nói, làn sóng đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực CNTT-TT vào Việt Nam đã và đang diễn ra rất sôi động. Sau sự kiện Intel đầu tư dự án nhà máy lắp ráp và kiểm định chip bán dẫn trị giá 1 tỉ USD vào Khu CNC TP. Hồ Chí Minh và hàng loạt các dự án của các nhà đầu tư nước ngoài khác, hoặc đang được triển khai, hoặc vừa được công bố như dự án đầu tư của Tập đoàn Foxconn, Compal (Đài Loan), Samsung (Hàn Quốc), Tập đoàn IBM mở trung tâm dịch vụ phần mềm (GDC) tại Việt Nam, với kế hoạch năm 2007 tuyển dụng 1.000 kỹ sư, năm 2008 là 2.000 kỹ sư và tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới... Có thể khẳng định, thị trường CNTT-TT Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng, ứng dụng CNTT-TT trong các ngành kinh tế - xã hội ngay tại thị trường gần 100 triệu dân này cũng đang được đẩy mạnh. Theo số liệu từ Bộ TT&TT, doanh thu ngành công nghiệp phần mềm (CNpPM) Việt Nam năm 2006 đạt khoảng 350 triệu USD và dự kiến năm 2007 đạt khoảng 500 triệu USD; công nghiệp nội dung số đang giữ tốc độ tăng trưởng khoảng 30%/năm với mức doanh thu năm 2006 khoảng 110 triệu USD. Tới năm 2008,tốc độ tăng trưởng của thị trường phần mềm nội địa đã có thể kỳ vọng tăng tới 40 - 50%. II. Giới thiệu chung về công ty phát triển phần mềm Ánh Sao Giới thiệu chung về công ty phát triển phần mềm Ánh Sao Tên công ty: Công ty cổ phần truyền thông và phát triển phần mềm Ánh sao. Trụ sở : 2306- Tòa nhà 14T2- Khu Trung Hòa Nhân Chính - Cầu Giấy – Hà nội. Văn phòng: +303 Tòa nhà 24T2 Trung Hòa Nhân Chính- Cầu Giấy –HN + 499 Đội Cấn – Hà Nội. Tel : 84-4-2815166 Fax : 84-4-2815169 Website : E-mail : info@starsoft.vn Công ty truyền thông và phát triển phần mềm Ánh sao là một công ty hoạt động trong lĩnh vực phần mềm, mới được thành lập từ tháng 5 năm 2006 với hai thành viên sáng lập là ông Dương Tiến Phong và Phạm Tứ Quý. Nhận thức đuợc tiềm năng phát triển của thị truờng CNTT tại Việt Nam, công ty ra đời với chức năng chính là cung cấp nhiều loại hình dịch vụ, từ phát triển phần mềm, xây dựng wedsite, hỗ trợ kỹ thuật đến bán hàng, tiếp thị và chăm sóc khách hàng… Năm 2006 : Công ty đã trải qua nhiều khó khăn trong năm đầu thành lập về tài chính và cả về vấn đề nhân sự. Tuy nhiên với định hướng phát triển đứng đắn về công nghệ thông tin, công ty đã bước đầu định hình thị trường và triển khai phát triển mảng thiết kế websites. Có rất nhiều công ty thiết kế websites và hoạt động trong lĩnh vực phần mềm nhưng Ánh Sao vẫn có được những khách hàng thân thiết, từ đó mở rộng sang các tỉnh thành lân cận. Từ những hợp đồng nhỏ, dần dần công ty cũng đã thu hút được các dự án về gia công phần mềm. Năm 2007: Công ty mở rộng thị trường ra nước ngoài và thu hút được một số công ty lớn về công nghệ với các dự án vừa và nhỏ. Năm 2008: Từ các dự án với các bạn hàng đã có, công ty định hướng mở rộng cả về chất và lượng. Công ty tham gia diễn đàn các doanh nghiệp và tích cực hoạt động các hoạt động để nâng cao tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp công nghệ thông tin nói riêng. Chuơng II ThỰc trẠng hoẠt đỘng đẦu tư cỦa công ty TNHH phát triỂn phẦn mỀm Ánh Sao I. Nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của công ty công ty TNHH Phát triển phần mềm Ánh Sao 1. Vốn và nguồn vốn đầu tư của công ty Để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp người ta chú ý đến việc quản lý việc huy động và luân chuyển của vốn. Các nguồn vốn của một doanh nghiệp: * Nguồn vốn tự có của chủ doanh nghiệp: đây là khoản đầu tư ban đầu khi thành lập doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn tự có là vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước. Đối với công ty cổ phần hoặc công ty TNHH nguồn vốn ban đầu do các cổ đông hoặc thành viên đóng góp để hình thành công ty. Đối với các Công ty cổ phần,vốn kinh doanh có thể huy động thêm từ việc phát hành cổ phiếu. Công ty TNHH không thể phát hành cổ phiếu mà chỉ có thể phát hành trái phiếu. * Vốn vay: Ngoài phần vốn tự có của doanh nghiệp (vốn góp) thì nguồn vốn vay có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó có thể đáp ứng các nhu cầu về vốn trong ngắn hạn hoặc dài hạn, có thể huy động được số vốn lớn, tức thời. Tuy nhiên, sử dụng vốn vay phải hết sức chú ý đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, kế hoạch sử dụng vốn phải đảm bảo hợp lý, đúng mục đích; quản lý tốt quỹ tiền mặt, kỳ trả nợ và kỳ thu tiền, kế hoạch sản xuất kinh doanh phải được lập bám sát thực tế... nếu không vốn vay sẽ trở thành một gánh nặng đối với doanh nghiệp. * Vốn chiếm dụng của nhà cung cấp (Tín dụng thương mại): Đây cũng là một nguồn vốn tương đối quan trọng trong doanh nghiệp. Nguồn vốn này xuất phát từ việc doanh nghiệp chiếm dụng tiền hàng của nhà cung cấp (trả chậm), việc chiếm dụng này có thể phải trả phí (lãi) hoặc không phải trả phí nhưng lại đáp ứng được việc doanh nghiệp có nguyên vật liệu, điện, nước,... để sản xuất kinh doanh mà chỉ phải bỏ ra ngay lập tức một số tiền ít hơn số tiền đáng lẽ phải bỏ ra ngay lập tức để có được số nguyên vật liệu, điên, máy móc,... để tiến hành sản xuất. Như vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng quỹ tiền mặt của mình cho mục đích khác. Tuy nhiên, sử dụng nguồn vốn này cần lưu ý: không nên chiếm dụng quá nhiều hoặc quá lâu một khoản nợ nào đó vì nó sẽ ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp với đối tác, với thị trường hoặc kiện tụng pháp luật, tốt nhất nên có sự thoả thuận về việc chiếm dụng vốn. * Nguồn vốn khác: ví dụ lợi nhuận để lại, lương cán bộ công nhân viên chậm thanh toán, .... Công ty phát triển phần mềm Ánh Sao là Công ty TNHH hai thành viên. Nguồn vốn ban đầu do hai thành viên sáng lập là Ông Duơng Tiến Phong và ông Phạm Tứ Quý với tỷ lệ như sau: +Ông Dương Tiến Phong : 500.000.000 VNĐ +Ông Phạm Tứ Quý : 100.000.000 VNĐ Bảng 1: Vốn và cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao Stt Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Gía trị (vnđ) % trong tổng vốn Giá trị (vnđ) % trong tổng vốn Gía trị (vnđ) % trong tổng vốn I 1 2 3 Tổng vốn đầu tư Vốn chủ sở hữu Vốn vay Vốn khác 752.320.129 600.000.000 105.010.000 47.310.129 100 79,75 13,96 6,29 1.871.565.000 .750.500.000 100.798.000 20.767.000 100 93,53 5,38 1,09 5.450.000.000 5.000.000.000 400.000.000 50.000.000 100 91,74 7,34 0,92 II So sánh Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (vnđ) Tốc độ tăng (%) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (vnđ) Tốc độ tăng (%) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (vnđ) Tốc độ tăng (%) A 1.1 1.2 1.3 1.4 So sánh định gốc Tổng vốn đầu tư Vốn chủ sở hữu Vốn vay Vốn khác - - - - - - - - 1.119.244.871 1.150.500.000 -4.212.000 -26.543.129 148,77 191,75 -4,01 -56,1 4.697.697.871 4.400.000.000 294.990.000 2.689.871 624,42 733,33 280,91 5.68 B 2.1 2.2 2.3 2.4 So sánh liênhoàn Tổng vốn đầu tư Vốn chủ sở hữu Vốn vay Vốn khác - - - - - - - - 1.119.244.871 1.150.500.00 -4.121.000 -26.543.129 148,77 191,75 -4,01 -56,1 3.578.435.000 3.249.500.000 299.202.000 29.233.000 191,2 185,63 296,83 140,77 (Báo cáo kế toán tổng hợp giai đoạn 2006-2008) Để đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu về vốn ta đi sâu phân tích lượng tăng giảm tuyệt đối, liên hoàn, định gốc và để thấy rõ tốc độ phát triển ta so sánh các chỉ tiêu đó. Nhận xét: Tổng vốn bình quân giai đoạn 2006-2008 của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao là: (vnđ) Tổng vốn của doanh nghiệp tăng nhanh trong đó năm 2008 tăng đột biến so với năm 2007. Cụ thể năm 2007 tăng 1.119.244.871vnđ hay tăng 148,77 so với năm 2006. Năm 2008 tăng 3.578.435.000 vnđ hay tăng 191,2% so với năm 2007 có sự tăng về tổng vốn là do nguồn vốn tự bổ sung của công ty cũng như vốn vay. Vốn chủ sở hữu bình quân giai đoạn 2006-2008 của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao là: (vnđ) Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng nhanh qua các năm. Cụ thể năm 2007 tăng 1.150.500.000vnđ hay tăng 191,75 so với năm 2006. Năm 2008 tăng 3.249.500.000 vnđ hay tăng 185,63% so với năm 2007 có sự tăng về vốn chủ sở hữu là do công ty làm ăn có lãi các cổ đông tiếp tục rót vốn để phát triển công ty. Vốn vay bình quân giai đoạn 2006-2008 của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao là: (vnđ) Vốn vay của doanh nghiệp tăng(giảm) không ổn định do nhu cầu sử dụng vốn vay của doanh nghiệp là khác nhau ở từng thời điểm Cụ thể năm 2007 giảm 4.121.000 vnđ hay giảm 4,01% so với năm 2006. Năm 2008 tăng 299.202.000 vnđ hay tăng 296,83% so với năm 2007 có sự tăng về vốn vay là do công ty có nhiều dự án mới trong năm và cần huy động thêm nguồn vốn vay. Vốn khác bình quân giai đoạn 2006-2008 của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao là: (vnđ) Qua 3năm hoạt động,tổng số vốn của công ty từ năm 2006 ( là 752.320.129 VND) đến năm 2008 ( là 5.450.000.000) tăng 7.23 lần. Để đạt được kết quả này,công ty đã thực hiện những giai pháp có tính chiến lược về vốn và nguồn vốn như sau: - Tính toán cân nhắc, sử dụng một cách có hiệu quả nhất các nguồn vốn hiện có bằng cách đầu tư vào những mặt hàng, phần mềm đem lại hiệu quả cao với thời gian thu hồi vốn nhanh nhất có thể. - Huy động tối đa các nguồn vốn từ bên ngoài để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh với chi phí thấp nhất. Nguồn vốn huy động chủ yếu là vay ngân hàng, mua trả chậm ... hàng năm công ty vẫn phải huy động vốn từ vay ngân hàng và các nguồn khác. Do đó vấn đề lập kế hoạch huy động vốn và sử dụng vốn của công ty là hết sức quan trọng, nó liên quan đến toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 2. Thực trạng hoạt động đầu tư của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao Công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao đã sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả nhất nhằm đảm bảo cho hoạt đông và phát triển của công ty. Công ty sử dụng nguồn vốn đầu tư cho TSCĐ, TSVH và các công tác Marketing. 2.1. Hoạt động sử dụng vốn của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao Bảng 2: Cơ cấu vốn đầu tư của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao Stt Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Gía trị (vnđ) % trong tổng vốn Giá trị (vnđ) % trong tổng vốn Gía trị (vnđ) % trong tổng vốn I 1 2 3 4 Tổng vốn đầu tư Đầu tư vào TSCĐ Đầu tư vào nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đầu tư vào Marketting Đầu tư khác 752.320.129 304.000.000 102.950.032 157.290.064 188.080.033 100 40,41 13,68 20,9 25,1 1.871.565.000 796.538.064 224.587.800 393.028.650 457.410.486 100 42,56 12 21 24,44 5.450.000.000 2.452.500.000 817.500.000 1.090.000.000 1.090.000.000 100 45 15 20 20 II So sánh Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (vnđ) Tốc độ tăng (%) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (vnđ) Tốc độ tăng (%) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (vnđ) Tốc độ tăng (%) A 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 So sánh định gốc Tổng vốn đầu tư Đầu tư vào TSCĐ Đầu tư vào nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đầu tư vào Marketting. Đầu tư khác - - - - - - - - - - 1.119.244.871 492.538.064 121.637.768 235.738.586 269.330.453 148,77 162,02 118,15 149,88 143,2 4.697.697.871 2.148.500.000 714.549.968 932.709.936 901.919.967 624,42 706,74 694,07 592,987 479,54 B 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 So sánh liên hoàn Tổng vốn đầu tư Đầu tư vào TSCĐ Đầu tư vào nâng cao chất lượng nguồn lao động Đầu tư vào Marketting Đầu tư khác - - - - - - - - - - 1.119.244.871 492.538.064 121.637.768 235.738.586 269.330.453 148,77 162,02 118,15 149,88 143,2 3.578.435.000 1.655.961.936 592.912.200 696.971.350 632.589.514 191,2 207,89 264 177,33 138,3 (Nguồn : Báo cáo kết quả tài chính 2006-2008) Nhận xét: Vốn đầu tư vào TSCĐ bình quân giai đoạn 2006-2008 của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao là: (vnđ) Vốn đầu tư vào TSCĐ của doanh nghiệp tăng qua các năm. Cụ thể năm 2007 tăng 492.538.064 vnđ hay tăng 118,15% so với năm 2006. Năm 2008 tăng 1.655.961.936 vnđ hay tăng 207,89% so với năm 2007 có sự tăng về vốn đầu tư vào TSCĐ là do công ty làm ăn hiệu quả cần tăng thêm và mở rộng quy mô công ty. Vốn đầu tư vào nâng cao chất lượng nguồn lao động bình quân giai đoạn 2006-2008 của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao là: (vnđ) Vốn đầu tư vào nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp tăng qua các năm. Cụ thể năm 2007 tăng 121.637.768 vnđ hay tăng 118,15% so với năm 2006. Năm 2008 tăng 592.912.200 vnđ hay tăng 264% so với năm 2007 công ty luôn chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vì đó là chiến lược quan trọng trong phát triển lâu dài và bền vững của công ty. Vốn đầu tư vào Marketing bình quân giai đoạn 2006-2008 của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao là: (vnđ) Vốn đầu tư vào Marketting của doanh nghiệp tăng qua các năm. Cụ thể năm 2007 tăng 235.738.586 vnđ hay tăng 149,88% so với năm 2006. Năm 2008 tăng 696.971.350 vnđ hay tăng 177,33% so với năm 2007. Vốn đầu tư khác bình quân giai đoạn 2006-2008 của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao là: (vnđ) Vốn đầu tư khác của doanh nghiệp tăng qua các năm. Cụ thể năm 2007 tăng 269.330.453 vnđ hay tăng 143,2% so với năm 2006. Năm 2008 tăng 632.589.514 vnđ hay tăng 138,3% so với năm 2007. 2.2. Hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao giai đoạn 2006-2008 Bảng 3: Vốn và cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao Stt Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Gía trị (vnđ) % trong vốn đầu tư vào TSCĐ Giá trị (vnđ) % trong vốn đầu tư vào TSCĐ Gía trị (vnđ) % trong vốn đầu tư vào TSCĐ I 1 2 Tổng đầu tư vào TSCĐ Đầu tư vào xây dựng cơ bản Đầu tư vào máy móc 304.000.000 182.400.000 121.600.000 100 60 40 796.538.064 438.095.935 358.442.129 100 55 45 2.452.500.000 981.000.000 1.471.500.000 100 40 60 II So sánh Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (vnđ) Tốc độ tăng (%) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (vnđ) Tốc độ tăng (%) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (vnđ) Tốc độ tăng (%) 1 1.1 1.2 1.3 So sánh định gốc Tổng đầu tư vào TSCĐ Đầu tư vào xây dựng cơ bản Đầu tư vào máy móc - - - - - - 492.538.064 255.695.935 236.842.129 162,02 140,18 194,77 2.148.500.000 798.600.000 1.349.900.000 706,74 437,83 1110,1 2 2.1 2.2 2.3 So sánh liên hoàn Tổng đầu tư vào TSCĐ Đầu tư vào xây dựng cơ bản Đầu tư vào máy móc - - - - - - 492.538.064 255.695.935 236.842.129 162,02 140,18 194,77 1.655.961.936 542.904.065 1.113.057.871 207,89 123,92 310,52 Vốn đầu tư xây dựng cơ bản bình quân giai đoạn 2006-2008 của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao là: (vnđ) Vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản của doanh nghiệp tăng qua các năm. Cụ thể năm 2007 tăng 255.695.935 vnđ hay tăng 140,18% so với năm 2006. Năm 2008 tăng 542.904.065 vnđ hay tăng 123,92% so với năm 2007 Vốn đầu tư vào máy móc bình quân giai đoạn 2006-2008 của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao là: (vnđ) Vốn đầu tư vào máy móc trang thiết bị văn phòng của doanh nghiệp tăng qua các năm. Cụ thể năm 2007 tăng 236.842.129 vnđ hay tăng 194,77% so với năm 2006. Năm 2008 tăng 1.113.057.871 vnđ hay tăng 310,52% so với năm 2007 Do tính chất sản phẩm của công ty là cung cấp các phần mềm máy tính và các dịch vụ hỗ trợ liên quan cho nên bộ phận tài sản cố định đóng vai trò chủ yếu chính là các Máy vi tính thế hệ cao. Các máy móc này có chức năng chuyển hóa chất xám của các lập trình viên thành các sản phẩm phần mềm hữu ích, đáp ứng yêu cầu mà khách hàng đặt ra. Hơn nữa, nguồn vốn góp ban đầu của công ty không phải là lớn (600.000.000 VNĐ tiền mặt), nên tài sản cố định thực tế hiện nay của công ty chỉ là các máy móc thiết bị thiết yếu như : Máy vi tính, máy điều hòa, máy fax, máy in, máy pho-to…Trụ sở và văn phòng đại diện của công ty là đi thuê và trả phí hàng năm. Sau 3 năm hoạt động, do nhu cầu mở rộng và phát triển, các trang thiết bị máy móc đã đuợc đầu tư thêm ( mua mới ) và nâng cấp ngày càng hiện đại. Tỷ trọng vốn đầu tư vào Máy vi tính trong tổng TSCĐ Năm Đơn vị 2006 2007 2008 Máy tính Chiếc 35 50 60 Tổng giá trị 1000 VNĐ 250.000 370.000 420.000 Tỷ trọng trong Tổng TSCĐ % 60.00 68.80 71.45 (Nguồn : Phòng kế hoạch-tổng hợp) Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ trọng đầu tư vào máy vi tính luôn chiếm trên 60% tổng giá trị TSCĐ của công ty và tăng dần qua 3 năm hoạt động. Trong năm đầu tiên, công ty mới có 35 máy ( trong đó, khoảng 20 máy là máy tính cấu hình cao,phục vụ chủ yếu cho bộ phận thiết kế và sản xuất phần mềm). Tới năm 2008 tổng số máy đã tăng lên 60 máy, chiếm tỷ trọng 71.45% trong tổng vốn đầu tư vào TSCĐ của công ty. Sự gia tăng này là do công ty mở thêm một chi nhánh hoạt động tại 499 Đội Cấn và các đơn đặt hàng ngày càng gia tăng. Tại chi nhánh mới này công ty trang bị thêm 10 máy-đều là máy tính hiện đại cấu hình cao, nhằm đáp ứng tốt nhất cho các sản phẩm phần mềm của mình. 2.3. Hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn lao động Bảng 4: Cơ cấu đầu tư nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao Stt Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Gía trị (vnđ) % trong vốn đầu tư vào nâng cao chất lượng nguồn lực Giá trị (vnđ) % trong vốn đầu tư vào nâng cao chất lượng nguồn lực Gía trị (vnđ) % trong vốn đầu tư vào nâng cao chất lượng nguồn lực I 1 2 3 Tổng._. vốn đầu tư vào nâng cao chất lượng nguồn lao động Đầu tư cho nhân viên nâng cao trình độ. Đầu tư cho tuyển dụng. Đầu tư cho dịch vụ chăm sóc đời sống sức khỏe của nhân viên. 102.950.032 30.885.009 25.737.508 46.327.515 100 30 25 45 224.587.800 89.835.120 56.146.950 78.605.730 100 40 25 35 817.500.000 327.000.000 245.250.000 245.250.000 100 40 30 30 II So sánh Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (vnđ) Tốc độ tăng (%) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (vnđ) Tốc độ tăng (%) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (vnđ) Tốc độ tăng (%) 1 1.1 1.2 1.3 1.4 So sánh định gốc Tổng đầu tư vào nâng cao chất lượng nguồn lao động Đầu tư cho nhânviên nâng cao trình độ. Đầu tư cho tuyển dụng. Đầu tư cho dịch vụ chăm sóc đời sống sức khỏe của nhân viên. - - - - - - - - 121.637.768 58.950.111 30.409.442 32.278.215 118,15 190,87 118,15 69,67 714.549.968 296.114.991 219.512.492 198.922.485 694,07 958,77 852,89 429,38 2 2.1 2.2 2.3 2.4 So sánh liên hoàn Tổng đầu tư vào nâng cao chất lượng nguồn lao động Đầu tư cho nhân viên nâng cao trình độ. Đầu tư cho tuyển dụng. Đầu tư cho dịch vụ chăm sóc đời sống sức khỏe của nhân viên. - - - - - - - - 121.637.768 58.950.111 30.409.442 32.278.215 118,15 190,87 118,15 69,67 592.912.200 237.164.880 189.103.050 166.644.270 264 264 336,8 212 Vốn đầu tư vào nâng cao chất lượng nguồn lao động bình quân giai đoạn 2006-2008 của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao là: (vnđ) Vốn đầu cho tuyển dụng bình quân giai đoạn 2006-2008 của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao là: (vnđ) Vốn đầu cho tuyển dụng bình quân giai đoạn 2006-2008 của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao là: (vnđ) Vai trò của nguồn nhân lực nói chung trong lĩnh vực CNTT .Trong xã hội ngày nay,với xu hướng phát triển toàn cầu hóa,”cơ số hóa” thì CNTT đóng một vai trò, vị trí rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế nói riêng và toàn xã hội nói chung.Nhưng yếu tố quan trọng hơn cả là làm sao hoàn thiện được bộ máy tổ chức,nhân sự để đáp ứng việc triển khai ứng dụng.Để đảm bảo được thành công,những người làm công nghệ thông tin phải hiểu được rằng con người là nhân tố quan trọng đảm bảo cho việc ứng dụng và phát triển CNTT một cách hiệu quả. Nguồn nhân lực trong công nghệ thông tin không chỉ là đội ngũ những chuyên gia,kĩ sư công nghệ,hệ thống, lập trình viên…Đối với các DN sử dụng công nghệ thông tin hiện nay thì điều này chỉ đúng một nửa.Số lượng các chuyên gia này thường rất nhỏ so với nguồn nhân lực sử dụng hệ thống CNTT vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Những kĩ năng mà nhân lực trong lĩnh vực CNTT cần phải có: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Rất có thể có nhiều ý kiến cho rằng, điều này thật buồn cười, một nhân viên trong DN thì phải nắm được công việc của mình. Song, có một thực tế là trong rất nhiều DN hiện nay, còn nhiều nhân viên không nắm rõ nhiệm vụ, chức năng hoặc chuyên môn công tác của mình và điều này thật sự là một nguy cơ rủi ro cho việc áp dụng các ứng dụng CNTT vào các tác nghiệp của DN. Nhận thức rõ ràng về vai trò của công nghệ trong quá trình tác nghiệp. Tuy chưa có một thống kê cụ thể, nhưng qua quan sát thực tiễn, nhận thấy rằng, tâm lý “ngại công nghệ” vẫn là một trở ngại lớn đối với tất cả các DN trong quá trình “số hóa” của mình. Do vậy, để hạn chế và dần đi đến xóa bỏ tâm lý này, DN cần phải chuẩn bị một cách chu đáo, rõ ràng bằng các chính sách cụ thể cho đội ngũ nhân viên của mình trong quá trình “số hóa” DN. Kỹ năng thao tác (với trình độ sử dụng hệ thống CNTT ở mức cơ bản) cũng là rào cản, là một yếu tố phụ để nảy sinh những tâm lý “ngại công nghệ” nêu trên. Để tránh được điều này, DN một mặt phải phát triển hệ thống đào tạo hỗ trợ nhân viên, một mặt phải xây dựng những chính sách để đốc thúc và khuyến khích đội ngũ nhân viên phát triển kỹ năng cho chính mình. Nằm trong tình hình thiếu hụt nhân lực đó công ty phát triển phần mềm Ánh Sao đã chú trọng hơn trong việc giữ chân người tài và tích cực đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên. Hiện nay công ty có 60 cán bộ, công nhân viên bao gồm cả khối quản lý, nhân viên văn phòng, lập trình viên... Số lượng nhân viên thường xuyên được giữ ổn định và tăng theo hàng năm. Ánh Sao áp dụng hình thức tuyển nhân viên qua phỏng vấn và theo giới thiệu. Bất cứ thành viên nào cũng có khoảng thời gian làm việc thử thách để đánh giá tài năng cũng như thiện chí làm việc của nhân viên cũ và nhân viên mới. Qua đó phân loại và giữ lại những nhân tài thật sự, phù hợp với tiêu chí, văn hóa của công ty. Trình độ của lực lượng lao động trong công ty Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng số lao động Lao động 40 45 60 Đai học Lao động 30 35 44 Thạc sĩ Lao động 3 3 3 Khác Lao động 7 7 13 (Nguồn : Phòng tổ chức) Trình độ nguồn nhân lực trong công ty là ổn định, mức thay đổi trong các năm liên tiếp là không đáng kể. Công ty với phương châm sử dụng sự năng động và nhiệt tình trong công việc nên chủ yếu là nhân viên tuổi đời còn rất trẻ. Trình độ thấp nhất là cao đẳng, còn lại đều đạt trình độ đại học, kỹ sư và thạc sĩ. Chiếm 80% lực lượng trong công ty là những người trẻ sinh năm 82 đến 85, còn lại là sinh năm từ 78 đến 82. Trong 3 năm qua, qui mô sản xuất kinh doanh của Công ty liên tục được mở rộng vì thế số lượng lao động của Công ty không ngừng tăng lên. Tổng số lao động từ 40 người năm 2006 lên 45 người năm 2007 và 60 người năm 2008, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 1,67%/năm. Về chất lượng lao động, công ty chú trọng đến trình độ lao động. Số lao động có trình độ thạc sĩ tuy không đổi nhưng số lao động có trình độ đại học lại tăng mạnh. Năm 2008 số lao động có trình độ đại học lên tới 44 người, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu (khoảng 73.33%). Ngoài ra công ty vẫn tổ chức cử cán bộ đi học tập bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ chuyên môn ở các trường trong nước và nước ngoài, tổ chức nhiều đoàn đi tham quan, khảo sát kinh nghiệm ở nước ngoài. Với một ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm, biết sử dụng hiệu quả các biện pháp khuyến khích để động viên nhân viên của mình hoàn thành nhiệm vụ được giao và bố trí người một cách hợp lý nên trong những năm qua công ty đã đạt được nhiều thành quả trong hoạt động kinh doanh của mình. Từ đó có thể đánh giá: Đội ngũ lao động công ty trong những năm vừa qua đã có sự trưởng thành, năng động sáng tạo trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, đã tạo điều kiện cho công ty phát triển kinh doanh những mặt hàng, các lĩnh vực mới có hiệu quả để không ngừng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Đầu tư phát triển nguồn nhân lựclà đầu tư cho hoạt động đào tạo (chính qui, không chính quy, dài hạn, ngắn hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ…) đội ngũ lao động . Hàng tháng công ty thường xuyên tổ chức các khóa học bồi dưỡng cho đội ngũ nhân viên ngay tại văn phòng.Tuy nhiên ban giám đốc là những người trẻ,có năng lực và tầm nhìn xa nên hiểu rằng cần phải cho nhân viên tham gia các khóa học bên ngoài.Công ty đã cử một số nhân viên đi chủ chốt đi tu nghiệp tại các trung tâm đào tạo lớn về công nghệ. Không chỉ có người mới,các nhân viên lâu năm của công ty cũng phải thường xuyên cập nhật kiến thức công nghệ để không bị lạc hậu.Từ đó nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho các công ty đã xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây.Công nghệ lien tục được đỏi mới làm cho kiến thức của những người làm công nghệ nhanh chóng bị lạc hậu.Ngay cả những chứng chỉ rất uy tín của các hãng có thời gian sống là 1 dến 2 năm.5 người đạt chứng chỉ rất khó như CCIE cũng chỉ sau 2 năm là phải đi cập nhật hoặc nâng cấp.Do đó công ty xác định cho nhân viên công nghệ của mình phải học lien tục và học suốt đời.Để trình độ nhân viên của công ty không bị lạc hậu, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đối tác trong và ngoài nước, dù công ty có tuyển người với yêu cầu cao như thế nào chăng nữa, công ty vẫn thường xuyên đưa người đi học để tiếp thu công nghệ hoặc cập nhật các kỹ thuật mới. Những chương trình về mạng, về hệ thống điều hành từ cấp độ căn bản tới nâng cao hoặc chương trình chuyên sâu thường được công ty lựa chọn. Đào tạo chuyên nghiệp công ty thường lựa chọn cho nhân viên tham gia học có một số đặc điểm như: Chương trình đào tạo phải hiệu quả: Do chi phí đầu tư và bồi dưỡng nhân lực rất cao nên doanh nghiệp cũng yêu cầu chất lượng các khóa học tương ứng. Để đảm bảo tính hiệu quả và tính chuyên nghiệp cho mỗi nhân viên, công ty đã liên hệ với một số trung tâm uy tín được ủy quyền từ các công ty hàng đầu về công nghệ như Cisco, Sun, Microsoft… để được học những công nghệ mới nhất trên thế giới. Trong một số trường hợp đặc biệt công ty đã đăng ký để nhân viên được đào tạo theo chương trình riêng cho phù hợp với đặc thù công việc tại công ty và theo từng hợp đồng có được với đối tác quốc tế. Thực hành nhiều hơn lý thuyết: Công ty khuyến khích các nhân viên tham gia các khóa học thực hành để ứng dụng nhiều vào thực tiền, đưa kiến thức mới vào công việc Số lao động thực tế được cử đi đào tạo Năm 2006 2007 2008 Cử đi học nâng cao 0 4 8 Cử đi học trên đại học 0 7 10 (Nguồn : Phòng Quản Lý Nhân Sự) Nhìn nhận một cách tổng quát toàn công ty cho thấy lượng người cử đi học không nhiều. Nhưng qua bảng trên cũng cho chúng ta thấy số người được cử đi học qua các năm cũng tăng lên đáng kể. Tỷ lệ lao động được cử đi học nâng cao từ năm 2007 đến 2008 đã tăng 100% và cử đi học trên đại học là tăng trên 40%. Những người mà công ty cử đi học đều là những nhân viên trẻ năng nổ và có năng lực trong công việc. Mục đích của công ty cử họ đi học nhằm nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho mỗi cá nhân trong công ty kiến thức về kinh tế thị trường cũng như khoa học kỹ thuật. Bởi vì ngành máy tính là một trong những ngành kỹ thuật công nghệ cao. Công nhân của ngành này luôn phải tiếp cận với thông tin về thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới. Cho nên đòi hỏi về trình độ chuyên môn chưa đủ mà trình độ ngoại ngữ, khoa học quản lý cũng rất cần cho đôị ngũ các bộ chuyên môn. Chính công tác đào tạo đó tạo điều kiện cho họ có khả năng hoà nhập với cơ chế thi trường, với xu hướng phát triển của đất nước và thế giới. Hạn chế: Là một công ty mới thành lập trên 3 năm do đó khả năng về tài chính còn eo hẹp nên việc cử cán bộ công nhân viên sang các nước phát triển chưa được mở rộng. Mỗi năm công ty chỉ có được từ 3 đến 4 người được cân nhấc đi tu nghiệp. Những người được tuyển chọn là những người có năng lực nhưng khi sang các nước bạn vẫn còn mất một thời gian mới nắm bắt và theo kịp công nghệ của họ. Hình thức đào tạo tại chỗ của công ty: Ngoài hình thức cử đi học bên ngoài đảm bảo việc làm cho họ sau khi học xong có chỗ làm ổn định để họ yên tâm đi học. Hàng năm công ty mở các cuộc hội thảo tại công ty nhằm nâng cao hiểu biết về những vấn đề chuyên môn cho các bộ trong công ty. Mở các lớp ngoại ngữ, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ của các phòng ban, tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện công việc của từng bộ phận sao cho phù hợp với sự thay đổi chính sách của nhà nước. Tóm lại việc bồi dưỡng và đào tạo lao động ở công ty cho thấy xu hướng đổi mới của công ty là phù hợp với thực tế ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam. Đặc biệt là công ty bao cấp cho các bộ đi học đảm bảo cho họ yên tâm học tập tốt, có việc làm sau khi học xong đó là yếu tố kích thích họ yên tâm học tốt, nâng cao chất lượng đào tạo và họ đem hết khả năng phục vụ công ty. Công tác tuyển dụng của công ty ÁNH SAO Với công tác đào tạo nguồn nhân lực hiện nay tại công ty chưa đáp ứng đủ nên việc tuyển dụng người tài cũng là một trong những biện pháp nhanh nhất để có được đội ngũ lao động có chuyên môn cao. Trong những năm gần đây, việc tuyển dụng lao động công ty vẫn được thực hiện do nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, thay thế vị trí khuyết thiếu do thực tế cơ chế phát sinh và thay thế những người nghỉ việc đột xuất hoặc bị thôi việc. Phương pháp và trình tự tuyển dụng của công ty : Trong những năm qua, phương pháp tuyển dụng lao động thường đơn giản như đăng báo tìm người hoặc người thân trong công ty cũng mang lại hiệu quả nhưng lại gây ra những xung đột trong mối quan hệ giữa các cá nhân. Do đó tuyển dụng nhân viên là một quá trình phức tạp mà trước đó nhà lãnh đạo công ty phải phân tích công việc và hoạch định tài nguyên nhân lực một cách cụ thể. Về trình độ tuyển dụng: Sau khi phân tích công việc, xác định những chỗ khiếm khuyết lao động đồng thời xác định tiêu chuẩn lao động cần tuyển công ty tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị công tác tuyển dụng, xác định tiêu chuẩn nhân viên cần tuyển và hội đồng tuyển dụng. Bước 2: Thông báo tuyển dụng. Trong thông báo ghi rõ số lượng và tiêu chuẩn cần tuyển. Bước 3: Thu thập nghiên cứu hồ sơ nhằm ghi lại những thông tin chủ yếu về học vấn, kinh nghiệm, mức độ lành nghề của các ứng cử viên. Bước 4: Phỏng vấn đối với nhân viên gián tiếp, còn đối với nhân viên trực tiếp cho thử công việc nhằm xác định chính xác khả năng của nhân viên so với tiêu chuẩn tuyển dụng. Bước 5: Khám sức khoẻ. Bước 6: Quyết định tuyển dụng. Trưởng phòng hành chính đề nghị giám đốc ra quyết định ký hợp đồng, trên hợp đồng ghi rõ về thời gian, chức vụ và mức lương lao động được hưởng. Công ty Ánh Sao đã chú ý tới các hình thức tuyển dụng để phù hợp với đặc trưng công việc. Việc sử dụng lao động có tính chất quyết định đến lợi nhuận của công ty, đảm bảo không để dư thừa lao động gây ra tình trạng lúc thừa lúc thiếu, tốn kém rất nhiều chi phí cho công ty. Đầu tư cho công tác chăm sóc sức khoẻ, y tế; đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc của người lao động Sức khỏe người lao động luôn là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng và năng suất lao động.Vì vậy công tác chăm sóc,nâng cao, bảo vệ sức khỏe của nhân viên trong công ty nói riêng và của người lao động trong doanh nghiệp nói chung luôn được công ty quan tâm ưu tiên hàng đầu.Bằng việc đầu tư cơ sở vật chất y tế hiện đại,đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động,bảo đảm chăm sóc sức khỏe ban đàu cho người lao động một cách tốt nhất. Công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ một tháng một lần cho tất cả các nhân viên trong công ty,tăng khẩu phần ăn từ 20.000vnđ lên 25.000vnđ trong một bữa ăn của nhân viên.đầu tư mua sắm thiết bị y tế,có tủ thuốc y tế riêng trong công ty… Công ty luôn tạo một môi trường làm việc ổn định,yên tĩnh, thoải mái cho anh,chị em trong công ty.Có chế độ riêng đối với những nhân viên muốn làm tăng ca, làm thêm giờ,ngoài giờ hành chính. - Chế độ tiền luơng, thuởng và thăng tiến * Chế độ tiền lương Để xác định đơn giá tiền lương phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh thì cần thiết phải tính toán chi phí lao động sống hợp lí, ngày 10/4/1997 Bộ lao động thương binh xã hội đã ban hành thông số 14/LĐTBXH -TT, hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động trong công ty Nhà nước. Công ty hoạt động trong lĩnh vực gia công phần mềm và kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại máy tính nên phụ thuộc nhiều vào sự biến động về nhu cầu phần mềm cũng như nhu cầu về máy móc của thị trường , do đó quỹ tiền lương của công ty dựa vào giá trị sản lượng và doanh thu của công ty. VTH = ĐG x DT Trong đó: VTH: Quỹ tiền lương thực hiện. ĐG: Đơn giá tiền lương. DT: Doanh thu. Đơn giá tiền lương được đưa ra để xác định số tiền lương trên 1.000 doanh thu. Đơn giá được xây dựng từ quỹ tiền lương kế hoạch (VKH) và doanh thu kế hoạch (DTKH). Xây dựng tổng quỹ lương Phương pháp xác định quỹ tiền lương của Tổng công ty được tiến hành theo các bước sau: Một là xác định qũy tiền lương tối thiểu của đơn vị. Quỹ tiền lương tối thiểu là căn cứ đóng BHXH vì theo quy định của Nhà nước ít nhất công ty công ty phải đảm bảo lương tối thiểu và đóng được BHXH cho người lao động. Mức lương tối thiểu của đơn vị được xác định với giới hạn dưới là mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định và giới hạn trên được tính theo công thức. TLmin DN = TLmin(1+Kđc). Trong đó: TLmin DN : Là tiền lương tối thiểu mđược tính theo mức độ tối đa của công ty. đây là giới hạn trên của khung lương tối thiểu của công ty. TLmin : Mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Kđc: hệ số điều chỉnh tăng thêm của công ty. Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh và kế hoạch thu thập trong năm công ty sẽ cân đối hệ số điều chỉnh Kđc tổng quỹ lương chung áp dụng công thức tính tổng chi tiền lương của cả năm. å VC = Vkh+Vpc+Vbs+Vtg Trong đó: Vkh: Quỹ lương đẻ xây dựng đơn giá Vpc: phụ cấp đặc biệt cho một số đối tượng không tính trong đơn giá Vbs : quỹ lương bổ xung trả cho người lao động không tham gia sản xuất Vtg: Quỹ lương làm thêm giờ Vkh = (Lđb*Tlmin*(Hcb +Hpc)+Vvc ) *12 tháng Lđb số lao động định biên. Tlmin mức lương tối thiểu trong khung quy định. Hcb hệ số cấp bậc bình quân Hpc hệ số phụ cấp được tính trong đơn giá tiền lương bình quân Vvc Quỹ tiền lương bộ máy gián tiếp mà chưa tính trong Lđb Các hình thức trả lương : + Hình thức trả lương theo thời gian: Đối tượng: Được công ty trả lương theo thời gian đó là nhân viên làm việc gián tiếp của công ty. Tiền công mà công ty trả cho khối gián tiếp trong những ngày không tham gia lao động sản xuất kinh doanh như : Nghỉ phép, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng có lương, nghỉ theo chế độ hội họp học tập... và các ngày nghỉ khác theo quy định. Tiền lương mà công ty trả cho nhân viên theo thời gian phụ thuộc vào cấp bậc, chức vụ của người lao động đó đang hưởng và ngày ông nghỉ theo chế độ. Lương trả theo thời gian được tính cho người lao động theo công thức. TLtg = TLcbn x Ntg. Trong đó. TLtg: Tiền lương thời gian trả cho người lao động trong tháng. TLcbn: Tiền lương cơ bản theo ngày của người lao động theo tháng. Ntg: Ngày công được nghỉ phép, nghỉ theo chế độ như quy định. Áp dụng cho cả hai đối tượng: Cán bộ quản lý. Nhân viên thuộc các phòng ban. Chế độ trả lương theo thời gian ở công ty là chế độ thả lương đơn giản. Tiền thời gian do cấp bậc và thời gian thực tế quyết định. Tiền lương thời gian có ba loại: Lương giờ, lương ngày, lương tháng. Công ty áp dụng hình thức lương ngày. Để tính thời gian cho người được hưởng lương theo thời gian phải xác định được xuất lương ngày và số giờ làm việc thực tế của người lao động đó. Đối với chức vụ quản lý công ty Giám đốc hệ số: 5,2 Phó giám đốc và kế toán trưởng là 4,2 và 3,94. Còn lại các nhân viên khác của công ty mức lương được hưởng tính theo công thức: Mức lương = (144*hệ số)/26*ngày công 1tháng Như vậy tuỳ theo thâm niên công tác và trình độ của mỗi người khác nhau. Nhưng riêng đối với trưởng phó phòng được hưởng phụ cấp trách nhiệm. Trưởng phòng: 118000/tháng Phó phòng: 102000/tháng Phương pháp tính lương cơ bản theo cấp bậc tại công ty như trên qua đó để chi trả lương cho họ và còn có tác dụng để tính việc thực hiện chế độ chính sách của người lao động sau này. Trong công ty hiện nay việc thanh toán tiền lương cho người lao động chia làm 3 kỳ: - Kỳ thứ nhất: Tạm ứng đầu tháng Các phòng ban viết giấy lên phòng tổ chức của công ty. Sau khi được xét duyệt các nhân viên tiền lương lên phòng kế toán nhận tiền lương tạm ứng cho nhân viên các phòng ban của mình. Số tiền tạm ứng cho người lao động chủ yếu căn cứ vào ngày công thực tế của họ. Ai có số ngày công nhiều sẽ tạm ứng nhiều và ngược lại. - Kỳ thứ hai: Tạm ứng giữa tháng. Cách tính tương tự như kỳ đầu. - Kỳ thứ ba: Quyết toán cuối tháng. Số tiền quyết toán của mỗi phòng ban chính là phần tiền còn lại sau khi lấy tổng số tiền lương thực tế của mỗi phân xưởng phòng ban trừ đi số tạm ứng đầu tháng và giữa tháng cho mỗi bộ phận. Các phòng ban sau khi nhận được phần quyết toán này sẽ trả nốt cho người lao động. Số tiền quyết toán mà người lao động nhận được sẽ bằng tổng số tiền lương thục tế của người lao động trừ đi số tiền tạm ứng trước đó. Bảng thanh toán lương phòng công nghệ Số thứ tự Họ và tên Lương cấp bậc Lương thời gian Công Tiền lương 1 Đào Thái Sơn 1.080.000 6 phép 249.230 2 Lê Thị Nhung 987.200 4 phép 151.877 3 Lê Anh Vũ 919.700 2 phép 70.746 Theo hình thức trả lương theo thời gian này có thể rút ra nhận xét : Như đã phân tích ở trên việc trả lương cho các bộ quản lý, nhân viên văn phòng, chỉ căn cứ vào cấp bậc theo quy định nên có những ưu nhược điểm sau: Ưu điểm: Hình thức trả lương này khuyến khích người lao động đi làm đầy đủ, ngày công chế độ trong tháng. Nhược điểm: Do cách tính lương chỉ căn cứ vào cấp bậc ngày công thực tế nhận được chưa gắn với hiệu quả sản xuất, chất lượng công việc. + Hình thức trả lương theo sản phẩm Hiện nay công ty chỉ có một cách trả lương duy nhất cho cán bộ quản lý. Tiền lương cán bộ quản lý phụ thuộc vào mức lương tối thiểu của công ty về hệ số lương của cán bộ công nhân viên. công thức trả lương cho cán bộ quản lý như sau: TL = TL minDN x Hệ số lương + Phụ cấp (nếu có) Trong đó: TL là tiền lương của cán bộ quản lý TL minDN là tiền lương tối thiểu của công ty. Nhìn chung công ty trả tiền lương theo những quy định căn bản nhưng tiền thưởng trả theo kết quả lao động và mức độ lợi nhuận của công ty. Ví dụ: Một nhóm dự án làm tốt công tác và kiếm được về những hợp đồng lớn thì tất nhiên họ sẽ chế độ tiền thưởng sẽ thay đổi để khen thưởng kịp thời, có thể cả trước khi dự án hòan thành. Dựa trên hình thức trả lương theo sản phẩm có thê rút ra một số nhận xét sau : Đơn giá được quy định là một số phần trăm mang tính cố định nên chưa phản ánh đúng nguyên tắc trả lương, năng xuất của người lao động có thể lên nhưng đơn giá vẫn như cũ. Về đơn giá tiền lương của từng người trong công ty tương tự như xác định trong hình thức trả lương theo sản phẩm đều phụ thuộc vào số lượng và chất lượng lao động của họ. Ưu điểm: Chế độ trả lương này đem lại sự tự chủ cho công ty trong việc trả lương cho người lao động, gắn trách nhiệm mỗi cá nhân vào tập thể người lao động, mọi người cùng cố gắng giúp đỡ học hỏi lẫn nhau. Nhược điểm: Do hệ số tính lương ở những vị trí làm việc khác nhau, hệ số còn phụ thuộc vào những thông số như đóng BHXH, cấp bậc. Do đó mang tính bình quân, trong tập thể người lao động có người làm ít làm nhiều nhưng đều hưởng lương như nhau, người lao động ỷ vào nhau, có người chỉ đi làm cho đủ ngày công mặc dù công việc họ làm rất ít. Tất cả gây ra không khí không tốt trong tập thể, lãng phí sức lao động. * Tiền thưởng Ngoài việc sắp xếp người lao động vào vị trí phù hợp với trình độ công việc của mình Công ty còn thực hiện các chính sách đãi ngộ nhằm kích thích, tạo động lực cho người lao động như: - Thưởng nâng cao tỷ lệ hàng sản xuất ra có chất lượng cao. - Thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất. - Thưởng phát minh sáng kiến mới. - Thưởng định kỳ đánh giá và nâng lương, nâng bậc . *Sự thăng tiến và môi trường phát triển Bất kỳ một doanh nghiệp nào thì việc tạo điều kiện cho nhân viên phát huy hết khả năng là một trong những ưu tiên hàng đầu. Người lao động cần được trả lương, thưởng và thăng tiến một cách xứng đáng với những “chất xám” họ đã bỏ ra. Rất nhiều công ty đã bị mất nhân tài một cách đáng tiếc khi bị công ty khác là đối thủ cạnh tranh “nẫng tay trên” người của mình chỉ vì đưa ra con số về lương thỏa đáng và tất nhiên kèm theo những chức vụ hấp dẫn. Công ty TNHH Ánh Sao đã từng để “mất” một nhân viên ưu tú khi chưa kịp đề xuất thăng chức. Số liệu tình hình thu nhập của công nhân viên qua giai đoạn 2006-2008 Các chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008 1.Tổng doanh thu Vnđ 391.020.000 873.895.098 2.054.503.000 2. Tổng quỹ lương Vnđ 69.014.080 96.096.150 164.108.520 3.Số lao động Người 40 45 60 4.Thu nhập bình quân tháng/ người Vnđ 1.725.352 2.135.470 2.735.142 (Nguồn : Phòng kế toán ) Từ bảng số liệu rõ ràng ta thấy thu nhập của công ty tăng dần theo từng năm do đạt mức doanh thu cao. Ban giám đốc nhận thức được muốn công việc hiệu quả, đạt lợi nhuận cao thì phải thường xuyên động viên, khích lệ nhân viên bằng nhiều hình thức đặc biệt là chế độ khen thưởng và thăng tiến kịp thời cho những người có năng lực. Công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao không phân biệt tuổi tác trong vấn đề tiến cử chức vụ cho nhân viên. Mọi nhân viên có quyền ứng cử nếu có khả năng, kinh nghiệm làm việc và điều hành cấp dưới. Những dự án lớn của công ty thường từ nước ngoài, do đó đòi hỏi đội ngũ lập trình viên vừa có trình độ chuyên môn đồng thời phải giỏi tiếng Anh. Do đó công ty Ánh Sao tự hào có trong tay một đội ngũ nhân viên giỏi có khả năng đưa công ty hội nhập quốc tế. Bảng số lượng nhân viên làm dự án nước ngoài trong 3 năm (Đơn vị : người ) Dự án 2006 2007 2008 1.Thiết kế web 5 8 10 2.Gia công phần mềm 13 16 22 ( Nguồn : Phòng công nghệ ) Công ty luôn ý thức tạo môi trường cho nhân viên học tập và phát triển tài năng cá nhân cũng như sức mạnh tập thể. Những khóa học bồi dưỡng tiếng Anh cũng được tổ chức tại công ty hay mua thẻ học cho nhân viên tại các trung tâm lớn như Language Link, trung tâm Việt-Mỹ… Hạn chế: Tuy công ty đã có những chế độ chính sách hợp lý đến đội ngũ công nhân viên nhưng vẫn không tránh khỏi những sai sót trong vấn đề khen thưởng và thăng chức cho một số nhóm trưởng tại các phòng ban. Một số người vẫn chưa được cử đi đào tạo nâng cao chuyên môn do khả năng tài chính có hạn. Công ty hầu hết còn trẻ tuổi nên môi trường làm việc năng động, cởi mởi, do đó sẽ có những cạnh tranh giữa các vị trí. Điều này đã gây những khó khăn nhất định cho ban giám đốc – để làm sao tạo được một môi trường làm việc thật thân thiện – cạnh tranh nhưng không gây mất đòan kết. Với những chế độ tiền lương,tiền thưởng hợp lý và những cơ hội thăng tiến trong công việc của công ty nhằm mục đich thu hút nhân tài,gắn kết lao động với công ty,tạo môi trường làm việc thoải mái là động lực để nhân viên có thể phát huy hết khả năng của mình ứng dụng vào trong công việc,nâng cao năng suất lao động,tạo sức cạnh tranh trên thị trường công nghệ thông tin ở Việt Nam vốn được xem là còn nhiều rủi ro và thách thức. 2.4. Hoạt động đầu tư vào Marketting Bảng 5 :Cơ cấu vốn đầu tư vào lĩnh vực Marketing của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao Stt Năm Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Gía trị (vnđ) % trong tổng vốn Giá trị (vnđ) % trong tổng vốn Gía trị (vnđ) % trong tổng vốn I 1 2 3 Vốn đầu tư vào Mar Đầu tư vào quảng cáo trên báo. Đầu tư vào quảng cáo trực tuyến. Đầu tư vào nghiên cứu phát triển Mar 157.290.064 50.332.820 55.051.522 51.905.722 100 32 35 33 393.028.650 137.560.027 157.211.460 98.605.730 100 35 40 25 1.090.000.000 403.300.000 359.700.000 327.000.000 100 37 33 30 II So sánh Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (vnđ) Tốc độ tăng (%) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (vnđ) Tốc độ tăng (%) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối (vnđ) Tốc độ tăng (%) A 1.1 1.2 1.3 So sánh định gốc Đầu tư vào quảng cáo trên báo. Đầu tư vào quảng cáo trực tuyến. Đầu tư vào nghiên cứu phát triển Mar - - - - - - 87.227.207 102.159.938 46.700.008 173,3 185,57 89,97 352.967.180 304.648.478 275.094.278 701,27 553,38 529,99 B 2.1 2.2 2.3 So sánh liên hoàn Đầu tư vào quảng cáo trên báo. Đầu tư vào quảng cáo trực tuyến. Đầu tư vào nghiên cứu phát triển Mar - - - - - - 87.227.207 102.159.938 46.700.008 173,3 185,57 89,97 265.739.973 202.488.540 228.394.270 193,18 128,8 231,62 (Báo cáo kế toán tổng hợp giai đoạn 2006-2008) Vốn đầu tư vào quảng cáo trên báo bình quân giai đoạn 2006-2008 của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao là: (vnđ) Vốn đầu tư vào quảng cáo trực tuyến bình quân giai đoạn 2006-2008 của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao là: (vnđ) Vốn đầu tư vào nghiên cứu phát triển Mar bình quân giai đoạn 2006-2008 của công ty TNHH phát triển phần mềm Ánh Sao là: (vnđ) Vai trò nói chung của họat động Marketing noi chung.Cơ chế thị trường được vận hành với nhiều thành phần kinh tế song song và tồn tại đã thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển nhanh chóng. Sản xuất kinh doanh mở rộng, nhu cầu thị hiếu của con người đòi hỏi ngày càng cao. Các đơn vị sản xuất kinh doanh muốn đứng vững và phát triển được trên thị trường cần phải xuất phát từ nhu cầu thị trường, thị trường khách hàng để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng một cách tối đa Cùng với xu hướng đó, vai trò của hoạt động Marketing ngày càng được khẳng định trên thị trường. Nó giúp cho các đơn vị định hướng hoạt động kinh doanh của mình. Từ việc nghiên cứu thị trường, nhu cầu thị trường đến việc thúc đẩy tiêu thụ tăng doanh số bán và tăng sự thoả mãn khách hàng. Marketing được coi là một trong những bí quyết tạo nên sự thành công của doanh nghiệp và là công cụ cạnh tranh có hiệu quả. Công ty phát triển phần mềm ÁNH SAO cũng là một trong những công ty chú trọng nhiều nhất tới lĩnh vực Marketing. Từ việc nghiên cứu thị trường trong nước và nước ngoài. Công ty đã mạnh dạn đưa ra kế hoạch sản xuất và kinh doanh cụ thể, nhập các thiết bị máy móc hiện đại trong lĩnh vực giầy da và đưa ra những chiến lược cạnh tranh phù hợp, giảm chi phí sản xuất xuống mức tối đa để giảm giá thành sản phẩm. Vì thế mà công ty đã đứng vững trên thị trường trong vài năm qua. + Chiến lược\ marketing cua công ty: - Khảo sát khách hàng - Duy trì ngân sách marketing - Điều chỉnh danh sách đầu tư sản phẩm - Điều chỉnh sách lược giá cả - Nhấn mạnh thị phần + Đầu tư cho hoạt động marketing Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này nên với thế mạnh trong lĩnh vực máy tính, ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT), công ty đã tổ chức một nhóm Truyền thông chuyên biệt – trực thuộc phòng Kinh doanh của mình. Nhóm Truyền thông này có nhiệm vụ chính, đảm nhiệm trách nhiệm Marketing cho danh tiếng và sản phẩm của công ty.Nhóm truyền thông này gồm tất cả 7 thành viên, trong đo có 1 trưởng nhóm, 2 phó nhóm. Công việc của nhóm là xây dựng thực hiện các chương trình Marketing cho công ty. Nguồn hoạt động của nhóm được tính vào chi phí bán hàng; ngoài ra, Nhóm còn có một quỹ vốn riêng, chuyên để phát triển một lĩnh vực riêng trong công ty – Tổ chức sự kiện. Đây cũng vừa là một hoạt động có thu nhập đồng thời cũng để quảng cáo cho danh tiếng và sản phẩm của công t._.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21746.doc
Tài liệu liên quan